taking photo and using photoshop in vietnamese

208
4 Tiến trình xlý kthut sđược phân ra làm 3 giai đon: I. Chnh máy khi thu hình mun cây tt cn ging tt. II. Chnh hình TNG QUÁT dng thô trong ca s- Camera Raw 4.0. III. Chnh hình CHI TIT trong chương trình Photoshop CS3. I. Chnh máy khi thu hình mun cây tt cn ging tt: Trong phn trình by này chúng ta sbiết vì sao cn phi thay đổi li thu hình kthut svà sa son các hình nh trước khi Chnh Hình. Chúng ta schú tâm trong vic thu hình bng dng RAW, bi vì dng này cho chúng ta hình nh vi cht lượng cao nht và cũng cho chúng ta nhiu điu kin để kim soát sc độ ca tác phm. A. Định Dng – File Format Phn ln trong các loi máy nh, loi va hay tt, cho phép ta chn hai dng Raw và JPEG hoc chn chai trong cùng mt ln bm máy. Có nhiu dng Raw khác nhau tutheo hãng sn xut, thí d: Canon = CRW hay CR2, Nikon = NEF, v.v… Khi Chp hình Nghthut nên cài đặt trên máy Camera: Dng mu color space = Adobe RGB B. Bng so sánh Raw vi JPEG RAW JPEG Độ Sáng 4096 tng 256 tng Chnh Hình Bt buc Không bt buc Xem hình trên computer Cn phn mm Không cn Độ phơi sáng Cn thiết Nguy cp Độ cha Ít hình Nhiu hình Vn tc thu hình Chm Nhanh Thich hp Phong cnh Báo Chí và chân dung C. ISO hay Độ nhy sáng – Film Speed * Thay đổi ISO rt ddàng bng nút bm trên than máy camera. * ISO cao sto ra nhiu nhiu cm – Noise – chn la cn thn. * Nhkim soát và điu chnh ISO trước khi chp! * Khi cm máy, givn tc thu hình nhanh hơn tiêu c, Thí d: ng kính 100mm dùng vn tc =< 1/125 sec. Nếu cn, tăng ISO để đạt vn tc

Upload: adam-dagout

Post on 18-Jun-2015

42 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

photoshop in vietnamese

TRANSCRIPT

Page 1: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

4

Tiến trình xử lý kỹ thuật số được phân ra làm 3 giai đoạn: I. Chỉnh máy khi thu hình muốn cây tốt cần giống tốt. II. Chỉnh hình TỔNG QUÁT dạng thô trong cửa sổ - Camera Raw 4.0. III. Chỉnh hình CHI TIẾT trong chương trình Photoshop CS3.

I. Chỉnh máy khi thu hình muốn cây tốt cần giống tốt:

Trong phần trình bầy này chúng ta sẽ biết vì sao cần phải thay đổi lối thu hình kỹ thuật số và sửa soạn các hình ảnh trước khi Chỉnh Hình.

Chúng ta sẽ chú tâm trong việc thu hình bằng dạng RAW, bởi vì

dạng này cho chúng ta hình ảnh với chất lượng cao nhất và cũng cho chúng ta nhiều điều kiện để kiểm soát sắc độ của tác phẩm.

A. Định Dạng – File Format Phần lớn trong các loại máy ảnh, loại vừa hay tốt, cho phép ta chọn

hai dạng Raw và JPEG hoặc chọn cả hai trong cùng một lần bấm máy. Có nhiều dạng Raw khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất, thí dụ: Canon = CRW hay CR2, Nikon = NEF, v.v…

Khi Chụp hình Nghệ thuật nên cài đặt trên máy Camera: Dạng mầu color space = Adobe RGB B. Bảng so sánh Raw với JPEG

RAW JPEG Độ Sáng 4096 tầng 256 tầng

Chỉnh Hình Bắt buộc Không bắt buộc Xem hình trên computer Cần phần mềm Không cần

Độ phơi sáng Cần thiết Nguy cập Độ chứa Ít hình Nhiều hình

Vận tốc thu hình Chậm Nhanh Thich hợp Phong cảnh Báo Chí và chân dung

C. ISO hay Độ nhạy sáng – Film Speed

* Thay đổi ISO rất dễ dàng bằng nút bấm trên than máy camera. * ISO cao sẽ tạo ra nhiều nhiễu cảm – Noise – chọn lựa cẩn thận. * Nhớ kiểm soát và điều chỉnh ISO trước khi chụp! * Khi cầm máy, giữ vận tốc thu hình nhanh hơn tiêu cự, Thí dụ: Ống kính 100mm dùng vận tốc =< 1/125 sec. Nếu cần, tăng ISO để đạt vận tốc

Page 2: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

5

D. Cân bằng Trắng – White Balance Auto White Balance: Cân bằng trắng mặc định, được nhiều

người chọn, vì thích hợp trong nhiều hoàn cảnh.

Daylight: Cân bằng trắng khi chụp giữa trưa nắng. Dùng vào hoàn cảnh khác sẽ bị lệch theo mầu Trưa.

Shade: Cân bằng trắng khi bầu trời xanh có mây trắng, chương trình giảm áp sắc xanh. (bluish color cast)

Tungsten light: Cân bằng trắng khi chụp dưới đèn Tung-ten sắc vàng cam. Chương trình tăng sự ấm nóng của màu sắc.

Cloudy: Chương trình cân bằng trắng khi có mây u ám, trời có màu xám xanh. Chương trình thêm sắc vàng vào khu vực xám.

Fluorescent light: Đèn huỳnh quang có áp sắc màu xanh lục. Chương trình sẽ điều chỉnh khu vực xanh lục.

Flash: Đèn flash có áp sắc xanh. Chương trình sẽ điều chỉnh lại khu vực có sắc xanh.

Thu hình kỹ thuật số không cần dùng nhiều kính lọc Máy Số cho phép ta điều chỉnh cân bằng trắng biến đổi tuỳ theo

nguồn sáng và nếu quên, khi sửa hình trong Photoshop ta vẫn có thể chỉnh lại được, cho dù hình ảnh đó khi thu hình sai cân bằng trắng.

E. Biểu đồ mật độ sáng pixel – Histogram

Biểu đồ này cho thấy mật độ pixel cao hay thấp tại từng thang sáng

khác nhau, từ góc trái, thiếu ánh sáng có mầu thuần Đen số 0, tới góc phải quá nhiều ánh sáng có mầu thuần Trắng số 255.

Khi thu hình nên cố giảm sự mất chi tiết trong vùng quá sáng. Có nhiều loại máy cho thấy vùng quá sáng bằng cách Chớp chớp khi

xem lại hình. Khi những vùng chớp trong Chủ Thể của bức hình bị mất chi tiết nên điều chỉnh lại các thông số và chụp lại.

Page 3: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

6

F. Sự Chỉnh sáng – Exposure compensation Ngoại trừ chụp hình bằng chế độ không tự động Manual, còn lại

trong các chế độ tự động hoặc bán tự động khác, Sự chỉnh quang Mặc Định trong máy số đã tự động ép quang độ về 18% Sám. Tóm lại quang độ Mặc định có thể khác nhiều so với quang độ thật bên ngoài mà mắt người nhìn thấy.

Sau khi chụp, kiểm tra Biểu đồ mật độ sáng trong máy ảnh. Nếu thấy: * Mất mầu trắng bên phía phải - Giảm Exposure vài nấc Âm * Mất mầu đen phía bên trái – Tăng Exposure vài nấc Dương Sau khi chỉnh xong, tiếp tục chụp lại. Nếu đã cố gắng mà không thu được hình TỐT và cơ hội thu lại hình

không còn nữa, thì chúng ta sẽ dùng kỹ thuật trong Photoshop cứu lại những hình ảnh đã thu nhưng không được như ý. II. Chỉnh hình tổng quát dạng Thô - Raw

Từ những thảo chương đầu tiên của Adobe như các bộ Photoshop 4,5,6,7 cho đến CS và CS2. Nhà chế tạo đã đặt trọng tâm vào giới ấn loát, graphic designer và giới chụp hình kỷ niệm…

Sau nhiều năm nghiên cứu, tham vấn và giúp ý của các Nghệ Sĩ

Nhiếp Ảnh… CS3 chào đời … Thật đáng công chờ đợi, CS3 đã mang đến cho các Nghệ Sĩ Nhiếp

Ảnh những công cụ chỉnh hình thật đầy đủ và nhiều thích thú… Một món quà vượt quá những điều mơ ước…

Khi mở hình trên CS3, ta thấy hình ảnh được thể hiện trong cửa sổ - Camera Raw 4.0.

Đây là nơi Lý Tưởng để Chỉnh hình Tổng Quát: Cân bằng Trắng, độ Phơi Sáng, độ Tương Phản, độ Sung Mãn và độ Nhiễu Sắc…

A. Cửa sổ - Camera Raw 4.0 Trong Cửa sổ của chương trình BRIDGE nhấp đôi chuột vào tấm

hình muốn sửa trong hộp thoại CONTENT. Trước tiên ta bàn sơ về sự xếp đặt trong cửa sổ - Camera Raw 4.0,

sau đó Ta đi sâu hơn vào từng vấn đề:

Page 4: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

7

Hàng dụng cụ phía trên trong cửa sổ - Camera Raw 4.0.

Theo thứ tự từ ngoài vào: Kính phóng đại hình – Bàn tay dùng để di chuyển hình - Ống nhỏ

nước dùng lấy mẫu trắng hoặc đen, cho cân bằng trắng hình - Ống nhỏ nước dùng lấy mẫu màu cho hình - dụng cụ cắt hình - dụng cụ cân bằng cho hình - dụng cụ xoá những dấu đốm bẩn cho hình - dụng cụ xoá mắt đỏ do đèn hoặc flash tạo ra - mở hộp thoại Preferences - dụng cụ xoay hình theo hướng trái - dụng cụ xoay hình theo hướng phải.

Đưa chuột về phía dưới trong cửa sổ - Camera Raw 4.0, nhấp chuột

vào hàng chữ sau.

Hộp thoại sau xuất hiện:

Trong khung lựa chọn Tiến trình – hộp thoại Workflow options: * Dạng màu color Space = chọn Adobe RGB (1998) * Thang sáng Depth = chọn 16 Bits/Chanel - JPEG = 8 bits = 256 bậc thang = 16 triệu màu. - RAW = 16 bits = 4096 bậc thang = 97 tỉ mầu.

Page 5: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

8

* Khuân khổ Size = để mặc định theo máy ảnh không thay đổi. * Resolution = chọn 300 pixel/inch. * Chọn hộp Open Photoshop as a Smart Objects. Cho phép lưu trữ những dử kiện trong Workflow Options dùng truy cập sau này. Lưu ý: * Nếu hình thu tốt, ít cần chỉnh sửa – Jpeg không khác Raw. * Nếu hình cần chỉnh sửa nhiều, nên dùng Raw. * Ngoài thị trường chưa có máy in ảnh 16 bits (dãy số) * Khi chỉnh sửa hình với Raw xong, phải đổi ra 8 bits và chuyển thành Jpeg mới có thể đem in! * Máy ảnh thấp chỉ dùng Jpeg không có Raw. * Máy ảnh cao có thể chọn Jpeg hoặc Raw, hay chụp cả Jpeg

và Raw cùng một lúc. Khi chỉnh hình, Tốt nhất là khởi hành từ trạng thái nguyên thuỷ,

muốn thế ta phải: 1. Kiểm soát sự đồng bộ. a. Trong chương trình của máy ảnh: Dạng mầu trong quá trình thu nhận = RGB hay sRGB. b. Trong chương trình Photoshop CS3: Dạng mầu trong quá trình làm việc = RGB hay sRGB. 2. Xoá bỏ những Mặc Định của chương trình Photoshop CS3 đã cài

đặt và thể hiện ra màn hình, bằng cách nhấn Default trong hộp thoại Basic, lúc này toàn bộ mầu sắc sẽ trở về trạng thái Mặc Định nguyên thuỷ của máy hình thu nhận.

Page 6: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

9

1. Hộp thoại Căn Bản – Basic

Thông hiểu và xử dụng các dụng cụ ở trang Căn Bản này là điều kiện bắt buộc để xử lý Raw. Tuy rằng có thể bỏ qua một vài công cụ… Đây là nơi ta có thể thay đổi toàn diện cảm súc về mầu sắc, sáng, tối, sự mất chi tiết hay độ tương phản…

a. Cân bằng Trắng – White Balance Những cách này cho phép Ta thay đổi mầu sắc của toàn thể bức hình

từ ấm tới lạnh hay trung bình. Có 3 cách để chỉnh cân bằng Trắng: 1. Dùng Bảng liệt kê tương ứng với nguồn sáng khi thu hình: Chọn

trong khung trắng bên cạnh White Balance: 2. Chuyển thước Nhiệt Temperature: Phải=Vàng Trái=Xanh lơ Chuyển thước Tint: Phải= Hồng Trái= Xanh lá

Page 7: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

10

3. Dùng ống nhỏ nước nhấp vào vùng có mầu trắng hay mầu đen hoăc mầu xám có chi tiết.

Lưu ý: Có thể dùng hoà hợp cả ba cách trên để đạt đến mục tiêu. b. Chỉnh độ Phơi Sáng – Exposure Di chuyển thước kéo Exposure chỉnh độ phơi sáng để thiết lập điểm

sáng nhất cho tấm hình. Dùng bàn phím nhấn chữ O: nếu có những vùng mầu đỏ xuất hiện,

đó là những vùng sẽ bị mất chi tiết vì quá sáng.

Dùng chuột nhấn vào nút tam giác, ở góc phải phía trên của biểu đồ

mật độ sáng: nếu có những vùng mầu đỏ xuất hiện, đó là những vùng sẽ bị mất chi tiết vì quá sáng. Cách khắc phục:

Tay trái nhấn nút ALT - Tay phải nhấn chuột trái kéo thước về phía phải cho tới khi nhìn thấy chi tiết từng mầu bắt đầu mất vì sáng quá. Lui ngược về trái cho tới khi toàn tấm hình bắt đầu vừa chớm mầu đen.

Khi thấy mầu trắng xuất hiện là mất cả 3 mầu. c. Cứu loé sáng – Recovery * CS3 Dùng thước kéo cứu loé sáng để vớt vát những chi tiết đã bị mất vì

sự quá sáng của tấm hình. Chỉ ảnh hưởng vùng sáng – Highlights mà thôi! d. Bồi sáng – Fill Light * CS3 Dùng thước kéo bồi thêm sáng để vớt vát những chi tiết đã bị mất vì

sự quá tối của tấm hình. Chỉ ảnh hưởng vùng tối – Shadows mà thôi! e. Chỉnh Tối – Black Di chuyển thước kéo Black chỉnh độ tối để thiết lập điểm tối nhất

cho tấm hình.

Page 8: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

11

Dùng bàn phím nhấn chữ U: nếu có những vùng mầu xanh xuất hiện, đó là những vùng sẽ bị mất chi tiết vì quá tối.

Dùng chuột nhấn vào nút tam giác, ở góc trái phía trên của biểu đồ mật độ sáng: nếu có những vùng mầu xanh xuất hiện, đó là những vùng sẽ bị mất chi tiết vì quá tối.

Cách khắc phục:

Tay trái nhấn nút ALT - Tay phải nhấn chuột trái kéo thước về phía phải cho tới khi nhìn thấy chi tiết từng mầu bắt đầu mất vì tối quá. Lui ngược về trái cho tới khi toàn tấm hình bắt đầu vừa chớm mầu trắng.

Khi thấy mầu đen xuất hiện là mất cả 3 mầu. f. Chỉnh độ Sáng - Brightness Dùng thước kéo chỉnh độ sáng – Brightness cho toàn hình ảnh mà

không sợ làm mất đi chi tiết của tấm hình. Lưu ý: Nếu quá tay mầu sắc sẽ bị mờ nhạt trong độ sáng. g. Chỉnh độ tương phản – Contrast Dùng thước kéo chỉnh độ tương phản cho toàn hình ảnh, kéo thước

về phía Phải làm vùng sáng – Highlights sáng hơn, và vùng tối – Shadows tối hơn, tăng thêm sự tương phản cho mọi sự vật trong tấm hình. Lưu ý: Nếu quá tay trong vùng tối – Shadows hay vùng sáng – Highlights sẽ bị mất chi tiết.

h. Hộp chọn đổi sang mầu sám – Convert to Grayscale * CS3 Nhấp chuột chọn vào vùng chọn Convert to Grayscale: Chuyển hình

mầu ra Trắng Đen. i. Chỉnh độ Linh Động – Vibrance * CS3 Thước kéo này chỉ tăng độ sung mãn cho những mầu thiếu sung

mãn, mầu sắc sẽ biến thành linh động và nhẹ nhàng hơn. Lưu ý: cẩn thận không để mất đi những mầu sắc trong tự nhiên. k. Chỉnh độ Sung mãn – Saturation Thước kéo này sẽ tăng độ sung mãn cho tất cả các mầu. Lưu ý: cẩn thận không để mất đi những mầu sắc trong tự nhiên.

Page 9: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

12

2. Hộp thoại Đường cong Sắc Độ - Tone Curve * CS3 Đây là nơi lý tưởng để chỉnh độ tương phản, Có hai chọn lựa: 1. Trang Chỉnh Vùng – Parametric

Có 4 thước kéo để chỉnh từng vùng sắc độ: Sáng trắng = Highlights Sáng nhạt = Lights Tối nhạt = Dark Tối Đậm = Shadows 2. Trang Chỉnh Điểm – Point

Page 10: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

13

Có 3 chọn lựa tiền định: Mặc định = Linear Tương Phản Vừa = Medium Contrast Tương Phản Mạnh = Strong Contrast Tự do chỉnh sửa = Custom

Page 11: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

14

3. Hộp thoại chi tiết - Detail Phải mở hình lớn trên 100% để thẩm định chi tiết và sự biến đổi khi

chỉnh sửa trong hộp thoại này.

a. Điều chỉnh độ rõ nét – Sharpening Kéo thanh Amount sang bên phải làm nét cho hình ảnh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì sẽ không làm nét trong lúc đang chỉnh

sửa mầu sắc, mà sẽ dùng Unsharp mask trong phần Filters của chương trình photoshop CS3,

b. Nhiễu Cảm và Nhiễu Sắc - Noise Reduction Nhiễu cảm và nhiễu sắc – Noise là một trở ngại và khó khăn lớn cho

máy Ảnh Kỹ Thuật Số. Xem hình chụp, thấy xuất hiện những vẩn mầu tím, đỏ, xám hay hào quang vô duyên và ngớ ngẩn làm giảm mỹ thuật.

Page 12: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

15

Nhiều Nguyên nhân gây ra noise: * Khi thu hình dùng ISO cao. * Hình thu thiếu sang. * Hình chụp ngược sáng. * Gần dây điện cao thế hay từ trường cao. * Sự bùng nổ trên mặt trời. * Tuỳ theo loại và kiểu máy ảnh khi được sản xuất. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những máy ảnh và những

Software có khả năng làm giảm noise… Điều chỉnh độ Nhiễu Cảm Sáng - Luminance Dùng để giảm nhiễu cảm - Noise khi thu hình trong các điều kiện đã

nêu trên, hình chụp ra thấy xuất hiện thấy xuất hiện những vẩn tối hay hào quang - Rất khó thấy.

Lưu ý: Tăng cao sẽ giảm sự sắc nét của tấm hình. Điều chỉnh độ nhiễu sắc tối – Color Dùng để giảm nhiễu sắc - Noise khi thu hình trong những điều kiện

đã nêu ở trên, hình chụp ra thấy xuất hiện những vẩng mầu tím và đỏ - Rất dễ thấy trong vùng Tối khi mở hình trên 100%.

Lưu ý: Tăng cao sẽ giảm sự sắc nét của tấm hình. Thông thường nên chỉnh Nhiễu Sắc Tối trước – Color, sau đó kéo thước

Nhiễu cảm Sáng cho cùng một cường độ

Page 13: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

16

4. Hộp thoại mầu sắc, sung mãn, sáng và độ sám – HSL/Grayscale Đây là nơi thích thú khi muốn chỉnh mầu hay đổi hình mầu qua đen trắng. Hộp chọn Convert to Grayscale dùng để chuyển hình mầu sang trắng đen.

Ba trang: Hue; Saturation; Luminance, trong mỗi trang có 8 mầu để chỉnh. Mầu sắc = Hue Độ sung mãn của mầu sắc = Saturation Độ sáng của mầu sắc = Luminance

Page 14: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

17

Làm quen với lối chỉnh đổi Mầu sắc – Độ sung mãn của mầu sắc – Độ

sáng của mầu sắc.

Page 15: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

18

5. Hộp thoại sắc độ tách đôi - Split Toning * CS3

Các công cụ chỉnh hình: Vùng sáng – High Light Mầu – Hue Sung mãn - Saturation Vùng tối – Shadow Mầu – Hue Sung mãn - Saturation

Làm cân bằng Sáng và Tối - Balance

Page 16: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

19

6. Hộp thoại ống kính – Lens Corrections

Chỉ sử dụng công cụ ở trang này khi cần thiết. Một vài loại ống kính như Wide-Angle bị trở ngại bắt rõ nét tại vài điểm. Ta sẽ thấy hào quang mầu trên cạnh của chủ thể. Đó là Sắc Sai Chromatic. Dùng hai thước trong khu vực Chomatic Aberration để chỉnh sửa:

1. Thước kéo Đỏ/Xanh – Fix Red/Cyan Fringe 2. Thước kéo xanh/vàng – Fix Blue/ yellow Fringe

Hai thước kéo trong khu vực Lens Vignetting: Thêm bớt ánh sáng từ ngoài cạnh tối dần về phía tâm của hình ảnh. Một số nhiếp ảnh gia thích sử dụng công cụ này làm hình tối dần về phía trung tâm với mục đích giữ mắt người xem.

Page 17: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

20

7. Hộp thoại chế định máy ảnh – Camera Calibration

Chỉ sử dụng công cụ ở trang này khi cần thiết, Cho phép điều chỉnh sự lệch mầu tuỳ loại máy ảnh – Camera Profile

Page 18: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

21

8. Hộp thoại lưu trữ chương trình - Preset

Công cụ này thích hợp để chỉnh hình chụp trong khung cảnh xếp đặt trước như: cơ sở chụp chân dung hay đám cưới. Chỉ cần chỉnh sửa một lần rồi cài đặt phương cách đó để chỉnh hình đồng loạt những hình khác được thu trong cùng một điều kiện ánh sáng:

1. Trong hộp thoại Preset, góc phải phía dưới cùng đưa chuột nhấp vào hình cuốn tập bên cạnh thùng rác, hộp thoại New Preset xuất hiện.

Page 19: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

22

2. Đặt tên vào khung Name, Thí dụ: “vietphoto”. 3. Subset: All settings = chọn tất cả những gì chúng ta đã làm việc. 4. Cuối cùng là nhấn nút OK.

Page 20: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

23

Khi đưa một hoặc nhiều hình ảnh vào Cửa sổ 4.0 - Camera Raw

1.Chọn hộp thoại Presets 2. Nhấp đôi vào tên, Thí dụ: “vietphoto” 3. Một hay nhiều hình ảnh sẽ tự động hoán chuyển theo những gì chúng ta đã làm trong vietphoto.

Page 21: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ngôn ngữ của màu sắc (một vài khái niệm cơ bản) Các mô hình thể hiện màu sắc đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng một mô hình thực sự đi từ nghiên cứu khoa học và có mang tính họa hình được tạo bởi Newton năm 1702, từ đó đến nay rất nhiều mô hình khác được sinh có dạng từ 2D đến 3D và được dùng cho nhiều mục đích khác nhau 1-Vòng tròn của Newton: 7 màu cầu vồng được xếp liên tục teo thứ tự trong một vòng tròn, sự liên hệ giữa các sắc màu trở nên có luật lệ và rõ ràng. Mô hình này rất hữu ích để hiểu sự phối hợp hài hòa vả cân bằng của màu sắc, là công cụ cơ bản của lý thuyết màu sắc. 2-Vòng tròn phổ màu: sự chuyển tiếp các màu mang tính liên tục, màu đỏ tương ứng với o° được đặt lên trên cùng 3-Tam giác Delacroix: 3 màu cơ bản trong hội họa được đặt trên 3 đỉnh tam giác, nối với nhau bởi 3 màu thứ cấp bậc 2 (tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản tương ứng) 4-Ngôi sao màu của Blanc: 1867, mối tương quan giữa 3 màu cơ bản, 3 màu thứ cấp bậc 2 và 6 màu thức cấp bậc 3 5-Vòng tròn của Mulsell: 1905, họa sĩ Mỹ Albert Munsell tạo ra mô hình từ 5 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, màu tía (poupre) và 5 màu trung gian, được làm cơ sở cho mô hình 3D Musell, mô hình này vẫn được dùng bởi GregtaMacbeth 6-Vòng tròn của Ostwald: 1916, nhà hóa học đức Wilhem Ostwald tạo ra mô hình 25 màu tạo ra từ các màu được cảm nhận: đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh dương, màu xanh lá cây được coi là cơ bản dưới góc độ cảm nhận thị giác Mô hình màu 3D L*a*b*: Được tạo ra năm 1976 từ hội nghị quốc tế về chiếu sáng, mục đích là thể hiện được tất cả màu sắc có thể nhận biết được cũa thị giác, mô hình này dùng 3 giá trị: sắc màu (teint), độ bão hòa (độ tinh khiết, saturation, màu càng tinh khiết thì càng tươi),và độ sáng. Đây là một mô hình rất rộng và bao hàm các mô hình khác, ta có thể hình dung một vòng tròn 2D thể hiện các sắc màu, khi chuyển vô tâm thì độ bão hòa giảm dần, vị trí màu trên vòng tròn đựơc hiển thị bằng 2 giá trị: a (theo trục đỏ-xanh lá cây) và b (theo trục xanh dương-vàng) tất cả các giá trị 2D đó được cộng thêm giá trị cường độ sáng theo trục vuông góc vòng tròn thành ra 3D Thực tế luôn có sự xung đột giữa các mô hình màu dựa trên ánh sáng phản chiếu và mô hình dựa trên ánh sáng trực tiếp: Newton bắt đầu từ màu quang phổ (áng sáng trực tiếp tách ra khi qua thấu kính) trong khi nhiều lí thuyết gia khác nghiên cứu trên màu của ánh sáng phản chiếu. Trong nhiếp ảnh digital, ta dùng cả 2 hệ thống, ánh sáng trực tiếp trên màn hình và ánh sáng phản chiếu trong in ấn. Thực chất cái vòng phổ màu của newton ta thấy trên đây chỉ là mang tính phỏng chừng vì ta không thể in được trên giấy (màu ánh phản chiếu)

- Các sắc màu (teinte) cơ bản Khái niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu khác) có từ rất lâu và thường bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy được trong thiên nhiên. Thời trung cổ màu vàng kim loại, màu đỏ và màu xanh dương được dùng nhiều nhất không phải dựa trên khái niệm pha trộn màu sắc mà chằng qua kim loại vàng, bột thần sa và đá da trời (outremer) sẵn có trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất thành 2 hệ khác nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-Xanh dương 3 màu cơ bản của áng sáng trực tiếp (Đỏ-Vàng-Xanh lá cây) được tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng 3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi trộn lẫn với nhau sẽ ra màu đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa Trong hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự pha trộn từ 6 màu sau: 3 màu cơ bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu thứ cấp bậc 2 (Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu Trắng, Đen hoặc xám, vì nhiếp ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt nghiên cứu các màu này, hơn nữa trong thế giới xung quanh ta phần lớn các màu sắc là kết quả của ánh sáng phản chiếu, chỉ trừ các vật phát sáng trực tiếp như mặt trời, các loại đèn... -Độ bão hòa (saturation): Các sắc màu "tinh khiết" hòan toàn bão hòa, khi đó nó cho cường độ (màu) tối đa, thực tế trong cuộc sống các màu ít khi nào hoàn toàn bão hòa, chúng "dơ" hơn, xỉn hơn, thậm chí độ bão

Page 22: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

hòa=0 (màu trắng, xám hoặc đen) vì vậy các màu "tinh khiết" luôn được dùng làm trọng tâm của một bức hình nếu ta tìm được chúng trong thiên nhiên. Trong thực tế ta có thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng cách pha thêm màu trắng, màu đen, xám hoặc một màu bổ sung (màu đối diện trong vòng tròn thể hiện màu sắc)

Thực tế, hiếm khi tìm được màu hoàn toàn bão hòa trong thiên nhiên, ngoài các loài hoa và một số sắc tố động vật, ngay cả bầu trời xanh không bão hòa như ta cảm nhận Khi cắt qua mô hình lab, các sắc màu đạt được độ bão hòa tối đa ở các cường độ sáng khác nhau, ví dụ trên hình cùng một cường độ sáng, màu vàng bão hòa hơn màu tím

-Độ sáng (luminosité) Cường độ sáng tối đa phụ thuộc vào sắc màu, màu vàng là màu sáng nhất, trái lại màu tím tối nhất, độ sáng làm màu sắc sáng lên hay thẫm lại, màu trắng và đen là 2 thái cực. Ta nên nhớ là một cường độ sáng tương ứng với 1 sắc màu, màu vàng chỉ tồn tại ở "tông" sáng, màu đỏ trở thành màu hồng và mất đi các tính chất của nó nếu bị sáng quá, màu xanh dương trái lại, phủ gần hết cường độ sáng (từ tối đến sáng ta vẫn cảm nhận được đó là màu xanh dương) , màu cam có đặc điểm gần giống màu vàng và màu xanh lá cây gần giống màu xanh dương, còn màu tím là khó chịu nhất, nếu sáng lên một chút nó trở thành màu "lavande" còn thẫm hơn nó tiến gần màu xanh dương đậm. Cường độ sáng trong nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự đo sáng (exposition), bằng cách thay đổi nó ta sẽ rút ra được các hiệu quả khác nhau về màu sắc Cường độ sáng thay đổi tùy theo sắc màu, màu vàng luôn sáng, khi làm tối lại nó trờ thành màu vàng đất, trong khi màu tím luôn luôn tối, nếu sáng lên nó trở thành màu tái, ta cũng thấy rằng màu vàng bão hòa sáng hơn màu tím bão hòa nhiều Sự giảm sáng một chút giúp tăng các sắc màu, nếu ta giảm sáng nhiều sẽ làm cho chúng tối lại và trở thành đen, ngược lại nếu tăng sáng quá đà sẽ làm mất đi các đặc điểm màu sắc, làm chúng trở thành "tái" Độ sáng của một vài màu có thể thay đổi tùy theo màu của nguồn chiếu sáng, màu xanh thẫm hơn nếu được chiếu bằng đèn dây tóc (giữa), sẽ giảm sút đi dưới áng sáng mặt trời (trái) và ánh sáng đèn huỳnh quang (phải) -Màu của ánh sáng: Ánh sáng trắng của mặt trời là một phổ liên tục rất rộng bao gồm các sóng có bước sóng khác nhau , mắt người chỉ có khả năng bắt được một "đoạn" rất nhỏ trong phổ đó, từ bước sóng 380 nm (màu tím) đến 780 nm (màu đỏ). Một điểm lưu ý là mắt không thể phân tách được các bước sóng khác nhau (màu) khi chúng trộn lẫn với nhau mà chỉ thấy được như một màu. Khi có mặt đầy đủ các bước sóng trong phổ nhìn ta thấy ánh sáng màu trắng (áng sáng mặt trời lúc giữa trưa), còn lúc mặt trời lặn ta thấy màu đỏ-cam vì khi đó chỉ tồn tại các bước sóng từ 570 đến 620nm

