quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

16
BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC N gày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, hàng loạt khái niệm gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đã ra đời như: kinh tế xanh, tài chính xanh, thuế xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh... Tín dụng xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có tốc độ phát triển ấn tượng. (Xem tiếp trang 10) Phát triển tín dụng xanh r TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Chuyên gia Kinh tế Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước (Xem trang 3) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV C hiều 27/11, sau 28 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, hiệu quả, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Theo đó, Quốc hội đã thông qua 11 luật, bộ luật gồm: Bộ luật Lao động; Luật Chứng khoán; Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quốc hội quyết định chưa thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020). Quốc hội cũng đã thông qua 17 nghị quyết: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN Ảnh: DOÃN TẤN - TTXVN (Xem tiếp trang 3) Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 4 Triển vọng khả quan giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao 9 Khó khăn lớn nhất khi kiểm toán dự án ODA là sự khác biệt về cơ chế, chính sách 2 BPK là đối tác song phương quan trọng của KTNN Việt Nam 15 Hàng trăm triệu USD viện trợ của Nhật Bản không được sử dụng hiệu quả 12 QUY địNH GIớI HạN LưU HUỳNH: Thách thức lớn của DN hàng hải 10 8 Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán dự án đầu tư

Upload: others

Post on 22-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC

Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết địnhsố 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng

trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.Từ đó, hàng loạt khái niệm gắn với phát triển bền vững vàbảo vệ môi trường đã ra đời như: kinh tế xanh, tài chínhxanh, thuế xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh... Tín dụngxanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có tốc độ pháttriển ấn tượng.

(Xem tiếp trang 10)

Phát triển tín dụng xanhr TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Chuyên gia Kinh tế

Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Kiểm toán nhà nước

(Xem trang 3)

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIVChiều 27/11, sau 28 ngày làm việc nghiêm

túc, dân chủ, hiệu quả, dưới sự chủ trì củaChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳhọp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thứcbế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Theo đó, Quốc hội đã thông qua 11 luật, bộluật gồm: Bộ luật Lao động; Luật Chứngkhoán; Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bịđộng viên; Luật Dân quân tự vệ; Luật Xuấtcảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; LuậtSửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chứcChính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địaphương; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtKiểm toán nhà nước; Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại ViệtNam; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vàcông cụ hỗ trợ.

Quốc hội quyết định chưa thông qua Dự ánLuật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổchức Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; giao Ủy ban

Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục chỉđạo việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đạibiểu Quốc hội để hoàn thiện Dự thảo Luật,trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họpthứ 9 (tháng 5/2020).

Quốc hội cũng đã thông qua 17 nghị quyết:Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệpước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN Ảnh: DOÃN TẤN - TTXVN

(Xem tiếp trang 3)

Nâng cao hiệu quả quảnlý, sử dụng nguồn vốn

Chương trình 135

4

Triển vọng khả quan giúpViệt Nam duy trì tốc độ

tăng trưởng cao

9

Khó khăn lớn nhất khikiểm toán dự án ODA làsự khác biệt về cơ chế,

chính sách

2

BPK là đối tác songphương quan trọng của

KTNN Việt Nam

15

Hàng trăm triệu USD việntrợ của Nhật Bản khôngđược sử dụng hiệu quả

12

QUY địNH GIớI HạN LưU HUỳNH:

Thách thức lớn của DN hàng hải

10

8

Một số giải pháp nâng caochất lượng kiểm toán

dự án đầu tư

Page 2: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

Theo kế hoạch, sáng 28/11, tại HàNội, KTNN tổ chức Hội thảo lấy

ý kiến về sửa đổi mẫu biểu hồ sơ kiểmtoán với sự tham dự của lãnh đạoKTNN, đại diện lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc KTNN và thành viên TổSoạn thảo mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.

Theo Tổ Soạn thảo, việc sửa đổimẫu biểu hồ sơ kiểm toán lần này đảmbảo tuân thủ Luật KTNN năm 2015 vàcác văn bản pháp luật liên quan, cótính đến Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật KTNN vừa được Quốchội thông qua, cũng như tuân thủ Hệthống Chuẩn mực KTNN được banhành năm 2016. Việc sửa đổi mẫu biểu

hồ sơ kiểm toán cũng phải phù hợp vớiQuy trình kiểm toán và các quy trìnhkiểm toán theo các lĩnh vực củaKTNN; công tác tổ chức kiểm toánhiện hành; chế độ tài chính, kế toánmới ban hành cho từng lĩnh vực; cáchướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểmtoán dựa trên đánh giá rủi ro và xácđịnh trọng yếu trong kiểm toán cáclĩnh vực; thông lệ tốt của quốc tế vàthực tiễn hoạt động kiểm toán củaKTNN. Đồng thời, việc sửa đổi mẫubiểu hồ sơ phải đảm bảo sự hoànchỉnh, kết nối giữa các mẫu biểu, tínhổn định và lâu dài, qua đó góp phầngiảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu

lực hoạt động của KTNN. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

được giao, Tổ Soạn thảo đã rà soát Hệthống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, từ đóđề xuất bổ sung các mẫu báo cáo kiểmtoán còn thiếu, bổ sung hồ sơ kiểmtoán và sửa đổi các mẫu: đề cươngkhảo sát, kế hoạch kiểm toán tổngquát, báo cáo kiểm toán, biên bản kiểmtoán, cũng như sửa đổi nhiều mẫu biênbản, văn bản trong hồ sơ kiểm toán.

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ đónggóp ý kiến cụ thể đối với những đềxuất sửa đổi, bổ sung của Tổ Soạn thảomẫu biểu hồ sơ kiểm toán.n

H.THOAN

THỨ NĂM 28-11-20192

Mới đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký, banhành Quyết định số 1848/QĐ-KTNN về việc

bổ nhiệm bà Thái Thị Lan - Trưởng phòng, KTNNchuyên ngành Ib - giữ chức vụ Phó Kiểm toántrưởng KTNN chuyên ngành Ib. Thời hạn bổ nhiệmlà 5 năm, kể từ ngày 01/12/2019.n P.LAN

r Chiều 27/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao ViệtNam đến TP. Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thứcHàn Quốc từ ngày 27 - 28/11, theo lời mời của Tổngthống Hàn Quốc Moon Jae-in.

r Chiều 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiệnNghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thểphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Ủy viênBộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KimNgân dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

r Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứII, năm 2019 với chủ đề "Trí thức trẻ Việt Nam vìmục tiêu phát triển bền vững đất nước" khai mạcsáng 27/11, tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Trương ThịMai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng,Trưởng Ban Dân vận T.Ư; đồng chí Lê Quốc Phong- Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.ƯĐoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên ViệtNam - cùng 236 đại biểu đến từ 23 quốc gia, vùnglãnh thổ tham dự.n

rĐảng ủy KTNN vừa ban hành Kế hoạch Đại hộiĐảng các cấp trong Đảng bộ KTNN tiến tới Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời,thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ KTNNnhiệm kỳ 2020-2025.

r Từ ngày 30/11 - 08/12, Tổng Kiểm toán Nhànước Hồ Đức Phớc sẽ dẫn đầu Đoàn công tác củaKTNN thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp.

r Đến nay, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệpvụ kiểm toán (KTNN) đã tổ chức thực hiện theo kếhoạch 31/37 lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch, bồidưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn1.200 học viên là các cán bộ, công chức, viên chức,kiểm toán viên trong Ngành.n LÊ HÒA

Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu hồ sơ phù hợp với quy định pháp luật và chuẩn mực kiểm toán

Quốc hội đồng ý xóa 16.357 tỷ đồng tiềnphạt chậm nộp và tiền chậm nộp thuế

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về khoanh nợtiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm

nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộpngân sách. Nghị quyết này chỉ khoanh tiền nợ thuế, xóanợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, chưa xử lý tiềnnợ thuế gốc, không xóa nợ tiền thuê đất, tiền sử dụngđất phải nộp một lần hoặc tiền đấu giá quyền sử dụngđất. Con số xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộpvới các đối tượng quy định tại Nghị quyết này là 16.357tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ tiền phạtchậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên; Bộtrưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ tiền phạt chậmnộp, tiền chậm nộp từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng;Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan quyết định xóa nợ tiền phạt chậmnộp, tiền chậm nộp từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng;Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạtchậm nộp, tiền chậm nộp dưới 5 tỷ đồng và quyết địnhxóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với cánhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh.n

THÙY ANH

Nhận lời mời của Ủy ban Kiểm toánIndonesia, Đoàn công tác của

KTNN Việt Nam do Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước Nguyễn Quang Thànhdẫn đầu có chuyến thăm và làm việc tạiIndonesia, từ ngày 24 - 28/11. Tham giaĐoàn công tác có đại diện lãnh đạo mộtsố đơn vị trực thuộc và đại diện Nhómcông tác của KTNN.

Chuyến thăm và làm việc nhằm thúcđẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữaKTNN Việt Nam và Ủy ban Kiểm toánIndonesia (BPK) trong khuôn khổ songphương và các diễn đàn đa phương; hoànthiện kết quả đầu ra Chương trình Hiệnđại hóa tài chính công "Hỗ trợ tráchnhiệm giải trình, lập báo cáo, tính minhbạch và công tác giám sát hoạt động quảnlý tài chính công (Dự án EU-PFMO)" doLiên minh châu Âu (EU) tài trợ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sáng25/11, tại Thủ đô Jarkata, Đoàn đã cóbuổi làm việc với BPK. Nhiệt liệt chàomừng Đoàn sang thăm và làm việc vớiBPK, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán In-donesia Agung Firman Sampurna chorằng, kể từ khi ký kết Bản ghi nhớ hợptác, 2 cơ quan đã có nhiều hoạt động thiếtthực nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càngphát triển và đi vào thực chất. Đặc biệt,năm 2018, BPK đã hỗ trợ KTNN ViệtNam thực hiện kiểm toán môi trườngtrong lĩnh vực quản lý nước thải tại Khucông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, xây dựngHướng dẫn kiểm toán môi trường. Haibên cũng phối hợp chặt chẽ trong khuôn

khổ tổ chức các cơ quan kiểm toán tốicao của khu vực và quốc tế nhằm củngcố thực tiễn quản lý tài chính công.

Bày tỏ vui mừng được đến thăm vàlàm việc với BPK, Phó Tổng Kiểm toánNhà nước Nguyễn Quang Thành khẳngđịnh, tăng cường năng lực chuyên mônvà nâng cao chất lượng kiểm toán lànhững nội dung ưu tiên hàng đầu củaKTNN Việt Nam nhằm thực hiện thànhcông Chiến lược phát triển KTNN đếnnăm 2020 và thực hiện tốt vai trò Chủtịch ASOSAI giai đoạn 2018-2021. Hiệnnay, KTNN đã và đang đẩy mạnh nghiêncứu, tìm hiểu và tiếp thu kinh nghiệmquốc tế nhằm thực hiện 2 mục tiêu này.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướcNguyễn Quang Thành nhấn mạnh, BPKlà một trong những đối tác song phươngquan trọng của KTNN Việt Nam. Hai

bên đã có nhiều chuyến thăm cấp lãnhđạo và cấp kỹ thuật nhằm chia sẻ kinhnghiệm về các vấn đề cùng quan tâm,qua đó giúp tăng cường sự hiểu biết giữa2 cơ quan và thúc đẩy công tác đào tạo,nghiên cứu nhằm nâng cao năng lựcchuyên môn của kiểm toán viên.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làmviệc tại Indonesia, Đoàn có các buổi chiasẻ và trao đổi kinh nghiệm chuyên mônvới các đơn vị trực thuộc BPK như: lậpkế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểmtoán năm, mối quan hệ với các bên liênquan về kết quả kiểm toán, phương phápkiểm toán dựa trên rủi ro, đảm bảo chấtlượng kiểm toán, theo dõi thực hiện kiếnnghị kiểm toán, ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động kiểm toán, đàotạo, quản lý nhân sự và tăng cường nănglực cho kiểm toán viên…n H.QUÂN

BPK là đối tác song phương quan trọng của Kiểm toán Nhà nướcViệt Nam

Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồidưỡng năm 2019, ngày 25/11, tại Hà

Nội, KTNN tiếp tục khai giảng Lớp Bồidưỡng Kỹ năng kiểm toán dự án đầu tưxây dựng công trình cấp độ 3 và Lớp Bồidưỡng Kỹ năng kiểm toán NSNN cấp độ2 cho học viên là kiểm toán viên thuộccác đơn vị trực thuộc KTNN.

Lớp Bồi dưỡng Kỹ năng kiểm toándự án đầu tư xây dựng công trình cấp độ3 dành cho công chức được phân côngkiểm toán trong lĩnh vực dự án đầu tưxây dựng công trình, có từ trên 9 nămkinh nghiệm và các đối tượng khác cần

bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệpvụ kiểm toán lĩnh vực DN cấp độ nângcao. Lớp học diễn ra từ ngày 25 - 29/11với 3 chuyên đề: Chuyên đề 1 - Kỹ năngphân tích kiểm toán dự án đầu tư trongviệc lập biên bản kiểm toán và báo cáokiểm toán; Chuyên đề 2 - Kỹ năng kiểmtoán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả vàhiệu lực của dự án đầu tư xây dựng côngtrình; Chuyên đề 3 - Kỹ năng kiểm toánchuyên sâu báo cáo quyết toán vốn đầutư công trình hoàn thành.

Lớp Bồi dưỡng Kỹ năng kiểm toánNSNN cấp độ 2 dành cho công chức

được phân công kiểm toán trong lĩnhvực NSNN, có từ 4 - 8 năm kinhnghiệm. Với thời lượng đào tạo 64 tiết,học viên sẽ được trang bị các kỹ năng:kiểm toán tại các đơn vị dự toán cấp I vàcấp II thuộc ngân sách T.Ư; kế toánNSNN và kiểm toán tại Kho bạc Nhànước địa phương; kiểm toán tại các cơquan tài chính; kiểm toán công tác quảnlý thu NSNN tại địa phương và kiểmtoán công tác quản lý đầu tư công tại địaphương. Theo kế hoạch, Lớp Bồi dưỡngkéo dài từ ngày 25/11 - 06/12.n

THÙY LÊ

Đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho cáckiểm toán viên nhà nước

Đoàn công tác của KTNN Việt Nam thăm và làm việc với Ủy ban Kiểm toánIndonesia

Page 3: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 3

Sửa đổi, bổ sung nhiều quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạncủa Kiểm toán Nhà nước

Một nội dung quan trọng đượcsửa đổi, bổ sung lần này là quy địnhcụ thể, rõ ràng, chặt chẽ về cơ quan,tổ chức, cá nhân có liên quan đếnhoạt động kiểm toán. Theo đó, cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quanđến hoạt động kiểm toán “là cơquan, tổ chức, cá nhân được xácđịnh trong quá trình kiểm toán tạiđơn vị được kiểm toán là có liênquan đến việc quản lý, sử dụng tàichính công, tài sản công của đơn vịđược kiểm toán”.

Luật cũng quy định rõ, KTNNchỉ thực hiện kiểm tra, đối chiếu cácnội dung liên quan trực tiếp đến nộidung, phạm vi kiểm toán của đơn vịđược kiểm toán tại các cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan. Trongtrường hợp cần kiểm toán toàn diệnđối với nhóm đối tượng này, KTNNphải thực hiện quy trình để bổ sungvào kế hoạch kiểm toán và ban hànhquyết định kiểm toán theo quy địnhcủa Luật KTNN hiện hành.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốchội (UBTVQH), việc quy định các đốitượng có liên quan đến hoạt độngkiểm toán là một trong những nộidung sửa đổi quan trọng nhằm xác lậpcơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho KTNNtrong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Liên quan đến nhiệm vụ, quyềnhạn của KTNN, Luật bổ sung quyđịnh KTNN có nhiệm vụ xem xét,quyết định việc kiểm toán theo quyđịnh của Luật Phòng, chống thamnhũng; Tổng Kiểm toán Nhà nướccó trách nhiệm quyết định và tổchức thực hiện các biện pháp cụ thểđể phòng, chống tham nhũng trongcơ quan KTNN. Luật cũng bổ sungquy định về thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của KTNN. Còntrình tự, thủ tục, hành vi vi phạm,mức xử phạt hành chính... trong

hoạt động KTNN sẽ được quy địnhtrong Luật Xử lý vi phạm hànhchính để tránh trùng lặp trong hệthống pháp luật.

Đặc biệt, Luật Sửa đổi, bổ sungcho phép KTNN có quyền đượctruy cập vào cơ sở dữ liệu quốc giavà dữ liệu điện tử của đơn vị đượckiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan đến hoạt độngkiểm toán để khai thác, thu thậpthông tin, tài liệu liên quan trực tiếpđến nội dung, phạm vi kiểm toán;việc truy cập dữ liệu phải tuân thủcác quy định của pháp luật và chịutrách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật,an toàn theo quy định của pháp luật.Khi thực hiện kiểm toán, Trưởngđoàn kiểm toán được quyền truycập, khai thác hoặc ủy quyền bằngvăn bản theo quy định của pháp luậtcho thành viên đoàn kiểm toán vàchịu trách nhiệm về việc thực hiệncông việc đã ủy quyền.

Đảm bảo quyền và lợi ích củađơn vị được kiểm toán

Cùng với sửa đổi, bổ sung các

quy định nhằm tạo thuận lợi choKTNN thực thi nhiệm vụ, Luậtcũng sửa đổi, bổ sung các quy địnhnhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của đơn vị được kiểm toán,các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến hoạt động kiểm toán.Trong đó, Luật bổ sung quyềnkhiếu nại và khởi kiện của đơn vịđược kiểm toán, cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan đến hoạt độngkiểm toán.

Theo đó, đơn vị được kiểmtoán, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến hoạt động kiểm toáncó quyền khiếu nại về hành vi củaTrưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởngtổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểmtoán, trong quá trình thực hiện kiểmtoán khi có căn cứ cho rằng hành viđó là trái pháp luật, xâm phạmquyền và lợi ích hợp pháp củamình; khiếu nại về đánh giá, xácnhận, kết luận, kiến nghị kiểm toántrong báo cáo kiểm toán, thông báokết quả kiểm toán khi có căn cứ chorằng đánh giá, xác nhận, kết luận,kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp

luật, xâm phạm quyền và lợi íchhợp pháp của mình.

Luật quy định, Tổng Kiểm toánNhà nước ban hành quyết định giảiquyết khiếu nại. Trong trường hợpkhông đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại của Tổng Kiểmtoán Nhà nước, đơn vị được kiểmtoán, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến hoạt động kiểm toáncó quyền khởi kiện ra tòa. Đồngthời, Luật cũng quy định sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Tốtụng hành chính để đảm bảo thựchiện ngay các quy định về khởikiện của đơn vị được kiểm toán vàcác cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan.

Phát huy tốt hơn nữa vai tròcủa Kiểm toán Nhà nước

Trao đổi với phóng viên BáoKiểm toán bên lề Kỳ họp ngay saukhi Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật KTNN được thôngqua, các đại biểu Quốc hội đánh giácao nhiều quy định được sửa đổi,bổ sung, đồng thời bày tỏ kỳ vọngLuật sẽ được triển khai nghiêm túc,hiệu quả nhằm phát huy hơn nữavai trò của KTNN trong kiểm tra,giám sát việc quản lý, sử dụng tàichính công, tài sản công.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân(TP. HCM) nhấn mạnh, trong thờigian qua, KTNN đã kiểm toán rấtchặt chẽ tài chính công, tài sảncông. Cùng với đó, các báo cáo tàichính, báo cáo về NSNN cũngđược kiểm toán chặt chẽ nên khibáo cáo trước Quốc hội, Quốc hộithấy rất an tâm. Cũng theo đạibiểu, trong thời gian qua, việc chingân sách đã tiết kiệm hơn, bội chingân sách quốc gia đã giảm, việc

kiểm soát chi tiêu công cũng nhưviệc quản lý, sử dụng tài sản côngcó hiệu quả cao hơn trước. Kết quảnày có đóng góp của KTNN.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân bàytỏ hy vọng, với những nội dungsửa đổi, bổ sung lần này, LuậtKTNN đi vào cuộc sống sẽ manglại hiệu quả cao hơn cho nền tàichính quốc gia. Đại biểu đề nghị,khi Luật có hiệu lực, các đơn vịliên quan cần thực hiện nghiêmtúc. Về phía KTNN, cần đảm bảođội ngũ kiểm toán viên vừa đủ vềsố lượng vừa phải nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ và tuân thủ quy địnhvề đạo đức công vụ.

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa(Đồng Tháp) đánh giá cao quyđịnh cho phép KTNN trong quátrình kiểm toán nếu phát hiệnnhững vấn đề có liên quan đến cácDN, tổ chức, cá nhân liên quan đếnđơn vị được kiểm toán thì KTNNcó quyền mời họ đến làm việc, quađó đánh giá hoạt động của cơ quanquản lý nhà nước trong quản lý, sửdụng tiền, tài sản nhà nước, chẳnghạn như lĩnh vực thuế.

