page 1 100 vh3+4

100

Upload: cau-am

Post on 29-Jun-2015

460 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Page 1 100 vh3+4
Page 2: Page 1 100 vh3+4

Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùngGiaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTTVaø soá 41/GP - SÑBSGiaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC

TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø NoäiÑT & Fax: (84.4)39.764.693

CHUÛ NHIEÄMGS. Hoaøng Chöông

TOÅNG BIEÂN TAÄPNhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏCNhaø baùo Traàn Ñöùc Trung

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄPTs. Nguyeãn Minh San

TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏNhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai

THÖ KYÙ TOØA SOAÏNNhaø baùo Traàn Thu HieànNhaø baùo Töø My Sôn

GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNHNhaø baùo Voõ Thaønh Taân

HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄPGS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng

BAN CHUYEÂN ÑEÀVAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄPSoá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNHSoá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø NoäiÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661Email: [email protected]: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCMÑT: (84.8)38.353.878

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNGTaàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø NaüngÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

Trình baøy - De. Quang Anh

TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNHDoanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM

In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I

GIAÙ: 50.000VNÑ

nội dungSỐ 3+4 (252)-2014

CULTURE OF VIETNAM

SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN4. Ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch Việt Nam - Một năm khởi sắc

Hoàng Bích Ngọc7. Để có tác phẩm xứng tầm của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Lê Khả Phiêu 11. Phát huy và quảng bá di sản văn hóa để phát triển du lịch Bình Định

GS. Hoàng Chương 15. “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo bình Tây” của thời đại Hồ Chí Minh

Trương Nguyễn 19. Các họa sĩ - chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên phủ

Châu Giang23. Đỗ Nhuận với đại thắng Điện Biên trong âm nhạc

Nguyễn Thuỳ Linh26. Công ty CP Văn hoá Việt Nam cầu nối liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam - Lào

Trương Nguyễn Hà Bình30. Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam - Tập đoàn truyền thông hàng đầu Việt Nam

Hoàng LinhHIỀN TÀI ĐẤT VIỆT33. Nhân cách lớn Phạm Văn Đồng - nhìn từ lối sống và những việc làm nhỏ hàng ngày

TS. Nguyễn Minh San 41. GS.TSKH Nguyễn Đình Ngọc - Một nhà khoa học lớn, một nhà chiến lược tầm cỡ, một điệp viên huyền thoại, một nhân cách đẹp

Phạm Đình Khanh 45. Nghệ nhân - báu vật sống làng nghề

Lưu Duy Dần48. Người goá phụ Huế với cây cầu bắc qua thời gian

Thuỳ Linh Quang MinhTỪ TRONG DI SẢN50. Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn khu tâm linh tưởng niệm tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn

Trương Hồng Ny

Ảnh bìa 1: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch UBNN về Người Việt Nam ở nước ngoài (bên phải) trao giải cho đại diện Doanh nghiệp tại lễ trao các giải thưởng “Top 100..” tháng 2 năm 2014 Thủ đô Viêng-Chăn nước CHDCND Lào.

53. Bảo tàng Đắk Lắk - Bảo tàng lớn, hiện đại và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên

San San DIỄN ĐÀN58. Có một mảng rừng nguyên sinh, có những Cây Di sản Việt Nam ở TP Buôn Ma Thuật

Ny San 62. Công tác quản lí nếp sống văn hoá của sinh viên ở kí túc xá các trường VHNT - Thực trạng và Giải pháp

ThS. Phạm Thanh Giang VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG64. Công ty Cp Cấp thoát nước Long An - phục vụ vì nhu cầu dân sinh

Mộng Huệ66. Công ty mua bán nợ - phương châm hoạt động “Hợp tác và chia sẻ”

PVDOANH NHÂN TÂM - TÀI68. Công ty Cp Xây dựng công trình 545 Người dành tâm huyết cả đời cho Đà Nẵng

Trúc Lam70. Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển - chuyện về một nhà quản lý xuất sắc

Tử Đan72. Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam - Người nối dài những truyền thống vẻ vang

Đại Miêu74. Công ty TNHH Âu Lạc - Quảng Ninh - Một doanh nhân luôn đồng hành cùng cộng đồng - Xã hội

Quang HòaTHƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 76. Maritime Bank - Hơn 22 năm phát triển bền vững

PV78. Công ty CP Traphaco - Thương hiệu của niềm tin

Bùi Thọ

Page 3: Page 1 100 vh3+4

EVENTS & COMMENTS4. Culture - Sports and Tourism of Vietnam: A year of prosperity

Hoang Bich Ngoc 7. To have Vietnam’s worthy works to Ho Chi Minh era

Le Kha Phieu11. Upholding and promoting cultural heritage to develop tourism for Binh Dinh

Prof. Hoang Chuong15. “Dien Bien soldiers”: A great verse of Ho Chi Minh era

Truong Nguyen 19. The artist - soldiers in the Dien Bien Phu campaign

Chau Giang23. Do Nhuan with Dien Bien great victory in music

Nguyen Thuy Linh 26. Vietnam Culture Company: A linking bridge to promote social economic development between Vietnam - Laos -

Truong Nguyen Ha Binh30. National Media Group Vietnam - Leading Media Group Vietnam

Hoàng Linh

Contentsnumber 3+4 (252) - 2014

ĐỜI SỐNG QUANH TA80. Giỗ Tổ hát Xẩm và tưởng nhớ nghệ nhân, NSƯT Hà Thị Cầu

Linh Hoàng82. Múa rối nước Việt Nam diễn Truyện cổ An đéc xen tại Pháp

Nguyễn Thu83. Thắp sáng: Ngày hội Thơ Đường Việt Nam

NSƯT Nguyễn Thế Phiệt

72. Southern Seed Corporation - The man who extends glorious traditions

Dai Mieu74. Quang Ninh - Au Lac Co., Ltd. - An entrepreneur always with his Community - Society

Quang HoaTRADEMARK - BRAND NAMEBY CULTURAL VIEW76. Maritime Bank - More than 22 years of sustainable development

Thu Thu78. Traphaco JSC: Brand of the belief

Bui ThoLIFE AROUND US80. National Anniversary of Xam singing and commemoration to Ha Thi Cau Xam singer

Linh Hoàng82. Vietnam’s Water Puppet and Andersen’s Fairy Tales in France

Nguyễn Thu82. Lighting Vietnam’s Duong Verse Festival

Nguyen The Phiet

TALENTS OF VIETNAMESE LAND33. Pham Van Dong, a great personality - A view from his lifestyle and daily small things

Dr. Nguyen Minh San 41. Prof. Ph. D. Nguyen Dinh Ngoc: As I known

Pham Dinh Khanh 45. Artisan: Craft village living trea-sures

Luu Duy Dan48. Woman Hue bridge across time

Thuy Linh Quang MinhINSIDE HERITAGE50. Heaven Sacrified Forum - An Son land, a spiritual tourist place to Tay Son Dynasty

Linh Hoang Ny 53. Dak Lak Museum - Big, modern and most beautiful Museum on Highland area

San San FORUM58. There is an original jungle, which has Vietnam’s heritage trees in Buôn Ma Thuot City

Ny San 62. Measures to improve effectively management of cultural life of students in campus of Art - Culture colleges -

Mas. Pham Thanh GiangFOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT64. Long An Water Supply and Sewerage Company - Catering for people’s needs

Hue Mong 66. Dept buy-selling Company - Activity Motto “Cooperation and Sharing”

ReporterBUSINESSMAN HEART - TALENT68. # 545 Construction JSC: One has devoted its lifetime to Da Nang

Truc Lam 70. Van Dien fertilizer JSC - Story about an outstanding manager

Tu Dan

Page 4: Page 1 100 vh3+4

Chính vì khái niệm văn hóa quá rộng, nội hàm văn hóa quá sâu và luôn luôn có mối liên kết và tác động vào mọi mặt đời sống, xã

hội, con người, cho nên có thể coi ngành văn hóa là ngành đa dạng và phức tạp nhất. Đó là mới chỉ nói riêng về văn hóa, một trong ba lĩnh vực của một bộ với cái tên bao trùm là văn hóa, thể thao, du lịch. Ba ngành này trước đây đều nằm độc lập tương quan, nay gộp lại thành một ngành lớn, nên có người gọi là “siêu bộ” và cũng có người băn khoăn: Không biết vị tư lệnh của ngành này làm cách nào để lái được con thuyền văn hóa khổng lồ vượt qua được phong ba bão táp?!! Nhưng, vị Bộ trưởng học ngành hàng không Liên Xô lại lái con tàu văn hóa Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, nhưng vẫn về tới đích, đó là Hoàng Tuấn Anh mà tôi có ấn tượng đẹp khi nghe ông trả lời chất vấn trước Quốc hội và mới đây ông báo cáo trước một đối tượng khó tính, đó là các chuyên gia văn hóa nhiều thế hệ trong cuộc họp mặt đầu năm

2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phân tích các sự kiện văn hóa nổi bật trong năm 2013 thật rành mạch và có sức thuyết phục như việc tổng kết thành công 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII với nội dung “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là vấn đề rất lớn, rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong thời kỳ đất nước đang mở cửa hội nhập, với nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về văn hóa. Ví dụ, tại Hội thảo “Âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hôm nay”, với mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian truyền thống thì có vị giáo sư lại phát biểu rằng: “hãy để cho mọi luồng âm nhạc nước ngoài xâm nhập vào càng nhiều càng tốt, càng làm cho nền âm nhạc Việt Nam đa dạng, phong phú hơn”. Tiếp theo là hàng loạt sự kiện như: Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc bằng di sản văn hóa Việt Nam, Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013; Festival Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer đồng bằng Sông

NGÀNH VĂN HÓA VIỆT NAM

Một năm khởi sắcNói về văn hóa, ai cũng nghĩ văn hóa liên quan tới nhiều vấn đề của cuộc sống, con người, liên quan tới các ngành nghề, các địa phương, các địa danh, địa chỉ văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa tâm linh… Ở đâu cũng có văn hóa: văn hóa trong nghệ thuật; văn hóa trong giáo dục, trong học đường, trong bệnh viện, trong thể dục thể thao, trong du lịch văn hóa trong đối ngoại, trong giao thông; văn hóa trong gia đình, trong giao tiếp ứng xử; văn hóa trong ăn uống v.v

” Khai mạc Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013.Ảnh: disanquangnam.vn

l HOÀNG BÍCH NGỌC

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

4

Page 5: Page 1 100 vh3+4

Cửu Long lần thứ I - Sóc Trăng 2013; Ngày hội Văn hóa thể thao du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc lần thứ XIII - Hòa Bình 2013; thành công của các tuần văn hóa, ngày văn hóa nhân kỷ niệm năm chẵn, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước và liên hoan nghệ thuật Việt Nam - Lào - Campuchia, Mianmar.

Năm 2013, ngành văn hóa cũng tổ chức thành công. “Năm gia đình Việt Nam 2013 và tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II”.

Năm Quý Tỵ - năm con Rắn biểu trưng cho sự thông minh, sức nhanh nhẹn đã thành công lớn tại các Đại hội Thể thao quốc tế, cụ thể là: Việt Nam đứng thứ 5 trên 44 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 4 (AIMAG4); đứng thứ 3 trên 11 quốc gia tại SEAGAMES 27; đứng thứ 7 trên 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội Thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2; đứng thứ 5 trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tại giải Thể thao người khuyết tật trẻ Châu Á. Riêng môn bóng đá không thành công lắm trong năm 2013, mà có ý kiến cho rằng, ngành thể thao Việt Nam không phát triển. Về điểm này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh giải thích khá thuyết phục rằng ngành TDTT có rất nhiều bộ môn, trong đó có bóng đá, mà bóng đá mặc dù là môn “thể thao vua” nhưng không phải là mục tiêu chính của phát triển con người. Chỉ có thể dục với nhiều loại hình mới giúp cho con người phát triển tầm vóc, phát triển thể lực, phát triển tư duy sáng tạo và kéo dài tuổi thọ. Như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích mọi người tập thể dục để có sức khỏe. Đó là mục tiêu chính của TDTT mà điển hình phong trào TDTT trong năm 2013 là vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên, người đã đạt được 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc tại Đại

Hội Thể dục thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2, năm 2013 và 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng, phá kỷ lục Seagames tại Seagames 27 năm 2013 và gần đây lại được giới truyền thông bầu là vận động viên xuất sắc nhất năm 2013. Ngoài ra còn nhiều vận động viên khác cũng đạt được những thành tích ngoạn mục như Nguyễn Hà Thanh (nhảy chống nạng), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Lê Quang Liêm (cờ chớp thế giới), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông thế giới). Tinh thần Việt Nam còn thể hiện rất rõ trong các cuộc thi đấu TDTT như có người không quen chạy có mang giày dép mà vẫn vượt lên hàng đầu, có người chân bị thương mà vẫn chạy tới đích trước. Đó là tinh thần, là thể chất Việt Nam qua rèn luyện trên sân tập TDTT và qua những sân đấu khốc liệt, Việt Nam vẫn gây được ấn tượng đẹp trong con mắt của bạn bè trên toàn thế giới.

Trên đà thắng lợi năm 2013 ngành TDTT các cấp đang nô nức hướng tới Đại Hội Thể Dục Thể Thao Toàn Quốc lần thứ VII, năm 2014 với quyết tâm gây ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nhìn sang ngành du lịch năm 2013 cũng thấy được những hoạt động sôi nổi và có hiệu quả cao, tiêu biểu là năm du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng năm 2013, hội nghị Quốc tế Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững.

Năm 2013, số người du lịch nước ngoài đến Việt Nam đã tăng vọt, giúp cho ngành du lịch Việt Nam vượt mức chỉ tiêu cả về số lượng người du lịch và số lượng doanh thu. Cụ thể là đã đón 7.57 triệu lượt khách quốc tế, đạt mức tăng trưởng 10.6%, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 35 triệu lượt tăng 7.7 % tổng thu từ khách du lịch đạt gần 200 ngàn tỷ đồng tăng 25% so với năm 2012. Đây là một cố gắng rất lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi

Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer đồng bằng Sông Cửu Long.Ảnh: Nguyễn Khánh Minh

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

5

Page 6: Page 1 100 vh3+4

cơn khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng chưa thật ổn định. Dĩ nhiên so với các nước trong khu vực thì “ngành công nghiệp không khói” Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như du lịch chưa thật gắn kết với văn hóa, di sản văn hóa chưa được phát huy đúng mức trong phục vụ du lịch. Như chúng ta đã biết, người nước ngoài đến Việt Nam trước hết phải được xem gì, ăn gì và mua gì, tức là xem, ăn, mua cái đặc sắc nhất của Việt Nam, nhưng những di sản văn hóa phi vật thể như tuồng, chèo, cải lương, bài chòi, quan họ, ca trù, hát xoan, Hát xẩm… vẫn còn là “áo gấm đi đêm”, chỉ có múa rối nước là được người nước ngoài biết đến nhiều hơn. Còn hệ thống văn hóa vật thể đang nằm trải dài trên khắp đất nước cũng rất ít khách vãng lai mặc dù rất hấp dẫn về nét đặc sắc của nó khó nước nào sánh được, như trường hợp Trống trận Quang Trung và võ thuật Tây Sơn hoặc cá Chình Phù Mỹ, nem chua chợ Huyện, rượu Bàu Đá, An Nhơn, Hát bội Bài Chòi ở Bình Định…

Điểm yếu nhất của du lịch văn hóa là sự gắn kết giữa văn hóa với du lịch và quảng bá văn hóa, quảng bá có bài bản có nghệ thuật, chứ không phải quảng bá qua hướng dẫn viên và phiên dịch, bởi đa số hướng dẫn viên không hiểu sâu về những giá trị của nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Chúng ta cảm ơn đất trời đã ưu đãi, đã ban thưởng cho thiên nhiên Việt Nam những vẻ đẹp tuyệt vời, cảm ơn tiên tổ của dân tộc đã để lại cho hậu thế hôm nay rất nhiều di

sản văn hóa quý giá mà trong số đó văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, Ca Trù và mới đây là Đờn ca Tài tử Nam bộ. Ngoài ra nghệ thuật Bài Chòi Miền Trung, Ví dặm Nghệ Tĩnh, hát Chầu văn Nam Định cũng đang được Bộ VH-TT&DL lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Điều này càng chứng tỏ văn hóa Việt Nam đang khởi sắc rõ rệt./.n

Cảnh đẹp Tam Quan - Bình Định. Ảnh: Anh Tuấn

Khai mạc năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Ảnh: Thinh 191

Nghệ thuật múa rối nước được người nước ngoài biết đến nhiều hơn. Ảnh: khoanhkhacvietnam.vn

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

6

Page 7: Page 1 100 vh3+4

Tôi rất vui mừng và thật sự bị cuốn hút vào cuộc Hội thảo này.

Trước hết, Ban tổ chức đã đặt ra vấn đề đúng. Trong văn học, nghệ thuật (VHNT) còn có vấn đề nào quan trọng bằng và đáng bàn bằng việc sáng tạo ra tác phẩm có giá trị lâu dài. Đó là việc trung tâm và cấp bách số một đối với mỗi văn nghệ sĩ. Phấn đấu để có những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật là giấc mơ của mọi văn nghệ sĩ. Đó là sự kết tinh đẹp đẽ của tài năng và tâm huyết. Làm nghệ sĩ đích thực mà không mơ ước đạt được những đỉnh cao sáng tạo, theo tôi chưa phải là nghệ sĩ đích thực. Cần phải nuôi khát vọng lớn. Còn làm được đến đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên nếu có ai đó nói rằng, có tác phẩm hay là có tất cả, tôi nghĩ không phải là quá đáng.

Lịch sử nghệ thuật là con đường vắt qua các tác phẩm có giá trị lâu bền. Đó là lịch sử của những dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong ký ức của con người. Trong kho lưu trữ của nghệ thuật, không có chỗ cho những tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo, vô vị. Và nghệ sĩ, tự vẽ chân dung của mình đậm nhạt đến đâu, tùy thuộc vào ảnh hưởng của tác phẩm đối với xã hội đến đó.

Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. Tôi là người hoạt động chính trị, đối với VHNT tôi chưa am hiểu nhiều. Nhưng là người được Đảng phân công làm công tác chính trị tư tưởng trong quân đội nhiều năm, trải qua nhiều thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất, tôi hiểu rõ vai trò và

ý nghĩa to lớn của VHNT đối với việc xây dựng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh chiến đấu của người lính. Theo ngôn ngữ của nhà quân sự, tôi nghiệm thấy VHNT cũng là một binh chủng hùng hậu và có sức mạnh to lớn.

Tôi nói như vậy để bày tỏ tình cảm đối với VHNT nói chung và về vấn đề các đồng chí thảo luận hôm nay. Về vấn đề này, tôi xin góp một vài suy nghĩ dưới góc nhìn của một người đọc về một số vấn đề sau đây:

- Tài năng- Vốn sống- Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng đạo

đức xã hội.Về tài năng: Từ điển Bách khoa định nghĩa “ Tài

năng là sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội. Tài năng biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ lĩnh vực nào thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt động thực tiễn, phát triển tối đa các tố chất tương ứng”.

Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của tài năng. Nói về VHNT mà không nói đến tài năng thì coi như chưa nói gì cả. Lảng tránh vấn đề tài năng tức là quay lưng lại với VHNT. Tài năng thực sự bao giờ cũng rất hiếm. Tài năng xuất chúng càng hiếm hơn. Không quý trọng và tạo điều kiện cho tài năng phát triển thì xã hội không thể phát triển được. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X “ Xây dựng và phát triển văn

ĐỂ CÓ TÁC PHẨM XỨNG TẦM CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

(Tham luận Hội thảo “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao - Thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 27/11/2013)

l LÊ KHẢ PHIÊUNguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

7

Page 8: Page 1 100 vh3+4

học, nghệ thuật trong tình hình mới” đã khẳng định “Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của xã hội. Chăm sóc để tài năng phát triển là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị”. Đó là một bước phát triển quan trọng trong tư duy lãnh đạo VHNT. Chúng ta còn phải tiếp tục thể chế hóa các Nghị quyết, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với trí thức, văn nghệ sĩ, bao gồm cả hệ thống các giải pháp đồng bộ: Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, tôn vinh, phát huy. Tổng kết Nghị quyết 05 của Trung ương khóa VIII chính là làm việc đó. Vấn đề còn lại là, cá nhân văn nghệ sĩ phát huy tài năng của mình như thế nào? Trước kia, đã có bao nhiêu tài năng tàn lụi, uổng phí, đã có bao nhiêu tiếng kêu vì “sinh bất phùng thời” tức là “sinh không gặp thời”. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo đã xóa bỏ đi bi kịch ngàn đời đó. Trong sự nghiệp vĩ đại đó, ai có tài, có tâm giúp nước, đều được đón nhận, đều được cống hiến và tạo điều kiện để cống hiến phát huy hết tài năng của mình. Đó là một cuộc gặp gỡ, giữa khát vọng và tài năng. Khát vọng về lý tưởng xã hội và lý tưởng nghệ thuật. Không có khát vọng lớn thì không có tác phẩm lớn. Các nghệ sĩ lớn, đều là mẫu mực đáng kính về vấn đề này, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng nghệ thuật.

Nhưng cũng cần phải nói lại cho công bằng. Với câu hỏi làm thế nào để tài năng phát triển lâu bền, có ích, thì chỉ có bản thân văn nghệ sĩ mới tìm được câu

trả lời xác thực nhất. Tại sao có những trường hợp khi mới xuất hiện lấp lánh, nhiều triển vọng, nhưng càng về sau càng mờ nhạt, thậm chí phải bỏ nghề? Nguyên nhân có nhiều, nhưng chắc chắn có vấn đề rèn luyện. Rèn luyện về khát vọng, về văn hóa và về vốn sống. Dù xã hội có quan tâm, tạo điều kiện đến đâu cũng không thể thay thế sự tự rèn luyện của bản thân văn nghệ sĩ. Không tự rèn luyện thì khả năng không phát triển được. Rèn luyện qua sách vở, qua nhà trường, qua giao tiếp. Nhưng không có gì thay thế được rèn luyện trong thực tiễn. Tôi xin nêu vấn đề để các đồng chí cùng trao đổi.

Về vốn sống: Tôi được các đồng chí ở Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong gần 1.000 nhà văn của Hội, hơn 98% nhà văn đều sống ở thành phố và các trung tâm hành chính. Cả nước chỉ còn 2% nhà văn đang sống ở nông thôn. Ở trung tâm công nghiệp, các trọng điểm kinh tế, các tuyến đường, các cửa khẩu, các làng bản xa xôi... đang vắng bóng nhà văn. Các hội chuyên ngành khác chắc chắn cũng có tình hình như vậy? Thế thì làm sao hiểu biết đầy đủ cuộc sống của đất nước ta hiện nay. Đối với mỗi nhà sáng tác, những bản thành tích, những con số thống kê, những bản báo cáo điển hình là hoàn toàn không đầy đủ cho việc hiểu biết và khám phá con người; hoàn toàn không đủ đối với việc nắm bắt dòng chảy và bản chất của đời sống ngày hôm nay. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước ta mấy chục năm qua đã xuất hiện những con người mới.

Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ảnh: Chu Vĩnh Cát

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

8

Page 9: Page 1 100 vh3+4

Đó là những con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa nghìn đời với canh tác nông nghiệp, với văn hóa làng xã nhưng đang chuyển mình mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đó là những con người Việt Nam đang sánh bước cùng nhân loại. Trong sự nghiệp đó, những thói quen mới, những tập quán mới, những phẩm chất mới đang được hình thành. Hơn nữa, chúng ta làm công nghiệp trong cơ chế thị trường. Sẽ có bao nhiêu thử thách, níu kéo, những vật vã trong quá trình đi lên. Hơn thiệt, được mất, đúng sai, là vấn đề được đặt ra hàng ngày cho từng con người, cả xã hội đang được thử thách về mặt nhân cách. Đó là cuộc bứt phá đi lên để tạo dựng những giá trị mới. Sự nghiệp đổi mới đất nước cung cấp biết bao chất liệu quý báu cho văn nghệ sĩ. Biết bao tấm gương cao đẹp vươn lên trong lao động sáng tạo nảy nở trên mọi lĩnh vực của đời sống. Chính họ là chủ thể của xã hội hiện nay. Những mảng sáng, những nhân tố tích cực, những việc làm đầy tình nghĩa, những hy sinh thầm lặng, những bộ óc dám nghĩ dám làm, đó là những nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển của xã hội ta, đất nước ta ngày hôm nay. Những mảng sáng, những nhân tố tích cực, những việc làm đầy tình nghĩa, những sự hy sinh thầm lặng, những bộ óc dám nghĩ dám làm, đó là những nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển của xã hội ta, đất nước ta hôm nay. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang được phát huy trong xây dựng hòa bình. Nếu không đến với họ, không chia sẻ và thấu hiểu cuộc sống của họ, chúng ta dễ bị nhiễu trước những chuyện tiêu cực được phản ánh hàng ngày trên mặt báo. Đi thế nào thì tùy theo đặc điểm của từng ngành, từng người, nhưng nhất thiết phải đi. Đi với thái độ dấn thân, nhập cuộc hết mình, với thái độ trân trọng và nâng niu hết mình, đi với góc nhìn và tầm nhìn đúng đắn nhất định chúng ta sẽ tìm ra chủ đề, nhân vật, và cũng để nâng cao và làm mới tư tưởng, tình cảm của chúng ta nữa. Chúng ta đã có những tác phẩm đầy xúc động lòng người về chiến tranh, nhất định chúng sẽ có những tác phẩm ghi dấu đẹp đẽ về sức vươn tới của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cổ nhân xưa đã nói: vạn sự không có sự nào qua được chữ thời. Đó là xu thế tất yếu của lịch sử có sức mạnh chi phối toàn bộ cuộc sống xã hội, cộng đồng, con người. Không hiểu thời, thì hành động mù quáng, hoặc rơi vào phiêu lưu, cực đoan, điên rồ

hoặc bị rớt lại, bị đào thải. Chỉ có trên cơ sở hiểu đúng thời đại mà mình đang sống mới giúp ta lần ra bản chất của những chuyển động to lớn, mạnh mẽ, đang diễn ra trên đất nước ta. Trên cái dòng chảy lớn đó, ta nhận ra những nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật.

Cái mới trong xã hội ta hiện nay theo tôi là ở trong mấy chữ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nội hàm của cuộc sống mà chúng ta cần xây dựng, cần vươn tới là ở trong mấy chữ ấy. Để đạt mục tiêu chiến lược đó, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện đất nước ta, vừa tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nông thôn mới, chủ động hội nhập quốc tế, vừa phát huy sức mạnh dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đó là những đại sự cuốn hút toàn bộ sức lực, trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết của nhân dân ta. Và đó cũng là bức tranh toàn cảnh cuộc sống của đất nước ta ngày hôm nay.

Dân tộc ta đứng về mặt lịch sử, có thể nói là một dân tộc đã từng bị tước đoạt. Bị tước đoạt xương máu, thời gian, thời cơ, sức lực, bị tước đoạt độc lập tự do. Chúng ta chiến đấu hết đời này sang đời khác là để chống lại sự tước đoạt đó. Nay là lúc chúng ta có thể bắt tay vào đại sự xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, bảo đảm cho ai cũng được ấm no, được học hành như Di chúc của Bác Hồ. Sự nghiệp đó đang được tiến hành trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Ở đó đang diễn ra sự đan chéo giữa cơ hội và thách thức, tối và sáng, được và mất. Một bối cảnh chung như vậy diễn ra cụ thể, sinh động ở ngay trong từng gia đình, từng họ hàng, từng làng xã có truyền thống hiếu học..., từng cơ quan, đến toàn xã hội. Nó buộc con người phải đối diện với mình trước biết bao câu hỏi. Đây là thực tiễn chưa từng có. Tất cả những vấn đề đó cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tích lũy lâu dài và công phu. Và phải trở đi trở lại nhiều lần để chuyển hóa chất liệu của đời sống thành vốn sống, cảm xúc, hưng phấn sáng tạo. Có như thế mới hy vọng dựng nên cuộc sống và con người Việt Nam ngày hôm nay với những dấu ấn lịch sử, không thể trộn lẫn với bất cứ thời đại nào khác.

Tôi biết các tổ chức Hội đã có nhiều sáng kiến tổ chức cho anh em đi thực tế. Nhưng điều kiện kinh phí hạn hẹp, chưa đi sâu, nhất là chưa có quy hoạch để cắm chốt nhà văn ở những địa bàn chiến lược. Tôi đề nghị lãnh đạo các địa phương, nhất là các cơ sở

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

9

Page 10: Page 1 100 vh3+4

kinh tế, các nhà doanh nghiệp nên tạo điều kiện để văn nghệ sĩ có thể thâm nhập thực tế lâu dài.

Trong hoạt động nghệ thuật, kích thích, nuôi dưỡng hứng thú niềm say mê sáng tạo là rất quan trọng. Trong đó có vấn đề phê bình. Khen đúng, chê đúng không chỉ có ý nghĩa khẳng định giá trị mà còn làm cho tác giả tự tin, phấn chấn, tự hoàn thiện. Hoạt động lý luận, phê bình của ta mấy năm gần đây có chuyển biến bước đầu. Nhưng công tác quảng bá tác phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn. Còn gì buồn hơn đối với người sáng tác là tác phẩm không đến tay người đọc. Tôi đề nghị các cơ quan có trách nhiệm, trước hết là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch đầu tư, củng cố hệ thống thư viện các cấp, đầu tư cho các nhà hát, các rạp chiếu phim để đưa tác phẩm VHNT đến với công chúng rộng rãi, đáp ứng quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân.

Về Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng đạo đức xã hội:

Tác phẩm VHNT có sức mạnh to lớn, nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức con người, thỏa mãn khát vọng của con người về các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Nó nâng đỡ, an ủi, khích lệ con người trong cuộc sống riêng tư, chia sẻ với con người những tâm tư thầm kín nhất, giúp con người trả lời những câu hỏi về lẽ sống, lối sống, những cách ứng xử tinh tế, ấm áp giữa con người với con người, giữa gia đình làng xóm, dòng họ, bạn bè quốc tế, con người với thiên nhiên... VHNT có tác dụng to lớn hình thành hệ giá trị giúp con người tự điều chỉnh, vừa hoàn thiện nhân cách, vừa tăng sức đề kháng để chống lại mọi cái xấu, cái ác.

Tác dụng VHNT càng to lớn, trách nhiệm của văn nghệ sĩ càng nặng nề. Tôi được biết, đời sống VHNT gần đây, bên cạnh xu hướng lành mạnh, tích cực là chủ yếu, đã xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, cần được uốn nắn.

Trong lý luận, phê bình, có xu hướng đề cao quá mức chức năng giải trí, giao tiếp mà coi nhẹ chức năng giáo dục, có một số trào lưu lý luận ở nước ngoài được truyền bá vào trong nước chưa có sự phân tích thấu đáo chỉ rõ cái gì hay, cái nào dở để tiếp thu có chọn lọc. Báo chí đã lên tiếng phê phán về những khuynh hướng giải thiêng các giá trị văn hóa của dân tộc, của cách mạng, đòi thay thế trung tâm văn hóa ngàn đời của dân tộc bằng các thứ rác rưởi được gọi là bên lề. Điều đáng ngạc nhiên và nghiêm trọng và

nó diễn ra ngay bên bục giảng ở một số trường Đại học. Phải trở lại những vấn đề có tính nguyên tắc. Đổi mới VHNT là mở rộng không gian suy tưởng, không gian sáng tạo, tiếp thu mọi tinh hoa nhân loại để bổ sung, chuyển hóa, làm giàu văn hóa dân tộc. Đổi mới không phải là thay màu, càng không phải là phủ nhận và giải thiêng. Và không thể nhân danh Đổi mới để biến tương lai con em chúng ta thành nơi thí nghiệm những quan điểm sai trái.

Trong sáng tác, có xu hướng rút lui vào hình thức, tuyệt đối hóa hình thức, bịt kín mối giao cảm giữa tác phẩm và công chúng. Như vậy, theo định nghĩa về tài năng đã nói ở trên, người ta vô tình hoặc cố ý đã thủ tiêu chức năng xã hội của tài năng. Hoặc cũng có xu hướng khai thác một chiều, cường điệu cái xấu cái ác. Như vậy tác phẩm cũng không phản ánh đúng bản chất của hiện thực, không thấy hết mối quan hệ biện chứng của cuộc sống. Tôi tán thành báo cáo của bản đề dẫn, coi tác phẩm nghệ thuật là thể thống nhất và hoàn chỉnh của tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ. Cắt dời chỉnh thể đó, tuyệt đối hóa một yếu tố nào đó tức là không còn coi tác phẩm văn nghệ là một sinh mệnh hoàn chỉnh và thống nhất.

Trước những vấn đề đạo đức, lối sống đang có chiều hướng xuống cấp như hiện nay, chúng ta hoan nghênh mọi tác phẩm mang tính phản biện xã hội sâu sắc, đi sâu mổ xẻ, phân tích, lên án đến tận ngõ ngách mọi hành trạng và nguyên nhân của cái xấu, cái ác. Phê phán một cách thuyết phục. Nhân danh cái tốt, cái thiện để phê phán. Và không bao giờ để mất niềm tin yêu con người. Trong những nhân vật phản diện, dù chỉ le lói một chút ánh sáng, một chút hoàn lương thì cũng phải nhen nhóm cho nó, tiếp dưỡng khí cho nó, thổi niềm tin vào cho nó. Làm được như vậy, một cách có nghệ thuật, thì nhất định tác phẩm sẽ được công chúng tiếp nhận.

Chúng ta khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm về những nhân tố mới, những nhân tố tích cực, những mặt sáng sủa. Nhưng sáng tác về những cái sáng sủa, tích cực, mới mẻ cũng phải đi vào chiều sâu của thế giới nội tâm với một nghệ thuật nhuần nhuyễn và hấp dẫn. Ca ngợi mà đơn giản, sơ lược, hời hợt thì cũng không thuyết phục được ai.

Hơn bao giờ hết, cuộc sống đang chờ đợi ở các văn nghệ sĩ. Đất dụng võ cho các tài năng luôn rộng mở./. n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

10

Page 11: Page 1 100 vh3+4

Bình Định cũng có thể hiểu là đất bình yên, có bình yên mới lao động sáng tạo ra vật chất và tinh thần, mới yên tâm học hành thành đạt, mới

làm văn nghệ - Hát bội, Bài chòi, Hát kết, Hát huê tình. Những câu ca dao đặc sắc ra đời từ miền đất Bình Định, đã nói lên đặc điểm của con người xứ sở này:

Mài dừa đạp cám cho nhanhÉp dầu mà chải tóc anh tóc nàngMài dừa dưới ánh trăng vàngÉp dừa mà chải tóc nàng tóc anh...Vì quá yêu mà giận hờn, trách móc, nhưng trách

móc cũng rất là Bình Định:Hồi nào em nói em đànhĐể anh về cuốc đất trồng hành gieo cải vãi kêBây giờ em nói anh chêĐể đám cải anh rủ, đám kê anh tànChỉ còn dây bí leo giànRa hoa trổ nụ chờ nàng kết đôi..Chỉ có con người Bình Định mới có tình yêu chung

thủy và mãnh liệt như ca dao xưa đã tả: Tại anh nghe em đau đầu chưa kháAnh băng đồng chỉ sá bẻ nắm lá cho em xông

PHÁT HUY VÀ QUẢNG BÁDI SẢN VĂN HÓA ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

Bãi tắm Hoàng Hậu nhìn về TP. Quy Nhơn. Ảnh: Trịnh Đào Em

l GS. HOÀNG CHƯƠNG

LTS: Tiếp theo sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” thu hút hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, trong đó có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel, đã diễn ra trong một tuần lễ ở TP Qui Nhơn – Bình Định vào cuối năm 2013, thì đầu năm 2014, tại thành phố tươi đẹp này, lại diễn ra Hội thảo khoa học “Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Bình Định” nhằm định hướng phát triển du lịch gắn liền với việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với từng phân khúc thị trường, góp phần thúc đẩy du lịch Bình Định trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực duyên hải miền Trung.

Chủ trì Hội thảo, gồm các đồng chí: Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng – Trưởng ban Nội chính Trung ương - Trưởng ban Điều phối miền Trung; Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định; Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Địnhh; TS. Trần Du Lịch – Phó Trưởng đoàn Quốc hội TP Hồ Chí Minh; Trần Bắc Hà – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Tham gia Hội thảo có các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Tiền Giang, …; đại diện Bộ VH-TT&DL, Ngân hàng BIDV, Tổng cục Du lịch, Cục Hàng không Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Lãnh đạo các Sở VH-TT&DL 8 tỉnh duyên hải miền Trung và nhiều doanh nhân tiêu biểu, như: Tào Văn Nghệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, Đặng Văn Tín – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Viettraver, Trần Lục Lang – Phó Tổng Giám đốc BIDV, Đặng Thanh Thủy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vinpearl,…

Tại Hội thảo này, chỉ có một tham luận về văn hóa do GS Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam trình bày. Văn hiến Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài tham luận tại Hội thảo này.

11

Page 12: Page 1 100 vh3+4

Có như vậy mới trọn đạo vợ chồngĐổ mồ hôi anh chặm, ngọn gió lồng anh che..Con gái tứ xứ đều mê con trai Bình Định mà nói

không dấu lòng mình:Muối ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định đường dài cũng điChưa ở đâu lại giàu hình thức nghệ thuật dân tộc

như ở Bình Định và cũng chưa ở đâu lại mê Hát bội, Bài chòi như người Bình Định: Con có lỗi, mẹ giận, đòi đánh con, nhưng con chỉ nói một câu:

Má ới đừng đánh con đauĐể con Hát bội làm đào má coiThế là người mẹ vui ngay, bởi vì người mẹ Bình Định

nào cũng mê xem Hát Bội. Và Bài Chòi còn có sức mê hoặc con người mạnh mẽ hơn:

Rủ nhau đi đánh Bài ChòiĐể con nó khóc mà lòi rốn ra..Có nghệ thuật nào mà làm say mê con người như

Hát bội, Bài chòi, như ca dao trên đã phản ánh. Ngoài nghệ thuật nghe, nhìn, Bình Định còn là địa danh văn hóa ẩm thực đặc sắc, cũng đã trở thành ca dao, như:

Nem chua Chợ Huyện/ Cá biển Sa HuỳnhNẩu xa mặc nẩu, hai đứa mình gần nhauRồi cá biển Quy Nhơn/ rượu thơm Bầu ĐáCá Chình Phù Mỹ và chim mía Tây Sơn/ hồ tiêu,

mật ong An Lão...Những đặc sản ẩm thực có một không hai trên xứ

sở này đã làm xiêu lòng khách thập phương, kể cả người nước ngoài. Cụ thể là vợ chồng Đại sứ Rumani Valiriu Arteni, sau khi đến thăm Bình Định (1998) trở về Hà Nội đã tự nguyện xin gia nhập vào Hội đồng hương Bình Định. Còn tham tám Đại sứ Hungari, sau khi xem tuồng, xem võ thuật và ăn đặc sản Bình Định đã phát biểu rằng: Ở Châu Âu mà có được nghệ thuật như tuồng, bài chòi và ẩm thực như ở Bình Định thì tha hồ hút khách du lịch nếu biết cách tổ chức.

Nói Bình Định là địa linh nhân kiệt, là đất võ trời văn là không quá lời. Trong lịch sử nước ta chưa có địa phương nào lại được hai người con gái - hai cành vàng

lá ngọc của hai triều đại lớn (Trần và Lê) làm dâu trên đất Bình Định như Huyền Trân công chúa con vua Trần Thánh Tông làm vợ vua Chế Mân và Ngọc Hân công chúa con gái út của vua Lê Hiển Tông đã trở thành người vợ tuyệt vời của người anh hùng áo vải Quang Trung. Hoàng đế Quang Trung là một trong 4 anh hùng dân

tộc Việt Nam được nhà văn Angiêri Josep Jiasin nhắc tới trong vở kịch nổi tiếng “Người đi dép lốp” (viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh) và gần đây Hội sử học Việt Nam đã bầu chọn Quang trung - Nguyễn Huệ là một trong bốn danh tướng Việt Nam cùng với Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để dựng tượng. Chừng ấy đã đủ cho chúng ta tự hào, tôn vinh và quảng bá cho khắp đất nước và cả năm châu biết đến Bình Định mà chiêm ngưỡng, mà thưởng thức cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần theo nhu cầu du lịch là: xem gì và ăn gì?

Di sản văn hóa Bình Định không chỉ có thế mà như chúng ta biết, Bình Định còn là nơi đang tồn tại Tháp Chàm nhiều nhất nước. Những công trình kiến trúc đặc sắc nhất của dân tộc Chămpa đã có tuổi đời mười thế kỷ đang đứng sừng sững giữa đất rộng trời cao. Đây là một trong những di sản cổ của phương Đông mà người phương Tây đang tìm tới để chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Rồi Bảo tàng Quang Trung gắn liền với trống trận Tây Sơn và võ thuật dân tộc, gần đây lại có thêm Đàn tế trời đất của Tây Sơn Tam Kiệt, nơi không chỉ đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, về kiến trúc hoành tráng mà còn là nơi thiêng liêng bậc nhất, đã giúp nghĩa quân Tây Sơn bách chiến bách thắng. Và ngày nay đang phù hộ cho nhân dân Bình Định tránh được những thiên tai bão lũ, làm ăn phát lộc, phát tài... Tôi biết có những vị lãnh đạo cao cấp thường về chiêm bái thắp hương ở Bàn thờ Tây Sơn Tam Kiệt hoặc ở Đàn tế trời đất trên đỉnh Ấn Sơn mà được khỏe mạnh, được thăng quan tiến chức... Tiêu biểu trong việc đầu tư xây dựng những công trình tâm linh trên đất Bình Định và ngay cả ở Hà Nội nữa là anh Trần Bắc Hà và, Bắc Hà đã được Trời Phật phù hộ độ trì và vượt qua mọi khó khăn để trở thành doanh nhân số một thành công nối tiếp thành công.

Đúng! Bình Định là địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những anh hùng những danh nhân, những chí sĩ nổi tiếng, nơi mà Bác Hồ đã chọn để dừng chân hơn 1 năm trước khi lên đường bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Hiểu và yêu đất và người Bình Định mà Bác Hồ đã

Hát bội ở làng quê. Ảnh: Nguyễn Phúc Việt

12

Page 13: Page 1 100 vh3+4

ngợi ca:...Dân gian có kẻ anh hùngAnh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây SơnĐóng đô ở phủ Quy NhơnĐánh tan Trịnh Nguyễn cứu dân đảo huyềnNhà Lê cũng bị mất quyềnBa trăm sáu chục năm truyền vị vươngNguyễn Huệ là đấng phi thườngMấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc TàuÔng đà trí cả mưu caoDân ta lại biết cùng nhau một lòng...Tiếp theo những danh tướng Tây Sơn là Võ Duy

Dương (Thiệu Hộ Dương), rồi Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng, Chàng Lía v.v. Cùng với các danh nhân văn hóa như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Văn Diêu, Lê Đại Cang ở cuối thế kỷ 19.

Bước sang đầu thế kỷ 20 lại xuất hiện những tài năng thơ và Bình Định trở thành một trung tâm thơ lớn của đất nước với những tên tuổi như Quách Tấn, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Phạm Văn Trí (ở Pháp và được thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh). Và những tài năng thơ sau này.

Trên đây là khái quát mấy nét chấm phá trên bức tranh văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng của Bình Định để chúng ta tự hào về quê hương Bình Định và tự tin rằng Bình Định sẽ là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước, nếu chúng ta biết khám phá, sáng tạo, biết khai thác và

biết tổ chức thành những điểm sáng văn hóa, có nghĩa là chúng ta có rất nhiều nguồn nguyên liệu quý, để làm ra những bữa tiệc ngon và hấp dẫn thực khách gần xa trong và ngoài nước. Ví dụ Bảo tàng Quang Trung điểm nhấn du lịch, nhưng chưa tương xứng với phong trào Tây Sơn, với những chiến công lừng lẫy, hiển hách của những anh hùng kiệt xuất. Cụ thể là nội dung bảo tàng chưa phong phú, chưa nhiều hiện vật, chưa có sức thu hút mạnh, chưa gây được ấn tượng sâu và chưa giữ chân người xem trong thời lượng dài hơn. Ở đây có đấu võ và có Nhạc võ trống trận Tây Sơn, là nét văn hóa hấp dẫn nhất trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung nhưng vẫn chưa nâng lên tính chuyên nghiệp, tính khoa học về bảo tàng lịch sử. Ví dụ như in tài liệu tờ rơi giải thích về nội dung chương, hồi của tác phẩm Nhạc võ Tây Sơn. Như chương 1 là hội binh, chương 2 là hành quân, chương 3: xáp trận, chương 4: Khải hoàn. Điều mà tôi đã giải thích cho khán giả Đức khi đoàn tuồng Bình Định biểu diễn ở Tp Munich năm 2002 và khi đã hiểu nội dung tác phẩm thì họ đánh giá rất cao nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn và muốn được xem lại.

Tại sao chúng ta không tổ chức một không gian văn hóa mở từ Bảo tàng Quang Trung đến Đàn tế trời đất Ấn Sơn, từ sông Côn đến Hầm hô và điểm dừng là Bảo tàng Quang Trung, ở đó có biểu diễn Hát bội, có hội đánh Bài chòi, có cồng chiêng Tây nguyên, có đấu võ dân tộc (chú ý là nữ) và có trống trận Tây Sơn, kết hợp với văn hóa ẩm thực như thịt rừng, chim mía, rượu Bầu đá, cá tong và cơm gạo tám…Với nội dung phong phú và hấp dẫn ấy, nhất định khách du lịch không chỉ ở ngày mà còn ở cả đêm…

Cũng cách làm đó, thành phố Quy Nhơn nếu tổ chức được những khu vui chơi, thưởng thức nghệ thuật và ẩm thực đặc biệt thì Quy Nhơn mới đúng nghĩa là nơi quy tụ con người là “Đất lành chim đậu”.

