full basic network - wordpress.com · 2012-04-08 · basic network management tài liệu huấn...

116
Basic Network Management Tài liu hun luyn chuyên đề mng Phiên bn 2.0 Trung tâm Tư vn& Đào to Qun trMng ATHENA 02 Bis Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Qun I, TP. HCM, Vit Nam

Upload: others

Post on 17-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

 

 

 

 

Basic Network Management  Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng  

Phiên bản 2.0  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng ATHENA 

02 Bis Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, 

Quận I, TP. HCM, Việt Nam 

Page 2: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

2

Mục lục Chương 1: Mạng Máy Tính ............................................................................................. 5 I. Định nghĩa Mạng Máy Tính................................................................................. 5 II. Lịch sử Mạng máy tính ..................................................................................... 5 III. Tại sao cần có mạng? ......................................................................................... 7 IV. Phân loại mạng máy tính .................................................................................. 7 1. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) .......................................................... 7 2. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) ............................................. 8 3. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) ................................................... 8 4. Mạng Internet..................................................................................................... 9

V. Sự phân biệt giữa mạng cục bộ và mạng diện rộng ........................................ 9 VI. Các mô hình xử lý mạng ................................................................................. 11 1. Mô hình xử lý mạng tập trung ......................................................................... 11 2. Mô hình xử lý mạng phân phối ....................................................................... 12 3. Mô hình xử lý mạng cộng tác........................................................................... 12

VII. Các mô hình quản lý mạng ............................................................................. 12 1. Workgroup ....................................................................................................... 12 2. Domain ............................................................................................................. 13

VIII. Các mô hình ứng dụng mạng ...................................................................... 13 1. Mạng ngang hàng ( peer to peer ) .................................................................... 13 2. Mạng khách chủ (Client – Server) .................................................................... 14

IX. Kiến trúc mạng cục bộ..................................................................................... 14 1. Hình trạng mạng (Network Topology)............................................................ 14 2. Mạng hình sao (Star) ........................................................................................ 15 3. Mạng trục tuyến tính ( Bus )  ........................................................................... 15 4. Mạng hình vòng ( Ring ) .................................................................................. 16

Chương 2: TCP/IP VÀ ĐỊA CHỈ IP ............................................................................... 17 I. Giao thức IP ........................................................................................................ 17 1. Tổng quát ......................................................................................................... 17 2. Các giao thức trong mạng IP............................................................................ 17 3. Các bước hoạt động của giao thức IP............................................................... 18

II. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP...................................................... 19 III. Tổng quan về địa chỉ IP .................................................................................. 24 IV. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan: ..................................................... 26 V. Giới thiệu các lớp địa chỉ ................................................................................ 27 1. Lớp A................................................................................................................ 27 2. Lớp B ................................................................................................................ 28 3. Lớp C................................................................................................................ 28 4. Lớp D và E........................................................................................................ 29 5. Ví dụ cách triển khai đặt địa chỉ IP cho một hệ thống mạng ........................... 29 6. Chia mạng con (subnetting) ............................................................................. 30 7. Địa chỉ riêng (private address) và cơ chế chuyển đổi địa chỉ mạng (Network Address Translation –NAT ) ................................................................................... 32

Chương 3: CÁC THIẾT BỊ MẠNG................................................................................ 33

Page 3: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 3

I. Card giao tiếp mạng (NIC – Network Interface Card) .......................................33 1. Khái niệm ..........................................................................................................33 2. Các chức năng chính của NIC...........................................................................34 3. Giới thiệu các dạng NIC hiện nay đang được sử dụng ....................................34

II. Transceiver .......................................................................................................36 III. Repeater............................................................................................................36 IV. Hub ...................................................................................................................38 V. Bridge ...............................................................................................................39 VI. Switch ...............................................................................................................41 VII. Router ...............................................................................................................43 VIII. Brouter ..........................................................................................................44 IX. Gateway............................................................................................................44 X. Modem .................................................................................................................45 XI. Các phương tiện truyền dẫn ............................................................................46 1. Các loại Cáp ......................................................................................................47 2. Môi trường Vô tuyến ........................................................................................54

Chương 4: THIẾT KẾ MẠNG LAN ...............................................................................55 I. Các vấn đề cần lưu ý ............................................................................................55 II. Những yêu cầu chung của việc thiết kế mạng ................................................55 III. Khảo sát hiện trạng ..........................................................................................56 1. Sơ đồ cấu trúc các phòng của toà nhà ...............................................................56 2. Cách phân phối các máy tính............................................................................57 3. Mô hình Logic các phòng máy..........................................................................57 4. Sơ đồ vật lý .......................................................................................................58 5. Lựa chọn mô hình mạng ...................................................................................58 6. Thiết bị phần cứng ............................................................................................59

Chương 5:  MẠNG DIỆN RỘNG & Wi‐fi.....................................................................63 Phần 1: Các dịch vụ mạng diện rộng .............................................................................63 I. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) ..............................................63 II. Mạng thuê bao (Leased line Network)............................................................65 1. Phương thức ghép kênh theo tần số .................................................................66 2. Phương thức ghép kênh theo thời gian ............................................................66

III. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching NetWork)........................................66 Phần 2: Các công nghệ mạng diện rộng.........................................................................68 I. Tổng quan về ISDN.............................................................................................68 1. Nguyên lý ISDN ...............................................................................................68 2. Sự phát triển của ISDN .....................................................................................68 3. Giao diện người sử dụng ..................................................................................69 4. Mục tiêu của ISDN............................................................................................70 5. Lợi ích từ ISDN .................................................................................................70

II. Tổng quan về FrameRelay ...............................................................................72 1. FrameRelay một công nghệ tiên tiến ................................................................72 2. FrameRelay có phải là một công nghệ cuối cùng?............................................73 3. Các lý do để sử dụng FrameRelay ....................................................................73

Page 4: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

4

III. Tổng quan về Wi‐fi ......................................................................................... 74 Chương 6: BẢO MẬT MẠNG....................................................................................... 79 I. Virus .................................................................................................................... 79 II. Các loại Virus .................................................................................................. 79 1. Virus Boot......................................................................................................... 79 2. Virus File .......................................................................................................... 80 3. Virus Macro...................................................................................................... 80 4. Con ngựa Thành Tơ‐roa ‐ Trojan Horse ........................................................... 80

III. Bức Tường lửa  ................................................................................................ 82 IV. PC‐Cillin .......................................................................................................... 83 1. Giới thiệu tác dụng phần mềm PC‐cillin.......................................................... 83 2. Cài đặt phầm mềm PC‐cillin ............................................................................ 83 3. Sử dụng chức năng firewall, Network virus Emergency Centre và URL filter của PC‐cillin............................................................................................................. 84

Chapter 7: Hướng dẫn cài đặt phòng Net (Sử dụng mạng ngang hàng) ..................... 87 I. Yêu cầu ................................................................................................................ 87 II. Lắp đặt ............................................................................................................. 88 1. Lắp đặt cáp trong mạng ................................................................................... 88 2. Lắp đặt thiết bị chống sét  ................................................................................ 88 3. Lắp đặt bộ lọc  .................................................................................................. 88 4. Lắp đặt máy điện thoại và Modem .................................................................. 88

III. Cài đặt Modem và máy tính (xây dựng mạng ngang hàng) .......................... 89 1. Cài đặt cho máy tính ........................................................................................ 89 2. Cấu hình modem Zyxel ................................................................................... 90

Chương 8:  Tổng quan mô hình OSI............................................................................. 94 I. Giới thiệu ............................................................................................................ 94 1. Tổ Chức Tiêu Chuẩn và Hệ Mở OSI (Open Systems Interconnection Reference Model) ..................................................................................................................... 94

II. Mô Hình Tham Chiếu OSI ............................................................................. 94 III. Khái Niệm Các Tầng OSI................................................................................ 98

Page 5: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 5

Chương 1: Mạng Máy Tính  

I. Định nghĩa Mạng Máy Tính  

Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại…giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. 

II. Lịch sử Mạng máy tính  

Vào giữa những năm 50 một  số nhà  chế  tạo máy  tính  đã nghiên  cứu  thành  công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại. 

Trong lúc đưa ra giới thiệu những thiết bị đầu cuối từ xa, các nhà khoa học đã triển khai một loạt những thiết bị điều khiển, những thiết bị đầu cuối đặc biệt cho phép người sử dụng nâng cao được khả năng tương tác với máy tính. Một trong những sản phẩm quan trọng đó  là hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM. Hệ thống đó bao gồm các màn hình, các hệ thống điều khiển, các thiết bị truyền thông được liên kết với  các  trung  tâm  tính  toán. Hệ  thống 3270  được giới  thiệu vào năm 1971 và được sử dụng dùng để mở rộng khả năng tính toán của trung tâm máy tính tới các vùng xa. Ðể làm giảm nhiệm vụ truyền thông của máy tính trung tâm và số lượng các  liên kết giữa máy  tính  trung tâm với các  thiết bị đầu cuối,  IBM và các công  ty máy tính khác đã sản xuất một số các thiết bị sau: 

Thiết bị kiểm soát  truyền  thông:   Có nhiệm vụ nhận các bit  tín hiệu  từ các kênh truyền thông, gom chúng lại thành các byte dữ liệu và chuyển nhóm các byte đó tới máy  tính  trung  tâm  để xử  lý,  thiết bị này  cũng  thực hiện  công việc ngược  lại  để chuyển tín hiệu trả  lời của máy tính trung tâm tới các trạm ở xa. Thiết bị trên cho phép giảm bớt được thời gian xử lý trên máy tính trung tâm và xây dựng các thiết bị logic đặc trưng.  

Thiết bị kiểm soát nhiều đầu cuối: Cho phép cùng một lúc kiểm soát nhiều thiết bị đầu cuối. Máy tính trung tâm chỉ cần liên kết với một thiết bị như vậy là có thể phục vụ cho tất cả các thiết bị đầu cuối đang được gắn với thiết bị kiểm soát trên. Ðiều này đặc biệt có ý nghĩa khi thiết bị kiểm soát nằm ở cách xa máy tính vì chỉ cần sử dụng một đường điện thoại là có thể phục vụ cho nhiều thiết bị đầu cuối.  

Page 6: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

6

 Hình 1.1: Mô hình trao đổi mạng của hệ thống 3270 

Vào giữa những năm 1970, các thiết bị đầu cuối sử dụng những phương pháp liên kết qua đường cáp nằm trong một khu vực đã được ra đời. Với những ưu điểm từ nâng cao tốc độ truyền dữ liệu và qua đó kết hợp được khả năng tính toán của các máy tính lại với nhau. Ðể thực hiện việc nâng cao khả năng tính toán với nhiều máy tính các nhà sản xuất bắt đầu xây dựng các mạng phức tạp. Vào những năm 1980 các hệ thống đường truyền tốc độ cao đã được thiết lập ở Bắc Mỹ và Châu Âu và từ đó  cũng xuất hiện  các nhà  cung  cấp  các dịnh vụ  truyền  thông với những  đường truyền có tốc độ cao hơn nhiều lần so với đường dây điện thoại. Với những chi phí thuê bao chấp nhận được, người ta có thể sử dụng được các đường truyền này để liên kết máy tính lại với nhau và bắt đầu hình thành các mạng một cách rộng khắp. Ở đây các nhà cung cấp dịch vụ đã xây dựng những đường truyền dữ liệu liên kết giữa các thành phố và khu vực với nhau và sau đó cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu cho những người xây dựng mạng. Người xây dựng mạng lúc này sẽ không cần xây dựng  lại đường  truyền của mình mà chỉ cần sử dụng một phần các năng  lực truyền thông của các nhà cung cấp. 

Vào năm 1974 công ty IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng và thương mại, thông qua các dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc vào một máy tính dùng chung. Với việc liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ như một tòa nhà hay là một khu nhà thì tiền chi phí cho các thiết bị và phần mềm là thấp. Từ đó việc nghiên cứu khả năng sử dụng chung môi trường truyền thông và các tài nguyên của các máy tính nhanh chóng được đầu tư. 

Vào năm 1977, công  ty DataPoint Corporation đã bắt đầu bán hệ điều hành mạng của mình  là  ʺAttached Resource Computer Networkʺ  (hay gọi  tắt  là Arcnet) ra  thị trường. Mạng Arcnet cho phép liên kết các máy tính và các trạm đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, qua đó đã trở thành là hệ điều hành mạng cục bộ đầu tiên. 

Từ đó đến nay đã có rất nhiều công ty đưa ra các sản phẩm của mình, đặc biệt khi các máy  tính cá nhân được sử dụng một cánh  rộng  rãi. Khi số  lượng máy vi  tính trong một văn phòng hay cơ quan được tăng lên nhanh chóng thì việc kết nối chúng trở nên vô cùng cần thiết và sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho người sử dụng. 

Page 7: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 7

III. Tại sao cần có mạng? 

Ngày nay với một  lượng  lớn về thông tin, nhu cầu xử  lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy  tính hiện nay  trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta,  trong mọi  lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã  trở thành một nhu cầu không  thể thiếu được. Người ta  thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như: 

Sử  dụng  chung  tài  nguyên: Những  tài  nguyên  của mạng  (như  thiết  bị,  chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu.  

Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm  làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế.  

Nâng cao chất  lượng và hiệu quả khai  thác  thông  tin: Khi  thông  tin có  thể được dùng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như:  

Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.  

Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.  

Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.  

Tăng cường  truy nhập  tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới.  

 

IV. Phân loại mạng máy tính  

1. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) Mạng LAN là một nhóm các máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí… 

Các mạng LAN thường có các đặc điểm sau đây: 

Băng thông lớn có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng. 

Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị. 

Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ. 

Quản trị đơn giản. 

 

Page 8: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

8

 Hình 1.2 

2. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố hay một  quốc  gia. Mạng MAN  nối  kết  các mạng  LAN  lại  với  nhau  thông  qua  các phương  tiện  truyền dẫn khác nhau  (cáp quang, cáp đồng, sóng…) và các phương thức truyền thông khác nhau. 

Đặc điểm của mạng MAN : 

Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện  tử,  thương mại điện  tử, các ứng dụng của các ngân hàng… 

Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức  tạp cũng  tăng đồng thời việc quản lý sẽ khó khăn hơn. 

Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền. 

 

3. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn  cầu. Mạng WAN  thường  là mạng  của  các  công  ty  đa quốc gia hay  toàn  cầu điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện thoại. 

 

Page 9: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 9

Đặc điểm của mạng WAN: 

Băng  thông  thấp, dễ mất kết nối  thường  chỉ phù hợp với  các ứng dụng online như e‐mail, web, ftp… 

Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn. 

Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có  tính  toàn cầu nên  thường  là các  tổ chức quốc  tế đứng ra qui định và quản lý. 

Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền. 

 

 Hình 1.3 

4. Mạng Internet: Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó chứa các dịch vụ toàn cầu như Mail, Web, Chat, FTP và phục vụ miễn phí cho mọi người. 

 

V. Sự phân biệt giữa mạng cục bộ và mạng diện rộng 

Mạng cục bộ và mạng diện rộng có thể được phân biệt bởi: địa phương hoạt động, tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng, dạng chuyển giao thông tin. 

Địa phương hoạt động: Liên quan đến khu vực địa lý thì mạng cục bộ sẽ là mạng liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ. Khu vực có thể bao gồm một tòa nhà hay là một khu nhà... Điều đó hạn chế bởi khoảng cách đường dây cáp được dùng để liên kết các máy tính của mạng cục bộ (hạn chế đó còn là hạn chế của khả năng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu). Ngược lại mạng diện rộng là mạng có khả năng  liên kết  các máy  tính  trong một vùng  rộng  lớn như  là một  thành phố, một miền, một đất nước, mạng diện rộng được xây dựng để nối hai hoặc nhiều khu vực địa lý riêng biệt. 

Page 10: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

10

Tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền: Do các đường cáp của mạng cục bộ được xây dựng trong một khu vực nhỏ cho nên nó  ít bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên nhiên (như là sấm chớp, ánh sáng...). Điều đó cho phép mạng cục bộ có  thể  truyền dữ  liệu với  tốc độ cao mà chỉ chịu một  tỷ  lệ  lỗi nhỏ. Ngược  lại với mạng diện  rộng do phải  truyền  ở những  khoảng  cách  khá  xa  với  những  đường truyền dẫn dài  có khi  lên  tới hàng ngàn km. Do vậy mạng diện  rộng không  thể truyền với tốc độ quá cao vì khi đó tỷ lệ lỗi sẽ trở nên khó chấp nhận được. 

Mạng cục bộ thường có tốc độ truyền dữ liệu từ 4 đến 16 Mbps và đạt tới 100 Mbps nếu dùng cáp quang. Còn phần lớn các mạng diện rộng cung cấp đường truyền có tốc độ thấp hơn nhiều như T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps.  

(Ở đây bps (Bit Per Second) là một đơn vị trong truyền thông tương đương với 1 bit được truyền trong một giây, ví dụ như tốc độ đường truyền là 1 Mbps tức là có thể truyền tối đa 1 Megabit trong 1 giây trên đường truyền đó). 

Thông thường trong mạng cục bộ tỷ  lệ  lỗi trong truyền dữ  liệu vào khoảng 1/107‐108 còn trong mạng diện rộng thì tỷ lệ đó vào khoảng 1/106 ‐ 107 

Chủ quản và điều hành của mạng: Do sự phức tạp trong việc xây dựng, quản  lý, duy trì các đường truyền dẫn nên khi xây dựng mạng diện rộng người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu. Tùy theo cấu trúc của mạng những đường truyền đó thuộc cơ quan quản  lý khác nhau như các nhà cung cấp đường truyền nội hạt,  liên tỉnh, liên quốc gia. Các đường truyền đó phải tuân thủ các quy định của chính phủ các khu vực có đường dây đi qua như: tốc độ, việc mã hóa. 

Còn đối với mạng cục bộ thì công việc đơn giản hơn nhiều, khi một cơ quan cài đặt mạng cục bộ thì toàn bộ mạng sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan đó. 

Đường đi của thông tin trên mạng: Trong mạng cục bộ thông tin được đi theo con đường xác định bởi cấu trúc của mạng. Khi người ta xác định cấu trúc của mạng thì thông tin sẽ luôn luôn đi theo cấu trúc đã xác định đó. Còn với mạng diện rộng dữ liệu cấu trúc có thể phức tạp hơn nhiều do việc sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu. Trong quá trình hoạt động các điểm nút có thể thay đổi đường đi của các thông tin khi phát  hiện  ra  có  trục  trặc  trên  đường  truyền  hay  khi phát  hiện  có  quá  nhiều thông  tin cần  truyền giữa hai điểm nút nào đó. Trên mạng diện rộng thông tin có thể có các con đường đi khác nhau, điều đó cho phép có thể sử dụng tối đa các năng lực của đường truyền hay nâng cao điều kiện an toàn trong truyền dữ liệu. 

Dạng chuyển giao thông tin: Phần lớn các mạng diện rộng hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video,  tiếng nói, dữ  liệu... Trong khi đó các mạng cục bộ chủ yếu phát triển trong việc truyền dữ liệu thông thường. Điều này có thể giải thích do việc truyền các dạng thông tin như video, tiếng nói trong một khu vực nhỏ ít được quan tâm hơn như khi truyền qua những khoảng cách lớn. 

Page 11: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 11

Các hệ thống mạng hiện nay ngày càng phức tạp về chất lượng, đa dạng về chủng loại và phát triển rất nhanh về chất. Trong sự phát triển đó số lượng những nhà sản xuất từ phần mềm, phần cứng máy tính, các sản phẩm viễn thông cũng tăng nhanh với nhiều sản phẩm đa dạng. Chính vì vậy vai trò chuẩn hóa cũng mang những ý nghĩa quan  trọng. Tại các nước các cơ quan  chuẩn quốc gia đã đưa  ra các những chuẩn về phần cứng và các quy định về giao tiếp nhằm giúp cho các nhà sản xuất có thể làm ra các sản phẩm có thể kết nối với các sản phẩm do hãng khác sản xuất. 

 

VI. Các mô hình xử lý mạng  

Cơ bản có 3 loại mô hình xử lý mạng bao gồm: 

Mô hình xử lý mạng tập trung. 

Mô hình xử lý mạng phân phối. 

Mô hình xử lý mạng cộng tác. 

1. Mô hình xử lý mạng tập trung: Toàn  bộ  các  tiến  trình  xử  lý diễn  ra  tại máy  tính  trung  tâm. Các máy  trạm  cuối (Terminals)  được nối mạng với máy  tính  trung  tâm và  chỉ hoạt  động như những thiết bị nhập xuất dữ liệu cho phép người dùng xem trên màn hình và nhập liệu bàn phím. Các máy trạm đầu cuối không lưu trữ và xử lý dữ  liệu . Mô hình xử lý mạng trên có  thể  triển khai  trên hệ  thống phần  cứng hoặc phần mềm được cài đặt  trên Server. 

Ưu điểm: dữ  liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí các thiết bị thấp. 

Khuyết điểm: khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau, tốc độ truy xuất chậm. 

 

 Hình 1.4 

Page 12: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

12

2. Mô hình xử lý mạng phân phối : Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được tách nhỏ và giao cho nhiều máy tính khác nhau thay vì tập trung xử lý trên máy trung tâm. Tuy dữ liệu được xử lý và lưu trữ  tại  máy cục bộ nhưng các máy tính này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ liệu và dịch vụ. 

Ưu điểm: truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng. 

Khuyết điểm: dữ liệu lưu trữ rời rạc khó đồng bộ, backup và rất dễ nhiễm virus. 

 

 Hình 1.5 

3. Mô hình xử lý mạng cộng tác: Mô hình xử lý mạng cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực hiện một công việc. Một máy tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy các chương trình trên các máy nằm trong mạng. 

Ưu điểm: rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán lớn 

Khuyết điểm: các dữ  liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó đồng bộ và backup, khả năng nhiễm virus rất cao. 

 

VII. Các mô hình quản lý mạng  

1. Workgroup Trong mô hình này các máy tính có quyền hạng ngang nhau và không có các máy tính chuyên dụng làm nghiệp vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo mật và quản lý tài nguyên của riêng mình. Đồng thời các máy tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ. 

 

 

 

Page 13: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 13

2. Domain Ngược lại với mô hình Workgroup, mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực người  dùng  mạng  tập  trung  tại  máy  tính  Primary  Domain  Controller.  Các  tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó  trong hệ  thống có  các máy  tính chuyên dụng  làm nhiệm vụ cung  cấp  các dịch vụ và quản lý các máy trạm. 

 

VIII. Các mô hình ứng dụng mạng  

1. Mạng ngang hàng (peer to peer) Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính nhưng không có bất kỳ một máy tính nào đóng vai trò phục vụ. Một máy tính trên mạng có thể vừa là Client vừa là Server. Trong môi trường này người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ tài nguyên của máy tính mình. Mô hình này chỉ phù hợp với  tổ chức nhỏ, số người giới hạn  (thông  thường nhỏ hơn 10 người) và không quan tâm đến vấn đề bảo mật. 

Mạng  ngang  hàng  thường  dùng  các  hệ  điều  hành  sau:  Win95,  Windows  for Workgroup, WinNT Workstation, Win2000 Proffessional, OS/2… 

Ưu điểm: Do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức và quản trị, chi phí thiết bị cho mô hình này thấp. 

Khuyết điểm: Không cho phép quản  lý  tập  trung nên dữ  liệu phân  tán, khả năng bảo mật thấp rất dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên không được sắp xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm. 

 

 Hình 1.6 

 

 

Page 14: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

14

2. Mạng khách chủ (Client – Server) Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ (Server). Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này được gọi là máy khách (Client). Các Server thường có cấu hình mạnh (tốc độ xử lý nhanh, kích thước lưu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng.  

Hệ điều hành mạng dùng trong mô hình Client ‐  Server là WinNT, Novell Netware, Unix,Win2K… 

Ưu điểm: Do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý và có thể phục vụ cho nhiều người dùng. 

Khuyết  điểm: Các  Server  chuyên dụng  rất  đắt  tiền, phải  có nhà  quản  trị  cho hệ thống. 

 

 Hình 1.7 

IX. Kiến trúc mạng cục bộ 

1. Hình trạng mạng (Network Topology) Topology mạng: Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta gọi là tô pô của mạng .  

Có 2 kiểu nối mạng chủ yếu đó là: 

Nối kiểu điểm – điểm (point – to – point) 

Nối kiểu điểm – nhiều điểm (point – to – multipoint hay broadcast) 

‐ Point  to Point: Các đường  truyền nối  từng cặp nút với nhau và mỗi nút đều có trách nhiệm lưu trữ tạm thời sao đó chuyển tiếp dữ liệu đi cho tới đích. Do cách làm việc như vậy nên mạng kiểu này còn được gọi là mạng “lưu và chuyển tiếp“ (store and forward). 

 

Page 15: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 15

‐ Point to multipoint: Tất cả các nút phân chia nhau một đường truyền vật lý chung. Dữ  liệu gửi đi từ một nút nào đó sẽ được tiếp nhận bởi tất cả các nút còn  lại trên mạng, bởi vậy chỉ cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ  liệu để căn cứ vào đó các nút tra xem dữ liệu đó có phải gửi cho mình không. 

2. Mạng hình sao (Star):  Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận  tín hiệu  từ  các  trạm và  chuyển  đến  trạm  đích. Tuỳ  theo yêu  cầu  truyền thông  trên mạng mà  thiết bị  trung  tâm có  thể  là Switch, router, hub hay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point. 

Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng  kiểm  soát và  khắc phục  sự  cố,  tận dụng  được  tối  đa  tốc  độ  truyền  của đường truyền vật lý. 

Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay). 

 

 Hình 1.8 

3. Mạng trục tuyến tính (Bus): Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục  chính  qua  một  đầu  nối  chữ  T  (T‐connector)  hoặc  một  thiết  bị  thu  phát (transceiver). 

Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast. 

Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp. 

Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động. 

 

Page 16: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

16

 Hình 1.9 

4. Mạng hình vòng (Ring):  Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển  trên vòng  theo một chuỗi  liên  tiếp các  liên kết Point  to Point giữa các repeater. 

Mạng hình vòng có ưu, nhược điểm tương tự như mạng hình sao, tuy nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy nhập mạng phức tạp hơn mạng hình sao. 

Ngoài ra còn có các kết nối hỗn hợp giữa các kiến trúc mạng trên như: Star Bus, Star Ring  

 

 

Page 17: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 17

Chương 2: TCP/IP VÀ ĐỊA CHỈ IP 

 

Giao  thức TCP/IP  được phát  triển  từ mạng ARPANET và  Internet và  được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol)  là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol)  là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng.  

Hiện nay các máy  tính của hầu hết các mạng có  thể sử dụng giao  thức TCP/IP để liên kết với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Giao thức TCP/IP thực chất là một họ giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng.  

