lấy ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

16
BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC T heo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2018, cả nước có 57 dự án BOT với 63 trạm thu phí hoạt động (chưa bao gồm các dự án đường cao tốc). Đồng thời, theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hết năm 2018, các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh phải áp dụng thu phí tự động; các trạm thu phí trên các tuyến đường khác áp dụng xong trong năm 2019. Tuy nhiên, đến ngày 05/7/2017, chỉ có 13 trong tổng số 28 trạm thu phí dự án BOT giao thông trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên triển khai lắp đặt dịch vụ thu phí tự động không dừng và 8 trạm được vận hành trên thực tế, tức chưa đạt 30% số trạm phải hoàn thành theo kế hoạch trước ngày 30/6/2017 (Xem tiếp trang 4) Đằng sau chậm thu phí tự động không dừng r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 (Xem trang 3) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ Đón Tổng thống Argentina Mauricio Macri thăm cấp nhà nước tới Việt Nam N hận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống nước Cộng hòa Argentina Mauricio Macri và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Sáng 20/02, ngay sau Lễ Đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Argentina Mauricio Macri đã tiến hành hội đàm (ảnh bên). Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về phương hướng và biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Argentina đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chào mừng Tổng thống Argentina Mauricio Macri thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; chúc mừng các thành tựu Argentina đã đạt được thời gian qua, củng cố vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 tại khu vực Mỹ Latinh, thành viên G20. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện với Argentina, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Ảnh: TTXVN 5 Làm thế nào để gỡ vướng cho quá trình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản? 4 Phát triển trí tuệ nhân tạo - cơ hội mới cho Việt Nam trong thời đại số 6 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN: Cần đảm bảo cả về lượng và chất 16 TANZANIA: Yếu kém và thiếu minh bạch trong quản lý tài chính công 14 Ngành y nỗ lực chuyển mình 8 Khó khăn trong bố trí vốn làm giảm hiệu quả đầu tư Dự án 2 Thủ tướng Chính phủ đặt ra 5 bài toán với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12 Sửa đổi quy định, hướng đến trả lương theo vị trí, việc làm 7 Phải có những thay đổi lớn trong việc đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán (Xem tiếp trang 3)

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thôngvận tải (GTVT), năm 2018, cả nước có 57 dự án BOT với 63 trạm

thu phí hoạt động (chưa bao gồm các dự án đường cao tốc). Đồng

thời, theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,hết năm 2018, các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minhphải áp dụng thu phí tự động; các trạm thu phí trên các tuyến đườngkhác áp dụng xong trong năm 2019.

Tuy nhiên, đến ngày 05/7/2017, chỉ có 13 trong tổng số 28 trạmthu phí dự án BOT giao thông trên Quốc lộ 1 và đường Hồ ChíMinh qua Tây Nguyên triển khai lắp đặt dịch vụ thu phí tự độngkhông dừng và 8 trạm được vận hành trên thực tế, tức chưa đạt30% số trạm phải hoàn thành theo kế hoạch trước ngày 30/6/2017

(Xem tiếp trang 4)

Đằng sau chậm thu phítự động không dừngr TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế

Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015

(Xem trang 3)

-

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ Đón Tổng thống Argentina Mauricio Macri thăm cấp nhà nước tới Việt NamNhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống nước Cộng hòaArgentina Mauricio Macri và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tớiViệt Nam. Sáng 20/02, ngay sau Lễ Đón chính thức tại Phủ Chủtịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổngthống Argentina Mauricio Macri đã tiến hành hội đàm (ảnh bên).

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, traođổi về phương hướng và biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệđối tác toàn diện giữa Việt Nam và Argentina đi vào chiều sâu,hiệu quả và thực chất, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vựcvà quốc tế cùng quan tâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chào mừngTổng thống Argentina Mauricio Macri thăm cấp Nhà nước tớiViệt Nam; chúc mừng các thành tựu Argentina đã đạt được thờigian qua, củng cố vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 tại khu vực MỹLatinh, thành viên G20.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định:Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, tăng cường mốiquan hệ đối tác toàn diện với Argentina, nhất là trong các lĩnhvực kinh tế, thương mại, đầu tư...

Ảnh: TTXVN

5

Làm thế nào để gỡ vướngcho quá trình giải ngânvốn đầu tư xây dựng

cơ bản?

4

Phát triển trí tuệ nhân tạo- cơ hội mới cho Việt Nam

trong thời đại số

6

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN:

Cần đảm bảo cả về lượngvà chất

16

TANZANIA:

Yếu kém và thiếu minhbạch trong quản lý

tài chính công

14

Ngành y nỗ lực chuyển mình

8

Khó khăn trong bố trí vốnlàm giảm hiệu quả đầu tư

Dự án

2

Thủ tướng Chính phủ đặt ra 5 bài toán với Bộ

Kế hoạch và Đầu tư

12

Sửa đổi quy định, hướng đến trả lương theo

vị trí, việc làm

7

Phải có những thay đổilớn trong việc đào tạo

nhân lực kế toán, kiểm toán

(Xem tiếp trang 3)

Page 2: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

Chiều 19/02, tại buổi làm việc vớilãnh đạo một số Bộ, ngành về

tình hình giá lúa, gạo giảm, sau khilắng nghe ý kiến của các đại biểu,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạomua đủ và sớm lượng gạo, lúa dự trữmà kế hoạch Nhà nước đã giao, baogồm 200.000 tấn gạo và 80.000 tấnthóc. Các tổng công ty lương thựcnhà nước mua dự trữ 5% theo quyđịnh; khẩn trương thực hiện sớm cáckế hoạch xuất khẩu gạo. Cùng với đó,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (NN&PTNT) làm việc với BộTài chính thống nhất chủ trương, biệnpháp để mua gạo hỗ trợ phát triểntrồng rừng; báo cáo Thủ tướng sớmcó chủ trương để dự trữ, giải quyết

việc trồng rừng trong mùa xuân này.Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà

nước (NHNN) xem xét tăng hạn mứctín dụng cho các DN và coi đây là chủtrương của Chính phủ nhằm đảm bảovốn cho việc mua trong thời kỳ đangrộ mùa. Đồng thời, Ủy ban Quản lývốn nhà nước tại DN và 2 tổng côngty lương thực chỉ đạo mua kịp thời,sớm nhất lúa gạo cho người dân. BộCông Thương tiếp tục cùng BộNN&PTNT tìm thị trường mới để tiêuthụ lúa dài hơi hơn cho người dân.

Trước đó, ngày 18/02, NHNNcũng đã ban hành Văn bản yêu cầungân hàng thương mại khẩn trươngchỉ đạo các chi nhánh cân đối nguồnvốn, tập trung cho vay đáp ứng nhucầu vốn của DN thu mua thóc, gạo;

làm việc trực tiếp với các DN thu muathóc, gạo có nhu cầu vay vốn để xemxét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanhtiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiệnđể DN thu mua thóc, gạo cho ngườidân. NHNN chi nhánh các tỉnh, thànhphố khu vực Đồng bằng sông CửuLong chỉ đạo các chi nhánh tổ chứctín dụng trên địa bàn cân đối nguồnvốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn củaDN thu mua thóc, gạo; đồng thời tăngcường kết nối ngân hàng - DN nhằmkịp thời nắm bắt khó khăn, vướngmắc để có giải pháp tháo gỡ, tăng khảnăng tiếp cận vốn và xem xét tăng hạnmức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giảingân nhằm tạo điều kiện để DN thumua thóc, gạo cho người dân...n

N. HỒNG

THỨ NĂM 21-02-20192

r Sáng 20/2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì củaThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chínhphủ đã họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triểnkhai Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TrungLương - Mỹ Thuận.r Ngày 19/02, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt và trao quà tặng Côngty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest vì những đónggóp, hỗ trợ cộng đồng.r Sáng 20/02, trong không khí nô nức của Ngày hộiTòng quân, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tưlệnh Thủ đô Hoàng Trung Hải đã đến dự, động viêncác tân binh huyện Thanh Trì lên đường nhập ngũ, làmnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.r Sáng 20/02, Lễ Tang ông Nguyễn Phúc Thanh -nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyênPhó Chủ tịch Quốc hội - được tổ chức trọng thể tại Nhàtang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) theonghi thức Lễ Tang cấp Nhà nước.n

Tăng hạn mức tín dụng cho vay mua lúa, gạo

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho kiểm toán viên chính và kiểm toán viêncao cấp

Ngày 20/02, tại Hà Nội, KTNN đã tổ chức khai giảngLớp Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp Tổ

trưởng Tổ kiểm toán cho các kiểm toán viên (KTV) đápứng tiêu chuẩn Tổ trưởng Tổ kiểm toán theo quy định củaLuật KTNN (KTV chính hoặc KTV giữ chức vụ từ PhóTrưởng phòng trở lên).

Tham gia Lớp Bồi dưỡng, các học viên sẽ đượcnghiên cứu 2 học phần, gồm 24 tiết. Phần 1: Kỹ năng lãnhđạo, quản lý của Tổ trưởng Tổ kiểm toán; Phần 2: Kinhnghiệm về việc vận dụng các kỹ năng mềm của Tổ trưởngTổ kiểm toán.

Lớp Bồi dưỡng nhằm trang bị cho các học viên kỹnăng quản lý, lãnh đạo như: định hướng và kiểm soát sựtuân thủ đạo đức nghề nghiệp của KTV; đào tạo, hướngdẫn nghiệp vụ kiểm toán cho KTV… và kinh nghiệm xửlý các mối quan hệ trong hoạt động kiểm toán gắn với vịtrí Tổ trưởng Tổ kiểm toán. Đây là dịp để các học viên cóthể tiếp thu, nắm bắt và vận dụng tốt những kiến thức họctập vào thực tế công việc để thực hiện tốt nhiệm vụ đượcphân công, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.Theo kế hoạch, Lớp Bồi dưỡng sẽ kết thúc vào ngày 22/02.

Trước đó, thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức KTNN năm 2019, sáng 14/02, tại Hà Nội,KTNN cũng đã khai giảng Lớp Bồi dưỡng chuyên mônngạch KTV cao cấp cho 36 cán bộ là lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc KTNN.

Lớp Bồi dưỡng nhằm đào tạo những chuyên gia vàcông chức lãnh đạo, quản lý có trình độ cao về nghiệp vụ,chuyên môn; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý, điềuhành hoạt động kiểm toán, nhất là các cuộc kiểm toán phứctạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực; có nănglực xây dựng và quản trị chiến lược phát triển Ngành, cũngnhư của đơn vị trong trung và dài hạn.

Tham gia giảng dạy là những giảng viên lâu năm đồngthời cũng là những cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệmthực tiễn trong công tác quản lý và công tác kiểm toán.Trong thời gian học, các học viên sẽ được nghiên cứu 4học phần, gồm 13 chuyên đề. Dự kiến, Lớp Bồi dưỡng sẽdiễn ra đến hết ngày 12/3.n NGUYỄN LỘC

Ngày 19/02, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc đã có

buổi làm việc với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (KH&ĐT) (ảnh trên).

Năm 2018, nền kinh tế đã có bướcphát triển rất tích cực với GDP đạt7,08%, mức tăng cao nhất trong vòng11 năm qua; từng bước củng cố nănglực nội tại, khả năng chống chịu trướcsự thay đổi của kinh tế thế giới, nângcao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế. Đây là thành tựu chung củacả nước, mỗi Bộ, ngành, mỗi địaphương đều có sự đóng góp tích cựcvào kết quả này. Trong đó, BộKH&ĐT đóng vai trò “tham mưutrưởng” về điều hành kinh tế vĩ mô,xây dựng và hoàn thiện thể chế, chínhsách, chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước…

Tại buổi làm việc, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc biểu dương

những thành quả mà Bộ KH&ĐTđã đạt được trong năm qua. Cụthể, Bộ đã kịp thời đánh giá rủi ro,hoàn thiện kịch bản tăng trưởng;hoàn thiện thể chế, chủ động thammưu, trình Chính phủ ban hànhnghị quyết về chương trình hànhđộng cắt giảm chi phí cho DN,thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hútđầu tư nước ngoài…

Nhân dịp này, Thủ tướng nêu racác thách thức, bài toán lớn đối vớiViệt Nam và đặt ra 5 bài toán lớnđối với Bộ KH&ĐT. Đó là:

Thứ nhất, với tư cách là Bộ“tổng tham mưu”, Bộ KH&ĐT phảihiến kế làm sao để có thể tạo bứtphá trong thực hiện các mục tiêukinh tế - xã hội không những nămnay mà cả các năm tiếp theo ở cáckhâu, các ngành. Thực hiện phươngchâm hành động “12 chữ” của

Chính phủ năm 2019, Bộ KH&ĐTphải dẫn đầu về “bứt phá”.

Thứ hai, làm sao để thể chế thựcsự là mũi nhọn đột phá cho các độtphá khác của Việt Nam trong cácthập niên tới.

Thứ ba, làm sao để Việt Namtránh các bẫy: thu nhập trung bình,lao động giá rẻ, gia công giá trị thấp,bãi rác thải công nghệ; làm sao đểkhông một người dân nào bị bỏ lạiphía sau; xác định hành trình chiếnlược đưa Việt Nam hiện thực hóacác mục tiêu độc lập, tự cường vàthịnh vượng.

Thứ tư, đưa Việt Nam lọt vào top4 ASEAN và tiệm cận tiêu chuẩnOECD về môi trường kinh doanh.

Thứ năm, biến kinh tế tư nhântrở thành một động lực quan trọngcủa sự phát triển, đặc biệt là DNnhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình,kinh tế hợp tác.

Tại đây, Thủ tướng cũng đề cậpcông tác chuẩn bị xây dựng Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025mà Bộ KH&ĐT có vai trò chủ đạotrong Tổ Biên tập. Thủ tướng yêucầu, đề cương chi tiết các báo cáophải hoàn thiện và trình Hội nghị BanChấp hành T.Ư 10 vào tháng 5/2019.Dự thảo các báo cáo phải hoàn thiệnđể trình Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư11 vào tháng 10/2019, sau đó hoànthiện để gửi đến Đại hội Đảng bộ cáccấp lấy ý kiến. Do vậy, Tổ Biên tập,các Bộ, ngành và địa phương cần đặcbiệt quan tâm bố trí nguồn lực, tậptrung thời gian, chuyên tâm chuyêntrách, triển khai thực hiện đảm bảokịp tiến độ.n PHÚC KHANG

Thủ tướng Chính phủ đặt ra 5 bài toán với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

rNgày 18/02, tại Hà Nội, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Đặng Thế Vinh đã chủ trì cuộc họp Ban Tổchức Hội thảo Xây dựng Dự án Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật KTNN năm 2015.r Theo kế hoạch, trong tuần này, một số đơn vị trựcthuộc KTNN sẽ tổ chức Hội nghị Quán triệt Nghịquyết T.Ư 8, khóa XII.r Sáng 19/02, tại Hà Nội, đại diện KTNN đã có buổilàm việc với cố vấn của Dự án Hỗ trợ, tăng cườngnăng lực các cơ quan kiểm toán tối cao Đông Nam Á(ASEANSAI) do Tổ chức Hợp tác và kỹ thuật Đức(GIZ) tài trợ.n HOÀNG LONG

Ảnh Chinhphu.vn

Chính phủ vừa ban hành Nghịđịnh số 14/2019/NĐ-CP về sửa

đổi, bổ sung Nghị định108/2015/NĐ-CP hướng dẫn thihành một số điều của Luật Thuế Tiêuthụ đặc biệt (TTĐB).

Nghị định bổ sung thêm đốitượng không chịu thuế TTĐB là: tàubay, du thuyền sử dụng cho mục đíchkinh doanh vận chuyển hàng hóa,

hành khách, khách du lịch; tàu baysử dụng cho mục đích phun thuốc trừsâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh,đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.

Nghị định cũng hướng dẫn bổsung thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩmquyền giải quyết hoàn thuế TTĐB.Trong đó, thủ tục, hồ sơ, trình tự vàthẩm quyền giải quyết hoàn thuếTTĐB đối với hàng hóa tạm nhập

tái xuất và đối với hàng hóa lànguyên liệu nhập khẩu để sản xuất,gia công hàng xuất khẩu được thựchiện theo Điều 34 và Điều 36, Nghịđịnh số 134/2016/NĐ-CP quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật Thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu…

Nghị định có hiệu lực từ ngày20/3/2019.n MINH ANH

Bổ sung một số đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Page 3: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 3

Chiều 20/02, tại Hà Nội,KTNN tổ chức Hội thảo về

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật KTNN năm2015. Tại Hội thảo, với tinh thầnkhoa học và tôn trọng kinh nghiệmthực tiễn, dưới các góc nhìn khácnhau, các chuyên gia, các đại biểuđã tập trung bàn thảo, làm rõ mộtsố vấn đề chủ yếu cần tập trungsửa đổi trong Luật KTNN năm2015, nhằm hoàn thiện khuôn khổpháp lý cho tổ chức và hoạt độngcủa KTNN.

Tham dự Hội thảo có các đạibiểu Quốc hội, lãnh đạo các ủyban của Quốc hội, lãnh đạo Đoànđại biểu Quốc hội, HĐND,UBND, lãnh đạo các sở, ban,ngành của 31 địa phương; đại diệncác Bộ, ngành, cơ quan, tổ chứcT.Ư, Văn phòng Chính phủ; ViệnKiểm sát nhân dân tối cao, Tòa ánnhân dân tối cao; đại diện cáctrường đại học, các viện nghiêncứu; các tập đoàn, tổng công ty;các chuyên gia, các nhà khoa học.

Về phía KTNN, tham dự Hộithảo, Tổng Kiểm toán Nhà nướcHồ Đức Phớc; các Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước; đại diện lãnh đạocác đơn vị trực thuộc KTNN; cácthành viên Ban Chỉ đạo, Ban Soạnthảo, Tổ Biên tập Dự án Luật Sửađổi, bổ sung một số điều của LuậtKTNN năm 2015.

Hội thảo diễn ra dưới sự đồngchủ trì của Tổng Kiểm toán Nhànước Hồ Đức Phớc, Phó TổngKiểm toán Nhà nước Đặng ThếVinh, Phó Chủ tịch UBND TP. HàNội Nguyễn Doãn Toản và Vụtrưởng Vụ Pháp chế (KTNN) VũThanh Hải.

Quy định cụ thể hơn về đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Phát biểu khai mạc Hội thảo,Tổng Kiểm toán Nhà nước HồĐức Phớc nêu rõ một số nội dungchủ yếu về quan điểm sửa đổi, bổsung Luật KTNN năm 2015, đồngthời đề nghị hội thảo tập trung thảoluận, làm rõ một số vấn đề chủyếu. Cụ thể là, làm rõ đơn vị đượckiểm toán bảo đảm bao quát, phùhợp đối tượng kiểm toán củaKTNN theo Hiến pháp, LuậtKTNN năm 2015, Luật NSNNnăm 2015 (nhất là lĩnh vực kiểmtoán thuế, lĩnh vực đất đai, tàinguyên khoáng sản, môi trường,công nghệ thông tin,...); xem xétmối quan hệ phối hợp, phạm vithực hiện trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổchức; bảo đảm hạn chế tối đa sựtrùng lặp, chồng chéo giữa hoạtđộng thanh tra, kiểm tra với hoạt

động KTNN; nghiên cứu quy địnhchế tài đối với hành vi vi phạmpháp luật KTNN của đơn vị đượckiểm toán và của tổ chức, cá nhâncó liên quan; rà soát và quy địnhđầy đủ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của KTNN trongphòng, chống tham nhũng(PCTN), giám định tư pháp… bảođảm thống nhất, đồng bộ giữa cácluật liên quan; quy định rõ nghĩavụ cung cấp thông tin, tài liệu dướidạng dữ liệu điện tử để thực hiệnkiểm toán theo yêu cầu củaKTNN, kiểm toán viên nhà nước.

Với tinh thần đó, tại Hội thảo,qua 4 bài tham luận và 5 ý kiếnphát biểu trực tiếp, các đại biểu đãđi sâu thảo luận về các nội dung,sửa đổi bổ sung của Dự án Luật.

Đối với quy định về đơn vịđược kiểm toán, nhiều ý kiến tạiHội thảo đã đưa ra các lập luận vàkhẳng định với quan điểm ở đâucó tài chính công, tài sản công thìviệc quản lý, sử dụng phải đượckiểm toán. Do vậy, cần quy địnhcụ thể đơn vị được kiểm toán củaKTNN, bảo đảm bao quát và phùhợp với đối tượng kiểm toán củaKTNN đã được quy định trongHiến pháp năm 2013, Luật KTNNnăm 2015, Luật NSNN năm 2015,đồng thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc trong thực tiễn hiệnnay khi tiến hành các hoạt độngkiểm toán về thu, nộp ngân sách,kiểm toán trong lĩnh vực đất đai,tài nguyên khoáng sản... TổngKiểm toán Nhà nước Hồ ĐứcPhớc nhấn mạnh: KTNN khôngđề xuất mở rộng đơn vị được kiểmtoán mà đề nghị quy định cụ thể đểbảo đảm phù hợp với đối tượngkiểm toán của KTNN theo Hiến

pháp và thực hiện hoạt động kiểmtoán thuận lợi.

