tiếp nối và phát triển nỘi dung trong ngÀy không...

8
M ột sự kiện rất quan trọng diễn ra trong lần Đại hội Tim Mạch Toàn Quốc lần thứ 14 là sự chuyển giao Ban Chấp hành và Lãnh đạo nhiệm kỳ mới của Hội Tim mạch học Việt Nam (nhiệm kỳ 2014 – 2018). Tiếp nối sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của hội, trong một không khí hết sức đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở, một ban chấp hành mới của Hội Tim mạch học Việt Nam đã được bầu với những gương mặt tiêu biểu cho ngành tim mạch nước nhà, tại tất cả các vùng miền, cũng như các lĩnh vực chuyên sâu của của ngành. Phải nói rằng, Hội Tim mạch đã lớn mạnh vượt bậc với số hội viên ngày một tăng, hiện đã có trên 2200 hội viên đăng ký. Trước tình hình mới, nhu cầu mới và theo điều lệ mới, 90 thành viên ban chấp hành mới đã được bầu chọn. Các thành viên trong ban chấp hành mới đã thể hiện được sự đại diện, đoàn kết và quyết tâm đưa ngành tim mạch nước nhà tiếp tục kế thừa và phát triển.. Cũng trong không khí hết sức đoàn kết và thẳng thắn, ban chấp hành khóa mới đã bầu được các đại diện là ban lãnh đạo mới của hội trong nhiệm kỳ mới, gồm: chủ tịch, 6 phó chủ tịch (đại diện cho các vùng miền và các lĩnh vực khác nhau), tổng thư ký và thư ký đã được chủ tịch mới lựa chọn ra. Tất cả sự lựa chọn này được thống nhất rất cao trong hội với mức biểu quyết tuyệt đối. Giáo sư tiến sỹ Phạm Gia Khải, sẽ trở thành Chủ tịch Danh dự của Hội Tim mạch học Việt Nam, sau khi bàn giao cương vị chủ tịch cho ngươi kế nhiệm là giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân Việt. Trong một không khí đoàn kết và cởi mở, giáo sư Nguyễn Lân Việt đã đánh giá rất cao những đóng góp không mệt mỏi của giáo sư Phạm Gia Khải trong thời gian qua cho sự phát triển của Hội Tim mạch học Việt Nam cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới sự tin tưởng, tín nhiệm của toàn thể các ủy viên ban chấp hành Hội Tim mạch. Giáo sư Phạm Gia Khải đã bộc bạch những tâm huyết và trăn trở của mình trong thời gian là người đứng đầu Hội Tim mạch và coi việc bàn giao cương vị như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng trên con đường phát triển của Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Ban lãnh đạo mới của Hội là những nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch và là những người rất có uy tín, kinh nghiệm đối với lãnh đạo hội cũng như khả năng tập hợp sức mạnh của ban chấp hành và các hội viên. Tất cả các ủy viên mới của ban chấp hành đã hết sức phấn khởi với sự lựa chọn mới, và bày tỏ lòng quyết tâm cũng như sự đoàn kết cho sự phát triển của Hội. Chắc chắn nhiệm kỳ tới sẽ là một cuộc chạy tiếp sức đầy hào hứng, là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển không ngừng trên con đường tiến lên của Hội Tim mạch học Việt Nam. Danh sách Ban Lãnh đạo của Hội Tim mạch học Việt Nam, nhiệm kỳ 2014 – 2018: Chủ tịch: GS.TS. Nguyễn Lân Việt Các phó chủ tịch: GS.TS. Đặng Vạn Phước (chủ tịch kế nhiệm) GS.TS. Huỳnh Văn Minh PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi PGS.TS. Châu Ngọc Hoa PGS.TS. Vũ Điện Biên Tiếp nối và phát triển không ngừng… Truyền hình trực tiếp các ca can thiệp tim mạch từ bệnh viện Đà Nẵng (S12) Thi Nhà Nghiên cứu Trẻ (YIA) Tổng quan ghép tim ở Việt Nam (F20) Phiên toàn thể P05: Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ổn định mạn tính P06: Cập nhật về Hội chứng vành cấp (chuyên đề đặc biệt của Chien Foundation) P07: Sáng kiến trong tim mạch học P08: Chiến lược điều trị van động mạch chủ Chuyên đề S05: Di truyền trong tim mạch học S06: Bệnh tim mạch ở trẻ em S07: Tối ưu lựa chọn thuốc tim mạch S08: Đột quỵ cấp và dự phòng đột quỵ S09: Thông liên thất S10: Bệnh tim mạch ở phụ nữ (và khi có thai) S11: Bệnh lý động mạch ngoại vi S13: Huyết khối tĩnh mạch và động mạch phổi S14: Thăm dò hình ảnh mảng xơ vữa Diễn đàn F07: Chiến lược điều trị hẹp động mạch cảnh F08: Kháng tiểu cầu sau hội chứng vành cấp F18: Huyết khối tĩnh mạch và ung thư F19: Xử trí tăng áp lực động mạch phổi F21: Xu thế mới của thuốc tiểu đường cho người có nguy cơ tim mạch Đào tạo liên tục: CE6: Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng W: Thực hành trên mô hình can thiệp động mạch vành, động mạch chủ Báo cáo nghiên cứu Báo cáo miệng: A04, A05, A06, A07 Poster PA2 Thảo luận ca lâm sàng E03-E10, Q03-Q05: (chi tiết ở trang 6) Hội thảo vệ tinh LS5: Công ty Menarini LS6: Công ty Boehringer-Ingelheim LS7: Công ty Bayer LS8: Công ty Medtronic NỘI DUNG TRONG NGÀY Thứ Hai - Ngày 13/10/2014 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VNCC2014 Daily Reports Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng 23 - 30 1850 Đại tiệc tối GALA DINNER 1900-2200 ngày 13/10 Khách sạn Crown Plaze Đường Trường Sa, TP Đà Nẵng