 

I. Giao thức IP  

1. Tổng quát Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ  liệu, vai trò của IP  là vai trò của giao thức tầng mạng trong  mô  hình  OSI.  Giao  thức  IP  là  một  giao  thức  kiểu  không  liên  kết (connectionless)  có  nghĩa  là  không  cần  có  giai  đoạn  thiết  lập  liên  kết  trước  khi truyền dữ liệu.  

2. Các giao thức trong mạng IP Để mạng với giao thức IP hoạt động được tốt người ta cần một số giao thức bổ sung, các giao  thức này đều không phải  là bộ phận của giao  thức  IP và giao  thức  IP sẽ dùng đến chúng khi cần. 

Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): Ở đây cần lưu ý rằng các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các trạm trên đó một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring). Trên một mạng cục bộ hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là phải tìm được ánh xạ giữa địa chỉ  IP  (32 bits) và địa chỉ vật  lý của một  trạm. Giao  thức ARP đã được xây dựng để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP khi cần thiết.  

Giao  thức RARP  (Reverse Address Resolution Protocol): Là giao  thức ngược với giao thức ARP. Giao thức RARP được dùng để tìm địa chỉ IP từ địa chỉ vật lý.  

Giao  thức  ICMP  (Internet Control Message  Protocol): Giao  thức  này  thực  hiện truyền các thông báo điều khiển (báo cáo về các tình trạng các lỗi trên mạng) giữa các gateway hoặc một nút  của  liên mạng. Tình  trạng  lỗi  có  thể  là: một gói  tin  IP không thể tới đích của nó, hoặc một router không đủ bộ nhớ đệm để lưu và chuyển 

Page 18: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

18

một  gói  tin  IP,  một  thông  báo  ICMP  được  tạo  và  chuyển  cho  IP.  IP  sẽ  ʺbọcʺ (encapsulate) thông báo đó với một IP header và truyền đến cho router hoặc trạm đích. 

3. Các bước hoạt động của giao thức IP  Khi giao thức IP được khởi động nó trở thành một thực thể tồn tại trong máy tính và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình,  lúc đó thực thể IP  là cấu thành của tầng mạng, nhận yêu cầu từ các tầng trên nó và gửi yêu cầu xuống các tầng dưới nó. 

Đối với thực thể IP ở máy nguồn, khi nhận được một yêu cầu gửi từ tầng trên, nó thực hiện các bước sau đây:  

1. Tạo một IP datagram dựa trên tham số nhận được.  

2. Tính checksum và ghép vào header của gói tin. 

3. Ra quyết định chọn đường: hoặc là trạm đích nằm trên cùng mạng hoặc một gateway sẽ được chọn cho chặng tiếp theo. 

4. Chuyển gói tin xuống tầng dưới để truyền qua mạng. 

Đối với router, khi nhận được một gói tin đi qua, nó thực hiện các động tác sau:  

1. Tính chesksum, nếu sai thì loại bỏ gói tin. 

2. Giảm giá trị tham số Time ‐ to Live. Nếu thời gian đã hết thì loại bỏ gói tin. 

3. Ra quyết định chọn đường. 

4. Phân đoạn gói tin, nếu cần. 

5. Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time ‐ to ‐Live, Fragmentation và Checksum. 

6. Chuyển datagram xuống tầng dưới để chuyển qua mạng. 

Cuối cùng khi một datagram nhận bởi một thực thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực hiện bởi các công việc sau: 

1. Tính checksum. Nếu sai thì loại bỏ gói tin. 

2. Tập hợp các đoạn của gói tin (nếu có phân đoạn). 

3. Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên. 

Page 19: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 19

 

II. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP 

TCP là một giao thức ʺcó liên kếtʺ (connection ‐ oriented), nghĩa là cần phải thiết lập liên kết giữa hai thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu với nhau. Một tiến trình ứng dụng trong một máy  tính  truy nhập vào các dịch vụ của giao thức TCP thông qua một cổng (port) của TCP. Số hiệu cổng TCP được thể hiện bởi 2 bytes. 

 Hình 2.1: Cổng truy nhập dịch vụ TCP 

Một  cổng TCP kết hợp với địa  chỉ  IP  tạo  thành một  đầu nối TCP/IP  (socket) duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ một liên kết logic giữa một cặp đầu nối TCP/IP. Một đầu nối TCP/IP có thể tham gia nhiều liên kết với các đầu nối TCP/IP ở xa khác nhau. Trước khi truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần phải thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng.  

Các thực thể của tầng trên sử dụng giao thức TCP thông qua các hàm gọi (function calls) trong đó có các hàm yêu cầu: để yêu cầu, để trả lời. Trong mỗi hàm còn có các tham số dành cho việc trao đổi dữ liệu.  

Các bước thực hiện để thiết lập một liên kết TCP/IP: Thiết lập một liên kết mới có thể  được  mở  theo  một  trong  2  phương  thức:  chủ  động  (active)  hoặc  bị  động (passive).  

Phương  thức bị động, người sử dụng yêu cầu TCP chờ đợi một yêu cầu liên kết gửi đến từ xa thông qua một đầu nối TCP/IP (tại chỗ). Người sử dụng dùng hàm passive Open có khai báo cổng TCP và các thông số khác (mức ưu tiên, mức an toàn) 

Với phương thức chủ động, người sử dụng yêu cầu TCP mở một liên kết với một đầu nối TCP/IP  ở xa. Liên kết sẽ được xác  lập nếu có một hàm Passive Open tương ứng đã được thực hiện tại đầu nối TCP/IP ở xa đó.  

Page 20: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

20

Bảng liệt kê một vài cổng TCP phổ biến. 

Số hiệu cổng  Mô tả 

0  Reserved 

5  Remote job entry 

7  Echo 

9  Discard 

11  Systat 

13  Daytime 

15  Nestat 

17  Quotd (quote odd day) 

20  ftp‐data 

21  ftp (control) 

23  Telnet 

25  SMTP 

37  Time 

53  Name Server 

102  ISO ‐ TSAP 

103  X.400 

104  X.400 Sending 

111  Sun RPC 

Page 21: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 21

Số hiệu cổng  Mô tả 

139  Net BIOS Session source 

160 ‐ 223  Reserved 

Khi người sử dụng gửi đi một yêu cầu mở liên kết sẽ được nhận hai thông số trả lời từ TCP.  

Thông số Open ID được TCP trả lời ngay lập tức để gán cho một liên kết cục bộ (local connection name) cho liên kết được yêu cầu. Thông số này về sau được dùng để tham chiếu tới liên kết đó. (Trong trường hợp nếu TCP không  thể  thiết  lập được  liên kết yêu cầu  thì nó phải gửi  tham số Open Failure để thông báo). 

Khi TCP thiết lập được liên kết yêu cầu nó gửi tham số Open Sucsess được dùng để thông báo liên kết đã được thiết lập thành công. Thông báo này được chuyển đến trong cả hai  trường hợp bị động và chủ động. Sau khi một  liên kết được mở, việc  truyền dữ  liệu  trên  liên kết có  thể được  thực hiện.  

Các bước thực hiện khi truyền và nhận dữ liệu: Sau khi xác lập được liên kết người sử dụng gửi và nhận dữ liệu. Việc gửi và nhận dữ liệu thông qua các hàm Send và Receive. 

Hàm Send: Dữ liệu được gửi xuống TCP theo các khối (block). Khi nhận được một  khối  dữ  liệu,  TCP  sẽ  lưu  trữ  trong  bộ  đệm  (buffer). Nếu  cờ PUSH được dựng thì toàn bộ dữ  liệu trong bộ đệm được gửi, kể cả khối dữ liệu mới đến sẽ được gửi đi. Ngược lại cờ PUSH không được dựng thì dữ  liệu  được giữ  lại  trong bộ đệm và  sẽ gửi  đi khi  có  cơ hội  thích hợp (chẳng hạn chờ thêm dữ liệu nữa để gửi đi với hiệu quả hơn). 

Hàm receive: Ở trạm đích dữ liệu sẽ được TCP lưu trong bộ đệm gắn với mỗi liên kết. Nếu dữ liệu được đánh dấu với một cờ PUSH thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm (kể cả các dữ liệu được lưu từ trước) sẽ được chuyển lên cho người  sử dụng. Còn nếu dữ  liệu  đến không  được  đánh dấu với  cờ PUSH thì TCP chờ tới khi thích hợp mới chuyển dữ liệu với mục tiêu tăng hiệu quả hệ thống.  

Nói chung việc nhận và giao dữ  liệu cho người sử dụng đích của TCP phụ  thuộc vào việc cài đặt cụ thể. Trường hợp cần chuyển gấp dữ liệu cho người sử dụng thì có thể dùng cờ URGENT và đánh dấu dữ  liệu bằng bit URG để báo cho người sử dụng cần phải xử lý khẩn cấp dữ liệu đó. 

Page 22: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

22

Các bước thực hiện khi đóng một liên kết: Việc đóng một  liên kết khi không cần thiết  được  thực  hiên  theo một  trong  hai  cách:  dùng  hàm Close  hoặc  dùng  hàm Abort.  

Hàm Close: Yêu cầu đóng liên kết một cách bình thường. Có nghĩa là việc truyền dữ liệu trên liên kết đó đã hoàn tất. Khi nhận được một hàm Close TCP sẽ truyền đi tất cả dữ liệu còn trong bộ đệm thông báo rằng nó đóng liên kết. Lưu ý rằng khi một người sử dụng đã gửi đi một hàm Close thì nó vẫn phải tiếp tục nhận dữ liệu đến trên liên kết đó cho đến khi TCP đã báo cho phía bên kia biết về việc đóng liên kết và chuyển giao hết tất cả dữ liệu cho người sử dụng của mình. 

Hàm Abort: Người sử dụng có thể đóng một liên kết bất kỳ và sẽ không chấp nhận dữ liệu qua liên kết đó nữa. Do vậy dữ liệu có thể bị mất đi khi đang được truyền đi. TCP báo cho TCP ở xa biết rằng liên kết đã được hủy bỏ và TCP ở xa sẽ thông báo cho người sử dụng của mình.  

Một số hàm khác của TCP: 

Hàm Status: cho phép người sử dụng yêu cầu cho biết trạng thái của một liên kết cụ thể, khi đó TCP cung cấp thông tin cho người sử dụng.  

Hàm Error: thông báo cho người sử dụng TCP về các yêu cầu dịch vụ bất hợp lệ liên quan đến một liên kết có tên cho trước hoặc về các lỗi liên quan đến môi trường. 

Đơn vị dữ liệu sử dụng trong TCP được gọi là segment (đoạn dữ liệu), có các tham số với ý nghĩa như sau: 

 Hình 2.2 Dạng thức của segment TCP 

Source Port (16 bits): Số hiệu cổng TCP của trạm nguồn. 

Destination Port (16 bits): Số hiệu cổng TCP của trạm đích. 

Sequence Number (32 bits): số hiệu của byte đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì Sequence Number là số hiệu tuần tự khởi đầu (ISN) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN+1.  

Page 23: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 23

Acknowledgment Number  (32  bits):  số  hiệu  của  segment  tiếp  theo mà trạm nguồn  đang  chờ  để nhận. Ngầm ý báo nhận  tốt  (các)  segment mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn.  

Data  offset  (4  bits):  số  lượng  bội  của  32  bit  (32  bits words)  trong  TCP header (tham số này chỉ ra vị trí bắt đầu của nguồn dữ liệu). 

Reserved (6 bits): dành để dùng trong tương lai. 

Control bit (các bit điều khiển): 

o URG: Vùng con trỏ khẩn (Urgent Poiter) có hiệu lực. 

o ACK: Vùng báo nhận (ACK number) có hiệu lực. 

o PSH: Chức năng PUSH. 

o RST: Khởi động lại (reset) liên kết. 

o SYN: Đồng bộ hóa số hiệu tuần tự (sequence number). 

o FIN: Không còn dữ liệu từ trạm nguồn. 

Window (16 bits): cấp phát credit để kiểm soát nguồn dữ liệu (cơ chế cửa sổ). Đây chính  là số  lượng các byte dữ  liệu, bắt đầu  từ byte được chỉ  ra trong vùng ACK number, mà trạm nguồn đã sẵn sàng để nhận. 

Checksum (16 bits): mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment (header + data). 

Urgemt Poiter (16 bits): con trỏ này trỏ tới số hiệu tuần tự của byte đi theo sau dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập. 

Options (độ dài thay đổi): khai báo các option của TCP, trong đó có độ dài tối đa của vùng TCP data trong một segment. 

Paddinh (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào header để đảm bảo phần header luôn kết thúc ở một mốc 32 bits. Phần thêm này gồm toàn số 0. 

TCP data  (độ dài  thay đổi): chứa dữ  liệu của  tầng  trên, có độ dài  tối đa ngầm định là 536 bytes. Giá trị này có thể điều chỉnh bằng cách khai báo trong vùng options. 

 

Page 24: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

24

III. Tổng quan về địa chỉ IP 

Trước khi khảo sát cấu tạo, tính chất, nhiệm vụ của địa chỉ IP ta xét những tiền đề tạo nên nó: 

Đơn vị thông tin cơ bản trong máy tính được biểu diễn dưới dạng số nhị phân bao gồm 2 giá  trị đếm  là 0 và 1. Tuy nhiên  trong nhiều  trường hợp khác nó còn được biểu diễn bằng số bát phân, hay số thập lục phân. 

Hệ thống số đó được miêu tả ở bảng dưới đây lấy số thập phân làm so sánh tường minh: 

 

Thập phân  Nhị phân  Bát phân  Thập lục phân 

0  0000  0  0 

1  0001  1  1 

2  0010  2  2 

3  0011  3  3 

4  0100  4  4 

5  0101  5  5 

6  0110  6  6 

7  0111  7  7 

8  1000  10  8 

9  1001  11  9 

10  1010  12  A 

11  1011  13  B 

12  1100  14  C 

13  1101  15  D 

14  1110  16  E 

15  1111  17  F 

 

Thông  thường muốn  chuyển  từ  số nhị phân, bát phân,  thập  lục phân qua  lại với nhau ta phải chuyển qua một bước trung gian về số thập lục phân. 

Quy tắc chuyển các số nhị phân, bát phân, thập lục phân về cơ số 10: 

Chuyển số nhị phân: 1011012 = X10 : 1x25+0x24+1x23+1x22+0x21+1x20 =4510. 

Chuyển bát phân: 7368 = X10 : 7x82+3x81+6x80 =47810. 

Page 25: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 25

Chuyển thập lục phân: F316 = X10 : Fx161+3x160 = 15x16+16x3 = 24310. 

Qui tắc chuyển từ hệ số thập phân về các hệ số khác, ở đây ta lấy ví dụ đối với số nhị phân: 1310=X2:   

      13/2  = 6  dư  1 

      6/2  = 3  dư  0 

      3/2  = 1  dư  1 

      1/2  = 0   dư  1 

Ta lấy số dư của phép chia cho 2 theo thứ tự từ dưới lên trên. 

Vậy ta được số nhị phân của số 13 thập phân là: 11012 

Với các hệ số khác ta cũng thực hiện như vậy. 

Cấu trúc địa chỉ IP gồm 32bits, được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 bits được biểu diễn như sau: 

 

1  1  1  1  1  1  1  1 

128  64  32  16  8  4  2  1 

 

Vậy giá trị 8 bits khi tất cả được bật lên 1, hiểu ở giá trị thập phân là: 255.  

Vậy những giá trị thập phân mà ta có thể gán 4 nhóm của 32 Bit là: 

00000000‐11111111 

00000000‐11111111 

00000000‐11111111 

00000000‐11111111 

0‐255  0‐255  0‐255  0‐255 

 

Vậy địa chỉ IP có cấu trúc được chia làm hai hoặc ba phần là network_id & host_id hoặc network_id & subnet_id & host_id. 

Là một con số có kích thước 32 bits. Khi trình bày người ta chia con số 32 bits này thành bốn phần, mỗi phần có kích thước 8 bits, gọi  là octet hoặc byte. Có các cách trình bày sau: 

Ký  pháp  thập  phân  có  dấu  chấm  (dotted‐decimal  notation).  Ví  dụ: 172.16.30.56. 

Ký pháp nhị phân. Ví dụ: 10101100   00010000  00011110  00111000. 

Ký pháp thập lục phân. Ví dụ: 82  39  1E  38. 

 

Page 26: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

26

Không gian địa chỉ IP (gồm 232 địa chỉ) được chia thành 5 lớp (class) để dễ quản lý đó là: A, B, C, D và E. Trong đó các lớp A, B và C được triển khai để đặt cho các host trên mạng Internet, lớp D dùng cho các nhóm multicast, còn lớp E phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 

 

IV. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan: 

Địa chỉ host là địa chỉ IP có thể dùng để đặt cho các interface của các host. Hai host nằm cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và host_id khác nhau. 

Địa  chỉ mạng  (network  address):  là  địa  chỉ  IP dùng  để  đặt  cho  các mạng. Phần host_id của địa chỉ chỉ chứa các bit 0. Địa chỉ này không thể dùng để đặt cho một Interface. Ví dụ 172.29.0.0  

Địa  chỉ Broadcast:  là  địa  chỉ  IP  được dùng  để  đại diện  cho  tất  cả  các host  trong mạng. Phần host id chỉ chứa các bit 1. Địa chỉ này cũng không thể dùng để đặt cho một host được. Ví dụ 172.29.255.255 

Các phép toán làm việc trên bit : 

 

Phép AND  Phép OR 

A      B     A and B A     B     A or B

1       1           1 

1       0           0 

0       1           0 

0       0           0   

1       1          1 

1       0          1      

0       1          1 

0       0          0     

 

Ví dụ sau minh hoạ phép AND giữa địa chỉ 172.29.14.10 và mask 255.255.0.0 

172.29.14.10  =  10101100  00011101  00001110  00001010      AND 

255.255.0.0    =  11111111  11111111  00000000  00000000 

 

172.29.0.0     =  10101100  00011101  00000000  00000000 

172.29.1.0 

 

Mặt nạ mạng (Network Mask): là một con số dài 32 bits, là phương tiện giúp máy xác định được địa chỉ mạng của một địa chỉ IP (bằng cách AND giữa địa chỉ IP với mặt nạ mạng) để phục vụ cho công việc routing. Mặt nạ mạng cũng cho biết số bit 

Page 27: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 27

nằm trong phần host_id. Được xây dựng bằng cách bật các bit tương ứng vớp phần network_ id và tắt các bit tương ứng với phần host_id. 

Mặt nạ mặc định của các lớp không chia mạng con  

 

Lớp A 255.0.0 

Lớp B  255.255.0.0 

Lớp C 255.255.255.0

 

V. Giới thiệu các lớp địa chỉ: 

1. Lớp A  Dành một byte cho phần network_id và ba byte cho phần host_id. 

 

 Hình 2.3 

Để nhận biết lớp A, bit đầu tiên của byte đầu tiên phải là bit 0. Dưới dạnh nhị phân, byte này có dạng 0XXXXXXX . Vì vậy, những địa chỉ IP có byte đầu tiên nằm trong khoảng từ 0 (00000000) đến 127 (01111111) sẽ thuộc lớp A. Ví dụ : 50.14.32.8 

Byte đầu tiên này cũng chính  là network_id, trừ đi bit đầu tiên  làm ID nhận dạng lớp A, còn  lại 7 bits để đánh  thứ  tự các mạng,  ta được 128  (27) mạng  lớp A khác nhau. Bỏ đi hai trường hợp đặc biệt là 0 và 127. Kết quả là lớp A chỉ còn 126 địa chỉ mạng, 1.0.0.0 đến 126.0.0.0 

Phần host_id  chiếm  24 bits,  tức  có  thể  đặt  địa  chỉ  cho  16,777,216 host khác nhau trong mỗi mạng. Bỏ đi địa chỉ mạng (phần host_id chứa toàn các bit 0) và một địa chỉ Broadcast  (phần host_id chứa  toàn các bit 1) như vậy có  tất cả 16,777,214 host khác nhau trong mỗi mạng lớp A. Ví dụ đối với mạng 10.0.0.0 thì những giá trị host hợp lệ là 10.0.0.1 đến 10.255.255.254 

 Hình 2.4 

Page 28: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

28

 

2. Lớp B  Dành 2 bytes cho mỗi phần network_id và host_id. 

 

 Hình 2.5 

Dấu hiệu để nhận dạng địa chỉ lớp B là byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng hai bit 10. Dưới dạng nhị phân, octet  có dạng  10XXXXXX. Vì vậy những  địa  chỉ nằm  trong khoảng từ 128 (10000000) đến 191 (10111111) sẽ thuộc về lớp B. Ví dụ 172.29.10.1 là một địa chỉ lớp B . 

Phần network_id chiếm 16 bits bỏ đi 2 bits làm ID cho lớp, còn lại 14 bits cho phép ta đánh thứ  tự  16,384 (214) mạng khác nhau (128.0.0.0 d8ến 191.255.0.0). 

Phần host_id dài 16 bits hay có 65536 (216) giá trị khác nhau. Trừ đi 2 trường hợp đặc biệt còn lại 65534 host trong một mạng lớp B. Ví dụ đối với mạng 172.29.0.0 thì các địa chỉ host hợp lệ là từ 172.29.0.1 đến 172.29.255.254 

 Hình 2.6 

3. Lớp C Dành 3 bytes cho phần network_id và một byte cho phần host_id 

 Hình 2.7 

Byte  đầu  tiên  luôn  bắt  đầu  bằng  3  bits  110  và  dạng  nhị  phân  của  octet  này  là 110XXXXX. Như vậy những  địa  chỉ nằm  trong khoảng  từ 192  (11000000)  đến 223 (11011111) sẽ thuộc về lớp C. Ví dụ: 203.162.41.235 

Phần network_id dùng 3 byte hay 24 bit, trừ đi 3 bit  làm ID của  lớp, còn  lại 21 bit hay 2,097,152 (2 21) địa chỉ mạng ( từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0). 

Page 29: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 29

 

Phần host_id dài 1 byte cho 256  (28) giá  trị khác nhau. Trừ đi hai  trường hợp đặc biệt  ta  còn  254  host  khác  nhau  trong  một  mạng  lớp  C.  Ví  dụ,  đối  với  mạng 203.162.41.0, các địa chỉ host hợp lệ là từ 203.162.41.1 đến 203.162.41.254 

 

 Hình 2.8 

4. Lớp D và E Các địa chỉ có byte đầu tiên nằm trong khoảng 224 đến 256 là các địa chỉ thuộc lớp D hoặc E. Do các lớp này không  phục vụ cho việc đánh địa chỉ các host nên không trình bày ở đây. 

 

5. Ví dụ cách triển khai đặt địa chỉ IP cho một hệ thống mạng       

  

Hình 2.9 

Page 30: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

30

6. Chia mạng con (subnetting)  Giả sử ta phải tiến hành đặt địa chỉ IP cho hệ thống có cấu trúc như  sau: 

 Hình 2.10 

Theo hình trên, ta bắt buộc phải dùng đến tất cả là 6 đường mạng riêng biệt để đặt cho hệ  thống mạng  của mình, mặc dù  trong mỗi mạng  chỉ dùng  đến vài  địa  chỉ trong tổng số 65,534 địa chỉ hợp lệ ‐‐‐> một sự phí phạm to lớn. Thay vì vậy, khi sử dụng kỹ  thuật chia mạng con,  ta chỉ cần sử dụng một đường mạng 150.150.0.0 và chia đường mạng này thành sáu mạng con theo hình bên dưới: 

 

Page 31: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 31

 Hình 2.11 

Rõ ràng khi cấp phát địa chỉ cho các hệ thống mạng lớn, người ta phải sử dụng kỹ thuật chia mạng con  trong  tình hình địa chỉ  IP ngày càng khan hiếm. Xét về khía cạnh kỹ thuật, chia mạng con chính là việc dùng một số bit trong phần host_id ban đầu  để  đặt  cho  các  mạng  con.  Lúc  này  cấu  trúc  của  địa  chỉ  IP  gồm  3  phần: network_id,  subnet_id  và  host_id.  Số  bit  dùng  trong  subnet_id  bao  nhiêu  là  tuỳ thuộc và chiến lược chia mạng con của người quản trị, có thể là con số tròn byte (8 bits) hoặc một số bit lẻ vẫn được. Tuy nhiên, ta không để subnet_id chiếm trọn số bit có trong host_id ban đầu, cụ thể là subnet_id ≤  host_id ‐2.  

        

 Hình 2.12 

Số lượng host trong mỗi mạng con được xác định bằng số bit trong phần host_id;  

2x‐2   (trường hợp đặc biệt) là số địa chỉ hợp lệ có thể đặt cho các host trong mạng con. Tương tự số bit trong phần subnet_id xác định số  lượng mạng con. Giả sử số bit là y ‐‐‐> 2y là số lượng mạng con có được. 

Một số khái niệm mới: 

Page 32: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

32

Địa chỉ mạng con (địa chỉ đường mạng): Bao gồm cả phần network_id và subnet_id, phần host_id chỉ chứa các bit 0. Theo hình trên thì ta có các địa chỉ mạng con  sau: 150.150.1.0, 150.150.2.0,… 

Địa  chỉ  broadcast  trong một mạng  con:  Bật  tất  cả  các  bit  trong  phần host_id  lên  1.  Ví  dụ  địa  chỉ  broadcast  của  mạng  con  150.150.1.0  là 150.150.1.255. 

Mặt nạ mạng  con  (subnet mask): Giúp máy  tính  xác  định  được  địa  chỉ mạng con của một địa chỉ host. Để xây dựng mặt nạ mạng con cho một hệ thống  địa  chỉ,  ta  bật  các  bit  trong phần  host_id  thành  0. Ví  dụ mặt  nạ mạng con dùng cho hệ thống mạng trong mô hình trên là 255.255.255.0 

Vấn đề đặt ra là khi xác định được một địa chỉ IP (ví dụ 172.29.8.230) ta không thể biết được host này nằm trong mạng nào (không thể biết mạng này có chia mạng con hay không, và  có nếu  chia  thì dùng bao nhiêu bit  để  chia). Chính vì vậy khi ghi nhận địa chỉ IP của một host, ta cũng phải cho biết subnet mask là bao nhiêu, ví dụ 12.29.8.230/255.255.255.0 hoặc 172.29.8.230/24 

 

7. Địa  chỉ  riêng  (private  address)  và  cơ  chế  chuyển  đổi  địa  chỉ  mạng (Network Address Translation –NAT) 

Tất cả các IP host khi kết nối vào mạng Internet đều phải có một địa chỉ IP o tổ chức IANA (Internet Assigned Numbers Authority) cấp phát – gọi là địa chỉ hợp lệ (hay là được đăng ký). Tuy nhiên số lượng host kết nối vào mạng ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm địa chỉ IP. Một giải pháp đưa ra là sử dụng cơ chế NAT kèm theo RFC 1918 quy định danh sách địa chỉ riêng. Các địa chỉ này sẽ không được IANA cấp phát – hay còn gọi là địa chỉ không hợp lệ. Bảng sau liệt kê danh sách các địa chỉ này: 

 

Nhóm địa chỉ  Lớp  Số lượng mạng 

10.0.0.0 đến 

10.255.255.255 

 

172.16.0.0 đến 

172.32.255.255 

B  16 

192.168.0.0 đến 

192.168.255.255 

C  256 

 

 

Page 33: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 33

Chương 3: CÁC THIẾT BỊ MẠNG 

I. Card giao tiếp mạng (NIC – Network Interface Card) 

1. Khái niệm:  Card giao tiếp mạng là một loại card mở rộng được gắn thêm trên máy tính, cung cấp giao  tiếp vật  lý và  logic giữa máy  tính với  các  thiết bị mạng, hệ  thống mạng thông qua phương tiện truyền dẫn. 