Phát huy vai trò của Kiểmtoán Nhà nước trong phòng,chống tham nhũng và giám định tư pháp

Đề cập đến vai trò, trách nhiệmcủa KTNN trong PCTN, ThS.Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủnhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốchội - nêu rõ, Luật PCTN mới đượcQuốc hội thông qua (tháng11/2018) đã giao nhiều nhiệm vụquan trọng cho KTNN trong côngtác phòng ngừa, phát hiện và xử lýhành vi tham nhũng. Tuy nhiên,một số nội dung được quy địnhmới hoặc được sửa đổi, bổ sungtrong Luật PCTN chưa được đềcập trong Luật KTNN, do đó,những nội dung này cần được bổsung trong Luật KTNN để bảođảm tính đồng bộ của hệ thốngpháp luật. Theo đó, Luật KTNNcần cân nhắc việc sửa đổi, bổ sungcác quy định về tổ chức, hoạt độngcủa KTNN để thực hiện tráchnhiệm phòng ngừa tham nhũngtrong hệ thống KTNN; sửa đổi cácquy định về thẩm quyền của TổngKiểm toán Nhà nước bảo đảmthống nhất với Luật PCTN; sửađổi các quy định về trình tự, thủtục kiểm toán để thực hiện tráchnhiệm của KTNN trong phát hiện,xử lý hành vi tham nhũng.

Liên quan đến vấn đề xử phạtvi phạm hành chính đối với tổchức, cá nhân có hành vi vi phạmpháp luật về KTNN, theo ThS.Đặng Thanh Sơn - Cục trưởng CụcQuản lý xử lý vi phạm hành chínhvà theo dõi thi hành pháp luật (BộTư pháp), Điều 71 Luật KTNN

quy định “Cơ quan, tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm pháp luậtvề kiểm toán nhà nước thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý theo quy định của pháp luật”.Tuy nhiên, trên thực tế, các hành vivi phạm trong lĩnh vực kiểm toánnhà nước xảy ra khá nhiều vàmang tính đặc thù cao, nhưng đếnnay, hệ thống pháp luật về KTNNlại thiếu những quy định về chế tàiđối với hành vi vi phạm, trong đócó chế tài xử phạt vi phạm hànhchính cũng như mức phạt và thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chínhđối với lĩnh vực này, làm ảnhhưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của KTNN. Để giải quyếtvướng mắc này, ông Sơn kiến nghịKTNN rà soát, nghiên cứu kỹ cácvăn bản quy phạm pháp luật có liênquan và đề xuất các cơ quan cóthẩm quyền ban hành các văn bảnmới hoặc sửa đổi, bổ sung các vănbản quy phạm pháp luật hiện hànhđể làm căn cứ cho việc xử lý cáchành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực KTNN. Cụ thể là, đề xuấtQuốc hội tiến hành sửa đổi, bổsung Luật Xử lý vi phạm hànhchính và Luật KTNN, trong đó,Luật KTNN cần bổ sung thẩmquyền xử lý các vi phạm củaKTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nướcvà các chức danh thuộc KTNN…

Tham luận về vấn đề giámđịnh tư pháp về quản lý, sử dụngtài chính công, tài sản công liênquan đến KTNN nhằm phục vụ tốthơn nhu cầu giải quyết án thamnhũng, kinh tế, bà Nguyễn ThịThụy - Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tưpháp) - cho rằng, với tư cách “làcơ quan do Quốc hội thành lập,hoạt động độc lập và chỉ tuân theopháp luật, thực hiện kiểm toán việcquản lý, sử dụng tài chính, tài sản

công” KTNN có vị trí độc lập khithực hiện giám định tư phápnhững vụ việc có liên quan đếnquản lý nhà nước của các Bộ, cơquan ngang Bộ ở các lĩnh vực.Điều này góp phần quan trọng vàoviệc thúc đẩy giải quyết có hiệuquả hơn các vụ án, vụ việc thamnhũng, kinh tế liên quan đến quảnlý, sử dụng tài chính công, tài sảncông, nhất là khi cần phải có cơquan chuyên môn làm giám địnhtư pháp độc lập với các Bộ, ngànhchuyên môn.

Bên cạnh đó, tại Hội thảo, cácđại biểu cũng đề cập đến tráchnhiệm phối hợp trong công tácthanh tra, kiểm tra, kiểm toán đểhạn chế tình trạng trùng lặp, chồngchéo giữa hoạt động thanh tra,kiểm tra và hoạt động kiểm toán;đồng thời đề nghị Ban Soạn thảoDự án Luật rà soát, xem xét nhằmđảm bảo sự phù hợp, thống nhấtquy định giữa các điều khoảntrong Dự thảo Luật; đảm bảo sựtương thích giữa các quy địnhtrong Dự thảo Luật với các luậthiện hành...

Phát biểu bế mạc Hội thảo,Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướcĐặng Thế Vinh đánh giá cao chấtlượng nội dung các bài tham luậnvà các ý kiến phát biểu tại Hộithảo. Phó Tổng Kiểm toán Nhànước nêu rõ: KTNN sẽ nghiêmtúc ghi nhận và tiếp thu đầy đủ ýkiến của các đại biểu, đây là cơ sở,nền tảng quan trọng cả về lý luậnvà thực tiễn để KTNN tiếp tụchoàn thiện Dự án Luật, bảo đảmđưa ra những kiến nghị, đề xuất,sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật KTNN năm 2015 hiệu quả,chất lượng, đáp ứng tiến độ củachương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2019.n

Quang cảnh Hội thảo Ảnh: LÊ HÒA

Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015r HỒNG HÒA

Tổng thống Argentina bày tỏ sự khâmphục và ngưỡng mộ đối với truyền thốnglịch sử đấu tranh hào hùng vì độc lập, tự docủa dân tộc Việt Nam; đánh giá cao nhữngthành tựu đổi mới to lớn và toàn diện mànhân dân Việt Nam đạt được trong hơn 3thập kỷ qua; khẳng định Argentina quyết tâmtiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữunghị và hợp tác, đóng góp hiệu quả vào côngcuộc phát triển ở mỗi nước.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ar-gentina Mauricio Macri đã chứng kiến LễKý kết các văn bản hợp tác giữa hai bên:Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực vănhóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Khoahọc và Công nghệ Argentina giai đoạn2019-2020; Kế hoạch hành động giữa BộLao động, Thương binh và Xã hội ViệtNam và Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Ar-gentina; Bản ghi nhớ giữa Đài Tiếng nói

Việt Nam và Hệ thống Liên bang truyềnthông và thông tin đại chúng Argentina.

Trước đó, sáng cùng ngày, Tổng thốngArgentina Mauricio Macri và Phu nhâncùng các thành viên trong Đoàn đã đếnđặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anhhùng liệt sĩ; đặt vòng hoa và vào Lăngviếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụkính yêu của nhân dân Việt Nam.n

(Theo TTXVN)

Tổng Bí thư... (Tiếp theo trang 1)

Ông Nguyễn Việt Hà - Phó Giám đốc Sở Tài chính TP. Hà Nội:Sở Tài chính TP. Hà Nội thống nhất cao với việc bổ sung thêm đối

tượng được kiểm toán là người nộp thuế. Hiện nay, theo đánh giácủa KTNN, cơ quan thuế mới chỉ hậu kiểm được 18% số DN nộp thuế,đạt mức tối thiểu mà ngành thuế phải thực hiện hậu kiểm do lực lượngcán bộ còn hạn chế và quy định của pháp luật hiện hành quy địnhngười nộp thuế phải tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Quacông tác kiểm toán trên địa bàn TP. Hà Nội, KTNN khu vực I đã pháthiện và kiến nghị thu nộp bổ sung NSNN nhiều tỷ đồng do các DN kêkhai thuế không chính xác. Vì vậy, việc KTNN thực hiện kiểm toán trựctiếp đối với người nộp thuế sẽ tăng cường được công tác hậu kiểmđối với công tác thuế, góp phần nâng cao kỷ cương, kỷ luật và chốngthất thu cho NSNN.n

Page 4: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-20194

Tại Diễn đàn cấp cao và Triểnlãm quốc tế về công nghiệp

4.0, Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc đã khẳng định: “ViệtNam cần sớm lên đoàn tàu 4.0”.Điều này cho thấy, việc xây dựngmột chiến lược quốc gia trí tuệnhân tạo phù hợp nhất cho ViệtNam đã trở nên vô cùng cần thiết.

AI chưa thu hút nhiều DNtrong nước

Phát biểu tại Hội thảo “Địnhhướng phát triển nền kinh tế sốtrong bối cảnh Cách mạng côngnghiệp 4.0: Cơ hội và thách thứccho Việt Nam”, thuộc khuôn khổDiễn đàn Kinh tế năm 2019, ôngNguyễn Hữu Nghĩa - Phó TrưởngBan Kinh tế T.Ư - nhận định:Công nghệ kỹ thuật số, AI, Inter-net vạn vật, tự động hóa, dữ liệulớn thực sự đang làm thay đổi tưduy, nhận thức, mô hình tổ chức,phương thức hoạt động và cáchthức giao tiếp của chúng ta. Nóthực sự dần trở thành động lựcquan trọng tạo bước đột phá vềnăng lực sản xuất, năng suất laođộng và thúc đẩy tăng trưởng kinhtế nhanh. Kinh tế số đang và sẽmang lại nhiều cơ hội cho ViệtNam cũng như các quốc gia trênthế giới phát triển nhanh hơn đểhướng tới xã hội văn minh, thịnhvượng. Tuy nhiên, phát triển kinhtế số cũng đòi hỏi những điều kiệnkhông đơn giản, tạo ra không ítnhững thách thức về vấn đề laođộng, việc làm, nhất là giảm dầnlợi thế lao động giá rẻ do bị thaythế bởi máy móc. Với kinh tế sốvà AI, Việt Nam đang đứng trướcnguy cơ dư thừa lao động trongtương lai, gia tăng thất nghiệp, bấtbình đẳng, khoảng cách chênhlệch giàu nghèo.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoahọc và Công nghệ Bùi Thế Duy,hiện chưa có báo cáo khảo sátchính thức về quy mô thị trườngAI Việt Nam, các báo cáo về thịtrường AI thế giới và khu vựccũng không có thông tin về nướcta. Thực tế, AI chưa trở thànhhạng mục đầu tư thu hút nhiều

DN Việt và nếu có cũng chỉ chiếmmột phần không đáng kể. Điều đócho thấy, thị trường AI Việt Namhiện còn rất nhỏ và mức độ camkết của các DN đóng góp vào thịtrường này chưa rõ ràng. Songđây cũng là cơ hội mở ra cho cácchủ thể có ý tưởng đi sâu vào lĩnhvực AI.

Ông Bùi Thế Duy phân tíchthêm: Việt Nam có hạn chế là thịtrường AI hiện tại quá nhỏ bé,nhưng mặt khác, nước ta lại có lợithế vị trí địa lý rất gần với trungtâm AI của thế giới là Đông BắcÁ - nơi được dự báo là sẽ chiếm50,32% lợi ích toàn cầu từ AI năm2030. Như vậy, việc tìm ra cácbiện pháp khắc phục hạn chế vàkhai thác tốt lợi thế để tăng trưởngnhanh thị trường nội địa, xuấtkhẩu sản phẩm AI có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng với nước ta.

Chiến lược phát triển AI sẽ đưa nhiều nhân tài trở về nước

Thứ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ Bùi Thế Duy cho rằng:Đối với thị trường AI nội địa, vớivai trò vừa là người tiêu dùng lớnnhất, vừa là tác nhân có tráchnhiệm dẫn dắt, phát triển nền kinhtế đất nước, Nhà nước cần là nhàđầu tư chiến lược vào những thànhphần AI cốt lõi của quốc gia. Trướcmắt là đầu tư xây dựng một cáchcông phu, bài bản Chiến lược AIquốc gia phù hợp nhất với ViệtNam. Chiến lược này bao gồmviệc xác định đúng quy mô, thịtrường AI theo kỳ vọng và xâydựng các chính sách tạo động lựcphát triển thị trường đúng với kỳvọng đó.

Đưa ra biện pháp hướng tớimục tiêu trong chiến lược quốc gia

về trí tuệ nhân tạo, ông Bùi ThếDuy đã nêu rõ các yêu cầu. Đó là:xác định đúng quy mô thị trườngAI Việt Nam; xác định chính xáccác cơ hội và thách thức đối với sựphát triển AI; khảo sát, phân tíchmột cách khoa học nội dung chiếnlược AI quốc gia của các nước trênthế giới, từ đó xây dựng chiến lượcphát triển AI Việt Nam thông quaviệc đặt hàng nghiên cứu phù hợpvới chiến lược phát triển đất nướcdài hạn của Chính phủ; quan tâmtới năng lực hội nhập toàn cầu củacác DN Việt Nam, nhất là các DNvừa và nhỏ. Đặc biệt, nguồn nhânlực tài năng là nhân tố cốt lõi đảmbảo cho sự thành công phát triểnAI và nền kinh tế số Việt Nam.Tóm lại, “AI - Việt Nam vẫn cònrất nhiều việc để làm”, ông BùiThế Duy nhấn mạnh.

Đồng quan điểm nêu trên, ôngBùi Hải Nam - Giám đốc Điềuhành Dự án PowerSell của Data-mart - cho biết: Việc tập hợp dữliệu là nền tảng để tạo ra giá trịcũng như triển khai các công việckhác. Với phương châm “có dữliệu sẽ tạo ra giá trị”, Datamart đãnỗ lực thu thập các nguồn dữ liệucó sẵn, tối ưu thế mạnh về thu thậpvà phân tích, nghiên cứu dữ liệu.Trong quá trình đó, nhân lực là yếutố cốt lõi. Việc đầu tư phát triểnnhân lực có chuyên môn và đạođức tốt, không chỉ biết tạo ra sảnphẩm AI mà còn đảm bảo sử dụngnó hiệu quả cần trở thành một nộidung quan trọng trong chiến lượcphát triển AI của Việt Nam.

Ông Nam cũng nêu rõ, “nhânsự là nỗi đau của startup”, rất

nhiều tài năng không về nước làmviệc vì e ngại không có được môitrường phù hợp. Ngoài nghiên cứutoán cơ bản, toán ứng dụng chínhlà một trong những nền tảng gópphần đưa AI ở Việt Nam pháttriển. Nếu có thể xây dựng thêmcác viện nghiên cứu về toán ứngdụng, đáp ứng nhu cầu trong nước,từ đó đưa được các vấn đề củaDN, nền kinh tế giải quyết bằngAI, thì sẽ có rất nhiều nhân tài trởvề nước - Giám đốc Điều hành Dựán PowerSell chia sẻ.

Bàn thêm về vấn đề đào tạonhân lực, ông Phạm Nam Long -Giám đốc Điều hành Abivin -nhận định, AI sẽ là công cụ gópphần giúp các DN hiện thực hóamong muốn, cơ hội để có bướcphát triển vượt bậc. Về giáo dụckỹ thuật, từ trước đến nay, ViệtNam vẫn có hệ thống các trườngchuyên rất tốt về toán cũng nhưcác môn tự nhiên. Đây chính lànguồn phát triển nhân lực AI choViệt Nam và thực tế đã có rấtnhiều các nhà khoa học Việt Namnghiên cứu lĩnh này ra nước ngoàilàm việc. Tuy nhiên, khi lên đếnbậc đại học và nhất là cấp nghiêncứu, chúng ta cần có nhiều thayđổi để ngành toán học, ngànhnghiên cứu cơ bản ứng dụng trởthành xu hướng ở Việt Nam.

AI được nhận định sẽ hiện diệntrên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội và tất nhiên, viễn cảnh thấtnghiệp, phân chia giàu nghèo, tộiphạm công nghệ là không thểtránh khỏi. Tuy nhiên, AI cũng sẽlà cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnhứng dụng các công nghệ mới, vượtqua bẫy thu nhập trung bình, hoànthành sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.n

Phát triển trí tuệ nhân tạo - cơ hội mớicho Việt Nam trong thời đại sốr THÙY LÊ

Thị trường AI của Việt Nam còn rất nhỏ và chưa thu hút được nhiềuDN Việt Ảnh minh họa

Hơn một năm trở lại đây ở nước ta, các thuật ngữ như “Cách mạng công nghiệp 4.0”, “thời đại số”,“cuộc sống số”, “trí tuệ nhân tạo - AI” đã trở nên phổ biến. Trong đó, AI được xác định là một côngnghệ với mục đích tổng thể - công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia.

như yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT giao.Thậm chí, tới ngày 31/12/ 2018, cả nướcmới có 26/44 trạm thu phí đường bộ vậnhành làn thu phí tự động không dừng, với91/605 làn thu phí tự động. Ngoài ra, còn 7trạm thu phí với 18 làn thu phí tự động đangvận hành thử. Đồng thời, cả nước mới cóhơn 680.000 ô tô dán thẻ đầu cuối cho thuphí tự động trên tổng số hơn 2,8 triệu ô tôđang lưu hành. Hiện chỉ có khoảng 30% sốô tô đã dán thẻ là nộp tiền vào tài khoản trảphí, với khoảng 20% xe đã nộp tiền là sửdụng thu phí tự động.

Vấn đề chậm trễ này không phải do khókhăn về kỹ thuật lắp đặt hay sự chống đốichủ trương sử dụng công nghệ thu phí khôngdừng cho dự án BOT, mà có nguyên nhânsâu xa ở cách làm mang tính độc quyền cao:Một mặt, theo báo cáo của các cơ quan chứcnăng, đại đa số các dự án BOT giao thôngđường bộ thời gian qua được triển khai theocơ chế chỉ định thầu trong khi lựa chọn chủđầu tư; Do vậy, “người nhà khó ép nhau”,dù đã có chỉ đạo nghiêm khắc từ cấp trên là

buộc dừng thu phí đối với các dự án chậmlắp đặt. Mặt khác, theo phản ánh của nhiềuchủ đầu tư BOT, việc chỉ có 1 DN được Tổngcục Đường bộ lựa chọn để độc quyền in thẻđầu cuối, thiết bị và cung cấp dịch vụ thu phítự động (Công ty VETC) và buộc các chủđầu tư BOT phải trích lại cho DN này mộtkhoản phí với mức cố định suốt đời dự án làcó tính áp đặt hành chính, gây thiệt hại cholợi ích chủ đầu tư. Ngoài ra, việc chậm trễvà gây khó dễ khi triển khai thu phí tự độngcòn khiến nhà đầu tư dự án BOT “lợi đơnlợi kép”, vì vừa có thể đòi cung ứng dịch vụthu phí tự động có tính cạnh tranh hơn, vừachậm phải minh bạch kết quả thu phí củamình và tăng thu lợi nhuận cơ hội…

Các dự án BOT giao thông đường bộđang khai thác thương mại thuận lợi, với tổngsố thu các trạm thu phí này đạt hơn 12.192 tỷđồng; lũy kế doanh thu từ đầu dự án BOT

hoạt động đến ngày 31/12/2018 đạt hơn47.442 tỷ đồng. Trong đó, 2 dự án BOT đạtdoanh thu cao nhất năm qua là: BOT mở rộngQuốc lộ 51 với 730 tỷ đồng và BOT Pháp Vân- Cầu Giẽ thu trên 700 tỷ đồng. Hai dự án cósố thu thấp nhất là: BOT cầu Việt Trì mới (cầuHạc Trì) chỉ 63 tỷ đồng và BOT Thái Nguyên- Chợ Mới thấp nhất với gần 23 tỷ đồng, tứcthấp hơn 30 lần so với doanh thu của trạmBOT có mức thu cao nhất…

Dư luận đang bức xúc trước tình trạngchậm triển khai thu phí tự động không dừng,nhất là việc chưa rõ trách nhiệm và hài hòalợi ích trong triển khai chủ trương này. Thựctế cho thấy, chính sự độc quyền trong triểnkhai dự án BOT lẫn sự độc quyền trong triểnkhai lắp đặt công nghệ thu phí tự động khôngdừng cho các dự án này đã, đang và sẽ tiếptục là cội nguồn trực tiếp dẫn đến sự chậmtrễ và bức xúc xã hội trong quản lý dự án

BOT giao thông. Đồng thời, sự độc quyềnkép làm chậm trễ trong triển khai chủ trươngthu phí tự động không dừng không chỉ phảnánh sự hạn chế năng lực, hiệu lực và hiệuquả quản lý nhà nước, mà còn là minh chứngcho thấy lợi ích nhóm đang lấn át lợi íchcộng đồng trong triển khai xã hội hóa đầu tưphát triển giao thông đường bộ.

