phương pháp bố trí và thu thập số liệu các chỉ...

78
Mt sbáo cáo kết qunghiên cu bước đầu do hp phn nghiên cu thc hin – RPS - 20 BÁO CÁO CÁC KT QUBƯỚC ĐẦU THC HIN HOT ĐỘNG NGHIÊN CU CA DÁN RENFODA DO PHÒNG NGHIÊN CU LÂM SINH THUC VIN KHOA HC LÂM NGHIP VIT NAM THC HIN (Hà Ni, tháng 1 năm 2006) I. MĐẦU Vi khong 19 triu ha, đất lâm nghip chiếm trên 60% tng din tích tnhiên toàn quc. Tuy nhiên do nhiu nguyên nhân tác động nên trong vài thp niên cui ca thế k20, rng ca Vit Nam đã suy gim mt cách nhanh chóng, đến năm 1995 độ che phchcòn 28,2% (Vin Điu tra – Quy hoch rng, 1995). Tđầu nhng năm 70 chính phđã có nhng nlc trong vic khôi phc rng, nhưng din tích rng mi năm vn mt đi khong 190.000 ha (Nguyn Văn San và Don Gilmour, 1999). Đặc bit mt svùng như Tây Bc b, độ che phrng chcòn 9,5%. Điu đó càng nghiêm trng hơn khi Tây Bc là vùng đầu ngun ca mt con sông nơi có hcha nước cho nhà máy Thuđin Sông Đà. Trong chiến lược dài hn tnăm 2001 đến 2010, ngành Lâm nghip Vit Nam đã đề ra các mc tiêu như tăng kim ngch xut khu Lâm sn đạt 2,5 tUSD, thu hút t8 đến 6 triu người tham gia vào nghrng, và tăng độ che phca rng đạt 43%. Để đạt được mc tiêu trên, bên cnh nhiu hot động và chính sách vLâm nghip thì mt chương trình ưu tiên trng đim trng mi 5 triu ha rng đang được Nhà nước đầu tư (Chương trình 661). Tuy nhiên trong quá trình thc hin vn còn gp nhiu khó khăn cthnhư nhng thông tin vkthut phc hi rng ti Vit Nam còn ri rác, chưa được biên son phbiến mt cách có hiu qu. Các hot động nghiên cu nhm phc vchương trình 661 còn hn chế (Văn kin dán). Vi sgiúp đỡ ca Cơ quan hp tác Quc tế Nht Bn (JICA-Japan International Cooporation Agency) dán Phc hi rng tnhiên vùng phòng hđầu ngun suy thoái ti Min Bc Vit Nam được hình thành nhm gii quyết mt phn khó khăn trên. Các hot động nghiên cu phc hi rng ca dán được thc hin ti 20 xã thuc 4 huyn ca tnh Hoà Bình, trong đó các cơ quan phi hp gm BNông nghip và Phát trin Nông thôn, Chi Cc Phát trin Lâm nghip tnh Hoà Bình, Vin khoa hc Lâm nghip Vit Nam, các xã trong vùng dán hot động. Trong bn báo cáo này, mt phn công vic ca hp phn Nghiên cu do Phòng Nghiên cu Kthut Lâm sinh thuc Vin Khoa hc Lâm nghip Vit Nam thc hin sđược đề cp. II. NI DUNG NGHIÊN CU Phòng Nghiên cu Kthut Lâm sinh thc hin mt sni dung nghiên cu sau: 1. Gieo ht thng trên đất trng 2. Trng làm giàu rng trên din tích rng nghèo kit 3. Xúc tiến tái sinh tnhiên 4. Trng cây lâm sn ngoài gdưới tán rng nghèo kit Để phc vcho các hot động trên, nhng nghiên cu vxói mòn, dinh dưỡng đất trong khu thí nghim cũng được tiến hành trong sut thi gian ca Dán hot động. 1

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN RENFODA DO PHÒNG NGHIÊN CỨU LÂM SINH THUỘC

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM THỰC HIỆN

(Hà Nội, tháng 1 năm 2006)

I. MỞ ĐẦU Với khoảng 19 triệu ha, đất lâm nghiệp chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên toàn

quốc. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân tác động nên trong vài thập niên cuối của thế kỷ 20, rừng của Việt Nam đã suy giảm một cách nhanh chóng, đến năm 1995 độ che phủ chỉ còn 28,2% (Viện Điều tra – Quy hoạch rừng, 1995). Từ đầu những năm 70 chính phủ đã có những nỗ lực trong việc khôi phục rừng, nhưng diện tích rừng mỗi năm vẫn mất đi khoảng 190.000 ha (Nguyễn Văn San và Don Gilmour, 1999). Đặc biệt một số vùng như Tây Bắc bộ, độ che phủ rừng chỉ còn 9,5%. Điều đó càng nghiêm trọng hơn khi Tây Bắc là vùng đầu nguồn của một con sông nơi có hồ chứa nước cho nhà máy Thuỷ điện Sông Đà.

Trong chiến lược dài hạn từ năm 2001 đến 2010, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đề ra các mục tiêu như tăng kim ngạch xuất khẩu Lâm sản đạt 2,5 tỷ USD, thu hút từ 8 đến 6 triệu người tham gia vào nghề rừng, và tăng độ che phủ của rừng đạt 43%. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh nhiều hoạt động và chính sách về Lâm nghiệp thì một chương trình ưu tiên trọng điểm trồng mới 5 triệu ha rừng đang được Nhà nước đầu tư (Chương trình 661). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn cụ thể như những thông tin về kỹ thuật phục hồi rừng tại Việt Nam còn rải rác, chưa được biên soạn phổ biến một cách có hiệu quả. Các hoạt động nghiên cứu nhằm phục vụ chương trình 661 còn hạn chế (Văn kiện dự án). Với sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA-Japan International Cooporation Agency) dự án Phục hồi rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn suy thoái tại Miền Bắc Việt Nam được hình thành nhằm giải quyết một phần khó khăn trên.

Các hoạt động nghiên cứu phục hồi rừng của dự án được thực hiện tại 20 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Hoà Bình, trong đó các cơ quan phối hợp gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi Cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các xã trong vùng dự án hoạt động. Trong bản báo cáo này, một phần công việc của hợp phần Nghiên cứu do Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện sẽ được đề cập. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh thực hiện một số nội dung nghiên cứu sau:

1. Gieo hạt thẳng trên đất trống 2. Trồng làm giàu rừng trên diện tích rừng nghèo kiệt 3. Xúc tiến tái sinh tự nhiên 4. Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nghèo kiệt Để phục vụ cho các hoạt động trên, những nghiên cứu về xói mòn, dinh dưỡng đất

trong khu thí nghiệm cũng được tiến hành trong suốt thời gian của Dự án hoạt động.

1

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa Bàn Nghiên Cứu:

Các mô hình nghiên cứu được thực hiện tại các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Cụ thể:

- Mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống (diện tích 1,2 ha) được thực hiện tại Khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Độ cao tuyệt đối từ 150 – 200m. Địa hình tương đối dốc (25-30o).

- Mô hình trồng làm giàu rừng (diện tích 6ha) được thực hiện tại khoảng 4 xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Độ cao so với mặt nước biển từ 130 – 200m.

- Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (diện tích 7,5ha) được thực hiện tại thôn Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Độ cao so với mặt nước biển từ 130 – 200m. Địa hình núi thấp, độ dốc từ 25 – 30o.

- Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nghèo kiệt (3 ha) được thực hiện tại Khoảnh 4 xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Địa hình núi thấp, độ cao 120 – 200m so với mặt nước biển. Độ dốc 20 – 25o.

3.2. Thực Bì, Đất và Phương Pháp Xử Lý

Thực bì và đất tại các mô hình thí nghiệm được xử lý khác nhau tuỳ thuộc vào dạng thực bì, phương pháp và loài cây trồng. Cụ thể cho từng thí nghiệm được mô tả như sau: 1.2.1. Thí nghiệm gieo hạt thẳng trên đất trống:

- Mô tả đất và thực bì: Đất thuộc Feralit phát triển trên đá phiến thạch tím, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất trên 50cm, độ phì trung bình. Thực bì thuộc nhóm Ia và Ib, chủ yếu là lau, chít, cỏ tranh, một số cây bụi như lành ngạnh, thẩu tấu, me rừng, vả, cà muối vv... Mật độ cây tái sinh 2500 cây/ha.

- Xử lý thực bì và đất: Thực bì được phát toàn diện, sau khi phát được xếp gọn thành hàng theo đường đồng mức để tự phân huỷ. Đất được xử lý cục bộ bằng cách đào hố với kích thước 30cm x 30 cm x 30cm. Mật độ hố 2000 hố/ha (cự ly 2,5m x 2m).

1.2.2. Mô hình trồng làm giàu rừng: - Mô tả đất và thực bì: Đất Feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch tím, thành phần cơ

giới thịt nặng. Thực bì thảm tươi chủ yếu là nứa tép đã bị khuy từ năm 2002, lau, chít, độ che phủ từ 85 – 90%. Tầng cây gỗ gồm các loài thẩu tấu, chân chim, dẻ, lành ngạnh, ràng ràng mít, ngát, găng, mít, trâm, ba bét vv… Mật độ cây gỗ 670 cây/ha. Tầng cây tái sinh gồm đom đóm, chẹo, dẻ, găng, hoắc quang, kháo, mán đỉa, thừng mực, trám vv... Mật độ cây tái sinh 3500 cây/ha.

- Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý cục bộ bằng cách phát theo băng song song với đường đồng mức hoặc phát theo lỗ trống. Tất cả các loài cỏ, dây leo, bụi rậm được phát, chừa một số loài cây gỗ có giá trị, hoặc cây bụi tạo nên độ che phủ khoảng 80-90% . Trong các công thức trồng bổ sung theo rạch, thực bì được phát có chiều rộng 6 m và chừa 8 m, trên các rạch hố được đào với kích thước 40cm x 40cm x 40 cm và cự ly giữa các hố là 3m. Tại các công thức trồng làm giàu rừng theo lỗ trống, các lỗ trống được mở với diện tích từ 200m2 – 400m2, trên các lỗ mở, hố được đào kích thước 40cm x 40cm x 40cm với mật độ 1100 hố/ha (cự ly 3m x 3m).

1.2.3. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: - Mô tả đất và thực bì: Đất Feralit phát triển trên đã phiến thạch sét. Thành phần cơ giới

trung bình. Thực vật tầng cây gỗ gồm kháo, giẻ, ngát, lá nến, ràng ràng, lim xẹt, trám,

2

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

máu chó, chẹo tía, muồng vv... Mật độ cây gỗ còn lại từ 690 – 780 cây/ha. Đường kính tầng cây gỗ 11,5cm, chiều cao trung bình 9,8m. Tầng cây tái sinh gồm ba bét, bứa, chẹo tía, dẻ kháo, lá nến, trâm, ngát, máu chó, vẩy ốc vv... Mật độ tái sinh từ 6375 đến 9875 cây/ha.

- Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý cục bộ bằng cách phát theo rạch và lỗ trống. Rạch phát có chiều rộng 6m, chừa 8m, lỗ trống mở kích thước rộng 200m2 – 400m2. Sau khi phát dọn thực bì, đất được xử lý theo các biện pháp khác nhau: Để gieo hạt bổ sung, đất được cuốc theo hố kích thước 30cm x 30cm x 30cm (cự ly các hố là 2m). Trong khi để xúc tiến tái sinh tự nhiên đất được xới nhẹ nhằm giúp hạt dễ dàng tiếp đất để nảy mầm.

3.2.4. Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. - Mô tả thực bì và đất: Đất feralit phát triển trên đá phiến thạch tím, thành phần cơ giới

là thịt nặng. Thực bì tầng cây gỗ gồm châm chim, dẻ, ràng ràng, ngát, mít rừng, trám, xoan nhừ, ba bét vv... Tầng cây tái sinh gồm đom đóm, chẹo, dẻ, găng, kháo, mán đỉa, ngát, thừng mực, trám vv... Mật độ cây tái sinh 3500 cây/ha.

- Xử lý thực bì và đất: Thực bì được xử lý rạch với kích thước rộng 6m, băng chừa 8m. Lỗ trống được mở với kích thước 200-400m2. Trong các rạch và lỗ, hố được đào với kích thước 30cm x 30cm x 30cm trồng các loài cây thuốc, gừng và mây. Riêng các hố trồng quế, kích thước hố là 40cm x 40cm x 40 cm, mật độ hố tại lỗ trống là 1100 cho trồng quế, mật độ 1000 để trồng các loài cây thuốc và mật độ 300 hố/ha trồng mây. Ngoài ra tại các thí nghiệm trồng làm giàu rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, các

công thức đối chứng thì thực bì và đất không được xử lý. 3.3. Loài Cây, Kích Thước và Phương Pháp Xử Lý Hạt Cây Trước Khi Gieo, Trồng

Hạt giống và cây con được cung cấp bởi Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Một số chỉ tiêu hạt và cây con trước khi đem trồng như sau (xem Bảng 1): Hạt trước khi gieo được xử lý bằng nước nóng theo phương pháp hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng 1 số loài cây lá rộng bản địa của Vụ Khoa học công nghệ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1994) cụ thể cho từng loài như sau:

- Hạt xoan ta: Ngâm hạt trong nước 3 sôi 2 lạnh một ngày rồi gieo - Hạt ràng ràng: Trước khi xử lý bằng nước nóng, hạt được khứa qua lớp vỏ, sau đó

ngâm trong nước ấm 40-50oC trong 4-5 giờ rồi gieo. - Hạt lim xanh: Ngâm hạt trong nước ấm 70oC trong 12 giờ, sau đó rửa hết lớp keo

quanh hạt và ngâm tiếp trong nước lã 15 giờ, sau đó gieo. - Hạt lim xẹt: Ngâm hạt trong nước sôi rồi sau đó chọn những hạt nứt và ngậm nước đem gieo.

3

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Bảng 1: Tiêu chuẩn cây con và hạt giống sử dụng trong các mô hình phục hồi rừng tại Hoà Bình

Loài Mô hình Nguồn gốc cây

con

Do.o (cm)

H (cm)

Kích thước bầu

Xoan ta (Melia azedarach ) Hạt - - - Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv)

Hạt - - -

Ràng ràng (Ormosia balansae Darake)

Gieo hạt thẳng trên đất trống

Hạt - - -

Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A. Chew

Hạt - - -

Lim xanh Hạt - - - Ràng ràng

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Hạt - - - Trám trắng (Canarium album) Cây có bầu 0,78 70,4 10cmx14cm Re gừng (Cinnamomum sp) Cây có bầu 0,63 67,6 10cmx14cm Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv)

Cây có bầu 0,99 116,2 10cmx14cm

Dẻ đỏ (Lithocararpus ducampii) Cây có bầu 0,48 44,8 10cmx14cm Sồi phảng (Lithocarpus fissus)

Trồng làm giàu rừng

Cây có bầu 0,50 60,0 10cmx14cm Quế (Cinamomum cassia) Cây có bầu 0,50 78,0 8cmx11cm Mây nếp (Calamus tetradactylus) Cây có bầu - 18,2 8cmx11cm Ba kích (Morinda officinalis) Cây dâm

hom có bầu- 22,0 8cmx11cm

Xạ đen (Celastrus hindsii) Cây dâm hom có bầu

- 25,0 10cmx14cm

Gừng (Zingiber)

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng

Củ giống - - - 3.4. Bố Trí Thí Nghiệm:

Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên đại diện cho các vị trí chân, sườn và đỉnh đồi, cụ thể đối với các thí nghiệm như sau:

- Mô hình gieo hạt thẳng: Các công thức gieo hạt thẳng được bố trí lặp lại 3 lần cho 3 loại hạt gieo (lim xanh, ràng ràng, và xoan ta). Tại các ô gieo, hạt được gieo thuần loài, mỗi hố gieo 5-7 hạt. Diện tích mỗi lần lặp là 0,13ha. Tổng diện tích thí nghiệm gieo hạt thẳng là 1,2ha.

- Mô hình trồng làm giàu rừng: Các công thức gồm: (1). Trồng cây bản địa thuần loài theo rạch;( 2). Trồng cây bản địa thuần loài theo lỗ trống và (3). Công thức đối chứng (không trồng). Các công thức được lặp lại 4 lần. Diện tích mỗi lần lặp là 0,5 ha. Tổng diện tích thí nghiệm là 6ha.

- Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Các công thức thí nghiệm gồm: (1). Xử lý thực bì, xới đất theo lỗ trống để tái sinh tự nhiên; (2). Xử lý thực bì, cuốc hố theo lỗ trống và gieo hạt cây mục đích bổ sung; (3). Xử lý thực bì, xới đất theo rạch để hạt tái sinh tự nhiên; (4). Xử lý thực bì, cuốc hố theo rạch và gieo hạt bổ sung; và (5). Công thức đối chứng (không tác động). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi lần lặp là 0,5ha. Tổng diện tích thí nghiệm là 7,5ha.

Ngoài ra để đánh giá mối quan hệ giữa số lượng hạt rơi và số lượng cây tái sinh tự nhiên, một thí nghiệm theo dõi lượng hạt rơi cũng được thực hiện. Tại mỗi lần lặp của các

4

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

công thức thí nghiệm, đặt 4 ô hứng hạt rơi làm bằng lưới nylon có diện tích 0,8m2, hình tròn. Ô được đặt cách mặt đất từ 50-70cm tuỳ vào địa hình. Tổng số ô hứng hạt là 80 ô.

- Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng: Các công thức thí nghiệm gồm: (1). Trồng quế theo rạch; (2). Trồng quế trong lỗ trống; (3). Trồng mây trong lỗ trống; và Trồng hỗn giao xạ đen, ba kích và gừng theo lỗ trống. Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần, diện tích mỗi lần lặp 0,25ha, tổng diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng là 3ha. Cây được gieo, trồng trong tháng 7 và tháng 8 năm 2004. Mỗi cây được bón lót 0,2 kg

phân NPK và 0,2kg phân vi sinh sông Ranh

3.5. Biện Pháp Chăm Sóc Cây sau khi trồng 1 tháng được kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm. Chăm sóc được thực

hiện 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào tháng 3-4 và lần thứ hai vào tháng 6-7. Công việc chăm sóc gồm phát cỏ, dây leo, bụi rậm, xới đất quanh gốc đường kính 1m và bón thúc phân NPK.

3.6. Thu Thập và Xử Lý Số Liệu 3.6.1. Mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt: Được theo dõi trong 2 tháng đầu với tần suất 20 ngày/lần. Số liệu thu thập trên 40

hố ngẫu nhiên ở mỗi lần lặp (đối với gieo thuần loài) và 30 hố cho một cho mỗi loài trên mỗi lần lặp (đối với các công thức gieo hạt hỗn loài) cho tất cả các công thức thí nghiệm. Số liệu được theo dõi cố định trong các hố suốt quá trình thu thập số liệu. Các hố theo dõi được đánh dấu và ghi thứ tự bằng cọc gỗ nhỏ. Số liệu thu thập gồm: thời gian nảy mầm (khoảng thời gian tính theo 20 ngày), số hạt nảy mầm, số lá, tình hình sinh trưởng của cây mạ. Tỷ lệ nảy mầm được tính theo tỷ lệ hố có hạt nảy mầm.

- Sinh trưởng cây: Sau khi hết thời kỳ theo dõi sự nảy mầm của hạt, các số liệu sinh trưởng của cây được đo đếm 6 tháng/lần gồm tỷ lệ sống, D00, chiều cao cây và chất lượng cây.

3. 6.2. Mô hình trồng làm giàu rừng: Tại các công thức thí nghiệm trồng rừng, các chỉ tiêu sinh trưởng được thu thập 6

tháng một lần. 20 cây ngẫu nhiên của một loài cho mỗi lần lặp sẽ được đánh dấu để đo đếm trong suốt quá trình theo dõi. Các chỉ tiêu đo đếm gồm đường kính gốc, chiều cao, đường kính tán lá, sức sinh trưởng, tỷ lệ sống. Đường kính gốc được đo bằng thước kẹp kính có sai số bằng 0,1 mm. Chiều cao cây và đường kính tán được đo bằng thước rút dây hoặc sào có phân cỡ theo cm. Sức sinh trưởng của cây được đánh giá theo 3 cấp: xấu, trung bình và tốt. 3.6.3. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

- Đánh giá sự nảy mầm của hạt: Trong các thí nghiệm xúc tiến tái sinh bằng gieo hạt bố sung, các số liệu thu thập và phương pháp được thực hiện như phần 6.1 (Gieo hạt thẳng trên đất trống).

- Theo dõi khả năng tái sinh: Tại các công thức thí nghiệm xúc tiến tái sinh tự nhiên, và công thức đối chứng, mỗi lần lặp lập 3 ô kích thước 16m2 (4m x 4m) để theo dõi tái sinh tự nhiên. Các chỉ tiêu thu thập gồm loài cây, số cây, chiều cao, sức sinh trưởng. Các số liệu được thu thập 6 tháng 1 lần.

- Theo dõi tầng cây cao:

5

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Tại các công thức đối chứng, các chỉ tiêu của tầng cây gỗ được theo dõi định kỳ 1 lần/năm. Trong mỗi lần lặp lập 1 ô có kích thước 1000m2, đo tất cả các cây có chiều cao trên 2m trong ô, các số liệu thu thập gồm: loài cây, đường kính 1m3, chiều cao dưới cành, chiều cao vút ngọn. Trên cơ sở các số liệu thu thập, các chỉ tiêu khác như thể tích, trữ lượng rừng, tỷ lệ N/D, N/H, N/G cũng được tính.

- Theo dõi lượng hạt rơi: Lượng hạt rơi được thu thập mỗi tháng 1 lần. Thu tất cả các hạt rơi trong ô. Hạt được

đếm và xác định tên loài. 3. 6.4. Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng

- Các số liệu sinh trưởng của quế được thực hiện như mô tả ở phần 6.2 (Mô hình trồng làm giàu rừng). Riêng đối với gừng sẽ được theo dõi bằng số cây/cụm, chiều cao cây. Đối với ba kích, xạ đen chỉ đo dường kính gốc, chiều dài thân, đối với mây chỉ đo đường kính gốc, chiều dài thân. Các chỉ tiêu được đo 6 tháng/lần 3.6.5. Theo dõi, đánh giá đất trong quá trình thí nghiệm

Trong các công thức thí nghiệm, đất được thu thập để phân tích mỗi năm 2 lần trong suốt quá trình thí nghiệm gồm năm đầu và năm cuối. Các chỉ tiêu thống kê gồm:

- Lý tính: Thành phần cơ giới, số lượng vi sinh vật - Hoá tính: pH, N tổng số, P, K dễ tiêu, cation trao đổi, hàm lượng mùn, hàm lượng

chất hữu cơ. - Theo dõi sự xói mòn của đất bằng phương pháp đóng cọc. Cọc được làm bằng sắt

dẹp để tránh đất bị cản lại trong quá trình theo dõi, chiều dài của cọc nhô khỏi mặt đất sau khi đóng là độ dày tầng đất bị xói mòn. Mỗi lần lặp của các công thức thí nghiệm đóng 30 cọc.

Các chỉ tiêu trên được tính bằng các phương pháp phân tích trong sách Phương pháp phân tích đất, nước, thực vật (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, 1999) 3.6.6. Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tính toán và xử lý bằng chương trình Excel và SAS với chỉ tiêu thống kê Duncan được dùng để so sánh sự khác nhau giữa các công thức trong một thí nghiệm. II. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mô Hình Gieo Hạt Thẳng Trên Đất Trống 4.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây.

Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây trồng được thống kê trong các bảng sau:

Bảng 2. Tỷ lệ hố có hạt nảy mầm tại mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống

Lim xanh Ràng ràng Xoan ta Đợt điều tra Hố có

hạt nảy mầm

Tỷ lệ (%)

Số cây/hố

Hố có hạt nảy mầm

Tỷ lệ (%)

Số cây/hố

Hố có hạt nảy mầm

Tỷ lệ (%)

Số cây/hố

12/8/2004 25 62,5 26,2 65,5 16,9 42,5 1/9/2004 27,5 68,9 28,5 71,5 20,8 52,0 23/9/2004 21 52,5 25,6 64,2 22,3 55,8 23/12/2004 18,7 46,7 1,5 21,3 53,2 2,1 20,5 51,2 1,8 6/2005 16,9 42,3 1,4 16,0 40,2 1,4 19,8 49,7 1,7 12/2005 24,8 62,5 2,1 20,4 51,0 1,8 22,4 56,1 2,3

6

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Sau đợt điều tra tháng 6 năm 2005, chúng tôi đã gieo bổ sung vào những hố không có hạt nảy mầm. Thời gian gieo bổ sung vào 8 và 9 tháng 7 năm 2005. Đến tháng 12 năm 2005, số hố có hạt nảy mầm cao nhất được ghi tại công thức gieo hạt lim xanh với 62,5%, sau đó đến xoan ta 56,1% và ràng ràng 51%.

Thời điểm tháng 12 năm 2004 được bắt đầu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như

đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán lá. Sau đây là các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống Bảng 3: Sinh trưởng của cây trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống tại Khoảnh 3, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình qua các lần đo.

Lim xanh Ràng ràng Xoan ta Đợt điều tra H

(cm) D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

12/2004 12,8 0,27 - 11,2 0,25 - 17,3 0,23 - 6/2005 18,5 0,4 23,5 11,8 0,26 6,5 34,5 0,38 14,5

11/2005 25,2 0,57 29,8 12,3 0,28 8,0 52,8 0,60 18,6 Biểu đồ 1: Sinh trưởng chiều cao của cây trong trong mô hình gieo hạt thẳng trên

đất trống tại Khoảnh 3, Bình Thanh, Hoà Bình qua các lần đo.

0

10

20

30

40

50

60

12_2004 6_2005 12_2005 Thoi gian do

Chiều cao cây (cm)

Lim xanh Rµng rµng Xoan ta

Từ biểu đồ trên cho thấy ràng ràng trong thời gian qua sinh trưởng chậm, lượng

tăng trưởng chiều cao chỉ đạt 1,1 cm trong thời gian 12 tháng, trong khi đó lim xanh tăng trưởng 12,4cm và xoan ta tăng trưởng 35,5cm.

7

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Biểu đồ 2: Sinh trưởng đường kính cây trong trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống tại Khoảnh 3, Bình Thanh, Hoà Bình qua các lần đo.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6 0.7

12_2004 6_2005 12_2005 LÇn ®o

Đường kính gốc (cm)

Lim xanh Rµng rµng Xoan ta

Qua biểu đồ trên cho thấy xoan ta cho tăng trưởng đường kính cao nhất với

0,37cm, sau đó là lim xanh đạt 0,3cm và ràng ràng chỉ đạt 0,03cm.

4.1.2. Tình hình sâu bệnh hại Qua điều tra cho thấy chưa có hiện tượng sâu bệnh hại trong khu gieo hạt thẳng,

nhưng hầu hết xoan ta bị cụt ngọn do bò ăn, tỷ lệ cây bị cụt ngọn do bò ăn là 80,4%.

