nhỚ phÁt thanh viÊn miỀn nam thỜi...

2
84 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội V ào dịp kỷ niệm lần thứ 40 “Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” (30/4/1975- 30/4/2015), tôi nhớ biết bao người anh, người chị, người bạn thân thương quê miền Nam nguyên là phát thanh viên tiếng Việt giọng miền Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) thời chống Mỹ. Có thể là chưa nhớ hết tên ngay được, nhưng tôi vẫn muốn điểm danh cho được khá nhiều người từng thu hút hàng triệu thính giả qua giọng đọc. Như Minh Đạo, Lương Hưng, Quang Mẫn Trần Phương, Trung Tín giọng nam); Ngô Phụng Ánh, Phi Điểu, Kim Hoa, Lan Hương, Minh Lý, Phi Nga, Kim Ngôn, Kiều Oanh, Kim Túy (giọng nữ)... Phải nói rằng, hết ngày dài đến đêm thâu, các anh các chị phát thanh viên giọng miền Nam này, sát cánh làm việc đầy trách nhiệm, đầy hiệu quả cùng các anh các chị phát thanh viên giọng miền Bắc, gồm các chị Thanh Ngân, Vân Yến, Tuyết Mai, Việt Hà, Phương Chi, Kim Cúc, Hoàng Yến, Thanh Hương, Thu Hằng, Minh Khuê, Mỹ Diên, các anh Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Kiên Cường, Hà Phương, Hoàng Côn, Lê Việt… Tới nay, không ít các anh các chị cả trong Nam lẫn ngoài bắc đã quy tiên, những người còn lại thì cũng đã vào tuổi xưa nay hiếm hoặc nhiều hơn, sức khỏe giảm sút, đi lại khó khăn, cơ hội gặp nhau ít dần. Với tôi, nguyên bình luận viên của Đài, nay không có điều kiện vào Nam, mỗi khi nhớ anh chị nào trong ấy là tôi tìm đến nhiều ít tư liệu quý mà mình đã thu thập được. Trong một bức thư từ Cần Thơ gửi ra cho Ban biên tập ấn phẩm “Phát thanh vào Nam – một thời để nhớ”, phát thanh viên, nghệ sĩ ưu tú Trần Phương (năm 2015 này tròn 80 tuổi), kể lại thời phút hào hùng mà anh hưởng cùng dân tộc: “Sát 17 giờ 30/4/1975, một chiếc Mốtxcôvích nhỏ đỗ xịch trước số nhà 39 đường Bà Triệu, Hà Nội. Ông Trần Lâm, Giám đốc Đài TNVN, cùng với phóng viên thời sự Trọng Kiểm bước ra. Mọi người chờ đợi giây phút này đây. Chính tay Tổng biên tập cầm tờ tin “Giải phóng miền Nam” đi thẳng váo studio, trao cho hai phát thanh viên kỳ cựu Nguyễn Thơ và Tuyết Mai đang ngồi đợi sẵn. Nhạc hiệu vừa dứt, đèn đỏ bật lên, Nguyễn Thơ đọc:” “Mời đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe tin: “Sáng nay Quân Giải phóng đã tiến vào Sài Gòn, Cờ Giải phóng đã được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Ta hoàn toàn giải phóng miền Nam…”. Hết tin (chỉ 2 phút) chị Tuyết Mai đọc lại lần thứ hai. Tiếp đến, cuốn băng vừa được lắp vào máy bắt đầu chạy. Đầu băng chị Hoàng Yến mời đồng bào nghe bài “Cả nước ôm hôn Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” - Trần