tiếp cận tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim...

24
NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 214 (T9/2013) Website: t4ghcm.org.vn tiếp cận tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 214 (T9/2013) Website: t4ghcm.org.vn

tiếp cận tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch

TổNg BIêN Tập:

BS. CK1 Trần Lâm Lan Hương.

BaN BIêN Tập:

BS. Lê Thị Kim Phượng;

CN. Thái Phượng Linh;

BS. CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan;

CN. Mai Lê Trân Châu.

TrìNH Bày:

Huy Cường.

IN ấN, pHáT HàNH:

BS. CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan.

gIấy pHép xuấT BảN:

số 288/QĐ-STTTT;

ngày 14/7/2010.

4MERS-CoV: ViRuS CoRoNa gây Hội CHứNg Hô HấP Từ TRuNg ĐôNg

6CúM a(H1N1) Đại dịCH 2009 Đã ĐượC Đưa Vào daNH SáCH CúM Mùa

7TiêM CHủNg PHòNg Ngừa BệNH NHiễM Não Mô Cầu

8Sỏi THậN Và diNH dưỡNg PHòNg Ngừa Sỏi THậN

10giữ CHo “CộT SốNg Cổ” KHỏE MạNH

13BiếN CHứNg THậN do TăNg HuyếT áP

14Vì Sao CHâM Cứu CHữa ĐượC BệNH

15NHữNg dấu Hiệu “Báo ĐộNg”… TRẻ ốM

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 3

Sức khỏe cộng đồng

Theo Liên đoàn Tim mạch thế giới, bệnh tim mạch và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, mỗi năm có khoảng 17,1 triệu người chết vì bệnh tim mạch và đột quỵ.Chủ đề của Ngày Tim mạch thế giới năm 2013 nhấn mạnh “Cách tiếp cận tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch là tập trung vào phụ nữ và trẻ

em”. Chúng ta cần phải bảo vệ thế hệ tương lai chống lại bệnh

tim mạch và đột quỵ bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện thực

hiện lối sống lành mạnh, có lợi cho tim mạch ngay từ khi trẻ còn bé. Trẻ em khỏe mạnh sẽ trở thành người trưởng thành

khỏe mạnh. Người trưởng thành khỏe mạnh

thì gia đình và cộng đồng sẽ khỏe mạnh.Nam Sâm (lược dịch)

Tự tử là một trong những nguyên nhân gây tử vong chiếm tỷ lệ cao trên thế giới, đặc biệt là ở giới trẻ. Có nhiều người cảm thấy bế tắc đến nỗi đối với họ tự tử là cách giải quyết duy nhất, trong khi thực tế chúng ta có thể giải

quyết bằng một cách khác tốt hơn. Tổ chức y tế thế giới WHo

ước tính rằng, mỗi năm trên thế giới có khoảng một triệu người chết do tự tử. Số lượng người thiệt mạng mỗi năm do tự tử vượt quá số người chết do giết người và chiến tranh cộng lại. Người bệnh tâm thần chiếm tỷ lệ lớn trong số những người chết do tự tử. Theo WHo, tự tử là một vấn đề y tế

công cộng ở các nước có thu nhập cao và là một vấn đề đang nổi lên ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Chủ đề của ngày Thế giới Phòng chống tự tử năm 2013 là “Kỳ thị: Một rào cản lớn đối với việc phòng ngừa tự tử” (Stigma: A Major Barrier to Suicide Prevention). Các chương trình giáo dục cộng đồng đã đạt hiệu quả cao trong việc giảm kỳ thị liên quan đến bệnh tâm thần và tự tử. Cần phải thử nghiệm và phát triển những phương pháp cải tiến mới như tăng cường thêm nhiều nhóm mục tiêu chuyên biệt và sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu chúng ta không đối mặt và giải quyết vấn đề kỳ thị, kỳ thị sẽ trở thành rào cản lớn đối với việc chữa trị bệnh tâm thần và phòng ngừa tự tử.Nam Sâm (lược dịch)

Hưởng ứng ngày TiM MạcH THế giới (29/9/2013)Cách tiếp cận tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch là tập trung vào phụ nữ và trẻ em

ngày THế giới PHòng cHống Tự Tử (10/9/2013)

Kỳ thị: Một rào cản lớn đối với việc phòng ngừa tự tử

(Ảnh: happy-children.com.jpg)

(Ảnh: 24h.com.vn.jpg)

4

Sức khỏe cộng đồng

Virus có quầng sáng (Coronavirus): tác nhân khó lường!Coronaviruses là họ gồm các virus có bao, chứa RNa có cấu trúc di truyền khác nhau và gây nhiều bệnh cảnh cũng khác biệt nhau. Tên gọi corona là vì trên kính hiển vi điện tử virus hiện ra như quầng sáng quanh mặt trời (tiếng Latinh: corona).Coronavirus được tìm thấy nhiều ở loài dơi khắp trên thế giới nhưng cũng được tìm thấy ở những loài khác như chim, mèo, chó, heo, chuột, ngựa, cá voi và người. Là tác nhân gây bệnh đường hô hấp, đường ruột, gan, thần kinh và mức độ trầm trọng tùy theo loài vật bị nhiễm. Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự bùng phát của Coronavirus. Trước năm 2003 chỉ có 2 coronavirus gây bệnh trên người được biết đến là HCoV-229E và HCoV-oC43, cả hai đều được phát hiện vào năm 1960. Năm 2003 virus Corona gây dịch

và virus gây hội chứng giống SaRS lần này lại gây những bệnh cảnh trầm trọng tương tự nhau: sốt kèm ho sau đó diễn tiến nhanh đến suy hô hấp cấp (Acute Respiratory Distress Syndrome-ARDS) với tổn thương phổi lan tỏa nhanh rồi suy đa tạng (multi-dysfunction syndrome - MODS). Bệnh cảnh này cũng giống cúm nặng do virus cúm gia cầm H5N1 hay virus cúm đại dịch H1N1(2009). dấu hiệu đáng chú ý duy nhất là giảm tế bào lymphô trong máu ngoại biên trong thời gian đầu. Có lẽ những virus mới như SaRS, H5N1 cúm đại dịch trước đây và nCoV bây giờ đã gây một đáp ứng miễn dịch dữ dội kéo theo sự phóng thích nhiều chất cytokines gây hậu quả trầm trọng trong cơ thể. Những nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ đáp ứng miễn dịch vốn dĩ để bảo vệ cơ thể, trong nhiều trường hợp do đặc tính di truyền của cơ thể, đã phản ứng quá mức cần thiết đã tự hại mình!

MErS-CoV: Virus corona gây hội chứng

hô hấp từ Trung ĐônggS.TS.BS Trần Tịnh Hiền

“Hội chứng Hô hấp cấp trầm trọng SaRS” có tên SaRS-CoV được xác định sau khi gây tử vong cho hơn 800 người trên 30 quốc gia. Sau đó phát hiện thêm HCoV-NL63 và HCoV-HKu1.Corona virus có 3 nhóm chính: alpha-coronavirus, beta-coronavirus và gamma-coronavirus. Virus SaRS và nCoV đều thuộc nhóm beta nhưng khác nhau. Người ta đã so sánh cấu trúc đi truyền của nCoV và hai virus được phát hiện trước là HKu4 và HKu5 nhưng mức độ tương đồng chỉ <80% nên có thể kết luận đây là virus corona mới hoàn toàn.Coronavirus gây bệnh đường hô hấp trên người nhưng đa số là nhẹ như cảm lạnh, nhưng SaRS-CoV

MERS-CoV là tên gọi chủng virus mới của virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở khu vực Trung Đông và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá: “Là bệnh nguy hiểm trong nhóm bệnh truyền nhiễm, với tỷ lệ tử vong cao (56%)”. Hiện nay bệnh này vẫn chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch bệnh trên đã được ghi nhận tại 9 quốc gia, chủ yếu tại Ảrập-Xêút với 65 trường hợp mắc (chiếm gần 80%) và 37 trường hợp tử vong (chiếm hơn 82%).