4.1.3. Kết quả phân tích đất

Bảng 3: Kết quả phân tích đất năm 2005 trong mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống.

Lý tính Hoá tính Thành phần cơ giới (%) Công thức TN pH Mùn

(%)

N tổng

số (%) C/N P2O5 K2O Ca Mg CEC 2-0,02

0,02-0,002

<0,002

Lim xanh 4,28 2,16 0,119 10,47 2,61 16,66 1,98 0,89 16,15 24,23 40,96 34,81

Xoan ta 4,3 2,06 0,211 9,8 1,42 24,26 1,77 0,57 21,65 32,62 32,67 34,71

Ràng ràng 4,28 3,44 0,184 10,81 2,59 44,07 1,97 1,19 19,51 34,85 34,61 30,54

Số liệu kết quả phân tích đất cho thấy, đất trong khu gieo hạt thẳng có tính chua.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, đặc biệt N tổng số chỉ o,11-0,21%. Hàm lượng mùn trung bình, Thành phần cơ giới cho thấy đất thuộc nhóm thịt.

8

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

4.2. Mô Hình Trồng Làm Giàu Rừng 4.2.1. Tỷ lệ sống và sinh lực cây Bảng 4: Tỷ lệ sống và sinh lực các loài 18 tháng sau khi trồng trong mô hình trồng làm giàu rừng tại Khoảnh 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

Trồng theo rạch Trồng theo lỗ trống Chất lượng cây (%) Chất lượng cây Loài

Xấu TB Tốt Tỷ lệ

sống (%) Xấu TB Tốt tỷ lệ sống

(%) Trám trắng

1,8 28,6 69,6 97.2 5,3 31,6 63,2 95.0

Lim xanh 0 0 100 96.2 0 2,9 97,1 97.1 Sồi phảng 0 23,5 76,5 96.3 4,3 17,4 78,3 96.4 Giẻ đỏ 6,0 35,8 58,2 94.3 2,6 41,0 56,4 95.5 Re gừng 0 43,6 56,4 96.7 0 40,0 60,0 96.2

Bảng 4 cho thấy các loài đều có sinh lực cây tốt, đặc biệt lim xanh trồng theo rạch

có 100% cây chất lượng tốt, lim xanh trồng trong lỗ trống chỉ có 2,9% là cây chất lượng xấu. Loài cây có chất lượng cây đạt loại trung bình nhiều nhất là re gừng với 43,6% trong công thức trồng theo rạch và 40% trong công thức trồng trong lỗ trống. Loài cây có cây đạt chất lượng xấu cao nhất là trám trắng, tuy nhiên chỉ có 5,3% trong công thức trồng trong lỗ trống và 1,8% trong công thức trồng theo rạch. Tỷ lệ sống của các cây đều đạt trên 95%. 4.2.2. Sinh trưởng của cây Bảng 5: Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình trồng làm giàu rừng theo rạch tại Khoảnh 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

Chiều cao Đường kính gốc Đường kính tán lá Loài cây

(m) ΔH (cm) (cm) ΔD (cm) (cm) Trám trắng 1,27 0,57 1,27 0,49 0,62 Lim xanh 1,46 0,36 1,95 1,95 0,96 Sồi phảng 1,15 0,55 0,99 0,49 0,51 Giẻ đỏ 0,84 0,36 0,83 0,35 0,36 Re gừng 1,21 0,54 1,26 0,63 0,57

Bảng 6: Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình trồng làm giàu rừng theo lỗ trống 18 tháng sau khi trồng tại Khoảng 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

Loài cây Chiều cao Đường kính gốc Đường kính tán lá

(m) ΔH (cm) (cm) ΔD (cm) (cm) Trám trắng 0,88 0,18 1,00 0,22 0,46 Lim xanh 1,29 0,19 1,69 1,69 0,82 Sồi phảng 1,08 0,48 0,93 0,43 0,48 Giẻ đỏ 0,77 0,29 0,83 0,35 0,32 Re gừng 1,12 0,45 1,10 0,47 0,50

9

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Từ Bảng 5, Bảng 6, Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3 cho thấy rằng trồng làm giàu rừng theo rạch cho tăng trưởng tốt hơn cả về chiều cao và đường kính. Đối với chiều cao các loài trám trắng, sồi phảng và re gừng cho tăng cao hơn so với lim xanh và dẻ đỏ. Trong khi tăng tưởng đường kính của lim xanh lại vượt trội so với các loài còn lại. Đường kính tán lá của lim xanh tốt nhất, trong khi dẻ đỏ có đường kính tán lá nhỏ nhất. Tuy nhiên nhìn chung tăng trưởng của các loài trong năm qua chưa cao, cụ thể chưa có loài nào đạt tăng trưởng trên 1m về chiều cao, riêng lim xanh cho tăng trưởng đường kính gốc đạt 1,95cm trong công thức trồng theo rạch và 1,69cm trong công thức trồng theo lỗ trống. Biểu đồ 3: Tăng trưởng chiều cao của các loài trong mô hình trồng làm giàu rừng tại Khoảnh 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

Tr¸m rt¾ng Lim xanh Såi ph¶ng DÎ ®á Re gõng

Tăng trưởng chiều cao (m)

Trång theo r¹ch Trång lç trèng

Biểu đồ 4: Tăng trưởng đường kính gốc của các loài trong mô hình trồng làm giàu rừng tại Khoảnh 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

Tr¸m rt¾ng Lim xanh Såi ph¶ng DÎ ®á Re gõng

Trång theo r¹ch Trång lç trèng

Tăng trưởng đường kính gốc (cm)

10

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Có thể đây mới chỉ là năm đầu, hệ rễ trong những tháng đầu còn phát triển kém, mới làm quen với môi trường mới nên tăng trưởng còn chậm, sinh lực của cây tốt có thể mới xuất hiện trong mùa sinh trưởng năm 2005 nên tăng trưởng mới chỉ đạt như kết quả trong bảng 4 và 5 trên. Điều đó được khẳng định khi đối chiếu với sinh lực cây trong Bảng 3. Qua trực quan cũng cho thấy cây có màu xanh đậm, các chồi ngọn và cành đều khoẻ mạnh. 4.2.3. Tình hình sâu bệnh

Nhìn chung sâu bệnh hại cho các loài trong mô hình không bị nghiêm trọng. Các loài sồi phảng, giẻ đỏ, lim xanh, re gừng bị sâu ăn lá với tỷ lệ cây bị tương ứng là sồi phảng 11,9%; giẻ đỏ 1,16%; re gừng 1% và lim xanh 0,9%. Riêng đối với trám trắng có hiện tượng bị nấm trắng ở thân và cành với tỷ lệ cây bị nhiễm là 9,3%. 4.2.4. Một số tính chất lý, hoá tính của đất

Nhìn chung hiện tại các tính chất lý, hoá tính giữa các công thức thí nghiệm khác nhau chưa rõ rệt. Hàm lượng mùn tương đối cao trong khoảng từ 4-6%. Tuy nhiên đạm tổng số còn thấp. Các chỉ tiêu khác cũng thấp. Đất thuộc nhóm thịt.

Bảng 7: Kết quả phân tích đất năm 2005 trong mô hình trồng làm giàu rừng

Lý tính Hóa tính Thành phần cơ giới (%) Công thức TN pH Mùn

(%)

N tổngsố

(%) C/N P2O5 K2O Ca Mg CEC 2-0,02

0,02-0,002

<0,002

Trồng theo lỗ trèng

3,68 4,44 0,23 11,09 14,09 19,24 0,31 0,05 25,35 10,33 38,72 50,95

Trồng theo rạch

3,63 4,63 0,27 9,76 96,05 28,58 0,42 0,05 29,77 10,15 40,84 49,01

Đối chứng

3,51 6,31 0,36 10,16 46,98 20,97 0,73 0,31 37,13 10,03 38,87 51,1

4.3. Mô Hình Trồng Làm Giàu Rừng Bằng Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ 4.3.1. Tỷ lệ sống và chất lượng cây Bảng 8: Tỷ lệ sống và chất lượng cây trong mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng 18 tháng sau khi trồng tại Khoảng 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình

Chất lượng cây (%) Loài cây Xấu Trung bình Tốt

Tỷ lệ sống (%)

Quế trồng theo rạch 31,3 40,6 28,1 45,3 Quế trồng trong lỗ trống 44,4 25,9 29,2 46,6 Mây nếp 5,2 12,1 82,8 92,5 Xạ đen 20,0 35,0 45,0 50,5 Ba kích 42,2 39,1 18,7 44,2 Gừng 0 80,0 20,0 48,4

11

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Sau khi trồng 18 tháng cho thấy mây nếp có tỷ lệ sống và chất lượng cây tốt nhất so với các loài lâm sản ngoài gỗ khác. Tỷ lệ cây tốt của mây nếp đạt 82,8%, trong khi có loài như gừng chỉ đạt 20%. Quế trồng trong lỗ trống có tỷ lệ cây xấu nhiều nhất với 44,4 và 31,3%%. Tỷ lệ sống của các loài quế, xạ đen, ba kích và gừng rất thấp, chỉ đạt dưới 50%. Riêng mây nếp tỷ lệ sống đạt 92,5%. 4.3.2. Sinh trưởng của cây Bảng 9: Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng 18 tháng sau khi trồng tại Khoảng 4, Bình Thanh, Cao Phong, Hoà Bình.

Chiều cao Loài cây (cm) ?H (cm) Đường kính tán lá

(cm) Quế trồng theo rạch 32,7 -45,3 17,9Quế trồng trong lỗ trống 37,9 -40,1 18,3Mây nếp 29,0 10,8 -Xạ đen 7,2 -17,5 13,8Ba kích 41,0 19,0 11,0Gừng 33,3 - -

Nhìn chung sinh trưởng của tất cả các loài trong mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ

dưới tán rừng đều rất xấu, ngoại trừ mây nếp. Các loài quế và xạ đen, hiện tại chiều cao trung bình của cây thấp hơn chiều cao trung bình cây khi đem trồng. Đối với quế, hầu hết cây đều bị chết ngọn, các ngọn đang có hiện nay hầu hết là chồi. Tương tự với xạ đen, sau khi trồng thân dây xạ đen cũ bị chết, trong khi không có chồi mới hoặc mọc chồi rất yếu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng trưởng âm. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh trưởng của cây xấu. Theo chúng tôi nguyên nhân trước hết có thể là do đất quá khô, các thí nghiệm trồng cây lâm sản ngoài gỗ được thực hiện trên sườn quay về hướng tây, cùng thời điểm điều tra nhưng đất ở các mô hình khác đều ẩm, xốp, trong khi đất trong mô hình này rất khô. Ngoài ra đối với quế có thể không hợp với điều kiện ở đây. Theo ý kiến của một số chuyên gia ngắn hạn của JICA cho rằng trong quá trình chăm sóc, việc xới đất đã làm đứt các mao mạch dẫn nước, do đó rễ quế không đủ nước để cung cấp cho cây. Tuy nhiên việc chăm sóc đều thực hiện đồng đều trong tất cả các mô hình và các loài cây bản địa trong mô hình trồng làm giàu rừng có tỷ lệ sống rất cao. Hiện nay gừng vẫn tiếp tục chết và theo quan sát của chúng tôi thấy rằng cây chết khô do thiếu nước. Các loài khác như ba kích, xạ đen đều rất xấu. Riêng đối với mây nếp, tỷ lệ sống đạt cao nhất với %. Số cây có chất lượng tốt đạt 82,8%. Cây sinh trưởng tốt, ngọn bắt đầu vươn dài, lá có màu xanh tươi.

4.3.2. Tình hình sâu bệnh

Hiện tại không có sâu bệnh nhiều đối với cây trong mô hình. Quế trước khi chết có hiện tượng cháy lá và sau đó thân có màu phấn trắng, tuy nhiên các chuyên gia sâu bệnh cho rằng đó không phải là bệnh cây.

12

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Bảng 10:

Kết quả phân tích đất năm 2005 trong mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng Lý tÝnh Ho¸ tÝnh

Thµnh phÇn c¬ giíi (%) C«ng thøc TN pH

Mïn (%)

N tæng

sè (%) C/N P2O5 K2O Ca Mg CEC 2-0,02

0,02-0,002

<0,002

QuÕ trång theo lç trèng

3,89 5,07 0,297 9,89 25,06 18,85 0,41 0,05 25,69 6,35 36,67 57,07

QuÕ trång theo r¹ch

3,56 2,89 0,238 7,07 12,74 11,92 0,41 0,21 29,24 8,47 36,61 54,92

M©y nÕp 3,58 5,15 0,314 9,51 98,42 21,54 0,21 0,1 35,19 8,39 38,68 52,93

C©y thuèc 3,58 2,74 0,229 6,95 1,41 12,58 0,52 0,21 24,47 10,51 36,61 52,88

Kết quả phân tích cho thấy đất chua, hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng các

chất dinh dưỡng thấp. Đất thuộc nhóm thịt.

4.4. Mô Hình Khoanh Nuôi Xúc Tiến Tái Sinh. 4.4.1. Tỷ lệ sống Bảng 11. Tỷ lệ hố có hạt nảy mầm tại mô hình xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Vầy Nưa, Đà Bắc, Hoà Bình

Lim xanh Lim xẹt Ràng ràng Đợt điều tra Hố có

hạt nảy

mầm

Tỷ lệ Số cây/hố

Hố có hạt nảy

mầm

Tỷ lệ Số cây/hố

Hố có hạt nảy

mầm

Tỷ lệ Số cây/hố

12/8/2004 15,0 56,2 19,7 49,2 24,5 61,2 1/9/2004 25,0 62,5 16,0 40,0 29,6 74,0

23/9/2004 26,0 64,9 18,4 46,0 30,0 75,0 23/12/2004 23,4 58,5 1,30 15,3 38,3 1,6 25,6 64,0 2,2

6/2005 21,0 52,4 1,16 14,8 36,7 1,53 21,3 53,4 1,8312/2005 25,0 62,4 1,38 15,8 39,5 1,65 19,3 48,4 1,66

Nhìn chung tỷ lệ các hố có cây rất thấp, tỷ lệ cao nhất với lim xanh cũng chỉ đạt

62,4%, lim xẹt đạt 39,5% và ràng ràng đạt 48,4%. Số cây trên hố cũng thấp, ràng ràng đạt 1,66 cây/hố, lim xẹt đạt 1,65 cây/hố, lim xanh 1,38 cây/hố.

4.4.2. Sinh trưởng của cây Bảng 12: Sinh trưởng của cây trong mô hình xúc tiến tái sinh theo rạch tại Lau Bai, Vầy Nưa, Đà Bắc, Hoà Bình qua các lần đo.

13

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Lim xanh Lim xẹt Ràng ràng Đợt điều

tra H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

12/2004 12,8 0,27 - 11,2 0,25 - 11,4 0,24 - 6/2005 15,6 0,29 14,5 16,7 0,27 17,7 12,8 0,26 8,9

11/2005 19,4 0,31 16,9 23,6 0,32 19,9 14,3 0,28 9,04

Bảng 13: Sinh trưởng của cây trong mô hình xúc tiến tái sinh theo lỗ trống tại Lau Bai, Vầy Nưa, Đà Bắc, Hoà Bình qua các lần đo.

Lim xanh Lim xẹt Ràng ràng Đợt điều

tra H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

H (cm)

D0.0 (cm)

Dt (cm)

12/2004 12,9 0,27 - 11,3 0,25 - 11,3 0,24 - 6/2005

11/2005 16,7 0,33 15,2 22,1 0,28 16,8 15,3 0,29 10,9 Các loài lim xanh và lim xẹt đều cho chiều cao tốt hơn trong công thức gieo hạt

theo lỗ trống, ngược lại chiều cao của ràng ràng tốt hơn trong công thức gieo hạt theo rạch. Chiều cao của lim xẹt đạt cao nhất với 23,6cm trong công thức gieo hạt trong rạch và 22,1cm trong công thức gieo hạt lỗ trống. Ràng ràng cho sinh trưởng chiều cao kém nhất so với 2 loài lim xanh và lim xẹt.

Biểu đồ 5: Chiều cao của các loài trong mô hình xúc tiến tái sinh theo băng và theo

lỗ trống tại Lau Bai, Vầy Nưa, Đà Bắc, Hoà Bình.

0

5

10

15

20

25

Lim xanh Lim xÑt Rµng rµng

ChiÒu cao c©y (cm)

Gieo theo r¹ch Gieo theo lç trèng

14

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu đồ 6: Đường kính gốc của các loài trong mô hình xúc tiến tái sinh theo băng và theo lỗ trống tại Lau Bai, Vầy Nưa, Đà Bắc, Hoà Bình.

0.25

0.26

0.27

0.28

0.29

0.3

0.31

0.32

0.33

0.34

Lim xanh Lim xÑt Rµng rµng

§−êng kÝnh gèc (cm)

Gieo theo r¹ch Gieo theo lç trèng

Ngược lại với chiều cao, đường kính gốc của lim xanh tốt hơn trong công thức gieo

hạt theo rạch. Trong khi đường kính của lim xẹt cũng vẫn tốt hơn trong công thức gieo trong lỗ trống. Cũng giống như chiều cao, đường kính gốc của ràng ràng cũng tốt hơn trong công thức gieo hạt theo rạch.

4.4.3. Tình hình sâu bệnh.

Trong mô hình gieo xúc tiến tái sinh, không xuất hiện sâu bệnh hại cho các loài gieo hạt.

4.4.4. Tình hình tái sinh tự nhiên.

Kết quả Bảng 14 cho thấy mật độ cây tái sinh tại công thức xúc tiến tái sinh tự nhiên theo rạch lớn hơn so với 2 công thức còn lại với 32.500 cây/ha. Mật độ cây tái sinh thấp nhất tại công thức không xử lý thực bì và đất (đối chứng) và chỉ đạt 1/2 so với xúc tiến tái sinh theo lỗ trống và đạt 1/3 so với công thức xúc tiến tái sinh tự nhiên theo rạch. Tuy nhiên số loài tái sinh xuất hiện trong công thức xúc tiến tái sinh theo lỗ trống và công thức đối chứng có phần cao hơn. Tỷ lệ phần trăm cây tái sinh từ chồi và hạt khác nhau không đáng kể giữa các công thức. Cây con tái sinh có chiều cao trên 1m chỉ mới xuất hiện tại công thức xúc tiến tái sinh theo lỗ trống và công thức đối chứng. Công thức tổ thành cây tái sinh cũng khác nhau giữa các công thức thí nghiệm, tuy nhiên các loài như giẻ, sòi tía đều xuất hiện ở cả 3 công thức thí nghiệm. So với công thức tổ thành cây mẹ trước khi tiến hành thí nghiệm thì một số loài như giẻ, kháo, ràng ràng vv... đã xuất hiện cây tái sinh, tuy nhiên một số loài cây gỗ đáng chú ý như trám, chẹo tía chưa thấy xuất hiện cây con tái sinh.

15

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Bảng 14: Kết quả điều tra tái sinh tự nhiên trong khu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tháng 12 năm 2005

Các chỉ tiêu Công thức xúc

tiến tái sinh theo rạch

Công thức xúc tiến tái sinh theo lỗ

trống

Công thức đối chứng

Cây/ha 32.500 25.833 12.500 Số loài xuất hiện 9 11 11

Số cây tái sinh chồi (%) 7,7 9,7 7,5 Số cây tái sinh hạt (%) 92,3 90,3 92,5

Cây có H < 0,5m 89,7 41,9 47,5 Cây có 0,5m< H<1m (%) 10,3 29,0 27,5

Cây có H>1m 0 29,0 25

Công thức tổ thành

1,3giẻ + 1 sòi tía + 0,5 hu đay + 0,5 máu chó + 0,25 găng + 6,5 loài khác

2,9 giẻ + 1,3 trám + 0,96

sòi tía + 0,32 kháo + 4,52

loài khác

1,7 sung + 1,25 sòi tía + 0,7 giẻ + 0,5 kháo + 0,5 ngoã + 0,25 gội + 0,25 ràng ràng + 0,25 ba gạc + 4,5 loài khác

4.4.5. Kết quả theo dõi hạt rơi rụng trong 3 lần thu hạt (tháng 10, 11 và 12 năm 2005) tại khu thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

Bảng 15: Kết quả theo thu thập hạt rơi rụng trong khu xúc tiến tái sinh Công thức nghiên cứu

TT Loài Gieo

hạt theo rạch

(hạt/ha)

Rạch không

gieo hạt (hạt/ha)

Gieo hạt theo lỗ trống (hạt/ha)

Lỗ trống không gieo

(hạt/ha)

Đối chứng

(hạt/ha)

Ghi chú

1 Côm tầng 962.500 Hạt 2 Cọc rào 37.500 Hạt 3 Chòi mòi 625.000 37.500 12.500 100.000 Hạt 4 Dây cang 37.500 Hạt 5 Dẻ gai 87.500 137.500 187.500 Hạt 6 Găng xanh 12.500 25.000 100.000 12.500 Hạt 7 Khế rừng 12.500 Quả 8 Mé cò ke 12.500 150.000 Hạt 9 Sảng cánh 412.500 Hạt

10 Sp1 37.500 25.000 125.000 50.000 Hạt 11 Sp2 16.666 100.000 12.500 Hạt 12 Sp3 550.000 Hạt 13 Sp4 500.000 125.000 Hạt 14 Sp5 200.000 Quả 15 Sp6 112.500 Hạt 16 Sp7 62.500 Quả 17 Sòi tía 425.000 62.500 12.500 Hạt

18 Thừng mực lá nhỏ 12.500 62.500 Hạt

16

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Ghi chú: Tổng số hạt thu được trong 3 lần thu Kết quả bảng trên cho thấy có quả và hạt của 18 loài đã rụng vào ô hứng hạt, trong

đó có 7 loài chưa xác định được tên chính xác. Các loài như dẻ gai, sòi tía, găng, chòi mòi, Sp1 hầu như xuất hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức thí nghiệm gieo hạt theo rạch có quả và hạt của 6 loài, công thức không gieo hạt, xử lý thực bì theo băng có 6 loài, công thức gieo hạt theo lỗ trống có 8 loài, công thức xử lý thực bì theo lỗ trống, không gieo hạt có 7 loài và cao nhất công thức đối chứng có 9 loài. Trong số hạt của các loài thu được, chỉ 1 số hạt của loài có giá trị kinh tế như dẻ gai, côm tầng. Đồng thời nhiều loài cây có trong khu thí nghiệm nhưng chưa có hạt xuất hiện trong ô hứng hạt, đặc biệt những loài cây gỗ có giá trị kinh tế như ràng ràng, trám vv... 4.4.6. Kết quả phân tích đất Bảng 16: Kết quả phân tích đất năm 2005 trong khu thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Lý tính Hoá tính Thành phần cơ giới(%)Công thức TN pH Mùn

(%)

N tổng

số(%) C/N P2O5 K2O Ca Mg CEC 2-

0,02

0,02-0,002

<0,002

Gieo hạt theo lỗ trống

4,37 3,98 0,19 12,04 53,09 39,88 1,98 1,3 21,55 32,62 34,71 32,67

Xúc tiến theo rạch

3,51 4,17 0,28 8,46 4,34 23,43 0,41 0,20 24,19 6,72 48,67 44,61

Gieo hạt theo rạch

4,24 2,58 0,12 11,99 4,81 25,92 1,77 1,09 24,63 34,66 32,67 32,67

Xúc tiến theo lỗ trống

4,67 3,45 0,15 13,27 26,54 38,92 2,5 1,2 17,3 26,42 36,79 36,79

Đối chứng 3,64 1,87 0,16 6,49 3,52 14,51 0,30 0,10 23,75 4,78 40,52 54,70

17

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

V. KẾT LUẬN Vì mô hình mới xây dựng được 1 năm nên chúng tôi chưa tiến hành phân tích sự

khác nhau về kết quả giữa các công thức thí nghiệm. Tuy nhiên bước đầu cho thấy như sau:

1. Mô hình gieo hạt thẳng trên đất trống: Tỷ lệ hố có cây nảy mầm thấp: Lim xanh đạt 62,5%; Ràng ràng đạt 51%; Xoan ta đạt 56,1%. Sinh trưởng của các loài đạt khá: Chiều cao lim xanh đạt 25,2 cm, chiều cao ràng ràng đạt 12,3cm; và chiều cao xoan ta đạt 52,8cm. Trong mô hình gieo hạt thẳng xoan ta bị cụt ngọn 80,4%.

2. Mô hình trồng làm giàu rừng: Kết quả ban đầu tương đối khả quan. Tỷ lệ sống đạt trên 95% cho tất cả các loài. Cây đã ổn định và cây có chất lượng tốt chiếm trên 50% đến 100% như lim xanh. Tăng trưởng ban đầu còn chậm, chiều cao trong thí nghiệm trồng theo rạch của lim xanh đạt 0,36cm, trám trắng 0,57cm, sồi phảng 0,55cm, dẻ đỏ 0,36cm và re gừng đạt 0,54cm. Chiều cao trong thí nghiệm trồng theo lỗ trống của trám trắng đạt 0,18cm, lim xanh 0,19cm, sồi phảng 0,48cm, dẻ đỏ 0,29cm và re gừng 0,45cm. Nhìn chung tăng trưởng của cây trong thí nghiệm trồng làm giàu rừng theo băng tốt hơn trồng theo lỗ trống.

3. Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng: Tỷ lệ cây sống rất thấp. Quế chỉ đạt 45,3 và 46,6%, xạ đen đạt 50,5%, ba kích đạt 44,2%, gừng đạt 48,4%, riêng mây nếp đạt tỷ lệ sống cao với 92,5%. Tăng trưởng của các loài kém, đặc biệt quế và xạ đen tăng trưởng âm do hiện tại chiều cao đo được từ chồi mới lên.

4. Mô hình xúc tiến tái sinh: Tỷ lệ nảy mầm của các công thức xúc tiến tái sinh có gieo hạt bổ sung thấp, lim xanh đạt 62,4%; lim xẹt đạt 39,5%; ràng ràng đạt 48,4%. Kết quả theo dõi hạt rơi đã thu được hạt của 18 loài, trong đó các loài như dẻ gai, sòi tía găng, chòi mòi xuất hiện hầu hết trong các công thức thí nghiệm. Kết quả theo dõi tổ thành cây tái sinh cho thấy có 32.500/ha cây xuất hiện trong rạch, 25.833/ha cây xuất hiện trong lỗ trống và 25.500 cây/ha xuất hiện trong ô đối chứng.

5. Trong các mô hình không xuất hiện các loài sâu bệnh hại nghiêm trọng. VI. TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Bên cạnh những thuận lợi như những cố gắng nỗ lực của các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc thực hiện dự án, tuy nhiên trong qua trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sau đây là một số khó khăn chính mà chúng tôi đã gặp phải trong thời gian vừa qua.

- Hiện trường thực hiện ven hồ Sông Đà, đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian. Đặc biệt đây là khu xa dân cư, vì vậy không có nhân công địa phương để thực hiện. Hầu hết nhân lực được thuê từ huyện Kim Bôi, cách địa bàn nghiên cứu 60 -70km, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ trồng cây do không có nơi ăn chốn ở ổn định cho nhân công đi làm .