Đại biểu Hòa nhấn mạnh,đây là quy định rất quan trọng vìthời gian qua, KTNN đã làm rấttốt việc kiểm tra, đối chiếu vàphát hiện nhiều vấn đề. Quyđịnh này sẽ giúp KTNN pháthuy tốt hơn nữa vai trò trongviệc góp phần chống tiêu cực,chống thất thu ngân sách và lũngđoạn NSNN.

Đặc biệt, Luật đã quy định chặtchẽ KTNN chỉ thực hiện kiểm tra,đối chiếu các nội dung liên quantrực tiếp đến nội dung, phạm vikiểm toán của đơn vị được kiểmtoán tại các cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan, nhằm tránh tìnhtrạng kiểm tra, đối chiếu tràn lancác đơn vị ngoài nhà nước.

“Các đại biểu Quốc hội đã rấttin tưởng trao quyền cho KTNNvới mong muốn KTNN sẽ làm tốtvai trò nhiệm vụ của mình, chấphành nghiêm quy định pháp luật,tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghềnghiệp, có tâm, có tầm trong thựchiện nhiệm vụ để đáp ứng kỳ vọngcủa đại biểu Quốc hội và nhândân” - đại biểu Hòa chia sẻ.n

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật KTNN Ảnh: TTXVN

Chiều 26/11, Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN đã được Quốc hội thông qua với454/458 đại biểu Quốc hội tán thành (bằng 94% tổng số đại biểu Quốc hội). Với nhiều nội dung đượcsửa đổi, bổ sung, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để KTNNthực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Kiểm toán nhà nướcr N.HỒNG - L.HƯỜNG

thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liềngiữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam và Vương quốc Campuchia; Nghị quyếtvề khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậmnộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuếkhông còn khả năng nộp NSNN; Nghị quyếtthí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thịtại TP. Hà Nội; Nghị quyết về hoạt động chấtvấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV;Nghị quyết về công tác phòng, chống tộiphạm và vi phạm pháp luật, công tác của ViệnKiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và côngtác thi hành án; Nghị quyết về tiếp tục hoànthiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiệnchính sách, pháp luật về phòng cháy, chữacháy; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội năm 2020; Nghị quyết về dự toánNSNN năm 2020; Nghị quyết về phân bổngân sách T.Ư năm 2020; Nghị quyết phêduyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xãhội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết về Báo

cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xâydựng Cảng hàng không quốc tế Long Thànhgiai đoạn 1; Nghị quyết phê chuẩn chủ trươngđầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pet, huyệnHàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Nghịquyết về việc miễn nhiệm Ủy viênUBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội khóa XIV; Nghị quyết bầu Ủy viênUBTVQH khóa XIV; Nghị quyết bầu Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóaXIV; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủtướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộtrưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 và Nghịquyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Đồng thời, Quốc hội đã cho ý kiến về 10dự án luật và xem xét các báo cáo: đánh giákết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, NSNN năm 2019; tổng hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ

họp thứ 8; kết quả giám sát việc giải quyết, trảlời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7;kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giámsát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân gửi đến Quốc hội năm 2019 và một số báocáo khác của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốchội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Với sốlượng lớn các luật, nghị quyết được ban hànhvà nhiều nội dung quan trọng được xem xét,Kỳ họp đã tiếp tục khẳng định tính hiệu quả,nghiêm túc trong hoạt động nghị trường; sựnỗ lực, trách nhiệm của các cơ quan của Quốchội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữuquan trong công tác chuẩn bị; sự đồng tâm,nhất trí, tâm huyết, trí tuệ của các đại biểuQuốc hội. Kết quả Kỳ họp tạo niềm tin, sựphấn khởi, đoàn kết, nhưng đồng thời cũng làtrách nhiệm nặng nề, đòi hỏi phải nỗ lực

nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ đãđược Quốc hội giao.

Nhấn mạnh năm 2020 là năm cuối thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020; đồng thời là năm cónhiều sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng,Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cấp,các ngành khẩn trương triển khai thực hiện cácluật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua;chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, vậnđộng nhân dân tuân thủ đầy đủ các quy định củapháp luật; nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiếncủa đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân để cógiải pháp thiết thực hơn nhằm tạo chuyển biếntích cực trong lĩnh vực quản lý cũng như bảođảm tiến độ, chất lượng các nội dung trình Quốchội tại kỳ họp sau. Đồng thời, các cấp, các ngànhcần chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ để bảođảm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra.n

N.HỒNG

Bế mạc Kỳ họp thứ 8... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-20194GDP đạt mục tiêu đề ra tronggiai đoạn 2016-2020

Tăng trưởng GDP của nềnkinh tế đã phục hồi rõ nét sau giaiđoạn 2011-2015, duy trì được tốcđộ cao, đặc biệt là trong các năm2017-2019 với tốc độ tăngtrưởng đạt 6,81% năm 2017;7,08% năm 2018 và khoảng7,1% năm 2019 - theo kết quảnghiên cứu và dự báo của Trungtâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (NCIF) tháng11/2019. Tính chung cả giai đoạn2016-2020, tăng trưởng GDPvào khoảng 6,84%, đạt mục tiêu6,5 - 7% đề ra trong Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm2016-2020. “Đây là kết quả đángkhích lệ trong bối cảnh kinh tếthế giới, thương mại toàn cầu vàtăng trưởng kinh tế ở hầu hết cáckhu vực, các nền kinh tế chậmlại” - TS. Trần Thị Hồng Minh,Giám đốc NCIF nhận định.

Nhìn từ phía cung, thực tếcho thấy, khu vực công nghiệp,xây dựng và khu vực dịch vụ đãdẫn dắt tăng trưởng chung, bùđắp cho sự giảm sút của khu vựcnông, lâm nghiệp, thủy sản (dophải đối mặt với nhiều khó khăn,nhất là năm 2016, 2019). Đónggóp của khu vực công nghiệp,xây dựng vào tăng trưởng kinh tếgiai đoạn 2016-2020 đã tăng lênhơn 44%, trong khi giai đoạn2011-2015 chỉ đóng góp khoảng39,9%. Trong đó, ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo mặc dùcó dấu hiệu tăng trưởng chậm lạido sức cầu bên ngoài giảm sútnhưng vẫn đạt mức tăng khá,

trung bình 12,8%/năm trong giaiđoạn 2016-2020, giúp đóng góp32% vào tăng trưởng GDP.

Từ phía cầu, tăng trưởngkinh tế đạt cao nhờ tiêu dùngtăng cao hơn và thặng dư thươngmại lớn hơn giai đoạn trước.

Xuất khẩu duy trì tốc độ tăngtrưởng khá, đặc biệt là ở một sốthị trường đối tác của Hiệp địnhĐối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và thị trường Mỹ.Trong bối cảnh thương mại quốc

tế giảm sút, chiến tranh thươngmại Mỹ - Trung diễn biến khólường thì kết quả đạt được chothấy Việt Nam đã tận dụng đượchiệu quả từ các FTA và cơ hội từdiễn biến của kinh tế thế giới.Đầu tư tư nhân trong nước và

dòng vốn FDI tăng nhanh với cơcấu dịch chuyển theo hướng tíchcực. Tăng trưởng kinh tế giaiđoạn 2016-2020 còn được thúcđẩy bởi sự cải thiện của năngsuất tăng trung bình 5,8%/năm(giai đoạn 2011-2015 chỉ là4,3%/năm) và hiệu quả đầu tưkhi hệ số ICOR trung bình củacả giai đoạn là 6,11. Nền tảngkinh tế vĩ mô được củng cố vớilạm phát ở mức thấp, dưới 4%.

Tuy nhiên, mô hình tăngtrưởng giai đoạn 2016-2020chưa thay đổi rõ nét và vẫn phụthuộc vào vốn với tỷ lệ vốn đầutư/GDP ở mức cao, trung bình33,5% và đóng góp của nhân tốvốn trong tăng trưởng vẫn chiếmtỷ lệ lớn, trên 55%. Cơ cấu kinhtế chuyển dịch quá nhanh sangkhu vực dịch vụ trong khi nềntảng công nghiệp còn yếu. Đónggóp của các ngành dịch vụ có giátrị gia tăng cao còn thấp, chi phílogistics cao. Xuất khẩu vẫn phụthuộc vào nhóm hàng do DNFDI dẫn dắt, kim ngạch tăngnhưng hàm lượng nội địa trongxuất khẩu không tăng tươngứng. Các DN trong nước chưatham gia nhiều vào chuỗi giá trịtoàn cầu…

Triển vọng khả quan giúp Việt Nam duy trìtốc độ tăng trưởng caor QUỲNH ANH

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đã đi gần hết chặng đường, dù còn khó khănnhưng kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Những cơ hội từ các hiệp định thươngmại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đang mở ra nhiều triển vọng khả quan cho giaiđoạn tới, dù đi kèm với đó là không ít khó khăn, thách thức.

Những năm gần đây, kim ngạch xuấtnhập khẩu của Việt Nam liên tục có sựtăng trưởng tích cực. Các hiệp địnhthương mại tự do đang mở ra cơ hội thịtrường mới cho DN trong nước. Tuynhiên, việc thiếu vốn lưu động và cácdịch vụ ngân hàng tài trợ chuỗi cungứng đã phần nào ảnh hưởng đến khảnăng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớncũng như phát triển mối quan hệ mới vớicác đối tác trong chuỗi giá trị của DN.

Doanh nghiệp Việt khó tiếp cậnnguồn tài trợ chuỗi cung ứng

Tài trợ chuỗi cung ứng là một cách tiếpcận mới của ngân hàng trong việc hỗ trợ tàichính dành cho các DN với quan điểm đôibên cùng có lợi. Cụ thể, các DN sẽ đượcngân hàng chọn lọc hỗ trợ vốn vay lưu độngđể bán hàng và mua hàng cho các nhà cungcấp hoặc các nhà phân phối của họ.

Theo khảo sát của Ngân hàng Phát triểnchâu Á (ADB) công bố tháng 9/2019,khoảng trống trong tài trợ thương mại trêntoàn cầu hiện lên đến 1.500 tỷ USD. Theođó, có 45% hồ sơ vay vốn của các DN siêunhỏ, nhỏ và vừa đã bị từ chối. Đây là mộtthách thức toàn cầu, kìm hãm sự tăngtrưởng kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đếnnỗ lực giảm nghèo ở các quốc gia. Tại ViệtNam, DN cũng đang gặp nhiều khó khăntrong việc tiếp cận các gói tài trợ chuỗicung ứng.

Các chuyên gia nhận định, việc thiếuvốn lưu động và các dịch vụ ngân hàng tài

trợ chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng rất lớnđến khả năng tiếp nhận các đơn đặt hànglớn của DN. Khi không có giải pháp tài trợnày, các nhà cung cấp, phân phối khó có thểtối ưu hóa quản lý vốn lưu động bằng cáchchuyển đổi các khoản phải thu và hàng tồnkho thành tiền mặt cũng như tiếp cận tíndụng với chi phí thấp hơn.

Phát biểu tại Diễn đàn “Làm thế nào đểphát triển thị trường tài chính chuỗi cungứng tại các nền kinh tế mới nổi?”, bà HàThu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụngcác ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước -đánh giá: Trong xu thế hiện nay, việc thamgia vào chuỗi cung ứng và tài trợ chuỗicung ứng là một giải pháp hữu ích. Điềunày không chỉ giúp các thành viên trongchuỗi cải thiện khả năng cạnh tranh, thuđược lợi ích tối đa mà còn tạo điều kiện chocác tổ chức tín dụng kiểm soát được dòngtiền, làm cơ sở mở rộng tín dụng đối vớikhách hàng tham gia chuỗi cung ứng. Tuynhiên, hiện nay do số liệu, hệ thống thôngtin tài chính của nhiều DN còn thiếu minhbạch, năng lực quản trị của các DN nhỏ vàvừa còn khá hạn chế, cơ sở dữ liệu về kháchhàng và sàn giao dịch điện tử ở các chuỗi

cung ứng cũng chưa đầy đủ nên việc tài trợchuỗi cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứngtoàn cầu, vẫn chưa phát triển tương xứngvới tiềm năng.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông NguyễnNgọc Thịnh - Giám đốc điều hành Công tyTNHH Tiến Thịnh - cho biết: DN Việt rấtkhó khăn trong việc tham gia vào chuỗicung ứng của các tập đoàn lớn toàn cầu, bởiđa số các tập đoàn đa quốc gia đều có sẵn hệthống nhà cung cấp. Khi vào Việt Nam, họrất khó chấp nhận nhà cung ứng mới vì sợảnh hưởng đến chất lượng. Các DN nhỏ vàvừa của Việt Nam muốn tham gia vào cácchuỗi cung ứng của DN FDI phải đáp ứngcác yêu cầu rất khắt khe theo tiêu chuẩnquốc tế cũng như phải cạnh tranh về giáthành. Ngoài ra, để duy trì tham gia cácchuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải có nguồntài chính mạnh, đảm bảo cân đối nguồn tiềnthanh toán cho các đơn hàng trả sau của đốitác. Trong khi đó, các ngân hàng trong nướclại chưa tài trợ nhiều cho các đơn hàng trảchậm, và việc cho vay tín chấp theo chuỗicung ứng cũng hầu như không có. Chínhđiều này đã khiến các DN tham gia chuỗicung ứng gặp áp lực rất lớn về vốn.

Đồng quan điểm trên, ông Kyle Kel-hofer - Giám đốc quốc gia Tổ chức Tàichính quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Cam-puchia và Lào - cho biết: Trong một nềnkinh tế định hướng xuất khẩu như ViệtNam, sự sẵn có của các sản phẩm tài trợchuỗi cung ứng sẽ giúp nhà sản xuất vàxuất khẩu trong nước tăng cường mối liênkết với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuynhiên, hiện rất ít tổ chức tài chính ở ViệtNam cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cungứng hiện đại với quy mô lớn. Đây được coinhư một cơ hội bị bỏ lỡ cho cả các nhàcung cấp dịch vụ tài chính lẫn các DN.

Để thị trường tài trợ chuỗi cung ứngphát triển

Phát biểu tại Diễn đàn, ông ChristopherWohlert - Giám đốc Tài trợ thương mạicho bên phân phối của Tổ chức WellsFargo - cho rằng: Để phát triển hoạt độngtài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam, các tổchức tín dụng và cộng đồng DN xuất nhậpkhẩu cần tiếp cận vấn đề theo 3 khía cạnhchính là tính minh bạch, tính hiệu quả vàkhả năng thực thi. Cụ thể, ở góc độ minhbạch, các hạng mục về công bố thông tin,đăng ký, kiểm tra, cập nhật thông tin cầnđược thực hiện nhanh chóng và chính xác.Về hiệu quả, quá trình đăng ký tham giachuỗi cung ứng phải thực hiện rõ ràng đơngiản, tiết kiệm chi phí cho các bên. Đối vớikhả năng thực thi, các cải cách hành chính,cải cách pháp luật cần đảm bảo sẽ đượctriển khai cụ thể, những chính sách ưu tiên

PHÁT TRIểN THị TRườNG TÀI CHÍNH CHUỗI CUNG ứNG TạI VIệT NAM:

Đừng để cơ hội bị bỏ lỡr THÙY LÊ

Dự báo, trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm Ảnh: TTXVN

Page 5: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 5

Tác động lớn đến việc thu hútnhà đầu tư

Theo Dự thảo Luật, quy định vềDNNN được sửa đổi như sau: DNcó cổ phần, vốn góp chi phối củaNhà nước được cụ thể hóa bằng tiêuchí Nhà nước “sở hữu trên 50% vốnđiều lệ, tổng số cổ phần có quyềnbiểu quyết” của DN đó. Theo đó,DN mà Nhà nước có cổ phần, phầnvốn góp chi phối là công ty tráchnhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phầnmà Nhà nước sở hữu trên 50% vốnđiều lệ hoặc tổng số cổ phần cóquyền biểu quyết.

Đồng thời, sửa đổi quy địnhnhằm nâng cao yêu cầu về quản trịđối với công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần có sở hữu chi phốicủa Nhà nước theo hướng tăng mứcđộ kiểm soát tập quyền, chống xungđột lợi ích và bảo đảm tính minhbạch hóa trong hoạt động của DN…

Thảo luận về việc sửa đổi quyđịnh trên, đại biểu Nguyễn VănDành (Bình Dương) phân tích: Cổphần hóa DNNN là một chủ trươnglớn của Đảng và Nhà nước với mụctiêu tạo ra loại hình DN có nhiềuchủ sở hữu, trong đó có đông đảongười lao động để sử dụng có hiệuquả vốn, tài sản của Nhà nước vàhuy động thêm vốn xã hội vào pháttriển sản xuất, kinh doanh; tạo độnglực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năngđộng, có hiệu quả cho DNNN; bảođảm hài hòa lợi ích của Nhà nước,DN và người lao động. Theo báocáo của Chính phủ, trong nhữngnăm qua, số lượng DNNN đã giảmmạnh. Tuy nhiên, bức tranh cổ phầnhóa cho thấy tỷ lệ vốn Nhà nướcnắm giữ ở các công ty sau cổ phầnhóa còn ở mức cao, trong đó có cácDN không thuộc diện Nhà nước giữcổ phần chi phối hoặc không còngiữ cổ phần.

Thực tế hiện nay, tỷ lệ sở hữunhà nước trong phương án phêduyệt cổ phần hóa DNNN là mộttrong những yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định đầu tư của nhà đầu tư.Các DN thu hẹp tối đa diện Nhànước nắm giữ cổ phần chi phối luôntạo được sức hút cho nhà đầu tư.Còn các DN được phê duyệt Nhànước nắm giữ từ 51% cổ phần trởlên đa số đều không đạt kế hoạch.

Đại biểu Dành cho rằng, việcthay đổi cấu trúc sở hữu DNNN làyếu tố nền tảng để giải quyết vấn đềhoạt động hiệu quả của DN sau cổphần hóa. Tuy nhiên, việc Dự thảoLuật mở rộng khái niệm DNNN vôhình trung sẽ bao gồm phần lớn cácDN đã cổ phần, số lượng DNNN sẽtăng lên, dẫn đến quá trình cổ phầnhóa, thoái vốn nhà nước vốn đã khókhăn lại càng khó khăn hơn, khôngđạt được mục tiêu đề ra.

Đồng quan điểm, đại biểuNguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa)cũng cho rằng, việc coi DN Nhànước nắm trên 50% vốn điều lệ làDNNN sẽ cản trở quá trình cổ phầnhóa, thoái vốn nhà nước tại DN.“Thực tiễn cho thấy, khi DN cổ phầnhóa mà Nhà nước nắm cổ phần chiphối đã kém hấp dẫn các nhà đầu tư.Nếu coi là DNNN thì lại càng kémhấp dẫn và không thu hút đượcnguồn lực xã hội để phát triển sảnxuất kinh doanh” - đại biểu Quangnêu quan điểm.

Cần đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng

Đồng tình với những phân tíchtrên, nhiều đại biểu Quốc hội tánthành quan điểm của cơ quan thẩmtra đề nghị cơ quan soạn thảo đánhgiá kỹ tác động của việc sửa đổi quyđịnh về DNNN để không gây ảnhhưởng đến tiến trình và mục tiêu cổ

phần hóa, thoái vốn của Nhà nướctại các DNNN.

Theo đại biểu Trần Văn Tiến(Vĩnh Phúc) và đại biểu Mai Thị ÁnhTuyết (An Giang), phải đánh giá tácđộng cụ thể đến các đối tượng chịusự tác động trực tiếp một cách toàndiện. Theo đó, phải đáp ứng yêu cầukhông tác động xấu, ảnh hưởng đếntiến trình cổ phần hóa DN và thoáivốn nhà nước tại DN; thu hút vốnđầu tư tư nhân, bảo đảm đượcnguyên tắc tự chủ, công khai, minhbạch và đề cao trách nhiệm giải trình,phân biệt rạch ròi giữa quản lý nhànước với quản trị DN; tăng cườngkiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạtđộng của DNNN, không để tiêu cựcxảy ra, thất thoát vốn và tài sản nhànước giao cho DN.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh, đểnâng cao chất lượng quản trị DNNNtheo yêu cầu của Nghị quyết 12,khắc phục những bất cập trong quảnlý DNNN thì cần thay đổi phạm viđiều chỉnh của các luật liên quan đếnviệc quản lý và sử dụng vốn nhànước chứ không phải thay đổi kháiniệm DNNN theo kiểu “thay đổi têntuổi”. Theo đại biểu Mai Hồng Hải(Hải Phòng), cần tiếp tục nghiên cứubổ sung quy định trong Luật này vàcác luật có liên quan đến việc táchbạch chức năng quản lý nhà nước vớichức năng đầu tư, quản lý vốn nhànước, xem xét bổ sung trong Luậtnày hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Quảnlý vốn và tài sản nhà nước đầu tư vàosản xuất, kinh doanh tại DN về địa vịpháp lý, chức năng, nhiệm vụ, tráchnhiệm và quyền hạn của Ủy banQuản lý vốn nhà nước tại DN.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành(Lạng Sơn) dẫn chứng, theo báo cáocủa Tổng cục Thống kê, tính đếnngày 01/01/2018, cả nước có 1.204DN 100% vốn nhà nước thuộc mọicấp độ quản lý và 1.282 công ty cổphần có cổ phần nhà nước lớn hơn50% thuộc mọi góc độ quản lý.Trường hợp mở rộng khái niệmDNNN là DN Nhà nước nắm trên50% vốn thì ít nhất có thêm 1.282công ty cổ phần, tức là khoảng2.500 DN được gọi là DNNN.Trong khi hiện có 9 luật quy định vềchủ thể DNNN, trong đó nhiều luậttác động trực tiếp đến DN như: LuậtĐấu thầu, Luật NSNN, Luật Quảnlý tài sản công, Luật KTNN… Dođó, việc mở rộng khái niệm tácđộng rất lớn đến hoạt động củanhiều DN, vì vậy, đại biểu cho rằng,Dự thảo Luật cần bám sát quanđiểm đổi mới, đưa vào các ý tưởng,nội dung tiến bộ nhằm hỗ trợ DNphát triển với tinh thần cởi mở vàminh bạch, không nên mở rộngphạm vi quy định đối với DNNN.n

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu ý kiến về Dự thảoLuật DN Ảnh: TTXVN

Tại Dự thảo Luật DN (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về DNNN nhằm thể chếhóa quan điểm tại Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Tuynhiên, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại việc sửa đổi quy định này có thể làm ảnh hưởng đến tiến trình cổ phầnhóa DNNN vốn đang rất chậm trễ.

