Ủy ban nhÂn dÂn huyỆn vĨnh tƯỜngvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/content/uploads/docs/b... ·...

31
Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG ------------o0o------------ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2020-2025 Vĩnh Tường, năm 2019

Upload: others

Post on 25-Sep-2020

16 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG

------------o0o------------

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

GIAI ĐOẠN 2020-2025

Vĩnh Tường, năm 2019

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Cụm từ Diễn giải

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

ĐTTM Đô thị thông minh

HĐND Hội đồng nhân dân

ICT Information and Communications Technology - Công nghệ thông tin –

viễn thông

IoT Internet of Things - Internet kết nối vạn vật

ISO International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn

hoá quốc tế

KPI Key Performance Indicator - chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối

tượng tương ứng

LAN Local Area Network - mạng máy tính cục bộ

SCC Smart Cities Council – Hội đồng thành phố thông minh

UBND Ủy ban nhân dân

VHTT Văn hóa thông tin

Viettel Viettel Group - Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội.

VT-CNTT Viễn thông và Công nghệ thông tin

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT.

Trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển bền vững, xu hướng xây dựng chính

quyền điện tử ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn

ở các quốc gia đang phát triển.

Xu hướng xây dựng chính quyền điện tử ra đời và lan tỏa mạnh mẽ xuất phát

từ nhu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết trong quá trình đô thị hóa như: gia tăng dân

số, quá tải về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Người

dân sống ở các đô thị đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng môi trường sống, chất

lượng các dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí, cuộc sống an toàn. Thêm vào đó, đẩy nhanh

tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn để thu hút đầu tư và

nhân lực chất lượng cao cũng là một yếu tố thúc đẩy nhiều thành phố xây dựng chính

quyền điện tử.

Vai trò và vị thế quan trọng của huyện Vĩnh Tường nói riêng và của tỉnh Vĩnh

Phúc nói chung là một cực phát triển của Vùng thủ đô Hà Nội; trở thành đô thị trung

tâm cấp vùng, trọng điểm y tế - giáo dục của vùng thủ đô Hà Nội;

Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không đáp ứng kịp sự gia

tăng dân số đô thị, tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường, úng ngập cục bộ, thiếu

các bãi đỗ xe, giao thông bị ùn tắc, gia tăng tình hình mất an ninh trật tự, nguy cơ tai

nạn giao thông...;

Các yêu cầu về chất lượng phục vụ của người dân ngày một cao hơn trong các

dịch vụ y tế, giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự,…; nhu cầu tăng cường các phương

tiện và công cụ kết nối để sử dụng các dịch vụ tiện ích cao, mạng xã hội, giao dịch

điện tử, dịch vụ số,…; nhu cầu tham gia vào việc góp ý, giám sát, quản lý và xây

dựng của người dân;

Xu thế phát triển đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút nguồn lực

phát triển huyện về các mặt như điều kiện sống, môi trường đầu tư, hạ tầng đô thị

phát triển, dịch vụ thương mại tốt,…;

Nhu cầu của cơ quan quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, khả năng

dự báo và điều hành tổng thể để phát triển đúng hướng và hiệu quả;

Xu hướng phát triển nền kinh tế số đang lan tỏa trên thế giới và tại Việt Nam

sẽ thúc đẩy tăng cường sử dụng CNTT trong mọi lĩnh vực và mọi thành phần; thúc

đẩy tài chính; duy trì, thu hút nhân tài và phát huy tính sáng tạo; tinh thần khởi

nghiệp; môi trường kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Do đó, việc triển khai xây dựng huyện Vĩnh Tường trở thành chính quyền điện

tử là phù hợp với các định hướng của Đảng và Nhà nước và tất yếu theo các xu thế

quản lý xã hội trên thế giới.

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

2

Việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử huyện Vĩnh Tường là hết sức cần

thiết để hỗ trợ dự báo quy hoạch phát triển huyện chính xác hơn, điều hành các mặt

hoạt động đảm bảo sự kết nối tổng thể, kịp thời hỗ trợ tích cực cho các nhiệm vụ,

mục tiêu của huyện đang hướng tới giai đoạn 2020-2025; góp phần giải quyết các vấn

đề gây ra do đô thị hóa, gia tăng tỷ lệ dân số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ.

1. Các văn bản của Trung ương:

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành

Trung ương đã chỉ rõ: “Sớm triển khai xây dựng một số khu hành chính - kinh tế đặc

biệt; ưu tiên phát triển một số chính quyền điện tử.”

Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,

chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính

phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020”;

Chỉ thị Số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về việc tăng

cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

cường phối hợp triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

Nghị quyết số 17/NQ/-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải

pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025;

Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định

quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Quyết định số 168/QĐ-VPCP ngày 27/02/2019 của Bộ trưởng Văn phòng

Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công

việc của Chính phủ (Ecabinet);

Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai";

Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về

việc phê duyệt Đề án "cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc";

Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền

thông về việc “Hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và

truyền thông trong xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam”;

Quyết định số 829/QQĐ-BTTTT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin

truyền thông ban hành khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

3

2. Các văn bản của tỉnh:

- Quyết định số 3939/QĐ-UBND, ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt

điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030;

- Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh về ban hành

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 1.0;

- Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh về việc ban

hành Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền

điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh về ban hành

mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc tham gia

trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành;

- Kế hoạch số 8776/KH-UBND ngày 05/11/2018 về triển khai Kiến trúc Chính

quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phiên bản 1.0, giai đoạn 2018-2020;

- Kế hoạch số 10455/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về

ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019.

- Thông báo kết luận số 68/TB-UBND ngày 22/02/2019 của Chủ tịch UBND

huyện Vĩnh Tường tại Hội thảo xây dựng Đề án chính quyền điện tử đáp ứng cuộc

cách mạng công nghiệp 4.0.

- Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị

quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp

trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025.

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, MỨC ĐỘ SẴN SÀNG XÂY DỰNG

CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG.

I. THỰC TRẠNG.

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường có nhiều chuyển biến tích cực và

đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Năm 2018 tổng giá trị sản xuất ước

đạt 12.517,4 tỷ đồng (tăng 11.66% so với năm 2017); thương mại, dịch vụ tiếp tục

phát triển nhanh, phong phú đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân; sản xuất

nông nghiệp đạt kết quả tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 578.3 tỷ đồng

(vượt 64% dự toán). Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến rõ nét. Giáo dục-

đào tạo có bước phát triển toàn diện.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 41.4 triệu đồng, tăng 4,5 triệu

đồng so với cùng kỳ năm 2017. Kinh tế tăng trưởng và ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

4

tục chuyển dịch đúng định hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương

trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng.

Các thiết chế văn hóa - thể thao - du lịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Giáo

dục nghề nghiệp và đại học tăng cả về số lượng và chất lượng. Trường nghề số 2 Bộ

Quốc phòng tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo nghề và hướng

nghiệp chất lượng và uy tín trên địa bàn. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

được quan tâm, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng,

an ninh được củng cố. Hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ trưởng thành;

quan hệ giữa Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn bó

chặt chẽ hơn; nội bộ cấp ủy đoàn kết, thống nhất; niềm tin, uy tín của Đảng bộ đối với

nhân dân ngày càng được nâng cao.

2. Những bất cập trong quá trình đô thị hóa của huyện.

Vấn đề cải cách thủ tục hành chính còn nhiều bất cập trong công tác quản lý,

trình độ giao tiếp của đội ngũ cán bộ công chức, nhận thức của người dân và hạ tầng

công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu.

Tại huyện chưa có kênh kết nối trực tuyến giữa chính quyền với các tổ chức và

công dân.

Với những lý do nêu trên, việc xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành, đảm

bảo cho huyện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sẽ là những thách

thức đòi hỏi sự thay đổi phương thức điều hành của chính quyền, tham gia của người

dân, cũng như sự tham gia của các bên liên quan. Vì vậy, chuyển đổi huyện Vĩnh

Tường từ huyện truyền thống thành huyện đi đầu trong ứng dụng CNTT là một nhu

cầu tất yếu.

3. Xu thế phát triển.

Cạnh tranh đô thị là bài toán mà các đô thị không thể đứng ngoài trong kỷ

nguyên thông tin, dân chủ, tự do và toàn cầu hóa như hiện nay. Bản chất cạnh tranh là

sự hoàn thiện về quản lý đô thị, điều chỉnh nguồn lực để nâng cao chất lượng sống

cho cư dân một cách bền vững. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra trên các mặt: sử dụng ứng

dụng công nghệ thông tin, điều kiện sống, môi trường đầu tư, hạ tầng đô thị, các loại

hình dịch vụ… Huyện Vĩnh Tường cũng không nằm ngoài quỹ đạo cạnh tranh đó,

điều này đòi hỏi sự phát triển nhanh, bền vững nếu không sẽ dẫn đến sự tụt hậu.

Chính vì vậy, xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Vĩnh Tường là yêu cầu tất yếu.

