congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/hwr 2_vie-final.pdfcongbangsuckhoe.net

108

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net
Page 2: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

Chịu trách nhiệm xuất bản: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hộiĐC: Phòng 225, cầu thang 11, CT5 Sudico, đường Phạm Hùng, Hà NộiĐT: 04 3782 0058 | Fax: 04 3782 0059Email: [email protected] | Website: www.isds.org.vn

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNGĐịa chỉ: 175 Giảng Võ - Đống Đa - Hà NộiĐT: (04) 3851 5380 - Fax: (04) 3851 5381Website: nxblaodong.com.vnThiết kế và in tại CTy Cổ phần In La bànGiấy phép XB số: 319-2011/CXB/26-23/LD

Page 3: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

1

PGS.TS. Hoàng Văn Minh -Trường Đại học Y Hà Nội

PGS.TS. Kim Bảo Giang - Trường Đại học Y Hà Nội

TS.BS. Lê Minh Giang - Trường Đại học Y Hà Nội

ThS.BS. Vũ Duy Kiên - Trường Đại học Y Hà Nội

TS. Lê Bạch Dương - Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội

TS. Khuất Thu Hồng - Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội

ThS.BS. Trần Hùng Minh - Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

ThS.BS. Hoàng Tú Anh, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

ThS. Nguyễn Mai Hương - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe cộng đồng

Ông Nguyễn Tiến Đức - Nhóm Hành động Công bằng Sức khỏe ở Việt Nam

CÁC TÁC GIẢ

Page 4: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Nhóm Hành Động Công bằng Sức khỏe (PAHE) chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Quỹ Rockefeller vì đã tài trợ cho nghiên cứu này.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Mushtaque Chowdhury và bà Natalie Phaholyothin, Đại diện cho Quỹ Rockefeller tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khuyến khích và hỗ trợ PAHE ngay từ khi hình thành ý tưởng ban đầu của báo cáo.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bà BusabaTejagupta, cán bộ quản lý tài trợ vì đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả để PAHE có thể triển khai thực hiện thành công báo cáo này.

Page 5: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

3

GIỚI THIỆU

Nhóm Hành Động Công bằng Sức khỏe (PAHE) được thành lập năm 2009 với nhiệm vụ xây dựng và vận động ủng hộ cho những đóng góp mang tính xây dựng và thay thế của xã hội dân sự về các vấn đề quan trọng liên quan đến công bằng sức khỏe mà hệ thống y tế Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh đất nước thay đổi nhanh chóng.

Trong giai đoạn đầu của Dự án (từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011), PAHE đã xuất bản Báo cáo giám sát công bằng sức khỏe của Việt Nam lần thứ nhất. Báo cáo đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về công bằng sức khỏe và tổng quan về tình trạng công bằng sức khỏe tại Việt Nam. Báo cáo này đã được phổ biến đến các bên liên quan trong nước (Chính phủ, Quốc hội, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự, vv).

Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu Báo cáo giám sát Sức khỏe Việt Nam lần 2 (VHWR2) (Hệ thống Y tế Việt Nam: Hướng tới mục tiêu và công bằng) nhằm cập nhật đánh giá mới nhất về mô hình và mức độ công bằng sức khỏe ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ phù hợp với các bên liên quan khác nhau trong hệ thống y tế Việt Nam và có thể được tham khảo trong quá trình lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và xây dựng chính sách y tế.

VHWR2 sử dụng các định nghĩa, khái niệm bình đẳng và công bằng về sức khỏe đã được phát triển trong giai đoạn 1 của dự án. Những khái niệm đó được định nghĩa dựa trên khung lý thuyết về những yếu tố xã hội quyết định sức khỏe và về bất bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới. Bản báo cáo cũng đề cập đến khái niệm “Bao phủ y tế toàn dân”, một khái niệm hiện đang được coi là “hấp dẫn” nhất trong lĩnh vực y tế công cộng hiện nay.

VHWR2 phân tích số liệu từ một số cuộc điều tra có quy mô toàn quốc gần đây ở Việt Nam như Điều tra đa chỉ số theo cụm (MICS4) 2010-2011, Điều tra mức sống tại Việt Nam năm 2008 và 2010 (VLSS), Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) và Đánh giá Điều tra về Thanh thiếu niên Việt Nam 2010 (SAVY2).

VHWR2 sử dụng nhiều cách tiếp cận kỹ thuật khác nhau của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới để đo lường sự bất bình đẳng và bất công bằng sức khỏe, bao gồm 1) Phân tích mô tả; 2) Biểu đồ tập trung; 3) Chỉ số tập trung; 4)Phân tích thành phần chỉ số tập trung, và 5) Phân tích tác động lũy tiến, chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế từ tiền túi.

VHWR2 tập trung vào bốn khía cạnh chính của công bằng sức khỏe ở Việt Nam, bao gồm: 1) Các chỉ số sức khỏe; 2) Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 3) Khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và 4) Hành vi có liên

Page 6: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

4

quan đến sức khỏe. Các chỉ số được lựa chọn trong bốn khía cạnh được phân tích và so sánh giữa các nhóm dân số phân chia theo: 1) Giới tính; 2) Độ tuổi; 3) Trình độ học vấn; 4) Dân tộc; 5) Tình trạng kinh tế và 6) Nơi cư trú (thành thị và nông thôn). Một số chỉ số sức khỏe được phân tích trong báo cáo này phản ánh mức độ thành công của kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành y tế cũng như các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tại Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.

Page 7: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

5

MỤC LỤC

CÁC TÁC GIẢ 1

LỜI CẢM ƠN 2

GIỚI THIỆU 3

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH 11

TÓM TẮT 12

BỐI CẢNH 16

Hệ thống y tế và đổi mới hệ thống y tế ở Việt Nam 16

Thành tựu và thách thức của hệ thống y tế Việt Nam 18

Phân tích công bằng phục vụ đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam 20

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 21

KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 22

Khái niệm bình đẳng và công bằng y tế, sức khỏe 22

Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bất bình đẳng y tế, sức khỏe 22

Khung lý thuyết về bao phủ y tế toàn dân 24

PHƯƠNG PHÁP 26

Phương pháp tiếp cận và nguồn số liệu 26Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam (MICS) năm 2010-2011 26

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2008 và 2010 27

Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010 27

Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam 2010 (SAVY2) 27

Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe 28So sánh mô tả 28

Biểu đồ tập trung 28

Page 8: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

6

Chỉ số tập trung 29

Phân tích thành phần chỉ số tập trung 30

Phân tích lũy tiến, chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 31

BẤT CÔNG BẰNG VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE 34

Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng 34

Tầm quan trọng của chỉ số 34

Nguồn số liệu 34

Biến số 34

Những nhận định chính 37

Bất công bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em 38Tầm quan trọng của chỉ số 38

Nguồn số liệu 38

Biến số và các mô hình được sử dụng 38

Kết quả 38

Nhận định chính 42

Bất công bằng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em 43Tầm quan trọng của chỉ số 43

Nguồn số liệu 43

Biến số 43

Kết quả nghiên cứu 43

Nhận định chính 46

Bất công bằng về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 47Tầm quan trọng của chỉ sổ 47

Nguồn số liệu 47

Biến số và mô hình được sử dụng 47

Kết quả nghiên cứu 47

Nhận định chính 51

BẤT CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ 52

Bất công bằng về bao phủ bảo hiểm y tế 52Tầm quan trọng của chỉ số 52

Nguồn số liệu 52

Page 9: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

7

Biến số 52

Kết quả nghiên cứu 52

Nhận định chính 55

Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung 56Tầm quan trọng của chỉ số 56

Nguồn số liệu 56

Biến số và mô hình được sử dụng 56

Kết quả nghiên cứu 56

Nhận định chính 59

Bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai 61Tầm quan trọng của chỉ số 61

Nguồn số liệu 61

Biến số và mô hình được sử dụng 61

Kết quả nghiên cứu 61

Nhận định chính 64

Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 66Tầm quan trọng của chỉ số 66

Nguồn số liệu 66

Biến số và mô hình sử dụng 66

Kết quả nghiên cứu 66

Nhận định chính 69

Bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em 70Tầm quan trọng của chỉ số 70

Nguồn số liệu 70

Biến số 70

Kết quả nghiên cứu 70

Nhận định chính 72

BẤT CÔNG BẰNG TRONG CHI TRẢ PHÍ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 73

Phân tích lũy tiến chi phí của hộ gia đình cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 73Tầm quan trọng của chỉ số 73

Page 10: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

8

Nguồn số liệu 73

Biến số 73

Kết quả nghiên cứu 74

Nhận định chính 77

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 78Tầm quan trọng của chỉ số 78

Nguồn số liệu 78

Biến số và mô hình được sử dụng 78

Kết quả nghiên cứu 78

Nhận định chính 82

BẤT CÔNG BẰNG TRONG HÀNH VI SỨC KHỎE 84

Bất công bằng về hành vi hút thuốc lá 84Tầm quan trọng của chỉ số 84

Nguồn số liệu 84

Biến số 85

Kết quả nghiên cứu 85

Nhận định chính 90

Bất công bằng trong hành vi lạm dụng rượu 91Tầm quan trọng của chỉ số 91

Nguồn số liệu 91

Biến số 91

Kết quả nghiên cứu 91

Nhận định chính 94

KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH 95

Kết luận: Thực trạng và mức độ công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam 95

Khuyến nghị: Hướng tới mục tiêu sức khỏe và công bằng 101

Một số điểm hạn chế trong quá trình nghiên cứu 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Page 11: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMI Chỉ số khối cơ thể

CEB Số con đã sinh

CHS Trạm y tế xã

CI Chỉ số tập trung

DHC Trung tâm Y tế Huyện

DHS Điều tra Y tế và Nhân khẩu học

DPT Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

EPI Chương trình tiêm chủng mở rộng

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GSO Tổng cục thống kê

IEC Thông tin, giáo dục và truyền thông

IMR Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

JAHR Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm

LS Mức sống

MCH Sức khỏe bà mẹ và trẻ em

MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MICS Điều tra đa chỉ số theo cụm (Multiple-Indicator Cluster Survey)

MOH Bộ Y tế

OLS Phương pháp bình phương tối thiểu

SAVY Đánh giá Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam

UHC Bảo hiểm y tế toàn dân

VLSS Điều tra mức sống dân cư tại Việt Nam

VSS Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

VND Đồng Việt Nam

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Page 12: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1 Thành tựu y tế tại Việt Nam 18

Bảng 2 Nguồn số liệu cho nghiên cứu 26

Bảng 3 Mức độ bất bình đẳng theo giá trị của chỉ số tập trung 30

Bảng 4 Phiên giải chỉ số tập trung 30

Bảng 5 So sánh bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng 35

Bảng 6 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo 37

Bảng 7 Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván 39

Bảng 8 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em 41

Bảng 9 So sánh mô tả bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em 44

Bảng 10 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em

46

Bảng 11 So sánh mô tả bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 48

Bảng 12 Chỉ số tập trung bất bình đẳng của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 50

Bảng 13 Tỷ lệ có bảo hiểm y tế trong 12 tháng qua 53

Bảng 14 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế 55

Bảng 15 So sánh mô tả bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 57

Bảng 16 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 59

Bảng 17 Mô tả tình trạng bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ khám thai 62

Bảng 18 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh 63

Bảng 19 Mô tả không bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 67

Bảng 20 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 69

Bảng 21 So sánh mô tả bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em 71

Bảng 22 Chỉ số tập trung bất bình đẳng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em 72

Bảng 23 Chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình và khả năng chi trả 74

Bảng 24 Chỉ số Kakwani đối với OOP 77

Bảng 25 So sánh mô tả bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 79

Bảng 26 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 81

Bảng 27 So sánh mô tả bất bình đẳng về hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động 85

Bảng 28 Chỉ số tập trung tình trạng bất bình đẳng hành vi hút thuốc 89

Bảng 29 So sánh mô tả bất bình đẳng trong hành vi lạm dụng rượu ở thanh thiếu niên 92

Bảng 30 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tình trạng lạm dụng rượu cho sức khỏe 94

Bảng 31 Thực trạng và mức độ bất công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam 95

Page 13: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

11

Hình 1 Hệ thống y tế công tại Việt Nam 16

Hình 2 Bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe 22

Hình 3 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 23

Hình 4 Phạm vi nghiên cứu 24

Hình 5 Ba khía cạnh của bao phủ y tế toàn dân 25

Hình 6 Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe 28

Bảng 7 Biểu đồ tập trung về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi 29

Hình 8 Phương trình hồi quy tổng quát 31

Hình 9 Minh họa chỉ số Kakwani 32

Hình 10 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo 36

Hình 11 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em 40

Hình 12 Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế - xã hội về tỷ lệ tử vong trẻ em (phân tích đa biến) 41

Hình 13 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (bất cứ một trong 3 bệnh) 45

Bảng 14 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 49

Hình 15 Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế - xã hội về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 50

Hình 16 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế 54

Hình 17 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 58

Hình 18 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh 63

Hình 19 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 68

Hình 20 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP 76

Hình 21 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 80

Hình 22 Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế - xã hội về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế (phân tích đa biến) 82

Hình 23 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hành vi hút thuốc lá chủ động 87

Hình 24 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hút thuốc lá bị động 88

Hình 25 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hành vi lạm dụng rượu 93

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Page 14: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

12

TÓM TẮTViệt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng liên quan đến sức khỏe của người dân. Tính đến năm 2010, Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức tất cả các mục tiêu y tế quốc gia quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống y tế của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả các vấn đề quan trọng như làm thế nào để bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Đặc biệt, bất công bằng về y tế, sức khỏe giữa các nhóm người dân giữa các vùng của đất nước, và giữa các nhóm thu nhập đang ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Để có thể triển khai thực hiện đúng đắn các chính sách đổi mới và đạt được mục tiêu y tế và công bằng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý y tế cũng như các bên liên quan khác về sức khỏe cần phải hiểu được các vấn đề công bằng trong tất cả các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe, y tế và tác động của chính sách và hoạt động y tế và xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn ít bằng chứng dựa trên nghiên cứu đáng tin cậy về các mô hình và mức độ của sự công bằng trong y tế.

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tạo ra và cung cấp các bằng chứng cập nhật về thực trạng công bằng y tế, sức khỏe ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ được các bên liên quan trong hệ thống y tế Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng các chính sách và can thiệp dựa trên bằng chứng theo định hướng công bằng.

Cụ thể, nghiên cứu này nhằm mô tả, phân tích thực trạng và mức độ bất công bằng giữa các nhóm dân cư phân theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội về một số chỉ số y tế, sức khỏe, bao gồm:

1) Bất công bằng về sức khỏe;

2) Bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

3) Bất công bằng về chi trả chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; và

4) Bất công bằng về một số hành vi có liên quan đến sức khỏe.

Nghiên cứu này dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp. Chúng tôi lựa chọn 4 cuộc điều tra cộng đồng có quy mô đại diện toàn quốc gần đây ở Việt Nam bao gồm Điều tra đa chỉ số theo cụm (MICS4) 2010-2011, Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2008-2010, Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010 và Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 (SAVY2).Chúng tôi tập trung phân tích bốn khía cạnh chính của công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam, bao gồm:

1) Chỉ số sức khỏe (Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe);

2) Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Có bảo hiểm y tế, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em);

Page 15: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

13

3) Chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Phân tích lũy tiến trong việc chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình và các tác động của chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình);

4) Hành vi có liên quan đến sức khỏe (hút thuốc và lạm dụng rượu bia).

Bất công bằng về các khía cạnh kể trên được so sánh giữa các nhóm dân cư phân chia theo 1) Giới tính; 2) Độ tuổ i; 3) Trình độ học vấn; 4) Dân tộc; 5) Tình trạng kinh tế và 6) Nơi cư trú (thành thị và nông thôn). Bốn phương pháp tiếp cận cơ bản được sử dụng, đó là 1) So sánh mô tả, 2) Biểu đồ tập trung, 3) Chỉ số tập trung, và 4) Phân tích thành phần Chỉ số tập trung.

Các phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm:

1. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Rất nhiều mục tiêu y tế (ví dụ như mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG4 về tỷ lệ tử vong trẻ em, mục tiêu dinh dưỡng trẻ em, v.v.) đã được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt nhiều thành tựu lớn trong quá trình đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan tới các lĩnh vực y tế khác (ví dụ như MDG5, MDG6).

2. Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phạm vi bao phủ dân cư cũng như phạm vi bao phủ dịch vụ đã được mở rộng đáng kể, phản ánh thông qua sự gia tăng về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung cũng như các dịch vụ chuyên khoa (dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em). Tuy nhiên, phạm vi bao phủ tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình tại Việt Nam phải gánh chịu chi phí y tế “thảm họa” cũng như rơi vào nghèo đói do việc chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

3. Vẫn có sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về nhiều khía cạnh y tế, sức khỏe với các mức độ khác nhau.

Bất công bằng theo giới tính: Có sự bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo và phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động tại nhà đối với phụ nữ (mức độ thấp).

Bất công bằng theo độ tuổi:

- Mức độ bất công bằng nghiêm trọng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với đối tượng bà mẹ lớn tuổi.

- Mức độ bất công bằng trung bình về chi phí thảm họa đối với hộ gia đình có người già.

- Bất công bằng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế của hộ gia đình đối với hộ gia đình có người già (mức độ thấp).

Page 16: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

14

Bất công bằng theo trình độ học vấn:

- Mức độ bất công bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp.

- Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng có bảo hiểm y tế, khả năng tiếp cận các dịch vụ trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động và lạm dụng rượu đối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp (mức độ thấp).

Bất công bằng theo nhóm dân tộc: Bất công bằng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, khả năng tiếp cận các dịch vụ tiền sản ở phụ nữ mang thai, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và chi phí thảm họa đối với nhóm đối tượng dân tộc thiểu số (mức độ thấp).

Bất công bằng theo tình trạng kinh tế:

- Mức độ bất công bằng nghiêm trọng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế đối với nhóm người nghèo.

- Mức độ bất công bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tình trạng dinh dưỡng trẻ em đối với người nghèo.

- Bất công bằng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và chi phí thảm họa, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng nhiều hơn tới người nghèo (mức độ thấp).

Bất công bằng theo nơi cư trú: Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo, tỷ lệ tử vong trẻ em, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng bảo hiểm y tế, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, chi phí thảm họa, nghèo hóa do chi phí y tế và hút thuốc lá thụ động đối với những người sống ở khu vực nông thôn.

4. Bất công bằng về sức khỏe bà mẹ và trẻ em và bất công bằng về chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng.

5. Điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng chính đến vấn đề bất công bằng nêu trên. Tuy nhiên, sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế về các vấn đề y tế, sức khỏe không đơn thuần chỉ là do sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các nhóm dân cư, mà còn do nhiều yếu tố kinh tế-xã hội quan trọng khác như giới tính, trình độ học vấn, dân tộc và nơi cư trú.

Page 17: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

15

Để đạt được mục tiêu sức khỏe và công bằng, Việt Nam cần xây dựng được và thực hiện hệ thống chính sách xã hội và y tế theo định hướng công bằng, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có tình trạng sức khỏe tốt nhất và có khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, điều kiện kinh tế hay nơi cư trú. Cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề sau:

1. Đổi mới hệ thống y tế, sử dụng các phương pháp hệ thống có khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới năng lực và hoạt động của tất cả sáu thành phần của một hệ thống y tế (bao gồm quản trị, cung cấp dịch vụ, tài chính, nguồn nhân lực, thông tin và các sản phẩm y tế). Để từng bước đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, cần thực hiện một số biện pháp ưu tiên như mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế, rà soát lại các gói dịch vụ, phương pháp chi trả cho nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các chính sách hướng tới sự công bằng khác nhằm phục vụ các nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn khác (ngoài nhóm người nghèo, trẻ em, dân tộc thiểu số, v.v.) như nhóm đối tượng cận nghèo, đối tượng lao động trong khu vực không chính thức, nông dân.

2. Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó cần tập trung đặc biệt tới các nhóm dân số khó khăn như phụ nữ, nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo và những người sống ở khu vực nông thôn. Do nhóm dân số khó khăn thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế gần nhất, vì vậy vấn đề ưu tiên hàng đầu cần thực hiện là tăng cường năng lực mạng lưới cơ sở y tế (bao gồm tăng cường năng lực cho các bác sỹ gia đình và cán bộ y tế tại địa phương).

3. Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe “chi phí hiệu quả”, đặc biệt là các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân.

4. Áp dụng các biện pháp can thiệp lồng ghép với sự tham gia của các khu vực và tổ chức khác nhau (không chỉ đơn thuần chỉ là ngành y tế) ví dụ như nâng cao năng lực phụ nữ, giáo dục, phát triển nông thôn, các hoạt động tạo thu nhập, các tổ chức phi chính phủ, v.v.

5. Tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm xác định các vấn đề về công bằng sức khỏe, cũng như đẩy mạnh công tác lập kế hoạch y tế dựa trên bằng chứng và quy trình xây dựng chính sách.