- Nguyên nhân gây chết cây chưa tìm được chính xác, đặc biệt trong mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

- Các nội dung nghiên cứu nằm cách xa nhau và trên địa bàn nhiều xã, thậm chí nhiều huyện nên việc bảo vệ gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp của cán bộ đi làm với chính quyền địa phương cũng hạn chế do cách xa trung tâm.

18

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Trên cơ sở của những khó khăn trên chúng tôi kiến nghị như sau: - Do không có nhân công địa phương nên cần có sự hỗ trợ kinh phí đi lại cho nhân

công thuê tại Kim Bôi. - Dự án cần xem xét có nên thay loài cây trồng cho mô hình trồng cây lâm sản ngoài

gỗ. Có thể mây nếp phù hợp với điều kiện ở đây hơn so với các loài khác, vì vậy nên trồng mây nếp là cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

- Cung cấp cây con và hạt trồng dặm cho năm 2006

Tài liệu tham khảo: Alistair Sare. 1995. Time to rehabilitate the forest. Tropical forest UPDATE, volum 5 No. 1 March 1995. David. M. S. 1986. The practice of Silvicuture. John Wiley & Sons. New York – Chichester – Brisbane – Toronto – Singapore. 525 trang. Hans Lamprecht. 1989. Silvilculture in the tropics. Tropical Forest Ecosystems and their Tree species – Possibilities and Methods for their Long-Term Utilization. Eschborn 1989. Ngô Quang Đê và Nguyễn Mộng Mệnh. 1986. Kỹ thuật giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 170 trang. Nguyen Van San and Don Gilmour. 1999. Forest rehabilitation policy and practice in Vietnam. Proceeding of a National Workshop in Hoa Binh-Vietnam 4th – 5th November 1999. Viện Thổ nhưỡng Nông Hoá. 1999. Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 595 trang. Vụ Khoa học Công nghệ. 1994. Kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 240 trang.

19

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BÁO CÁO KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG TRÊN ĐẤT TRỐNG (T1&T2) TẠI

VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG ĐÀ

Hà nội, tháng 12 năm 2005

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ sông Đà, một công trình thế kỷ của Việt Nam, đã mang lại nhiều lợi ích như: Thuỷ điện, Thuỷ lợi, cảnh quan môi trường, du lịch…Hồ sông Đà trải dài trên địa phận hành chính của nhiều tỉnh như Hoà Bình, Sơn La…thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam. Đây là vùng đầu nguồn có nhiều dòng sông lớn là lưu vực thu nước của hồ sông Đà . Với tổng diện tích lưu vực là 2,68 triệu ha, nhưng độ che phủ của rừng chỉ còn 10 - 13%. Địa hình biến động lớn, chia cắt mạnh, độ cao biến động từ vài trăm mét đến 3000m, nhiều dãy núi kéo dài hàng chục kilômét, độ dốc cao từ 200 – 400, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Theo tài liệu đo đạc và NC của Trung tâm Môi trường sông Đà. Tính bình quân mỗi năm lòng hồ sông Đà bị bồi lấp khoảng 50 triệu m3 bùn, cát, và hằng năm lòng hồ bị lấp đầy khoảng 0,3m/năm, chính vì vậy mà tuổi thọ của hồ sông Đà đang bị đe doạ một cách nghiêm trọng. Bên cạnh việc xây dựng hồ thì việc khai thác rừng chưa hợp lý, phương thức canh tác của các đồng bào dân tộc đã làm diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng và năng lực phòng hộ của rừng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Do yêu cầu cấp thiết phải bảo đảm cho công trình thuỷ điện Hoà Bình được bền vững. Việc xây dựng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn là một nhiệm vụ quan trọng cả về trước mắt và lâu dài. Nhưng không phải bằng bất cứ giá nào mà đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp có tính hữu hiệu cao. Chính vì vậy, việc bảo vệ, sử dụng và phát triển vốn rừng bằng các giải pháp lâm sinh như: khoanh nuôi, nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và trồng rừng mới trên cơ sở sinh thái lại càng cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, và với sự giúp đỡ của Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng, Viện khoa học Việt Nam, tổ chức JICA - Nhật Bản trong dự án khôi phục rừng tự nhiên suy thoái đầu nguồn tại phía Bắc Việt Nam, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm” Xây dựng mô hình Trồng rừng trên đất trống tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà”. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc khôi phục rừng tự nhiên đầu nguồn suy thoái và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, nhằm nâng cao chất lượng và năng lực phòng hộ của rừng. II. MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Mục Tiêu Nghiên Cứu: 1.1.Mục tiêu lâu dài : Góp phần khôi phục hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. 1.2 Mục tiêu trước mắt. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và tác dụng phòng hộ cơ bản của một số loài

cây bản địa và cây phù trợ trồng trên đất trống Ia và Ib

20

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

- Đề xuất một só biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái Ia và Ib tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà.

2. Nội Dung Nghiên Cứu - Điều tra, khảo sát và chọn điểm xây dựng mô hình NC - Chuẩn bị hiện trường xây dựng mô hình. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng và khôi phục rừng tự

nhiên bị suy thoái. - Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng phục hồi đến một số yếu tố môi trường. 3. Phương Pháp Nghiên Cứu 3.1 Phương pháp kế thừa: Tập hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu và trong sản xuất

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát các đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu. - Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời theo quy trình điều tra Lâm học để

thu thập số liệu về địa hình, đất đai, sinh trưởng, tái sinh, ... của khu vực nghiên cứu.

3.2 Phương pháp thực nghiệm. Xây dựng 3.6 ha rừng trồng thử nghiệm với phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại theo các công thức thí nghiệm như sau:

- Trồng Keo lai và cây bản địa cùng một lúc trước 1 năm ( 1,8 ha ) - Trồng Keo lai ( Cây phù trợ ) và cây bản địa cùng 1 lúc, sau 1 năm.

3.3 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu. - Số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng của các loài cây trồng được thu thập theo các

chỉ tiêu về Do, Hvn và Dt, bằng thứơc kẹp kính và thước dây1 năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa. ( các cây đo đếm được đánh số tự nhiên để theo dõi ). Tần xuất đo với Khối lượng 30 cây/loài trên tất cả các lần lặp.

- Sâu bệnh hại được xác định thông qua việc giám định tại rừng ( bằng mắt thường và kính lúp ), và thu thập mẫu để giám định.

- Thu tập mẫu Đất và mẫu Vi sinh vật bằng phương pháp đào phẫu diện. Mẫu Đất và mẫu Vi sinh vật được phân tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng theo các chỉ tiêu như sau: pH, Mùn, Đạm tổng số, P,K dễ tiêu, Chua trao đổi, Chua thuỷ phân, thành phần cơ giới, dung trọng và Vi sinh vật đất. - Theo dõi xói mòn đất dưới các mô hình rừng trồng bằng phương pháp đóng cọc tại

các ô định vị. Chúng tôi tiến hành lập 6 ô định vị tại các lần lặp của các công thức thí nghiệm, nhằm theo dõi về mức độ ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới việc xói mòn đất dưới rừng trồng. Các Ô định vị được thiết kế như ở sơ đồ 1.

Các ô được lập tại các vị trí có độ cao, độ dốc và trạng thái thực bì là tương đối đồng nhất với nhau. Mỗi ô định vị có diện tích là 16 m2, trong mỗi ô được đóng 23 chiếc cọc sắt với khoảng cách 1m x 1m và đóng so le theo hình nanh sấu. Cọc được sử dụng là cọc sắt dẹt có chiều dài 50 cm. Chiều dẹt của thanh sắt được đóng có hướng quay nên đỉnh dông (song song hướng chảy của dòng chảy mặt) các cọc được đánh dấu bằng cưa sắt tại vị trí 10 cm. Đây cũng chính là vị trí được để chừa lại trên mặt đất trong quá trình đóng, với mục đích là vị trí ban đầu làm cơ sở cho việc theo dõi đo đếm và đánh giá sau này. Thu tập số liệu về mức độ ảnh hưởng của các loài cây trồng

21

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

tại các công thức thí nghiệm tới xói mòn đất dưới rừng trồng được tiến hành 1 năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa.

Sơ đồ 1. Sơ đồ bố trí ô theo dõi xói mòn đất

1m * * * * * * * * * 1m * * * * * * * * * * * * * *

4m

- Các số liệu theo dõi, đo đếm được nghi vào các mẫu biểu như: Biểu sinh trưởng,

Biểu mô tả phẫu diện đất, Biểu đo đếm lượng xói mòn - Số liệu thu thập được xử lý trên phân mềm Excel 5.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô Tả Khu Vực Nghiên Cứu. Khu vực nghiên cứu có diện tích 30 ha thuộc khoảnh 3 xã Thung Nai huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình. Độ cao trung bình là 150 m, độ dốc biến động từ 20 – 30o. Chỉ có 1 loại đất duy nhất là đất feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, có thành phần cơ giới và độ phì trung bình. Trạng thái thực bì là Ia và Ib với các loài cây chủ yếu là Lau, Chít, cỏ Tranh và một số loài cây bụi như Lành ngạnh, Thẩu tấu, với chiều cao trung bình của thảm thực bì là từ 1 – 2m, độ che phủ khoảng 30% ( thực bì cấp 3 ), trong khu vực này có rất ít cây tái sinh mục đích, chỉ lác đác 1 số loài như Keo tai tượng, sấu ( bản đồ thiết kế các ô nghiên cứu ). 2. Công Thức Bố Trí thí Nghiệm và Các Biện Pháp Kỹ Thuật: Sau khi điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu , chúng tôi đã tiến hành đo đếm, thiết kế và xây dựng 2 công thức thí nghiệm theo phương thức hỗn giao theo hàng gồm:

- Trồng Keo lai và cây bản địa trước 1 năm (gồm những loài như Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re hương, Sao đen -1,8 ha)

- Trồng Keo lai và cây bản địa sau 1 năm (gồm những loài như Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re hương, Sao đen cùng 1 lúc - 1,8 ha)

Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần với diện tích 0,6 ha/ô, giữa các ô thí nghiệm được chừa 2m làm danh giới.

- Xử lý thực bì: Phát dọn thực bì toàn diện, xếp dọn thực bì đã phát thành từng giải theo đường đồng mức ( giữa 2 hàng cây )

- Làm đất: làm đất theo phương thức cục bộ, đào và lấp hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố trồng keo là 40 x 40 x 40 cm, hố trồng cây bản địa có kích thước 50 x 50 x 50 cm.

22

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

- Mật độ trồng: Keo lai 830 cây/ ha ( 6 x 2m ). Cây bản địa 660 cây/ ha trồng xen giữa 2 hàng Keo ( 6 x 2,5m )

Các loài cây trồng trên có tiêu chuẩn như sau: - Keo: được gieo từ hạt trong bầu PE , có chiều cao H ≥ 0,4m, Do ≥ 0,4 cm, cân đối,

sinh lực tốt không sâu bệnh. - Cây bản địa: được giao từ hạt trong bầu PE, cây con đạt trên 20 tháng tuổi với H ≥

0,6 - 0,75 m, Do ≥ 0,5 – 0,7 cm, cân đối, sinh lực tốt không sâu bệnh. - Thời vụ trồng vào vụ xuân hè ( tháng 5 - 6) - Bón phân: bón lót 200g phân vi sinh sông gianh và 200g NPK 5:10:3/ hố. Bón

thúc 150g NPK 5:10:3 Sơ đồ 2: Bố trí cây trồng rừng Ghi chú: X- Keo lai * - Lim Xanh + - Lim xẹt •- Giẻ đỏ o – Re hưong ♣ - Sao đen

3. Tỷ Lệ Sống Của Cây Trồng. Tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong các ô thí nghiệm được thể hiện tại Bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ sống của các loài cây trồng tại các công thức thí nghiệm

Tỷ lệ sống TB(%) TT Công thức Loài cây trồng Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Trung bình

Keo lai 48,4 48,2 48,0 48.2 Lim xanh 82,1 86,6 84,2 84,3 Lim xẹt 81,9 84,9 82,8 83,2

Re hương 81,4 82,2 83,0 82.2 Giẻ đỏ 78,7 77,8 77,3 78

1

T1

(trồng năm 2005)

Sao đen 81,0 82,9 82,6 81,8 Keo lai 58,4 61,2 58,0 59.2

Lim xanh 90,8 91,6 91,4 91,2 Lim xẹt 89,8 89,9 89,4 89.7

Re hương 84,5 84,1 84,0 84.2 Giẻ đỏ 73,1 72,7 72,4 72.7

2

T2

(trồng năm 2004)

Sao đen 87,5 89,1 85,0 87.2

X 2m X X X X X X 2,5m * * * * * * 6m X X X X X X X 6m + + + + + + X X X X X X X o o o o o o X X X X X X X • • • • • •

23

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong các công thức và trong các lần lặp không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên đối với Keo lai, nếu như ở công thức T1, Keo lai đạt tỷ lệ sống trung bình là 48,2%, thì tại công thức T2 tỷ lệ sống trung bình của Keo lai cũng chỉ đạt 59,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ sống của Keo lai thấp chủ yếu là do công tác bảo vệ cũng chưa được chặt chẽ nên hiện tượng Keo bị Trâu, Bò ăn lá và ngọn, có khi nhổ cả gốc. Đặc biệt hiện tượng dế và mối xông làm chết cây dẫn đến tỷ lệ sống của Keo lai thấp một cách rõ rệt. Tuy nhiên đối với công thức T2 thì tỷ lệ sống của Keo lai đã cao hơn 6% so với tỷ lệ sống của loài cây này năm 2004. Có điều này là do Keo lai đã được trồng dặm và chăm sóc tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đối với các loài cây bản địa thì nhìn chung là tỷ lệ sống tương đối cao, từ 78% - 84,3% đối với T1 và 73% - 91% đối với T2). Cao nhất là Lim xanh có tỷ lệ sống trung bình đạt tới 84,3% (đối với T1), 91% (đối với T2) và thấp nhất là với Rẻ đỏ (78% đối với T1 và 73% đối với T2). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt ở trên là do sức sinh trưởng của mỗi loài cây trên cùng một lập địa là khác nhau, bên cạnh đó là do cây con đem trồng không đồng đều về các chỉ tiêu về Do, Hvn. Do cây con đem trồng không đồng đều, nhưng đối với cây bản địa thì sức chống chịu cao hơn, không bị trâu bò ăn, không bị Mối xông, Rế cắn nên tỷ lệ sống cao hơn Keo lai là rõ rệt. Sinh lực của cây trồng nhìn chung là tốt. 3.1. Diễn biến về tỷ lệ sống của các loài cây trồng theo thời gian. Đối với mô hình T2 (trồng năm 2004) thì tỷ lệ sống của các loài cây trồng có sự dao động mặc dù không lớn. Điều này được thể hiện qua bảng 2 và biểu đồ 1.

Bảng 2. Biến đổi về tỷ lệ sống của các loài cây trồng sau 2 năm trồng (tại T2)

Loµi c©y Tû lÖ sèng TB n¨m 2004

Tû lÖ sèng TB n¨m 2005

Ghi chó

Keo lai 53.2 59.2 Lim xanh 94.4 91.2 Lim xÑt 88.9 89.7

Re h−¬ng 82.2 84.2 RÎ ®á 67.7 72.7

Sao ®en 82.2 87.2

§· tiÕn hµnh trång dÆm vµo ®Çu n¨m 2005

24

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ sống của các loài cây trồng

53.2

82.2

67.7

82.2

59.2

94.488.9 87.2

72.784.2

91.2 89.7

0102030405060708090

100

Keo lai Lim xanh Lim xÑt Re h−¬ng RÎ ®á Sao ®en

lÖ s

èng

(%)

Tû lÖ sèng TB n¨m 2004 Tû lÖ sèng TB n¨m 2005

Hầu hết các loài cây bản địa trồng năm 2005 đều có tỷ lệ sống cao hơn các loài cây bản địa trồng năm 2004. Cụ thể, Lim xẹt có tỷ lệ sống trung bình 88,9% ( năm 2004) và 89,7% (năm 2005) tăng 0,8%. Tương tự như vậy thì đối với các loài cây khác như Re hương, Rẻ đỏ, Sao đen đều có tỷ lệ sống tăng lần lượt là 2%, 5%, 5%. Đặc biệt đối với Lim xanh, có tỷ lệ sống cao hơn cả và đạt 94,4% (năm 2004), nhưng năm 2005 thì tỷ lệ sống giảm xuống chỉ còn 91,2% (giảm 3,2%). Đối với Keo lai, sau khi được trồng dặm và chăm sóc thì tỷ lệ sống đã tăng thêm được 6%. Tuy nhiên thì đây vẫn là tỷ lệ sống rất thấp so với các loài cây khác cùng được trồng trong các mô hình (các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được đề cập ở phần trên). 3.2. So sánh tỷ lệ sống của các loài cây của T1 và T2 tại thời điểm mới trồng. Tỷ lệ sống của các loài cây ở thời điểm mới trồng tại 2 năm 2004 và 2005 được thể hiện qua biểu đồ 2.

Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ sống của T1 và T2 tại thời điểm mới trồng

53.2

94.4 88.978 82.2

67.7

82.2 82.8 82.283.284.3

48.2

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

100

Keo lai Lim xanh Lim xÑt Re h−¬ng RÎ ®á Sao ®en

Tû lÖ sèng (%)

T2 T1

25

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Qua Biểu đồ 2 ta thấy: Tỷ lệ sống của các loài cây tại thời điểm mới trồng tại 2 công thức T1 và T2 có sự chênh lệch nhau không lớn lắm. Các loài cây khi trồng năm 2005 (T1) có tỷ lệ sống cao hơn thời điểm mới trồng năm 2004 (T2) là Sao đen 0,6% và đặc biệt là Rẻ đỏ tăng 20,3%. Tuy nhiên đối với các loài cây khác như Keo lai và Lim xanh, Lim xẹt thì tỷ lệ sống của năm 2005 lại có xu hướng thấp hơn năm 2004 (Keo thấp hơn 5% và Lim xanh 9,5% và Lim xẹt 5,7%). Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi về tỷ lệ sống của các loài cây tại 2 năm trồng là do thời vụ trồng của năm 2005 đúng vào dịp có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn năm 2004. Tuy nhiên, đối với các loài là Keo và Lim xanh thì cây con đem trồng có chất lượng kém hơn, bên cạnh đó tình trạng mối và Châu, Bò phá hoại mạnh hơn dẫn đến việc giảm tỷ lệ sống của các loài cây này. 4. Sinh Trưởng Của Các Loài Cây Trồng. 4.1. Sinh trưởng về Do, Hvn, Dt của các loài cây. Cũng chính từ đặc điểm do cây con được đem trồng không đảm bảo về các chỉ tiêu đã đề ra mà số liệu đo đếm về sinh trưởng của các loài cây tại các công thức và các lần lặp cũng có sự khác nhau. Điều này được thể hiện tại bảng 2. Qua số liệu tại bảng 2 chúng ta thấy, các chỉ tiêu trung bình về Do, Hvn, Dt của các loài cây cũng có sự sai khác tuy nhiên không lớn lắm. Cụ thể chúng ta cũng có thể thấy các chỉ tiêu về Do, Hvn, Dt trung bình như sau: * Đối với T1: Cao nhất vẫn là ở Lim xanh ( tương ứng là 0,9; 1,0; 31,3) tiếp đến là Lim xẹt, Re hương, Sao đen và thấp nhất là đối với Rẻ đỏ ( tương ứng là 0,4; 0,5; 20).

Bảng 2. Sinh trưởng của các loài cây trồng Sinh tr−ëng

LÆp 1 LÆp 2 LÆp 3 Trung b×nh C«ng thøc

Loµi c©y

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (cm)

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (cm)

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (cm)

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (cm)

Keo lai 0,5 0,3 - 0,35 0,3 - 0,35 0,3 - 0,4 0,3 - Lim xanh 0,9 1,0 31,6 1,1 1,2 31,0 0,7 0,8 31,3 0,9 1,0 31,3

Lim xÑt 1,1 0,8 29,3 0,8 0,9 31,5 1,0 1,0 30,1 0,9 0,9 30,3 Re h−¬ng 1,1 1,1 28 0,8 0,8 20 0,8 0,8 24 0,9 0,9 24

RÎ ®á 0,5 0,4 18 0,35 0,5 21 0,3 0,6 21 0,4 0,5 20

T1 (2005)

Sao ®en 0,8 0,7 24,8 0,8 0,5 24 0,5 0,6 25 0,7 0,6 24,6 Keo lai 3,5 2,3 70,5 3,9 2,4 72 3,1 2,2 70 3,5 2,3 70,8 Lim xanh 2,4 1,5 45 2,4 1,3 44,3 2,1 1,1 43,7 2,3 1,3 44,3

Lim xÑt 1,8 1,1 40 2,1 1,2 42 1,5 1,3 41,7 1,8 1,2 41,3 Re h−¬ng 2,2 1,2 39 1,9 1,1 39 2,1 1,0 39 2.1 1,1 39

RÎ ®á 1,5 0,9 37 1,8 1,0 37 1,8 0,95 38,5 1,7 0.95 37,5

T2 (2004)

Sao ®en 1,1 0,9 34,6 1,0 0,87 35 0,9 0,84 34,2 1,0 0.87 34,6

26

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

* Đối với T2: Sau một năm thì các loài cây trồng có sự biến đổi về các chỉ tiêu sinh trưởng một các rõ rệt. Các loài cây có các chỉ tiêu về Do, Hvn, Dt cao nhất là Keo lai (3,5; 2,3; 70,8), tiếp đến vẫn là các loài cây như Lim xanh, Lim xẹt, Re hương, Rẻ đỏ và thấp nhất đó là Sao đen (tương ứng chỉ là 1,0; 0,87; và 34,6). Điều này cho ta thấy tuy rằng các loài cây bản địa có sức sống và chống chịu mạnh mẽ nhưng cũng không đồng đều. Bởi vì, trên cùng một dạng lập địa thì các loài cây bản địa có đặc tính sinh trưởng và sức sinh trưởng là khác nhau. Bên canh đó trong các loài cây bản địa được đem trồng tại đây thì cây Rẻ đỏ là cây có các tiêu chuẩn về đường kính và chiều cao khi trồng là thấp nhất ( nguyên nhân về nguồn giống ). Đặc biệt đối với Keo lai, khi trồng là loài cây có các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao là thấp nhất. Tuy nhiên, đây là loài cây phù trợ, có sức sinh trưởng nhanh. Vì vậy, sau một năm trồng lại là loài cây có các chỉ tiêu về Do, Hvn, Dt là cao nhất. 4.2. Lượng tăng trưởng về Do, Hvn, Dt của các loài cây trồng. Thông qua các chỉ tiêu như Do, Hvn, Dt. Ta có thể biết được tình hình sinh trưởng của cây trồng theo thời gian và mức độ phù hợp của chúng đối với điều kiện lập địa. Lượng tăng trưởng của các loài cây trồng được thể hiện qua các biểu đồ 3 – 7.

Biểu đồ 3. Lượng tăng trưởng Do tại Mô hình T1

Biểu đồ 4. Lượng tăng trưởng Hvn tại mô hình T1

0.2

0.65 0.7 0.75

0.3

0.55

0.4

0.9 0.9 0.9

0.4

0.7

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Keo lai Lim xanh Lim xÑt Re h−¬ng RÎ ®á Sao ®en

Do

(cm

)

Ban ®Çu Sau 5 th ng

0.2

0.950.82 0.81

0.430.5

0.3

10.9 0.9

0.50.6

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

Keo lai Lim xanh Lim xÑt Re h−¬ng RÎ ®á Sao ®en

Hvn

(m)

Ban ®Çu Sau 5 th ng

Qua biểu đồ 3 và 4 ta thấy sau 5 tháng, cây trồng tại T1 đã có sự tăng trưởng nhất định cả về Do và Hvn. Về đường kính gốc: Các loài như Lim xanh, Re hương, Rẻ đỏ, Sao đen tăng từ 0,1 – 0,15 cm và hai loài cây là Keo lai và Lim xẹt tăng 0,2 cm. Về chiều cao vút ngọn: trung bình các loài cây tăng từ 0,05 m – 0,1 m. Trong đó Keo là loài cây có tăng trưởng về chiều cao là cao nhất (0,1 m)

27

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Biểu đồ 5. Tăng trưởng Do tại T2 Biểu đồ 6. Tăng trưởngHvn tại T2

0.72 1.1 1

0.7 0.6 0.7

3.5

2.3

1.82.1

1.7

1

0

0.5 1

1.5 2

2.5 3

3.5

4

Keo lai

Lim xanh

Limxẹt

Re hương

Rẻ đỏ

Sao đen

Do (cm)

Năm thứ nhất Năm thứ 2

1

2.3

1.3 1.2 1.1 1 0.90.630.680.5

0.79 0.78

0

0.5

1

1.5

2

2.5

Keo lai Limxanh

Lim xẹt

Re hương

Rẻ đỏ Sao đen

Hvn (m)

Năm thứ nhất Năm thứ 2

Tương tự như vậy qua biểu đồ 5 và 6 ta cũng thấy, sau 1 năm cây trồng đã có sự tăng trưởng rất cao. Cụ thể như sau: Về đường kính gốc: đối với các loài cây bản địa thì Sao đen là cây có tốc dộ tăng trưởng chậm nhất (0,3 cm) tiếp đến là Lim xẹt (0,8 cm), Rẻ đỏ (1,1 cm) và cao nhất là Lim xanh với 1,2 cm. Đặc biệt đối với Keo lai thì sau một năm trồng đường kính gốc đã tăng một lượng rất lớn (2,8 cm) Về chiều cao vút ngọn: Keo lai là cây có lượng tăng trưởng về chiều cao là cao nhất (1,5 m). Đối với cácloài bản địa thì tăng trung bình từ 0,3 m – 0,6 m.

Biểu đồ 7. Tăng trưởng về Dt tại mô hình T2

33 34.3 34.327 24 30

71

44.3 41.3 39 38 35

0

20

40

60

80

Keo lai Limxanh

Lim xÑt Reh−¬ng

RÎ ®á Sao ®en

Dt

(cm

)

N¨m thø nhÊt N¨m thø 2

Đường kính tán cây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây trồng. Qua biểu đồ 7 ta cũng thấy đường kính tán của các loài cây bản địa tăng từ 5 cm – 14 cm. Đặc biệt đối với Keo lai thì sau một năm đường kính tán tăng 38 cm.

