chẠy bỘ - tvbqgvn.org from dahieu115forweb-14.…phải chạy ròng rã trong suốt 8 tuần...

28
203 Chạy Bộ CHẠY BỘ Trần Văn Hổ, K27 C HẠY BỘ được Bộ Chỉ Huy cũng như Quân Sự Vụ của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu trong các môn rèn luyện về thể chất. Chạy bộ Nó không những chỉ giúp cho người sinh viên sĩ quan có đầy đủ sức khỏe để vượt qua chặng đường huấn luyện vô cùng khắc nghiệt kéo dài bốn năm, mà còn là hành trang hết sức cần thiết trong suốt cuộc đời binh nghiệp của họ. Khi tôi còn ngoài dân chính, trong kỳ thi Tú Tài có thêm môn thi thể dục. Vài người bạn của tôi chỉ chạy có ba vòng sân vận động, với khoảng cách khoảng 1km, mà còn bị xỉu phải bỏ cuộc. Đối với những ai đã vượt qua chặng đường Tân Khóa Sinh (TKS) trong 8 tuần huấn nhục của trường Võ Bị (có những khóa lên đến 9, hoặc 10 tuần) thì cái chuyện chạy một ngày 10 đến 20 cây số là chuyên bình thường. Thật ngoài sức tưởng tượng của một sinh viên dân chính, tôi cho là như vậy. Tôi cũng không ngờ có thể chịu đựng nổi và vượt qua thời gian khó khăn này, vì có lúc tôi tưởng chừng phải bỏ cuộc giữa đường. Nếu tôi thật sự biết trước được cái mức độ “khủng khiếp” của các hình phạt mà TKS phải chịu đựng, thì chắc tôi phải xét lại chuyện đầu quân vô trường Võ Bị, vì cảm thấy mình “yếu đuối”. Mặc dù tôi đã được vài người thuộc khóa đàn anh đi trước cho “bùa” (báo riêng cho biết trước) là vượt

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

203Chạy Bộ

CHẠY BỘTrần Văn Hổ, K27

CHẠY BỘ được Bộ Chỉ Huy cũng như Quân Sự Vụ của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đặt ưu tiên

hàng đầu trong các môn rèn luyện về thể chất. Chạy bộ Nó không những chỉ giúp cho người sinh viên sĩ quan có đầy đủ sức khỏe để vượt qua chặng đường huấn luyện vô cùng khắc nghiệt kéo dài bốn năm, mà còn là hành trang hết sức cần thiết trong suốt cuộc đời binh nghiệp của họ.

Khi tôi còn ngoài dân chính, trong kỳ thi Tú Tài có thêm môn thi thể dục. Vài người bạn của tôi chỉ chạy có ba vòng sân vận động, với khoảng cách khoảng 1km, mà còn bị xỉu phải bỏ cuộc. Đối với những ai đã vượt qua chặng đường Tân Khóa Sinh (TKS) trong 8 tuần huấn nhục của trường Võ Bị (có những khóa lên đến 9, hoặc 10 tuần) thì cái chuyện chạy một ngày 10 đến 20 cây số là chuyên bình thường. Thật ngoài sức tưởng tượng của một sinh viên dân chính, tôi cho là như vậy.

Tôi cũng không ngờ có thể chịu đựng nổi và vượt qua thời gian khó khăn này, vì có lúc tôi tưởng chừng phải bỏ cuộc giữa đường. Nếu tôi thật sự biết trước được cái mức độ “khủng khiếp” của các hình phạt mà TKS phải chịu đựng, thì chắc tôi phải xét lại chuyện đầu quân vô trường Võ Bị, vì cảm thấy mình “yếu đuối”. Mặc dù tôi đã được vài người thuộc khóa đàn anh đi trước cho “bùa” (báo riêng cho biết trước) là vượt

204 Đa Hiệu 115

qua được thời gian huấn nhục của trường đòi hỏi TKS phải có tinh thần vững chắc và thể chất mạnh mẽ, và sức chịu đựng bền bỉ. Họ chỉ nói một phần sự thật. Chuyện xảy ra còn khó khăn hơn nhiều.

Việc mách nước trước không phải là vô ích. Khi nhận được giấy trúng tuyển và thông báo ngày nhập trường, được “bùa” của một niên trưởng đi khóa trước, tôi đã tập chạy mỗi ngày

bằng đôi giày Bata nên vượt qua 8 tuần huấn nhục cũng không mấy khó khăn. Là một TKS, tôi luôn luôn có tên trong 10 người chạy về đầu tiên. Nhờ thế, tôi thường được dở nón đứng thở nhìn bạn bè thi hành lịnh phạt, được đứng trên đồi Bắc (ngọn đồi phía bên phải trước cổng Nam Quan, cao 1578m, trong khi độ cao trung bình của trường là 1515m) nhìn thành phố Đà Lạt “về đêm” “làm thơ”*. Đó là những “phần thưởng” cho những TKS có thành tích CHẠY đáng kể. Những người nầy luôn luôn có nhiều “quyền lợi” hơn “phái đoàn thiên chí”.

Khi đang thi hành lệnh phạt, các TKS luôn bị các “Hung Thần” (SVSQ cán bộ) chận đầu, chận đuôi cắt khúc, phải trình diện “tư”. Nếu ai đó không thể vượt qua các thử thách đến nỗi “thân tàn ma dại”, rồi phải gia nhập vào “phái đoàn thiện chí”**

Một số ứng viên Khóa 27 chuẩn bị nhập trường Võ Bị

205Chạy Bộ

thì con đường cùng nhau đồng hát bản “Ngày Trở Về”*** và bị loại phải về đời sống dân chính không còn xa lắm!

Ngày đầu tiên nhập trường khi vừa bước qua cổng Nam Quan của trường Võ Bị, “ứng viên” lập tức nhận mệnh lệnh đầu tiên của sinh viên sĩ quan cán bộ: “Anh chạy theo tôi.” thì cuộc đời người TKS bắt đầu thay đổi, từ cách sống, cách sinh hoạt, cách ăn uống, và cả cách suy nghĩ. Họ phải chạy và phải chạy ròng rã trong suốt 8 tuần huấn nhục. Từ 6 giờ sáng cho đến 10, đôi khi tới 12 giờ đêm, mỗi động tác di chuyển đều phải chạy, nghĩa là không được đi bộ. Từ việc đi đến lớp học, đi ăn, đi ra bãi học quân sự đều phải chạy, chưa nói biết bao hình phạt đang chờ từ của những “hung thần” rình rập mỗi lúc, mọi nơi.

Một ngày “đen tối” của TKS bắt đầu từ tiếng kèn dậy sáng. Từ sáng sớm, tiếng kèn của người lính thổi kèn chợt vang lên bên tai họ, đánh thức, vứt các TKS trở lại thực tại từ giấc ngủ mệt mỏi, mà mỗi TKS còn nhớ rất rõ. Trong không gian im lặng, đầy sương mù mịt mùng của núi rừng Đà Lạt vào mùa Đông, tiếng kèn ngân vang lanh lảnh, chát chúa như tiếng kêu của ma quái, như tiếng gọi của thần chết.