NIC được gắn  trên bo mạch chính của máy  tính  thông qua các khe cắm mở  rộng như:    ISA  (Industry  Standard  Architecture),  PCI  (Peripheral  Component Interconnect), USB  (Universal  Serial  Bus),  PCMCIA  (Personal Computer Memory Card  International Association)‐chức năng Plug and Play, PCI‐Express hoặc  được tích hợp sẵn trên bo mạch chính.  

Trước khi nói về việc giao tiếp của NIC với các phương tiện truyền dẫn ta xét đến môi trường truyền dẫn trong mạng máy tính. Môi trường truyền trong mạng máy tính được chia làm hai loại: Vô tuyến, Hữu tuyến. 

Ở  môi trường truyền Hữu tuyến ứng với phương tiện truyền là Cáp dẫn điện. 

Ở  môi trường truyền Vô tuyến ứng với phương tiện truyền là Sóng điện từ (từ tần số Radio đến tần số Hồng ngoại).  

Phần giao tiếp với các dạng Cáp dùng các chuẩn đầu nối: BNC, RJ‐45, RJ‐11, AUI, USB, Fiber connectors ‐ đầu nối cáp quang. 

Phần giao  tiếp với  các dạng  sóng  điện  từ  được  thực hiện bởi  1  card Wireless  có Angten  tích hợp  trên bo mạch  của NIC hoặc  card wireless  rời  sử dụng giao  tiếp PCMCIA. 

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ không dây, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ Centrino dành cho Laptop‐máy  tính xách  tay đã  làm cho các quan niệm kết nối mạng trước đây trở nên mờ nhạt theo năm tháng. 

Ứng với mỗi loại mạng riêng biệt, như Ethernet, Token Ring, FDDI, ARCNET ta có những loại NIC khác nhau được thiết kế phù hợp với các loại mạng đó dựa trên các chuẩn công nghệ đặc thù của loại mạng. 

Ứng với mỗi loại đầu nối (BNC, RJ‐45, AUI…) có những loại Cáp khác nhau để đấu nối. 

Trên mỗi NIC có một mã số được in ngay trên bề mặt của card. Mã số này gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control) hay còn gọi địa chỉ vật lý của NIC. Địa chỉ này do IEEE‐Viện Công Nghệ Điện và Điện Tử cấp cho các nhà sản xuất NIC. Do đó đối với mỗi NIC địa chỉ này là duy nhất trên thế giới, bao gồm 6 bytes có dạng XX‐XX‐XX‐XX‐XX‐XX trong đó 3 bytes đầu là mã số của nhà sản xuất, 3 bytes sau là serial của NIC do hãng đó sản xuất. Mã số này được ghi vĩnh viễn vào trong ROM của NIC. 

Page 34: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

34

Trên hầu hết các NIC đều được thiết kế sẵn 1 khe cắm PROM remote‐boot lưu trữ các chương trình khởi động từ xa. Dùng cho các máy trạm không có ổ cứng, chúng được khởi động từ một máy chủ  hỗ trợ dịch vụ này. 

2. Các chức năng chính của NIC: Chuẩn bị dữ liệu đưa lên mạng: trước khi đưa lên mạng, dữ liệu phải được chuyển  từ dạng byte, bit sang tín hiệu điện để có thể truyền đi trên cáp, tín hiệu sóng điện từ để truyền ra không trung. 

Gởi và thỏa thuận các quy tắc truyền dữ liệu giữa máy tính với các thiết bị mạng. 

Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp. 

3. Giới thiệu các dạng NIC hiện nay đang được sử dụng:  

 Hình 3.1: NIC PCI tích hợp 3 cổng giao tiếp BNC,AUI,RJ‐45 trên cùng 1 card. 

 

 Hình 3.2: NIC ISA tích hợp RJ‐45 và ST,SC để nối cáp quang. 

Page 35: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 35

 Hình 3.3: NIC PCI giao tiếp Wireless tích hợp trên bo mạch của NIC. 

 

 Hình 3.4: NIC PCI với Card Wireless giao tiếp PCMCIA. 

 

 Hình 3.5: NIC PCMCIA Wireless cho Laptop. 

 

Page 36: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

36

 Hình 3.6: NIC USB WiFi 54Mbps. 

 

Ứng dụng: 

Trước khi quyết định chọn 1 loại NIC để dùng cho 1 hệ thống mạng, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng sau đây: 

Công nghệ mạng: Ethernet, Token Ring, FDDI… 

Phương  tiện  truyền  dẫn:  Cáp  xoắn  đôi  UTP,  STP,  cáp  Đồng  trục,  cáp quang, wireless. 

Chuẩn giao tiếp với bo mạch chính của máy tính. 

 

II. Transceiver: 

Còn  được  gọi  là MAU‐Medium Access Unit  (Đơn  vị  truy  cập  trung  gian).  Được dùng để chuyển giao diện kết nối của một thiết bị không tương thích với giao diện kết nối một loại cáp nào đó trở thành tương thích. 

Transceiver có khả năng nhận được tín hiệu số và tín hiện tương tự. 

     Hình 3.7 

Page 37: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 37

III. Repeater: 

Đơn giản  chỉ  là một bộ khuếch  đại  tín hiệu giữa hai  cổng  của hai phân đoạn mạng. Repeater được dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở rộng khoảng cách tối đa trên một đường cáp. 

Repeater làm việc tại tầng 1‐ tầng Vật lý (Physical) trong mô hình OSI. 

Khi cường độ tín hiệu điện được truyền trên đoạn cáp dài có chiều hướng yếu đi mà muốn tín hiệu đó phải truyền đi tiếp, Repeater là giải pháp hiệu quả nhất. Tín hiệu sẽ được khuếch đại trong nó và truyền đến phân đoạn mạng kế tiếp. 

Tuy nhiên  cơ  chế  làm việc  của Repeater  là khuếch  đại bất  cứ  thứ gì nó nhận được và truyền đi tiếp. Do không phân biệt được tín hiệu mà nó phải xử  lý  là gì,  có  thể  là một khung dữ  liệu hỏng hay  thậm  chí  cả  tín hiệu nhiễu nên Repeater không phải là lựa chọn cho việc truyền tin cậy về chất lượng  đường  truyền.  Repeater  không  thích  hợp  cho  quy  tắc  truy  cập CSMA/CD Ethernet vì nó không biết lắng nghe tín hiệu trên đường truyền trước khi tín hiệu đó được truyền đi tiếp. 

Với những khuyết điểm như vậy nhưng Repeater vẫn là lựa chọn cho việc mở rộng mạng dựa vào các yếu tố sau: rẻ tiền, phù hợp nhu cầu mở rộng độ dài của cáp mạng. 

Khái niệm Repeater không chỉ được đề cập trong môi trường cáp dẫn mà còn phải kể đến môi trường sóng điện từ. Sau đây là một vài minh họa về Repeater và các ứng dụng thực tiễn của nó: 

 

    Hình 3.8 

 

Page 38: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

38

 

IV. Hub: 

Là thiết bị có chức năng giống như Repeater nhưng nhiều cổng giao tiếp hơn cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm. Hub  thông  thường có  từ 4 đến 24 cổng giao  tiếp,  thường sử dụng  trong những mạng Ethernet 10BaseT. Thật  ra Hub chỉ  là Repeater nhiều cổng. Hub  lặp  lại bất kỳ tín hiệu nào nhận được từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu đó đến tất cả các cổng còn lại trên nó. 

Hub làm việc tại tầng 1‐tầng Vật lý (Physical) trong mô hình OSI. 

Hub  được  chia  làm hai  loại  chính: Hub Thụ  động‐Passive Hub và Hub Chủ động‐Active Hub. 

Passive Hub: Kết nối tất cả các cổng giao giao tiếp mạng lại với nhau trên nó, chuyển  tín hiệu  điện  từ  cổng giao  tiếp này qua cổng giao  tiếp khác. Không  có  chức  năng  khuếch  đại  tín  hiệu  và  xử  lý  tín  hiệu  do  cấu  tạo không chứa các linh kiện điện tử và nguồn cung cấp điện. 

Active Hub: Cấu tạo có các linh kiện điện tử và nguồn cung cấp điện riêng trên nó. Do đó tín hiệu sẽ được khuếch đại và làm sạch trước khi gửi đến các cổng giao  tiếp khác. Trong các  loại Active Hub có 1  loại được gọi  là Hub Thông minh‐ Intelligent Hub. 

Intelligent Hub được cấu tạo thêm bộ vi xử lý và bộ nhớ cho phép người quản trị có thể điều khiển mọi hoạt động của hệ thống mạng từ xa, ngoài ra còn có chức năng chuyển tín hiệu đến đúng cổng cần chuyển, và chức năng định tuyến đường truyền. 

 

 Hình 3.9: Hub 4 ports. 

 

 

 

Page 39: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 39

 

V. Bridge: 

Là  thiết bị dùng  để nối những  cấu  trúc  liên kết mạng giống nhau hoặc khác nhau, hay để phân chia  mạng thành những phân đoạn mạng nhằm giảm lưu thông trên mạng. 

Là  thiết bị hoạt động ở  tầng 2‐tầng Liên kết dữ  liệu‐Data Link  trong mô hình OSI. 

Có 2 loại Bridge: Bridge vận chuyển và Bridge biên dịch. 

Bridge vận chuyển: sử dụng để nối 2 mạng cục bộ sử dụng cùng giao thức   truyền thông ở tầng Data Link. Không có khả năng thay đổi cấu trúc gói tin mà  chỉ xem xét  địa  chỉ nhận và gửi  rồi  chuyến gói  đó  đến  đích  cần chuyển. 

Bridge  biên  dịch:  nối  2 mạng  cục  bộ  sử  dụng  2  công  nghệ mạng  khác nhau. Ví dụ Ethernet và Token Ring. 

Kiểm soát lưu thông mạng tại điểm giao nhau giữa hai phân đoạn mạng. Điều  này  làm  giảm  cơ  hội  phát  sinh  lỗi  trong  1  phân  đoạn,  tránh  ảnh huởng đến các phân đoạn khác. 

Khi tiếp nhận những gói dữ liệu, Bridge sẽ lọc những gói dữ liệu đó và chỉ chuyển những gói cần thiết. Điều này thực hiện được nhờ vào việc Bridge lưu  bảng địa chỉ MAC của các máy trạm ở mỗi đầu kết nối, khi nhận được gói dữ  liệu nó phân tích và xác nhận được địa chỉ nơi gửi, nơi nhận của gói đó. Dựa trên bảng địa chỉ phía nhận nó sẽ quyết định có gửi gói đó đi hay không.  

Nếu địa chỉ nơi gửi chưa có trong bảng địa chỉ MAC của Bridge, nó sẽ lưu địa chỉ đó vào trong bảng MAC. 

Nếu địa chỉ nơi nhận có trong danh sách bảng địa chỉ MAC ở đầu nhận thì nó cho là địa chỉ ở phần mạng phía gửi nên nó không chuyển, nếu khác nó sẽ chuyển gói dữ liệu sang phần mạng bên kia. 

 

Page 40: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

40

 Hình 3.10: Cơ chế làm việc của Bridge. 

 

Ngoài khái niệm Bridge mà  ta biết  là 1  thiết bị phần cứng còn có Bridge phần mềm. Bridge phần mềm ta dùng một máy tính kết nối mạng và cấu hình cho máy tính đó hoạt động với chức năng như một Bridge. 

 

       Hình 3.11: Mô hình ứng dụng của Bridge. 

 

Page 41: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 41

 Hình 3.12 

VI. Switch:  

Switch là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt động của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng lại  trên nó. Lý  thú  thay những cổng giao  tiếp  trên Switch cứ như  thể  là những Bridge thu nhỏ được xây dựng trên mỗi cổng giao tiếp đó. 

Là  thiết bị hoạt động ở  tầng 2‐tầng Liên kết dữ  liệu‐Data Link  trong mô hình OSI.  

Switch cũng dựa vào bảng địa chỉ MAC để định  ra đường đi tốt nhất cho dữ liệu truyền qua nó.  

Số lượng các cổng giao tiếp từ 4 đến 48 cổng. 

Không như Hub gửi tín hiệu nhận được đến tất cả các cổng giao tiếp còn lại trên nó, Switch sẽ cố gắng theo dõi những địa chỉ MAC được gán trên mỗi cổng giao tiếp của nó và định ra đường đi chỉ dành cho một địa chỉ nào đó đã định trước đến chính xác một cổng nào đó mà nó cho  là thích hợp, giải quyết  tình  trạng giảm băng  thông khi  thông  lượng mạng  tăng lên. Điều này mở ra cho thấy một ống dẫn ảo giữa các cổng giao tiếp mà nó có thể sử dụng băng thông tối đa của kiến trúc mạng. 

 

Page 42: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

42

 Hình 3.13: Switch và kiểu kết nối Switch‐Switch. 

 

Không chỉ có những tính năng cơ bản trên, Switch còn có những tính năng mở rộng khác:  

o Store and Forward: Đọc toàn bộ nội dung của một gói dữ  liệu vào bộ nhớ và sẽ truyền đi sau khi việc đọc hoàn tất. 

o Cut Through: Chỉ cần phân  tích 14 bytes đầu  tiên gói dữ  liệu  (chỉ header mà  thôi) và ngay  lập  tức  switch quyết định  truyền gói dữ liệu đến nơi mà nó cần gởi tới. 

o Trunking: Hỗ trợ việc tăng tốc truyền giữa hai Switch cùng loại kết nối với nhau. 

o Spanning Tree: Tạo  ra những  đường  truyền dự phòng khi  đường truyền chính bị mất kết nối. 

o VLAN: Tạo những mạng ảo nhằm nâng cao tính bảo mật giữ những vùng  trong  toàn  hệ  thống mạng,  cũng  như  với  những  hệ  thống khác. Điều này không còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu trúc vật lý của mạng. 

 

Page 43: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 43

 Hình 3.14: Mô hình chia VLAN 

VII. Router 

Là Bộ định tuyến dùng để kết nối nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu mạng  (thường  là không đồng nhất về kiến  trúc và công nghệ) vào  trong cùng một mạng tương tác. 

Thông  thường có một bộ xử  lý, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao  tiếp ra/vào. 

Là  thiết  bị  định  tuyến  đường  đi  cho  việc  truyền  thông  trên mạng,  khả năng vận chuyển dữ liệu với mức độ thông minh cao bằng cách xác định đường đi ngắn nhất cho việc gửi dữ liệu. Nó có thể định tuyến cho 1 gói dữ liệu đi qua nhiều kiểu mạng khác nhau và dùng bảng định tuyến lưu những địa chỉ đường mạng để xác định đường đi tốt nhất để đến đích. 

Router làm việc ở tầng 3‐tầng Mạng‐Network trong mô hình OSI. 

Lợi  thế  của việc dùng Router hơn Bridge  (vì Routers  là  sự kết hợp  của Bridge và Switch) đó là vì Router có thể xác định đường đi tốt nhất cho dữ liệu đi từ điểm bắt đầu đến đích của nó. Cũng giống như Bridge, Router có khả năng lọc nhiễu tuy nhiên nó làm việc chậm hơn Bridge vì nó thông minh hơn do phải phân tích mỗi gói dữ liệu qua nó. Do những tính năng thông minh như thế nên giá thành của Router cao hơn các thiết bị khác rất nhiều. 

Ứng dụng  trong  các kết nối LAN‐LAN, LAN‐WAN, WAN‐WAN, ví dụ  kết nối giữa mạng LAN của bạn với ISP mà bạn đang sử dụng (có thể là đường  truyền  Dial‐up,  Leasline,  xDSL,  ISDN…),  xây  dựng  một  mạng WAN  (từ 2  router  trở  lên), kết nối 2 mạng LAN vật  lý  thành một LAN logic, kết nối giữa 2 ISP với nhau. 

 

Page 44: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

44

       Hình 3.15: Các loại Router.    Hình 3.16:  Mô hình ứng dụng thực tế của Router. 

 

VIII. Brouter: 

Brouter thật sự là một ý tưởng tài tình vì nó là sự kết hợp các tính năng tốt nhất của Bridge và Router. Được dùng để kết nối những phân đoạn mạng khác nhau và cũng chỉ định tuyến cho 1 giao thức cụ thể nào đó.  

Cần nhắc lại Bridge làm việc tại tầng Data Link, Router  làm việc tại tầng Network của mô hình OSI. 

Đầu  tiên Brouter kiểm  tra những gói dữ  liệu  đi vào, xác  định xem giao thức  của  gói  đó  có  thể  định  tuyến hay không, ví dụ TCP/IP  thì  có  thể, ngược lại giao thức NetBEUI của Microsoft thì không thể. Nếu Router xác định gói dữ liệu đó có thể định tuyến nó sẽ dựa vào bảng định tuyến để định ra đường đi cho gói đó, ngược lại nó sẽ dựa vào bảng địa chỉ MAC để xác định nơi nhận thích hợp. 

 

IX. Gateway: 

Là thiết bị trung gian dùng để nối kết những mạng khác nhau cả về kiến trúc lẫn môi trường mạng. Gateway được hiểu như cổng ra vào chính của một mạng nội bộ bên trong kết nối với mạng khác bên ngoài. Có thể đó là thiết bị phần cứng chuyên dụng nhưng thường là một server cung cấp kết nối cho các máy mà nó quản  lý đi  ra bên ngoài giao  tiếp với một mạng khác. 

Gateway là thiết bị mạng phức tạp nhất vì nó xử lý thông tin ở tất cả các tầng  trong  mô  hình  OSI  nhưng  thường  thì  ở  tầng  7.  Ứng  dụng (Application) vì ở đó nó chuyển đổi dữ liệu và đóng gói lại cho phù hợp 

Page 45: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 45

với những yêu cầu của địa chỉ đích đến. Điều này làm cho Gateway chậm hơn những thiết bị kết nối mạng khác và tốn kém hơn. 

Gateway kiểm soát tất cả các luồng dữ liệu đi ra và vào bên trong mạng, nhằm ngăn  chặn những kết nối bất hợp pháp,  cho phép người quản  trị chia sẻ một số dịch vụ  trên nó (cho chia sẻ internet). 

 

        Hình 3.17: Mô hình ứng dụng của Gateway. 

 

X. Modem: 

Là  thiết bị dùng để chuyển đổi dữ  liệu định dạng số  thành dữ  liệu định dạng tương tự cho một quá trình truyền từ môi trường tín hiệu số qua môi trường  tín hiệu  tương  tự và sau đó  trở ra môi  trường  tín hiệu số ở phía nhận cuối cùng. Tên gọi Modem thật ra là từ viết tắt được ghép bởi những chữ cái đầu tiên của MOdulator/DEModulator –Bộ điều biến/Bộ giải điều biến. 

Việc giao  tiếp của Modem với máy  tính được chia  làm hai  loại:  Internal‐gắn trong và External‐gắn ngoài. 

Loại  Internal: giao  tiếp với máy  tính bằng các khe cắm mở  rộng  trên Bo mạch  chính  của máy  tính như khe  ISA, PCI. Trong khi  đó  loại External giao tiếp với máy tính bằng các cổng như COM, USB. Cả 2 loại đều hỗ trợ tốc độ truy cập lên đến 56Kb/s. 

Phương tiện truyền dẫn của Modem là cáp điện thoại, sử dụng đầu RJ‐11 để giao tiếp. 

Dùng để kết nối Internet bằng kết nối Dial‐up‐dịch vụ quay số thông qua mạng điện thoại công cộng. 

Page 46: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

46

Kết nối các mạng LAN ở những khu vực địa lý khác nhau tạo thành một mạng WAN. 

Hỗ  trợ công  tác quản  trị  từ xa bằng dịch vụ RAS‐Remote Access Service (Dịch vụ truy cập từ xa), giúp cho nhà quản trị mạng quản lý dễ dàng hệ thống mạng của mình từ xa. 

Chi phí cho việc sử dụng Modem là rất thấp, xong mạng lại hiệu quả rất lớn 

     Hình 3.18: Sơ đồ kết nối của Modem Internal và External. 

 

XI. Các phương tiện truyền dẫn: 

Phương tiện truyền dẫn là những phương tiện vật lý cung cấp môi trường truyền dẫn  cho  các  thiết bị mạng  truyền  thông với nhau  trên nó.  Được chia làm 2 loại là Hữu tuyến và Vô tuyến. Tín hiệu truyền thông trên nó là tín hiệu Số và tín hiệu Tương tự. 

Các thuộc tính của phương tiện truyền dẫn: 

o Chi phí. 

o Phương thức thiết kế, lắp đặt. 

o Băng tầng cơ sở‐Baseband. 

o Băng thông‐Bandwidth. 

o Độ suy giảm của tín hiệu‐ Signal Attenuation. 

o Nhiễu điện từ‐ Electronmagnetic Interference(EMI). 

o Nhiễu xuyên kênh. 

 

 

Page 47: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 47

1. Các loại Cáp: 1.1. Cáp đồng trục (coaxial): 

Là loại cáp đầu tiên được dùng trong các LAN. 

Cấu tạo của Cáp đồng trục gồm: 

Dây dẫn trung tâm: lõi đồng hoặc dây đồng bện. 

Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn trung tâm. 

Dây dẫn ngoài: bao quanh lớp cách điện và dây dẫn trung tâm dưới dạng dây đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và được kết nối để thoát nhiễu. 

Ngoài cùng là một lớp vỏ nhựa‐plastic bảo vệ cáp. 

 

 

       Hình 3.19: Cấu tạo của cáp đồng trục. 

 

Có 2 loại cáp đồng trục: Cáp đồng trục mỏng và Cáp đồng trục dày. 

Cáp đồng trục mỏng (Thin cable/Thinnet): 

Được dùng trong mạng Ethernet 10Base2. 

Có đường kính khoảng 6 mm, thuộc họ RG‐58. 

Chiều dài tối đa cho phép truyền tín hiệu là 185m. 

Dùng đầu nối: BNC, T connector. 

Số node tối đa trên 1 đoạn cáp là 30. 

Tốc độ: 10Mbps. 

Chống nhiễu tốt. 

Độ tin cậy: trung bình. 

Page 48: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

48

Độ phức tạp cho việc lắp đặt: trung bình. 

Khắc phục lỗi kém. 

Quản lý khó. 

Chi phí cho 1 node kết nối vào: thấp. 

Ứng dụng tốt nhất: Dùng trong mạng đường trục‐Backbone. 

 

        Hình 3.20: BNC connector.  Hình  3.21:  Sơ  đồ  kết  nối máy  tính  vào  hệ 

thống dùng Thinnet. 

 

Để  kết  nối một máy  tính  vào  1  phân  đoạn mạng  dùng  cáp  đồng  trục mỏng, ta phải thực hiện theo sơ đồ kết nối trên. 

 

Cáp đồng trục dày (Thick cable/Thicknet):  

Được dùng trong mạng Ethernet 10Base5. 

Có đường kính khoảng 13 mm, thuộc họ RG‐8. 

Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 500m. 

Dùng đầu nối: N‐series. 

Số node tối đa trên 1 đoạn cáp: 100. 

Tốc độ: 10Mbps. 

Chống nhiễu tốt. 

Độ tin cậy: Tốt. 

Độ phức tạp cho việc lắp đặt: cao. 

Khắc phục lỗi kém. 

Page 49: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 49

Quản lý: khó. 

Chi phí cho 1 node kết nối vào: trung bình. 

Ứng dụng tốt nhất: Dùng trong mạng đường trục‐Backbone. 

 

       Hình 3.22: N‐series connector. 

Để kết nối máy tính vào một phân đoạn mạng dùng cáp đồng trục dày ta phải dùng một  đầu  chuyển  đổi‐transceiver  thông qua  cổng AUI  của máy  tính. Cách kết nối tham khảo ở phần Transceiver. 

 

1.2. Cáp xoắn đôi: 

Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ.  

Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN: Cáp xoắn đôi có vỏ bọc kim loại chống nhiễu‐ STP Cable (Shielded twisted‐Pair) và Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc kim loại chống nhiễu‐UTP Cable (Unshielded Twisted‐ Pair). 

Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded twisted‐Pair): 

Gồm nhiều cặp xoắn đôi được phủ bên ngoài một lớp vỏ  làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này  có  tác dụng  chống nhiễu  điện  từ  từ bên ngoài vào và  chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp STP ít bị tác động bởi nhiễu điện và có tốc độ  truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp UTP. 

 

Page 50: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

50

 Hình 3.23: Cấu tạo cáp STP. 

 

Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 100m. 

Tốc độ: 100Mbps. 

Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB‐9). 

 

Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted‐ Pair): 

Gồm nhiều  cặp xoắn như  cáp STP nhưng không  có  lớp vỏ  đồng  chống nhiễu.  Cáp  UTP  được  sử  dụng  trong  mạng  Ethernet  10BaseT  hoặc 100BaseT. Do giá  thành rẻ nên đã nhanh chóng  trở  thành  loại cáp mạng cục bộ được ưa chuộng nhất.  

Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối dùng RJ‐45 

 Hình 3.24 

Cáp UTP được phân thành các loại sau: 

 

Page 51: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 51

o Loại 1: có 2 cặp dây xoắn, dùng truyền tín hiệu âm thanh, tốc độ < 4Mbps, ứng dụng trong mạng PSTN. 

o Loại 2: có 4 cặp dây xoắn, tốc độ  lên đến 4 Mbps, ứng dụng trong mạng Token Ring over UTP. 

o Loại 3: có 4 cặp dây xoắn, 3 mắt xoắn trên mỗi foot, tốc độ lên đến 10 Mbps, dùng truyền tín hiệu thoại rất tốt. 

o Loại  4:  có  4  cặp dây  xoắn, dùng  truyền dữ  liệu,  tốc  độ  đạt  được 16Mbps có thể lên đến 20Mbps, ứng dụng cho mạng Token Ring tốc độ cao. 

o Loại 5: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 100 Mbps có thể đạt 1Gbps, ứng dụng trong mạng Fast Ethernet. 

o Loại 5e: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 1Gbps, giá thành cao hơn loại 5, ứng dụng trong mạng Giga Ethernet. 

o Loại 6: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ từ 1Gbps đến 10Gbps, được chỉ định thay thế cho  loại 5e, ứng dụng trong mạng Super Ethernet. 

 

Đặc điểm của cáp UTP: 

Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 100m; 

Lắp đặt: dễ dàng; 

Khắc phục lỗi: tốt; 

Quản lý: dễ dàng; 

Chi phí: thấp; 

Ứng dụng: mạng LAN. 