Page 18: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

16

BỐI CẢNH

Hệ thống y tế và đổi mới hệ thống y tế ở Việt Nam

Hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là một hệ thống hỗn hợp bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe công và tư. Hệ thống cung ứng dịch vụ được chia thành 4 cấp, bao gồm: (a) cấp trung ương (các bệnh viện trung ương và khu vực) thuộc quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, (b) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp tỉnh do Sở Y tế quản lý, (c) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp huyện, cũng do Sở Y tế quản lý, và (d) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp xã do Phòng y tế huyện hoặc Trung tâm Y tế Huyện quản lý. Năm 2004, trong tổng số 994 bệnh viện công, có 30 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, 883 bệnh viện do chính quyền địa phương quản lý (trong đó có 107 bệnh viện đa khoa tỉnh, 197 bệnh viện chuyên sâu, 37 bệnh viện thị trấn, 542 bệnh viện huyện) và 81 bệnh viện thuộc quản lý của các Bộ và các ngành khác [1]. Hệ thống y tế công vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong dự phòng, nghiên cứu và đào tạo (Hình 1).

Hình 1: Hệ thống y tế công tại Việt Nam

CP

UBND Tỉnh

UBND Huyện

UBND Xã

Thôn/ấp Y tế thôn bản

Phòng Y tế

Sở Y tế

BYT

TTYTH BV huyện

TT KHH GĐ

Vụ, cục

Phòng thuộc vụ, cục

Trạm y tế xã

Quản lý và chỉ đạo trực tiếp

Chỉ đạo về chuyên môn

Cơ quan quản lý y yế

Ghi chú:

Đơn vị sự nghiệp y tế

Quản lý nhà nước

Page 19: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

17

Khu vực tư nhân đã phát triển nhanh chóng từ năm 1989, nhưng chủ yếu cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ngoại trú. Đến nay, cả nước có 74 bệnh viện tư với 5.600 giường bệnh (chỉ chiếm hơn 3% tổng số giường bệnh trong cả nước), và hơn 30.000 phòng khám tư, hơn 21.600 hiệu thuốc tư nhân và 450 cơ sở khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền. Ngoài ra, có 22 bệnh viện tư nhân đã được cấp phép và đang được xây dựng. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các cơ sở y tế ngoài công lập có quy mô nhỏ và nằm ở khu vực thành thị. Thông tin về hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân rất ít, đặc biệt là do nhiều đơn vị tư nhân không được cấp phép.

Năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một chương trình đổi mới kinh tế trên phạm vi rộng, thường được thế giới biết đến với tên gọi Đổi mới (Renovation). Chương trình này đã đưa Việt Nam vững bước trên con đường chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và ổn định, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7 - 8% mỗi năm [2]. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối đã giảm xuống dưới 20% (so với mức khoảng 75% vào giữa những năm 1980, 58% vào năm 1993 và 37% năm 1998), và do đó, đất nước đã đạt được một trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đó là mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1990 - 2015 [3]. Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội của các quốc gia khác, hệ thống y tế Việt Nam cũng đã có rất nhiều đổi mới. Trọng tâm của những đổi mới này là việc ban hành phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hợp pháp hoá hoạt động y tế tư nhân vào năm 1989, việc bắt đầu các chương trình bảo hiểm y tế ở cấp quốc gia vào năm 1992 và việc chính quyền trung ương trả lương cho cán bộ y tế cấp xã vào năm 1994. Gần đây, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Nghị định 36/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và sau đó đã đưa tất cả những đối tượng này vào diện được Nhà nước hỗ trợ Bảo hiểm Y tế toàn bộ từ năm 2009. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết số 46 vào ngày 23 tháng 02 năm 2005 NQ/TW có ghi rõ Việt Nam muốn xây dựng một “hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển”. Trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức hành chính công. Trong nỗ lực nhằm tăng cường chính sách cho hệ thống y tế Việt Nam và hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm y tế. Một trong những mục tiêu của Luật này là tất cả công dân Việt Nam đều được bảo hiểm y tế vào năm 2014 (Xem phụ lục để biết thêm thông tin về các mốc quan trọng trong chính sách y tế tại Việt Nam).

Page 20: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

18

Thành tựu và thách thức của hệ thống y tế Việt Nam

Trong một vài thập kỷ qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng liên quan đến sức khỏe của người dân. Tính đến năm 2010, Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức tất cả các mục tiêu y tế quốc gia quan trọng nêu ra trong Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2000 phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 (Bảng 1) [4, 5].

Chỉ số Mục tiêu 2010 Kết quả thực tế 2010

Giảm tỷ lệ sinh (‰) 0,2 0,3

Tỷ lệ sinh thô (‰) 17,6 17,1

Tốc độ tăng dân số (%) 1,14 1,05

Tuổi thọ trung bình hàng năm (tuổi) 72,0 73

Tỷ lệ tử vong mẹ (trên 100.000 ca sinh) 70 68

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (‰) <25,0 <16,0

Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (‰) <32,0 25,0

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi (%) <20 18

Bảng 1: Thành tựu y tế tại Việt Nam

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống y tế của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả các vấn đề quan trọng như làm thế nào để bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Những phát hiện từ những đánh giá của ngành y tế gần đây và các báo cáo khác có liên quan [4-9] đã cho thấy hệ thống y tế Việt Nam đang chứa đựng những xu hướng và các vấn đề sau:

Bất công bằng y tế, sức khỏe: Bất công bằng về y tế, sức khỏe giữa các nhóm người dân giữa các vùng của đất nước, và giữa các nhóm thu nhập đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi (IMR), tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (U5MR), và tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) vẫn còn cao ở các vùng nghèo, miền núi, và vùng sâu vùng xa.

Chuyển đổi dịch tễ học: Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về bệnh tật, bao gồm cả các bệnh không truyền nhiễm (bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, vv) và các bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, H1N1, vv). Những vấn đề liên quan tới lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn nhiều chất béo đang ngày càng gia tăng.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Một trong những khó khăn chính Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Tình trạng này phần lớn là do: chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở còn hạn chế, người dân kỳ vọng được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, thuận tiện trong đi lại, sự chênh lệch thấp

Page 21: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

19

về viện phí giữa các tuyến khám chữa bệnh, vv... Một lý do khác cho tình trạng quá tải có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính. Khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chất lượng chăm sóc và hoạt động của các trạm y tế xã, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế và cần được cải thiện

Tài chính y tế: Chi tiêu về y tế đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, nhưng chi tiêu công dành cho y tế bao gồm cả chi tiêu do bảo hiểm y tế chi trả và các nhà tài trợ hỗ trợ hiện chiếm gần 50% tổng chi tiêu y tế. Hơn 50% còn lại chủ yếu là các khoản chi trả phí sử dụng dịch vụ và tiền thuốc trực tiếp từ tiền túi. Chi phí chăm sóc sức khỏe từ tiền túi cao đã gây ra các vấn đề bất bình đẳng khác nhau như chi phí y tế thảm họa (hộ gia đình phải giảm chi tiêu của họ cho các nhu cầu thiết yếu khác) và gây ra nghèo đói. Chi trả trực tiếp bằng tiền túi vẫn có khả năng tiếp tục tăng trong những năm tới vì 3 lý do chính:1)Trong quá trình thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ tài chính, các cơ sở y tế được khuyến khích tăng thêm thu nhập từ bệnh nhân và sử dụng các khoản thu thêm này để trả lương cao hơn cho nhân viên; 2) Công nghệ y tế ngày càng phát triển và công nghệ cao làm tăng giá dịch vụ, 3) Lĩnh vực chăm sóc y tế tư nhân được khuyến khích mở rộng đã làm cho gánh nặng tài chính về y tế chuyển sang các hộ gia đình.

Bảo hiểm y tế: Mức độ bao phủ bảo hiểm y tế, một biện pháp quan trọng để đạt được bao phủ y tế toàn dân ở Việt Nam, đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua nhưng vẫn còn nhiều người chưa tham gia bảo hiểm. Trong khi hơn 60% dân số tham gia bảo hiểm, khoản tiền thu được từ số người tham gia bảo hiểm này chỉ chiếm 17% tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam như: 1) Tiền đóng bảo hiểm thấp; 2) Việc sử dụng cơ chế chi trả theo phí dịch vụ đã dẫn đến cả lựa chọn ngược và các vấn đề về đạo đức 3) Các nhóm dễ tiếp cận và quản lý (cán bộ công chức, sinh viên, người nghèo, trẻ em...) đã có bảo hiểm, vì thế độ bao phủ sẽ tăng rất ít trong thời gian tới và 4) Năng lực quản lý của hệ thống bảo hiểm y tế còn hạn chế.

Nhân lực y tế: Vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu hụt nhân viên y tế nghiêm trọng. Số lượng nhân viên y tế dự phòng, dược sĩ có bằng đại học, kỹ thuật viên y tế, và y tá vẫn ít hơn so với nhu cầu. Đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của ngành y tế. Chính sách đãi ngộ nhân viên y tế còn nhiều bất cập. Càng ngày càng thấy rõ sự dịch chuyển của nhân viên y tế từ khối nhà nước sang khối tư nhân và từ địa phương lên trung ương. Ngoài ra, chương trình đào tạo không được cập nhật thường xuyên. Phương pháp đào tạo vẫn chưa được đổi mới một cách thống nhất trên toàn hệ thống. Đáng chú ý là sự thiếu hụt cán bộ y tế ở tuyến cơ sở. Đây không chỉ do hạn chế về số lượng mà còn cả về chất lượng cán bộ do nhiều hình thức đào tạo chưa đảm bảo được chất lượng, ví dụ như đào tạo bác sĩ chuyên tu hay đào tạo y tá tại các trường trung cấp nghề ở một số tỉnh miền núi. Số cán bộ này cũng không dễ được mời làm việc sau khi ra trường mặc dù ở địa phương nguồn nhân lực về y tế vẫn chưa được đáp ứng đủ.

Page 22: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

20

Quản trị hệ thống y tế: Trong bối cảnh phân cấp, việc sửa đổi hoặc xem xét lại các chính sách y tế không còn phù hợp diễn ra chậm. Việt Nam vẫn chưa tìm được mô hình thích hợp cho cơ cấu tổ chức hệ thống y tế ở cấp địa phương vì nhiều địa phương chưa thực hiện Nghị định số 13 và 14, cũng như Thông tư số 03 và 05. Việc thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch y tế gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý hệ thống thông tin y tế trong nội bộ ngành y tế chưa được thống nhất, dẫn đến nhiều chồng chéo. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vẫn còn non yếu. Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân vẫn còn yếu. Vai trò tiềm năng của các hiệp hội y học trong quản lý chất lượng hành nghề y dược chưa được khai thác đầy đủ. Việc kiểm soát giá thuốc vẫn tiếp tục được điều chỉnh để đối phó với việc tăng giá thuốc. Tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng lạm phát toàn cầu.

Sử dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng chính sách: Bằng chứng dựa trên nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hệ thống y tế vẫn khan hiếm hoặc không có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách y tế. Việc lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và năng lực quản lý của các nhà hoạch định chính sách còn hạn chế.

Phân tích công bằng phục vụ đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam

Đổi mới hệ thống y tế có thể được hiểu như là “sự thay đổi có mục đích và được duy trì để nâng cao hiệu suất, công bằng và hiệu quả của hệ thống y tế” [10]. Chính phủ và các tổ chức quốc tế đang nhận ra rằng hệ thống y tế công bằng đóng vai trò quan trọng để đạt được các mục tiêu về sức khỏe liên quan đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân [11].

Ở Việt Nam, đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng được xác định là một định hướng lớn của hệ thống y tế trong thời gian tới. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, năm 2012 nhấn mạnh rằng “hệ thống y tế tại Việt Nam nên thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh khó khăn và sự công bằng này phải được phản ánh trong cơ chế ngành và chính sách cụ thể”. Kế hoạch 5 năm của ngành y tế về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân giai đoạn 2011-2015 cũng đã xác định mục tiêu “tiếp tục phát triển một hệ thống chăm sóc y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng và đa dạng” [4, 5].

Để có thể triển khai thực hiện đúng đắn các chính sách đổi mới và đạt được mục tiêu y tế công bằng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý y tế cũng như các bên liên quan khác về sức khỏe cần phải hiểu được các vấn đề công bằng trong tất cả các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe, y tế và tác động của chính sách và hoạt động y tế và xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn ít bằng chứng dựa trên nghiên cứu đáng tin cậy về các mô hình và mức độ của sự công bằng trong y tế. Rõ ràng việc có các bằng chứng dựa trên nghiên cứu về công bằng trong y tế để xây dựng được các chính sách và hoạt động hướng tới công bằng là rất cần thiết.

Page 23: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

21

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tạo ra và cung cấp các bằng chứng cập nhật về thực trạng công bằng y tế, sức khỏe ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ được các bên liên quan trong hệ thống y tế Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng các chính sách và can thiệp dựa trên bằng chứng theo định hướng công bằng.

Cụ thể, nghiên cứu này nhằm mô tả, phân tích thực trạng và mức độ bất công bằng giữa các nhóm dân cư phân theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội về một số chỉ số y tế, sức khỏe, bao gồm:

1) Bất công bằng về sức khỏe;

2) Bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

3) Bất công bằng về chi trả chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; và

4) Bất công bằng về một số hành vi có liên quan đến sức khỏe.

Page 24: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

22

KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

Khái niệm bình đẳng và công bằng y tế, sức khỏe

Bình đẳng (equality) và bất bình đẳng (inequality) đề cập đến sự khác biệt. Bất bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe là thuật ngữ dùng để chỉ ra sự khác biệt về một chỉ số y tế, sức khỏe nào đó giữa các cá nhân hoặc các nhóm kinh tế-xã hội trong xã hội. Bất công bằng y tế, sức khỏe (inequity) đề cập đến sự bất bình đẳng được cho là do có sự bất công nào đó [12, 13] hoặc “những khác biệt về các chỉ số y tế, sức khỏe giữa nhóm dân số yếu thế so với nhóm dân số có lợi thế hơn trong xã hội và sự khác biệt này có thể phòng tránh được” [9, 14, 15].

Ví dụ về sự bất bình đẳng y tế, sức khỏe là tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn tuổi thường cao hơn so với những người trong độ tuổi từ 25-34 tuổi. Điều này là không thể tránh khỏi (do nguồn gốc sinh học) và không hàm ý bất công bằng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ mắc bệnh ở những người cao tuổi nghèo cao hơn so với những người cao tuổi không nghèo thì đây chính là sự bất bình đẳng có thể phòng tránh được hay là bất công bằng (bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, vv…). Sự khác biệt giữa sự bất bình đẳng và bất công bằng về y tế được minh họa trong Hình 2.

Hình 2: Bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe

Bất bình đẳng y tế,sức khỏe

Không phòng tránh đượcCó thể giải thích được

Có thể phòng tránh được,và không thể giải thíchđược = bất công bằng

Công bằng y tế, sức khỏe bao gồm công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau đối với những người có hoàn cảnh như nhau (ví dụ có cùng “nhu cầu”). Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau với những người có hoàn cảnh khác nhau (ví dụ có “nhu cầu” khác nhau) [9] .

Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bất bình đẳng y tế, sức khỏe

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bất bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (Hình 3) [16]. Khung lý thuyết đã được mô tả và phân tích chi tiết trong báo cáo trước đây của chúng tôi [9].

Page 25: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

23

Hình 3: Bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe

Bối cảnh kinh tế,chính trị, xã hội

Giá trị văn hóavà xã hội

Chính sáchKinh tế vĩ môXã Hội

Địa vị xã hội:Giáo dục

Nghề nghiệp

Thu nhập

Giới

Dân tộc/Màu da

Điều kiện vật chất

Gắn kết xã hội

Yếu tố tinh thần

Hành vi

Yếu tố sinh học

Phân bố

tình trạng

sức khỏe

và hạnh phúc

Quản trị

Hệ thống y tế

Các chỉ số xã hội quyết định sức khỏe và bất bình đẳng trong y tế

Căn cứ các nguồn số liệu hiện có, chúng tôi tập trung phân tích bốn khía cạnh chính của công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam, bao gồm:

1) Chỉ số sức khỏe (Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe);

2) Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Có bảo hiểm y tế, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em);

3) Chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Phân tích lũy tiến trong việc chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình và các tác động của chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình);

4) Hành vi có liên quan đến sức khỏe (hút thuốc và lạm dụng rượu bia).

Bất công bằng về các khía cạnh kể trên được so sánh giữa các nhóm dân cư phân chia theo:

1. Giới tính

2. Độ tuổ i

3. Trình độ học vấn

4. Dân tộc

5. Tình trạng kinh tế

6. Nơi cư trú (thành thị và nông thôn)

Page 26: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

24

Hình 4 thể hiện phạm vi nghiên cứu của báo cáo này:

Hình 4: Phạm vi nghiên cứu

Giới

Độ tuổi

Học vấn

Dân tộc

Tình trạng kinh tế

Nơi cư trú

Bất công bằng về

các chỉ số sức khỏe

Bất công bằng trong

tiếp cận dịch vụ

y tế

Bất công bằng trong chi trả phí

dịch vụ y tế

Bất công bằng trong

hành vi sức khỏe

Khung lý thuyết về bao phủ y tế toàn dân

“Bao phủ y tế toàn dân” (UHC) hiện nay được coi là khái niệm hữu ích trong lĩnh vực y tế công cộng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa UHC là một mục tiêu, theo đó tất cả mọi người đều có thể tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết mà không gặp khó khăn về tài chính khi chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [17].

1) Bao phủ dân số hoặc độ rộng bao phủ: Tỷ lệ dân số được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mức độ và phân bổ bao phủ giữa các nhóm dân số khác nhau thể hiện rõ tầm quan trọng của công bằng trong độ bao phủ theo thu nhập hoặc sự giàu có, giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, tình trạng di cư, và sắc tộc;

2) Độ bao phủ của dịch vụ hoặc độ sâu của bao phủ: Phạm vi các dịch vụ được bao phủ (dựa vào kỳ vọng rằng tất cả mọi người đều có thể được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần);

3) Bao phủ tài chính, bao phủ chi phí hay chiều cao của bao phủ: Tỉ lệ tổng chi phí y tế được chi trả thông qua bảo hiểm hoặc các hình thức chia sẻ rủi ro khác. Điều này có nghĩa là người dân không gặp khó khăn về tài chính khi chi trả phí các dịch vụ mà họ cần (Hình 5.) [17].

Page 27: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

25

Hình 5: Ba khía cạnh của bao phủ y tế toàn dân

Giảm thiểu chi phí

Quỹ bảo hiểm hiện tại

Bao phủ theo dân số: Ai là người được bao

Bao phủ dịch vụ:Các dịch vụ nào được bao phủ?

Bao gồm các dịch vụ khác

Mở rộng cho những người không được bao phủ

Các chi phí trực tiếp: Tỷ lệ chi phí được bao phủ

Trong nghiên cứu này, khung lý thuyết về bao phủ y tế toàn dân được áp dụng khi phân tích sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

1) Bao phủ dân số và bao phủ dịch vụ: Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (tham gia bảo hiểm y tế, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em);

2) Bao phủ tài chính: Chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (chi phí lũy tiến trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình và tác động của chi phí thảm họa và nghèo hóa liên quan đến chi phí cho y tế).

Page 28: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

26

PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp tiếp cận và nguồn số liệu

Nghiên cứu này dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp. Chúng tôi lựa chọn 4 cuộc điều tra cộng đồng có quy mô đại diện toàn quốc gần đây ở Việt Nam (Bảng 2)1.

Công bằng về

sức khỏe

Công bằng trong tiếp

cận các dịch vụ chăm sóc

sức khỏe

Công bằng trong việc chi

trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Công bằng trong các

hành vi nguy cơ sức khỏe

chính

Điều tra đa chỉ số theo cụm (MICS4) 2010-2011 X X

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) năm 20082 X

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2010 (VLSS) X X

Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010

X

Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 (SAVY2) X

Bảng 2: Nguồn số liệu cho nghiên cứu

Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam (MICS) năm 2010-2011

Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam năm 2010 - 2011 (MICS4) được Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện. Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đã hỗ trợ tài chính cho cuộc điều tra này.

MICS4 cung cấp những thông tin có giá trị và những bằng chứng mới nhất về tình hình trẻ em và phụ nữ Việt Nam. Điều tra bao gồm một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến các điều kiện sức khỏe, phát triển và đời sống của phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Điều tra được thiết kế để thu thập thông tin về một số lượng lớn các chỉ số cần thiết để giám sát các mục đích và mục tiêu trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, Tuyên bố Thế giới dành cho Trẻ em cũng như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020.

1 Chúng tôi chỉ lựa chọn dựa trên các cuộc điều tra dân số trên cả nước đại diện được thực hiện trong 5 năm qua cho nghiên cứu này.

2 VLSS năm 2008 có dữ liệu về tỷ lệ mắc bệnh trong khi VLSS 2010 không có.

Page 29: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

27

Cuộc điều tra thể hiện số liệu trên quan điểm công bằng bằng cách chỉ ra sự bất bình đẳng theo giới tính, khu vực, địa bàn, dân tộc, mức sống và các đặc trưng khác. MICS4 điều tra 11.614 hộ gia đình và cung cấp một bức tranh toàn diện về trẻ em và phụ nữ trên cả sáu vùng địa lý của Việt Nam.

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2008 và 2010

VLSS là một điều tra liên ngành nghề về các hộ gia đình do Tổng cục Thống kê (GSO), Việt Nam tiến hành hai năm một lần. Cuộc điều tra thu thập thông tin thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các chủ hộ và cán bộ chủ chốt ở các xã thuộc địa bàn điều tra mẫu.