Sự kiện Gặp gỡ Việt Nam trong năm 2013 với sự có mặt đông đảo nhà khoa học trên thế giới, trong đó có 5 giáo sư được giải Nobel, đã báo hiệu cho chúng ta rằng, thế giới đang biết đến Bình Định - Quy Nhơn. Cũng như Festival võ thuật quốc tế định kỳ tại Bình Định đã thu hút được những võ sĩ khắp hành tinh này. Từ đó chúng ta có niềm tin trong việc tổ chức những sự kiện văn hóa thể thao, du lịch quy mô, hoành tráng và cuốn hút.

Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao Bình Định lại không xây dựng đền thờ Huyền Trân công chúa và không tổ chức Lễ hội công chúa Huyền Trân, trong khi Bình Định có đủ các yếu tố danh chính ngôn thuận để làm cái việc đáng làm này. Ở Huế dấu ấn về công chúa Huyền Trân không đậm như ở Bình Định, mà người ta vẫn xây khu tưởng niệm Huyền Trân công chúa thật to, thật hoàng

Thi đấu Cờ người thị xã An Nhơn, Bình ĐịnhTết Giáp Ngọ 2014. Ảnh: Trịnh Đào Em

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

13

Page 14: Page 1 100 vh3+4

Nón lá Gò Găng Bình Định. Ảnh: Nguyễn Thanh Cường

tráng, gọi là “khu văn hóa du lịch tâm linh”, rồi người ta tuyên truyền là đền Huyền Trân rất thiêng nên đã thu hút khách thập phương ngày càng đông.

Muốn chứng minh Bình Định là “đất võ trời văn” thì theo tôi, Quy Nhơn có thể tổ chức một Trung tâm thơ lấy tên: Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu, hàng năm có thể tổ chức những cuộc thi thơ, liên hoan thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu và nhiều thi nhân khác, đồng thời đăng cai tổ chức các sự kiện thơ khác như: Thơ đường, thơ lục bát mà tôi đang có chân trong các hội thơ này, cũng như tôi thường làm giám khảo các cuộc liên hoan hội diễn nghệ thuật toàn quốc dĩ nhiên là tôi phải giành tấm lòng ưu ái cho quê hương mình. Và nói Bình Định là đất võ, Bình Định đã có thương hiệu về võ thuật dân tộc. Vậy vì sao chúng ta không tổ chức một Trung tâm võ thuật quốc tế ở Bình Định? Trung tâm này có thể đặt ngay ở làng Bùi Thị Xuân, vừa diễn võ, đấu võ, vừa tổ chức đào tạo ra hàng trăm “nữ tướng Bùi Thị Xuân” hiện đại có sắc đẹp, có tài đấu võ, cưỡi voi, phi ngựa bắn cung…Những trò lạ này chưa ở đâu có, nếu Bình Định làm được tôi tin chắc rằng hàng ngàn, hàng vạn thanh niên cả nước sẽ ùn ùn đổ về đây để thưởng ngoạn cái đẹp cái lạ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Và tại sao ta không phục dựng hình tượng Chàng Lía tài năng và dũng mãnh tuyệt vời, một nhân vật huyền thoại chuyên lấy của nhà giàu chia cho người nghèo và dám chống lại quan, quân triều đình phong kiến.

Hiện nay di sản văn hóa Bình Định vẫn trong tình trạng “áo gấm đi đêm”, của quý dấu kín, giống như hoa hậu, á hậu bị nhốt kín trong nhà. Tục ngữ có câu “tốt khoe xấu che”, vì vậy mới có câu Bài chòi “Bạch Huệ” nói thẳng “cái đẹp nhất” kín nhất của người phụ nữ trước đám đông để mọi người đều thưởng thức…

…Có bông, có cuống không cànhỞ trong có bẹ bốn vành có tuaNhà dân cho chí nhà vuaAi ai có của cũng mua để dànhTử tôn, do thử nhi sanhBạch Huê mỹ hiệu xin phành ra coi…Người nghe cũng có thể hình dung ra một bông hoa

đẹp…Tuyên truyền quảng bá văn hóa là một việc làm cực

kỳ quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hôm nay, nhất là quảng bá tài sản văn hóa vì sự nghiệp phát triển du lịch. Vì không nhận thức được tầm quan trọng của quảng bá văn hóa mà dự án “Những ngày văn hóa Bình Định” tại Hà Nội đã ngâm suốt 3 năm rồi mà chưa được thực hiện, bởi có ý kiến cho rằng “phải xã hội hóa dự án này”! Tại sao làm văn hóa vì sự nghiệp văn hóa, quảng bá văn hóa Bình Định tại Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hóa, ngoại giao của cả nước (nơi có hàng trăm đoàn ngoại giao, có hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí, truyền thông, qua Những ngày văn hóa Bình Định mà người ta sẽ thấy, sẽ được biết về đất nước, con người về tiềm năng du lịch Bình Định, rồi đến với Bình Định, ủng hộ và hợp tác với Bình Định thì cái lãi quá lớn, so với đồng tiền bỏ ra chừng 1 tỷ đồng.

Nếu không có tầm nhìn văn hóa, không vì cái “lãi ngầm” ấy thì tại sao Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà vất vả vận động các doanh nghiệp đầu tư tổ chức CLB Bài chòi tại Bình Định?

Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước, nói như Nghị quyết của Đảng; hoặc “văn hóa là đi đầu” nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị ở Quy Nhơn đầu năm 2013. Như vậy, nếu nhận thức văn hóa lệch mà xây ngôi nhà chỉ một cột lớn một cột bé thì ngôi nhà ắt phải nghiêng, phải đổ. Hãy nhìn thực trạng xã hội đang mất văn hóa, mới giật mình, mới ngộ ra rằng, có nhiều tiền cũng không sống yên được. Bởi đất nước đang bị xâm lăng văn hóa, xã hội đang rối loạn văn hóa nghiêm trọng.

Vì vậy, tôi xin kết luận rằng, Bình Định muốn phát triển du lịch thì phải khai thác, phải phát huy triệt để tiềm năng văn hóa, phải quy tụ tài năng, trước hết là người Bình Định, phải tận dụng triệt để tri thức văn hóa cả nước, phải đổi mới tư duy, phải có tầm nhìn vượt biên giới trong những người làm văn hóa cũng như làm du lịch. Làm được như vậy nhất định Bình Định sẽ cất cánh bay cao và bay xa! n

Vũ điệu Chămpa trong đêm Hội xuân Tháp Đôi, TP. Quy Nhơn,Bình Định. Ảnh: Trịnh Đào Em

14

Page 15: Page 1 100 vh3+4

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp, với sự chi viện của đế quốc Mỹ, đã bị quân và dân ta tiêu diệt. Chiến

thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp kéo dài 9 năm, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phản ánh, nhận định, đánh giá về sự ác liệt, qui mô của cuộc chiến cũng như ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam và thế giới của chiến thắng Điện Biên Phủ trong tác phẩm văn học nghệ thuật các tác giả cần có một độ lùi cần thiết về thời gian, có khi đến hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm. Song, có một tác giả, mà lại là một nhà thơ đã chỉ mất có hai ngày sau khi nhận được tin thắng lợi từ mặt trận vừa báo về đến Bộ Tổng tham mưu của cuộc chiến, để hoàn thành tác phẩm. Đây là hiện tượng vô cùng hiếm trong lịch sử văn học hiện đại nước ta và thế giới. Người tạo nên kỳ tích hiếm có ấy là nhà thơ Tố Hữu, tác giả bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.

Bài thơ mô tả sinh động cuộc sống chiến đấu gian khổ với không ít hy sinh mất mát của cả dân tộc ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời phản ánh kịp thời không khí hào hùng và niềm vui vô bờ của nhân dân ta trong ngày hội mừng chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và lãnh tụ ấy, xứng đáng là một “Đại cáo bình Tây” của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Bài thơ được tác giả chia làm 4 phần, với trật tự cấu trúc mới lạ và một thể thơ tự do, phóng khoáng.

Ngay ở Phần I, thấu hiểu sự trông chờ của cả dân tộc, không để mọi người phải chờ đợi lâu, Tố Hữu báo tin chiến thắng, cái tin mà cả dân tộc ta, và cả thế giới đã nín thở chờ đợi:

“Tin về nửa đêm/ Hỏa tốc hỏa tốcNgựa bay lên dốc/ Đuốc cháy sáng rừngChuông reo tin mừngLoa kêu từng cửaLàng bản đỏ đèn đỏ lửa”Với thủ pháp nhịp điệu mô phỏng mà Tố Hữu sử dụng

trong những câu thơ mở đầu này, chúng ta như nghe thấy rõ mồn một tiếng vó ngựa dồn dập, hối hả, say sưa trên núi rừng Việt Bắc đưa tin chiến thắng, thấy rõ mồn một cái không khí “tin vui thắng trận dồn chân ngựa” (thơ Hồ Chủ tịch) nói về tin thắng trận và niềm vui, tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trận thắng Điện Biên Phủ như những con sóng lớn trên đại dương, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm của Tố Hữu lên phía trước. Lòng tự hào dân tộc và vinh quang của chiến thắng đã giúp Tố Hữu tạo được một hình ảnh chói lọi:

“Đêm lịch sử Điện Biên sáng rựcTrên đất nước, như Huân chương trên ngựcDân tộc ta, dân tộc anh hùng”.Trận đánh Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một

trận đánh lịch sử, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Khi các chiến sĩ ta quần nhau với địch trong những chiến hào ở Điện Biên Phủ, có hàng nghìn triệu người lương thiện khắp

“Đại cáo Bình Tây” của Thời đại Hồ Chí Minh

“HOAN HÔ CHIẾN SĨ

ĐIỆN BIÊN”

“Chín năm làm một Điện BiênNên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

(Tố Hữu)

l TRƯƠNG NGUYỄN

KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2014)

15

Page 16: Page 1 100 vh3+4

thế giới hồi hộp chờ tin các anh. Với tầm nhìn của một nhà cách mạng chiến lược, với biệt tài dựng lên những khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, Tố Hữu đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới:

“Điện Biên vời vợi nghìn trùngMà lòng bốn biển nhịp cùng lòng taĐêm nay bè bạn gần xaTin về chắc cũng chan hòa vui chung”.Sau khi cùng mọi người hoan hỷ trong men say chiến

thắng, trong Phần II nhà thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài “ba ngàn ngày”, chiến dịch Điện Biên toàn thắng sau “56 ngày đêm…”. Song, điểm đọng lại ấn tượng, gây nhiều cảm xúc kính phục trong đoạn này là khi tác giả mô tả cuộc chiến đấu ác liệt, sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân công. Qua đó nhà thơ thay mặt cho cả dân tộc khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên:

“Hoan hô chiến sĩ Điện BiênChiến sĩ anh hùngĐầu nung lửa thépNăm mươi sáu ngày đêm, khoét núi ngủ hầm, mưa

dầm, cơm vắt.Máu trộn bùn non/Gan không núng/Chí không mònNhững đồng chí thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÁo ào vũ bãoNhững đồng chí chèn lưng kéo pháoNát thân, nhắm mắt, còn ômNhững bàn tay xẻ núi, lăn bomNhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyếnMấy tầng mây gió lớn mưa toDốc Pha Đin, chị gánh, anh thồĐèo Lũng Lô, anh hò, chị hátDù bom đạn xương tan, thịt nátKhông sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...”Nhà thơ khẳng định sự chiến đấu anh dũng tuyệt vời,

sự hy sinh máu xương của những người tham gia chiến dịch là không uổng phí, mà đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước, cuộc sống yên bình cho nhân dân:

“Hỡi các chị, các anhTrên chiến trường ngã xuốngMáu của anh chị, của chúng ta không uổngSẽ xanh tươi đồng ruộng Việt NamMường Thanh, Hồng Cúm, Him LamHoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...?

Phần III, nhà thơ khẳng định quân giặc ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng như mọi kẻ thù xâm lược Việt Nam đều phải chung một kết cục: “Lũ chúng nó phải hàng, phải chết”. Bọn “giặc điên” dù có “chui xuống đất”, hay “chạy đằng trời” cũng không thể thoát khỏi sự trừng trị của quân và dân ta, bởi:

“Trời không của chúng bayĐạn ta rào lưới sắt!Đất không của chúng bayĐai thép ta thắt chặt!Của ta trời đất đêm ngàyNúi kia, đồi nọ, sông này của ta”Đối với bọn xâm lược chỉ có một con đường:“Chúng bay chỉ một đường raMột là tử địa, hai là tù binh:Và, trên mặt trận Điện Biên Phủ - nơi mà các tướng

soái thiện chiến, nhà nghề của Pháp và Mỹ từng huyênh hoang tuyên bố là pháo đài bất khả xâm phạm, đã là mồ chôn vùi quân xâm lược. Những câu thơ đanh thép, ào ạt, Tố Hữu nói thẳng vào mặt quân thù như tiếng vọng của “Hịch tướng sĩ”, “ Bình Ngô đại cáo” của lịch sử dân tộc ta:

“Hạ súng xuống rùng mình run rẩyNghe pháo ta lừng lẫy thét gầmNghe trưa nay tháng năm, mùng bảyTrên đầu bay thác lửa hờn cămTrông: bốn mặt lũy hầm sụp đổTướng quân bay lố nhố cờ hàngTrông: chúng ta cờ đỏ sao vàngRực trời đất Điện Biên toàn thắng!”Trong phần này, tác giả đã dựng nên một cảnh tượng

đối lập giữa người chiến thắng là dân tộc ta và kẻ chiến bại là thực dân Pháp, đối lập một bên là sự thất bại ê chề, nhục nhã của quân xâm lược, một bên là niềm vui của cả dân tộc chiến thắng. Và, người vui nhất là Bác Hồ :

“Tiếng reo núi vọng sông rềnĐêm nay chắc cũng về bên Bác HồBác đang cúi xuống bản đồChắc là nghe tiếng quân hò quân reo... Từ khi vượt núi qua đèoTa đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngàyTin về mừng thọ đêm nayChắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!”Phần IV, nhà thơ cho chúng ta biết, cùng với mặt trận

Điện Biên Phủ, chúng ta còn mở một mặt trận nữa, là mặt trận ngoại giao do đồng chí Phạm Văn Đồng làm tổng tư lệnh dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ. Trên hai mặt trận ấy, chiến thắng ở Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

16

Page 17: Page 1 100 vh3+4

Và khi chiến thắng đến, Tố Hữu nghĩ ngay đến đồng chí Phạm Văn Đồng ở nước ngoài đang từng ngày từng giờ ngóng chờ tin chiến thắng ở quê nhà. Tuy cách xa ngàn trùng, phương tiện liên lạc từ Việt Nam sang Giơ ne vơ không phải hiện đại như bây giờ, nhờ quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng, của Bác Hồ, và cùng đều là những tâm hồn lớn, nhà ngoại giao lớn, nhà tư tưởng lớn, Tố Hữu đã “biết” chắc chắn Phạm Văn Đồng vui mừng thế nào khi Điện Biên chiến thắng và “sẽ nói” thẳng vào mặt bọn xâm lược mà đại diện trên bàn hội nghị là Bidon (Pháp), Smit (Mỹ):

“Thực dân, phát xít/ Đã tàn rồi!/ Tổ quốc chúng tôiMuốn độc lập hòa bình trở lạiKhông muốn lửa bom đổ xuống đầu con cáiNước chúng tôi và nước các anh Nếu còn say máu chiến tranhở Việt Nam, các anh nên nhớTre đã thành chông, sông là sông lửaVà trận thắng Điện BiênCũng mới là bài học đầu tiên!”Thực tiễn lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên

Phủ đã chứng minh đúng tiên đoán của Tố Hữu. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ cả dân tộc ta đã bước vào cuộc kháng chiến 30 năm chống xâm lược Mỹ, chúng ta có trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh thắng cuộc chiến tranh bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, có Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Về phương diện lý luận, không ai phủ định một chân lý thực tế cuộc sống và là cây đời xanh tươi quyết định giá trị của tác phẩm văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật xét đến gốc vẫn là một phản ánh của cuộc sống. Và, nhà văn chính là người thư ký của thời đại. Với một sự thật ai cũng biết, nhà thơ Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai mang nặng ba lô, chân đạp rừng, gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió nằm sương với anh bộ đội, với chị dân công hỏa tuyến nên khi đọc “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” không ai không khẳng định Tố Hữu là một chiến sĩ ngoài mặt trận Điện Biên đã cùng chiến đấu với các chiến sĩ trên các chiến hào. Và, ai cũng khẳng định chỉ như thế Tố Hữu mới viết nên bài thơ phản ánh đúng thực tế như vậy. 45 năm từ khi bài thơ ra đời, ai cũng nghĩ như vậy. Cho đến năm 1999, với sự ra đời của cuốn sách gây chấn động, “Chân dung và đối thoại” (Nxb Thanh niên,1999), nhà thơ Trần Đăng Khoa, qua lời kể của Tố Hữu, đã cho ta biết thực tế nhà thơ đã sáng tác bài thơ trên không phải như chúng ta nghĩ.

Từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch Tố Hữu

không có lên Điện Biên. Ông bảo: “Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi chứ”. Ông kể, để biết Điện Biên có các địa danh để viết nên câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam,...”, ông phải đi hỏi. “Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi, những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng. Đấy, đơn giản là thế”.

Hồi ấy, Tố Hữu là Trưởng ban Tuyên truyền. Ông bảo “suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân ủy Trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền”. Và, cái tin mà không chỉ có ông “hong hóng” chờ đó đã đến: “Lúc ấy khoảng 5 giờ rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7/5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện “Hỏa tốc, hỏa tốc/ Ngựa bay lên dốc” ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi một con ngựa với chú liên lạc chứ làm gì có “Đuốc chạy sáng rừng”, với “Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: “Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa”. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa, ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc bí mật tuyệt đối. Cơ quan Trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thủy hữu tình. Cơ quan Trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn “Loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ…Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho”.

Tố Hữu bảo bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” ông viết nhanh lắm. “Sau chiến thắng tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: “Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

17

Page 18: Page 1 100 vh3+4

đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù của ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy trong ngày chiến thắng Điện Biên ... Cũng trong buổi gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vần võ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe được về Điện Biên mình cho vào thơ hết, cho nó có vần, có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất” (Chân dung và đối thoại, tr 19 -20). Ngay cả câu thơ “Tiếng reo núi vọng sông rền...”, Tố Hữu cũng bảo “mình cũng phịa đấy”. Hồi đó đang phải bí mật, có ai dám hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà Hoan hô chứ. Mình Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô ông Giáp...”. Khi được hỏi, bài thơ này khi viết xong Bác Hồ có đọc không, Tố Hữu nói: “Có chứ”. Thế Ông Cụ nói sao. Tố Hữu: “Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen tôi cả” (Sđd, tr 21).

Câu chuyện trên (mà tôi tin là thật 100%) khiến tôi liên tưởng tới nhà thơ Phùng Quán viết “Vượt Côn Đảo”. Khi viết tác phẩm này, ông chưa hề đặt chân đến Côn Đảo, chỉ biết Côn Đảo qua lời kể của một số tù chính trị vượt Côn Đảo. Tố Hữu không tận mắt chứng kiến cuộc sống gian khổ, cuộc chiến ác liệt của các chiến sĩ Điện Biên trong 56 ngày đêm, không cùng “chị gánh, anh thồ” trên muôn nẻo đường lên Điện Biên, ông chỉ ngồi một chỗ ở rất xa mặt trận hình dung qua lời kể và, nhiều chỗ ông… “phịa”. Vậy mà Tố Hữu đã làm nên một tác phẩm lớn “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Chỉ có một lời giải thích thoả đáng cho câu chuyện này: Tố Hữu là một Cá biệt - Cá biệt của một Thiên tài. Thiên tài thơ trong Tố Hữu thăng hoa bởi lòng yêu nước, tình yêu thương bộ đội, anh chị dân công hỏa tuyến. Kể về

nỗi gian khổ, sự hy sinh của chiến sĩ ngoài mặt trận, hay chị dân công trên đèo, Tố Hữu đã phải dùng sức tưởng tượng mà bồi đắp cho những hình ảnh về thực tế mà nhà thơ đã thâu lượm được từ trước hoặc qua lời kể. Và, sự bồi đắp ấy đã thành công. Điều quan trọng hơn, ở Tố Hữu (cũng như ở Phùng Quán), có thể có những tình tiết trong tác phẩm các ông đã “phịa” nhưng có một thứ thật 100% các ông không “phịa” đó là cảm xúc, cái để làm nên “hồn” của tác phẩm. Từ sâu thẳm trái tim, Tố Hữu mong cuộc chiến mau kết thúc, quân ta thắng trận để hoà bình, tự do đến với dân tộc ta. Vì thế, tin thắng trận như một luồng sống ào ạt thổi vào tâm hồn Tố Hữu, làm nảy lên những câu thơ như “măng mọc sau mùa xuân”, như những đóa hoa đồng tươi thắm. Chính tình cảm của nhà thơ đã làm nên những câu thơ rung lên những nhạc điệu, những ý thơ lãng mạn, khiến người đọc vô cùng xúc động.

Trận đánh Điện Biên Phủ là trận đánh của cả dân tộc ta, với sau lưng là lịch sử hào hùng 4.000 năm chiến thắng ngoại xâm. Thực tế chiến dịch cho thấy, bên cạnh quân đội, cùng với quân đội là đủ mọi lực lượng: các đơn vị dân công hỏa tuyến, là thanh niên xung phong, là các văn nghệ sĩ,... Và, trong trận chiến ấy, không chỉ có nam giới/ “các anh”, mà có cả nữ giới/ “các chị”. Xen lẫn mầu áo của bộ đội, có bóng áo chàm của đồng bào các dân tộc, bóng áo nâu sờn của người Kinh. Cả dân tộc ta đi vào trận đánh dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và vị tổng chỉ huy trực tiếp là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tố Hữu đã gọi chung tất cả những người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ bằng một từ chung là “ Chiến sĩ Điện Biên”, và, chỉ có 03 con người cụ thể, được Tố Hữu nhắc đến/ kể ra trong chiến dịch ấy, là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Và, khi chiến thắng đến, Tố Hữu thay mặt cả dân tộc Việt Nam ta hoan hô, chúc mừng: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Ngoài hoan hô chiến sĩ Điện Biên, trong bài thơ, Tố Hữu chỉ hoan hô riêng một người: “Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Thế là đúng, là đủ!Các chiến sĩ Điện Biên dưới sự chỉ huy trực tiếp của

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lập nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mang lại:

“Vinh quang Tổ quốc chúng taNước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVinh quang Hồ Chí MinhCha của chúng ta ngàn năm sống mãi”.“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo bình Tây” của

thời đại Hồ Chí Minh - hừng hực không khí chiến đấu và chiến thắng, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và lãnh tụ, sẽ mãi mãi được tụng ca! n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

18

Page 19: Page 1 100 vh3+4

KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014)

l CHÂU GIANG

Cách đây vừa tròn 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, trực tiếp là Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp, với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ. Đóng góp vào chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu đó, ngoài những tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, các quân binh chủng quân đội như bộ binh, pháo binh, công binh, phòng không, thông tin, hậu cần, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong,…còn có “binh chủng văn nghệ”. Những văn nghệ sĩ - chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch trên cương vị là cán bộ, chiến sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ trong các đại đoàn quân chủ lực, trong các đoàn văn hóa đi chiến dịch. Họ đã chiến đấu không chỉ bằng súng đạn, cuốc xẻng, mà còn chiến đấu bằng những vũ khí “đặc chủng” như cây bút sắt, bút chì, bút lông, màu nước, bột màu,…để làm nên những tác phẩm phục vụ trực tiếp các chiến sĩ ngoài mặt trận, góp phần nhỏ của mình vào chiến công chung của dân tộc. Nổi bật trong “binh chủng văn nghệ” đó, là mỹ thuật với đội ngũ khá đông hoạ sĩ - chiến sĩ.

CÁC HỌA SĨ - CHIẾN SĨ THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Mặt trận Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, nhưng trước thời điểm đó, từ tháng 8/1953, trường Mỹ thuật kháng

chiến của nước Việt Nam mới tại chiến khu Việt Bắc đã phân công các học sinh năm thứ 3, khóa đầu tiên của Trường là các họa sĩ: Nguyễn Thế Vy, Lê Huy

Hòa, Nguyễn Mạnh Lân vào quân đội để vừa phục vụ vừa tiếp tục rèn luyện sáng tác. Mỗi người được biên chế vào một tiểu đội trong cùng một đại đội của Trung đoàn Thủ đô đóng quân ở chân đèo Khế (Thái Nguyên). Tháng 12/1953, các anh cùng hành quân với bộ đội lên Tây Bắc, đi chiến dịch Trần Đình (tức

“Kết nạp Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ” tranh của hoạ sĩ Nguyễn Sáng

19

Page 20: Page 1 100 vh3+4

chiến dịch Điện Biên Phủ). Khi chiến dịch nổ ra, từ khắp nơi, các họa sĩ cũng

lên đường hòa vào các đơn vị bộ đội, dân công hỏa tuyến hướng về Điện Biên Phủ. Hai họa sĩ Ngô Tôn Đệ, Trần Lưu Hậu đang trong đoàn công tác giảm tô ở Thái Nguyên được lệnh lên đường tham gia công tác tại Hội đồng cung cấp mặt trận tiền phương, phục vụ các công việc hậu cần dọc đường ra mặt trận. Họa sĩ Lưu Công Nhân được cử đi công tác bên địch vận. Họa sĩ Ngọc Linh được cử về Sơn La cùng đoàn văn công Tây Bắc đi phục vụ chiến dịch. Họa sĩ Mai Văn Hiến ở Bộ Tư lệnh mặt trận; Nguyễn Bích ở báo Quân đội nhân dân tiền phương; Huy Toàn, Nguyễn Thụ ở Đại đoàn 312; Phạm Thanh Tâm ở Đại đoàn 351; Nguyễn Sáng đi cùng với Đại đoàn 308; Phạm Hảo làm việc với báo Vui sống đi theo Cục Quân y; Sĩ Tốt làm chiến sĩ đồ bản ở Đại đoàn 316; Lương Quý làm chiến sĩ ở Trung đoàn 77 huấn luyện tân binh chuyển đạn ra mặt trận; Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân công tác ở Cục địch vận tham gia giải tù binh, làm phiên dịch; Văn Giáo, Đặng Đức đi theo dân công hỏa tuyến.

Không chỉ có các trò, các thầy giáo của Trường Mỹ thuật kháng chiến, như các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Sĩ Ngọc sau đợt cải cách ruộng đất, đầu tháng 4/1954 cũng được cử đi Điện Biên Phủ. Các thầy được đồng chí Tố Hữu viết giấy giới thiệu với Cục Tuyên huấn tiền phương. Hôm tiễn

họa sĩ Tô Ngọc Vân lên đường, đồng chí Tố Hữu còn nói: “Không đi kỳ này thì không bao giờ có thể vẽ chiến tranh được nữa… Sau Điện Biên sẽ là hòa bình rồi…”. Nghe đồng chí nói vậy, họa sĩ Tô Ngọc Vân lòng đầy hào hứng, tin tưởng, đã đề nghị giao ước thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ giữa người ra mặt trận với người ở lại nhà. Qua đây đủ thấy nhiệt tình đi vào cuộc sống sôi động không ngại gian khổ, hy sinh của người thầy giáo - họa sĩ Tô Ngọc Vân thật mạnh mẽ, cương quyết, lòng say mê lao động sáng tạo thật dồi dào mãnh liệt, tất cả để làm sao ghi lại được những hình ảnh một thời lịch sử của đất nước.

Nhớ lại những ngày hào hùng đó, họa sĩ, NSND

Tranh “Bộ đội và dân công nghỉ trên đồi”, 1953, của Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”, năm 1954 của họa sĩ Tô Ngọc Vân

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

20

Page 21: Page 1 100 vh3+4

Ngô Mạnh Lân viết: “Nhóm họa sĩ chúng tôi theo Trung đoàn Thủ đô đi chiến dịch lại có những nhiệm vụ khác nữa. Hành quân đêm đi, ngày nghỉ với bộ đội, truy kích địch, công tác ở Trạm quân y, tham gia viết tin, vẽ tranh ở Ban Tuyên huấn, Đại đoàn, theo bộ đội đi đánh cứ điểm, khi chiến thắng vào Mường Thanh lấy tài liệu, vẽ chân dung Bác, phục vụ ngày 19/5,…là công việc của một họa sĩ đi phục vụ trong quân đội. Chúng tôi tranh thủ vẽ ký họa, hoặc tốc ký phác họa, hào hứng ghi lại những cảnh sinh hoạt của bộ đội trong hành quân, lúc đào hào, làm đường, nằm hầm, khi chuẩn bị hành trang xuất kích, lúc nghỉ ngơi, lăn quay ra ngủ, lúc tắm giặt ngoài suối, khi nhận thư hậu phương, lúc học tập nâng cao quyết tâm chiến đấu”.

Có thể nói chiến dịch Điện Biên Phủ đã hình thành một đội quân họa sĩ có mặt trên khắp các tuyến phục vụ chiến dịch. Thực tế đi chiến dịch là chất liệu ngồn ngộn để các họa sĩ sáng tạo nên các tác phẩm phục vụ chiến dịch. Đề tài sáng tác thật đa dạng, vì thế các tác phẩm hội họa cũng vô cùng phong phú. Mảng đề tài chính, được các họa sĩ tập trung phản ánh nhiều nhất là phản ánh cuộc sống đi chiến dịch, chiến đấu của bộ đội, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết tâm đánh thắng Điện Biên Phủ. Các họa sĩ Phạm Thanh Tâm, Huy Toàn vẽ tranh minh họa trên báo của Đại đoàn 351, 312. Họa sĩ Nguyễn Bích vẽ tranh trên báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận. Các bức tranh minh họa trên báo đã được chiến sĩ ta cắt dán trên các hầm pháo, hầm trú ẩn. Các họa sĩ: Lưu Công Nhân, Đào Đức vẽ về dân công, bộ đội; Ngô Tôn Đệ vẽ về chiến sĩ lái xe phá bom nổ chậm, tiếp tế lương thực;

Ngô Minh Cầu vẽ về xây dựng cầu đường; Nguyễn Trọng Kiệm vẽ về Đoan Hùng; Ngô Mạnh Lân vẽ về sinh hoạt bộ đội ở Điện Biên; Nguyễn Sáng có tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”….Cũng tại mặt trận, các họa sĩ đã ghi chép được nhiều ký họa bằng bút sắt, thuốc nước, vẽ tranh bằng bột màu, tranh cổ động được khắc gỗ và in kịp thời gửi đến chiến sĩ, như: Nêu cao quyết tâm đánh chắc, tiến chắc tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, quyết tâm liên tục chiến đấu, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ vào dịp ta vừa kết thúc đợt hai tấn công Điện Biên Phủ tiêu diệt 5.000 quân địch và hạ 50 máy bay, phá hủy 7 kho đạn, 5 xe tăng. Nhiều tác phẩm của họ đã được trưng bày ngay tại mặt trận phục vụ cho cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến và nhân dân trong vùng. Những tác phẩm được các họa sĩ trẻ hoàn thành sau ngày chiến thắng có các cảnh sinh hoạt của bộ đội đi chiến dịch Điện Biên Phủ của Ngô Mạnh Lân, cảnh chiến thắng ở Điện Biên Phủ của Lê Huy Hòa, cảnh về các chiến sĩ cơ giới, chiến sĩ phá bom nổ chậm của Ngô Tôn Đệ, các ký họa tài liệu của Nguyễn Thế Vy, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu,… các tác phẩm đó được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954 tại Hà Nội mới giải phóng.

Bên cạnh mảng đề tài chủ đạo trên, nhiều họa sĩ vẽ tranh địch vận, truyền đơn bướm để tung vào các vị trí của địch. Họa sĩ Phạm Hảo vẽ tranh tuyên truyền phòng dịch phục vụ bộ đội và gửi vào các đồn địch. Đặc biệt, sau khi ta nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam và cứ điểm Độc Lập, ngày 16/3/1954, họa sĩ Mai Văn Hiến được giao nhiệm vụ vẽ bức tranh lớn để kêu gọi quân địch ở cứ điểm Bản Kéo đầu hàng. Trong điều kiện ở mặt trận không có nguyên vật liệu để vẽ, họa sĩ đã phải đi tìm xưởng in để xin được giấy báo cỡ bằng nửa tờ báo quân đội, hoà trộn sơn cặn của nhà in cùng dầu hỏa để làm nguyên liệu vẽ. Các tờ giấy đã được dán nối với nhau bằng cơm nếp nghiền, trải trên mặt đất phẳng do bộ đội làm giúp, phải dùng tre và phên để làm chỗ cho họa sĩ ngồi vẽ, bút vẽ được làm từ cọng chuối. Trong một ngày, bức tranh lớn đã hoàn thành với diện tích tới 20m2 (4m x 5m). Bức tranh vẽ hình người phụ nữ đang ôm con nhỏ và có dòng chữ kêu gọi binh lính địch bỏ vũ khí trở về với gia đình. Bức tranh này đã được

Tác phẩm “Gặp gỡ”, bột màu, 1954 của Họa sĩ Mai Văn Hiến

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

21

Page 22: Page 1 100 vh3+4

các chiến sĩ quân báo mặt trận đưa vào sát đồn Bản Kéo và dựng lên trước lúc bình minh. Để làm việc này, ngay từ tối hôm trước, các chiến sĩ quân báo phải dựng sẵn các cây tre làm giàn giáo. Bức tranh đã góp phần cùng với bộ đội vây lấn ép cả một tiểu đoàn ngụy quân người Thái và binh lính Pháp ra đầu hàng. Họa sĩ Huy Toàn cũng vẽ ở trong hầm một bức tranh địch vận trên vải dù trắng có diện tích 2m2 cũng được dựng ở đồn Bản Kéo kêu gọi địch đầu hàng nhưng đã bị bọn chúng bắn tan nát.

Thi đua với các đồng nghiệp ở ngoài tiền tuyến, nhiều họa sĩ ở hậu phương như Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận … cũng tham gia sáng tác phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cùng bộ đội, dân công, thanh niên tham gia chiến dịch, trong đội ngũ họa sĩ đã có nhiều tổn thất, hy sinh ngay trước ngày chiến thắng. Một trong những số đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ông đã hy sinh ngay chân đèo Lũng Lô khi chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc. Trong những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có nhiều ký họa phản ánh trung thực cuộc sống của bộ đội, dân công; trong đó có những tác phẩm nổi tiếng, như: “Hành quân qua suối” (chì, 36x51cm); “Đèo Lũng Lô” (mầu nước, 50x38cm), “Trên đường Điện Biên”, “Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,……được tặng Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc năm 1954. Nhớ về người thầy của mình, họa sĩ Ngô Mạnh Lân viết: “Xem những ký họa thầy Vân vẽ trong những ngày cuối trên đường đi chiến dịch mới thấy cái nhìn tạo hình bao quát của họa sĩ trước những khung cảnh tưởng như bình thường, nhưng sao nó hào hùng và vĩ đại làm vậy. Bức “Trên đường Điện Biên” hay “Đèo Lũng lô”, “Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,…được ghi lại như những bố cục tranh hoàn chỉnh, bức hình thâu tóm quang cảnh hùng vĩ và nên thơ của rừng núi Tây Bắc cùng hàng đoàn bộ đội, dân công tấp nập tiến ra mặt trận như đi trẩy hội. Người thì đeo ba lô, súng ống, người mang vác trên vai, người khiêng, người gồng gánh, người chống gậy lội suối,…ai nấy đều trong tư thế gấp gáp, vững vàng cùng cả đoàn đi qua con suối với những tảng đá to nhỏ, dưới tán cây đại thụ được diễn tả chăm chút từ cành lá đến bộ rễ ngoằn ngoèo bám sâu vào lòng đất, dưới những triền núi nhấp nhô còn phủ sương phía xa xa. Hình nét ở đây như rung lên qua những đường chì đầy cảm xúc, trân trọng, toát lên vẻ lạc quan và quyết tâm của quân dân ta. Ở cảnh bộ đội hành quân qua

đường mới mở lại có bút pháp mạnh mẽ, dồn dập từ những nét chì đậm, dứt khoát, chồng chéo lên nhau, tạo một không khí khẩn trương, rộn ràng. Có bức lại là những nét bút nhanh nhẹn, hối hả của đoàn người đạp trên cỏ trên lá rậm rạp tiến về phía trước…Những tác phẩm đó bộc lộ cái tình, cái hồn của người họa sĩ hòa vào hơi thở của cuộc sống sôi động hướng ra mặt trận. Điểm nổi bật ở tranh ký họa của thầy Vân là, với con mắt tinh tường, khám phá những hình nét gợi cảm, những dáng điệu sinh động dưới một tổng thể cảnh sắc vừa hùng tráng bao la, vừa thi vị ấm áp. Chính vì thế mà bộ ký họa về chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như bộ ký họa vẽ bà con nông dân đấu tranh trong cải cách ruộng đất của thầy đã đoạt Giải Nhất tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954” (Văn học nghệ thuật với Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, 2005, tr 204-205).

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng đó là những ngày để thử thách lòng yêu nước, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh và trí sáng tạo của các họa sĩ. Bám sát cuộc sống, chiến đấu với nhiều mất mát hy sinh của chiến sĩ Điện Biên, các họa sĩ đã có những tác phẩm phản ánh trực tiếp cuộc sống chiến đấu của chiến sĩ phục vụ (dân công hỏa tuyến) hoặc trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Điện Biên: đào công sự, công đồn,…Nếu nói như ngôn ngữ ngày nay, thì đó là các sáng tác cổ động. Sự thực, các sáng tác đó đã là nguồn cổ vũ hết sức to lớn với đồng bào các dân tộc Điện Biên và các chiến sĩ chiến đấu trên trận địa, có vai trò quan trọng trong nỗi sẻ chia những gian khổ khó khăn, giúp đồng bào, chiến sĩ ta vượt qua mọi gian nan thử thách, làm nên một chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Cũng bằng tác phẩm của mình, các họa sĩ đã tấn công trực diện vào tâm tư tình cảm của binh sĩ địch (làm nhiệm vụ binh vận). Nhìn tổng quát, các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính chiến đấu, tính cách mạng cao, tính nhân văn sâu sắc. Trận chiến Điện Biên Phủ là một hiện thực vĩ đại, đã đẻ ra / có được những tác phẩm văn học, nghệ thuật vĩ đại. Vinh quang thay những họa sĩ lớp họa sĩ khóa kháng chiến - những họa sĩ tài năng, yêu nghề, yêu nước, đã dùng / lấy nghệ thuật của mình phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đã dấn thân vào một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần làm nên Đài hoa chiến thắng Điện Biên Phủ./.n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

22

Page 23: Page 1 100 vh3+4

Trong công việc sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là lĩnh vực âm nhạc, nếu tác giả nào cả đời sáng tác được một ca khúc hay một bản

nhạc đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích đã là một thành công, một niềm hạnh phúc vô bờ rồi. Vậy mà, có một người nhạc sĩ, còn rất trẻ, chưa được học trường nhạc Tây, chỉ trong hai năm, nói chính xác, tính tổng số tháng thì chưa đủ 1 năm, lại trong hoàn cảnh chiến tranh, sống dưới bom đạn ác liệt của quân giặc, gian khổ, thiếu thốn đủ điều, tác giả này đã có 3 ca khúc để đời. Người nhạc sĩ tài ba ấy là Đỗ Nhuận. Và chùm 3 ca khúc của ông sáng tác trong thời gian ngắn, trên miệng chiến hào, là: Hành quân xa (1953), Chiến thắng Him Lam (1954) và Chiến thắng Điện Biên (1954). Khâm phục hơn, kính nể hơn là, trong 3 ca khúc đó, thì giai điệu hào hùng của ca khúc Chiến thắng Điện Biên được lấy làm nhạc hiệu mở đầu một ngày mới trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam 60 năm qua, cùng với

giọng đọc đầy tự hào “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát đi từ Hà Nội,…” trên nền nhạc hiệu ấy.

Để có được những khúc khải hoàn hào hùng và đi cùng năm tháng đó, Đỗ Nhuận đã có những tháng ngày cùng bộ đội, dân công, thanh niên xung phong ra mặt trận. Với tư cách là chiến sĩ - nhạc sĩ, Đỗ Nhuận được biên chế vào Đại đội 267 của Đại đoàn quân tiên phong 308. Ông đã theo bộ đội hành quân từ Đại Từ - Thái Nguyên, xuyên qua Đèo Khế sang Tuyên Quang, rồi Bình Ca, rồi đến sông Hồng. Những người lính vai vác nặng đã tới Thượng Bằng La - Yên Bái. Họ vừa đi vừa truyền vào nhau ý chí: “Là lính, đâu có giặc là ta cứ đi”. Không ngờ câu nói ấy đã neo vào tâm trí, đánh thức cảm xúc âm nhạc của Đỗ Nhuận. Ý định viết một bản hành khúc cho người lính kháng chiến của Đỗ Nhuận sau khi nghe lính nói “đâu có giặc là ta cứ đi” đã ra đời. Không lâu sau, bắt gặp “đơn đặt hàng” của một y tá đơn vị khi đồng chí đề nghị ông viết bài hát để động viên chiến

KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014)

Với đại thắng Điện Biên trong Âm nhạc

NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN

l NGUYỄN THÙY LINH

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

23

Page 24: Page 1 100 vh3+4

sĩ bảo vệ đôi chân để hành quân, kéo pháo vào trận địa, Đỗ Nhuận đã viết ngay hành khúc “Hành quân xa” trong một thời gian rất ngắn:

Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổVai vác nặng, chân có đổ mồ hôiMắt ta sáng, chí căm thù bọn thực dân cướp nướcĐời chúng ta đâu có giặc là ta cứ điHành quân xaHành quân xaVới ca khúc “Chiến thắng Him Lam”, Đỗ Nhuận lại

sáng tác trong một hoàn cảnh khác, ngay trên chiến hào trận địa. Trước giờ bộ đội xuất phát đánh trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, trời đổ mưa tầm tã. Bộ đội ta đeo súng tiểu liên ngang ngực, bộc phá vác vai, dầm mưa lội bì bõm dưới giao thông hào. Đỗ Nhuận đã cùng một số nhạc sĩ phải căng ni lon che mưa, đứng trên miệng chiến hào biểu diễn động viên bộ đội. Đỗ Nhuận kéo Violon, Trần Ngọc Xương kéo Acscocdeon, Nguyễn Tiến thổi sáo. Các anh hòa tấu bản “Chiến sĩ Việt Nam” của Văn Cao, “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi và “Vì nhân dân quên mình” của Doãn Quang Khải. Các anh cứ biểu diễn đi biểu diễn lại các bản nhạc đó cho tới khi bộ đội ta vào trận hết. Khi các chiến sĩ ta xông lên công đồn cứ điểm Him Lam, thì ngay trong căn hầm hàm ếch cách cứ điểm không xa, dưới ánh sáng ngọn đèn hộp “Gibs” vặn nhỏ như hạt đỗ, Đỗ Nhuận đã hoàn thành ca khúc “Trên đồi Him Lam”, với những ca từ: “Hôm qua đánh trận Điện Biên chiến hào xuất kích. Đồi Him Lam ta tiến vào...”. Chỉ ít giờ sau, khúc tráng ca “Trên đồi Him Lam” đã được các chiến sĩ hát vang dọc chiến hào Điện Biên.

Sau trận Him Lam, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng đoàn văn công trở về Mường Phăng cách Mường Thanh chừng 10 cây số để sửa đường cho pháo lớn tiến vào trận địa trước mùa mưa. Ngày ngày, vừa cầm cuốc sửa đường, Đỗ Nhuận vừa nung nấu bản hành khúc

chiến thắng khi chiến dịch kết thúc. Qua những trang nhật ký của ông để lại, chúng ta biết nhạc sĩ đã có dự cảm ngày chiến thắng sẽ đến và ngày đêm trăn trở tìm cấu tứ, giai điệu, ca từ,…cho bài hát này. Ông viết: “Dứt khoát bài hát phải có chất dân ca của miền

Tây Bắc. Nhưng chiến thắng là của cả nước. Vậy cần phải hòa điệu các dân tộc. Nhưng không tham. Tham sẽ làm loãng tính thống nhất của bài ca. Cần có nhạc cảm. Chân thực và dễ hát. Những ý đồ lớn lao dành cho tương lai. Bài hát chiến thắng này chỉ cần dựng lên một cái mốc nhỏ, đánh dấu trận chiến thắng lịch sử này bằng một hình thức âm nhạc dễ phổ cập. Về khúc thức, cần thoải mái, không nên bó hẹp trong sách vở. Người lính trèo đèo vượt núi sau bao ngày gian khó mới làm nên chiến thắng thì khúc thức âm nhạc không cần phép tính ngang bằng sổ thẳng như “Hành quân xa”. Về lời ca, phải súc tích. Về thời điểm viết thì đó là… nhờ trời. Cứ tập trung tư tưởng để lấy đà chờ đúng lúc thì bay lên thăng hoa. Sáng tác trước hoặc sau thời kỳ ấy đều không đủ độ, thiếu chất men. Dù ghi dày đặc năm trang sổ tay những từ ngữ lộn xộn như: “Em bé xòe hoa - Đàn bướm trắng - Lá ngụy trang - Súng đại bác - Giải phóng Điện Biên”.

Và, cái khoảnh khắc thiêng liêng của sáng tạo mà Đỗ Nhuận chờ đợi từ khi chiến dịch mở màn đã ập đến. Ông chỉ việc hiện thực hóa cảm xúc thăng hoa của mình. Trong hồi ký “Âm thanh cuộc đời”, nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết: “Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chúng tôi đang cuốc đất, rải đá thì vào buổi chiều, một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi”. Người tôi gai lên. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy, không cần nhạc đệm… Tôi lại đàn, hát. Đêm hôm đó, tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm suốt sáng. Tay cứ búng chiếc Violon, mồm cứ y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết vừa bóc sắn ăn”.