Ngoài cáp STP và UTP còn có cáp xoắn có vỏ bọc ScTP‐FTP ( Screened Twisted‐Pair) :  FTP là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và STP, nó hỗ trợ chiều dài tối đa 100m: 

 

Page 52: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

52

Cấu tạo cáp ScTp‐FTP. 

Cáp UTP và STP sử dụng đầu nối RJ‐11, RJ‐45:  

 

  

Các kỹ thuật bấm cáp mạng: 

Chuẩn kết nối cáp của đầu nối RJ‐45 được chia thành 2 chuẩn: T‐568A và T‐568B, được phân chia theo mã màu trên cáp UTP và cáp STP như sau: 

 

    

Cáp thẳng (Straight‐ Through cable): là cáp dùng để nối PC và các thiết bị mạng như Hub, Switch…. Cáp thẳng theo chuẩn 10/100 Base‐T dùng 2 cặp cáp xoắn nhau và dùng chân 1,2,3,6 trên đầu RJ‐45. Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1,2, cặp dây xoắn thứ hai nối vào chân 3,6. Đầu cáp còn  lại dựa vào màu nối vào chân của đầu RJ‐45 ban đầu và nối tương tự: 

 

         

Page 53: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 53

Cáp  chéo  (Crossover  cable):  là  cáp  dùng  nối  trực  tiếp  giữa  hai  thiết  bi giống nhau như PC‐PC, Hub ‐ Hub, Switch ‐ Switch. Cáp chéo trật tự dây cũng giống như cáp thẳng nhưng đầu dây còn lại phải chéo cặp dây xoắn sử dụng. 

 

    

Cáp Console: dùng để nối PC vào các thiết bị mạng chủ yếu dùng để cấu hình các thiết bị. Thông thường khoảng cách dây Console ngắn nên chúng ta không cần chọn cặp dây xoắn, mà chọn  theo màu  từ 1‐> 8 sao cho dễ nhớ và đầu bên kia theo thứ tự ngược lại từ  8‐>1. 

 

1.3. Cáp quang (Fiber‐Optic cable): 

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu . Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) với băng thông cực cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng nguồn ánh sáng lasers, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy tần tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhưng cáp quang có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt.  

Các loại cáp quang: 

Loại lõi 8.3 micron, lớp lót 125 micron, chế độ đơn. 

Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ. 

Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.  

Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ. 

Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không  thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đấu nối. 

Đầu nối cáp quang: đầu nối cáp quang rất đa dạng thông thường trên thị trường có các đầu nối như sau: FT, ST, FC … 

 

Page 54: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

54

          

 Sơ đồ đấu nối của cáp quang. 

 

2. Môi trường Vô tuyến:  Sóng Radio từ dãi tầng: 10KHz đến 1GHz; 

Sóng Viba: 21GHz đến 23GHz; 

Sóng Hồng ngoại 100GHz đến 1000GHz; 

 

Page 55: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 55

 

Chương 4: THIẾT KẾ MẠNG LAN   

I. Các vấn đề cần lưu ý 

Khi thiết kế một hệ thống LAN ta cần chú ý những hạng mục cần thực sau đây, giúp cho việc định hướng đúng tác thiết kế xây dựng 1 hệ thống mạng LAN. 

1. Chi phí tổng thể cho việc đầu tư trang thiết bị cho toàn hệ thống; 

2. Những yêu cầu thật cần thiết cho hệ thống mạng tại thời điểm xây dựng và những kế hoạch mở rộng hệ thống trong tương lai; 

3. Khảo sát hiện trạng địa hình, địa lý, cách bố trí phòng ban; 

4. Cân nhắc áp dụng kiểu kiến trúc, công nghệ mạng thực sự cần thiết trong thời gian hiện tại và tương lai; 

5. Khảo sát và lựa chọn ISP hội tụ những điều kiện tốt nhất cho mạng LAN của mình; 

6. Lên kế hoạch tiến độ thi công, thực hiện toàn bộ công trình; 

7. Lập kế hoạch sử dụng tài chính; 

8. Lập kế hoạch chuẩn bị nhân lực; 

9. Lập bảng thống kê chi tiết cho việc triển khai đầu tư trang thiết bị; 

10. Mô hình hóa hệ thống mạng bằng phần mềm Visio; 

11. Triển khai công trình, quyết tâm thực hiện cho bằng được kế hoạch đưa ra với thời gian sớm nhất. 

 

II. Những yêu cầu chung của việc thiết kế mạng  

Nói chung một hệ thống mạng LAN sau khi thiết kế xong phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:  

Phải đảm bảo các máy tính trong công ty trao đổi dữ liệu được với nhau. 

Chia sẻ được máy in, máy Fax, ổ CD‐ROM… 

Tổ chức phân quyền truy cập theo từng người dùng. 

Cho phép các nhân viên đi công tác có thể truy cập vào công ty. 

Tổ chức hệ thống Mail nội bộ và Internet. 

Tổ chức Web nội bộ và Internet. 

Page 56: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

56

Cài đặt các chương  trình ứng dụng phục vụ cho công việc của các nhân viên. 

Ngoài ra hệ thống mạng còn cung cấp các dịch vụ khác. 

 

III. Khảo sát hiện trạng  

Cấu trúc toà nhà của công ty gồm 1 tầng trệt và 1 tầng lầu.Trong đó tầng trệt được chia thành 3 phòng ban và tầng lầu chia thành 2 phòng ban. 

1. Sơ đồ cấu trúc các phòng của toà nhà: 

  

  

Tầng trệt

Page 57: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 57

2. Cách phân phối các máy tính: Hệ thống mạng của công ty gồm 32 máy Client và 1 máy Server được phân phối cho 5 phòng ban như sau: 

 

Phòng Tài Chính – Kế Toán    10 máy Client 

Phòng Kinh Doanh    10 máy Client 

Phong Kỹ Thuật    10  máy  Client  và  1  máy Server 

Phòng Giám Đốc    1 máy Client 

Phòng Phó Giám Đốc    1 máy Client 

 

3. Mô hình Logic các phòng máy :  

  

Page 58: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

58

4. Sơ đồ vật lý :  

  

5. Lựa chọn mô hình mạng: Do mô hình mạng được phân tích như trên, hệ thống mạng gồm 1 Server và 32 máy Client nên  ở  đây  chúng  ta  sử dụng mô hình xử  lý mạng  tập  trung với kiến  trúc mạng Bus. Ngoài ra yêu cầu của hệ thống mạng là sử dụng BootRom. 

Ưu điểm: 

Dữ  liệu được bảo mật an  toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí cho các thiết bị thấp. 

Dùng ít cáp (303 m), dễ lắp đặt. 

Page 59: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 59

Khi mở  rộng mạng  tương  đối  đơn  giản, nếu khoảng  cách  xa  thì  có  thể dùng Repeater để khuếch đại tín hiệu. 

Việc quản trị dễ dàng (do mạng thiết kế theo mô hình xử lý tập trung). 

Sử  dụng  Switch  (không  sử  dụng  hub)  vì  Switch  có  khả  năng mở  rộng mạng tối ưu hơn Hub ,tốc độ truyền dữ liệu nhanh…Ngoài ra Switch còn hỗ trợ Trunking,VLAN… 

Dùng  cáp  STP  không dùng UTP vì  STP  chống nhiễu,  tốc  độ  truyền  tín hiệu nhanh, không bị nghe trộm. 

Tiết kiệm chi phí do ta sử dụng hệ thống mạng Bootrom. 

Không sợ xảy ra trục trặc về hệ điều hành. 

 

Khuyết điểm: 

Cấu hình máy Server phải mạnh (có thể là máy server chuyên dụng). 

Khó khăn trong việc cài đặt thêm các phần mềm cho client . 

Máy server phải cài nhiều dịch vụ cung cấp cho các máy client. 

Card mạng phải bắt buộc hỗ trợ BootRom theo chuẩn PXE với version 0.99 trở lên. 

Phụ thuộc nhiều vào Server. 

Mọi sự thay đổi trên ổ cứng ảo của Client đều không có giá trị. 

Ram của hệ thống sẽ bị giảm do được sử dụng làm cache. 

Khó đáp ứng được yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau. 

Tốc độ truy xuất không nhanh. 

Khi  đoạn  cáp hay  các  đầu nối bị hở  ra  thì  sẽ  có hai  đầu  cáp không nối được với terminator nên tín hiệu sẽ bị dội ngược và làm toàn bộ hệ thống mạng phải ngưng hoạt động. Những lỗi như thế sẽ rất khó phát hiện ra là hỏng ở chỗ nào nên công tác quản trị rất khó khi mạng lớn. 

 

6. Thiết bị phần cứng: Thiết bị mạng :          Switch: 1 Switch 24 port và 1 Switch 16 port 

              Cáp: Sử dụng cáp STP 

              Đầu nối cáp: Sử dụng đầu nối RJ‐45   

              Card mạng: Card mạng  phải  hỗ  trợ  BootRom  theo  chuẩn PXE 

 

Page 60: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

60

Bảng chi tiết từng loại thiết bị :  ( tỷ giá : 1USD = 15,570VND) 

 

STT  Thiết bị  SL  Đơn gía ($)  Thành tiền 

1  Cáp STP  303m  0.25 USD/m  1,179,427.50

2  Đầu nối RJ‐45  68 cái  0.2USD/cái  211,752.00

3  Switch 24 port  1 cái  114USD/cái  1,774,980.00

3  Switch 16 port  1 cái  67USD/cái  1,043,190.00

4  Card mạng  33 cái  10 USD/cái  513,810.00

5  RomBoot  32 con  25000Đ/con  800,000.00

Tổng cộng  5,523,159.50

 

Máy tính:  

Máy Server: Vì hệ thống mạng sử dụng BootRoom nên cấu hình máy Server   phải  mạnh. Cấu hình đề xuất: Pentium 4, RAM 1GB, ổ cứng 120 GB chuẩn SATA hoặc SCSI, CPU tốc độ 3.0GHz, MainBoard hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng.  

Bảng chi tiết cấu hình máy Server 

  

STT  Linh Kiện  Đặc Tính  Giá Thành(USD)

Số  Lượng 

1  MainBoard :Intel Pentium 4 

Chip  Intel  865PE, S/p  478  P4 3.06Ghz,  AGP8X, ATA100, 4xDDRAM‐400Mhz,  Sound on  Board,  5PCI, Bus 800, USB2.0, 2 SATA‐150  ,  kỹ thuật  siêu  phân luồng. 

93  1 

2  CPU:  Intel Pentium  4  –3.0GC 

Soket  478  512K Bus 800 

275  1 

3  RAM:  512 DDRAM 

Bus  400  Mhz, PC3200 

78  2 

Page 61: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 61

STT  Linh Kiện  Đặc Tính  Giá Thành(USD) 

Số  Lượng

KINGMAX 

4  HDD: 160GB SEAGATE SATA 

ATA/150  –  7.200 rpm 

108  1 

5  FDD: 1.44MB 

MITSUMI  6.5  1 

6  VGA  : 128MB ASUS  V9520 MAGIC 

Geforce  FX5200    ‐ 8X    Out  TV  DDR, S/p DVD 

90  1 

7  CASE   ATX 300W   24  1 

8  MONITOR  15’’SAMSUNG Synmaster 

93  1 

9  KEYBOARD: 

MITSUMI 

PS/2  8  1 

10  MOUSE: MITSUMI 

PS/2  3.5  1 

11  CDROM: ASUS 52X 

IDE  20  1 

 

Tổng cộng chi phí lắp ráp máy Server : 877USD =13,654,890.00 VND 

Máy Client: Máy tính thế hệ Pentium III , không ổ cứng, Ram 128M. 

 

  Bảng chi tiết cấu hình máy và chi phí  

 

STT  Linh Kiện  Đặc Tính

Đơn gía ($) 

Số Lượng 

1  MainBoard :       

          

Tổng cộng   

 

Các thiết bị khác: Mordem ADSL , máy in  

Page 62: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

62

 

STT  Thiết bị  SL Đơn gía ($) 

Thành tiền 

1         

2         

Tổng cộng   

 

Phần mềm: 

Máy Server: Chạy hệ điều hành Microsoft Windows 2000 Server và cài các dịch vụ phục vụ cho các máy Client như: MS ISA Server, MS Exchange Server … 

Máy  Client:  Chạy  hệ  điều  hành Microsoft Windows  XP  professional.  Chạy  các chương trình ứng dụng như: Microsoft Office XP, các phần mềm kế toán, nhân sự … 

 

 

 

Page 63: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 63

 

Chương 5:  MẠNG DIỆN RỘNG & Wi‐fi Phần 1: Các dịch vụ mạng diện rộng  

Hiện nay trên thế giới có nhiều dịch vụ dành cho việc chuyển thông tin từ khu vực này sang khu vực khác nhằm liên kết các mạng LAN của các khu vực khác nhau lại. Để có được những  liên kết như vậy người ta  thường sử dụng các dịch vụ của các mạng diện  rộng. Hiện nay  trong  khi  giao  thức  truyền  thông  cơ  bản  của LAN  là Ethernet, Token Ring thì giao thức dùng để tương nối các LAN thông thường dựa trên chuẩn TCP/IP. Ngày nay khi các dạng kết nối có xu hướng ngày càng đa dạng và phân tán cho nên các mạng WAN đang thiên về truyền theo đơn vị tập tin thay vì truyền một lần xử lý.  

Có nhiều cách phân  loại mạng diện rộng, ở đây nếu phân  loại  theo phương pháp truyền thông tin thì có thể chia thành 3 loại mạng như sau: 

1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) 

2. Mạng thuê bao (Leased lines Network) 

3. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching Network) 

 

I. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) 

Để thực hiện được việc liên kết giữa hai điểm nút, một đường nối giữa điểm nút này và điểm nút kia được thiết lập trong mạng thể hiện dưới dạng cuộc gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch. (Hình trang sau) 

Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại, các thuê bao khi biết số của nhau có thể gọi cho nhau và có một đường nối vật lý tạm thời được thiết lập giữa hai thuê bao. 

Với mô hình này mọi đường đều có thể một đường bất kỳ khác, thông qua những đường nối và các thiết bị chuyên dùng người ta có thể liên kết một đường tạm thời từ nơi gửi  tới nơi nhận một  đường nối vật  lý,  đường nối  trên duy  trì  trong  suốt phiên làm việc và chỉ giải phóng sau khi phiên làm việc kết thúc. Để thực hiện một phiên làm việc cần có các thủ tục đầy đủ cho việc thiết lập liên kết trong đó có việc thông báo cho mạng biết địa chỉ của nút nhận. 

Page 64: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

64

 Hình: Mô hình mạng chuyển mạch 

 

Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch là chuyển mạch tương tự (analog) và chuyển mạch số (digital). 

Chuyển mạch  tương  tự  (Analog): Việc  chuyển  dữ  liệu  qua mạng  chuyển mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm sử dụng một thiết bị có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu số từ máy tính sao cho tín hiệu tuần tự có thể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại. 

 Hình: Mô hình chuyển mạch tương tự 

Chuyển mạch số (Digital): Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiên được AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới  thiệu mạng chuyển mạch  số Acnet với đường truyền 56 kbs. Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòi hỏi sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit ‐ DSU) vào vị trí modem trong chuyển mạch tương tự. Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu 

Page 65: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 65

số  đơn  chiều  (unipolar)  từ máy  tính  ra  thành  tín  hiệu  số  hai  chiều  (bipolar)  để truyền trên đường truyền. 

 Hình: Mô hình chuyển mạch số 

Mạng chuyển mạch số cho phép người sử dụng nâng cao tốc độ truyền (ở đây do khác biệt giữa kỹ  thuật  truyền số và kỹ  thuật  truyền  tương  tự nên hiệu năng của truyền mạch số cao hơn nhiều so với  truyền  tương  tự cho dù cùng  tốc độ), độ an toàn. 

Vào năm 1991 AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số có tốc độ 384 Kbps. Người ta có thể dùng mạng chuyển mạch số để tạo các  liên kết giữa các mạng LAN và  làm các đường truyền dự phòng. 

 

II. Mạng thuê bao (Leased line Network) 

Với  kỹ  thuật  chuyển mạch giữa  các nút  của mạng  (tương  tự hoặc  số)  có một  số lượng lớn đường dây truyền dữ liệu, với mỗi đường dây trong một thời điểm chỉ có nhiều nhất một phiên giao dịch, khi số  lượng các  trạm sử dụng  tăng cao người  ta nhận thấy việc sử dụng mạng chuyển mạch trở nên không kinh tế. Để giảm bớt số lượng các đường dây kết nối giữa các nút mạng người ta đưa ra một kỹ thuật gọi là ghép kênh.  

 Hình: Mô hình ghép kênh 

Mô hình đó được mô tả như sau: tại một nút người ta tập hợp các tín hiệu trên của nhiều người sử dụng ghép  lại để  truyền  trên một kênh nối duy nhất đến các nút khác, tại nút cuối người ta phân kênh ghép ra thành các kênh riêng biệt và truyền tới các người nhận. 

Có hai phương thức ghép kênh chính  là ghép kênh theo tần số và ghép kênh theo thời gian, hai phương thức này tương ứng với mạng thuê bao tuần tự và mạng thuê bao kỹ  thuật số. Trong  thời gian hiện nay mạng  thuê bao kỹ  thuật số sử dụng kỹ 

Page 66: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

66

thuật ghép kênh theo thời gian với đường truyền T đang được sử dụng ngày một rộng rãi và dần dần thay thế mạng thuê bao tuần tự. 

1. Phương thức ghép kênh theo tần số  Để sử dụng phương thức ghép kênh theo tần số giữa các nút của mạng được liên kết bởi  đường  truyền  băng  tần  rộng. Băng  tần này  được  chia  thành nhiều  kênh  con được phân biệt bởi tần số khác nhau. Khi truyền dữ liệu, mỗi kênh truyền từ người sử dụng đến nút sẽ được chuyển thành một kênh con với tần số xác định và được truyền thông qua bộ ghép kênh đến nút cuối và tại đây nó được tách ra thành kênh riêng biệt để truyền tới người nhận. Theo các chuẩn của CCITT có các phương thức ghép kênh cho phép ghép 12, 60, 300 kênh đơn. 

Người ta có thể dùng đường thuê bao tuần tự (Analog) nối giữa máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất. Khi máy của người sử dụng gửi dữ liệu thì kênh dữ liệu được ghép với các kênh khác và truyền trên đường truyền tới nút đích và được phân ra  thành kênh riêng biệt  trước khi gửi  tới máy của người sử dụng. Đường nối giữa máy  trạm của người  sử dụng  tới nút mạng  thuê bao  cũng giống như mạng  chuyển mạch  tuần  tự  sử dụng  đường dây  điện  thoại với  các kỹ  thuật chuyển đổi tín hiệu như V22, V22 bis, V32, V32 bis, các kỹ thuật nén V42 bis, MNP class 5. 

2. Phương thức ghép kênh theo thời gian:  Khác với phương  thức ghép kênh  theo  tần  số, phương  thức ghép kênh  theo  thời gian  chia một  chu  kỳ  thời  gian  hoạt  động  của  đường  truyền  trục  thành  nhiều khoảng nhỏ và mỗi kênh  truyền dữ  liệu được một khoảng. Sau khi ghép kênh  lại thành một  kênh  chung dữ  liệu  được  truyền  đi  tương  tự  như phương  thức  ghép kênh theo tần số. Người ta dùng đường thuê bao  là đường truyền kỹ thuật số nối giữa máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất.  

Hiện nay người ta có các đường truyền thuê bao T1 với tốc độ 1.544 Mbps nó bao gồm 24 kênh vớp tốc độ 64 kbps và 8000 bits điều khiển trong 1 giây. 

 

III. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching NetWork) 

Mạng chuyển mạch gói hoạt động theo nguyên tắc sau: Khi một trạm trên mạng cần gửi dữ liệu nó cần phải đóng dữ liệu thành từng gói tin, các gói tin đó được đi trên mạng từ nút này tới nút khác tới khi đến được đích. Do việc sử dụng kỹ thuật trên nên khi một trạm không gửi tin thì mọi tài nguyên của mạng sẽ dành cho các trạm khác, do vậy mạng tiết kiệm được các tài nguyên và có thể sử dụng chúng một cách tốt nhất. 

Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức: 

Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc. 

Page 67: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 67

Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định. 

Với phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc các gói tin được chuyển đi trên mạng một cách độc lập, mỗi gói tin đều có mang địa chỉ nơi gửi và nơi nhận. Mỗi nút trong mạng khi tiếp nhận gói tin sẽ quyết định xem đường đi của gói tin phụ thuộc vào thuật toán tìm đường tại nút và những thông tin về mạng mà nút đó có. Việc  truyền theo phương thức này cho ta sự mềm dẻo nhất định do đường đi với mỗi gói tin trở nên mềm dẻo tuy nhiên điều này yêu cầu một số lượng tính toán rất lớn tại mỗi nút nên hiện nay phần lớn các mạng chuyển sang dùng phương chuyển mạch gói theo đường đi xác định. 

 Hình: Ví dụ phương thức sơ đồ rời rạc. 

 Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định: 

Trước khi truyền dữ liệu một đường đi (hay còn gọi là đường đi ảo) được thiết lập giữa  trạm gửi và  trạm nhận  thông qua các nút của mạng. Đường đi  trên mang số hiệu phân biệt với các đường đi khác, sau đó các gói tin được gửi đi theo đường đã thiết lập để tới đích, các gói tin mang số hiệu cũ đường ảo để có thể được nhận biết khi qua các nút. Điều này khiến cho việc tính toán đường đi cho phiên  liên lạc chỉ cần thực hiện một lần. 

 Hình: Ví dụ phương thức đường đi xác định 

 

 

Page 68: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

68

Phần 2: Các công nghệ mạng diện rộng   

I. Tổng quan về ISDN  

1. Nguyên lý ISDN Cung cấp thật nhiều ứng dụng thoại và phi thoại trong cùng một mạng và xây dựng giao tiếp người sử dụng – mạng đa dịch vụ bằng một số giới hạn các kết nối. 

ISDN cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm các kết nối, chuyển mạch và không  chuyển mạch. Các kết nối  chuyển mạch  của  ISDN bao gồm  chuyển mạch thực, chuyển mạch gói và sự kết hợp của chúng. 

Các dịch vụ mới phải tương hợp với các kết nối số chuyển mạch 64kbit/s. 

ISDN phải chứa sự thông minh để cung cấp cho các dịch vụ, bảo dưỡng và các chức năng quản lý mạng. Tuy nhiên sự thông minh này có thể không đủ cho một vài dịch vụ mới và cần được tăng cường từ mạng hoặc từ sự thông minh thích ứng trong các thiết bị đầu cuối của người sử dụng. 

Sử dụng cấu trúc kiến trúc phân lớp làm đặc trưng của truy xuất ISDN. Truy xuất của người sử dụng đến nguồn  ISDN có  thể khác nhau  tùy  thuộc vào dịch vụ yêu cầu và tình trạng ISDN của từng quốc gia. 

Cần  thấy  rằng  ISDN  được  sử dụng với nhiều  cấu hình  khác nhau  tùy  theo hiện trạng mạng viễn thông của từng quốc gia. 

 

         

 Mạng ISDN

ISDN Switch

ISDN Switch

  2. Sự phát triển của ISDN  Sự phát triển của ISDN dựa vào các khái niệm của mạng điện thoại IDN và thêm các chức năng và đặc tính của các mạng khác ví dụ như chuyển mạch thực và chuyển mạch gói số liệu để cung cấp cho các dịch vụ hiện tại và tương lai. 

Page 69: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 69

Sự quá độ từ mạng hiện thời lên ISDN có thể kéo dài đến vài thập niên. Trong thời gian quá độ này phải  thực hiện phối hợp giữa dịch vụ  ISDN và dịch vụ  trên  các mạng khác. 

Trong sự quá độ  lên  ISDN kết nối số giữa 2 điểm được  thực hiện qua các  thiết bị truyền dẫn và chuyển mạch trên mạng hiện có. 

Trong thời gian đầu của việc phát triển ISDN một vài sự thực hiện người sử dụng – mạng quá độ phải phù hợp các quốc gia cụ  thể để  thuận  tiện  thâm nhập sớm các dịch vụ số: 

Một vài hình thức quá độ đã được CCITT (tiền thân của ITUT) kiến nghị. 

Các hình thức quá độ khác tùy theo từng quốc gia mà có thể tuân theo một phần hay toàn bộ các khuyến nghị loạt I (I‐Series) của CCITT (ITU‐T). 

Sau này  ISDN dải  rộng có  thể có các kết nối chuyển mạch với  tốc độ dữ  liệu cao hoặc thấp hơn 64 kbit/s. 

 

3. Giao diện người sử dụng  Cho thấy một vài ví dụ về các giao diện người sử dụng  mạng ISDN là: 

1. Truy xuất từ một thiết bị đầu cuối ISDN 

2. Truy xuất từ nhiều thiết bị đầu cuối ISDN 

3. Truy xuất từ các tổng đài nội bộ đa dịch vụ, các LAN 

4. Truy xuất từ các trung tâm xử lý và lưu trữ thông tin đặc biệt 

Các giao diện này phải có thể cho phép: 

1. Các  loại thiết bị đầu cuối và các ứng dụng có thể sử dụng chung một giao diện. 

2. Di chuyển dễ dàng các thiết bị đầu cuối từ nơi này đến nơi khác trong một quốc gia hay từ quốc gia này đến quốc gia khác. 

3. Tách biệt sự phát triển của thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối cũng 

như công nghệ và cấu hình. 

4. Kết nối hiệu quả với các trung tâm xử lý và lưu trữ thông tin đặc biệt cũng như các mạng khác. 

 

Page 70: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

70

4. Mục tiêu của ISDN  1. Tiêu chuẩn hóa (standardization): Các tiêu chuẩn giúp chúng ta 

Có khả năng truy xuất toàn cầu. 

Giảm chi phí thiết bị do sự cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất. 

Dùng cấu trúc phân lớp nên dễ thay thế, nâng cấp thiết bị. 

2. Tính trong suốt (transparency): 

Trong suốt  là dịch vụ được cung cấp độc  lập và không  tác động đến dữ liệu được truyền của người sử dụng. 

Tính  trong suốt cho phép người sử dụng phát  triển các nghi  thức và các ứng dụng mà không chịu tác động của ISDN, người sử dụng có thể dùng kỹ thuật mật mã hóa để giữ bí mật thông tin. 

3. Tách biệt các chức năng có thể cạnh tranh. 

4. Cung cấp các dịch vụ thuê hẳn (leased services) và chuyển mạch (switched services). 

5. Khung  cước phí phụ  thuộc  giá  thành  (cost‐related  tariffs):  và  độc  lập  với kiểu dữ liệu đang được truyền dẫn. 

6. Chuyển đổi dần dần (smooth migration) sang ISDN: 

Giao diện ISDN phải được xây dựng từ các giao diện hiện có và phải thiết kế các giao thức giữa ISDN và các mạng hiện thời. 

Phải có các  thiết bị  thích ứng để cho phép các  thiết bị đầu cuối có  trước ISDN có thể giao tiếp với ISDN. 