VLSS đã tiến hành điều tra 36.756 hộ gia đình vào năm 2008 và 46.995 hộ gia đình vào năm 2010. Tuy nhiên, số hộ gia đình được đưa vào phân tích trong nghiên cứu này (với các thông tin về chi tiêu) là 9.189 năm 2008, và 9.402 năm 2010. Số các hộ gia đình trong điều tra năm 2008 và 2010 được cung cấp trọng số cho phân tích lần lượt là 20.960.121 và 22.334.062.

Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010

GATS Việt Nam 2010 là một cuộc điều tra đại diện toàn quốc tất cả nam giới và nữ giới từ 15 tuổi trở lên. Tổng cộng có 9.925 cá nhân tham gia phỏng vấn, đại diện cho 64,3 triệu người 15 tuổi trở lên sống ở Việt Nam. Tỷ lệ trả lời đầy đủ số lượng câu hỏi là 92,7%. Bảng câu hỏi GATS Việt Nam gồm tám phần đó là: thông tin chung, việc sử dụng thuốc lá (hút thuốc có khói và không khói), việc cai thuốc, hút thuốc gián tiếp, kinh tế, truyền thông, và kiến thức, thái độ và nhận thức. Tổng cục Thống kê là cơ quan thực hiện thu thập số liệu, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Ủy ban liên bộ chuyên trách về Thuốc lá và Sức khỏe Việt Nam (VINACOSH) của Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội hỗ trợ giám sát. Số liệu được thu thập từ 22 tháng 3 năm 2010 đến ngày 13 tháng 5 năm 2010 tại tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện bằng tiếng Việt và sử dụng thiết bị cầm tay để ghi nhận thông tin.

Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam 2010 (SAVY2)

Đây là cuộc điều tra về thanh thiếu niên lớn nhất và toàn diện nhất tại Việt Nam. Cuộc điều tra do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (GSO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) phối hợp thực hiện. Tham gia điều tra này có gần 7.600 thanh thiếu niên trong 42 tỉnh thành trên cả nước bao gồm cả nam và nữ, đã lập gia đình và chưa lập gia đình, dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 30: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

28

Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe

Trong nghiên cứu này, bốn phương pháp tiếp cận cơ bản được sử dụng, đó là 1) So sánh mô tả, 2) Biểu đồ tập trung, 3) Chỉ số tập trung, và 4) Phân tích thành phần Chỉ số tập trung (Hình 6):

Hình 6: Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất công bằng y tế, sức khỏe

So sánh mô tả

Biểu đồ tập trung

Chỉ số tập trung

Thành phần của chỉ số tập trung

So sánh mô tả

Đây là phương pháp đơn giản nhất để đo lường thực trạng bất công bằng y tế, sức khỏe. Tỷ lệ (đối với biến số phân loại) và trung bình hoặc trung vị (đối với biến số liên tục) được so sánh giữa các nhóm dân số khác nhau. Phương pháp này cho chúng ta thấy rõ được sự phân bố biến số cần nghiên cứu giữa các nhóm dân cư khác nhau.

Biểu đồ tập trung

Đồ thị biểu đồ tập trung được sử dụng rộng rãi để mô tả mức độ bất bình đẳng, công bằng về y tế, sức khỏe [18-23]. Biểu đồ tập trung thể hiện mối liên quan giữa tỷ lệ tích lũy của một đặc tính y tế, sức khỏe nào đó với tỷ lệ tích lũy người dân trong cộng đồng được sắp xếp theo tình trạng kinh tế từ nghèo nhất đến giàu nhất. Nếu tất cả mọi người đều có mức (số lượng) đặc tính y tế, sức khỏe đang quan tâm như nhau (bình đẳng) thì biểu đồ tập trung sẽ là một đường chếch 45 độ, chạy từ góc trái phía dưới đến góc phải phía trên (đường bình đẳng). Biểu đồ tập trung càng xa đường bình đẳng thì mức độ bất bình đẳng, công bằng y tế, sức khỏe càng cao. Nếu đặc tính y tế, sức khỏe được đo lường là “xấu” (ví dụ bị ốm đau, bệnh tật nhiều hơn), thì biểu đồ tập trung nằm phía trên đường bình đẳng, cho ta thấy nhóm dân số nghèo nhất là những người phải chịu nhiều hơn gánh nặng y tế, sức khỏe (Hình 7).

Page 31: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

29

Hình 7: Biểu đồ tập trung về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

00 20 40 60 70 100

% cộng dồn trẻ em dưới 5 tuổi sắp xếp theo tình trạng kinh tế

Đường bình đẳng

Suy dinh dưỡng nặng% c

ộng

dồn

trẻ

suy

dinh

dưỡ

ng n

ặng

Ngược lại, nếu đặc tính y tế, sức khỏe đang quan tâm là “tốt”, ví dụ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay điểm số về tình trạng sức khỏe, thì biểu đồ tập trung nằm phía dưới đường bình đẳng, cho thấy nhóm dân số nghèo nhất là những người ít được hưởng lợi hơn.

Chỉ số tập trung

Chỉ số tập trung (CI) cũng thường được sử dụng để đo lường mức độ bất bình đẳng, công bằng y tế, sức khỏe [24, 25]. Chỉ số này được tính bằng 2 lần tỷ lệ diện tích nằm giữa biểu đồ tập trung và đường bình đẳng. Chỉ số này có độ lớn nằm trong khoảng -1 và +1. Khi chỉ số này bằng 0, nghĩa là không có bất bình đẳng, công bằng. Chỉ số tập trung mang giá trị âm khi biểu đồ tập trung nằm phía trên của đường bình đẳng. CI có giá trị dương khi biểu đồ tập trung nằm phía dưới đường bình đẳng. Giá trị tuyệt đối của CI có thể dùng trong lượng giá mức độ bất bình đằng, công bằng. Giá trị tuyệt đối của CI càng lớn thì mức độ bất bình đẳng, công bằng càng nặng nề.

Chúng tôi tạm quy ước là chỉ số tập trung nhỏ hơn 0,2 thể hiện mức độ bất bình đẳng thấp. Chỉ số tập trung trong khoảng từ 0,2 đến 0,39 thì mức độ bất bình đẳng trung bình. Chỉ số tập trung giữa 0,4 và 0,6 thì mức độ bất bình đẳng nghiêm trọng. Đây là ngưỡng cho thấy cần có giải pháp can thiệp khẩn cấp. Chỉ số tập trung ≥ 0,6 thì mức độ bất bình đẳng rất nghiêm trọng (Bảng 3) [26].

Page 32: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

30

Giá trị tuyệt đối của chỉ số tập trung Ý nghĩa

0 Hoàn toàn bình đẳng

< 0,2 Bất bình đẳng ít

0,2 - 0,39 Bất bình đẳng trung bình

0,4 - 0,59 Bất bình đẳng nghiêm trọng

> 0,6 Bất bình đẳng rất nghiêm trọng

Bảng 3: Mức độ bất bình đẳng theo giá trị của chỉ số tập trung

Chúng tôi tính toán khoảng tin cậy 95% của chỉ số CI là để phản ánh mức độ chính xác của các ước tính. Khoảng tin cậy của một tham số bao hàm giá trị bằng 0 phản ánh sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm dân cư (sự khác biệt không phải là ngẫu nhiên) (Bảng 4).

Biến kết quả đầu ra

Chỉ số tập trung Khoảng tin cậy Phiên giải

Mắc bệnh/ốm đau (tình trạng sức khỏe xấu)

-0,5 - 0,4 đến - 0,6 (Không bao gồm

giá trị 0)

Bất bình đẳng nghiêm trọng. Nhóm “yếu thế” trong xã hội có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê

Mắc bệnh/ốm đau (tình trạng sức khỏe xấu)

-0,1 - 0,3 đến 0,1(Bao gồm giá trị 0)

Bất bình đẳng ít. Nhóm “yếu thế” trong xã hội sẽ có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Thang điểm sức khỏe (tình trạng sức khỏe tốt)

0,5 0,4 đến 0,6(không bao gồm

giá trị 0)

Bất bình đẳng nghiêm trọng. Nhóm “yếu thế” trong xã hội có điểm số sức khỏe thấp hơn hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Thang điểm sức khỏe (tình trạng

sức khỏe tốt)

0,1 - 0,1 đến 0,3(bao gồm giá trị 0)

Bất bình đẳng ít. Nhóm “yếu thế” trong xã hội có điểm số về sức khỏe thấp hơn và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4: Phiên giải chỉ số tập trung

* Dân số được xếp hạng theo điều kiện kinh tế - xã hội (từ nhóm thiệt thòi nhất đến nhóm thuận lợi nhất).

Phân tích thành phần chỉ số tập trung

Chỉ số tập trung thể hiện tác động tổng hợp của các yếu tố quyết định. Việc phân tích thành phần chỉ số tập trung (decomposition) cho chúng ta biết những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến mức độ bất bình đẳng về chỉ số y tế, sức khỏe chúng ta đang quan tâm [27]. Khi bất bình đẳng về các biến số quan tâm (tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khả năng chi trả phí

Page 33: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

31

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, yếu tố nguy cơ, vv) được phát hiện từ các phân tích, chúng tôi áp dụng mô hình hồi quy để phân tích thành phần các yếu tố ảnh hưởng3. Mô hình hồi quy chỉ được thực hiện đối với những vấn đề có chỉ số tập trung bằng hoặc lớn hơn 0,2 (bất bình đẳng trung bình hoặc nghiêm trọng).

Chúng tôi áp dụng các phương pháp của Ngân hàng Thế giới để phân tích thành phần Chỉ số tập trung [27]. Cả mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính đã được thực hiện để kiểm tra các mối quan hệ giữa biến số kết quả và một số biến số giải thích cơ bản như độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế và nơi cư trú, và các yếu tố nhiễu tiềm tàng khác (Hình 8).

Cần lưu ý rằng việc phân tích không hàm ý bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào và chỉ có thể nói rằng có sự khác biệt (có thể quan sát được) về biến số tình trạng kết quả giữa các nhóm phân theo tình trạng kinh tế xã hội.

Hình 8: Phương trình hồi quy tổng quát

Y = a + b * Độ tuổi + c * Giới + d * Trình độ học vấn + e * Dân tộc +

f * Tình trạng kinh tế + g * Nơi cư trú + h * Yếu tố khác + ε Trong đó:

Y là biến số kết quả (nguyên dạng hoặc chuyển dạng)a là hằng sốb-g hệ số hồi quy của các biến số kinh tế - xã hộih là hệ số của biến giải thích khácε là số dư

Bước cuối cùng của phân tích này là tính phần trăm mức độ đóng góp của từng yếu tố đối với mức mất bình đẳng công bằng (Hình 12 là một ví dụ).

Phân tích lũy tiến, chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

Cách tiếp cận này được sử dụng để phân tích sự công bằng trong các khoản chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Phương pháp này sử dụng biến số sau đây:

Chi trả y tế bằng tiền túi: Chi trả y tế bằng tiền túi đề cập đến các hộ gia đình chi trả vào thời điểm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thông thường các chi phí bao gồm phí khám bác sĩ, mua thuốc và hóa đơn bệnh viện. Mặc dù chi tiêu vào các khoản khác thay thế và/hoặc y học cổ truyền được tính trong chi trả bằng tiền túi, chi phí cho đi lại và các chi phí liên quan đến sức khỏe và

3 Chúng tôi chỉ thực hiện việc phân tách chỉ số công bằng theo tình trạng kinh tế bởi vì chỉ có tình trạng kinh tế có thể được đo lường bằng một tham số “thực sự” liên tục (chi tiêu hoặc chỉ số tài sản).

Page 34: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

32

dinh dưỡng không được tính vào chi phí này. Chi trả bằng tiền túi không tính các khoản bồi hoàn của bảo hiểm y tế.

Khả năng chi trả của hộ gia đình: Khả năng chi trả của một hộ gia đình được định nghĩa là phần chi tiêu còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu dành cho các nhu cầu sinh sống cơ bản cần được đáp ứng. Chi tiêu dành cho các nhu cầu sinh sống cơ bản cần được đáp ứng là yêu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống cơ bản trong một xã hội.

Phân tích lũy tiến: Lũy tiến của chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đánh giá dựa trên chỉ số Kakwani. Chỉ số Kakwani được định nghĩa là 2 lần diện tích giữa biểu đồ tập trung về chi phí y tế và biểu đồ tập trung về khả năng chi trả. Chỉ số được tính theo công thức πK = C-G, trong đó C là chỉ số tập trung về chi phí y tế và G là chỉ số tập trung về khả năng chi trả. Giá trị của Kπ nằm trong khoảng từ [-2 (=-1-G)] và [+1; (= 1-G)]. Nếu kết quả âm thì là lũy thoái. Kết quả dương thì là lũy tiến. Trong trường hợp cân đối, biểu đồ tập trung chi trả trùng với biểu đồ tập trung khả năng chi trả và chỉ số tập trung bằng 0 ([23] (Hình 9).

Hình 9: Minh họa chỉ số Kakwani

% cộng dồn biến số nghiên cứu

0% 100%

Lpay(p)

Lpre(p)

% cộng dồn dân số, sắp xếp theo thu nhập

Chúng tôi sử dụng các định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa [28, 29].

Chi phí y tế thảm họa: Chi phí y tế thảm họa xảy ra khi chi trả tiền túi của một hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình.

Nghèo hóa: Một hộ gia đình từ không nghèo trở thành nghèo do chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Page 35: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

33

Phân tích số liệu

Số liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm thống kê Stata phiên bản 11. Phần mềm được sử dụng trong tất cả các phân tích. Để phân tích mô hình và mức độ bất bình đẳng, công bằng về các chỉ số y tế, sức khỏe đã được lựa chọn, các nhóm dân số được sắp xếp từ nhóm “yếu thế” nhất đến nhóm có lợi thế nhất:

Giới tính (1 = Nữ, 2 = Nam)

Tuổi (xếp hạng từ nhóm trẻ nhất đến già nhất)

Trình độ học vấn (Xếp hạng từ trình độ học vấn thấp nhất đến trình độ học vấn cao nhất)

Dân tộc (1 = Nhóm dân tộc thiểu số, 2 = Dân tộc Kinh)

Tình trạng kinh tế (Xếp hạng từ những người nghèo nhất đến những người giàu nhất). Ở Việt Nam, rất khó đo lường tình trạng kinh tế trên cơ sở chi phí. Trong nghiên cứu này, tình trạng kinh tế được đo bằng cách sử dụng chỉ số “thịnh vượng” (wealth index) dựa vào tài sản. Chỉ số “thịnh vượng” được xây dựng dựa trên số tài sản mà một hộ gia đình sở hữu sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính [30].

Nơi cư trú (1 = Nông thôn, 2 = Đô thị).

Số liệu chủ yếu được trình bày dưới hình thức mô tả. Giá trị 95% khoảng tin cậy được tính toán. Cả hai mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính (Poisson, Logistics) được thực hiện để phân tích mối liên quan giữa các biến số kết quả khác nhau và các biến giải thích.

Page 36: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

34

BẤT CÔNG BẰNG VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng

Tầm quan trọng của chỉ số

Trong y tế công cộng, đánh giá tình trạng sức khỏe dân cư thường sử dụng phương pháp tự khai báo, vì phương pháp này có thể nắm bắt thông tin về nhu cầu sức khỏe của người dân. Tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng được coi là một nguồn thông tin tiềm năng và quan trọng khi ước tính tỷ lệ hiện mắc bệnh tật và ốm đau trong dân số [31].

Nguồn số liệu

Báo cáo này sử dụng số liệu về các triệu chứng ốm đau, bệnh tật tự khai báo có trong điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS 2008).

Chỉ số

Biến kết quả: Phân tích số liệu về các triệu chứng/ca bệnh tự khai báo (đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau bụng, đau đớn, v.v) của các thành viên hộ gia đình trong vòng 4 tuần trước ngày phỏng vấn.

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân cư dùng để so sánh gồm:

1) Giới Tính

2) Độ tuổi

3) Trình độ học vấn

4) Dân tộc

5) Tình trạng kinh tế

6) Nơi cư trú

Biến số

Bảng 5 trình bày so sánh mô tả về bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng người dân Việt Nam theo các biến số kinh tế - xã hội. Tỷ lệ cá nhân có bất kỳ triệu chứng ốm đau, bệnh tật trong vòng 4 tuần trước ngày phỏng vấn là 16,2%.

Tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng cao hơn trong nhóm: 1) phụ nữ; 2) trẻ dưới 6 tuổi hoặc người trên 60 tuổi; 3) những người có trình độ học vấn thấp; 4) thuộc nhóm người Kinh; 5) người có tình trạng kinh tế thấp hơn, và 6)những người sống ở khu vực nông thôn (Bảng 5).

Page 37: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

35

Dân số Số người ốm đau, bệnh tật trong 4 tuần

Tỷ lệ ốm đau, bệnh tật trong 4 tuần

Giới TínhNữ 44.100.000 7.710.000 17,5%

Nam 42.300.000 6.310.000 14,9%

Độ tuổi

<6 6.790.000 1.750.000 25,7%

6-18 21.200.000 2.460.000 11,6%

19-29 15.400.000 1.220.000 7,9%

30-39 11.700.000 1.530.000 13,0%

40-49 12.700.000 2.040.000 16,1%

50-59 9.270.000 1.960.000 21,1%

60+ 9.250.000 3.060.000 33,1%

Trình độ học vấn

Tiểu học 48.800.000 9.670.000 19,8%

Trung học cơ sở 20.900.000 2.670.000 12,8%

Trung học phổ thông 13.100.000 1.320.000 10,1%

Cao đẳng/Đại học 3.490.000 349.000 10,0%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 12.100.000 1.790.000 14,8%

Dân tộc Kinh 74.200.000 12.200.000 16,5%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 17.000.000 3.060.000 18,0%

Tương đối nghèo 16.800.000 2.710.000 16,2%

Trung bình 17.500.000 2.670.000 15,2%

Tương đối giàu 17.600.000 2.900.000 16,5%

Giàu nhất 17.400.000 2.670.000 15,3%

Nơi cư trú

Nông thôn 62.500.000 10.200.000 16,3%

Đô thị 23.900.000 3.850.000 16,2%

TỔNG 86.300.000 14.000.000 16,2%

Bảng 5: So sánh bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng

Page 38: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

36

Biểu đồ tập trung cũng chỉ ra rằng phụ nữ, trẻ em, hoặc người già, nhóm có trình độ học vấn thấp hơn, người Kinh, người nghèo và những người sống ở khu vực nông thôn bị ốm đau, bệnh tật nhiều hơn (Hình 10).

Hình 10: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo độ tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo độ tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo dân tộc

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo giới

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo nơi cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line ill4

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật theo nơi cư trú

Page 39: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

37

Chỉ số tập trung cũng cho thấy mức độ bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo là lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân cư phân tầng theo độ tuổi (0,15), tiếp theo là theo giới tính (0,10), dân tộc (0,10), trình độ học vấn (-0,09), nơi cư trú (0,07) và tình trạng kinh tế (-0,02). Bất bình đẳng về tỷ lệ bệnh theo tình trạng kinh tế không có ý nghĩa thống kê (Bảng 6). Vì chỉ số tập trung bất bình đẳng kinh tế trong tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng nhỏ hơn 0,2, nên việc phân tích thành phần chỉ số tập trung không được thực hiện.

Nhóm dân số Chỉ số tập trung CIKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới -0,09 -0,08 -0,11

Độ tuổi 0,15 0,13 0,17

Trình độ học vấn - 0,09 - 0,01 - 0,11

Dân tộc 0,10 0,09 0,12

Tình trạng kinh tế - 0,002 - 0,02 0,01

Nơi cư trú -0,07 -0,05 -0,08

Bảng 6: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo

Những nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, ở

Việt Nam vẫn tồn tại sự bất bình đẳng về tỷ lệ mắc bệnh tự khai báo theo giới, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc và nơi cư trú. Sự bất bình đẳng theo giới, trình độ học vấn và nơi cư trú có thể phòng tránh được, do đó có thể được coi là có vấn đề về bất công bằng. Chúng tôi nhận thấy rằng bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng thường xảy ra đối với phụ nữ, những người có trình độ học vấn thấp hơn và người dân nông thôn. Những phát hiện này cũng tương tự với kết quả các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam cho thấy phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, tỷ lệ ốm đau giảm khi trình độ học vấn tăng, và người dân ở khu vực nông thôn bị bệnh thường xuyên hơn người dân ở vùng đô thị [32-34].

Mức độ bất công bằng: Chúng tôi nhận thấy mức độ bất công bằng về tỷ lệ mắc bệnh tự báo cáo trong dân số Việt Nam thấp (CIs < 0,2).

Page 40: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

38

Bất công bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em

Tầm quan trọng của chỉ số

Tỷ lệ tử vong trẻ em được định nghĩa là số trẻ tử vong dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi trong tổng số trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong trẻ em là một chỉ số quan trọng để đánh giá về quyền con người và sự phát triển của một quốc gia. Việt Nam đã thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bao gồm các mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em giữa các năm 1990 và 2015 (Mục tiêu Thiên niên kỷ 4) [35]. Đánh giá mức độ Bất công bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em cho phép các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch hiểu rõ hơn tiến trình đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, và trên cơ sở đó, có những hoạt động và chính sách để cải thiện vấn đề này.