Cái ấn tượng mà mỗi lần nhớ tới ai cũng như còn hận, như còn thù. Vì chính tiếng kèn đó cắt đi tất cả cái sung sướng nhất trên đời của TKS. Đó là giấc ngủ. Không có gì có thể đổi giấc ngủ, không có gì quý hơn giấc ngủ sau một ngày mệt nhọc vượt quá sức chịu đựng của con người. Để rồi bắt đầu một ngày mới, một ngày không mấy yên tĩnh và cũng không được bình thường, chắc buồn nhiều hơn vui? Khổ nhiều hơn sướng? Vì thế, người TKS ngủ mọi lúc, ngủ mọi nơi. Ngồi học cũng ngủ, đi trong hàng cũng ngủ, thậm chí chạy cũng ngủ được? Ai mà tin điều đó có thật? Chỉ có TKS của trường Võ Bị mới có người thậm chí vừa chạy vừa ngủ? Ba mươi phút chạy sáng đường vòng alpha quanh trường cũng có người vừa chạy, vừa ngủ trong hàng.

206 Đa Hiệu 115

Rồi bắt đầu một ngày tập luyện với hàng chục loại hình phạt, với những lời la hét, thịnh nộ, chấn chỉnh của sinh viên sĩ quan cán bộ TKS, với những hình phạt hết sức vô lý mà người lính chỉ biết tuân lịnh và thi hành lịnh. Mọi khiếu nại, mọi thắc mắc đều được trả giá bằng những hình phạt, thường là chạy. Chạy tấn công Đồi Bắc. Chạy tấn công cổng Nam Quan. Chạy tấn công Phạn Xá. Chạy tấn công bốn dãy batiments (các dãy nhà dùng làm phòng ngủ của SVSQ và TKS). Đó là những hình phạt thường thấy trong mùa huấn luyện quân sự.

Khóa 27 bắt đầu bước vào năm thứ tư. Trong mùa Tân Khóa Sinh Khóa 30, tôi được cử làm huấn luyện viên khoa Chiến Thuật. Hôm ấy, tôi đang huấn luyện bài “Di Chuyển và Xử Dụng Vũ Khí” tại bãi học Chiến Thuật số 3 cạnh Hồ Than Thở. Như mọi khi, sau khi nghe giảng bài xong Tân Khóa Sinh được đặt câu hỏi. Một anh đứng dậy xưng danh,

- TKS Nguyễn Văn X. xin hỏi. TAB là chữ viết tắt của chữ gì, thưa huấn luyện viên?

Tôi bối rối nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh. Hồi xưa tới giờ, mình xài chữ TAB hình như mỗi ngày, mà sao mình chưa bao giờ để ý đến nghĩa của chữ này? Nhưng đâu có ai tìm hiểu ý nghĩa của nó là gì và viết tắt từ đâu? Tôi cố tình câu giờ hỏi ý mấy người bạn cùng khoa huấn luyện, nhưng cũng không ai biết cả.

Sau giờ học, cũng giống như các lớp học dành cho các đại đội khác, các TKS lại bị phạt về đủ mọi lỗi lầm, có hoặc không có, như hình phạt tấn công đồi thông Hai Mộ, chạy vòng Hồ Than Thở, trước khi được nhúng người dưới hồ nước lạnh của mùa Đông. Kể cả mọi nghịch lý trên đời, người Tân Khóa Sinh phải chấp nhận, chỉ biết chấp nhận và thi hành mà không được thắc mắc khiếu nại.

Hôm sau, tôi đến thư viện của trường để tìm hiểu thì được

207Chạy Bộ

biết TAB viết tắt từ chữ Tactical Army Belt. Đó là một kỷ niệm nhớ đời của tôi.

Như chương trình huấn luyện hàng năm, mùa Văn Hóa kéo dài 9 tháng. Một ngày bắt đầu dành cho tất cả các SVSQ các

khóa là 30 phút chạy sáng bắt buộc. Sau giờ chạy, một ngày mới bắt đầu. SVSQ năm thứ nhất, mặc dù đã không còn là TKS, vẫn còn chịu đựng những hình phạt khá nặng nề. Hình phạt sau giờ ăn trưa, những hình phạt sau giờ ăn chiều, hình phạt mọi lúc mọi nơi. Cái giá phải trả cho những sai lầm bê bối trong giờ khám xét, bê bối phòng ốc, bê bối làm vệ sinh, bê bối trong sinh hoạt, và bê bối khi gặp những người đàn anh khó tính. Hàng chục, thậm chí hàng trăm cái bê bối bị chấn chỉnh mà 3 khóa đàn anh trút lên đầu đàn em năm thứ nhất.

Hình phạt thường là chạy mấy vòng sân cỏ Trung Đoàn với trang bị tác chiến số 4, hoặc tác chiến số 6, tùy theo mức độ vi phạm. Có đôi lúc không cần vi phạm cũng bị phạt, chỉ vì một cá nhân làm lỗi mà cả đơn vị phải chịu.

Nhiều lúc bị phạt, họ phải mang vác tất cả những đồ trang bị cá nhân có trong phòng; kể cả bàn ghế, mền, gối, thậm

Thử thách đáng nhớ của các Tân Khóa Sinh Khóa 27. (Một phần lớn đã bị ngất xỉu trong lệnh phạt đầu tiên)

208 Đa Hiệu 115

chí tấm nệm cũng phải cõng trên lưng trông giống như đoàn người chạy giặc, mang theo bất cứ những gì có thể mang được.

Thỉnh thoảng trường có tổ chức chạy việt dã cho sinh viên sĩ quan bốn khóa, sĩ quan cán bộ, sĩ quan phục vụ tại trường. Đây là một dịp vui hiếm có vì mấy ai được “chạy” thăm thành phố Đà Lạt. Khởi đầu từ trường Võ Bị, chúng tôi chạy ra trung tâm thành phố Đà Lạt (khu Hòa Bình), vòng qua Hồ Xuân Hương, rồi trở về trường. Khoảng cách hơn 20 cây số, con số mà thời còn là một thanh niên dân chính chắc chắn không ai có thể tưởng tượng được, trừ khi họ là một lực sĩ thể thao.

Về sau tôi mới biết, những hình phạt tưởng chừng rất vô lý kia đã tạo cho người lính có tinh thần đồng đội, tinh thần tự giác, tinh thần chịu trách nhiệm chung. Đó là kỷ luật sắt, đường lối huấn luyện nghiêm khắc dựa trên tinh thần tự giác. Điều nầy chỉ có trong trường Võ Bị. Qua chặng đường thử thách đầu tiên của 8 tuần huấn nhục, tôi đã lột xác trưởng thành và gia nhập vào hàng ngũ sinh viên sĩ quan năm thứ nhất của trường VBQGVN. Tôi đã thắng chính mình.

