tiẾp cẬn vÀ dẠy hỌc truyỆn ngẮn viỆt nam hiỆn ĐẠi...

24
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH BÙI THU HIỀN TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN THIỆN THÀNH Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN TRÀ VINH, NĂM 2015

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

27 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

BÙI THU HIỀN

TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG

TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG

THỂ LOẠI Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN THIỆN THÀNH

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN NGỮ VĂN

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN

TRÀ VINH, NĂM 2015

Page 2: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- iii -

TÓM TẮT

Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay là vấn đề đang được quan tâm.

Đặc biệt là dạy học TNVNHĐ, bởi vì nó chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong

chương trình THPT. Cho nên, bên cạnh việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì

người giáo viên phải đặc biệt chú ý về đặc trưng loại thể của tác phẩm để tiếp cận

và tìm hiểu thì mới phát huy được hiệu quả của việc dạy và học môn Văn trong nhà

trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn.

Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện

đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên

Nguyễn Thiện Thành làm đối tượng nghiên cứu của mình. Với đề tài này, chúng tôi

sẽ tiến hành thực hiện trong 3 chương. Ở chương 1, chúng tôi sẽ tập trung trình bày

những vấn đề cốt lõi liên quan đến đề tài như: Quan niệm chung về truyện ngắn,

quan điểm dạy học TPVC theo đặc trưng loại thể, dạy học tác phẩm TNHĐ theo đặc

trưng loại thể. Bên cạnh đó, do đề tài nghiên cứu liên quan đến truyện ngắn, nên

chúng tôi cũng đặc biệt đề cập đến những vấn đề trọng tâm về đặc điểm chung của

truyện ngắn như: dung lượng, kết cấu, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật, tình huống

truyện, nhân vật, ngôn ngữ… Ngoài ra, người viết tiến hành thống kê các thể loại

đưa vào chương trình Ngữ văn ở bậc THPT (khối 11 và khối 12), đặc biệt là thống

kê TNVNHĐ. Qua việc thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng TNVNHĐ chiếm một số

lượng lớn trong toàn bộ chương trình Ngữ văn ở bậc THPT.

Chương 2, người viết đã cố gắng xây dựng những mô hình cụ thể để dạy học

TNVNHĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại. Cụ thể là

trong quá trình tiếp cận và dạy học TNVNHĐ trong chương trình Ngữ văn 11 theo

đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, người viết tập

trung tiếp cận những phương diện tiêu biểu nhất để làm nổi bật đặc trưng cơ bản

của thể loại truyện ngắn xoay quanh 3 tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chữ

người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao) như tiếp cận: cốt truyện và kết

Page 3: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- iv -

cấu; tình huống truyện; chi tiết nghệ thuật; nghệ thuật trần thuật; nhân vật và nghệ

thuật xây dựng nhân vật.

Để kiểm chứng hiệu quả những nội dung đã đề ra ở 2 chương trước, chúng tôi

tiến hành dạy học thực nghiệm ở chương 3. Ở chương này, chúng tôi sẽ nêu cụ thể

về mục tiêu thực nghiệm, yêu cầu thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, nội dung

thực nghiệm, thời gian thực nghiệm, địa điểm thực nghiệm, số tiết thực nghiệm,

thiết kế giáo án thực nghiệm và dạy học thực nghiệm. Sau khi thực nghiệm, chúng

tôi thu thập và phân tích, đánh giá làm rõ kết quả thực nghiệm.

Với những kết quả khả quan sau quá trình dạy học thực nghiệm, chúng tôi nghĩ

rằng đối với người GV, việc dạy học Văn theo đặc trưng loại thể đúng với bản chất

của đối tượng là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa, nó giúp cho người GV tiếp

cận, phân tích và giảng dạy có hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong dạy học truyện ngắn,

người GV phải tự trang bị cho mình những tri thức cần thiết về loại thể để dùng vào

việc phân tích tác phẩm, hiểu và cảm tác phẩm. Còn đối với HS, việc nắm được

những mô hình về truyện ngắn sẽ giúp các em hình thành các kỹ năng đọc

TNVNHĐ. Đặc biệt là có ý thức đọc TPVC theo đặc trưng loại thể. Như vậy, vấn

đề dạy học TPVC từ góc độ loại thể là một trong những cách thức tiếp cận, giải mã

văn bản phù hợp và hiệu quả nhất, nó phù hợp với nguyên lí đổi mới giáo dục và

nhất là đổi mới SGK giai đoạn sau 2015.

Tóm lại, vấn đề tiếp cận và dạy học TNVNHĐ theo đặc trưng loại thể là một

vấn đề quan trọng, là “mấu chốt” và cũng là “chìa khoá” để thâm nhập vào tác

phẩm. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy và học Văn ở trường phổ thông hiện

nay, mỗi người GV cần phải có những kiến thức về đặc trưng loại thể để tiếp nhận

tác phẩm. Đó là cái gốc để vận dụng phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo

loại thể được sáng tạo và thành công. Cho nên, để dạy học TNVNHĐ đạt hiệu quả

thì GV phải nắm được đặc trưng loại thể, đồng thời sử dụng các PPDH phát huy

tính tích cực của HS một cách linh hoạt, sáng tạo thì chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ

được nâng lên.