Phương đọc. Mở đầu, nhà báo Cao Nham viết: “Cả nước ôm hôn Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Vang dậy đất trời tiếng reo vui của cả nước. Sài Gòn - Gia Định đã hoàn toàn giải phóng. Đỏ rực cờ sao trong tiếng pháo ran, cả nước chào mừng Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng…”. Nhận được bài, tôi bấm ngay số máy điện thoại 0713840145, liền nhận được giọng nói Nam Bộ trầm ấm, chân tình, quen thuộc của Trần Phương: “Minh ơi! Vào những dịp kỷ niệm lớn, mình nhớ bạn bè ở Đài và nhớ Hà Nội không tả nổi”. Rồi ký ức tuôn trào, anh kể gần như thuộc lòng nhiều đọan văn hay mà anh thích, trong nhiều tác phẩm anh được “biểu diễn” trên làn sóng Đài TNVN. Như thiên tùy bút “Tiếng đàn bầu”, mà nhà báo Lưu Quý Kỳ viết cho chương trình văn nghệ đêm giao thừa thời thi hành Hiệp định Giơnevơ (1956) chứa lời bình: “Có phải ông bà mình ngày xưa quá nghèo, nên không sắm nổi giây đàn thứ hai để tiếng tơ khỏi lẻ bạn? Nhưng, dù chỉ một giây thôi, nó vẫn ủ hết nỗi niềm của người xa xứ lúc xuân về”. Như thiên tùy bút “Giấc mơ”, mà nhà văn Nguyễn Tuân viết cho đêm giao thừa thời đánh Mỹ (1968) đặc tả: Chiều 30 Tết, ông đi chợ hoa Hàng Lược, gặp cảnh người dân Thủ Đô nắm tay hai pháo thủ cao xạ đang mua hoa rất hồn nhiên. Các cô bán hàng cứ trầm trồ: “Chắc là các anh bắn được nhiều máy bay Mỹ”. Tỉnh dậy, ông đã thấy “nắng chiều cắt ngang nửa mặt sân nhà mình”. Trần Phương còn nhắc thêm chuyện trưa 30/4/1075, anh cùng mấy người bạn miền Nam đi chợ Hôm Hà Nội mua gà và rượu. Người mua được, người không, vì các bà các chị đang rửa chợ. Một bà hồ hởi nói: “Giải phòng miền Nam rồi, rửa chợ, về sớm… Tôi còn mớ thịt này với mớ rau đây, các chú cầm tạm về ăn mừng chiến thắng, không phải trả tiền bạc gì đâu. Mấy chú sắp được về Nam rồi đó. Chúc mừng mấy chú”. Đã đọc ký ức của anh Trần Phương, tôi lại đọc thêm ký ức của chị Minh Lý, người có tuổi đời và tuổi Đài nhiều hơn Trần Phương, bởi vị trí xuất phát của chị là phát thanh viên Đài Tiếng nói Nam Bộ (một bộ phận của Đài TNVN thời kháng chiến chống Pháp, đóng tại Khu Năm). Với lòng yêu nghề, chị kể khá tỉ mỉ: “Đầu năm 1955 tập kết ra Bắc, tôi được phân công vào “Tổ nói” của Đài TNVN. Danh từ “Tổ nói” được thảo luận rất kỹ (nên gọi “Tổ phát thanh viên” hay là “Tổ đọc” hoặc “Tổ nói”). Sau này, Bộ biên tập quyết định lấy tên “Tổ nói”để nhắc anh chị em phát thanh viên trình bày bài vở diễn cảm như nói, giúp thính giả dễ nghe. Trong thời gian từ 1955 đến 1960, hàng năm có hai lễ trọng là Quốc tế lao động (1/5) và Quốc khánh NHỚ PHÁT THANH VIÊN MIỀN NAM THỜI 1954-1975 DƯƠNG QUANG MINH