Phải có các nghi  thức giao  thức cho phép định  tuyến dữ  liệu xuyên qua mạng hỗn hợp ISDN/phi ISDN. 

Phải  có  các bộ biến  đổi nghi  thức  cho phép phối hợp giữa  các dịch vụ ISDN và các dịch vụ tương ứng trong các mạng phi ISDN. 

7. Phải có khả năng dung nạp hỗn hợp (multiplexed support) PABX và LAN. 

 

5. Lợi ích từ ISDN  1. Với người sử dụng: 

Tiết kiệm chi phí và uyển chuyển: 

Không cần mua nhiều dịch vụ riêng lẻ. 

Giá rẻ hơn mua lẻ từng dịch vụ. 

Chỉ cần lắp đặt một giao diện nên giá thành rẻ hơn. 

 

Page 71: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 71

Lợi ích từ tiêu chuẩn hóa toàn cầu: 

Hưởng  lợi  từ  sự  cạnh  tranh: giá  cả, khả năng dịch vụ,  đa dạng hóa  sản phẩm. 

Cho phép dễ thay thế thiết bị và thiết bị  ít bị  lạc hậu do tiêu chuẩn rất ít khi được thay đổi. 

2. Với các nhà cung cấp mạng: 

Thị trường mạnh toàn cầu. 

Các tiêu chuẩn giao tiếp cho phép thay đổi thiết bị, kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến khách hàng. 

3. Với các nhà sản xuất: 

Có thể yên tâm nghiên cứu sản xuất thiết bị nhờ sự bảo đảm của một nhu cầu lớn. 

Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất nhỏ tăng. 

4. Với các nhà cung cấp dịch vụ mở rộng:  tăng  lượng khách hàng nhờ khách hàng không cần mua thêm thiết bị đặc biệt. 

5. Bất lợi: 

Chi phí chuyển sang ISDN cao, từ phía khách hàng khi họ phải đầu tư cho việc lắp đặt bộ NT rất tốn kém (giá đến gần 1000 US$), từ phía mạng phải tăng giá  thành dịch vụ mới bù đắp được chi phí  làm cho số khách hàng quan tâm ít đi và lại làm cho chi phí tiếp tục tăng cao đặc biệt khi một số tổng đài vẫn còn là tương tự khi phải chuyển sang số, số đường dây ISDN tại Hoa Kỳ  cho  tới  nay  vẫn  chỉ  hơn  1  triệu  trên  tổng  số  hơn  150  triệu đường dây điện thoại. 

Xử  lý quá  trình chuyển đổi  lâu dài, phức  tạp do vẫn còn sử dụng mạng IDN cũ với chất lượng số hoá không đều. 

Tốc  độ  thông  tin  số  liệu  2  ×  64  kbps  là  chưa  thực  sự  cao  khi  tốc  độ MODEM trên PSTN theo ITU‐T V.90 hiện nay đã lên đến 56 kbps đạt được bằng MODEM V.90 có giá xấp xỉ 10 US$. 

Phương pháp xử lý cuộc gọi số liệu với thời lượng ngắn từ thời ISDN mới ra đời không  thích ứng được với cuộc gọi số  liệu kéo dài hàng vài  tiếng đồng hồ khi dịch vụ Web trên Internet phát triển và người sử dụng từ chỗ chỉ  truyền  số  liệu  đơn  thuần  đã  chuyển  sang  khám  phá,  thưởng  thức Internet làm thường xuyên tắc nghẽn hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn. 

Page 72: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

72

 

II. Tổng quan về FrameRelay 

 

Mạng Frame Relay

            

1. FrameRelay một công nghệ tiên tiến  Frame relay là một chuẩn giao diện mạng được bắt nguồn từ công nghệ ISDN băng hẹp và được phát triển bởi ANSI và ITU‐T (CCITT). Frame relay lấy tên từ phương pháp hoạt động của nó_ chuyển  tiếp các khung  thông  tin. Không giống như X.25, hoạt động trên cả hai dạng thông tin khung và gói, Frame relay chỉ hoạt động duy nhất trên các khung là một dịch vụ định hướng kết nối, với chuẩn thực hiện trên cả hai dạng kết nối  thường  trực  ảo  (Permanent Virtual Connection_ PVC) và kết nối chuyển mạch ảo (Switched Virtual Connection_ SVC).  

Theo cách nhìn khoa học Frame relay là một kỹ thuật tiến bộ. Trên thực tế, nó loại bỏ nhiều thao tác mà được hỗ trợ bởi mạng và yêu cầu những thao tác đó được thực hiện bởi những trạm sử dụng đầu cuối. 

Frame relay không đòi hỏi trang bị  lại hoàn toàn các thiết bị đầu cuối người dùng bởi vì nhiều thiết bị này thực hiện các giao thức (được nói đến trong kiến trúc chuẩn của chúng) có thể đảm trách nhiều chức năng mà Frame relay không hỗ trợ. Frame relay không đòi hỏi  thiết kế  lại  trạm đầu cuối người dùng vì không có công nghệ mới được giới thiệu với Frame relay tại trạm đầu cuối người dùng. Hơn nữa, giao 

Page 73: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 73

diện Frame relay luôn được đặt trong 1 bộ định tuyến nằm giữa trạm người dùng và mạng Frame relay. Trạm người dùng được kết nối tới bộ định tuyến thông qua giao tiếp mạng LAN chuẩn. 

 

2. FrameRelay có phải là một công nghệ cuối cùng?  Một số người nhìn nhận Frame relay như là một công nghệ “đi vào ngõ cụt” bởi vì nó không được dựa trên chuyển tiếp tế bào (cell relay) và không một kỹ thuật nào đề cập tới sự chuyển tiếp tốc độ cao. Ngoài ra, nó được thiết kế chỉ để hỗ trợ truyền dữ liệu. Như chúng ta sẽ thấy ở những chương sau trong tài liệu này, kỹ thuật đang chuyển theo hướng công nghệ dựa trên chuyển tiếp tế bào (chuyển mạch và chuyển tiếp những đơn vị dữ liệu nhỏ có kích thước cố định). 

Tuy nhiên, Frame  relay  có nhiều  đặc  tính hấp dẫn  (băng  thông  theo yêu cầu, giá thấp,…) mà có thể làm cho nó tồn tại nhiều năm. Thêm vào đó, là một công nghệ sẽ được nhúng vào trong các sản phẩm như X.25, V.35 và EIA‐232‐E. 

 

3. Các lý do để sử dụng FrameRelay Một trong số những câu hỏi được đưa ra cho những người dùng đó là “Tại sao bạn chọn Frame relay?”. Hình 8‐8 tóm tắt kết quả của câu hỏi này biểu diễn tỷ lệ % cho nhiều cách trả lời được giải đáp một cách cụ thể lí do việc chọn Frame relay.  

Như hình 8‐8  thể hiện, những người dùng các dịch vụ Frame relay đầu  tiên được nhìn nhận  là kinh  tế  trong việc  sử dụng Frame  relay  trước những nhân  tố khác. Những người dùng đó thích hướng tới nền tảng sử dụng Frame relay. Các nhân tố khác cũng được khảo sát kỹ. 

Việc  liên  kết  những mạng  cục  bộ  và  khả  năng  thêm  vào  các  vị  trí  linh  động  và phương pháp  thực hiện nhanh  là những khía  cạnh  then  chốt  của dịch vụ Frame relay. Khả năng để chạy đa giao  thức  trên Frame relay  thì không phải  là đặc  tính vốn có của Frame relay.  

 

 

 

 

 

  0%

10%

20%

30%

40%Usage pricingUsing>1prtocalCostsLAN interconnectsAdding locationsBandwidth

Page 74: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

74

III. Tổng quan về Wi‐fi 

Wi‐Fi  (Wireless Fidelity)  là một chứng nhận  (certification) về  tính  tương  thích của loại mạng  cục bộ không dây  (wireless LAN)  theo  tiêu  chuẩn 802.11. Chứng nhận Wi‐Fi  được  đưa  ra  bởi một  tổ  chức  phi  lợi  nhuận  có  tên  gọi  là Wi‐Fi Alliance (www.wi‐fi.org).  Khi  những  sản  phẩm  cùng  có  được  chứng  nhận Wi‐Fi  (Wi‐Fi certified) thì xem như chúng được đảm bảo sẽ tương thích với nhau. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho các nhà sản xuất (đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ) và giới hạn khả năng  độc  quyền  của  các  nhà  sản  xuất  lớn  (do  thường  áp  đặt  việc  sản  xuất  theo chuẩn của riêng mình). Một ích lợi nữa là giá thành sản phẩm sẽ giảm do sự tương thích mang lại và cuối cùng, người hưởng lợi nhất vẫn là người sử dụng. Khi đầu tư (ví dụ như khi xây dựng mạng wireless LAN), người dùng không phải tra cứu các tài liệu để xem rằng các thiết bị mình mua có tương thích với nhau không,mà trong trường hợp này, họ chỉ cần xác định là mình đã mua các thiết bị được chứng nhận Wi‐Fi là đủ. 

Về công nghệ, hiện nay Wi‐Fi đã chứng nhận 3 chuẩn về mạng cục bộ không dây và 1 chuẩn về an ninh cho các loại mạng này, bao gồm: 

Chuẩn mạng 802.11a 

Chuần mạng 802.11b 

Chuẩn mạng 802.11g 

Chuẩn an ninh Wi‐Fi Protected Access (WPA) 

Chuẩn 802.11b là chuẩn đầu tiên được chứng nhận có tốc độ 11Mbps trong dãy tần số  2.4GHz.  Đây  là  chuẩn  đang  được  sử dụng phổ biến nhất hiện nay nên nhiều người vẫn xem Wi‐Fi là 802.11b và ngược lại. Hiện nay, các thiết bị chuẩn này có giá thành thấp và được “build‐in” vào sẵn trong các thiết bị như máy tính xách tay, máy trợ giúp cá nhân hay cả điện thoại di động. 

Chuẩn kế tiếp là 802.11a cải thiện khuyết điểm về tốc độ và nâng lên được 54Mbps. Tuy nhiên, chuẩn này dùng  tần số 5Ghz và không  tương  thích ngược với 802.11b (vốn đã  rất phổ biến) nên không  được chấp nhận  rộng  rãi. Cải  thiện vấn đề này, 802.11g ra đời với cả 2 ưu điểm về  tốc độ cao  (54Mbps) và tương  thích ngược với chuẩn 802.11b. Chuần này chỉ thua 802.11a ở điểm  là có  ít kênh tần số hơn. Riêng chuẩn WPA sẽ được trình bày trong mục “Các phương pháp bảo vệ an toàn cho Wi‐Fi”. 

Mạng không dây  (wireless)  đang  là một  trong những xu hướng phát  triển  chung của nền công nghệ thông tin thế giới. Vì vậy, ngay từ khi ra đời, Wi‐Fi đã được cả thế giới đón nhận và nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi. Không dừng lại ở đó, Wi‐Fi nói riêng và mạng wireless LAN nói chung sẽ phải tiếp tục phát triển theo các xu hướng sau: 

 

Page 75: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 75

Tăng tốc độ kết nối. Đây có thể nói là quyết tâm lớn nhất của các nhà phát triển chuẩn mạng. Hiện đã có 1 số sản phẩm nhân đôi tốc độ thật sự của chuẩn bằng cách  thiết  lập cùng một  lúc 2 kênh kết nối. Tuy nhiên, cách làm  này  vẫn  chưa  được  chuẩn  hóa  cũng  như  chưa  được Wi‐Fi  chứng nhận. 

Tăng khoảng cách phủ sóng. Hiện tại, khoảng cách của Wi‐Fi vẫn còn hạn chế nhưng nếu xét  trên phương diện mạng  cục bộ  thì khoảng  cách này vẫn  tạm chấp nhận được. Vì vậy xu hướng này vẫn  tiếp  tục được chú ý nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu. 

Tăng số kênh sử dụng. Hiện tại số lượng kênh sử dụng thấp làm hạn chế đến số lượng mạng không dây cùng hoạt động trong một phạm vi địa lý. Vấn đề này cũng có thể cải tiến được nếu tăng tần số sóng nhưng sẽ bị ảnh hưởng đến vấn đề xin cấp “giấy phép tần số”. 

Tăng cường an ninh. Khác với mạng có dây, mạng không dây dễ dàng bị truy  cập  trái phép nên vấn  đề  an ninh  luôn  đặt  lên hàng  đầu khi phát triển. Hiện nay, việc kết hợp giữa WPA và 802.1x mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên vấn đề an ninh vẫn cần tiếp tục được cải thiện tốt hơn nữa. 

Giảm công suất  tiêu  thụ. Xu hướng này đặc biệt quan  trọng đối với các thiết bị đầu cuối di động. Tiết giảm năng  lượng sẽ giúp các  thiết bị hoạt động lâu hơn khi làm việc trong môi trường di động. 

Giảm kích thước. Mới đây, công nghệ Centrino của Intel đã tích hợp chip Wi‐Fi với các chip xử lý khác giúp kích thước và độ tiêu hao năng lượng của  các  thiết bị giảm xuống  đáng kể. Không dừng  lại  ở đây,  công nghệ chip sẽ giảm kích thước và trong 1 tương lai không xa, các thiết bị nhỏ như điện thoại di động có thể tích hợp sẵn Wi‐Fi. 

Giảm giá  thành. Là xu hướng  luôn  được quan  tâm của  tất  cả mọi công nghệ. Chip Wi‐Fi 02.11b hiện đã giảm nhiều và có xu hướng tiếp tục giảm nữa. Giá  thành  của  802.11g  còn  tương  đối  cao  và  trong một  tương  lai không xa, chuẩn này có thể sẽ thay thế 802.11b. Tóm lại, Wi‐Fi hiện đang được phát triển mạnh mẽ và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Có nhiều  người  cho  rằng Wi‐Fi  sẽ  bị  các  loại mạng  khác  như  broadband wireless, CDMA, GPRS… thay thế nhưng thực tế sẽ không như vậy, Wi‐Fi cũng sẽ được cải tiến và  tồn tại song song với các loại mạng này. 

An ninh mạng luôn là mục tiêu hàng đầu của Wi‐Fi nói riêng và mạng không dây nói chung. Vì vậy ngay từ khi mới ra đời, các mạng Wi‐Fi đều có những cơ chế để bảo vệ mình. Mỗi sản phẩm có thể ứng dụng một hay nhiều trong số các cơ chế này: 

Lọc địa chỉ MAC. Cơ chế này luôn có trong tất cả các thiết bị truy cập mạng không dây (AP – Access Point) để cho phép hay cấm 1 số địa chỉ MAC. Đối với các mạng nhỏ như mạng gia đình, việc chỉ cho phép địa chỉ MAC của các  thiết bị  trong gia 

Page 76: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

76

đình truy cập vào là rất tiện và an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có thể tìm cách giả địa chỉ MAC được, nên cơ chế này chỉ an toàn ở mức tương đối. 

Các phương pháp bảo vệ an toàn cho Wi‐Fi và xu hướng phát triển của Wi‐Fi 

Không broadcast SSID. Service Set Identifier (SSID) là định danh cho thiết bị Access Point. Nếu người dùng không biết định danh này thì không thể truy  cập  vào  mạng  wireless  được.  Bình  thường  định  danh  này  được broadcast nên bất kỳ người dùng nào cũng có  thể biết được và  truy cập vào. Nếu tắt chức năng broadcast thì chỉ có những người biết được SSID mới có thể truy cập vào mạng. Tuy nhiên, vì đây là tham số dùng chung nên việc “rò rỉ” ra bên ngoài là có thể xảy ra. Ngoài ra, một số phần mềm có thể phát hiện được tham số này nếu theo dõi trong một thời gian nhất định. 

Mã hóa các gói tin. Để tăng cường thêm mức độ an ninh, các mạng Wi‐Fi đầu tiên dùng cơ chế WEP (Wired Equivalent Privacy) bằng cách mã hóa RC4 qua 1 mã khóa ‐ gọi là key. Cơ chế này vừa mã hóa vừa cung cấp khả năng xác thực người dùng (vì phải biết khóa mới vào được) nhưng chỉ tồn tại một thời gian và sau đó người ta phát hiện khá nhiều khuyết điểm của nó. Hiện tại, người ra đang cải tiến bằng cách tăngchiều dài khóa, tạo khóa động… qua các chuẩn mới như WPA, WPA2… 

Xác thực trước khi kết nối. Các loại Access Point đầu tiên chưa có cơ chế này và chủ yếu xác thực qua việc dùng SSID (bằng cách không broadcast) và khóa WEP. Hiện tại, người ta dùng 802.1x ‐ một cơ chế xác thực lớp 2 cho mạng LAN có dây ‐ để làm xác thực cho Wi‐Fi. Đây là cơ chế tốt và có thể dùng kết hợp với RADIUS server để xác thực một cách tập trung. 

Chia mạng LAN ảo (VLAN). Vì người dùng không dây có thể thuộc nhiều bộ phận khác nhau với những chính sách sử dụng tài nguyên khác nhau, nên việc chia VLAN của những người này khi truy cập vào mạng không dây là rất cần thiết và tăng cường thêm khả năng an ninh của hệ thống. 

 

Tóm  lại, hiện nay người  ta đang kết hợp nhiều hình  thức an ninh khác nhau cho mạng không dây. Tuy nhiên, một trong những chuẩn đang được quan tâm nhất là sử dụng WPA và 802.1x. Trong đó 802.1x dùng để xác thực với username/password và WPA tạo các khóa mã hóa động nên tránh được sự theo dõi và đánh cắp thông tin. 

Hiện nay cho dù WPA  (Wi‐Fi Protected Access) vẫn chưa phải  là chuẩn của  IEEE nhưng  lại  đã  có  chứng nhận  của Wi‐Fi. Chuẩn này  sẽ  là một phần  (subset)  trong chuẩn 802.11i ‐ chuẩn an ninh mạng không dây của IEEE sắp ra đời trong năm nay. Chuẩn WPA không giống với 802.11i nhiều, nhưng chuẩn trung gian WPA2 có rất nhiều điểm tương đồng. 

Page 77: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 77

Trước khi Wi‐Fi ra đời, có rất nhiều chuẩn về mạng cục bộ không dây nên việc chọn lựa sử dụng chuẩn nào là hết sức khó khăn. Các hãng sản xuất thiết bị đầu cuối như laptop, PDA… cũng khó khăn trong việc lựa chọn chuẩn để tích hợp vào thiết bị của mình. Sau khi ra đời và phổ biến  trên khắp  thế giới, Wi‐Fi nhanh chóng được các thiết bị đầu cuối và đặc biệt là các thiết bị di động hỗ trợ sử dụng. Dưới đây là các mức độ hỗ trợ Wi‐Fi: 

Tích hợp sẵn phần cứng và phần mềm. Đây  là hình  thức hỗ  trợ đầy đủ nhất. Người sử dụng chỉ việc cấu hình thiết bị theo đúng hướng dẫn là có thể dùng được. 

Hỗ trợ khe cắm mở rộng và phần mềm. Trường hợp này  thiết bị có sẵn phần mềm và khe cắm mở rộng. Người dùng cần mua thêm một card Wi‐Fi tương thích, cắm vào, cấu hình rồi mới có thể sử dụng được. 

Hỗ trợ khe mở cắm rộng. Đây là hình thức thấp nhất, thiết bị chỉ có khe cắm mở rộng I/O. Người dùng mua thêm card Wi‐Fi và cài đặt thêm phần mềm để sử dụng. 

 

Wi‐Fi và thế giới di động: 

Aironet 1100 là một trong những sản phẩm Wireless Access Point của hãng Cisco ‐ một  công  ty hàng  đầu  trong việc  cung  cấp  các  thiết bị mạng như  switch,  router, firewall, remote access... Sản phẩm này đáp ứng các giải pháp về mạng LAN không dây như tốc độ cao, bảo mật, dễ sử dụng. Cisco 1100 sử dụng sóng đơn hoạt động ở tần số 2.4GHz, với giao tiếp miniPCI  ‐ được sử dụng trong các  loại máy tính xách tay có Wi‐Fi. Với tốc độ gửi nhận dữ liệu 11Mbps đối với 802.11b hay 54Mbps đối với 802.11g (có thể xem như là ngang bằng với ADSL của mạng dùng dây cáp). Việc quản lý và cấu hình Aironet 1100 cũng dễ dàng và tiện lợi qua các giao thức như: 

Telnet, HTTP, TFTP, SNMP. Đặc biệt với giao diện Cisco  command‐line  interface (CLI)  cho phép  áp dụng nhanh  chóng  các  khả năng  có  sẵn  trong  IOS  của Cisco. Aironet 1100 hỗ  trợ các khả năng về network rất cao như: Acquire  IP address via DHCP  server; Broadcast  and multicast  filters; High‐layer protocol  filtering;  Inline Power  over  Ethernet; VLAN  tagging; Quality  or Class  of  Service  support; Radio transmit power control; Mobile IP support. Đi kèm là sự hỗ trợ về những cơ chế bảo mật  như:  40‐bit WEP,  128‐bit WEP,  AES, Wi‐Fi  Protected  Access  (WPA), MAC‐address access control lists, 802.1x, Integrated user authentication database. 

Có thể nói Cisco Aironet 1100 là 1 trong những sản phẩm Wi‐Fi Access Point có tích hợp cơ chế bảo mật cao ở  thời điểm hiện nay – phù hợp các yêu cầu cao cấp của mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Windows XP  là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay và đã hỗ trợ sẵn Wi‐Fi. Tuy nhiên, việc cấu hình các tham số còn hơi khó hiểu và gây trở ngại cho người dùng ‐ đặc biệt là người dùng thông thường (không phải 

Page 78: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

78

chuyên  gia máy  tính).  Thấy  được  khuyết  điểm  này, Microsoft  nhanh  chóng  sửa chữa giao diện Wi‐Fi và đưa vào bộ cập nhật Service Pack 2 (SP2). 

Đây là bản cập nhật rất quan trọng của Microsoft đối với HĐH thông dụng nhất này để chuẩn bị tiến tới hệ điều hành của tương lai ‐ hệ điều hành với tên mã Longhorn. 

Với sự bổ sung của SP2, người dùng Windows XP sẽ sử dụng mạng Wi‐Fi dễ dàng hơn – đặc biệt là trong môi trường đa kết nối như hiện nay. 

 

Page 79: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 79

Chương 6: BẢO MẬT MẠNG   

I. Virus 

Nếu chỉ nghe nói qua đến virus máy  tính,  thì những người không biết có  thể cho rằng nó cũng nôm na tựa như một loại virus bệnh dịch nào đó, và họ thường phân vân không hiểu virus sẽ lây vào chỗ nào trong máy tính của mình và mình có cần cho máy tính của mình uống kháng sinh không nhỉ ?   

Sự thật không phải vậy, virus máy tính thực chất chỉ là một chương trình máy tính có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, đĩa mềm...), và chương trình đó mang tính phá hoại. Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng  chỉ  cần bạn nhớ  rằng  đó  là một  đoạn  chương  trình và  đoạn  chương trình đó dùng để phục vụ những mục đích không tốt. 

Virus máy tính là do con người tạo ra, quả thực cho đến ngày nay có thể coi nó đã trở  thành như những bệnh dịch cho những chiếc máy  tính và  chúng  tôi,  các bạn, chúng ta là những người bác sĩ, phải luôn chiến đấu với bệnh dịch và tìm ra những phương pháp mới để hạn chế và  tiêu diệt chúng. Cũng như mọi vấn đề ngoài xã hội, cũng khó tránh khỏi việc có những loại bệnh mà phải dày công nghiên cứu mới trị được, hoặc cũng có những trường hợp gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, phương châm ʺPhòng hơn chốngʺ vẫn luôn đúng đối với virus máy tính 

 

II. Các loại Virus 

Nếu bạn là người muốn tìm hiểu sâu hơn về virus thì hãy đọc phần này, nó sẽ giúp bạn có thêm một số kiến thức về các loại virus máy tính, để có thể tự tin trong việc phòng chống chúng. Tuy nhiên, nếu không cũng không sao, bạn chỉ cần nhớ câu nói trong phần  trên  là đủ:  ʺDường như  tất cả mọi  thứ đều có  thể nhiễm virus, chúng không tha bất cứ cái gì và chúng sẽ thâm nhập vào tất cả những gì có thể ʺ. 

1. Virus Boot: Khi bạn bật máy tính, một đoạn chương trình nhỏ để trong ổ đĩa khởi động của bạn sẽ được  thực  thi. Đoạn  chương  trình này  có nhiệm vụ nạp hệ điều hành mà bạn muốn (Windows, Linux hay Unix...). Sau khi nạp xong hệ điều hành bạn mới có thể bắt đầu sử dụng máy. Đoạn mã nói trên thường được để ở trên cùng của ổ đĩa khởi động, và chúng được gọi là ʺBoot sectorʺ. Những virus lây vào Boot sector thì được gọi là virus Boot. 

Virus Boot thường lây lan qua đĩa mềm là chủ yếu. Ngày nay ít khi chúng ta dùng đĩa mềm làm đĩa khởi động máy, vì vậy số lượng virus Boot không nhiều như trước. Tuy nhiên, một điều rất tệ hại là chúng ta lại thường xuyên để quên đĩa mềm trong 

Page 80: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

80

ổ đĩa, và vô tình khi bật máy, đĩa mềm đó trở thành đĩa khởi động, điều gì xảy ra nếu chiếc đĩa đó có chứa virus Boot? 

2. Virus File Là những virus lây vào những file chương trình như file .com, .exe, .bat, .pif, .sys... Có lẽ khi đọc phần tiếp theo bạn sẽ tự hỏi ʺvirus Macro cũng lây vào file, tại sao lại không gọi  là virus File?ʺ. Câu  trả  lời nằm ở  lịch sử phát  triển của virus máy  tính. Như bạn đã biết qua phần trên, mãi tới năm 1995 virus macro mới xuất hiện và rõ ràng nguyên  lý của chúng khác xa so với những virus trước đó (những virus File) nên mặc dù cũng lây vào các File, nhưng không thể gọi chúng là virus File.  

3. Virus Macro Là loại virus lây vào những file văn bản (Microsoft Word) hay bảng tính (Microsoft Excel) và cả (Microsoft Powerpoint) trong bộ Microsoft Office. Macro là những đoạn mã giúp cho các file của Ofice tăng thêm một số tính năng, có thể định một số công việc sẵn có vào trong macro ấy, và mỗi  lần gọi  macro  là các phần cái sẵn  lần  lượt được thực hiện, giúp người sử dụng giảm bớt được công thao tác. Có thể hiểu nôm na việc dùng Macro giống như việc ta ghi lại các thao tác, để rồi sau đó cho tự động lặp lại các thao tác đó với chỉ một lệnh duy nhất. 