Chỉ sau có một đêm, tiếng búng giây đàn Violon của Đỗ Nhuận đã làm ra một hành khúc chiến thắng của toàn dân tộc, khúc tráng ca của các dân tộc bị

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

24

Page 25: Page 1 100 vh3+4

áp bức, chống xâm lược, đòi độc lập, tự do trên toàn thế giới - “Chiến thắng Điện Biên”:

“Giải phóng Điện BiênBộ đội ta tiến quân trở vềGiữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vuiBản Mường xưa nương lúa mới trồngKìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoaDọc đường chiến thắng ta tiến vềĐoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh

vượt quaSúng đại bác quấn lá ngụy trangTừng đàn bươm bướm trắng giỡn lá ngụy trangXiết bao sướng vui từ ngày lên Tây BắcĐồng bào nao nức mong đón ta trở vềGiờ chiến thắng ta đã vềVui mừng đón chúng ta tiến vềNúi sông bừng lênĐất nước ta sáng ngờiCánh đồng Điện Biên cờ chiến thắngtưng bừng trên trờiGiải phóng miền TâyBộ đội ta đã mau trưởng thànhThắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên. Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng qua suối đắp đường thắng lợi về đâyPhương châm đánh chắc ta tiến lên lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tanVang lừng tiếng súng khi mừng côngthỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mongXiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phớinông dân hăng hái khi chúng ta trở vềRuộng đất chúng ta đã về, vui mừng đón chúng

ta tiến vềChiến sĩ Điện BiênThế giới đang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây hòa bình.Chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên

Phủ là trận quyết chiến chiến lược mang tính chất bản lề của cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, được Trung ương Đảng, Quân ủy trung ương và Bác Hồ dốc sức chỉ đạo, cùng sự cố vấn của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, với phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ làm Tổng chỉ huy chiến dịch ngoài tiền tuyến. Qua thực tiễn chiến trường và với tấm lòng thương yêu chiến sĩ, để đảm bảo chắc thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh”

sang “Đánh chắc, thắng chắc”. Và, chính nhờ thực hiện phương châm này đã đưa quân và dân ta đến thắng lợi và chịu ít tổn thất nhất. Điều này, nhiều năm sau các phương tiện truyền thông mới đưa tin rộng rãi. Song, ít người biết rằng, người đầu tiên đưa phương châm “đánh chắc” vào tác phẩm nghệ thuật, mà lại là thành lời của bài hát từ ngay khi khói đạn trên chiến trường chưa tan hết, chính là nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Trong ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, có ca từ: “Phương châm đánh chắc ta tiến lên lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tan”.

Điểm độc đáo nữa trong ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” là ở chỗ Đỗ Nhuận đã kết hợp đến độ nhuần nhuyễn dân ca vùng Tây Bắc và làn điệu Sắp qua cầu của nghệ thuật chèo của vùng đồng bằng Bắc Bộ đã làm tăng tính chất khải hoàn ca của bài hát. Chỉ ít ngày sau khi ra đời, hành khúc “Chiến thắng Điện Biên” đã được phổ biến cho bộ đội toàn mặt trận. Giai điệu hào hùng, vui tươi của bài hát càng làm tăng men say của ngày vui chiến thắng sau “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm / mưa dầm, cơm vắt / máu chộn bùn non” (thơ Tố Hữu), của niềm vui của dân tộc thoát khỏi ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp. Trong lễ mừng công, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã được Bộ Tổng tư lệnh trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho thành tích viết bài hát này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam, mang đến niềm tin chiến thắng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. Riêng với nhạc sĩ Đỗ Nhuận, ông đã làm nên một chiến thắng Điện Biên trong âm nhạc, mà đỉnh cao là khải hoàn ca “Chiến thắng Điện Biên”. Với bộ ba sáng tác của Đỗ Nhuận ngay trước chiến dịch và trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Hành quân xa (1953), Chiến thắng Him Lam (1954) và Chiến thắng Điện Biên (1954) càng minh chứng cho một chân lý sáng tạo nghệ thuật là khi người nghệ sĩ tài năng mà tự nguyện dấn thân vào cuộc sống chiến đấu, lao động của dân tộc chắc chắn sẽ làm nên những tác phẩm vĩ đại. Tác phẩm của họ đã đáp ứng yêu cầu của cuộc sống thực tế là kháng chiến, là một vũ khí tinh thần vô cùng cần thiết để động viên, khích lệ cả dân tộc tham gia vào cuộc kháng chiến; đồng thời từng bước để người nghệ sĩ hoàn thiện mình, sáng tác nên những giai điệu tự hào về Tổ quốc và nhân dân mình ./. n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

25

Page 26: Page 1 100 vh3+4

Trong bối cảnh “Thế giới phẳng” và toàn cầu hóa cao độ, từ nền kinh tế của một quốc gia, một địa phương cho đến một doanh nghiệp,

muốn tồn tại, phát triển, một trong những bài toán quan trọng nhất, một trong những câu hỏi cần lời giải thỏa đáng trước nhất là vấn đề thị trường cho sản phẩm và thu hút đầu tư phát triển lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường ấy, hầu hết các quốc gia, các địa phương đều chú trọng đề ra các chính sách mời gọi hấp dẫn, “Trải thảm Đỏ” thu hút các nhà đầu tư; các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện liên doanh, liên kết; các doanh nghiệp đã đưa chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, các chế độ khuyến mại lớn vào giá thành sản phẩm để giải quyết bài toán “đầu ra” cho sản phẩm… Khoản tài chính chi cho những hoạt động

trên là không hề nhỏ. Đó là chưa kể đến nhiều khó khăn phải giải quyết trong vấn đề thủ tục thương mại, ngoại giao, hành chính để có thể triển khai được những vấn đề chiến lược trên. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, không trừ một quốc gia, một doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa nào, những vấn đề trên càng làm đau đầu các nhà quản lý, các doanh nhân.

Có một đơn vị truyền thông, trong mấy năm qua, bằng sự nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, bằng hoạt động sáng tạo của mình, đã góp phần giúp nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ phần nào những khó khăn trên, thực sự là cầu nối liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là hai nước Việt Nam và Cộng hòa DCND Lào.

CÔNG TY CP VĂN HÓA VIỆT NAM

l TRƯƠNG NGUYỄN HÀ BÌNH

CẦU NỐI LIÊN KẾTTHÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HAI NƯỚC VIỆT NAM - LÀO

Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam trao giải thưởng cho Đại diện Doanh nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn - Lào

Đồng chí Bunpon Búttanạvông - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trao giải thưởng cho đại diện Doanh nghiệp đạt giải tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

26

Page 27: Page 1 100 vh3+4

Đơn vị truyền thông ấy là Công ty CP Văn hóa Việt Nam - thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.

Vào những năm đầu của thập kỷ thứ 2, thế kỷ XXI, từ trăn trở đưa công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tạo cầu nối liên doanh liên kết giữa các tổ chức, doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế các nước ASEAN, trước hết là hai nước Việt Nam và Lào, Công ty CP Văn hóa Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều chương trình bình chọn, trao tặng nhiều giải thưởng, cúp Vàng cho các tổ chức, doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà quản lý của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh vì sự phát triển cộng đồng.

Chương trình đã nhận được sự ủng hộ, cộng tác của nhiều cơ quan, đơn vị của Việt Nam và Lào. Cụ thể:

- Các cơ quan chỉ đạo và chứng nhận giải thưởng, có: Bộ Công thương nước Cộng hòa DCND Lào, Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch nước Cộng hòa DCND Lào, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Các đơn vị bảo trợ thông tin cho Chương trình, có: Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu, Đài Truyền hình Quốc gia nước Cộng hòa DCND Lào (đơn vị truyền hình trực tiếp các chương trình).

Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào đã có Thư gửi khen ngợi, cổ vũ, động viên Ban tổ chức chương trình:

Về phía Việt Nam, có: Chủ tịch Quốc hội nước

Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Thị Doan, nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam Lê Khả Phiêu. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, GS.VS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam có Thư chúc mừng Ban Tổ chức Giải thưởng đồng thời trực tiếp tham dự Lễ trao giải.

Về phía Cộng hòa DCND Lào, có: Đồng chí Bunpon Búttanạvông - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Nam Vị Nhạ Kệt - Bộ trưởng Bộ Công thương nước Cộng hòa DCND Lào, đồng chí Boseng kham Vongdara - Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa - Du lịch nước Cộng hòa DCND Lào, đồng chí Chalơnnhia Pao hơ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa DCND Lào, và đồng chí Tổng Giám đốc Đài Truyền hình quốc gia Lào. Các đồng chí đã trực tiếp trao tặng giải thưởng cho các tập thể và các nhân được vinh danh.

Những chương trình này đều được tổ chức tại Thủ đô Viêng chăn của nước Cộng hòa DCND Lào và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Lào.

Chỉ tính từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, Công ty đã tổ chức được 07 chương trình, với các giải thưởng:

- Cho các tập thể: + Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng Asean”

(03 lần)+ Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Mê Kông” (02 lần)+ Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”

(02 lần)+ Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” (03 lần)

Ông Nam Vị Nhạ Kệt - Bộ trưởng Bộ Công thương nước Cộng hòa DCND Lào trao giải thưởng cho đại diện Doanh nghiệp đạt giải tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch UBNN về Người Việt Nam ở nước ngoài trao giải thưởng cho đại diện Doanh nghiệp đạt giải tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

27

Page 28: Page 1 100 vh3+4

+ Giải thưởng “Doanh nghiệp Uy tín phát triển bền vững” (01 lần)

+ Giải thưởng “Doanh nghiệp triển vọng hội nhập Asean” (01 lần)

+ Giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc” (01 lần)

+ Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu dịch vụ, sản phẩm hội nhập quốc tế” (01 lần)

+ Giải thưởng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” (01 lần)- Cho các cá nhân: + Giải thưởng “ Nhà quản lý Xuất sắc thời kỳ đổi

mới” (02 lần)+ Giải thưởng “Bản lĩnh Doanh nhân thời hội

nhập” (01 lần)+ Giải thưởng “Giám đốc tài năng” (01 lần); + Giải thưởng “Doanh nhân Tâm tài” (02 lần); + Giải thưởng “Top 100 Nhà quản lý Tài đức” (01 lần)Chương trình đã nhận được sự ủng hộ, tham

gia nhiệt tình của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, của nhiều đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Việt Nam. Có thể kể đến:

- Các ngành, lĩnh vực kinh tế, có: + Ngành Xây dựng: có 48 lượt đơn vị (như: Công

ty CP Sông Đà 11 Thăng Long, Công ty CP Tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc NOVA, Công ty CP Xây dựng số 1 - Cofico, …)

+ Ngành Nông nghiệp: có 35 đơn vị (như: Công ty TNHH Con Cò Vàng, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty CP Phân bón Bình Điền, Xí nghiệp Thuốc Thú y Trung ương, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, …)

+ Ngân hàng: có 32 lượt ngân hàng; trong đó có những ngân hàng lớn, như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Đông Nam á SeaBank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (SacomBank), Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, …)

+ Ngành Vật liệu xây dựng: có 20 lượt đơn vị (như: Công ty CP Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia, Công ty Sơn Hải Phòng, Công ty CP Gạch ngói Đồng Nai (Tuidonai), …)

+ Thương mại - dịch vụ: có 20 đơn vị (như: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn, …)

+ Ngành lương thực - thực phẩm: có 17 đơn vị (như:Công ty CP Lương thực thực phẩm Safoco, Cty Cà phê Mê Trang, …)

+ Ngành Du lịch: có 17 đơn vị (như: Công ty TNHH Du lịch lữ hành quốc tế và tư vấn đầu tư Ecco, Khách sạn Công đoàn hạ Long, Khách sạn REX Sài Gòn, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, …)

+ Ngành GTVT: có 16 đơn vị (như:Tổng Công ty Xây dựng Công trình GT 1, Cảng Qui Nhơn, …)

+ Ngành Điện: có 15 đơn vị (như: Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), …)

+ Ngành Than - Khoáng sản: có 13 đơn vị.+ Bộ Quốc phòng: có 13 đơn vị kinh tế, (như :

Tổng Công ty Thành An, Tổng Công ty 15, Tổng Công ty Xây lắp và Thương mại 36, Công ty 75, Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng,…).

+ Ngành Hóa chất: có 13 lượt đơn vị (như : Công

GS.VS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch LHCHKH&KT Việt Nam trao giải thưởng cho đại diện Doanh nghiệp đạt giải tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

GS Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDTVN (người áo trắng) trao giải thưởng cho đại diện Doanh nghiệp đạt giải tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

28

Page 29: Page 1 100 vh3+4

ty CP Su pe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao.+ Ngành Thép: có 12 đơn vị (như : Công ty CP

Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng, Công ty TNHH Thép Hoàng Gia Phát.

+ Ngành Cao su: có 09 đơn vị (như: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, …).

+ Ngành cấp thoát nước: có 06 lượt đơn vị.+ Ngành May mặc: có 06 đơn vị (như: Công ty

CP May Sơn Việt (Sovitex).+ Ngành Rượu - Bia - Nước giải khát: có 06 đơn

vị (như: Tổng Công ty Bia - Rượu - nước giải khát Sài Gòn, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam,…).

+ Ngành tài nguyên - môi trường: có 04 đơn vị+ Ngành Hàng không: có 04 đơn vị (như: Công

ty TNHH MTV Dịch vụ hàng không sân bay Tân sơn Nhất (Sasco), …).

+ Lĩnh vực Dịch vụ - kỹ thuật: có 04 đơn vị+ Ngành Mỹ phẩm: có 04 đơn vị+ Ngành Kim khí: có 03 đơn vị+ Ngành Hàng tiêu dùng: có 03 đơn vị+ Ngành Xăng dầu: 02 đơn vị+ Lĩnh vực Địa ốc: có 02 đơn vị+ Ngành Khí đốt: có 02 đơn vị+ Lĩnh vực Tin học: có 02 đơn vị+ Ngành Giấy: có 01 đơn vị+ Lĩnh vực Tài chính: có 01 đơn vị+ Lĩnh vực Vàng bạc: 01 đơn vị- Các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội:+ Ngành Y tế: có 51 đơn vị (như: Công ty Y dược

phẩm Vimedimex, Công ty CP Nam dược, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Công ty CP Dược Trung ương (MEDIPHARCO TENAMYD), Công ty CP TRAPHACO, …)

+ Lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo: có 35 đơn vị (như: Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Sao Đỏ, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, ..)

+ Lĩnh vực Bảo hiểm: có 03 đơn vị+ Lĩnh vực Phát thanh - truyền hình: có 02 đơn vị+ Lĩnh vực Thông tin - truyền thông: có 01 đơn vị+ Lĩnh vực Điện ảnh: có 01 đơn vị.Đã có gần 800 lượt doanh nhân, nhà quản lý, nhà

khoa học, thầy thuốc và đại diện cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện, nhà thuốc gia truyền, … của Việt Nam được vinh danh các giải thưởng uy tín trên đã đến Thủ đô Viêng Chăn của nước Cộng hòa DCND Lào để thăm đất nước Triệu Voi, tham dự Lễ trao tặng giải thưởng, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đồng thời tìm kiếm đối tác đầu tư, tìm kiếm thị trường.

Qua những hoạt động trên, có thể khẳng định Công ty CP Văn hóa Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, trực tiếp tổ chức điều hành chương trình là Nhà báo Trần Đức Trung - Tổng Giám đốc Công ty CP Văn hóa Việt Nam, đã góp phần quảng cáo hàng hóa, sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam, đưa sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, trước hết là ở Lào, Campuchia (và Thái Lan, qua biên giới với Lào); Là nguồn động viên khích lệ đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay. Hoạt động đó còn có một ý nghĩa đặc biệt góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới./.n

Nhà báo Trần Đức Trung - Tổng Giám đốc Công ty CP Văn hóa Việt Nam trao quà ủng hộ quỹ từ thiện của Lào tại Lễ trao giải thưởng ở Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Giao lưu văn nghệ Việt - Lào tại Lễ trao giải thưởng ở Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

29

Page 30: Page 1 100 vh3+4

Tập đoàn Truyền thông quốc gia Việt Nam (VNNC Group) - thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân

tộc Việt Nam - được thành lập từ năm 2004, tiền thân là Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ Ngọc Tuân, chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực truyền thông từ năm 2007 đến nay.

Tập đoàn Truyền thông Quốc gia Việt Nam là đơn vị chuyên hoạt động trên lĩnh vực tổ chức sự kiện, đặc biệt là các sự kiện giao lưu nghệ thuật, các sự kiện tôn vinh các doanh nghiệp và doanh nhân được truyền hình trực tiếp trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam và các sự kiện động thổ, khởi công, khánh thành và showgame trên VTV3, tổ chức các show ca nhạc với các ca sỹ hàng đầu Việt Nam, sản xuất đĩa hài tết, phim quảng cáo, tổ chức sản xuất và treo các bảng biển ngoài đường cao tốc, quốc lộ và trong nội thành, sản xuất và treo các Banner ngoài đường phố.

Trong những năm qua, Tập đoàn Truyền thông Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với rất nhiều Bộ, ban ngành và các tổ chức xã hội trên cả nước tổ chức thành công rất nhiều các chương trình sự kiện truyền hình trực tiếp trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài Truyền

hình Việt Nam, tiêu biểu như: - Chương trình “Công an nhân dân Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” lần thứ 1 - năm 2013 phối hợp với Bộ Công an; - Chương trình Mùa xuân cho em” lần thứ 4,5 năm 2012, 2013 phối hợp với Qũy Bảo trợ trẻ em Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh & xã hội; - Chương trình “Chắp cánh ước mơ, vượt sông hồ tìm chữ” lần thứ 1,2,3 năm 2011, 2012, 2013 ; “Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em đến trường” lần thứ 1 năm 2012 phối hợp với Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; - Chương trình “Những trái tim không tật nguyền” lần thứ 1,2 năm 2012, 2013 phối hợp với Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam; - Chương trình “Tri ân liệt sĩ” lần thứ 5,6 năm 2012, 2013 phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam; - Chương trình “Ký ức Điện Biên” lần thứ nhất năm 2014 phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam; - Chương trình “Nghĩa tình đồng đội” lần thứ 5,6 năm 2012, 2013 phối hợp với Báo Cựu chiến binh Việt Nam - TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam; - Chương trình “Màu hoa đỏ”, “Đảng cho ta mùa xuân” phối hợp với Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; - Chương trình Lễ trao giải “Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia - Doanh nhân xuất sắc Đất Việt”, Lễ công bố kết quả dự án khảo sát TOP 500 “Sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam”;

l HOÀNG LINH(Bài và ảnh)

TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNGQUỐC GIA VIỆT NAM

TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNGHÀNG ĐẦU VIỆT NAM

30

Page 31: Page 1 100 vh3+4

TOP 300 “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”, …cùng với rất nhiều chương trình khác đã gây được tiếng vang lớn trong xã hội.

Những chương trình, sự kiện do VNNC Group thực hiện hầu hết đều là những hoạt động mang tính xã hội, giàu tính nhân văn và tinh thần bác ái. Bởi điều mà Ban lãnh đạo Tập đoàn hướng tới đó là sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Bằng chính những chương trình đã và đang tổ chức, VNNC Group là cầu nối, là địa chỉ tin cậy để đón nhận sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị dành cho trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, con em gia đình chính sách, các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh…có hoàn cảnh khó khăn. Chính bởi mục đích cao cả như vậy, Tập đoàn luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng và xã hội, thông qua đó các hoạt động ủng hộ đã được tiến hành tại khắp các địa phương trên toàn quốc. Từ sự đóng góp của tinh thần trách nhiệm xã hội, của những tấm lòng nhân ái đó, những cây cầu vững chắc đã được xây dựng, những chiếc thuyền, chiếc xuồng đã đến được với những trẻ em vùng sâu, vùng xa; hàng nghìn phần quà, học bổng, sổ tiết kiệm, sách vở, máy tính... đã được trao cho những học sinh nghèo vượt khó, cùng với đó là hàng nghìn ca phẫu thuật khe hở môi vòm miệng, phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo và hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm đã được trao tặng trực tiếp cho các gia đình chính sách, góp phần cùng Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách chăm lo đời sống đối với người có công với đất nước. Một số kết quả nổi bật: tổng giá trị ủng hộ thông qua các chương trình lên đến hàng chục tỷ đồng và, đặc biệt là năm 2012, năm 2013 đóng góp của các tổ chức và cá nhân thông qua Tập đoàn đã xây dựng 2 cây cầu với trị giá hơn 3 tỷ đồng tại Khe Bấn, xã Quảng Hợp, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình để đưa vào sử dụng, tạo điều kiện giúp đỡ các em học sinh và nhân dân tại đây có điều kiện học tập và sinh hoạt thuận tiện hơn.

Bên cạnh những chương trình, sự kiện truyền thông lớn trên, Tập đoàn đã mạnh dạn triển khai hoạt động trong lĩnh vực mới đó là in ấn, xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm truyền thông, sản xuất các chương trình truyền hình, lập kế hoạch xây dựng thương hiệu, thiết kế và thi công các dự án công nghệ thông tin,... Trong mấy năm qua, Tập đoàn đã phối hợp với các Bộ, ban ngành như: Văn phòng Quốc hội, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ

Ông Nguyễn Mạnh Cầm, GS. Hoàng Chương và TGĐ Ngô Ngọc Tuân trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VNNC Group

Ông Nguyễn Mạnh Cầm - Nguyên UVBCT, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao bằng khen cho ông Ngô Ngọc Tuân - TGĐ Tập đoàn

GS.VS Đặng Vũ Minh trao bằng khen cho ông Ngô Ngọc Tuân - TGĐ Tập đoàn

GS.VS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch LHCHKH&KTVN, GS. Hoàng Chương và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên tặng hoa chúc mừng VNNC Group

31

Page 32: Page 1 100 vh3+4

Văn hóa Thể thao - Du lịch, Bộ Y tế, UBQG về Hợp tác kinh tế quốc tế...đã cho ra đời những ấn phẩm chất lượng, uy tín và được đánh giá cao về tiện ích và tính năng trong các lĩnh vực của cuộc sống, điển hình là các ấn phẩm như: Niên Giám doanh nghiệp Việt Nam, Danh bạ Công Thương, Mười Thế kỷ Y tế Việt Nam, Thương hiệu Nổi tiếng Quốc Gia, Trang vàng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam, Trang vàng Sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam, Cẩm nang hội nhập WTO, Cẩm nang thuế Việt Nam, Tài Nguyên năng lượng khoáng sản Việt Nam, Cẩm nang Cơ khí - Tự động hóa, Trang vàng Thương hiệu, nhãn hiệu, Danh bạ Xây dựng Việt Nam, Sổ tay Văn phòng Quốc hội...

Với những triết lý xuyên suốt ngay từ khi thành lập đến nay là “kinh nghiệm gắn với trách nhiệm XH”, trong những năm qua cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn đã đóng góp hàng tỷ đồng vào các hoạt động nhân đạo - từ thiện.

Với mục tiêu tạo nguồn vốn dồi dào cho các dự án lớn, phục vụ chiến lược kinh doanh lâu dài, VNNC Group đang từng bước xây dựng và thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác bằng việc thành lập các công ty con chuyên về dịch vụ như hệ thống nhà hàng, café (S cafe & Restaurant), chuỗi khách sạn (Hotel Thiên Hà Xanh), quản lý và cho thuê chung cư mini… thành lập các Công ty tài chính & công nghệ như: Công ty CP Phát triển Công nghệ và truyền thông thời đại HCVIET, Công ty CP Phát triển Truyền thông thông tin Việt Nam (VICD), Công ty CP Truyền thông và Phát hành Báo chí Việt Nam hay mở rộng hệ thống đào tạo ca sĩ, diễn viên, người mẫu để phục vụ cho mục tiêu đưa VNNC Group trở thành một Tập đoàn hùng mạnh.

Về tổ chức, hiện nay VNNC Group có 06 chi nhánh,

văn phòng giao dịch và 05 đơn vị thành viên với đội ngũ gần 200 CB, CNV phần đông là những nhân viên làm truyền thông trẻ, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.

Những thành công bước đầu trên đây đánh dấu sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo Tập đoàn và toàn thể CB, CNV đã không ngại khó, ngại khổ vì một mục tiêu chung: Làm giàu cho bản thân, gia đình, và xã hội. Ban lãnh đạo Tập đoàn luôn chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý trên cơ sở nhận thức, nhân tố con người là yếu tố quan trọng tạo nên thành công. Mỗi thành viên tham gia vào môi trường Tập đoàn đều có thể phát huy tối đa khả năng của mình và làm giàu cho bản thân. Sự phát triển của Tập đoàn dựa trên sự phát triển về nhân cách, năng lực và tài chính của từng thành viên. Tập đoàn luôn luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, trang thiết bị làm việc được cải tiến thường xuyên, sang trọng, hiện đại, tiện ích, mọi điều kiện đều tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả năng lao động, sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Tập đoàn cũng luôn chú trọng chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân viên, thường xuyên, thăm hỏi và tặng quà cho CB, CNV vào các dịp lễ tết, sinh nhật và đặc biệt là các chế độ BHXH, BHYT được đóng đầy đủ theo quy định của pháp luật ..... Ngoài ra, hàng năm, Tập đoàn còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát tại những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, thường xuyên tổ chức các giải thi đấu TDTT, tạo điều kiện cho CB,NV có thời gian giải trí và rèn luyện sức khỏe nhằm tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân, tập thể trong Tập đoàn.

Ghi nhận sự thành công, những đóng góp đáng quý của VNNC Group cho xã hội trong thời gian qua, đúng dịp kỷ niệm 10 năm thành lập (15/4/2004 - 15/4/2014), Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho Tập đoàn. Tập đoàn có vinh dự được GSAHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối vô cùng ý nghĩa: “Hết lòng hết sức Mười năm phát triển Rạng tinh anh Vì nước vì dân muôn dặm Truyền thông vang Thắng tích”.

“Chuyên nghiệp, sáng tạo, uy tín tạo nên đẳng cấp”, tiếp tục là triết lý hoạt động của Tập đoàn trong thời gian tới, nhằm tạo nên nên thương hiệu riêng biệt và tiếp tục giữ vững vị thế rất đáng tự hào: VNNC Group - đơn vị chuyên nghiệp và thành công nhất trong lĩnh vực tổ chức sự kiện truyền hình trực tiếp hiện nay.n

GS. AHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối cho Tập đoàn

32

Page 33: Page 1 100 vh3+4

Cách đây gần 14 năm, vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 29 tháng 4 năm 2000, sau 94 năm cùng nhịp đập với quê hương, đất nước Việt

Nam, trái tim lớn Phạm Văn Đồng - một người con ưu tú của mảnh đất “Núi Ấn, sông Trà” đã ngừng đập. Sau khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Bác Tô của chúng ta về với “Thế giới người hiền”, về với Bác Hồ, đã có rất nhiều bài viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ông, trong đó có bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các danh tướng nổi tiếng, những chính khách, nhà ngoại giao lớn, những nhà văn, nhà báo, văn nghệ sĩ tên tuổi,…Có một điểm chung, một sự nhất trí cao độ toát lên trong những bài viết chân thực, đầy sự cảm phục và xúc động ấy là khẳng định Phạm Văn Đồng là một Nhân Cách Lớn (GS Trần Văn Giàu gọi là Nhân Cách Cao). Nhân cách ấy không

chỉ thể hiện ở những trọng trách Phạm Văn Đồng được Đảng, nhân dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó, những việc lớn mang tính lịch sử và nhân loại mà Ông đã làm, đã cống hiến cho đất nước, cho Đảng, cho nhân dân, cho nhân loại, mà còn thể hiện ở lối sống giản dị, thanh cao, sự quan tâm, tình thương yêu con người và những việc làm hàng ngày rất nhỏ của Ông. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Bác Tô cho Đảng, cho dân tộc đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết. Ở đây, trong khuôn khổ bài viết này, và cũng là để học tập nhân cách, đạo đức Phạm Văn Đồng, tôi chỉ xin nêu rõ hơn, khẳng định thêm Nhân Cách Lớn Phạm Văn Đồng qua tìm hiểu lối sống và những việc làm nhỏ hàng ngày của Ông.

Các triết gia trên thế giới đã dạy: xem xét, đánh

NHÂN CÁCH LỚN

PHẠM VĂN ĐỒNGNhìn từ lối sống và

những việc làm nhỏ hàng ngàyl TS. NGUYỄN MINH SAN

Trong hành trình 94 tuổi đời, với 75 năm hoạt động liên tục cho cách mạng, cho Đảng, cho dân tộc và quốc tế, trong đó có 41 năm là Ủy viên BCH Trung ương Đảng, 35 năm là Ủy viên Bộ chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn BCH Trung ương Đảng, dù chỉ là những việc nhỏ hàng ngày, sinh hoạt hay đối nhân xử thế, việc chung hay việc riêng, nhất nhất ở Phạm Văn Đồng đều toát lên một lối sống giản dị, trong sạch, luôn luôn lo nghĩ và làm việc có lợi cho dân, cho nước, yêu thương và quan tâm giúp đỡ mọi người.

33

Page 34: Page 1 100 vh3+4

giá một Nhân Cách Lớn, hãy bắt đầu từ Những Việc Nhỏ. Trong hành trình 94 tuổi đời, với 75 năm hoạt động liên tục cho cách mạng, cho Đảng, cho dân tộc và quốc tế, trong đó có 41 năm là Ủy viên BCH Trung ương Đảng, 35 năm là Ủy viên Bộ chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn BCH Trung ương Đảng, dù chỉ là những việc nhỏ hàng ngày, sinh hoạt hay đối nhân xử thế, việc chung hay việc riêng, nhất nhất ở Phạm Văn Đồng đều toát lên một lối sống giản dị, trong sạch, luôn luôn lo nghĩ và làm việc có lợi cho dân, cho nước, yêu thương và quan tâm giúp đỡ mọi người.

1.Tác phong giản dị, lối sống trong sạchLà người đứng đầu Chính phủ, song Bác Tô

không bao giờ đòi hỏi cho mình phải ở nhà cao, cửa rộng, được ăn sơn hào hải vị, mặc đồ hàng hiệu đắt tiền. Bao nhiêu năm sống và hoạt động cho Đảng, cho đất nước, là bấy nhiêu năm Bác Tô sống một cuộc sống trong sạch, giản dị trong cả việc ăn, việc mặc, việc ở.

Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trở về Thủ đô, Bác Tô được thu xếp cùng với Bác Hồ vào ở trong khu vực Phủ Toàn quyền Đông Dương cũ (nay là Phủ Chủ tịch). Theo gương Bác Hồ không ở trong lâu đài của viên Toàn quyền Pháp uy nghi, tráng lệ, mà chọn căn phòng của người thợ điện làm nơi ở cho mình, Bác Tô chọn căn nhà của người quản lý dinh Toàn quyền cũ, chỉ cách nơi ở của Bác Hồ một cái sân nhỏ. Đây là căn nhà một tầng, xây gạch, lợp ngói, rộng khoảng 30m2. Nhiều năm sau, ngôi nhà này được cải tạo thành 2 tầng, tầng lầu gồm một phòng ngủ, 1 phòng làm việc, tầng trệt làm nơi tiếp khách. Gần 20 năm (từ năm 1954-1972), Bác Tô đã

ở căn nhà này, thường ngày làm việc với Bác Hồ bàn công việc, cùng tiếp khách, cùng ăn cơm với Người. Trong những năm tháng đế quốc Mỹ dùng máy bay ném bom, bắn phá ác liệt Hà Nội, Bác Tô vẫn cùng với Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở ngay tại Thủ đô cùng đồng bào, đồng chí, bộ đội chiến đấu chống quân thù. Sau khi Bác Hồ qua đời (năm 1969), Bác Tô vô cùng đau buồn, thương nhớ. Ông nhiều lần tâm sự với các đồng chí giúp việc: “Tôi không thể và không nên tiếp tục ở và làm việc trong căn nhà này, bởi hàng ngày hình ảnh Bác Hồ cứ như trước mắt tôi, tiếng Bác cứ nhè nhẹ bên tai tôi, làm tôi không cầm lòng được. Hơn nữa, toàn bộ khu vực này rồi đây phải xây dựng thành khu di tích Bác Hồ để đồng bào, đồng chí, chiến sĩ đến thăm, làm sao tôi ở đây được. Anh nên tìm cho tôi một nơi ở khác thì tiện hơn và nên làm nhanh”.(1)

Thể theo nguyện vọng của Bác Tô, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng trong khu đất của Văn phòng một căn nhà 2 tầng, tầng lầu gồm phòng ngủ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt; tầng dưới là nơi tiếp khách và 2 phòng làm việc của anh em giúp việc. Phía sau nhà chính có một số phòng làm việc và nghỉ ngơi cho các bộ phận phục vụ. Bác Tô sống và làm việc ở căn nhà này gần 30 năm (từ năm 1973-2000). Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ thân tình giữa Bác Tô với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị lão thành cách mạng, cán bộ các ngành, các cấp, đồng bào, đồng chí các nơi. Nơi đây cũng diễn ra các cuộc tiếp xúc thân ái của Bác Tô với bạn bè quốc tế, các chính khách, chuyên gia nước ngoài. Vào những ngày nghỉ, hay những dịp lễ, Tết, Bác Tô sinh hoạt gia đình với bà con, họ hàng tại đây.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm các giàn khoan ven biển miền Bắc năm 1975 - Ảnh: tư liệu

34

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 35: Page 1 100 vh3+4

Đó là khi Bác Tô đương chức Thủ tướng Chính phủ. Còn, ngay sau khi thôi giữ chức vụ Thủ tướng (năm 1987), Bác Tô đã nói với anh em giúp việc: “Căn nhà này là nhà công vụ dành cho người đương chức, bây giờ tôi không còn làm Thủ tướng nữa mà cứ ở đây thì không tiện, ta nên tìm một nhà khác, để căn nhà này cho anh em mới có nơi ở và làm việc”.(2) Song, do Thành phố Hà Nội chưa tìm được địa điểm thích hợp nên đã đề nghị Bác Tô ở lại ngôi nhà này. Bác Tô rất không vui lòng, đành thuận theo, tiếp tục ở ngôi nhà này cho đến tháng 9 năm 1999, thời điểm bệnh tình nặng, các bác sĩ yêu cầu Bác Tô phải chuyển vào điều trị trong bệnh viện. Ở đấy 12 năm sau khi không còn làm thủ tướng, nhưng cũng là 12 năm trường trong lòng Bác Tô cứ canh cánh, luôn căn dặn là phải trả lại căn nhà này cho cơ quan. Thấu hiểu, đồng cảm với lối sống giản dị của người cha kính yêu, con trai của Thủ tướng tự hào kể lại: “Ba tôi cả cuộc đời sống thật giản dị, căn phòng ở, chiếc giường nằm, bữa cơm ăn, bộ quần áo mặc đều rất giản dị, thanh bạch giống như Bác Hồ. Sau khi Bác Hồ mất, Ba tôi mong muốn được sống cùng với gia đình, bạn bè và xã hội như tất cả mọi người, nhưng mong muốn đó đã không thực hiện được. Cho đến ngày vào bệnh viện, Ba tôi vẫn làm việc cho đến hơi thở cuối cùng”.(3)

Trong suốt những năm làm lãnh đạo, lương Thủ tướng của Bác Tô đều do thư ký của Bác lĩnh để chi dùng hàng ngày cho Bác. Ngoài tiền nhuận bút viết sách, viết báo thi thoảng mới có, Bác Tô không có khoản thu nào khác. Đã có lần Bác Tô nói vui với anh em giúp việc: “Bác là người giàu nhất nước, bởi Thủ tướng nắm trong tay tài sản của cả một quốc gia, nhưng trong túi riêng của mình lại không có nổi một hào, quả là mình lại là người nghèo nhất nước”.(4) Điều này, Bác Tô cũng đã nói vui với con trai mình: “Ba tôi có thói quen rất thích đọc sách và thường gửi sách cho tôi suốt nhiều năm tôi ở xa nhà. Ba tôi chỉ gửi thư và sách mà không bao giờ gửi tiền, vì Ba tôi muốn tôi học cách sống tự lập và cũng vì trong túi Ba tôi không bao giờ có tiền, đến sau này cũng vậy, thỉnh thoảng tâm sự, Ba tôi lại nói vui là cả đời Ba chẳng bao giờ có đồng xu nào trong túi”.(5) Là “người giầu nhất nước”, nhưng chẳng bao giờ có đồng xu nào trong túi, mọi sinh hoạt chi tiêu trang trải của Bác Tô đều được anh em giúp việc tính toán hết sức tiết kiệm trong khoản lương và ít tiền nhuận bút thi thoảng mới có. Người viết bài này có vinh dự

là lính cận vệ của Trung đoàn 600 Công an nhân dân vũ trang, trực tiếp bảo vệ nơi ở và làm việc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong những năm từ năm 1972 đến năm 1978, đã chứng kiến bữa ăn hàng ngày của Bác Tô do ông Lơ, người giúp việc Bác Tô chuẩn bị, vô cùng đạm bạc, chỉ có một bát cơm nhỏ, củ khoai lang nướng, mấy cọng rau xanh, vài ba miếng thịt kho. Trong những năm làm Thủ tướng, Bác Tô thường xuyên mời các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, các cán bộ miền Nam ra công tác tới nhà ăn cơm, để vừa ăn, vừa trao đổi công việc. Bữa cơm đãi khách quí, người thân, bao giờ cũng có vài món ngon, song suất ăn của Bác Tô vẫn không thay đổi so với các bữa thường khác. Một trong những người từng được Bác Tô mời cơm là đồng chí Hà Đăng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân, nhiều năm sau khi Bác Tô mất, còn nhớ lại: “Bữa cơm của Anh Tô rất đạm bạc. Sự thật là như vậy. Và có một sự thật nữa là trong mâm cơm tiếp tôi, có một vài món được sắm thêm mà Anh Tô không hề đụng đũa đến. Người ta nói Anh hay mời khách tráng miệng bằng mấy miếng khoai lang. Nhưng ở bàn ăn hôm ấy, tôi thấy có hai quả chuối để sẵn. Anh Tô đưa tay mời. Tôi cầm một quả. Quả thứ hai là dành cho Phạm Sơn Dương, con trai Anh. Còn Anh thì tráng miệng bằng miếng khoai lang thật. Và tôi lại biết, khoai lang không chỉ là món tráng miệng mà còn là một mảnh trong khẩu phần thường ngày của Anh”.(6) Với thực đơn như vậy, ta thấy, bữa ăn của vị Thủ tướng lừng danh cũng đạm bạc như bữa ăn của Bác Hồ khi Người còn sống vậy.

2. Luôn quan tâm, giúp đỡ người khácTrong hành trình 94 tuổi đời, đặc biệt là quãng

đời 32 năm với chức phận là người đứng đầu Chính phủ, Bác Tô luôn một lòng một dạ lo cho dân, cho nước, luôn rực sáng những tình cảm sâu sắc và bao la đối với Tổ quốc và nhân dân, đối với số phận của cả nhân loại và của mỗi con người. Trong Lời điếu của BCH Trung ương Đảng trước anh linh Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã viết: “Với dân, đồng chí luôn luôn gần gũi với tình cảm thân thương, không kiểu cách, suốt đời sống hết mình phục vụ nhân dân; theo lời dạy của Bác Hồ, đồng chí đã luôn luôn chăm lo vun trồng người tốt, việc tốt để nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.(7) Không thể kể hết những người, từ vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, những bạn tù Côn Đảo, những chính khách lỗi lạc, những nhà khoa học tài danh, những văn nghệ sĩ

35

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 36: Page 1 100 vh3+4

tên tuổi cho đến những người lao động bình thường trong cuộc đời đã nhận được sự quan tâm, tình cảm yêu thương và sự giúp đỡ hết mình có thể của Bác Tô. Những con người này đều cảm nhận tình cảm ấm áp, đều xem Bác Tô là người bạn, người thầy, người thân trong gia đình. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin nêu một số trường hợp điển hình đã nhận được tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ của Bác Tô.

2.1. Thái độ và tình cảm với những người giúp việcHiếm có người giúp việc nào lại nhận được tình

cảm thân thương, quí trọng của thủ trưởng như những người giúp việc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tình cảm của Thủ tướng đối với họ, tình cảm của họ đối với Ông là tình cảm thân thương của những người thân trong gia đình. Ông luôn ân cần, chu đáo đối với những người giúp việc, như tình cảm của một người anh, người chú, người cha. Ngày Tết, ngày lễ bao giờ Ông cũng có quà cho vợ con những người giúp việc. Cháu bé chào đời cũng được “Ông Tô” cho món quà là “5 thước lụa”. Còn những người giúp việc đã coi Thủ tướng là Anh Tô, là Chú Tô, là Bác Tô nhân hậu, vị tha và vô cùng mực thước. Người viết bài này đã nhiều lần có vinh dự cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn vào chúc Tết Bác Tô. Nhớ mãi cái Tết năm 1976, những chiến sĩ cận vệ chúng tôi vào chúc Tết Bác Tô tại nơi làm việc của Ông. Sau khi nghe Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Núi báo cáo sơ qua về tình hình đơn vị, thấy Tiểu đoàn trưởng đeo quân hàm Thiếu tá mới coong, Bác Tô nói: “Tất cả các chú đều lên chức”. Ngừng giây lát, Ông đưa tay chỉ vào đồng chí Lơ, người phụ trách nấu cơm cho Ông, nói vui: “Chỉ có chú này vẫn chỉ huy có 3 quân” (ý nói là 3 ông đầu rau - nấu bếp). Sau giây lát ngớ ra mới hiểu, đồng chí Lơ và chúng tôi cùng cười vui vẻ. Trước khi mất không lâu, Bác Tô giãi bày từ tận đáy lòng: “Tôi sống cùng anh em Phòng 7, một tập thể gồm thư ký, bác sĩ, cần vụ, bảo vệ, lái xe, cấp dưỡng,... Tôi coi đây là gia đình của tôi, mà tôi là người anh cả. Sự cộng tác của anh em đã giúp tôi làm được nhiều việc, nhất là những năm sau này mắt tôi kém quá. Từ đáy lòng mình, tôi xin cảm ơn tất cả anh em”.(8) Sung sướng nào hơn khi những người phục vụ Bác Tô nhận được những lời ân tình chứa chan tình cảm của vị Thủ tướng huyền thoại ấy.

2.2. Tình cảm với trí thức, văn nghệ sĩNhận rõ vai trò to lớn của trí thức, văn nghệ sĩ

trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nên Bác Tô đặc biệt coi trọng trí thức, văn nghệ sĩ. Và,

Ông đã làm tất cả những gì có thể làm được cho giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trên cương vị là Đặc phái viên đặc biệt của Trung ương tại Nam Trung Bộ, biết các nhà trí thức làm thầy giáo còn bỡ ngỡ khi bước vào con đường cách mạng, Bác Tô đã ân cần động viên, thăm hỏi, từng bước dẫn dắt họ đem tài năng, tri thức của mình phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Bất cứ thầy giáo nào cũng khâm phục tinh thần tôn trọng trí thức, biết sử dụng nhân tài ngay trong việc đối xử hàng ngày của Bác Tô. Những thầy giáo dạy ở Trường Trung học bình dân miền Nam Trung Bộ nhiều năm sau vẫn nhớ như in về những lần được Bác Tô đến tận nhà thăm các nhà giáo, bế cháu nhỏ, ân cần như người thân. Mấy chục năm sau khi dời mái trường Trung học Lê Khiết, học tập trở thành Giáo sư Toán học nổi tiếng trong nước và thế giới, GS Hoàng Tụy vẫn khẳng định: “Tôi mãi mãi không quên ấn tượng sâu sắc về thái độ trân trọng của chính quyền cách mạng đối với trí thức trong những lần đầu tiên Anh gặp gỡ giáo viên. Chính thái độ đó đã động viên những thanh niên đang mò mẫm tìm đường như tôi hồi ấy vững tin và quyết tâm đi theo cách mạng, dấn thân vào giáo dục và khoa học để phục vụ, cống hiến và từng bước trưởng thành”.(9)

Là Thủ tướng, lại là một chính khách quốc tế, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường xuyên nhận được sách tặng của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học trong và ngoài nước. Là người viết báo, viết sách, nên Bác Tô luôn thấu hiểu nỗi vất vả, nhiều khi đến vắt kiệt tâm, trí của người cầm bút cho những đứa con tinh thần của mình. Chính vì vậy, Ông rất trân trọng những tác phẩm của trí thức, văn nghệ sĩ và dành cho họ sự quan tâm đặc biệt. Mặc dù bận trăm công, nghìn việc, song bao giờ Ông cũng dành thời gian để đọc những tác phẩm ấy. Đọc xong, bao giờ Ông cũng gửi thư cho tác giả biết là đã đọc hết cuốn sách. Tuy bận việc nhưng Bác Tô vẫn vui vẻ dành thời giờ tiếp và lắng nghe những nỗi niềm riêng tư của từng người, động viên họ tích cực sáng tạo. Ngược lại, các trí thức, văn nghệ sĩ cũng tìm thấy ở Bác Tô sự đồng cảm qua việc trực tiếp giãi bầy tâm tư, nguyện vọng với Bác. Những trí thức lớn như nhà triết học Trần Đức Thảo, nhà nông học Lương Định Của,….được Bác Tô rất yêu quí, thường xuyên chăm lo giúp đỡ. Nhờ có ý kiến của Bác Tô mà nhà văn Sơn Tùng đã được xuất bản tác phẩm Búp sen xanh.

