detailed study theme topic...giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm cho tôi xin một...

16
DETAILED STUDY Theme: Traditions and Change in Vietnamese Speaking Communities Topic: Folk/ Contemporary/ Modern Literature Sub-Topic: Nguyn Nht Ánh a well-known writer for children/ youngsters I/ Overall Aims 1. Provide an overal understanding about Vietnamese modern literature, especially literature after 1975 in Vietnam 2. Introduce Nguyen Nhat Anh, a well-known writer in Vietnam and his outstanding works 3. Have a deep understanding about the world of childhood, youngsters and animals 4. Intepret and analyse the author’s thoughts and underlying philosphies about the learning topic. II/ Resources Used 1. Audio-visual materials 1.1. Movie Tôi thy hoa vàng trên cxanh (http://phimhayplus.com/phim/xem- toi-thay-hoa-vang-tren-co-xanh-11166/xem-phim.html) 1.2. Video clip Cô gái đến thôm qua (http://news.zing.vn/5-tac-pham-noi- bat-cua-nguyen-nhat-anh-post585747.html 1.3. Movie Cô gái đến thôm qua (https://www.youtube.com/watch?v=6xD- KtIS3hk or http://phimhayplus.com/phim/phim-co-gai-den-tu-hom-qua- full-hd-11172/) 1.4. Video clip about Nguyen Nhat Anh (https://www.youtube.com/watch?v=t7xc4zrrB5Q) 1.5. Video clip about Nguyen Nhat Anh anh his works (https://www.youtube.com/watch?v=vIRB_ld2HqM) 2. Writing and reading materials 2.1. Introduction to Nguyen Nhat Anh, a famous author and his outstanding works (Khanh Đao, 2017) 2.2. Literature research book: Nguyen Nhat Anh, A Knight of Childhood Hanoi University Publishing House, 2015 2.3. Various authors (2014). Nguyn Nht Ánh and me, Youth Publishing House 2.4. Lê Minh Quc (2014). Nguyn Nht Ánh A little prince in the world of childhood. Kim Dong Publishing House 2.5. Long story Seven sterps to the summer/Bảy bước ti mùa hè the best seller of 2015

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

DETAILED STUDY

Theme: Traditions and Change in Vietnamese Speaking Communities

Topic: Folk/ Contemporary/ Modern Literature

Sub-Topic: Nguyễn Nhật Ánh – a well-known writer for children/ youngsters

I/ Overall Aims

1. Provide an overal understanding about Vietnamese modern literature,

especially literature after 1975 in Vietnam

2. Introduce Nguyen Nhat Anh, a well-known writer in Vietnam and his

outstanding works

3. Have a deep understanding about the world of childhood, youngsters and

animals

4. Intepret and analyse the author’s thoughts and underlying philosphies about

the learning topic.

II/ Resources Used

1. Audio-visual materials

1.1. Movie Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (http://phimhayplus.com/phim/xem-

toi-thay-hoa-vang-tren-co-xanh-11166/xem-phim.html)

1.2. Video clip Cô gái đến từ hôm qua (http://news.zing.vn/5-tac-pham-noi-

bat-cua-nguyen-nhat-anh-post585747.html

1.3. Movie Cô gái đến từ hôm qua (https://www.youtube.com/watch?v=6xD-

KtIS3hk or http://phimhayplus.com/phim/phim-co-gai-den-tu-hom-qua-

full-hd-11172/)

1.4. Video clip about Nguyen Nhat Anh

(https://www.youtube.com/watch?v=t7xc4zrrB5Q)

1.5. Video clip about Nguyen Nhat Anh anh his works

(https://www.youtube.com/watch?v=vIRB_ld2HqM)

2. Writing and reading materials

2.1. Introduction to Nguyen Nhat Anh, a famous author and his outstanding works (Khanh

Đao, 2017)

2.2. Literature research book: Nguyen Nhat Anh, A Knight of Childhood – Hanoi

University Publishing House, 2015

2.3. Various authors (2014). Nguyễn Nhật Ánh and me, Youth Publishing House

2.4. Lê Minh Quốc (2014). Nguyễn Nhật Ánh – A little prince in the world of childhood.

Kim Dong Publishing House

2.5. Long story Seven sterps to the summer/Bảy bước tới mùa hè – the best seller of 2015

Page 2: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

2.6. Long story I see yellow flowers on the grass / Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – the

most viewed movie with high profit record in Vietnam - Tác phẩm chuyển thể thành phim

ăn khách nhất mọi thời đại ở Việt Nam

2.7. Long story A girl from yesterday/Cô gái đến từ hôm qua – the most inspired musical

works- Tác phẩm truyền cảm hứng âm nhạc nổi tiếng nhất

2.8. Long story I am Beto/ Tôi là Bê-to – a typical story about the animal world- tác phẩm

tiêu biểu về thế giới loài vật

2.9. Long story Give me a ticket to childhood/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – ASEAN

Prize Winner 2010 - Tác phẩm đoạt giải thưởng văn học ASEAN 2010

2.10. The most famous works by Nguyen Nhat Anh/ Năm tác phẩm nổi bật của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh (https://news.zing.vn/5-tac-pham-noi-bat-cua-nguyen-nhat-anh-

post585747.html)

2.11. Other on-line articles about Nguyen Nhat Anh and his outstanding works/ Các bài

viết/ bài giới thiệu trên các trang mạng về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông

Ghi chú:

Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Nhật Ánh viết rất nhiều tác phẩm nên

trong 15 giờ học, chúng ta không thể đi sâu vào chi tiết của từng tác phẩm. Vì vậy,

người biên soạn detailed study này đề xuất chỉ tập trung vào khoảng ba-bốn tác

phẩm tiểu biểu và nổi tiếng nhất của tác giả. Những tác phẩm khác, học sinh chỉ đọc

tóm tắt nội dung và bài tham luận (bên dưới) nhằm hiểu được tổng quan. Riêng 3

tác phẩm ăn khách và được giải thưởng lớn (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; Tôi thấy

hoa vang trên cỏ xanh; Bảy bước đến mùa hè), học sinh cần đọc trọn vẹn tác phẩm

hoặc xem trọn vẹn bộ phim để có thể cảm nhận và hiểu rõ tường tận các chi tiết về

nhân vật, giá trị tư tưởng, nghệ thuật, nội dung và thông điệp ẩn chứa.

Một số tác phẩm do người biên soạn đề nghị dạy cho học sinh chỉ là sự gợi ý. Quí

Thầy/Cô có thể linh động tùy theo tình hình nhưng cần bám sát giá trị nghệ thuật,

nội dung, tư tưởng và thông điệp của tác giả đối với thế giới tuổi thơ, tuổi mới lớn

và thế giới động vật.

III. Specific Language Features/ Focuses

1. Discourse type/ written language

2. Vocabularies/ terminologies relating to Vietnamese literature for children and

youngsters

3. Theme, Vietnamese modern literature and culture

4. Expressions, thoughts, messages, philosophies

IV/ Skills Focus

- Listening, Speaking, Writing, Analysing, Synthesising

- Critical thinking/ evaluation

- Group discussion

- Oral presentation

Page 3: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

V/ Learning Program

VI/ DETAILED STUDY

Tuần 1:

Học sinh xem clip giới thiệu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

(https://www.youtube.com/watch?v=t7xc4zrrB5Q).

