tập 87 - 11 - 2011

197
HOC NG}IE I AND TECHNOLOGY t.rl TE XA HOI . HANH VI E I BEHAVIOR

Upload: doannga

Post on 28-Jan-2017

252 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập 87 - 11 - 2011

HOCNG}IE

I

AND TECHNOLOGY

t.rl

TE XA HOI . HANH VI

E I BEHAVIOR

Page 2: Tập 87 - 11 - 2011

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 87 - 11 - 2011

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 87 - 11 - 2011

oµ soT soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀNH VI

Mục lục Trang

Ngô Thị Thanh Quý - Sức sống của tục ngữ trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường

3

Ngô Thu Thủy - Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong 9

Lê Thi Ngân - Ái tình trong tiểu thuyết Lê Văn Trương 13

Phạm Thị Vân Huyền - Con đường trong thơ tình Rabindranath Tagore và Xuân Diệu dưới cái nhìn so sánh 19

Vũ Thị Hạnh - Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết nhà văn Thuận 25

Nguyễn Thị Thanh Ngân - Hành động giao và phân công trong tiếng Việt 31

Nguyễn Thị Trà My - Ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ và việc sử dụng các phương pháp cấu tạo từ của đối tượng sinh viên 37

Lèng Thị Lan - Diễn xướng đồng dao trong sinh hoạt gia đình 43

Hà Thị Thu Thủy, Hoàng Quốc Bảo - Dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 51

Chu Thị Vân Anh - Thần thoại các vị thần khổng lồ - nguồn tư liệu quan trọng về buổi đầu lịch sử của cư dân Tày – Thái ở Việt Nam 55

Nguyễn Thị Huệ - Căn nguyên trở thành Then trong xã hội Tày- Một vài biện giải từ góc độ tâm sinh lý 63

Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Bối cảnh lịch sử và những chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái thành lập tỉnh (01/01/1997) 69

Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Minh Tu ấn - Suy nghĩ về vai trò của hậu phương Thanh Hóa (1965-1968) qua trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (3-4/4/1965) 75

Nguyễn Thị Hồng – Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt Nam

81

Vũ Vân Anh – Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh qua thực tế tỉnh Thái Nguyên 89

Thân Thị Huyền – Công cuộc giảm nghèo ở huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm nghèo bền vững 95

Dương Quỳnh Phương – Nền kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao phía Bắc Việt Nam 101

Phạm Hương Giang – Ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bắc Kạn: Hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục 107

Nguyễn Thị Minh Loan - Ảnh hưởng của việc dạy chiến lược đặt câu hỏi đối với khả năng đọc hiểu và chất lượng câu hỏi của sinh viên chuyên tiếng Anh năm thứ nhất tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 111

Nguyễn Thị Hồng Minh – Tích hợp các hoạt động bổ trợ dựa trên nền tảng văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh không chuyên ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thanh – Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo – Một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non 125

Tr ịnh Thị Phương Thảo – Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông 131

Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Phương Nhung – Sử dụng phần mềm Elearning XHTML Editor biên soạn bài giảng trực tuyến học phần ngôn ngữ SQL 135

Ki ều Thị Khánh – Một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm Vật lí đại cương 141

Tr ần Kim Anh – Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên

145

Bùi Thị Kim Thu – Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010)

149

Journal of Science and Technology

87 (11)

N¨m 2011

Page 5: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh – Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

155

Hà Thị Bích Hồng, Đỗ Anh Tài – Nâng cao khả năng ứng dụng Khoa học, Công nghệ vào sản xuất cho thanh niên nông thôn

165

Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân – Sản xuất sạch hơn – hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững

169

Vũ Thị Hải Anh, Bùi Đình Hòa, Hà Việt Long, Đặng Thị Thái, Trần Cương – Vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

175

Tri ệu Đức Hạnh, Nguyễn Thị Mão – Một số tiêu chí nhận dạng việc làm bền vững của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên

181

Lê Thương Huyền – Thời gian và không gian nghệ thuật trong “ Thơ Lẩu” Bạch Thông ( Bắc Kạn) 185

Page 6: Tập 87 - 11 - 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE – BEHAVIOR

Content Page Ngo Thi Thanh Quy – Vitality of proverbs in “ Manh dat lam nguoi nhieu ma” by Nguyen Khac Truong 3

Ngo Thu Thuy – Life outside and inside lives 9

Le Thi Ngan – Love in Le Van Truong’s novels 13

Pham Thi Van Huyen – The way in love poems by R. Tagore and Xuan Dieu in comparison 19

Vu Thi Hanh – The world of characters in Thuan’s novels 25

Nguyen Thi Thanh Ngan – Ordering and assignment actions in Vietnamese 31

Nguyen Thi Tra My – Impacts of gender fator on students’ word concentration and use of word formations 37

Leng Thi Lan – Folk song performance in family activities 43

Ha Thi Thu Thuy, Hoang Quoc Bao – Hoang Ngu Giap’s family in Khuoi Tat village, Quy Ky commune, Dinh Hoa district, Thai Nguyen province

51

Chu Thi Van Anh – Mythology of giant gods – the important information resources of the early history of Tay - Thai inhabitants in Vietnam 55

Nguyen Thi Hue – Reasons for process to Then in Tay community – psychological explanations 63

Hoang Thi My Hanh - Historical background and socio-economic development policies of the Party Committee of Thai Nguyen province after the re-establishment (01/01/1997) 69

Nguyen Dai Dong, Nguyen Minh Tuan – Thinking about the rear role of Thanh Hoa (1965-1968) in the battle to protect Ham Rong bridge (3-4/4/1965) 75

NguyenThi Hong – East sea: Some issues should be mentioned in studying and teaching on Vietnamese natural geography 81

Vu Van Anh – Construction of criteria system for human development assessment based on practical fact in Thai Nguyen 89

Than Thi Huyen – Poverty reduction in Luc Ngan district, Bac Giang province: Status, causes and solutions for sustainable poverty elimination 95

Duong Quynh Phuong – Impacts of the natural resource economy on environment through agricultural activities of Mong ethnic group settling in the northern mountainous area of Vietnam 101

Pham Huong Giang – Environment pollution in Bac Kan: Status, causes and sollutions 107

Nguyen Thi Minh Loan – Effects of question generation training on first year English major students’ reading comprehension and question quality at College of Education – Thai Nguyen University 111

Nguyen Thi Hong Minh – Supplemental culture-based activities in English non-major classes at College of Education – Thai Nguyen University 119

Nguyen Thi Thanh Huyen, Nguyen Thi Thanh - Education of cultural sanitation habits for preschool children - A measure raising the quality of preschool education 125

Trinh Thi Phuong Thao – Exploiting teaching software to activate learning activities in teaching mathematics at high schools 131

Nguyen Thi Thu Hien, Nguyen Thi Phuong Nhung – Application of Elearning XHTML Editor (eXe) software in creating online lectures for SQL language cource 133

Kieu Thi Khanh – Active solutions to promote students’ self-reliance in practicing general physics lab sessions 141

Tran Kim Anh – Management measures for credit-based teaching of lecturers at College of Information and Communication Technology – Thai Nguyen University

145

Bui Thi Kim Thu – Japan’s official development assistance to Vietnam since Vietnam officially joined WTO 149

Journal of Science and Technology

87 (11)

N¨m 2011

Page 7: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyen Thi Lan Anh – Enhancing management efficiency of production cost and product price based on accounting database in cement-producing interprises in Thai Nguyen province

155

Ha Thi Bich Hong, Do Anh Tai – Increasing rural youth’s ability of science and technology application 165

Nguyen Thi Hang, Nguyen Van Huan – Cleaner production – a new direction of industry sector in Thai Nguyen toward sustainable development

169

Vu Thi Hai Anh, Bui Đinh Hoa, Ha Viet Long, Dang Thi Thai, Tran Cuong – Dao women’s role in poverty alleviation in Phu Luong district, Thai Nguyen province

175

Trieu Duc Hanh, Nguyen Thi Mao – Criteria to identify rural labors’ permanent employments in Thai Nguyen province

181

Le Thuong Huyen – Artistic time and space in Lau poetry in Bach Thong district, Bac Kan province 185

Page 8: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

3

SỨC SỐNG CỦA TỤC NGỮ TRONG TÁC PHẨM ” MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

Ngô Thị Thanh Quý*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Việc sử dụng những câu tục ngữ đã giúp nhà văn Nguyễn Khắc Trường làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam. Cách nói của dân gian giờ lại trở về cuộc sống hiện đại trong một hình thức mới mẻ hơn - đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. Nói chung văn xuôi Việt Nam hiện đại đã kế thừa nghệ thuật sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu luyện. Nói một cách ngược lại, văn học dân gian mà cụ thể là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc sống hiện đại hôm nay một cách nhuần nhị. Việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống trong tác phẩm văn học hiện đại đã làm tăng tính hình tượng của văn học làm nổi bật phong cách văn xuôi của các nhà văn. Sức sống của tục ngữ truyền thống đã có một hình thức lưu truyền phong phú. Bên cạnh việc lưu truyền độc lập qua chuỗi lời nói, lưu truyền trên báo chí thì tục ngữ còn hiện diện sinh động trên những trang văn. Từ khóa: tục ngữ, tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma”, tính hình tượng, Nguyễn Khắc Trường

∗Tục ngữ biểu hiện trí tuệ của nhân dân ta trong việc nhận thức về thế giới. Đồng thời tục ngữ cũng phản ánh thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân lao động đối với mọi vấn đề trong cuộc sống. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng hiện tượng cá biệt để nói lên cái phổ biến. Vì vậy, tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt sẽ tạo nên nghĩa đen, nghĩa ban đầu vốn có, cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Và chỉ có thể hiểu rõ hơn về nghĩa bóng của câu tục ngữ khi đặt nó trong một văn cảnh cụ thể.

Quá trình phát triển lịch sử của nhân loại đã cho chúng ta thấy rằng: Tri thức được sinh ra và chứng minh từ lao động thực tiễn. Tục ngữ là một trong những kho tàng tri thức ấy. Nó là kho kinh nghiệm của nhân dân lao động được đúc kết từ thực tiễn sản xuất và quá trình chắt lọc của thời gian. Nguồn gốc xuất phát của tục ngữ là từ lao động sản xuất nông nghiệp gắn chặt với sự phát triển của nền văn minh lúa nước. Quê hương Việt Nam với những

∗ Tel: 0989 793169

người dân quê lam lũ, nhưng chính họ lại là người nuôi dưỡng và phát triển những câu tục ngữ. Với cái hữu hình "trăm năm bia đá thì mòn" và cái vô hình "ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác trong môi trường giao tiếp mộc mạc và giản dị của làng quê Việt Nam. Ở đấy ta luôn tìm thấy lối ví von, vận dụng tục ngữ để "đốp, chát" để "đối đáp". Những câu tục ngữ ấy được sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo tài tình. Có thể xem đây là một bản chất đặc trưng cơ bản của con người Vi ệt Nam thích nói tục ngữ trong giao tiếp.

Nếu như việc tìm hiểu ảnh hưởng của tục ngữ truyền thống trong thơ ca trung đại, hiện đại đã từng thu hút nhiều nhà nghiên cứu, thì trong lĩnh vực văn xuôi lại chưa có nhiều công trình. Chúng ta có một nền văn xuôi hiện đại với nhiều tác phẩm có giá trị nhưng công việc tìm tòi, nghiên cứu về vai trò của sáng tác dân gian trong các tác phẩm đó chưa có mấy thành tựu. Đây là một hướng mới gợi mở cho chúng tôi rất nhiều suy nghĩ khi tìm hiểu ảnh hưởng của tục ngữ trong xã hội hiện đại thông qua các tác phẩm văn chương. Trong văn xuôi hiện đại Vi ệt Nam có một bộ phận lớn các tác phẩm viết về đề tài nông

Page 9: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

4

thôn. Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của người dân lao động, nó gắn với tầng lớp nông dân. Ở đâu có nông dân ở đó có tri thức tục ngữ. Tinh hoa tri thức trong những câu tục ngữ càng trở nên rõ nét hơn khi được các nhà văn hiện đại đưa vào trong tác phẩm, chính từ đó mà tác phẩm đã có được những dấu ấn riêng. Trong số các nhà văn hiện đại viết về nông thôn Việt Nam thì Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Đào Vũ, Lê Lựu, … là những nhà văn tiêu biểu. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến cách sử dụng tục ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.

Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sáng tác năm 1990, đây là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nông thôn thời kỳ đổi mới. Sau này, nhà văn Khuất Quang Thụy đã dàn dựng thành kịch bản phim Đất và Người. Không gian của truyện là địa bàn nông thôn ven sông Công Thái Nguyên, thời điểm năm 1988 xã hội Vi ệt Nam đang bắt đầu bước vào một thời kỳ mới. Nội dung chính của truyện là sự đấu đá cá nhân giữa hai dòng họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí thư Đảng ủy của xã). Câu chuyện xoay quanh giữa ân oán của hai họ, và những tranh cạnh nơi làng quê bị nâng lên thành quan điểm. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố Phúc (mới mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhưng bị phát hiện, sau đó bị bắt giam. Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp mình. Mâu thuẫn càng gay gắt khi bà Son bị cưỡng bức cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà. Tiểu thuyết đã mô tả những chuyện rắc rối "quanh lũy tre làng", những thuận lý và nghịch lý, giằng xé đan chéo phức tạp của

định kiến làng xã. Lấy đề tài là con người cuộc sống trên mảnh đất nông nghiệp nông thôn, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm hồi sinh những câu tục ngữ truyền thống và ngược lại những câu tục ngữ mà nhà văn đặt trong lời nói của các nhân vật cũng khiến cho nhân vật "Sống" hơn bao giờ hết. Tác giả đã đặt vào lời nhân vật rất nhiều câu tục ngữ trọn vẹn về nghĩa như: Theo voi ăn bã mía; Thả con săn sắt, bắt con cá rô; Trâu tơ ngứa sừng; Tháng năm chưa nằm đã sáng; Chim nhớ tổ, cá nhớ đàn; Trăm dâu đổ đầu tằm; Đánh nhau như trâu đực nhốt chuồng; Ôm rơm rặm bụng... Điều đó càng khẳng định tục ngữ vẫn tiếp tục tồn tại sống động trong đời sống đương đại.

Nguyễn Khắc Trường đã tinh tế trong sử dụng ngôn từ với phương châm "Quý hồ tinh bất quý hồ đa” chỉ với một câu tục ngữ ông có thể miêu tả được tính cách nhân vật. Trong câu văn "Thằng Tùng con bà Sang được chúng nó thí cho chân xã đội, thế là nhảy cỡn lên theo voi ăn bã mía. Tác giả mượn câu tục ngữ để cho nhân vật chửi thằng cháu khờ dại của mình "chúng nó lừa mà cứ ngỡ mình là đức cao vọng trọng lắm kia”. Sự khôn ngoan của nhân vật được lộ rõ khi, nhà văn Nguyễn Khắc Trường dùng câu tục ngữ Thả con săn sắt, bắt con cá rô để miêu tả việc làm của ông Hàm đối với tay Thủ khi cho hắn ít thóc, cái lợi thu về là dùng vào việc làm nhục dòng họ Vũ sau này: "Về mặt tính toán sít sao ở nhà này thì bà phải chịu ông. Nên cái việc cho Thủ vay nồi thóc không lấy lãi, bà biết chắc là ông không hớ. Thả con săn sắt, bắt con cá rô, ông không được lãi thóc thì phải lãi cái khác...”.

Trong quá trình miêu tả bữa cỗ cưới của bà Son và ông Hàm ngày trước, nhà văn đã viết:"... Ngày cưới, cỗ bàn ràn rạt từ trong nhà ra tít ngoài sân. Người ăn hết lớp này đến lớp khác rào rào từ sáng đến chiều tà như tằm ăn rỗi...”. Khi thì trực tiếp nhà văn dùng tục ngữ, cũng có khi ông đặt vào lời của nhân vật: "Bà Son đưa cái nhìn nhoè ướt sang ông Lang, người hiền lành chân chính hơn cả trong số anh chị em ở nhà chồng. Bà kể lể: - Đấy chú

Page 10: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

5

xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai, chưa ăn bớt của ai một xu một xèng, thế mà giờ ra đường bị người ta chửi là điêu toa, về nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến...”. Rõ ràng câu tục ngữ trên đây là lời than thân, trách phận của người phụ nữ đáng thương.

Đặc trưng của ngôn ngữ luôn mang hai nghĩa: Một nghĩa khởi đầu cụ thể "mắt thấy, tai nghe”, nhưng nghĩa thứ hai khi nhà văn sử dụng trong văn cảnh thực tế của các sáng tác thì lại mang một ý nghĩa hoàn toàn theo chủ ý và ý đồ của nhà văn, nghĩa là mượn câu tục ngữ để nói lên những ý niệm trừu tượng, câu tục ngữ ấy luôn gắn chặt với nhân vật, tình tiết và cốt truyện của tác phẩm. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã lựa chọn một văn cảnh cụ thể để đưa ra những câu tục ngữ như thế:

"... Bà có nghe người ta bảo giữa hai cậu cháu – ông Phúc và thằng Tùng nhà bà có chuyện mâu thuẫn mâu thọt gì đấy. Một lần bà vừa hỏi thì Tùng gạt đi, U hỏi làm gì những chuyện ấy mặc con!”. Thôi thì đành con dại cái mang. Một bên em ruột, cùng một gốc, một cành, một bên con đẻ, hạt máu của mình, bà còn biết trọng ai, khinh ai!”.Đọc câu tục ngữ đó lên, ta thấy được tâm hồn và tấm lòng người mẹ luôn yêu chiều con hết mực. Thánh thiện và nhân từ biết bao khi nghe vang lên câu con dại cái mang từ trong tâm khảm của bà Sang mẹ Tùng. Bà chẳng dám trách ai kể cả con mình, chỉ biết lấy tấm thân tàn tạ vì tuổi tác mà che đỡ cho lỗi lầm, sai trái của người con. Nhận toàn bộ trách nhiệm về mình... Có lẽ đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma người ta sẽ ấn tượng bà Sang từ cách nói ấy.

Tất cả những câu tục ngữ khi được đặt vào tác phẩm thì mỗi câu đều mang hàm ẩn và ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng làm cho chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm gắn bó với nhau hơn. Đồng thời qua những câu tục ngữ được sử dụng, tác giả đã nói lên tính cách đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm và mỗi câu tục ngữ giống như một điểm nhấn cho hình tượng nhân vật làm cho nhân vật dần hiện lên rõ hơn qua từng trang sách. Mỗi câu tục ngữ được

dùng ở khía cạnh này, hay khía cạnh khác đều mang một nghĩa nhất định. Có thể đó là sự miêu tả mang tính hình tượng, hay cũng có thể để cụ thể hoá diễn đạt cho được ý tưởng của tác giả. Với những câu tục ngữ, độc giả như hiểu rõ hơn bức tranh làng quê Việt Nam, con người Vi ệt với những phong tục tập quán qua lời ăn tiếng nói của chính họ. Đó là những phong tục có từ xa xưa được truyền đời qua nhiều thế hệ: “Tất cả đều phải sinh có nhà, tử có mồ”, không thể bất di, bất dịch được, và cũng không bao giờ được khác.

Tác giả Nguyễn Khắc Trường với việc sử dụng tục ngữ như đã chứng minh cho một chân lý: Con người Vi ệt Nam sống tình nghĩa yêu thương, lúc khó khăn thiếu thốn họ đều giúp nhau và ngay cả khi họ vĩnh viễn rời xa cuộc sống, nằm xuống buông xuôi mọi lo toan bề bộn hằng ngày họ cũng nhận được ở nhau những tình cảm chân thành: "Ông thợ đấu cao tuổi nói lầm bầm như khấn: - Tạ vong linh bác Quềnh, sinh có nhà, tử có mồ. Hôm nay chúng tôi sửa sang lại chỗ ở cho bác đây. Bác sống hiền thác lành, phù hộ độ trì cho anh em liền khúc ruột, cho hàng xóm láng giềng chúng tôi...”. Nhân nghĩa biết bao, cao cả biết bao, những người nông dân ấy vẫn đối xử với nhau thật đáng trân trọng. Tuy nhiên ở mỗi nơi, mỗi khác bởi đất có thổ công, sông có hà bá mỗi chỗ sẽ có những luật lệ, phép tắc riêng mà đến cả phép vua cũng phải thua.”...

Chỉ bên ngoài dân chúng mới có lời bắn tin: Đất có thổ công, sông có hà bá, thành hoàng vùng này chưa đến nỗi mạt vận phải chuyển bài vị sang dân ngụ cư xóm trại!...”. Những phép tắc ấy, luật lệ ấy gắn liền với lòng tự hào và đức tin của người nông dân bao đời sống chết theo nó. Họ như những con chiên ngoan đạo luôn tin và đấu tranh cho sự bền vững của phong tục, tập quán ấy. Trong văn cảnh, tác phẩm đã nói lên niềm tự hào, sự bất tử của phong tục tập quán nông thôn, chẳng bao giờ người dân ngụ cư có được thứ truyền thống sâu đậm như thế. Đồng thời cũng là lời cảnh báo rằng: Mỗi nơi, mỗi không gian sống đều có những người chủ, những người thi hành công lý chung cho cộng đồng của mình, đừng

Page 11: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

6

bao giờ được phép xâm phạm vào. Hãy tự mình suy nghĩ và hành động sao cho phù hợp, bởi đất lề, quê thói, người nông dân Việt Nam coi đó là di sản, là truyền thống mà lớp người sau phải kế thừa và gìn giữ nó như một cam kết bất thành văn.

Nhờ những câu tục ngữ mà nhà văn đã khắc họa thật rõ nét các chân dung nhân vật. Nếu như câu tục ngữ nước lã mà vã lên hồ thường được dùng để nói đến những người chăm chỉ, chí thú làm ăn, khôn khéo, tài ba đi lên từ hai bàn tay trắng thì Nguyễn Khắc Trường đã đưa câu tục ngữ đó vào tác phẩm của mình như một sự chứng minh cho chân lý ấy: "... Ông Quản Ngư, người vẫn được cả làng khen là chí lớn gan to, nước lã mà vã nên hồ. Bởi trong lúc khối anh có của nhưng chỉ ru rú bám váy vợ ở xó nhà, thì ông Quản Ngư với hai bàn tay trắng đã từng chu du đến nửa vòng trái đất... Khi về ông đã diện oách một bộ đồ dạ màu đất sét từ chân tới đầu... Rồi lại thêm bộ răng vàng đến sáng choé cả mồm". Nhưng tất cả mọi thứ đâu phải tự nhiên mà có được, tất cả không phải là cổ tích, ước gì được nấy mà phải do con người, do chính bàn tay con người "muốn có" làm nên. ”Muốn ăn phải lăn vào bếp, thể hiện một triết lý không bao giờ thay đổi được "tay làm hàm nhai"... "Hễ bên ấy động đũa động bát là biết ngay. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Mà có lăn vào thì cũng là ăn của dân của xã chứ chẳng phải của mấy ông...". Đó là hoàn cảnh của Quềnh trong xóm Giếng Chùa, thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống khiến hắn đã trở thành con người trọng miếng ăn hơn tình nghĩa. Ý thức về sự sống trong hắn mạnh mẽ biết bao. Và cùng một tầng lớp, một hoàn cảnh như Quềnh, Thó cũng vậy... bất chấp tất cả mọi giá trị đạo đức, hắn đã cố gắng để đuổi đi cái đói khỏi đeo bám mình. Qua câu tục ngữ, người đọc có thể cảm thông cho hai con người ấy. Họ cũng có bản chất tốt đẹp nhưng do dòng đời xô đẩy, con tạo xoay vần đã đẩy họ đến bước đường cùng và thế là "túng cũng phải tính" như ý nghĩ của họ.

Hoàn cảnh của nhân vật được hé mở nhờ những câu tục ngữ : "Chị Bé người nông dân

khốn khổ cũng lâm vào hoàn cảnh như bao người nông dân khác. Chị đã phải đi lang thang, để lẩn tránh, chạy trốn khỏi cái đói "tháng ba, ngày tám"; "... Ai gồng gánh gì thế này? - Thủ lùi lại hỏi như gắt, thì một giọng phụ nữ lại rất xởi lởi:

- Ối giời chú Thủ đấy à? Con mẹ Đủ đây! Cha mẹ đặt tên thế, nhưng quanh năm vắt mũi đút miệng. Vay nồi thóc cứu đói của bà Son tháng trước, giờ phải giả ngay đây...".

Nhà văn vận dụng tục ngữ để nói về những vấn đề nhân sinh, nói về mối quan hệ giữa người và người trong một gia đình, trong một cộng đồng làng xã một cách sâu sắc và mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Những câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm rất khéo léo, phù hợp với những tính cách đại diện cho từng nhân vật cụ thể, tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội. Nhờ tục ngữ, nhà văn đã nêu lên quan điểm nhân vật. Theo truyền thống Việt Nam mối quan hệ huyết thống là một trong những giá trị nhân văn tiêu biểu nhất. Những giá trị ấy luôn làm giàu có thêm những truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân. Ở nơi đó, con cái luôn vị nể cha mẹ, tôn trọng bậc tiền bối, không bao giờ có những hành vi vô đạo đức đối với cha mẹ. Với cha mẹ có những đứa con như thế là một niềm hạnh phúc lớn lao đáng tự hào: "... Phía sau ông bố nén cười, đã bảo mà! Cứ tưởng cậu cả khù khờ, thế mà khá! "Con hơn cha là nhà có phúc...". Nguyễn Khắc Trường đã dùng nguyên nghĩa của câu tục ngữ mà miêu tả niềm hạnh phúc, lòng tự hào của bố Quềnh. Không tự hào làm sao cho được khi con mình dám làm những cái mà ông bố không thể làm. Đấy là một sự bù đắp, cũng là một hệ quả bởi giỏ nhà ai quai nhà nấy. Đó là một lẽ hiển nhiên bởi con nào chẳng mang ít nhiều dáng dấp và phong cách sống của cha mẹ. Cũng vì thế mà trong quan hệ xã hội người Vi ệt Nam bao giờ cũng đặt vấn đề máu mủ, ruột thịt lên hàng đầu. Việc nào tốt, miếng nào ngon bao giờ cũng giành cho "người gia đình" trước hết, sau đó mới hậu xét đến người ngoài, dẫu sao cũng một giọt máu đào, hơn ao nước lã: "... Tùng lại được vào Đảng uỷ. Dù hai cậu

Page 12: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

7

cháu còn trục trặc, nhưng chẳng bao giờ anh em họ lại bỏ nhau. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Bên Trịnh Bá định lấy âm trị dương cho êm ả sạch sẽ, nhưng không ngờ gậy ông lại đập lưng ông rồi...". Bằng một hình ảnh so sánh độc đáo - "một giọt máu đào" (số ít) nhưng vẫn hơn cả "ao nước lã" (số nhiều). Coi gia đình là tất cả, đồng thời đòi hỏi mỗi cá nhân trong đại gia đình ấy phải làm hết sức mình cống hiến cho hạnh phúc chung. Trong gia đình, người phụ nữ cũng là người đầu tiên được nói tới. Và hình ảnh người phụ nữ tần tảo, long đong vất vả vì gia đình, vì con đã được tục ngữ cụ thể hoá bằng hình tượng cá chuối đắm đuối vì con ; "... Ông Phúc hỏi rụt rè:

- Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa?

Bà Son như sực tỉnh. Bà ngồi thẳng lên, lấy ống tay che mặt, nói rì rầm:

- Thôi thì dù sao tôi cũng chẳng phải lo cái phận tôi, lo cho mấy đứa con tôi. Cá chuối đắm đuối vì con. Tôi cắn rơm, cắn cỏ xin ông một lần này cũng là vì mấy đứa con tôi! Chúng nó chẳng làm gì nên tội. Ông hãy bỏ qua cái vụ này. Ông rút đơn kiện về! Rồi tôi sẽ nói để anh em họ Trịnh có lời xin ông. Thế là ông được ra ơn cho cả một chi họ, còn mẹ con tôi cũng được ông làm phúc...". Người phụ nữ ấy là bà Son - người phụ nữ mà tại số kiếp hay tại nhà văn cố tình chứng minh cho chân lý xưa nay hồng nhan – đa truân. Người đàn bà ấy tài sắc, đảm đang mà chẳng được hưởng lấy một giây phút thanh thản trong khi những người phụ nữ khác họ luôn được coi trọng , vị nể : nhất vợ nhì giời và ngay cả sau này khi về già họ vẫn có vai trò riêng biệt độc lập mà không thể phủ nhận con nuôi cha không bằng bà nuôi ông, còn bà Son thì không: chẳng danh, chẳng phận.

Với việc sử dụng tục ngữ trong lời nói của các nhân vật, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm tăng lên những hiệu quả của việc miêu tả tích cách, chân dung nhân vật, khiến cho nhân vật sinh động, thật hơn bao giờ hết. Đồng thời tác giả cũng đã thể hiện được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và cách ứng xử xã hội của nhân dân lao động quanh những câu tục ngữ. Sử dụng tục ngữ trong lời nói của nhân

vật, nhà văn đã nâng ý nghĩa của những vấn đề được đề cập mang một tầm khái quát cao hơn. Trong "Khối tự sự lớn”, tác giả đã sử dụng những câu tục ngữ để hướng đến một giá trị văn hóa, ở đó con người ứng xử với nhau theo cách của những nông dân, làng xã, vừa có cái cao cả, vừa có cái thấp hèn rất cần phải thay đổi. Với một khuôn khổ rộng, một dung lượng ngôn ngữ lớn, chi tiết và nhân vật đa dạng tính cách, cùng sự bao la vô tận của không gian và thời gian, Nguyễn Khắc Trường đã khai thác được bản chất nhân vật một cách tỉ mỉ và sâu sắc thông qua ngôn ngữ nhân vật trong những xung đột mang tính xã hội.

Có thể nói nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam qua những câu tục ngữ. Những phát ngôn của người bình dân, giờ lại trở về vẹn nguyên với những người sinh ra nó, nhưng trong một hình thức mới mẻ hơn - Đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Điều đó cũng đủ để thấy tục ngữ truyền thống đã được lưu truyền trong xã hội hiện đại một cách khá phổ biến và bằng một hình thức độc đáo thông qua ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết.

Sử dụng tục ngữ trong tác phẩm văn học vốn đã có truyền thống trong văn học Trung đại từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... Văn xuôi hiện đại vẫn tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó. Có thể nói đây là thế mạnh của các nhà văn trong việc tiếp thu và sử dụng sáng tác dân gian. Bởi tục ngữ là "những phán đoán, những kết luận của nhân dân rút từ nhân tình thế thái có tính triết lý và giáo huấn. Nó khái quát cuộc sống dưới dạng ngắn gọn và sinh động. Đó là kiểu tư duy phổ biến và truyền thống, giàu tính văn nghệ tự nhiên của nhân dân. Vì vậy nó hay được lồng vào truyện kể như là một lối bình luận, đánh giá giải thích các sự kiện, các tính cách. Có khi nó trở thành ngôn ngữ đối thoại rất là tự nhiên của nhân vật” (2)

Khảo sát lời văn trong tác phẩm của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng ta thấy được phần nào mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa văn học - văn học dân gian, trong đó có tục ngữ - một thể loại văn học dân gian truyền

Page 13: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8

8

thống đã trở thành ngọn nguồn làm phong phú thêm nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ dân gian là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. Nói chung văn xuôi Việt nam hiện đại đã tiếp thu nghệ thuật sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu luyện. Nói một cách ngược lại, văn học dân gian mà cụ thể là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc sống hiện đại hôm nay một cách nhuần nhị, với những cải biến phong phú da dạng. Việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống trong tác phẩm văn học hiện đại đã làm tăng tính hình tượng của văn học làm nổi bật phong cách văn xuôi của các nhà văn. Những câu tục ngữ ngắn gọn và hàm súc nằm đan xen vào mạch văn chi phối cách viết của tác giả làm cho toàn bộ tác phẩm thành một bản hoà âm sinh động mang đậm sắc màu truyền thống, gần gũi với cội nguồn, người

đọc dễ dàng tiếp nhận. Sức sống của tục ngữ truyền thống xuất phát từ chỗ truyền miệng đã có một đời sống mới sinh động trên những trang văn. "Tục ngữ là lời nói có cánh, tách ra khỏi lời nói thông thường, bay lên và bay đi thành lời nói nghệ thuật, thành tác phẩm văn chương, lưu hành và lưu truyền một cách tương đối độc lập trong cuộc đời, trong xã hội " (3).

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Khắc Trường (1999), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [2]. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội, Nxb KHXH, năm 1976 in lần thứ 2 [3]. Trần Thanh Đạm (1989), "Tục ngữ dân gian và vấn đề nguồn gốc văn chương", Tạp chí Văn hóa Dân gian Hà Nội, Tr.3-10.

SUMMARY VITALITY OF PROVERBS IN "MANH DAT LAM NGUOI NHIEU M A" BY NGUYEN KHAC TRUONG

Ngo Thi Thanh Quy∗

College of Education - TNU

The use of proverbs helps Nguyen Khac Truong revitalize Vietnam's rural images. Ancient expressions are given in the modern life in a new form through characters’ sayings in the novels. Nguyen Khac Truong uses proverbs by absorbing folk philosophy, way of feeling, thinking and expressing. In general, modern Vietnamese literature has inherited folk art creation in a subtle virtuosity. Conversely, folklore proverbs in particular have been cleverly presented in modern life today. The use of a genre of folklore traditions in modern literature has increased the image of literature to enrich the prose style of the writer. Vitality of traditional proverbs have been kept and populated in a rich form. Besides independently handed over the chain of words, handed down in the press, the proverbs are lively present at the literature. Key words: proverbs, novel “Manh dat lam nguoi nhieu ma”, iconology, Nguyen Khac Truong

∗ Tel: 0989 793169

Page 14: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 9 - 12

9

CUỘC ĐỜI BÊN NGOÀI VÀ NHỮNG CUỘC ĐỜI BÊN TRONG

Ngô Thu Thủy*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh viết về một vấn đề mang tính nhân bản: đấu tranh cho hạnh phúc đích thực của con người, giải phóng những người phụ nữ khỏi bóng tối của tôn giáo. Bằng ngôn ngữ sinh động, đậm màu sắc công giáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, tác giả đã lột tả không khí ngột ngạt, u tối, tàn tạ của nhà dòng đồng thời thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện và ý nghĩa nhân văn, triết lý của tác phẩm đã tạo nên sức rung động mạnh mẽ đối với người đọc. Từ khóa: Cuộc đời bên ngoài, công giáo, nhà dòng, hạnh phúc, triết lý, Tê-rê-sa Lành.

Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh là cuốn tiểu thuyết đạt giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Tác phẩm lấy tựa đề là cuộc đời bên ngoài nhưng hiện lên trong trang sách lại là toàn bộ cuộc đời bên trong của nhà dòng và thế giới nội tâm của nhân vật chính: nữ tu sĩ trẻ trung, xinh đẹp: Tê-rê-sa Lành. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dường như không có gì đặc biệt, nhưng cả thiên truyện lại có sức hấp dẫn với người đọc, khiến những ai đã cầm cuốn sách trên tay, khó có thể rời nó khi chưa đọc đến dòng cuối cùng.

Là nhà văn quan tâm đến đồng bào công giáo, khác Nguyễn Khải, Chu Văn… Vũ Huy Anh lựa chọn đề tài nữ tu, bởi những am hiểu, trải nghiệm và phần nhiều là tình cảm ông dành cho họ. Nhà văn tâm niệm: “Những nữ tu sĩ là những tín đồ tự giam hãm và bị giam hãm trong một cuộc sống hết sức khổ cực, khổ cực đến mức đọa đày và là những người sùng tín nhất… Viết về họ, trách nhiệm giải phóng họ, vì vậy là một công việc nhân đạo cần thiết” [2]. Tâm niệm ấy đã được gửi gắm trong Cuộc đời bên ngoài thông qua số phận, cuộc đời của các nữ tu sĩ dòng Mến Thánh Giá mà tiêu biểu là Tê-rê-sa Lành. Cuộc sống bên trong nhà dòng với những cấm đoán về vật chất, tinh thần, những lề luật khắc khổ; những đấu tranh nội tâm âm thầm mà mãnh liệt của cô tu sĩ trẻ giữa những tập tục ấy với cuộc sống tự nhiên bên ngoài… đã được phản ánh sinh động trên trang sách.

CUỘC ĐỜI KHẮC NGHIỆT BÊN TRONG NHÀ DÒNG

Cuộc đời bên ngoài viết về vùng nông thôn công giáo trong khoảng hai thập kỉ 50 - 60 của thế kỉ XX với những biến cố lớn của lịch sử: những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ, công cuộc cải cách ruộng đất, cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp… Không gian chính của tác phẩm là nhà dòng địa phận xứ Tâm Đức của dòng tu Mến Thánh Giá - một dòng tu kín phát triển khá mạnh ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.

Nhà dòng giống như một thế giới riêng, cách biệt với đời sống bên ngoài, từ bốn bề dày lũy tre, hào sâu, với hai lần cổng được kiểm soát chặt chẽ, đến các điều luật: cấm chị em tu sĩ đi làm việc ở ngoài nhà dòng và cách giáo dục sai lệch, méo mó của các mẹ bề trên với nữ tu về Việt Minh, cộng sản, tình yêu trai gái, quan hệ vợ chồng… Thế giới trong nhà dòng được khuôn lại trong một không gian u ám, tàn tạ, không thứ gì có màu tươi sáng. Những bữa cơm đạm bạc, kham khổ với cơm hẩm, cà nén, rau luộc, những lề luật khắc nghiệt (hãm mình, đánh tội, hình phạt), những lao động cực nhọc… đã biến nữ tu sĩ thành những con người tàn tạ về thể xác và khô héo về tâm hồn.

Bằng những am hiểu sâu sắc về đời sống người công giáo, Vũ Huy Anh đã miêu tả kỹ lưỡng cuộc sống bên trong dòng tu. Có những cảnh được tác giả miêu tả khá công phu: cảnh

Page 15: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 9 - 12

10

hai mẹ con bà trùm Bền gặp nhau, cảnh Tê-rê-sa Lành tự ngắm mình trong khung kính, cảnh Tê-rê-sa Lành đánh tội… Hai mẹ con bà trùm Bền gặp nhau sau bao xa cách, nhớ thương, mừng mừng, tủi tủi, nhưng điều luật của nhà dòng cấm hai người được nói chuyện riêng. Sự có mặt của người thứ ba (chị giáo - một tu sĩ vốn khắt khe đến ích kỉ) đã khiến hai mẹ con không dám bộc lộ nỗi lòng. Cuộc nói chuyện lẽ ra đầy tình cảm đã biến thành gượng ép, khô khan vì người nọ hiểu lầm người kia… Ngòi bút của Vũ Huy Anh vừa cảm thông, lại như vừa châm biếm nhẹ nhàng trước tấm lưới mắt cáo ngăn cách giữa hai thế giới của những người đang sống. Lề luật đánh tội là một trong những điều luật vô đạo, nhưng lại được dòng tu cho rằng: đây là dịp để con chiên thể hiện lòng kính mến với Đức chúa… Ghét tội bao nhiêu, yêu mến Chúa bao nhiêu thể hiện ở việc tu sĩ tự quất roi gai nhọn vào mình nhanh, mạnh bấy nhiêu. Những đau đớn sau cái chết của cha mẹ, những dày vò trong tâm tư, tình cảm đã khiến Tê-rê-sa Lành “tìm thấy sự thỏa mãn, thậm chí vui thích trong sự hành hạ chính thể xác mình” [1].

Cô vụt roi vào mình thật nhanh, thật mạnh, đến mức máu đọng thành vũng chỗ cô ngồi… Ăn chay, đánh tội nhiều đã khiến Lành xanh xao, ốm yếu, âu sầu, buồn bã. Vũ Huy Anh đã phân tích khá sâu sắc bản chất trái tự nhiên của nhà dòng thời đó, chính bóng tối của thần quyền đã đè bẹp quyền sống của con người, biến một tâm hồn trẻ trung, xuân sắc thành một tâm hồn ủ dột, sầu bi. Mục đích của nhà dòng là khiến các tu sĩ quên mọi tình cảm thế gian để hết lòng kính yêu Đức Mẹ và Thiên Chúa nhưng nực cười thay ý muốn ấy, bởi khi trái tim đã nguội lạnh tình cảm thì làm sao có thể còn lòng sốt mến để yêu kính điều gì. Mâu thuẫn ấy chính Lành cũng đã nhận ra và không thể lý giải.

Là một thế giới riêng, nhà dòng cũng tồn tại những tiêu cực như thế giới bên ngoài: lòng ghen ghét, đố kị (chị giáo), sự dốt nát, háo sắc, hợm hĩnh của cha xứ (cha Tuyên), những ấu trĩ của Đức giám mục (Phạm Kiến Lập), sự cố tình bóp méo nhận thức (của tu sĩ và giáo

dân) về cách mạng, Việt Minh, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp… Các nhân vật: cha Vinh, cha Thuyết (Xung đột - Nguyễn Khải), thầy già San, xơ Khuyên (Bão biển - Chu Văn)… đều là những hình ảnh u tối của các thế lực phản động, núp sau tháp chuông nhà thờ để khống chế giáo dân tham gia việc đời, việc xã hội. Trong thế giới tu kín ấy, nhà văn cũng đã xây dựng những nhân vật tích cực: bà mẹ bề trên (bà Mến), bà tập (cô Gọn)… Đây là những nữ tu sĩ dù sùng đạo nhưng khá thức thời. Bà Mến có sự kiên định, sáng suốt khi cứu giúp người thương binh Việt Minh, khi nghe theo cha Nguyễn vận động giáo dân vào hợp tác xã, khi bất bình với hành động và nhận thức của cha Tuyên… nhưng bà vẫn chỉ là một con chiên ngoan đạo, không dám phản ứng với bề trên, không nhận thấy những điều luật trái tự nhiên của dòng tu… Bởi vậy, sự ra đi của Tê-rê-sa Lành – người bà hết lòng tin tưởng… đã là một cú sốc lớn với bà. Cô Gọn là một nữ tu có bản lĩnh, dám bỏ dòng tu để đi tìm người yêu, song sự cố chấp, yếu đuối đã khiến cô không dám đi đến quyết định cuối cùng. Hoàn cảnh xã hội cũng là một nguyên nhân gây nên những bất hạnh trong cuộc đời của Gọn. Cuộc đời Gọn chính là một sự đối sánh với số phận của Lành: hai con người ở hai hoàn cảnh, hai giai đoạn khác nhau của đất nước cho nên con đường ra với cuộc đời bên ngoài của họ cũng khác nhau.

Với ngôn ngữ nền nã, giản dị, ngôn ngữ riêng của tôn giáo, Vũ Huy Anh đã tạo dựng cho tác phẩm một không gian riêng biệt, ở đó toát lên không khí ngưng trệ, bức bối của nhà dòng, toát lên khát vọng sống mãnh liệt của con người cá nhân.

CUỘC ĐỜI BÊN TRONG TÂM HỒN

TÊ-RÊ-SA LÀNH

Cuộc sống dòng tu khắc nghiệt là vậy nhưng nhiều người vẫn đi tu. Nhà văn đã trăn trở đi tìm nguyên nhân ấy trong tác phẩm của mình. Mỗi người đến với dòng tu bằng con đường khác nhau. Nhưng đa số họ tìm đến với Chúa bởi mong được Chúa cứu rỗi linh hồn đã quá nhiều cay đắng. Cuộc đời bên ngoài khổ cực, bất hạnh đã khiến họ tìm đến nhà dòng, xa

Page 16: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 9 - 12

11

lánh mọi niềm vui, nỗi buồn thế tục, sống câm lặng, khắc khổ, hãm mình trong tu viện.

Tê-rê-sa Lành đến với dòng tu từ khi là một cô bé 12 tuổi. Bởi vậy, con đường đến với nhà dòng của cô chưa có bất hạnh, đắng cay nào. Cô trở thành tu sĩ bởi một lý do duy nhất: niềm yêu thích rất trẻ thơ và hồn nhiên với hình ảnh sáng láng, đẹp đẽ của một nữ tu sĩ (“Lành tưởng tượng cô đã là nữ tu sĩ dòng Mến Thánh Giá mặc y phục màu đen của nhà dòng; bộ đồng phục có lần lót trắng của cổ áo may cao với chiếc mào trắng đội trong viền khít lấy khuôn mặt, khiến cho khuôn mặt thêm xinh đẹp và làm tôn nước da lên” [1]), thêm vào đó là lòng yêu mến Chúa và nỗi lo lắng của người mẹ muốn con tránh được nỗi khổ của hai người chị gái… Cô bé 12 tuổi đã gắn mình với dòng tu khi ý thức về cuộc sống chưa rõ ràng, khi bản tính trẻ con vẫn còn mạnh mẽ. Nhưng ở nhà dòng, Lành nhanh chóng nhận thấy sự khắc nghiệt của lề luật. Tuy vậy, cô vẫn muốn đi theo con đường mình đã chọn vì dù sao, cuộc sống trong nhà dòng còn đỡ đói rách hơn cuộc sống bên ngoài…

Cùng với tuổi thanh xuân, với những khao khát tuổi trẻ đang trỗi dậy trong cơ thể, Lành dần nhận thức được những điều luật vô lý, trái tự nhiên của nhà dòng. Khi Lành bước vào tuổi dậy thì cũng là lúc lòng cô bối rối. “Sức sống tự nhiên trong con người cô như một mầm cây xanh vẫn vượt qua được lớp vỏ khô cứng là những sự kìm hãm, ràng buộc” [1].

Những tò mò về giới tính, những cám dỗ tuổi trẻ bị cấm đoán lại càng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của cô tu sĩ. Chấp chới giữa hai bờ: lề luật và tình cảm, Lành rơi vào chuỗi cảm xúc đầy mâu thuẫn: vừa ham muốn vừa lo sợ, vừa vui thích vừa ăn năn… Cô tu sĩ trinh trắng ấy đã có những suy nghĩ thật táo bạo, những suy nghĩ mà nếu mẹ bề trên biết được thì có lẽ cô sẽ bị phạt đánh tội suốt đời: “L ắm lúc cô tự nhủ, thà cô liều mình phạm tội cùng người nam lấy một lần, cho nó biết, rồi sau đó dốc lòng giữ mình, thanh sạch có lẽ còn tốt hơn là cô cứ trinh trắng thế này để rồi thường xuyên bị trí tò mò cùng sự ham

muốn cám dỗ” [1]. Cô nhận thấy cách giáo dục sai lệch của các mẹ bề trên. “Lành bối rối nhận ra rằng, nhà dòng vừa muốn biến cô thành một người khô khan, dửng dưng, không yêu không ghét, lại vừa muốn cô lúc nào cũng bi lụy, mềm yếu, lòng bừng bừng lửa sốt, lửa mến” [1]. Trong lòng cô, lòng kính Chúa lúc nào cũng được thắp sáng, nhưng cùng với ngọn lửa sốt mến ấy là những “tình cảm nhân gian cũng nảy nở thêm và mãnh liệt chẳng kém” [1]. Bằng điểm nhìn của nhân vật, nhà văn đã có những trang viết tinh tế, sâu sắc về tâm lý của một tu sĩ trẻ - một cô gái mới lớn. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy mới chỉ là đốm lửa nhen lên trong tâm hồn cô gái. Đốm lửa ấy đã bị dập tắt khi Lành gặp những biến cố đầu tiên trong cuộc đời. Từ chỗ say sưa khám phá bản thân mình, (cô tự ngắm mình trong khung kính, tự yêu thích vẻ đẹp tròn trịa, đầy đặn của cơ thể), từ một cô gái khát khao sức sống, hướng về cuộc sống trần thế bên ngoài, Lành đã trở thành một tu sĩ “da xanh bủng, thân hình còm cõi, lòng buồn bã nguội lạnh” [1] sau tác động sâu sắc của lá thư chị Gọn (kể về những bất hạnh sau khi chị bỏ nhà dòng để về cuộc sống bên ngoài) và hai cái chết của cha, mẹ cô. Lành không còn ý định trở về nữa, cô quyết tâm gắn bó với dòng tu nhưng chính cô cũng không biết rằng đốm lửa bị dập tắt trong lòng mình vẫn để lại những viên than hồng ấm nóng.

Đất nước được giải phóng, cuộc sống bên ngoài với bao niềm vui đích thực, tình yêu chính là ngọn gió lành đã thổi bùng ngọn lửa từ những viên than ấy. Một lần nữa, cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa hai con người: con người tu sĩ và con người thế tục lại diễn ra trong tâm hồn Tê-rê-sa Lành. Lúc này cô mới nhận ra, cuộc sống của chị cô mà trước kia mẹ cô và cô coi là khổ sở, cuộc sống ấy mới là hạnh phúc: được lo toan, được yêu thương cho những người xung quanh. Lành đã hiểu sâu sắc những điều chị cô nói: “ đóng kín cổng nhà dòng lại mà tu, quên hết cha mẹ, anh em và mọi nghĩa vụ ở đời, cốt rỗi linh hồn lấy một mình, quả là ích kỉ, sao bằng làm một người sống giữa mọi người, yêu thương

Page 17: Tập 87 - 11 - 2011

Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 9 - 12

12

họ, chăm lo đến đời sống hồn xác của họ?” [1]. Hạnh phúc bình thường, giản dị của gia đình chị gái, tiếng sáo của ai đó trong những buổi chiều muộn đã tác động mạnh mẽ đến cô tu sĩ xinh đẹp, đa cảm. Những day dứt lại giằng xé tâm can. “L ạy Chúa! Hay là Lành quay lại?... Tiếng sáo trúc buồn quá. Phải chăng người thổi sáo cũng lẻ loi, buồn bã?... Cơ mà lạy Chúa! Ma quỷ nó đang xui khiến Lành suy nghĩ lan man, tội lỗi những gì đây?” [1]. Sự đan xen giữa điểm nhìn của các nhân vật (người kể chuyện, bà cai, Lành…), điểm nhìn của những nhân cách khác nhau trong con người Tê-rê-sa Lành (con chiên ngoan đạo và con người tự do), những độc thoại nội tâm, những cuộc tự vấn liên tiếp, giọng điệu trăn trở đến day dứt… đã diễn tả sâu sắc những diễn biến phức tạp trong tâm lý, tình cảm của Lành khi cô gặp Ninh - chủ nhân của tiếng sáo đã thu hút tâm trí cô bấy lâu nay. Những giáo lý của nhà dòng, hình ảnh Chúa và các Thánh… đã không níu giữ được tâm hồn cô gái trẻ trước tiếng gọi của trái tim. Gần hai mươi năm ở nhà dòng, Tê-rê-sa Lành đã tự đấu tranh với bản thân mình, với những lề luật khắt khe, khắc nghiệt. Cô đã trở về với cuộc đời theo tiếng gọi tự nhiên. Bóng tối của tôn giáo không lấn át được quyền sống đích thực của con người. Thông qua nhân vật Lành (đối chiếu với số phận của Gọn), nhà văn muốn khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi cuộc đời bên ngoài tự

do, tốt đẹp, con người hoàn toàn có thể tự giải phóng chính mình để tìm lấy hạnh phúc. “Ý nghĩa khách quan ấy của tác phẩm được thể hiện thật nhuần nhị, chân thực thông qua hình tượng nhân vật, do vậy mà giàu tính giáo dục và rất thuyết phục” [2].

Cùng viết về những vùng nông thôn công giáo trong khoảng hai thập kỉ 50, 60 với công cuộc cải cách ruộng đất, cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nếu Xung đột của Nguyễn Khải, Bão biển của Chu Văn phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt, phức tạp, cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng với những tàn dư của các thế lực phản động, lạc hậu thì Cuộc đời bên ngoài lại hướng vào cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội, quyết liệt của một tu sĩ, thông qua số phận cá nhân để khẳng định, ca ngợi chế độ mới. Nhà văn muốn góp một tiếng nói cải cách tôn giáo, đưa tôn giáo về với cuộc sống con người, gắn bó với quyền lợi đích thực của giáo dân. Đồng cảm với số phận của những người nữ tu sĩ thuộc một dòng tu lề luật nghiệt ngã, phản ánh bước đi của đồng bào Thiên chúa từ cuộc đời cũ đến cuộc đời mới, tác phẩm đã thể hiện giá trị nhân văn và ý nghĩa triết lý sâu sắc.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Huy Anh (1984), Cuộc đời bên ngoài, Nxb Tác phẩm mới.

[2]. Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975-1985: tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, H.

SUMMARY LIFE OUTSIDE AND INSIDE LIVES

Ngo Thu Thuy∗

College of Education – TNU The novel Life outside by Vu Huy Anh is about humanity issues including struggle for the human beings' true happiness, liberation of women from the darkness of religion. The author has portrayed the sultry, dark and withering air of the monastery and expressed the rich and complex mental life of characters through the lively catholic words and the fine description art of characters’ psychology . The art of storytelling and the humanity and philosophy meaning of the work has created very strong vibration to readers. Key words: life outside, catholic, monastery, happiness, philosophy, Te-re-sa Lanh.

∗ Tel: 0912 551751

Page 18: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

13

ÁI TÌNH TRONG TI ỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG

Lê Thị Ngân*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương (1906-1964) nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Sức viết của ông không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được. Với 247 cuốn tiểu thuyết trong đời văn, Lê Văn Trương đã đem tư tưởng người hùng diễn tả thành gần như một chủ nghĩa trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Đản đã cho rằng, Lê Văn Trương "là một nhà văn đã tạo ra được, lần đầu tiên và duy nhất trong văn học Việt Nam hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Với những chuyện tình éo le, với những tình yêu nồng nàn, cao thượng và đầy hi sinh đã tạo cho tiểu thuyết Lê Văn Trương có một sức hấp dẫn riêng với công chúng văn học đương thời. Từ khóa: Lê Văn Trương, nhân vật người hùng, công chúng, tình yêu, văn học Việt Nam.

∗Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê".(1) Nhân vật người hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là đấng trượng phu", nhưng sau cùng, "luôn luôn là tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ ước".(2) Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình yêu".(3)

Công chúng văn học của Lê Văn Trương chủ yếu là tầng lớp bình dân, tiểu tư sản. Công chúng văn học của Lê Văn Trương là "độc giả trung lưu " (Phạm Thế Ngũ) "đám "đẳng cấp tiểu tư sản" (Lương Đức Thiệp). Tầm nhận thức và vốn văn hoá của họ ưa những gì giản dị. Họ cần sự giải trí, họ cần được thoả mãn trí tò mò, họ mong muốn được tham gia những cuộc phiêu lưu, dù là trong tâm trí. Trong các sự phiêu lưu, phiêu lưu trong ái tình là một thứ phiêu lưu ngọt ngào và hấp dẫn. Tiểu thuyết của Lê Văn Trương đã đáp ứng được những yêu cầu đó của họ.

Những câu chuyện tình yêu không bao giờ là cũ. Nó luôn luôn là mối quan tâm của mọi

∗ Tel: 0912 022777

người, mọi thời, mọi lứa tuổi. Chỉ có điều, mỗi thời khác nhau, con người lại có một cách thể hiện tình yêu khác nhau. Một trong những lý do khiến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hấp dẫn đông đảo bạn đọc những năm đầu thế kỷ XX bởi những thiên tình diễm lệ. Những nàng, những chàng đẹp như trong mộng, thơm tho và khao khát yêu đương. Những cuộc tình trong trẻo, mát lành, lãng mạn được diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên đẹp như chốn đào nguyên.

Với tính chất của những cuốn tiểu thuyết đăng báo, số trước gọi số sau, tiểu thuyết gia Lê Văn Trương một mình làm nên một văn đoàn, cũng đã hút bạn đọc về phía mình, khiến họ không thể dừng lại khi đã đọc tiểu thuyết ông bằng những câu chuyện tình ái. Không phải những câu chuyện êm như một buổi chiều hè, dịu dàng như hương ngọc lan buổi sớm như Tự lực văn đoàn, chuyện tình của tiểu thuyết Lê Văn Trương hấp dẫn người ta bởi sự éo le của cuộc tình, nhân vật chính bao giờ cũng nồng nàn trong thể hiện, mạnh mẽ trong đấu tranh để gìn giữ tình yêu.

Độc giả say những câu chuyện của Lê Văn Trương, yêu tình yêu của những nhân vật mình yêu quý : tình yêu của Giáng Vân với văn sĩ Cung (Cánh sen trong bùn), của Khánh Ngọc với Trọng Khang (Trường đời), của Vân với V ĩnh (Tôi là mẹ), của Hạnh với Linh (Một người), của Cài với Vẹo (Anh Vẹo), của Đoàn Hữu với Tư Thung (Cô Tư Thung), của

Page 19: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

14

Cung với Thuần (Hận nghìn đời) ... Một phần làm nên sự say của những tiểu thuyết Lê Văn Trương là những câu chuyện tình ái của ông không theo lẽ thường. Trong những câu chuyện tình yêu, thuận lẽ, thường là chàng trai con nhà gia thế, yêu và lấy cô gái hiền dịu, xinh đẹp con nhà nghèo. Nhưng trong những chuyện tình của tiểu thuyết Lê Văn Trương, độc giả lại thấy chiều ngược lại: Cô con gái nhà chủ giàu có, xinh đẹp, giỏi giang, có học thức, lại đem lòng yêu một chàng trai nghèo, thất cơ lỡ vận, đang làm công cho nhà mình. Thế cũng chưa đủ, Lê Văn Trương còn bắt các cô gái đau khổ vì yêu, bởi chàng trai nghèo tiền bạc mà giàu lòng tự trọng kia một mực chối từ, giả tảng như không biết đến sự quan tâm của các tiểu thư. Phải đến khi cô gái ốm liệt giường liệt chiếu vì tương tư, chàng trai mới nhận lời, và, tình yêu mới đến với họ. Nhân vật của Lê Văn Trương không dễ buông xuôi theo số phận. Nếu họ yêu, họ biết cách thể hiện tình yêu và nuôi giữ tình yêu đó. Chuyện tình trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Lê Văn Trương đều có chung một mô hình đó.

Tình yêu nhiều cung bậc tình cảm nhất, nhiều nỗi éo le nhất là tình yêu của Giáng Vân và Cung trong Cánh sen trong bùn. Giáng Vân và Cung đến với nhau bằng một bản hợp đồng. Một người vừa bị thất tình, muốn trả thù đàn bà, một người từng lăn lộn mười năm cuộc đời làm đĩ, muốn thử nghiệm những rung động của ái tình. Nhưng trong đáy sâu tâm hồn của một con đĩ, vẫn lấp lánh bản chất trong lành của một con người. Ở bên Cung, Giáng Vân đã tìm thấy ở chàng văn sĩ sự đồng điệu trong tâm hồn, nàng đã yêu Cung bằng một tình yêu vừa đắm say, vừa kính phục. Nhưng nàng không ngờ mụ Bảy, người chuyên dắt mối trước kia đã bán đứng nàng. Cung đã hiểu lầm nàng đi theo đường cũ.

Không một lời trách cứ, chàng đóng cửa buồng văn, ngồi lì trong đó. Mãi sau, khi thông tỏ mọi chuyện, cơn giận của Cung mới tạm nguôi. Cung đã đề nghị chính thức được cưới nàng làm vợ. Giáng Vân không muốn quá khứ của mình làm nhem nhuốc đời Cung.

Nàng đã chọn cái chết để Cung có điều kiện làm lại cuộc đời mới mà không phải áy náy về mình. Đó cũng là cách nàng làm cho hình ảnh của mình sống mãi trong trái tim Cung.

Anh Vẹo là một câu chuyện hiếm hoi của Lê Văn Trương mà nhân vật nam chính của ông có dáng vẻ ngoài thô mịch, vụng về, xấu trai. Cái tên anh là cả một sự hình dung! Cha mẹ mất sớm, không để lại cho anh một gia sản gì, ngoài cái đức hiền lành, chăm chỉ, biết ăn nhịn để dành. Anh đã đủ ăn, lại mua thêm được đất. Nhưng cả cái làng Láng, không một cô nào tơ tưởng đến anh.

Thực ra, nếu anh có hỏi, thì cũng có lắm nhà muốn gả con gái cho anh, mặc dầu anh chỉ là một tên bạch đinh ở một cái nhà lá xoàng xĩnh. Nhưng anh không nghĩ đến hỏi một cô nào vì trong lòng anh chỉ có yêu có một cô Cài. Mà cô Cài thì ngoài sắc đẹp nhất làng, lại còn là con cụ phó tổng, giàu nhất nhì trong làng. Tự biết thân đũa mốc, Vẹo ôm khối tình thầm kín trong lòng. Mối tình thầm kín mà mãnh liệt anh chàng nông dân thật thà, chất phác ấy, không bao giờ Cài nhìn thấy cả, vì "chính nàng cũng không thể ngờ một con người như thế lại dám yêu mình".

Nhưng cái đau đớn đã khiến Vẹo tưởng chừng chết đi được khi biết Cài đã phải lòng anh chàng trẻ tuổi, đẹp trai, ăn mặc sang trọng ra vẻ ông thông ông phán đi qua con đường làng mỗi chiều. Dù có hậm hực lòng ghen, nhưng tình yêu của Vẹo dành cho Cài là một tình yêu đầy tính bao dung và sự hi sinh. Khi biết bọn trai làng định phục để đánh bạn trai của Cài, Vẹo đã tìm cách báo cho Cài biết. Lo cho Cài bị người ngoài tỉnh lừa, Vẹo nói bóng gió xa xôi để Cài cảnh giác. Rồi Cài bị lừa thật. Thương Cài đến thắt ruột, Vẹo cất công lên Hà Nội tìm, đến nơi hắn ở, biết là chỗ ở thuê, đến phủ Thống sứ, thì không có ai tên như thế, người như thế. Suốt mấy hôm trời, lo Cài quẫn trí tự tử, Vẹo không dám ngủ. Rồi, một đêm, Vẹo đã đi theo và đưa được Cài trở về trước khi Cài định nhảy xuống cái giếng làng. Sau đêm đó, Cài bỉết được tình yêu chân thành bao lâu nay Vẹo dành cho cô, và, cô cũng biết, chỉ có Vẹo mới cứu được đời

Page 20: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

15

mình. Nhưng chuyện không đơn giản như đôi trai gái tính. Họ hàng nhà Vẹo nhất định không cho Vẹo lấy Cài. Cụ phó tổng giận con, bẽ mặt trước họ hàng nhà Vẹo, cũng cương quyết không cho Vẹo lấy Cài. Muốn đền đáp cái ơn sâu nặng mà Vẹo dành cho, nhưng thấy hai bên cứ giằng co nhau, Cài liều cắp quần áo sang trốn sang nhà Vẹo. Đến nước ấy, nhất là khi thấy hai trẻ nói thật lòng thương nhau, họ hàng hai bên cũng đắp điếm cho hai người.

Câu chuyện tình thôn quê mộc mạc, chân tình ấy đã khiến nhiều người cảm động. Giữa cái xã hội kim tiền, thực dụng, tính toán, thì tình yêu của của Vẹo như một luồng gió mát, để người ta tin rằng, trên đời, vẫn còn chỗ cho lòng bao dung, con người vẫn còn cảm giác của hạnh phúc được hi sinh cho người mình yêu dấu. Độc giả mê đọc tiểu thuyết Anh Vẹo không chỉ ở tính triết lý của tình thương và cái kết có hậu dành cho tình yêu, mà trước hết là ở cốt truyện với những tình tiết khá bất ngờ, những khúc ngoặt của cuộc đời nhân vật được sắp xếp một cách hợp lý.

Hầu hết trong các tác phẩm về tình ái của mình, Lê Văn Trương không để độc giả có thời gian nhấm nháp những cảm xúc, suy ngẫm những ý tưởng, mà cuốn bạn đọc theo guồng quay của diễn tiến câu chuyện. Đó là một trong những nét làm nên sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trương với công chúng đương thời.

Mỗi một nhà văn, với ngưỡng cảm nhận riêng trong tâm thức thẩm mỹ, sẽ tạo ra một kiểu dạng nhân vật riêng. Lê Văn Trương, với một Trường đời đầy những Trận đời đầy mưa gió đã tạo cảm hứng cho ông xây dựng kiểu nhân vật người hùng trong hầu hết các tiểu thuyết của mình. Phạm Thế Ngũ, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, đã đánh giá: “Điều đáng chú ý ở ông là cái tư tưởng người hùng ông đã đem diễn tả thành gần như một chủ nghĩa trong tác phẩm” (4) .

Người hùng không đồng nghĩa hoàn toàn với anh hùng. Một anh hùng, theo định nghĩa của Joseph Campbell, là một nhân vật điển hình,

người có thể vượt qua mọi trở ngại, và bằng cách nào đó mang lại cho chúng ta một cảm giác chung rằng, chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta đang làm, và có thể trở thành người tốt hơn chúng ta hiện tại. Ở phương Tây cũng như phương Đông, người anh hùng luôn đứng trên đỉnh cao của lịch sử, có tính cách phi phàm, trí tuệ hơn người và mang trong mình những khát vọng dân tộc. Người anh hùng Aksin, Uylixơ trong Homerơ, Người hùng Đôn Quijote của Cervantes… là những kiểu anh hùng như vậy. Người hùng của Lê Văn Trương là mẫu người không hoàn toàn giống như vậy. Hành trang của họ rất dễ hoà trong đám đông. Họ là những người ta có thể gặp đâu đó trên đường đời. Ở tiểu thuyết Lê Văn Trương, người hùng là những người phi thường trong đời thường. Họ gồm đủ mọi loại người: nam có, nữ có, già có, trẻ có, làm đủ mọi nghề và được đặt trong những quan hệ khác nhau. Nét chung là nhân cách khác thường, ý chí, tài năng, nghị lực và đảm lược khác thường. Đó là chàng trai trẻ gan dạ, bỏ học đi kinh doanh, làm rất nhiều nghề nguy hiểm, kể cả những nghề ngoài pháp luật, kiến thức từ sách vở, nhà trường không nhiều, nhưng hiểu biết ngoài đời lại phong phú. Đó là người anh cả trong một gia đình đông em, còm cọm đi làm để nuôi các em, hy sinh hết thảy: danh vọng, sự nghiệp, tình yêu, khoái lạc…để làm tròn nghĩa vụ người anh trưởng; Đó là một người mẹ trẻ một mình nuôi ba đứa con thơ dại, kiên quyết từ chối lời cầu hôn của chàng y sĩ say tình để trọn đạo với người chồng đã quá cố, để tình cảm dành cho các con không bị san sẻ. Thậm chí, đó có thể là cô gái điếm, ngồi trên tiền bạc, lặn trong tình trường, nhưng khi yêu thật sự, sẵn sàng chết để bảo toàn danh dự và hạnh phúc cho người mình yêu…Nhân vật người hùng của Lê Văn Trương không phải là siêu nhân, mà như một người bạn, có đủ cả những ưu điểm và nhược điểm rất người, nhưng hơn người ở cái ý thức sâu sắc về trách nhiệm cụ thể của mình ở mọi cương vị, trong gia đình cũng như trong xã hội, ở cái ý

Page 21: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

16

chí khẳng định, ở cái nghị lực kiên trì và quyết tâm sống với tư cách là một CON NGƯỜI viết hoa với cái nghĩa đẹp nhất của nó. Trong cuộc đấu tranh để khẳng định sự tồn tại và nhân cách của mình, người hùng của Lê Văn Trương không phải lúc nào cũng ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Có những lúc, họ vẫn bộc lộ, dẫu trong khoảnh khắc, cái yếu đuối dễ gần của những con người bình thường.

Người hùng của Lê Văn Trương như một thứ đá nam châm thu hút và chinh phục hết thảy mọi người, kể cả những kẻ không cùng chiến tuyến. Nhưng có lẽ, rõ nét nhất là sự chinh phục trái tim người đẹp. Tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương thường theo một mô típ chủ đạo: Nhân vật chính thường xuất thân từ anh tiểu tư sản nghèo, tay trắng. Hoặc là bị đuổi việc, hoặc là bị phá sản, trong tay không một cắc bạc, chỉ có đầy lòng kiêu hãnh và niềm tự ái rất dễ bị tổn thương. Cuộc sống run rủi, anh bước vào ngưỡng cửa của gia đình giàu có, thế lực, với vị thế của một người làm công hoặc của một người ở trọ. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào, người ta cũng không thể lẫn anh với người làm công khác, người đi ở trọ khác bởi sự kiêu hãnh đầy nam tính của anh.

Người hùng của Lê Văn Trương vừa có đủ mưu trí và tài năng để vượt đường rừng, thắng thổ phỉ, vừa có đủ lãng mạn để ngồi bên dòng thác giữa rừng sâu để mơ màng trước câu chuyện tình bi thảm. Những cái đẹp mang tính lý tưởng đó đã làm trái tim các cô gái con nhà chủ rung động thật sự. Mà bất cứ cô gái con của ông chủ nào trong tiểu thuyết của Lê Văn Trương cũng xinh đẹp, giỏi giang, học thức. Các cô làm đủ mọi cách để được anh chú ý. Nhưng anh đối xử với các cô bao giờ cũng lễ phép - sự lễ phép của lạnh nhạt, xa xôi. Nhưng càng lạnh lùng, né tránh, các cô gái càng đắm say hơn. Đôi khi, không cầm lòng được, các cô có giở một vài cử chỉ, buông ra một vài câu tỏ bày, thì lần nào, anh chàng cũng giả điếc, giả ngây làm như không biết. Lối trọng danh dự, cách xử sự cao

thượng và nhất là sự thông minh, tháo vát, ứng biến tài tình trước những biến cố trong cuộc sống của các chàng trai đã khiến các cô gái càng ngày càng như bị mê hoặc. Sẽ là khổ đau khi yêu ai mà không được đáp lại. Có gì đớn đau bằng yêu một người mà không tài nào để người ấy biết cảm xúc của mình. Với nỗi đau của con tim chưa nói được lời tỏ tình, cô gái ốm liệt giường liệt chiếu. Nỗi đau tinh thần đã biến thành nỗi đau thể xác. Thuốc không chữa được, gia đình không an ủi được. Nếu không được yêu, có lẽ cô gái sẽ ốm mà chết. Rồi chàng trai nhận lời yêu, trước hết là để cứu cô gái, nhưng cũng bời cảm động trước tình yêu chân tình của cô dành cho mình. Thời gian đã mở cửa trái tim chàng trai. Tình yêu ngọt ngào đã đến với họ. Cô gái sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, cưng chiều của gia đình để đi theo chàng trai, dấn thân vào cuộc sống đầy khó khăn nhưng mạnh mẽ và oanh liệt. Hạnh phúc lớn nhất với con người là được sống với người mình yêu thương và làm công việc mình theo đuổi. Đó là phần thưởng dành cho nhân vật người hùng Lê Văn Trương.

Sở dĩ người hùng Lê Văn Trương tìm được “chỗ đứng tinh thần ở xứ sở thuộc địa này”(Vương Trí Nhàn) bởi đa số tầng lớp trung lưu- độc giả của ông “ đã tìm thấy trong những bóng dáng nhân vật kiểu người hùng đó một nơi nương tựa về tinh thần” (5)Họ đến với Lê Văn Trương để tìm kiếm một niềm an ủi. Họ đã cảm nhận được sự trân trọng của Lê Văn Trương đối với mình qua nhân vật của ông. Cái nghèo của họ, ai cũng nhìn thấy, nhưng sự mưu trí và tài năng , lối trọng danh dự và cách xử sự cao thượng, sự lãng mạn và tình yêu nồng nàn của họ tiềm ẩn bên trong, không phải ai cũng nhìn thấy và nhất là không phải ai cũng công nhận.

Người hùng của Lê Văn Trương là sự đáp ứng rất thú vị giấc mơ trả thù xã hội trưởng giả : kẻ thắng trong đời thực bị bẽ bàng trong tiểu thuyết, kẻ vẫn bị khinh khi trong cuộc sống được trọng vọng trong những trang văn. Tình yêu của các cô gái đẹp và sang trọng

Page 22: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

17

trong tiểu thuyết Lê Văn Trương dành tặng cho anh chàng tiểu tư sản nghèo, không bằng cấp, không tiền tài, chứ không phải là những chàng trai trưởng giả trong xã hội (đốc tờ, kĩ sư, luật sư, cậu cử, cậu tú, con quan lại, đại tư sản, đại địa chủ) kia.

Trọng Khang trong Trường đời quả là một mẫu người lý tưởng cho các cô gái ao ước. Tuy là người thất cơ, nay phải làm thuê, nhưng khí khái, năng lực và trách nhiệm của Trọng Khang đã khiến cả gia đình ông Nam Long không thể coi chàng như những người làm công khác. Nhất là Khánh Ngọc, cô con gái cưng của gia đình ông chủ. Mặc dù đã đính hôn với chàng kĩ sư cầu cống Francois Giáp cùng học bên Pháp về, nhưng trước Trọng Khang, nàng đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của lòng dũng cảm, trí thông minh và sức hút rất đàn ông của chàng. Khánh Ngọc thấy cái gọi là tình yêu của nàng trước kia thật là tẻ nhạt, thiếu sự bền vững của lòng tôn trọng. Thêm mỗi ngày gần Trọng Khang là thêm mỗi ngày Khánh Ngọc thể hiện niềm yêu mãnh liệt của mình. Biết Khánh Ngọc yêu mình, chàng cũng thấy lòng mình xúc động. Nhất là khi lòng tự ái của đàn ông được thoả mãn. Bởi Khánh Ngọc đã chọn chàng - một người không tiền, không bằng cấp chứ không phải là người đàn ông được trang bị khá hoàn hảo kia. Khánh Ngọc đã một lòng thờ phụng (cách nói của Giáp) Trọng Khang, yêu như người ta yêu một cái gì đẹp đẽ và cao quý nhất ở trên đời.

Người đọc tìm thấy con đường dẫn đến trái tim tình yêu của Trọng Khang trong Trường đời có nét khá giống với con đường tình yêu trong Trận đời của Chí.

Trên chuyến xe ca từ Phnompenh đi Aranya, sự tình cờ, hôm đó, đã ghép một đôi trai gái gần nhau. Cô thiếu nữ chạc mười chín, hai mươi, phục sức hết sức trang nhã thể hiện con một nhà giàu có và có khiếu thẩm mỹ. Còn chàng trai giống như một người "đi mần việc, lương tháng vài ba chục đồng". Xe bắt đầu chạy, họ đã có ác cảm với nhau. Mối ác cảm của họ cứ tăng dần theo quãng đường xe chạy. Đến khi gần đến Phnom Tuot, cô gái

sắp sửa hành trang để xuống, hỉ hả vì sắp phải thoát cái của nợ ngồi gần mình thì thấy chàng trai cũng đang thu nhặt đồ đạc!? Họ cùng xuống xe. Hỏi người nhà đi đón, mới biết, đó là "thằng cọc cạch (lối gọi của người miền Nam dành cho người miền Bắc vào đây làm ăn- LTN chú thích) mới đến khẩn đồn điền, ở đây được ba tháng".(6)

Tiểu thư Kim (tên cô gái đi cùng xe với chàng trai hôm trước)- con ông bà huyện Hàm, không giấu sự đắc ý của mình khi đặt sự so sánh giữa cơ ngơi bề thế của gia đình bên cạnh sự tuềnh toàng của chàng trai xứ Bắc kia. Bên này thì khinh khi, bên kia thì kiêu hãnh. Thành thử hai nhà cách nhau có một con đường mà coi như không biết nhau. Nhưng tò mò là căn bệnh khó chữa của phụ nữ. Cửa sổ buồng của cô Ba mở ra phía đường. Nhà sàn lại cao, vì thế, chàng trai đáng ghét kia làm gì ở sân, cô Ba đều thấy hết. Cô thấy ở túp lều bên kia đường là sự làm việc, là nguồn vui của một người thấy cuộc đời ý nghĩa trong từng phút, còn bên căn gác của cô là một sự uể oải, nhàm chán của người không biết làm gì cho hết ngày.

