ĐÔ thỊ sinh thÁi · web viewcác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần...

10
ĐÔ THỊ SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyeãn Ñaêng Sôn Phoù vieän tröôûngVieän nghieân cöùu ñoâ thò & phaùt trieån haï taàng Đô thị hóa và biến đổi khí hậu Trong xã hội hiện đại, sự đeo đuổi không ngần ngại về kinh tế và phát triển công nghiệp đã kéo theo đô thị hóa. Đô thị hóa bên cạnh sự phát triển và văn minh cũng gây ra sức ép về môi trường, kể cả sự hủy hoại môi trường, đe dọa chất lượng sống của con người cụ thể : (i) Thu hẹp đất đai nông nghiệp, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên (ii) Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm khoáng sản, đất, nước và sinh vật (iii) Sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (iv) Thải ra một lượng chất thải khổng lồ vào môi trường (v) Gây ra tình trạng căng thẳng về xã hội. Đô thị hóa cũng cũng làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm nặng nề do bụi, khói, khí độc hại, tiếng ồn và nhiệt độ tăng do hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” (urban heat-island effect) mà các nhà sinh thái học gọi như là một “sa mạc đô thị” (urban desert). Sức ép của sự phát triển, của văn minh và đô thị hóa thể hiện rõ rệt nhất và đáng lo ngại nhất là làm tăng khí nhà kính, hiện nay các thành phố chiếm khoảng 2/3 lượng tiêu thụ năng lượng và phát thải tới 70% lượng khí thải nhà kính (greenhouse gas – GHG) làm trái đất nóng lên gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH) (climate change), làm tan băng nước biển dâng cao (sea level rise) giảm thiểu khả năng của hệ sinh thái tự nhiên đối với sự phát triển bền vững, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới. 1

Upload: others

Post on 06-Mar-2020

16 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

ĐÔ THỊ SINH THÁITHÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyeãn Ñaêng Sôn Phoù vieän tröôûngVieän nghieân cöùu ñoâ thò & phaùt

trieån haï taàng

Đô thị hóa và biến đổi khí hậu Trong xã hội hiện đại, sự đeo đuổi không ngần ngại về kinh tế và phát

triển công nghiệp đã kéo theo đô thị hóa. Đô thị hóa bên cạnh sự phát triển và văn minh cũng gây ra sức ép về môi trường, kể cả sự hủy hoại môi trường, đe dọa chất lượng sống của con người cụ thể : (i) Thu hẹp đất đai nông nghiệp, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên (ii) Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm khoáng sản, đất, nước và sinh vật (iii) Sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (iv) Thải ra một lượng chất thải khổng lồ vào môi trường (v) Gây ra tình trạng căng thẳng về xã hội.

Đô thị hóa cũng cũng làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm nặng nề do bụi, khói, khí độc hại, tiếng ồn và nhiệt độ tăng do hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” (urban heat-island effect) mà các nhà sinh thái học gọi như là một “sa mạc đô thị” (urban desert).

Sức ép của sự phát triển, của văn minh và đô thị hóa thể hiện rõ rệt nhất và đáng lo ngại nhất là làm tăng khí nhà kính, hiện nay các thành phố chiếm khoảng 2/3 lượng tiêu thụ năng lượng và phát thải tới 70% lượng khí thải nhà kính (greenhouse gas – GHG) làm trái đất nóng lên gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH) (climate change), làm tan băng nước biển dâng cao (sea level rise) giảm thiểu khả năng của hệ sinh thái tự nhiên đối với sự phát triển bền vững, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới.

Thời đại hiện nay thế giới đang phải đương đầu với thảm hoạ sắp xảy ra đối với khí quyển và tài nguyên. Có lẽ điều an ủi là chúng ta đã sớm nhận biết được: sự sa mạc hoá các vùng đất đang gia tăng, việc giảm diện tích của các cánh rừng, sự mỏng đi của tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính, mưa axít , các dòng sông bị ô nhiễm , các chất độc hại ở các hồ, các đại dương và không khí bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu, nhiệt độ gia tăng và mực nước biển dâng.

Do vậy sự hiểu biết về sinh thái đối với khu vực đô thị phải được xác định nhất là trong giai đoạn BĐKH cụ thể là :

(i) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên sẵn có tại khu vực (ii) Để môi trường sinh thái có thể tự cân bằng (iii) Giảm thiểu tới mức thấp nhất tiêu tốn năng lượng và nước (iv) Giảm thiểu đến mức thấp nhất các yếu tố nhân tạo

1

Page 2: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

(v) Đảm bảo nguyên tắc bù khi xây dựng công trình và khai thác đưa vào sử dụng.