Thảo luận và trả lời các câu hỏi liên quan đến thân thế sự nghiệp/ sáng tác và thành

tựu của nhà văn, đồng thời rút ra những điểm đặc biệt cần lưu ý về ông

Học sinh xem clip gặp gỡ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

(https://www.youtube.com/watch?v=vIRB_ld2HqM) và thảo luận phần lớn các

sáng tác của ông dành cho đối tượng nào? Tại sao ông dành trọn đời mình sáng tác

cho tuổi thơ và tuổi mới lớn?

Giáo viên chiếu clip giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn (phần 1): Kính

vạn hoa; Bàn có năm chỗ ngồi; Còn chút gì để nhớ; Cô gái đến từ hôm qua; Mắt

biếc

Học sinh tóm lược nội dung hai tác phẩm tiêu biểu từ danh sách gợi ý và trình bày

lý do tại sao yêu thích hai tác phẩm này

Thảo luận giá trị nghệ thuật, nội dung, tư tưởng của các tác phẩm tiêu biểu trên

Bài tập về nhà:

- Viết tóm tắt tiểu sử và thân thế sự nghiệp của nhà văn (350 từ) dựa trên nội dung

được giảng/ thảo luận và tham khảo tài liệu trên mạng.

- Đọc phần giới thiệu/ tóm lược một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn (phần 2) bao

gồm các tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh;

Bảy bước đến mùa hè.

Tuần 2

Giáo viên chiếu clip giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn (phần 2): Cho

tôi xin một vé đi tuổi thơ; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; Bảy bước đến mùa hè;

Tôi là Beto

Học sinh thảo luận giá trị nghệ thuật, nội dung, tư tưởng của một số tác phẩm trên

Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

- Chủ đề chính trong các tác phẩm tiêu biểu trên của Nguyễn Nhật Ánh là gì?

- Nguyễn Nhật Ánh viết cho ai, viết về vấn đề gì và viết như thế nào?

- Tuổi thơ, tuổi mới lớn và thế giới loài vật được miêu tả như thế nào?

- Phong cách/ giọng văn của ông được thể hiện ra sao?

- Tại sao nói sách của ông không những dành cho trẻ em, tuổi mới lớn mà còn dành

cho người lớn?

- Triết lý/ bài học sâu xa ẩn chứa từ các tác phẩm tiêu biểu của ông là gì?

- Trong số 4 tác phẩm vừa được giới thiệu, em thích nhất tác phẩm nào, tại sao?

- Tại sao nói Nguyễn Nhật Ánh là Hiệp sĩ của tuổi thơ?

Page 4: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời

a/ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

b/ Cu Mùi quan niệm như thế nào về cuộc sống?

c/ Tại sao Cu Mùi và các bạn gồm con Tủn, con Tí sún và thằng Hải cò chơi trò “vợ

chồng, bố mẹ, con cái”? Mục đích chính của các em là gì khi chơi trò này?

d/ Tại sao Cu Mùi quyết định “tập tành làm một nhà cách mạng tí hon”?

e/ Nêu lên một số thí dụ/ dẫn chứng về cuộc “cách mạng” này?

f/ Cu Mùi nhận định như thế nào về tình yêu?

g/ Triết lý của Cu Mùi về cuộc sống như thế nào?

h/ Tại sao có phiên tòa “trẻ con xử người lớn”?

i/ Ấn chứa/ thông điệp sâu xa trong phiên tòa này là gì?

k/ Sự công bằng mà các em đòi hỏi là gì? Có phải phiên tòa là sự “vô lễ” của trẻ em

đối với người lớn?

l/ Tại sao Nguyễn Nhật Ánh viết ở mặt sau cuốn sách: "Tôi viết cuốn sách này không

dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em"? Giải thích lý do?

Bài tập về nhà:

- Viết bài bình luận về thế giới tuổi thơ/ tuổi mới lớn trong một số tác phẩm tiêu biểu

của Nguyễn Nhật Ánh (500-700 từ). Chú ý trả lời thêm câu hỏi em có thấy tuổi thơ/

tuổi mới lớn của mình qua những trang sách của tác giả? Tại sao?

- Đọc hoặc xem trước phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Tuần 3:

Xem phim: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Học sinh chia nhóm, làm power point hoặc poster trình bày về các nhân vật trong

phim, đồng thời nêu lên nội dung tư tưởng, nhân vật, cảm nhận, bài học rút ra từ

truyện/ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Nhóm 1: Nhân vật chính (Thiều)

a. Thiều là ai, tính cách như thế nào?

b. Mối quan hệ của Thiều với em của mình (Tường) và Mận ra sao?

c. Gia cảnh, nhà trường, bạn bè có tác động như thế nào đến suy nghĩ và nhận

thức của Thiều?

d. Tại sao Thiều lại nóng giận và dùng gậy quật vào Tường?

e. Thiều có hối hận với việc làm của mình và đã làm gì để chuộc lỗi?

f. Thiều là đại diện cho tính cách như thế nào của một cậu bé mới lớn trong xã

hội?

Nhóm 2: Nhân vật Tường (em trai Thiều)

a. Tính cách của Tường khác anh trai mình thế nào?

Page 5: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

b. Mối quan hệ giữa hai anh em Thiều và Tường ra sao? Mối quan hệ giữa hai anh em

Thiều-Tường và bạn bè cùng lớp, người thân, hàng xóm như thế nào?

c. Tường có oán giận anh mình (Thiều) hay không khi Thiều nhẫn tâm xuống tay đánh

mình đến liệt giường? Tại sao?

d. Nhân vật công chúa mà Tường nhìn thấy lúc đang nằm trên giường bệnh là ai? Nhân

vật này có gì bí ẩn không?

e. Tại sao Tường lại nuôi hy vọng về nàng công chúa xinh đẹp trong rừng sẽ giúp mình

khỏi bệnh?

f. Tại sao Tường lại quyết chí đi tìm nàng công chúa?

g. Khi phát hiện ra sự thật (công chúa là Nhi, bạn xóm trên) bị điên và bị đám trẻ trong

xóm trêu chọc, Tường và Thiều đã làm gì?

h. Nguyên nhân nào khiến Tường đứng và đi được sau nhiều ngày nằm liệt giường?

i. Hình ảnh tuyệt đẹp của “hoa vàng trên cỏ xanh” chuyển tải thông điệp gì?

Nhóm 3: Nhân vật Mận

a. Mận là ai? Gia cảnh của Mận như thế nào?

b. Cha của Mận bị bệnh gì? Tại sao mẹ của Mận giấu cha em trên gác nhà?

c. Khi biến cố xảy ra (nhà bị cháy), Mận có nhận được sự giúp đỡ của gia đình Thiều?

d. Tại sao Tường và Mận ngày càng trở nên thân thiết?

e. Thiều có phải vì ghen tức (vì Tường thân mật với Mận) mà ghét bỏ và nhẫn tâm

đánh em mình?

Nhóm 4: Cha mẹ Thiều và Tường

a. Gia cảnh của ba mẹ Thiều/Tường thế nào?

b. Tính cách của ba mẹ Thiều/ Tường ra sao?

c. Phải chăng cuộc sống mưu sinh vất vả đã hình thành nên tính cách con người (ba

mẹ Thiều)?

d. Cuộc sống lam lũ, vất vả của cha mẹ Thiều và hàng xóm nói lên điều gì về cuộc

sống làng quê ở Việt Nam?