Nguồn số liệu

Số liệu từ điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam năm 2010-2011 (MICS4) được sử dụng để phân tích sự Bất công bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Việt Nam.Biến số và các mô hình được sử dụng

Biến kết quả: Chúng tôi phân tích số lượng trẻ em tử vong được báo cáo bởi những phụ nữ tham gia điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam năm 2010-2011 (MICS4).

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân cư được sử dụng để so sánh bao gồm:

1) Độ tuổi của mẹ;

2) Trình độ học vấn của mẹ;

3) Dân tộc của chủ hộ;

4) Tình trạng kinh tế;

5) Nơi cư trú.

Phương pháp hồi quy Poisson được thực hiện để phân tích mối liên quan giữa biến số kết quả và các biến số giải thích.

Kết quả

Bảng 7 thể hiện so sánh mô tả bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em giữa các nhóm kinh tế - xã hội. Số lượng trẻ em tử vong trung bình trên tổng số phụ nữ là 0,0533 và số lượng trẻ em tử vong trung bình trên tổng số trẻ em sinh ra tại Việt Nam là 0,022. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở nhóm trẻ em: 1) có mẹ lớn tuổi; 2) có mẹ có trình độ học vấn thấp 3) là người dân tộc thiểu số; 4) có tình trạng kinh tế kém hơn và 5) sống ở khu vực nông thôn.

Page 41: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

39

Số lượng phụ nữ

Số trẻ em tử vong

Tỷ lệ tử vong trẻ/mẹ

Tỷ lệ tử vong trẻ/

số trẻ được sinh ra

Độ tuổi của mẹ

15-19 1.651 1 0,0006 0,0135

20-24 1.540 11 0,0071 0,0068

25-29 1.736 33 0,0190 0,0117

30-34 1.742 45 0,0258 0,0098

35-39 1.595 121 0,0759 0,0260

40-44 1.564 158 0,1010 0,0289

45-49 1.396 229 0,1640 0,0435

Trình độ học vấn

Không có trình độ 424 88 0,2075 0,0541

Tiểu học 1.798 170 0,0945 0,0281

Trung học cơ sở 4.356 250 0,0574 0,0211

Trung học phổ thông 2.779 67 0,0241 0,0189

Cao đẳng/Đại học 1.867 23 0,0123 0,0094

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 1.170 143 0,1222 0,0422

Dân tộc Kinh 10.100 455 0,0453 0,0197

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 1.895 199 0,1050 0,0366

Tương đối nghèo 2.074 166 0,0800 0,0316

Trung bình 2.332 101 0,0433 0,0175

Tương đối giàu 2.415 78 0,0323 0,0150

Giàu nhất 2.508 54 0,0215 0,0120

Nơi cư trú

Nông thôn 7.569 488 0,0645 0,0249

Đô thị 3.655 110 0,0301 0,0159

Tổng 11.224 598 0,0533 0,0222

Bảng 7: So sánh mô tả bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy rằng tỷ lệ tử vong ở trẻ xảy ra nhiều hơn ở nhóm mà mẹ cao tuổi, trình độ học vấn thấp hơn, dân tộc thiểu số, nhóm có mức sống thấp hơn và ở vùng nông thôn (Hình 11).

Page 42: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

40

Hình 11: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em

Chỉ số tập trung cho ta thấy mức độ bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em là lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số phân chia theo độ tuổi của người mẹ (0.53), tiếp theo là theo trình độ học vấn của người mẹ (-0.40), tình trạng kinh tế hộ gia đình (-0.31), nơi cư trú (-0.17) và dân tộc của chủ hộ (-0.13). Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa các nhóm này là có ý nghĩa thống kê (Bảng 8).

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo nơi cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cdead

Bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cdead

Bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo trình độ học vấn của người mẹ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cdead

Bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo độ tuổi của người mẹ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cdead

Bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cdead

Bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo nhóm dân tộc

Page 43: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

41

Bảng 8: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em

Nhóm dân số CIKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Độ tuổi của người mẹ 0,53 0,49 0,57

Trình độ học vấn của người mẹ -0,40 -0,44 -0,36

Dân tộc -0,13 -0,20 -0,07

Tình trạng kinh tế -0,31 -0,36 -0,27

Nơi cư trú -0,17 -0,22 -0,12

Hình 12 cho thấy tỷ lệ (%) đóng góp của các yếu tố khác nhau trong bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế về tỷ lệ tử vong trẻ em. Mức đóng góp của tình trạng kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn của người mẹ, dân tộc và nơi cư trú đối với bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em lần lượt là 55%, 26,7%, 11,4% và 6,9%.

Hình 12: Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về tỷ lệ tử vong trẻ em (phân tích đa biến)

Nơi cư trú6,9%

Trình độ học vấn của

người mẹ 26,7%

Nhóm dân tộc11,4%

Tình trạng kinh tế 55,0%

Page 44: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

42

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Việt Nam đã đạt được cả hai mục tiêu quan

trọng liên quan tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đặt ra tại Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG4, trong đó hai chỉ số tỷ lệ tử vong này đã được giảm xuống còn một nửa từ năm 1990 đến năm 2006 [35]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không phải tất cả các nhóm dân số đều đạt mục tiêu này. Vẫn có sự bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về tỷ lệ tử vong trẻ em và điều này không thể giải thích được và có ý nghĩa bất công bằng. Bất công bằng về tỷ lệ tử vong trẻ em cao hơn ở nhưng trẻ có 1) mẹ lớn tuổi; 2) mẹ có trình độ học vấn thấp; 3) thuộc nhóm dân tộc thiểu số; 4) có tình trạng kinh tế khó khăn hơn; và 5) sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, kết quả phân tích thành phần cũng cho thấy bất công bằng giữa các nhóm kinh tế về tỷ lệ tử vong trẻ em không chỉ liên quan với sự khác biệt về tình trạng kinh tế giữa các nhóm dân số mà còn do các yếu tố kinh tế-xã hội khác như trình độ học vấn của người mẹ, nhóm dân tộc và nơi cư trú.

Mức độ bất công bằng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ bất công bằng về tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất liên quan đến độ tuổi của người mẹ (bất công bằng nghiêm trọng, chỉ số tập trung CI dao động trong khoảng 0,4 và 0,59). Mức độ bất công bằng về tỷ lệ tử vong trẻ em theo trình độ học vấn của người mẹ và tình trạng kinh tế ở mức trung bình (chỉ số tập trung dao động trong khoảng 0,2 và 0,39), trong khi bất công bằng tỷ lệ tử vong trẻ em theo nhóm dân tộc và nơi cư trú được đánh giá ở mức thấp (CI<0,2). Các báo cáo trước đây tại Việt Nam cho thấy vẫn còn tồn tại sự bất công bằng đáng kể trong tỷ lệ tử vong trẻ em giữa các nhóm dân số khác nhau [35, 36].

Page 45: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

43

Bất công bằng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em

Tầm quan trọng của chỉ số

Trẻ em là đối tượng dễ “tổn thương” và dễ mắc các loại bệnh khác nhau nhất, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Kết quả nghiên cứu đặc điểm bất công bằng liên quan về tình trạng mắc bệnh ở trẻ em đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lập kế hoạch y tế và hoạch định chính sách nhằm đảm bảo quyền được sống và phát triển khỏe mạnh của trẻ em.

Nguồn số liệu

Số liệu về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em được lấy từ Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011 (MICS4).

Biến số

Biến kết quả: Số liệu về 3 tình trạng ốm đau, bệnh tật ở trẻ em bao gồm tiêu chảy, ho và sốt trong 2 tuần trước ngày tiến hành phỏng vấn được sử dụng.

Biến giải thích (nhóm dân cư): Các nhóm dân cư được đưa vào so sánh bao gồm:

1) Giới tính của trẻ;

2) Trình độ học vấn của người mẹ;

3) Dân tộc của chủ hộ;

4) Tình trạng kinh tế;

5) Nơi cư trú.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 9 trình bày kết quả so sánh mô tả sự khác biệt về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em giữa các nhóm kinh tế xã hội. Tỷ lệ trẻ em mắc tiêu chảy, ho, sốt và mắc 1 trong 3 bệnh này lần lượt là 7,4%, 41,0%, 16,8% và 43,6%.

Các nhóm trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bao gồm: 1) các bé trai; 2) những trẻ em mà mẹ của chúng có trình độ học vấn thấp hơn (ngoại trừ ho và các triệu chứng, bệnh khác); 3) các trẻ em dân tộc thiểu số; 4) các trẻ có mức sống thấp hơn và 5) các trẻ sống ở vùng nông thôn.

Page 46: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

44

Bảng 9: So sánh mô tả bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em

Tiêu chảy Ho Sốt Khác

Giới tính của trẻ

Nữ 7,3% 39,6% 15,4% 42,2%

Nam 7,4% 42,4% 18,1% 45,0%

Trình độ học vấn

Không 9,8% 39,3% 20,2% 37,6%

Tiểu học 7,0% 43,8% 17,4% 45,8%

Trung học cơ sở 7,5% 42,4% 18,0% 45,4%

Trung học phổ thông 7,0% 37,2% 14,0% 39,9%

Đại học 7,1% 39,3% 15,3% 42,8%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 12,2% 44,3% 17,4% 46,8%

Dân tộc Kinh 6,7% 40,6% 16,7% 43,2%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 9,6% 46,8% 20,7% 48,9%

Tương đối nghèo 7,5% 42,1% 14,7% 44,6%

Bình thường 7,4% 38,8% 15,8% 42,3%

Tương đối giàu 6,2% 41,0% 17,0% 42,5%

Giàu nhất 6,1% 36,2% 15,2% 39,6%

Nơi cư trú

Nông thôn 8,2% 41,2% 17,1% 44,0%

Đô thị 5,3% 40,5% 15,9% 42,8%

Tổng 7,4% 41,0% 16,8% 43,6%

Biểu đồ tập trung (Hình 13) và chỉ số tập trung (Bảng 10) cho chúng ta thấy mức độ bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (đối với mọi loại bệnh) giữa các nhóm kinh tế xã hội không lớn. Song vẫn còn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh tỷ lệ hiện mắc bệnh ở trẻ em theo tình trạng kinh tế (CI =-0.04). Do chỉ số tập trung nhỏ hơn 0,2, nên chúng tôi không tiến hành phân tích thành phần chỉ số tập trung về các biến số này.

Page 47: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

45

Hình 13: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (bất cứ một trong 3 triệu chứng)

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo nơi cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line morbi

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (chung)

theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn mẹ20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line morbi

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (chung) theo

trình độ học vấn của người mẹ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line morbi

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (chung)

theo giới tính của trẻ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line morbi

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (chung)

theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line morbi

Bất bình đẳng tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em (chung)

theo nhóm dân tộc

Page 48: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

46

Bảng 10: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em

Nhóm dân số CIKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới tính 0,02 -0,01 0,04

Trình độ học vấn của người mẹ -0,02 -0,04 0,01

Dân tộc -0,02 -0,04 0,01

Tình trạng kinh tế -0,04 -0,06 -0,01

Nơi cư trú -0,01 -0,03 0,02

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng bất

bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Sự bất bình đẳng này được xem là bất công bằng. Có sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em trong đó nhóm nghèo bị mắc bệnh nhiều hơn.

Mức độ bất công bằng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng bất công bằng giữa các nhóm kinh tế về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em chỉ tồn tại với mức độ thấp (CI<0,2). Kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác tại Việt Nam, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi ở nhóm dân số nghèo cao hơn đôi chút so với nhóm không nghèo [37-39].

Page 49: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

47

Bất công bằng về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

Tầm quan trọng của chỉ số

Dinh dưỡng trẻ em là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và có tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ em. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn nằm trong nhóm có tỷ lệ cao nhất thế giới. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em được coi là một biện pháp để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG1 và MDG4 tại Việt Nam. Nghiên cứu về bất công bằng kinh tế xã hội liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì điều này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp can thiệp trên trẻ em một cách bình đẳng cũng như các chiến lược cung cấp các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Nguồn số liệu

Số liệu về chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam, thu thập được từ Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011 (MICS4) được sử dụng trong phân tích.

Biến số và mô hình được sử dụng

Biến kết quả: Chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi được chuyển sang thang điểm z-score (chỉ số) sử dụng phương pháp của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ có chỉ số cân nặng theo tuổi có độ lệch chuẩn nhỏ hơn -2 so với nhóm trẻ có cân nặng theo tuổi trung bình [40].

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân cư đưa vào so sánh bao gồm:

- Giới tính của trẻ;

- Trình độ học vấn của người mẹ;

- Dân tộc của chủ hộ;

- Mức sống (phân chia thành 4 nhóm theo tài sản); và

- Nơi cư trú (nông thôn hoặc thành thị).

Chúng tôi tiến hành phương pháp hồi quy logistic để xác định mối tương quan giữa biến kết quả và các biến giải thích.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 11 trình bày so sánh mô tả sự bất bình đẳng về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em theo các nhóm kinh tế xã hội. Nhìn chung, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vào khoảng 11,2%.

Page 50: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

48

Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn ở các nhóm trẻ em: 1) nam giới; 2) mẹ có trình độ học vấn thấp, 3) thuộc các dân tộc thiểu số; 4) có tình trạng kinh tế khó khăn hơn và 5) sống ở khu vực nông thôn.

Bảng 11: So sánh mô tả bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Số trẻ em Số trẻ thiếu cân % trẻ thiếu cân

Giới tính của trẻ

Nam 1791 211 11,8%

Nữ 1751 187 10,7%

Trình độ học vấn

Không 173 36 20,8%

Tiểu học 644 87 13,5%

Trung học cơ sở 1447 176 12,2%

Trung học phổ thông 642 65 10,1%

Đại học 636 34 5,4%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 442 93 21,0%

Dân tộc Kinh 3100 305 9,8%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 753 148 19,7%

Tương đối nghèo 653 73 11,2%

Trung bình 688 92 13,4%

Tương đối giàu 729 61 8,4%

Giàu nhất 719 24 3,3%

Nơi cư trú

Nông thôn 2539 333 13,1%

Đô thị 1003 65 6,5%

Tổng 3542 398 11,2%

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy trẻ em giới tính nam, trẻ em có mẹ có trình độ học vấn thấp, trẻ em thuộc dân tộc thiểu số, có tình trạng kinh tế khó khăn và sống ở khu vực nông thôn gặp nhiều bất lợi hơn trong vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em (Hình 14).

Page 51: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

49

Hình 14: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo nơi cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line underweight

Bất bình đẳng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line underweight

Bất bình đẳng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em theo trình độ học vấn

của người mẹ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line underweight

Bất bình đẳng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em theo giới tính của trẻ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line underweight

Bất bình đẳng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line underweight

Bất bình đẳng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em theo dân tộc

Chỉ số tập trung cho thấy mức độ bất bình đẳng của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số được phân chia theo tình trạng kinh tế (-0.26), tiếp đó là theo trình độ học vấn của người mẹ (-0.16), nơi cư trú (-0.13), dân tộc của chủ hộ (-0,08) và giới tính của trẻ (-0.03). Chỉ số tập trung đều có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ chỉ số về giới tính của trẻ (Bảng 12).

Page 52: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

50

Bảng 12: Chỉ số tập trung bất bình đẳng của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Nhóm dân số CIKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới tính của trẻ -0,03 -0,10 0,03

Trình độ học vấn của mẹ -0,16 -0,22 -0,10

Dân tộc -0,08 -0,14 -0,01

Tình trạng kinh tế -0,26 -0,32 -0,20

Nơi cư trú -0,13 -0,19 -0,07

Hình 15 thể hiện mức đóng góp (theo %) của các yếu tố khác nhau đối với bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đóng góp của các yếu tố như tình trạng kinh tế hộ gia đình, nơi cư trú, dân tộc, trình độ học vấn của người mẹ và giới tính của trẻ chiếm tỷ lệ tương ứng là 73,1%, 10,2%, 9,2%, 7,3% và 0,2%.

Hình 15: Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế - xã hội về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tình trạng kinh tế 73,1%

Dân tộc9,2%

Trình độ học vấn

của người mẹ

7,3%

Nơi cư trú 10,2%

Page 53: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

51

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Theo báo cáo của UNDP tại Việt Nam, số lượng trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng đã giảm đáng kể trong vòng 10 năm qua [35]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định những kết quả này. Nhìn chung, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 11,2%, thấp hơn mức mục tiêu 15% vào năm 2015 được đề ra trong kế hoạch 5 năm ngành y tế về công tác bảo vệ, chăm sóc và tăng cường sức khỏe người dân giai đoạn 2011-2012 [5]. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em xét theo các yếu tố như trình độ học vấn của người mẹ, dân tộc, tình trạng kinh tế và nơi cư trú vẫn còn tồn tại. Không có lý do hợp lý nào để giải thích cho tình trạng bất bình đẳng này, chính vì vậy điều này đã trở thành những vấn đề bất công bằng thực sự, và là bất lợi xảy ra đối với nhóm trẻ em: 1) có mẹ có trình độ học vấn thấp; 3) là người dân tộc thiểu số; 4) có tình trạng kinh tế khó khăn hơn; và 5) sống ở khu vực nông thôn. Kết quả phân tích thành phần chỉ số tập trung cũng chỉ ra rằng vấn đề bất công bằng kinh tế ảnh hưởng tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em không chỉ liên quan đến sự khác biệt tình trạng kinh tế giữa các nhóm dân cư mà còn liên quan đến các yếu tố kinh tế xã hội khác như nơi cư trú, dân tộc và trình độ học vấn của người mẹ.

Mức độ bất công bằng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ bất công bằng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất khi so sánh giữa các nhóm kinh tế (mức độ bất công bằng trung bình, chỉ số tập trung CI dao động trong khoảng 0,2 đến 0,39). Mức độ bất công bằng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là do ảnh hưởng của các yếu tố khác như trình độ học vấn của người mẹ, nơi cư trú và dân tộc là ở mức thấp (chỉ số tập trung nhỏ hơn 0,2). Kết quả Điều tra Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam năm 2010 cũng cho thấy mức độ khác biệt về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em đang bắt đầu gia tăng, chủ yếu liên quan đến sự khác biệt về dân tộc, nơi cư trú, thu nhập của hộ gia đình, và trình độ học vấn của người mẹ [41]. Các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng cho thấy sự bất bình đẳng suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao, mà yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chính là chỉ số về điều kiện kinh tế [27, 38, 42].

Page 54: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

52

BẤT CÔNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ

Bất công bằng về bao phủ bảo hiểm y tế

Tầm quan trọng của chỉ số

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bảo hiểm y tế được coi là công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu bao phủ y tế toàn dân [17]. Bảo hiểm có hai vai trò đặc biệt quan trọng, một là tăng doanh thu cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hai là tập trung nguồn tài chính và đảm bảo chia sẻ các rủi ro sức khỏe giữa các thành viên tham gia chương trình bảo hiểm [43]. Tại Việt Nam, có bảo hiểm y tế được xem là quyền được chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người. Đây cũng được xem là một công cụ tạo nên sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe toàn dân. Kế hoạch 5 năm ngành y tế Việt Nam (2011 - 2015) đặt ra mục tiêu đến năm 2014 có 76% dân số có bảo hiểm y tế và tăng lên 80% vào năm 2015 [4, 38]. Mức bao phủ bảo hiểm y tế là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ bao phủ về dân số cũng như mức độ bao phủ tài chính của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nguồn số liệu

Số liệu về tình trạng bảo hiểm y tế được thu thập từ Điều tra mức sống tại Việt Nam 2010 (VLSS 2010) được sử dụng.

Biến số

Biến kết quả: Tình trạng có bảo hiểm y tế được xác định bằng câu hỏi “Trong 12 tháng qua, bạn (hoặc tên một thành viên trong gia đình) có thẻ bảo hiểm y tế hay không?”

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân số được đưa vào so sánh bao gồm:

1. Giới tính;

2. Độ tuổ i;

3. Trình độ học vấn;

4. Dân tộc;

5. Tình trạng kinh tế;

6. Nơi cư trú.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 13 cho thấy trong năm 2010, 59,6% dân số Việt Nam đã tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ có bảo hiểm y tế cao hơn ở nhóm trẻ nhỏ, người cao tuổi, nhóm dân số

Page 55: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

53

có trình độ học vấn cao, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo nhất và nhóm người giàu nhất và dân cư thành thị.