(Ảnh: allvoices.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 5

Sức khỏe cộng đồng

Virus Corona gây hội chứng giống SaRS mới ban đầu có ký hiệu là hCoV-EMC. EMC là Eramus Medical Center ở Rotterdam Hà Lan nơi phân lập và định danh đầu tiên. EMC và nhóm nghiên cứu của TS Ron Fouchier không lạ gì với giới khoa học nhất là những người nghiên cứu về virus Cúm- influenza. Chính Trung tâm y học Eramus và Fouchier đã thổi bùng một cơn cuồng phong trong giới khoa học khi công bố nghiên cứu tạo được virus H5N1 có thể dễ dàng lan truyền từ người sang người. Ban Tư vấn Khoa học Quốc gia về an toàn Sinh học (NSaBB) Hoa Kỳ phải xem xét để có thể đề xuất với chính phủ có nên cho công bố toàn diện nghiên cứu của ông hay không vì e ngai sự lạm dụng kết quả nhằm khủng bố sinh học. do được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Trung Đông nên virus corona mới chính thức gọi tên là MERS-CoV - Virus gây hội chứng hô hấp ở Trung Đông. Có điều may mắn là hiện nay sự lây truyền giữa người và người của nCoV dường như rất giới hạn. Không có nhân viên y tế nào chăm sóc bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh. Tuy nhiên cần khảo sát thêm về nồng độ kháng thể của

các người này để loại trừ nhiễm trùng không có triêu chứng (nhưng có thể phát tán virus sang người khác!). Thực hiện các biện pháp phòng ngừa phổ cập bệnh viêm đường hô hấp đã khuyến cáo trong các vụ SaRS hay Cúm Đại dịch tương đối phù hợp để phòng chống lây nhiễm nCoV. Chúng ta cần làm gì?Qua những điều học hỏi được từ vụ dịch SaRS 2003, đến cúm gia cầm H5N1 rồi Đại dịch Cúm H1N1(2009) cho thấy cái thế giới vi mô đầy bí ẩn và bất ngờ thường mang lại những thách thức to lớn cho sức khỏe con người. Sự cảnh giác không bao giờ thừa nhưng cũng khó thực hiện! Kinh nghiệm cho thấy luôn luôn phải cảnh giác trước một bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp với lượng tế bào bạch cầu bình thường và tế bào lymphô thấp, rồi nhanh chóng xấu đi trong 1-2 ngày dù cho điều trị tích cực với nhiều loại kháng sinh mạnh, thì nên lấy bệnh phẩm (phết mũi họng hay chất tiết hô hấp) để cố gắng xác định nguyên nhân. Bộ y tế đã nhanh chóng ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các trường hợp nhiễm MERS-CoV dựa theo khuyến

cáo của uS-CdC; nhưng cần chú ý đến những người có nguy cơ nhiễm cao như đi từ khu vực có người bệnh (bán đảo á Rập) có các dấu hiệu viêm đường hô hấp như đã nêu trên. Nếu không lưu ý đến những đối tượng này thì ít có khả năng nhận được bệnh phẩm để phát hiện virus nCoV dù có phòng xét nghiệm tốt. Theo nhận định thì hiện nay sự cảnh giác của thầy thuốc cũng như bệnh nhân không phải là cao!Cho đến nay tuy đã xác định được tác nhân gây bệnh nhưng cách điều trị thì vẫn còn là một “lỗ đen”. Số lượng bệnh nhân ít, thiếu sự phối hợp tại chỗ và quốc tế nên nhiều phương thức điều trị mới như interferon, huyết thanh trị liệu vẫn chưa đánh giá được… Sự phối hợp này chỉ có được khi có sự minh bạch trong phòng, chống dịch - nhanh chóng công bố để phối hợp điều tra và xử lý. Hiện nay “Mạng lưới bệnh nhiễm trùng hô hấp nặng và mới trỗi dây toàn cầu” (iSaRiC) thường xuyên cập nhật tình hình và thông tin có liên quan đã đưa ra một đề cương chung để nhiều nơi có thể tham gia nghiên cứu về lâm sàng và điều trị chung các bệnh như nhiễm nCoV. Có như thế thì mới hy vọng đạt nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Tuy tử vong cao nhưng hiện chưa có kế hoạch tạo vaccine nào được nghĩ đến.Những điểm đáng lưu ý1. Mặc dù tỷ lệ chết/mắc khá cao 50% nhưng Ban Tình huống khẩn cấp (Emergency Committee) của WHo nhận định MERS-CoV chưa đủ điều kiện để được gọi là tình trạng y tế khẩn cấp cần được quan tâm toàn cầu (Public Health Emergency of international Concern (PHEiC).2. Cần đẩy mạnh việc giám sát phát hiện và báo cáo kịp thời nếu có ca bệnh, theo dõi các trường hợp tiếp xúc tiến hành xét nghiệm.3. Thực hiện phòng, chống lây nhiễm, xử trí các trường hợp lâm sàng (giống như các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng như H5N1, H1N1(2009).4. Nghiên cứu thêm về dịch tễ, lâm sàng, và tình hình bệnh trên động vật (để tìm nguồn nhiễm virus) ■

Cây phả hệ

6

Sức khỏe cộng đồng

Cúm a(H1N1) đại dịch 2009 đã được đưa vào danh sách cúm mùa

Theo thống kê từ Viện Pasteur, trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng số ca mắc hội chứng cúm của khu vực phía nam là 77.324 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2012. Trong các mẫu bệnh phẩm được gửi về Viện Pasteur để xét nghiệm thì tỷ lệ dương tính với virus cúm là khoảng 23% trong đó cúm A(H1n1)pdm2009 chiếm tỷ lệ cao nhất (15.2%), cúm A/H3n2 (1.9%), cúm B (1.91%). Chưa phát hiện biến chủng gen của virus cúm Trong 6 tháng đầu năm 2013 tại 5 tỉnh của khu vực phía Nam xảy ra 12 trường hợp tử vong do mắc cúm a(H1N1)pdm2009 với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau họng, mệt mỏi... Bệnh tiến triển nhanh, khoảng 50% ca bệnh tử vong sau 1 tuần từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Hầu hết các ca bệnh này đều trên 50 tuổi và 100% các ca tử vong thuộc nhóm nguy cơ cao đối với bệnh cúm - mắc các bệnh mãn tính như xơ gan, rối loạn lipit, cao huyết áp, ung thư hạch lympho, đái tháo đường, sỏi thận, viêm gan... và phụ nữ mang thai. Nhận định về tình hình dịch cúm hiện nay, BS Phan Công Hùng, Phó khoa Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur cho biết theo kết quả thống kê ở trên cho thấy cúm B và virus cúm a(H1N1)pdm2009 lưu hành phổ biến tại khu vực phía Nam là phù hợp với tỷ lệ lưu hành của virus này trên toàn quốc. Từ tháng 8/2010, Tổ chức y tế thế giới đã chính thức thông báo cúm a(H1N1)pdm2009 đã qua giai đoạn đại dịch, Bộ y tế cũng đã thông báo cúm a(H1N1)pdm2009 gây đại dịch năm 2009 hiện nay xem như các chủng virus cúm mùa khác. Vì vậy cúm a(H1N1)pdm2009 lưu hành tại khu vực phía Nam là điều tất yếu.BS Hùng cũng cho biết, theo kết

quả giám sát virus hiện chưa phát hiện sự biến đổi gen của virus cúm a(H1N1)pdm2009. Còn về cúm a/H5N1, chỉ trong tháng 04 năm 2013 đã ghi nhận hai ca mắc tại Đồng Tháp, Long an trong đó một ca tử vong. Cả hai bệnh nhân đều có tiền sử tiếp xúc, ăn thịt gia cầm (gà, vịt) bị bệnh. Tỷ lệ tử

vong của bệnh này rất cao (83%). Các ca bệnh thường xảy ra ở các địa phương có dịch cúm trên gia cầm. Cho đến nay, Viện vẫn chưa ghi nhận ca bệnh nào lây từ người sang người.Đừng chủ quan với cúm mùaTrước tình hình virus cúm a(H1N1)pdm2009 lưu hành trong cộng đồng như: chủng cúm mùa sau đại dịch, virus cúm a/H5N1 vẫn đang lưu hành và gây bệnh ở gia cầm ( vịt, gà, chim yến,chim cút...) tại một số địa phương và cộng thêm sự xuất hiện chủng mới cúm a/H7N9 tại Trung Quốc vì vậy BS Hùng khuyến cáo mọi người đều có nguy cơ mắc cúm. Hiện nay Bộ y tế yêu cầu tích cực giám sát các ca Viêm phổi nặng nghi do virus tại các cơ sở khám chữa bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. HCM để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp, giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới đây, ngành y tế và Thú y vẫn tiếp tục kết hợp

chặt chẽ trong việc thông tin báo cáo tình hình dịch bệnh trên người, động vật và phối hợp xử lý dịch một số bệnh lây truyền từ động vật sang người trong đó có cúm a/H5N1.Để chủ động phòng tránh, BS Hùng khuyên mọi người không nên chủ quan với bệnh cúm mùa.