Lợi ích của việc thu phí tự động khôngdừng của các dự án BOT giao thông đườngbộ là hết sức rõ ràng về tiết kiệm thời gianvà tiền bạc, tăng tính minh bạch và hài hòalợi ích xã hội... Bởi vậy, minh bạch hóa tráchnhiệm, đẩy nhanh tiến độ triển khai lắp đặt,vận hành đồng bộ công tác thu phí tự độngkhông dừng, tăng cường kiểm tra và kiểmtoán công tác thu phí, bảo đảm chất lượngvà giá cả hợp lý nhất cho các dự án BOTđường bộ theo nghiêm lệnh của Thủ tướnglà cần thiết và càng cần thiết hơn là phải triệtđể áp dụng cơ chế cạnh tranh thị trường đầyđủ trong thực hiện chủ trương xã hội hóađầu tư theo phương thức BOT nói riêng vàPPP nói chung.n

Đằng sau... (Tiếp theo trang 1)

Page 5: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 5

Tỷ lệ giải ngân thấp: vướng từ cơ chế đến thực hiện

Tại Hội thảo khoa học “Tăngcường công tác thanh toán vốn đầutư công trong bối cảnh triển khaipháp luật về đầu tư công” do BộTài chính tổ chức vào cuối năm2018, ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụtrưởng Vụ Đầu tư - cho biết: Hằngnăm, các cấp, các ngành luôn đặtra mục tiêu đảm bảo giải ngân hếtkế hoạch, song thực tế triển khailuôn có sự chênh lệch nhất định.Bộ Tài chính với vai trò là cơ quanquản lý việc thanh toán vốn đầu tưđã luôn chủ động tổng hợp, nắmbắt tình hình, bám sát tiến độ giảingân vốn đầu tư các dự án, tíchcực tổng hợp, báo cáo Thủ tướngChính phủ, kiến nghị những giảipháp tháo gỡ kịp thời.

Đến ngày 15/12/2018, lũy kếvốn XDCB giải ngân thuộc kếhoạch năm 2018 là 198.334,4 tỷđồng, đạt 65,4% kế hoạch Chínhphủ giao; vốn trái phiếu chính phủ(TPCP) giải ngân là 13.810,4 tỷđồng, đạt 31,5% kế hoạch. Dựkiến, đến ngày 31/01/2019, lũy kếsố vốn XDCB giải ngân thuộc kếhoạch năm 2018 sẽ là 255.577,3 tỷđồng, đạt 84,2% kế hoạch; vốnTPCP giải ngân sẽ là 21.522,2 tỷđồng, đạt 49,1% kế hoạch.

Với kết quả trên, Bộ Tài chínhnhận định: tỷ lệ giải ngân vốn đầutư XDCB năm 2018 đạt rất thấp sovới kế hoạch vốn được Chính phủgiao bởi có nhiều vướng mắc tácđộng đến công tác kiểm soát,thanh toán vốn. Cụ thể là:

Việc các ban quản lý dự ánchuyên ngành, khu vực vẫn tiếptục rà soát, bàn giao, củng cố, hoànthiện bộ máy theo Nghị định số59/2015/NĐ-CP của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng đãảnh hưởng không nhỏ đến tiến độgiải ngân vốn đầu tư công;

Công tác bồi thường, giảiphóng mặt bằng gặp một số vướngmắc như: tiến độ đền bù, giải

phóng mặt bằng thường bị kéo dài,giá đền bù của Nhà nước còn thấpso với giá thị trường nên khôngđược người dân chấp thuận... cũnglàm ảnh hưởng đến tiến độ thựchiện dự án cũng như tiến độ giảingân vốn;

Bên cạnh đó, quy định: “thờigian giải ngân vốn kế hoạch đầu tưcông hằng năm được kéo dài sangnăm sau” tại Luật Đầu tư công2014 đã gây ra tâm lý ỷ lại, tâm lý“để dành” việc. Đến cuối năm,các Bộ, ngành và địa phương mớiđôn đốc thực hiện kế hoạch, khikhông thực hiện hết kế hoạch thìsẽ chuyển sang năm sau để tiếp tụcthực hiện.

Hơn nữa, từ năm 2016 đếnnay, các dự án thực hiện bằngnguồn vốn nước ngoài chỉ đượckiểm soát, xác nhận và giải ngântrong phạm vi kế hoạch vốn đượccấp có thẩm quyền giao, khôngđược kiểm soát, xác nhận và giảingân vượt kế hoạch vốn được cấpcó thẩm quyền giao như trước năm2016. Ngoài ra, năm 2018, một sốdự án ODA đã được bố trí kếhoạch vốn, nhưng hết thời hạn giảingân vốn theo thỏa thuận/hiệpđịnh hoặc quyết định của cấp cóthẩm quyền, do đó, chủ đầu tưphải làm thủ tục gia hạn giải ngântheo quy định, điều này cũng làmảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

dự án cũng như tiến độ giải ngânnguồn vốn ODA.

Cần tạo hành lang pháp lýthông thoáng và đẩy nhanhtiến độ thi công

Từ thực trạng trên, Bộ Tàichính đã kiến nghị một số giảipháp nhằm thúc đẩy việc giải ngânvốn đầu tư XDCB:

Thứ nhất, Bộ Tài chính kiếnnghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ,ngành, địa phương tập trung sửađổi các vướng mắc về cơ chế,chính sách quy định tại Luật Xâydựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,Luật Đất đai cũng như các văn bảnhướng dẫn để tháo gỡ kịp thời cácrào cản, khó khăn, vướng mắc vàtạo điều kiện thuận lợi để các dựán triển khai đúng tiến độ với chấtlượng cao. Tiếp tục hài hòa quytrình, thủ tục với các nhà tài trợ,đặc biệt trong công tác giải phóngmặt bằng và tái định cư, đấu thầu,quản lý tài chính, kiểm toán.... quađó, tạo hành lang pháp lý thôngthoáng, đồng thời, đơn giản hóaquy trình, bảo đảm tính thốngnhất, đồng bộ của hệ thống phápluật về quản lý đầu tư xây dựng vànâng cao hiệu quả sử dụng vốnđầu tư, đảm bảo an ninh tài chínhquốc gia.

Thứ hai, đẩy nhanh công tácsắp xếp, kiện toàn bộ máy banquản lý dự án chuyên ngành, khuvực theo Nghị định số 59/NĐ-CPcủa Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng, nâng cao nănglực của các ban quản lý dự ánchuyên ngành, khu vực, đẩy mạnhtiến độ thực hiện các dự án.

Thứ ba, chỉ đạo các chủ dự án,các Bộ, ngành, địa phương đẩynhanh tiến độ giải ngân đối với dựán ODA, đồng thời đánh giá điều

chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợpvới tiến độ thực hiện, thúc đẩy giảingân nhanh các dự án này.

Thứ tư, đề nghị các Bộ, ngành,địa phương tiếp tục quán triệt,triển khai thực hiện Nghị quyết số70/NQ-CP của Chính phủ vềnhững nhiệm vụ, giải pháp chủyếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện vàgiải ngân kế hoạch vốn đầu tưcông cũng như các nghị quyếtphiên họp Chính phủ thường kỳ,phấn đấu giải ngân 100% dự toánchi đầu tư phát triển được giao.Chỉ đạo các chủ đầu tư tập trungđẩy nhanh tiến độ thi công, khẩntrương thanh toán khối lượng đãhoàn thành tại Kho bạc Nhà nướctheo quy định. Đối với các dự ánđang trong giai đoạn quyết toán,cần đẩy nhanh tiến độ quyết toáncác dự án hoàn thành. Đồng thời,rà soát tiến độ thực hiện các dự án,thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốntheo thẩm quyền đối với dự ánnhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngânkế hoạch vốn năm 2018. Đối vớicác dự án trọng điểm quốc gia, cácBộ, ngành, địa phương cần rà soáttiến độ thực hiện các dự án báo cáoChính phủ, Thủ tướng Chính phủđể điều chỉnh kế hoạch vốn từcông trình dự án chậm thực hiệnsang các dự án có tiến độ giải ngânnhanh còn thiếu kế hoạch vốn.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, để đạtmục tiêu tăng trưởng kinh tế, cơquan quản lý cần thực hiện nhiềugiải pháp mạnh và hiệu quả, trongđó cần tăng tốc độ giải ngân vốnđầu tư công. Điều quan trọng làphải ưu tiên mục tiêu đảm bảonâng cao hiệu quả đầu tư, gắn lộtrình giải ngân vốn đầu tư công vớiviệc kiểm soát lạm phát. Bên cạnhđó, cần tập trung đẩy nhanh tiến độgiải ngân thông qua việc kiênquyết loại bỏ các dự án chưachuẩn bị đầy đủ thủ tục, kém hiệuquả, để tập trung cho các dự án cóhiệu quả cao, tiếp tục cải cách thủtục quản lý đầu tư và giải ngân vốnđầu tư công, giảm thiểu thủ tụcrườm rà, phức tạp, hoàn thiện cơchế quản lý đi đôi với việc củng cốkỷ luật chi nhằm giảm thiểu thấtthoát và lãng phí vốn đầu tư. Chỉcó như vậy, hoạt động đầu tư côngmới góp phần thiết thực vào quátrình ổn định vĩ mô và tăng trưởngkinh tế.n

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2018 đạt rất thấp so vớikế hoạch Ảnh tư liệu

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2018 đạt rất thấp so với kếhoạch vốn được Chính phủ giao. Đến ngày 15/12/2018, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB mới đạt 65,4%so với kế hoạch. Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp, như: cần sửa đổi các vướng mắc về cơchế, chính sách, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương thanh toán khối lượngđã hoàn thành… để giải ngân vốn đúng kế hoạch.

Làm thế nào để gỡ vướng cho quá trìnhgiải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản?r THÙY ANH

Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ về việc chấn

chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trongviệc chấp hành pháp luật về NSNN, mớiđây, Bộ Tài chính đã có Văn bản yêu cầucác đơn vị dự toán thuộc Bộ tăng cường kỷluật, kỷ cương trong việc chấp hành phápluật về NSNN.

Bộ Tài chính đề nghị thủ trưởng cácđơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính tiếp tụctập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác lập dự toán, phân bổ dự toán và xétduyệt, thẩm định quyết toán hằng năm theođúng quy định.

Theo đó, việc lập dự toán và phân bổdự toán hằng năm phải bám sát mục tiêu,định hướng, yêu cầu của kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm, kế hoạch đầu tư công trung

hạn, đảm bảo các chính sách, chế độ, địnhmức chi theo quy định của Nhà nước và BộTài chính; đảm bảo đúng thời hạn, nộidung, đối tượng và lĩnh vực chi; thực hiệnphân bổ, giao dự toán cho các đơn vị dựtoán trực thuộc đúng thời hạn, nội dung,đối tượng và lĩnh vực chi theo quy định.

Việc tổ chức thực hiện dự toán hằngnăm phải đảm bảo trong phạm vi dự toánđược giao, theo đúng nội dung chi, danhmục dự toán được phê duyệt, thực hiện tiếtkiệm triệt để các khoản chi thường xuyên,chi cho bộ máy quản lý. Việc tổ chức các

đoàn đi công tác nước ngoài phải đúng chỉthị của Bộ Tài chính về nâng cao hiệu quảcông tác quản lý và thực hành tiết kiệmtrong việc tổ chức đoàn đi công tác nướcngoài. Tiếp tục rà soát việc tổ chức cácđoàn công tác trong nước, nước ngoàinhằm hạn chế tối đa, triệt để tiết kiệm,trường hợp cần thiết tổ chức đoàn công tácphải xác định cụ thể nhiệm vụ của từngthành viên trong đoàn, nghiêm cấm việckết hợp đi công tác với tham quan, dulịch... Các khoản chi khánh tiết, hội nghị,hội thảo, tổ chức lễ kỷ niệm, lễ khởi công,

khánh thành phải được cắt giảm tối đa.Không tổ chức các hội nghị, hội thảo cónội dung không thiết thực, phô trương,hình thức; thực hiện lồng ghép các nộidung, công việc cần xử lý và kết hợp hợplý các cuộc họp.

Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị thuộcBộ triệt để tiết kiệm trong sử dụng vănphòng phẩm; bố trí kinh phí và tổ chứcmua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảođúng quy định, đúng tiêu chuẩn, định mức,thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tụcđẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xeô tô công. Đồng thời, nghiêm cấm thựchiện các khoản chi ngoài dự toán, sử dụngkinh phí để tạm ứng đối với những côngviệc, nội dung không đúng quy định.n

MINH ANH

Ngay từ tháng 01/2019, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếuđã giao nhiệm vụ cho Vụ Đầu tư và các đơn vị có liên quan của BộTài chính, kiên quyết không để việc giải ngân vốn đầu tư công chậmdo nguyên nhân từ ngành tài chính. Năm nay, Bộ sẽ chủ động thựchiện nghiêm việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giải ngânkế hoạch vốn đầu tư công theo từng tháng và kiến nghị các giải phápthúc đẩy giải ngân ngay từ những tháng đầu năm để góp phần đẩynhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.n

Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật chấp hành ngân sách nhà nước

Page 6: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-20196

Khi cánh cửa Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC) đã

mở, nhân sự kế toán, kiểm toánlà một trong 8 nhóm ngành đượctự do di chuyển giữa các nướcASEAN. Đây là cơ hội cho cáckế toán viên, kiểm toán viên ViệtNam tăng thêm thu nhập, nângcao trình độ chuyên môn, trìnhđộ ngoại ngữ, khả năng thíchnghi với môi trường làm việcquốc tế chuyên nghiệp, phát triểncác kỹ năng mềm… từ đó nângcao chất lượng nguồn nhân lực.

Để đáp ứng nhu cầu của thờiđại mới, chất lượng đào tạongành kế toán, kiểm toán phảiđược nâng cao hơn nữa vềchuyên môn, hòa nhập kiến thức,văn hóa và phong tục tập quáncủa các nước trong khu vực vàthế giới.

Chất lượng chưa song hànhcùng số lượng

Thực tế cho thấy, kế toán vàkiểm toán vẫn đang là nhữngchuyên ngành hấp dẫn, thu hútnhiều thí sinh dự thi hằng năm.Việc đào tạo ngành nghề kếtoán, kiểm toán được thực hiệnở rất nhiều trường đại học kinhtế - tài chính công lập và ngoàicông lập trong cả nước. Chưa kểtới hàng trăm lớp dạy nghề kếtoán và kiểm toán do các hiệphội, trung tâm, DN tổ chức dướimọi hình thức. Như vậy, xét vềmặt số lượng, lực lượng laođộng kế toán, kiểm toán đã phầnnào đáp ứng được trong giaiđoạn vừa qua. Các sinh viên,học viên tốt nghiệp ra trường cósự phát triển nghề nghiệp tốt, nỗlực thích ứng với môi trường

hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình

đào tạo của nhiều trường hiệnnay cũng được xây dựng theohướng liên thông với các chươngtrình đào tạo cấp chứng chỉ nghềnghiệp quốc tế như chứng chỉcủa: Hiệp hội Kế toán Côngchứng Anh quốc (ACCA), Hiệphội Kiểm toán viên hành nghề(CPA) Australia, giúp sinh viênmở rộng chương trình học, pháttriển nghề nghiệp một cáchthuận tiện. Việc không ít trườnggiảng dạy các môn học chuyênngành bằng tiếng Anh đã giúpkhắc phục rào cản ngôn ngữ,phát triển khả năng tiếng Anhtrong công việc của sinh viên, hỗtrợ cho sinh viên có khả năngcông tác tốt trong môi trườngquốc tế khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu xem xét sâuhơn về khía cạnh chất lượng,chúng ta sẽ không khó để nhận rađộ lệch khá lớn giữa các trườngđại học, các trung tâm và các DNcung cấp dịch vụ đào tạo. Nhìnchung, chất lượng đào tạo nhânlực kế toán, kiểm toán vẫn cònhạn chế, chưa đáp ứng được yêucầu nhân lực chất lượng cao phùhợp với tình hình phát triển vàhội nhập sâu rộng của nền kinhtế nước ta trong dài hạn.

Tính đến nay, số lượng nhânsự ngành kế toán, kiểm toánđược đào tạo hằng năm tại cáccơ sở đào tạo là rất lớn nhưngtrình độ chuyên môn, trình độngoại ngữ và các kỹ năng mềmkhác của đối tượng này chưacao, chưa đạt được đến mặt bằngchung của khu vực. Hiện tại, lực

lượng kế toán, kiểm toán viênnắm vững các thông lệ, nguyêntắc, chuẩn mực quốc tế chưanhiều; tư duy tích lũy, am hiểucác vấn đề toàn cầu còn hạn chế,khó hội nhập sâu rộng với kếtoán, kiểm toán quốc tế. Trongkhi đó, các trường đại học lạidạy quá nhiều lý thuyết, chươngtrình học lạc hậu, dẫn đến việcsinh viên thiếu một nền tảng kếtoán, tài chính vững chắc vànhững kỹ năng thực hành hiệuquả. Sinh viên mới ra trườngphải mất thời gian đào tạo lại bởihọ chưa thể nắm bắt được ngaycông việc kế toán, kiểm toán.

Bên cạnh đó, chính đội ngũgiảng viên đảm nhận giảng dạycác học phần về kế toán, kiểmtoán cũng thiếu kinh nghiệmthực tiễn và kỹ năng công việc

thực tế nên không thể truyền đạtmột cách hiệu quả kiến thức chosinh viên. Nhiều người vẫn chorằng, đào tạo kế toán, kiểm toánra chỉ để làm việc tại DN ViệtNam, thực hiện theo kế toán ViệtNam. Quan niệm này phần nàoảnh hưởng đến định hướng và kếhoạch đào tạo trong tương lai.

Đào tạo phải gắn liền với nhu cầu thực tế

Việc nâng cao chất lượng đàotạo kế toán, kiểm toán để tạo nênnguồn nhân lực chất lượng caođang là một đòi hỏi cấp bách củanền kinh tế nước ta trong giaiđoạn hiện nay, bởi đây luôn đượccoi là dịch vụ cao cấp, đòi hỏichuyên môn sâu. Trong thời giantới, lĩnh vực này cần chú trọngmột số vấn đề trọng tâm sau:

Một là, Bộ Tài chính cầnphối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo để hoạch định chiếnlược đào tạo kế toán, kiểm toánbậc đại học theo chuẩn quốc tế,tạo điều kiện để từng trườngthiết kế chương trình đào tạoriêng, phù hợp theo hướng tiếpcận các mô hình trên thế giới.Chiến lược này sẽ tạo nền tảngpháp lý để từng trường chủ độngtrong việc hoạch định quá trìnhđào tạo nguồn nhân lực về kếtoán, kiểm toán chất lượng cao,đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng laođộng trong nước cũng như cácnước trong khu vực và các tổchức nghề nghiệp quốc tế.

Các trường đại học dạy quá nhiều lý thuyết cùng với chương trình lạc hậu khiến cho sinh viên thiếunhững kỹ năng thực hành hiệu quả Ảnh minh họa

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN:

Cần đảm bảo cả về lượng và chấtr PGS,TS. MAI NGỌC ANH - Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính

Công tác đào tạo chuyênngành kế toán, kiểm toán

trong các năm gần đây đã đượctoàn xã hội quan tâm và đầu tư,thực hiện rộng khắp với đủ mọihệ đào tạo và cấp bậc đào tạo,từ trung cấp, cao đẳng, liênthông đại học, đại học chínhquy, cao học và đào tạo tiến sĩ.Nếu trước đây, việc đào tạo kếtoán, kiểm toán chỉ được thựchiện ở một số trường chuyên vềkinh tế, tài chính thì hiện nay,lĩnh vực này đã được đào tạo ởhầu hết các trường đại học,cung cấp một nguồn nhân lựcdồi dào.

Tuy nhiên, chất lượng đàotạo còn có độ lệch khá lớn giữacác trường và nhìn chung là vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu vềnguồn nhân lực chất lượng caophù hợp với tình hình phát triểnvà hội nhập kinh tế sâu rộngtrong dài hạn.

Nguồn nhân lực hiện tạiđang còn hạn chế về trình độngoại ngữ cũng như sự hiểubiết sâu về các thông lệ vàchuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế (IFRS), đặc biệt là khiviệc áp dụng IFRS vào ViệtNam trở thành xu hướng tất yếuvà được kỳ vọng sẽ tạo ra sựchuyển dịch lớn cho cả nềnkinh tế, trong đó có ngành kếtoán, kiểm toán. Điểm tích cực

Chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầur TRẦN HỒNG KIÊN - Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam

Page 7: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 7

Một trong những vấn đềquan trọng nhất để phát

triển thị trường kế toán, kiểmtoán chính là đào tạo nguồnnhân lực kế toán, kiểm toán.

Hiện nay, số lượng nhân lựclàm việc trong lĩnh vực kế toán,kiểm toán của Việt Nam là

tương đối lớn. Theo Báo cáohọp giám đốc các công ty kiểmtoán do Bộ Tài chính tổ chứctháng 5/2018, nguồn nhân lựcđang làm việc tại các DN dịchvụ kế toán, kiểm toán đượcđánh giá có chất lượng khá cao.Đa phần kế toán viên, kiểmtoán viên đã được đào tạo vàcập nhật liên tục về chuyênmôn, có kinh nghiệm hànhnghề, có kỹ năng và phong cáchlàm việc chuyên nghiệp, có đạođức nghề nghiệp tốt. Nhiềukiểm toán viên đạt chứng chỉquốc tế như chứng chỉ của:Hiệp hội Kế toán Công chứngAnh quốc (ACCA), Viện Kếtoán Công chứng Anh và xứWales (ICAEW), Hiệp hộiKiểm toán viên hành nghề(CPA) Australia. Ngoài ra, sốlượng nhân viên của các côngty kiểm toán theo học lấy chứngchỉ kiểm toán nước ngoài cũngtăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, khi so sánh vớicác nước trong khu vực và trênthế giới, nhiều kế toán viên,kiểm toán viên tại Việt Nam

chưa có đầy đủ kiến thức và kỹnăng một cách toàn diện, dễ bịtụt hậu, do hoạt động đào tạo vàtự học chỉ mới tập trung vàoviệc bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn, thiếu các kiến thứcvề công nghệ thông tin và cáckỹ năng mềm, ngoại ngữ. Do

đó, trong thời gian tới, các tổchức đào tạo như hội nghềnghiệp cần bổ sung, đổi mới cảnội dung và phương thức đàotạo. Đồng thời, các DN kế toán,kiểm toán cũng cần đầu tư hơnnữa cho hoạt động đào tạo trongnội bộ DN, hoặc kết nối trựctiếp với tổ chức nghề nghiệp,đơn vị đào tạo để tăng cườngnăng lực toàn diện cho nhânviên của mình.