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

Một sự kiện rất quan trọng diễn ra trong lần Đại hội Tim Mạch Toàn Quốc lần thứ 14 là sự chuyển giao

Ban Chấp hành và Lãnh đạo nhiệm kỳ mới của Hội Tim mạch học Việt Nam (nhiệm kỳ 2014 – 2018). Tiếp nối sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của hội, trong một không khí hết sức đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở, một ban chấp hành mới của Hội Tim mạch học Việt Nam đã được bầu với những gương mặt tiêu biểu cho ngành tim mạch nước nhà, tại tất cả các vùng miền, cũng như các lĩnh vực chuyên sâu của của ngành. Phải nói rằng, Hội Tim mạch đã lớn mạnh vượt bậc với số hội viên ngày một tăng, hiện đã có trên 2200 hội viên đăng ký. Trước tình hình mới, nhu cầu mới và theo điều lệ mới, 90 thành viên ban chấp hành mới đã được bầu chọn. Các thành viên trong ban chấp hành mới đã thể hiện được sự đại diện, đoàn kết và quyết tâm đưa ngành tim mạch nước nhà tiếp tục kế thừa và phát triển..

Cũng trong không khí hết sức đoàn kết và thẳng thắn, ban chấp hành khóa mới đã bầu được các đại diện là ban lãnh đạo mới của hội trong nhiệm kỳ mới, gồm: chủ tịch, 6 phó chủ tịch (đại diện cho các vùng miền và các lĩnh vực khác nhau), tổng thư ký và thư ký đã được chủ tịch mới lựa chọn ra. Tất cả sự lựa chọn này được thống nhất rất cao trong hội với mức biểu quyết tuyệt đối.

Giáo sư tiến sỹ Phạm Gia Khải, sẽ trở thành Chủ tịch Danh dự của Hội Tim mạch học Việt Nam, sau khi bàn giao cương vị chủ tịch cho ngươi kế nhiệm là giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân Việt. Trong một không khí đoàn kết và cởi mở, giáo sư Nguyễn Lân Việt đã đánh giá rất cao những đóng góp không mệt mỏi của giáo sư Phạm Gia Khải trong thời gian qua cho sự phát triển của Hội Tim mạch học Việt Nam cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới sự tin tưởng, tín nhiệm của toàn thể các ủy viên ban chấp hành Hội Tim mạch.

Giáo sư Phạm Gia Khải đã bộc bạch những tâm huyết và trăn trở của mình trong thời gian là người đứng đầu Hội Tim mạch và coi việc bàn giao cương

vị như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng trên con đường phát triển của Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Ban lãnh đạo mới của Hội là những nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch và là những người rất có uy tín, kinh nghiệm đối với lãnh đạo hội cũng như khả năng tập hợp sức mạnh của ban chấp hành và các hội viên.

Tất cả các ủy viên mới của ban chấp hành đã hết sức phấn khởi với sự lựa chọn mới, và bày tỏ lòng quyết tâm cũng như sự đoàn kết cho sự phát triển của Hội. Chắc chắn nhiệm kỳ tới sẽ là một cuộc chạy tiếp sức đầy hào hứng, là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển không ngừng trên con đường tiến lên của Hội Tim mạch học Việt Nam.

Danh sách Ban Lãnh đạo của Hội Tim mạch học Việt Nam, nhiệm kỳ 2014 – 2018:

Chủ tịch:

GS.TS. Nguyễn Lân Việt

Các phó chủ tịch:

GS.TS. Đặng Vạn Phước

(chủ tịch kế nhiệm)

GS.TS. Huỳnh Văn Minh

PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh

PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi

PGS.TS. Châu Ngọc Hoa

PGS.TS. Vũ Điện Biên

Tiếp nối và phát triển không ngừng…

Truyền hình trực tiếp các ca can thiệp tim mạch từ bệnh viện Đà Nẵng (S12) Thi Nhà Nghiên cứu Trẻ (YIA)Tổng quan ghép tim ở Việt Nam (F20)

Phiên toàn thểP05: Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ổn định mạn tínhP06: Cập nhật về Hội chứng vành cấp (chuyên đề đặc biệt của Chien Foundation)P07: Sáng kiến trong tim mạch họcP08: Chiến lược điều trị van động mạch chủ

Chuyên đềS05: Di truyền trong tim mạch học S06: Bệnh tim mạch ở trẻ em S07: Tối ưu lựa chọn thuốc tim mạchS08: Đột quỵ cấp và dự phòng đột quỵ S09: Thông liên thấtS10: Bệnh tim mạch ở phụ nữ (và khi có thai)S11: Bệnh lý động mạch ngoại viS13: Huyết khối tĩnh mạch và động mạch phổiS14: Thăm dò hình ảnh mảng xơ vữa

Diễn đàn F07: Chiến lược điều trị hẹp động mạch cảnhF08: Kháng tiểu cầu sau hội chứng vành cấpF18: Huyết khối tĩnh mạch và ung thưF19: Xử trí tăng áp lực động mạch phổiF21: Xu thế mới của thuốc tiểu đường cho người có nguy cơ tim mạch Đào tạo liên tục:CE6: Phương pháp nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng W: Thực hành trên mô hình can thiệp động mạch vành, động mạch chủ

Báo cáo nghiên cứuBáo cáo miệng: A04, A05, A06, A07Poster PA2

Thảo luận ca lâm sàngE03-E10, Q03-Q05: (chi tiết ở trang 6)

Hội thảo vệ tinhLS5: Công ty MenariniLS6: Công ty Boehringer-IngelheimLS7: Công ty BayerLS8: Công ty Medtronic

NỘI DUNG TRONG NGÀY

Thứ

Hai

- N

gày

13/1

0/20

14

HỘI TIM MẠCH HỌCVIỆT NAM

VNCC2014 Daily ReportsTim mạch trong kỷ nguyên mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng

23 - 301850

Đại tiệc tốiGALA DINNER1900-2200 ngày 13/10Khách sạn Crown PlazeĐường Trường Sa, TP Đà Nẵng

Page 2: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

Các ca can thiệp được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Đà Nẵng

2 TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP

2014VNCC2014 Daily Reports

Khoa Tim mạch bệnh viện Đà Nẵng: Nơi trao gửi niềm tin...