CUỘC CHẠY MARATHON KHÔNG ĐỐI THỦ Khóa 27 mãn khóa cuối tháng 12 năm 1974. Đêm trước

ngày mãn khóa là lễ Truy Điệu. Sau khi nghi lễ chấm dứt, tôi theo người thân ra Đà Lạt. Sáng hôm sau tôi thức dậy lúc 6 giờ, vì tôi nghĩ rằng chỉ cần hơn 30 phút xe đò là tôi có mặt tại trường, sẵn sàng cho lễ mãn khóa. Từ khách sạn tôi thay bộ veston (đặc biệt sinh viên sĩ quan năm thứ 4 đi phố mới được mặc veston), đi thẳng xuống bến xe Chi Lăng để về trường. Không thấy chiếc nào nằm tại bến để rước khách nên tôi đoán mùa Đông trời lạnh chắc ít người ra đường, vì thế không có xe. Tôi đi tìm xe honda ôm. Từ bến xe đi ngược lên khu Hòa Bình để tìm xe honda ôm, tôi cũng không thấy. Tôi bắt đầu lo, không còn bình tỉnh nữa. Đi nhanh đến bến xe Sài Gòn nằm gần Hồ Xuân Hương để tìm xe lam nhưng vô vọng. Không

209Chạy Bộ

có xe đò, không có xe lam, không có xe ôm, không còn con đường nào khác hơn tôi quyết định chạy bộ về trường Võ Bị.

Đường từ Đà Lạt về trường dài hơn 10 cây số, lên xuống gập ghềnh theo dốc đồi núi vùng cao nguyên. Liệu tôi có kham nổi? Vừa chạy tôi vừa ngó trước nhìn sau, hy vọng tôi

sẽ chặn được bất cứ phương tiện nào, kể cả xe nhà binh, xe dân sự. Miễn là họ đưa tôi về trường nhanh nhất. Trời Đà Lạt tháng 12 sáng sớm lạnh thấu xương, vậy mà mồ hôi ướt đẫm cả áo. Tôi cởi cà vạt, rồi lần lượt cởi áo vest. Tôi vẫn còn hy vọng một chiếc xe nào đó xuất hiện, cũng giống như Sài Gòn xe hoạt động sáng đêm mà? Nhưng rồi cũng không thấy.

Tôi chạy qua Hồ Xuân Hương, rồi Nha Địa Dư, rồi Ga Xe Lửa. Tôi không biết thời gian đã đi qua bao lâu? Tôi cũng không cần biết đến nó vì cái thời gian đó cũng không giúp gì được cho tôi. Cái tôi cần nhất là chạy làm sao về trường nhanh nhất để kịp giờ làm lễ mãn khóa. Nếu không, tôi cũng tiên đoán được hậu quả khó lường. Giờ nầy toàn thể sinh viên sĩ quan bốn khóa của Trung Đoàn SVSQ đang ăn sáng để chuẩn

Tân Khóa Sinh Khóa 27 trong hội trường. (Chỉ sau vài tuần, họ đã trỏ nên lực lưỡng, mạnh mẽ, và đầy kỷ luật.)

210 Đa Hiệu 115

bị di chuyển ra Vũ Đình Trường làm lễ, tôi đoán như vậy. Tôi còn chưa được nữa đoạn đường, nghĩa là còn hơn nữa đường phải chạy.

Bốn năm trước đây khi tôi còn trong thời gian huấn nhục, các niên trưởng khóa 24 dạy cho tôi “không thích đi xe chỉ thích chạy bộ mà”. Hôm nay vì không có xe thì đành chạy bộ vậy. Nhưng chạy bộ như kiểu chạy thế này thì tôi chả thích bao giờ? Chạy trong hối hả không cần đếm số. Chạy trong vội vã, trong hồi hộp vì thì giờ không còn nhiều. Tới bến xe Chi Lăng, rồi hồ Mê Linh, tôi về đến trường bằng cổng Tôn Thất Lễ (cổng bên hông của trường). Nếu không có cổng này, tôi phải chạy vòng qua Hồ Than Thở. Nếu vậy, chắc tôi không đủ giờ. Tình hình sẽ không biết ra sao? Vô trường từ phía sau Phạn Xá, tôi chạy thẳng lên lầu 3. Chưa đầy 2 phút, tôi đã thay xong bộ đại lễ và chạy nhanh xuống sân cỏ Trung Đoàn. Đội hình đã sắp xếp xong và chuẩn bị di chuyển. Đại Úy Nguyễn Đình Thọ nhìn tôi với ánh mắt “đầy thất vọng” và “không thân thiện”. Tôi thấy ông lộ vẻ giận dữ. Ông không cần hỏi tôi câu hỏi nào, mà cũng không cần biết câu trả lời của tôi. Điều ông cần nhất là tôi nhanh bước vào đội hình.

Bây giờ nghĩ đến việc đã qua, tôi vẫn còn thắc mắc tại sao tôi có thể liều lĩnh như thế? Một phần không đoán được là Đà Lạt không có xe lúc sáng sớm. Có lẽ vì trời lạnh nên nơi đây người dân ít ra đường, không giống như ở Sài Gòn. Hơn nữa tôi không hiểu sinh hoạt của Đà Lạt về đêm, vì 4 năm trời tôi không có dịp đi phố đêm lần nào, vì đâu có người thân, đâu có người quen, và đâu có biết Đà Lạt không có xe lúc sáng sớm?

Quân số Khóa 27 là 182. Mọi người đều có nhiệm vụ, có nghĩa là không ai còn rảnh, kể cả thành phần dự bị. Có nghĩa không ai có thể thay thế cho ai được. Các tân sĩ quan tương lai trong đội hình thì càng không thể thay thế. Tất cả đều được tập dượt hàng mấy tháng trời, nếu không nói là cả nửa năm về trước, mỗi sai sót đều không được chấp nhận. Nếu

211Chạy Bộ

hôm ấy tôi về không kịp thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một liều lĩnh quá là dại dột! Cánh cửa tương lai, đời binh nghiệp có thể sẽ đóng sập lại chỉ vì một việc làm thiếu suy nghĩ!

CHẠY ĐUA VỚI TỬ THẦN Cuối năm 1972, hai Khóa 27 và 28 SVSQ trường

Võ Bị được lịnh lên đường ra Quân Khu 1 để làm công

tác Chiến Tranh Chính Trị, trước khi hiệp định Paris được ký kết. Đó là chủ trương lối của chánh phủ nhằm vạch trần, phá vỡ luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản. Việc học quân sự và văn hóa đều bị tạm ngưng, kể cả phép thường niên cho SVSQ đang theo học cũng bị cắt. Tôi được phân công về công tác tại quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Điểm đóng quân là xã Trà Kiệu. Đây là xứ đạo nên an ninh tương đối ổn, nhưng chỉ trong phạm vi xã. Còn ra ngoài khoảng 1 cây số tình hình an ninh xấu hơn nhiều.

Đoàn công tác kết hợp gồm có: Chánh quyền địa phương mà đại diện thường là xã trưởng hay ấp trưởng, Cảnh Sát, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, cán bộ Chiêu Hồi, cán bộ Chiến Tranh Chánh Trị, và toán SVSQ gồm 5 người.

Khóa đàn anh đang gắn alpha vào cuối giai đoạn Tân Khóa Sinh của Khóa 27. Kể từ nay họ là SVSQ.