Nhóm 5: Chú Đàn và Chị Vinh

a. Chú Đàn và chị Vinh là ai?

b. Họ có mối quan hệ như thế nào?

c. Tại sao họ yêu nhau nhưng lại bị ngăn cấm?

d. Cuối cùng cả hai có đến được với nhau?

e. Mối tình của họ nói lên điều gì?

f. Nếu so với hai nhân vật chính (Mị/ A Phủ) trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà

văn Tô Hoài (năm 1952), mối tình của chú Đàn và chị Vinh trong thời đại hiện nay

khác nhau như thế nào?

Bài tập về nhà: Đọc trước tác phẩm Bảy bước đến mùa hè

Page 6: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Tuần 4:

Giáo viên và học sinh chuẩn bị kịch bản cho vở kịch ngắn (một vài phân cảnh) dựa

trên tác phẩm Bảy bước đến mùa hè.

Học sinh góp ý phần kịch bản với giáo viên, sau đó tham gia đóng các hoạt cảnh

được chuẩn bị

Chú ý trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây:

a/ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Tính cách thế nào?

b/ Khi về nghỉ hè ở quê ngoại, Khoa và đám trẻ trong xóm đã làm gì? Tham gia vào những

trò chơi nào? Mục đích của những trò chơi này là gì?

c/ Tính cách của Khoa được miêu tả ra sao?

d/ Trang là người như thế nào? Tính cách của Trang ra sao? Tại sao Khoa lại thích Trang?

e/ Nhân vật Mừng là ai? Mừng để ý đến ai và làm gì để tiếp cận?

f/ Những tình huống dở khóc dở cười trong câu chuyện là gì?

g/ Tại sao Thầy Tám khó tính, nghiêm khắc bỗng nhiên trở nên hiền từ, tận tâm với học

trò, đặc biệt là với Khoa – người đã nhiều lần chọc giận thầy?

h/ So với giọng văn tự sự/ trần thuật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, giọng

văn trong truyện Bảy bước đến mùa như thế nào?

i/ Tại sao câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh: chỉ 7 bước sẽ tới mùa hè?

k/ Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi đi thông điệp gì?

Ôn tập, tổng kết những phần đã học/đã viết/ nghiên cứu/ thảo luận

Bài tập về nhà: Chuẩn bị trước phần oral presentation theo từng nhóm

Tuần 5:

Trình bày oral presentation theo nhóm

Chuẩn bị cho SAC Interview

Page 7: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

NGUYỄN NHẬT ÁNH – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Khanh Đào1

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại thôn An Mỹ, xã Bình Quế,

huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần

Cao Vân, Phan Châu Trinh. Ông gắn bó với làng quê trong tám năm đầu đời, một khoảng

thời gian tuy ngắn ngủi nhưng đã đọng lại trong ông nhiều kỷ niệm ngọt ngào thời thơ ấu,

giúp ông trở về với những ký ức của tuổi thơ trong những trang sách. Từ 1973 Nguyễn

Nhật Ánh vào sống tại Sài Gòn và theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi thanh niên

xung phong, sau đó dạy học ở Sài Gòn từ năm 1983-1985. Từ năm 1986 đến nay ông là

phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu

phẩm, trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng

Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn2. Ông còn tham gia viết cho một số báo với một số

bút danh khác như Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông. Đặc biệt ông nổi

tiếng với mục “Gỡ rối tơ lòng” trên báo Thanh niên với bút danh Anh Bồ Câu, một chuyên

mục được nhiều bạn trẻ (kể cả người lớn) yêu thích.

SÁNG TÁC VÀ THÀNH TỰU

Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu viết truyện cho thiếu nhi, đặc biệt là tuổi mới lớn từ năm 1985.

Nhiều sách của ông được giới trẻ tiếp nhận nồng nhiệt như Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang

Biang, Cô gái đến từ hôm qua, Có hai có mèo ngồi bên cửa sổ, Chúc một ngày tốt lành,

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Tôi là Beto, Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Bảy bước đến mùa

hè v.v… Hầu hết các tác phẩm của ông đề được giới trẻ và kể cả người lớn nhiệt tình đón

nhận một cách say mê. Trong suốt vài thập niên gần đây, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành

nhà văn Việt Nam giữ kỷ lục về khối lượng tác phẩm và số lượng bản in nhiều nhất. Ông

nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước như Giải thưởng văn học 2002

của Hội nhà văn cho bộ sách Kính vạn hoa; giải Cuốn sách hay nhất do bạn đọc Báo Người

lao động bình chọn; Giải vàng sách hay của Hội xuất bản Việt Nam; đặc biệt là Giải thưởng

văn học ASEAN 2010 cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Ông có khá nhiều tác

phẩm được chuyển thể thành phim như Áo trắng sân trường (phim video chuyển thể từ

truyện Nữ sinh, 1994); Bong bóng lên trời (1997); Thằng quỷ nhỏ (1997); Chú bé rắc rối

(1998); Kính vạn hoa (2005); Nữ sinh (2008). Đình đám nhất là tác phẩm Tôi thấy Hoa

vàng trên cỏ xanh được chuyển thể thành một trong những bộ phim ăn khách nhất trong

lịch sử điện ảnh Việt Nam (đạo diễn nổi tiếng Victor Vũ). Ông hai lần được bình chọn là

nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) và sau đó là 30 năm (1975-2005).

Đến nay ông đã xuất bản trên dưới 100 tác phẩm và đã trở thành nhà văn thân thiết của các

bạn đọc tuổi thiếu nhi và tuổi mới lớn ở Việt Nam. Ông là một trong số rất ít nhà văn Việt

1 Hiện là giáo viên dạy tiếng Việt của Trường Việt ngữ Văn Khoa và Trường VSL Keilor

Downs 2 http://www.goodreads.com/author/show/4634532.Nguy_n_Nh_t_nh

Page 8: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Nam hiện đại có khá nhiều tác phẩm được dịch sang các thứ tiếng như Anh, Nhật, Nga,

Hàn, Thái. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được đưa vào giảng dạy ở Nga và Nhật.