SửA KHÁI NIệM DOANH NGHIệP NHÀ NướC:

Lo ngại cản trở mục tiêu cổ phần hóar Đ.KHOA

Dự báo tăng trưởng khoảng 7%/năm trong giai đoạn tới

Bước vào giai đoạn 2021-2025, kinh tế Việt Nam được dựbáo có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Cách mạng côngnghiệp 4.0 lan rộng và việc tham gia các FTA thế hệ mới đượckỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam.

Nghiên cứu của NCIF cho thấy, việc tham gia các FTA,đặc biệt là CPTPP và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam - EU) sẽ tác động sâu, rộng đến nền kinh tế Việt Namgiai đoạn 2021-2025 và sau đó. Bởi cả hai hiệp định đều cólĩnh vực cam kết tương đối rộng, không chỉ nằm trong lĩnh vựctrao đổi, xuất nhập khẩu mà còn liên quan đến cách thức sảnxuất hàng hóa. Trong đó, EVFTA có thể giúp GDP Việt Namtăng thêm 4,3% và CPTPP có thể giúp tăng thêm 1,3% vàonăm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đếnnăm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 44,4% và xuất khẩusang các nước trong CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%. Cùngvới những tác động tích cực tới lao động, nhất là với nhữngngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, các hiệp địnhnày cũng tạo động lực cải cách thể chế và môi trường kinhdoanh, qua đó tạo thêm những hiệu ứng tích cực đối với pháttriển kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn - TS. Đặng ĐứcAnh, Phó Giám đốc NCIF chia sẻ.

Tuy nhiên, trong trung hạn, theo TS. Anh, Việt Nam sẽ phảiđối mặt với nhiều khó khăn khi tiếp tục chịu tác động tiêu cựcdo kinh tế toàn cầu giảm tốc, bảo hộ thương mại và xung độtthương mại gia tăng. Hoạt động xuất khẩu và đầu tư đứng trướcnhiều rủi ro. Trong nội tại nền kinh tế, mô hình tăng trưởngchưa thoát khỏi quán tính tăng trưởng theo chiều rộng; hiệuquả sử dụng vốn, nhất là hiệu quả đầu tư công chưa cao; khảnăng cạnh tranh yếu; năng lực đổi mới sáng tạo thấp… Đâyvẫn sẽ là những rào cản đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởngbền vững trong thời gian tới.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn,các chuyên gia của NCIF đã dự báo trong giai đoạn 2021-2025,tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm;kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức khoảng 3,5 -4,5%/năm. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độtăng khoảng 6,3%/năm. Nếu kết quả tăng trưởng đạt được nhưdự báo này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của ViệtNam sẽ đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhómnước có thu nhập trung bình cao - TS. Trần Thị Hồng Minhnhận định.n

cần được áp dụng dễ dàng tại các đơn vị tổ chức tín dụngvà DN.

Ông Jinchang Lai - chuyên gia về lĩnh vực Tài chính vàCơ sở hạ tầng tài chính khu vực Đông Á, Thái Bình Dươngcủa IFC - cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến thịtrường tài trợ chuỗi cung ứng ở Việt Nam chưa phát triển làdo thiếu người đứng đầu, tiên phong trong việc phát triển lĩnhvực này. Thêm vào đó, hoạt động bao thanh toán ở Việt Namphát triển còn khá khiêm tốn và thiếu định chế tài chính chovay không nhận tiền gửi. Đây là những định chế tài chínhquan trọng góp phần thúc đẩy thị trường tài trợ chuỗi cungứng phát triển bên cạnh các ngân hàng truyền thống. Do đó,Việt Nam cần hình thành một hiệp hội về tài trợ chuỗi cungứng để đứng ra hỗ trợ các DN và tổ chức tín dụng kết nối,tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, hoạtđộng này cần có sự khuyến khích, tham gia của Chính phủnhằm thúc đẩy, hỗ trợ các DN nhỏ và vừa có thể tiếp cận cácsản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao sức cạnhtranh của DN trên thị trường.

Đồng quan điểm trên, ông Mohammad Mudasser -Trưởng nhóm Dịch vụ tư vấn vốn lưu động của PwC ViệtNam - nhận định: Bản thân các DN và ngân hàng Việt Namđều chưa nhận thức đầy đủ về thị trường chuỗi cung ứng màmới xem đây là một sản phẩm cho vay thông thường. Do đó,để thúc đẩy thị trường này phát triển, các dịch vụ tài trợ chuỗicung ứng, bao thanh toán phải được quy định trong văn bảnpháp luật hiện hành.

Về phía ngân hàng, ông Trần Hoài Phương - Phó Giámđốc Khối khách hàng DN của HDBank - cho rằng: Các ngânhàng thương mại hiện nay đã chú trọng nhiều đến các sảnphẩm tín dụng tài trợ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để đảm bảoquản trị tốt nguồn vốn và dòng tiền, ngân hàng luôn cần cácDN xuất nhập khẩu có sự kết nối, xác nhận từ bên mua hàng,đồng thời đảm bảo các tiêu chí minh bạch về thông tin “sứckhỏe tài chính”.n

Page 6: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-20196

Hằng năm, Chính phủ phải chikhoảng hơn 20% dự toán ngânsách quốc gia cho hoạt độngđầu tư xây dựng (ĐTXD). Trongđó, phương án kinh tế - tàichính dự án là một thông tinquan trọng đối với việc quyếtđịnh chủ trương đầu tư.

Phân tích kinh tế - tài chínhgiúp nhận diện sớm nhữngdự án kém

Hoạt động phân tích kinh tế -tài chính sẽ giúp chủ đầu tư lựachọn và thiết kế những dự án cóđóng góp cho phúc lợi chung củaquốc gia. Hoạt động này có tácdụng lớn nhất nếu được sử dụngsớm trong chu kỳ dự án để nhậndiện những cấu thành dự án kém.Do đó, nếu phân tích kinh tếđược sử dụng vào giai đoạn cuốicủa chu kỳ dự án thì hoạt độngnày chỉ có thể giúp xem xétquyết định là liệu có nên tiếp tụctriển khai dự án nữa hay không.Hoặc nếu chỉ đơn thuần để tínhcác thước đo tổng hợp như giá trịhiện tại ròng (NPV) hay tỷ suấtnội hoàn (IRR) của dự án thìphân tích kinh tế chỉ đáp ứng chomột mục đích hạn hẹp.

Trong những năm vừa qua,bên cạnh việc kiểm toán tuân thủcác quy định của pháp luật, chếđộ quản lý đầu tư và xây dựngcông trình theo hướng dẫn tạiQuy trình kiểm toán dự án đầu tưxây dựng công trình của KTNNban hành theo Quyết định số02/2017/QĐ-KTNN ngày13/3/2017 của Tổng Kiểm toánNhà nước, KTNN chuyên ngànhV đã chủ động nghiên cứu, triểnkhai kiểm toán chuyên sâuphương án kinh tế - tài chính tại

các dự án ĐTXD. Qua kiểmtoán, KTNN chuyên ngành Vbước đầu phát hiện một số hạnchế ảnh hưởng lớn đến quyếtđịnh đầu tư và hiệu quả đạt đượccủa dự án. Cụ thể như sau:

Đối với một số dự án nguồnđiện: Xác định giá điện tính toántrong một số dự án thủy điệnkhông phù hợp với quy định; ápdụng sai tỷ lệ chi phí bảo dưỡng,số giờ vận hành trung bình của

các nhà máy; chưa thực hiệnphân tích độ nhạy vốn đầu tưtăng 10%; chi phí O&M, chi phínhiên liệu tăng 10%; tổ hợp vốnđầu tư tăng 10%, điện năng phátgiảm 10%... làm ảnh hưởng đếnhiệu quả đầu tư của dự án, kếtquả kinh doanh khi đưa vào khaithác vận hành không đạt đượcnhư phương án tính toán.

Tại một số dự án giaothông: Việc giả định, tính toán

lưu lượng khách hàng chưa phùhợp với số liệu thống kê, dựbáo của cơ quan chức năng cóthẩm quyền; lượng hóa các lợiích xã hội không phù hợp,không có cơ sở như: số lượngngười hưởng lợi, giảm ùn tắc từdự án phát triển giao thôngcông cộng, dẫn tới phân tích,tính toán sai hiệu quả tài chính,ảnh hưởng đến quyết định đầutư, điều chỉnh dự án.

Bên cạnh đó, một số dự ánđầu tư sử dụng các dữ liệu đầuvào tính toán phương án tài chínhchưa có cơ sở, chưa thuyết minhđược nguồn gốc số liệu của tưvấn; chưa lượng hóa hoặc lượnghóa không phù hợp thực tế các rủiro về giá nguyên vật liệu đầu vào(có biến động giá 300%); rủi rokhông tiêu thụ được sản phẩmđầu ra...

Tăng cường công tác kiểmtoán trước đầu tư

Việc kiểm toán phương ánkinh tế - tài chính tại các dự ánĐTXD còn gặp nhiều khó khănvà vướng mắc.

Trước hết, thông thường việckiểm toán phương án kinh tế - tàichính được lồng ghép vào cáccuộc kiểm toán dự án đầu tư saukhi dự án đã hoàn thành và đi vàohoạt động nên tính hiệu lực củakết quả kiểm toán không cao.

Bên cạnh đó, hệ thống vănbản pháp quy về phương pháp,tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tưcác chương trình, dự án cũngchưa có. Chẳng hạn, các dự ánnguồn điện (thủy điện, nhiệtđiện...) mới chỉ có văn bản quyđịnh tạm thời nội dung tính toánphân tích kinh tế - tài chính đầu tưvà khung giá mua bán điện các dựán nguồn điện từ năm 2007. Việcđánh giá hiện tại dựa trên các cơ

Kiểm toán phương án kinh tế - tài chính tại các dự án đầu tư xây dựngr THÀNH VINH, SỸ NAM - KTNN chuyên ngành V

Tùy thuộc vào loại hình của từng dự án,công trình, Đoàn kiểm toán sẽ xem xétviệc nên hay không nên đưa kiểm toángiá trị còn lại hợp đồng vào nội dungcuộc kiểm toán

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sựđược thỏa thuận bằng văn bản giữa

bên giao thầu và bên nhận thầu để thựchiện một phần hay toàn bộ công việc tronghoạt động đầu tư xây dựng (ĐTXD). Hiệnnay, KTNN chưa có quy định bắt buộcĐoàn kiểm toán phải thực hiện kiểm toángiá trị còn lại hợp đồng, tuy nhiên, theothông tin từ Phòng Kiểm toán DN - KTNNchuyên ngành IV, việc kiểm toán nội dungnày vẫn được đơn vị thực hiện ở một số dựán ĐTXD.

Đối với nội dung kiểm toán giá trị cònlại hợp đồng, nhận thức của kiểm toán viêncòn nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, theokinh nghiệm của các kiểm toán viên KTNNchuyên ngành IV, tùy vào từng loại hình dựán đầu tư theo nguồn vốn, chủ thể quản lýhay theo hình thức lựa chọn nhà thầu củadự án, Đoàn kiểm toán cần cân nhắc mộtsố mặt tích cực/hạn chế để quyết định nênhay không nên thực hiện kiểm toán giá trịcòn lại hợp đồng. Cụ thể:

Đối với dự án được tổ chức đấu thầu Với các dự án sử dụng vốn nhà nước,

những ưu điểm mà Đoàn kiểm toán có thểxem xét để thực hiện kiểm toán giá trị cònlại hợp đồng là: kiểm soát được tổng thể cáchạng mục trong hợp đồng; nâng cao hiệuquả kiểm toán nguồn vốn (thông qua đánhgiá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của việcbố trí kế hoạch vốn). Nếu giá trị hợp đồngđã được thực hiện trên 70 - 80%, Đoànkiểm toán có thể không cần triển khai tiếpkiểm toán lần sau, tiết kiệm nhân lực và thờigian nhưng vẫn đảm bảo hạn chế được saisót của dự án khi hoàn thành phần còn lại.

Tuy vậy, với những dự án có tính chất,kỹ thuật công nghệ thực hiện phức tạp, dễphát sinh nhiều tình huống bất khả kháng,dẫn tới phải điều chỉnh và bổ sung hợp đồngtrong thời gian thực hiện còn lại của dự ánthì việc kiểm toán giá trị còn lại hợp đồng

không còn nhiều ý nghĩa, tác dụng. Ngoàira, với những dự án có khối lượng đã thựchiện của hợp đồng còn chiếm tỷ lệ thấp,việc kiểm toán giá trị còn lại hợp đồngthường không mang lại kết quả cao.

Với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoàiNSNN, kiểm toán viên thuộc Phòng Kiểmtoán DN cho rằng, ưu điểm để Đoàn kiểmtoán nên thực hiện kiểm toán giá trị còn lạihợp đồng là kiểm soát được tổng thể giá trịcủa hợp đồng các gói thầu, của cả dự án,qua đó đánh giá được tính phù hợp của sốlượng vốn thu xếp cho dự án (chủ yếu làvốn vay ngân hàng), mục đích sử dụng vốn,giải ngân vốn vay theo tiến độ và khốilượng của dự án... Tuy nhiên, hạn chế khithực hiện kiểm toán là việc nhà đầu tư rấtkhó chấp nhận và dễ có thái độ tiêu cực,xung đột với Đoàn kiểm toán nếu có cáctình huống bất khả kháng trong quá trình

thực hiện hợp đồng làm phát sinh khốilượng, điều chỉnh dự án.

Đối với dự án chỉ định thầuVới các dự án sử dụng vốn nhà nước,

ưu điểm khi kiểm toán giá trị còn lại hợpđồng là Đoàn kiểm toán có thể không cầntriển khai tiếp kiểm toán lần sau nếu giá trịhợp đồng đã được thực hiện trên 70 - 80%,tiết kiệm nhân lực và thời gian nhưng vẫnđảm bảo hạn chế được sai sót của dự án khihoàn thành phần còn lại. Tuy nhiên, trongquy trình kiểm toán dự án đầu tư, kiểm toándự toán của gói thầu đã bao trùm toàn bộgiá trị của hợp đồng, do đó, việc kiểm toángiá trị còn lại hợp đồng là không cần thiết.Đối với các phần còn lại của hợp đồngchưa thực hiện, các sai sót trong kiểm toándự toán đã được kiến nghị và cảnh báotrong báo cáo kiểm toán, vì vậy, những sai

Kiểm toán giá trị còn lại hợp đồng - nên hay không nên?r THÙY LÊ (Lược trích từ tài liệu của KTNN chuyên ngành IV)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Việc kiểm toán phương án kinh tế - tài chính tại các dự án ĐTXD đang còn gặp nhiều khó khăn,vướng mắc Ảnh: NGỌC BÍCH

Page 7: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 7

Chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong

tổng chi NSNN. Tại 5 tỉnh, thành phố:Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúcvà Hòa Bình, chi đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) chiếm khoảng 9,6 - 36% tổngchi. Qua kiểm toán ngân sách và một sốdự án đầu tư tại 5 địa phương trên,KTNN khu vực I đã phát hiện không íthạn chế trong lĩnh vực này.

Còn nhiều hạn chế trong quá trìnhthực hiện dự án đầu tư

Thứ nhất, việc bố trí vốn đầu nămchưa phù hợp với khả năng thực hiện,dẫn tới phải điều chỉnh, điều hòa kếhoạch vốn trong năm, việc điều chỉnh kếhoạch vốn giữa các dự án chưa có tiêuchí và cơ sở ưu tiên rõ ràng, dễ xảy ra tiêucực trong quá trình thực hiện. Đó là chưa kể một số nguồnvốn được T.Ư giao mục tiêu từ đầu năm, nhưng đến cuối nămđịa phương mới phân bổ; dự án nhu cầu vốn lớn nhưng đượcbố trí ít vốn, thậm chí không được bố trí vốn...

Thứ hai, nhu cầu vốn của chủ đầu tư và khả năng triển khaidự án chưa được xem xét kỹ, dẫn đến việc bố trí số vốn lớnsong không thể giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân thấp nên phảiđiều chỉnh kế hoạch vốn. Trong khi đó, các dự án khác có khốilượng hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán trongnăm, thậm chí nhiều dự án còn nợ XDCB lớn nhưng khôngđược bố trí vốn để trả nợ (có ban quản lý dự án còn nợ hàngnghìn tỷ đồng).

Thứ ba, địa phương phân bổ kế hoạch vốn nguồn vay tíndụng ưu đãi không đúng đối tượng.

Thứ tư, ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện trongnăm ngân sách nhưng tỷ lệ giải ngân thấp, trong khi năm saulại không bố trí kế hoạch vốn để thu hồi vốn ứng. Còn tìnhtrạng số dư vốn ứng trước kéo dài qua nhiều năm.

Thứ năm, số tạm ứng vốn đầu tư XDCB quá hạn nhưngkhông thu hồi nộp ngân sách để phân bổ cho các dự ánthiếu vốn.

Thứ sáu, thời hạn chuyển nguồn vốn đầu tư và việc xétchuyển nguồn đối với từng dự án chưa tuân thủ nghiêm quyđịnh, một số dự án cùng tiêu chí nhưng có dự án được chuyểnnguồn, có dự án lại không (tạo cơ chế xin cho). Bên cạnh đó,vẫn còn hiện tượng chuyển nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợqua nhiều năm, các địa phương không chủ động nộp trả ngânsách T.Ư, thông thường khi kiểm toán phát hiện và kiến nghịthì địa phương mới nộp.

Qua kiểm toán, KTNN khu vực I còn phát hiện nhiều dựán được ưu tiên bố trí vốn cho việc khởi công mới với lý docấp bách song lại không chứng minh được tính cấp bách vàquan trọng hơn các dự án không được ưu tiên. Một số địaphương báo cáo không có nợ XDCB nhưng kết quả kiểm toánvẫn cho thấy có ban quản lý dự án nợ hàng nghìn tỷ đồng.Hầu hết các dự án được kiểm toán đều có sai sót về đơn giá,định mức và khối lượng trong các khâu dự toán, nghiệm thuvà thanh toán. KTNN khu vực I đã kiến nghị giảm trừ trên3% giá trị được kiểm toán (chưa tính số giảm trừ về kiến nghịxử lý khác).

Để nâng cao chất lượng kiểm toán dự án đầu tưMột là, tập trung kiểm toán để đánh giá và kiến nghị về

việc các sở, ban, ngành rà soát, dừng việc phê duyệt khởicông mới các dự án chưa thực sự cấp bách, khi chưa hoànthành xử lý nợ XDCB theo Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủtướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tìnhtrạng nợ đọng XDCB tại các địa phương; Sở Kế hoạch vàĐầu tư tiếp tục tổ chức rà soát, thống kê các dự án hoàn thànhhoặc dự kiến hoàn thành, không bố trí được kế hoạch vốn,

hoặc bố trí vốn chưa đầy đủ để có biện pháp điều chuyển, tậptrung vốn cho các công trình đã hoàn thành theo Luật Đầu tưcông và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư côngvà xử lý nợ XDCB; đảm bảo số liệu nợ XDCB đầy đủ, chínhxác để có phương án và lộ trình xử lý dứt điểm theo quy định;phải xác định cụ thể, rõ ràng chi tiết giá trị từng nguồn vốnvà kế hoạch bố trí vốn, đảm bảo việc bố trí vốn hằng năm vàtổng thời gian hoàn thành dự án theo kế hoạch; đảm bảo tỷ lệbố trí vốn theo quy định cho các ngành giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ...