36

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 37: Page 1 100 vh3+4

GS Thạch Giang được Bác Tô viết Lời Tựa cho tác phẩm. NSND Đặng Nhật Minh, GS Hoàng Chương, GS Hoàng Tụy, GS Phan Đình Diệu, GS Nguyễn Lân Dũng, GS Phan Trọng Luận, GS Văn Tạo, nhà lý luận Hà Xuân Trường, nhà thơ Cù Huy Cận, nhà thơ người dân tộc thiểu số Nông Quốc Chấn, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhà văn Bảo Định Giang, nhà thơ Phạm Hổ, GS Hoàng Như Mai, GS Phan Ngọc, GS Tương Lai, GS Song Thành, GS Hoàng Phê, Nghệ sĩ múa Chu Thúy Quỳnh, NSND Trần Văn Thủy,…đều đã không dưới một lần được gặp Bác Tô, và nhận được ở ông sự quan tâm, giúp đỡ cụ thể cả về vật chất và tinh thần; trong đó có những giúp đỡ tháo gỡ vướng mắc về tư tưởng. Đặc biệt là, Bác Tô đã “cứu” được nhiều trí thức, văn nghệ sĩ thoát khỏi cái gọi là “đại án văn chương”. Đối với giới trí thức, văn nghệ sĩ, được “cứu”, được trả lại danh dự và phẩm cách, như một lần họ được sinh ra. Người có công sinh ra họ lần thứ hai đó là Bác Tô. Nhờ có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mà Nguyễn Ngọc Ký cậu học trò bị tật nguyền, viết bằng chân đã được vào học đại học, sau khi ra trường lại được Thủ tướng can thiệp được đi dạy học, trở thành Nhà giáo ưu tú, khi cưới vợ được Bác Tô gửi thiếp và quà chúc mừng.

Nhà văn Trần Bạch Đằng đã không sợ quá, khi viết rằng: “Phạm Văn Đồng là Bạn của trí thức”. Vâng! chỉ xuất phát từ tâm thế và tình cảm của một Người Bạn Lớn, Phạm Văn Đồng mới có tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ chí tình và hiệu quả với giới trí thức, văn nghệ sĩ như vậy.

2.3. Với những người bình thường trong xã hộiLà người rất tình cảm, Bác Tô sẵn sàng chia sẻ

với tâm tư, tình cảm của mọi người. Mặc dầu bận trăm công nghìn việc của Chính phủ, Bác Tô vẫn không quên quan tâm đến những lá thư gửi đến, bằng việc viết thư trả lời thăm hỏi, động viên hay tìm cách giúp đỡ. Nhà văn Trần Bạch Đằng nhận xét, Phạm Văn Đồng là bạn của đông đảo quần chúng, tôn trọng mọi tài năng dù là nhỏ, bao dung trong đối xử, muốn giành về cho Tổ quốc những ai dù lúc nào đó phạm sai lầm. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết: “Tình cảm sâu sắc của đồng chí dành cho dân tộc, cho nhân dân lao động cũng thể hiện sinh động đối với các anh em cộng sự, đối với các đồng chí giúp việc, thư ký, cần vụ, lái xe… Mọi người được dịp gần gũi đồng chí đều nhận ra ở đồng chí dáng dấp của người cha, người anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân từ, vừa

thân thiết”.(10) Nhiều lắm, những con người, những mảnh đời cụ thể đã nhận được tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ hiệu quả của Bác Tô - Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Dưới đây, chỉ xin nêu một số trường hợp tiêu biểu:

Vào năm 1980, việc quan hệ yêu đương và hôn nhân giữa người Việt Nam với người nước ngoài chưa được cởi mở, có trường hợp còn bị qui chụp về phẩm chất chính trị, nhiều người yêu nhau đã không đến được bến bờ hôn nhân. Trường hợp của anh thương binh, đảng viên Đinh Gia Đức và cô sinh viên Việt Nam gốc người nước ngoài Tần Ngọc Châu cũng vậy. Tình yêu của đôi lứa dường như không có lối thoát, khi cán bộ tổ chức của họ nói: “Hoặc là Tổ quốc, hoặc là tình yêu, đồng chí phải chọn lựa”. Trong những ngày bi quan nhất của cuộc đời mình, hai người đã mạnh dạn viết thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, theo họ tâm sự thì “cốt để thổ lộ tâm sự chứ không hy vọng một giải pháp sáng sủa hơn cho tình yêu và hôn nhân của mình”. Tuy ít hy vọng nhưng họ vẫn phấp phỏng chờ đợi. Và, họ đã không phải chờ đợi lâu. Chỉ một tuần sau khi gửi thư đi, anh Đức đã nhận được “bức thư quý giá của cuộc đời mình” do tự tay Thủ tướng viết, gửi theo đường bưu điện. Bức thư có đoạn: “Bác đã đọc hai bức thư của hai cháu. Nếu sự việc đúng như các cháu đã trình bày trong hai bức thư đó thì các cháu có quyền và có nghĩa vụ kết hôn với nhau”. Không lâu sau khi nhận được bức thư của Thủ tướng, đám cưới của hai người đã được tổ chức trong nồng nàn tình cảm gia đình, bạn bè và đồng đội. Hai người vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ khi nhận được món quà cưới của Thủ tướng, là một đôi bút Kim tinh, một danh thiếp của Thủ tướng. Hai kỷ vật nhỏ bé này chính là minh chứng cho một tấm lòng nhân hậu, một nhà văn hóa giàu đức nhân văn, một lãnh tụ cách mạng công liêm dù bận việc quốc gia đại sự mà vẫn quan tâm đến hạnh phúc của một đôi lứa bình dị. Còn với chị Võ Thị Thắng, một cô gái miền Nam với “Nụ cười chiến thắng” lại nhận được ở Thủ tướng Phạm Văn Đồng sự quan tâm lo lắng tới những gì nhỏ nhất của con người. Chị kể lại: “Khi tiễn chị lên đường sang chữa bệnh ở CHDC Đức, Thủ tướng đã nhắc nhở chị nhớ mang theo những vật dụng sinh hoạt cần thiết như bàn chải đánh răng, và cả kim chỉ. Bác nói: “Những thứ nhỏ ấy nếu mình không chuẩn bị sẵn, lúc cần dùng ở bệnh viện của bạn thì mình biết nhờ ai?”. Bác còn nói nhỏ: “Khi chuẩn bị về nước, con nhớ

37

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 38: Page 1 100 vh3+4

mua mang về những đồ cần thiết của phụ nữ mà ở ta chưa có điều kiện làm tốt như bạn để dành xài lâu nhé…”. Nghe những lời chân tình, vô cùng giản dị, thiết thực ấy, chị Võ Thị Thắng sững sờ nhìn Bác Tô tựa hồ như vừa được nghe những lời của má dặn dò con gái.

Người chăn bò trên nông trường Hồ Giáo khi cưới vợ, được Bác Tô tặng một chiếc xe đạp. Bác Tô còn tặng ông 1 chiếc radio để nghe tin tức hàng ngày. Anh Hồ Giáo đã coi Bác Tô như người cha sinh của mình.

Năm 1982, một đồng chí bộ đội đã đi khắp các chiến trường, sau khi giải ngũ về được phân công làm Bí thư Đảng ủy một nhà máy. Do nhà rất nghèo, gia sản không có gì, anh được hợp tác xã để lại cho một khung nhà kho để dựng nhà nhưng không đủ tiền để hoàn thiện, đã gửi thư đến Bác Tô xin vay tiền để làm nhà.. Đọc thư, Bác Tô đã cười, vì xưa nay trong túi Bác không có tiền. Bác đã viết thư trả lời động viên đồng chí đó và gửi tặng đồng chí đó một bộ quần áo, đồng thời viết thư cho lãnh đạo tỉnh đề nghị quan tâm giải quyết và báo cáo kết quả cho Bác.

3. Tình cảm đối với quê hương Bác Tô xa xóm Cây Gạo, làng Thi Phổ Nhất (sau

này thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức) - nơi chôn nhau cắt rốn của mình từ khi còn niên thiếu. Lúc nhỏ xa quê là để học hành, sau lớn lên, xa quê là vì công việc cách mạng, công việc kháng chiến và sau đó là những trọng trách của Đảng, của Chính phủ giao phó. Thời gian ông xa quê lâu nhất là 27 năm, từ năm 1948 đến năm 1975, mãi đến năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, Bác Tô mới được về thăm quê hương. Từ đó, cứ khoảng 4-5 năm, Bác Tô về thăm quê một lần. Lần cuối cùng Ông về thăm Mộ Đức là vào tháng 3 năm 1999. Lần nào về thăm quê, Ông cũng đi thăm nhiều nơi, lắng nghe, trao đổi về mọi việc, song lần nào ông cũng hỏi: Dân đã đủ no chưa? Có cái nhà để ở chưa? Bác Tô quan tâm đến cả cân nặng của trẻ sơ sinh, chuyện học hành của trẻ nhỏ. Bác căn dặn huyện nhà đất chật, người đông, nên suy nghĩ cách làm nhà gác, nhà tầng để vừa tránh được lũ lụt vừa dành được nhiều đất cho sản xuất. Bác căn dặn phải trồng rừng ở những vùng đất cát, đất trống đồi trọc. Bác nhắc nhở: “Mộ Đức có nghĩa là hâm mộ đạo đức, các đồng chí hãy xứng đáng với tên gọi ấy của quê ta”.

Đến nay, tại Quảng Ngãi, vẫn tồn tại một công

trình thủy lợi Thạch Nham là tâm huyết và tầm nhìn của Phạm Văn Đồng lúc ông còn sống, đã phát huy giá trị, đem nước làm xanh những cánh đồng lúa, đồng mía xanh mướt ở tận miền tây huyện Sơn Tịnh, đông và tây huyện Bình Sơn, cũng như tận Tà Câu (huyện Đức Phổ), làm cho Quảng Ngãi tránh được nạn đói như năm 1952. Nước mát Thạch Nham vẫn đã và đang phục vụ cho công trình xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất - một công trình trọng điểm quốc gia.

4. Tình cảm và sự quan tâm đến gia đình4.1. Tình cảm đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ, họ

hàng nội, ngoạiTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ở Mộ Đức

cuộc chiến đã hủy hoại hoàn toàn tuyệt đại đa số các thôn xã trong huyện, với biết bao cảnh đau thương tang tóc, trong đó có những ngôi nhà của người thân Bác Tô. Về lại ngôi nhà xưa sau 27 năm xa quê, nhưng ở đây chỉ còn trơ lại một cây cột cháy. Những người cùng đi với Ông và bà con thân tộc còn sống sót sau chiến tranh không cầm được nước mắt trước hình ảnh vị Thủ tướng sờ tay lên cây cột, mắt đẫm lệ, tay kia cầm nắm nhang đang nghi ngút khói mà không biết cắm vào đâu. Mỗi khi về quê, bao giờ Bác Tô cũng đến thắp hương ở phần mộ song thân. Vào đầu những năm 1990, sức khỏe Bác Tô đã yếu, mắt Bác hầu như không nhìn thấy gì, nhưng Ông vẫn về thăm quê. Các phóng viên Đài PT&TH Quảng Ngãi được lệnh ghi lại hình ảnh Ông về chuyến thăm quê này. Các phóng viên về Đức Tân trước khi xe của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đưa Ông về. Mọi người đoán Ông sẽ về thăm ngôi nhà cũ, nên đều chuẩn bị máy, đứng sẵn trước sân ngôi nhà này, chỉ chờ ông bước qua khỏi hàng râm bụt là bấm máy. Song, mọi kế hoạch của các phóng viên đều phá sản. Xe dừng, người giúp việc dìu Ông xuống xe. Thay vì bước vào cổng ngõ nhà mình như mọi người dự đoán, Ông lại rẽ xuống phía cánh đồng. Ông đi về phía cánh đồng bằng những bước dò dẫm. Quá bất ngờ, mọi người chẳng hiểu mô tê gì, vội lao theo. Đến bên hai ngôi mộ giữa đồng, Ông hỏi người giúp việc: “Đã đến chưa?”. - “Dạ đến rồi”. Nói đoạn, người giúp việc bật lửa đốt hương để Ông thắp lên hai ngôi mộ thân sinh của Ông. Thắp hương xong, Ông mới về ngôi nhà cũ.

Với bà con thân quyến, Bác Tô luôn dành cho những tình yêu thương nồng đậm, những lời thăm hỏi ân cần, mặt khác cũng đòi hỏi mọi người phải là

38

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 39: Page 1 100 vh3+4

những công dân tốt. Lần về thăm quê nào Ông cũng thăm hỏi cặn kẽ và ân cần từng người thân trong dòng tộc. Mấy mươi năm xa quê, lo toan bao nhiêu công việc quốc gia đại sự, Ông vẫn không quên từng chi tiết nhỏ về hoàn cảnh sống của bà con mình cách đó hàng chục năm. Ông căn dặn bà con làm gì thì mình cũng phải giữ lấy cái gốc. Ông căn dặn: “Không được nghĩ mình là con, là cháu, là họ hàng của Thủ tướng mà làm điều không đúng. Phải biết bảo nhau học hành, bảo nhau sản xuất để nâng cao đời sống”. Lần cuối cùng gặp bà con, Ông tâm sự, mà như căn dặn bà con thân tộc: “Tôi được Đảng, nhân dân giao làm Thủ tướng, rồi làm Cố vấn của Đảng, nay già rồi không còn làm được gì nhiều, nhưng tôi vẫn là công bộc của dân, không phải quan, phải tướng gì cả. Mong bà con cô bác trong gia tộc luôn nhớ cho điều ấy. Tôi mừng và rất vui vì không nghe thấy ai phàn nàn gì về gia tộc mình. Nhưng tôi cứ phải nhắc để bà con còn dạy bảo cho con cháu”.

4.2. Tình cảm đối với với vợ, con Bác Tô xây dựng gia đình khi đã gần 40 tuổi, vợ

ông là thiếu nữ Hà Thành xinh đẹp, khi ấy mới 20 tuổi. Năm 45 tuổi, ông được làm cha. Để ghi nhớ và tri ân Sơn Dương - địa danh trong An toàn khu, nơi Ông đã sống trong kháng chiến, ông đã đặt tên con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương. Song, cũng từ đó cho đến khi qua đời, vì lý do sức khỏe của vợ, sau những vất vả căng thẳng của công việc, Bác Tô không có được sự săn sóc, chăm chút của người bạn đời. Cũng từng ấy năm, ngoài việc ngày đêm chăm lo công việc chung của Đảng, của dân, Ông chăm lo cho con có sức khỏe tốt, học tập tốt, trở nên người tốt, làm việc tốt và cuối cùng là xây dựng gia đình cho con trai. Cuối đời, Ông tâm sự, Ông không từ chối bất cứ cái gì, mệt nhọc bao nhiêu không quản, mọi điều có thể làm được để có kết quả cho con, Ông đều lao vào làm cho được. Và cuối cùng, người cha Phạm Văn Đồng cũng được đền đáp. Ông có hai cháu “đít tôn”, một trai, một gái, đều ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Theo lời kể của Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, cả hai lần vợ anh sinh con, chính Bác Tô là người đầu tiên vào bệnh viện để ẵm cháu cùng niềm vui sướng khôn tả khi được làm ông nội. Chính ông nội đặt tên cho cháu trai đầu là Quốc Hoa với mong ước lớn lên cháu sẽ là bông hoa của Tổ quốc, đặt tên cháu gái là Quốc Hương với ý nghĩa là hương thơm của Tổ quốc. Mãi đến năm 87 - 88 tuổi mới được “lên chức” ông nội, Bác Tô tâm sự: “Đây là niềm vui

lớn trong đời riêng của tôi. Đến bây giờ, vào cuối đời của mình mà có được hai cháu như vậy là điều tôi không mong gì hơn. Rồi đây các cháu lớn lên, rồi ăn, rồi học, rồi luyện rèn, rồi làm việc, và sẽ có cống hiến tốt chừng nào hay chừng đó cho Tổ quốc và cho dân tộc”.(11) Song, niềm vui riêng của Bác Tô không trọn vẹn, vì căn bệnh của vợ Ông, bà Phạm Thị Cúc. Nhiều năm sau khi biết vợ mình sau khi đẻ (tháng 10 năm 1951) sức khỏe có phần yếu đi, Ông tâm sự: “Đối với tôi, đây là điều bất hạnh. Tôi đã cố gắng biết bao chăm sóc cho cô Cúc nhưng không cải thiện được tình hình, tâm thần của cô Cúc diễn biến không bình thường, từ đó việc chữa chạy bệnh tâm thần cho cô Cúc là việc quan trọng đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền đều chăm lo cực kỳ chu đáo, với biết bao hoài bão và mong đợi. Đây là thời gian tôi lo lắng, đau khổ vô cùng, bởi bệnh của cô Cúc không có chiều hướng giảm, trái lại ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải chữa nhiều, chữa lâu, không chỉ ở trong nước mà còn phải thương lượng để đưa đi chữa ở nước ngoài”. Nỗi buồn vì nghĩ rằng vì mình mà người vợ yêu phải mang bệnh cứ đeo đẳng Ông đến những năm cuối đời: “Điều làm cho lòng tôi không bao giờ vui chính là ở chỗ ngay từ buổi đầu tôi có thấy nhưng thấy chưa hết, chưa đủ, chưa tương xứng, chưa có cách ứng xử có thể nói là bình thường, rất bình thường với những tình cảm biết bao cao đẹp của cô Cúc đối với tôi... Đến nay, từ những điều tôi nhớ lại và được nghe kể lại, thì tôi sống trong tâm trạng của một người bao giờ cũng có lỗi”.(12) Thực ra, Ông không có lỗi. Nhiều năm sau khi người cha kính yêu qua đời, anh Phạm Sơn Dương cho biết: “Má của tôi bị bệnh nặng, vì trong chiến tranh, má tôi phải chịu đựng một thời gian dài xa cách và thương nhớ, vì lo lắng cho ba tôi quá nhiều, vượt quá sức chịu đựng của người phụ nữ như má, cho nên khi má bị bệnh, ba tôi ân hận lắm. Ba đã lo cho má đi chữa nhiều nơi, nhiều cách và cả đi chữa ở nước ngoài vẫn không khỏi. Ba tôi kể lại nguyên nhân chính là hồi năm 1946, khi ba tôi vào miền Nam Trung Bộ đã không cho má tôi đi cùng, thực ra hoàn cảnh không cho phép và cũng sợ không an toàn. Má tôi bị bệnh nặng nên không thuận tiện ở cùng ba trong Phủ Chủ tịch, còn lẽ nữa là căn nhà ba tôi ở từ ngày về tiếp quản Thủ đô đến nay vừa là nơi làm việc, hội họp và tiếp khách. Tuy không ở cùng, nhưng ba tôi lúc nào cũng quan tâm tới má, ba tôi thường nói tôi ra thăm má thay cho ba, mỗi lần ra thăm má, ba lại đưa cho

39

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 40: Page 1 100 vh3+4

tôi một gói quà để mang ra cho má. Thường thì vào các buổi chiều Chủ nhật hàng tuần, hai ba con lại ra thăm má (nhà số 8 Khúc Hạo, Hà Nội). Ba thường ngồi lâu cầm tay và hôn lên mái tóc của má, tuy không nói chuyện nhưng biểu hiện rất yêu quí má. Má tôi cảm nhận được tình cảm đó nên nét mặt vui vẻ, sau đó cùng ăn một bữa cơm gia đình ấm cúng, đôi khi có thêm các cô, chú trong gia đình bên má hoặc bên ba đến cùng ăn và nói chuyện cho thêm vui.Tình yêu của ba đối với má trong suốt thời gian qua thật thủy chung và rất sâu đậm”.(13)

Một con người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân, của Đảng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà vẫn giữ trọn đạo làm chồng, làm cha. Đạo đức ấy, phẩm chất ấy thật trong sáng, cao đẹp biết bao. Đáng kính lắm! Nhân cách rất Việt Nam!

Nhân cách của một con người không phải bỗng nhiên mà có. Như ngọc càng mài càng sáng, nhân cách phải được xây dựng, rèn dũa trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân. Nhân cách Phạm Văn Đồng cũng nằm trong qui luật thường hằng ấy. Ông luôn rèn rũa nhân cách của mình qua học tập và làm theo tấm gương đạo đức cần - kiệm - liêm - chính, chí công - vô tư của Bác Hồ. Theo Phạm Văn Đồng, chữ cần, chữ kiệm của Hồ Chủ tịch, dân ta phải học vì đó là hai đức làm nền tảng cho đời sống công cộng của chúng ta. Liêm - chính trong cử chỉ và hành động, đối với đồng tiền, đối với công việc; Liêm - chính đối với láng giềng, đối với làng xóm, đối với quốc dân. Cần, kiệm, liêm, chính là đặc điểm của một xã hội hưng thịnh, những điều trái lại là đặc điểm của một xã hội suy vong. Nhờ quá trình sống, làm việc, tu dưỡng ấy, đã hình thành ở Phạm Văn Đồng, như cảm nhận của tất cả những ai dù chỉ là một lần được gặp Bác Tô “một nhân cách phảng phất có những đức độ cao quý và nhân cách lớn lao như của Bác Hồ”. Học đạo đức cần - kiệm - liêm - chính, đối với Phạm Văn Đồng, cần phải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Ông, để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển cao độ: ham muốn quyền lực, địa vị, lợi ích vật chất của gia đình và bản thân; cuốn theo lối sống thượng lưu Âu- Mỹ, thì từ đó chuyển thành quan điểm chính trị sai lầm là vấn đề dễ hiểu. Chủ nghĩa cá nhân phát triển đến mức nào đó thì sự thoái hóa, biến chất cứ trượt dài không cưỡng nổi. Các đồng chí giúp việc kể lại, khi Bác Tô đã ngoài 90 tuổi, Bác hay nhắc anh em: “Bác Hồ bảo xét cho cùng cái xấu trong con

người là danh và lợi. Bao nhiêu thứ bệnh quy về đấy, bao nhiêu tác hại là do đấy”. Rồi Bác tiếp: “Thật khó quá! Nhưng phải tìm mọi cách giữ cho cán bộ, đảng viên, giữ cho con người đừng mắc vào vòng danh lợi”.(14)

Vì cả cuộc đời không màng danh lợi, chỉ có một khát khao cháy bỏng làm việc vì Đảng, vì dân nên Phạm Văn Đồng “trong sáng suốt đời”. (Trần Bạch Đằng).

Vì cả cuộc đời không màng danh lợi, chỉ có một khát khao cháy bỏng làm việc vì Đảng, vì dân nên Phạm Văn Đồng có hai điều lớn để lại cho tất cả chúng ta và cho dân tộc, là một Con người có Chính Khí Cao, có Nhân Cách Cao. (Trần Văn Giàu)

Xây dựng được Nhân Cách Lớn là việc vô cùng khó khăn. Nhưng, giữ được Nhân Cách Lớn càng khó khăn gấp bội phần. Nhất là với những người có chức, có quyền trong một thời gian dài. Nhà văn hóa Trần Văn Giàu dạy rằng: Con người ta có thể làm quan rất lớn, con người ta có thể làm giàu rất to, nhưng cái quí nhất ở con người ta - nhất là ở con người có cuộc đời dài chín mươi mấy tuổi - mà giữ được 2 điều đó, giữ được chính khí cao và nhân cách trọn vẹn là khó lắm. Và, ông khẳng định: “Nếu có một con người giữ được, nhất là người đó có quyền, có chức cao và lâu, thì đó là Phạm Văn Đồng. Ông đã giữ được cuộc đời trong sáng hoàn toàn, không có một tỳ vết nào”.(15) Và ông ước ao: “Nếu trong bộ máy đoàn thể, bộ máy chính quyền của chúng ta mà ai cũng theo được cái liêm, cái chính của Ông Đồng thì là một hạnh phúc lớn cho dân tộc. Trong sáng, rất trong sáng! Ông Đồng là một trong số ít người mà cuộc đời không có tì vết nào cả”.(16)

Điều ước ao của nhà cách mạng lão thành Trần Văn Giàu cũng là ước ao của người viết bài này. Và, chắc chắn đó cũng là ước ao của tất cả những ai nặng lòng với sự phát triển đất nước./.n

Các chú thích (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10),

(11), (12), (13), (15), (16) trong sách “Phạm Văn Đồng trong

lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”, Nxb Chính trị

quốc gia, H.2002, tr 907, 908, 927, 918, 927, 173, 28, 917,

683, 45, 916, 912, 926, 178, 178.

Chú thích 14 trong sách Phạm Văn Đồng người con ưu

tú của quê hương Quảng Ngãi - Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002, tr 117.

40

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 41: Page 1 100 vh3+4

l Đại tá - Nhà báo PHẠM ĐÌNH KHANH

Nhà khoa học lớn, Nhà chiến lược tầm cỡMột điệp viên huyền thoại, Một nhân cách đẹp

Nhà khoa học & nhà chiến lượcCó thể nói, trước hết ông là một tấm gương học tập

không ngừng, học tập với một năng lực phi thường, trở thành giáo sư đại học và vẫn học tập đến suốt đời, với một lý tưởng, mục đích cao đẹp được xác định từ rất sớm - để hoạt động cách mạng và để truyền thụ cho thế hệ sau những tri thức khoa học tiên tiến. Năm 1953, sau khi học chứng chỉ Vật lý đại cương ở Đại học Hà Nội và hoàn tất cử nhân Toán lý ở Viện Đại học Hà Nội, ông cùng Viện Đại học di tản vào miền Nam rồi hai năm sau sang Pháp du học. Từ năm 1955-1966, ở Pháp ông đoạt 2 bằng Tiến sĩ Toán ( một bằng Tiến sĩ cấp Nhà nước về ngành poto và hình học, một bằng Tiến sĩ cấp 3(() Theo GS Bùi Trọng Liễu (GS Đại học Pari) thì thời đó, năm 1963, khi bảo vệ luận án tiến sĩ nhà nước, ở Pháp ngoài việc bảo vệ luận án chính, thí sinh phải trình bày một giáo án trên một đề tài mà Ban giám khảo cho, về một lĩnh vực xa lạ với đề tài của luận án chính và chỉ được soạn giáo án này trong một thời gian giới hạn vài ba tháng, để kiểm tra khả năng tiếp thu của thí sinh (Bùi Trọng Liễu- Cố nhân - http://www.buitronglieu.net)) về Khí tượng và trở thành

Giáo sư đại học hai trường Đại học Poitiers và Đại học Brest. Đây thực sự là một điều kì lạ. Nhưng phải chăng ông cũng mắc “cái tật học lấy nhiều bằng cho oai” như một vài người Việt Nam đã từng làm như vậy? Không! Ông có chủ ý khác. Ông tâm sự với GS Bùi Trọng Liễu (GS Đại học Paris) - một trong những người bạn thân thiết của ông thời ở Pari: “ nước mình lạc hậu, thay vì cá nhân mình bỏ hết hơi sức “rặn” ra thêm được vài định lý để đăng nhiều bài báo, chẳng có ích gì thực sự; mình nên để sức “nhập” những môn mới vào nước mình để giúp cho thế hệ sau mình có điều kiện tiến lên, còn tốt hơn”(() (3) (6) (9) Bùi Trọng Liễu (đã dẫn)). Về việc học tập kiểu này, dường như ông chịu ảnh hưởng ít nhiều từ một trong những người thầy của mình từ thuở còn ở đội ngũ Hướng đạo sinh là ông Tạ Quang Bửu. Ông Tạ Quang Bửu không mang bằng cấp cao của nước ngoài bởi ông “không muốn dự các kỳ thi nhằm kéo dài việc học tập để tiếp nhận được nhiều kiến thức khoa học”, nhưng với học vấn uyên bác, GS Tạ Quang Bửu vẫn được giới khoa học nước ta suy tôn là nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Ngọc là người đã thành công trong

Sinh thời, ông vẫn bị mang tiếng là người lập dị vì mỗi ngày ông chỉ ăn một bữa cơm, thường đi chiếc xe đạp cà tàng, lúc nào cũng mang trên mình bộ quân phục an ninh với chiếc mũ mềm có gắn công an hiệu, vai đeo chiếc túi vải bạt màu cỏ úa giống như chiếc túi đựng đồ nghề của người thợ điện và luôn luôn đi đôi dày vải cao cổ. Nhưng khi tìm hiểu ông, chúng tôi nhận thấy ông không chỉ là một nhà khoa học, một nhà chiến lược mà còn là một tình báo viên huyền thọai. Hơn thế ông là một nhân cách đẹp.

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ KHOA HỌC

NGUYỄN ĐÌNH NGỌC

41

Page 42: Page 1 100 vh3+4

việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng toán học vào lĩnh vực mật mã, viễn thông . Trước năm 1990, ông đã từng đề ra những xemina “Toán - Thông - Mã” ở nước ta (một loại xemina có tính liên kết giữa ngành Toán, Thông tin và Mật mã cho giới khoa học của ngành Cơ yếu, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước). Ông và GS Phan Đình Diệu là linh hồn của những xemina đó và đã giúp cho ngành này nhanh chóng nắm bắt được các vấn đề khoa học công nghệ hiện đại. Sự thành công của ông trong lĩnh vực này được đánh giá rất xác đáng: giới khoa học trong nước xem ông là “người có nhiều công trình ứng dụng Toán học trong lĩnh vực mật mã”, trong khi ở nước ta việc ứng dụng Toán học vẫn được xem là “miền đất hứa đầy chông gai”. Theo GS Phạm Duy Điển thì “để làm lý thuyết, thông thường người ta chỉ biết về chuyên môn ngành hẹp mà mình nghiên cứu, còn để làm ứng dụng thì phải có tầm hiểu biết đủ sâu về chuyên môn ngành rộng. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực mật mã. Ít khi người làm về lý thuyết số và hình học đại số phải đọc để biết về hàm Bull, về sác xuất thống kê… Nhưng muốn ứng dụng được các thành tựu của lý thuyết số và hình học đại số vào lý thuyết mật mã phi đối xứng thì không thể không biết các lĩnh vực này. Có thể nói rằng cái khó trong việc nắm bắt cho đủ kiến thức để làm ứng dụng không hề thua kém cái khó trong việc tìm ra cái mới, có ý nghĩa thực sự đối với người làm lý thuyết”. (Tạp chí Tia Sáng số 18 ngày 20/9/2010).

Không chỉ thế, ông còn là người phiên dịch rất uyên bác. GS Bùi Trọng Liễu viết: “ Thuở chiến tranh, giới khoa học Pháp, trong đó có các nhà toán học, có nhiều cảm tình với Việt Nam nên nhiều người tự nguyện đi Việt Nam giảng bài, làm xemina…Có một lần, ông F.Bruhat, GS Đại học Pari 7, cũng là nhà khoa học có tiếng, đi Việt Nam về bảo tôi: Lúc làm thuyết trình, tôi có được một người phiên dịch tuyệt vời, rất uyên bác, tên là Ngọc, anh có quen không?”(). Và, trong một buổi trò chuyện với chúng tôi vào một chiều mùa Đông năm 2010, nhà toán học Hoàng Tụy - Cha đẻ của Tối ưu toàn cục - nói: “ Năm 1967, một nhà toán học lớn của Pháp là Grothendieck, từng đoạt huy chương Fields và muốn tặng giải đó cho Việt Nam, sang Việt Nam đọc bài giảng, có yêu cầu ta cho đến thăm và trao quà cho gia đình anh Ngọc. Lúc đó đang chiến tranh chống Mỹ và hình như anh Ngọc không ở Hà Nội nên ta không đáp ứng được, người Pháp giận lắm, đến nỗi anh Tạ Quang Bửu tổ chức chiêu đãi, người Pháp không đến. Nhưng anh Bửu cư xử tốt nên cuối cùng người Pháp cũng đến và tỏ ra thân thiện. Lúc đó tôi mới biết anh Ngọc. Có một lần, Thủ tướng Phạm Văn

Đồng tiếp người Pháp ấy, tôi có được dự, người Pháp nói chuyện về anh Ngọc với ông Đồng, ông Đồng hỏi đó là nhà toán học như thế nào thì người Pháp đáp rất giỏi!”.

Tác giả phát minh “Lát cắt Tuys” nói tiếp, “Anh Ngọc làm tiến sĩ ở Pháp, các công trình nghiên cứu của anh Ngọc không thuộc chuyên môn của tôi, tôi không thể đánh giá, nhưng tôi biết một số anh em Việt kiều thành đạt về khoa học, trước đây từng học tập với anh Ngọc ở Huế, Sài Gòn, đều nhận xét anh Ngọc là nhà khoa học giỏi, không những giỏi Toán mà còn giỏi một số ngành khác”. GS Hoàng Tụy bình luận: “Tôi biết anh Ngọc phiên dịch thì tuyệt vời mà muốn phiên dịch giỏi thì phải có chuyên môn giỏi. Phần lớn các nhà khoa học quốc tế đến nước ta thuyết trình đều phải nhờ anh Ngọc phiên dịch mới làm hài lòng họ”.

Tìm hiểu ông, chúng tôi thấy ông còn là nhà chiến lược. Chúng tôi cho rằng bất cứ nhà khoa học đích thực nào cũng đã là nhà chiến lược, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên môn của họ, bởi vì tư duy khoa học của họ luôn luôn đi trước thời cuộc. Vâng! Ngay cái sự học của ông cũng đã nói lên như vậy. Trong 11 năm ở Pháp, ông đã đoạt 5 bằng - đó là một quá trình học tập phi thường! Nhưng, như GS Bùi Trọng Liễu đã nói thì ông “ có chủ ý là nhập những môn mới vào nước mình, để giúp cho thế hệ sau mình có điều kiện tiến lên”. Ông đã làm như thế trong suốt những năm làm giáo sư Đại học Khoa học Sài Gòn; ông làm thế trong những năm làm Cục trưởng Cục Khoa học Viễn thông và tin học Bộ Công an và tiếp tục làm thế trong những năm tháng đã nghỉ hưu - vẫn đi về Nam Bắc giảng dạy ở một số Trường Đại học trong nước cho đến tận trước lúc ra đi mãi mãi. Có thể nói, ông là một trong những tấm gương sáng về học tập và dạy học ở nước ta“ Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”.(“ Học không biết chán, dạy không biết mệt” - Khổng Tử ).

Không thể không xem ông là một nhà chiến lược thực thụ vì ngay từ năm 1994, khi biết Trung tâm Covalepx-caia chủ trương đào tạo tin học, ông đã đề xuất và được Phó Thủ tướng Phạm Hùng (lúc đó kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ) đồng ý cử ông đi nghiên cứu ở Trung tâm này. Chỉ trong thời gian ngắn, nhờ có tri thức uyên bác, ông trở thành chuyên gia tầm chiến lược của nước ta trong lĩnh vực Công nghệ - Thông tin - Viễn thông. Từ ngày ấy cho đến khi ra đi mãi mãi, ông luôn say sưa truyền thụ tri thức lĩnh vực này cho các thế hệ cán bộ một số ngành chức năng ở các cương vị, vị trí khác nhau, ở mọi lúc mọi nơi có thể. Ông làm cố vấn cho một số cơ quan chức năng triển khai ứng dụng lĩnh vực mới mẻ này vào thực tế công tác như Ban Cơ yếu chính phủ; Ngành Bưu chính viễn

42

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 43: Page 1 100 vh3+4

thông; Hội tin học TPHCM. Đối với Ngành Công an, ông đã nghiên cứu và triển khai thành công nhiều dự án về thông tin viễn thông, tạo tiền đề quan trọng trong việc sử dụng thành tựu KHCNTT vào lĩnh vực nghiệp vụ an ninh đồng thời còn tạo cơ sở hạ tầng cho ngành Bưu chính - Viễn thông kế thừa nên đã có những bước tiến nhanh chóng sau này.

Đánh giá cao tư duy chiến lược của ông, Chính phủ ta cũng đã bổ nhiệm ông giữ nhiều chức danh chuyên môn ở bậc cao: Phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin (GS,TSKH Phan Đình Diệu là Phó Trưởng Ban thường trực); Phó chủ tịch Hội tin học Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Khoa học về lĩnh vực Thông tin Điện tử…

Một tình báo viên mẫu mực.Cho đến nay, ngoài mấy bài báo viết còn rất sơ lược

thì chưa có tài liệu nào, cuốn sách nào viết sâu về hoạt động tình báo của ông, ngay cả cơ quan chức năng - nơi mà ông đã từng công tác và gắn bó cả đời. Nghiên cứu ông, tôi rất thích dùng chữ “con người mẫu mực”của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Nguyễn Phước Tân - Người chỉ huy mạng lưới điệp báo đơn tuyến 72 người, trong đó có GS Nguyễn Đình Ngọc. Người anh hùng ấy gọi Nguyễn Đình Ngọc là “con người mẫu mực”.

Hành trình hoạt động tình báo của ông có thể tạm phác thảo như sau: Nguyễn Đình Ngọc vốn là cán bộ an ninh Khu IV, do ông Nguyễn Hữu Khiếu làm Giám đốc. Nguyễn Đình Ngọc được Bộ trưởng Công an và Giám đốc Nguyễn Hữu Khiếu chọn “đánh đi” với bí danh Diệp Sơn, đưa vào Sài Gòn để học tập, giành được học bổng, sang Pháp du học để sau này trở về Sài Gòn hoạt động tình báo với vỏ bọc “nhà khoa học”. Đi Pháp từ năm 1955, về nước năm 1966, đất nước thống nhất năm 1975, như vậy, thời gian ông thực sự hoạt động tình báo chỉ có chừng 9 năm, nhưng trong 9 năm ấy ông đã lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc. AHLLVT Nguyễn Phước Tân nói: “ Chiến công của anh nhiều lắm, nhưng tôi chỉ nói ba cái: thứ nhất là khi Lonon tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Xihanuk để lên cầm quyền ở Campuchia, anh Ngọc đã báo cho tôi kịp thời. Thứ hai, trước ngày giải phóng Miền Nam, tôi đặt điều kiện với anh Ngọc rằng trong 5 đến 3 ngày tới, anh cho tôi biết Mỹ có quay trở lại Việt Nam hay không, thì 2 ngày sau, anh Ngọc đến báo cho tôi biết rằng Mỹ dứt khoát không quay trở lại Việt Nam mà để mặc chính quyền Thiệu thu xếp và rất có thể đi đến đầu hàng. Cái tin đó tôi đã kịp thời báo cáo cấp trên trước 3 ngày giải phóng Sài Gòn. Và, đúng là Mỹ không quay trở

lại Việt Nam. Thứ ba, trước gìờ mình tấn công Sài Gòn, anh Ngọc hỏi tôi chỉ đạo như thế nào đối với một bộ phận quân đội Sài Gòn đang hoang mang mà anh nắm được, tôi bảo chỉ đạo lực lượng đó ở Long An và Sài Gòn án binh bất động, tức là họ không nổ súng chống lại mình, tránh xa những nơi mình tiến đánh là được, kết quả đúng như vậy và ta cũng bảo toàn được lực lượng”. Người chỉ huy mạng lưới điệp báo đơn tuyến nói tiếp: “Trong đời, tôi đã từng chỉ huy nhiều người mà tôi được phân công, nhưng có thể nói tôi tin cậy nhất và trọng nhất là Đình Ngọc… Phải nói rằng anh Ngọc là một con người mẫu mực”(() (7) (8) Phim tài liệu “GS, TSKH, Thiếu tướng tình báo Nguyễn Đình Ngọc” - Đạo diễn Hải Anh - VTV9 TP HCM).

Vậy làm thế nào mà một Giáo sư Đại học, đến giảng đường hàng ngày thường đi bộ hoặc đi bằng chiếc xe đạp cà tàng “trong khi các Giáo sư, Giảng sư, Giảng nghiệm, thậm chí trưởng phòng đều có ô tô đậu chật cả sân trường”(() (10) “Tưởng niệm GS, TSKH Nguyễn Đình Ngọc” - GS, TS Nguyễn Chung Tú - Tạp chí Giác ngộ, 11-2006), lại có thể thu thập được một cách tuyệt đối chính xác những thông tin tình báo cực kỳ quan trọng như vậy? Nếu chúng ta biết được ít nhiều kỹ thuật thu thập tin tức tình báo của ông thì một cuốn sách sinh động, hấp dẫn như một huyền thoại là điều hoàn toàn có thể. Một tình báo viên đã thu thập được người chỉ huy tin cậy nhất, coi là con người mẫu mực thì cũng có thể gọi là một tình báo viên huyền thoại được chăng?

Nhiều lúc tôi cứ suy nghĩ rằng nếu như năm xưa, người nữ đạo diễn giàu tâm huyết và tài hoa Nguyễn Hải Anh không có con mắt xanh, không có lòng nhẫn nại đáng nể trọng - suốt ba năm ròng vận động thuyết phục Nguyễn Đình Ngọc cho làm phim tư liệu về ông - thì mãi mãi chúng ta không biết gì về những chiến công huyền thoại của ông. Xin cảm ơn đạo diễn Nguyễn Hải Anh đã cho chúng ta được thấy, được nghe lời đánh giá của người chỉ huy mạng lưới điệp báo về chiến công của người tình báo viên mẫu mực!

Một nhân cách đẹpỞ cả hai phương diện, hoạt động cách mạng và hoạt

động khoa học, Giáo sư Nguyễn Đình Ngọc đều được coi là tấm gương dấn thân cho cách mạng và khoa học song ông sống vô cùng giản dị, giản dị đến mức khắc nghiệt, lập dị. Vậy mà đằng sau và bên trong cái vỏ ngoài khắc nghiệt, lập dị ấy là tấm lòng chân thành, là con người kh-iêm nhường, là tâm hồn lãng mạn và vô cùng tinh tế.

Thuở thanh niên (lúc giảng dạy ở hai trường Đại học của Pháp, chừng 32, 33 tuổi), ông cũng có những việc

43

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 44: Page 1 100 vh3+4

làm bồng bột, xốc nổi đáng yêu. Thấy một GS Đại học Pari, người Pháp tên là Gchoquet - một trong những tổ sư của ngành to-po, vào giảng đường tay không, không có giấy tờ, hồ sơ, sách vở; tay trái bỏ vào túi quần, tay phải cầm phấn viết lên bảng, cả buổi không cần nhìn giáo án gì cả, rất gây ấn tượng cho sinh viên, ông Ngọc nghĩ “ nó làm được thì mình cũng làm được”, và ông đã làm như vậy. Nhưng “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, một bữa cũng giảng lộn, bí không tìm ra đầu đuôi, phải khất sinh viên lần sau giảng lại… Anh Ngọc có thú thật khi kể chuyện cho tôi nghe, và hai chúng tôi cùng cười với nhau mãi ”().

GS Nguyễn Đình Ngọc sống khắc nghiệt với bản thân mình: ăn ngày một bữa, ngay từ thời còn đang đi học ở Pari, về Sài Gòn vẫn vậy và sau này về Hà Nội cũng vậy, “cho nó đỡ tốn thì giờ”- như lời ông nói với Tiến sĩ La thị Cang, một trong những người đồng nghiệp thân thiết của ông ở Đại học Khoa học Sài Gòn - làm việc thì đến kiệt sức, té xỉu; rất chặt chẽ trong việc yêu cầu học tập và chấm điểm cho sinh viên nhưng lại chính là người đã sáng lập ra Công viên sinh viên trên một quả đồi ở Thủ Đức để sinh viên có những giây phút sinh hoạt tập thể vui tươi và ông cũng là con người sống rất khiêm nhường. Tiến sĩ La Thị Cang kể lại rằng một người giúp việc cho gia đình bà nhận xét về Nguyễn Đình Ngọc như sau: “Trong số những người đi lại làm việc và thăm cô, tôi thấy ông nào cũng khinh khỉnh, lạnh nhạt ra vẻ ta đây là Giáo sư không cần quan tâm đến một bà già nhà quê như tôi. Chỉ có cái ông Giáo sư nho nhỏ, trăng trắng ấy là không như vậy, ông ấy rất lịch sự và niềm nở”(). Ông không muốn nói về cá nhân mình mà thường chỉ nói về thế hệ mình với lòng tri ân sâu sắc: “ Người cán bộ điệp báo như một ngọn đèn dù công suất có lớn đến đâu thì cũng không có giá trị tự thân. Phải có một sợi dây liên lạc, một cách thức để truyền tin, không có điều này, thông tin mà người điệp báo thu thập được không có giá trị gì cả”(8).

Như trên đã nói, trái với cái dáng vẻ như là lập dị, kỳ dị (đến mức GS Bùi Trọng Liễu âu yếm gọi ông là “Quái nhân”), là tâm hồn lãng mạn và tinh tế. GS Bùi Trọng Liễu kể: “Không quen biết thì khó hình dung được con người trong anh là một tâm hồn lãng mạn, không chỉ lãng mạn cách mạng mà còn lãng mạn theo nghĩa thông thường. Không quen biết anh thì khó hình dung được con người ấy lại rất mê nhạc lãng mạn Phương Tây”(9). Thượng tá Phạm Đức Long (Cán bộ Viện Chiến lược & Khoa học Công an), trước đây đã có thời được công tác gần ông, kể: “ Khoảng năm 1980, một hôm chuẩn bị đi công tác

ở một số tỉnh miền núi, ông mở ví đưa cho chúng tôi một nắm tiền bảo đi mua tất cả các tờ báo, tạp chí hiện có ở mấy sạp báo quanh cơ quan. Chúng tôi hỏi tại sao lại mua cả báo cũ, ông cười bảo cứ làm giúp tôi đi. Hôm ấy chúng tôi mua hết tất cả số báo của các sạp gần ga Hà Nội và quanh Hồ Hoàn Kiếm, chứa đầy mấy bao tải, chở về cơ quan rồi xếp lên xe nhưng chẳng ai hiểu ra sao cả. Mấy hôm sau đến các Đồn biên phòng ở các tỉnh biên giới Phía Bắc, ông đem chia tặng cho anh em trong sự mừng vui khôn xiết của họ. Lúc đó chúng tôi mới vỡ lẽ rằng ông là một con người sâu sắc và cực kỳ tinh tế”.