Bệnh viện Đà Nẵng hiện có 32 khoa phòng, 1300 giường bệnh, 1243 nhân viên, điều trị hơn 2000 bệnh nhân nội trú và

khám sức khỏe cho 1500 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày.

Năm 2002, các bác sĩ Chuyên ngành Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng (tiền thân là khoa Nội A) đã bắt đầu can thiệp những bệnh lý đơn giản, can thiệp cấp cứu và chương trình thường quy cho những ca bệnh nặng phức tạp dần; phối hợp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch.

KHOA NỘI TIM MẠCH: Từ tháng 10/2006, xây dựng Phòng chăm sóc mạch vành và tổ chức ekip can thiệp mạch vành. Năm 2012, triển khai

chụp, can thiệp động mạch vành thì đầu, đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn cho các rối loạn nhịp chậm. Năm 2013, triển khai thăm dò điện sinh lý học tim, triệt đốt loạn nhịp nhanh bằng sóng radio, thực hiện kỹ thuật Holter điện tim và trắc nghiệm ECG gắng sức. Sắp tới sẽ phối hợp triển khai kỹ thuật xạ hình tưới máu cơ tim trên máy SPECT và PETCT.

KHOA PHẪU THUẬT VÀ CAN THIỆP TIM MẠCH: ra đời tháng 9/2006 khi triển khai ca mổ tim hở đầu tiên. Khoa thực hiện các phẫu thuật tim bẩm sinh và mắc phải, can thiệp tim bẩm sinh, khám sàng lọc tim bẩm sinh cho nhân dân các địa phương lân cận.

PHÒNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ CAN THIỆP TIM MẠCH: thực hiện tốt các kỹ thuật: chụp mạch chẩn đoán, đặt stent động mạch cảnh, nong và đặt stent động mạch ngoại biên, nút u gan (TOCE), nút túi phình ĐM cảnh xoang hang bằng bóng (FCC), nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu, làm tắc mạch để cầm máu trong chảy máu ống tiêu hóa, cầm máu trong chảy máu cam, chảy máu thận, …

KHOA NGOẠI LỒNG NGỰC VÀ MẠCH MÁU: Điều trị các trường hợp xơ vữa động mạch, bàn chân đái tháo đường có biến chứng xơ vữa thiểu dưỡng, phẫu thuật lấy bỏ huyết khối thuyên tắc mạch máu cấp tính, làm

phẫu thuật cầu nối các động mạch chi để bảo tồn tránh cắt cụt chi… Tương lai sẽ áp dụng kỹ thuật laser trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

PHÒNG THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN TIM MẠCH: chuyên phục vụ công tác thăm dò và chẩn đoán các bệnh lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm bệnh nhân ngoại trú, giúp sàng lọc các bệnh nhân tim mạch giới thiệu vào khu điều trị nội trú.

10 năm xây dựng và phát triển, chuyên ngành tim mạch BV Đà Nẵng luôn là nơi trao gửi niềm tin của nhiều bệnh nhân tim mạch trong khu vực Nam Trung bộ.

3275 là số lượng bệnh nhân được chụp và can thiệp mạch vành tại bệnh viện Đà Nẵng từ 10/2006 đến 09/2014, trong số đó 38.1% được can thiệp, trong số được can thiệp có tới 35.7% được can thiệp cấp cứu .

Các can can thiệp được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Đà Nẵng, xen kẽ với các bài giảng về tim mạch can thiệp (phiên S12).

Thời gian từ 1200-1630, ngày 13/10, tại phòng Non Nước

BỆNH NHÂN NỮ, 41 TUỔI

Chẩn đoán: cơn tim nhanh kịch phát trên thấtSiêu âm tim: Không có bệnh lý van tim, kích thước buồng tim và chức năng tâm thu thất trái bình thườngĐiện tâm đồ: Cơn tim nhanh kịch phát trên thấtCan thiệp: Triệt đốt cơn tim nhanh bằng năng lượng sóng có tần số radio

BỆNH NHÂN NỮ8 TUỔI, 18.5KG

Chẩn đoán: Còn ống động mạchSiêu âm tim: Kích thước ống động mạch đầu ĐMC: 4.4mm; ĐMP: 2.5mm; chênh áp qua ống động mạch: 80mmHg, ALĐMP: 30mmHgCan thiệp: Bít ống động mạch bằng dụng cụ

BỆNH NHÂN NỮ, 43 TUỔI

Chẩn đoán: Hẹp van hai láSiêu âm tim: Hẹp van hai lá khít, diện tích lỗ van 1cm2, chênh áp qua van hai lá trung bình 25mmHg, van chưa vôi, điểm Wilkins 8, hở van hai lá nhẹ (1/4), ALĐMP: 60mmHgCan thiệp: Nong van hai lá bằng bóng

BỆNH NHÂN NAM, 60 TUỔI

Chẩn đoán: Đau thắt ngực ổn định, tăng huyết ápSiêu âm tim: Không có rối loạn vận động vùng, LVEF 68%Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp 80% động mạch liên thất trước đoạn II, hẹp dài, có vôiCan thiệp: Đặt stent động mạch liên thất trước đoạn II