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỚ PHÁT THANH VIÊN MIỀN NAM THỜI 1954-1975repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3473/1/288 IN(34).pdf · tộc: “Sát 17 giờ 30/4/1975, một chiếc Mốtxcôvích

84 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 85 Số 288+289 - 2015

Vào dịp kỷ niệm lần thứ 40 “Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” (30/4/1975-

30/4/2015), tôi nhớ biết bao người anh, người chị, người bạn thân thương quê miền Nam nguyên là phát thanh viên tiếng Việt giọng miền Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) thời chống Mỹ.

Có thể là chưa nhớ hết tên ngay được, nhưng tôi vẫn muốn điểm danh cho được khá nhiều người từng thu hút hàng triệu thính giả qua giọng đọc. Như Minh Đạo, Lương Hưng, Quang Mẫn Trần Phương, Trung Tín giọng nam); Ngô Phụng Ánh, Phi Điểu, Kim Hoa, Lan Hương, Minh Lý, Phi Nga, Kim Ngôn, Kiều Oanh, Kim Túy (giọng nữ)... Phải nói rằng, hết ngày dài đến đêm thâu, các anh các chị phát thanh viên giọng miền Nam này, sát cánh làm việc đầy trách nhiệm, đầy hiệu quả cùng các anh các chị phát thanh viên giọng miền Bắc, gồm các chị Thanh Ngân, Vân Yến, Tuyết Mai, Việt Hà, Phương Chi, Kim Cúc, Hoàng Yến, Thanh Hương, Thu Hằng, Minh Khuê, Mỹ Diên, các anh Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Kiên Cường, Hà Phương, Hoàng Côn, Lê Việt… Tới nay, không ít các anh các chị cả trong Nam lẫn ngoài bắc đã quy tiên, những người còn lại thì cũng đã vào tuổi xưa nay hiếm hoặc nhiều hơn, sức khỏe giảm sút, đi lại khó khăn, cơ hội gặp nhau ít dần. Với tôi, nguyên bình luận viên của Đài, nay không có điều kiện vào Nam, mỗi khi nhớ anh chị nào trong ấy là tôi tìm đến nhiều ít tư liệu quý mà mình đã thu thập được.

Trong một bức thư từ Cần Thơ gửi ra cho Ban biên tập ấn phẩm “Phát thanh vào Nam – một thời để nhớ”, phát thanh viên, nghệ sĩ ưu tú Trần Phương (năm 2015 này tròn 80 tuổi), kể lại thời phút hào hùng mà anh hưởng cùng dân tộc: “Sát 17 giờ 30/4/1975, một chiếc

Mốtxcôvích nhỏ đỗ xịch trước số nhà 39 đường Bà Triệu, Hà Nội. Ông Trần Lâm, Giám đốc Đài TNVN, cùng với phóng viên thời sự Trọng Kiểm bước ra. Mọi người chờ đợi giây phút này đây. Chính tay Tổng biên tập cầm tờ tin “Giải phóng miền Nam” đi thẳng váo studio, trao cho hai phát thanh viên kỳ cựu Nguyễn Thơ và Tuyết Mai đang ngồi đợi sẵn. Nhạc hiệu vừa dứt, đèn đỏ bật lên, Nguyễn Thơ đọc:” “Mời đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe tin: “Sáng nay Quân Giải phóng đã tiến vào Sài Gòn, Cờ Giải phóng đã được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Ta hoàn toàn giải phóng miền Nam…”. Hết tin (chỉ 2 phút) chị Tuyết Mai đọc lại lần thứ hai. Tiếp đến, cuốn băng vừa được lắp vào máy bắt đầu chạy. Đầu băng chị Hoàng Yến mời đồng bào nghe bài “Cả nước ôm hôn Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” - Trần Phương đọc. Mở đầu, nhà báo Cao Nham viết: “Cả nước ôm hôn Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Vang dậy đất trời tiếng reo vui của cả nước. Sài Gòn - Gia Định đã hoàn toàn giải phóng. Đỏ rực cờ sao trong tiếng pháo ran, cả nước chào mừng Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng…”.