Có thể nói, ở môi trường nào Nguyễn Đình Ngọc cũng được mọi người quý trọng. Các Giáo sư Đại học Khoa học Sài Gòn tin yêu, nể trọng ông; sinh viên Khoa Toán Đại học Khoa học Sài Gòn coi ông như thần tượng; nhiều nhà Toán học quốc tế nể phục ông về trí tuệ uyên bác; giới khoa học trong nước coi ông là người dấn thân cho khoa học và là người có nhiều công trình ứng dụng Toán học thành công ở nước ta; cán bộ chiến sĩ Cục Khoa học Viễn thông & tin học Bộ Công an coi ông là cuốn “ Từ điển bách khoa sống”, là người thủ trưởng nhân hậu; Ban Cơ yếu Chính phủ xem ông như ân nhân của họ; Hiệp hội các doanh nhân phần mềm VINASA vinh danh ông là “Sao Khuê đất Việt” và người chỉ huy mạng lưới điệp báo gọi ông là “con người mẫu mực”.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin mượn lời của GSTS Nguyễn Chung Tú, một trong những người thầy cũ của Nguyễn Đình Ngọc năm lớp 12 Ban Toán - Lý, Trường Trung học chuyên khoa Chu Văn An (thời kỳ 1949-1950) và Đại học Khoa học Hà Nội (năm 1951-1952), và sau này là đồng nghiệp của ông ở Đại học Khoa học Sài Gòn (từ năm 1966 đến 1973): “Các học trò cũ, thành đạt ở trong nước hay bên trời Âu, Mỹ, Á, trở về làm cộng sự viên trung thành và tận tâm, là những thiện duyên của kiếp sống này, trong đó có GS,TSKH Nguyễn Đình Ngọc là một trong những bông hoa đẹp nhất mà hương thơm còn tỏa mãi, ngay sau khi ông chỉ còn là một kỷ niệm đối với thày cũ và bạn hữu của ông” (10)./. n

(1 ) Theo GS Bùi Trọng Liễu (GS Đại học Pari) thì thời đó, năm 1963,

khi bảo vệ luận án tiến sĩ nhà nước, ở Pháp ngoài việc bảo vệ luận án

chính, thí sinh phải trình bày một giáo án trên một đề tài mà Ban giám khảo

cho, về một lĩnh vực xa lạ với đề tài của luận án chính và chỉ được soạn giáo

án này trong một thời gian giới hạn vài ba tháng, để kiểm tra khả năng tiếp

thu của thí sinh ( Bùi Trọng Liễu- Cố nhân - http://www.buitronglieu.net)

( ) (3) (6) (9) Bùi Trọng Liễu (đã dẫn)

( ) (7) (8) Phim tài liệu “GS, TSKH, Thiếu tướng tình báo Nguyễn Đình

Ngọc” - Đạo diễn Hải Anh - VTV9 TP HCM

( ) (10) “Tưởng niệm GS, TSKH Nguyễn Đình Ngọc” - GS, TS Nguyễn

Chung Tú - Tạp chí Giác ngộ, 11-2006

44

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 45: Page 1 100 vh3+4

Làng nghề truyền thống được thừa hưởng gia tài quý giá của cha ông. Nghề

thủ công ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, có nghề lịch sử hàng trăm năm, nghìn năm: Gốm Chu Đậu, Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, kim hoàn Châu Khê, đồng Định Công, Đồng Xâm, Ý Yên, Đại Bái, thêu Quất Động, thổ cẩm Mai Châu…Các nghệ nhân xưa rất tài nghệ làm ra các sản phẩm để đời. Di chỉ khảo cổ học

Hoàng Thành Thăng Long cách nay nghìn năm minh chứng vai trò của làng nghề trong việc xây kinh thành và tài năng của nghệ nhân phát triển rực rỡ đến mức thể hiện rõ nét đặc trưng nghệ thuật từng chặng đường qua các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn… Có những nghệ nhân xuất chúng lưu danh cho đến ngày nay như Tổ nghề gốm Chu Đậu Bùi Thị Hý vòa thế kỷ XV. Bà là chủ của hơn 10 trang phường gốm sứ, nay

thuộc làng Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Vốn là một nữ trí thức có năng khiếu hội họa, bà đã tạo dựng dòng gốm Chu Đậu nổi tiếng khắp nơi. Bà cũng chỉ huy nhiều đoàn thuyền chở gốm Chu Đậu xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, một kiệt tác do chính tay bà làm ra vào năm 1450 là chiếc bình gốm hoa lang cao 54cm vẫn còn lưu giữ ở bảo tàng Hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ,

l LƯU DUY DẦN

Báu vật sống làng NghềNghệ Nhân

Nghệ nhân. Ảnh: Hihiki

45

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 46: Page 1 100 vh3+4

hình ảnh chiếc bình được in trên tem của nước Mỹ. Gốm Chu Đậu khi xưa còn được lưu giữ ở nhiều bảo tàng trong nước và 46 bảo tàng lớn ở nhiều quốc gia. Các vị tổ nghề đều được dân làng thờ phụng với tất cả lòng thành kính và biết ơn. Các thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác giữ nghề truyền thống cho đến ngày nay. Hiện nay, đang có một đội ngũ nghệ nhân lâu năm, giàu kinh nghiệm nắm giữ gia tài nghề truyền thống của cha ông để lại. Họ thật sự là nòng cốt nuôi sống làng nghề, tạo dựng thương hiệu cho làng nghề phát triển. Họ rất tâm huyết với nghề, vượt qua mọi khó khăn, vất vả dành cả cuộc đời cho nghề. Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo, họ đã lưu giữ được tất cả những tinh túy của nghề truyền thống, có công lớn trong việc giữ nghề. Với bao công sức của nghệ nhân mà trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề truyền thống thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn tồn tại đến ngày nay. Có thể nói những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm là linh hồn của làng nghề, là báu vật sống nắm giữ tinh hoa của nghề truyền thống. Đó là chỗ dựa vững chắc cho làng nghề tồn tại và phát triển.

Trong cuộc sống hiện đại, hàng tiêu dùng công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc tràn ngập thị trường đã lấn át thủ công. Nhưng không vì thế mà hàng thủ công mất hẳn chỗ đứng mà ngược lại nó vẫn vươn lên thể hiện bản ngã độc đáo của mình. Khác hẳn với sản phẩm làm bằng máy móc đồng loạt, mỗi sản phẩm thủ công đều in đậm bàn tay tài hoa, óc sáng tạo, vốn tinh hoa văn hóa truyền thống của nghệ nhân. Mỗi nghệ nhân đã thể hiện tất cả kinh nghiệm cả đời, tài hoa, tình cảm, suy nghĩ, sáng tạo của mình lên mỗi sản phẩm như thổi hồn cho nó. Nghệ nhân giống như nghệ sĩ, làm việc với tâm hồn phong phú của mình khiến cho sản phẩm sống động với những nét riêng độc đáo mà các sản phẩm làm bằng máy móc không thể có được. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các sản phẩm thủ công vẫn tồn tại và phát triển mang đặc trưng văn hóa của mỗi nước. Hàng thủ công muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào sức mạnh của mình tức là sản phẩm phải hàm chứa yếu tố văn hóa cao thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy hiện nay trong các ngôi nhà hiện đại vẫn xuất hiện

những bộ sa lông mây tuyệt đẹp, những chiếc lọ hoa, bộ ấm chén gốm sứ độc đáo, những bức tranh thêu cầu kỳ sang trọng, đồ thờ cúng gia tiên lộng lẫy…ghi dấu ấn tài hoa của những người thợ thủ công. Dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, mỗi người dân Việt đều mong muốn ngôi nhà của mình có dáng vẻ và bản sắc dân tộc. Ở các điểm du lịch, du khách trong nước và quốc tế đều mua các sản phẩm độc đáo của địa phương để làm đồ lưu niệm. Nhiều làng nghề dệt thổ cẩm đã thu hút được nhiều du khách và bán được nhiều sản phẩm làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong lúc kinh tế thế giới khó khăn nhưng vẫn có nhiều nước đang có nhu cầu nhập hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp của Việt Nam. Từ đó cho thấy rõ rệt một điều: Hàng thủ công của nước ta vẫn có khả năng tồn tại và phát triển ở trong nước và xuất khẩu. Vấn đề là sản phẩm phải có chất lượng cao không chỉ ở chất lượng kỹ thuật mà còn mang được giá trị thẩm mỹ cao, mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều đó đều trông chờ ở tài năng và sức sáng tạo của các nghệ nhân.

Nghệ nhân giữ vai trò quan trọng như vậy, nhiều năm qua chưa được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp chính quyền và cả xã hội. Trước đây các làng nghề đã có lúc xuất khẩu tới hơn 1 tỷ đô la, giải quyết hàng triệu công ăn việc làm. Nhưng bây giờ trong buổi kinh tế khó khăn toàn cầu, các làng nghề đang phải giải quyết hàng loạt khó khăn như thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, chưa có vùng nguyên liệu ổn định, phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường…từ đó ảnh hưởng lớn tới

Nghệ nhân. Ảnh: Hữu Luân

46

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 47: Page 1 100 vh3+4

công việc và đời sống của nghệ nhân. Chưa có một cơ chế chính sách nào hỗ trợ nghệ nhân phát huy tài năng sáng. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng ngày càng già yếu, sức khỏe suy giảm đã bị rơi vào quên lãng. Dường như trong lĩnh vực này, chưa hề có chính sách trọng dụng nhân tài. Nhiều nghệ nhân cứ âm thầm, lặng lẽ làm việc không có bất kỳ sự quan tâm giúp đỡ nào trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn. Gần đây Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã quan tâm tới việc tôn vinh các nghệ nhân đã lựa chọn và công nhận 193 nghệ nhân làng nghề. Nhà nước đã tiến hành hai đợt phong tặng Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú cho 37 nghệ nhân, trong đó có một Nghệ nhân Nhân dân là ông Nguyễn Kim ở làng gỗ Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Khâu phong tặng nghệ nhân lại lộ rõ bất cập vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý. GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam nêu ý kiến việc phong tặng nghệ nhân làm ra các sản phẩm thủ công nặng về văn hóa, mỹ thuật nên giao cho ngành văn hóa bình xét. Việc tuyển chọn ở địa phương không có đầu mối rõ ràng, nơi thì do ngành Công thương, nơi thì do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho nên đã bỏ xót rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Đặc biệt là “Đất trăm nghề” Hà Tây cũ (nay thuộc về Hà Nội) không được chú ý, các nghệ nhân tiêu biểu xuất sắc không được đề xuất phong tặng. Nghệ nhân nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Ý Lan đã từng làm tranh cát rất độc đáo để làm quà tặng cho các

nguyên thủ quốc gia dự hội nghị APEC cũng không có tên trong danh sách. Một số nghệ nhân nổi tiếng đã quá già yếu sinh tử lúc nào không biết như Nguyễn Thị Toan (rượu Làng Vân), Đặng Văn Tố (nặn tò he) chưa được xem xét kịp thời. Việc tổ chức phong tặng cũng không tạo ra sự kiện gây sự chú ý trong dư luận xã hội. Các buổi tổ chức phong tặng thường diễn ra im lìm ở làng, xã. Điều quan trọng luôn là sau khi được phong tặng thì vị thế của nghệ nhân có được nâng cao, có được tham gia bàn bạc đề ra các chính sách của nhà nước như đào tạo, truyền dậy nghề cho lớp trẻ, bảo vệ thương hiệu làng nghề, có được quan tâm chăm sóc về đời sống và điều kiện làm việc để phát huy nghề Tổ.

Các nghệ nhân lâu năm đến nay vẫn giữ nghề Tổ nhờ việc truyền nghề từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối. Mỗi nghệ nhân đều dày dặn kinh nghiệm được tích lũy qua năm tháng của cuộc đời. Việc truyền nghề thường được diễn ra trong một gia đình cho nên mỗi người đều nắm một bí quyết gia truyền. Nay những nghệ nhân - bảo tàng sống ấy ngày càng cao tuổi và dần dần sẽ ra đi vào cõi vĩnh hằng mang theo tất cả gia tài quý giá mà họ nắm giữ. Một câu hỏi đặt ra ai sẽ là người giữ nghề Tổ. Chỉ có một cách duy nhất mà cha ông ta đã làm là truyền nghề cho lớp người trẻ tuổi, truyền cho con cháu. Công việc này vô cùng khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi làng nghề chua tìm kiếm được nhiều thị trường, sản xuất ngưng trệ, nghệ nhân không có “đất dụng võ” đời sống lâm vào cảnh túng thiếu. Những người trẻ

tuổi không thiết tha với nghề khi cặm cụi làm nón cả ngày mới chỉ được năm sáu chục đồng trong khi đó chạy ra thành phố có thể kiếm việc làm thu được số tiền gấp ba, năm lần như vậy. Chính vì vậy, đã xảy ra tình trạng “cha muốn truyền nghề mà con không muốn nối”, nghề Tổ đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Tôi có dịp sang Nhật Bản tham các làng nghề, lúc mới công nghiệp hóa làng nghề cũng rơi vào tình cảnh lớp trẻ đua nhau bỏ ra thành phố, ở làng chỉ có toàn người già và trẻ con. Sau này, Chính phủ Nhật đã phát triển mô hình “mỗi làng một sản phẩm”, nghệ nhân rất được coi trọng và có sự quan tâm đặc biệt. Họ vừa phát huy nghề truyền thống vừa ứng dụng những tiến bộ của công nghệ vào sản xuất nhưng sử dụng máy móc vào công nghiệp giản đơn, vừa đỡ tốn sức vừa có năng suất cao, sử dụng khoa học kỹ thuật để tăng độ bền đẹp của chất liệu, thích ứng mọi thời tiết, khí hậu, xử lý ô nhiễm môi trường…chỉ thời gian không lâu, các làng nghề đã phục hồi và phát triển. Sản phẩm làng nghề luôn luôn được bày bán ở các siêu thị lớn.

Chúng tôi nghĩ rằng việc đào tạo truyền dậy nghề đang là rất bức thiết không phải chỉ nhất thời mà phải có tầm chiến lược lâu dài để nghề truyền thống, gia tài quý giá của ông cha, một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc ta mãi mãi trường tồn. Trước mắt chúng ta phải quan tâm đặc biệt tới những nghệ nhân lâu năm tài hoa, giàu kinh nghiệm là những báu vật sống, tạo mọi điều kiện để nghệ nhân truyền đạt kinh nghiệm quý giá tích lũy cả đời trong đó có những bí quyết gia đình.n

47

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 48: Page 1 100 vh3+4

Nằm trên đất Xứ Huế mộng mơ, cách Kinh thành Huế cổ kính không xa, có một cây cầu, mặc dù không có chiều dài, chiều rộng

đáng nể, vật liệu làm bằng sắt bắc qua con sông Hương như cầu Tràng Tiền, mà chỉ là một cây cầu nhỏ, làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bắc qua một con sông nhỏ, nhưng từ lâu nó đã đi vào kho tàng văn học dân gian Xứ Huế, qua câu ca:

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn,Cho em về với một đoàn cho vui”.Cầu Ngói Thanh Toàn nằm trên đất làng Thanh

Toàn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8 cây số. Mặc dù chỉ là một cây cầu xa kinh đô, nhưng tên cầu cũng có thân phận chìm nổi. Chuyện kể rằng, dưới thời vua Minh Mạng, đất hai huyện Phú Vang, Phú Lộc được cắt ra để lập huyện Hương Thủy. Cầu ngói Thanh Toàn thuộc huyện Hương Thủy. Rồi chữ Thanh Toàn phạm húy một vị vua triều Nguyễn nên tên làng Thanh Toàn phải đổi thành Thanh Thủy, tên cầu cũng phải đổi theo. Tập san Đô thành hiếu cổ, cụm từ Cầu ngói Thanh Thủy được dịch là “Le Pont couvert en tuilles” hay “Le Pont couvert de Thanh

Thủy”. Tuy nhiên dân gian vẫn quen gọi là Cầu ngói Thanh Toàn. Tên gọi này được giữ nguyên đến ngày nay.

Cầu Ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, dưới thời Lê Trung hưng. Trải qua biết bao thiên tai địch họa, cây cầu vẫn giữ được hình dáng gốc. Theo tài liệu lịch sử và tài liệu dân gian thì Cầu Ngói Thanh Toàn đã được tu sửa nhiều lần. Lần thứ nhất vào năm Thiệu Trị thứ tư (1844), cầu bị mưa lụt làm hư hỏng nặng, dân làng góp tiền của sửa chữa, đến tháng 2 năm Thiệu Trị thứ bảy (1847) cầu sửa xong (công việc được ghi khắc vào trụ cầu). Lần thứ hai, cầu lại bị bão năm Thìn (ngày 11/9/1904) giật sập, được dân làng sửa lại. Lần tu sửa này có một vài điểm đáng chú ý: 1. kích thước cầu bị thu hẹp chút ít, bề dài là 16.85m so với trước sửa là 18.75m; bề ngang là 4.63m, so với trước khi sửa là 5.82m. Kinh phí tu sửa 950 đồng (dân làng đóng 700 đồng, nhà nước tài trợ 250 đồng). Lần tu sửa thứ ba diễn ra vào năm 1956, lần thứ tư vào năm 1971 và lần tu sửa mới nhất vào năm 1991.

Cầu Ngói Thanh Toàn được làm theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Nguyên gốc,

l THUỲ LINH QUANG MINH

Người goá phụ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn.Ảnh: Minh 3366

với cây cầu bắc qua thời gian

48

Page 49: Page 1 100 vh3+4

cầu dài 18,5m, rộng 5,82m, dựng trên 12 cột gỗ lim, chia thành 6 hàng. Phần “thượng gia”/nhà, chia làm ba gian. Gian giữa cao để cho thuyền bè qua lại, hai gian hai đầu chạy xuống thoai thoải gối lên hai bờ. Gian giữa bằng, mặt phía Tây gian giữa có thưng gỗ kín, đặt khám thờ bà Trần Thị Đạo - người đã bỏ tiền của xây dựng cầu hồi nửa sau thế kỷ XVIII. Lan can hai bên cầu để trống, đặt ghế dài cho khách bộ hành và dân làng ngồi hóng mát vào những ngày nóng nực, các nhà thơ ngồi tìm tứ thơ. Mái cầu lợp ngói. Tên gọi Cầu Ngói Thanh Toàn cũng từ đó mà ra. Trên nóc mái và cửa vào hai đầu cầu xây gạch, trát vôi, đắp rồng phượng, khảm câu đối màu sắc rực rỡ. Đơn cử, từ hướng chợ quê Thanh Thủy bước vào cầu, ta bắt gặp đôi câu đối khảm sành sứ, nét chữ không đẹp nhưng ý nghĩa rất thâm thúy.

Phiên âm: Kiện cấu thiên thu truyền thắng tíchNgừa kiều mỹ cảnh cựu quy môDịch nghĩa: Cầu ngói là một kiệt tác kiến trúc cổMột di tích thắng cảnh truyền lại nghìn sauKhông chỉ được lưu truyền trong ca dao, Cầu Ngói

Thanh Toàn còn đi vào nhiều áng thơ văn của nhiều nhà thơ xứ Huế; trong đó có nhà thơ hoàng tộc nổi tiếng thời Nguyễn là Miên Thẩm (1819 - 1870). Khi về thăm Cầu Ngói Thanh Toàn (năm 1860), ông đã viết bài thơ “Đường Ngõa kiều”, trong đó có hai câu:

Thanh phong tiêu sái giang thiên chuyểnQuả phụ chưng thường miếu bán gianCụ Ưng Trình dịch: Gió trong thanh thoát sông ngàn khúcBà góa kính thờ miếu nửa gian

Câu “Bà góa kính thờ miếu nửa gian” chính là nói đến tác giả của cây cầu này: bà Trần Thị Đạo - người đã bỏ tiền của xây dựng cầu hồi nửa sau thế kỷ XVIII. Khám thờ bà đặt ở mặt phía Tây gian giữa có thưng gỗ. Bà Trần Thị Đạo là cháu đời thứ sáu của một trong 12 vị khai canh làng Thanh Thủy (Thanh Toàn). Bà là vợ một vị quan đứng đầu 3 huyện Hương Trà, Phú Vinh và Quảng Điền do vua Lê cử từ sau ngày quân Trịnh chiếm được Phú Xuân vào đầu năm 1775. Không hiểu vì lý do gì

tài liệu cũ không ghi tên chồng bà. Nhờ chức vị của chồng mà bà được phong tước: Đặc tiếng phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ, phó quản lĩnh. Căn cứ vào tờ sắc của vua Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37 (tức năm 1776, thời gian quân Trịnh đang chiếm Phú Xuân) thì Cầu ngói Thanh Toàn được làm vào năm 1776. Tờ sắc có đoạn viết: “Bà Trần Thị Đạo, quán làng Thanh Toàn, là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho mọi người ngưỡng mộ đủ mọi điều. Bà là người đáng ca ngợi hơn ai hết. Bà làm cho làng được ban ơn huệ (nhờ bà mà vua tha thuế sưu dịch cho dân làng) và người ta sẽ ghi nhớ hoài. Sắc chỉ này là để chứng tỏ điều Triều đình khen ngợi đối với người xây dựng chiếc cầu ngói ấy và để khuyến khích những người khác hào hiệp như bà”. (Địa chí Hương Thủy, NXB Thuận Hóa, 1998, tr.324 - 325).

Đó 328 năm, đã bao nước chảy mây trôi qua, Cầu Ngói Thanh Toàn vẫn kiên trinh một kiếp phận làm một phương tiện giúp dân đi lại, là nơi hóng mát nghỉ ngơi của người dân quê. Đền đáp lại, các thế hệ người dân nơi đây đã cùng nhau giữ gìn một di tích cổ ghi tạc dấu ấn kiến trúc thời Lê để lại cho con cháu mai sau. Cầu Ngói Thanh Toàn được nhà nước công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật (Quyết định ngày 14/7/1990).

Ngày nay, Cầu Ngói Thanh Toàn là một điểm du lịch của Huế, được du khách gần xa rất thích thú bởi hương vị đồng quê của nó. Tấm gương hào hiệp của người đàn bà goá để lại cho đời cây cầu vắt qua hai thế kỷ không đáng nêu gương cho các đấng mày râu thời nay hay sao?n

Cầu ngói Thanh Toàn. Ảnh: Trần Hùng

49

Page 50: Page 1 100 vh3+4

Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là quê hương của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ - lãnh tụ của phong trào

nông dân khởi nghĩa Tây Sơn thế kỷ XVIII. Tây Sơn cũng là cái nôi của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, nơi hạnh ngộ của nhiều người con ưu tú trong buổi đầu tụ nghĩa, cả người Kinh, người Thượng và người Chăm,… Những dấu tích về ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này vẫn được nhân dân ta nói chung, nhân dân Tây Sơn - Bình Đinh nói riêng nâng niu, gìn giữ thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và để giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau.

Thuộc địa phận thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường,

huyện Tây Sơn, có một ngọn núi nhỏ, cách không xa là những dãy núi cao trùng điệp, nơi sinh sống của các tộc người thiểu số Tây Nguyên bao quanh. Do đỉnh núi khá bằng phẳng, đã tạo cho núi có hình một cái ấn (con dấu/ triện), nên dân địa phương gọi là núi Ấn / Ấn Sơn. Tuy núi không cao lắm, song là nơi hội tụ linh khí của Đất - Trời, được người dân địa phương cho là rất linh thiêng. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ bỏ trốn sự truy sát của nhà cầm quyền vào ở vùng núi Thượng đạo dựng trại, lập đồn, xưng hùng khởi nghĩa, đã thu hút được đông đảo những người can đảm, đã từng bôn ba, bị cuộc sống dồn nén, xô đẩy đến bước đường cùng phải cầm vũ khí, cùng những người thuộc các dân tộc miền thượng du, gần vùng núi ấn Sơn. Những người

l TRƯƠNG HỒNG NY(Bài và ảnh)

Đàn tế Trời - Đất Ấn SơnKhu Tâm linh tưởng niệmtướng lĩnh và nghĩa quânTây Sơn

50

Page 51: Page 1 100 vh3+4

theo anh em Nguyễn Nhạc ngày một đông. Được khích lệ bởi câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thụ công”, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ quyết khởi binh ra Bắc để thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước.

Truyền thuyết kể rằng, trước khi tiến quân ra Bắc, ba anh em nhà Tây Sơn đã lên núi Ấn lập đàn tế, xin Trời - Đất trao cho ấn, kiếm lệnh để dấy binh khởi nghĩa. Cảm lòng người vì hai chữ Đại nghĩa, Trời - Đất đã linh thiêng trao cho 3 anh em kiếm lệnh và ấn lệnh. Ấn có hình vuông, mặt ấn có khắc 4 chữ “Sơn hà xã tắc”. Nhờ có ấn, kiếm lệnh Trời - Đất ban cho, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã quy tụ được các nghĩa quân Tây Sơn, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp diệt trừ bọn thống trị tàn ác, đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Sự nghiệp thành công, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng

đế lấy hiệu là Quang Trung. Nhưng vì phải lo toan nhiều việc lớn chống thù trong, giặc ngoài, lại không may mất sớm nên ông chưa về lại nơi đây để làm lễ tạ ơn Trời - Đất.

Để tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công lao to lớn của nghĩa quân Tây Sơn, cũng là để khôi phục lại một di tích có ý nghĩa đặc biệt với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và các nghĩa quân Tây Sơn hơn hai trăm năm trước khi làm lễ tế Trời - Đất dựng cờ dấy nghĩa, UBND tỉnh Bình Định đã triển khai dự án xây dựng Đàn tế Trời - Đất và một số công trình du lịch ngay trên ngọn núi Ấn Sơn, nơi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn làm lễ cáo yết Trời - Đất năm xưa.

Khu tâm linh Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn tọa lạc trên khu đất có diện tích 46ha (con số này, cùng các thông số kỹ thuật của đàn tế đều là những con số tâm linh), là một quần thể kiến trúc đồ sộ, được bố trí theo trục / hướng Thần đạo Nam - Bắc, từ dưới chân núi lên đỉnh núi Ấn Sơn, nơi đặt đàn tế. Điểm đầu của đường Thần đạo (cũng là điểm bắt đầu đi lên đàn tế hành lễ) là Nghi môn với dòng đại tự “Tây Sơn triều đại vạn thế vinh quang”, đôi câu đối treo ở hai trụ của Nghi môn có nội dung, là các công trình phù trợ, gồm: nghi môn, sân luyện võ, khu nhà Ban quản lý di tích, chòi nghỉ, hồ bán nguyệt, miếu thờ Thổ công.

Sau khi bước lên hàng trăm bậc đá theo hướng cao dần của con đường Thần đạo, là Tam quan nằm ở độ cao trung bình tính từ chân núi lên đỉnh Ấn Sơn.

Nhang án đặt trung tâm Viên Đàn

Viên Đàn

51

Page 52: Page 1 100 vh3+4

Nằm chính giữa đường Thần đạo, Tam quan có kiến trúc 2 tầng, lối đi chính có 2 tầng mái. Hai trụ hai bên cánh cửa chính tam quan nổi bật đôi câu đối có nội dung: “Trăm họ lầm than nổi trống Tây Sơn trừ bạo chúa. Bốn phương loạn lạc giương cờ Bình Định cứu lương dân”. Nằm ở bên trái, ngang với Tam quan vào khu Đàn tế là Đền Ấn. Ngôi đền có kiến trúc 5 gian, mái chải, có 4 đầu đao cong vút. Nhà tiền tế có bàn thờ chung các tướng lĩnh và quân sĩ Tây Sơn. Sau Tiền tế là Phương đình (nơi tượng trưng cho sự thông thiên, giao hòa giữa Trời và Đất, Âm - Dương). Tại đây đặt bản sao của ấn lệnh nhà Tây Sơn. Trong cùng là hậu cung - nơi đặt bàn thờ, trên có bài vị 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Nằm bên phải, gần như đối xứng với Đền Ấn qua trục Thần đạo, là Tháp Báo thiên, cao 9 tầng.

Nằm cùng bình độ, ngay phía bên trong Tam quan là một bức bình phong bằng đá. Bình độ này cũng là Tầng 1 của Đàn tế Trời - Đất tọa trên đỉnh ngọn Ấn Sơn, có cấu trúc 3 tầng.

- Tầng 1, xem như nền móng của đàn tế, có bình độ ngang bằng với Tam quan, có hình vuông, được xây bao quanh bằng tường đá ong. Ở 4 mặt hình vuông, có 4 lối vào theo hướng Nam - Bắc - Đông - Tây. Hướng chính là hướng Nam, ba hướng còn lại là 3 nghi môn kiểu tứ trụ thẳng hàng, là nơi chuẩn bị đồ lễ, sửa sang lễ phục và một số nghi thức diễn ra ở đây trước khi làm tế lễ trên đàn.

- Tầng 2: gọi là Phương Đàn, có hình vuông, mỗi cạnh dài 54m, tượng trưng cho Đất. Tầng này cũng xây bao quanh bằng đá ong, lan can bằng đá màu vàng bao quanh, 4 lối lên trổ theo hướng chính Nam - Bắc - Đông - Tây, mỗi lối lên có 9 bậc. Nơi đây khi tế lễ sẽ bố trí các án thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, các thần biển, sông, núi, hồ, đầm,…

- Tầng 3: gọi là Viên Đàn, chính là đỉnh núi Ấn. Viên Đàn có hình tròn, đường kính là 27m, tượng trưng cho Trời (Trời tròn, Đất vuông), được xây bao quanh bằng đá ong, xung quanh có lan can bằng đá màu đỏ bao quanh. Trên mặt nền đất nện chặt, bằng phẳng, có 1 lối lên từ hướng Nam, có 5 bậc. Chính giữa Viên Đàn đặt một chiếc sập làm bằng đá, một nhang án cũng bằng đá, là án thờ Trời - Đất.

Tuy mới khánh thành không lâu, nhưng đã có hàng vạn du khách trong và ngoài nước bước chân trên đường Thần Đạo, giữa mênh mang đất trời và

lồng lộng gió ngàn, vượt trăm bậc đá, lên đàn tế Ấn Sơn. Thắp nén tâm hương tỏ tấm lòng thành kính biết ơn Trời - Đất và các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn, sau đó phóng tầm mắt bốn phương mát lòng với quang cảnh thanh bình, trù phú của quê hương Tây Sơn - Bình Định, mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, trong lòng ai ai cũng dâng trào cảm xúc và thả hồn về với buổi lễ Trời - Đất xin ấn, kiếm lệnh diệt trừ kẻ ác, đánh đuổi giặc ngoại xâm của các nghĩa sĩ Tây Sơn năm xưa.

Công trình Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn được xây dựng với tổng đầu tư gần 50 tỷ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vận động các doanh nghiệp hỗ trợ cùng nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh Bình Định. Cùng với Bảo tàng Quang Trung (tại làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành xưa, nay là Khối I, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) và những di tích đền thờ nghĩa quân Tây Sơn nằm trên trục đường quốc lộ 19 từ Qui Nhơn lên An Khê - Gia Lai, Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn không chỉ tạo nên một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nữa của huyện Tây Sơn, mà còn góp phần minh chứng cho nghĩa cử “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ sau với công lao to lớn của Quang Trung Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh, nghĩa quân của nhà Tây Sơn./.n

Tháp Báo thiên

52

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 53: Page 1 100 vh3+4

Bảo tàng, một trong những công cụ lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hữu hiệu của một đất nước, một địa phương hay một

ngành / lĩnh vực hoạt động của con người. Không đất nước nào, địa phương nào, ngành / lĩnh vực hoạt động nào trên thế giới không quan tâm tới xây dựng và phát huy giá trị của bảo tàng. Ở nước ta, công tác xây dựng bảo tàng và phát huy giá trị giáo dục của bảo tàng, đặc biệt là loại hình bảo tàng tổng hợp cấp tỉnh luôn được Đảng và Nhà nước, lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền các tỉnh quan tâm, đầu tư. Trong số 63 bảo tàng tổng hợp cấp tỉnh, Bảo tàng Đắk Lắk tuy thuộc thế hệ các bảo tàng tổng hợp tỉnh ra đời từ sau năm 1975, có tuổi đời còn rất trẻ, song đã là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại và đẹp nhất cả nước, một bảo tàng lớn, hiện đại và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk - miền đất cao nguyên đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa và bề dày lịch sử. “Đất lành chim đậu”, từ lâu đã có trên 40 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, xây nên truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của vùng đất huyền thoại này. Bảo tàng Đắk Lắk - tiền thân là Nhà truyền thống của tỉnh (được thành lập theo Quyết định số 114/VH-XH ngày 01/9/1976 của UBND tỉnh Đắk Lắk), sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Đắk Lắk (ngày 07/2/1990). Trên cơ sở thỏa thuận của Bộ Văn hóa - Thông tin tại Công văn số 1686/CV-TC ngày 17/6/1995, ngày 25/7/1995, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 836/QĐ-UB xếp hạng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk là Bảo tàng Hạng II. Trải qua thời gian, được sự quan tâm của các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh Đắk Lắk, sự quản lý, chỉ đạo trực

l SAN SAN (Bài và ảnh)

BẢO TÀNG ĐẮK LẮKBẢO TÀNG LỚN, HIỆN ĐẠI&ĐẸP NHẤT KHU VỰC TÂY NGUYÊN

53

Page 54: Page 1 100 vh3+4

tiếp của Sở VH-TT (nay là Sở VH-TT&DL), sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương, trực tiếp là cơ quan phụ trách công tác Bảo tàng của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL), Bảo tàng Đắk Lắk đã không ngừng phát triển, lớn mạnh.

Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, hiện nay Bảo tàng Đắk Lắk tọa lạc tại số 12, Lê Duẩn (đối diện với UBND tỉnh), Tp Buôn Ma Thuột, trong khuôn viên rộng 7ha có hàng trăm cây cổ thụ quí hiếm, trong đó có hàng chục cây rất xứng đáng được liệt hạng Cây Di sản Việt Nam. Trong khuôn viên này, ngoài Bảo tàng Đắk Lắk, còn có Biệt Điện Bảo Đại - một công trình kiến trúc có tuổi đời hơn 80 năm, một dấu ấn của giao lưu văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Tây Nguyên, đã được Bộ

Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử.Ngay từ những ngày đầu mới được thành lập, trụ

sở làm việc của Bảo tàng chỉ là một nhà truyền thống nhỏ, cơ sở vật chất tuềnh toàng, số lượng hiện vật cũng ít ỏi, khoảng 500 hiện vật. Đến năm 1995, Bảo tàng tỉnh được công nhận là Bảo tàng Hạng II, lưu giữ 10.000 hiện vật, phòng làm việc của đơn vị cũng phần nào được khang trang hơn.

Tháng 10 năm 2004, tỉnh Đắk Lắk, với sự giúp đỡ của nước Cộng hòa Pháp (thông qua Dự án FSP “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đã chính thức khởi công xây dựng mới Bảo tàng Đắk Lắk, theo khuynh hướng hiện đại. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, Dự án hoàn thành, Bảo tàng Đắk Lắk chính thức hoạt động trong một kiến trúc mới. Ngôi nhà Bảo tàng mới có kiến trúc độc đáo, mang phong cách hiện đại phương Tây, kết hợp giữa phong cách truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (cụ thể là theo lối kiến trúc của ngôi nhà dài của người Ê đê). Ngôi nhà dài 130m, rộng 65m, gồm 02 lầu, 01 tầng trệt khang trang, với tổng diện tích xây dựng 9.000m2.

Tòa nhà có 3 không gian trưng bày thường xuyên, thể hiện 03 nội dung lớn, với hơn 1.000 hiện vật (trong tổng số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm được), chưa bao gồm hình ảnh và tài liệu khoa học phụ:

- Khu trưng bày về Lịch sử, giới thiệu hơn 370 hiện vật.

- Khu trưng bày Văn hóa dân tộc giới thiệu hơn 520 hiện vật.

- Khu trưng bày Đa dạng sinh học giới thiệu 220 hiện vật.

Ngoài ra, Bảo tàng dành hẳn một không gian lớn, ở tầng trệt để trưng bày Sa bàn Chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3 năm 1975 - một chiến thắng tạo nên bước ngoặt bản lề của cuộc kháng chiến chống

54

Page 55: Page 1 100 vh3+4

Mỹ với Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam. Sa bàn này đã được Ty Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, với sự giúp đỡ của Ban Tuyên huấn Quân khu V, khánh thành và đưa vào phục vụ công chúng ngày 02/9/1977.

Sự ra đời Bảo tàng Đắk Lắk mới là một sự kiện rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa - xã hội của tỉnh, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bảo tàng Đắk Lắk mới đánh dấu bước phát triển cơ bản về hình thức cũng như nội dung trưng bày của loại hình bảo tàng tổng hợp tỉnh, về cơ bản, đã xứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú của địa phương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng, suốt chiều dài lịch sử cận - hiện đại là thành phố trung tâm của khu vực Tây Nguyên. Trong số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm kể từ năm 1977 đến thời điểm năm 2011, có khoảng gần 1.000 hiện vật được lựa chọn giới thiệu trong 3 không gian trưng bày, như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, có những thông tin phong phú được chuyển tải đến công chúng qua các bài giới thiệu, chú thích, ảnh, phim video. Có thể khẳng định, Bảo tàng Đắk Lắk mới là một trung tâm trưng bày và lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học của vùng đất và con người các dân tộc của tỉnh Đắk Lắk. Trên khoảng 1.800m2 trưng bày của Bảo tàng thể hiện những quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày

hiện đại. Đặc biệt, Bảo tàng Đắk Lắk đi tiên phong ở Việt Nam trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số bản địa trong trưng bày. Bên cạnh tiếng Việt, Pháp, Anh, Bảo tàng đã sử dụng ngôn ngữ Ê đê, cư dân bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, và cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ.

Qua những “con số biết nói trên”, có thể khẳng định hiện nay, Bảo tàng Đắk Lắk là một trong những bảo tàng hiện đại, lớn và đẹp nhất cả nước; là bảo tàng lớn, hiện đại và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.

Vui mừng, phấn khởi được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, sau hơn 2 năm được hoạt động trong một không gian khang trang, hiện đại, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu mới. Xin điểm hai hoạt động quan trọng:

Về công tác nghiên cứu sưu tầm

Ảnh: Võ Văn Bằng

55

Page 56: Page 1 100 vh3+4

Trong những năm qua, Bảo tàng đã sưu tầm được một số lượng lớn hiện vật có giá trị rất lớn về văn hóa, và lịch sử.

Năm 2011, đã sưu tầm được một số hiện vật có giá trị lớn như: trống đồng, chiếc phin cà phê lớn nhất được lập kỷ lục tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011; hiện vật khảo cổ Yôni; 02 hiện vật lịch sử; 11 đơn vị hiện vật về trang phục hầu đồng; sưu tập 100 hiện vật khảo cổ tỉnh Kon tum…Bên cạnh đó, còn tiến hành khảo sát một số di tích khảo cổ học tại các huyện Krông Bông, Cư M’gar, Ea Kar, K rông năng. Ngoài ra, đã tiến hành sưu tầm tư liệu, hình ảnh tại các sự kiện, lễ hội diễn ra trên toàn tỉnh, như: Ngày hội Văn hóa các dân tộc, Lễ hội tại Buôn Đôn, Festival Cà phê Buôn Ma Thuột, Lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng Buôn Ma Thuột, Hội chợ Doanh nhân làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh,…

Năm 2012, Bảo tàng đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm hiện vật, hình ảnh, tư liệu và một số thông tin quan trọng về văn hóa dân tộc, đa dạng sinh học và lịch sử trên địa bàn tỉnh như: Sưu tầm được 11 mẫu quặng khoáng sản và đá thạch anh vàng; quặng Pitits và một số mẫu địa chất tại Đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 704; thông tin về các nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt làm tù binh tại Lễ kỷ niệm 39 năm ngày trao trả nữ tù binh (1973-2012); Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh năm 2012; Tìm hiểu thông tin về trường học và con đường mang tên Tôn Đức Thắng; Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc Buôn Đôn, Cư M’gar. Tiến hành khảo sát và sưu tầm các tư liệu văn hóa phi vật thể tại các đình, đền, miếu trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột; khảo sát thanh đá kêu tại huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông; Ngoài ra, Bảo tàng đã tổ chức tiếp nhận một số hiện vật quan trọng như: quyển sách “Ngoạn thạch vi ảnh” của ông Võ Văn Hải; Sưu tập tiền cổ (44 đơn vị hiện vật); …

Ngoài công tác sưu tầm hiện vật bổ sung kho bảo quản, bảo tàng còn chú ý đến việc quay phim, ghi hình và sưu tầm hình ảnh, tư liệu về phần văn hóa dân tộc, đa dạng sinh học, lịch sử, bước đầu làm đĩa Catalogue Bảo tàng phục vụ cho công tác trưng bày tại Bảo tàng, như:

Phần văn hóa dân tộc, có thuần dưỡng voi rừng tại Buôn Đôn; Lễ bỏ mả của dân tộc M’Nông Budơng và Ê đê Mdhur; Lễ cúng bến nước và hình ảnh về Góc bếp gia đình của dân tộc Ê đê; Lễ cúng lúa mới của người Xê đăng; Đám cưới của người B ru - Vân Kiều; Tư liệu, hình ảnh về người M’ Nông; Sưu tầm thông tin

tư liệu về người Kinh (Lễ tế dâng hương chiêm bái Phật thánh, Lễ mừng đàn tứ phủ, Tứ tòa sơn trang, Chầu ông Hoàng Bảy; Lễ Vân Hương Thánh hội; Lễ tế tiệc đức Thánh Trần,..)..

Phần đa dạng sinh học: thống kê số lượng voi nhà hiện có trên địa bàn tỉnh; mẫu sản phẩm gỗ và phim tư liệu về gỗ rừng trồng, gian hàng thuốc Nam;

Phần Lịch sử: tư liệu về trận tiến công Tết Mậu Thân 1968; Nghiên cứu sưu tầm tư liệu làm dự thảo sơ đồ khởi nghĩa N’Trang Gưh…

Năm 2013, đã tổ chức sưu tầm được 205 hiện vật, 193 hình ảnh, 06 phim, 07 ghi âm và 01 xuất bản phẩm. Cụ thể: Tư liệu về tình hữu nghị Việt Nam - Cam pu chia; Tư liệu về Lễ mừng đàn tứ phủ , đền Vạn Kiếp, TP Buôn Ma Thuột; Về Lễ bỏ mả của ông A Ma Kông, đám tang của ông Âm H’rin, về ngày hội văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc ; các hiện vật văn hóa dân gian tại buôn R’Cai A xã K rông Nô, huyện Lắk. Hiện vật khảo cổ học tại thôn 8 xã Dắk Wil, huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông…; Phục dựng lại phim Lễ bỏ mả , Lễ cầu phúc phục vụ cho không gian trưng bày văn hóa dân tộc; dựng phim phục vụ công tác trưng bày thường xuyên ở bảo tàng; dựng phim về Vườn quốc gia Cư Yang Sin; truyện cổ Ê đê,…

Công tác trưng bày, giáo dục công chúngNăm 2011, mặc dù cơ quan phải dành nhiều thời

gian và nhân lực cho việc chuyển hiện vật từ nơi cũ đến nhà bảo tang mới, song Bảo tàng vẫn khắc phục

56

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 57: Page 1 100 vh3+4

khó khăn, hoàn thành tốt công việc: Đã tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề và lưu động nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc, như: tổ chức 4 cuộc trưng bày lưu động với chuyên đề “Những mốc son lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ” nhân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong đó có 3 cuộc về tận vùng sâu, vùng xa , vùng biên giới như xã: Ea R vê, Ya Lốp, (huyện Ea Súp), xã K rông Na (huyện Buôn Đôn), xã Ea Tu (Buôn Ma Thuột); Trong năm đã phục vụ được 1.966 đoàn, với 22.401 lượt người; trong đó, khách trong nước là 1.845 đoàn với 21.818 lượt người; khách nước ngoài là 121 đoàn với 583 lượt người.

Năm 2012, Bảo tàng đã tham dự triển lãm “Không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên” phục vụ Lễ hội Hoa Đà Lạt 2012 tại TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng; tổ chức trưng bày lưu động tại các xã: K rông Nô, Đắk Phơi, thị trấn Liên Sơn huyện Lắk với chuyên đề “Buôn Ma Thuột - Trận đánh lịch sử” nhân kỷ niệm 37 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2012); tham gia trưng bày “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II năm 2012”. Trong năm 2012, Bảo tàng đã phục vụ 2.242 đoàn với 23.283 lượt khách tham quan; trong đó, khách trong nước có 1.826 đoàn, với 21.522 lượt khách, khách nước ngoài có 416 đoàn với 1.761 lượt người. Bảo tàng đã phối hợp với các trường học xây dựng chương trình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phục vụ một số lượng đông đảo học sinh trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập.

Năm 2013: Bảo tàng đã phối hợp với các tập thể

và cá nhân tổ chức 9 cuộc trưng bày chuyên đề và lưu động. Đã phục vụ khách tham quan được 3.495 đoàn với 168.970 lượt người; trong đó khách trong nước có 3.019 đoàn với 24.317 người; khách nước ngoài có 530 đoàn, với 2.147 lượt người; khách xem trưng bày chuyên đề có 136.506 lượt người; khách tham quan trưng bày lưu động có 6.000 lượt người. Bảo tàng đã đón tiếp các đoàn khách tham quan quốc tế, như: Đại sứ các nước Phần Lan, Ixraen, Rumani; các đoàn ngoại giao Lào, Uzbekixtan, I rắc, Thái Lan, Indonexia; Phóng viên các hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước: Hãng thông tấn AFP của Pháp, Đài truyền hình VTV3, HTV,…Phối hợp với nhiều đài truyền hình VTV1, VTV3, VTV4, VTC6 thực hiện các chương trình, phóng sự giới thiệu về Đắk Lắk.

Những cống hiến của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Đắk Lắk trong những năm qua đã được ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng: Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk 3 năm liền (2010, 2011, 2012); Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ VH-TT&DL (năm 2012). Nhân kỷ niệm 36 năm thành lập, Bảo tàng Đắk Lắk được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2012).

Với qui mô to lớn, đẹp đẽ, độc đáo và hiện đại về kiến trúc; với sự phong phú, đa dạng và giầu bản sắc của kho sưu tầm hiện vật và hiện vật trưng bày; với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và nhiệt tình, Bảo tàng Đắk Lắk rất xứng đáng là Bảo tàng hạng Nhất Quốc gia./.n

57

Page 58: Page 1 100 vh3+4

Đắk Lắk - vùng đất đa dạng sinh học với nhiều tiềm năng và giá trị - người ta vẫn nghĩ / vẫn nói thế, từ lâu rồi. Bởi, nơi đây

là thủ phủ của cây cà phê, cây cao su - nguồn thu vàng đen, vàng trắng dồi dào và mang lại tiếng vang thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế; là xứ sở của những loài thủy tùng, cẩm xe, gỗ sưa, cẩm lai, đinh hương vô cùng quí hiếm - nguồn cội cảm xúc thăng hoa đẳng cấp cho những người say mê chơi/sắm đồ gỗ. Song, Đắk Lắk còn có nhiều tiềm năng khác chưa được khám phá, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ lớn, quí hiếm, có tuổi hàng trăm năm, xứng đáng được liệt hạng Cây Di sản Việt Nam.