28

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Như vậy, hầu hết các loài cây sau một thời gian trồng và chăm sóc nhất định đã có sự tăng trưởng nhất định về các chỉ tiêu Do, Hvn, Dt, mặc dù có loài tăng cao, có loài tăng chưa cao, tuỳ theo từng chỉ tiêu sinh trưởng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh học của từng loài cây và sức sinh trưởng của từng loài cây đó tại những thời điểm nhất định. Vì vây, cần thiết phải theop dõi, đánh giá tiếp trong thời gian tiếp theo. 5. Diễn Biến Của Một Số Yếu Tố Môi Trường. 5.5. Xói mòn đất tại các công thức thí nghiệm. Do khu vực nghiên cứu có độ cao trung bình là 150 m, độ dốc biến động từ 20 – 30o. Thực bì chủ yếu là các loài cây Xấu hổ, cỏ Tranh và một số loài cây bụi như Lành ngạnh, Thẩu tấu, với chiều cao trung bình của thảm thực bì là từ 1 – 2 mét. Đây là những loài cây tái sinh sau khi xử lý thực bì để trồng rừng. Chính vì đặc điểm đó mà lượng dòng chảy bề mặt là tương đối lớn. Vì vây, sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất (xói mòn mặt). Chúng tôi đã tiến hành bố trí 6 ô định vị theo dõi xói mòn đất ( có diện tích 16 m2) tại tất cả các lần lặp của cả hai công thức T1 và T2. Lượng xói mòn đất được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. Lượng xói mòn đất tại các công thức thí nghiệm

Công thức T1 (mm) Công thức T2 (mm) Lượng sói mòn (tấn/ha) Ô1 Ô 2 Ô 3 TB Ô 1 Ô 2 Ô 3 TB T1 T2 0,2 0,2 0,25 0,22 0,1 0,25 0,15 0,18 19,8 13,5 Như vậy, sau 17 tháng trồng thì tại công thức T2 lượng xói mòn bề mặt trung bình là 0,15 mm ( tương ứng 13,5 tấn/ha) và công thức T1 là 0,22 mm ( tương ứng 19,8 tấn/ha). Như vậy, công thức T1 có lượng xói mòn bề mặt là nhiều hơn T2 (nhiều hơn 0,06 mm tương đương 5,4 tấn/ha). Nguyên nhân chính là do T2 được trồng vào năm 2004 vì thế đến thời điểm đo cây đã sinh trưởng và phát triển được một lượng nhất định và đặc biệt là cây tái sinh và thực bì đã phát triển tốt, làm tăng độ che phủ mặt đất nên đã ngăn cản được lực công phá của hạt mưa và làm giảm lực chảy của dòng chảy bề mặt nên lượng xói mòn là ít hơn. Tuy nhiên, với lượng xói mòn mặt như trên thì bước đầu có thể khẳng định đây là một lượng xói mòn tương đối nhỏ. Để đánh giá một cách chính xác hơn về mức độ liên quan của xói mòn với cây trồng thì cần thiết phải theo dõi, đo đếm và phân tích sâu hơn trong thời gian tiếp theo. 5.6. Diễn biến độ phì của đất * Kết quả phân tích Vi sinh vật đất: Tại các mô hình nghiên cứu chỉ có 1 loại đất duy nhất là đất feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, có thành phần cơ giới và độ phì trung bình. Lượng vi sinh vật có trong đất thể hiện qua bảng 4.

Bảng 4. Kết quả phân tích về Vi sinh vật đất CPUs/ 1g ®Êt TT Tªn mÉu

VSV tæng sè VSV cè ®Þnh N tù do 1 T1-1 (0 –10) 27,54 x 105 14,48 x 103

2 T1-2 (0 – 15) 19,36 x 105 7,54 x 103

3 T2-1 (0 – 10) 34,42 x 105 17,21 x 103

4 T2-2 (0 – 15) 21,57 x 105 11,53 x 103

29

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

30

Qua kết quả của bảng 4 ta thấy, hàm vi sinh vật của đất tại các công thức nghiên cứu là rất thấp. Với Vi sinh vật tổng số lượng vi sinh vật tổng số chỉ từ 19,36 x 105 đến 34,42 x 105. Lượng Vi sinh vật tổng số cao nhất là tại phẫu diện T2-1 (34,42 x 105/1g đất). Lượng Vi sinh vật cố định đạm tự do có trong các mẫu đất cũng thấp chỉ đạt từ 7,54 x 103 đến 17,21 x 103 và cao nhất cũng tại phẫu diện T2-1. Như vậy có thể thấy rằng số lượng mức độ hoạt động của các VSV đất tại các công thức nghiên cứu là rất thấp và hầu như chưa có tác động tích cực tới các loài cây trồng. Tuy nhiên, tại các phẫu diện của công thức T2 có lượng VSV tổng số và VSV cố định đạm tự do cao hơn T1. Nguyên nhân có thể do công thức T2 được trồng trước một năm và do tác dụng của cây phù trợ đã góp phần làm tăng số lượng và khả năng hoạt động của các VSV đất. * Kết quả phân tích thành phần hoá học của đất. Qua 6 phẫu diện đất được đào tại các lần lặp của các công thức thí nghiệm, kết quả cho thấy tất cả 6 phẫu diện có tầng đất khá dày ( > 80 cm), Tnhà phần cơ gới từ thịt nặng đến sét trung bình. đất tầng A tương đối xốp, tầng B hơi xốp đến chặt. Sự chuyển lớp từ từ theo màu sắc. Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên phiến thạch sét. Kết quả phân tích về hoá tính và lý tính ở các phẫu diện được trình bày tại Bảng 5 . Qua bảng 5 ta có thể thấy: - Đất có phản ứng hơi chua (từ 3,91 – 4,18). - Độ chua thuỷ phân cao (từ 5,34 – 9,96 me/100g), cao nhất là ở phẫu diện T2-1đạt từ 8,98 – 9,96 me/100g và thấp nhất tại phẫu diện 1 (T1-1) từ 5,34 – 8,2. - Hàm lượng mùn trung bình, chỉ từ 3,79 – 4,18% và nhìn chung là giảm dần theo độ sâu. - Các chất dễ tiêu như N tổng số vào loại thấp đạt từ 0,07 – 0,28%. P205 vào loại cao, đạt từ 2,63 – 28,29 ppm, cao nhất ở phẫu diện T1-2 (từ 12,78 – 28,29 ppm) và thấp nhất tại T2-1 (từ 2,63 – 8,91 ppm). K20 cũng vào loại cao và đạt từ 30,19 – 69,91 ppm. Cao nhất tại phẫu diện T2-2 và thấp nhất tại phẫu diện T1-1. - Lượng Ca và Mg trao đổi ở mức thấp. H+ và Al+++ ở mức yếu không gây độc và ảnh hưởng đén sinh trưởng và phát triển cho cây trồng nhiều. Nhìn chung đất ở đây mang nhiều tính chất đất rừng, độ phì của đất thuộc loại trung bình và tương đối phù hợp với nhiều loài cây trong đó các các loài được trồng tại các công thức nghiên cứu.

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

31

Bảng 5. Kết quả phân tích hoá lý tính của đất

Ca, Mg T§æi (me/100g)

Chua trao ®æi(me/100g)

Thµnh phÇn c¬ giíi(%) TT Tªn mÉu

§é s©u pH Mïn (%)

§¹m TS %

C/N P2O5 ppm

K2O ppm

Ca++ Mg++

Chua thuûph©n

( me/100g) H+ Al+++ 2-0.02 0.02-0.002

<0.002

1 T1- I 0-10 4 3.5 0.15 14 14.07 37.77 1.23 2.57 7.52 0.08 0.76 40.38 34.95 24.67 2 nt 10-20 4 3.8 0.12 17 8.36 33.56 1.03 2.68 8.2 0.08 1.04 31.95 37.12 30.93 3 nt 30-50 3.9 0.2 0.07 14 7.81 30.19 0.82 6.58 5.34 0.08 0.85 54.77 24.67 20.56 4 T2-1 0-10 4 5.6 0.23 14 8.91 44.41 0.93 1.65 9.96 0.13 1.1 17.44 33.02 49.54 5 nt 10-20 3.9 3 0.16 11 6.23 28.65 0.52 0.93 8.98 0.15 2.42 9.1 28.92 61.98 6 nt 30-50 3.9 4.6 0.2 13 2.63 41.64 0.62 1.65 9.61 0.11 1.5 15.54 35.02 49.44 7 T1-2 0-10 4 6.2 0.25 14 28.29 47.52 0.72 2.89 9.51 0.1 0.56 31.96 32.99 35.05 8 nt 10-20 4 5.2 0.13 17 22.51 47.14 0.41 2.88 9.5 0.13 0.81 32.02 28.84 39.14 9 nt 30-50 3.8 2.3 0.12 11 12.78 33.23 0.41 1.34 9.84 0.1 0.27 29.89 32.99 37.12

10 T2-2 0-10 4.2 6.5 0.28 14 20.70 69.91 0.93 2.88 7.85 0.08 3.47 23.93 26.73 49.34 11 nt 10-20 4.2 5.7 0.27 12 10.99 53.07 0.72 2.37 8.51 0.1 0.27 19.74 30.87 49.39 12 nt 30-50 4.1 2.8 0.13 13 4.35 34.76 0.31 0.72 7.84 0.1 1.39 15.79 22.59 61.62

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

6. Tình Hình Sâu Bệnh Hại. Bên cạnh quá trình thu thập các số liệu về tỷ lệ sống và sinh trưởng thì thông qua việc quan sát, giám định và phân tích chúng tôi thấy các loài cây đang được trồng trong các thí nghiệm mắc phải 1 số bệnh hại như sau: Phấn trắng ( đối với Keo ), Bồ hóng ( đối với Re hương ), Gỉ sắt ( đối với Rẻ đỏ ), Bọ nẹt ( đối với Lim xẹt ) và Sâu đục ngọn, đục thân ( đối với Lim xanh ). Đây là các loại bệnh không thực sự gây nguy hiểm đến sự sống của cây trồng như các tác nhân khác như Mối xông và Rế ăn ( đối với các loài Keo), nhưng là tác nhân dẫn đến sức sinh trưởng và sức trống chịu của cây trồng bị giảm sút vì chúng ảnh hưởng tới các hoạt động Sinh lý của cây trồng. Các bệnh này chỉ xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm thay đổi hoặc trong thời gian giao mùa. Khi thời tiết có sự ổn định thì các loại bệnh này cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên đối với các loại bệnh do côn trùng gây ra thì đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của cây trồng. Chính vì vậy cần thiết phải có sự đầu tư, nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới. 7. Tình Hình Tái Sinh và Phát Triển Của Thực Bì Thông qua số liệu đo đếm được thì trong khu vực nghiên cứu có xuất hiện hiện tượng tái sinh theo đám của Keo tai tượng với mật độ rất dày đặc. Cụ thể tại mô hình T1, mật độ trung bình 52 cây/1m2, tại T2 mật độ tái sinh là 64 cây/ 1m2. Với Do = 1,0 - 2,0 cm và Hvn = 1,2 - 2 m. Mặc dù mật độ tái sinh không trải đều trên các diện tích thí nghiệm, nhưng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại đây đã giúp cho việc tái sinh của Keo tai tượng được thuận lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó xuất hiện cỏ Tranh và một số loài cây bụi như Lành ngạnh, Thẩu tấu, với chiều cao trung bình của thảm thực bì là từ 1 - 2 m . Việc xử lý thực bì bằng lửa cũng làm một số loài thực bì như Xấu hổ phát triển mạnh mẽ. Đây cũng chính là một vấn đề gây ra sự khó khăn trong việc chăm sóc và thu thập số liệu. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác chăm sóc, phát dọn trong thời gian tới tạo không gian dinh dưỡng cho cây trồng trong các mô hình nghiên cứu một cách tối đa nhất. VI. Kết luận - tồn tại 1. Kết Luận. 1.1. Đã điều tra, khảo sát, thiết kế và xây dựng được 3,6 ha mô hình nghiên cứu với các công thức T1 và T2. Theo phương pháp khối ngẫu nhiên độc lập. 1.2. Tỷ lệ sống của cây trồng tại các công thức TN và các lần lặp vẫn có sự chênh lệch tuy nhiên không lớn. Với Keo lai tỷ lệ sống trung bình là 48,2% (T1) và 59,2% (T2) tăng 11%. Đối với các loài cây bản địa tỷ lệ sống từ 78% - 84,3% (T1) và 73% - 91% (T2). Cao nhất là Lim xanh trung bình đạt tới 84,3% (T1), 91% (T2) và thấp nhất là với Rẻ đỏ 78% (T1) và 73% (T2). Hầu hết các loài cây bản địa trồng năm 2005 đều có tỷ lệ sống cao hơn các loài cây bản địa trồng năm 2004. Trong đó: Lim xẹt là 88,9% (2004) và 89,7% (2005) tăng 0,8%. Re hương 2%, Rẻ đỏ 5%, Sao đen 5%. Tuy nhiên tỷ lệ sống của Lim xanh năm 2004 là 94,4%, thì năm 2005 chỉ còn 91,2% (giảm 3,2%). Đối với Keo lai, tỷ lệ sống đã tăng thêm được 6%. Tỷ lệ sống của các loài cây tại thời điểm mới trồng tại 2 công thức T1 và T2 có sự chênh lệch nhau không lớn lắm. Các loài cây khi trồng năm 2005 (T1) có tỷ lệ sống cao hơn thời điểm mới trồng năm 2004 (T2) là Sao đen 0,6% và đặc biệt là Rẻ đỏ tăng 20,3%. Tuy nhiên đối với các loài cây khác như Keo lai và Lim xanh, Lim xẹt thì tỷ lệ sống của

32

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

năm 2005 lại có xu hướng thấp hơn năm 2004 (Keo thấp hơn 5% và Lim xanh 9,5% và Lim xẹt 5,7%). 1.3. Sinh trưởng về Do, Hvn, Dt của các loài cây bản địa tại T1 có sự chênh lệch nhưng không lớn, cao nhất vẫn là ở Lim xanh ( tương ứng là 0,9; 1,0; 31,3) tiếp đến là Lim xẹt, Re hương, Sao đen và thấp nhất là đối với Rẻ đỏ ( tương ứng là 0,4; 0,5; 20). Lượng tăng trưởng về Do: Các loài như Lim xanh, Re hương, Rẻ đỏ, Sao đen tăng từ 0,1 – 0,15 cm và hai loài cây là Keo lai và Lim xẹt tăng 0,2 cm. Về Hvn: trung bình các loài cây tăng từ 0,05 m – 0,1 m. Trong đó Keo là loài cây có tăng trưởng về chiều cao là cao nhất (0,1 m). Với T2: Sau một năm thì các loài cây trồng có sự biến đổi về các chỉ tiêu sinh trưởng một các rõ rệt. Các loài cây có các chỉ tiêu về Do, Hvn, Dt cao nhất là Keo lai (3,5; 2,3; 70,8), tiếp đến vẫn là các loài cây như Lim xanh, Lim xẹt, Re hương, rẻ đỏ và thấp nhất đó là Sao đen (tương ứng chỉ là 1,0; 0,87; và 34,6). Lượng tăng trưởng về Do: đối với các loài cây bản địa thì Sao đen là cây có tốc dộ tăng trưởng chậm nhất (0,3 cm) tiếp đến là Lim xẹt (0,8 cm), Rẻ đỏ (1,1 cm) và cao nhất là Lim xanh với 1,2 cm. Đặc biệt đối với Keo lai thì sau một năm trồng đường kính gốc đã tăng một lượng rất lớn (2,8 cm) Về Hvn: Keo lai là cây có lượng tăng trưởng về chiều cao là cao nhất (1,5 m). Đối với cácloài bản địa thì tăng trung bình từ 0,3 m – 0,6 m. Về Dt của các loài cây bản địa tăng từ 5 cm – 14 cm. Đặc biệt đối với Keo lai thì sau một năm đường kính tán tăng 38 cm. 1.4. Sau 17 tháng trồng thì tại công thức T1 lượng xói mồn bề mặt trung bình là 0,22 mm (tương đương 19,8 tấn/ha) và công thức T2 là 0,15 mm (tương đương 13,5 tấn/ha). Như vậy, công thức T1 có lượng xói mòn bề mặt là nhiều hơn T2 (nhiều hơn 0,06 mm nhiều hơn T2 5,4 tấn/ha). 1.5. Lượng vi sinh vật tổng số và vi sinh vật cố định đạm tự do tại các phẫu diện đất là thấp. Đội phì đất tại các công thức thí nghiệm thuộc loại trung bình và có phản ứng hơi chua. Tương đối phù hợp với các loài cây trồng tại các công thức nghiên cứu. 1.6. Tại các công thức thí nghiệm xuất hiện một số loại bệnh như: Phấn trắng ( đối với các loài Keo), Gỉ sắt ( đối với Rẻ đỏ), Bồ hóng (đối với Re hương), bọ nẹt (đối với Lim xẹt), Sâu đục ngọn ( đối với Lim xanh ). Tuy nhiên tần xuất là không cao bằng mối hại Keo với tần suất cao. 1.7. Hiện tượng tái sinh theo đám của Keo tai tượng rất cao. Tại T1 mật độ tái sinh là 52 cây/m2 và tại T2 là 64 cây/m2 với Do = 1,0 – 2,0 cm; Hvn = 1,2 – 2,0 m. Bên cạnh đó là các loài cây bụi như Lành ngạnh, Thẩu tấu với chiều cao TB từ 1 – 2 m và các loại cỏ như cỏ tranh và xấu hổ phát triển mạnh. 2.Tồn Tại.

2.1. Cây con đem trồng chưa đủ tiêu chuẩn và không đồng đều. 2.2. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại chưa được tiến hành. 2.3. Công tác bảo vệ còn nhiều yếu kém, cần được khắc phục.

3. Kiến Nghị: 3.1. Cần bổ xung 1.088 cây giống các loại để trồng dặm trong thời gian tiếp theo. Cụ thể Keo lai 687 cây; Lim xanh 58 cây; Lim xẹt 67 cây; Re hương 81 cây; Rẻ đỏ 119 cây và Sao đen 76 cây. 3.2. Phối hợp với phòng Bảo vệ thực vật Viện KHLN để giám định và phòng trừ sâu bệnh. 3.3. Tăng cường công tác bảo vệ tại các mô hình nghiên cứu.

33

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Phụ Biểu

Biểu Đo Đếm Sinh Trưởng

Thí nghiệm................................................................Lần lặp........................ Ngày đo..............................Người đo.......................................................... TT Số hiệu

cây Sinh lực Hvn (m) Do ( cm) Dt ( cm) Ghi chú

1 Sâu bệnh hại….. 2 3 4 5

Biểu Theo Dõi Xói Mòn Đất

Số hiệu ô..............................................Diện tích ô.............................................. Ngày đo...............................................Người đo................................................ TT Số đo lần

trước (mm) Số đo lần Sau (mm)

Kích thước chênh lệch

(mm)

Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7 25

34

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Phiểu Điều Tra Lập Địa và Phẫu Diện Đất Ký hiệu: Người điều tra.................................................Ngày điều tra................................ Địa điểm................................................................................................................. ................................................................................................................................... Đồi bát úp Núi thấp Núi trung bình Núi cao Bằng phẳng Độ cao so với mặt biển............................................................................................. Vị trí: Chân Sườn trên sườn dưới Đỉnh Độ dày tầng đất < 30cm 30 - 50 cm > 50 cm Độ dốc < 15o 15- 25o 25-350 > 350

Thành phần cơ giới Cát pha Thịt nhẹ Thịt trung bình Thịt nặng Đá mẹ............................................Loại đất............................................... Xói mòn Mạnh Vừa Yếu Thảm thực vật Rừng thứ sinh Rừng trồng Cây bụi Trảng cỏ Đất trồng Mô tả phẫu diện S¬ ®å phÉu

diÖn TÇng §é s©u

(cm) Mµu s¾c

§é Èm §é xèp

Tû lÖ ®¸ lÉn (%)

Thµnh phÇn c¬ giíi

Lấy mẫu phân tích: 0-10 cm 20- 30 cm 40-50cm

35

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BÁO CÁO KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

Mục 2.4.2: Trồng Rừng Trên Đất Trống

Công thức thí nghiệm T3: Trồng cây bản địa xen cây Cốt khí

(Hà nội tháng 12 – 2005)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 64%

diện tích toàn tỉnh. Trong đó diện tích rừng và đất rừng phòng hộ chiếm tới 59% diện tích đất lâm nghiệp với chức năng chủ yếu phòng hộ nguồn nước cho hồ thuỷ điện Hoà Bình và một số sông suối của tỉnh. Trong những năm qua việc xây dựng đập thuỷ điện, việc khai thác rừng chưa hợp lý, tập quán du canh du cư, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng chưa phù hợp, diện tích rừng tự nhiên, chất lượng rừng trồng ngày một suy giảm, tài nguyên rừng bị cạn kiệt, lượng xói mòn đất, rửa trôi lắng đọng xuống lòng hồ ngày càng gia tăng. Vì vậy, dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn RENFODA được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình, mục tiêu của dự án là tìm ra các biện pháp nhằm phục hồi lại diện tích rừng đã bị thoái hoá tại vùng lòng hồ sông Đà. Để có cơ sở khoa học cho việc phục hồi diện tích rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái thì việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình thực nghiệm trồng rừng trên đất trống bằng các loài cây bản địa xen cây phù trợ là vấn đề cần thiết nhằm phục hồi lại diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái, cải tạo độ phì của đất, trả lại độ màu mỡ cho đất, che phủ đất, chống cỏ dại xâm lấn, góp phần hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất xuống lòng hồ và nâng cao chất lượng rừng trồng, đáp ứng yêu cầu là rừng phòng hộ đầu nguồn bền vững cho vùng lòng hồ sông Đà. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2.1. Nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây bản địa phục vụ trồng rừng trên đất trống vùng phòng hộ đầu nguồn. 2.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình thí nghiệm về rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất và chuyển giao công nghệ trong vùng và những vùng có điều kiện tương tự. 2.3. Xây dựng mô hình thực nghiệm trồng rừng trên đất trống bằng các loài cây bản địa xen cây phù trợ (Cốt khí). III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3.1. Điều tra hiện trạng thực vật và đất đai. 3.2. Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trồng. 3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng của các loài cây trồng. 3.4. Đánh giá sinh trưởng của loài Cốt Khí. 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình đến xói mòn đất. 3.6. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại đến các loài cây trồng. 3.7. Đánh giá sinh trưởng của thảm thực bì

36

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thu Thập Các Tài Liệu Có Liên Quan.

Kế thừa có chọn lọc những tài liệu liên quan đến xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để xử lý chọn loại cây trồng: Văn kiện dự án, hồ sơ thiết kế, các loại bản đồ, báo cáo, bảng biểu...... 4.2. Lập Ô Tiêu Chuẩn Điều Tra Thực Vật và Điều Tra Đất.

a. Điều tra thực vật: Điều tra thực vật được thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Các ô tiêu chuẩn điển hình cho điều tra tầng cây gỗ được lập với diện tích 1000 m2 ( 40m x 25m ). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 16m2 ( 4m x 4m ), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Xác lập ô tiêu chuẩn: dùng địa bàn cầm tay để khép góc và độ dài các cạnh bằng thước dây 30m. Các chỉ tiêu đo đếm tầng cây gỗ bao gồm: tên loài, chiều cao ( Hvn ), đường kính 1.3m ( D ), đường kính tán ( Dt ). Đo đếm tái sinh: gồm các chỉ tiêu sau: + Tên loài + Đường kính (D0). + Chiều cao. + Nguồn gốc tái sinh ( từ chồi hay hạt ). + Chất lượng cây tái sinh ( A: tốt, B: trung bình, C: xấu ). Các kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra tầng cây cao, phiếu điều tra tái sinh và thảm thực bì theo biểu mẫu .

b. Điều tra đất: Điều tra đất cũng được thực hiện trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời đại

diện tại mỗi địa điểm của các công thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện được chọn tại nơi điển hình cho khu vực ( Về vị trí, độ dốc, hiện trạng thực bì, độ che phủ vv...).

Kích thước phẫu diện như sau: rộng là 0.8m, dài 1.5m và sâu từ 1.0m - 1.2m tuỳ vào độ sâu tầng đất.

Các chỉ tiêu thu thập gồm: Mô tả phẫu diện, màu sắc của đất tại từng tầng, độ chặt, độ ẩm, thành phần cơ giới, kết cấu đất, độ đá lẫn (%), tỷ lệ rễ (%), chất mới sinh…kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra đất.

Lấy mẫu phân tích: Mỗi phẫu diện lấy 3 mẫu theo độ sâu tầng đất: 0 - 20cm , từ 30 – 50cm và > 80 cm với trọng lượng 1kg/mẫu cho việc phân tích đất trong phòng thí nghiệm. Mẫu đất được đựng trong túi nilon, ghi tên phẫu diện, địa điểm lấy mẫu. Ngoài ra một số chỉ tiêu như địa điểm điều tra, vị trí ô, độ dốc, hướng dốc, mô tả thực bì, độ che phủ cũng được mô tả trong phiếu điều tra đất. 4.3. Bố Trí Thí Nghiệm. 4.3.1. Loài cây trồng. a. Cây mục đích: gồm có 5 loài là Lim xanh ( Erythrophleum fordii ), Lim xẹt ( Peltophorum pterocarpum), Giẻ đỏ ( Lithocarpus ducampii), Re gừng ( Cinamomum parthenoxylum ), Sao đen ( Hopea odorata ). b. Cây phù trợ: Cốt khí ( Tephrosia candida ) 4.3.2. Công thức thí nghiệm. - Công thức T3: Trồng cây bản địa ( cây mục đích ) xen cây Cốt khí ( cây phù trợ )

37

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

4.3.3. Bố trí thí nghiệm. Công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất tương đối về điều kiện lập địa Mỗi ô thí nghiệm (plot) có diện tích 0.6 ha, các ô được bố trí theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, tổng diện tích xây dựng mô hình công thức T3 là 1.8 ha ( sơ đồ bố trí thí nghiệm ở sơ đồ 1 )

Sơ đồ 1: Bố trí công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại theo khối ngẫu nhiên

LÆp I T4 T1 T3 (0.6 ha ) T2 LÆp II T3 (0.6 ha ) T2 T4 T1 LÆp III T2 T4 T1 T3 (0.6 ha )

Sơ đồ 2: Bố trí trồng các loài cây trong mô hình (công thức T3).