Bảng 13: Tỷ lệ có bảo hiểm y tế trong 12 tháng qua

Số cá nhân Số cá nhân có bảo hiểm y tế

% cá nhân có bảo hiểm y tế

Giới tính của trẻ

Nam 42.300.000 25.200.000 59,6%

Nữ 44.200.000 26.300.000 59,5%

Tuổ i

<6 8.160.000 7.130.000 87,3%

6-18 19.200.000 14.700.000 76,4%

19-29 16.200.000 8.770.000 54,0%

30-39 12.400.000 5.310.000 42,7%

40-49 12.300.000 5.010.000 40,8%

50-59 9.340.000 4.670.000 49,9%

60 + 8.780.000 5.930.000 67,6%

Trình độ học vấn

Tiểu học 48.500.000 29.900.000 61,5%

Trung học 19.900.000 9.560.000 48,0%

Phổ thông 13.400.000 8.200.000 61,0% Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng 4.590.000 3.900.000 85,0%

Đại học 636 34 5,4%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 13.600.000 11.000.000 81,4%

Dân tộc Kinh 72.900.000 40.500.000 55,5%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 16.600.000 11.700.000 70,5%

Tương đối nghèo 17.400.000 9.300.000 53,6%

Bình thường 17.500.000 9.020.000 51,5%

Tương đối giàu 17.600.000 10.100.000 57,2%

Giàu nhất 17.400.000 11.400.000 65,7%

Nơi cư trú

Nông thôn 60.800.000 35.200.000 57,9%

Đô thị 25.600.000 16.300.000 63,5%

Tổng 86.500.000 51.500.000 59,6%

Page 56: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

54

Hình 16: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo nhóm dân tộc

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo giới tính

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line hi

Tình trạng bảo hiểm y tế theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung (Hình 16) và chỉ số tập trung (Bảng 14) cũng chỉ ra rằng tình trạng bất bình đẳng về độ bao phủ bảo hiểm y tế có liên quan với độ tuổi và dân tộc của các đối tượng tham gia. Do chỉ số tập trung của tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế về tỷ lệ có bảo hiểm y tế nhỏ hơn 0,2 nên chúng tôi không tiến hành việc phân tích thành phần chỉ số này.

Page 57: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

55

Bảng 14: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế

Nhóm dân số CIKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới Tính -0,04 -0,04 -0,03

Tuổ i -0,11 -0,12 -0,10

Trình độ học vấn 0,02 0,02 0,03

Dân tộc -0,09 -0,10 -0,09

Tình trạng kinh tế -0,02 -0,02 -0,01

Nơi cư trú -0,02 -0,03 -0,02

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Mức độ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam

đã tăng đáng kể trong 10 năm qua nhờ những chính sách đổi mới theo hướng định hướng công bằng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy năm 2010, 59,6% dân số Việt Nam đã tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khá cao đối với những nhóm dân số có điều kiện khó khăn nhất, như nhóm dân số nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân đã đạt một thành tựu đáng kể, nhưng hiện vẫn có tới gần 34 triệu dân vẫn chưa có bất kỳ loại hình bảo hiểm y tế nào. Những đối tượng này thuộc các nhóm người cận nghèo, nông dân, nhóm dân số lao động, người lao động làm việc trong các hợp tác xã và tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù trẻ em dưới 6 tuổi được trợ cấp 100% chi phí bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên cũng chỉ có 87,3% nhóm đối tượng này có bảo hiểm y tế.

Mức độ bất công bằng: Chúng tôi nhận thấy vẫn còn có tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội về thực trạng bao phủ bảo hiểm y tế (mặc dù ở mức độ thấp, chỉ số tập trung CI<0,2). Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tác động của bảo hiểm y tế đối với bảo vệ tài chính vẫn còn ở mức khiêm tốn [44].

Page 58: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

56

Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung

Tầm quan trọng của chỉ số

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được xem là kết quả tương tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là một chỉ số quan trọng trong đánh giá “độ rộng của bao phủ hoặc độ sâu của bao phủ” của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Phân tích bất công bằng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể được sử dụng để đánh giá tác động can thiệp của các chính sách y tế.

Nguồn số liệu

Số liệu về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình từ Điều tra mức sống ở Việt Nam 2008 (VLSS 2008) được sử dụng.

Biến số và mô hình được sử dụng

Biến kết quả: Số liệu về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khoảng thời gian 12 tháng trước ngày phỏng vấn (biến liên tục).

Biến giải thích (nhóm dân số): Nhóm biến số về dân số được đưa vào so sánh bao gồm các biến số:

1. Giới tính;

2. Độ tuổ i;

3. Trình độ học vấn;

4. Dân tộc;

5. Tình trạng kinh tế (phân chia thành 5 cấp bậc theo mức độ tiêu dùng); và

6. Nơi cư trú (nông thôn, đô thị).

Chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy Poisson để phân tích mối liên quan giữa biến kết quả và các biến giải thích. Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa gián tiếp nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo tình trạng ốm đau, bệnh tật tự khai báo.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 15 trình bày so sánh mô tả tình trạng bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm dân số Việt Nam theo các biến số kinh tế xã hội. Số lượt sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trung bình trong 12 tháng trước ngày phỏng vấn là 1,27. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ cao hơn trong nhóm dân số: 1) nữ giới; 2) dưới 6 tuổi hoặc trên 60 tuổi; 3) có trình độ học vấn thấp; và 4) dân tộc Kinh; 5) có tình trạng kinh tế khá giả hơn; và 6) sống ở khu đô thị.

Page 59: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

57

Bảng 15: So sánh mô tả bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Số người Tổng số người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong 12

tháng qua

Số lượt sử dụng trung bình

trong vòng 12 tháng qua

Giới tính

Nam 42.300.000 44.900.000 1,06

Nữ 44.100.000 64.700.000 1,47

Tuổ i

<6 6.790.000 11.800.000 1,73

6-18 21.200.000 13.900.000 0,65

19-29 15.400.000 9.980.000 0,65

30-39 11.700.000 11.900.000 1,01

40-49 12.700.000 16.700.000 1,31

50-59 9.270.000 17.100.000 1,84

60 + 9.250.000 28.300.000 3,06

Trình độ học vấn

Tiểu học 48.800.000 75.400.000 1,54

Trung học 20.900.000 19.900.000 0,95

Phổ thông 13.100.000 10.100.000 0,77

Cao đẳng/đại học 3.490.000 4.140.000 1,19

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 12.100.000 9.570.000 0,79

Dân tộc Kinh 74.200.000 100.000.000 1,35

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 17.000.000 18.900.000 1,11

Tương đối nghèo 16.800.000 18.900.000 1,13

Bình thường 17.500.000 22.700.000 1,30

Tương đối giàu 17.600.000 24.800.000 1,41

Giàu nhất 17.400.000 24.300.000 1,39

Nơi cư trú

Nông thôn 62.500.000 76.300.000 1,22

Đô thị 23.900.000 33.300.000 1,40

Tổng 86.300.000 110.000.000 1,27

Page 60: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

58

Biểu đồ tập trung cũng chỉ ra rằng nhóm nữ giới, nhóm trẻ nhỏ và người cao tuổi, nhóm người có trình độ học vấn thấp hơn, người dân tộc Kinh, người có tình trạng kinh tế khá giả hơn và những người sống ở khu vực thành thị sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn (Hình17).

Hình 17: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo

tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo dân tộc

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo giới

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo

trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line utilization

Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo nơi cư trú

Page 61: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

59

Chỉ số tập trung cũng cho ta thấy mức độ bất bình đẳng về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất khi so sánh các nhóm dân số phân chia theo độ tuổi (0,26), tiếp đó là theo dân tộc (0,24), giới tính (0,20), tình trạng kinh tế (0,10), nơi cư trú (0,10) và trình độ học vấn (-0,03). Tất cả những khác biệt trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là có ý nghĩa thống kê (Bảng 16). Do chỉ số tập trung cho tình trạng bất bình đẳng về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe xét về góc độ kinh tế nhỏ hơn 0,2 nên chúng tôi không tiến hành phân tích phân tầng thêm.

Bảng 16: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Các nhóm dân số Chỉ số tập trung (CI)Khoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới tính 0,20 0,18 0,21

Tuổ i 0,26 0,24 0,28

Trình độc học vấn -0,03 -0,04 -0,01

Dân tộc 0,24 0,22 0,25

Tình trạng kinh tế 0,10 0,08 0,11

Nơi cư trú 0,10 0,08 0,11

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ

sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (mức độ bao phủ dân số của dịch vụ chăm sóc sức khỏe) trong các nhóm dân số ở Việt Nam [4, 7, 8, 44]. Chúng tôi nhận thấy rằng phụ nữ, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, những người có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc Kinh, những người có tình trạng kinh tế khá giả hơn và những cư dân sống ở khu vực thành thị là những nhóm dân số có khả năng sử dụng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn. Có thể giải thích được vì sao tỷ lệ sử dụng liên quan đến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và dân tộc lại cao hơn do chúng tôi cũng đã phát hiện được rằng, như đã đề cập trong chương trước của báo cáo này, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới, trẻ em hoặc người cao tuổi, những người có trình độ học vấn thấp, những người dân tộc Kinh cao hơn so với các nhóm dân số khác. Tuy nhiên, không có lý do hợp lý nào để giải thích vì sao bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến tình trạng kinh tế và nơi cư trú vẫn còn tồn tại và nó đã trở thành vấn đề của bất công bằng thực sự. Những người có tình trạng kinh tế khó khăn hơn và những người nông dân sống ở khu vực nông thôn ít sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn trong khi họ là những người hay mắc bệnh hơn. Phân tích chi tiết tiếp tục chỉ ra rằng, sự bất công bằng kinh tế trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe không chỉ liên quan đến sự khác biệt trong tình trạng kinh tế giữa các quần thể mà còn với các yếu tố kinh tế - xã hội, bao gồm cả dân tộc và nơi cư trú.

Page 62: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

60

Mức độ bất công bằng: Mặc dù bất công bằng về sử dụng các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe theo tình trạng kinh tế và nơi cư trú được đánh giá có mức độ nhỏ (Chỉ số tập trung nhỏ hơn 0,2), chúng ta cũng không nên đánh giá quá thấp các vấn đề bất công bằng khi xem xét các nhu cầu y tế của những nhóm dân cư có hoàn cảnh khó khăn này. Những phát hiện này cũng phù hợp với những phân tích về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước đó sử dụng các số liệu của Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2002, 2004 và 2006 [44].

Page 63: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

61

Bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai

Tầm quan trọng của chỉ số

Công bằng trong kết quả đầu ra về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề bình đẳng, do sức khỏe bà mẹ là một yếu tố quan trọng trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Đối với phụ nữ mang thai, giai đoạn trước sinh có nhiều những cơ hội và rủi ro quan trọng đối với sức khỏe, hạnh phúc của họ cũng như con của họ. Một trong những mục tiêu trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - MDG5 là năm 2015 giảm được ¾ tỷ lệ tử vong ở bà mẹ so với năm 1990. Mục tiêu tại Việt Nam là phổ cập tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015.

Nguồn số liệu

Số liệu được đưa vào phân tích là số liệu về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai thu được trong cuộc Điều tra đa chỉ số theo cụm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011 (MICS4).

Biến số và mô hình được sử dụng

Biến kết quả: Biến số nhị phân cho chúng ta biết liệu người phụ nữ đó có đến khám thai từ 4 lần trở lên trong thời kỳ mang thai hay không

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân số được đưa vào so sánh bao gồm:

1. Độ tuổi của người phụ nữ ;

2. Trình độ học vấn của người phụ nữ;

3. Dân tộc của chủ hộ;

4. Mức sống (phân chia thành 5 mức dựa theo giá trị tài sản); và

5. Nơi cư trú (nông thôn và thành thị).

Ở đây, chúng tôi áp dụng phương pháp hồi quy logistic để phân tích mối liên quan giữa biến kết quả và biến giải thích.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 17 thể hiện so sánh mô tả bất bình đẳng về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai theo các đặc điểm kinh tế xã hội. 64,5% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã đi khám thai từ 4 lần trở lên trong suốt thời kỳ mang thai. Tỷ lệ phụ nữ mang thai đi khám thai từ 4 lần trở lên thấp hơn trong nhóm phụ nữ: 1) trong độ tuổi từ 15 đến 19 và từ 44 đến 49; 2) có trình độ học vấn thấp; 3) thuộc các dân tộc thiểu số; 4) có mức sống thấp hơn; và 5) sống ở khu vực nông thôn.

Page 64: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

62

Bảng 17: Mô tả tình trạng bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ khám thai

Số phụ nữ mang thai

Số phụ nữ mang thai đi khám thai từ 4 lần trở lên

% Phụ nữ mang thai đi khám thai từ 4 lần trở lên

Tuổ i

45-49 3 1 33,3%

40-44 23 11 47,8%

35-39 111 67 60,4%

30-34 264 178 67,4%

25-29 437 296 67,7%

20-24 355 234 65,9%

15-19 63 23 36,5%

Trình độ học vấn của người phụ nữ

Không 23 4 17,4%

Tiểu học 181 90 49,7%

Trung học cơ sở 494 268 54,3%

Trung học phổ thông 280 201 71,8%

Đại học 278 247 88,9%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 138 39 28,3%

Dân tộc Kinh 1118 771 69,0%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 221 82 37,1%

Tương đối nghèo 244 116 47,5%

Bình thường 241 141 58,5%

Tương đối giàu 257 206 80,2%

Giàu nhất 293 265 90,4%

Nơi cư trú

Nông thôn 873 485 55,6%

Thành thị 383 325 84,9%

Tổng 1256 810 64,5%

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy những phụ nữ mang thai hoặc là ở độ tuổi quá trẻ hoặc quá cao, có trình độ học vấn thấp, thuộc nhóm dân tộc thiểu số, có mức sống thấp và sống ở khu vực nông thôn là nhóm người gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh (Hình18).

Page 65: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

63

Bảng 18: Biểu đồ tập trung về bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line antecare

Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line antecare

Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo

trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line antecare

Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo độ tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line antecare

Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo

tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line antecare

Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo sắc tộc

Các chỉ số này cũng cho thấy mức độ bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số phân chia theo tình trạng kinh tế (0,18), tiếp đó là theo trình độ học vấn của người phụ nữ (0,15), nơi cư trú (0,11), dân tộc của chủ hộ (0,06) và độ tuổi của người phụ nữ (0,001).

Page 66: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

64

Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai theo độ tuổi người phụ nữ không có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 18). Do chỉ số tập trung về bất bình đẳng kinh tế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai nhỏ hơn 0,2 nên chúng tôi không tiến hành phân tích phân tầng thêm.

Bảng 18: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh

Nhóm dân số Chỉ số tập trungKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Tuổ i 0,00 -0,03 0,03

Trình độ học vấn 0,15 0,12 0,18

Dân tộc 0,06 0,03 0,09

Tình trạng kinh tế 0,18 0,15 0,21

Nơi cư trú 0,11 0,08 0,14

Nơi cư trú 0,10 0,08 0,11

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm

đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua4, trong đó gần 2/3 số lượng giảm này là nhờ việc mang thai an toàn hơn. Việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng, bao gồm sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như tăng cường các biện pháp cung cấp dịch vụ chất lượng tới nhóm dân số nghèo và nhóm dân số dễ bị tổn thương đã đạt được những bước tiến đáng kể [35].

Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy sự bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo các yếu tố như trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng kinh tế và nơi cư trú vẫn còn tồn tại. Hiện chưa có lý do hợp lý để giải thích cho những bất công này, và do đó thực sự là những vấn đề của bất công bằng. Mức độ bất công bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn trong các nhóm phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, thuộc các dân tộc thiểu số, có mức sống thấp và sống ở khu vực nông thôn. Những phát hiện này cũng phù hợp với những báo cáo chỉ ra những bất công lớn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các bộ phận

4 Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm từ 233 trường hợp/100,000 ca sinh vào năm 1990 xuống còn 69 trường hợp/100,000 ca sinh vào năm 2009.

Page 67: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

65

dân cư ở Việt Nam trước đó [35, 36]. Báo cáo chi tiết này cũng cho thấy

bất công bằng về kinh tế trong tỷ lệ tử vong ở trẻ em không chỉ có liên quan đến sự chênh lệch trong tình trạng kinh tế giữa các nhóm dân số mà còn liên quan tới các yếu tố kinh tế xã hội khác, trong đó có trình độ học vấn của người mẹ, dân tộc và nơi cư trú.

Mức độ bất công bằng: Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh theo các yếu tố trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng kinh tế và nơi cư trú còn ở mức độ nhỏ (TCTD < 0,2). Một nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy một mức tăng ấn tượng trong tiếp cận ít nhất một số dịch vụ chăm sóc trước sinh và cũng cho thấy mức giảm đáng kể mức độ bất công bằng theo chỉ số này [45].

Page 68: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

66

Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tầm quan trọng của chỉ số

Ba phần tư số ca tử vong ở bà mẹ xảy ra trong giai đoạn sinh con và giai đoạn ngay sau sinh. Biện pháp can thiệp quan trọng duy nhất để đảm bảo an toàn cho bà mẹ là mọi ca sinh phải có mặt nhân viên y tế có năng lực, có kỹ năng hộ sinh, và phải luôn sẵn có phương tiện vận chuyển đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến trên trong trường hợp khẩn cấp. Một chỉ số trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG5 được đánh giá theo tỷ lệ các ca sinh có mặt một nhân viên y tế có kỹ năng.

Nguồn số liệu

Số liệu được đưa vào phân tích là số liệu về nơi sinh thu được trong Chương trình Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011 (MICS4).

Biến số và mô hình sử dụng

Biến kết quả: Biến số nhị phân cho chúng ta biết liệu các ca sinh có được thực hiện tại cơ sở y tế hay không.

Biến giải thích (nhóm dân số): Nhóm biến số về dân số được đưa vào so sánh bao gồm:

1. Độ tuổi của người phụ nữ;

2. Trình độ học vấn của người phụ nữ;

3. Dân tộc của chủ hộ;

4. Mức sống (phân chia thành 5 mức theo giá trị tài sản); và

5. Nơi cư trú (nông thôn và thành thị).

Ở đây, chúng tôi áp dụng phương pháp hồi quy logistic để phân tích mối liên quan giữa biến số kết quả và các biến số giải thích.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 19 thể hiện so sánh mô tả bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo các đặc điểm kinh tế xã hội. 93,6% phụ nữ cho biết họ sinh con tại các cơ sở y tế.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế thấp hơn ở nhóm phụ nữ: 1) trong độ tuổi 15 - 19 và 44 - 49; 2) có trình độ học vấn thấp; 3) là người dân tộc thiểu số; 4) có mức sống thấp hơn; 5) sống ở khu vực nông thôn.

Page 69: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

67

Bảng 19: Mô tả không bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Số ca sinh Số ca sinh tại cơ sở y tế

% số ca sinh tại cơ sở y tế

Tuổ i

45-49 3 2 66,7%

40-44 26 23 88,5%

35-39 114 107 93,9%

30-34 270 261 96,7%

25-29 455 434 95,4%

20-24 381 353 92,7%

15-19 68 53 77,9%

Trình độ học vấn của mẹ

Không 52 24 46,2%

Tiểu học 189 164 86,8%

Trung học cơ sở 512 489 95,5%

Trung học phổ thông 284 277 97,5%

Đại học 280 279 99,6%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 182 113 62,1%

Dân tộc Kinh 1135 1120 98,7%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 268 195 72,8%

Tương đối nghèo 251 243 96,8%

Bình thường 244 243 99,6%

Tương đối giàu 259 257 99,2%

Giàu nhất 295 295 100,0%

Nơi cư trú

Nông thôn 927 845 91,2%

Thành thị 390 388 99,5%

Tổng 1317 1233 93,6%

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy những phụ nữ ở quá trẻ hoặc lớn tuổi, có trình độ học vấn thấp, thuộc nhóm dân tộc thiểu số, có mức sống thấp và sống ở khu vực nông thôn là nhóm người gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Hình 19).

Page 70: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

68

Hình 19: Biểu đồ tập trung về bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line delivery

Bất bình đẳng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line delivery

Bất bình đẳng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo trình độ

học vấn của người phụ nữ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line delivery

Bất bình đẳng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

theo độ tuổi phụ nữ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line delivery

Bất bình đẳng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo

tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line delivery

Bất bình đẳng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo

nhóm dân tộc

Chỉ số tập trung này cũng cho thấy mức độ bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số phân chia theo tình trạng kinh tế (0,054), tiếp theo là theo dân tộc (0,048), trình độ học vấn của người phụ nữ (0,046), nơi cư trú (0,045) và độ tuổi của người phụ nữ

Page 71: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

69

(-0,004). Bất công bằng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai theo độ tuổi không có ý nghĩa thống kê (Bảng 20). Do chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản xét về góc độ kinh tế nhỏ hơn 0,2 nên chúng tôi không tiến hành phân tích phân tầng chỉ số này.

Bảng 20: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nhóm dân số Chỉ số tập trungKhoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Tuổi -0,00 -0,01 0,01

Trình độ học vấn của người mẹ 0,05 0,03 0,06

Dân tộc 0,05 0,04 0,06

Tình trạng kinh tế 0,05 0,04 0,07

Nơi cư trú 0,04 0,03 0,06

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Mặc dù 93,6% phụ nữ cho biết họ sinh con

tại các cơ sở y tế, nhưng chúng ta vẫn cần phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu trong tất cả các ca sinh đều có cán bộ y tế có kỹ năng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới ½ số phụ nữ ở các khu vực miền núi vùng sâu vùng, xa tự sinh con ở nhà [46]. Tương tự như đặc điểm bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm trước sinh, bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam vẫn còn ở những nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp, những người thuộc các dân tộc thiểu số, có mức sống thấp và sống ở các khu vực nông thôn.

Mức độ bất công bằng: Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng xét về góc độ kinh tế xã hội thì mức độ bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản không lớn (Chỉ số tập trung CI<0,2). Đây chính là điểm khác biệt so với kết quả của một nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ ra rằng vẫn còn tồn tại tình trạng bất công bằng tương đối lớn trong việc phân bố các chỉ sổ chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm chỉ số “số ca sinh có người hộ sinh có kỹ năng” [45].

Page 72: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

70

Bất công bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em

Tầm quan trọng của chỉ số

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, ví dụ như tiêm chủng và bổ sung vitamin là quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản của một đứa trẻ. Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em như nhau là một cách làm hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG1,4,5 và 6 liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Nguồn số liệu

Số liệu được đưa vào phân tích là số liệu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em thu được trong Chương trình Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011 (MICS4).

Biến số

Biến kết quả: Phân tích số liệu về tiêm chủng vắc xin phòng lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, sởi và uống vitamin A

Biến giải thích (nhóm dân cư): Nhóm dân số được đưa vào so sánh bao gồm:

1. Độ tuổi của người mẹ;

2. Trình độ học vấn của người mẹ;

3. Dân tộc của chủ hộ;

4. Mức sống (phân chia thành 5 mức dựa theo giá trị tài sản); và

5. Nơi cư trú (nông thôn và thành thị)

Ở đây, chúng tôi áp dụng phương pháp hồi quy logistic để phân tích mối liên quan giữa biến kết quả và biến giải thích.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 21 thể hiện so sánh mô tả bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em theo các đặc điểm kinh tế xã hội. Nhìn chung, tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin phòng lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP), viêm gan B và uống vitamin A lần lượt là 95,9%, 93,6%, 84,5%, 89,2%, 90,2%, và 78,2%.

Tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ này phần lớn xảy ra ở các nhóm dân số phân chia theo trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc và điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên, như trong bảng 22, mức độ bất bình đẳng này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Page 73: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

71

Bảng 21: So sánh mô tả bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em

Phòng lao Phòng bại liệt

Phòng bạch hầu,

ho gà, uốn ván

Phòng viêm gan

B

Phòng sởi

Vitamin A

Giới tính của trẻ

Nam 95,4% 92,8% 83,9% 89,7% 90,1% 78,3%

Nữ 96,4% 94,4% 85,1% 88,8% 90,3% 78,2%

Trình độ học vấn của người mẹ

Không 89,9% 83,3% 72,9% 67,3% 78,7% 55,6%

Tiểu học 95,9% 91,4% 81,0% 83,4% 86,1% 73,8%

Trung học cơ sở 96,1% 96,4% 85,6% 91,7% 93,1% 81,7%

Trung học phổ thông 96,8% 90,6% 85,0% 90,3% 89,3% 76,6%

Đại học 96,7% 95,8% 89,2% 96,1% 92,4% 82,4%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh

88,9% 84,3% 73,9% 75,9% 83,7% 70,2%

Dân tộc Kinh 97,0% 95,0% 86,1% 91,3% 91,2% 79,4%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 92,9% 89,1% 79,0% 92,9% 89,1% 79,0%

Tương đối nghèo 97,0% 96,1% 86,7% 97,0% 96,1% 86,7%

Bình thường 97,6% 92,7% 83,1% 97,6% 92,7% 83,1%

Tương đối giàu 95,8% 95,8% 87,4% 95,8% 95,8% 87,4%

Giàu nhất 97,4% 96,0% 88,5% 97,4% 96,0% 88,5%

Nơi cư trú

Nông thôn 96,1% 93,7% 84,1% 96,1% 93,7% 84,1%

Thành thị 95,4% 93,5% 86,0% 95,4% 93,5% 86,0%

Tổng 95,9% 93,6% 84,5% 89,2% 90,2% 78,2%

Page 74: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

72

Bảng 22: Chỉ số tập trung bất bình đẳng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em

Phòng lao Phòng bại liệt

Phòng bạch hầu,

ho gà, uốn ván

Phòng viêm gan B

Phòng sởi

Vitamin A

Giới tính của trẻ 0,01 0,01 0,01 -0,01 -0,01 -0,00

Trình độ học vấn của người mẹ 0,01 0,01 0,02 0,03 0,01 0,02

Dân tộc 0,01 0,01 0,02 0,01 0,01 0,00

Tình trạng kinh tế 0,01 0,02 0,02 0,04 0,01 0,02

Nơi cư trú 0,01 0,01 0,02 0,01 0,00 0,00

Nhận định chính

Đặc điểm bất công bằng: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bao

phủ tiêm phòng lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, sởi và sử dụng vitamin A lần lượt là 95,9%, 93,6%, 84,5%, 89,2%, 90,2%, và 78,2%. Những kết quả này phản ánh thực tế là mặc dù Việt Nam đã đặt được những thành tựu đáng kể trong tiêm chủng phòng bệnh ở trẻ trong 15 năm qua, việc tiêm chủng cũng như bổ sung vitamin vẫn chưa được phổ cập toàn dân.

Mức độ bất công bằng: Chúng tôi đã nhận thấy có sự bất công bằng nhỏ trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em (chỉ số tập trung nhỏ hơn 0.2), bất lợi hơn cho những nhóm trẻ em có mẹ có trình độ học vấn thấp, trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số, những trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn và những trẻ em sống ở khu vực nông thôn. Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng sự chênh lệch trong mức độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em chủ yếu xảy ra ở các nhóm dân số dễ bị tổn thương như trẻ em đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo hoặc trẻ em sống ở các khu vực nông thôn [47].

Page 75: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

73

BẤT CÔNG BẰNG TRONG CHI TRẢ PHÍ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Phân tích lũy tiến chi phí của hộ gia đình cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tầm quan trọng của chỉ số

Số tiền mà các hộ gia đình phải trực tiếp chi trả từ túi tiền của mình (OOP) cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ công bằng của hệ thống y tế nói chung, cũng như độ công bằng của hệ thống hỗ trợ tài chính y tế nói riêng. Chi phí OOP là các loại chi phí mà hộ gia đình phải trực tiếp chi trả bằng tiền của chính mình khi sử dụng dịch vụ, chủ yếu như chi phí mua thuốc, chi trả phí nằm viện, phí dịch vụ chẩn đoán bệnh và các loại chi phí gián tiếp liên quan khác khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế công hay tư nhân (bao gồm các chi phí phát sinh khi tự mua thuốc điều trị tại nhà) [48].

Chỉ số lũy tiến đo lường tỷ lệ tương quan trong mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp chi trả bằng tiền của chính bệnh nhân và khả năng chi trả của họ. Đây là một công cụ được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá mức độ công bằng trong chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng chi phí trực tiếp từ hộ gia đình [49]. Đánh giá sự công bằng của hệ thống tài chính y tế có thể dựa trên mối quan hệ giữa mức chi phí OOP và khả năng chi trả (CTP) của hộ gia đình. Chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là lũy tiến (hoặc lũy thoái) nếu các chi phí này chiếm một phần tăng dần (giảm dần) của CTP khi CTP tăng cao hơn. Một hệ thống lũy tiến (hoặc lũy thoái) có nghĩa là các cá nhân hoặc hộ gia đình có CTP cao hơn sẽ phải trả nhiều hơn (hoặc ít hơn) theo tỷ lệ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hệ thống hỗ trợ tài chính y tế theo tỷ lệ cố định nếu các cá nhân và hộ gia đình có khả năng chi trả khác nhau nhưng phải chi trả một mức chung cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [50-54].

Chi phí OOP và lũy tiến chi phí OOP liên quan đến “bao phủ về tài chính hoặc chiều cao của bao phủ” đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong mô hình bao phủ y tế toàn dân...

Nguồn số liệu

Chúng tôi thực hiện phân tích dựa trên số liệu về các khoản chi phí phải trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ tiền túi của bệnh nhân và các chi phí tiêu dùng thu được từ cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2010 (VLSS 2010).

Biến số

Biến kết quả: Như được đề cập tại phần phương pháp, mức lũy tiến các chi phí phải trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đánh giá dựa trên chỉ

Page 76: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

74

số Kakwani. Chỉ số Kakwani được tính bằng hai lần diện tích giữa biểu đồ tập trung chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe và biểu đồ tập trung khả năng chi trả. Chỉ số Kakwani được tính theo công thức Kπ = C −G, trong đó C là biểu đồ tập trung chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe và G là biểu đồ tập trung khả năng chi trả. Giá trị Kπ có thể dao động trong khoảng [-2, (= -1-G)] đến [+1, (= 1-G)]. Kết quả âm có nghĩa là lũy thoái. Kết quả dương có nghĩa là lũy tiến. Trong trường hợp hệ thống theo tỷ lệ cố định, biểu đồ tập trung nằm phía trên biểu đồ tập trung thu nhập Lorenz và chỉ số Kakwani bằng 0 [23].

Biến giải thích (nhóm dân cư): Các biến số thuộc dân số được thực hiện so sánh bao gồm:

1) Hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi;

2) Hộ gia đình có người già;

3) Dân tộc;

4) Điều kiện kinh tế (được đánh giá theo 5 nhóm chi tiêu); và

5) Nơi cư trú (nông thôn và thành thị).

Kết quả nghiên cứu

Bảng 23 trình bày mức chi trả trung bình mỗi tháng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng tiền túi của hộ gia đình (OOP) trong vòng 12 tháng qua (bao gồm các hộ gia đình đã chi trả dịch vụ) và khả năng chi trả tương ứng của các hộ gia đình đó. Năm 2010, chi phí OOP trung bình của các hộ gia đình tại Việt Nam là 234.000 đồng và khả năng chi trả tương ứng là 3.610.000 đồng. Như vậy, chi phí OOP chiếm khoảng 6,7% khả năng chi trả. Tỷ lệ OOP/CTP cao hơn đối với các hộ gia đình có người già, hộ nghèo và các hộ gia đình ở vùng nông thôn.

Bảng 23: Chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình và khả năng chi trả

Số hộ gia đình

Chi phí OOP trung bình cho

các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe /HGĐ/tháng (nghìn

VND)

Khả năng chi trả trung bình/HGĐ/

tháng (nghìn VND)

Chi phí OOP cho dịch vụ chăm sóc

sức khỏe/Khả năng chi trả

Hộ gia đình có trẻ nhỏ

Không 15.800.000 240,4 3.550 6,8%

Có 5.540.000 250,3 3.783 6,6%

Page 77: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

75

Số hộ gia đình

Chi phí OOP trung bình cho

các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe /HGĐ/tháng (nghìn

VND)

Khả năng chi trả trung bình/HGĐ/

tháng (nghìn VND)

Chi phí OOP cho dịch vụ chăm sóc

sức khỏe/Khả năng chi trả

Hộ gia đình có người già

Không 15.100.000 209,6 3.714 5,6%

Có 6.200.000 324,3 3.359 9,7%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 2.660.000 117,2 1.789 6,6%

Dân tộc Kinh 18.700.000 260,9 3.870 6,7%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 4.010.000 77,1 735 10,5%

Tương đối nghèo 4.300.000 135,6 1.399 9,7%

Trung bình 4.310.000 197,1 2.184 9,0%

Tương đối giàu 4.340.000 296,5 3.649 8,1%

Giàu nhất 4.350.000 494,3 9.828 5,0%

Nơi cư trú

Nông thôn 14.700.000 219,7 2.544 8,6%

Thành thị 6.600.000 295,0 5.989 4,9%

Tổng 21.300.000 243,0 3.610 6,7%

Hình 20 và Bảng 24 trình bày các giá trị chỉ số Kakwani phản ánh mức chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng chính tiền của hộ gia đình theo tình trạng kinh tế-xã hội. Giá trị Kakwani âm có nghĩa là các hộ gia đình hoặc có trẻ nhỏ, hoặc có người già, hoặc là các hộ gia đình dân tộc thiểu số phải chi trả nhiều hơn trong khả năng chi trả của họ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với các hộ gia đình khác (lũy thoái). Tuy nhiên, chỉ số Kakwani của nhóm hộ gia đình có trẻ nhỏ không chênh lệch đáng kể về mặt thống kê. Giá trị Kakwani âm cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn và các hộ gia đình ở khu vực thành thị thường chi trả các chi phí y tế trực tiếp bằng tiền của mình nhiều hơn (lũy tiến).

Page 78: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

76

Hình 20: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo nơi cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line oop

ctp

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo gia đình có người cao tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line oop

ctp

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP theo hộ gia đình

có người cao tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo gia đình có trẻ nhỏ20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line oop

ctp

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP theo hộ gia đình có trẻ nhỏ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line oop

ctp

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP theo tình trạng kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line oop

ctp

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP theo dân tộc

Page 79: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

77

Bảng 24: Chỉ số Kakwani đối với OOP

Hộ gia đình Chỉ số Kakwani95% khoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Hộ gia đình có trẻ nhỏ -0,02 -0,05 0,01

Hộ gia đình có người già -0,13 -0,16 -0,10

Dân tộc -0,04 -0,07 -0,01

Tình trạng kinh tế 0,09 0,06 0,11

Nơi cư trú 0,08 0,06 0,11

Nhận định chính

Chi phí OOP tuyệt đối tại Việt Nam trong những năm qua đang tăng dần, và mặc dù chi phí OOP trong tổng chi phí chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã giảm, song chưa bao giờ chi phí này thấp hơn 50% [6, 48]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu mức chi phí OOP trên tổng chi phí chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn hơn 40%, có thể dẫn tới tình trạng bất công bằng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên nhiều khía cạnh khác nhau [55]. Chúng tôi nhận thấy chi phí OOP tăng dần nếu phân chia hộ gia đình theo điều kiện kinh tế hay theo nơi cư trú. Chi phí OOP sẽ giảm dần nếu phân hạng hộ gia đình theo nhóm hộ gia đình có người già hoặc theo dân tộc. Một kết quả nghiên cứu gần đây của tác giả Chaudhuri và đồng nghiệp, sử dụng số liệu từ năm 1992-93, 1997-98 và 2002 thu được từ cuộc Điều tra Mức sống dân cư tại Việt Nam (VLSS) cho thấy các khoản chi trả của người dân tăng cao hơn khi khả năng chi trả CTP tăng cao, nhưng gánh nặng tài chính (thị phần chi trả) sau đó lại giảm khi khả năng chi trả CTP tăng, chứng tỏ hệ thống hoạt động theo hướng lũy thoái trong suốt hai giai đoạn đầu. Tuy nhiên, thị phần chi trả tăng cùng khả năng chi trả CTP cho thấy sự phát triển lũy tiến trong năm 2002 [56].

Page 80: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

78

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

Tầm quan trọng của chỉ số

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế là các chỉ số phản ánh mức độ bảo vệ rủi ro tài chính, cho thấy phần trăm dân số có nguy cơ phải đối mặt với khó khăn tài chính do các chi phí y tế phát sinh, cũng như mức độ của sự khó khăn đó. Hai chỉ số này được sử dụng để đo lường phạm vi bảo hiểm tài chính hoặc bảo hiểm chi phí hay mức độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nguồn số liệu

Chúng tôi thực hiện phân tích số liệu tổng hợp từ cuộc Điều tra mức sống dân cư tại Việt Nam 2010 (VLSS 2010) về chi phí trực tiếp từ hộ gia đình cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Biến số và mô hình sử dụng

Biến kết quả: Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế như sau [28, 29]:

1) Chi phí y tế thảm họa xảy ra khi tổng chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải chi trả trực tiếp của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình đó.

2) Nghèo hóa do chi phí y tế: Một hộ gia đình không nghèo bị trở thành hộ nghèo sau khi chi trả các chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Biến giải thích (nhóm dân cư): Các nhóm dân số được thực hiện so sánh bao gồm:

1) Hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi;

2) Hộ gia đình có người già;

3) Dân tộc;

4) Tình trạng kinh tế (phân theo 5 nhóm tiêu dùng); và

5) Nơi cư trú (nông thôn và thành thị).

Chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy logistic để xác định mối tương quan giữa biến kết quả và biến giải thích khác nhau.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 25 trình bày mô tả về tình trạng bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do hộ gia đình phải trực tiếp chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2010, tỷ lệ chi phí thảm họa tại Việt Nam là 3,9% và tỷ lệ nghèo hóa do chi phí y tế là 2,5%. Như vậy có thể nói rằng, có đến 862.661 hộ gia đình phải chi trả chi phí thảm họa và có tới 563.785 hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo do phải tự chi trả

Page 81: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

79

chi phí y tế. Chi phí thảm họa và tỷ lệ nghèo hóa đều cao hơn trong nhóm các hộ gia đình 1) không có trẻ em dưới 6 tuổi; 2) có người già; 3) thuộc nhóm dân tộc Kinh; 4) điều kiện kinh tế thấp hơn và 5) sinh sống ở các vùng nông thôn.

Bảng 25: So sánh mô tả bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

Hộ gia đình Tỷ lệ hộ gia đình chịu chi phí thảm họa (%)

Tỷ lệ hộ gia đình nghèo hóa do chi phí chăm sóc

sức khỏe (%)

Hộ gia đình có trẻ nhỏ

Không 4,2% 2,8%

Có 2,9% 1,8%

Hộ gia đình có người già

Không 2,6% 1,9%

Có 7,0% 4,0%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh 2,2% 1,9%

Dân tộc Kinh 4,1% 2,6%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 4,7% 5,4%

Tương đối nghèo 4,5% 6,0%

Trung bình 4,1% 0,7%

Tương đối giàu 3,4% 0,4%

Giàu nhất 2,5% 0,1%

Nơi cư trú

Nông thôn 4,4% 3,3%

Đô thị 2,7% 0,8%

Tổng 3,9% 2,5%

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy các hộ gia đình không có trẻ nhỏ, các hộ gia đình có người già, hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh, tình trạng kinh tế thấp hơn và sống ở khu vực nông thôn thường gặp nhiều khó khăn hơn do cả hai vấn đề về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế (Hình 17).

Page 82: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

80

Hình 21: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cata40

impoor

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo gia đình có người già20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cata40

impoor

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế theo họ gia đình có người già

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo gia đình có trẻ nhỏ 20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cata40

impoor

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế theo hộ gia đình có trẻ nhỏ

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cata40

impoor

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế theo điều kiện kinh tế

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line cata40

impoor

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế theo dân tộc

Page 83: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

81

Bên cạnh đó, chỉ số tập trung cho thấy mức độ bất bình đẳng về chi phí thảm họa là lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số được phân chia theo hộ gia đình có người già (0,23). Mức bất công bằng lớn nhất của nghèo hóa do phải trực tiếp chi trả chi phí y tế xảy ra trong nhóm các hộ gia đình phân chia theo điều kiện kinh tế (-0,48). Số liệu thống kê khoảng cách kinh tế trong vấn đề chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế chênh lệch khá lớn (Bảng 26).

Bảng 26: Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Nhóm dân số Chỉ số tập trung (CI)

Khoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Hộ gia đình có trẻ nhỏ

Chi phí thảm họa -0,06 -0,11 -0,01

Nghèo hóa do chi phí y tế -0,05 -0,12 0,02

Hộ gia đình có người già

Chi phí thảm họa 0,23 0,17 0,29

Nghèo hóa do chi phí y tế 0,17 0,10 0,24

Dân số

Chi phí thảm họa 0,06 0,01 0,11

Nghèo hóa do chi phí y tế 0,03 -0,04 0,09

Tình trạng kinh tế

Chi phí thảm họa -0,06 -0,12 -0,01

Nghèo hóa do chi phí y tế -0,48 -0,52 -0,44

Nơi cư trú

Chi phí thảm họa -0,07 -0,12 -0,01

Nghèo hóa do chi phí y tế -0,16 -0,22 -0,10

Hình 22 thể hiện tỷ lệ tương đối (theo %) của các yếu tố khác nhau trong bất bình đẳng kinh tế ảnh hưởng tới tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế. Các yếu tố liên quan tới bất công bằng kinh tế ảnh hưởng tới nghèo hóa do chi phí y tế như tình trạng kinh tế hộ gia đình, nơi cư trú và hộ gia đình có người già chiếm tỷ lệ tương ứng là 88,3%, 34,7% và 6,4%.

Page 84: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

82

Hình 22: Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế (phân tích đa biến)

Nơi cư trú10,3%

Hộ gia đìnhcó người già,

1,4%

Tình trạng kinh tế,88,3%

Nhận định chính

Mô hình bất công bằng: Kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều hộ gia

đình tại Việt Nam gặp phải những thảm họa tài chính và/hoặc nghèo hóa do phải tự chi trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2010, tỷ lệ chi phí y tế thảm họa tại Việt Nam là 3,9% và nghèo hóa do chi phí y tế là 2,5%. Sự bất công bằng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế đặc biệt gây khó khăn cho những hộ gia đình có người già, hộ gia đình có điều kiện kinh tế thấp và các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Kết quả phân tích chi tiết cũng chỉ ra rằng, sự bất công bằng kinh tế trong chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế không chỉ bắt nguồn từ chênh lệch điều kiện kinh tế giữa các nhóm dân cư, mà còn do các yếu tố kinh tế-xã hội khác như hộ gia đình có người già và nơi cư trú.