II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

1. Hạ tầng công nghệ thông tin:

Hiện nay, 100% các cơ quan trực thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn có

mạng LAN, 100% kết nối Internet cáp quang và một phần được kết nối vào mạng

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

5

truyền số liệu chuyên dùng; khoảng 95% CBCCVC cấp huyện và khoảng 80% cán

bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính. Tuy nhiên, một số xã hạ tầng mạng

LAN xuống cấp, nhiều trang thiết bị được trang bị theo các giai đoạn khác nhau, chưa

đảm bảo đồng bộ; còn nhiều thiết bị cũ, ảnh hưởng tới việc triển khai các ứng dụng

dùng chung.

Trong năm 2018, UBND huyện được UBND tỉnh bố trí vốn triển khai dự án

đầu tư hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng mạng, bổ sung trang thiết bị CNTT đã cơ bản đáp

ứng được hạ tầng mạng và máy tính cho cán bộ các cơ quan trực thuộc UBND huyện

làm việc.

Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng: Đã được tỉnh trang bị trục đường cáp

quang và lắp đặt thiết bị đầu cuối từ huyện lên tỉnh, cấp xã chưa được đầu tư.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: Được triển khai, xây dựng hoàn

thiện và đưa vào vận hành phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp

huyện. Năm 2018, UBND huyện đã chỉ đạo lắp đặt 03 điểm cầu cơ sở tại Trung tâm

Y tế huyện, TT Tứ Trưng và xã Tam phúc, góp phần tuyên truyền, học tập Nghị

quyết TW được sâu rộng tới cán bộ, đảng viên trong huyện, tiết kiệm thời gian, ngân

sách, nhiều thành phần cán bộ, đảng viên tham gia hội nghị.

Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: Hiện nay, đảm bảo an toàn, an

ninh thông tin của các máy tính cá nhân: còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nhiều máy

tính chỉ sử dụng các phần mềm diệt vi rút miễn phí, chưa được trang bị phần mềm

diệt vi rút có bản quyền. Mặt khác, kỹ năng sử dụng phần mềm diệt vi rút và thói

quen sử dụng máy tính, thiết bị lưu trữ (USB) khi chia sẻ thông tin, dữ liệu,…của

CBCCVC còn nhiều hạn chế.

2. Hiện trạng ứng dụng CNTT.

2.1. Phần mềm QLVB&ĐH:

Năm 2014, Văn phòng HĐND&UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp với các

đơn vị trực thuộc Sở TT&TT mở các buổi tập huấn, hướng dẫn đến từng cơ quan, cán

bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc UBND huyện sử dụng phần mềm

QLVB và điều hành vào thực hiện nghiệp vụ tại cơ quan, nhưng đến nay, Phần mềm

QLVB và điều hành mới chỉ đáp ứng được một phần quy trình, cụ thể:

- Số lượng văn bản đến cập nhật vào phần mềm: 105.165 văn bản.

UBND huyện đã thực hiện tốt và đầy đủ toàn bộ quy trình xử lý văn bản đến,

đáp ứng kịp thời sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo UBND huyện.

- Số lượng văn bản đi cập nhật vào phần mềm: 26.926 văn bản.

* Tồn tại hiện nay:

- Chưa ứng dụng được toàn bộ quy trình văn bản đi, chỉ cập nhật văn bản đi ở

chức năng của văn thư UBND huyện rồi phát hành.

- Văn bản đi cập nhật ở chức năng văn thư rồi phát hành vẫn chưa kịp thời.

- Phần mềm QLVB và điều hành chưa triển khai được đến cấp xã.

- Chưa ứng dụng ký số điện tử được vào phần mềm QLVB&ĐH.

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

6

2.2. Hệ thống hộp thư điện tử công vụ:

Song song với việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, UBND

huyện cũng đã đăng ký cấp phát 1.004 tài khoản Email công vụ cho cán bộ, công

chức cấp huyện và các xã, thị trấn. Nhưng hiện nay, tỷ lệ sử dụng email công vụ còn

thấp. Số tài khoản thường xuyên truy cấp là 96 tài khoản, chủ yếu là tài khoản tên của

các cơ quan, đơn vị cấp huyện và UBND xã, thị trấn (Ví dụ:

[email protected], [email protected]...) đạt tỷ lệ xấp xỉ 10%.

Đa phần cán bộ công chức, viên chức vẫn có thói quen sử dụng các Email miễn phí

của google, yahoo...

2.3. Cổng thông tin giao tiếp điện tử (TTGTĐT) huyện:

Từ tháng 01/2014, Công thông tin giao điếp điện tử ra mắt và đi vào hoạt động.

UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập Ban Biên tập, tổ giúp việc và quy chế

vận hành cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện. Cổng đã cung cấp, cập nhật cơ bản

đầy đủ các thông tin của địa phương theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP

ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Hiện nay, Cổng TTGTĐT huyện vẫn còn tồn tại chưa

thường xuyên cung cấp những thông tin thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp

(thông tin về Quy hoạch, giá đền bù GPMB, đấu thầu mua sắm công, chưa đăng tải

đầy đủ Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết,..).

2.4. Chữ ký số điện tử:

Năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông bàn giao, hướng dẫn sử dụng cho

các cơ quan trực thuộc UBND huyện 18 chứng thư số. Hiện nay 100% văn bản luân

chuyển trên phần mềm Phần mềm QLVB&ĐH vẫn là văn bản giấy việc sử dụng ký

số chưa được triển khai.

2.5. Dịch vụ công trực tuyến:

2.5.1. Dịch vụ công:

Hiện nay, theo Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của Chủ tịch

UBND tỉnh về phê duyệt tổng danh mục TTHC cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thuộc

phạm vị chức năng quản lý của sở, ban, ngành thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

hiện tại huyện Vĩnh Tường có 238 thủ tục cấp huyện, trong đó: Tài nguyên- Môi

trường: 43; Tư pháp: 33; Nội vụ: 37; Thông tin &TT: 06; Văn hóa- Thể thao- Du

lịch: 18; Thanh tra: 05; GD&ĐT: 38; Kế hoạch & Đầu tư: 24; Tài chính: 01;

NN&PTNT: 10; Công thương:15; Xây dựng: 08. Cấp xã 80 thủ tục hành chính trong

đó: TN-MT: 06; Tư pháp: 37; Nội vụ: 15; VH-TT-DL: 05; Thanh tra: 05; GD&ĐT:

05; NN&PTNT: 07. Tất cả các TTHC cấp huyện và cấp xã đều giải quyết theo cơ chế

một cửa.

Thực hiện Quyết định số 846 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp dịch vụ

công trực tuyến mức độ 3, 4 tháng 10/2016, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu

42 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Trong đó: 34 dịch vụ công cấp tỉnh; 04 dịch

vụ công cấp huyện gồm: Cấp giấy CNQSD đất; đăng ký góp vốn bằng QSDĐ; Cấp

phép xây dựng nhà riêng lẻ; Cấp giấy phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường.

04 Cấp xã gồm: Cấp phép nhà ở riêng lẻ; Khai sinh; Kết hôn; Đăng ký giám hộ. Cho

đến nay toàn tỉnh mới thực hiện được 06 dịch vụ công mức độ 3,4, tuy nhiên số hồ sơ

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

7

chưa nhiều. Cấp huyện và cấp xã vẫn chưa triển khai được dịch vụ công trực tuyến

mức độ 3,4.

2.5.2. Trung tâm hành chính công, bộ phận một cửa cấp xã:

a- Trung tâm hành chính công huyện:

Từ tháng 3/2018, Trung tâm HCC chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm

được đầu từ hạ tầng trang thiết bị hiện đại, đồng bộ gồm hệ thống máy chủ, hệ thống

bấm số tự động, hệ thống tra cứu điện tử, hệ thống quét mã vạch cho 11 đơn vị trực

và làm việc tại Trung tâm gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng LĐTBXH,

Phòng Tài chính – KH, Phòng NN&PTNT, Phòng KT – HT, Giáo dục và đào tạo,

Thanh tra huyện, Bộ phận y tế - Văn phòng HĐND&UBND, Phòng Văn hóa - TT,

Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSDĐ - Chi nhánh Vĩnh Tường được trang bị

máy tính để bàn… đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức tạo điều

kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ giải quyết các TTHC.

Trung tâm hành chính công huyện đã thực hiện niêm yết đầy đủ danh mục thủ

tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, danh mục phí, lệ phí, bản tiếp nhận phản

ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính của cấp huyện. Trong 03 tháng đầu năm, Trung

tâm HCC huyện thực hiện tiếp nhận và trả kết quả, cụ thể: Tổng số hồ sơ yêu cầu giải

quyết: 2.216 hồ sơ, trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận mới: 2.113 hồ sơ; Số hồ sơ từ kỳ

báo cáo trước chuyển sang: 103 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải quyết: 1.407 hồ sơ, trong đó:

số hồ sơ giải quyết đúng hạn: 1.334; số hồ sơ giải quyết quá hạn: 73 hồ sơ. Số hồ sơ

đang giải quyết: 809 hồ sơ, trong đó: số hồ sơ chưa đến hạn: 751 hồ sơ.