BỆNH NHÂN NAM, 64 TUỔI

Chẩn đoán: Đau thắt ngực ổn địnhSiêu âm tim: Không có rối loạn vận động vùng, LVEF 65%Chụp ĐMV chọn lọc: Hẹp 80% lỗ vào của động mạch liên thất trước, hẹp nhẹ lỗ vào động mạch mũCan thiệp: Đặt stent từ thân chung động mạch vành trái tới động mạch liên thất trước

1 2 3 4 5Ca số Ca số Ca số Ca số Ca số

Page 3: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

Tăng áp lực động mạch phổi nặng là khi áp lực động mạch phổi gần bằng hoặc cao hơn huyết áp hệ thống. Tăng áp lực động mạch phổi có thể là tiên phát, có thể gặp ở bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch,… đã đảo chiều luồng thông, hoặc thứ phát ở bệnh nhân bị HIV, Lupus ban đỏ,… Đây là một bệnh lý tim mạch hiếm gặp ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên khác với phần lớn các bệnh lý tim mạch khác, bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi dung nạp rất kém với những thay đổi khi mang thai.

TRIỆU CHỨNGThời điểm xuất hiện triệu chứng phụ thuộc vào

mức độ nặng của bệnh lý tăng áp lực động mạch phổi và bệnh nhân có được theo dõi điều trị hay không. Thông thường, thai phụ thường có dấu hiệu khó thở, tím, hoặc ho máu, thai chậm tăng cân bắt đầu từ cuối quý 2 của thai kỳ. Nếu không được điều trị, các triệu chứng tiến triển nhanh, thai phụ có thể lên những cơn tăng áp phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

3TIÊU ĐIỂMTim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng

ĐIỀU TRỊTrong một vài thập kỷ gần đây, việc đưa vào sử dụng một số nhóm

thuốc làm giãn mạch có tác dụng làm hạ áp lực động mạch phổi góp phần làm cải thiện đáng kể tiên lượng, mặc dù vậy nguy cơ tử vong cho mẹ vẫn rất cao, đặc biệt trong quý 3 thai kỳ và còn kéo dài đến ít nhất 1 tháng sau đẻ, tỷ lệ này lên tới 30% -50%. Vì vậy Hội Tim mạch châu Âu (ESC) vẫn khuyến cáo đình chỉ thai ở bất cứ tuổi thai nào ngay khi phát hiện có thai ở bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi nặng.

Trong hoàn cảnh Việt Nam, mặc dù các bệnh nhân nữ bị tăng áp lực động mạch phổi đều được tư vấn không nên mang thai, tuy nhiên nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có thai lần đầu vẫn kiên quyết có thai bất chấp mọi nguy cơ có thể xảy đến với mẹ. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên được theo dõi trong suốt thai kỳ bởi cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ tim mạch chuyên về tăng áp động mạch phổi. Mặc dù chưa có các nghiên cứu khẳng định tính an toàn với thai nhi của các thuốc hạ áp phổi dùng trong khi mang thai, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những ca lâm sàng tăng áp lực động mạch phổi nặng mang thai thành công. Hiện tại chúng tôi đã có 4 bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi nặng có thai được theo dõi trong cả thai kỳ. Bệnh nhân được bắt đầu dùng các thuốc hạ áp phổi như sildenafil, iloprost,…từ tuần thứ 13, đã mang thai trọn vẹn và mổ đẻ chủ động ở tuần thứ 30-34 thai kỳ, theo dõi sau sinh từ 3 tháng đến 2 năm mẹ và con đều trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Tóm lại, có thai ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhiều có nguy cơ tử vong cao, vì vậy chống chỉ định có thai ở nhóm bệnh nhân này. Nếu vì một lý do nào đó bệnh nhân vẫn có thai, bệnh nhân cần tuân thủ theo dõi và điều trị suốt thai kỳ bởi bác sĩ sản và bác sĩ tim mạch chuyên về tăng áp động mạch phổi để có kết quả tốt nhất cho cả mẹ và con.

NẾU CON BẠN CÓ TIẾNG THỔI Ở TIM, ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA THẾ NÀO?

Một tiếng thổi ở tim có thể là bình thường hoặc bất thường:Tiếng thổi bình thường hay còn gọi là tiếng thổi vô tội hay tiếng thổi

chức năng, có thể gặp ở 66% số bệnh nhân trẻ em và khoảng 75% trẻ mới sinh. Trẻ có tiếng thổi loại này có quả tim khỏe mạnh bình thường. Tiếng

thổi có thể xuất hiện hoặc mất đi trong giai đoạn niên thiếu và không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con bạn. Những trẻ có tiếng thổi vô

tội sinh hoạt bình thường như những trẻ khác, không đòi hỏi chế độ ăn đặc biệt, không cần hạn chế hoạt động thể lực.

Tiếng thổi bất thường gợi ý một bất thường hoặc dị tật về cấu trúc tim, đòi hỏi những thăm dò sâu hơn để chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ gặp những

bất thường cấu trúc tim khoảng 1 trong 100 trẻ sơ sinh. Những trẻ mắc tim bẩm sinh có thể có biểu hiện rất sớm từ những ngày đầu sau sinh hoặc trẻ

có thể hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng gì cho đến cuối tuổi thiếu niên. Những triệu chứng mà các bố mẹ phải lưu ý khi con mình ở giai đoạn

sơ sinh: thở nhanh, bú kém, tím môi hoặc chậm lớn. Đối với trẻ lớn, các triệu chứng có thể là: mệt mỏi, khó thở khi hoạt động gắng sức hoặc đau ngực.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con họ được chẩn đoán có tiếng thổi ở tim, mặc dù chẩn đoán này gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trên thực tế nhiều em bé được phát hiện có tiếng thổi ở tim, tuy nhiên tiếng

thổi này hầu hết mất đi khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Vậy thế nào là tiếng thổi ở tim? Thực tế khi nào

có thể gặp một em bé với tiếng thổi ở tim? Các bậc bố mẹ phải làm gì khi con mình có chẩn đoán này?