212 Đa Hiệu 115

Lần đầu tiên tôi được ra Quân Khu 1. Sau những ngày công tác phối hợp tiếp xúc với dân chúng cuối tuần, chúng tôi thay phiên nhau thăm viếng Đà Nẵng và Huế, cùng những thắng cảnh của miền Trung. Hôm ấy là ngày Chúa Nhật. Tôi và người bạn cán bộ Xây Dựng Nông Thôn rủ nhau đi thăm thành phố Đà Nẵng bằng chiếc Honda 67. Trên đường trở về, khi đến ngã ba Nam Phước, giao lộ giữa Quốc Lộ 1 và đường về Trà Kiệu, xe tự nhiên chết máy. Lúc ấy khoảng 6 giờ chiều mặt trời sắp lặn. Chúng tôi không tìm ra chỗ sửa xe. Trời tối dần. Nhà nhà chung quanh đóng cửa gần hết, vì đang thời chiến tranh. Đa số đóng cửa sớm, vì thần chết có thể đến lúc nào không biết được. Không còn cách nào hơn chúng tôi quyết định gởi xe vào một nhà dân và quyết định chạy bộ về, vì đường giờ ấy không còn một chiếc xe nào, kể cả phương tiện vận chuyển duy nhất là xe thồ. Không ai dám đổi lấy mạng sống của mình chỉ để kiềm tiền bằng cách chở chúng tôi về Đà Nẵng.

Tôi và người bạn cán bộ Xây Dựng Nông Thôn chạy chừng 15 phút là phải dừng lại cho anh ta nghỉ, rồi sau 10 phút lại phải dừng lại. Giờ chạy càng ít trong khi thời gian nghỉ càng nhiều. Trời càng tối thì anh ta lại muốn nghỉ nhiều hơn nữa và xác suất nguy hiểm tăng dần. Tôi không thể làm gì khác hơn là tiếp tục chạy và phải chạy về đến chỗ đóng quân bằng bất cứ giá nào. Hai chúng tôi chỉ có một Colt 45, làm sao chống đỡ? Chỉ cần một tên du kích với một khẩu AK 47 là chúng tôi đủ toi mạng. May mắn là họ cũng không nghĩ rằng giờ nầy có hai kẻ đang đi trên con đường tử thần? Cuối cùng, chúng tôi cũng về đến chỗ đóng quân an toàn khi “thành phố đã lên đèn”.

Hôm sau tôi đến thăm anh ta. Ông bị bịnh đang nằm một chỗ, vì đôi chân anh không còn khả năng di chuyển nữa. Tôi không hề hấn gì, vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn cùng toán SVSQ đi công tác đúng lịch trình. Anh ta hỏi tôi,

- Sao anh chạy khỏe vậy?

213Chạy Bộ

- Tôi là dân Võ Bị mà. Tôi thản nhiên trả lời.Giờ đây, các khóa đàn em nhỏ nhất cũng đã gần bảy bó rồi.

Thời gian không vì thế mà thời gian ngừng lại mà vẫn trôi đi. Có nghĩa là tuổi đời mỗi người thêm chồng chất, sức khỏe cũng không còn như ngày nào. Nếu hôm nay, mỗi người đi bộ được vài cây số mỗi ngày cũng đã tốt lắm rồi.

Thời còn là Tân Khóa Sinh ở trường Võ Bị, mỗi chúng ta phải chạy 20, 30 cây số mỗi ngày. Đó là việc bình thường. Chủ trương của Quân Sự Vụ, quan tâm của sĩ quan cán bộ, và thái độ nghiêm khắc của sinh viên sĩ quan khóa đàn anh không phải là vô nghĩa.

CHẠY BỘ, môn rèn luyện thể chất quan trọng nhất trong bốn năm tại quân trường Võ Bị, là hành trang cần thiết trong suốt cuộc đời của người thanh niên mang nghiệp lính.

Ghi chú:* “Làm thơ”: Mỗi TKS có mặt phải ứng khẩu làm một bài

thơ, kể cả những người chưa biết thơ... là gì. Khi đọc lên, người làm thơ dở bị phạt và người làm thơ hay cũng... bị phạt luôn! Tuy nhiên, những hình phạt này không nặng nề, có ý nghĩa làm không khí huấn luyện bớt căng thẳng.

** Một nhóm TKS không thể đi đứng bình thường, đôi khi phải chống gậy do bị tai nạn, nhưng không nặng và còn có thể tiếp tục theo học; như bong gân, chân hoặc tay trầy, xước nên bị băng bó. Nhóm người này tụ tập đi phía sau, lê lết di chuyển chậm chạp, kéo dài khoảng cách; trong khi bạn của họ thi hành lệnh phạt chạy qua mặt. Nhóm người này, chiếm khoảng 1/8 quân số, khoảng 20, 30 người, đôi khi nhiều hơn. Dù vậy, họ vẫn có thể bị phạt mà không có thì giờ được nghỉ ngơi và luôn bị nghi ngờ làm bộ đau, “không thiện chí”.

*** Bài hát thường được “phái đoàn thiện chí” xử dụng, khi di chuyển tụt hậu sau hàng quân.

214 Đa Hiệu 115

Thi Nhân & Danh TươngĐăng Dung Mai Kiêm Dươi Trăng

(1373 - 1414)Nguyễn MinhThanh, K22

I - Lược sử & Cảm Hoài: Ô. Đặng Dung, người huyện Thiên Lộc, Nghệ An, con Ô. Đặng Tất. Hai cha con Ông đều phò Nhà Hậu Trần Giản Định Đế. Sau khi cha là Đặng Tất bị GĐĐ giết oan,

Đặng Dung theo phò Trùng Quang Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách, trận Thái Gia (Ái Tử,Quảng Trị), Ông đánh úp doanh trại giặc bằng bộ binh và tượng binh, suýt bắt sống được Trương Phụ. Nhưng vì không biết mặt hắn, nên Trương Phụ đã lẫn vào quân binh mà trốn thoát..!! Cuối cùng vì binh ít thế cô, cả chúa tôi đều bị tướng giặc Trương Phụ vây bắt.

Trên đường giải đi về Tàu, cả hai chúa tôi đều nhảy xuống biển tuẫn tiết..!! Có chỗ nói Ô.Đặng Dung bị tên Trương Phụ mỗ lấy gan ăn (ghê qúa, dã man!!)

Dưới đây là baì thơ CẢM HOÀI duy nhứt của Danh Tướng Đặng Dung:

CẢM HOÀIThế sự du du nại lão hàVô cùng thiên địa nhập hàm caThời lai đồ điếu* thành công dịVận khứ anh hùng ẩm hận đa

215Thơ Thi Nhân & Danh Tướng

Trí chủ hữu hoài phù địa trụcTẩy binh vô lộ vãn thiên hà**Quốc thù vị báo đầu tiên bạchKỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma

ĐẶNG DUNGDịch nghĩa:

Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây!Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao.Khi gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ lập công,Nếu thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ uống hận.Muốn giúp chúa, ôm hoài bão nâng trục trái đất mà xoay chuyển lại.Mong rửa sạch giáp binh nhưng không có lối để kéo Ngân Hà xuống.Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi,Bao lần mang kiếm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng.

* Đồ: chàng bán thịt (Phàn Khoái). Điếu: chàng câu cá (Hàn Tín)

** Vãn thiên hà: Do điển thơ Đỗ Phủ: “An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Ước gì có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống, để rửa sạch giáp binh rồi cất đi lâu dài,vì không còn chiến tranh nữa..!!)