Đối với lực lượng lao độngtiềm năng đang theo học tại cáctrường đại học, mặc dù đây là sốlượng lớn nhưng hệ thống đàotạo tại các trường đại học củanước ta còn nhiều bất cập,phương thức đào tạo vẫn theokiểu cũ, thiếu tính tương tác, sựgắn kết với thực tiễn, dẫn đếnchất lượng nguồn nhân lực sauđào tạo chưa đáp ứng với yêucầu ngày càng cao trong xu thếphát triển của Cách mạng côngnghiệp 4.0. Đồng thời, cáctrường đại học cũng chỉ tậptrung vào công tác đào tạo, chưaquan tâm nhiều đến việc hợp tácvới DN nói chung cũng như DN

kế toán, kiểm toán nói riêng.Giữa các trường đại học với DNcòn thiếu cơ chế phối hợp chặtchẽ, dẫn đến trường hợp nhânlực vừa thừa vừa thiếu. Ngoàira, một thực tế nữa cho thấy,sinh viên ra trường ít sở hữu cáckỹ năng mềm, trình độ ngoại

ngữ, khả năng làm việc nhóm,kỹ năng công nghệ thông tin vàkhả năng sáng tạo. Do đó, việcđào tạo nguồn nhân lực kế toán,kiểm toán tại các trường đại họccần có những thay đổi lớn, cụthể là cần đổi mới chương trình,nội dung đào tạo đại học theohướng thiết thực và phù hợp.Việc đào tạo cũng phải tiếp cậntheo hướng đa ngành, cáctrường đại học cần nghiên cứu,bổ sung thêm những kiến thứcvề công nghệ thông tin,blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI)và các nội dung trang bị kỹ năngmềm cho sinh viên.

Đồng thời, nhà trường cũngcần khuyến khích và đẩy mạnhviệc tự học, khả năng nghiêncứu của sinh viên, tăng cườngviệc dạy thực tiễn từ các chuyêngia, doanh nhân…, không nênđể 100% kiến thức là do giáoviên giảng dạy. Mặt khác, hoạtđộng đào tạo của nhà trường vớihoạt động của DN cần được tậptrung gắn kết thông qua các môhình liên kết đào tạo giữa DN vànhà trường.n

Phải có những thayđổi lớn trong việcđào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán r TS. TRẦN KHÁNH LÂM - Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên

hành nghề Việt Nam

Hai là, đổi mới mô hình thi,cấp chứng chỉ kiểm toán viên,kế toán viên hành nghề, đồngthời mở rộng và tăng cường sốlượng các kỳ thi nhằm nâng caocả lượng và chất, đáp ứngChiến lược Kế toán - Kiểm toánnăm 2020, tầm nhìn 2030 củaThủ tướng Chính phủ.

Ba là, cần nâng cao và mởrộng vai trò của các hội nghềnghiệp: Hiệp hội Kiểm toánviên hành nghề Việt Nam(VACPA), Chi hội Kế toán hànhnghề Việt Nam (VICA), Hội Kếtoán TP. HCM (HAA)… đểtăng cường kiểm tra, giám sátchất lượng hành nghề kế toán,kiểm toán, đảm bảo nhữngngười đủ điều kiện mới có thểhành nghề, từ đó giúp nâng caochất lượng và tính cạnh tranhcủa những công ty kiểm toánViệt Nam trên thị trường. Hiệphội cần thể hiện vai trò củamình qua việc trở thành cầu nốithiết lập mối liên kết giữa cơquan nhà nước, cơ sở đào tạo vàDN, tạo đầu ra cho các sinhviên. Đồng thời, các hiệp hộinghề nghiệp của Việt Nam cầntăng cường hợp tác với các hộinghề nghiệp trong khu vực vàtrên thế giới để tăng cường sựhiểu biết và liên thông trình độgiữa các kế toán, kiểm toán viêntrong khu vực.

Bốn là, các trường đại họccần đổi mới nội dung vàphương pháp giảng dạy, phốihợp và tăng cường hợp tác vớicác hiệp hội nghề nghiệp như:ACCA, CPA Australia, Hiệphội Kế toán quản trị côngchứng Anh quốc (CIMA)... đểđổi mới giáo trình đào tạo.Chương trình đào tạo cần phảigắn liền với thực tế để ngườihọc có được những kiến thứcmang tính ứng dụng, qua đónâng cao năng lực nghiên cứu,kỹ năng nghề nghiệp chuyênsâu phù hợp với các yêu cầu

được xác định trong chuẩn đầura. Sinh viên cũng cần đượctiếp xúc với các chuyên gia,DN kiểm toán để có sự chuẩnbị sớm và định hướng tốt hơnvề nghề nghiệp tương lai.Ngoài ra, các trường cần tăngcường giảng dạy ngoại ngữchuyên ngành để sinh viên cóthể chuyển đổi sang bằng cấpquốc tế dễ dàng hơn.

Năm là, quá trình hội nhậpquốc tế sẽ làm xuất hiện các cơsở đào tạo mới trên nền tảng tựdo hóa việc cung cấp dịch vụđào tạo. Vì vậy, bản thân các cơsở giáo dục đại học hiện tạicũng phải đối mặt với tháchthức về sự chuyển dịch chấtxám đội ngũ, áp lực đòi hỏi cósự điều chỉnh trong chính sáchlương thưởng, chính sách thuhút nhân tài, thay đổi việc tiếpcận và duy trì mối quan hệ vớicác DN kiểm toán, các cơ quanquản lý nghề nghiệp trong quátrình đào tạo. Các trường đạihọc cần chủ động thu hút đượcđội ngũ chuyên gia, giảng viêngiỏi trong và ngoài nước thamgia vào quá trình đào tạo.

Sáu là, các công ty dịch vụkế toán, kiểm toán cần phát huyhơn nữa vai trò tham gia vàohoạt động đào tạo của các tổchức sử dụng nguồn nhân lựckế toán, kiểm toán; tích cựctham gia đóng góp ý kiến vềnhu cầu, định hướng và giảipháp đào tạo nguồn nhân lực;phối hợp với các trường đại họcthông qua việc phản hồi tíchcực về chất lượng sinh viênmới tốt nghiệp để các trườngđẩy mạnh đổi mới chương trìnhđào tạo. Các DN uy tín về kếtoán, kiểm toán cũng cần thamgia biên soạn, phản biện giáotrình, đồng thời hỗ trợ đào tạotại các trường đại học về chínhsách chế độ kế toán, kiểm toánmới trên cơ sở các chuẩn mựckế toán, kiểm toán quốc tế.n

Ảnh minh họa

là một số trường đại học đãđưa IFRS vào trong chươngtrình đào tạo nhằm đón đầu lộtrình áp dụng bộ tiêu chuẩnnày vào Việt Nam. Mặc dù vậy,việc đào tạo IFRS nhìn chungvẫn chưa đồng bộ và chưa đivào chiều sâu. Lý do một phầncũng vì hạn chế nguồn lựcgiảng viên có chất lượngchuyên môn về IFRS.

Đào tạo được nguồn nhânlực kế toán, kiểm toán với chấtlượng cao trong thời gian tới làmột trong những điều đảm bảosự thành công của Đề án Ápdụng IFRS tại Việt Nam. Muốnlàm được việc đó, các cơ quanquản lý cần có một giải phápđồng bộ để đưa nguồn nhân lựcnày vào đời sống thực tế, cụthể là:

Bộ Tài chính sớm công bốlộ trình triển khai áp dụng IFRStại Việt Nam, bao gồm cả thờigian dự kiến bắt buộc áp dụng

và các bước hướng dẫn chuyểntiếp để giúp các DN cũng nhưcác đơn vị liên quan có sựquyết tâm và tự xây dựng cáclộ trình chi tiết để triển khai ápdụng IFRS thành công;

Cùng với đó, các trung tâmđào tạo phải triển khai nhữngkhóa đào tạo/cập nhật về IFRS,cho cả sinh viên và cho cácgiảng viên;

Chương trình đào tạo kếtoán, kiểm toán cần gắn liềnvới thực tiễn; các trung tâm đàotạo nên có chương trình hợp tácvới các DN, giúp sinh viên cónhiều cơ hội thực hành trướckhi làm việc chính thức;

Trong chương trình hợp tácvới DN, các trường đại học nênmời những chuyên gia làm việcở đây chia sẻ thêm kiến thức,kinh nghiệm cho sinh viên,giúp sinh viên được tiếp xúcsớm với những công việc màchuyên gia đã làm tại DN.n

Page 8: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-20198Vượt tổng mức đầu tư do phát sinh hạng mục, chi phí

Dự án được đầu tư nhằm mụcđích đảm bảo giao thông thôngsuốt, phục vụ cứu hộ, cứu nạn khicó mưa bão, đáp ứng nhu cầu đi lạitrong vùng, phục vụ việc phát triểnkinh tế - văn hóa - xã hội và đảmbảo an ninh quốc phòng của tỉnhHà Tĩnh nói riêng và khu vực BắcTrung Bộ nói chung; phù hợp vớiquy hoạch và định hướng pháttriển giao thông vận tải (GTVT).

Kết quả kiểm toán cho thấy, tạithời điểm kiểm toán (tháng3/2016), Dự án đã đưa vào khaithác, sử dụng được 2 năm và đãđạt được mục tiêu đề ra. Việc triểnkhai thi công Dự án Quốc lộ 15 làhoàn toàn phù hợp quy hoạch củađịa phương cũng như của ngànhgiao thông. KTNN đánh giá, trìnhtự lập, thẩm định và phê duyệtthiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và dự toán các gói thầu cơbản tuân thủ Luật Xây dựng và cácvăn bản pháp luật có liên quan.Quy mô và giải pháp công nghệcủa Dự án được lựa chọn phù hợpvới mục tiêu của Dự án. Giải phápkỹ thuật phù hợp với quy mô, tínhchất công trình, điều kiện thi côngcũng như năng lực quản lý, khaithác, sử dụng công trình. Các tiêuchuẩn thiết kế được áp dụng phùhợp với tiêu chuẩn được ban hành;áp dụng định mức, đơn giá phùhợp với các quy định, chính sáchcủa Nhà nước.

Công tác lựa chọn nhà thầuđược thực hiện theo hình thức đấuthầu rộng rãi trong nước và chỉđịnh thầu. Quá trình lựa chọn nhàthầu đã thực hiện cơ bản đầy đủquy định pháp luật. Thông qua đấuthầu đã tiết kiệm được chi phí đầutư cho Dự án với số tiền hơn 20,4tỷ đồng (tương đương 4,08%).Trong quá trình thực hiện, chủ đầutư, Ban Quản lý Dự án đã phối hợpvới các đơn vị liên quan thông quacông tác nghiệm thu và kiểm soátnội bộ đã tiến hành rà soát, cắtgiảm khối lượng trên hồ sơ, kiểmtra thực tế hiện trường và đã giảmgiá trị các gói thầu xây lắp hơn19,7 tỷ đồng.

Theo Quyết định phê duyệt Dựán số 2987/QĐ-BGTVT ngày14/10/2009 của Bộ GTVT, Dự ánđược đầu tư bằng nguồn vốn tráiphiếu chính phủ (TPCP) do SởGTVT tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầutư. Tổng mức đầu tư Dự án đượcphê duyệt là hơn 681,64 tỷ đồng.Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện Dự án đã có thay đổi do phát

sinh thêm hạng mục xây dựng Đàitưởng niệm các Anh hùng liệt sĩngành GTVT đã được Thủ tướngChính phủ cho phép (bổ sung tăng13,1 tỷ đồng); do thay đổi mứclương và biến động giá nguyên vậtliệu đồng thời do năm 2011 phảitạm dừng thi công theo Nghị quyếtsố 11/NQ-CP ngày 24/02/2011của Chính phủ (bổ sung tăng 152,6tỷ đồng); do phát sinh kinh phíthực hiện công tác giải phóng mặtbằng (bổ sung tăng gần 35,8 tỷđồng). Do đó, tại thời điểm kiểmtoán, chủ đầu tư đang trình BộGTVT phê duyệt điều chỉnh tổngmức đầu tư là 806,6 tỷ đồng (tăng125 tỷ đồng).

Nợ khối lượng, chậm tiến độdo thiếu vốn

Theo Báo cáo kiểm toán, tạithời điểm 31/12/2015, giá trị giảingân của Dự án là 641,17 tỷ đồng

(đạt 100% so với kế hoạch vốn),còn thiếu 40,46 tỷ đồng so với dựtoán được duyệt. Như vậy, nguồnvốn TPCP được bố trí chưa đảmbảo cân đối cho Dự án được BộGTVT phê duyệt.

Đặc biệt, do việc bổ sung hạngmục và phát sinh kinh phí, trongkhi tổng mức đầu tư điều chỉnhchưa được phê duyệt nên mặc dùDự án đã hoàn thành và bàn giaođưa vào sử dụng từ năm 2014nhưng đến thời điểm 31/12/2015,Dự án vẫn còn nợ đọng khối lượnghoàn thành 121,9 tỷ đồng. Đồngthời, do tổng mức đầu tư vượt sovới quyết định đầu tư nên công tácphê duyệt quyết toán Dự án hoànthành còn chậm; đến thời điểmkiểm toán mới phê duyệt quyếttoán được 8/10 gói thầu xây lắp vàcác chi phí khác.

Về tiến độ thực hiện Dự án,theo dự kiến, Dự án được khởi

công năm 2010, hoàn thành ngày01/12/2012 nhưng thực tế Dự ánhoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng ngày 04/9/2014. TheoKTNN, chủ đầu tư và các nhà thầuđã có nhiều cố gắng trong việctriển khai thực hiện các gói thầunên đến thời điểm kiểm toán, Dựán đã hoàn thành và đưa vào sửdụng. Tuy nhiên, do nguồn vốnđầu tư thực hiện Dự án còn khókhăn, bố trí vốn kéo dài cùng vớinhững vướng mắc trong giảiphóng mặt bằng (GPMB), thời tiếtmưa nhiều nên một số gói thầuxây lắp chậm tiến độ so với hợpđồng ban đầu đã làm chậm thờigian hoàn thành đưa vào khai thác,sử dụng toàn bộ Dự án, làm giảmtính hiệu quả của Dự án.

Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉra một số hạn chế trong thực hiệnDự án. Cụ thể như: công tác khảosát địa chất chưa đánh giá hết thực

tế địa chất công trình nên trongquá trình thi công phải điều chỉnhbổ sung thiết kế; công tác chiếttính một số khối lượng chưa thậtchính xác (tính thừa, tính trùng);đơn giá dự toán một số hạng mụccòn sai số, việc phân chia tỷ lệ đàođắp bằng thủ công và bằng máytrong thuyết minh chưa tính toáncụ thể; công tác kiểm soát vànghiệm thu khối lượng thi côngcủa chủ đầu tư và tư vấn giám sátcòn một số hạn chế nên phải giảmtrừ chi phí đầu tư số tiền 916 triệuđồng; quá trình nghiệm thu, thanhtoán còn một số sai sót với giá trị1,283 tỷ đồng.

Trong công tác GPMB cũngcòn một số sai sót như: tại huyệnHương Khê tổng hợp đề nghịquyết toán số tiền của các đốitượng chưa chi trả được với giá trị122,5 triệu đồng là chưa phù hợp;tại TP. Hà Tĩnh chi trả thừa cho cáchộ dân số tiền 102 triệu đồng chưathu hồi được. Trong công tác táiđịnh cư và di dời công trình phụcvụ GPMB, việc thiết kế chiết tínhmột số khối lượng chưa thật chínhxác, công tác lựa chọn nhà thầubằng chỉ định thầu nhưng chưa trừtiết kiệm làm tăng giá trị nghiệmthu, quyết toán số tiền gần 367triệu đồng.

Qua thực tế kiểm toán, KTNNkiến nghị xử lý tài chính 1,28 tỷđồng, đồng thời kiến nghị các đơnvị được kiểm toán chấn chỉnhcông tác quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình, công tác quản lýtài chính, kế toán; rút kinh nghiệmnhững sai sót trong công tác khảosát, tính toán, lập bản vẽ thiết kếthi công, lập dự toán, công tácquản lý hợp đồng và tiến độ thicông, nghiệm thu, thanh toán saikhối lượng. Đặc biệt, KTNN kiếnnghị Ban Quản lý và điều hành Dựán Xây dựng giao thông tỉnh HàTĩnh đẩy nhanh công tác lập vàtrình phê duyệt tổng mức đầu tư vàquyết toán dự án hoàn thành…n

Chậm tiến độ Dự án Cải tạo Quốc lộ 15 do thiếu vốn Ảnh tư liệu

DỰ ÁN CảI TẠO, NÂNG CấP QUốC Lộ 15 NốI QUốC Lộ 1A ĐẾN ĐườNG Hồ CHÍ MINH (PHÚC ĐồNG) TỉNH HÀ TĩNH:

Khó khăn trong bố trí vốn làm giảmhiệu quả đầu tư Dự ánr Đ. KHOA

Qua kiểm toán Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 15 nối Quốc lộ 1A, TP. Hà Tĩnh đến đường Hồ ChíMinh, Phúc Đồng - tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Dự án), KTNN đánh giá, Dự án đã đạt được mục tiêu đề ra;phương án xây dựng các hạng mục công trình bảo đảm đáp ứng mục tiêu Dự án. Tuy nhiên, do nguồnvốn đầu tư thực hiện Dự án còn khó khăn, bố trí vốn kéo dài làm chậm tiến độ cùng với một số sai sóttrong công tác khảo sát, lập dự toán và nghiệm thu, thanh toán đã làm giảm tính kinh tế và hiệu quảđầu tư của Dự án.

Deloitte thực hiện khảo sát đánh giá rủi ro thuế gián tiếp

Nhằm xây dựng một đánh giá ban đầuvề tình trạng kiểm soát thuế gián tiếp,Deloitte đã thực hiện một cuộc khảo sátđánh giá rủi ro thuế, tập trung vào các thônglệ tốt trong lĩnh vực quản lý rủi ro thuế giántiếp. Cuộc khảo sát phân loại và chấm điểmcác câu trả lời, qua đó chia thành 4 nhómchính của khung rủi ro tích hợp, bao gồm:Quản trị, Con người, Quy trình, Dữ liệu vàHệ thống.n

Ngân hàng của tương laiĐây là chủ đề của buổi Tọa đàm do

PwC tổ chức vào đầu tháng 3 tới đây vớinội dung tập trung vào xu hướng phát triểncủa ngân hàng trong thời đại công nghệ số.Cũng tại đây, các chuyên gia của PwC sẽtrình bày giải pháp phân tích thông tinkhách hàng do PwC phát triển với nhữngphân tích chuyên sâu về hành vi của kháchhàng, từ đó cung cấp các sản phẩm và dịchvụ mục tiêu nhằm nâng cao giá trị vòngđời khách hàng.n

SAPP tổ chức các khóa học về kế toán, kiểm toán

Ngày 20/02, tại TP. HCM, SAPP đã khaigiảng Khóa học ACCA FR/F7 - Lập báo cáotài chính giúp học viên hiểu và nắm vữngcách áp dụng các chuẩn mực kế toán, lậpbáo cáo tài chính tại DN. Ngày 21/02, tại HàNội, Khóa học ACCA AA/F8 - Kế toán vàDịch vụ đảm bảo cũng được tổ chức nhằmgiúp học viên hiểu và nắm vững quá trìnhthực hiện các dịch vụ đảm bảo và ứng dụngcủa chúng trong các bối cảnh. Đây là những

khóa học dành cho học viên làm việc trongcác lĩnh vực như: kế toán, kiểm toán, tư vấntài chính, quản lý DN.

Cũng tại Hà Nội, ngày 22/02, SAPPAcademy sẽ khai giảng Khóa học ACCATX/F6 - Thuế Việt Nam nhằm cung cấp cáckiến thức chuyên sâu về thuế Việt Nam, baogồm: thuế VAT, thuế thu nhập DN, thuế thunhập cá nhân, thuế nhà thầu và các kiến thứckhác về quản lý thuế của Việt Nam. Khóahọc được xây dựng dành cho học viên đanglàm trong lĩnh vực thuế, tư vấn thuế, quảnlý DN.n THÙY LÊ

Page 9: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 9Hiểm họa “ô nhiễm trắng”

Theo báo cáo của Liên HợpQuốc, mỗi năm, lượng rác thảinhựa thải ra trên khắp thế giớiđủ để bao quanh Trái đất 4 lần.Mỗi phút có 1.000 túi nhựa đượctiêu thụ nhưng chỉ có 27% trongsố chúng được xử lý và tái chế.Rác thải nhựa nằm lại rất nhiềudưới đáy đại dương và trở thànhthức ăn đầu độc các loại sinh vậtbiển. Một báo cáo của Diễn đànKinh tế thế giới cho rằng, năm2050, tổng trọng lượng rác thảinhựa trên đại dương thậm chícòn có thể lớn hơn tổng trọnglượng của các loài cá. Rác thảinhựa đã khiến cho sinh kế củacác ngư dân đánh bắt quy mônhỏ ở ven biển bị đe dọa rấtnghiêm trọng.