THẾ NÀO LÀ TIẾNG THỔI Ở TIM?Như chúng ta biết tim là một cơ quan trong cơ thể

cấu trúc bởi cơ, chia làm bốn buồng, hoạt động như một bơm, mang máu đến phổi để lấy oxy và bơm máu

đến các cơ quan ngoại vi để cung cấp oxy cho các cơ quan. Tim có 4 bộ máy van tim đóng vai trò kiểm soát

máu di chuyển trong tim và bơm ra ngoại vi. Tiếng tim đập bao gồm tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai có

nguồn gốc từ tiếng đóng của các van tim. Tiếng thổi ở tim là một tiếng xuất hiện bên cạnh tiếng tim đập,

có nguồn gốc do dòng máu chảy rối trong

tim.

TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI NẶNG VÀ MANG THAI

TRẺ EM VÀ TIẾNG

THỔI Ở TIM

THS.BS. NGUYỄN THỊ MINH LÝ Viện Tim mạch Việt Nam

Làm gì khi trẻ có tiếng thổi ở timDiễn đàn F17, từ 1730-1830 ngày 12/10, phòng Nonnuoc

Bệnh tim mạch ở trẻ emPhiên chuyên đề S06, từ 0730-0930 ngày 13/10, phòng Gallery 1-2

Thông liên thấtPhiên chuyên đề S09, từ 0945-1145 ngày 13/10, phòng Gallery 1-2

Thông tin liên quan tại Đại hội Tim mạch Toàn quốc 2014

Bệnh tim mạch ở phụ nữ Phiên chuyên đề S10, từ 0945-1145 ngày 13/10, phòng Gallery 3-4

Xử trí tăng áp lực động mạch phổiDiễn đàn F19, từ 1730-1815 ngày 13/10, phòng Gallery 1-2

Còn ống động mạch ở trẻ em Thảo luận ca lâm sàng E12, từ 0830-0930 ngày 14/10, phòng Đà Nẵng 3

Page 4: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

4 TIÊU ĐIỂM2014VNCC2014 Daily Reports

Khi nói tới tổ chức ghép tạng tại một quốc gia phải nói tới quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế nước đó cho phép ghép tạng như là một phương pháp điều trị.

Mô hình tổ chức và điều phối ghép tạng Tại Việt Nam, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép

bộ phận cơ thể người (gọi tắt là trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia: TTĐPGTQG) ra đời không nằm ngoài quy luật phát triển lĩnh vực ghép tạng của nền y học thế giới nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung.

Hoạt động của TTĐPGTQG có thuận lợi là pháp luật của Việt Nam đã cho phép ghép tạng; mô hình tổ chức, điều phối ghép tạng đã có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc...).

Các thuận lợi khác: giao lưu hợp tác quốc tế; truyền thống dân tộc (tương thân, tương ái); nhu cầu ghép lớn; nguồn tạng cho từ người cho chết não rất nhiều; nhân lực y tế, trang thiết bị y tế đủ để tiến hành ghép...

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn cho ngành ghép tạng Việt Nam: vốn còn hết sức; hệ thống văn bản dưới luật quy định chưa thật đầy đủ và đồng bộ; nhận thức người dân chưa thấm nhuần; công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh; chưa có sự phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể; các hội chuyên ngành chưa được thành

lập hoặc chưa phối hợp với TTĐPGTQG; hoạt động ghép tạng còn tính chất đơn lẻ, chưa có sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị ghép tạng; chi phí ghép tạng lớn; bảo hiểm y tế và các chi phí cho ghép tạng chưa được xem xét thấu đáo....

Vai trò của truyền thông - Tuyên truyền rộng rãi các vấn đề liên quan đến ghép

tạng.

- Tổ chức liên kết các hiệp hội liên quan đến ghép tạng: hội ghép thận, hội ghép tim, hội ghép gan…

- Vận động quyên góp tài trợ từ các tổ chức trong nước và ngoài nước.

- Liên kết chặt chẽ với cơ quan truyền thông.

- Phối hợp với các ban ngành, hiệp hội xã hội khác.

Tổ chức ghép tạng tại bệnh việnCác bệnh viện khi triển khai ghép tạng cũng phải tuân

thủ quy định của pháp luật và Bộ Y tế, trong đó phải chuẩn bị tốt 4 khâu: chuẩn bị người cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị về nhân lực và kỹ thuật và theo dõi chăm sóc sau ghép.

Điều quan trọng nhất là phải kết nối chặt chẽ, khoa học, hiệu quả giữa các bệnh viện và trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia dưới sự điều hành của bộ Y tế.

Thông tin liên quan tại Đại hội Tim mạch Toàn quốc 2014

Diễn đàn Toàn cảnh Ghép tim ở Việt Nam (F20)

Địa điểm: Phòng Gallery 3-4Thời gian: 1630-1800 ngày 13/10

Ghép tạng ở Việt NamPGS.TS. TRỊNH HỒNG SƠN

Phó Giám đốc bệnh viện Việt ĐứcGiám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Việt Nam

Tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Kết hợp các mô hình tổ chức ghép tạng phù hợp với hoàn cảnh Việt nam.

Chia nhỏ từng bước để thực hiện tốt kế hoạch tổng thể bằng phương tiện thô sơ kết hợp với quản lý toàn bộ hệ thống điều phối bằng công nghệ thông tin hiện đại.