THẾ GIỚI TUỔI MỚI LỚN

Là nhà văn chuyên viết cho tuổi mới lớn qua các tác phẩm như Cô gái đến từ hôm qua, Nữ

sinh, Thiên thần nhỏ của tôi, Phòng trọ ba người, Mắt biếc, Thằng quỷ nhỏ, Bồ câu không

đưa thư, Những chàng trai xấu tính…, ông đã thể hiện được văn phong hóm hỉnh, duyên

dáng, thông minh, cùng với những nhận xét tinh tế và tâm lý về những rung động đầu đời

của những nhân vật mới lớn ở Việt Nam. Đó là những nhân vật nam sinh, nữ sinh cấp 2,

cấp 3, đa sầu, đa cảm, học giỏi hoặc kém với những cảm xúc chân thành, đời thường, “nhất

quỷ nhì ba thứ ba học trò”, khác hẳn với những nhân vật tuổi mới lớn ở Việt Nam mấy

mươi năm trước, lứa tuổi tuy có nhiều rung động đầu đời nhưng lại nặng trĩu bên mình “lý

tưởng cách mạng cao cả” như được miêu tả trong một số tác phẩm của các nhà văn trước

đó. Ông đã thành công trong việc khai thác những kỷ niệm của tuổi thơ và thiếu thời đầy

mộng mơ của mình để viết nên những trang sách trữ tình, lãng mạn nhưng cũng rất đời thực

với những chuyển biến tâm lý tinh tế của tuổi dậy thì sắp làm người lớn, đôi khi là những

rung động, xao xuyến, vụn vặt nhưng có lúc lại là những bùng nổ bất ngờ, nổi loạn và đầy

khắc khoải như đôi mắt biếc của cô bạn gái thời niên thiếu hoặc anh chàng lớp 10 tên Khoa

thầm yêu trộm nhớ “nhỏ Trang” và tìm mọi cách đề được gần nàng trong tác phẩm Bảy

bước đến mùa hè. Phần lớn kết thúc của những câu chuyện này thường là những xốn xang,

lay động với những nổi buồn man mác, nhớ thương trong sự chia ly nhưng rồi sẽ gặp lại

nhau….Có lẽ đây chính là những cuộc chia tay với tuổi thơ, chia tay với những trò đuổi

bướm hái hoa đầy nhớ nhung nhưng luôn đọng lại những kỷ niệm sâu sắc khó phai nhòa

trong lòng mỗi người. Hãy nghe một nhân vật trong tác phẩm Hạ đỏ thổ lộ xúc cảm sâu kín

thông qua tiếng lòng của Nguyễn Nhật Ánh: “Tôi đang chia tay ngọn suối bờ tre. Tôi đang

chia tay những trò chơi tuổi nhỏ. Tôi chia tay trảng cỏ mênh mông để giã từ nhà ai phượng

đỏ”.

Trong truyện dài Cô gái đến từ hôm qua, Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một bức tranh chân

thật, hồn nhiên nhưng không kém phần hài hước và dí dỏm của một chàng trai trẻ có tên là

tên Anh Thư (đừng nhầm với tên con gái) từ lúc còn bé và sau khi đã trở thành một anh

sinh viên. Ngay từ phần mở đầu, qua ngòi bút của tác giả, nhân vật Anh Thư kể lại câu

chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất “tôi” - một thủ pháp quen thuộc trong nhiều truyện

dài của Nguyễn Nhật Ánh cũng như của nhiều nhà văn khác- nhằm giúp người đọc đắm

mình vào những nghĩ suy, trăn trở, yêu đương, mộng mơ của nhân vật chính. Chính điều

này làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và lôi cuốn một cách kỳ lạ về những kỷ niệm thời

thơ ấu đầy hồn nhiên, thơ ngây, vụng dại, trong sáng từ khi còn là một cậu bé kết hợp với

sự xuất hiện rất đáng yêu của cô bé tên là Tiểu Li. Một điểm hấp dẫn khác là câu chuyện

về cô nàng hoa khôi của lớp mà Anh Thư vốn si mê “tình trong như đã” đã từ lâu lắm. Việc

lồng ghép, đan xen cả hai câu chuyện về nhau tưởng chừng gượng gạo và dễ bị “bắt bài”

nhưng tác giả đã tài tình biến sự lồng ghép ấy trở nên nhẹ nhàng thông qua việc kết nối

chặt chẽ nhằm tái hiện khung cảnh giữa hiện tại và quá khứ, giúp người đọc cảm thấy dễ

chịu và không bị hụt hẫng. Giọng văn hài hước, dí dỏm, lối kể chuyện duyên dáng, đặc

trưng của ông luôn tạo cảm giác tò mò, hớn hở muốn khám phá của bạn đọc. Hai cô gái đã

đi qua tuổi thơ của Anh Thư và đọng lại những những dấu ấn khó phai nhòa lại chính là

Page 9: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

một người3. Có thể nói “có lẽ, ít có tác giả nào lại kể chân thực và sâu sắc về lứa tuổi học

trò với những trò đùa hay cả tình yêu mộng mơ trong sáng, sâu sắc như Nguyễn Nhật Ánh”

bởi câu chuyện của hai nhân vật chính gắn liền với những kỷ niệm trẻ thơ, cái thời của

những tháng ngày rong chơi, nô đùa, xa vắng. Phảng phất trong đó là mối tình đầu thơ

mộng đầy chocolate, ô mai, sách vở, âm nhạc và..."Làn sóng Xanh" thập niên 1990s của

anh chàng Anh Thư lém lỉnh (phần nào láu cá) cùng nàng thơ xứ lạ Việt An4.

THẾ GIỚI CỦA TUỔI THƠ

Đối với lứa tuổi nhỏ hơn (cấp tiểu học và trung học cơ sở), Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu khai

thác những câu chuyện về nhà trường, sách vở, quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ và

những người xung quanh. Kính vạn hoa gồm 54 tập là câu chuyện xoay quanh ba nhân vật

Quý ròm, Tiểu Long, và nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 thoạt xem có vẻ nhàm chán nhưng

được biến hóa tài tình với biết bao biến đổi, sự cố xảy ra ở những khoảng không gian và

thời gian khác nhau. Ở đây, Nguyễn Nhật Ánh đã hòa mình vào nhân vật, nhập tâm vào

nhân vật, bộc lộ những cảm xúc, những cung bậc thăng trầm trong suy nghĩ và nổi lòng của

trẻ thơ để nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo nhận thức của nhân vật trong câu

chuyện. Ông đã tiếp cận vào thế giới trẻ thơ, đắm mình vào nghĩ suy, trăn trở, nguyện ước

của trẻ nhỏ để khơi dậy nên những cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị, đời thường,

những suy nghĩ, nhận xét đôi khi thơ ngây rất trẻ con nhưng cũng chính từ những điều này,

người đọc lại phát hiện ra những vấn đề hết sức mới mẻ và đầy bất ngờ mà chỉ có trẻ em

mới có thể nghĩ ra được. Điển hình nhất là nhân vật Cu Mùi trong tác phẩm vinh dự được

giải thưởng văn học ASEAN năm 2010: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Cu Mùi, nhân vật chính trong câu chuyện là một cậu bé tám tuổi nhưng em luôn có những

nhận định, triết lý sâu sắc về cuộc đời, chẳng hạn như sự đối nghịch giữa con ngoan và con

hư, về các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người và thế giới xung

quanh. Với Cu Mùi, quan niệm của người lớn về sự ổn định, êm đềm là điều cần thiết nhưng

sự ổn định ấy lại đi đôi với sự đơn điệu, vô vị vì không tạo ra được sự khác biệt trong cuộc

sống; những điều tưởng chừng như là chân lý và không thể thay đổi như con phải ngoan,

trò phải giỏi nhưng qua lăng kính của Cu Mùi, mọi thứ dường như bị đảo lộn vì người lớn

không chịu khó suy nghĩ trẻ em đang nghĩ gì, làm gì và muốn gì. Cu Mùi cho rằng người

lớn không thể hiểu được tại sao bọn trẻ con “miệng còn hôi sữa” lại dám cả gan mở ra phiên

tòa xét xử những người làm cha làm mẹ vì những nguyên tắc, nội qui và áp đặt mà người

lớn đã đặt ra như “đứa trẻ ngoan” là phải biết vâng lời, không được quậy phá và phán xét

về cha mẹ, giờ nào làm việc ấy, lúc nào cũng phải học giỏi, chăm ngoan để cha mẹ và thầy

cô được hãnh diện. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng một đứa bé tí như nhân vật Hải cò, bạn

của Cu Mùi, lại dám nhận xét rằng: “Con đúng là một đứa không có đầu óc. Lần sau con

sẽ không nghe theo bất cứ ai nữa, dù đó là bảng cửu chương hay thầy cô giáo. Con hứa với

mẹ là con sẽ tự suy nghĩ bằng cái đầu của con” (Nguyễn Nhật Ánh, 2016, tr. 43) vì em cứ

3 http://isach.info/story.php?story=co_gai_den_tu_hom_qua__nguyen_nhat_anh 4 https://www.facebook.com/Page.NguyenNhatAnh/

Page 10: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

vô tư đọc vanh vách bảng cửu chương mà chẳng hiểu tại sao “2 lần 4” là 8 (sđd, tr. 39).