Để chiêm ngưỡng những tài sản quốc gia quí hiếm đó, không cần phải nhọc công kiếm tìm trong những cánh rừng đại ngàn xa xôi, mà ngay tại TP Buôn Ma Thuột, ta vẫn có thể mãn nhãn khi chiêm

ngưỡng một quần thể cây rừng nguyên sinh, có thể cùng nhau nối vòng tay đo tuổi đời rất nhiều cây cổ thụ quí hiếm ấy. Khu “rừng” nguyên sinh ở TP Buôn Ma Thuột đó, chính là khuôn viên rộng 7 ha của Khu di tích Biệt Điện Bảo Đại và Bảo tàng Đắk Lắk nằm ở trung tâm thành phố, được bao bọc bởi 3 con đường rộng, đẹp bậc nhất của thành phố thủ phủ vùng Tây Nguyên này: Lê Duẩn - Y Ngông và Lê Hồng Phong.

Theo các tư liệu lịch sử, khu di tích Biệt Điện Bảo Đại (số 4 - Nguyễn Du, Buôn Ma Thuột) nguyên là Tòa Công sứ của Chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, được xây dựng năm 1926. Thủa ban đầu, giữa khung cảnh còn khá hoang sơ của buôn/làng (của ông) Ma Thuột - sau này là thành phố Buôn Ma Thuột, Tòa Công sứ tuy lạ mắt bởi mái ngói đỏ tươi, vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, song đồng bào các dân tộc

l NY SAN (Bài và ảnh)

CÓ MỘT MẢNG RỪNG

CÓ NHIỀU

Nguyên sinh Cây Di sản Việt Nam giữa lòng Buôn Ma Thuột

58

DIEÃN ÑAØN

Page 59: Page 1 100 vh3+4

CÓ MỘT MẢNG RỪNG

Cây Di sản Việt Nam giữa lòng Buôn Ma Thuột

nơi đây, nhất là đồng bào Ê đê vẫn bắt gặp ở nó những đường nét quen quen của những ngôi nhà dài truyền thống của mình. Mười ba năm sau, năm 1940, ngôi nhà được xây dựng lại, với lối kiến trúc kết hợp giữa phong cách cổ điển châu Âu và phong cách kiến trúc truyền thống Tây Nguyên, cụ thể là hình dáng ngôi nhà dài Ê đê. Mái lợp ngói, sàn nhà đều bằng gỗ, phía dưới là tầng hầm được xây cất bằng bê tôn cốt thép. Nhìn từ phía trước, ngôi nhà trông giống như ngôi nhà sàn, nhìn từ phía sau kiến trúc mang dáng hiện đại Châu âu. Trong khuôn viên của

Khu Biệt Điện rộng 7 ha, những người xây dựng Tòa Công sứ đã rất có ý thức giữ lại những cây nguyên sinh, tạo cho khối kiến trúc mang hai phong cách Âu Tây và bản địa kia chỉ như một điểm nhấn, trong một khu rừng rợp tán cây xanh và hoa cỏ sặc sỡ mỗi khi sang xuân.

Trong khoảng thời gian từ tháng 11/1947 đến tháng 5/1948, Bảo Đại sau khi được người Pháp đưa lên làm Quốc trưởng, khi lên Buôn Ma Thuột - đất thuộc Hoàng Triều Cương Thổ, đã đến nghỉ và làm việc ở ngôi nhà này. Sau đó, từ năm 1949 đến 1954,

Cây Long não bên trái cổng Biệt Điện

59

DIEÃN ÑAØN

Page 60: Page 1 100 vh3+4

mỗi khi vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên bước vào đầu mùa mưa, ông thường đến đây nghỉ ngơi và săn bắn.

Cái tên Biệt Điện Bảo Đại có từ đó.Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Đảng

bộ Việt Minh và Ủy ban Cách mạng lâm thời Đắk Lắk dùng ngôi nhà này vốn là nơi sang trọng mà nhân dân Đắk Lắk bao năm tháng không được bước chân vào, làm nơi tiếp khách và hội họp. Tháng 10/1945, Liên hoan đoàn kết các dân tộc Đắk Lắk được tổ chức tại tòa Biệt Điện, có tổ chức Hội chợ trưng bày các sản phẩm của đồng bào dân tộc Đắk Lắk. Nơi đây còn diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Ủy ban Cách mạng lâm thời Tỉnh bộ Việt Minh bàn bạc việc tổ chức đời sống, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Ngay những ngày đầu tháng 12 năm 1945, nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ cuộc họp của Ủy ban lâm thời cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Biệt Điện Bảo Đại được chính quyền ngụy và quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ, sử dụng, đã nhiều lần bị quân ta tấn công, nhất là trong trận tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Sau ngày miền Nam giải phóng, chính quyền cách mạng đã tiếp quản, sửa sang

Cây Long não bên phải cổng Biệt Điện

60

DIEÃN ÑAØN

Page 61: Page 1 100 vh3+4

dùng làm Nhà khách của tỉnh. Tại đây, tỉnh đã đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta. Sau đó, Biệt Điện Bảo Đại được dùng làm Nhà trưng bày hiện vật văn hóa dân tộc.

Trải qua thời gian gần một thế kỷ, những thử thách khắc ngiệt của thời tiết, khí hậu vùng Tây Nguyên, sự ác liệt của những cuộc chiến tranh, đã không làm mất đi những giá trị kiến trúc cổ và cảnh quan môi sinh hiếm có của Khu Biệt Điện. Trái lại, giá trị của nó càng ngày càng được tôn cao, khi thành phố Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi mới, vươn mình vạm vỡ để xứng đáng là Thành phố trung tâm đầu não của vùng Tây Nguyên, Thành phố Festival Lễ hội cà phê Thế giới. Khu nhà Biệt Điện có tuổi đời hơn 80 năm là dấu ấn còn lại hiếm hoi ở Tây Nguyên ghi lại dấu ấn của giao lưu văn hóa Đông - Tây, thật đáng quí. Song, giá trị nổi bật nhất của Khu vực này lại nằm ở chính mảng rừng nguyên sinh rộng 7 ha nằm giữa lòng thành phố, với những cây cổ thụ tuổi thọ hàng trăm năm. Không cần phải trèo đèo lội suối hàng trăm cây số lên rừng đại ngàn, mà ngay tại mảng rừng này, ta vẫn được mắt thấy, tay

ôm gần một trăm cây cổ thụ toàn thuộc loài gỗ quí, hiếm, như: Long não, bằng lăng ổi, châm mũi nhọn, sao đen, hương,…Nổi bật nhất là 2 cây Long não khá giống nhau, từ độ lớn thân cây (chu vi gốc gần 9m), độ lớn của tán lá (tán lá bao trùm hơn 200m2), kiểu dáng các cành, nhánh, đứng đối xứng 2 bên cổng vào Biệt Điện, tỏa bóng mát, như hai người lính gác khu vườn. Hai cây Long não này được những nhà lâm học và dân sành gỗ đánh giá là những cây Long não lớn nhất Việt Nam. Ngoài hai cây Long não ra, số cây cổ thụ mà gốc to bự đến 2- 3 người ôm, thân cao 15 - 20m có đến gần 3o cây. Đây quả là một khối tài sản vô giá của Buôn Ma Thuột nói riêng, của đất nước nói chung.

Với những giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc của ngôi Biệt Điện, với nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây, đặc biệt là với giá trị về môi sinh không đâu so sánh được, Khu Biệt Điện Bảo Đại (nhà số 4 phố Nguyễn Du) đã được Bộ VH - TT xếp hạng là Di tích Lịch sử quốc gia (ngày 26/11/1999). Từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ khi Bảo tàng Đắk Lắk mới được xây dựng trong khuôn viên, phía sau Biệt Điện, Khu Biệt Điện và Bảo tàng luôn là điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước khi đến với TP Buôn Ma Thuột.

Một mảng rừng nguyên sinh cổ hiện hữu và có giá trị không gì so sánh nổi, đặc biệt là của 2 cây Long não và gần 30 cây cổ thụ quí hiếm đề cập ở trên, rất rất cần được bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị. Chúng tôi cho rằng Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, chính quyền và ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk cần khẩn trương cấp Bằng công nhận những cây cổ thụ này là Cây Di sản Việt Nam. Chỉ có như vậy, chúng ta mới kịp thời bảo tồn các cây cổ thụ, nguồn gen quí hiếm của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của nước ta nói chung. Không những thế, việc làm này còn góp phần khẳng định và nâng cao giá trị của Khu di tích Biệt Điện - Bảo tàng tỉnh để thu hút ngày càng nhiều du khách xa gần đến với Buôn Ma Thuột - thành phố cao nguyên xinh đẹp, mến khách này./. n

61

DIEÃN ÑAØN

Page 62: Page 1 100 vh3+4

1. THỰC TRẠNG NẾP SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Được sự đầu tư của Bộ VH-TT&DL, nhiều trường văn hóa nghệ thuật (VHNT) trong cả nước đã xây dựng mới, nâng cấp các ký túc xá (KTX) trong khuôn viên các trường. Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, các trường cũng đã tổ chức bộ máy để quản lý KTX, xây dựng nếp sống văn hóa của sinh viên ở KTX. Bộ máy quản lý KTX của HS- SV các trường là một bộ phận trực thuộc ban lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đã quan tâm phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KTX nhằm tận dụng cơ sở vật chất đã được trang bị thật hiệu quả nhằm phục vụ một cách tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho SV ở KTX. Trong quá trình hoạt động, nhà trường rất quan tâm đến vấn đề quản lý nếp sống văn hóa của SV ở KTX . Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý SV của nhà trường, góp phần đào tạo toàn diện SV ngành nghệ thuật.

Ban quản lý KTX thường xuyên nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp tổ chức, kiểm tra, duy trì thường xuyên các hoạt động của các khoa, phòng, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Nhờ vậy, đã góp phần giáo dục HS-SV có phẩm chất đạo đức, năng lực biểu diễn đáp ứng nhu cầu cung cấp diễn viên cho cả nước. Tuy nhiên, công tác quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa cho SV ở KTX vẫn còn một số hạn chế nhất định về nội dung, hình thức, biện pháp quản lý. Do vậy nếp sống văn hóa của SV trong KTX chưa thật sự đi vào nề nếp. Cụ thể:

Phần lớn sinh viên ở KTX các trường VHNT là sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên nông thôn. Hầu hết SV học tập tại trường đều được trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ biểu diễn, nâng cao lòng yêu nghề và được rèn luyện kỹ năng sống cũng như kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động đoàn thể, xã hội các chương

trình biểu diễn của các nhà trường …Nhiều SV đã thể hiện sự năng động sáng tạo trong hoạt động, tự giác chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, KTX.

Ký túc xá được xem là một xã hội thu nhỏ, những việc gì xảy ra ngoài xã hội cũng có thể xảy ra trong KTX. Mặc dù SV ở tập trung trong một khuôn viên nhỏ, sống trong môi trường nghệ thuật, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, được giáo dục về đạo đức, pháp luật, thường xuyên nghe phổ biến các quy chế của Bộ GD& ĐT, các quy định của nhà trường, KTX …song do đặc điểm tâm lý SV, bên cạnh sự năng động, nhanh nhạy, dễ tiếp thu cái mới, cái tiến bộ… thì những vấn đề tiêu cực, thiếu lành mạnh cũng len lỏi vào đời sống SV hàng ngày thông qua sách báo, phim ảnh… mà các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. Bên cạnh những SV tích cực cũng còn một số SV chưa tự nỗ lực vươn lên, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động chung.Cá biệt cũng có một số ít SV thiếu ý thức chấp hành nội

Công tác quản lí sinh viên Ở ký túc xá các trườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPl Ths. PHẠM THANH GIANG

62

DIEÃN ÑAØN

Page 63: Page 1 100 vh3+4

quy, nề nếp nhà trường, tham gia chương trình biểu diễn một cách miễn cưỡng, ăn mặc không đúng quy định, không trung thực trong thi cử, thiếu tế nhị trong giao tiếp ứng xử…Các tồn tại này luôn luôn thôi thúc lãnh đạo các nhà trường, cán bộ quản lý các phòng, khoa, giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong trường thường xuyên quan tâm tìm mọi cách để hạn chế những tiêu cực trong SV, giáo dục SV nhằm nâng cao tính tự giác, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để có thể trở thành những diễn viên, giáo viên, biên đạo tốt. Bên cạnh những ưu điểm mà HS-SV đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn một số SV chưa chấp hành nội quy, nề nếp KTX như uống rượu, gây gổ, đánh nhau, ồn ào gây mất trật tự, ra vào cổng không đúng quy định, đặc biệt là nếp sống trong giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân còn nhiều hạn chế như: thiếu khéo léo, tế nhị trong giao tiếp, ý thức tự học… đây là những nhược điểm cần được nhà trường, BQL KTX chấn chỉnh một cách kịp thời, đồng thời đẩy mạnh việc nắm bắt nguyện vọng chính đáng của SV nội trú, có kế

hoạch, biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện để SV nội trú thực hiện khả năng sáng tạo, năng động của mình trong học tập, rèn luyện qua đó quản lý được nếp sống văn hóa của sinh viên.

Đa số SV ở KTX đều tranh thủ thời gian tự học, năng động sáng tạo, tự tin, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập… Nhưng một số còn lười học, rất ít tìm tòi, tham khảo để bổ sung kiến thức, rất ít tham gia nghiên cúu khoa học. Bên cạnh đó, qua quá trình tham gia các chương trình lễ hội hoạt động VHVN, nắm bắt thông tin, giữ gìn vệ sinh môi trường, những biểu hiện thường thấy ở SV là: ý thức thái độ tham gia các hoạt động phong trào chưa nhiệt tình, trách nhiệm với cộng đồng XH chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, khả năng giao tiếp xử lý các vấn đề còn chậm.

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NẾP SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN KÝ TÚC XÁ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng

và phân tích biểu hiện NSVH của SV ở KTX, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp và mối quan hệ của 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí NSVH của SV ở KTX trường Cao đẳng Múa Việt Nam như sau:

Biện pháp 1: Tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của SV ở KTX. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường cần có những biện pháp, nội dung tuyên truyền, giáo dục SV, nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật, tự quản trong các hoạt động, tự rèn luyện kỹ năng sống, tự chịu trách nhiệm về những quyết định của bản thân liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống sôi động hiện nay.

Biện pháp 2 :Thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ quản lý ở KTX…cho cán bộ quản lý KTX.

Biện pháp 3 : Ban quản lý KTX cần thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của SV đang ở KTX để kết hợp quản lý NSVH của SV.

Biện pháp 4: Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các phòng, khoa, giáo viên chủ nhiệm các lớp với Ban quản lý KTX trong việc quản lý nếp sống văn hóa ở KTX.

Biện pháp 5: Tích cực đẩy mạnh hoạt động phối hợp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường với Ban quản lý KTX để quản lý NSVH của SV ở KTX.

Thực hiện tốt các biện pháp này trên, chắc chắn sẽ tạo nên được sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý nếp sống văn hóa cho HS-SV ở KTX các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật.n

Ảnh minh hoạ: Nguyễn Mạnh Hùng

63

DIEÃN ÑAØN

Page 64: Page 1 100 vh3+4

Ngược dòng quá khứÔng Phạm Quốc Thắng - Chủ

tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cho biết: Năm 1956, Long An vẫn còn là một vùng đất hoang sơ, dân cư thưa thớt, công nghiệp chưa phát triển. Nước phục vụ cho sinh hoạt của dân chủ yếu được lấy từ các kênh, mương, sông, rạch,… hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Do đó, chính quyền thực dân đã cho tiến hành khai thác giếng nước đầu tiên ở Tân An. Nhà máy nước được hình thành và trở thành tiền thân của Công ty ngày nay. Đến năm 1979, trước tình hình phát triển thực tế của thị xã Tân An, để đáp ứng nhu cầu cấp nước cho nhân dân, doanh nghiệp đã phải tiến hành xây dựng trạm bơm nước mặt, lấy nước từ sông

Bảo Định về xử lý với công suất 8.000m3/ngày đêm.

Từ đó đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp được đổi tên từ Xí nghiệp cấp nước Long An thành Công ty cấp nước Long An, rồi Công tyTNHH MTV cấp nước Long An và đến nay là Công ty cổ phần cấp thoát nước Long An. Tương ứng với mỗi lần khoác lên mình một chiếc áo mới và quy mô phát triển của dân cư địa phương, công suất của nhà máy cũng không ngừng được nâng lên. Hiện tại, tổng công suất của toàn Công ty đạt 37.200m3/ngày đêm, bao gồm công suất của các xí nghiệp nước ngầm như: Xí nghiệp cấp nước Tân An, Xí nghiệp cấp nước Gò Đen và Xí nghiệp cấp nước Bình Ánh.

Hiện tại của tin và yêu Đã từ lâu, địa chỉ số 250 Hùng

Vương, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An đã trở thành một trong những địa chỉ nhận được sự quan tâm nhất của người dân địa phương. Đó là trụ sở của Lawaco. Bởi, hơn cả điện, nước, nhất là nước sạch đã luôn luôn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hôm nay. Không khó để có thể tưởng tượng được cảnh sinh hoạt hàng ngày mà thiếu nước. Chắc chắn đây là cảnh không ai muốn xảy ra ở bất kỳ đâu và bất kỳ nơi nào trên trái đất.

Như đã nói ở trên, hoạt động đa ngành, đa nghề nên Công ty luôn đặc biệt đề cao uy tín của thương hiệu. Có thể với lĩnh vực khai thác, cung cấp nước sạch, dịch vụ khoan giếng doanh nghiệp không phải cạnh tranh với bất kỳ doanh nghiệp nào khác. Nhưng với lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lập

l MỘNG HUỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC LONG AN

PHỤC VỤVÌ NHU CẦU DÂN SINH

Mới chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa năm 2013, nhưng từ trước đó, Công ty cổ phần cấp thoát nước Long An (viết tắt là Lawaco) đã năng động hoạt động theo phương thức đa ngành, đa nghề như: khai thác, cung cấp nước sạnh; quản lý, lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước; tư vấn, thiết kế, lập dự toán các công trình lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước; kinh doanh các loại vật tư, thiết bị cấp nước; dịch vụ khoan giếng và sản xuất, kinh doanh nước đóng chai. Với tinh thần hết lòng phục vụ, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, trong những năm qua, Công ty luôn nhận được sự tin yêu, quý mến của hầu hết nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

‘ ‘

64

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 65: Page 1 100 vh3+4

dự toán các công trình lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước, kinh doanh các loại vật tư, thiết bị cấp nước và đặc biệt là sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai thì doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt theo cơ chế thị trường. Và với thị trường thì doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước đều bình đẳng như nhau trước người tiêu dùng. Còn người tiêu dùng thì luôn tin yêu, chọn lựa sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn. Cho nên, Lawaco không thể xem nhẹ công tác xây dựng thương hiệu. Phục vụ sao cho dân tin, dân yêu. Và Công ty đã xây dựng thương hiệu bằng việc mạnh dạn đầu tư, thay thế các công nghệ cũ bằng các công nghệ mới như hệ thống biến tầng với tác dụng tiết kiệm điện năng, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành sản xuất như: triển khai thành công chương trình phần mềm quản lý khách hàng, ghi chỉ số đồng hồ nước, vừa nâng cao năng suất lao động, vừa đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch lượng nước tiêu thụ ở mỗi gia đình, doanh nghiệp. Những hành động nhỏ với doanh nghiệp nhưng nhiều khi lại nhận

được sự tin và yêu từ dân rất lớn. Đã tin một thì sẽ tin hai. Chỉ số tin và yêu gia tăng thì doanh thu, lợi nhuận cũng gia tăng. Ấy chính là thành công của Công ty.

Nói về sự tin yêu dễ bị cho là sáo rỗng hơn là nói về những con số doanh thu. Đây chính là chỉ số đo lòng tin yêu chính xác nhất và cụ thể nhất đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng như với Lawaco. Được biết, năm 2011 doanh thu của Công ty là gần 60 tỷ đồng, năm 2012 là trên 70,2 tỷ đồng. Doanh thu cao, lãnh đạo doanh nghiệp càng có điều kiện chăm lo, nâng cao đời sống của người lao động. Với tổng số 124 cán bộ, công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo thu nhập bình quân ở mức 6,2 triệu đồng/người/tháng - một mức lương cao ngay cả so với nhiều người lao động ở các thành phố lớn. Ngoài ra, các chế độ phúc lợi theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,… đều được Công ty thực hiện đầy đủ. Hoạt động khen thưởng, trợ cấp

trường hợp khó khăn,… được duy trì thường xuyên. Đến đây, hẳn nhiều người sẽ nói đó là chuyện thường tình. Nhưng không, các hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động thì sẽ thường xuyên đầy đủ. Ngược lại thì sẽ thất thường, hoặc không có, hoặc có nhưng rất ít dù rằng doanh nghiệp đạt doanh thu không hề thấp.

Phục vụ vì nhu cầu dân sinh là mục tiêu của Lawaco. Đáng mừng hơn, mục tiêu ấy đã đem lại cho Công ty không chỉ thương hiệu cho sản phẩm, mà còn là những hình thức khen thưởng đầy tự hào gồm: Huân chương Lao động hạng Ba, bằng khen của Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Long An,… Mới đây nhất, doanh nghiệp vinh dự được trao giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013 - thương hiệu được xây dựng từ sự tin và yêu của người dân địa phương. n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty CP cấp thoát nước Long An tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

65

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 66: Page 1 100 vh3+4

Thành lập tháng 6 - 2003, Công ty Mua bán nợ được công nhận là Doanh

nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt theo Quyết định số 55/2004/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của Công ty gắn liền với định hướng chính trị và phát triển kinh tế của Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng nhằm thúc đẩy chuyển sở hữu DNNN và ngân hàng thương mại quốc doanh, giúp lành mạnh hoá tài chính cho các DN trong quá trình cải cách, phát triển và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của DATC là tiếp nhận và xử lý tài sản tồn đọng; mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN nhằm mục tiêu lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DN trong quá trình hội nhập và phát triển.

Là một đơn vị có tuổi đời trẻ trong ngành Tài chính và cũng là đơn vị đi tiên phong mở đường cho một nghề mới ở Việt Nam, song với tinh thần vừa học vừa làm, vừa hoàn thiện bộ máy tổ chức và chiến lược kinh doanh, Công ty đã liên tục phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, không ngừng lớn mạnh về quy mô, bộ máy tổ chức ngày càng được củng cố, kiện toàn phù

hợp với tình hình thực tiễn. Những đóng góp tích cực của Công ty đối với nền kinh tế đã khẳng định chủ trương thành lập Công ty là hoàn toàn đúng đắn. Công ty đã giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính cho nhiều doanh nghiệp, thật sự góp phần thúc đẩy tiến trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2013, mặc dù hoạt động kinh doanh của DATC còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với sự chủ động, thống nhất, sát sao trong chỉ đạo điều hành, tinh thần vươn lên vượt khó của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty, và sự quan tâm, hỗ trợ,

hợp tác từ các cấp, các ngành, DATC đã hoàn thành một năm với nhiều kết quả khả quan. DATC đã đạt tổng doanh thu là 530 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm 2013, tăng 7% so với thực hiện năm 2012; lợi nhuận trước thuế đạt 157 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 51 tỷ đồng.

Trong năm 2013, với hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, Công ty đã mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 8 DN, thông qua đó đã giúp chuyển đổi, CPH được 5 DNNN trong tổng số 41 DNNN được CPH trên phạm vi cả nước trong năm 2013 (năm

PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG“HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ”

CÔNG TY MUA BÁN NỢ

l PV

Đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 năm 2009

66

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 67: Page 1 100 vh3+4

2012, cả nước cổ phần hóa được 13 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 9 DN; năm 2011, cả nước cổ phần hóa được 16 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 8 DN). Trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, những con số kể trên là hết sức ấn tượng và xứng đáng được ghi nhận. Lũy kế từ năm 2007 đến năm 2013, DATC đã mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu cho 89 DN, trong đó chuyển đổi thành công được 62 DN và 27 DN đang triển khai thực hiện. Một số DN được DATC mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu đã phát triển tốt, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu đạt được năm sau cao hơn năm trước (doanh thu, cổ tức, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động) tiêu biểu như CTCP Sadico Cần Thơ, CTCP Đường Kontum, CTCP Mía đường Sơn La... góp phần ổn định an ninh chính trị, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp được DATC tái cơ cấu. Triển vọng trong vài năm tới, các doanh nghiệp do DATC tái cơ cấu sẽ tiếp tục hoạt động ổn định và phát triển hơn, số DN có lãi sẽ tăng lên. Điều đó khẳng định quyết tâm đi đầu và sáng tạo trong hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC - một nghề kinh doanh, một thị trường mới nhưng đầy tiềm năng.

Tuy hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua còn mang nặng nhiệm vụ chính trị, nhưng Công ty đã luôn đảm bảo về hiệu quả kinh tế. Công ty liên tục có lãi với mức lãi năm sau cao hơn năm trước, số tiền thuế Công ty đóng góp vào Ngân sách nhà nước cũng ngày càng tăng.

DATC đã đạt vị trí cao trong Bảng xếp hạng Top 1.000 DN đóng thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam V-1000 từ năm 2010 - 2013, vinh dự xếp vị trí 268 năm 2013, ở vị trí 236 năm 2012 và với vị trí 119 năm 2010. Bên cạnh đó, Công ty CP Đường Kontum (KTS) và Công ty CP Mía đường Sơn La (SLS) là hai doanh nghiệp được DATC thực hiện tái cơ cấu thành công cũng đã vinh dự lọt vào bảng xếp hạng với thứ tự xếp hạng lần lượt là 419 và 706.

Bên cạnh những thành quả đạt được trong hoạt động nghiệp vụ mua bán nợ, DATC cũng đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong các hoạt động đoàn thể xã hội, thể hiện rõ trách nhiệm doanh nghiệp cộng đồng, được các cấp các ngành, địa phương đánh giá cao. DATC đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai lũ lụt, ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam; tài trợ xây dựng trường học, trao học bổng cho học sinh, sinh viên hiếu học,... Bên cạnh đó, DATC đã tổ chức phát động cán bộ nhân viên Công ty ủng hộ, chung tay góp sức, nâng cấp và xây dựng Khu hành lễ Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sỹ Cam nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị...Những nghĩa cử cao đẹp đó là cơ sở, là động lực củng cố và tiếp thêm sức mạnh cho DATC, giúp DATC không ngừng nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao.

Năm 2013, DATC cũng đã vinh dự được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng Bảng vàng danh hiệu “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2013”. Đây là giải thưởng cao

quý của Ban Tổ chức ghi nhận những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên DATC, vượt qua mọi thách thức trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước, có đóng góp tích cực của Công ty đối với nền kinh tế, đối với xã hội trong việc góp phần lành mạnh tình hình tài chính các doanh nghiệp và thúc đẩy tiến trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị điển hình thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong năm 2014, Công ty phấn đấu đạt những chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chủ yếu như doanh số mua nợ và tài sản tăng từ 10-15% so với thực hiện năm 2013, tổng doanh thu phấn đấu đạt khoảng 550 tỷ đồng, kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 phấn đấu cao hơn thực hiện năm 2013. Mục tiêu kinh doanh đặt ra trong năm 2014 là nhiệm vụ rất nặng nề, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ban Lãnh đạo và toàn thể người lao động DATC sẽ đồng sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. DATC sẽ không ngừng nỗ lực hoàn thiện để nâng cao sức cạnh tranh thông qua nhiều biện pháp như tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình, quy chế nội bộ; tổ chức sắp xếp lại bộ máy hoạt động kinh doanh của Công ty; triển khai xây dựng chiến lược phát triển DATC giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và thực hiện Đề án nâng cấp DATC thành Tổng Công ty Mua bán nợ Việt Nam.n

67

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 68: Page 1 100 vh3+4

Có trụ sở tại số 324 Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ,

thành phố Đà Nẵng, Công ty cổ phần xây dựng công trình 545 (viết tắt là CECO 545) chuyên: xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện; đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư, khu đô thị; đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT các công trình giao thông, thủy điện, điện, công nghiệp; sản

xuất vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công, cung ứng xuất nhập khẩu vật tư vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh điện; đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. Là Công ty được hình thành trên cơ sở sát nhập bốn xí nghiệp xây dựng vào năm 2003, và vốn là Giám đốc của một trong bốn xí nghiệp sát nhập nói trên, có thể nói doanh nhân Thân

Hóa gặp khá nhiều thuận lợi khi trở thành Giám đốc của CECO 545.

Là người gốc xứ Quảng, thành danh tại Đà Nẵng, ông Thân Hóa còn có sự thuận lợi nữa là được làm việc ngay tại trên vùng đất quê hương với những nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt thân quen. Do đó, trong quá trình lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan liên quan, cá nhân ông đã tích cực phát huy khả năng bản thân như nhạy bén với thị trường, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách

Cả cuộc đời gắn bó, cống hiến cho vùng đất miền Trung đầy nắng, với ông Thân Hóa - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng công trình 545 - Đà Nẵng không chỉ là một địa danh, một vùng đất, hay một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, mà nó là máu thịt, là một phần của con người ông. Như bao nhiêu người sinh ra, lớn lên trên dải đất hình chữ S thân thương, ông luôn tâm niệm làm việc, sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước. Đến nay, trong vị thế của một doanh nhân, suy nghĩ của ông vẫn không hề thay đổi. Ông hiểu rằng, giờ đây ông càng có điều kiện để đóng góp tích cực vào sự phát triển ngày một khang trang, đẹp đẽ của thành phố Đà Nẵng.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545

NGƯỜI DÀNH TÂM HUYẾT

CẢ ĐỜI CHO ĐÀ NẴNGl TRÚC LAM

Ảnh: Komngui

68

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 69: Page 1 100 vh3+4

nhiệm trước các cổ đông, đồng thời đoàn kết tập thể người lao động để xây dựng Công ty phát triển ngày một bền vững. Mặt khác, thời gian vừa qua, cùng với tốc độ phát triển chung của cả nước, Đà Nẵng cũng thay đổi từng ngày qua những công trình xây dựng khẳng định tầm vóc của một trung tâm kinh tế - văn hóa của miền Trung. Nhờ vậy, Công ty càng có điều kiện để khẳng định uy tín, thương hiệu qua mỗi công trình xây dựng đạt chất lượng, mỹ thuật và kỹ thuật.

Tính từ 2003-2009, CECO545 đã đảm nhận thi công hàng trăm công trình trong cả nước. Trong đó, có nhiều công trình trọng điểm của Bộ GTVT, UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam với tổng giá trị xây lắp mỗi năm đạt từ 500-700 tỷ đồng. Với nội lực ngày càng được củng cố, Công ty đã mạnh dạn mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Từ một doanh nghiệp chuyên đấu thầu để thi công các công trình cầu đường, CECO545 đã tiến tới làm chủ đầu tư dự án BOT nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hòa Cầm - Vĩnh Điện với giá trị đầu tư là 950 tỷ đồng, làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới 1B Điện Nam - Điện Ngọc, khu dân cư Lưu Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,… So với khi mới chuyển sang mô hình cổ phần hóa, vốn điều lệ 8 tỷ đồng, tổng tài sản 68 tỷ đồng thì nay, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 117 tỷ đồng, tổng tài sản là 950 tỷ đồng với 5 đơn vị trực thuộc và 310 lao động có thu nhập ổn định 5,2 triệu đồng/người/tháng.

Doanh nhân Thân Hóa tâm sự: “Được cấp trên và mọi người tin tưởng, giao trọng trách là người chèo lái con thuyền 545, tôi hiểu trách nhiệm của mình là phải điều hành, quản lý theo đúng quy định

của Nhà nước, tìm kiếm thị trường để tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Song, với tôi, đây còn là cơ hội để tôi làm được nhiều điều tốt đẹp cho quê hương, cho khúc ruột miền Trung yêu dấu của tôi”. Với tinh thần là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty, ông Thân Hóa không làm việc theo kiểu chỉ tay năm ngón trong phòng điều hòa mát rượi. Mỗi dự án được triển khai, ông luôn bám sát hiện trường, sát sao trong từng giai đoạn thi công để có được chất lượng công trình cao nhất. Ông lấy chất lượng công trình làm thước đo cho danh dự bản thân và uy tín của doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh, ông và Ban Giám đốc luôn dốc lòng, dốc sức tìm ra những phương án tối ưu nhất. Còn với tinh thần là người con của quê hương, muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho địa phương, với doanh nhân Thân Hóa, mỗi công trình chất lượng cao là một lời tri ân đầy nghĩa tình, góp phần làm đẹp bộ mặt của Đà Nẵng. Có lẽ, chính vì vậy mà bất chấp những khủng hoảng kinh tế, trong các năm 2000-2012, CECO545 nói chung và doanh nhân Thân Hóa nói riêng luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của năm. Những công trình trọng điểm đã và đang được thi công như: dự án BOT quốc lộ 1A, đường Lê Văn Hiên ở Đà nẵng, tuyến đường N2-Long An, hạ tầng kỹ thuận Nam cầu Tuyên Sơn, trục đường phía Nam Hà Tây, đường R2.3 và R5.2 Quảng Nam,… hay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã thể hiện đậm dấu ấn của doanh nhân Thân Hóa trong quá trình phát triển Công ty 545.

Tâm và Tầm của doanh nhân

Thân Hóa còn được bộc lộ qua rất nhiều chiến lược phát triển Công ty. Đó là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực được tiến hành thường xuyên liên tục. Bởi với ông, nhân sự là cái gốc cho sự phát triển lâu dài của đơn vị. Tiếp đến, công tác đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, công tác chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và tham gia các hoạt động từ thiện xã hội cũng luôn nhận được sự quan tâm của người lãnh đạo cao nhất CECO545. Ông cho rằng, đó là những mắt xích không thể thiếu để một guồng máy vận hành tốt. Công nghệ hiện đại sẽ luôn mang lại hiệu quả làm việc cao.Người lao động được quan tâm tốt cả về đời sống và tinh thần sẽ yên tâm làm việc, cống hiến, thực hiện cao nhất trách nhiệm của mình với công việc. Riêng trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp phải thực hiện vì có xã hội, có cộng đồng mới có doanh nghiệp. Và có xã hội ấy, cộng đồng ấy mới có những dự án, công trình để doanh nghiệp thi công.

Tận tụy với công việc, hết lòng với trách nhiệm được giao, doanh nhân Thân Hóa đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Hai (2 lần), Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quốc, Chiến sỹ Thi đua ngành GTVT (2 lần), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, UBND thành phố Đà Nẵng,… cùng các giải thưởng: Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Doanh nhân Văn hóa, Nhà quản lý giỏi, Doanh nhân thành đạt, Doanh nhân Tâm - Tài, Doanh nhân đất Việt thế kỷ 21, Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới,… Đây hẳn là những món quà ý nghĩa mà một người con đất Quảng xuất sắc muốn dành tặng cho quê hương.n

69

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 70: Page 1 100 vh3+4

Đôi nét về Công tyTrực thuộc Tổng Công ty hóa

chất Việt Nam, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển được thành lập vào năm 1963 với công suất ban đầu là 20.000 tấn phân lân nung chảy/năm. Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ không ngừng phát triển, song hành cùng với nền kinh tế đất nước, Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh với vốn điều lệ trên 270 tỷ đồng, công suất đạt 450.000 tấn/năm, trong đó: 300.000 tấn phân lân nung chảy và 150.000 tấn phân NPK. Và sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, nhân viên Vafco trong suốt thời gian qua, đã không chỉ góp phần khẳng định một thương hiệu mạnh của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, mà còn xây dựng, củng cố truyền thống vẻ vang của một doanh nghiệp hàng đầu ngành phân bón trong nước.

Những thành tích: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tuyên dương năm1999, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huy chương vàng hội chợ nông nghiệp quốc tế; giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Quả cầu Vàng, Bông lúa vàng Việt Nam, Vifotec,…; nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, Thương hiệu nổi tiếng,…; và việc sở hữu 06 bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích chính là những minh chứng cụ thể, sống động nhất.

Tự hào với truyền thống vẻ vang, Vafco càng hiểu rõ nhiệm vụ nặng nề của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Để có thể duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Công ty đã thẳng thắn đặt ra những mục tiêu: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động

kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao nhất cho Công ty và cho Cổ đông; Nâng cao giá trị cho Công ty; Không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc và thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước. Thiết nghĩ, biến động thị trường luôn là một thử thách đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nền tảng vững vàng, thương hiệu ổn định, sáng suốt và nỗ lực sẽ là những bí quyết quan trọng để không chỉ Phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng, mà với tất cả các doanh nghiệp nói chung đạt được giá trị thặng dư cũng như hướng đến sự phát triển ổn định, lâu dài.

Chân dung Nhà quản lý xuất sắc Trên 30 năm gắn bó, cống

hiến cho Công ty, doanh nhân Hoàng Văn Tại đã từng kinh qua nhiều vị trí công tác như: Đốc công Phân xưởng, Phó phòng

l TỬ ĐAN

CÔNG TY CP PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

Chuyện vềmột nhà quản lý xuất sắc

Tính đến thời điểm hiện tại, ông là người có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển (viết tắt là Vafco). Ông đã và đang là người có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế,vừa vinh dự nhận giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013 tại thủ đô Viêng-chăn (Lào). Ông là Hoàng Văn Tại - Tổng Giám đốc của Vafco..

70

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 71: Page 1 100 vh3+4

Kỹ thuật, Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Giám đốc và đến năm 2010 chính thức đảm nhiệm trọng trách Tổng Giám đốc Công ty.

Trưởng thành tại doanh nghiệp, với doanh nhân Hoàng Văn Tại, đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn. Sở dĩ nói thuận lợi vì thời gian làm việc tại Vafco giúp ông hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cái nào cần phát huy, cái nào cần khắc phục để tiến tới hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như sản xuất. Nói khó khăn cũng không sai vì nhận trọng trách cũng là lúc ông gánh trên đôi vai công tác điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty khi nạn nhập lậu phân bón hoành hành, khi các doanh nghiệp cùng ngành cả trong và ngoài nước thi nhau phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, tranh giành thị phần,… Áp lực ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động luôn đè nặng trong tâm trí ông. Là người lãnh đạo cao nhất, chịu

trách nhiệm cao nhất, doanh nhân Hoàng Văn Tại luôn ý thức rất rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ông luôn nỗ lực không mệt mỏi với mong muốn truyền thống của Công ty được phát huy với kết quả tốt nhất có thể.

Khi có quyết tâm và định hướng rõ ràng, chẳng có chuyện gì là không thể. Với doanh nhân Hoàng Văn Tại, khi những mong muốn của mình đang định hình thì ông vẫn không ngừng nỗ lực. Không thể bằng lòng vì đó là sự dậm chân tại chỗ. Dậm chân tại chỗ đồng nghĩa với sự diệt vong. Ngoài ra, thương hiệu và chất lượng sản phẩm cần phải luôn được hoàn thiện, hoàn hảo trong mắt người tiêu dùng. Chỉ có như vậy mới có được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng với sản phẩm, củng cố vị thế cho thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy, tuy có bề dày thâm niên hơn 50 năm chinh phục bà con nông dân nhưng Phân lân nung chảy Văn

Điển chưa bao giờ thôi đổi mới, sáng tạo và làm mới, sẵng sàng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cho phù hợp với cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Tận tâm, hết lòng với sự nghiệp phát triển chung của Công ty, doanh nhân Hoàng Văn Tại “được” rất nhiều. Đó là sự tin yêu, quý mến của tập thể cán bộ, nhân viên trong Vafco đối với người lãnh đạo luôn quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động. Đó là sự quý mến của cơ quan chủ quản. Và có lẽ còn là những phần thưởng mang lại sự hãnh diện cho người được nhận, gồm: 11 bằng lao động sáng tạo, nhiều Bằng khen của các cơ quan ban ngành, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ, cấp cơ sở nhiều năm liền, giải thưởng Doanh nhân Văn hóa, Doanh nhân Ưu tú, Doanh nhân Nhân ái, Top 100 gương mặt trí thức tiêu biểu,… Vinh dự này đâu phải ai cũng đạt được. n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Ông Hoàng Văn Tại - TGĐ Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

71

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 72: Page 1 100 vh3+4

Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyên nghiên cứu, chọn tạo, sản

xuất và cung ứng hạt giống tốt cho ngành sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam đã và đang gặp nhiều thử thách khi trình độ công nghiệp hạt giống và chế biến bảo quản của Việt Nam nói chung kém phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó, là những hạn chế về trình độ canh tác lạc hậu, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chưa hoàn chỉnh, nguồn lực làm công tác nghiên cứu khoa học còn yếu, công nghệ chưa đồng bộ, hiện đại,… cũng gây nên những tác động không nhỏ về yếu tố chất lượng và giá thành.

Biết mình, biết người nhưng công cuộc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất của Công ty vẫn không hề diễn ra một cách dễ dàng. Riêng với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, năm 2012 đạt doanh thu thuần là 31 tỷ đồng, bằng 101% so với kế hoạch. Trong đó, tập trung vào hai nhóm sản phẩm là ngô lai và lúa lai. Đặc biệt, lúa lai giúp tăng trưởng doanh số nhưng hiệu quả lợi nhuận không cao so với những sản phẩm do SSC sản xuất vì luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh cả về chủng loại và giá cả. Trước thực trạng này, doanh nhân Hàng Phi Quang cùng với Ban Giám đốc đã chỉ đạo, trong những năm tới, Công ty cần chú trọng vào việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng có nguồn gốc nội địa để có thể tìm ra những vùng thị

trường riêng độc quyền. Từ đó, từng bước giảm áp lực cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và tạo tiền đề nghiên cứu mở rộng thị trường sang Nam Lào.

Cơ cấu sản xuất kinh doanh thay đổi sẽ phát sinh yêu cầu đầu tư. Đây là điều tất yếu. Hiểu được quy luật này, Công ty đã đồng thời tiến hành thành lập dự án lúa thuần nhằm hợp tác chọn tạo và mua bản quyền các giống lúa thuần riêng. Tiếp theo, thành lập phòng chuyên trách kinh doanh hạt giống rau quả, bởi lâu nay, nhóm sản phẩm rau quả rất hạn chế trong cơ cấu doanh thu. Song song với các kế hoạch này, SSC đã triển khai các giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện chiến lược kinh doanh; Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo, áp dụng chế độ khoán, thưởng một

CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Người nối dàinhững truyền thốngvẻ vang

l ĐẠI MIÊU

Từng giữ cương vị Kế toán trưởng giai đoạn 1989-1993, sau đó 10 năm, quay trở về đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc và hiện tại là trọng trách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, nên không thể không nói ông Hàng Phi Quang là người có “duyên tiền định” với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (viết tắt là SSC). Không những thế, ông đang phải nỗ lực cùng tập thể lãnh đạo, nhân viên vượt qua những khó khăn, thử thách của thị trường thời hội nhập nhằm tiếp nối những truyền thống của một doanh nghiệp có bề dày trên 35 năm. Phải chăng với Công ty, ngoài chữ “duyên”, ông còn vấn vương thêm chữ “nợ”.

72

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 73: Page 1 100 vh3+4

số đơn vị/bộ phận, xây dựng quỹ lương theo lợi nhuận nhằm trả lương theo hiệu quả công việc; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu chọn, tạo, củng cố công tác phát triển sản phẩm, nhất là các giống lúa, bắp nếp, hạt rau; Tăng cường công tác marketing, trình diễn hội thảo; Tổ chức quy hoạch địa bàn sản xuất ổn định để nâng cao năng suất, chất lượng với giá thành cạnh tranh; Tập trung phát triển các dự án nghiên cứu, sản xuất kinh doanh hạt rau quả trên cơ sở tài sản đã đầu tư, từng bước hiện đại hóa thiết bị,...

Trở lại với câu chuyện tâm huyết của doanh nhân Hàng Phi Quang. Ông cho biết, trước đây, SSC đã từng là doanh nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1980, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2001, danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2005 cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua và các giải thưởng danh giá như: Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010, 2011, Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam - Lào - Campuchia 2009,… Chính vì vậy, vào giữa năm 2012 ông nhận trọng trách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là thời điểm áp lực đến với ông. Tất nhiên, áp lực này là do ông tự đề ra với mình. Ông tự nhủ, là thế hệ lãnh đạo mới, ông không thể làm hổ danh truyền thống bao năm của Công ty. Nếu không thể làm tốt hơn thì chí ít cũng tương đương với những gì đã đạt được, tối thiểu nhất là về mặt doanh thu, lợi nhuận.