Page 4: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- v -

M ỤC L ỤC

Trang

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

Lời cam đoan………………………………………...................................................i

Lời cám ơn ………………………………………………………………………….ii

Tóm tắt……………………………………………………………………………...iii

Mục lục……………………………………………………………………………...v

Các chữ viết tắt trong luận văn………………………………………………………….. ix

Danh sách các bảng .............................................................................................. …x

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 4

3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13

5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13

6. Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 15

7. Bố cục của luận văn. ............................................................................................ 15

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN. ................................................. 16

1.1. Khái quát chung về truyện ngắn ....................................................................... 16

1.1.1. Quan niệm chung về truyện ngắn ............................................................ 16

1.1.2. Quan điểm dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

truyện ngắn. ............................................................................................. 18

1.1.2.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể ................ 18

Page 5: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- vi -

1.1.2.2. Dạy học tác phẩm truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng loại thể .. 21

1.1.3. Đặc điểm chung của truyện ngắn ............................................................ 23

1.1.3.1. Dung lượng của truyện ngắn ........................................................ 23

1.1.3.2. Kết cấu của truyện ngắn ............................................................... 25

1.1.3.3. Cốt truyện của truyện ngắn .......................................................... 27

1.1.3.4. Chi tiết của truyện ngắn ............................................................... 28

1.1.3.5. Tình huống truyện ........................................................................ 29

1.1.3.6. Nhân vật của truyện ngắn ..................................................... …....31

1.1.3.7. Ngôn ngữ của truyện ngắn ........................................................... 32

1.2. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn Trung học

phổ thông (THPT) .......................................................................................... 33

1.2.1.Thống kê các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

Ngữ văn 11.............................................................................................. 34

1.2.2.Thống kê các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

Ngữ văn 12.............................................................................................. 36

Chương 2: TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI....... 39

2.1. Tiếp cận cốt truyện, kết cấu ............................................................................... 39

2.1.1. Tiếp cận cốt truyện ................................................................................... 39

2.1.2. Tiếp cận kết cấu ....................................................................................... 44

2.2. Tiếp cận tình huống truyện ................................................................................ 51

2.3. Tiếp cận chi tiết nghệ thuật ................................................................................ 53

2.4. Tiếp cận nghệ thuật trần thuật ............................................................................ 59

2.5. Tiếp cận nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. ......................................... 65

Page 6: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- vii -

Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO

ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN THIỆN THÀNH ................................................................ 75

3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm ..................................................................... 75

3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 75

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ............................................................................... 75

3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm .................................................................. 76

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 76

3.2.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 77

3.3. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................... 77

3.3.1. Thời gian, số tiết thực nghiệm ................................................................. 77

3.3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................... 78

3.3.2.1. Phiếu học tập ................................................................................ 78

3.3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ....................................................... 78

3.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 107

3.4.1. Phát phiếu thăm dò ................................................................................. 107

3.4.1.1. Phiếu thăm dò học sinh…………………………………....... 108

3.4.1.2. Phiếu thăm dò giáo viên………………………………………108

3.4.2. Kết quả thu được từ phiếu thăm dò ........................................................ 108

3.4.2.1. Kết quả thăm dò từ phía học sinh ............................................... 108

3.4.2.2. Kết quả thăm dò từ phía giáo viên ............................................. 109

3.5. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................... 111

3.5.1. Phiếu kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ....................................... 111

Page 7: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- viii -

3.5.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................... 111

3.5.2.1. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm mức độ hiểu bài

của học sinh ............................................................................. 111

3.5.2.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm về việc thiết kế

giáo án ..................................................................................... 112

3.5.2.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm về thái độ học

tập của học sinh ....................................................................... 113

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 117

PHỤ LỤC………………………………………………………………………...120

Phụ lục 1……………………………………………………………………..120

Phụ lục 2……………………………………………………………………..131

Phụ lục 3…………………………………………………………………….149

Phụ lục 4……………………………………………………………………..151

Phụ lục 5……………………………………………………………………..156

Phụ lục 6……………………………………………………………………..158

Page 8: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- ix -

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

HS Học sinh

GV Giáo viên

VN Việt Nam

TP Tác phẩm

XH Xã hội

SGK Sách giáo khoa

SGV Sách giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

PPCT Phân phối chương trình

NXB Nhà xuất bản

TPVH Tác phẩm văn học

TPVC Tác phẩm văn chương

PPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thông

VHHĐ Văn học hiện đại

VBVH Văn bản văn học

TNVNHĐ Truyện ngắn Việt Nam hiện đại

Page 9: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- x -

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Thống kê các thể loại được đưa vào giảng dạy Ngữ văn

lớp 11 (Ban cơ bản)

34

Bảng 1.2 Thống kê các truyện ngắn Việt Nam hiện đại được đưa

vào chương trình giảng dạy ở môn Ngữ văn lớp 11 (Ban

cơ bản)

34

Bảng 1.3 Thống kê các thể loại được đưa vào giảng dạy Ngữ văn

lớp 11 (Ban nâng cao)

35

Bảng 1.4 Thống kê các thể loại được đưa vào giảng dạy Ngữ văn

lớp 12( Ban cơ bản)

36

Bảng 1.5 Thống kê các thể loại được đưa vào giảng dạy Ngữ văn

lớp 12 (Ban nâng cao)

37

Bảng 3.1 Thống kê kết quả thăm dò học sinh

108

Bảng 3.2 Thống kê kết quả thăm dò giáo viên

109

Bảng 3.3 Thống kê mức độ hiểu bài của học sinh

112

Page 10: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục môn Ngữ văn ở trường

THPT ngày càng xuống thấp. Điều này được thấy rõ qua các kì thi chung của cả

nước như thi Tốt nghiệp THPT hay các kì thi tuyển sinh vào Cao đẳng - Đại học mà

trên đài hay báo chí đã đưa tin … Tỉ lệ kết quả các bài thi có điểm kém khá cao, khi

đọc ta không biết nên cười hay nên khóc, những bài văn đó thường mắc các lỗi như

chính tả, ngữ pháp, thậm chí nhầm lẫn kiến thức từ tác phẩm này với tác phẩm

khác… Qua kết quả đó cho thấy một điều là học sinh ngày nay không còn hứng thú

với việc học văn với nhiều lí do khác nhau, mà biểu hiện rõ thấy nhất đó là học sinh

không chú ý, thiếu tập trung vào giờ học, tiết học chưa thật sự sinh động, sôi nổi.