Ghi chú: Băng cốt khí Giẻ đỏ

2.5m 1m 3m

8 Lim xanh Re hương * Lim xẹt Sao đen

38

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

4.3.4. Giải pháp kỹ thuật + Xử lý thực bì: Phát thực bì toàn diện, dọn thực bì xếp thành từng giải theo đường đồng mức ( giữa hai hàng cây ). + Làm đất: Làm đất theo phương thức cục bộ, đào và lấp hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố cây bản địa 50x50x50cm, cuốc xới theo rạch rộng 0.5m để gieo Cốt khí. + Mật độ trồng: Công thức T3: Cây bản địa ( cây mục đích ) 1000 cây/ha (4 x 2.5m). Cốt khí được gieo từ hạt với liều lượng 60kg/ha. + Phương thức trồng: Tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng. + Tiêu chuẩn cây trồng: - Hạt Cốt khí: Hạt mẩy, đều, không có mầm bệnh. - Cây bản địa: Được gieo từ hạt trong bầu PE loại 10 x15, từ 20 tháng tuổi trở lên, có H = 0.6 - 0.75m, D = 0.5 - 0.7cm trở lên ( tuỳ theo từng loài cây cụ thể), cân đối, sinh lực tốt, không sâu bệnh. + Thời vụ trồng rừng: Vụ Xuân - Hè ( tháng 5 - tháng 6 ). + Bón phân: - Bón lót: Mỗi hố bón lót 200g phân vi sinh Sông Gianh và 200g NPK 5: 10: 3 - Bón thúc: Mỗi hố bón thúc 150g phân NPK 5: 10: 3. + Trồng rừng: Khi thời tiết thuận lợi (có mưa) đủ ẩm thì mang cây đi trồng, trồng cây phải ém chặt gốc và thẳng trục. Tiến hành kiểm tra nghiệm thu sau khi trồng 1 tháng. + Chăm sóc: - Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 6 - 7 và tháng 10 - 11 - Năm thứ 2 + 3 chăm sóc 3 lần vào các tháng 3 - 4, 7 - 8, 10 - 11. - Năm thứ 4 + 5 chăm sóc 2 lần vào các tháng 3 - 4, 9 - 10 với nội dung: Luỗng phát dây leo, bụi rậm, đánh gốc Lau, Chít, Chè vè, xới cỏ, vun gốc, bón phân. + Theo dõi thu thập số liệu định kỳ một năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12. 4.4. Thu Thập Số Liệu Ngoại Nghiệp. Trên mỗi ô thí nghiệm lập một ô tiêu chuẩn, tuỳ từng công thức thí nghiệm mà diện tích ô được lập khác nhau sao cho dung lượng đo đếm mỗi loài cây là 30 cây. Các cây được đánh số thứ tự trong quá trình đo đếm và được quan sát thu thập số liệu hàng năm. Các chỉ tiêu đo đếm là: + Tỷ lệ sống (%). + Sinh trưởng (D, H, sinh lực). + Sâu bệnh hại. + Lập ô theo dõi diễn biến xói mòn đất với diện tích 16m2 theo phương pháp đóng cọc sắt (25 cọc/ô), hàng năm đo đếm lượng đất bị xói mòn. + Theo dõi và đo đếm tình hình sinh trưởng của thảm thực bì. 4.5. Xử Lý Số Liệu Phân Tích Thống Kê. + Các số liệu đo đếm về cây trồng trong mô hình được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel. Mẫu đất, nước, thực vật được phân tích tại phòng thí nghiệm Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.

+ So sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu thu được trong quá trình xây dựng mô hình.

39

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1. Kết Quả Điều Tra Hiện Trạng Thực Vật và Đất Đai. a. Về thực vật. Khu vực xây dựng mô hình thuộc khoảnh 3 xã Thung Nai, trong khu vực chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, cây thân thảo, rất ít các loài cây gỗ tái sinh. Kết quả điều tra được tổng hợp như sau. Biểu 1: Tổ thành loài cây cao tại khu vực xây dựng mô hình.

Số TT

OTC Tổ thành loài cây theo chỉ số IV% Số cây/ô

Số loài /ô

1 ST1

Ngoã = 31.23, Ràng ràng = 21.17, Thừng mực trâu = 16.43, Sp1 = 9.73, Lành ngạnh = 7.79, Sang máu = 6.17,

các loài khác=7.48.

19

8

2 ST2 Gạo = 57.25, Keo tai tượng =42.75 2 2

3 LS1 Sung=28.05, Sp =17.19, Me = 16.94, Trâm vối = 12.34, Cà muối = 5.64, Thừng mực trâu = 5.40, các loài khác = 14.44

15

9

4 LS2 Sung = 26.64, Me = 24.13, Lá nến = 14.18, Sảng = 10.80, Sảng cánh = 10.80, các loài khác = 13.45

13

7

5 LS3

Vả = 22.30, Sảng = 17.40, Thừng mực = 12.00, Me rừng = 11.50, Lành ngạnh = 9.70, Xoan ta = 9.00, các loài khác =

18.1

28

9

6 LS4 Lá nến = 40.22, Xoan ta = 30.57, Vả = 29.21 14 3

7 LS5 Lá nến = 20.08, Vả = 15.10, Thẩu tấu = 13.66, Sung = 10.75, Xoan ta = 10.36,các loài khác = 30.05

21

11

8 LS6 Sung = 35.64, Me rừng = 28.52, Trâm vối = 11.80, các loài khác= 24.04 14 10

9 LS7 Me rừng = 23.14, Sảng cánh = 20.05, Thẩu tấu = 17.64, các loài khác = 39.17 12 6

10 LS8 Me rừng = 21.35, Lá nến = 14.17, Vả = 12.85, Thừng mực

= 11.06, Sảng = 10.40, các loài khác = 30.17

22

10

11 LS9 Lá nến = 34.60, Vả = 27.48, Xoan ta= 22.19, Thừng mực = 15.73 12 4

12 LS10 Lá nến = 23.16, Thẩu tấu = 18.45, Vả = 12.14, Xoan ta = 12.00, Sung = 11.46, các loài khác = 22.79.

17

9

13 ST14 - ST18 Không có tầng cây cao 0 0

Kết quả biểu 1 cho thấy: Khu vực khoảnh 3 xã Thung Nai xuất hiện rất ít loài cây gỗ, các loài tham gia vào

tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh kém giá trị như: Thẩu tấu, Lá nến, Sung, Vả, Lành ngạnh, Sảng........Nhóm loài ưu thế là Lá nến, Me rừng, Sung, Vả , đây là nhóm loài cây kém giá trị cả về kinh tế lẫn phòng hộ. Một số OTC không có tầng cây gỗ như: OTC ST14 đến OTC ST18 mà chủ yếu xuất hiện các loài cỏ, cây bụi và đất trống trọc.

40

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

b. Về đất đai. Các mẫu đất thu thập trên hiện trường được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng. Kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy hàm lượng mùn tổng số ở tầng mặt khá cao trên 4%, thuận lợi cho sinh trưởng của một số loài cây bản địa. Đất khá chua độ pHKcl chỉ đạt khoảng từ 3 – 4. Hàm lượng đạm tổng số tương đối cao, cao nhất tại khoảnh 4 xã Bình Thanh là 0.329%. Hàm lượng P2O5 ở mức nghèo, hàm lượng K2O ở mức trung bình (Báo cáo điều tra hiện trường). 5.2. Tỷ Lệ Sống Của Các Loài Cây Trồng Trồng Mô Hình. * Cây mục đích: Gồm 5 loài cây bản địa là Lim xanh ( Erythrophleum fordii ), Lim xẹt ( Peltophorum pterocarpum), Giẻ đỏ ( Lithocarpus ducampii), Re gừng ( Cinamomum parthenoxylum ), Sao đen ( Hopea odorata ).

Sau khi trồng 6 tháng trong năm 2004 đã tiến hành thu thập số liệu về tỷ lệ cây sống, sinh trưởng về đường kính, chiều cao, sinh lực của các loài cây trồng trong mô hình và được coi là số liệu đo đếm ban đầu để làm cơ sở so sánh với những năm tiếp theo. Việc xây dựng mô hình mới được tiến hành trong thời gian 1 năm, kết quả theo dõi về tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong mô hình năm 2004 và 2005 được thống kê ở biểu 2.

Biểu 2: Tỷ lệ sống của các loài cây trồng năm 2004 và 2005.

N¨m 2004 (%) N¨m 2005 (%) Loµi c©y ¤1 ¤2 ¤3 TB ¤1 ¤2 ¤3 TB

Ghi chó

Lim xanh

96.00 96.00 73.00 88.33 100.00 100.00 100.00 100.00

Lim xÑt

95.00 94.00 84.00 91.00 100.00 100.00 100.00 100.00

GiÎ ®á 90.00 73.00 90.00 84.33 93.33 92.47 95.25 93.68 Re

gõng 91.00 92.00 70.00 84.33 97.64 94.85 95.73 96.07

Sao ®en

94.00 93.00 94.00 93.67 100.00 100.00 100.00 100.00

Trång dÆm ®Çu n¨m 2005

( Số liệu đo ngày 1- 5/12/2004 ) ( Số liệu đo ngày 1- 5/12/2005 ) • Nhận xét: Tiến hành trồng, chăm sóc và trồng dặm tất cả 5 loài cây bản địa trong mô

hình vào đầu năm 2005, sau 1 năm các loài cây bản địa đều có tỷ lệ sống tương đối cao. Loài Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có tỷ lệ sống trung bình cao hơn so với Re gừng và Giẻ đỏ và đều đạt 84.33% đến 93.67% (năm 2004), sau khi trồng dặm đầu năm 2005 tỷ lệ sống trung bình của cả 3 loài đạt 100%. Loài Re gừng và Giẻ đỏ có tỷ lệ sống trung bình thấp hơn chỉ đạt 84.33% ( năm 2004) và sau khi trồng dặm đầu năm 2005 đạt tỷ lệ sống trung bình là 93.68% đến 96.07%. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng các loài cây giống không được đồng đều, thời vụ trồng cây muộn ( năm 2004 ), thời tiết hanh khô, ít mưa, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong các ô tiêu chuẩn của mô hình thí nghiệm. Tuy nhiên, sau khi trồng dặm đầu năm 2005 thì 3 loài cây là Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có tỷ lệ sống cao nhất đạt 100% ở cả 3 ô thí nghiệm và tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trồng trong năm 2004 và 2005 được thể hiện ở biểu đồ 01.

41

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BiÓu ®å 01: Tû lÖ sèng cña c¸c loµi c©y trång n¨m 2004 vµ 2005

88,33

100,00

91,00

100,00

84,33

93,68

84,33

96,0793,67

100,00

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

80,00

90,00

100,00

N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m

Tû lÖ sèng(%)

Lim xanh Lim xÑt GiÎ ®á Re gõng Sao ®en

Nhìn vào biểu đồ 01 cho thấy,tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình năm 2005 cao hơn rất nhiều so với năm 2004. Đặc biệt là 3 loài Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen sau khi đã trồng dặm đạt tỷ lệ sống cao nhất là 100%, sau đó là loài Re gừng dạt 96.07% và cuối cùng là loài giẻ đỏ 93.68% 5.3. Sinh Trưởng Của Các Loài Cây Bản Địa Trồng Trong Mô Hình. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của các loài cây trồng trong mô hình là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ thích hợp của từng loài với điều kiện lập địa nơi gây trồng, là cơ sở để chọn loài cây trồng phù hợp cho từng vùng. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của các loài cây trồng trong mô hình năm 2004 và 2005 được thống kê ở biểu3.

Biểu 3: Sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình năm 2004 và 2005 §−êng kÝnh gèc (cm) ChiÒu cao vót ngän (m) N¨m Tªn loµi

¤1 ¤2 ¤3 TB ¤1 ¤2 ¤3 TB Lim xanh 1.29 1.01 0.77 1.02 1.08 0.95 0.56 0.86 Lim xÑt 1.38 1.03 0.9 1.10 1.07 0.91 0.58 0.85 GiÎ ®á 0.42 0.24 0.36 0.34 0.32 0.23 0.33 0.29 Re gõng 0.80 0.69 0.57 0.69 0.59 0.61 0.46 0.55

2004

Sao ®en 0.76 0.86 0.88 0.83 0.60 0.73 0.66 0.66 Lim xanh 2.34 1.96 1.53 1.94 1.58 1.42 1.12 1.37 Lim xÑt 2.59 2.09 1.52 2.06 2.19 1.85 1.20 1.74 GiÎ ®á 1.07 0.87 0.80 0.91 0.95 0.83 0.87 0.88 Re gõng 1.24 1.43 0.95 1.20 0.91 1.03 0.76 0.90

2005

Sao ®en 1.60 2.15 1.64 1.79 1.08 1.42 1.09 1.19 ( Số liệu đo ngày 1-5/12/2004 ) ( Số liệu đo ngày 1-5/12/2005 )

42

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

* Nhận xét: Năm 2004 sau khi trồng 6 tháng, các loài cây trồng chưa có sự sinh trưởng đáng kể về đường kính, chiều cao, số liệu đo đếm năm 2004 được ghi nhận là số liệu đo đếm ban đầu để làm cơ sở so sánh quá trình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trong những năm tiếp theo. Năm 2005: Nhìn chung 5 loài cây bản địa được gây trồng trong mô hình sinh trưởng phát triển tương đối tốt, có đường kính trung bình trong 3 ô từ 0.91 – 2.06cm và chiều cao trung bình trong 3 ô từ 0.88 – 1.74m cao hơn rất nhiều so với năm 2004 năm loài cây bản địa có có đường kính trung bình trong 3 ô từ 0.34 – 1.10cm và chiều cao trung bình trong 3 ô từ 0.29 – 0.86m. Trong đó sinh trưởng tốt nhất là loài Lim xẹt: năm 2004 có đường kính trung bình trong 3 ô là 1.10cm, chiều cao trung bình trong 3 ô là 0.85m sau 1 năm sinh trưởng ( năm 2005) có đường kính trung bình trong 3 ô là 2.06cm (tăng lên 0.96cm), chiều cao trung bình trong 3 ô là 1.74m (tăng lên 0.89m), sau đó là Lim xanh, Sao đen, Re gừng và thấp nhất là loài Giẻ đỏ. Trong 3 ô thí nghiệm thì ô tiêu chuẩn 1 (ô chân đồi) có tỷ lệ về đường kính, chiều cao của 5 loài cây bản địa cao hơn so với ô tiêu chuẩn 2 (ô sườn giữa) và ô tiêu chuẩn 3 ( ô đỉnh đồi), năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trong ô1(ô chân đồi) có đường kính trung bình từ 0.42- 1.38cm, chiều cao trung bình từ 0.32 - 1.08m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 1.07 - 2.59cm, chiều cao trung bình từ 0.91 - 2.19m, sau đó là ô2 (sườn giữa) năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa có đường kính trung bình từ 0.24 - 1.03cm, chiều cao trung bình từ 0.23 – 0.95m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 0.87 - 2.09cm, chiều cao trung bình từ 0.83 – 1.85m và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa có đường kính trung bình từ 0.36 – 0.90cm, chiều cao trung bình từ 0.33 – 0.66m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 0.80 – 1.64cm, chiều cao trung bình từ 0.87 – 1.20m. Như vậy, vị trí trồng 5 loài cây bản địa trong 3 ô thí nghiệm chân, sườn, đỉnh đồi khác nhau cho kết quả sinh trưởng về đường kính, chiều cao của 5 loài cây bản địa là khác nhau, trong đó ô1 ( chân đồi) 5 loài cây bản địa sinh trưởng về đường kính, chiều cao là cao nhất, sau đó đến ô2 (sườn giữa) và thấp nhất là ô3 (chân đồi). Tuy nhiên, bước đầu cho thấy 3 loài Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có triển vọng hơn so với Re gừng và Giẻ đỏ. Do chất lượng các loài cây giống không đồng đều ( loài Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có đường kính, chiều cao lúc mới trồng cao hơn hẳn so với Re gừng và nhất là Giẻ đỏ ). Mặt khác do trồng cây muộn (trồng vào mùa thu năm 2004 ), sau khi cây sống gặp phải thời tiết hanh, khô, ít mưa, giá rét kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của các loài cây trồng trong các ô tiêu chuẩn của mô hình. Sinh trưởng của các loài cây về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn được thể hiện qua biểu đồ 02 và 03.

43

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BiÓu ®å 02: Sinh tr−ëng ®−êng kÝnh trong n¨m 2004 vµ 2005

1,02

1,94

1,10

2,06

0,34

0,910,69

1,20

0,83

1,79

0,00

0,50

1,00

1,50

2,00

N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m

§−êng kÝnh(cm)

Lim xanh Lim xÑt GiÎ ®á Re gõng Sao ®en

Nhìn vào biểu đồ 02 cho thấy, sinh trưởng về đường kính của 5 loài cây bản địa trong năm 2005 cao hơn rất nhiều so với năm 2004, cao nhất là loài Lim xẹt, sau đó đến loài Lim xanh, Sao đen, Re gừng và thấp nhất là Giẻ đỏ. Sinh trưởng về đường kính trung bình trong 3 ô của loài Lim xẹt là cao nhất đạt 2.06cm ( tăng 0.96cm so với năm 2004) và thấp nhất là loài Giẻ đỏ có đường kính trung bình trong 3 ô là 0.91cm ( tăng 0.57cm so với năm 2004).

BiÓu 03: Sinh tr−ëng chiÒu cao vót ngän trong n¨m 2004 vµ 2005

0,86

1,37

0,85

1,74

0,29

0,88

0,55

0,90

0,66

1,19

0,000,200,400,600,801,001,201,401,601,80

N¨m 2004 N¨m 2005N¨m

ChiÒu cao(m)

Lim xanh Lim xÑt GiÎ ®á Re gõng Sao ®en

Nhìn vào biểu đồ 03 cho thấy, sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa trong năm 2005 cao hơn rất nhiều so với năm 2004, cao nhất là loài Lim xẹt, sau đó đến loài Lim xanh, Sao đen, Re gừng và thấp nhất là Giẻ đỏ. Sinh trưởng về chiều cao trung bình trong 3 ô của loài Lim xẹt là cao nhất đạt 1.74m ( tăng 0.89m so với năm 2004) và thấp nhất là loài Giẻ đỏ có chiều cao trung bình trong 3 ô là 0.88m ( tăng 0.59m so với năm 2004).

44

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

5.4. Chất Lượng Các Loài Cây Trồng. Chất lượng của các loài cây được đánh giá theo 3 cấp: Tốt, trung bình, xấu. Chất lượng của các loài cây trồng trong mô hình năm 2004 và 2005 được thống kê ở biểu 4

Biểu 4: Chất lượng của các loài cây trồng trong mô hình năm 2004 và 2005 Năm 2004 Năm 2005

Sinh lực (%) Sinh lực (%) Ô thí nghiệm

Loài cây

Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu Lim xanh 88.00 10.35 1.65 100.00 0 0 Lim xẹt 87.35 9.67 2.98 96.97 3.03 0 Giẻ đỏ 61.44 28.52 10.04 67.57 25.71 6.72 Re gừng 65.22 25.36 9.42 71.38 23.17 5.45

Ô1

Sao đen 71.47 22.41 7.12 91.32 10.03 1.67 TB 74.69 19.26 6.24 85.45 12.39 2.76

Lim xanh 85.33 13.67 1.00 93.33 6.67 0 Lim xẹt 82.00 14.33 3.67 90.52 5.59 2.89 Giẻ đỏ 54.33 30.67 15.00 64.67 27.00 8.33 Re gừng 59.69 27.65 12.66 69.16 23.93 6.91

Ô2

Sao đen 73.33 23.67 3.00 89.60 3.33 0 TB 70.93 21.99 7.06 81.46 13.30 3.62

Lim xanh 80.25 15.54 4.21 86.27 14.67 3.33 Lim xẹt 75.42 18.14 6.44 84.32 15.33 4.67 Giẻ đỏ 58.34 27.65 14.01 60.24 28.17 11.59 Re gừng 57.52 29.23 13.25 67.57 26.23 6.20

Ô3

Sao đen 79.50 11.91 8.59 88.33 6.33 2.35 TB 70.20 20.49 9.30 77.35 18.14 5.62 ( Số liệu đánh giá ngày1-5/12/2004 ) ( Số liệu đánh giá ngày1-5/12/2005 ) Nhìn vào biểu 4 cho thấy, chất lượng 5 loài cây bản địa trong3 ô tiêu chuẩn của mô hình trồng năm 2005 cao hơn năm 2004 thể hiện ở số % cây tốt. Trong đó số % cây tốt trung bình ở ô1(ô chân đồi) cao nhất đạt 85.45% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 74.69% (tăng lên 10.76%), sau đó đến ô2 (sườn giữa) có số % cây tốt trung bình đạt 81.46% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 70.93% (tăng lên 10.53%) và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) có số % cây tốt trung bình đạt 77.35% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 70.20% (tăng lên 7.15%). Trong 5 loài cây bản địa thì loài Lim xanh có số % cây tốt trung bình trong 3 ô là cao nhất, sau đó đến loài Lim xẹt, Sao đen, Re gừng và thấp nhất là loài Giẻ đỏ, số % cây tốt trung bình trong 3 ô của loài Lim xanh đạt 93.20% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 84.53% (tăng lên 8.67%), sau đó là loài Lim xẹt có số % cây tốt trung bình trong 3 ô đạt 90.60% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 81.59% (tăng lên 9.01%), loài Sao đen có số% cây tốt trung bình trong 3 ô đạt 89.75% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 74.77% (tăng lên 14.98%), loài Re gừng có số % cây tốt trung bình trong 3 ô đạt 69.37% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 60.81% (tăng lên 8.56%) và thấp nhất là loài Giẻ đỏ có số % cây tốt trung bình trong 3 ô đạt 64.16% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 58.04% (tăng lên 6.12%). Chất lượng(số % cây tốt) của các loài cây trồng trong mô hình được thể hiện qua biểu đồ 04.

45

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BiÓu ®å 04: So s¸nh chÊt l−îng c©y tèt cña c¸c loµi c©y trång n¨m 2004-2005

74,69 70,93 70,20

85,45 81,46 77,35

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

100

¤ 1 ¤ 2 ¤ 3 ¤ thÝ nghiÖm

ChÊt l−îng (%)

N¨m 2004 N¨m 2005

Nhìn vào biều đồ 04 cho thấy, chất lượng của 5 loài cây bản địa trung bình của 3 ô năm 2005 cao hơn rất nhiều so với năm 2004 thể hiện ở số % cây tốt. Trong đó số % cây tốt trung bình ở ô1(ô chân đồi) cao nhất đạt 85.45% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 74.69% (tăng lên 10.76%), sau đó đến ô2 (sườn giữa) có số % cây tốt trung bình đạt 81.46% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 70.93% (tăng lên 10.53%) và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) có số % cây tốt trung bình đạt 77.35% (năm 2005) so với năm 2004 đạt 70.20% (tăng lên 7.15%). 5.5. Sinh Trưởng Của Loài Cốt Khí Trong Mô Hình. * Cây phù trợ: Cốt khí ( Tephrosia candida ). Việc trồng cây Cốt khí trong mô hình nhằm phù trợ ban đầu cho 5 loài cây bản địa, đồng thời quá trình sinh trưởng của loài Cốt khí góp phần cải tạo độ phì của đất, che phủ đất, chống cỏ dại xâm lấn, trả lại một phần độ màu mỡ cho đất, nâng cao chất lượng rừng trồng, khắc phục một phần nào tình trạng suy thoái đất ở mô hình.

46

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu 5: Mật độ cây Cốt khí năm 2004 và 2005 N¨m 2004 N¨m 2005

Loµi c©y ¤ thÝ

nghiÖm

Sè c©y/m

dµi

ChiÒu cao

TB(m) Sè c©y/ha ¤ thÝ

nghiÖm

Sè c©y/m

dµi

ChiÒu cao

TB(m)

Sè c©y/ha

Ghi chó

¤1 57 0.75 171.000 ¤1 62 1.85 186.000

¤2 36 0.70 108.000 ¤2 44 1.70 132.000

¤3 95 0.80 285.000 ¤3 56 1.80 168.000

Cèt khÝ

TB 62.67 0.75 188.000 TB 54.00 1.78 162.000

Trång dÆm n¨m 2005

( Số liệu đo ngày 1-5/12/2004 ) ( Số liệu đo ngày 1-5/12/2005 ) Nhìn vào biểu 5 cho thấy, trong 3 ô thí nghiệm (năm 2004) thì ô đỉnh đồi(ô3) có

mật độ cây Cốt khí cao nhất là 95 cây / m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 0.80m, đạt 285.000 cây/ ha cây mọc đồng đều trên các băng, sau đó là ô 1 có 57 cây/ m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 0.75m, đạt 171.000 cây / ha và thấp nhất là ô 2 có 36 cây/ m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 0.70m đạt 108.000 cây/ ha, số cây mọc ở ô tiêu chuẩn 1 và 2 không đồng đều, mọc rải rác trên mỗi băng, chỗ có chỗ không. Trong 3 ô thí nghiệm năm 2005 (sau khi đã trồng dặm) thì ô chân đồi(ô1) có mật độ cây Cốt khí cao nhất là 62 cây / m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 1.85m, đạt 186.000 cây / ha cây mọc đồng đều trên các băng, sau đó là ô đỉnh đồi (ô3) có 56 cây / m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 1.80m, đạt 168.000 cây / ha và thấp nhất là ô 2 có 44 cây / m ( chiều dài băng), chiều cao cây trung bình là 1.70m đạt 132.000 cây / ha, Nguyên nhân của vấn đề này là do chất lượng hạt không được đều, thời vụ gây trồng muộn (năm 2004), thời tiết khô hanh, ít mưa nên khi gieo hạt Cốt khí mọc không đồng đều. Đầu năm 2005 tiến hành trồng dặm ở ô chân đồi(ô1) và ô sườn giữa (ô2) Cốt khí mọc tương đối đồng đều do gặp thời tiết thuận lợi.

Biểu 6: Sinh khối tươi của loài Cốt khí trong mô hình(năm 2005). Sinh khèi t−¬i/1m dµi (kg) Sinh khèi t−¬i/1« 0,6ha (kg) Loµi

c©y ChØ tiªu ¤1 ¤2 ¤3 ¤1 ¤2 ¤3

Th©n 2,90 2,20 2,70 5220 3960 4860 Cµnh + L¸ 1,50 1,10 1,30 2700 1980 2340 RÔ 0,90 0,85 0,90 1620 1530 1620

Cèt khÝ

Tæng 5,30 4,15 4,90 9540 7470 8820 ( Số liệu cân đo ngày 5/11/2005)

Nhìn vào biểu 6 cho thấy, ô1 (chân đồi) có tổng sinh khối gồm thân, cành lá, rễ /1m dài cao nhất là 5.30kg, sau đó đến ô3 (đỉnh đồi) là 4.90kg và thấp nhất là ô 2 (sườn giữa) là 4.15kg và tổng sinh khối gồm thân, cành lá, rễ/1ô (0.6 ha) ở ô1(chân đồi) cao nhất là 9540kg, sau đó là ô2 (sườn giữa) là 8820kg và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) là 7470kg. Trong quá trình chăm sóc có tỉa thưa cây Cốt khí khỏi lấn át cây trồng chính.

47

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

5.6. Diễn Biến Về Đất và Xói Mòn Đất. Các mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 20cm và 30 - 50cm ở 3 vị trí khác nhau là chân, sườn, đỉnh của 3 ô thí nghiệm trước khi trồng cây (năm 2004) và sau khi trồng cây (năm 2005), được phân tích tại Phòng nghiên cứu sử dụng đất và môi trường của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Kết quả phân tích hoá lý tính của đất trong mô hình nghiên cứu được thống kê ở biểu 7.

Biểu 7: Kết quả phân tích đất của mô hình nghiên cứu.