4. Con ngựa Thành Tơ‐roa (Troy) ‐ Trojan Horse Thuật ngữ này dựa vào một điển  tích cổ, đó  là cuộc chiến giữa người Hy Lạp và người thành Tơ‐roa. Thành Tơ‐roa là một thành trì kiên cố, quân Hy Lạp không sao có thể đột nhập vào được. Người ta đã nghĩ ra một kế, giả vờ giảng hoà, sau đó tặng thành Tơ‐roa một con ngựa gỗ khổng  lồ. Sau khi ngựa được đưa vào trong thành, đêm xuống những quân  lính từ trong bụng ngựa xông ra và đánh chiếm thành từ bên trong. 

Phương pháp trên cũng chính là cách mà các Trojan máy tính áp dụng. Đầu tiên kẻ viết  ra  Trojan  bằng  cách  nào  đó  lừa  cho  đối  phương  sử  dụng  chương  trình  của mình, khi chương trình này chạy thì vẻ bề ngoài cũng như những chương trình bình thường  (một  trò  chơi, hay  là những màn bắn pháo hoa  đẹp mắt  chẳng hạn). Tuy nhiên, song song với quá trình đó, một phần của Trojan sẽ bí mật cài đặt  lên máy nạn nhân. Đến một thời điểm định trước nào đó chương trình này có thể sẽ ra tay xoá dữ liệu, hay gửi những thứ cần thiết cho chủ nhân của nó ở trên mạng (ở Việt Nam đã từng rất phổ biến việc  lấy cắp mật khẩu  truy nhập  Internet của người sử dụng và gửi bí mật cho chủ nhân của các Trojan). 

Khác với virus, Trojan là một đoạn mã chương trình “HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT LÂY LAN”. Nó chỉ có thể được cài đặt bằng cách người tạo ra nó ʺlừaʺ nạn nhân. Còn virus thì tự động tìm kiếm nạn nhân để lây lan. 

Thông thường các phần mềm có chứa Trojan được phân phối như là các phần mềm tiện ích, phần mềm mới hấp dẫn, nhằm dễ thu hút người sử dụng. Vì vậy bạn hãy cẩn thận với những điều mới lạ, hấp dẫn nhưng không rõ nguồn gốc! 

Page 81: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 81

Sâu Internet ‐Worm quả là một bước tiến đáng kể và đáng sợ nữa của virus. Worm kết hợp cả sức phá hoại của virus, sự bí mật của Trojan và hơn hết là sự lây lan đáng sợ mà những kẻ viết virus trang bị cho nó, cũng một phần. Một kẻ phá hoại với vũ  khí tối tân. Tiêu biểu như Mellisa hay Love Letter. Với sự lây lan đáng sợ chúng đã làm tê liệt hàng loạt các hệ thống máy chủ, làm ách tắc đường truyền. 

Worm  thường phát  tán bằng cách  tìm các địa chỉ  trong sổ địa chỉ  (Address book) của máy mà nó  đang  lây nhiễm,  ở  đó  thường  là  địa  chỉ  của bạn bè, người  thân, khách hàng... của chủ máy. Tiếp đến, nó tự gửi chính nó cho những địa chỉ mà nó tìm  thấy,  tất nhiên với địa chỉ người gửi  là chính bạn, chủ sở hữu của chiếc máy. Điều nguy hiểm  là những việc này diễn ra mà bạn không hề hay biết, chỉ khi bạn nhận được thông báo là bạn đã gửi virus cho bạn bè, người thân thì bạn mới vỡ lẽ rằng máy  tính của mình bị nhiễm virus  (mà chưa chắc bạn đã  tin như  thế!!?). Với cách hoàn toàn tương tự trên những máy nạn nhân, Worm có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân, điều đó  lý giải tại sao chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ mà Mellisa và Love Letter  lại có  thể  lây  lan  tới hàng chục  triệu máy  tính trên  toàn  cầu. Cái  tên  của nó Worm hay  ʺSâu  Internetʺ  cho  ta hình dung  ra việc những con virus máy  tính  ʺbòʺ  từ máy tính này qua máy  tính khác trên các  ʺcành câyʺ Internet. 

Với sự lây lan nhanh và rộng lớn như vậy, Worm thường được kẻ viết ra chúng cài thêm nhiều tính năng đặc biêt, chẳng hạn như chúng có thể định cùng một ngày giờ và đồng loạt từ các máy nạn nhân (hàng triệu máy) tấn công vào một địa chỉ nào đó, máy chủ có mạnh đến mấy thì trước một cuộc tấn công tổng lực như vậy thì cũng phải bó  tay, Website của nhà Trắng  là một ví dụ. Ngoài  ra, chúng còn có  thể cho phép chủ nhân của chúng truy nhập vào máy của nạn nhân và có thể  làm đủ mọi thứ như ngồi trên máy dó một cách bất hợp pháp. 

Ở đây chúng  tôi chỉ có  thể nói sơ qua về  lịch sử, cũng như phân  loại virus nhằm cung cấp cho các bạn một cách nhìn nhận đúng đắn về virus máy tính, để từ đó sẽ có những phương pháp hữu hiệu ngăn chặn chúng. 

 

Page 82: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

82

III. Bức Tường lửa : 

 Một tường lửa Internet có thể giúp ngăn chặn người ngoài trên Internet không xâm nhập được vào máy tính của bạn. Tường lửa có hai loại, phần mềm hoặc phần cứng, có tác dụng như một biên giới bảo vệ và lọc những kẻ xâm nhập không mong muốn trên Internet. 

  Một tường lửa có thể lọc các lưu lượng Internet nguy hiểm như hacker, các loại sâu, và một số loại virus trước khi chúng có thể gây ra trục trặc trên hệ thống của bạn. Ngoài ra, tưởng lửa có thể giúp cho máy tính của bạn tránh tham gia các cuộc tấn công vào các máy tính khác mà bạn không hay biết. Việc sử dụng một tường lửa là cực kỳ quan trọng nếu máy tính của bạn luôn kết nối Internet, như trường hợp bạn có một kết nối băng thông rộng hoặc kết nối DSL/ADSL. 

Trong Microsoft Windows® XP đã có sẵn tính năng tường  lửa. Bạn có thể bắt đầu sử dụng tính năng Internet Connection Firewall của Windows XP từ bây giờ. Trong phần lớn các trường hợp, các bước trong trang Bảo vệ Máy tính của bạn sẽ giúp bạn bật  tính năng  Internet Connection Firewall  trên Windows XP và bạn nên sử dụng tính năng này nếu bạn có máy tính kết nối với Internet. Có nhiều tùy chọn khác về tường  lửa, bao gồm cả các giải pháp về phần mềm và phần cứng. Bạn có  thể cân nhắc các  lựa chọn này nếu bạn đang dùng các phiên bản Windows trước đó, hoặc đang gặp vấn đề về tương thích với tính năng tường lửa của Windows XP, hoặc bạn đang  cân nhắc  sử dụng một gói  sản phẩm  tường  lửa với  các  tính năng khác  trên Windows XP. Tuy nhiên trong bài thực hành của chúng ta chúng ta sẽ nghiên cứu phần mềm chạy trên nền Windows là phần mềm Pc‐cillin. 

 

Page 83: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 83

IV. PC‐Cillin:  

1. Giới thiệu tác dụng phần mềm PC‐cillin:  Đây  là  phần  mềm  bảo  vệ  chiếc  máy  tính  của  bạn  tránh  khỏi  bị  nhiễm  Virus, Spyware, Hacker, và Spam. Ngoài ra bạn cũng có thể bảo mật thông tin của chính bạn và khóa truy cập những website không cần thiết và sau đó sẽ check  e‐mail  và lọc ra những email bị nhiễm virus. Ngoài ra chúng ta còn rất nhiều các đặc tính khác nữa  như  quét  virus  realtime,  anti  spyware  realtime  v.v.  Phiên  bản mà  chúng  ta Demo  sau    đây  là  phiên  bản  phần  mềm    Trend  Micro™  PC‐cillin™  Internet Security™ 2005, nó có hầu hết tính năng của phiên bản cũ thêm vào đó được update lên một số tính năng mới như là: home network control, Wifi detection,v.v. 

2. Cài đặt phầm mềm PC‐cillin: Cũng  giống  như  mọi  phần  mềm  khác,  PC‐cillin  cũng  cài  đặt  được  trên  nền Windows nhưng khi cài đặt chúng ta cần phải chú ý đến các thông số sau: 

1. Thứ nhất là về hệ điều hành  

Window XP với SP1 hay là SP2 

Window 2000 Professional với SP4 

Window Me  

Window 98SE 

Window 98 

2. CPU 

Sử dụng tối thiểu Pentium 233MHz cho các Windows 98, 98SE, Me 

Sử dụng tối thiểu Pentium 300Mhz cho Windows 2000 và XP 

3. Bộ nhớ  

64M RAM trở lên  

 

Chúng ta nên xem xét các thông số trên và xem thử máy mình có hợp với các thông số này không và bắt đầu cài đặt.  

Hình  sau  đây  là Menu  chính  của  phần mềm PC‐cillin,  gồm  có  rất  nhiều  box  và component:  gồm  có  Scan  for  virus,  Update  components,  Scan  for  spyware, Summary, System, Email, Network, Network Security, Updates and Registration.  

 

 

 

 

Page 84: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

84

 Chức năng của các Box là :  

Box Summary: gồm Internet Security Status, Antivirus status và Event log. Các  chức  năng  này  cho  chúng  ta  xem  thông  tin  và  trạng  thái  của máy chúng ta như là các phiên bản Windows của chúng ta đang có lỗi gì, Virus nào chúng ta đã diệt và cách ly nó v.v.  

Box System: bao gồm Manual scan, Scan  tasks, Scan setting, Quarantine, Spyware Scan, Security Check. Box này giúp chúng ta cài đặt các thông số, các ổ đĩa muốn quét virus và các dạng hoạt động  khi chúng ta phát hiện ra  virus trong máy.  

Box Email: chúng ta sẽ quản lý email của mình tại Box này bao gồm Mail Scan , Webmail Scan, Anti‐Span. 

Network Control: Box này cho chúng ta khoá những web site mà chúng ta không thích kết nối  tới, những website nguy hiểm cho dữ liệu .  

Network Security:   Box này gồm Firewall, Wifi‐detection, Network virus Emergency Centre. Chúng ta có thể thiết  lập Firewall để bảo vệ cho máy của mình tại chức năng này, chống các truy cập bất hợp pháp từ xa. 

Box Update và Registration:  thực hiện chức năng cập nhật những  thông tin về virus , những hình thức tấn công mới cho phần mềm. Vì sự thay đổi của Virus là liên tục nên chức năng này là cự kỳ cần thiết đối với user của máy. 

3. Sử dụng chức năng firewall, Network virus Emergency Centre và URL filter của PC‐cillin: 

Bây giờ  ta cấu hình như sau. Vào Box Network Security chúng  ta khởi động hoạt động của firewall lên.  

Sau đó chúng ta cài đặt phần mềm GFI lên máy tính hay thử chép một chương trình virus vào máy (virus hay là Trojan và khởi động nó lên ). GFI là phần mềm Scanner 

Page 85: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 85

dùng  để  quét  những  kẻ  hở  trong mạng  LAN. Khi  chương  trình  này  hoạt  động chương trình Pc‐cillin sẽ detect ra và   xem chương trình này giống như 1 virus. Vì vậy nó sẽ cảnh báo cho chúng ta biết và  khoá virus  này lại không cho nó tiếp tục hoạt động.  

 

 Bây giờ  chúng  ta chép 1 đoạn mã virus, do  chương  trình  của PC‐cillin  là  chương trình hỗ trợ realtime scan nên có thể phát hiện ra thực thi việc diệt virus mà nó hỗ trợ  hay là cô lập nó. Tuy nhiên để chương trình PC‐cillin có thể hoạt động tốt hơn, ngoài việc thực hiện các chức năng trên chúng ta phải thường xuyên cập nhật virus vào chương trình hay dùng những bản version càng mới càng tốt. Bây giờ chúng ta tiếp  tục  thực hiện chức năng  filter URL, chức năng này giúp chúng  ta không  lang thang hay link tới những trang web có nội dung xấu, đồng thời cảnh giác với những spyware hay  là Trojan  ở những nơi này. Ngoài  sự phân  loại web  trong  các  chức năng của chương trình này, chúng ta có thể thêm vào những địa chỉ trang web cụ thể   không muốn vào. Các bậc bố mẹ  có  thể  sử dụng  chức năng này ngăn  chặn không cho con cái mình vào những trang web xấu.  

 

 

Page 86: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

86

 

Bây  giờ  chúng  ta  add  vào  trang web www.athenavn.com  bằng  cách  vào  “view Exceptions” 

 Tiếp  tục nhấn Ok và apply sự cài đặt này vào chương  trình PC‐cillin. Nếu không apply thì cấu hình của chúng ta vẫn chưa hoạt động. 

Sử dụng trình duyệt web và đánh vào trang web www.athenavn.com. Bây giờ trang web này đã bị lọc. Chúng ta có thể thấy trên IE (Internet Explorer), trang web này đã bị lọc bởi chương trình PC‐cillin.  

 

 

Page 87: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 87

Chapter 7: Hướng dẫn cài đặt phòng Net (Sử dụng mạng ngang hàng)  

I. Yêu cầu:  

 

   

              

Mỗi máy  tính  trong mạng  phải  có  cấu  hình  tối  thiểu  là  166Mhz, RAM 32MB, đủ để chạy trình duyệt web IE.  

Có modem ADSL (có cổng   RJ45). 

Nếu muốn dùng thêm điện thoại thì phải có spliter. 

Đường dây ADSL.  

Account ADSL. 

Nếu có thêm 1 thiết bị chống sét cho modem ADSL thì càng tốt.  

Một Switch để chia mạng. 

Cáp thẳng RJ45 tuỳ theo trong mạng của chúng ta có bao nhiêu Host. 

Cáp RJ11  

Page 88: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

88

Nguồn điện, ổn áp, dây cắm v.v.  

 

II. Lắp đặt: 

1. Lắp đặt cáp trong mạng:  Tùy vào mỗi cách bố trí của phòng, do số máy của chúng ta thường nhiều (cở 10‐>20 máy) nên chúng ta cố gắng nhóm các loại dây vào 1 bó và đánh số cho nó, khi có 1 việc gì đó xảy  ra chúng  ta dễ dàng  tìm  ra nguyên nhân sợi dây cáp nào hư. Nên đánh  số  cho  các máy  tính và gắm nó  đúng vào  số  của Port  Switch  chúng  ta  sài. Chúng ta nên sử dụng biến áp cho phòng Internet vì công suất tải của chúng ta rất lớn (mỗi máy tương đương với 250W).  

 

2. Lắp đặt thiết bị chống sét:  Đường dây từ bưu điện kéo vào nhà của chúng ta phải đi qua hộp chống sét đầu tiên và không được rẽ nhánh hay đi qua tổng đài nội bộ,v.v… Chúng ta nên yêu cầu nhân viên bưu điện kiểm tra việc này cho mình. 

 

3. Lắp đặt bộ lọc :  Bộ spliter dùng để  tách dữ  liệu  tín hiệu  (internet) và tín hiệu  thoại được dễ dàng. Thực hiện cắm đầu RJ11 của bộ lọc vào cổng của thiết bị chống sét. 

 

4. Lắp đặt máy điện thoại và Modem :  Thực hiện cắm 1 đầu dây điện thoại RJ11 vào cổng Phone của Filter (vị trí 2 hình 2) và đầu dây còn  lại của máy điện  thoại. Hoặc bạn có  thể chia ra  làm nhiều nhánh song song để sử dụng cùng lúc nhiều máy điện thoại. 

         Cắm đầu dây điện thoại RJ11 (cổng thứ 1) từ bưu điện về vào đầu dây ADSL của spliter và đầu dây còn lại vào modem ADSL. 

 

Page 89: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 89

III. Cài đặt Modem và máy tính (xây dựng mạng ngang hàng): 

1. Cài đặt cho máy tính Trước tiên chúng ta nói đến việc cài đặt máy tính: Ngoài những việc về cấu hình của máy tính, khi cài hệ điều hành vào chúng ta muốn máy chúng ta được an toàn hơn thì phải cài những Service pack đi theo nó. Ví dụ nếu như ta dùng MS Window 2000 chúng ta nên vào trang Microsoft update để download về những Service pack mới nhất. Thứ 2 nữa là cài đầy đủ phần mềm phục vụ cho các trình ứng dụng mà khách hàng  sử dụng. Thứ  3 nên  cài  những phần mềm  chống  virus  và  spyware  vào  và thường xuyên update nó. Đối với máy tính chúng ta chỉ cần cấu hình về mạng như hình sau : 

         

 Vào My Network Place‐>Network Connection‐>Click chuột phải vào Card mạng mà chúng ta đang dùng, nhấn vào “properties” và sau đó tiếp tục click đôi vào Internet Protocol (TCP/IP). Như vậy chúng ta sẽ thấy hiện lên  như hình 3. Lúc này ta chọn “Obtian an IP address automatically” và “Obtian DNS Server address automatically “. Khi chọn chức năng này, máy  tính sẽ nhận  IP và địa chỉ DNS  từ DHCP Server. DHCP Server chính là modem Zyxel, nó sẽ tự động kiểm tra máy nào sẽ kết nối vào mạng và cấp địa chỉ IP và DNS Server cho máy đó. Chúng ta kiểm tra địa chỉ IP của máy bằng lệnh Ipconfig /all trong Command prompt. 

 

Page 90: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

90

2. Cấu hình modem Zyxel :   Các tín hiệu đèn của Modem : 

       

Đèn  Màu  Trạng thái   Mô tả 

PWR  Xanh   Sáng   Có tín hiệu điện  

    Tắt  Modem không tín hiệu điện  

SYS  Xanh   Sáng   Modem đã sẵn sàng  

    Nháy  Modem đang khởi động lại 

    Tắt  Modem chưa sẵn sàng 

  Vàng  Sáng  Điện nguồn quá yếu  

Lan 10M  Xanh  Sáng   Modem  kết  nối  thành  công  với Ethernet 

    Nháy  Modem đang nhận hay gởi dữ liệu  

    Tắt  Modem không có tín hiệu 

Lan 100M  Xanh   Sáng   Kết nối thành công với Ethernet 

    Nháy   Modem đang nhận hay gởi dữ liệu 

    Tắt  Modem không có tín hiệu 

DSL  Xanh   Sáng   Modem có tín hiệu ADSL 

    Nháy   Modem chuẩn bị có tín hiệu ADSL 

    Tắt  Không có tính hiệu ADSL 

ACT  Xanh   Sáng   Modem  đang  thiết  lập  PPPoE Connection 

    Tắt  Modem  đã  sẵn  sàng  nhưng  không gởi hay nhận tín hiệu  

  Vàng  Nháy  Modem gửi hoặc nhận tín hiệu 

       

   

Khi cài đặt cho modem chúng ta có thể làm ở trong mạng LAN của chúng ta hay là làm trong WAN. Có 2 cách để truy nhập vào Modem  là telnet và dưới dạng Web. Bây giờ  ta  lấy một chiếc máy  tính nào  trong mạng đã cắm dây  lien kết vật  lý đến modem (cấu hình máy tính giống như trên) và đánh vào  :http://192.168.1.1. Nếu là modem mới mua về thì ta sẽ truy cập theo như sau : 

  Username: Admin 

  Pass: 1234 

  Sau khi đăng nhập xong, giao diện web sẽ xuất hiện. (hình 4) 

Page 91: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 91

     

       

      

 

Các thông số về VPI và VCI ta nhập như sau: VPI=8, VCI=35. Ta sử dụng protocol là PPPoE/LLC. Nhấn Next sẽ ra được giao diện sau: 

         

  

Các thông số về username và password là những thông số mà nhà cung cấp dịch vụ cung  cấp  cho  chúng  ta. Chúng  ta  đánh  vào  ở  đây, nếu  như  sai  ở  công  việc  này modem của chúng ta mọi việc hoạt động vẫn bình thường (qua các bước test về vật lý ), chúng ta dễ lầm tưởng là do ISP không kết nối được vào mạng. 

 

Page 92: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

92

Để chống sự xâm nhập vào mạng của chúng ta, điều nhất thiết phải làm là thay đổi password của admin. Vì tất cả password  của modem đều như nhau lúc ban đầu khi mua. 

                 

      

  Ví dụ : Old pass: 1234 

      New pass: athena 

      Retype pass: athena 

 

Như vậy chúng  ta đã điền đầy đủ  thông tin, ngoài những chức năng  trên modem còn có thêm 1 số chức năng khác nữa như DHCP, bảo mật, NAT, VPN, v.v. 

 

    

Page 93: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 93

Modem hoạt động như một DHCP server, nó sẽ quyết định các địa chỉ IP của các máy trên mạng. Trên hình chúng ta có địa chỉ bắt đầu của pool  là 192.168.1.10, và dãy  của  chúng  ta  sẽ  có  100  máy.  DHCP  Server  sẽ  đánh  địa  chỉ  cho  máy  từ 192.168.1.10 đến 192.168.1.109. Nếu ở máy PC chúng ta cấu hình như trên thì IP của chúng ta sẽ nằm trong dãy này. 

     

     

 

Page 94: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

94

Chương 8:  Tổng quan mô hình OSI  I. Giới thiệu    

1. Tổ Chức Tiêu Chuẩn và Hệ Mở OSI (Open Systems Interconnection Reference Model)  

Tổ  chức  tiêu  chuẩn quốc  tế  (ISO‐International Standards Organization),  trụ  sở  tại Geneva‐Thụy Sĩ. Ra đời từ năm 1977, tổ chức này qui định các tiêu chuẩn trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh, sản xuất, khoa học công nghệ… và phối hợp hoạt động tại nhiều quốc gia đã đề ra tiêu chuẩn liên lạc dựa trên lý thuyết kiến trúc hệ mở để lập ra  các mạng  điện  toán, mô hình  được gọi  là hệ mở OSI, mô hình này  được  công nhận là khung sườn để phân tích và phát triển thiết bị, linh kiện cho hoạt động trên mạng. 

 

2. Qui Trình Liên Lạc  Các mạng đều dựa vào nhiều nguyên lý để trao đổi thông tin, một số qui trình được các mạng chuẩn điều hành như sau: 

Qui trình để tạo liên lạc và ngắt liên lạc. 

Tín hiệu dùng để trình bày dữ liệu trên phương tiện truyền thông. 

Loại tín hiệu được dùng. 

Phương pháp truy nhập để chuyển tiếp một tín hiệu liên lạc. 

Phương pháp truyền trực tiếp một thông điệp. 

Thủ tục dùng để kiểm soát tốc độ truyền dữ liệu. 

Phương pháp dùng cho các hệ mạng khác nhau liên lạc được với nhau. 

Các cách bảo đảm cho thông điệp được nhận đúng cách. 

 

II. Mô Hình Tham Chiếu OSI  

Ra  đời năm 1980 do Tổ  chức Tiêu  chuẩn Quốc  tế  (ISO)  đề  ra, mô hình OSI  định nghĩa kiến trúc nhiều tầng (lớp) nhằm lý giải cho kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. 

Mô hình tham chiếu OSI là một cấu trúc thủ tục truyền tin qua 7 tầng, nó qui định về giao diện  giữa các tầng, tức qui định đặc tả về phương pháp các tầng liên lạc với nhau. Điều này có nghĩa là cho dù các tầng được soạn thảo và thiết kế bởi các nhà sản xuất, hoặc công ty khác nhau nhưng khi được lắp ráp lại, chúng sẽ làm việc một cách dung hòa. 

Page 95: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 95

 

Mỗi tầng trong mô hình OSI sẽ thi hành các tác vụ của mình và cung cấp các dịch vụ cho tầng ngay trên nó, đồng thời cũng có thể đòi hỏi dịch vụ của tầng ngay dưới nó, và một tác vụ được thi hành qua các tầng trong mô hình OSI như vậy thường được gọi là chồng giao thức, ví dụ: TCP/IP là một chồng giao thức. 

Mục đích của mô hình OSI là cho phép sự tương giao giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng. Bởi lý do đó nên mô hình OSI cũng là tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất, nhà kinh doanh theo dõi sự phát triển thêm về các thiết bị mạng. 

Mô hình OSI có 7 tầng như sau: 

1. Tầng vật lý (Physical) 

2. Tầng liên kết dữ liệu (Data‐link) 

3. Tầng mạng (Network) 

4. Tầng vận chuyển (Transport ) 

5. Tầng giao dịch, phiên (Session ) 

6. Tầng trình bày (Presentation ) 

7. Tầng ứng dụng (Application )  

 

 

1. Sự Liên Lạc Giữa Các Tầng Ngang Hàng Trong Mô Hình OSI Khi cần chuyển  thông  tin nội  trong máy,  thì mỗi  tầng, qua  thủ  tục  lại nhận  thêm thông tin. Thông tin thêm vào dưới dạng đầu đề (header) của thông điệp gốc từ trên xuống từ trên xuống của mô hình OSI. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Application

Presentation

Session

Transport

Network

Data Link

Physical

Application

Presentation

Session

Transport

Network

Data Link

Physical

UNIX Macintosh

Hình 1 

Application

Presentation

Session

Transport

Network

Data Link

Physical

Data

Data

Data

Segment

Packets

Frames

Bits

LayerData

Page 96: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

96

Để dễ hiểu hơn chúng ta hãy xem xét quá trình gửi và nhận một thông điệp từ máy UNIX sang máy Macintosh như hình trên. 

Đầu tiên tầng thứ 7 (Application) của máy UNIX nhận được một tác vụ, một mệnh lệnh từ người dùng là chuyển một thông điệp sang máy Macintosh, tầng này sẽ thực hiện xong công việc của nó và trước khi nó chuyển phần công việc còn lại xuống cho tầng dưới, nó lập tức thêm vào thông điệp một đầu đề (header) của nó; rồi khi lớp dưới nó,  tầng  thứ 6  (Presentation)  làm  tiếp phần công việc mà  tầng  thứ 7 chuyển cho nó, xong việc và trước khi chuyển phần việc còn lại cho tầng phía dưới thì tầng 6 này cũng  thêm vào  thông điệp một đầu đề của nó;  tầng  thứ 5  (Transport) cũng làm tiếp phần việc còn lại của tầng 6 chuyển xuống, xong, trước khi chuyển xuống tầng dưới, nó cũng  thêm vào  thông điệp một đầu đề của nó; quá  trình cứ diễn ra tương tự cho đến tầng 1 (Physical), nhưng ở tầng 1 này, nó không thêm vào thông điệp một đầu đề của nó như các  tầng ở  trên vì  tầng một chỉ có  trách nhiệm  là  lo đường truyền thông với máy Macintosh mà thôi.  

Vậy quá  trình nhận của máy Macintosh  thì sao? Khi  tầng 1 của máy nhận, nhận được thông điệp, nó chuyển lên cho tầng 2 trên nó, tầng này sẽ bóc đầu đề của tầng 2 của máy gửi ra và thực hiện công việc của nó, xong nó chuyển thông điệp lên cho phần trên kế tiếp nó; rồi tầng 3 của máy nhận, việc đầu tiên cũng là bóc đầu đề của tầng 3 của máy gửi, làm tiếp phần việc của mình, xong, nó lại chuyển phần việc còn lại cho tầng trên kế tiếp nó; quá trình cứ diễn ra tương tự như vậy cho đến tầng 7, và thông điệp sẽ được hiển thị cho người dùng. Như vậy chúng ta có những nhận xét tổng quát sau: 

Phía máy gửi: 

Nhận yêu cầu, thêm đầu đề và gửi đi. 