Page 23: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Phổ ánh sáng rất rộng, đi lần lượt từ bước sóng lớn nhất đến nhỏ ta sẽ có: sóng radio, sóng micro onde, tia hồng ngoại (gần màu đỏ), áng sáng thấy được (bắt đầu từ đỏ đến tím), tia cực tím, tia X và tia gamma. Film và sensor bắt được một phần tia cực tím nên mới có filtre UV để ngăn bớt vì nó tác động vô kết quả ảnh, cả về màu sắc và exposition (thấy được) mặc dù mắt người không thấy tia cực tím Mắt người có mức nhạy cảm khác nhau với các bước sóng khác nhau và hoàn toàn hợp lý khi nó nhạy cảm nhất với các bước sóng trung bình, giảm dần ra 2 cực (từ không thấy gì ở tia hồng ngoại, bất đầu cảm nhận được ở màu đỏ sau đó thấy rõ hơn màu cam, đến cực điểm màu vàng, rồi bắt đầu giảm dần ở xanh lá cây, xanh dương đến nhỏ nhất ở màu tím, sau đó lại không thấy gì ở tia cực tím -hình trên bên trái). Vì vậy ta thấy màu vàng luôn sáng, còn màu tím lại tối. Một lưu ý nữa là ngoài các tế bào hình nón cảm nhận ánh sáng và màu sắc (nhạy đối với bước sóng 600nm- màu vàng), mắt người còn có các tế bào hình que chỉ cảm nhận được cường độ ánh sáng mà không phân biệt được màu sắc, chúng chỉ hoạt động khi ánh sáng rất yếu và có độ nhạy lớn nhất đối với bước sóng 500 nm (xanh lá cây), vì vậy khi ánh sáng rất yếu thì ta cảm nhận tốt hơn màu xanh lá cây -hình trên bên phải Trước khi mặt trời mọc, sương mù trên sông Yamuna giữ lại chủ yếu màu xanh của bầu trời không mây, và màu magenta ngay đường chân trời hướng về phía mặt trời, ảnh chụp ngôi đền Taj Mahal ở khoảnh khắc đó cho một sự phối hợp giữa 2 màu trên - Nhiệt độ màu Nhiệt độ màu được dựa trên màu phát ra của một vật bị đốt nóng, tùy theo nhiệt độ nung của vật đó và được tính theo độ Kelvin. Một chất bắt đầu phát ra ánh sáng đỏ ở 1000 độ K, trở nên trắng ở 5000°K và chuyển sang xanh ở nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ màu trên bề mặt của mặt trời là một màu trắng hoàn toàn. Việc này có vẻ trái với cảm xúc của chúng ta vì ta thường cảm giác màu đỏ "nóng" hơn màu xanh, máy kĩ thuật số dùng nhiệt độ màu trong việc tính white balance và đây là một điểm rất mạnh vì ta có thể thay đổi theo ý muốn, lúc trước chụp phim cần phải sử dụng nhiều loại phim khác nhau để chỉnh sửa nhiệt độ màu Một vài thông số về nhiệt độ màu tương ứng với các nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo (xin lỗi các bác tôi không biết gõ dấu tiếng Việt trong photoshop - Phổ ánh sáng không liên tục: Không như ánh sáng trắng ban ngày, ánh sáng của đèn huỳng quang và đèn khí đốt (thủy ngân, natri, xénon) chỉ chứa các đoạn hẹp sóng ánh sáng không liên tục nên sẽ cho màu trong các bức ảnh chụp. Chúng được sử dụng rộng rãi trong chiếu sáng công cộng trong nhà cũng như ngoài phố. Mắt người khi nhìn có khả năng "sửa sai" nên thực tế ta vẫn thấy ánh sáng trắng bình thường, nhưng bản phim hay sensor sẽ ghi nhận trung thực lại các màu sắc và thường gây nên vấn đề màu cần giải quyết. Với phim thì thông thường người ta dùng các kính lọc màu (filtre), còn máy ảnh kĩ thuật số chỉ đơn giản dùng "white-balance", tất nhiên cũng còn tùy mục đính và cảm nhận của người chụp mà quyết định có sửa hay không hay trái lại tăng cường nó lên để tạo ra "ambiance" cho ảnh chụp. Sở dĩ mắt người vẫn cảm nhận màu trắng bình thường bởi vì chúng không phân biệt được sự khác biệt từng bước sóng khác nhau mà có khuynh hướng cộng chung lại một kết quả và bỏ qua các "lỗ hổng" bị thiếu trong phổ ánh sáng không liên tục. Ánh sáng nến 1500K Ánh sáng đèn vàng Tungsten 2800K Ánh hoàng hôn, bình mình 3500K Ánh sáng ban ngày, flash 5500K Ánh sáng ban ngày, trời quang 6500K Trời có mây, trong bong râm 7500K

Page 24: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

+Ev hay -Ev Phần lớn các sự vật đều k0 thể tự phát sáng, trừ mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa...Mắt chúng ta, cũng như camera (film/sensor) nhìn thấy sự vật là do bắt được ánh sáng phản xạ từ vật đó khi được chiếu bởi những nguồn sáng trên. Do đó, lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng; trong đó, tính chất (i) rất quan trọng vì nó có tính cố định đối với một sự vật cụ thể. Từ tính chất này, Ansel Adam (1902-1984) đã đưa ra một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, đó là: 1. Zone system Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.

Zone system chart

(Note: Trong biểu đồ này, họ k0 tính Zone 0 - pure black.) Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6. Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (grey). Thực sự thì con số 18% này đối với chúng ta k0 quan trọng lắm. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những nhà sản xuất camera, film. Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc k0 thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% grey, hay midle grey. 2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey" Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ? Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 ! Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)

Page 25: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng" Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên. Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100 - Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18 --> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ) - Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36 --> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5. Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200 - Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36 --> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám. Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận

Page 26: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100! Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 . Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó. Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng. Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV. 3. Kết luận Em trích lại kết luận đã post ở trang trước: Do đó, để chụp đúng sáng là sự kết hợp giữa khả năng đo sáng chính xác của máy ảnh theo chuẩn 18% grey cộng với kinh nghiệm bù trừ sáng của người chụp. Thôi thì ta tạm mặc định là máy ảnh đã được chế tạo chuẩn theo tone 18% grey. Mà thực tế thì rất chuẩn vì cái giá trị này cố định, chẳng có gì khó đối với nhà sản xuất cả. Vậy thì, nếu có chụp sai sáng, ta k0 nên vội vàng đổ lỗi cho camera. Lỗi phần lớn là do photographer k0 rõ mình đang sử dụng mode đo sáng nào. Nhất là đo sáng điểm (spot). K0 biết mình đang đo sáng vào vật thể thuộc zone nào để bù trừ sáng cho đúng. Chính vì thế, ở bên kia em thấy bác kakalot nói rất đúng là một trong những bài học đầu tiên trong NA là luyện khả năng nhận biết zone 5. 4. Một vài áp dụng lý thuyết Nếu trong khuôn hình có đối tượng thuộc zone 5 và đối tượng này cũng được chiếu từ nguồn sáng tương đương với subject (điều này rất quan trọng) thì ta cứ đo sáng vào thẳng đối tượng đó, và dùng chính

Page 27: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

thông số do camera cung cấp để chụp. Ví dụ: Vùng có giá trị +0 chính là zone 5 Trong trường hợp trong khuôn hình không có đối tượng nào thuộc zone 5 thì có 2 cách:

- Cách 1: kiếm một miếng grey card (có bán sẵn ở các photo store) đặt cạnh đối tượng chụp sao cho grey card cũng được nhận ánh sáng cùng hướng với subject. Đo sáng vào grey card, lock EV , khuôn hình lại và chụp. - Cách 2: dành cho những người nhiều kinh nghiệm. Tức là nếu k0 có zone 5 thì họ cũng biết được những đối tượng khác trong hình thuộc zone nào để chủ động đo sáng vào đó rồi bù trừ sáng hợp lý. Ví dụ: Đo sáng vào lòng bàn tay cũng là cách thường được áp dụng trong thực tế, nhất là vào thời kỳ camera chưa có metering build in. Đó cũng là sự "biến tướng" của cách 1 & 2 với điều kiện phải đảm bảo (i) biết rõ tay mình thuộc zone nào, (ii) khi đo, tay phải nhận cùng một lượng ánh sáng như subject. Những ví dụ minh họa trên cho thấy việc áp dụng đo sáng hầu hết với mode đo sáng điểm spot hay partial. Nếu có khả năng nắm vững zone

system thì spot metering là rất hiệu quả vì vùng đo sáng rất hẹp. Nhưng nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu photographer k0 nhận dạng được zone system đang nằm trong vùng ngắm của spot ! Đó là lý do spot metering thường được trang bị cho các máy prof khi nhà sản xuất giả định người dùng nó có kinh nghiệm đo sáng. Điều đó k0 có nghĩa là nếu máy của bạn có spot metering thì bạn là người có kinh nghiệm nhé. Nếu chưa nắm vững zone system thì nên dùng partial, center weight hay matrix. Rủi rõ sẽ ít hơn. Đồng thời, việc khoe máy

của tớ có spot metering cũng sẽ trở nên rất "tế nhị" đấy

Page 28: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHỤP HÌNH CƠ BẢN I. Chụp ảnh ngoài trời với ánh sáng tự nhiên: Ánh sang tự nhiên là nguồn sang lý tưởng để chụp hình, nhiệt độ mầu phù hợp vớI phim phổ thong ddang dung nên luôn cho mầu đúng sắc độ. Tốc độ thường dùng: 30, 60 (trong bóng râm của trời không nắng, hoặc chiều tối). 125 (trong bóng râm của trời nắng) hoặc 250 của trời nắng nhẹ. Không nên chụp dưới trời nắng gắt, chụp như vậy ảnh thường không nổi hết các chi tiết của đối tượng chụp. Nguồn ánh sang này dễ sử dụng nhưng nếu không cẩn thận khi chụp sẽ có hiện tượng ảnh bị lu mờ (không trong), tựa như có lớp sương mỏng phủ lên ảnh, hiện tượng này ngườI ta gọI là bị “halo”. Để tránh hiện tượngnày nên chụp xuôi sáng, và sử dụng loa chống loá sáng, chụp hơi chúc máy xuống so với nguồn phát sáng . 2.. Chụp ảnh ngoài trời phối hợp đèn flash: Đôi khi ta chụp ngườI đứng ngược vơí nguồn sang, Ví dụ chụp hình ngườI đứng ở giũa của, lựng quay ra ngoài sân, nếu không dùng đèn điện tử (flash) thì lúc đó hoặc là cảnh ngoài sân đúng sáng, mặt ngườI đen, hoặc là mặt ngườI đúng sáng còn cảnh ngoài sân lạI loá trắng do thừa sáng. Vậy để có búc ảnh mà cả 2 đốI tượng đó đều đúng sáng thì ta cần phốI hợp cùng lúc vớI đèn flash. Đầu tiên kiểm tra trên bảng hướng dẫn ở thân đèn xem vớI khoảng cách từ máy tớI ngườI được chụp thì cần mở ống kính là bao nhiêu, đặt cửa sáng ở dộ mở đó. Tiếp theo giữ nguyên cửa sáng, dùng đồng hồ đo sáng có trong máy rồI phốI hợp vớI tốc độ chụp để tìm ra vị trí đúng sáng cho đồng hồ đo đó (lưu ý, tốc độ máy phảI luôn nhỏ hơn tốc độ ăn đèn ghi trên máy), như vậy lúc này ta đã cân bằng được lượng sang giũa ánh sáng đèn điện tử và ánh sang trời. Ta cũng có thể phốI hợp tình huống này khi chụp ngườI ở trong phòng tốI để có thể kết hợp được cả những nguồn sang khác phát ra từ các bong đèn trong phòng. VớI những máy tự động (trừ máy du lịch) thì chỉ việc đặt cả máy và đèn chụp ở chế độ TTL là được. KỸ THUậT CHỤP LIA MÁY (PANNING) Chủ đề trong bức ảnh của cách chụp này bao giờ cũng nổi bật ra khỏi phông nền vì nền phông phía sau luôn mờ nhoè, do vậy nội dung bức ảnh tập trung và cô đọng hơn. Mặt khác nền phông phía sau nhoè theo vệt nên nó tạo cho ta cảm giác là vật được chụp đang di chuyển với tốc độ cao. Đối tượng được chụp thường đang ở trong trạng thái chuyển động như người đi bộ, chạy, xe đạp, xe máy… đang đi…Thường có 2 trường hợp xảy ra trong cách chụp này: 1. Người chụp đứng yên tại chỗ còn đối tượng được chụp đang di chuyển. Trường hợp này tốc độ chụp nên chọn là: 8 dùng cho người đi bộ (chụp những bà gánh hàng rong đang hốI hả vì sợ muộn buổI chợ sớm…), 16 cho người chạy và xe đạp đang đi, 30 cho xe máy đang chuyển động. 2. Cả người chụp và đối tượng được chụp đều di chuyển như cùng ngồi trên 2 xe máy di chuyển cùng chiều. trong hoàn cảnh này cố gắng giữ đồng tốc giữa 2 xe, tốc độ chụp từ 30 đến 120. Trong cả 2 trường hợp trên tốc độ chụp có thể dùng cao hơn nữa vẫn chụp được nhưng hiệu quả không cao, phông mờ nhoè ít. VớI lốI chụp này nên chọn tốc độ càng chậm càng tốt, ảnh càng đẹp hơn. Tốc độ chậm có khả năng gây mất nét nên để giảm bớt tình trạng này khi chụp nên chọn tiêu cự ngắn nghĩa là dùng ống kính góc rộng. Khi dùng tiêu cự này thì độ nét sâu của ảnh lớn, giảm bớt tình trạng mất nét khi chụp, đồng thờI cho phép ta dễ dàng nớI lỏng bố cục. Do phần vì đốI tượng chụp đang chuyển động dẫn đến khó bố cục chính xác, phần do đạI đa số máy ảnh đều có điểm ngắm nét nằm vào giữa khung hình nên chủ đề của bức ảnh chụp kiểu này thường nằm vào chính giữa, do vậy sau khi chụp xong thường phảI cắt cúp lạI ảnh, để cắt cúp được đẹp thì ngay khi chụp nên tạo sẵn khoảng trống trong bức ảnh đó, nghĩa là không nên bố cục chặt quá mà nớI lỏng ra 1 chút. Nếu chụp vớI máy cơ thì nên xác định trước điểm chụp, ngắm vào đó lấy nét thờI chụp, bố cục rồI hướng máy về phía đốI tượng chụp đồng thờI rê máy theo đốI tượng đó cho tớI khi di chuyển đến điểm dịnh chụp (đã xác định trước) thì bấm chụp. ĐốI vớI các máy tự động lấy nét như

Page 29: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nikon f801, F90, F80….thì chuyển phần lấy nét về ký hiệu C (continue- luôn tự dộng lấy nét khi vật di chuyển). Lưu ý luôn luôn rê máy ngay cả khi đang bấm chụp. KỸ THUẬT CHỤP ĐÊM VÀ PHÁO HOA Chụp đêm Ánh sáng, mầu sắc của bóng đèn phản chiếu trên nền trời đêm thật lung linh huyền ảo, ai đã 1 lần cầm máy thì thể nào cũng có 1 lần thử chụp đêm. Thời điểm để chụp cảnh đêm đẹp nhất là lúc chạng vạng tối, khi ấy nền trời còn phảng phất 1 mầu xanh dịu, nhẹ khiến cho cây cối, hình khối nhà cửa vẫn in trên nền trời khiến cho bố cục thêm sinh động. Trong lúc đó thì ánh điện đường hay ánh đèn từ những ô cửa sổ cũng vừa được thắp lên tạo cho không gian bức ảnh 1 luồng sáng đều, không bị chỗ tối quá hay sáng quá, những vệt sáng vàng hay đỏ phát ra từ đèn ôtô, xe máy tạo nên những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn như muốn ôm lấy cả khung hình. Với thời khắc này thì hình ảnh thu vào khung hình thường rộng, dễ bố cục. nếu chụp lúc đêm xuống hoàn toàn thì nên bố cục “chặt” vì nếu lấy rộng ra sẽ có quá nhiều khỏang đen chiếm trong khung hình... Khi chụp đêm, ánh sáng phát ra từ những điểm sáng như đèn đường… thường có hình tia sao. Để những tia sao này càng dài thì ta cần phải khép chặt ống kính, thông thường tôi dùng f 8 hoặc 11. Càng khép chặt thì tốc độ càng chậm nên để tránh bị nhòe cần phải có chân máy và dây bấm mềm. (cách khác để có hình tia sao là lắp thêm kính lọc tia sao ở trước ống kính) Việc chụp đêm với những máy tự động đo sáng thì rất đơn giản, chỉ việc kê chắc máy, lấy nét và bố cục rồi bấm là máy sẽ tự đo sáng cho chụp (những máy này tốc đọ chậm nhất trước B là 30s), riêng máy tự động loại du lịch thì không chụp đêm được vì lúc giơ máy lên đo sáng chụp máy sẽ tự động bật đèn điện tử (flash) và như vạy thì không thể chup được. Chụp bằng máy cơ thì hơi phức tạp hơn 1 chút, đòi hỏi người chụp phải biết chút ít về mối tương tác giữa 3 yếu tố: tốc độ chụp, cửa điều sáng và độ nhậy bắt sáng của phim (xem phần này ở bài “trở lại bài ABC về nhiếp ảnh”) . Khi chụp bằng máy cơ khi đưa máy lên đo sáng thì máy luôn báo “âm”, thiếu sáng không thể nào đo được cho đủ sáng. Lúc này thay vì để độ nhạy của phim ở giá trị phim đang sử dụng (ví dụ phim đang dùng là 100 ASA) thì ta thay đổi vòng điều chỉnh độ nhạy bắt sáng của phim theo chiều tăng cho tới khi nào đồng hồ đo sáng báo đủ sáng thì thôi, ví dụ lúc này là: độ nhạy bắt sáng = 800 Asa, tốc độ chụp 1/4, của mở sáng là 11. Theo như trên nói để có tia sáng hình sao ta giữ nguyên cử điều sáng ở f 11, như vậy chỉ còn 2 yếu tố thay đổi là Asa và tốc độ chụp mà 2 yếu tố này lại tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là cứ tăng 1 khoảng giá trị ở yếu tố này thì sẽ giảm đỉ 1 khoảng y như thế ở yếu tố kia. Do vậy để giảm từ 800 Asa xuống 100 Asa cho đúng với giá trị thực tế của phim đang chụp thì ta sẽ phải giảm xuống 3 nấc (800, 400, 200, 100), đồng thời tăng 3 nấc cho tốc độ chụp từ 1/4 lúc này sẽ là (1/4, 1/2, 1s, 2s). Nghĩa là ta sẽ chụp ở tốc độ 2s, cửa mở sáng 11, phim 100 Asa. Có những trường hợp tốc độ chụp rất chậm xuống đến 8 hay 10s, lúc này trên vòng tốc độ sẽ không có những giá trị đó, khi chụp trong hoàn cảnh này ta đặt máy ở chế độ B và dùng dây bấm mềm để chụp. Tốc độ B là tốc độ cho ta bấm và giữ của mở sáng lâu bao nhiêu tùy ý, khi nào muốn đóng cửa sáng lại thì thả tay giữ nút bấm ra là cửa sáng đóng, do quá trình giữu nút bấm lâu như vậy nên ta cần phải dùng đến dây bấm mềm để tránh làm rung động máy. Vì những giá trị như 8 hay 10s không có trên thang chia của máy nên khi dùng ở tốc độ này ta nên có đồng hồ đeo tay để đo hoặc có thể ước lượng bằng cách đếm tù 1 đến 10 theo nhịp chạy của đồng hồ, giả sử có đếm quá lên chút ít cũng không sao vì cảnh đêm ánh sáng thường yếu không ảnh hưởng nhiều lắm khi ta chụp quá sáng. Chụp pháo hoa Chụp pháo hoa thực ra chính là 1 phần của chụp đêm, nên cũng luôn cần chân máy và dây bấm mềm. Chụp pháo hoa khác với chụp đêm 1 chút ở thời điểm bấm máy. Nên cố gắng chụp pháo hoa ở ngay những quả bắn đầu tiên vì lúc này do mới bắn lên nên nền trời không có nhiều khói khiến cho bức ảnh trong hơn, còn giả sau này thì trời sẽ vẩn đục, ngả màu xám do bị khói quẩn in vào, nhất là hôm đó lại không có gió thì khói sẽ che mất pháo hoa. Nếu chỉ chụp pháo hoa không mà không có cảnh phía dưới (chụp sau này để ghép sau) thì máy cơ không phải tính toán lằng nhằng như trên mà cứ giơ lên để tốc độ chụp ở B là sẽ được pháo hoa.

Page 30: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nếu chụp cả cảnh ở phía dưới thì máy cơ vẫn phải tính toán như trên để có được hình ảnh đúng sáng cho phần cảnh phía dưới. Tuy nhiên khi chụp lại không bấm chụp đủ ngay thời gian chụp như ở phần chụp đêm, mà chỉ chụp 1 nửa thời gian đó, phần nửa còn lại sẽ chờ khi pháo hoa bắn lên thì chụp nốt, như vậy ảnh mới không bị quá sáng. Cả máy cơ và máy tự động đo sáng (trừ máy du lịch) khi chụp pháo hoa đều nên sử dụng tốc độ B, với tốc độ này cho phép ta lựa chọn quả nào thích thì lấy, quả nào không thích thì thôi. Thế nào là lựa chọn, ví dụ như khi bắn vào dịp năm mới 2003 thì thế nào trên nền trời cũng sẽ có chữ 2003, vậy ta phải làm sao chỉ có chữ 2003 lọt vào mà không bị các bông khác lấn át Đây chỉ là 1 mẹo nhỏ rút ra trong quá trình chụp xin phổ biến lại cho các bạn. Trước khi chụp ngoài dây bấm mềm nên chuản bị sẵn 1 miếng vải mềm, dầy mầu sẫm, tốt nhất mầu đen hay tiện hơn cả là 1 chiếc mũ nồi mầu tối, vừa tránh sương gió đêm 30, vừa dùng luôn để chụp. Máy kê chắc chắn trên chân chụp, lắp dây bấm mềm, tháo bỏ nắp ống kính hướng đến nơi cần chụp, lấy bố cục, đặt nét ở vạch vô cực, cửa sáng để 8 rồi chụp mũ nồi lên ống kính, lúc này mũ nồi có nhiệm vụ thay nắp ống kính, bấm dây bấm mềm để chụp rồi giữ ngay lấy nó, nghĩa là lúc này máy đang ở chế độ chụp, màng chụp vẫn đang mở nhưng do có mũ nồi che ở ngoài nên không có hình ảnh nào lọt được vào phim. Ngồi đợi khi nào pháo hoa bắn lên nếu thấy ưng quả nào thì nhấc mũ nồi ra, lúc đó mới có hình ảnh ghi lên phim, khi nào thấy đủ không chụp nữa thì bấm thả dây bấm mềm để kết thúc bức ảnh đó. Cứ kiên trì chọn lựa như vậy ta sẽ loại được những quả xấu ra khỏi khung hình, ảnh chụp ra sẽ đẹp hơn, không bị rối rắm do có nhiều pháo hoa chồng chéo lên nhau. Tại sao không dùng ngay nắp ống kính để đậy mà lại dùng vải mềm vì nếu dùng nắp ống kính thì mỗi khi đậy nắp ống kính sẽ rất có thể ta làm rung máy và như vậy ảnh hưởng tới các chi tiết khác làm nó nhoè trong trường hợp ta chụp cả pháo hoa và cảnh ở phía dưới. Chụp bình minh hay hoàng hôn. Đây là thể loại ảnh phong cảnh do vậy đòi hỏi độ nét sâu của ảnh lớn. Để đạt được điều đó nên dùng ống góc rộng (ống có tiêu cự ngắn), đồng thời “khép chặt” ống kính, tức cửa mở sáng (độ mở) đặt ở giá trị tối đa (thường là 22). Thời điểm chụp ảnh loại này thường có cường độ ánh sáng yếu và nhất là ống kính lại khép chặt nên tốc độ chụp thường “thấp”. Do vậy để tránh cho ảnh khỏi bị rung , nhoè thì khi chụp nên dùng chân máy. Bức ảnh thể loại này được coi là đẹp là do hình khối, đường nét vật chụp phối kết với ánh sáng mầu sáng của toàn cảnh. Chụp thể loại này chắc ai cũng biết các đối tượng chính sẽ không được chiếu sáng rõ ràng, mà hầu hết chỉ nổi hình khối của nó lên nền sáng, nghĩa là những hình khối đó sẽ mang mầu đen (do không được chiếu sáng trực tiếp) in trên nền của một mảng sáng rực rỡ (có thể là nền trời hay mặt nước được mặt trời chiếu tới), mầu của mảng sáng này phụ thuộc vào ý tưởng, nội dung của bức ảnh nhưng thường là mầu cam cho một cảm giác ấm cúng, đằm thắm, song đôi khi người ta dùng mầu tím lạnh để tả nỗi cô đơn của chiếc thuyền bên bờ sông vắng lặng….Khi chụp trực tiếp mà không có sự can thiệp từ bên ngoài vào thì ánh sáng lúc này thường mang mầu cam, còn muốn có các mầu khác như : tím, xanh thì phải dùng kính lọc hay sẽ xử lý bằng photoshop…. Cái mà phần lớn mọi người mắc phải và cảm thấy khó chụp, tôi nghĩ đó là ánh sáng, mầu sắc. Bức ảnh sau khi chụp xong thường không cho các bạn thấy được cái mà bạn định chụp, nói đúng hơn là không cho bạn có được cái “đúng sáng” như bạn mong muốn. Lỗi này xảy ra là do bạn đo không đúng sáng, để có được mầu trung thực như mắt bạn nhìn thấy thì khi chụp bạn phải đo đúng sáng cho đối tượng được chụp. Chẳng hạn bạn thấy ánh sáng của nền trời thật rực rỡ, và bạn muốn có được mầu sắc của nó thì khi đo sáng bạn phải đo ánh sáng của nền trời đó thay vì bạn đo ánh sáng vào hình khối bạn định in lên nền trời. Thực ra thì mọi thao tác của bạn khi chụp là đúng, bạn cũng đo sáng vào vùng sáng đó nhưng chụp xong thì nó không như bạn mong muốn, điều này là do “máy” của bạn, bạn chưa hiểu hết và chưa nắm hết được tính năng của chiếc máy bạn đang sử dụng. Tôi có thể khẳng định phần lớn các bạn gặp sự cố kiểu này là những người đang dùng máy số và máy chụp phim có phần đo sáng tự động dạng chuyên nghiệp. Những dòng máy này phần đo sáng thường được thiết kế thành 3 kiểu đo: + đo toàn cảnh, trung cảnh (máy sẽ đo toàn bộ ảnh rồi sẽ đưa ra 1 thông số trung bình nào đó

Page 31: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

phù hợp cho cả phần sáng nhất và tối nhất của ảnh), nếu bạn đo sáng bằng kiểu này thì vô hình chung cả phần hình khối bạn định chụp cũng sẽ đuợc đo sáng, đồng thời ánh sáng của phần mảng sáng mà bạn muốn có ấy sẽ bị giảm bớt đi bù vào phần tối của hình khối kia. + Kiểu còn lại là kiểu đo “điểm” (spot meter), đo kiểu này thì máy chỉ đo vùng mà bạn chỉ định thôi và cái điểm để máy căn cứ vào đó mà đo nằm ở chính giữa tâm của khung hình bạn ngắm. Như vậy trước khi chụp bạn hãy chắc chắn để máy ở chế độ đo sáng “điểm”. Bước tiếp theo là đo sáng. Như tôi vùa nói, điểm đo sáng sẽ nằm ở giữa khung hình do vậy khi hướng tâm khung hình vào mảng sáng cần đo thì bố cục bức ảnh sẽ bị lệch không đúng như mình định chụp, tức là sau khi đo sáng xong bạn sẽ phải xê dịch lại máy để có được bố cục đẹp và chính ngay khi bạn vừa dịch máy cũng là lúc bạn lại làm sai lệch thông số đo sáng. Đẻ khắc phục nó bạn hãy sử dụng nút khoá thời chụp (AE-lock), với các máy chuyên nghiệp thì nút này nằm phía trên ở mặt đàng sau của máy, trùng với vị trí của ngón tay cái phải. Sau khi hướng tâm máy vào mảng sáng cần đo, ấn nhẹ nút chụp để đo sáng đồng thời hãy nhấn ngay nút khoá thời chụp (AE lock) và giữ lấy nó rồi dịch máy lại lấy bố cục và lại ấn nhẹ tay ở nút chụp đẻ lấy nét rồi mới ấn tiếp nút chụp xuống để chụp. Bạn hãy chụp thử nghiệm cùng 1 lúc với 1 khung cảnh nhưng có 3 lần chụp khác nhau bạn sẽ thấy 3 kết quả khác nhau: lần 1: để máy đo ở trung hay toàn cảnh rồi chụp bình thường như bạn vẫn chụp, lần 2 để máy đo chế độ điểm và chụp như ở trên vừa nêu, lần 3 cũng chụp trong chế độ đo điểm, nhưng chỉ ngay sau khi bạn nhấn nhẹ nút chụp để đo sáng thì thay vì đồng thời ấn và giữ nút khoá thời chụp (AE-lock), bạn giữ luôn nút chụp đó, rê máy cho đúng khung hình bố cục và ấn chụp. Đối với máy cơ thì hầu như không có chuyện này xảy ra vì máy cơ chỉ có 1 chế độ đo là đo điểm và sau khi đo rồi cho dù bạn quay ống kính đến bất kỳ chỗ nào thì thời chụp vẫn được giữ nguyên như lúc trước bạn đã đo. Điểm cần lưu ý nhất khi chụp trong tình huống này là ảnh hay bị halo, hoặc là có 1 màn sương mờ đục phủ lên 1 phần của ảnh, hoặc là có 1 vệt sáng chạy từ phía mặt trời xuống. Để tránh tình trạng này khi chụp nên để ống kính máy ảnh hơi chúc xuống, nghĩa là tạo 1 góc xiên so với hướng chiếu tới của ánh sáng mặt trời. * Chụp chân dung: 1 bức ảnh chân dung đẹp thì ngaòi đẹp về hình thức : ánh sáng, bố cục thì đòi hỏi đẹp cả về nội dung, nghĩa là nhìn vào bức chân dung đó người xem sẽ cảm nhận được nội tâm của nhân vật, qua đó sẽ biết được tính cách, nghề nghiệp của nhân vật. Cái này quả thực là khó, kh ó với tất cả mọi người chứ không riêng gì anh em ta. Thế nên ở đây tôi chỉ nêu những vấn đề mà anh em ta có khả năng làm được, nghĩa là chỉ đẹp về 1 vế là bố cục và ánh sáng. Cần hiểu rõ khái niêm chân dung, nhiều người lầm tưởng rằng cứ ảnh chân dung là chỉ có nửa người, điều đó không đúng. Ảnh chân dung có thể là nửa người (còn gọi là: bán thân như ảnh chứng minh thư, hộ chiếu..), có thể là 2/3 hay cả người như chân dung thời trang. Ánh sáng: đối với ảnh chân dung nên chụp bằng 2 nguồn sáng chiếu từ 2 bên tới và bên này yếu hơn bên kia 1/3, có vậy thì khuôn mặt mới nổi khối, mắt mũi, môi rõ ràng hơn, tránh chụp bằng nguồn sáng trực tiếp thẳng từ máy ảnh tới, với nguồn sáng này khuôn mặt thường bị "bẹt" trông khng đ ẹp. Ánh sáng chụp chân dung đẹp nh ất là ánh sáng trời tự nhiên trong bóng râm. Nguồn sáng này nó mềm, dịu không gắt tránh cho ta khỏi bị "lốp" (những mảng quá sáng trong ảnh thường gắt có mầu trắng), da dẻ trông min màng hơn. *"Những người không ăn ảnh". Rất nhiều người tự ti cho rằng mình xấu không muốn chụp ảnh, mà họ không biết chính họ lại là nhũng người dễ để các ông thợ ảnh "có kinh nghiệm" có cơ hội kiếm tiền từ họ. Thật ra nói "không ăn ảnh" hay "tôi xấu lắm" không chụp ảnh đâu là không đúng. Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng của mình mà chúng ta, những người cầm máy, chưa phát hiện ra những "góc chụp" đó mà thôi. Bởi vậy đ chụp cho những người kiểu này thì trước khi chụp nên có 1 khoảng thời gian trò chuyện cởi mở với họ, nhằm xoá đi phần nào cái "tôi" tự ti trong họ và cũng nhân đó mà khám phá ra những góc chụp ẹp. có người chụp chỉ thẳng góc mới đẹp, có người quyay nghiêng 2/3 hay nghiêng hoàn toàn mới đẹp... *Với những ngươì hay "ngọ nguậy" mà ta không dùng chân máy.