BẢN DỊCH CỦA TẢN ĐÀViệc đời man mác, tuổi già thôi!Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,Tan tành sự thế luống cay ai!Phò vua bụng những mong xoay đất,Gột giáp sông kia khó vạch trời.Đầu bạc giang san thù chửa trả,Long tuyền mấy độ bóng trăng soiBản dịch của Phan Kế BínhViệc đời bối rối tuổi già vay,

216 Đa Hiệu 115

Trời đất vô cùng một cuộc say.Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.Vai khiêng trái đất mong phò chúa,Giáp gột sông trời khó vạch mây.Thù trả chưa xong đầu đã bạc,Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.Bản dịch của người biên soạn:

NÔI LONGThế sự miên man, tuổi hắt hiuRượu nghiêng trời đất hát ngao nghêuGặp thời đồ điếu nên công dễLỡ vận anh hùng nuốt hận nhiềuXoay trục phò vua không chuyển hướngKhơi sông gột giáp chẳng thông chiềuBạc đầu thù nước buồn chưa trảMấy bận gươm mài dưới nguyệt xiêu..!!Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch

NÔI LONG (lục bát)Việc đời dằng dặc, tuổi caoRượu nghiêng trời đất nghêu ngao giải sầuGặp thời toại chí chàng câuAnh hùng lỡ vận gẫm sâu đoạn trườngPhò vua vạch đất tầm phươngKhơi sông gột giáp không đường tiến luiBạc đầu thù nước nào nguôiDưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông..!!

Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch

II - Bài thơ ĐẶNG DUNG MÀI KIẾM DƯỚI TRĂNG: Cảm cảnh người Anh Hùng Tóc Bạc dưới trăng nhọc nhằn mài kiếm mong khôi phục giang sơn cho nòi giống Lạc Hồng. Nhưng trời bất tùy người, cam đành thúc thủ...!!

217Thơ Thi Nhân & Danh Tướng

Người biên soạn có bài thơ cảm khái:ĐẶNG DUNG MÀI KIẾM DƯỚI TRĂNG

Mài gươm cặm cụi dưới trăng ngànTuổi đã vào chiều việc ngổn ngangTóc bạc phất phơ soi kiếm bạcÁo lam dầu dãi đẫm sương lamThái Gia* Trương Phụ kinh hồn pháchMô Độ* Quân Minh loạn ngũ hàngDốc chí phò vua mưu phục quốcSa cơ tuẫn tiết hận ngùi mang..!!

Nguyễn MinhThanh cẩn tác* Địa danh chiến trường.III - Phần kết: Qua bài thơ CẢM HOÀI của Ông Đặng

Dung, chúng ta thấy: lời thơ, ý thơ, âm điệu thơ rất bi, hùng, tráng, làm cho ngưòi đọc cảm thông sâu sắc tình cảnh của tác gỉa, của anh hùng bất phùng thời.

Đem chiếu rọi công nghiệp của Ông với lời thơ Cảm Hoài, y như Hình với Bóng. Trước thế cuộc bi đát lòng Ông vô cùng bi phẫn. Tuy nhiên không vì bi phẫn mà trầm mình vào hồ rượu như Phạm Thái. Hay phát cuồng chiều chiều vác kiếm chém đá như Tôn Thất Thuyết.

Trái lại, lúc nào Ông cũng mưu đồ khôi phục giang sơn cho dù tuổi đã già, vẫn mài kiếm dưới trăng:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,Kỷ độ Long Tuyền Đái nguyệt ma”(Bạc đầu thù nước nào nguôi,Dưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông!)

Lý Tử Tấn, học giả đời Hậu Lê nhận xét về Cảm Hoài như sau: “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (Nếu không phải là kẻ sĩ, hào kiệt không thể làm được bài thơ nầy)

Về Tâm Sự: xét thấy Tâm sự của ông Đặng Dung không khác mấy “Tâm Sự” hiện nay của nguời Việt dù trong hay

218 Đa Hiệu 115

ngoài nước..!!Về Bối Cảnh LỊCH SỬ: Thời kỳ của Ông so với hiện tình

ĐÂT NƯỚC cũng gần giống.Tổ Quốc VN đã, đang bị họa xâm lăng từ phương Bắc... Vì

vậy, người biên soạn khúc bi sử này rất mong Ý CHÍ ĐẶNG DUNG được truyền đạt đến bốn phương và nhứt là đàn em hậu tấn. Trân trọng.

Nguyễn Minh Thanh biên soạnNguồn: TN ĐT & DN TĐ, GS Trịnh Vân ThanhWikipedia, Đặng Dung

Còn Một GiờĐăng Văn Thai, K15

Còn một giờ, cần nhiều anh emCòn một giây, cần thêm bạn be

Để cuộc đời không cô đơn héo hắtCho vườn đời thêm sắc thêm hương

Men rượu nhạt phai khi cạn hếtChén tình vương mãi đến chết chưa vơiBạn mình ơi, đến với nhau thường nhé

Vắng nhau một lần là mất... một đêm vui

219Cánh Chim Bỏ Rừng

Cánh Chim Bỏ RừngBà Nguyễn Trọng Mạc, K15/1

“Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ,Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau,

Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất,Xin cho tôi một mộ phần bên ngàn chiến hữu của tôi…

(Người Di Tản Buồn - Nam Lộc)

Phải, anh đã toại nguyện, đã khoác lên mình lá cờ

Thiêng đi về Dakto, một địa đầu chiến tuyến. Anh đã về với một Việt Nam ngạo nghễ, với đồng đội mà hơn sáu năm sống chết bên nhau qua những lần hành quân không hẹn ngày trở lại, những ánh hỏa châu soi bước giao thông hào, những bữa cơm gạo sấy mè rang, canh muối rau rừng, những đêm giao tranh gian nguy đẩy lui giặc Cộng để có khi trở về trên chiếc băng ca.

Trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt ấy, nhờ Ơn Trên phù hộ, và nhờ khả năng chiến thuật linh hoạt mà Anh đã được rèn

220 Đa Hiệu 115

luyện từ trường Mẹ, đơn vị của Anh đã may mắn hiếm bị tổn thất nhân mạng.

Những tổn thất này đôi khi vẫn có. Anh đã không khỏi đẫm lệ khi thiếu người trong hàng ngũ điểm danh. Khi có cơ hội quây quần bên nhau sau những ngày hành quân là giây phút ngậm ngùi, thổn thức nhớ về mái ấm gia đình. Với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn với cỏ cây của một người lính trẻ, anh đã bộc lộ nỗi niềm qua những note nhạc buồn từ cây guitar của Anh, “Nếu mai không nở anh đâu biết Xuân về hay chưa…” (Đồn Vắng Chiếu Xuân, Nhật Trường), và rồi “nhưng giữa rừng già anh có thấy gì đâu…” (Rừng Lá Thấp, Nhật Trường)

Sau những năm tác chiến và đã quen gian khổ, dày dạn gió sương ở ngoài đơn vị tác chiến của một đơn vị Bộ Binh, anh được thuyên chuyển về binh chủng Quân Cảnh. Nơi đây, Anh đã chịu một phần trách nhiệm kiểm soát những trại tù Phiến Cộng từ Qui Nhơn tới Đà Nẵng, nơi giam giữ hàng ngàn tù binh bị bắt trong các mặt trận. Công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra thập phần khó khăn. Nhiệm vụ của Anh phải ghép vào kỷ luật những tên tù nhân CS tàn ác, dã man, vô nhân bản; nhưng phải làm sao khuyến khích những những nạn nhân lầm đường lạc lối, trong cùng một trại tù, có thể trở lại đời sống lương thiện.