Phía máy nhận: 

Chờ nhận tín hiệu từ máy gửi, gỡ bỏ đầu đề, xử lý các gói tin và hiển thị cho người dùng. 

Chúng ta cũng hình dung qua ví dụ thực tế để dễ hiểu hơn quá trình gửi và nhận cũng như quá trình liên lạc giữa các tầng trong mô hình OSI. 

Ví dụ một người muốn gửi  đi một  lá  thư,  trước  tiên  anh  ta phải  cho  lá  thư vào phong bì (đầu đề 1), sau đó anh ta ghi rõ địa chỉ bên ngoài phong bì (đầu đề số 2), sau đó lá thư được người đưa thư cho vào gói (đầu đề số 3), sau đó đem gói xuống xe (đường truyền dẫn) và lá thư được chuyển đi. Ở đầu nhận, người bưu tá sẽ lấy lá thư ra khỏi gói (bóc đầy đề số 3), sau đó người nhận sẽ nhận lá thư của mình dựa và địa chỉ trên phong bì (đầu đề số 2 và số 3), cuối cùng là đọc lá thư. 

 

 

 

Page 97: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 97

  Và quá trình gửi và nhận được chi tiết hơn qua hình vẽ sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong  đó  A:  Đầu  đề  ứng  dụng  (Application  header),  P:  Đầu  đề  trình  bày (Presentation header), S: Đầu đề  tầng giao dịch, phiên (Session header), T: Đầu đề vận chuyển (Transport header), N: Đầu đề mạng(Network header), D: Đầu đề  liên kết dữ liệu (Data‐Link header). 

 

2. Thủ Tục Ngăn Xếp (Protocol Stacks) Mô hình OSI tách tiến trình liên lạc của mạng thành tầng‐lớp. Mỗi tầng đại diện cho một loại việc tương ứng. Thủ tục ngăn xếp là công cụ của tầng kiến trúc. Thủ tục và dịch vụ liên kết với thủ tục xếp tầng để chuẩn bị truyền và nhận dữ liệu trên mạng. 

Hai máy điện toán muốn liên lạc bằng thủ tục ngăn xếp, phải vận hành tương thích để trao đổi với nhau, như ở ví dụ hình 2, ta thấy đường truyền thông điệp khởi đi ở tầng vận chuyển với thủ tục ngăn xếp rồi chuyển qua mạng trung gian và  lên thủ tục ngăn xếp của máy nhận. Nếu có  tầng nào đó của máy nhận không hiểu được hoặc không tương thích với tầng tương ứng ở máy gửi thì thông điệp không truyền tới được. 

Hai máy không  tương  thích  cũng  được ví như hai người nói  chuyện với nhau, 1 người mù, 1 người điếc họ không hiểu được nhau thì họ sẽ phải dùng cách khác. Vì người mù nói thì người điếc không nghe, ngược lại người điếc ra dấu thì người mù không nhìn thấy. 

Như vậy hai máy muốn liên lạc với nhau, thì máy nhận và máy gửi phải có thủ tục ngăn xếp tương thích với nhau. 

 

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

A A

A

A

A

A

P

P

P

P

P

S

S

S

S

N

N

T

T

T D

Application

Presentation

Session

Transport

Network

Data Link

Physical

Sending Receiving

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

Dat

A A

A

A

A

A

P

P

P

P

P

S

S

S

S

N

N

T

T

TD

Hình 2 

Page 98: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

98

III. Khái Niệm Các Tầng OSI 

1. Tầng Vật Lý – Physical Layer Dù tầng vật lý không xác định phương tiện sử dụng, nhưng nó liên hệ với mọi mặt truyền và nhận dữ  liệu  trên mạng  truyền  thông. Tầng này không đòi hỏi dây cáp truyền là bạc, đồng hay vàng. Đặc biệt là nó liên hệ với việc nhận và truyền “bit”(là đơn vị thông tin hoặc dung lượng nhớ). Tầng này xác nhận vài tính chất của mạng vật lý sau đây: 

Kết cấu vật lý của mạng (Physical topology) 

Đặc  điểm về  cơ  cấu và  điện  để dùng  (điện  thế  trên phương  tiện  truyền dẫn) 

Truyền bít, mã hóa và đếm (bộ đếm) giờ. 

Tầng  này  đề  ra  những  yêu  cầu  về  những  phương  tiện  kỹ  thuật  cần  thiết  trên phương diện vật lý và qui định về khoảng cách kết nối giữa máy nhận và máy nhận, cũng như qui định về các chuẩn của các vật dùng để kết nối (các đầu nối ) ví dụ như đầu nối RJ45, BNC connector, DB9, DB25… 

Ở tầng vật lý sẽ có một số các thiết bị hoạt động ở tầng này như sau: 

Các thiết bị như: Repeater, HUB…Cũng nói thêm ra đây một số khái niệm của các thiết bị này để chúng ta dễ hiểu rõ hơn. 

Thiết bị Repeater‐Bộ chuyển tiếp: 

Thiết bị này chỉ đơn thuần là khuếch đại tín hiệu lên khi tín hiệu này đang suy yếu và đi ngang nó. Có nghĩa là, khi tín hiệu truyền đi xa sẽ yếu dần nên bộ chuyển tiếp này sẽ phục hồi lại các tín hiệu bằng cách khuếch đại lên, nhằm để duy trì tín hiệu được truyền đi xa hơn, điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng Repeater để làm tăng thêm chiều dài, khoảng cách giữa máy nhận và máy gửi khi có nhu cầu. 

Bộ chuyển tiếp chạy ở tầng vật lý vì tầng trên nó không cần phục hồi tín hiệu. Nghĩa là nó chỉ chuyển đơn vị thông tin (bit) dữ liệu cho dù khung dữ liệu có bị hỏng hóc, bị  lỗi, nhiệm vụ chính của nó chỉ là giúp mạng tăng  lực truyền thông trên khoảng cách có hạn. Ưu điểm để sử dụng thiết bị này là giá thành rẻ.  

Thiết bị HUB 

Thiết bị này chúng ta thường hay thấy được sử dụng trong mạng LAN, bởi nhiệm vụ  chính  của  nó  cũng  gần  giống  như  thiết  bị  Repeater,  là  chỉ  có  trách  nhiệm khuyếch  đại  tín hiệu khi  tín hiệu bị  suy giảm,  tuy nhiên vẫn  có  rất nhiều nhược điểm, mà cụ thể nhược điểm lớn nhất là nó không thể kiểm soát được các thông tin bị lỗi đi ngang qua nó và tín hiệu truyền qua HUB thì được HUB truyền đi ở cơ chế toàn mạng (Broad cast). 

Page 99: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 99

2. Tầng Liên Kết Dữ Liệu – DataLink Như ở tầng vật lý, chúng ta đều thấy các máy truyền thông điệp cho nhau bằng đơn vị bit, tuy nhiên, quá trình truyền không đơn giản chỉ chuyển đơn vị thông tin bít mà nó còn phải trải qua rất nhiều thao tác để làm sao các bit thông tin này phải là các bit có đầy đủ ý nghĩa. Tầng liên kết dữ liệu tiếp nhận thông điệp gọi là frames từ tầng ở trên nó, việc đầu tiên của tầng Data link là gỡ các frame thành những đơn vị thông tin (bít) để truyền tải đi và rồi ráp các bít đó lại thành frame ở bên máy nhận. 

Tầng này cũng có trách nhiệm là định địa chỉ, kiểm soát sai số, kiểm đường nối đơn  giữa mạng và thiết bị. Ngoài ra nó còn đảm trách nhiều nhiệm vụ phức tạp khác, kết hợp với định địa chỉ  và giao gói qua chương trình vận chuyển qua mạng liên kết. 

Theo tiêu chuẩn IEEE 802 của Viện Công Nghệ Điện và Điện Tử, chia tầng Data link thành 2 lớp phụ (con) như sau: 

Điều khiển phương  tiện  truy cập‐Media Access Control  (MAC), nhiệm vụ của  lớp MAC là điều khiển đa thiết bị, chia sẽ cùng một phương tiện truyền thông thông tin và gồm cả phương pháp kiểm đường truyền dẫn hoặc điều khiển cách  truyền dữ  liệu  từ một  thiết bị như card mạng NIC (Network Interface Card). Lớp này cũng cung cấp thông tin địa chỉ để liên lạc giữa các thiết bị mạng. 

Điều khiển  liên kết  lôgíc‐Logical Link Control  (LLC),  lớp  liên kết phụ này  được  lập nên  để duy  trì  liên kết với  các  thiết bị  thông  tin. Lớp này cũng nhận biết  được  thông  tin  sẽ  truyền  đi qua  các  thiết bị mạng khác nhau protocol như thế nào để đóng gói các frame cho tương ứng. 

Để hiểu rõ hơn, kỹ hơn  tầng Data  link này  thì chúng  ta hãy khảo sát qua các quá trình truy cập phần cứng, định địa chỉ cũng như quá trình kiểm soát lỗi và luồng tại tầng này như thế nào. 

2.1 Truy cập phần cứng tại tầng Data link 

 Như đã  trình bày,  lớp phụ MAC của Data  link sẽ có  trách nhiệm điều khiển việc truyền dữ liệu qua card mạng, do đó để truy cập mạng qua bộ card thích ứng ở tầng liên kết dữ liệu gồm phương pháp điều khiển truy cập kiểm đường truyền dẫn hoặc chuyển thẻ bài (token) và mạng tôpô (topoloy). Tầng này cũng điều khiển phương pháp truyền dẫn đồng bộ hoặc không đồng bộ. 

2.2 Địa chỉ ở tầng Data link 

Các thiết bị phần cứng tại tầng liên kết dữ liệu đều có một địa chỉ, địa chỉ đó gọi là địa chỉ thiết bị vật lý‐physical device address, là địa chỉ liên kết với phần cứng trong máy tính.  

Các  tiêu chuẩn được ứng dụng  trong một mạng quyết định khổ địa chỉ vì nó kết hợp với cách  truy cập môi  trường  truyền dẫn, các địa chỉ vật  lý  thường được gọi chung là địa chỉ MAC‐Media Access Control. 

Page 100: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

100

Do đặc  thù của LAN  là các gói  tin  sẽ được  truyền  đi cho  tất cả  các  thiết bị  trong mạng. Nên khi nhận được  thông điệp của gói  tin  thì các  thiết bị này đều đọc bên trong mỗi khung dữ liệu (frame) để xác định địa chỉ mà khung đó gửi đến có phải cho mình hay không. Nếu địa chỉ đích trong khung phù hợp với địa chỉ vật lý của thiết bị mạng đó thì khung sẽ được chấp nhận, ngược lại, thì phần còn lại của khung sẽ không được chấp nhận. Đây chỉ là trường hợp tổng quát cho tất cả các loại thiết bị truyền dẫn, ngoại trừ thông tin được quảng bá bởi các thiết bị Router, Bridge. Vì chúng sử dụng địa chỉ vật lý để điều chỉnh đường đi của khung, nên các thiết bị này dùng để liên kết các thiết bị tại tầng Data Link. 

2.3 Điều khiển lỗi và luồng tại tầng DataLink 

Điều khiển  luồng: Sẽ xác  định  lượng dữ  liệu  truyền dẫn  trong một khoảng  thời gian nhất định, việc này nhằm kiểm soát các thiết bị gửi cùng một lúc quá nhiều gói tin đến máy nhận. 

Điều khiển lỗi: Sẽ kiểm tra lỗi trong các khung thu được và yêu cầu phát lại khung đó.  

Việc điều khiển lỗi trong mạng thông tin thường xuất hiện ở một vài lớp khác nhau trong mô hình OSI, tuy nhiên tại tầng liên kết dữ liệu việc kiểm lỗi là rõ nhất nhằm đảm bảo các gói tin đến được nơi cần đến một cách chính xác. 

Và hình vẽ minh họa sau đây để dễ hình dung ra một khung dữ liệu tại tầng Data link như thế nào. 

 

 

Trong đó: 

MAC Header gồm: Source MAC–MAC  của máy gửi, Destination MAC–MAC của máy nhận. 

IP Header  gồm:  Source  IP‐IP  của máy  gửi,  Destination  IP‐IP  của máy nhận. 

TCP gồm: Quy định protocol, Port, kiểu truyền là TCP hay UDP 

DATA: là nội dung gói tin cần gửi đi 

Trailer: Chứa các thông tin dùng để kiểm tra lỗi, điều khiển luồng và điều khiển lỗi. 

Ví dụ: Một máy A (MAC A, IP A)  gửi mail cho máy B (MAC B, IP B) thì bên trong khung sẽ có dạng như sau: 

 

 

 

MAC header IP header TCP DATA Trailer

MAC A MAC B IP A IP B SMTP, port=25 DATA Trailer

Page 101: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 101

3. Tầng Mạng – Network Tầng  liên kết dữ  liệu  liên quan đến việc  thông  tin giữa các  thiết bị  trên cùng một mạng. Các địa chỉ vật lý sử dụng là các khung dữ liệu địa chỉ, mỗi thiết bị sẽ chịu trách nhiệm giám sát một mạng và nhận các khung đến thiết bị đó. 

Tầng mạng giữ nhiệm vụ thông tin với các thiết bị trên mạng khác để tạo thành sự liên kết mạng. Vì liên kết mạng có thể được xây dựng với nhiều mạng khác nhau. Tầng mạng sử dụng thuật toán định tuyến (router) để đưa các gói tin từ mạng gốc đến mạng đích. Trong  tầng mạng mỗi  thiết bị được gắn cho một địa chỉ mạng để định tuyến gói tin, nó sẽ kiểm soát quá trình định địa chỉ và phân phối gói tin trên mạng. 

Về căn bản, tầng mạng chịu tránh nhiệm phân phát các gói dữ liệu từ đầu này sang đầu kia  (end‐to‐end,  từ nguồn  đến  đích),  trong khi  tầng  liên kết dữ  liệu  lại  chịu trách nhiệm phân phát gói dữ liệu từ nút này sang nút khác (hop‐to‐hop, giữa hai nút mạng trung gian có đường liên kết (link) trực tiếp). 

Tầng mạng cung cấp các phương tiện có tính chức năng và qui trình để truyền các chuỗi dữ  liệu có độ dài đa dạng từ nguồn tới đích, qua một hay nhiều mạng máy tính, trong khi vẫn duy trì chất  lượng dịch vụ (quality of service) đòi hỏi bởi tầng vận chuyển. Tầng mạng  thi hành chức năng định  tuyến, điều khiển  lưu  lượng dữ liệu,  phân  đoạn  và  hợp  đoạn mạng  (network  segmentation/desegmentation),  và kiểm soát lỗi (error control). 

Tầng mạng xử lý việc truyền thông dữ liệu trên cả đoạn đường từ nguồn đến đích, và đồng  thời  truyền bất cứ  tin  tức gì,  từ bất cứ nguồn nào tới bất cứ đích nào mà chúng ta cần. Nếu ở tầng mạng mà chúng ta không liên lạc được với một địa điểm nào đấy, thì chúng ta chẳng còn cách nào để có thể liên lạc được với nó. 

3.1 Định Địa Chỉ Trên Mạng: 

Khi đã tìm ra địa chỉ vật lý của tầng liên kết dữ liệu, thì đó chỉ đơn giản là mới xác định được một thiết bị trên mạng. Trong các mạng lớn, việc phân bố dữ liệu mạng bằng địa chỉ vật lý không thực tế (giả sử nếu bộ thích ứng mạng phải kiểm tra từng gói gửi đến bất kỳ nơi nào trên Internet để tìm địa chỉ vật lý). Nó sẽ yêu cầu một phương pháp định tuyến (router) và lọc bỏ gói tin để giảm giao thông mạng và thời gian truyền dẫn. Tầng mạng sử dụng địa chỉ mạng logic để định tuyến cho các gói tin đến mạng nhất định trên mạng liên kết. 

Địa chỉ mạng logic được áp dụng  trong suốt cấu hình mạng. Người thiết kế mạng phải đảm bảo tính chất duy nhất của mỗi địa chỉ mạng. 

Tầng mạng còn cung cấp một địa chỉ dịch vụ gồm: Địa chỉ vật  lý và địa chỉ mạng logic trong khung dữ liệu. Ví dụ sau đây sẽ  giúp chúng ta hiểu rõ hơn địa chỉ này: 

Giả sử có địa chỉ: 2Bis Đinh Tiên Hoàng, F. ĐaKao, Q.1, HCM…khi, nói đến địa chỉ này về  bưu  chính  thì  tất  cả  các  thông  tin  đó  được  xem  là  địa  chỉ. Nhưng,  trong 

Page 102: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

102

mạng, các  thành phần khác nhau  tạo  thành địa chỉ đều có  tên. Địa chỉ điều khiển truy cập môi trường truyền (MAC) tương tự số nhà 2Bis, địa chỉ mạng là tên đường‐Đinh Tiên Hoàng, các  thông  tin  liên quan như F ĐaKao, Q1, HCM…trong  trường hợp này như địa chỉ mạng logic. Để phục vụ việc chuyển một lá thư nào đó đến số nhà này thì sẽ có mã dịch vụ, và có thể giả sử như sau: 404, 2Bis, Đinh Tiên Hoàng,  F ĐaKao, Q1, HCM, như thế thì được gọi là địa chỉ dịch vụ. 

 

3.2 Phân Phối Gói Tin 

Một gói  tin  được  truyền  từ một máy nguồn  trên mạng LAN và qua một  loạt  các phân đoạn mạng LAN khác để đến máy đích thì tầng mạng có trách nhiệm giám sát quá trình chọn đường truyền và phân phối gói tin đến đích, có thể ví dụ như chúng ta chạy xe đến cơ quan, chúng ta có thể thay đổi tuyến đường khác nhau vì các sự cố trên đường như kẹt xe, hoặc  thay  đổi công việc, dựa  theo đó chúng  ta phải chọn tuyến đường đi cho thích hợp. 

Một số thuật toán định tuyến trên tầng mạng: 

Chuyển mạch kênh (Circuit switching) 

Chuyển mạch tin (Message switching) 

Chuyển mạch gói (Packet switching) 

 

3.2.1 Chuyển mạch kênh: 

Thiết lập đường truyền cố định trong suốt quá trình truyền, cũng giống như thiết bị chuyển mạch của tổng đài, nó thiết  lập một đường truyền giữa 2 thuê bao, nó tạo tuyến khi 2 thiết bị bắt đầu giao tiếp. Các đường truyền phải đảm bảo độ tin cậy và tốc độ, nó cung cấp cho các  thiết bị một băng  tần xác định nhưng có nhược điểm sau: 

Quá trình thiết lập kết nối các thiết bị lâu. 

Các tín hiệu khác không thể chia sẽ đường truyền đã lập. Vì vậy hiệu quả sử dụng dải băng thông kém. Điều này có thể sánh như việc đối thoại khi bạn đang sử dụng một đường dây thì người khác không thể dùng mặc dù bạn không truyền dữ liệu. 

Các mạng  chuyển mạch  kênh  cần  đảm  bảo  độ  rộng  băng  tần,  vì  vậy  kiểu  này thường có giá thành cao. 

3.2.2 Chuyển mạch tin: 

Chuyển mạch  tin xem mỗi bản  tin hoàn  toàn riêng biệt. Mỗi bản tin mang địa chỉ của nơi đến và tại mỗi nút của chuyển mạch sử dụng thông tin này để chuyển bản tin đến nút khác. Chuyển mạch  tin được  lập  trình với các thông  tin  liên quan đến 

Page 103: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 103

các nút chuyển mạch trong mạng khác để chuyển tin đến đích. Tùy thuộc vào điều kiện mạng mà các bản tin được gửi đi theo các đường khác nhau. 

Chuyển mạch  tin  thường được dùng  trong  thư điện  tử vì việc phân phối  thư cho phép thời gian trễ, chuyển mạch tin thường sử dụng các thiết bị có giá thành thấp và truyền trên những kênh có tốc độ thấp, một số ứng dụng của nó như: định giờ làm việc, định lịch. 

Ưu điểm: 

Các  thiết bị  thông  tin có  thể dùng chung kênh dữ  liệu để nâng cao hiệu suất sử dụng dải tần. 

Có khả năng lưu trữ bản tin đến khi nó có kênh truyền, vì vậy giảm mật độ ùn tắc trên mạng. 

Thứ tự ưu tiên của bản tin dùng để điều khiển giao thông mạng. 

Định địa chỉ thông tin quảng bá sử dụng độ rộng dãi tần mạng hiệu quả nhờ việc phân phối thông tin đến nhiều đích. 

Nhược điểm chính của nó  là không phù hợp với các ứng dụng thự tế như truyền dữ liệu, truyền thanh. 

 

3.2.3 Chuyển mạch gói: 

Bản tin được chia thành các phần nhỏ gọi là các gói. Mỗi gói gồm thông tin địa chỉ nguồn, đích để chúng có thể tự định tuyến. 

Chuyển mạch gói gần giống với chuyển mạch tin nhưng các nút phân biệt các gói tin có cỡ giới hạn để các nút chuyển mạch quản  lý dữ liệu trong bộ nhớ. Như vậy các nút chuyển mạch không cần lưu giữa gói trên bộ nhớ lâu nên tuyến đường của gói tin qua mạng sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với chuyển  mạch tin. 

Có hai phương pháp chuyển mạch gói: Chuyển gói dữ liệu và chuyển mạch ảo 

Chuyển gói dữ liệu: 

Mỗi gói tin được định tuyến độc lập với nhau, mỗi nút chuyển mạch xác định phần mạng sử dụng ở bước tiếp theo của tuyến. Nó có khả năng chuyển mạch qua các nút bận để đạt được tốc độ truyền gói nhanh. 

Chuyển mạch gói đáp ứng yêu cầu truyền lượng tin lớn và kích thước khung nhỏ để phù hợp với tầng vật lý. 

Chuyển mạch ảo: 

Hoạt động dựa trên sự thiết lập một liên kết giữ hai thiết bị thông tin. Khi bắt đầu một phiên kết nối, các thiết bị thỏa thuận các kích cỡ gói tin, từ đó nó tạo tạo ra một kênh ảo là đường truyền định trước qua mạng. Kênh ảo này luôn được duy trì đến khi ngừng  thông  tin,  chúng  được phân biệt bằng việc  lập một kênh  logic “ảo”  là 

Page 104: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

104

mạng xử lý như qua một kênh vật lý đã được lập giữa các thiết bị, thật sự không có kênh như vậy nên mạng sẽ có giao diện kết nối vật lý đến các thiết bị cuối kênh. 

Chuyển mạch ảo có ưu điểm sau: 

Sử dụng hiệu quả dãi thông để nhiều thiết bị có thể định tuyến gói tin qua các kênh  trên mạng. Tại một  thời  điểm nó  có  thể  định  tuyến  cho nhiều thiết bị đích hoặc điều chỉnh tuyến để đạt hiệu quả cao nhất. 

Vì bản tin không được lưu trữ tại các nút nên thời gian truyền sẽ ngắn hơn so với chuyển mạch tin. 

 

3.3 Định hướng kết nối (connection‐oriented) và phi kết nối connectionless) 

Lớp mạng trong mô hình OSI xác định tuyến để các gói tin từ máy nguồn đến máy đích qua nhiều mạng LAN khác nhau. Việc phức tạp để kiểm tra địa chỉ lớp mạng là phát sinh hai kiểu thông tin khác nhau trên mạng mà chúng đều theo mô hình OSI 

Loại kết nối có định hướng: Việc sửa lỗi và điều khiển dòng thực hiện tại các nút trong đường truyền. 

Loại phi kết nối: Các nút bên trong không tham gia vào quá trình sửa  lỗi và điều khiển lỗi. 

Ví dụ, thư thường (snail mail) có tính phi kết nối, bởi vì chúng ta có thể gửi một bức thư  cho ai  đó mà không  cần người  đó phải  làm gì, và họ  sẽ nhận  được bức  thư. Trong khi đó, hệ thống điện thoại lại định hướng kết nối, vì nó đòi hỏi người ở đầu bên kia nhấc máy điện  thoại  lên,  trước khi sự  truyền tin được  thiết  lập. Giao thức tầng mạng của mô hình OSI có thể định hướng kết nối hoặc phi kết nối. Tầng liên mạng của TCP/IP (tương đương với tầng mạng OSI) chỉ hỗ trợ giao thức liên mạng phi kết nối.  

 

Địa chỉ toàn cầu (Global Addresses) là gì?  

Mỗi người  trên mạng  truyền  thông  cần  có một  địa  chỉ duy nhất. Địa  chỉ này xác định người  đó  là ai. Địa  chỉ này  thường  có  cấu  trúc phả hệ, vì  thế bạn  có  thể  là ʺNguyễn Văn Anʺ đối với người  thành phố Hồ Chí Minh, hoặc  ʺNguyễn Văn An, TP.Hồ Chí Minhʺ  đối  với người  ở Việt Nam, hoặc  ʺNguyễn Văn An, TP.Hồ Chí Minh, Việt Namʺ với mọi người trên toàn thế giới. Trong mạng Internet, những địa chỉ này được gọi là số IP.  

Làm thế nào để gửi chuyển tiếp một thông điệp?  

Đây  là một vấn đề  liên quan nhiều đến những ứng dụng di động, vì trong những ứng dụng này, người dùng có thể nhanh chóng di chuyển từ nơi này sang nơi khác, và chúng ta phải bố trí sao cho thông điệp của người ấy đi theo họ. Phiên bản 4 của giao thức IP ‐ (IPv4) ‐ không thực sự hỗ trợ việc này, cho dù nó cũng đã được người 

Page 105: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 105

ta sửa đổi ít nhiều kể từ khi nó bắt đầu đi vào hoạt động. Phiên bản 6 sắp tới, IPv6, có một giải pháp được thiết kế tốt hơn, điều đó có thể  làm cho  loại ứng dụng này hoạt động suôn sẻ hơn.  

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 loại kết nối có định hướng và không kết nối chúng ta cần xem xét sự khác nhau giữa tầng mạng va  tầng  liên kết dữ  liệu  trong mô hình OSI. Trên lý thuyết, lớp liên kết dữ liệu có thể truyền dữ liệu bằng liên kết đơn giản giữa hai nút. Tầng mạng xử lý việc định tuyến gói tin qua nhiều nút đến đích bằng liên kết khác.  