Là một Thạc sỹ Kinh tế, Cử nhân Kinh tế ngoại thương, Cử nhân Luật kinh doanh, doanh nhân Hàng Phi Quang rất tự tin vào bản thân. Có điều, SSC là một tập thể đông đảo mà mỗi con người là một cá tính. Để đoàn kết họ vì mục đích chung thì phải cho người lao động thấy quyền lợi sẽ có được khi họ lao động cống hiến. Đó chính là lý do để ông thực sự quan tâm đến giải pháp hoàn chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực và thay đổi chính sách tiền lương gắn liền với lợi nhuận hoặc hiệu quả công việc. Có thực mới vực được đạo. Sẽ chẳng ai chịu làm việc, chịu phấn đấu nếu như người làm và người không làm đều được hưởng lương, thưởng như nhau. Doanh nghiệp sẽ khó mà phát triển ổn định chứ chưa nói gì đến chuyện phát triển vững mạnh, bền vững. Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động trong xã hội. Doanh nhân Hàng Phi Quang tin rằng, làm tốt chính sách con người thì các chính sách kinh tế khác sẽ không có lý gì để

không triển khai được. Đặc biệt là khi ta đặt quyền lợi chung lên hàng đầu. Đồng nhất với suy nghĩ này, doanh nhân Hàng Phi Quang luôn dành sự quan tâm đáng kể cho các hoạt động từ thiện. Ngay trong năm 2012, khi doanh thu chỉ đạt kế hoạch đề ra với lợi nhuận khiêm tốn thì ông vẫn chỉ đạo doanh nghiệp trích trên 60 triệu đồng đóng góp cho các quỹ từ thiện. Ý nghĩa của từ thiện là cảm thông và chia sẻ. Có nhiều quyên góp nhiều, có ít quyên góp ít. Cốt là ở tấm lòng. Quan điểm của ông là thế. Hơn nữa, tham gia từ thiện vốn là một truyền thống đậm bản sắc của SSC.

Năm 2013 vừa qua, Hàng Phi Quang là một trong những cái tên doanh nhân được vinh danh trong lễ trao giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới tại thủ đô Viêng-chăn (Lào). Hy vọng rằng, phần thưởng sẽ trở thành lời động viên, khích lệ, giúp ông thêm tự tin, dám nghĩ, dám làm trong quá trình chèo lái con thuyền SSC chinh phục thị trường.n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Ông Hàng Phi Quang - TGĐ Công ty CP giống cây trồng Miền Nam tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

73

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 74: Page 1 100 vh3+4

Ngược dòng thời gian, trở lại với khoảng thời gian cuối thập niên 90 của

thế kỷ trước. Vào ngày 2/8/1997, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh được thành lập bởi doanh nhân Đào Hồng Tuyển. Những ngày đầu, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty chỉ đơn thuần là dịch vụ du lịch giải trí, sau đó, mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải, bất động sản và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Dự án đầu tiên doanh nghiệp thực hiện sau khi ra đời là dự án lấp biển, nối đảo Tuần Châu với đất liền đã trở thành dự án “chấp cánh” cho thương hiệu Âu Lạc Quảng Ninh “bay” đến mọi vùng miền của Tổ quốc. Ngày con đường nối đảo với đất liền hoàn thành, doanh nhân Đào Hồng Tuyển vui một thì người dân sống trên đảo vui mười - ước nguyện bao nhiêu đời của họ đã thành hiện thực. Ngày 2/8/1999 ấy thực sự là ngày mang đến sự phát triển mới không chỉ cho đảo Tuần Châu mà còn là

dấu mốc trọng đại với Công ty Âu Lạc Quảng Ninh.

Sau thành công này, dưới sự điều hành, quản lý của doanh nhân Đào Hồng Tuyển, Công ty ngày một lớn mạnh thông qua sự ra đời và phát triển của hàng loạt các công ty thành viên cùng nhiều dự án tiếp theo được đầu tư thực hiện tại đảo Tuần Châu. Nhờ doanh nhân Đào Hồng Tuyển, nhờ Âu Lạc Quảng Ninh, Tuần Châu đã dần dần “lột xác”,

từ một hòn đảo hoang vu, không một ai biết đến sự tồn tại, thành một điểm đến được nhiều người lựa chọn trong bản đồ du lịch Việt Nam. Bởi, Tuần Châu ngày nay đã mang hình hài của một hòn đảo xinh đẹp với các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Về phía Âu Lạc Quảng Ninh, với “trọng trách” là Công ty hàng đầu đặt nền móng cho sự phát triển của các dịch vụ vui chơi giải trí cao

CÔNG TY TNHH ÂU LẠC QUẢNG NINH

MỘT DOANH NHÂNluôn đồng hành

cùng cộng đồng, xã hộiNhắc tới đảo Tuần Châu, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến doanh nhân Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh. Đó là vào thời điểm cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ông là người nổi tiếng như cồn với dự án lấp biển, nối đảo với đất liền, để từ đó, biến Tuần Châu thành một trong những đảo biển du lịch nổi tiếng của Việt Nam.‘

l QUANG HÒA

Ảnh: Tiến Dũng - Thiên Anh

74

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 75: Page 1 100 vh3+4

cấp quốc tế tại Việt Nam, trong những năm qua, doanh nghiệp đã không ngừng phát huy thế mạnh của thương hiệu, năng động phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một vững mạnh. Hiện tại, sau hơn 15 năm vừa mở rộng kinh doanh, vừa phát triển đội ngũ, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đã khẳng định được tầm vóc và vị thế không chỉ ở riêng địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà rộng khắp trên toàn quốc. Với các lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, bất động sản, đầu tư xây dựng,… cộng với Ban lãnh đạo tâm huyết, những thành viên có năng lực, có khát vọng cống hiến và làm giàu chân chính, Âu Lạc Quảng Ninh đã và đang là một “gia đình lớn”, cùng đoàn kết xây dựng sự nghiệp phát triển ổn định, lâu dài.

Như đã nói ở trên, nhắc đến Tuần Châu, không thể không nhắc tới ông Đào Hồng Tuyển. Từng là một trong những chiến sỹ anh dũng, quả cảm của Đoàn tàu không số huyền thoại của Đường Hồ Chí Minh trên biển, may mắn hơn nhiều đồng đội, ông lành lặn trở về với gia đình, bạn bè và quê hương. Nhưng “cái duyên” với biển trong ông vẫn chưa hết. Chính vì vậy, ông đã chọn Tuần Châu để tiếp tục gắn mình với biển, sống chết với biển đảo ở một mặt trận khác, đầy thách thức và khó khăn. Từ một người chiến sỹ thuộc Đoàn tàu không số trở thành một doanh nhân thành đạt, hẳn ông Đào Hồng Tuyển đã nếm trải không ít những gió bão thăng trầm. Nhưng người viết bài này thiết nghĩ, những gió bão thăng trầm ấy là những “chất xúc tác” không thể thiếu để cá nhân

ông nói riêng và Công ty nói chung thêm bản lĩnh, nghị lực cũng như quyết tâm để đạt được mục tiêu lớn là đóng góp công sức vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và của đất nước.

Là một doanh nhân thành đạt, bên cạnh đó, từ tháng 6/2004 đến nay, ông Đào Hồng Tuyển còn đảm nhiệm cương vị là Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 2004-2009), VII (nhiệm kỳ 2009-2014) và Phó Chủ tịch thường trực Hội cựu chiến binh Đoàn tàu không số Việt Nam. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, doanh nhân Đào Hồng Tuyển và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, hay nói cách khác là đồng hành với cộng đồng, xã hội bằng những hoạt động thiết thực. Cụ thể: ủng hộ cho các quỹ Khuyến học, quỹ Vì người nghèo, Ban liên lạc tù chính trị Côn Đảo, Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi Quảng Ninh,…; tham gia xây nhà tình thương cho người nghèo miền núi huyện Tiên Yên, cải thiện nhà cho người nghèo tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội ở phường Tuần Châu,... Riêng doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã hiến tặng 01 căn biệt thự của cá nhân tại Tuần Châu để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bán đấu giá lấy kinh phí xây nhà cho đồng bào lũ lụt; tặng Viện Nghiên cứu cao cấp Toán học một ngôi biệt thự làm nơi đón tiếp các nhà khoa học trên thế giới; tặng nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất sóng thần 1 triệu USD. Chưa hết, chính ông chủ động thành lập Công ty cổ phần Đoàn tàu không số với tổng vốn gần 30 tỷ đồng nhằm

tạo công ăn việc làm cho 85 đồng đội và gia đình. Và chính ông đã cùng với Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, Sở VH,TT&DL Quảng Ninh đưa ra ý tưởng tổ chức giải bóng chuyền bãi biển nữ Châu Á tại Tuần Châu và trở thành nhà tài trợ thường niên chính cho giải từ năm 2005 đến nay, bất chấp thực tế là rất ít doanh nghiệp chịu bỏ tiền tài trợ cho thể thao Việt Nam (ngoại trừ bóng đá nam). Ngoài ra, ông cũng từng ủng hộ nhiều hoạt động chính trị, văn hóa xã hội góp phần phát triển tình hữu nghị quốc tế giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới qua nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại Tuần Châu.

Xây dựng nên một thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu đó lại càng khó hơn. Chắc chắn, để dẫn dắt Công ty Âu Lạc Quảng Ninh phát triển lớn mạnh trong gần 20 năm qua và để Tuần Châu luôn xứng danh là điểm đến có chất lượng du lịch tốt của Quảng Ninh, doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã phải đánh đổi bằng nhiều mồ hôi, công sức. Có lẽ, ông đã rất tự hào và là người tự hào nhất khi đảo Tuần Châu nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu như: Khu Du lịch đa năng nhất Việt Nam 2002, The Guide award 2004, Khu thương mại dịch vụ tốt nhất 2007, Sao Vàng Đất Việt 2012,… Và, hơn ai hết, 30.000 người lao động trong các công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Tuần Châu cũng đã vô cùng tự hào khi người lãnh đạo cao nhất của họ - doanh nhân Đào Hồng Tuyển được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen từ các cấp, bộ, ngành; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2012; và giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới năm 2013,... n

75

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 76: Page 1 100 vh3+4

Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh

chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn và bất ổn như hiện nay, thời gian qua, các ngân hàng liên tục cải tiến về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng, để tạo nên sự khác biệt hóa, đem tới cho khách hàng sự hài lòng và thoải mái thực sự khi giao dịch không phải là điều dễ dàng. Với tiềm lực sẵn có và bề dày hơn 22 năm xây dựng, phát triển, cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, Maritime Bank vẫn giữ được niềm tin đối với khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Nền tảng vững chắc tạo bước chuyển mình

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) thành lập ngày 12/07/1991 tại Thành phố cảng Hải Phòng, là một trong số ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP. HCM. Sự

ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Chỉ không lâu sau khi thành lập, trong những năm 1992 - 1995, bằng sự năng động, tìm tòi và sáng tạo không mệt mỏi, Maritime Bank đã nhanh chóng có được vị trí vững vàng trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2005, Maritime Bank đã có một sức bật mạnh mẽ. Các năm tiếp theo, Maritime Bank luôn đạt tốc độ tăng trưởng gấp đôi qua mỗi năm về các chỉ tiêu hoạt động chính như tổng tài sản, vốn điều lệ, nguồn vốn huy động, tổng dư nợ, lợi nhuận trước thuế… Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và cán bộ nhân viên trên toàn quốc cũng liên tục tăng nhanh.

Thành tựu từ những thay đổi về hình ảnh, chiến lược

Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu thị

trường tài chính Việt Nam, Maritime Bank không những chú trọng đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn quan tâm tới các tiện ích phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng. Năm 2010, Maritime Bank đã có bước chuyển mình đột phá với mô hình của một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mô hình này được xây dựng trên định hướng khác biệt hóa và chú trọng đến lợi ích của khách hàng.

Xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của khách hàng nói chung, hai phân khúc khách hàng trọng tâm là doanh nghiệp và cá nhân khá giả nói riêng, Maritime Bank đã đầu tư đồng bộ từ việc thiết kế lại sản phẩm, phát triển kênh kinh doanh mà tâm điểm là hệ thống các chi nhánh, nâng cấp hệ thống vận hành, tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống quản lý hiệu suất làm việc một cách công bằng, chuyên nghiệp đến

Maritime BankHƠN 22 NĂMPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

l PV

76

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 77: Page 1 100 vh3+4

việc nâng cấp và triển khai mô hình quản trị rủi ro theo những chuẩn mức quốc tế tốt nhất của ngành ngân hàng. Thực tế, Maritime Bank đã xây dựng được không gian giao dịch hiện đại và thân thiện với khách hàng ở tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Kết quả của sự thay đổi này đã được 98% số lượng khách hàng đánh giá là tốt.

Kể từ khi cải tổ, Maritime Bank cũng đồng thời thay đổi chiến lược kinh doanh. Thay vì tập trung vào cho vay cá nhân như nhiều nhà băngngân hàng khác, Maritime Bank chú trọng phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ Giám đốc Quan hệ Khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, Ngân hàng đã ban hành quy trình phê duyệt vốn vay mới và thiết lập Trung tâm xử lý tín dụng tập trung, nhờ thế, rút ngắn quy trình phê duyệt vốn vay xuống nhanh nhất có thể. Kỹ thuật đánh giá tài sản bảo đảm được cải tiến nhằm giúp khách hàng được định giá công bằng và được vay vốn nhiều hơn.

Kết quả kinh doanh mà Maritime Bank đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cụ thể nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Cuối năm 2009, tổng tài sản Maritime Bank đạt gần 64.000 tỷ đồng (gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008), năm 2010, con số này tăng lên hơn 115.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, năm 2008, Maritime Bank chỉ đạt 437 tỷ thì năm 2009, nhà băng này đã gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ. Đà phát triển tiếp tục được duy trì với con số 1.518 tỷ lợi nhuận năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và luôn nằm trong chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước ở cả

những thời kỳ tình hình kinh tế nhiều biến động. Năm 2011, kinh tế vĩ mô có rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới khối ngân hàng thương mại nhưng tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank vẫn được giữ ở mức 2,27%.

Vững bước tới tương lai bằng sự khác biệt hóa

Trên cơ sở phân tích các kết quả đạt được trong năm qua và các dự báo về kinh tế vĩ mô những năm tới, Ban Lãnh đạo Maritime Bank đã chủ động xây dựng định hướng chiến lược cho giai đoạn 2013-2015 và coi đó là kim chỉ nam cho hoạt động của Maritime Bank trong tương lai. Với định hướng chiến lược này, Maritme Bank không tập trung phát triển để trở thành Ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất, mà hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng có hoạt động hiệu quả nhất. Chiến lược cạnh tranh của Maritime Bank rất rõ ràng: cạnh tranh bằng sự khác biệt. Để triển khai định hướng chiến lược tổng thể, mỗi ngân hàng chuyên doanh của Maritime Bank phải xác định được giá trị cốt lõi riêng của mình cũng như đề ra các mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tài chính và biện pháp thực thi thật cụ thể, giúp cho hoạt động kinh doanh của Maritime Bank ngày càng hiệu quả hơn, đồng bộ và nhất quán

trong năm 2013 cũng như các năm tiếp theo.

Hiện tại, Maritime Bank đang cung cấp các sản phẩm phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: tài khoản M1 cho khách hàng thường xuyên chuyển tiền với mức phí ưu đãi, M-Money cho đối tượng trả lương qua M-payroll và sinh viên, các sản phẩm tiết kiệm với nhiều kỳ hạn và lãi suất linh hoạt… Bên cạnh các sản phẩm tài chính cơ bản, khách hàng còn được tư vấn các sản phẩm dịch vụ gia tăng đi kèm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm ô tô… Đối với khách hàng doanh nghiệp, Maritime Bank đang triển khai gói sản phẩm 3M (M-Float; M-Flex và M-Reset). Nét nổi bật của gói sản phẩm này là sự linh hoạt trong kỳ hạn nhận nợ và lãi suất hấp dẫn chỉ hơn 7%/năm. Maritime Bank luôn ưu tiên cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các ngành nghề nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Chính phủ…

Trên hành trình hướng tới mục tiêu đầy kỳ vọng: trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hôm nay, Maritime Bank tự hào vì ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hơn.n

77

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 78: Page 1 100 vh3+4

lBÙI THỌ

CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Thương hiệu của niềm tin

Doanh thu năm 2011 đạt gần 1.065 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.400 tỷ đồng, những con số nói trên đã thể hiện sự ổn định, bền vững của một thương hiệu được xây dựng bởi sự tin yêu của người tiêu dùng. Đó là Traphaco - một Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu và tư vấn sản xuất, dịch vụ KHKT, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược học.

Được thành lập vào cuối năm 1972, Công ty trong những ngày mới xây

dựng và phát triển mang hình hài của một xưởng sản xuất huyết thanh, dịch truyền, nước cất phục vụ cho Bệnh viện ngành Đường sắt. Mấy chục năm qua, bằng sự năng động, nhạy bén của các thế hệ lãnh đạo cùng sự lao động chăm chỉ, cần mẫn của người lao động, doanh nghiệp đã không ngừng phát triển, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Hiện tại, Công ty đang sở hữu hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (một nhà máy tân dược, một nhà máy đông dược), một nhà máy chiết xuất dược liệu, ba công ty con, một công ty liên kết, 15 chi nhánh và hơn 40 đại lý phân phối trong và ngoài nước.

Là doanh nghiệp sở hữu nhiều

sản phẩm chất lượng, nổi tiếng, được đông đảo khách hàng tín nhiệm và tin dùng nên Traphaco rất ý thức trong việc thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ ở trong nước và 10 nước khác. Tính đến nay, doanh nghiệp đã sở hữu hai bằng độc quyền giải pháp hữu ích, tám bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và hơn 200 nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, những sản phẩm nổi tiếng của Traphaco không vì thế mà bớt hấp dẫn đối với những doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, lợi dụng sự uy tín của thương hiệu trên thị trường, các sản phẩm Viên sáng mắt Traphaco, Hoạt huyết dưỡng não Traphaco, Trà gừng Traphaco, Nước súc miệng T-B,… đã từng bị không ít các công ty “nhại” kiểu dáng công nghiệp hoặc thiết kế nhãn hàng hóa. Để bảo vệ uy tín thương hiệu của sản phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người

tiêu dùng, Công ty đã sử dụng các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm chặn đứng các hành vi gian lận, hòng đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với chúng tôi, Th.s Trần Túc Mã - Tổng Giám đốc Công ty cho biết, với tham vọng sẽ trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất ngành Dược Việt Nam, Traphaco đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: áp dụng công nghệ trồng, thu hái, chế biến dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP cho vùng trồng và vùng khai thác; sử dụng công nghệ sản xuất Đông dược của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa công nghệ chiết xuất và dạng bào chế cổ truyền viên hoàn cứng, viên hoàn mềm; với sản xuất tân dược, sử dụng công nghệ của Hàn Quốc, Đài Loan. Bên cạnh đó, tại hai nhà máy của Traphaco đều đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng

‘ ‘

78

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 79: Page 1 100 vh3+4

ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/cor.1:2009 và Chứng nhận thực hành tốt 5S của Nhật Bản. Chưa hết, dựa trên đánh giá khách quan về lịch sử phát triển lâu đời của ngành Đông dược trong nước cộng với thói quen ưa chuộng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên của người Việt Nam và dựa trên số liệu thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam: đang có khoảng 30% bệnh nhân trong nước khám và điều trị bằng hình thức y học cổ truyền, Traphaco nhận định ngành Đông dược nước ta có tiềm năng phát triển rất khả quan. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp đang có chiến lược cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với xu thế. Đây là cơ sở nền tảng để tin rằng, trong tương lai, Traphaco không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng như các năm: 2010 là trên 18%, 2011 là gần 30% và năm 2012 là 31,5%. Khi đó, đối với trên 1.000 người lao động, chắc chắn thu nhập bình quân cũng sẽ không dừng lại ở mức 15,3 triệu đồng/người/tháng như hiện nay.

Tất nhiên, để tham vọng và kế hoạch phát triển sản phẩm trở thành hiện thực, ngay từ nhiều năm trước, Traphaco đã xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà (Nhà nông - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học) để phát triển dược liệu và các sản phẩm về dược liệu. Mặt khác, chủ động phát triển dự án Green Plan (Nghiên cứu phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco) với mục tiêu đảm bảo nguồn dược liệu đầu vào về chất lượng và số

lượng để ổn định sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ thảo dược của doanh nghiệp. Sau đó, tiến tới cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế dược liệu mang thương hiệu Traphaco. Cần phải nói thêm rằng, từ việc triển khai các dự án này, Công ty đã giúp người nghèo thoát nghèo bằng cách hướng dẫn cho bà con tại một số vùng quê nghèo, vùng sâu, vùng xa cách gieo trồng, thu hái và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP. Nhờ đó, họ vừa có công ăn việc làm ổn định, vừa có thu nhập cải thiện đời sống một cách bền vững, ổn định. Một “mũi tên” của Traphaco bắn đi, hai “đích” đều có được kết quả.

Không dừng lại ở việc mang tới “cần câu cơm” cho người nghèo, Công ty trong nhiều năm qua còn tích cực tổ chức các hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc và tạp chí Sống khỏe miễn phí cho hàng triệu hội viên câu lạc bộ người cao tuổi - phụ nữ trên toàn quốc, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những nơi bà con rất thiếu

thông tin và sự chăm sóc y tế. Và hoạt động quyên góp, ủng hộ cho các quỹ từ thiện thường xuyên được Traphaco phát động với mong muốn góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những hoàn cảnh không may mắn. Được biết, chi phí cho các hoạt động này, năm 2010 doanh nghiệp đã xuất 6 tỷ đồng, năm 2011 là 7,2 tỷ đồng và năm 2013 là trên 8 tỷ đồng.

Nắm giữ thương hiệu nổi tiếng, hoạt động sản xuất kinh doanh thành công, trong quá trình phát triển của mình, Traphaco đã sở hữu không ít các giải thưởng cao quý, ghi nhận những nỗ lực tuyệt vời của tập thể lãnh đạo, nhân viên Công ty như: Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Dược phẩm Việt Nam, Thương hiệu quốc gia, Doanh nghiệp quốc tế tốt nhất, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Vì sự phát triển cộng đồng, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng, Thương hiệu nổi tiếng Asean,… n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty Cp Traphaco tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

79

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 80: Page 1 100 vh3+4

Ngày 22 tháng 3 năm 2014, tại đình Kim Liên - một trong Tứ Trấn của

kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam) đã tổ chức Lễ giỗ Tổ Hát Xẩm năm 2014 và tưởng nhớ Nghệ nhân - Nghệ sĩ ưu tú hát Xẩm Hà Thị Cầu. Đến dự buổi lễ có: Nghệ sĩ Ưu tú - Nhà điêu khắc Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, GS Hoàng

Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Ông Trưởng ban Quản lý di tích đình Kim Liên, các cán bộ và học viên lớp hát Xẩm (Khoá I)của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc Dân tộc, đại diện nhiều cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, cùng đông đảo những người yêu thích loại hình nghệ thuật này. Vui mừng và xúc động cho các đại biểu tham dự buổi lễ được đón tiếp một vị khách đặc biệt, GS.AHLĐ Vũ

Lễ giỗ Tổ hát Xẩm năm 2014và tưởng nhớ

NGHỆ NHÂN, NSƯTHÀ THỊ CẦU

l LINH HOÀNG (Bài và ảnh)

Nghệ sĩ Ưu tú - Nhà điêu khắc Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL phát biểu tại buổi lễ

80

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Page 81: Page 1 100 vh3+4

Khiêu. Mặc dù đã gần 100 tuổi, nhưng do yêu thích hát Xẩm và luôn ủng hộ, đồng hành cùng Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc, ông đã không quản trời mưa rét, đến dự buổi lễ và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu cho công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm.

Trước khi khai mạc buổi lễ, các đại biểu đã dâng hương trước vị thần Cao Sơn - vị thần linh thiêng trấn ải phía/mạn Nam của kinh thành Thăng Long.

Sau báo cáo trình bày về ý nghĩa buổi lễ, và kết quả hoạt động năm 2013 của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc Dân tộc, lần lượt GS Hoàng Chương, Thứ trưởng Vương Duy Biên,

Trưởng ban Quản lý di tích đình Kim Liên và GS.AHLĐ Vũ Khiêu phát biểu ca ngợi cái hay, cái đẹp của nghệ thuật hát Xẩm, khen ngợi nỗ lực hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc nói chung, của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình âm nhạc này.

Dưới mái đình cổ Kim Liên, trong không khí trang trọng của buổi lễ, NS Mai Tuyết Hoa cùng các nghệ sĩ và học viên hát Xẩm của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đã trình bày nhiều tiết mục hát Xẩm truyền thống. Đó chính là nén tâm hương dâng lên Tổ nghề hát Xẩm và tưởng nhớ nghệ nhân - NSUT Hà Thị Cầu. /.n

GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm NCBT&PHVHDTVN phát biểu tại buổi lễ

Từ trái sang GS Hoàng Chương, Gs - AHLĐ Vũ Khiêu xem các nghệ sĩ biểu diễn tại buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

“Xẩm đỏ Thủ đô” - Mai Tuyết Hoa biểu diễn tại buổi lễ

Nghệ sĩ biểu diễn tại buổi lễ

81

Page 82: Page 1 100 vh3+4

Từ ngày 26 đến 30-12-2013, chương trình biểu diễn múa rối nước Việt Nam mang tên “Truyện cổ An-đéc-xen” do đạo diễn Ngô Quỳnh Giao dàn

dựng được công diễn tại Nhà hát Clau-đơ- Lê-vi-xtrau ở thủ đô Pa-ri, Pháp. Đây là hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp và mở màn cho năm giao lưu Việt Nam tại Pháp năm 2014. Ba tiết mục được dàn dựng trong 60 phút gồm “Chú lính chì dũng cảm”, “Vịt con xấu xí”, và “Nàng tiên cá” dựa theo những câu chuyện nổi tiếng đã đi sâu vào tâm trí trẻ thơ qua nhiều thế kỷ của nhà văn An-đéc-xen.

Đạo diễn, nhà điêu khắc Ngô Quỳnh Giao, nguyên là Giám đốc Nhà hát múa rối Việt Nam đã từ lâu ấp ủ ý tưởng chuyển thể một tác phẩm văn học nổi tiếng nước ngoài thành vở diễn múa rối nước. Ông xuất phát từ suy nghĩ nghệ thuật truyền thống cần phải lưu giữ và bảo tồn song cũng cần phải phát triển, làm mới phù hợp với cuộc sống hiện đại nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế thế giới mở rộng giao lưu văn hóa. Ý tưởng đó được hiện thực hóa trong Dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát múa rối Việt Nam và Công ty truyền thông tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa nghệ thuật In-tơ-ra của Pháp. Chương trình múa rối nước “Truyện cổ An-đéc-xen” được xây dựng rất công phu từ việc tạo ra con rối theo nhân vật trong truyện đến việc dàn dựng, điều khiển con rối, thể hiện sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật rối nước Việt Nam và các nhân vật đầy tính cách trong truyện. Chương trình tham gia Liên hoan múa rối nước quốc tế năm 2010 Việt Nam và đạt Giải Nhất dành cho đạo diễn và các nghệ sĩ biểu diễn.

Trong chuyến công diễn tại Pháp lần này, Nhà hát múa rối Việt Nam và Công ty In-tơ-ra có điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật để vở diễn phù hợp với sân khấu và điều kiện biểu diễn tại Pháp đồng thời đáp ứng tốt hơn thị hiếu khán giả châu Âu. Các buổi biểu diễn của Đoàn múa rối nước Việt Nam đã nhanh chóng chinh phục được khán giả Pháp. Mỗi ngày đoàn diễn hai buổi thu hút hàng nghìn lượt người xem và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát múa rối nước Việt Nam, Trưởng đoàn biểu diễn tại Pháp nhận xét: Ý tưởng dàn dựng một câu chuyện nổi tiếng ở châu Âu trên sân khấu múa rối nước truyền thống của Việt Nam là một sự thể nghiệm táo bạo, đòi hỏi sự sáng tạo nhưng đồng thời lại phải giữ được bản sắc của bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Điều quan trọng là chương trình đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả, rằng đó là “múa rối nước Việt Nam”. Vở diễn đã thành công khi để lại ấn tượng Việt. Ông Lac-guy-ê, Giám đốc tổ chức In-tơ-ra, một trong những người đầu tiên hợp tác và có công đưa múa rối nước Việt Nam ra nước ngoài nói: Những đặc điểm điển hình của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam thể hiện rất rõ ở đây. Múa rối nước kết hợp với truyện cổ An-đéc-xen rõ ràng có thể thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa, giữa các điểm khác biệt để hòa hợp thế giới. Múa rối nước Việt Nam có thể kết hợp nhiều câu chuyện.

Ông Lac-guy-ê cũng cho biết đây lên kế hoạch để luyện tập cho các nghệ sĩ và tiếp tục tổ chức các chuyến lưu diễn tương tự cho chương trình này trong các năm 2014 và 2015 tại Pháp và một số nước châu Âu./.n

l NGUYỄN THU

Múa rối nước Việt NamDIỄN TRUYỆN CỔ AN-ĐÉC-XENTại Pháp

Cảnh trong tiết mục “Chú lính chì dũng cảm”.Cảnh trong tiết mục “Vịt con xấu xí”. Ảnh: Thùy Trang

82

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Page 83: Page 1 100 vh3+4

Nhà báo Kim Quốc Hoa - Chủ tịch Hội Thơ Đường luật Việt Nam, Tổng Biên tập báo Người Cao tuổi

Hát Xoan chào mừng ngày hội Thơ Đường Việt Nam lần thứ 9Đại biểu tham dự Ngày hội Thơ Đường Việt Nam lần thứ 9

Ngày 01 tháng 04 năm 2014 tại Đền Hùng - Khu Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, nơi ngưng đọng và tỏa sáng “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”

vừa được Unesco công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể Nhân loại, được phép của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Hội Thơ đường luật Việt Nam thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam, tổ chức ngày Hội Thơ đường toàn quốc lần thứ IX. Đây là một hoạt động mở đầu cho những ngày lễ hội Đền Hùng vùng đất Tổ, một hoạt động văn hóa đặc sắc góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của hơn bảy trăm Hội viên đại diện cho các chi hội thơ đường luật Việt Nam từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau đã tụ hội về đất Tổ. Những Hội viên Hội thơ đường luật cả nước coi đây là một vinh dự lớn lao góp phần nhỏ bé vào sự kiện trọng đại của dân tộc.

Thơ đường là một hiện tượng thơ ca đặc biệt tiếp thu và vận dụng những tinh hoa của thơ đường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các thi nhân, thi sỹ, nho sỹ Việt Nam tiếp thu và vận dụng những tinh hoa của thơ đường vào điều kiện thực tế của đất nước để cho ra đời và tồn tại một dòng thơ, một thể thơ mang bản sắc riêng của dân tộc. Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu đã nói: Là thơ đường luật của chính Việt Nam, bởi chúng ta đã sử dụng nó như một vũ khí trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần căm thù giặc trong nhân dân và quân đội như thơ

của Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu và đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.

Là một nhà thơ vĩ đại, Bác Hồ sáng tác chủ yếu theo thể thơ đường luật mà tập chung và đạt tới đỉnh cao nhất là tập thơ “Nhật ký trong tù” và những bài thơ chúc tết hàng năm của Bác nội dung toát lên (chất thép) tinh thần yêu nước cao cả, kêu gọi nhân dân dũng cảm chiến đấu dành độc lập tự do xây dựng nền dân chủ, bình đẳng có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ngày Hội Thơ đường Việt Nam đã tụ hội các đại biểu từ các Tỉnh thành trong cả nước dâng lên Vua Tổ Hùng Vương những sáng tác của hàng chục nghìn lượt tác giả, tác phẩm của các hội viên qua hơn 30 cuộc thi thơ Đường, nhiều câu đối và nhiều cuộc hội thảo được tổ chức tại các tỉnh như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ. Ngày Hội Thơ đường lần thứ IX năm nay đúng vào dịp Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, đã tạo nên một dấu ấn, một điểm nhấn và chứng tỏ sức sống dồi dào của Thơ đường luật được coi là thể thơ bác học, có sức sống bền vững trong mỗi kỳ mở hội.

Hội Thơ đường luật lần thứ X năm 2015 sẽ được tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh quê hương của dân ca quan họ đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.n

l NSƯT. NGUYỄN THẾ PHIỆT

THẮP SÁNGHỘI THƠ ĐƯỜNG LUẬTVIỆT NAM

83

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Page 84: Page 1 100 vh3+4

Tạp chí VĂN HIẾN VIỆT NAM

CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ, ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 NHÀ QUẢN LÝ TÀI ĐỨC”, “TOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU XUẤT SẮC”, “TOP100 THƯƠNG HIỆU, DỊCH VỤ, SẢN PHẨM HỘI NHẬP QUỐC TẾ”, NĂM 2013

CÁ NHÂN ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 NHÀ QUẢN LÝ TÀI ĐỨC”

(LỄ TRAO GIẢI SẼ DIỄN RA VÀO LÚC19h00’ NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2014, TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO)

Chúc mừng

Bà Phatsala ThammavongsaGĐ Công ty TNHH P2DÔng SOMCHAY THAVONEGĐ - Cty TNHH Xây dựng tổng hợp INTHAMITTel: 020 55034888 - Fax: 081 312 058Email: [email protected]

Bà Phanomphone YIEMPHABOU GĐ - Cty TNHH Thương mại PHANOMPHONEBà NGUYỄN THỊ PHẤNGĐ Cty TNHH KD XNK Tổng hợp và DV FatacoĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 - Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.com

Ông DƯƠNG VĂN TÍNHPhó TGĐ Tập đoàn Viễn thông Quân độiĐC: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0462556789 - Fax: 0462996789Email: [email protected]

Ông NGUYỄN NGỌC SỰCTHĐQT - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VNĐC: Số 172 Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0437711212 - Fax: 0437711568Email: [email protected]: www.vinashin.com.vn

Ông HOÀNG THÀNHCTHĐTV - Tổng Cty quản lý Bay Việt Nam Cty TNHHĐC: Số 6/200 Nguyễn Sơn, Q. Long Biên, Hà NộiĐT: 043 8271636 - Fax: 0438272597Email: [email protected] - Website: www.vatm.vn

Bà PHẠM THỊ HỒNG HẠNHTGĐ - Tổng Công ty CP Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)ĐC: Số 6 Hai Bà Trưng, Quận I, Tp. Hồ Chí MinhĐT: 083 8294083 - Fax: 083 8231129Email: [email protected]: http://www.sabeco.com.vnÔng PHAN QUỐC HIẾUTGĐ - Tổng Công ty Xây dựng Thăng LongĐC: Số 72 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà NộiĐT: 0438345211 - Fax: 0438345212Website: www.thanglonggroup.com.vnÔng NGUYỄN ĐĂNG NGHIÊMTGĐ Cty TNHH MTV Tổng Cty Tân cảng Sài GònĐC: 722 Đường Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCMĐT: 088990694 - Fax: 088980380Email: saigonnewport.com.vnWebsite: www.saigonnewport.com.vnÔng TÔ HOÀI DÂNCTHĐTV, TGĐ - Cty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công lýĐC: Số 127A Nguyễn Tất Thành, P.8, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐT: 07803820859 - Fax: 07803520859Email: [email protected]: www.conglycm.vnÔng NGUYỄN VĂN SINHTGĐ - Công ty TNHH MTV DAP-VINACHEMĐC: Lô GI-7, Khu kinh tế Đình Vũ, P. Đông Hải 2, Q. Hải An, TP. Hải PhòngĐT: 0313 979 368 - Fax: 0313 979 170Email: [email protected]: www.dap-vinachem.com.vn

84

Page 85: Page 1 100 vh3+4

Ông TRẦN MỘNG NHUNGTGĐ - Cty CP Công trình GTVT Quảng NamĐC: Số 10 đường Nguyễn Du, Tp. Tam Kỳ, T. Quảng Nam ĐT: 05103851577 - Fax: 05103852098Email: [email protected] Website: www.cotracoqna.vn

Ông NGUYỄN VĂN TRỊNHGĐ Cty CP Than vàng danh - Vinacomin (VVDC)ĐC: 185 Nguyễn Văn Cừ, Vàng Danh, Uông Bí , Quảng Ninh * ĐT: 0333 853 108 - Fax: 0333 853 120Email: [email protected] Website: http://vangdanhcoal.com.vn

Ông ĐẶNG THANH BÌNHCTHĐQT - Cty CP Đầu tư Đà nẵng - Miền TrungĐC: 99 Núi Thành, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113631889 - Fax: 05113631885Email: [email protected] - Website: www.dmt.vn

Ông NGUYỄN QUANG HUYTGĐ - Công ty TNHH MTV Apatit Việt NamĐC: P. Pom Hán, TP. Lào Cai, Tỉnh Lào CaiĐT: 0203852252 - Fax: 02023852399Email: [email protected]: www.vinaapaco.com

Ông NGUYỄN DOÃN BÌNHCTHĐQT, TGĐ - Cty CP XD Công trình 525ĐC: 673 Trường Chinh, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà NẵngĐT: 05113681503 - Fax: 05113846119Email: [email protected] - Website: www.525.vn

Ông LÊ QUANG TRƯỞNGTGĐ - Công ty CP Đường Kon TumĐC: Km2, Xã Vinh Quang, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 060 3864958 - Fax: 0603862969Email: [email protected]: www.ktsduongkontum.vn

Ông ĐINH QUANG VINHGĐ Công ty Nhiệt điện cao ngạn - VinacominĐC: Ngõ 719 đường Dương Tự Minh, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái NguyênĐT: 02803844177 - Fax: 02803644706

Ông NGUYỄN THANH PHƯƠNGChủ tịch, GĐ - Cty TNHH MTV XSKT Kon TumĐC: 198 Bà Triệu, Tổ 1, TP. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 0603862323 - Fax: 0603862323Email: [email protected]

Ông ĐỖ VĂN HẠT - CTHĐQT, TGĐCty Cp Tư Vấn Đầu Tư và XD GTVTĐC: Số 26, ngõ 371 Kim Mã, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0437714276 - Fax: 0438461892Email: [email protected] - Website: www.tricc-jsc.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN ĐẠTTGĐ - Tổng Cty ĐT Phát triển Đô thị và KCN Việt Nam (IDICO) ĐC: 151 Ter Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, Tp. HCM ĐT: 0839312660 - Fax: 0839312705Email: [email protected] Website: www.idico.com.vn

Ông NGUYỄN ĐÌNH TÙNGTGĐ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)Hội sở chính: 45 Lê Duẩn, Q.1, Tp.HCM Tel: (84-8) 38 220 960 - Fax: (84-8) 38 220 963Email: [email protected] - Website: www.ocb.com.vn

Ông NGUYỄN QUANG TRIẾTPhó TGĐ - Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (EXIMBANK)ĐC: Tầng 08 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. HCM - ĐT: 0838210056 - Fax: 0838216913Website: http://www.eximbank.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN THANHTGĐ - Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (CIENCO 6)ĐC: 127 Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: 84.8.3510 1863 - Fax: 84.8.3510 1858 Website: http://www.cienco6.vn

Ông LÊ DIỆPGĐ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà NẵngĐC: 140-142 Lê Lợi, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113822110 - Fax: 05113826062Email: [email protected]: www.vietcombank.com.vn

Ông TRẦN HỮU NAMCTHĐQT Công ty CP Nhiệt điện Hải PhòngĐC: Xã Tam Hưng, h.Thủy Nguyên, Tp. Hải PhòngĐT: 0313775161 - Fax: 0313775162Email: [email protected] - Website: www.ndhp.com.vn

Ông LÊ HỮU NGÂNGĐ - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần ThơĐC: 9 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần ThơĐT: 07103824442 - Fax: 07103823473Email: [email protected]

Ông NGUYỄN NGỌC THẠCHGĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng ThápĐC: Số 50 Lý Thường Kiệt, P. 1, TP. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng ThápĐT: 067 3852198 - Fax: 0673854813Email: [email protected]

Ông LÊ VĂN THÀNHTGĐ - Tổng Công ty CP Bảo MinhĐC: 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. HCMĐT: 0838294180 - Fax: 0838294185Email: [email protected]: www.baominh.com.vn

Ông NGUYỄN PHƯỚC NĂNGGĐ - Công ty Điện lực Vĩnh LongĐC: 166 đường Phạm Hùng, P.9, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long - ĐT: 0720210206 - Fax: 0703827071Email: [email protected] Website: www.pcvinhlong.evnspc.vn

85

Page 86: Page 1 100 vh3+4

Ông LÊ NGỌC HẠNHCTHĐQT, TGĐ Công ty CP Vật tư Tổng hợp Thanh HóaĐC: Số 753 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh HóaĐT: 0373756170 - Fax: 0373756166

Ông NGUYỄN ĐỨC CHƯƠNGCTHĐQT, GĐ - Công ty CP Bao bì và Kinh doanh tổng hợp Nghệ AnĐC: Km 10, Quốc lộ 1A, xã Nghi Liên, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ AnĐT: 0383611258 - Fax: 0383611152

Ông HUỲNH MINH HẢIGĐ - Công ty Điện lực Sóc TrăngĐC: 113 Lê Hồng Phong, P. 3, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc TrăngĐT: 0793821417 - Fax: 0793686959Email: [email protected]: www.pcsoctrang.evnspc.vnÔng MAI QUỐC HIỆP - Phó Chủ tịch HĐQTNgân hàng TMCP An Bình (ABBANK)ĐC: 170 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, Tp.HCM Tel: (84-8) 38 244 855 - Fax: (84-8) 38 244 856 Website: www.abbank.vn; Email:[email protected]Ông NGUYỄN QUANG MINHCTHĐQT, GĐ Cty CP Chế biến Thủy sản XNK Kiên CườngĐC: Khu Cảng cá Tắc Cậu, xã Bình An, h. Châu Thành, T. Kiên GiangĐT: 0773616834 - Fax: 0773616478Website: www.kiencuongseafood.com.vnÔng NGÔ ĐỨC ĐOÀNCTHĐTV, TGĐ Cty TNHH Hãng kiểm toán AASCĐC: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 0438241990 - Fax: 0438253973Ông NGUYỄN NHƯ BÌNHCT, GĐ Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Trà VinhĐC: Số 521B Điện Biên Phủ, khóm 3, P.6, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà VinhĐT: 0743840215 - Fax: 0743850656Website: www.trawaco.com.vnÔng TRƯƠNG VĂN SINHGĐ Cty TNHH Nhựa đường Petrolimex - Chi nhánh Nhựa đường Đà NẵngĐC: 122 đường 2/9 Quận Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113932767 - Fax: 05113932575Website: www.petrolimex.com.vnÔng THÁI QUỐC HIỆP - CTHĐQTTổng Cty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt NamĐC: Số 1-5 đường Lê Duẩn, Q.1, TP. Hồ Chí MinhĐT: 08389192828 - Fax: 0839102929Ông LÊ MINH HẢITGĐ - Công ty CP Sản xuất thép Việt ĐứcĐC: KCN Bình Xuyên, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh PhúcĐT: 02113593596 - Fax: 02113593696Email: [email protected]: www.thepvietduc.com.vn

Ông NGUYỄN QUỐC ĐỊNHCTHĐQT - Công ty CP Dược phẩm ImexpharmĐC: Số 04 đường 30/4, P.1, TP. Cao Lãnh, T. Đồng ThápĐT: 0673851941 - Fax: 0673853106Email: [email protected]: www.imexpharm.com

Ông LÊ HẢI CHÂUCTHĐQT Công ty Cp Tài chính Đầu tư Chu ViệtĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCMĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

Ông MAI VĂN NGUYÊNGĐ Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2ĐC: 936 đường Nguyễn Thị Định, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2, TP. HCM * ĐT: 08 37421166 - Fax: 083 7421167Email: [email protected] Website: www.dvciq2.com.vn

Ông NGUYỄN NGỌC BÌNHGĐ Cty TNHH MTV 27 - BQP (Nhà máy Z127)ĐC: P. Quan Triều, Tp. Thái Nguyên, T. Thái NguyênĐT: 02803844179 - Fax: 02803844114

Ông TRẦN TRUNG LẬPChủ tịch, GĐ Công ty TNHH MTV Phà An GiangĐC: 360 Lý Thái Tổ, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, Tỉnh An GiangĐT: 0763846379 - Fax: 0763842723Email: [email protected]: www.ctyphaangiang.com.vn

Ông PHAN VINHGĐ Công ty Điện lực Thừa Thiên HuếĐC: 102 Nguyễn Huệ, TP. Huế, T.Thừa Thiên HuếĐT: 0542211222 - Fax: 0542220330Email: [email protected]: www.dienluctth.com.vn

Ông NGUYỄN HỮU THỌGĐ Công ty Điện lực Vĩnh PhúcĐC: 195 Trần Phú, Tp. Vĩnh Yên, T. Vĩnh PhúcĐT: 02113656622 - Fax: 02113861152Website: www.pcvinhphuc.npc.com.vn

Ông NGUYỄN MINH HẢICTHĐTV, TGĐ Cty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA)ĐC: Tầng 14 tòa nhà HH3 Khu ĐT Mễ Trì, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0438689566 - Fax: 0438686248Email: [email protected]: www.kiemtoanava.com.vn

Ông LÊ HỮU HOÀNG - Chủ tịch, TGĐCty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh HòaĐC: 248 Thống nhất, TP. Nha Trang, T. Khánh HòaĐT: 058. 3822472 - Fax: 058. 3829267Emai: [email protected]: yensaokhanhhoa.com.vn

86

Page 87: Page 1 100 vh3+4

Ông HỒ ĐẮC CÔNG LUẬNTGĐ - Công ty TNHH Đắc hưng Gia LaiĐC: 19 Ngô Gia Tự, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia LaiĐT: 0593827906 - Fax: 0593873892Email: [email protected]: www.dawchung.comLương y PHÓ HỮU BẰNGGĐ - Phòng Chẩn trị YHCT Đại Đức ĐườngĐC: Số nhà 10, ngõ 56 phố Trần Quang Diệu, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 043 646 2126 - Fax: 0436462126Ông NGUYỄN HUYNHChủ tịch, GĐ - Cty Xăng dầu Nam Tây NguyênĐC: 06 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắc LắkĐT: 05003856948 - Fax: 05003855073Website: namtaynguyen.com.vnThs. BÙI HỮU QUỲNH - TGĐCông ty Cp Tư vấn Xây tựng Thủy lợi IIĐC: 196 Trần Quốc Thảo, P.9, Q.3, TP. HCMĐT: 0839316753 - Fax: 0839316958PGs.Ts LÊ VĂN THẠCHGĐ - Bệnh viện Hữu NghịĐC: Số 1 Trần Khánh Dư, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 043 9722231 - Fax: 0437918457Email: [email protected]: www.huunghihospital.vnÔng TRẦN ANH TUẤNCTHĐQT - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt NamĐC: Tòa tháp A, Tòa nhà Sky Tower, 88 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 0437718989 - Fax: 0437718899Email: [email protected]Ông HOÀNG THANH TÂNTGĐ - Công ty TNHH Tiến NgaĐC: D211 tổ 2, KP4, P. Long Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai * ĐT: 0613891209 - Fax: 0613992270Email: [email protected] - Website: www.tiennga.vnÔng HUANG CHENG HUNGTGĐ - Công ty CP Công nghiệp Nhựa Phú LâmĐC: Km9, Phạm Văn Đồng, P. Hải Thành, Q. Dương Kinh, Tp. Hải PhòngĐT: 0313 860399 - Fax: 0313 860373Email: [email protected]: fulinvn.comÔng NGUYỄN HỒNG MINHHiệu trưởng - Trường Đại học SP Kỹ thuật VinhĐC: P. Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ AnĐT: 0383349264 - Fax: 0383842530Email: [email protected]: www.vute.edu.vnÔng BÙI QUANG SẢNGĐ Sở tài nguyên và môi trường TP. Hải PhòngĐC: Số 275 Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải PhòngĐT: 0313732432 - Fax: 0313732425Email: [email protected]: www.sotnmt.haiphong.gov.vn