Biểu hiện cụ thể thường gặp là các em mệt mỏi, uể oải, ngao ngán hay đem bài môn

học khác ra làm, hay nói chuyện riêng trong lớp, thậm chí là ngủ gục trong giờ học.

Đối với các em, học văn trở thành một công việc nặng nề, ít hấp dẫn…Vậy, nguyên

nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể do xu hướng chọn nghề của

các em hiện nay, các em không chỉ chọn nghề theo sở thích của bản thân mà còn do

nhu cầu của xã hội, hay do ý thức chủ quan các em không thấy được tầm quan trọng

của môn Ngữ văn trong cuộc sống .

Tuy nhiên, chất lượng học văn trong nhà trường lại sa sút nghiêm trọng như

thế không phải chỉ do phía người học mà còn là trách nhiệm của những người làm

công tác giáo dục, của người trực tiếp đứng lớp. Bởi vì giảng dạy văn học là giảng

dạy một bộ môn văn hóa. Nó vừa có tính chất khoa học, vừa mang tính nghệ thuật,

thông qua đó học sinh sẽ học được cách làm người, học cách rung động trước cái

hay, cái đẹp, cái cao cả của cuộc đời, học cách phẫn nộ trước cái xấu, cái ác. “Nói

đến tính chất của môn Văn của văn học nhà trường là nói đến yêu cầu về nội dung

giáo dục nhận thức học sinh. Dạy văn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những

hiểu biết về thế giới bên ngoài, về xã hội và con người” [41, tr.481] . Vì thế thông

qua dạy văn, người giáo viên sẽ giáo dục lòng nhân văn cho học sinh. Cho nên vấn

đề đặt ra trong dạy học hiện nay là người giáo viên phải nhận thức đúng đắn về bản

Page 11: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 2 -

chất, chức năng của môn học nghệ thuật này. Bên cạnh đó Nghị quyết số 29 -

NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng theo yêu cầu của xã hội, một

trong những đổi mới đó là đổi mới về phương pháp dạy học. Phương pháp giáo dục

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi

dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và

ý chí vươn lên. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy

học thích hợp, phương pháp đó phải luôn đổi mới, tìm tòi sáng tạo để bắt kịp với

khoa học hiện đại. Đặc biệt là tầm quan trọng của những kiến thức về đặc trưng loại

thể của tác phẩm văn chương để tìm hiểu, tiếp cận, tránh được tình trạng áp đặt, suy

diễn một cách máy móc khô cứng khi phân tích tác phẩm.

1.2. Muốn phát triển năng lực của người học cần phải có hướng tiếp cận đúng

theo đặc trưng thể loại thì mới phát huy được hiệu quả của việc dạy và học môn văn

trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn. Vì thế, việc tìm hiểu

đặc trưng của các thể loại văn học là vô cùng quan trọng “việc làm rõ loại thể của

tác phẩm là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bước vào nghiên cứu tác

phẩm cụ thể. Trong sự tương tác giữa thể và loại thì chất của loại vẫn là yếu tố khó

nắm bắt nhất. Mà phải nắm bắt được thì hiệu quả của các khâu tiếp theo mới có thể

đi đến đích một cách đúng đắn” [1, tr.83].

Chính vì lẽ đó mà khi tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn chương, đòi hỏi

người giáo viên phải có hướng tiếp cận, định hướng đúng đắn về loại thể, điều đó sẽ

giúp cho người giáo viên cảm thụ các tác phẩm được sâu sắc hơn, toàn diện hơn,

giảng dạy có kết quả hơn. Đúng như Trần Thanh Đạm khẳng định:“đối với các giáo

viên văn học chúng ta, tìm hiểu sự phân chia loại thể văn học là nhằm mục đích

trang bị cho mình những tri thức cần thiết để dùng vào việc phân tích tác phẩm, từ

đó làm cho việc hiểu và cảm, dạy và học tác phẩm có kết quả hơn” [2, tr.7]. Bởi vì

nói đến tác phẩm văn học là nói đến tính chỉnh thể, sự thống nhất giữa nội dung và

hình thức của nó và mỗi văn bản tồn tại ở một loại hình nhất định, nên mỗi giờ dạy

sẽ có những phương pháp, hoạt động riêng biệt, phù hợp cho từng thể loại thì giờ

Page 12: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 3 -

dạy mới thành công. “Có giờ dạy tác phẩm văn mà giáo viên không hề quan tâm gì

đến đặc trưng thể loại. Dạy học truyện cổ tích mà lại máy móc cho học sinh đọc

diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật; dạy một bài thơ trữ tình mà giáo viên lại đi

vào sự kiện, cốt truyện” [41, tr.598].

1.3 Trong chương trình THPT, Văn học nhìn chung rất phong phú, đa dạng về

các thể loại. Trong đó, tác phẩm truyện ngắn chiếm một vị trí và vai trò quan trọng.

Chính vì thế nên việc lựa chọn phương pháp, biện pháp phù hợp vào việc tiếp cận

và giảng dạy truyện ngắn là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Ở chương trình Ngữ văn 11 (Ban cơ bản) được đưa vào giảng dạy, nhìn chung

truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 chiếm phần lớn tác phẩm và

số tiết qui định trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm đó đã làm nên tên tuổi

của các tác giả như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, …Nhưng để tiếp cận và

giảng dạy hiệu quả thể loại này là điều không dễ dàng gì. Bởi vì trên thực tế, không

ít giáo viên khi giảng dạy chỉ tìm kiếm ở nội dung tư tưởng một cách chung chung

mà không chú trọng đến hình thức nghệ thuật và ngược lại. Vì thế việc vận dụng thể

loại vào dạy học văn vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn dạy học văn ở trường phổ thông, vấn đề dạy học tác

phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể chưa được chú ý đúng mức, không phải

giáo viên nào cũng nắm vững kiến thức về loại thể. Vả lại các công trình nghiên cứu

về tác phẩm văn học thì rộng lớn, mang tính bao quát, chưa nghiên cứu một cách

tường tận, cụ thể về việc tiếp cận và dạy học một tác phẩm văn chương theo đặc

trưng loại thể, điều này dẫn đến việc khó khăn cho giáo viên khi soạn giáo án cũng

như khi dạy học. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy và học của môn văn, đòi hỏi

người giáo viên phải có những phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc trưng của

môn học, của từng thể loại. “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm

thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng dạy theo loại thể” [2, tr.26]. Cho nên,

vấn đề về loại thể phải được đặt lên hàng đầu, nó là tiêu chí đầu tiên và quan trọng

không thể thiếu khi tiếp cận và dạy học tác phẩm văn chương.