Khi xuất hiện các triệu chứng cúm như: sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau họng...hãy đến bác sỹ để được khám và điều trị, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, mang khẩu trang hoặc che miệng bằng tay, khăn... khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Mọi người nên đi tiêm chủng phòng cúm hàng năm, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có bệnh mãn tính. Vắc xin phòng cúm mùa đang

lưu hành hiện nay có thành phần kháng nguyên của cúm a(H1N1)pdm2009. Trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn đếu có thể tiêm vắc xin cúm.Kim Tuyến

Tính đến cuối tháng 7/2013, một số bệnh truyền nhiễm phổ biến tại khu vực phía nam có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012 như: số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) giảm 51% và số ca tử vong giảm 33%; số ca mắc bệnh tay chân miệng (TcM) giảm liên tiếp từ 10 – 50% mỗi tuần trong 8 tuần gần đây trong đó tỷ lệ tử vong giảm 61% so với cùng kỳ năm trước (14 ca năm 2013/ 36 ca năm 2012). các bệnh truyền nhiễm khác như viêm màng não do não mô cầu, liên cầu lợn ở người, thương hàn… cũng không tăng so với cùng kỳ.(Viện Pasteur TP. HcM)

(Ảnh: lphi.org.jpeg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 7

Sức khỏe cộng đồng

Tiêm chủng phòng ngừa bệnh nhiễm não mô cầu

“Thưa bác sĩ, mới đây tôi có nghe nói: hiện việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh có mũi tiêm chủng phòng ngừa Viêm màng não (McV4) và nghe nói: bệnh phổ biến, có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống. Xin hỏi bác sĩ, đây là bệnh gì? Bệnh lây nhiễm như thế nào? có thể phòng ngừa như thế nào? Và nếu tiêm chủng ngừa thì sẽ tiêm chủng như thế nào cho đúng? Tiêm chủng ở đâu?” – Là một trong những câu hỏi quen thuộc mà nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm, lo lắng để bảo vệ sức khỏe của con em mình. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phòng ngừa bệnh cho trẻ.Đây là bệnh nhiễm não mô cầu - một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn có tên khoa học là neisseria meningitidis gây ra. Vi khuẩn có 13 type huyết thanh, trong đó các type thường gây dịch là a, B, C, W-135, X và y. Vi khuẩn gây nhiễm trùng sinh mủ ở hệ thống các màng bao quanh não và tủy sống nên được gọi là bệnh viêm màng não mủ. Vi khuẩn còn có thể gây nhiễm khuẩn huyết, có thể gây choáng dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổiBệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa vi khuẩn não mô cầu. Người bệnh và người lành mang trùng (người mang vi khuẩn não mô cầu ở họng mà không có biểu hiện bệnh) là nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh. Người ta ước tính người lành mang trùng chiếm khoảng từ 10-20% dân số.Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi,

những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư, doanh trại...) và các cơ địa suy giảm miễn dịch (cắt lách hoặc rối loạn chức năng lách, thiếu hụt bổ thể…).Chủng ngừaHiện tại trên thế giới có nhiều loại vắc-xin ngừa não mô cầu như:* Vắc-xin dựa trên phân tử đường ở cấu trúc vỏ của vi khuẩn (polysaccharide vaccines), gọi tắt là vắc-xin “polysaccharide”:− Chứa 2 type huyết thanh a và C;− Chứa 3 type huyết thanh a, C và W-135;− Chứa 4 type huyết thanh a, C, W-135 và y;* Vắc-xin cộng hợp phân tử đường ở cấu trúc vỏ vi khuẩn với độc tố bạch hầu (conjugate vaccines), gọi tắt là vắc-xin “cộng hợp”:− Chứa 1 type huyết thanh a hoặc C.− Chứa 4 type huyết thanh a, C, W-135 và y (còn gọi là MCV4).* Vắc-xin ngừa não mô cầu type huyết thanh B còn đang nghiên cứu (vừa được Cộng đồng châu âu chấp thuận vào 01/2013)Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại không có vắc-xin MCV4 mà chỉ có lưu hành vắc-xin “polysaccharide” chứa 2 type huyết thanh a và C. phòng bệnh − Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.− Thực hiện tốt vệ sinh, thông

thoáng nơi ở và nơi làm việc.− Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.− Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt ■

TS.BS Hồ Đặng Trung NghĩaĐH y khoa Phạm Ngọc Thạch

(Ảnh: mevacon.com.vn.jpg)

* cách chích ngừa vắc-xin “polysaccharide” chứa 2 type huyết thanh A và c:• Trẻ em >2 tuổi và người lớn: tiêm 1 liều• Thời gian bảo vệ khoảng 3 năm (tiêm nhắc lại mỗi 3 năm)• nơi tiêm: Viện Pasteur TpHcM, TT y tế Dự phòng, Bệnh viện Bệnh nhiệt Đới, các Bệnh viện nhi Đồng.Tuy nhiên, theo lịch tiêm chủng của Hoa Kỳ 2013, cách tiêm McV4 như sau:• Tiêm mũi 1 ở trẻ 11-12 tuổi; tiêm nhắc lại khi trẻ 16 tuổi.• nếu mũi 1 tiêm ở trẻ từ 13-15 tuổi; mũi tiêm nhắc được tiêm khi trẻ được 16-18 tuổi. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi là 8 tuần.• nếu mũi 1 được tiêm ở trẻ từ 16 tuổi trở lên thì không cần tiêm nhắc lại.

8

Sức khỏe cho mọi người

Sỏi thận và dinh dưỡng phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Tỷ lệ mắc tăng dần hằng năm. Tỷ lệ tái phát sỏi thận cũng cao. chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng góp phần gây ra bệnh lý sỏi thận.Các loại Sỏi thận Sỏi thận được hình thành do sự kết dính của các tinh thể trong một chất nền ở thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận có thành phần những cặn bã trong nước tiểu bao gồm một số chất khoáng, phổ biến nhất là những hỗn hợp có chứa calci, oxalat hoặc acid uric.dựa vào thành phần hoá học của viên sỏi. Các loại sỏi thường gặp là:+ Sỏi canxi: thường gặp nhất. Chủ yếu dạng canxi oxalate và canxi phosphate.+ Sỏi urate: ít gặp hơn. dạng acid uric. + Sỏi nhiễm trùng: thường gặp hàng thứ 3. Thành phần chủ yếu là phosphore-ammoniac-magiesi và phosphore-calci.

Những nguyên nhân gây sỏi thận

* Sỏi canxi

yếu tố thúc đẩy tạo sỏiThức ăn chứa nhiều Cơ chế tạo sỏioxalate Tăng bài tiết oxalate niệuNatri Tăng bài tiết calcium niệu

Protein động vật Tăng bài tiết calcium, uric niệu. giảm bài tiết citrate

Vitamin C Tăng tạo ra và bài tiết nhiều oxalate Đường (carbonhydrate) Tăng bài tiết calcium niệu

yếu tố ngăn ngừa tạo sỏiThức ăn chứa nhiều Cơ chế

Calcium gắn kết với oxalate tại ruột giúp giảm oxalate niệu

Kali Tăng bài tiết citrate niệugiảm bài tiết calcium niệu

Magesium giảm hấp thu oxalate trong thức ănức chế thành lập tinh thể calcium- oxalate

Vitamine B6 Thiếu B6 cơ thể tăng sản xuất oxalate gây oxalate niệu

Phylate ức chế thành lập tinh thể calcium - oxalate

* Sỏi urat: yếu tố gây tạo sỏi urate là nồng độ acid uric trong máu và pH nước tiểu. Thức ăn và nước uống sau đây dễ tạo sỏi urat:- ăn nhiều thịt gà, đồ biển.- uống ít nước, ăn ít trái cây.* Sỏi cystein: ăn nhiều muối, ít trái cây, nhiều thịt. Dinh dưỡng phòng ngừa Sỏi thậnChế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi và tùy theo loại sỏi. Tuy nhiên, để phòng ngừa sỏi thận đơn giản nhất vẫn là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày.* Sỏi canxichế độ ăn phòng ngừa sỏi calcium - Đủ Ca, giàu Kali, Mg, Vitamine B6, Phylate.- giảm protein động vật (5-7g/ngày), giảm muối (2-4 g/ngày), giảm đường sucrose.

TS.BS. Nguyễn BáchBV Thống Nhất

(Ảnh: tapchithoitrangtre.com.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 9

Sức khỏe cho mọi người

* Sỏi urat: Phòng ngừa sỏi uric bằng cách: - giảm bớt thịt gà, đồ biển (giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu).- ăn nhiều trái cây, rau quả: kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric.* Sỏi cystein: Về chế độ ăn cần

chú ý:

- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn: giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu.

- ăn nhiều trái cây, rau quả cũng giúp ngăn ngừa sỏi cystein.

- giảm bớt thịt gà, đồ biển: kiềm hóa nước tiểu ■

các loại nước uống ảnh hưởng đến tạo sỏi calcium

Loại nước uống

Tác dụng tạo sỏi

Cơ chế

Cà phê, trà ức chế hoạt động hormone chống bài niệu

Rượu ức chế hoạt động hormone chống bài niệu

Sữa ức chế hoạt động hormone chống bài niệu

Nước bưởi Không rõ

Một số bất thường các thành phần trong nước tiểu. Chế độ ăn uống phòng ngừaNước tiểu Chế độ ăn uống

Nhiều Calcium ăn đủ calcium. giảm protein động vật, muối, đường sucrose

Nhiều acid uric giảm thức ăn có chứa purine

Nhiều oxalate Tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalate, vitamin C. ăn đủ calcium

Ít Citrat ăn thêm trái cây, rau qủa. giảm protein động vật uống nhiều nước chanh (có nhiều citrate) giúp giảm hấp thu muối, canxi, protein trong thức ăn

Lượng nước tiểu ít uống thêm nước, đảm bảo > 2.0 lít/ngàyChế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi. Nên ăn đủ calcium, hạn chế muối, thịt, uống đủ nước (> 2 lít/ngày). Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi.