Hai là, kiểm toán viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý vàhồ sơ chất lượng của các dự án; thực hiện kiểm tra, đối chiếu,so sánh thông tin giữa các tài liệu trong các khâu của quá trìnhthực hiện dự án nhằm phát hiện các bất cập, mâu thuẫn, thiếutính logic từ đó phát hiện các sai phạm trong việc quản lý, thựchiện dự án.

Ba là, cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp file mềm thiết kếvà dự toán để hỗ trợ việc kiểm tra, tính toán của kiểm toánviên được thuận tiện và đẩy nhanh tiến độ kiểm toán. Tậptrung kiểm tra xác định giá dự toán (giá trần của gói thầu) đảmbảo tính chính xác, phù hợp với thực tế, thời điểm lập dự toánphù hợp với các chế độ, chính sách hiện hành...

Bốn là, cần nghiên cứu, tổ chức kiểm tra hiện trường, đốichiếu bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, thực tế thi công vàhồ sơ nghiệm thu thanh toán để từ đó có thể phát hiện đượcsai phạm (nếu có) trong việc xác định khối lượng thi côngnghiệm thu, biện pháp thi công, nhất là các thay đổi, điềuchỉnh và xử lý vướng mắc trong thực tế thi công...

Năm là, thu thập các văn bản về chế độ chính sách qua cácthời kỳ liên quan đến dự án được kiểm toán, đối chiếu với việcáp dụng của chủ đầu tư trong từng giai đoạn, từng khâu thựchiện dự án như: việc lập dự toán, phê duyệt giá gói thầu, tổchức đầu thầu, nghiệm thu thanh toán...

Sáu là, kiểm tra các điều khoản của hợp đồng giữa chủđầu tư với đơn vị thực hiện và các hồ sơ pháp lý khác có liênquan. Lưu ý kiểm toán công tác điều chỉnh tại các phụ lục hợpđồng, nhất là các nội dung thực hiện điều chỉnh giá.

Bảy là, nếu tổ kiểm toán có thể bố trí được nhân lực vàthời gian phù hợp với tính chất của loại công trình thì tiến hànhkiểm tra các yếu tố chính về đảm bảo chất lượng công trìnhtrong giai đoạn thiết kế dự án, cụ thể là: kiểm tra bản tính kếtcấu chịu lực, kiểm toán ổn định... của các hạng mục, xem xétsự tuân thủ theo yêu cầu của quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩnnhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành...,từ đó đánh giá mức độ an toàn của hạng mục, công trình. Lưuý các thay đổi, xử lý hiện trường có ảnh hưởng đến chất lượngcủa công trình. Đây cũng là một trong các yếu tố có thể sửdụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án.Trường hợp không kiểm toán các nội dung này thì nên giớihạn trong Biên bản kiểm toán để tránh rủi ro cho KTNN.n

Cần làm gì để nâng cao chất lượngkiểm toán dự án đầu tư? r NGUYỄN TRỌNG LỢI - KTNN khu vực I

sở về phương pháp, số liệu do đơn vị tư vấn thu thập,không đảm bảo về tính pháp lý và không có cơ sởchắc chắn.

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng khó tiếp cận cácsố liệu chính thức nguồn dữ liệu thống kê đầu vàocủa các chỉ tiêu kinh tế, giá cả các mặt hàng đặc thù(là nguồn vào của phương án tài chính dự án) như:giá các chế phẩm xăng, dầu, ethanol, than; các thốngkê về số lượng người sử dụng dịch vụ công cộng; tỷlệ chi phí vận hành, bảo dưỡng của các dự án lớn...Trong các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn tới xã hộivà môi trường, chưa có hướng dẫn đánh giá, tínhtoán về những ảnh hưởng xã hội (lợi ích và các lợiích âm).

Để nâng cao chất lượng kiểm toán phương ánkinh tế - tài chính tại các dự án đầu tư xây dựngcũng như nâng cao hiệu lực các kết luận, kiến nghịkiểm toán của KTNN, chúng ta cần thực hiện mộtsố giải pháp:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm toán trướcđầu tư, tức là kiểm toán ngay trong giai đoạn lập chủtrương, phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt đối với cácdự án lớn, quan trọng của quốc gia. Kết quả kiểmtoán là một căn cứ để các cấp có thẩm quyền phêduyệt chủ trương đầu tư, cũng như phê duyệt dự ánđầu tư.

Thứ hai, xây dựng và ban hành phương pháp,tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình,dự án, trong đó tập trung lượng hóa về các chi phítrong quá trình vận hành của dự án như: tỷ suất chiếtkhấu tính toán, chi phí vận hành bảo dưỡng, các chỉtiêu phân tích độ nhạy cho từng lĩnh vực, dự ánriêng biệt.

Thứ ba, xây dựng quy định, quy chế đánh giáhiệu quả đầu tư định kỳ (trong đó có nội dung hiệuquả tài chính - kinh tế, xã hội của dự án) trong thờigian thực hiện dự án, đặc biệt các lần điều chỉnh dựán. Theo Luật Đầu tư công 2019, Chính phủ quyđịnh phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tưcác chương trình, dự án đầu tư công. Tuy nhiên chođến nay, các quy định trên vẫn chưa được ban hành.

Thứ tư, quy định, gắn trách nhiệm cụ thể của cánhân, tập thể trong việc lập, thẩm định, phê duyệtphương án kinh tế - tài chính chưa chính xác hoặcthiếu cơ sở, dẫn tới dự án đầu tư không đạt được hiệuquả kinh tế như mục tiêu đề ra.n

sót phát hiện trong phần kiểm toán dự toán gói thầuvẫn giữ nguyên tác dụng đối với phần giá trị còn lạicủa hợp đồng.

Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngoài NSNN,ưu điểm nổi bật để Đoàn kiểm toán nên thực hiệnkiểm toán là giảm tiếp phần giá trị còn lại hợp đồngdẫn tới giảm chi phí đầu tư của dự án (trong điềukiện các yếu tố khác không đổi), qua đó giảm thờigian thu phí hoàn vốn của dự án. Ngoài ra, kết quảkiểm toán cũng giúp việc thu xếp vốn và sử dụngvốn vay của chủ đầu tư cho dự án phù hợp với khốilượng còn lại của dự án, tránh tình trạng giải ngânvốn vay vượt giá trị dự án, làm phát sinh tăng chiphí lãi vay.

Các kiểm toán viên của Phòng kiểm toán DN -KTNN chuyên ngành IV cũng cho rằng: việc mởrộng kết quả kiểm toán và kiến nghị đối với giá trịcòn lại hợp đồng đã được thực hiện thông qua bướckiểm toán dự toán các gói thầu, nên việc kiểm toánlà không cần thiết. Ngoài ra, khi có các tình huốngbất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồnglàm phát sinh khối lượng, điều chỉnh dự án, nhàđầu tư thường sẽ xung đột với kết luận của Đoànkiểm toán.

Từ những nhận định nêu trên, tùy thuộc vào loạihình của từng dự án, công trình, Đoàn kiểm toánxem xét quyết định nên hay không nên đưa kiểmtoán giá trị còn lại hợp đồng vào nội dung cuộckiểm toán.n

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư Ảnh: H.THÀNH

Page 8: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-20198

Công tác kiểm toán dự án đầu tư xây dựng bộc lộ nhiềuhạn chế

Thực tế cho thấy, công táckiểm toán đối với các dự án đầutư xây dựng đã bộc lộ những hạnchế như sau:

Thứ nhất, việc lập kế hoạchkiểm toán, xác định trọng tâmkiểm toán còn dàn trải, số lượngtrọng tâm kiểm toán quá nhiều,tương đương với nội dung kiểmtoán dẫn đến quá trình thực hiệnbị dàn trải, không hiệu quả.

Thứ hai, Đoàn kiểm toán chỉthực hiện loại hình kiểm toántuân thủ ở hầu hết các giai đoạntriển khai dự án. Cụ thể:

Đối với giai đoạn lập, thẩmđịnh và phê duyệt dự án, Đoànkiểm toán chỉ kiểm tra tuân thủvề sự đầy đủ của hồ sơ, tài liệu;tình hình chấp hành về trình tự,thủ tục và tính hợp lý, hợp phápđối với hồ sơ, tài liệu của dự án.Nhiều nội dung chưa được Đoànkiểm toán đánh giá như: sự hợplý về quy mô, kết cấu và tínhkhoa học của các giải pháp thiếtkế; về tổng mức đầu tư và khảnăng huy động các nguồn lực đểđầu tư; về thời gian cần thiết đểđầu tư, phân kỳ đầu tư...

Đối với công tác thiết kế, dựtoán, quá trình kiểm toán củaKTNN chuyên ngành IV chỉđánh giá tính tuân thủ về sự đầyđủ của hồ sơ, tài liệu; tình hìnhchấp hành về trình tự, thủ tục vàtính hợp lý, hợp pháp đối với hồ

sơ, tài liệu thiết kế, dự toán;kiểm toán về sự hợp lý, chínhxác về số liệu dự toán.

Đối với công tác đấu thầu,các kiểm toán viên thường tậptrung kiểm toán sự tuân thủ vềtrình tự, thủ tục trên cơ sở hồ sơ,tài liệu đấu thầu. Một số vấn đềkhác chưa được kiểm toán sâunhư: kiểm tra đánh giá về chất

lượng hồ sơ mời thầu, tính khoahọc, hợp lý của các nội dungđược quy định chi tiết trong hồsơ mời thầu và của thang điểmchấm thầu.

Đối với công tác quản lý thicông, nghiệm thu thanh toán,quá trình kiểm toán đã kiểm trađược một số nội dung như: đánhgiá tính tuân thủ về công tác

quản lý khối lượng, đơn giá,quản lý chất lượng và tiến độ thicông; kiểm tra sự chính xác vềsố liệu giá trị được nghiệm thuthanh toán. Tuy nhiên, nhiều nộidung quan trọng chưa đánh giásâu như: kiểm tra, đánh giá vềtính khoa học, hợp lý của biệnpháp tổ chức thi công; kiểm trađến tận cùng về nguyên nhân

dẫn tới chậm tiến độ thi công đểkiến nghị xử lý phù hợp.

Theo các kiểm toán viênKTNN chuyên ngành IV, nguyênnhân của những hạn chế nêu trênlà do đặc thù phức tạp của lĩnhvực ĐTXD: các dự án, công trìnhthường thi công trong thời giandài, liên quan đến nhiều niên độ;năng lực quản lý dự án của cácban quản lý dự án, chủ đầu tưkhác nhau... Trong khi đó, cơ chếtài chính, chế độ quản lý ĐTXDcơ bản có nhiều thay đổi, dẫn đếnnhững khó khăn nhất định trongviệc xác định nội dung, đốitượng, phạm vi kiểm toán.

Bên cạnh đó, các dự án xâydựng công trình mang tính đặcthù có tính chất kết cấu đa dạngvà phức tạp, quy mô và khốilượng thi công lớn. Quá trìnhquản lý thực hiện dự án, mức độđạt được của từng mục tiêu trongmỗi dự án chịu rất nhiều yếu tốảnh hưởng, gây khó khăn choquá trình thực hiện kiểm toán.

Giải pháp nâng cao chấtlượng kiểm toán các dự ánđầu tư xây dựng

Tư thực tiễn kiểm toán,Phòng Kiểm toán dự án đầu tư 1(KTNN chuyên ngành IV) đãđúc kết một số giải pháp giúpnâng cao chất lượng kiểm toáncác dự án đầu tư xây dựng.

Một là, toàn Ngành và mỗiđơn vị quan tâm, thường xuyêntổ chức các lớp đào tạo về kỹnăng kiểm toán dự án ĐTXD, tọađàm trao đổi nghiệp vụ chuyênmôn cho các kiểm toán viêntham gia kiểm toán lĩnh vực này.

Hai là, khi khảo sát, thu thậpthông tin và lập kế hoạch kiểmtoán, Đoàn kiểm toán quan tâmbố trí kiểm toán viên có nhiềukinh nghiệm, nhiều hiểu biết về

Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán dự án đầu tưr NGUYỄN LY (Lược trích tài liệu của KTNN chuyên ngành IV)

Trước đây, có quan niệm cho rằng, đốivới cuộc kiểm toán dự án đầu tư,

chuyên môn được sử dụng nhiều và hợp lýnhất là đội ngũ kỹ sư, còn đội ngũ kiểmtoán viên có chuyên môn tài chính - kế toánchỉ là lực lượng phụ trợ, đảm nhận nhữngphần việc không quan trọng. Tuy nhiên,qua thực tiễn kiểm toán, các kiểm toán viênKTNN chuyên ngành IV cho rằng, tất cảkiểm toán viên có trình độ chuyên mônnghiệp vụ kỹ thuật cũng như tài chính - kếtoán am hiểu kỹ thuật đều có khả năng thựchiện phần lớn nội dung cuộc kiểm toán dựán đầu tư.

Theo đại diện KTNN chuyên ngành IV,khoảng 60% nội dung công việc phù hợpvới kiểm toán viên có chuyên môn kỹ thuậtvà 40% nội dung công việc các kiểm toánviên chuyên môn tài chính kế toán có thểđảm nhiệm tốt. Vì vậy, không thể nhậnđịnh đội ngũ nào chỉ là lực lượng phụ trợ,kiểm toán viên nào đảm nhận phần việcquan trọng hơn khi thực hiện kiểm toán dựán đầu tư.

Chuẩn mực KTNN số 40 về Kiểm soátchất lượng kiểm toán nêu rõ: kiểm toán

viên khi thực hiện kiểm toán phải am hiểupháp luật, có chuyên môn và năng lực cầnthiết. Như vậy, chúng ta không thể nhậnđịnh, hoặc đánh giá kiểm toán viên cóchuyên môn nghiệp vụ nào là chủ yếu, làthế mạnh. Đặc biệt, khi thực hiện kiểmtoán, Đoàn kiểm toán cần xem xét năng lựccần thiết của kiểm toán viên, cụ thể là trìnhđộ, kinh nghiệm thực tế thay vì đánh giátheo bằng cấp chuyên môn.

Đối với riêng các cuộc kiểm toán dự ánđầu tư, KTNN chuyên ngành IV cho biết,nội dung kiểm toán chi tiết sẽ bao gồm:kiểm toán công tác lập, thẩm định và phêduyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;kiểm toán công tác khảo sát, lập, thẩm tra,thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán

công trình; kiểm toán công tác lựa chọnnhà thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng;kiểm toán công tác quản lý chất lượng thicông xây dựng công trình; kiểm toán côngtác quản lý tiến độ; kiểm toán công tácquản lý chi phí; kiểm toán công tác tàichính, kế toán; kiểm toán công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư; kiểm toán chiphí đầu tư không tính vào giá trị côngtrình; kiểm toán công nợ, vật tư và thiết bịtồn đọng; kiểm toán phương án tài chínhđối với dự án BOT, BT…

Tương ứng với khối lượng công việcnhư trên, khi tiến hành kiểm toán, các kiểmtoán viên có chuyên môn tài chính - kế toánthường được giao thực hiện kiểm toán cácnội dung công việc liên quan đến tài chính

kế toán và một số gói thầu có giá trị nhỏ,chi phí khác. Các kiểm toán viên có chuyênmôn kỹ sư, kỹ thuật thường được giao làmcác gói thầu xây lắp có giá trị lớn, đượcđánh giá là quan trọng.

Không chỉ với riêng KTNN chuyênngành IV, các KTNN chuyên ngành vàkhu vực khác cũng sử dụng tỷ lệ các kiểmtoán viên có chuyên môn đào tạo tài chínhkế toán và kỹ thuật tương đồng nhau. Đốivới các đơn vị đã thành lập một phòngkiểm toán đầu tư dự án riêng, khi có cuộckiểm toán về lĩnh vực đầu tư dự án thì lựclượng kiểm toán viên thuộc phòng này sẽlà nòng cốt. Ngoài ra, các công việc liênquan đến lập kế hoạch, lập báo cáothường được giao cho các kiểm toán viên

Chú trọng trình độ, kinh nghiệm của kiểm toán viên thay vì đánh giá theo bằng cấp chuyên mônr BẮC SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

KTNN đã phát hiện không ít sai phạm trong quá trình quản lý dự án ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN Ảnh: VŨ THÀNH

Giai đoạn gần đây, KTNN chuyên ngành IV thực hiện nhiều cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng(ĐTXD) bằng nguồn vốn NSNN, qua đó, đã phát hiện không ít sai phạm trong quá trình quản lý dự ánvà đã kiến nghị xử lý tài chính, kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan. Tuynhiên, hầu hết kết quả kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai phạm trong công tác dự toán,quản lý chi phí và những sai phạm nhỏ lẻ.

Page 9: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 9

Chính sách của dự án ODA có nhiều quy định khác vớitrong nước

Đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Trên thựctế, các dự án ODA thường viện trợ không hoàn lại đối với góithầu tư vấn lập dự án (lập FS). Trong phần lớn các dự án ODA,công tác tư vấn, khảo sát, lập dự án đều do nhà tài trợ chỉ địnhthực hiện. Tuy nhiên, hồ sơ do tư vấn lập thường sơ sài, chưaphù hợp với quy định về khảo sát lập dự án của Việt Nam. Thiếtkế FS chỉ đại diện, chưa cụ thể (chỉ với mục đích xác định tổngmức đầu tư phục vụ công tác thương thảo về hiệp định vayvốn). Quá trình triển khai thiết kế kỹ thuật có khác biệt rất lớnso với thiết kế cơ sở trong FS, dẫn đến phải điều chỉnh nhiềutrong quá trình thực hiện, làm phát sinh thời gian và tăng chiphí, tổng mức đầu tư, chẳng hạn: Dự án Cảng Lạch Huyện tăngthêm gần 14.000 tỷ đồng, tương đương 300%; Dự án Đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện tăng thêm gần 3.700 tỷ đồng, tươngđương 44%...

Bên cạnh đó, Hiệp định Vay vốn ODA, nhất là hiệp định ápdụng các điều kiện STEP thường bao gồm các điều khoản ràngbuộc về “Thủ tục đấu thầu”, bắt buộc áp dụng “Sổ tay hướngdẫn mua sắm đấu thầu” do nhà tài trợ quy định. Trong đó, cácđiều khoản về “Quy định nước tham gia đấu thầu” và “Quyđịnh về xuất xứ hàng hóa dịch vụ, tiêu chuẩn, công nghệ thicông, định mức, đơn giá, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩmvà dịch vụ sử dụng cho dự án của nước cho vay” thường caohơn nhiều so với mặt bằng chung tại Việt Nam.

Đối với công tác lựa chọn nhà thầu: Theo quy định tại LuậtXây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn, đối vớicác dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức ODA, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam thìáp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Theo đó, Hiệp định vay vốn được ký giữa Chính phủ và nhàtài trợ có giá trị pháp lý cao ngang với giá trị pháp lý trong cácluật của Việt Nam, trong đó luôn bao gồm điều khoản về thủtục đấu thầu mà chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện. Thủ tụcđấu thầu được quy định trong "Sổ tay hướng dẫn mua sắm đấuthầu" do nhà tài trợ ban hành có nhiều điểm khác biệt so vớiLuật Đấu thầu trong nước, như: giá trúng thầu không bắt buộcphải nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt; số lượng các ứng thầucó thể nhỏ hơn 3; không yêu cầu xử lý tình huống như LuậtĐấu thầu của Việt Nam...

Theo quy định của “Sổ tay hướng dẫn mua sắm đấu thầu”,nhà tài trợ có quyền tham gia sâu vào quá trình đấu thầu: từphân chia gói thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơdự thầu cho đến phê duyệt kết quả đấu thầu... Tất cả các bướcđều bắt buộc phải được sự chấp thuận của nhà tài trợ thông quahình thức thư (email) không phản đối.

Những quy định khác biệt đó dẫn đến tình trạng: quy môgói thầu quá lớn làm giảm số lượng các nhà thầu Việt Nam cóđủ điều kiện tham gia dự thầu; quá trình lựa chọn nhà thầu vẫnđược coi là hợp pháp dù chỉ có một ứng thầu tham gia dự thầu;giá trúng thầu có thể cao hơn rất lớn so với dự toán gói thầunhưng vẫn được xem xét trúng thầu và trao hợp đồng; đơn giábỏ thầu là đơn giá tổng hợp không có phân tích đơn giá chi tiết,gây khó khăn cho việc đánh giá tính hợp lý của đơn giá. Trongnhiều trường hợp, chủ đầu tư phải xin ý kiến của Thủ tướngChính phủ để xử lý tình huống trong đấu thầu, kéo dài thời gianxét thầu, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Đối với công tác đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xâylắp: Các hợp đồng xây lắp đều được áp dụng mẫu theo quy địnhcủa Hợp đồng FIDIC (Hiệp hội quốc tế Các kỹ sư tư vấn). Tấtcả mọi quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như cách thức quản

lý chi phí, chất lượng, tiến độ... có sự khác biệt với các dự ántrong nước. Đặc biệt, các điều khoản về trượt giá, tỷ giá thanhtoán, khiếu nại... chưa được quan tâm đúng mức, cho nên, trongquá trình thực hiện thường gây thiệt hại cho chủ đầu tư.