Page 13: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 4 -

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tiếp cận và dạy học truyện ngắn

Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của

mình. Tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và

học văn ở trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành nói riêng và các trường

THPT hiện nay nói chung.

2. Lịch sử vấn đề

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình

của các nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua

một số công trình nghiên cứu, những bài viết, những tác giả có liên quan đến

phương pháp dạy học văn theo đặc trưng loại thể, vấn đề về thể loại truyện, về

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 và dạy học TNVNHĐ trong chương

trình Ngữ văn 11.

2.1 Lịch sử nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể:

Có nhiều tác giả nghiên cứu như: Trần Thanh Đạm, Phan Trọng Luận, Nguyễn Thái

Hoà, Nguyễn Viết Chữ,Trần Đăng Suyền, Nguyễn Thị Dư Khánh, Đỗ Đức Hiểu…

Trong công trình nghiên cứu về Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại

thể, tác giả Trần Thanh Đạm đã chỉ ra vai trò của loại thể văn học khi giảng dạy tác

phẩm văn học: “Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương

diện lớn của việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình

thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với qui luật và bản chất của văn học,

đông thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất” [2, tr.38] . Theo ông thì việc cảm

thụ và dạy học tác phẩm văn chương phải đặc biệt chú ý đến hai mặt thống nhất

giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm, không được coi nhẹ

bên nào, nếu như tìm ra được đúng bản chất của loại thì mới đạt được kết quả cao.

Cũng trong quyển sách này, khi trình bày một số kiến thức cơ bản về phương pháp

giảng dạy truyện xuất phát từ đặc trưng thể loại, ông đặc biệt chú trọng đến ba yêu

cầu sau: Yêu cầu thứ nhất là “Làm cho học sinh nắm vững được sự phát triển của

tình tiết trong tác phẩm tức là nắm cốt truyện” [2, tr.149]; yêu cầu thứ hai là “Làm

Page 14: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 5 -

cho học sinh cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật trong tác

phẩm” [2, tr.154]; yêu cầu thứ ba “Làm cho học sinh cảm và hiểu được cái y vị

trong lời kể của các tác giả (hay của người kể chuyện)” [2, tr.163].

Trong tuyển tập của Phan Trọng Luận, khi nghiên cứu Tiếp cận đông bộ tác

phẩm văn chương trong nhà trường. Tác giả đưa ra nhiều phương pháp, quan điểm

để tiếp cận tác phẩm văn chương. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Một trong những

con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể. Đến với thơ

không giống với tự sự hay kịch. Đến với văn học dân gian không hoàn toàn giống

với văn học viết. Văn học trung đại và hiện đại có những đặc trưng thủ pháp riêng.

Với văn học dịch cũng cần có những cách tiếp cận riêng” [41, tr.592]. Theo tác giả,

điều đầu tiên khi tiếp cận tác phẩm văn chương là phải nhận diện được loại thể,

cùng là tác phẩm văn chương nhưng không phải cách tiếp cận nào cũng giống nhau

và ông cũng cho rằng do chưa phân biệt đầy đủ đặc trưng thi pháp của loại thể nên

việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường vẫn còn hạn chế, chưa phát huy

được hiệu quả. Khi nói về Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương,

ông cho rằng cần phải thay đổi phương pháp dạy học cũ trước đây thay vào đó là

đổi mới phương pháp theo hướng “tích cực hoá”trong tiếp cận và tiếp nhận tác

phẩm ở người học, phát huy tính chủ thể của học sinh. Vì thế, dạy học bám sát theo

đặc trưng thi pháp loại thể cũng là một trong những yêu cầu của đổi mới phương

pháp dạy học trong nhà trường hiện nay, nên khi dạy học tác phẩm văn chương phải

đặc biệt chú ý đến thể loại, không nên xa rời thể loại.

Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, tác giả

đã khảo sát bằng cách miêu tả các khái niệm cơ sở của Thi pháp học thể loại truyện

ở góc nhìn ngôn ngữ học. Trong quyển sách này, ông đã đi tìm những đặc trưng cơ

bản của thi pháp truyện như: Chuyện của con người và con người trong truyện; Lời

kể và lời thoại trong truyện; Không gian như một nhân tố nghệ thuật của truyện;

Thời gian như một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện….

Quyển Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), tác giả

Nguyễn Viết Chữ đã điểm lại một số công trình nghiên cứu văn học và các nhà

Page 15: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 6 -

phương pháp dạy học văn tiêu biểu trong và ngoài nước, cuối cùng ông chỉ ra điểm

gặp gỡ giữa họ là cần phải xác định rõ “loại”trong “thể”của tác phẩm cụ thể khi ta

tiến hành nghiên cứu hay trong dạy học văn, do đó việc xác định “chất của loại”

trong thể rất cần chính xác. Bên cạnh đó, việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt

trong quá trình phát triển khoa học phương pháp dạy học tác phẩm văn chương.

“Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả về linh hôn

và thể xác” [1, tr. 99].

Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp của Nguyễn Thị

Dư Khánh, tác giả cũng cho rằng giữa nội dung và hình thức phải có sự kết hợp với

nhau, không thể tách rời nhau. Và khi nghiên cứu về loại thể, tác giả chỉ ra người ta

có thể đứng ở những bình diện, mục đích, quan điểm khác nhau… nhưng mọi sự

phân chia chỉ có ý nghĩa tương đối, không nên tách bạch một cách rõ ràng, cụ thể vì

chúng có sự thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau: “Ranh giới giữa loại và thể cũng

chẳng phải là rạch ròi. Thường giữa chúng vẫn có những vùng“giao thoa”, xen kẽ,

lông trong nhau” [36, tr.17]. Vì vậy, khi phân tích tác phẩm văn học ta không nên

đi tìm biên giới thật dứt khoát giữa các thể loại.

Đổi mới phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu, đây là một công trình nghiên cứu

về Một số vấn đề thi pháp học. Ở quyển này, tác giả giới thiệu bốn vấn đề Thi pháp

học mang tính lí thuyết. Bốn vấn đề trọng tâm mà ông đề cập đến đó là: Vấn đề thứ

nhất là Thi pháp là gì? Vấn đề thứ hai là Thi pháp Thơ, vấn đề thứ ba là Thi pháp

Tiểu thuyết, vấn đề thứ tư là Phê bình phong cách học.

Ngoài ra, Bộ giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử (chủ biên) (tập 2) là

công trình nghiên cứu của các tác giả có tên tuổi. Cuốn sách này đã đưa ra rất nhiều

ý kiến bao quát một cách đầy đủ về thể loại tác phẩm văn học từ: Khái niệm thể loại

văn học, sự phân loại văn học và phân chia thể loại tác phẩm văn học; các đặc trưng

thể loại của: Thơ ca, truyện và tiểu thuyết, văn học kịch, các loại hình kí văn học,

tác phẩm chính luận, một số thể loại văn học trung đại…

Bên cạnh đó, trong chuyên luận Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác

phẩm văn học, tác giả Trần Đăng Suyền đã dành cả một chương (IV), tổng cộng 60

Page 16: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 7 -

trang để nghiên cứu về vấn đề Tiếp cận và phân tích văn học theo đặc trưng thể

loại. Mở đầu chương ông đặc biệt nhấn mạnh khi phân tích tác phẩm văn học cần

phải chú ý đến đặc trưng thể loại, gắn tác phẩm vào một thể loại nhất định, ông cho

rằng mỗi tác phẩm có một thể loại riêng tùy thuộc tác phẩm thuộc thể loại nào mà

có huớng tiếp cận cho phù hợp:“Phân tích tác phẩm văn học phải gắn với đặc trưng

thể loại” [55, tr.101], và ông khẳng định: “Môi tác phẩm thường thuộc một thể loại

nhất định” [55, tr.101] và nó được tái sinh, đổi mới trong từng giai đoạn mới của sự

phát triển văn học, từng tác phẩm và thể loại nó có đời sống riêng. Vì thế, khi ý thức

được thể loại sẽ giúp cho người nghiên cứu đi đúng hướng. “Y thức về thể loại giúp

người nghiên cứu định hướng đúng mục tiêu chính của việc phân tích tác phẩm văn

học. Tùy thuộc vào loại thể, thể tài của đối tượng phân tích mà tìm cách tiếp cận

cho thích hợp” [55, tr.103]. Cũng ở chương này tác giả tập trung chú ý xoáy sâu

vào cách tiếp cận và phân tích tác phẩm Thơ, Tự sự, Kịch (đây là ba thể loại tiêu

biểu nhất). Bởi vì theo nhà nghiên cứu, tiếp cận và phân tích tác phẩm trữ tình

không giống như cách tiếp cận và phân tích tác phẩm tự sự và càng không giống

cách tiếp cận và phân tích tác phẩm kịch.

Trong sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập I) của nhiều tác giả do Phan Trọng

Luận (tổng chủ biên) đã đưa ra các ý kiến, quan niệm khác nhau khi phân loại

“Nguyễn Lương Ngọc nói đến bốn loại lớn: thơ, tiểu thuyết, kịch và một số loại văn

xuôi khác; Hà Minh Đức gọi tên các loại: thơ trữ tình, các thể kí văn học, tiểu

thuyết, kịch…Còn Lê Ngọc Trà cho rằng có ba loại: truyện, thơ và kịch…” [14,

tr.149] và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng văn học có ba loại lớn: tự sự, trữ tình

và kịch và mối quan hệ giữa loại và thể trong văn học. Bên cạnh loại và thể thì ở

quyển sách này, các nhà nghiên cứu cũng tập trung làm rõ đặc trưng khái quát của

một số thể loại văn học tiêu biểu như: thơ, truyện.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng ta nhận thấy các nhà nghiên cứu,

giảng dạy văn học đôi lúc có những quan điểm, ý kiến chưa được thống nhất về loại

và thể trong tác phẩm văn học. Nhưng giữa họ cũng có điểm gặp gỡ nhau đều xác

định loại và thể là “mấu chốt”, là “chìa khoá” để tiếp cận và giảng dạy tác phẩm

Page 17: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 8 -

văn chương. Nhưng từ thực tế đó, chúng ta lại thấy rằng chưa có một tài liệu nào

phân tích, hướng dẫn dạy học một tác phẩm thật cụ thể, đầy đủ về một văn bản

truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện

đại giai đoạn 1930 – 1945 có nhiều công trình nghiên cứu, các bài phê bình, bình

luận tiêu biểu như: Trần Thanh Đạm, Nguyễn Viết Chữ, Bùi Việt Thắng, Phan Cự

Đệ, Trần Đăng Suyền, …

Trong công trình nghiên cứu Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể,

Trần Thanh Đạm đã giới thiệu một số kiến thức đặc trưng cơ bản về truyện và giảng

dạy truyện. Đối với thể truyện, khi phân tích cấu tạo hình tượng, không thể không

lưu tâm ba yếu tố: tình tiết, nhân vật và lời kể. Đặc biệt, ông nhấn mạnh khi phân

tích và giảng dạy truyện cần “phân tích lời kể của truyện, phân tích phong cách

ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Lời kể của truyện là những sợi tơ dệt nên tình

tiết và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng” [2, tr.174].