Hiện nay, Trung tâm HCC huyện hoạt động và ứng dụng phần mềm một cửa

chưa được đồng bộ hiệu quả do: Chưa hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ cấu tổ chức,

cơ chế, chính sách, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. Hạ tầng được hiện

đại nhưng hiện chỉ có 02 đơn vị thường xuyên trực tiếp nhận là phòng TC-KH, Chi

nhánh văn phòng ĐKĐĐ huyện.

b- Bộ phận một cửa cấp xã:

Tình hình tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa cấp xã: Tổng số hồ sơ

yêu cầu giải quyết: 15.127 hồ sơ, trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận:14.982 hồ sơ; Số

hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển sang: 145 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải quyết: 15.018 hồ

sơ, trong đó: số hồ sơ giải quyết đúng hạn: 14.987; số hồ sơ giải quyết quá hạn: 31 hồ

sơ. Số hồ sơ đang giải quyết: 109 hồ sơ, trong đó: số hồ sơ chưa đến hạn: 73 hồ sơ.

2.5.3. Phần mềm Một cửa điện tử dùng chung:

Là phần mềm dùng chung được Sở Nội vụ phối hợp với Công ty Simax xây

dựng cho Trung tâm HCC cấp huyện và bộ phận một cửa cấp xã, phần mềm thực hiện

việc tiếp nhận xử lý, thụ lý, giải quyết và trả kết quả trên môi trường mạng nhằm tăng

hiệu quả hoạt động, minh bạch, giảm tiêu cực, sách nhiễu của cơ quan chính quyền cấp

huyện và cấp xã trong cung cấp dịch vụ hành chính. Nhưng hiện nay việc triển khai

phần mềm tại Trung tâm HCC cấp huyện và bộ phận một cửa cấp xã còn chậm, cụ thể

số hồ sơ 03 tháng đầu năm được cập nhật lên phần mềm: Tổng số hồ sơ cập nhật:

9.922 hồ sơ và trả kết quả: 7.870 hồ sơ.

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

8

3. Nguồn lực công nghệ thông tin:

Hiện tại, nguồn nhận lực CNTT của UBND huyện còn nhiều hạn chế, cả

huyện có 01 cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ đại học, lại kiêm nhiều nhiệm

vụ khác. Số lượng cán bộ được cử đi tham gia các lớp đào tạo nâng cao kiến thức cơ

bản về ứng dụng CNTT do tỉnh tổ chức còn ít.

III. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC

Bảng dưới đây phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro

(SWOT) khi xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Vĩnh Tường.

Điểm mạnh

- Có sự quyết tâm của lãnh đạo huyện

và các phòng chuyên môn.

- Huyện Vĩnh Tường là trung tâm

hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật thứ 3 của tỉnh Vĩnh

Phúc. Có vai trò thúc đẩy phát triển

kinh tế với các ngành chủ đạo: công

nghiệp, dịch vụ, thương mại.

- Là cầu nối quan trọng giữa thủ đô

Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.

- Huyện Vĩnh Tường được thừa

hưởng nhiều kết quả trong việc triển

khai ứng dụng CNTT trong hoạt động

của chính quyền, chính quyền điện tử.

Cơ hội

- Phát triển hiệu quả và nâng tầm các

ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với định

hướng tới năm 2020 trở thành huyện phát

triển các KCN, cụm CN.

- Xây dựng được một mô hình chính quyền

điện tử, phục vụ hiệu quả người dân, doanh

nghiệp, thu hút được các nguồn lực đầu tư

của tỉnh.

- Sự phát triển công nghệ, đặc biệt là

CNTT trong chính quyền điện tử tạo ra

nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, thay đổi

công tác quản trị một cách nhanh chóng và

hiệu quả hơn.

Điểm yếu

- Huyện Vĩnh Tường là một huyện

lớn so với mặt bằng các huyện khác;

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn

hạn chế dẫn đến điểm xuất phát khi

triển khai chính quyền điện tử thấp;

- Nguồn lực về tài chính, con người

triển khai ứng dụng CNTT còn hạn

chế, nhỏ lẻ và theo kế hoạch ngắn

hạn;

- Số lượng các dịch vụ được tích hợp

còn thấp, nhiều ứng dụng được cung

cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau,

không kết nối liên thông, bị hạn chế

khả năng tích hợp.

Thách thức

- Mở rộng quy mô cả về địa giới hành

chính và dân số, đầu tư xây dựng phát triển

để đảm bảo các chỉ tiêu thu hút đầu tư của

các doanh nghiệp FDI.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi tính đồng

bộ, phát triển kinh tế cần phải gắn với bảo

vệ môi trường bền vững.

- Chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí về xây dựng

chính quyền điện tử. Việc lựa chọn các tiêu

chí đánh giá, đặc biệt phù hợp với đặc thù

của huyện là vấn đề mở, cần sớm được

thống nhất và có hướng dẫn cụ thể

- Để triển khai chính quyền điện tử, ngoài

sự chủ động của chính quyền thì tỉnh cần

phải huy động được sự tham gia của mọi

thành phần như người dân, doanh nghiệp,

các tổ chức xã hội,...

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

9

IV. LỘ TRÌNH HƯỚNG ĐẾN MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ.

Theo nhiều tổ chức quốc tế như IDC (Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế), ISO (Tổ

chức tiêu chuẩn hoá quốc tế),… đều xác định có 5 mức độ trưởng thành cho chính

quyền điện tử là: Mức 1 (Tự phát); Mức 2 (Cơ hội); Mức 3 (Nhân rộng); Mức 4 (Ổn

định) và Mức 5 (Tối ưu hóa) (Các đặc điểm của từng mức độ được mô tả chi tiết

trong phụ lục 02 của Đề án). Dựa trên khái niệm về chính quyền điện tử trong đó

ICT đóng vai trò chủ đạo, các nội dung được xem xét đến để đánh giá bao gồm việc

triển khai ICT cho chính quyền điện tử và các vấn đề liên quan, trong đó nổi bật nhât

là việc nhận thức được giá trị của dữ liệu, đưa ra được chiến lược và các bước hiện

thực hóa trong khai thác dữ liệu để xây dựng các ứng dụng thông minh:

Tầm nhìn, chiến lược: Đánh giá về tầm nhìn chiến lược của Lãnh đạo.

Văn hóa chính quyền: Đánh giá về văn hóa của chính quyền trong việc tương

tác với người dân, chấp nhận các giải pháp tiên tiến, đổi mới.

Quá trình triển khai: Đánh giá về việc đo lường, các quy trình, các giải pháp

huy động sự tham gia của các nhà cung cấp.

Tiêu chuẩn, công nghệ: Đánh giá về các tiêu chuẩn khi triển khai ứng dụng

CNTT, tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật.

Dữ liệu: Đánh giá về các mô hình dữ liệu, mức độ chia sẻ dữ liệu giữa các ứng

dụng, mức độ dữ liệu mở.

Ứng dụng: Đáng giá về độ phủ của các ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực (trong

hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp).

Con người: Năng lực sử dụng CNTT của đội ngũ cán bộ chính quyền, mức độ

sẵn sàng sử dụng của người dân.

Thông qua quá trình khảo sát, tổng hợp và đánh giá hiện trạng, có thể nhận

thấy huyện Vĩnh Tường đang có nhiều đặc điểm hiện tại còn ở mức 1, và mức 2. Đề

án này cũng xác định 3 cột mốc cho huyện Vĩnh Tường để làm tiền đề hướng đến

một lộ trình phát triển chính quyền điện tử toàn diện và bền vững trong tương lai:

Đến năm 2020: Một số lĩnh vực trọng tâm đạt tới mức 3 trong mô hình trưởng

thành Chính quyền điện tử.

Đến năm 2025: Đạt tới mức 3, có những đặc điểm tương đối ổn định của mức

4 trong mô hình trưởng thành Chính quyền điện tử.

Sau năm 2025: Đạt tới mức 5 trong mô hình trưởng thành Chính quyền điện tử.

PHẦN III

XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2020- 2025

I. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI.