ChØ tiªu N¨m

« thÝ nghiÖm §é s©u(cm) PHKCL Mïn (%) §¹m

TS(%) P2O5 (PPM)

K20 (PPM)

0 - 20 3.97 3.95 0.195 0.007 19.73 ¤1 30 - 50 3.98 1.89 0.125 0.001 54.2

0 - 20 3.88 3.93 0.182 0.008 19.71 ¤2 30 - 50 3.86 1.87 0.131 0.002 54.50

0 - 20 3.83 4.34 0.327 0.012 24.1

2004

¤3 30 - 50 3.76 1.95 0.226 0.010 9.03

0 - 20 3.7 3.78 0.15 8.38 31.33 ¤1 30 - 50 3.8 2.34 0.10 0.83 23.71

0 - 20 4.3 3.04 0.13 40.89 36.34 ¤2 30 - 50 4.3 1.2 0.07 14.94 28.14

0 - 20 4.2 3.47 0.17 7.86 35.32

2005

¤3 30 - 50 4.1 2.06 0.1 6.53 22.75

* Nhận xét: Nhìn vào biểu 7 cho thấy mô hình chỉ tập chung nghiên cứu một số chỉ tiêu chính. Sau một năm xây dựng mô hình diễn biến về đất và xói mòn đất có sự thay đổi không đáng kể. Năm 2004 hàm lượng PHKCL từ 3.76 – 3.98 và năm 2005 hàm lượng PHKCL tăng lên từ 3.7 – 4.3, hàm lượng mùn năm 2004 từ 1.87 – 4.34%, năm 2005 từ 1.2 – 3.78%, đạm tổng số năm 2004 từ 0.125 – 0.327%, năm 2005 từ 0.07 – 0.17, hàm lượng mùn và đạm tổng số năm 2005 thấp hơn năm 2004 ở cả 2 độ sâu tầng đất, là do quá trình rưả trôi bề mặt. Hàm lượng P2O5 và K2O do 2 năm sử dụng phương pháp phân tích khác nhau, nên sự so sánh sẽ không chính xác được. Đầu năm 2005 để theo dõi diễn biến về xói mòn đất mô hình đẫ lập 3 ô định vị ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh và dùng phương pháp đóng cọc sắt để đo lượng xói mòn đất, nhưng đã bị mất trộm hết số cọc sắt đã đóng trong 3 ô định vị, cho nên chưa thu thập được lượng xói mòn đất trong mô hình nghiên cứu 5.7. Tình Hình Sâu Bệnh Hại Sau 1 năm gây trồng thử nghiệm, vấn đề sâu bệnh hại cũng được quan tâm đặc biệt, qua quá trình theo dõi thấy xuất hiện một số loài côn trùng gây hại cho cây trồng như: Mối, Dế mèn. Ngoài ra, trong mô hình còn thấy xuất hiện một số loài sâu ăn lá như: Sâu Róm, Sâu xanh, Sâu đục thân nhưng tần suất xuất hiện ít nên sự ảnh hưởng của chúng là chưa đáng kể. 5.8. Tình Hình Tái Sinh và Phát Triển Của Thực Bì. Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong quần xã thực vật rừng, nhờ có cây bụi thảm tươi đã giảm được tác động của mưa lên bề mặt đất,

48

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

hạn chế xói mòn bề mặt đất, rửa trôi, ngăn cản dòng chảy mặt thành dòng chảy ngầm, làm giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt đất, giữ độ ẩm cho cây. Ngoài ra, cây bụi thảm tươi còn là thực vật chỉ thị cho từng loại đất. Tuy vậy, cây bụi thảm tươi còn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính, như cạnh tranh không gian dinh dưỡng, cản trở quá trình sinh trưởng của cây trồng lúc còn nhỏ, đa số các loài cây bụi thảm tươi là loài cây ưa sáng mọc nhanh. Chính vì vậy việc thường xuyên chăm sóc, luỗng phát dây leo, vun xung quanh gốc cây trồng là thực sự cần thiết, giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt không bị cây bụi thảm tươi lấn át. Tình hình tái sinh và phát triển của thực bì năm 2004 và 2005 được thống kê ở biểu 7.

Biểu 7: Tình hình sinh trưởng của thảm thực bì năm 2004 – 2005.

N¨m ChØ tiªu ¤1 ¤2 ¤3 Loµi c©y Cá lµo, Cá x−íc,

Cá l¸ tre, Keo tai t−îng

Cá lµo, Cá l¸ tre, Ph©n xanh, Keo tai

t−îng

Lµnh ng¹nh, Lau chÝt, Ph©n xanh

ChiÒu cao(m) 1.15 1.10 1.13

Th¸ng 12/2004

§é che phñ(%)

26 25 30

Loµi c©y Cá x−íc, Cá l¸ tre, Cá lµo, Keo tai

t−îng, Ngo·, ThÈu tÊu

Cá l¸ tre, Cá lµo, Keo tai t−îng, Ph©n

xanh, ThÈu tÊu

Ph©n xanh, Lµnh ng¹nh, Lau chÝt,

Thõng mùc

ChiÒu cao(m) 1.63 1.50 1.57

Th¸ng 12/2005

§é che phñ(%)

50 44 48

* Nhận xét: Nhìn vào biểu 7 cho thấy, khi xây dựng mô hình thực bì đã được dọn sạch, sau 6 tháng trồng cây trong mô hình (tháng 12/2004) đã thấy xuất hiện từ 3 đến 4 loài /1ô, chiều cao trung bình của các loài ở ô1 là cao nhất đạt 1.15m, sau đó đến ô2 đạt 1.13m, thấp nhất là ô2 đạt 1.10m và đến tháng 12/2005 xuất hiện từ 4 đến 6 loài/1ô và chiều cao trung bình của các loài cũng tăng lên, trong đó ô1 là cao nhất đạt 1.63m, sau đó đến ô3 đạt 1.50m, thấp nhất là ô2 đạt 1.50m. Độ che phủ cũng được tăng lên rõ rệt, tháng 12/2004 độ che phủ trung bình của ô 3 là cao nhất đạt 30%, sau đó đến ô1 đạt 26%, thấp nhất là ô2 đạt 25%; đến tháng 12/2005 độ che phủ trung bình của ô1 là cao nhất đạt 50%, sau đó đến ô3 đạt 48%, thấp nhất là ô2 đạt 44%. VI. Kết luận, tồn tại và kiến nghị.

6.1. Kết luận: Do thời vụ trồng cây muộn và chất lượng cây giống, hạt giống chưa được đồng đều (năm 2004), đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cây sống cũng như quá trình sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình.

6.1.1 Điều tra, khảo sát, thiết kế và xây dựng được 1,8 ha mô hình nghiên cứu thí nghiệm trồng cây bản địa xen cây Cốt khí trên đất trống (công thức T3). Các ô thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh đồi.

49

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

6.1.2 Tỷ lệ sống trung bình của các loài cây trồng trong 3 ô thí nghiệm năm 2005 cao hơn năm 2004. Trong đó 3 loài là Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có tỷ lệ sống trung bình ở cả 3 ô năm 2004 đạt từ 88.33%- 93.67%, nhưng đến năm 2005 ( sau khi đã trồng dặm) tỷ lệ sống của 3 loài này đã đạt 100%, sau đó là Re gừng và Giẻ đỏ có tỷ lệ sống trung bình ở cả 3 ô năm 2004 đều đạt 84.33% đến năm 2005 (sau khi đã trồng dặm) đạt tỷ lệ sống trung bình ở cả 3 ô là 93.68%- 96.07%.

6.1.3 Sinh trưởng của các loài cây trồng trong3 ô của mô hình năm 2005 cao hơn

rất nhiều so với năm 2004. Trong đó, loài Lim xẹt có đường kính gốc trung bình cao nhất của3ô là 2.06cm và chiều cao là 1.74m, sau đó đến loài Lim xanh có đường kính gốc trung bình của 3ô là 1.94cm và chiều cao là 1.37m, tiếp theo là Sao đen có đường kính gốc trung bình của 3ô là 1.79cm và chiều cao là 1.19m, Re gừng có đường kính gốc trung bình của 3ô là 1.20cm và chiều cao là 0.90m và thấp nhất là Giẻ đỏ có đường kính gốc trung bình của 3ô là 0.91cm và chiều cao là 0.88m. Trong 3 ô thí nghiệm thì ô tiêu chuẩn 1 (ô chân đồi) có tỷ lệ về đường kính, chiều cao của 5 loài cây bản địa cao hơn so với ô tiêu chuẩn 2 (ô sườn giữa) và ô tiêu chuẩn 3 ( ô đỉnh đồi), năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trong ô1(ô chân đồi) có đường kính trung bình từ 0.42- 1.38cm, chiều cao trung bình từ 0.32 - 1.08m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 1.07 - 2.59cm, chiều cao trung bình từ 0.91 - 2.19m, sau đó là ô2 (sườn giữa) năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa có đường kính trung bình từ 0.24 - 1.03cm, chiều cao trung bình từ 0.23 – 0.95m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 0.87 - 2.09cm, chiều cao trung bình từ 0.83 – 1.85m và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) năm 2004 sinh trưởng của 5 loài cây bản địa có đường kính trung bình từ 0.36 – 0.90cm, chiều cao trung bình từ 0.33 – 0.66m so với năm 2005 đã tăng lên về đường kính trung bình từ 0.80 – 1.64cm, chiều cao trung bình từ 0.87 – 1.20m.

6.1.4. Chất lượng 5 loài cây bản địa trong3 ô tiêu chuẩn của mô hình trồng năm 2005 cao hơn năm 2004 thể hiện ở số % cây tốt. Trong đó số % cây tốt trung bình ở 3 ô của loài Sao đen là cao nhất, sau đó đến Lim xanh, Lim xẹt, Re gừng và thấp nhất là loài Giẻ đỏ. Năm 2005 số % cây tốt trung bình trong 3 ô của loài Sao đen đạt 92.10% ( tăng 17.33% so với năm 2004) và thấp nhất là loài Giẻ đỏ có số % cây tốt trung bình của cả 3 ô là 64.16% ( tăng 6.12% so với năm 2004). Năm 2005 số % cây tốt trung bình của ô1 (ô chân đồi) cao nhất đạt 84.85% ( tăng 10.16% so với năm 2004), sau đó đến ô2 (sườn giữa) có số % cây tốt trung bình đạt 82.87% ( tăng 11.94% so với năm 2004) và thấp nhất là ô 3 ( đỉnh đồi) có số % cây tốt trung bình đạt 76.22% ( tăng 6.02% so với năm 2004).

6.1.5. Mật độ cây Cốt khí: chiều cao trung bình cây Cốt khí năm 2004 là 0.71m

thấp hơn chiều cao trung bình cây Cốt khí năm 2005 là 1.78m, nhưng số lượng cây trung bình năm 2004 là 188.000 cây/ha cao hơn năm 2005 là 162.000 cây/ha ( do trong quá trình sinh trưởng Cốt khí cạnh tranh nhau không gian dinh dưỡng cho nên có một số cây bị chết và phát triển còi cọc).

6.1.6. Sinh khối trung bình (Rễ +Thân cành + Lá) Cốt khí của ô1 cao nhất là 5.30kg, sau đó đến ô3 là 4.90kg và cuối cùng là ô2 là 4.15kg. Tổng sinh khối gồm thân, cành lá, rễ/1ô (0.6 ha) ở ô1(chân đồi) cao nhất là 9540kg, sau đó là ô2 (sườn giữa) là 8820kg và thấp nhất là ô3 (đỉnh đồi) là 7470kg.

50

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

6.1.7. Diễn biến về đất và xói mòn đất, mô hình tập chung phân tích một số chỉ tiêu chính, sau 1 năm xây dựng mô hình diễn biến về đất ít có sự thay đổi, năm 2004 hàm lượng PHKCL từ 3.76 – 3.98 và năm 2005 hàm lượng PHKCL tăng lên từ 3.7 – 4.3, hàm lượng mùn năm 2004 từ 1.87 – 4.34%, năm 2005 từ 1.2 – 3.78%, đạm tổng số năm 2004 từ 0.125 – 0.327%, năm 2005 từ 0.07 – 0.17, hàm lượng mùn và đạm tổng số năm 2005 thấp hơn năm 2004 ở cả 2 độ sâu tầng đất, là do quá trình rưả trôi bề mặt. Hàm lượng P2O5 và K2O do 2 năm sử dụng phương pháp phân tích khác nhau nên không thể so sánh được.

6.1.8. Tình hình sâu bệnh hại: ảnh hưởng của sâu bệnh hại đối với cây trồng chưa

đáng kể, có một số loài sâu ăn lá như: Sâu Róm, Sâu xanh và một số loài côn trùng như: Mối , Dế mèn...

6.1.9. Tình hình tái sinh và phát triển thực bì: khi xây dựng mô hình thực bì đã

được dọn sạch, sau 6 tháng trồng cây trong mô hình (tháng 12/2004) đã thấy xuất hiện từ 3 đến 4 loài /1ô, chiều cao trung bình của các loài ở ô1 là cao nhất đạt 1.15m, sau đó đến ô2 đạt 1.13m, thấp nhất là ô2 đạt 1.10m và đến tháng 12/2005 xuất hiện từ 4 đến 6 loài/1ô và chiều cao trung bình của các loài cũng tăng lên, trong đó ô1 là cao nhất đạt 1.63m, sau đó đến ô3 đạt 1.50m, thấp nhất là ô2 đạt 1.50m. Độ che phủ cũng được tăng lên rõ rệt, tháng 12/2004 độ che phủ trung bình của ô 3 là cao nhất đạt 30%, sau đó đến ô1 đạt 26%, thấp nhất là ô2 đạt 25%; đến tháng 12/2005 độ che phủ trung bình của ô1 là cao nhất đạt 50%, sau đó đến ô3 đạt 48%, thấp nhất là ô2 đạt 44%.

6.2. Kiến nghị

- Cần tiếp tục chăm sóc, trồng dặm và theo dõi, thu thập số liệu đo đếm định kỳ để so sánh, đánh giá kết quả thu được trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình trong những năm tiếp theo.

- Để nâng cao tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong mô hình ( nhất là loài Giẻ đỏ) cần tiếp tục bổ xung trồng dặm các loài cây đã chết vào đầu mùa xuân năm 2006.

- Để theo dõi diễn biến về xói mòn đất có hiệu quả đề nghị Dự án có phương pháp khác ngoài việc đóng cọc sắt.

- Cần có biện pháp khắc phục một số loại sâu ăn lá và sâu đục thân. - Tăng cường công tác bảo vệ các cây trồng trong mô hình thí nghiệm ( cần ngăn

chặn trâu, bò phá hoại ).

51

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BÁO CÁO KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

Mục 2.4.2: Trồng Rừng Trên Đất Trống

Công thức thí nghiệm T4: Trồng cây bản địa thuần loài.

(Hà nội tháng 12 – 2005)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ chứa nước Hoà Bình là một công trình trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược và

đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Hồ được bắt đầu xây dựng vào năm 1979, tới năm 1989 đã vận hành tổ máy đầu tiên, từ năm 1990 bắt đầu tham gia chống lũ cho hạ lưu và tháng 12 năm1994 hồ được chính thức đưa vào sử dụng. ứng với cao trình mực nước 115 m, hồ có khả năng tích một lượng nước khổng lồ 9,45.109 m3, diện tích mặt thoáng 208 km2, chiều dài 208 km. Hồ chứa xây dựng nhằm giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:

- Chống lũ cho Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. - Phát điện. - Cung cấp nước tưới cho hạ lưu. - Giao thông vận tải đường thuỷ. - Thuỷ sản, cải tạo môi trường vùng sông Đà và phát triển du lịch.

Bên cạnh những lợi ích to lớn do hồ chứa mang lại, nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, kinh tế - xã hội và đời sống dân cư trong vùng, kéo theo những thiệt hại đáng kể: 813,1 ha rừng gỗ, 795,71 ha rừng tre nứa, hơn 1.600 ha lúa 2 vụ, 1.100 ha lúa 1 vụ và hàng nghìn ha hoa màu, cây ăn quả, nhà ở, đập nước và hồ thuỷ điện nhỏ, đường kênh mương, ô tô, đường dây điện thoại,... bị chìm ngập trong nước. Mặt khác, do ngăn đập nên chế động lực dòng chảy và chất lượng nước thay đổi, dẫn tới hàng loạt các biến đổi, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường vùng thượng và hạ lưu đập, thậm chí đến cả vùng đồng bằng và cửa sông. Những thay đổi này đã tác động trực tiếp đến đời sống và tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân sống dọc theo 2 bờ sông Đà. Theo tài liệu đo đạc và nghiên cứu của Trung tâm Môi trường hồ sông Đà. Tính bình quân mỗi năm lòng hồ bị bồi lấp khoảng 50 triệu m3 bùn, cát. Trong 7 năm đầu (1987 - 1993) hàng năm lòng hồ bị bồi lấp phù sa dày trung bình là 0,24m/ năm, bốn năm tiếp theo bình quân mỗi năm bị bồi lấp dày 0,3m/năm. Tuổi thọ của hồ sông Đà bị đe doạ nghiêm trọng.

Trong những năm qua việc xây dựng đập thuỷ điện, việc khai thác rừng chưa hợp lý, tập quán du canh du cư, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng chưa phù hợp, diện tích rừng tự nhiên, chất lượng rừng trồng ngày một suy giảm, tài nguyên rừng bị cạn kiệt, lượng xói mòn đất, rửa trôi lắng đọng xuống lòng hồ ngày càng gia tăng. Vì vậy, dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn RENFODA được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình , mục tiêu của dự án là tìm ra các biện pháp nhằm phục hồi lại diện tích rừng đã bị thoái hoá tại vùng lòng hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình.

Để có cơ sở khoa học cho việc phục hồi diện tích rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái thì việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình thực

52

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

nghiệm trồng rừng trên đất trống bằng các loài cây bản địa xen là vấn đề cần thiết nhằm phục hồi lại diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái, cải tạo độ phì của đất, trả lại độ màu mỡ cho đất, che phủ đất, chống cỏ dại xâm lấn, góp phần hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất xuống lòng hồ và nâng cao chất lượng rừng trồng, đáp ứng yêu cầu là rừng phòng hộ đầu nguồn bền vững cho vùng lòng hồ sông Đà.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây bản địa phục vụ trồng rừng trên đất trống vùng phòng hộ đầu nguồn. 2.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình thí nghiệm về rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất và chuyển giao công nghệ trong vùng và những vùng có điều kiện tương tự. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều tra hiện trạng thực vật và đất đai. 3.2. Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trồng. 3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng của các loài cây trồng. 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình đến xói mòn đất. 3.5. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại đến các loài cây trồng. 3.6. Sinh trưởng của thảm thực bì. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thu Thập Các Tài Liệu Có Liên Quan.

Kế thừa có chọn lọc những tài liệu liên quan đến xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để xử lý chọn loại cây trồng: Văn kiện dự án, hồ sơ thiết kế, các loại bản đồ, báo cáo, bảng biểu......

4.2. Lập Ô Tiêu Chuẩn Điều Tra Thực Vật và Điều Tra Đất.

a. Điều tra thực vật: Điều tra thực vật được thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Các ô tiêu chuẩn điển hình cho điều tra tầng cây gỗ được lập với diện tích 1000 m2 ( 40m x 25m ). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 16m2 ( 4m x 4m ), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Xác lập ô tiêu chuẩn: dùng địa bàn cầm tay để khép góc và độ dài các cạnh bằng thước dây 30m. Các chỉ tiêu đo đếm tầng cây gỗ bao gồm: tên loài, chiều cao ( Hvn ), đường kính 1.3m ( D ), đường kính tán ( Dt ). Đo đếm tái sinh: gồm các chỉ tiêu sau: + Tên loài + Đường kính (D0). + Chiều cao. + Nguồn gốc tái sinh ( từ chồi hay hạt ). + Chất lượng cây tái sinh ( A: tốt, B: trung bình, C: xấu ). Các kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra tầng cây cao, phiếu điều tra tái sinh và thảm thực bì theo biểu mẫu .

53

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

b. Điều tra đất: Điều tra đất cũng được thực hiện trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời đại

diện tại mỗi địa điểm của các công thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện được chọn tại nơi điển hình cho khu vực ( Về vị trí, độ dốc, hiện trạng thực bì, độ che phủ vv...).

Kích thước phẫu diện như sau: rộng là 0.8m, dài 1.5m và sâu từ 1.0m - 1.2m tuỳ vào độ sâu tầng đất.

Các chỉ tiêu thu thập gồm: Mô tả phẫu diện, màu sắc của đất tại từng tầng, độ chặt, độ ẩm, thành phần cơ giới, kết cấu đất, độ đá lẫn (%), tỷ lệ rễ (%), chất mới sinh…kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra đất.

Lấy mẫu phân tích: Mỗi phẫu diện lấy 3 mẫu theo độ sâu tầng đất: 0 - 20cm , từ 30 – 50cm và > 80 cm với trọng lượng 1kg/mẫu cho việc phân tích đất trong phòng thí nghiệm. Mẫu đất được đựng trong túi nilon, ghi tên phẫu diện, địa điểm lấy mẫu. Ngoài ra một số chỉ tiêu như địa điểm điều tra, vị trí ô, độ dốc, hướng dốc, mô tả thực bì, độ che phủ cũng được mô tả trong phiếu điều tra đất. 4.3. Bố Trí Thí Nghiệm. 4.3.1. Loài cây trồng. Cây mục đích: gồm có 5 loài là Lim xanh ( Erythrophleum fordii ), Lim xẹt ( Peltophorum pterocarpum), Giẻ đỏ ( Lithocarpus ducampii), Re hương ( Cinamomum parthenoxylum ), Sao đen ( Hopea odorata ) 4.3.2. Công thức thí nghiệm.

Công thức T4: Trồng cây bản địa thuần loài. 4.3.3. Bố trí thí nghiệm. Công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất tương đối về điều kiện lập địa Mỗi ô thí nghiệm (plot) có diện tích 0.6 ha, các ô được bố trí theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, tổng diện tích xây dựng mô hình công thức T4 là 1.8 ha ( sơ đồ bố trí thí nghiệm ở sơ đồ 1 )

Sơ đồ 1: Bố trí thí nghiệm 3 lần lặp lại theo khối ngẫu nhiên

LÆp I T4 (0.6 ha ) T2 T3 T2 LÆp II T3 T2 T4 (0.6 ha ) T2 LÆp III T2 T4 (0.6 ha ) T2 T3

4.3.4. Giải pháp kỹ thuật + Xử lý thực bì: Phát thực bì toàn diện, dọn thực bì xếp thành từng giải theo đường đồng mức ( giữa hai hàng cây ). + Làm đất: Làm đất theo phương thức cục bộ, đào và lấp hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố cây bản địa 50 x 50 x 50 cm. + Mật độ trồng: Công thức T4: Cây bản địa ( cây mục đích ) 1100 cây/ha (3 x 3m) + Phương thức trồng:

Trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng. + Tiêu chuẩn cây trồng:

54

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Cây bản địa: Được gieo từ hạt trong bầu PE loại 10 x15, từ 20 tháng tuổi trở lên, có H = 0.6 - 0.75m, D = 0.5 - 0.7cm trở lên ( tuỳ theo từng loài cây cụ thể), cân đối, sinh lực tốt, không sâu bệnh. + Thời vụ trồng rừng: Vụ Hè thu ( tháng 7 - tháng 8 ). + Bón phân: - Bón lót: Mỗi hố bón lót 200g phân vi sinh Sông Gianh và 200g NPK 5: 10: 3 - Bón thúc: Mỗi hố bón thúc 150g phân NPK 5: 10: 3. + Trồng rừng: Khi thời tiết thuận lợi (có mưa) đủ ẩm thì mang cây đi trồng, trồng cây phải ém chặt gốc và thẳng trục. Tiến hành kiểm tra nghiệm thu sau khi trồng 1 tháng. + Chăm sóc: - Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 6 - 7 và tháng 10 - 11 - Năm thứ 2 + 3 chăm sóc 3 lần vào các tháng 3 - 4, 7 - 8, 10 - 11. - Năm thứ 4 + 5 chăm sóc 2 lần vào các tháng 3 - 4, 9 - 10 với nội dung: Luỗng phát dây leo, bụi rậm, đánh gốc Lau, Chít, Chè vè, xới cỏ, vun gốc, bón phân. + Theo dõi thu thập số liệu định kỳ một năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12. 4.4. Thu Thập Số Liệu Ngoại Nghiệp. Trên mỗi ô thí nghiệm lập một ô tiêu chuẩn, tuỳ từng công thức thí nghiệm mà diện tích ô được lập khác nhau sao cho dung lượng đo đếm mỗi loài cây là 30 cây. Các cây được đánh số thứ tự trong quá trình đo đếm và được quan sát thu thập số liệu hàng năm. Các chỉ tiêu đo đếm là: + Tỷ lệ sống (%). + Sinh trưởng (D, H, sinh lực). + Sâu bệnh hại. + Lập ô theo dõi diễn biến xói mòn đất với diện tích 16m2 theo phương pháp đóng cọc (25 cọc/ô), hàng năm đo đếm lượng đất bị xói mòn. + Theo dõi và đo đếm tình hình sinh trưởng của thảm thực bì. 4.5. Xử Lý Số Liệu Phân Tích Thống Kê. + Các số liệu đo đếm về cây trồng trong mô hình được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.

+ Mẫu đất, nước, thực vật được phân tích tại phòng thí nghiệm Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.

+ So sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu thu được trong quá trình xây dựng mô hình.

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 5.1. Kết Quả Điều Tra Hiện Trạng Thực Vật và Đất Đai. 5.1.1. Về thực vật. Khu vực xây dựng mô hình thuộc khoảnh 3 xã Thung Nai, trong khu vực chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, cây thân thảo, rất ít các loài cây gỗ tái sinh. Kết quả điều tra được tổng hợp như sau.

55

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Biểu1: Tổ thành loài cây cao tại khu vực xây dựng mô hình. Số TT OTC Tổ thành loài cây theo chỉ số IV% Số cây/ô Số loài /ô

1 ST1

Ngoã = 31.23, Ràng ràng = 21.17, Thừng mực trâu = 16.43, Sp1 = 9.73, Lành ngạnh = 7.79, Sang

máu = 6.17, các loài khác=7.48. 19 8

2 ST2 Gạo = 57.25, Keo tai tượng =42.75 2 2

3

LS1

Sung=28.05, Sp =17.19, Me = 16.94, Trâm vối = 12.34, Cà muối = 5.64,

Thừng mực trâu = 5.40, các loài khác = 14.44 15 9

4 LS2 Sung = 26.64, Me = 24.13, Lá nến = 14.18, Sảng =

10.80, Sảng cánh = 10.80, các loài khác = 13.45

13 7

5 LS3

Vả = 22.30, Sảng = 17.40, Thừng mực = 12.00, Me rừng = 11.50, Lành ngạnh = 9.70,

Xoan ta = 9.00, các loài khác = 18.1 28 9

6 LS4 Lá nến = 40.22, Xoan ta = 30.57, Vả = 29.21 14 3

7 LS5

Lá nến = 20.08, Vả = 15.10, Thẩu tấu = 13.66, Sung = 10.75, Xoan ta = 10.36,

các loài khác = 30.05 21 11

8 LS6 Sung = 35.64, Me rừng = 28.52, Trâm vối = 11.80, các loài khác= 24.04 14 10

9 LS7 Me rừng = 23.14, Sảng cánh = 20.05, Thẩu tấu = 17.64, các loài khác = 39.17 12 6

10 LS8

Me rừng = 21.35, Lá nến = 14.17, Vả = 12.85, Thừng mực = 11.06, Sảng = 10.40,

các loài khác = 30.17 22 10

11 LS9 Lá nến = 34.60, Vả = 27.48, Xoan ta= 22.19, Thừng mực = 15.73 12 4

12 LS10 Lá nến = 23.16, Thẩu tấu = 18.45, Vả = 12.14,

Xoan ta = 12.00, Sung = 11.46, các loài khác = 22.79.