An toàn, hiệu quả.

Tránh kiện cáo thắc mắc.

1

2

3

4

5

6

6 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC GHÉP TẠNG CỦA TTĐPGT VIỆT NAM

Hình ảnh hoạt động tại hội nghị

Page 5: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

L ĩnh vực ung thư-tim mạch (oncocardiology) là sự giao thoa giữa hai chuyên ngành lớn trong chăm sóc sức khoẻ mạn

tính, liên quan đến chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch ở người có ung thư. Đối với người bệnh ung thư, các biện pháp điều trị mới (hoá chất, tia xạ) kéo dài tuổi thọ và cứu sống người bệnh song cũng gây không ít độc tính và ảnh hưởng đối với bệnh tim mạch. Đối với người bệnh tim mạch, các biện pháp điều trị mới kéo dài sống còn, khiến khả năng phát hiện và gia tăng ung thư cũng bộc lộ rõ hơn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) hiện nay là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tử vong ở các bệnh nhân ung thư. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ hình thành HKTMS nằm trong khoảng từ 0.8-8%, cao nhất trong nhóm ung thư não, phổi, tử cung, bàng quang, tuỵ, dạ dày và thận. Bệnh nhân ung thư đã di căn có tỉ lệ mắc cao gấp 4-15 lần so với các bệnh nhân khác. Nguy cơ tái phát HKTMS cao nhất trong những tháng đầu sau khi được chẩn đoán xác định ung thư, nguy cơ

này tồn tại trong nhiều năm sau khi xuất hiện triệu chứng của HKTMS. Quá trình điều trị hoá chất làm gia tăng nguy cơ mắc HKTMS lên 7 lần so với người không mắc ung thư. KHi phải nhập viện, tỷ lệ HKTMS ở người ung thư còn gia tăng hơn nữa. Thậm chí, nguy cơ tái phát HKTMS ở ngườimắc ung thư cao gấp 3 lần so với người có HKTMS đơn thuần. Mối quan hệ giữa ung thư và tắc mạch là khá rõ ràng, tiến triển HKTMS ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến diễn tiến của người mắc ung thư…

Thông tin liên quan tại Đại hội Tim mạch Toàn quốc 2014

Diễn đànHuyết khối tĩnh mạch và Ung thư (F18)

Nội dung chính:Sàng lọc bệnh lý ung thư ở người có huyết khối tĩnh mạch chiXử trí huyết khối ở người có ung thư hệ tạo máu

Điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở người có bệnh ung thưĐịa điểm: Phòng Đà Nẵng 2Thời gian: 1730-1815, ngày 13/10

Huyết khối và ung thư

Ngày 13/10/2014, hòa chung với 100 quốc gia khác trên thế giới, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Huyết khối Thế giới lần đầu tiên, diễn ra lúc 12 giờ trưa tại Hội trường Đà Nẵng 3, Trung tâm Hội nghị Quốc

tế Đà NẵngBệnh lý huyết khối là gánh nặng có thể ảnh hưởng lên cả hệ thống

động mạch và tĩnh mạch. Trong đó huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường gặp. Theo thống kê, hàng năm, VTE đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Tính riêng châu Âu, huyết khối tĩnh mạch sâu đã là nguyên nhân tử vong của hơn 500,000 người mỗi năm, cao hơn gấp đôi tổng số bệnh nhân tử vong do AIDS, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và tai nạn giao thông. Hơn thế nữa, quan điểm mới về huyết khối tĩnh mạch không còn coi đó chỉ là một bệnh lý cấp tính từng giai đoạn mà là một quá trình tiến triển mạn tính cần theo dõi, điều trị và dự phòng lâu dài.

Mục tiêu của Ngày Huyết khối Thế giới:- Tăng cường nhận thức về sự phổ biến và nguy cơ do huyết khối- Giảm số lượng các ca bệnh liên quan đến huyết khối chưa được

chẩn đoán- Tăng cường triển khai việc dự phòng huyết khối trên cơ sở y học

bằng chứng- Khuyến khích các hệ thống chăm sóc y tế triển khai các giải pháp

tốt nhất để chẩn đoán, điều trị và dự phòng huyết khối- Tư vấn để đủ các nguồn lực và tăng cường hỗ trợ cho các nguyên

cứu để làm giảm gánh nặng bệnh tật liên quan đến huyết khôi- Cuối cùng là cứu sống người bệnhXuyên suốt buổi hội nghị, bên cạnh giới thiệu Ngày Huyết khối

Thế giới, các chuyên gia tim mạch hàng đầu ở Việt Nam và quốc tế sẽ cập nhật những thông tin bổ ích về nguy cơ, chẩn đoán, và xu hướng điều trị mới bằng các liệu pháp tiên tiến (như nhóm kháng đông đường uống mới).

NGÀY HUYẾT KHỐI THẾ GIỚI

CHÂN TRỜI MỚI 5Tim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng

Page 6: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

Thảo luận ca lâm sàng về tăng huyết áp khi chưa có biến chứng, lựa chọn thuốc hạ huyết áp như thế nào cũng như cá thể hoá

điều trị theo nguy cơ tổn thương cơ quan đích

Để không bỏ sót lóc tách động mạch chủ (E03)

Phân biệt nhịp nhanh thất và trên thất (Q03)

Kỹ thuật tạo nhịp tạm thời qua đường dưới đòn (Q04)

Chỉ điểm sinh học ti m mạch cấp (Q05)

Suy tim cấp ở người bệnh động mạch vành , rung nhĩ

(E11)

Xử trí còn ống động mạch ở trẻ em (E12)

Thảo luận ca lâm sàng có bệnh mạch vành trên người đái tháo đường, cách kiểm

soát đường máu trong hội chứng vành cấp và giai đoạn muộn sau biến cố mạch vành, ưu và

nhược điểm của các loại thuốc đái đường và cách tiếp cận để giảm nguy cơ tim mạch

chung cho người bệnh đái đường

Thảo luận cách tiếp cận toàn diện trong trường hợp đột quỵ cấp trên người có tăng

huyết áp, rối loạn lioid máu trong đó nhấn mạnh đến việc kiểm soát huyết áp và mỡ máu trong giai

đoạn cấp cũng như trong giai đoạn sau tai biến để dự phòng thứ phát, các biện pháp tim

mạch can thiệp để dự phòng tai biến mạch não.