Tại Việt Nam, thống kê củaBộ Tài nguyên và Môi trường(TN&MT) cho thấy, rác thảinhựa chiếm 7% tổng lượng chấtthải rắn thải ra, tương đương gần2.500 tấn/ngày. Chất thải nhựakhó phân hủy kéo dài gây ônhiễm môi trường, chi phí xử lýtốn kém nhưng lại là nguồn nănglượng tái tạo khi sử dụng đúngphương pháp. Đặc biệt, tại cácthành phố lớn, rác thải nhựađược sử dụng một cách tràn lan.Tại Hà Nội, mỗi ngày Thànhphố thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác,trong đó rác thải nilon chiếm 7 -8%. Như vậy, chỉ riêng hai thànhphố lớn là Hà Nội và TP. HCMthải ra môi trường khoảng 80 tấnnhựa và túi nilon/ngày. Đáng

chú ý, lượng chất thải nhựa vàtúi nilon cả nước chiếm khoảng8 - 12% trong chất thải rắn sinhhoạt. Nếu trung bình khoảng10% lượng chất thải nhựa và túinilon không được tái sử dụng màthải bỏ hoàn toàn thì lượng chấtthải nhựa và túi nilon thải bỏ xấpxỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đâylà gánh nặng cho môi trường,thậm chí dẫn tới thảm họa "ônhiễm trắng".

Giảm thiểu rác thải nhựa còn nhiều khó khăn

Theo PGS,TS. Nguyễn ChuHồi - giảng viên Khoa Môi trường,Đại học Tự nhiên, Đại học Quốcgia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Biển và Hải đảo(Bộ TN&MT): Biển Đông là mộttrong những khu vực có lượng rácthải nhựa lớn trên thế giới. Trongkhi đó, do vấn đề xuyên biên giớicủa động lực học, hoàn lưu dòng

chảy Biển Đông biến đổi theo mùacộng với việc vật liệu nhựa thườngnhẹ và rất dễ di chuyển trong điềukiện động lực học mạnh ở khu vực,tác động của vấn đề rác thải nhựaở một nước có thể ảnh hưởng đếnnước khác rất nhanh.

Đánh giá về những khó khăntrong việc giảm thiểu rác thảinhựa, ông Hoàng Văn Thức - PhóTổng cục trưởng Tổng cục Môitrường (Bộ TN&MT) - cho biết:Trên thực tế, Việt Nam có nhữngkế hoạch để thực hiện chủ trươngngăn ngừa, giảm thải chất thảinhựa, túi nilon vào môi trường tựnhiên và đạt được nhiều kết quảkhả quan. Tuy nhiên, việc loại bỏchất thải nhựa và túi nilon làkhông dễ dàng do chúng ta chưatìm được sản phẩm rẻ hơn, tiệndụng hơn để thay thế. Mặc dùnhận thức của phần lớn nhà sảnxuất cũng như người tiêu dùng đãđược cải thiện do hiệu quả củatuyên truyền nhưng thói quen sửdụng chất thải nhựa và túi nilonkhó phân hủy của cộng đồng vẫnrất khó bỏ. Ngoài ra, cơ chế, chính

sách cũng như công nghệ tái chếvà sử dụng xử lý chất thải nhựacũng còn gặp nhiều khó khăn. Tỷlệ tái chế rác thải nhựa của ViệtNam còn rất khiêm tốn do đượcthực hiện chủ yếu tại các làngnghề, công nghệ lạc hậu. Điều nàydẫn đến chính việc tái chế lại tiếptục phát sinh ô nhiễm môi trường.Việc phân loại rác tại nguồn chưađược thực hiện rộng khắp lànguyên nhân chính khiến việc táichế rác, nhất là rác thải nhựa chưahiệu quả. Tiếp nữa, thất thu NSNNtừ việc áp thuế bảo vệ môi trườngvới bao bì/túi nilon cũng là mộtđiều rất đáng ngại.

Trước thực tế trên, Bộ TN&MTcho biết, trong năm 2019, Bộ sẽ tậptrung công tác sửa Luật Bảo vệ môitrường 2014. Đồng thời, đẩy mạnhcông tác truyền thông nhằm nângcao nhận thức cho cộng đồng,khuyến khích người dân sử dụng túinilon thân thiện với môi trường, sửdụng nhiều lần. Bộ TN&MT cũngxây dựng trình Chính phủ phêduyệt, triển khai một số đề án lớn vềbảo vệ môi trường như: Đề án Tăngcường năng lực xử lý chất thải sinhhoạt, quy hoạch bảo vệ môi trường,quan trắc, giám sát môi trường...n

Việc loại bỏ chất thải nhựa và túi nilon không dễ dàng do chúng tachưa tìm được sản phẩm rẻ và tiện dụng hơn Ảnh: TK

Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựar LONG HOÀNG

72. Phương pháp phân tích độ nhạycó thể cho thấy một ước tính kế toán không nhạy cảmvới thay đổi của một số giả định cụ thể nào đó, màchỉ nhạy cảm với một hoặc một số giả định mà kiểmtoán viên nhà nước sẽ phải tập trung chú ý vào cácgiả định này.

73. Hướng dẫn này không nhằm mục đích khuyếnnghị một phương pháp cụ thể nào để xử lý sự khôngchắc chắn trong ước tính (như phương pháp phân tíchđộ nhạy) là thích hợp hơn so với các phương pháp khác,hay khuyến nghị đơn vị cần phải xem xét các giả địnhhoặc kết quả khác bằng một quy trình chi tiết và đượchỗ trợ bằng các tài liệu chứng minh phạm vi rộng.Hướng dẫn này chỉ tập trung vào việc xác định xem liệuđơn vị đã đánh giá sự không chắc chắn có thể ảnh hưởngđến các ước tính kế toán quan trọng hay chưa mà khôngquan trọng xem cách thức thực hiện đánh giá như thếnào. Do đó, khi đơn vị chưa xem xét các giả định hoặckết quả khác, kiểm toán viên nhà nước có thể cần thảoluận với đơn vị và yêu cầu cung cấp bằng chứng về việcđơn vị đã giải quyết ảnh hưởng của sự không chắc chắnđến các ước tính kế toán như thế nào.

Đánh giá việc đơn vị sử dụng các giả định quan trọng74. Một giả định được sử dụng để lập ước tính kế

toán có thể được coi là quan trọng nếu một thay đổihợp lý trong giả định đó có thể ảnh hưởng trọng yếuđến việc đo lường ước tính kế toán.

75. Đối với các giả định quan trọng được xây dựngdựa vào kiến thức của đơn vị, kiểm toán viên nhà nướccó thể thu thập bằng chứng để chứng minh cho các giảđịnh này từ quy trình quản lý rủi ro và phân tích chiếnlược của đơn vị. Ngay cả khi đơn vị không có một quytrình chính thức (như trong trường hợp các đơn vị nhỏ),kiểm toán viên nhà nước cũng có thể đánh giá các giảđịnh thông qua việc thảo luận và phỏng vấn đơn vị, kết

hợp với các thủ tục kiểm toán khác để thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp.

76. Khi đánh giá các giả định của đơn vị, kiểm toánviên nhà nước cần thực hiện theo quy định tại Đoạn 54đến Đoạn 59 Chuẩn mực này.

Đánh giá dự định và khả năng thực hiện các hànhđộng cụ thể của đơn vị

77. Khi xem xét các giả định, các dự định và khảnăng thực hiện các hành động cụ thể của đơn vị nhằmxem xét, xử lý ảnh hưởng của sự không chắc chắn trongước tính kế toán, kiểm toán viên nhà nước cần thựchiện theo quy định tại Đoạn 18 và Đoạn 54 đến Đoạn59 Chuẩn mực này.

Xây dựng khoảng giá trị ước tính78. Nếu theo xét đoán của kiểm toán viên nhà nước,

đơn vị đã không xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của sựkhông chắc chắn trong các ước tính kế toán làm phátsinh rủi ro đáng kể, kiểm toán viên nhà nước phải xâydựng một khoảng giá trị ước tính (nếu cần thiết) đểđánh giá tính hợp lý của ước tính kế toán.

79. Khi lập báo cáo tài chính, đơn vị có thể hài lòngvề việc đã xử lý thỏa đáng các ảnh hưởng của sự khôngchắc chắn trong các ước tính kế toán làm phát sinh rủiro đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, theoxét đoán kiểm toán viên nhà nước có thể cho rằngnhững nỗ lực của đơn vị là chưa đủ, cụ thể như:

(i) Kiểm toán viên nhà nước không thể thu thập đầyđủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thông qua đánh giácách thức đơn vị xử lý ảnh hưởng của sự không chắcchắn trong ước tính;

(ii) Kiểm toán viên nhà nước vẫn cần phải xác địnhthêm về mức độ không chắc chắn của một ước tính kếtoán, chẳng hạn khi kiểm toán viên nhà nước nhận thấycó sự chênh lệch lớn về kết quả của các ước tính kếtoán tương tự trong những trường hợp tương tự;n

ICAEW hỗ trợ, tạo cơ hội thực tập cho sinh viêntài chính - kế toán

Vừa qua, tại Anh, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales(ICAEW) đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Giáo dục và Đàotạo Việt Nam về phát triển đào tạo trong lĩnh vực tài chính - kếtoán. Một trong những nội dung quan trọng của Bản ghi nhớ làsự hợp tác, kết nối giữa các trường đại học với DN, hỗ trợ sinhviên ngành tài chính - kế toán có cơ hội thực tập và phát triển sựnghiệp tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.n

Thử thách Kế toán Đại học Thương mại Tiếp nối mùa thi đầu tiên năm 2018, TMU Accounting Chal-

lenge 2019 - Thử thách Kế toán Đại học Thương Mại là cuộc thivề kế toán - kiểm toán - tài chính do Khoa Kế toán - Kiểm toán,Đại học Thương mại tổ chức. Cuộc thi năm nay hứa hẹn mangđến một sân chơi bổ ích cho sinh viên đam mê ngành kế toán,kiểm toán được thể hiện bản thân, đồng thời cũng là nơi giao lưu,học hỏi, cầu nối giữa các sinh viên và nhà tuyển dụng.n

Doanh nghiệp vẫn khó khăn khi đứng trướcCách mạng công nghiệp 4.0

Đây là kết quả khảo sát đánh giá sự sẵn sàng của DN và Chínhphủ cho cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 của DeloitteGlobal. Theo đó, các nhà lãnh đạo DN đã nhận thức được nhữngthách thức và đang xem các hành động cần thiết để thành cônghơn khi đối mặt với CMCN 4.0. Tuy nhiên, các DN vẫn chưa cóđược sự chuẩn bị như mong muốn, họ đang gặp khó khăn trongviệc đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số và đào tạo lại lực lượnglao động của mình…n

Khai giảng Lớp Bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp

Ngày 18/02, tại TP. HCM, Hội Kế toán TP. HCM (HAA) đãkhai giảng Lớp Bồi dưỡng kế toán trưởng DN. Đây là khóa họcdành cho các kế toán viên, kế toán trưởng tại các DN và các họcviên có nhu cầu nâng cao kiến thức về kế toán, kiểm toán.n

THÙY LÊ (Kỳ sau đăng tiếp)

(Tiếp theo kỳ trước)

Các nhà khoa học dự báo, trọng lượng rác nhựa đến năm 2050 ở các đại dương sẽ nặng hơn cả trọnglượng của các loài cá. Trong khi đó, theo thống kê, Việt Nam là nước xếp thứ 17/109 quốc gia có mứcô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới.

QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 1540

KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

Page 10: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-201910

Khung điều kiện vay vốn ưu đãi mới của 6 ngân hàng phát triểnBộ Tài chính vừa cập nhật các thông tin về khung điều kiện vay vốn ODA và

vay vốn ưu đãi của 6 ngân hàng phát triển, bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB),Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Khung điều kiện vay gồm thông tin về: thời hạn khoản vay, thời gian ân hạn,lãi suất, đồng tiền vay, phí cam kết, phí thu xếp khoản vay, phí quản lý, phần phụphí theo kỳ hạn và các ghi chú khác nếu có. Đây là khung điều kiện vay chungcủa 6 nhà tài trợ lớn, cung cấp hơn 80% tổng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưuđãi của Chính phủ nhưng không phải là điều kiện vay cuối cùng đối với từngkhoản vay cụ thể.

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, chủ dự án, các tổ chức, cơquan, các DN căn cứ vào các điều kiện vay vốn ODA, vay ưu đãi vừa được côngbố để làm cơ sở tính toán khi quyết định đăng ký đề xuất dự án dự kiến sử dụngvốn vay của nhóm 6 ngân hàng phát triển.

Trường hợp Bộ, ngành, địa phương, chủ dự án, các tổ chức, cơ quan, các DNdự kiến sử dụng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn của nhóm 6 ngân hàng phát triểncó thể tham chiếu các điều kiện vay vốn ODA, vay ưu đãi của nhóm 6 ngân hàngphát triển để xây dựng các phương án phù hợp cho đề xuất dự án trước khi trìnhcấp có thẩm quyền xem xét quyết đinh.n THÙY ANH

FDI là bộ phận quan trọngcủa nền kinh tế

Số liệu thống kê cho biết,tính lũy kế đến cuối tháng01/2019, cả nước có 27.463 dựán FDI còn hiệu lực, với tổngvốn đăng ký khoảng 343 tỷUSD và tổng vốn thực hiện hơn192 tỷ USD. Tỷ trọng vốn FDItrong tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội duy trì ở mứckhoảng 18 - 25%.

Theo Thứ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư (KH&ĐT) VũĐại Thắng, khu vực FDI đã trởthành một bộ phận hữu cơ quantrọng của nền kinh tế, góp phầnnâng cao vị thế của Việt Namtrên trường thế giới.

Quá trình tổng kết, đánh giávề thành tựu phát triển kinh tếsau đổi mới đã khẳng định thuhút FDI là một chủ trương đúngđắn và thành công của Đảng vàNhà nước. Bởi cùng với việc bổsung nguồn vốn quan trọng vàotổng vốn đầu tư phát triển toànxã hội, FDI đã thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế và hình thànhmột số ngành công nghiệp mũinhọn, góp phần gia tăng năng lựcsản xuất, giữ vai trò chủ đạotrong xuất khẩu và chuyển đổi cơcấu mặt hàng xuất khẩu, từngbước đưa sản phẩm của ViệtNam tham gia vào mạng lưới sảnxuất và chuỗi giá trị toàn cầu.Khu vực FDI còn thực hiệnchuyển giao công nghệ ở một sốngành, lĩnh vực, bước đầu hìnhthành mối liên kết với khu vựctrong nước, thúc đẩy phát triểncông nghiệp hỗ trợ, đóng gópcho NSNN, hỗ trợ cán cân thanhtoán, góp phần ổn định kinh tế vĩmô, giải quyết việc làm, pháttriển nguồn nhân lực, năng suấtlao động và trở thành một độnglực của tăng trưởng kinh tế.

Những kết quả đạt được nêutrên thể hiện sự nỗ lực, cố gắngcủa các cấp, các ngành, địaphương trong thu hút, quản lýFDI, trong đó có việc xây dựng,đổi mới hoàn thiện hệ thống thểchế, cơ chế, chính sách.

Tuy nhiên, tại nhiều hộinghị, hội thảo tổng kết 30 năm

thu hút FDI, nhiều chuyên gia,nhà nghiên cứu và các nhà quảnlý đã nêu rõ, bên cạnh nhữngkết quả đạt được, việc thu hútvà sử dụng FDI thời gian quacòn một số hạn chế, bất cập.Liên kết của khu vực FDI đếnkhu vực trong nước và hiệu ứnglan tỏa năng suất chưa cao.Chuyển giao công nghệ từ khuvực FDI chưa đạt hiệu quảmong muốn. FDI từ các tậpđoàn xuyên quốc gia vào lĩnhvực sử dụng công nghệ cao,công nghệ nguồn còn hạn chế.Phát triển kết cấu hạ tầng vànông nghiệp là những lĩnh vựcViệt Nam ưu tiên, có nhu cầu vàtiềm năng lớn, nhưng kết quảthu hút FDI chưa tương xứng.Một số dự án FDI chưa tuân thủ

nghiêm túc quy định của phápluật về bảo vệ môi trường.

Định hướng rõ để thu hútFDI chất lượng

Thực tế trên đòi hỏi Việt Namphải tiếp tục hoàn thiện hơn nữathể chế, chính sách và điều chỉnhmục tiêu, định hướng thu hút, sửdụng FDI, gắn kết FDI với Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hộigiai đoạn 2021-2030. Điều nàymột lần nữa được các đại biểunhấn mạnh tại Hội nghị thamvấn định hướng hoàn thiện thểchế, chính sách về đầu tư nướcngoài trong bối cảnh mới nhằmhoàn thiện Đề án “Định hướnghoàn thiện thể chế, chính sách,nâng cao chất lượng, hiệu quảthu hút và sử dụng đầu tư nước

ngoài đến năm 2030” do BộKH&ĐT vừa tổ chức.

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT chobiết, thực hiện nhiệm vụ Chínhphủ giao, thời gian qua, BộKH&ĐT đã phối hợp với cácBộ, ngành, địa phương, Hiệphội DN và các chuyên gia soạnthảo Đề án trên.

Ban Soạn thảo xác định mụctiêu của Đề án là đánh giá kếtquả thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách lớn của Đảngvà Nhà nước về FDI; đóng gópcủa khu vực FDI đối với nềnkinh tế; phân tích nguyên nhâncủa những thành tựu, hạn chế,bất cập và rút ra các bài họckinh nghiệm. Đồng thời, Đề áncũng đánh giá tình hình thế giới,khu vực và trong nước, đặc biệt

là xu hướng của các dòng vốnđầu tư quốc tế và cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0, từ đó đềxuất quan điểm, mục tiêu, địnhhướng, nhiệm vụ và giải phápchủ yếu nhằm nâng cao chấtlượng thu hút, sử dụng và quảnlý FDI đến năm 2030.

Cụ thể, theo Dự thảo Đề án,định hướng thu hút FDI giaiđoạn tới sẽ tập trung ưu tiên vàocác ngành công nghệ cao, côngnghệ mới, tiên tiến, thân thiệnvới môi trường, công nghệthông tin và viễn thông, điện tửở trình độ tiên tiến của thế giới;tập trung thu hút FDI trong lĩnhvực công nghiệp chế biến, nôngnghiệp công nghệ cao, thiết bị ytế, chăm sóc sức khỏe, giáo dụcvà đào tạo, du lịch chất lượngcao, dịch vụ tài chính, logistics;phát triển kết cấu hạ tầng kỹthuật, năng lượng sạch, nănglượng tái tạo, năng lượng thôngminh... Tại Hội nghị, các đạibiểu đã thể hiện sự đồng tìnhvới định hướng thu hút FDI phùhợp với tình hình mới là lựachọn các dự án thân thiện vớimôi trường, có trách nhiệm vớixã hội.

Chủ trì Hội nghị này, đồngthời cũng là người được Chínhphủ giao trực tiếp chỉ đạo xâydựng Đề án để ban hành Nghịquyết chuyên đề về FDI, PhóThủ tướng Chính phủ VươngĐình Huệ nhấn mạnh rằng, ViệtNam cần chuyển đổi phươngthức tiếp cận FDI với động cơchính là thu hút công nghệ cao,lao động chất lượng cao, chủđộng thu hút FDI và phân cấpmạnh mẽ cho các chính quyềnđịa phương để thu hút đầu tư từcác tập đoàn đa quốc gia,chuyển tư duy thu hút đầu tưtheo quy mô vốn sang tiêu chídựa vào hiệu quả giá trị gia tăngcủa dòng vốn FDI.n

Tính đến cuối tháng 01/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực Ảnh: TS

Không ai có thể phủ nhận, kết quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là minhchứng về thành tựu đổi mới và hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước một số bất cập, hạn chếphát sinh từ thực tế, việc định hướng cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI cho phùhợp với tình hình mới đang trở thành yêu cầu cấp thiết.

r PHÚC KHANG

THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

Page 11: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 11“Thẻ vàng” kìm hãm đườngđi của mặt hàng hải sản

Năm 2019, mặt hàng hải sảnViệt Nam đặt mục tiêu xuất khẩuđạt kim ngạch 3,5 tỷ USD. PhóChủ tịch Hiệp hội Chế biến vàxuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) Nguyễn Thị Thu Sắccho rằng, với hàng trăm DN hảisản cùng tham gia vào lĩnh vựcnày, không phải là quá khó để thựchiện mục tiêu đó. Tuy vậy, cảnhbáo “thẻ vàng” IUU mà EC phátđi đối với hoạt động khai thác hảisản tự nhiên của Việt Nam hồitháng 10/2017 đã kìm hãm đườngđi của các mặt hàng này sang thịtrường châu Âu, với mức giảm từ4 đến 20% giá trị xuất khẩu trongnăm 2018. Ngay cả mặt hàng hảisản nổi tiếng của Việt Nam là cángừ cũng chỉ đạt tốc độ tăngtrưởng bằng phân nửa năm 2017.