Càng ngày, tiểu thư Kim càng thấy lòng bối rối trước anh hàng xóm. Cô tìm mọi cách để Chí để ý đến. Sau trận đi săn thú mà Kim đã mời bằng được Chí tham gia, giao tình giữa hai bên đã khác trước. Kim tìm mọi cách để được sang nhà Chí. Thêm mỗi ngày gần anh là thêm mỗi ngày Kim tìm thấy những nét đáng quý ở người thanh niên gốc Bắc này. Hình như trời cũng chiều nàng. Khi hai người cưỡi ngựa đi chơi, đến đoạn khó, con ngựa đã quỵ chân xuống bùn, hất nàng xuống đất. Kim bị trẹo chân. Chí đành phải cõng Kim về. Tình yêu đến với hai người có lẽ chính từ cái không may đáng yêu đó.

Công việc đang thuận buồm xuôi gió, bao dự định của Chí đang đi vào giai đoạn hoàn thành, giá lúa bỗng sụt giảm ghê gớm. Chí gầy hẳn đi. Đôi mắt thâm quầng. Những tiếng thở dài của anh khiến Kim thương đến héo ruột. Chí đổ bệnh, mỗi lúc một trọng, lúc mê lúc tỉnh. Kim đã săn sóc anh như một người vợ chăm chồng. Đứng dậy sau đợt ốm ấy, Chí

Page 23: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18

18

đã lo liệu thấu đáo để bảo toàn vốn cho mọi người, giữ đất, giữ làng cho bà con. Còn anh, anh tìm thấy ở trong cái thua có một cái được tình yêu!

Tình yêu mà Trọng Khang trong Trường đời và Chí trong Tr ận đời có được là phần thưởng xứng đáng cho họ. Sự lựa chọn của Khánh Ngọc, của Kim đã khiến cho công chúng của Lê Văn Trương thoả mãn lòng kiêu hãnh của họ. Họ tin rằng, trong tình yêu, không phải lúc nào người nắm giữ tiền tài và địa vị cũng chiến thắng. Cái chất người trong một con người mới là sự hấp dẫn. Những trận đời đầy gian khó, những trường đời đầy chông gai chính là nơi giúp con người phát lộ cái chất người ấy của mình. Mà cuộc sống của lớp độc giả trung lưu - công chúng của tiểu thuyết gia họ Lê trong giai đoạn ấy thực sự là những trường đời với những trận đời sóng gió. Họ đã tìm thấy ở những trang văn của Lê Văn Trương niềm tin vào cuộc sống và niềm kiêu hãnh thuộc tâm lý giai cấp của mình.

Qua vẻ đẹp của Trọng Khang trong Trường đời, Chí trong Trận đời, sự nồng nàn của Đoàn Hữu trong Cô Tư Thung, sự mê đắm của Lê Vĩ trong Một trái tim, sự thầm lặng của y sĩ Tùng trong Tôi là mẹ, sự hi sinh của Giáng Vân trong Cánh sen trong bùn, Vẹo trong Anh Vẹo, người đọc nhận thấy nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương không chỉ là những người dũng cảm xông pha nơi rừng thiêng núi thẳm, bắt cướp, bắn hổ, đi buôn, thầu khoán, lập trang trại đồn điền,…

trong hoàn cảnh nào cũng giữ thiên lương cho trong lành, thanh sạch, mà còn là những người hùng trong tình yêu bởi nhân cách của mình.

Trong cuốn "Lê Văn Trương - mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam", Lan Khai đã dành trọn một chương cho Lê Văn Trương trước ái tình. Tác giả đã chỉ ra :"Ở trong địa hạt tình ái, Lê Văn Trương hằng bị xô đi đẩy lại bởi nhiều cái trái ngược nhau" (8). Sở dĩ có những điều trái ngược nhau như thế bởi bản thân, cũng như những nhân vật của ông trong tiểu thuyết, lúc tự nhiên, nồng nàn, khi bó buộc, kìm nén. Tình yêu bao giờ cũng mang trong nó nhiều mâu thuẫn. Có lẽ, chính vì thế mà tiểu thuyết Lê Văn Trương đã tạo cho mình một sức hút riêng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Hữu Đản, "Nên đánh giá lại Lê Văn Trương công bằng và trung thực" (Bài viết có bút tích của tác giả do gia đình nhà văn cung cấp). [2]. (8)Lan Khai, (1940), Mớ tài liệu cho văn- sử Việt Nam- Nxb Minh Phương, tr 143; 149. [3]. Bích Thu, (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, tr 183. [4]. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn sử giản ước tân biên, Tập III, Nxb Quốc học tùng thư, tr 540. [5]. Vương Trí Nhàn, (1991), Những tiền đề nghĩ lại về Lê Văn Trương, Tạp chí Văn học, Số 5, tr17. [6]. (7) Lê Văn Trương, (1996), Tác phẩm chọn lọc, tập I, Nxb văn học, tr 339; tr 195.

SUMMARY LOVE IN LE VAN TRUONG’ NOVELS

Le Thi Ngan∗

College of Sciences - TNU

In Vietnamese literature of 1930 - 1945 period, Le Van Truong (1906-1964) emerged as special phenomenon. No one can write as strongly as he could. With 247 novels during his literature life, Le Van Truong had put heroic thought to express nearly as orientation in his novel. Reseacher Hoang Huu Dan said that Le Van Truong “is the first and only writer in Vietnamese literature creating “hero” image accepted and passionated for a long time”. Difficult love stories with warm, noble and full - sacrificed love made Le Van Truong’ novels attract readers at that time. Key words: Le Van Truong, hero character, public, love, Vietnamese literature

∗ Tel: 0912 022777

Page 24: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

19

CON ĐƯỜNG TRONG THƠ TÌNH RABINDRANATH TAGORE VÀ XUÂN DI ỆU DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

Phạm Thị Vân Huyền*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trên cơ sở giải mã ý nghĩa của yếu tố con đường trong thơ tình của R.Tagore và Xuân Diệu, bài viết khám phá những điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của yếu tố này; từ đó làm nổi bật đặc trưng văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc cũng như phong cách riêng trong sáng tác của từng nhà thơ. Trong thơ Tagore, con đường mang đậm màu sắc tôn giáo Ấn Độ nhưng ẩn chứa sau đó vẫn là cuộc đời trần thế bình dị, thể hiện tư tưởng của một người tình vẫn luôn sống giữa nhân gian. Trong thơ Xuân Diệu, con đường được cảm nhận bằng một trái tim đa sầu, đa cảm nhưng vẫn luôn hướng người đọc đến những giá trị cao đẹp nhất của tình yêu. Từ khoá: thơ trữ tình - tình yêu, con đường, tình yêu, tôn giáo, cuộc đời. (Khảo sát qua bốn tập thơ: Tâm tình hiến dâng, Tặng vật của R.Tagore và Thơ thơ, Gửi hương cho gió của Xuân Diệu).

∗Nghiên cứu so sánh với mục đích tìm hiểu những tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học ở các nước khác nhau là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm. Từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn thơ tình yêu của Rabindranath Tagore (1861 - 1941) và Xuân Diệu (1916 - 1985) để nghiên cứu bởi Tagore và Xuân Diệu đều là hai nhà thơ lớn. Tuy sinh ra vào những thời điểm khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa khác nhau nhưng trong sáng tác của hai nhà thơ đều có sự cộng hưởng văn hóa của hai dân tộc: Ấn Độ và Việt Nam, vốn có nhiều điểm gần gũi.

Về thơ tình Tagore, văn bản chính được chúng tôi sử dụng là hai tập thơ: Tâm tình hiến dâng (85 bài) và Tặng vật (22 bài) của Tagore qua bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2004. Đây là hai tập thơ ghi nhận những chín muồi về tư tưởng và nghệ thuật của Tagore khi nhà thơ đã bước vào độ tuổi 50. Tất cả đều được chắt lọc từ chính cuộc đời thi sĩ, nhưng sự tinh tế, tầm khái quát cao và tính triết lí sâu sắc của những bài thơ đã khiến chúng thuộc về muôn người. Ngoài ra chúng tôi còn kết

∗ Tel: 0977 791986

hợp đối chiếu với bản tiếng Anh: Collected poems and plays của R.Tagore, The Macmillan and Co.Ltd London, 1955 (được chính tác giả dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh) và tham khảo thêm một số tập thơ tình khác như: Người thoáng hiện, Những con chim bay lạc…

Về thơ tình Xuân Diệu, chúng tôi khảo sát trên hai tập thơ được Xuân Diệu sáng tác trước năm 1945 là Thơ thơ (46 bài) và Gửi hương cho gió (51 bài), do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2000.

Những yếu tố mang giá trị biểu trưng mà hai nhà thơ sử dụng trong các tập thơ rất đa dạng và linh hoạt. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung giải mã yếu tố con đường trở đi trở lại nhiều lần trong những bài thơ tình của Tagore và Xuân Diệu.

Từ kết quả nghiên cứu cụ thể, bài viết sẽ góp phần tạo tiềm lực trong việc giảng dạy, học tập thơ tình Tagore, Xuân Diệu ở các cấp học cũng như cung cấp thêm tư liệu tham khảo có tính chất chuyên sâu cho việc nghiên cứu thi pháp thơ Tagore, Xuân Diệu ở Việt Nam; đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa mối giao lưu văn hóa và tình hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam, Ấn Độ.

Page 25: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

20

Để triết giải thấu đáo ý nghĩa biểu trưng của yếu tố con đường trong thơ tình Tagore, Xuân Diệu, chúng tôi tìm hiểu đặc trưng văn hoá - xã hội Ấn Độ, Việt Nam và phong cách thơ tình Tagore, Xuân Diệu, từ đó cắt nghĩa sự giống và khác nhau của hai nhà thơ khi cùng sử dụng yếu tố con đường.

Từ bao đời nay, trên đất nước Ấn Độ, người ta vẫn luôn muốn tìm lời giải đáp cho hàng loạt những câu hỏi: Hạnh phúc ở đâu?, Thiên đường ở đâu?... Các tôn giáo như Phật giáo, Hinđu giáo đều khẳng định: hạnh phúc ở tại tâm ta khi ta thoát khỏi cõi vô minh và nhận thức được chân lí vô ngã, vô thường của cuộc sống; do đó, cần phải dập tắt ngọn lửa tham, sân, si và hướng tới sự an lạc, thanh tịnh trong tâm hồn. Tư tưởng này một mặt giúp con người vươn tới sự vị tha, cao cả bằng cách xóa bỏ ý thức vị kỉ về cái tôi, nhưng mặt khác, nó cũng khiến người dân khắp nơi trên đất nước Ấn Độ không thiết tha với việc xây dựng hạnh phúc trong chính đời sống hiện tại, kiếm tìm Cực lạc ở chốn hư vô.

Được đề cập đến trong một số tác phẩm trước thế kỉ XX, tình yêu Ấn Độ vẫn luôn bị trói chặt trong tôn giáo. Vở kịch Sơkuntơla của Kalidasa ca ngợi một tình yêu đẹp, lí tưởng và có phần hiện đại nhưng vẫn mang nặng màu sắc tôn giáo. Chỉ đến đầu thế kỉ XX, khi thơ tình của Tagore xuất hiện, người ta mới nhận ra rằng, quan niệm về tình yêu đã được phát biểu trọn vẹn và đúng với bản chất của nó. Bằng những vần thơ chân thành, tha thiết, Tagore đã không chỉ thể hiện sự đối thoại đầy nghiêm túc với các tôn giáo Ấn Độ mà còn mang trái tim mình đến gần hơn với trái tim của muôn người trong khát khao giao cảm mãnh liệt.

Thoát thai từ văn hoá dân gian, từ thần thoại về thần Tình yêu Kama, thơ tình Tagore có sự cân bằng giữa Moksha và Kama. Cùng với đó, những bài học đầu tiên về tình yêu trong kinh Upanishad đã hình thành trong Tagore một thái độ luôn trân trọng tình yêu: “Hãy để người chết đi tìm sự bất tử của danh

vọng/những người sống thì tìm sự bất tử của tình yêu” (Bài số 279 - Những con chim bay lạc). Nhà thơ hình tượng hoá tín ngưỡng, vén bức màn bí mật của một tình yêu Ấn Độ vừa thiêng liêng vừa trần tục. Những vần thơ tình của ông không chỉ sưởi ấm trái tim cho mỗi người dân Ấn Độ mà còn trở thành vũ khí sắc bén chống lại lễ giáo phi lí của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Xã hội mà đã ngàn đời nay bắt người ta phải ghìm nén và tiêu diệt đi những ham muốn nhục tình.

Trong lời đề từ vở kịch Sự trả thù của tự nhiên (1883), Tagore viết: “Xin hãy dẫn dắt chúng tôi từ hư vô đến thực tại”. Đó chính là cốt lõi tư tưởng phiếm thần luận của ông. Vậy nên, nhiều khi cái tôi tâm linh của nhà thơ hóa thân trong những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang đậm màu sắc tôn giáo Ấn Độ như: Chúa, Thượng Đế, Người…, nhưng ẩn chứa đằng sau vẫn là tâm sự của một con người rất trần thế, con người đang sống giữa cõi nhân gian: “Nửa đêm, một người rắp tâm làm ẩn sĩ nói lớn: Bây giờ là lúc phải từ giã gia đình đi tìm Thượng Đế… Thượng Đế thở dài, than vãn: “Tại sao tôi bộc của ta lại phải lang thang tìm kiếm chính ta; tôi bộc, ngươi chối bỏ ta chăng?” (Bài số 75 - Tâm tình hiến dâng).

Coi trọng văn hoá dân tộc, Tagore ý thức sâu sắc vai trò của những biểu tượng nghệ thuật. Sử dụng biểu tượng, Tagore không chỉ phản ánh ý thức thẩm mĩ truyền thống của người Ấn Độ mà còn để tri giác thế giới tâm linh của mỗi cá nhân với mong muốn tìm hiểu, chiêm nghiệm về con người và cuộc sống con người. Một thế giới khe khắt, khổ hạnh bỗng dưng không còn tồn tại trong thơ Tagore mà nhường chỗ cho ý nghĩa cuộc đời, cho nỗi đam mê trần thế cháy bỏng.

Một điều có thể khẳng định chắc chắn là: Thơ tình Tagore được gieo trên mảnh đất truyền thống vững chắc thì tất yếu sẽ nở hoa thơm và kết trái ngọt khi được “người giữ vườn” Tagore tận tâm vun trồng. Thiên tài Tagore biến thành người khổng lồ vĩ đại với tình yêu thương bao la ôm trùm vũ trụ. Sẽ không quá

Page 26: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

21

khi nói rằng: Tagore là người tình của mọi người tình.

Không mang những yếu tố huyền bí của tôn giáo, thơ tình Xuân Diệu đưa tình yêu trở về đúng với bản chất đời thường của nó. Đó là những biểu hiện sống động, những vui buồn, khổ đau của mỗi con người khi lạc bước vào thế giới tình của tình yêu.

Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Xuân Diệu đã tạo được ấn tượng đặc biệt và nhanh chóng được xếp vào vị trí hàng đầu trên thi đàn. Đường đời và đường thơ Xuân Diệu gắn bó mật thiết với những sự kiện của đời sống đất nước và của nền văn học hiện đại Vi ệt Nam. Là người tham gia vào quá trình vận động của nền văn học dân tộc, Xuân Diệu có những đóng góp lớn lao, mang dấu ấn riêng, đầy sáng tạo. Có thể khẳng định, Xuân Diệu là người đầu tiên mang đến những quan niệm hiện đại và sâu sắc về tình yêu bởi trước Xuân Diệu, tình yêu vẫn luôn bị kiềm toả trong những quan niệm phong kiến, những quy chuẩn và luật lệ hà khắc. Được tiếp cận với vẻ đẹp của văn chương phương Tây, đặc biệt là của văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX, Xuân Diệu đem đến cho thơ một luồng gió mới. Ông tìm đến với tình yêu để ca ngợi tình yêu, khẳng định tình yêu như một hạnh phúc tuyệt diệu của cuộc sống con người.

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu được nâng lên thành lẽ sống: “Làm sao sống được mà không yêu” (Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ thơ). Đó không phải là thứ ái tình sầu mộng, mơ màng như trong Thơ Mới buổi đầu mà là một thứ tình yêu sôi nổi, luôn khát khao sự hoà nhập tuyệt đối và rất đậm màu nhục cảm. Nó đòi hỏi phải luôn được khẳng định, được nói lên bằng mọi biểu hiện: “Em phải nói, phải nói và phải nói/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày” (Phải nói- Thơ thơ). Một thứ tình yêu như thế không dễ được chấp nhận nhưng đời sống ngày càng chứng tỏ sức thu hút của nó.

Xuân Diệu không cao đạo, trong tình yêu phải có thể xác: “Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn vào nhau đôi mái tóc ngắn dài!/ Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai/ Hãy

dâng cả tình yêu lên sóng mắt” (Xa cách- Thơ thơ). Người tình rong thơ ông cũng không còn như “bông hoa phong kín ý yêu đương” mà mang nặng triết lí hưởng thụ với những ham muốn đắm say. Tất cả được Xuân Diệu nói lên một cách chân thành và tán bạo trong thơ. Tuy nhiên, cái đích mà tình yêu trong thơ Xuân Diệu hướng tới vẫn là sự hoà hợp cao độ của tâm hồn và điều đáng quý là dù tình yêu ấy có mang lại nỗi khổ đau, thất vọng thì cũng không đưa nhà thơ đến chỗ bi quan, chán nản.

Tìm nguồn cảm hứng lãng mạn ở ngay cuộc đời trần thế; diễn tả những biến thái tinh vi của đất trời và lòng người, thơ tình Xuân Diệu xuất hiện rất nhiều biểu tượng. Thi sĩ trao gửi cho biểu tượng nhiều ý nghĩa mới. Biểu tượng khiến thơ ông hấp dẫn, khơi gợi trí tưởng tượng và liên tưởng, đánh thức khát khao khám phá và lí giải thế giới tình yêu phong phú, nhiều bí ẩn ở mỗi độc giả.

Có thể nói, nếu thơ tình Tagore triết giải độc đáo và sáng tạo ước mơ Giải thoát (Moksha) của các tôn giáo Ấn Độ; kéo con người từ hư vô về thực tại qua những biểu tượng đậm màu sắc triết lí hòa quyện trong những cảm xúc và khát vọng rất con người; đã khẳng định tài năng của một nhà thơ vĩ đại - “nhà thơ của những tâm hồn Ấn Độ” thì Xuân Diệu - “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” Vi ệt Nam cũng dành nhiều tâm huyết cho mảng thơ này. Nhiều người thích, yêu, thậm chí say thơ tình Xuân Diệu vì đó là những vần thơ bắt nguồn từ sự sống của một con người rất mực say mê, rất mực yêu đời đã trở về sự sống của muôn người, phấn đấu làm cho đời đẹp hơn và làm cho đời đẹp thêm mãi.

Lí giải ý nghĩa ẩn kín từ những biểu tượng tiêu biểu trong thơ tình Tagore và Xuân Diệu sẽ là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ, qua đó thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc kết tinh trong hai phong cách thơ tình tiêu biểu được cả thế giới biết đến.

Trong truyền thống văn hoá của nhân loại và trong văn học nghệ thuật, ý nghĩa biểu trưng

Page 27: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

22

của yếu tố con đường đặc biệt phong phú. Tham khảo trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, chúng tôi tìm thấy những đường dẫn quan trọng. Có con đường dẫn đến những miền đất hứa. Có con đường dẫn linh hồn về thế giới bên kia sau khi chết. Lại có con đường đưa con người trở về với cội nguồn, với bản nguyên và với chính lòng mình… Nhưng tựu chung, con đường biểu trưng cho những cuộc hành trình kiếm tìm chân lí, hoà bình, bất tử, hoặc sự kiếm tìm và phát hiện một trung tâm tinh thần nào đó.

Là bạn đồng hành của lữ khách, con đường trong thơ Tagore là một tín hiệu nghệ thuật giàu ý nghĩa (xuất hiện 31 lần ở 26 bài của hai tập Tâm tình hiến dâng và Tặng vật) và luôn bị chi phối bởi thế giới quan tâm linh của tác giả. Tagore thực hiện một cuộc hành hương trong tư tưởng: “Đại lộ là bạn đồng hành mới cưới, suốt ngày nàng nói chuyện cùng chân tôi, và đêm đến, trong lúc nằm mơ, tôi nghe thấy nàng ca hát” (Bài số 47 - Tặng vật). Cuộc hành hương để đạt đến sự hòa hợp với cuộc đời rộng lớn phải trải qua một con đường dài, đầy khó khăn gian khổ mà không phải ai cũng đến được đích và tìm được chân lí cuối cùng: “Hàng ngày tôi đi trên đường cũ, mang trái cây tới chợ, dắt trâu bò ra đồng hay chèo thuyền qua suối, nhất nhất đường nào tôi cũng thuộc lòng… Tôi quen đi theo lối mòn, bước ra khỏi con đường vài bước, thế giới quen thuộc xung quanh trở nên xa lạ với mình, như bông hoa đã thấy lúc mới là nụ búp xinh xinh” (Bài số 48- Tặng vật).

Con đường thăm thẳm nhưng vinh quang ấy không dành chỗ cho những bước chân trễ nải, những con tim mệt mỏi, những lối mòn xưa cũ, mà chỉ dành cho những người có lòng dũng cảm, dù khó khăn vẫn không ngừng dấn bước. Cũng như việc thực hiện siêu thoát hoặc giác ngộ trong các tôn giáo Ấn Độ bao giờ cũng là cho cá nhân và do cá nhân chứ không phải việc làm của một nhóm người. Bằng thực nghiệm tâm linh, nhân vật trữ tình đã nhận ra niềm hạnh phúc lớn lao trên hành

trình chinh phục để tìm thấy “tuổi thơ bất diệt của mình” và sự vĩnh cửu của đời người trong lòng tạo vật. Phần thưởng ấy chính là động lực thôi thúc mỗi hành nhân hăng hái đi trên con đường đã lựa chọn, khám phá vẻ đẹp rực rỡ của cuộc đời và vén bức màn chân lí giản dị mà sâu sắc của tình yêu vĩnh cửu.

Hình ảnh du khách rong ruổi trên đường dài vô tận chính là sự hình tượng hoá tình yêu của Tagore với cuộc đời. Mỗi bước chân du khách trên con đường muôn dặm có ý nghĩa như một bài ca tình yêu say đắm: “Người du khách trẻ đẹp đi dọc bên đường trong sương hồng buổi sớm. Cổ chàng đeo chuỗi ngọc; ánh bình minh vương trên mái tóc. Dừng trước cửa nhà tôi, chàng hối hả hỏi: “Nàng ở đâu nhỉ?”. Lòng nặng ngượng ngùng, tôi không thể nói: “Nàng là em, du khách trẻ đẹp, nàng là Em” (Bài số 8- Tâm tình hiến dâng). Và cái đích du khách hướng đến không phải là những điện thờ âm u, huyền bí hay cõi xa xăm nào mà chính là tình yêu đích thực, là hạnh phúc cuộc đời: “Sao em xấu hổ vì ánh mắt em nhìn? Tôi không tới đây như một tên hành khất… Tôi chỉ khiêm nhường tạm trú dưới bóng mát vệ đường, nơi khách vãng lai xa lạ cũng có thể dừng chân. Tôi chưa ngắt bông hồng nào cả” (Bài số 53- Tâm tình hiến dâng).

Con đường được miêu tả trong thơ Tagore thường rất đẹp. Đường ấy trải đầy hoa và ngạt ngào hương thơm với muôn chim ríu rít hót ca: “Cây xoài đang rắc hoa trên đường làng; đàn ong từng con bay bay lượn lượn” (Bài số 13 - Tâm tình hiến dâng). Đường ấy tô điểm cho không gian tình ái thêm ngọt ngào, đánh thức trong lòng người những rung động tế vi: “Đường dỗ, cỏ mịn xanh, hoa dại nhiều vô số… Hãy đến, xin hãy đến…” (Bài số 12- Tâm tình hiến dâng).

Ta cũng từng bắt gặp con đường này trong thơ Xuân Diệu: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (Thơ duyên - Thơ thơ). Một con đường xinh xắn, duyên dáng với những đường nét tình tứ. Các

Page 28: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

23

động thái ở đây đều là những biến thái tinh vi của cảm xúc yêu đương. Con đường với gió thành cặp. Cành hoang và nắng lại thành một cặp khác. Tất cả quấn quýt, quyến luyến nhau khiến con đường hiện ra đúng là con đường để ngỏ, mời mọc bước chân đôi lứa.

Vậy nên, nhiều khi tình nhân không hiểu nổi vì cớ gì mà dù khó khăn, gian khổ vẫn không ngừng dấn bước trên con đường ấy: “Lúc buổi trưa trôi qua và cành tre rì rào trong gió tôi đang đi bên đường tôi chẳng hiểu tại sao… Chim Côen không buồn cất tiếng hót. Tôi đang đi bên đường tôi chẳng hiểu tại sao” (Bài số 14- Tâm tình hiến dâng). Để rồi khi đến nơi, tình nhân nhận ra một điều vô cùng giản dị: con đường dẫn đến tình yêu chính là con đường hạnh phúc: “Biết bao con thuyền đã trôi qua ngôi làng này; biết bao khách bộ hành dừng chân nghỉ dưới bóng cây đa ấy, cả chiếc phà chở đầy người đi chợ rẽ nước về đầm phía bên kia, song chẳng một ai nhận ra nơi này, bên cạnh con đường làng nho nhỏ, gần ao nước có cây cầu mục nát vẹo xiêu - nơi người tôi yêu đang sống yên vui” (Bài số 16- Tặng vật). Nhưng để hoàn tất cuộc hành trình đâu phải điều đơn giản bởi: “Em nấp kín như vì sao đằng sau dãy đồi, tôi là khách bộ hành lê gót trên đường dài” (Bài số 19- Tâm tình hiến dâng).

Cũng viết nhiều về khoảnh khắc mình phải đối diện với chính mình trên đường dài muôn nẻo, Xuân Diệu thể hiện bi kịch của trái tim yêu tha thiết mà không được đáp đền: “Cây bên đường sẽ trông thấy tôi sầu,/ Đi thất thểu, đi lang thang, đi quạnh quẽ” (Dối trá- Thơ thơ). Để rồi khi đứng giữa ngã ba đường, tình nhân không biết chọn cho mình lối đi nào để không lạc lối giữa mịt mù tình yêu: “Nhớ nhung về đứng ngã ba,/ Buồn thương chia nẻo dồn xa dặm dài…/ Đường đi không biết đâu nơi,/ Cỏ xuôi nương dõi bước người viển vông” (Ngã ba- Gửi hương cho gió).

Tuy nhiên, được yêu, được hiến dâng cho tình yêu vẫn là khát khao muôn thuở. Ví lòng mình như “con đường không ngăn lối” ( Phơi

trải- Gửi hương cho gió), Xuân Diệu vẫn luôn mời gọi mọi người cùng cất bước trên con đường rộng lớn, thênh thang ấy để cùng hiểu hơn cho tấm lòng thi sĩ. Xuất hiện 17 lần ở 16 bài của hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, con đường đã trở thành một yếu tố nghệ thuật giàu ý nghĩa, thể hiện những cảm nhận độc đáo, sáng tạo của Xuân Diệu trong tình yêu.

Chuyên chở những cảm xúc và cung bậc tình yêu, yếu tố con đường tràn ngập trong thế giới nghệ thuật của Tagore và Xuân Diệu nhưng không hề mang lại cho thơ sự mơ hồ, khó nắm bắt. Đó là những khám phá thú vị, bất ngờ về giá trị cao đẹp của tình yêu, về cả những ước mơ và hạnh phúc của những trái tim yêu. Ở đây, con đường không chỉ là đối tượng để hai nhà thơ bày tỏ cảm xúc yêu đương mà còn mang nét đặc trưng rất riêng của hai dân tộc. Con đường trong thơ Tagore được viền giát bởi nhiều yếu tố huyền ảo. Con đường trong thơ Xuân Diệu tình hơn, sống động hơn. Nhưng cả hai con đường đó đều chủ yếu hiện ra với ý nghĩa là con đường dẫn tới sự giác ngộ chân lí của cuộc đời, chân lí ấy nằm trong vòng tình yêu và tuổi trẻ. Lữ khách ra đi trên con đường dài thăm thẳm nhưng không bao giờ có cảm giác bơ vơ, bất định bởi anh ta luôn xác định được mục tiêu và đích đến của mình. Ra đi không phải để chối bỏ cuộc đời mà là để hoà hợp với cuộc đời rộng lớn, bao la; để kiếm tìm tình yêu đích thực.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. J.Chevalier and Alian Gheerbant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du. [2]. Xuân Diệu (2002), Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [3]. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [4]. R.Tagore (2004), Thơ Tagore: Tâm tình hiến dâng, Tặng vật (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

Page 29: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Thị Vân Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 19 - 24

24

SUMMARY THE WAY IN LOVE POEMS BY R.TAGORE AND XUAN DIEU IN COMPARION

Pham Thi Van Huyen∗

College of Sciences-TNU

Based on explaining the factor the way in love poems by R. Tagore and Xuan Dieu, this article discovers some similar and different points in the meanings of this factor; from that, this article can set off the cultural and social specific traits of each nation as well as of each poet. In Tagore’ poems, the way has the colour of Indian religion, but inside it we can see the common life. It expresses the thinking of a lover that is still living on the earth. In Xuan Dieu’ poems, the way is felt by a melandcholy and sentimental heart. However, his poems still lead the readers to the most beautiful value of love. Keywords: Lyrical and love poems, way, love, religion, life. (Investigating in four sets: “The Gardenner”, “Lover´s gift” by R.Tagore and “Poetry poetry”, “Send scent to the wind” by Xuan Dieu)

∗ Tel: 0977 791896

Page 30: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

25

THẾ GIỚI NHÂN V ẬT TRONG TI ỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN

Vũ Thị Hạnh*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nhân vật là phạm trù cơ bản của văn học. Trong nghiên cứu phê bình và lí luận văn học, nhân vật đã trở thành một khái niệm quen thuộc, thiết yếu. Ở tiểu thuyết truyền thống, các nhân vật thường được xây dựng theo “công thức” gồm tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…Theo đó, các nhà văn thường chú ý xây dựng nhân vật từ những đường nét ngoại hình đến tính cách, hành động, tâm trạng…để các nhân vật trở thành những hình tượng sống động. Tuy nhiên, trên từng trang viết của Thuận, người đọc không thể khuôn các nhân vật vào những “công thức” đó. Trong bài viết này, người viết tập trung giới thiệu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận để tìm ra những yếu tố cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Từ khóa: Nhà văn Thuận, tiểu thuyết, thế giới nhân vật, xây dựng nhân vật, yếu tố cách tân.

∗MỞ ĐẦU

Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã và đang ghi nhận những đổi thay chưa từng có. Với cách tân ở nhiều mức độ khác nhau, các nhà văn như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... đã có những thành tựu đáng kể trong nỗ lực thay đổi để hòa nhịp cùng dòng chảy văn học thế giới. Hòa cùng xu hướng đó, bạn đọc và giới phê bình còn được biết đến tên tuổi của một nữ văn sĩ tuy mới vào nghề nhưng đã nhanh chóng tạo được “thương hiệu” thông qua 5 tiểu thuyết “trình làng” liên tục trong năm năm qua: Made in Vietnam [3], Chinatown (2004) [4], Paris 11 tháng 8 [5], T mất tích [6] và Vân Vy [7]. Nữ văn sĩ ấy - không ai khác - chính là nhà văn Thuận. Bằng thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Thuận đã đánh dấu sự xuất hiện những nhân vật kiểu mới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nhờ đó, Thuận nhanh chóng trở thành một trong những cây bút tiểu thuyết tiên phong đi tìm hình thức thể hiện mới, nỗ lực làm mới văn học nước nhà.

QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT

Trong nghiên cứu văn học, nhân vật được coi là phạm trù cơ bản và trung tâm. “Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức ∗ Tel: 098 4364766

cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [1]. “Nhân vật (...) thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng của nhà văn về con người” [2], “là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người” [1]. Ở từng tác phẩm văn học, với những thể nghiệm nhằm truyền tải những thông điệp khác nhau, nhân vật được các nhà văn xây dựng theo những cách thức riêng khiến cho mỗi nhân vật đều có một “hình hài”, một thế giới nội tâm như những cá thể riêng lẻ. Các phương thức mới trong xây dựng nhân vật là một trong những nhân tố thể hiện sự cách tân nghệ thuật cả về hình thức và nội dung. Trong bài viết này, trước hết, bằng phương pháp loại hình, người viết chỉ ra những kiểu nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết của Thuận. Sau đó, người viết đi sâu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

CÁC KIỂU NHÂN VẬT CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN

Thừa nhận tính chất tương đối trong việc phân loại, năm tiểu thuyết của Thuận nổi bật lên với ba kiểu nhân vật cơ bản: nhân vật tha hương, sầu xứ và bi kịch; nhân vật “vắng mặt” và nhân vật đám đông.

Nhân vật tha hương, sầu xứ và bi kịch

Nhân vật tha hương dường như là điểm đến của các nhà văn xa xứ nói chung. Giống như

Page 31: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

26

tiểu thuyết của các nhà văn di dân khác (Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai…), tiểu thuyết của Thuận là “nơi quy tụ” của những con người tha hương. Họ được sinh ra ở rất nhiều nơi khác nhau nhưng đều quy tụ ở Paris. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê sau:

Tác phẩm Nhân vật Quê gốc Nơi quy tụ

Chinatown

Tôi, Vĩnh Việt Nam

Paris

Hắn, Paul, Arthur Rennes

Thụy, Feng Xiao Trung Hoa

Paris 11 tháng 8

Liên, Mai Lan Việt Nam

Pát, Pedro Cu Ba

Nát Li - băng

T mất tích

T, chị Xuân Việt Nam

Nhà Viđa Ả - rập

Ông bà gác cổng Bồ Đào Nha

Vô Va Nga

Vân Vy Vân, Vy, gia đình Vượng

Việt Nam

Jane Gaza

Các nhân vật quy tụ ở Paris vì Paris với họ là tương lai, là hạnh phúc, là ước mơ khát vọng đổi đời. Nhưng bằng nhiều hình thức, họ đều bị Paris hoa lệ từ chối, xô đẩy đến bên bờ sinh tử. Vì thế, họ không chỉ cô đơn, lạc lõng, bơ vơ nơi xứ người, không chỉ canh cánh nỗi niềm nhớ nhung quê hương da diết mà còn rơi vào bi kịch với sự bất an trong hiện thực, sự hoang mang vô định về tương lai.

Mặc dù nhân vật tha hương đã trở thành mạch ngầm xuyên suốt sáng tác của các nhà văn di dân như Lê Ngọc Mai (Tìm trong nỗi nhớ), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi), Phạm Thị Hoài (Thiên Sứ)… nhưng từ trong “nguồn chung”, Thuận đã khơi được một “dòng riêng”. Nhà văn đã có cái nhìn sâu vào trong phân phận tha hương để thẩu tỏ nỗi niềm cô đơn, sầu xứ. Đặc biệt, với cái nhìn công tâm và từng trải, nhà văn còn thấu rõ bi kịch của những thân phận di dân. Nếu sự tha hương khiến Thuận hòa cùng “nguồn chung” với các nhà văn xa xứ thì hai phương diện còn lại (nỗi niềm sầu xứ và bi kịch) đã góp phần làm nên nét riêng ở Thuận. Có lẽ vì thế mà chỉ đến những tiểu thuyết của Thuận người ta mới đề

cập đến những “thân phận công dân toàn cầu”. Đó là “điểm dừng” mà Thuận đã vượt qua so với những nhà văn xa xứ khác.

Nhân vật “v ắng mặt”

Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm” [2]. Quan điểm này lập tức bị lung lay, “rạn vỡ” thậm chí “sụp đổ” trên từng trang viết của Thuận khi nhà văn thả nhân vật lên bệ đỡ “vắng mặt”.

Ở tiểu thuyết của Thuận có hai dạng “vắng mặt”: “v ắng mặt” trong đó “mặt” được hiểu như là một danh từ - ám chỉ những đường nét về ngoại hình, tính cách nhân vật; nhân vật – không nhân vật hay nhân vật “vắng mặt” trong tiến trình tự sự.

Ở bình diện thứ nhất, nhân vật “vắng mặt” thể hiện thông qua sự thiếu hụt các yếu tố tên gọi, đường nét ngoại hình, tính cách. Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận đều “vắng mặt” ở bình diện này. Ở Chinatown, người đọc không thể biết “Tôi”, “h ắn”, “bố mẹ tôi”, “cậu mợ tôi”…tên họ là gì. Ở Paris 11 tháng 8, người đọc cũng không thể biết bà già láu cá, vợ chồng ông “đấm ngực”, Sư tử, Mèo ốm, Hà mã… tên họ là gì. Ở Vân Vy, người đọc thấy đầy rẫy những kí hiệu B, V, N dùng để gọi tên nhân vật…Trong một cuộc phỏng vấn, Thuận tâm sự “Tìm được tên cho nhân vật là viết được hơn nửa…Tên riêng của nhân vật, một từ thôi mà chẳng đơn giản chút nào. Nó phải cùng lúc hoàn thành hai nhiệm vụ rất trừu tượng: khái quát nhân vật và tạo cảm hứng”. Soi chiếu nhận định này lên những trang văn của Thuận chúng ta thấy xuất hiện một nghịch lý: tuy coi trọng việc đặt tên nhân vật nhưng các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận lại không có một tên gọi đầy đủ. Nghịch lý này chỉ có thể “hóa giải” bằng chính “chủ tâm” của Thuận: “dùng nghịch lý để nói những nghịch lý”. Nghĩa là Thuận đã cố gắng thiết lập kiểu nhân vật “vắng mặt”. Rõ ràng, đã “vắng mặt” thì cũng chẳng cần gọi tên. Nhưng không gọi tên không có nghĩa là Thuận thất bại trong việc khái quát nhân vật. Cố tình tạo ra một khoảng trống lớn, Thuận dẫn dắt người đọc “ngắm sâu” vào bên trong đời sống tinh thần của

Page 32: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

27

nhân vật, từ đó thấu rõ trạng thái trỗng rỗng, thiếu hụt cũng như sự cô đơn hoang vắng của con người trong xã hội hiện đại. “Thiếu hụt” về mặt hiện tồn nhưng cũng vì thế, các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận “đầy đặn” hơn ở những tầng vỉa tâm hồn sâu kín. Điều đó chứng tỏ những trang văn của Thuận có “khả năng chạm đến những ngõ ngách đặc biệt của đời sống chúng ta” [6].

Ở bình diện thứ hai, nhân vật “vắng mặt” ở cấp độ không – nhân vật, nghĩa là biến mất hoàn toàn khỏi tiến trình tự sự. Số lượng những nhân vật thuộc vào kiểu này không nhiều. Rõ nhất, chúng ta có thể thấy đó là sự biến mất hoàn toàn của T trong tiến trình tự sự ở T mất tích. Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến Hélène, Thụy trong Chinatown; chị Xuân, Viđa trong T mất tích. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy một số nhân vật xuất hiện trong nửa đầu tiến trình tự sự nhưng “đột ngột” biến mất mà không rõ nguyên do như Pát trong Paris 11 tháng 8. Cuộc đời và số phận của những nhân vật này đều được đề cập đến một cách khá chi tiết trong tác phẩm nhưng tuyệt nhiên họ không hề xuất hiện trong tiến trình tự sự. Họ chỉ được đề cập đến qua lời kể của các nhân vật khác. Thông thường, những nhân vật “vắng mặt” ở bình diện thứ hai thường kèm theo sự “vắng mặt” ở bình diện thứ nhất. Kết hợp cả hai bình diện, nhân vật trở thành không – nhân vật hay nhân vật “mất tích”.

Cũng giống như kiểu nhân vật tha hương, nhân vật “vắng mặt” không phải là “bản quyền” của Thuận. Lịch sử văn học hiện đại thế giới thế kỷ XX cũng đã ghi dấu sự xuất hiện kiểu nhân vật này trong sáng tác của Kafka (Vụ án), Josep K (Lâu đài)… Kiểu nhân vật này cũng đã xuất hiện trong sáng tác của một số nhà văn đương đại Vi ệt Nam như Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối – nhân vật bào thai; Đi tìm nhân vật – nhân vật cô gái điên, hắn), Nguyễn Bình Phương (Người đi vắng – những hồn ma, Trí nhớ suy tàn – nhân vật Tuấn..)… Mặc dù vậy, chưa có nhà văn nào lại để cho kiểu nhân vật này xuất hiện một cách “ồ ạt” như trên những trang văn của

Thuận. Với chủ đích xây dựng kiểu nhân vật “vắng mặt”, Thuận góp phần làm cho loại nhân vật này trở nên phổ biến hơn trong văn học đương đại, đưa văn học vượt thoát khỏi những “lối mòn”, “công thức” trong xây dựng nhân vật.

Đặc biệt, nếu các nhà văn cùng thời mới chủ yếu dừng lại ở việc xây dựng kiểu nhân vật “vắng mặt” ở bình diện thứ nhất thì với sự bản lĩnh và khát vọng tìm tòi không ngừng trong lối viết, Thuận đã tiến một bước xa hơn – “đánh bật” hoàn toàn nhân vật ra khỏi tiến trình tự sự. Với sự “đánh bật” này, Thuận đã “đẩy xa hơn, một bước rất dài, ngưỡng cửa của bất an và hoang vắng của con người hiện đại. Con người không còn mang thân phận của kẻ tha hương, bơ vơ trong một bối cảnh xa lạ, mà lâm vào một tình thế khác, không kém phần tuyệt vọng: bị kết án biến mất. Nhân vật của Thuận thậm chí không còn một chỗ đứng dưới chân, quá khứ nhạt nhòa và tương lai đơn giản là không tồn tại” [6].

Nhân vật đám đông

Nhân vật đám đông là những tập thể người làm thành một xã hội thu nhỏ. Trong xu hướng tiểu thuyết thiên về phản ánh hiện thực cuộc sống theo “bề sâu” nhằm khám phá số phận cá nhân, các tiểu thuyết gia đương đại thường ít để tâm tới những đám đông nhân vật. Trái với xu hướng đó, Thuận đã giành một sự quan tâm đặc biệt đến nhân vật này.

Nhân vật đám đông trong tiểu thuyết của Thuận gồm những đoàn khách tham quan, những người thất nghiệp, ăn xin; nhân viên, sinh viên; hành khách trong tàu điện…Nếu trong tiểu thuyết truyền thống, nhân vật đám đông thường tạo thành “bè”, thành “khối” thống nhất thể hiện tinh thần tập thể hay “tinh thần đám đông” thì trong tiểu thuyết của Thuận – đó là những đám đông “mảnh vỡ”, những đám đông “vỡ vụn”, “rời rạc”.

Đặt nhân vật vào trong đám đông, Thuận đã tiến một bước xa hơn trong việc khắc họa số phận cá nhân. Có lẽ, sự cô độc của Trinh trong Vân Vy không thể đạt đến mức “hoàn hảo” nếu như Thuận không “đặt” Trinh vào

Page 33: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

28

những đám đông ở trường học, ở thư viện, ở sân bóng rổ, ở bể bơi... Là nữ giới nhưng lại thừa nội tiết nam, Trinh chẳng thể tìm được cho mình một vị trí trong những đám đông. Vì thế, cho dù hiện diện ở tất cả những “chốn đông người” ấy nhưng từ đầu đến cuối, Trinh cô độc vẫn hoàn cô độc. Liên trong Paris 11 tháng 8 cũng không “nhập” được vào bất cứ đám đông nào. Xuất hiện trong rất nhiều đám đông nhưng ở đâu Liên cũng thui thủi một mình một bóng, cô đơn và lẻ loi. Liên bị tách ra, bị chối bỏ, “cô độc” lang thang như một “sinh vật” l ạ. Trong Chinatown, Thuận lại đặt “Tôi” vào giữa toa tàu điện ngầm “chặt cứng” hành khách. Đám đông ồn ào, xô bồ, còn tôi lại tự tách mình ra, để tâm hồn phiêu lưu trong tâm tưởng cho đến khi đoàn tàu tiếp tục lộ trình. Đặt nhân vật trong những đám đông, Thuận không chỉ nhấn mạnh đến thân phận của kẻ tha hương bơ vơ trên đất khách mà còn thể hiện nỗi cô đơn sầu xứ và cũng như sự bất an hoang vắng của con người trong xã hội hiện đại.

Như vậy, nhân vật đám đông xuất hiện làm phông nền mà ở đó các nhân vật bị tách ra, bị chối bỏ, đào thải. Nhân vật đám đông cũng làm thành xã hội Pháp thu nhỏ mà ở đó, các mối quan hệ đã dần mất đi nhân tố quan trọng nhất có khả năng xâu chuỗi những yếu tố khác. Vì thế, mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên lỏng lẻo, vụn rời…

Tóm lại, qua khảo sát chúng ta nhận thấy các nhân vật được Thuận chủ tâm tạo dựng đều là những kiểu nhân vật mang nhiều yếu tố cách tân. Nó góp phần thể hiện trạng thái phức tạp của con người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là những con người mang thân phận tha hương, trực tiếp chứng kiến những tác động của đời sống văn minh Tây nên mất niềm tin, hoài nghi vào cuộc sống và ẩn chứa những mặc cảm về sự bơ vơ về gốc cội…

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN

Để xây dựng thành công những kiểu nhân vật đặc biệt như trên, Thuận đã sử dụng thành công những thủ pháp nghệ thuật sau:

Phá bỏ ngoại hình và tính cách

Phá bỏ ngoại hình và tính cách là thủ pháp hữu hiệu để xây dựng nhân vật “vắng mặt”. Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận đều được kí hiệu hóa bằng một chữ cái ngắn gọn. Ngoại hình nhân vật cũng theo đó mà bị phá bỏ. Năm tiểu thuyết với ngồn ngộn những số phận tha hương nhưng tập hợp lại, người đọc không hình dung được một bức chân dung hoàn chỉnh. Cái được đặc tả chỉ là ánh mắt “gườm gườm” như tự vệ, như thách thức; đôi “mắt sâu” như vực thẳm chứa đựng trong đó sự cô đơn, sầu xứ, bi kịch; khuôn mặt “khó đăm đăm” và “đầy mụn” đã đủ sức phô bày hết tất cả sự thảm hại của những số phận tha hương. Cái mặt ấy, cái mắt ấy hiện lên một cách rời rạc và lặp lại trong tác phẩm như để nhấn mạnh thân phận tha hương giống như những “mảnh vụn rời rạc” trên đất khách.

Không chỉ phá bỏ ngoại hình, Thuận còn phá bỏ tính cách nhân vật. Nhân vật không còn bị ràng buộc bởi tiểu sử gia đình mà thay vào đó, trở thành những cá thể độc lập. Đặc biệt, Thuận thường chú tâm đến việc khắc họa những trạng thái tinh thần với một thế giới nội tâm phức hợp – đa bình diện của nhân vật nên những yếu tố về ngoại hình và tính cách được nhà văn gạt bỏ. Chính vì thế, nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận dù đều được “giấu mặt” nhưng lại trở thành những đại diện về lịch sử - tâm hồn của thân phận công dân toàn cầu.

Giản lược đối thoại, gia tăng độc thoại

Đối thoại là hành động nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người. Cấu trúc một cuộc đối gồm: người phát ngôn, người nhận phát ngôn và sự luân chuyển thành phần lời giữa hai đối tượng theo cơ chế phản hồi. Trái với đối thoại, độc thoại là lời nội tâm của nhân vật. Nó không phải là lời giao tiếp bởi thực chất nó chưa được phát ngôn ra thành lời nói – do đó, nó chưa thực hiện quá trình truyền thông tin và chưa có sự phản hồi. “L ời độc thoại được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”, “thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối. Đó là hình thức tái hiện tính tự phát của dòng ý thức và

Page 34: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

29

cảm xúc” [1]. Với quan niệm về đối thoại và độc thoại như trên, chúng ta sẽ thấy trên từng trang văn của Thuận, tác giả đã giản lược đối thoại đến mức tối đa và bù lấp nó bằng sự gia tăng độc thoại.

Trong tiểu thuyết của Thuận, các cụm từ “im lặng”, “lắc đầu”, “gật đầu”, “không hỏi”, “không trả lời” xuất hiện với tần số lớn, báo hiệu cho thủ pháp giản lược đối thoại. Tần số lặp lại của những cụm từ trên được tổng hợp qua bảng thống kê dưới đây:

Tác phẩm Im lặng Lắc đầu Gật

đầu

Chinatown 25 25 9

Paris 11 tháng 8 116 64 93

T mất tích 37 21 29

Vân Vy 55 35 37

Trước tình huống đối thoại, nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận hầu hết đều chọn giải pháp khi thì giản lược, khi thì khước từ. Thay vì đồng tình, họ chỉ “gật đầu”. Thay vì phản đối, họ chỉ “l ắc đầu”. Đa số họ đều “ngại giải thích”. Khi tâm lý ngại giải thích lấn chiếm, họ thường chọn giải pháp im lặng. Im lặng không hẳn là không có gì để nói. Im lặng là sự hiện thực hóa của sự không thể đồng cảm, không thể thấu hiểu, không thể chia sẻ. Nó là minh chứng cho sự cắt đứt và hủy hoại dần đường dây liên kết các mối quan hệ giữa người với người. Các nhân vật không có nhu cầu chia sẻ, và cho dù nếu có họ cũng không được chia sẻ. Trong T mất tích, nhân vật “Tôi” sợ nhất “căn bệnh” tâm sự. Sự im lặng của T khiến “Tôi” dễ chịu và đó là lí do giải thích vì sao “Tôi” và T có thể sống với nhau trong sáu năm trời. “Tôi” bi ết gì về T – người vợ sáu năm cùng chung sống? Không gì cả! Tên của T “Tôi” chưa bao giờ gọi. “Tôi” c ũng không thể viết được tên của T. T cũng chưa bao giờ gọi tên của “Tôi”. Độc giả ngỡ ngàng trước sự “vụn rời” của mối quan hệ phu thê “tình sâu nghĩa nặng” và càng thấy nó “vụn rời” hơn khi “trong thâm tâm, tôi nghĩ có lẽ vì thế mà chúng tôi mới tồn tại cạnh nhau hơn sáu năm. Sáu năm là một kỉ lục. Trước đó, tôi chẳng qua nổi với ai quá sáu tuần” [6].

Để bù lấp khoảng trống của đối thoại, Thuận để các nhân vật của mình độc thoại triền miên. Sự tăng cường độc thoại được thể hiện thông qua tần số xuất hiện của các cụm từ: “tự nhủ”, “thầm nghĩ”, “t ự hỏi/ tự trả lời”. Khảo sát qua những tiểu thuyết của Thuận, chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

Tác phẩm Tự nhủ

Thầm nghĩ

Tự hỏi/Tự tr ả lời

Paris 11 tháng 8 2 7 3

T mất tích 9 5 2

Vân Vy 18 31 12

Với độc thoại nội tâm, Thuận đã diễn tả trạng thái cũng như tính quá trình của dòng tâm tư trong ý thức nhân vật. Để các nhân vật tự độc thoại, Thuận đã để các nhân vật tự lý giải, tự phân tích, tự giãi bày, tâm sự với chính mình. Hơn nữa, bằng việc giản lược tối đa đối thoại và để cho dòng độc thoại nội tâm triền miên chiếm lĩnh, Thuận lại khắc sâu vào trạng thái cô đơn hoang vắng cũng như sự day dứt, ám ảnh khốn cùng của nhân vật.

Tăng cường tưởng tượng và vô thức

Nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận đều được nhà văn cấp cho năng lực tưởng tượng phong phú. Ở Chinatown, các nhân vật tưởng tượng 17 lần; Paris 11 tháng 8 là 9 lần; ở T mất tích là 16 lần và ở Vân Vy là 12 lần.

Trí tưởng tượng của các nhân vật cung cấp các khả năng mới của tiến trình tự sự, góp phần làm phong phú đời sống nội tâm của các nhân vật. Tưởng tượng cũng là phương tiện để nhân vật khám phá bản chất của hiện thực: “Tôi tự nhủ, trên thực tế, cuộc sống tù đọng. Tôi đã mất công tưởng tượng quá nhiều” [6]

Cuộc sống tù đọng thiết chặt con người khiến những ước muốn và khát vọng khó có thể hiện thực hóa. Nó bị dồn nén, thúc đẩy nhu cầu giải thoát. Đây là cơ sở để các nhân vật trong tiểu thuyết bộc lộ thế giới tâm linh vô thức một cách mãnh liệt qua các giấc mơ.

Khảo sát tiểu thuyết của Thuận, ta thấy có ba loại giấc mơ. Giấc mơ tình dục thể hiện niềm khát khao tình yêu của các nhân vật. Giấc mơ khát vọng là sự lên tiếng của những ước mơ

Page 35: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 25 - 30

30

và khát vọng không thành trong hiện thực. So với hai loại giấc mơ trên, giấc mơ ám ảnh trong tiểu thuyết của Thuận chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn cả – đó là những vết thương tinh thần mà con người dù cố lãng quên, cố chôn vùi nhưng vẫn vùng trỗi dậy. Viết về những giấc mơ ám ảnh của các nhân vật, thực chất Thuận muốn diễn tả những sự kiện, những nỗi đau hằn dấu trong tâm khảm con người mà thời gian năm tháng không thể xóa nhòa đi được, là những nỗi ám ảnh khôn nguôi vò xé tâm can, là vết thương tinh thần không thuốc gì xoa dịu…

Nhờ có tưởng tượng và vô thức, các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận được đào sâu vào cõi “bên trong”, “khai lộ” những “vỉa tâm hồn” sâu khuất, bí ẩn, chứa đựng những ám ảnh, day dứt… Khám phá ra “góc khuất” này, Thuận đã tiến một bước dài trong việc thể hiện những nỗi bất an, những ước vọng và mâu thuẫn nội tâm tiềm ẩn trong cõi vô thức của nhân vật. Bằng cách đó, Thuận khám phá ra những vấn đề liên quan đến bản chất con người. Đó cũng là thành công lớn nhất của Thuận trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

KẾT LUẬN

Với khát vọng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống con người trong xã hội đương đại, Thuận đã xây dựng mô hình nhân vật kiểu mới mà ở đó, cái vỏ ngoại hình đã bị phá bỏ để chỉ lộ lên những góc ẩn khuất của tâm hồn, tâm linh với những ám ảnh của vô thức, tiềm thức và những giấc mơ. Con người trong thế giới hiện đại mờ dần đi về hình dạng và tính cách nhưng bù lại - được tô đậm ở chiều sâu tâm linh mà ở đó, con người tự giải trình mình, tự khám phá mình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Phương Lựu (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2]. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2002), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3]. Thuận(2003), Made in Vietnam (trích đoạn), http:/www.tienve.org. [4]. Thuận (2004), Chinatown, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [5]. Thuận (2005), Paris 11 tháng 8, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [6]. Thuận (2006), T mất tích, Nxb Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội. [7]. Thuận (2008), Vân Vy, Nxb Hội Nhà Văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội.

SUMMARY THE WORLD OF CHARACTERS IN THUAN’S NOVELS

Vu Thi Hanh ∗

College of Sciences – TNU

Characters are the basic category in literature. In terms of literary critism and theory, characters have become a familiar and essential concept. In traditional novels, characters are constructed into a “formula” including name, biography, career, characteristics… Therefore, writers often pay attention to build their characters from appearance to characteristics, activities and state of mind… to make them alive images. However, in each page of Thuan’s novels, readers cannot force his characters into that “formula”. In this writing, the author is going to focus on introducing the world of characters in Thuan’s novels to find out the renovated elements in his art of character building. Key words: writer Thuan, novels, the world of characters, character building, the renovated elements

∗ Tel: 098 4364766

Page 36: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 35

31

HÀNH ĐỘNG GIAO VÀ PHÂN CÔNG TRONG TI ẾNG VIỆT

Nguyễn Thị Thanh Ngân*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong công sở, người Vi ệt thường thực hiện hành động giao và phân công. Những điểm tương đồng giữa hai hành động này khiến nhiều người đồng nhất chúng, song những khác biệt cụ thể lại cho phép khẳng định rằng đây là hai hành động riêng biệt. Do vậy, cần nắm rõ bản chất của mỗi hành động để có thể ứng dụng vào giao tiếp, nhằm đạt hiệu quả nói năng cao nhất. Từ khóa: Hành động ngôn từ, hành động cầu khiến, giao, phân công, tiếng Việt.

∗Hành động giao (giao việc/ nhiệm vụ) và phân công thường được thực hiện trong môi trường công sở. Chúng thường bị đồng nhất bởi người nói (Sp1- speaker1) thường là cấp trên của người nghe (Sp2- speaker2) trong cùng một thể chế, bởi công việc X mà Sp2 phải thực hiện trong tương lai là công việc chung của tập thể (việc công). Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng, đây là những hành động riêng biệt, có tính chất tiêu biểu của nhóm hành động cầu khiến (directives). Trong phạm vi có hạn, bài viết căn cứ vào hai tiêu chí: điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai hành động này.

Điều kiện thuận ngôn (felicity conditions- điều kiện may mắn) là những điều kiện đòi hỏi mọi hành động ngôn từ phải thỏa mãn để có được thành công. Kế thừa quan điểm của J. Searle và A. Wierzbicka, bài viết xem xét các điều kiện này ở các khía cạnh: vị thế của Sp1 trong tương quan với Sp2; lợi ích của việc thực hiện công việc X; khả năng từ chối thực hiện hành động của Sp2; tính chất của công việc X thể hiện trong nội dung mệnh đề. Đây là những điều kiện thiết yếu gắn liền với mọi hành động cầu khiến.

Dấu hiệu ngôn hành là những dấu hiệu hình thức- còn gọi là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (IFIDs-illocutionary force indicating

∗ Tel: 0988 115018

devices) có tác dụng nhận diện hành động ngôn từ. Các IFIDs hữu dụng nhất trong việc thể hiện lực ngôn trung của phát ngôn phải kể đến là: vị từ ngôn hành; các từ ngữ chuyên dụng; các kết cấu chuyên dụng (các dấu hiệu như “ngữ điệu”, “quan hệ giữa nội dung mệnh đề của câu với ngữ cảnh”- theo quan điểm của J. Austin- tỏ ra kém hữu hiệu bằng trong việc tường minh hóa lực ngôn trung, do vậy, xin phép được bàn đến trong một dịp khác). Trong số đó, vị từ ngôn hành (VTNH) được coi là một trong những IFIDs đặc biệt, đánh dấu lực ngôn trung một cách trực tiếp nhất. IFID này chỉ tồn tại trong những câu ngôn hành – những “câu có hành động tạo ngôn tương đương với hành động ngôn trung [3, 138], chẳng hạn:

(1) Tôi tuyên bố bị cáo vô tội.

(2) Tôi cám ơn anh. (Dẫn theo [3, 138])

Căn cứ vào số cứ liệu thu thập được (hành động giao- 19 cứ liệu, hành động phân công- 15 cứ liệu), dựa trên cơ sở hai tiêu chí vừa nêu, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

SỰ TƯƠNG ĐỒNG

Thứ nhất, trong cả hai hành động, Sp1 thường là cấp trên của Sp2 trong một thể chế, tổ chức, đoàn thể, chẳng hạn:

(3) Bác (Ngô Đình Diệm) giao cho cháu (Phan Thúc Định) việc thứ nhứt là tìm mọi cách liên lạc được với anh ta, xem anh ta đã

Page 37: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 30

32

mở rộng được màng lưới đến đâu rồi, đã sẵn sàng hoạt động chưa… (Đặng Thanh).

(4) - Đại tá Tung chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch hành quân từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc và sau đó sẽ về báo cáo kết quả với Ngô tổng thống. Trung tá Đông chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ mọi tin tức tình báo cho đại tá Tung, giúp đại tá hoạch định kế hoạch hành quân đảm bảo trăm phần thắng. Còn ông Định, ông chuẩn bị sáng ngày kia, sau khi nhận được những tin thắng lợi đầu tiên của cuộc hành quân gửi về, mở cuộc họp báo, công bố chiến thắng ngay để gây tác động tinh thần trong dân chúng.(Đặng Thanh)

Trong những trường hợp nhất định, tuy Sp1 và Sp2 trước đó không cùng thể chế, nhưng trong thời điểm nói, cả hai buộc phải cùng bắt tay vào thực hiện một công việc quan trọng nào đó mà người chỉ đạo là Sp1, người thực hiện là Sp2. Lúc này, ranh giới giữa giao và phân công trở nên vô cùng mờ nhạt. Chẳng hạn:

(5) - Tôi giao cho ông coi tên này, ông phải cẩn thận đừng để nó trốn thoát (Thế Lữ)

Lê Phong (Sp1) và em trai của Tuyết Loan (Sp2) không cùng một tổ chức, thể chế, tuy nhiên, để bảo vệ tính mạng của Tuyết Loan, cả hai đã tự phân công nhau cùng hợp tác hành động, và Sp1 trở thành người chỉ huy lâm thời. Hành động giao chỉ thành công khi Sp2 chấp nhận vai trò chỉ đạo của Sp1.

Thứ hai, khi công việc X trong tương lai của cả hành động giao và phân công được thực hiện, lợi ích thuộc Sp1. Sp1 có thể là đại diện cho tập thể (ví dụ 3, 4), hoặc là cá nhân (ví dụ 5). Việc Sp2 thực hiện X khiến kế hoạch và công việc của Sp1 trở nên thuận lợi.

Thứ ba, nhận rõ được vai trò chỉ đạo của Sp1, cũng như nhận thức được X là nhiệm vụ của mình, Sp2 của hành động giao và phân công không thể từ chối. Ngược lại, nếu nghi ngờ vai trò này của Sp1, Sp2 có khả năng từ chối bằng cách phủ nhận (chẳng hạn: “cô/ anh không được phép giao/ phân công cho tôi”…)

hoặc hỏi vặn (chẳng hạn: “cô/ anh là ai mà dám giao/ phân công cho chúng tôi? ”…). Với trường hợp Sp2 chủ động nắm tình thế, anh ta có thể từ chối bằng cách hỏi vặn (chẳng hạn: “anh biết gì mà phân công/ giao việc?”…). Điều đó đồng nghĩa với việc điều kiện vị thế không đảm bảo, dẫn đến kết quả tất yếu là hành động phân công của Sp1 thất bại.

SỰ KHÁC BIỆT

Về điều kiện thuận ngôn

Thứ nhất, về số lượng người thực hiện hành động X trong tương lai. Sp2 trong hành động giao thường là số ít và Sp2 trong hành động phân công thường là số đông. Sở dĩ tồn tại điều này là bởi số lượng các đầu việc X trong hành động giao thường ít (17/19 cứ li ệu cho thấy hành động giao chỉ có một đầu việc), trong khi đó, lượng đầu việc trong hành động phân công thường lớn (12/ 14 cứ li ệu cho thấy hành động phân công có từ hai đầu việc trở lên).

Thứ hai, người tham gia thực hiện các đầu việc X trong hành động giao là Sp2 (có 19/19 cứ liệu cho thấy Sp1 không tham gia thực hiện X); còn trong hành động phân công, cả Sp2 và Sp1 đều có thể là người thực hiện X- Sp1 có thể tự nhận lấy phần việc của mình để tiến hành song song nhưng độc lập với công việc của Sp2 ( 9/ 14 cứ liệu cho thấy Sp1 là người chỉ đạo, đồng thời là người thực hiện X).

Thứ ba, công việc X trong hành động giao có tính chất quan trọng và cấp thiết hơn trong hành động phân công. X của hành động giao thường là trọng trách mà tập thể, thể chế gửi gắm cho Sp2, do vậy, người Vi ệt thường dùng tổ hợp “giao trọng trách” (không nói “phân công trọng trách”).

Thứ tư, hành động phân công có thể được thực hiện trong cả hoàn cảnh nghi thức và không nghi thức (vợ chồng, bạn bè…cũng có thể phân công nhau), còn hành động giao thường đòi hỏi hoàn cảnh có nghi thức.

Về các dấu hiệu ngôn hành

Page 38: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 35

33

Vị từ ngôn hành

VTNH của hành động giao là giao. Vị từ này được định nghĩa như sau:

Giao: Đưa cho để nhận lấy và chịu trách nhiệm (giao nhiệm vụ, giao chìa khóa nhà, giao hàng) [2, 609].

VTNH này chỉ đi kèm với tác tử xin trong một số trường hợp. Thành phần điều biến này có tác dụng tăng thêm tính trịnh trọng đối với Sp2, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của X, ví dụ:

(6) Việc này (việc kéo đội tiên phong đến doanh trại quân Hán khiêu chiến) xin giao cho Phạm tướng quân đảm đương (Nguyễn Trung Dũng)

Tuy nhiên, vì hành động giao thường được thực hiện khi Sp1 là cấp trên của Sp2 trong cùng một thể chế, nên sắc thái trịnh trọng mà tác tử xin nhiều khi không thật cần thiết.

Trong khi đó, VTNH của hành động phân công là phân công. Vị từ này được định nghĩa như sau:

Phân công: giao cho làm một phần việc nhất định nào đó [2, 1197]

Định nghĩa nêu trên cho thấy mối quan hệ rất gần gũi giữa phân công và giao. Thực tế thì, trong nhiều trường hợp, người ta khó có thể thay thế VTNH phân công bằng VTNH giao (cho), chẳng hạn:

(7) - Tớ phân công Loan lau bảng, còn tớ quét lớp (+) / Tớ giao cho Loan lau bảng, còn tớ quét lớp (-)

(8)- (Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là khống chế tên cướp) Tôi giao việc này cho trung úy Hữu (+)/ Tôi phân công việc này cho trung úy Hữu (-)

Như đã nói ở trên, khi X là công việc quan trọng, Sp1 thường ít chọn để thực hiện hành động phân công. Hành động giao với VTNH tương ứng- vốn đòi hỏi trách nhiệm cao của Sp2, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Sp2 trước tập thể- tỏ ra thích hợp hơn trong những hoàn cảnh có tính nghi thức cao như vậy.

VTNH của hành động phân công hiếm khi kết hợp với thành phần điều biến xin (vì khi kết hợp với tác tử xin, tính khách quan của công việc sẽ bị thuyên giảm, khiến hành động mang sắc thái trịnh trọng không cần thiết). Vị từ này chỉ kết hợp về phía sau với các tổ hợp chỉ xuất như sau, thế này, chẳng hạn:

(9) Tôi phân công thế này: tôi phụ trách chung, các kỹ thuật viên phụ trách phần xe, các đại đội phó và quân khí viên phụ trách phần vũ khí, đồng chí trợ lý thông tin phụ trách mảng điện đài, tổng hợp ghi chép kết quả do đồng chí trợ lý kỹ thuật chịu trách nhiệm. (Nguyễn Khắc Nguyệt)

(10) Để phát triển kết quả của Hội nghị, Bộ NN và PTNT phân công như sau:

- Đối với Viện, Trường và Doanh nghiệp: hoàn thiện các qui trình KHCN mới để đăng ký Bộ công nhận là TBKT.

-Vụ KHCN trình Bộ ban hành quy trình sản xuất GAP cho cây ăn quả (tháng 12/2007), Cục trồng trọt phối hợp Vụ KHCN trình Bộ ban hành quy chế cấp chứng chỉ công nhận GAP đối với trồng trọt (tháng 12/2007)… (Thông báo của Bộ Nông nghiệp năm 2007)

Các tổ hợp này có chức năng phân chia rõ ràng, cụ thể từng phần việc của mỗi Sp2 trong kế hoạch thực hiện công việc chung ở tầm vĩ mô.

Từ ngữ chuyên dụng

Hành động phân công không có các từ ngữ chuyên dụng với tư cách dấu hiệu hình thức dùng để nhận diện. Trong khi đó, hành động giao được nhận diện nhờ tổ hợp chuyên dụng “có nhiệm vụ” trong câu đơn có chủ ngữ trùng với chủ thể tiếp nhận (Sp2), chẳng hạn:

(11) Đồng chí có nhiệm vụ treo lá cờ đỏ sao vàng này lên cột cờ trước cửa Ngọ Môn. (Đặng Văn Việt)

(12) Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Pra-băng tiến quân, dọc đường gặp địch tùy điều kiện cụ thể mà tiêu diệt.

Page 39: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 30

34

Sự có mặt của tổ hợp này khiến cho hành động giao mang tính cầu khiến rõ nét: hành động thuộc về nhiệm vụ, trọng trách chính là hành động trong tương lai mà Sp2 phải hoàn thành.

Kết cấu chuyên dụng

Hành động giao có kết cấu chuyên dụng gắn với VTNH, cụ thể là:

a.Kết cấu câu đơn một sự tình

S1+ Vp (cho)+ S2+ N

Trong đó:

- S1: tác thể của sự tình 1 (Sp1);

- Vp: vị từ ngôn hành: giao;

- S2 : tiếp thể (Sp2);

-N: thực thể chịu sự thay đổi sở hữu: nhiệm vụ/ trách nhiệm (của Sp2).

Ví dụ:

(13) Tôi giao cho đồng chí nhiệm vụ

S1 Vp S2 N

làm sĩ quan liên lạc…(Đặng Thanh)

Kết cấu này có ý nghĩa tương đương với kết cấu câu có hệ từ là:

S (nhiệm vụ/ trách nhiệm của Sp2) là N

Trong đó:

- S: nhiệm vụ/ trách nhiệm của Sp2

- N: đầu việc mà Sp2 phải thực hiện trong tương lai.

Ví dụ:

(14) Nhiệm vụ của đồng chí là tháp

S

tùng đưa cán bộ ra Trung ương...

N

(15) Nhiệm vụ của đồng chí là

S

chỉ huy một lưới điệp báo trên

N

lãnh thổ Vùng I chiến thuật của ngụy.

b. Câu đơn hai sự tình có VTNH

S1 + Vp (cho) S2+ V

Trong đó:

- S1: tác thể của sự tình 1 Sp1);

- Vp: vị từ ngôn hành: giao;

- S2 : tác thể của sự tình 2 (Sp2);

-V: vị từ [+chủ ý] của sự tình 2.

Ví dụ:

(16) Tôi giao cho anh soạn thảo nội

S1 Vp S2 V [+chủ ý]

dung kế hoạch chuyến công tác tới. (Lưu Vinh

(17)Tôi giao cho cậu trông coi kho hàng này.

S1 Vp S2 V[+chủ ý]

Các kết cấu của hành động giao đặc biệt ở chỗ: nếu có VTNH, thì vị từ đó không thể kết hợp trực tiếp với mệnh đề P như các VTNH của các hành động khác, mà gián tiếp qua phụ từ cho; nếu không có VTNH, thì kết cấu của câu là câu có hệ từ là . Quan trọng là, dù có những khác biệt về dấu hiệu ngôn hành so với các hành động cầu khiến khác, song bản chất của hành động giao vẫn là buộc Sp2 phải thực hiện X trong tương lai.

Còn hành động phân công - ngoài kết cấu câu đơn 2 sự tình có vị từ ngôn hành còn được thể hiện bằng các kết cấu câu ghép nhiều sự tình chứa kết từ “còn”:

S1 thì V1, còn Sn thì Vn

Trong đó:

- S1: tác thể của sự tình 1 Sp1);

- V1: vị từ [+chủ ý] của sự tình 1;

- Sn : tác thể của sự tình n;

-Vn: vị từ [+chủ ý] của sự tình n.

Chẳng hạn:

(18) - Mày đi chợ, còn tao nấu cơm.

S V1 S2 V2

Như vậy, hành động giao và phân công tuy có nhiều điểm tương đồng, song sự khác biệt về một vài điều kiện thuận ngôn và các dấu hiệu ngôn hành đã cho thấy đây là hai hành động độc lập. Quan trọng là trong thực tế đời sống, người nói cần căn cứ vào hoàn cảnh nói năng, căn cứ vào tính chất và số lượng đầu việc X để lựa chọn thực hiện hành động giao hay

Page 40: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 35

35

phân công cho phù hợp và đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Điều kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành của hành động giao và phân công được tóm tắt trong bảng sau:

Hành động

Điều kiện thuận ngôn Dấu hiệu ngôn hành

Vị thế của Sp1

Lợi ích của việc thực

hiện X thuộc về

Khả năng từ chối của Sp2

VTNH Từ ngữ chuyên dụng

Kết cấu

Giao Cao Sp1 Thấp Giao Có nhiệm vụ

- S1+ Vp (cho)+ S2+ N

- S (nhiệm vụ/ trách nhiệm của Sp2) là N - S1 + Vp (cho) S2+ V

Phân công

Cao Sp1 Thấp Phân công Không có S1 thì V1, còn Sn thì Vn

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Hữu Châu (2001). Đại cương ngôn ngữ học tập 2. GD. H. [2]. Nguyễn Đức Dân (1998). Ngữ dụng học, tập 1. Nxb GD.H. [3]. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007). Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, ĐHSP. H. [4]. Đào Thanh Lan (2010). Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt. Nxb KHXH. H. [5]. Austin J. L (1962). How to do things with words.Cambridge, Havard Univesity Press

[6]. Searle J. R (1969). Speech acts. Cambridge at the University Press. [7]. Wierzbicka A. (1987). English speech act verbs- a semantic dictionary. Academic Press. Australia [8]. Trung tâm từ điển học, (2009). Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng

SUMMARY ORDERING AND ASSIGNMENT ACTIONS IN VIETNAMESE

Nguyen Thi Thanh Ngan∗∗∗∗

College of Sciences – TNU

In offices, Vietnamese people often carry out ordering and assignment actions. The similarities between the actions make people think that they are the same. However, the differences in detail claim that they are separated. Therefore, it is necessary to understand the nature of each action to apply them in communication, so as to achieve the highest speech effects. Key words: Speech acts, directives, ordering, assignment, Vietnamese

∗ Tel: 0988 115018

Page 41: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 30

36

Page 42: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

37

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN MỨC ĐỘ TẬP TRUNG TỪ NGỮ VÀ VI ỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ CỦA ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN

Nguyễn Thị Trà My*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thông qua một số thực nghiệm với những kết quả cụ thể, bài viết góp phần chỉ ra những tác động nhất định của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ và việc sử dụng các phương thức cấu tạo từ của đối tượng sinh viên. Cụ thể, bài viết sẽ làm rõ mức độ tập trung từ ngữ của nam và nữ sinh viên trong liên tưởng tự do và trong tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, bài viết còn khảo sát những văn bản do hai giới tạo lập để chỉ ra những phương thức cấu tạo từ được mỗi giới ưa dùng. Từ những kết quả nghiên cứu này, bài viết muốn góp thêm những minh chứng và biện giải làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tác động hai chiều giữa giới tính và ngôn ngữ nói riêng, giữa ngôn ngữ và xã hội nói chung.

Từ khóa: Giới tính, ngôn ngữ, từ ngữ, phương thức cấu tạo từ, sinh viên.

∗Ngôn ngữ được xem như là “tấm gương soi của xã hội”, là “chiếc hàn thử biểu để đo nhận thức của xã hội” về mọi mặt đời sống của con người trong các xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau [5]. Xã hội thay đổi thúc đẩy ngôn ngữ phát triển để ghi lại và phản ánh những biến chuyển đó. So với ngữ âm và ngữ pháp, từ vựng thường được coi là bình diện ngôn ngữ có sự thay đổi nhanh nhất. Ở Việt Nam, nghiên cứu liên ngành đang được các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm. Bên cạnh xu hướng nghiên cứu xuyên văn hoá (cross-cultural), liên văn hoá (inter-cultural), xu hướng nghiên cứu về bản chất xã hội của ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ giới nói riêng cũng đã và đang được chú ý trong những năm vừa qua. Đây chính là hướng nghiên cứu đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết “các vấn đề vốn rất hấp dẫn và phong phú nhưng không hề dễ dàng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính” [5].