Ví dụ, bản tin của một máy tính trên mạng LAN qua nhiều đường đến một máy ở xa mạng. Các nút bên trong đã định hướng cho một gói cùng hướng gói đó đến nút đích.  Trong phương pháp  kết  nối  định  hướng một  chuỗi  liên  kết  giữa  nút  đích, nguồn tạo thành kiểu liên kết đường truyền logic. Nút hướng một gói tin bám theo các gói đã liên kết. Như vậy các nút bên trong có thể điều khiển luồng thông tin, khi dữ liệu truyền trên đường, khi một nút bên trong nhận ra một sự kết nối không hoạt động, nó sẽ gửi bảng thông báo với máy nguồn. Các nút bên trong còn hoạt động độc lập nên khi có sự cố nút đó sẽ gửi bảng thông báo ngừng phát đến một trong số máy kết nối với nó mà không dừng mọi thông tin qua nút đó. Phương pháp này có thể sửa lỗi tại mỗi tuyến trong chuỗi. Do đó, khi một nút phát hiện lỗi nó sẽ yêu cầu nút trước đó soát lại thông tin. 

Phương pháp không kết nối không thực hiện quá trình sửa lỗi và phát lại kịch bản tin như trên, các nút cuối sẽ xác nhận gói tin và phát lại khi cần nhưng nút bên trong không tham gia vào việc điều khiển luồng, sửa lỗi. 

Ưu điểm của nó: 

Khả năng xử lý nhanh hơn, đơn giản hơn vì các nút trong chỉ chuyển dữ liệu đi mà không cần theo dõi. 

Yêu cầu phát lại hoặc điều khiển luồng.  

Sự khác nhau giữa hai phương pháp này có thể ví dụ như sau: 

Giả sử khi nói chuyện với một người, bạn đã chắc họ hiểu rõ những điều bạn nói từng câu một. Phương pháp không kết nối (một) ví như cuộc nói chuyện mà người nói chỉ  theo dõi và biết người nghe đã hiểu. Còn  loại kết nối  (hai) có định hướng chậm hơn và đáng  tin cậy hơn. Phương pháp  (một) nhanh nhưng  thiếu khả năng sửa lỗi (như hiểu lầm trong giao tiếp) tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: 

Thông tin có thể bị mất vì tràn bộ nhớ hoặc đường nối trục trặc. 

Nếu thông tin bị mất người gửi không nhận được thông báo. 

Việc phát  lại để sữa chữa  lỗi sẽ  lâu hơn  lúc  truyền vì  lỗi đã không được sửa qua một tuyến bên trong. 

 

 

Page 106: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

106

 

Điều cần lưu ý là mô hình OSI không phải các qui luật thông tin, nó là khuôn mẫu để giải thích các kiểu thông tin. Vì vậy, bổ sung các thủ tục không kết nối để giảm bớt một số nhược điểm. Lưu ý rằng dù phương pháp (hai) tập trung việc giám sát lỗi và điều khiển giao thông nhưng nó không kiêm luôn cả hai việc. Việc chọn một trong hai loại này tương quan với các hệ thống khác, yêu cầu tốc độ, giá thành thiết bị. 

 

4. Tầng Vận Chuyển –Transport Tầng vận  chuyển  là  tầng  thứ  tư  trong bảy  tầng  của mô hình OSI. Tầng này  chịu tránh nhiệm đáp ứng các đòi hỏi về dịch vụ của tầng phiên và đưa ra các yêu cầu dịch vụ đối với tầng mạng. 

Tầng này có thể giảm thủ tục để đưa thông tin đến các thiết bị đích một các tin cậy. Thuật ngữ “tin cậy” không có nghĩa là không có lỗi mà lỗi sẽ được kiểm tra. Ví dụ khi có  lỗi bị mất dữ  liệu,  tầng vận chuyển có  thể yêu cầu phát  lại hoặc  thông báo đến tầng cao hơn. 

Tầng mạng  tạo các  thủ  tục để giao  tiếp với mạng nhưng giấu đi sự phức  tạp của hoạt động mạng. Một trong những chức năng của lớp vận tải là chia các bản tin dài thành các phần cho phù hợp với mạng. 

Dịch Vụ Kết Nối Lớp Vận Chuyển 

Một số dịch vụ được thực hiện trên một tầng trong mô hình OSI. Cùng với tầng liên kết dữ liệu, mạng, tầng vận chuyển cũng góp vài chức năng cho dịch vụ kết nối. Nó giao tiếp với dịch vụ kết nối định hướng và không kết nối của tầng mạng, cung cấp một số đặc tính điều khiển cần thiết, hoạt động lớp này gồm: 

Đóng gói lại (repackaging): Khi bản tin dài được chia thành các phần nhỏ truyền đi. Ở phía thu, trước khi khôi phục bản tin gốc thì lớp vận chuyển phải đóng gói lại bản tin. 

Điều khiển lỗi: Trong quá trình truyền các gói bị mất hoặc sao chép các thiết bị tích hợp (integrated devices) thì  lớp vận chuyển sẽ phát để khôi phục  lỗi. Nó kiểm tra các đoạn bị ngắt nhờ việc điều khiển lỗi với kỹ thuật tổng kiểm tra. 

Điều khiển luồng (end‐to‐end flow control) lớp này dùng sự ghi nhận để giám sát việc điều khiển luồng giữa hai thiết bị được kết nối. Nó cũng có thể yêu cầu phân đoạn gần nhất phát lại thông tin. 

Tại tầng vận chuyển này có nhiều kỹ thuật truyền tải một gói tin từ máy nguồn đến máy đích. 

Tầng vận chuyển sẽ phân đoạn khối dữ liệu thành những đoạn nhỏ để truyền đi, và các đoạn dữ liệu được chia nhỏ ra gọi là: Segment. 

Page 107: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 107

Các kỹ thuật truyền tải tại lớp này: 

Phi kết nối (Connectionless transmission) 

Định hướng kết nối (Connection oriented) 

Bắt tay 3 chiều (Three way handshake)  

Kiểm soát dòng (Flow Control) 

Xác thực khi truyền (Acknowledgement) 

Thỏa thuận trước khi truyền (Windowing) 

Phi Kết Nối và Định hướng kết nối như đã được trình bày ở trên (ở tầng mạng), ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu các kỹ thuật khác. 

 

4.1 Kỹ thuật truyền tải Three Way Handshake:  

Với kỹ thuật này thì, trước khi gửi và nhận thì các máy gửi và nhận phải thỏa thuận với nhau việc kết nối như  thế nào, nghĩa  là máy gửi  trước khi gửi đi phải kết nối trực tiếp đến máy nhận bằng việc gửi kèm thông điệp cần kết nối, gọi đó là gói Syn (Synchronize) và chờ sự hồi âm, gọi đó là Ack (Acknowledgement) từ máy nhận có muốn thiết lập kết nối hay không thì quá trình truyền tải mới xảy ra. Và quá trình bắt tay ba chiều được minh họa như sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Hình trên minh họa quá trình thiết lập kết nối và truyền tải theo kiểu Three Way Handshake. 

4.2 Kỹ thuật truyền tải Kiểm Soát Dòng ‐ Flow Control   

Syn (Can I Talk To You)

Ack (yes), Syn

Ack (Yes)

Data Transfer

Connection Established

Page 108: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

108

Hầu hết các nguyên nhân gây ra  thất  thoát  (mất) gói  tin khi  truyền  tải  là do máy nhận không nhận được các gói tin bị lỗi trên đường truyền. Các gói tin bị mất khi truyền có thể được hiểu qua 2 nguyên nhân sau: 

Một, do máy gửi nằm trên dải băng thông rất lớn, có thể gửi đi cùng lúc rất nhiều gói tin, tuy nhiên, máy nhận lại nằm trên dải băng thông rất nhỏ, chỉ có thể tiếp nhận gói tin ở một giới hạn nào đó, dẫn đến có thể có nhiều gói tin được gửi đi mà không đến được máy nhận hay đến được mà không được xử lý nên thất thoát hay gây ra lỗi. Bởi, kỹ thuật này chẳng đòi hỏi máy nhận và gửi thỏa thuận đều gì cả. 

Hai, do cùng một thời điểm có rất nhiều máy gửi cùng gửi đến một máy nhận duy nhất, dẫn  đến máy nhận  tiếp nhận và xử  lý không kịp  các gói  tin mà mình nhận được, dẫn đến gói tin cũng có thể bị thất lạc hay bị lỗi. 

Cho nên để đảm bảo được chất lượng của việc gửi‐nhận, các máy nhận được trang bị thêm vùng nhớ đệm (buffer), nghĩa là thay vì nhận và xử lý các gói tin trực tiếp thì bây giờ đã có bộ đệm đảm trách việc nhận trong khi các máy nhận chỉ việc xử lý các gói  tin được  lấy ra  từ bộ đệm và máy nhận có  trách nhiệm phải kiểm  tra quá trình nhận của bộ đệm có quá tải hay không, mà có biện pháp xử lý kịp thời. 

Kỹ thuật này có thể được minh họa như sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Data

Data

Data

Minh họa trường hợp một

Page 109: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 109

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3 Kỹ Thuật Xác Thực Khi Truyền (Acknowledgement) 

Với kỹ thuật này khi máy gửi truyền thông tin cho máy nhận nó luôn chờ máy nhận thông báo lại là có nhận được gói tin đó không rồi nó mới gửi tiếp gói tin kế tiếp và lại  chờ  cho máy nhận  xác nhận…quá  trình  sẽ  cứ như vậy  cho  đến khi quá  trình truyền tải kết thúc và các gói tin bị lỗi sẽ được máy nhận kiểm tra và có trách nhiệm thông báo để máy gửi gửi lại. Quá trình truyền này có nhược điểm không nếu trên đường truyền thông cùng  lúc có rất nhiều quá trình giao thông khác đang diễn ra cùng lúc? (ý muốn đề cập đến tốc độ và thời gian truyền). 

Xin nói ngay, với kỹ thuật này thì quá trình truyền nhận có độ tin cậy rất cao, bởi máy nhận luôn xác nhận lại với máy gửi là gói tin có đến được đích hay không, tuy nhiên chúng ta giả sử nếu khối thông tin lớn và tình hình đường truyền không rãnh lắm mà cứ gửi‐chờ xác nhận‐xác nhận…thì quá trình này sẽ diễn ra rất chậm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Minh họa trường hợp hai

Data

Data

Data

Data

Data

Minh họa Acknowledgemnet

Data

Data

ACK

Data

Data

Page 110: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

110

4.4 Kỹ Thuật Thỏa Thuận Trước Khi Truyền (Windowing) 

Kỹ thuật này cũng tương tự vớ kỹ thuật Acknowledgement, tuy nhiên, có cải tiến để đảm bảo 2 tiêu chí: Nhanh và Chính xác 

Kỹ thuật này có cải tiến nhỏ như sau: Nó yêu cầu trước khi truyền và nhận thì yêu cầu các máy gửi và nhận phải thỏa thuận trước một kích cỡ cụ thể của gói tin mà máy gửi sẽ gửi và máy nhận sẽ nhận, như  thế để tránh việc gửi‐chờ xác nhận‐xác nhận sẽ làm chậm quá trình truyền, vì kỹ thuật này sẽ qui ước máy gửi sẽ gửi đúng số lượng gói tin đã “thỏa thuận” trước đó, rồi máy nhận mới xác nhận là nhận được đầy đủ hay không hay thiếu gói nào, nếu thiếu thì sẽ gửi lại sau khi gửi hết những gói còn lại. Như vậy, sẽ nhanh hơn, và cũng không kém phần tin cậy, bởi có sự xác nhận của máy nhận. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Zise=1?

Agree

Receive 1

Ack 2

Receive 2

Ack 3

Send 1

Send 2

Send 3

Minh họa kỹ thuật Windowing

Page 111: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 111

5. Tầng Phiên –Session Tầng này đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng vận chuyển. 

Tầng phiên cung cấp một cơ chế để quản lý hội thoại giữa các tiến trình ứng dụng của người dùng cuối. Tầng này hỗ trợ cả lưỡng truyền (full duplex) và đơn truyền (half‐duplex), và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing), trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination), và khởi động lại (restart). 

Thông thường, tầng phiên hoàn toàn không được sử dụng, song có một vài chỗ nó có tác dụng. Ý tưởng là cho phép thông tin trên các dòng (stream) khác nhau, có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau, được hội nhập một cách đúng đắn. Cụ thể, tầng này giải quyết những vấn đề về đồng bộ hóa, đảm bảo rằng không ai thấy các phiên bản không nhất quán của dữ liệu, hoặc những tình trạng tương tự. 

Một chương trình ứng dụng trực quan rõ ràng là chương trình hội thoại trên mạng (web conferencing). Tại đây, chúng ta cần phải đảm bảo các dòng dữ liệu âm thanh và  hình  ảnh  khớp  nhau,  hay  nói  cách  khác,  chúng  ta  không muốn  gặp  vấn  đề lipsync (sự không đồng bộ giữa hình ảnh người nói và âm thanh được nghe thấy). Chúng ta cũng còn muốn ʺđiều khiển sànʺ (floor control), ví dụ như việc đảm bảo hình  ảnh được xuất hiện  trên màn  ảnh và  lời nói được  tiếp âm  là của người phát biểu, hoặc được chọn theo một tiêu chí nào đó khác. 

Một ứng dụng lớn khác nữa là trong các chương trình truyền hình trực tiếp, trong đó  các dòng âm  thanh và hình  ảnh, phải  được hòa nhập với nhau một  cách  liền mạch, sao cho ta không có đến một nửa giây không phát hình hay nửa giây mà hai hình được phát đồng thời. 

Tóm lại: tầng phiên thiết lập, quản lý, và ngắt mạch (phiên) kết nối giữa các chương trình ứng dụng đang cộng  tác với nhau. Nó còn bổ sung  thông  tin về  luồng giao thông dữ liệu (traffic flow information). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 112: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

112

6. Tầng Trình Bày–Presentation Tầng này đáp ứng những nhu cầu dịch vụ mà  tầng ứng dụng đòi hỏi, đồng  thời phát hành những yêu cầu dịch vụ đối với tầng phiên. 

Tầng  trình diễn  chịu  trách nhiệm phân phát và  định dạng dữ  liệu  cho  tầng  ứng dụng, để dữ  liệu được tiếp tục xử  lý hoặc hiển thị. Tầng này giải phóng tầng ứng dụng khỏi gánh nặng của việc giải quyết các khác biệt về cú pháp trong biểu diễn dữ  liệu. Chú  ý: Ví  dụ, một  trong  những  dịch  vụ  của  tầng  trình  diễn  là dịch  vụ chuyển đổi tệp văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII. 

Tầng trình diễn là tầng đầu tiên nơi người dùng bắt đầu quan tâm đến những gì họ gửi, tại một mức độ trừu tượng cao hơn so với việc chỉ coi dữ liệu là một chuỗi gồm toàn các số không và số một. Tầng này giải quyết những vấn đề chẳng hạn như một chuỗi ký tự phải được biểu diễn như thế nào ‐ dùng phương pháp của Visual Basic (ʺ13,mohinhOSIʺ) hay phương pháp của C/C++ (ʺmohinhOSI\0ʺ). 

Việc mã hoá dữ  liệu  cũng  thường  được  thực hiện  ở  tầng này,  tuy việc  đó  có  thể được thực hiện ở các tầng ứng dụng, tầng phiên, tầng vận chuyển, hoặc tầng mạng; mỗi tầng đều có những ưu điểm và nhược điểm. Một ví dụ khác, thông thường, việc biểu diễn cấu trúc được chuẩn hóa tại tầng này và thường được thực hiện bằng cách sử  dụng  XML  (Extensible Markup  Language).  Cũng  như  các  dữ  liệu  đơn  giản, chẳng hạn chuỗi ký tự, các cấu trúc phức tạp hơn cũng được chuẩn hóa ở tầng này. Hai ví dụ thường thấy là các  ʹđối tượngʹ (objects) trong lập trình hướng đối tượng, và chính phương pháp truyền tín hiệu video theo dòng (streaming video). 

Trong những trình ứng dụng và giao thức được sử dụng rộng rãi, sự tách biệt giữa tầng trình diễn và tầng ứng dụng hầu như không có. Chẳng hạn HTTP (HyperText Transfer Protocol), vốn vẫn được coi  là một giao thức ở  tầng ứng dụng, có những đặc tính của tầng trình diễn, chẳng hạn như khả năng nhận diện các mã hệ dành cho ký  tự để có  thể chuyển đổi mã một cách  thích hợp. Việc chuyển đổi sau đó được thực hiện ở tầng ứng dụng. 

Page 113: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 113

7. Tầng Ứng Dụng–Application Tầng này giao tiếp trực tiếp với các tiến trình ứng dụng và thi hành những dịch vụ thông thường của các tiến trình đó; tầng này còn gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn. 

Những dịch vụ  thông  thường của  tầng ứng dụng cung cấp sự chuyển đổi về ngữ nghĩa giữa các tiến trình ứng dụng có liên quan. Chú ý: những ví dụ về các dịch vụ của trình ứng dụng thường được quan tâm bao gồm tệp ảo (virtual file), thiết bị cuối ảo (virtual terminal), và các giao thức dành cho việc thao tác và thuyên chuyển các tác vụ (manipulation and transfer of batch processing jobs). 

Chúng ta không nên nhầm lẫm về tầng ứng dụng rằng, tầng này có nhiệm vụ chạy các  chương  trình ứng dụng của người dùng như xử  lý văn bản,  điều đó  sai. Tuy nhiên,  lớp này cũng  tạo ra   một giao diện mà  trình ứng dụng có  thể giao  tiếp với mạng, nó là giao diện ứng dụng API (Application Programming Interface). 

 

Ở trên là phần trình bày các khái niệm của mô hình OSI, tuy nhiên, để dễ hiểu và dễ hình dung hơn chúng ta đưa mô hình này vào phối cảnh như sau: 

Giả sử chúng  ta đang ngồi  trước máy  tính của mình, sử dụng Microsoft Word và bạn vừa mới chọn thao tác in tài liệu ra một máy in nối với máy tính lân cận. 

Chương  trình xử  lý văn bản  sẽ gửi yêu  cầu  in  ấn  tới bộ đổi hướng  (Presentation Layer‐tầng trình diễn). Từ đây nó bắt đầu thu thập dữ kiện về nơi sẽ gửi tới. Thông tin này được chứa trong lớp session (phiên  làm việc), nơi mà một session đã được tạo ra bởi máy tính lân cận. Ở điểm này các dữ liệu được chia thành các phần thông tin nhỏ hơn (Transport Layer‐tầng vận chuyển). Từ đây nó được đánh địa chỉ để có thể đến được các máy tính khác(Network Layer‐tầng mạng). Tiếp theo đó, nó được gửi tới card mạng (Data link layer‐tầng liên kết dữ liệu) để cho yêu cầu in ấn được chuyển thành những tín hiệu truyền qua dây cáp mạng (physical Layer‐tầng vật lý) 

Từ lúc này nó có thể sẽ phải qua một số thiết bị lặp nếu dây cáp mạng kéo dài. Các gói dữ  liệu cũng có  thể phải  truyền qua các cầu nối khác nhau nếu chúng đang ở trên phân vùng mạng có quá nhiều máy tính. Những gói tin chứa yêu cầu in này có thể phải  trải qua một số bộ định  tuyến khác nhau nếu máy  in đích nằm  trên một phân vùng mạng khác. 

Từ đây các gói tin chứa yêu cầu in sẽ đến card mạng của máy tính đích có gắn máy in. Sau đó các tín hiệu từ dây cáp mạng được chuyển đổi lại theo một định dạng mà máy tính có thể hiểu được (Data link Layer). Và rồi thông tin về địa chỉ định đến sẽ được xác minh khi chỉ ra máy tính nhận dữ  liệu (Network Layer). Ở bộ phận này các gói tin được ráp  lại để  tạo nên một  tác vụ hoàn  thiện (Transport  layer). Trong suốt quá trình nhận các gói tin, máy tính đích phải biết được rằng nó đã nhận được một công việc in hoàn chỉnh hay chưa (Session layer). Cuối cùng thông tin được tới phục vụ in (Application layer). 

Page 114: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

114

Trong thế giới thực tế, chúng ta thường phải lựa chọn đặt các thành phần OSI riêng lẻ ở những mức Physical (các loại phương tiện truyền tải), Data link (card mạng, cầu nối  mạng  và  trình  điều  khiển  card  mạng).  Network  Layer  (bộ  định  tuyến)  và Application (các dịch vụ mà bạn muốn có trên mạng của mình). Thông thường các lớp  Transport,  Session  và  Presentation  được  tích  hợp  sẵn  trong  các  thành  phần mạng của hệ điều hành hay các chương trình mà được sử dụng và không đưa ra các lựa chọn để chúng ta thay đổi. 

 

8. Đối chiếu mô hình OSI (mô hình bảy lớp) và mô hình TCP/IP (mô hình bốn lớp) 

Với mô hình OSI,  chúng  ta đã  được  tham khảo qua  ở  trên,  tuy nhiên  ở một khía cạnh nào đó  thì chúng ta cũng không thể không nói đến mô hình TCP/IP. Bởi mô hình TCP/IP có tính chất quan trọng trong lịch sử truyền thông, cụ thể là tầm quan trọng  trong môi  trường  truyền  thông  Internet,  trong  viễn  thông  và  các  dịch  vụ truyền thông khác. 

Khái niệm mô hình TCP/IP 

Mô hình TCP/IP được bộ quốc phòng Mỹ nghiên cứu và sáng  lập ra, để đáp ứng nhu cầu truyền thông mọi lúc mọi nơi ở bất kỳ điều kiện nào kể cả trong thời chiến. 

Khi kiến trúc tiêu chuẩn OSI xuất hiện thì TCP/IP đã trên con đường phát triển. Xét một  cách  chặt  chẽ, TCP/IP  không  tuân  theo OSI. Tuy nhiên, hai mô hình này  có những mục tiêu giống nhau và do có sự tương tác giữa các nhà thiết kế tiêu chuẩn nên 2 mô hình xuất hiện những điểm tương thích. Cũng chính vì thế, các thuật ngữ của OSI thường được áp dụng cho TCP/IP. Hình sau đây thể hiện mối quan hệ giữa tiêu chuẩn TCP/IP bốn lớp và mô hình OSI bảy lớp. 

 

 

 

 

 

 

 

 

TCP/IP là một bộ giao thức, và một giao thức là một hệ thống các quy định và thủ tục. Đại đa số phần cứng và phần mềm giúp máy tính tham gia quá trình trao đổi thông tin đều thực hiện các quy chuẩn của TCP/IP ‐ người sử dụng không cần phải biết chi tiết các quy chuẩn này. 

Application

Presentatio

Session

Transport

Network

Data Link

Physical

Application

Transport

Internet

Network Access

TCP/IP OSI

Page 115: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Tài liệu tham khảo Mạng máy tính căn bản – Phiên bản 2.0

Tài liệu sử dụng nội bộ tại Trung tâm Athena 115

Một hệ thống giao thức như TCP/IP phải đảm bảo khả năng thực hiện những công việc sau: 

Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian. 

Tương tác với phần cứng của thiết bị đầu cuối mạng. 

Xác định địa chỉ nguồn và đích: Máy tính gửi thông tin đi phải có thể xác định được nơi gửi đến. Máy  tính đích phải nhận ra đâu  là  thông  tin gửi cho mình. 

Định tuyến: Hệ thống phải có khả năng hướng dữ liệu tới các tiểu mạng, cho dù tiểu mạng nguồn và đích khác nhau về mặt vật lý. 

Kiểm tra lỗi, kiểm soát giao thông và xác nhận: Đối với một phương tiện truyền  thông  tin cậy, máy  tính gửi và nhận phải xác định và có  thể sửa chữa lỗi trong quá trình vận chuyển dữ liệu. 

Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích. 

 

Để có thể thực hiện các công việc trên, những người sáng tạo ra TCP/IP đã chia nó thành những phần riêng biệt, theo lý thuyết, hoạt động độc lập với nhau. Mỗi thành phần chịu một trách nhiệm riêng biệt trong hệ thống mạng. 

Lợi thế của cấu trúc lớp ở chỗ nó cho phép các nhà sản xuất dễ dàng áp dụng phần mềm giao thức cho các phần cứng và hệ điều hành. Các  lớp giao thức TCP/IP bao gồm: 

Lớp truy cập mạng (Internet Access) – Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý. Format dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc kiểm tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu. 

Lớp truy cập mạng quản lý tất cả các dịch vụ và chức năng cần thiết cho việc chuẩn bị đưa dữ liệu sang mạng vật lý. Những trách nhiệm này gồm: 

o   ‐ Tương tác với bộ điều hợp mạng của máy tính. 

o   ‐ Điều phối quá trình truyền dữ liệu theo các quy ước xác định. 

o   ‐ Format dữ  liệu  thành  các  đơn vị gọi  là khung(frame) và  đổi khung đó  thành dòng điện  từ hoặc các xung điện, có khả năng di chuyển qua bộ phận truyền trung gian. 

o   ‐ Kiểm tra lỗi của các khung dữ liệu gửi tới. 

o   ‐ Bổ  sung  thông  tin kiểm  tra  lỗi  cho  các khung gửi  đi  để máy tính nhận có thể phát hiện lỗi. 

Page 116: Full Basic NetWork - WordPress.com · 2012-04-08 · Basic Network Management Tài liệu huấn luyện chuyên đề mạng Phiên bản 2.0 Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Quản

Trung tâm tư vấn & Đào tạo Quản trị Mạng Athena

116

o   ‐ Xác nhận việc nhận khung thông tin và gửi lại dữ liệu nếu như chưa có xác nhận của bên kia. 

Lớp truy cập mạng cũng quy định trình tự tương tác với phần cứng mạng và tiếp cận bộ phận truyền trung gian. 

Lớp Internet – Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có thể lướt qua các tiểu mạng có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp chức năng định tuyến để giao  lưu  lượng  giao  thông và hỗ  trợ việc vận  chuyển  liên mạng. Thuật ngữ  liên mạng được dùng để đề cập đến các mạng rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic. 

Lớp vận  chuyển  (Transport)  – Giúp kiểm  soát  luồng dữ  liệu, kiểm  tra  lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. 

Lớp ứng dụng  (Application) – Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet. Đồng thời hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng mạng, cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng. 

Khi hệ thống giao thức TCP/IP chuẩn bị cho một khối dữ liệu di chuyển trên mạng, mỗi lớp trên máy gửi đi bổ sung thông tin vào khối dữ liệu đó để các lớp của máy nhận có thể nhận dạng được. 

 

So sánh mô hình OSI và TCP/IP 

Ta có một số điểm giống và khác nhau của 2 mô hình như sau: 

Giống nhau: 

Cả hai mô hình đều có phân lớp(tầng). 

Cả hai đều có tầng ứng dụng, vận chuyển. 

Kỹ thuật chuyển mạch gói đều được xác nhận và sử dụng. 

Khác nhau: 

Tầng ứng dụng của mô hình TCP/IP bao gồm cả tầng trình diễn và tầng phiên của mô hình OSI. 

Tầng truy cập mạng của mô hình TCP/IP bao gồm cả tầng liên kết dữ liệu và tầng vật lý của mô hình OSI. 

 

Tóm  lại mô hình TCP/IP  là một mô hình cụ  thể  trên một hệ máy nào đó, còn mô hình OSI là mô hình tham chiếu chung cho các hệ máy.