Theo VASEP, khi bị cảnh cáo“thẻ vàng” IUU thì 100% các lôhàng hải sản Việt Nam vào thịtrường châu Âu sẽ bị giữ lại đểkiểm tra nguồn gốc khai thác, sẽtốn thêm thời gian, chi phí và rủiro cho DN. Chưa kể tác động từLiên minh châu Âu (EU) cũng sẽkéo theo những thị trường khác ápdụng các biện pháp kiểm soát ngặtnghèo hơn. “Thẻ vàng” IUU đãkhiến lượng xuất khẩu hải sản củaViệt Nam sang thị trường châu Âugiảm. VASEP dự báo, số lượng đósẽ còn giảm tiếp trong thời gian tớitùy vào nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng”của Chính phủ và các Bộ, ngànhtừ T.Ư tới địa phương.

Bộ NN&PTNT cho biết, dựkiến, tháng 4/2019, khi Luật Thủysản và một số văn bản quy phạmpháp luật liên quan chính thức đivào thực thi, phái đoàn của EC sẽsang Việt Nam để đánh giá lại mộtlần nữa kết quả của Việt Nam đãđạt được trong việc khắc phục “thẻvàng”. Sau đó, EC sẽ xem xét cóhay không việc gỡ “thẻ vàng” đốivới hải sản khai thác của Việt Nam.

Cần sớm khắc phục các bất cậpvề kiểm tra, kiểm soát tàu cá

Bộ NN&PTNT cho biết, hơn1 năm nỗ lực khắc phục “thẻvàng” của EC với rất nhiều điềuchỉnh chính sách trong hàng loạtnghị định, thông tư và chươngtrình hành động cho các tỉnhduyên hải theo các nội dung đượcIUU khuyến nghị, được xem làđã khá thành công. Theo đó, cácthành viên của Ủy ban Nghề cá(thuộc Nghị viện châu Âu) trong

chuyến xem xét thực tế ngành hảisản Việt Nam hồi cuối năm 2018đã đánh giá cao những nỗ lực củaViệt Nam trong tiến trình chốngkhai thác IUU; đồng thời chocông bố các nhận định này trênhệ thống truyền thông đại chúngtại châu Âu.

Cũng theo Bộ NN&PTNT,sau khi có sự vào cuộc quyết liệtcủa Chính phủ, các Bộ, ngành,địa phương, việc khắc phục “thẻvàng” được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, tại một số địa phương,việc triển khai các giải pháp khắcphục “thẻ vàng” vẫn còn nhiềubất cập và thiếu quyết liệt. Cụ thể,Bộ NN&PTNT vừa có đợt kiểmtra việc thực hiện các giải phápkhắc phục “thẻ vàng” tại một sốtỉnh miền Trung. Bộ nhận thấy, tạicác địa phương này, việc kiểm tra,kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sảnlượng cập bến chưa đáp ứng đượctiêu chí, nội dung kiểm tra theoquy định, còn nhiều sai sót; việc

thu nộp sổ nhật ký khai thác hảisản chưa được thực hiện; tìnhtrạng tàu cá không báo cáo theoquy định trước khi cập cảng vẫndiễn ra. Mặt khác, việc lắp đặtthiết bị giám sát hành trình chotàu cá có chiều dài từ 15m trở lêntheo quy định còn chậm; đặc biệt,chưa có phương án, kế hoạch lắpđặt thiết bị giám sát hành trìnhcho tàu cá có chiều dài từ 24m trởlên; cơ sở dữ liệu tàu cá và thốngkê sản lượng cập bến đã có nhưngchưa hoàn thiện, đầy đủ; tình hìnhtàu cá và ngư dân vi phạm khaithác hải sản trái phép ở vùng biểnnước ngoài còn tiếp diễn...

Trước tình hình trên, BộNN&PTNT đề nghị các địaphương, trong thời gian tới, cầnphải triển khai các nhiệm vụ, giảipháp cấp bách khắc phục cảnhbáo “thẻ vàng” của EC về chốngkhai thác IUU, đi đôi với triểnkhai Luật Thủy sản, đáp ứngđược yêu cầu phát triển nghề cábền vững, có trách nhiệm, quảnlý nghề cá theo chuỗi. Đồng thời,các địa phương phải đảm bảođầy đủ nguồn lực, vật lực triểnkhai các nhiệm vụ, giải pháp vềchống khai thác IUU theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ;giải quyết có hiệu quả, dứt điểmtình trạng tàu cá vi phạm vùngbiển nước ngoài. Bên cạnh đó,cần xây dựng kế hoạch tổng thể,bố trí kinh phí, nguồn lực để phổbiến, triển khai Luật Thủy sản;trong đó, đặc biệt tập trung thựchiện các quy định mới, các quyđịnh về chống khai thác IUUnhư: lắp đặt thiết bị giám sáthành trình, thực hiện quy địnhtàu cá có chiều dài từ 15m trở lênchỉ được cập cảng chỉ định, banhành danh sách tàu cá khai thácIUU; thực hiện nghiêm các quyđịnh về nhật ký khai thác, cấpgiấy phép theo hạn ngạch tàu cá,giấy phép đối với tàu hậu cầnnghề cá, cơ sở dữ liệu tàu cá.n

Việt Nam đã và đang nỗ lực khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC về chống khai thác hải sảnbất hợp pháp Ảnh: ST

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian qua, việc khắc phục “thẻ vàng”của Ủy ban châu Âu (EC) trong vấn đề chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo vàkhông được quản lý (IUU) đã được thực hiện một cách đồng bộ từ T.Ư tới địa phương, được ECghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc triển khai các giải pháp khắc phụcvấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu quyết liệt.

r LÊ HÒA

Buôn lậu, gian lận thương mạivà hàng giả còn phức tạp

Ngày 19/02, tại Hà Nội, Phó Thủtướng Thường trực Trương Hòa Bình,Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Chốngbuôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả(BCĐ 389 quốc gia) đã làm việc với Vănphòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia.

Năm 2018, công tác chống buôn lậu,gian lận thương mại và hàng giả đã đạtđược những kết quả tích cực. Các lựclượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên234.000 vụ việc vi phạm (tăng 4% so vớicùng kỳ), thu nộp ngân sách trên 19.000tỷ đồng (tăng 7,7%), khởi tố 1.446 vụán, 1.656 đối tượng (tăng 6%). Tuynhiên, tình trạng buôn lậu các mặt hàngxăng dầu, khoáng sản, thuốc lá điếu,rượu, điện thoại di động, hàng tiêu dùngvẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giớiphía Bắc và Tây Nam có dấu hiệu giatăng. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Vănphòng BCĐ 389 quốc gia phải xác địnhrõ nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lậnthương mại và hàng giả là nhiệm vụchính trị quan trọng hàng đầu cần phải

thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, thườngxuyên, liên tục…n QUỲNH ANH

Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiếnxuất khẩu qua thương mại điện tử

Nhằm hỗ trợ DN Việt Nam đẩy mạnhxúc tiến xuất khẩu và phát triển thươnghiệu thông qua thương mại điện tử, CụcXúc tiến thương mại (Cục XTTM) - BộCông Thương và Amazon Global Sellingvừa công bố chương trình hợp tác.

Nội dung chính của chương trình hợptác bao gồm: hỗ trợ DN Việt Nam, trongđó ưu tiên cho các DN nhỏ và vừa, tiếpcận thị trường thế giới với Amazon.com;phát triển thương hiệu trong môi trườngthương mại điện tử; đào tạo cho DN vềthương mại điện tử để xúc tiến thươngmại, xuất khẩu hàng hóa, kỹ năng bánhàng toàn cầu trên Amazon.com. Trướcmắt, hai bên thí điểm lựa chọn 100 DNcó sản phẩm đáp ứng tiêu chí đưa vào hệthống bán lẻ trực tuyến của Amazon.Các DN sẽ được hướng dẫn về thủ tục,hỗ trợ đăng ký, xây dựng gian hàng điện

tử, hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu, hảiquan, vận chuyển hàng hóa, hỗ trợnghiên cứu thị trường Hoa Kỳ…n

P.KHANG

Dự án điện mặt trời được miễn,giảm nhiều khoản thuế

Bộ Tài chính vừa hướng dẫn các ưuđãi về thuế và các chính sách phí, lệ phíđối với các dự án điện mặt trời (ĐMT)trên mái nhà có công suất lắp đặt khôngquá 50kW (< 01MW). Theo đó, các dự ánĐMT được miễn thuế nhập khẩu đối vớihàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố địnhcho dự án. Đồng thời, dự án ĐMT đượcmiễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 nămkể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyênvật liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưasản xuất được nhập khẩu để sản xuất củadự án. Bên cạnh đó, các dự án ĐMTkhông phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cùng với đó, thu nhập của DN từ dựán ĐMT đầu tư mới được miễn thuế thunhập DN 4 năm, giảm 50% số thuế phảinộp trong 9 năm tiếp theo, hưởng thuếsuất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm...n

THÙY ANH

- Chính phủ mới ban hành Nghịđịnh số 13/2019/NĐ-CP về DN khoahọc và công nghệ (KH&CN), trongđó có nhiều chính sách ưu đãi DNKH&CN như: miễn, giảm thuế thunhập DN; miễn, giảm tiền thuê đất,thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng.

- Phó Thủ tướng Chính phủTrịnh Đình Dũng vừa yêu cầu cácđơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độnghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứukhả thi Dự án Đầu tư xây dựngCảng hàng không quốc tế LongThành giai đoạn 1.

- Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn,trong năm 2019, ngành trồng trọtphấn đấu đạt 1 triệu ha cây ăn quả,đưa giá trị xuất khẩu rau quả đạtkhoảng 4,2 tỷ USD, từng bước hạnchế sự phụ thuộc vào thị trườngTrung Quốc đối với một số mặthàng trái cây tươi.n

HÒA LÊ

Page 12: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-201912

r Thưa ông, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng khi sửađổi Dự án Luật là xác định rõ vịtrí việc làm, làm căn cứ để tuyểndụng, sử dụng và trả lương cánbộ, công chức, viên chức. Ôngcó thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Theo quy định của Luật Cánbộ, công chức và Luật Viên chức,vị trí việc làm là công việc gắn vớichức danh, chức vụ, cơ cấu... Tuynhiên, do chưa xác định rõ việcxây dựng vị trí việc làm là bắtbuộc, đồng thời có sự đồng nhấtgiữa vị trí việc làm và biên chế, sốlượng người làm việc nên việctriển khai các quy định liên quanđến vị trí việc làm thời gian quagặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, việc xây dựng khungnăng lực vị trí việc làm còn địnhtính; chưa có tiêu chí đánh giá vềkhối lượng công việc để làm căncứ tính toán xác định khoa học sốlượng người ở mỗi vị trí việc làmhoặc để xác định một người có thểkiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khácnhau. Điều đó dẫn đến khó khăntrong quá trình xác định biên chếcông chức và số lượng viên chứctheo vị trí việc làm; cơ chế tuyểncông chức, viên chức hiện nay vẫnchưa thực sự gắn với vị trí việclàm; quy định tuyển dụng chưa cóđộ “mở” cần thiết để chọn đượcngười phù hợp với công việc...

Xuất phát từ thực tế đó, Dự ánLuật quy định xác định rõ vị tríviệc làm là căn cứ để xác địnhbiên chế, thực hiện việc tuyểndụng, sử dụng và trả lương đốivới cán bộ, công chức, viên chức.Việc đánh giá, phân loại cán bộ,công chức sẽ được định lượngbằng sản phẩm, thông qua khảo

sát, công khai kết quả và so sánhvới chức danh tương đương, bảođảm xuyên suốt, liên tục, đachiều và đúng với năng lực củangười làm. rViệc sửa Luật có ý nghĩa ra saođối với lộ trình cải cách tiềnlương nói riêng và nâng cao chấtlượng cán bộ nói chung theotinh thần của T.Ư, thưa ông?

- Trước hết, việc xây dựng Dựán Luật là sự cụ thể hóa Nghịquyết số 107/NQ-CP về Chươngtrình hành động của Chính phủthực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của T.Ư về cải cáchchính sách tiền lương đối với cánbộ, công chức, viên chức, lựclượng vũ trang và người lao độngtrong DN.

Cụ thể, Nghị quyết số107/NQ-CP đặt mục tiêu đếnnăm 2021 thực hiện áp dụng chế

độ tiền lương mới theo vị trí việclàm, chức danh và chức vụ lãnhđạo thống nhất đối với cán bộ,công chức, viên chức trong toànbộ hệ thống chính trị. Để đạtđược mục tiêu trên, Chính phủgiao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợpvới các cơ quan liên quan rà soát,bổ sung, hoàn thiện hệ thống vănbản pháp lý về vị trí việc làm vàcác tiêu chí đánh giá, phân loạicán bộ, công chức, viên chức gắnvới từng vị trí việc làm để làmcăn cứ xây dựng và thực hiện chếđộ tiền lương mới.

Như vậy, việc sửa đổi Dự ánLuật là bước triển khai đầu tiêncác nghị quyết của T.Ư, Chínhphủ trong hàng loạt các công việccần thực hiện để đảm bảo lộ trìnhcải cách tiền lương được diễn rađúng kế hoạch. Luật được sửađổi, hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý

quan trọng để thực hiện các côngviệc tiếp theo liên quan đến lộtrình cải cách tiền lương. Nhữngquy định mới, như: quy định vềsố tuyệt đối trong thang, bảnglương; trả lương theo vị trí việclàm, chức danh... sẽ thay thế cáchtính lương theo hệ số thâm niêncông tác, loại bỏ tư duy trì trệ, từđó góp phần nâng cao chất lượngcông tác của cán bộ, công chức,viên chức nói chung.r Trong lần sửa đổi này, quyđịnh về chính sách thu hút, sửdụng, đãi ngộ nhân tài thay đổira sao so với trước, thưa ông?

- Quá trình thực hiện chothấy, các quy định hiện hành vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu vềtuyển chọn và sử dụng nguồnnhân lực chất lượng cao; chưa cótrọng tâm, trọng điểm và chưa cóchiến lược dài hạn về đào tạo, sử

dụng nhân tài. Các quy định vềthu hút nhân tài chủ yếu mới chỉưu tiên về tuyển dụng đầu vào,chưa tạo được cơ chế, môi trườnglàm việc độc lập, cạnh tranh,sáng tạo để người tài có điều kiệnphát huy tài năng; chưa đẩy mạnhviệc phân cấp, phân quyền chongười đứng đầu địa phương, Bộ,ngành trong công tác thu hút, sửdụng người có tài năng.

Do đó, Dự án Luật dự kiếnsửa đổi quy định về chính sáchđối với người có tài năng theohướng Chính phủ quy địnhkhung cơ chế, chính sách đối vớingười tài trong từng ngành, lĩnhvực và phân cấp cho Bộ, ngành,địa phương căn cứ vào điều kiệncụ thể quy định chi tiết chínhsách thu hút, sử dụng, đãi ngộngười tài.

Việc sửa đổi này là cần thiết,bởi thực tế thời gian qua, có rấtnhiều trường hợp người tài khôngthể gắn bó lâu dài với công việc,do thiếu động lực làm việc; hoặccó nơi không thể tuyển dụngngười tài do vướng mắc về cơchế, quy định... Tuy nhiên, ngoàinhững quy định trên, chúng tôicho rằng, cần nêu cao trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, đơnvị và có chế tài xử lý nghiêm vớicác trường hợp đi ngược lại vớiquy định, nhằm ngăn chặn hànhvi tiêu cực, đưa người thân vào vịtrí công tác, hạn chế cơ hội cốnghiến của người tài. r Xin trân trọng cảm ơn ông!n

PHỐ HIẾN (thực hiện)

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Dự án Luật) với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có quyđịnh về việc trả lương cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm đang được Bộ Nội vụ xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi trong nhândân. Dưới góc nhìn của chuyên gia cũng là người có nhiều năm gắn bó với ngành nội vụ, TS. Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởngBộ Nội vụ - đã chia sẻ với Báo Kiểm toán để làm rõ thêm về vấn đề này.

TS. Thang Văn Phúc

Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng vượt 10,8 triệu tỷ đồng

Theo số liệu thống kê của Ngân hàngNhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng11/2018, tổng tài sản của hệ thống các tổchức tín dụng (TCTD) đạt trên 10,8 triệutỷ đồng, tăng 8,23% so với cuối năm 2017.Trong đó, dẫn đầu là khối ngân hàngthương mại nhà nước với quy mô tổng tàisản đạt hơn 4,8 triệu tỷ đồng, tăng 5,18%;đứng thứ hai là khối ngân hàng thươngmại cổ phần với 4,39 triệu tỷ đồng, tăng9,07%; tiếp đến là khối ngân hàng liêndoanh - nước ngoài với hơn 1,12 triệu tỷđồng, tăng 18,34%.

Cũng theo thống kê, tốc độ tăng vốntự có, vốn điều lệ của hệ thống cao hơnrất nhiều so với tổng tài sản. Cụ thể, tínhđến cuối tháng 11/2018, vốn tự có củatoàn hệ thống đạt 785.659 tỷ đồng, tăng10,02%; vốn điều lệ đạt 570.830 tỷ đồng,

tăng 11,4%. Dẫn đầu về quy mô vốn tự cóvà vốn điều lệ vẫn đang là khối ngân hàngthương mại cổ phần với 326.967 tỷ đồngvà 262.309 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,5%và 22,12% so với cuối năm 2017.n

Đ. KHOA

Bổ sung 67 giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn vừa ra Thông tư số 01/2019/TT-BN-NPTNT về việc ban hành Danh mục bổsung 67 giống cây trồng được phép sảnxuất, kinh doanh (SXKD) ở Việt Nam.Trong đó, 4 giống thuốc lá được phépSXKD ở Việt Nam, gồm: giống thuốc láVTL81 và giống thuốc lá GL2 chỉ đượcphép SXKD ở các tỉnh Đồng bằng sôngHồng, Trung du miền núi phía Bắc vàBắc Trung Bộ; giống thuốc lá GL7 chỉ

được phép SXKD ở các tỉnh Trung dumiền núi phía Bắc; giống thuốc lá CSC07chỉ được phép SXKD ở các tỉnh vùngĐông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thông tưcó hiệu lực từ ngày 05/3/2019.n

THU HUYỀN

Năm 2019, cơ quan thuế sẽ thanh tra 7.157 doanh nghiệp

Năm 2019, cơ quan thuế dự kiến sẽthanh tra thuế 7.157 DN, giảm 70 DN so vớichỉ tiêu được giao cho năm 2018 và kiểmtra thuế tại trụ sở người nộp thuế 79.941cuộc, giảm 1.973 cuộc so với năm ngoái.

Hà Nội và TP. HCM là 2 thành phố cósố lượng DN thanh tra, kiểm tra thuế lớnnhất. Riêng Cục Thuế TP. Hà Nội đượcgiao thanh tra 1.331 DN và 15.303 cuộckiểm tra. Cục Thuế TP. HCM sẽ thựchiện thanh tra 1.246 DN và kiểm tra22.422 cuộc.n MINH ANH

Đoàn doanh nghiệp Việt Namtham gia Hội chợ Gulfood 2019

Từ ngày 17 - 21/02, Việt Nam tổ chứcĐoàn DN tham gia Hội chợ quốc tế vềThực phẩm và Đồ uống (Gulfood 2019)tại Dubai. Trong đó, Khu gian hàng quốcgia Việt Nam tại Hội chợ được tổ chứctrên diện tích 129 m2 với sự tham giatrưng bày của 20 DN Việt Nam. Đây đềulà các DN xuất khẩu nông sản có uy tín,sản phẩm có chất lượng cao và ổn định,đại diện tiêu biểu cho các ngành hànglương thực, hồ tiêu, hạt điều và gia vị, rauquả, thủy hải sản và thực phẩm chế biến.Hội chợ năm nay thu hút hơn 180.000người, cùng các DN tới từ gần 120 quốcgia. Đây là dịp để các DN giới thiệu,quảng bá sản phẩm nông nghiệp của ViệtNam với thị trường Trung Đông và khuvực, cũng như toàn thế giới.n

PHÚC KHANG

Việc sửa Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có ý nghĩa quan trọng với lộ trình cải cáchtiền lương Ảnh: NGUYỄN LỘC

Page 13: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 13Đổi mới chính sách tín dụng cho họcsinh, sinh viên

Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CPquy định về cơ chế thu, quản lý học phí,các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủsẽ thực hiện tăng học phí theo lộ trình.Đến năm học 2020-2021, mức học phí củamột số cơ sở đào tạo sẽ tăng mạnh so vớihiện nay. Do đó, ngoài chính sách họcbổng, trợ cấp cho HSSV nghèo, gia đìnhchính sách…, nhiều chuyên gia cũng nhưnhững người quan tâm đến giáo dục chorằng, cần tăng mức cho vay cũng nhưnâng cao hiệu quả của tín dụng HSSVtheo Quyết định số 157/2007QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê của Ngân hàng Chínhsách xã hội, tính đến hết năm 2018, doanhsố cho vay đối với HSSV trên cả nước đạthơn 62.000 tỷ đồng với hơn 3,5 triệu lượtHSSV được vay vốn. Tuy nhiên, nhữngnăm gần đây, doanh số cho vay củachương trình này giảm dần. Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng này,trong đó nguyên nhân chính do nhu cầuvay giảm mạnh. Cũng theo Ngân hàngnày, tính trung bình một HSSV học tại HàNội phải chi từ 3 - 4 triệu đồng/tháng,nhưng qua nhiều lần điều chỉnh, hạn mứccho vay vốn vẫn ở mức tối đa là 1,5 triệuđồng/HSSV/tháng nên chưa khuyếnkhích được HSSV vay vốn. Bên cạnh đó,sự chậm trễ về thủ tục xác nhận choHSSV của chính các cơ sở đào tạo cũnglà nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốngiảm mạnh.