Cùng với các nhân tố như địa vị, quan hệ xã hội, bối cảnh văn hóa, sự phát triển kinh tế, giáo dục, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa…giới tính cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thái độ ngôn ngữ (bao gồm cả tinh

∗ Tel: 0983 732638

thần và hành vi) của các đối tượng khác nhau trong xã hội, trong đó có đối tượng sinh viên.

Bài viết này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính qua phương diện: Ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ (cụ thể là tập trung từ) và việc sử dụng các phương thức cấu tạo từ của đối tượng sinh viên. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành hai thực nghiệm ngôn ngữ trên 200 sinh viên (100 nam và 100 nữ) thuộc Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN MỨC ĐỘ TẬP TRUNG TỪ NGỮ

Thực nghiệm 1: Người tiến hành thực nghiệm chuẩn bị phiếu để phát cho 100 thông tin viên (50 nam và 50 nữ). Mỗi phiếu bao gồm 30 từ cho sẵn (10 danh từ, 10 động từ, 10 tính từ). Trong vòng 15 giây với mỗi từ, không bị chi phối bởi hoàn cảnh xung quanh, thông tin viên sẽ ghi ra tất cả những từ xuất hiện trong đầu mình mà từ đã cho gợi ra.

Mức độ tập trung từ ngữ trong liên tưởng tự do

Phân tích 100 phiếu khảo sát độ tập trung từ ngữ của hai giới trong vòng 450 giây (15giây/từ): (50 phiếu của nam, 50 phiếu của nữ), kết quả thu được như sau:

Page 43: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

38

Bảng 1. Mức độ tập trung từ ngữ trong tư duy liên tưởng tự do của mỗi giới

TS từ Tỉ lệ % TB/ ng TB/ng/

phút

Nữ 7570 60,03 151,4 20,18

Nam 5040 39,97 100,8 13,14

(Đơn vị: từ)

Các phiếu điều tra thu được cho thấy trong vòng 7,5 phút (30 từ × 15 giây = 450 giây = 7,5 phút), trung bình nữ giới sẽ huy động được 151,4 từ, nam giới sẽ huy động được 100,8 từ. Trung bình 1 phút, nữ giới sẽ huy động được 20,18 từ và nam giới sẽ huy động được 13,14 từ. Như vậy, trong liên tưởng tự do, trung bình mức độ tập trung từ ngữ của nữ cao hơn nam là 1,53 lần (tức nhanh hơn 7,04 từ/phút).

Điều này cho thấy, mặc dù trình độ và lứa tuổi ngang nhau nhưng vốn từ ngữ tiềm năng trong tư duy liên tưởng tự do của nữ giới thường phong phú hơn nam giới và khả năng huy động từ ngữ của nữ giới cũng nhanh hơn nam giới.

Mức độ tập trung từ ngữ trong tạo lập văn bản

- Thực nghiệm 2: Người tiến hành thực nghiệm chuẩn bị sẵn các chủ đề (gia đình, tình bạn, tình yêu, lý tưởng, nghề nghiệp…) đề để phát cho 100 thông tin viên (50 nam và 50 nữ). Các thông tin viên chọn một trong các chủ đề đó để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh trong vòng 15 phút. Dựa vào các văn bản này, chúng tôi tính được mức độ tập trung từ ngữ của hai giới với kết quả bảng 2.

Bảng 2. Mức độ tập từ ngữ trong văn bản do mỗi

giới tạo lập

TS câu

TS từ

Độ dài TB của VB

(từ)

TB/Ng/ phút (từ)

Nữ 445 7708 154,16 10,27

Nam 383 8324 166,44 11,09

Xét văn bản do hai giới tạo lập, tư liệu của chúng tôi cho thấy:

- Mức độ tập trung và huy động từ ngữ của nam giới cao hơn nữ giới. Cụ thể là: Trung

bình nữ giới huy động được 10,27 từ/phút; còn trung bình nam giới huy động được 11,09 từ/phút. Như vậy, trung bình nam giới sẽ huy động được nhiều hơn nữ giới 0,82 từ/phút.

- So với mức độ tập trung từ ngữ trong liên tưởng tự do, mức độ tập trung và huy động từ ngữ của cả hai giới trong tạo lập văn bản đều thấp hơn khá nhiều. Cụ thể:

+ Trung bình 1 phút, trong liên tưởng tự do, nữ giới huy động được 20,18 từ; trong tạo lập văn bản chỉ huy động được 10,27 từ. Tỉ lệ chênh lệch này là 1,96 lần;

+ Trung bình 1 phút, trong liên tưởng tự do, nam giới huy động được 13,14 từ; trong tạo lập văn bản huy động được 11,09 từ. Tỉ lệ chênh lệch này là 1,18 lần.

Biểu đồ 1. So sánh mức độ tập trung từ vựng trung bình của mỗi giới

(Đơn vị: từ/phút)

Sự giảm xuống đáng kể này là do, từ việc huy động từ ngữ trong “tư duy” đến việc sắp xếp chúng thành văn bản theo chủ đề đòi hỏi cả hai giới phải mất nhiều thời gian để lựa chọn, tổ chức từ ngữ đó theo những “quy tắc” nhất định. Hay nói cách khác, việc huy động từ ngữ để tạo lập văn bản ở mỗi người đều phải trải qua quá trình “tư duy” để “chọn lựa, sắp đặt” từ ngữ đồng thời theo cả hai quan hệ: quan hệ liên tưởng và quan hệ tuyến tính nhằm thể hiện đúng dụng ý của người tạo lập. Những con số trên cũng chỉ ra rằng, trong việc tạo lập văn bản, khả năng tập trung và huy động từ ngữ của hai giới khá đều nhau và đều thấp hơn khá nhiều so với khi liên tưởng tự do. Điều này cho thấy, việc thực hiện thao tác “ngầm” lựa chọn, sắp xếp từ ngữ để tổ

Page 44: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

39

chức chúng theo những quan hệ kết hợp nhất định tạo thành văn bản sẽ mất thời gian hơn khi huy động chúng một cách tự do. Không những thế, qua đây, chúng tôi cũng nhận thấy một điều rất thú vị: Mặc dù khả năng tập trung từ ngữ của nam giới theo liên tưởng tự do không cao bằng nữ giới nhưng mức độ huy động, tập trung và tổ chức từ ngữ của họ trong việc tạo lập văn bản lại cao hơn nữ giới về tốc độ. Và sự chênh lệch trong việc huy động từ ngữ của nam giữa liên tưởng tự do và tạo lập văn bản cũng thấp hơn sự chênh lệch ở nữ. (nam chênh: 1,18 lần; nữ chênh 1,96 lần).

Những số liệu trên đã phần nào chứng tỏ giới tính cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thái độ ngôn ngữ của nam và nữ sinh viên hay nói cách khác việc tập trung từ ngữ của nam và nữ khác nhau một phần là do sự chi phối của nhân tố giới tính. Nhà ngôn ngữ học R.Lakoff (1973) và GS. Nguyễn Văn Khang đã có những kiến giải về nguyên nhân sâu xa của vấn đề này: “Nữ tính không dễ thay đổi thái độ trung thành của mình đối với ngôn ngữ. Tính cách của họ tương đối bảo thủ không giống nam giới. Họ không đi chệch khỏi giá trị ngôn ngữ, mặc dù họ có thể giao du ít hơn nam. Mẫn cảm của nữ giới mạnh hơn nam giới.” [4,tr.77].

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

Theo Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân: “Phương thức (PT) cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ”[8]. Xét ở cấp độ chung nhất, có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau đây: PT phụ gia; PT ghép; PT láy.

Tuy nhiên, khi xét PT cấu tạo từ tiếng Việt, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến lại quan niệm có các PT

sau: PT dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (hay từ đơn tiết). Một số tác giả còn gọi PT này là PT từ hóa hình vị. PT tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ với nhau về nghĩa, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. PT tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (từ lấp láy, từ láy âm). PT kết hợp một số với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa và quan hệ hòa phối ngữ âm (từ ngẫu hợp). Nhưng do giới hạn của bài viết, chúng tôi xin không bàn đến nhóm từ ngẫu hợp này trong quá trình khảo sát. [3, tr.142–152]. Chúng tôi tiến hành phân tích việc sử dụng các PT cấu tạo từ của nam và nữ sinh viên theo quan điểm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến.

Kết quả khảo sát, thống kê

Chúng tôi sử dụng kết quả khảo sát thu được từ thực nghiệm 1. Phân tích100 phiếu điều tra về mức độ tập trung từ ngữ của 50 sinh viên nam và 50 sinh viên nữ, chúng tôi thu được kết quả như sau (xem bảng 3, biểu đồ 2).

Nhận xét

Nhìn vào bảng khảo sát (bảng 3) và biểu đồ (biểu đồ 2), chúng tôi rút ra một số nhận xét mang tính định lượng như sau:

- Cả hai giới đều ưa dùng PT cấu tạo từ bằng cách tổ hợp các tiếng (theo quan hệ nghĩa hoặc quan hệ hòa phối ngữ âm). PT dùng một tiếng làm một từ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Ví dụ: Ở nữ giới: Sử dụng PT tổ hợp các tiếng chiếm 88,37% , sử dụng PT dùng một tiếng làm một từ chiếm 11,63%. Ở nam giới: Sử dụng PT tổ hợp các tiếng chiếm 89,24%, sử dụng PT dùng một tiếng làm một từ chiếm 10,76 %.

Bảng 3. Việc sử dụng các phương thức cấu tạo từ của nam và nữ sinh viên

PT cấu tạo từ

Tổng số

PT dùng 1 tiếng làm một từ

PT tổ hợp các tiếng

QH nghĩa QH ngữ âm

Từ % Từ % Từ % Từ %

Nữ 7570 100 881 11,63 6284 83,02 405 5,35

Nam 5040 100 542 10,76 4265 84,62 233 4,62

Page 45: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

40

Biểu đồ 2. Việc sử dụng các phương thức cấu tạo từ của nam và nữ sinh viên

- Xét trong PT tổ hợp các tiếng, hai giới sử dụng PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ nghĩa (tạo ra từ ghép) cao gấp khoảng 7 đến 8 lần so với PT dùng một tiếng làm một từ và cao gấp khoảng từ 15 đến 18 lần PT tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ hòa phối ngữ âm (tạo ra từ láy).

Ví dụ: Nữ giới sử dụng PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ nghĩa cao gấp 7,16 lần PT dùng một tiếng làm một từ và cao gấp 15,43 lần PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ hòa phối ngữ âm. Nam giới sử dụng PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ nghĩa cao gấp 7,86 lần PT dùng một tiếng làm một từ và cao gấp 18,34 lần PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ hòa phối ngữ âm.

Điều này rất phù hợp với đặc điểm loại hình đơn tiết của tiếng Việt: Thường tạo ra từ mới thông qua phương thức tổ hợp các tiếng. Đặc biệt là PT tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ về nghĩa.

- Xét trong mối tương quan giữa nam và nữ, nữ thường đều có xu hướng sử dụng tất cả các PT cấu tạo từ cao hơn với nam giới. Cụ thể là:

+ PT dùng một tiếng làm một từ: nữ sử dụng cao hơn nam 1,61 lần (nữ: 881 từ so với nam: 542 từ).

+ PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ nghĩa: nữ sử dụng cao hơn nam 1,47 lần (nữ: 6284 từ so với nam: 4265 từ)

+ PT tổ hợp các tiếng theo quan hệ hòa phối ngữ âm: nữ sử dụng cao hơn nam 1,75 lần (nữ: 405 từ so với nam: 233 từ)

Những số liệu này chứng tỏ mức độ tập trung, huy động từ ngữ trong tư duy của nữ giới cao hơn nam giới. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư duy của chúng ta có thể được tượng hình rõ, cụ thể hóa bằng ngôn ngữ khi chúng được sắp xếp. Không có từ ngữ, ý tưởng cũng không thể được tạo thành. Tuy nhiên, quá trình tư duy của con người thay đổi ở từng độ tuổi và được phản ánh trong ngôn ngữ. Ở tuổi trưởng thành khi tư duy của con người phát triển, thiên về lối tư duy trừu tượng, đòi hỏi phải có vốn ngôn ngữ phong phú để chứa đựng, truyền tải hết những phức tạp, đa dạng trong mọi khía cạnh của tư tưởng. Đồng thời, những khác biệt về mặt sinh học cũng có những ảnh hưởng đến việc tư duy và sử dụng ngôn ngữ của từng người nói chung, của đối tượng nam và nữ sinh viên nói riêng.

Ngôn ngữ không thuộc về riêng một giai tầng, một giới nào mà thuộc về toàn xã hội. Nhưng trong thực tế, mỗi giới đã, đang và sẽ sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình để hình thành nên khái niệm phương ngữ giới tính. Sự hình thành và biểu hiện của ngôn ngữ giới tính ở mỗi lứa tuổi là rất khác nhau. Chính thiên chức, địa vị và tính cách của mỗi giới đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên loại phong cách ngôn ngữ thú vị này. Do ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ hai chiều nên qua ngôn ngữ chúng ta biết được những quan niệm (bình đẳng hay bất bình đẳng) về giới và ngược lại, từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể góp phần làm thay đổi quan niệm về giới thông qua việc tác động vào cách sử dụng ngôn ngữ của các giai tầng và mỗi giới trong xã hội.

Thông qua một số thực nghiệm với những kết quả cụ thể, bài viết đã phần nào chỉ ra những tác động của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ và việc sử dụng một số PT cấu tạo từ của đối tượng sinh viên. Từ đó, bài viết góp thêm những minh chứng làm sáng tỏ hơn mối quan hệ hai chiều giữa giới tính và ngôn ngữ nói riêng, giữa ngôn ngữ và xã hội nói chung.

Page 46: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

41

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. [2]. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4]. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Khang (2011), Xã hội học ngôn ngữ về giới: Sự kì thị và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ, http://www.vienngonnguhoc.gov.vn/?act=Science&do=Detail&nid=166 [6]. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội. [7]. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb KHXH, Hà Nội. [8]. Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân (2009). Nhập môn

ngôn ngữ học, Hà Nội.

SUMMARY IMPACTS OF GENDER FACTOR ON STUDENTS’ WORD CONCENTR ATION AND USE OF WORD FORMATIONS

Nguyen Thi Tra My∗

College of Sciences – TNU

Through some experimentations with concrete results, the article shows impacts of gender factor on the degree of word concentration and use of methods to compose preferred words of Vietnamese students. Specifically, the article clarifies the degree of words concentration of both male and female students in freely connecting ideas and in creating texts. Besides, the article also examines the texts created by students of each gender to indicate the specific methods that each gender prefers to compose words. From the results of this study, this article contributes further evidences and explaination to clarify the mutual influence between gender and language in particular, and between language and society in general.

Key words: Gender, languague, word, word formations, student

∗ Tel: 0983 732638

Page 47: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41

42

Page 48: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

43

DIỄN XƯỚNG ĐỒNG DAO TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

Lèng Thị Lan*

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong kho tàng văn hoá, văn học dân gian truyền thống của mỗi dân tộc có một bộ phận phản ánh những nét riêng bản sắc và độc đáo, đó là những bài hát đồng dao và trò chơi dân gian. Đối với đồng dao có thể thấy sự phát triển của nó vốn có nguồn gốc với văn hoá gia đình. Diễn xướng đồng dao trong gia đình vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí cho trẻ đồng thời còn là hình thức xây dựng văn hoá gia đình, bảo lưu và phát huy những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống và cũng khẳng định thêm vai trò của đồng dao dân tộc trong nền văn học dân gian nói chung và đồng dao nói riêng. Từ khoá: diễn xướng, đồng dao, gia đình.

∗Trong kho tàng văn hoá, văn học dân gian truyền thống của mỗi dân tộc có một bộ phận phản ánh những nét riêng bản sắc và độc đáo, đó là những bài hát đồng dao và trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian không chỉ xuất hiện trong những lễ hội mà còn diễn ra thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của từng cộng đồng. Trong quá trình lưu truyền, có những trò chơi vẫn luôn tồn tại và trở nên phổ biến, có những trò chơi đã mất hoặc chỉ được lưu giữ ở một số vùng, miền, các nhóm cộng đồng dân tộc. Có hiện tượng này là do trò chơi dân gian thường được nảy sinh từ chính nhu cầu và những điều kiện cụ thể của môi trường sinh hoạt văn hoá của mỗi một dân tộc.

Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian với sinh hoạt văn nghệ dân gian, thể hiện gắn dưới nhiều hình thức diễn xướng phong phú. Cụ thể người ta có thể: hát đồng dao, hát đồng dao kèm trò chơi vận động thông qua diễn xướng đơn, diễn xướng đôi, diễn xướng tập thể. Trong đồng dao, trò chơi thường được kết hợp để nhằm minh hoạ và thể hiện cho rõ hơn nội dung của những lời đồng dao đó. Với những hình thức diễn xướng khác nhau, đồng dao và trò chơi là môi trường giao lưu, trao đổi vốn hiểu biết và cũng là môi trường hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ em.

∗ Tel: 0989 142696

ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

Trước hết, phải kể đến đối tượng tham gia vào diễn xướng đồng dao và trò chơi của trẻ em trong điều kiện môi trường sinh hoạt gia đình. Nét văn hoá truyền thống gia đình ở Việt Nam hầu hết mang đặc điểm cơ bản là giống nhau, mỗi gia đình thường gồm nhiều thế hệ cùng sinh sống: ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt,… Do vậy, tham gia vào hoạt động diễn xướng đồng dao và tổ chức trò chơi cho trẻ em có thể là một người (bà/ mẹ/ chị hát ru), có thể là nhiều người (ông bà/ bố mẹ/anh chị cùng chơi với bé) trong các trò chơi (Tập tầm vông, Nu na nu nống, Tay nào đẹp tay nào xinh…).

Có một bộ phận khá phong phú những bài hát đồng dao và trò chơi được thực hiện trong gia đình với sự có mặt và tham gia của bố mẹ, ông bà, anh em, chị em, v.v... Trong những buổi sum họp sau một ngày lao động vất vả cả gia đình có thể quây quần bên nhau và đây là lúc trẻ nhỏ được đón nhận tất cả tình yêu thương, niềm vui, hạnh phúc mà cả gia đình trao cho. Những câu hát được cất lên, hay những trò chơi được diễn ra trong không khí vui nhộn khiến cho trẻ nhỏ luôn cảm thấy thích thú. Khi hát người lớn có thể đóng vai trò là người tổ chức trò chơi nhưng các em lại là nhân vật chính trong hoạt động vui chơi này. Vì thế trong nhiều bài hát đồng dao và trò chơi trong gia đình, người lớn thường vừa

Page 49: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

44

hát vừa kết hợp các động tác của trò chơi, họ có thể là người khơi gợi hứng thú chơi cho trẻ nhỏ và sau đó các em mới chính là những người chơi chủ yếu. Chẳng hạn như bài đồng dao dưới đây:

- Vỗ khe khẽ

Hai tay cầm hoa đỏ

Chuyện trò cùng em nhỏ

Em nhỏ khóc đòi hoa

Chim ri đòi chèo thuyền

Chèo lên ngược xuống xuôi...

Phát vào mông kêu đen đét

(Đồng dao Nùng, tr.45)

Bài đồng dao này được hát cùng với trò chơi, người lớn và trẻ ngồi đối diện nhau đọc đến các chữ có số lẻ (một, ba, năm...) thì hai tay vỗ vào nhau. Đọc đến các chữ số có chẵn (hai, bốn, sáu...) thì bàn tay phải người lớn vỗ vào bàn tay trái em nhỏ và ngược lại bàn tay phải em nhỏ vỗ vào bàn tay trái người lớn cho tới hết bài. Trò chơi này luôn tạo ra sự mới mẻ ở chỗ mỗi một lần đập vào tay trẻ lại là một người, mỗi người lại có một cách biểu hiện hành động thái độ khác nhau nên tạo được sự thú vị, hấp dẫn của trò chơi khiến bài hát có thể kéo dài mãi không thôi, đồng thời gây sự tò mò cho trẻ nhỏ muốn phát hiện sự khác nhau qua mỗi hành động của người lớn.Chẳng hạn như ở một số bài đồng dao sau, thường có sự tham gia của cả trẻ em và người lớn trong gia đình:

- Út càng càng

Nàng tí tiên

Không có tiên

Đi tìm vay

Giã gạo bánh...

(Giã gạo, Đồng dao Tày,tr.82)

- Cúc cù cu

Bồ câu cổ cườm

Ba miếng cơm dính diều

Ba miếng dãi dính môi

Cúc cù cu

(Cúc cù cu, đồng dao Nùng, tr.56)

Trong các bài đồng dao trên, người lớn đã cùng tham gia trò chơi với các em nhỏ. Người lớn nằm trên giường hoặc ngồi ở ghế cao, trẻ ngồi lên hai mu bàn chân rồi bám vào đầu gối hoặc nắm lấy tay người lớn thật chặt. Cứ hát xong một câu, chân người lớn lại tung cao đưa trẻ lên rồi thả chân xuống, cứ như vậy đến khi nào trẻ nhỏ mỏi thì bài hát mới kết thúc.

Hoặc ở một số bài đồng dao khác của dân tộc Mường, hoặc dân tộc Tày, Nùng cũng có hình thức tổ chức chơi giống như đồng dao và trò chơi Chi chi chành chành, Chi vi chi vít, Ú tim, Hú dê dê, v.v... của người Việt (Kinh), như:

- Nhù nhà nhù nhịt

Bàn ít bàn ương

Xương cơm xương cả b

Nhạ clù nhạ clèo

Keo rang đồông đậm

Khẩm moọc choóc chỏo dọo dần

Đậm clúng!

(Nhù nhịt - Đồng dao Mường, tr.202)

- Păn buốc thú

Lủ mạy chía

Nè tốc tắm

Nặm quá phai

Vài nhằm sliểu

Lèo ní néng

Téng vỏ hâu

Tầu gần mỉn

(Chia ống đũa - Đồng dao Tày,tr.68)

- Chủ chỉ cặp mèng

Đăm đeng xì tải

Lac lai xì chen

Căm khen po càu

Căm khen po mảy

(Xoè tay bắt-Đồng dao Nùng, tr.57)

Trong những bài đồng dao trên, các trò chơi được diễn một cách đơn giản, cả nhà gồm ông bà, bố mẹ, anh chị đều có thể chơi và đóng vai cùng với các em. Mỗi người đặt một ngón

Page 50: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

45

tay trỏ vào lòng bàn tay người cầm trịch, người đó lấy ngón tay mình chỉ vào ngón tay của từng người theo vòng tròn mà nhấn hai tiếng một. Cuối bài người cầm trịch nắm tay lại, bắt được tay ai người đó phải bịt mắt hoặc không bịt mắt thì coi như người đó bị thua.

Như vậy, những bài hát đồng dao ngoài việc được hát lên và trình diễn xướng theo truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc đồng thời cũng mang những nét chung, phản ánh sự phong phú trong đời sống tinh thần của trẻ em các dân tộc Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở đó tạo thành thói quen trong sinh hoạt gia đình, nơi thôn xóm, bản làng, góc vườn, sân trường, v.v... Vì thế những bài hát đồng dao đã tồn tại qua nhiều thời đại và còn mãi đến ngày nay, luôn phù hợp với mọi lứa trẻ. Trong môi trường sinh hoạt văn hoá gia đình, những bài hát đồng dao ấy đã đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách ngay từ chặng đường ấu thơ của bất cứ ai trong chúng ta.

Mỗi bài hát đồng dao, mỗi trò chơi khi được người lớn hát và chơi với trẻ, thì ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu vui chơi còn có mục đích giáo dục và giúp trẻ nhận thức, mặc dù trẻ có thể chưa hiểu hết về ý nghĩa nội dung câu hát hay trò chơi. Trẻ thích đồng dao, say mê với những trò chơi dân gian gắn với đồng dao, không cần học cũng thuộc bởi một lẽ bài hát đồng dao luôn có kết cấu đơn giản, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, hình ảnh trong đồng dao thường là những sự vật hiện tượng hoặc những con vật quen thuộc với các em, như:

Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng

Đưa bà đến quãng đường cong

Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà

Tiền bà trong túi rơi ra

Tép tôm nhặt được trả bà mua rau

(Đồng dao Việt,tr.260)

Bài đồng dao này mang tính chất giáo dục đạo đức sâu sắc cho các em về tính thật thà không tham lam và phải biết giúp đỡ người

già... Trong đồng dao và trò chơi truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi tác phẩm đều có giá trị về nhiều mặt. Có những bài hát hay trò chơi mang tính giáo dục về đạo đức, có những bài hát hay trò chơi khác lại mang tính giáo dục về tâm lý, hay giáo dục về kiến thức tự nhiên, xã hội v.v... Thí dụ bài đồng dao sau:

Ngân hà vắt qua sàn

Cháu con ăn gạo trắng

Ngân hà vắt qua nóc nhà

Cháu con ăn gạo mới

Ngân hà vắt qua chái nhà

Cháu con chán cơm nguội

(Đồng dao Nùng, tr.25)

Bài này được hát trong những đêm trời đầy sao, ông bà, bố mẹ và anh chị cùng em nhỏ ngồi trên sàn cất lên tiếng ca, người lớn vừa hát vừa giải thích, chỉ bảo những điều trong bài cho trẻ nghe và tất cả lại cùng nhau hát. Có thể các em không hiểu hết những điều người lớn nói hay nội dung những lời hát, song không vì thế mà các bài đồng dao sẽ kém phần hấp dẫn đối với các em, mà ngược lại sẽ lại càng kích thích tư duy muốn khám phá, tìm tòi ở trẻ. Có thể các em tự đặt câu hỏi: Vì sao những ngôi sao trên bầu trời kia lại có những thay đổi về vị trí trong không gian “vắt qua sàn”, “vắt qua nóc nhà”, “vắt qua chái nhà”; Hoặc vì sao con người được ăn gạo mới, được ăn gạo trắng khi mà các ngôi sao ấy ở những vị trí khác nhau, v.v... Cùng hát với mọi người trong gia đình song chắc hẳn các em vẫn hát mà trong đầu lại vừa suy nghĩ tò mò về những điều mới lạ đó, khiến cho bài hát đồng dao mỗi lúc lại có một cấp độ hấp dẫn khác nhau.

Sinh hoạt đồng dao trong gia đình không chỉ có tác dụng rèn luyện trí nhớ, óc quan sát và sự ham hiểu biết của trẻ nhỏ mà còn giúp các em có sức mạnh liên kết tập thể. Ngoài gia đình của trẻ thì những câu hát đồng dao mà trẻ được ông bà, bố mẹ, anh chị hát cho nghe sẽ được trẻ nhỏ hát với đám trẻ trong xóm, trong làng và chỗ nào vui, trẻ nhỏ kéo nhau

Page 51: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

46

đến cùng hát cùng chơi. Câu hát đồng dao lúc này đã thực hiện chức năng tập hợp và cũng từ đó những đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hoá tập thể một cách tự nguyện với tất cả sự hứng thú của mình.

Trời ơi hãy nắng

Tao đánh chắt cho mày xem

Tao xai mòi cho mày nghe

Gõ khánh vang vang

Đi chợ rộn ràng

Sờ tí, tí bà Kinh

(Đồng dao Nùng, tr.15)

Bài hát này ban đầu là mẹ hoặc chị hát cho trẻ nghe ở nhà trong những ngày trời râm hay là trời mưa nhưng sau khi trẻ nghe hát và thuộc thì bài đồng dao đã không còn ở phạm vi hẹp của không gian gia đình mà được hát ở phạm vi rộng hơn: đầu làng, ngõ, xóm, sân kho... Điều này đã khiến cho bài đồng dao trên đã trở nên phổ biến được trẻ nhỏ hát để cầu trời nắng, các em tập hợp thành một nhóm đông vừa chơi vừa cất tiếng hát và bài đồng dao cứ thế được ngân vang.

Như vậy, cùng với những câu hát đồng dao gắn liền với các trò chơi trong môi trường sinh hoạt gia đình thì ông bà, cha mẹ, anh chị là những người đóng vai trò khơi gợi cảm hứng và góp phần tham gia tích cực vào việc diễn xướng đồng dao và thực hiện trò chơi với trẻ nhỏ. Đây cũng chính là sự kết hợp hài hoà của văn hoá gia đình truyền thống, mà ngày nay chúng ta vẫn nhận thấy sự hiện diện và bảo lưu những bài đồng dao và trò chơi dân tộc này ở nhiều gia đình nông thôn cũng như thành thị. Những bài hát đồng dao như vậy có tác dụng hơn bất cứ một bài giảng nào và khẳng định rằng môi trường sinh hoạt văn hoá gia đình có vai trò rất quan trọng cho quá trình hình thành nhân cách và trang bị tri thức cho trẻ nhỏ.

HÁT RU – HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG ĐỒNG DAO GẮN VỚI SINH HOẠT GIA ĐÌNH

Có một bộ phận đặc biệt của đồng dao – đó chính là bộ phận hát ru có sử dụng những lời đồng dao luôn được gắn với sinh hoạt gia

đình và gia đình chính là một môi trường diễn xướng hết sức đặc biệt của loại hình ca hát này. Trong bộ phận hát ru thường có sự tham gia của người lớn vào hoạt động diễn xướng, tuy nhiên đối tượng trữ tình và đồng thời cũng là chủ thể chính trong quá trình diễn xướng vẫn là các em nhỏ.

Môi trường gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư duy và nhân cách trẻ em. Sự phát triển đồng dao vốn có nguồn gốc và gắn với môi trường văn hoá gia đình, nếu không nói là văn hoá mẹ. Hát ru - một hình thức diễn xướng của đồng dao bao gồm các bài hát đồng dao bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em và một số bài hát kèm trò chơi đơn giản khác. Sự độc đáo của hát ru là nó gắn bó với con người ngay từ thủa lọt lòng, tức là lúc mà con người chưa có ý thức về nghệ thuật nhưng nó hấp dẫn bởi những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và những lời ca trong sáng, đơn giản đầy chất trữ tình.

Ở Việt Nam hát ru có nhiều loại, mỗi vùng, miền lại có những giai điệu hát ru khác nhau bởi nó phụ thuộc vào ngôn ngữ hay phong tục tập quán của vùng miền ấy. Sự phân biệt và cơ sở nhận biết các loại hát ru này chủ yếu là về làn điệu (âm nhạc). Lời hát ru có một bộ phận là từ những bài đồng dao, ngoài ra là những lời hát ví, hát đúm, những câu ca dao, hay từ những điệu lý, điệu hò được chuyển thành những câu thơ giàu âm điệu truyền cảm, phản ánh tâm tư tình cảm của con người cũng như thể hiện đặc trưng văn hoá vùng miền. Cụ thể, chúng ta có hát ru vùng đồng bằng Bắc bộ, hát ru vùng Thanh Nghệ Tĩnh, hát ru Bình Trị Thiên, hát ru Nam Trung Bộ, hát ru Nam bộ... Đối với đồng dao, hát ru là một trong những hình thức diễn xướng giúp cho đời sống của thể loại này thêm sinh động, phong phú.

Về phương thức diễn xướng hát ru chủ yếu là hát đơn do người bà, người mẹ hoặc người chị hát ru cháu, ru con, ru em. Trong hát ru, những bài đồng dao, được sử dụng vào những làn điệu hát ru thường không tập trung vào một chủ đề nhất định mà chủ yếu hướng vào

Page 52: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

47

mục đích hát để ru cho trẻ ngủ. Vì thế hát ru là một loại hát đơn giản mà bất kỳ người nào cũng có thể thực hiện được với vai trò của người tham gia hát một cách dễ dàng.

- Em ơi ngủ!

Ngủ cho sâu

Ngủ chờ mẹ

Mẹ ra đồng bắt cá

Mẹ đi ruộng lấy luốm

Được con luốm môi hồng

Được con ve môi thâm

Ngủ cho sâu

(Hát ru, Đồng dao Tày,tr.86)

Loại bài đồng dao hát ru có nội dung tương tự như trên tương đối phổ biến và phong phú. Ở mỗi địa phương, mỗi gia đình, mỗi người đều có thể đặt lời cho thích hợp. Lời mở đầu cho kiểu bài đồng dao hát ru của các dân tộc cũng có sự giống nhau, với cách bắt đầu bằng các từ mở đầu quen thuộc như:

“Ơi, à ơi ,ru hỡi ru hời,...”

Nín đi em cưng ơi!

Đừng khóc nữa em nhé! (Hát ru, đồng dao Thái,tr.50)

- Ru...ru

Ru em bé ngủ ngon

Ngủ say rồi ngủ sưa (Hát ru, đồng dao Nùng, tr.73)

- Ru hời, ru hỡi, ru hời

Làm trai đứng ở trên đời

Làm sao cho xứng giống nòi nhà ta... (Hát ru, đồng dao Việt,tr.285)

- À ơi, à ời ời,

Đừng khóc nữa em ơi! (Hát ru Lô Lô,[6,tr.387])

- À ơi, à ơi Con lợn tập mặc váy, đẹp sao mà đẹp

Con dê tập mặc quần, hay sao mà hay

Con lợn lên nương dũi tam giác mạch

Mõm đã mọc râu dài...

Con ngoan! Con ngoan!

(Đồng dao Pu Péo,[6, tr.292])

Lời mở đầu những bài đồng dao hát ru được thể hiện một cách đơn giản cũng là một nét chung của kết cấu thơ đồng dao.

Hát ru có nhiều hình thức thể hiện: người ta có thể hát ru lúc bế trẻ em trên tay, lúc nằm võng, lúc đưa nôi, lúc địu trên lưng, ... bất cứ khi nào, chỗ nào hay bất cứ người nào trong gia đình cũng có thể hát ru được. Các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, H`mông, Lô Lô,... theo tập quán và môi trường lao động người ta còn hát ru trong lúc địu con trên đường đi rừng, đi nương rẫy và cả những lúc quay tơ dệt vải.

Veng ...veng

Trẻ em đòi ăn dưa

Người già đòi phòng bệnh

Thiếu nữ đòi ngủ trưa

Veng...veng

(Đồng dao Nùng, tr.35)

Lời hát ru tuỳ theo cảm xúc của người hát và lứa tuổi của trẻ em mà thực hiện hàng loạt những câu đồng dao khác nhau và được sử dụng xen kẽ các nhịp điệu, tiết tấu thêm phong phú.

Khi trẻ mới bắt đầu vào giấc ngủ, người ru thường hát ru theo lối êm nhẹ. Khi tiếp tục nựng dỗ trẻ cho trẻ ngủ sâu, thì người ru vừa thực hiện nhịp nhàng động tác vỗ về vừa kết hợp với những làn điệu hát ru có tiết tấu theo nội tâm sâu lắng . Đây chính là lúc người mẹ (người chị/người bà) gửi gắm tâm sự của mình vào lời ru. Lúc này người ru có thể vận dụng sự đa dạng của ngôn ngữ đồng dao thông qua những bài hát có tính chất ngụ ngôn hay vè hoặc với những bài hát mang nội dung trữ tình hay triết lí nhân sinh.

Trong truyện ngụ ngôn hay vè, tác giả dân gian thường lấy việc miêu tả loài vật để ám chỉ cuộc sống của con người, để ca ngợi một hành động đẹp hay để phê phán một thói hư tật xấu,... Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của ngụ ngôn và vè thường là nhân cách hoá loài vật để xây dựng hình tượng nhân vật của mình. Trong những bài hát ru, biện pháp nghệ thuật đó cũng được các tác giả dân gian sử

Page 53: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

48

dụng khá nhiều. Hầu như ở bất cứ một bài hát ru có nội dung xác định nào ta cũng có thể bắt gặp khi là hình ảnh một con trẻ, khi thì là một hình ảnh về con bống, con rô, con mèo (đồng dao Việt), con cá, con muồm muỗm, con ve (đồng dao Thái, đồng dao Tày Nùng), v.v... được so sánh nhân hóa với những kiểu/loại người khác nhau trong xã hội. Những hình ảnh được đem ra để so sánh, ví von ấy trong thực tế chúng rất gần gũi và được trẻ nhỏ yêu mến. Khi đứa trẻ chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với cuộc sống xung quanh bên ngoài, thì không gian thân thuộc nhất đối với các em chính là những con vật trong gia đình hoặc là những đồ chơi do nguời lớn đem đến thông qua những bài đồng dao hát ru này.

- Con mèo xán bể nổi rang

Con chó chạy lại mà mang lấy đòn

(Hát ru, đồng dao Việt, tr.271)

- Khóc nhè bêu bêu

Bêu ầm nhà

Xấu gà dò

Trốn vào mà nằm chơi

Ngơi không nhắp

Dậy ăn vụng thịt

Bị mắng, đòn

(Đồng dao Tày, tr.84)

Lời ru ban đầu có thể giúp các em nhận biết, phân biệt về thế giới con vật, thế giới các vật dụng trong gia đình với những tên gọi đã được đặt tên cho chúng. Về sau chính những lời ru ấy giúp các em phân biệt được nét bản chất của sự vật hiện tượng riêng biệt như:

- Xay thóc

Nấu rượu

Đi bán.

Mua trâu

Hai nái,

Mua dê

Hai con,

Mua lợn

Hai lứa.

Nấu cám

Chúng ăn

(Đồng dao Tày, tr.80)

Người ru trong nhiều trường hợp đồng thời là người thưởng thức, đôi khi còn là người sáng tác. Hơn nữa hát ru không quy định nghiêm nhặt về mặt thời gian, mà thường tuỳ theo từng hoàn cảnh của người ru và điều kiện sinh hoạt gia đình. Do vậy, đồng dao hát ru chính là kết quả sáng tạo của nguồn cảm hứng chủ động, không gò bó của người hát ru với nhiều cung bậc tình cảm và nó dễ dàng truyền tải một cách trực tiếp vào thế giới tâm hồn của trẻ nhỏ.

Qua hình thức diễn xướng của hát ru như trên, người ru đã giúp cho các em từ những hiểu biết ban đầu làm quen dần với đời sống con người. Những lời hát ru được cất lên bên những cánh võng tao nôi, hay bên những chiếc địu khi đi nương, đối tượng thưởng thức là những em nhỏ có thể chưa hiểu gì nhiều về nội dung. Song thông qua những âm thanh êm dịu, ngọt ngào, lời ru đã là những tín hiệu giúp các em nhận biết và phát triển khả năng hình dung tưởng tượng của mình.

Nội dung trữ tình tha thiết được thể hiện trong các bài đồng dao hát ru đó là sự kết hợp kết cấu điệp khúc với âm điệu, giai điệu phong phú, thoải mái, làm cho chúng có sức gợi cảm, thể hiện tình yêu thương đằm thắm mà các bà, các mẹ, các chị muốn dành cho trẻ.

Ứ... ứ…

Ứ noọng sláy ti noòn

Ứ noọng pèn ti dú

Me pay slay au pja

Me pay nà au luum

Au tu luum pác đeng

Au tu mèng pác máy

Au mà láu noọng sláy ti noòn

Ru …ru…

(Đồng dao Nùng, tr.71)

Page 54: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

49

Với hình thức sinh hoạt đó, gia đình là trường học đầu tiên đối với mỗi trẻ nhỏ và những câu hát ru chính là bài học cơ bản bằng nghệ thuật và ngôn ngữ thơ ca của mẹ, đã giúp trẻ nhỏ lớn lên mỗi ngày. Đồng thời, hát ru trở thành một hiện tượng sáng tạo văn hoá thuộc về những người bà, người mẹ, người chị.

Qua các hình thức diễn xướng của đồng dao nói trên, chúng ta thấy sinh hoạt văn hoá gia đình có sức mạnh lan toả cộng đồng rất nhanh chóng và đó cũng là nét văn hoá truyền thống mang đậm dấu ấn dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Diễn xướng đồng dao trong gia đình vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí cho trẻ đồng thời còn là hình thức xây dựng văn hoá gia đình, bảo lưu và phát huy những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống. Điều này khẳng định vai trò cũng như giá trị của

đồng dao các dân tộc trong nền văn học dân gian nói riêng và văn hoá truyền thống của Việt Nam nói chung.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [2]. Nguyễn Nghĩa Dân (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3]. Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [4] Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [5]. Bùi Thiện (2004 ), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [6]. Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập I, Quyển 1, Nxb Đà Nẵng 2002.

SUMMARY FOLK SONG PERFORMANCE IN FAMILY ACTIVITIES

Leng Thi Lan∗∗∗∗

College of Agriculture and Forestry – TNU

In the cultural treasures, folklore traditions of each ethnic group have a part reflecting the characteristics and unique identity, consisting folk songs and folk games. It can be seen that the development of folk songs originated from family culture. Folk song performance meets entertainment demand for the young and it also creates family’s culture, preserves and develops the beauty of traditional culture. In addition, it also affirms the role of traditional folk songs in folk literature in general and in folk songs in particularly. Key words: performance, folk songs, family

∗ Tel: 0989 142696

Page 55: Tập 87 - 11 - 2011

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 43 - 49

50

Page 56: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 51 - 54

51

DÒNG HỌ HOÀNG NGŨ GIÁP Ở THÔN KHU ỔI TÁT XÃ QUY K Ỳ, HUYỆN ĐỊNH HÓA T ỈNH THÁI NGUYÊN

Hà Thị Thu Thủy*, Hoàng Quốc Bảo

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Mỗi tộc người thường có một vài họ gốc. Họ Hoàng là một trong số ít các dòng họ gốc của người Sán Chay ở địa phương. Một chi nhánh của dòng họ này, tên gọi là Hoàng Ngũ Giáp đã định cư lâu đời và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Dòng họ, Sán Chay, Hoàng Ngũ Giáp.

∗ Trong quá trình hình thành làng bản của các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, mỗi dòng họ đến định cư là một phần cấu thành. Dù dòng họ nào, nếp gia phong thời phong kiến cũng quan niệm cá nhân là một thành viên của những tổ chức hình vòng tròn đồng tâm: gia đình, dòng họ, làng xã, đất nước. Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em Tày, Nùng, Dao, Sán Chay…với các họ lớn như Nông, Ma, Vi, Hoàng, Trần, Vương, La, Ninh…Trong đó, họ Hoàng là một trong số ít các dòng họ chính của người Sán Chay ở địa phương. Một chi nhánh của dòng họ này, tên gọi là Hoàng Ngũ Giáp, định cư tại thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, thôn Khuổi Tát có 51 hộ gia đình với 225 nhân khẩu. Trong đó, họ Hoàng Ngũ Giáp chiếm 34 hộ với 160 nhân khẩu. Cuốn sách “Nhất bản Nam Hoa khai xuân tảo vãn sử lưu hậu tử tôn” của dòng họ cho biết tổ tiên họ Hoàng Ngũ Giáp sống ở thôn Đồng Bình, Na Đào Sơn, huyện Khâm Châu, phủ Liêm Châu, Quảng Đông, nước Đại Minh, nay thuộc huyện Hợp Phố, địa cấp thị Bắc Hải, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vào thế kỷ XVII, ở Trung Quốc giặc cướp hoành hành, chiến loạn liên miên, nhà Minh sắp diệt vong, nhà Thanh sắp lên thay thế cho nên tổ tiên

∗ Tel: 0912 804549

dòng họ Hoàng nói riêng và người Sán Chay nói chung phải chạy sang Việt Nam lánh nạn vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII [4, tr.31-34].

Như vậy, người Sán Chay đã có mặt ở Việt Nam ít nhất cũng trên 300 năm trước. Vào thời Lê Trung hưng (thế kỷ XV-XVI), trong những đoàn người từ duyên hải Quảng Đông đi lánh nạn đến đất Việt Nam có tổ tiên họ Hoàng Ngũ Giáp. Họ đi theo đường biển vào “Hạ Long mẫu” (huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Sau một thời gian sinh sống, cuối thế kỷ XVIII c ộng đồng người này đã thâm nhập vào sâu nội địa đông bắc Việt Nam như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ. Trong quá trình đó, dòng họ Hoàng Ngũ Giáp cũng bị lưu lạc phân tán ở nhiều nơi [7] [8].

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, gia đình ông Hoàng Pháp Thông định cư ở vùng thuộc phủ Thông Hóa, được chính quyền nhà Nguyễn bổ làm một chức quan thu thuế ở vùng Cao Bằng, Thái Nguyên [7] [8]. Một trong số các con trai của Hoàng Pháp Thông là Hoàng Diệu Hiền (ông tổ các nhánh Hoàng Ngũ Giáp hiện nay ở các xã Quy Kỳ, Tân Thịnh và Tân Dương huyện Định Hóa), có bốn người con trai gái lần lượt là Thượng, Tăng, Biên, Tự. Cả bốn anh em này cùng sống với mẹ và làm thuê mướn ở các làng xa nhau, có lúc không có liên lạc gì, sống vô cùng gian khổ. Về sau cả mấy anh em mới quay về cùng nhau phát nương, dần dần mới khá lên chút. Anh cả là

Page 57: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 51 - 54

52

Thượng đã từng được học một chút ít nên về sau có được làm Chánh quản nhưng lại không có con nối dõi. Mấy người anh em này về sau chuyển từ làm mướn sang làm ruộng nước, được một thời gian ngắn lại ở Kim Phượng (Định Hóa) thì lại kéo lên Khuổi Náng, Khuổi Pết, Đăng Mò (thuộc Bình Trung và Quy Kỳ). Về phần người con trai thứ ba là Hoàng Đình Biên về sau sinh được ba người con trai là Hoàng Đình Kim, Hoàng Đình Báu và Hoàng Đình Tài. Cả ba người này đều đã đến khu vực xã Bình Trung và xã Quy Kỳ. Hoàng Đình Kim (1883 -1961) vào năm 1918 đã đem gia đình từ Bắc Kạn đến cư trú ở Coóc Quang [7]. Con trưởng Hoàng Đình Kim là Hoàng Kim Quý (sau này lấy tên là Hoàng Văn Nhất) cùng con cháu sống ở đó cho đến ngày nay.

Bản Coóc Quang hồi đó hoang vu rậm rạp, chỉ có ít người Tày đi lại qua đây. Tuy nhiên người Tày làm Quản mán bao gồm vùng ảnh hưởng đến cả đất Coóc Quang. Quản mán Tày nói với Hoàng Đình Kim rằng về Coóc Quang để trông một miếu thổ công (sau này dân làng hàng năm mùng hai tháng sáu âm lịch mỗi nhà góp một ít lễ cúng thổ công, cho đến gần đây người ta mới dỡ đi xây nhà văn hóa thôn trên nền miếu cũ đó) và vỡ mấy mẫu ruộng hoang, đồng thời mời thầy pháp về trấn trị tà khí ma quỷ. Sau đó Hoàng Đình Kim còn lôi kéo được một số gia đình những người đồng tộc Sán Chay của các họ khác cùng đến ở Coóc Quang, đó là những ông tổ của các họ Trần Trái Quy, Trần Thâu Ngưu, Vương Ngọc Hoàng cùng ở Khuổi Tát ngày nay. Nhóm người đến bản Coóc Quang “khai sơn phá thạch” do Hoàng Đình Kim dẫn đầu này trở thành cơ sở của những dòng họ ở thôn về sau và dòng Hoàng Ngũ Giáp trở thành dòng họ lớn hơn cả, các con cháu anh em với Hoàng Đình Biên và trên Hoàng Đình Biên lan tỏa ra các thôn bản lân cận trong xã An Lạc và các xã khác của huyện Định Hóa [7].

Có thể xem lịch sử khai hoang và thành lập Khuổi Tát không tách rời với sự nghiệp xây dựng và phát triển của dòng họ Hoàng Ngũ Giáp. Hoàng Đình Kim có hai con trai là

Hoàng Văn Nhất và Hoàng Văn Lợi. Chi của Hoàng Văn Nhất tiếp tục sinh sống ở đây, trong khi chi của Hoàng Văn Lợi di cư xuống địa bàn xã Tân Dương, cả hai chi họ đều phát triển nhanh chóng. Con cháu Hoàng Văn Nhất phát triển từ một hộ với không đầy mười nhân khẩu đến nay lên 34 hộ với khoảng 160 nhân khẩu (chiếm khoảng 2/3 số hộ và nhân khẩu trong thôn Khuổi Tát) và cũng do trải qua quá trình khai hoang, mở mang đất nông nghiệp, đất rừng lâu dài từ 3 - 4 thế hệ nên họ Hoàng Ngũ Giáp cũng sở hữu khoảng 3/4 diện tích đất tự nhiên của thôn với diện tích 250 hecta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hoàng Văn Nhất được nhân dân tín nhiệm cử làm Chủ tịch Lâm thời của Ủy ban nhân dân xã An Lạc trong thời gian 8/1945 đến cuối 1946 (đến năm 1970 xã An Lạc mới đổi tên thành xã Quy Kỳ). Ghi nhận thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, năm 1996 Nhà nước trao tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhì cho ông Hoàng Văn Nhất. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, con cháu dòng họ Hoàng Ngũ Giáp tích cực giúp đỡ che chở cán bộ cách mạng hoạt động và hăng hái sản xuất đóng góp cho kháng chiến như: tham gia dân công chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong những năm chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hàng chục thanh niên họ nhập ngũ chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các chiến trường. Đảng viên dòng họ Hoàng Ngũ Giáp trong Chi bộ Đảng của thôn tham gia lãnh đạo nhân dân tại địa phương thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội [7] [9].

Về nhân khẩu họ Hoàng Ngũ Giáp nói chung còn có liên hệ và biết rõ về nhau thì ước tính có khoảng 200 - 250 người. Địa bàn cư trú của những người cùng họ này đều trong huyện Định Hóa gồm có: ở xóm Đồng Muồng (xã Tân Thịnh), xóm Tân Tiến (xã Tân Dương), các xóm Đồng Hẩu, Khuôn Câm và thôn Khuổi Tát (xã Quy Kỳ) là nơi đông nhất. Theo những người cao tuổi và các thầy cúng trong họ thì con cháu dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ngoài huyện Định Hóa còn có ở Yên

Page 58: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 51 - 54

53

Sơn, Sơn Dương và Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Đồng Hỷ và Phú Lương (Thái Nguyên). Do thất lạc đã lâu năm nên không rõ những nhánh kia hiện giờ phát triển như thế nào [6] [7] [9].

Con cháu dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát còn tự gọi họ của mình bằng những tên khác như là Hoàng Ngũ Tinh (tức Hoàng năm sao, một biến thể từ Hoàng Ngũ Giáp), Hoàng Đại Đầu (tức Hoàng đầu to, ý nghĩa là tự tôn dòng họ mình là họ nhiều chữ nghĩa, sách vở), Hoàng Hiếu Ngân (tức Hoàng Tang Bạc, xuất phát từ tập quán tang ma đặc trưng của họ mình) và cũng tương tự như thế ở các họ khác như: họ Hoàng Tam Giáp gọi khác là Hoàng Ba Vạch (vì hình chữ Tam (三三三三)có ba vạch), Vương Ngọc Hoàng có lúc gọi là Vương Đại Tử, Vương Phi Tử (tức Vương bụng to, Vương bụng phệ). Họ Hoàng Ngũ Giáp từ nhiều thế hệ trở lại đây cũng có thầy cúng của riêng dòng họ mình mặc dù các thủ tục cúng bái không có nhiều khác biệt, trong họ còn giữ được nhiều đồ nghề của thầy cúng như: áo, mũ, kèn, kiếm, chiêng, mõ, lệnh bài và cả trang phục truyền thống [7] [8].

Về tên gọi Hoàng Ngũ Giáp, Giáp (甲) là can đầu trong mười Thiên can, nó cũng mang nghĩa là áo ngoài, lớp mai, vỏ của động vật. Theo cuốn “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của tác giả Trần Từ, nếu ngõ, xóm và họ là những cơ cấu hiển hiện, những cơ cấu nổi của sinh hoạt làng mạc thì giáp là một cơ cấu có phần ẩn tàng. Cho nên, trong ngôn ngữ hàng ngày, người nông dân Việt ở Bắc Bộ dễ đánh đồng giáp với thôn, xóm, làng. Tuy nhiên, Giáp lại là một tổ chức xuất hiện ở Trung Quốc, muộn nhất cũng dưới triều nhà Đường (thế kỷ VII - X) với tư cách đơn vị hành chính cấp hương và du nhập vào Việt Nam qua bộ máy chính quyền đô hộ. Giáp tồn tại lâu dài trong thiết chế hành chính nhưng sử cũ chỉ nhắc đến mà không tả rõ nội dung. Giáp trước thế kỷ XIX, có lẽ còn là một tổ chức được xây dựng trên cơ sở địa vực. Trên cơ sở những hiểu biết về tổ chức giáp và nhất là giáp lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, tác giả mạnh dạn đưa ra giả thuyết giải thích

về tên gọi Hoàng Ngũ Giáp như sau: Trong tất cả các họ của người Sán Chay thì họ Hoàng hiện nay là họ có nhiều Giáp hơn cả, ví dụ như: Hoàng Tam Giáp, Hoàng Tứ Giáp, Hoàng Ngũ Giáp, Hoàng Thập Giáp. Ngoài ra, các họ không phải Giáp là Hoàng Vương, Hoàng Bách Vương, Hoàng Quan Âm, Hoàng Ngọc Hoàng, Hoàng Nam Hoa, Hoàng Táo Quân, Hoàng Dóng, Hoàng Chai Vài v.v…Có thể tất cả những dòng họ Hoàng Giáp này (thậm chí cả những họ Hoàng không phải Giáp còn lại) xưa kia có chung một gốc tổ là họ Hoàng Giang Hạ - một dòng họ lớn ở một địa vực cư trú rộng phía Nam Trung Hoa, chia thành từng giáp như những đơn vị hành chính dân cư từ Nhất Giáp cho đến Thập Giáp hoặc là trong thời gian loạn lạc cuối thế kỷ XVII ở Quảng Đông, những chi phái họ Hoàng đã thống nhất với nhau là phân nhánh ra các giáp thiên di sang Việt Nam để sau này cùng biết về cội nguồn chung qua giáp. Theo lối phỏng đoán trên, tên gọi Ngũ Giáp của dòng Hoàng Ngũ Giáp nói riêng và các giáp còn lại nói chung có liên quan đến tổ chức Giáp với tư cách đơn vị hành chính cấp cơ sở ở Trung Quốc.

Từ duyên hải nam Trung Hoa, chịu tác động của thời đại, tổ tiên họ Hoàng Ngũ Giáp cùng đồng bào mình rời quê hương đi tìm miền đất sinh tồn mới. Họ cộng cư lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam và hình thành một dân tộc thiểu số có tên gọi là Sán Chay. Định cư và sinh sống trong hoàn cảnh mới, dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa,.tỉnh Thái Nguyên ngày nay.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Khổng Diễn (chủ biên), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002 [2]. Nguyễn Long Thao, Sơ thảo tính danh học Việt Nam, xuất bản tại hải ngoại, 2003. [3]. Hoàng Văn Thụ, Nhất bản Nam Hoa khai xuân tảo vãn sử lưu hậu tử tôn, Sách của dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Page 59: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 51 - 54

54

[4]. Hoàng Văn Thụ, Nhất bản Nam quỷ bạch khẩu sử dụng, Sách cúng của dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, bản sao năm 2002. [5]. Trần Từ, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. [6]. Ông Hoàng Hữu Chí, 51 tuổi, cán bộ nghỉ hưu ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

[7]. Ông Hoàng Văn Chức, 77 tuổi, thầy cúng ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên [8]. Bà Hoàng Thị Lá, 78 tuổi, nông dân ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. [9]. Ông Hoàng Văn Thụ, 49 tuổi, thầy cúng; thôn Khuôn Câm, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

SUMMARY HOANG NGU GIAP’S FAMILY IN KHUOI TAT VILLAGE, QUY K Y COMMUNE, DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Ha Thi Thu Thuy ∗∗∗∗, Hoang Quoc Bao

College of Education - TNU

Many ethnic groups inhabit in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province. Each ethnic group has some original clans. The Hoangs is one of the few original clans of the local San Chay. A branch of this family, called the Hoang Ngu Giap has long settled and played an important role for the development of all aspects in Khuoi Tat village, Quy Ky commune, Dinh Hoa district, Thai Nguyen province. Key words: clans, San Chay, Hoang Ngu Giap

∗ Tel: 0912 804549

Page 60: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

55

THẦN THOẠI CÁC V Ị THẦN KHỔNG LỒ - NGUỒN TƯ LIỆU QUAN TRỌNG VỀ BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ CỦA CƯ DÂN TÀY – THÁI Ở VIỆT NAM

Chu Thị Vân Anh*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong nghiên cứu về văn hoá tộc người, văn học dân gian giữ vai trò là nguồn tư liệu quan trọng. Bởi nó không chỉ phản ánh tư duy, nhận thức của con người thời nguyên thuỷ, mà còn là bức tranh phản chiếu xã hội trong giai đoạn sớm nhất của lịch sử, khi mà sử liệu thành văn chưa xuất hiện. Thần thoại về các vị thần khổng lồ - những vị thần có công khai thiên lập địa của các tộc người Tày, Thái ở Việt Nam không chỉ phản ánh thực tiễn cuộc sống của tộc người trong giai đoạn mới hình thành mà còn là nơi thể hiện ước mơ, nguyện vọng của người nguyên thuỷ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Do vậy, thần thoại của các cư dân Tày – Thái là nguồn tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về văn hoá và lịch sử các tộc người. Từ khóa: thần thoại, văn hóa, nguồn tư liệu, văn học dân gian, cư dân Tày - Thái.

∗ Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam

nói chung và các tộc người Tày, Thái nói riêng, thần thoại là nguồn sử liệu quan trọng, phản ánh trình độ phát triển tư duy, nhận thức của con người thời tiền sử. Không những vậy, nó còn là nơi thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trước tự nhiên trong một giai đoạn lịch sử, khi mà lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế. Thần thoại về các vị thần khổng lồ được coi là lớp thần thoại đầu tiên trong lịch sử văn học nhân loại.

Theo quan niệm của người xưa, các vị thần khổng lồ là những nhân vật vừa có sức mạnh phi thường, vừa có khả năng sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho tộc người. Họ không chỉ là những người có sức mạnh khai sơn phá thạch, đào sông lấp biển, mà cùng với quá trình lao động không ngừng, họ đã phát minh ra những nghề nghiệp quan trọng, tạo nền tảng kinh tế vững chắc cho cả cộng đồng. Như vậy, có thể nói, những vị thần khổng lồ không chỉ tạo nên không gian sinh tồn cho tộc người, mà họ còn góp phần đem lại sự ổn định về mặt kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các cộng đồng người. Các vị thần khổng lồ chính là kết tinh sức mạnh lao động, sáng tạo của tộc người.

∗ Tel: 0983 834376, Email: [email protected]

Do vậy, trong tâm thức người xưa, biểu tượng các vị thần buổi khai thiên lập địa có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với cư dân Tày, Thái - những đại diện tiêu biểu cho văn hoá miền núi ở nước ta.

Trong tâm thức cư dân Thái, hình ảnh những vị thần Sô công luôn là hiện thân cho sức mạnh sáng tạo, là nơi hội tụ mơ ước, khát vọng sống hoà đồng với tự nhiên đầy trắc trở, là hiện thân cho nền nông nghiệp trồng lúa nước của tộc người. Cùng chung đề tài này, ta cũng bắt gặp trong thần thoại của người Tày hình ảnh cặp vợ chồng Báo Luông – Slao Cải, chủ nhân khai phá vùng đất Cao Bằng cũng như nghề nông trồng lúa nước của người Tày ở nơi đây. Thần thoại về vợ chồng Ải Lậc Cậc và Báo Luông – Slao Cải là lớp thần thoại đầu tiên trong lịch sử văn học tộc người về những vị thần khổng lồ - những vị thần đại diện cho sức mạnh của con người thời sơ sử.

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỘC NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU LỊCH SỬ ĐƯỢC TÁI HIỆN THÔNG QUA HÌNH ẢNH NHỮNG VỊ THẦN KHỔNG LỒ

Lược bỏ đi những yếu tố hoang đường về tầm vóc hay sức khoẻ của các vị thần, ta thấy được quá trình tìm hiểu, cải tạo và chinh phục tự nhiên gian khổ của người nguyên thuỷ

Page 61: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

56

trong buổi đầu của lịch sử. Trước hết đó là cuộc sống nay đây mai đó, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên như cuộc sống của Báo Luông - Slao Cải trong giai đoạn đầu: “Ngày xửa ngày xưa, suốt dọc sông còn là sình lầy âm u, cây cối nguyên sinh, lau lách um tùm, muông thú hoang dã. Lúc đó xuất hiện hai người cao to, khoẻ mạnh, đi men dọc dòng nước kiếm ăn”. [3, tr30]

Thời đại mông muội – “th ời kỳ thơ ấu của loài người” (Enghen) – mang tính phổ biến đối với l ịch sử nhân loại nói chung và lịch sử tộc người nói riêng. Đây là giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của con người từ một sinh vật thành một con người thực thụ. Quá trình đó cũng là quá trình tự vận động để khẳng định mình trong thế giới tự nhiên. Lịch sử phát triển của loài người từ thời kỳ mông muội sang dã man phải trải qua hàng nghìn, hàng vạn năm, nhưng trong thần thoại, quá trình đó được phản ánh thật mộc mạc, đơn sơ.

Theo Enghen, “y ếu tố đặc trưng của thời đại dã man là việc thuần dưỡng và chăn nuôi động vật và trồng trọt cây cối” [2, tr50] . Như vậy, nghề nông và chăn nuôi gia súc được hình thành trong giai đoạn lịch sử này. Trong thần thoại Thái, thời kỳ này thể hiện vai trò của cặp vợ chồng Ải Lậc Cậc - cặp Sô Công thứ bảy - được Then cử xuống với sứ mệnh đem nghề nông phổ biến cho vùng đất mới. Công việc của Ải thật khó khăn, nặng nhọc từ việc khai phá đất, làm ruộng, trồng lúa đến việc chăm sóc, thu hoạch. Hình ảnh của thần chính là hình ảnh của người nông dân “chân lấm tay bùn” điển hình của cư dân Thái nói riêng và các tộc người ở nước ta nói chung.

Đối với vợ chồng Báo Luông – SLao Cải, công việc này còn khó khăn gấp nhiều lần. Nếu như trong truyền thuyết Ải Lậc Cậc còn có sự xuất hiện của Then - đấng tối cao có sức mạnh vô song, chi phối muôn loài, đã cho vợ chồng Ải Lậc Cậc lúa giống cũng như địa bàn trồng cấy thích hợp; thì đối với vợ chồng Báo Luông – Slao Cải, để tìm ra cây lúa và cách chăm bón phù hợp là cả một quá trình quan sát, tìm tòi và sáng tạo. Từ khi phát hiện ra

một loại cỏ có hạt cứng, ram ráp, có thể dùng làm lương thực, trên cơ sở quan sát thực tiễn, ông bà thấy rằng “mọc hoang năng suất rất thấp. Có bụi nhiều cây nhưng không ra bông, hoặc bông lơ thơ vài hạt. Chỉ những chỗ luôn xâm xấp nước, không để cạn khô hay nước quá sâu mới trổ bông to và mẩy” [5, tr41]. Do vậy một nền nông nghiệp trồng lúa nước đã ra đời bắt nguồn từ chính nhu cầu cũng như khả năng quan sát tự nhiên của con người. Năng lực sáng tạo của người nguyên thuỷ thông qua hình tượng những vị thần khổng lồ được đề cao.

Bắt nguồn từ nhu cầu của gia đình hay từ thực tiễn sản xuất đặt ra yêu cầu cho các vị thần phải tiến tới thuần dưỡng các loài thú để một mặt phục vụ sản xuất, mặt khác bổ sung nguồn thực phẩm cho gia đình. Do vậy, bên cạnh trồng lúa, nghề chăn nuôi cũng bắt đầu hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày. Con vật đầu tiên mà vợ chồng Ải Lậc Cậc nuôi là con ngựa có cánh của Then Lôm. Sau đó là đôi trâu Nen giúp vợ chồng Ải cày ruộng. Còn đối với vợ chồng Báo Luông – Slao Cải, ông bà đã tìm cách đuổi trâu rừng, bò rừng về thuần dưỡng để giúp dẫm ruộng. Sau đó ông bà còn bắt mèo rừng, chó rừng về canh kho thóc, bắt ngựa rừng về thuần dưỡng để làm phương tiện đi lại và chuyên chở lương thực, hàng hoá…

Như vậy, một ngành sản xuất nông nghiệp với hai thành phần chủ đạo: trồng trọt và chăn nuôi đã được hình thành, chính thức đánh dấu sự ra đời của con người với đúng nghĩa của nó. Con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa mà đã có thể tự cấp tự túc cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Theo đó cuộc sống định cư thành những làng bản nông nghiệp được ra đời. Lúc này con người đã hoàn toàn thoát thai khỏi thế giới động vật. Không những thế, bằng năng lực của mình, con người đã quay trở lại, tác động vào tự nhiên thông qua quá trình lao động sáng tạo không ngừng để phục vụ cuộc sống.

Kết thúc thời đại dã man là sự ra đời của gia đình một vợ một chồng – “dấu hiện của buổi đầu của thời đại văn minh” [2, tr101]. Điều

Page 62: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

57

này đã được phản ánh qua thần thoại về từng cặp đôi Sô Công, Ải Lậc Cậc hay vợ chồng Báo Luông – Slao Cải. Nhờ có được một gia đình bền vững mà những vị thần có thể hoàn thành những công việc mà lịch sử giao phó: kiến thiết mặt đất cho sự ra đời của con người (6 cặp Sô Công), hay giúp con người khai phá những vùng đất mới, phổ biến nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc (vợ chồng Ải Lậc Cậc và Báo Luông – Slao Cải). Xuất phát từ hôn nhân một vợ một chồng bền vững đã sinh ra nhiều thế hệ con cháu, rồi từ đó phát triển, sinh ra các dòng họ, hình thành nên một tộc người thống nhất (tộc người Tày ở Cao Bằng). Qua đây cũng cho thấy lịch sử của cả một tộc người, một dòng họ được tái hiện lại thật sâu sắc, từ buổi đầu mới thoát thai khỏi động vật, đến khi bắt đầu cuộc sống định cư rồi hình thành từng nhóm của một tộc người, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đưa con người bước vào thời kỳ mới - thời kỳ văn minh.

THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ - NƠI CHUYỂN TẢI KHÁT VỌNG CHINH PHỤC VÀ SỐNG HOÀ ĐỒNG VỚI TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRONG BUỔI ĐẦU CỦA LỊCH SỬ

Trong giai đoạn đầu của lịch sử, khi con người mới thoát thai khỏi thế giới động vật và bắt đầu có sự phát triển trong nhận thức, vấn đề đầu tiên mà họ quan tâm và mong muốn tìm hiểu là về những hiện tượng tự nhiên xung quanh mình. Tại sao có trời, có đất, có mưa, có gió? Tại sao lại có sông, suối, ao hồ? Tại sao lại có các loài vật? Và tại sao lại có con người? Những câu hỏi đó chi phối nhận thức của con người trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi con người mới ra đời.

Lúc bấy giờ, cơ sở duy nhất người nguyên thuỷ dựa vào để giải thích thế giới chính là ở khả năng lao động của bản thân. Với sự phát triển không ngừng về công cụ sản xuất, năng suất lao động của con người ngày càng được nâng cao, bước đầu ổn định cuộc sống. Chính lao động đã giúp cho con người tách biệt hẳn với thế giới động vật và giúp cho tư duy con

người ngày càng được nâng cao. Người nguyên thuỷ thường xuyên tác động vào tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình, nên đối với họ, lao động của con người có sức mạnh vạn năng. Và từ đây, để giải thích và nhận thức về thế giới, họ đã dựa vào chính sức lao động của mình.

Người nguyên thuỷ cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều được sinh ra từ ý muốn và từ lao động của con người. Qua hình tượng các vị thần khổng lồ, cư dân Tày – Thái cổ thể hiện ước mơ chinh phục tự nhiên của mình. Họ cho rằng mọi sự sáng tạo trong tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, núi, đồi… đều là do công sức lao động của các vị thần buổi khai thiên lập địa. Chính nhờ sự lao động cần cù, kiên trì đó đã giúp cho con người có được cuộc sống như ngày nay. Con người có ruộng để trồng lúa, có sông suối để bắt cá, có rừng để săn thú…

Bên cạnh công lao to lớn là cải biến tự nhiên theo hướng có lợi để phục vụ cho đời sống của con người sau này, các vị thần còn có công thuần dưỡng những vật nuôi, cây trồng đầu tiên cho con người. Nếu như Sao Cải là vị thần đầu tiên biến cây lúa hoang thành lúa trồng cho người Tày, thì vợ chồng Ải Lậc Cậc là người đã đem cây lúa đến cấy trồng ở bốn thung lũng màu mỡ được coi là cái nôi của tộc người Thái (Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc). Không những thế, ông bà còn đem các giống vật được Then tặng để làm vật nuôi trong nhà, phục vụ cho việc đi lại (con ngựa có cánh được Then Lôm tặng), hay lên rừng bắt trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà về để phục vụ cho sản xuất. Chính những vị thần này là người đã đem lại nghề nông cho các cư dân Tày, Thái.

Công lao của các vị thần sáng tạo thật to lớn. Nhưng xét đến cùng, những vị thần khổng lồ này chính là sự hiện thực hoá, cụ thể hoá khát vọng chinh phục tự nhiên, nâng cao vai trò của lao động sáng tạo của con người lên ngang tầm với sức sáng tạo của tự nhiên của cư dân xưa. Lúc này, vào giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thuỷ, ý thức về bản thân, về vai trò và vị trí của con người trong tự nhiên

Page 63: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

58

được nâng cao. Con người muốn đặt vị trí của mình ngang tầm với tự nhiên, chinh phục, cải tạo tự nhiên theo hướng có lợi cho cuộc sống của mình, theo ý muốn chủ quan của mình. Nhưng tự nhiên lại quá hùng vĩ, quá lớn lao so với tầm vóc nhỏ bé của con người. Do vậy, trong trí tưởng tượng hết sức thô sơ, mộc mạc của mình, họ đã sáng tạo ra những vị thần có tầm vóc lớn lao để thực hiện mơ ước của mình. Đó là nguồn gốc thực tiễn cho sự ra đời các thần thoại về những vị thần khổng lồ của các tộc người.

Các vị thần trong thần thoại của tộc người cũng làm những công việc như người bình thường. Họ cũng lấy chồng lấy vợ, cũng phải lao động mới có cái ăn, cũng có những tính xấu, tốt như con người. Có khác chăng chỉ là ở tầm vóc cũng như qui mô công việc của họ mà thôi! Ví như vợ chồng Báo Luông – Slao Cải, muốn có đủ lương thực nuôi đàn con ngày càng đông đúc, họ cũng phải vất vả tìm kiếm và thuần dưỡng cây lúa nước, chăm sóc và nâng niu nó thì mới thu được kết quả tốt đẹp. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn – hình ảnh tiêu biểu cho cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Ở đây không có những yếu tố thần tiên, ma quái nào cả mà nó là sự hiện thực hoá hình ảnh lao động của con người. Nó phản ánh rất chân thực đời sống của người nguyên thuỷ lúc bấy giờ - phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhưng cũng không ngừng lao động sáng tạo để đảm bảo cho cuộc sống của mình. Yếu tố phi lý ở đây chỉ dừng lại ở tầm vóc những công việc mà các thần làm thật to lớn quá, phi thường quá, nhưng lại cũng rất đỗi đời thường. Những công việc đó người thường cũng có thể làm được, nhưng ở đây, do đối tượng tác động là tự nhiên quá hùng vĩ nên nó phải được nâng lên ở một tầm cao mới, ở một mức độ mới mà chỉ có những vị thần với sức vóc khổng lồ mới có thể đảm nhiệm được.

Như vậy, tựu chung lại, các vị thần khổng lồ trong thần thoại các dân tộc Tày – Thái chính là hiện thân cho lao động của con người trong buổi đầu lịch sử. Với mong muốn tìm hiểu, lý giải về tự nhiên, thêm vào đó là niềm tự hào

đối với những thành quả của bản thân, cư dân Tày – Thái cổ đã qui khả năng sáng tạo của tự nhiên cho sức lao động của con người. Một hiện tượng nhân cách hoá rất đặc sắc thể hiện niềm tự hào của người xưa về bản thân mình, vào khả năng sáng tạo, biến đổi thế giới khách quan của con người, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ. Sức mạnh của con người đã được “thần thánh hoá”, “thiêng hoá” qua hình ảnh các vị thần nhưng nó cũng thật gần gũi với con người. Người xưa có thể nhận ra bóng dáng của mình qua hình ảnh của các vị thần sáng tạo. Hay nói một cách khác, các vị thần của buổi khai thiên lập địa đó chính là sự “th ậm sưng hoá”, “hùng vĩ hoá” khả năng lao động sáng tạo của con người mà thôi. Thông qua hình ảnh những vị thần này mà vai trò của con người được nâng cao, sánh ngang tầm với tự nhiên.

TƯ DUY TRIẾT HỌC PHẢN ÁNH TRONG THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ

Thần thoại được xem là loại hình văn học ra đời sớm trong lịch sử loài người khi mà khả năng khái quát hoá, biểu trưng hoá phát triển ở một trình độ nhất định, hay nói cách khác, khi mà tri thức của con người về thế giới và về bản thân đã đạt được những thành quả nhất định. Từ sự hoàn thiện về nhận thức đó mà tư duy triết học cũng bắt đầu hình thành và được thể hiện một cách khá rời rạc, mộc mạc, chất phác trong thần thoại.

Các vị thần xuất hiện trong thần thoại của các tộc người thưở khai thiên lập địa đều là cặp đôi nam thần - nữ thần với quan hệ phổ biến là quan hệ vợ chồng. Người xưa thấy được rằng, mọi vật sinh ra đều có cội nguồn của nó, như là muốn sinh được đất, phải có sự hoà hợp giữa thần Trời (ông Sô Công Trời) và thần Đất (bà Sô công Đất), sau một thời gian dài hoài thai đến quá trình trở dạ đau đớn tột cùng mới sinh ra đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Hay như có sự gặp gỡ tình cờ giữa Báo Luông và Slao Cải mới có thể sinh ra được bầy con mà sau này phân chia thành những dòng họ lớn của người Tày ở Cao Bằng… Tất cả những chi tiết đó đều nói lên quan niệm về sự hoà hợp âm dương manh nha hình thành

Page 64: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

59

trong nhận thức của người nguyên thuỷ - chủ nhân sáng tạo nên thần thoại.

Trong thần thoại các tộc người, trước khi xuất hiện những vị thần khổng lồ đã có thế giới rồi. Có nghĩa là thế giới tự nhiên là một thực thể vật chất, tồn tại khách quan và là đối tượng tác động của con người. Những vị thần sáng tạo, họ chỉ là công việc thay đổi hình thù của thế giới mà thôi.

Người Thái chưa hình dung được thế giới trước khi có các vị thần xuất hiện như thế nào mà chỉ biết đó là một đống “hoang vu”, khi các thần xuất hiện mới bắt tay vào kiến tạo thế giới. “Ông thứ nhất, san đất, lấp hố, đào, đắp thành ruộng nương, sông suối tên gọi là “Ông Xới, ông San” hay “Chẩu Chục, Chẩu Chao”. Ông thứ hai đào khe sâu, vực thẳm gọi là ông “Làm Vực” hay “Chẩu năng dệt Phẳng”. Ông thứ ba dựng núi, tạo đồi gọi là ông “Dệt Núi” hay “Chẩu năng dệt Pú”. Ông thứ tư rải đất màu mỡ xuống đồng bằng, thung lũng; rải đá muôn màu vào miền núi cao gọi là ông “Làm Đất” hay “Xô công Đin”. Vợ ông là bà “Gây Rừng” hay “Xô công Nhả”. Bà này phủ cây cỏ xanh tươi lên trái đất. Ông thứ năm là ông “Làm Trời” hay “Xô công Phạ” làm ra mưa, nắng, gió, bão, sấm, sét… Vợ ông là bà “Làm Mây” hay “Xô Công Mó” tô vẽ bầu trời bằng những đám mây bay lơ lửng quanh trái đất” [5, tr16].