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

10

1. Quan điểm và nguyên tắc.

Xây dựng chính quyền điện tử cần có sự nghiên cứu thận trọng, chặt chẽ; bám

sát sự chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về phát triển chính quyền điện tử; có sự chỉ đạo

thống nhất giữa lãnh đạo các cấp của huyện; đảm bảo phù hợp với xu hướng chung,

điều kiện của địa phương; có kế hoạch và lộ trình cụ thể cùng các bước đi vững chắc

nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển

huyện theo hướng ngày càng thông minh hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử không chỉ là triển khai các giải pháp về công

nghệ mà còn phải đồng bộ với các lĩnh vực khác như phát triển văn hóa, con người,

kinh tế xã hội… của từng địa phương. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung

trong xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam, đề án còn đề xuất các nguyên tắc

chủ đạo trong việc tiếp cận và thực hiện xây dựng chính quyền điện tử cho huyện

Vĩnh Tường như sau:

Lấy người dân, du khách, doanh nghiệp làm trung tâm: Phải thấu hiểu nhu cầu

và các khó khăn, bức xúc của từng phân khúc đối tượng người dân, du khách và

doanh nghiệp. Làm cho tất cả người dân, doanh nghiệp được hưởng thành quả từ các

dịch vụ của chính quyền điện tử. Ngoài ra cần phải tạo ra các không gian và dịch vụ

đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo cơ chế và kênh tương tác cho phép người

dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ, tham gia xây dựng và đóng

góp ý kiến;

Bám sát định hướng phát triển của Chính quyền, phù hợp với điều kiện đặc thù

của của huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, xác định các chiến

lược phát triển dài hạn, tầm nhìn lãnh đạo từ đó xây dựng lộ trình chính quyền điện tử

theo nhiều giai đoạn phù hợp với nhu cầu, điều kiện, tiềm năng của huyện. Đồng thời,

phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa và kinh tế - xã

hội;

Xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Vĩnh Tường nói riêng cần tăng cường

hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tham khảo các huyện/thành phố tương đồng trong

nước, đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương trong nước đã triển khai

như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Thọ..., đặc biệt là các địa phương có quy mô

tương tự, các bài toán tương tự để tận dụng các công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá;

Xác định rõ các giải pháp có khả năng triển khai ngay để sớm mang lại lợi ích

thiết thực cho người dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm cao cho toàn bộ quá

trình xây dựng chính quyền điện tử. Đồng thời cũng cần ưu tiên triển khai các giải

pháp nền tảng dài hạn có tính tổng thể và tuân thủ các khung kiến trúc ICT và khung

Chính quyền điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc;

Xây dựng chính quyền điện tử cần đảm bảo năng lực hạ tầng số (bao gồm: hạ

tầng thiết bị, hạ tầng kết nối, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng và hạ tầng nhân lực)

để đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ chính quyền điện tử. Xây dựng

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

11

nền tảng công nghệ đảm bảo trung lập về công nghệ, hiện đại và có khả năng kết nối,

chia sẻ, dùng chung dữ liệu, dùng chung hạ tầng tính toán, tiêu chuẩn mở, có khả

năng tích hợp giữa các thiết bị cảm biến, khả năng phân tích dữ liệu lớn, áp dụng các

tiến bộ về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tại tăng cường ảo,...

đồng thời vẫn tận dụng và tối tưu hạ tầng ICT sẵn có;

Đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ, như hệ

thống pháp lý, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, bộ tiêu

chí - tiêu chuẩn đánh giá, cơ chế tài chính, các chính sách khuyến khích sáng tạo khởi

nghiệp.

Xây dựng chính quyền điện tử không phải là nhiệm vụ của riêng các cấp chính

quyền mà cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để cùng xây dựng chính

quyền điện tử; đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính

quyền, người dân, doanh nghiệp,...;

2. Phương pháp tiếp cận xây dựng chính quyền điện tử.

Mỗi đơn vị có chiến lược riêng trong việc phát triển chính quyền điện tử tùy

thuộc bối cảnh phát triển, tiềm lực về kinh tế, khoa học kỹ thuật, năng lực và nguồn

lực công nghệ thông tin hoặc có lợi thế riêng về vị trí địa lý, tài nguyên hoặc một số

lĩnh vực kinh tế đặc trưng.

Qua nghiên cứu một số địa phương trong nước cũng như các Đề án xây dựng

chính quyền điện tử của họ, và qua khuyến cáo của một số tổ chức có kinh nghiệm

triển khai thực tế, việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử không thể đợi một kế

hoạch hoàn chỉnh tổng thể trên tất cả các phương diện. Song song đó, dựa trên các

thông tin về việc xây dựng chính quyền điện tử tại các địa phương trong nước, có thể

rút ra một số vấn đề sau:

Không có một khuôn mẫu tối ưu cho mọi đơn vị hành chính: Tùy vào điều

kiện, bối cảnh cũng như nguồn lực và nhu cầu của từng đơn vị mà họ có thể lựa chọn

cho mình con đường xây dựng chính quyền điện tử đặc thù cho riêng họ và với tốc độ

phù hợp với khả năng của họ.

Bối cảnh phát triển đô thị tại Việt Nam đang còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải

quyết để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Thông thường các địa phương sẽ chọn

cách tiếp cận linh hoạt, thuận tiện cho việc phát triển nhanh và cải thiện liên tục. Để

làm được điều này, huyện sẽ chọn một/một vài lĩnh vực hoặc một/một vài khu vực để

triển khai thí điểm. Trong đó ưu tiên các lĩnh vực nền tảng có khả năng tác động đến

nhiều lĩnh vực khác sau này.

Huyện Vĩnh Tường cũng nằm trong bối cảnh phát triển như trên. Do vậy, Đề

án xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Vĩnh Tường cũng sẽ được xây dựng theo

từng bước, triển khai một vài giải pháp làm nền tảng căn bản phát triển các lợi thế cụ

thể và với quy mô thực hiện được xác định theo kế hoạch ngân sách và được rà soát

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

12

cập nhật thường xuyên để phù hợp với định hướng phát triển của huyện cũng như nhu

cầu của người dân.

Các bước triển khai xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Vĩnh Tường cần

được thực hiện qua các bước tổng quát như sau:

TT Nội dung Mô tả

1 Đánh giá hiện trạng.

Thực hiện khảo sát để đánh giá hiện trạng, thách thức,

khó khăn và nhu cầu của chính quyền địa phương,

người dân và doanh nghiệp

2 Thiết lập tầm nhìn.

Xây dựng tầm nhìn tổng thể và cụ thể hóa tầm nhìn về

chính quyền điện tử của địa phương theo từng lĩnh vực

Đảm bảo tầm nhìn được đồng thuận giữa chính quyền,

người dân và doanh nghiệp.

3

Xác định các mục

tiêu tổng thể;

nguyên tắc định

hướng tổng thể; các

mục tiêu cụ thể và

xây dựng các tiêu

chí đo lường cho

từng lĩnh vực

Xác định các mục tiêu tổng thể, và các nguyên tắc

định hướng để đảm bảo các hoạt động, giải pháp, dự

án xây dựng chính quyền điện tử luôn hướng đến tầm

nhìn và mục tiêu tổng quát đã đề ra.

Xác định các mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực và vai

trò của ICT trong việc hiện thực hóa các mục tiêu.

Thiết lập các cột mốc theo từng giai đoạn và xây dựng

các tiêu chí đánh giá cho từng lĩnh vực trong quá trình

triển khai.

4 Xây dựng lộ trình.

Xây dựng lộ trình tham chiếu tổng thể hướng đến

chính quyền điện tử trong đó bao gồm các dự án tập

trung (có liên quan đến nhiều lĩnh vực), các dự án

trọng tâm thuộc các lĩnh vực nóng, các dự án có thể

triển khai nhanh và đem lại hiệu quả ngay.

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

13

TT Nội dung Mô tả

5 Triển khai linh hoạt

Ưu tiên thực hiện các dự án có thể triển khai nhanh và

đem lại hiệu quả ngay hoặc các dự án trọng tâm thuộc

các lĩnh vực nóng.

Sau đó, các chương trình, dự án còn lại sẽ được xác

định quy mô, chỉ tiêu đánh giá trong từng giai đoạn

thực hiện để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc định

hướng.

Bên cạnh đó, tương ứng với từng giai đoạn, huyện sẽ

nghiên cứu triển khai các giải pháp phi công nghệ về

tổ chức, cơ chế chính sách, tài chính, truyền thông... để

hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp ICT.

6 Đo lường, đánh giá

và cải thiện

Người dân tham gia xuyên suốt trong quá trình triển

khai các chương trình/dự án sẽ giúp việc đo lường,

đánh giá và xác định mức độ đáp ứng nhu cầu của

người dân để liên tục cải thiện các nội dung giải pháp.

Sử dụng nhiều hình thức rà soát, đánh giá từ nội bộ, từ

người dân hoặc có thể thuê đơn vị đánh giá độc lập để

điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp.

II. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng chính quyền điện tử trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng

kỹ thuật, công nghệ thông tin, đa dạng các ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo đột

phá trong cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý của

cả hệ thống chính trị, nhất là hoạt động quản lý Nhà nước; đồng thời nâng cao trình

độ dân trí, tạo điều kiện để người dân được cung cấp và phục vụ các dịch vụ tiện ích

nhất, giảm chi phí và phiền hà. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Vĩnh Tường trở thành

huyện có chính quyền điện tử “Quản lý xã hội, phục vụ người dân, doanh nghiệp

bằng hệ thống thông tin hiện đại, đồng bộ, an toàn, phát triển bền vững".

Mục tiêu tổng quát cần đạt được để triển khai xây dựng chính quyền điện tử

tuân thủ theo nguyên tắc chung trong xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam:

Xây dựng đồng bộ hạ tầng, cơ sở dữ liệu, áp dụng công nghệ.