Từ thực tế vay vốn của SV Trường Đạihọc (ĐH) Bách khoa Hà Nội, TS. ĐàoThanh Bình (Viện Kinh tế và Quản lý,Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng,bên cạnh những kết quả đạt được, chươngtrình vẫn tồn tại một số bất cập, như: côngtác tuyên truyền, phổ biến về nguồn vốnvay còn hạn chế, nguồn vốn cho vay cònhạn hẹp... Do đó, Ngân hàng Chính sáchcùng các cơ quan chức năng cần đẩymạnh công tác tuyên truyền trong việccho vay, giám sát và thu hồi vốn; hoànthiện cơ chế, chính sách về đối tượng vay,mức vốn vay, phương thức giải ngân, thờihạn trả lãi và gốc vay…

TS. Lê Thị Minh Ngọc (Học viện Ngânhàng) cũng nhấn mạnh yêu cầu cần thựchiện đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ

HSSV, trong đó tập trung vào một số giảipháp, như: quy định nhiều định mức chovay tương ứng với từng nhóm SV thay vìmột định mức chung như hiện nay; ápdụng hình thức trả nợ theo mô hình tíndụng tùy theo thu nhập của SV sau tốtnghiệp đi làm, mức trả nợ phù hợp với thunhập hằng tháng…

Cần đa dạng nguồn lực tài chính hỗ trợ học sinh, sinh viên

Rõ ràng, câu chuyện đổi mới chínhsách tín dụng cho HSSV là yêu cầu bứcthiết để thực hiện hỗ trợ hiệu quả chủtrương giúp những đối tượng có hoàn cảnhkhó khăn theo đuổi ước mơ học tập. Tuynhiên, trong bối cảnh NSNN có hạn, việctrông chờ quá nhiều vào nguồn lực nàykhó đem lại hiệu quả. Do đó, thời gian gần

đây, một số trường đã chủ động tìm kiếmcác nguồn vốn vay ưu đãi ngoài ngân sáchdành cho HSSV.

Từ nhiều năm nay, ĐH Quốc gia HàNội là cơ sở đào tạo tiên phong trong việckêu gọi nguồn lực hỗ trợ SV vay vốn ưuđãi. Cụ thể, theo Thỏa thuận hợp tác giữaĐH này với Ngân hàng United Overseas(Singapore), Ngân hàng đã dành nhiều tỷđồng hỗ trợ SV của ĐH Quốc gia Hà Nộihọc tập với mức lãi suất 0%.

Bắt đầu từ năm học 2018-2019,Trường ĐH Ngoại thương áp dụngChương trình vay vốn không lãi suất củaTổ chức Mabuchi (Nhật Bản) dành cho SVcủa Trường với mức vay 1 triệuđồng/SV/tháng trong suốt năm học.Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng hợp tácvới Ngân hàng TMCP Phương Đông để

cung cấp gói dịch vụ tài chính riêng biệtcho giáo viên và SV của Trường, trong đó,một nguồn tài chính được dành cho vay ưuđãi đối với SV để theo đuổi ước mơ họctập. Ngoài ra, nhiều trường cũng dànhnhiều chương trình học bổng được trích từnguồn thu của trường cũng như từ nguồnhỗ trợ, hợp tác của các tổ chức cho HSSVcó tinh thần vượt khó học tập, giúp các emtiếp tục phấn đấu học tập tốt.

TS. Phạm Mạnh Hùng - Phó Chủ tịchHiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng ViệtNam - đánh giá, những hỗ trợ vừa qua làthiết thực, giúp cho HSSV có thêm cơ hộiđược học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầuthực tế, số lượng đơn vị dành nguồn vốnvay ưu đãi cho HSSV vẫn quá thấp. Điềunày xuất phát từ hai nguyên nhân, một làdo trường chưa chủ động tìm kiếm nguồnlực, hoặc gặp khó khăn trong việc tìmkiếm nguồn lực; hai là tâm lý coi hỗ trợcho SV là việc của Nhà nước.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế vàChính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQuốc gia Hà Nội) - cho rằng, ngoài Ngânhàng Chính sách, các ngân hàng thươngmại và các công ty tài chính tiêu dùng nênmở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chínhdành cho HSSV và coi đây là một mảngcủa thị trường tín dụng tiêu dùng có nhiềutiềm năng để phát triển các khoản vaynhỏ. Bởi, đây là cách làm đang được Nhànước khuyến khích, các trường và SV rấtchào đón. Điều quan trọng, đó là các đơnvị cần phải đưa ra mức lãi suất, lộ trìnhchi trả phù hợp với đối tượng HSSV khókhăn; xây dựng và thực hiện theo đúngcác cam kết, tránh làm gián đoạn việc họctập của HSSV...n

Hỗ TRợ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN:

r NGUYỄN LỘC

Theo lộ trình đến năm 2020, giá dịch vụ giáo dục sẽ được tính đủ chi phí cần thiết vào học phí. Điều này đồng nghĩa với mứchọc phí sẽ tăng cao, tạo áp lực lớn đối với người học. Do đó, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, nhiều trường cầnchủ động tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi ngoài ngân sách để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên (HSSV) có thêm cơ hội đượchọc tập.

Việc có thêm nguồn vay ưu đãi vừa góp phần mở ra cơ hội học tập cho HSSV, vừagiúp giảm gánh nặng cho NSNN Ảnh: MỸ TRÀ

Giàn PV DRILLING III giữ vững thành tích hoạt độngan toàn

Vừa qua, Đoàn công tác của Petronas- Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia, đãtiến hành kiểm tra công tác tại giàn PVDRILLING III.

Từ khi chính thức đưa vào hoạt độngvào tháng 11/2009 đến nay, giàn PVDRILLING III đạt thành tích 9 năm liêntục không xảy ra sự cố gây mất thời gianlao động và đặc biệt là không xảy ra sự cốcần ghi nhận. Nhân dịp này, Đoàn công tácđã trao tặng Biểu trưng ghi nhận thành tíchhoạt động an toàn và hiệu suất hoạt độngcủa giàn, góp phần vào việc đưa mỏBunga Pakma khai thác sớm hơn so với kếhoạch 1 tháng 19 ngày. Trước đó, giàn PVDRILLING III cũng được trao tặng Danhhiệu Giàn khoan xuất sắc nhất quý I/2018tại thị trường Malaysia. Thành tích nàygiúp nâng cao năng lực cạnh tranh của PVDRILLING so với các nhà thầu khoankhác trong khu vực, góp phần thực hiện

chiến lược cung cấp dịch vụ ra nước ngoàicủa PV DRILLING.n PHÚC KHANG

Sacombank hợp tác tăng cườngquản lý rủi ro thanh khoản

Sacombank và PwC Việt Nam vừa kýkết hợp đồng và khởi động Dự án “Nângcấp và hoàn thiện khung quản lý Tài sảncó - Tài sản nợ (ALM)”. Mục tiêu của Dựán nhằm xây dựng và hoàn thiện khungquản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suấtmột cách toàn diện phù hợp với yêu cầucủa Basel, quy định của Ngân hàng Nhànước, quy mô, đặc điểm và mức độ phứctạp trong hoạt động của Ngân hàng.

Theo đó, Dự án sẽ đem lại những lợiích thiết thực cho Ngân hàng như: xácđịnh được các ngưỡng chấp nhận rủi romột cách khoa học, rõ ràng và tối ưu vớichiến lược kinh doanh từng thời kỳ; xâydựng khung quản lý rủi ro thanh khoảnchặt chẽ, đảm bảo Ngân hàng hoạt độngan toàn và liên tục. Đặc biệt, Dự án sẽgiúp nâng cao chất lượng đối với hoạt

động quản trị tài sản có - tài sản nợ và làcơ sở cho việc ra quyêt sách liên quan đênhoạt động quản lý bảng cân đôi nguồnvốn cũng như sử dụng vốn. Dự kiến, Dựán sẽ hoàn thành và đưa vào áp dụng vàocuối quý III/2019.n Đ. KHOA

Năm 2019, khởi công xây dựng 16 dự án giao thông

Bộ Giao thông vận tải cho biết, trongnăm 2019, Bộ dự kiến khởi công xâydựng 16 dự án giao thông với tổng mứcđầu tư (TMĐT) khoảng 26.000 tỷ đồng.Trong đó, có 14 dự án sử dụng vốnNSNN và trái phiếu chính phủ, còn lại 2dự án sử dụng vốn ODA. Công trình cóquy mô lớn nhất, TMĐT lên tới 7.669 tỷđồng là Dự án Đầu tư xây dựng cao tốcBắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, dựkiến khởi công trong quý II. Tiếp đến,Dự án Thành phần xây dựng cao tốc Bắc- Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, dự kiếnđược khởi công xây dựng trong quý III.n

LÊ HÒA

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn mới ra Thông tư số01/2019/TT-BNNPTNT về việc banhành Danh mục bổ sung giống câytrồng được phép sản xuất, kinh doanhở Việt Nam.

+ Bộ Tài chính và Tổng công ty Bưuđiện Việt Nam tổ chức Lễ Lý kết Thỏathuận hợp tác về việc tiếp nhận hồ sơ,trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn)đã phối hợp với Văn phòng của CụcKiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ(APHIS) tổ chức Lễ Công bố xuất khẩuquả xoài tươi của Việt Nam sang thịtrường Hoa Kỳ.

+ UBND tỉnh Quảng Trị vừa raQuyết định chủ trương đầu tư Dự ánĐiện gió với tổng số vốn khoảng 5.240tỷ đồng.n HOÀNG LONG

Page 14: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-201914

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025

Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giaiđoạn 2019-2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất vềchất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giaocông nghệ của hệ thống giáo dục đại học.

Đề án phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 2 cơ sở giáodục đại học được xếp hạng trong số 100 trường đại họctốt nhất châu Á, 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạngtrong số 400 trường đại học tốt nhất châu Á, 4 cơ sở giáodục đại học được xếp hạng trong số 1.000 trường đại họchàng đầu thế giới.n NGUYỄN LỘC

Đưa hoạt động bảo tàng gắn với phát triểndu lịch

Phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng vàhiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu tạo sựchuyển biến trong quá trình tổ chức hoạt động bảo tàngđể góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người ViệtNam và phát triển du lịch.

Trước đó, nhận định về hoạt động bảo tàng gắn vớiphát triển du lịch, đại diện Bộ này cho biết, cả nướchiện có 162 bảo tàng, trong đó có 126 bảo tàng cônglập và 36 bảo tàng ngoài công lập. Tuy nhiên, việc gắnkết giữa các hoạt động này chưa thực sự hiệu quả, dukhách đến bảo tàng còn ít… vì vậy, chưa tạo được độnglực để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hai phía.n

LỘC NGUYỄN

Khẳng định vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc

Theo Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, sau 5 năm (từnăm 2014 đến năm 2018) thực hiện Quyết định số217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của BộChính trị về giám sát, phản biện xã hội, Ủy banMTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì phối hợp giámsát được 492.784 cuộc. Đặc biệt, vai trò giám sát củaỦy ban MTTQ Việt Nam ở cơ sở thông qua hoạtđộng của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầutư cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát huy.Trong 5 năm, tổng số cuộc giám sát do Ban Thanhtra nhân dân thực hiện là 189.461 cuộc, giá trị tiềnthu hồi đạt hơn 6,1 tỷ đồng; tổng số cuộc giám sátdo Ban Giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện là173.929 cuộc, giá trị tiền thu hồi đạt 11,8 tỷ đồng.n

PHỐ HIẾN

Những ngày phim y tế Việt NamNhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam,

Bộ Y tế tổ chức Chương trình Những ngày phim y tế ViệtNam năm 2019.

Chương trình diễn ra trong 3 ngày, từ 20 - 22/02với các hoạt động triển lãm ảnh - tư liệu phim; côngchiếu 10 bộ phim được chọn lọc, trong đó có các bộphim như: Cuộc hội ngộ sau 30 năm; Giọt máu chođi một cuộc đời ở lại; Thầy mo làm y tế; Nguy hiểmbệnh đái tháo đường; Tôn Thất Tùng - Người thầytôn kính… Đây là những thước phim ghi lại một phầnnhững hoạt động của ngành y tế từ năm 1970 đến nayvà tôn vinh các tấm gương tiêu biểu đã hy sinh thầmlặng vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe nhân dân.n N. HỒNG

Chú trọng nâng cao chất lượngkhám, chữa bệnh

Trước nhu cầu và đòi hỏi ngàycàng cao của người dân, thực hiện sứmệnh của mình, Bộ Y tế ngày càngchú trọng cải thiện, nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh (KCB),hướng tới sự hài lòng của ngườibệnh. Theo đó, hệ thống mạng lướicơ sở KCB từ T.Ư đến tận xã không

ngừng được củng cố và hoàn thiệnvới hơn 1.400 bệnh viện, 180.000giường bệnh, hằng năm khám vàđiều trị ngoại trú cho 120.000 lượtngười bệnh, điều trị cho hơn 10 triệulượt người, thực hiện hàng triệu thủthuật, khoảng 2 triệu ca phẫu thuậtphức tạp. Đặc biệt, ngành y tế đã vàđang tập trung đổi mới toàn diện,đồng bộ hệ thống tổ chức y tế tạituyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh đểhội nhập và phát triển. Với khoảng90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc,95% trạm y tế xã có bác sĩ, y sĩ sảnnhi hoặc nữ hộ sinh, 99,7% xã có cơsở trạm, 99% thôn, bản, ấp có nhânviên y tế hoạt động, 76% xã đạt tiêuchí quốc gia về y tế xã…, ngành y tếđang nỗ lực đưa dịch vụ KCB chấtlượng đến gần hơn với người dân,kéo giảm khoảng cách thụ hưởngchất lượng dịch vụ KCB giữa cácvùng miền trong cả nước.

Cùng với tăng cường năng lựccho y tế cơ sở, lần đầu tiên, ngành ytriển khai lập hồ sơ sức khỏe cá nhântại trạm y tế xã gắn với bảo hiểm ytế toàn dân và chăm sóc sức khỏetoàn dân. Theo Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Thị Kim Tiến, trạm y tế làtuyến y tế gần dân nhất, có thể thựchiện chăm sóc sức khỏe ban đầunhanh nhất. Tuy nhiên, tuyến y tếnày vẫn chưa phát huy tối đa hiệuquả do những khó khăn về cơ chế tàichính, khả năng cung ứng dịch vụ.Do đó, cùng với việc bao phủ bảohiểm y tế toàn dân để đảm bảo cơchế tài chính, quyết tâm của Chínhphủ thực hiện việc lập hồ sơ quản lýsức khỏe sẽ tạo ra một cơ chế mới,khắc phục được khó khăn này, trởthành một trong những bước thựchiện bao phủ toàn diện về chăm sócsức khỏe cho nhân dân tại cơ sở.

Cũng hướng đến nâng cao chấtlượng KCB, nhiều đề án do ngành y

thực hiện tiếp tục được triển khaihiệu quả. Theo số liệu của Bộ Y tế,tình trạng quá tải và nằm ghép ở trên80% số bệnh viện T.Ư, bệnh việntuyến cuối của các thành phố lớn đãđược giải quyết. Số liệu năm 2012và 2018 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhânphải nằm ghép giảm từ 58% xuống16,7% ở tuyến T.Ư, ở tuyến tỉnh từ47% xuống 11,4%. Bên cạnh đó,

hoạt động hiệu quả của mô hìnhBệnh viện vệ tinh giúp giảm tỷ lệchuyển tuyến đạt từ 65 - 100% số cachuyển tuyến ở những chuyên khoathực hiện chuyển giao kỹ thuật tạicác bệnh viện vệ tinh. Những kếtquả của Đề án Bệnh viện vệ tinh đãgóp phần từng bước giảm tình trạngquá tải của các bệnh viện.

Thêm một thước đo đánh giá sựnỗ lực, quyết tâm của ngành y chínhlà bộ mặt của các bệnh viện, cơ sở ytế đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ ngườidân hài lòng khi đến bệnh viện ngàycàng cao, nhiều bệnh viện có tỷ lệngười bệnh hài lòng tới 80 - 90%.

Phát triển và làm chủ nhiều kỹ thuật y học tiên tiến

Bên cạnh việc đổi mới nâng caochất lượng dịch vụ KCB, ngành y tếđã hình thành và phát triển các trungtâm y tế chuyên sâu với việc mởrộng các chuyên khoa đầu ngành đểchuyển giao kỹ thuật theo chuyênngành. Nhờ đó, nhiều kỹ thuật vềchẩn đoán, phẫu thuật và điều trị

ngang tầm với các nước trong khuvực đã được thực hiện thành công.

Y tế Việt Nam cũng tiếp tục ghidấu những thành tựu vượt bậc trongứng dụng các kỹ thuật y học hiện đạikhi được công nhận là một trong số ítquốc gia làm chủ được công nghệ sảnxuất vắc xin, tự nghiên cứu sản xuấtvắc xin. Đặc biệt, Việt Nam tiếp tụckhẳng định làm chủ công nghệ ghép

đa tạng. Ngoài các kỹ thuật thườngquy về ghép tim, ghép gan, ghép thận,ghép tủy, giác mạc, tháng 02/2018,Bệnh viện Quân y 103, Học việnQuân y đã phối hợp với các chuyêngia Nhật Bản thực hiện thành công caghép phổi đầu tiên trên người tại ViệtNam. Tháng 12/2018, kíp mổ vớithành phần 100% các thầy thuốc củaBệnh viện Hữu nghị Việt Đức đãthực hiện thành công kỹ thuật ghéphai phổi từ người cho chết não. Đâycũng là lần đầu tiên Việt Nam đã thựchiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từcùng một người cho đa tạng chết não.Đặc biệt, Bệnh viện Chợ Rẫy lập 8kỷ lục về lĩnh vực ghép tạng do HộiKỷ lục Việt Nam xác nhận… Đồngthời, các bác sĩ Việt Nam tiếp tục làmchủ, hoàn thiện, đưa nhiều kỹ thuật yhọc Việt Nam đạt tầm thế giới (canthiệp mạch, phẫu thuật nội soi, hỗ trợsinh sản); thực hiện chuyển giaonhiều kỹ thuật tiên tiến trong chẩnđoán và điều trị… mở ra cơ hội điềutrị hiệu quả cho người bệnh với chiphí hợp lý.n

Ngành y chú trọng nâng cao chất lượng KCB, đáp ứng nhu cầu chăm sócsức khỏe nhân dân Ảnh: ST

Quyết liệt củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với phát triển cáctrung tâm y tế chuyên sâu, các kỹ thuật y học hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới…, ngành y tế đang thểhiện nỗ lực đổi mới để hướng tới mục tiêu xây dựng ngành y tế Việt Nam hiện đại, hội nhập, công bằng vàhiệu quả, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Kỷ NIệM NGÀY THầY THUốC VIệT NAM (27/2):

r Đ. KHOA

- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắcphục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đóquy định nhiều chính sách mới dành cho nạn nhân bommìn sau chiến tranh.

- Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừayêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểmtra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng

vi phạm tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, xử lýnghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướngtrước ngày 01/4/ 2019.

- Theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH, sau dịp TếtNguyên đán Kỷ Hợi, người lao động sẽ được nghỉ tổngcộng 8 ngày dịp giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 01/5.

- Theo Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, trong dịpTết Kỷ Hợi, các cấp công đoàn trên địa bàn Thành phốđã trợ cấp, tặng quà với số tiền trên 30 tỷ đồng cho trên65.000 người lao động có hoàn cảnh khó khăn.n

LỘC NGUYỄN

Page 15: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-2019 15

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước NamPhi (OAG) vừa qua đã trình bản Báocáo của Tổng Kiểm toán Nhà nướcNam Phi lên Ủy ban Năng lượngquốc gia thuộc Quốc hội nước nàyvề kết quả đầu ra của cuộc kiểmtoán đối với Bộ Năng lượng và cácđơn vị trực thuộc Bộ trong giai đoạntài chính 2017-2018. Theo đó, mộttrong những điểm đáng lưu ý lànhững cảnh báo của Tổng Kiểmtoán Nhà nước Nam Phi về tương laikhông mấy sáng sủa của Tập đoànDầu khí quốc gia PetroSA.

Báo cáo xác định hai mối quan ngạichính đối với PetroSA hiện nay là

khả năng thanh toán và giá dầu thô tiếptục suy yếu mạnh. Các khoản nợ hiệnđã vượt quá tài sản của PetroSA, gâycăng thẳng đối với dòng tiền của Tậpđoàn. Bên cạnh đó, giá dầu thô xuốngthấp đang gây ra những thiệt hại lớncho PetroSA. Tổng Kiểm toán Nhànước Nam Phi tỏ ra quan ngại sâu sắcvề khả năng tiếp tục hoạt động trongtương lai của Tập đoàn này.