Kiểm toán viên cần hiểu sâu về các chính sách của dự án ODA

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ, các bấtcập cơ bản trong công tác quản lý dự án ODA phần lớn là do cơchế, chính sách của Nhà nước và nhà tài trợ áp dụng có nhiềusự khác biệt lớn (như: chỉ định tư vấn lập dự án, yêu cầu áp dụngcác tiêu chuẩn xây dựng của nước tài trợ, phân chia gói thầu tạothuận lợi cho nhà thầu nước ngoài…). Ngoài ra, có một phầnlỗi mang tính chủ quan do phía chủ đầu tư thực hiện trong quátrình thương thảo, ký kết hợp đồng về chỉ số bù giá, tỷ giá thanhtoán… Để việc sử dụng nguồn vốn ODA đạt hiệu quả như mongmuốn, các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này cầnđược hoàn thiện một cách toàn diện và đồng bộ.

Với trách nhiệm của KTNN, các cuộc kiểm toán dự án ODAcần phải được nâng cao chất lượng bằng một số giải pháp chủyếu sau:

Tăng cường công tác đào tạo tính chuyên nghiệp, trình độvà kỹ năng thông qua các khóa đào tạo, hội thảo, tọa đàm, tậphuấn (giới thiệu hợp đồng (FIDIC)) về các dự án ODA đối vớiđội ngũ kiểm toán viên nhà nước, nhất là các đơn vị thực hiệnkiểm toán dự án ODA. Kiểm toán viên cần sự tự giác học tập,nghiên cứu, nâng cao trình độ tiếng Anh, hiểu biết rõ, sâu hơnvề các văn bản quy phạm hiện hành đối với các dự án ODA,nhằm đáp ứng đủ năng lực làm việc tốt trên các hồ sơ, tài liệubằng tiếng Anh.

KTNN cần lựa chọn nhân lực có trình độ tiếng Anh, cóchuyên môn tốt, có kinh nghiệm, hiểu biết về dự án ODA thựchiện việc khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán nhằm đánh giá rõhệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm toán, qua đó xác địnhđúng trọng tâm kiểm toán phù hợp, tránh dàn trải nguồn lựcvào thực hiện các nội dung rủi ro thấp. Thực hiện tốt công tácquán triệt nội dung, trọng tâm, phương pháp kiểm toán trongcác buổi họp đoàn kiểm toán trước khi triển khai và tổng kết,rút kinh nghiệm về kết quả kiểm toán sau khi kết thúc kiểmtoán. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, các kiểm toán trưởng,trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán phải sâu sát, xửlý theo hướng quyết liệt kịp thời; thường xuyên trao đổi, thảoluận, phản biện trong tổ, đoàn kiểm toán để phát hiện các saisót và có kiến nghị phù hợp.

Bên cạnh đó, KTNN cũng cần đẩy mạnh ứng dụng cácphần mềm hỗ trợ tính toán, quản lý tiến độ… trong công táckiểm toán.n

Khó khăn lớn nhất khi kiểm toán dự án ODA là sựkhác biệt về cơ chế, chính sáchr TRẦN ĐÌNH CHIẾN - KTNN chuyên ngành III

loại dự án khảo sát, biết phân tích đánh giátổng hợp những thông tin thu thập. Kếhoạch kiểm toán thể hiện được đầy đủ thôngtin về dự án, đơn vị được kiểm toán, trongđó xác định được rủi ro, trọng tâm kiểmtoán, tránh trường hợp trọng tâm kiểm toánquá nhiều, dàn trải không hiệu quả.

Ba là, các chính sách pháp luật về đầutư xây dựng liên tục thay đổi, đặc biệt là đốivới những dự án đầu tư bằng nguồn vốnNSNN, do vậy, trước khi thực hiện kiểmtoán, Đoàn kiểm toán cần phổ biến nhữngthông tin về dự án, cụ thể: cập nhật lại quátrình thực hiện dự án, các thay đổi phát sinhtrong quá trình thực hiện dự án, các thayđổi về chính sách pháp luật liên quan đếndự án.

Bốn là, những năm gần đây, các dự ánđầu tư từ nguồn NSNN thường được quảnlý chặt chẽ, ít có sai sót về tuân thủ, chi phíđầu tư. Vì vậy, để kết quả kiểm toán đạthiệu quả cao, các kiểm toán viên cần tậptrung tìm tòi để có phát hiện mới, đặc biệtlà những phát hiện trong kiểm toán tuân thủảnh hưởng đến chi phí đầu tư.

Năm là, các thành viên Đoàn kiểm toáncần tuân thủ đúng kế hoạch kiểm toán,chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toánvà các quy định chuyên môn nghiệp vụkiểm toán, các quy định nghiệp vụ khác vàpháp luật có liên quan. Quá trình thực hiệncần tập trung nhiều thời gian, trí lực vào cáctrọng tâm kiểm toán đã được xác định, thuthập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thíchhợp để làm cơ sở cho việc hình thành các ýkiến và kết luận kiểm toán.

Sáu là, báo cáo kiểm toán phải được lậptrên cơ sở chuẩn mực kiểm toán và các quyđịnh về hồ sơ mẫu biểu do KTNN banhành, phản ánh đầy đủ thông tin, tình hình,kết quả kiểm toán. Các nội dung đánh giávề sai sót, hạn chế của đơn vị cần dẫnchứng đầy đủ các quy định của pháp luậtcó liên quan và những đánh giá, phân tíchphù hợp.

Bảy là, tăng cường công tác tổng kết,đánh giá rút kinh nghiệm qua mỗi cuộckiểm toán, từ đó rút ra bài học kinh nghiệmcho các cuộc kiểm toán khác.n

có chuyên môn kỹ thuật thực hiện.Qua thực tiễn kiểm toán, các kiểm toán

viên KTNN chuyên ngành IV cho rằng:Trong mọi trường hợp, việc phân côngnhân sự tham gia cuộc kiểm toán phải dựavào nội dung công việc, năng lực, hiểu biếtvà kinh nghiệm của kiểm toán viên, khôngnên cứng nhắc theo bằng cấp của họ.

Trưởng đoàn kiểm toán và lãnh đạo cácđơn vị cần mạnh dạn, chủ động giao việccho kiểm toán viên chuyên môn tài chính- kế toán thực hiện một số công việc về kỹthuật để các kiểm toán viên có trình độ tàichính kế toán có cơ hội tiếp cận và học hỏi.Đồng thời, khuyến khích các kiểm toánviên có trình chuyên môn kỹ thuật học hỏithêm về chuyên ngành tài chính - kế toán;kiểm toán viên có trình độ chuyên môn tàichính - kế toán học hỏi thêm về chuyênmôn kỹ thuật.

Ngoài ra, KTNN cần tăng cường đàotạo trong ngành, khuyến khích những kiểmtoán viên được đào tạo về chứng chỉ bồidưỡng nghiệp vụ kiểm toán viên trước năm2016 đăng ký đào tạo bồi dưỡng theochương trình mới.n

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Những năm qua, KTNN đã thực hiện kiểm toán nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A trong lĩnh vực cơ sở hạ tầnggiao thông vận tải (sân bay, cảng biển, đường cao tốc, cầu lớn...) được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA). Kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều bất cập và hạn chế trong quá trình thực hiện dự án và một trong những bất cập quantrọng nhất chính là sự khác biệt giữa cơ chế, chính sách của Nhà nước Việt Nam và các quy định mang tính quốc tế của nhàtài trợ. Điều này đã khiến cho công tác kiểm toán của kiểm toán viên gặp không ít khó khăn.

Ảnh minh họa

Page 10: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-201910

Với tư cách là một kênh dẫn vốn quantrọng nhất cho nền kinh tế, hệ thống ngânhàng Việt Nam đóng vai trò then chốttrong quá trình chuyển đổi nền kinh tếquốc gia sang mô hình phát triển theohướng tăng trưởng xanh, giảm phát thảicarbon và bền vững. Theo đó, hệ thốngcác tổ chức tín dụng (TCTD) tích cựctham gia xây dựng hệ thống tài chínhxanh gồm 5 thành tố: (i) tín dụng xanh;(ii) trái phiếu xanh; (iii) cổ phiếu xanh;(iv) quỹ tài chính xanh; (v) bảo hiểm xanhnhằm huy động và khuyến khích nguồnlực xã hội để đầu tư vào các ngành sảnxuất xanh đồng thời giảm bớt các khoảnđầu tư gây ô nhiễm môi trường. Tài chínhxanh có hai chức năng chủ yếu là thúcđẩy sự phát triển của kinh tế xanh, cácngành sản xuất xanh và bảo vệ môitrường tự nhiên.

Theo Kế hoạch hành động quốc giavề tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 nhằm triển khai thực hiện Chiếnlược quốc gia về tăng trưởng xanh, Thủtướng Chính phủ đã giao Ngân hàngNhà nước (NHNN) chủ trì thực hiện:“Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể

chế về tài chính và tín dụng cho phù hợpvới những mục tiêu tăng trưởng xanh; tổchức đào tạo, tập huấn nhằm tăngcường năng lực cho các ngân hàngthương mại và các tổ chức tài chínhtrong hoạt động tài chính - tín dụngxanh; xây dựng và phát triển các dịch vụtài chính - ngân hàng hỗ trợ các DNthực hiện tăng trưởng xanh”. Theo mộtsố chuyên gia trong nước, Việt Nam cầnkhoảng 30 tỷ USD để thực hiện đượcmục tiêu chiến lược tăng trưởng xanhvào năm 2020, trong đó 70% là từ khuvực ngoài nhà nước.

Từ đầu năm 2015, NHNN đã banhành Chỉ thị số 03/CT-NHNN yêu cầucác ngân hàng thương mại thúc đẩy cấptín dụng xanh cho những dự án có mụctiêu rõ ràng về việc bảo vệ môi trường,khuyến khích hoạt động kinh doanh thânthiện với môi trường, gắn tăng trưởng tíndụng xanh với quản lý rủi ro môi trườngvà xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.Các TCTD cần tập trung ưu tiên cấp tín

dụng xanh cho các ngành kinh tế thựchiện: (i) bảo tồn, phát triển và sử dụnghiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) sửdụng các thành tựu khoa học và côngnghệ tiên tiến; (iii) sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả; (iv) phát triểnnăng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (v)sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiệnvới môi trường và sản xuất những sảnphẩm thân thiện với môi trường.

Mặc dù còn có những lo ngại và hạnchế nêu trên song chỉ trong một thờigian ngắn, tín dụng xanh đã đạt đượcnhiều kết quả tích cực. Đến hết quýIV/2016, dư nợ tín dụng đạt khoảng84.781 tỷ đồng (tăng 19,7% so với thờiđiểm cuối năm 2015 và tăng 4,4% so với30/9/2016), chiếm 1,5% so với tổng dưnợ tín dụng toàn nền kinh tế, với khoảng3,2 triệu hợp đồng tín dụng. Dư nợ tíndụng đã qua khâu đánh giá rủi ro môitrường và xã hội đạt khoảng 187.953 tỷđồng với 129.083 hợp đồng. Đến đầunăm 2017, NHNN ban hành tiếp Chỉ thị

số 01/CT-NHNN tiếp tục nhấn mạnhviệc triển khai kế hoạch hành động củangành ngân hàng thực hiện Chiến lượcquốc gia về tăng trưởng xanh đến năm2020 và thị trường bắt đầu có những tínhiệu khởi sắc hơn nữa. Theo NHNN,trong quý IV/2017, dư nợ tín dụng xanhđã đạt 180.121 tỷ đồng và đến quýI/2018 lên mức 188.270 tỷ đồng rồi quýIII/2018 đã đạt tới 235.717 tỷ đồng vàcuối quý I/2019 lên mức 242.355 tỷđồng (trong đó cho vay trung dài hạnxấp xỉ 188.000 tỷ đồng, chiếm 77%, chovay ngắn hạn 54.000 tỷ đồng), tăng 2%so với cuối năm 2018 với 20 TCTD chovay tín dụng xanh. Đến cuối tháng5/2019, riêng chương trình tín dụng chovay hỗ trợ các DN, dự án sản xuất nôngnghiệp công nghệ cao, sản phẩm nôngnghiệp sạch đã đạt dư nợ khoảng 38.000tỷ đồng với hơn 17.000 khách hàng códư nợ. Rõ ràng, tuy tỷ trọng còn khá nhỏtrong tổng dư nợ tín dụng nhưng tíndụng xanh có xu hướng tăng ngày càngnhanh và phát huy hiệu quả rõ rệt gópphần tăng trưởng bền vững và bảo vệmôi trường.n

Từng bước tạo diện mạo mớicho các xã đặc biệt khó khăn

Hiện nay, cả nước có 2.139xã đặc biệt khó khăn, xã biêngiới, xã an toàn khu (gọi chunglà xã đặc biệt khó khăn - ĐBKK)vào diện đầu tư của Chươngtrình 135.

Theo đánh giá của Ban Chỉđạo Chương trình 135, tronggiai đoạn 2016-2020, Chươngtrình đã góp phần làm thay đổidiện mạo vùng miền núi, dântộc ĐBKK; đời sống của đồngbào từng bước được cải thiện; tỷlệ đói nghèo giảm nhanh. Đếnnay, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùngĐBKK giảm từ 35,45% (năm2016) xuống còn 25,54% (năm2018). Tỷ lệ xã được nhựa hóahoặc bê tông hóa đường đảmbảo tiêu chuẩn theo quy định đạt93%. Tỷ lệ hộ gia đình được sửdụng nước sinh hoạt hợp vệ sinhchiếm 86,6%. Các công trìnhthủy lợi nhỏ được đầu tư, đápứng nhu cầu tưới tiêu cho diệntích cây trồng hằng năm đạt77%. Tỷ lệ thôn, bản thoát khỏitình trạng ĐBKK đạt 32,37%…

Đáng chú ý, từ nguồn vốnhỗ trợ của Chương trình, nhiềumô hình sản xuất do người dânvùng ĐBKK làm chủ đã hìnhthành và mang lại hiệu quảkinh tế cao, góp phần cải thiệnđời sống cho chính người dânvà lan tỏa giá trị trong cộngđồng. Điển hình như tại tỉnhBình Định, mô hình xây dựngxã kiểu mẫu vùng đồng bào dântộc đáp ứng các yêu cầu cơ bảnvề cơ sở hạ tầng, giao thôngnông thôn. Ngoài ra, chủtrương xây dựng mỗi làng mộtsản phẩm; vận động 2 DN hỗtrợ cho một làng… đã góp phầntích cực trong công tác xóa đóigiảm nghèo của tỉnh.

Còn tại Lào Cai, từ năm2018, tỉnh chính thức triển khaiĐề án “Mỗi xã một sản phẩm,

giai đoạn 2018-2020, tầm nhìnđến năm 2030”. Hiện, trên địabàn tỉnh, nhiều mô hình kinh tếdo đồng bào dân tộc thiểu sốlàm chủ mang lại thu nhập hàngtrăm triệu đồng; thậm chí cónhững mô hình kinh tế cho thunhập tiền tỷ. Điển hình nhưhuyện vùng cao Bát Xát có môhình liên kết sản xuất gạo SéngCù giữa nông dân xã Mường Vivới Hợp tác xã Tiên Phong. Qua4 năm thực hiện liên kết, bìnhquân mỗi năm, xã Mường Vicung cấp ra thị trường khoảng1.600 tấn thóc Séng Cù với giábán cao gấp đôi các loại thócthường, mang lại giá trị thunhập hàng chục tỷ đồng. Tương

tự, mô hình liên kết sản xuấtmiến đao của Hợp tác xã ThànhSơn, xã Bản Xèo cũng rất thànhcông. Mô hình hiện thu hút sựtham gia của trên 400 hộ dân,tập trung 3 xã: Bản Xèo, PaCheo và Dần Thàng. Bình quânmỗi năm, Hợp tác xã ThànhSơn sản xuất được 35 tấn miếnđao, tạo công ăn việc làmthường xuyên cho 26 lao độngvới thu nhập bình quân từ 4,5 -5 triệu đồng/người/tháng.

Lồng ghép vốn, đa dạng hóanguồn lực đầu tư

Bên cạnh những kết quả tíchcực mà Chương trình 135 đãđạt được, câu chuyện về nguồn

vốn của Chương trình vẫn luônlà vấn đề đáng bàn. Làm thếnào để đa dạng hóa nguồn lựcđầu tư cũng như phát huy hiệuquả các nguồn lực? Những vấnđề này cũng đang được Ủy banDân tộc - cơ quan thường trựcChương trình - và các cơ quanliên quan đặt ra trong quá trìnhđánh giá kết quả thực hiệnChương trình 135 giai đoạn2016-2020, đề ra định hướnggiai đoạn 2021-2025.

Theo Chánh Văn phòngĐiều phối Chương trình 135 VõVăn Bảy, một trong những giảipháp chủ yếu được đặt ra ngaykhi Chương trình 135 được phêduyệt là: bảo đảm huy động đầyđủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đãđược quy định; thực hiện đadạng hóa nguồn vốn huy động,nhất là các nguồn đóng góp, tàitrợ của DN, cá nhân trong vàngoài nước. Tuy nhiên, trênthực tế, việc huy động nguồnlực ngoài ngân sách đang gặpnhiều khó khăn. Lý do được ôngBảy đưa ra là trong vài năm gầnđây, tình hình sản xuất, kinhdoanh của DN không thực sựkhả quan; cơ chế thu hút tổchức, DN tham gia vào Chươngtrình chưa tốt - trong khi đây làcác chủ thể chính đóng gópnguồn lực ngoài ngân sách choChương trình.

Bên cạnh đó, để thực hiệnhiệu quả nguồn lực đầu tư,

Chương trình đã đặt ra yêu cầuvề việc lồng ghép vốn với cácnguồn vốn phát triển kinh tế -xã hội địa phương. Tuy nhiên,công tác lập kế hoạch đầu tư ởmột số nơi chưa sát với thực tế,việc lồng ghép Chương trình135 với chương trình khác còngặp khó khăn…

Đây cũng là thực trạng đượcKTNN chỉ ra trong quá trìnhkiểm toán Chương trình 135thời gian vừa qua. Cụ thể, quathực tế kiểm toán một số dự ánthuộc Chương trình 135 doChính phủ Ailen tài trợ năm2017, KTNN đã có kiến nghị vềviệc nâng cao hiệu quả quản lý,sử dụng nguồn vốn hỗ trợ choChương trình. Theo đó, các cơquan chức năng cần thực hiệncải cách thủ tục hành chínhnhằm đẩy nhanh tiến độ giảingân nguồn vốn; tăng cườngcông tác quản lý, kịp thời điềuchỉnh nguồn vốn giữa các địaphương hoặc trong địa bàn củatừng địa phương; nghiên cứuthực hiện xã hội hóa hoạt độngđầu tư, trong đó thí điểm giaocho tổ chức xã hội tham giathực hiện Chương trình... Đặcbiệt, cần đẩy mạnh thực hiệnlồng ghép nguồn vốn củaChương trình với các chươngtrình khác của địa phương, đảmbảo cao nhất tính hiệu lực, hiệuquả của các nguồn lực vào côngtác giảm nghèo.n

Đoàn kiểm toán kiểm tra thực địa tại Dự án Đường giao thông NặmThuổng - Uổng Luộc, xã Sỹ Hai, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Ảnh: HOÀNG LONG

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốnChương trình 135r PHỐ HIẾN

Sau những đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núivà vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) sẽ tiếp tục được triển khai giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí dự kiến lên tới hơn 94.500tỷ đồng. Tuy nhiên, để Chương trình thực sự tạo đột phá trong giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, các cơ quan chức năng cầnchú trọng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn của Chương trình, cũng như nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị của KTNN.

(Tiếp theo trang 1)

Page 11: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 11Logistics có vai trò kết nối quan trọng

Theo Báo cáo Chỉ số Hoạt động logistics(LPI) được Ngân hàng Thế giới (WB) côngbố tháng 7/2018, Việt Nam đứng thứ 39/160nước tham gia nghiên cứu xếp hạng, tăng 25bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũnglà nước được xếp hạng ở Top đầu trong sốcác thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốtnhất mà Việt Nam đạt được từ khi WB xếphạng Chỉ số LPI trong thập niên vừa qua.

Đại diện Hiệp hội DN dịch vụ logisticsViệt Nam cho biết, tốc độ phát triểnlogistics ở Việt Nam những năm gần đâyluôn tăng trưởng cao, đạt khoảng 14 -16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷUSD/năm. Cả nước có khoảng 3.000 DNvận tải và logistics hoạt động rộng khắptrên các lĩnh vực vận tải, kho bãi đườngbộ, đường sắt, đường biển, đường thủynội địa, đường hàng không... Có tới hơn73% DN tham gia khảo sát của VietnamReport tháng 12/2018 cho rằng, toànngành vận tải và logistics Việt Nam sẽđạt mức tăng trưởng hai con số trongnăm 2019.

Nhấn mạnh logistics là mắt xích quantrọng của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ CôngThương Trần Tuấn Anh cho rằng, sự pháttriển của ngành vận tải, logistics sẽ tạođiều kiện để Việt Nam nhanh chóng trởthành một trung tâm sản xuất mới trongkhu vực, có năng suất lao động cao vànăng lực cạnh tranh tốt.