17 9

13 ST14 - ST18 Không có tầng cây cao 0 0

* Nhận xét: Khu vực khoảnh 3 xã Thung Nai xuất hiện rất ít loài cây gỗ, các loài tham gia vào tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh kém giá trị như: Thẩu tấu, Lá nến, Sung, Vả, Lành ngạnh, Sảng........Nhóm loài ưu thế là Lá nến, Me rừng, Sung, Vả , đây là nhóm loài cây kém giá trị cả về kinh tế lẫn phòng hộ. Một số OTC không có tầng cây gỗ như: OTC ST14 đến OTC ST18 mà chủ yếu xuất hiện các loài cỏ, cây bụi và đất trống. 5.1.2. Về đất đai. Các mẫu đất thu thập trên hiện trường được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng. Kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy hàm lượng mùn tổng số ở tầng mặt khá cao trên 4%, thuận lợi cho sinh trưởng của một số loài cây bản địa. Đất khá chua độ pHKcl chỉ đạt khoảng từ 3 – 4. Hàm lượng đạm

56

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

tổng số tương đối cao, cao nhất tại khoảnh 4 xã Bình Thanh là 0.329%. Hàm lượng P2O5 ở mức nghèo, hàm lượng K2O ở mức trung bình (Báo cáo điều tra hiện trường). 5.2. Tỷ Lệ Sống Của Các Loài Cây Trồng Trong Mô Hình.

Việc xây dựng mô hình được tiến hành từ tháng 7 năm 2004, sau khi trồng 6 tháng đề tài đã tiến hành theo dõi được tỷ lệ cây sống, sinh trưởng về đường kính, chiều cao và sinh lực của các loài cây trồng trong mô hình. Hàng năm, đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu này vào tháng 12 để làm cơ sở so sánh với các năm trước. Kết quả theo dõi về tỷ lệ sống của các loài cây trong 2 năm 2004 và 2005 được thóng kê tại biểu 2.

Biểu2: Tỷ lệ sống của các loài cây trồng (%).

Loµi c©y N¨m ¤ thÝ

nghiÖm Lim xanh

Lim xÑt GiÎ ®á Re h−¬ng Sao ®en

Ghi chó

¤1 100.00 93.33 76.67 96.67 100.00 ¤2 90.00 86.67 76.67 93.33 100.00 ¤3 93.33 100.00 93.33 83.33 93.33

2004

Trung b×nh 94.44 93.33 82.22 91.11 97.78 ¤1 100.00 100.00 100.00 96.67 100.00 ¤2 100.00 100.00 63.33 100.00 100.00 ¤3 96.67 100.00 100.00 100.00 100.00

2005

Trung b×nh 98.89 100.00 87.78 98.89 100.00

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trồng năm 2004-2005

0

20

40

60

80

100

Lim xanh Loài cây trồng

Tỷ lệ sống (%)

N¨m 2004 N¨m 2005

94,44 98,89

93,33

100,00

82,22 87,78 91,11

98,89 97,78 100,00

Lim xẹt Dẻ đỏ Re gừng Sao đen

57

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

* Nhận xét: Sau khi trồng 6 tháng (năm 2004) 5 loài cây bản địa đều có tỷ lệ sống tương đối cao, các loài Lim xanh, Lim xẹt và Sao đen có tỷ lệ sống cao hơn và đều đạt trên 88%. Hai loài Re hương và Giẻ đỏ có tỷ lệ sống thấp hơn chỉ đạt từ 82 - 91%, nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng các loài cây giống không được đồng đều, thời vụ trồng cây muộn ( đầu mùa thu ), thời tiết hanh khô, ít mưa, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong các ô tiêu chuẩn của mô hình thí nghiệm. Năm 2005 sau khi tiến hành trồng dặm vào đầu năm (tháng3) thì tỷ lệ sống của các loài cây đều đạt rất cao. Có những loài đạt 100% như Lim xẹt, Sao đen. Loài Giẻ đỏ vẫn có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 87,78%, loài Lim xanh và Re gừng đều đạt trên 98%, có được kết quả như vậy là do việc bổ sung trồng dặm kịp thời qua mỗi lần chăm sóc của năm thứ 2. Kết quả theo dõi về tỷ lệ sống được biểu thị qua biểu đồ trên. 5.3. Sinh Trưởng Của Các Loài Cây Trồng. 5.3.1. Sinh trưởng về đường kính. Đối với năm 2004 thời gian gây trồng mới chỉ được 6 tháng và thời tiết cuối năm khô hạn nên sinh trưởng của các loài cây trồng có nhiều hạn chế, số liệu thu thập được coi là số liệu sinh trưởng ban đầu. Năm 2005 sinh trưởng về đường kính của các loài cây trồng có tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Kết quả đo sinh trưởng về đường kính được thống kê vào biểu dưới đây.

Biểu 3: Sinh trưởng về đường kính của các loài cây trong mô hình §−êng kÝnh gèc (cm)

N¨m Tªn loµi c©y ¤1 ¤2 ¤3 TB L 1.04 1.21 im xanh 1.21 1.15 Lim xÑt 1.09 1.33 1.09 1.17 GiÎ ®á 0.34 0.40 0.37 0.37 Re h−¬ng 0.84 0.96 0.72 0.84

2004

Sao ®en 0.73 1.00 0.93 0.88 Lim xanh 2.30 2.08 2.28 2.22 Lim xÑt 2.56 2.54 2.22 2.44 GiÎ ®á 0.70 0.98 1.07 0.92 Re h−¬n

2005 g 1.66 1.65 1.30 1.53

Sao ®en 2.13 2.12 2.00 2.09 * Nhận xét: Về vị trí của các ô thí nghiệm Ô1 (chân), Ô2 (sườn), Ô3 (đỉnh) thì sinh trưởng của các loài cây ít có sự khác biệt, trong những năm đầu chưa thấy sự chênh lệch nhiều về khả năng sinh trưởng đường kính, mặt khác, chênh lệch về độ cao giữa các vị trí là rất ít (20m), vì vậy cần phải tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo để có kết luận chính xác.

58

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu 4: So sánh khả năng sinh trưởng đường kính của các loài năm 2004 – 2005. §−êng kÝnh gèc (cm)

Tªn loµi T7/2004 T12/2004 T12/2005

Lim xanh 0.60 1.15 2.22 Lim xÑt 0.80 1.17 2.44 GiÎ ®á 0.30 0.37 0.92 Re gõng 0.60 0.84 1.53 Sao ®en 0.60 0.88 2.09

Nhận xét: Sau khi trồng 6 tháng, các loài cây trồng chưa có sự sinh trưởng đáng kể về *đường kính, chiều cao, số liệu đo đếm tháng 12 năm 2004 được ghi nhận là số liệu đo đếm ban đầu để làm cơ sở so sánh quá trình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bước đầu cho thấy 3 loài Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen có triển vọng hơn so với Re hương và Giẻ đỏ. Do chất lượng các loài cây giống không đồng đều ( loài Lim xanh, Lim xẹt có đường kính, chiều cao lúc mới trồng cao hơn hẳn so với Sao đen, Re hương, Giẻ đỏ ). Mặt khác do trồng cây muộn ( mùa thu ), sau khi cây sống gặp phải thời tiết hanh, khô, ít mưa, giá rét kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của các loài cây trồng trong các ô tiêu chuẩn của mô hình. Năm 2005 các loài cây bắt đầu sinh trưởng về đường kính khá nhanh, loài Lim xẹt có lượng tăng trưởng về đường kính cao nhất đạt 1,27 cm, sau đó đến loài lim xanh và Sao đen đều tăng trưởng >1cm, thấp nhất vẫn là loài Giẻ đỏ và Re gừng chỉ đạt 0,55 và 0,69 cm, kết quả ban đầu cho thấy các loài cây đều có triển vọng tốt, cần tiếp tục chăm sóc, theo dõi mô hình trong các năm tiếp theo. Sinh trưởng về đường kính của các loài cây được biểu diễn qua biểu đồ sau.

BiÓu ®å so s¸nh sinh tr−ëng ®−êng kÝnh cña c¸c loμi c©y trång 2004-2005 (ct.t4)

0.60

0.80

0.30

0.60 0.60

1.15 1.17

0.37

0.84 0.88

2.22

2.44

0.92

1.53

2.09

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

Lim xanh Lim xÑt GiÎ ®á Re gõng Sao ®en

Loμi c©y trång

§−ên

g kÝ

nh (c

m)

Lóc trång T7/2004 T12/2004 T12/2005

59

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

5.3.2. Sinh trưởng về chiều cao của các loài cây. ong mô hình là một chỉ tiêu quan trọng

Biểu 5: Sinh trưởng về chiều cao của các loài cây trong mô hình

Sinh trưởng về chiều cao của các loài cây trphản ánh mức độ thích hợp của từng loài với điều kiện lập địa tại hiện trường. Kết quả đo đếm sinh trưởng về chiều cao được thống kê vào biểu 5.

§−êng kÝnh gèc (cm) N¨m Tªn loµi c©y ¤ 1 TB ¤ 2 ¤ 3

Lim xanh 1.08 1.03 1.13 1.08 Lim xÑt 0.98 0.92 0.86 0.92 GiÎ ®á 0.30 0.29 0.34 0.31 Re h−¬n

2004 g 0.75 0.71 0.63 0.70

Sao ®en 0.69 0.69 0.78 0.72 Lim xanh 1.49 1.46 1.49 1.48 Lim xÑt 2.04 2.01 1.71 1.92 GiÎ ®á 0.47 0.93 1.23 0.88 Re h−¬n

2005 g 1.17 1.21 0.93 1.10

Sao ®en 1.37 1.34 1.29 1.33

Nhận xét: Về vị trí các ô thí nghiệm thì sinh trưởng về chiều cao của các loài không có

Biểu 6: So sánh chiều cao trung bình của các loài cây năm 2004 - 2005

*sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, sinh trưởng về chiều cao của các loài ở ô chân đồi và sườn đồi cao hơn ô đỉnh đồi. Riêng với loài Giẻ đỏ do tỷ lệ sống ở năm 2004 thấp nên phải trồng dặm nhiều, vì vậy, kết quả sinh trưởng có sự sai khác so với các loài khác.

ChiÒu cao (m) TT Tªn

T7/2004 T12/2004 T12/2005 loµi

1 Lim xanh 0.60 1.08 1.48 2 Lim xÑt 0.80 0.92 1.92 3 GiÎ ®á 0.30 0.31 0.88 4 Re gõng 0.60 0.70 1.10 5 Sao ®en 0.70 0.72 1.33

Nhận xét: Sau 6 tháng trồng thì sinh trưởng về chiều cao trung bình của các loài cây so *

với tiêu chuẩn bình quân thì không đáng kể. Bởi vì, thời vụ trồng rừng là vào vụ thu năm 2004, sau khi trồng các loài cây gặp thời tiết khô hạn nên khả năng sinh trưởng bị hạn chế. Đến cuối năm 2005, sinh trưởng về chiều cao của các loài có sự tăng trưởng rõ rệt, sinh trưởng mạnh nhất vẫn là loài Lim xẹt có lượng tăng trưởng bình quân là 1m, các loài còn lại đều có lượng tăng trưởng về đường kính đạt từ 0,4 đến 0,6m. Kết quả sinh trưởng bình quân về đường kính được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

60

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

BiÓu ®å so s¸nh sinh tr−ëng chiÒu cao cña c¸c loμi c©y trång 2004-2005 (ct.t4)

0.60

0.80

0.30

0.600.70

1.08

0.92

0.31

0.70 0.72

1.48

1.92

0.88

1.10

1.33

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

Lim xanh Lim xÑt GiÎ ®á Re gõng Sao ®enLoμi c©y trång

ChiÒ

u ca

o (m

)

Lóc trång T7/2004 T12/2004 T12/2005

5.4. Chất Lượng Các Loài Cây Trồng. Chất lượng của các loài cây được đánh giá theo 3 cấp: Tốt, trung bình, xấu. Kết quả điều tra được thống kê vào biểu 6 sau đây:

Biểu 6: Chất lượng của các loài cây trồng trong mô hình

Sinh lùc N¨m Tªn loµi c©y Tèt Trung b×nh XÊu

Lim xanh 92.84 7.16 0.00 Lim xÑt 82.75 12.80 4.44 GiÎ ®á 48.55 31.26 20.19 Re h−¬ng 66.94 24.34 8.72

2004

Sao ®en 78.65 16.75 4.60 Lim xanh 93.33 6.67 0.00 Lim xÑt 87.78 6.67 5.56 GiÎ ®á 54.74 29.71 15.56 Re h−¬ng 65.13 24.79 10.08

2005

Sao ®en 96.67 2.22 1.11 * Nhận xét: Về chất lượng của các loài cây sau hơn 1 năm gây trồng là tương đối ổn định, một số loài có chất lượng cây tốt khá cao như Sao đen là 96,67%, Lim xanh là 93,33%, Lim xẹt là 87,78%. Loài Giẻ đỏ có chất lượng cây tốt thấp nhất chỉ đạt 54,74%. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng giống ban đầu không cao, mặt khác, tỷ lệ sống của loài Giẻ đỏ lại thấp và phải trồng dặm nhiều nên chất lượng cây tốt thấp hơn so với các loài khác.

61

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Biểu đồ so sánh chất lượng cây tốt của các loài cây trồng năm 2004-2005

0

2

4

6

8

10

Lim xanh Loài cây trồng

Chất lượng

N¨m 2004 N¨m 2005

92,84 93,33

82,75 87,78

48,55 54,74

66,94 65,13

78,65

96,67

Lim xẹt Dẻ đỏ Re gừng Sao đen

5.5. Nhận Xét Về Tình Hình Sâu Sệnh Hại. Sau hơn 1 năm gây trồng thử nghiệm, vấn đề sâu bệnh hại cũng được quan tâm đặc biệt, qua quá trình theo dõi thấy xuất hiện một số loài sâu ăn lá như: Sâu Róm, Sâu xanh, Sâu đục thân nhưng tần suất xuất hiện ít nên sự ảnh hưởng của chúng là chưa đáng kể. Một số loại bệnh như Quăn lá, Vàng lá, Đốm lá, Lở cổ rễ… cũng xuất hiện nhưng ở mức độ ít. Đặc biệt, trong mô hình còn thấy xuất hiện một số loài côn trùng gây hại lớn cho cây trồng như: Mối, Dế mèn. 5.6. Tình Hình Sinh Trưởng Của Thảm Thực Bì. Thảm thực bì là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên tầng tán của rừng và tham gia vào quá trình thay đổi tiểu hoàn cảnh rừng. Mặt khác, trong những năm đầu thảm thực bì góp phần đáng kể trong việc phù trợ cho các loài cây bản địa và giảm xói mòn đất. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của thảm thực bì được thống kê vào biểu sau:

62

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu 7: Tình hình sinh trưởng của thảm thực bì năm 2004 – 2005. Năm Chỉ tiêu Ô1 Ô2 Ô3

Loài cây Cỏ lào, Cỏ xước Cỏ lào, Cỏ lá tre Lành ngạnh, Lau chít

Chiều cao (m) 0,30 0,30 0,80 T7/2004

Độ che phủ (%) 10 10 15

Loài cây Cỏ lào, Thẩu tấu,

Cỏ lá tre, Cỏ xước

Cỏ lào, Thẩu tấu, Cỏ lá tre, Keo tai

tượng, Lành ngạnh

Lành ngạnh, Lau chít, Cỏ lào, Thẩu

tấu Chiều cao (m) 1,00 1,15 1,10

T12/2004

Độ che phủ (%) 25 30 30

Loài cây

Cỏ lào, Thẩu tấu, Cỏ lá tre, Cỏ xước, Thừng

mực

Cỏ lào, Thẩu tấu, Cỏ lá tre, Keo tai

tượng, Lành ngạnh, Ngoã

Lành ngạnh, Lau chít, Cỏ lào, Thẩu

tấu, Xấu hổ

Chiều cao (m) 1,65 1,50 1,40

T12/2005

Độ che phủ (%) 50 45 50 * Nhận xét: Trước khi xây dựng mô hình thực bì đã được dọn sạch, sau hơn 1 năm từ lúc chỉ xuất hiện 2 loài/ô đến tháng 12 năm 2005 thấy xuất hiện từ 5 – 6 loài/ô. Chiều cao trung bình của các loài cũng được tăng lên, tháng 7 năm 2004 chỉ cao 0,3 m (ô1 và ô2), 0,8m (ô3), đến tháng 12 năm 2004 chiều cao trung bình đạt từ 1 – 1,15m và đến tháng 12 năm 2005 đạt từ 1,4 – 1,65m. Độ che phủ cũng được cải thiện từ 10% đến 50%. Tuy nhiên, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì công tác chăm sóc phải tiến hành thường xuyên, liên tục không để thực bì lấn át cây trồng. 5.7. Diễn Biến Về Đất và Xói Mòn Đất.

Kết qua thống kê tại biểu 8 cho thấy : sau 1 năm xây dựng mô hình diễn biến về đất ít có sự thay đổi, pHKcl hầu như không thay đổi, duy trì ở mức 3,8. Hàm lượng mùn tăng, cao nhất năm 2004 là 4,34% đến đầu năm 2005 là 5,08%. Đạm tổng số ở cả hai tầng đều giảm, nguyên nhân là do quá trình rửa trôi bề mặt. Hàm lượng Lân và Kali do 2 năm sử dụng phương pháp phân tích khác nhau nên số liệu khác nhau về đơn vị, vì vậy không thể so sánh. Cần tiếp tục theo dõi, thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu trong những năm tiếp để có những kết quả về diễn biến tài nguyên đất. Về xói mòn đất, đề tài sử dụng phương pháp đóng cọc, trong thời gian đầu mới xây dựng đã bị mất trộm cọc, đề tài đã đóng lại toàn bộ hệ thống cọc nên chưa thu thập được số liệu. Mặt khác, theo phương pháp đóng cọc thì độ chính xác chịu sự ảnh hưởng của những điều kiện khách quan mang lại. Đề nghị năm 2006 sử dụng phương pháp khác để theo dõi về xói mòn đất.

63

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Biểu 8: Kết quả phân tích đất của mô hình nghiên cứu. N¨m 2004 N¨m 2005

TT

N¨m/®é s©u ChØ tiªu

§é s©u 0 - 20 (cm)

§é s©u 30 - 50 (cm)

§é s©u 0 - 20 (cm)

§é s©u 30 - 50 (cm)

1 pH KCl 3.83 - 3.97 3.76 - 3.98 3.8 3.7 – 3.8 2 Mïn (%) 3.93 – 4.34 1.87 – 1.95 2.98 – 5.08 1.24 – 2.5 3 §¹m TS (%) 0.182 – 0.327 0.125 – 0.226 0.138 – 0.234 0.087 – 0.136

4 L©n dÔ tiªu mg/100g ®Êt & (ppm) 0.007 – 0.012 0.001 – 0.010 6.19 – 33.47 0.39 – 6.12

5 Ka li dÔ tiªu mg/100g ®Êt & (ppm)

19.1 – 21.1 9.03 – 54.5 33.76 – 38.36 22.79 – 28.83

VI. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ. 6.1. Kết Luận.

Sau thời gian trồng hơn 1 năm, với 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình thí nghiệm bước đầu cho thấy:

6.1.1. Về tỷ lệ sống của các loài cây đều đạt mức khá cao, có những loài đạt 100% như Lim xẹt, Sao đen. Loài Giẻ đỏ vẫn có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 87,78%, loài Lim xanh và Re gừng đều đạt trên 98%.

6.1.2. Sinh trưởng về đường kính của các loài khá nhanh, loài Lim xẹt có lượng tăng trưởng về đường kính cao nhất đạt 1,27 cm, sau đó đến loài Lim xanh và Sao đen đều tăng trưởng >1cm, thấp nhất vẫn là loài Giẻ đỏ và Re gừng chỉ đạt 0,55 và 0,69 cm

6.1.3. Tăng trưởng về chiều cao của các loài trong mô hình khá rõ rệt, sinh trưởng mạnh nhất vẫn là loài Lim xẹt có lượng tăng trưởng bình quân là 1m, các loài còn lại đều có lượng tăng trưởng về đường kính đạt từ 0,4 đến 0,6m

6.1.4. Một số loài có chất lượng cây tốt khá cao như Sao đen là 96,67%, Lim xanh là 93,33%, Lim xẹt là 87,78%. Loài Giẻ đỏ có chất lượng cây tốt thấp nhất chỉ đạt 54,74%

6.1.5. Trong thời gian đầu mới gây trồng xuất hiện một số loài côn trùng như: Mối, Dế và một số loài sâu ăn lá như: Sâu Róm, Sâu xanh, Sâu đục thân , một số bệnh như: Quăn lá, Vàng lá, Đốm lá …gây hại các loài cây trong mô hình.

6.1.6. Thực bì sinh trưởng tốt với một số loài chủ yếu như Lành ngạnh, Thẩu tấu, Cỏ lá tre, Cỏ lào…. với chiều cao trung bình > 1,4m, độ che phủ > 45%

6.1.7. Về đất đai ít có sự thay đổi, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo. 6.2. Kiến Nghị

6.2.1. Cần tiếp tục chăm sóc, trồng dặm và theo dõi, thu thập số liệu đo đếm định kỳ để so sánh, đánh giá kết quả thu được trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình trong những năm tiếp theo.

6.2.2. Cần có biện pháp khắc phục một số loại sâu ăn lá và sâu đục thân và các loại bệnh xuất hiện trong mô hình. 6.2.3. Tăng cường công tác bảo vệ các cây trồng trong mô hình thí nghiệm. 6.2.4. Bổ sung phương pháp thu thập số liệu xói mòn đất để có những số liệu tin cây hơn.

64

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

65

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẤT NĂM 2004

DÔ tiªu (mg/100g ®Êt)

Chua trao ®æi

(mg/100g ®Êt)

CaMg trao ®æi

(l®l/100g ®Êt) Thµnh phÇn c¬ giíi (%)

TT Tªn phÉu diÖn §é s©u (cm)

pH KCl

Mïn % C/N

§¹m %

P205 K20

Chua Thuý ph©n

(mg/100g ®Êt) AL+++ H++ Ca++ Mg++ 2-0.02

0.02-0.002

<0.002

1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 16 1 0 - 10 3.97 3.95 11.75 0.195 0.007 19.73 9.93 0 0 3.27 2.62 36.41 49.96 13.63 2 30 - 50 3.98 1.89 8.82 0.125 0.001 54.2 8.85 0 0 1.54 1.84 31.05 86.74 10.21

2

Ô TC 01 -K3 - THUNG LAI - SƯỜN DƯỚI

80 - 100 3.97 1.15

10.93 0.061 0.008 66.2 8.15 0 0 2.47 2.47 30.21 52.45 17.34

3 0 - 10 3.88 3.93 11.72 0.182 0.008 19.71 9.92 0 0 3.21 2.61 36.45 49.93 13.68 4 30 - 50 3.86 1.87 8.81 0.131 0.002 54.5 8.80 0 0 1.57 1.87 31.02 86.76 10.27 5

Ô TC 0``2 -K3 - THUNG LAI - SƯỜN DƯỚI 80 - 100 3.73 1.14 10.72 0.053 0.006 66.5 8.12 0 0 2.44 2.43 30.25 52.44 17.37

6 0 - 10 3.83 4.34 7.71 0.327 0.012 24.1 16.64 0 0 0.80 0.48 37.83 49.01 13.16 7 30 - 50 3.76 1.95 5.00 0.226 0.010 9.03 17.23 0 0 0.88 0.36 36.86 53.24 9.90 8

OTC 03 (ST3)-K4, BÌNH THANH, SƯỜN DƯỚI 80 - 100 3.80 1.28 4.23 0.175 0.007 7.83 15.84 0 0 0.98 0.32 27.77 67.84 4.34

9 0 - 10 3.69 4.59 8.21 0.324 0.024 8.43 21.09 0 0 0.81 0.32 44.68 51.71 3.61 10 30 - 50 3.66 1.88 7.13 0.153 0.019 4.82 18.14 0 0 1.76 0.65 39.94 57.18 2.84 11

OTC ST5, XÓM LAU BAI,VN, SƯỜN DƯỚI 80 - 100 3.82 1.29 4.51 0.166 0.009 4.21 13.78 0 0 0.63 0.32 35.29 57.01 7.70

12 0 - 10 3.65 4.36 7.55 0.329 0.020 13.82 21.95 0 0 1.14 0.54 41.71 52.62 6.24 13 30 - 50 3.61 1.45 6.01 0.134 0.003 4.24 17.53 0 0 1.26 0.37 35.85 53.29 10.89 14

ÔLS3 –K4, LÀM GIÀU RỪNG 90- 100 3.72 1.24 5.42 0.129 0.005 6.60 14.81 0 0 0.46 0.37 33.96 61.90 4.17

15 0 - 10 3.80 3.57 10.92 0.180 0.007 5.43 10.51 0 0 3.32 2.55 39.76 46.75 13.59 16 20 - 50 3.82 1.56 7.62 0.122 0.031 3.04 9.67 0 0 1.23 1.52 31.62 58.19 10.15 17

PD12, XÓM MỚI (6.4.04) 90 - 100 3.95 1.27 7.62 0.089 0.030 2.45 9.19 0 0 1.34 0.78 37.18 65.46 7.80

18 0 - 10 4.32 4.64 12.37 0.218 0.015 18.5 6.35 0 0 10.2 9.40 36.04 28.84 35.12 19 30 - 50 4.21 1.00 8.80 0.066 0.010 70,23 5.63 0 0 5.40 5.56 29.09 24.94 45.97 20

OTC ST9, K3, THUNG NAI, SƯỜN DƯỚI 70 - 80 4.28 0.60 13.90 0.025 0.008 3.61 2.91 0 0 6.55 14.04 20.81 14.56 64.63

21 0 - 10 3.60 4.27 10.02 0.247 0.014 12.4 19.05 0 0 0.64 0.33 46.64 49.44 3.92 22 30 - 50 3.70 1.56 12.26 0.074 0.003 72.3 14.86 0 0 0.48 0.17 42.52 53.72 3.76 23

LS1, LAU BAI (3.4.04) 90- 100 3.75 1.25 5.40 0.134 0.004 6.62 14.84 0 0 0.48 0.33 33.98 61.92 4.10

24 0 - 10 3.63 4.39 7.53 0.338 0.017 13.85 21.91 0 0 1.15 0.50 41.11 52.60 6.29 25 30 - 50 3.66 1.49 6.02 0.144 0.005 4.21 17.59 0 0 1.28 0.33 35.83 53.24 10.93 26