Nghiên cứu do Xu K. và các đồng nghiệp tiến hành cho thấy tỷ lệ hộ gia đình phải đối mặt với chi phí thảm họa do tự chi trả chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam năm 1998 là 10,5%, cao nhất trong số 59 quốc gia được chọn làm mẫu nghiên cứu [51]. Một cuộc nghiên cứu khác của Van Doorslaer và các đồng nghiệp, sử dụng các điểm ngưỡng khác nhau để xác định mức thảm họa, cũng một lần nữa cho thấy tỷ lệ chi phí thảm họa cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam rất cao so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á [52, 57]. Kết quả phân tích của Wagstaff A. cho thấy mức chi phí thảm họa đã liên tục được giảm trong những năm qua đối với tất cả các điểm ngưỡng được chọn [58]. Như vậy có thể nói các chính sách/kế hoạch hành động tài chính y tế tại

Page 85: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

83

Việt Nam trong những năm qua đang tiến triển đúng hướng theo mục tiêu bảo vệ tài chính cho toàn dân. Một cuộc nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình phải đối mặt với chi phí thảm họa và bần cùng hóa do chi phí y tế vẫn ở mức cao giai đoạn 2002 - 2008. Tuy nhiên, mức chi phí thảm họa và bần cùng hóa do chi phí y tế được đánh giá là đã giảm nhiều trong giai đoạn 2008 - 2010 [44].

Mức độ bất công bằng: Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ bất công bằng về chi phí thảm họa lớn nhất ở những hộ gia đình có người già. Mức độ bất công bằng về chi phí thảm họa do hộ gia đình có người già khá thấp (chỉ số tập trung CI < 0.2). Tình trạng bất công bằng lớn nhất đối với việc nghèo hóa do phải tự chi trả chi phí y tế là lớn nhất do nguyên nhân tình trạng kinh tế hộ gia đình. Mức độ bất công bằng về hộ gia đình bị nghèo hóa do phải tự chi trả chi phí y tế được nhận định ở mức nghiêm trọng (chỉ số tập trung dao động trong khoảng 0,4 đến 0,6).

Page 86: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

84

BẤT CÔNG BẰNG TRONG HÀNH VI SỨC KHỎE

Bất công bằng về hành vi hút thuốc lá

Tầm quan trọng của chỉ số

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh tật, khiến người hút thuốc mất năng lực và sức khỏe, và cũng là một nguyên nhân mà chúng ta có thể chủ động tránh được. Hút thuốc lá khiến khoảng 5 triệu người chết mỗi năm, và ước tính đến năm 2030 sẽ có trên 8 triệu người chết mỗi năm do hút thuốc lá [59]. Hít khói thuốc thụ động (SHS) (nghĩa là một người không hút thuốc hít phải khói thuốc do người hút thuốc khác phả ra hoặc khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy) cũng gây ra rất nhiều tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của mọi người, và làm cho khoảng 600.000 người chết trẻ mỗi năm trên thế giới [60].

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Năm 2002, tỷ lệ người hút thuốc trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 56,1% đối với nam giới và 1,8% đối với nữ giới [61]. Tại Việt Nam, vấn đề hút thuốc không chỉ là vấn đề về tỷ lệ người hút thuốc trực tiếp, mà còn vấn đề liên quan tới tỷ trọng hộ gia đình sống trong môi trường mà trong nhà có người hút thuốc. Một báo cáo đã kết luận rằng có tới 63% hộ gia đình có người hút thuốc, và đến 71% trẻ em dưới 6 tuổi phải sống trong môi trường trong nhà có khói thuốc [61].

Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã khởi động Chính sách Quốc gia về Phòng chống Tác hại của Thuốc lá (NTCP) theo Nghị quyết Chính phủ số 12/2000/NQ-CP. Nghị quyết đã xác định những mục tiêu cụ thể trong chính sách quốc gia liên quan tới công tác kiểm soát thuốc lá, bao gồm nhưng không giới hạn trong: giáo dục cộng đồng; cấm quảng cáo, xúc tiến và tài trợ cho các sản phẩm thuốc lá; cảnh báo những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe; thuế và giá thuốc; cai thuốc; và nghiêm cấm hút thuốc nơi công cộng. Chính sách NTCP nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 50% xuống còn 20% và đảm bảo tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ không tăng cao hơn dưới 2%. Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được thực thi từ tháng 6/2012 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng thuốc lá là một trong những chỉ số thống kê quốc gia. Kiểm soát sự bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động có thể giúp nắm rõ được tình hình, để từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Nguồn số liệu

Trong phân tích này chúng tôi có sử dụng số liệu về tình trạng hút thuốc được tổng hợp từ cuộc Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010 (GATS 2010)

Page 87: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

85

Biến số

Biến kết quả: Số liệu về hiện trạng hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động tại nhà. Câu hỏi nghiên cứu là: “Tần suất hút thuốc trong nhà bạn (hoặc là do thành viên trong nhà hoặc do khách đến thăm) là bao lâu một lần?” để xác định tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong nhà. Những người trả lời điều tra là người không hút thuốc và chọn một trong các phương án trả lời “hàng ngày” hoặc “hàng tuần” hoặc “hàng tháng” sẽ được phân loại vào nhóm người bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động tại nhà.

Biến giải thích (nhóm dân cư): Các nhóm dân số được thực hiện so sánh bao gồm:

1) Giới tính;

2) Độ tuổi;

3) Trình độ học vấn;

4) Dân tộc;

5) Tình trạng kinh tế; và

6) Nơi cư trú.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 27 cho thấy phần trăm dân số trưởng thành hiện đang hút thuốc lá chủ động là 23,8% và hút thuốc lá thụ động là 67,7%. Đối tượng hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động đều phổ biến trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo và nhóm dân số sống ở vùng nông thôn. Tỷ lệ người hút thuốc lá chủ động cao hơn trong nhóm tuổi từ 30 đến 59, cao nhất trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp hơn và thấp nhất trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao đẳng hoặc đại học. Những người bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động thường là phụ nữ. Tỷ lệ này giảm dần khi độ tuổi tăng cao hơn.

Bảng 27: So sánh bất bình đẳng nam thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động

Số người tham gia khảo sát

Số người hiện tại hút thuốc chủ động

Tỷ lệ người hút thuốc

lá chủ động (%)

Số người hút thuốc lá thụ động tại

nhà*

Tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tại

nhà* (%)

Giới Tính

Nữ 33,100.000 477,000 1,4% 22,300.000 68,8%

Nam 31,300.000 14,800.000 47,4% 10,600.000 65,2%

Tuổ i

15-29 23,100.000 3,670.000 15,9% 14,100.000 73,0%

30-39 13,000.000 3,990.000 30,7% 6,030.000 67,5%

Page 88: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

86

* Nhóm đối tượng không hút thuốc.

Số người tham gia khảo sát

Số người hiện tại hút thuốc chủ động

Tỷ lệ người hút thuốc

lá chủ động (%)

Số người hút thuốc lá thụ động tại

nhà*

Tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tại

nhà* (%)

Tuổ i

40-49 12,600.000 3,900.000 31,0% 5,880.000 68,1%

50-59 7,465,114 2,280.000 30,6% 3,020.000 58,6%

60+ 8,159,007 1,450.000 17,7% 3,870.000 58,1%

Trình độ học vấn

Tiểu học 29,000.000 5,230.000 18,0% 17,300.000 73,2%

Trung học 25,000.000 7,470.000 29,8% 11,600.000 66,8%

Phổ thông 6,793,646 1,860.000 27,4% 2,790.000 56,6%Cao đẳng/đại học 3,447,042 742,000 21,5% 1,180.000 43,7%

Dân tộcKhông phải dân tộc Kinh 9,952,252 2,910.000 29,2% 5,480.000 78,6%

Dân tộc Kinh 54,400.000 12,400.000 22,8% 27,500.000 65,7%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 13,700.000 3,750.000 27,3% 6,890.000 69,7%Tương đối nghèo 13,800.000 3,550.000 25,7% 7,570.000 74,0%

Bình thường 11,700.000 2,810.000 24,0% 6,510.000 73,8%Tương đối giàu 13,100.000 2,980.000 22,7% 6,560.000 65,1%

Giàu nhất 12,000.000 2,210.000 18,4% 5,410.000 55,6%

Nơi cư trú

Nông thôn 44,600.000 10,700.000 24,0% 24,300.000 72,0%

Đô thị 19,700.000 4,590.000 23,3% 8,680.000 57,7%

Tổng 64,300.000 15,300.000 23,8% 32,900.000 67,6%

Hình 23 cũng cho thấy những đối tượng là nam giới, những người có trình độ học vấn cao hơn, những người dân tộc thiểu số, những người nghèo và người sống ở khu vực nông thôn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn do tình trạng hút thuốc chủ động.

Hình 24 cho thấy những đối tượng là nữ giới, những người có trình độ học vấn thấp hơn, những người dân tộc thiểu số, những người nghèo và người sống ở khu vực nông thôn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn do tình trạng hút thuốc lá thụ động.

Page 89: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

87

Hình 23: Biểu đồ tập trung về bất bình đẳng trong hành vi hút thuốc chủ động

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo độ tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới tính20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo giới tính

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo dân tộc

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line Smoke

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá chủ động theo tình trạng kinh tế

Page 90: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

88

Hình 24: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hút thuốc lá thụ động

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo độ tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới tính20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo giới tính

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân số20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo dân số

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line shshome

Bất bình đẳng về tình trạng hút thuốc lá thụ động theo tình trạng kinh tế

Page 91: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

89

Chỉ số tập trung trong Bảng 28 dưới đây trình bày cụ thể hơn mức độ bất bình đẳng trong hành vi hút thuốc lá. Mức độ bất bình đẳng trong tình trạng hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động lớn nhất khi so sánh các nhóm dân số phân chia theo tình trạng kinh tế (trong đó hút thuốc lá chủ động ở mức -0.06 và hút thuốc lá thụ động là -0.04).

Bảng 28: Chỉ số tập trung tình trạng bất bình đẳng hành vi hút thuốc

Nhóm dân số Chỉ số tập trung (CI)

Khoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới tính

Hút thuốc chủ động 0,50 0,49 0,52

Hút thuốc lá thụ động -0,001 -0,02 -0,01

Độ tuổi

Hút thuốc chủ động 0,09 0,07 0,11

Hút thuốc lá thụ động -0,04 -0,05 -0,02

Học vấn

Hút thuốc chủ động 0,12 0,09 0,14

Hút thuốc lá thụ động -0,05 -0,06 -0,03

Dân tộc

Hút thuốc chủ động 0,00 -0,03 0,03

Hút thuốc lá thụ động -0,001 -0,01 0,00

Tình trạng kinh tế

Hút thuốc chủ động -0,06 -0,09 -0,04

Hút thuốc lá thụ động -0,04 -0,05 -0,03

Nơi cư trú

Hút thuốc chủ động 0,02 -0,01 0,04

Hút thuốc lá thụ động -0,03 -0,04 -0,02

Page 92: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

90

Nhận định chính

Mô hình bất công bằng: Tuyên bố chính trị gần đây trong cuộc họp cấp

cao Liên hiệp quốc về kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (NCD) đã kết luận rằng tình trạng nghèo đói, phân bố tài sản không đồng đều và trình độ học vấn thấp, cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội, giới tính, các yếu tố chính trị, hành vi và môi trường quyết định sức khỏe là nguyên nhân khiến tỷ lệ và số lượng bệnh không lây nhiễm tăng cao hơn. Tuyên bố này đã kêu gọi các quốc gia cùng hành động nhằm kiểm soát tác động của các yếu tố rủi ro (bao gồm hành vi sử dụng thuốc và tình trạng hút thuốc lá thụ động), cũng như kiểm soát các yếu tố xã hội và kinh tế gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhằm giải quyết hợp lý các bệnh không lây nhiễm [62].

Liên quan tới tình trạng hút thuốc chủ động, chúng ta có thể nhận thấy bất bình đẳng còn tồn tại giữa các nhóm đối tượng theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và tình trạng kinh tế. Đối với tình trạng hút thuốc lá thụ động, bất bình đẳng thể hiện ở nhóm đối tượng theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế và nơi cư trú. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hút thuốc không cao, tuy nhiên đối tượng này vẫn bị ảnh hưởng đáng kể do những nguy cơ từ khói thuốc thụ động. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy các nhóm đối tượng phải chịu thiệt thòi khác tại Việt Nam như nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo thường có khả năng hút thuốc lớn hơn, cũng như bị ảnh hưởng nhiều hơn do khói thuốc tại nhà. Mức độ chịu ảnh hưởng khói thuốc thụ động tại nhà cao hơn ở nhóm những người có trình độ học vấn thấp hơn và những người sống ở khu vực nông thôn. Kết quả này cho thấy hiện vẫn còn nhiều vấn đề về bất công bằng về cả tình trạng hút thuốc lá chủ động và nguy cơ ảnh hưởng hút thuốc lá thụ động tồn tại ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của cuộc Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam 2002, tỷ lệ hút thuốc và uống rượu trong nhóm người nghèo cao hơn so với nhóm người có điều kiện kinh tế tốt hơn [63]. Một cuộc nghiên cứu tại Việt Nam khác cũng đã đưa ra kết luận tương tự rằng nhóm người có thu nhập cao hơn thường ít có khả năng trở thành những người hút thuốc thường xuyên và khả năng cai thuốc ở nhóm những người này cao hơn so với nhóm người có thu nhập thấp [64]. Một số cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy thu nhập dường như có ảnh hưởng lớn đến quyết định hút thuốc hay cai thuốc của mọi người [65, 66].

• Mức độ bất công bằng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ bất công bằng kinh tế xã hội trong cả hành vi hút thuốc lá chủ động và ảnh hưởng do hành vi hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam đều ở mức thấp (chỉ số tập trung CI < 0.2).

Page 93: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

91

Bất công bằng trong hành vi lạm dụng rượu

Tầm quan trọng của chỉ số

Lạm dụng rượu là mức độ sử dụng rượu gây ra những rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và/hoặc tâm lý của người uống rượu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lạm dụng rượu cho sức khỏe, khiến khoảng 2,5 triệu người chết mỗi năm. Khoảng 320.00 người trong độ tuổi từ 15 đến 29 chết do các nguyên nhân liên quan tới rượu, chiếm 9% số lượng người chết trong nhóm tuổi này. Bên cạnh đó, rượu còn liên quan tới rất nhiều vấn đề xã hội và phát triển nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề bạo lực, lạm dụng và ngược đãi trẻ em cũng như vấn đề nghỉ làm không có lý do hợp lý tại các cơ sở làm việc [67].

Hiện Bộ Y tế Việt Nam đang soạn thảo Chính sách Quốc gia về Phòng chống và Kiểm soát tác hại liên quan tới rượu. Thời điểm bắt đầu có các hành vi gây rủi ro cho sức khỏe hiện đang ngày càng ở độ tuổi trẻ hơn, vì vậy việc đánh giá về Bất công bằng về hành vi Lạm dụng rượu trong nhóm đối tượng Thanh thiếu niên là yêu cầu vô cùng quan trọng khi xây dựng chính sách phòng chống và kiểm soát tác hại liên quan tới rượu tại Việt Nam.

Nguồn số liệu

Chúng tôi sử dụng những số liệu về hành vi uống rượu dẫn đến trạng thái say xỉn trong nhóm Vị thành niên từ Đánh giá Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 (SAVY2) trong phân tích này.

Biến số

Biến kết quả: Số liệu được thu thập dựa trên phản hồi cho câu hỏi trong Điều tra “Bạn đã bao giờ uống rượu say chưa?”

Biến giải thích (nhóm dân cư): Các nhóm dân số được thực hiện so sánh bao gồm:

1) Giới tính;

2) Độ tuổi;

3) Trình độ học vấn;

4) Dân tộc;

5) Tình trạng kinh tế (phân chia thành 5 nhóm theo tài sản); và

6) Nơi cư trú (nông thôn và thành thị).

Kết quả nghiên cứu

Bảng 29 trình bày Mô tả tình trạng bất bình đẳng về hành vi Lạm dụng rượu trong nhóm đối tượng thanh niên. Những đối tượng đã từng uống rượu say có tỷ lệ cao

Page 94: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

92

hơn trong nhóm 1) nam giới; 2) có độ tuổi từ 22-25; 3) có trình độ học vấn cao hoặc thấp; và 4) thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Bảng 29: So sánh mô tả bất bình đẳng trong hành vi lạm dụng rượu ở thanh thiếu niên

Số lượng người được khảo sát

Số người đã từng uống say

Tỷ lệ đã từng uống say (%)

Giới tính

Nam 9,399,823 5,680.000 60,5%

Nữ 6,188,376 1,360.000 22,0%

Độ tuổi

<17 6,572,987 2,020.000 30,8%

18-21 4,983,534 2,590.000 52,1%

22-25 4,031,678 2,430.000 60,2%

Trình độ học vấn

Tiểu học 14,849 6,242 42,0%

Trung học 1,362,983 281,000 20,6%

Đại học 4,114,111 1,260.000 30,7%

Cao đẳng/đại học 10,100.000 5,500.000 54,5%

Dân tộc

Không phải dân tộc Kinh

2,708,231 1,430.000 52,7%

Dân tộc Kinh 12,900.000 5,620.000 43,6%

Tình trạng kinh tế

Nghèo nhất 2,598,683 1,160.000 44,6%

Tương đối nghèo 3,317,435 1,520.000 45,8%

Bình thường 2,771,866 1,310.000 47,4%

Tương đối giàu 3,356,987 1,480.000 44,2%

Giàu nhất 3,535,528 1,570.000 44,3%

Nơi cư trú

Nông thôn 11,600.000 5,210.000 45,1%

Đô thị 4,037,854 1,840.000 45,5%

Tổng 15,600.000 7,050.000 45,2%

Page 95: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

93

Biểu đồ tập trung cũng cho thấy nhóm đối tượng là nam giới, ở độ tuổi cao hơn, trình độ học vấn thấp hơn và nhóm dân tộc thiểu số có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn hơn từ việc lạm dụng rượu (Hình 25).

Hình 25: Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hành vi lạm dụng rượu

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo tuổi20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo độ tuổi

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo giới20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo giới tính

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo dân tộc20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo dân tộc

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo học vấn20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo trình độ học vấn

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo cư trú20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo nơi cư trú

Biểu đồ tập trung

% Cộng dồn dân số sắp xếp theo kinh tế20 4 6 8 1

20

46

81

% c

ộng

dồn

biến

kết

quả

45O line drunk

Bất bình đẳng hành vi uống rượu nguy hiểm theo tình trạng kinh tế

Page 96: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

94

Bên cạnh đó, chỉ số tập trung cũng chỉ ra rằng tình trạng bất bình đẳng trong hành vi lạm dụng rượu có mức độ lớn nhất khi so sánh giữa các nhóm dân số phân theo giới tính (-0,19), tiếp đó là theo độ tuổi (0,16) và trình độ học vấn (0,15). Chỉ số tập trung phản ánh tình trạng bất bình đẳng về hành vi lạm dụng rượu theo dân tộc, tình trạng kinh tế và nơi cư trú không cao và không có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 30).

Bảng 30: Chỉ số tập trung bất bình đẳng trong lạm dụng rượu

Nhóm dân số Chỉ số tập trung (CI)

Khoảng tin cậy

Cận dưới Cận trên

Giới tính -0.19 -0.20 -0.17

Tuổ i 0.16 0.14 0.17

Trình độ học vấn 0.15 0.13 0.17

Dân tộc 0.01 -0.001 0.03

Tình trạng kinh tế 0.001 -0.01 0.02

Nơi cư trú 0.02 -0.001 0.04

Nhận định chính

Mô hình bất công bằng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tình

trạng bất bình đẳng trong hành vi lạm dụng rượu có ảnh hưởng lớn hơn trong nhóm đối tượng nam giới, những người trẻ hơn và những người có trình độ học vấn thấp. Không có lý lẽ để giải thích hợp lý tình trạng bất bình đẳng về hành vi lạm dụng rượu theo độ tuổi và trình độ học vấn, do vậy chỉ có thể nói bất công bằng có tồn tại.

• Mức độ bất công bằng: Chúng tôi cũng thấy rằng tình trạng bất công bằng về hành vi lạm dụng rượu theo lứa tuổi và trình độ học vấn ở mức độ thấp. Một cuộc nghiên cứu trước đây tại Việt Nam cũng đã có báo cáo kết luận rằng mức độ khác biệt trong hành vi sử dụng rượu giữa các nhóm nhân khẩu học cũng không cao [68].

Page 97: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

95

KẾT

LUẬ

N V

À Ý

NG

HĨA

CH

ÍNH

CH

Kết

luận

: Thự

c trạn

g và

mứ

c độ

côn

g bằ

ng y

tế, sứ

c khỏe

tại V

iệt N

am

Tron

g ng

hiên

cứ

u nà

y, c

húng

tôi đ

ã thự

c hiện

việ

c m

ô tả

phân

tích

đặc

điể

m v

à mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng g

iữa

các

nhóm

kin

h tế

-xã

hội về

một

số

chỉ số

y tế

, sứ

c khỏe

thuộ

c bố

n kh

ía cạn

h y

tế, sứ

c khỏe

qua

n trọ

ng. N

hững

kết

quả

của

ngh

iên

cứu

này

được

tóm

tắt t

rong

Bản

g 31

.