(Ảnh: vnnew.vn.jpg)

Ám hiệu dưới gầm bàn Bác sĩ khám cho một ông gãy chân và hỏi:- ông bị gãy chân như thế nào ?- Trong lúc chơi banh thôi.- ông chơi đá banh ???- Không, chơi đôminô.- Nghĩa là đã xảy ra ẩu đả ?- Không hẳn, đó là do ông bạn tôi ra dấu cho tôi ở dưới gầm bàn.

Mất ngủMột cô gái có bộ dạng cực kỳ mệt mỏi lê gót tới phòng mạch xin tư vấn. Cô nói: -Thưa bác sĩ, quanh khu nhà tôi có cơ man là chó. Chúng sủa suốt ngày suốt đêm, làm tôi không chợp mắt được chút nào. - Có tin vui cho cô đây! Bác sĩ đáp rồi mở ngăn kéo chất đầy dược phẩm mẫu, lục lọi trong đó và đưa ra một lọ thuốc - Đây là loại thuốc ngủ mới có tác dụng như tiên dược. Chỉ với vài viên, mọi rắc rối của cô sẽ chấm dứt. - Tuyệt! Cô gái đáp - Tôi sẽ làm bất cứ những gì có thể. Thử xem nào...Vài tuần sau, cô gái trở lại, trông còn thiểu não hơn xưa: - Bác sĩ ơi! - Cô gái than phiền - Đơn thuốc của ông thật là vô ích. Tôi còn mệt mỏi hơn. Tôi không hiểu tại sao cơ sự lại ra thế này! - Bác sĩ nhún vai - Đây là loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện có trên thị trường mà - Có thể! - Cô gái mệt mỏi ngắt lời. - Nhưng tôi vẫn phải thức cả đêm đuổi theo lũ chó và cuối cùng, khi tôi tóm được một con thì bắt nó nuốt viên thuốc mới khó làm sao…

Vui Cười …

10

Sức khỏe cho mọi người

BS Phạm Thế HiểnBV Nguyễn Tri Phương

Một sớm thức dậy, bỗng nhiên cổ cứng và rất đau khi quay sang bên hoặc bạn có cảm giác rất mỏi, đau dai dẳng vùng cổ gáy; đó là những triệu chứng thường khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Đau vùng gáy, cổ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam lẫn nữ và thường xuất hiện khi ta giữ yên cổ ở một tư thế quá lâu. Bối cảnh thường gặp là nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc trong một thời gian dài; học sinh, sinh viên học thi… ngoài ra, việc bố trí bàn làm việc, ghế ngồi, ánh sáng, tầm máy vi tính khiến chúng ta ngồi sai tư thế dẫn đến mỏi cổ. Đa số các nguyên nhân gây đau, mỏi vùng cổ gáy thường do hoạt động cơ quá mức. cũng có các bệnh khác gây đau vùng cổ như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ chèn ép rễ thần kinh, các bệnh lý miễn dịch như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý ở khớp vai cũng đau lan lên cổ. ngoài ra, bệnh tăng huyết áp cũng gây đau vùng gáy. Vì vậy trước những triệu chứng về đau mỏi vùng cổ, gáy bạn nên đến khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị chính xác.Xin giới thiệu đến các bạn những bài tập cơ quanh cột sống cổ nhằm thư giãn, tăng sức cơ, giữ vững các đốt sống cổ tránh các bệnh lý về cột sống cổ. Khi đã có dấu hiệu đau vùng cổ, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi tập các bài tập này.NHÓM BàI Tập CĂNg CƠ1. Căng cơ duỗi cổ- Bạn đặt tay sau đầu.- Đẩy nhẹ đầu ra trước để cằm chạm ngực.- giữ 10 giây.- Lặp lại 10 lần, tập 2 lần/ngày.2. Căng cơ gập cổ- Bạn đặt lòng bàn tay lên trán.- Đẩy nhẹ nhàng đầu ra sau.

- giữ nguyên tư thế trong 10 giây.- Bạn lặp lại 10 lần.- Bạn tập 2 lần /ngày.

3. Căng cổ sang bên, cánh tay duỗi- Bạn có thể đứng hoặc ngồi.- Cánh tay phải duỗi thẳng , hướng chéo xuống đất.- Tay trái đặt trên đỉnh đầu.- Nhẹ nhàng đẩy đầu sang trái, căng các cơ vùng cổ bên phải.- giữ nguyên tư thế trong 10 giây.- Sau đó bạn đổi bên.- Bạn lặp lại cặp động tác 10 lần.- Bạn tập 2 lần /ngày.4. Căng nhóm cơ nâng vai - cánh tay buông thõng - Bạn ngồi trên ghế với cánh tay trái buông thõng, sát vào thân người.- Đặt tay phải lên đầu, kéo nhẹ đầu theo hướng chéo xuống dưới đất.- giữ nguyên tư thế 10 giây.- Bạn đổi bên, lặp lại mỗi cặp động tác 10 lần.- Bạn tập 2 lần/ ngày.

giữ cho “cột sống cổ” khỏe mạnh

1

3

4

2

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 11

Sức khỏe cho mọi người

NHÓM BàI Tập VỚI KHáNg LỰC1. Duỗi cổ – đầu giữ nguyên- Đặt lòng bàn tay vào sau đầu.- Bạn đẩy đầu về phía sau.- Bàn tay bạn kháng lại lực đẩy để giữa cổ nguyên vị trí.- Bạn giữ nguyên tư thế đối kháng trong 10 giây.- Bạn lặp lại 10 ngày.- Tập 1 lần/ ngày.

2. gập cổ - đầu giữ nguyên- Bạn đặt lòng bàn tay trước trán.- Bạn đẩy đầu về phía trước nhưng gồng cổ giữ nguyên đầu ở tư thế thẳng.- Bạn giữ tư thế đối kháng 10 giây.- Lặp lại 10 lần.- Tập 1 lần/ ngày.

3. xoay cổ – đầu giữ nguyên- Bạn đặt lòng bàn tay phải 1 bên đầu.- Đẩy đầu vào lòng bàn tay và cố xoay đầu sang phải nhưng lòng

bàn tay cản không cho cổ xoay. - giữ nguyên vị trí đối kháng trong 10 giây.- Bạn tập bên đối diện.- Lặp lại 10 lần.- Tập 1 lần/ ngày.

4. gập cổ sang bên – đầu giữ nguyên- Bạn đặt lòng bày tay phải vào một bên đầu. - Đẩy đầu vào lòng bàn tay , gập cổ sang bên. - Lòng bàn tay kháng lại để giữ nguyên vị trí đầu.- Bạn giữ tư thế đối kháng trong 10 giây.- Bạn tập bên đối diện.- Lặp lại 10 lần.- Tập 1 lần/ ngày ■

1

3

4

2

Bàn làm việc như thế nào phù hợp cho cột sống cổ?chiều cao bàn bằng 0,46 chiều cao cơ thể.chiều cao ghế bằng 0,27 chiều cao cơ thể.cạnh trên màn hình máy tính đặt thấp hơn so với đường thẳng ngang tầm mắt là 1cm.

Khám bệnh

Tại một phòng khám, hai

cậu bé ngồi chờ tới lượt

mình. Một trong hai cậu bé

cứ khóc nức nở.

- Sao bạn khóc?. Đứa trẻ kia

hỏi

- Tớ phải xét nghiệm máu,

và bác sĩ sẽ dùng dao cắt

vào tay tớ.

Nghe vậy, đứa trẻ kia khóc

òa lên.

- Còn bạn, sao lại khóc?

- Tớ đến đây xét nghiệm

nước tiểu.

Phép lịch sự

Một nhà chuyên nghiên cứu

về cách ứng xử giao tiếp,

ông tới nói chuyện với các

học sinh nam:

- Các bạn hãy nhớ rằng, khi

đến phòng bạn gái chơi mà

thấy cửa đóng, thì bao giờ

cũng phải gõ cửa. Ðó là biểu

hiện của phép lịch sự.

Một sinh viên bỗng hỏi:

Thế còn khi cửa mở ạ?

Thì đóng cửa lại mà gõ!

Biếng ăn

Thưa Bác sĩ, ông dùng thuốc

gì mà hay thế. Bệnh biếng

ăn của bà vợ tôi mất hẳn.

- Có gì đâu, tôi chỉ nói với

bà nhà: bệnh biếng ăn là

dấu hiệu của tuổi già !!