Chứng minh tiềm năng và vai trò kếtnối của logistics trong xuất khẩu nông sảnlà rất lớn, Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ nêu rằng, năm 2019, dựkiến kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam đạt khoảng 530 tỷ USD, trong đó,riêng hàng hoá nông sản đạt kim ngạchkhoảng 41 tỷ USD...

Theo ông Nguyễn Quốc Toản (BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn),ngành nông nghiệp Việt Nam đang tạoviệc làm và thu nhập cho khoảng 70%dân số, khoảng 15% GDP và 30% giá trịxuất khẩu. Do đó, việc đầu tư logisticscho nông nghiệp không chỉ giúp nâng caogiá trị gia tăng cho nông sản, tăng thunhập cho người nông dân mà còn lànhiệm vụ chính trị. “Chúng ta càng đầutư nhiều lĩnh vực logistics càng làm lợicho người nông dân và DN. Do đó, Chínhphủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025chi phí logistics giảm xuống khoảng16%, đóng góp của logistics vào GDP từ

8 - 10%” - Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ cho biết.

Cần giảm chi phí, nâng cao hiệu quảcủa logistics

Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều vấnđề đặt ra đối với lĩnh vực logistics phụcvụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sảntại Việt Nam. Đó là chi phí logistics choxuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷlệ khoảng 20 - 25%, khá cao so với cácnước trong khu vực (khoảng 10 - 15%)và thế giới. Đề cập đến nghịch lý này,Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu vídụ, 1kg thanh long xuất khẩu sang HoaKỳ bằng đường hàng không có chi phílogistics khoảng 3,5 USD, nếu giá bán 7USD thì chi phí logistics đã chiếm mất50%. Hoặc có DN đã chia sẻ chi phí vậnchuyển 1kg tôm lên khu vực miền núi(trong nước) đắt hơn chuyển 1kg tôm từEcuador về Việt Nam.

Bên cạnh đó, kết nối hạ tầng logisticscòn nhiều bất cập. Năng lực lưu kho vàchuỗi cung ứng lạnh còn hạn chế. Chuỗicung ứng dịch vụ logistics hầu hết do cácDN nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu. ÔngNguyễn Quốc Toản chỉ ra rằng, dịch vụlogistics mới chỉ phát triển ở những thànhphố lớn, trong khi nhiều nơi có nhu cầulớn thì dịch vụ này lại chậm phát triển.Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải (BộCông Thương) cho rằng, Đồng bằng sôngCửu Long là vùng nông nghiệp trọngđiểm quốc gia nhưng các chỉ số logisticslại kém, đặc biệt là khâu dự trữ, bảo quản,vận chuyển. Trong vùng chưa có chuỗicung ứng dịch vụ logistics hoàn chỉnh, hệthống cảng phân tán, quy mô nhỏ lẻ, nănglực thấp, không có cảng biển, thiếu cảngcontainer... làm tăng chi phí từ 7 đến 10USD/tấn hàng nông sản.

Thống nhất giải pháp tháo gỡ khókhăn, khắc phục những hạn chế, bất cập,

các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cầntiếp tục triển khai hiệu quả các giải phápgiảm chi phí, nâng cao hiệu quả logistics;phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giaothông, cảng biển, kho bãi, kết nối cácphương thức vận tải, nghiên cứu pháttriển các địa phương có ưu thế thành cáctrung tâm dịch vụ logistics lớn. Đồngthời, cần tăng cường ứng dụng công nghệvà những thành tựu của Cách mạng côngnghiệp 4.0 (CMCN 4.0) trong lĩnh vực lo-gistics, nghiên cứu ứng dụng sức mạnhcủa mô hình kinh tế chia sẻ trong logis-tics, trước hết là ứng dụng công nghệthông tin để tối ưu hóa các nguồn lựcthông qua sự tái phân phối, chia sẻ và táisử dụng năng lực dư thừa của hàng hóavà dịch vụ.

Để từng bước hoàn thiện các cơ chế,chính sách về logistics, nhiều văn bản đãđược ban hành, như: Kế hoạch hành độngnâng cao năng lực cạnh tranh và pháttriển dịch vụ logistics đến năm 2025;Nghị định quy định về kinh doanh dịchvụ logistics; Chỉ thị về đẩy mạnh triểnkhai các giải pháp nhằm giảm chi phí lo-gistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầnggiao thông; Kế hoạch cải thiện Chỉ sốHiệu quả logistics. “Với vai trò đầu mốitheo dõi Chỉ số Hiệu quả logistics, BộCông Thương đang tích cực đôn đốc,phối hợp với các Bộ, ngành, địa phươngtriển khai các nhiệm vụ được giao nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiệnhiệu quả logistics quốc gia” - ông TrầnTuấn Anh cho biết.

Mới đây, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia vềCơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửaquốc gia và tạo thuận lợi thương mại đãđược giao thêm nhiệm vụ phát triển, cảithiện chất lượng, nâng cao tính hiệu quả,khả năng đáp ứng của các dịch vụ logisticstheo yêu cầu phát triển kinh tế.n

Tiềm năng và vai trò kết nối của logistics trong xuất khẩu nông sản là rất lớn Ảnh: P.TUÂN

Tiềm năng phát triển của lĩnh vực logistics ở Việt Nam đã và đang được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng DN đánhgiá cao, trong đó có lực đẩy đến từ việc logistics hỗ trợ nâng cao giá trị nông sản thông qua vai trò kết nối và sự tích hợpcủa kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn, cần phải có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiệnthuận lợi để logistics phát triển.

Logistics giàu tiềm năng tăng trưởng, hỗ trợ nâng cao giá trị nông sảnr QUỲNH ANH

Đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn,mua cổ phần tăng mạnh

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phầncủa nhà đầu tư nước ngoài trong 11 tháng năm 2019 đạt 31,8tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018; tổng vốn thựchiện ước đạt 17,69 tỷ USD, tăng 7,2%.

Trong đó, có 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng giátrị 11,24 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ 2018. Đầu tưtheo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnhtrong những năm gần đây: năm 2017 chiếm 17,02% tổng vốnđăng ký, năm 2018 chiếm 27,78% và 11 tháng năm 2019chiếm 35,4%.n PHÚC KHANG

Triển khai Chương trình Nộp thuế điện tửdoanh nghiệp nhờ thu

Từ ngày 26/11/2019, Tổng cục Hải quan đã chính thứctriển khai Chương trình Nộp thuế điện tử DN nhờ thu, nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụthuế và được hưởng quyền lợi thông quan nhanh hàng hóa.

Tham gia Chương trình, DN chỉ cần đăng ký và ủy quyền

trích nợ với ngân hàng giữ tài khoản mà không phải thực hiệnthêm các thao tác nào khác trên hệ thống của hải quan cũngnhư ngân hàng để được thanh toán thuế và thông quan hànghóa tự động. Việc nộp thuế, thanh khoản trừ nợ và thông quanhàng hóa hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của DNvà công chức hải quan; không bị tác động về hệ thống, mạngkết nối giữa DN với Cổng thông tin điện tử của hải quan.n

MINH ANH

HOSE sắp đón thêm hàng tỷ cổ phiếu mớiTheo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), hiện có

12 DN nộp hồ sơ niêm yết mới, trong đó, nhiều DN có quy môvốn điều lệ hàng chục nghìn tỷ đồng. Mới nhất, ngày 19/11,Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) nộphồ sơ niêm yết với khối lượng đăng ký niêm yết 1.175 tỷ đơn vị.

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, đếnhết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết,đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức, tạo cơ hội chothị trường chứng khoán gia tăng mạnh mẽ lượng hàng mới.Theo đó, không chỉ MSB, các ngân hàng đại chúng chưa lênsàn sẽ phải thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếutrong thời gian tới.n HỒNG NHUNG

- Thủ tướng Chính phủ vừa quyết địnhđiều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư vốn từnguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưađưa vào cân đối NSNN giai đoạn 2016-2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

- Phó Thủ tướng Chính phủ TrịnhĐình Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành, địaphương liên quan hoàn thiện phương ánđiều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng khôngquốc tế Nội Bài.

- Bộ Tài chính mới đây đã có Công văngửi các Bộ, ngành T.Ư, UBND các tỉnh,thành phố và các tập đoàn, tổng công tynhà nước kiến nghị các cấp, các ngành cầntập trung triển khai một số giải pháp nângcao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư.

- Bộ Giao thông vận tải cho biết, đếntháng 10/2019, mới chỉ có 800.000 thẻ/3,5triệu xe ô tô dán thẻ thu phí không dừngsử dụng dịch vụ này.n HÒA LÊ

Page 12: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-201912Gánh thêm nhiều chi phí

Theo Công ước Marpol73/78 của IMO, tất cả các hãngvận tải biển phải tuân thủ quyđịnh giới hạn tối đa của lưuhuỳnh trên hàm lượng nhiênliệu là 0,5% thay vì mức 3,5%như hiện tại chậm nhất vào ngày01/01/2020. Đây là sáng kiếncủa IMO nhằm giảm phát thảioxit lưu huỳnh (SOx) từ tàubiển trước thực trạng hầu hếtcác tàu chở hàng sử dụng dầunhiên liệu nặng có nguồn gốc từdầu thô và chứa SOx. Các loạikhí có thể gây ra mưa axit và lànguyên nhân của các bệnh vềđường hô hấp. Theo thống kê,sẽ có khoảng 70.000 tàu biển bịtác động bởi quy định này, gâytốn kém thêm khoảng 50 tỷUSD mỗi năm.

Nói về quy định trên, ôngSimon Neo - Giám đốc cao cấpCông ty Tư vấn về nhiên liệuhàng hải cho rằng, đây là tháchthức rất lớn đối với các hãng tàuvận chuyển quốc tế. Điều nàycũng phù hợp với tình trạng độitàu Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ,nếu chuyển sang sử dụng dầunhiên liệu có hàm lượng lưuhuỳnh xuống còn 0,5% thì chiphí cho vận hành của DN hànghải đối với đội tàu sẽ bị đội lênthêm đến 50% so với loại dầuđang sử dụng hiện nay. Trongbối cảnh Việt Nam là một quốc

gia thiên về xuất khẩu, nhữngquy định này sẽ ảnh hưởng tớicác DN hoạt động trong lĩnhvực hàng hải, cũng như các DNxuất - nhập khẩu.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ

tàu Việt Nam Bùi Văn Trungcho biết, các hãng tàu containertrên thế giới bắt đầu áp dụngnhiều giải pháp như lắp đặt hệthống lọc lưu huỳnh. Tuy nhiên,dù lựa chọn giải pháp nào thì

ngành hàng hải cũng sẽ gánhthêm chi phí hoạt động khôngnhỏ vì các loại nhiên liệu sạchsẽ đắt tiền hơn. Cụ thể, loạinhiên liệu mới sẽ có giá đắt hơndầu FO (dầu Mazut) mà các tàuđang sử dụng trung bình khoảng100 USD/tấn. Trường hợpkhông dùng nhiên liệu thay thếmà lắp thiết bị lọc, giá thành lắpđặt cũng đắt ngang giá trị mộtcon tàu. Đây là thách thức rấtlớn đối với các hãng tàu vậnchuyển quốc tế, nhất là các hãngtàu có quy mô hoạt động cònnhỏ, tiềm lực tài chính yếu.

Đẩy nhanh việc áp dụngCách mạng công nghiệp 4.0trong lĩnh vực hàng hải

Theo đánh giá của nhiềuchuyên gia, việc giới hạn lưuhuỳnh 2020 sẽ mang đến nhiềuthay đổi lớn trong ngành vận tảibiển, làm tăng chi phí vận hành

và quản lý do chi phí nhiên liệutăng. Chính vì vậy, các quốc giacó truyền thống đóng tàu lớnnhư: Nhật Bản, EU và Hoa Kỳđang tìm cách sử dụng nhiênliệu hóa lỏng để giảm chi phí.Đây cũng là thời cơ thích hợpđể Việt Nam học hỏi từ nhữngcường quốc hàng hải toàn cầu.

Ông Chris Chatterton -Giám đốc Điều hành của Tổchức Thương mại toàn cầu vềMethanol - cho biết, khônggiống như các loại nhiên liệuthay thế khác, Methanol thực sựcó thể đáp ứng quy định IMO2020 cũng như mục tiêu giảmlượng khí thải carbon do IMOđặt ra nhằm hướng đến lộ trìnhkhí thải carbon ở mức bằng 0hoặc tái tạo. Methanol tái tạo cóthể hoạt động như một loạinhiên liệu chuyển tiếp dài hạn,trong khi với vai trò là chất dẫnhydro hiệu quả, nó còn có thểcung cấp năng lượng cho pinnhiên liệu, một loại nhiên liệuđược coi là một trong nhữngphương pháp khả thi nhất đểgiảm thiểu lượng khí thải car-

QUY địNH GIớI HạN LưU HUỳNH:

Thách thức lớn của doanh nghiệp hàng hảir LÊ HÒA

Bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhấtViệt Nam (VNR500) năm 2019 vừađược Vietnam Report công bố ngày26/11 cho thấy, tất cả các ngành hàngđều có sự tăng trưởng doanh thu. Tínhchung tốc độ tăng trưởng doanh thucủa 500 DN được xếp hạng là 14,55%.Đây là mức tăng trưởng ấn tượngtrong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khókhăn. Trong đó, nhiều ngành đạt mứctăng trưởng doanh thu hai con số, caovượt trội so với mức trung bình củatoàn bộ các DN.

Các doanh nghiệp lớn tiếp tục khẳngđịnh được vị thế

Điển hình là sự lớn mạnh của các DNtrong nhóm ngành Dịch vụ và Côngnghiệp khi chiếm tới hơn 98% tỷ trọngdoanh thu năm 2019 của các DN trongBảng. Trong khi đó, DN thuộc nhómngành Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọngdoanh thu khiêm tốn, dưới 2%. Bảng xếphạng cũng cho thấy, một số ngành hàng cótiềm năng tăng trưởng tốt và tỷ trọngdoanh thu lớn vẫn tiếp tục giữ vững đượcvị thế như: ngành Thực phẩm - Đồ uống,Viễn thông - Công nghệ thông tin, Ngânhàng - Tài chính, Bất động sản, Bán lẻ,Dược, Vận tải - Logistics.

Năm 2018-2019 được đánh giá là giaiđoạn “tăng trưởng theo cách thức mới”của ngành Ngân hàng với tỷ trọng doanhthu khoảng 14,59% trong Bảng xếp hạngVNR500 năm 2019. Còn ngành Thựcphẩm - Đồ uống chiếm tỷ trọng doanh thu7,87%, được đánh giá là một trong nhữngngành có diễn biến thuận lợi với nhữngbước tiến cả về số lượng và chất lượng.Bên cạnh đó, Thực phẩm - Đồ uống cũngđang là ngành hàng chiếm tỷ lệ cao nhất

trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng củangười tiêu dùng Việt Nam, ước khoảng35% mức chi tiêu. Trong năm 2018, nếutổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạttrên 3,3 triệu tỷ đồng thì doanh thu bán lẻcác mặt hàng thực phẩm và đồ uống đãchiếm khoảng 12,3%...

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu(ROS) của 500 DN lớn nhất Việt Namnăm 2019 là 6,32% (trong đó, ngành Tàichính - Ngân hàng có ROS cao nhất là9,28%), cao hơn rất nhiều so với ROS của

toàn bộ DN trong cả nền kinh tế (đạt4,2%, theo Báo cáo Sách trắng DN 2019của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên,kết quả đó lại thấp hơn nhiều khi so vớiROS của Top 200 DN tốt nhất châu Ádưới 1 tỷ USD (đạt 19,03%). Bên cạnhđó, hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA)của toàn bộ DN VNR500 năm 2019 là2,78%, trong đó, ngành Viễn thông -Công nghệ thông tin có ROA cao nhất đạt13,11%. Hiệu suất sinh lời trên vốn chủsở hữu (ROE) của toàn bộ DN VNR500

là 13,8%, trong đó, ngành Bán lẻ có ROEcao nhất với 25,74%.

Gỡ rào cản, tạo thế và lực cho doanh nghiệp

Trong khuôn khổ công bố Bảng xếphạng VNR 500 năm 2019, Vietnam Re-port đã thực hiện khảo sát cộng đồng cácDN lớn nhằm tổng hợp đánh giá của DNvề tình hình sản xuất, kinh doanh tronggiai đoạn hiện tại, những rào cản và tháchthức mà các DN lớn đang phải đối mặt,cùng triển vọng kinh doanh trong giaiđoạn tới. Kết quả cho thấy, hoạt động sảnxuất kinh doanh của các DN lớn đã tăngtrưởng trong khó khăn. Có 49,2% DNphản hồi đã đánh giá tình hình hoạt độngcủa DN tốt hơn năm trước; 39,5% DN chorằng tình hình kinh doanh cơ bản ổn địnhvà 11,3% DN đánh giá tình hình kinhdoanh giảm đi.

Cùng với đó, các DN lớn đã chia sẻ về6 rào cản lớn ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất, kinh doanh cũng như tăngtrưởng của DN, gồm: chiến tranh thươngmại giữa các quốc gia/nền kinh tế lớn(58,1% DN đánh giá lựa chọn); thủ tụchành chính phức tạp; năng lực cạnh tranh,chính sách hỗ trợ cạnh tranh yếu; thiếunguồn nhân lực có tay nghề; sự bảo hộthương mại nội địa (45,2% DN đánh giálựa chọn).

Cộng đồng doanh nghiệp lớn tăng trưởng ấn tượng trong khó khănr H.THOAN

Giới hạn lưu huỳnh 2020 sẽ mang đến nhiều thay đổi trong ngànhvận tải biển Ảnh: tapchitaichinh.vn

Ngành vận tải biển Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và đang trên đà tăng trưởng ổn định.Tuy nhiên, Việt Nam cần phải vượt qua các thách thức về hiện đại hóa và các quy định hàng hảingày càng khắt khe, nhất là quy định giới hạn lưu huỳnh 2020 (2020 Global Sulphur Cap) - mộtyêu cầu kỹ thuật cao trong vận chuyển tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) sẽ có hiệulực từ tháng 01/2020.

Bảng xếp hạng Top 10 DN lớn nhất Việt Nam và Top 10 DN tư nhân lớn nhấtViệt Nam Nguồn: Vietnam Report

Page 13: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 13

Hải quan và công an phối hợptriệt phá nhiều đường dây muabán ma túy lớn

Năm 2018, cơ quan hải quan vàcông an đã phối hợp bắt giữ, xử lý244 vụ việc buôn bán, vận chuyển,tàng trữ trái phép chất ma túy, với162 đối tượng. Trị giá hàng hóa viphạm ước tính 12,9 tỷ đồng. Đángchú ý, cơ quan hải quan đã chuyển vàkiến nghị cơ quan công an khởi tố 90vụ án hình sự.

Trong 9 tháng năm 2019, lựclượng kiểm soát hải quan đã chủ trìphối hợp với lực lượng công an pháthiện 69 vụ buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới, 6 vụ ánma túy với 10 đối tượng. Cơ quan hảiquan cũng đã chuyển cơ quan công ankhởi tố 64 vụ.

Tội phạm ma tuý trong và ngoàinước câu kết chặt chẽ, hình thành cácđường dây, tổ chức tội phạm với tínhchất, phương thức, thủ đoạn tinh vi,liều lĩnh và manh động. Nhóm nàytrang bị nhiều phương tiện liên lạc hiệnđại, vận chuyển ma tuý bằng nhiều loạiphương tiện và sẵn sàng dùng vũ khínóng chống trả khi bị phát hiện, bắtgiữ. Đáng chú ý, nhiều đối tượng ngườiTrung Quốc, Đài Loan, Lào móc nốivới các đối tượng ở trong nước để thựchiện các hành vi mua bán, vận chuyểnqua biên giới thông qua các đườngmòn, lối mở, qua hoạt động xuất nhậpkhẩu, xuất nhập cảnh để cất giấu matúy từ Lào, Campuchia, châu Mỹ, châuPhi vào Việt Nam…

Trước tình hình đó, Tổng cục Hảiquan đã chỉ đạo đơn vị trực thuộctăng cường các biện pháp đấu tranhvà quán triệt tinh thần hoạt động đúngchức năng, nhiệm vụ, đúng địa bàn.Ngoài nỗ lực từ nội ngành, cơ quanhải quan đã phối hợp chặt chẽ với cácđơn vị như: công an, bộ đội biênphòng, cảnh sát biển… triệt phá nhiềuvụ án khủng về ma túy. Gần đây, ngày18/9/2019, Cục Hải quan Hải Phòngphối hợp với các lực lượng chức năngthuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnhsát biển đã bắt giữ 3 đối tượng, thugiữ 80 bánh heroin tại Nam Định.Đây là vụ án ma túy lớn nhất từ trướcđến nay do hải quan Hải Phòng thamgia triệt phá…

Ông Nguyễn Văn Lịch - Phó Cụctrưởng Cục Điều tra chống buôn lậu,Tổng cục Hải quan - cho biết, trướctình hình hoạt động tội phạm mua bán,vận chuyển trái phép ma túy diễn biếnphức tạp, nghiêm trọng trên tất cả cáctuyến biên giới, cửa khẩu, Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan đã ban hànhChỉ thị số 4550/CT-TCHQ ngày02/8/2018 về việc tăng cường công tác

đấu tranh phòng, chống ma túy trongđịa bàn hoạt động hải quan.