Thành phố trong giai đoạn hiện nay chính là nơi thích hợp để làm sáng tỏ sự cần thiết và quan trọng các vấn đề sinh thái, đô thị sinh thái.

Đô thị sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu Các lý thuyết về đô thị như thuyết đô thị không tưởng của Owen, Fourier,

thuyết đô thị vườn của Howard, thuyết đô thị hiện đại của Le Corbusier, thuyết đơn vị láng giềng của Perry, v.v… ở đầu thế kỷ 20 đều chưa thích nghi được với biến đổi khí hậu, đã dẫn đến sự thiếu lòng tin về những khái niệm phát triển đô thị mà trước đó chúng được coi như là tiêu chuẩn của quy hoạch đô thị trên thế giới.

Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20, những thuyết như phát triển bền vững, được đề cập lấn đầu tiên trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our Common Future) tại Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển năm 1987, đô thị học mới (New Urbanism), tăng trưởng thông minh (Smart Growth) v.v… đã khởi động lên những định nghĩa mới về đô thị. Các thuyết này đều đưa ra quan điểm chung cho đô thị sinh thái là đô thị phải chú trọng đến phát triển bền vững, tăng cường tính tuần hoàn tự nhiên, đa dạng hệ sinh thái .

Tương lai của đô thị là quy hoạch và phát triển sẽ theo xu hướng đô thị sinh thái thông minh bền vững (Sustainable Smart Eco City). Đây là sự kết hợp giữa thành phố sinh thái và thành phố thông minh (Smart City)

Ý tưởng về đô thị sinh thái thực sự bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX và đã được công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức. Phong trào xây dựng các đô thị sinh thái, thành phố trong sự cân bằng với thiên nhiên phát triển trên toàn thế giới. Phương châm của nó là xây dựng lại nền văn minh trong sự cân bằng với thiên nhiên.Theo nguyên tắc của sinh thái thì lấy của thiên nhiên bao nhiêu phải trả bù lại bấy nhiêu. Đô thị sinh thái cũng là nơi có tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trong khu vực đô thị.

Kiểu mẫu đô thị sinh thái đơn thuần chỉ là tái phát hiện trong tự nhiên, kiến thức của tổ tiên của chúng ta về kiểu mẫu đô thị sinh thái được biểu lộ ngay xung quanh chúng ta. Các ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các hậu quả về dân số, vi khí hậu, quy hoạch khu vực, kiến trúc công trình xây đựng, năng lượng, chất thải .v.v…

Tiêu chí của đô thị sinh thái là xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên, đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người, xây dựng hệ thống đô thị khép kín và tự cân bằng, giữ cho sự phát triển dân số và tiềm năng của môi trường được cân bằng.

Đô thị sinh thái hiểu đơn giản là các chức năng của đô thị được phát triển hài hòa với tự nhiên, dựa vào tự nhiên và được tự nhiên chấp nhận như là thành

2

Page 3: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

phần hữu cơ của tổng thể nghĩa là đạt được sự cân bằng động của hệ sinh thái đô thị.

Chuẩn của đô thị sinh thái (Ecocity) theo quốc tế (International Ecocity Standard) thì không chỉ xanh, sạch đẹp là một đô thị sinh thái. Thông qua các nhóm tiêu chí như cơ cấu đô thị (kiến trúc, đất…), hệ thống giao thông, năng lượng tái tạo, phúc lợi xã hội thì một Ecocity phải đảm bảo được sự hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường để sống tốt và phát triển bền vững.

Để có một đô thị sinh thái hoàn chỉnh cần bao gồm cả kiến trúc sinh thái.Đô thị sinh thái và kiến trúc sinh thái ở nước ta được tạo lập dựa trên tinh

thần cuả triết lý phương Đông đó là trên cơ sở tôn trọng và hài hòa cùng thiên nhiên. Điều đó mang lại những khả năng giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và thích nghi với khí hậu, mang đến những sử dụng kinh tế hơn, tuổi thọ công trình cao hơn.

Theo Ken Yeang kiến trúc sinh thái bao gồm các tiêu chí sau:- Thích ứng khí hậu (kiến trúc sinh khí hậu), kiến trúc phù hợp với khí

hậu. Xứ nóng kiến trúc mở để thoáng mát. Xứ lạnh kiến trúc chống lạnh, kín gió chống băng tuyết.

- Kiến trúc có hiệu qủa về năng lượng. Điều quan trọng là biết biết sử dụng năng lượng nhân tạo có hiệu quả (điện. khi đốt…)

- Sử dụng nhiều năng tượng tự nhiên, Tận dụng càng nhiều càng tốt nắng gió, mặt trời, mặt nước.

- Khai thác tính dân tộc, kiến trúc địa phương. Ken Yeang cho rằng: Có 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc khác nhau thì 4 mặt nhà không thể giống nhau.

Kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái trên thế giớiChương trình phát triển đô thị bền vững do Ngân hàng Thế giới (WB)

phát động từ năm 2009 với mục tiêu “Phát triển kinh tế đi đôi với cân bằng sinh thái”. Sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường là để đảm bảo tính bền vững là cơ sở để xây dựng các thành phố sinh thái-kinh tế (Eco-Eco City- Eco2),

Khuôn khổ của Eco2 được xây dựng trên 4 nguyên tắc: (i) Tiếp cận đô thị (hướng tới nguồn lực sinh thái và lịch sử độc đáo của

mỗi thành phố) (ii) Cơ sở cho việc hợp tác thiết kế và ra quyết định (có sự tham gia của

tất cả các bên và trao quyền quyết định cho các bên liên quan) (iii) Cách tiếp cận một hệ thống (xem thành phố như một tổng thể, nỗ lực

tạo ra một thành phố có thể tái tạo nguồn lực và đa chức năng) (iv) Một khuôn khổ đầu tư và coi trọng tính bền vững và phục hồi (ra

quyết định cần coi trọng giá trị tự nhiên, văn hóa và xã hội).

Cách tiếp cận của thành phố Eco2 cũng đưa ra một khuôn khổ để củng cố thể chế, hệ thống, quy trình quản lý và lập quy hoạch tại các thành phố.

3

Page 4: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

Các chuyên gia cho rằng, họ đã nhìn thấy và có thể đoán trước được sự phát triển của toàn bộ quy hoạch kế hoạch thành phố sinh thái ngay từ đầu khi quy hoạch kết hợp trên xuống và dưới lên còn được gọi là quy hoạch chuyên sâu.

Quy trình này có tính hợp tác sâu trong đó các bên liên quan (chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng người dân) cùng nhau xác định các vấn đề phát triển chính và trao đổi các giải pháp thông qua các thảo luận và trao đổi ý kiến mở rộng.

Kiểu quy hoạch chuyên sâu này là điều cần thiết thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng cũ đã trở nên gần như lỗi thời do khả năng suy yếu của chúng trong môi trường đô thị hóa.

Tại Hội nghị quốc tế về “Thành phố Eco2” ngày 21-22/10/2010 tại Yokoham Nhật bản, WB đã kêu gọi : Lãnh đạo các thành phố trên thế giới hành động khẩn cấp, bằng cách phát triển đô thị theo hướng kinh tế và cân bằng sinh thái để đối phó với những thách thức của quá trình đô thị hóa trên toàn cầu.

Thiên Tân Trung Quốc thành phố sinh thái nổi bật trên toàn thế giới trong việc áp dụng các nguyên lý cơ bản nhất nhưng hiệu quả của quy hoạch kết hợp trên xuống và dưới lên - những thứ có khả năng thực tế, nhân rộng và mở rộng.

Thành phố công nghiệp Kawasaki của Nhật Bản đã nổi lên như một trong các thành phố sinh thái trong phát triển của quốc gia. Trước khi chính phủ Nhật đầu tư vào phục hồi thành phố này, nơi đây đã phải vật lộn với tình trạng thiếu không gian, chất thải công nghiệp không được quản lý và ô nhiễm quá mức. Dựa trên nguyên lý không chất thải, thành phố nhằm vào mục đích tái chế chất thải trong một ngành công nghiệp hoặc trong các hộ gia đình và tái sử dụng nó trong một lĩnh vực khác như chế tạo vật liệu.

Yokohama của Nhật Bản có cảng biển Yokohama từ lâu đã trở thành thành phố kiểu mẫu về phát triển bền vững. Nơi này là sự pha trộn hài hòa giữa nét hiện đại phồn hoa và sự thanh bình giản dị. Yokohama ngày nay là nơi tập trung các nhà sản xuất linh kiện, các trung tâm nghiên cứu, phát triển của những công ty hàng đầu thế giới. Không chỉ vậy các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức nước ngoài đều tập trung ở đây. Công nghệ thông tin là lĩnh vực hàng đầu ở Yokohama. Thế nhưng, cùng với sự phát triển này, Yokohama vẫn đảm bảo chất lượng đời sống của người dân. Người dân có thể dạo bộ hoặc đạp xe quanh thành phố trên những tuyến đường riêng, được nhìn ngắm những tòa nhà hiện đại, nhưng vẫn vui chơi mua sắm nhộn nhịp cùng với hình ảnh cảng biển thơ mộng và thanh bình. Đó là do thành phố phát triển theo hướng kinh tế và cân bằng sinh thái.

Singapore đã xây dựng thành phố sinh thái đầu tiên tại Punggol. Theo thiết kế, một con sông uốn quanh dọc theo Punggol chia thành phố ra làm hai nửa, nhằm tạo một khoảng không thoáng đãng xung quanh, đồng thời sử dụng nguồn nước để tưới tiêu. Các tòa nhà được sử dụng năng lượng chính là pin mặt

4

Page 5: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

trời, đặc biệt sẽ có vườn trên mái, hệ thống tái chế nước và hệ thống thu gom nước mưa. Những khoảng sân xung quanh các tòa nhà này sẽ được thiết kế hấp thụ nhiệt. Sân chơi của trẻ em được làm bằng vật liệu tái chế. Đèn đường thì dùng năng lượng mặt trời, giúp tiết kiệm khoảng 80% năng lượng. Sau khi hoàn thành dự án , nhiều nơi trên quốc đảo này cũng sẽ được nhân rộng theo mô hình tương tự.

Ngoài ra còn nhiều thành phố khác trên thế giới cũng phát triển theo 2 hướng, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa nâng cao chất lượng hệ sinh thái, phục vụ cuộc sống cho người dân. Đó là các thành phố Curitaba của Brasil, Barcelona của Tây Ban Nha, Bogota của Colombia và Stockholm của Thụy Điển. Đây là xu hướng phát triển được nhìn nhận tất yếu của đô thị trong bối cảnh hiện nay.

Theo bà Abha Joshi-Ghani (WB) thì một trong những yếu tố quan trọng giúp các thành phố trên thành công chính là phát triển hệ thống giao thông. Những thành phố này đã dựa vào sử dụng những phương tiện tiện ích như các tuyến xe điện ngầm, xe buýt nhanh. Họ được khuyến khích di chuyển bằng xe đạp trên những làn đường rộng và thoáng. Bên cạnh đó họ có chính sách tiết kiệm tối đa năng lượng dùng để chiếu sáng công cộng để phục vụ người dân. Đồng thời tiêu chuẩn sống của người dân cũng được nâng cao cùng với việc đáp ứng yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh đảm bảo sức khỏe người dân và hệ thống giao thông.

Sự khơi dậy và phát triển thành công các thành phố sinh thái phụ thuộc vào sự cân bằng lành mạnh trong trong quản trị từ trên xuống và từ dưới lên ở cấp địa phương.

Một thành phố có thể hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ bền vững bằng cách tối ưu hóa các nguồn thu hiện có và xác định các tiềm năng mới bằng cách tận dụng các nguồn thu khác từ khu vực tư nhân, và mời tài trợ để hỗ trợ sự phát triển của các sáng kiến phát triển bền vững.

Chìa khóa của sự thành công lâu dài cùa thành phố sinh thái nằm ở sự giao tiếp hiệu quả giữa tất cả các bên liên quan tham gia chủ yếu. Một điều cũng quan trọng không kém là cần nuôi dưỡng ý thức của cộng đồng với các hoạch định của chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, phương tiện truyền thông và công chúng nới chung. Nuôi dưỡng quan điểm về sự gắn bó và phụ thuộc vào khả năng khuyến khích các cá nhân và tổ chức để làm việc cùng nhau và duy trì thành phố sinh thái của họ một cách có trách nhiệm trong một thời gian dài. Tương lai của các thành phố bền vững có thể được tăng cường rất nhiều bằng cách áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các sai lầm của quá khứ cho các cơ hội trong tương lai.

(Kỳ sau: Đô thị sinh thái ở nước ta )

5

Page 6: ĐÔ THỊ SINH THÁI · Web viewCác ví dụ về sinh thái ở nông thôn hiện tại cần được truyền tới các đô thị nơi đang phải đương đầu với các

Chú thích ảnh:Hình 1: Một khu phố ở Hà Nội ngập nước khi mùa mưa đến .

Hình 2: Tình trạng ngập nước ở nhiều tuyến đường trung tâm TP. Hồ Chí Minhvẫn chưa khắc phục được

Hình 3 : Thành phố Thiên Tân (Trung Quốc)

Hình 4 : Một góc Kawasaki (Nhât Bản)

Hình 5:Thành phố sinh thái đầu tiên tại Punggol (Singapore)

6