Báo cáo của OAG nhận định:“PetroSA đã hoạt động thua lỗ trongnhiều năm liền. Tập đoàn có tỷ lệthanh khoản bất lợi, cùng với đó là dựbáo thâm hụt tiền mặt trong năm tàichính tiếp theo”. OAG cho rằng, chiphí vốn cần thiết để hoàn thành việcđóng cửa các nhà máy lọc dầu thua lỗcủa PetroSA theo luật định cũng gópphần làm cạn kiệt thêm nguồn dự trữtiền mặt của Tập đoàn.

Trước đó, Tổng cục Điều tra tộiphạm Nam Phi đã vào cuộc để tiếnhành điều tra những cáo buộc gianlận, tham nhũng của một số nhân sựcấp cao thuộc Tập đoàn PetroSA.Được biết, PetroSA báo cáo khoản lỗ1,4 tỷ Rand trong năm tài chính 2016-2017 và 14,6 tỷ Rand trong năm tàichính 2014-2015 - khoản lỗ lớn nhấtđược công bố của một DNNN tại thờiđiểm đó.

Mới đây, ngày 07/02, chi nhánh tạiNam Phi của Tập đoàn Dầu khí PhápTotal SA tuyên bố vừa tìm ra một mỏdầu và khí gas khổng lồ với trữ lượngmang tầm cỡ quốc tế tại thềm lục địangoài khơi Nam Phi. Đây cũng là mỏdầu dưới nước sâu đầu tiên được tìmthấy tại quốc gia nằm ở cực Namchâu Phi này. Sự kiện này được cholà mở ra cơ hội để giải cứu PetroSAkhỏi suy thoái tài chính thông qua đềxuất cho phép Total SA sử dụng cơ sởhạ tầng giàn khoan khai thác sẵn cócủa PetroSA tại thềm lục địa này.

Giám đốc Điều hành Liên minhDầu khí Nam Phi Niall Kramer chobiết, việc tìm ra mỏ dầu mới này làmột tín hiệu đáng mừng đối với NamPhi, là bước ngoặt không chỉ giúpNam Phi giảm sự phụ thuộc vào xăngdầu nhập khẩu mà còn đưa quốc gianày vào bản đồ những quốc gia sảnxuất dầu lửa trên thế giới. Được biết,kể từ khi Nam Phi ban hành luật mới,trong đó khuyến khích đầu tư vào lĩnhvực khai thác dầu khí, hàng loạt tậpđoàn hàng đầu thế giới đang thúc đẩycác hoạt động tìm kiếm và khai tháctại đây.

Ngoài PetroSA, Báo cáo kiểm toán

của OAG cũng đề cập đến những quanngại xoay quanh căng thẳng tài chính,thua lỗ và tỷ lệ thanh khoản thấp tạiCơ quan Quản lý hạt nhân quốc gia(NNR), Tập đoàn Năng lượng hạtnhân Nam Phi (Necsa) và Công ty conPelchem. Cả 3 pháp nhân này đềunằm dưới sự quản lý của Bộ Nănglượng Nam Phi.

Chủ tịch Ủy ban Năng lượng quốcgia Fikile Majola cho biết, những vấnđề được phát hiện từ cuộc kiểm toáncủa OAG sẽ sớm được đưa ra trìnhbày và thảo luận trước Quốc hội NamPhi. Những quan điểm kiểm toán màOAG đưa ra đã phản ánh một cách rõnhất những bất cập tiềm ẩn trong hoạtđộng và trong mô hình kinh doanhcủa các pháp nhân được kiểm toán.Các thành viên của Ủy ban Nănglượng quốc gia đã yêu cầu Tổng Kiểmtoán Nhà nước Nam Phi cung cấp mộtbản tóm lược các điểm chính mà Ủyban này cần lưu ý đối với từng phápnhân. Dự kiến, Ủy ban sẽ có cuộc họpvới Bộ Năng lượng vào ngày 26/02tới để cùng tìm ra những giải phápgiúp tháo gỡ vấn đề.n

(Theo All Africa và Mail & Guardian)

Giàn khoan khai thác dầu ngoài khơi của PetroSA Ảnh: ST

Cuối tháng trước, Hãng EYđã công bố kết quả một

cuộc kiểm toán chỉ ra nhữngsai sót trong công tác quản lýtại Logement Molenbeekois(LM) - một trong những côngty quản lý nhà ở xã hội lớnnhất Brussels, Bỉ.

EY chỉ ra 5 quy trình hoạtđộng của LM đang để xảy ranhững rủi ro vô cùng nghiêmtrọng, gồm: quy trình thực hiệncác thủ tục mua sắm, đấu thầucông khai, lưu giữ cổ phiếu,quản lý doanh thu và chínhsách nhân sự. Một số sai phạmđiển hình là LM đã cố tình bỏqua các thủ tục đấu thầu cạnhtranh; áp dụng chính sách tiềnlương tùy tiện; hệ thống kiểmsoát quá lỏng lẻo, để xảy ra

nhiều kẽ hở khiến kẻ gian dễdàng lợi dụng đánh cắp tiền.

Báo cáo kiểm toán của EYđặc biệt nhấn mạnh việc LM đãkhông áp dụng một chính sáchtrả lương công bằng, minh bạchcho nhân viên. Một số nhânviên chỉ có bằng trung cấp lạiđược hưởng lương giống nhânviên có bằng cử nhân, nhiềunhân viên có bằng đại học lạichỉ được hưởng lương của côngnhân lao động chân tay. Việctăng lương cũng được thực hiện

rất bừa bãi và không công bằngkhiến nhân viên thường căngthẳng với nhau và bất bình vớiBan Lãnh đạo.

Công tác mua sắm của LMcũng để xảy ra rất nhiều sơ suất.Mặc dù chính sách mua hàng đãđược áp dụng, tuy nhiên, Côngty không hề có nhân viên giámsát, không có các thủ tục để phêduyệt quá trình thanh toán hóađơn. Quy trình đấu thầu cạnhtranh tại LM cũng bị chỉ tríchkhi Công ty này không có các

quy định cụ thể bằng văn bản,trong khi những người tham giavào quá trình đấu thầu có kiếnthức rất kém về các thủ tục cầntuân thủ.

Kiểm toán phát hiện LM đãtrả 320.000 Euro cho một côngty mỗi năm, mặc dù công tynày chưa bao giờ tham gia vàoquá trình đấu thầu cạnh tranhnào tại LM. Tình trạng xungđột giữa các nhà thầu và cácthành viên trong Hội đồng quảntrị cũng thường xuyên xảy ra.

Mặc dù hoạt động của LMcòn nhiều thiếu sót nhưng Côngty đã tạo điều kiện giúp nhữngngười có hoàn cảnh khó khănnhất tại một trong những thànhphố nghèo nhất ở Bỉ được sởhữu hơn 3.000 ngôi nhà. Tuynhiên, trước thực trạng quản lýyếu kém trên, LM sẽ sớm đượcchuyển giao cho một Công tyquản lý nhà ở khác tại Bruxellescó tên BGH.n

(Theo VRT.be)THANH XUYÊN

Bỉ:

KPMG tích cực ủng hộ các ủy bankiểm toán

Mới đây, tại Hội thảo Các ủy ban kiểm toánnăm 2019 được tổ chức tại TP. Lagos, KPMGNigeria đã đưa ra cam kết sẽ giúp cải thiệntrách nhiệm và công tác quản trị của các tổchức trong nước thông qua việc cải thiện 6 lĩnhvực chính trong kiểm toán. KPMG đã thựchiện một cuộc khảo sát quy mô toàn cầu, yêucầu các ủy ban kiểm toán vạch ra những tháchthức lớn nhất, từ đó, đưa ra các kế hoạch hànhđộng phù hợp.n (Theo Thisdaylive)

Micronesia: Thiếu sót trong giám sát, quản lý ngân sách

Văn phòng KTNN Liên bang Micronesia(châu Đại Dương) mới đây đã công bố một Báocáo kiểm toán sau khi tiến hành xem xét nhữngthách thức trong công tác giám sát và quản lýngân sách của Chính phủ từ năm 2013-2017.Báo cáo chỉ ra một loạt thiếu sót, đồng thời, đưara nhiều khuyến nghị để khắc phục các điểm yếutrong các lĩnh vực như: quản trị, lập kế hoạch,quản lý ngân sách, rủi ro…n (Theo PASAI)

Mozambique rơi vào khủng hoảngtài chính nghiêm trọng

Mới đây, một cuộc kiểm toán độc lập đã tiếtlộ, khi còn đương nhiệm (2005-2015), Chínhphủ Mozambique đã cho vay tới 2 tỷ USDnhưng cố tình che giấu Quốc hội và các nhà tàitrợ quốc tế, 1/4 số tiền trên đã bị giấu nhẹm đi.Mozambique, một trong những quốc gia nghèonhất thế giới, đang rơi vào cuộc khủng hoảngtài chính tồi tệ nhất lịch sử khi bị hàng loạt cácnước đóng băng mọi khoản tài trợ.n

(Theo Today.ng)

NAM PHI:

r NGỌC QUỲNH

KTNN Ghana vừa qua tiết lộ, từ năm2003 đến 2014, các Bộ, ban ngành và các cơquan của Chính phủ đã làm thất thoát hơn 7,6tỷ USD.n (Theo Ghanaweb)

Ngày 18/01, Cục Doanh thu nội địaPhilippines cho biết, Cục sẽ yêu cầu kiểm toáncác khoản thuế mà các DN nhỏ phải đóng theoquy định.n (Theo Business.inquirer)

Mới đây, Ủy ban Bầu cử độc lập và Biêngiới Kenya cho biết, Ủy ban đang tìm kiếm mộthãng kiểm toán để kiểm tra hệ thống truyền dữliệu trong cuộc bầu cử Tổng thống diên ra vàotháng 8/2017.n (Theo Accountancydaily)

YẾN NHI

Tin vắn

Page 16: Lấy ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · Minh qua Tây Nguyên triển khai

THỨ NĂM 21-02-201916

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 116 Nguyễn Chánh - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: (024) 6262 8616 Số máy lẻ: Phòng Trị sự: 1316, Phòng Báo điện tử: 1318Phòng Thư ký toà soạn: 1303, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 1312Fax: (024) 6282 0708

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà NộiGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1 Giá: 5.800đ

.

Tổng Kiểm toán và Kiểm soát (CAG)Tanzania mới đây đã hoàn thành mộtBáo cáo kiểm toán hé lộ hàng loạt yếukém trong công tác quản lý, chi tiêungân sách công của Chính phủ nướcnày. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn chưađược chính thức công khai theo quyđịnh, gây bất bình trong công chúng.

Ngân sách bị thất thoát nhiều khoản tiền lớn

Vào tháng 3/2018, CAG Tanzania đãcông bố Báo cáo kiểm toán thường niêncho năm tài chính 2016-2017. Báo cáo chỉra rằng, các cơ quan, tổ chức, DNNN đãchi tiêu lãng phí hàng nghìn tỷ ShillingTanzania (TZS), chưa kể đến một sốkhoản chi ngân sách chưa được kiểm trakỹ lưỡng. Đáng chú ý nhất là vụ việc 1.500tỷ TZS (640 triệu USD) đã “không cánhmà bay” khỏi ngân sách của Chính phủ.

Quốc hội đã yêu cầu CAG điều tra vềsự mất tích của khoản tiền trên. CAGngay lập tức tiến hành một cuộc điều trađặc biệt nhằm xem xét tình hình tài chínhcông của đất nước và thu thập chứng cứvề vụ việc này. Mới đây, CAG đã trìnhmột Báo cáo kiểm toán lên Ủy ban Tàikhoản công quốc gia (PAC). Tuy nhiên,Chủ tịch Quốc hội Tanzania đã triệu tậpCAG trong một cuộc điều trần kín, đồngthời, tạm thời đình chỉ hoạt động của tấtcả các ủy ban giám sát, bao gồm cả PACnhằm trì hoãn việc phát hành Báo cáokiểm toán đề cập đến tình hình tài chínhcông đáng lo ngại của đất nước.

Bất chấp những gián đoạn trên, đầutháng 02 này, PAC đã tiến hành đánh giáBáo cáo của CAG và lập một báo cáoriêng. Một thành viên của PAC tiết lộ,theo Báo cáo kiểm toán của CAG,không phải chỉ có 1.500 tỷ TZS bị thấtthoát, trên thực tế, số tiền này còn lớnhơn rất nhiều. Tuy nhiên, con số chínhxác đến nay vẫn chưa được công bố.Báo cáo của CAG cũng tiết lộ mối lo

ngại về một khoản tiền lên tới 976,97 tỷTZS (420 triệu USD) đã được chi tiêubừa bãi, không tuân thủ các quy định củapháp luật. Ngoài ra, Báo cáo của CAGđã phát hiện ra nhiều bất thường và đưara những lo ngại về tình hình tài chính,hậu quả của công tác quản lý ngân sáchlỏng lẻo, tắc trách, tồn tại nhiều điểmyếu. Các giao dịch từ một số tài khoảnngân hàng không được giám sát chặtchẽ, việc quản lý và sao lưu dữ liệu haybị lỗi và chưa phù hợp.

Thiếu minh bạch trong quản lý tài chính

Sau khi nhậm chức vào năm 2015,Tổng thống Tanzania John Magufuli đãnhanh chóng phát động một chiến dịchchống tham nhũng được toàn thể côngchúng ca ngợi, ủng hộ. Ông đã thực hiệnmột số hành động nhằm thắt chặt công tácquản lý ngân sách của Chính phủ, hạn chếtối đa tình trạng rò rỉ quỹ công, điển hìnhlà việc ông đã mạnh tay thanh lọc bộ máynhân sự, phát hiện các đối tượng nằmtrong danh sách ảo nhằm tiết kiệm chongân sách nhiều khoản chi.

Tuy nhiên, 3 năm sau đó, tài chínhcông của Tanzania vẫn nằm trong tình

trạng rối ren.Công tác giám sáttài chính củaChính phủ chưathực sự hiệu quảkhiến nhiềukhoản tiền lớn từngân sách công đãbiến mất và hiệnchưa thể tìm ranguyên nhân. Báocáo của CAG bàytỏ mối quan ngạirằng, công tácquản lý tài chínhcông của Tanza-nia khó có thể

được cải thiện, thậm chí, có thể sẽ ngàycàng tồi tệ hơn.

Trong phiên họp mới nhất của Quốchội Tanzania, các nghị sỹ đã bàn thảo vềviệc ngân sách được phân bổ cho năm tàichính 2018-2019 thiếu tính hợp lý. Ví dụ,trong nửa đầu năm tài chính, Ủy ban Bầucử quốc gia (NEC) đã được nhận cáckhoản giải ngân trị giá 8,3 tỷ TZS (3,57triệu USD), cao gấp 7 lần so với con số1,2 tỷ TZS (516.000 USD) được Quốc hộithông qua trước đó.

Một số nghị sỹ tiết lộ, trong thời giantới, NEC có thể được giải ngân thêmnhiều khoản tiền lớn nữa, dù NEC đãđược phân bổ khoản tiền khổng lồ 12,4 tỷTZS (5,33 triệu USD) vào tháng 9/2018chỉ để tiến hành ba cuộc bầu cử.

Việc Quốc hội Tanzania cố tình chegiấu Báo cáo kiểm toán của CAG đã bịcông chúng phản đối trong bối cảnh cácnước trên toàn thế giới đang ngày càngnỗ lực để tiến tới sự minh bạch về tàichính công. Một số nghị sĩ yêu cầu côngkhai báo cáo của CAG và PAC để tất cảcác nghị sĩ có thể xem xét, tuy nhiên,yêu cầu này đã bị từ chối.n

(Theo Allafrica và Africanarguments)

Nghèo đói là hậu quả của nạn tham nhũng tại Tanzania Ảnh: ST

Hãng kiểm toán Grant Thorntongần đây đã lên tiếng chỉ trích

Ban Quản lý siêu Dự án Đập thủyđiện Muskat (Canada) về nhữngsai phạm liên quan đến mở thầuvà khẳng định siêu Dự án nàykhông thể đáp ứng các mục tiêuvề chi phí và thời hạn.

Đây là một trong những pháthiện trong cuộc kiểm toán pháp lýmới nhất do Grant Thornton tiếnhành. Báo cáo của Grant Thorntonđược công bố hôm 18/02 vừa quatrước khi khởi động vòng 2 củaphiên điều trần về những sai phạmtrong thi công và đội giá dự án.

Grant Thornton cho biết, chiphí của Dự án Đập Muskrat đãtăng gấp đôi lên hơn 12,7 tỷ USD

so với con số dự kiến ban đầu là6,2 tỷ USD. Báo cáo nhận định,Nalcor Energy, đơn vị giám sátDự án, đã để chậm tiến độ rấtnhiều so với dự tính, dẫn tới haotổn lớn về mặt chi phí. Đồng thời,giá thầu cho các hợp đồng xâydựng đã vượt quá ước tính củaNalcor Energy, với giá thầu caohơn từ 60 - 160% so với ước tínhcủa Nalcor Energy.

Kiểm toán viên của GrantThornton, ông Scott Shaffer đã

nhìn thấy những vấn đề này từnăm 2013 và đã đưa ra cảnh báođối với Nalcor Energy, song đơnvị giám sát Dự án đã không thựchiện việc tính toán lại chi phí haysửa đổi dự toán chi phí vốn trướckhi ký bảo lãnh khoản vay vàotháng 11/2013. Một khi bảo lãnhkhoản vay được đặt bút ký, cónghĩa là chính quyền tỉnh buộcphải cam kết hoàn thành Dự án,mà bỏ qua khoản chi phí vượt trộiđã được dự tính.

Khi xem xét công tác quản lýhợp đồng của Nalcor Energy, cáckiểm toán viên phát hiện ra rằng,Astaldi - nhà thầu của Italy đượcthuê để thực hiện công trình - đượclựa chọn không thông qua mở thầucạnh tranh. Chính sai phạm này củaNalcor Energy cũng góp phần dẫnđến việc chi phí công trình vượtquá chi phí giá dự tính ban đầu.

Báo cáo nhận định, NalcorEnergy nhận thấy Astaldi khôngđạt được các mục tiêu về hiệu quả

thực hiện của mình, song vẫn trìhoãn, không xem xét việc thay thếnhà thầu mãi đến năm 2016, khimà tình hình tài chính của NalcorEnergy trở nên sa sút. Kiểm toánviên Shaffer đã xem xét một cáchkỹ càng một số gói thầu lớn củaDự án và nhận thấy nhiều khoảnchênh lệch đáng kể giữa dự toánvà chi phí thực tế. Mãi đến tháng3/2018, khi chi phí vượt trội củasiêu Dự án này tăng thêm 1,2 tỷUSD, Nalcor Energy mới chínhthức trục xuất Astaldi khỏi Dự ánvà hiện một công ty của Canada làPennecon đang tiếp quản phầnviệc của Astaldi.n(Theo CBC.ca và National Post)

NGỌC QUỲNH

CANADA:

Deloitte Nhật chịu phạt 2 triệu USD

Ủy ban Chứng khoán (SEC) Nhật vừa raquyết định áp mức phạt 2 triệu USD đối vớiDeloitte tại Nhật liên quan đến cáo buộc pháthành báo cáo kiểm toán vi phạm tính độc lậptheo quy định của SEC. Được biết, đây là báocáo kiểm toán Mitsubishi UFJ FinancialGroup, Inc - Tập đoàn tài chính lớn của Nhật.n

(Theo Accounting Today)

Belarus tiến hành kiểm toán chungvới Slovakia

Mới đây, KTNN Belarus đã ký kết Thỏathuận kiểm toán chung liên chính phủ vớiKTNN Slovakia về các hợp đồng mua sắmcủa Chính phủ do các cơ quan kiểm soát tàichính tối cao thực hiện trong năm 2018. Dựkiến, cuộc kiểm toán sẽ được hoàn tất trongtháng 4/2019.n (Theo Belarus News)

Bangladesh: Sẽ kiểm toán khối ngân hàng

Bộ trưởng Bộ Tài chính BangladeshMustafa Kamal cho biết, Chính phủ nước nàysẽ tiến hành một cuộc kiểm toán đặc biệt đốivới khối ngân hàng để đảm bảo tính minhbạch và sự thống nhất trong khối này. Tuyênbố này được đưa ra hôm 07/02 tại Hội thảoKinh doanh thường niêm 2019 được tổ chứctại Thủ đô Dhaka. Được biết, cuộc kiểm toánsẽ được khởi động ngay sau khi tham vấn vớiThống đốc Ngân hàng T.Ư và một số lãnh đạocủa các tổ chức tài chính liên quan.n

(Theo The Independent)

TANZANIA:

r THANH XUYÊN

Tập đoàn Viễn thông di động của AnhVodafone mới đây quyết định lựa chọn EY trởthành hãng kiểm toán độc lập của Tập đoàncho năm tài chính 2020.n (Theo Economia)

KPMG vừa ra quyết định sa thải nhómnhân sự thực hiện kiểm toán tại Tập đoànXây dựng đã sụp đổ Carrillion của Anh sauphán quyết áp án phạt lớn của Ủy ban Báocáo tài chính Anh (FRC) khiến KPMG mấtđi lượng khách hàng lớn.n

(Theo Accountancy Daily)TRÚC LINH

Tin vắn