Tiếp đó, Cục đã phối hợp với cáccục hải quan tỉnh, thành phố chỉ rõnguy cơ, thủ đoạn của các đối tượngtrên từng tuyến, địa bàn trọng điểm;trách nhiệm của từng cán bộ, côngchức chuyên trách, đồng thời cụ thểhóa thành các giải pháp để thực hiện.Cùng với đó, Cục đã cảnh báo nhiềuthủ đoạn vận chuyển ma túy mới do hảiquan các nước phát hiện, bắt giữ, đểcông chức hải quan nắm bắt và đề raphương pháp kiểm soát…

Nhằm nâng cao hiệu quả phòngchống, đấu tranh với ma túy, Cục sẽthường xuyên cập nhật thông tin cảnhbáo cho cán bộ, công chức toàn ngànhvề các chất ma tuý mới, các phươngthức, thủ đoạn mới, nâng cao trình độ,ý thức cảnh giác để công tác đấu tranhphòng, chống ma tuý đạt hiệu quả cao.

Tham gia tích cực vào mạng lướichống ma túy toàn cầu

Cùng với việc tăng cường hợp tácvới các cơ quan chức năng trong nước,hải quan Việt Nam đang chủ động, tíchcực tham gia vào mạng lưới đấu tranhphòng, chống tội phạm ma túy toàncầu. Hiện nay, hải quan Việt Nam đãhợp tác với Cơ quan Phòng chống matúy của Mỹ (DEA), Cơ quan Cảnh sátLiên bang Australia, Nhật Bản, HànQuốc, Hồng Kông, Thái Lan, Lào,Campuchia, Văn phòng đại diệnUNODC (Cơ quan Phòng chống matúy và tội phạm của Liên Hợp Quốc)tại Hà Nội, Văn phòng tình báo Hảiquan khu vực châu Á - Thái BìnhDương (RILO A/P), Văn phòng liênlạc qua biên giới BLO (thuộc Dự ánQuan hệ đối tác phòng, chống tộiphạm xuyên quốc gia thông qua cơquan hành pháp khu vực - PATROL)…

Hải quan Việt Nam và hải quanTrung Quốc là cơ quan đồng sángkiến thực hiện Chiến dịch Con rồngMê Kông, với sự tham gia của 6 cơquan hải quan tiểu vùng sông MêKông, gồm: Campuchia, Trung Quốc,Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam.Hải quan Hàn Quốc là quan sát viên;RILO AP và UNODC là điều phối vàhỗ trợ. Tại Hội nghị đầu mối tình báokhu vực châu Á - Thái Bình Dươnglần thứ 31 mới diễn ra, hải quan ViệtNam đã trình bày kết quả Chiến dịchCon rồng Mê Kông. Chiến dịch hoạtđộng chính thức từ tháng 9/2018 đếntháng 3/2019, qua 6 tháng đã bắt giữ164 vụ buôn bán ma túy với 2.279,71kg ma túy.

Trên cơ sở thành công của Chiếndịch Con rồng Mê Kông, Văn phòngRILO AP đã phát động Chiến dịchCon rồng Mê Kông khu vực châu Á -Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn sựlan tràn của Methamphetamine (matúy tổng hợp) trong khu vực. Chiếndịch hoạt động từ ngày 06/5 -16/6/2019, RILO AP và UNODCcùng điều phối với sự tham gia của 27thành viên, bao gồm 24 thành viên hảiquan của khu vực AP, Tổ chức Chốngbuôn lậu, vận chuyển hàng hóa tráiphép của Singapore, cảnh sátMalaysia. Kết quả, Chiến dịch đã bắtgiữ 142 vụ buôn bán ma túy và tiềnchất với 27 tấn ma túy.

Để tiếp tục phối hợp hiệu quả hơnnữa với các cơ quan hải quan trongkhu vực, hải quan Việt Nam đã đề xuấttiếp tục triển khai Chiến dịch Con rồngMê Kông 2 trên quy mô toàn diện, mởrộng hơn với 4 trụ cột là chia sẻ thôngtin, tăng cường sự tham gia của cácthành viên, thúc đẩy làm việc nhómphân tích sau bắt giữ và xem xét mởrộng phạm vi hoạt động...n

Ngành hải quan tăng cường phối hợpchống tội phạm ma túy xuyên quốc gia rMINH ANH

bon trong vận chuyển đường thủy trongtương lai.

Đưa ra giải pháp cho các chủ tàu, ôngSimon Neo cho rằng, các DN chủ tàu ViệtNam cần phải cẩn trọng khi mua nhiên liệu.Theo đó, cần mua đúng loại nhiên liệu đápứng quy định giới hạn lưu huỳnh IMO 2020và mua từ nhà cung cấp phù hợp để tự bảo vệchính mình. Khi làm hợp đồng, các DN ViệtNam cần làm chặt và thật chi tiết. Ví dụ, DNcó thể ghi rõ trong hợp đồng là loại nhiên liệucung cấp cần có chất lượng đạt chuẩn ISO8217:2017 hoặc PAS 23739, là các chuẩntương thích với giới hạn lưu huỳnh IMO2020. Ngoài ra, khi giao nhận nhiên liệu thìcác DN cũng cần lấy mẫu nhiên liệu để tránhtrường hợp bị đánh tráo nhiên liệu, hoặc bịthay thế bằng loại nhiên liệu kém chất lượng.

Trước những thách thức về quy định giớihạn lưu huỳnh 2020, Cục Hàng hải Việt Namđã chính thức kêu gọi các chủ tàu và các bênliên quan đẩy nhanh việc áp dụng nhữngthành tự của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0(CMCN 4.0) trong lĩnh vực hàng hải. Chia sẻquan điểm về vấn đề này, Phó Giáo sư OkanDuru - Giám đốc Nghiên cứu hàng hải, Đạihọc Công nghệ Nanyang (Singapore) - chobiết, đầu tư cho số hóa là một khoản đầu tưcần thiết để sinh tồn. Nếu các chủ tàu và nhàkhai thác không thích ứng với việc chuyển đổisố và ứng dụng công nghệ 4.0 thì rất có thể sẽnhanh chóng bị xóa sổ bởi CMCN 5.0. Trongnhiều giải pháp số hóa khác nhau, tự động hóanơi làm việc và tự động hóa vận hành tàu(Ship 5.0) sẽ thay đổi đáng kể hệ sinh tháihàng hải. Những thay đổi này chưa ở mức độcấp bách, nhưng chúng cũng không còn quáxa để chúng ta có thể lơ là.n

“Bật mí” về chiến lược ưu tiên của cácDN trong năm 2019 và trong giai đoạn tiếptheo, cộng đồng DN lớn cho biết, họ sẽ ưutiên tăng cường đào tạo nhân viên (96,8%DN lựa chọn thực hiện); tăng cường ưu thếcạnh tranh (58,1% DN lựa chọn); giảm thiểuchi phí (54,8% DN lựa chọn); tăng cườngứng dụng công nghệ và kỹ thuật số (51,5%DN lựa chọn).

Vietnam Report cũng ghi nhận nhữngphản hồi của DN lớn khi đánh giá về kỹ năngcủa nhân viên trong thời đại số (gồm: kỹnăng ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin,sử dụng công nghệ tự động hóa, khả năngphân tích dữ liệu, bảo mật thông tin và cáckỹ năng khác). Theo đó, khoảng 60% nhânviên đáp ứng được yêu cầu, chỉ có 20% nhânviên đáp ứng ở mức tốt, còn lại là ở mức yếu.Vì vậy, hầu hết các DN đều lựa chọn tăngcường đào tạo nhân viên là chiến lược ưutiên trong năm 2019.

Theo các DN lớn, kết quả đạt được trongnăm 2019 là động lực để DN tiếp tục phấnđấu sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.Tuy nhiên, để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sảnxuất, kinh doanh, các DN cần sự đồng hànhcủa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp vàsự đồng hành của các hiệp hội DN trong việctháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Kếtquả khảo sát cho thấy, có 87,1% DN mongmuốn Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cáchthủ tục hành chính và cải thiện môi trườngpháp lý. Trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường cạnhtranh gay gắt, việc tìm đầu ra cho sản phẩmcàng có ý nghĩa quan trọng, giúp cho DN lớnphát triển bền vững. Vì vậy, có tới 80,6%DN cần Nhà nước tăng cường hỗ trợ tìmkiếm thị trường đầu ra, nhất là thông qua cáchình thức hội chợ xúc tiến thương mại,quảng bá sản phẩm, nghiên cứu thị trường.n

Ảnh: customs.gov.vn

Tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam tiêu thụ vàtrung chuyển đi nước thứ ba vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các lực lượng phòng,chống ma túy nói chung và lực lượng hải quan nói riêng phải tăng cường sự phối hợp với các cơ quan trong nướcvà quốc tế.

Page 14: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-201914

Công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Quyết

định phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sửdụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Cụ thể, có 32 SGKcủa 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt tronglần này. Riêng tiếng Anh là môn học tự chọn nên Bộ sẽcông bố sau khi công bố các môn học chính thức.

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, Thông tư về việc lựa chọnSGK dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 12/2019 để cácđịa phương có cơ sở lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu nămhọc mới. Trước ý kiến lo ngại độc quyền SGK khi trong5 bộ sách thì có tới 4 bộ sách do 1 nhà xuất bản và cáccông ty con thực hiện, đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng sẽkhông có chuyện độc quyền ở đây khi các bộ sách đượcviết bởi nhiều nhóm tác giả, nhiều nhà khoa học khácnhau chứ không phải chỉ có 1 bộ.n PHỐ HIẾN

Tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung vừa có Công điện gửi Chủ tịchUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về tăng cườngcác biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, thời gian qua, tình hình trẻem bị bạo lực, xâm hại tiếp tục diễn biến phức tạp, gâybức xúc trong dư luận xã hội. Thực hiện chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đềnghị các địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện cácgiải pháp nhằm bảo vệ quyền của trẻ em, trong đó lồngghép các chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em vào kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; huy độngvà sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm bảođảm các quyền của trẻ em, để trẻ em được sống an toàn,lành mạnh.n LỘC NGUYỄN

Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Namđến năm 2030.

Chiến lược nhằm tập trung mọi nỗ lực chuyển trọngtâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thựchiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơcấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặttrong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội,quốc phòng, an ninh. Mục tiêu tổng quát của Chiến lượclà duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tínhkhi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơcấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bốdân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phầnphát triển đất nước nhanh, bền vững. Trên cơ sở đó, Chiếnlược cũng xác định rõ 8 mục tiêu cụ thể và 8 nhiệm vụ,giải pháp thực hiện đến năm 2030.n Đ. KHOA

Cùng hành động để kết thúc đại dịchHIV/AIDS

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng,chống HIV/AIDS năm 2019 và Ngày Thế giới phòng,chống AIDS (01/12). Chủ đề này nhằm thực hiện các mụctiêu 90-90-90 và các mục tiêu của Chiến lược quốc giaphòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030,tiến tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Trong Tháng hành động, ngành y tế sẽ tổ chức cáchội nghị, hội thảo, chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, cácmô hình có hiệu quả như: xét nghiệm HIV tại cộng đồngdo cán bộ y tế và nhân viên cộng đồng thực hiện; dựphòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thịphân biệt đối xử; mô hình, gương điển hình mà ngườinhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao đã chủđộng tham gia phòng, chống HIV/AIDS, vươn lên làmchủ, tạo việc làm, thu nhập và giúp nhau trong cuộc sống.Ngoài ra, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ phối hợp cácban, ngành, địa phương tổ chức mít tinh, diễu hành quầnchúng hưởng ứng, tuyên truyền Tháng hành động quốcgia phòng, chống HIV/AIDS với nhiều nội dung phongphú, thiết thực.n N. HỒNG

Nâng đỡ ước mơ học tập cho học trò nghèoTrong bối cảnh các trường công lập đang hướng đến

mục tiêu tự chủ, sự hỗ trợ từ ngân sách dành cho các trườngngày càng giảm, dẫn đến việc các trường phải từng bướctính đúng, tính đủ giá dịch vụ, việc này sẽ đẩy chi phí họctập của người học lên mức cao hơn. Để hỗ trợ người học,Chính phủ đã triển khai chương trình tín dụng với lãi suấtưu đãi lần đầu tiên được áp dụng theo Quyết định số

157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 27/9/2007 về tín dụng đối với HSSV.

Sau hơn 10 năm thực hiện, chương trình góp phần thựchiện công bằng xã hội, hỗ trợ và tạo cơ hội cho HSSV cóhoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhànước, trang trải cho việc học tập, sinh hoạt. Chính sách nàycũng đã giúp một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp nhậnđược sự bình đẳng về đào tạo, được hỗ trợ kinh phí để họctập, kể cả đào tạo nghề, giúp họ có thể tìm được việc làmổn định, phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình. Cũngnhờ kênh tín dụng, các trường đã không còn tình trạngHSSV trúng tuyển mà không nhập học và tình trạng HSSVphải bỏ học giữa chừng vì khó khăn kinh tế, đảm bảo chấtlượng và số lượng đào tạo đầu ra.

Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 1656/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quy địnhtại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Theo đó, mức chovay tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV. Như vậy, so vớimức cũ đã áp dụng từ ngày 15/6/2017 thì mức cho vay tốiđa đối với HSSV tăng thêm 1 triệu đồng/tháng/HSSV.

Sau khi được công bố, thông tin này đã nhận được sựphản hồi tích cực của các trường cũng như phía gia đìnhHSSV. ThS. Nguyễn Bá (Trường Đại học Nguyễn TấtThành) cho rằng, việc áp dụng Chính sách này là mộttrong những chủ trương đúng đắn và nhân văn của Chínhphủ từ nhiều năm trước. Chính sách không những giúpHSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục thực hiện ước mơđược học tập mà còn gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinhtế - xã hội, trình độ văn hóa, giáo dục của người dân.Theo ThS. Nguyễn Bá, từ thời điểm 2007, mức cho vaybình quân 800.000 đồng/tháng cơ bản giúp HSSV chiphí được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của kinh tế - xã hội, mức lạm phát và những đòi hỏingày càng cao từ chất lượng các dịch vụ xã hội, chi phínày đã không còn phù hợp và cần điều chỉnh. Do đó, việctăng mức vay vốn lúc này là cần thiết và nhận được sựđồng tình của xã hội.

Từng bước khắc phục bất cập của Chính sáchKhông thể phủ nhận những lợi ích to lớn của Chính

sách tín dụng này. Tuy nhiên, khi triển khai Chính sách vẫncòn một số bất cập, hạn chế. Điển hình như mức vay vốnquá thấp và chậm được điều chỉnh, dẫn đến nhiều HSSVkhông mặn mà vay vốn. Vấn đề này đã được khắc phụcthông qua quyết định điều chỉnh mới đây của Chính phủ.

Theo ThS. Nguyễn Mai Hương (Đại học Kinh tế, Đạihọc Quốc gia Hà Nội) nhận định, việc thực hiện Chính sáchthời gian qua xuất hiện tình trạng thừa vốn, thiếu ngườivay; HSSV ra trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình

trả nợ. Mặt khác, về đối tượng vay, Chính sách không ápdụng hình thức đánh giá năng lực tài chính của HSSV làmcơ sở cho việc cho vay khi ngân hàng xét hồ sơ pháp lý.Điều này dẫn đến hệ quả là người cần vay thì chỉ được vayít, còn người không có nhu cầu vẫn vay và sử dụng tiềnvay vào mục đích khác...

Theo ThS. Nguyễn Mai Hương, để giải quyết nhữnghạn chế nêu trên, tạo điều kiện cho Chính sách không

những thực hiện tốt vai trò xã hội mà còn là giải phápcho cải cách tài chính giáo dục, Nhà nước cần tiếp tụcđổi mới Chính sách. Theo đó, Chính phủ cần địnhhướng chương trình trở thành tín dụng thương mại trongtương lai, giảm dần vai trò tín dụng chính sách. Cầnràsoát, sửa đổi một số nội dung khoản vay cho phù hợphơn như: điều chỉnh tăng mức cho vay; cho phép xâydựng lịch trả nợ linh hoạt căn cứ trên thu nhập củaHSSV sau khi ra trường...

Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn lực của Nhà nướccó hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng bố trí vốncủa ngân hàng đối với Chính sách có lúc bị động và chưakịp thời; công tác thu hồi nợ quá hạn còn nhiều lúng túng.Mặt khác, sự phối hợp giữa ngân hàng, chính quyền địaphương và tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khaicho vay theo cơ chế ủy thác còn thiếu đồng bộ, dẫn đếnhiệu quả chưa cao. Do đó, để khắc phục những bất cậptrên nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của Chính sách, cáccơ quan chức năng cần thường xuyên đánh giá để tìm giảipháp tháo gỡ kịp thời; linh hoạt hơn trong việc xác địnhđối tượng vay. Bên cạnh đó, cần nâng cao công tác tuyêntruyền đối với người dân trong việc sử dụng hiệu quả,đúng mục đích nguồn vốn vay; kịp thời nắm bắt tình hìnhđể đảm bảo việc trả nợ được đúng hạn, từ đó nâng caohiệu quả của Chính sách.n

Ảnh minh họa

Từ ngày 01/12 tới, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo Chính sách Tín dụng HSSV(Chính sách) sẽ tăng từ 1,5 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV. Đây thực sự là tin vui đối với các giađình HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo đuổi ước mơ được học tập.

Đưa chính sách tín dụng ưu đãi đến gần hơn với học sinh, sinh viênr NGUYỄN LỘC

- Theo kế hoạch tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vươngnăm 2020 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchban hành, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức vàongày 02/4/2020 (ngày 10 tháng Ba âm lịch), quy môcấp Quốc gia tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnhPhú Thọ.

- Kết thúc Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻtoàn quốc năm 2019, Ban Tổ chức đã trao 4 giải Nhất,

14 giải Nhì, 25 giải Ba và 53 giải Khuyến khích cho cácphần thi kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sảnphẩm, đề án sáng tạo.

- Ba nhà văn Lê Minh Khuê, Nguyễn Thế Quang vàTrần Hùng của Việt Nam đã vinh dự được nhận Giảithưởng Nhà văn khu vực Đông Nam Á, được tổ chức tạiThái Lan từ ngày 24 - 27/11.

- Festival hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019 với chủđề “Đà Lạt và hoa” sẽ diễn ra từ ngày 20 - 24/12, với 12chương trình lớn và đặc sắc.n NGUYỄN LỘC

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội - đơn vị chịutrách nhiệm cho vay vốn Chính sách, tính đến ngày31/8/2019, chương trình tín dụng HSSV có dư nợ đạt11.038 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng dư nợ với trên414.000 khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay giaiđoạn 2016-2019 đạt 6.908 tỷ đồng, với gần 199.000HSSV được vay vốn đi học.n

Page 15: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-2019 15

13,3 tỷ Yên, tương đương khoảng 119triệu USD, đã không được sử dụnghiệu quả trong một số chương trìnhhỗ trợ phát triển chính thức (ODA)của Nhật Bản. Đây là thông tin đượccông bố trong Báo cáo kiểm toán tàichính 2018 phát hành hồi đầu tháng11 vừa qua của Ủy ban Kiểm toánNhật Bản (BOA).

Các chương trình, dự án không hiệuquả mà BOA đề cập đến bao gồm

các khoản viện trợ để xây dựng cơ sở xửlý nước và cung cấp tàu thuyền để giámsát các hoạt động đánh bắt bất hợp phápở Quần đảo Solomon và Indonesia. BOAcho biết, cả cơ sở xử lý nước lẫn tàuthuyền đều không được sử dụng hợp lý.

Quần đảo Solomon ở Nam Thái BìnhDương bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt cơsở hạ tầng do các cuộc xung đột sắc tộc.Từ lâu, người dân ở Thủ đô Honiara đãphải đối mặt với những thách thức vềđảm bảo nguồn nước an toàn, do nướcsuối - nguồn nước sinh hoạt chính - trởnên đục bẩn mỗi khi có những cơn mưaxối xả đổ xuống khu vực này. Vào năm2015, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựngtại Thành phố này một cơ sở xử lý nướcđể cải thiện chất lượng nước theo chươngtrình viện trợ phát triển trị giá 2,09 tỷYên. Theo kế hoạch của dự án, cơ sở xửlý nước này sẽ thanh lọc và khử trùng1.600 m3 nước/ngày, sau đó sẽ được vậnchuyển đến một hồ chứa thông qua cácđường ống nước hiện có trước khi cungcấp tới mỗi hộ gia đình.

Tuy nhiên, qua kiểm toán việc thựchiện dự án, BOA nhận thấy các đườngống đã quá cũ và xuống cấp đến mức ròrỉ, làm giảm áp suất cần thiết để đẩy nướcsạch tới nơi cần đến. Do đó, cơ quan dịchvụ nước sạch địa phương cuối cùng đãphải cấp nước tới các hộ gia đình mà bỏqua cơ sở xử lý nước này.

Theo nhận định của BOA, một côngty tư vấn của Nhật Bản đã thiết kế và xâydựng cơ sở xử lý nước tại đây mà khôngxem xét các rủi ro tiềm ẩn từ các đườngống nước. Công ty này được giao việcbởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

(JICA) - tổ chức chuyên thực hiện cácchương trình ODA Nhật Bản. Về phíaJICA, BOA cho rằng JICA đã không thểhiện đúng trách nhiệm cần có trong việcgiải quyết và khắc phục vấn đề, cũng nhưkhông tiến hành điều tra để tìm hiểu thựctế ngay cả khi nhận thấy rằng cơ sở xử lýnước hoạt động không hiệu quả sau khihoàn thành.

Còn tại Indonesia, một công trìnhthoát nước được xây dựng tại Denpasar,vào năm 2008 theo chương trình viện trợphát triển với khoản vay khoảng 11 tỷYên, đã bị đánh giá thấp về chất lượngxử lý nước kể từ năm 2017. Tại dự ánnày, bùn thải chất đống dưới đáy các hồchứa và nước được xử lý kém hơn tiêuchuẩn đã đổ ra sông ra biển, gây ảnhhưởng tới hệ sinh thái.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lâunay, quốc gia này là nước viện trợ ODAlớn nhất cho Indonesia. Được biết, vừaqua, JICA đã ký cam kết với Chính phủIndonesia về việc sẽ cho nước này vaynguồn vốn 20 tỷ Yên (205 triệu USD) đểdành cho nâng cấp cơ sở hạ tầng và xâydựng cầu cống, đường xá. Chính phủNhật Bản cũng tuyên bố sẽ cấp 2,5 tỷYên (23 triệu USD) để giúp Indonesiaphát triển các cơ sở ngư nghiệp ở những

hòn đảo hẻo lánh của Indonesia. Theođó, từ đầu năm 2020, Nhật Bản sẽ giúpIndonesia xây các cảng và cơ sở ngưnghiệp ở 6 đảo xa của Indonesia, trongđó có đảo Natuna ở rìa phía Nam BiểnĐông. Sáu đảo này không có cơ sở trữhải sản đông lạnh và sự giúp đỡ củaNhật Bản là nhằm cải thiện cơ sở hạ tầngcũng như hoạt động kinh tế tại các đảo.

Phản hồi lại những phát hiện của Cơquan Kiểm toán, Bộ Ngoại giao NhậtBản đã cam kết cải thiện tình hình để đạtđược những kết quả kỳ vọng mà cácchương trình ODA đặt ra. Về phía JICA,JICA thừa nhận những phát hiện này vàsẽ có những hành động tức thì để giảiquyết các vấn đề bất cập được chỉ ra.

Trong báo cáo thường niên về ODAnăm 2019, Bộ Ngoại giao Nhật Bản chobiết, Chính phủ nước này sẽ phối hợpvới các công ty tư nhân và tổ chức phichính phủ nhằm đảm bảo việc sử dụngcác nguồn vốn ODA hiệu quả hơn; đồngthời sẽ tăng cường công tác kiểm toánnhằm tăng tính giải trình, tính công khaivà minh bạch của chủ đầu tư, ban quảnlý dự án để xem xét việc sử dụng vốnODA có tuân thủ những quy định vềquản lý dự án hay không.n

(Theo BOA và Japan Times)

JICA hỗ trợ Indonesia xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước Ảnh: internet

Vừa qua, Viện Kiểm toán viên nội bộ(CIIA) Vương quốc Anh và Ireland

đã gửi thư tới Nghị viện kêu gọi Chính phủnghiên cứu, ban hành luật mới nhằm cảicách, điều chỉnh hoạt động kiểm toán.Động thái này được đưa ra sau khi mộtloạt sai phạm kiểm toán bị phát hiện đãđẩy nhiều DN lớn rơi vào cảnh phá sản.

Trong số các vụ phá sản do sai sót kiểmtoán gây ra, phải kể đến trường hợp Côngty Carillion và Thomas Cook. Carilliontừng có tới 19.000 nhân lực, chuyên thựchiện các hợp đồng xây dựng lớn với Chínhphủ và đã sụp đổ vào tháng 01/2018. Hãngkiểm toán KPMG bị cáo buộc đã để xảy ranhững sai sót kiểm toán nghiêm trọng dẫnđến tình trạng trên.

Tháng 10 vừa qua, Hội đồng Báo cáotài chính Anh (FRC) cũng bắt đầu điều travề những sai sót kiểm toán do Hãng EY

gây ra khiến Công ty Du lịch lâu đời nhấtthế giới Thomas Cook sụp đổ. Ngoài ra,vô số DN khác tại Anh đã phải tuyên bốphá sản, nguyên nhân chính là do cáchãng kiểm toán bất cẩn, để xảy ra nhữngsai sót lớn.

Trước tình hình đó, Cơ quan Kiểmtoán, Báo cáo và Quản trị (ARGA) đượcđề xuất thành lập để thay thế FRC vớinhiệm vụ quản lý tốt hơn hoạt động kiểmtoán. Theo đó, ARGA nên được mở rộngcác quyền hạn cần thiết để thực hiện hiệuquả nhiệm vụ của mình sau khi thay thế

FRC nhằm mục tiêu ngày càng nâng caochất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phầnhạn chế tình trạng các công ty, DN rơi vàocảnh phá sản vì những sai sót kiểm toán.

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinhdoanh Andrea Leadsom, Giám đốc Điềuhành CIIA Ian Peters nhấn mạnh lý do tạisao cần thành lập một cơ quan quản lý hoạtđộng kiểm toán mới nhằm tăng cườngcông tác quản trị DN, giúp xác định vàngăn chặn nguy cơ các DN rơi vào cảnhsụp đổ. Ông chỉ ra rằng, trước tình trạngnhiều DN lớn phá sản do sai sót kiểm toán,

Chính phủ cần ngay lập tức thay thế FRCbằng ARGA, đồng thời, kêu gọi Chính phủcần sớm xác định thời gian chính xác sẽthông qua luật mới trong những tháng tới.

Trước đó, ngày 11/3/2019, cựu Bộtrưởng Bộ Kinh doanh Greg Clark từng đềcập đến kế hoạch cải cách công tác quảnlý hoạt động kiểm toán của Chính phủ.Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ vẫn chưađưa ra kết luận chính thức nào về kếhoạch cải cách trên.n

(Theo Internalaudit360)THANH XUYÊN

ANH:

Đào tạo về kiểm toán công tácquản lý thỏa thuận phân chia sản phẩm

Vừa qua, Nhóm công tác về Kiểm toánkhai khoáng của Tổ chức quốc tế Các cơ quanKiểm toán tối cao đã phối hợp với Tổ chứcCác cơ quan Kiểm toán tối cao nói tiếng Anhtại châu Phi mở Khóa đào tạo về Kiểm toáncông tác quản lý các thỏa thuận phân chia sảnphẩm, trong đó chỉ ra cách xác định rủi ro vàcách chọn chủ đề kiểm toán lĩnh vực này.Khóa học sẽ diễn ra từ ngày 03 - 07/02/2020,tại Nam Phi.n (Theo AFROSAI-E)

Hội nghị Young EUROSAI năm 2019

Văn phòng Kiểm toán quốc gia Anh mớiđây đã tổ chức Hội nghị Young EUROSAI năm2019 lần thứ 4. Sự kiện kéo dài 4 ngày thu hút79 đại biểu đến từ 39 cơ quan kiểm toán tối cao(SAI), thảo luận về phương pháp giúp củng cố,phát triển năng lực của các SAI để đáp ứng cácyêu cầu của công chúng. Hội nghị cũng bàn bạcvề những khó khăn hiện tại và cách giải quyếtthách thức của các SAI.n (Theo EUROSAI)

KPMG hợp tác với AxilliumMới đây, Hãng kiểm toán KPMG đã ký

Thỏa thuận hợp tác với Axillium - một cơ quannghiên cứu, đổi mới và đầu tư chuyên nghiệp- để hỗ trợ khách hàng tại Anh tiếp cận cáckhoản tài trợ nghiên cứu và phát triển củaChính phủ. Các DN được hy vọng sẽ sử dụngnguồn tài trợ để thúc đẩy công cuộc đổi mới,góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp củaChính phủ trong 8 năm tới.n (Theo KPMG)

Hàng trăm triệu USD viện trợ của Nhật Bảnkhông được sử dụng hiệu quả r NGỌC QUỲNH

Ngày 14 và 15/11, Hãng PwC tại Luxem-bourg đã tổ chức Ngày hội Tuyển dụng lớnnhất năm 2019 nhằm lựa chọn các kiểm toánviên biết tiếng Đức, Pháp, các chuyên gia kếtoán và thuế. Ứng viên trúng tuyển sẽ gianhập PwC từ tháng 01/2020.n (Theo PwC)

KTNN bang Nebraska (Hoa Kỳ) mới đâyđã tiến hành cuộc kiểm toán các quỹ công tạiBang sau khi các quỹ này bị chi tiêu lãng phí,bất thường.n (Theo 1011now)

Hội nghị Kiểm toán nội bộ thường niênCanada LOMA 2019 mới được tổ chức tại TP.Toronto tập trung chia sẻ, cập nhật kiến thứctrong lĩnh vực kiểm toán nội bộ.n (Theo Loma)

YẾN NHI

Tin vắn

Page 16: Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20191202/Bao-Kie… · Luật Quản lý, sử

THỨ NĂM 28-11-201916

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: Phòng Trị sự: (024) 6282 2100, Phòng Báo điện tử: 6276 7891 Phòng Thư ký toà soạn: 6282 2112, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 6282 2201Phòng Phóng viên: 6282 2202, Phòng Chuyên đề: 6282 2110; Fax: (024) 6282 2191

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ ĐìnhGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1 Giá: 5.800đ

Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Nam Phi Kimi Makwetuđã công bố Báo cáo kiểm toán năm tài chính 2018-2019 củaChính phủ. Báo cáo nhấn mạnh tình trạng chi tiêu bất thườngtăng cao đáng báo động trong Chính phủ và các tổ chức nhànước của Nam Phi.

Chi tiêu bất thường lên tới hơn 4 tỷ USDTheo kết quả Báo cáo năm tài chính 2018-2019 (từ ngày

01/4/2018 đến 31/3/2019), Tổng Kiểm toán Kimi Makwetu ghinhận chi tiêu bất thường của Chính phủ và các cơ quan, tổ chứccông đã tăng lên 61,35 tỷ Rand Nam Phi (Zar), tương đương 4,2tỷ USD. Năm tài chính 2017-2018, con số này là 50,1 tỷ Zar.

Các khoản chi tiêu lãng phí, bất thường là do nhiều cơ quancố tình vi phạm các quy định quản lý, sử dụng ngân sách công,sử dụng ngân sách thanh toán công tác phí cho cán bộ sau đó lạiđột ngột hủy các chuyến công tác. Bên cạnh đó, tại nhiều nơi, tìnhtrạng sử dụng tài sản công vô trách nhiệm khiến cơ sở vật chất,tải sản công xuống cấp, mất, hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đếnnhững khoản chi tiêu lãng phí. Đáng chú ý, nhiều khoản chi bấtthường còn là do cán bộ cơ quan biển thủ, tham nhũng.

Cuộc kiểm toán ngân sách của Chính phủ năm 2018-2019cũng cảnh báo về khoản chi 13 tỷ Zar cho các dịch vụ công nghệthông tin (CNTT) nhưng không mang lại hiệu quả tương xứngvới số tiền đầu tư. Trong số 201 cơ quan được kiểm tra, các kiểmtoán viên phát hiện 88% đơn vị để xảy ra các giao dịch trái phépvà gian lận, 63% cơ quan sử dụng các công nghệ không phù hợpvới hình thức hoạt động của đơn vị gây lãng phí lớn. Báo cáokiểm toán cho biết thêm, 41% các dự án CNTT tại các cơ quannhà nước có nguy cơ bị ngừng hoạt động, 13/54 dự án CNTT đãđược triển khai nhưng không được tiếp tục sử dụng, trong đó, 9dự án đã chính thức bị dừng hoàn toàn.

Báo cáo kiểm toán cho biết, gần 3/4 các cơ quan và tổ chứccông bị phát hiện không tuân thủ các quy định của pháp luật. Chấtlượng các báo cáo tài chính liên tục giảm sút, công tác quản lý,mua sắm công cũng để xảy ra sai phạm tràn lan tại nhiều cơ quan.Phần lớn số tiền chi tiêu bất thường phát sinh tại Trung tâm Nướcsạch và Vệ sinh môi trường quốc gia, Sở Y tế, Sở Giao thôngthuộc 2 tỉnh KwaZulu-Natal và Gauteng.

Ông Kimi Makwetu khẳng định: “Các khoản chi tiêu khôngthường xuyên lên đến 61,35 tỷ Rand phản ánh tình trạng nhiều cơquan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước khôngtuân thủ các quy định quản lý, sử dụng ngân sách, các cán bộ cóthẩm quyền đã không tuân theo các quy định về mua sắm công khiduyệt chi nhiều khoản thanh toán trái phép nhằm trục lợi cá nhân”.

Cần thắt chặt công tác kiểm soát nội bộTình trạng chi tiêu ngân sách lãng phí, không hiệu quả thực

sự là mối lo ngại lớn đối với Chính phủ và các cơ quan nhà nướctại Nam Phi. Đây không phải là năm đầu tiên Tổng Kiểm toánnước này báo động về tình trạng các cơ quan, tổ chức của Chínhphủ không tuân thủ các quy định của pháp luật, tắc trách trongviệc quản lý, sử dụng ngân sách công, gây thất thoát những khoảntiền khổng lồ.

Trước đó, trong Báo cáo kiểm toán năm tài chính 2017-2018được công bố vào tháng 10/2018, ông Kimi Makwetu từng chỉ rarằng, trong số 10 cơ quan nhà nước, chỉ có 3 cơ quan tuân thủluật pháp. Đây là tình trạng đáng báo động mà cả Tổng Kiểm toánđương nhiệm và Tổng Kiểm toán tiền nhiệm Terence Nombembeđã lên án trong suốt 11 năm qua. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưacó biện pháp hiệu quả để có thể thay đổi được tình hình.

Việc không thanh toán các khoản chi thường xuyên đúng hạncũng được nêu ra trong Báo cáo mới nhất của Tổng Kiểm toán.Đây là một dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát nội bộ củaChính phủ chưa hiệu quả và cũng không được tuân thủ nghiêmngặt. Tổng Kiểm toán cho rằng, những bất thường như vậy cầnphải được phát hiện sớm hơn. Hằng quý, các cơ quan, DNNNphải nộp báo cáo lên các ủy ban của Nghị viện. Nhân viên kế toáncần đối chiếu số liệu của quý trước đó để xem xét nhằm sớm pháthiện các khoản phát sinh. Ông nhấn mạnh: “Các cơ quan, tổ chứccông cần củng cố và thắt chặt công tác kiểm soát, giám sát nội bộcủa đơn vị mình. Những biện pháp kiểm soát, phòng ngừa luônhiệu quả, tốn ít chi phí hơn so với việc khắc phục, sửa chữa nhữngsự cố, hậu quả sau đó”.

Hiện, Cơ quan Giám sát chi tiêu công, Ủy ban Thường vụ vềtài khoản công và Ủy ban Quản lý ngân sách của Nam Phi đangtích cực họp bàn cùng nhau để tìm ra hướng giải quyết cho tìnhtrạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng trên.n

(Theo Dailymaverick và Skaichat)

Tông Kiêm toán Kimi Makwetu Ảnh: internet

Cơ quan Quản lý công trình nước và hệthống thoát nước (MWSS) của

Philippines vừa qua đã thuê một công tykiểm toán tiến hành xem xét, đánh giáhiệu quả tài chính của 2 công ty cấp nướccủa TP. Manila là Manila Water Co., Inc.và Maynilad Water Services, Inc.

Theo đó, Công ty được thuê để cungcấp dịch vụ kiểm toán là Constantino andPartners (tên giao dịch là Baker TillyPhilippines) với 20 năm kinh nghiệm hoạtđộng trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấnDN tại Phillippines.

Giám đốc Điều hành MSWW - ôngPatrick Lester Ty - cho biết, động thái nàythể hiện những nỗ lực của MSWW trongviệc tăng cường giám sát hiệu quả thựchiện các nghĩa vụ và thỏa thuận cung cấp

dịch vụ nước cho người dân Manila của 2công ty này. Cuộc kiểm toán nhằm bảo vệlợi ích của người dân thông qua việc kiểmtra hiệu quả hoạt động và trách nhiệm củacác nhà cung cấp dịch vụ công.

Ông Patrick Lester Ty cho biết, trướckia, các cuộc kiểm toán tài chính như nàythường được thực hiện trên cơ sở 5 nămmột lần và đây là lần đầu tiên kể từ khiMSWW được thành lập vào năm 1997,cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành mỗi nămmột lần theo quy chế mới.

Hãng kiểm toán Constantino andPartners sẽ xem xét các sổ sách và hồ sơ của2 công ty cấp nước Manila Water Co., Inc.và Maynilad Water Services, Inc. trong giaiđoạn từ ngày 01/7/2017 - 31/12/2018. Ngườiđứng đầu MSWW bày tỏ sự tin tưởng khitrao nhiệm vụ này cho Constantino andPartners, đồng thời khẳng định: “Constan-tino and Partners là một công ty kiểm toándanh tiếng, có bề dày kinh nghiệm tại Philip-pines, được công nhận bởi các cơ quan củaPhilippines như: Ủy ban Chứng khoán và

Giao dịch, Ủy ban Kế toán, Ủy ban Bảohiểm, Cơ quan Thuế vụ và Ngân hàng T.Ư”.

Cuộc kiểm toán tài chính đã chính thứcđược khởi động từ ngày 06/11 vừa qua vàbáo cáo kiểm toán chi tiết dự kiến sẽ đượccông bố vào quý I/2020.

Được biết, kế hoạch kiểm toán này đãđược MSWW hé lộ từ tháng 3/2019 theo đềxuất của Hạ viện Philippines về việc tiếnhành một cuộc kiểm toán đối với 2 công tycấp nước đang hoạt động tại Manila hiệnnay. Song kế hoạch này đã vấp phải sự chậmtrễ do một số trở ngại trong việc đảm bảonguồn tài chính cho hoạt động này và việcthông qua lựa chọn hãng kiểm toán độc lập.n

(Theo Manila Bulletin và Business World)

HOÀNG BÁCH

PHILIPPINES:

Tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước

Ấn Độ: Deloitte từ chối kiểm toánHãng công nghệ 8K Miles Software

Trong một công bố đưa ra hôm 26/11,người đứng đầu Hãng kiểm toán Deloitte ẤnĐộ cho biết, Hãng đã từ chối vị trí hãng kiểmtoán pháp lý của Công ty Công nghệ hàngđầu Ấn Độ 8K Miles Software. Hiện Công tynày đang phải đối mặt với những cáo buộcvề gian lận và tham nhũng. Trước đó, trongmột động thái liên quan, 2 Giám đốc Điềuhành là Ramani và Gurumurthy Jayaramanđã nộp đơn từ chức.n (Theo Times of India)

Canada: Hội nghị bàn tròn về chất lượng kiểm toán

Ngày 21/11, Ủy ban Kế toán công Canada(CPAB) và Cơ quan Quản lý các tổ chức tàichính (OSFI) của Canada đã tổ chức Hội nghịbàn tròn về Chất lượng kiểm toán tại Canada.Diễn đàn tạo cơ hội cho hơn 40 nhà lãnh đạotrong lĩnh vực kiểm toán, kế toán công cùngnhau thảo luận, chia sẻ cách thức hỗ trợ và cảithiện niềm tin của công chúng đối với chấtlượng kiểm toán. Diễn đàn đã quy tụ nhiều hãngkiểm toán lớn chịu trách nhiệm kiểm toán cácngân hàng, công ty bảo hiểm lớn nhất Canadavà các cơ quan quản lý chuyên ngành của Chínhphủ Canada.n (Theo Canadian Accountant)

NAM PHI:

Nhiều cơ quan nhà nước quản lý tài chínhlỏng lẻo r THANH XUYÊN

Hãng kiểm toán PwC mới đây được bổnhiệm trở thành công ty kiểm toán của Tậpđoàn Truyền thông ITV của Anh cho năm tàichính 2021, thay thế Hãng tiền nhiệmKPMG, trong một thỏa thuận trị giá 1,5 triệuBảng Anh.n (Theo Accountancy Today)

Tập đoàn Khoáng sản BHP Billiton củaAnh đã chính thức bổ nhiệm EY làm hãngkiểm toán độc lập kể từ ngày 07/11/2019.n

(Theo Financial Times)TRÚC LINH

Tin vắn