Bản

g 31

: Thự

c trạ

ng v

à mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng y

tế, sứ

c khỏe

tại V

iệt N

am

Khí

a cạ

nh y

tế,

sức

khỏe

Tầm

qua

n trọn

gTiến

độ

Mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng

Giớ

i tín

hĐộ

tuổi

Trìn

h độ

học

vấ

nD

ân tộ

cTì

nh trạn

g ki

nh tế

i cư

trú

Kết

quả

côn

g bằ

ng sứ

c khỏe

Tỷ lệ

mắc

ốm

đa

u, bện

h tậ

t tự

khai

báo

tron

g cộ

ng đồn

g

Phả

n án

h nh

u cầ

u dị

ch

vụ c

hăm

sóc

sứ

c khỏe

của

người

dân

i chu

ng

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

phụ

nữ

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

đối

tượn

g trì

nh độ

học

vấn

thấp

Khô

ngThấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

đối

tượn

g số

ng ở

ng th

ôn

Tỷ lệ

tử v

ong

trẻ e

o lườn

g mục

tiêu

M

DG

4

Đã đạ

t đư

ợcN

AN

ghiê

m

tr ọng

, bất

ng bằn

g đố

i với

nhữ

ng b

à mẹ ở độ

tuổi

cao

Trun

g bì

nh,

bất c

ông

bằng

đố

i với

nhữ

ng

người

trình

độ

học

vấn

thấp

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

inhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Trun

g bì

nh,

bất c

ông

bằng

đố

i với

ngư

ời

nghè

o

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

v ực

nông

thôn

Page 98: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

96

Khí

a cạ

nh y

tế,

sức

khỏe

Tầm

qua

n trọn

gTiến

độ

Mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng

Giớ

i tín

hĐộ

tuổi

Trìn

h độ

học

vấ

nD

ân tộ

cTì

nh trạn

g ki

nh tế

i cư

trú

Kết

quả

côn

g bằ

ng sứ

c khỏe

Tỷ lệ

mắc

ốm

đa

u, bện

h tậ

t tự

khai

báo

ở trẻ

em

Phả

n án

h nh

u cầ

u dị

ch

vụ c

hăm

sóc

sứ

c khỏe

của

trẻ

em

Khô

ngN

AK

hông

Khô

ngTh

ấp, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Khô

ng

Tình

trạn

g di

nh

dưỡn

g trẻ

em

(s

uy d

inh

dưỡn

g ở

trẻ e

m)

Đo

lườn

g mục

tiêu

M

DG

1, 4

Đã đạ

t đư

ợcK

hông

NA

Côn

g bằ

ng

đối với

nhữ

ng

người

trình

độ

học

vấn

thấp

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

i nhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Trun

g bì

nh,

bất c

ông

bằng

đố

i với

ngư

ời

nghè

o

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Côn

g bằ

ng tr

ong

tiếp

cận

dịch

vụ

chăm

sóc

sứ

c khỏe

Bảo

hiể

m y

tếĐ

o lườn

g mứ

c độ

bao

phủ

bảo

hiểm

y

tế to

àn d

ân

(phạ

m v

i bao

phủ

dân

và bảo

hiể

m

tài c

hính

)

Đan

g tiế

n triển

tốt

Khô

ngThấp

, bấ

t côn

g bằ

ng đối

vớ

i nhó

m

có độ

tuổi

tru

ng b

ình

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng n

gười

trình

độ

học

vấn

thấp

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

nhó

m

người

Kin

h

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nh

óm c

ó điều

kiện

kin

h tế

tru

ng b

ình

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Khả

năn

g tiế

p cậ

n cá

c dị

ch vụ

chăm

c sứ

c khỏe

Đo

lườn

g mứ

c độ

bao

phủ

bảo

hiểm

y

tế to

àn d

ân

(phạ

m v

i bao

phủ

dịch

vụ

và b

ao p

hủ

chiề

u sâ

u)

Đan

g tiế

n triển

tốt

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo,

giảm

dần

nh

u cầ

u

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đố i

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

, giảm

dần

nhu

cầu

Page 99: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

97

Khí

a cạ

nh y

tế,

sức

khỏe

Tầm

qua

n trọn

gTiến

độ

Mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng

Giớ

i tín

hĐộ

tuổi

Trìn

h độ

học

vấ

nD

ân tộ

cTì

nh trạn

g ki

nh tế

i cư

trú

Côn

g bằ

ng tr

ong

tiếp

cận

dịch

vụ

chăm

sóc

sứ

c khỏe

Khả

năn

g tiế

p cậ

n dị

ch vụ

chăm

sóc

trư

ớc s

inhc

ho p

hụ

nữ m

ang

thai

Đo

lườn

g mục

tiêu

M

DG

5 và

phạm

vi b

ao

phủ

y tế

toàn

n (p

hạm

vi

bao

phủ

dịch

vụ

hoặ

c ba

o phủ độ

sâu

)

Đan

g tiế

n triển

tốt

NA

Khô

ngThấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

phụ

nữ c

ó trì

nh

độ học

vấn

thấp

hơn

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

i nhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Khả

năn

g tiế

p cậ

n dị

ch vụ

chăm

sóc

sứ

c khỏe

si

nh sản

Đo

lườn

g mục

tiêu

M

DG

5 và

phạm

vi b

ao

phủ

y tế

toàn

n (p

hạm

vi

bao

phủ

dịch

vụ

hoặ

c ba

o phủ độ

sâu

)

Đan

g tiế

n triển

tốt

NA

Khô

ngThấp

, bất

côn

g bằ

ng đố i

với

phụ

nữ c

ó trì

nh

độ học

vấn

thấp

hơn

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

i nhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Tiếp

cận

các

dịc

h vụ

chă

m s

óc sức

kh

oẻ trẻ

em (t

iêm

ph

òng

lao,

bại

liệ

t, uố

n vá

n, v

iêm

ga

n B

, sởi

uống

Vita

min

A)

Đo

lườn

g mục

tiêu

M

DG

1,4,

5,

6 và

phạ

m

vi b

ao p

hủ y

tế

toàn

dân

(p

hạm

vi b

ao

phủ

dịch

vụ

hoặc

bao

phủ

ch

iều

sâu)

Đan

g tiế

n triển

tốt

NA

NA

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

phụ

nữ c

ó trì

nh

độ học

vấn

thấp

hơn

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

i nhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Page 100: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

98

Khí

a cạ

nh y

tế,

sức

khỏe

Tầm

qua

n trọn

gTiến

độ

Mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng

Giớ

i tín

hĐộ

tuổi

Trìn

h độ

học

vấ

nD

ân tộ

cTì

nh trạn

g ki

nh tế

i cư

trú

Côn

g bằ

ng tr

ong

chi t

rả dịc

h vụ

chăm

sóc

sứ

c khỏe

Hộ

gia

đình

trẻ n

hỏ

Hộ

gia đì

nh

có n

gười

gi

à

Lũy

tiến

chi p

trực

tiếp

chi t

rả

bởi hộ

gia đì

nh

cho

các

dịch

vụ

chăm

sóc

sức

khỏe

Đo

lườn

g phạm

vi

bao

phủ

y tế

toàn

dân

(bảo

hiể

m tà

i ch

ính

hoặc

bả

o hiểm

ch

iều

cao)

Đạt

đư

ợc

một

số

tiến

bộ

nhất

đị

nh

Lũy

thoá

iLũ

y th

oái

NA

Lũy

thoá

iLũ

y tiế

nLũ

y tiế

n

Chi

phí

thảm

họa

Đo

lườn

g phạm

vi

bao

phủ

y tế

toàn

dân

(bảo

hiể

m tà

i ch

ính

hoặc

bả

o hiểm

ch

iều

cao)

Đạt

đư

ợc

một

số

tiến

bộ

nhất

đị

nh

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

hộ

gia đì

nh

có trẻ

nhỏ

Trun

g bì

nh,

bất c

ông

bằng

đối

vớ

i hộ

gia

đình

người

già

NA

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i vớ

i nhó

m d

ân

tộc

thiể

u số

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Ngh

èo h

óa d

o ch

i ph

í y tế

Đo

lườn

g phạm

vi

bao

phủ

y tế

toàn

dân

(bảo

hiể

m tà

i ch

ính

hoặc

bả

o hiểm

ch

iều

cao)

Đạt

đư

ợc

một

số

tiến

bộ

nhất

đị

nh

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

hộ

gia đ ì

nh

có trẻ

nhỏ

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

hộ

gia đì

nh c

ó người

già

NA

Khô

ngN

ghiê

m trọn

g,

bất c

ông

bằng

đố

i với

ngư

ời

nghè

o

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Page 101: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

99

Khí

a cạ

nh y

tế,

sức

khỏe

Tầm

qua

n trọn

gTiến

độ

Mứ

c độ

bất

côn

g bằ

ng

Giớ

i tín

hĐộ

tuổi

Trìn

h độ

học

vấ

nD

ân tộ

cTì

nh trạn

g ki

nh tế

i cư

trú

Côn

g bằ

ng tr

ong

hành

vi n

guy

cơ c

ho sứ

c khỏe

Hút

thuố

c lá

chủ độ

ngN

hững

yếu

tố

hàn

h vi

ng

uy cơ

Đạt

đư

ợc

một

số

tiến

bộ

nhất

đị

nh

Ngh

iêm

trọ

ng, bất

ng bằn

g đố

i với

na

m g

iới

Thấp

, bấ

t côn

g bằ

ng đối

vớ

ingư

ời

già

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

trình

độ

học

vấn

cao

Khô

ngThấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Khô

ng

Hút

thuố

c lá

thụ độ

ng

Nhữ

ng yếu

tố

hàn

h vi

ng

uy cơ

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

nữ

giới

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

giới

trẻ

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng n

gười

trình

độ

học

vấn

thấp

Khô

ngThấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

người

ngh

èo

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng

người

sốn

g ở

khu

vực

nông

thôn

Lạm

dụn

g rượu

Nhữ

ng yếu

tố

hàn

h vi

ng

uy cơ

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

na

m g

iới

Thấp

, bất

ng bằn

g đố

i với

giới

trẻ

Thấp

, bất

côn

g bằ

ng đối

với

nhữ

ng n

gười

trình

độ

học

vấn

thấp

Khô

ngK

hông

Khô

ng

* N

A: K

hông

số liệu

.

Page 102: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

100

Một số kết luận chính rút ra từ nghiên cứu của chúng tôi bao gồm

1. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Rất nhiều mục tiêu y tế (ví dụ như mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG4 về tỷ lệ tử vong trẻ em, mục tiêu dinh dưỡng trẻ em, v.v.) đã được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt nhiều thành tựu lớn trong quá trình đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan tới các lĩnh vực y tế khác (ví dụ như MDG5, MDG6).

2. Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phạm vi bao phủ dân cư cũng như phạm vi bao phủ dịch vụ đã được mở rộng đáng kể, phản ánh thông qua sự gia tăng về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung cũng như các dịch vụ chuyên khoa (dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em). Tuy nhiên, phạm vi bao phủ tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình tại Việt Nam phải gánh chịu chi phí y tế “thảm họa” cũng như rơi vào bẫy nghèo đói do phải chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

3. Vẫn có sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về nhiều khía cạnh y tế, sức khỏe với các mức độ khác nhau:

Bất công bằng theo giới tính: Có sự bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo và phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động tại nhà đối với phụ nữ (mức độ thấp).

Bất công bằng theo độ tuổi:

- Mức độ bất công bằng nghiêm trọng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với đối tượng bà mẹ lớn tuổi.

- Mức độ bất công bằng trung bình về chi phí thảm họa đối với hộ gia đình có người già.

- Bất công bằng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế của hộ gia đình đối với hộ gia đình có người già (mức độ thấp).

Bất công bằng theo trình độ học vấn:

- Mức độ bất công bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp.

- Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng có bảo hiểm y tế, khả năng tiếp cận các dịch vụ trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động và lạm dụng rượuđối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp (mức độ thấp).

Bất công bằng theo nhóm dân tộc: Bất công bằng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, khả năng tiếp cận các dịch vụ tiền sản

Page 103: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

101

ở phụ nữ mang thai, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và chi phí thảm họa đối với nhóm đối tượng dân tộc thiểu số (mức độ thấp).

Bất công bằng theo tình trạng kinh tế:

- Mức độ bất công bằng nghiêm trọng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế đối với nhóm người nghèo.

- Mức độ bất công bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tình trạng dinh dưỡng trẻ em đối với người nghèo.

- Bất công bằng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và chi phí thảm họa, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng nhiều hơn tới người nghèo (mức độ thấp).

Bất công bằng theo nơi cư trú: Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo, tỷ lệ tử vong trẻ em, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng bảo hiểm y tế, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, chi phí thảm họa, nghèo hóa do chi phí y tế và hút thuốc lá thụ động đối với những người sống ở khu vực nông thôn.

4. Bất công bằng về sức khỏe bà mẹ và trẻ em và bất công bằng về chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng.

5. Điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng chính đến vấn đề bất công bằng nêu trên. Tuy nhiên, sự bất công bằng giữa các nhóm kinh tế về các vấn đề y tế, sức khỏe không đơn thuần chỉ là do sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các nhóm dân cư, mà còn do nhiều yếu tố kinh tế-xã hội quan trọng khác như giới tính, trình độ học vấn, dân tộc và nơi cư trú.

Khuyến nghị: Hướng tới mục tiêu sức khỏe và công bằng

Để đạt được mục tiêu sức khỏe và công bằng, Việt Nam cần xây dựng được và thực hiện hệ thống chính sách xã hội và y tế theo định hướng công bằng, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có tình trạng sức khỏe tốt nhất và có khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, điều kiện kinh tế hay nơi cư trú. Cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề sau:

1. Đổi mới hệ thống y tế, sử dụng các phương pháp hệ thống có khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới năng lực và hoạt động của tất cả sáu thành phần của một hệ thống y tế (bao gồm quản trị, cung cấp dịch vụ, tài chính, nguồn nhân lực, thông tin và các sản phẩm y tế). Để từng bước đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, cần thực hiện một số biện pháp ưu tiên như mở rộng

Page 104: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

102

phạm vi bảo hiểm y tế, rà soát lại các gói dịch vụ, phương pháp chi trả cho nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các chính sách hướng tới sự công bằng khác nhằm phục vụ các nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn khác (ngoài nhóm người nghèo, trẻ em, dân tộc thiểu số, v.v.) như nhóm đối tượng cận nghèo, đối tượng lao động trong khu vực không chính thức, nông dân.

2. Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó cần tập trung đặc biệt tới các nhóm dân số khó khăn như phụ nữ, nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo và những người sống ở khu vực nông thôn. Do nhóm dân số khó khăn thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế gần nhất, vì vậy vấn đề ưu tiên hàng đầu cần thực hiện là tăng cường năng lực mạng lưới cơ sở y tế (bao gồm tăng cường năng lực cho các bác sỹ gia đình và cán bộ y tế tại địa phương).

3. Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe “chi phí hiệu quả”, đặc biệt là các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân.

4. Áp dụng các biện pháp can thiệp lồng ghép với sự tham gia của các khu vực và tổ chức khác nhau (không chỉ đơn thuần chỉ là ngành y tế) ví dụ như nâng cao năng lực phụ nữ, giáo dục, phát triển nông thôn, các hoạt động tạo thu nhập, các tổ chức phi chính phủ, v.v.

5. Tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm xác định các vấn đề về công bằng sức khỏe, cũng như đẩy mạnh công tác lập kế hoạch y tế dựa trên bằng chứng và quy trình xây dựng chính sách.

Một số điểm hạn chế trong quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế sau:

1) Trước hết, phân tích của chúng tôi hoàn toàn dựa trên số liệu thu thập được trong các cuộc điều tra với các mục đích khác, vì vậy chúng tôi không có đầy đủ số liệu cần thiết để phân tích thực trạng công bằng trong sức khỏe một cách toàn diện hơn (ví dụ số liệu về chất lượng dịch vụ chăm sóc…).

2) Thứ hai, do tất cả số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các cuộc điều tra cắt ngang, vì vậy kết quả nghiên cứu không đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa biến kết quả và các điều kiện kinh tế - xã hội.

3) Thứ ba, vì tất cả các điều tra đều dựa trên số liệu tự khai báo, do đó kết quả nghiên cứu cần được xem xét và cân nhắc thận trọng. Các số liệu tự khai báo có thể là ước tính thừa hoặc thiếu. Đối tượng tham gia các điều tra cũng có thể không sẵn sàng tiết lộ các thông tin cá nhân chính xác của mình.

4) Thứ tư, mặc dù biểu đồ tập trung và chỉ số tập trung được sử dụng rộng rãi trong đo lường mức độ bất bình đẳng/bất công bằng, tuy nhiên chúng vẫn có những hạn chế nhất định. Biểu đồ tập trung có thể giao nhau, thể hiện sự phân

Page 105: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

103

bố khác nhau, nhưng lại cho một giá trị chỉ số tập trung giống nhau. Phân tích biểu đồ tập trung và chỉ số tập trung có thể không hoàn toàn chính xác trong trường hợp biến số xếp hạng chỉ có ít hạng mục (ví dụ biến số giới tính, dân tộc, nơi cư trú, v.v. chỉ có 2 hạng mục)

5) Bên cạnh đó, phương pháp phân tích thành phần trong nghiên cứu này của chúng tôi mang tính xác định gợi ý và chỉ bao gồm các biến số có thể đo lường được. Vẫn còn nhiều yếu tố khác về văn hóa, cộng đồng hay những yếu tố khác của hệ thống y tế có thể ảnh hưởng tới bất bình đẳng/bất công bằng về y tế, sức khỏe chưa được nghiên cứu.

6) Cuối cùng, do phạm vi thời gian và nguồn lực dành cho nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ đưa ra những đánh giá nhanh về đặc điểm và mức độ bất công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam. Chúng tôi chưa thể đưa ra những phân tích đa chiều (phương pháp phân tích về cùng một chủ đề nhưng sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau) hay những phân tích xu hướng về vấn đề nghiên cứu.

Page 106: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ THOÁN

G Y

TEÁ VIEÄT N

AM

: Höôùng tôùi muïc tieâu vaø coâng baèng

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ministry of Health: Hospital system of Viet Nam - an overview. In. Hanoi: Medical Publishing House; 2005.

2. World Bank: World Development Indicators 2006. In. Washington DC: World Bank; 2006.

3. World Bank: Vietnam Development Report 2007: Aiming high. Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting. In. Hanoi: World Bank; 2007.

4. Ministry of Health of Viet Nam, Health Partnership group: Join annual health review 2011. In. Hanoi: Ministry of Health of Vietnam; 2011.

5. Nam MoHoV: Plan for the protection, care and promotion of the people‘s health 2011-2015. In. Hanoi: Ministry of Health of Vietnam; 2010.

6. Ministry of Health of Viet Nam, Health Partnership group: Join annual health review 2008. In. Hanoi: Ministry of Health of Vietnam; 2008.

7. Ministry of Health of Viet Nam, Health Partnership group: Join annual health review 2009. In. Hanoi: Ministry of Health of Vietnam; 2009.

8. Ministry of Health of Viet Nam, Health Partnership group: Join annual health review 2010. In. Hanoi: Ministry of Health of Vietnam; 2010.

9. Partnership for Action in Health Equity (PAHE): Health Equity n Vietnam: A Civil Society Perspective. In. Hanoi; 2011.

10. Berman PA: Health Sector Reform in Developing Countries: Making Health Development Sustainable. Boston: Harvard School of Public Health; 1995.

11. World Health Organisation: Social health insurance: Sustainable health fi nancing, universal coverage and social health insurance. In: 58th World Health Assembly. Geneva: World Health Organisation; 2005.

12. Kawachi I, Subramanian SV, Almeida-Filho N: A glossary for health inequalities. Journal of Epidemiology and Community Health 2002, 56(9):647-652.

13. Norheim O, Asada Y: The ideal of equal health revisited: defi nitions and measures of inequity in health should be better integrated with theories of distributive justice. International Journal for Equity in Health 2009, 8(1):40.

Page 107: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net

HEÄ T

HOÁN

G Y

TEÁ

VIE

ÄT N

AM

: Höô

ùng tô

ùi muïc

tieâu

vaø

coân

g ba

èng

105

14. Braveman P, Gruskin S: Defi ning equity in health. J Epidemiol Community Health 2003, 57(4):254-258.

15. Braveman P: Health disparities and health equity: Concepts and Measurement. Annu Rev Public Health 2006, 27(1):167-194.

16. WHO Commission on Social Determinants of Health: Final Report: Closing the gap in a generation: health equity through action on the social determinants of health. In. Geneva: World Health Organization; 2008.

17. World Health Organization: World health report 2010 - Health systems fi nancing: the path to universal coverage. In. Geneva: World Health Organization; 2010.

18. Borrell C, Rue M, M IP, Benach J, A EK: [The measurement of inequalities in health]. Gac Sanit 2000, 14(Suplemento 3):20-33.

19. Landmann Szwarcwald C: On the World Health Organisation’s measurement of health inequalities. J Epidemiol Community Health 2002, 56(3):177-182.

20. Reading R, Jarvis S, Openshaw S: Measurement of social inequalities in health and use of health services among children in Northumberland. Arch Dis Child 1993, 68(5):626-631.

Page 108: congbangsuckhoe.netcongbangsuckhoe.net/media/fck/HWR 2_VIE-final.pdfcongbangsuckhoe.net