Vui Cười …

12

Tiến bộ y học

xác định giới tính cho con - Những điều cần biết

thì cho thử nhiễm sắc thể, thậm chí là nếu cần thiết thì cho sinh thiết tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng) để chẩn đoán. Thời gian thử nhiễm sắc thể phải mất khoảng hai tuần, còn phẫu thuật tạo hình, đưa các bộ phận sinh dục về vị trí cũ mất khoảng 2-3 giờ. Trường hợp trẻ vừa có tinh hoàn vừa có tử cung, buồng trứng là trường hợp lưỡng giới (mà thuật ngữ y khoa hiện nay gọi là “rối loạn phát triển phái tính”). Những trường hợp này phụ huynh có thể chọn giới tính cho con mình là nam hoặc nữ. Tất nhiên sự lựa chọn cũng tùy theo hình dạng của bộ phận sinh dục bên ngoài để thuận tiện cho phẫu thuật. Tuy nhiên nên hiểu rằng nếu là nam thì những bé này khi trưởng thành chỉ là một người đàn ông chứ không thể là một người cha vì cấu trúc các ống dẫn tinh bên trong tinh hoàn bị xơ hóa. Ngược lại nếu là nữ thì vẫn là một người mẹ.“Những trường hợp phẫu thuật được thực hiện trước ba tuổi thì đứa bé sẽ không nhớ về sau khi trưởng thành. Vì vậy tất cả những bất thường ở bộ phận sinh dục nên được phát hiện và điều trị trước 3 tuổi. Trường hợp điều trị ở tuổi lớn hơn thì nên đưa cháu bé đến để được tư vấn tâm lý ở các bệnh viện nhi” - PgS.TS Lê Tấn Sơn khuyến cáo.Duy Tính (thực hiện)

nhiều trường hợp gen của trẻ là nam hoặc nữ nhưng do hình thể bên ngoài bị bất thường nên cha mẹ đặt tên, nuôi dạy ngược lại. Một số trường hợp bác sĩ cho trẻ sống thật với giới tính “ảo” luôn chứ không đưa về nguyên bản chất. Được Bộ y tế giao phụ trách công tác xác định giới tính phía nam, vừa qua BV nhi đồng 2 đã tiếp nhận ba hồ sơ xin xác định giới tính cho con trẻ. Một đứa trẻ như thế nào là bình thường và thế nào là bất thường về giới tính? Theo PgS.TS Lê Tấn Sơn, Trưởng Bộ môn Ngoại nhi Đại học y dược TP HCM, Trưởng khoa Niệu – BV Nhi đồng 2: Một đứa trẻ bình thường thì nhìn hình thể bên ngoài như tóc tai, mặt mũi, các bộ phận khác, sinh hoạt như người có giới tính nam-nữ bình thường. Về gen, nam sẽ là Xy, nữ là XX. Với một đứa trẻ nam bất thường, các dấu hiệu có thể thấy ngay từ bên ngoài thí dụ như tinh hoàn chỉ có một trái trong bìu, bao quy đầu không che hết quy đầu, hình dáng dương vật không bình thường như các trẻ khác. Đối với trẻ nữ, hay gặp nhất là dính “môi bé” – tức âm hộ chỉ có lỗ tiểu, màng trinh không thủng dẫn đến tuổi dậy thì không có kinh do bị ứ kinh, nặng hơn nữa là bị màng ngăn âm đạo.Việc xác định lại giới tính cho trẻ chủ yếu là xác định lại dị tật bộ phận sinh dụcSự bất thường về giới tính trầm trọng không nhiều và hầu hết có thể nhận diện được. Ở nam, đa số bị lỗ tiểu thấp – tức lỗ tiểu nằm dưới dương vật, bao quy đầu không che hết mặt bụng, dương vật ngắn nên cha mẹ thường nghĩ là con gái nên đặt tên con gái, nuôi dạy, chăm sóc

như con gái. Có trẻ là nữ 100% nhưng do bất thường tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, các chất nội tiết tố xáo trộn làm cho âm vật lớn hơn giống như dương vật nên cha mẹ cứ nghĩ là con trai, đặt tên con trai và nuôi dưỡng, giáo dục như con trai. Những trường hợp mơ hồ về giới tính như trên khi đi khám bệnh bác sĩ phát hiện và xử lý. Đối với nam thì phẫu thuật đưa hai tinh hoàn

xuống bìu, tạo hình lại niệu đạo để đưa lỗ tiểu lên đỉnh

dương vật. Còn nữ thì tạo hình âm vật

cho nhỏ lại, tạo hình âm đạo.Không phải trường hợp nào cũng tạo

hình dương vật, âm vật lại cho

trẻ. “Có nhiều trẻ “nữ” đi mổ thoát vị

bẹn (người lớn cũng có) nhưng lấy ra được hai tinh hoàn

ngay bẹn, thử nhiễm sắc thể là nam Xy, âm vật giống như nữ. Nhưng cuộc sống của trẻ (và có cả người lớn) lâu nay vốn là nữ thì phải giữ cho trẻ là nữ. do vậy, khi trẻ gần đến tuổi dậy thì thì phải cắt hai tinh hoàn, bởi nếu để có khi trẻ sẽ nói ồ ồ như đàn ông. Trẻ khác là “nam” nhưng dương vật quá nhỏ nên bị ẩn trong “hai môi”, cộng với việc tinh hoàn ẩn bên trong nên cha mẹ nghĩ là nữ. Những trẻ này vẫn được xác định là con gái chứ không “sửa” lại là con trai, nhưng lớn lên thì không thể có kinh và không có con” - PgS.TS Lê Tấn Sơn cho biết thêm.Những kỹ thuật để chẩn đoán các bất thường sinh dục ở trẻKhi trẻ đến BV khám, nếu cần thiết

(Ảnh: vcmedia.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 13

Phòng ngừa bệnh mạn tính không lây

Biến chứng thận do Tăng huyết áp

Tổn thương thận do THa biểu hiện dưới 3 dạng là tiểu albumin vi thể, tiểu protein và suy thận. Vì vậy, đánh giá tổn thương thận trên người THa chủ yếu là dựa vào xét nghiệm. Triệu chứng tiểu đêm thường gặp ở người THa là hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến lành tính đi kèm, hoặc có thể là do bàng quang bị giảm thể tích. giảm khả năng cô đặc nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của suy thận. Nồng độ creatinin máu tăng phản ánh sự giảm độ lọc cầu thận. Sự đào thải protein gia tăng phản ánh thương tổn mức lọc cầu thận. albumin niệu vi thể ở người bị THa được xem là yếu tố dự báo bệnh lý tim mạch. Việc phát hiện chức năng thận bị tổn thương ở người bị THa với bất kì các biểu hiện nào kể trên có giá trị dự báo bệnh lý và tử vong do tim mạch trong tương lai ■

Lười vận động, ăn uống không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh Tăng huyết áp (THA). Một vấn đề khá quan trọng nữa là tỷ lệ người bị THA ngày càng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi). Tại Việt nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1%. THA đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp. Tăng huyết áp dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận.Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy thận Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: THa gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây THa. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được huyết áp để tránh bị suy thận. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được THa.Tình trạng THa cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. do đó, THa là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng

điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh THa lại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, THa có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi THa còn gây tổn thương tim.Biểu hiện những biến chứng thận ở bệnh nhân tăng huyết áp Suy thận do tăng huyết áp thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương. Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…

Ths.Bs. Nguyễn Thị Thanh NgaBV Nguyễn Trãi

(Ảnh: huyetapcao.vn.jpg)

14

Liệu pháp đông y

châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không thể thiếu được của y dược cổ truyền (yDcT) phương đông nói chung và Việt nam nói riêng. Tại Việt nam, từ ngàn xưa tổ tiên ta dùng châm cứu rộng rãi trong phòng – trị bệnh cho người dân. Hiện nay, không chỉ người Vn ưa chuộng cách điều trị không bằng thuốc này mà cả các khách du lịch hoặc chuyên gia ngoại quốc đến Vn làm việc. Điều đó chứng tỏ châm cứu có tác dụng trị bệnh thật sự của nó.

Mỗi loại châm cứu đều có một hiệu quả nhất định trên một số dạng bệnh lý khác nhau. Theo yHCT: bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố “âm” và “dương” trong cơ thể:- âm: nền tảng vật chất, thụ động, tính mát – lạnh…- dương: năng lực hoạt động, chủ động, tính ấm – nóng…Khi âm và dương mất cân bằng, cơ thể sẽ bị giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật, kinh – mạch (hệ

- Khi châm cứu cơ thể thay đổi nồng độ của của các chất dẫn truyền thần kinh như: morphine nội sinh, cũng như các nội tiết tố: estrogen, testosterone, cortisol…tăng các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào lympho…- Châm cứu giúp an thần, giãn cơ, tăng ngưỡng đau.Châm cứu được áp dụng điều trị các bệnh- giảm đau trong các loại bệnh lý như: thoái hoá khớp, bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ, đau sau chấn thương, đau đầu migrain, đau do co thắt cơ trơn…- Phục hồi liệt: di chứng tai biến mạch máu não, sau chấn thương, liệt thần kinh số Vii ngoại biên…- Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng (stress).- Tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng trong thẩm mỹ).- Tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây nghiện…).Để châm cứu có hiệu quả tốt nhất, lưu ý:- Người Thầy thuốc: được đào tạo tốt, tự tin, có sức khỏe tốt, tập trung khi thao tác, bảo đảm nguyên tắc vô trùng y dụng cụ.- Đối với Người bệnh: tin tưởng, tâm trạng thoải mái, không quá lo sợ, không ăn quá no, quá đói.Những trường hợp cần cẩn thận hoặc chống chỉ định sử dụng châm cứu- Người bệnh căng thẳng, sợ kim.- Tránh một số huyệt nhạy cảm khi người bệnh có thai.- da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm.- Tránh các vùng có mạch máu lớn, bệnh lý rối loạn đông máu, hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu.- Người bệnh không hợp tác (kết quả sẽ kém).Châm cứu có tác dụng tốt trong các trường hợp bệnh lý có căn nguyên rối loạn chức năng, các bệnh lý gây đau do nguyên nhân thần kinh, co thắt cơ vân – cơ trơn, do liệt vận động, một số bệnh lý viêm không do vi trùng mạn tính ■