Nhận được bài, tôi bấm ngay số máy điện thoại 0713840145, liền nhận được giọng nói Nam Bộ trầm ấm, chân tình, quen thuộc của Trần Phương: “Minh ơi! Vào những dịp kỷ niệm lớn, mình nhớ bạn bè ở Đài và nhớ Hà Nội không tả nổi”. Rồi ký ức tuôn trào, anh kể gần như thuộc lòng nhiều đọan văn hay mà anh thích, trong nhiều tác phẩm anh được “biểu diễn” trên làn sóng Đài TNVN. Như thiên tùy bút “Tiếng đàn bầu”, mà nhà báo Lưu Quý Kỳ viết cho chương trình văn nghệ đêm giao thừa thời thi hành Hiệp định Giơnevơ (1956) chứa lời bình: “Có phải ông bà mình ngày xưa quá

nghèo, nên không sắm nổi giây đàn thứ hai để tiếng tơ khỏi lẻ bạn? Nhưng, dù chỉ một giây thôi, nó vẫn ủ hết nỗi niềm của người xa xứ lúc xuân về”. Như thiên tùy bút “Giấc mơ”, mà nhà văn Nguyễn Tuân viết cho đêm giao thừa thời đánh Mỹ (1968) đặc tả: Chiều 30 Tết, ông đi chợ hoa Hàng Lược, gặp cảnh người dân Thủ Đô nắm tay hai pháo thủ cao xạ đang mua hoa rất hồn nhiên. Các cô bán hàng cứ trầm trồ: “Chắc là các anh bắn được nhiều máy bay Mỹ”. Tỉnh dậy, ông đã thấy “nắng chiều cắt ngang nửa mặt sân nhà mình”. Trần Phương còn nhắc thêm chuyện trưa 30/4/1075, anh cùng mấy người bạn miền Nam đi chợ Hôm Hà Nội mua gà và rượu. Người mua được, người không, vì các bà các chị đang rửa chợ. Một bà hồ hởi nói: “Giải phòng miền Nam rồi, rửa chợ, về sớm… Tôi còn mớ thịt này với mớ rau đây, các chú cầm tạm về ăn mừng chiến thắng, không phải trả tiền bạc gì đâu. Mấy chú sắp được về Nam rồi đó. Chúc mừng mấy chú”.

Đã đọc ký ức của anh Trần Phương, tôi lại đọc thêm ký ức của chị Minh Lý, người có tuổi đời và tuổi Đài nhiều hơn Trần Phương, bởi vị trí xuất phát của chị là phát thanh viên Đài Tiếng nói Nam Bộ (một bộ phận của Đài TNVN thời kháng chiến chống Pháp, đóng tại Khu Năm). Với lòng yêu nghề, chị kể khá tỉ mỉ: “Đầu năm 1955 tập kết ra Bắc, tôi được phân công vào “Tổ nói” của Đài TNVN. Danh từ “Tổ nói” được thảo luận rất kỹ (nên gọi “Tổ phát thanh viên” hay là “Tổ đọc” hoặc “Tổ nói”). Sau này, Bộ biên tập quyết định lấy tên “Tổ nói”để nhắc anh chị em phát thanh viên trình bày bài vở diễn cảm như nói, giúp thính giả dễ nghe. Trong thời gian từ 1955 đến 1960, hàng năm có hai lễ trọng là Quốc tế lao động (1/5) và Quốc khánh

NHỚ PHÁT THANH VIÊN MIỀN NAM

THỜI 1954-1975DƯƠNG QUANG MINH

Page 2: NHỚ PHÁT THANH VIÊN MIỀN NAM THỜI 1954-1975repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3473/1/288 IN(34).pdf · tộc: “Sát 17 giờ 30/4/1975, một chiếc Mốtxcôvích

85 Số 288+289 - 2015

(2/9), Nhà nước có tổ chức diễu binh và tuần hành tại Quảng trường Ba Đình. Đài TNVN được phân công tường thuật tại chỗ. Người phụ trách chương trình đầu tiên mà tôi được làm tường thuật viên là anh Nguyễn Văn Nhất, các lần sau là anh Vũ Tá Duyệt, anh Vũ Đương. Tôi thường đọc với anh Nguyễn Thơ, chị Vân Yến, anh Kiên Cường, đôi lần với anh Trung Tín, một lần với anh Quang Mẫn”.