Quyển Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) của

Nguyễn Viết Chữ, khi đề cập đến phương pháp dạy học truyện ngắn, tác giả nhấn

mạnh: “Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó […] Với những truyện

ngắn tự sự, biết được thi pháp tác giả có thể theo bước tác giả, theo nhân vật […]

để tìm ra tư tưởng chủ đề. Nhưng lại có những nhà văn đi tới những triết luận bất

ngờ mà sâu sắc kiểu Nam Cao […] , Nguyễn Khải […], ta phải tuỳ từng tác phẩm

cụ thể mà có phương pháp, biện pháp thích hợp” [1, tr.120 - 121].

Cuốn Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng, là một công trình nghiên cứu

về truyện ngắn Việt Nam có qui mô lớn, có giá trị cao về mặt văn học, người viết đã

tổng hợp lại một số nội dung trọng tâm bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển

của truyện ngắn Việt Nam: Truyện ngắn và sự sáng tạo tình huống; Về các cách kết

thúc truyện ngắn; Vai trò của chi tiết trong sáng tạo truyện ngắn; Về một số tác giả

- tác phẩm…. được tìm hiểu, nhận xét thấu đáo. Cũng trong tuyển tập này, tác giả

đã nhận xet một cách sâu sắc về phong cách nhà văn, những quan điểm sáng tác của

họ. Chẳng hạn, khi viết về Thạch Lam – người chắt chiu cái đẹp, ông viết “không

Page 18: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 9 -

khí truyện ngắn Thạch Lam ít ngột ngạt và cùng quẫn, trái lại nó tinh lặng và thâm

trầm” [56, tr.237] hay “Thạch Lam là người có y thức chắt chiu và bảo tôn cái đep

có giá trị văn hóa của cộng đông dân tộc” [56, tr.240].

Công trình Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung do Phan

Cự Đệ làm chủ biên là một tổng kết về mặt lí luận và văn học sử chủ yếu là dùng

phương pháp luận nghiên cứu mác xít, phương pháp văn học so sánh và thi pháp

học. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện, tiêu biểu những chặng đường

phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ thời kì trung đại đến thời kì hiện đại. Đặc

biệt là khi nói đến truyện ngắn Việt Nam hiện đại, tác giả điểm lại một số trọng tâm

cơ bản về truyện ngắn như: Đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại; Thi pháp

truyện ngắn hiện đại; Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu…những bài nghiên cứu này

vừa mang tính lí thuyết, vừa mang tính thực hành. Ví dụ như khi đề cập đến đặc

trưng của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại, ông điểm lại những quan niệm

khác nhau khi định nghĩa về truyện ngắn hiện đại của các nhà văn và nhà lí luận phê

bình trong và ngoài nước để tổng kết thành một định nghĩa có khả năng bao quát về

truyện ngắn vào những năm đầu của thế kỉ XX. Ngoài ra, trong quyển sách này tác

giả còn chỉ ra được những nét riêng về phong cách của các nhà văn cũng như những

quan điểm của họ khi sáng tác truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 đó là: Nguyễn

Công Hoan ,Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Chẳng hạn như khi viết về nhà

văn Nguyễn Tuân, ông cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Tuân cứ như một cuộc họp

mặt của những kẻ tài hoa tài tử có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”: kẻ tử tù với viên

quản ngục và thầy thơ lại trong Chữ người tử tù” [7, tr.341], hay viết về nhà văn

Thạch Lam “Thạch Lam không phải con người hành động, bởi thế nhân vật của

ông cũng thường thiên về suy nghi, nội tâm, mang những đặc điểm phong cách của

ông: tinh tế, đa cảm, giàu lòng yêu thương con người” [7, tr. 508]. Còn Nam Cao

“Nam Cao đã góp phần quan trọng trong quá trình hiện đại hoá truyện ngắn với lối

kết cấu tâm lí, lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất với cách thay đổi điểm nhìn của người

trần thuật và sử dụng một thứ ngôn ngữ đa thanh, giàu chất tạo hình” [7, tr.307].

Page 19: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 10 -

Khi nghiên cứu chuyên luận về Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác

phẩm văn học, tác giả Trần Đăng Suyền lưu ý các vấn đề khi tiếp cận và phân tích

tác phẩm tự sự đó là “tình tiết, cốt truyện, kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ nghệ

thuật” [55, tr.123], ngoài ra cần chú ý đến tình huốngtruyện, nghệ thuật trần thuật

và gọng điệu. Bên cạnh đó, ông đưa ra nhiều quan niệm khác nhau của những nhà

nghiên cứu khi định nghĩa về truyện ngắn, các cách phân tích tác phẩm tự sự tiêu

biểu giai đoạn 1930 – 1945 như: Chữ người tử tù, Chí Phèo…

Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học viết về

giai đoạn văn học 1930 - 1945 như: Đỗ Đức Hiểu, Hà Minh Đức, Nguyễn Thanh

Hùng, Trần Đăng Suyền... Các nhà nghiên cứu có cái nhìn nhận, đánh giá dưới

nhiều góc độ khác nhau. Như trong quyển Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu khi

nhận xét về phố huyện của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tác giả đã

khái quát về phong cách truyện ngắn của Thạch Lam như: “một “phong cách

Thạch Lam” – nhe nhàng, buôn hiu hắt, đậm đà hương vị đông quê, nhiều bóng tối

mà chói sáng mối tình thương yêu hiền hoà, nhân hậu, phảng phất chất thơ toả lên

từ quê hương, đất nước” [30, tr.165] hay “Bao giờ văn phong của ông cũng bình

lặng – bình lặng, thong thả, lắng dần vào tâm hôn người đọc. Câu của ông ngắn

khiêm nhường. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch

Lam vẫn nhe nhàng, tự nén ngòi bút” [30, tr.168], hay Nguyễn Thanh Hùng khi bàn

về Hiểu văn dạy văn, trong việc tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm văn

chương trong nhà trường, tác giả nhận xét về nhà văn Nam Cao khi viết về nhân vật