Anh đã phải nhiều phen hóa giải âm mưu phản loạn của tù binh, trong khi cần bình tĩnh phòng thủ trại khi đối phó với VC bên ngoài. Dù chúng có muôn hình vạn trang âm mưu, như hăm dọa pháo kích phá trại, vẫn không làm anh chùn bước, có thể làm giảm hiệu lực phòng thủ an ninh của trại.

Thời gian qua, quan niệm làm việc đứng đắn và nhân bản của anh đã được trả công. Anh đã góp phần cảm hóa được những con người từng dã man, nhìn rõ các hành động xảo trá, lưu manh của “bác và đảng”, mà họ đã từng phục vụ.

Anh đã tặng những người tù binh xấu số này một món quà quý giá đó là sự Tự Do, mà nhiều tù binh đã chọn ở lại với

221Cánh Chim Bỏ Rừng

quân dân miền Nam Việt Nam vào những dịp trao trả tù binh tại bờ sông Thạch-Hãn, 1971-1972.

Những tưởng cuộc đời binh nghiệp của anh tạm lắng đọng, bình thản trôi qua, anh đã nhận lệnh thành lập và chỉ huy trại cai ma túy Phú-Quốc, một chỉ định xa lạ với một sĩ quan Quân Cảnh. Anh đã hăng say, vất vả tiến vào công cuộc tạo dựng và sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Những bữa cơm đầm ấm bên gia đình cũng hằn nét đăm chiêu của anh vì những vấn đề chưa có giải pháp thỏa đáng. Y sĩ của trại đôi khi cũng khoanh tay trước bệnh nhân không còn lối thoát. Trong cảm thông, tha thứ và kiên trì, anh đã vô tình trở thành “bác sĩ bố” của những nạn nhân ma tuy đáng thương trước sự ruồng bỏ của gia đình, của xã hội. Họ cần an ủi, một cơ hội có một nhân phẩm để đứng lên làm lại cuộc đời. Anh đã cùng họ trong cơn dằn vặt, cùng họ chia xẻ tâm tư ân hận, cùng họ “thắng chính mình” cho một tương lai vẫn còn hy vọng.

Thỉnh thoảng sau này, Anh đã thoáng có những niềm vui khi ở đầu giây điện thoại bên kia, có con trai đi tìm “bác sĩ bố” là Thiếu Tá Nguyễn Trọng Mạc, Chỉ Huy Trưởng Trại Cai Ma Túy Phú Quốc. Đó chính là những người con ân nghĩa khi họ vẫy tay chào quá khứ tiều tụy điêu linh, trong một thân thể cường tráng lúc ra khỏi trại Phú-Quốc để về vui sống với gia đình.

Biết đâu rằng, cuộc sống tha hương:Nghe trong tim quặn thắt,Anh, trầm lặng, thao thức,Sống âm thầm trong kiếp lưu vong,Chí nung nấu một giấc mộng phục hưng,Rèn kiến thức cho tương lai hậu chiến.

Ngày mà GTE Telenet Corp. mời anh đi dự tiệc vinh danh nhân viên xuất sắc tôi mặc áo dài, vì biết anh hãnh diện mình là Người Việt Nam. Khi tên anh được ghi trên báo:

222 Đa Hiệu 115

“Mạc Nguyễn, System Programmer, Member of Software and Hardware Development”, khởi đầu cho ngành Telemail (VA- 1979), tôi khóc, nhưng anh thản nhiên vì anh có mục đích cho Việt Nam hậu chiến, trong nỗ lực tạo dựng program Email này.

Ngày tháng lưu vong trong đời sống bình thường, tuy khó khăn nhưng cũng phải khắc phục qua tâm hồn thích âm nhạc, anh trở lại với tiếng kèn saxo, cây Guitar, đàn Accordion, đàn Organ, etc…

Trở về quá khứ, cô giáo Bắc Kỳ nho nhỏ đã bước vào vườn yêu quên do dự, không đắn đo qua khúc nhạc La Cumparsita, (GH Matos Rodriguez) mà mười ngón tay Anh đang lả lướt trên phím đàn Accordion. Để từ đó những chiều vàng trên cát trắng, những hoàng hôn đượm bóng yêu đương, những cuối tuần trong giáo đường nguyện ước, hai người ở bên nhau mãi mãi.

Được ở bên Anh mãi mãi là quà tặng của Thượng Đế vì Anh là một “hung thần“, tên gọi thân yêu của các CSVSQ/ TVBQGVN khóa đàn em.

Trong sinh hoạt với Võ Bị, Anh được mọi người cảm mến nên hay có người hỏi ý kiến. Đã có lần Anh tâm sự với CSVSQ Nguyễn Văn Thiệt, K18,

- Thế giới bây giờ ở đâu cũng hỗn loạn, chia rẽ, hận thù. Chỉ có yêu thương và tha thứ, chúng ta mới có được đoàn kết và bình an.

Thế rồi, ngày cuối cùng của một đời người cũng đến. Trong lần chia tay cuối cùng với Anh, CSVSQ Võ Ý, K17 đã nói,

- “Thưa NT Nguyễn Trọng Mạc K15, NT đã sống cho đến hết đời, với trái tim và khối óc của một sĩ quan xuất thân từ TVBQGVN. Vinh hạnh thay cho gia đình và cho Trường Mẹ, cho các “cùi” K17 thân yêu của các “hung thần” K15 kính yêu, trong đó có “hung thần kính yêu” Nguyễn Trọng Mạc.

223Cánh Chim Bỏ Rừng

Trước khi vĩnh biệt, NT đã lưu lại dương thế, các chiến hữu đệ huynh, cũng như tập thể CSVSQ xuất thân từ trường Mẹ, lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc, cũng như ước vọng nung nấu tinh thần quật khởi của một chiến sĩ trước nguy cơ Hán hóa. Lý tưởng và tinh thần đó vang vọng trong tiếng kèn truy điệu vào các lễ hội cổ truyền của cộng đồng, cũng như sự hiện diện qua kịch thơ Hận Nam Quan, mà NT trách nhiệm thủ vai chính trong dịp Đại hội CSVSQ/ TVBQGVN tháng 6, 2018 vừa qua tại Nam Cali.“

Anh muôn đời vẫn thế. Vua Lê Lợi trong hoạt cảnh “Hận

Nam Quan” do anh thủ vai, đã phản ảnh nhân tâm của Anh, “Lấy Chí Nhân Thay Cường Bạo “.

Ông Lê Huy (Liên Trường Qui Nhơn) ngậm ngùi kể lại:- “Tôi đã lạc giọng khi đề cập đến hoạt cảnh “Chiến sĩ Vô

Danh”… Trong đại hội hôm ấy, mất tôi rướm lệ khi bắt súng chào tiễn đưa đồng đội ngã gục trên vai người bạn chiến đấu của mình trong tiếng saxophone của anh Mạc. Bài nhạc ”Cho một người vừa nằm xuống”, tiễn biệt, ai oán, da diết, đã thật sự lay động lòng người.