Được hỏi về những niềm vui kể cả những “trục trặc” nếu có trong đời phát thanh viên, chị Minh Lý kể: “Một trong những kỷ niệm không thể quên của tôi là tường thuật Lễ Quốc khánh 2/9/1960. Cuộc diễu binh bắt đầu, anh Kiên Cường đọc câu đầu xong mà tôi vẫn còn mải mê ngắm các đội danh dự đều tăm tắp và đội Quân nhạc quần áo trắng kèn đồng sáng loáng, nên không biết tới đoạn mình đọc. Anh Kiên Cường hích cùi chỏ vào tay tôi. Tôi giật mình đọc: “Đại tướng đang đứng trên mui xe… trên mui trần tiến ra phía trước lễ đài để duyệt đội danh dự”. Đọc xong hai tai tôi nóng ran. Nhưng rồi tôi cố lấy lại bình tĩnh và suốt buổi phát thanh hôm đó, tôi ráng ráng

tập trung tư tưởng, làm việc trôi chảy. Cuối tuần, tôi phải tự kiểm điểm trước tổ và được nghe góp ý tơi bời. Nhiều lần về sau, các bạn đồng nghiệp còn nhắc vui: “Cậu to gan thật, dám tả Đại tướng đứng trên mui xe”. “Tổ nói” thời ấy sinh hoạt rất nghiêm túc. Tuần nào cũng họp vài lần, kiểm điểm công tác và học nghiệp vụ”.

Nhân nói tới “học tập nghiệp vụ”, trước đây, có những lần chúng tôi – những biên tập viên, phóng viên, nguyên là những sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về Đài công tác, muốn thể hiện bài viết của mình qua giọng đọc của chính mình hỏi chị Minh Lý, anh Trần Phương và nhiều phát thanh viên “gạo cội” khác: “Gì là những tố chất của người phát thanh viên?”. Tất cải đều nhắc lại lời đúc kết có tính “kinh điển” của “Tổ nói” thời chống Mỹ: “Đó là giọng đọc đẹp và cách thể hiện chuẩn” và giải thích: Giọng đẹp là giọng trầm ấm hoặc trong sáng, vang xa, phát âm tròn vành rõ chữ... Cách thể hiện chuẩn là nói hoặc đọc mạch lạc, khúc chiết, biểu thị được cái thần của tác phẩm. Muốn vậy,

người phát thanh viên phải không ngừng học tập và rèn luyện. Chính vốn sống phong phú, trình độ hiểu biết sâu rộng, nhận thức chính trị vững vàng và tình yêu công việc… là những yếu tố cơ bản giúp người phát thanh viên cống hiến tâm trí mình nâng cao tay nghề. Đa số phát thanh viên của Đài thời kỳ chống Mỹ đạt đến mức tinh xảo - hùng hồn, rắn rỏi khi đọc bình luận, xã luận; mạch lạc, rõ ràng khi đọc tin; ngọt ngào truyền cảm khi đọc truyện; tự tin và biến hóa khi tường thuật tại chỗ; thủ thỉ tâm tình đối với các cháu nhỏ; thu phục nhân tâm lúc chuyện trò với đối phương… Phát thanh viên của Đài đều cảm nhận được rằng, mỗi sản phẩm được giới thiệu trên Đài TNVN có tới ba lần sáng tạo - lần đầu của tác giả, lần hai của người đọc, lần ba của người nghe. Chính cả ba lần sáng tạo đó hợp lại tạo nên thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam thời đánh Mỹ, góp phần đắc lực vào sự nghiệp của toàn dân giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.

VĂN HÓA XÃ HỘI