ÔLS1 –K4, TRỒNG CÂY LÂM SẢN 90- 100 3.75 1.25 5.40 0.134 0.004 6.62 14.84 0 0 0.48 0.33 33.98 61.92 4.10

27 0 - 10 3.82 3.53 10.96 0.187 0.005 5.42 10.53 0 0 3.36 2.53 39.71 46.77 13.52 28 20 - 50 3.88 1.53 7.64 0.116 0.025 3.01 9.68 0 0 1.20 1.56 31.69 58.19 10.12 29

PD10, XÓM MỚI (5.4.04)

90 - 100 3.98 1.25 7.60 0.095 0.021 2.41 9.17 0 0 1.37 0.69 37.09 65.14 7.77

Ngày 7 tháng 6 năm 2004

Ngêi ph©n tÝch NguyÔn Anh Dòng

66

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

67

ViÖn Khoa häc L©m nghiÖp ViÖt Nam

Trung t©m nghiªn cøu Sinh th¸i vµ M«i trêng Rõng N¬i tr¶ kÕt qu¶: Phßng NC Sö dông §Êt vµ MT

KÕt qu¶ ph©n tÝch ho¸ lý tÝnh ®Êt

P2O5 K2O Ca, Mg T§æi (me/100g) Chua thuû

Chua trao ®æi(me/100g) Thµnh phÇn c¬ giíi(%) CEC Sè

phßng Tªn mÉu §é s©u pH Mïn

(%) §¹m TS %

C/N

ppm ppm Ca++ Mg++ ph©n (

me/100g) H+ Al+++ 2-0.02 0.02-0.002 <0.002 (me/100g)

79 2.4.2- B¶n ®Þa cèt khÝ-

§Ønh 0-20 4.2 3.47 0.169 11.89 7.86 35.32 1.54 2.05 5.05 0.08 0.11 49.61 32.77 26.62 16.34

80 nt 30-50 4.1 2.06 0.096 12.39 6.53 22.75 1.02 0.82 5.69 0.1 0.46 38.62 32.74 28.64 17.97

81 nt- Sên 0-20 4.3 3.04 0.13 13.53 40.89 36.34 1.54 2.15 5.54 0.06 0.13 46.7 28.70 24.6 21.32

82 nt 30-50 4.3 1.2 0.07 9.86 14.94 28.14 0.92 2.16 4.41 0.08 0.39 44.54 28.76 26.7 23.02

83 B¶n ®Þa + Cèt khÝ- Sên 0-20 3.8 3.78 0.151 14.50 8.38 31.33 0.82 0.52 12.17 0.19 3.19 21.65 35.05 43.3 21.30

84 nt 30-50 3.7 2.34 0.103 13.11 0.83 23.71 0.72 0.93 10.71 0.19 3.76 15.38 28.89 55.73 23.85

85 B¶n ®Þa- §Ønh 0-20 3.8 5.08 0.234 12.61 24.84 38.36 1.55 1.03 10.2 0.17 1.24 23.71 41.24 35.05 22.99

86 nt 30-50 3.8 2.5 0.136 10.66 3.49 26.63 1.03 1.03 9.86 0.19 2.91 21.72 37.08 41.2 19.40

87 nt- Ch©n 0-20 3.8 3.35 0.149 13.02 6.19 37.17 1.03 1.14 9.09 0.15 2.02 21.42 35.15 43.43 25.81

88 nt 30-50 3.8 1.84 0.10 10.60 0.39 22.79 0.83 0.62 8.76 0.17 3.14 15.13 35.19 49.68 25.83

89 B¶n ®Þa trªn ®Êt trèng 0-20 3.8 2.98 0.138 12.53 33.47 33.76 0.93 0.52 9.47 0.12 2.31 23.57 43.38 33.05 19.91

90 nt 30-50 3.7 1.24 0.087 8.28 6.12 28.83 0.72 0.31 9.48 0.17 3.38 25.55 35.16 39.29 19.51

Hµ néi, ngµy 8 th¸ng 6 n¨m 2005 TM nhãm ph©n tÝch

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

BÁO CÁO KẾT QUẢ SAU 1 NĂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH

TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA DƯỚI TÁN RỪNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG TẠI VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG ĐÀ

(Tháng 12 năm 2005)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Vùng phòng hộ đầu nguồn của hồ nước Sông Đà với tổng diện tích lưu vực là 2,68 triệu ha, nhưng độ che phủ của rừng chỉ còn 10 - 13%. Địa hình biến động lớn, chia cắt mạnh, độ cao biến động từ vài trăm mét đến 3000m, nhiều dãy núi kéo dài hàng chục kilômét, độ dốc cao từ 200 - 400 hiện nay đang đặt ra một số vấn đề cấp bách cần được xem xét một cách đầy đủ như là : Mất rừng, lũ lụt xảy ra ngày một nhiều và ngày càng nghiêm trọng, đất bị xói mòn mạnh do nước mưa gây ra trong mùa mưa và tình trạng khô hạn trong mùa khô. Tính bình quân mỗi năm lòng hồ sông Đà bị bồi lấp khoảng 50 triệu m3 bùn, cát, và hằng năm lòng hồ bị lấp đầy khoảng 0,3m/năm Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về gỗ củi cũng tăng, hiện tượng du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi gắn với phương thức canh tác đốt nương làm rẫy. Bên cạnh đó có một nguyên nhân hết sức quan trọng như cháy rừng và khai thác lạm dụng vốn rừng, đã làm cho diện tích rừng suy giảm một cách nghiêm trọng. Do yêu cầu cấp thiết phải bảo đảm cho công trình thuỷ điện Hoà Bình được bền vững. Việc xây dựng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn là một nhiệm vụ quan trọng cả về trước mắt và lâu dài. Nhưng không phải bằng bất cứ giá nào mà đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp có tính hữu hiệu cao. Chính vì vậy, việc bảo vệ, sử dụng và phát triển vốn rừng bằng các giải pháp lâm sinh như: khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và trồng rừng mới trên cơ sở sinh thái lại càng cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm” xây dựng mô hình Trồng cây bản địadưới tán rừng trồng keo tai tượng tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà”. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc khôi phục rừng tự nhiên đầu nguồn suy thoái và xây dựng hệ thống rừng phòng hộđầu nguồn bền vững II. MỤC TIÊU- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Mục Tiêu Nghiên Cứu: 1.1.Mục tiêu lâu dài : • Phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái vùng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà 1.2. Mục tiêu trước mắt. - Cải tạo rừng trồng thuần loài thành rừng trồng hỗn giao các loài cây bản địa đa tác

dụng nhằm phục hồi rừng tự nhiên bị suy thái thành rừng phòng hộ đầu nguồn bền vững

- Xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm chuyển luân kỳ 2 cho loài keo Tai Tượng

68

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

2. Nội Dung Nghiên Cứu - Điều tra khảo sát khu vực xây dựng mô hình - Nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây bản địa dưới tán rừng - Nghiên cứu sinh trưởng của keo tái sinh sau khai thác 3. Phương Pháp Nghiên Cứu - Phương pháp kế thừa: Tập hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu và trong sản xuất có

liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát các đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu. - Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời theo quy trình điều tra Lâm học để thu

thập số liệu về địa hình, đất đai, sinh trưởng, tái sinh, ... của khu vực nghiên cứu. 3.1 Phương pháp thiết kế các công thức thí nghiệm + Công thức thí nghiệm - K 1 : Trồng cây bản địa thuần loài theo hàng dưới tán Keo. - K 2 : Keo tai tượng tái sinh tự nhiên sau khai thác trắng theo băng - K 3 : Keo tai tượng tái sinh tự nhiên sau khai thác trắng toàn bộ - K 4 : Không tác động + Bố trí thí nghiệm. - Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại . Diện tích

mỗi ô thí nghiệm là 0.25 ha . Tổng diện tích thí nghiệm là 3 ha 3.2 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu về tình hình tái sinh của keo băng phương pháp ô tiêu chuẩn ngẫu

nhiên tạm thời . Ô có diện tích 4 m2 ( 2m x 2m ) , trong ô tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau : số lượng cây tái sinh , chất lượng cây tái sinh .Sau 1 năm thì đo Do và Hvn. Mỗi công thức thí nghiệm lập 4 ô để đảm bảo dung lượng mẫu

- Số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng của các loài cây trồng được thu thập theo các chỉ tiêu về Do, Hvn và Dt, bằng thứơc kẹp kính và thước dây1 năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa. ( các cây đo đếm được đánh số tự nhiên để theo dõi ). Tần xuất đo với Khối lượng 15 cây/loài trên tất cả các lần lặp.

- Sâu bệnh hại được xác định thông qua việc giám định tại rừng ( bằng mắt thường và kính lúp ), và thu thập mẫu để giám định.

- Thu tập mẫu đất và mẫu Vi sinh vật bằng phương pháp đào phẫu diện. Mẫu đất và mẫu Vi sinh vật được phân tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng theo các chỉ tiêu như sau: pH, Mùn, Đạm tổng số, P,K dễ tiêu, Chua trao đổi, Chua thuỷ phân, thành phần cơ giới, dung trọng và Vi sinh vật đất. - Theo dõi xói mòn đất dưới các mô hình rừng trồng bằng phương pháp đóng cọc tại các

ô định vị. . Chúng tôi tiến hành lập được 4 ô định vị tại các công thức thí nghiệm, nhằm theo dõi về mức độ ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới việc xốì mòn đất dưới rừng trồng. Các ô định vị được thiết kế như ở sơ đồ 1.

69

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Sơ đồ 1. Sơ đồ bố trí ô theo dõi xói mòn đất 4m

1m * * * * * * * * * 1m * * * * * * * * * * * * * *

Các ô được lập tại các vị trí có độ cao, độ dốc và trạng thái thực bì là tương đối đồng nhất với nhau.Mỗi ô định vị có diện tích là 4 m2, trong mỗi ô được đóng 25 chiếc cọc sắt với khoảng cách 1m x 1m và đóng so le theo hình nanh sáu. các cọc được đánh dấu bằng cưa sắt tại vị trí 10 cm. Đây cũng chính là vị trí được để chừa lại trên mặt đất trong quá trình đóng, với mục đích là vị trí ban đầu làm cơ sở cho việc theo dõi đo đếm và đánh giá sau này. Thu tập số liệu về mức độ ảnh hưởng của các loài cây trồng tại các công thức thí nghiệm tới xói mòn đất dưới rừng trồng được tiến hành 1 năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa.

- Các số liệu theo dõi, đo đếm được nghi vào các mẫu biểu như: Biểu sinh trưởng, Biểu mô tả phẫu diện đất, Biểu đo đếm lượng xói mòn.(Phần phụ biểu).

- Số liệu thu thập được xử lý trên phân mềm Excel 5.0 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô Tả Khu Vực Nghiên Cứu. - Là rừng keo tai tượng 7 tuổi tại xóm Mới xã Bình Thanh. Mật độ ban đầu 1650 cây /

ha , mật độ hiện tại chỉ còn 650 cây/ha, đường kính trung bình D1.3 = 15 cm và chiều cao bình quân Hvn = 14m . Dưới tán rừng có một số loài cỏ xuất hiện như cỏ lá tre, cỏ lào....và một số loài cây bụi như : Lành nghạnh, thẩu tấu.

- Đất thuộc khu vực xây dựng mô hình chủ yếu là đất Feralit phát triển trên phiến thạch tím ( Fs ) có độ dầy tầng đất > 100 cm

70

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

BẢN ĐỒ THIẾT KẾ CÁC Ô NGHIÊN CỨU

2. Sơ Đồ Bố Trí Thí Nghiệm, Biện Pháp Kỹ Thuật: 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm : Sơ đồ 1: Trồng cây bản địa thuần loài theo hàng dưới tái keo

Ghi chú: • Keo tai tượng ♦ Lim Xanh ♣ Giẻ đỏ ♠ Re hương

• • • • • • • • • • •

• • 2 m • • • • • • • • • ♦ 3m ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦

• • • • • • • • • • • ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣

• • • • • • • • • • • ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠

6m

71

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

Sơ đồ 2 : Keo TT tái sinh tự nhiên sau khai thác trắng theo băng Ghi chú: • Keo tai tượng 2.2. giải pháp kỹ thuật :

• • 2 m • • • • • • • • • 3m

• • • • • • • • • • 9 m

B¨ng t¸i sinh tù nhiªn • • • • • • • • • • •

• • • • • • • • • • •

+ Tỉa thưa rừng keo : - Đối với công thức K1 cách 1 hàng chặt 1 hàng - Công thức K2 chặt trắng theo băng ( chặt 3 hàng giữ lại 2 hàng ) - Công thức K3 chặt trắng toàn bộ + Làm đất ( Trồng cây bản địa ) : - Làm đất theo công thức cục bộ, đào và lấp hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố

cây bản địa 50 x 50 x 50 cm + Mật độ trồng : - Công thức K1 cây bản địa trồng 560 cây/ha ( 6 x 3m ) trồng xen giữa 2 hàng keo tai

tượng + Loài cây trồng : - Lim xanh ( Erythrophleum fordii ), Giẻ đỏ ( Lithocarpus ducampii ), Re hương

( Cinnamomum parthenoxylum) + Tiêu chuẩn cây giống - Cây bản địa: được giao từ hạt trong bầu PE, cây con đạt trên 20 tháng tuổi với H ≥ 0,6

- 0,75 m, Do ≥ 0,5 - 0,7 cm, cân đối,sinh lực tốt không sâu bệnh. + Thời vụ trồng vào vụ xuân hè ( tháng 5 - 6) Bón phân: bón lót 200g phân vi sinh sông gianh và 200g NPK 5:10:3/ hố. Bón thúc 150g NPK 5:10:3. 3. Kết Quả Xúc Tiến Tái Sinh Tự Nhiên. 3.1. Mật độ tái sinh tự nhiên.

Số lượng hạt giống có trên mặt đất và dưới lớp mặt đất ở rừng keo Tai tượng có một ý nghĩa quyết định đối với tái tạo lại rừng bằng tái sinh tự nhiên. Ngoài lượng hạt giống có trên mặt đất rừng ra còn có một phàn hạt giống nằm dưới lớp mặt đất từ các năm trước. Nên khi gặp điều kiện thuận tiện như bị kích thích trong quá trình đốt thực bì , lượng ánh sáng sau khi khai thác và do độ ẩm của những trận mưa, số lượng hạt giống này sẽ nẩy mầm và phát triển thành cây con

72

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu 1 : Số cây tái sinh /ha ở các công thức thí nghiệm Sè c©y t¸i sinh (C©y/ ha) T

T C«ng thøc

LÆp 1 LÆp 2 LÆp 3 TB 2 K2 30.000 24.600 22.600 22.573 3 K3 192.200 181.300 159.700 177.733

Từ biểu 1 cho chung ta thấy mật độ tái sinh của 2 công thức K2 và K3 có sự chênh lệch nhau rất lớn . cụ thể tại công thức K2 số cây tái sinh là 22.573 cây/ha, và tai K3 là 177.733 cây/ha. Nguyên nhân chủ yếu dân đến sự chênh lệch đó là vì K2 thì khai thác theo băng nên số lượng hạt giống sẽ không rơi được hoàn toàn vào băng đã chặt mà còn bị vướng vào những băng cây còn chừa lại, vì thế mật độ tái sinh ít hơn. 3.2. Sinh trưởng về Do và Hvn của cây tái sinh tự nhiên Sau 1 năm, Keo tái sinh tại các công thức đã só một lượng sinh trưởng nhất định. Thể hiện tại biểu 2.

Biểu 2 : Sinh trưởng của keo tái sinh ở các công thức thí nghiệm

Sinh tr−ëng LÆp 1 LÆp 2 LÆp 3 Trung b×nh

TT

C«ng thøc

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

1 K2 0,6 1,1 0,56 1,35 0,6 1,65 0,6 1.37 2 K3 0,46 1,7 0,50 1,67 0,64 1,78 0,53 1,72

Qua Bảng 2 ta thấy, giữa 2 công thức thí nghiệm là K2 và K3, các chỉ tiêu sinh trưởng về Do và Hvn cũng có sự chênh lệch. tuy nhiên, không lớn lắm.

Tại K2 đường kính gốc trung bình là 0,6 cm và Hvn trung bình là 1,37 m Tại K3 đường kính gốc trung bình là 0,53 cm và Hvn trung bình là1,72 . Có thể nói, cây tái sinh đã xuất hiện tại các công thức thí nghiệm từ năm 2004. Tuy nhiên, năm 2004 các cây tái sinh này mới chỉ ở dạng cây ma, còn rất nhỏ nên các chỉ tiêu sinh trưởng về Do và Hvn chưa được rõ rệt. Vì thế, đây có thể coi là số liệu sinh trưởng ban đầu của các cây tái sinh, làm cơ sở cho việc theo dõi, đo đếm và đánh giá cho những năm tiếp theo. 3.3. Biện pháp nuôi dưỡng cây tái sinh. Đặc tính sinh thái của loài keo tai tượng là loài ưa sáng ngay từ giai đoạn còn nhỏ. Vì thế cần phải có biện pháp tỉa thưa bớt đi những cây có phẩm chất xấu,kích thước nhỏ bị chèn ép. Chỉ để lại một số cây nhất định, tạo khoảng không gian dinh dưỡng phù hợp cho các cây còn lại. Cường độ tỉa thưa khoảng 20 - 25 % số cây tái sinh cho đến khi mật độ cuối cùng còn lại là 1600 - 2000 cây/ha

73

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

4. Đánh Giá Tỷ Lệ Sống Của Các Loài Cây Trồng:

Biểu 3. Tỷ lệ sống của các loài cây trồng Tû lÖ sèng (%) TT Loµi c©y LÆp 1 LÆp 2 LÆp 3 TB

1 Lim xanh 99 98 98 98.3 2 RÎ ®á 95 93 91 93 3 Re h−¬ng 98 97 98 97.8

Nhìn chung các loài cây bản địa có tỷ lệ sống cao. Cao nhất là Lim xanh có tỷ lệ sống TB đạt tới 98.3 %, rồi đến Re hương 97.8 % và thấp nhất là Rẻ đỏ (93 %). 5. Sinh Trưởng Của Các Loài Cây Trồng. Cũng chính từ đặc điểm do cây con được đem trồng không đảm bảo về các chỉ tiêu đã đề ra mà số liệu đo đếm về sinh trưởng của các loài cây được thể hiện tại bảng 2. Biểu 4. Số liệu sinh trưởng của các loài cây trồng

Sinh tr−ëng LÆp 1 LÆp 2 LÆp 3 Trung b×nh

TT

Loµi c©y

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

Do (cm)

Hvn (m)

1 RÎ ®á 0,31 0,27 0,4 0,28 0,33 0,28 0,33 0,282 Re h−¬ng 0,76 0,65 0,65 0,66 0,64 0,65 0,68 0,65

2004

3 Lim xanh 1,0 0,93 1,1 0,98 1,1 0,97 1,0 0,961 RÎ ®á 0,71 0,71 0,75 0,76 0,70 0,71 0,72 0,732 Re h−¬ng 1,73 1,28 1,73 1,22 1,63 1,12 1,70 1,21

2005

3 Lim xanh 2,19 1,60 2,29 1,63 2,61 1,70 2,36 1,64 Qua bảng số liệu sinh trưởng của các loài cây trồng tại bảng 2 chúng ta thấy, sau 2 năm trồng cây trồng tại các công thức thí nghiệm đã có lượng tăng trưởng nhất định, tuỳ theo từng loài cây. Các loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh nhất là Lim xanh (Do trung bình = 2,63 cm và Hvn trung bình = 1,5 m ) và thấp nhất là Rẻ đỏ (tương tự là 0,78cm và 0,75 m). 5.1. Lượng tăng trưởng bình quân. Sau 2 năm, các loài cây có lượng tăng trưởng như ở Biểu đồ 1 và 2.

74

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

Biểu đồ 1. Lượng tăng trưởng Do sau 2 năm của các loài cây trồng

0.330.68

10.72

1.7

2.36

0 0.5

1 1.5

2 2.5

RÎ ®á Re h−¬ng Lim xanh

Do (cm)

N¨m 2004 N¨m 2005

Qua biểu đồ 1 ta thấy lượng tăng trưởng về đường kính đã có sự khác biệt. Thấp nhất là loài cây Rẻ Đỏ chỉ đạt được 0.39 cm và cao nhất là Lim Xanh là 1.36 cm

Biểu đồ 2. Lượng tăng trưởng Hvn của các loài cây trồng

0.280.65

0.960.73

1.21

1.64

0 0.5

1 1.5

2

RÎ ®á Re h−¬ng Lim xanh

Hvn (m)

N¨m 2004 N¨m 2005

Qua biểu đồ 2 ta thấy. Lượng tăng trưởng về chiều cao vút ngọn của các ;oài cây như sau. Rẻ đỏ: 0,45 m Re hương: 0,56 m Lim xanh: 0,68 m Như vậy, sau 1 năm trồng thì Lim xanh là cây có lượng tăng trưởng về Do và Hvn là cao nhất (lần lượt là 1,36 cm và 0,68 m) và thấp nhất là Rẻ đỏ (0,39 cm và 0,45). Điều này vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh trưởng của từng loài cây trồng vì còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu đường kính và chiều cao của các loài cây khi đem trồng. 6. Diễn Biến Của Một Số Yếu Tố Môi Trường. 6.1 Xói mòn đất tại các công thức thí nghiệm. Nhìn chung lượng đất bị xói mòn sau 1 năm xây dựng mô hình là không nhiều. Do khu vực nghiên cứu là rừng keo 8 tuổi, có độ che phủ cao nên đã ngăn cản được lực công phá của hạt mưa và làm giảm lực chảy của dòng chảy bề mặt

Bảng 5. Lượng xói mòn đất tại các công thức thí nghiệm TT C«ng thøc L−îng ®Êt bÞ xãi mßn ( tÊn/ha ) 1 K1 14.9 2 K2 15.5 3 K3 16.0 4 K4 14.7

Như vậy lượng đất bị xói mòn giữa các công thức chênh lệch nhau không đáng kể

75

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

76

6.2 Diễn biến độ phì của đất * Kết quả phân tích thành phần hoá học của đất.

Kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy hàm lượng mùn tổng số ở tầng mặt của các công thức thí nghiệm cao nhất là K1 – 2.61% và thấp nhất là K3 1.30% thuận lợi cho sinh trưởng của một số loài cây bản địa. Đất khá chua độ pHKcl chỉ đạt khoảng từ 3 – 4. Hàm lượng đạm tổng số tương đối cao, cao nhất tại K2 là 0.159% . Hàm lượng P2O5 và hàm lượng K2O ở mức khá. (Kết quả phân tích đất cụ thể tại bảng 6)

6.3 Tình hình sâu bệnh Trong quá trình điều tra thu thập các số liệu về tỷ lệ sống và sinh trưởng thì thông qua việc quan sát, giám định và phân tích chúng tôi thấy hiện nay các loài cây đang được trồng trong các thí nghiệm chưa có sâu bệnh hại nhiều. Chỉ có ở 2 công thức K2 và K3 keo tái sinh hiện đang bị xoẵn là ở ngọn.

IV. KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận a. Tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong mô hình nghiên cứu đã có sự ổn định. Các

loài cây bản địa có tỷ lệ sống cao hơn cả nhất là Lim xanh (98.3%)và Re hương ( 97.8 %). Thấp nhất là Giẻ đỏ ( 93.0 % ).

b. Sau 1 năm thực hiện tăng trưởng của các loài cây đã có sự rất khác biệt cả về đường kính và chiều cao . Cụ thể lớn nhất vẫn là Lim xanh (D = 1.36 cm , H = 0.68 m ) Re hương (D = 1.02 cm , H = 0.56 cm ) và thấp nhất là Rẻ đỏ (D = 0.40 cm , H = 0.45 m ). Như vậy Rẻ Đỏ là loài cây sinh trưởng và phát triển chư được tốt , cần phải theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân trong các năm tiếp theo.

c. Tại các công thức thí nghiệm K2 và K3 xuất hiện một số loại bệnh như: Phấn trắng và xoăn lá đối với Keo tai tượng tái sinh

d. Thiết kế và xây dựng được 4 ô định vị theo dõi xói mòn ở 4 công thức thí nghiệm làm cơ sở cho việc theo dõi, đo đếm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới hịên tượng xói mòn đát. Nhưng trên thực tế thì phương pháp nay không được chính xác.

2.Tồn Tại Công tác bảo vệ vẫn chưa được chặt chẽ còn có hiện tượng trâu , bò và người dân vào chặt cây trong khu vực thí nghiệm 3. Kiến Nghị

Cần phải tăng cường phối hợp với địa phương trong công tác tyuên truyền, giáo dục ý thức của nhân dân trong vùng trong việc bảo vệ và phát triển rừng nhằm chấm dứt tình trạng cây trồng bị trâu bò phá hoại và tổn thương cơ giới do nhân dân trong vùng vào chăn thả gia súc và lấy củi.

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu do hợp phần nghiên cứu thực hiện – RPS - 20

77

Bảng 6 : Kết quả phân tích hoá lý tính đất

P2O5 K2O Ca, Mg T§æi (me/100g) Chua thuû Chua trao ®æi(me/100g) Thµnh phÇn c¬ giíi(%) CEC Tªn mÉu §é s©u pH

Mïn (%)

§¹m TS %

C/N

ppm ppm Ca++ Mg++ ph©n (

me/100g) H+ Al+++ 2-0.02 0.02-0.002 <0.002 (me/100g)

K1 0-20 3.75 2.61 0.108 14.07 5.68 18.56 0.822 0.925 10.46 0.08 2.82 21.87 32.9 45.23 23.53

nt 30-50 3.62 1.63 0.095 10.00 2.58 17.18 0.718 0.718 9.78 0.12 3.24 15.95 30.75 53.3 19.15

K2 0-20 3.87 2.28 0.159 8.3 3.02 21.14 1.230 1.435 7.01 0.08 0.67 28.25 36.9 34.85 24.43

nt 30-50 3.82 0.98 0.079 7.21 2.14 17.82 1.331 0.205 6.51 0.1 1.58 34.46 24.58 40.96 15.41

K3 0-20 3.78 1.30 0.105 7.14 34.09 21.02 1.224 1.020 7.62 0.08 2.14 32.68 32.64 34.68 25.52

nt 30-50 3.72 0.97 0.068 8.23 27.16 18.12 1.022 0.511 8.45 0.1 3.24 34.59 24.53 40.88 22.91

K4 0-20 3.69 2.61 0.151 10.00 42.21 20.48 0.820 1.230 10.27 0.1 2.42 30.30 36.9 32.8 35.19

nt 30-50 3.76 1.31 0.098 7.76 35.30 19.90 0.720 1.338 7.53 0.08 2.16 19.74 28.81 51.45 27.64

Một số báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu của hợp phần nghiên cứu – RPS - 20

76