Các thần đã phải sử dụng sức lao động của mình để kiến tạo mặt đất, đem lại diện mạo muôn hình muôn vẻ, chuẩn bị cho sự ra đời của con người. Những hiện tượng như núi, sông, biển, đồi… đều là kết quả của quá trình lao động, chứ không phải được sinh ra từ cái “hư vô”, hoặc dựa vào mục đích và ý chí siêu nhiên nào. Chúng đều có thuộc tính bản chất là vật chất, đều là những hình thức cụ thể của vật chất muôn màu muôn vẻ. Như vậy có nghĩa là, các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là sản vật của sự cải biến vật chất bằng lao động.

Trong truyền thuyết về Báo Luông – Slao Cải, để nuôi đàn con ngày một đông đúc, Sao Cải đã đem một giống cỏ mọc ven suối về trồng để lấy làm thức ăn thường xuyên cho

gia đình, mà sau này được gọi là hạt gạo. Vậy, nếu như trong tự nhiên không có sẵn loại cây này, liệu Slao Cải, bằng khả năng của mình có thể “hoá phép” ra cây lúa hay không?

Thần thoại không đề cao yếu tố thần linh, mầu nhiệm như trong truyền thuyết, cổ tích, nó phản ánh chân thực cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sử. Do vậy mà yếu tố duy vật được đưa ra trước nhất nhằm giải thích cho mọi sự vật. Cách giải thích này không nằm trong ý muốn chủ quan của con người mà nó chỉ là sự giải thích “thấy sao nói vậy”. Vì thế nó mang tính chất thô sơ, chất phác, phản ánh những hạn chế nhất định trong nhận thức của người xưa. Tuy nhiên, giá trị tư tưởng vượt thời đại của nó ta không thể phủ định, đặc biệt là trong việc giải thích thế giới bắt nguồn từ quan điểm duy vật. Nó tiến bộ hơn rất nhiều so với thế giới quan tôn giáo sau này mang nặng tính chủ quan, duy tâm siêu hình, khi mà xã hội đã có sự phân hoá sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử về sau.

THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ PHẢN ÁNH TÍN NGƯỠNG NGUYÊN THUỶ CỦA TỘC NGƯỜI

Đối với đồng bào Tày – Thái, Ải Lậc Cậc và vợ chồng Bao Luông – Slao Cải được xem như vị thần nông của tộc người, bởi họ chính là người tìm ra nghề nông trồng lúa nước - nền kinh tế chính của tộc người. Do vậy, hình ảnh của họ gắn liền với những yếu tố phồn thực, về sau phát triển thành tín ngưỡng phồn thực tồn tại lâu dài trong đời sống văn hoá của các cư dân trồng lúa nước nói chung và cư dân Tày – Thái nói riêng.

Ngay khi miêu tả về hình dáng của các vị thần, yếu tố phồn thực cũng được tác giả nguyên thuỷ sử dụng triệt để để nói lên vai trò của họ. Điển hình như khi miêu tả về sinh thực khí của vợ chồng Ải Lậc Cậc, yếu tố thậm sưng điển hình của tín ngưỡng phồn thực được phát huy. Tác giả dân gian miêu tả vợ của Ải Lậc Cậc hết sức to lớn với những nét đặc trưng cho sự mắn đẻ, “vú to bằng trái núi” , sinh thực khí của bà “b ằng cả cánh đồng” . Còn sinh thực khí của Ải to như thế nào thì người xưa không mô tả cụ thể nhưng

Page 65: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

60

Ải có thể dùng nó để “xua cá ở ngọn sông Đà” và cái dằm đâm phải nó “là cả thân gỗ lớn làm thuyền có bảy người chèo”. Điều đó cho thấy nó phải to đến mức độ nào!

Trong tín ngưỡng phồn thực, việc đề cao sinh thực khí nam và nữ có tác dụng cầu mong sự sinh sôi nảy nở, cùng với nó là tục “hèm” trong các lễ hội là đặc trưng tiêu biểu cho tín ngưỡng nguyên thuỷ của cư dân nông nghiệp. Có thể đối với các tác giả nguyên thuỷ, ý thức phồn thực chưa được định hình rõ như trong quan niệm của tộc người ở những giai đoạn sau, nhưng ở đây, mong muốn về những vụ mùa tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, nhà nhà no đủ như cuộc sống của các vị thần là điều tất yếu. Và ước mong đó đã được các tác giả nguyên thuỷ gửi gắm vào hình ảnh những vị thần có sức vóc phi thường, có sức mạnh sánh ngang với sự sáng tạo của tự nhiên. Một lần nữa chứng tỏ thần thoại là phương tiện quan trọng chuyển tải những ước mơ, khát vọng của con người trong giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại.

Ngay từ khi xuất hiện, các vị thần trong thần thoại của các tộc người đã là đại diện tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực của các tộc người. Bởi:

Thứ nhất: họ xuất hiện với một hình dáng thật khác thường với những bộ phận trên cơ thể phát triển dị thường, đặc biệt là những bộ phận tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực đã được tác giả dân gian miêu tả khá chi tiết.

Thứ hai: ngay từ đầu, hình ảnh lao động của các vị thần đã gắn liền với nghề nông trồng lúa nước - một loại hình kinh tế được coi là khởi nguồn của tín ngưỡng phồn thực nguyên thuỷ.

Thứ ba: các vị thần xuất hiện trong tư thế sóng đôi nam thần - nữ thần, một yếu tố xác định tính chất lưỡng hợp, hoà hợp âm dương trong tâm thức cư dân nguyên thuỷ.

Qua những phân tích trên, chúng tôi có thể mạnh dạn đi đến nhận định rằng, các vị thần khổng lồ trong lớp thần thoại đầu tiên của các tộc người lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề kinh tế chính của mình đã mang trong

mình nhiều yếu tố của tín ngưỡng phồn thực - một tín ngưỡng phổ biến của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt đối với cư dân Tày – Thái, Ải Lậc Cậc cũng như vợ chồng Báo Luông – Slao Cải được coi như vị thần nông của tộc người, đi vào tâm linh của tộc người.

Có thể nói, với sự xuất hiện của thần thoại về các vị thần sáng tạo trong buổi đầu lịch sử, không chỉ đánh dấu bước phát triển nhất định trong nhận thức của tộc người mà nó còn là dấu hiệu cho sự xuất hiện của tôn giáo sau này. Mà cụ thể ở đây, tín ngưỡng phồn thực đã được manh nha hình thành trong tư tưởng của các tác giả nguyên thuỷ - chủ nhân của nền văn minh lúa nước.

KẾT LUẬN

Thần thoại về các vị thần khổng lồ chính là sự tái hiện bức tranh về thiên nhiên, về xã hội mà người nguyên thuỷ đang sống. Đó là nguồn sử liệu quý giá về con người trong thời kỳ thơ ấu của lịch sử nhân loại. Nó còn thể hiện mong ước, khát vọng của người xưa trong công cuộc chinh phục tự nhiên, vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng.

Thông qua hình ảnh các vị thần sáng tạo, ta thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng cần cù, lam lũ của người nông dân xưa. Tuy là những vị thần có xuất thân đặc biệt, có sức mạnh thật phi thường nhưng những công việc họ làm lại hết sức đời thường. Có lẽ trong kho tàng thần thoại thế giới, khó có thể tìm thấy được những vị thần nào có những nỗi lo rất đời thường như các vị thần của người Tày – Thái?

Những phẩm chất đó chính là nét đặc trưng căn bản nhất của biểu tượng các vị thần khổng lồ trong tâm thức cư dân Tày - Thái. Họ không chỉ đại diện cho sức lao động, sáng tạo của tộc người, mà họ còn là hiện thân cho một nền văn minh lúa nước vùng thung lũng đã được những lớp cư dân đầu tiên của các tộc người Tày – Thái lựa chọn để sinh tồn. Các vị thần khổng lồ của cư dân Tày – Thái vừa là biểu tượng văn hoá, vừa mang dấu ấn lịch sử đậm nét, đánh dấu bước phát triển của

Page 66: Tập 87 - 11 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

61

các tộc người trong nấc thang tiến hoá của nhân loại. Một thời đại mới đang dần hé mở trong lịch sử tộc người - thời đại văn minh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đổng Chi (1956), Sơ lược về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn học, HN. [2]. F.Enghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Nxb Sự thật, HN.

[3]. Vương Hùng (2000), “Pú Luông – Gia Cải” trong “Lịch sử cổ đại Cao Bằng - Kỷ yếu hội thảo”, Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Cao Bằng. [4]. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam, Nxb Sự thật, HN. [5]. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (1987), Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, tập III, Nxb Văn học.

SUMMARY

MYTHOLOGY OF GIANT GODS – THE IMPORTANT INFORMATION RESOURCES OF THE EARLY HISTORY OF TAY – THAI INHABITANTS IN VIETNAM

Chu Thi Van Anh∗ College of Sciences – TNU

Folklore serves as important sources of historical documents in the study of ethnic culture because it not only reveals the thinking anh awareness of the primitive people, but it also reflects the social picture in the earliest stages of history, when the written documents had not appeared. Mythology of giant gods who gave birth to natural sites of Tay-Thai groups in Vietnam not only reflects the real life, but also shows dreams and ambitions of people in the early history. Therefore, the mythology of Tay-Thai inhabitants is important resources of ethnic’s culture and history. Key words: mythology, culture, resources, folklore, Tay – Thai ethnics

∗∗∗∗ Tel: 0983 834376, Email: [email protected]

Page 67: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61

62

Page 68: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 63 - 67

63

CĂN NGUYÊN TRỞ THÀNH THEN TRONG XÃ H ỘI TÀY - MỘT VÀI BI ỆN GIẢI TỪ GÓC ĐỘ TÂM SINH LÝ

Nguyễn Thị Huệ*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thông qua tìm hiểu đời sống của nhiều ông Then bà Then trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn hóa học với tâm sinh lý cá nhân và tâm sinh lý xã hội chúng tôi muốn mang tới một cách nhìn mới về căn nguyên trở thành Then trong xã hội Tày trên bình diện tâm sinh lý của người được lựa chọn. Cụ thể bài viết sẽ tập trung biện giải các căn nguyên trở thành Then từ góc độ tâm sinh lý trên một vài vấn đề chính: Căn Then và vốn Then; những Rối loạn tâm lý và căn bệnh ma Then hành. Qua đó bài báo có thể mang đến một lý giải mang tính khoa học về nguyên nhân dẫn tới việc trở thành Then bên cạnh các kinh nghiệm dân gian trước đó. Từ khóa: Then, Người được chọn, căn Then, vốn Then, bệnh phi nhả.

∗DẪN NHẬP

Trong rất nhiều thập kỷ Then được các nhà nghiên cứu xem như một loại hình dân ca trữ tình của người Tày. Các nghiên cứu công trình chủ yếu nghiên cứu trên góc độ ca từ, làn điệu hay loại hình diễn xướng Then. Phải đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Then Tày mới bắt đầu được xem xét như một hiện tượng tôn giáo – tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo. Các hiện tượng xuất hồn, nhập hồn của các thầy Then để lên mường Trời mời các thần linh, Ngọc Hoàng về dự lễ và cầu mong thần linh ban tài lộc, sức khỏe cho những người cúng lễ được miêu tả, lý giải khá đầy đủ trong một vài công trình. Cuốn Then Tày của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên là một trong những công trình khá dày dặn đã phản ánh đúng bản chất của Then thông qua khảo sát nghi lễ Then cấp sắc – một nghi lễ tiêu biểu nhất trong Then. Ngoài ra, một vài công trình và các bài nghiên cứu khác cũng góp thêm cái nhìn toàn diện về Then Tày.

Tuy nhiên, hiện nay việc đi sâu nghiên cứu về đời sống những người làm Then, lý giải các hiện tượng xuất – nhập hồn trong Then, căn nguyên nào khiến một người bình thường bỗng nhiên bị bắt Then phải ra hầu Thánh,…

∗ Tel: 0936 300616, Email: [email protected]

vẫn còn là một khoảng trống để tạo nên một cái nhìn đầy đủ, chính xác về bản chất của loại hình tôn giáo – tín ngưỡng này. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn hướng nghiên cứu của mình đến việc lý giải một vài vấn đề trong tín ngưỡng Then Tày dưới góc độ tâm sinh lý của những người làm Then.

Then cũng giống như các hiện tượng Shaman khác của một số tộc người ở Việt Nam (Lên đồng của người Vi ệt; Một của người Thái, Mỡi của người Mường,…) hay các dân tộc khác trên thế giới (Kut của người Hàn Quốc, Vu thuật của Trung Hoa và hiện tượng Shaman của các tộc người vùng Siberi,…). Các hiện tượng này không thuần túy là một hiện tượng văn hóa – tín ngưỡng mà khi xem xét đời sống của các thầy Shaman chúng tôi nhận thấy nó có liên quan mật thiết tới khía cạnh tâm sinh lý của cơ thể họ. Trong Then Tày, khi một người bình thường trở thành Người được chọn sẽ có những biểu hiện về căn số, các biểu hiện của bệnh ma Then hành hay các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý, không kiểm soát được hành động của bản thân,… Những biểu hiện này là các phân đoạn của biểu hiện tâm sinh lý trong trường đoạn dài đến với nghề Then; và trên thực tế những người làm Then cũng như toàn thể cộng đồng, thậm chí cả những người nghiên

Page 69: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 63 - 67

64

cứu nhiều khi miễn cưỡng thừa nhận chúng như những mệnh đề đã được chứng minh qua các lý giải từ dân gian mang tính tiên nghiệm. Trong bài viết này chúng tôi không phủ nhận những phỏng đoán hay các kinh nghiệm dân gian bởi cho đến hiện nay nó vẫn là căn cứ chính để xác định một người trở thành Then mà muốn thử đưa ra một vài biện giải về một số khía cạnh của Then (căn số, những rối loạn tâm lý và bệnh ma Then hành) dưới góc độ tâm sinh lý bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn hóa học với tâm sinh lý cá nhân và tâm sinh lý xã hội.

CĂN THEN VÀ VỐN THEN

Trong những điều tra thực tế của chúng tôi tại Văn Quan, Lạng Sơn và Hòa An, Cao Bằng cho thấy, những người làm Then cũng như cư dân trong cộng đồng Tày đều cho rằng căn nguyên dẫn tới việc ai đó trở thành Người được chọn là do họ có căn Then và vốn Then. Và căn vốn mà họ có được chủ yếu từ ba nguồn chính: Thứ nhất do yếu tố di truyền – tức những người làm Then được truyền nghề theo trục chính phả hệ kiểu “cha truyền con nối”. Thứ hai là những người đột nhiên bị bắt Then một cách bất ngờ - tức ở họ có một thứ nội lực đặc biệt để làm nghề Then như khả năng đàn hát, dễ bị ốp khi tham gia các lễ Then,… Ngoài hai nguồn này nhiều đối tượng trở thành Then còn do cả hai yếu tố: di truyền và tự nhiên, như trường hợp người phụ nữ đi lấy chồng và kế nghiệp Then nhà chồng. Trong xã hội Tày, các yếu tố này được gọi là vốn Then. Theo điều tra của chúng tôi tại thực địa thì đa phần Người được chọn có vốn Then từ nguồn 2 là rất ít và khả năng làm nghề của họ không lâu; chủ yếu những người làm Then xuất phát từ nguồn thứ nhất – do tổ tiên truyền nghề, hoặc nguồn thứ ba có sự kết hợp của cả hai yếu tố di truyền và tự nhiên.

Mặc dù vậy, việc ra nhập thế giới Then là một việc “vạn bất đắc dĩ”. Bởi khi làm nghề này đòi hỏi một sự dấn thân có tính triệt để, phải gánh thêm trọng trách với thần linh, với tổ tiên, cuộc sống cũng chịu ít nhiều sắp đặt từ ma Then, phải kiêng kỵ và hoàn thành trách

nhiệm bổn phận với cộng đồng. Nếu bản thân Người được chọn không phải chịu những biến động to lớn hay những đau đớn không thể giải quyết theo lối thông thường thì họ sẽ không dễ dàng đi tới quyết định quan trọng này.

Cùng với vốn Then, điều kiện để một người bình thường trở thành Người được chọn là căn Then (mỉng bang) để chỉ những người có số phận phải ra làm Then, giúp việc thần linh cứu giúp cộng đồng. Những người được cho là có mỉng bang thường phải có mỉng nẩu – vía nhẹ, vía mỏng, những người này dễ bị xúc động, dễ sợ hãi, hay bị ma nhập, nhạy cảm với âm nhạc và các màu sắc sinh động (đỏ, vàng,…), khi tham dự các lễ Then nào đó họ dễ dàng bị cuốn hút tham gia một cách không tự chủ vào việc đi ngựa (xóc nhạc), múa chầu hay hát một trường đoạn Then nào đó. Song những biểu hiện căn số này chưa đủ để cấu thành một người có căn Then mà trong dân gian còn tồn tại cách giải thích dựa theo tử vi, ngày thàng năm sinh của những người đó. Nếu ai sinh vào các ngày 14, 15, 30 và mùng 1 hàng tháng có khả năng cao sẽ làm Then; đồng thời ngày tháng năm sinh cũng là yếu tố quyết định anh ta, chị ta thuộc cung nào trong 6 cung (Tâm đầu; Bạc mệnh; Hắc diện; Trừ tà; Thư bút; Ly sư) và sở hữu bao nhiêu âm binh (âm binh là số lượng quân mà thầy Then có thể sai khiến thay mình đi tới các cửa, cầu xin sự giúp đỡ của các vị thánh hay trừng phạt những người có tội), người nào càng có nhiều âm binh thì khả năng phát triển nghề nghiệp càng cao. Những người đi xem mà rơi vào hai cung là Hắc diện và Ly sư thì không có căn số làm Then. Có thể nhận thấy ngày tháng năm sinh giữ một vai trò quan trọng để xem xét một người có căn số làm nghề hay không.

Những điều tra của chúng tôi cũng cho ra một kết luận đa phần những người trước khi ra nhập thế giới Then họ đều phải trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn – giai đoạn cơ đày hay bị ma Then hành. Ở thời kỳ này họ thường xuyên bị ốm đau bệnh tật mà không biết nguyên nhân, gia đình gặp nhiều rủi ro, bất hạnh,… khi đi bói được thầy phán là có

Page 70: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 63 - 67

65

căn số phải làm Then, nếu không làm thì không thể khỏi bệnh và lạ kỳ là chỉ một thời gian ngắn sau lễ cấp sắc bệnh tật và cuộc sống của họ dần đi vào ổn định.

Như vậy, xét về tâm lý của Người được chọn hầu hết là không có sự tự nguyện xuống Then mà họ tìm đến Then để giải thoát bản thân khỏi những đau đớn, bất hạnh hiện tại tin tưởng và kỳ vọng vào một phép màu sẽ xảy đến với mình. Những điều này sẽ được lý giải cụ thể trong phần tiếp theo.

RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ C ĂN BỆNH

MA THEN HÀNH

Nếu chúng ta gặp bất kỳ một ông/bà Then nào đó, nói chuyện với họ về nghề nghiệp, quá trình vào nghề và căn bệnh ma Then hành – bệnh phi nhả, ra sao chắc chắn sẽ có những đáp án kỳ lạ về những căn bệnh kỳ lạ, không thuốc men nào chữa nổi này. Những người bị ốp nghề đều có chung đặc điểm tương tự nhau với những biểu hiện về tình trạng sức khỏe và thần kinh không bình thường. Theo quan niệm của một số đồng bào Tày cũng như hệ thống giải thích bệnh của tín ngưỡng Then chia ra bệnh ra làm hai loại: bệnh âm và bệnh trần. Bệnh trần là những bệnh do các yếu tố tự nhiên (khí huyết, cơ địa,…) có thể đến bệnh viện là phát hiện ra và điều trị theo y học hiện đại là khỏi. Còn bệnh âm là bắt nguồn do ý chí của thần linh, hoàn toàn đối lập với loại thứ nhất. Cơ sở để xác định loại bệnh này bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh – coi tất cả mọi vật đều có linh hồn; từ cái cây, hòn đá đến con người đều có hai phần hồn và xác, nếu làm gì xúc phạm tới các linh hồn con người sẽ bị trừng phạt. Bệnh âm được đề cập đến ở đây còn được gọi với một tên khác là bệnh phi nhả (bệnh ma hành), nghĩa là một loại bệnh có liên quan đến sự tác động của ma Then, nếu không nghe theo sự sắp đặt của ma Then thì ma Then sẽ hành hạ, làm hại.

Căn cứ theo những nghiên cứu về đời sống của những người làm Then, có thể rút ra một

số biểu hiện do ma Then hành thành những nhóm sau:

- Bị ốm: một số Người được chọn bị những căn bệnh kỳ lạ, đi bệnh viện hay uống thuốc cũng không khỏi thậm chí còn nặng thêm, nam giới hay bị lở loét chân tay, chữa không khỏi,... Ví như trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình ở Lạng Sơn, có kể lại vào thời điểm “thiên sứ”, bà bị ốm khá nặng, cơ thể bà gầy đi do kém ăn, mất ngủ, nhiều khi bà phải nằm liệt giường vì chứng đau nửa người. Nhiều lúc bà có cảm tưởng như hàng ngàn chiếc kim đâm vào người và lồng ngực đau như có ai bóp nghẹt, không thiết ăn uống chỉ ăn rau và chút hoa quả… Bà được người nhà đưa đi bệnh viện để điều trị nhưng khi đến bệnh viện họ đều không chắc chắn được việc bà bị mắc bệnh gì, càng uống thuốc lại càng như cảm thấy nặng hơn.

- Bị điên: một số người trong giai đoạn cơ đày có những biểu hiện như người bị thần kinh, thường xuyên đi lang thang; luôn ở trang trạng thái nửa mơ, nửa tỉnh, lúc nào cũng như người mộng du; không biết làm các công việc thường ngày; có nhiều hành động phi thường. Ví dụ có người nửa đêm trèo lên ngọn cây ngồi học hát Then; bỏ nhà đi tắm suối (đắm nặm) giữa trời mùa đông rét mướt…

- Công việc không thuận lợi: Trong giai đoạn này công việc của bản thân họ và những người trong gia đình gặp nhiều khó khăn: các vật nuôi trong nhà bỗng nhiên bị ốm, chết; làm nông nghiệp thất bát; công tác gặp nhiều trắc trở, tai vạ tự dưng mang đến…

- Gia đình gặp nhiều biến cố lớn: Cùng với những bệnh tật mà bản thân Then mắc phải trong giai đoạn này gia đình họ cũng gặp không ít bất hạnh. Có thể tự nhiên vợ chồng bất hòa lục đục; không ít các gia đình vì không nghe lời phán bảo của tổ tiên phải xuống Then mà có người bị đột tử. Trường hợp ông Lê Nông L ở xã Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng kể: Mẹ ông thuộc dòng Then nữ miền Tây Cao Bằng, khi bà còn sống dù biết đàn hát nhưng ông không muốn được nối nghiệp. Khi mẹ ông ốm, ông thường mơ thấy

Page 71: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 63 - 67

66

núi Hoa, núi Phật trên thiên giới, mơ thấy bị dầm mình trong nước lạnh bắt làm nghề. Khi mẹ ông mất lúc chưa liệm hồn bà đã nhập vào ông bắt ông nối nghiệp nhưng ông kiên quyết không chịu, một năm sau vào ngày mùng 1 Tết ông lấy đàn tính ra chơi. Mẹ ông nhập vào vợ ông mắng: “mày vui vẻ gì mà đàn hát, nếu mày không chịu làm nghề ta sẽ đánh mày”. Ngày mùng 5/9 ông nhờ ông anh vợ vứt ba bát hương thờ tổ Then của bà mẹ, trước khi vứt Phật, Thánh nhập vào vợ ông nói: “Nếu mày vứt bát hương nhà này sẽ chết một người”. Ông không tin cứ cho người vứt bát hương, đến ngày hôm sau (6/9) ông anh vợ bị đột tử; sau chuyện này ông sợ quá nên đã quyết định theo nghề Then của mẹ ông.[7,tr.62]

Nhìn chung những biểu hiện của bệnh ma hành trong giai đoạn cơ đày rất phong phú, có người bị nhẹ có người bị nặng. Song đều có một đáp án chung những bệnh tật hay biến cố ấy đều mang đến cho họ những khủng hoảng, bất an về mặt tâm lý, đôi khi còn đẩy họ vào trạng thái không lối thoát. Như chúng tôi đã từng khẳng định, hầu hết Người được chọn đến với Then không phải do tinh thần tự nguyện mà họ bị đẩy vào tình trạng không thể làm khác. Họ mong muốn một cuộc sống bình thường như bao người khác; họ đi chữa trị (đi bệnh viện, uống thuốc) nhưng vô hiệu, họ cố gắng cẩn thận trong mọi việc nhưng tất cả đều không thành… Và đến lúc này họ chỉ còn một lựa chọn duy nhất – dù đó là một chọn lựa không hề dễ dàng, là trở thành Then để có thể tái hòa nhập cộng đồng, mang họ về với cuộc sống bình thường như bao người bình thường khác.

Qua những hiện tượng này, căn cứ theo sự phân loại bệnh tật của Trần Mạnh Cường trong luận văn Thạc sĩ: Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định, có thể thấy những căn bệnh của Người được chọn trong thời điểm thiên sứ thuộc một trong những trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt do ám thị và tự ám thị gây ra [1,tr.11]. Tức Người được chọn với những áp lực về mặt tinh thần cùng những

chất xúc tác từ môi trường xung quanh đẩy họ vào trạng thái tự kỷ ám thị. Đồng thời, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự đối lập giữa hai loại bệnh này (bệnh âm – bệnh trần) và hai hệ thống giải thích bệnh cũng hoàn toàn khác biệt: giữa một bên mang tính tự nhiên còn bên kia mang tính siêu tự nhiên. Và rõ ràng có thể nhận thấy trạng thái bệnh lý của những người có căn Then không hoàn toàn là một trạng thái bệnh theo nghĩa thông thường mà nó chứa đựng trong mình một cơ chế văn hóa đặc biệt, theo như Nguyễn Kim Hiền trong bài nghiên cứu “Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu”, có thể gọi là “c ơ chế chuyển đổi giữa hai hệ thống” [2,tr.372]. Khi giải thích cơ chế chuyển đổi này trên khía cạnh tâm lý cho thấy một bên là hệ thống chứa đựng trạng thái nhiễu tâm và một bên là hệ thống hóa giải được trạng thái này; còn khi xét trên bình diện xã hội đó là hệ thống bị cạn kiệt sức sống do sự thu hẹp khả năng kết dính xã hội (socialbilite) và một hệ thống khác có đầy sức mạnh do độ bao trùm rộng lớn hơn [2, tr.372].

Trạng thái rối nhiễu tinh thần mà Người được chọn trải qua là một chặng đường bắt buộc, một giai đoạn nhập môn không tự nguyện, khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm thần rối loạn để rồi khi chuyển hóa sang một cơ chế khác họ thoát ra trong một trạng thái tinh thần mới, nhìn nhận xã hội bằng một nhãn quan mới và dần dần chấm dứt giai đoạn nhiễu tâm ban đầu, chuyển hóa từ trạng thái lệch chuẩn sang trạng thái nhập chuẩn.

KẾT LUẬN

Những giải thích trên cho thấy trong quá trình trở thành Then của người Tày tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa những quan niệm dân gian về căn số và những biện giải khoa học theo tâm sinh lý của Người được chọn. Đa phần trong số họ đều không đến với Then bằng con đường tự nguyện mà thường đi đến quyết định làm nghề khi bị dồn đến tình thế không lối thoát. Tóm lại căn cứ quan trọng nhất cho việc một người bình thường trở

Page 72: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 63 - 67

67

thành Then là vấn đề tâm bệnh với trạng thái tâm thần không bình thường. Ngoài ra, yếu tố xã hội: những mối quan hệ, áp lưc và những dồn nén xã hội cũng là những tác nhân quan trọng để đưa họ đến với quyết định ra nhập thế giới Then. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xem xét căn nguyên trở thành Then trên những lý giải từ góc độ về mặt tâm sinh lý, còn khía cạnh còn lại chúng tôi sẽ trả lời trong những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Trần Mạnh Cường (1999), Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành tâm thần học.

[2]. Nguyễn Kim Hiền (2004), Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu, in trong Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3]. Ngô Đức Thịnh (2004), Then – một hình thức Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [4]. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận,, Nxb Thế giới, Hà Nội [5]. Đoàn Thị Tuyến (1999), Đạo then trong đời sống tâm linh của người Tày – Nùng, Lạng Sơn, Khóa luận Tốt nghiệp, Tư liệu Khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. [6]. Nguyễn Thị Yên (2006), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [7]. Nguyễn Thị Yên (2006), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

SUMMARY REASONS FOR PROCESS TO THEN IN TAY COMMUNITY - PSYCHOLOGICAL EXPLANATIONS

Nguyen Thi Hue∗

College of Sciences - TNU

Through understanding Mr and Mrs Then’s lives in Lang Son, Cao Bang provinces, by means of interdisciplinary research between cultural studies with individual and social psychology, so we’d want to a new perspective on the origin of society becomes Then Tay on psychological aspects of choice. Specifically, the article will focus on the root causes argument becomes Then from the psychological perspective on some key issues: Based Then and Then capital; the psychological disorders and diseases involved to Then. Thereby the paper can provide a scientific explanation as the cause of becoming Then next to the popular experience before. Key words: Then, chosen person, Then based, Then capital, Phi nha disease

∗ Tel: 0936 300616, Email: [email protected]

Page 73: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 73

68

Page 74: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

69

BỐI CẢNH L ỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRI ỂN KINH T Ế-XÃ HỘI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN SAU NGÀY TÁI L ẬP TỈNH (01/01/1997)

Hoàng Thị Mỹ Hạnh*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Từ sau ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), nền kinh tế Thái Nguyên phát triển đi lên, đồng thời kết hợp hài hòa, cân bằng với sự phát triển xã hội. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương hợp lý, đúng đắn cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Thái Nguyên đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế thị trường của cả nước và thế giới trong thế kỉ XXI. Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập.

∗ BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Bước vào nửa sau những năm 90, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nguy cơ chiến tranh thế giới tuy bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất. Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo...). Sự tham gia của các quốc gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại cũng như nhiều lĩnh vực khác ngày càng tăng, nhưng đồng thời sự cạnh tranh cũng rất gay gắt....

Trải qua 10 năm thực hiện đổi mới (1986 -1996), nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đất nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài, tạo tiền đề cần thiết chuyển sang thời kì phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới được mở rộng. Tuy nhiên, ∗ Tel: 094 2781982, Email: [email protected]

bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu Đảng giữa nhiệm kỳ (01/1994) nêu lên đến lúc này vẫn là những thách thức lớn. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Những thế lực thù địch vẫn tiếp tục mưu toan thực hiện “di ễn biến hòa bình”, thường xuyên dùng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng can thiệp vào nội bộ nước ta.

Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực để phát triển. Tình trạng tham nhũng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.

Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào “C ương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” , Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng đã khẳng định: “C ần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” 3.

Ở mọi thời kỳ, Đảng ta rất coi trọng sự phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội. Có thể khẳng định, kinh tế được xem là cơ sở, là tiền đề để thực hiện những chính sách xã hội, và ngược lại, việc thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ là động lực thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Đây là hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Phát triển kinh tế -

Page 75: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

70

xã hội cũng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.

Nắm vững tình hình thực tế và những đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam và những kinh nghiệm trong nhiều năm qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” 3.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương nhằm mục đích ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát là: Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Ngoài những nguy cơ và thách thức chung của đất nước, bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm

1997 -2000, tỉnh Thái Nguyên có những khó khăn chính như sau:

- Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo, thu chưa đủ chi. Nền kinh tế phát triển chưa đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư ban đầu những chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

- Các cơ sở công nghiệp của Trung ương mà chủ yếu là công nghiệp nặng được xây dựng từ những năm 60 – 70 nên thiết bị, công nghệ đã lạc hậu, đầu tư đổi mới chậm, hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu.

- Mặt bằng dân trí tuy có cao hơn với một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và phần lớn nông dân ở vùng nông thôn, miền núi đã trải qua hơn 10 năm đổi mới những vẫn còn mang nặng nếp nghĩ, cách làm bao cấp và tập quán canh tác lạc hậu, chưa the kịp những đòi hỏi của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế thị trường, ngành nghề chậm phát triển, lao động dôi dư nhiều.

Đó là những khó khăn tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo sau ngày tái lập tỉnh. Bởi vậy, Đảng bộ Thái Nguyên cần phải có những chủ trương đúng đắn hợp lý để nhằm nâng cao vị thế của Thái Nguyên, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ THÁI NGUYÊN SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH (01/01/1997)

Trong bối cảnh lịch sử đó, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ quyết định tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV, từ ngày 11 đến ngày 14/11/1997. Đại hội vừa có ý nghĩa kế thừa 7 nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trước đấy và 31 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, vừa

Page 76: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

71

là đại hội mở đầu thời kì tiến vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, đồng thời quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là: “T ập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tạo sự phát triển về kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, xây dựng tỉnh Thái Nguyên giàu đẹp với cơ cấu kinh tế Công – Nông, Lâm nghiệp - Dịch vụ; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để cùng với cả nước tiến vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000” 4.

Bám sát những mục tiêu đó, trong bốn năm sau ngày tỉnh Thái Nguyên được tái lập (1997 -2000), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Bởi vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đưa ra mục tiêu tổng quát: “Phát huy cao độ mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới và phát triển tỉnh Thái Nguyên” 5.

Sau 20 năm thực hiện đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI, những thành tựu về kinh tế - xã hội của tỉnh có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như nền kinh tế còn có những mặt yếu kém, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, công nghệ thiết bị lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người thấp, một số vấn đề xã hôi bức xúc chưa được giải quyết triệt để... Tình hình đó đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần phải có biện pháp khắc phục. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết lần

thứ XVII đã nêu ra: “Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tọa tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020” 5.

Từ những định hướng chung, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên lãnh thổ bằng nhiều hình thức sở hữu, với nhiều quy mô hợp lý, có tính hiệu quả cao.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng cường đầu tư nâng kết cấu hạ tầng, phát triển thương mại du lịch và dịch vụ phục vụ ngày càng tốt yêu cầu sản xuất và đời sống.

- Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các tiêu cực xã hội.

- Quản lý chỉ đạo khai thác tốt các nguồn tài chính, chi tiêu có hiệu quả, đúng mục đích, phấn đấu sớm cân bằng được chi tiêu thường xuyên.

- Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội.

- Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ

ĐỊNH HƯỚNG TIẾP THEO

Từ năm 1997 đến 2010, Thái Nguyên đã có một chặng đường phát triển vừa có những bước đi bền vững chuẩn bị cho tương lai, vừa có những bước tiến nhanh, bảo đảm tăng trưởng và an sinh xã hội. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV, XVI, XVII, t ạo sự đồng thuận và ủng hộ

Page 77: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

72

tích cực từ Trung ương Đảng, Chính phủ. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong từng năm, từng giai đoạn đã lựa chọn các vấn đề trọng tâm, trọng điểm và có tính đột phá để cụ thể hóa, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Bài học thứ hai là sự đổi mới và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; với phương châm lãnh đạo “N ăng động, sáng tạo, sát tình hình, hiệu quả", Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã huy động được sức mạnh tổng hợp, làm động lực cho phát triển, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn chịu nhiều tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết đã đưa ra, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 11,11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 17,5 triệu đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm, đến năm 2010 đạt trên 12.000 tỷ đồng, nằm trong TOP 10 địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất toàn quốc. Dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, bình quân tăng trưởng 11,86%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,12%, vượt 2,12% so với mục tiêu. Từ năm 2008, thu ngân sách đã đạt mục tiêu 1.000 tỷ đồng, về trước kế hoạch 2 năm; đến năm 2010 đã đạt trên 2.200 tỷ đồng. Trong năm 2010, nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn đã được khởi công như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh công suất 100MW, Dự án Cụm cảng Đa Phúc, Nhà máy Shinwon 100% vốn FDI... Năm 2010 cũng đã ghi nhận bước ngoặt phát triển của T.P Thái Nguyên khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I, T.X Sông Công là đô thị loại III tr ực thuộc tỉnh. Công tác an sinh xã hội cũng đạt những kết quả đáng khích lệ: Thái Nguyên là một trong những địa phương đạt kết quả cao nhất toàn quốc trong chương trình xây

dựng nhà ở cho người nghèo theo Quyết định số 167 của Chính phủ; là địa phương về đích đầu tiên trong chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên, với 52 công trình cao tầng đã hoàn thành; tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2010 là 10,8%, giảm 3,19% so với năm 2009, vượt mục tiêu kế hoạch Nghị quyết. Kinh tế phát triển cao cũng đã tạo điều kiện để việc thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội trên địa bàn đạt và vượt kế hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Các thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế được đầu tư xây dựng. Thái Nguyên đang từng bước xứng đáng với vai trò trung tâm vùng về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá của khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ...

Cùng với những thành tích cao trong tăng trưởng, Thái Nguyên đã tạo lập được những nền tảng bền vững cho giai đoạn phát triển mang tính bùng nổ sắp tới.

- Thứ nhất, về phát triển hạ tầng giao thông. Những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn đã tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện trên 100 dự án phát triển hạ tầng giao thông. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, các dự án cải tạo, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, đường đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp được đẩy mạnh. Dự án đường hầm xuyên dãy núi Tam Đảo kết nối 2 khu du lịch nổi tiếng Tam Đảo và hồ Núi Cốc đang tích cực chuẩn bị đầu tư. Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 3 và xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được tập trung đẩy mạnh, sẽ hoàn thành trước năm 2013. Đến năm 2015 sẽ có 7 tuyến đường quốc gia đi qua Thái Nguyên, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông tốt nhất khu vực.

- Thứ hai, công tác quy hoạch nói chung, đặc biệt là quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được ưu tiên đầu tư. Tính riêng lĩnh vực công nghiệp, tỉnh đã quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 28 cụm công nghiệp, tạo tiền đề phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có 6 KCN nằm trong danh

Page 78: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

73

mục các KCN của Chính phủ, bao gồm: KCN Sông Công I 220ha, KCN Sông Công II 250ha, KCN Nam Phổ Yên 200ha, KCN Tây Phổ Yên 200ha, KCN Điềm Thuỵ 350ha, KCN Quyết Thắng 200ha. Thái Nguyên cũng đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quy hoạch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế như: Dự án vùng du lịch hồ Núi Cốc quy mô 10.000ha; Dự án Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình quy mô trên 8.000ha; Dự án khu đô thị phía tây T.P Thái Nguyên và trung tâm hành chính mới, Quy hoạch vùng AKT liên hoàn 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn...

- Thứ ba, từ đổi mới cách làm, Thái Nguyên đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, bình quân hàng năm tỉnh Thái Nguyên đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó, vốn đầu tư từ Nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn, từ 5-10%, nhưng giữ vai trò dẫn dắt, kích cầu các nguồn lực đầu tư khác như vốn FDI, ODA, vốn đầu tư của khối doanh nghiệp, nguồn xã hội hoá với trên 500 dự án đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp, tổng nguồn vốn trên 150.000 tỷ đồng. Từ vị trí của một tỉnh phải nỗ lực kêu gọi đầu tư, đến nay, Thái Nguyên đã có vị thế mới, có điều kiện lựa chọn những nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, công nghệ và khả năng phát triển dự án...

Với những nền tảng vững chắc này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII xác định đây chính là thời điểm Thái Nguyên cần phải xây dựng tầm nhìn mới, chủ động đón nhận vận hội phát triển để tiến nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 đặt quyết tâm phấn đấu đưa Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo của đất nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ

đô Hà Nội, là động lực để phát triển vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm 2011-2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định mục tiêu: “Ti ếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nước” 4. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12-13%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%, nông, lâm nghiệp tăng 4,5%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp 15%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên, đến năm 2015 đạt 100.000 tỷ đồng. Cân bằng được thu chi ngân sách. Tỷ lệ dân số đô thị hóa đạt 35% trở lên. Quy hoạch, hình thành được các thiết chế văn hóa, thể thao cấp vùng...

Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Thái Nguyên đặt mục tiêu: “Tích cực triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, dịch vụ; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chỉ đạo tổ chức thành công Festival Trà quốc tế lần thứ nhất tại Thái Nguyên năm 2011”4. Việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2011

Page 79: Tập 87 - 11 - 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 69 - 74

74

có ý nghĩa rất quan trọng, vừa giữ vững nhịp độ tăng trưởng, vừa tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015. Thai Nguyên phấn đấu năm 2015 đạt được các yêu cầu của công cuộc đổi mới về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tạo tiền vững chắc để tỉnh sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020...

Từ sau ngày tái lập tỉnh, nền kinh tế Thái Nguyên phát triển đi lên, đồng thời kết hợp hài hòa, cân bằng với sự phát triển xã hội. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn đúng đắn, hợp lí, tạo cho Thái Nguyên có một hướng phát triển bền

vững, hòa nhập với nền kinh tế thị trường của cả nước và thế giới trong thế kỉ XXI.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên -Thai Nguyen Statistical YearBook (2010), Thái Nguyên, 4/2011. [2]. “Thái Nguyên- Thế và lực mới trong thế kỉ XXI”, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005. [3]. Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị Quốc gia, 2009. [4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, 1996. [5]. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV (1997), XVI (2000), XVII (2006), XVIII (2010).

SUMMARY HISTORICAL BACKGROUND AND SOCIO - ECONOMIC DEVELOPM ENT POLICY OF THE PARTY COMMITTEE OF THAI NGUYEN PROVIN CE AFTER RE – ESTABLISHMENT (01/01/1997)

Hoang Thi My Hanh∗

College of Education - TNU

Thai Nguyen is one of the political, economic and cultural center of the Northeast area. After the re-establishment (01/01/1997), Thai Nguyen economic development has grown up, combining harmoniously with social development. Thai Nguyen Party Committee has advocated rationally and properly for the sustainable development of the province. Thai Nguyen is gradually integrated with the economic market of the country and the world in the 21st century. Key words: Thai Nguyen, economy, social, cultural, integration.

∗ Tel: 094 2781982, Email: [email protected]

Page 80: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

75

SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ H ẬU PHƯƠNG THANH HOÁ (1965-1968) QUA TRẬN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CẦU HÀM RỒNG (3-4/4/1965)

Nguyễn Đại Đồng*, Nguyễn Minh Tu ấn

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Trên tuyến đường vận chuyển từ Bắc vào Nam, cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá) có một vị trí trọng yếu. Vì vậy, ngày 3-4/4/1965, Đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá cầu Hàm Rồng. Trong 2 ngày chiến đấu, quân dân xứ Thanh: tiêu diệt 47 máy bay địch và bảo vệ cầu an toàn. Thắng lợi này khẳng định, nhân dân Thanh Hoá có thể đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ an toàn hậu phương và tuyến đường vận chuyển huyết mạch từ Bắc vào Nam; đồng thời Thanh Hoá còn làm tròn nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam trong việc bảo đảm giao thông thông suốt, vận chuyển hàng hoá, cung cấp người cho chiến trường. Từ khoá: Hàm Rồng, Đế quốc Mỹ, Chiến tranh phá hoại, Hậu phương.

∗ Vào ngày 3-4 tháng 4 năm 1965, quân dân

Thanh Hóa đã đánh bại âm mưu phá hoại cầu Hàm Rồng của đế quốc Mỹ. Qua trận chiến đấu bảo vệ cầu, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đặc biệt trong giai đoạn 1965-1968.

ÂM M ƯU ĐÁNH PHÁ CẦU HÀM RỒNG CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước nguy cơ phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn, đã chọn con đường tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh bằng việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam Việt Nam đồng thời sử dụng sức mạnh không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhằm:

“- Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước” [12, 1038].

Trong báo cáo của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác-na-ma-ra xác định: “Mục tiêu chính của chúng ta (Mỹ) là giảm bớt việc thâm nhập người và hàng tiếp tế từ Bắc vào

∗ Tel: 0976 045727, Email: [email protected]

Nam cũng như tăng thêm tổn phí cho việc này. Ném bom miền Bắc, đồng thời sẽ nâng cao tinh thần của Việt Nam (ngụy) là những người đang bị ép mạnh về quân sự” [5,39].

Trong đó, Mỹ chú ý đến các tỉnh thuộc quân khu IV (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Do những tỉnh này là địa bàn chiến lược, là cầu nối li ền giữa miền Bắc với miền Nam và Trung, Hạ Lào. Trên địa bàn chiến lược của quân khu IV “…Thanh Hóa là quan trọng nhất. Bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào” [1, 8]. Trong các đường vận chuyển qua Thanh Hóa vào Nam, cầu Hàm Rồng được xem là vị trí quan trọng nhất, do ở đây tập trung cả 2 tuyến đường bộ và đường sắt. Mỗi ngày có tới 10 ngàn chiếc xe qua lại, khối lượng hàng hóa và người tập trung ở đây rất lớn. Một đặc điểm là Cầu Hàm Rồng và ga thị xã Thanh Hoá chỉ cách nhau khoảng 3km theo đường chim bay. Do vậy, giới quân sự Mỹ cho rằng chỉ cần sử dụng lực lượng không quân nhưng đánh được cả 2 nơi. Theo tính toán của Mỹ: từ Hà Nội đến đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là “điểm tắc lý tưởng”. Vì đây là “đầu nút của khu vực cán xoong”.

Trong cuộc họp chiều ngày 10.2.1965, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã “nhất trí đề nghị

Page 81: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

76

một phản ứng nhanh chóng kịp thời. Mục tiêu đề nghị ném bom là hai doanh trại Bắc Việt và một chiếc cầu quan trọng ở phía nam Hà Nội 75 dặm” (tức là cầu Hàm Rồng). Trong đó, Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương là Grân-sáp đã đề nghị Nhà Trắng dùng siêu pháo đài bay B52 đánh cầu Hàm Rồng. Tổng thống Giôn-xơn không chấp nhận đề nghị đó mà dự định phương án đánh phá Hàm Rồng bằng lực lượng không quân hỗn hợp.

Những ngày cuối tháng 3.1965, máy bay Mỹ đã trinh sát thăm dò lực lượng ta ở Hàm Rồng. Đặc biệt, chiều tối ngày 2.4.1965, một chiếc máy bay bay vào sát cầu trinh sát lần cuối, chuẩn bị cho trận đánh phá vào sáng ngày 3.4.1965.

QUÂN VÀ DÂN THANH HÓA CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU

Chuẩn bị chiến đấu

Trước âm mưu của địch, ngày 26.2.1965, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu III họp bàn các phương án chuẩn bị đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ.

Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, Bộ chỉ huy mặt trận Hàm Rồng đã xây dựng ở phía Nam hai cụm hỏa lực của lực lượng phòng không quốc gia. Đây là lần đầu tiên trên một mặt trận chống chiến tranh phá hoại, chúng ta có chủ trương và có kế hoạch đưa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ cùng phối hợp chiến đấu và cũng là lần đầu tiên ta sử dụng quân chủng chính quy: phòng không - không quân và hải quân ra trận.

Như vậy, cùng với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Thanh Hoá đã khẩn trương, chủ động, tự tin và quyết tâm cùng với đồng bào cả nước giáng trả kẻ thù những đòn trừng trị đích đáng.

Chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (3- 4.4.1965)

Trong kế hoạch đánh phá miền Bắc, Hàm Rồng được coi là mục tiêu quan trọng đầu tiên trong kế hoạch đánh phá của địch. Để thực hiện mục đích đánh sập cầu, đế quốc Mỹ đã không từ bỏ một thủ đoạn quỷ quyệt nào

và chúng đã sử dụng một khối lượng phương tiện máy bay và vũ khí lớn hòng biến Hàm Rồng thành đống sắt vụn trong chớp nhoáng.

Về phía ta, bộ đội và các lực lượng bảo vệ Hàm Rồng đã đề cao cảnh giác một mặt theo dõi định chặt chẽ, mặt khác kiên nhẫn giữ bí mật hỏa lực chờ thời cơ giáng cho địch đòn quyết định bất ngờ.

Tối 2.4.1965, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam điện thông báo cho Bộ Tư lệnh Quân khu III: “Địch sẽ đánh lớn vào Hàm Rồng ngày 3 tháng 4”[6, 25]. Bộ Tư lệnh quân khu III điện thông báo xuống Bộ chỉ huy mặt trận Hàm Rồng. Bức điện nhấn mạnh: “Phải đánh chắc, đánh trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, bảo vệ được mục

tiêu, tiết kiệm đạn dược…” [7, 61].

Thực hiện mệnh lệnh đó, đồng chí trung tá Thái Tứ - tỉnh đội trưởng Thanh Hóa chỉ huy cụm chiến đấu Hàm Rồng đã nhanh chóng đưa lực lượng vào vị trí chuẩn bị chiến đấu.

Mờ sáng 3.4.1965, đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), cầu Đông, cầu Đại Thủy, ga Văn Trai (thuộc huyện Tĩnh Gia). Với kế hoạch đánh phá trên, đế quốc Mỹ âm mưu cắt đứt sự chi viện từ hai tuyến quan trọng này nhằm cô lập Hàm Rồng và tập trung sức đánh phá dứt điểm Hàm Rồng. Đúng 13h, cuộc tấn công Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp máy bay địch như F8, F105 thay nhau công kích liên tục.

Các đơn vị dân quân tự vệ Hàm Rồng, Nam Ngạn, Hoằng Hóa trang bị vũ khí chủ yếu là súng trường K44, một ít súng trung liên và đại liên liên tục tấn công quân địch, hất chúng lên cao để bộ đội cao xạ và không quân ta tiêu diệt.

Sau hơn 4h tổ chức tấn công liên tục, không quân Mỹ đã huy động 102 lần tốp máy bay, 360 lần chiếc mở 14 đợt tấn công đánh phá Hàm Rồng với 2 loại máy bay hiện đại chủ yếu là F100 và F105, nhưng đế quốc Mỹ không thực hiện được mục đích.

Page 82: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

77

Đến 17h11”, sau khi bị bắn cháy 17 chiếc máy bay, địch phải chấm dứt cuộc đánh phá trong ngày.

Trước thất bại đau đớn của ngày đầu đánh phá Hàm Rồng, từ tướng lĩnh đến binh sĩ Mỹ vừa tức tối vừa lo sợ. Ở Nhà Trắng, L.Giôn-xơn điên đầu với những tổn thất quá lớn đó. Sau khi cân nhắc, L.Giôn-xơn chỉ thị cho Grân-sáp “phải làm cho Bắc Việt Nam biết thế nào là không lực Hoa Kỳ” và hạ lệnh “Ti ếp tục đánh phá các mục tiêu với mức độ lớn hơn, không chỉ bằng máy bay của hải quân mà cả máy bay của không quân, tập trung lực lượng lớn tấn công từ hai phía là chủ yếu tạo thành gọng kìm thép cắt đứt bằng được cầu Hàm Rồng”[1, 39].

Sau khi nhận lệnh của Nhà Trắng và Lầu Năm góc, viên Tư lệnh không quân Mỹ ở Việt Nam và Thái Lan đã tính toán và đưa ra kế hoạch

- Tập trung lực lượng máy bay F105, một loại máy bay cường kích được cải tiến hiện đại nhất để đánh cầu Hàm Rồng.

- Đồng thời dùng loại bom MK117 (340kg) với số lượng gấp đôi, gấp ba ngày 3 tháng 4 và ném bom theo kiểu gieo hạt vào mục tiêu với mục đích không trúng quả nọ sẽ trúng quả kia, dùng thêm cả loại bom bi “quả dứa” và “quả ổi”. K ết hợp tăng thêm loại rốc két L.A.U cỡ 127mm. Toàn bộ kế hoạch của Mỹ là dựa vào ưu thế vũ khí, kỹ thuật. Ý đồ của chúng là dồn sức để đánh sập cầu Hàm Rồng.

Về phía ta, Bộ Tổng tư lệnh quyết định điều động Đoàn Tam Đảo (sư đoàn 350) tăng cường cho Hàm Rồng. Vào lúc 7h26 phút, ngày 4/4, máy bay địch tấn công trung đoàn 234 đang trên đường cơ động từ Nghệ An ra và tập trung đánh phá khu vực bến phà Ghép - nơi xe pháo đang qua sông hòng tiêu hao lực lượng ta và ngăn chặn sự chi viện cho Hàm Rồng. Khi trận phà Ghép vừa kết thúc. Vào lúc 10h2 phút, nhiều tốp máy bay địch từ sân bay Đà Nẵng, Cò-Rạt (Thái Lan), Hạm đội 7 ào ào kéo đến đánh phá Hàm Rồng với hy vọng cầu Hàm Rồng sẽ trở thành túi đựng bom của chúng.

Nắm được âm mưu của địch, ta một mặt tăng cường hỏa lực cho trận địa, mặt khác sử dụng pháo cao xạ 57ly của Đoàn Tam Đảo chặn đánh vòng ngoài. Trên tất cả các hướng ngay từ lúc còn xa mục tiêu, chúng đã bị đánh chặn với lưới lửa phòng không ba thứ quân, nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều hướng khác nhau ở mọi độ cao từ xa đến gần, đã làm cho đội hình chiến đấu của địch bị rối loạn từ xa và không thực hiện được mưu đồ của chúng.

Trước tình hình đó, Tướng Bờ-Lắc-Boóc buộc phải kết thúc trận đánh sớm hơn dự kiến - 4h chiều trận chiến đấu kết thúc. Thêm một ngày nữa quân dân xứ Thanh bắn cháy 30 máy bay Mỹ.

Tổng kết qua 2 ngày thử lửa đầu tiên (3-4/4), các lượng lượng vũ trang bảo vệ cầu cùng với quân và dân địa phương Hàm Rồng, Nam Ngạn, Hoằng Hóa bắn rơi 47 máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc lái (trong 2 ngày này: “chúng đã sử dụng tới 174 lần tốp, 450 chiếc. Trên địa bàn Thanh Hóa địch đã ném 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm gồm các loại từ 50 đến 1000kg. Riêng Hàm Rồng địch bổ nhào 85 lần, ném 350 quả bom, cắt bom bắn phá 80 lần (gần 60% tổng số). Bắn 149 quả đạn rốc két gồm các loại từ 75milimét đến 127milimét” [1, 45]). Tuy nhiên, giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang nối đôi bờ sông Mã.

Chiến thắng mùng 3-4.4.1965 là trận thắng lớn đầu tiên của nhân dân Thanh Hoá. Thắng lợi này góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, bảo vệ tuyến đường huyết mạch nối li ền từ Bắc vào Nam. Chiến thắng này chứng tỏ ý chí, quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân Thanh Hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh gửi thư khen ngợi, trong thư có đoạn viết: “Đó là 2 ngày chiến thắng giòn giã nhất, lớn nhất kể từ ngày 5/8/1964 đến nay. Là 2 ngày chiến đấu liên tục, đánh rất quyết liệt, phối hợp rất chặt chẽ, giữa các lực lượng vũ trang, giữa bộ đội với dân quân địa phương. Chiến công vẻ vang của các đồng chí là biểu hiện rực rỡ của ý chí sắt đá “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” để cứu nước, cứu nhà của quân và dân

Page 83: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

78

ta. Đó là đòn trừng phạt nặng nề làm cho địch hoảng hồn khiếp sợ”[3, 1].

Nói về thất bại trong 2 ngày này, đế quốc Mỹ đã phải thú nhận: đây là “những giờ phút đen tối nhất của không lực Hoa Kỳ”[5, 145].

VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 1965-1968

Đánh bại âm mưu phá hoại cầu Hàm Rồng của đế quốc Mỹ, bảo vệ an toàn tuyến đường vận chuyển từ Bắc vào Nam qua cầu Hàm Rồng của quân dân xứ Thanh. Những sự kiện này khẳng định vai trò quan trọng của hậu phương với tuyền tuyến, mà Thanh Hoá là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn, trước hết là của Trị Thiên và Lào.

Trong vòng 4 năm (1965-1968) trên địa bàn Thanh Hoá, đế quốc Mỹ đã huy động 36.461 lần tốp, 66.274 lần chiếc, đánh phá 12.073 trận vào 3.936 điểm, sử dụng gần 15 vạn tấn bom đạn, khi tập trung ồ ạt, lúc đánh nhỏ, đánh lén vào tất cả các mục tiêu kể cả trường học, bệnh viện, nhà thương…gây cho Thanh Hoá nhiều thiệt hại. Cùng với đánh phá bằng không quân, Mỹ đã huy động 618 lần chiếc tàu biệt kích, 1.052 lần chiếc tàu tuần dương hạm và khu trục hạm, bắn phá 119 trận, 20.209 quả đạn đại bác vào 324 địa điểm. Tăng cường các hoạt động chiến tranh tâm lý, gián điệp, biệt kích vây bắt ngư dân khai thác tình báo, gây cơ sở gián điệp, phá hoại trật tự trị an.

Thấm nhuần đường lối chiến tranh nhân dân, Đảng bộ Thanh Hoá đã chủ trương xây dựng Thanh Hoá thành một hậu phương vững mạnh, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam và cho nước bạn Lào. Trong những đóng góp của hậu phương Thanh Hoá cho tiền tuyến, đặc biệt nổi bật là trên mặt trận giao thông vận tải và công tác tuyển quân phục vụ chiến đấu ở chiến trường. Trên mặt tr ận giao thông vận tải

Một mặt trận chiến đấu không kém phần ác liệt chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ là mặt trận giao thông vận tải. Vì một trong những mục tiêu đánh phá miền Bắc của Mỹ là cắt đứt con đường vận chuyển từ Bắc vào Nam.

Nói chuyện với nhân dân Nam Ngạn, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cho rằng: “Trong việc chi viện cho miền Nam thì khu Bốn là quan trọng, mà Thanh Hoá lại càng quan trọng, Thanh Hoá là cầu nối”, “Thanh Hoá là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn, trước hết là của Trị Thiên và Lào”[6, 148]. Nhận thấy tầm quan trọng của hậu phương Thanh Hoá, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xác định: Bảo đảm giao thông vận tải là một trong 3 nhiệm vụ có tính chiến lược của địa phương. Ngày 14/5/1965, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định thành lập Ban bảo đảm giao thông, đồng chí Đặng Văn Bôi làm trưởng ban. Ban giao thông vận tải có nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo công tác giao thông vận tải, đặc biệt là phục vụ quốc phòng.

Ngày 9/6/1965, Tỉnh uỷ Thanh Hoá thành lập Ban cung cấp quốc phòng và tổ chức phòng tránh, đồng chí Hoàng Văn Hiều được cử làm Trưởng ban. Ban có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực hiện toàn bộ công tác xây dựng và cung cấp cơ sở vật chất phục vụ chiến đấu, phòng tránh cho nhân dân. Tính đến tháng 12/1965, Tỉnh huy động được 1.870.917 công phục vụ chiến đấu và bảo đảm giao thông

Năm 1967 là năm đế quốc Mỹ tập trung đánh phá quyết liệt vào hệ thống giao thông vận tải - chiếm 78% tổng số đánh phá trong tỉnh và bằng 168% so với năm 1966. Cũng là năm khối lượng hàng vận chuyển của tỉnh bảo đảm đạt 100% kế hoạch: “Năm 1966, thực hiện được 1.304.762 tấn/1.460.400 tấn đạt 89% kế hoạch (vận tải B: 62.284 tấn/62.000 tấn, vận tải C: 3.923/3.900 tấn)1. Năm 1967, khối lượng Trung ương giao tăng 1,5-2 lần năm 1966 đã thực hiện được: vận tải B đạt 117%, vận tải C đạt 104%, bằng 168% so với năm

Vận tải B: vận chuyển hàng hoá cho chiến trường miền Nam.

Vận tải C: vận chuyển hàng hoá giúp nước bạn Lào

Vận tải A: vận chuyển phục vụ địa bàn miền Bắc

Page 84: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

79

B1: chiến trường Quân khu V.

1966, vận tải A3: đạt 100,2%... Kế hoạch xếp dỡ đạt 111,8% bằng 147% so với năm 1966, năng xuất bình quân 4.880kg/người/ngày. Đột xuất lên 10-20 tấn/người/ngày”[6, 159].

Số lượng xe phục vụ cho vận chuyển cũng ngày một tăng. Ngày 31/10/1968, có 2.216 xe, ngày 8/11/1968 có 3.500 xe. Đến tháng 3/1969, đã vận chuyển đến đội 700 được 1.373 tấn, đến B1 được 840 tấn4. Nhiều đơn vị cá nhân đạt năng suất cao từ 106-228% kế hoạch. Điển hình như các anh Ngọ, Nguyệt, Tưởng, Tu, Tường thường xuyên đạt 400-500kg đến 650kg/chuyến với cự ly vận chuyển gần 13 km.

Ngày 9/12/1968, thành lập đoàn vận tải Điện Biên 2, đồng chí Bùi Văn Cao làm trưởng đoàn cùng với hơn 500 chiến sĩ công ty thuyền nan, 150 thanh niên xung phong và 1 đại đội ô tô vượt Trường Sơn vào phục vụ chiến dịch. Nhớ lời dặn của đồng chí Lê Duẩn: “Dù có phải hy sinh vài ngàn người, Thanh Hoá cũng phải bảo đảm vận chuyển hàng hoá, ăn bữa cơm, bữa cháo chúng ta cũng phải chịu đựng để miền Nam đánh thắng”[6,163], nhân dân xứ Thanh đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với các lực lượng vận tải, hơn 8.000 thanh niên xung phong ở đội 287, 47, công nhân công ty xếp dỡ, lái tàu, lái thuyền đã dũng cảm cứu kho tàng, hàng hoá, phương tiện trong lúc bom đạn. Tính đến ngày 31/12/1968, các lực lượng này cùng nhân dân đã vớt được 21.647 tấn đạn dược, hàng hoá cứu được 212 ô tô, 205 thuyền các loại. Nhân dân giành hàng triệu ngày công để sửa đường, làm đường, đã trữ 78.789m3 đá, 108.721m3

đất, góp 50.007 cây gỗ, 58.529 cây tre phục vụ giao thông. Nhờ những đóng góp to lớn, nên khó khăn sau khi địch địch đánh phá được giải quyết kịp thời. Hàng hoá đạn dược được chuyển chở ra tiền tuyến liên tục ngày đêm.

Hoàn thành việc tuyển quân phục vụ chiến trường

Công tác động viên tuyển quân đã được các cấp bộ đảng, các ngành, các đoàn thể quan

tâm, không chỉ chuẩn bị lực lượng cho những đợt tuyển quân mà còn chủ động đáp ứng yêu cầu lớn khi chiến trường cần. Hàng năm, Thanh Hoá đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu Quân khu giao. Đặc biệt năm 1968, chỉ tiêu Quân khu giao 30.000 thanh niên nhập ngũ, tỉnh đã tuyển 31.121 người-gấp 3 lần năm 1967 và bằng số quân động viên vào quân đội của tỉnh trong 10 năm hoà bình (1954-1964).

Qua 4 năm (1965-1968), số lượng người nhập ngũ tăng 1,5 lần so với 9 năm kháng chiến chống Pháp: 84.390 người (1965-1968); trong chống Pháp là 56.792 người. Đặc biệt, có 20 vạn lá đơn tình nguyện “Ba sẵn sàng” và 32 vạn lá đơn đăng ký “Ba đảm đang”.

Tính đến tháng 12/1968, toàn tỉnh có 43% gia đình có người đi bộ đội: trong tỉnh có 18.889 gia đình có 2 đến 3 con đi bộ đội, 400 gia đình có 4–7 người đi bộ đội [13].

Với kết quả đã đạt được (1965-1968) trên lĩnh vực giao thông vận tải và việc tuyển quân phục vụ chiến trường. Hậu phương Thanh Hoá đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Như vậy, từ trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng trong ngày 3 và 4/4/1965, quân dân Thanh Hoá cho thấy ý chí chiến đấu kiên cường, sức mạnh hậu phương của mình trong việc bảo vệ an toàn tuyến đường đường huyết mạch từ Bắc vào Nam qua Thanh Hoá và khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp về người, vật chất cho chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Điều này được chứng minh qua những việc làm của hậu phương Thanh Hoá trong giai đoạn 1965-1968, đặc biệt nổi bật là trên lĩnh vực giao thông vận tải và cung cấp người cho chiến trường.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hóa (1980), Hàm Rồng chiến thắng, Nxb Thanh Hóa. [2]. Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1998), Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nxb Lao động Hà Nội.

Page 85: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Đại Đồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 75 - 80

80

[3]. Bộ tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam (1965), “Thư gửi quân dân Thanh Hóa”, Báo quân đội nhân dân, số ra ngày 10.4.1965. [4]. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1965), Sông Mã chiến thắng, tập 1, Nxb Thanh Hóa. [5]. Bộ Tổng tham mưu (1974), 18 năm chống Mỹ cứu nước, Nxb quân đội nhân dân. [6]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1994), Thanh Hóa lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Thanh Hóa. [7]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1995), Thanh Hóa những trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nxb Thanh Hóa.

[8]. Phạm Cúc (2000), Hàm Rồng một bản hùng ca, Nxb Thanh Hóa. [9]. “Chiến thắng vĩ đại, ý chí quyết thắng” (1965), Báo nhân dân, số 4021. [10]. Lê Xuân Giang - Từ Nguyên Tĩnh (1984), Ký sự Hàm Rồng những ngày ấy, tập 1, Nxb Thanh Hóa. [11]. Hồi ký của Lin-đơn-Giônxơn (1972), Việt Nam Thông tấn xã dịch và phát hành, HN. [12]. GS. Trương Hữu Quýnh - GS. Đinh Xuân Lâm - PGS. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục. [13]. Tư liệu lưu tại Ban chính sách tỉnh đội Thanh Hoá.

SUMMARY THINKINGS ABOUT THE REAR ROLE OF THANH HOA (1965-19 68) IN THE BATTLE TO PROTECT HAM RONG BRIDGE (3-4/4/1965)

Nguyen Dai Dong∗, Nguyen Minh Tuan

College of Sciences - TNU

On the road routes from North to South, Ham Rong bridge (Thanh Hoa) was an important position. So that, from Apirl 3rd, 1965 to Apirl 4th, 1965, the Imperial U.S.A attacked to the Ham Rong bridge. In two days, 47 eneny aircraft was destroyed and Thanh Hoa’s people and soldiers protected the Bridge safely. The victory confirmed that, Thanh Hoa people can defeat all schemes of sabotage by the enemy, secure hinterland and transport road routes from North to South through the Thanh Hoa pronce. Thanh Hoa also fullull the rear with the front line, ensuring that South smooth traffic, transportation of goods, providing for the battlefield. Key words: Ham Rong, American Empire, War damage.

∗ Tel: 0976 045727 Email: [email protected]

Page 86: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

81

BIỂN ĐÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CẬP NHẬT TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VỀ ĐỊA LÍ T Ự NHIÊN VI ỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Địa lí tự nhiên Biển Đông cần được cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển nhạy cảm đặc biệt. Những vấn đề về địa lí tự nhiên Biển Đông nói trên, cùng với các vấn đề trong Chiến lược Biển Việt Nam, cần được tích hợp trong các chương trình cũng như sách giáo khoa về Địa lí tự nhiên Việt Nam trong nhà trường phổ thông và đại học. Từ khoá: Biển Đông, tài nguyên, ô nhiễm, nhận thức.

∗ Từ xa xưa, ông cha ta đã diễn giải cấu trúc

lãnh thổ Việt Nam là một đất nước gồm: một phần là đồng ruộng, ba phần là núi, bốn phần là biển, (tam sơn, tứ hải nhất phần điền). Phần miền núi và đồng bằng (sơn, điền) cộng lại thành một nửa; một nửa còn lại là biển (tứ hải); biển nước ta là Biển Đông (hải đông hải dã). Phần địa lí tự nhiên sơn - điền (phần lãnh thổ) được các nhà địa lí nghiên cứu khá sâu sắc; phần địa lí tự nhiên tứ hải (phần lãnh hải) bước đầu được quan tâm trong các công trình nghiên cứu cấp nhà nước cũng như các tác phẩm địa lí tiêu biểu. Tuy nhiên, so với yêu cầu mặt bằng nhận thức chung, phần địa lí tự nhiên về Biển Đông vẫn còn là chỗ yếu trong Địa lí tự nhiên Việt Nam. Vì vậy vấn đề làm phong phú và sâu sắc hơn sự hiểu biết về địa lí tự nhiên đất nước bằng việc cập nhật kiến thức mới về Biển Đông cho xứng với vị thế của nó trong Chiến lược Biển Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục.

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA VÙNG TỰ NHIÊN LÃNH HẢI BIỂN ĐÔNG

Là một bộ phận của Thái Bình Dương, Biển Đông, (tên gọi khác: Biển Đông Nam Á - South - East Asia Sea, Biển Nam Trung Hoa - South - Chine Sea), được phân cách với Thái Bình Dương và các biển khác bởi các đảo Đài Loan, Luxôn, Palaoan và Calimantan. ∗ Tel: 0914 400809

Diện tích 3.537 nghìn km2, dung tích 3623 km3, độ sâu trung bình 1024 m, nơi sâu nhất 5560 m. Vùng có độ sâu trên 2000 m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu dưới 200 m chiếm trên 50% diện tích. Cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía đông kinh tuyến 1100 Đ, nhìn chung là vùng biển sâu trên 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm, đảo nhỏ và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển phía tây kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không sâu quá 100 m. Biển Đông nối li ền với biển Giava qua một eo biển rộng là Calimata nằm giữa đảo Caliman-tan và Bêlitung thuộc Inđônêxia. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển).

Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà gần đây nước biển đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa Châu Á. Nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông Rajang, sông Pahang, và sông Pasig.

Phía đông bắc Biển Đông có quần đảo Đông Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands). Phía Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Nam, Việt Nam khoảng 200 km; cách đảo

Page 87: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

82

Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa (Paracell) với 18 đảo, cồn và 22 bãi, đá. Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m (Rocky Island).

Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số chúng thuộc Quần đảo Trường Sa (Spatly) và trải dài trên một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng 175 đảo đã được xác định, hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét.

Ở đông bắc quần đảo Trường Sa Có một núi ngầm rộng 100km được gọi là Reed Tablemount, cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippine bởi Rãnh Palawan, hiện nay nằm dưới mực nước biển 20m nhưng trước kia nó từng là một hòn đảo trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập. Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi ngầm như Macelesfield Bank (quần đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal. Bãi Scarborough Shoal nằm về phía đông của bãi Maclesfield, gần bờ biển Philippin.

Dựa trên cơ sở nền nhiệt độ, Biển Đông đều thuộc đới nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt đều đạt từ 240 C đến 290 C. Cho tới tầng sâu 20m vẫn còn giữ được mức nhiệt đô như vậy và phải xuống tới tầng sâu 50m mới giảm đi chút ít. Dựa vào sự phân hóa về nhiệt của nước biển tầng mặt và tầng 20m, đới nhiệt đới biển - đảo trên Biển Đông nước ta được các nhà địa lí tự nhiên Viện Địa lí thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia thành 3 cấp địa lí tự nhiên biển Đông: Á đới / miền / vùng [4]. Theo đó Biển Đông phân hóa thành 2 á đới: phía bắc là á đới đảo – biển nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh; và phía nam là á đới đảo – biển nhiệt đới, gió mùa nóng quanh năm [4]. Ranh giới giữa hai á đới được nối tiếp với hai á đới trên đất liền (khoảng vĩ tuyến 160 B, gần mũi Chân Mây, sau đó hơi vòng lên phía bắc một chút rồi quay về phía đông nam, tiếp theo đi thẳng hướng đông bắc, kết thúc ở khoảng tọa độ 210 vĩ độ Bắc – 1200

kinh độ Đông. Đường ranh giới này đi cùng hướng và gần với đường đẳng nhiệt 240C của nước biển tầng mặt trong mùa đông, nghĩa là bằng khoảng > 200C nhiệt độ không khí.

Á đới đảo biển phía bắc được chia thành 2 miền: (1) Miền đảo – vịnh Bắc bộ (gồm 4 vùng: (i) Vùng đảo biển lục địa Lưu Sa (Lôi Châu) – Đồ Sơn / (ii) Vùng đảo – biển trên thềm lục địa Đồ Sơn – Mũi Ròn / (iii) Vùng thềm lục địa mũi Ròn – bán đảo Sơn Trà / (iv) Vùng thềm lục địa trung tâm vịnh Bắc bộ) và (2) Miền đảo – biển Hải nam (gồm 3 vùng: (i) Vùng thềm Hải Nam – Lôi Châu / (ii) Vùng thềm biển Quảng Châu / (iii) Vùng đảo biển phía đông đảo Hải Nam);

Á đới đảo – biển phía nam được chia thành 4 miền: (1) Miền đảo – biển Trung Trung Bộ và Hoàng Sa (gồm 2 vùng: (i) Vùng biển ven bờ Trung Trung Bộ / (ii) Vùng lục địa quần đảo Hoàng Sa; (2) Miền đảo biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ (gồm 2 vùng: (1) Vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ / (ii) Vùng biển Bà Rịa -Vũng tàu – Mũi Cà Mau); (3) Miền biển sâu (gồm: (i) Vùng quần đảo Trường Sa / (ii)Vùng biển thẳm phía bắc / (iii) Vùng ven bờ biển Philippin); (3) Miền đảo biển Trường Sa; Miền đảo – biển vịnh Thái Lan (gồm 3 vùng: (i) Vùng biển ven bờ Việt Nam – Campuchia / (ii) Vùng biển trung tâm vịnh Thái Lan / (iii) Vùng biển bờ Malaixia).

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỊ THẾ VÀ CÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐÔNG

Tài nguyên vị thế: Đó là tập hợp gồm một hoặc hơn một loại tài nguyên (thiên nhiên, con người, xã hội), có vai trò hoặc triển vọng quyết định vị thế của một địa phương, lãnh thổ, quốc gia hay khu vực trong chuỗi giá trị: nghiên cứu - triển khai, bản quyền, sản xuất - thương hiệu thương mại. Cũng có thể hiểu tài nguyên vị thế là một biến thể của thế mạnh, lợi thế cạnh tranh hay lợi thế so sánh của một không gian lãnh thổ cụ thể. Theo cách hiểu nói trên, tài nguyên vị thế quan trọng nhất của Biển Đông là vị trí địa – chính trị / địa kinh tế quan trọng; đó là một vùng nước rộng lớn ở bờ Đông Nam của lục địa châu Á, có 5 trong số 16 eo biển có ý nghĩa chiến lược tầm thế

Page 88: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

83

giới và có 5 trong số 10 đường giao thông chủ yếu trên biển của thế giới, có 2 cảng thuộc loại lớn nhất (cảng Singapo và Hồng Kông) với đủ điều kiện dịch vụ tiếp nhận tàu viễn dương qua lại. Biển Đông đứng hàng thứ 4 trong 19 vùng đánh cá lớn nhất thế giới xét theo tổng sản lượng hải sản hàng năm. Hơn thế nữa, hoạt động kinh tế – thương mại ở Đông Á đều phụ thuộc vào Biển Đông vì đây là con đường ngắn nhất đến Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu. Vì vậy, ai kiểm soát được Biển Đông nói chung, các đảo và quần đảo nằm ở vị trí trung tâm vùng biển này nói riêng sẽ kiểm soát được nhiều tuyến đường biển quốc tế.