Thảo luận một trường hợp tai biến mạch não,cách tiếp cận, dùng thuốc chống

đông như thế nào trong pha cấp, dự phòng thứ phát thế nào ở người đột quỵ nếu có rung nhĩ, vai

trò của thuốc kháng tiểu cầu so với các thuốc chống đông trong điều trị và dự phòng tai

biến mạch não

Thảo luận một trường hợp bệnh mạch vành ổn định có kèm

rối loạn lipid máu và đái tháo đường, cách tối ưu điều trị nội khoa như kiểm

soát các yếu tố nguy cơ hay kiểm soát đau thắt ngực, cách tiếp cận để thăm dò gánh nặng

thiếu máu ở người tiểu đường, phương án điều trị đối với người có bệnh mạch vành

kèm theo đái tháo đường và rối loạn lipid máu

Thảo luận ca lâm sàng ở người THA có bệnh mạch vành ổn định và suy tim, lựa chọn thuốc nào trong số các nhóm thuốc điều trị

huyết áp cơ bản, đâu là bằng chứng và chỗ đứng của từng nhóm thuốc

CÁC PHIÊN SÁNG SỚM

Kiểm soát đường máuở người bệnh có bệnh

mạch vành (E06)

CÁC PHIÊN NGÀY 14/10

Tối ưu điều trị bệnh mạch vành ở người đái tháo

đường (E07)

Lựa chọn các thuốc điều trị tăng huyết áp (E05)

Để giảm tối đa nguy cơ tim mạch ở người có tai biến

mạch não (E08)

Điều trị chống đông trong và sau đột quỵ não (E09)

Bắt đầu điều trị tăng huyết áp (E04)

6 TÌNH HUỐNG2014VNCC2014 Daily Reports

Ban giám khảoGiải Nghiên cứu TrẻGS.TS.BS. Phạm Gia Khải (VNHA)GS.TS.BS. Huỳnh Văn Minh (VNHA)GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước (VNHA)Dato Dr. Richard Ng (MEH, Singapore)A/Prof. Philip Wong (NHCS, Singapore)Prof. Thach Nguyen (Hobart IN, USA)Dr. Jack Tan (NHC, Singapore)Dr. Igor (Khaliulin Bristol, UK)Prof. Abdullah Al Shafi Majumder (NICVD Dhaka, Bangladesh)

Thể lệ cuộc thi: Các thí sinh sẽ trình bày đề tài nghiên cứu của mình, hỏi và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo hoặc người nghe bằng tiếng Anh, từ 15 phút/người

Giải thưởng sẽ được đại diện của CHIEN Foundation trao tặng trong GALA Dinner

Danh sách tham gia:ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh (VTMVN, Hà Nội)

ThS.BS. Bùi Thị Thu Hương (ĐHYD Thái Nguyên)

BS. Nguyễn Thế Quyền (BVĐHYD, TPHCM)

ThS.BS. Nguyễn Nhật Quang (ĐHYD Huế)

ThS.BS. Giao Thi Thoa (BV Đà Nẵng)

ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải (Viện Nhi TW, Hà Nội)

ThS.BS. Lê Duy Thành (BVTWQĐ 108, Hà Nội)

BS. Bùi Quang Thắng (BVĐHY Hà Nội)Bạch mai

BS. Nguyễn Thị Minh (BV 198, Hà Nội)

Page 7: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

37CONTENTS

Plenary session Management strategies for aortic valvulopathiesDaNang Hall 1

Symposium Venous thrmobosis and pulmonary embolismDaNang Hall 2

Case Discussion Optimize treatment for dyslipidemiaDaNang Hall 3

Case Discussion Optimize ACS treatmentDaNang Hall 3

Symposium Intracoronary plaque imaging Gallery Room 3-4

Oral Abstracts: Interventional cardiologyNonNuoc Room 1-2

Workshop Hand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village

Case Discussion:How to avoid missing

acute aortic dissectionDaNang Hall 3

Questions & Answers: Tachycardia differentiation

Gallery Room 1-2

Questions & Answers: Temporary cardiac pacing

via subclavian veinGallery Room 3-4

Questions & Answers: Cardiac biomarkers

in acute settingsNon Nuoc

Plenary session Optimize treatments for stable ischemic heart diseases

DaNang Hall 1

SymposiumClinical genetics in cardiology

DaNang Hall 2

Case Discussion Initiate hypertension management

DaNang Hall 3

Case Discussion Drug selection for hypertension

DaNang Hall 3

Symposium Pediatric cardiology Gallery Room 1-2

SymposiumOptimal selection of drugs for the heart

Gallery Room 3-4

Oral Abstracts Preventive cardiology and community

NonNuoc

WorkshopHand-on training on simulators

(TRI, PCI, TEVAR, Echo)Training Village

Plenary session Updates on acute coronary syndrome (Chien Foundation’ s Special Session)DaNang Hall 1

SymposiumAcute management and secondary prevention of strokeDaNang Hall 2

Case Discussion Glucose control in a patient with coronary heart diseaseDaNang Hall 3