Châm cứu là tên gọi của hai hình thức khác nhau:- Châm: dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định, gọi là huyệt.- Cứu: dùng là khô của cây Ngải cứu (artemisia vulgaris L.) đốt lên để hơ nóng trên huyệt.Có nhiều loại hình châm cứuHiện nay có nhiều trường phái châm cứu được sử dụng phổ biến như:- Thể châm (châm các các huyệt trên cơ thể)- Nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai)- diện châm (châm hoặc ấn các huyệt trên mặt)- Túc châm, thủ châm, tỵ châm,…- Châm tê (phát triển mạnh ở các Tỉnh – Thành miền Bắc VN), trường châm, mãng châm, chôn chỉ…

thống các đường dẫn năng lượng, chất dinh dưỡng, dịch thể nối liền giữa các cơ quan và bộ phận của cơ thể với nhau) bị tắc nghẽn và bệnh sẽ phát sinh.Châm cứu giúp phục hồi lại sự

tuần hoàn tốt của hệ kinh - mạch và tăng khả

năng phòng vệ của cơ thể (sức

đề kháng) nên có thể phòng và trị được bệnh.Theo yHHĐ: qua nghiên cứu trên

thực nghiệm và

trên người, một số kết

quả ghi nhận được:

- Khi đo điện trở vùng da trên huyệt và đường kinh, cho trị số điện trở thấp hơn vùng da không phải là huyệt và đường kinh. ứng dụng tính chất này trong chẩn đoán bệnh và thủ thuật tác động điều trị.

Vì sao châm cứu chữa được bệnh

BS. Trần Văn NămViện y dược Học dân Tộc

(Ảnh: xuantruong.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 15

Sơ cứu tại nhà

Những dấu hiệu “báo động”… trẻ ốm

phải làm gì khi đột quỵ xảy ra?

- Sốt ≥ 38°C, nhức đầu. - Biếng ăn, mệt mỏi.- Thay đổi hành vi: lờ đờ, khóc thét/kích động. - da tái hoặc nổi ban, hoặc ban xuất huyết, đốm xuất huyết dưới da.- Mắt đỏ hoặc vàng nhẹ.- Rối loạn thính giác.- Sổ mũi, ho, đau họng, khó thở.- Tiêu chảy, ói mửa, đau bụng.- Phân đen hoặc có đàm/máu.- Đau lưng/chân/tay …- Hoặc có thể chỉ là biếng ăn, mệt mỏi ■

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.- Để người bệnh nằm xuống chỗ

thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.- gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại

thuốc nào khác.- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…Phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép ■

Bất cứ những thay đổi sinh lý nào của trẻ như mọc răng, biết lẫy, biết bò… cũng có thể gây phản ứng trên cơ thể trẻ như sốt, tiêu chảy… Tuy nhiên những biểu hiện trên cũng có thể là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm hoặc là triệu chứng đầu tiên của 1 bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy cần theo dõi và lưu ý những dấu

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do: tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. Hậu quả là não sẽ ngưng hoạt động rồi nhanh chóng chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. nguyên nhân này chiếm 80% các trường hợp tai biến mạch máu não. chảy máu não do một hoặc nhiều mạch máu trong não bị vỡ, nguyên nhân này chiếm 20% các trường hợp còn lại.Khi gặp trường hợp đột quỵ, bạn sẽ phải làm gì để giúp bệnh nhân?Nhận biết dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ- Méo miệng, yếu hoặc liệt tay chân một bên.- Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể.- Nói đớ hoặc không nói được.- Một bên mắt không nhìn thấy

hiệu nghi ngờ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được

khám, chẩn đoán bệnh. Bác

sĩ khám bệnh sẽ cho bạn biết bạn có thể chăm

sóc bé tại nhà hay

cần phải cho trẻ nhập viện.

Những dấu hiệu đó có thể là:

được.- Lú lẫn, hôn mê.- Có thể có nhức đầu, nôn ói,

hoặc co giật.nếu các triệu chứng kể trên xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ ở một người đang có vẻ rất khỏe mạnh, trong lúc họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc đang làm việc bình thường thì phải nghĩ ngay đến đột quỵ.Cách xử trí khi gặp trường hợp đột quỵ

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh BV Nhi Đồng 2

Thạc sĩ y khoa Ngô Bá MinhBệnh viện Nhân dân 115

16

Sử dụng thuốc đúng

Hiện nay dung dịch nước muối sinh lý được sử dụng rất đa dạng như nhỏ mắt, nhỏ mũi, rửa vết thương, truyền dịch... cách điều chế tùy thuốc vào cách sử dụng nhưng có thể dùng cho tất cả mọi người hay cần thận trọng? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về dung dịch này.Nước muối sinh lý: anh là ai?dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn

kèm theo, vì chỉ xúc hay rửa bằng nước muối sinh lý không thôi cũng đủ để tổn thương sau khi rửa sạch có thể tự khỏi nhờ sức đề kháng của cơ thể.Trong trường hợp bất đắc dĩ không mua được dd NaCl 0,9% ở nhà thuốc để dùng, khi cần rửa mũi khi viêm mũi xoang hoặc xúc miệng do viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da ta có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý tự pha (lưu ý dùng nước sạch và pha đúng nồng độ tức pha 9 gram

nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương). Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% là thuốc tiêm truyền (gọi tắt là dịch truyền) thì đây là dung dịch tốt nhất trong sử dụng vì phải đạt các tiêu chuẩn của thuốc dùng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt là độ vô trùng tuyệt đối để tránh bị lây nhiễm bệnh. Vì vậy, nên dành dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% cho trường hợp phải tiêm truyền hơn để làm việc khác không tương xứng với giá trị của nó. Nhưng nếu

NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt,… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường. dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương. Muôn cách dùng nước muối sinh lýNên lưu ý, dung dịch nước muối dùng để xúc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da hoàn toàn không vì mục đích sát khuẩn, thậm chí dùng dung dịch với nồng độ muối cao gọi là nước muối ưu trương mà cơ thể chịu được (chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau xót khi rửa vết thương còn dung dịch muối nồng độ cao sẽ gây đau xót) vẫn không làm các mầm bệnh như vi khuẩn bị tiêu diệt. Khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương, bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) xúc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng

muối sạch trong 1 lít nước sạch). Tốt hơn hết là mua dung dịch NaCl 0,9% tại nhà thuốc (loại nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai càng tốt) để làm nước xúc hay nước rửa. Ở đây cần lưu ý, người ta còn dùng dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chứ không thể tự ý pha chế muối ăn với nước ở nhà để làm thuốc nhỏ mắt (dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và

tính toán về lợi ích kinh tế, dùng dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% để rửa mũi do viêm mũi xoang dị ứng thì quá tốt. dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% và dung dịch NaCl 0,9% rửa mũi là giống nhau về thành phần mà chất lượng của dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% lại có phần tốt hơn. Lưu ý sau mỗi lần lấy thể tích từ dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% vừa đủ để rửa mũi, nhớ tồn trữ bảo quản dung dịch còn lại thật tốt để tránh ô

Cẩn trọng khi sử dụng nước muối sinh lý

PgS.TS. Nguyễn Hữu ĐứcĐại học y dược TP.HCM

(Ảnh: vcmedia.vn.JPG)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 17

Sử dụng thuốc đúng

nhiễm (dung dịch NaCl 0,9% là môi trường các mầm bệnh có thể phát triển gây hại). Ở nhà thuốc có bán dung dịch rửa mũi được giới thiệu là bào chế từ nước biển sâu, thực chất tác dụng cũng tương tự dung dịch NaCl 0,9% dùng nhỏ mũi.Cần lưu ý thêm về dung dịch NaCl 0,9%- Khi cần nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý, phải dùng thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% bán ở nhà thuốc để dùng. Chứ không thể tự ý pha chế muối ăn với nước ở nhà để làm thuốc nhỏ mắt (dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương). Cũng không thể dùng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai NaCl 0,9% để nhỏ mắt (chỉ nhỏ mắt

bằng thuốc nhỏ mắt vì thuốc nhỏ mắt được bào chế trong điểu kiện riêng tuyệt đối vô trùng và đẳng trương như thuốc tiêm).- Có thể dùng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai thậm chí thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% để rửa vết thương (dùng như thế lãng phí vì thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, nhỏ mắt đắt tiền) nhưng không nên dùng dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9% để nhỏ mũi hay nhỏ tai vì dung dịch rửa vết thương có thể chứa nhũng chất không thích hợp cho việc nhỏ mũi, nhỏ tai. do dung dịch rửa vết thương thường chứa thêm chất sát khuẩn hay chất bảo quản.Mặc dù là thuốc dùng ngoài nhưng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9% phải dùng thận trọng, đặc biệt cho trẻ con ■

(Ảnh: suckhoevagiadinh.vn.jpg)

(Ảnh: tinsotdeo.com.jpg)

Trồng cây

Một người muốn trồng một cái

cây ở cạnh nhà, hỏi ý kiến một

nhà trồng vườn có kinh nghiệm.