Khi con Tí sún (một nhân vật nữ khác trong truyện) đóng vai mẹ giảng bài cho con hiểu,

em đã lên giọng dạy cho Hải cò và Cu mùi biết rằng 2 lần 4 “là mấy cũng được nhưng

không phải là 8” vì theo em, cứ theo bảng cửu chương 2 lần 4 là 8 thì con người sẽ trở

thành con vẹt vì con người cần phải có đầu óc (tr. 41). Thật vậy, chính Cu Mùi, Hải cò, con

Tủn, con Tí sún (những nhân vật trong truyện) đã khơi đúng mạch bao nổi niềm ấm ức mà

nhiều đứa trẻ gặp phải như sự cô đơn, không ai hiểu mình kể cả những người thân nhất,

thường xuyên chịu phạt và bị phạt oan; luôn chịu sự áp đặt của người lớn và phải chịu đựng

những thói hư tật xấu của người lớn. Hòa vào thế giới và tâm hồn của tuổi thơ, Nguyễn

Nhật Ánh đã tâm sự rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho

những ai từng là trẻ em” bởi ông đã từng là trẻ thơ và biết rõ trẻ em cần được hiểu và cư

xử như thế nào cho phù hợp với suy nghĩ và tâm tư tình cảm của chúng.

Quả thật người lớn thường có cái nhìn định kiến về trẻ em “vốn ăn chưa no lo chưa tới”,

cần học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn và vâng lời nên thường ép buộc chúng vào khuôn khổ

để người lớn dễ “quản lý” bởi nếu không chúng sẽ nổi loạn và bất trị. Tuy nhiên, cách thức

mà người lớn thường làm là bao biện, làm thay và “bao cấp” luôn cả tư tưởng của trẻ thơ,

biến chúng thành những đứa “con ngoan, trò giỏi”, từ nhỏ chỉ biết vâng lời và phục tùng

theo “định hướng” của cha mẹ – một thứ triết lý định hướng chính trị gia đình bóng bẩy

nhằm biến trẻ em thành những “con chiên ngoan đạo” chịu sự chăn dắt và chi phối theo ý

chí của người lớn. Nguyễn Nhật Ánh tài tình ở chỗ ông bắt được đúng mạch tâm lý phát

triển trẻ thơ, hiểu được chúng cần gì và muốn gì. Đánh giá về con mắt tinh tường và tài

năng của Nguyễn Nhật Ánh, Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bắc, Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội nhận xét ở phần bìa quyển sách Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (2015):

Có thể nói, viết truyện thiếu nhi vốn đã khó nhưng để thành công như Nguyễn Nhật

Ánh thì tiềm lực văn hóa có lẽ cần gấp bội phần khi viết các loại truyện cho những

đối tượng khác. Nhà văn chứng tỏ được điều, thế giới con người dù già hay trẻ cũng

cần có chút “gia vị” tuổi thơ. Những ai đánh mất tuổi thơ thì không thể tìm thấy

hạnh phúc ở thực tại và tội ác thường có nguồn gốc từ những sai lạc từ tuổi thơ mà

không kịp thời điều chỉnh. Đến đây ta thấy, Nguyễn Nhật Ánh còn là môn đồ xuất

sắc của Sigmund Freud, và những ai trót lỡ đánh mất tuổi thơ thì có thể quay tìm

lại, dẫu đã muộn, trên những trang viết ma mị nhưng thấm đẫm tình người của ông.

Đánh mất tuổi thơ hoặc không có tuổi thơ đúng nghĩa thường dẫn đến những bi kịch về sau

và những ấn tượng khó phai nhòa trong tâm trí trẻ thơ khi chúng lớn lên. Nhận thức được

điều đó, Nguyễn Nhật Ánh không tạo ra một khuôn mẫu chung nào cả, tức trẻ em phải luôn

“học giỏi, chăm ngoan, ăn nhiều, chóng lớn” mà xây dựng nên những nhân vật sống động,

có đầu óc, biết suy nghĩ và phân định đúng sai. Ông đã đắm mình vào trong nhân vật, cùng

ăn, cùng thở, cùng suy nghĩ và hành động với chúng. Có thể thấy “ông không để sự kiện

trôi tuột mà luôn lắng đọng nó, bằng cách này hay cách khác, để buộc chúng khuấy động

được những vỉa tầng ký ức, có vẻ là phi lý […] để người đọc đồng sáng tạo, đồng cảm và

đồng tri nhận ý nghĩa truyện theo cách cá nhân nhất” (Lê Huy Bắc, 2015, tr. 45-46). Nguyễn

Nhật Ánh đã đạt đến độ chín của tay nghề thông qua lối “văn phong lưu loát, có điểm dừng,

điểm nhấn để khuấy đảo hồn người bằng những sự kiện mà bất kỳ ai từng là trẻ con cũng

đều thao thức” (sđd).

Page 11: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Trong số những tác phẩm nổi bật viết về tuổi thơ không thể không nhắc đến Tôi thấy hoa

vàng trên cỏ xanh, một tuyệt tác được chuyển thể thành một trong những phim ăn khách

nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam năm 2015. Trong truyện dài này, Nguyễn Nhật Ánh

đã khắc họa một bức tranh về thân phận và kiếp sống con người qua cái nhìn trẻ thơ. Đó là

chuyện gia đình với ông bố ham làm vè "Trúng số cứ tưởng trúng bom/ Hết ôm cây cột tới

ôm nợ nần" nhưng vì cuộc sống mưu sinh, phải xa gia đình, lên thành phố kiếm việc5.

Người mẹ cũng tảo tần theo xe tải đi buôn củi để phần nào cải thiện cuộc sống gia đình.