Page 32: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Trường hợp này ta phải tính toán sao cho tốc độ cao lên để người đó có ngọ nguậy cũng không bị mất nét. Vậy như thế nào là "cao'''' và cao bao nhiêu thì vừa. Vì người ngồi ngọ nguậy thì tốc độ chuyển động của họ cũng không lớn lắm nên tốc độ chọn trong khoảng 1/60 đ ến 1/125 đã là vừa để không mất nét rồi. Nên hiểu "cao" ở đây không có nghĩa là phải dùng tới tốc độ cao của máy như 1/500, 1/1200 ..mà cao ở đây là thuật ngữ "cao", còn nếu mà đạt được tốc độ cao thật như vậy thì tốt quá. 1 điểm khác cũng ảnh hưởng tới tốc độ chụp làm cho máy bị rung mất nét đó là tiêu cự của ống kính. nói thì hơi buồn cười song thực tế cho thấy nếu tiêu cự của ống kính mà lớn hơn tốc độ chụp thì khi chụp sẽ rất dễ bị rung tay. Do vậy khi chọn tốc độ chụp thì phải để ý đến tiêu cự của ống kính. Ví dụ: ống kính chụp là zoom 35 - 105 mm thì tốc độ chụp nên chọn là 1/125 trở lên. Về độ mở: nên dể ở khẩu độ lớn nhất (tức trị số nhỏ nhất - 2 cái này rất dễ nhầm ) của ống kính, với độ mở này thì thứ nhất ta lợi về tốc độ vì độ mở càng lớn thì tốc độ chụp càng nhanh lên. thứ 2 độ mở càng lớn, độ nét sâu của ảnh càng hẹp và như vậy phì phông (phần nền) phía sau vật chụp sẽ càng nhoè mờ đi, hiển nhiên là hình chụp sẽ nổi, cô đọng hơn. 1 yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc làm nhoè phông nền là khoảng cách từ máy đến người được chụp và từ người đó đến phông nền phía sau. 2 khoảng cách này nên chọn càng xa càng tốt, càng xa ra thì phông càng mờ nhoè. Tuy nhiên với khoảng cách thứ nhất: từ máy đến người chụp thì nên chọn làm sao để khi zoom ống kính nó chỉ nằm trong khoảng tiêu cự từ 105 đến 135 là đẹp nhất vì ở khoảng tiêu cự này hình được chụp sẽ trung thật nhất, khuôn mặt không bị "vênh" hay méo mó, biến dạng do ảnh hưởng quang sai của các thấu kính trong ống kính. Chụp lưu niệm: Thông thường các bạn mới chụp ảnh hay mắc một số lỗi và lúng túng khi sắp xếp các nhân vật được chụp. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà. + Cái đầu tiên tôi muốn nói tới đó là không gian bức ảnh. Phần lớn người mới cầm máy hay có tính “tham” nghĩa là khi giơ máy lên thì cái gì cũng muốn lấy vào khung hình, nó làm cho nội dung, chủ đề định chụp bị phân tán, ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì. Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa số lượng thông tin đưa vào ảnh. Chắc chắn trong khung hình phải có người mình định chụp và người này sẽ là trung tâm của bức ảnh rồi sau đó muốn tả người này đang đứng ở nơi nào thì hãy chọn thêm 1 hay 2 đặc trưng của cái nơi người đó đang đứng để đưa vào ảnh. Đối với thể loại ảnh lưu niệm này tuỳ thuộc việc bạn để phông đằng sau nét hay nhoè mà chọn độ mở của ống kính, thường hình lưu niệm thì cảnh đằng sau cũng sẽ nét. + Hướng chụp hình: Khi chụp hình người đang dứng thì nên chụp hất từ dưới lên, người chụp thì ngồi xuống còn người được chụp thì đứng. Chụp kiểu này, người được chụp dường như trông “cao” lên, do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiều cao trung bình của dân ta hiện giờ vẫn còn thấp. Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa máy vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa. + Chụp góc rộng bị méo hình: Khi chụp bằng ống góc rộng từ 28 trở xuống là hình dễ bị méo, ví dụ chụp một hàng người đứng dàn hàng ngang, nếu người chụp mà cũng đứng cùng tư thế với họ thì đầu của 2 người ở ngoài cùng sẽ bị méo kéo vểnh lên như muốn chọc ra khỏi bức ảnh. Do vậy trong tư thế này hãy hạ thấp máy ảnh xuống tầm ngang thắt lưng hoặc thấp hơn 1 chút. + Tránh vật đè đầu: Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây…..đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp…. + Bố trí mầu sắc: mầu sắc cần hài hoà, tránh bên “nặng”, bên “nhẹ” như có 5 người trong bức

Page 33: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đều 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà về mỹ thuật. + Thứ tự xếp người đứng trong hình : Khi có nhiều người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đều đều như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điều này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất “ai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn”, hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và “độ rộng ngang” (béo hay gầy) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau. Trên thực tế khi chụp ảnh ta sẽ gặp những hoàn cảnh thật éo le, bảo người này đứng đây thì họ không đứng cứ muốn len vào giữa, vì ai cũng quan niệm đứng ở giũa sẽ là nhân vật trung tâm quan trọng nhất nên ai cũng muốn đứng vào giữa chứ không muốn đứng ra rìa, phần lớn những người này lại nhỏ bé nên khi có ảnh rồi họ cứ trách ta là không biết chụp, hình của họ bé tí, họ có biết đâu đó là lỗi của chính họ gây ra. + Xử lý bóng đen sau đầu người khi chụp bằng đèn điện tử (flash): Khi chụp ảnh bằng đèn flash gắn trên máy bao giờ cũng để lại những bóng đen sau đầu trông rất xấu. Khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thêm 1 đèn flash nữa (đèn nhại) chiếu xiên ở 1 bên vào, hoặc nếu không dùng ngay đèn trên máy đánh vào tấm phản quang nào đó như trần nhà, mảng tường sáng bên cạnh chỗ đứng ……khi chiếu đèn vào các tấm phản quang này thì nhớ mở thêm cửa sáng từ ½ đến 3/2 nữa. + Chụp trong phòng rộng như hội nghị: Nếu chụp trong các gian phòng lớn như hội trường….cần tận dụng hết tất cả các nguồn sáng đang có ở nơi đó như mở tất cả các cửa sổ, bật tất cả các đèn chiếu sáng đang có trong phòng đồng thời kết hợp với việc cân bằng ánh sáng giữa đèn flash và ánh sáng hiện có trong phòng… CHỤP CHỒNG HÌNH TRÊN CÙNG 1 “TẤM” PHIM Với sự ra đời của phần mềm xử lý ảnh photoshop, việc nhìn thấy 1 bức hình có 2 hay 3 hình ảnh giống nhau là không có gì lạ lẫm đối với chúng ta. Tuy nhiên vẫn không hứng thú và thú vị bằng việc ghép trực tiếp hình ảnh lên cùng 1 tấm phim ngay khi ta bấm chụp. Kỹ thuật chụp này chỉ ứng dụng cho những máy chụp phim mà có chế độ chụp chồng hình. ở máy cơ 100% sẽ có lẫy gạt để chụp chồng hình (lẫy gạt là cái “then ngáng” để khi ta lên phim thì phim không bị tua kéo đi mà vẫn đứng nguyên tại vị trí đó). Để dễ hiểu hơn trong việc chụp chồng hình ta hãy hình dung “tấm phim” sẽ chụp là 1 miếng “nhựa đen có chứa hoá chất”. Khi ta chụp ánh sáng sẽ đi qua ống kính rồi ‘in” lên phim, nơi nào có ánh sáng in lên là nơi đó phim đã đựoc bắt sáng, phần còn lại coi như là chưa bị chụp. Căn cứ vào tính chất này ta chia việc chụp chồng hình thành 2 trường hợp: + Chồng hình trên nền phông chụp mầu đen và chồng hình theo kiểu lộ sáng từng phần (che từng phần ống kính cho mỗi lần chụp) + Chồng hình lộ sáng toàn phần A. Chồng hình trên nền phông chụp mầu đen và chồng hình theo kiểu lộ sáng từng phần (che từng phần ống kính cho mỗi lần chụp).Trong cả 2 tr ư ờng hợp chồng hình này thì mỗi lần bấm chụp ánh sáng chỉ in lên 1 phần của phim và hoá chất chỗ đó coi như đã bị "đốt" cháy, khoảng tối đen còn lại của phim coi như chưa bị chụp nên ở tất cả các lần chụp tiếp theo độ mở của ống kính vẫn giữ nguyên như khi chụp lần đầu. - Chồng hình trên nền phông chụp mầu đen. Khi ta chụp trên nền phông mầu đen thì đồng nghĩa với việc các khoảng đen của phông sẽ khgông được ghi lên phim (thực ra thì nó có ghi lên phim

Page 34: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

nhưng vì là mầu đen nên hoá chất của vùng phim có khoảng đen in lên đó chưa bị đốt cháy do vậy ta vẫn có thể tiếp tục ghi hình lên đó mà không sợ thừa sáng). Ví dụ chụp chồng 3 lần hình ảnh của 1 người lên 1 tấm phim với nền phông phía sau là mầu đen (trong studio chẳng hạn). Việc đầu tiên là đo sáng, độ mở vừa đo được này sẽ được giữ nguyên trong cả quá trình chụp của những lần chụp tiếp theo. tiếp đến là việc xác định vị trí của nhân vật sẽ được chụp, hãy nhớ kỹ những vị trí đó trên khung ngắm (có thể phóng to thu nhỏ (zoom) nhân vật tuỳ vào sự khéo léo sắp xếp của người chụp). Sau khi hoàn tất công việc đó là tiếp đến giai đoạn chụp chính thức. Đưa nhân vật vào vị trí thứ nhất bấm chụp bình thường rồi kế đến là vị trí thứ 2, tuy nhiên khi chụp lần thứ 2 nhớ là trước khi lên phim phải gạt lẫy chụp chồng hình để đảm bảo “tấm phim” đó vẫn đứng yên mà không bị chuyển qua kiểu kế tiếp, lần ghép chụp thứ 3 cũng vậy, chỉ cần nhớ phải gạt lẫy chụp chồng hình. (nếu là máy tự động như Nikon F801, f90… thì chỉ việc chỉnh máy về chế độ chụp chồng hình và thiết lập số lần định chụp chồng) - Chồng hình theo kiểu lộ sáng từng phần. Đây là kiểu che ống kính ở mỗi lần chụp. Kiểu chụp

n

Lưu ý cái quan trọng nhất của quá trình chụp là bạn phải căn hình thật chính xác nếu không c ô

. Chồng hình theo kiểu lộ sáng toàn phần: Kiểu chụp này người ta để lộ sáng toàn bộ khung

ghép này khó hơn so với kiểu chụp ghép có nền phông đen. Ở lần chụp đầu ta cắt miếng giấy hay bìa đen…. che 1 khoảng nào đó của ống kính rồi bấm chụp, lúc này phần bị che sẽ không ihình trên phim và tới lần chụp tiếp theo ta lại đảo ngược vùng che để phần được chụp lần trước đó không bị lộ sáng lần nữa mà chỉ có phần được che ở lần chụp trước được phơi sáng thôi. Ta có thể áp dụng cách chụp này khi chụp ghép ở ngoài trời hoặc trong nhà mà nền sau nó không phải là mầu đen. Cũng giống như trên trong kiểu chụp chồng này độ mở của ống kính luôn được giữ nguyên trong cả quá trình chụp. Chỉ có 1 chú ý nhỏ là khi che ống kính thì nên để khoảng tiếp giáp giữa 2 lần che ống kính rộng hơn thực tế 1 chút, nếu khít quá thì khi ảnh in ra sẽ có 1 vệt đen giữa các vùng ghép do bị thiếu sáng. • hình ảnh của các lần chụp sẽ chồng lên nhau (trong 1 số máy trên khung ngắm có chia sẵn cávuông như lưới, với các ô lưới này sẽ giúp cho ta căn chỉnh chính xác hơn) Bhình trong mỗi lần chụp, do vậy tuỳ thuộc vào số lần chụp chồng và cái hiệu ứng của mình định chụp như thế nào mà ta chọn độ mở của mỗi lần chụp. Tôi không biết có công thức hay nguyên lý nào để tính toán độ mở của mỗi lần chụp này hay không. Với tôi khi chụp chồng 3 lần 1 khóm hoa cúc thì ở lần chụp đều tiên đo sáng bình thường rồi lấy lùi lại 1/3, lấy nét rồi chụp. Lần chụp thứ 2 lùi lại 2/3 khẩu, hơi phóng to hình lên (zoom gần lại), xoay vòng nét cho hơi mất nét và lần thú 3 thì lùi lại hẳn 1 khẩu và cũng làm hơi to lên và mất nét. Hiệu quả của nó sau khi chụp trông tựa như bức vẽ màu.

Page 35: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Flash Photography, Flash metering (TTL , A-TTL, E-TTL, E-TTL II) Khi trang bị các accessories cho chiếc (D)SLR của mình, sau những gam ống kính thì ta thường nghĩ đến một chiếc đèn flash. Đây hẳn là một thiết bị không thể thiếu và nếu biết tận dụng nó thì sẽ phát huy nhiều lợi ích trong nhiếp ảnh. Bản thân tôi cũng ít khi chụp với flash, và khi bắt đầu sử dụng flash unit cũng rất lúng túng và hầu như đặt ở chế độ Auto (hoặc P). Vì vậy, kinh nghiệm sử dụng flash của tôi không nhiều, đồng thời việc sử dụng flash cũng cực kỳ đa dạng và linh hoạt, tùy hoàn cảnh và sự sáng tạo của người chụp. Trong topic này, tôi chỉ muốn trao đổi với các bạn những điều cơ bản liên quan đến flash photography. Còn những tình huống cụ thể thì chúng ta đã có các topic, nơi bình luận, mổ xẻ cho từng bức ảnh. Nội dung trích lược chủ yếu từ trang Web www.photonotes.org của tác giả NK Guy. Riêng phần về flash được viết rất chi tiết, tổng cộng trong 3 parts. Nhưng tôi chỉ tham khảo một số nội dung cơ bản nhất. Các bạn có thể xem thêm và cùng trao đổi. 1. Flash Guide Number Năng lực làm việc của một flash unit được đánh giá qua chỉ số Guide Number (GN). Thông số này cho biết cự ly xa nhất (hay tầm hoạt động) của một đèn flash là bao nhiêu met (hoặc feet), ứng với một giá trị khẩu độ và ISO cho trước. Thông thường, ISO được chọn tham chiếu là ISO 100. Ví dụ: Flash 550EX có GN là 55 (met). Tại ISO 100, ta có thể xác định khoảng cách lớn nhất mà đèn này có thể bao phủ ứng với từng khẩu độ ống kính theo công thức:

distance = GN / f-stop (or) f-stop = GN / distance

Nếu tính toán với film có độ nhạy là ISO 200, thì GN của flash tương ứng tăng thêm 1.4 lần, tức 55x1.4 (met) Lưu ý rằng distance ở đây không phải là khoảng cách từ camera tới subject mà là khoảng cách từ flash tới subject. Hãy hình dung, nếu flash gắn ở vị trí thông thường trên camera thì hai khoảng cách này có thể coi là như nhau. Tuy nhiên, nếu flash đặt ở một vị trí khác (liên kết với camera qua cable hoặc thiết bị không dây), hay gắn trên camera mà bouceleen trần nhà hoặc tường thì khoảng cách này sẽ được tính theo dọc "đường đi" của ánh sáng flash. Tôi không có ý định đi sâu hơn vào điểm này bởi hiện nay chúng ta đều sử dụng các máy có kỹ thuật đo sáng cho flash (flash mettering) tự động. Vì thế, không phải lúc nào flash cũng phải làm việc với công suất lớn nhất. Công thức trên chỉ áp dụng khi ta dùng flash ở chế độ manual để tính toán độ mở hay cự ly chụp thích hợp. Nhưng đã đầu tư một số tiền lớn cho body và flash thì nên tận dụng những kỹ thuật đo sáng flash sẵn có. Việc sử dụng ở chế độ manual là rất hãn hữu. Vì vậy, nếu không muốn, ta cũng có thể quên cái công thức kia đi, và chỉ cần nhớ giá trị GN như một thông số tham khảo khi đi chọn mua flash. Flash có GN càng lớn thì càng khỏe và càng mắc tiền hơn. 2. Flash photography Việc chụp ảnh với flash tuy cũng chỉ diễn ra trong chớp mắt, nhưng thực tế là quá trình diễn ra phức tạp hơn vì cùng một lúc, camera phải làm việc với 2 nguồn sáng khác nhau: Nguồn sáng

Page 36: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

môi trường (ambiance) và nguồn sáng của flash. Sự khác nhau là ở chỗ ambiance light là nguồn sáng liên tục, còn flash light là nguồn sáng tức thời. Tính chất "liên tục" và "tức thời" ở đây là so với thời gian phơi sáng của bức ảnh. Do đó, quá trình đo sáng, phơi sáng cũng sẽ khác với khi chụp không có flash. Điều này thể hiện rõ hơn khi ta xem xét trường hợp chụp flash ở tốc độ dưới X-sync. Khi chụp ảnh không dùng flash, ta có thể thay đổi sự phơi sáng của bức ảnh bằng việc thay đổi một trong ba yếu tố tốc độ chụp, khẩu độ, ISO khi giữ nguyên hai yếu tố còn lại. Khi chụp với flash, nhiệm vụ của flash chủ yếu là soi sáng tiền cảnh và do thời gian phát xung của flash cực ngắn nên việc thay đổi tốc độ chụp sẽ không làm thay đổi sự phơi sáng của tiền cảnh mà chỉ làm thay đổi sự phơi sáng của hậu cảnh, hay những nơi không bị ảnh hưởng của flash. Nói cách khác, tốc độ chụp không chịu sự tác động của nguồn sáng tức thời mà chỉ có tác dụng đối với nguồn sáng liên tục mà thôi. Thực vậy, khi chụp một người ngoài trời tối, phải dùng flash để đánh sáng. Nếu thấy chủ thể quá sáng (do đo sáng flash sai, hoặc dùng flash manual) mà bạn tăng tốc độ chụp lên cao hơn thì cũng không cải thiệt được tình hình. Chủ thể vẫn bị quá sáng cho dù background có tối hơn. Cách giải quyết là giảm ISO, khép sâu khẩu độ hoặc lùi ra xa chủ thể hơn (giả định công suất flash không đổi). Nếu thấy vẫn còn tối thì dù bạn có giảm tốc độ chụp đi thì chủ thể cũng chỉ sáng hơn 1 chút nhưng đó là do không có tác dụng của flash và được phơi sáng lâu hơn. Nhưng nếu đủ sáng thì có thể ảnh bị rung nhòe. Trong tình huống này, có nghĩa là flash của bạn đã phát hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu. Cách khắc phục là mở ống kính lớn hơn, tăng ISO, hoặc tiến lại gần chủ thể hơn. Bạn cũng đừng ngạc nhiên rằng khi bật flash lên rồi mà đồng hồ đo sáng trong viewfinder vẫn báo thiếu sáng (chế độ M), hoặc cho những cặp thông số với f-stop rất nhỏ (mở lớn) và tốc độ chụp rất chậm (chế độ ưu tiên tốc độ / khẩu độ). Bởi khi half press để đo sáng, camera chỉ đo sáng ambiance còn việc đo sáng cho flash thì lại diễn ra ngay trước khi flash nổ, hoặc sau khi có ánh sáng phản xạ của flash từ chủ thể. Cái đó tùy vào việc chế độ đo sáng flash trong camera của bạn là loại nào TTL, A-TTL, E-TTL ... 3. Flash mettering systems Như trên đã nói, việc camera phải làm việc với 2 nguồn sáng khác nhau thì công việc đo sáng cũng chia làm 2 phần rõ rệt. Đo sáng ambiance và đo sáng flash. Việc đo sáng ambiance diễn ra như bình thường với mục đích cho bức ảnh đủ sáng kể cả background. Việc đo sáng flash nhằm mục đích điều khiển công suất phát sáng của flash một cách hợp lý. Để hiểu rõ nguyên lý, chúng ta chỉ giới hạn xem xét trong trường hợp chụp flash ở tốc độ dưới X-sync cho đơn giản hóa vấn đề.

3.1 Flash duration

Trong thực tế thì flash không nổ tức thời như hình minh họa trên mà cường độ phát sáng của flash sẽ tăng dần từ khi được kích hoạt, đạt tới cường độ lớn nhất rồi giàm dần. Tức là nó đi theo một đường parabol. Nếu coi đường parabol này như một trái núi thì thời gian để "leo" từ bên trái (cường độ = 0), qua đỉnh parabol (cường độ = max), rồi "tụt xuống" bên kia (cường độ = 0) gọi là flash duration max Tmax. Nếu flash duration = Tmax thì coi như flash đã phát hết công suất.

Page 37: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Do chỉ xem xét trong khoảng thời gian Tmax này, nên việc phát sáng của flash được coi như một nguồn sáng "liên tục" và flash duration càng dài thì subject (ảnh) càng nhận được nhiều ánh sáng.

Việc đo sáng flash chính là nằm ở chỗ camera quyết định flash duration sẽ kéo dài bao lâu. Nếu thấy flash đã đủ làm sáng subject thì camera sẽ ra lệnh ngừng phát sáng (cường độ = 0), flash duration sẽ bị rút ngắn so với Tmax, vì lúc đó ánh sáng flash có thể mới "leo" đến lưng chừng "sườn núi" bên này hay vừa mới qua "đỉnh núi" (cường độ = Max) nhưng chưa kịp tiếp đất bên kia (cường độ = 0)

Như vậy, một khi đèn báo Ready trên flash sáng, tức tụ đã được nạp đầy và flash luôn sẵn sàng phát hết công suất của nó. Nhưng việc phát hết hay không lại do flash mettering của camera quyết định (rút ngắn thời gian phát). Chứ không phải là hạ thấp cái đỉnh núi (cường độ max) xuống để thời gian leo núi ngắn lại. Flash luôn sẵn sàng làm hết sức khi nó ready trong mọi trường hợp Để xem các camera điều chỉnh flash duration thế nào! Tham khảo từ site trên nên tôi chỉ có các thông tin về flash mettering của Canon. Nếu có điều kiện, mong các bạn bổ sung thêm flash mettering của Nikon, vốn vẫn được coi là Number One! 3.2 Flash mettering principle

Page 38: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Có 2 cách tiếp cận chính: Cách thứ nhất là đo trực tiếp ánh sáng phản xạ từ subject (hoặc film) để quyết định ngừng flash hay không. Cách này dùng chính nguồn sáng thực của flash, diễn ra ngay trong quá trình phơi sáng. Phương pháp TTL, A-TTL sử dụng cách tiếp cận này. Cách thứ hai, trước khi phơi sáng, flash phát ra một nguồn sáng phụ (preflash), camera đo mức độ phản xạ của chủ thể với nguồn sáng phụ này để quyết định flash duration. Khác với cách tiếp cận trên, quyết định được đưa ra trước khi flash được chính thức kích hoạt, trước khi xảy ra quá trình phơi sáng của film (sensor). Phương pháp E-TTL và E-TTL II thực hiện theo cách tiếp cận này. Hệ thống đo sáng flash tự động đầu tiên cũng dựa trên cách tiếp cận thứ nhất. Nhưng việc đo ánh sáng phản xạ đó lại do sensor nằm trên flash đảm nhiệm. Phương pháp này sẽ rất thiếu chính xác vì lượng ánh sáng phản xạ qua sensor nằm trên flash khác hoàn toàn với lượng ánh sáng của flash đi vào trong lens. Vì trong mỗi trường hợp lens có khẩu độ khác nhau, chưa kể việc dùng thêm filter này nọ, trong khi sự phản xạ lại trên sensor hoàn toàn không thay đổi. Phương pháp này nhanh chóng bị loại bỏ và người ta buộc phải đưa hệ thống đo sáng flash vào bên trong camera để đo được chính xác hơn lượng ánh sáng đi qua lens (through the lens). Hệ thống đo sáng flash TTL ra đời! 3.2.1 TTL (Through the lens) flash mettering Phương pháp này dùng một con sensor đặt ngay phía trước bản film (film frame). Khi chưa phơi sáng, nó bị ngăn cách với bản film bởi màn trập (shutter curtain). Trong quá trình phơi sáng với flash, ánh sáng flash mạnh đập vào bản film và phản xạ lên sensor này. Sensor sẽ đo lượng sáng phản xạ này và sẽ quyết định ngắt flash nếu thấy ĐỦ SÁNG. Cái gọi là ĐỦ SÁNG ở đây cho đến giờ cũng không biết sensor (camera) sẽ đánh giá thế nào bởi nó là những thuật toán phức tạp và Canon cũng không có ý định tiết lộ. Và chúng ta cũng không cần quan tâm lắm vì nắm được nguyên lý hoạt động quan trọng hơn. Nếu muốn tận mắt nhìn thấy con sensor này cũng rất đơn giản nếu bạn có một chiếc SLR Canon chụp film. Mở backcover ra, chuyển máy sang chế độ Tv với thời gian vài giây hoặc tốc độ B. Sau đó bấm chụp, màn trập kéo lên và bạn sẽ nhìn thấy con sensor đang... nhìn bạn trừng trừng.

Với vai trò và vị trí của mình, sensor này được gọi là Off the film (OTF) sensor.

Vị trí OTF sensor nằm trong camera phía trước bản film (hình minh họa máy Canon EOS Elan II)

Quá trình chụp ảnh với flash sẽ diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO

Page 39: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

và chế độ chụp mà bạn đang chọn là P, Av, Tv, hay M. Lưu ý là lúc này máy chỉ đo và cho kết quả theo ánh sáng ambiance ! - Full press, gương lật lên, màn chập mở ra để lộ sáng, - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash, - OTF sensor đo lượng sáng phản xạ từ bề mặt bản film và quyết định ngắt flash - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance. - Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại và trở về vị trí ban đầu. Pose ảnh kết thúc. So với phương pháp đo sáng qua sensor nằm trên flash unit thì phương pháp TTL đã có tiến bộ rất nhiều trong việc xác định công suất phát hợp lý của đèn flash. Tuy nhiên, nó vẫn còn hạn chế trong một vài trường hợp: - Bề mặt của subject có mức độ phản xạ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp. - Vị trí OTF sensor nằm chính giữa so với bản film, nếu subject không rơi vào vị trí này (off center subject) thì OTF cũng đo sai lượng ánh sáng phản xạ. - Việc đo bằng OTF sensor chỉ thực hiện được ngay trong quá trình phơi sáng, vì lúc này gương đã lật lên và shuter curtain đã mở nên khó cân bằng ánh sáng flash với ánh sáng ambiance. Về nguyên lý hoạt động thời kỳ đầu của TTL flash mettering khá giống nhau giữa các hãng chế tạo Camera. Về sau này sự cải tiến của mỗi hãng mới thực sự khác nhau khi nâng cấp dần tính năng này. Bước đầu tiên của Canon trong việc cải thiện TTL flash mettering là đưa thêm hệ thống AIM (Advanced Integrated Multi-point Control System) vào nhằm chia TTL flash mettering ra thành nhiều vùng ứng với điểm focus của máy. Nhưng hình như số vùng (segment) này cũng chỉ giới hạn ở con số 3. Nhờ vậy, nó hướng việc đo sáng flash vào điểm được focus chứ không luôn là điểm giữa của bản film. Do đó tiện ích này sẽ phát huy tác dụng nếu ta chọn điểm focus cụ thể, chứ không nên dùng điểm focus trung tâm và thực hiện động tác focus and recompose. Theo đó thì OTF sensor vẫn đo sai như thường. Những camera body support chức năng TTL: - Tất cả các body EOS SLR và T90 (T90 là máy Canon non-EOS duy nhất có chức năng đo sáng TTL). - Các máy EOS DSLR không support TTL mà dùng E-TTL (II). Những flash unit support chức năng TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie "E": E, EZ, EX. - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. 3.2.2 A-TTL (Advance TTL) flash mettering Canon phát triển kỹ thuật này cùng với sự ra đời của các serie đèn flash EZ (not EX). Khi half press để đo sáng, flash sẽ phát ra một pre-flash, ánh sáng phản xạ của pre-flash này từ chủ thể sẽ được ghi lại bởi sensor nằm trên flash để tính toán khẩu độ ống kính nhằm khống chế DOF, đặc biệt trong những trường hợp chụp ở cự ly gần. Quá trình chụp ảnh với A-TTL flash mettering diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO của film. Với các mode chụp Av, Tv, M thì không có gì khác với trường hợp TTL. Riêng với mode P thì thông số khẩu độ chỉ được ghi lại (stored) chứ chưa được thực sự thiết lập (set). + Cùng lúc đó, preflash được phát ra, sensor trên flash đo lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể nhằm ước lượng khoảng cách và tính toán khẩu độ ống kính (mode P only),

Page 40: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

+ Ở mode P, camera sẽ so sánh 2 giá trị khẩu độ tính toán bởi camera mettering và flash mettering để lựa chọn. Thông thường, camera sẽ chọn khẩu độ nhỏ hơn để đảm bảo subject không bị out nét trong những trường hợp chụp ở cự ly gần. + Còn ở chế độ Av và M, khẩu độ do người dùng thiết lập, ở chế độ Tv khẩu độ do máy thiết lập dựa vào ambiance light và tốc độ chọn bởi người chụp. A-TTL không can thiệp vào 3 modes chụp này. - Full press, gương lật lên, màn chập mở ra để lộ sáng, - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash, - OTF sensor đo lượng sáng phản xạ từ bề mặt bản film và quyết định ngắt flash - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance. - Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại rồi trở về vị trí ban đầu. Nhược điểm của A-TTL: Rất tiếc cho Canon là phương pháp A-TTL, không như cái tên của nó (Advance), lại có rất nhiều nhược điểm: - Phương pháp này chỉ thực sự "áp dụng được" khi chụp ở Mode P , trong khi người dùng flash một cách thành thạo rất hạn chế sử dụng camera với flash ở mode này. - Việc sử dụng pre-flash để ước lượng khoảng cách subject và thiết lập lại khẩu độ sẽ không chính xác nếu flash bị bounced lên trần nhà hoặc tường. - Pre-flash phát ra ngay trong quá trình đo sáng ambiance (half press) nên cũng dễ ảnh hưởng đến kết quả đo sáng của camera. - Đôi khi, pre-flash phát ra lúc half press dễ làm người được chụp chói và chớp mắt. Kết quả là khi full press để chụp ảnh thì người được chụp bị nhắm mắt. Những camera body support chức năng A-TTL: - Tất cả các camera body support chức năng TTL kể trên - Các máy EOS DSLR không support A-TTL mà dùng E-TTL (II). Những flash unit support chức năng A-TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie EZ - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. 3.2.3 E-TTL (Evaluative TTL) flash mettering Năm 1995, cùng với sự xuất hiện của Canon Elan II / EOS 50, Canon cũng cho ra đời kỹ thuật đo sáng flash mới E-TTL khác hẳn với những kỹ thuật trước đây. Với E-TTL, một nguồn sáng phụ (cũng là preflash) với cường độ cố định sẽ phát ngay trước khi gương phản xạ lật lên để soi sáng chủ thể. Ánh sáng phản xạ đi vào lens phản xạ qua gương lật và đi lên sensor đo sáng và được chính hệ thống đo sáng của camera đo đạc, tính toán để cho ra công suất phát hợp lý của main flash. Hành trình của preflash giống hệt như hành trình của ánh sáng ambiance khi đi vào hệ thống đo sáng của camera. Quá trình chụp ảnh với E-TTL flash mettering diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO và chế độ chụp mà bạn đang chọn là P, Av, Tv, hay M. Lưu ý là lúc này máy chỉ đo và cho kết quả theo ánh sáng ambiance! - Full press, ngay trước khi gương phản xạ lật lên, flash sẽ phát ra một nguồn sáng (preflash). Ánh sáng phản xạ từ nguồn sáng này được chính hệ thống đo sáng của camera ước lượng (evaluate) để đưa ra công suất phát hợp lý cho main flash. Sau đó, gương lật lên, màn trập mở ra, film được lộ sáng. - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash. Flash sẽ phát với công suất (flash duration) đã được camera tính toán trước từ bước trên. - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance.

Page 41: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

- Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại và trở về vị trí ban đầu. Những điểm khác nhau cơ bản giữa E-TTL với TTL và A-TTL - E-TTL không còn dùng OTF sensor để tính toán và quyết định flash duration. Công việc này do chính hệ thống đo sáng của camera thực hiện. Như vậy, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của camera sẽ thực hiện 2 lần việc đo sáng: Đo sáng ambiance để đưa ra khẩu độ, tốc độ phù hợp với ambiance light, đo sáng flash để đưa ra flash duration thích hợp. - Quá trình đo sáng flash diễn ra trước khi film được phơi sáng (vì lúc đó gương phản xạ vẫn chưa lật lên) và với cùng một hệ thống đo sáng, nên việc xác định công suất flash dễ cân bằng với ambiance light hơn. Trong khi TTL & A-TTL dùng OTF để đo ánh sáng phản xạ từ bản film, tức là việc xác định flash duration này diễn ra khi film đang lộ sáng. - Mặc dù cũng dùng preflash, nhưng preflash của E-TTL khác hẳn preflash của A-TTL ở chỗ nó được phát ra ngay trước khi gương phản xạ lật lên (cũng có thể hiểu là trước khi phơi sáng) chứ không phải diễn ra trong quá trình đo sáng ambiance light (half press). Khi half press, preflash chưa phát ra, camera hoàn toàn chủ động đo sáng ambiance. Chỉ khi full press thì flash mới phát preflash. Còn với A-TTL thì half press là preflash cũng phát luôn. Do đó, kỹ thuật E-TTL không làm ảnh hưởng đến kết quả đo sáng ambiance. Nếu chụp ảnh ở chế độ 1st curtain, hầu như không thể nhận biết bằng mắt thường sự "gián đoạn" giữa preflash và main flash. Như vậy có thể tránh được trường hợp người chụp bị chớp mắt khi bức ảnh được chụp. - Tóm lại, so với TTL & A-TTL, hệ thống đo sáng flash E-TTL đã tiến bộ rất nhiều khi thay đổi hẳn phương pháp đo sáng. Với việc sử dụng chính sensor đo sáng của camera, toàn bộ diện tích sensor được dùng để ước lượng (evaluate) ánh sáng phản xạ của preflash, đồng thời nó cũng tính đến việc ưu tiên (weight) vào điểm được focus. Nếu chụp ở chế độ manual focus thì điểm focus trung tâm (center focus) sẽ được ưu tiên. Dùng chính sensor đo sáng này thì hiển nhiên kết quả đo sáng sẽ chính xác hơn rất nhiều so với OTF sensor. - Cũng nhờ vào kỹ thuật đo sáng flash trước khi film lộ sáng nên có thêm chức năng Flash exposure lock (FEL) tương tự như Exposure lock (EL) với ánh sáng ambiance. Do xác định trước được flash duration, nếu bấm nút FEL để ghi nhớ công suất flash đó thì sau khi khuôn hình lại (recompose), dù điểm focus có lệch ra khỏi subject thì lúc chụp ảnh (phơi sáng) flash vẫn phát công suất hợp lý đã được đo và ghi nhớ (locked). Tuy nhiên, kỹ thuật E-TTL đôi lúc cũng không hoàn thành chính xác nhiệm vụ trước những đối tượng có mức độ phản xạ ánh sáng phức tạp (quá mạnh hoặc quá yếu). Việc xuất hiện preflash cũng tiềm tàng khả năng làm người chụp bị chớp mắt khi ảnh được chụp, nhất là với trường hợp dùng 2nd curtain. Những camera body support chức năng E-TTL: - Tất cả các body EOS SLR kể từ Elan II/EOS 50 trở đi (ra đời từ năm 1995 trở lại đây) - Các máy EOS DSLR chỉ sử dụng E-TTL (II) đơn giản vì kỹ thuật này tiến bộ hơn, mặt khác DSLR không còn sử dụng OTF sensor được nữa vì không còn dùng film cổ điển và sự phản xạ từ sensor cũng khác rất nhiều so với từ bản film. Những flash unit support chức năng E-TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie EX. - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. Notes: Như vậy, ta có thể rút ra thêm 1 điều rằng những máy DSLR không thể dùng với những Canon flash serie E hay EZ vì những flash này không support kỹ thuật E-TTL. Đây là điểm cần lưu ý khi chọn mua Canon flash cho máy DSLR. Những film camera tuy support chức năng E-TTL nhưng vẫn có OTF sensor trong máy. Xem hình OTF sensor của máy Canon Elan II ở mục 3.2.1. Lý do là những máy này vẫn dùng film nên khi sử dụng với những flash unit không support E-TTL thì nó vẫn quay lại với các kỹ thuật cũ TTL

Page 42: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

hoặc A-TTL. Ta có thể thấy rõ preflash của E-TTL một cách riêng biệt nếu sử dụng flash với chế độ chụp Mirror lock up (MLU) hoặc 2nd curtain ở tốc độ tương đối chậm. - Khi chụp với MLU thì gương lật lên và nằm im một thời gian thì shutter curtain mới mở ra. Nếu kết hợp với E-TTL thì trước khi gương lật lên, preflash buộc phải phát ra để đo sáng chủ thể. Và chỉ đến khi nào shutter curtain mở ra (sau vài sec hoặc lâu hơn) thì main flash mới kích hoạt. Như vậy sự gián đoạn giữa preflash và main flash rất dài, đủ để phân biệt hai nguồn sáng này. - Hoặc khi chụp với 2nd curtain sync thì preflash cũng phải phát ra trước khi gương phản xạ lật lên để đo sáng flash. Tuy nhiên, main flash chỉ được kích hoạt khi second curtain chuẩn bị đóng lại. Do đó, nếu exposure time đủ dài (cỡ 1 - 2 sec hoặc lâu hơn) là ta cũng có thể nhận biết sự gián đoạn giữa hai nguồn sáng này. Và cũng nên lưu ý một điểm ở đây. Nếu ta chụp người với 2nd curtain trong thời gian phơi sáng cỡ 1 phần vài chục giây - 1sec thì rất có thể preflash sẽ làm người được chụp chớp mắt và khi ảnh chụp thực sự thì người chụp dễ bị nhắm mắt hoặc "xụp mi mắt". Đó là lý do giải thích 1 trong những nhược điểm của E-TTL vừa mới kể trên. 3.2.4 E-TTL II flash mettering Canon trình làng hệ thống đo sáng flash cải tiến của E-TTL vào năm 2004. E-TTL II xuất hiện trong các body mới nhất của Canon hiện nay như 1D(s) mark II, EOS 20D, 350D, EOS Elan 7N/30V/7S... E-TTL II tiến bộ hơn so với E-TTL ở thuật toán đo sáng preflash gồm hai điểm chính: - Ngoài việc đo lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể, sensor mettering còn đo cả lượng sáng trước và sau khi có preflash. Từ đó nó tìm ra những vùng có ít sự thay đổi về mức phản xạ trước và sau khi có preflash. Đây chính là những vùng có tính chất phản xạ phức tạp (quá sáng hoặc quá tối). Những vùng đó sẽ được "để ý" nhiều hơn trong các bước tính toán tìm ra công suất phát hợp lý. Nhờ đó flash của E-TTL II ít khi bị "đánh lừa" bởi những vùng phản xạ phức tạp này. - Lần đầu tiên, Canon đưa thêm tham số về cự ly chụp vào các tính toán đo sáng flash. Với những ống kính có khả năng truyền "distance data" về cho camera body, tiện ích này được sử dụng giúp cho việc xác định công suất flash chính xác hơn rất nhiều. Đến bước này, Canon mới đuổi kịp kỹ thuật D-TTL của Nikon đã ra đời từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, những ống kính không có "distance data" hiển nhiên sẽ không tận dụng được cải tiến thứ hai này của E-TTL II. Dù sao, đặc điểm thứ nhất mới là át chủ bài của E-TTL II. Quá trình chụp ảnh với E-TTL II flash mettering diễn ra hoàn toàn giống với E-TTL. Sự khác nhau chỉ nằm trong các tính toán đo sáng preflash. Những camera body support chức năng E-TLL II: - EOS 1D(s) mark II, 20D, 350D, EOS 7N/7S/30V/33V Những flash unit support chức năng E-TTL II: - Tất cả các Canon flash serie EX - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. Những Canon lens support chức năng distance data: EF 14mm 2.8L USM EF 20mm 2.8 USM EF 24mm 1.4L USM EF 28mm 1.8 USM EF 35mm 1.4L USM MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro EF 85mm 1.8 USM EF 100mm 2 USM

Page 43: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

EF 100mm 2.8 Macro USM EF 100mm 2.8 Macro (discontinued) EF 135mm 2L USM EF 180mm 3.5L Macro USM EF 200mm 2.8L II USM EF 200mm 2.8L USM (discontinued) EF 300mm 2.8L IS USM EF 300mm 4L IS USM EF 300mm 4L USM (discontinued) EF 400mm 2.8L IS USM EF 400mm 4 DO IS USM EF 400mm 5.6L USM EF 500mm 4L IS USM EF 600mm 4L IS USM EF 1200mm 5.6L USM EF 16-35mm 2.8L USM EF 17-35mm 2.8L USM (discontinued) EF 17-40mm 4L USM EF 20-35mm 3.5-4.5 USM EF 24-70mm 2.8L USM EF 24-85mm 3.5-4.5 USM EF 28-70mm 2.8L USM (discontinued) EF 28-80mm 3.5-5.6 USM (discontinued) EF 28-105mm 3.5-4.5 USM (discontinued) EF 28-105mm 3.5-4.5 II USM EF 28-105mm 4-5.6 USM EF 28-105mm 4-5.6 EF 28-200mm 3.5-5.6 USM EF 28-200mm 3.5-5.6 (discontinued) EF 28-300mm 3.5-5.6L IS USM EF 35-135mm 4-5.6 USM (discontinued) EF 70-200mm 2.8L IS USM EF 70-200mm 2.8L USM EF 70-200mm 4L USM EF 70-210mm 3.5-4.5 USM (discontinued) EF 70-300mm 4.5-5.6 DO IS USM EF 90-300mm 4.5-5.6 USM EF 90-300mm 4.5-5.6 EF 100-300mm 4.5-5.6 USM EF 100-400mm 4.5-5.6L IS USM EF-S 18-55mm 3.5-5.6 USM (Japan only) EF-S 18-55mm 3.5-5.6 Những lens không nằm trong danh sách trên coi như không có chức năng "distance data" phục vụ cho E-TTL II flash mettering. Một số lens EF vẫn đang phổ biến hiện nay KHÔNG có chức năng "distance data", các bạn lưu ý rằng kể cả EF 50mm f/1.4 và EF 85 f/1.2 L USM cũng nằm trong danh sách này: EF 15mm 2.8 fisheye EF 24mm 2.8 EF 28mm 2.8 EF 35mm 2.0 EF 50mm 1.4 USM

Page 44: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

EF 50mm 1.8 II EF 85mm 1.2L USM EF 135mm 2.8 SF EF 28-80mm 3.5-5.6 II EF 28-90mm 4-5.6 II USM EF 28-90mm 4-5.6 II EF 35-80mm 4-5.6 III EF 55-200mm 4.5-5.6 II USM EF 75-300mm 4-5.6 IS USM EF 75-300mm 4-5.6 III USM EF 75-300mm 4-5.6 II EF 80-200mm 4.5-5.6 II 4. Flash photography in different modes Phần này chỉ nói đến các Creative modes (P, Av, Tv, M) thôi, chứ còn Auto mode và các programmed modes khác (Portrait, Landscape...) thì là hoàn toàn tự động rồi, không có gì phải bàn cả. Giả thiết thứ hai là tốc độ chụp đều dưới X-sync. Trường hợp chụp ở High-sync xét sau các bạn nhé. 4.1 Flash photography in P mode P mode cũng gần như một auto mode, khác với auto ở chỗ các bạn có thể chủ động bật tắt flash nếu muốn. Khi chụp ở mode này, camera thường đặt tốc độ chụp từ 1/60 sec đến X-sync, khẩu độ theo đó mà tính ứng với ISO và amibance light đo được. Sở dĩ Canon không set tốc độ thấp hơn 1/60sec vì nó giả định tốc độ này là đủ để hand hold, để chậm hơn sợ các bạn rung tay. Thứ nữa, P mode mà, nên máy nó can thiệp khá nhiều. Flash duration bằng bao nhiêu thì camera và đèn của các bác có sao dùng vậy (từ TTL cho đến E-TTL II, từ GN nhỏ đến GN lớn). Nói chung là chụp trong nhà với lens 28-80mm, flash cỡ 380EX trở lên là tương đối ổn. Nếu phòng rộng quá, background có thể hơi tối. Nếu muốn background sáng hơn thì có thể tăng ISO. 4.2 Flash photography in Tv mode Các bạn chọn tốc độ chụp, tất nhiên là từ X-sync trở xuống. Máy đo ánh sáng ambiance và cho khẩu độ tương ứng. Điều cần lưu ý ở đây là khẩu độ do máy chọn là căn cứ vào tốc độ chụp, ISO, ánh sáng ambiance và phương pháp đo sáng của camera (không phải đo sáng flash đâu nhé). Cho nên khẩu độ này là "đảm bảo" bức ảnh đủ sáng ngay cả trong trường hợp không có flash. Vì vậy có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp: - TH 1: ambiance khá sáng, ứng với tốc độ và ISO đã chọn, khẩu độ đưa ra vẫn nằm trong giới hạn của lens. Vạch báo đo sáng trong viewfinder nằm ở vị trí 0 (giả sử các bác không dùng Exposure compensation). Lúc này, khẩu độ sẽ được khép tương đối sâu, flash làm việc gần giống trường hợp chụp fill in (dù tốc độ vẫn dưới X-sync). Công suất flash phát ra vẫn được tính toán một cách hợp lý. Hiển nhiên là tiền cảnh (thậm chí cả hậu cảnh) của bức ảnh sẽ sáng hơn so với khi chụp không có flash. Trong những trường hợp này, nên giảm ISO ở mức tối thiểu có thể để ảnh được mịn hơn. - TH 2: ambiance light yếu, chụp buổi tối ngoài trời, hay trong nhà, ánh sáng yếu. Lúc này, với tốc độ và ISO đã chọn, ống kính mở hết khẩu mà ảnh vẫn bị thiếu sáng theo nhận xét của hệ thống đo sáng ambiance. Vạch báo đo sáng sẽ lệch về phía dấu trừ (-) báo hiệu ảnh thiếu sáng. Tuy nhiên, các bạn đừng lo lắng vì chính lý do thiếu sáng ta mới phải dùng đến flash. Cứ bấm

Page 45: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

chụp bình thường, flash sẽ phát công suất để đảm bảo cho tiền cảnh của ảnh đủ sáng. Tất nhiên là hậu cảnh ở xa sẽ không sáng bằng. Nếu thấy tiền cảnh cũng chưa đủ sáng như mong muốn thì có thể tiến lại gần chủ thể hơn, tăng ISO lên, hoặc thay đèn có GN lớn hơn. Trong trường hợp này, việc tiếp tục giảm tốc độ chụp không đem lại hiệu quả gì đâu, có khi còn làm nhòe ảnh do rung máy. Lý do tôi đã giải thích ở phần đầu. Vì ở đây, nguồn sáng chính sẽ là flash (nguồn sáng tức thời), tiền cảnh bị thiếu sáng là flash không đủ tầm với, chứ ambiance light (nguồn sáng liên tục) không giúp ích gì hơn cho tiền cảnh cả. Nói chung, chụp ảnh với flash hầu như tôi không chụp ở Tv mode. 4.3 Flash photography in Av mode Các bạn chọn khẩu độ, Máy đo sáng ambiance và đưa ra tốc độ chụp, tất nhiên là vẫn dưới X-sync. (Còn nếu tốc độ chụp cao hơn X-sync, chuyển về chế độ chụp High-sync flash) Cũng giống như trường hợp với Tv mode, tốc độ mà máy đưa ra vẫn là để đảm bảo toàn bộ bức ảnh đủ sáng căn cứ vào ambiance light. Nếu tốc độ chụp tương đối cao đủ để các bác hand hold thì coi như không vấn đề gì. Ảnh sẽ đủ sáng và tiền cảnh sẽ tương đối sáng sủa nhờ sự tác động của flash. Vì giới hạn dưới của tốc độ chụp coi như không có gì phải lo (until 30 sec) với phần lớn các máy SLR, vạch báo đo sáng luôn nằm ở vị trí 0. Tuy nhiên, đây là điều tương đối "nguy hiểm" khi chụp ở những khung cảnh như ngoài trời tối, trong nhà có ánh sáng yếu. Các bạn cần lưu ý ở chỗ này. Bởi vì nếu khung cảnh thiếu sáng quá, máy sẽ cho tốc độ chụp rất chậm. Nếu không để ý, các bạn cứ vô tư chụp thì đèn flash vẫn nổ và soi đủ sáng tiền cảnh, nhưng sau đó camera tiếp tục lộ sáng cho hết thời gian phơi sáng. Nếu tốc độ chụp cỡ 1/15 sec hoặc lâu hơn thì sự rung máy rất dễ làm nhòe hậu cảnh, hoặc một phần tiền cảnh, dù trước đó nó được frezze bởi flash. Việc tăng ISO lên trong trường hợp này cũng không cải thiện thêm gì nhiều, lại còn làm ảnh thêm nhiễu. Chính vì thế, riêng chụp flash với Av mode này, một số máy Canon có Custom Function để cho người chụp lựa chọn. - Option 1: Automatic đưa tốc độ chụp về X-sync của máy. Với X-sync cỡ 1/90 sec và nhanh hơn thì phần lớn sẽ không sợ rung tay nữa. Nhưng lúc đó thì chỉ có tiền cảnh là sáng rõ thôi, hậu cảnh cơ bản là sẽ tối. Nhưng chẳng sao cả, subject đủ sáng là ok rồi. - Option 2: KHÔNG can thiệp gì cả, mà để camera set tốc độ như bình thường. Hiện tượng sẽ như những gì tôi đã mô tả ở trên. Riêng máy Nikon D70 thì lựa chọn này có linh hoạt hơn. D70 không có option đưa shutter speed automaticaly về X-sync mà nó cho phép người dùng chọn tốc độ chụp thấp nhất trong trường hợp chụp với flash ở mode A & P (Custom Function 21: Shuteer spd). Các giới hạn tốc độ này là 1/60, 1/30, 1/15... đến tận 30sec với scale là 1 stop. Như vậy, người chụp có thể khống chế tốc độ chụp thấp nhất trong trường hợp này tùy theo khả năng hand hold của mình. Ví dụ, nếu cứng tay mà đặt ở 1/15sec thì máy chỉ set tốc độ chụp trong trường hợp này thấp nhất là 1/15sec, cho dù theo tính toán để ảnh đủ sáng với ambiance light thì tốc độ chụp phải thấp hơn nữa. Còn nếu các bác đặt ở 30sec thì coi như tương tự Option 2 của Canon rồi. Đây là một điểm khá hay mà Canon nên học tập để giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc chụp ảnh với flash. Riêng tôi, một phần vì Canon không có chức năng kia, một phần tôi muốn chủ động can thiệp cả tốc độ chụp, nên tôi toàn chọn M mode khi dùng flash. 4.4 Flash photography in M mode

Page 46: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc chọn tốc độ, độ mở khi chụp với flash. Tất nhiên, tôi vẫn chỉ xét trong trường hợp tốc độ chụp dưới X-sync. - Tốc độ đặt ở mức mong muốn để tránh rung máy, hay để frezze chủ thể (up to X-sync). - Khẩu độ đặt tùy theo mục đích bokeh của ảnh (up to largeast aperture). Bây giờ chỉ việc quan sát vạch báo đo sáng trong viewfinder khi ngắm chụp. - Nếu vạch nằm ở về phía dấu trừ (-), tức thiếu sáng thì không đáng ngại vì chủ thể sẽ được flash soi sáng. Nếu vẫn còn thấy thiếu sáng thì sẽ mở khẩu lớn hơn, move lại gần hay tăng ISO. - Nếu vạch nằm ở vị trí dấu (+) thì giảm ISO (nếu được) hay điều chỉnh khẩu độ khép sâu hơn. Nếu ISO đã tối thiểu, khẩu độ đã ở mức hợp lý, tốc độ đã ở X-sync mà vạch báo đo sáng vẫn ở vị trí (+) thì nên chuyển sang High-sync flash. Nói chung, M mode là lựa chọn của tôi khi dùng flash vì mình chủ động. Mọi người lưu ý một điều là dù ở P, Av, Tv, hay M thì chúng ta vẫn đang sử dụng đo sáng flash hoàn toàn tự động. Tức là công suất phát của flash vẫn được máy điều khiển tự động dựa vào các kết quả đo sáng flash. Cuối cùng, nếu tốc độ chụp cao hơn X-sync, do người chụp chọn (Tv, M) hay do máy chọn (Av), thì mời các bạn chuyển sang chế độ chụp ở High-sync flash. Việc chuyển có thể thực hiện trên camera hoặc flash, tùy từng máy và đèn cụ thể. Biên soạn: Atkinson (tháng 6 năm 2005) Body

Khi mua một cái camera body, chúng ta thường quan tâm đến nhiều thứ như các tính năng về đo sáng, lấy nét, tốc độ chụp, bracketting, kết cấu... mà ít ai để ý đến thông số X-sync, một thông số quan trọng để đánh giá đẳng cấp của body. Để đề cập đến thông số này, trước hết phải quay lại với cấu tạo và nguyên lý vận hành của màn trập trong máy (D)SLR. 1. Vị trí & vai trò của màn trập

Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập. Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposure time) của bức hình. Bình thường, màn trập đóng kín để film k0 bị phơi sáng, khi chụp màn trập mở ra để ánh sáng tiếp xúc với bản film. Màn trập mở càng lâu, ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại . Nếu chúng ta chỉ hình dung màn trập như 1 (một) cái rèm cửa sổ kéo ra kéo vào, thì sẽ thấy rằng thời gian phơi sáng của các điểm có vị trí khác nhau trong khung cửa số, sẽ khác nhau. Điểm nào được hé ra trước, sẽ bị che lại sau và có thời gian phơi sáng lâu hơn. Điều này k0 thể chấp nhận được, và thực tế cũng k0 phải như vậy. Màn trập (shutter curtain) trong máy (D)SLR có 2 cái màn!

Page 47: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

2. Nguyên lý hoạt động của màn trập (shutter curtain) Hai màn trập này lần lượt gọi là Front Curtain (hoặc First Curtain) và Rear Curtain (Second Curtain). Front Curtain (FC): có nhiệm vụ kéo ra để cho film lộ sáng Rear Curtain (RC): có nhiệm vụ đóng lại để điều tiết thời gian phơi sáng của film. Cả hai màn trập này đều cùng chạy với 1 tốc độ như nhau Giả sử đây là cảnh chúng ta muốn chụp, và là cái chúng ta nhìn thấy qua viewfinder (a)

(a)

Lúc này film chưa hề bị phơi sáng, ta chưa bấm chụp, FC vẫn đang che kín film frame (b)

(b)

Khi chúng ta bấm chụp, gương sẽ lật lên, sau đó FC sẽ kéo từ dưới lên trên, film lộ sáng từ dưới lên trên (c)

Page 48: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

(c)

Sau khi FC kéo lên hết, film hoàn toàn lộ sáng, lúc này ảnh hoàn toàn được in lên bản film (d)

(d)

Tiếp theo, RC sẽ kéo lên để đóng lại, film bị che lại từ dưới lên trên (e)

(e)

Sau khi RC đóng lại toàn bộ, pose ảnh đã chụp xong (f)

Page 49: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

(f)

gương hạ xuống, FC và RC trở lại vị trí ban đầu (b) Theo nguyên lý trên, ta thấy rằng vì cả hai màn trập đều chạy với cùng một tốc độ, theo cùng một hướng cho nên, mọi điểm trên bản film đều có thời gian phơi sáng như nhau. Thời gian phơi sáng (exposure time) chính là khoảng thời gian giữa thời điểm FC xuất phát (mở ra) và thời điểm RC xuất phát (đóng lại) Như vậy, cái mà chúng ta thường gọi là "tốc độ chụp", chúng ta thường chọn là 30sec, 1sec, 1/100sec hay 1/8000sec, chính là "thời gian phơi sáng", là "exposure time". Nó là khoảng trễ giữa thời điểm xuất phát của FC & RC, còn cả hai cái màn trập này luôn luôn chạy với cùng một tốc độ cố định, chứ k0 phải cái màn trập có thể lao ầm ầm với tốc độ 1/8000 sec. Chẳng hệ thống cơ khí nào đạt được tốc độ kinh khủng đó cả. Tốc độ đó thấp hơn nhiều. Vậy nó bằng bao nhiêu ? Giả sử bằng 1/200 sec đi, vậy thì điều gì sẽ xảy ra ? Nếu chúng ta chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn 1/200sec, ví dụ 1/60sec, hiện tượng sẽ diễn ra theo trình tự từ (a) đến (f) như trên. Tức là: - FC mở hết ra trong khoảng thời gian 1/200sec (0 đến 1/200), - 1/60 sec sau, tức là vào thời điểm (1/60), RC bắt đầu xuất phát để đóng lại, - RC cũng kết thúc công việc của mình trong vòng 1/200sec, tức là vào thời điểm (1/200 + 1/60) sec. - Như vậy, bất kỳ một điểm nào trên bản film đều chỉ được phơi sáng trong vòng 1/60 sec mà thôi và trong khoảng thời gian từ thời điểm 1/200sec (khi FC đã mở hết) đến 1/60sec (RC bắt đầu chạy), toàn bộ 100% diện tích bản film được phơi sáng trong lúc chờ đợi này. Nếu tốc độ chụp bây giờ nhanh hơn 1/200sec thì sao? 1/500sec chẳng hạn. Nguyên lý vẫn k0 có gì thay đổi, tuy nhiên, hiện tượng có khác đôi chút. - FC cũng bắt đầu chạy từ thời điểm 0 và kết thúc hành trình ở thời điểm 1/200, - Tại thời điểm 1/500, RC xuất phát, lúc này FC mới chỉ đi được khoảng 1/3 quãng đường, - RC cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm (1/500 + 1/200) sec - Nguyên lý k0 hề thay đổi, nên thời gian phơi sáng của mọi điểm trên bản film cũng vẫn được đảm bảo là 1/500sec. - Có điều, lúc này tiết diện bản film k0 hề được phơi sáng 100% như trong trường hợp trên nữa mà chỉ được đón ánh sáng qua một khe hẹp bởi FC chưa mở hết thì RC đã phải đóng lại rồi.

Page 50: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanh hay chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớm hay muộn. Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng, cho dù ta chọn tốc độ chụp là bao nhiêu đi nữa, bulb, 30sec, 1/100sec hay 1/8000sec thì màn chập vẫn luôn chỉ chạy với 1 tốc độ duy nhất. Và điều quan trọng nhất để thực hiện xong một pose ảnh bạn phải cần ít nhất 1 khoảng thời gian tương ứng bằng : thời gian phơi sáng + tốc độ màn chập bời vì nếu tính từ lúc FC xuất phát, cần phải đợi 1 khoảng thời gian bằng thời gian phơi sáng để RC xuất phát cộng với tốc độ màn chập (khoảng thời gian để màn chập RC hoàn thành xứ mệnh) thì sự phơi sáng mới được coi là kết thúc. Một ví dụ hài hước, nếu cái camera của bạn có tốc độ màn chập là 1 (một) sec, làm thế nào bạn có thể bắt được những khoảnh khắc cỡ phần trăm giây trở lên. Như vậy, tốc độ màn chập là rất quan trọng đối với 1 camera body. Người ta gọi nó là X-sync, hay còn mang một tên nữa là "tốc độ ăn đèn cao nhất". Cái tên của nó được gắn liền với đèn flash, bởi khi dùng đèn flash, ta mới thấy sự lợi hại của một body co X-sync 1/250sec so với X-sync 1/125sec. 3. High speed sync (H-sync) Như vậy, một body có tốc độ chụp cao 1/8000sec hay 1/16000sec, tất nhiên cũng hấp dẫn. Nhưng rất ít khi chúng ta sử dụng đến những tốc độ đó. Tuy nhiên, nếu máy có X-sync cao hơn lại là một lợi thế lớn. Đó là khi chúng ta sử dụng flash trong những tình huống fill in. 3.1 Standard Flash Synchronization Flash phát sáng dưới dạng xung (pulse). Mỗi lần phát sáng diễn ra trong một khoảng thời gian cực ngắn, cỡ phần nghìn sec hoặc nhanh hơn, tùy thuộc công suất phát. Một lần phát sáng là 1 xung duy nhất (single flash burst), sau đó, ta thường phải đợi flash recharged cho lần chụp tiếp theo. Mục đích chụp flash là để chiếu sáng chủ thể, và phải đảm bảo chiếu sáng trên toàn bộ khuôn hình. Do đó, nếu chỉ phát 1 xung duy nhất, thì phải đợi khi 100% tiết diện bản film được phơi sáng thì camera mới ra lệnh kích hoạt flash.

Page 51: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Điều này chỉ đạt được khi tốc độ chụp (thời gian phơi sáng) chậm hơn tốc độ màn chập X-sync như đã nói ở trên. (Phần minh họa này, Front Curtain được gọi là First Curtain - FC, Rear Curtain gọi là Second Curtain- SC, và có màu sắc trái ngược với phần trên. Nhưng bản chất vẫn như nhau, hy vọng k0 làm các bạn nhầm lẫn!) Liên quan đến trường hợp này, có hai cách phát sáng của flash mà ta vẫn thường nghe: First curtain sync: Flash phát sáng ngay sau khi FC mở hết (thường là chế độ default trong camera) Second curtain sync: Flash phát sáng ngay trước khi SC chuẩn bị xuất phát để đóng lại.

(Công dụng và hiệu ứng của hai loại này sẽ nói sau) 3.2 Hi-speed Flash Synchronization (H-sync) Thuật ngữ này thường được gọi dưới tên khác là focal speed sync (FP sync) để chỉ việc dùng flash khi tốc độ chụp cao hơn tốc độ màn chập X-sync. Trường hợp này thường gặp khi ta dùng flash làm fill in. Với tốc độ chụp cao hơn X-sync, bản film k0 thể phơi sáng 100% diện tích của mình mà chỉ nhận ánh sáng qua khe quét tạo bởi hai màn trập FC & SC. Như vậy, flash muốn rọi sáng toàn bộ bản film thì k0 thể phát sáng 1 lần (1 xung duy nhất) được, mà nó phải "chạy theo" khe quét kia và phát liên tục để phủ sáng dần dần những tiết diện bản film được lộ sáng bởi khe quét. Tức là flash phát nhiều xung liên tục. Việc "chạy theo" khe quét bằng nhiều xung phát sáng chính là sự đồng bộ giữa flash với tốc độ chụp cao. Đó là xuất xứ của thuật ngữ High speed sync.

Nếu chỉ phát 1 xung duy nhất như trường hợp trên, flash có thể đạt công suất lớn nhất của nó và phát trong 1 khoảng thời gian cực ngắn. Nay phải phát làm nhiều xung, thời gian phát kéo dài, cường độ flash sẽ giảm đi đáng kể. GN của flash giảm. Như vậy, nếu tốc độ chụp chậm, khe quét lớn, số lần phát xung sẽ ít, cường độ flash giảm ít. Tốc độ chụp cao, khe quét hẹp, số lần phát xung nhiều hơn, cường độ flash giảm nhiều hơn. Do đó, khi chụp fill in thì flash có GN càng lớn càng tốt. Tới đây, chúng ta có thể thấy một body có tốc độ X-sync cao có lợi như thế nào. X-sync càng cao thì flash càng có cơ hội phát hết cường độ ở tốc độ chụp cao. Người chụp càng có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc chụp fill flash để cân bằng ánh sáng giữa chủ thể và ánh sáng xung quanh (ambiance). Ví dụ: Với cùng một đối tượng chụp, đo sáng ta có thông số: Body 1 (X-sync = 1/125sec): ISO 100, f/4, 1/125sec. Body 2 (X-sync = 1/250sec): ISO 200, f/4, 1/250sec, hoặc ISO 100, f/2, 1/250 Những cặp thông số trên đều cho ra 2 bức ảnh có ánh sáng ambiance như nhau. Việc fill flash cũng nằm trong khả năng của cả hai, nhưng rõ ràng ảnh cho bởi body 2 sẽ có DOF nông hơn (f/2 vs f/4) và khả năng freeze hành động của chủ thể tốt hơn (1/250sec vs 1/125sec). Body 1 muốn có tốc độ 1/250sec nhằm mục đích khống chế DOF mỏng hay action shot mà vẫn phải dùng fill flash sẽ gặp bất lợi hơn do khi đó Flash phải hoạt động ở chế độ H-sync, cường độ của nó sẽ bị yếu đi do phải phát 2 xung liên tiếp.

Page 52: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

4. First Curtain Sync & Second Curtain Sync Bài này trước post bên TTVNOL rồi, nay move về đây cho nó trọn bộ. Tớ lười chụp nên chỉ dùng hình vẽ để minh họa thôi, các bác thông cảm. Sự khác nhau giữa First curtain Sync và Second curtain Sync thể hiện rõ nhất khi ta chụp hình một vật di chuyển vào buổi tối với tốc độ thật chậm. Ví dụ chụp một cái xe hơi chạy trong màn đêm, tốc độ chậm. - Nếu k0 dùng flash thì chỉ thấy một vệt đèn kéo dài trong thời gian exposure.

- Nếu dùng flash bình thường tức 1st curtain (chế độ mặc định) thì khi màn trập (FC) vừa mở hoàn toàn, flash sẽ nổ và rọi sáng cái xe hơi ở vị trí đầu (A). Sau đó, flash tắt, camera tiếp tục lộ sáng, xe đi tới điểm B thì phơi sáng xong. Lúc này k0 thấy xe hơi được vì nó di chuyển, chỉ thấy vệt đèn thôi.

Trong trường hợp này có cảm giác như xe đi giật lùi. - Còn khi set ở 2nd curtain thì khi màn trập thứ hai (SC) chuẩn bị đóng thì flash mới nổ. Lúc này vệt đèn đã in lên film (sensor) giống trường hợp No flash. Nhưng khi xe đến vị trí cuối (B) thì flash nổ và soi sáng xe hơi. Vệt đèn sẽ nằm đè lên xe, nom có vẻ như xe đang lướt đi trong đêm vậy.

Page 53: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Còn nếu chỉ để thấy hiện tượng thì rất đơn giản. Chỉ cần set tốc độ chụp khoảng 2 - 3 sec thì cũng đủ để thấy thời điểm phát sáng của flash khác nhau. - 1st curtain: Ngay sau khi bấm chụp là thấy flash nổ ngay, 2 - 3 sec sau mới nghe tiếng màn trập đóng lại - 2nd curtain: Bấm chụp nhưng k0 thấy flash có động tĩnh gì, 2- 3 sec sau thì flash nổ gần như đồng thời với tiếng đóng màn trập kết thúc pose ảnh. Biên soạn Atkinson (tháng 5 năm 2005)

5. Cấu tạo màn trập Mấy phần trên chủ yếu giới thiệu về nguyên lý hoạt động của màn trập lúc bình thường và khi kết hợp với flash. Về cấu tạo cơ khí của nó, chắc các bác cũng ít khi để ý. Với máy SLR thì còn dễ, chỉ cần mở cái back cover mỗi khi tháo lắp film là thấy, còn với DSLR thì coi như chẳng bao giờ, vì hơi mạo hiểm với sensor. Em nhặt mấy cái hình trên net, nếu bác nào quan tâm. Cấu tạo và phương thức vận hành của màn trập chủ yếu dựa vào chiều di chuyển của chúng, có 2 loại chính. 5.1 Màn trập quét theo chiều ngang - Horizontal shutter curtain

Đây là kiểu mà các máy ảnh đời cũ hay dùng, hai màn trập di chuyển theo chiều ngang.

Màn trập quét ngang của Nikon F3

và dưới đây là nguyên lý hoạt động của nó

Page 54: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Hai màn trập là hai lá kim loại mỏng, độ đàn hồi cao, chạy đi chạy lại trong những thanh ray để làm nhiệm vụ phơi sáng. Ưu điểm: độ bền cực cao, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo. Nhược điểm: Tốc độ màn trập X-sync rất thấp (khoảng 1/60 đến 1/90 sec) vì mấy lý do: - Do di chuyển theo chiều ngang nên quãng đường vận hành của màn trập dài, - Việc cuốn lá kim loại dài đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều. Một nhược điểm lớn nữa là do màn trập dịch chuyển theo chiều ngang, trong khi gương lại lật theo chiều dọc, do đó, khi bấm chụp, phải đợi cho gương lật lên hoàn toàn thì First curtain mới bắt đầu chạy được để đảm bảo chiều dọc bản film được lộ sáng hoàn toàn. Điều này làm cho shutter lag cao. Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà chế tạo hướng vào loại màn trập quét theo chiều dọc.

5.2 Màn trập quét theo chiều dọc - Vertical shutter curtain Phần lớn các máy ảnh hiện đại ngày nay đều dùng loại màn trập quét dọc này.

Page 55: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Màn trập quét dọc của Nikon F5

Việc di chuyển theo chiều dọc đã giúp màn trập rút ngắn rất nhiều thời gian vận hành nhờ quãng đường di chuyển ngắn hơn. Ngoài ra, để tăng tốc độ X-sync, màn trập 1 lá kim loại to và nặng nề được thay thế bằng loại có kết cấu từ nhiều lá (blade). Cụ thể là gồm 4 lá, 2 lá bằng hợp kim nhôm, 2 lá bằng carbon fiber. Những lá kim loại này rất mỏng, nhẹ nên thời gian và tiêu hao năng lượng khi vận hành khá nhỏ. Từng lá sẽ được rút dần từ dưới lên trên. Phương thức này cũng dễ dàng đồng bộ với chuyển động của gương lật, làm giảm đáng kể shutter lag. Rất hiểu quả trong việc chụp ảnh ở tốc độ cao, so với loại màn trập quét ngang. Nhược điểm chính của loại màn trập này là cấu trúc cơ khí điều khiển và vận hành các lá kim loại phức tạp hơn. Các lá kim loại mỏng, hẹp mà kích thước lại dài (theo chiều dài bản film) nên khi chuyển động rất dễ rung, ảnh hưởng đến độ nét của ảnh. Đây là một lý do rất "tế nhị" khi có ý kiến cho rằng body cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh! Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn tiếp tục được các nhà chế tạo tìm tòi, nghiên cứu để các lá kim loại vận hành ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao được X-sync, tuổi thọ và tính ổn định của màn trập. Cũng vì thế mà các máy (D)SLR ngày nay mới có thêm một tiêu chí về "tuổi thọ" là số kiểu chụp, tương đương số lần hoạt động của màn trập.

Màn trập quét dọc của máy Nikon FE2, với tốc độ X-sync 1/200sec và tốc độ chụp cao nhất 1/4000sec. Tốc độ này là điều đáng nể vào những năm của thập kỷ 80.

Page 56: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Máy Nikon FM2 được thay thế bằng loại màn trập làm từ Titanium. Kích thước bộ phận cơ khí cải thiện đáng kể, nhỏ gọn hơn rất nhiều. Niềm tự hào của Nikon đến nỗi họ đã đóng triện lên cái ổ trập này. Theo như quảng cáo thì loại màn trập titanium này cho phép tuổi thọ camera đạt tới ít nhất là 100.000 shots !

6. Màn trập điện tử Những thuật ngữ X-sync, H-sync chỉ có ý nghĩa với các máy (D)SLR sử dụng màn trập cơ khí để điều tiết thời gian phơi sáng. Còn đối với các máy digital compact sử dụng màn trập điện tử thì k0 còn khái niệm X-sync nữa, đồng thời, mọi tốc độ chụp đều coi như H-sync. Lý do X-sync k0 còn nữa bởi vì màn trập cơ khí cũng k0 tồn tại trong những máy DC P&S nữa. Ở những máy này, ánh sáng đi thẳng qua lens, k0 có gương, k0 có màn trập, ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với sensor. Tuy nhiên, khi chưa tiến hành thao tác "chụp ảnh", sensor sẽ ở trạng thái OFF, tức là k0 được tiếp điện, k0 có phản ứng gì với ánh sáng cả. Chỉ khi bấm chụp, sự phơi sáng được tiến hành khi sensor được tiếp điện và chuyển sang trạng thái ON. Các pixel sẽ tiếp nhận thông tin ánh sáng để thực hiện quá trình số hóa. Thời gian ở trạng thái ON của sensor chính là tốc độ chụp, là thời gian phơi sáng được máy / người chụp thiết lập. Kết thúc khoảng thời gian này, sensor lại trở lại trạng thái OFF. Thực tế là chẳng có cái màn (curtain) nào cả, thời gian phơi sáng được điều tiết bởi tín hiệu điện tử trong việc cung cấp (ON) và ngắt điện (OFF) cho sensor. Nên gọi bóng gió là "màn trập điện tử". Như vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sensor cũng được phơi sáng 100% diện tích của nó. Do đó, việc fill flash có thể thực hiện với bất cứ tốc độ chụp nào, trong điều kiện công suất flash cho phép. Có điều, GN của những build in flash trên các máy P&S đều rất nhỏ (do giới hạn kích thước flash và dung lượng pin dùng chung với camera) nên ưu thế H-sync này coi như k0 đáng kể. 7. Nikon D70 với X-sync 1/500 sec! Có thể nói đây là chiếc SLR cho tốc độ X-sync cao nhất hiện nay nhờ kết hợp ưu thế màn trập điện tử. Những máy đầu bảng như Nikon F5 hay Canon 1Ds Mark II cũng chỉ dừng lại ở tốc độ X-sync 1/250 sec. Thực tế thì tốc độ màn trập cơ khí của D70 cũng chỉ là 1/200 hoặc 1/250 sec (chưa kiểm chứng nhưng k0 thể vượt qua giá trị này). Và khi chụp fill flash ở tốc độ trên X-sync, up to 1/500sec, cơ chế diễn ra như sau:

Page 57: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

1. Bấm chụp, gương lật lên, 2. First curtain kéo lên với tốc độ 1/250sec (e.g), 2bis. Lúc này sensor ở trạng thái OFF, 3. Khi first curtain mở hết, 100% sensor được lộ sáng, bắt đầu tiếp điện cho sensor nhận ánh sáng, trạng thái ON, đồng thời kích hoạt flash, 3bis. Thời gian phát của xung flash là rất ngắn, cỡ phần nghìn sec, 4. Sau khoảng thời gian 1/500sec, ngắt điện, đưa sensor trở về trạng thái OFF, 5. Second curtain kéo lên, 6. Gương hạ xuống và mọi thứ trở lại vị trí ban đầu. Note: - Việc second curtain kéo lên (step 5) chỉ là thủ tục theo đúng trình tự cơ khí, chứ k0 còn tác dụng điều tiết thời gian phơi sáng nữa vì trước đó sensor đã bị ngắt điện rồi. - Thời gian phơi sáng vẫn đảm bảo đúng 1/500sec. - Thời gian để hoàn thành thủ tục bằng 1/250 (FC) + 1/500 (exposure time) + 1/250 (SC). Không kể thời gian làm việc của gương. + Như vậy, thời gian hoàn thành thủ tục có lâu hơn một chút (1/250sec) so với cơ chế cơ khí bình thường và nó tương đương với thời gian chụp một pose ảnh có thời gian phới sáng thực sự là (1/250 + 1/500) sec, chậm hơn tốc độ X-sync cơ khí. + Phải đợi một khoảng thời gian trễ (lag time) đúng bằng X-sync cơ khí (1/250sec) để FC mở hoàn toàn, rồi sau đó mới tiến hành phơi sáng (cấp điện cho sensor) được. So với trường hợp bình thường, sensor có thể bắt đầu phơi sáng ngay khi FC bắt đầu xuất phát. - Tuy nhiên, con số 1/250sec kia sẽ chỉ giành cho những ai cực kỳ khó tính nếu thấy cần phải phàn nàn về lag time. Đổi lại, ta được hẳn một pose ảnh fill flash với toàn bộ công suất (GN) của đèn, nếu cần. Trong thực tế, khi tốc độ H-sync trên 1/500sec thì D70 sẽ lại quay về với phương pháp đồng bộ truyền thống, tức là vẫn phụ thuộc vào giới hạn của X-sync cơ khí. Cho nên, lợi thế về X-sync 1/500sec này chỉ phát huy được khi tốc độ chụp nằm trong khoảng 1/250sec đến 1/500sec mà thôi. Tới đây thì có một câu hỏi đặt ra: Tốc độ phát xung của flash là rất cao, cỡ phần nghìn sec, vậy tại sao k0 tận dụng tối đa lợi thế của màn trập điện tử để nâng X-sync điện tử lên cao hơn, cỡ 1/750 sec chẳng hạn ? Tôi cũng chưa biết trả lời thế nào, chỉ đưa ra một vài lý do thế này: - Bình thường, khi chưa rơi vào trạng thái standby, thì sensor của DSLR luôn trong trạng thái ON, chẳng khác gì bản film luôn thường trực chờ được phơi sáng. Muốn chuyển sang cơ chế màn chập điện tử thì nó lại phải quay về trạng thái OFF trước. Việc thay đổi liên tục giữa hai cơ chế (trạng thái) này có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của sensor khi vận hành chăng ? - Việc tăng X-sync điện tử, đồng nghĩa với giảm thời gian ở trạng thái ON tức thời của sensor. Nếu thời gian đó quá ngắn, có thể k0 đủ để nạp đầy năng lượng cho toàn bề mặt rộng lớn của sensor DSLR giúp nó làm việc có hiệu quả nhất. So với máy P&S, diện tích của sensor DSLR lớn hơn rất nhiều bởi kích thước mỗi pixel rất to nên đòi hỏi năng lượng nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính làm giá thành của DSLR cao.

Page 58: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

... và cũng còn có thể có nhiều nguyên nhân quan trọng nữa. Bởi thực tế cho thấy các máy Pro k0 mặn mà lắm với X-sync điện tử mà vẫn hoàn toàn trung thành với X-sync cơ khí truyền thống. Phải chăng, 1/250sec cũng đã là quá đủ ?!

Page 59: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

20 essential tips for Portrait Photography (Phần Retouch) – By HAFOTO

Củng như phần 1, những kỹ thuật retouch trong phần này dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tác giả (hafoto) nên nó có tính chất chủ quan. Các bác đọc thấy có gì hay hơn xin vui lòng bổ sung :lol: Một tấm ảnh từ memory card, nó chỉ là một tấm ảnh thô (raw image, xin đừng hiểu lầm với RAW format), cần phải được edit (retouch, post-processing, sờ, tút... :) ) để có được một tấm ảnh đạt yêu cầu về kỹ thuật. Những yêu cầu về kỹ thuật là: 1. Đúng sáng (right exposure): "Đúng" ở đây bao gồm cả ý nghĩa "Under" (nếu chụp theo style "Under exposure") và "Over" (cho style "Over exposure"). 2. Đúng màu: Không bị ám màu, da đúng màu...Ở đây xin đừng lầm lẫn giữa color cast với off-color. Một số người thích ảnh bị (được) color cast vì tác dụng đặc biệt như "reveal mood" (buổi tối thì phải hơi ám xanh...). Còn off-color có nghĩa là "sai" màu, màu bị quá xanh hay quá đỏ. 3. Đúng nét (sharpness):Ở đây nên phân biệt giữa "dreamy" và "blurry". Dreamy nó vẫn có focus của nó nhưng nhẹ (soft), còn blurry là sai nét hay out focus. Đáp ứng được 3 yêu cầu trên là hình có thể "giao được cho khách hàng rồi" :lol: .Những steps trên có thể thu lại thành action nên một tấm hình về cơ bản chỉ mất khoãng 30 giây là xong. Tuy nhiên tới đây hình chỉ mới đạt được phần căn bản (basic) về mặt kỹ thuật. Yêu cầu thứ 4 có tính cách nghệ thuật (nên phải trả tiền thêm mới làm :lol: ) vì nó đòi hỏi "close-retouching" như: cân bằng highlight và shadow, làm cho da mịn, blur background, và đại khái những gì liên quan đến "Thẩm mỹ viện"...Nếu cần thì làm trắng đen, duotone. Sau đây là những việc cần làm đầu tiên để đạt kết quả tốt: Nơi làm việc: 1. Calibrate cái monitor trước. Nếu có thể được, thì xài CRT monitor flat screen :) 2. Đặt monitor nơi nào mà ánh sáng ổn định, không bị ảnh hưởng của những nguồn sáng chung quanh dù là thời điểm nào đi nữa trong ngày. 3. Play some jazz music (cái này thì optional :lol: ) Thôi đi ngủ, tối nay tiếp nhen...... Photoshop Workspace: 1. Những panel sau đây được dùng nhiều nhất cho nhiếp ảnh: Tools Bar, Layer, History, Action. Nếu bạn không thấy những panel này thì bấm window menu, make sure nhungx panel này được check. Chồng những panel này thành một nhóm để không bị choán chỗ. (Chức năng của những panels này sẽ được giải nghĩa sau. :)

1

Page 60: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

2. Lựa Eyedropper trên Tool Bar: đây là tool dùng để chọn màu, PS mặc định là "point sample", có nghĩa là nếu bạn dùng tool này click lên một vùng nào đó của ảnh thì nó sẽ cho ta biết màu được lựa. Vì "point sample" chỉ lựa 1 pixel đại diện cho vùng đó nên thường là không chính xác, nên ta cần phải đổi qua "3 by 3 Average" (xem ảnh dưới). Với sự thay đổi này, Eyedropper sẽ lựa 9 pixels (3 nhân 3 là 9 :) ) đại diện cho vùng được lựa.

2

Page 61: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

3. Hầu hết các lệnh (command) trong PS đều có thể tìm thấy trong menu, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất về tốc độ, nhũng keyboard shortcut sau đây cần phải nhớ (khi bạn dùng bàn phím để làm việc nhất là trước mặt khách hàng thì dễ "hù" (impress) hơn, bạn cho khách hàng cảm tưởng là "Wow!!! This guy is good.. :lol: )

3

Page 62: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Control-J: Copy layer hay phần được lựa chọn vào 1 layer mới. Control-Z: "Cái này xấu quá! thôi làm lại nhe" :) Control-F: Áp dụng lệnh cuối cùng 1 lần nũa. Control-H: Dấu đi vùng lựa chọn. Control-D: Bỏ (cancel) vùng chọn. Thôi dài dòng vậy đủ rồi, bắt tay vào tip đầu tiên nhen.

Tip 7: How to fix underexposed photos. Bước đầu tiên là ảnh phải có đủ ánh sáng để retouch. Theo kinh nghiệm của tác giả (hafoto) làm việc tại Pictage, trong 10 tấm nếu có problem về ánh sáng thì 8 tấm là underexposure (1 tấm bị

"cháy", còn tấm kia thì ánh sáng lộn xộn ) Có 2 dạng ảnh bị tối: Toàn bộ bị tối và một phần nào đó của ảnh bị tối. 1. Trường hợp toàn bộ bị tối.

Step 1: Control-J để copy ảnh lên 1 layer mới. Nhìn lên layer panel, ta có background (ảnh gốc) và layer 1 (phần được copy). Step 2: Đổi mode từ "normal" sang "screen"

4

Page 63: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tới đây, nếu bạn cảm thấy hình chưa đủ sáng, thì bạn có thể Control-J thêm một lần nữa để copy "layer 1" thành "layer 1 copy", layer mới tạo thành củng có mode "screen" nên ảnh được nâng sáng thêm một lần nữa. Tuy nhiên tới đây, thì ảnh lại quá sáng nên bạn có thể giảm Opacity xuống còn 50%.

5

Page 64: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau khi được nâng sáng lên 150% (tạm gọi là 1 layer rưỡi).

2. Trường hợp ảnh bị tối một phần: Ảnh dưới nếu ta áp dụng phương pháp trên thì cô dâu, chú rể sáng lên, nhưng bầu trời lại quá sáng, nên ta phải tìm cấch nâng sáng vùng mà ta cần thôi.

6

Page 65: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 1: Vào "Select" menu (phía trên cùng), chọn "Color range...", vào "Select" box, chọn shadow (xem minh họa dưới). Lệnh (command) này chỉ lựa phần shadow của ảnh.

Step 2: Vào "Select" menu một lần nũa, chọn "Feather..."

7

Page 66: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Mục đích của command "feather" (command này chỉ active chỉ sau khi một vùng nào đó được chọn) là tạo thành một vùng chuyển (transiotional area) giữa vùng được chọn và vùng còn lại. Tùy theo effect mà ta dùng trên vùng chọn nhiều hay ít mà ta cho nó số pixels thích hợp trong "Feather Radius" box (Cho nhiều pixels nếu efect gây ảnh hưởng "lớn" trên ảnh). Thường thì ảnh High Resolution cao hơn ảnh Low Resolution khoãng 100 pixels. Trong ảnh này ta ap dụng 58 pixels. Kế tiếp bấm OK. Step 3: Control-J để copy phần được chọn lên layer mới. Nếu bạn "tắt con mắt" ở layer background thì bạn sẽ thấy vùng chọn (đã được "feather") trên layer 1.

8

Page 67: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 4: Đổi mode từ "nomal" sang "screen". Ảnh sau khi vùng tối đươc nâng lên (vùng sáng không bị ảnh hưởng)

Sau khi làm cho ảnh đủ sáng, step cuối cùng (của cả 2 phương pháp) là flatten image. Có nghĩa là ảnh được tạo bởi những "lớp" (layer), ta cần phải làm "bẹp" :) nó lại thành 1 lớp. Vào cái tam giác nhỏ bên phải phía trên của layer panel, bạn sẽ thấy command "Flatten Image".

9

Page 68: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tip 8: How to Enhance Color and Contrast. Sau khi chỉnh exposure (xem tip 7), bước kế tiếp là chỉnh (enhance) màu sắc. Thương thì raw image màu sắc không được vivid và radiant (tạm dịch là "bắt mắt"), và sự tương phản giũa highlight và shadow không được cao cho lắm. Ví dụ như ảnh sau:

Có 2 cách để chỉnh color và contrast: Thêm "density" và dùng "diffused glows" Cách 1: Adding density with Blend Modes. Step 1: Control-J để copy ảnh vào layer mới. Step 2: Đổi mode nomal thành soft light.

10

Page 69: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Trên layer panel, bấm nút "Add a layer style", và chọn "Blending Options"

Step 4: Tại "Layer Style" dialogue box, kéo cái slider của "this layer" về bên phải khoảng 200. (Khi ta kéo slider vẻ phía bên phải như vậy là để bảo vệ phần shadow)

11

Page 70: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 5: Cái slider đó, nếu nhìn kỹ nó có 2 tam giác. Cái tam giác bên trái nó ảnh hưởng tới phần highlight. Để tách nó ra: Giữ Alt phím, đồng thời kéo cái tam giác trái về bên trái khoãng 50 để làm lộ (reveal) phần highlight.

Sau khi bấm Ok, thì ta sẽ thấy hình được tăng density vào phần highlight -> tương phản hơn với phần shadow. (Muốn biết effect này ảnh hưởng gì tới highlight, chỉ cần tắt con mắt của background layer) Đây là phần density được thêm vào:

12

Page 71: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Còn đây là ảnh sau khi đươc tăng density:

13

Page 72: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ủa quên, nhơ flatten image nhe. Cách 2: Diffused Glows Technique: Kỹ thuật này dành cho các bác thích hình soft và romantic (mịn và lãng mạn :wub: ), vì nó "diffused" và làm "rực" (glow) phần highlight. Củng dùng hình trên làm ví dụ: Step 1: Control-J để copy ảnh lên layer mới (layer 1) Step 2: Vào Filter Menu, chọn Blur -> Gausian Blue...

Tùy theo mức độ soft và glow, áp dụng khoãng tư 5 -> 50 pixels (hình HighRes và LowRes như nhau :) ). Ở đây áp dụng 30 px.

14

Page 73: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Sau khi bấm OK, bạn sẽ thấy hình nó blur luôn, đừng hoảng hốt , chỉ cần đổi mode từ normal thành softlight. Hình sau khi đổi thành mode softlight

Ngày mai tiếp nhe, em phải đi dìa ngủ (Phần này chưa xong đâu còn nhiều cái hay lắm, mai biết :lol: ) Nhìn vào ảnh ta thấy phần highlight nhìn mịn và rực (soft, glow), nhưng phần shadow bị mất chi tiết. Step 3: Giống như cách 1, mở "Layer Style" dialogue box, nhưng lần này bảo vệ phần shadow ở 100 và để lộ phần highlight ở 25.

15

Page 74: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nếu bạn muốn biết effect này ảnh hưởng gì đến phần highlight, chỉ cần tắt con mắt của background layer.

16

Page 75: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 4: Flatten ảnh và ta da, here you go :)

Tip 9: "Man! You look sharp!" Tip này nói về kỹ thuật dùng "Unsharp Mask" Filter cho chân dung. Tip này áp dụng cho ảnh High Res nên sẽ không có ảnh minh họa vì ảnh trên diễn đàn chỉ dành cho Web (tức là ảnh LowRes). Có ít nhất là 5 cách "sharpen" trong PS, nhưng Unsharp Mask được xem như dễ dùng và hưữ hiệu nhất (biết nhiều phương pháp củng có cái lợi là để dành đó để "cải lộn" với người khác cho vui Có 2 trường hợp cần phải dùng Unsharp Mask: 1. Cho dù máy của bạn "xịn" tới đâu đi nữa, thì ảnh sau khi download tư memory card, củng cần phải sharpen (trust me, hình càng sharp thì chủ đề càng nhìn bảnh bao hơn, bởi vậy mới có tựa đề là "Man! You look sharp!") 2. Ảnh sau khi resize: Cho dù là phóng lớn hay thu nhỏ, sau khi resize cần phải sharpen lại (cái

này ngộ quá hen ) Unsharp Mask có thể tìm thấy ở Filter - Sharpen - Unsharp Mask...

17

Page 76: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Có 3 slider điều khiển mức độ sharpen: 1. Radius: Cạnh (edge) được xem là cơ bản để sharpen, nên ngay tại cạnh bạn có thể quyết định bao nhiêu pixels để áp dụng lệnh này. Vì vậy, với nhũng hình có đương nét "mỏng" và "smooth" nên set ít pixel, và ngược lại với đương nét "thick" thì set nhiều pixel. Thường thì setting từ 1 đến 4 pixel là "an toàn" 2. Amount: Quyết định bao nhiêu phần trăm "cạnh" được sharpen. Thương thì setting tư 50 đến 150% là "an toàn" 3. Threshold: Cái này quyết định độ "intense" của "surface". Nói một cách khác phần "bằng phẳng" (không phải edge) nhìn mềm mại (soft) hay đanh (strong, hard). Thương thì setting tư 3 đến 20 là thông dụng Mối tương quan giữa radius, amount, và threshold. Nếu radius đươc set thấp (1 px), thì bạn có thẻ set amount cao (150%) và ngược lại: Nếu radius đươc set cao (4 px) thì bạn có thể set amount thấp (50%) Threshold: Tùy theo bạn thich ảnh cao hay thấp intension: set thấp (3) thì nhìn sắc, set cao (20) thì nhìn "mềm". Căn cư vào nhu cầu của ảnh mà set cho thích hợp (ví dụ như ảnh có edge mạnh hay mềm mại, ảnh nhìn soft hay high contrast). Vì những thông số trên tùy thuợc vào máy ảnh, ống kính, và kỹ thuật lấy nét nên bạn cần phải bỏ thời giờ thử nghiệm coi thông số nào tốt nhất cho máy của mình (There are no magic numbers

18

Page 77: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

) Killing Tips cho Unsharp Mask: Tip 1: Nếu sau khi áp dụng Unsharp Mask, mà nhìn chưa đủ "sharp" thì click Control-F (áp dụng filter thêm một lần nữa). Áp dụng filter 2 lần với low-setting hay hơn là 1 lần với high-setting. (Cái

này kỳ hén ) Tip 2: Nếu hình bị sharp hơi quá trớn (ở cái edge nó bị halo effect) thì vào Edit -> Fade, đổi mode thành luminosity.

Tip 10: Go Beyond The Real World Một trong những kỹ thuật tạo ấn tượng cho người xem là làm cho màu sắc "rực rỡ" hơn mắt thường cảm nhận (surreal). Khi mà màu sắc trở nên "vibrant" và "vivid" thì dễ "bắt mắt" người xem hơn. Nếu bạn nào chụp "commercial"(chụp cơm gạo :lol: ) thì kỹ thuật này là dành cho bạn :gathering Có 2 kỹ thuật thương dùng là "Masking with blending modes" và "Paint with softlight brush". 1. Masking with blending modes: Ảnh dưới ta thấy chủ đề nhìn "nhợt nhạt", quần Jean chưa có "xanh blue" lắm, cỏ chưa có xanh "zdì"(hay "rì" :lol: ) lắm, mây thì chưa kịch tính (dramatic) lặm

19

Page 78: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 1: Control-J để copy ảnh lên layer mới Step 2: Đổi mode của layer trên từ "Normal" thành "Color Burn",

Bây giờ thì bầu trời nhìn "khá" hơn, nhưng mà màu sắc thì nhìn "bết bền bệt". Khống sao, vì mình chỉ dùng layer trên (layer 1) như là một cái "mask" (mặt nạ) để che phần mây phía dưới.

20

Page 79: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Để biến layer này thành cái mask, giữ phím Alt và bấm vào nút "Add layer mask" trên layer panel (được khoanh đỏ). Bây giờ, hình sẽ trở lại bình thường, và trên layer 1 bạn sẽ thấy một hình chữ nhựt màu đen, điều này có nghĩa là layer này đóng vai trò như là một cái mask.Tại thời điểm này, thì layer 1 chưa có mask layer backgrounk (nói một cách khác là layer 1 chưa che đậy layer background).

Step 4: Để bắt đầu dùng phần mây của layer 1 che đậy (masking) phần mây của layer background, bấm phím "D" để set foreground màu trắng, rồi chọn một cái soft edge brush trên Tool Panel, với mode "normal, opacity để 100% .

21

Page 80: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 5: Để che (mask) layer background, bắt đầu di cái brushd để lấy phần mây của của layer 1 đắp lên (hay "đè" lên) phần mây của layer background)

Còn đây là phần mây được dùng để "đè" lên phần mây của ảnh "gốc" (tắt con mắt của layer background)

22

Page 81: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tương tự như vậy, Để làm cho cỏ xanh hơn thì chọn Mode: Color Dodge, Opacity: 50%. Để làm cho quần Jean xanh hơn và tóc "đỏ" hơn thì chọn Mode: Overlay, Opacity: 50%. Những layers phía dưới được đổi tên thành May, Co, QuanToc để tiện theo dõi.

23

Page 82: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nếu bạn thấy cỏ xanh quá thì có thể giảm Opacity xuống còn 30% hay 40%.

24

Page 83: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Chú thích: Sư thật thì những layer trên (May, Co, QuanToc) không "che" layer gốc mà chính xác hơn là chúng "tương tác" với layer background bằng những mode khác nhau (Color Burn, Color Dodge, Overlay) ở những mức độ khác nhau (tùy theo Opacity). Phần này rất quan trọng và hơi dài dòng, em xin dừng ở đây để coi các bác phản ứng ra sao? Em viết có dễ hiểu không? Hay là cần phải viết lại

Tip 10: Go Beyond The Real World (continue) 2. Paint with Softlight Brush: Kỹ thuật sau đây dễ gấp 10 lần kỹ thuật trên về mặt hiệu quả nhưng em phải trình bày kỹ thuật đó (masking with blending modes) trước là vì: 1. Nếu kỹ thuật này được viết trước thì chả ai thèm đọc kỹ thuật trước :lol: 2. Kỹ thuất trước được coi như tiêu chuẩn (standard), kỹ thuật này được coi là "tà đạo" (underground). :lol: :lol: 3. Kỹ thuất trước được dùng để minh họa cho khái niệm về layers, masking, blending modes...Kỹ thuật này dùng để "kiếm tiền" nhanh hơn :lol: :lol: :lol: Ảnh sau đây, ta thấy background rất là màu sắc (đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng), nhưng nhìn "chết" (dull).

Step 1: Control-J để copy ảnh lên layer mới. Ta sẽ tô màu trên layer copy này, vì nếu ta có quá tay tô nhiều quá hay làm sai ta chỉ có việc delete layer này mà không ảnh hưởng đến layer dưới. Step 2: Bấm lên "Set Foreground Layer", di cái vòng tròn để lựa màu mà bạn muốn tô.

25

Page 84: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Lựa "soft edge brush" trên Tool Panel, set mode Soft Light, Opacity 30% trên Option Bar.

Step 4: Rồi bây giờ là phần "đã" nhất. Với cái tường màu đỏ thì bạn chọn Foreground Color đậm đỏ sáng hơn 1 tí (bằng cách di cái vòng tròn nhỏ vào vùng đỏ tươi), rồi tô "hồn nhiên" lên cái tường đỏ. Tương tụ như vậy với màu vàng, green, blue.... Lưu ý, tô vừa vừa thôi nhe coi chưng màu lòe loẹt quá giống như GO BEYOND THE REAL WORLD (tựa đề của tip này :lol: )

26

Page 85: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Hình trên em làm hơi vội nên nhìn "tèm lem"

Tip 11: The Power of Darkness. Thường thì chủ đề của một tấm ảnh là thuộc về phần highlight, nhưng chính phần shadow đẹp làm nổi bật phần highlight. Phần shadow giúp cho việc loại bỏ những chi tiết không cần thiết, hướng mắt người nhìn vào chủ đề, và làm cho ảnh thêm phần kịch tính. Cho nên điều chỉnh tỉ lệ giũa highlight và shadow quyết định đến cái "hồn" (mood) của ảnh.

27

Page 86: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Có 3 cách thông dụng để điều chỉnh phần shadow: Vignette technique, Color range, và Magic wand. 1. Vignette Technique: Phương pháp này thường được dùng khi chung quanh chủ đề có nhiều vật thể "distracting" và sáng làm cho nhười nhìn bị chia trí. Để khắc phục, 4 góc của sẽ được làm tối đi để hướng mắt người nhìn vào trung tâm. (xem ảnh dưới)

Step 1: Bấm vào nút "Create a new layer" trên layer panel để tạo nên 1 layer trống (blank layer).

Step 2: Bấm phím "D" để set foreground màu đen. Giữ Alt key, đồng thời bấm phím "backspace" để làm cho "layer trống" màu đen.

28

Page 87: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Kéo Opacity của "layer trống" từ 100 xuỗng 0. Chọn Elliptical Marquee Tool trên Tool panel. Vẽ vòng tròn chung quanh mặt chủ đề.

Step 4: Vào Select -> Feather: set feather: 15. Bấm phím "Backspace" để xóa đi vùng chọn (đục

lỗ ) layer "đen". Control-D để bỏ vùng chọn (deselect).

29

Page 88: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 5: Nâng Opacity của layer "đen" lên khoãng 30 để làm cho những vùng chung quanh "tối" đi. That's it. :lol:

Tip 11: The Power of Darkness (continue...) 2. Color Range Technique: Ảnh dưới ta thấy chủ đề đã nổi bật, tuy nhiên để làm nỏi bật những bóng đèn màu trên trần nhà, ta cần phải làm tối đi những phần sáng không liên quan đến ảnh.

30

Page 89: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 1: Vào Select -> Color Range. Mở menu Select box, chọn "Shadow", sau khi bấm OK, bạn sẽ thấy nhưng đương "kiến bò" (marching ants) chọn lấy vùng shadows.

Step 2: Chọn feather khoãng 12 px (luôn luôn feather sau khi chọn :lol: ) Giữ phím Control, đồng thời bấm phím "H" để giấu đi vùng chọn (ta chỉ giấu đi để không bị vướng mắt, và để dễ làm việc, chứ vùng chọn vẫn còn đó :) ) Step 3: Vào Image -> Adjustment -> Brightness/Contrast: Giãm Brightness xuống còn -70.

31

Page 90: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Giữ phím Control, bẫm phím "H" cho vùng chọn hiện trở lại. Giữ phím Control, bấm phím "D" để bỏ vùng chọn. Về cơ bản là hoàn tất, tuy nhiên, chủ đề chính hơi bị tối đi và ta vẫn còn thấy cái bàn ăn phía sau cô gái. Để làm sáng lại chủ đề, chọn History Brush (Opacity: 70), vẽ lại vùng bị ám tối (bên trong đương xanh lá cây).

Để xóa đi cái bàn. Bấm phím "D" để set foreground màu đen (xem ảnh dưới), chon Soft Edge

32

Page 91: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Brush, rồi bôi đen đi :lol:

Ảnh sau khi hoàn tất

33

Page 92: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tip 11: The Power of Darkness 3. Magic Wand Technique: Một số ảnh ta cần lựa shadows bằng Magic Wand Tool. Ví dụ như ảnh phía dưới, ta chỉ muốn chọn vùng shadows ở background, và để yên vùng shadows trên chủ đề.

Step 1: Chọn Magic Wand trên Tool Panel. Trên Option Bar, bấm nút "Add to selcetion", Tolerance = 32, "check" cái Contiguos box. Step 2: Bấm lên vùng "hoa thị" phía trên trước, ta sẽ có 1 vùng chọn, để lựa tiếp phần còn lại, bấm lên cái "hoa thị" phía dưới.

34

Page 93: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Đây là ảnh sau khi vùng shadows được chọn

Step 3: Vào Select -> Feathers: cho feather 12 Control-H để giấu đi vùng chọn

35

Page 94: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Vào Image -> Adjustments -> Brightness/Contrasts: Giảm Brightness xuống 50 Control-H cho vùng chọn hiện lại Control-D để bỏ vùng chọn Ảnh sau khi hoàn tất

Tip 12: Black & White, Duotone, Infrared, and Cross-Processing. 1. Black & White: Khi chuyển từ màu sang B&W, điều quan trọng nhất là control từng channel red, green, blue một để đạt được kết quả tốt nhất. Vì mỗi ảnh có mức độ Red, Green, và Blue khác nhau nên không có (hay chưa có) filter nào tự động chuyển B&W một cách "magic" được. Hơn nữa, chuyển B&W bằng cách "eyeing" (canh) củng là một thú vui :lol: . Để control từng channel Red, Green, Blue một một cách hiệu quả nên nhớ nhưng tips sau: Red channel làm cho skintone sáng hơn và mềm mại (soft), Green channel ảnh hưởng đến đọ tương

phản (contrast), và Blue channel thì chứa nhiều "noise"

36

Page 95: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nguyên tắc chung là tạo nên 2 Channel Mixer Conversions: 1 cái "lo" về skintone, 1 cái "lo" về contrast, cả 2 đều set Blue channel thấp, rồi dùng masking technique "gom" tất cả thành 1 version. Ảnh sau được dùng để convert thành B&W:

Step 1: Trên layer palette, bấm nút "Create new fill or adjustment layer", chọn Channel Mixer.

Step 2: Check box Monochrome, set Red = 30, Green = 110.

37

Page 96: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Chết man, hình bị cháy :lol: , đừng có hoãng, chưa xong mà. Tắt con mắt của Channel Mixer 1 đi, để background layer (hình màu) lộ trở lại.

Step 4:Lập lại step 1 và 2, nhưng set Red = 0, Green = 100, Blue = 0 (nhớ check Monochrome).

38

Page 97: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 5: Bật con mắt của Channel Mixer 1 lên, và click lên layer này cho nó active. Nếu bạn làm đúng thì kết quả sẽ giống như hình dưới:

Step 6: Step này dzui nhất vì ta sẽ xóa đi mấy cái "cháy". Chuẩn bị chưa. Bấm phím "D" để set foreground/background về mặc định (just do it :) ). Bấm phím "X" để set foreground màu đen. Chọn "soft edge brush", set Opacity khoãng 50 (trên Option Bar, chư không phải Opacity của layer :) . Rồi vẽ "hồn nhiên" lên chỗ "cháy"... Sau khi tô lên chỗ "cháy", ta thấy cái mũi và một phần trán và má còn hơi cháy. Giảm Opacity xuống còn 20, tô tiếp cho nó đi luôn :lol: . Thực ra những vùng này là 70 (hồi nãy 50, giờ cộng 20 là 70 :) ) Ảnh sau khi hoàn tất. (Step này linh động, tùy theo sở thích của bạn)

Tip 12: Black & White, Duotone, Infrared, and Cross-Processing (tiếp theo) 2. Duotone: Là sự pha trộn màu giữa đen và một màu khác (trắng đen là dạng đặc biệt của duotone khi đen pha với trắng). Sepia là dạng kinh điển nhất khi đen pha với nâu đỏ. Có it nhất là 5 cách làm duotone trong PS. Cách "tiêu chuẩn" do PS đề ra là chuyển ảnh RGB thành grayscale, rồi bắt đầu chọn màu pha với đen (có tỉ màu trong PS). Theo kinh nghiệm của tác giả (hafoto) thì cách này không cho kết quả ổn định (consistency) (he he he, hafoto dám chê PS :lol: ), nên đã tự động "mò" ra phương pháp khác dễ hơn, cho màu consistent hơn, và có thể làm "action" được. Phương pháp Sepia của hafoto (nghe oai wá :lol: ) Ảnh đươc dùng làm sepia:

39

Page 98: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nếu bạn dùng phương pháp chuyển B&W trên thì bỏ (skip) step 1 và 2. Step 1: Image -> Adjustmemts -> Desaturate để loại bỏ màu hết. Step 2: Control-L để mở "Levels" lên. Chỉnh input levels theo thứ tự: 10, 1.00, 245 (mục đích để tăng contrast đúng theo style sepia)

40

Page 99: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 3: Image -> Adjustments -> Color Balance Set Yellow = -45, Red = 50

That's it, ảnh sau khi chuyển thành Sepia

Tip 12: Black & White, Duotone, Infrared, and Cross-Processing (tiếp theo)

41

Page 100: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

3. Infrared: Đặc điểm của Infrared film là: 1. Green thì sáng và Blue thì tối. 2. Ảnh bi hạt (grainy) và rực (glow) (loại film này high-speed và long-exposure). Với nhưng đặc điểm này ta sẽ dùng Channel Mixer và Diffused Glow filter để tái tạo lại ("nhái" :lol: ) Infrared effect. Ảnh sau được dùng để tạo effect:

Step 1: Trên Layer Panel, bấm nút "Create new fill or adjustment layer", check box Monochrom, set Red = 90, Green = 150, và Blue = -150.

42

Page 101: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 2: Để làm cho ảnh "hạt" và "rực" (grainy and glow), ta dùng Diffused Glow filter. Trong PS, filter chỉ áp dụng cho một layer nên ta phải tạo một "bản sao" để làm việc (ta vẫn muốn giữ Channel Mixer layer vì sau khi áp dụng filter, ta có thể thay đổi Green và Blue nếu cần). Step này cần 4 ngón tay :lol: Shift-Control-Alt-N (cùng lúc) đẻ tạo blank layer (layer trống) Shift-Control-Alt-E (cùng lúc) để "nhập" layer gốc và layer mask lại

Step 3: Vào Filter-Distort-Diffuse Glow, ta sẽ thấy 3 cái slider điều khiển mức độ diffuse glow: Graininess slider: điều khiển mức độ hạt (set 6) Glow Amount: điều khiển mức độ rực (set 1) Clear Amount: Điều khiển mức đọ chi tiết (set 18) Những setting trên có tính cách sở thích cá nhân, bạn có thể set cách khác tùy ý.

43

Page 102: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 4: Nếu cần thì làm thêm step này cho "phong phú" Control-J: để tạo layer mới. Filter-Blur-Gaussian Blur: set 10 pixels Đổi mode trên Layer Panel thành soft light để rực hơn nữa, và thêm contrast.

44

Page 103: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tip 12: Black & White, Duotone, Infrared, and Cross-Processing (tiếp theo) 4. Cross-Processing: Đây là kỹ thuật mà người ta dùng chemical để tráng film 35mm dùng cho

slide film. Đây là một style rất là "unique" với đặc điểm là highlight bị "cháy" (blown-out), màu đen thì cực đậm (rich black), tone màu nói chung bị "shift" và trở nên high-saturated, và tương phản mạnh. Kỹ thuật này rất thich hợp cho quảng cáo báo chí, với khung cảnh là những thành phố công nghiệp, hay urban setting (New York, Chicago, Los Angeles, Saigon (đặc biệt đường Nguyễn Huệ... :lol: )). Những người chụp film phải suy nghĩ cẩn thận trước khi để film của mình cross-processing, vì kỹ

thuật này là "một ăn hai thua", nếu mà ảnh xấu thì coi như film hư luôn . Đối với người chụp digital thì không sao, vì bản gốc JPEG vẫn còn nguyên (that's why I shoot digital :) ). Để đạt kết quả tốt thì hình phải có độ tương phản cao. Nếu chưa, thì có thể vào: Image -> Adjustments -> Brightness/Contrast để tăng lên. Ảnh sau được áp dụng cho kỹ thuật Cross-Processing.

45

Page 104: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 1: Vào Image -> Duplicate... để tạo một bản sao của ảnh gốc.

Sau khi click OK để đồng ý duplicate, ta sẽ có 1 bản sao (dài dòng quá hen). Đây là bản mà ta dùng để cross-processing.

46

Page 105: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 2: Vào Image -> Mode-> Lab Color để đổi RGB color sang Lab Color

Step 3: Vào Window -> Channel để mở Channel Panel lên, tới đây, bạn sẽ thấy bản copy này được cấu tạo bởi Lab Color với 3 channel là: Lightness, a, và b.

47

Page 106: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ta sẽ làm việc trên 2 channel a và b Step 4: Click lên channel a để cho nó "active" Vào Filter -> Blur -> Gausian Blur: Cho 5 pixels

Control-L để mở Levels lên, áp dụng Input Levels: 77, 1.00, 255. Channel Lab bắt đầu màu bi "shift"

48

Page 107: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 5: Click lên channel b cho nó "active". Channel này không cần Gaussian Blur, nhưng áp dụng Input Levels: 77, 1.4, 255.

Tới đây, nếu bạn click lên Lab channel bạn sẽ thấy màu hoàn toàn bị "shift"

49

Page 108: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 6: Control-A: chọn toàn ảnh Control-C: để copy ảnh vào buffer (nơi ảnh "tạm trú") Tới đây thì bạn không cần "bản sao" này nữa, bạn có thể "close" nó lại. Step 7: Sau khi "close" bản sao, bản sẽ thấy bản gốc. Control-V: để copy bản sao từ buffer lên trên bản gốc Đổi mode của layer "cross-processing" thành "Overlay", và giảm Opacity khoãng 60-80 (tùy theo sở thích).

50

Page 109: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau khi "Cross Processing"

Step làm thêm cho zdui: Nếu bạn muốn ảnh rực (glow) lên, thì duplicate layer background, gaussian blur: 1 pixel, Opacity 40%. Thêm layer mask để vẽ lại chi tiết của mặt một tí là xong.

51

Page 110: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh được thêm một tí "glow"

Tip 13: Welcome to Hafoto Beauty Salon. Những kỹ thuật được trình bày sau đây đặc biệt dùng đề retouch chân dung cận mặt. Mục đích chính là làm nổi bật lên những nét mặt (facial features) như: mắt, mũi, miệng (có chữ "g" không?

), và đặc biệt là "skin tone". Ống kính máy ảnh rất là "unforgiving". Trong đời sống hằng ngày ta gặp nhiều người nhìn rất là handsome/beautiful, nhưng đến khi thu vào trong ống kính máy ảnh thì (oh! my God) những nhược điễm lộ ra mồn một từng chút một (xem ảnh dưới)

52

Page 111: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Cái "problem" lớn nhất là kỹ thuật "control" ánh sáng. Skin tone đẹp là do ánh sáng "đẹp". Tuy nhiên không phải lúc nào ánh sáng củng lý tưởng. Vì vậy, trong kỹ thuật ánh sáng của chụp chân dung người ta thường dùng diffusing light để đạt được hiệu quả "nhẹ" (soft) và "rực" (glow). Filter được dùng để tạo hiệu quả soft glow này là "Hasselblad Softar No.2" mà ngày này đã được fashion photographer Kevin Ames tái tạo lại trong photoshop, và Hafoto :lol: "modify" thêm để hoàn chỉnh hơn (hì hì cho "nổ" tí nhe :gathering ) Nói nhiều quá, thôi bắt đầu nhe: Step 1: Control-J hai lần để tạo 2 bản sao (version) của ảnh gốc. Để cho dễ hiểu, đổi tên layer 1 thành "darken", layer 2 thành "lighten" (muốn đổi tên layer, click 2 lần lên chữ "layer 1" rồi đánh thay vào đó chữ "darken", rồi bấm "enter").

Step 2: Tắt "con mắt" của "Lighten" layer, bấm lên "Darken" layer để activate. Apply Gaussian Blur filter (Filter-Blur-Gaussian Blur) lên "Darken" layer (40 pixels). Đổi "mode" từ "Normal" thành "Darken"

53

Page 112: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau khi "apply" Gaussian Blur" filter, với mode "Darken"

Step 3: Tương tự như vậy với "Lighten" layer, nhưng apply Gaussian Blur filter với 60 pixels, và đổi thành mode Lighten. (Nhớ bấm lên layer này cho nó activate và nhớ bật lại "con mắt" cho nó hiển thị).

54

Page 113: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 4: Bấm lên "Darken" layer để activate, giảm "Opacity" của layer này xuống 40%.

Tới đây, ta cần "nhập" (merge) 2 layers "Darken" và "Lighten" thành 1 layer để tạo tác dụng soft glow (Darken để giữ chi tiết, Lighten để tạo "glow effect", đó là lý do tại sao Lighten layer dùng 20 pixels blur hơn Darken layer). Step 5: Tắt con mắt của "background" layer. Bấm lên "Lighten" layer để activate. Giữ phím Alt, đồng thời bấm vào mũi tên ở góc phải trên cùng của Layer Panel để mở menu, chọn "Merge Visible".

55

Page 114: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Lưu ý 1: Giữ phím Alt, đồng thời "merge" để bảo vệ 2 layer không bị xóa (Nếu ta cần thay đổi gì thì nó vẫn còn đó). Nếu không giữ phím Alt trong khi merge thì Photoshop sau khi merge sẽ xóa (delete) 2 layer này. Lưu ý 2: Bài này viết cho PS CS2, nếu dùng PS7 thì phải tạo một layer trống(blank layer) trước khi merge (nhớ tạo layer trống ở trên cùng). Sau khi merge, ta có 4 layers: Layer background (hình gốc), layer Darken, layer Lighten, và layer 1 (do Darken và Lighten nhập lại).

Ðể hoàn tất "Hasselblad Softar No. 2 effect", bật con mắt của layer background lên, tắt con mắt của 2 layer Darken và Lighten, và giãm Opacity của layer 1 xuống còn 40%.

56

Page 115: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ðể hoàn tất "Hasselblad Softar No. 2 effect", bật con mắt của layer background lên, tắt con mắt của 2 layer Darken và Lighten, và giãm Opacity của layer 1 xuống còn 40%.

Tip 13: Welcome to Hafoto Beauty Salon (tiếp theo)

57

Page 116: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Để hoàn tất phần "skin tone" ta cần phải chỉnh thêm Brightness/Contrast. Tuy nhiên, phần này thường làm cuối cùng nên em xin "để dành" sau khi hoàn tất phần retouch. Bước kế tiếp là "tẩy mụn" (blemish). Trước khi làm phần này, ta cần phải delete 2 layers Darken và Lighten ("lôi" nó vào cái thùng rác góc dưới bên phải trên Layer Panel), và nhập (flatten image) layer mask với background layer lại. Ảnh sau dùng để minh họa retouch:

Có 3 dụng cụ chính (tools) dùng để "clean up": Clone Stamp, Healing Brush, Patch, và đặc biệt PS CS2 giới thiệu thêm 1 dụng cụ nữa gọi là (Drum roll please.....) Spot Healing Brush (man! tool này đúng là new invention :lol: ). Trong nhiều trường hợp thì ta chỉ cần Clone Stamp và Spot Healing Brush là "đủ xài" rồi. Để "tẩy" những cái mụn trên mặt Tyler (poor boy :lol: ), ta chỉ cần dùng Spot Healing Brush. Chọn Spot Healing Brush trên Tool Panel, đặt brush lên trên cái mụn (xem mũi tên hình xanh lá cây), bấm 1 cái, mụn sẽ biến mất (bảo đảm không đau đớn gì hết :gathering )

58

Page 117: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tiếp tục "clean up" cho đến khi "sạch sẽ" (nhớ chừa 1 hay 2 mụn lại để nhìn cho nó tự nhiên). Kế tiếp là vấn đề hầu như ai củng có là "Dark Circle" (quầng thâm dưới mắt), (hic! chúng ta đang

sống trong 1 thế giới mà ai củng bị thiếu ngủ hết ) Chọn Clone Stamp trên Tool Panel, đặt brush ngay dưới quầng mắt (xem minh họa dưới), bấm phím Alt, vòng tròn sẽ biến thành hình "vòng mục tiêu" (target), bấm nút trái của chuột để lấy "sample" (có nghĩa là tại điểm này được chọn làm "sample"). Bây giờ, đẩy nhẹ brush theo chiều mũi tên, ta sẽ thấy "quầng thâm" nhạt dần (nhớ set Opacity 70% thôi, để tránh 2 vùng kế cận nhìn quá giống nhau) Làm tương tự như vậy với mắt bên kia.

59

Page 118: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tyler sau khi được "clean up"

Kỹ thuật "retouch" mắt: (ten ten ten tèn, trích symphony #5 của Beethoven )

60

Page 119: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 1: Chọn Lasso Tool trên Tool Panel. Trên Option Bar, chọn "Add to selection".

Chết "man", 5:30 sáng rồi thôi đi ngủ, mai tiếp nhen Kỹ thuật "retouch" mắt (tiếp theo). Giứ nút trái (left button) của chuột, bắt đầu "vẽ" chung quanh tròng trắng. Đường vẽ sẽ tạo nên "đường kiến bò" (marching ants) cho ta biết (những) vùng bên trong là vùng được chọn.

61

Page 120: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 2: Vào Select->Feather... Trong Feather Radius Box, chọn 2 px

Chú ý: Luôn luôn "feather" sau khi tạo vùng chọn (biết rồi, khỗ lắm, nói mãi... ) Bấm Ctrl-H để giấu đi "marching ants" (để khỏi "vướng" mắt, vùng chọn vẫn còn đó) (biết rồi mà..... :) ) Step 3: Vào Image-> Adjustments-> Hue/Saturation...

62

Page 121: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Trong Edit Box, bấm mũi tên để mở menu ra (xem minh họa trên), chọn Reds. Giãm Saturation xuống còn -80 (từ -60 đến -80 là được)

Trở về Master, tăng Lightness lên +4 (từ +2 đến +4 là được)

Mục đích của Step 3 là "xóa" đi những đường gân máu (redness) trong mắt, đồng thời làm cho nó "sáng" lên.

63

Page 122: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Trong trường hợp mắt không bị "redness" củng nên thực hiện step này vì nó giúp cho mắt hơi "blue" (nhìn vậy mới "phê" :lol: ) Ctrl-H cho "marching ants" trở lại, Ctrl-D để rời vùng chọn. Step 4: Bấm "set foreground color" để mở "Color Picker", tùy theo màu mắt mà chọn (nên chọn màu hơi đậm). Trong trường hợp này, mắt Tyler màu "green", ta sẽ chọn màu "dark green" (R:41, G:94, B:11) (tức là đậm hơn 1 tí). Trên Tool Panel, chọn Soft Edge Brush. Trên Option Bar, set Mode: Soft Light, Opacity: 30% (Biết rồi..., cái này nói ở mấy tips trước rồi mà :lol: )

Kế tiếp, vẽ "hồn nhiên" lên "tròng xanh" của Tyler. Step 5: Dùng "Clone Stamp" để "xóa" đi cái "catch light" bên mắt trái của Tyler (mỗi mắt chỉ nên có 1 "catch light" thôi) Mắt sau khi "retouch"

64

Page 123: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Thôi em đi ngủ, mai tiếp nhen, bye.... :lol: Kỹ thuật Dodge và Burn: Đây là kỹ thuật được dùng trong kỹ thuật phòng tối của nhiếp ảnh kinh điển, trong quá trình in một số vùng trên "negative" bị "chận" (block) ánh sáng lên (ít nhiều tùy theo) kết quả là tấm ảnh in ra (print) được sáng hơn (ít nhiều tùy theo). Mục đich của kỹ thuật này là làm cho highlight và shadow tương phản hơn, kết quả là ảnh nhìn có chiều sâu và dạng hình khối (3D) hơn. Nói chung vì nhiếp ảnh là nghệ thuật diễn đạt trên mặt phẵng 2 chiều, nên việc tạo hiệu quả không gian 3 chiều là 1 trong những mục đích của người chụp. Ngày nay, Photoshop làm cho kỹ thuật này dễ dàng hơn nhiều (ít nhất là bạn không phải chui vào phòng tối thui lò mò :lol: mà có thể ung dung ngồi "dodge" cạnh bàn computer với cafe và nhạc Jazz du dương :lol: ) Có 2 cách "dodge" và "burn" trong PS: Cách "làm biếng" (Lazy way) và cách chính thức (Right way) (Chú thích: đây là những từ của tác giả :gathering ) Tùy theo trường hơp mà bạn có thể chọn phương pháp thích hợp. 1. The Lazy way: Phương pháp này thích hợp cho chân dung cận mặt (close up). Bấm phím "o" để chọn Dodge, để chọn Burn thì nhấn nút trái chuột bạn sẽ thấy Burn Tool.

65

Page 124: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau được dùng để minh họa cho kỹ thuật "Dodge and Burn"

66

Page 125: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Trên Option Bar, chọn Range: Midtones, Exposure: 20%

Nguyên tắc chung của Dodge và Burn là: Muốn cho vùng nào nổi lên trên, nhìn có cảm giác "cao" thì ta "dodge" (thường là vùng highlight), muốn cho vùng nào "chìm" xuống, có cảm giác thấp, thì ta "burn" (thường là vùng shadow). Ảnh sau đây, vùng "đỏ" là vùng ta sẽ "burn", vùng "xanh" là vùng ta sẽ "dodge".

Vì ta set Exposure ở 20% nên ta chỉ cần "quệt" một đường là đủ rồi (đã gọi là "Lazy way" mà :lol: Ảnh sau khi Dodge và Burn:

67

Page 126: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Lưu ý quan trọng: Nhớ "quệt" một đường thôi nhe :lol: , vì mắt thường rất khó nhận ra sự thay

đổi, nên nếu bạn là người lần đầu tiên sử dụng phương pháp này, bạn rất dễ làm "quá trớn" Mai mốt ( :gathering )viết tiếp cách 2 nhe :) 2. The Right Way: Cách này được nhiều người dùng nhất vì những ưu điểm sau: 1. Ta dodge và burn trên 1 layer khác nên không ảnh hưởng trực tiếp đến ảnh gốc, nếu không thích thì ta chỉ có việc delete layer này đi mà thôi. 2. Vì nó "tác động nhẹ" nên thích hợp cho ảnh nào cần dodge và burn ở nhiều mức độ khác nhau. 3. Và vì được nhiều "pro" dùng nên ta nên biết cho nó "oai" :lol: Ảnh sau được dùng để minh họa cho phương pháp này. Trong ảnh này ta cần làm nổi bật những "muscle" nên chỉ cần dodge và burn nhẹ, nhưng cái tường cần phải dodge và burn mạnh hơn để gây tác dụng "vignette".

Step 1: Trên Layer Panel, bâm nút "create a new layer" đồng thời giữ phím Alt

68

Page 127: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Step 2: Trên New Layer Dialog, đổi Mode thành "Overlay"

69

Page 128: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

"check" cái box "Fill with Overlay-neutral color (50% gray)"

Sau khi bấm "OK" thì ta sẽ có 1 layer mới trên layer panel, nhưng nó "transparent" (có nghĩa là ta có thể nhìn xuyên qua, và nó chỉ tác dụng lên layer dưới một khi ta vẽ lên trên).

70

Page 129: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Giờ đây ta sẽ dùng layer này để thêm màu "xám" vào hình dưới, vấn đề là thêm nhiều hay ít là do bạn quyết định. Step 3: Bấm phím "d" để set foreground color thành màu đen (default), ta sẽ dùng màu này để "burn" (làm cho đậm đi). Nếu muốn "dodge" (làm cho sáng lên) thì bấm phím "x" để chuyển qua màu trắng (muốn trở về "đen" lại bấm phím "x" trở lại)

71

Page 130: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Chọn "soft edge brush", trên option bar, set Opacity từ 5% tơi 15% (tùy theo), và bắt đầu dodge và burn hồn nhiên :gathering

Ảnh sau, "muscle" của Chris được "dodge" và "burn" nhẹ ở 10% Opacity, còn cái tường phía sau thì "burn" tơi bời luôn :gathering

72

Page 131: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Để em đi pha li cafe rồi viết tiếp nhen :lol: Lưu ý 10: (Dành cho các bạn thích thử nghiệm), trong khi tạo "soft glow effect", thay vì chọn mode "darken", bạn có thể chọn Multiply, Color Burn, và Linear Burn. Tương tự như vậy, thay vì chọn mode "Lighten", bạn có thể chọn Screen, Color Dodge, Linear Dodge. Như vậy, với 4 mode để chọn ở mỗi nhóm, bạn có thể tạo được 16 kiểu kết hợp khác nhau để tạo "soft glow effect". Phần này xin để các bạn tự "mày mò" lấy. Sau khi áp dùng "effect" này, mà ảnh nhìn quá "soft", thì vào Image->Adjustments->Brightness/Contrast, chỉnh lại ánh sáng và contrast (cái này thì tủy theo sở thích cá nhân của bạn)

73

Page 132: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tới đây, em xin kết thúc Tip 13. Hi vọng các bạn đã có những kiến thức "essential" nhất để làm cho 1 tấm ảnh có thể "wowww" :lol: , tuy nhiên nếu thực tập nhiều các bạn sẽ tạo được cho mình 1 phong cách "retouch" riêng. Nên nhớ cần phải linh động (flexible), thử nghiệm (experiment), và kiên nhẫn :) Những tip còn lại, em sẽ bàn về kỹ thuật thay đổi background với "tóc gió bay tùm lum", chữa ảnh "cháy", và đại loại những tip làm cho công việc retouch nhanh hơn, hiệu quả hơn... Bây giờ tới phiên các bạn "quậy" nhe, em sẽ post những ảnh gốc và ảnh sau khi retouch để các bạn có thể so sánh và thấy rằng "post processing" quan trọng ít nhất là 30% tới sự thành công của ảnh. Vì vậy khi chụp nhớ thu được dữ liệu tốt, vì không có dữ liệu tốt thì khó có ảnh đẹp lắm (garbage in, garbage out) :gathering

74

Page 133: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo) Sau khi nắm được các loại ánh sáng cơ bản thường dùng trong studio và cách xử dụng đèn flash, vấn đề kế tiếp là đo sáng và chỉnh các setting trên camera (tốc độ, khẩu độ, ISO...) để có được một exposure như ý. Nếu có thể được thì bạn có thể dùng light metering để quyết định một exposure lý tưởng. Tuy nhiên, nếu biết "set up" ta vẫn có thể chụp được một tấm ảnh đủ sáng mà không cần dùng light-metering (well, this tip can save you 200 dollars from buying that device :lol: ). Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến một tấm ảnh đúng sáng là: 1. Những yếu tố liên quan đến studio setting (độ mạnh của đèn flash, ví trí đặt của đèn, diện tích studio, tone của background). 2. Những yếu tố setting trên máy ảnh (khẩu độ, tốc độ, ISO) Hai loại yếu tố này ảnh hưởng qua lại và trực tiếp tới nhau. Vì ta không dùng light-metering nên ta sẽ giữ những thông số trên camera cố định (nhóm yếu tố 2) và điều chỉnh flashes (nhóm yếu tố 1) sao cho có được một exposure lý tưởng. Những setting lý tưởng trên camera trong studio: 1. ISO: Vì ta hoàn toàn làm chủ ánh sáng nên để tránh ảnh bị noise, luôn luôn set ở 100. 2. Khẩu độ: Trong studio, thì background không còn là "problem", vì background thường là một màu trơn, kết hợp với background light (để tạo vignette effect) nên ta không phải lo lắng nhiều về những cái lỉnh kỉnh làm phân tâm người nhìn khi chụp tại "location". Vì thế, set khẩu độ nhỏ để ảnh có độ nét cao và "chiều sâu ảnh trường" (DOF) rộng. 3. Tốc độ: Set tốc độ cao để tránh ảnh bị nhòe do rung tay. Nhóm thông số sau được dùng để minh họa cho kỹ thuật set up ánh sáng này ISO:100, tốc độ: 1/125s, khẩu độ: f/8 Sau khi set những thông số này cố định trên camera, bước kế tiếp là set lượng ánh sáng đánh ra từ key light (ta không phải lo lắng về fill light vì khi key light mà đúng thì fill light phải đúng). Vì có nhiều loại đèn flash khác nhau (với công suất khác nhau) nên ví dụ sau chỉ có tính cách tượng trưng. Đầu tiên set key light "đánh" 3/4 công suất của đèn. Test Shot: Chụp thử một tấm, trên camera, bật histogram lên (xin coi tip 1 về cách đọc histogram). Nếu ảnh dư sáng thì ta có những cách điều chỉnh sau: giảm công suất đèn xuống, hoặc di chuyển key light xa ra, hoặc tăng tốc độ trên máy, hoặc đóng khẩu độ nhỏ lại. Nếu ảnh thiếu sáng thì (bạn có thể đoán): tăng công suất đèn lên, hoặc di chuyển flash gần lại, hoặc giãm tốc độ trên máy (nhưng đừng giãm dưới 1/60s), hoặc mở khẩu độ lớn lên (nhưng đừng lớn hơn f/5.6). Tới đây, hi vọng bạn đã có khái niệm về cách thực hiện một "test shot". Nói chung là cần phải linh động quyết định cần phải hiệu chỉnh những setting của "nhóm yếu tố 1" (flash), hoặc "nhóm yếu tố 2" (camera).

75

Page 134: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Để tiện cho việc demostration các tips retouch chân dung trên, tôi xin mở thêm mục "Case Study" để các bạn có thể thấy những tips trên được áp dụng như thế nào. Case Study 1: Cách xử dụng Unsharp Mask và kỹ thuật "Dodge and Burn" 3 trong 5 thành phần cơ bản (elements) nhất của nhiếp ảnh là: đường (line), hình dạng (shape), hình khối (form), chất lượng bề mặt (texture, surface), và màu sắc (color). Kỹ thuật dùng Unsharp Mask bảo đảm độ nét và chất lượng bề mặt (that's right) và kỹ thuật "Dodge and Burn" bảo đảm tính hình khối (không gian 3 chiều) trên bề mặt 2 chiều. 1. Unsharp Mask: Những trường hợp dùng Unsharp-Mask - Khi bạn load hình từ memory card lên photoshop thì cho dù bạn chụp với top-the-line camera hay lens thì khả năng là bạn phải chạy unsharp-mask (không ít thì nhiều). - Sau khi resize ảnh. - Sau khi dùng các effect đặc biệt (như trường hợp các plug-ins làm mịn da). Step 1: Vào Filter -> Sharpen -> Unsharp Mask...

Bạn sẽ thấy dialog Unsharp Mask với 3 thông số (parameters) để điều chỉnh: Amount, Radius, và Threshold. Nếu bạn thích nhấn mạnh texture (hay surface) của ảnh thì để Threshold = 0, nếu bạn di chuyển slider qua phía bên phải thì texture sẽ mềm mại.

76

Page 135: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Phần Radius thì tùy thuộc vào kích thước ảnh mà ta chọn. Vì radius là đơn vị quyết định đến đường nét (line) nhìn sắc, căng, bén.... Khi ảnh mới load từ memory card thì bạn nên để radius là 1, trong trường hợp này ảnh đã resize nhằm xử dụng trên web nên radius được set ở 0.3. Sau khi 2 thông số Threshold và Radius đã được set thì Amount sẽ quyết định mức độ ảnh sẽ được sharpen. Thông số này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Khả năng lấy nét của bạn khi chụp, điều kiện máy chụp và lens, và sở thích cá nhân của bạn. Trong trường hợp này tôi lấy 150. Tới đây bạn có thể dùng kỹ thuật soft glow đã viết ở trên để làm mịn da. Ở đây tôi dùng phần mềm Kodak Digital Gem Airbrush (xem interface phía dưới).

Và đây là ảnh sau khi áp dụng effect của Plug-In này....

77

Page 136: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Sau khi áp dụng effect này thì skin tone nhìn mềm mại hơn, tuy nhiên độ nét và texture ảnh giảm đi phần nào. Để giải quyết, bạn có thể chạy unsharp mask lần nữa.... Step 2: Ảnh sau được sharpen thêm lần nữa (dùng cùng thông số trên).

Vì mục đích của Case Study này là nhấn mạnh phần skin tone và texture, nên khi bạn nhìn vào phần skin tone trong vùng highlight của má phải thì đã thấy xuất hiện những hạt li ti (như bác

78

Page 137: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

HungDong đã gọi). Những hạt này là digital noise do ta Sharpen quá tay. Xin phân biệt với digital noise khi chụp thiếu sáng là những hạt RGB (Red, Green, Blue). Bản thân tôi (hafoto) thích gọi những hạt này là digital grain (để phân biệt với film grain, hì hì). Những hạt digital grain này trong vùng highlight thì nhìn rất bắt mắt nhưng trong vùng shadow thì nó nhìn rất khó chịu. Ảnh dưới được zoom in, bạn thấy những hạt digital grain bên vùng shadow (bên trái) khá "defined" hơn những hạt ở vùng highlight (bên phải).

Để giải quyết vấn đề này, ta sẽ dùng History Brush (kỹ thuật này sẽ nói kỹ ở tip 20), ở đây tôi xin lướt qua... Step 3: Trên History Panel (nếu bạn không thấy vào Window -> History), bấm vào ô bên trái của bước cuối cùng trước bước Unsharp Mask (trong trường này là Digital Gem là Plug-In mà tôi dùng).

79

Page 138: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Sau khi bấm vào ô này, trên Tool Bar, chọn History Brush, và trên Option Bar, để Opacity là 100.

Củng trên Option Bar, chọn Brush size vừa đủ lớn và bắt đầu "paint away" những hạt digital noise trong vùng shadow...

80

Page 139: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau khi digital grain trong vùng shadow bị khử....

Trước khi đi vào phần kế tiếp là Dodge và Burn, thì ta dùng Spot Healing Brush để tẩy đi những chấm trên mặt (chừa lại 1 chấm dưới môi nhìn cho thật), dùng Clone Stamp để giảm đi (Opacity 80) để giảm đi quầng (dark circle) dưới mắt, và clone đi catch light bên trái của mắt (vì nguồn sáng chính bên phải). Những kỹ thuật này xin xem các bài viết trước. Ảnh sau khi clean up....

81

Page 140: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Kế tiếp, để làm nổi bật hình khối (form) ta sẽ dùng kỹ thuật Dodge và Burn. Trong các bài viết trước tôi đã trình bày 2 kỹ thuật Dodge và Burn, trong phần này tôi sẽ trình bày cách thứ 3. Bấm phím D (default) để chọn Foreground màu đen là màu ta dùng để "burn" (nhấn mạnh shadow). Nếu muốn Dodge (nhấn mạnh highlight) thì bấm phím X để chuyển đen sang trắng (cứ bấm phím x là 2 màu này chuyển tới chuyển lui). Trên Tool Bar, chọn Soft Edge Brush, chọn Mode là Soft Light, chọn Opacity 15% (Kỹ thuật dùng Brush đã viết trong các tip trước nên ở đây không có hình minh họa, sorry lười quá....) Vấn đề kế tiếp là tùy theo hướng ánh sáng mà ta chọn những vùng Dodge và Burn cho thích hợp. Ảnh sau, những vùng đen là vùng ta sẽ "burn" và vùng trắng là vùng ta sẽ "dodge"... (lưu ý nhân trung có vùng sáng và vùng tối cần nhấn mạnh, và background củng được burn).

....và ảnh sau khi đã Dodge và Burn...

82

Page 141: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

....và cuối cùng để thêm mắm pha tí muối, tôi tăng saturation của màu áo xanh (làm hơi ẩu nhìn hơi tèm lem, but you got an idea), tăng tí xíu đỏ, blur nhẹ cái tai, và lại sharpen tí tẹo nữa (tham mà)....

83

Page 142: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tổng kết: Ảnh trên là kết quả của 3 lần sharpen. Lần đầu khi ảnh load từ memory card, sau khi resize thì sharpen thêm lần nữa, và sau khi dùng các thủ thuật làm mịn da, ta lại sharpen thêm lần nữa. Đón đọc Case Study kế tiếp: Hafoto Salon phần 2.

Tip 14: Thay đổi background bằng kỹ thuật masking Phương pháp này có 2 ưu điểm: 1. Giúp bạn tiết kiệm tiền mua background (muslin). Một muslin tốt có thể lên đến 180 dollars (hic). 2. Tại thời điểm chụp bạn không phải quyết định muslin màu gì cho thích hợp, công đoạn này để lại hậu kỳ và nhiều khi bạn có thể có chân dung chủ đề với nhiều bản (versions) khác nhau. Mỗi version là một background khác nhau. Ảnh sau là chân dung với background muslin thật

84

Page 143: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Với tư cách là người chụp bạn không nên đưa mình vào tình huống khó khăn ở phần hậu kỳ như chụp trên nền background rối mà cần phải hoạch định trước khi chụp. Ảnh sau tôi chụp trên nền giấy phông xanh nhạt vì màu này cho tôi độ tương phản tốt so với tóc (blond) của chủ đề (Matthew), và sẽ được dùng để minh họa cho tip này,

Step 1: Trên Tool Bar chọn Magic Wand Tool (hay bạn có thể bấm phím W). Trên Option Bar, không chọn (uncheck) contiguous, vì ta muốn chọn những vùng nằm trong kẽ tóc của Matt. Bấm nhẹ phía lên phông phía bên trái khuôn mặt của chủ đề

85

Page 144: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh sau khi bấm vào điểm background được chọn

86

Page 145: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Vì ta KHÔNG chọn "contiguous" trên option bar nên những vùng mà có màu tương đương với điểm chọn (mắt, và một vài vùng trên áo của Matt củng được chọn). Để chọn tiếp những vùng còn sót lại (X) của background, trên option bar giờ ta chọn Contiguous (check); và bấm vào ô thứ nhì "add selection" để chọn thêm những vùng X còn lại (bạn chỉ cần bấm vào một trong 3 vùng X là 2 vùng còn lại củng được chọn).

Ảnh sau khi background được chọn hoàn toàn

Step 2: Ở bước này ta sẽ dùng Lasso Tool để loại đi (trừ đi) những vùng không phải là background.

87

Page 146: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ấn phím "L" để chọn Lasso Tool, trên Option Bar bấm vào ô thứ 3, bạn sẽ thấy dấu trừ nằm bên phải Lasso Tool. Ở thời điểm này Lasso Tool sẽ có chức năng như loại bỏ (trừ đi) những vùng không cần lựa chọn ở step 1.

Giờ giữ nút trái của chuột (mouse) và vẽ một đường vòng bên trong chủ đề (đường màu xanh)

88

Page 147: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

bạn có thể vẽ ra ngoài canvas vẫn không ảnh hưởng gì.

Vì ta chỉ muốn lựa chọn chủ đề để làm "mask" (Tip 19 sẽ nói rõ hơn về masking) nên cần phải đảo ngược (inverse) lại phần đã chọn (background) thành chủ đề là phần được chọn. Vào Menu của Select, chọn Inverse... (bạn có thể bấm phím Shift + Ctrl + I)

89

Page 148: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Nếu bạn làm đúng như hướng dẫn (hi vọng vậy, hi hi) thì đến đây bạn sẽ có đường chọn kiến bò

90

Page 149: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

(marching ants) chung quanh chủ đề, chú ý những chi tiết tóc xen lẫn với background củng được chọn kỹ lưỡng. Step 3: Ở step này ta sẽ dùng channel để tạo mask cho phần lựa ở step 2. Nếu bạn không thấy panel Channels thì vào menu Window chọn Channels. Panel Channels gồm có 3 channels: R (đỏ), G (xanh cây), B (xanh trời), và channel RGB là tổng của 3 channels trên.

Bấm lên channel Blue cho nó "active", kéo channel này vào icon "create a new layer" để tạo channel mới (Blue Copy).

91

Page 150: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bấm phím D để Foreground màu trắng và Background màu đen (xem hình minh họa dưới), bấm Alt - Backspace để "fill" phần chọn màu trắng.

92

Page 151: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bấm cùng lúc Shift + Ctrl + I để chuyển vùng chọn từ chủ đề sang background được chọn. Bấm phím X để chuyển Foreground màu trắng sang màu đen Bấm Alt - Backspace để "fill" phần chọn (background) màu đen

93

Page 152: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

94

Page 153: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

KOREAN STYLE Bước 1: Đưa một bức ảnh mà bạn muốn làm hiệu ứng vào chương trình Photoshop.

Bước 2: Nhân đôi layer này lên, các bác có thể clịck chuột phải chọn Duplicate Layer hoặc ấn Ctrl + J

Bước 3: Sau khi đã nhân đôi layer xong các bạn hãy click chọn layer Background copy. Chọn Channel của layer Background copy, chọn kênh Blue.

95

Page 154: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bước 4: Ấn Ctrl + A để chọn tòan bộ kênh Blue, sau đó nhấn Ctr+I, ta được kết quả như hình:

Bước 5: Ấn Ctr+D để bỏ vùng chọn,chọn lại tất cả các layer màu trên Channel:

96

Page 155: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bước 6: Tiếp theo các bác hãy chọn lại Tab Layer, sau đó chuyển chế độ hòa trộn của layer Background Layer thành Overlay

Và tạm thời được hình ảnh như sau:

97

Page 156: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bước 7: Bây giờ chúng ta sẽ điều chỉnh một chút trong Color Balance, Levels, Brightness/Contracts....

- Đầu tiên là Color Balance, nếu bác nào chưa biết vị trí của hộp thoại này thì có thể ấn phím tắt là Ctrl + B

98

Page 157: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

- Tiếp theo em sẽ ấn Ctrl + L để mở hộp thoại Levels. Chức năng của hộp thoại này là để điều chỉnh các điểm sáng, tối trong bức ảnh.

99

Page 158: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Đến đây có thể coi là hoàn thành, nếu bác nào cảm thấy chưa vừa ý thì có thể tự do điều chỉnh theo ý của mình ^_^ (em chỉ đưa ra cách làm cơ bản nhất thôi).

Sau đó có thể trang trí thêm một chút để bức ảnh đẹp hơn. Đây là kết quả của em.

100

Page 159: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

CLASSIC TONE Tấm giữa có tone khác 2 tấm đầu và cuối. Em xin chỉnh như tone tấm đầu và cuối. Còn tone tấm giữa tiếp tục nghiên cứu. :D Em nhận thấy tone màu ảnh có sự xuất hiện của màu sepia và màu magenta. Do ảnh của bác đã chuyển tone nên em đổi lại như ban đầu cái đã.

- adjustment layer Curves và chỉnh như hình sau:

- adjustment layer Hue/Saturation >> chọn Colorize >>> Hue 5; Sat 25 >> OK >> Opacity 60%. - Layer > New Fill layer > Solid color > OK, chọn màu dark magenta (990066) > OK > blending mode Screen > opacity 15%. - adjustment layer B&W > chọn Green filter > Opacity 25%.

101

Page 160: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Kết quả:

=========== Tấm giữa em nhận thấy shadow có màu cyan và green, highlight là màu hồng nhạt. Nên cũng làm tương tự như trên nhưng có khác tí xíu: - Layer > New Fill layer > Solid color > OK, chọn màu light pink (ffccff) > OK > blending mode Screen > opacity 15%. - adjustment Color Balance: + Shadows: Cyan -25; Green +20; Blue +2 + Midtones: Magenta -5 + Highlight: Magenta -8.

102

Page 161: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Kết quả:

hướng dẫn PS] - xử lí tone màu nâu đất cổ điển - 03-12-2008, 09:40 PM

em có 1 Tut nho nhỏ ngăn ngắn để tạo 1 bức ảnh có màu nâu đất cổ điển ấm áp và sang trong đây là ảnh gốc

còn đây là ảnh sau khi xử lí

103

Page 162: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

và bây giờ chúng ta xem qua cách làm Chú ý : ảnh thực hiện nên có tiền xử lí để lấy WB gần giống như hình mẫu thì kết quả sẽ tốt hơn. đầu tiên ta tạo layer hue/saturation, và giảm saturation đi, ít hay nhiều tùy vào từng bức ảnh, mục đích của việc này là đưa các tone màu về gần nhau hơn, tránh tương phản quá nhiều màu trong ảnh

104

Page 163: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

sau đó ta tạo 1 lớp layer Black and white sau đó chọn chế độ hòa trộn là Overlay,set các thông số Fill và Opacity cho vừa mắt mục đích của lớp này là tăng độ sâu cho ảnh, và lấy sáng tối lại cho các vùng màu và đồ đậm vùng màu. chú ý : cứ tạo lớp này và chọn chế độ overlay rồi mới bắt đầu double click vào lớp này để tinh chỉnh, chúng ta thích vùng nào sáng hơn thì cứ chọn xem vùng đó màu gì để kéo cho nó sáng hơn, ở đây mục đích là làm sáng da lên, và da thì có nhìu màu đỏ nên ta kéo màu đỏ lên da sẽ sáng hơn, tuy nhiên vừa phải thui nhé, sáng quá trông ghê lắm.

kế tiếp ta tạo lớp layer curves chuyển sang chanel Blue, và kéo 2 đấu mút như trong hinh để tăng tuong phản của màu xanh và vàng, mục đích là làm cho ảnh trông cũ đi 1 chút. chú ý : kéo 1 tí thui, nhìu ng tới khúc này kéo thấy thích tay, làm 1 phát quá trớn thì mới đầu nhìn đẹp, nhưng càng nhìn càng ghê.

105

Page 164: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

kế tiếp cũng ở cái layer curves,nếu hình ta tối thì ta chuyển lại sang kênh RGB, tạo 1 nút ngay giữa rùi kéo tăng lên để cho sáng toàn bộ hay tối toàn bộ. chú ý : nút vừa tạo nằm càng sát đầu mút góc trên phải thì phần ảnh hưởng là các phần highlights của hình, càng nằm sát đầu mút góc dưới trái thì phần ảnh hưởng là phần shadows của hình, cho nên tùy hình sáng tối thế nào ta điều chỉnh nút này cho phù hợp.

106

Page 165: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

và bậy giờ là lớp quan trọng nhất để tạo màu nâu cho hình (có nhiều cách để tạo màu nâu cho hình,nhưng cách này là dễ nhất) ta tạo 1 lớp Gradient map, click dải màu trong cửa sổ Gradient Map để chuyển sang cửa sổ Gradient Editor, chỉnh các thông số như hình, và click và 2 đấu mút để cấu hình cho dải màu. ở đây cách dùng màu nào ra sao thì mọi người tự vọc thêm, ở đây em chọn thẳng màu nâu đất và trắng cho dải màu. sau đó ta chọn chế độ hòa trộn cho lớp này là Multiply, kéo thông số Fill và Opacity cho vừa mắt.

vậy là đã xong các lớp màu, bây giờ việc còn lại là ta cân chỉnh các thông số của các lớp trước đó cho nó phù hợp hơn là xong. và ta sẽ có kết quả như trên kia cuối cùng là bước tinh chỉnh: sau nhiều bước lấy tương phản thì các vùng cực tối và cực sáng của chúng ta có xu hướng bị mất chi tiết, ta cần lấy lại các chi tiết này, bằng cách tạo 1 lớp layer mask, dùng brush đen quẹt lên các vùng cần lấy nét với thông số Opacity tùy từng hình.

107

Page 166: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bonus : làm cho ảnh trông cũ và cổ hơn nữa như đã nói trong mục Curves, bây giờ để làm cho nó cũ và cổ hơn tí ta chỉ việc double click vào layer curves lúc nãy, chuyển sang kênh Blue, kéo các nút như trong hình để tăng độ tương phản lên, và chủ yếu là để thêm màu xanh vào cho nó có vẻ cũ tí.

108

Page 167: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

và đây là kết quả :D

109

Page 168: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Chú ý : đừng bao giờ kéo cái gì quá, càng quá càng xấu hết - mời mọc người vọc thử Phiên bản dành cho Photoshop CS và CS2

do Cs/Cs2 ko có lớp filter Black and White nên ta cách chuyển sang trắng đen nhưng vẫn kiểm soát được các dải màu thì với CS/Cs2 ta có cách như sau tạo thêm 1 lớp hue/saturation, giảm Saturation xuống -100% luôn để lấy trắng đen, sau đó trung khung Edit ta chọn bất cứ mảng màu nào cần hiệu chỉnh, kéo Lightness lên hoặc giảm để căn sáng cho mảng màu đó

110

Page 169: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

ví dụ ở đây ta dùng màu da thì, màu da luôn có nhiều red nên cứ kéo lightness của Red lên, và nhìn trong 2 hình hướng dẫn ở dưới cũng thấy rõ da sáng lên và mịn mạng hơn

111

Page 170: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Photoshop Nhanh gọn và hiệu quả - BOW

Mấy bữa nay rãnh rỗi lôi hình cũ ra vọc cũng là dịp để tổng hợp kiến thức của mình, sẵn có vài bạn chat trên YM hay hỏi nên có vài tips nhanh gọn muốn chia sẽ cùng mọi người. Đây là những tips nhanh gọn mà tôi chắt lọc từ kinh nghiệm bản thân và từ nhiều giáo trình photoshop của nhiều tác giả khác nhau. Tôi nghĩ dù ngắn gọn nhưng là hiệu quả hơn các bước dài loằng ngoằng. Biết viết những tips quá ngắn mà lại không có ảnh minh họa sẽ chẳng ai thèm xem, nhưng với những ai đã vọc photoshop nhiều thì đã là quá dài dòng . Thôi cứ viết để cho bạn bè và những ai quan tâm cùng nghiên cứu vậy. Mượn tấm ảnh của sư phụ Chris minh họa tạm vậy. 1. Soft focus effect Ai cũng biết muốn tạo soft focus thì vào trong filter - blur ( vi dụ như lens blur) . nhưng tôi nghĩ nó khó điều khiển hơn và không giống lens thật và cũng không được đẹp mắt cho lắm. Cách của tôi là: 1. Ctrl-J 2. Blur - Gaussian Blur 3. Normal --> Lighten. Chỉnh Opacity cho vừa ý.

112

Page 171: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

3. Sepia Cũng có nhiều cách làm sepia cho ảnh ví dụ như Black & White - Tint ; Hue/Sat- Colorize hay Photo Filter.v.v... Nhưng cá nhân tôi thấy những cách đó làm ảnh không có chiều sâu ( mất độ trong của ảnh). Cách của tôi là: mở ảnh B&W ra 1. Create a new fill or adjiustment layer - Color balance : Midtones : kéo về Red và Yellow 1 chút. đến khi vừa mắt. 2. Đây là bước để ảnh có độ trong hơn: Cũng trong Color Balance chọn Shadows: kéo 1 tí xíu về Red và 1 tí xíu về Magenta . Ảnh cưới của Mỹ người ta thường hay áp màu đỏ ( rất ít) này vào shadow của ảnh sepia.Khong6 nhất thiết là màu đỏ , nhưng shadows có màu đậm hơn màu của midtones và highlight thì ảnh sẽ contrast hơn

4. Bleach contrast Đây là hiệu ứng giúp ảnh nhìn kịch tính hơn, ma quái hơn. nhưng nếu sử dụng nhẹ nhàng thì sẽ giúp ảnh tương phản tốt và có chiều sâu hơn. Bằng cách 1. Ctrl - J ; Ctrl - Shift - U ; Normal --> Soft light. 2. Chỉnh Opacity đến khi midtones nhìn ổn (đẹp) .Nhưng chắc chắn shadows và highlights vẫn còn tương phản mạnh và có dôi chỗ mất chi tiết.Bước 3 sau đây là optional. 3. Vào Blending Option ( Fx) - This Layer - Giữ Alt và tách 2 hình tam giác màu đen và màu trắng ra ( tách 2 tam giác cân ra thành 4 tam giác vuông) để lấy lại độ chuyển của shadows và highlights. Có người bảo nếu dùng soft light thì sẽ bị cháy high light và mất chi tiết shadows. Đây chính là cách giải quyết.

113

Page 172: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

5. Bleach Effect Như đã nói ở Bleach Contrast, đây là hiệu ứng giúp ảnh nhìn kịch tính hơn. 1. Nhấn Ctrl - J 2 lần 2. Chọn layer giữa bấm Black & White .( sau khi xong bước 3 thì nên nghịch với Opacity của layer này 1 chút để có màu vừa ý) 3. Layer trên cùng Normal --> Soft light. Vào Blending Option để chỉnh độ chuyển của Shadow và Highlight theo ý muốn ( Giống bước 3 ở phần 4. Bleach Contrast)

114

Page 173: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

6. Tone màu đậm đà Có nhiều lúc da mẫu trắng hồng quá nhìn rất "trần tục", nên làm cách này để ảnh đậm đà lãng mạn hơn. Các album cưới ở Mỹ rất phổ biến tone này vì da cô dâu chú rễ trắng hồng quá nhìn rất nhạt nhẽo. 1. Create a new fill or adjiustment layer- Hue/Sat - Colorrize : Chọn 1 tone màu sepia đậm đà ( kéo Hue và tăng Sat). 2. Normal --> Soft Light. Chỉnh Opacity cho có độ đậm màu vừa ý. 3. Blending Option để chỉnh độ chuyển của Shadows / Highlight nếu cần ( tách 2 nút tam giác như trên)

Người ta thường dùng cái "tone màu đậm đà" này kết hợp với " "soft focus effect" ( số 1 ) để tạo Glow Effect với tone màu đặc trưng này Bạn check lại cách làm sepia, bước 3 thay vì thêm đỏ thì bạn thêm Blue/Cyan, chỉnh tùy theo ý thích. 7. Silde Film Effects Cách làm này mang tính cá nhân một chút. 1: Fuji. Film slide của Fuji thường ám xanhở shadows. Create a new fill or adjiustment layer- Color Balance : Chọn Shadows: Kéo về Cyan và Blue. Chọn Highlights : kéo về Yellow.

115

Page 174: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Lúc này thì có có hiệu ứng slide rồi nhưng màu da thì chưa chuẩn vì màu da thường thuộc về Midtones. Bây giờ mới chỉnh lại màu cho skintones. Bằng cách vào Midtones, Red luôn ảnh hưởng đến skintone nên kéo 1 chút về Red đến khi có skintones vừa ý là xong . Khi chọn ta kéo trong Shadows và Highlights là để cho giống . Còn Kéo trong Midtones là để cho chuẩn màu da. Có thể vào Blending Option để cứu lại 1 chút Shadows và Highlights nếu muốn.( Cách làm như ở số 4)

2. Kodak: Còn nếu ta không thích tone xanh của FuJi mà muốn theo tones đỏ của Kodak thì đổi Layer Color Balance ở bước 1 từ Normal --> Soft light. Vào Blending Option để cứu Shadows và Highlights.

116

Page 175: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

3. Cross Còn nếu muốn Theo Cross process : thì làm giống bước 1 nhưng tăng Cyan và Blue ở Shadows mạnh hơn. Tăng Yellow ở Highlights mạnh hơn. Và Ở Midtones thì ngoài Red ra cũng nên tăng thêm Yellow.

Trong cả 3 loại Slide mà tôi tạm gọi là Fuji , Kodak và Cross process thì chỉ nên cứu lại Highlights bằng Blending Option nếu muốn ( tách tam giác trắng ra làm đôi). Không nên đụng vào Shadows ( tam giác đen) vì theo tôi thấy đa số film slide thường có Shadows bê bết. Nếu ta cố cứu shadows của nó thì rất giống Pull / Push Process làm bằng ...... scanner. Xin nhắc lại topic này là những tips nhanh gọn lẹ, để mọi người tự sáng tạo theo gu của mình 1 cách nhanh chóng không cần dùng Soft, plug-in ,chứ không phải những phương pháp hoàn hảo tuyệt đối . Mọi người có thể khai thác sâu hơn ở từng cách làm hoặc phối hợp nhiều effect ở trên với nhau để có kết quả như ý. Riêng về phần Cross Process theo tôi làm với Curve sẽ hay hơn là Color Balance vì dễ dàng làm cháy và tối từng vùng màu. Nhưng trong tips này tôi viết Color balance là để mọi người tự đọc màu và tự pha cho mình màu riêng. Có người thường pha màu Đỏ cho Shadows , Vàng cho Highlights và chút Green cho Midtones.

117

Page 176: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

8. Movie effects. Ngày nay film điện ảnh Mỹ và HK thật đa dạng với nhiều tone màu khác nhau nhưng ai cũng có thể nận thấy có 2 tones màu đặc trưng nhất. Một là ám xanh, hai là ám đỏ.

Tone Xanh: ( phim hình sự, kinh dị..như Bourne...) Thích hợp với các ảnh chụp trrong nhà tối tối 1. Ctrl-J Normal --> Soft Light ( làm bết shadows) . 2. Adj layer -Color Balance: -Chọn Shadows : Cyan và Blue -Chọn Midtones : Cyan và Blue và Green 3. Blending Option hoặc Opacity cho layer Soft light nếu cần

118

Page 177: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Tone Đỏ :( Phim tình cảm , Cao bồi, hình sự...như a walk in clouds) 1.Ctrl -J Normal --> Soft Light . 2.Color Balance : - Chọn Shadow: Red và Yellow - Chọn Highlights: Yellow - Chọn Midtones: Cyan và Blue 3. Blending Option hoặc Opacity cho layer Soft light nếu cần.

Phim Mỹ hay HK thì thường làm bết Shadows . Còn phim tình cảm Hàn Quốc ( phim nhựa) thì thường không làm bết shadow đi mà lại giảm Saturation. Vây cho nên nếu ai muốn làm phim nhưa lãng mạn thì không nên tạo thêm 1 layer Soft Light như trên mà ngược lại tạo thêm 1 Layer Hue/Sat rồi giảm Saturation về đến như ý Mấy cái ảnh minh họa này chẳng có phù hợp gì hết 9. Hitman133 effect. Có nhiều cách làm nhưng em đã viết nhiều về color balance ở các bài trên vì em nghĩ nó dễ dàng nhất cho mọi người có thể hiểu về Shadows Highlights và Midtones. Gọi là hiệu ứng nhưng thực chất nó chỉ khác nhau về nồng độ pha màu . 1. Bác thấy trong hình bác đưa màu sắc nhợt nhạt không tươi tắn sặc sở thì bác có thể vào Hue/Sat dể kéo thanh Sat về bên trái 1 chút. 2. Bác có thể thấy trong ảnh bác đưa thì Shadows mất chi tiết. Dể làm shadow mất chi tiết như ảnh đó thì vào Levels - Kéo hình tam giác màu đen về bên phải ( màu xàm là midtones và màu trắng là highlights) 3.Trong hình đó , nhìn kỹ bác sẽ thấy Shadows có màu Blue / Cyan . Highlights có 1 chút Yellow.

119

Page 178: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Thì bác vào Color Balance . Chọn Shadows : Kéo về phía Blue và Cyan . Chọn Highlights: kéo 1 chút về yellow

Thực chất mấy cái này nó cũng giống như bài số 7 và số 8 của em nhưng nồng độ của mỗi người mỗi khác . Bác vọc vài lần , khi hiểu rõ từng chức năng của Adjustment sẽ thấy nó cực kỳ đơn giản . Em thì luôn chỉnh rất rất nhẹ nên có lẽ bác không thấy sự khác biệt. Em quan niệm chỉnh nhẹ nhàng thì nhìn 1 ảnh sẽ không có nhiều khác biệt lắm . nhưng nếu chúng cùng 1 bộ ảnh cùng 1 album thì bộ ảnh sẽ khác biệt hẵn so với các bộ ảnh khác. Còn nếu chỉnh quá đậm thì nhìn 1 tấm thấy vui vui hay hay nhưng để chung cả 1 bộ ảnh thì sẽ thấy rất rẽ tiền. 10. Black and White A. Ảnh chân dung: Hiện nay có vô số cách để chỉnh B&W nhưng rất nhiều người chỉnh không được đẹp mắt lắm có lẽ vì chưa hiểu rõ về tính chất của ảnh (modeling) và về kĩ thuật. Đây là 1 cách "tà đạo", nhanh gọn , giúp mọi người khỏi phải bơi vòng vòng mà không biết ảnh của mình sẽ đi về đâu: Thứ nhất ta chỉ cần nhớ 3 điều: 1.Đừng cố tạo contrast hoặc sáng tối cho ảnh khi chỉnh B&W, hãy để các adjustments chuyên dụng làm việc đó. ta chỉ cần chỉnh cho đúng sắc độ sáng tối của các màu. 2. Kênh Red ảnh hưởng đến sắc độ chân thật của màu da. 3. Red + Green + Blue = 100 Cách làm:

120

Page 179: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

1. Adjustment layer - Channel Mixer - click Monochrome. 2. Đánh vào Red = 50, Green = 50, Blue = 0. 3. Nếu ta thấy màu da hơi tối thì tăng Red và giảm Green. Nếu màu da sáng quá thì giảm Red và tăng Green ( Hãy nhớ Red + Green = 100, vì Blue = 0 rồi. ví dụ Red = 60 thì Green phải là 40) Sau khi có các sắc độ chân thật cho ảnh ( nhất là màu da) bằng 3 bước trên thì tha hồ chỉnh sáng tối , contrast bằng các Adjustments khác ( như Levels) nếu cảm thấy cần thiết. Ảnh chưa qua các adjustments khác :

B. Ảnh phong cảnh , phóng sự và các thể loại khác: 1. Quan niệm về cái đẹp của ảnh B&W thuộc các thể loại này thì mỗi người mỗi khác. 2. Không 1 ai có thể đưa ra 1 phương pháp hay 1 công thức nhất định cho các thể loại ảnh này , vì ảnh chỉ đẹp khi người chỉnh thực sự hiểu rõ mình cần gì cho ảnh của mình và biết rõ tường tận làm sao để có được kết quả đó. 3. Chính vì vậy em không bàn đến B&W ở các loại ảnh này ở đây , khi có thời gian sẽ làm 1 topic để chia sẽ và nghiên cứu cùng mọi người

121

Page 180: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

11. Burn and Dodge. Burn là làm tối những vùng mình muốn , còn Dodge là làm sáng những vùng mình muốn. Trong hộp công cụ có 2 nút này nhưng đừng bao giờ xài nó ( trừ khi bạn có CS4) Xin nhắc lại nếu ai xài CS4 thì đừng nên dùng cách dưới đây : 1. Ctrl-Shift-N . trong ô New Layer đổi Normal--> Soft light. click 50% gray 2. Nhấn B chọn Soft Brush, nhấn D để đổi màu cọ về default trắng đen. Chỉnh Opacity cho cọ cho phù hợp. 3. Tô những vùng mình muốn. Nhấn X để đổi màu cọ giũa trắng đen sáng tối. 12. Infrared Nếu bạn đã từng quen thuộc với cái từ Infrared chắc hẳn bạn đã biết Infrared được sử dụng nhiều như thế nào ở thể loại ảnh phong cảnh trắng đen ( trời có màu đen và cỏ cây màu trắng, các building trắng trên nền trời đen.v.v..) . Infrared ngày nay được nhiều wedding photographer ứng dụng vào ảnh cưới trắng đen vì cô dâu chú rễ đi trên thảm cỏ trắng và rừng cây lá trắng nhin rất đẹp và lạ, như ở 1 thế giới khác. Cũng như khi chụp, những ảnh có nhiều cây xanh luôn là những ảnh ưu tiên cho Infrared A.Black and White Infrared. Thực cất đây không phải là tips mà chỉ là 1 nhắc nhở, vì nó nằm sẵn trong PS nhưng ít ai để ý đến: 1. Adjustment layer Black and White - Preset - Infrared. 2. Tăng Greens hết cỡ cho giống , nếu cháy thì giảm Yellows. Nếu là ảnh chân dung thì tăng thêm Reds vì default của PS có Reds rất đậm. Nếu là ảnh phong cảnh có trời xanh thì giảm Blues/ Cyans ( tùy theo bầu trời). Ảnh Gốc:

122

Page 181: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Infrared:

B.Ảnh màu Infrared: Sau khi xong 2 bước giống như ở phần A. 1. Click background layer - Ctrl J - Ctrl ] , để đưa 1 layer màu lên trên layer B&W. Đổi Layer màu đó từ Normal --> Color.Chỉnh Opacity nếu muốn. 2. Adjustment layer Hue/Sat - click OK ( khoang chỉnh đã) Giữ Alt và click vào giữa layer Hue/Sat này và layer Color nằm dưới nó để layer Hue/Sat này chỉ ảnh hưởng lên 1 layer color kế nó thôi. 3. Double Click on layer Hue/Sat và kéo Hue qua lại để chọn màu thích hợp. Có thể Double Click lên layer B&W phía dưới để tinh chỉnh lại theo sở thích Kiếm hoài mới ra cái hình có lá cây làm minh họa:

123

Page 182: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Lúc trước xem trên mạng thấy có vài hình chân dung chụp trên đồng cỏ cũng thường chơi hiệu ứng infrared màu , Đạp hay xấu thì tùy người chỉnh và tùy người....xem Quote:

Được gửi bởi smilingmen Bác Bow có thể giải thích tại sao phải đặt Ret + Green + Blue = 100 k a?. Trước em cũng thắc mắc, thấy bao nhiêu là tut, thậm chí có cái rất loằng ngoằng layer này nọ để tạo B+W, mà không hiểu tại sao k dung PS 1 vài lệnh đơn giản là xong, bây giờ có bài này của bác thấy dễ hiểu hơn hẳn. Cảm ơn bác!

124

Page 183: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Thực chất màu như trắng đen cũng chỉ có 256 độ đậm nhạt. Cách trên ta dùng R,G,B là 3 kênh màu chính để chuyển qua trắng đen , R+G+B = 100, 100 đây là 100%. nếu chỉnh R+G+B > 100% thì ảnh sẽ sáng hơn , Nếu R+G+B<100% thì ảnh sẽ tối hơn. Như tôi đã nói ở phần số 10 là ta chỉ chuyển cho đúng sắc độ của của từng màu qua trắng đen, không làm tối sáng hoặc tăng giảm tương phản của ảnh khi chuyển B&W. Những thứ đó làm trước hoặc sau khi chỉnh. Nếu bác đã hiểu quy tắc 100% và muốn sáng tạo thêm bằng cách vượt quá 100% đó thì cũng tốt, nhưng tôi chỉ muốn mọi người hiểu quy tắc và ưng ựng 1 cách dẽ dàng và hiệu quả nhất. Bác có thể tham khảo thêm phần dưới đây: Mở bảng Channel - Mở xem từng kênh màu bằng cách tắt bớt con mắt Lựa chọn 1

Nếu ta chỉ view 1 kênh Red như ảnh trên thì những gì ta thấy sẽ bằng Red=100, Green=0, Blue=0 trong Channel Mixer Tương tự như vậy với Green và Blue . Lựa chọn 2

125

Page 184: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh trên sẽ bằng với Red=0, Green=0, Blue=100 trong Channel Mixer. Lựa chọn 3

Ảnh trên sẽ bằng với Red=0, Green=100, Blue=0

126

Page 185: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ta sẽ thử view 2 kênh màu ( 2 con mắt) cùng 1 lúc : Lựa chọn 4

Ảnh trên sẽ có độ chuyển bằng với Red=50, Green=50, Blue=0 ( Theo quy tắc 100%) Lựa chọn 5

127

Page 186: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Ảnh trên sẽ đỗ chuyển bằng Red=50, Green=0, Blue=50 trong Channel Mixer Lựa chọn 6

Ảnh trên sẽ có độ chuyển bằng Red=0, Green=50, Blue=50 trong Channel Mixer. Từ các 6 ảnh trên tôi thấy ảnh thứ 4 với Red=50, Green=50, Blue=0 là dễ nhìn nhất , nên tôi sẽ chọn nó để chuyển B&W trong Channel Mixer - Monochrome . Sau đó vẫn theo quy tắc 100% để diều chỉnh cho phù hợp ( bài số 10) Ta có thể sử dụng cách trên cho 1 số thể loại ảnh khác 13. Color Correcting Có người hỏi tôi tại sao trong Photoshop không có cái cây bút ( picker) chỉnh White Balance như trong Lightroom và Camera Raw. Tôi xin trả lời là có. Sẳn câu hỏi đó tôi xin viết 1 tip mà theo tôi nó là cách đơn giản dễ nhớ nhất về Color Correcting . Đây cũng là cách làm giúp ảnh trong trẻo, rực rỡ và các vùng màu sắc không bị clip như anh xichlo hỏi ở trang 1. Đây là ảnh gốc, nhìn vào áo trắng mọi người sẽ thấy ảnh bị ám đỏ.

128

Page 187: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

1. Adjustment Layer - Threshold - Kéo tam giác nhỏ hết cỡ về phải và từ từ kéo ngược về bên trái- Vùng nào trắng lên trước tiên thì giữ shift click vào vùng đó để đánh dấu số 1. Kéo hết cỡ về bên trái và kéo từ từ ngược về bên phải - Vùng nào đen trước thì giữ shift click vào để đánh dấu số 2. Sau đó delete luôn layer Threshold này. 2. Adjustment Layer - Curves - Tại đây ta thấy 3 cây bút ( picker) - Chọn cây màu trắng ( bên phải ) và click vào vòng tròn số 1 ( vùng trắng) và chọn cây bút màu đen ( bên trái ) click vào vòng tròn số 2 ( vùng đen) Click Ok.

Lúc này ảnh của bạn đã đúng màu và đúng contrast ,rất trong trẻo , không còn bị ám màu nữa: Color Corrected. Nhưng nếu bạn muốn ảnh có tone màu lạnh đi hay ấm lên như bạn thường kéo thanh Temp trong LightRoom và Camera Raw thì sao? Mở thêm 1 Adjustment layer Curves nữa: 3. Adjustment Layer - Curves - Chọn cây viết picker màu xám ( ở giữa ) - Click thoải mái lên hình, tìm vùng có màu xám 18%. Bước này chính là chỉnh White balance giống như ta thường làm trong Lightroom và Camera Raw. a. Nếu bạn rành về 3 kênh Red , Green, Blue trong Curves Channel thì bạn có thể click vào picker màu xám rồi chỉnh từng channel. Nếu không thì hãy làm cách b: b. Cứ click thoải mái lên hình cho tới khi có tone màu nóng hay lạnh theo ý bạn ( đừng lo về độ đậm nhạt của tone màu đó) - Click Ok thoát ra và chỉnh Opacity của cái layer Cuvre trên cùng này để có tone màu như ý. Khi bạn kéo qua kéo kéo lại cái Opacity là bạn đang chỉnh White balance cho hình theo ý của bạn. Đây là ảnh tôi click vào vùng tráng cô gái dể ảnh có tone màu xanh, sau đó chỉnh Opacity của layer này cho phù hợp sở thích :

129

Page 188: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

* Nếu bạn nhớ rõ quy tắc Cyan-Red; Magenta-Green; Yellow-Blue thì nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi chọn tone màu ở bước 3b * Bạn hạy tắt/mở con mắt của layer nằm giữa ( Curves 1) để thấy được tầm quan trọng của Color Correcting . Cũng là 1 tone màu như ảnh có trong hay không là chuyện khác 14. Black background và White background Vừa qua có bạn hỏi rằng khi chụp sản phẩm hay chụp hình thẻ có phông màu trắng hoặc đen , khi chỉnh sửa bị ám màu, và có vùng sáng vùng tối, vậy muốn nó trắng bóc hết hoặc đen thui hết thì phải làm sao. Tôi nghĩ cách đơn giản và nhanh nhất là vào Curves - Chọn cây bút màu trắng click vào background nếu là phông trắng, chọn bút đen click vào background nếu là phông đen. Click vào đâu bạn tự suy nghĩ nhé. 15. Tạo chữ ký - dấu Copyright trên ảnh Hôm qua có 1 người hỏi tôi về dấu copyright © để đặt vào chữ ký , cái này thì đơn giản thôi vì google 1 phát là ra : Mac: Option/alt + g; Windows: Alt+0169 Nhưng qua câu hỏi đó tôi phát hiện ra cách mọi người thường add chữ ký , Logo hay Water Mask vào ảnh thường là mỗi lần thì mỗi lần gõ, rồi chọn size cho phù hợp với ảnh , tôi thấy rất mất công và không đồng nhất về size và font. Có người " thông minh " hơn chút thì lưu lại thành action, để mỗi lần chỉnh ảnh xong thì chỉ việc load action để chèn chữ ký vào. Nhưng cách này thì action chỉ đưa ra đúng 1 size text duy nhất. Giả sử bạn tạo chữ kí cho bạn vừa với khổ ảnh 600x800 , khi bạn chỉnh 1 ảnh lớn hơn như 3200x4800 và load chứ lý đó lên thì nó sẽ nhỏ như con kiến , kiếm không ra , và bạn phải chỉnh lại size cho text rất mất công, chưa nói còn phải chỉnh lại màu sắc chử ký cho phù hợp với tone màu của ảnh. Tôi có cách này chia sẽ cùng mọi người vì tôi nghĩ nó nhanh gọn và hiệu quả hơn action. Đó chính là biến chữ ký thành Brush. Bước 1: Tạo chữ ký. -Ctrl-N ( new) size nào cũng được nên cứ bấm OK - Bấm T ( text) để tạo chữ ký , hoặc vẽ logo, copyright hay bất gì

Bước 2: Chọn Rectangular Marquee Tool để khoanh vùng cái chữ ký. Bước 3 :Edit- Define Brush Preset...Đặt tên ho chữ ký / brush---Xong Xong mỗi khi bạn hoàn thanh xong ảnh nào chỉ việc nhấn B để chọn Brush. Chon cái Brush cuối cùng có cái tên bạn đặt.

130

Page 189: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bây giờ nó đã là Brush nên cứ chỉnh thoải như 1 brush. Chỉ việc click lên ảnh . Chỉnh size tùy thích bằng phím [ và ] . Chỉnh Opacity ( các phím số từ 0 đến 10 , gõ thoải mái các số đôi, nếu muốn chắc ăn thì chỉnh Opacity trên layer mới ) Chỉnh màu sắc thì cứ Double click vào Foreground Color . Với Define Brush Preset thì tha hồ tạo các bush sample như khói lửa hoặc chữ ký / logo / copyright symbol bất kỳ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn action vừa lâu vừa mất thời gian đổi màu và đổi size. 16. Content - Aware Scale ( CS4 only) Trong CS4 có cái này tôi rất thích nên giới thiệu với mọi người luôn. Tôi có cái ảnh nhưng bố cục hơi chật hai bên , nên tôi muốn kéo nó rộng ra nữa. Từ CS3 trở về trước thì chỉ có Free Transform, nó sẽ làm biến dạng các vật trong ảnh. nếu làm khéo tay thì cũng không biến dang mấy nhưng rất mất thời gian. Bước 1 : Trong CS4 ta vào Images- Canvas Size- add thêm Width ta muốn cho anh lớn cỡ nào (relative, 1 cạnh hay cả 2 cũng đều được) Trong ví dụ này tôi lấy cái ảnh hình vuông và tôi muốn kéo nó dãn ra thành hình chữ nhật:

131

Page 190: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bước 2 : Click Ctrl - A để khoanh vùng . Vào Edit - Content Aware Scale . Kéo 2 bên ảnh cho che phần màu trắng mới tạo . Xong. Nếu như bạn không có CS4 hoặc ở bước 2 bạn chọn Free Transform (Ctrl-T ) thì máy ảnh và cái túi sẽ bị biến dạng:

132

Page 191: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

So sánh với Content - Aware Scale của CS4:

Một ví dụ nữa : Ảnh gốc:

133

Page 192: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Canvas size:

Với Content - Aware Scale của CS4: chỉ kéo dài ra những thứ không quan trong:

134

Page 193: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Free Transform: moị thứ bị biến dang ( cái túi, tripod, power pack v.v...)

17. Soften Highlight của Softbox Những ai chơi Strobist hay Studio , tùy vào mục đích mà đôi lúc muốn ánh sáng dịu ( soft) Soft Box, Umbrella ... Tuy nhiên những trường hợp thiết bị thiếu thốn thì ánh sáng không được soft như ý muốn. Tôi viết tips này là để tạo hiệu ứng Soft Box chứ không phải chữa cái vết ánh sáng Hash "cháy" trên mặt do flash cóc hay Flash đánh trực tiếp , hay các loại diffuser không đủ soft. Muốn chữa những lỗi đó thì có nhiều cách, ví dụ như phương pháp Diffused Glows Technique của sư phụ Hafoto tại đây Có thể áp dụng cách trên của sư phụ Hafoto kết hợp với Brush và Layer Mask để áp dụng lên các vùng ánh sáng gắt hoặc cháy trên mặt do flash gây ra . Còn sau đây là "hiệu ứng Soft Box" :

135

Page 194: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Hai ảnh trên là before và after, se thấy các vùng shadow được nâng lên và chuyển mịn tới highlight. 1. Channel. Chọn view Blue Channel only ( 1 con mắt) 2. Giữ phím Ctrl và click lên thumbnail của Blue Channel. Sẽ thấy 1 vùng chọn xuất hiện bao quanh các vùng highlight, nếu cảm thấy vùng chọn ít quá thì đổi channel. 3. Trở lại bảng Layer 4. Ctrl-shift + N . Ok 5. Shift-F5 để fill . Chọn màu White. Sau đó Ctrl-D bỏ để selection. 6. Gaussian Blur 7. Kéo Opacity về 0 và đẩy từ từ lên đến khi vừa ý. 8. Thử với các Blending Mode khác như Lighten/Overlay/Softlight và điều chỉnh Opacity cho mỗi chế độ. Xong có thể chỉnh Saturation để lấy lại skintone tuy thích Xin nhắc lại đây cũng là 1 dang soften nhưng soft highlight và nó ảnh hưởng đến skintone nên mới phải dùng Sat để lấy màu lai. Đây không phải là phương pháp làm min da.

hanks các bác đã ủng hộ và gói thành 1 file , các bác làm em ngại quá, vì những gì em viết chưa chắc đã là những phương pháp tối ưu nhất, một phần là do thói quen hay làm những phương pháp đó thôi. Có những cái lâu nay em cho là đúng nhưng sau lai phát hiện ra mình sai. Ví dụ như lâu nay em cứ nghĩ ảnh studio thì không nên áp bất cứ 1 tones màu nào lên ảnh , chỉ cần correct skin tones, white balance là đẹp nhất, nhưng vừa rồi quay trở lại web của http://www.jmnphotography.com/ thì thấy những gì mình suy nghĩ chưa chắc đã là đúng, có những thứ tạo nên phong cách rất khó giải thích, không theo quy luật nào, dù vẫn biết rằng JMN shoot film la chủ yếu. Mới lục cơm nguội ra bắt chước tone màu của JMN :

136

Page 195: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Sat:-71 Color Balance M: +15/0/+10 S:-14/+9/+24 H:0/0/-20 increase lightness in Hue/Sat or Curves

137

Page 196: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Còn cái ảnh B&W trên thì dù là Highkey nhưng không nhất thiết phải đụng đến Brush hay burn dodge gì cả , chỉ làm B&W bằng Channel Mixer (83/54/-26) và vào Curves đẩy màu đen lạt đi đễ cho tóc và các shadows không tranh chấp hướng nhìn với cặp mắt .

Quote:

Được gửi bởi l`amour

Em thấy tấm này hiệu ứng và màu còn đẹp hơn tấm gốc bác tuananhmap mập post nữa. Bác chia sẽ cách làm cho em học hỏi với

http://www.flickr.com/photos/lee0001

bow

View Public Profile

Gửi tin nhắn cho bow

Visit bow's homepage!

Tìm các bài viết của bow

Xem gallery của bow

(#128)

l`amour Member

Bài viết: 516Tham gia: 14-01-2009

02-06-2009, 06:49 PM

Quote:

Được gửi bởi bow

138

Page 197: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Em thấy tấm này hiệu ứng và màu còn đẹp hơn tấm gốc bác tuananhmap mập post nữa. Bác chia sẽ cách làm cho em học hỏi với

Vâng, vậy thì em xin "trả bài" đây ạ. hi hi. - Ctrl + J 3 lần. - Soft light layer trên cùng, double click layer này >>> giữ Alt và kéo 2 tam giác phía dưới ra khoảng giữa (~110) >>> OK. - Desaturate (Ctrl + Shift + U) Layer thứ 2 từ trên xuống. - Merge 3 layers trên cùng lại >>> chỉnh opacity 75%. - Cuối cùng là Flatten image lại để ra sản phẩm cuối cùng.:D

139

Page 198: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Em đó em chỉ chỉnh sơ qua bằng Lightroom với các thông số : Temp: +19 Virance:+14 Saturation: -19 HSL-Hue Yellow: +17 Blue:-7 HSL-Saturation Yellow: -52 Blue: +31 HSL-Luminance Aqua:-57 Blue: -67 ( cái này làm hình bị bể, nếu có ảnh lớn hơn hoặc Raw thì không sợ ) Slpit Toning - Highlight - Hue: 64 Slpit Toning - Highlight - Saturation: 31 Mỗi ảnh có màu sắc ánh sáng khác nhau nên những ảnh khác phải chỉnh các thông số khác nhau

Điều chỉnh exposure bằng Overlay và Brush trong photoshop

Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng gắt, thường thường ảnh hay có độ contrast rất cao, khiến cho một số vùng bị quá tối hoặc quá sáng. một ví dụ điển hình là khi chụp ngược sáng. Photoshop có một giải pháp là dùng công cụ Burn/Dodge tools để chỉnh sửa nội bộ các vùng sáng tối đó. tuy nhiên nhược điểm của cách này là "destructive" nghĩa là một khi đã "burn" hoặc "dodge" là không thể nào "unburn" hoặc "undodge" được nữa. có một cách khác rất thuận tiện đó là dùng overlay và brush tool thay cho burn/dodge tools. lưu ý: những ai thich dùng keyboard shorcuts sẽ rất thích dùng cách này đây là hình minh họa: ta thấy, vì trời nắng gắt quá, để cho phần trước mặt của con dê (??) đủ sáng, phần cổ và sừng bị "chát" và gần như mất hết chi tiết.

140

Page 199: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

giải quyết như sau: -tạo một layer mới, đổi tên thành "local exposure correct" -chuyển blend mode thành Overlay và nhấn Esc (nếu đang dùng marquee tool có thể ấn tổ hợp phím Alt+Shift+O cũng được) -nhấn D để chuyển về màu mặc định (foreground = white và background = black) -nhấn X để đổi foreground thành black -nhấn B để chọn Brush Tool (Optional: nhấn Alt+Shift+N để chuyển brush về Normal mode)

141

Page 200: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

-chọn softness là 0% (nhấn Shift+[ 4 lần) và chọn opacity rất nhỏ, khoảng 3-7% và flow 100%. muốn thay đổi độ lớn của brush thì dùng nút "[" hoặc "]" -bắt đầu paint lên phần bị "chát". lưu ý không kéo mà chỉ click click liên tục đến khi nào cảm thấy ok thì thôi.

142

Page 201: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

-phần cổ và tai đã hiện rõ details. phần sừng cũng vậy, tuy nhiên do để brush hơi to nên nó .. loe ra bên ngoài một tí. --->ấn X để chuyển lại foreground thành white, thu nhỏ brush size lại, tăng softness lên một chút, rồi lại click click vào những phần bị burn quá tay để correct lại.

-->nói chung là cứ tay phải click chuột, tay trái giữ phím X và thay phiên nhau click liên hồi

đây là kết quả trước và sau một hôi click click

cái mask trông thế này

143

Page 202: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bài viết và ảnh minh họa do tác giả teddyloves viết và chụp . Xin xem ảnh của tác giả teddyloves tại đây

Sử dụng Photoshop làm digital fill flash Cơ bản thì là vậy nhưng ta có thể ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau. ví dụ, mở rộng cách trên và kết hợp với một số masking techniques, ta có Digital Fill Flash

144

Page 203: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

đánh giá: hình này chụp trong điều kiện nắng rất gắt. camera để ở matrix mettering, Av mode. do điều kiện quá "extreme" như vậy, phần hậu cảnh bị quá sáng trong khi tiền cảnh bị quá tối. tuy nhiên, con dê này có lông nên nếu dùng brush như bình thường sẽ rất mất thời gian, không chính xác và dễ bị "halo" vì brush sẽ ăn vào hậu cảnh. giải pháp: dùng digital fill flash và tạo mask từ chính hình đang có. trước hết, cần tạo exposure mask. -Ctrl+Alt+J để duplicate background layer lên layer mới, chọn Blend Mode = Overlay, Opacity 100%, đặt tên là Exposure Mask (nếu bác nào biết dùng Channel thì duplicate Green Channel lên, sẽ dễ làm việc hơn ^^)

-Desaturate layer này bằng Ctrl+Shift+U -Ctrl+I để Invert

145

Page 204: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

ta đã gần như có 1 cái mask rất tốt. công việc còn lại là fine tune: -Nhấn Ctrl+L để vào Levels Dialog Box -chọn White Point Picker và click vào phần lông. click một vài lần đến khi nào thấy phần lông gần trắng hết thì thôi -optional: tương tự, chọn black point picker rồi click vào một vài điểm bên ngoài phần lông. bây giờ mask đã gần hoàn thành

-dùng burn tool và dodge tool với brush size lớn, softness 0% để burn toàn bộ phần đen thành đen hẳn, trắng thành trắng hẳn. những chỗ nào ko thể burn hoặc dodge thì dùng brush tool để sơn màu đen hoặc trắng lên cuối cùng ta có mask như sau

146

Page 205: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

chỉ cần xóa phần màu đen nữa là xong: dùng magic wand tool, click vào phần màu đen, nhấn Alt+Ctrl+D, chọn feather = 4, rồi nhấn Delete 2-3 lần cuối cùng ta được thế này

vậy là xong. thêm một vài động tác cân chỉnh nho nhỏ nữa là ra final image, để ý thấy lông lá hiện lên rõ mồn một mà vẫn không bị halo tí nào, mắt, mũi & tai cũng hiện rõ hết details ^^

147

Page 206: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Bài viết và ảnh minh họa do tác giả teddyloves viết và chụp

Điều chỉnh exposure bằng photoshop phần nâng cao

Trong các phần 1 và phần 2 , hầu như là subject đã tách hẳn ra khỏi background, hoặc chỉ một phần bị under/over, nên ta dễ dàng chỉnh sửa được. nhưng tưởng tượng, nếu ta chụp phong cảnh 1 rừng cây, có trời, có đất, cỏ cây hoa lá .. để cho bầu trời khỏi bị cháy trắng xóa ra, ta đo sáng cho bầu trời. tuy nhiên tiền cảnh (cây cối) bị tối. ví dụ như hình này khi không lắp ND filter, nó ra thế này

ta làm như sau 1. Duplicate layer lên 1 layer mới (Ctrl+Alt+Shift+E hoặc Ctrl+Alt+J) đặt tên là Expo Mask và chuyển Blending Mode thành Overlay (phím tắt: Alt+Shift+O) 2. Ctrl+Shift+U để desaturate layer mới tạo 3. Ctrl+I để invert. ta đã thấy bầu trời bớt cháy và tiền cảnh bắt đầu hiện lên. 4. (Optional)Ctrl+M để bật Curve Dialog Box và điều chỉnh cái mask đến khi nào cảm thấy ok thì thôi 5. Filter/Blur/Gaussian Blur, điền vào một giá trị nhỏ, và điều chỉnh tăng giảm đến khi nào thấy ok thì thôi. (nhìn vào những chỗ có độ contrast cao, để ý halos) 6. Điều chỉnh Opacity nếu cần thiết kết quả:

148

Page 207: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

Lấy một ví dụ khác .

149

Page 208: Taking  Photo and Using Photoshop in Vietnamese

có thể thấy là phần tối đã "hiện nguyên hình" nhưng phần sáng (trời, mây, phản chiếu trên mặt nước...) không hề "cháy" thêm một vài động tác levels, curves, saturations ...

150