- Tôi muốn trồng một cây

không lớn lắm, nhưng cho

nhiều bóng mát; mùa thu

không rụng lá, mùa đông

không che mất ánh sáng mặt

trời.

- ông hãy tìm mua một cái ô.

Địa ngục

Người chồng sắp gần đất xa

trời gắng thều thào vô tai vợ:

- Em sẽ thực hiện một nguyện

ước sau cùng của anh chứ?

- Lẽ dĩ nhiên. – Vợ khẳng khái

đáp – Xin anh cứ nói đi!

- Khoảng nửa năm sau khi anh

chết, anh muốn em tái giá với

Peter…

- Nhưng anh vốn ghét anh ấy

lắm kia mà?

- Đó là cách hiệu quả nhất để

cho hắn biết thế nào là ....địa

ngục.

Triết lí ăn mày

Hai người ăn mày ngồi uống

cafe tâm sự.

- Này, cậu nói thế nào mà người

ta cho nhiều tiền thế?

- Có gì đâu, tớ xin... nghệ thuật

ấy mà.

- Nói đi, cậu chỉ cho tớ với.

- Này nhé, hễ thấy ông nào bệ

vệ đi với một cô gái trẻ đẹp thì

giở bài: “ấy bác, bác khỏe chứ,

bác gái em đâu sao không đi

cùng bác...”. Thế là có nhiều tiền

ngay.

- Cao kiến, cao kiến!

Vui Cười …

18

Bác sĩ gia đình

Phòng khám bác sĩ gia đình (BSgĐ) BV quận 8 (TP.HcM) đã chính thức đi vào hoạt động. Phòng khám ban đầu có hai bàn khám với năm bác sĩ cơ hữu của BV quận 8 và một số bác sĩ đến từ Bộ môn y học gia đình, Trường đại học y khoa Phạm ngọc Thạch. Đây là phòng khám BSgĐ ở BV quận/huyện, BV khu vực thứ bảy trên địa bàn TP.HcM và là nơi thực hành của Bộ môn y học gia đình.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, giám đốc BV quận 8, cho biết mỗi bệnh nhân đến đăng ký khám, điều trị sẽ được theo dõi xuyên suốt, toàn diện chứ không đơn thuần là khám bệnh lý thông thường theo mỗi lần khám. giá khám bệnh hoặc tư vấn bệnh lý chuyên sâu là 45 ngàn đồng. Bệnh nhân có BHyT vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định.Lãnh đạo Sở y tế TP.HCM, yêu cầu BV quận 8 cần đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng (khoảng 30 bệnh nhân/ngày/bàn khám). Nếu bệnh nhân đến đông thì phải điều phối hợp lý. Phải tập huấn cho tất cả mọi người, kể cả nhân viên bảo vệ trong BV biết về mô hình BSgĐ, khi bệnh nhân đến đăng ký khám BSgĐ thì mọi người phải hướng dẫn tận tình. “Bên cạnh nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, về lâu dài BV quận 8 cần kết hợp với Trạm y tế phường thành lập những phòng khám vệ tinh để giảm tải cho tuyến trên. BV chủ động gắn kết với BV tuyến trên để chuyển bệnh nhân, quản lý hồ sơ, nắm rõ bệnh tình của bệnh nhân chặt chẽ”, TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở y tế TP.HCM chỉ đạo. Tại cuộc họp với các BV quận/huyện, BS Nguyễn Ngọc duy, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp đề nghị các BV quận/huyện phải xây dựng đề án theo tình hình thực tế của đơn vị mình và gởi về Sở để thẩm định. Ngoài ra, theo chỉ đạo của uBNd thành phố, trong năm 2013 sẽ có 100 Trạm

y tế phường/xã có phòng khám BSgĐ. do đó các quận/huyện sẽ đăng ký người đi học BSgĐ để

đáp ứng nhu cầu nhân lực.Tin-ảnh: Duy Tính

Khai trương phòng khám bác sĩ gia đình Bệnh viện quận 8

Lãnh đạo Sở y tế cắt băng khánh thành Phòng khám BSGĐ tại Q.8

Lãnh đạo Sở y tế tham quan hoạt động phòng khám

Giờ khám bệnh của phòng khám

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 19

Thực phẩm và sức khỏe

cây hẹ (cửu thái) là cây thân thảo, có nhiều rễ con, lá hẹ hẹp, dài, dày, một bụi hẹ có từ 4 – 6 lá, rộng từ 1,5 – 9mm, đầu lá hẹ nhọn. cây hẹ có chiều cao khoảng 20 – 40cm hạt hẹ (cửu tử) nhỏ màu nâu đen.Theo Đông y, Hẹ vị cay hơi chua, tính ôn; vào ba kinh can, vị, thận. cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt Hẹ (cửu tử) vị cay, tính ôn; vào can thận. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.Theo Tây y, trong lá và củ hẹ có chứa chất sunfua, saponin, chất đắng, vitamin A, vitamin c, và hoạt chất odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như: Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis… Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng. ngoài ra, nếu ăn 86 g hẹ sẽ thu được 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 calo năng lượng. chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Đặc biệt, trong hạt hẹ còn có ancaloit và saponin.

Một số món ăn làm từ cây Hẹ Trong ẩm thực, Hẹ được các nhà nội trợ làm các món ăn vừa ngon, vừa rẻ vừa bổ, rất phong phú đa dạng như:• Canh Hẹ nấu tàu hủ non. dưa Vá-Hẹ chấm tương chao (món chay);Hẹ xào gan dê: Lá hẹ 150 g, gan dê 150 g. Có tác dụng làm sáng mắt.Hẹ xào: Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g. Xào với dầu vừng và ít muối. ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần đến 1 tháng. Còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.• Cháo hẹ: Hẹ 20 g, gạo 90 g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh; nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm.Một số bài thuốc làm từ cây Hẹ• Ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống.• Rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống.

Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn

cái, uống nước.Táo bón: Hạt hẹ

rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần

uống 5 g. Hòa nước

sôi uống ngày 3 lần.

Phòng táo bón, tích trệ: Hàng sáng dậy, chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã.Đái dầm, ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.Nấc do lạnh: uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã.Thổ tả: Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.

Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.ghẻ: Lá hẹ 50 g, rau cần 30 g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần.giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.Thối tai (Viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Còn dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ rửa sạch cho vào cối giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu với 5 gr muối ăn trộn đều rồi ngồi để trực tiếp trĩ lên lá hẹ. Chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần.Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm ■

Hẹ – Cây rau vị thuốcBS. Huỳnh Liên ĐoànHội y học TP. Hồ Chí Minh

(Ảnh: blogspot.com.jpg)

20

Thông tin mới

chúng tôi đang ở trong bệnh viện. Một bệnh nhân vừa mới được chẩn đoán suy thận. May mắn thay, ông có thể được ghép thận, điều này sẽ cho phép ông ấy không phải điều trị lọc thận thường xuyên. Hiện nay, để được ghép thận, ông ấy không phải chờ đợi quả thận từ một người cho thích hợp hệ HLA. Tương lai, người bệnh không phải chờ, vì có thể quả thận mới sẽ đến từ ... một con lợn.Đây có phải là khoa học viễn tưởng không? Điều này chắc chắn không khả thi hiện nay, nhưng có thể được trong tương lai. Vì chuyên gia về y học tái sinh Harald Ott và đồng nghiệp từ Bệnh viện Massachusetts (Boston, Mỹ) đã tái tạo thành công một thận đầy đủ chức năng trong phòng thí nghiệm và sau đó ghép nó vào một con chuột.Làm thế nào để thực hiện điều này? Đầu tiên, các nhà khoa học cắt một quả thận từ con chuột đã chết, họ sử dụng một loại chất tẩy rửa để loại bỏ

các tế bào. Kết quả: chỉ còn lại những cấu trúc collagen và thành mạch máu của quả thận (như là bộ khung). Sau đó, các nhà nghiên cứu “mặc áo” cho bộ khung này bằng cách nuôi cấy các tế bào nội mô thận chuột phủ lên cấu trúc collagen

và thành mạch máu.Cuối cùng, các nhà nghiên cứu có được một thận chuột đầy đủ chức năng Nghĩa là thận này có khả năng lọc máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, Harald ott và đồng nghiệp chỉ ra rằng hiệu suất của “thận sinh học” thấp hơn đáng kể so với một quả thận tự nhiênƯu điểm của công trình này là gì?Rất đơn giản: kỹ thuật này có thể cho phép bệnh nhân không còn phải chờ đợi để được ghép thận từ một người cho phù hợp. Thật vậy, bất kỳ thận nào cũng có thể đánh lừa hệ miễn dịch người nhận, ngay cả thận có nguồn gốc động vật (miễn là nó có kích thước bằng thận người). Vì cấu trúc thận này được tái tạo từ tế bào nội mô có nguồn gốc từ người, sau đó ghép vào người nhận, tránh được nguy cơ thải ghép.Các kết quả của thí nghiệm này đã được công bố ngày 14 tháng tư năm 2013 trên tạp chí nature Medicine. BS Quỳnh Viên (lược dịch)

ghép quả thận phát triển trong phòng thí nghiệm

(Ảnh: tinmoi.vn.jpg)