Thiếu Tá Nguyễn Trọng Mạc tại trại Cai Ma Túy Phú-Quốc,1974

224 Đa Hiệu 115

Tấm lòng và nhân cách của anh luôn ở trên vùng chữ nghĩa tâm tình của chúng em. Anh, người sĩ quan Võ Bị Đà Lạt tài hoa mà khiêm nhường chưa một lần nói về mình, đã lưu lại trong lòng các thân hữu và bọn em sự cảm mến và cảm phục.”

CSVSQ Nguyễn Văn Thiệt, Tổng Hội Trưởng, cũng đã phát biểu,

- ”Đàn chim VB lại mất thêm một cánh chim lìa đàn, bay về thế giới bình yên. Nơi đó chỉ có yêu thương và tha thứ, có đầy ánh sáng vinh quang dành cho những đứa con yêu trở về, sau khi đã vượt qua cuộc đời đầy sóng gió và thử thách. Chúng tôi sẽ không còn được nghe tiếng kèn êm dịu và thánh thót của NT nữa. Tiếng kèn của yêu thương, của an ủi làm ấm lòng người thưởng thức.”

Nhạc sĩ Linh mục Ân Đức (Xito Thiên Phước) viết: - “Thế là anh Mạc đã đi hết cuộc hành trình trần gian trong

ơn nghĩa của Chúa và tình thương mến của mọi người, bấy lâu nay giây phút không chờ đợi thì đã đến…”

Trong nhà Chúa, Anh sẽ tiếp tục như anh vẫn hằng ngày cầu nguyện, tiếp tục tạ ơn Chúa, cám ơn cuộc đời đầy yêu thương qúy mến của gia đình, bạn bè, thân hữu, đồng đội, đồng môn, những người đã hiện diện trong cuộc đời Anh, tất cả là những ân huệ, những quà tặng của Thượng Đế mà anh yêu thương, tha thứ và trân quý. Anh vẫn luôn nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành, vạn sự an vui đến tất cả.

Mọi người đều nhớ đến Anh qua tiếng saxo trầm buồn của bản nhạc “Hạ Trắng”, trong ngày họp khóa 15. Bản nhạc này đã in sâu vào tâm trí và dâng lên niềm mến tiếc khôn nguôi trong lòng mọi người:

“Hạ trắng“ cao vút… bay xaVọng lại nguyện cầu: “XIN ĐỪNG MÃI XA NHAU“Hạ trắng đã bay xa… và bay xa mãi mãi…Có nỗi buồn nào hơn!!!

225Cánh Chim Bỏ Rừng

** Khóa 15 - Lê Lợi Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Tiễn biệt Nguyễn Trọng Mạc, K15

Một Ngày Đầu Thu!Ánh bình minh âm u,Nắng trưa buồn ủ rũKhông gian nhạt nhòa,Vũ trụ ngừng quay,Hoàng hôn lịm tắt trong lòng người quả phụChỉ còn từng giọt sầu nhỏ xuống cuộc đời vô thường, đầy oan nghiệt,Anh đi vào cõi vĩnh hằng để lại không gian này trùng trùng thương nhớLuyến tiếc một tài đức đã chấp cánh bay cao!!

Đông sầu vạn thủa.Mạc-vợ

Khóa 15 đang đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ thuộc Westminster, California, Hoa Kỳ.

226 Đa Hiệu 115

VẪN NHỚ, QUÊ NHÀ MÂY TRẮNG BAY!

Lê Văn Điền K.25

TẠ ƠN AI! TẠ ƠN ĐỜI!

Qúy vị sống ở Mỹ và đặc biệt là các cựu SVSQ/ TVBQGVN vừa trải qua mùa lễ TẠ ƠN hạnh phúc

bên gia đình, con cháu, và người thân. Tôi kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ một sắc thái văn hóa vô cùng độc đáo của xã hội Mỹ, và chắc chắn quí vị cũng cảm thấy được tâm ý của các bậc tổ phụ nước Mỹ khi cử hành nghi thức này. Dù cho năm tháng có xa đi, dù cho các thực phẩm có thay đổi trong ngày lễ, nhưng chắc chắn ý nghĩa của lễ TẠ ƠN không hề sai lệch. Đó là tinh thần liên đới, hợp quần từ căn bản gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng chia sẻ và vinh danh thượng đế đã ban ơn, bảo bọc.

Nếu một công dân Mỹ thành kính TẠ ƠN, thì một người Việt Nam còn cần phải mang thêm nhiều ý nghĩa của nó. Đó là, tạ ơn ai, tạ ơn người, tạ ơn mẹ, ơn cha, tạ ơn vợ con trong

227Vẫn Nhớ, Quê Nhà May Trắng Bay.

thời gian tù tội dưới chế độ CS, tạ ơn những con thuyền mỏng manh vượt giông bão đưa người ra đi tìm tự do... Rất nhiều và rất nhiều điều để nói lên lời TẠ ƠN vì biết ơn, biết nghĩa là bản chất của người quân tử.

Riêng các nhà thơ, nhạc sĩ miền Nam thì nên thông cảm cho họ khi buột nên lời “Tạ ơn em” và chỉ riêng cho em thôi, như nhà thơ Du Tử Lê đã viết “Ơn em thơ dại từ trời, theo ta xuống biển vớt đời ta trôi!” Thôi thì cũng đáng cho lời nói tạ ơn này, khi ai đó đã trải qua những tháng năm tù đày CS, trở về trong hiu hắt của xác thân, may mắn còn lại gia đình. Người vợ vẫn tảo tần nuôi con, phụng dưỡng mẹ cha, thì lời “Tạ ơn em” suy ra vẫn còn chưa đủ!!

DẪU CÓ RA SAO, MẸ VẪN CHỜ!Không hiểu tại sao khi nói về MẸ thì một cảm giác nhẹ

nhàng, trìu mến lan tỏa khắp người, mơ màng “nhìn” lại thời thơ ấu. Hình ảnh mà tôi cho là quí gía nhất, đầy ấp lòng thương yêu nhất đó là hình ảnh người mẹ đang cho con bú sữa. Quí vị nào đã từng được hưởng hương thơm sữa mẹ thì chắc chắn không quên, cho dù tuổi tác đang về chiều. Hình như dân tộc nào cũng vậy, con người thương yêu mẹ nhiều hơn thương yêu cha, và điều này cũng công bằng thôi. Mẹ mang nặng, đẻ đau. Mẹ ôm con vào lòng với hơi ấm của mẹ trong những ngày Đông giá lạnh. Mẹ nhường cho con nằm nơi khô ráo để mẹ nằm nơi ướt. Mẹ nhìn con lớn lên từng ngày. Mẹ lo cho con khát sữa, đói ăn. Tất cả và tất cả chỉ vì con.

Trong một câu chuyện khá lâu tôi quên mất xuất xứ, nhưng đại khái kể lại một thợ săn khi bắn mũi tên vào con vượn mẹ. Biết rằng mình sắp chết, vượn mẹ cố chạy về nơi vượn con để cho con bú sữa lần cuối cùng trước khi nhắm mắt lìa đời. Hình ảnh thương tâm này đã làm anh thợ săn hối hận từ bỏ nghề săn bắn. Chính loài vật cũng biết bảo vệ con thơ và hy sinh tất cả vì con, thì loài người làm sao nhẫn tâm hơn được!!

Sau 1975, xã hội Việt Nam là một vở kịch đời oan khiên.

228 Đa Hiệu 115

Có nhiều gia đình phải “chịu đựng” hai khuynh hướng chính trị đối chọi nhau trong đời sống gia đình. Mẹ có đứa con “tập kết” ra Bắc về lại miền Nam. Mẹ cũng có người con là sĩ quan trong quân đội Cộng Hòa. Khi phải đối mặt trong gia đình như thế, mẹ đã khóc, đã van xin các con vì mẹ mà hòa. Con đau lòng một, thì mẹ đau lòng mười. Đứa nào cũng là con mẹ. Mẹ biết theo ai?!! Khi nói đến tình huynh đệ ruột thịt thì không ai có thể “nhẫn tâm”, và đây cũng là yếu điểm của xã hội miền Nam mà CSVN đã triệt để khai thác trong thời chiến tranh Quốc-Cộng. Cái sai của con người là ở chỗ lợi dụng tình ruột thịt để mưu cầu danh lợi, phục vụ loại chủ nghĩa CS viễn vông, không tưởng!

Mùa Xuân đang đến, Tết Nguyên Đán lại về, nhắc nhở người Việt Nam dù ở nơi đâu thì cũng nên duy trì truyền thống tốt đẹp này. Dân tộc nào cũng có truyền thống riêng, và đó chính là sợi dây nối liền quá khứ và tương lai của một dân tộc. Ngoại trừ những sinh hoạt dã man, phi nhân bản, lợi dụng danh từ truyền thống để ru ngủ dân tộc, thì việc duy trì và phát huy bản sắc dân tộc là điều vô cùng thiết yếu.

Ngày Xuân, đừng quên tưởng nhớ đến mẹ khi mẹ đã khuất núi. Đừng quên thắp cho mẹ một nén nhang thơm và xin đừng xem việc này là một hủ tục. Nếu chỉ dựa vào những nguyên lý khoa học để phán định giá trị của một loại truyền thống, thì dân tộc nào cũng vấp phải.

Để kết thúc tiểu đoạn này, tôi xin mượn ý thơ của một người bạn thân khi anh ta viết về mẹ:

“Mồ mẹ nằm bên bờ sông nhỏ,Ôm quê hương yêu dấu một đờiTôi trở lại, một thời tôi ở đó

229Vẫn Nhớ, Quê Nhà May Trắng Bay.

Một thời xa, sông Lũy, mồ côi!Nhang khói bay! Xa mờ nhang khói bay!Ngày trở lại, Mẹ nằm sâu lòng đấtTrong thinh lặng, có hồn ai đã khócMẹ hay tôi! Hay cả Mẹ và tôi!

(Mãn Vũ)CHINH CHIẾN, MẤY AI VỀ CHỐN CŨ!Số báo Đa Hiệu 115 cho mùa Xuân mới, bài viết phải nên

tươi vui và tràn ngập niềm hy vọng, nhưng tôi đã không thể làm được điều này. Xin lỗi tất cả, thành thật xin lỗi khi phải chọn viết đôi dòng về những anh hùng Alfa đỏ đã “Vị Quốc Vong Thân” như một thể hiện lòng tri ân của người còn ở lại đời này. Dĩ nhiên quân dân miền Nam đã hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến Quốc- Cộng vừa qua khá lâu, nhưng dư chấn vẫn còn âm ỉ trong thâm tâm của những người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc.

Tôi ở miền Nam, thừa hưởng nền giáo dục khai phóng của miền Nam và đã xuất thân một quân trường mà tôi luôn hãnh diện, đó là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Điều tôi có thể viết mà không sợ thiên vị và lệch lạc là viết về nhữnh hy sinh của các niên trưởng Alfa đỏ của tôi, các bạn đồng khóa, các đàn em đã đi hết đời mình ở quê hương đầy nước mắt oan khiên. Sĩ quan xuất thân Alfa đỏ đã hy sinh vì đồng bào miền Nam khá nhiều. Những chiến công lẫy lừng đã trải dài theo cuộc chiến 20 năm, và đã nằm xuống an nghỉ với nỗi ngậm ngùi tức tưởi khi “kẻ chiến thắng” đã huênh hoang chưởi Mỹ, chưởi “Ngụy” để rồi vuốt mặt rước Tàu, bán đất bán biển. Tôi không cần phải đề cập vấn đề này nhiều, vì tất cả đồng bào VN sau hơn 40 năm đã thấy rất rõ ràng và không còn cách nào để biện bạch che dấu.

Tôi có thói quen tìm đọc các bài viết về các trận đánh của Quân Lực miền Nam, đặc biệt liên quan đến sĩ quan Võ Bị. Hẳn nhiên hiển hách không chỉ có ở các đơn vị tổng trừ bị như

230 Đa Hiệu 115

Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù... mà trải rộng đến các sư đoàn của 4 vùng chiến thuật.

Sáng nay, bỗng dưng “thèm” nghe lại nhạc lính, lòng bâng khuâng nhớ về một thời lửa đạn, điểm danh bạn bè những ai

còn ai mất, mà thấy chạnh lòng. Nghe lại bài hát “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh qua giọng ca Thanh Lan và Nhật Trường, tôi lặng người đau xót cho thân phận những anh hùng Alfa Đỏ. Trước đây tôi đọc rất nhiều tài liệu viết về trận đánh này, cho nên khi nghe nhạc, tôi vô cùng xúc động và tưởng tượng ra hình ảnh mà các niên trưởng của tôi như Trung Tá Nguyễn Đình Bảo-K14, Thiếu Tá Lê Văn Mễ-K18, Đại Úy Đoàn Phương Hải-K19 cùng các chiến sĩ Tiểu Đoàn 11 Dù, đã chịu đựng nặng nề thế nào dưới làn mưa pháo của Cộng quân. Hai phần ba quân số Tiểu Đoàn 11 Dù

“nằm” lại Charlie như một cống hiến cuối cùng cho Tổ Quốc, mà một chiến sĩ có thể làm được trong giai

đoạn chiến tranh cứu nước. Và còn nữa, còn rất nhiều hy sinh mà sĩ quan Alfa đỏ đã

cống hiến đời mình cho tổ quốc VN. Trận chiến Đồi 1062 tại Thường Đức, đơn vị Dù mà trong đó có bạn tôi Võ Thiện Thư-K25, Tô Văn Nhị và Lê Hải Bằng- K26 đã anh dũng nằm lại vùng đất tử thần này. Ca từ trong nhạc phẩm “Tàu Đêm Năm Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương trở thành lời vĩnh biệt cho kẻ ra đi vì sông núi. “Tàu xa dần rồi, ôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời”, “Ngày tháng đợi chờ, em đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào. Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?...” Để rồi đành đối mặt khi kẻ ra đi không bao giờ trở lại. Người thân yêu mãi mãi ngóng trông, hy vọng về một sự thật không bao giờ tồn tại.

(Australia, 11.2018)