Ông NGUYỄN HUY HOÀNGHiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn LaĐC: Tổ 2, P. Chiềng Sinh, Tp.Sơn la, Tỉnh Sơn LaĐT: 0223874298 - Fax: 0223774191Email: [email protected]: www.cdsonla.edu.vn

Ông TRẦN THÁI NGAGĐ Sở Tài nguyên và môi trường Bình ĐịnhĐC: 08 Hai Bà Trưng, Tp. Quy Nhơn, T. Bình ĐịnhĐT: 0563813275 - Fax: 0563824950Email: [email protected]: www.stnmt.binhdinh.gov.vn

Ông TRẦN ĐỨC THIỆNChủ tịch, GĐ - Cty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Kiên GiangĐC: Số 03 Lô 06 Trần Quang Khải, P. An Hòa, Tp Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773929940 - Fax: 0773947302Email: [email protected]

Ông ĐINH VĂN ĐÔNG - Giám đốcCty CP Đào tạo và Huấn luyện Nghiệp vụ hàng không Việt Nam - Chi nhánh Nghệ AnÔng NGUYỄN NGỌC LÂM - Phó CTHĐQT, TGĐ Tổng Cty Tư vấn XD Thủy lợi Việt Nam - Cty CPĐC: Số 2 ngõ 95 Phố Chùa Bộc, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 0438525635 - Fax: 0435632169

Ông VŨ VĂN HẬUGĐ - Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hà NộiĐC: 18 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Hà NộiĐT: 0437732181 - Fax: 0437731576Email: [email protected]

Ông NGUYỄN VĂN TUẤNGĐ - Đài PT&TH Tỉnh Hậu GiangĐC: Số 1 Võ Văn Kiệt, P.5, Tp. Vị Thanh, T. Hậu GiangĐT: 07113582727 - Fax: 071113582727Email: [email protected]: www.truyenhinhhaugiang.vn

Ông TRẦN VĂN TƯƠNGGĐ - TT Khuyến nông - Khuyến ngư T. Quảng NamĐC: Số 1A Phan Bội Châu, Tp. Tam Kỳ, T. Quảng NamĐT: 05103814519 - Fax: 05103814515Email: [email protected]

Ông ĐẶNG KHẮC THẮNGHiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnĐC: Đường Lê Viết Thuật, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ AnĐT: 0383857337 - Fax: 03838857042Email: [email protected]: cdspna.edu.com

Ông LÂM THÀNH ĐƯỢCGĐ - Xí nghiệp In Hồ Văn Tẩu - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Kiên GiangĐC: 1228 Nguyễn Trung Trực, P. An Bình, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773914655 - Fax: 0773912315Email: [email protected]

87

Page 88: Page 1 100 vh3+4

Ông NGUYỄN THÀNH SƠNGĐ - Ban Quản lý Các dự án Than Đồng bằng Sông Hồng - VinacominĐC: Xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng YênĐT: 03213911919 - 0462842768Website: www.songhongener.com.vn

Ông TRẦN ĐỨC QUÝHiệu trưởng - Trường ĐH Công nghiệp Hà NộiĐC: Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0437 655391 - Fax: 0437655261Website: www.haui.edu.vn

Ts. VŨ THANH CHƯƠNGHiệu trưởng - Trường Đại học Sao ĐỏĐC: Số 24 Thái Học II, P. Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải DươngĐT: 03203882269 - Fax: 03203882921Website: www.saodo.edu.vn

Nhà giáo ưu tú, Ts. HUỲNH THANH NHÃHiệu trưởng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần ThơĐC: Số 09 Cách mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, Cần ThơĐT: 07103811350 - Fax: 07103821326Email: [email protected] - Website: www.ctec.edu.vn

Nhà giáo nhân dân, Ts. THÁI VĂN LONGGĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Cà MauĐC: 70 Phan Đình Phùng, P.2, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà MauĐT: 07803831176 - Fax: 0780 3830816Website: www.sogddt.camau.gov.vn

Y sĩ KHĂM PHẾT LÀOChủ thương hiệu - Nhà thuốc gia truyền Amakong - Khăm Phết LàoĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk LăkĐT: 05003821143 - 0914409262Website: www.amakong-khamphetlao.com.vn

Ông VŨ QUỐC VINHTGĐ - Công ty CP TIEĐC: 52 Thành Thái, P.12, Q.10, Tp.HCMĐT: 0838330855 - Fax: 0838332754Website: http://www.tie.com.vn

Ông BÙI MẠNH CƯỜNGGĐ - Chi nhánh Cty CP Quốc tế Việt AM tại Hà NộiĐC: Tòa nhà I9 ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh xuân Bắc, Hà Nội

Ông PHẠM MẠNH THƯỜNGPhó TGĐ - Cty mua bán nợ và Tài sản Tồn đọng của Doanh nghiệpĐC: Số 51 Quang Trung, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 043 9459411 (74) - Fax: 0439454737

Ts. LÊ VĂN THANHViện trưởng Viện Đại học Mở Hà NộiĐC: B101 Nguyễn Hiền, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 0438694822 - Fax: 043 8691587Website: www.hou.edu.vn

Ông NGUYỄN MẠNH HÙNGGĐ - Sở Thông tin và Truyền thông T. Quảng NgãiĐC: 118 Hùng Vương, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng NgãiĐT: 0553711575 - Fax: 0553711575Website: www.stttt.quangngai.gov.vn

Ông NGUYỄN BÌNH ĐẲNGHiệu trưởng - Trường CĐ Cộng đồng Cà MauĐC: Số 126, đường 3/2, P.6, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐT: 07803825262 - Fax: 07803838390Website: www.caodangcongdong.camau.gov.vn

PGS.TS.KTS PHẠM TỨHiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TP. HCMĐC: 196 Pasteur, P.6, Q.13, TP.HCMĐT: 0838222748 - Fax: 0838244678Website: www.uah.edu.vn

Ông TRẦN QUANG PHỤNGCTHĐQT, TGĐ-Cty CP Tập đoàn Muối Miền NamĐC: 173 Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TP. HCMĐT: (84).8.38298366 - Fax: 0838244508Website: www.sosalgroup.vn

Ông LÊ TIẾN DŨNGTGĐ Công ty CP Du lịch - Dịch vụ Hội AnĐC: Số 10 Trần Hưng Đạo, P. Minh An, Tp. Hội An, Tỉnh Quảng NamĐT: 05103861522 - Fax: 0510 3911 099 Website: http://www.hoiantourist.com

Bà TRẦN THỊ LÂMCTHĐTV Cty TNHH Y tế Hoa Lâm - ShangrilaĐC: 532A đường Kinh Dương Vương, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCMĐT: 0862661188 - Fax: 0862661199Website: www.hoalam-shangrila.com

Bà ĐINH THỊ THU HÀTGĐ Cty CP Thương mại Vạn XuânĐC: 194 Lê Thị Bạch Cát, P.11, Q.11, TP.HCMĐT: 083 9559999 Fax: 083 8660066

Ông LÊ VĂN CƯỜNGCTHĐQT Công ty CP Cao su Sao VàngĐC: 231 đường Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà NộiĐT: 04338583656 - Fax: 04338583644Website: www.src.com.vn

88

Page 89: Page 1 100 vh3+4

Ông ĐOÀN MẠNH TIẾNGiám đốc Sở Y tế tỉnh Hải DươngĐC: 42 Quang Trung, TP. Hải Dương, T.Hải DươngĐT: 0320 3852 296 - Fax: 0320 3852 296Website: http://soyte.haiduong.gov.vn

Ông NGUYỄN TIẾN CHỈNH - CTHĐQT, TGĐCty CP Tập đoàn DP và Thương mại SohacoĐC: Số 5 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 043 5149368 - Fax: 0435143371

Ông THÁI DUY LONGCTHĐQT, TGĐ - Công ty CP Giao nhận kho vận Ngoại thươngĐC: số nhà 15Bis Lý Nam Đế, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 0438457417 - Fax: 0438455829

Bà PHẠM THỊ THU HỒNGTGĐ Công ty CP Lương thực thực phẩm SafocoĐC: 7/13 - 7/25 Kha Vạn Cân, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, TP. HCMĐT: 08 37256264 - Fax: 0837245263Website: www.safocofood.com

Ông TRỊNH VĂN THẬTTGĐ Công ty Cổ phần VINACONEX 25ĐC: 89A Phan Đăng Lưu, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113621632 - Fax: 05113621638

Ông NGUYỄN VĂN ĐOÀN TGĐ - Cty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải DươngĐC: 10 Hồng Quang, Tp. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương ĐT:0320 3852 320 - Fax: (0320) 3859010

Ông SIPHONE THONGSANITHTGĐ TẬP ĐOÀN S-P ĐC: Số 5, P. Khamgoy; Q. Xaysettha, Thủ đô Viêng Chăn, Lào * ĐT: +8562096811888

Pgs.Ts TRẦN CHÍ THIỆN - Hiệu trưởngTrường ĐH Kinh tế và QTKD, ĐH Thái NguyênĐC: P.Tân Thịnh, Tp. Thái Nguyên, T. Thái NguyênĐT: 02803647685 - Fax: 02803647684Website: www.tueba.edu.vn

Ông NGUYỄN XUÂN MAIChủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải Bố HạĐC: Xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc GiangĐT: 02403823134 - Fax: 02403823134Email: [email protected]

Bà NGUYỄN THỊ LUYẾN - Hiệu trưởngTrường Cao đẳng VHNT và Du lịch Hạ LongĐC: 58 Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng NinhĐT: 0333825301 - Fax: 0333623775Website: www.halongact.edu.vn

Ông LÊ HỒNG XANH - Chủ tịch, TGĐCty TNHH MTV Thương mại Bia Sài GònĐC: 12 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCMĐT: 0838237302

Ông PHẠM VĂN HOANG - Chi cục trưởngChi cục Chăn nuôi thú y Tỉnh Bình PhướcĐC: KP Tân Trà, P. Tân Bình, Tx. Đồng Xoài, T. Bình PhướcĐT: 06513870131 - Fax: 06513881114

Ông NGUYỄN NAM MỘCGĐ - Cty TNHH Phát triển Mỹ thuật và Công nghệĐC: 360 Đường La Thành, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 0903452545

Ông HOÀNG NGỌC QUÝHiệu trưởng - Trường CĐ Sư phạm Thừa Thiên HuếĐC: 123 Nguyễn Huệ, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên HuếĐT: 0543822179 - Fax: 0543833584Website: www.cdsphue.edu.vn

Ông TRƯƠNG VÂN - Chủ tịch, Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Gia LaiĐC: 97A Phạm Văn Đồng, P. Thống Nhất, Tp. Pleiku, T. Gia LaiĐT: (059) 3824227 - Fax: (059) 3871246

Ông LÊ XUÂN ÁIGĐ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn ĐảoĐC: Số 29 Võ Thị Sáu, h.Côn Đảo, T.Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 0643 830150 - Fax: 0643830493Website: www.condaopark.com.vn

Ông LÊ VĂN MINH - Giám đốcSở NN&PTNT tỉnh Lâm ĐồngĐC: 14 Hùng Vương, P.10, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngĐT: 0633836825 - Fax: 0633828630Email: [email protected]

Ông MAI VĂN NHẪNGĐ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giớiĐC: Số 12 Quốc Lộ 1, P.5, Tp. Tân An, Tỉnh Long AnĐT: 0723827511 - Fax: 0723821496

Ông Đặng Xuân Quý - Giám đốcCông ty Hoàng Anh Liên Sơn

89

Page 90: Page 1 100 vh3+4

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG OUTHOUMPHONEGĐ: Ông Bounmy Outhoumphone

CÔNG TY TNHH ĐIỆN DETHLAMPHONEGĐ: Ông Dethlamphon XAYASITHMobile: (85620) 2293 2666

CTY TNHH RENTSBUY - THUÊ - MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢNGDĐH: Ông Houmphan Saiyalath “Tony”CÔNG TY TNHH KINH DOANH XNK TỔNG HỢP VÀ DV FATACOGĐ: Bà Nguyễn Thị PhấnĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 - Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.com

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCTHĐQT: Ts. Phạm Huy HùngĐC: 108 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 0439421030 - Fax: 0439421032Email: [email protected]: www.vietinbank.vn

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘITGĐ: Ông Lê CôngĐC: Số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiĐT: 0462777222 - Fax: 0462661080Email: [email protected]: www.mbank.com.vn

TỔNG CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC)TGĐ: Ông Phan Thanh TùngĐC: Lầu 5 số 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 083 910 2828 - Fax: 083 9102929Website: www.ptsc.com.vn

CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT (SASCO)Chủ tịch, GĐ: Ông Nguyễn Quốc DanhĐC: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, P.2, Q. Tân Bình, Tp. HCMĐT: 0838448358 - Fax: 0838447812Website: www.sasco.com.vn

TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX - CTCPTGĐ: Ông Nguyễn Văn ĐứcĐC: Tầng 18, 19, Số 299 Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 043 8513205 - Fax: 043 8513207Website: www.plc.petrolimex.com.vn

TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM CÔNG TY TNHHCTHĐTV: Ông Hoàng ThànhĐC: Số 6/200 Nguyễn Sơn, Q. Long Biên, Hà NộiĐT: 043 8271636 - Fax: 0438272597Email: [email protected] * Website: www.vatm.vn

ĐƠN VỊ ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU XUẤT SẮC”

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)TGĐ: Ông Nguyễn Văn LêĐC: 77 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 043 9423388 - Fax: 043 941 0944Website: http://www.shb.com.vn

CTY CP KẾT CẤU KIM LOẠI VÀ LẮP MÁY DẦU KHÍ (PVC-MS) - P.GĐ: Ông Nguyễn Minh ChâuĐC: Số 02 Nguyễn Hữu Cảnh, P. Thắng Nhất, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng TàuĐT: 0643848229 - Fax: 0643848404Email: [email protected] * Website: www.pvc-ms.vn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH CÔNG LÝ - CTHĐTV, TGĐ: Ông Tô Hoài DânĐC: Số 127A Nguyễn Tất Thành, P.8, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐT: 07803820859 - Fax: 07803520859Website: www.conglycm.vn

CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG - GĐ: Ông Thái Khắc NgọĐC: 04 Hồ Tùng Mậu, P.3, Tp. Đà lạt, T. Lâm ĐồngĐT: 0633822111 - Fax: 0633821934Website: www.xosodalat.com.vn

NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) - Phó TGĐ: Ông Nguyễn Quang TriếtĐC: Tầng 08 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. HCMĐT: 0838210056 - Fax: 0838216913Website: http://www.eximbank.com.vn

CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTELGĐ: Tô Văn TùngĐC: Số 01 Giang Văn Minh, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0462661229 - Fax: 0462751783Website: www.congtrinhviettel.com.vn

CÔNG TY CP XI MĂNG ĐIỆN BIÊNGĐ: Ông Nguyễn Văn ThịnhĐC: Số 5, Tổ 12 P. Mường Thanh, TP. Điện Biên, T. Điện BiênĐT: 02303832145 - Fax: 02303832144Website: www.ximangdienbien.com

CÔNG TY CP VẬN TẢI I TRACOTGĐ: Ông Nguyễn Văn NhợiĐC: 45 Đinh Tiên Hoàng, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hồng Bàng, Hải PhòngĐT: 0313822329 - Fax: 0313745679

CÔNG TY CP ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒATGĐ: Ông Nguyễn Thanh LâmĐC: 11 Lý Thánh Tôn, Tp. Nha Trang, T. Khánh HòaĐT: 0582220220 - Fax: 0583 823828Email: [email protected] * Website: www.khpc.com.vn

TỔNG CTY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 6 (CIENCO 6) - TGĐ: Ông Nguyễn Văn ThanhĐC: 127 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 84.8.3510 1863 - Fax: 84.8.3510 1858 Website: http://www.cienco6.vn

90

Page 91: Page 1 100 vh3+4

CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT KIÊN GIANG - Chủ tịch, GĐ: Ông Võ Văn TuấnĐC: Số 52 Trần Phú, P. Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773871002 - Fax: 0773871002

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUMTGĐ: Ông Lê Khả LiễmĐC: 639 Phan Đình Phùng, Tp. Kon Tum, T. Kon TumĐT: 0603 862223 - Fax: 0603864520Email: [email protected]

CÔNG TY CP HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX - TGĐ: Ông Bùi Ngọc QuớiĐC: 194 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. HCMĐT: 08839142664 - Fax: 08838299642Email: [email protected] *Website: www.savimex.com

CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAMTGĐ: Ông Hàng Phi QuangĐC: 282 Lê Văn Sỹ, P.1, Q. Tân Bình, TP. HCMĐT: 0838442414 - Fax: 0838442387Website: www.ssc.com.vn

CÔNG TY CP XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI SAO BẮC - GĐ: Ông Phạm Quý DươngĐC: P203, Tòa nhà 17T1, Hoàng Đạo Thúy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội * ĐT: 0462812886 - Fax: 0462812866Website: www.northstar.com.vm

CÔNG TY CP GỐM ĐẤT VIỆTTGĐ: Ông Đồng Đức ChínhĐC: Tràng An, Đông Triều, Tỉnh Quảng NinhĐT: 0333598889 - Fax: 0333582368Email: [email protected] * Website: www.gomdatviet.net

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ LƯƠNG THỰC ĐẠI PHÁT GĐ: Bà Nguyễn Thị ÚtĐC: Tỉnh lộ 932, ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu GiangĐT: 07113566552 * Email: [email protected]

CÔNG TY CP 482 - GĐ: Ông Lê Hòa NguyễnĐC: Sô 155 Trường Chinh, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ AnĐT: 0383853200 - Fax: 0383854701Website: www.congty482.com.vn

CTY TNHH NHỰA ĐẠT HÒA - TGĐ: Ông Trần Đức HòaĐC: Lô C- 1-CN, đường NA4, KCN Mỹ phước 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình DươngĐT: 06503556750 - Fax: 06503556760Website: www.datjhoa.com.vn

CÔNG TY CP TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHU VIỆTCTHĐQT: Ông Lê Hải ChâuĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM ĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

CÔNG TY TNHH MTV THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Busadco) - Chủ tịch, TGĐ: Ông Hoàng Đức ThảoĐC: Số 6, đường 3/2, P. 8, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu * ĐT: 0643 853125 - Fax: 0643 511385Website: www.busadco.com.vn

CÔNG TY CP TƯ VẤN CÔNG NGHIỆP - ĐIỆN QUẢNG TRỊ - GĐ: Ông Phạm Trung ĐôngĐC: 45 Trần Hưng Đạo, Tp. Đông Hà, Tỉnh Quảng TrịĐT: 0533668229 - Fax: 0533853580Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH TIẾN NGATGĐ: Ông Hoàng Thanh TânĐC: D211 tổ 2, KP4, P. Long Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai * ĐT: 0613891209 - Fax: 0613992270Email: [email protected] *Website: www.tiennga.vn

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHƯƠNG THIỆN QUYÊN - Chủ DN: Bà Nguyễn Thị ThiệnĐC: Quang Minh, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh HóaĐT: 0373602668

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VCNCTHĐQT, TGĐ: Ông Nguyễn Khánh ToànĐC: Tòa nhà VCN, đường A1, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh HòaĐT: 0586537999 - Fax: 0586254025Email: [email protected] * Website: www.vcn.vn

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN AMAKÔNG - KHĂM PHẾT LÀO - Y SĨ: Ông Khăm Phết Lào - Chủ thương hiệuĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk LăkĐT: 05003821143 - 0914409262Website: www.amakong-khamphetlao.com.vn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ VÀ HÓA CHẤT VQTECH - GĐ: Bà Trần Như QuỳnhĐC: Thôn Đông Sen - Xã Thụy Phương - Huyện Từ Liêm - TP Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẠN XUÂNTGĐ: Bà Đinh Thị Thu Hà ĐC: 194 Lê Thị Bạch Cát, Phường 11, Quận 11, Thành phố Hồ Chí MinhĐT: 083 9559999 Fax: 083 8660066

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACOCTHĐQT, TGĐ: Ông Nguyễn Tiến ChỉnhĐC: Số 5 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 043 5149368 - Fax: 0435143371

TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾNTGĐ: Ông Bùi Văn TiếnĐC: số 7, Lê Minh Xuân, P.7, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí MinhĐT: 083 38640800 - Fax: 083 645 085Email: [email protected] Website: www.viettien.com.vn

91

Page 92: Page 1 100 vh3+4

CTY TNHH XÂU DỰNG XAYPHACHANH, XIANGKOK - GĐĐH: Ông Khamphay XayphachanhCÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SENGTHONGGĐ: Ông Sengthong INTHABOUALEEMobile: (85620) 9996 6046CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SẠCH LUANG PHẠ BANG - GĐ: Ông Khattaphone PhommapănnhaCÔNG TY TNHH KINH DOANH XNK TỔNG HỢP VÀ DV FATACO - GĐ: Bà Nguyễn Thị PhấnĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 - Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.comCÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN - TGĐ: Ông Nguyễn Đăng NghiêmĐC: 722 Đường Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCMĐT: 088990694 - Fax: 088980380Email: saigonnewport.com.vnWeb: www.saigonnewport.com.vnCÔNG TY CP GANG THÉP THÁI NGUYÊNTGĐ: Ông Trần Văn KhâmĐC: Tổ 21, Phường Cam Giá, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên * ĐT: 02803832236 - Fax: 02803832056Email: [email protected] - Web: www.tisco.com.vnCÔNG TY TNHH MTV CHÈ PHÚ BỀNTGĐ: Ông Syed Nishat Hussain ĐC: Thị trấn Thanh Ba, H.Thanh Ba, Tỉnh Phú ThọĐT: 02103 884142 - Fax: 02103 885021Email: [email protected]: www.phubentea.com.vnCÔNG TY CP LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO - TGĐ: Bà Phạm Thị Thu HồngĐC: 7/13 - 7/25 Kha Vạn Cân, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, TP. HCMĐT: 08 37256264 - Fax: 0837245263Email: [email protected]: www.safocofood.comCÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒATGĐ: Ông Trần Đức HòaĐC: Lô C- 1-CN, đường NA4, KCN Mỹ phước 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình DươngĐT: 06503556750 - Fax: 06503556760Email: [email protected] - Web: www.datjhoa.com.vnXÍ NGHIỆP THÀNH LỢI (DNTN) - GĐ: Ông Lê Minh LợiĐC: 9 Trần Hưng Đạo, Tp. Huế, T. Thừa Thiên HuếĐT: 0543527836 - Fax: 0543589555Email: [email protected]ÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA THUẬNGĐ: Bà Đinh Thị Thanh TâmĐC: 266 Cô Bắc, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCMĐT: 0839205124 - Fax: 0838377457Email: [email protected]: www.hoathuanrubber.com

ĐƠN VỊ ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 THƯƠNG HIỆU, DỊCH VỤ, SẢN PHẨM HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

CÔNG TY CP THẾ GIỚI YẾN SÀOGĐ: Bà Hồ Vũ Thiên Nhi ĐC: 58 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 08.3838.9617 - Fax: 08.3838.9618Web: thegioiyensao.vn - Email: [email protected]À THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN NGUYỄN VĂN CHÍN - GĐ: Ông Nguyễn Văn ChínĐC: Xóm Chùa, xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên * ĐT: 0975479478NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN ĐỖ QUANG VỊNHGĐ: Ông Đỗ Quang VịnhĐC: Thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân, h.Sóc Sơn, Hà NộiĐT: 0435811635KHÁCH SẠN VICTORYTGĐ: Đại tá Nguyễn Hữu QuangĐC: Số 14 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, Tp. HCMĐT: 083 9304989 - Fax: 0839303604Web: www.victoryhotel.com.vnDNTN PHƯƠNG THIỆN QUYÊNChủ DN: Bà Nguyễn Thị ThiệnĐC: Quang Minh, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh HóaĐT: 0373602668TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN-Hiệu trưởng: Ông Nguyễn Công DươngĐC: Tổ 16, P. Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên *ĐT: 02803855290 - Fax: 02803655280Email: [email protected]: www.cdkttctn.edu.vnTHUỐC GIA TRUYỀN AMAKÔNG - KHĂM PHẾT LÀO - Y SĨ: Ông Khăm Phết Lào - Chủ thương hiệuĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk LăkĐT: 05003821143 - 0914409262Web: www.amakong-khamphetlao.com.vnCÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÀI PHÁTGĐ: Ông Nguyễn Tấn SanhĐC: 171 Nguyễn Văn Cừ, P. Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuật, Đắc LắkĐT: 05003999779 - Fax: 05003959399CHI NHÁNH CÔNG TY CP QUỐC TẾ VIỆT AM TẠI HÀ NỘI - GĐ: Ông Bùi Mạnh CườngĐC: Tòa nhà I9 ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh xuân Bắc, Hà NộiCÔNG TY CP TRI THỨC CỘNG ĐỒNG VIỆTGĐ: Ông Hoàng Văn TuấnĐC: Tầng 10, P1010, tòa nhà JSC34, đường Khuất Duy Tiến, Q. Thanh Xuân, Hà NộiĐT: 0422250867 Email: [email protected] - Web: www.hocduong.vnCÔNG TY CP TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHU VIỆTCTHĐQT: Ông Lê Hải ChâuĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCMĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

1

A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:Chương trình Bình chọn và trao tặng Giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”; Giải thưởng

“Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” và Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nổi tiếng Asean” được bảo trợ và

chỉ đạo bởi Bộ Công thương Lào, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật

Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo

tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam, Đài Truyền hình Quốc gia Lào, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí

Doanh nghiệp và Thương hiệu và một số đơn vị khác.

Việc trao những giải thưởng trên nhằm góp phần thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh

tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và nêu cao tấm lòng nhân ái

vốn là nét đẹp truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân xuất sắc… của các nước có nhiều

đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thúc đẩy nền kinh tế văn hóa, xã hội và mối quan hệ hữu nghị trong

khối Asean.

Cổ vũ và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, các bệnh viện, trường học… phấn đấu xây

dựng những thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng được đông đảo

người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh

tế phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới.

Tôn vinh các nhà quản lý, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

B. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA BAN TỔ CHỨC1. ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO VÀ CHỨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG

Bộ Công thương Lào

Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

.........., ngày tháng 3 năm 2014

92

Page 93: Page 1 100 vh3+4

1

A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:Chương trình Bình chọn và trao tặng Giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”; Giải thưởng

“Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” và Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nổi tiếng Asean” được bảo trợ và

chỉ đạo bởi Bộ Công thương Lào, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật

Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo

tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam, Đài Truyền hình Quốc gia Lào, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí

Doanh nghiệp và Thương hiệu và một số đơn vị khác.

Việc trao những giải thưởng trên nhằm góp phần thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh

tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và nêu cao tấm lòng nhân ái

vốn là nét đẹp truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân xuất sắc… của các nước có nhiều

đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thúc đẩy nền kinh tế văn hóa, xã hội và mối quan hệ hữu nghị trong

khối Asean.

Cổ vũ và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, các bệnh viện, trường học… phấn đấu xây

dựng những thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng được đông đảo

người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh

tế phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới.

Tôn vinh các nhà quản lý, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

B. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA BAN TỔ CHỨC1. ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO VÀ CHỨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG

Bộ Công thương Lào

Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

.........., ngày tháng 3 năm 2014

Page 94: Page 1 100 vh3+4

2

2. ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN VÀ THỰC HIỆN TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

Đài Truyền hình Quốc gia Lào

Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Chuyên đề “Văn hóa & Kinh tế”

Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu

Công ty CP Văn hóa Thông tin

Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn;

www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn; www.tinnhanh24.vn; www.vanhien.net

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA BÌNH CHỌNI. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”

Đối tượng: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt ba nước

Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

Tiêu chí bình chọn: 1. Là Đơn vị tiêu biểu về các mặt: Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, đóng góp vào sự phát

triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và đất nước.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên chức và lao động

là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo.

4. Quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo tốt đời sống vật

chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

6. Thành đạt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học…

7. Đã có Bằng khen, giải thưởng cấp Tỉnh hoặc tương đương trở lên

II. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Đối tượng: Các Đơn vị, doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực trong ba nước Việt

Nam – Lào – Campuchia; Các sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm, mẫu mã

đa dạng, có khả năng cạnh tranh & hội nhập Quốc tế.

Tiêu chí bình chọn: 1. Là đơn vị, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm chiếm thị

phần nhất định trong nước hoặc quốc tế.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường

3. Có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

4. Sản phẩm tham dự bình chọn phải độc đáo, có chất lượng, mẫu mã đa dạng, có khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

5. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên

3

III. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC” Đối tượng: Các thành viên trong Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, các Tập đoàn, Tổng Công ty,

đơn vị, doanh nghiệp của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Tiêu chí bình chọn:

1. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

2. Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới: có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị, có sản phẩm, công trình khoa học có giá trị, được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

3. Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 5. Là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể. 6. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên.

D. CÁCH THỨC THAM GIA BÌNH CHỌN

Giải thưởng Đối tượng Hồ sơ tham dự bình chọn

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”

Tập thể: Các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt banước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất- Trách nhiệm của đơn vị doanh nghiệp đối với người

lao động- Công tác xã hội trong hai năm gần đây- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam – Lào

- Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Bản đăng ký: tham dự bình chọn5. Tài liệu phục vụ truyền thông: Một số hình ảnh

hoạt động của Doanh nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015).

Page 95: Page 1 100 vh3+4

2

2. ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN VÀ THỰC HIỆN TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

Đài Truyền hình Quốc gia Lào

Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Chuyên đề “Văn hóa & Kinh tế”

Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu

Công ty CP Văn hóa Thông tin

Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn;

www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn; www.tinnhanh24.vn; www.vanhien.net

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA BÌNH CHỌNI. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”

Đối tượng: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt ba nước

Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

Tiêu chí bình chọn: 1. Là Đơn vị tiêu biểu về các mặt: Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, đóng góp vào sự phát

triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và đất nước.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên chức và lao động

là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo.

4. Quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo tốt đời sống vật

chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

6. Thành đạt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học…

7. Đã có Bằng khen, giải thưởng cấp Tỉnh hoặc tương đương trở lên

II. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Đối tượng: Các Đơn vị, doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực trong ba nước Việt

Nam – Lào – Campuchia; Các sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm, mẫu mã

đa dạng, có khả năng cạnh tranh & hội nhập Quốc tế.

Tiêu chí bình chọn: 1. Là đơn vị, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm chiếm thị

phần nhất định trong nước hoặc quốc tế.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường

3. Có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

4. Sản phẩm tham dự bình chọn phải độc đáo, có chất lượng, mẫu mã đa dạng, có khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

5. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên

3

III. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC” Đối tượng: Các thành viên trong Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, các Tập đoàn, Tổng Công ty,

đơn vị, doanh nghiệp của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Tiêu chí bình chọn:

1. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

2. Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới: có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị, có sản phẩm, công trình khoa học có giá trị, được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

3. Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 5. Là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể. 6. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên.

D. CÁCH THỨC THAM GIA BÌNH CHỌN

Giải thưởng Đối tượng Hồ sơ tham dự bình chọn

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”

Tập thể: Các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt banước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất- Trách nhiệm của đơn vị doanh nghiệp đối với người

lao động- Công tác xã hội trong hai năm gần đây- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam – Lào

- Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Bản đăng ký: tham dự bình chọn5. Tài liệu phục vụ truyền thông: Một số hình ảnh

hoạt động của Doanh nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015).

Page 96: Page 1 100 vh3+4

4

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Các đơn vị, doanh nghiệp; bệnh viện, trường học, HTX, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…

1. Báo cáo các nội dung sau:– Quá trình hình thành & phát triển– Thành tích trong 2 năm gần nhất– Tình hình về sử dụng vốn, Công nghệ, lao động– Những nỗ lực xây dựng và phát triển Thương hiệu– Bản giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng,

tính chất...– Triển vọng trong tương lai– Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào – Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới thiệu.4. Một số hình ảnh: về hoạt động của Doanh

nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015)

5. Bản đăng ký tham dự bình chọn6. Logo của đơn vị: In 01 trang A4 màu hoặc gửi

đĩa CD

Sản phẩm

Báo cáo: – Giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng, tính chất...– Gửi kèm các hình ảnh và các giấy chứng nhận giải thưởng (photo)

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

NHÀ QUẢN LÝXUẤT SẮC”

Các cá nhân gồm: Các nhà quản lý, TGĐ, CTHĐQT, Giám đốc, Các thành viên HĐQT, Thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Hiệu trưởng, Chủ nhiệm HTX …

1.Báo cáo thành tích cá nhân (có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu khác). Bao gồm: – Quá trình công tác và những nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, những sáng kiến, giải pháp có giá trị, sản phẩm, công trình khoa học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và cho xã hội.– Công tác xã hội từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: – Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn– 02 ảnh 4x6 + name card của cá nhân tham dự bình chọn

5

E. BAN TỔ CHỨC & BAN GIÁM KHẢO BÌNH CHỌN

Đồng Trưởng Ban:

– Ông Nam Vị Nhạ Kệt – Bộ trưởng Bộ Công thương Lào

– Ông Bo Seng Kham Vongdara – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Văn hóa và Du lịch Lào

– Gs. Vs Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

– Ông Vũ Mão – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

– GS. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam

– Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

– Ông Lê Khắc Triết – Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

Phó Trưởng Ban:

- TS. Phạm Việt Long - Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Điện tử Việt Nam

- Nhà báo Trần Đức Trung - Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Các Thành viên Ban Giám khảo:

– Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân

– Ông Trần Đức Chính – Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận

– TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

– TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

– TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

– TS. Nguyễn Minh San – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

– TS. Hoàng Xuân Hòa – Q. Vụ trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng

– NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt – CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

Ban Tổ chức sẽ mời một số thành phần tham gia Ban giám khảo gồm:

Đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện

Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam, Lào, Campuchia; Đại diện Đại sứ quán Lào, Campuchia; Đại diện nhiều

cơ quan thông tấn báo chí, nhiều nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước…

E. BAN THƯ KÝ

Trưởng ban (Tổng Thư ký):

– Nhà báo Trần Đức Trung – Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Phó Trưởng ban:

– Ông Vũ Quảng - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại VL

– Ông Siphone Thongsanith - Tổng Giám đốc Tập đoàn S-P

– Ông Võ Văn Chót - Trưởng ban - BLL - CCB - Quân khu Thừa Thiên Huế

– Ông Trần Đức Thành - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại XNK Phết Mung Khun – Lào

Page 97: Page 1 100 vh3+4

4

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

Các đơn vị, doanh nghiệp; bệnh viện, trường học, HTX, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…

1. Báo cáo các nội dung sau:– Quá trình hình thành & phát triển– Thành tích trong 2 năm gần nhất– Tình hình về sử dụng vốn, Công nghệ, lao động– Những nỗ lực xây dựng và phát triển Thương hiệu– Bản giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng,

tính chất...– Triển vọng trong tương lai– Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào – Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới thiệu.4. Một số hình ảnh: về hoạt động của Doanh

nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015)

5. Bản đăng ký tham dự bình chọn6. Logo của đơn vị: In 01 trang A4 màu hoặc gửi

đĩa CD

Sản phẩm

Báo cáo: – Giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng, tính chất...– Gửi kèm các hình ảnh và các giấy chứng nhận giải thưởng (photo)

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

NHÀ QUẢN LÝXUẤT SẮC”

Các cá nhân gồm: Các nhà quản lý, TGĐ, CTHĐQT, Giám đốc, Các thành viên HĐQT, Thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Hiệu trưởng, Chủ nhiệm HTX …

1.Báo cáo thành tích cá nhân (có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu khác). Bao gồm: – Quá trình công tác và những nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, những sáng kiến, giải pháp có giá trị, sản phẩm, công trình khoa học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và cho xã hội.– Công tác xã hội từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: – Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn– 02 ảnh 4x6 + name card của cá nhân tham dự bình chọn

5

E. BAN TỔ CHỨC & BAN GIÁM KHẢO BÌNH CHỌN

Đồng Trưởng Ban:

– Ông Nam Vị Nhạ Kệt – Bộ trưởng Bộ Công thương Lào

– Ông Bo Seng Kham Vongdara – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Văn hóa và Du lịch Lào

– Gs. Vs Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

– Ông Vũ Mão – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

– GS. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam

– Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

– Ông Lê Khắc Triết – Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

Phó Trưởng Ban:

- TS. Phạm Việt Long - Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Điện tử Việt Nam

- Nhà báo Trần Đức Trung - Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Các Thành viên Ban Giám khảo:

– Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân

– Ông Trần Đức Chính – Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận

– TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

– TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

– TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

– TS. Nguyễn Minh San – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

– TS. Hoàng Xuân Hòa – Q. Vụ trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng

– NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt – CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

Ban Tổ chức sẽ mời một số thành phần tham gia Ban giám khảo gồm:

Đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện

Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam, Lào, Campuchia; Đại diện Đại sứ quán Lào, Campuchia; Đại diện nhiều

cơ quan thông tấn báo chí, nhiều nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước…

E. BAN THƯ KÝ

Trưởng ban (Tổng Thư ký):

– Nhà báo Trần Đức Trung – Phó Tổng Biên tập thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

Phó Trưởng ban:

– Ông Vũ Quảng - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại VL

– Ông Siphone Thongsanith - Tổng Giám đốc Tập đoàn S-P

– Ông Võ Văn Chót - Trưởng ban - BLL - CCB - Quân khu Thừa Thiên Huế

– Ông Trần Đức Thành - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại XNK Phết Mung Khun – Lào

Page 98: Page 1 100 vh3+4

6

– Ông Mai Cao Một - Phó GĐ Công ty TNHH Thương mại XNK Phết Mừng Khủn – Lào

– Ông Phạm Minh Tới - Giảng viên Điện tử Y Sinh ( Thường trực)

– Bà Lê Thị Hằng – Đại sứ thiện chí vì sự phát triển nông thôn mới – TGĐ Trung tâm hỗ trợ người nghèo

trong phát triển nông thôn mới.

– Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng ban Đối ngoại Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông

thôn mới.

– Ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại và Truyền thông Đông Á

– Ông Trần Nhật Duật – Giám đốc Công ty CP Phát triển HDVIC Việt Nam

– Bà Trần Ánh Tuyết – Giám đốc Đối ngoại Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin

– Ông Bùi Thanh Toàn – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Phát triển Thông tin Việt Nam

Các ủy viên: Trần Minh, Chung Thủy, Giáng Son, Hồng Trang, Thu Huệ, Thu Hường, Nguyễn Ánh, Đào

Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Trần Thủy, Bùi Phương, Bùi Dán, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy,

Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Quang Trung, Quang Anh, Lưu Tân,

Đăng Khoa, Phạm Phi, Văn Tú, Ngọc Anh, Hồng Liên, Huyền Sinh, Trà My, Diệu Ly…

Chức năng Ban Thư ký (BTK): ): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

G. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Top100

Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”, Giải thưởng “Top100 Thương hiệu nổi tiếng Asean” và Giải thưởng

“Top100 Nhà quản lý xuất sắc” Việt Nam - Lào - Campuchia, năm 2014.

Lưu ý:

– Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

– Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

– Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

H. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

– Tháng 3/2014: Thông báo điều lệ bình chọn. Đồng thời, điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

7

– Ngày 19/05/2014: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

– Ngày 10/06/ 2014: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

– Ngày 21/06/2014: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

– Ngày 28/06/2014: Hội đồng Chung khảo bình chọn

– Trung tuần tháng 07/2014: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào. Lễ trao

giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước CHDCND Lào và được phát lại

trên hoặc hoặc .

I. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”, GIẢI THƯỞNG “TOP 100 NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC” VÀ GIẢI THƯỞNG “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN” NĂM 2014

Các đơn vị, cá nhân đoạt cúp sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

1. Cúp vàng, Giải thưởng + Biểu trưng chứng nhận của BTC

2. Được đăng tên, logo trên: Tạp chí Văn hiến Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp và thương hiệu, trên

phướn lớn dựng tại lễ trao giải thưởng.

3. Đăng tên, logo trên Website: http://www.camnangdoanhnghiep.vn

4. Được viết bài giới thiệu về cá nhân hoặc đơn vị đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam hoặc Tạp chí

Doanh nghiệp và Thương hiệu.

5. Được đăng thông tin 01 trang A4, 4 màu trên “Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam” tập 12, song ngữ

Việt – Anh, phát hành năm 2015.

6. Được tặng 01 đĩa DVD hình ảnh và 01 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trình

7. Được mời tham gia các Hội chợ trong nước và Quốc tế.

8. Được Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào

Điều lệ này đã được Ban Tổ chức thống nhất thông qua và ủy quyền cho Công ty CP Văn hóa

Thông tin và Ban thư ký liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn ký kết hợp đồng

tài trợ, quảng cáo, tuyên truyền trong chương trình.

BAN TỔ CHỨC BÌNH CHỌNVP1: Số 64 Trung Hòa (Số 6, Lô 12B cũ), Khu ĐTM Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VP2: Số 404 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà NộiTel/Fax: (+844) 3 771 7665 * Fax: (+844) 37718875 / 3783 1962 * Mobile: +84989186661 (Mr. Trung)

Email: [email protected] * Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vnhttp://www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn / www.tinnhanh24.vn / www.vanhien.net

Page 99: Page 1 100 vh3+4

6

– Ông Mai Cao Một - Phó GĐ Công ty TNHH Thương mại XNK Phết Mừng Khủn – Lào

– Ông Phạm Minh Tới - Giảng viên Điện tử Y Sinh ( Thường trực)

– Bà Lê Thị Hằng – Đại sứ thiện chí vì sự phát triển nông thôn mới – TGĐ Trung tâm hỗ trợ người nghèo

trong phát triển nông thôn mới.

– Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng ban Đối ngoại Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông

thôn mới.

– Ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại và Truyền thông Đông Á

– Ông Trần Nhật Duật – Giám đốc Công ty CP Phát triển HDVIC Việt Nam

– Bà Trần Ánh Tuyết – Giám đốc Đối ngoại Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin

– Ông Bùi Thanh Toàn – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Phát triển Thông tin Việt Nam

Các ủy viên: Trần Minh, Chung Thủy, Giáng Son, Hồng Trang, Thu Huệ, Thu Hường, Nguyễn Ánh, Đào

Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Trần Thủy, Bùi Phương, Bùi Dán, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy,

Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Quang Trung, Quang Anh, Lưu Tân,

Đăng Khoa, Phạm Phi, Văn Tú, Ngọc Anh, Hồng Liên, Huyền Sinh, Trà My, Diệu Ly…

Chức năng Ban Thư ký (BTK): ): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

G. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Top100

Doanh nghiệp tiêu biểu Asean”, Giải thưởng “Top100 Thương hiệu nổi tiếng Asean” và Giải thưởng

“Top100 Nhà quản lý xuất sắc” Việt Nam - Lào - Campuchia, năm 2014.

Lưu ý:

– Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

– Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

– Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

H. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

– Tháng 3/2014: Thông báo điều lệ bình chọn. Đồng thời, điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

7

– Ngày 19/05/2014: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

– Ngày 10/06/ 2014: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

– Ngày 21/06/2014: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

– Ngày 28/06/2014: Hội đồng Chung khảo bình chọn

– Trung tuần tháng 07/2014: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào. Lễ trao

giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước CHDCND Lào và được phát lại

trên hoặc hoặc .

I. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”, GIẢI THƯỞNG “TOP 100 NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC” VÀ GIẢI THƯỞNG “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN” NĂM 2014

Các đơn vị, cá nhân đoạt cúp sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

1. Cúp vàng, Giải thưởng + Biểu trưng chứng nhận của BTC

2. Được đăng tên, logo trên: Tạp chí Văn hiến Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp và thương hiệu, trên

phướn lớn dựng tại lễ trao giải thưởng.

3. Đăng tên, logo trên Website: http://www.camnangdoanhnghiep.vn

4. Được viết bài giới thiệu về cá nhân hoặc đơn vị đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam hoặc Tạp chí

Doanh nghiệp và Thương hiệu.

5. Được đăng thông tin 01 trang A4, 4 màu trên “Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam” tập 12, song ngữ

Việt – Anh, phát hành năm 2015.

6. Được tặng 01 đĩa DVD hình ảnh và 01 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trình

7. Được mời tham gia các Hội chợ trong nước và Quốc tế.

8. Được Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào

Điều lệ này đã được Ban Tổ chức thống nhất thông qua và ủy quyền cho Công ty CP Văn hóa

Thông tin và Ban thư ký liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn ký kết hợp đồng

tài trợ, quảng cáo, tuyên truyền trong chương trình.

BAN TỔ CHỨC BÌNH CHỌNVP1: Số 64 Trung Hòa (Số 6, Lô 12B cũ), Khu ĐTM Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VP2: Số 404 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà NộiTel/Fax: (+844) 3 771 7665 * Fax: (+844) 37718875 / 3783 1962 * Mobile: +84989186661 (Mr. Trung)

Email: [email protected] * Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vnhttp://www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn / www.tinnhanh24.vn / www.vanhien.net

Page 100: Page 1 100 vh3+4