(Ảnh: gianphoithongminh.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 21

Tin hoạt động

Sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát công tác sử dụng vắc- xin Vừa qua, Sở y tế TP. HcM đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng vắc xin theo chỉ đạo của Bộ y tế.Qua đó, Sở y tế đề nghị các đơn vị triển khai tổ chức công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn theo đúng quyết định số 23/2008/QĐ-ByT ngày 07/7/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị. Đặc biệt trong đó các đơn vị cần lưu ý một số vấn đề như: Tư vấn đầy đủ cho gia đình hoặc người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng; tổ chức một buổi tiêm chủng tối đa không quá 50 trẻ; mỗi tháng có thể bố trí nhiều ngày tiêm chủng nếu số lượng trẻ trên địa bàn đông; mỗi buổi tiêm chủng phải bố trí cán bộ y tế có trình độ chuyên môn khám sàng lọc trước tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết khác để xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng; theo dõi trẻ sau tiêm, hướng dẫn người nhà của trẻ cách theo dõi tại nhà và mang trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường; thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bảo quản vắc xin, đảm bảo nhiệt độ lưu trữ vắc xin từ 20C – 80C.Ngoài ra, công văn còn yêu cầu

Trung tâm y tế dự phòng TP có nhiệm vụ triển khai giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện công tác tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn TP nhằm chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót có thể xảy ra; tăng cường công tác giám sát cũng như tiếp tục tập huấn và cấp giấy chứng nhận thực hiện tiêm chủng an toàn cho các cán bộ y tế. Trung tâm Truyền thông giáo dục Sức khỏe tổ chức tuyên truyền, giáo dục về các lợi ích của tiêm chủng. Thanh tra Sở y tế phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, thanh tra các cơ sở thực hiện tiêm chủng, các đơn vị phân phối vắc xin trên địa bàn thành phố.KT

Tp. HCM xây dựng “Hướng dẫn thực hành cho trẻ bú mẹ tại các cơ sở y tế”Trước thực tế hiện nay tại các đô thị, phần lớn các bà mẹ dùng sữa công thức để nuôi con và dần lấn át truyền thống nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó sẽ dẫn đến những nguy cơ gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, các bệnh mạn tính không lây ở trẻ. Vấn đề này đã được BS nguyễn

ngọc Thông, giám đốc Trung tâm chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP. HcM báo động tại Hội thảo góp ý cho dự thảo “Hướng dẫn thực hành cho trẻ bú mẹ tại các cơ sở y tế của TP. HcM”. Đây cũng là một trong những lý do để TP. HcM xây dựng Hướng dẫn này.BS Nguyễn Ngọc Thông cho biết hàng

năm, số lượng trẻ sinh ra tại TP. HCM rất lớn. Nếu không cải thiện thì nhiều trẻ sẽ không có cơ hội nhận được nguồn sữa mẹ. Hướng dẫn này nhằm giúp các cơ sở y tế triển khai hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả thông qua việc hỗ trợ bà mẹ thực hành cho trẻ bú tại cơ sở y tế. Để triển khai thành công chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, BS Thông nhấn mạnh vai trò của cơ sở y tế, nhân viên y tế rất quan trọng trong việc khuyến khích, động viên các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Đây cũng là khởi đầu quan trọng để nhân rộng việc nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng.Bản dự thảo Hướng dẫn thực hành hướng dẫn cụ thể về việc các bệnh viện xây dựng bản quy định đầy đủ 10 bước nuôi con bằng sữa mẹ, công tác truyền thông tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện cũng như khi xuất viện; quy định nghiêm cấm nhân viên bệnh viện không nhận quà tặng của các công ty sữa, không quảng cáo hoặc bán sữa cũng như nghiêm cấm hành vi đưa danh sách sản phụ hoặc bà mẹ mới sinh cho các công ty sản xuất hoặc phân phối sản phẩm thay thế sữa mẹ. Hưởng ứng tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ với chủ đề “Chung tay hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ”, Bệnh viện Hùng Vương phối hợp với Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cũng đã tổ chức Ngày hội Nuôi con bằng sữa mẹ nhằm nâng cao nhận thức của các bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.Kim Tuyến – phạm DiểmĐảm bảo tiêm chủng an toàn cho trẻ

Các bà mẹ thực hành cho con bú (Ảnh: Phạm Diểm)

22

Thử tài của bạn

TrÒ CHƠI Ô CHỮ 1. Loại sỏi thường hay gặp nhất trong bệnh lý sỏi thận?

2. Một loại thức uống trái cây có thể ảnh hưởng đến việc tăng tạo sỏi canxi?

3. Loại thịt nào ăn nhiều sẽ dễ tăng khả năng tạo sỏi?

4. Một loại vitamin thúc đẩy tạo sỏi, tăng tạo ra và bài tiết nhiều oxalate?

5. Để phòng ngừa sỏi thận, chúng ta cần có chế độ……….

6. 3 loại sỏi thường gặp là sỏi Canxi, sỏi nhiễm trùng và……..

7. Một biện pháp vô cùng đơn giản và hữu hiệu bạn có thể thực hiện hàng nggày để giảm nguy cơ tạo và tái phát sỏi?

Từ khóa: ………... được hình thành do sự kết dính của các tinh thể trong một chất nền ở thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu

Ô CHỮ:1) Sữa NoN2) diNH dưỡNg3) dHa4) TìNH CẢM5) Hệ MiễN dịCHTừ khóa: Sữa mẹ

ĐỐ VuI1). gãy tay2). ông này bị hói đầu3). 2064). Xương đùi5). Cái mặt6). Đôi mắt

Đáp án kỳ trước: Số 213, tháng 8/2013

S Ữ A N O N

D I N H D Ư Ỡ N G

D H A

T Ì N H C Ả M

H Ệ M I Ễ N D I C H

(Ảnh: gettyimages.com

Sức khỏe TP.HCM • Số 214 Tháng 9/2013 23

Tư vấn sức khỏe

Tôi bị bệnh viêm mũi dị ứng đã lâu, nay tôi muốn tiêm vắc-xin cúm thì có ảnh hưởng gì không?Hoasua…@...Kháng nguyên trong viêm mũi dị ứng thường là bụi, phấn hoa, thời tiết, mạt nhà…, vì vậy viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng gì đến việc tiêm vắc-xin cúm, sau khi tiêm chỉ cần theo dõi các phản ứng sau

Những quy định chung về sinh con theo phương pháp khoa học Vừa qua, Sở y tế TP.HcM có công văn yêu cầu các đơn vị khám, chữa bệnh có Khoa sản tăng cường phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, đặc biệt là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sinh con theo phương pháp khoa học.Theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định:Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản* Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.* Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy

tiêm như thường quy là được.Ths.Bs. Hồ Vĩnh ThắngViện Pasteur TP.HcM

xin bác sĩ cho biết: Em bé bị động kinh thì do nguyên nhân gì và dự phòng cách nào?Một độc giảEm bé bị động kinh có nhiều nguyên nhân có thể do Mẹ bị tiền

trình kỹ thuật do Bộ y tế ban hành.* Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện.* Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật.Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với người nước ngoài* Người nước ngoài được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu được cơ sở y tế Việt Nam khám và xác định vô sinh, xác định tinh trùng của người chồng, noãn của người vợ bảo đảm chất lượng để thụ thai.* Không thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi đối với người nước ngoài.Nghiêm cấm các hành vi1. Mang thai hộ.2. Sinh sản vô tính.

sản giật hoặc em bé bị sang chấn não lúc sinh, hoặc tổn thương não trong bào thai, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc bị ngộ độc. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Để dự phòng động kinh cho trẻ thì nên dự phòng chấn thương não, nhiễm trùng...TS.BS. Lê Thị Thu HàBệnh viện Từ Dũ

góc p

háp l

uật

(Ảnh: vcmedia.vn.jpg)

(Ảnh: dongkinh.jpg)(Ảnh: hervietnam.com.jpg)

TruNg TÂM TruyỀN THÔNg - gIáO DỤC SỨC KHỎE Tp.HCM59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.08) 39 309 086Fax: (84.08) 39 309 086Email: [email protected]: t4ghcm.org.vn