Tài nguyên vị thế quan trọng hàng đầu vẫn là dầu khí. Biển Đông đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 7.7 tỷ barrel, với ước tính tổng khối lượng là 28 tỷ barrel). Trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 266 nghìn tỷ feet khối). Theo thống kê của Cục Tình báo năng lượng Bộ Năng lượng Hoa Kì (EIA), trữ lượng dầu thô ở khu vực Biển Đông khoảng 7 tỷ thùng, sản lượng khai thác hàng ngày khả dĩ khoảng 2,5 triệu thùng. Điều tra của Cục thăm dò địa chất Hoa Kì (USGS) cho thấy: ở khu vực Biển Đông trữ lượng khí thiên nhiên gấp đôi trữ lượng dầu thô.

Căn cứ chủ trương chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông như Trung Quốc tuyên bố thì phần lớn dầu khí ở khu vực này thuộc về Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của các cơ quan công quyền Trung Quốc, trên vùng Biển Đông có hơn 200 cấu tạo dầu khí, khoảng 180 mỏ dầu khí. Chỉ tính tại các bồn địa Tăng Mẫu, Sabah, Vạn An (Tư Chính) đã có trữ lượng gần 20 tỷ tấn dầu thô, là một trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất trên thế giới chưa được khai thác.

Trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông có tài nguyên khoáng sản quan trọng sau :

Titan: Các điểm và mỏ quặng titan phân bố dọc theo đường bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Nam Trung Bộ. Trữ lượng titan dự báo đạt 22 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò

đánh giá là 16 triệu tấn. Thành phần quặng là inmenit, rutin, có kích thước hạt từ 0,5 mm đến 2,3 mm nằm trong cát ven biển. Hiện nay một số địa phương đã tiến hành khai thác inmenit và rutin để xuất khẩu như ở Hà Tĩnh, Quảng Trị …

Đất hiếm: Thành phần quặng là khoáng vật xenotin và monazit, có mầu hồng xám hoặc lục với kích thước hạt từ 0,5mm đến vài milimet, nằm trong cát ven biển. Những diện tích chứa quặng phân bố dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng monazit, xenotin, đạt từ 90 đến 95% không thua kém chất lượng khoáng vật cùng loại của một số nước trên thế giới. Hiện nay đất hiếm đã được khai thác để phục vụ cho các ngành công nghiệp: sản xuất thuỷ tinh cao cấp, thực phẩm, sản xuất phân vi lượng, thuốc trừ sâu, thuộc da… Trữ lượng của đất hiếm nằm trong sa khoáng ven biển nước ta khoảng 300.879 tấn.

Cát thuỷ tinh: Cát thuỷ tinh ở nước ta có hàm lượng SIO2 ,độ tinh khiết, độ trắng cao, đủ điều kiện để sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh dân dụng và các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp. Cát thuỷ tinh phân bố ở nhiều nơi, tuy nhiên những nơi tập trung thành mỏ không nhiều. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các mỏ cát thuỷ tinh ở nước ta đều thuộc cỡ nhỏ đến cỡ trung bình và phân bố ở : Vân Hải (Quảng Ninh), Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Nha Trang...

Dầu khí: Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú, nhưng hầu hết diện tích chứa dầu đều nằm trên vùng thềm lục địa với độ sâu không lớn. Trên toàn bộ diện tích nghiên cứu đã xác định được 20 vùng với những mức độ triển vọng dầu khí khác nhau nhưng do điều kiện khai thác và thăm dò khó khăn, mới có 4 vùng có triển vọng cao, trong đó có 2 vùng đang được khai thác có hiệu quả là bể dầu khí Cửu Long và bể khí Nam Côn Sơn. Kết quả tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng biển Việt Nam có 8 bể trầm tích Đệ Tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây,

Page 89: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

84

Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa. Công tác tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai, Sông Hồng.

Tài nguyên muối : Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km. Độ muối trong nước biển trung bình 3,2%, xấp xỉ độ muối bình quân ở đại dương. Do hình thể kéo dài theo chiều kinh tuyến và nằm trong vùng khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm nên có sự phân hoá thành hai kiểu: kiểu chí tuyến ở miền Bắc và kiểu xích đạo ở miền Nam. Vì vậy, mặc dù có số giờ nắng cao song do độ ẩm lớn, mưa nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới thời vụ sản xuất cũng như năng suất muối.

Tài nguyên sinh vật biển là tài nguyên vị thế quan trọng. Đó là nguồn lợi tự nhiên hết sức quý giá để phát triển ngành khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Ở nước ta, giới sinh vật biển Đông có quan hệ chặt chẽ với các đặc điểm kiến tạo địa hình, trầm tích đáy biển và khí tượng thuỷ văn. Sinh vật trên biển Đông phong phú, đa dạng do nằm trong khu biển kín nội chí tuyến gió mùa với sự thống trị của của các loài bản địa, đồng thời có sự phân hoá sâu sắc theo không gian. Sinh vật trên biển Đông có xu hướng tăng nhanh về khối lượng ở các vùng có sự trao đổi giữa các khối nước từ lục địa ra, từ đại dương vào, từ dưới sâu lên như ở vùng cửa sông, vùng nước trồi và vùng có hải lưu lạnh.

Tài nguyên du lịch: Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km với khoảng 125 bãi biển có bãi cát bằng phẳng và sạch với chiều dài trung bình mỗi bãi từ 5-18 km, đủ điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các bãi biển ở nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ (Móng Cái) Bãi Cháy (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu … Dọc theo chiều dài đường bờ biển của Việt Nam có trên 2700 hòn đảo lớn nhỏ. Trong các đảo và quần đảo có tiềm năng phát triển du lịch, Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch với ưu thế nổi bật của cảnh quan núi đảo đá vôi

ngập nước, có nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc Vịnh Hạ Long đã được UNESCO chính thức công nhận từ tháng 12 năm 1994 là một di sản thiên nhiên thế giới, thu hút khách du lịch đến từ các nước khác nhau. Ngoài khơi là quần đảo san hô vùng biển đảo Côn Sơn, vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên cũng đã từng bước tiến hành phát phát triển các hoạt động du lịch.

Các dải rừng ngập mặn phân bố ven biển từ bắc vào nam chiếm một diện tích rất rộng, tới 450000 ha, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau rừng ngập mặn Amazôn ở Nam Mỹ và trên cả rừng ngập mặn của sông Hằng ở Ấn Độ. Tính đặc sắc, môi trường trong sạch của rừng ngập mặn cùng các sân chim đã thu hút được nhiều khách du lịch tới thăm quan, nghiên cứu.

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THẢM HỌA THIÊN TAI TỪ BIỂN

Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu, gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (1992) đã đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể nhằm ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu. Mức phải đạt được nằm trong khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho kinh tế tiến triển bền vững.

Việt Nam nằm trong tốp các nước chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH toàn cầu, trước hết là Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, nhiều địa phương ven biển các tỉnh miền Trung. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất (bao gồm Calcuta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam, Băng Cốc của Thái Lan và Yagon của Myanma). Báo cáo Phát triển con người 2007

Page 90: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

85

- 2008 của UNDP cảnh báo: nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 20 C thì 22 triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, sẽ ngập chìm trong nước biển .

Với trên 3260 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ tổn thương cao do tác động của BĐKH, tới nhiều địa phương ven biển, không chờ tới cuối thế kỉ 21, khi mà nhiệt độ trung bình khí quyển có thể tăng thêm 20 C.

Để hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt, các nhà khoa học Việt Nam đã đề xuất phương án trồng rừng ngập mặn, quy hoạch nuôi trồng thủ sản, xây dựng các khu bảo tồn sinh thái; không qui hoach khu định cư sát bờ biển, cửa sông; nâng đê cao 1- 1,2 m để bảo vệ cảng biển, di tích văn hoá - lịch sử, điểm du lịch ... trong vùng nguy cơ ngập do nước biển dâng cao. Để đối phó với BĐKH, Chính phủ sẽ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH, đồng thời tăng cường giáo dục cho người dân nhận thức và hành động thiết thực góp phần hạn chế tác hại của nguy cơ BĐKH đối với tương lai đất nước.

Về nguy cơ thảm họa sóng thần đổ bộ từ Biển Đông, theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), lịch sử động đất ở Việt Nam cho thấy cứ 20 - 30 năm lại xuất hiện động đất trên 6 độ richte. Cụ thể, năm 1923 có động đất mạnh 6,1 độ richter ở ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết; năm 1935, động đất mạnh 6,5 độ richte ở đới đứt gãy sông Mã và năm 1983, động đất mạnh 6,8 richter ở Tuần Giáo, Điện Biên. Có nguy cơ cao nhất là từ đới hút chìm Manila. Sóng thần đi từ rãnh nước sâu Manila tới bờ biển Việt Nam mất khoảng 2 giờ sau khi xảy ra động đất. Động đất 8,3 độ richter tại đây có thể tạo sóng thần cao 5,2 m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang. Nếu mạnh 9,2 độ richte thì sóng thần ở Quảng Ngãi sẽ cao 10,6m và ở Nha Trang là 5m. Gần đây, vào ngày 26/5/2006, khu vực này đã xảy ra động đất

8,2 độ richte, nhưng rất may không gây sóng thần [7].

Theo các nhà khoa học, không chỉ ở Việt Nam, các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Mỹ cũng không thể dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất. Chính vì vậy Nhật Bản mới bị thiệt hại lớn trong trận động đất vừa qua gây ra thảm họa vô cùng to lớn. Không được chủ quan lơ là, nước ta phải bắt tay hành động để có biện pháp đề phòng đón trước thảm họa này.

NGUY CƠ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ CÁC VÙNG BIỂN NHẠY CẢM ĐẶC BIỆT (PSSA – PARTICULALY SENSISIVE SEA AREA)

Sự ô nhiễm môi trường biển gia tăng do các chất độc hại từ đất liền ra theo nước sông, một phần do hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được đẩy mạnh. Nước biển ven bờ có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn mức cho phép, có ảnh hưởng xấu đến chất lượng một số bãi tắm. Các vùng bị ô nhiễm nặng là các thành phố cảng như Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và các vùng cửa sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Đối với môi trường biển thì ô nhiễm dầu là nguy hiểm nhất. Dầu loang trên biển đã cản trở quá trình trao đổi ôxy giữa biển và khí quyển, còn dạng dầu hoà tan được trong nước sẽ đầu độc sinh vật biển. Nhiều nơi, nhất là tại các cảng và cửa sông, hàm lượng dầu trong nước biển vượt quá xa giới hạn cho phép, như cửa Lục vượt 2 lần, Hải Phòng trên 10 lần. Ảnh hưởng của dầu trôi dạt vào bờ, mắc cạn vào cát, vào các mảnh sò, vào cây nước mặn cũng quan trọng ở một số vùng. Đáng lo ngại là ô nhiễm dầu ngày càng tăng do vận chuyển, khai thác dầu trên biển ngày càng nhiều, khi xảy ra sự cố tràn dầu, mức độ tăng ô nhiễm là không tránh khỏi.

Dọc bờ biển nước ta có một số vùng biển nhạy cảm đặc biệt về môi trường sinh thái biển - PSSA (Particularly Sensisive Sea Area). Theo tiêu chí của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) PSSA là vùng biển có giá trị

Page 91: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

86

cao về môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và khoa học, giáo dục. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các PSSA để thực hiện Công ước quốc tế MARPOL trong việc bảo vệ các vùng biển này tránh ô nhiễm từ các hoạt động hàng hải và nhấn chìm chất thải ngoài biển. Là thành viên của IMO và Công ước MARPOL, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng lãnh hải rộng lớn thuộc chủ quyền trên Biển Đông. Vùng ven biển tập trung khoảng 30% dấn số cả nước, được xem là vùng kinh tế động lực hướng biển. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm và tài nguyên sinh thái không suy thoái do các hoạt động về hàng hải và các sự cố tràn dầu trên biển là một đòi hỏi cấp bách, lâu dài trong Chiến lược Biển Việt Nam.

Căn cứ 3 tiêu chí: (1) Tính quan trọng của vùng biển về mặt môi trường tự nhiên; (2) Mức độ ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động hàng hải; và (3) Các giải pháp liên quan đến ngăn ngừa, giảm thiểu hay loại trừ các môi đe dọa đó, theo phương pháp PSSA của IMO, các chuyên gia của Viên Nghiên cứu quản lí biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển & Hải đảo – Bộ TN&MT đã định hướng 4 vùng PSSA của Việt Nam như sau :

(1) Các vùng ven biển và hải đảo có 15 khu giá trị đặc biệt về bảo tồn như : Đảo Trần, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Sơn Trà, Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Mun (Khánh Hoà), Cồn Cau, Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nam Yết (QĐ Trường Sa – Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Các khu có giá trị kinh tế cao như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cam Ranh, Lăng Cô, Vân Phong.

(2) Các vùng có các hệ sinh thái san hô đặc biệt như vùng biển các quần đảo Trường Sa, Rạn Trào, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Phú Quý, Phú Quốc;

(3) Các vùng có hệ sinh thái cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn đặc trưng ven biển các tỉnh / thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Tiền

Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang;

(4) Các vũng vịnh ven biển: Hạ Long, Lăng Cô, Nha Trang, Xuân Đài, Bái Tử Long. Vùng ven biển Việt Nam là vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của các hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế, vì vậy việc xác định các vùng PSSA cho Việt Nam là rất cần thiết; có thể coi đó là công cụ giám sát và truyền tin tự động về mọi trạng thái thay đổi của các vùng PSSA nhằm phục vụ công tác quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.[8].

Như vậy trong nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nạm cần dành phần quan trọng về khối lượng kiến thức và thời lượng tích lũy về Địa lí Biển Đông tương xứng với tầm quan trọng chiến lược của nó trong thực tiễn. Đồng thời gắn việc nghiên cứu về địa lí tự nhiên Biển Đông với việc giáo dục công dân sự hiểu biêt về Biển; qua đó nâng cao lòng yêu Tổ Quốc, góp phần đấu tranh chống các luận điệu phủ nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tích hợp các kiến thức về Biển Đông một cách hệ thống trong các chương trình và sách giáo khoa trong trường phổ thông và đại học. Gắn việc nghiên cứu Địa lí tự nhiên Biển Đông với thực thi Chiến lược biển Việt Nam trong tầm nhìn đến năm 2020 nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển [2].

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Lê Đức An (2010). Bàn về tài nguyên vị thế đới bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần V, 2010, Hà Nội, tr.: 1007 – 1016. [2]. Bộ Tài Nguyên & Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu , nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 6 – 2009, 34 tr. [3]. Chiến lược biển Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị 4 BCH TW Đảng CS Việt Nam (Khoá X), 12 – 2006. [4]. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963), Địa lí tự nhiên Việt Nam (Phần đại cương). Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 200 tr.

Page 92: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

87

[5]. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam : Lãnh thổ và các vùng địa lí, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 608 tr.

[6]. Dư Văn Toán và nnk (2009). Nghiên cứu đánh giá và xác định sơ bộ các vùng biển nhạy cảm đặc biệt (PSSA) ở vùng biển Việt Nam. Hội nghị Thông tin và định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, Hải Phòng, 2007, tr.: 11 – 16. .

[7]. Vũ Như Vân (2007), Chiến lược Biển Đông : một cách nhìn từ triết lí địa lí phát triển bền vững. Hội nghị Thông tin và định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, Nxb KH&KT Hà Nội, 2007, tr.: 19 – 25. [8]. Viện Địa lí – Trung Tâm KHTN &CN Quốc gia (1997). Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam và Biển Đông (Tỉ lệ 1 : 1.000.000). 231 tr.

SUMMARY

EAST SEA: SOME ISSUES SHOULD BE MENTIONED IN STUDYING AND TEACHING ON VIETNAMESE NATURAL GEOGRAPHY

NguyenThi Hong∗∗∗∗

College of Education - TNU

In the article, the author deales with some problems related to BienDong (The East Sea) that are follow: (1) General natural features of The East Sea and spacial deference of territorial waters; (2) Positioning natual resources and marin sources of the sea; (3) To cope with climatic changes and natural calamities coursed by the sea; (4) Marin polution threats and necessity of PSSA’s protection (Particularly Sensisive Sea Area). In the author’s opinion, just written above problems related to the sea‘s Physical Geography should be updated and introduced to the teaching programes and tekbooks on Physical Geography of Vietnam in schools of any level as soon as possible. Key words: East sea, natural resources, pollution, awareness

∗ Tel: 0914 400809

Page 93: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87

88

Page 94: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

89

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRI ỂN CON NGƯỜI CẤP TỈNH QUA THỰC TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

Vũ Vân Anh*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Lý luận về phát triển con người (PTCN) do UNDP lượng hóa đánh dấu một mốc quan trọng trong việc đưa các quan điểm lý thuyết ứng dụng trong thực tiễn, tạo ra bước ngoặt trong việc đưa con người trở thành nhân tố trung tâm của học thuyết phát triển. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam là đồng hành cùng UNDP trong việc soạn thảo các HDR (Human Development Report), làm cơ sở cho việc đưa HDI (Human Development Index) trở thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH) trong các văn bản của Đảng (văn kiện Đại hội IX, X, XI), các chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn HDI để vận dụng vào tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phân tích HDI cho tỉnh này bằng hai cách tiếp cận: (i) Tiếp cận tính HDI cấp tỉnh trên cơ sở tính các trị số tương ứng từ các cấp cơ sở (huyện, thành phố, thị xã) theo phương pháp của UNDP; (ii) Tính toán HDI mở rộng trên cơ sở dữ liệu chỉ tiêu: thu nhập thực tế bình quân đầu người, chỉ tiêu giáo dục trên cơ sở số học sinh THPT trên tổng số học sinh, chỉ tiêu y tế trên cơ sở số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân. Biểu tổng hợp bằng cách cho điểm mức cao, trung bình, thấp tương ứng 3-2-1. Từ khóa: “phát tri ển con người”,“tiêu chí”,“Thái Nguyên”,“HDI”,“ch ỉ tiêu mở rộng”.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia, địa phương trong đó có Thái Nguyên. Sự phát triển con người một cách bền vững đòi hỏi phải phát triển nhiều mặt, phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần, trí tuệ đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để đánh giá sự phát triển con người cấp tỉnh nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần dựa trên bộ tiêu chí cụ thể. Do vậy “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát tri ển con người cấp tỉnh qua thực ti ễn tỉnh Thái Nguyên” sẽ tạo nền tảng cơ sở cho những đánh giá quan trọng về phát triển con người tỉnh Thái Nguyên, ngoài ra nó góp phần cung cấp luận cứ cho việc chuẩn bị Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, sau là đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số HDI của tỉnh và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển toàn diện con người tỉnh Thái Nguyên.

KHÁI NI ỆM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu, các

∗ Tel: 0912 687173, Email: [email protected]

nhà hoạch định và tư vấn chính sách, các nhà thực thi chính sách đã có nhận thức tốt hơn và đồng thuận cao hơn về tầm quan trọng của sự phát triển con người. Như được định nghĩa trong Báo cáo phát triển con người toàn cầu đầu tiên của UNDP năm 1990, khái niệm về phát triển con người (PTCN) là: “Phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người. Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là để con người sống một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao”.[1, tr.60]

Khái niệm PTCN đề cập đến ba khía cạnh được coi là mục tiêu của PTCN, đó là lựa chọn một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh (về y tế), được giáo dục (về giáo dục), được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao (về kinh tế).

Năm 1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình khẳng định vai trò chủ thể - động lực – mục tiêu của con người trong phát triển. Khái niệm PTCN đã chính thức được lượng hóa bằng việc tính toán và công bố xếp hạng chỉ số PTCN – HDI cho các quốc

Page 95: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

90

gia và vùng lãnh thổ qua các HDR do UNDP soạn thảo.

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Để đo lường kết quả đánh giá PTCN, báo cáo phát triển con người năm 1990 và các báo cáo tiếp theo của UNDP đã đưa ra một loạt chỉ số. Chỉ số tổng hợp nhất được đưa ra từ năm 1990 (và được hiệu chỉnh lại năm 1999) là chỉ số phát triển con người (HDI).

Hiện nay trong các báo cáo PTCN, số lượng các chỉ số được đo đạc đã bổ sung thêm nhiều, báo cáo năm 2005 và 2006 đã xuất hiện gần 100 chỉ số, song khi tính toán người ta vẫn quy về ba chỉ số cơ bản (điều kiện sống, năng lực sinh thể và năng lực tinh thần), phản ánh ba mặt cơ bản của sự PTCN. Các chỉ số khác trên thực tế chỉ là bổ sung nhằm làm rõ những khía cạnh, sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản, đó là:

- Chất lượng cuộc sống được phản ánh qua chỉ số kinh tế đo bằng thu nhập quốc dân bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương. (chỉ tiêu IGDP );

- Năng lực sinh thể được phản ánh qua chỉ số tuổi thọ đo bằng tuổi thọ trung bình của toàn bộ cư dân (chỉ tiêu I tuổi thọ);

- Năng lực tinh thần được phản ánh qua chỉ số giáo dục được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ với trọng số 2/3 và tỷ lệ nhập học các cấp với trọng số 1/3 (chỉ tiêu I tri thức).

* Chỉ số HDI : HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ) + 1/3 (chỉ số giáo dục) + 1/3 (chỉ số GDP/người).

Trên cơ sở thiết lập giới hạn cận trên và giới hạn cận dưới phù hợp trạng thái phát triển con người toàn cầu, HDI chỉ nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. HDI của mỗi địa phương càng lớn thì trình độ phát triển con người của địa phương đó càng cao và ngược lại.[3]

VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ HDI CẤP TỈNH QUA THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một số mô hình đo HDI có thể tri ển khai ở Việt Nam và Thái Nguyên

- Đo HDI theo ba nhân tố – Mô hình tam giác.

1. Sức khoẻ;

2. Giáo dục;

3. Thu nhập.

- Đo HDI theo bốn nhân tố – Mô hình hình thoi.

1. Sức khoẻ;

2. Giáo dục;

3. Thu nhập;

4. Lành mạnh xã hội.

- Đo HDI theo năm nhân tố – Mô hình hình sao.

1: Sức khoẻ;

2: Giáo dục;

3: Thu nhập;

4: Lành mạnh xã hội;

5: Phát triển văn hoá cộng đồng.

Dựa trên các mô hình đo HDI được sử dụng ở Việt Nam, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu ở cấp tỉnh, cấp huyện nên sử dụng mô hình tam giác là phù hợp nhất. Mô hình tam giác là mô hình HDI với ba chỉ số thành phần; có ưu điểm là khắc họa mối quan hệ giữa bộ ba: nhân tố giáo dục, nhân tố kinh tế, nhân tố

Page 96: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

91

y tế trong sự PTCN với việc nhấn mạnh vai trò đột phá của nhân tố giáo dục đến sự phát triển chung. Mô hình này đã được xây dựng phương pháp luận và công thức tính toán áp dụng cho toàn thế giới và các quốc gia, đã được sử dụng ở Việt Nam trong các báo cáo PTCN tính đến cấp tỉnh và một số địa phương đã tính đến cấp huyện. Hạn chế của mô hình này là chưa phản ánh toàn diện được các khía cạnh PTCN trong đời sống xã hội. Do vậy cùng với 3 chỉ số HDI cần bổ sung thêm 1 số thước đo khác chi tiết cho từng địa phương và từng nhóm đối tượng dân cư.

Đối với địa bàn nghiên cứu là tỉnh và các huyện, thị, thành phố ở dưới cấp tỉnh, đề tài luận án đánh giá sự phát triển con người trên hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá theo các chỉ số thành phần của HDI và tổng hợp tính toán theo công thức HDI của UNDP. Thứ hai là lựa chọn một số chỉ tiêu mở rộng áp dụng cho cấp tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc, đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, số bác sỹ trên 1vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh.

Nguồn số liệu

*Chỉ số kinh tế

- Theo UNDP: Chỉ tiêu GDP/ người thông qua Niên giám thống kê tỉnh, báo cáo KTXH các huyện.

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu thu nhập thực tế bình quân đầu người dựa vào Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009, dựa vào kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên.

*Chỉ số giáo dục trong HDI

- Theo UNDP: Chỉ tiêu nhập học tổng hợp và tỷ lệ người lớn biết chữ: Kết quả tổng điều tra dân số (TĐTDS).

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu tỷ lệ HS THPT trên tổng số HS: Tính theo số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009.

*Chỉ số y tế trong HDI

- Theo UNDP: Chỉ tiêu tuổi thọ: Số liệu về số con đã sinh và số con đã chết của điều tra mẫu trong 2 cuộc TĐTDS 1999 và 2009 được sử dụng để tính toán tuổi thọ bình quân khi sinh.

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu Số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân: Tính theo số liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009

Áp dụng tính chỉ số HDI cấp tỉnh và cấp huyện

*Chỉ số kinh tế

- Theo UNDP: Tính chỉ tiêu GDP/ người

Một là, tính dân số trung bình năm báo cáo trong niên giám thống kê của tỉnh; Hai là, tính GDP năm báo cáo (theo giá thực tế); Ba là, tính GDP/người năm báo cáo; Bốn là, tính GDP/người tính theo sức mua tương đương (PPP-USD); Năm là, thay các kết quả đã tính được vào công thức để tính chỉ số thu nhập cho địa phương.

Áp dụng cấp dưới cấp tỉnh (huyện): Tiến hành tính GDP theo 3 khu vực kinh tế của 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện trong tỉnh. Đối với GDP cấp huyện, khu vực I và khu vực II tính toán tương đối dễ, riêng khu vực III có phần hạn chế do các doanh thu của các tổng công ty, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu của tỉnh, thuế hải quan rất khó phân bổ về cho cấp huyện, nên phần này số liệu ở tỉnh thì có nhưng ở huyện thì còn thiếu. Vì vậy đối với KV III ph ải kết hợp điều tra mẫu và phân bổ từ cấp tỉnh xuống từng huyện. GDP cấp huyện chỉ mang tính chất tương đối và còn nhiều sai số so với thống kê của tỉnh và cả nước. Thực tế sai số này được chấp nhận vì nó phù hợp thực tế tình hình thống kê còn nhiều bất cập ở Việt Nam, đặc biệt với cấp huyện.

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người: Đối với cấp tỉnh, đề tài luận án lấy nguồn số liệu từ điều tra mức sống của tổng cục thống kê, đối với cấp huyện, đề tài dựa vào số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh.

Page 97: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

92

* Chỉ số giáo dục

- Theo UNDP: Tính tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học tổng hợp: Một là: Ta phải tính các chỉ số thành phần (Igiáo dục và I biết chữ); Hai là: Thay các chỉ số thành phần vào công thức để tính chỉ số giáo dục ở tỉnh.

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh: Tính từ số liệu trong niên giám thống kê tỉnh.

* Chỉ số y tế

- Theo UNDP: Tính chỉ tiêu tuổi thọ trong HDI: Sử dụng phần mềm MortPark - Litle, ta nhập dữ liệu và được kết quả tuổi thọ.

- Theo HDI mở rộng: Chỉ tiêu số bác sỹ và số giường bệnh trên vạn dân: Tính toán dựa vào số liệu Cục thống kê Thái Nguyên:

*Tổng hợp HDI

- Theo UNDP: Tính HDI

HDI = 1/3 (chỉ số KT) + 1/3 (chỉ số GD) + 1/3 (chỉ số YT) = 1/3 (IGDP + Igiáo dục + Ituổi thọ)

- Theo HDI mở rộng: Cho điểm các chỉ tiêu có tính hệ số

+ Xác định hệ số các chỉ tiêu: Trong 3 chỉ tiêu đánh giá PTCN, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là hệ số 2, còn chỉ tiêu y tế và giáo dục hệ số 1 Bảng 1.

Để đánh giá tổng hợp PTCN tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi lựa chọn 2 phương án để đánh giá. Ngoài ra do sự tương quan về kết quả của hai phương án mà chúng ta có thể lựa chọn các chỉ tiêu mở rộng để đánh giá sự PTCN của các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh đối với những năm mà không có tổng điều tra dân số.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu PTCN và các chỉ số HDI trong phạm vi cấp tỉnh có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Đánh giá PTCN thông qua chỉ số HDI không chỉ dành cho cấp quốc gia,

mà còn có thể tính được ở cấp dưới quốc gia (vùng, tỉnh, huyện...). Chỉ số HDI sẽ là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược PTCN ở mỗi địa phương.

Đối với địa bàn nghiên cứu là các huyện, thị, thành phố của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá sự phát triển con người trên hai phương diện. Thứ nhất là đánh giá theo các chỉ số thành phần của HDI và tổng hợp tính toán theo công thức HDI của UNDP. Thứ hai là lựa chọn một số chỉ tiêu mở rộng áp dụng cho cấp tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc, đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, số bác sỹ trên 1vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ HS THPT trên tổng số học sinh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1999), Phát triển con người – từ quan niệm đến chiến lược hành động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2001), Báo cáo Phát triển con người Việt Nam 2001 “Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người” , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1999), Tư duy mới cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. UN, HABITAT, (2005), Bộ tài liệu phát triển kinh tế địa phương. [5]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên (2006-2010), UBND tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban Dân Tộc Tỉnh, (2008), Báo cáo phát triển tổng kết công tác Dân Tộc năm 2007 – 2008, [6]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên, Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.

Bảng 1

Thu nhập bình quân đầu người Số bác sĩ/vạn dân Số HS THPT/tổng HS

Cao TB Thấp Cao TB Thấp Cao TB Thấp

3 2 1 3 2 1 3 2 1

Page 98: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

93

SUMMARY

CONSTRUCTION OF CRITERIA SYSTEM FOR HUMAN DEVELOPME NT ASSESSMENT BASED ON PRACTICAL FACT IN THAI NGUYEN

Vu Van Anh∗

College of Education - TNU

PTCN theoretical quantification by UNDP is a milestone in bringing the theoretical point of practical application, creating a turning point in bringing people into central element of development theory. The greatest achievement of Vietnam to go with UNDP in the preparation of the HDR, as the basis for the introduction of HDI into socio-economic development targets in the text of the party (Congress documents IX, X, XI) , the socio-economic development strategy in 2011-2015 and Vision 2020. From the theoretical research and practical to use HDI in Thai Nguyen province, we analyzed the HDI to the department by two approaches: (i) approach the provincial HDI calculated on the basis of the relative values response from the local level (districts, cities, towns) by the method of UNDP, (ii) Calculation of HDI expanding database on indicators: real income per capita, education indicators on the basis of high school students in total students, medical criteria based on the number of doctors and hospital beds per ten thousand people. Table synthesized by scoring high, medium, low, respectively 3-2-1. Key words: "human development", "criteria", "Thainguyen", "HDI", "extended criteria".

∗ Tel: 0912 687173, Email: [email protected]

Page 99: Tập 87 - 11 - 2011

Thân Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 95 - 93

94

Page 100: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

95

CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GI ẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thân Thị Huyền*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Trong những năm qua, huyện Lục Ngạn – một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, một số xã giàu lên nhờ phát triển các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, đặc biệt là trồng cây vải thiểu – một sản phẩm trở thành thương hiệu cả nước biết tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tìm hiểu của chúng tôi, hiện đang tồn tại một nghịch cảnh là, bên cạnh các xã trung du vươn lên giàu có nhờ phát triển kinh tế hàng hóa, lại tồn tại một vệt 13 xã vùng cao vẫn trong tình trạng kinh tế phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao (gọi chung là vệt xã nghèo). Nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay là tìm giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững cho các xã vùng cao của huyện. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi cho rằng cần thiết tập trung làm rõ vào các vấn đề dưới đây. Từ khoá: giảm nghèo, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.

∗ THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN DỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN BẮC GIANG

Đối chiếu với chuẩn nghèo mới do Thủ tướng Chính Phủ ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, huyện Lục Ngạn có vệt xã nghèo với tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. Đó là 13 xã: Xa Lý, Phong Minh, Phong Vân, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Mộc, Đồng Cốc và Biên Sơn. Đây là các xã vùng cao, nằm kéo dài trên vòng cung từ phía Tây, qua phía Đông sang phía Nam của huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên là 60.555,3 ha (chiếm 58,9% tổng diện tích toàn huyện); diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp, đồi, núi có độ dốc lớn. Dân số 63.518 người (dân tộc thiểu số chiếm trên 76%) sống ở 135 thôn bản; trong đó dân số nam là 31.711 người và dân số nữ là 31.807 người; 31.955 người trong độ tuổi lao động (chiếm tỉ lệ 50,3% dân số). Chất lượng nguồn lao động thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo.

Nguồn thu nhập của nhân dân vệt xã nghèo chủ yếu từ nông – lâm nghiệp nhưng diện tích

∗ Tel:

đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, năng suất các loại cây trồng thấp, thiếu ổn định, tư duy sản xuất hàng hoá còn hạn chế, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa nhiều, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra chậm, có rất ít sản phẩm hàng hoá, tập quán canh tác, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu. Bình quân lương thực có hạt sản xuẩt đầu người năm 2008 là 219,6 kg, nhưng bình quân sản xuất thóc chỉ đạt 154,8 kg/người. 13 xã với tổng số 12.552 hộ và 63.518 khẩu (bình quân 5,06 khẩu/hộ). Trong đó, có 7.800 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 62,1%. Qua khảo sát thống kê hộ nghèo thuộc diện đối tượng cần được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2998/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì vệt xã nghèo có 2.339 hộ nghèo khó khăn về nhà ở (chiếm 60,8% số hộ nghèo khó khăn về nhà ở toàn huyện).

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc trưng có thể chia vệt nghèo của huyện chia thành 3 khu vực riêng biệt, đó là:

(1) Khu vực 4 xã vùng hồ Cấm Sơn (Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn, Cấm Sơn): cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn nghiêm trọng, đường liên thôn, liên xã đều là đường đất, nhiều đèo dốc và xuống cấp nghiêm trọng, 23 thôn phải

Page 101: Tập 87 - 11 - 2011

Thân Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 95 - 99

96

sử dụng thuyền để đi lại với bên ngoài, 3 xã chưa có chợ, 5 thôn chưa sử dụng điện lưới quốc gia. Diện tích tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là diện tích hồ chứa nước Cấm Sơn, diện tích đất rừng phòng hộ, diện tích canh tác lúa nước ổn định rất ít (tổng số có 427 ha, bình quân 236,5 m2/khẩu).

(2) Khu vực các xã vùng cao Đông Bắc (Phong Vân, Kim Sơn, Phong Minh, Xa Lý, Biên Sơn): có diện tích tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là đất chuyên dùng, địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt, giao thông khó khăn, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (bình quân 264,6 m2/khẩu).

(3) Khu vực các xã vùng Đông Nam (Phú Nhuận, Đồng Cốc, Đèo Gia, Tân Mộc): có địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, rất khó khăn trong tiếp cận thị trường.

NGUYÊN NHÂN

Kết quả điều tra thực trạng đói nghèo cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ như sau: (i) Thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh; (ii) Chưa được qua đào tạo nghề; (iii) Thiếu đất sản xuất; (iv) Thiếu vốn sản xuất; (v) Có người ốm đau dài ngày; (vi) Thiếu lao động; (vii) Thiếu việc làm; (viii) Tai nạn rủi ro; (ix) Đông người ăn theo. Ngoài ra, một số hộ còn tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo.

Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như giáo dục, văn hoá, y tế, giao thông, thủy lợi, … Về giao thông, trên địa bàn 13 xã có 113 km đường huyện (mới có 35 km đang nâng cấp); 157 km đường xã (cứng hoá 02 km, cấp phối 37,2 km còn lại chất lượng rất xấu); 392,6 km đường thôn, bản (cứng hoá 5,8 km và 26,6 km cấp phối đang xuống cấp còn lại chất lượng rất xấu); nhiều điểm cần xây dựng ngầm, cống hoặc cầu nhỏ nhưng chưa được đầu tư. Hệ thống giao thông trong những năm qua đã được chú trọng đầu tư, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng còn thấp kém so với các khu vực khác, giao thông đi lại còn rất nhiều

khó khăn, đặc biệt các xã khu vực hồ Cấm Sơn và các xã vùng Cao, địa hình bị chia cắt.

Các công trình thủy lợi: Trong những năm vừa qua, bằng nguồn vốn đầu tư tập trung, vốn Chương trình 135, vốn vay Ngân hàng thế giới (WB), … và nhân dân đóng góp, trên địa bàn 13 xã đã được đầu tư xây dựng mới 5 trạm bơm điện, xây dựng mới, sửa chữa 23 hồ đập nhỏ, một số đập tràn qua suối với năng lực tưới của các công trình đạt 530 ha. Tuy nhiên, phần lớn các công trình hồ, đập bằng đất đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cống, kè tràn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá nên tỉ lệ thất thoát nước nhiều, cần được sửa chữa, nâng cấp.

Hệ thống lưới điện quốc gia: Đến nay, có 91,5% số hộ sử dụng điện phục vụ sinh hoạt; 13 thôn, bản chưa có điện lưới, mạng lưới điện nông thôn còn kém, thiếu an toàn, chi phí vận hành và giá bán điện đến người tiêu dùng còn cao. Nguyên nhân là do đầu tư chưa đồng bộ, chắp vá, đường dây hư hỏng, xuống cấp nhanh, không được sửa chữa kịp thời, cần được đầu tư cải tạo trong những năm tới.

Cơ sở giáo dục, y tế: Trong khu vực có 13 trường Mầm non (11 trường công lập, 02 trường bán công), 14 trường Tiểu học; 11 trường Trung học cơ sở và 01 trường cấp 2+3 Tân Sơn. Nhìn chung, cơ sở vật chất trường học trong những năm qua được tập trung cao, lớp học phần lớn được kiên cố hoá. đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong khu vực. Số học sinh trong độ tuổi đến trường của các bậc học đạt tỉ lệ khá. Tuy nhiên, việc đến lớp của học sinh ở nhiều thôn, bản các xã vùng hồ Cấm Sơn, các thôn bản vùng xa trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở. Hiện nay, 13/13 xã có trạm y tế xã và 01 phòng khám đa khoa khu vực Tân Sơn, 4/13 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, dịch vụ y tế cơ sở đã từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng y, bác sỹ và cơ cấu chuyên môn của một số trạm y tế vẫn chưa đảm bảo theo qui định.

Page 102: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

97

Mạng lưới thương mại, dịch vụ trong khu vực phát triển chậm, có 6/13 xã có chợ xã hoặc chợ liên xã, một số xã xa trung tâm như Xa Lý, Đèo Gia, các xã vùng hồ Cấm Sơn thương mại kém phát triển, giao lưu hàng hoá rất khó khăn.

GIẢI PHÁP XÓA NGHÈO BỀN VỮNG

Vấn đề giảm nghèo trên cả nước nói chung và đối với các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn nói riêng được đặt ra trước giai đoạn phát triển mới mà ở đó mục tiêu giảm nghèo bền vững trên cơ sở Đề án chiến giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, hướng giảm nghèo tập trung vào đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi cao, vùng sâu, công tác giảm nghèo trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn vì đây là khu vực dân cư chịu tác động mạnh mẽ của phong tục tập quán bản địa, việc thiết kế các chính sách xoá đói giảm nghèo cho nhóm đối tượng này thời gian qua còn mang nặng tính bao cấp tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Có thể nói, tình trạng nghèo sâu, nghèo kinh niên tập trung vào đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù là đối tượng của rất nhiều chương trình dự án giảm nghèo nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sản xuất. 13 xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50% được coi là “lõi nghèo” của huyện Lục Ngạn.

Vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng rộng trong bối cảnh hiện nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, đương nhiên đưa tới hệ luỵ là giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Đây là thách thức đặt ra đối với chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo thời gian tới trong huyện. Phát sinh hình thức nghèo mới do nông dân không có đất sản xuất và một bộ phận chuyển ra thành thị tìm việc làm.

Vấn đề tái nghèo và cận nghèo. Việc áp dụng chuẩn nghèo mới và tình hình giá cả hàng hoá gia tăng, tình trạng tái nghèo sẽ diễn ra đối với không ít các hộ mới thoát nghèo dễ dàng rơi vào tình trạng nghèo khi gặp những biến

động, rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, ...

Xác định đúng đối tượng nghèo là thách thức đòi hỏi việc xây dựng và sử dụng chuẩn nghèo phải khoa học, khách quan, linh hoạt theo hướng tính toán, cập nhật đầy đủ nhu cầu chi tiêu tối thiểu của người dân và xem xét thoả đáng các vấn đề y tế, môi trường, bình đẳng về cơ hội cùng các yếu tố phi thu nhập như nhân lực, tài sản, khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, ... để tìm giải pháp giảm nghèo trong giai đoạn mới.

Một số giải pháp cụ thể

Thứ nhất, phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

* Giải pháp chung: Phát huy tối đa lợi thế về đất đai, tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm; khai thác mọi tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác của từng khu vực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.

* Giải pháp và chính sách cụ thể

+ Trồng trọt: tập trung nghiên cứu đưa những giống cây hàng năm mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, sử dụng những giống lúa hoặc cây màu lương thực ngắn ngày và có sức chịu hạn cao để canh tác ven hồ vào vụ xuân để nhanh thu hoạch, tránh ngập nước do lũ đầu mùa. Đối với cây ăn quả (vải thiều) chỉ nên phát triển thu hẹp ở các khu vực có khả năng thâm canh; những vùng đất khác nên qui hoạch lại và hướng dẫn nhân dân đầu tư trồng rừng. Khôi phục lại diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm như đậu xanh ở Phong Vân, Kim Sơn, Phong Minh; đậu tương ở Kim Sơn; bông ở Phong Minh, Xa Lý.

+ Chăn nuôi: Tiếp tục tập trung phát triển đàn trâu, bò kết hợp trồng cỏ ở những khu vực không bị ngăn cách do nước hồ. Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, gà đồi để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ như rau xanh, ngô, khoai, sắn, cá. Các xã

Page 103: Tập 87 - 11 - 2011

Thân Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 95 - 99

98

trong khu vực tập trung phát triển chăn nuôi và quản lý khai thác cá trong hồ Cấm Sơn vừa đảm bảo cho nhân dân có nguồn thu nhập vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản bền vững khi Nhà nước cấp giống, vốn.

+ Lâm nghiệp: Đối với các khu vực trồng rừng kinh tế, phải hoàn thành việc giao đất đến hộ gia đình, hỗ trợ giống cây con và hướng dẫn các hộ trồng rừng thâm canh với những loại cây trồng là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đối với diện tích rừng phòng hộ, giao khoán bảo vệ rừng tập trung, hướng dẫn tỉa thưa để tăng thu nhập cho người nhận khoán.

+ Công tác khuyến nông, khuyến lâm: Tăng cường tổ chức tập huấn cho các hộ dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trồng và thâm canh rừng. Mỗi thôn, bản xây dựng 1 mô hình sản xuất trình diễn để nhân dân học tập, thực hiện các biện pháp khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tư cho sản xuất như hỗ trợ lãi xuất vốn vay.

Thứ hai, tập trung đầu tư, phát triển các lĩnh vực văn hoá – xã hội

* Về giáo dục – đào tạo: Hàng năm, huy động học sinh ra học các lớp đầu cấp phổ thông và mẫu giáo đạt từ 98 đến 100% trẻ em trong độ tuổi; huy động từ 80 – 85% học sinh trong độ tuổi vào học THPT và học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn và Trung học chuyên nghiệp. Tiếp tục huy động các nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục vùng cao để thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đạt chuẩn và biên chế đủ giáo viên mầm non cho các trường thuộc vệt xã đặc biệt khó khăn. Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ áo phao an toàn, thuyền gỗ cho học sinh và giáo viên vùng hồ Cấm Sơn đi lại bằng thuyền.

* Về y tế: Tiếp tục tăng cường củng cố mạng lưới y tế xã, thôn, bản đảm bảo đủ năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đầu tư nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Tân Sơn. Hỗ trợ xây dựng cơ sở y tế tại các xã nghèo đạt chuẩn quốc gia về y tế, đầu

tư trang thiết bị y tế, nhân lực, tăng khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại các xã nghèo.

* Về nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực: Định hướng qui mô dân số theo hướng giảm tỉ suất sinh tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trình độ dân trí và kiến thức về lao động của thanh niên dân tộc ít người.

* Về lao động, việc làm và nhà ở cho người nghèo: Tăng cường tập huấn, đào tạo nghề và từng bước chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người lao động, đặc biệt là đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập của mỗi người dân và cộng đồng.

Thứ ba, các chính sách trợ giúp người nghèo cần có sự khác nhau đối với nhóm người nghèo kinh niên và nhóm người nghèo tạm thời (người có khả năng thoát nghèo). Đa dạng hoá các phương thức cấp tiền cho người nghèo như cấp cho không, cho vay, cấp tiền, có điều kiện, ... (hạn chế áp dụng cơ chế bao cấp, cho không, mà chỉ áp dụng cơ chế này trong những trường hợp thực sự cần thiết). Các chính sách giảm nghèo cụ thể cần hướng đến khai thác năng lực và sự tham gia của người dân, cộng đồng vào việc giảm nghèo. Hoà nhập xã hội các nhóm yếu thế bằng hệ thống an sinh xã hội.

Thứ tư, trước thực tế nhìn nhận hiện nay, “ độ trơ” của giảm nghèo đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện khá rõ, đặc biệt ở những xã có trên 70% số dân là người dân tộc thiểu số. Do đó, cần tăng cường sự tham gia và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng, cũng như đề cao các giải pháp nhằm hướng đến tăng cường nguồn lực cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số để có khả năng tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng, việc làm ổn định có thu nhập; đồng thời có các giải pháp giảm thiểu rào cản ngôn ngữ, cải thiện chất lượng giáo dục và tránh những định kiến về năng lực yếu kém của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 104: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93

99

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước và phân công đầu mối để quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Uỷ ban dân tộc (2007), Văn bản quản lý Chương trình 135 giai đoạn II - tập 1, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.

[2]. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo của Chính Phủ. [3]. Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010. [4]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XXII. [5]. Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn giai đoạn 2007 – 2020.

SUMMARY POVERTY REDUCTION IN LUC NGAN DISTRICT, BAC GIANG P ROVINCE: STATUS, CAUSES AND SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE POVERTY ELIMIN ATION

Than Thi Huyen∗

University of Education - TNU

Over the years, Luc Ngan district - a mountainous district of Bac Giang has made significant achievements in poverty reduction, a number of social wealth from the development of economic models of forest parks, hill gardens, especially planting lychee - a product into national brands. However, the researchers looked at our existing one is adversity, in addition to the midland rising wealth by developing the commodity economy, the existence of a highland trail 13 in economic situation slow development, high poverty rate. Now, an important task is to find solutions in order to faster poverty reduction, sustainable upland communes of the district. Key words: Poverty, status, causes, solution.

∗ Tel:

Page 105: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 95 - 99

100

Page 106: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

101

NỀN KINH T Ế TÀI NGUYÊN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TR ƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG VÙNG CAO PHÍA BẮC VIỆT NAM

Dương Quỳnh Phương*

Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

TÓM TẮT Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò chủ đạo. Các yếu tố tự nhiên vùng cao là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn phát triển kinh tế và tổ chức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ khóa: Kinh tế tài nguyên, Môi trường tự nhiên, nông nghiệp bền vững, canh tác, tộc người.

∗Miền núi vùng cao phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mông. Họ cư trú chủ yếu trên vùng rẻo cao và nền kinh tế tài nguyên giữ vai trò chủ đạo. Các yếu tố tự nhiên vùng cao là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn phát triển kinh tế và tổ chức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là nguyên nhân tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự nhiên. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng cao đã chi phối không chỉ tới chất lượng cuộc sống của đồng bào và còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên (gồm cả mặt tích cực và hạn chế). Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của vùng để phát triển, hướng tới sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong cộng đồng các dân tộc vùng cao phía Bắc Việt Nam, dân tộc Mông nổi bật với nhiều nét văn hóa đặc thù, trước hết là văn hóa sản xuất nông nghiệp. Nền văn hóa này đã đem lại cho đồng bào một nguồn sống vật chất cũng như các giá trị tinh thần phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do số dân tăng lên, tài nguyên cạn kiệt, chất ∗ Tel: 0983 022774

lượng môi trường suy giảm, đời sống ngày càng khó khăn. Vấn đề đặt ra là, ngoài hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo tại các vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, theo chúng tôi, cần nghiên cứu sâu để làm rõ các cơ sở khoa học kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào. Trên quan điểm địa lí tộc người, đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, do vậy, chúng tôi giới hạn nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa kinh tế tài nguyên và môi trường thiên nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao phía Bắc theo một trình tự sau đây : (1) Hoạt động khai thác tài nguyên và sự thích ứng tích cực với môi trường trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao; (2) Ảnh hưởng tiêu cực biểu hiện trong sự cạn kiệt tài nguyên và và suy thoái môi trường ; (3) Định hướng phát huy các thế mạnh kinh tế tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ SỰ THÍCH ỨNG TÍCH CỰC VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG VÙNG CAO

Sinh kế chủ yếu của người Mông trong nền kinh tế tài nguyên là nông nghiệp với phương thức canh tác nương rẫy trên các sườn dốc

Page 107: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

102

của địa hình. Ở vùng đất người Mông cư trú, buổi đầu là những vùng rừng núi bạt ngàn, chưa có dấu chân của con người. Khi di cư đến đây, người Mông bằng những kinh nghiệm sẵn có đã phát rừng, đốt rừng tạo nên truyền thống canh tác riêng của dân tộc mình. Lao động của đồng bào là sức người và dựa trên những công cụ làm việc thô sơ, tự tạo. Đó là con dao quắm, chiếc cày, bừa gỗ dùng sức kéo của gia súc, cuốc bướm, cuốc bàn, ...

Đồng bào Mông biết tận dụng mọi dạng địa hình cùng với khả năng thích nghi cao độ. Tương ứng với từng dạng địa hình đó là từng dạng nương rẫy phù hợp và những công cụ lao động tương thích. Nhưng dù là loại nương rẫy nào, bà con cũng có một phương thức canh tác là phát đốt, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Trên nương, đồng bào phát hết các cây cỏ và dọn sạch sẽ. Sau khi đốt nương đất, được cày ải để phơi một thời gian sau đó được đánh tơi xốp để gieo hạt. Công cụ làm đất sắc bén đã làm cho đất được tơi xốp hơn, cây trồng có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển. Cây trồng được xen canh gối vụ bằng một khả năng thâm canh cao. Thường là ngô trồng cùng gốc với rau đậu, bí hoặc dưa, bí lan trên mặt đất, đậu leo quanh thân ngô, ở giữa các hốc ngô là đậu hà lan hay đậu tương. Xung quanh nương trồng một dải cây ý dĩ vừa tạo thêm nguồn thực phẩm vừa làm hàng rào bảo vệ cây trồng, chống xói mòn.

Cư trú lâu đời ở vùng miền núi cao phía Bắc, đồng bào Mông đã ứng xử hợp lý với môi trường tự nhiên thông qua việc tạo lập một số mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mô hình trồng ngô trên hốc đá và mô hình canh tác nương rẫy trên đất đốc.

Mô hình trồng ngô trên hốc đá còn được bà con gọi là mô hình thổ canh hốc đá. Đó là một sáng tạo của cư dân vùng cao, phổ biến ở những nơi có độ dốc lớn, địa hình chủ yếu là núi đá. Trên mặt địa hình có ít hoặc rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá. Tận dụng những phần đất sẵn có trong các khe đá, bà con đã đưa các giống cây lương thực của mình vào trồng. Có hai loại

nương hốc đá mà bà con gọi là "Xùa tế" và "Dầu tế". Phương thức thổ canh hốc đá như một minh chứng tuyệt vời cho khả năng thích ứng của đồng bào Mông trong hoàn cảnh môi trường không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đó là sự thích ứng văn hóa để tồn tại.

Mô hình canh tác nương rẫy trên nương dốc là loại nương phổ biến nhất của người Mông, là các nương được bà con phát đốt trên sườn dốc của núi đá vôi, đất đai chủ yếu là loại đất được phong hóa từ đá vôi, tiềm năng nước không nhiều. Đối với nương bậc thang, bà con dùng cày và sức kéo của bò để cày nương, mỗi đường cày cách nhau khoảng 60cm, mỗi bậc thang có khoảng 3 đường cày. Khi đất đã được cày lật lên bà con tiến hành tra hạt, cách 70cm thì tra một hốc, giữa các hốc cũng trồng thêm rau bí, đậu các loại. Đồng thời bà con trồng gối vụ mạch sau vụ ngô. Tháng 9 thu hoạch ngô thì đến tháng 12 thu mạch. Mạch cũng như ngô là một loại cây lương thực quan trọng được làm thành mèn mén - thức ăn chính của đồng bào Mông.

Từng mô hình canh tác phù hợp với từng điều kiện của tự nhiên, cùng các phương pháp và kĩ thuật canh tác truyền thống, trình độ thâm canh cao, ... cho thấy đồng bào Mông là những cư dân nông nghiệp chuyên nghiệp trên đất dốc, trình độ thích ứng đặc biệt với điều kiện tự nhiên. Đó chính là một biểu hiện của sự thích ứng trong quá trình phát triển, minh chứng cho sức sống của đồng bào Mông, dù trong hoàn cảnh nào thì con người cũng tìm ra được các phương thức ứng xử phù hợp với tự nhiên, với môi trường mà họ sinh sống.

Người Mông còn áp dụng kĩ thuật xen canh gối vụ : Trồng ngô vào tháng 2, giữa các hốc ngô trồng xen vào ba khóm đậu. Hết vụ ngô vào tháng 7, đồng bào lại tra hạt đậu Hà Lan và đậu răng ngựa. Ngô, rau, đậu gối xen canh, tạo điều kiện cho rễ các loại họ đậu làm tăng độ phì của đất, tăng năng suất của ngô. Đặc biệt ở các loại nương, ở các vùng thượng huyện Bắc Hà – Lào Cai người Mông có kĩ thuật gieo hạt xen canh: 4 khóm ngô trồng xung quanh, ở giữa trồng đậu hoặc rau cải.

Page 108: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

103

Mạch trồng xen canh với ngô, với tỷ lệ một ống ngô giống trộn xen với hạt mạch. Đồng bào còn dùng kĩ thuật xen canh cây trồng ngay cùng một thời gian gieo trồng. Còn loại đậu xen canh được tra thành hốc ở khoảng trống giữa các hốc ngô. Các loại rau, bầu bí, dưa chuột thì tra cùng một hốc với ngô. Việc trồng cây xen canh như vậy thì rễ của các loại cây đậu giúp tăng độ phì của đất, dưa trồng cùng gốc ngô có tác dụng leo quanh thân ngô làm cho cây được vững vàng. Kĩ thuật xen canh hợp lí có tác dụng tận dụng hết chất màu của nương và góp phần phủ thảm thực vật kín đất, làm giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi.

Người Mông còn áp dụng việc dùng phân hữu cơ chăm bón cây trồng. Mỗi gia đình có hố ủ phân bò, trâu, ngựa với tro bếp. Phân gia súc phơi khô và đem ủ một thời gian với tro bếp đến khi phân chuyển thành mầu trắng trộn với hạt ngô bón lót. Sau một thời gian làm cỏ lại bón thúc một lượng phân nhỏ cho ngô.

Trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, dân tộc Mông đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tổng hợp để kéo dài tuổi thọ của nương rẫy. Đó là các biện pháp làm đất thích hợp với từng dạng địa hình, các biện pháp thâm - xen canh kết hợp với chống xói mòn để bảo vệ đất. Khi chăm sóc cây trồng đồng thời cũng là chăm sóc đô phì cho đất, mỗi gia đình đều có một hố ủ phân hữu cơ để bón lót và bón thúc cho cây trồng. Nhờ vậy, nương của người Mông được khai thác triệt để và có thời gian canh tác kéo dài cho 2, 3 thế hệ.

Nhờ hệ thống công cụ làm đất độc đáo và thích hợp với địa hình vùng cao nên đảm bảo giữ được độ phì cho đất, làm ải đất, có điều kiện thâm canh cao. Trong kĩ thuật canh tác nương rẫy người Mông lựa chọn một tập đoàn cây lương thực thích hợp với từng loại đất, hoặc từng thời gian trên cùng một mảnh nương: "Đất mới khai phá trồng ngô khoảng 3 vụ - Vụ thứ tư trồng lúa nương - Vụ thứ năm trồng sèo hoặc ý dĩ - Đất bạc mầu trồng đậu tương".

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC BIỂU HIỆN TRONG SỰ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Do sống ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc sản xuất, trồng trọt lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên lối sống du canh du cư trở nên phổ biến ở người Mông. Phương thức sản xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không đủ sức ngăn những cơn mưa lớn; những trận lũ quét làm cho đất đai bạc màu.

Dù hình thái du canh du cư hoàn toàn hay định cư du canh thì địa bàn sản xuất và hoạt động kinh tế của đồng bào đều gắn bó chặt chẽ với rừng hoặc đất quy hoạch lâm nghiệp. Phương thức canh tác truyền thống của người Mông ở một góc độ nào đó đã làm cho tài nguyên đất, nước bị giảm sút chất lượng. Một mặt các chất dinh dưỡng NPK bị thẩm thấu, dưới ảnh hưởng của trọng lực các chất dinh dưỡng bị đẩy xuống những lớp đất sâu nhất là các chất dễ tan. Ngược lại, các chất độc hại như sắt, nhôm lại trồi từ dưới lên làm cho độ phì của đất giảm. Mặt khác, các chất mùn của tầng mặt bị cuốn theo nước chảy tràn làm cho phần canh tác ngày càng mỏng và bị cạn kiệt. Phương thức canh tác này chỉ thích hợp khi rừng còn bạt ngàn như cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Tập quán canh tác của đồng bào chủ yếu là làm nương rẫy quảng canh; sau một thời gian định cư, rừng bị phá, nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, môi trường trở nên khắc nghiệt, lại thường xuyên bị thiên tai đe doạ làm cho sản xuất bấp bênh, năng suất cây trồng thấp. Sự di cư của người Mông đã làm cho nạn phá rừng đốt rẫy làm nương gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng và môi trường. Hình thức du canh của các dân tộc thiểu số đã biến hàng triệu ha rừng trước đây thành đất trống đồi núi trọc. Ước tính mỗi năm bình quân một hộ người Mông có thể chặt phá, đốt hơn 1 ha rừng mới để làm nương rẫy. Đất hẹp người đông làm rút ngắn

Page 109: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

104

giai đoạn bỏ hóa. Trước đây thời kì bỏ hóa từ 10-15 năm, nay rút ngắn lại chỉ còn khoảng 2-3 năm.

Nền nông nghiệp du canh truyền thống ở miền núi không giữ nguyên bản chất mà đã bị phá vỡ trong điều kiện dân số ngày một tăng. Nền nông nghiệp du canh truyền thống được coi là bền vững với điều kiện mật độ dân cư thấp chỉ 10 - 20 người/km2. Với chế độ hưu canh 10 - 15 năm hoặc lâu hơn nữa, trong điều kiện môi trường rừng có đủ điều kiện cho đất phục hồi độ phì nhiêu. Nhưng với sự gia tăng dân số nhanh như hiện nay thời gian bỏ hóa của đất quá ngắn, giảm độ phì nhiêu, năng suất nông nghiệp thấp. Cường độ sử dụng đất mạnh hơn làm bạc màu và trở thành đất trống đồi trọc. Bởi vậy, chế độ canh tác nương rẫy với tập quán du canh du cư trong điều kiện dân số cao như hiện nay đã là nguy cơ tấn công vào rừng, làm giảm vốn rừng, đồng thời hủy hoại tài nguyên đất đai và các nguồn tài nguyên khác trên phạm vi ngày càng rộng.

Cùng với phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên ở miền núi đang đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng. Địa hình miền núi với nền canh tác trên đất dốc rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thủy lợi, phân bón, giữ được độ phì của đất, ... Những yếu tố này hạn chế khả năng thâm canh tăng năng suất cây trồng và rất khó giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường. Tỉ suất đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, thủy lợi quá cao so với vùng khác.

Các yếu tố của môi trường không chỉ tác động vào quá trình xây dựng công trình với khối lượng lớn, giá thành cao mà còn tác động trong cả quá trình quản lý, bồi dưỡng, khai thác công trình với những chi phí cao hơn. Nhiều sự cố do môi trường tạo ra làm hư hỏng và cũng hủy hoại các công trình. Đầu tư vào các công trình hạ tầng ở miền núi dưới tác động của điều kiện môi trường, nếu chỉ xét về kinh tế thuần túy thì hiệu quả rất kém, mà phải lấy mục tiêu đầu tư để đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đoàn kết các dân tộc. Dưới tác động

của môi trường, đồng bào các dân tộc chỉ có thể sinh sống ở những nơi có đất canh tác và có điều kiện sản xuất, có nước sinh hoạt, ít khó khăn về giao thông, do đó dân cư sống ở các vùng dân tộc miền núi phân tán là một trở lực lớn cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.

Để đảm bảo cái ăn, ngoài việc phá rừng để làm nương rẫy, người dân di cư tự do còn khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên động, thực vật vốn rất phong phú trong đó có nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ hoặc cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hậu quả của việc khai thác bừa bãi này là làm cho một số loài cây, loài con quý hiếm bị tuyệt chủng, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.

Hầu hết các hộ gia đình người Mông đều có súng tự chế để săn bắn chim, thú rừng; ước tính thu nhập từ khai thác tài nguyên thiên nhiên chiếm 20% tổng thu nhập của người di dân tự do (Hoàng Hữu Bình - 1997). Việc làm này không những hủy hoại môi trường tự nhiên mà ảnh hưởng nặng nề đến môi trường xã hội. Đồng bào Mông cùng với một số dân tộc khác ở vùng núi cao phía Bắc canh tác theo kiểu phát đốt, chọc tỉa trên đất dốc làm cho đất bị rửa trôi mạnh và nhanh chóng trở nên cằn cỗi. Với phương thức quảng canh, sau vài năm canh tác, khi thấy đất cằn cỗi, họ lại tiếp tục khai phá vùng đất mới và cái vòng luẩn quẩn đó cứ diễn ra vào năm này qua năm khác, làm cho diện tích đất cằn cỗi tăng dần.

Trong thực tiễn, ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi là hết sức phức tạp. Có những tác động mà chúng ta có thể nhận thấy được, có thể đo đếm được, song có những tác động không thấy và cũng rất khó định lượng, có những tác động ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống kinh tế - xã hội của vùng, song cũng có những tác động gián tiếp, tác động âm ỷ và lâu dài về sau. Từ thế mạnh kinh tế, các yếu tố môi trường đất, nước, thời tiết, khí hậu của miền núi những năm gần đây thực sự là trở thành thế yếu, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của các dân tộc vùng cao nói chung, trong đó có dân tộc Mông.

Page 110: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

105

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

- Quan điểm chung là phát triển kinh tế tài nguyên miền núi không phải chỉ vì miền núi và cho miền núi mà vì cả nước trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường. Đó chính là địa bàn phòng hộ trọng yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của cả nước. Nhân dân miền núi nói chung và đồng bào Mông nói riêng đã hàng ngàn năm sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ là những người đầu tiên biết bảo vệ thiên nhiên và khai thác thiên nhiên một cách bền vững. Trước những tác động mạnh mẽ của phát triển kinh tế tới môi trường tự nhiên cần phải có những giải pháp mang tính chất tổng thể cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa. Cần coi trọng các biện pháp thâm canh truyền thống của người Mông kết hợp với kĩ thuật thâm canh hiện đại nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, bảo vệ được tài nguyên rừng, mở rộng các mô hình canh tác ruộng bậc thang ở những nơi có nguồn nước, đảm bảo ổn định cuộc sống.

- Ở những vùng quĩ đất trống, đồi núi trọc còn nhiều cần có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhân dân, từ phá rừng để sản xuất ngô, lúa sang trồng rừng. Ở những vùng có điều kiện phát triển cây thế mạnh nên có chính sách khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sản xuất lương thực là chủ yếu sang trồng cây ăn quả là chính, trồng lương thực là phụ. Ở những nơi có điều kiện sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày cần phải ra sức xây dựng ruộng bậc thang, đi vào thâm canh tăng vụ, đảm bảo sản xuất và năng suất ổn định còn đối với những nơi khả năng sản xuất bị hạn chế thì phải phát triển cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn quả, cây làm thuốc, chăn nuôi, làm nghề rừng.

─ Đi đôi với việc xác định phương hướng sản xuất là các biện pháp kĩ thuật canh tác cho từng vùng căn cứ vào đặc điểm nổi bật của vùng núi là đất dốc, tính chất tiểu khí hậu của vùng là khắc nghiệt, do đó kĩ thuật trồng

trọt cũng phải sát với từng vùng khí hậu, từng loại đất. Bên cạnh đó, cần tổng kết và phát huy những kinh nghiệm kiến thức tốt sẵn có của đồng bào vừa tích cực phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến.

- Hỗ trợ đồng bào trong các dự án điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hóa. Cần đặc biệt chú ý chính sách hỗ trợ công tác khuyến nông hoặc khuyến lâm; xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng, vật nuôi. Có chính sách hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho cán bộ cấp cơ sở, khuyến khích họ hướng dẫn đồng bào cách tổ chức sản xuất, cách tổ chức cuộc sống mới, thu thập, phản ánh các nguyện vọng, các đề nghị của dân và giải quyết tốt các chính sách Nhà nước đã ban hành. Trong các chương trình, dự án cần bố trí và cân đối kinh phí hỗ trợ cho họ tham gia vào việc thực hiện các hoạt động của dự án và xây dựng kế hoạch đào tạo họ, nhất là cho cán bộ tại chỗ ở thôn, bản, xã.

- Có kế hoạch hướng dẫn và trợ giúp đồng bào từng bước chuyển hướng sản xuất sang làm cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển nghề rừng, sản xuất nông - lâm kết hợp với chế biến tạo nguồn sản phẩm hàng hoá để trao đổi lấy lương thực ở thị trường chung, vì sau khi thực hiện cơ chế mới thực tế cho thấy nguồn lương thực hàng hoá không thiếu. Việc tổ chức hướng dẫn sản xuất phải kết hợp với việc tạo ra thị trường, khơi luồng tiêu thụ sản phẩm. Từ đó từng bước giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, không những để khỏi thiếu đói mà có cơ sở vững chắc để phát triển các cây, con, ngành nghề theo hướng kinh tế hàng hoá, làm giàu cho nhân dân miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số.

─ Cần nâng giá các sản phẩm hàng hóa và giảm giá lúa gạo ở các bản Mông. Tình trạng không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại sản phẩm nông lâm nghiệp ở các bản Mông là nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng và hoạt động cho quản lí tài nguyên. Đảm bảo

Page 111: Tập 87 - 11 - 2011

Dương Quỳnh Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 101 - 106

106

nhu cầu lương thực đang được đặt ra như nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi gia đình người Mông. Trong tình trạng hiện tại, nó định hướng hoạt động sản xuất của họ vào phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị suy thoái. Cần có một giải pháp tổng thể thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, chuyển đổi từ sản xuất canh tác nông nghiệp là chính sang lâm nghiệp và chăn nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và hình thành các liên kết cộng đồng cho quản lý rừng và đất ở địa phương. Nhằm mục đích lồng ghép tốt mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa với bảo tồn và phát triển tài nguyên, để không đi chệch mục tiêu, cần có sự hỗ trợ của những giải pháp kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ khác.

Thay vì kết luận những vấn đề trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng từ việc nghiên cứu hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông vùng cao phía Bắc đất nước, chúng ta nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc tìm hiểu các nội dung và cách tiếp cận nền kinh tế tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các vấn

đề kinh tế, mà quan trọng hơn đó còn là vấn đề địa lí tộc người Mông vùng cao. Đây là nhiệm vụ mang tính thực tiễn, đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn về mặt lí luận, góp phần làm phong phú hơn các khái niệm cơ bản của kinh tế học tài nguyên vì mục đích phát triển bền vững cho đồng bào Mông cũng như các dân tộc vùng cao phía Bắc đất nước.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đề án chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2011 – 2020. http://www. google.com.vn/ Đề án chiến lược dân tộc giai đoạn 2011 – 2010.. [2]. “Miền núi và con người” trong “Lê Bá Thảo Những công trình khoa học địa lí tiêu biểu”. Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr.: 235 – 245. [3]. Dương Quỳnh Phương, (2010), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 200 tr. [4]. Đặng Văn Phan và nnk (2008), Phát triển nông nghiệp bền vững : diễn giải, nội hàm và cách tiếp cận thực tiễn. Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Địa lí toàn quốc lần II - 2008, Nxb Khoa học kĩ thuật, 2008, Hà Nội, tr.: 959 - 968 [5]. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - ĐHQGHN (1998), Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (tập 1, 2), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

SUMMARY

IMPACTS OF THE NATURAL RESOURCE ECONOMY ON ENVIRONM ENT THROUGH AGRICULTURAL ACTIVITIES OF MONG ETHNIC GROUP SETTLI NG IN THE NORTHERN MOUNTAINOUS AREA OF VIETNAM

Duong Quynh Phuong∗ College of Education - TNU

In the northern midland and mountainous areas of Vietnam, many ethnic groups, including Mong, settling in high mountainous areas and the natural resource economy plays a very important role. Their economic activities mainly depend on the nature. Natural factors consist of natural areas as well as subjects of the economic and social development, while the economic development and organizations of daily life activities cause changes in natural elements. The economy based on the nature totally or only a half has affected not only these ethnic groups of people’s living standard but also the natural environment (both positive and negative sites). Consequently, it is necessary to exploit and promote the mountainous areas’ strengths in general and their natural potentials in particular for the development, towards sustainable agricultural producton in mountainous areas during the country’s industrialization and modernization. Key words: Economic resources, Natural enviroment, Sustsainable agriculture, Farming, ethnic.

*Tel: 0983 022774

Page 112: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 107 - 110

107

Ô NHIỄM MÔI TR ƯỜNG Ở TỈNH BẮC KẠN: HI ỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GI ẢI PHÁP KH ẮC PHỤC

Phạm Hương Giang*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi, nghèo nàn và lạc hậu nhất của cả nước nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Bắc Kạn đã bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đồng thời với hai quá trình trên là tình trạng ô nhiễm môi trường của tỉnh ngày càng gia tăng, đe doạ đời sống sức khoẻ và vật chất của nhân dân địa phương. Trước vấn đề đó, đòi hỏi cần có cái nhìn toàn diện, cụ thể, khách quan về tình hình ô nhiễm môi trường của tỉnh Bắc Kạn, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên địa bàn tỉnh hiện nay và đề xuất các giải pháp cấp thiết nhằm khắc phục những hậu quả môi trường, tiến tới một sự phát triển bền vững. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, phát triển bền vững.

∗HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ở TỈNH BẮC KẠN

Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng hơn đến việc phát triển kinh tế - xã hội nên bộ mặt của tỉnh có nhiều thay đổi đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; đời sống người dân được nâng cao; nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên; cơ sở hạ tầng và vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Song cùng với những mặt tích cực đó là ô nhiễm môi trường lại trở thành vấn đề nóng bỏng, cần được giải quyết kịp thời, triệt để.

- Môi trường nước: Bắc Kạn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy ra nhiều hướng xung quanh. Trong các con sông ở Bắc Kạn, sông Cầu bị ô nhiễm nặng nhất do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Ngoài ra, nước Hồ Ba Bể đã có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do dầu thải từ hàng chục xuồng máy du lịch hồ Ba Bể và các vỏ hộp bia, nước giải khát của khách du lịch vứt bừa bãi. Bên bờ hồ phía bến đậu của xuồng máy xuất hiện nhiều vết dầu loang.[2]

Bắc Kạn có trên 40 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá. Do chưa được quản lý tốt, đa phần các mỏ khai thác đều không có hệ thống xử lý nước thải, nên nước thải trong và sau

∗ Tel: 0943 977009

khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào các sông suối làm cho nguồn nước ở các vùng khai thác bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong địa phận tỉnh Bắc Kạn, hiện tượng ô nhiễm nước mặt chỉ diễn ra cục bộ, còn nhìn chung, chất lượng nước mặt ở đây còn tương đối tốt. Phân bố những điểm ô nhiễm nước mặt tập trung chính tại các điểm khai khoáng của huyện Chợ Đồn; một số vị trí của huyện Bạch Thông do nước thải của Nhà máy luyện Gang Cẩm Giàng chưa qua xử lý và nước thải sinh hoạt của thị trấn, thị tứ đổ vào lưu vực sông Cầu; một số điểm tại thị xã Bắc Kạn do nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong thị xã, các cơ sở sản xuất, điển hình là nhà máy giấy đế Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Kạn và nhà máy bia Bắc Á.[2]

- Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí của các đô thị trong tỉnh Bắc Kạn nhìn chung khá tốt. Các loại khí độc hại như NO2, SO2 đều có nồng độ thấp hơn quy chuẩn cho phép (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh). Tiếng ồn tương đương tại các khu vực trung tâm dao động từ 65 - 75dBA, nằm ở mức quy chuẩn cho phép.[2],[4],[5]

Tuy nhiên, không khí tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản thường bị ô nhiễm trầm trọng bởi khí thải, bụi và mùi hôi. Môi

Page 113: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 107 - 110

108

trường không khí xung quanh các điểm khai thác chì, kẽm và vàng thường xuyên trong tình trạng ngột ngạt, khó chịu do ảnh hưởng của bụi chì, kẽm trong quá trình khai thác. Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản trái phép, thủ công, nhỏ lẻ vẫn còn xảy ra lén lút ở các hang lũng và một số đoạn sông gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi từ bùn thải không được xử lý.

Tại các xưởng tuyển quặng chì, kẽm của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn ở huyện Chợ Đồn, lượng bùn thải không được xử lý đang bốc mùi và gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm chì tại khu vực xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã tới mức báo động. Có tới trên 70% người dân trong xã mắc các chứng bệnh như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực; hơn 50% trong số đó mắc các bệnh ngoài da; 40% mắc các bệnh về huyết áp, về mắt, về khớp cùng nhiều chứng bệnh khác... Người dân trong xã lúc nào cũng có triệu chứng mỏi mệt, đau đầu.

- Môi trường đất: Với đặc điểm là một tỉnh miền núi, phần lớn là đất dốc, quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế và phân bố manh mún. Thế nhưng dân số lại gia tăng nhanh, tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, canh tác không hợp lý trên đất dốc và lạm dụng phân hoá học trong trồng trọt đã diễn ra trong một thời gian dài làm cho môi trường đất ở nhiều nơi trong tỉnh đã bị thoái hoá nghiêm trọng (như thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, Chợ Đồn). Các quá trình xói mòn, rửa trôi phát triển mạnh hơn trước, hậu quả là diện tích đất bị thoái hoá, bạc màu và bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng tăng lên. Theo điều tra của Trung tâm quan trắc môi trường Bắc Kạn thì hàm lượng Cu, Pb, Zn trong các mẫu đất đều vượt mức cho phép, nhất là ở các khu vực sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. Trong vài năm trở lại đây, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của tỉnh diễn ra khá mạnh đã và đang có những tác động rất xấu đến môi trường nói chung, trong đó có môi trường đất.[1],[2]

- Chất thải rắn: Trung bình lượng rác sinh hoạt của thị xã Bắc Kạn thải ra mỗi ngày là

12,3 tấn. Do điều kiện chôn lấp và xử lý tại bãi rác không đảm bảo nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân sống gần các bãi rác.