Ngoài ra là câu chuyện về mối tình ngang trái bị cấm đoán giữa chị Vinh và chú Đàn vì tay

chú bị thương, dập nát và bác sĩ phải cưa bỏ. Cám cảnh hơn là "tiếng thở dài sầu não" của

ông Tám Tàng khi đứa con gái tuổi mộng mơ bỗng trở nên khùng khùng điên điên sau khi

chứng kiến tai nạn của mẹ ... Tuy nhiên, phía sau những số phận bi thương đó là ý chí và

nghị lực đáng ngợi khen của những số phận biết chấp nhận nghịch cảnh để có thể “vượt lên

chính mình”, băng qua những khổ đau bế tắc và tăm tối của cuộc đời để tìm ra lối thoát bởi

hai từ có sức nặng: “Tình thương!”6

Điểm nhấn cho câu chuyện thấm đẫm tình người và mang những cảm xúc chân thành nhất

cho người đọc cũng như người xem là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những điểm

vàng ký ức của tuổi thơ nằm ở người kể chuyện tên Thiều, một cậu bé ở độ tuổi chớm lớn

với những hờn ghen, đố kỵ, yêu ghét, và phạm sai lầm. Thiều là một cậu bé mới lớn học

giỏi ở một vùng quê miền trung đầy mưa ngâu và nắng gió, sống trong gia đình nghèo khó

nhưng vì một phút hờn ghen, Thiều đã dùng gậy quật vào lưng đứa em tên Tường đến mức

Tường phải liệt xương sống và không thể đi lại được chỉ vì hiểu lầm em không dành cho

anh mình miếng thịt gà cũng như cái tội dám chơi thân với bé Mận (người mà Thiều thầm

yêu trộm nhớ). Biết chuyện Thiều hối lỗi và ân hận những việc mình đã làm. Quả thật cách

xây dựng nhân vật theo mô tip này không có gì mới trong hầu hết các câu chuyện viết về

thiếu nhi nhưng điều đáng trân trọng ở Thiều là hành động ăn năn và biết nhận ra lỗi lầm.

Đây là sự hối lỗi chân thành và là bài học giáo dục đáng nhớ cho giới trẻ.

Có thể thấy thế giới tuổi thơ với những nhân vật đầy cảm xúc và đời thường trong tác phẩm

như Thiều, Mận, Xin, Nhi và cậu em Tường được Nguyễn Nhật Anh phản ánh một cách

hết sức chân thực, lắng đọng và tràn đầy kỷ niệm. Đó là vũ trụ tuổi thơ mênh mông bồng

bềnh trên những sườn đồi, cỏ cây, hoa lá ẩn mình trong thiên nhiên đầy sắc màu long lanh;

là những trò chơi mà bất kỳ trẻ em nào ở Việt Nam cách đây mấy mươi năm trước cũng đã

từng say mê như bắn bi, bắt chim, đánh nhau, trộm vặt, sợ ma, nhớ nhung cùng với những

rung động đầu đời và thầm yêu trộm nhớ của tuổi mới lớn. Thành công của Nguyễn Nhật

Ánh ở chỗ ông có óc quan sát, ghi nhớ, nắm bắt được trọn vẹn tâm lý nhân vật và khai thác

được những ký ức tuổi thơ về quê hương.

Bảy bước đến mùa hè

Một tác phẩm khá đình đám khác và được nhiều bạn trẻ yêu thích là Bảy bước đến mùa hè.

Đây là tác phẩm ông viết và xuất bản vào năm 2015 khi đã bước vào tuổi 60. Quyển sách

5 http://www.truyenngan.com.vn/tieu-thuyet/truyen-ngon-tinh-hien-dai/983-toi-thay-hoa-vang-tren-co-xanh.html 6 Xem footnote 5

Page 12: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

này không mang nặng màu sắc huyền ảo, không gian đậm chất thơ hay những hoài niệm

về thời thơ ấu mà là chuyến nghỉ hè ở quê ngoại của Khoa, cậu học sinh lớp 9 chuẩn bị lên

lớp 10. Câu chuyện xoay quanh tình cảm học trò của Khoa và nhỏ Trang, hàng xóm bên

ngoại của Khoa cùng với nổi niềm thương nhớ của Mừng (bạn Khoa) dành cho nhỏ Đào

trong xóm. Tình cảm của các em rất vô tư, trong sáng và không kém phần tinh nghịch của

các cậu học trò trong xóm khi bày trò bạch mã hoàng tử giải cứu công chúa nhằm được nhỏ

Trang và nhỏ Đào để mắt đến. Là người am hiểu tâm lý nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh đã

miêu tả chân thật và sinh động những biến chuyển tình cảm, tâm lý và hành vi của tuổi mới

lớn thông qua những cung bậc cảm xúc bâng khuâng khó tả của Khoa khi được “người ấy”

để ý nhưng cậu lại e ngại nói ra điều mình muốn thổ lộ là “tôi yêu nàng”. Khoa lý giải tại

sao em không dám đối diện và nói lời yêu nhỏ Trang “bởi vì nếu tôi nói … tôi thích Trang,

Trang sẽ bảo tôi lăng nhăng” (tr.189). Tình cảm học trò thật đẹp, thật mộng mơ và không

kém phần thi vị! Hãy mường tượng xem Khoa trong lòng vui như mở hội thế nào khi nhỏ

Trang đề nghị: “Ờ anh chở em đi!”, “chở xuống xóm Gà” ấy! Bản thân “Khoa chưa bao

giờ dám mơ” đến việc được chở người đẹp như thế nên khi nhỏ Trang lại mở lời, lòng Khoa

tràn đầy nỗi niềm sung sướng. Và khi phải chia tay nhỏ Trang vì mùa hè sắp kết thúc và

cậu phải quay về thành phố để tiếp tục việc học, Khoa cảm thấy lòng mình xốn xang, bồi

hồi, nao nao luyến tiếc những thời khắc tuyệt vời khi ở bên người mình thầm yêu trộm nhớ.

Còn gì buồn hơn khi phải nói lời chia tay với người mình yêu dấu! Trước tình cành này,

Khoa buột miệng than thở: “Biết chừng nào mùa hè tới lần nữa. Xa xôi quá!”. Ở thời điểm

này, Khoa không mong đợi một kết thúc có hậu cho tình yêu vừa chớm nở lại vội chia ly

vì khoảng cách không gian và thời gian nhưng thật không ngờ, nhỏ Trang lại hồn nhiên mở

lời: “Xa gì đâu, anh! Chừng bảy bước là tới chứ mấy!” (tr. 274, 275). Và rồi hơn cả mong

đợi, Trang tặng Khoa “đôi giày nhỏ xíu, kết bằng cỏ” do nàng tự làm: đôi hia bảy dặm. Câu

nói thì thầm của nhỏ Trang vào tai Khoa làm cậu sướng tê tái: “Ai có đôi hia này, mùa hè

sẽ không còn xa nữa”. Tình là thế! Yêu là thế! Nhớ nhung, lãng mạn, bâng khuâng, thấm

đượm, nồng nàn, mênh mang, xao động cả một góc trời!