Case Discussion Optimal treatment for diabetic CHD patientsDaNang Hall 3

Symposium: Ventricular septal defectGallery Room 1-2

Symposium Cardiovascular disorders in womenGallery Room 3-4

Oral Abstracts Cardiac imaging and functional evaluationNonNuoc Room 1-2

WorkshopHand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo)Training Village

Satellite Symposium Menarini

DaNang Hall 1

Satellite Symposium Boehringer-

IngelheimDaNang Hall 2

Satellite Symposium Bayer

DaNang Hall 3

Plenary session Innovations in cardiologyDaNang Hall 1

Symposium Peripheral artery disease managementDaNang Hall 2

Case Discussion Minimize CVD risk in patients with stroke DaNang Hall 3

Case Discussion Anticoagulation in & post acute stroke DaNang Hall 3

Forum: Management strategies for carotid artery stenosis

DaNang Hall 1

Forum: Venous thrombosis and oncologyDaNang Hall 2

Forum: Long-term antiplatelet therapy after acute coronary syndrome

DaNang Hall 3

Symposium Live cases from Danang HospitalNonNuoc

Satellite Symposium Medtronic Gallery Room 3-4

CME Course Research methodology evidence-based medicineGallery Room 1-2

Young Investigator Award Competition (in English) Gallery Room 3-4

Symposium Live cases from Danang HospitalNon nuoc

WorkshopHand-on training on simulators (TRI, PCI, TEVAR, Echo) Training Village

Forum: Management of pulmonaryhypertension

Gallery Room 1-2

Forum: Cardiac transplantation in Vietnam

Gallery Room 3-4

19:00 - 21:00GALA DINNER

Tim mạch thời đại mới: Từ nghiên cứu tới cộng đồng

Oral Abstracts Clinical cardiology & translational research in cardiologyGallery Room 1-2

Page 8: Tiếp nối và phát triển NỘI DUNG TRONG NGÀY không ngừng…vnha.org.vn/upload/attach/Ban-tin-13-10-2014.pdf · lý tim mạch tại phòng khám, tập trung vào nhóm

QUỸ VÌ SỨC KHỎE TIM MẠCH VIỆT NAM

VĂN PHÒNG QUỸ VÌ SỨC KHỎE TIM MẠCH VIỆT NAM

Địa chỉ: Bệnh Viện Bạch Mai, 78 - Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội.

Email: [email protected]: www.quytimmach.org.vn

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Trung bình cứ 2 giây lại có một người chết do bệnh tim mạch, cứ 3 người tử vong thì có một người mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch hiện cũng là nguyên nhân hàng đầu của tàn phế sau đột quỵ. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người sau khi bị đột quỵ còn sống, thì có đến một nửa trong số đó bị tàn tật vĩnh viễn. Bệnh tim mạch còn được dự đoán là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. Hiện nước ta có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp và các bệnh liên quan như: bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và tiểu đường.

Làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam? Làm thế nào để những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch được cứu chữa?... Quỹ vì Sức khỏe tim mạch Việt Nam với khẩu hiệu Chung tay vì trái tim Việt, ra đời đã trả lời cho những khúc mắc trên. Quỹ có sự tham gia của các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ, những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đông đảo các tình nguyện viên trên cả nước. cùng chung tay đấu tranh với các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, Quỹ cũng góp phần đào tạo nâng cao hiểu biết cho các bác sĩ, nhân viên y tế (đặc biệt tuyến vùng sâu, xa), tổ chức khám, chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân tim mạch tại các xã vùng sâu, xa. Quỹ còn tài trợ cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, đưa ra cho cộng đồng những khuyến cáo về phòng chống bệnh tim mạch.

Tính cho đến nay, Quỹ vì Sức khỏe tim mạch Việt Nam đã cùng với Viện tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai), Hội tim mạch Việt Nam thực hiện nhiều buổi Tư vấn trực tuyến trên truyền hình, phát thanh, website chuyên biệt về sức khỏe. Ngoài ra, quỹ cũng kết hợp tổ chức Chương trình “Trò chuyện với trái tim” được tổ chức định kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Chương trình thu hút được đông đảo bệnh nhân đến nghe và nhận được nhiều câu trả lời từ các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.

Bên cạnh đó, quỹ còn kết hợp với Viện tim mạch, Hội tim mạch Việt Nam cùng thực hiện nhiều chương trình khám, tư vấn và chữa bệnh từ thiện ở nhiều địa phương. Điển hình là, tháng 7.2014, tại Quảng Ngãi, Quỹ tổ chức khám, chữa bệnh, trao quà trị giá 20 triệu đồng cho ngư dân bám biển. Tiếp đến, 24.8.2014, khám chữa bệnh cho người dân tại Ân Thi (Hưng Yên). Tổng chi phí là hơn 150 triệu đồng. Quỹ cũng đã tài trợ cho nhiều bệnh nhân nghèo phải can thiệp tim mạch, tổng chi phí là 30 triệu đồng. Song song với các chương trình từ thiện, nhiều lễ phát động phong trào trong toàn dân để gây quỹ cho Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam cũng được tổ chức thường kỳ. Ngày 11/10 vừa qua, chương trình phát động đi bộ gây quỹ trong khuôn khổ Đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 14 cũng đã thu hút được hàng ngàn người tham gia.

Quỹ hoạt động trên cơ sở thiện nguyện. Như bất cứ tổ chức từ thiện nào, quỹ sẽ tiếp nhận tài trợ và quà tặng từ các tổ chức và cá nhân có hảo tâm. Nguyên tắc hoạt động của quỹ vì mục đích phi lợi nhuận, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho các ca bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim mạch, khám, tư vấn, chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu vùng xa và thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa khác.