Trong vài năm trở lại đây, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã Bắc Kạn ngày càng nhiều khiến khối lượng phế thải xây dựng phát sinh rất lớn. Tuy nhiên, thị xã Bắc Kạn lại chưa quy hoạch được điểm tập kết, trung chuyển và đổ rác thải xây dựng nên gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

Các bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến tỉnh đến xã ở Bắc Kạn hiện nay hầu như chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế đúng quy cách, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng.[2]

Về quản lý chất thải nguy hại: nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn Bắc Kạn chủ yếu từ hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, y tế, lắp ráp ô tô, luyện gang... tổng lượng chất thải tỉnh quản lý được trong năm 2009 là khoảng 334 tấn tuy nhiên cách xử lý, quản lý các loại chất thải này còn chưa triệt để; Hiện chưa có đơn vị nào được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải; Có 22 đơn vị được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải.

- Đa dạng sinh học: Tỉnh Bắc Kạn là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao. Trên địa bàn tỉnh có vườn quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Tuy nhiên, đa dạng sinh học đang bị suy giảm do hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, xảy ra tập trung thành các điểm nóng tại các xã: Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Kim Lư, Lương Thành (huyện Na Rì) và Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang, Bằng Vân (huyện Ngân Sơn). Hoạt động này gây ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, tác động xấu đến nơi cư trú ổn định, sinh tồn và phát triển của các loài động vật quý hiếm.[2],[3]

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC KẠN

- Do khai thác khoáng sản bừa bãi: đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở tỉnh

Page 114: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 107 - 110

109

Bắc Kạn hiện nay. Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư khai thác khoáng sản. Nhưng có một điều đáng nói là hầu hết các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh đều sử dụng công nghệ lạc hậu, khai thác thủ công là chủ yếu, đặc biệt là đều không có quy trình xử lý chất thải sau khi sản xuất. Do vậy, không những cấu trúc địa hình bị biến đổi, rừng bị chặt phá, mà môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và khí bụi.[1],[5]

- Do sự phát triển công nghiệp ồ ạt và sử dụng công nghệ lạc hậu: Theo thống kê của tỉnh, đến nay Bắc Kạn có hơn một trăm nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nhưng duy nhất chỉ có Xí nghiệp chế biến khoáng sản Bằng Lũng là sử dụng công nghệ hoàn toàn mới để sản xuất, còn các cơ sở công nghiệp còn lại đều sử dụng công nghệ lạc hậu. Những sản phẩm được sản xuất ra không những không đạt được chất lượng cần thiết mà quy trình sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.[2],[5]

- Do dân số gia tăng và lượng rác thải sinh hoạt quá lớn: đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở tất cả các quốc gia, các tỉnh trong cả nước, Bắc Kạn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thị xã Bắc Kạn tuy mới được thành lập từ năm 1997, đến nay mới được gần 15 năm, quy mô mặc dù chưa to lớn như các thành, thị khác song số dân thành thị cũng không ngừng tăng lên. Đồng nghĩa với điều đó là hàng ngày thị xã này thải ra hàng chục tấn rác các loại. Bãi rác thị xã Bắc Kạn nhanh chóng trở thành một trong 4 điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh.

- Do chặt phá rừng bừa bãi: khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy đã trở thành vấn nạn thường xuyên diễn ra ở tỉnh làm mất đi sự đa dạng sinh học. Thêm vào đó, các mỏ khoáng sản lại nằm chủ yếu ở khu vực có rừng nên không tránh khỏi sự huỷ hoại của con người trong quá trình khai thác. Các cây gỗ quý dần ít đi, các động vật quý hiếm dần biến mất, các cánh rừng nhường chỗ cho đất trống đồi núi trọc. Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT t ỉnh

Bắc Kạn, cả tỉnh có 1268 loài thực vật thì có 25 loài có trong Sách đỏ cần được bảo vệ, còn động vật có 66 loài trong tổng số 600 loài.

- Do sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp: tình trạng lạm dụng hoá các chất hoá học độc hại trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn chưa báo động như các tỉnh miền xuôi song trong vài năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng này, nhất là ở khu vực thị xã và các huyện lân cận. Mức độ ảnh hưởng chưa nặng nề nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ trở thành thói quen nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường đất, sau đó là ô nhiễm nguồn nước, và cả môi trường không khí.

Nguyên nhân khác bao gồm: cháy rừng (do thời tiết nóng), lũ lụt, hạn hán, xâm thực, xói mòn... Ngày nay, những nguyên nhân này cũng có thể gây ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng. Đây được gọi là những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu không ai khác chính là con người.[1],[4]

CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC KẠN

Trước tình hình ô nhiễm môi trường như đã nêu trên, chúng ta cần phải xem xét để đưa ra các giải pháp vĩ mô và vi mô, toàn diện và cụ thể nhằm hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng xấu đến môi trường do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường. Trên cơ sở hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam cần đưa ra quy định cụ thể ở địa phương.[1]

- Hệ thống quản lý môi trường cần được kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực quản lý. Thực trạng các tỉnh, thành cho thấy bộ máy quản lý môi trường mới chỉ dừng lại ở cấp huyện, còn đến cấp xã, phường hầu như không có, năng lực quản lý còn hạn chế.

- Cần tăng cường đầu tư tài chính và cơ sở vật chất hiện đại cho công tác bảo vệ môi trường.

Page 115: Tập 87 - 11 - 2011

Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 107 - 110

110

Chi phí cho giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp đã lớn thì chi phí để khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường lại càng lớn hơn gấp nhiều lần. Do vậy, vấn đề đầu tư tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để bảo vệ môi trường.[5]

- Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường:

- Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện một quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, một dự án đầu tư hay cho phép xây dựng một nhà máy, xí nghiệp.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm pháp luật môi trường cần được củng cố và tăng cường qua các năm.

+ Kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm.

+ Quan trắc và thông tin môi trường.

+ Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: các loại phí bảo vệ môi trường, phí xử phạt và đền bù thiệt hại nếu vi phạt Luật bảo vệ môi trường…[1],[5]

- Đầu tư và áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp, biến công tác bảo vệ môi trường thành vấn đề xã hội hoá:

+ Thực hiện việc ký kết các văn bản liên tịch với các đoàn thể, tổ chức xã hội về bảo vệ môi trường.

+ Đa dạng hoá các phương thức truyền thông môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tuyên truyền, các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường quan trọng…[3],[5]

+ Đa dạng hoá các hình thức tham gia của công đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước về bảo vệ môi trường, sẽ đem lại cho các địa phương nhiều cơ hội to lớn như: được đầu tư, hỗ trợ vốn bảo vệ môi trường, được hợp tác và chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và công nghệ xử lý ô nhiễm, được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế để từ đó có những chủ trương, chính sách đúng đắn và sát với thực tiễn trong công tác quản lý môi trường.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 (2010), Bộ Tài nguyên và Môi trường. [2]. Báo cáo môi trường năm 2009 (2009), Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn. [3]. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4]. Lê Văn Khoa và nnk (2002), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5]. Luật môi trường (2006), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

SUMMARY ENVIRONMENT POLLUTION IN BAC KAN: STATUS, CAUSES AND SOLLUTIONS FOR OVERCOMING

Pham Huong Giang∗

College of Education - TNU

Bac Kan is one of the mountainous, poverty and backwardness of the country but within 5 years, Bac Kan has begun industrialization, urbanization and powerful get more achievements significant. Together with these two processes is the environmental pollution of the province is increasing, threatening the lives and physical health of local people. Before pressing issues that we need a holistic view, the specific objective of environmental pollution in Bac Kan Province, to understand the real causes of environmental pollution is taking place in the province today and propose solutions to overcome the environmental consequences, toward a sustainable development. Key words: environmental pollution, status, causes, solutions, sustainable development.

∗ Tel: 0943 977009

Page 116: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

111

EFFECTS OF QUESTION GENERATION TRAINING ON FIRST YE AR ENGLISH MAJOR STUDENTS' READING COMPREHENSION AND QUESTION QUALITY AT COLLEGE OF EDUCATION - THAI NGU YEN UNIVERSITY

Nguyen Thi Minh Loan *

Foreign Languages Department - TNU SUMMARY

This article aims to research effects of question generation training on first year English major students’ reading comprehension and question quality at College of Education – Thai Nguyen University. In this research, the author used experimental methods by applying a reading comprehension test and a worksheet with generated questions. Results revealed that teching questioning strategies had positive impacts on the students’ reading comprehension and question quality. These effects suggest that question generation techniques can be trained for English major students at Thai Nguyen College of Education in particular and learners of English in general in order to improve their reading comprehension ability. Key words: question generation techniques, reading comprehension, question quality, cognitive strategies, metacognitive stratgies.

∗ INTRODUCTION

Questions appear in all three stages of teaching reading: pre-reading, while- reading and post- reading. A conventional type of reading activity consists of a text followed by comprehension questions (Ur,1996).[13]

Traditionally, it is often the teacher who initiates the question, the students respond to this and the teacher makes an evaluative comment or feedback to students (Westgate &Hughes, 1997) [14]. Although teacher questions and text posed questions are of value in reading and learning, they still have several disadvantages. First, students who follow along, answering when asked just play a passive, reactive role, fostering dependency and removing a sense of responsibility (Dillion, 1982) [6]. Another weakness of pre-posed questions, by the text or by the teacher, is that" students read to satisfy the teacher's purposes not their own" (p.171), which may result in loss of interest in reading.

Through the analyzing the disadvantages of teacher- or text- posed questions, we realize a fact that that classroom interaction needs to be more learner- centred, and teachers need to expose their students to the art of asking

∗ Tel: 01255 484142, Email: [email protected]

questions because student-led discussions resulted in more extensive and higher level discussions than teacher-led discussions. However, questions are so challenging to construct while reading texts because students are not often trained to generate them, and they do not have good models of questioning. Therefore, the researcher would like to conduct an experiment to find whether the question generation instruction affects positively the students' reading comprehension and generated questions.

There are at least three reasons why the question generation strategy should be taught.

The first reason is that question generation has been referred to as a cognitive strategy (Ciardiello, 1998)[3]. Ciardiello claims that this is because the process of asking questions enhances comprehension through a focus on main ideas (content).

The second reason is that question generation strategy has been also referred to as a metacognitve strategy (Ciardiello, 1998) [3]. Ciardiello (1998) claims that question generation involves a kind of split focus (dual function) by getting the reader to concentrate on the material itself while constantly checking to see that one has performed the necessary processes (Ciardiello, 1998). Palinscar and Brown (1984)[10] describe the

Page 117: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

112

metacognitive process in terms of comprehension- monitoring.

The third reason is that Wong (1985) [16] suggests that the schema theory is another basis for question generation. Also, Olson et al (1985) [9] claims that ''there is a link between one's own knowledge or understanding of a topic and the ability to ask a question about it'' (p.129).

In sum, researchers all consider questioning as one of the most useful strategies in reading comprehension. As a reading strategy, student questioning has been supported by strong empirical evidence that purports that instruction of question generation benefits reading comprehension (Palinscar &Brown,1984 [10]; Davey &McBride, 1986[4]; Raphael & Pearson, 1985[11]).

METHODOLOGY

Data collection instruments

Reading Comprehension Test

The reading comprehension test was adapted from Cambridge Preliminary English Test (PET)- Examination Papers from the University of Cambridge Local Examination Syndicate. Only the PET reading was chosen, and only a part in the PET reading was chosen. The reading comprehension test consists of three texts chosen from three different tests with one narrative passage and two book review passages and a total of 15 multiple- choice questions that were of three types of questions: right there, on my own, and think and search.

In this study the researcher used the three types of questions in Raphael and Pearson's study (1985)[11]: Right there, Think and search, and On my own.

Right there questions: The answer is in the text. The words used to make up the question and words used to answer the questions are found in the same sentence.

Think and search questions: The answer is in the text, but you need to put together different pieces of information to find it.

On my own questions: The answer is not in the text. The answer is based solely on your own experience and knowledge.

The reason for this choice was that these questions refer specifically to reading comprehension and more importantly, they emphasize the relationship between the text and the reader (Raphael &Pearson, 1985)[11].

Worksheets

The researcher had the students complete the worksheet with generated questions of the three types, answers, and explanation of their process after reading a text in the class. After every lesson, the researcher collected the students' worksheets in order to record their number and level of their questions.

The inter- rating was done independently (see Appendix 2) and then after two days, the results of the coding questions were tallied. Final coding decisions rater discrepancies were resolved through discussion. The consistency of the coding was assessed by using Cohen's Kappa (Cohen, 1960)[2], which is one of the standard ways of expressing inter-rater reliability.

Subjects of the study

The participants of the study were 62 first-year English major students at ThaiNguyen College of Education. They were ranked at pre-intermediate level of English language proficiency. The subjects were already assigned in classes by the institution. There were two English major classes. One of the classes was randomly selected as the control group and the other class as the experimental group. The number of students in the control group was 31 (3 male and 28 female) and there were also 31 subjects (3 male and 28 female) in the experimental group, making a total of 62 students in two classes.

The researcher was simultaneously the teacher of the class.

Page 118: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

113

Materials

The subjects had the reading textbook, Concepts and Comments by Ackert (1986)[1]; however, the English teachers were allowed to use any textbooks and materials to teach. Therefore, the teacher (the researcher) selected 7 texts from ' Thoughts and Notions' by Lee & Bushby (2000)[7], which was at the same level as' Concepts and Comments'. The questions after each text were of three types: right there, think and search, and on my own questions.

Data collection procedure

The data collection procedure contained three stages: pre-test, question generation training, and post-test.

Pre-test

A week prior to the intervention, a reading comprehension pre-test was given to both groups in order to confirm the same level of reading comprehension competence in English between the two groups.

Question generation training

Both experimental and control groups were instructed for twelve sessions in roughly a six-week period (from 13 February to 24 March). The groups received two sessions a week. The sessions took place on Monday afternoon, and Thursday afternoon. Both groups received the same materials, but there was some difference in training.

The control group received no training on the use of the strategy but only read the materials and then answered every question in the texts. The experimental group read the same materials; however, they did not have to answer any questions from the texts. Instead of that, they received explicit instruction on the strategy of question generation right at the beginning of the course. Before the instruction, both groups were informed of the aim of the intervention.

For the experimental group, each type of questions was trained alternatively following the same sequence: identifying, classifying,

and generating questions. The first three sessions were for training the subject how to generate think and search questions, the next three sessions for training the subjects how to generate right there questions, the other three sessions for training the subjects how to generate on my own questions, and the other two sessions for independent practice in all three types of questions. The separated stages of identification, classification, and construction of questions converged during the independent practice phase. Rosenshire et al (1996) [12] call ''automaticity'' of the point at which enough guided practice has been given so that students' learning is firm, quick, and spontaneous. The subjects practised cooperatively in small groups of three. The instruction to the questioning group was to ask any questions that help them to comprehend the texts.

The last session was for assessment of the subjects' questions. The researcher asked the subject to read a text and generate two questions for each type of questions (6 questions).

The present study adapted TeachQuest model by Ciardiello (1998).

Post-test

After six weeks of the intervention, both groups were given the same reading comprehension test as the post-test. Then, the mean scores between the two groups and within each group itself at the beginning and end of the study were compared.

Results and Discussion

The students' reading comprehension in both groups improved. However, there was still a significant difference between the scores of the two groups. The experimental group outdid the control group in reading comprehension proficiency after the intervention. The finding yielded evidence that the intervention could have some impact on the students' reading comprehension. (see Appendix 1)

Page 119: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

114

This finding supports the studies by Palinscar &Brown (1984)[10], Davey &McBride (1986)[4], and Raphael &Pearson (1985)[11]. The findings of this study also support that the model used to teach the strategy of question generation was a practical and useful one.

The training also did affect the student' questions. The number of 'think and search' and 'on my own' questions increased by sessions, which was affirmed by the comparison within the results of the two independent practice sessions and between those and the results of the assessment session. This suggested that the quality of the students' questions improved. According to the suggestion that when the quality of questions increased, the quality of reading comprehension improved, we could expect that the quality of the students' reading comprehension improved as a result of this. However, in general, the number of think and search and on my own questions was still less than the number of right there questions. The dominant number of 'right there' questions proved the fact that the students did not read the texts deeply. They only concentrated on the surface of the texts instead of analyzing them carefully.

There were some explanations for these results.

First, it is the students. They had difficulty comprehending the texts because of new words. Besides vocabulary, the students had difficulty in syntactic knowledge. In the current study, there were many instances of the direct copying of phrases from the original text, pointing to the students' lack of confidence or ability in summarizing, paraphrasing, and using complex grammatical structures. Another difficulty was that the students had some limitation in content knowledge. Many questions about the text will not be asked if a reader lacks the appropriate knowledge to be compared with the representation of the explicit text.

Second, it is the teachers. Unfortunately, most teachers at ThaiNguyen College of Education are not particularly good role models for

generating good questions. Besides, teachers' questioning is often intuitive. Nunan &Lamb's (1996)[8] research on questioning in language education reveals that over the years, teachers still pose questions in much the same way as always despite improvement in teaching materials, curricular, and methods of teaching. A common problem with many teachers' use of verbal questioning is a lack of knowledge about questioning (Wilen, 1982)[15]. It is because the teachers have never received any formal training in asking questions.

The two reasons mentioned above may explain why the number of right there questions predominated the number of think and search and on my own questions.

In sum, the study has again shown results that concurred with previous studies on self-questioning intervention. This is the positive effect of question generation strategy on the students' reading comprehension and students' questions. However, the number of low-level questions was still higher than the number of high-level questions. Despite that, students’ questions can diagnostic of their understanding. Even when questions are poorly formed they indicate an active, interrogative attitude that not only seeks appropriate information and opinion but also allows some determination of the worth of what is read or heard (Devine, 1987)[5].

Conclusion

These findings suggest that questioning strategies can be taught, which will help EFL tertiary students improve their active processing of texts and their reading comprehension ability. From these conclusions, it is clear that teachers can teach strategic questioning techniques to students. It is not enough to teach them how to ask questions but to ask significant questions. It is intended that the preliminary procedures outlined in the study serve as a starting point for future Vietnamese researcher who wish to investigate the effects of self-questioning.

Page 120: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

115

REFERENCES [1]. Ackert, P. (1986). Concepts and Comments. Orlando: Holt, Rinehart &Winston, Inc. [2]. Cohen ,J (1960). A coefficient of agreement for nominal scales, Educational and Psychological Measurement, 20, 37–46. [3]. Ciardiello, A.V. (1998). Did you ask a good question today? Alternative Cognitive and Metacognitive strategies. Journal of Adolescent & Adult Literacy: 42,3; ProQuest Education Journals. [4] Davey, B & Mc Bride, S (1986). Effects of Question Generation on Reading Comprehension. Journal of Educational Psychology, 78, 256-262. [5]. Devine, J. (1987). General Language Competence and Adult Second Language Reading. In J. Devine, P. Carrell, & D. Eskey (Eds.), Research in Reading in English as a Second Language (pp.75-86). Washington, D.C.: TESOL. [6]. Dillion, J.T (1982). The multidisciplinary study of questioning. Journal of Educational Psychology, 74, 147-165. [7] Lee, L & Bushby, B. (2000). Thought and Notions. Canada: Heinle &Heinle Publishers. [8] Nunan, D., &Lamb, C. (1996). The Self- Directed Teacher: Managing the Learning Process. Cambridge: Cambridge University Press.

[9]. Olson, G.M., Duffy, S.A., Mack, R.L. (1985). Question- asking as a component of text comprehension. In Graesser, A.C. &Black, J.B (Eds). The Psychology of Questions. Hillsdale, NJ: Erlbaum. [10]. Palinscar, A.S & Brown, A.L. (1984). Reciprocal Teaching of Comprehension-Fostering and Comprehension-Monitoring Activities. Cognition and Instruction, 2, 117-175. [11]. Raphael, T.E & Pearson, P, D (1985). Increasing Student Awareness of Sources of Information for Answering Questions. American Educational Research Journal, 22, 217-237. [12]. Rosenshire, B & Meister, C & Chapman, S (1996). Teaching students to generate questions: A Review of the Intervention Studies. Review of Educational Research, 66, 2, 181-221. [13]. Ur, P (1996). A Course in Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press. [14]. Westgate, D & Hughes, M. (1997). Identifying ''Quality'' in Classroom Talk: an Enduring Research Task. Language and Education, 11 (2), 125-139. [15]. Willen, W.W. (1982). Questioning Skills for Teachers: What Research Say to the Teacher. Washington, DC, National Education Association. [16]. Wong, B.Y.L (1985). Self- questioning Instructional Research: A Review. Review of Educational Research, 55, 227-268.

TÓM TẮT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC DẠY CHIẾN LƯỢC ĐẶT CÂU HỎI ĐỐI VỚI KH Ả NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI CỦA SINH VIÊN CHUYÊN TI ẾNG ANH NĂM THỨ NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Minh Loan ∗∗∗∗

Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

Bài báo này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của việc dạy chiến lược đặt câu hỏi lên khả năng đọc hiểu và chất lượng câu hỏi của sinh viên chuyên nghành tiếng Anh năm thứ nhất tại Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thực nghiệm. Công cụ nghiên cứu bao gồm một bài kiểm tra đọc hiểu và phiếu liệt kê câu hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc dạy chiến lược tự đặt câu hỏi ảnh hưởng tích cực lên khả năng đọc hiểu và chất lượng câu hỏi của sinh viên. Những kết quả này gợi ý rằng chiến lược tự đặt câu hỏi có thể được dạy cho sinh viên chuyên nghành tiếng Anh tại Đại học Sư Phạm Thái Nguyên nói riêng và sinh viên học tiếng Anh nói chung nhằm nâng cao khả năng đọc hiểu của họ. Từ khóa: chiến lược tự đặt câu hỏi, đọc hiểu, chất lượng câu hỏi, chiến lược nhận thức, chiến lược siêu nhận thức.

∗ Tel: 01255 484142, Email: [email protected]

Page 121: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

116

Page 122: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

117

Page 123: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Minh Loan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 111 - 117

118

Page 124: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

119

SUPPLEMENTAL CULTURE-BASED ACTIVITIES IN ENGLISH CL ASSES AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION

Nguyen Thi Hong Minh*

College of Education - TNU ABSTRACT

Culture is a particularly important component of foreign language learning and teaching, which provides the learner with an understanding of the country, people and custom of the language that they are learning; thence, their love and motivation for the language learning can be improved and promoted. However, due to a number of reasons, teaching culture cannot be directly taught for non-majors of English at Thai Nguyen University of Education (TUE). Wishing to bring the culture of English-speaking countries to the learner, the author has been applied supplemental culture-based activities in her English class as a way of building a bridge between the student and the English culture. Key words: culture, foreign language learning and teaching, supplemental culture-based activities, non-majors of English.

∗INTRODUCTION

Nowadays, researchers declare that foreign language learning involves not only grammatical competence, communicative competence and language proficiency but also a certain features and characteristics of the culture. There has been a shared belief in the society of EFL teaching that cultural competence, i.e., the knowledge of the conventions, customs, beliefs, and systems of meaning of another society, is indisputably an integral part of foreign language learning [10]. This assumption seems to fit well with Bachman’s [1] model of language competence – that language competence comprises not only language knowledge but also pragmatic competence, of which cultural knowledge is a vital component.

A question arises for Vietnamese teachers who are in charge of non-English majors that how culture can be taught to these learners who usually do not have close contact with native speakers of English and have little opportunity to discover how the speakers think, feel and interact with others in their own peer group. That how we can stimulate their curiosity about the target culture when, sometimes, they do not even have sufficient ∗ Tel: 0983 114299

time to learn formal properties of the language is also another problem concerning the teachers of in Vietnam.

CULTURE TEACHING IN FOREIGN LANGUAGE LEARNING

The idea of teaching culture is nothing new to any English language teachers because while we teach the language we automatically teach the culture [2]. Additionally, the teaching of culture, as many authors suggest, should take place within the normal language classroom and begin on the very first day of class and should continue everyday thereafter.

Why teaching culture

As it is previously mentioned, there is a close relationship between language and culture. Thus, in order to communicate well, people must not only be fluent in the language spoken, but also aware of the hidden part of culture, such as communication style, beliefs, attitudes, values, perceptions. As Bennete and Fantini state [7], it is obviously clear that ‘the study of language cannot divorce from the study of culture, and vice versa. The wherewithal to function in another cultural system requires both prowess in the language and knowledge of the culture.’ Sharing the same viewpoint, Nguyen Quang assumes that

Page 125: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

120

one cannot master a language without understanding its cultural background [5].

In Vietnamese classroom context, especially where learners of English hardly have chances to communicate with native speakers or to be exposed to the target culture, students should be aware of cultural differences and ‘assimilate many new categorizations and codifications if they are to understand and speak the language as its native speakers do’ [2]. The author also points out several reasons that language learners should perceive and get familiar to culture components as follows:

� (to) develop the communicative skills;

� (to) understand the linguistic and behavioural patterns both of the target and the native culture at a more conscious level;

� (to) develop intercultural and international understanding;

� (to) adopt a wider perspective in the perception of the reality;

� (to) make teaching sessions more enjoyable to develop an awareness of potential mistakes that might come up in comprehension, interpretation, translation and communication (ibid., 156).

Also, Lessard-Clouston claims that although the goals for FL culture teaching may not be the same in different FL contexts, but they ‘must reflect the general, specific and dynamic aspects of culture’ [4]. He shows that students will indeed need to develop the knowledge of and about the target culture and master some skills in culturally appropriate communication and behaviour for the target culture. Cultural awareness allows the students to develop an understanding of the dynamic nature of the target culture as well as their own culture.

Hence, it is advisable that language teachers should be interested in culture study not only because they want to teach the culture of the other study but also because they have to teach it [11]. If language is taught without

simultaneous culture teaching, students will expose to meaningless symbols or symbols to which students will attach the wrong meaning.

In a nutshell, the goal of teaching culture is ‘to increase students’ awareness and to develop their interest towards the target culture and their own, helping to make comparisons among cultures’ [9].

Methods of teaching culture

Culture teaching is closely related to language teaching, but how to teach culture in language classroom, to a large extent, is quite different from how to teach foreign language. Nevertheless, it is widely believed that the primary goal of foreign language teaching is to develop students’ basic skills of listening, speaking, reading and writing. If we introduce culture teaching into L2/FL classes, we have to adjust the relationship between them. On the whole, it is advisable that cultural background teaching should be incorporated into language teaching by following the steps of language teaching; and in the process of it, language teachers enlighten the students on the cultural connotation of language and appropriateness of communication [12].

THE SITUATION OF TEACHING CULTURE AT TUE

From the author’s observation, it can be seen that almost of the language teachers at TUE talk explicitly about cultural elements rising from the language material; only raise some issues and organize class discussion in form of pair work or group work and provide students with a more complete picture. Some others ask students to play roles. But a little percentage of the teachers at TUE assigns homework for students to do research at home and compares the target culture elements with the Vietnamese ones to find out the similarities and different between the two cultures.

With the use of such methods of teaching culture, students are treated as knowledge

Page 126: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

121

receivers, listening and taking notes of the information the teacher provides them. This derives from the traditional methods in language teaching and learning at TUE and other Vietnamese university classrooms as well, where teachers are knowledge transmitters and learners are passive and receptive. Thus, non-English majors at TUE have fewer opportunities to discover the various cultural issues themselves.

OBJECTIVES OF SUPPLEMENTAL CULTURE-BASED ACTIVITIES

Because the learners in this situation are non-English majors, who evidentially do not have culture study as a separate lesson, and in order to incorporate culture into foreign language classroom, it is advisable for language teachers at TUE to employ culture-based activities which attach to the current course syllabus.

The aim of culture-based activities is to increase students’ awareness and to develop curiosity towards the target culture and their own, helping them make comparisons among cultures. These comparisons do not mean to underestimate any of the cultures being analyzed, but to enrich students’ experience and to make them aware that although some cultural elements are being globalized, there is still diversity among cultures. This diversity should then be understood and respected.

Culture-based activities are derived from the language material being taught and learnt and constitute a minor but important part of the language lessons. They are characterized by co-operative learning tasks in which students

- Work together in pairs or small groups to gather precise segments of information;

- Share and discuss what they have discovered, in order to form a more complete picture;

- Interpret the information within the context of the target culture and in comparison with their own culture.

There is a teaching belief that when students have understood the language being used in a situation and then go on to gain an understanding of culture at work, this is for them one of the most absorbing and exciting parts of any language lesson. Studying culture with culture based activities and co-operative learning approach may add a new dimension of achievement and understanding of the students and teachers as well.

TYPES OF ACTIVITIES APPLIED IN EFL CLASSROOMS

As the author clearly understands, the more aspects of the target culture are introduced to the students, the more cultural knowledge they can achieve and thus the better they become at dealing with communication within classroom as well as wider contexts. Nevertheless, due to the main requirements of the general English course prescribed by administrators at TUE and time limitation, activities to teach culture should closely relate to the topics introduced in the current textbook.

Finding the usefulness of the culture-based activities presented by Cullen [3], I have implemented several of them in my language classroom with some adoption, adjustment and some development. Some of the activities, which I have already applied in my English class when teaching the textbook New Headway Elementary (Soars, 2000), are described in details in the following part.

Quizzes

Quizzes have been proved to be one of the most popular and successful activity types for culture teaching in EFL classrooms. Quizzes can be employed to test the materials that the teacher has previously taught; on the other hand they are a wonderful tool to introduce new information because they get students discuss, share their existing knowledge and predict to give the right answer.

Page 127: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

122

There can be a diversity of how to carry out quizzes in classroom; it can be in forms of game show adopted from a favourite TV one,

or a competition between two teams. In addition, quizzes can be designed in true/false

format as well as multiple choices. For example, the following true/false quiz is designed for teaching about special occasions in English speaking countries.

With a peer, decide the following statements true or false.

1. People in England celebrate their Mother’s Day on different date from those in America.

2. On wedding day the bride often wears something old, something new, and something borrowed.

3. Thanksgiving was first celebrated by the settlers in Australia to show their gratitude to the God.

4. On New Year’s Eve in London, many thousands of people gather in Time Square where they can hear Big Ben strike midnight.

5. On Easter Day children often go ‘trick or treat’ from house to house to ask for chocolate Easter eggs.

The following is another quiz in form of multiple choices which can be a supplementary activity while teaching about the superlatives.

Choose the best answer for these questions.

1. Which country has the largest population among those?

A. Japan B. France

C. Australia D. Ethiopia

2. Where is there the highest waterfall in the world?

A. South Africa B. Venezuela C. Norway D. Canada D. Zimbabwe

3. Who is the richest football player in the world?

A. Ronaldinho B. Ronaldo, C. Rooney D. Ballack,

4. Where is the most crowded capital in Asia?

A. Jakarta B. Tokyo C. Delhi D. Bangkok

Research

I have found that students are more responsible when they are given learning tasks which require them a great amount of preparation at home. They seem to be more motivated when their assignments are related to their interest and personal knowledge. Moreover, students are more excited when they are given freedom to decide aspects of their learning. Thus, student research can be one powerful tool because students themselves search necessary information from various sources and then they present what they have

gained in front of the class and answer any questions raised by other classmates.

In fact, I have applied this activity as an essential part of a short-term project to my non-English majors many times. Students are asked to work in groups, finding out the required information, for instance, on famous inventions, on different kinds of food around the world, and on the most attractive sites in different countries. Then they gather the information, compiling and analyzing the information and present the final product. And as what I have assessed; the learners

Page 128: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

123

have performed quite perfectly. Despite their low level of English, they are eager to share information and express their ideas to their classmates. They are also very creative when doing this activity: they paint pictures, draw graphs and maps, and bring beautiful photos to illustrate their ideas.

Students when involving in group work in this activity have chances to cooperate with each other to complete the learning task. More importantly, everyone can learn something from others; either the language skills or cultural knowledge. For these benefits, research is one of my favourite activities supplemental to the current textbook to teach about cultures.

Proverbs

Short and easily memorable, proverbs in any language contain folk wisdom gathered through time and depict its people’s experience and culture which are expressed in vivid words. Thus, when incorporating culture into foreign language classroom, one should take these valuable folk properties into serious consideration.

It is really useful when contrasting common proverbs in the target language and the students’ native language. Students can recognize the similarities and differences in the language use and the cultural aspects between the two countries. In addition, even when they cannot find out the equivalent translation of the proverbs in their mother language, this activity does create an opportunity for them to learn new conceptions in the target language and culture. It is really fun and exciting when students are asked to translate the proverbs into their own words. I experienced an amusing moment when my non-English major translated the proverb ‘Like father, like son’ as ‘Thích cả bố lẫn con’ (Loving the father and the son at the same time) or ‘Out of side, out of mind’ as ‘Thằng mù bị điên’ (The blind man is crazy’.

There are various of English proverbs that have corresponding ones in Vietnamese so

that the language teacher can choose to introduce in her classroom when dealing with specific topic or matter in a specific lesson in the current textbook. Some of them are listed here for those who are interested in this activity.

� ‘When in Rome, do as the Romans do’

� ‘East or west, home is best’

� “Like father, like son’

� ‘A good beginning makes a good ending’

� ‘No pain, no gain’

� ‘The grass is always greener on the other side’

When proverbs were integrated as a culture element into my English class, we – the teacher as well as the students highly appreciated the lessons which were proved to be so interesting and helpful in a way that culture was not something far-away but close to our daily life.

Comparing cultures

This is the culture-based activity including ‘selling points’ as called by Cullen [3] that portrays different aspects of the culture in order to create cultural texture covering the assortment of different features of cultures. Alternatively, the language teachers need to ‘sell’ different views of the culture to the students by introducing deliberate contrasts within a culture, for example.

The following ‘selling points’ have been often implemented to teach culture in EFL classroom at TUE:

� Attractive vs. Shocking (Unit 7 – PRACTICE: When did it happen?)

� Similarities vs. Differences (Unit 7- EVERYDAY ENGLISH: Special occasions)

� City life vs. Country life (Unit 10 – CITY LIFE)

� Stated beliefs vs. Actual behaviour (Unit 12 – READING: The tale of horribly good Bertha)

� Old people vs. Young people (Unit 12 – FUTURE PLANS)

� Fact vs. Behaviour (Unit 14 – READING: How to live to be 100)

Page 129: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 119 - 124

124

Due to the students’ low level of English, these activities are not easy to be carried out in English classroom at TUE. However, this problem can be solved by dividing the class into small groups where the better can help the weaker and all of the students can contribute to their group work.

Conclusion

Because of the particular importance of culture in language teaching, it is advisable that culture should be introduced in the language classroom. However, due to the strained context of teaching English for non-majors at Thai Nguyen University of Education, culture has not been able to be taught directly but through supplemental culture-based activities, which may not only develop students’ language repertoire on culture but also help them move beyond the classroom into the living culture of the native speakers.

REFERENCES

[1]. Bachman, L. (1990) Fundamental Considerations in Language Testing. Oxford: Oxford UP. [2]. Cakir, I. (2006). ‘Developing Cultural Awareness in Foreign Language Teaching’. Turkish Online Journal of Distance Education. 7(3). 154 – 161. [3]. Cullen, B. (2000). ‘Practical Techniques for Teaching Culture in the EFL classroom’. The Internet TESL Journal. 6(12).

http://iteslj.org/Techniques/Cullen-Culture.html Retrieved September 20th 2008. [4]. Lessard-Clouston, M. (1997). ‘Towards an Understanding of Culture in L2/FL Education’. The Internet TESL Journal. 3(5). http://iteslj.org/Articles/Lessard-Clouston-Culture.html Retrieved September 20th 2008 Nguyen, Q. (1997). Intercultural Communication. Hanoi: CFL- Vietnam National University [5]. Nguyen, Q. (2006). Lecture Notes – CCC for Uni. EL Teachers. Hanoi: Vietnam National University. [6]. Seelye, H. (1993). Teaching Culture: Strategies for Inter-cultural Communication. Third Edition. Lincolnwood, IL: National Textbook Company. [7]. Tang, R. (1999). ‘The Place of “Culture” in Foreign Language Classrooms’. The Internet TESL Journal. 5(8). http://iteslj.org/Articles/Tang-Culture.html Retrieved October 1st 2008. [8]. Tavares, R. & Cavalcanti, I. (1996). ‘Developing Cultural Awareness in EF Classroom’. Forum. 34. [9]. Thanasoulas, D. (2001). ‘The Importance of Teaching Culture in the Foreign Language Classroom’ Radical Pedagogy. 3(7). http://www.radicalpedagogy.icaap.org/content/issue3_3/7-thanasoulas.html [10]. Valdes, J. (Ed.). (1986). Culture Bound: Bridging the Cultural Gap in Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press. [11]. Yang, C. (2005). ‘Study on Methodology of Culture Teaching’. Sino-US English Teaching. 2(2). http://www.linguist.org.cn/doc/su200502/su20050201.doc Retrieved on October 10th 2008.

TÓM TẮT TÍCH H ỢP CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ DỰA TRÊN NỀN TẢNG VĂN HOÁ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Hồng Minh ∗∗∗∗

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

Văn hoá là một thành phần quan trọng tất yếu trong dạy học ngoại ngữ, giúp người học có được những hiểu biết về đất nước, con người, phong tục của thứ tiếng mà mình đang theo học, từ đó mà thêm yêu và có động lực cao hơn trong việc học tập và sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên ở trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên, vì nhiều lí do mà văn hoá không thể được dạy một cách trực tiếp trong các giờ học. Với mong muốn là đem nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh đến cho các em sinh viên, tác giả đã và đang áp dụng các hoạt động bổ trợ dựa trên nền tảng văn hoá trong các lớp học tiếng Anh như là một giải pháp góp phần truyền tải văn hóa đến người học một cách tự nhiên, sinh động và gần gũi nhất. Từ khoá: văn hoá, dạy học ngoại ngữ, dạy học văn hoá, hoạt động bổ trợ dựa trên nền tảng văn hoá, tiếng Anh không chuyên.

∗ Tel: 0983 114299, Email: [email protected]

Page 130: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

125

GIÁO DỤC THÓI QUEN VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO – MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON

Nguyễn Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Thanh

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh (TQVHVS) là một trong những nhiệm vụ của giáo dục con người toàn diện. Đối với trẻ mẫu giáo cần giáo dục những TQVHVS như: Thói quen văn hóa vệ sinh cá nhân; ăn uống; tiến hành hoạt động; giao tiếp có văn hóa. Quá trình hình thành thói quen cho trẻ được diễn ra theo các giai đoạn: Hiểu cách làm; Hình thành kỹ năng; Hình thành kỹ xảo. Để giáo dục TQVHVS cho trẻ mẫu giáo, có thể sử dụng các nhóm phương pháp: giáo dục thái độ đối với hành vi văn hóa: tổ chức luyện tập hành vi; giáo dục ý thức thực hiện hành vi. Quá trình giáo dục TQVHVS cho trẻ được thực hiện thông qua các con đường: Tổ chức các tiết học giáo dục vệ sinh: Các hoạt động vui chơi; Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích; Luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày; Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Từ khoá: Giáo dục, thói quen, văn hoá vệ sinh, trẻ mẫu giáo, chất lượng giáo dục.

∗1. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân.

Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ snh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.

∗ Tel: 0983 856727

2. Đối với trẻ mẫu giáo cần phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hóa sau:

- Thói quen văn hóa vệ sinh cá nhân: Rửa mặt; rửa tay; đánh răng; chải tóc; mặc quần áo sạch sẽ; khi ho hoặc hắt hơi biết che miệng, mũi; sau khi đi dạo chơi biết rửa chân tay sạch sẽ và biết xếp gọn gàng giày dép vào nơi quy định; trước khi đi ngủ phải làm vệ sinh cá nhân, cởi bớt áo ngoài…

- Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh: Việc ăn uống không những đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Hành vi ăn uống có văn hoá vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh. Vì vậy, cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo những quy định về ăn uống như:

Trước khi ăn: Biết rửa mặt, rửa tay sạch sẽ, lấy ghế và ngồi vào đúng vị trí của mình, biết mời mọi người xung quanh.

Trong khi ăn: Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống (cầm thìa bằng tay phải, bát bằng tay trái; cách giữ thìa, bát...), biết nhai và nuốt đồ ăn (ngậm miệng khi nhai, ăn uống từ tốn, nhai kỹ…), biết quý trọng đồ ăn thức uống (không để thừa thức ăn, không làm vãi, đổ thức ăn..), không nói chuyện, đùa nghịch khi ăn.

Sau khi ăn: Tập cho trẻ biết để bát, thìa, bê ghế cất đúng nơi quy định; biết tự dùng khăn

Page 131: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

126

lau miệng, lau tay; biết uống nuớc súc miệng, không chạy nhảy đùa nghịch…

- Thói quen tiến hành hoạt động có văn hóa: Đối với trẻ mẫu giáo, thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh được thể hiện ở hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác.Giáo dục cho trẻ có thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh là giáo dục trẻ biết giữ ngăn nắp nơi hoạt động, giữ gìn đồ dùng - vật liệu - sản phẩm hoạt động; không vứt rác bừa bãi. Sau khi chơi, học bài xong biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định; không làm hỏng đồ dùng, đồ chơi; biết được mục đích hoạt động; thích được làm việc giúp đỡ người lớn; biết hoàn thành nhiệm vụ được giao…

- Thói quen giao tiếp có văn hóa: Thể hiện ở chỗ trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn, trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; biết chào hỏi mọi người thể hiện nhu cầu, thể hiện sự ân hận khi mắc lỗi, thể hiện sự quan tâm; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết; khi giao tiếp không được nói trống không …[2]; [5].

3. Quá trình hình thành thói quen cho trẻ được diễn ra theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hiểu cách làm

Giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ hiểu mỗi hành động gồm những thao tác nào? Các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào? Cách tiến hành mỗi thao tác cụ thể.

Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng

Hướng dẫn trẻ biết vận dụng những tri thức đã biết để tiến hành một hành động cụ thể nào đó. Việc tiến hành các hành động ở giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó khăn.

Giai đoạn 3: Hình thành kỹ xảo

Hướng dẫn trẻ biết biến các hành động ý chí thành các hành động tự động hóa, bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm bớt tới mức tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động. Cuối cùng cao hơn kỹ xảo, khi hành động đã tự động hóa sẽ trở thành thói quen [4].

4.Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo, giáo viên mầm non có thể sử dụng các phương pháp sau:

Nhóm phương pháp giáo dục tình cảm đối với hành vi văn hóa cho trẻ:

Để giáo dục tình cảm đối với hành vi văn hóa cho trẻ có thể bằng cách:

- Tạo xúc cảm cho trẻ đối với môi trường xung quanh, từ đó giúp trẻ hành động hướng tới mục đích. Mục đích của phương pháp này nhằm giáo dục sự nhạy cảm cho trẻ, chuẩn bị tâm thế đón nhận hành vi, bởi thực tế khi trẻ có cảm xúc tốt trẻ sẽ dễ thể hiện điều đó trong hoạt động và giao tiếp.

- Sử dụng mẫu mực hành vi trong tác phẩm văn học, cuộc sống

Phương pháp này nhằm giúp trẻ nhận biết hành vi đúng, sai từ đó tạo tình cảm tích cực của trẻ đối với hành vi văn hóa. Có thể thực hiện thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, khen gợi động viên trẻ khi trẻ thực hiện hành vi đúng.

- Tổ chức cho trẻ đàm thoại về chuẩn mực hành vi: Phương pháp này nhằm giúp trẻ tự xây dựng biểu tượng đúng về hành vi dựa trên hệ thống câu hỏi của giáo viên đồng thời tạo hứng thú nhận thức, tình cảm tốt cho trẻ. Để đạt hiệu quả cao giáo viên có tạo tình huống có vấn đề thông qua việc tổ chức trò chơi cho trẻ, từ đó giúp trẻ nhận vấn đề đi đến giải quyết vấn đề, hình thành hành vi đúng.

Nhóm phương pháp tổ chức luyện tập hành vi cho trẻ:

Có thể sử dụng nhóm phương pháp này thông qua:

Tổ chức cho trẻ tập sử dụng những phương tiện hoạt động, giao tiếp: dưới hình thứcluyện tập thông qua những những trang phục, vật dụng trẻ sử dụng trong trò chơi, mục đích là tập cho trẻ sử dụng phương tiện, từ đó hình thành kỹ năng thể hiện hành vi, giáo dục sự nhạy cảm ở trẻ.

- Tổ chức cho trẻ tập hành vi trong trò chơi, trong cuộc sống: Thông qua những tình huống giả định, tình huống thật tạo môi

Page 132: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

127

trường giao tiếp cho trẻ, từ đó giúp trẻ nhận biết, hiểu được ý nghĩa của hành vi, hình thành hành vi tốt.

Nhóm phương pháp giáo dục ý thức thực hiện hành vi cho trẻ:

Để giáo dục ý thức thực hiện hành vi cho trẻ: Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng luật chơi giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình. Tổ chức cho trẻ đánh giá hành vi trong cuộc sống, tạo dư luận “tập thể” đối với việc thực hiện hành vi cho trẻ. Mục đích của nhóm phương pháp này nhằm giúp trẻ củng cố biểu tượng về hành vi, kích thích trẻ tích cực điều chỉnh hành vi cho phù hợp, đồng thời sử dụng sức mạnh của tập thể để điều chỉnh hành vi cho trẻ.

5. Những phương pháp giáo dục trên giáo viên có thể vận dụng phối hợp trong quá trình giáo dục trẻ thông qua các con đường sau:

Tổ chức các tiết học giáo dục vệ sinh:

Tổ chức tiết học giáo dục vệ sinh chuyên biệt là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăm cơm, trước khi ngủ trưa… Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật)… để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có hứng thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh.

Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh:

Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường học”, “bệnh viện”… Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm,

tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc… Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như;

Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ…). Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên với tư cách là người điều khiển trò chơi đánh giá hành động của trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ tiếp tục luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố hành vi.

Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích:

Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài học cụ thể như: Khám phá khoa học; Tự nhiên xã hội; Làm quen với tác phẩm văn học… giáo viên có thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên khi tiến hành lồng ghép giáo viên cần chú ý đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt

Page 133: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

128

động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Để lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả, khi tiến hành tích hợp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, từ đó xác định nội dung giáo dục thói quen hành vi văn hoá cụ thể cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép và yêu cầu cần đạt được.

Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày:

Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi hành vi văn hoá vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (khi đón, trả trẻ, khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những kỹ năng đã hình thành trở thành kỹ xảo, thói quen. Ví dụ khi tổ chức cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng đồ chơi… Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua việc luyện tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá vệ sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên trong của trẻ.

Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ

Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình

và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ. Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn ” [3].

Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hoá cho trẻ.

Thói quen văn hoá vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con người, có thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luyện cho trẻ. Luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực hiện các hành vi văn hoá, vệ sinh. Thường xuyên trao đổi, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ. Làm tốt được điều này sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Page 134: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

129

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. A.P.Traboxkaia (1971), Những cơ sở lý luận về vệ sinh trẻ em, Nxb Giáo dục. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện Chương trình chăm sóc giáo trẻ mẫu giáo. [3]. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2002), Giáo dục học mầm non tập 1, tập 2, tập 3, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4]. Lê Thị Thanh Huệ (2008), “Thực trạng giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Quang trung – TP Thái Nguyên’, Khoá luận tốt nghiệp. [5]. Hoàng Thị Phương (2005), Giáo trình vệ sinh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [6]. Giaoducmamnon.edu.vn.

SUMMARY

EDUCATION OF CULTURAL SANITATION HABITS FOR PRESCHO OL CHILDREN - A MEASURE RAISING THE QUALITY OF PRESCHOOL EDUCATIO N

Nguyen Thi Thanh Huyen∗, Nguyen Thi Thanh

College of Education - TNU Educating hygiene habits is one of the tasks of educating a person in a comprehensive way. Preschool children need to be educated the hygiene habits such as habits of personal hygiene; eating; activities; communication in a polite way. The process of forming habits in children undergoes the following phases: understand how to do, form a skill; form techniques. To educate hygiene habits for kindergarteners, we can use the following approaches: emotional education for polite behavior, organize behavior training, educate awareness of the act. The process of Educating hygiene habits for children is done through the organization of sanitary education class, the recreational activities; integrating the intended learning activities, practicing directly in daily activities, coordinating with the family in the process of education. Key words: education, habits, culture of hygiene, preschool children, education quality.

∗ Tel: 0983 856727

Page 135: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 125 - 129

130

Page 136: Tập 87 - 11 - 2011

Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 131 - 133

131

KHAI THÁC PH ẦN MỀM DẠY HỌC NHẰM TÍCH C ỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tr ịnh Thị Phương Thảo*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh sẽ góp phần quan trọng để thực hiện định hướng dạy học tích cực: "Lấy người học làm trung tâm”. Một trong những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học toán là ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có việc sử dụng phần mềm dạy học. Trên cơ sở phân tích những thế mạnh của phần mềm dạy học, bài báo đề xuất một số biện pháp sư phạm trong việc khai thác các phần mềm dạy học góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học toán ở trường THPT. Từ khóa: Phần mềm dạy học, dạy học toán, hoạt động học tập, tích cực hóa.

∗TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS TRONG DẠY HỌC TOÁN

Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh (HS) đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức [1].

Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập [3].

Tính tích cực học tập của HS trong học tập bộ môn toán là tính tích cực học tập của cá nhân HS, là con đường cơ bản để HS đạt được các mục tiêu học tập:

- Nắm được các tiên đề, khái niệm, định lý, tính chất.

- Có kỹ năng giải các bài toán, ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn.

- Có thái độ tích cực đối với môn học thể hiện qua các hoạt động tiếp thu kiến thức, giải các bài toán, vận dụng kiến thức toán trong thực tế, phân tích, suy luận, phán đoán, chứng minh.

- Có thái độ tích cực, nhu cầu, động cơ học tập, ý chí vượt qua những chướng ngại hay vật cản để đạt được các mục tiêu học tập.

Thực tế giảng dạy môn toán ở THPT cho thấy những rào cản quá trình tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn toán là:

∗ Tel: 0983.053500, Email: [email protected]

- HS không nắm được ý nghĩa cả về mặt toán học cũng như thực tế của vấn đề đang tiếp cận.

- HS không phát hiện được mối liên hệ giữa vấn đề mà giáo viên (GV) đang trình bày với những tri thức, kỹ năng mà HS đã tích lũy được.

- Nội dung tri thức chuyển tải đến HS “một chiều” nên HS không thấy được mâu thuẫn giữa vốn kiến thức đã có của HS với nhiệm vụ mà HS cần phải phải giải quyết trong quá trình học môn toán.

- Với những kiến thức được chuyển tải đến HS dưới dạng “tĩnh”, HS khó phát hiện được những mối quan hệ tiềm ẩn bên trong vì những thuộc tính này chỉ có thể bộc lộ trong quá trình “động”.

- HS luôn cần có sự “trợ giúp” kịp thời để vượt qua “chướng ngại vật” đặc biệt là trong lúc tự học ở nhà hoặc cần có sự “thẩm định” những dự đoán của bản thân trước một bài toán trong khi đó GV lại không thể hỗ trợ kịp thời…

KHAI THÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN

Những thế mạnh của phần mềm dạy học toán

Cho phép chuyển tải thông tin “động” đến người học

HS sẽ nhận được những thông tin sinh động trực quan do phần mềm dạy học (PMDH) đưa ra trong suốt quá trình tiếp cận với kiến thức

Page 137: Tập 87 - 11 - 2011

Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 131 - 133

132

một cách linh động, mềm dẻo phù hợp với quá trình tiếp thu của mỗi HS

Tạo ra các mô hình toán học trực quan

Các PMDH cho phép đưa ra các tình huống mô phỏng thế giới thực một cách trực quan nhằm kích thích tính tò mò, ham muốn tìm hiểu, khám phá của HS để hoàn thiện hệ thống kiến thức của bản thân.

Tạo ra các cơ hội hợp tác

Việc giao cho nhóm HS làm việc cùng nhau với sự hỗ trợ của PMDH đã khai thác được những ưu điểm, thế mạnh và động viên sự đóng góp tối đa của từng cá nhân đồng thời hình thành và phát triển khả năng hợp tác trong học tập bộ môn Toán. PMDH sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi thông tin giữa các em HS mà không bị các rào cản về thời gian và khoảng cách.

Tạo ra môi trường kích thích, khơi dậy tiềm năng người học

Được sự hỗ trợ kịp thời của PMDH, HS sẽ cố gắng, tích cực tập trung cao độ vào các hoạt động nhằm tìm hiểu, khám phá, nhận thức được đối tượng nhằm đạt được mục đích học tập. Hoạt động học của HS được đặt ở vị trí có ý nghĩa đặc biệt trong các hoạt động của thế giới thực. PMDH tạo ra môi trường cơ sở do đó tạo ra một ngữ cảnh mang tính tích cực thúc đẩy việc học tập môn Toán của HS.

Cung cấp thông tin phản hồi nhanh, chính xác

PMDH sẽ “trả lời” nhanh chóng, chính xác những gì mà HS “đặt câu hỏi” với PMDH. HS kết nối lại những gì các em được học với những thông tin do PMDH phản ánh để đi đến những quyết định đúng đắn trong quá trình tiếp cận, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập môn toán.

Một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học toán với sự hỗ trợ của PMDH

Theo chúng tôi, tích cực hoá hoạt động học tập môn toán của HS thông qua việc sử dụng PMDH là quá trình khai thác những chức năng của PMDH trong quá trình dạy học toán học nhằm tổ chức dạy học hướng vào người

học, là quá trình GV dựa vào những kinh nghiệm, vốn tri thức toán học hiện có của HS nhằm tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, biến HS thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. GV khai thác PMDH nhằm chuyển việc học ở HS từ chỗ đơn giản là sự bắt chước, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sự ôn luyện máy móc, sự sao chép những chân lý có sẵn, sự chấp nhận và thừa hành những chỉ bảo... trở thành hoạt động học tập ở HS, tức là HS tiến hành học tập toán học có động cơ nhận thức và các động cơ khác, có mục đích xác định, được tiến hành với những phương pháp, phương tiện kỹ thuật thích hợp, có kỹ năng, kỹ xảo, được thực hiện một cách có kế hoạch dựa trên cơ sở của tính tự giác, tính chủ động, độc lập và sáng tạo nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Khai thác thế mạnh của PMDH trong dạy học ta có thể triển khai các biện pháp sau nhằm tích cực hoá hoạt động học tập toán học của HS: Cá nhân hoá việc học; Thực hiên phân hoá trong dạy học; Thực hiện việc tích hợp trong dạy học và sử dụng đa phương tiện để kích thích quá trình học tập của HS.

Những biện pháp cụ thể sử dụng PMDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS là:

- Sử dụng PMDH làm cho HS nhận thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung bài học mới, các bài tập cần làm tại lớp hay ở nhà.

- Khai thác thông của các PMDH để bổ sung vào bài học một số kiến thức có tính thời sự, trực quan, sinh động gần gũi với cuộc sống, xã hội, hoạt động hằng ngày để HS tăng thêm phần hứng thú, say mê khám phá, góp phần phát triển khả năng sáng tạo của HS.

- Sử dụng PMDH tạo ra môi trường để kết nối, phối hợp sử dụng và phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và các đồ dùng, phương tiện dạy học khác.

- Sử dụng PMDH tạo ra các tình huống hoặc mô phỏng các bài toán trong thực tiễn để giúp HS luyện tập khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Page 138: Tập 87 - 11 - 2011

Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 131 - 133

133

- Sử dụng PMDH để tiến hành việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tiếp thu kiến thức của HS một cách thường xuyên, kịp thời, chính xác.

- Khai thác thông tin ngược do PMDH cung cấp để điều chỉnh quá trình dạy học và tiến hành phân hoá, cá thể hoá...

Xét một cách toàn diện thì phải khai thác PMDH theo góc độ vừa là công cụ tổ chức học tập, vừa là công cụ học tập của người học, vừa là phương tiện hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy đồng thời lại là đối tượng giao tiếp của HS. Tuy nhiên cần nhằm tập trung vào các vấn đề:

- Tổ chức các tình huống dạy học hình học trên máy tính nhằm huy động vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sẵn có của HS.

- Khai thác có hiệu quả các PMDH toán.

- Sử dụng trò chơi có các yếu tố toán học trên máy tính.

- Phối hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp.

- Tổ chức, khuyến khích HS thực hiện các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng cơ bản trong học tập môn toán với sự hỗ trợ của PMDH.

KẾT LUẬN

Sự khác nhau cơ bản về tích cực hoá hoạt động của HS giữa các giờ dạy có sự hỗ trợ của PMDH với các giờ dạy truyền thông là các hoạt động của HS được “nhúng” trong một môi trường “đa chiều”, “đa tương tác”.

HS sẽ nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía và để vượt qua các “chướng ngại” trong quá trình tiếp thu tri thức.

Về hình thức, hoạt động của HS cũng đa dạng hơn vì có thêm các hoạt động tương tác với PMDH. Mặt khác HS cũng có điều kiện phát huy tối đa các giác quan của mình trong các hoạt động này.

Về trình tự tiến hành các hoạt động, sau khi hoàn thành một hoạt động nào đó, PMDH có thể thay mặt GV giám sát kết quả và giao tiếp nhiệm vụ cho hoạt động tiếp theo, như vậy các hoạt động của HS sẽ được tiến hành liên tục.

Ngoài ra nếu có đủ điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật truyền thông thì ta có thể tích hoá các hoạt động học tập môn toán của HS trong và ngoài giờ học trên lớp mà không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian.

Như vậy, việc sử dụng PMDH vào dạy học toán cho phép tích cực hóa hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. [2]. Trịnh Thanh Hải (2010). Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học toán. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Thái Duy Tuyên (1998). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục.

SUMMARY EXPLOITING TEACHING SOFTWARE TO ACTIVATE LEARNING A CTIVITIES IN TEACHING MATHEMATICS AT HIGH SCHOOLS

Trinh Thi Phuong Thao∗∗∗∗ College of Education - TNU

Activating learning activities of students will play an important role to implement active teaching-oriented "learner-centered". One of the positive measures of student activities is application of the achievements of information technology and communications including the use of teaching software. Based on the analysis of the strengths of teaching software, the article suggested some pedagogical methods in exploit the teaching software contributing learning activities of students in teaching mathematics in high school. Key words: teaching software, teaching Maths, learning activities, activate.

∗ Tel: 0983.053500, Email: [email protected]

Page 139: Tập 87 - 11 - 2011

Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 131 - 133

134

Page 140: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

135

SỬ DỤNG PHẦN MỀM ELEARNING XHTML EDITOR BIÊN SOẠN BÀI GI ẢNG TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN NGÔN NGỮ SQL

Nguyễn Thị Thu Hiền1*, Nguyễn Thị Phương Nhung2

1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ngày nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy - học đang là một trong những xu thế phát triển nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở mọi bậc học. Sự xuất hiện ngày càng nhiều cổng thông tin điện tử, các trang web đào tạo trực tuyến, các chương trình ứng dụng hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế giáo án điện tử,... cho phép giáo viên sử dụng công nghệ như một công cụ đắc lực trong việc chuyển tải những ý tưởng sư phạm thành một sản phẩm cụ thể. Bài báo này sẽ trình bày vấn đề ứng dụng eXe (eLearning XHTML editor) – một công cụ xây dựng nội dung đào tạo được thiết kế chạy trên môi trường web để thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy học trên web để xây dựng bài giảng trực tuyến học phần ngôn ngữ SQL trong chương trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm Tin học. Từ khóa: bài giảng trực tuyến, ngôn ngữ SQL, phần mềm eXe (eLearning XHTML editor).

∗ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ELEARNING XHTML EDITOR (eXe) [5]

Với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ Thông tin và truyền thông hiện nay, một mô hình đào tạo mới đã xuất hiện, đó là phương thức đào tạo trực tuyến, trong đó quá trình học tập và đào tạo diễn ra chủ yếu ở trên mạng, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh và làm thay đổi hình thức dạy của thầy, học của trò. Hình thức đào tạo này được gọi là E-Learning.

Trong phương thức đào tạo này, học viên sẽ tiến hành hoạt động học tập của mình thông qua các thao tác với các trang web được sinh ra bởi một hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến gọi là LMS (Learning Managament System). Nhiệm vụ của người giáo viên là xây dựng các nội dung đào tạo, kiến tạo những hoạt động trên các hệ thống LMS để giúp học viên tiếp thu được các kiến thức cần thiết.

eXe (eLearning XHTML editor ) là một công cụ xây dựng nội dung đào tạo giúp đỡ giáo viên tạo các nội dung bài giảng, câu hỏi trắc nghiệm với nhiều định dạng khác nhau, xuất ra các trang Web độc lập hay theo các chuẩn E-Learning. Chương trình eXe là một dự án ∗ Tel: 0982.203129, Email: [email protected]

mã nguồn mở, được tài trợ bởi chính phủ New Zealand, một số trường đại học và một cộng đồng người dùng toàn cầu.

Web là một môi trường giáo dục thuận lợi vì nó mang lại cho người dạy và người học các khả năng tương tác. Tuy nhiên, tình hình thực tế là không nhiều giáo viên có đủ các kỹ năng tự thiết kế các trang Web, do đó phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật viên và những nhà phát triển Web nếu muốn đưa nội dung giảng day lên mạng.

Chương trình eXe ra đời đã khắc phục được một số khó khăn và đạt được một số ưu thế nhất định khi triển khai, ứng dụng như:

• eXe là công cụ soạn thảo trên nền tảng Web, hỗ trợ cho giáo viên trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản tài liệu học tập, giảng dạy mà không cần có kiến thức về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản Web phức tạp. eXe nhắm đến việc cung cấp một công cụ trực quan, dễ sử dụng cho phép các giáo viên xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học. Do đó, khuyến khích giáo viên tích cực soạn giảng và xuất bản bài giảng lên Internet. • eXe là một công cụ soạn thảo và đóng gói theo các tiêu chuẩn của E-learning, có khả năng import vào bất cứ LMS nào.

Page 141: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

136

eXe cho phép người sử dụng làm việc khi Offline, chứ không nhất thiết phải kết nối vào Internet và đồng thời, cho phép người soạn thảo hình dung rõ nội dung bài giảng sẽ được thể hiện như thế nào trên các trình duyệt ngay trong lúc soạn thảo.

• Đặc điểm vượt trội của chương trình là nội dung bài dạy có thể đưa trực tiếp lên mạng để học sinh có thể thao tác trực tiếp với bài dạy trên mạng hoặc tải các bài dạy, tư liệu kèm theo để học tập, nghiên cứu, tự kiểm tra tại nhà trên máy tính mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của giáo viên. Bài dạy có thể kèm theo hình ảnh (jpg) , phim (swf, flv), âm thanh (mp3, wma), liên kết với website khác lúc online để minh họa cho nội dung bài dạy. • Trong môi trường eXe, các tác giả đã xây dựng nhiều iDevices theo cấu trúc nội dung của bài học. Như vậy, giáo viên có thể sử dụng một số iDevices để thiết kế bài giảng theo ý tưởng của mình. Ngoài ra, nếu các iDevice có sẵn chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng, eXe cho phép chúng ta có thể tự xây dựng thêm các iDevice khác. Trên mỗi iDevice cũng có sẵn những dòng tip hỗ trợ, chỉ dẫn việc sử dụng các iDevice để dạy học. Tổng quan về các công cụ của eXe

Hình 1: Giao diện phần mềm eXe

Với eXe, người dùng có thể phát triển một cấu trúc bài học phù hợp với nhu cầu truyền đạt kiến thức và thực sự linh hoạt, có thể cập nhật dễ dàng. Khung Outline của chương trình cho phép thiết kế cấu trúc chung của bài

học theo nhiều cấp tiêu đề. Cấu trúc này có thể được xác lập trước hoặc trong khi soạn thảo nội dung .

Khung iDevice (công cụ giảng dạy) chứa các thành phần mô tả nội dung giáo dục. Chẳng hạn : thành phần giới thiệu bài, thành phần hình ảnh minh hoạ, thành phần hỏi đáp trắc nghiệm,… Nội dung bài học được xây dựng trên cơ sở chọn thành phần iDevice tương ứng và đưa tài nguyên thông tin vào thành phần trên. Cộng đồng sử dụng eXe cũng là một nguồn quan trọng phát triển các thành phần iDevice dựa trên các kinh nghiệm sư phạm được kiểm chứng rộng rãi. Ngoài ra còn có bộ soạn thảo iDevice Editor giúp cho người dùng có thể tạo ra các thành phần cho riêng mình.

Trước khi xuất bản lên mạng, chương trình eXe cũng cho phép chọn nhiều kiểu định dạng thiết kế sẵn (template). Các định dạng này có thể được thay đổi dễ dàng bằng các công cụ biên tập CSS.

Chức năng Export của chương trình cho phép đóng gói và xuất bản bài giảng dưới 2 dạng: dạng một tập hợp các trang Web trong một website hay dạng gói nội dung SCORM (xem phần giải thích về SCORM) từ đó có thể đưa vào các hệ thống quản lý học tập (LMS) khác nhau.

SỬ DỤNG PHẦN MỀM ELEARNING XHTML EDITOR BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN NGÔN NGỮ SQL

Bảng 1. Phân phối chương trình học phần ngôn ngữ SQL dùng cho đào tạo theo tín chỉ

Tuần Nội dung Ghi chú

1

2 – 3

4 – 6 7

8 – 9

10

11 - 15

Chương 1 Tổng quan về SQL Chương 2 Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu Chương 3 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu Chương 4 Bảo mật trong SQL Chương 5 Thủ tục lưu trữ, hàm và Trigger Chương 6 Giao tác SQL Thực hành

LT: 03 LT: 06 TH: 06 LT: 09 TH: 06 LT: 03 LT: 06 TH: 06 LT: 03 TH: 12

Page 142: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

137

Nội dung học phần ngôn ngữ SQL dùng cho đào tạo theo tín chỉ [1]

Số tín chỉ: 3. Tổng số tiết: 45, trong đó lý thuyết (LT): 30, thực hành (TH): 30, tự học (TH), Bảng 1.

Nội dung bài giảng trực tuyến học phần ngôn ngữ SQL [2][3][4][6]

Bài giảng trực tuyến học phần ngôn ngữ SQL bao gồm các vấn đề: + Các thông tin chung về học phần. + Các môđun bao gồm: tổng quan, nội dung, bài tập, trắc nghiệm, thảo luận, tài liệu tham khảo,... - Giới thiệu chung về học phần Giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về học phần như: tên học phần, số tín chỉ, thời lượng, kế hoạch học tập, môn học tiên quyết, mô tả tóm tắt nội dung, cấu trúc, cấu trúc học phần và tổng quan về từng chương…

Hình 2. Giao diện phần “Giới thiệu chung” về học phần ngôn ngữ SQL

Trên cơ sở nội dung và chương trình khung học phần, sử dụng phần mềm ELearning XHTML Editor (eXe) để biên soạn bài giảng học phần ngôn ngữ SQL theo từng mođun (/từng chương). Cụ thể, mỗi mođun sẽ tập trung trình bày các vấn đề sau: - Tổng quan Phần này sẽ cung cấp cho người học cái nhìn tổng quan về toàn bộ môđul, trong đó, nêu tóm tắt về mục đích, các nội dung chính mà mođun này cung cấp cho người học.

Hình 3: Giao diện phần “Tổng quan” của chương 1

- Nội dung Là phần trình bày nội dung của học phần ngôn ngữ SQL. Các đề mục, các ý được hiển thị dưới dạng “cây” ở khung bên trái, nội dung chi tiết của đề mục được lựa chọn ở khung bên trái sẽ được hiển thị ở khung bên phải. Điều này giúp cho các vấn đề trình bày được rõ ràng, mạch lạc và người học dễ dàng hình dung được nội dung bài học.

Hình 4. Giao diện một phần “Nội dung” của chương 2

- Bài tập

Phần này sẽ có một hệ thống các bài tập được biên soạn phù hợp với từng nội dung học dưới nhiều cấp độ từ dễ đến khó giúp người học vận dung lý thuyết đã học để giải quyết các bài toán.

Page 143: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

138

Hình 5. Giao diện phần “Bài tập” của chương 2

- Trắc nghiệm Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức của người học sau mỗi mođun. Phần trắc nghiệm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: điền khuyết, trắc nghiệm đúng – sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn,...

Hình 6. Giao diện phần “Trắc nghiệm” của chương 2

- Thảo luận Phần này sẽ đưa ra các chủ đề và các câu hỏi thảo luận cho chủ đề đó. Mỗi câu hỏi sẽ được đưa vào dưới dạng một hoạt động (Activity). Sau khi đọc xong chủ đề, người học sẽ phải trả lời một số vấn đề dựa trên nội dung bài viết. Nếu học viên kích chọn Show Feedback tương ứng câu hỏi, hệ thống sẽ hiển thị phản hồi tương ứng với câu hỏi.

Hình 7. Giao diện thể hiện một chủ đề trong phần “Thảo luận” của chương 2

- Tài liệu tham khảo Giới thiệu chi tiết các tài liệu tham khảo liên quan đến học phần. Đặc biệt, trên cơ sở các iDevice của phần mềm eXe, có thể tạo được nhiều dạng nguồn tài liệu tham khảo khác như: + Video hướng dẫn thực hành Cho phép người học xem trực tiếp các video hướng dẫn học lý thuyết và từng thao tác thực hành cụ thể, giúp người học có cái nhìn trực quan về từng môđun.

Hình 8. Giao diện phần “Video hướng dẫn thực hành”

+ Liên kết Website

Các trang web hay, có liên quan đến học phần được đưa trực tiếp vào nội dung học, qua đó, người học có thể duyệt nội dung của website ngay trong bài học mà không cần mở cửa sổ khác.

Page 144: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

139

Hình 9. Giao diện phần “Liên kết web” Sau khi bài giảng được biên soạn hoàn chỉnh, tiến hành xuất bản nội dung dưới dạng chuẩn SCORM/IMS, cho phép nội dung có thể được sử dụng ở các hệ thống LMS khác nhau hỗ trợ SCORM. Hoặc xuất bản gói nội dung dưới dạng Web và tải lên Internet.

KẾT LUẬN

Việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm trong dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi đang là một trong những yêu cầu đối với ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Công cụ ELearning XHTML Editor (eXe) đã đáp ứng được các yêu cầu cần thiết trong việc biên soạn bài giảng trực tuyến trong giáo dục hiện nay. Ứng dụng công cụ eXe để biên soạn bài giảng học phần ngôn ngữ SQL là một lựa chọn hiệu quả cho dạy học theo hệ thống tín chỉ, qua đó giúp người học có thể chủ động trong quá trình học tập của mình.

Khả năng áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến sẽ kích thích sự tìm tòi, tính tự học người học. Đây cũng là cách hướng người dạy, người học đến một phương pháp dạy học mới, hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Chương trình khung giáo dục đại học – ngành đào tạo: sư phạm Tin (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên). [2]. Đoàn Thiện Ngân, Lập trình SQL, NXB Thống kê, 2002. [3]. ames R, Groff, Paul N.Weinberg, SQL: The complete Reference, Mc Graw-Hill/Osborne, 2002. [4]. Microsoft, Hướng dẫn sử dụng MS SQL, NXB Giáo dục, 2002. [5]. Tài liệu hướng dẫn: eXe – công cụ soạn thảo nội dung dành cho E-learning. Trần Nguyên Phong, Giáo trình SQL, khoa CNTT – trường ĐHKH Huế.

SUMMARY

APPLICATION OF ELEARNING XHTML EDITOR (EXE) SOFTWAR E IN CREATING ONLINE LECTURES FOR SQL LANGUAGE COURCE

Nguyen Thi Thu Hien1∗, Nguyen Thi Phuong Nhung2

1College of Education –TNU, 2College of Technology – TNU

Today, the application of information technology (IT) in teaching - learning is one of the development trends in order to improve the quality of education at all levels. The appearance of more and more electronic portal, the online training site, the application program to support teachers in the design of e-teaching, ... allows teachers to use technology as a powerful tool to convey ideas in a pedagogical specific product. This paper presents problem application eXe (eLearning XHTML editor) sofware - a tool to build training content is designed to run on the Web to design, develop and publish teaching materials on the web to build online lecture SQL module language training program in student of Informatics. Key words: online lecture, SQL language, eXe (eLearning XHTML editor) software.

∗ Tel: 0982.203129, Email: [email protected]

Page 145: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Thu Hiền & Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 135 - 139

140

Page 146: Tập 87 - 11 - 2011

Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 141 - 144

141

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH T Ự LỰC CỦA SINH VIÊN KHI TH ỰC HÀNH THÍ NGHI ỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

Ki ều Thị Khánh*

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thực hành thí nghiệm vật lí đại cương là một phần quan trọng của môn vật lí đại cương ở chương trình học trong giai đoạn đầu của sinh viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Thực hiện modul thí nghiệm này sinh viên phải phát huy tối đa tính tích cực, tự lực của bản thân. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành vật lí đại cương nói riêng và các môn học khác nói chung, bài báo này đề cập đến một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên. Từ khóa: Thí nghiệm vật lí, vật lí đại cương, tích cực, tự lực, hoạt động nhận thức.

∗MỞ ĐẦU

Với việc đào tạo theo tín chỉ, người học sẽ phải làm việc nhiều hơn nhất là việc phải nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn không còn là vấn đề quá mới mẻ. Xu hướng dạy học này đã trở thành xu thế chung của các nhà trường trên thế giới và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường Việt Nam.

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học. Nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc phát huy tính tích cực, tự lực khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương cho sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN.

NỘI DUNG

Hiện trạng công tác thí nghiệm vật lí đại cương

Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu ở nhà, chuẩn bị nội dung ra giấy và nộp cho giáo viên trước khi vào lớp. Sau đó, giáo viên hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm và xử lí số liệu. Qua quá trình hướng dẫn sinh viên tiến hành thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

- Nhiều sinh viên chưa tự giác nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp hoặc chuẩn bị bài một

∗ Tel: 0989 879291

cách đối phó nên lúng túng khi tiến hành thí nghiệm và xử lí số liệu.

- Ý thức thực hành của một số sinh viên chưa cao và do dụng cụ thí nghiệm mỗi bài chỉ

có một bộ nên nhiều sinh viên còn ỷ lại trông chờ vào một vài người trong nhóm tiến hành thí nghiệm rồi chép số liệu.

- Một số sinh viên lấy số liệu ở lớp nhưng về nhà không xử lý được nên mượn bài của bạn để chép kết quả.

- Nhiều sinh viên không vận dụng được kiến thức lí thuyết vào giải thích kết quả thí nghiệm.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi có tới khoảng 30% sinh viên không thể tự mình làm được thí nghiệm mặc dù đã có tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên và theo chúng tôi một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên chưa tích cực, tự lực trong quá trình học tập của mình. Từ đó bài báo đề cập đến một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương góp phần nâng cao chất lượng học tập.

Một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương. [1], [2], [3]

Tính tự lực trong hoạt động nhận thức

* Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của người học đặc trưng ở

Page 147: Tập 87 - 11 - 2011

Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 141 - 144

142

khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.

* Tính tự lực nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép người học tự học.

Cơ sở hình thành tính tích cực là tính tự giác, tính tích cực phát triển đến một mức nào đó thì thành tính tự lực.

Vai trò của tính tự lực của người học rất quan trọng, nó tạo điều kiện để người học tiếp thu tốt kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duy và biến các kiến thức vừa tiếp thu được thành vốn kiến thức riêng của mình.

Biểu hiện của tính tự lực trong hoạt động nhận thức

- Sự chú ý học tập của người học, sự hăng hái, nhiệt tình tham gia vào giải quyết các vấn đề học tập.

- Thường xuyên có những thắc mắc, đòi hỏi người dạy phải giải thích cặn kẽ các vấn đề chưa rõ.

- Người học chủ động, linh hoạt sử dụng các kiến thức, kĩ năng hoạt động để nhận thức các vấn đề mới.