THẾ GIỚI LOÀI VẬT

Nói đến đề tài tuổi thơ không thể không nhắc đến thế giới loài vật trong truyện Nguyễn

Nhật Ánh. Đây là một mãng quan trọng trong sáng tác của ông trong khoảng một thập niên

trở lại đây. Một số tác phẩm tiêu biểu về loài vật như Tôi là Beto, Đảo mộng mơ, Có hai

con mèo ngồi bên cửa sổ, Ngồi khóc trên cây, Chúc một ngày tốt lành v.v… mang đến

những phút giây thư giãn đáng yêu, những suy gẫm về cuộc đời thông qua thế giới loài vật

được nhân cách hóa với những hỉ, nộ, ái ố như con người. Những nhân vật đáng nhớ như

chú chó Bêto, Bina, Laica (Tôi là Beto); chó Pig, mèo tam thể Mimi (Đảo mộng mơ); mèo

Gấu, mèo Áo Hoa (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ), con Tập Tễnh, thằng Miếng Vá (Ngồi

khóc trên góc cây), Lọ Nồi, Đuôi Xoăn, Mái Hoa (Chúc một ngày tốt lành)… Có thể thấy

mỗi nhân vật mang đến cho người đọc thấy một diện mạo, một tính cách, một cá tính, một

lối suy nghĩ không lẫn vào đâu được (Bùi Thanh Truyền và cộng sự, 2015, tr.188-89). Theo

nhóm tác giả này, trong lịch sử văn học thế giới không thiếu những tác phẩm đồng thoại

gây được tiếng vang với những trải nghiệm, hành trình khó phai nhòa, xuất phát từ những

cuộc phiêu lưu kỳ thú như Nanh trắng (Jack London), Chó hoang Dingo (R. Phraerman),

Kiến (Bernard Wetber), Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài)…. Tuy nhiên phần lớn những tác

phẩm này ra đời cách đây từ vài chục năm đến vài thế kỷ nên phần nào thiếu vắng những

Page 13: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

hơi thở của thời đại on-line @. Những nhân vật trong thế giới loài vật của Nguyễn Nhật

Ánh mang đến những diện mạo mới cho việc phục hồi những kiểu nhân vật đồng thoại này.

Chuyển sang một lĩnh vực sáng tác mới, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi hồn vào sự hồn nhiên,

tinh nghịch, tươi tắn nhưng cũng không kém phần suy tư của những nhân vật vốn được

nhân cách hóa như con người với những tình huống, chi tiết bất ngờ, thú vị qua lăng kính

trẻ thơ rằng “những gì thuộc về con người đều không xa lạ với chúng tôi” (Tôi là Beto).

Cách tiếp cận gần gũi, tự nhiên, hấp dẫn thông qua những con vật với ngoại hình và tính

cách đặc trưng đã mang đến những nét mới mẻ về thế giới loài vật (sđd, 2015).

Tôi là bêto

Trong tác phẩm Tôi là Bêto, Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống lại tuổi thơ đáng yêu đáng nhớ

trong cuộc đời mỗi người. Qua lăng kính và cảm nhận của chú chó Beto, Nguyễn Nhật Ánh

đã nhìn đời, nhìn người và rút ra những triết lý sâu xa trong cuộc sống. Triết lý này thật ra

không có gì cao siêu cả mà là kết quả của những trải nghiệm trong cuộc sống và từ …

những trò nghịch dại. Beto là một chú chó nghịch ngợm nhưng rất đáng yêu. Chú ta có thú

vui là gặm và cắn xé chẳng chừa thứ gì cả nhưng trong sự phá phách của Beto là hành động

biết nhận thức được đúng sai để có thể tự sửa đổi bản thân. Tuy nghịch ngợm quậy phá

nhưng Beto cũng có chính kiến riêng, biết yêu ghét phân minh. Khi bạn mình (Bino) bị

bệnh, Beto buồn bã, lo lắng, đau khổ vì sắp đi một người bạn tốt nhưng khi Bino khỏi bệnh,

Beto mừng rơi nước mắt (sđd, tr.190). Triết lý mà Beto đưa ra thoạt nghe có vẻ ngu ngơ và

buồn cười như “mỗi người sinh ra đều có một cái tên” vì “cái tên là dấu hiệu để phân biệt

người này với người khác. Không có tên, người ta là vô danh. Vô danh thì không đọng lại

được trong tâm trí bất kỳ ai, không phân biệt được ai với ai. Nó không có hình thù, nó chỉ

là một khối nhờ nhờ”. Cái tên là điều kiện cần để con người (và cả con vật) được biết đến

và gọi nhưng để được “lưu danh trong trời đất”, con người và con vật cần phải phấn đấu

như thế nào để đạt được điều đó. Hãy nghe chú cún Bêto tự sự: “Cái tên đôi khi được cha

mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên, nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng

cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp cho nó tỏa hương”. Đặc điểm chính giúp con

người tỏa sáng và có được lưu danh hậu thế hay không chính là nhân cách sống, tính chính

danh, chăm làm việc thiện, không ác độc, không tham lam, sống đàng hoàng, tử tế, chứ

không phải là những sân si, hư ảo danh vọng và những trò lường gạt, giả danh, giả hiệu.

“Xưa nay chiến tranh nổ ra cũng chỉ vì miếng ăn. Mặc dù người ta luôn tìm cách che lấp đi

bằng những điều cao cả” – (Tôi là Bêto, Nguyễn Nhật Ánh).

Đảo mộng mơ

Ở Đảo mộng mơ, người đọc trải qua những phút giây thú vị câu chuyện về cuộc sống của

những đứa trẻ lên mười giàu trí tưởng tượng. Bọn trẻ mang trong mình nhiều nổi mơ mộng,

thích thả hồn theo trí tưởng tượng và thích hiện thực hóa những ước mơ của mình. Câu

chuyện diễn ra theo hành động của nhân vật tôi - cu Tin- ở một hòn đảo hoang, trên đảo có

Chúa đảo thích đọc sách và biết đánh trả bọn lưu manh, bắt giam kẻ cắp, có phu nhân Chúa

đảo, và một chàng Thứ… Bảy. Công việc thường ngày vủa vợ chồng Chúa đảo và Thứ Bảy

là vẫn phải đi học nhưng sau giờ học là một thế giới thiên nhiên khác của đảo vắng, của

biển cả, của rừng cây, của nắng gió, của thế giới hoang dã. Trong thế giới trẻ thơ ấy là

những chuyện hấp dẫn, dễ thương, những chuyện tranh cãi, ẩu đã, để xem ai là người thống

trị và kể cả… những nụ hôn. Triết lý mà câu chuyện mang đến cho thấy “những gì người

Page 14: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

lớn thường gán cho trẻ con là "hâm" là "bốc phét" ở độ tuổi “chướng khí” là thật đáng yêu

và không đáng để lên án vì chỉ khi người lớn hồi tưởng và làm sống lại những khoảnh khắc

trẻ thơ, họ mới “chợt nhận ra rằng, đối với con trẻ, nhu cầu được tôn trọng đôi khi lớn hơn

gấp bội so với nhu cầu được vỗ về, ôm ấp”7.

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Với Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, người đọc có thể thấy câu chuyện cảm động về tình

yêu nhưng không phải giữa mèo với đồng loại của chúng mà… với chuột. Câu chuyện

chẳng có gì cao siêu và hồi hộp cả nhưng đọng lại những khoảnh khắc khó phai nhòa trong

ký ức trẻ thơ và ngay cả người lớn vì “trẻ em thấy có cái gì đó đáng yêu, hài hước, hơi mơ

mộng; còn người lớn cảm thấy phảng phất hương vị của cuộc sống, tình yêu và xa hơn là

cách một người nên lựa chọn để sống” (Bùi Thanh Truyền và cộng sự, tr. 192). Hình ảnh

mộng mơ của nàng mèo tam thể “Áo Hoa” được tác giả khắc họa qua bài thơ:

Gọi tên em là gió

Em bay lên đại ngàn

Gọi tên em là suối

Em xuôi về đại dương

Gọi tên em là nhớ

Em càng thêm cách xa

Gọi tên em là đợi

Biết bao lâu về nhà

Thôi thì anh sẽ gọi

Tên em là Áo Hoa

Để ngày nào cũng thấy

Em đi ra đi vào

Hình ảnh của gió, của đại dương, của nhớ nhung, của đợi chờ làm xao xuyến lòng ai thông

qua bóng dáng yểu điệu thục nữ của nàng Áo Hoa thật dễ thương và đáng yêu. Là mèo

nhưng chẳng phải là “Mèo võ” biết bắt chuột mà là “Mèo văn” đa sầu đa cảm. Một ngày

nọ, có hai con chuột bị ép buộc phải vác bức tranh vẽ hình “con mèo nằm ngửa, chổng cẳng

lên trời, rúm ró, tội nghiệp, và đang bị hai con chuột cầm đuôi lôi đi xềnh xệch như lôi một

miếng giẻ ướt” chạy qua chạy lại trước mặt. Đáp lại sự khiêu khích trắng trợn này, mèo ta

cũng rượt đuổi và bắt bằng được lũ chuột. Vì thuộc loại “Mèo văn” nên sau khi bắt được

chuột, nó không bạo lực, không thô bạo mà nói chuyện một cách chân thành với nhóc chuột.

Sau câu chuyện lâm li của nhóc chuột, hai đứa nó thành bạn của nhau. Kể từ ngày đó, mèo

giúp chuột mang cơm về cho cả đàn.

Chuột giúp mèo vẽ “poster” nàng “Áo hoa” dán khắp nơi để “Áo hoa” biết có người mà

đúng hơn là có mèo đang tìm nàng. Đoạn kết câu chuyện, gia chủ và lũ chuột được cái kết

có hậu. Riêng “Mèo văn” đành ngậm ngùi đứng nhìn nàng “Áo hoa” sánh đôi bên cạnh với

con mèo khác dưới ánh sáng long lanh của một đêm trăng huyền dịu8.

KẾT LUẬN

7 http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nguyen-nhat-anh-ra-mat-dao-mong-mo-1971717.html 8 https://vvthien.wordpress.com/2012/07/10/576/

Page 15: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Là người từng trải qua tuổi thơ ở làng quê cùng với vốn sống và cảm nhận đặc biệt, Nguyễn

Nhật Ánh hiểu rất rõ tâm lý trẻ thơ và tuổi mới lớn để xây dựng nên những nhân vật đặc

biệt không lẫn vào đâu được. Với gia tài đồ sộ của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã thật sự là

một tượng đài văn học và một hiện tượng đặc biệt những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu

thế kỷ 21 ở Việt Nam. Thật không quá lời khi ông được nhiều nhà nghiên cứu và phê bình

văn học tôn vinh là “Hiệp sĩ của tuổi thơ”. Đánh giá về ông, PGs. Ts. Lã Thị Bắc Lý,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: “[Ông] thuộc số người viết có bút lực dồi dào

vào bậc nhất Việt Nam và là người giữ sứ mệnh lịch sử - Người giữ lửa cho văn học thiếu

nhi Việt Nam suốt thời kỳ đổi mới và hội nhập”. Chính vì hiểu được tâm tư tình cảm của

tuổi thơ và tuổi mới lớn, được đắm hồn vào thời thơ ấu, chiêm nghiệm cuộc đời và thấy

bản thân mình trong đó nên những nhân vật trong câu chuyện của ông hiện lên một cách

chân thật, sinh động và làm say mê bao thế hệ độc giả trẻ tuổi, kể cả người lớn khó tính.

“Muốn hiểu tâm lý trẻ em nên đọc Nguyễn Nhật Ánh” (Nguyễn Bích Thu, 2015, tr. 131).

Điều đặc biệt thiên phú nơi ông khả năng ghi nhớ, quan sát, đặt vấn đề, phát hiện vấn đề

và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng hết sức tuyệt vời. Hòa vào thế giới và tâm

hồn của tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã tâm sự rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành

cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em” bởi ông đã từng là trẻ thơ và biết rõ trẻ

em cần được hiểu và cư xử như thế nào cho phù hợp với suy nghĩ và tâm tư tình cảm của

chúng. Ký ức tiềm ẩn trong ông là một “kho” chất liệu sáng tác mà ông sẽ khai thác không

bao giờ hết” (sđd, tr.132). Như ông đã từng bộc bạch trong Tạp văn Sương khói quê nhà:

(NXB trẻ 2014, tr.24):

Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê nhà của mình theo cách của người hành

nghề bằng con chữ. Những kỷ niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn bè ấu

thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi

vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn

chuyên viết cho tuổi thơ – một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi

nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình?

Nguyễn Nhật Ánh là thế: sống tha hương nhưng không xa quê hương! Nỗi nhớ miên man

về làng quê miền trung đầy mưa ngâu, nắng gió với bao ký ức tuổi thơ của “hoa vàng trên

cỏ xanh” đã giúp ông vẽ nên một bức tranh đầy sống động của “kính vạn hoa”, làm một

cuộc hành trình “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đầy lung linh huyền ảo với “mắt biếc” và

tình yêu sâu thẳm của “cô gái đến từ hôm qua” để vượt qua khoảng thời gian và không gian

“bảy bước đến mùa hè” cho một tình yêu tuổi học trò chớm nở…

Tài liệu tham khảo

Bùi Thanh Truyền, Trần Thị Thiên Thanh, Dương Nguyễn Ái Thư, Khuất Thị Thu Uyên

(2015). Thế giới loài vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

tr. 186-198.

Lã Thị Bắc Lý (2015). Nguyễn Nhật Ánh – người giữ lửa cho văn học thiếu nhi. NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 14-28.

Page 16: DETAILED STUDY Theme Topic...Giáo viên giới thiệu chi tiết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Học sinh chia nhóm thảo luận và trả lời a/ Nhân vật

Lê Huy Bắc (2015). Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

205, tr. 39-48.

Nhiều tác giả (2014). Nguyễn Nhật Ánh và tôi, NXB Trẻ

Nguyễn Nhật Ánh, Hiệp sĩ của tuổi thơ - Nhiều tác giả - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2015

Nguyễn Bích Thu (2015). Muốn hiểu tâm lý trẻ em nên đọc Nguyễn Nhật Ánh. NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr. 131-137.

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015). Tâm hồn tuổi thơ trên những trang sách Nguyễn Nhật Ánh.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 70-74.

Văn Giá (2015). Nguyễn Nhật Ánh – hiệp sĩ của tuổi thơ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

tr. 49-59.

Một số truyện và tạp văn tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh sáng tác từ 1987 đến nay

Bàn có năm chỗ ngồi (1987)

Cô gái đến từ hôm qua (1989)

Hạ đỏ (1991)

Kính vạn hoa (2005)

Tôi là Bê-to (2007)

Cho tôi một vé đi tuổi thơ (2008)

Đảo mộng mơ (2009)

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) – truyện và phim

Sương khói quê nhà (2012). NXB Trẻ

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012)

Bảy bước tới mùa hè (2015)

Các bài viết/ bài giới thiệu trên các trang mạng về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của

ông được trích dẫn qua các ghi chú ở phần foot notes và đề cương chi tiết.