Chất lượng phục vụ của người dân được nâng cao.

Cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, khai thác.

Tăng cường sự kết nối giữa các lĩnh vực, quản trị đô thị tinh gọn và thông

minh hơn.

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

14

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Dịch vụ công thuận tiện và tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt

động của chính quyền.

Tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội

phạm.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Hạ tầng kỹ thuật:

- Đến năm 2021, nâng cấp hoàn thiện hệ thống mạng LAN của xã, thị trấn đảm

bảo kết nối Internet băng rộng cho 100%, hoàn thiện cơ bản hạ tầng công nghệ thông

tin cấp huyện, cấp xã phục vụ công tác điều hành chính quyền điện tử; phát triển hệ

thống điều hành giám sát giao thông, an ninh, quy hoạch, đất đai, TNMT….. Bảo

đảm tỷ lệ máy tính/CBCCVC cấp huyện 100%, cấp xã 95%. Đến năm 2023, 100%

mạng nội bộ UBND huyện và UBND các xã, thị trấn được kết nối mạng truyền số

liệu chuyên dùng của tỉnh, Trung ương.

- Tiếp tục duy trì, triển khai hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại

01 điểm UBND huyện và 03 điểm cầu trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2022,

100% các xã, thị trấn được kết nối hội nghị trực tuyến lên UBND huyện.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước:

- Phần mềm QLVB&ĐH:

Đến năm 2020, cấp huyện và 100% các xã, thị trấn điều hành và hoạt động

hiệu quả phần mềm quản lý văn bản điện tử, sử dụng tốt chữ ký điện tử. Trên 90%

cán bộ, công chức cấp huyện, xã sử dụng và vận hành tốt phần mềm quản lý văn bản

và chữ ký điện tử.

- Hệ thống mail công vụ:

Năm 2020, 100% CBCCVC trong các cơ quan đơn vị trực thuộc UBND huyện,

UBND các xã, thị trấn sử dụng mail công vụ được UBND tỉnh cấp để trao đổi công

việc công vụ, chấm dứt việc sử dụng các tài khoản gmail, yahoo… trong thực hiện

nhiệm vụ công vụ.

- Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện:

Duy trì, cung cấp đầy đủ các thông tin của địa phương theo quy định tại Nghị

định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Cập nhât bổ sung những

thông tin thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp (thông tin về Quy hoạch, giá đền

bù GPMB, đấu thầu mua sắm công, đăng tải đầy đủ Thủ tục hành chính thuộc thẩm

quyền giải quyết).

- Chữ ký số:

Đến năm 2020, 100% Lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo các phòng, ban,

trung tâm trực thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai sử dụng, ứng

dụng chữ ký số trong 100% các cơ quan cấp huyện, cấp xã.

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

15

- Số hóa cơ sở dữ liệu:

Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý

điều hành và giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi, nhanh chóng;

2.3. Dịch vụ công:

- Dịch vụ công trực tuyến:

- Năm 2019, cấp huyện và cấp xã phấn đấu hoàn thành 100% dịch vụ công

mức độ 3,4 theo Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh.

Trong đó, cấp huyện 04 TTHC, cấp xã 04 TTHC. Phấn đấu đến năm 2023 cơ bản các

TTHC cấp huyện và TTHC cấp xã cung cấp cho tổ chức công dân lên mức độ 3,4

theo lộ trình của UBND tỉnh.

- Trung tâm điều hành CQĐT và dịch vụ hành chính công và bộ phận một

cửa cấp xã:

Năm 2020-2021, xây dựng và hoàn thiện Trung tâm điều hành CQĐT và dịch

vụ hành chính công để tiếp cận, giao tiếp phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.

Củng cố và nâng cao chất lượng của bộ phận một cửa cấp xã.

- Phần mềm một cửa:

Năm 2020 -2021, Triển khai ứng dụng phần mềm một cửa tại Trung tâm HCC

huyện và bộ phận một cửa cấp xã bảo đảm thời gian, chất lượng, hiệu quả đáp ứng

nhu cầu phục vụ các tổ chức, công dân. Dần xây dựng kết nối thanh toán tử và thông

tin trả hồ sơ qua một số kênh thông tin mạng xã hội như: Điện thoại, Zalo,

Facebook,..

2.4. Phát triển nguồn nhân lực:

- Hình thành đội ngũ chỉ đạo toàn diện việc xây dựng CQĐT cấp huyện và có

chính sách thêm về biên chế, chế độ đãi ngộ, thu hút cán bộ CNTT về làm việc tại cơ

quan.

- Đến hết năm 2023, 100% CBCCVC các cơ quan trực thuộc UBND huyện và

UBND các xã, thị trấn được đào tạo kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng

thư điện tử, truy cập Internet… nhằm phục vụ hiệu quả việc triển khai các ứng dụng

CNTT trên địa bàn huyện và hướng đến đào tạo “công dân điện tử”; Phối hợp với Sở

TT&TT tổ chức cử đào tạo và thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

cho CBCCVC các cơ quan, các cá nhân trên địa bàn huyện.

III. PHẠM VI ĐỀ ÁN:

Phạm vi triển khai Đề án trên toàn huyện Vĩnh Tường, cụ thể bao gồm: tất cả

các phòng, ban, trung tâm trực thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa

bàn huyện (Kể cả các cơ quan ngành dọc).

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP.

1. Tập trung triển khai thực hiện công tác quản lý điều hành của UBND

cấp huyện, xã bằng công nghệ thông tin:

1.1 Mô hình:

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

16

Để hiện thực hóa xây dựng Chính quyền điện tử, huyện Vĩnh Tường sẽ xây

dựng Kiến trúc theo Mô hình thành phần Chính quyền điện tử cấp huyện do Bộ

Thông tin và Truyền thông ban hành tại Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày

21/05/2015 về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản

1.0.

Mô hình Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp huyện, khái quát sau đây:

NgườidânChínhquyền

đôthịDoanhnghiệp

Kênhgiaotiếp

TrungtâmHCC Cổngthôngtinđiệntử Ứngdụngdiđộng

Cổngthôngtinđiệntử Cổngthôngtinđiệntử ….

Tầngứngdụng

Chínhphủđiệntử Giaothông Môitrường

Antoàncôngcộng

Ytế

TàinguyênvàNănglượng Bảnghiểnthịcácchỉsố

Quảnlýđôthị Chungcưvàhộgiađình ….

Tầngdữliệuvàhỗtrợứngdụng

Dịchvụhỗtrợứngdụng Dịchvụxửlýdữliệu

LuồngnghiệpvụCSDLcơbảncủađôthị

Dâncư

Doanhnghiệp

Gaiothông …

Tầngmạng xDSL,FTTx,WiFi,MạngMetro,2G/3G/4G…

Tầngcảmbiến

Mạngcảmbiến

Thiếtbịcảmbiến,camera,đọcđọcRFID,mãvạch,mãQRcode,thiếtbịđịnhvịGPS,…

Cơsởhạtầngvậtlýđôthị

Hạtầngđiệnnước,giaothông,cáccơsởytế,giáodục

KIẾNTRÚCIC

TCHOĐÔTHỊTHÔNGM

INH

Vậnhànhquảntrịv

àđảmbảoanto

ànth

ôngtin

6

6

55

44

32

1

6

6

Mô hình tổng thể Chính quyền điện tử của huyện theo định hướng tập trung, kiến

trúc hướng dịch vụ (SOA) nhằm tăng cường sự quản lý tập trung, hạn chế thất thoát do

đầu tư trùng lắp và thiếu đồng bộ; tăng cường khả năng tái sử dụng hiện trạng CNTT

hiện có của huyện; mặt khác, đảm bảo tính linh hoạt cao để đáp ứng với các thay đổi

trong tương lai và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ mới của cả nước.

- Các cơ quan nhà nước làm việc cộng tác, phối hợp hiệu quả và minh bạch

thông qua dữ liệu chia sẻ, thông tin toàn diện và các công cụ hỗ trợ hiệu quả.

- Tận dụng năng lực phân tích dữ liệu lớn (big data) để hỗ trợ ra quyết định

điều hành chính xác, nhanh chóng các hoạt động của huyện. Các cấp lãnh đạo có đầy

đủ thông tin dự báo về xu thế phát triển của địa phương từ đó đưa ra các quyết định

và lên kế hoạch phát triển dài hạn.

- Chính quyền hiểu người dân, doanh nghiệp và mong muốn của họ thông qua

nhờ việc phân tích dữ liệu đa chiều từ các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống

cảm biến và từ các dịch vụ do chính quyền cung cấp.

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

17

1.2. Tổ chức triển khai vận hành hoạt động của phần mềm quản lý văn bản

và điều hành mới iOffice 4.0:

- Phối hợp với Sở TT&TT nâng cấp hoàn thiện hệ thống phần mềm

QLVB&ĐH;

- Xây dựng hoàn chỉnh quy trình xử lý văn bản đi cho các phòng, ban, trung

tâm trực thuộc UBND huyện và UBND huyện;

- Xây dựng quy trình xử lý văn bản xuống UBND các xã, thị trấn trong huyện;

- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn đến toàn thể CBCCVC thuộc UBND huyện và

các xã thị trấn áp dụng triển khai.