- Người học mong muốn được đóng góp những thông tin, kiến thức mới tìm hiểu được ở các nguồn tài liệu khác nhau.

- Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào trong thực tiễn.

- Có quyết tâm, ý chí vươn lên trong học tập, có khả năng sáng tạo trong giải quyết các vấn đề học tập.

Các biện pháp phát huy tính tự lực nhận thức của người học

Muốn phát huy được tính tự lực nhận thức thì trước hết và quan trọng nhất là phải rèn luyện cho người học năng lực tư duy độc lập. Bởi lẽ, tư duy độc lập là tiền đề của tự lực.

Ngoài ra cần phải phối hợp với một số biện pháp cụ thể sau:

* Đối với người dạy:

- Tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực nhận thức của bản thân để có kinh nghiệm

thực tiễn trong việc hướng dẫn người học tự lực nhận thức.

- Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp, dành nhiều thời gian hơn cho người học tự lực, tự nghiên cứu, thảo luận, giải đáp thắc mắc.

- Tăng cường tìm kiếm và xây dựng các bài thí nghiệm qua các kênh thông tin.

- Đổi mới phương pháp hướng dẫn và tổ chức thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

- Có thể ứng dụng các phần mềm dạy học vào giờ học nhằm tăng hiệu quả giờ học.

* Đối với sinh viên

- Cần xác định thái độ học tập đúng đắn.

- Bồi dưỡng cho người học phương pháp kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu tự học và nghiêm túc thực hiện.

- Rèn luyện cho người học khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập.

- Hướng dẫn người học tìm nguồn tài liệu tham khảo, tìm kiếm các trang Web phục vụ cho quá trình học tập.

Phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí đại cương

Ở bài báo này chúng tôi minh họa việc phát huy tính tự lực của sinh viên qua hướng dẫn thí nghiệm bài: “Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch”

* Yêu cầu sinh viên trước buổi thí nghiệm:

- Tự nghiên cứu bài thí nghiệm qua tài liệu hướng dẫn để nắm được: mục đích thí nghiệm, cơ sở lí thuyết, các bước tiến hành thí nghiệm…

- Trả lời các câu hỏi liên quan tới bài như: Thế nào là con lắc vật lí? Thế nào là con lắc thuận nghịch? Khi nào con lắc vật lí trở thành con lắc thuận nghịch? Dùng con lắc vật lí có đo được gia tốc trọng trường không? Vì sao dùng con lắc thuận nghịch để đo gia tốc trọng trường mà không dùng con lắc vật lí?...câu trả lời dựa vào tài liệu hướng dẫn hoặc khai thác trên mạng internet.

Page 148: Tập 87 - 11 - 2011

Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 141 - 144

143

- Tìm hiểu ngoài cách tiến hành như trong tài liệu hướng dẫn ra còn có các cách tiến hành nào khác không? Nếu có thì trong các cách trên ta nên chọn cách nào? Vì sao?

* Buổi thí nghiệm:

- Sinh viên trình bày mục đích thí nghiệm, cơ sở lí thuyết, các bước tiến hành thí nghiệm trước khi thí nghiệm.

- Sinh viên phải tự mình lắp ráp bộ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

- Giáo viên chia nhóm sinh viên để có thể tiến hành bài thí nghiệm theo các cách khác nhau. Cách thứ nhất, tìm vị trí chu kì thuận bằng chu kì nghịch thông qua vẽ đồ thị. Cách thứ hai, thông qua đo từng chu kì thuận, nghịch khi thay đổi vị trí của gia trọng từng khoảng cách nhỏ 1mm÷ 2mm. Từ đó, cho sinh viên nhận xét về ưu nhược điểm của các cách trên và rút ra cách tối ưu nhất.

- Trong quá trình thí nghiệm giáo viên đặt các câu hỏi liên quan tới bài thí nghiệm để sinh viên thảo luận như: công thức tính mômen quán tính của một vật rắn có trục quay cố định? Nội dung và biểu thức định lí Huyghen – Steiner? Biểu thức tính gia tốc trọng trường bằng con lắc vật lí? Biểu thức tính gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch?...Giáo viên phân tích câu trả lời của sinh viên để sinh viên củng cố và khắc sâu kiến thức. Đối với những câu trả lời hoặc những phương án thí nghiệm có tính sáng tạo giáo viên có những hình thức khen thưởng hợp lí nhằm khích lệ, động viên các em.

- Sinh viên trong nhóm thay nhau làm thí nghiệm đảm bảo ai cũng tự mình làm thí nghiệm ít nhất một lần.

- Các kết quả thí nghiệm của nhóm thu thập sẽ được xử lí ngay tại lớp; sinh viên thảo luận, nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm sau khi đối chiếu với kết quả lí thuyết dưới sự giám sát của giáo viên.

* Sau buổi thí nghiệm

- Sinh viên phải hoàn thiện bài báo cáo theo mẫu trong tài liệu thí nghiệm; buổi thí nghiệm tiếp theo phải nộp bài của buổi trước.

- Chuẩn bị bài của buổi thí nghiệm kế tiếp.

Thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá được chất lượng thực hành vật lí sau khi đã vận dụng các biện pháp nêu trên:

Thứ nhất, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn hai nhóm đối chứng và hai nhóm thực nghiệm có trình độ tương đương (mỗi nhóm 15 sinh viên).

Thứ hai, chúng tôi dựa trên căn cứ để đánh giá:

- Về mặt định tính: dựa vào các biểu hiện của tính tự lực trong hoạt động nhận thức.

- Về mặt định lượng: đánh giá dựa trên kết quả của bài báo cáo và của bài kiểm tra (gồm có 01 câu hỏi lí thuyết phép đo và sai số; 01 bài tập tính toán, xử lí số liệu; 01 bài thực hành thí nghiệm) sau khi sinh viên đã hoàn thành các bài thí nghiệm

Cách xếp loại như sau:

Điểm số Điểm chữ

8,5 ÷10 7 ÷ 8,4 5,5 ÷ 6,9 4 ÷ 5,4

< 4

A B C D F

Dựa trên kết quả thu được cho phép đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc thực hành thí nghiệm vật lí:

Bảng xếp loại

Điểm Thực nghiệm Đối chứng

Sinh viên %

Sinh viên %

A 3 10 1 3.3

B 14 46.7 10 33.3

C 8 26.6 10 33.3

D 5 16.7 6 20.1

F 0 0 3 10

Thông qua bảng xếp loại và dựa vào các biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong nhận thức của sinh viên cho phép chúng tôi có một vài nhận định sau:

Page 149: Tập 87 - 11 - 2011

Kiều Thị Khánh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 141 - 144

144

- Ở nhóm thực nghiệm: do chuẩn bị bài tốt ở nhà nên sinh viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tích cực, sôi nổi. Sinh viên tích cực, tự lực khi tham gia làm thí nghiệm. Rất nhiều sinh viên đã tự mình làm được thí nghiệm, nhận xét và giải thích được kết quả thí nghiệm. Đa số sinh viên trả lời được các câu hỏi mà giáo viên nêu ra, tích cực trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan tới bài thí nghiệm. Còn ở nhóm đối chứng: rất nhiều sinh viên do không tự giác nghiên cứu tài liệu trước nên không thể tự mình làm thí nghiệm được hoặc nếu có làm được thì thao tác cũng còn rất lúng túng. Các câu hỏi liên quan tới bài thí nghiệm nhiều sinh viên không trả lời được vì thế kết quả thí nghiệm không đúng với trong lí thuyết đã học sinh viên cũng không phát hiện ra.

- Mức độ tự lực trong quá trình thí nghiệm của nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối chứng.

- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

- Thái độ, ý thức học tập của sinh viên đã được nâng lên.

Những nhận định trên chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

KẾT LUẬN

Với việc vận dụng một số biện pháp phát huy tính tự lực của sinh viên khi thực hành thí nghiệm vật lí nêu trên, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định: ý thức, thái độ, tinh thần và kết quả học tập của sinh viên đã được nâng lên. Điều đó chứng tỏ các biện pháp được đề cập trong bài báo này đã góp phần nâng cao chất lượng thực hành vật lí cho sinh viên nói riêng và các môn học khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Thị Hương (2009)“Sử dụng thí nghiệm trong giờ học Vật lí khi dạy chương “Chất khí” (Vật lí 10 - cơ bản) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh THPT miền núi”, Luận văn thạc sĩ – Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên. [2]. Kiều Thị Khánh “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực hành vật lí đại cương cho sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 09-2010 [3] .Trần Thị Nhàn “Sử dụng một số phần mềm dạy học kết hợp với thí nghiệm thực khi dạy phần “ Điện tích- Điện trường” (SGK Vật lí 11 nâng cao) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh”, Luận văn thạc sĩ – Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên-2009. [4]. Nguyễn Duy Thắng (2005): Thực hành vật lí đại cương- Nxb Đại học Sư phạm.

SUMMARY

ACTIVE SOLUTIONS TO PROMOTE STUDENTS’ SELF-RELIANCE IN PRACTICING GENERAL PHYSICS LAB SESSIONS

Kieu Thi Khanh ∗

College of Technology- TNU

General physics lab sessions play an important in general physics curriculum in the early stages of the students in technological colleges, universities. Doing this experimantal module in labs, students should perform highly their own activity and self-reliance. In order to improve the quality of practice in genaral physics lab sessions and other subjects in general. This article proposes some solutions to enhance the activity and self-reliance of students experimentingt general physics lab sessions at Thai Nguyen University of Technology. Key words: experimental physics, general physics, positive, self-reliance, awareness activities.

∗ Tel: 0989 879291

Page 150: Tập 87 - 11 - 2011

Trần Kim Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 145 - 148

145

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TÍN CH Ỉ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Tr ần Kim Anh *

Trường Đại học CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chuyển đổi mô hình đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì việc đổi mới công tác quản lý đào tạo trong các trường đại học là hết sức cần thiết. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ là một trong những vấn đề được các nhà quản lý Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐHTN quan tâm. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng công tác này tại trường, bài báo đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng đào tạo trong nhà trường. Từ khóa: dạy học theo tín chỉ, quản lý dạy học, trường đại học CNTT&TT

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý (QL) hoạt động dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý giáo dục toàn diện nhà trường. Việc quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ vừa phù hợp với các nguyên tắc quản lý giáo dục nói chung, vừa mang tính đặc thù của hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ là sự tác động có định hướng, có sự phối hợp tổng thể của người quản lý tới các hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Nội dung QL hoạt động dạy học theo tín chỉ của giảng viên bao gồm:

- Quản lý hoạt động dạy của giảng viên (quản lý công tác chuẩn bị lên lớp: kế hoạch, đề cương bài giảng; QL giờ lên lớp: nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm dạy; quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV).

- Quản lý hoạt động học của sinh viên (QL nề nếp học tập trên lớp; QL tự học của SV; QL kết quả học tập của sinh viên; QL quá trình rèn luyện của sinh viên).

Mục tiêu của biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ là tác động đến quá trình dạy học của giảng viên và sinh viên nhằm tăng

∗ Tel: 0915 122276

quyền chủ động, tính tự giác của họ, nâng cao chất lượng dạy và học.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Khảo sát 20 cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV) của trường về nhận thức vai trò, ý nghĩa của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ cũng như những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các biện pháp, kết quả cho thấy như sau:

Về nhận thức

Phần lớn các CBQL và giảng viên nhà trường đều nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ. CBQL, giảng viên cho rằng quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ nhằm mục đích cuối cùng là phát huy khả năng tư duy sáng tạo của người học (70%), hình thành thói quen tự học của sinh viên (74,5%), phát huy vai trò cố vấn của người dạy (70%), nâng cao chất lượng dạy học (96%) và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường (90%). Tuy nhiên, 25,5% CBQL, GV lại cho rằng quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ không quan trọng, nó không thể giúp cho việc hình thành thói quen tự học trong sinh viên, 30% không nhận thấy được biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ sẽ phát huy được vai trò

Page 151: Tập 87 - 11 - 2011

Trần Kim Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 145 - 148

146

cố vấn của giảng viên đối với sinh viên.

Về công tác quản lý

Sau hơn 2 năm triển khai chuyển đổi phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, bên cạnh việc áp dụng phần mềm quản lý, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đã thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù

hợp nhằm phát huy ưu thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV trong đơn vị kết quả thu được như sau:

Bảng 1. Ý kiến của CBQL, GV đánh giá về những nội dung quản lý chủ yếu

trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

TT Nội dung quản lý Ý ki ến đánh giá (số lượng, %)

Làm tốt Trung bình Y ếu

1 Quản lý công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy của giảng viên: kế hoạch GD, đề cương bài giảng

10/20 (50%)

10/20 (50%)

0

2 Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên về giảng dạy và quản lý GD theo tín chỉ

05/20 (25%)

5/20 (25%)

10/20 (50%)

3 Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên 14/20 (70%)

6/20 (30%)

-

4 Thực hiện đa dạng hóa hình thức dạy học, các hoạt động ngoại khóa cho SV

4/10 (20%)

8/20 (40%)

8/20 (40%)

5 Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy 12/20 (60%)

8/20 (40%)

-

6 Tổ chức cho giảng viên biên soạn bộ tài liệu theo modul - 8/20

(40%) 12/20 (60%)

7 Tổ chức cho giảng viên xây dựng hệ thống bài tập cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự học của SV

8/20 (40%)

-

12/20 (60%)

Bảng 2. Ý kiến của CBQL, GV về các biện pháp QL hoạt động học tập của sinh viên

TT Bi ện pháp QL hoạt động học tập của sinh viên Ý ki ến đánh giá (số lượng, %)

Tốt Khá T. bình Yếu

1 Giáo dục phương pháp học tập trong dạy học theo tín chỉ cho SV

10/20 (50%)

5/20 (25%)

5/20 (25%)

-

2 Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của SV

8/20 (40%)

8/20 (40%)

4/20 (20%)

-

3 Xây dựng quy định về nề nếp tự học của SV - 5/20

(25%) 5/20

(25%) 10/20 (50%)

4 Phòng chức năng theo dõi việc thực hiện nề nếp tự học của SV 4/20

(20%) 12/20 (60%)

4/20 (20%)

-

5 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giám sát nề nếp tự học của SV 14/20 (70%)

6/20 (30%)

- -

6 Kết hợp với Đoàn TN, phòng công tác HSSV theo dõi, QL quá trình rèn luyện của SV

15/20 (75%)

5/20 (25%)

- -

7 Khen thưởng kịp thời các sinh viên thực hiện tốt nề nếp học tập. 10/20 (50%)

10/20 (50%)

- -

8 Kỷ luật sinh viên vi phạm nề nếp học tập 5/20 (25%)

10/20 (50%)

5/20 (25%)

-

Page 152: Tập 87 - 11 - 2011

Trần Kim Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 145 - 148

147

Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động dạy học

Kết quả trên cho thấy:

- Về biện pháp quản lý hoạt động dạy của giảng viên: CBQL, GV đều đánh giá cao biện pháp quản lý hoạt động dạy học trên lớp và tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy của GV được đánh giá ở mức trung bình (50%), khá (50%). Biện pháp này chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Nhà trường mới chỉ thực hiện ở đầu mỗi kỳ học và quản lý ở cấp bộ môn. Các biện pháp quản lý như chưa thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dạy học và QL hoạt động dạy học theo tín chỉ cho CBQL, GV, SV (50%); chưa tổ chức cho GV xây dựng bộ tài liệu theo modul (60%); thực hiện đa dạng hóa hình thức dạy học, các hoạt động ngoại khóa cho SV còn hạn chế (40%); chưa tổ chức cho giảng viên xây dựng hệ thống bài tập cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự học của SV (60%). Tất cả đều được đánh giá rất thấp trong khi đây là những biện pháp hết sức cần thiết trong dạy học theo tín chỉ.

- Về biện pháp quản lý hoạt động học của SV: CBQL, GV đều đánh giá cao biện pháp quản lý nề nếp học tập của SV, khen thưởng kịp thời SV đạt thành tích trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, biện pháp xây dựng nề nếp tự học cho SV được đánh giá thấp (50%). Thực tế, để quản lý và đánh giá kết quả tự học của SV, chủ yếu dựa trên quản lý hoạt động dạy của GV và kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động học của SV, thông qua việc giao bài, kiểm tra bài của GV đối với SV.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ

90% CBQL, GV cho rằng khó khăn lớn nhất của dạy học theo tín chỉ hiện nay là ý thức, động cơ học tập của SV hiện nay chưa cao. Phần lớn SV không xác định được mục tiêu học tập mà chỉ xem việc học là sự tích lũy số tín chỉ mà thôi. Bên cạnh đó, số ít GV, do chịu quá nhiều áp lực của đào tạo tín chỉ và ít thời gian nên ngại thay

đổi cách dạy, thiếu đầu tư chuyên môn. Phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ đã được đưa vào sử dụng nhưng modul quản lý đề cương, bài giảng chưa có. 25% ý kiến cho rằng khó khăn trong QL đào tạo tín chỉ là điều kiện CSVC còn thiếu. 32% lại cho rằng năng lực của CBQL, GV còn yếu. Kết quả trên cho thấy CBQL và GV nhà trường đều nhận thức rõ những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chính là ý thức và động cơ dạy - học của GV và SV (90%). Khi ý thức, động cơ học tập SV chưa cao, GV chưa thay đổi được thói quen thì các biện pháp tác động khó có hiệu quả. Do vậy, trọng tâm của các biện pháp giáo dục trong nhà trường là hướng vào việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giảng dạy và QL hoạt động giảng dạy cho GV, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, độc lập của SV. Đó là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TÍN CHỈ

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên những kiến thức, kỹ năng về giảng dạy và quản lý giảng dạy theo học chế tín chỉ Biện pháp này nhằm đảm bảo 100% CBQL, giảng viên được nâng cao kiến thức và kỹ năng về giảng dạy và quản lý giảng dạy theo học chế tín chỉ. Cơ bản thay đổi được thói quen của GV, khắc phục tình trạng dạy học theo phương pháp cũ, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp phương thức đào tạo tín chỉ.

Tổ chức cho giảng viên biên soạn bộ tài liệu theo modul

Nhằm tạo sự thống nhất chương trình dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, theo dõi và quản lý tiến trình dạy học và thực hiện các quy định trong dạy học theo tín chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo.

Đa dạng hóa hình thức dạy học theo tín chỉ và thiết kế các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

Nhằm phát huy vai trò cố vấn, tham gia vào quá trình học tập và nhà nghiên cứu của GV. Đồng thời cũng phát huy vai trò người đàm phán tích cực và có hiệu quả, khả năng sáng

Page 153: Tập 87 - 11 - 2011

Trần Kim Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 145 - 148

148

tạo, tự học tự nghiên cứu của SV trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học theo tín chỉ đặt ra.

Giáo viên xây dựng hệ thống bài tập cho sinh viên nhằm tăng hiệu quả hoạt động tự học của SV. Hệ thống bài tập trước tiên sẽ củng cố những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu, là sự minh họa sinh động cho hệ thống kiến thức trong chương trình, là chuẩn căn cứ đánh giá mức độ nhận thức, khả năng thực hành, thực tập của SV. Hệ thống bài tập sẽ làm giảm nhẹ lao động cho GV, tăng khả năng tự học và tạo hứng thú học tập cho SV.

KẾT LUẬN

1. Bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của đào tạo tín chỉ có quan hệ hữu cơ đến công tác quản lý trong nhà trường và đòi hỏi phải có cơ chế, biện pháp quản lý phù hợp. Biện pháp quản lý dạy học theo tín chỉ có tác động lớn đến nhà QLGD, GV, SV, tạo ra văn hóa quản lý trong nhà trường, tạo ra phong cách dạy - học mới cho GV và SV đó là dạy - học tích cực.

2. Nhiệm vụ bồi dưỡng cho CBQL, GV kiến thức và kỹ năng về giảng dạy và QL.giảng dạy theo tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là rất quan trọng. Yêu cầu cơ bản đối với CBQL, GV là nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của QL hoạt động dạy học theo tín chỉ, cần phải có tư duy đúng và có kế hoạch quản lý

hoạt động dạy học, coi quản lý hoạt động dạy học là một nội dung trọng tâm của hoạt động quản lý. Đồng thời, thực hiện các biện pháp QL hoạt động dạy học một cách đồng bộ và sáng tạo, mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện cho GV và SV thực hiện tốt nhiệm vụ dạy - học của mình.

3. Để công tác QL hoạt động dạy học theo tín chỉ có hiệu quả, cần coi trọng thực hiện các công việc cụ thể, tổ chức cho giảng viên xây dựng bộ tài liệu theo modul, xây dựng hệ thống bài tập theo modul, chú trọng đa dạng hóa hình thức dạy học và thiết kế các chương trình ngoại khóa cho SV. CBQL chỉ đạo, cùng với GV phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi GV phải là người thầy tâm huyết, có trách nhiệm cao, là tấm gương về tự học và nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu dạy học theo tín chỉ.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đại học Thái Nguyên (2010), “Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” . [2]. Phạm Hồng Quang, Nghiên cứu khoa học giáo dục - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, TN 2007. [3]. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Nghị quyết Hội nghị đánh giá và rút kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ, 2010.

SUMMARY MANAGEMENT MEASURES FOR CREDIT-BASED TEACHING OF LE CTURERS AT COLLEGE OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY – THAI NGUYEN UNIVERSITY

Tran Kim Anh ∗

College of Information and Communication Technology - TNU

With the policy of the Ministry of Education and Training (MOET) in the transformation from year-based training model to the credit-based one, it is essential to innovate managerial work to training in universities. The measure to manage teaching activities in the credit-based training is one of the managerial issues on the training that is highly paid attention by the managers of University of Information and Communication Technology – Thai Nguyen University. Based on the assessment of the teaching situation of this university, the research paper suggested some measures to manage teaching activities in credit-based training to improve the quality of teaching, learning and training of the university. Key words: credit-based teaching, teaching management, College of Information and Communication Technology

∗ Tel: 0915 122 276

Page 154: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

149

VIỆN TRỢ PHÁT TRI ỂN CHÍNH TH ỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO VIỆT NAM T Ừ SAU KHI VI ỆT NAM TR Ở THÀNH THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY (2010)

Bùi Thị Kim Thu *

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Trong đó, viện trợ ODA là lĩnh vực đã có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội Vi ệt Nam. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nguồn viện trợ đó ngày càng tăng lên bất chấp những khó khăn mà cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ đưa đến. Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế khác. Từ khoá: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), kinh tế, xã hội, Việt Nam, Nhật Bản.

∗Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 11.7.2006 thì việc viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan. Nhật Bản thường phát huy vai trò của mình ở châu Á bằng các chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA to lớn. Với Việt Nam cũng vậy, họ thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi ngay từ trước khi đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại. Mục đích ODA của Nhật Bản là giúp Việt Nam khôi phục kinh tế-xã hội và cải cách thị trường nhằm góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và hợp tác trong khu vực, trước hết là sự chuẩn bị để hợp tác với chính phủ Nhật Bản. Do đó, ODA Nhật Bản được coi là những bước đi đầu của việc tạo lập nền móng cho đầu tư trực tiếp và phát triển buôn bán.

VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TRƯỚC 2006

Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ chính thức ODA cho Việt Nam từ tháng 11.1992 sau khi có “H ội thảo quốc tế về chuyển sang kinh tế thị trường”. Chính phủ Nhật Bản đã thông báo quyết định viện trợ ODA trở lại cho Việt Nam với một khoản tín dụng ưu đãi

∗ Tel: 0976 1985 86, Email: [email protected]

bằng hàng hoá trị giá 45,5 tỷ yên với ưu đãi 1,7%/năm trong vòng 30 năm trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi [1 tr.43]. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn (1979-1992) mà nguyên cớ là từ phía Nhật Bản đã thực thi cái gọi là “phạt” Vi ệt Nam vì đã đưa quân đội vào Campuchia đến nay đã được giải toả cũng chính là từ phía Nhật Bản chủ động thực thi.

Việc Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ Việt Nam, không chỉ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế. Đồng thời còn có tác động không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản ưu đãi tín dụng với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm vừa qua, Nhật Bản tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài trợ đứng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

Page 155: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

150

WTO, Nhật Bản đã tăng cường tài trợ ODA cho Việt Nam.

VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO

VIỆT NAM TỪ 2006-2010

Tháng 6.2006, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội công bố chính sách ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Chính sách này được hoạch định từ năm 2000 và từ năm 2008 bắt đầu áp dụng sẽ trở thành chính sách ODA cơ bản cho Việt Nam trong thời gian tới. Điểm khác biệt so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại chứ không theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ vào 3 lĩnh vực sau:

(1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp nhà nước.

(2) Cải thiện xã hội

(3) Hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua sử dụng kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản [2 tr.14].

Như vậy, chính sách ODA của Nhật Bản đặc biệt chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội như phát triển bền vững. Thực hiện những ưu tiên phát triển như vậy ODA của Nhật Bản đã có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam trong những năm qua.

Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói giảm nghèo. Chính sách ODA mới này một lần nữa được

ghi nhận và xem xét nghiêm túc trong cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản ngày 19.10.2006.

So với các nước trong khu vực, Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Năm 2006 viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt mức cao, trị giá lên tới 835,6 triệu USD. Tại hội nghị nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam vào tháng 7 năm 2007, Nhật Bản tuyên bố viện trợ ODA cho năm tài khoá 2007 mức kỉ lúc 123 tỷ Yên khoảng (1,1 tỷ USD) tăng 19% so với năm 2006 trong đó viện trợ không hoàn lại là 7,4 tỷ Yên [4].

Ngày 23.2.2009, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirofumi Nakasone tuyên bố nối lại ODA cho Việt Nam sau 6 tháng tạm ngưng (từ tháng 8/2008 đến 2/2009) sau một trường hợp tham nhũng tai tiếng (được biết đến dưới tên vụ tham nhũng CPI) liên quan đến Dự án đại lộ Đông-Tây ở Sài Gòn tài trợ bởi ODA Nhật Bản đã bị phanh phui. Đồng thời cam kết khoản viện trợ ODA cho Việt Nam tài khoá năm 2008 trị giá 83,2 tỷ Yên (900 triệu USD).

Ngày 26.10.2009, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp 64,891tỷ Yên (hơn 721 triệu USD) vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam thuộc đợt 1 tài khoá 2009 nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam.

Trong năm 2009, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 155 tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay. Khoản vốn vay này sẽ được đầu tư cho 6 dự án lớn: Xây dựng đường tàu điện ở Thủ đô Hà Nội; Đường vành đai 3 Hà Nội; Đường tàu cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Dầu Giây; Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, Cải thiện môi trường nước ở thành phố Huế; và Dự án xây dựng mạng lưới truyền tải điện. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: khôi phục Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng Cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước ở Gia Lâm (Hà Nội) và Hải Dương, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, và hơn 200 trường tiểu học

Page 156: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

151

ở vùng bão, nâng cấp và xây dựng nhiều công trình như: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10, các cầu trên quốc lộ 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đại lộ Đông - Tây (Thành phố Hồ Chí Minh), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo Hải Vân v.v.. Đáng lưu ý, cầu Bãi Cháy hiện đang là cầu lớn và hiện đại nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Đông - Nam Á, và là một trong 5 cầu hiện đại nhất thế giới.

Ngày12/03/2010, tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, TP.Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại với tổng số tiền 478.690 USD cho 5 dự án thuộc chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản tại Vi ệt Nam. Đặc biệt, chương trình này không dựa trên yêu cầu của chính phủ Việt Nam mà dựa vào yêu cầu xin viện trợ từ chính quyền địa phương.

Cụ thể 5 dự án trong chương trình viện trợ lần này bao gồm 2 dự án trang thiết bị y tế cho bệnh viện Hàm Long (Bến Tre) và phòng khám đa khoa tại Hậu Giang, 2 dự án xây dựng trường tiểu học tại Ninh Thuận và Bình Thuận, 1 dự án xây dựng hệ thống cống đập tại Cần Giuộc, Long An.

Tính cả 5 dự án này, trong năm tài khoá 2009 đến cuối tháng 3.2010, Tổng lãnh sự Nhật Bản đã thực hiện tổng cộng 9 dự án với tổng số tiền là 855.97 USD [5]. Đây là chương trình viện trợ không hoàn lại lớn nhất từ trước đến nay dành cho các địa phương của chính phủ Nhật Bản trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một dự án trang thiết bị y tế cho huyện Long Mỹ, Hậu Giang cũng đã được ký kết. Tính đến cuối năm 2010, tổng số tiền viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản đã lên đến hơn 7,8 triệu USD, triển khai tại 26 tỉnh thành trên cả nước

Ngày 2.3.2010 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Sakaba Mitsuo, đã ký kết Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,8 tỷ Yên (tương đương 285 triệu USD) vốn vay

ODA thuộc đợt hai năm tài khoá 2009 để tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế [5].

Khoản ODA lần này đã nâng tổng số vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam lên 1,56 tỷ USD cho năm tài khoá 2009, và sẽ được sử dụng trong việc triển khai 5 dự án, gồm Dự án nhà ga T2 Nội Bài (12,6 tỷ Yên); Dự án đường cao tốc từ Nhật Tân đi Nội Bài (6,5 tỷ Yên); Dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,6 tỷ Yên); Dự án khôi phục cầu Quốc lộ 1 giai đoạn 3, đoạn Cần Thơ- Cà Mau (1 tỷ Yên) và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hoà Lạc (1,005 tỷ Yên) [6].

Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo cho biết, trong số 5 dự án trên, Đại sứ hy vọng rằng 2 dự án quan trọng có liên quan mật thiết với nhau là Dự án đường cao tốc Nội Bài-Nhật Tân và Nhà ga T2 Nội Bài sẽ được triển khai thuận lợi và hoàn thành tiến độ vào năm 2014. Vốn vay cho Dự án nhà ga T2 Nội Bài có mức lãi suất 0,2% / năm, trong thời hạn 40 năm, gồm 10 năm ân hạn.

Theo ông Sakaba Mitsuo, vào cuối tháng 3 năm 2010 Nhật Bản sẽ công bố chính thức thêm tổng số viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cho năm tài khoá 2009, dự kiến trị giá 110 triệu USD. Như vậy, tổng số vốn viện trợ cho Việt Nam năm tài khoá 2009 sẽ lên tới 1,67 tỷ USD, số vốn lớn nhất từ trước tới nay của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng số vốn của Nhật Bản cho Việt Nam vay ước tính là 100 tỷ yên, cao hơn nhiều so với những năm trước.

Nhật Bản luôn là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Đại sứ nhấn mạnh rằng, hiện các khoản vay viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam đều có mức lãi suất rất thấp, không quá 1%/năm do Nhật Bản tiếp tục duy trì quan điểm đối tác chiến lược với Vi ệt Nam và hỗ trợ phát triển kinh tế, đồng thời tạo ưu tiên cho các doanh

Page 157: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

152

nghiệp Nhật Bản tham gia triển khai các dự án sử dụng vốn vay của Nhật Bản.

Vào tháng 10/2010, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, như là xây dựng sân bay, bến cảng, đường quốc lộ, đường cao tốc Bắc–Nam. Cuối tháng 5.2010, tại Hà Nội, Hội nghị đối thoại chính sách giữa Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng các dự án mới mà Nhật Bản có khả năng viện trợ cho Việt Nam trong tài khoá mới.

Ba dự án sẽ được xem xét là Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành), Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Khu công nghệ cao Hoà Lạc) và tiếp tục cung cấp ODA cho Nhà máy Điện Nghi Sơn (Thanh Hóa).Từ năm 1992-2010, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng hơn 14 tỷ USD chiếm khoảng gần 50% lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam

Dự kiến, quý III/2011, phía Nhật Bản sẽ cử đoàn chuyên gia sang thẩm định các dự án mới trước khi quyết định các thủ tục tiếp theo. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục thảo luận để sớm thống nhất việc ký kết Công hàm trao đổi tín dụng ưu đãi cho Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo của Việt Nam cũng đã được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng đáng kể học bổng đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học kĩ thuật của Việt Nam. Ngoài ra ODA của Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.

Nhật Bản cũng cố gắng giúp Việt Nam phát triển những ngành công nghiệp cao như năng lượng hạt nhân vũ trụ. Chẳng hạn, Việt Nam

sẽ xây dựng trung tâm vũ trụ đầu tiên (ở Hoà Lạc) bằng khoản vay 350 triệu USD vốn ODA của Nhật Bản. Trung tâm này sẽ hoàn thành vào năm 2017 và khi đó Việt Nam sẽ có khả năng sản xuất những vệ tinh nhỏ. Trong suốt quá trình này Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ không gian có liên quan của mình và giúp đào tạo nhân sự cho Việt Nam.

Nhật Bản là nước có tiềm lực lớn về kinh tế, nguồn vốn, công nghệ cao, kinh nghiệm quản lí hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Về khoa học kỹ thuật công nghệ, các dự án ODA của Nhật Bản được thực hiện qua JICA, Bộ ngoại giao là những cơ quan có đội ngũ cán bộ chất lượng cao và kinh nghiệm quản lí hiện đại. Dưới các cơ quan này là các công ty hàng đầu về thiết kế và trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế. Thông qua các dự án ODA, chúng ta được tiếp cận với công nghệ hiện đại, học tập được những kinh nghiệm quản lí tiên tiến.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải cải thiện tình hình hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước và xây dựng, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy, Chính phủ Nhật Bản ngoài việc hỗ trợ cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế còn hỗ trợ cải cách các doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam bằng cách giúp thực hiện kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước lớn, để hỗ trợ cho việc xúc tiến cải cách doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng coi trọng việc dự thảo chính sách, hướng dẫn kinh doanh hoặc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân thông qua các ngân hàng của Việt Nam [6].

Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, vì thế xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản đã đóng góp quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt

Page 158: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

153

Nam. Ngoài việc hỗ trợ cho các công trình hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sạch trường học, vệ sinh môi trường cho các trường học, y tế ở nông thôn, Nhật Bản còn giúp về kinh nghiệm đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Chính nhờ sự hỗ trợ đó mà đời sống dânu7 nhiều vùng được cải thiện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Có thể coi ODA là chất xúc tác cho các nguồn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân…vào Việt Nam. Bởi việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các đối tác trong đó có Nhật Bản, vì những tuyến đường đều dẫn đến các khu công nghiệp, cảng biển, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án của mình…Tức là ODA đã tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam. Đây được xem như hệ quả tất yếu của mối quan hệ tương tác giữa ODA và FDI của Nhật tại Vi ệt Nam. Ví dụ như dự án Khu công nghiệp Bắc Thăng Long-nhờ xây dựng hệ thống đường cao tốc, cầu vượt mà đã trở thành khu công nghiệp lớn nhất ở phía Bắc nơi tập trung đông các nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhìn chung chính sách ODA của Nhật Bản trong thời gian qua là phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Vi ệt Nam và đáp ứng được sự mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam-Nhật Bản. ODA của Nhật Bản trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009. Thêm vào đó, mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau; nhiều đánh giá cho rằng ODA của Nhật Bản đã được sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam. Những thuận lợi đó đã tạo cho nước ta nhiều triển vọng trong việc thu hút,ư3 dụng ODA của Nhật Bản trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại Vi ệt Nam, thu được nhiều lợi nhuận lớn hơn nhiều lần so với số vốn ODA đã cho đó trong tương lai. Quyết định nối lại viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt khác cũng như việc khởi động trở lại quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước. Từ năm 1992 đến nay, trong các năm 1998, 1999 và 2009 khi kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn thì Chính phủ Nhật Bản vẫn luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.

Như vậy, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đến năm 2010, ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tiếp tục tăng qua các năm. Trong tương lai, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như sự ổn định về chính trị của Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta đang đạt được những thành tựu cần phải ghi nhận, cũng như uy tín của Việt Nam đang được tăng thêm. Thêm vào đó hiện nay xu thế toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng thương mại và đầu tư quốc tế, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Vì thế viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng và không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của nước Mỹ (2011); cũng như trận động đất sóng thần vào ngày 11.3.2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Trần Quang Minh, Ngô Xuân Bình (2005), Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản quá khứ hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2005 [2].Ngọc Trịnh, 35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản một chặng đường phát triển, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (90) 8-2008. [3]. Nguyễn Quang Thuấn (2008), Vai trò ODA của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11(93) 11-2008. [4]. TTXVN, ODA là câu chuyện thành công trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Http:///.vnagency.com.vn [5]. Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam http://www.mofa.gov.vn [6]. Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www.mpi.gov.vn

Page 159: Tập 87 - 11 - 2011

Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154

154

SUMMARY

JAPAN’S OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE TO VIETNAM SINCE VIETNAM OFFICIALLY JOINED WTO

Bui Thi Kim Thu ∗

College of Sciences – TNU Since 1992, relations between Vietnam - Japan officially rebuild after 13 year hiatus (1979-1992). Vietnam economic relations, Japan is reflected in the fields of trade relations, investment relations (FDI) and official development assistance (ODA). These three areas are also key objectives that the Government of Vietnam is located in economic development plans and poverty reduction. In particular, the ODA is sector has a huge role in the economic development of Vietnam-social. Since Vietnam became an official member of WTO, the aid that is increasing in spite of the difficulties that the 2008 crisis in the U.S. lead. Form of ODA can be said is "the key" economic diplomacy so that the Japanese can expand into other economic sectors. Key words: Official development assistance (ODA), economic, social, Vietnam, Japan.

∗ Tel: 0976 1985 86, Email: [email protected]

Page 160: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

155

NÂNG CAO HI ỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ S ẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRÊN CƠ SỞ THÔNG TIN K Ế TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHI ỆP SẢN XUẤT XI M ĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Lan Anh*

Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Người quản lý doanh nghiệp cần phải nắm các thông tin về chi phí để ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, việc tìm giải pháp tối ưu về quản lý chi phí luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi măng Thái Nguyên có thể căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố đầu vào (nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên vật liệu…), yếu tố giá cả thị trường, thông tin về chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là các thông tin của kế toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Thông tin kế toán là những thông tin mang tính tổng hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của xi măng Thái Nguyên. Bởi vậy, trong giới hạn nội dung bài viết, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu nhằm phục vụ cho yêu cầu đặt ra, đó là: “Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” Từ khóa: Quản lý chi phí, hiệu quả quản lý chi phí, xi măng Thái Nguyên, Công ty cổ phần xi măng La Hiên, Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam nói chung và xi măng Thái Nguyên nói riêng đã và đang có những đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng của đất nước. Xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với biến động của ngành xây dựng, đây là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nên chịu tác động nhiều của chu kỳ kinh tế. Hiện nay thị trường cung cấp xi măng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu là khu vực các tỉnh phía Bắc.

Do vậy, xi măng Thái Nguyên muốn cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại khắp các tỉnh trong cả nước và có hướng xuất khẩu ra nước ngoài thì cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh còn phải quản lý các chi phí một cách chặt chẽ, tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác, đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá

∗ Tel: 0974 198666, Email: [email protected]

thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế cho thấy, hiện nay công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện nhằm phản ánh đúng chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm sát với thực tế và đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu: gần mỏ khai thác đá Võ Nhai, mỏ khai thác đá vôi tại xã Tân Long-Đồng Hỷ…Sản phẩm xi măng Thái Nguyên sử dụng công nghệ sản xuất xi măng Pooland hỗn hợp bằng công nghệ lò đứng, lò quay cơ giới hóa. Hiện nay sản phẩm xi măng Thái Nguyên có mặt ở hầu hết các

Page 161: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

156

tỉnh phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Nội…Tổ chức hệ thống bán buôn, mạng lưới bán lẻ thông qua các đại lý, cửa hàng để phục vụ nhu cầu xã hội, giữ ổn định thị trường. Xi măng Thái Nguyên đang vươn tới có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước bằng chất lượng sản phẩm của mình. Trong phạm vi bài viết này tác giả lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất xi măng điển hình mang đầy đủ đặc điểm chung của xi măng Thái Nguyên làm mẫu nghiên cứu để phản ánh sâu hơn về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xi măng Thái Nguyên, đó là: Công ty cổ phần xi măng La Hiên, Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi.

- Công ty cổ phần xi măng La Hiên sản xuất xi măng PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260:1997 dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty được sản xuất với công nghệ sản xuất xi măng Poocland hỗn hợp bằng công nghệ lò đứng, lò quay cơ giới, đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

- Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn là xi măng PCB40 đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm được thiết kế theo công nghệ xi măng lò đứng cơ giới hóa, máy móc thiết bị được nhập một phần từ Trung Quốc.

- Nhà máy xi măng Lưu Xá chuyên sản xuất sản phẩm xi măng PCB30 theo TCVN 6260:1997. Sản phẩm xi măng của Nhà máy là xi măng Poocland hỗn hợp, sản xuất theo công nghệ xi măng lò đứng cơ giới hóa. Sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và sản xuất tấm lợp.

- Nhà máy xi măng Núi Voi: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xi măng Núi Voi đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy sản xuất và cung cấp các loại vật liệu dùng cho ngành công nghiệp xây dựng. Sản phẩm chính của Nhà máy là sản phẩm xi măng PCB30 theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.

Kế toán chi phí sản xuất

Đặc điểm quy trình công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên là quy trình công nghệ sản xuất liên tục, khép kín. Sản phẩm trải qua nhiều công đoạn sản xuất, sản phẩm sau mỗi công đoạn là các bán thành phẩm. Các bán thành phẩm này lại được tiếp tục đưa vào sản xuất ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo cho đến khi hoàn thành. Mặt khác, tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp lại được bố trí theo từng phân xưởng, do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm: Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng lò nung, Phân xưởng thành phẩm,Tổ sản suất bao bì. Quá trình sản xuất xi măng của các doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn chính thể hiện ở hai phân xưởng:

- Phân xưởng Nguyên liệu-Lò nung (Bao gồm Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng Lò Nung)

- Phân xưởng thành phẩm (Bao gồm Phân xưởng thành phẩm và Tổ sản xuất bao bì).

Phương pháp tính giá thành các doanh nghiệp áp dụng là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Công nghệ sản xuất xi măng theo kiểu liên tục từ khi đưa nguyên liệu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng nhập kho (nửa thành phẩm clinhker chuyển thành nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng), theo đó việc tính giá thành sản phẩm xi măng được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn I: Phân xưởng Nguyên liệu- Lò nung: Sản xuất Clinhker

- Giai đoạn II: Phân xưởng thành phẩm: Sản xuất xi măng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu được thu mua trực tiếp từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh như đá vôi, đất sét, quặng barit, than đá, cát xỉ…, chỉ có thạch cao là nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu nhập kho bằng giá ghi trên invoice được quy đổi ra Việt nam đồng từ ngoại tệ cộng thuế nhập khẩu và chi phí thu

Page 162: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

157

mua. Giá nguyên vật liệu mua trong nước (mua tại các Công ty lân cận) bằng giá ghi trên hóa đơn mua hàng cộng chi phí thu mua. Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, bảo hiểm, hao hụt trong định mức.

Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là một trong yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc tính giá thành CPNCTT tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn bao gồm: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN mà người sử dụng lao động phải trả.

Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên

vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý tại phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, chi phí điện nước, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Số liệu thực tế về tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác như: Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi được trình bầy chi tiết trong phần phụ lục (phụ lục 1-phụ lục 7).

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Số liệu thực tế về tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác như: Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi được trình bầy chi tiết trong phần phụ lục (phụ lục 1-phụ lục 7)

STT

Ghi Cócác TK

Ghi NợCác TK

TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627

Các TK phản ánh ở các NKCT khác

CộngNKCT

số 1NKCT

số 2NKCT

số 5A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 121 TK 154 29.015.126.000 3.543.866.192 5.236.156.547 37.795.148.739

- PX NL- LN 13.120.418.000 2.209.558.095 3.548.892.781 18.878.868.876- PX TP 15.894.708.000 1.334.308.097 1.687.263.766 18.916.279.863

2 TK 621 29.015.126.000 29.015.126.000- PX NL- LN 13.120.418.000 13.120.418.000- PX TP 15.894.708.000 15.894.708.000

3 TK 622 3.081.825.574 462.040.618 3.543.866.192- PX NL- LN 1.945.730.019 263.828.076 2.209.558.095- PX TP 1.136.095.555 198.212.542 1.334.308.097

4 TK 627 2.947.525.380 163.543.500 696.069.562 742.363.798 138.644.362 150.619.125 235.803.520 161.587.300 5.236.156.547- PX NL- LN 2.219.790.784 102.095.560 384.676.454 464.474.308 76.886.430 77.812.020 126.234.125 96.923.100 3.548.892.781- PX TP 727.734.596 61.447.940 354.080.608 277.889.490 61.757.932 72.887.105 109.569.395 64.664.200 1.687.263.766

Cộng 31.962.651.380 163.543.500 696.069.562 3.824.189.372600.684.980 150.619.125 235.803.520 161.587.300 37.795.148.739

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMILa Hiên-Võ Nhai- Thái Nguyên

BẢNG KÊ SỐ 4TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO PHÂN X ƯỞNG

ĐVT: Đồng

Biểu 01

Người lập biểu(Ký, họ tên)

K ế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)

STT TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627Các TK phản ánh NKCT khác

Cộng tổng chi phíNKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 121 TK 154 29.015.126.000 3.543.866.192 5.236.156.547 37.795.148.7392 TK 621 29.015.126.000 29.015.126.0003 TK 622 3.081.825.574 462.040.618 3.543.866.1924 TK 627 2.947.525.380 163.543.500 696.069.562 742.363.798 138.644.362 150.619.125 235.803.520 161.587.300 5.236.156.547

Cộng 31.962.651.380 163.543.500 696.069.562 3.824.189.372600.684.980 150.619.125 235.803.520 161.587.300 37.795.148.739

NHẬT KÝ CH ỨNG TỪ SỐ 7Phần I: T ập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp

Ghi Có các TK : 142, 152, 153, 154,214,241, 242, 334, 335, 621, 622, 627Tháng 6 năm 2011

Biểu 02 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMILa Hiên-Võ Nhai- Thái Nguyên

Người lập biểu(Ký, họ tên)

K ế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)

Ghi Nợ TK 627 đối ứng Có với các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12TK 621 29.015.126.000TK 622 3.543.866.192TK 627 5.236.156.547

Cộng PS Nợ 37.795.148.739Cộng PS Có 37.795.148.739

Dư Nợ cuối thángDư Có cuối tháng

Số dư đầunăm

NợCó

Người lập biểu(Ký, họ tên)

K ế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMILa Hiên-Võ Nhai- Thái NguyênBiểu 03

SỔ CÁITài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Năm 2011 ĐVT: Đồng

ĐVT: Đồng

Page 163: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

158

Đánh giá sản phẩm dở dang Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên đều sản xuất xi măng trên dây chuyền công nghệ khép kín. Nguyên vật liệu: đá vôi, thạch cao, đất sét…được đưa vào ngay từ đầu, qua quá trình sản xuất tạo ra nửa thành phẩm Clinhker. Nửa thành phẩm Clinhker lại là nguyên liệu cho

sản xuất sản phẩm cuối cùng là các loại xi măng. Do vậy theo kế hoạch sản xuất xi măng, các loại nguyên vật liệu được xuất ra đến đâu sẽ sản xuất hết đến đó và không đánh giá sản phẩm dở dang. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là nửa thành phẩm Clinhker và sản phẩm hoàn thành là các loại xi măng.

Biểu 04 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI

La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH N ỬA THÀNH PH ẨM CLINHKER Tháng 6 năm 2011

Sản lượng hoàn thành: 35.267 tấn ĐVT: Đồng

STT Khoản mục Tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVL trực tiếp 13.120.418.000 372.031 2 Chi phí nhân công trực tiếp 2.209.558.095 62.653 3 Chi phí sản xuất chung 3.548.892.781 100.629

Tổng 18.878.868.876 535.313

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính) Biểu 05 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Sản phẩm: Xi măng PCB30

Số lượng: 23.158 tấn ĐVT: Đồng

STT Khoản mục CPSX trong thành phẩm

Tổng giá thành Giá thành đơn vị GĐ I GĐ II

1 CPNVLTT 5.248.241.606 6.615.676.915 11.863.918.521 512.303 2 CPNCTT 883.835.768 555.364.167 1.439.199.935 62.147 3 CPSXC 1.419.577.238 702.270.966 2.121.848.204 91.625 Tổng 7.551.654.612 7.873.312.048 15.424.966.660 666.075

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)

Biểu 06 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Sản phẩm: Xi măng PCB40

Số lượng 23.158 tấn

ĐVT: Đồng

STT Khoản mục CPSX trong thành phẩm

Tổng giá thành Giá thành đơn vị GĐ I GĐ II

1 CPNVLTT 7.872.176.394 9.279.031.085 17.151.207.479 528.038 2 CPNCTT 1.325.722.327 778.943.930 2.104.666.257 64.797 3 CPSXC 2.129.315.543 984.992.800 3.114.308.343 95.881 Tổng 11.327.214.264 11.042.967.815 22.370.182.079 688.716

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)

Người lập biểu (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Giám đốc (Ký, họ tên)

Người lập biểu (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Giám đốc (Ký, họ tên)

Người lập biểu (Ký, họ tên)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Giám đốc (Ký, họ tên)

Page 164: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

159

Số liệu thực tế về tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác như: Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi được trình bầy chi tiết trong phần phụ lục (phụ lục 8-phụ lục14)

Qua khảo sát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bài viết đưa ra một số ý kiến đánh giá:

Xét trên góc độ kế toán tài chính: Kế toán tập hợp các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tại các doanh nghiệp xi măng tương đối hợp lý, chi phí được tập hợp riêng biệt cho từng phân xưởng: Phân xưởng nguyên liệu-lò nung và phân xưởng thành phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và tính giá, giá thành sản xuất clinhker và sản phẩm xi măng PCB30, PCB40 tương đối đồng đều giữa các doanh nghiệp (chi tiết trong bảng tính giá Clinhker và sản phẩm PCB30, PCB40: Biểu 04-06; phụ lục 08- phụ lục 14).

Tuy nhiên giá xi măng bán ra ngoài thị trường khá cao: Giá xuất xưởng đối với PCB30 biến động trong khoảng:

(1.010.000đ/tấn-1.100.000đ/tấn);

PCB40: (1.050.000đ/tấn-1.200.000đ/tấn),

giá bán xi măng tăng từ 100.000đ/tấn-150.000đ/tấn so với cùng kỳ năm 2010 (tương ứng khoảng 10%-15%).

Xét trên góc độ kế toán quản trị: Các doanh nghiệp xi măng chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị chi phí, cụ thể là mô hình quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, gây hạn chế đến hiệu quả quản lý chi phí. Do vậy, các thông tin tài chính được cung cấp chỉ dừng lại ở báo cáo kế toán tài chính, thông tin trên báo cáo quản trị vẫn chưa được phản ánh. Các doanh nghiệp xi măng Thái Nguyên mới chỉ phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế, theo mục đích và công dụng của chi phí, chưa vận dụng những tiêu thức phân loại chi phí khác thường được áp dụng trong kế

toán quản trị như: phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động. Điều này thể hiện sự phân loại chi phí mới chỉ phục vụ cho kế toán tài chính. Biến phí, định phí chưa được vận dụng cho việc ra các quyết định quản trị và dự tính các xu thế trong tương lai.

Để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xi măng Thái Nguyên dựa trên các thông tin kế toán đã phản ánh, bài viết xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRÊN CƠ SỞ CÁC THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

� Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, phân công lao động kế toán khoa học, hợp lý

Con người luôn là yếu tố trung tâm trong mọi hoạt động. Trong một doanh nghiệp để kiểm soát tốt vấn đề kế toán- tài chính thì bộ máy kế toán cần phải hoạt động trong sạch và có hiệu quả. Do vậy việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của các nhân viên kế toán và sự phân công lao động kế toán phù hợp là cần thiết. Bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp của các nhân viên kế toán: Các doanh nghiệp cần thắt chặt lao động ở khâu tuyển dụng; có kế hoạch bồi dưỡng; khuyến khích nhân viên kế toán tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng sử dụng máy tính; cập nhật và phổ biến văn bản pháp luật về tài chính kế toán.

Hiện nay nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên có trình độ không đồng đều: Phòng kế toán của Công ty cổ phần xi măng La Hiên có 12 kế toán (4 đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp); Nhà máy xi măng Lưu Xá có 4 kế toán (2 đại học, 2 trung cấp)... Các doanh nghiệp cần có các biện pháp khuyến khích để các nhân viên kế toán có thể bồi dưỡng những

Page 165: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

160

kiến thức chuyên môn bằng cách tham gia các khóa đào tạo phổ biến chính sách thuế, quy định về tài chính kế toán, Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính về thực hiện các chuẩn mực kế toán. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác cập nhật văn bản, chế độ mới về kế toán qua các Tạp chí Tài chính, Tạp chí kế toán, Tạp chí kiểm toán…Đối với các nhân viên kế toán được đào tạo bài bản tại các trường đại học chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt, có kinh nghiệm làm việc, các doanh nghiệp cần có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để họ có động lực trong công việc và gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.

� Giải pháp về xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Để nâng cao hơn nữa vai trò của kế toán trong quản lý, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần phải tổ chức công tác tài chính kết hợp với kế toán quản trị, thực hiện lập các báo cáo quản trị phục vụ cho quản lý trong nội bộ đơn vị. Bài

viết đưa ra mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trên cùng bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ 1.

� Giải pháp về trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Với đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm xi măng là sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn, sản phẩm của công đoạn trước là đối tượng chế biến của công đoạn tiếp theo. Do vậy các doanh nghiệp nên tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất. Mô hình tổ chức có thể được tóm tắt như sau: Hoạt động sản xuất của từng phân xưởng được báo cáo cho các cấp quản lý có liên quan thông qua bản báo cáo sản xuất, gồm: Báo cáo về khối lượng sản xuất và xác định khối lượng tương đương; Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm theo các khoản mục chi phí cấu thành.

Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ 2.

Sơ đồ 1.

Sơ đồ 2.

Page 166: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

161

� Giải pháp về phân loại và kiểm soát chi phí sản xuất để phục vụ cho quản tr ị chi phí

Phân loại chi phí theo hướng quản trị doanh nghiệp:

Để quản lý được chi phí một cách chặt chẽ nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản trị thì kế toán cần phải phân loại chi phí theo tiêu thức phù hợp. Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí khác nhau, đồng thời mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp thông tin cho các nhà quản trị dưới góc độ khác nhau, từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết thích hợp Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng và phân loại theo một nội dung kinh tế của chi phí. Việc phân loại như vậy sẽ thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính và sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán quản trị chi phí. Thực tế cho thấy, để có thể phân tích chi phí, lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí của nhà quản trị trong doanh nghiệp, kế toán cần phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Theo cách phân loại này kế toán sẽ nắm bắt được khi mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ thay đổi như thế nào, biến động ra sao và ảnh hưởng tới việc tính toán giá thành sản phẩm như thế nào từ đó kế toán sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị để ra các quyết định đúng đắn nhằm quản trị chi phí một cách hiệu quả.

Như vậy, để phục vụ cho việc quản trị chi phí, các doanh nghiệp nên phân chia chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí biến đổi (Biến phí); Chi phí cố định (Định phí) và chi phí hỗn hợp. Khoản mục chi phí cụ thể được chi tiết thông qua mẫu bảng (Phụ lục 15)

Hệ thống kiểm soát chi phí

Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất, bên cạnh việc thực hiện tổ chức tốt khâu chứng từ ban đầu cho đến quá trình hạch toán, lưu trữ chứng từ kế toán, cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở thu thập đầy đủ hệ

thống thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp để xây dựng, hoàn thiện các định mức kinh tế, kĩ thuật một cách chi tiết và cụ thể cho từng đối tượng.

- Kiểm soát chi phí các yếu tố đầu vào: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò quan trong trong việc giảm chi phí sản xuất. Trên cơ sở các nhà cung cấp, nguồn cung ứng sẵn có, doanh nghiệp tiến hành đối chiếu tìm ra các nhà cung cấp có nguồn hàng phù hợp.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chứng từ phục vụ cho quản trị nội bộ một cách phù hợp. Thiết lập quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ kế toán. Xây dựng quy trình từ khâu tiếp nhận chứng từ ban đầu đến lưu trữ chứng từ kế toán một cách khoa học phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

� Giải pháp về hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí

Hệ thống định mức chi phí

Việc xây dựng hệ thống định mức chi phí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành lập dự toán ngân sách một cách nhanh chóng, kịp thời. Thông qua việc kiểm tra tình hình định mức chi phí, các nhà quản trị có thể nắm bắt được tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sao cho chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn định mức.

Hệ thống định mức chi phí của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu do Tổng Công ty trực tiếp quản lý các doanh nghiệp xây dựng lên. Bởi vậy đây là một trong những bất cập trong khâu quản lý chi phí của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xây dựng riêng cho mình một hệ thống định mức chi phí phù hợp với điều kiện sản xuất, trang thiết bị máy móc kĩ thuật, trình độ công nhân viên của doanh nghiệp mình. Như vậy sẽ đảm bảo định mức chi phí sát thực với thực tế. Quy trình hoàn thiện hệ thống định mức chi phí tiến hành theo hướng sau đây:

Page 167: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

162

- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây dựng dựa trên định mức tiêu hao về lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá nguyên vật liệu:

Định mức CPNVL tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

= Định mức số lượng NVL tiêu hao

cho 1 đơn vị sản phẩm x

Định mức đơn giá NVL

- Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm trên góc độ giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp và thời gian lao động của công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm.

Định mức CPNCTT tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm =

Định mức số lượng thời gian lao động trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm

x Định mức đơn giá thời gian lao động trực tiếp

- Định mức chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố định phí và biến phí. Do vậy khi xây dựng định mức sản xuất chung, các doanh nghiệp nên tách riêng phần biến phí sản xuất chung (có thể kiểm soát được) và định phí sản xuất chung (không có khả năng kiểm soát được):

Định mức CPSXC = Định mức biến phí

sản xuất chung x Định mức định phí SXC

Định mức biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng dựa vào định mức giá và lượng thời gian theo từng khoản mục hoặc xây dựng theo giờ công lao động trực tiếp:

Định mức biến phí sản xuất chung = Định mức giá biến phí sản

xuất chung x

Định mức giờ công lao động trực tiếp

Lập dự toán chi phí

Dự toán chi phí có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản lý trong việc ra các quyết định quản trị. Thông qua dự toán chi phí, các nhà quản trị có thể biết được toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí trong thời gian cụ thể giúp họ đưa ra các giải pháp để đạt được mục đích đề ra. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên lập dự toán chi phí theo năm. Căn cứ vào dự toán năm, các doanh nghiệp sẽ lập dự toán theo từng tháng. Cụ thể:

- Dự toán sản lượng sản xuất: Số lượng sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến mà không căn cứ vào số lượng sản phẩm tồn kho. Các doanh nghiệp nên lập dự toán sản lượng sản xuất theo mẫu (Phụ lục 16).

-Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của sản phẩm xi măng. Bởi vậy việc lập dự toán CPNVLTT có ý nghĩa rất quan trọng. Dự toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên nhu cầu sản xuất với lượng và giá định

mức của từng loại nguyên vật liệu trong kỳ dự toán (Phụ lục 17).

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Được lập căn cứ vào dự toán sản lượng sản xuất và định mức về chi phí nhân công cho một đơn vị sản phẩm. Để dự toán chi phí nhân công trực tiếp sát thực với thực tế các doanh nghiệp cần xác định được chính xác đơn giá định mức chi phí nhân công (Phụ lục 18).

- Dự toán chi phí sản xuất chung: Dự toán chi phí sản xuất chung cũng được lập dựa vào dự toán sản lượng sản xuất và định mức chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm. Để phục vụ cho kế toán quản trị, các doanh nghiệp nên lập dự toán chi phí sản xuất chung theo cách phân loại biến phí và định phí (Phụ lục 19).

� Giải pháp về hệ thống sổ sách kế toán quản tr ị

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xi măng Thái Nguyên phân loại chi phí sản xuất chủ yếu theo 2 tiêu thức là theo mục đích công dụng và theo nội dung kinh tế của chi phí mà không phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Theo đó các mẫu sổ chi tiết cũng được thiết kế chủ yếu cung cấp thông tin cho

Page 168: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

163

kế toán tài chính chưa đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị. Với đề xuất các doanh nghiệp sản xuất xi măng nên phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí và phân tích chi phí của kế toán quản trị, khi đó chi phí sản xuất chung bao gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Vậy ngoài sổ chi tiết của kế toán tài chính, kế toán quản trị chi phí có thể thiết kế thêm sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo mẫu (Phụ lục 20).

KẾT LUẬN

Bất cứ lợi thế cạnh tranh nhất thời nào cũng sẽ bị xói mòn dần cùng với thời gian. Cuối cùng, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn phát sinh xuất phát từ chi phí. Vì vậy, hoạt động quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế có được từ việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đó là sự đứng vững của sản phẩm trên thị trường. Từ thực trạng nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số giải pháp cơ bản về hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với xi măng Thái Nguyên. Với mong muốn trong thời gian gần nhất, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể áp dụng và đạt được hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa thương hiệu xi măng Thái Nguyên cạnh tranh được trên thị trường trong nước cũng như xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội [2]. Giáo trình kế toán quản trị (2004), Nxb Đại học kinh tế quốc dân [3]. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, (2009), Giáo trình kế toán quản doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội [4]. PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi, (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nxb Tài chính [5]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Kế toán quản trị, Nxb Đại học kinh tế quốc dân [6]. Số liệu điều tra Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [7]. RoberS.Kaplan, kế toán quản trị, trường đại học Havard Busuness School (HBS) [8]. www.ximanglahien.com.vn [9]. www.ximangcaongan.com.vn [10]. www.ximangluuxa.com.vn [11]. www.ximangnuivoi.com.vn

SUMMARY ENHANCING MANAGEMENT EFFICIENCY OF PRODUCTION COST AND PRODUCT PRICE BASED ON ACCOUNTING DATABASE IN CEMEN T-PRODUCING INTERPRISES IN THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Thi Lan Anh∗∗∗∗ College of Economic and Business Aministration - TNU

Cost management is a part of business development strategy which helps saving expenditures and create obvious competitive advantages in the market as well. Therefore, management of a company need to handle information relating costs to make decisions. For cement-producing companies in Thai Nguyen, it is really a challenging task to work out the optimal solution for cost management, especially in field of managing production cost and selling price. To improve management efficiency, saving production costs, production costs, cement-producing companies in Thai Nguyen can be based on many different factors such as factor inputs (human resources, supply of raw materials ...), factor market prices and information on product quality and most importantly is the information of the accounting for managing production cost and selling price. Accounting information is the information that is integrated and directly affect the effective management of production cost and selling price of Thai Nguyen cement. Therefore, in limiting the article, the authors have chosen to research for the set requirements, namely: “Enhancing the efficiency of managing production cost and selling price based on accounting database at cement-producing companies in Thai Nguyen province.”. Key words: Cost management, cost management efficiency, Thai Nguyen cement, La hien cement JSC, Cao Ngan Cement JSC, Luu Xa Cement company, Nui Voi Cement company.

∗ Tel: 0974 198666, Email: [email protected]

Page 169: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163

164

Page 170: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

165

NÂNG CAO KH Ả NĂNG ỨNG DỤNG KHOA H ỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

Hà Thị Bích Hồng1, Đỗ Anh Tài2*

1Tỉnh đoàn Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện đang chiếm 1/3 dân số của tỉnh. Đây là lực lượng tiên phong trong sản xuất tuy nhiên mức độ ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ (KHCN) vào sản xuất của đối tượng thanh niên nông thôn còn rất hạn chế. Nghiên cứu đã triển khai khảo sát với đối tượng là thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên và phân tích chỉ ra rằng phần lớn thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên còn rất hạn chế trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống là chính. Nghiên cứu cũng đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng KHCN vào sản xuất cho thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Từ Khóa: Thanh niên nông thôn, Khoa hoc công nghệ.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh niên nông thôn trên địa bàn hiện đang chiếm 1/3 dân số của tỉnh. Đây là lực lượng tiên phong trong ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, đồng thời tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

Mặc dù đã và đang được tiếp cận cơ bản các tiến bộ KHCN trên nhiều lĩnh vực, song trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên nông thôn của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hiện tại vẫn còn khoảng 28% thanh niên kém hiểu biết và khoảng 23% không biết gì về khoa học kỹ thuật nhất là trong các lĩnh vực chế biến, kinh doanh nông lâm nghiệp, sản xuất thiểu thủ công nghiệp... Bên cạnh đó, các lĩnh vực quan trọng khác trong nông nghiệp như: Tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ vật tư kỹ thuật, trồng rau quả sạch, chế biến bảo quản lương thực…, lực lượng thanh niên nông thôn cũng chỉ được tiếp cận với tỷ lệ rất thấp, từ 1% – 14%.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận định tính là chủ yếu thông qua khảo sát đối tượng thanh

∗ Tel: 0983 640109

niên nông thôn trên địa bàn tỉnh được chia theo 3 vùng là khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam và khu vực trung tâm.

Tổng số mẫu khảo sát là 450 mẫu được lựa chọn theo công thức của Slovin n=N/(1+Ne2) trong đó n là số mẫu cần thiết, N là tổng thể, e là sai số cho phép trong trường hợp này là 0,05. Mẫu được lựa chọn theo phân cấp trong đó chia theo vùng và lựa chọn đại diện của các vùng cuối cùng lựa chọn ngẫu nhiên mẫu điều tra. Việc triển khai khảo sát được tiến hành thông qua sử dụng bảng câu hỏi điều tra chuẩn đã được thiết kế trước đó.

Kết quả các thông tin định tính sẽ được phân tích và kết suất dưới dạng số tương đối phần trăm và giá trị bình quân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Việc thanh niên được tham gia các lớp tập huấn hoặc tiếp cận với các nội dung của chương trình KHCN còn rất hạn chế. Chỉ có 6% thanh niên trả lời được tham gia tập huấn khoảng 5 lần trong thời gian 5 năm; 8% được tham gia trung bình mỗi năm 1 lần và có đến 29% chưa được tham gia lần nào. Các nội dung, hình thức của hoạt động chuyển giao KHCN hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của khoảng 50% số thanh niên tham gia. Số còn lại cho rằng nội dung, hình thức chuyển giao chưa phù hợp, khó áp dụng

Page 171: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

166

bởi các lý do: Nội dung không đúng nhu cầu người cần được chuyển giao; thời gian tập huấn, chuyển giao không đảm bảo; thiếu phương tiện kỹ thuật; nhiều lý thuyết; thiếu trình diễn mô hình thực tế.

Điều đáng nói hiện nay là việc áp dụng các kiến thức KHCN vào sản xuất kinh doanh chưa thực sự được thanh niên quan tâm, bởi qua điều tra cho thấy có đến 36,61% thanh niên nông thôn không thường xuyên áp dụng KHCN vào sản xuất mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm truyền thống. Nhận thức KHCN của thanh niên nông thôn trong tỉnh còn rất hạn chế, phần đông thực hiện theo kinh nghiệm, và theo lợi ích trước mắt, chưa biết cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ theo quy trình hiện đại, khoa học.

Nghiên cứu cũng tìm hiểu về những điểm hạn chế trong chuyển giao KHCN là do thiếu vốn, thiếu người hướng dẫn cụ thể... điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp của thanh niên nông thôn hiện nay.

Nhằm góp phần nâng cao khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, những năm gần đây, Đoàn thanh niên các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp để thanh niên tham khảo, học tập. Các cấp bộ Đoàn cũng đã tập trung hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xoá đói giảm nghèo, phát huy tiềm năng của tuổi trẻ, xung kích tình nguyện tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội...

Để góp phần giúp thanh niên nông thôn nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng KHCN vào sản xuất, cần thiết phải tiến hành một số giải pháp chủ yếu như sau:

1) Trước tiên, chúng ta cần có cơ chế, chính sách cụ thể cho thanh niên nông thôn, trong đó quan tâm đến chính sách khuyến khích tiêu thụ và chế biến nông sản; chính sách phát triển kinh tế trang trại; chính sách khuyến

khích áp dụng tiến bộ KHCN; cơ chế, cách thức chuyển giao từng loại tiến bộ KHCN; chính sách khuyến khích việc áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp…

2) Tiếp theo, cần quan tâm đầu tư đẩy mạnh áp dụng các loại hình công nghệ thích hợp vào sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, song phải bảo đảm vừa khai thác tối ưu, vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên sinh học, dần tiến tới một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

3) Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ ở nông thôn.

4) Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cho thanh niên nông thôn. Trong đó, quan tâm phát triển rộng rãi các hình thức hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực KHCN cho thanh niên nông thôn, trọng tâm là công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Triển khai phong trào thanh niên nông thôn thực hiện 4 mới: "K ỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới". Tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giải quyết việc làm trong thanh niên nông thôn...

KẾT LUẬN

Vấn đề hoạt động và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hết sức rộng lớn, đầy khó khăn và phức tạp. Thiết nghĩ, cùng với sự chủ động, tích cực của thanh niên nông thôn, sự xung kích, sáng tạo, tâm huyết của các tổ chức thanh niên còn cần đến sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng để thanh niên nông thôn có đủ kiến thức về KHCN, từ đó trở thành lực lượng tiên phong trong áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.

Page 172: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

167

SUMMARY INCREASING RURAL YOUTH’S ABILITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY APPLICATION

Ha Thi Bich Hong1, Do Anh Tai2∗

1Thai Nguyen Youth Union, 2Thai Nguyen University

The youth people in the rural area of Thai Nguyen province currently occupies 1/3 of the population of the province. This is a pioneering force in the production but the level of application of advanced science and technology on the production of rural youth audience is very limited. Research has developed the survey with an audience of young people in the rural area of Thai Nguyen and analysis indicate that the majority of rural youth in Thai Nguyen province is very limited in the application of science and technology and transfer of in production technology, which is mainly based on traditional experience. The study also proposed a pakage of solutions to enhance science and technology into production applications for rural youth people in Thai Nguyen province. Key words: young people in rural area, science and technology

∗ Tel: 0983 640109

Page 173: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

168

Page 174: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

169

SẢN XUẤT SẠCH HƠN - HƯỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRI ỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRI ỂN BỀN VỮNG

Nguyễn Thị Hằng* , Nguyễn Văn Huân

Trường Đại học CNTT và Truyền thông – ĐH Thái Nguyen

TÓM TẮT Để đảm bảo sự phát triển bền vững, sản xuất kinh tế cần phải gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, tạo đà tăng trưởng để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của sản xuất, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang đặt ra cho Thái Nguyên nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Từ khoá: Sản xuất sạch hơn, bền vững, môi trường, công nghiệp, ô nhiễm.

∗MỞ ĐẦU

Đi đôi với phát triển kinh tế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối với cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối với phát triển bền vững, trong những năm qua, Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của hợp phần Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp của CPI (Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng), gồm các chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch về bảo vệ môi trường giai đoạn 2005 - 2010, Sở Công thương Thái Nguyên đã phối hợp triển khai với các doanh nghiệp trên địa bàn và đã thu được những kết quả khả quan, tạo nền tảng vững chắc trong công tác bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Những mô hình đầu tiên áp dụng Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Quan niệm về Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn (Cleanner Production - CP) là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử

∗ Tel: 0987 118 078,Email: [email protected]

dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. SXSH bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với sản phẩm, SXSH làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

Hợp phần SXSH trong công nghiệp ra đời nhằm mục đích xây dựng chiến lược Quốc gia về sản xuất sạch trong công nghiệp; tổ chức đào tạo về sản xuất sạch cho các đối tượng cán bộ quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn; xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch cho các ngành công nghiệp; tiến hành các dự án trình diễn về SXSH tại các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Thọ và Bến Tre.

Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.

Sản xuất sạch hơn chú trọng đến việc thay đổi nhận thức, cải tiến công nghệ và phương thức quản lý cũng như áp dụng các phương pháp sản xuất (know - how) để sản xuất đạt hiệu quả cao.

Page 175: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 169 - 173

170

Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Áp dụng Sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng và nguồn nước, giúp họ tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào. Không những thế, nó còn giúp giảm các chi phí liên quan đến thải bỏ và xử lý rác thải. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, doanh thu và chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn sức khỏe trong sản xuất. Vì vậy, uy tín của doanh nghiệp và mối quan hệ với cộng đồng xã hội được nâng cao.

SXSH có thể đạt được thông qua việc quản lý nội vi tốt, thu hồi tái chế và tái sử dụng các phế phẩm tại chỗ, thay thế các nguyên vật liệu đầu vào bằng các loại thân thiện với môi trường cùng với việc thay đổi công nghệ, thiết bị nhằm giúp quy trình sản xuất có hiệu quả hơn, giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm.

Ðối với quá trình sản xuất: SXSH bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Ðối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Ðối với dịch vụ: SXSH dựa vào các yếu tố về môi trường trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Thực trạng môi trường nảy sinh từ hoạt động công nghiệp tại Thái Nguyên

Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên toàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp công nghiệp tại Thái Nguyên tăng lên rất nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay đã tăng lên hơn 2.000 doanh nghiệp. Việc phát triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức ép lên môi trường. Nhiều doanh

nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên, tổng lượng nước thải của ngành luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc khoảng 16.000 m3/ngày. Trong đó, nước thải của khu công nghiệp (KCN) gang thép Thái Nguyên có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông Cầu, bởi nước thải tại đây qua hai mương dẫn rồi chảy thẳng vào sông Cầu với lưu lượng ước tính lên tới 1,3 triệu m3/năm. Hoạt động sản xuất gang thép phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua từ quá trình cốc hóa. Tại khu công nghiệp Sông Công (nằm trên thị xã Sông Công với các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực), mặc dù hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay mới chỉ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Mặt khác, trang thiết bị đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh không đồng bộ, dễ xảy ra sự cố môi trường liên quan đến khí thải. Điển hình là nhà máy kẽm điện phân của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: thường xuyên để rò rỉ khí lưu huỳnh dioxit ra môi trường (có nồng độ đến 1,98mg/m3, vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép hơn 2 lần), gây thiệt hại phần lớn diện tích cây trồng của nhân dân quanh khu vực.

Ngoài ra, sự phát triển của các ngành sản xuất, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Tính đến nay, theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có 28 khu, cụm công nghiệp, trong đó KCN Sông Công 1 thu hút được 32 dự án đầu tư, 1 số khu, cụm công nghiệp đã kết thúc giai đoạn đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong tổng số các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch chỉ có duy nhất KCN Sông Công thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, còn lại đều không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và giám sát chất lượng môi trường.

Page 176: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

171

Thái Nguyên là một trong số 5 tỉnh trên toàn quốc được chọn thí điểm triển khai chương trình thúc đẩy SXSH trong công nghiệp. Đây là hợp phần thuộc Bộ Công thương. Đến nay, Thái Nguyên đã có 03 doanh nghiệp được các chuyên gia tư vấn của hợp phần hướng dẫn triển khai đánh giá và áp dụng các nhóm giải pháp SXSH trong công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, sáng kiến SXSH do Sở Công thương triển khai về sản xuất công nghiệp đã mang lại kết quả khả quan trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hợp phần SXSH trong công nghiệp thực hiện trên địa bàn Thái Nguyên từ năm 2006, sau khi khảo sát 9 doanh nghiệp, năm 2007 đã lựa chọn 3 doanh nghiệp để thử nghiệm mô hình này. Tổng mức vốn hỗ trợ cho 3 mô hình là 3,860 tỉ đồng, tại 3 công ty: Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, nhà máy Xi măng Lưu Xá, Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên. 3 dự án trình diễn nói trên đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng từ tháng 6 năm 2008 và thu được hiệu quả thiết thực.

Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên: Công ty đi vào hoạt động từ năm 1993 với công suất 4000 tấn/năm, sản xuất mặt hàng chính là giấy vàng mã xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan. 2 vấn đề lớn về môi trường của Công ty trước đây là nước thải do dây chuyền sản xuất thải ra, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và điều kiện làm việc của công nhân và các hộ dân cư lân cận. Công ty đã áp dụng các quy trình SXSH trong sản xuất. Các chuyên gia CPI đã hỗ trợ, tư vấn và cùng với doanh nghiệp đưa ra 21 giải pháp sát với tiêu chí của CPI. Đến nay, hai giải pháp chính được sử dụng ở công ty là thu hồi bột giấy, tuần hoàn nước sau xeo và hệ thống hút bụi khử mùi ở các phân xưởng sản xuất. Trong quá trình thực hiện các dự án, công ty đã lắp đặt hệ thống tuần hoàn để tái sử dụng nước thải và thu hồi bột giấy trong nước lắng cặn. Nước thải qua dây chuyền sản xuất sẽ được đưa vào bể chứa có dung tích 150m3. Sử dụng biện pháp lắng cơ học, bột giấy sẽ thu hồi

khoảng 80%, sau đó nước thải ở bể số 1 sẽ được đưa sang bể số 2 với dung tích 60m3, kết hợp với nước trợ lắng sẽ thu được toàn bộ số bột giấy còn sót lại. Do đó, số lượng bột giấy thu được trong nước thải 1 năm của công ty lên tới 200 tấn, tương đương với 300 triệu đồng/năm. Vì thế, vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa giảm thiểu được ô nhiễm nước thải - vấn đề mà bấy lâu nay công ty phải băn khoăn, trăn trở và hầu như bế tắc trong hướng giải quyết. Đây là ví dụ điển hình về tính thực tế của sáng kiến sản xuất sạch. Công ty triển khai dự án từ cuối tháng 12/2007 - tháng 6/2008 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Sau 1 năm áp dụng mô hình sản xuất sạch, sản phẩm xuất khẩu tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD, mức lương của công nhân được cải thiện đáng kể, đạt trên 1500000 đồng/người/năm. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng từ đó được giảm thiểu, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm được 50% các bệnh tật của công nhân liên quan đến hô hấp,..

Nhà máy Xi măng Luu Xá: công suất 100.000 tấn/năm. Trước đây, nhà máy phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, khí thải rắn và chất thải trong quá trình sản xuất gây ra. Sau khi tham gia các hội thảo về SXSH, nhà máy đã thấy được lợi ích kinh tế của việc áp dụng mô hình này và đã tiến hành các giải pháp với tổng mức kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Sau 1 năm thực hiện các dự án, nhà máy đã thực hiện việc tối ưu hóa khâu nung xi măng thay thế hệ thống dập vụn nước bằng hệ thống lọc bụi thay áo có hiệu suất cao. Vì thế, nhà máy đã thu về 1 năm trên 400 triệu đồng do việc giảm sử dụng tài nguyên, giảm xả thải, từ đó cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Từ năm 2008 - nay, nhà máy tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2, tập trung chủ yếu vào cải tiến hệ thống sấy nguyên liệu với mục tiêu nâng cao hiệu quả công suất của quá trình sấy, xử lý triệt để bụi, bùn thải, không để phát tán ra môi trường. Cùng nằm trong mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, nhà máy đã tiến hành đầu tư hệ thống lọc bụi khói lò với giá

Page 177: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 169 - 173

172

trị đầu tư 3,43 tỷ đồng. Sau khi đi vào sản xuất, hệ thống lọc bụi khói lò nung clanhke đã giảm từ 305 mg/m3 xuống còn 42 mg/m3, tiêu hao than giảm từ 0,241 kg clanhke xuống còn 0,233 kg, tiết kiệm 390 triệu đồng tiền điện/năm. Sau 3 năm đầu tư cho các hoạt động sản xuất sạch hơn, nhà máy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất trên 1 tỷ đồng, giảm phát thải 178,5 tấn bụi/năm. Từ đó, tiêu hao nguyên liệu giảm, giảm các sự cố phát sinh, thời gian hoạt động của máy tốt hơn, cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện mội trường.

Công ty trách nhiệm 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: có dây chuyền chế biến sâu các loại quặng, thiếc, chì, kẽm. Bụi, nước thải của nhà máy kẽm điện phân chưa được xử lý hết, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân và môi trường làm việc xung quanh. Sau khi áp dụng chương trình SXSH, công ty đã đề xuất các giải pháp: cải tạo, nâng cấp lò quay số 1, thay đổi công nghệ, thu hồi sản phẩm của lò này, thay đổi hệ thống khói bụi thủ công bằng cơ khí, đầu tư nâng cấp khu vực chứa nhiên liệu như quặng, than, đá vôi, cải tiến thiết bị xử lý, chuẩn bị nguyên liệu trước khi đưa vào lò. Theo đó, xí nghiệp có 3 dây chuyền sản xuất, 3 lò quay này có đặc điểm tương tự nhau, với 15 giải pháp sản xuất sạch được thực hiện, chi phí đầu tư trên 3 tỷ đồng. Nhờ đó, mỗi năm nhà máy đã tiết kiệm được 925 triệu đồng, chỉ sau gần 4 năm là thu hồi được vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án đã nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho người lao động, lao động không phải tiếp xúc trực tiếp với nóng, bụi, giảm được đáng kể bụi thải ra môi trường, giảm được lao động thủ công và góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, công ty đã giảm chi phí sản xuất xuống 5%, tiêu thụ điện và than giảm khoảng 7%, giảm tiêu thụ quặng cho 1 tấn sản phẩm từ 4 - 5%, mỗi năm công ty tiết kiệm được 15% quặng bôxit kẽm, 160.000 kw/h điện, công suất được cải tạo tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm. Không những thế, việc áp dụng SXSH còn là giải pháp quan trọng để công ty tận thu

triệt để tài nguyên khoáng sản, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hạn chế

Việc triển khai chương trình SXSH vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do nhận thức về SXSH của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều đáng nói đó là sự hỗ trợ về vốn đầu tư thực hiện giải pháp của chương trình này ít hơn rất nhiều so với sự đầu tư của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Thái Nguyên, các doanh nghiệp sản xuất thép, vật liệu chịu lửa... cũng đang triển khai các dự án SXSH như Công ty cổ phần (CP) Cơ điện Luyện kim, Công ty CP Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng, Nhà máy luyện Gang, Nhà máy luyện Thép Lưu Xá (Công ty Gang thép Thái Nguyên)... Các doanh nghiệp này đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai nhưng một phần do nguồn vốn đến với doanh nghiệp chậm nên các đơn vị vẫn chưa hoàn thiện dự án. Vì vậy, bên cạnh sự cố gắng triển khai Hợp phần SXSH của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên, doanh nghiệp rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn vay mà cụ thể là hỗ trợ của dự án cho các doanh nghiệp. Có như vậy, các giải pháp SXSH mới được thực hiện đồng bộ và việc bảo vệ môi trường sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Để SXSH trở nên có hiệu quả và bền vững, cần phải xây dựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số phần cơ bản có thể sẽ hấp dẫn vì nó đem lại ngay các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ nhanh chóng giảm đi nếu như không có các lợi ích bền vững, lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức.

KẾT LUẬN

Như vậy, SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các phương thức sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Áp dụng SXSH đã giúp doanh nghiệp cải

Page 178: Tập 87 - 11 - 2011

Hà Thị Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 165 - 167

173

thiện hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng tái sử dụng vật liệu bán thành phẩm, tạo cho các doanh nghiệp 1 hình ảnh tốt hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp xâm nhập được các thị trường mới để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay, bởi đây chính là cơ sở phát triển công nghiệp bền vững. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư tổng thể công nghệ sản xuất sạch, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải bảo đảm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp không chỉ là thách thức với Thái Nguyên mà còn là trở ngại của nhiều địa phương trong cả nước trong việc phát triển nền công nghiệp bền vững. Vì vậy, cần có sự quan tâm và đầu tư, hỗ trợ kinh phí để sản xuất đạt hiệu quả và mang lại sự phát triển bền vững trong công nghiệp. Việc áp dụng SXSH tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tạo ra hướng mở hiệu quả để các doanh nghiệp triển khai áp dụng. Đó

chính là một phần đáp án để giải quyết bài toán khó về môi trường hiện đang gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các doanh nghiệp, chính quyền và nhân dân trong tỉnh hiện nay.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Anton Blazej (1998), Nguyên lý và sự thực hiện sản xuất sạch hơn, Brastislava-Oslo. [2]. Võ Đại Lược (1998), Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học - xã hội. [3]. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [4]. Tran Van Nhan, Heinz Leuenberger(2003), SXSH và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, àm xanh hóa các nền kinh tế đang chuyển đổi ở châu Á, Arthur P.J. Mol & Joost C.L. van Buuren, Lexington Books. [5]. Prasad Modak, V. Visvanathan, Mandar Parasnis, Kiểm toán sản xuất sạch hơn, Environmental Reviews, ENSIC, AIT. [6]. Trần Đình Thiên (2002), CNH, HĐH ở Việt Nam, phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7]. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2001), Chính sách công nghiệp và các công cụ chính 2. UNEP, Sản xuất sạch hơn trên thế giới, Tập II, 1995 [8]. UNEP/NIEM (1998), Các vấn đề sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp giấy, bột giấy.

SUMMARY

CLEANER PRODUCTION – A NEW DIRECTION OF INDUSTRY SE CTOR IN THAI NGUYEN TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT

Nguyen Thi Hang∗∗∗∗, Nguyen Van Huan

College of Information and Communication Technology - TNU

To ensure sustainable development, production should be associated with the environment protection cectivities. In the past years, the economy of thainguyen province has developed strongly, it makes Thainguyen to become the modern industrial province before 2020. Along with the increasing of production processes, environmental pollution is the big issue for Thainguyen to resolve. The application of CP (Cleanner Production) in industries already becomes an efficient management tool; and creates the social and environment benefit for industrial firms/ enterprises which are operating in Thainguyen. Key words: Cleaner Production, Sustainability, Environment, Industrial, Pollution.

∗ Tel: 0987 118 078,Email: [email protected]

Page 179: Tập 87 - 11 - 2011

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 169 - 173

174

Page 180: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

175

VAI TRÒ C ỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Hải Anh *, Bùi Đình Hòa, Hà Việt Long, Đặng Thị Thái, Trần Cương

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Phụ nữ dân tộc Dao huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là công việc nội trợ, nuôi dạy và chăm sóc con cái, các hộ càng nghèo phụ nữ càng gánh vác nhiều công việc. Tuy nhiên họ lại là người không có quyền kiểm soát kinh tế và quyết định trong các công việc gia đình cũng như sản xuất. Việc tăng cường hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp; khả năng tiếp cận với các nguồn lực như vốn vay, đất đai, tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức khuyến nông, khuyến lâm..; tiếp cận với giáo dục, y tế, pháp luật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; quyền ra quyết định trong gia đình; đặc biệt là việc xóa bỏ các quan niệm về giới, phong tục tập quán, tạo cơ hội tham gia quản lý cộng đồng và giảm gánh nặng công việc gia đình, sản xuất đối với phụ nữ dân tộc Dao huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên là những giải pháp hết sức quan trọng. Từ khóa: Vai trò, phụ nữ dân tộc Dao, xóa đói giảm nghèo, Phú Lương, Thái Nguyên.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước giảm xuống còn 9,45% năm 2010 [1],[3], Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo [2]. Tuy nhiên, sự tiến bộ tại nhiều vùng dân tộc thiểu số còn chậm, nghèo đói ở Việt Nam nói chung và ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn là một thách thức lớn. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao và trở lực ngăn cản phát triển là do bất bình đẳng giới vẫn tồn tại phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống và trên khắp thế giới.

Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ hộ nghèo cao là 14,31% năm 2010. Dân tộc Dao là một dân tộc ít người, đứng thứ 6 trong số 17 dân tộc thiểu số khác nhau, chiếm 2,08% dân số toàn tỉnh [3], nguồn thu nhập chính của họ là từ sản xuất nông lâm nghiệp. Phụ nữ dân tộc Dao có cuộc sống rất vất vả, không có quyền quyết định các công việc trong gia đình, mặc dù họ là lao động chính. Do vậy, việc tạo cơ hội tiến tới “bình đẳng nam nữ” cho phụ nữ,

∗ Tel: 0916 633066, Email: [email protected]

đặc biệt là phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động xóa đói giảm nghèo là vấn đề hết sức cần thiết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tập trung vào 3 xã đại diện có tỷ lệ đồng bào dân tộc Dao đang sinh sống cao: Yên Ninh (1.070 người Dao, 271 hộ, là xã rất khó khăn); Yên Đổ (888 người Dao, 223 hộ, xã tương đối khó khăn); Động Đạt (411 người Dao, 104 hộ, xã có kinh tế phát triển hơn). Điều tra và khảo sát cụ thể 195 hộ dân tộc Dao (mỗi xã 65 hộ), đại diện cho nhóm hộ giàu-khá, trung bình và nghèo.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tỷ lệ hộ nghèo người Dao

Tỷ lệ hộ nghèo của người Dao ở huyện giảm từ 32,43% (2006) xuống còn 17,61% (2010), giảm được 14,82% (142 hộ). Tuy nhiên vẫn còn 1 số hộ gia đình thiếu ăn, kéo theo đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe gia đình, nuôi dạy con cái không được quan tâm đúng mức. Như vậy, tình trạng nghèo của người Dao là hết sức nghiêm trọng, và cũng là rào cản của phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động xóa đói giảm nghèo.

Nguyên nhân dẫn đến nghèo

Kết quả điều tra cho thấy có tới 14 nguyên nhân khác nhau làm cho hộ người Dao nghèo,

Page 181: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

176

trong đó nguyên nhân quan trọng đứng thứ hai là nghèo do phụ nữ có khả năng quản lý chi tiêu kém, có tới 71,67% số hộ được hỏi, họ lại là người “ Tay hòm chìa khóa” trong gia đình, thay mặt gia đình quản lý chi tiêu hàng ngày nhưng do trình độ văn hóa thấp nên họ chưa biết tính toán hợp lý, còn lãng phí và thụ động trước những quyết định của nam giới.

Vai trò của phụ nữ dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo ở Phú Lương

Trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

Nhóm hộ trung bình và hộ nghèo tỷ lệ nữ dân tộc Dao phải làm tất cả các công việc cao hơn nhiều so với hộ giàu-khá. Nhiều công việc nặng nhọc và độc hại chủ yếu là họ tự làm để giảm bớt chi tiêu.

Điều này chứng tỏ rằng đối với dân tộc Dao thì phụ nữ là người đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông lâm nghiệp, như đối với hộ nghèo thì khâu chọn loại cây trồng, vật nuôi nam giới quyết định tới 88,33%, mua công cụ sản xuất là 90% và bán sản phẩm là 83,33%. Trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp những công việc mang lại thu nhập cao như khai thác gỗ, săn thú thì nam giới làm từ 65,71-100% công việc, các công việc có thu nhập thấp thì nữ giới làm nhiều hơn như việc lấy măng, phong lan, lá dong,.. nhưng đây là những sản phẩm chủ yếu đủ để phục vụ nhu cầu hàng ngày cho gia đình, còn hoạt động của nam giới tuy mang lại thu nhập cao hơn nhưng lại không thường xuyên và ổn định.

Bảng 1. Đóng góp của nam, nữ người Dao trong sản xuất nông lâm nghiệp

Nhóm hộ

Công việc

Hộ giàu-khá (n=35) Hộ trung bình (n=100) Hộ nghèo (n=60)

Nam Nữ Cả hai Thuê Nam Nữ

Cả hai Thuê Nam Nữ

Cả hai

I. Tr ồng lúa 1. Làm đất 37,14 - - 62,86 60,00 22,00 15,00 3,00 53,33 38,33 37,14

2. Gieo trồng 14,29 54,29 22,86 8,57 14,00 68,00 18,00 - 13,33 78,33 14,29

3. Làm cỏ 11,43 40,00 25,71 22,86 11,00 68,00 21,00 - 13,33 78,33 11,43

4. Bón phân 11,43 28,57 20,00 40,00 19,00 60,00 21,00 - 16,67 73,33 11,43

5. Phun thuốc sâu 5,71 - - 94,29 84,00 7,00 5,00 4,00 56,67 35,00 5,71

6. Gặt lúa 17,14 40,00 14,29 28,57 22,00 68,00 10,00 - 13,33 78,33 17,14

7. Phơi thóc 22,86 40,00 20,00 17,14 22,00 68,00 10,00 - 18,33 73,33 22,86

8. Bán thóc 11,43 71,43 17,14 - 14,00 78,00 8,00 - 13,33 81,67 11,43

II. Ch ăn nuôi 1. Lấy thức ăn 20,00 54,29 17,14 8,57 22,00 68,00 10,00 - 23,33 70,00 20,00

2. Chăm sóc 17,14 48,57 34,29 - 29,00 55,00 16,00 - 23,33 70,00 17,14

III. Tr ồng vườn rau

1. Làm đất 42,86 20,00 20,00 17,14 48,00 32,00 20,00 - 51,67 43,33 42,86

2. Gieo trồng 14,29 54,29 22,86 8,57 22,00 61,00 17,00 - 23,33 70,00 14,29

3. Chăm sóc 17,14 48,57 34,29 - 22,00 61,00 17,00 - 23,33 70,00 17,14

4. Thu hoạch 22,86 60,00 17,14 - 24,00 68,00 8,00 - 20,00 70,00 22,86

IV. Tr ồng màu, cây ăn quả,..

1. Làm đất 51,43 17,14 20,00 11,43 43,00 32,00 25,00 - 51,67 43,33 51,43

2. Gieo trồng 14,29 54,29 22,86 8,57 22,00 61,00 17,00 - 23,33 70,00 14,29

3. Chăm sóc 20,00 45,71 25,71 8,57 22,00 61,00 17,00 - 23,33 70,00 20,00

4. Thu hoạch 22,86 42,86 17,14 17,14 24,00 68,00 8,00 - 20,00 70,00 22,86

5. Bán sản phẩm 8,57 65,71 25,71 - 10,00 78,00 12,00 - 13,33 81,67 8,57

V. Sản xuất cây lâm nghiệp

1. Trồng, chăm sóc rừng 42,86 17,14 17,14 22,86 53,00 43,00 4,00 - 56,67 43,33 -

2. Lấy tre 54,29 20,00 17,14 8,57 52,00 48,00 - - 51,67 48,33 -

3. Lấy măng 31,43 51,43 17,14 - 37,00 63,00 - - 21,67 71,67 6,67

4. Phong lan, lá dong 25,71 54,29 20,00 - 30,00 65,00 5,00 - 25,00 75,00 -

5. Khai thác gỗ, săn thú 65,71 - - 34,29 100,00 - - - 100,00 - -

6. Nấm, mộc nhĩ, chuối 22,86 60,00 17,14 - 26,00 74,00 - - 23,33 76,67 -

7. Rễ, lá cây chữa bệnh 28,57 60,00 11,43 - 31,00 64,00 5,00 - 30,00 70,00 -

Page 182: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

177

Trong tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhóm hộ nghèo đã xác định được tầm quan trọng của các lớp tập huấn nhưng vẫn còn những hộ không tham gia, tỷ lệ hộ có áp dụng kỹ thuật mới đã tăng nhưng ở mức thấp, đặc biệt là hộ mà do nam giới tham gia (51,02%). Hộ có nữ đi tập huấn thì tỷ lệ hộ áp dụng cao hơn so với nam giới đi. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ được tham gia còn thấp. Điều này cho thấy hạn chế của công tác truyền thông của địa phương, vì thế vai trò của phụ nữ Dao không được coi trọng.

Trong tạo thu nhập gia đình

Đối với hộ nghèo thì cơ cấu thu nhập chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, riêng thương mại và dịch vụ thì họ không tham gia, do vốn không đủ đầu tư và không biết cách kinh doanh. Có

sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa các nhóm hộ: giàu-khá là 1.464.900 đồng/người/tháng, trung bình là 792.540 đồng/người/tháng và hộ nghèo là 337.880 đồng/người/tháng. Để thoát nghèo và vươn tới thu nhập cao thì các hộ Dao nghèo cần phát triển hơn nữa ngành rừng, và tiếp cận với kinh doanh dịch vụ; phát triển cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các công việc này lại do phụ nữ Dao quyết định là chính. Có thể nói phụ nữ đóng góp rất lớn trong việc thay đổi cơ cấu thu nhập để giúp gia đình thoát nghèo.

Trong kiểm soát nguồn lực kinh tế hộ

Phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ, nội trợ nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới.

Bảng 2. Tình hình tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của người Dao trong sản xuất nông lâm nghiệp

Nhóm hộ

Kỹ thuật

được tập huấn

và tỷ lệ hộ áp dụng

Hộ giàu-khá (n=35) Hộ trung bình (n=100) Hộ nghèo (n=60)

Hộ có nam đi

tập huấn

Hộ có nữ đi tập

huấn

Hộ không đi tập huấn

Hộ có nam đi

tập huấn

Hộ có nữ đi tập

huấn

Hộ không đi tập huấn

Hộ có nam đi

tập huấn

Hộ có nữ đi tập

huấn

Hộ không đi tập huấn

1. Kỹ thuật tr ồng trọt

- Số lượng tham gia (hộ) 14 21 - 54 42 4 44 8 8

- Tỷ lệ áp dụng (%) 85,71 90,48 - 57,41 80,95 25,00 45,45 62,50 12,50

2. Kỹ thuật chăn nuôi

- Số lượng tham gia (hộ) 12 23 - 57 40 3 42 10 8

- Tỷ lệ áp dụng (%) 91,67 95,65 - 66,67 80,00 33,33 40,48 60,00 12,50

3. Kỹ thuật tr ồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

- Số lượng tham gia (hộ) 30 5 - 84 16 - 49 8 3

- Tỷ lệ áp dụng(%) 100,00 100,00 - 88,10 68,75 - 51,02 62,50 -

Bảng 3. Thu nhập của hộ gia đình người Dao năm 2010

Nhóm hộ Nguồn thu

Tổng thu (1.000đ)

Hộ giàu-khá (n=35)

Hộ trung bình (n=100)

Hộ nghèo (n=60)

1. Trồng lúa 3.080,00 3.285,00 3.098,00

2. Chăn nuôi 4.157,00 3.434,00 3.356,00

3. Trồng rau 720,00 935,00 1.868,00

4. Trồng màu 3.052,00 3.406,00 2.887,00

5. Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh.. 3.500,00 2.700,00 2.000,00

5. Rừng và sản phẩm từ rừng 9.008,70 5.594,00 2.198,00

6. TM-DV 29.042,00 9.060,00 -

7. Khác 2.286,00 3.351,00 406,00

Thu nhập bình quân 1 hộ/năm 54.845,70 31.765,00 15.813,00

Thu nhập bình quân/người/tháng 1.464,90 792,54 337,88

Page 183: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

178

Bảng 4. Khối lượng công việc gia đình mà nam và nữ người Dao đảm nhận

Chỉ tiêu Hộ giàu-khá (n=35) Hộ trung bình (n=100) Hộ nghèo (n=60)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1. Nấu cơm 45,71 54,29 34,00 66,00 21,67 78,33

2. Chợ búa 37,14 62,86 34,00 66,00 18,33 81,67

3. Lấy rau 48,57 51,43 47,00 53,00 25,00 75,00

4. Vệ sinh giặt giũ 45,71 54,29 31,00 69,00 21,67 78,33

5. Chăm sóc con cái 37,14 62,86 30,00 70,00 20,00 80,00

6. Dạy con học 42,86 57,14 28,00 72,00 18,33 81,67

(Đơn vị tính: %)

Trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ gia đình và nuôi dạy con cái

Những công việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình và nuôi dạy con cái phụ nữ ít được sự chia sẻ từ nam giới, họ phải tự mình lo toan mọi công việc từ sáng đến tối khi nào xong mới nghỉ. Đây là một khối lượng công việc rất lớn không được trả công mà tốn rất nhiều thời gian, chính vì thế mà thời gian chăm sóc bản thân cũng như giải trí đối với họ là rất ít.

Trong việc bình ổn dân số

Công tác kế hoạch hoá gia đình trong những năm gần đây được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ sinh giảm có tác động lớn đến việc xóa đói giảm nghèo ở nhiều khía cạnh: nhu cầu về lương thực giảm; giảm áp lực lên tài nguyên môi trường; khả năng lao động của phụ nữ tăng lên; phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cũng như khả năng giao tiếp; sức khoẻ được nâng lên họ sẽ phát huy được vai trò của mình trong mọi l ĩnh vực.

Trong công tác xã hội

Có tới 47,22% số hộ trả lời các bà mẹ đi họp phụ huynh cho con. Điều đó thể hiện rằng người phụ nữ không chỉ lo cơm ăn áo mặc cho gia đình mà họ còn có vai trò quan trọng trong việc học tập của con cái. Phụ nữ tham gia các cuộc họp bàn về sản xuất chiếm tỷ lệ tương đối cao 52,78%. Hội phụ nữ hoạt động rất mạnh có tới 97,22% chị em tham gia trong số những hộ được hỏi.

Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò phụ nữ Dao trong xóa đói giảm nghèo

Giảm gánh nặng công việc gia đình và sản xuất

- Đối với người dân: Phụ nữ cần học kỹ năng để tìm được sự chia sẻ gánh nặng công việc gia đình và sản xuất từ nam giới. Thực hiện phân công hợp lý, rõ ràng các công việc trong mỗi hộ.

- Đối với chính quyền địa phương: Tuyên truyền vận động để nam giới chia sẻ các công việc với phụ nữ, khuyến khích xây dựng các mô hình gia đình có nam giới làm nội trợ, phổ biến và nhân rộng ra khắp thôn, xã. Quảng bá tư tưởng tiến bộ, xoá bỏ quan niệm phụ nữ chỉ là người nội trợ. Tổ chức các buổi nói chuyện về vấn đề giới cho người Dao, khuyến khích nam giới tham gia.

Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực

Tiếp cận vốn, kỹ năng quản lý và sử dụng vốn

- Đối với người dân: Cần sử dụng vốn theo đúng mục đích và hiệu quả. Để đạt được điều này thì phụ nữ cần phải được bình đẳng trong mọi quyết định về tài chính gia đình.

- Đối với chính quyền địa phương: Việc cho vay vốn phải kết hợp với tập huấn để nâng cao khả năng quản lý vốn và hạch toán chi tiêu, ưu tiên phụ nữ được tham gia.

Tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Đối với người dân: Nam giới cần tạo điều kiện cho phụ nữ được chủ động tham gia các lớp tập huấn, gặp gỡ cán bộ khuyến nông và tham gia các mô hình trình diễn.

- Đối với chính quyền địa phương: Cần bố trí hệ thống khuyến nông cấp xã hợp lý, cán bộ khuyến nông xã tốt nhất là người Dao đã tốt

Page 184: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

179

nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và đặc biệt ưu tiên cho đối tượng được gửi đi học cử tuyển (Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp-Hà Nội), nên có hơn 40% là nữ người Dao. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật mới.

Tiếp cận và hiệu quả sử dụng đất đai

- Đối với người dân: Mở rộng diện tích ngô, khoai trên đất ruộng 2 vụ, đất ruộng 1 vụ ngoài cây vụ mùa cần trồng thêm ngô, lạc, đỗ vụ xuân; cần đầu tư trồng cây lương thực lợi thế đối với người Dao là cây kê, cao lương (Yên Đổ, Động Đạt); trồng thêm cam, quýt, nhãn, na, xoài, vải và chè vì đất đai và khí hậu ở đây rất phù hợp với cây trồng này (Yên Ninh). Tăng diện tích trồng cây quế, hồi, trám, sấu, đặc biệt là cây sắn để cung cấp cho các nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol (Phú Thọ).

- Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường của hệ thống khuyến nông và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo 100% diện tích đất ruộng được chủ động nước.

Tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục, y tế, pháp luật và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

- Đối với người dân: Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ và trẻ em gái, tạo điều kiện cho trẻ em gái được đến trường đặc biệt là ở cấp học cao. Ngoài ra, phụ nữ cần được tham gia tích cực vào các lớp phổ cập.

Trong vườn gia đình nên trồng nhiều loại rau, cây ăn quả, thúc đẩy việc chăn nuôi gia cầm để cung cấp thức ăn dinh dưỡng cao.

Phụ nữ phải luôn luôn tìm hiểu pháp luật, khuyên bảo và dạy con chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội.

- Đối với chính quyền địa phương: Có các chính sách khuyến khích con em có thành tích cao trong học tập. Cần mở các lớp tập huấn về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nuôi con, chăm sóc con nhỏ cho phụ nữ. Trang bị kiến thức phòng tránh thai an toàn cho phụ nữ và trẻ em vị thành niên.

Tăng quyền ra quyết định trong gia đình

- Đối với người dân: Phụ nữ cần học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng sống. Mạnh

dạn hơn trong việc đóng góp ý kiến, lắng nghe, chia sẻ những vấn đề mình quan tâm với nam giới.

- Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường tuyên truyền, vận động thông qua phương tiện truyền thanh về bình đẳng giới. Khuyến khích phụ nữ lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình.

Xoá bỏ các quan niệm về giới, phong tục, tập quán và nâng cao vai trò cộng đồng

- Đối với người dân: Cần học hỏi, nâng cao kiến thức xã hội. Nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể như Hội phụ nữ, hội nông dân.

- Đối với chính quyền địa phương: Tuyên truyền, vận động, nêu gương người phụ nữ sản xuất giỏi. Tăng cường tỷ lệ chị em phụ nữ tham gia vào công tác chính quyền.

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

Kết luận

Phụ nữ Dao đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, họ tham gia vào tất cả các khâu công việc, kể cả những công việc nặng nhọc nhưng quyền ra quyết định lại thuộc về nam giới. Là người trực tiếp làm các khâu công việc nên nếu được tiếp thu khoa học kỹ thuật họ sẽ áp dụng tốt hơn. Họ có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ gia đình và nuôi dạy con cái. Ngoài ra cơ hội kiểm soát vốn tín dụng, quyền ra quyết định trong gia đình, quan niệm phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao vai trò phụ nữ Dao.

Ki ến nghị

* Đối với người dân

- Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của chị em phụ nữ mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân các thành viên trong gia đình.

- Thực hiện phân công hợp lý theo giới trong gia đình. Tạo điều kiện tốt hơn để chị em phụ nữ tiếp cận được với các nguồn lực.

* Đối với chính quyền địa phương

- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò phụ nữ và các vấn đề về giới.

Page 185: Tập 87 - 11 - 2011

Vũ Thị Hải Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 175 - 180

180

- Quản lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; đề xuất ý kiến về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ ở địa phương.

- Thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra các nguồn vốn đầu tư cho các vùng dân tộc và miền núi.

- Nắm tình hình kinh tế xã hội, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và báo cáo cấp trên theo quy định.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2010), “Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010”. [2]. Chi cục thống kê huyện Phú Lương (2008-2010), “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010”, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. [3]. Tổng cục thống kê (2010), “K ết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010”

SUMMARY DAO WOMEN’S ROLE IN POVERTY ALLEVIATION IN PHU LUON G DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Vu Thi Hai Anh ∗∗∗∗, Bui Đinh Hoa, Ha Viet Long, Dang Thi Thai, Tran Cuong

College of Agriculture and Forestry -TNU

The Dao ethnic minority in Phu Luong district, Thai Nguyen province plays an important role in the activity of agriculture and forestry, housework, parenting and child care. The poorer women are, the more work hard. However, they do not have the right of economic control and other decisions in their family. Strengthening the efficiency for the production of agriculture and forestry; approaching to sources such as loans, land, scientific and technological advances, knowledge of agriculture, forestry, etc; accessing to education, health, law, health care services; the right decisions in the family; especially the erasement of opinions about gender, customs, creating the opportunity to participate in community management and reduce the burden of housework for the Dao ethnic minority in Phu Luong district, Thai Nguyen province which are the critical solutions. Key words: The role, Dao ethnic minority women, the poverty-alleviation movement, Phu Luong, Thai Nguyen.

∗ Tel: 0916 633066, Email: [email protected]

Page 186: Tập 87 - 11 - 2011

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 181 - 184

181

MỘT SỐ TIÊU CHÍ NH ẬN DẠNG VIỆC LÀM B ỀN VỮNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Tri ệu Đức Hạnh1*, Nguyễn Thị Mão2

1Trung tâm Học liệu – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Việc làm bền vững được hiểu rút gọn đó là công việc đem lại tiền lương đủ sống, hợp lý và công bằng [4]. Ngoài ra việc làm đó còn xúc tiến tạo ra việc làm mới, phát triển các kỹ năng cá nhân, thúc đẩy bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội của người lao động. Lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức lớn, không ổn định (95,7% không có hợp đồng lao động)[2].Việc xây dựng tiêu chí nhận dạng để lượng hóa mức độ bền vững việc làm đối với lao động nông thôn có ý nghĩa thiết thực trong công tác nghiên cứu và quản lý. Từ khóa: Việc làm bền vững; Tiêu chí nhận dạng; RDWI; Việc làm nông thôn; Cơ hội việc làm.

∗Việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo các hệ lụy là lạm phát tăng cao, thất nghiệp tràn lan ảnh hướng tới mọi mặt trong xã hội. Hơn lúc nào hết, việc làm bền vững đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được tôn trọng.

Việc làm bền vững được hình thành từ 4 trụ cột: Các quyền tại nơi làm việc; Tạo việc làm và xúc tiến việc làm; Bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội [1].

MỘT SỐ TIÊU CHÍ NHẬN DẠNG VIỆC LÀM B ỀN VỮNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Để nhận dạng việc làm bền vững đối với lao động nông thôn, chúng tôi xây dựng 15 tiêu chí nhận dạng việc làm bền vững xắp xếp tương ứng với 4 trụ cột của việc làm bền vững. Các tiêu chí chủ yếu dưới hình thức tỷ lệ phần trăm do vậy rất thuận lợi cho việc tính toán và xác định giới hạn trên dưới (Khoảng biến thiên từ 0% đến 100%). Chiều biến thiên của tiêu chí thuận hay nghịch phụ thuộc vào chiều ảnh hưởng của tiêu chí đó đến mức độ bền vững của việc làm nông thôn. Do vậy các tiêu chí 2,7,12 được xếp vào nhóm biến thiên nghịch. ∗ Tel: 0945 017459, Email: [email protected]

Tiêu chí số 6 chúng tôi xây dựng dựa trên kết quả khảo sát điều tra năng suất cây trồng, giá cả thị trường vùng nghiên cứu. Giới hạn dưới 900 m2 được xác định là số m2 đất tối thiểu cần có/nhân khẩu để trồng cây lương thực sau khi đã bù đắp chi phí thu được thu nhập đạt mức tối thiểu 400.000đ/tháng. Giới hạn trên là ngưỡng 30 ha/ hộ gia đình theo quy định hiện hành của nhà nước về đất đai.

Tiêu chí số 8 (thu nhập bình quân đầu người/năm) được xây dựng giới hạn trên dưới theo tiêu thức phân loại thu nhập hiện hành. Con số 4,8 triệu/ người/ năm là mức thu nhập 400.000đ/người/tháng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 Giới hạn trên 6000 triệu tương đương 500 triệu/người/tháng là thu nhập cá nhân cao nhất Việt Nam theo số liệu báo cáo điều tra thu nhập năm 2010 của Viện Khoa học lao động xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Trên cơ sở 15 tiêu chí, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ chỉ số đánh giá việc làm bền vững nông thôn như sau (Rural decent work index) gọi tắt là RDWI như sau:

RDWI = ¼. RDWI 1+ ¼. RDWI 2 + ¼. RDWI 3 + ¼. RDWI 4

Trong đó: RDWI1: Chỉ số các quyền tại nơi làm việc

RDWI2: Tạo việc làm và xúc tiến việc làm

RDWI3: Bảo trợ xã hội

RDWI4: Đối thoại xã hội

Page 187: Tập 87 - 11 - 2011

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 181 - 184

182

Mỗi chỉ số thước đo tính được cho một giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 khi áp dụng công thức tính chung sau:

Chỉ số thước

đo =

Giá trị thực – giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất

Đối với tiêu chí số 6 và tiêu chí số 8, để đạt được một mức độ đáng kể về sự bền vững của việc làm nông thôn không nhất thiết cần tới một diện tích đất vô hạn hay một khoản thu nhập vô hạn. Vì vậy, ở đây sẽ dùng hàm logarit của thu nhập thay vì tính tỷ lệ phần trăm. Theo tính toán của chúng tôi, chỉ số RDWI sẽ biến thiên trong khoảng: 0 2.25RDWI≤ ≤

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Sau khi xây dựng được hệ thống các tiêu chí nhận dạng, chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu ngoài thực tiễn với địa bàn là tỉnh Thái Nguyên. Để lượng hóa mức độ bền vững của việc làm nông thôn thông qua các tiêu chí đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành điều tra 500 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân vùng địa lý và lựa chọn ngẫu nhiên.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thu thập được, chúng tôi tính toán giá trị các tiêu chí nhận dạng theo công thức nêu trên.

Tiêu chí số 6, diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu được tính như sau:

Tiêu chí số 6: Diện tích đất nông nghiệp bình quân

nhân khẩu =

Log (973,45) – Log (900)

=

2,988 – 2,954

=

0,017 Log(75000) –Log (900) 4,875 - 2,954

Bảng 1. Một số tiêu chí nhận dạng việc làm bền vững đối với lao động nông thôn

TT

Yếu tố cấu

thành Tiêu chí nhận dạng Đvt

Chiều

biến thiên

Giới

hạn

Thuận Nghịch Trên Dưới

1 Các quyền tại nơi làm việc

Tỷ lệ có việc làm của nữ giới % x 100 0

2 Khiếu nại lên tòa án lao động % x 100 0

3 Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận sở hữu đất đai % x 100 0

4 Tỷ lệ lao động có thu nhập trung bình trở lên % x 100 0

5 Tạo việc làm và xúc tiến việc làm

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động % x 100 0

6 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ nhân khẩu m2 x 900 75000

7 Tỷ lệ thiếu việc làm (Tỷ lệ ngày công rảnh rỗi) % x 100 0

8

Bảo trợ xã hội

Thu nhập thực tế bình quân đầu người/ năm Trđ x 6000 4,8

9 Độ bao phủ của bảo hiểm xã hội % x 100 0

10 Độ bao phủ của bảo hiểm y tế % x 100 0

11 Độ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi)

% x 100 0

12 Tai nạn nghề nghiệp % x 100 0

13 Thụ hưởng các chính sách xã hội (Tín dụng ưu đãi, khuyến nông)

% x 100 0

14 Đối thoại

xã hội

Tham gia các đoàn thể, hiệp hội % x 100 0

15 Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

% x 100 0

Page 188: Tập 87 - 11 - 2011

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 181 - 184

183

Tiêu chí số 8 thu nhập thực tế bình quân đầu người được tính như sau:

Tiêu chí số 8: Thu nhập thực tế bình quân đầu

người =

Log (9,26) – Log (4,8)

= 0,966 – 0,681

=

0,092 Log(6000) –Log (4,8) 3,778 –0,681

Bảng 2. Kết quả tính toán chỉ số RDWI vùng nghiên cứu

TT Yếu tố

cấu thành

Tiêu chí nhận dạng

Giá tr ị Tổng cộng

biến thiên thuận

biến thiên nghịch

1 Các quyền

tại nơi

làm việc

Tỷ lệ có việc làm của nữ giới 0,998

2,716

2 Khiếu nại lên tòa án lao động 0

3 Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận sở hữu đất đai, 0,988

4 Tỷ lệ lao động có thu nhập trung bình trở lên 0,73

5 Tạo việc làm và xúc tiến

việc làm

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 0,847

0,706 6 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ nhân khẩu 0,017

7 Tỷ lệ thiếu việc làm (Tỷ lệ ngày công rảnh rỗi) 0,158

8

Bảo trợ

xã hội

Thu nhập thực tế bình quân đầu người/ năm 0,092

1,475

9 Độ bao phủ của bảo hiểm xã hội 0,052

10 Độ bao phủ của bảo hiểm y tế 0,436

11 Độ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) 0

12 Tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp 0,003

13 Thụ hưởng các chính sách xã hội (Tín dụng ưu đãi, khuyến nông)

0,898

14 Đối thoại

xã hội

Tỷ lệ tham gia các đoàn thể, hiệp hội 0,914 1,914

15 Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 1

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra nghiên cứu năm 2011)

Kết quả tính toán mức độ bền vững việc làm của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 2.

Khi đó RDWI = ¼. RDWI1+ ¼. RDWI2 + ¼. RDWI3 + ¼. RDWI4

RDWI = 1,703

Theo lý thuyết, Chỉ số RDWI sẽ biến thiên trong khoảng 0 < RDWI < 2,25. Ta dễ dàng nhận thấy chỉ số tính được nằm trong khoảng biến thiên cho phép. Chỉ số này phản ánh mức độ bền vững của việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên lượng hóa đã được dưới dạng giá trị. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

khoa học, nhà quản lý khi đưa ra phân tích, đánh giá, so sánh với các địa phương khác để có giải pháp phù hợp.

Nhìn vào hệ thống các tiêu chí nhận dạng, ta thấy nhóm các tiêu chí bảo trợ xã hội của tỉnh Thái Nguyên là khá thấp. Do vậy các nhà quản lý có thể xác định được các giải pháp thiết thực để cải tạo mức độ bền vững hiện tại.

KẾT LUẬN

Việc làm bền vững cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng là mục tiêu của xã hội hiện đại. Khoảng cách tiến tới “vi ệc làm bền vững” đối với lao động

Page 189: Tập 87 - 11 - 2011

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 181 - 184

184

nông thôn không phải là quá xa vời. Để đạt tới “vi ệc làm bền vững” đòi hỏi các cấp chính quyền, người dân phối hợp tiến hành các giải pháp đồng bộ để cải thiện mức độ bền vững đối với các lĩnh vực thông qua các tiêu chí nhận dạng. Hiện thực hóa “việc làm bền vững” là việc làm mà xã hội mong đợi với các điều kiện làm việc thỏa đáng, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, không có tình trạng lao động trẻ em, xóa bỏ bất bình đẳng giới tạo điều kiện cho phụ nữ có khả năng lựa chọn và tự quyết định cuộc sống của mình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Triệu Đức Hạnh (2011), Tạp chí Kinh tế phát triển số 163/2011 Đại học Kinh tế Quốc dân,Việc làm bền vững trong thời đại ngày nay. [2]. Nguyễn Thị Hải Vân (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triển việc làm ở VN trong bối cảnh hội nhập. [3]. Ginette Forgues (2007), Local Strategies for Decent Work. [4]. Overseas Development institutes (10/2007), Rural employment andmigration: in search of decend work.

SUMMARY CRITERIA TO IDENTIFY RURAL LABORS’ PERMANENT EMPLOY MENTS IN THAI NGUYEN PROVINCE

Trieu Duc Hanh1∗, Nguyen Thi Mao2

1Learning Resource Center - TNU, 2College of education - TNU In concise knowledge, “Permanent employments” that mean job provide a living wage, offer reasonable and fair conditions. Besides, it promotes new job, develops personal skills, promotes social protection and social dialogue for the employees. Rural labour of Thai Nguyen province have large rate in the informal field (95.7% does not have labour contracts). The creation of identified criteria to quantify the level of decent work for rural labour brings forward a practical significance in research and management. Key words: Permanent employments, identified criteria, RDWI, rural employment, career opportunity

∗ Tel: 0945 017459, Email: [email protected]

Page 190: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

185

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGH Ệ THUẬT TRONG “TH Ơ LẨU” BẠCH THÔNG (BẮC KẠN)

Lê Thương Huyền* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nằm trong dòng dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới, Thơ lẩu Bạch Thông (Bắc Kạn) vừa mang những đặc điểm nghệ thuật chung của dân ca đám cưới Tày – Nùng và thơ ca các dân tộc thiểu số, vừa ẩn chứa những đặc điểm nghệ thuật riêng, độc đáo phản ánh tư duy nghệ thuật của bộ phận người Tày nơi đây. Nổi bật là yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật.

Thơ lẩu Bạch Thông (Bắc Kạn) đã lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Đó là thời gian của một đám cưới cụ thể - nghi lễ quan trọng trong chu kỳ vòng đời, là thời gian mà chủ thể diễn xướng thể hiện lời hát. Tuy nhiên, để làm nổi bật thời hiện tại ấy, tác giả dân gian còn kết hợp sử dụng các cặp thời gian có tính chất đối lập: hiện tại/quá khứ, hiện tại/tương lai...tạo nên sự đa dạng về nhịp điệu trong thơ, mang đến cảm giác về sự vận động của thời gian, khiến người nghe liên tưởng đến sự đổi thay trong cuộc sống, thêm trân trọng hạnh phúc hiện tại. Còn về không gian nghệ thuật, Thơ lẩu cũng biểu hiện một không gian trần thế, đời thường, gần gũi với con người miền núi. Điểm nổi bật trong không gian nghệ thuật Thơ lẩu chính là, sự kết hợp của nhiều tiểu không gian khác nhau: không gian tuyến là con đường đến đón dâu của Quan làng với muôn trùng những khó khăn thử thách cho đến khi đón được cô dâu quý về nhà; không gian điểm đóng vai trò chủ đạo, những điểm như cổng nhà, cầu thang, ngôi nhà sàn - nơi diễn ra tất cả những nghi lễ, tục lệ cưới xin đã tạo nên một kiểu không gian đặc thù, phản ánh nét văn hóa trong đám cưới người Tày. Với những đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật ấy, thế giới nghệ thuật trong Thơ lẩu phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa Tày độc đáo.

Từ khóa:Thơ lẩu Bạch Thông, Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật.

*Huyện Bạch Thông nằm trên trục quốc lộ 3 cách thị xã Bắc Kạn khoảng 20 km về hướng Bắc. Với một vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, Bạch Thông từ lâu không chỉ nổi tiếng với truyền thống lịch sử hào hùng mà còn là một trong những cái nôi về văn hóa, văn nghệ dân gian của tỉnh. Cho đến nay, nơi đây vẫn là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều vốn văn hóa văn học nghệ thuật dân gian trong đó có “Thơ lẩu”(Thơ đám cưới)của người Tày.

“Thơ lẩu” thuộc loại hình dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới. Là hệ thống những bài thơ được chia thành các phần mục cụ thể, tương ứng với từng nghi thức của lễ cưới và chỉ được hát lên trong đám cưới, thông qua đại diện nhà trai (chủ yếu là Quan làng) và đại

* Tel:

diện nhà gái (chủ yếu là Pả mẻ).[5] Qua hát “Thơ lẩu” cho ta thấy rõ nét hiện thực xã hội đương thời, phong tục tập quán cũng như những quan điểm đạo đức, lối sống, tâm tư tình cảm của con người. Đối với con người nơi đây, “Thơ lẩu” thực sự là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình.

Thuộc thể loại dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới, vậy nên “Thơ lẩu”mang những đặc điểm nghệ thuật rất đặc thù, riêng có. Nổi bật nhất là vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật. Vấn đề này trong Thơ ca đám cưới Tày - Nùng đã được nhiều người nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng kể. Bài viết này chỉ là một sự vận dụng các thành tựu ấy vào một trường hợp cụ thể: “Thơ lẩu” của người Tày ở Bạch Thông (Bắc Kạn). Mong rằng những

Page 191: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

186

điều trình bày dưới đây sẽ là một đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu kho tàng thơ ca đám cưới nói riêng và thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số nói chung .

Trong quá trình sáng tác “Thơ lẩu”, các tác giả của những bài thơ ấy chưa có ý thức rõ rệt về hai phương diện nghệ thuật không gian và thời gian như một phạm trù thi pháp. Tuy nhiên, qua lời thơ, chúng ta vẫn cảm nhận được những tín hiệu nghệ thuật về thời gian và không gian trở đi trở lại nhiều lần trong đó. Như thế, ta thấy rằng, “Thơ lẩu” đã phần nào tự bộc lộ được giá trị nghệ thuật của nó thông qua những sáng tác tưởng như bình dị, giản đơn ấy. Thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm là hai yếu tố thường đi li ền với nhau, song trong quá trình nghiên cứu chúng ta có thể xét riêng hai yếu tố này để tìm ra những nét đặc sắc của tác phẩm.

Thời gian nghệ thuật

Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai”. [10,Tr.61]

D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã rất có lý khi cho rằng trong thơ ca dân gian, tác giả với tư cách là một cá thể, là “cái tôi” trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng thì không được biểu lộ ra. Ở đây hoàn toàn không có khoảng cách thời gian giữa người sáng tác với thời gian của người đọc, người thưởng thức như trong văn học viết. Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của “người đọc” (người thưởng thức) hoà lẫn với thời gian của người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại. Điều này khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định, khác với thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Có thể khẳng định rằng, Hát đám cưới của các dân tộc Tày – Nùng nói chung trong đó có Thơ lẩu Bạch Thông, đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Điều này cũng dễ hiểu trước hết là vì lời Thơ lẩu được sáng tác là để diễn xướng trong một môi

trường nhất định, đó là thời gian, không gian của một đám cưới.

Dấu hiệu để nhận ra thời hiện tại trong Thơ lẩu là ở những từ chỉ xuất thời gian như: “vằn nảy” (hôm nay), “giờ nảy yên” (giờ này yên), “giờ nảy mjạc” (giờ này đẹp), “giờ đay” (giờ tốt) “Giờ nguyệt tiên thiên đức”, “giờ ngũ phúc lâm môn” “giờ đại lượng cát tường”....Tất nhiên, Thơ lẩu Bạch Thông không chỉ biểu hiện thời gian nghệ thuật ở những từ ngữ chỉ thời hiện tại ấy mà còn có nhiều bài mở đầu bằng cặp câu thơ: “Slíp giờ kẻn đảy giờ nảy mjạc/ Pác giờ kẻn đẩy giờ nảy yên”(Mười giờ kén được giờ này đẹp/Trăm giờ kén được giờ này yên), tạo nên một mô típ thời gian đặc thù của hôn lễ, đặc biệt có ý nghĩa nhấn mạnh thời gian được lựa chọn hết sức thận trọng, “quý hơn vàng”. Qua khảo sát 150 bài thơ được sưu tầm ở vùng này chúng tôi nhận thấy, có 19/ 150 bài hát nói đến thời điểm "ngày đẹp, giờ đẹp, giờ tốt" – hoặc từ ngữ tương đương; Có 13/150 bài hát mở đầu bằng mô típ trên. Điều đó cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của thời gian nghệ thuật trong thơ đám cưới.

Tuy nhiên, khoảng thời gian hiện thực nói trên cũng được hiểu là khoảng thời gian ước lệ, chỉ thời điểm mà chủ thể diễn xướng thể hiện lời hát. Bởi lẽ, Thời gian ở đây không có từ chỉ thời gian cụ thể như:..giờ, ngày...., tháng...,năm... "giờ mjạc/giờ yên” (giờ đẹp, giờ yên) là giờ đám cưới của hiện tại, là bây giờ, nhưng cùng có thể là thời điểm của một đám cưới bất kì. Trong trường hợp này, theo GS. Nguyên Xuân Kính, “người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối…) thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng của người diễn xướng”.[ 7] Và đó chính là thời hiện tại – một kiểu thời gian đặc thù của Thơ lẩu .

Một kiểu thời gian nghệ thuật trong Thơ lẩu Bạch Thông là thời gian hồi tưởng, thường được biểu hiện qua các cụm từ như: “vằn cón” (ngày trước), “Pửa cón”(đời xưa), “lẹ cổ kim thá ké (tục lệ cổ kim đời trước), xưa mì (xưa có)...Tuy nhiên, thời gian hồi tưởng này có sự liên hệ mật thiết với thời gian hiện tại và làm thành cặp đối lập quá khứ − hiện tại biểu hiện qua các cặp từ như: “tởi cón” – “vằn

Page 192: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

187

nảy”(đời xưa – hôm nay), “pửa cón” – “chắng pền”, (đời xưa –mới có), “lúc cón” – “mự nảy” (ngày trước – hôm nay)…So với thời gian hiện tại, thời gian hồi tưởng quá khứ chỉ có tính chất kể lể và thường được đặt trong điểm nhìn hiện tại, và do đó, sự có mặt của thời gian hồi tưởng không nhiều (18/ 150 bài được khảo sát) chỉ là một phương tiện để làm nổi bật thời hiện tại, lí giải căn nguyên của hành động hiện tại mà thôi.Ví như, khi quan làng xin phép tiến hành các lễ nghi quan trọng : Xin thắp hương, xin thắp đèn, bái tổ, xin dâu ra cửa, mời phường bạn; hoặc khi Pả mẻ tiến hành những thủ tục: mắc màn, trải chiếu; cả khi xưng Quan làng, Pả mẻ, khi họ chia tay tiễn biệt v.v...là những khoảnh khắc thời gian thiêng liêng, quý báu và đáng nhớ trong tâm khảm mỗi con người.

Quá khứ với những điều tốt đẹp đã tạo dựng cho con người hạnh phúc trong hiện tại, trân trọng những gì đã qua, những gì đang có, người Tày vun đắp cho hạnh phúc hiện hữu bằng cái nhìn lạc quan, luôn hướng tới tương lại. Vì vậy, thời gian tương lai trong Thơ lẩu không diễn đạt bằng từ ngữ cụ thể mà được ẩn dấu sau những lời cầu xin tổ tiên phù hộ, chúc mừng gia đình hai bên, và đặc biệt chúc phúc cho đôi tân lang và tân nương sẽ có cuộc sống tốt đẹp, tương lai vinh hoa phúc quý, phúc lộc, an khang... Cặp đối lập hiện tại – tương lai ít xuất hiện nhưng đã góp phần quan trọng miêu tả con đường hạnh phúc, diễn tả niềm hạnh phúc hiện tại sẽ mãi được nhân lên trong tương lại.

Cả hai sự đối lập ấy – hiện tại/quá khứ, hiện tại/tương lai – đều có tác dụng làm nổi bật thời hiện tại, tức là thời gian diễn xướng của đồng bào, đồng thời có tác dụng tạo nên cảm giác về sự vận động của thời gian, làm cho người nghe liên tưởng đến sự đổi thay trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực. Các cặp đối lập ở đây chỉ như những nhịp điệu của cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, làm bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của con người – những con người ở nhà sàn, mặc áo Tày có lối sống khiêm nhường, trọng tình nghĩa, luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Ta bắt gặp nét tương đồng ấy trong hát “Xường” của người Mường, người hát rất chú ý đến dòng thời

gian tuyến tính. Họ ý thức về sự chảy trôi của thời gian hiện tại, nên gấp gáp, giục giã, muốn nhanh chóng "lên bậc xường" để hát yêu nhau. Ngược lại, Xình ca của người Cao Lan có xu hướng hồi tưởng lại chuyện đã qua của mình, của cả dân tộc mình. Họ hay nghĩ về quá khứ để "ôn cố tri tân", để suy ngẫm, để tự sự…,và để mãi rồi mới nói chuyện bây giờ... Như vậy, dòng thời gian tuyến tính là kiểu thời gian nghệ thuật đặc thù của thơ ca đám cưới nói chung, Thơ lẩu Bạch Thông nói riêng.

Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là khái niệm chỉ "hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả".[9] Không gian nghệ thuật mang tính biểu trưng nên không thể quy nó về không gian địa lí hay không gian vật lí. Thông qua tìm hiểu không gian nghệ thuật, có thể biết được quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tạo hình tượng nghệ thuật của các tác giả dân gian. Khảo sát Thơ lẩu, ta thấy các hình thức không gian nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực (bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt).

Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong Thơ lẩu trước hết ở sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu trong tâm thức người Tày như: Đông Kinh, Nam Vang, Nam Định, Thanh Hoa, đất Hác,...

- Của tốt mua đâu về lạ quá

Hay là người qua xứ Đông Kinh

Mọi thứ trông thật xinh thật đẹp

Thứ này chợ Bắc Kạn khó tìm

...Hay người vượt sang xứ Nam Vang

Hoặc người đi về đường Nam Định

- Tôi không có chè ngon ra tiếp

Chè tốt ở đất Hác

Chè đẹp ở Đông Kinh

- Mâm là ở Thanh Hoa buôn lại

Mới buôn về hạ giới quê mình

- Người khôn đã đi Hác

Người đẹp đã đi Kinh [3]

Đây là những địa danh mang tính biểu tượng, từ phương Bắc (Đông Kinh, đất Hác) đến phương Nam (Nam Định, Thanh Hoa) và cả

Page 193: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

188

những vùng lân bang (Nam Vang)...là nguồn cội, những nơi hình thành những vật phẩm, gốm sứ tinh sảo, thứ chè thơm ngon nức tiếng, những nơi đông vui, giàu sang, nơi có con người thật đẹp... Sự xuất hiện của những địa danh nói trên trong Thơ lẩu Bạch Thông không nhiều, nhưng đem lại cho không gian Thơ lẩu một sự rộng mở, khoáng đạt, tựa như cuộc sống của chính con người nơi đây.

Không gian siêu nhiên còn gắn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngưỡng của người Tày Bạch Thông. Đó trước hết là quan niệm về Vũ trụ:

Nhất tôi mừng đôi hương biệt cảnh

Thắp lên thành đôi én thông tin

Từ Ngọc Hoàng / dương gian / thủy phủ

Đốt đôi hương lên ngự thượng cung

Kính nhất niệm hương thông tam giới [3]

Đoạn thơ đã cho thấy, cũng như cả nhân loại, người Tày đã hình dung toàn bộ thế giới gồm có ba cõi - Tam giới gồm: cõi Trên – thượng cung nơi có Ngọc Hoàng cai quản, cõi Giữa – dương gian và cõi Dưới – thủy phủ. Cả ba cõi đều có sông núi, câu cỏ, ruộng đồng, trăm vật,

trăm loài, hoạt động như nhau, chỉ khác về cách làm ăn. Tuy quan niệm có ba thế giới, nhưng thế giới dưới mặt đất ít được người Tày nhắc đến, mà chỉ hay nói đến mường trời và mường người hơn cả và nói về mường trời, thực ra cũng chỉ là để nói đến mường người mà thôi.

Trong Thơ lẩu, quan niệm đó được thể hiện khá rõ nét, trong đó không gian cõi trời là không gian siêu thực, là thế giới thần bí do con người tưởng tượng ra. Ở cõi ấy có Pụt, có vua, tiên, thần cai quản, họ là đấng quyền uy, tạo ra muôn loài và tạo dựng mọi sự: Ngọc Hoàng, Phục Hy, Bàn Cổ, Hoàng Đế Thần Nông, vua nhà Hán, mẹ Hoa...Người Tày cho rằng, tổ tiên họ mãi ở tên trời xanh, ngày hôn lễ muốn mời tổ xuống cần nhờ vào chim Én bay lên trời mời tổ xuống để cho con cháu lẽ lạy, tổ chứng nhận và phù hộ cho con cháu. Theo cánh én, cuộc sống ở mường trời được hiện ra với những chi tiết rất đời thường, gần gũi với cuộc sống dương gian: cửa nhà trời, đồng ruộng, hoa bướm, có trai tiên, gái tiên, những đồ vật võng, lọng, đàn bầu để đưa tổ xuống trần gian:

Thơ Tày Tạm dịch

Lỳ lọi ẻn khửn thâng tin phạ

Lằm lặp khảu tu thóa nưa thiên

Tổng quảng lẻ đin bân hội roạn

Nàng tiên kẻo lặp lỉ hải va

..Slao tiên kẻo pây mà bặng bửa

Rườn đẳm lẻ dú cửa đông phương

..Ẻn pà đẳm lồng thâng hộn háo

..Rập rờn én bay vào trời thẳm

Tới tấp đến cửa nhà trời

Đồng ruộng đất mường trời hội loạn

...nàng tiên đi tấp nập hái hoa

Gái tiên đi lại như hoa bướm

Nhà tổ là cửa ở đông phương ..

Én đón tổ đến nơi trần thế [3]

Có thể nói, không gian siêu nhiên không phải là không gian chủ đạo nhưng nó đã góp phần đem lại cho Thơ lẩu màu sắc linh thiêng, huyền thoại. Bước vào không gian này, ta hiểu rõ thêm về thế giới tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú của người Tày, qua đó, tiếp cận với đời sống tâm linh và những quan niệm tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của tộc người này.

Không gian hiện thực chính là cõi trần - Theo quan niệm tam giới nói trên. So với không gian siêu nhiên, không gian trần thế, không gian đời thường bình dị chiếm tỉ lệ cao

hơn và đóng vai trò chủ đạo trong không gian nghệ thuật của Thơ lẩu. Nó bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Hai không gian này luôn gắn bó với nhau và gắn với những cung bậc tình cảm của con người trong không gian ấy.

Không gian thiên nhiên của con người miền núi vốn đã có mối quan hệ mật thiết, không thể tách khỏi thiên nhiên. Bầu trời cao xanh, những cánh rừng, những ngọn đồi, dòng suối, mương phai,..không chỉ là không gian sống của cỏ cây, hoa lá, muôn vật mà còn là những người bạn từ lâu đã gắn bó, hòa hợp, ăn sâu

Page 194: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

189

vào nếp nghĩ, tâm tư tình cảm của con người. Trong Thơ lẩu Bạch Thông, không gian thiên nhiên ấy được phác họa qua hình ảnh của núi đồi, rừng sâu, mây, trăng, chim gọi bạn...nhưng nhiều nhất là hình ảnh hoa cỏ, bướm, ong (có trong 72 /150 bài), tạo nên một không gian sống của muôn loài đang độ xuân về - đẹp nhất, đông vui, nhộn nhịp và cũng thật quyến rũ.

- Xuân nào chẳng có bướm tìm hoa

Bạn cũng như nhị hoa đang nở

Ong bướm đang hội chợ đón ngày

Bạn cũng như trăng đang mọc

Bao mây sao cũng muốn đến cùng;

- Thân tôi như bóng trăng cuối tháng

Trăng chưa lên mà núi đã che;

- Tiếng thơ như chim gọi tìm nhau;

- Có nụ như hoa bắp hoa chanh

Nụ đỏ thêm nụ đen nụ thẫm;

Nụ thì nở như hoa mận đang ban

Nụ thì như hoa lồm đang nở. [3]

Sở dĩ, không phải tất cả không gian thiên nhiên miền núi mà ở đây, tác giả dân gian chỉ đặc biệt lựa chọn không gian sống của hoa, ong, bướm, chim muông có lẽ cũng bởi vì, hình ảnh ong bướm mùa xuân, tiếng chim gọi bạn, trăng hiện lên sau dãy núi... nó tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái, của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Không gian thiên nhiên ấy hoàn toàn phù hợp với cảnh ngộ của con người – ngày hội hôn. Đó quả là một không gian tương xứng với cuộc sống của con người trong ngày hội hôn. Một sự kết nối giữa thiên nhiên và con người, tấm phông đẹp ấy làm nổi bật hơn không gian sinh hoạt, nơi hôn lễ được tiến hành.

Không gian sinh hoạt: được hiểu là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con người, không gian ấy luôn gắn bó với cảnh vật và nơi con người

sinh sống. Đó là dòng suối đầu làng, đồng ruộng bậc thang, con đường vào bản, là ngõ nhà người, là ngôi nhà sàn,..Có thể nói, không gian sinh hoạt trong Thơ lẩu mang đậm dấu ấn của bản làng miền núi, sự hòa quyện giữa cảnh và người đã đem lại cho thế giới thơ lẩu hơi ấm nhân sinh và màu sắc dân dã, độc đáo. Theo bước chân của người Quan làng, không gian hiện thực được mở ra từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp rồi lại mở ra theo bước chân cô dâu về nhà chồng, tạo ra một đường tròn nối kết hạnh phúc lứa đôi. Tuy nhiên, điểm kết tụ của không gian sinh hoạt chính là không gian hẹp nhất cũng là nổi bật nhất đó là không gian gia đình - nơi diễn ra tất cả những nghi lễ đám cưới, với những nét riêng về phong tục tập quán, nếp ăn ở và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ…, của đồng bào Tày.

Khách đường xa (khác mường) đã đến bản làng của gia chủ có lễ - được đánh dấu bằng dấu hiệu: ”đầu ruộng”, ”đầu sông”: Củ tin thâng hua nà cách lặm

Tốc tin thâng phắng nặm bển slồng

(Cất bước đến đầu ruộng cách ngăn

Đưa chân đến đầu sông bến nước) [3]

Đến đầu ngõ nhà người: Càm kha khảu pác ảng rườn cần (Bước chân đến trước ngõ nhà người) họ bắt đầu cảm nhận được không khí đông vui nhộn nhịp như có hội đang diễn ra ở đây.

Không gian của bản làng trong ngày hội hôn được vẽ lên thật sinh động, mang đậm hơi thở của cuộc sống nơi miền sơn cước.

Mọi người từ mọi nơi về dự tiệc hôn nhân:

...Bạn xa gần quá bộ tới đây

Bằng hữu bỏ công nhà tới dự...thật đông vui;

Như bướm ong được hội vườn hoa [3]

Một không khí chuẩn bị cỗ cưới hiện ra:

Thơ Tày

Tạm dịch

Vằn nảy vằn xỉnh lẩu chồm khua Bản tẩư cắp bản nưa mà hội Phấn mà cón tẳng mot có phầy Slao báo chùa căn pây háp nặm Phấn dú lườn lo sẳm bôm bàn Pjển đảy pền cúa kin vẻn vẹn ...Mọi đồ mọi hom ngắt vẻ vang.

Hôm nay tiệc cưới vui mừng Cả bản dưới trên về hội Người đến trước nhóm bếp bắc nồi Trai gái rủ nhau đi ghánh nước Người ở nhà sắp xếp mâm bàn Nấu nường thành món ăn mọi thứ ...Mọi đồ mọi thơm ngát mùi hương [3]

Page 195: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

190

Không gian bản làng tưng bừng hội hôn ấy là không gian hẹp nhất nhưng nổi lên đậm nét nhất là không gian gia đình – không gian của ngôi nhà sàn người Tày, đó cũng là "sân khấu" chính của diễn xướng Thơ lẩu. Ngôi nhà sàn được làm rất công phu và thiết kế quy củ, phán ánh phần nào cuộc sống và con người của gia chủ:

Thơ Tày Tạm dịch

Nhất khỏi chồm rườn cần quảng đạng Mọi hoỏng mì tu táng rủng quang Hoỏng ết lẻ hương lân tổ mạ Hoỏng sloong lẻ khách lạ tổ nòn Hoỏng slam lẻ hồng môn mơ máng Hoỏng slíp ết nhặm khân pjết mjạc Hoỏng slíp nhỉ phá mác têm mjầu Rườn cần chăn mì chàu phung túc.

Nhất tôi mừng nhà người rộng mở Gian nào cũng rộng mở phong quang Gian một là hương lân buộc ngựa/ Gian hai là khách lạ trọ đêm Gian ba là hồng môn mơ mộng Gian mười một khăn thêu chỉ bạc Gian mười hai bổ quả têm trầu Nhà người thật giàu sang sung túc. [3]

Ngày đại lễ, gia chủ lại gỡ các vách ngăn để tạo ra một mặt bằng sàn rộng nhất để tổ chức lễ cưới. Nơi khách ngồi được chuẩn bị chiếu hoa rất đẹp: Phục phượng cắp phục va pjái lỏt

Pjái khoóp tằng hoỏng noọc hoỏng đâng

(Chiếu phượng thêm chiếu hoa tăm tắp

Trải gian ngoài đến khắp gian trong) [3]

Tâm điểm của không gian rộng rãi, phong quang ấy là gian thờ - nơi tôn nghiêm nhất được gia đình trang hoàng thật đẹp trong ngày đại lễ:

Thơ Tày Tạm dịch

Pàn cần vẹ mản tiên thậm mjạc Sloong bưởng mì phượng hạc uy nghi Khẻo viển nhựng bài sli cặp tói Sloong sảng khoen rỉ rọi nhựng tanh Tối hương chút rằng rặc cừn vằn Đèn cù khoen sloong ăn ngoại noọc

Bàn người vẽ cảnh tiên cực đẹp Hai bên có phượng hạc uy nghi Khéo viết những bài thơ cùng đối Hai bên treo vô khối là tranh Đôi hương thắp rực cháy ngày đêm Đèn cù treo hai bên ngoài cửa...[3]

Phía trước bàn thờ gia tiên ấy sẽ là không gian chính diễn ra toàn bộ những nghi lễ, tục lệ cưới xin. Từ rải chiếu, nộp lễ, trình tổ, bái lạy gia tộc, xin dâu, nộp dâu... đến những phần giao lưu mời chè, mời cơm, mời rượu.... chia tay, dặn dò dâu, rể v.v... đều được diễn ra ở đây, dưới sự chứng kiến của tiên tổ, của họ tộc, của tất cả mọi người. Đó còn là không gian của những sinh hoạt văn hóa – văn nghệ quần chúng. Bởi khi tiếng Thơ lẩu được cất lên là lúc mà mọi vật im phăng phắc, tất cả mọi người đều chăm chú, say sưa lắng nghe, sự hứng khởi, hòa nhịp của những thính giả sành nghe sẽ làm thăng hoa những tài năng văn nghệ. Chính không gian đặc thù ấy là nơi nảy sinh, nuôi dưỡng, gìn giữ vốn văn học quý báu của dân tộc.

Nói chung, không gian nghệ thuật của Thơ lẩu Bạch Thông là không gian nhỏ hẹp, trong

phạm vi gia đình, làng bản, gắn liền với cuộc sống lao động của con người miền núi. Tuy có lúc cái không gian ấy được đồng bào mở rộng ra đến biển trời, rừng thẳm, cả phía đông tây nam bắc hoặc bằng cách đối lập cái hiện thực với cái phi hiện thực như trong lời ca dao dưới đây. Nhưng xét cho kỹ thì đó cũng chỉ là không gian quen thuộc, gần gũi, ăn sâu vào tâm thức của họ từ bao đời nay. Qua đó, phần nào chúng ta hiểu thêm về quan niệm thế giới quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt truyền thống và đời sống tinh thần phong phú, nên thơ của họ.

Theo chúng tôi, không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu là sự kết hợp của nhiều tiểu không gian khác nhau: không gian tuyến là con đường đến đón dâu của Quan làng. Dù không rõ nét nhưng con đường với những thử thách tượng trưng: “chăng dây ngang đường”, rửa

Page 196: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

191

chân”, “cất dọ đơm cá”, “đèn treo giữ cửa”v.v... mà đoàn nhà trai vượt qua ấy đã cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc đón được dâu quý về nhà; không gian điểm đóng vai trò chủ đạo, nơi diễn ra tất cả nghi lễ, tục lệ cưới xin.Tuy nhiên, không gian ngôi nhà sàn không chỉ là nơi sinh hoạt cá nhân mà còn là không gian sinh hoạt tập thể, điều này phù hợp với tính chất, ý nghĩa của đám cưới trong cộng đồng người Tày. Trong kiểu không gian điểm của Thơ lẩu, ngoài không gian ngoại giới (không gian siêu nhiên), cái quan trọng vẫn là không gian nội giới, tức không gian trữ tình của chủ thể vì chính từ không gian này mà người diễn xướng Thơ lẩu, đã phóng chiếu tâm tình của mình ra không gian ngoại giới, bắt cái không gian vật chất kia phải biểu hiện cho được những tư tưởng, tình cảm của mình. Do vậy, những lời ca đi vào lòng người nhất vẫn là những lời có sự thống nhất hai kiểu không gian này.

Tóm lại, không gian nghệ thuật trong “Thơ lẩu” chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, mang đậm chất miền núi. Đối lập với nó là không gian siêu nhiên linh thiêng, huyền ảo. Cặp không gian này tưởng như đối lập song lại thống nhất với nhau, nâng đỡ cho nhau để rồi cùng hướng tới làm tôn thêm vẻ đẹp nơi gian trần thế - nơi mà con người đang cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời mỗi con người. Mỗi không gian là một phương diện làm nên chỉnh thể của không gian nghệ thuật trong “Thơ lẩu” của người Tày nơi đây. Chúng đều là không gian gắn bó với những quan niệm, đời sống sinh hoạt của người dân và phản ánh được những cung bậc tình cảm của con người trong cuộc sống. Không gian nghệ thuật đã góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng trong dân ca nghi lễ đám cưới.

Kết luận

Tóm lại, thời gian và không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu Bạch Thông có nhiều điểm

tương đồng với dân ca đám cưới Tày – Nùng và thơ ca các dân tộc thiểu số. Nhưng nếu đi sâu vào chi tiết, ta sẽ nhận ra ở đây nhiều điểm độc đáo, phản ánh một cách tư duy nghệ thuật của bộ phận người Tày nơi đây. Lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình bởi lẽ, Thơ lẩu được sáng tác là để diễn xướng trong một môi trường nhất định, đó là thời gian, không gian của một đám cưới. Thời gian hồi tưởng hay thời gian tương lai đều góp phần làm nổi bật cho giá trị thời gian hiện tại – thời gian diễn xướng Thơ lẩu. Về không gian nghệ thuật, nói chung Thơ lẩu cũng biểu hiện một không gian trần thế, đời thường, gần gũi với con người miền núi. Nhưng ở Thơ lẩu, có sự kết hợp của không gian tuyến tính và không gian điểm đã tạo nên một kiều không gian đặc thù, phản ánh nét văn hóa trong đám cưới người Tày./.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Vi Quốc Bảo (1971), ”Dân ca đám cưới Tày

Nùng” Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. [2]. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới

Tày - Nùng, Nxb Việt Bắc [3]. Triệu Đức Ngự (1996), Thơ lẩu, Hội văn học

nghệ thuật Bắc Thái. [4]. Bùi Mạnh Nhị (1998), "Thời gian nghệ thuật

trong ca dao dân ca trữ tình", Tạp chí Văn hóa, số 04.

[5]. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

[6]. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H

[7]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[8]. Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H.

[9]. Trần Đình Sử, Lê Bán Hán, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.

[10]. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, H.

[11]. Likhachốp (1979), Nhà xuất bản Matxcơva, tr. 209-210.

Page 197: Tập 87 - 11 - 2011

Lê Thương Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 185 - 192

192

SUMMARY

ARTISTIC TIME AND SPACE IN LAU POETRY IN BACH THONG DISTRICT, BAC KAN PROVINCE

Le Thuong Huyen*

College of Education - TNU

Among ritual folk songs in usual wedding , ”Lau” poetry not only has general artistic features of folk songs in Tay-Nung ethnic people’s wedding and ethnic minority poetry but also has its own original features which reflexes Tay people’s artistic thought in this area. The most outstanding feature is its artistic time and space.

Artistic time in Lau poetry in Bach Thong -Bac Kan expresses the present. That’s the time of a specific wedding – a very important ritual in a man’s life, when Lau poetry is sung by the master of ceremorny. However, in order to highlight the present time in Lau poetry, the writer often uses pair of words expressing opposite time such as: past/present, present/future...to make the rythmn more diversified, that brings to listeners the feeling of time movement, changes in their life . And as a result, they respect their present happiness more.

As for artistic space, ”Lau” poetry depicts an existing space which is so familiar with mountainous people. The most outstanding feature in its artistic space is the combination of different small spaces: line space is the long road with many difficulties and challenges, which ”Quan lang” has to get over to fetch the bride from her parents’; but, spot space plays the main role. Such the spots as home port, stairs, floor house ... where all rituals of a wedding takes place make a paticular space reflexing cultural features in Tay people’s wedding.

With its features of artistic time and space, the artistic world in ”Lau” poetry clearly reflexes the original cultural character of Tay ethnic people

Key words: Lau poetry in Bach Thong, artistic time, artistic space.

* Tel: