số 02 năm 2015 sỞ nÔng nghiỆp & ptnt bÌnh...

32
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚC ĐC: Đường Tôn Đức Thắng, P. Tân Bình, TX. Đồng Xoài, T. Bình Phước ĐT: 0651. 3 879948 - Fax: 0651. 3 870267 Website: Sonongnghiepbp.gov.vn, Email: [email protected] SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚC DEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC Số 02 năm 2015 Các đồng chí trúng cử trong Ban chấp hành Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT nhiệm kỳ 2015 - 2020

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCĐC: Đường Tôn Đức Thắng, P. Tân Bình, TX. Đồng Xoài, T. Bình Phước

ĐT: 0651. 3 879948 - Fax: 0651. 3 870267Website: Sonongnghiepbp.gov.vn, Email: [email protected]

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 02 năm 2015

Các đồng chí trúng cử trong Ban chấp hành Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT nhiệm kỳ 2015 - 2020

CHịu TráCH NHIỆm xuấT BảN

NGUYỄN VĂN TỚIGiám đốc

Sở NN & PTNT Tỉnh Bình Phước

BaN BIêN TậP

Nguyễn Văn Tới - Trưởng BanĐỗ Công Danh - Phó Trưởng Ban Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Thư kýNguyễn Nhật Tuyền - Thành viên

TRONG SỐ NÀY1 ĐẠI HỘI ĐảNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

LẦN THỨ VI NHIỆm KỲ 2015 - 2020

2SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚC: GIảI Ba ToàN ĐoàN TẠI HỘI THI THể THao VăN NGHỆ NGàNH NÔNG NGHIỆP CáC TỉNH ĐÔNG Nam BỘ Năm 2015

4 mỘT SỐ QuY ĐịNH mỚI VỀ ĐáNH GIá Và PHÂN LoẠI CáN BỘ, CÔNG CHỨC, VIêN CHỨC

5BÌNH PHƯỚC: 540 NÔNG HỘ ĐƯợC CấP CHỨNG NHậN SảN xuấT TIêu BỀN VữNG THeo TIêu CHuẩN r.a

7 SảN xuấT NÔNG NGHIỆP 6 THáNG ĐẦu Năm 2015

8 KếT Quả KIểm Tra CáC CÔNG TrÌNH THủY LợI TrƯỚC mùa mƯa Lũ Năm 2015

10 PHÒNG Trị BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ Ở TrÂu, BÒ

11 Kỹ THuậT GHéP CảI TẠo VƯờN ĐIỀu

15 TÌNH HÌNH TrỒNG CÂY LÂm NGHIỆP PHÂN TáN Năm 2015 Ở TỉNH BÌNH PHƯỚC

1630/6: QuY ĐịNH Tổ CHỨC Và HoẠT ĐỘNG Của THaNH Tra NGàNH NÔNG NGHIỆP & PTNT Sẽ Có HIỆu LựC

17 CHÍNH SáCH TÍN DỤNG mỚI PHỤC VỤ PHáT TrIểN NÔNG NGHIỆP

18 NHữNG ĐIỀu LƯu Ý KHI VậN CHuYểN ĐỘNG VậT Vào Địa BàN TỉNH BÌNH PHƯỚC

20ĐỒNG PHú - Sau 4 Năm THựC HIỆN CHƯƠNG TrÌNH mTQG xÂY DựNG NÔNG THÔN mỚI

22 VaI TrÒ Của Đá LIếm ĐỐI VỚI CHăN NuÔI GIa SúC NHaI LẠI

23 Kỹ THuậT CHo LƯƠN SINH SảN BáN NHÂN TẠo Và THuẦN Hóa LƯƠN ĐỒNG

25 Làm GIàu Từ 2 Sào ĐấT

27 GIá mỘT SỐ mẶT HàNG NÔNG SảN THáNG 5

1SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

Đặng Đức Lượng - Phó Bí thư Đảng ủy Sở

Đại hội đã thực hiện đúng nội dung, chương trình; nghiêm

túc đánh giá kết quả lãnh đạo trên các mặt công tác so sánh với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, tìm nguyên nhân những hạn chế, đề ra giải pháp khắc phục. Nhìn chung, Đảng bộ đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội đề ra; nổi bật về chính trị, tư tưởng của Đảng viên, quần chúng trong Đảng bộ luôn ổn định, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hầu hết chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của

cơ quan, đơn vị và đoàn thể; an tâm phấn khởi, tích cực tham gia các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ; luôn thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng; thực hiện tốt các Chương trình, mục tiêu giảm các tệ nạn xã hội. Thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị, hàng năm đều xây dựng, ban hành kế hoạch, 100% Đảng viên, quần chúng xây dựng kế hoạch đăng ký thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Chỉ đạo, lãnh đạo các

đoàn thể, hàng năm có trên 80% Chi đoàn đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc. Công tác xây dựng Đảng: Duy trì chế độ họp, hội, sinh hoạt đúng Điều lệ và quy chế làm việc, nội dung họp sát thực tế; trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 3 Chi bộ, kết nạp 57 Đảng viên, nâng tổng số Đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 164 Đảng viên, sinh hoạt ở 15 Chi bộ trực thuộc. Hàng năm, số Chi bộ trực thuộc đạt trong sạch, vững mạnh đạt trên 80%, không có Chi bộ yếu kém. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ 2 năm đạt trong sạch vững

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Các đồng chí được bầu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan

Trong 2 ngày 21 và 22/4/2015 tại Hội trường Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình Phước, Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đến dự, theo dõi và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phó Bí thư thường trực cùng một số đồng chí đại diện các Ban xây dựng Đảng của Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng.

2

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Sở NôNg Nghiệp & pTNT BìNh phước: giải Ba ToàN đoàN Tại hội Thi Thể

Thao văN Nghệ NgàNh NôNg Nghiệp các TỉNh đôNg Nam Bộ Năm 2015

mạnh (TSVM) tiêu biểu, 1 năm TSVM, 2 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt > 94% tổng số Đảng viên của Đảng bộ. Tỉnh ủy tặng Bằng khen cho 3 Chi bộ trực thuộc, 7 cá nhân; Đảng ủy khối tặng giấy khen cho Đảng bộ Sở và 04 Chi bộ trực thuộc, 10 cá nhân; Đảng ủy Sở tặng giấy khen cho 11 Chi bộ, 41 cá nhân. Công tác đào tạo: Cử 16 cán bộ đi học Cao học; 06 cán bộ học Cao cấp lý luận chính trị; 25 cán bộ học Trung cấp lý luận chính trị ; 04 cán bộ đi học đại học.

Đại hội đã thông qua chỉ tiêu định hướng:

100% Đảng viên được học tập các Nghị quyết của Đảng,

ổn định tư tưởng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 100% Đảng viên, quần chúng học tập đầy đủ các chuyên đề và đăng ký kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn với mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 được xây dựng tại Kế hoạch phát triển ngành 5 năm từ 2016 đến 2020.

Hàng năm, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, có 50% Chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh, không có Chi bộ yếu kém. 100% Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Kết nạp ít nhất 50 Đảng viên, 100% cơ quan, đơn vị

“Đạt chuẩn văn hóa”, trên 80% Công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, Chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh, không có yếu kém.

Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào BCH Đảng bộ, bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan gồm 12 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết; trong phiên họp đầu tiên của BCH, BCH đã bầu Ban thường vụ gồm 5 đồng chí, trong đó đồng chí Nguyễn Văn Tới được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ, bầu Ủy ban kiểm tra gồm 5 đồng chí, đồng chí Đặng Đức Lượng được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra./.

tuyết nhung

Đoàn Bình Phước tham gia hội thao với 08 môn thi đấu: Bóng đá mi ni

nam; bóng chuyền nam; nhảy bao bố tiếp sức; cờ tướng nam nữ, bóng bàn nam nữ; cầu lông nam, nữ; trang trí trại; văn nghệ theo chủ đề kỷ niệm 125 năm, ngày

Ngày 14 - 15/5, tại thành phố Hồ Chí Minh Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) các tỉnh miền Đông Nam bộ tổ chức hội thao lần thứ 3, năm 2015. Tham dự hội thao này, đoàn Bình Phước có gần 70 thành viên, do ông Đặng Đức Lượng, Phó Bí thư Đảng ủy Sở, Chủ tịch Công đoàn Ngành làm Trưởng đoàn.

3SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng đất nước. Kết quả chung cuộc, đoàn Bình Phước đạt giải Ba toàn đoàn; trong đó: Nhảy bao bố tiếp sức (giải Nhất); bóng đá mi ni nam (giải Nhì); cờ tướng (giải Nhì); cầu lông đơn nữ và đôi nữ (giải Nhất); cầu lông đơn nam và đôi nam (giải Ba); chấm điểm trang trí Trại (giải Nhì). Giải toàn đoàn của hội thao: Giải Nhất (TP. Hồ Chí Minh); giải Nhì (Đồng Nai); giải Ba (Bình Phước và Bình Thuận); giải Khuyến khích (Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh).

Theo ông Đặng Đức Lượng - Trưởng đoàn Bình Phước cho biết, tham gia hội thao các Sở Nông nghiệp & PTNT vùng Đông Nam Bộ năm 2015 là một trong những hoạt động thi đua lập

Đại diện đoàn Bình Phước nhận giải Ba toàn đoàn tại Hội thao

Ban Tổ chức Hội thao chụp hình lưu niệm

thành tích chào mừng 125 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời là sân chơi lành mạnh, nâng cao thể lực, đời sống tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động của Khối thi đua các Sở Nông nghiệp & PTNT vùng Đông Nam Bộ, là dịp để các vận động viên gặp gỡ, trao

đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, giao lưu văn nghệ, thể thao nhằm tăng cường tính đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt mối quan hệ.

Hội thao các Sở Nông nghiệp & PTNT vùng Đông Nam Bộ lần thứ 4 năm 2016 dự kiến sẽ tổ chức ở tỉnh Bình Thuận./.

4

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Lã Quốc thái - Phòng tổ chức - cán Bộ

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

(CBCCVC) là một khâu quan trọng trong công tác quản lý CBCCVC. Do công tác đánh giá, phân loại có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCCVC. Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại sẽ giúp CBCCVC phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng về năng lực và hiệu quả công tác; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho CB-CCVC phát huy được hết sở trường, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhằm quy định cụ thể về: Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại CBCCVC, ngày 09/6/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ - CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức với một

số nội dung quy định mới như sau:

1. Nguyên tắc đánh giá và phân loại CBCCVC phải bảo đảm đúng thẩm quyền, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; CBCCVC do người đứng đầu trực tiếp cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ; việc đánh giá, phân loại quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

2. CBCCVC được phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài việc đáp ứng các tiêu chí theo quy định thì yêu cầu cần phải có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

3. CBCCVC phân loại không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2015. Bãi bỏ Điều 45 Nghị định số 24/2010/NĐ - CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Điều 37 Nghị định số 29/2012/NĐ - CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức./.

5SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

tuyết nhung

BìNH PHưỚC: 540 NÔNG HỘ ĐượC CấP CHỨNG NHậN SảN xUấT TIÊU BỀN VữNG THeO TIÊU CHUẩN R.A

Trong giai đoạn 2013 - 2015, Dự án này đã triển khai ở 03 huyện

Bù Đốp (8CLB), Lộc Ninh (20 CLB) và Hớn Quản (4 CLB) với 540 nông dân tham gia chuỗi cung ứng tiêu bền vững. Chương trình Dự án

đã được triển khai 20 lớp tập huấn về những nguyên tắc cơ bản để thực hiện việc sản xuất tiêu chứng nhận theo 10 tiêu chuẩn R.A (Rainforest Alliance) và 24 lớp tập huấn IPM nâng cao kỹ năng kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật

(BVTV) nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ.

Đồng thời, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ và Khuyến nông viên của các CLB đã được tập huấn công tác Thanh tra nội bộ. Ngoài ra, các nông hộ được TTKNKN hỗ trợ tiếp

Đại diện Ban quản lý dự án, các tổ chức liên quan, các nông hộ nhận chứng chỉ chụp hình lưu niệm tại buổi lễ

Vừa qua, ngày 21/5/2015, tại Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) Bình Phước phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV và Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice, đồng tổ chức lễ Tổng kết Dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững giai đoạn 2013 - 2015”. Tại buổi lễ, đại diện Ban tổ chức đã trao chứng nhận sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn R.A cho đại diện 24 Câu lạc bộ (CLB) sản xuất tiêu bền vững (gồm 540 nông hộ).

6

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

cận các nguồn cung ứng vật tư tốt cho sản xuất bền vững, tư vấn về kiểm soát phân bón, thuốc BVTV đầu vào.

Tính đến nay, Chương trình Dự án đã cung cấp hơn 700 tủ đựng thuốc BVTV và kính phòng hộ, khẩu trang lao động cho các nông hộ tham gia dự án, hỗ trợ phân tích đất/nước và hỗ trợ kinh phí đào hố rác cho các nông hộ với kinh phí gần khoảng 489 triệu đồng.

Về công tác thu mua sản

phẩm tiêu chứng nhận, tính đến tháng 3/2015, Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice đã thu mua được gần 500 tấn tiêu đạt tiêu chuẩn R.A của các CLB tham gia. Đối với mỗi kg tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn R.A được hỗ trợ thêm 1.000 đồng/kg so với giá thị trường, được cộng thêm % giá chênh lệch về dung trọng và độ ẩm của sản phẩm theo yêu cầu của nhà thu mua.

Kế hoạch hoạt động của dự

án trong năm 2015 và những năm tiếp theo: Tiếp tục duy trì hoạt động các CLB sản xuất tiêu bền vững và vận động thêm nông dân tham gia dự án; duy trì và tăng cường tập huấn các kỹ năng, kiến thức, công tác giám sát, kiểm tra tuân thủ theo tiêu chuẩn sản xuất bền vững; thành lập nhóm liên kết: TTKNKN, Nedspice, Công ty phân bón, thuốc nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động của dự án đề ra./.

Áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiêu bền vững của R.A gồm:o Tiêu chuẩn canh tác: 10 nguyên tắc cho các hộ sản xuất tiêu bền vững:

1. Hệ thống quản lý môi trường và xã hội. 2. Bảo tồn hệ sinh thái. 3. Bảo vệ động vật hoang dã. 4. Bảo tồn nguồn nước. 5. Đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. 6. An toàn sức khỏe nghề nghiệp. 7. Quan hệ cộng đồng. 8. Quản lý mùa vụ tổng hợp. 9. Bảo tồn và quản lý đất canh tác. 10. Quản lý rác thải tổng hợp.

o Tiêu chuẩn nhóm nông hộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.Ban Quản lý dự án gồm 23 thành viên, trong đó có 04 viên chức của Trung

tâm KNKN, 03 viên chức của 03 Trạm KN các huyện tham gia dự án, 16 khuyến nông viên của 16 xã./.

7SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

Sản xuất nông nghiệp các tháng đầu năm 2015 diễn ra trong điều kiện khó

khăn, thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng của tỉnh. Tuy nhiên, với việc thường xuyên bám sát các nhiệm vụ được giao, chủ động nắm bắt tình hình để chỉ đạo kịp thời, đề xuất các giải pháp về sản xuất, quản lý Nhà nước, đối phó có hiệu quả với những diễn biến bất thường của thời tiết, ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã chủ động triển khai công tác chỉ đạo sản xuất, đề ra các biện pháp khắc phục, nên phần nào đã giảm được những khó khăn.

Kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển ổn định. Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm và thủy sản (giá cố định 2010) trong 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.382 tỷ đồng, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 46,52% kế hoạch năm. Trong đó: GTSX nông nghiệp ước đạt 9.286 tỷ

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

nguyễn nhật tuyền

đồng, tăng 3,97% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 46,48% kế hoạch năm; GTSX lâm nghiệp ước đạt 20 tỷ đồng, tăng 1,08% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 42% kế hoạch năm; GTSX thủy sản đạt 75 tỷ đồng, tăng 0,14% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 52% kế hoạch năm. Cơ cấu trong ngành: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp đạt 98,97%; lâm nghiệp đạt 0,21% và thủy sản đạt 0,82%.

Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh gieo trồng được 6.975 ha, giảm 169 ha so với cùng kỳ năm 2014, đạt 18,23% kế hoạch năm. Trong đó: Cây lương thực có hạt diện tích gieo trồng được 3.786 ha, giảm 39 ha so với cùng kỳ, đạt 22,48% kế hoạch năm; cây có củ diện tích gieo trồng được 1.538 ha, tăng 49 ha so với cùng kỳ, đạt 10,06% kế hoạch năm; cây thực phẩm diện tích gieo trồng được 1.334 ha, giảm 164 ha so với cùng kỳ, đạt 28,75% kế hoạch năm; cây công nghiệp hàng năm diện tích gieo trồng được 84 ha, giảm 22 ha so với cùng kỳ, đạt 11,74% kế hoạch

năm; cây hàng năm khác diện tích gieo trồng được 233 ha, tăng 07 ha so với cùng kỳ, đạt 29,87 % kế hoạch năm, nhóm cây này chủ yếu là loại thức ăn cho gia súc như: Cỏ voi, rau lang… Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 13.092 tấn, đạt 22,64% kế hoạch. Nhìn chung, diện tích cây hàng năm giảm chủ yếu là cây lúa và nhóm cây rau, đậu, nguyên nhân chính do các tháng đầu năm nắng nóng kéo dài và chi phí đầu tư tăng cao (phân, giống, nước tưới tiêu, công chăm sóc) nên diện tích giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 402.619 ha, giảm 224 ha so với cùng kỳ, đạt 99,22% kế hoạch. Trong đó: Cao su: Diện tích 232.585 ha, giảm 65 ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 88.071 tấn, tăng 4.970 tấn so với năm 2014; Điều: Diện tích 134.092 ha, giảm 15 ha so với cùng kỳ; năng suất 14,25 tạ/ha; sản lượng đạt 188.659 tấn, giảm 21.396 tấn so với năm 2014; Hồ tiêu: Diện tích 12.121 ha,

8

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

tăng 11 ha so với cùng kỳ; năng suất đạt 28,86 tạ/ha, sản lượng đạt 25.789 tấn, tăng 1.054 tấn so với năm 2014; Cà phê: Diện tích 15.821 ha, giảm 02 ha so với cùng kỳ; Ca cao: Diện tích 977 ha, giảm 09 ha so với cùng kỳ, năng suất đạt 16,01 tạ/ha, sản lượng đạt 1.084 tấn, tăng 190 tấn so với năm 2014; Cây ăn quả: Diện tích 7.023 ha, giảm 144 ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt 13.252 tấn, tăng 291 tấn so với năm 2014. Diện tích trồng cây lâu năm giảm so với cùng kỳ năm 2014, do đã đến kỳ thanh lý để chuẩn bị hiện trường, làm đất để vào mùa mưa trồng mới nên diện tích giảm so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, năng suất trên đơn vị ha tăng nên giá trị sản xuất tăng so với năm 2014.

Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định. Theo kết quả điều tra 01/4/2015 toàn tỉnh có 13.131 con trâu; 26.351 con bò; 275.337 con heo; 3.467.000 con gà và 156.000 con gia cầm khác. So cùng kỳ năm 2014 đàn trâu giảm 6,6% (giảm 930 con), đàn bò giảm 11,29% (giảm 3.354 con), đàn heo tăng 10,48% (tăng 26.116 con), đàn gà tăng 3,42% (tăng 114.800 con), gia cầm khác giảm 3,21% (giảm 5.200 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2015 đạt 31.531 tấn, đạt 52,26% kế hoạch năm.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.021 ha, tăng 1,86% (37 ha) so với cùng kỳ, sản lượng 1.260 tấn, trong đó

sản lượng nuôi trồng thủy sản 1.173 tấn, so cùng kỳ giảm 10,14% (giảm 147 tấn), sản lượng khai thác tự nhiên 87 tấn, so cùng kỳ tăng 2,35% (02 tấn). Công tác tập huấn và xây dựng các mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh được triển khai phổ biến rộng rãi giúp người nuôi tiếp tục phát triển sản xuất và mở rộng thâm canh.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với việc thường xuyên bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức ngành Nông nghiệp sẽ nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra trong các tháng còn lại năm 2015./.

Kết quả Kiểm tra các công trình thủy lợi trước

mùa mưa lũ năm 2015 ngô Bích thảo

nguồn tin: chi cục thủy Lợi & PcLB

Về số lượng công trình: Tổng số công trình thủy lợi hiện có trên

địa bàn tỉnh là 66 công trình, trong đó có 59 hồ chứa 06 đập dâng và 01 trạm bơm.

Nhằm chủ động với các tình huống xấu trong mùa mưa lũ, vừa qua Sở Nông nghiệp & PTNT đã giao cho Chi cục Thủy lợi và PCLB, tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ 2015. Kết quả kiểm tra như sau:

9SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

Về năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước: Năng lực tưới theo thiết kế từ các công trình là 17.657 ha (tưới lúa cho 3 vụ: 6.527 ha, tưới cây công nghiệp 11.130 ha); tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp là 89.809 m3/ngày đêm.

Về quy mô và hiện trạng các công trình: Trong tổng số 59 hồ chứa vừa và nhỏ, có 40 hồ chứa dung tích dưới 1 triệu m3, 14 hồ chứa dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 10 triệu m3 và 05 hồ chứa lớn hơn 10 triệu m3.

Về tổ chức khai thác: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước quản lý 53 công trình, 10 công trình do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quản lý khai thác và 03 công trình do UBND các xã quản lý và khai thác.

Đối với các công trình do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước quản lý: Hầu hết các công trình đều hoạt động bình thường, được đánh giá an toàn. Trong 53 công trình quản lý có 38 công trình cần tiến hành duy tu, sửa chữa thường xuyên như: Nạo vét đất bồi lắng trên đường tràn xả lũ; phát dọn cây cỏ trên mái thượng, hạ lưu đập; sửa chữa các vị trí hư hỏng… tại hệ thống thủy lợi (HTTL) Bình Hà I, HTTL Nông trường 4, HTTL Bàu Sen, HTTL Bù Môn.

Đối với các hồ chứa do các đơn vị ngoài ngành quản lý, được đánh giá đảm bảo an toàn và đang hoạt động bình thường.

Qua kiểm tra tình hình, Sở Nông nghiệp & PTNT nhận định: Nhìn chung các công trình đều được tổ chức quản lý và có các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn công trình. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình hiện đã hư hỏng, xuống cấp, cần phải được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên.

Để các công trình vận hành ổn định và an toàn trong mùa mưa lũ 2015, Sở đề nghị các đơn vị quản lý khai thác các công trình sớm có kế hoạch thực hiện duy tu, bảo dưỡng. Thời gian hoàn thành trước tháng 7/2015, ngoài ra trong suốt mùa mưa lũ phải cử cán bộ quản lý công trình thường xuyên kiểm tra, theo dõi để sớm phát hiện và xử lý kịp thời sự cố tại các công trình, đảm bảo an toàn cho các công trình

trong mùa mưa lũ 2015 và đảm bảo nhiệm vụ tích trữ nước cho mùa khô 2015 - 2016.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước còn 10 công trình hồ chứa được đánh giá chưa đảm bảo an toàn. Năm 2013, được sự hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh đã thực hiện sửa chữa, nâng cấp được 01 công trình (hồ chứa nước Suối Giai, huyện Đồng Phú), tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện sửa chữa công trình còn thiếu. Vì vậy, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Tổng cục Thủy lợi trình Bộ Nông nghiệp & PTNT báo cáo Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để tỉnh nâng cấp, sửa chữa các công trình nhằm đảm bảo an toàn; trong đó có 09 công trình còn lại là: Hồ Sa Cát (TX. Bình Long); hồ An Khương (huyện Hớn Quản); hồ Bù Môn, Thọ Sơn, Sơn Phú, Đa Bo và hồ Ông Thoại (huyện Bù Đăng); hồ Bình Hà I, Bàu Sen (huyện Bù Gia Mập)./.

(Hình chỉ mang tính chất minh họa)

10

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Chướng hơi dạ cỏ là loại bệnh thường gặp ở trâu, bò vào đầu mùa mưa.

Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh, nếu không điều trị đúng, kịp thời, trâu, bò sẽ chết rất nhanh. Nguyên nhân là do trâu, bò ăn nhiều cỏ tươi vào đầu mùa mưa hay ăn nhiều cỏ ướt sương vào buổi sáng sớm; thức ăn chứa hàm lượng gluxit cao (cho ăn nhiều thức ăn tinh như ngô, sắn, gạo); các loại thức ăn khó tiêu (như thân lá lạc, đỗ) hoặc thức ăn cũ như: Rơm mốc, cỏ mốc, cỏ ngập nước lâu ngày có dính bùn đất; thức ăn chứa hàm lượng axit xyanhydrit (như củ, lá sắn tươi) làm ức chế dạ cỏ…

Triệu chứng bệnh xuất hiện khoảng vài giờ sau khi ăn phải thức ăn gây bệnh. Biểu hiện ban đầu là trâu, bò trở nên bồn chồn và ngừng ăn. Trâu, bò thường đứng yên, hai chân trước hơi choãi ra phía trước, hai mắt mở to đờ đẫn. Miệng ngáp và ợ hơi liên tục. Tiếp theo, hông bên trái phình to, lõm hông biến mất. Theo thời gian bụng mỗi lúc càng phình to, căng như trống, ép vào phổi làm trâu, bò khó thở. Hai cánh mũi nở to, trâu, bò càng bồn chồn lo lắng.

PhÒng trỊ BỆnh chướng hƠi DẠ cỎ Ở trÂu, BÒ

Lê thị thúy hồngchi cục chăn nuôi - thú y tỉnh Bình Phước

Các triệu chứng trên diễn biến rất nhanh, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, trâu, bò sẽ chết do ngạt thở.

Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ: Cần chẩn đoán chính xác xem là chướng hơi thể khí hay thể bọt:

- Ở thể bọt cần nhanh chóng đưa thuốc chống sinh bọt để phá vỡ các bọt khí trong dạ cỏ. Cho uống: MgO 30 - 60 gam, than hoạt tính 40 - 50 gam hòa trong 1 lít nước + 1 lít dầu thực vật.

- Ở thể khí: Trong trường hợp nhẹ có thể lấy rơm hay dung dịch rượu, gừng, giấm trộn lẫn chà xát mạnh hai bên sườn, nhất là hông trái hoặc cho uống nước muối (100 g muối + 0,5 lít nước).

Trường hợp nặng do lượng

hơi lớn ép lên cơ hoành và tim nên trâu, bò có thể chết nhanh, dùng Troca hoặc ống trúc vót nhọn đâm thủng dạ cỏ cho hơi xì ra. Vị trí đâm: Hông trái giữa chỗ lõm sau xương hông. Khi đâm xong nên bôi thuốc đỏ vào chỗ da bị rách, sau đó cho trâu bò ăn cháo từ từ.

Để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ cho trâu, bò vào đầu mùa mưa, trước khi thả trâu, bò ra bãi chăn thả có nhiều cỏ non, cần cho mỗi con ăn 2 - 5 kg rơm khô để tăng tỷ lệ chất khô trong khẩu phần ăn thô xanh. Không cho trâu, bò ăn thức ăn xanh bị vàng úa, ôi mốc. Cho ăn vừa phải thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm hoặc chứa hàm lượng axit xyanhydrit cao.

(Hình chỉ mang tính chất minh họa)

11SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

tổ Soạn thảo

Kỹ THUậT GHéP cẢI Tạo vườN ĐIềU

CHON CÂY CÂN GHEP CAI TAO Trong vườn, nên chọn những cây có năng suất thấp đến rất thấp, ưu tiên tiến hành ghép cải tạo

trước. Các cây năng suất cao, nhưng chất lượng hạt kém thì có thể tiến hành sau, để dần nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hạt.

CHON CANH GÔC GHEPTùy vào từng cây mà có thể lựa chọn

trong số chồi vượt, cành cấp 1, cành cấp 2 và cả thân chính ≤ 2 năm tuổi (gọi tắt là: cành gốc ghép) để ghép cải tạo.

(1): Thân chính(2): Chồi vượt (3): Cành cấp 1(4): Cành cấp 2Khi lựa chọn cành gốc ghép cần lưu ý

những tiêu chí sau: - Cành có độ cao ≤ 2,5 m để tiện ghép và

chăm sóc về sau. - Cành không bị sâu bệnh hại từ ngay

phần ghép cải tạo trở xuống.- Khi ghép trực tiếp thì tuổi cành không

được quá già (chưa nứt vỏ, đường kính cành ≤ 8cm). Trường hợp đường kính cành > 8cm, thì nên cưa hoặc gây vết thương cơ giới để kích tạo chồi. Sau khoảng 2 tháng chồi sẽ mọc ra nhiều, chọn những chồi khỏe mạnh, có vị trí tốt cách vết cắt khoảng 5cm, tiến hành ghép cải tạo trên những chồi đó (hình 2).

1 3

4

2

Hình 1. Nhận dạng cành gốc ghep

Hình 2. Ghep trên chồi vượt của cành cấp 2

12

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Lưu ý: - Đối với vết cắt lớn ≥ 6cm, cần được bôi kỹ Vaseline và bịt

kín để giúp vết cắt không bị thối và mau liền da (hình 3). Công việc này được thực hiện cùng lúc với ghép cải tạo hoặc kích tạo chồi để chờ ghép cải tạo.

- Hiện nay trên thị trường, có nhiều sản phẩm chuyên dùng giúp nhanh liền da, các sản phẩm này khi bôi vào vết cắt hiệu quả rất cao nhưng kem theo chi phí cũng cao. Vì vậy, Vaseline thường được ưu tiên lựa chọn do giá thành re.

DUNG CU GHEPCác dụng cụ chuẩn bị tiến hành ghép bao gồm: (1): Nilon thường bịt vết cắt/vết ghép(2): Kéo cắt cành/chồi (3): Nilon dai để cố định vết ghép(4): Nilon tự hoại(5): Dao ghép (6): Cưa cắt cànhNgoài ra, còn có Vaseline, thùng xốp đựng chồi ghép… Lưu ý:Cưa, kéo, dao ghép đảm bảo thật sắc

CHUÂN BI CHÔI GHEPChồi ghép có thể được mua ở các cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị uy tín hoặc chồi ghép cũng

có thể do nông dân lấy từ những cây ưu tú trong vườn hoặc trong vùng, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chon cây điều ưu tu để lấy chồi: Tuổi cây ≥ 8 năm tuổi; cây nằm trong vườn ở điều kiện ánh sáng bình thường; cây phải được theo dõi 3 năm liên tục có năng suất cao và ổn định ≥ 50 kg/cây; khi gặp thời tiết bất thuận vẫn đảm bảo năng suất cao và ổn định; kích cỡ hạt ≤ 170 hạt/kg; tỷ lệ nhân ≥ 28%.

- Chon, xử lý và bảo quản chồi ghep: Chọn chồi mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh; đỉnh chồi sắp bật lứa cơi chồi mới; đường kính chồi ≥ 0,7 cm; chiều dài ≥ 8-15 cm (hình 6). Tiến hành tỉa bỏ hết lá (hình 7); bọc chồi vào vải ẩm và bỏ vào thùng xốp; cho nước đá vào bên dưới thùng xốp và ngăn cách với chồi để đảm bảo đủ mát và tránh làm hỏng chồi;

Hình 3. Bôi Vaseline và bit kín vết cắt kích tạo chồi

Hình 4. Dụng cụ ghep

Hình 5. Dụng cụ ghep

Hình 6. Chồi đạt tiêu chuân ghep Hình 7. Chồi được xử lý lá

13SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

đậy nắp thùng và bảo quản thoáng mát; với điều kiện bảo quản đó, cho phép chồi được ghép tốt tối đa trong 4 ngày.

CACH GHEP Trường hợp 1: Ap dụng cho cành gốc ghép có đường kính ≥ 2,5 cm, được chia ra làm những bước

như sau: Bước 1, xử lý gốc cành ghep: Dùng kéo hoặc cưa (nếu cành lớn) cắt cách nách cành gốc ghép 5 - 8

cm. Sau đó, dùng dao vát xiên cành gốc ghép một mặt phăng dài 3 - 5 cm sao cho điểm đầu vạt cách nách cành 1,5 - 2 cm (hình 8).

Bước 2, xử lý cành ghep: Dùng dao vạt xiên cành ghép một mặt phăng dài 3 - 5 cm (tương ứng với mặt phăng được vạt ở gốc cành ghép) (hình 9).

Bước 3, tiến hành ghep áp: Ap hai mặt phăng xiên được vạt ở gốc cành ghép và cành ghép lại với nhau: sao cho ít nhất một bên phần da vỏ tiếp xúc với nhau (hình 10). Dùng dây nilon dai cố định lại vết ghép (hình 11), sau đó bao phủ vết ghép lại bằng nilon thường (hình 12), rồi cố định lại một lần

Hình 8. Xử lý gốc cành ghep Hình 9. Xử lý cành ghep Hình 10. Ap 2 măt phăng xiên lại với nhau

Hình 11. Ap 2 măt phăng lại với nhau

Hình 12. Boc kín bằng nilon thường

Hình 13. Cố đinh lại bằng nilon dai

Hình 14. Dùng nilon tự hoại quấn kín phần cành ghep

14

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

nữa bằng dây nilon dai để đảm bảo không thấm nước từ bên ngoài vào và nước bên trong không bị thoát ra (hình 13). Cuối cùng dùng dây nilon tự hoại quấn kín từ dưới lên trên chồi ghép (hình 14).

Trường hợp 2: Ap dụng cho cành gốc ghép có đường kính ≤ 2,5 cm, được chia làm những bước như sau:

Bước 1, xử lý gốc cành ghep: Dùng kéo cắt cách nách cành gốc ghép 5 - 8 cm, sau đó dùng dao vát xiên cành gốc ghép một mặt phăng dài 3 - 5cm sao cho điểm đầu vạt cách nách cành 1,5 - 2 cm (hình 15).

Bước 2, xử lý cành ghep: Dùng dao vạt xiên cành ghép một mặt phăng dài 3 - 5 cm (tương ứng với mặt phăng được vạt ở gốc cành ghép) (hình 16).

Bước 3, tiến hành ghep áp: Ap hai mặt phăng xiên lại với nhau sao cho ít nhất một bên phần da vỏ tiếp xúc với nhau (hình 17). Dùng dây nilon tự hoại quấn cố định vết ghép, sau đó quấn kỹ từ dưới lên trên để bịt kín toàn bộ vết ghép và cành ghép, đảm bảo không thấm nước từ bên ngoài vào và nước bên trong không bị thoát ra (hình 18).

Lưu ý: Khi thực hiện thao tác ghép, cần tiến hành nhanh, tránh không cho bị dập, không để cát, đất và nước dính vào hai mặt phăng vạt xiên.

THƠI VU GHEP- Nên tiến hành ghép cải tạo

vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 Âm lịch hàng năm.

- Có thể tiến hành ghép liên tục trong ngày, chỉ trừ trường hợp lúc cành gốc ghép và cành ghép đang ướt thì không được ghép.

CHĂM SOC SAU GHEP1. Chăm soc chôi ghep:

- Phòng trừ côn trùng, sinh vật hại vết ghep và chồi ghep: Kết thúc mỗi một ngày ghép, cần tiến hành phun thuốc để phòng trừ ngay các côn trùng và sinh vật gây hại vết ghép và chồi ghép (kiến, bọ xít muỗi, bọ đục chồi…). Có thể sử dụng trong số những loại thuốc sau: Vidithoate, Bian, Selecron, Callous… phun theo hướng dẫn, lặp lại định kỳ 1 tuần/lần, và thực hiện liên tục trong vòng 2 tháng đầu tiên.

- Tỉa bỏ chồi dại: Những chồi dại xung quanh chồi ghép không tỉa bỏ nhưng định kỳ hàng tháng cần tiến hành cắt ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi ghép. Sau khoảng 12 tháng khi cành ghép định hình tán, tiến hành cắt bỏ các chồi dại đó.

Hình 15. Xử lý gốc cành ghep

Hình 17. Ap 2 măt phăng xiên lại với nhau

Hình 16. Xử lý cành ghep

Hình 18. Quấn kín lại bằng nilon tự hoại

15SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

- Cắt dây ghep: Khi đợt chồi thứ hai của chồi ghép thành thục, dùng dao lam rạch một đường tại vị trí thắt cố định khi ghép (rạch phía cành gốc ghép).

- Ngoài ra, tùy tình hình sinh trưởng của chồi ghép có thể bổ sung chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá vào các lần phun thuốc bảo vệ thực vật để giúp chồi ghép sinh trưởng, phát triển tốt. Trong trường hợp ghép trễ, chồi ghép đã phân hóa mầm hoa và ra hoa sớm, cần tiến hành cắt bỏ hoa để tập trung dinh dưỡng cho chồi ghép sinh trưởng phát triển tốt.

Nhiều năm qua, phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán, đặc

biệt là Phong trào Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân ngày sinh nhật Bác 19/5 hàng năm, đều được các gia đình, cơ quan và người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước hưởng ứng và tổ chức thực hiện sôi nổi. Phong trào này đã thực sự ngày càng có tính lan tỏa, vừa thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, vừa mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái của người dân trong tỉnh.

Năm 2015, thực hiện Kế hoạch số 95/KH - UBND ngày 22/4/2015 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và UBND các xã tuyên truyền, thông

TÌNH HÌNH TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP PHÂN TÁN NĂM 2015 Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC

Phòng Quản Lý Bảo vệ rừng - chi cục Kiểm Lâm

báo thời gian, địa điểm đăng ký cây trồng nhân ngày sinh nhật Bác (19/5); đồng thời đã tổ chức việc đăng ký cây trồng, kiểm tra các địa điểm dự kiến trồng cây theo phiếu đăng ký của các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị trên toàn địa bàn tỉnh.

Ngày 19/5/2015, Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Đồng Xoài tổ chức Lễ phát động trồng cây (cấp tỉnh), nhân ngày sinh nhật Bác, kết hợp với kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (05/6), tại Trường THCS Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài với tổng số cây đã trồng là 32 cây Sao đen. Ngoài ra, UBND 09 huyện, thị còn lại cũng đã tổ chức Lễ phát động trồng cây (cấp huyện) với các mục đích trên. Qua đó, tổng số cây lâm nghiệp đã trồng là

1.070 cây Dầu rái, Sao đen, Xà cừ và Gõ đỏ.

Qua số liệu tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm, đến nay đã có 154 tổ chức và 481 hộ gia đình/37 xã, phường đăng ký trồng cây năm 2015 với tổng số là 160.808 cây, bao gồm: Dầu rái = 45.371 cây; Sao đen = 46.966 cây; Xà cừ = 22.699 cây; Gõ đỏ = 21.850 cây và Giá tỵ = 23.922 cây. Tuy nhiên, do kế hoạch năm nay chỉ trồng 13.000 cây lâm nghiệp các loại có thời gian gieo ươm là 2 - 3 năm tuổi, nên số lượng cây cấp cho các đơn vị và hộ gia đình trồng sẽ có giới hạn. Trong đó, sẽ ưu tiên cho các cơ quan, đơn vị trồng tại các công sở, trường học, công viên...

Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT đang triển khai phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành kiểm tra hiện trường trồng cây của các đơn vị và hộ

16

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

gia đình đã đăng ký trên địa bàn tỉnh để cung cấp cây giống. Dự kiến đến đầu tháng 7/2015 sẽ tiến hành giao cây giống cho các đơn vị, hộ gia đình trên toàn tỉnh để trồng kịp thời vụ.

Trước nhu cầu trồng cây lâm

nghiệp ngày càng cao của các tổ chức và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, trong năm 2016, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu UBND tỉnh cấp thêm kinh phí thực hiện; qua đó, sẽ ưu tiên cấp cây giống cho các tổ chức và

cá nhân đã đăng ký trồng trong năm 2015 nhưng chưa được cấp, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân trong việc trồng cây, tạo môi trường sinh thái và cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại các đô thị và nông thôn./.

Ngày 14/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2015/NĐ - CP về Tổ chức và Hoạt động Thanh tra ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Theo đó, cơ quan thanh tra Nhà nước bao gồm: Thanh tra Bộ Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Thanh tra Sở).

Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cụ thể:

Ở Trung ương gồm: Các Tổng cục (Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản); các Cục (Thú y, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý chất

30/6: Quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Nông nghiệp &

PTNT sẽ có hiệu lực ngô Bích thảo

lượng nông lâm sản và thủy sản, Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối).

Ở địa phương gồm các Chi cục: Trồng trọt & BVTV, Chăn nuôi và Thú y, Kiểm lâm, Thủy sản, Thủy lợi, Phát triển nông thôn, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở:

Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 Nghị định 86/2011/NĐ - CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Chủ trì các đoàn thanh tra chuyên ngành khi có nội dung liên quan đến nhiều Chi cục

thuộc Sở; chủ trì hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành khi Giám đốc Sở yêu cầu; tham gia các Đoàn thanh tra khi Bộ trưởng, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT yêu cầu.

3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.

Bộ phận tham mưu thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT được tổ chức theo mô hình Phòng, trừ trường hợp Chi cục không tổ chức các phòng.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2015 và thay thế các Nghị định trước đây./.

17SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

tn (th)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ - CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo Nghị định, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp,

nông thôn gồm: 1 - Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; 2 - Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; 3 - Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; 4 - Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; 5 - Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 6 - Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn; 7 - Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.

cHÍNH SÁcH TÍN DỤNG MỚI PHỤc vỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Vay không tài sản bảo đảm đến 3 tỷ đông

Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức:

1 - Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3).

2 - Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3).

3 - Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

4 - Tối đa 300 triệu đồng

đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.

5 - Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.

6 - Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

7 - Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc mức 8.

8 - Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản, bảo

18

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

đảm phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.

Lãi suất và thời gian cho vay Nghị định nêu rõ, lãi suất

cho vay phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Trường hợp các Chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân uỷ thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoả thuận với bên uỷ thác.

Tổ chức tín dụng và khách

hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối với các khoản cho vay lưu vụ theo quy định.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ - CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn./.

Việc giao lưu động vật, sản phẩm động vật phát triển mạnh giữa các tỉnh trong phạm vi toàn quốc, đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, nguy cơ dịch bệnh lây lan từ nơi này đến nơi khác cũng rất lớn, nếu không thực

nhỮng ĐiỀu lưu Ý Khi VẬn chuyển ĐỘng VẬt VÀO ĐỊa BÀn tỈnh Bình Phước

Lê thị thúy hồng Phó chi cục trưởng chi cục chăn nuôi - thú y

hiện nghiêm túc các quy định kiểm dịch vận chuyển, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Bệnh lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo, tai xanh trên heo, cúm gia cầm…

Nhằm để hạn chế lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi từ

việc vận chuyển động vật, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh Bình Phước cần lưu ý một số nội dung sau:

- Phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý Nhà nước

19SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

chuyên ngành về thú y có thẩm quyền tại nơi có động vật cần vận chuyển và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh khi đã đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, niêm phong phương tiện vận chuyển…

- Trình báo kiểm dịch tại Trạm Kiểm dịch động vật Tân Lập hoặc Chơn Thành để được kiểm tra theo quy định và Trạm Kiểm dịch động vật sẽ xác nhận cho tiếp tục lưu thông nếu động vật có giấy chứng nhận hợp lệ, phương tiện vận chuyển và các vật dụng khác có liên quan bảo đảm vệ sinh thú y.

Trong trường hợp phát hiện không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận không hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc xuất phát từ địa phương đang phải tạm đình chỉ việc xuất động vật, sản phẩm động vật do dịch bệnh, cơ quan thú y có thẩm quyền sẽ tạm đình chỉ ngay việc vận chuyển và xử lý theo quy định.

- Động vật vận chuyển với mục đích nuôi: Khai báo, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch nhập tỉnh cho Trạm Chăn nuôi - Thú y trên địa bàn huyện, thị xã để được kiểm tra thực tế về niêm phong kẹp chì, số lượng, chủng loại, nguồn gốc động vật, mục đích sử

dụng, địa chỉ nơi đến… Nếu đảm bảo các quy định về kiểm dịch, động vật cho nhập vào cơ sở nuôi cách ly từ 15 - 30 ngày, tùy theo từng bệnh và từng loại động vật. Trong thời gian nuôi cách ly phải bố trí người chăn nuôi, theo dõi và dụng cụ chăn nuôi riêng cho động vật cách ly. Sau thời gian nuôi cách ly, động vật khỏe mạnh mới được đưa vào nuôi trong cơ sở chăn nuôi. Nếu nghi ngờ động vật mắc bệnh nguy hiểm báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để kịp thời xử lý không để dịch bệnh lây lan.

- Động vật vận chuyển với mục đích giết mổ: Khai báo, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch nhập tỉnh cho kỹ thuật viên kiểm soát giết mổ để được kiểm tra thực tế về niêm phong kẹp chì, số lượng, chủng loại, nguồn gốc động vật, mục đích sử dụng, địa chỉ nơi đến… Nếu đảm bảo các quy định về kiểm dịch, động vật cho nhập vào cơ sở giết mổ. Động vật đưa vào giết mổ tại những cơ sở giết mổ đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ.

Các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật nhập tỉnh không tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm dịch sẽ bị

xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 119/2013/NĐ - CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi: Hành vi khai báo kiểm dịch không trung thực về: Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật hoặc nguồn gốc xuất xứ của động vật, mục đích sử dụng, địa chỉ nơi đến hoặc kết quả phòng bệnh, kết quả xét nghiệm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000đ – 500.000đ; Hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi vận chuyển trong nước, động vật có trong danh mục động vật thuộc diện phải kiểm dịch sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000đ - 700.000đ; Hành vi trốn tránh việc kiểm dịch động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000đ - 1.500.000đ; Hành vi kinh doanh động vật sai mục đích ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc vận chuyển động vật không đúng lộ trình bắt buộc khi đi qua vùng có dịch sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000đ - 2.000.000đ; Hành vi đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật chưa được kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000đ - 3.000.000đ; Hành

20

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

vi vận chuyển, kinh doanh động vật không đúng chủng loại, số lượng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000đ - 3.000.000đ; Hành vi tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển sẽ bị phạt tiền

từ 2.000.000đ - 3.000.000đ; Hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật có trong danh mục động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000đ - 4.000.000đ. Đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của tỉnh ngày càng phát triển, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật (kể cả sản phẩm động vật) cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về kiểm dịch vận chuyển./.

Qua 04 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn huyện, khu vực nông thôn đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng về: Điện, đường, trường, trạm... đã được đầu tư và từng bước được hoàn thiện, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, nhiều lao động nhàn rỗi, lao động tre được đào tạo nghề và tiếp cận với việc làm đã tăng thêm thu nhập cho gia đình; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững, các giá trị văn hóa luôn được giữ gìn và phát

ĐỒNG PHú - sau 4 NĂM THựC HIỆN CHƯơNG TRÌNH MTQG xÂY dựNG

NôNG THôN MỚI Phạm thị hiền

Phòng nn & Ptnt huyện Đồng Phú

huy có hiệu quả. Bộ máy quản lý, điều hành Chương trình từ huyện đến xã được kiện toàn

và củng cố hàng năm. Trong triển khai thực hiện Chương trình, đã có sự vào cuộc của cả

Công trình nhà làm việc dành cho các đoàn thể xã Thuận Phu

21SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

hệ thống chính trị, sự vận động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; qua đó tạo được sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân, sự đồng thuận ủng hộ của các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức trong đội ngũ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt.

Công tác tập huấn về các nội dung xây dựng nông thôn mới được Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh, huyện tổ chức hàng năm giúp đội ngũ Đảng viên, cán bộ cấp xã cập nhật, nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao, kỹ năng quản lý đề án một cách hệ thống, bài bản.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch và đề án nông thôn mới đã được phê duyệt, UBND các xã đã triển khai thực hiện các nội dung của 19 tiêu chí nông thôn mới, tuyên truyền và vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân cùng chung tay vào xây dựng nông thôn mới. Kết quả, đến cuối năm 2014, có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã đạt từ 12 tiêu chí trở lên, không có xã đạt dưới 05 tiêu chí; các xã đã thực hiện đầu

tư 16 công trình giao thông nông thôn, 05 công trình nhà Văn hóa ấp, 06 hạng mục công trình trường học, 07 dự án phát triển sản xuất; vận động nhân dân hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa ấp, đóng góp 7,113 tỷ đồng đầu tư các công trình, dự án phát triển sản xuất; huy động các doanh nghiệp, tổ chức đóp góp xây dựng nhà Văn hóa, giếng nước tập trung… với tổng trị giá trên 600 triệu đồng.

Một số công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng được phần nào đó cho nhu cầu đi lại cũng như phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn; một số công trình Văn hóa ấp đã được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân; thu nhập của người dân đang từng bước được nâng lên, có 02/9 xã đạt tỷ lệ hộ ngheo dưới mức 3% và thu nhập bình quân đầu người trên 30 triệu đồng/người/năm; công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã được triển khai trong toàn hệ thống chính trị và trong mọi tầng lớp nhân dân. Cụm từ xây dựng nông thôn mới đã trở nên gần gũi hơn, người dân có ý thức trách nhiệm hơn với các nội dung tiêu chí thực hiện chương trình. Quyết định 800/

QĐ - TTg ngày 06/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo cho địa phương có lộ trình chỉ đạo cụ thể, sát sao, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, qua đó đã nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng nông thôn mới.

Trong năm 2015, huyện sẽ phấn đấu đưa xã Thuận Phú hoàn thành 19/19 tiêu chí, không có xã đạt dưới 7 tiêu chí, bình quân đạt 12,7 tiêu chí/xã; trong đó chú trọng tập trung đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ưu tiên thực hiện các công trình giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đầu tư có trọng điểm các mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh học, mang tính bền vững.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, huyện Đồng Phú còn gặp nhiều khó khăn như: Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận người dân còn thấp, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp trong khi giá cả các mặt hàng nông sản trong những năm gần đây thường bấp bênh, không ổn định; một số ấp ở vùng sâu vùng xa,

22

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Đối với chăn nuôi gia súc nhai lại do phần lớn thức ăn sử dụng

là thức ăn thô xanh, giàu chất xơ nhưng dễ thiếu hụt khoáng đa lượng, vi lượng hay lượng ni tơ phi Prôtêin, trong khi đó dù chiếm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng vai trò của khoáng đa lượng, vi lượng hay lượng ni tơ phi Prôtêin đối với chăn nuôi gia súc nhai lại là rất lớn góp phần tăng năng suất sản xuất như: Sữa, thịt… nên trong chăn nuôi gia súc nhai lại, người chăn nuôi nên lưu ý cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhằm tối ưu hóa khẩu phần ăn để đạt mục đích sản xuất cao nhất.

Một trong những biện pháp đơn giản dễ thực hiện mà nhiều bà con ứng dụng hiện nay đó là sử dụng tảng đá liếm cho gia súc nhai lại. Đây được coi là

VaI TRÒ CỦa ĐÁ LIẾM ĐỐI VỚI CHĂN NuôI GIa súC NHaI LẠI

KS. nguyễn Xuân trường - ttKnKn

tiến bộ khoa học kỹ thuật hữu hiệu nhất hiện nay, cung cấp khoáng đa lượng, vi lượng và nguồn ni tơ phi Prôtêin cho gia súc ăn cỏ, nhất là chăn nuôi bò, dê. Thành phần chính của đá liếm bao gồm: Hỗn hợp dạng muối chứa khoáng đa lượng, vi lượng, urê và chất phụ gia (xi măng, đất sét…) hoặc đá liếm Prôtêin thông thường chứa urê - rỉ mật.

Hiện nay, việc chăn nuôi gia súc nhai lại lấy thịt có sử dụng đá liếm được coi là nguồn bổ sung đầy đủ nguồn khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết, đảm bảo cân đối khẩu phần ăn tối ưu.

Thông thường sự thiếu hụt khoáng chất và urê thường xuyên dẫn đến nguy cơ rối loạn trao đổi chất, còi cọc, khả năng tổng hợp và hấp thu dưỡng chất kém, dễ mắc các bệnh về

sinh sản, hạn chế khả năng sinh trưởng phát triển của thú, chậm động dục hay trục trặc về sinh sản, gia súc gầy yếu, rụng lông hoặc lông cứng, bại liệt… từ đó làm giảm năng suất chăn nuôi, thời gian khai thác và sử dụng đối với con giống không thể kéo dài. Trước thực tế đó, việc bổ sung tảng đá liếm thường xuyên cho gia súc nhai lại là điều rất cần thiết đối với người chăn nuôi, đây là một biện pháp với chi phí thấp nhưng mang lại lợi ích bổ sung, nguồn dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng năng suất, lợi nhuận.

Qua thực tế tại nhiều trang trại, nông hộ chăn nuôi bò, dê trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã sử dụng đá liếm để bổ sung dưỡng chất thường xuyên, đã làm tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững./.

vùng đồng bào dân tộc thiểu số điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn và hệ thống điện chưa đảm bảo, một số khu dân cư không có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; nguồn lực

từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn còn hạn chế, nguồn huy động đóng góp chủ yếu từ nhân dân nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của

địa phương; nguồn vốn bố trí thực hiện hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu nhân rộng và phát triển của địa phương./.

23SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

BBt (tổng hợP)nguồn tin: trung tâm Khuyến nông Quốc gia

I. Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo

1. Chuẩn bị bểDùng bạt để làm bể nuôi,

thành bể được buộc chặt với

Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo và thuần hóa

lươn đồng

cọc tre hoặc gỗ, chiều cao bể từ 0,8 - 1,0 m, bể nên là hình chữ nhật (kích thước 4 m x 15 m hoặc 4 m x 20 m). Sau khi dựng bể xong, lấy đất sét xếp xung

quang thành bể (chú ý đất cao hơn mặt nước bể khoảng 10 - 15 cm), độ dày đất 0,4 - 0,5 m, diện tích đất xếp chiếm 50% diện tích bể (giữa bể không cho đất).

Ảnh 1. Trứng lươn trong tổ đẻ

24

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Cấp nước vào bể rồi tiến hành thả lươn. Bể có ống nước cấp vào và ống nước ra (chú ý bố trí ống nước cấp vào và ống nước ra đối diện nhau, tốt nhất theo chiều dài bể, ống nước ra khống chế độ sâu của nước bể khoảng 30 - 40 cm). Mặt bể có thể thả beo tây, hoặc cây trúc nhỏ, bó thành bó xếp trên mặt nước để che nắng và ngăn ánh sáng, đồng thời làm nơi trú ẩn cho lươn. Bố trí từ 8 - 10 khoảng trống để làm chỗ cho lươn ăn.

2. Chọn lươn cáiLươn nuôi được 4 - 5 tháng,

tiến hành chọn lươn cho đe. Chọn con đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, màu sắc tươi sáng, quan sát con cái thấy trứng trong bụng. Mật độ lươn cho đe thả 25 - 30 con/m2 bể.

3. Cho sinh sảnLàm tổ cho lươn trên nền đất

bằng cách khoét nhiều tổ hình trụ dọc theo thành bể, đường kính 30 cm, chiều sâu hết độ dày của đất, dưới đáy đặt ống nhựa phi 60 mm thông ra giữa bể, phía trên dùng một viên ngói để che kín miệng tổ (ảnh số 1 và 2), thay nước 1 lần/ngày để kích thích lươn phát dục.

4. Mùa vụ cho sinh sản tốt nhất

Miền Bắc cho lươn đe từ tháng 4 đến tháng 8, miền Nam từ tháng 2 đến tháng 10.

5. Ấp trứng và nuôi lươn bột

Sau khi thấy lươn đã đe trứng, có thể để trứng nguyên tại tổ để trứng tự nở hoặc có thể hớt bọt trứng đưa vào chậu ấp nhân tạo (chú ý phải giữ nguyên trứng trong bọt). Khi đưa vào chậu bổ sung sục khí 24/24 giờ, thay nước 1 lần/ngày, sau 7 - 10 ngày trứng nở.

Lươn bột nở sau 7 ngày cho ăn bằng trùn chỉ hoặc moina, bố trí giá thể bằng tơ dứa hay ni lông cho lươn bột trú. Khi lươn được 20 - 25 ngày tuổi, đưa ra bể để nuôi lươn giống, mật độ nuôi từ 1.500 - 2.000 con/m2. Khi lươn giống đạt kích cỡ 50 - 60 con/kg có thể bán lươn giống cho các cơ sở nuôi lươn thương phẩm. Tỷ lệ sống của lươn bột lên giống nếu chăm sóc tốt có thể đạt 60 - 70%.

II. Kỹ thuật thuần hoa lươn đông

1. Chọn giống và chăm socSau khi lươn đồng được

khai thác về, chọn con giống đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, không sây sát, màu sắc tươi sáng, khai thác tự nhiên (không khai thác bằng điện, câu, bả, chất dụ lươn…).

Trước khi thả phải tắm cho lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15 - 20 phút để phòng bệnh. Cỡ giống thả 50 - 100 con/kg, mật độ thả 200 - 300 con/m2. Thả 7 - 10 ngày sau cho ăn, ban đầu cho ăn ít, tăng dần về sau, thức ăn là 80% cá

tạp, giun, ốc bươu vàng xay nhỏ trộn với 20% thức ăn công nghiệp. Ban đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tuần lươn đã quen cho ăn 2 lần/ngày.

Có thể thuần hóa lươn trong bể có bùn hoặc không bùn, nếu có bùn mật độ giảm 1/2 so với nuôi không bùn (khoảng 100 - 150 con/m2). Thời gian thuần hóa từ 20 - 30 ngày là được, tỷ lệ sống có thể đạt trên 80% nếu chất lượng lươn đưa vào thuần hóa tốt. Thay nước 1 lần/ngày để đảm bảo nước không bị ô nhiễm.

2. Phòng trị bệnhTrong quá trình nuôi phải

quan sát hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3% hoặc thuốc tím (KMnO4) để trị bệnh. Cho lươn ăn thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.

3. Vận chuyểnLươn rất dễ vận chuyển,

khi thuần hóa xong, trước khi bán giống phải dừng cho ăn 1 - 2 ngày, thả lươn vào bể nước sạch ít nhất 24 giờ trước khi vận chuyển, chuẩn bị thùng xốp hoặc dụng cụ vận chuyển chứa lươn. Khi đánh bắt, dùng vợt xúc nhẹ nhàng tránh sây sát (chú ý chỉ cho thêm một ít nước để lươn không bị khô da), vận chuyển xa thời gian trên 4 giờ thì đóng túi ni lông bơm ô-xy./.

25SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

LàM GIàu Từ 2 sào ĐấT tuyết nhung (tổng hợP)

2 sào đất trông nấm lãi 300 triệu đông/năm

Năm 2009, sau khi tham quan, hoc hỏi kinh nghiệm của một số hộ trồng nấm, anh Đỗ Văn Thảo (42 tuổi, ngụ thôn 7, xã Tân Thành, thi xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng

để xây dựng trại trồng nấm trên diện tích 2 sào đất. Nhờ biết chăm sóc nên mỗi năm trại nấm của anh cho thu nhập hơn 300 triệu đồng.

Anh Thảo cho biết, trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết áp dụng

khoa học - kỹ thuật trong việc chăm sóc. Tùy theo thời tiết mà mỗi loại nấm có chế độ tưới nước khác nhau. Đối với nấm bào ngư, mỗi ngày tưới 1 lần và sau 1 tháng là cho thu hoạch liên tục từ 1 - 3 lần. Nấm meo cách 7 - 10 ngày tưới 1 lần và sau 3 tháng cho thu hoạch. Tỷ lệ

Sản phâm nấm mèo của trại nấm gia đình anh Đỗ Văn Thảo

26

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

bịch phôi ra nấm đạt 90 - 95%. Một số bịch không đạt do mắc bệnh mốc xanh do hấp chưa đủ nhiệt, hoặc nhiễm khuẩn từ nguồn nước, môi trường. Nấm không có thuốc trị bệnh nên khi thấy xuất hiện bệnh thì loại bỏ để tránh lây lan.

Nấm bào ngư cho thu hoạch khoảng 0,7 kg/bịch với giá 24.000 đồng/kg. Nấm meo cho thu hoạch khoảng 60 g nấm khô/bịch với giá dao động 80.000 - 100.000 đồng/kg. Hiện gia đình anh Thảo trồng 20.000 bịch nấm bào ngư, 80.000 bịch nấm meo. Sau khi trừ chi phí, trại nấm

của gia đình Thảo cho thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho 5 lao động. Từ một hộ ngheo, nhờ đam mê học hỏi, tính tình siêng năng, chí thú làm ăn. Đến nay anh Thảo đã trả hết nợ ngân hàng và có cuộc sống ổn định.

Thu nhập 150 triệu đông/năm từ 2 sào chanh bông tím

Anh Võ Phu Quốc (34 tuổi, ngụ xã Minh Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã thành công nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chỉ với 2 sào cây chanh bông tím của gia đình luôn cho năng

suất cao và mang lại nguồn thu trên 150 triệu đồng/năm.

Thấy cây chanh có thể phát triển trên nền đất sỏi cơm nên năm 2010, anh Quốc về tỉnh Đồng Tháp chọn mua hơn 1.000 cây chanh bông tím về trồng thử nghiệm trên đất của gia đình. Sau 12 tháng cần mẫn chăm sóc đúng kỹ thuật cộng với cây chanh thích hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên loại cây trồng này phát triển rất mạnh và cho năng suất cao. Trên diện tích chỉ hơn 2 sào chanh mỗi năm gia đình thu hoạch hơn 20 tấn trái. Với giá bán hiện nay từ

Anh Võ Phu Quốc bên vườn chanh bông tím cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.

27SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT BÌNH PHƯỚCDEPARTMENT OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - BINH PHUOC

Số 2 năm 2015

giá mỘt SỐ mẶt hÀng nông Sản tháng 5

tuyết nhung (tổng hợP)nguồn tin: theo Bộ nông nghiệP & Ptnt

10.000 - 20.000 đồng/kg, 2 sào chanh cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.

Anh Quốc cho biết, hiện chanh bông tím rất được thị trường ưa chuộng, gia đình anh không lo đầu ra. Rất nhiều chợ đầu mối đặt hàng nhưng chanh không có để bán. Anh Quốc cho biết thêm, chanh bông tím cho trái quanh năm, dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra hoa đơn giản nhưng thu nhập lại cao nên nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển từ trồng các loại cây ăn trái khác sang trồng chanh hoặc trồng xen thêm chanh.

Để cây chanh đạt năng suất, chất lượng, người trồng cần xử lý cho cây ra hoa tập

trung, cho đậu trái nhiều vào một vụ chính từ tháng 3 đến tháng 5 Âm lịch hàng năm. Và để ra trái theo ý muốn, bà con cần áp dụng phun thuốc kích thích làm cho chanh rụng lá, ra đọt, bông.

Theo kinh nghiệm của anh Quốc, đất đai Bình Phước rất phù hợp cho việc trồng chanh. Về quy trình kỹ thuật trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao ni lông lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển cần phải đắp đất thêm cho mô. Sau khi trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa làm

lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Anh Quốc chia se, cây chanh bông tím có thể ra hoa quanh năm nhưng tập trung nhiều vào mùa Xuân. Muốn chanh ra trái mùa nghịch, phải chăm sóc bón phân để cây trổ hoa vào tháng 9, 10 Dương lịch và cho thu hoạch sau 2 đến 3 tháng. Khi chanh ra bông, bà con nên kiểm tra vườn chanh thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp. Định kỳ 15 ngày/lần xịt thuốc Kasuran để ngừa bệnh ghe trái và xì mủ và đặc biệt khi mùa mưa chấm dứt thì bà con cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, vì khi cây đang mang trái rất cần nước và độ ẩm./.

Trong tháng 5, giá lúa, gạo trong nước giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu yếu. Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm trong bối cảnh nông dân trồng cà phê Việt Nam vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng. Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giá các loại rau, củ Đà Lạt tăng đáng kể do sản lượng rau giảm ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ nhiều tuần qua.

28

Thông tin Nông nghiệp & PTNT Bình Phước

Tình hình thị trường một số mặt hàng liên quan nông sản của tỉnh Bình

Phước chủ yếu như sau:

Cà phê: Giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. So với cuối tháng 4, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.500 - 1.600 đ/kg xuống còn 36.800 - 37.300 đ/kg. Nông dân trồng cà phê vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng. Chỉ còn khoảng hơn 4 tháng nữa là hết mùa vụ cũ nhưng lượng cà phê nông dân chưa bán ở mức khá cao so với những năm trước.

Cao su: Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giá cao su SVR3L giảm từ 29.800 đ/kg đầu tháng xuống còn 28.800 đ/kg; cao su SVR10 giảm từ 24.600 đ/kg xuống còn 23.700 đ/kg. Người dân trồng cao su tại tỉnh Bình Phước đã bắt đầu khai thác mủ trở lại sau một thời gian cây thay lá. Giá mủ hiện đang ở mức rất thấp khiến người

trồng muốn chặt bỏ cây cao su để trồng cây khác có lợi nhuận cao hơn. Tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước mủ cao su dạng nước chất lượng 35 độ/kg, được thu mua với giá 6.400 đ/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái giá mủ ở mức khoảng 9.500 đ/kg.

Hạt điều: Tại Bình Phước, vụ thu hoạch điều tươi đã kết thúc, giá thu mua điều thô cuối vụ dao động 24.000 - 25.500 đ/kg. Hiện các giao dịch chủ yếu được thực hiện đối với điều hạt khô bởi các đại lý vẫn đang tiếp tục tiến hành thu gom hàng khô. Trong tháng, giá hạt điều khô vẫn tiếp tục duy trì mức giá là 35.500 - 36.000 đ/kg.

Hồ tiêu: Giá hạt tiêu trong nước tiếp tục giữ ở mức cao do tình hình thời tiết không thuận lợi ở các tỉnh trồng tiêu trọng điểm trên cả nước. Giá thu mua hạt tiêu đen tại Bình Phước là 178.000 đ/kg. Giá thu mua hạt tiêu đen tại Đắk Lắk là 177.500 đ/kg. Tại Hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên

canh. Do đó, có khả năng sản lượng hồ tiêu trong năm 2015 sẽ giảm nhẹ.

Rau quả: Trong tháng qua, tại một số tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ một số trái cây nên giá giảm mạnh. Cụ thể, giá ổi bán tại vườn ở một số tỉnh ĐBSCL chỉ từ 3.000 - 4.000 đ/kg. Giá bán le dưa hấu từ 5.000 - 6.000 đ/kg, xoài cát chu 15.000 - 20.000 đ/kg. Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đ/kg, giảm mạnh so với mức giá cách đây 3 tháng lên tới 100.000 - 120.000 đ/kg.

Tuy nhiên, đối với những loại trái cây mang tính giải khát như: Cam, chanh, bưởi... giá lại cao do nhu cầu tăng mạnh khi thời tiết nắng nóng diễn ra trên diện rộng tại nhiều khu vực. Hiện cam xoàn đang được thương lái thu mua tại vườn với giá từ 42.000 - 45.000 đ/kg; quýt đường 40.000 - 45.000 đ/kg, bưởi da xanh giá từ 42.000 - 46.000 đ/kg; chanh không hạt từ 30.000 - 33.000 đ/kg./.

(Hình chỉ mang tính chất minh họa)

(Hình chỉ mang tính chất minh họa)

mỘT SỐ HÌNH ảNH ĐẠI HỘI ĐảNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT NHIỆm KỲ 2015 - 2020

Đoàn Chủ tịch chủ trì Đại hội

Gần 200 Đảng viên tham dự Đại hội

Đồng chí Nguyễn Văn Tới - Bí thư Đảng ủy phát biểu tại Đại hội

Các Đảng viên bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ

In 550 cuốn/số, 4 số/năm, quý/số, khổ 19 x 27 cm Theo giấy phép xuất bản số 04/GP-XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước cấp ngày ngày 11/6/2015

In xong và nộp lưu chuyển tháng 7/2015Nơi in: Công ty In ấn Bao Bì Thế Bảo. Địa chỉ: 47/3 Phan Văn Trị, phường 14, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Chịu trách nhiệm xuất bảnNGuYỄN VăN TỚI

Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước

CTY. TNHH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN DIỆN KIM ĐÔNG DƯƠNG Địa chỉ: 549/57/8 Lê Văn Thọ, P. 14, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 39168453Fax: 08. 39165008

Bình Phước đạt giải Nhất môn Nhảy bao bố

Bình Phước đạt giải Nhì môn Bóng đá mi ni nam

Bình Phước đạt giải Nhất đơn nữ, đôi nữ Cầu lông

Bình Phước đạt giải Nhì Cờ tướng nữ Bình Phước đạt giải Nhì trang trí Trại

mỘT SỐ HÌNH ảNH Trao GIảI TẠI HỘI THao NGàNH NÔNG NGHIỆP ĐÔNG Nam BỘ Năm 2015