1.3 Triển khai thực hiện chữ ký số điện tử:

- Quí III/2019, Văn phòng HĐND&UBND huyện phối hợp với phòng CNTT

thuộc Sở TT&TT cấp 100% chữ ký số cho Lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo các

phòng, ban, trung tâm thuộc UBND huyện, UBND xã và Chủ tịch, PCT UBND các xã,

thị trấn.

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng chữ ký số được cấp phát cho Lãnh đạo

UBND huyện và lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm thuộc UBND huyện và các xã,

thị trấn, để ứng dụng ký số trên phần mềm QLVB&ĐH mới thực hiện gửi, nhận văn

bản điện tử liên thông đến toàn bộ hệ thống chính quyền.

1.4. Triển khai vận hành mail công vụ:

- Văn phòng HĐND&UBND huyện rà soát toàn thể CBCCVC các phòng, ban,

trung tâm trực thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn để cấp bổ sung, xóa, mở

lại các tài khoản bị khóa cho toàn bộ CBCCVC, xong trước 31/12/2019.

- Tham mưu UBND huyện có văn bản yêu cầu CBCCVC các cơ quan trực

thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn sử dụng mail công vụ vào thực thi

công vụ cơ quan;

1.5. Triển khai chế độ hội họp sử dụng công nghệ thông tin:

- Nghiên cứu thí điểm triển khai họp truyền hình trực tuyến với các xã và

phòng họp không giấy tờ "e Cabinet" bao gồm: Hệ thống văn bản điện tử - ký số điện

tử, hệ thống văn bản điện tử - theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và hệ

thống phiên họp không giấy tờ theo hướng xây dựng chuyên nghiệp, bài bản, đảm

bảo phục vụ trước, trong và sau phiên họp.

1.6. Phần mềm một cửa dùng chung:

- Trung tâm HCC huyện phối hợp với Công ty simax xây dựng hoàn thiện phần

mềm một cửa dùng chung (cập nhật đầy đủ các TTHC mới ban hành, quy trình giải

quyết, các biểu mẫu, thống kê báo cáo…).

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn đến toàn thể CBCCVC các cơ quan trực thuộc

UBND huyện, Trung tâm HCC huyện và bộ phận một cửa cấp xã để vận hành có hiệu

quả phần mềm một cửa.

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

18

2. Triển khai các giải pháp với người dân và doanh nghiệp thông qua hệ

thống công nghệ thông tin:

2.1. Xây dựng và củng cố hoàn thiện Trung tâm điều hành CQĐT và dịch vụ

hành chính công.

- Xây dựng Trung tâm điều hành CQDT và dịch vụ hành chính công hoạt động

hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính đảm bảo thuận lợi nhất cho nhân dân và doanh

nghiệp; không phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng vặt. Xây dựng chính quyền điện tử

phù hợp với mô hình Chính quyền điện tử cấp huyện, xã đảm bảo công khai, minh

bạch.

- Xây dựng Trung tâm điều hành CQĐT và dịch vụ hành chính công: Thành

phần này gắn liền với hệ thống chỉ đạo điều hành các cấp như là một công cụ hiện

đại, thông minh để cung cấp thông tin đa chiều cho lãnh đạo ra quyết định.

Cơ sở hạ tầng: Đây là nền tảng quan trọng của chính quyền điện tử. Nó gồm hai

phần hạ tầng để lưu trữ và xử lý CSDL mở, công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data)

để cung cấp, chiết xuất thông tin phân tích, thống kê và dự báo cho Hệ thống trung

tâm điều hành các cấp. Thành phần thứ hai là nền tảng tích hợp được xem như một

cầu nối giữa CSDL mở với các ứng dụng thông minh. Đây là cầu nối để kết nối tất cả

các ứng dụng CNTT của các ngành qua đó tích lũy liên tục dữ liệu để lưu trữ, xử lý

phân tích.

Các ứng dụng thông minh: Mọi ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực đều

phải tích hợp qua nền tảng tích hợp để thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu.

2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện:

Năm 2019 và những năm tiếp theo, Trung tâm VH-TT-TT thường xuyên cập

nhật cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày

13/6/2011 của Chính phủ. Bổ sung những thông tin thiết yếu phục vụ người dân,

doanh nghiệp (thông tin về Quy hoạch, giá đền bù GPMB, đấu thầu mua sắm công,

đăng tải đầy đủ Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết).

2.3. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến:

Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo yêu cầu của

UBND tỉnh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện hành lang pháp lý, tổ chức, biên chế Trung tâm điều hành CQĐT

và dịch vụ hành chính công và bộ phận một cửa cấp xã;

- Xây dựng hoàn thiện phần mềm một cửa dùng chung ứng dụng cho Trung tâm

điều hành CQĐT và dịch vụ hành chính công và bộ phận một cửa cấp xã sử dụng.

- Tập huấn hướng dẫn CBCCVC vận hành phần mềm một cửa hiệu quả.

- Tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biết và tiếp cận dịch vụ

công trực tuyến.

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

19

3. Số hóa cơ sở dữ liệu

- Xây dựng phần mềm số hóa cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu khai thác của các

cơ quan doanh nghiệp và người dân.

4. Triển khai một số giải pháp quản lý, giám sát xã hội thông qua hệ thống

công nghệ thông tin:

4.1. An ninh an toàn trong chính quyền điện tử:

- Xây dựng và chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các đơn vị và giữa các ngành,

phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, an ninh thông tin điện tử và công tác

nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự, tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng phục vụ

người dân.

- Hoàn thiện các hệ thống camera thu thập và giám sát tình hình an ninh trên

địa bàn huyện, triển khai quản lý tập trung công tác an ninh và ứng cứu khẩn cấp với

hệ thống quản lý thông minh.

- Đảm bảo an ninh thông tin điện tử nhằm phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh có

hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch, phản động và các loại tội

phạm lợi dụng công nghệ thông tin và truyền thông gây phương hại an ninh quốc gia

và trật tự an toàn xã hội.

- Nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia báo tin, đóng góp ý kiến

về các vấn đề mất an ninh toàn đô thị.

4.2. Giao thông thông minh:

- Tạo ra hệ thống giao thông thông minh (ITS), cung cấp tiện ích cho người

dân và tiết kiệm nguồn lực trong công tác quản lý nhà nước.

- Minh bạch thông tin và cải thiện chất lượng dịch vụ giao thông. Cung cấp đầy

đủ thông tin cần thiết cho người dân, giúp người dân lựa chọn phương thức di chuyển

hợp lý nhất.

- Quản lý, vận hành khai thác cơ sở hạ tầng và dịch vụ giao thông một cách

hiệu quả, linh hoạt.

4.3.Quản lý môi trường thông minh:

- Người dân được cung cấp đầy đủ và thường xuyên các thông tin về hiện trạng

và diễn biến của môi trường sống, cùng các thông tin trợ giúp và định hướng người

dân, doanh nghiệp trong sinh hoạt, làm việc một cách thân thiện với môi trường.

4.4. Quản lý quy hoạch, đô thị:

- Người dân được cung cấp đầy đủ các thông tin và tiện ích thiết thực về quy

hoạch liên quan trực tiếp đến điều kiện sống

- Xây dựng hệ thống thông tin công khai về quy hoạch; các hoạt động xây

dựng nhằm hỗ trợ mô phỏng, đánh giá công tác quy hoạch, xây dựng; lập kế hoạch,

theo dõi, phân tích, dự báo và đưa ra quyết định,

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

20

- Chia sẻ, dùng thông tin giữa các ngành trên các hệ thống thông tin địa lý, dữ

liệu không gian.

4.5. Giáo dục thông minh:

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học, góp phần

đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.

Ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động quản lý, điều hành của ngành giáo dục.

- Triển khai thí điểm các mô hình hiện đại hóa, đổi mới dạy và học như trường

học thông minh, lớp học thông minh… cho một số trường học tại huyện.

- Người dân ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi

để học tập thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với nhu cầu, điều kiện và hoàn

cảnh của mỗi cá nhân.

4.6. Y tế thông minh:

- Hệ thống y tế thông minh lấy người dân làm trung tâm thông qua việc cho

phép người dân tiếp cận các dịch vụ y tế một cách dễ dàng và theo nhu cầu của cá

nhân về giờ giấc, nơi khám bệnh, ứng dụng việc số hóa để tạo thuận lợi nhất cho

người dân trong quá trình khám chữa bệnh, theo dõi bệnh từ xa.

- Hệ thống y tế tạo điều kiện làm việc tốt cho đội ngũ cán bộ y tế thông qua

việc trang bị cho đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế các phương tiện, công cụ làm việc

tiên tiến để tác nghiệp với nhiều quy trình được số hóa và tự động hóa, các công cụ

khai thác, truy cập thông tin, phối hợp, chia sẻ kiến thức, huấn luyện từ xa qua mạng

giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4.7. Quản lý môi trường thông minh:

- Mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt,

nước dưới đất, nước thải môi trường đất huyện công bố thông tin cho người dân.

- Xây dựng hệ thống giám sát thu gom rác các tuyến đường.

4.8. Xây dựng Du lịch thông minh:

- Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh phục vụ du khách trên thiết bị

di động tích hợp bản đồ số.

- Triển khai các tiện ích trợ lý du lịch ảo, thực tại tăng cường nâng cao trải

nghiệm của du khách tích hợp ứng dụng du lịch thông minh;

- Cung cấp hệ thống wifi công cộng cho người dân, du khách tại các khu vực

trọng điểm.

5. Đào tạo nguồn nhân lực:

- Đảm bảo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho cán bộ công chức,

viên chức trong huyện đáp ứng với yêu cầu của chính quyền điện tử.

- Đào tạo các kiến thức trong lĩnh vực CNTT cho người dân;

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

21

- Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về Chính quyền

điện tử.

- Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách về

CNTT tại các cơ quan, đơn vị đảm bảo tổ chức triển khai, vận hành, khai thác, ứng

dụng tốt các hệ thống thông tin, các nội dung trong Đề án tại các cơ quan, đơn vị.

- Đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho cán bộ công chức trong toàn

huyện về kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông

tin để có thể thực hiện các quy trình tin học hóa về nghiệp vụ và tác nghiệp. Đồng

thời, tiến hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức tuyển dụng mới về kỹ

năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin tích hợp của chính quyền điện tử.

IV. CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI.

TT Tên dự án Đơn vị chủ trì /phối

hợp

Thời gian dự

kiến triển khai

1

Xây dựng Trung tâm giám sát,

điều hành chính quyền điện tử:

Tích hợp hệ thống giám sát thực

hiện thủ tục hành chính của TT

Hành chính công, Giám sát thực

hiện quản lý văn bản tác nghiệp

và Email công vụ…

Văn phòng

HĐND&UBND huyện Năm 2020- 2022

2 Nâng cấp bổ sung thiết bị các

phòng ban, trung tâm trực thuộc

Văn phòng

HĐND&UBND huyện Năm 2020-2025

3 Số hóa cơ sở dữ liệu

Văn phòng

HĐND&UBND và các

cơ quan phối hợp

Năm 2020- 2025

4 Truyền hình trực tuyến

Văn phòng

HĐND&UBND huyện,

UBND các xã thị trấn

Năm 2020-2025

5 Phòng họp ecabinet (Phòng họp

không giấy tờ)

Văn phòng

HĐND&UBND huyện Năm 2020- 2025

VI. KINH PHÍ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025.

- Hàng năm trên cơ sở kế hoạch triển khai cụ thể, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự

toán, bố trí ngân sách chi thường xuyên hàng năm.

- Đối với các dự án dự kiến triển khai giai đoạn 2020 - 2025: 14.207.000.000 đ

(Mười bốn tỷ hai trăm linh bảy triệu đồng chẵn).

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

22

PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

UBND huyện giao các cơ quan, đơn vị tham mưu triển khai cụ thể như sau:

1. Văn phòng HĐND & UBND huuyện:

- Chủ trì tham mưu đề án, hàng năm căn cứ đề án xây dựng kế hoạch cụ thể

triển khai thực hiện. Tham mưu hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực

thuộc thực hiện đúng nội dung tiến độ; đảm bảo hiệu quả; kịp thời giải quyết những

vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tham mưu văn bản chỉ đạo, báo cáo UBND huyện kết quả triển khai thực

hiện; tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện để rút ra kinh nghiệm;

tham mưu xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức để quản lý, vận hành và khai thác các hệ

thống hình thành từ Đề án này.

- Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn

cho các cán bộ kỹ thuật, các lãnh đạo các đơn vị tham gia triển khai các dự án thành

phần.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Tham mưu cho UBND huyện trình Huyện ủy, HĐND huyện xem xét phê

duyệt các dự án liên quan đến đầu tư công trung hạn và hàng năm. Nguyên tắc: ưu

tiên bố trí các dự án triển khai sớm mang lại hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp

và chính quyền. Cân đối bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch ứng dụng, phát triển

CNTT để triển khai chính quyền điện tử.

3. Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao:

Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện, đảm

bảo cung cấp đầy đủ các thông tin của địa phương theo quy định tại Nghị định số

43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên

truyền và tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trên hệ thống truyền thanh cơ sở, cổng thông

tin giao tiếp điện tử huyện đến cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện về khai thác các

lợi ích chính quyền điện tử mang lại.

4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của huyện:

- Chủ động triển khai các nội dung, giải pháp thực hiện đề án ở cơ quan đơn vị.

Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công

nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó đặc biệt là mô hình

chính quyền điện tử mà huyện triển khai.

- Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tích cực, thường xuyên

ứng dụng, khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin được triển

khai đồng bộ trên toàn huyện, và thực hiện các thủ tục nghiệm thu bàn giao các dự án

theo đúng quy định của pháp luật.

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

23

- Đối với các dự án liên quan đến đầu tư công; các cơ quan đơn vị được giao

chủ động phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu cho UBND huyện đưa

vào đầu tư công trình Huyện ủy, HĐND xem xét phê duyệt.

5. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn:

- Đầu tư sơ sở vật chất máy tính, máy in, máy scan, máy phô tô; nâng cấp

mạng LAN đáp ứng yêu cầu công việc.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa cấp xã.

- Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tích cực, thường xuyên

ứng dụng, khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ VỀ DỰ ÁN

I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUNG CỦA ĐỀ ÁN.

1. Về quản lý và điều hành.

Chính quyền điện tử với hạ tầng hiện đại trên nền tảng điện toán đám mây, các

ứng dụng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực đủ mạnh để quản lý,

vận hành… góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng

lực quản lý, điều hành và phục vụ công dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Trong các lĩnh vực an ninh, an toàn, giáo dục, y tế, giao thông, môi trường,...

các ứng dụng CNTT xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý hiện

đại, hiệu quả góp phần nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành các ngành, lĩnh

vực và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Công tác điều hành quản lý của chính quyền sẽ nâng cao, cụ thể:

+ Cho phép tiếp nhận và xử lý khối lượng thông tin rất lớn (thông tin hiện

tại, thời gian thực, thông tin quá khứ, thông tin dự báo về các yếu tố đầu vào, nhiều loại

thông tin liên quan đến đối tượng) để hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định chính xác và kịp thời.

+ Cho phép dự báo dài hạn hơn, toàn diện hơn, độ chính xác cao hơn (dự

báo được tương tác giữa nhiều đầu vào khác nhau liên quan đến hành vi của đối

tượng quản lý, dự báo được kết quả sau nhiều vòng tương tác). Từ đó đề ra được các

giải pháp sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực con người, hạ tầng, vốn… của địa phương.

2. Về mặt kinh tế.

Với việc xây dựng các hệ thống thông tin thông minh cùng với các giải

pháp đồng bộ, doanh nghiệp và người dân được cung cấp môi trường phát triển

ngày càng tiện ích, ưu việt; công dân, doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ

trên mạng ở các cấp độ khác nhau và được cung cấp thông tin một cách minh

bạch, thuận lợi, kịp thời... góp phần giảm thiểu thời gian, công sức trong giao

dịch hành chính với chính quyền, từ đó đem lại năng suất lao động, hiệu quả

cao trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và người dân.

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

24

3. Về mặt xã hội.

Việc ứng dụng các công nghệ mới trong xã hội ngày càng sâu rộng với xu

hướng phát triển chung của thế giới chính là đáp ứng quy luật cung - cầu, phù hợp

với các xu thế công nghệ tất yếu trên thế giới. Điều này sẽ giúp hiện đại hóa hạ tầng

cơ sở trong các ngành, lĩnh vực góp phần đưa các ngành trở nên hiện đại, đồng bộ và

bền vững hơn, phục vụ con người hiệu quả hơn.

Việc ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt là chính quyền số, an

ninh trật tự sẽ góp phần cung cấp dịch vụ, cũng là các kênh tuyên truyền nâng cao

nhận thức của người dân cùng chung tay xây dựng chính quyền điện tử.

Người dân, doanh nghiệp được tiếp cận các dịch vụ, chất lượng theo công nghệ

tiên tiến, hiện đại trong các ngành giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, du lịch…

theo hướng tiện ích mang lại cho người dân một cuộc sống thoải mái.

II. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO.

1. Về công nghệ.

Sự thay đổi nhanh chóng của CNTT và sự thay đổi công nghệ trong các lĩnh

vực chuyên ngành nên các dự án chính quyền điện tử luôn chứa đựng các rủi ro nhất

định về mặt công nghệ. Lượng dữ liệu thu thập cực lớn đặt ra mối lo ngại về quản lý,

bảo mật thông tin. Bởi vậy, việc xác định, lựa chọn các công nghệ phải có sự tính

toán kỹ lưỡng cho phù hợp với hiện tại và tương lai, cần có sự tham vấn, tư vấn từ

các chuyên gia trong và ngoài nước; phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối,

tích hợp, liên thông, chú trọng đến các vấn đề ATTT.

2. Về tài chính.

Dự án chính quyền điện tử đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, triển khai trong thời

gian dài, khó thấy hiệu quả ngay lập tức. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, việc

triển khai các dự án chính quyền điện tử cần tính toán đến các rủi ro về mặt tài chính.

Cần huy động từ nhiều nguồn kinh phí, nguồn trung ương, nguồn xã hội hóa,

hợp tác công tư, thuê dịch vụ CNTT từ các tập đoàn, công ty lớn để giảm gánh nặng

ngân sách đầu tư ban đầu. Bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho dự án theo lộ trình đề

ra. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức, phục vụ cho

phát triển chính quyền điện tử.

3. Về nhân lực.

Cần đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực đủ tốt để có thể quản lý, vận hành

các hệ thống. Đồng thời, cần phải tính toán đến khâu thu thập số liệu từ các cơ quan

quản lý, các doanh nghiệp, người dân sao cho kịp thời, chính xác và sử

dụng được; điều này cũng tốn kém khá nhiều nhân lực và kinh phí để thực hiện.

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

25

III. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN.

1. Tác động đến bộ máy chính quyền huyện.

Đề án khi được triển khai sẽ giúp thay đổi cách thức vận hành huyện của bộ

máy chính quyền, từ phân tích thông tin rời rạc đến phân tích thông tin tập trung, đa

chiều, từ ứng phó bị động sang ứng phó chủ động với các vấn đề của huyện. Các

nguồn thông tin và cơ sở dữ liệu được chia sẻ, dùng chung giữa các Sở ban ngành sẽ

gián tiếp huy động được mọi nguồn lực trong bộ máy chính quyền trong việc điều

hành công việc.

Xây dựng chính quyền điện tử cũng sẽ giúp chính quyền thay đổi văn hóa trong

việc tương tác với người dân, mọi thông tin đều được minh bạch, công tác xử lý các

công việc được đảm bảo chất lượng và tiến độ với các KPI để đảm bảo phục. Chính

quyền cũng cần lắng nghe và hiểu nhu cầu của người dân, doanh nghiệp (không chỉ

qua các đối thoại, xin ý kiến trực tiếp mà từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội,

cổng thông tin, ứng dụng di động,...), coi các ý kiến của người dân, doanh nghiệp như

một phần quan trọng trong việc đưa ra các chính sách, thiết kế các dịch vụ công, mỗi

người dân, doanh nghiệp sẽ trở thành một “khách hàng” của chính quyền.

Xây dựng chính quyền điện tử hướng đến việc cung cấp dữ liệu mở, tạo dựng

cộng đồng sáng tạo và khởi nghiệp giúp hình thành bộ máy chính quyền “kiến tạo”

bên cạnh việc tập trung các công tác quản lý hành chính nhà nước.

2. Tác động đến người dân.

Triển khai chính quyền điện tử giúp chính quyền có thêm nhiều kênh tương

tác, nhiều nguồn thông tin để gần người dân hơn, người dân có thêm nhiều phương

thức để truy cập dễ dàng, tìm kiếm các thông tin cần thiết được cung cấp bởi nguồn

dữ liệu mở của chính quyền, dễ dàng đưa ra các ý kiến góp ý, phản hồi dưới sự hỗ trợ

của công nghệ.

3. Tác động đến doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và truy cập được các nguồn thông tin được

cung cấp bởi chính quyền địa phương liên quan đến môi trường và các chính sách

đầu tư, kinh doanh của huyện.

Các doanh nghiệp được chính quyền hỗ trợ tạo điều kiện tối đa trong việc đầu

tư, kinh doanh, đặc biệt là các chính sách thu hút đầu tư, khởi nghiệp; liên kết trong

các cộng đồng doanh nghiệp để phát triển mạng lưới kinh doanh hiệu quả; kết nối với

các khách hàng là người dân, du khách, đặc biệt là trong hai ngành kinh tế có thế

mạnh là nông nghiệp và du lịch.

4. Tác động đến kinh tế của huyện Vĩnh Tường.

Triển khai chính quyền điện tử sẽ giúp các ngành tăng khả năng dự báo phát

triển của các ngành trong tương lai với các nguồn thông tin đa ngành để thúc đẩy phát

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

26

triển kinh tế theo đúng định hướng đề ra. Công tác điều hành hiệu quả trong chính

quyền điện tử giúp tối ưu chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách của

huyện.

Chính quyền điện tử cũng sẽ tạo cơ hội để huyện phát triển các lĩnh vực có thế

mạnh như du lịch, thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp với nguồn dữ liệu mở.

PHẦN 6: KẾT LUẬN

Việc triển khai đề án phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và tỉnh Vĩnh

Phúc; tiếp cận và ứng dụng các thành tựu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đề

án đã xác định xây dựng chính quyền điện tử là hành động cần thiết và đúng đắn. Tuy

nhiên, việc triển khai chính quyền điện tử là một quá trình phức tạp, dài hạn đòi hỏi

sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, nhiều lực lượng chuyên trách. Trong bối

cảnh hiện nay, khi nguồn lực cả về tài chính và con người của huyện còn hạn chế. Đề

án “XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH TƯỜNG, GIAI

ĐOẠN 2020-2025” vừa tiếp cận toàn diện vừa đưa ra lộ trình với các bước đi theo

thứ tự ưu tiên phù hợp với đặc trưng và thế mạnh của huyện. Cùng với quyết tâm của

lãnh đạo huyện, sự thống nhất vì sự phát triển của các ban, ngành, UBND các xã, thị

trấn và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp sẽ là cơ sở để huyện Vĩnh Tường

xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử.

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

PHỤ LỤC: KHÁI TOÁN CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

STT Tên dự án Qui mô, gải pháp kỹ thuật

Khái toán

(ĐVT: triệu

đồng)

Thời gian

thực hiện

phân

cấp

nguồn

vốn

Cơ quan chủ

trì thực hiện

1

Xây dựng Trung tâm

giám sát, điều hành

chính quyền điện tử:

Tích hợp hệ thống giám

sát thực hiện thủ tục

hành chính của TT

Hành chính công, Giám

sát thực hiện quản lý văn

bản tác nghiệp và Email

công vụ.

Xây dựng trung tâm điều hành Tập trung

hiện đại với màn hình ghép lớn và hệ

thống điều khiển, máy chủ lưu trữ, hệ

thống kênh truyền số liệu chuyên dùng,

tốc độ cao để thu thập và xử lý từ các các

hệ thống ứng dụng đã được thiết lập trong

từng lĩnh vực một cách Tập trung phục vụ

giám sát và điều hành các hoạt động của

huyện

4.000

Năm 2020-

2022

Nguồn

ngân sách

huyện

Văn phòng

HĐND&UBND

huyện

2

Nâng cấp bổ sung thiết

bị các phòng ban, trung

tâm trực thuộc

Rà soát đảm bảo đủ theo yêu cầu của các

phòng ban trung tâm trực thuộc theo quy

định

1.000 Năm 2020-

2025

Nguồn

ngân sách

huyện

Văn phòng

HĐND&UBND

huyện

3 Số hóa cơ sở dữ liệu

Thực hiện số hóa các dữ liệu văn bản

UBND huyện lưu trữ nhằm tạo kho cơ sở

dự liệu phục vụ trung tâm điều hành và hoạt

động khác thác tìm kiếm cán bộ CCVC

trong thực hiện nhiệm vụ.

3.900 Năm 2020-

2025

Nguồn

ngân sách

huyện

Văn phòng

HĐND&UBND

huyện các cơ

quan phối hợp

4 Truyền hình trực tuyến

Giải pháp cho phép tổ chức các buổi họp

trực tuyến, kết nối các đơn vị CQNN trên

hạ tầng WAN, LAN của huyện

4.107 Năm 2020-

2025

Nguồn

ngân sách

huyện

Văn phòng

HĐND&UBND

huyện, UBND

các xã thị trấn

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không

28

5

Phòng họp ecabinet

(Phòng họp không giấy

tờ)

Triển khai hệ thống phòng họp ko giấy tờ:

Phục vụ các cuộc họp tại huyện có thể

triển khai gửi tài liệu phục vụ cuộc họp để

xin ý kiến các đầu mối, tổng hợp ý kiên

báo cáo lãnh đạo trên phần mền

1.200 Năm 2020-

2025

Nguồn

ngân sách

huyện

Văn phòng

HĐND&UBND

huyện

Tổng cộng 14.207

Bằng chữ: Mười bốn tỷ hai trăm linh bảy triệu đồng chẵn.

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/B... · Các mặt trái của tốc độ đô thị hóa: kết cấu hạ tầng không