Chí Phèo “Nam Cao không giống với những nhà văn cùng dòng. Ông đã làm một

cuộc chia tay với những nhân vật đương thời đep đẽ như những pho tượng không có

sinh lực. Về phương diện này Nam Cao gần với Vũ Trọng Phụng hơn Ngô Tất

Tố...” [33, tr. 200].

Trong lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao về tác gia và tác phẩm do Bích Thu

tuyển chọn, tập hợp các bài giới thiệu, phê bình, nghiên cứu, các nhà giảng dạy văn

học… Đây là một quyển sách phong phú và độc đáo về nhiều phương diện của sự

nghiệp Nam Cao. Trong đó có lời nhận xét rất xác đáng của Giáo sư Hà Minh Đức

Page 20: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 11 -

về Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân độc đáo và tài hoa trong văn cũng như trong đời,

một kiểu mẫu nhà văn lấy mình làm điểm tựa để nói về cuộc đời với nhiều y tưởng

lạ, ngôn từ chắt lọc, sáng tạo” [60, tr.10]. Ngoài ra, Giáo sư Trần Đăng Suyền còn

có cả một chuyên luận viết về Nam Cao đó là quyển Chủ nghia hiện thực Nam Cao,

ở công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu sáng tác của Nam Cao từ nhiều góc

độ như: Con đường đến với chủ nghiã hiện thực và quan điểm nghệ thuật của Nam

Cao; Vấn đề loại hình và thi pháp, Tư tưởng nhân đạo, nhân vật và nghệ thuật miêu

tả tâm lí, Nghệ thuật trần thuật.

Về dạy học những truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 trong

chương trình Ngữ văn 11 (Ban cơ bản):

Trên Tạp chí Giáo dục khi bàn về Dạy học truyện ngắn ở trường phổ thông,

Nguyễn Thị Thanh Hương đã đưa ra một vấn đề cần chú ý khi dạy học truyện ngắn,

người giáo viên cần định hướng phân tích “định hướng giúp bài giảng tập trung

vào những vấn đề cơ bản, cốt lõi của tác phẩm […], nắm bắt được tác phẩm là nắm

bắt được chìa khoá mở cánh cửa tâm hôn của các em” [34, tr.19 - 20]. Ngoài ra,

người viết còn đặc biệt lưu ý đến Phân tích truyện ngắn và Cắt nghia và bình giá

truyện ngắn.

Sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập I) của nhiều tác giả do Phan Trọng Luận (tổng

chủ biên) có bàn đến truyện và đặc trưng cơ bản thể loại truyện. Người viết lưu ý

đến những đặc trưng cơ bản của truyện, xuất phát từ đặc trưng của truyện nên việc

tìm hiểu văn bản truyện thường thực hiện qua bốn bước: Tìm hiểu xuất xứ; Phân

tích cốt truyện; Phân tích nhân vật; Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật.

Cũng trong quyển sách này, tác giả đặc biệt lưu ý khi dạy học truyện ngắn Hai

đứa trẻ của Thạch Lam là cần phải tập trung phân tích “cảnh ngày tàn, chợ tàn,

những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện, nhất là diễn biến tâm trạng của Liên và việc

hai chị em đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu đi qua để làm rõ chủ đề tác phẩm”

[14, tr.109] hay nên tập trung vào những chi tiết liên quan tới “việc đêm đêm, hai

đứa trẻ cố đợi đoàn tàu chạy qua rôi mới đi ngủ, vì đây chính là những chi tiết thể

hiện đậm nét chủ đề của thiên truyện” [14, tr.109].

Page 21: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 12 -

Khi hướng dẫn giảng dạy truyện ngắn Chữ người tử tù, GV “cần tập trung

vào việc phân tích vẻ đep của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó, làm rõ quan

điểm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Tuân. Mặt khác, về phương diện nghệ thuật

cũng cần chú y đến đặc điểm và sức mạnh của bút pháp lãng mạn…” [14, tr.120],

lưu ý “khi phân tích hình tượng Huấn Cao thì cần phải đặt nhân vật này trong quan

hệ với nhân vật khác” [14, tr.123]. Cũng ở truyện ngắn này, quyển Văn học 11

(Sách giáo viên) chỉnh lí hợp nhất năm 2000 thì lưu ý GV “cần hướng dẫn HS phân

tích ki lời khuyên của ông Huấn Cao”; “Nên so sánh với lần trả lời đầu (lễ phép lui

ra với một câu “Xin linh y”) để thấy sự chuyển biến của nhân vật viên quản ngục;

hay là “Trong khi phân tích các y trên, cần kết hợp giảng để HS nắm được nghệ

thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân: vừa cổ kính vừa hiện đại (khả năng phân

tích tinh vi từ những y nghia sâu kín của nhân vật đến đường nét, màu sắc rất giàu

tính hội hoạ của cảnh vật)” [24, tr.137].

Khi dạy truyện ngắn Chí Phèo “cần tập trung chú ý tập trung phân tích nhân

vật Chí Phèo, nhất là vào đoạn cuối khi nhân vật này gặp thị Nở cho đến hết

truyện” [24, tr.157] hay “chỉ qua một số chi tiết được chọn lọc ki lưỡng, sắp đặt rải

rác tưởng chừng như ngẫu nhiên trong tác phẩm, Nam Cao có thể dựng nên một

làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối” [24, tr.163].

Ngoài ra, còn một số nhà nghiên cứu có tên tuổi như Phong Lê, Trần Đình Sử,

Nguyễn Hoành Khung... cũng có những công trình nghiên cứu về truyện ngắn giai

đoạn này.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu liên quan đến truyện ngắn Việt Nam

hiện đại giai đoạn 1930 - 1945 là rất phong phú, đa dạng, mỗi nhà nghiên cứu xuất

phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

cụ thể, toàn diện về vấn đề Tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại

trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên

Nguyễn Thiện Thành. Vì thế, chúng tôi cho rằng đó là những ý kiến quý báu giúp

chúng tôi có được cách nhìn, cách nghĩ thấu đáo hơn, toàn diện hơn và những kết

Page 22: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 13 -

quả nghiên cứu trên vẫn là tiền đề quan trọng để giúp chúng tôi trong quá trình thực

hiện luận văn này.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về việc tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong

chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại, luận văn hướng đến những mục

đích sau:

- Nghiên cứu khái quát chung về truyện ngắn; vị trí, vai trò của TNVNHĐ

trong chương trình THPT.

- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó mà định hướng tiếp cận và dạy học

TNVNHĐ trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại.

- Thiết kế giáo án và tiến hành dạy học thực nghiệm, sau đó đánh giá kết quả

để khẳng định hiệu quả của việc tiếp cận và dạy học TNVNHĐ trong chương trình

Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện tốt đề tài Tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại

trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên

Nguyễn Thiện Thành, chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết về những quan niệm chung

về truyện ngắn, quan điểm dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

truyện ngắn, thiết kế giáo án và dạy học thực nghiệm, từ đó mà chúng tôi góp thêm

tiếng nói định hướng tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong

chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường chúng tôi.

Khi tiếp cận và dạy học TNVNHĐ cần lưu ý đến một số đặc trưng cơ bản về thể

loại của truyện. Cụ thể là chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở các truyện ngắn sau:

- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Chí Phèo (Nam Cao)

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng một

số phương pháp sau:

Page 23: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 14 -

5.1. Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại

Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng dựa theo mục đích nghiên cứu đó là

nghiên cứu dựa theo những đặc trưng thể loại nhất định. Đặc biệt là thể loại truyện

ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.

5.2. Phương pháp hệ thống

Chúng tôi quan niệm: tác phẩm văn học là một chỉnh thể, có tính hệ thống,

trong đó, các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tiếp cận và giảng dạy

truyện ngắn phải đặc biệt chú ý đến tính hệ thống này.

5.3. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu

Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu những

tài liệu có liên quan đến luận văn, thu thập và xử lí tài liệu, tìm ra những nội dung

trọng tâm, sau đó chúng tôi tổng hợp lại những thành tựu của các nhà nghiên cứu,

đặc biệt là những công trình nghiên cứu về vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo

loại thể, về phương pháp dạy học văn, cụ thể là tiếp cận và dạy học truyện ngắn

Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.

5.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Đây là một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình dạy học

thực nghiệm. Trên cơ sở thống kê, xử lí số liệu như: phiếu học tập, phiếu thăm dò,

phiếu dự giờ… chúng tôi sử dụng các phương pháp này để phân tích, so sánh, đối

chiếu, tổng hợp kết quả thu được từ các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để từ đó

rút ra được thực trạng về vấn đề tiếp cận và dạy học TNVNHĐ ở trường THPT

Chuyên Nguyễn Thiện Thành.

5.5. Phương pháp thực nghiệm, đánh giá

Đây là một trong những phương pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy

học thực nghiệm để hoàn thành luận văn.Trên cơ sở lý thuyết về những quan niệm

chung về truyện ngắn, quan điểm dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể

loại truyện ngắn, chúng tôi vận dụng để thiết kế giáo án ở một số văn bản văn học

truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở lớp 11 để tiến hành thực nghiệm. Phương pháp này

chúng tôi sử dụng là nhằm mục đích kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Page 24: TIẾP CẬN VÀ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI …dspace.tvu.edu.vn/jspui/bitstream/TVU_123456789/79/1/Tiep can va day... · trong quá trình tiếp cận

- 15 -

Thông qua quá trình thực hiện về việc tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt

Nam hiện đại theo đặc trưng thể loại cùng với số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành

phân tích đánh giá kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn trong

quá trình thực hiện.

6. Những đóng góp của luận văn

Với đề tài Tiếp cận và dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương

trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện

Thành, chúng tôi hi vọng góp được phần nào vào việc nâng cao hiệu quả tiếp cận

cũng như dạy và học Ngữ văn theo hướng cảm thụ, phát triển năng lực của học

sinh ở trường THPT dựa trên những đặc trưng thể loại nhất định. Luận văn có

những đóng góp như sau:

- Trên cơ sở những vấn đề lí luận chung, luận văn đưa ra một số hướng tiếp cận

và khai thác các truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo đúng đặc trưng thể loại trong

chương trình Ngữ văn 11. Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học Việt Nam hiện

đại ở trường phổ thông hiện nay theo hướng phát triển năng lực người học.

- Thiết kế giáo án, giảng dạy thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi

mà luận văn đem lại.

- Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy ở

môn Ngữ văn lớp 11, đặc biệt là việc định hướng tiếp cận và giảng dạy những

TNVNHĐ nói riêng và dạy học tác phẩm văn học nói chung sắp đưa vào chương

trình Ngữ văn giai đoạn sau 2015.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Tiếp cận truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11

theo đặc trưng thể loại

Chương 3: Thực nghiệm dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại ở trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành