liên hợp quốc lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

68
Website: tapchimoitruong.vn Số 3 2014 vietnam environment adminiStration magazine (vem) cơ quan của tổng cục môi trường Việt Nam cam kết hành động kiên quyết ngăn chặn nạn săn bắn các loài hoang dã LIêN HợP QUốC LầN đầU TIêN Kỷ NIệM NGàY độNG VậT HOANG Dã

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

Website: tapchimoitruong.vnSố 32014 vietnam environment adminiStration magazine (vem)

c ơ q u a n c ủ a t ổ n g c ụ c m ô i t r ư ờ n g

Việt Nam cam kết hành động kiên quyết ngăn chặn nạn săn bắn các loài hoang dã

Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

Page 2: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

trong số này

sự kiện & hoạt động

[3] Lễ mít tinh hưởng ứng ngày nước thế giới 2014: chung tay bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm năng Lượng

[4] việt nam cam kết hành động kiên quyết ngăn chặn nạn săn bắn các Loài hoang dã

[5] đoàn công tác của bộ tn&mt Làm việc tại các tỉnh phía bắc

[6] đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự thảo Luật bvmt (sửa đổi)

LUẬt PhÁP & ChÍnh sÁCh

[7] hiến pháp 2013 – những nguyên tắc nền tảng cho công tác bảo vệ môi trường tại việt nam

[8] một số nội dung cơ bản của nghị định quy định về xử Lý vi phạm hành chính trong Lĩnh vực bảo vệ môi trường

[12] đề xuất một số biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong Lĩnh vực quản Lý chất thải ở việt nam

[19] bắc ninh triển khai đề án xử Lý chất thải sinh hoạt giảm thiểu ô nhiễm môi trường

tRAo đỔi & DiỄn đÀn

[22] vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường

[24] cần thiết xây dựng và công nhận danh hiệu bảo vệ môi trường tại khu đô thị, khu dân cư

[25] công tác đánh giá tác động môi trường chiến Lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia đông bắc á và khuyến nghị cho việt nam

Page 3: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

[ 27] Công táC quản lý, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh họC tại vịnh nha trang

[ 28] giải pháp bảo vệ môi trường khai tháC khoáng sản ti tan ở bình thuận

[ 30] những rủi ro từ hóa Chất pCb và CáCh phòng Chống

[ 32] tăng Cường sự tham gia Của Cộng đồng trong quản lý môi trường làng nghề

GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH

hội đồng biên tậppgs. ts. bùi Cách tuyến(Chủ tịch)gs. ts. đặng Kim Chigs. tskh. phạm ngọc đăngts. nguyễn Thế đồngpgs. ts. nguyễn Văn phướcts. nguyễn ngọc Sinhpgs. ts. nguyễn Danh Sơnpgs. ts. Lê Kế Sơnpgs. ts. Lê Văn Thănggs. ts. trần Thụcpgs. ts. trương Mạnh tiếngs. ts. Lê Vân trìnhpgs. ts. nguyễn Anh tuấnts. hoàng Dương tùng

tổng biên tậpđỗ Thanh Thủytel: (04) 61281438

tòA Soạntầng 7, lô E2, phố dương đình nghệ,phường Yên hòa, quận Cầu giấy, hà nộiban trị sự: (04) 66569135ban biên tập: (04) 61281446Fax: (04) 39412053Email: [email protected]://www.tapchimoitruong.vn

giấy phép xuất bảnsố 21/gp-bvhtt cấp ngày 22/3/2004

bìa 1: Áp phích ngày động vật hoang dã thế giớiThiết kế mỹ thuật: nguyễn việt hưngChế bản & in:

C.ty TNHH Thiết kế In thương mại T&V

Số 3/2014

giá: 15.000đ

MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP

[34] panasoniC việt nam: Cam kết giảm thiểu CáC táC động ô nhiễm môi trường

[36] thúC đẩY hoạt động “xanh” Cho CáC doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

[38] bảo vệ rừng nhờ Chính sáCh Chi trả dịCh vụ môi trường rừng

[40] Cần thúC đẩY thời trang sinh thái tại việt nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

[42] kinh nghiệm Của một số nướC trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải

NGHIÊN CỨU

[45] nguồn phát sinh, lưu lượng, thành phần nướC thải từ CáC Cơ sở khám Chữa bệnh và đề xuất Công nghệ xư lý

[50] nghiên Cứu thành phần hóa họC Của tảo suối tại Cao bằng

[54] đánh giá diễn biến Chất lượng nướC sông Cầm tại huYện đông triều, tỉnh quảng ninh bằng Chỉ số Chất lượng nướC - Wqi

Page 4: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

in this issuE

EDitoRiAL CounCiLassoc. prof. dr. bui Cach tuyen(Chairman)prof. dr. Dang Kim Chiprof. drsc. pham ngoc Dangdr. nguyen The Dongassoc. prof. dr. nguyen Van phuocdr. nguyen ngoc Sinhassoc. prof. dr. nguyen Danh Sonassoc. prof. dr. Le Ke Sonassoc. prof. dr. Le Van Thangprof. dr. tran Thucassoc. prof. dr. truong Manh tienprof. dr. Le Van trinhassoc. prof. dr. nguyen Anh tuandr. hoang Duong tung

EDitoR - in - ChiEFDo Thanh Thuytel: (04) 61281438

oFFiCEFloor 7, lot E2, duong dinh nghe str. Cau giay dist. hanoimanaging board: (04) 66569135Editorial board: (04) 61281446Fax: (04) 39412053Email: [email protected]://www.tapchimoitruong.vn

pubLiCAtion pERMitno21/gp-bvhtt date 22/3/2004

photo on the cover page: poster World Wildlife daydesign by: nguyen viet hungProcessed & printed by: T&V Trade Printed Design Co., Ltd

no 3/2014

price: 15.000VnD

EVENTS & ACTIVITIES

[3] Celebration of World Water Day 2014: Joint effort in protecting water and saving energy

[4] Viet Nam’s commitment to stopping wildlife hunting

[5] MONRE delegation’s working visit to Northern provinces

[6] Boosting revision of Law on Environmental Protection

LAW & POLICY

[7] Constitution 2013- crucial principles for environmental protection in Viet Nam

[8] Main contents of decree on administrative handling of environmental violations

[12] Proposed measures for reducing green house gas emission in waste management sectors in Viet Nam

[19] Bac Ninh implements program on domestic waste treatment

FORUM & VIEW EXCHANGE

[22] Applying Ho Chi Minh philosophy in promoting solidarity in accomplishing environmental tasks

[24] Need for developing and recognizing environmental awards for residential areas

[25] Strategic environmental assessment and environmental impact assessment in Northeast Asian countries and recommendations for Viet Nam

GREEN SOLUTION & TECHNOLOGY

[27] Environmental management and biodiversity conservation in Nha Trang Bay

[28] Environmental protection solutions in titanium exploitation in Binh Thuan

[30] PCB exposure prevention for public health protection

[32] Enhancing community participation in environmental management of craft villages

ENVIRONMENT & BUSINESS

[34] Panasonic Viet Nam committed to pollution mitigation

[36] Promoting green activities in small and medium enterprises

SUSTAINABLE DEVELOPMENT

[38] Forest protection as a result of payment for forest environmental services

[40] Need for promoting ecological fashion in Viet Nam

AROUND THE WORLD [42] Some international experience in air pollution control

RESEARCH

[45] Sources, volume and composition of wastewater of clinics facilities and proposed treatment technologies

[50] Study on chemical composition of stream algae

[54] Assessing water quality trends using water quality indexes (WQI) in Cam River, Dong Trieu District, Quang Ninh Province

Page 5: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

3Số 3/2014

sự kiện & hoạt động

Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng ngày nước thế giới 2014:

Chung tay bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm năng lượng

với chủ đề “nước và năng lượng”, lễ mít tinh quốc gia hưởng

ứng ngày nước thế giới 2014 được bộ tn&mt phối hợp với bộ Công Thương và ubnd tỉnh lai Châu, tổ chức ngày 21/3/2014. phó Thủ tướng Chính phủ hoàng trung hải tới dự và phát biểu.

Theo dự báo, đến năm 2035 nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng khoảng 50%, có nghĩa là lượng nước khai thác trên toàn cầu cho sản xuất năng lượng sẽ tăng khoảng 20%. Cùng với áp lực gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử dụng nước, năng lượng ngày càng cao, tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt. những áp lực này sẽ tạo nên sự mâu thuẫn về lợi ích, tranh chấp trong khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước giữa các quốc gia, cũng như giữa các ngành, địa phương nếu không có sự chia sẻ, khai thác phù hợp, hiệu quả.

để đáp ứng tăng trưởng kinh tế, hàng năm, năng lượng trung bình

tăng khoảng 15%, đây là thách thức đối với ngành năng lượng, đòi hỏi sự hợp tác, chia sẻ, đóng góp của nhiều ngành, địa phương, trong đó có ngành tài nguyên nước (vì 37% tổng sản lượng điện từ thủy điện) và sự tham gia tích cực của mỗi người dân trong việc sử dụng tài nguyên nước và năng lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm.

phát biểu tại buổi lễ, phó Thủ tướng hoàng trung hải biểu dương bộ tn&mt và ubnd tỉnh lai Châu đã phối hợp tổ chức chuỗi các sự kiện truyền thông hưởng ứng ngày nước thế giới, thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của đông đảo nhân dân và toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen trong sử dụng tài nguyên nước và năng lượng. phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ đề “nước và năng lượng” năm nay hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh

nghiệp, nhà khoa học, nhà tài trợ, học sinh, sinh viên và người dân về mối liên kết giữa nước và năng lượng cũng như sự hợp tác giữa các nhóm sử dụng nước trong và ngoài lưu vực.

phó Thủ tướng kêu gọi mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cá nhân hãy tiếp tục phát huy các sáng kiến nhằm quản lý, khai thác và sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu các tác hại của nước, rủi ro thiên tai, ô nhiễm môi trường, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, bvmt, bảo vệ nguồn nước và đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.

nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày nước thế giới, các chương trình văn nghệ “Âm vang dòng sông” và triển lãm tranh và ảnh đã được tổ chức. hồng nhung

V Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại Lễ mít tinh

Page 6: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

4 Số 3/2014

đại diện chính phủ việt nam và 45 nước khác trên thế giới, bao gồm các nước bị

ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ nạn săn bắn và buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã, đã cùng nhau cam kết đưa ra hành động khẩn cấp và kiên quyết để giải quyết tình hình buôn bán bất hợp pháp đang xảy ra trên quy mô toàn cầu. bản tuyên bố được đưa ra sau hai ngày đàm phán tại hội nghị london về buôn bán trái phép các loài hoang dã, diễn ra

ngày 12 - 13/2/2014, do Chính phủ anh tổ chức. tới tham dự hội nghị còn có sự hiện diện của Thái tử Charles cùng các hoàng tử William và henry.

bản “tuyên bố london” thừa nhận, việc buôn bán các loài vật hoang dã bất hợp pháp đang diễn ra ở quy mô nghiêm trọng và gây ra hậu quả bất lợi về kinh tế,

xã hội và môi trường. nạn săn bắn và buôn bán ngày càng bị kiểm soát bởi mạng lưới tội phạm có tổ chức, làm suy yếu quy định pháp luật, quản trị nhà nước đồng thời khuyến khích nạn tham nhũng.

trong năm 2013 đã có hơn 1.000 cá thể tê giác bị giết tại nam phi để lấy sừng, và chúng được nhập bất hợp pháp đáp ứng nhu cầu tăng cao ở việt nam nói riêng và Châu á nói chung. ngoài ra, ước tính có khoảng

22.000 cá thể voi năm ngoái đã bị săn trộm, 3.200 cá thể hổ hoang dã đang phải đối mặt với một tương lai bất ổn do nhu cầu sử dụng các bộ phận từ hổ tăng. nhu cầu sử dụng hiện tại đối với các sản phẩm từ loài hoang dã trên tăng là do niềm tin của một bộ phận người dân muốn thể hiện sự giàu có và địa vị xã hội của mình khi sở hữu sản phẩm từ những loài này và niềm tin tiềm ẩn vào khả năng chữa bệnh từ sản phẩm của các loài nguy cấp như sừng tê giác và các bộ phận của hổ. buôn bán các loài hoang dã là một ngành có tính tội phạm nghiêm trọng, nó mang lại hơn 19 tỷ usd mỗi năm. vấn đề này không chỉ đe dọa sự sống còn của các loài mà còn làm gia tăng nạn tham nhũng, đe dọa an ninh quốc gia, gây đói nghèo và làm suy giảm những nỗ lực chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia khác.

hội nghị london đã thông qua các cơ chế để chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã với các nội dung: kiên quyết loại bỏ thị trường buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm từ các loài hoang dã; Thống

Liên hợp quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày động vật hoang dã

trong một thông điệp đưa ra ngày 3/3/2014 - ngày Thế giới

bảo vệ động thực vật hoang dã (WWd), tổng Thư ký liên hợp quốc ban-ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học và chấm dứt các hành động tàn phá môi trường.

Theo tổng Thư ký ban-ki-moon, thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc sống cũng như

tương lai của con người. Các hoạt động buôn bán động vật hoang dã tác động nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế và xã hội, đe dọa an ninh tại một số quốc gia. vì vậy, tổng Thư ký kêu gọi, các nước nỗ lực xây dựng một tương lai mà trong đó, con người và tự nhiên cùng tồn tại hài hòa, chấm dứt các hoạt động kinh doanh động thực vật hoang dã, bvmt.

Tháng 12/2013, đại hội đồng liên hợp quốc đã chọn ngày 3/3 là ngày Thế giới bảo vệ động thực vật hoang dã. năm nay, các hoạt động hưởng ứng nằm trong chương trình hành động “Thập niên vì đa dạng sinh học của liên hợp quốc” nhằm thúc đẩy thực hiện kế hoạch Chiến lược về đa dạng sinh học và tầm nhìn toàn diện về cuộc sống hài hòa với tự nhiên trong tương lai. pV

sự kiện & hoạt động

Việt nAM CAM Kết hành động Kiên quyết ngăn Chặn nạn Săn bắn CÁC Loài hoAng Dã

"Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các nước nỗ lực xây dựng một tương lai mà trong đó, con người và tự nhiên cùng tồn tại hài hòa, chấm dứt các hoạt động kinh doanh động thực vật hoang dã, BVMT"

Page 7: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

5Số 3/2014

Đoàn công tác của Bộ TN&MT làm việc tại các tỉnh phía Bắc

từ ngày 19 - 20/3/2014, đoàn công tác của bộ tn&mt do bộ

trưởng nguyễn minh quang dẫn đầu đã có buổi làm việc với các tỉnh phía bắc (lào Cai, lai Châu) về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tn&mt.

tại lào Cai, phó Chủ tịch ubnd tỉnh nguyễn Thanh dương cho biết, trong năm 2013, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế -xã hội nói chung và quản lý nhà nước về tn&mt nói riêng. đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy cho 7/9 huyện, tp; thu thuế tài

nguyên nước đạt 41 tỷ đồng, thu quỹ môi trường rừng đạt 18 tỷ đồng và thu phí bvmt đối với nước thải đạt 329 tỷ đồng. hàng năm, có hơn 5 nghìn ha đất chưa sử dụng được chuyển mục đích để phát triển lâm nghiệp, nhờ đó, mật độ che phủ rừng tăng bình quân 2%/năm, môi trường sinh thái trên địa bàn ngày càng được cải thiện…

về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tn&mt tại lai Châu, theo phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ubnd tỉnh nguyễn khắc Chử, trong thời gian qua, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 - 2015; đã cấp 197.710 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 624.536,18 ha; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm về khoáng sản; cấp phép khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, phù hợp với quy hoạch; khoanh định 10 khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ… đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng và triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

tại các buổi làm việc, bộ trưởng nguyễn minh quang đánh giá cao công tác quản lý nhà nước về tn&mt của lào Cai và lai Châu. trong thời gian tới, bộ trưởng đề nghị, các tỉnh cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực như đất đai, khoáng sản, môi trường; tiếp tục giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến tài nguyên khoáng sản, nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước… pV

V Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang làm việc tại Lào Cai

sự kiện & hoạt động

nhất thúc đẩy các nỗ lực thực thi pháp luật và đảm bảo rằng các khung pháp lý và biện pháp ngăn chặn được thực thi; đẩy mạnh sinh kế bền vững cho các cộng đồng địa phương.

Tham dự hội nghị, Thứ trưởng bộ nn&ptnt hà Công tuấn đã có bài phát biểu thể hiện những nỗ lực của các cơ quan chức năng việt nam trong việc đấu tranh với nạn buôn bán trái phép loài hoang dã, đồng thời khẳng định sự cam kết có trách nhiệm của Chính phủ việt nam trong việc phối hợp với các

bên có liên quan để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu và thực thi các điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên. Thứ trưởng đã đưa ra những đề xuất của việt nam, bao gồm: xác định tầm nhìn dài hạn và đánh giá tổng quát về vấn đề buôn bán trái phép loài hoang dã, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương, đảm bảo lợi ích của các bên, đồng thời thiết lập một cơ chế quốc tế để điều

phối và thực hiện gần 20 thể chế, cam kết quốc tế về lĩnh vực này một cách hiệu quả. những sáng kiến của việt nam được hội nghị ghi nhận và đánh giá cao, đồng thời được đưa vào nội dung để xem xét đánh giá việc thực hiện tuyên bố chung này vào năm tới. sự tham gia của Chính phủ việt nam tại hội nghị đã thể hiện sự cam kết cao đáp lại lời kêu gọi toàn cầu để trấn áp nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã và giảm tiêu thụ sừng tê giác.

nguyễn hằng

Page 8: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

6 Số 3/2014

ngày 12/3/2014, tại hà nội, bộ trưởng nguyễn minh quang

đã có buổi làm việc với tổng cục môi trường về hoàn thiện dự án luật bvmt (sửa đổi).

dự thảo luật bvmt số 5.2 bao gồm 20 chương và 186 điều đã cụ thể hóa một số điều và bổ sung nội dung phù hợp với tình hình thực tế của công tác bvmt. tiếp thu ý kiến của các đại biểu quốc hội về việc xây dựng chương ứng phó với biến đổi khí hậu trong bvmt, các quy định quy hoạch bvmt và cam kết bvmt, cơ quan soạn thảo đã xây dựng Chương “ứng phó với biến đổi khí hậu” và bổ sung mục “quy hoạch bvmt”, “Cam kết bvmt”…

dự thảo tập trung sửa đổi theo hướng làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước theo nguyên tắc nhà nước quản lý thống nhất về bvmt; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bvmt; xác định nguồn lực tài chính cho bvmt và nhiệm vụ được chi từ kinh phí sự nghiệp môi trường; khuyến khích tăng trưởng xanh, phát triển công nghiệp và đô thị sinh thái; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường…

tại buổi làm việc, bộ trưởng nguyễn minh quang chỉ đạo các thành viên của ban soạn thảo tiếp tục rà soát, tiếp thu ý kiến của ủy ban Thường vụ quốc hội và các đại biểu quốc hội để hoàn chỉnh một số điều khoản cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu về bvmt và mục tiêu phát triển bền vững đất nước. pV

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)

Tăng cường hợp tác giữa Tổng cục Môi trường và VACNE

ngày 5/3/2014, tại hà nội, Thứ trưởng bộ tn&mt kiêm tổng

Cục trưởng tổng cục môi trường

bùi Cách tuyến đã có buổi làm việc với hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường việt nam (vaCnE).

phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng bùi Cách tuyến đánh giá cao

những đóng góp của vaCnE trong công tác bvmt trong thời gian qua và đề nghị, các thành viên của vaCnE

tiếp tục đóng góp những ý kiến phản biện để xây dựng các văn bản chính sách, pháp luật về bvmt như: luật bvmt (sửa đổi); luật đa dạng sinh học và các văn bản chiến lược, chính sách, luật pháp có liên quan.

tại buổi làm việc, hai bên nhất trí hợp tác tổ chức nhiều hoạt động cụ thể: sự kiện bảo tồn Cây di sản việt nam; hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học dãy trường sơn lần thứ 6; đóng góp ý kiến tư vấn phản biện cho luật bvmt, luật đdsh; tổ chức Cuộc thi bảo vệ và sử dụng nguồn nước dành cho học sinh lần thứ 11; đạp xe truyền thông môi trường lần thứ 8.

pV

luật pháp & Chính sáCh

Page 9: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

7Số 3/2014

Hiến pháp 2013 - Những nguyên tắc nền tảng cho công tác bảo vệ môi trường tại Việt NamLê thị Anh xuânHội Luật gia Hà Nội

hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (hiến pháp năm 2013) đã

được quốc hội khóa xiii, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

so với hiến pháp năm 1992, hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, cộng nghệ và môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ tổ quốc; tổ chức bộ máy nhà nước, hiệu lực và quy trình sửa đổi hiến pháp. những quy định này đã thể hiện quan điểm, đường lối của đảng, nhà nước và ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững trên 3 trụ cột chính: kinh tế - xã hội - môi trường. đây là cơ sở hiến định, bảo đảm về mặt chính trị-pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ mới.

hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều, trong đó có một số quy định liên quan đến lĩnh vực tn&mt. lần đầu tiên, hiến pháp ghi nhận quyền con người đối với môi trường: “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bvmt” (điều 43). đồng thời, hiến pháp cũng bổ

sung trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác bvmt và quản lý tài nguyên thiên nhiên: “nhà nước có chính sách bvmt; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bvmt, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo” (khoản 1, 2 điều 63 được sửa đổi trên cơ sở điều 29 và điều 112, hiến pháp 1992).

tại khoản 3, điều 63 của hiến pháp ghi nhận nguyên tắc người gây thiệt hại môi trường phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại: “tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.

hiến pháp tái khẳng định, các

loại tài nguyên là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu: “đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53; được sửa đổi trên cơ sở điều 17, hiến pháp 1992).

Có thể thấy rõ, bvmt đã được chú trọng, đặt ngang tầm với các lĩnh vực khác, cụ thể, tại điều 50, bvmt đã được ghi nhận là nhiệm vụ ưu tiên, trước cả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bvmt, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (điều 50, được

V Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp năm 2013

luật pháp & Chính sáCh

Page 10: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

8 Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 15 và điều 43, hiến pháp 1992).

hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ thống nhất quản lý về môi trường: “Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân. (điều 96, được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các điều 24, 26, 30, 36, 39, 41, 109, 112, hiến pháp 1992).

hiến pháp năm 2013 đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. với những quy định về quyền con người và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được quy định trong hiến pháp là nền tảng cho công tác bvmt hướng tới sự phát triển bền vững tạo điều kiện cho việt nam trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh...n

Tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường

từ ngày 5 - 7/3/2014, tại ninh Thuận, bộ tn&mt tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp

vụ và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ngành tn&mt năm 2014.

trong năm 2013, toàn ngành tn&mt đã triển khai 2.291 cuộc thanh tra, kiểm tra, gồm 46 cuộc kiểm tra hành chính và 2.245 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 7.474 tổ chức, cá nhân. bên cạnh đó, ngành đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 239 kết luận thanh tra. qua đó, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 17.816 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 2.230 tổ chức, cá nhân với số tiền 79.841 triệu đồng; kiến nghị thu hồi 3.293 ha đất và 108 giấy phép hoạt động khoáng sản… góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tn&mt.

tại hội nghị, các đại biểu đã được tập huấn về phương thức triển khai công tác thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên cả nước. đồng thời, trao đổi về một số điểm mới của luật đất đai năm 2013; nghị định số 179/2013/nđ-Cp ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bvmt; nghị định số 142/2013/nđ-Cp ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng bộ tn&mt Chu phạm ngọc hiển đã khẳng định, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đã góp phần chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực tn&mt; tăng cường hiệu quả, hiệu lực đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tn&mt. ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đã có nhiều đóng góp hoàn thiện luật đất đai đã được quốc hội thông qua và luật bvmt (sửa đổi) đang trình quốc hội thảo luận, thông qua. Thứ trưởng Chu phạm ngọc hiển yêu cầu, trong năm 2014, Thanh tra bộ, các đơn vị thuộc bộ và các sở tn&mt cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tn&mt, đặc biệt là lĩnh vực đất đai và môi trường; tập trung triển khai công tác thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước tại các khu công nghiệp… pV

Page 11: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

9Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

Một số nội dung cơ bản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường ThS. Lương Duy hAnhTổng cục Môi trường

1. Sự Cần thiết xây Dựng nghị định Số 179/2013/nđ-Cp

nghị định số 117/2009/nđ-Cp của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính (vphC) trong lĩnh vực bvmt trên thực tế triển khai đã phát sinh một số vướng mắc và một số quy định không còn phù hợp với luật xử lý vphC và các quy định mới của pháp luật về bvmt, đa dạng sinh học như: không có sự phân biệt về mức xử phạt giữa tổ chức và cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm dẫn đến quy định về mức xử phạt không phù hợp; không giải thích rõ một số cụm từ chuyên ngành nên một số quy định không khả thi; Thiếu quy định điều chỉnh các hành vi đối với cơ sở sau khi đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đtm); thiếu chế tài đối với các cơ sở không có cam kết bvmt, đtm; một số quy định về hành vi vi phạm còn rộng, chưa có tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng và không hợp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng;

nhiều quy định còn mang tính định tính, khoảng chia khối lượng chất thải rộng, số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép đối với các hành vi gây ô nhiễm chưa đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tế, không đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”... Chính vì vậy, việc xây dựng nghị định mới để thay thế nghị định số 117/2009/nđ-Cp là cần thiết, đảm bảo nâng cao tính thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật về bvmt và tạo sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vphC trong lĩnh vực này.

2. Một Số nội Dung Cơ bản CủA nghị định

nghị định số 179/2013/nđ-Cp ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vphC trong lĩnh vực bvmt (nghị định) gồm 5 chương với 77 điều, thêm 1 chương và 13 điều so với nghị định số 117/2009/nđ-Cp, đồng thời có 1 chương riêng quy định hình thức xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai thông tin vphC. nghị định là sự kế thừa khoa học và

hiệu quả những ưu điểm của nghị định số 117/2009/nđ-Cp và bổ sung các hành vi vi phạm theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Theo nghị đinh, các hành vi vphC về lập, thực hiện cam kết bvmt; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đtm; lập, thực hiện đề án bvmt được quy định từ điều 9 - điều 13 của nghị định. Các quy định này xác định cụ thể các hành vi vi phạm, phân loại theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm; xác định mức xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền 250 triệu đồng (bằng 25% mức phạt tiền tối đa); áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của bộ phận, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và buộc khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định.

đối với các hành vi xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, nghị định đã xác định cụ thể các hành vi vi phạm, mức độ gây ô nhiễm theo các

Implementation of Decree 117/2009/ND-CP (Decree 117) on administrative handling of environmental violation has revealed obstacles and shortcomings. On 14 November 2013, Prime Minister issued Decree 179/2013/ND-CP to replace Decree 117. The new decree has five chapters and 77 articles. It has

one additional chapter and 13 articles compared with Decree 117. It has a separate chapter on handing serious polluting entities and publicizing administrative violations. The new decree specifies some violations which are not addressed in Decree 117. These include violations by the production, trade and service facilities which are subject the requirement of registering for commitment to environmental standards, the facilities not having commitment to environmental standards or environmental impact assessment, and violations in importing and producing biological agents in waste treatment. With detailed and feasible articles, the new decree is expected to provide an effective management tool for handing environmental violations that leads to improving environmental protection.

Page 12: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

10 Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

thông số môi trường không nguy hại và nguy hại, các khoảng chia về lưu lượng và khối lượng chất thải, đảm bảo sự công bằng và khoa học, có tính đến những nguồn thải lớn (nước thải trên 10.000 m3/ngày đêm, lưu lượng khí thải trên 100.000 m3/giờ); quy định khung phạt gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung tương thích với quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới ban hành. mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng cho các nguồn thải lớn hoặc thải chất thải có chứa chất nguy hại gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của bộ phận, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc khắc phục hậu quả vi phạm và buộc thanh toán kinh phí giám định mẫu môi trường theo quy định của luật Thanh tra và pháp luật hiện hành trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải.

đối với các hành vi vi phạm về quản lý chất thải được quy định từ điều 21 -25, trong đó đưa ra các mức xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền, tối đa là 1 tỷ đồng đối với hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại hoặc đình chỉ hoạt động của bộ phận, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc khắc phục hậu quả vi phạm và thanh toán kinh phí giám định mẫu theo quy định hiện hành.

ngoài ra, từ điều 26 - 41, nghị định quy định rõ việc xử phạt về bvmt trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; bvmt trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, sản phẩm thân thiện môi trường, quan trắc môi trường. Các quy định này xác định cụ thể các hành vi vi phạm, mức phạt từ cảnh cáo đến

phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng đối với hành vi gây sự cố tràn dầu lớn, đổ, thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm biển; áp dụng xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm, buộc khắc phục hậu quả vi phạm, bồi thường thiệt hại và thanh toán kinh phí giám định mẫu theo quy định.

đặc biệt, đối với các hành vi vi phạm về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bvmt, nghị định đã đưa ra mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng với hành vi khai thác trái phép loài thực vật, vi sinh vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài ngoại lai xâm hại; áp dụng xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động đối với vi phạm nghiêm trọng.

Thẩm quyền, thủ tục xử phạt VPHC

để tránh chồng chéo trong quá trình xử phạt nhưng không để kẽ hở dẫn đến việc không xử lý kịp thời các vi phạm khi được phát hiện, căn cứ luật xử lý vphC, nghị định đã quy định thẩm quyền xử phạt vphC và phân định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng (quy định từ điều 51 - 54), điều này tạo thuận lợi cho các bên liên quan tiến hành xử phạt, nhằm đảm bảo phù hợp với việc tăng mức phạt đối với từng hành vi vi phạm trong tình hình thực tế, tránh

chồng chéo, để các chức danh được xử phạt theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

bên cạnh đó, tại khoản 2 điều 54 quy định rõ, người có thẩm quyền xử phạt vphC trong lĩnh vực bvmt tại điều, khoản nào của nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bvmt trong phạm vi các điều, khoản đó của nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vphC trong lĩnh vực bvmt đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

ngoài ra, điều 55 của nghị định đã quy định về thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vphC.

3. những điểM Mới CủA nghị định Số 179/2013/nđ-Cp

trong nghị định số 179/2013/nđ-Cp, khung và mức phạt đã được chi tiết hóa. một số hành vi vphC trước đây không xử lý được do không có chế tài xử phạt nay đã được cụ thể hóa trong nghị định như: Các hành vi vphC đối với các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

V Nghị định quy định mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tối đa là1 tỷ đồng đối với hành vi thải chất thải có chứa chất nguy hại ra môi trường

Page 13: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

11Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

Các cơ sở trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bvmt hoặc báo cáo đtm; Các hành vi về bvmt trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; Các hành vi về túi ni lon thân thiện môi trường; Các hành vi trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; Các hành vi vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Theo nghị định, mức phạt tối đa tăng 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đối với tổ chức; riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng nhân dân tp có thể thông qua mức phạt lên gấp 2 lần so với quy định chung. đồng thời, nghị định xác định cụ thể cách tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (qCvn) và sẽ lấy số lần vượt cao nhất để xử phạt, trường hợp có nhiều thông số vượt, tùy theo mức vượt sẽ tăng thêm từ 1% - 4% nhưng không quá tổng mức phạt đối với hành vi vi phạm đó. trường hợp có nhiều điểm xả thải thì bị xử phạt theo từng điểm xả thải. ngoài ra, nghị định cũng bổ sung hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường

của cơ sở, kCn, đối với trường hợp không lập hoặc không thực hiện bản cam kết bvmt theo quy định; và không lập đtm hoặc không thực hiện đtm phê duyệt.

đặc biệt, để góp phần thực thi nghiêm luật đa dạng sinh học (đdsh), nghị định đã quy định các hành vi vphC về đdsh (từ điều 41 - 48): vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên; vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đdsh; vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận

chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

đồng thời, nghị định quy định về xả chất thải gây ô nhiễm môi trường đã được định lượng một cách chi tiết đảm bảo công bằng trong quá trình xử lý vi phạm, việc quy định phạt tăng thêm đối với thông số thứ hai trở lên trong cùng một mẫu chất thải được giám định, phân tích sẽ khách quan hơn tránh trường hợp cơ sở xả chất thải vượt quy chuẩn môi trường cho phép với lưu lượng khác nhau và một thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép hay nhiều thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép nhưng cùng chung một mức xử phạt. do tính chất tác động nguy hiểm đến môi trường của các thông số môi trường nguy hại trong nước thải, khí, bụi thải, nghị định đã đưa ra một điều riêng để đảm bảo xử lý đúng đối với mức độ tác động của hành vi vi phạm đến môi trường.

4. Kết Luậnviệc quy định chi tiết các hành vi

vphC, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, đảm bảo việc triển khai công tác thanh, kiểm tra và xử lý vphC thống nhất, có hiệu quả, có tính răn đe, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho môi trường và đầu tư xử lý môi trường.

với các quy định chi tiết và có tính thực tiễn cao, nghị định là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xử lý đối với các hành vi vphC trong lĩnh vực bvmt, đưa hoạt động bvmt lên một tầm cao mới.

Công tác quản lý nhà nước về bvmt đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào những thành công chung của toàn ngành, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. trong đó chế tài xử phạt vphC là một trong những công cụ quan trọng buộc các tổ chức, cá nhân điều chỉnh hành vi của mình theo hướng có lợi cho môi trường, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả bvmtn

V Nghị định đã đưa ra mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng với hành vi khai thác trái phép loài thực vật, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Page 14: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

12 Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

Đề xuất một số biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Namnguyễn Văn tài, nguyễn tRung thắngViện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường

trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc thực hiện các biện

pháp giảm phát thải khí nhà kính (knk) có ý nghĩa quan trọng. bài viết nhằm rà soát thực trạng và đề xuất một số biện pháp giảm pháp thải knk trong lĩnh vực quản lý chất thải ở nước ta.

thực hiện các biện pháp quản lý chất thải hướng đến giảm phát thải KnK

trong thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bvmt nói chung, quản lý chất thải nói riêng đang từng bước được hoàn thiện. nhiều văn bản được ban hành như luật bvmt 2005, luật Thuế bvmt, Chiến lược phát triển bền vững việt nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về bvmt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (Ctr) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

đến năm 2020... Thực hiện các văn bản này, công tác quản lý chất thải nói chung và các biện pháp giảm phát thải knk có những kết quả đáng khích lệ.

Công tác thu gom CTR đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở các đô thị: tỷ lệ thu gom Ctr trung bình ở các đô thị trên toàn quốc tăng từ 72% năm 2004 lên 81-82% năm 2010, một số đô thị đạt cao hơn như hà nội, tp hồ Chí minh, quảng ninh, hải phòng, hải dương từ 80-95% (bộ xây dựng 2010). tỷ lệ thu gom Ctr công nghiệp tại các khu công nghiệp (kCn), khu chế xuất (kCx) là 90%.

Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp: Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2011, trong tổng số 9.000 cơ sở sản xuất được khảo sát, có khoảng 1.000 cơ sở đã áp dụng các biện pháp sxsh, tương đương khoảng 11%, trong đó 309 doanh nghiệp, tương ứng 3% đã giảm 5-8% mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu. hiện 12 sở Công Thương đã có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn áp dụng

sxsh, 50 sở Công Thương có cán bộ phổ biến, đào tạo về sxsh.

Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: tập trung vào việc đổi mới, ứng dụng công nghệ sạch ở một số ngành công nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, mức phát thải lớn. khi được thực hiện, Chiến lược này sẽ góp phần làm giảm chất thải từ hoạt động sản xuất.

với hàm lượng hữu cơ tương đối lớn (50-60%), thời gian qua các hoạt động tái chế Ctr đô thị làm phân vi sinh (compost) đã được quan tâm thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. tính đến đầu năm 2013, có 41 nhà máy phân vi sinh trong đó có 28 nhà máy đang hoạt động, 10 nhà máy đang xây dựng và 3 nhà máy đã ngừng hoạt động. nếu tính tổng cộng theo công suất thiết kế, khối lượng Ctr được xử lý thành phân compost khoảng 6.400 tấn/ngày; tính theo lượng Ctr thu gom được trong năm 2010 khoảng 21.766-22.290 tấn/ngày, tỷ lệ lượng Ctr

V Xây dựng hầm biogas sinh học xử lý chất thải vật nuôi, nhằm giảm phát thải KNK

Over the past few years, green house gas (GHG) emission reduction measures have achieved remarkable results such as established legal and policy framework, improved solid waste

collection and treatment and promoted low GHG waste treatment technology. However, some obstacles and shortcomings have arisen in implementing GHG reduction measures. For example, solid waste collection in rural areas has remained limited, manufacturers’s extended producer responsibility has not been introduced, and production technology has remained backward. This article proposes some measures for reducing GHG in waste management sectors. The measures include promoting reduced waste, reduced organic/carbon in waste, low GHG waste treatment technology and GHG collection technology. It also proposes a roadmap for investment in advanced technology in waste treatment.

Page 15: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

13Số 3/2014

được chế biến thành phân compost chiếm khoảng 29% lượng Ctr thu gom được.

Thúc đẩy các công nghệ/kỹ thuật xử lý chất thải ít phát thải KNK: xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động tái chế thông qua luật bvmt 2005 và nghị định số 4/2009/nđ-Cp ngày 14/1/2009. một số công nghệ xử lý Ctr hướng đến tái chế cũng được nghiên cứu áp dụng. đến nay, đã có một tỷ lệ nhất định chất thải được tái chế; bước đầu thúc đẩy hoạt động đốt rác để phát điện ở dự án nam sơn, hà nội với tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng và một dự án tương tự cũng đang được nghiên cứu ở tp. hồ Chí minh.

tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý chất thải để giảm thiểu phát thải knk vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Cụ thể, công tác thu gom Ctr ở nông thôn còn hạn chế, tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40-55%. Chính sách thu phí theo khối lượng phát sinh đối với Ctr sinh hoạt, thu phí nước thải sinh hoạt theo lũy tiến chưa được áp dụng. hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu chất thải trong các hoạt động tiêu dùng hầu như chưa được chú trọng. việc triển khai cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (Epr) còn hạn chế; Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, việc áp dụng sxsh, iso 14000, kiểm toán chất thải... chưa được đẩy mạnh; tỷ lệ các cơ sở sản xuất áp dụng sxsh còn thấp.

bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải hữu cơ làm phân vi sinh (compost) chưa phổ biến trên thực tế. Các cơ sở sản xuất phân vi sinh còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

mặt khác, hoạt động tái chế chất thải mới chỉ ở quy mô nhỏ, thủ công nghiệp, tự phát, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thực hiện với công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải còn rất hạn chế, phương thức chính trong xử lý Ctr vẫn là chôn

lấp không hợp vệ sinh. trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng chỉ 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (bộ tn&mt, 2010). Công nghệ đốt Ctr mới chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y tế, bước đầu trong Ctr sinh hoạt và cũng còn nhiều bất cập. việc đầu tư, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải ở các đô thị còn chậm, 90% nước thải sinh hoạt ở các đô thị chưa được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. việc thu hồi khí mê-tan từ các bãi chôn lấp rác thải, các cơ sở xử lý nước chỉ mới dừng ở một số dự án cơ chế phát triển sạch (Cdm).

nguyên nhân chính là do nhận thức và ý thức trách nhiệm về bvmt, quản lý chất thải để giảm phát thải knk của các cấp, ngành, doanh nghiệp còn yếu kém. nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật về quản lý chất thải nói chung và giảm phát thải knk nói riêng còn tồn tại những bất cập. việc thực thi pháp luật về quản lý chất thải còn hạn chế; trình độ công nghiệp còn thấp, phần lớn là công nghệ cũ, lạc hậu nên phát sinh nhiều chất thải.

đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nhằm giảm phát thải KnK

Thúc đẩy giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh: tăng cường năng lực để nâng cao tỷ lệ Ctr được thu gom, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Thực hiện chính sách đánh phí theo khối lượng chất thải rắn phát sinh, thu phí lũy tiến đối với nước thải. triển khai thí điểm và nhân rộng việc phân loại Ctr tại nguồn ở các đô thị trên cả nước. xây dựng các hướng dẫn để triển khai thực hiện thành công quyết định số 50/2013/qđ-ttg về cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (Epr) về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với một số loại sản phẩm đặc thù kể từ năm 2015; Cần thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng bền vững, xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường. kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu, đẩy mạnh

các biện pháp sxsh, kiểm toán chất thải, iso14000 trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Thực hiện thành công Chiến lược áp dụng công nghệ sạch; xây dựng các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái, các-bon thấp.

Giảm hàm lượng hữu cơ/các-bon trong chất thải phải xử lý: Cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xử lý sinh học Ctr, cụ thể là hoạt động tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (compost), xây dựng hầm biogas sinh học trong xử lý chất thải vật nuôi. nghiên cứu, xây dựng để áp dụng chính sách cấm chôn lấp chất thải hữu cơ.

Thúc đẩy các phương pháp xử lý chất thải ít phát thải KNK: xây dựng và thực hiện luật tái chế chất thải, phát triển ngành công nghiệp tái chế. xây dựng và thực hiện chính sách đánh thuế khối lượng chất thải phải chôn lấp nhằm hạn chế việc chôn lấp, đồng thời thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải.

triển khai đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý Ctr ở những vùng kinh tế trọng điểm theo các quy hoạch đã được phê duyệt. đầu tư xây dựng các dự án đốt rác thải để phát điện, trước hết ở các thành phố lớn hà nội, tp. hồ Chí minh, đà nẵng... đồng thời, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung ở các đô thị, phấn đấu đến 2020, 100% các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp lớn có hệ thống xử lý nước thải, vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường.

Phát triển kỹ thuật thu hồi KNK: Thực hiện cải thiện môi trường các bãi chôn lấp hiện có. huy động các nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án chuyển đổi hơn 80% các bãi chôn lấp Ctr không kiểm soát sang đạt tiêu chuẩn môi trường đồng thời thu hồi khí mê-tan để phát điện.

Cùng với 4 nhóm biện pháp nêu trên, cần triển khai thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ, đặc biệt cần có lộ trình đầu tư các cơ sở xử lý, tái chế chất thải theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, giảm chôn lấpn

luật pháp & Chính sáCh

Page 16: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

14 Số 3/2014

V Đường __: Trung bình 24 giờ

V Đường ----: Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày

V Đường...: Trung bình 1 giờ nhỏ nhất trong ngày

CÔNG BỐ SỐ LIỆU QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC THÁNG 2

Trung tâm Quan trắc Môi trường công bố số liệu trung bình giờ và trung bình ngày dưới dạng biểu đồ của 5 trạm khí tự động. Dưới đây là số liệu trung bình trong tháng 2/2014 để bạn đọc tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu

tham khảo số liệu quan trắc chi tiết xin liên hệ với Trung tâm Quan trắc Môi trường để được cung cấp.

Trạm tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Trạm tại 41 Lê Duẩn, Đà Nẵng(module SO2 đang bảo trì nên không có số liệu)

luật pháp & Chính sáCh

Page 17: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

15Số 3/2014

Trạm tại phường Âu Cơ, TP.Việt Trì, Phú Thọ Trạm tại 83 Hùng Vương, TP. Huế, Thừa Thiên - Huế

Trạm tại đường 2-4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa(module NO2 và SO2 đang bảo trì nên không có số liệu)

luật pháp & Chính sáCh

Page 18: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

16 Số 3/2014

ngày 12/3/2014, văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số

103/tb-vpCp về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ tư ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (bđkh).

Theo Thông báo, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, bộ tn&mt chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, cập nhật,

công bố bản đồ về nguy cơ ngập, lún, nhất là các khu vực ven biển, hải đảo do nước biển dâng để làm cơ sở cho các ngành, địa phương xây dựng phương án chủ động ứng phó với bđkh, phòng tránh thiên tai; tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch tài nguyên nước, tăng cường quản lý, đầu tư xử lý, cải thiện ô nhiễm môi trường các lưu vực sông theo đề án đã phê duyệt; phối hợp với bộ xây dựng, bộ

nn&ptnt và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá các tác động của việc khai thác nước ngầm và đề xuất các biện pháp quản lý; ưu tiên đầu tư các dự án trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, củng cố các đoạn đê biển xung yếu, phòng chống sạt lở bờ sông, đê, kè và hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà chống lũ để chủ động ứng phó bđkh, phòng tránh thiên tai; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản và bvmt…

luật pháp & Chính sáChVă

n bả

n m

ới

Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 ngày 20/3/2014, Thủ tướng

Chính phủ ban hành quyết định số 403/qđ-ttg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. nội dung của kế hoạch gồm 4 chủ đề chính và 66 hoạt động, cụ thể: xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương (8 hoạt động); giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (20 hoạt động); Thực hiện xanh hóa sản

xuất (25 hoạt động);  Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững (13 hoạt động).

để thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế; Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, địa phương, doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.

nguồn vốn thực hiện các hoạt động tăng trưởng xanh được ưu tiên từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,

đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo…

Các bộ, ngành, địa  phương theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả trung ương và địa phương), nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Xây dựng các phương án chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ ngày 20/2/2014, bộ tn&mt đã

ban hành quyết định số 211/qđ-btnmt về kế hoạch hành động triển khai nghị quyết số 46/nq-Cp ngày 29/3/2013 thực hiện nghị quyết số 20- nq/tW ngày 1/11/2012 của ban chấp hành trung ương đảng khóa xi về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

kế hoạch nhằm mục tiêu tập

trung đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động khoa học và công nghệ (kh&Cn) ngành tn&mt; nâng cao tiềm lực kh&Cn; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kh&Cn, phát triển hệ thống thông tin, dịch vụ; chủ động, tăng cường hội nhập quốc tế về kh&Cn trong lĩnh vực tn&mt.

Theo đó, nội dung của kế hoạch về ứng dụng kh&Cn đối với ngành tn&mt bao gồm: triển khai hệ thống pháp luật về bvmt; bảo

tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch quan trắc môi trường trong hệ thống quan trắc tn&mt quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến để quan trắc môi trường, dự báo, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục suy thoái môi trường, phòng chống các sự cố, thảm họa môi trường…

Page 19: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

17Số 3/2014

Nguyễn Văn Tâm (Hà Nội)

nhằm bvmt và phát triển bền vững, Chính phủ đã giao bộ

khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện việt nam để xử lý ô nhiễm môi trường. ngày 30/9/2011, bộ trưởng bộ khoa học và Công nghệ đã ký quyết định số 3059/qđ-bkhCn phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015: “nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bvmt và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, trong đó có nội dung: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp

với điều kiện việt nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng nguồn thải (tập trung cho các đối tượng: Chất thải các trang trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt đô thị loại nhỏ, nguồn thải nông nghiệp nông thôn, làng nghề...)

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, bộ tn&mt đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quản lý và bvmt phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ. ngày 24/7/2019, bộ trưởng bộ tn&mt đã ký quyết định số 1404/qđ-tnmt về việc phê duyệt và ban hành khung chương trình “nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quản lý và bvmt ở việt nam giai đoạn 2010-2015, trong đó có

các nội dung: nghiên cứu, đánh giá lựa chọn và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thân thiện môi trường phù hợp với điều kiện việt nam; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến để quan trắc môi trường; dự báo, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu cải thiện chất lượng môi trường; khắc phục suy thoái môi trường, phòng chống các sự cố, thảm họa môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

trong thời gian tới, bộ tn&mt sẽ kiến nghị với Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện việt nam để xử lý ô nhiễm môi trường.

Trần Minh Hà (TP. Hồ Chí Minh)

hiện nay, một số công nghệ mới đã được nghiên cứu và

áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chí hạn chế chôn lấp trong xử lý chất thải rắn. một số địa phương đã chủ động đầu tư hoặc sử dụng nguồn vốn khác (như vốn oda) đầu tư xây dựng và nhập khẩu dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn như: hà nội (công nghệ đốt thu hồi năng lượng- công nghệ nhật bản tại sóc sơn; công nghệ ủ phân hữu cơ - công nghệ tây ban nha tại Cầu diễn); tp. hồ Chí minh (công nghệ ủ phân hữu cơ, tái chế nhựa của tập đoàn lemna - công nghệ mỹ tại Củ Chi; công nghệ dano của đan mạch tại hóc môn); phú Thọ (công nghệ việt nam - trung quốc tại việt trì); nam định (công nghệ pháp); hải phòng (cộng nghệ hàn quốc tại tràng Cát); hà tĩnh, hà nam và bình định (công nghệ của hãng menart, bỉ); nghệ an (công nghệ seraphin của việt nam tại đông vinh - tp. vinh); ninh Thuận và tp. huế (công nghệ an sinh- asC của việt nam)...

việc đánh giá, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được nghiên cứu, sản xuất trong nước hiện do bộ xây dựng chủ trì (bộ xây dựng đã cấp một số giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp). tuy nhiên, một số công nghệ đã được cấp giấy chứng nhận vẫn khó triển khai trong thực tế do còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện của việt nam, chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ trong nghiên cứu, xử lý chất thải rắn, trong thời gian tới, bộ tn&mt sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai các hoạt động: nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và công nghiệp tiên tiến, phù hợp với điều kiện của việt nam; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy, phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; Thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động quản lý chất thải rắn, hướng dẫn các địa

phương thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn có công nghệ phù hợp.

ngoài ra, bộ tn&mt sẽ báo cáo Chính phủ chỉ đạo bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện các nhiệm vụ: đẩy nhanh việc lập và triển khai quy hoạch chất thải rắn của các tỉnh; xác định nhu cầu và danh mục các dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh để bộ xây dựng tổng hợp, triển khai thực hiện; triển khai xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tại các vùng kinh tế trọng điểm theo đúng nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khẩn trương triển khai Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng kế hoạch và quy định hiện hành; các địa phương đẩy nhanh triển khai quy hoạch chất thải rắn, chủ động đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến, khuyến khích các công nghệ tái chế chất thải rắn, hạn chế sử dụng biện pháp chôn lấp.

9Xin cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải với công nghệ hiện đại?

9Xin cho biết, Bộ TN&MT đã có những nghiên cứu nào nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý ô nhiễm môi trường?

luật pháp & Chính sáChTạp chí với bạn đọc

Page 20: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

18 Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

Truyền thông với ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước - Từ thực tế đến chính sách

nhằm nâng cao năng lực cho các nhà báo về thể chế, chính sách trong

kiểm soát ô nhiễm nước, ngày 19 - 20/3/2014, tại Thái nguyên, tổng cục môi trường phối hợp với liên minh nước sạch tổ chức Chương trình tọa đàm “truyền thông với ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước - từ thực tế đến chính sách”. phó tổng cục trưởng tổng cục môi trường hoàng dương tùng đến dự và phát biểu.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2012, chất lượng nước ở hầu hết các con sông suy giảm nghiêm trọng, nhất là các đoạn chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. tại các sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại b từ 2 - 6 lần. tại các lưu vực sông Cầu, sông nhuệ - sông đáy và hệ thống sông đồng nai, chất lượng nước của nhiều đoạn sông đang ở mức báo động, vào mùa khô, các thông số Cod, bod5, tss… đều vượt qCvn 08:2008/btnmt. tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã làm gia tăng bệnh tật cho người dân tại các tỉnh thuộc lưu vực sông.

Chương trình tọa đàm là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan báo chí trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm

nước. tọa đàm tập trung trao đổi về thực trạng kiểm soát ô nhiễm nước tại việt nam; luật bvmt (sửa đổi) với nội dung quản lý ô nhiễm nước; tính hiệu quả của các chính sách, cơ chế hiện nay trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; vai trò của truyền thông trong vận động chính sách và xây dựng kế hoạch hành động; Các bước vận động chính sách cấp quốc hội.

Thực tế nhiều năm qua, các cơ quan truyền thông đã tham gia tích cực phản ánh thông tin đa chiều các vụ việc như thủy điện đồng nai 6 và 6a, bôxít tây nguyên, Công ty vedan việt nam… giúp các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kịp thời có chính sách quản lý hiệu quả, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bvmt.

tuy nhiên, hiện nay công tác bvmt nước vẫn còn tồn tại một số bất cập như hệ thống văn bản

chồng chéo, các quy định chưa đầy đủ; Thiếu tính thống nhất trong tổ chức quản lý nhà nước về môi trường nước; việc triển khai các quy hoạch lưu vực sông còn chậm, thiếu quy hoạch phân vùng; vấn đề xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu bvmt, đặc biệt là ý thức, nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp về bvmt nước còn hạn chế…

do đó, để tăng cường công tác bvmt, thời gian tới cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tn&mt và các bộ, ngành liên quan trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật, củng cố hệ thống quản lý nhà nước về bvmt nước; tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, thanh, kiểm tra bvmt nước… đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia của cả cộng đồng.

bùi hằng

V Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Page 21: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

19Số 3/2014

luật pháp & Chính sáCh

ThS. nguyễn đình đÁpTổng cục Môi trường

thực hiện kết luận số 506-tb/kl của bí thư tỉnh ủy, kế hoạch số 101/kh-ubnd của

ubnd tỉnh bắc ninh về một số giải pháp xử lý các bãi rác trên địa bàn tỉnh, sở tn&mt đã xây dựng và trình ubnd tỉnh phê duyệt đề án “phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2013 - 2020”.

mục tiêu đề án nhằm phân loại triệt để chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom 95% lượng chất thải phát sinh tại các tổ chức, cơ quan, trường học, hộ gia đình, cá nhân, khu vực công cộng và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; xử lý triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng và phát sinh, bảo đảm tỷ lệ chôn lấp sau xử lý dưới 20%.

Theo đề án, giai đoạn 2014 - 2015, tỉnh bắc ninh tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp:

tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và chỉ đạo các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng kế hoạch hành động hàng năm về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (hiện nay, sở tn&mt đã ban hành hướng dẫn phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn). triển khai điểm về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở tp. bắc ninh và huyện gia bình trong năm 2014 làm mô hình tham quan học tập, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng. tập trung tuyên truyền các hoạt động, giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt và xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung cấp huyện tới toàn thể nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện…

đóng cửa bãi rác đồng ngo từ ngày 1/1/2014. tiếp tục thực hiện

việc trồng cây xung quanh; trồng cây keo thành nhiều hàng khu vực gần bãi rác, phần tiếp giáp với quốc lộ 1 và quốc lộ 18; sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế mùi, phân hủy nhanh chất hữu cơ; lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực về kỹ thuật, công nghệ và tài chính, ứng trước vốn thực hiện hoàn thành dự án trong năm 2014, đảm bảo phù hợp với điều kiện nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 50% theo quyết định số 58/2008/qđ-ttg ngày 29/4/2008 của Thủ

tướng Chính phủ và ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác 50%.

hoàn thành và triển khai hiệu quả ô chôn lấp hợp vệ sinh (giai đoạn 1) và đưa nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty tnhh môi trường đô thị hà ngọc đi vào hoạt động để tiếp nhận rác thải sinh hoạt của huyện quế võ và tp. bắc ninh từ ngày 1/7/2014.

tập trung hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và khu tập kết chất thải xây dựng tại các huyện; xúc tiến đầu tư, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tham gia việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn, đưa vào hoạt động trong năm 2014.

tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý vận hành tại các điểm tập kết; đảm bảo 100% các điểm tập kết đi vào hoạt động có hiệu quả; đổ rác phải đúng nơi quy định và phun chế phẩm sinh học đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống lò đốt rácn

V Bãi rác Đồng Ngo đóng cửa từ ngày 1/1/2014 để cải tạo trồng cây xanh

Bãi rác Ðồng Ngo (TP. Bắc Ninh) có diện tích 2,5ha, được đưa vào

hoạt động từ cuối năm 1994. Sau gần 20 năm, lượng rác thải sinh hoạt tăng cao do bãi rác Ðồng Ngo phải chứa thêm rác thải của 7 huyện, thị xã khác trong tỉnh. Bãi rác đã trở nên quá tải, rác chất cao như núi, chất thải, nước thải ứ đọng tràn ra khắp khu vực, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Bắc Ninh triển khai Đề án xử lý chất thải rắn sinh hoạt giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Page 22: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

20 Số 3/2014

theo sở tn&mt nam định, thực hiện quyết định số 1788/qđ-ttg của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ônmtnt) đến năm 2020, nam định có 16 bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến huyện phải xử lý triệt để ônmtnt. hiện nay, 11 bệnh viện đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải (xlnt) và đưa vào vận hành, 5 bệnh viện đang tiến hành xây dựng hệ thống xlnt. hai cơ sở thuộc quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ là tổng công ty Cp dệt may nam định, Công ty Cp dệt lụa đã xây dựng xong các xưởng sản suất, đang xây dựng hệ thống xlnt và chuẩn bị di dời.

năm 2013, nam định đã phát hiện và lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bvmt, trong đó 26 cơ sở do sở tn&mt phát hiện, 68 cơ sở do phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường phát hiện với tổng số tiền phạt trên 1 tỷ đồng.

luật pháp & Chính sáChHo

ạt đ

ộng

địa

phươ

ng

Lào CAi: đẩy mạnh công tác quản lý và bvmt

Lạng Sơn: phát triển kinh tế - xã hội gắn với bvmt

thực hiện nghị quyết số 9-nq/tu của tỉnh ủy lào Cai về đẩy mạnh công tác quản lý và

bvmt giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến 2020, lào Cai phấn đấu đến năm 2015 sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại thị trấn sa pa; 80% chất thải đô thị và 100% chất thải nguy hại được thu gom, xử lý; nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các bệnh viện đa khoa; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi trung tâm tp. bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các kCn, CCn; Yêu cầu 100% cơ sở sản xuất mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, có thiết bị xử lý môi trường; hoàn thành di dời các hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng của kCn tằng loỏng.

bên cạnh việc lồng ghép công tác bvmt vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, ubnd tỉnh lạng sơn đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. đến nay, 7/9 đơn vị đã được chứng nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để, 2 cơ sở (nền kho thuốc bvtv tại huyện hữu lũng và điểm tồn lưu hóa chất bvtv tại xã hoàng đồng) đang nỗ lực khắc phục, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường để sớm ra khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.

để công tác bvmt mang lại hiệu quả cao, ubnd tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bvmt, xác nhận bản cam kết bvmt đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác; tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bvmt; hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường.

nAM định: nâng cao hiệu quả xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng

phú thọ: nhân rộng mô hình xây hầm biogas giảm ô nhiễm môi trường

tiết kiệm đến 60% lượng điện tiêu thụ, giải quyết triệt để chất thải chăn nuôi, hạn chế

dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, mô hình hầm khí biogas do dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (qsaEp-bd) tỉnh phú Thọ triển khai đã thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác bvmt.

hiện nay, toàn tỉnh đã thực hiện hơn 3.700 hầm, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra của giai đoạn 2010 - 2014, các công trình sau nghiệm thu đưa vào sử dụng đều đảm bảo an toàn, hiệu quả. được đánh giá là tỉnh thực hiện tốt nhất trong số gần 30 tỉnh tham gia dự án, phú Thọ phấn đấu năm 2014 đưa tỷ lệ số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh lên 65%, trong đó có 35% xây dựng hầm biogas.

Page 23: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

21Số 3/2014

bình thuận: 92% số dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

sở nn&ptnt bình Thuận đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước hợp

vệ sinh cho khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó 45% số dân được sử dụng nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn. đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường đã hỗ trợ các địa phương xây dựng 39 công trình nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 14 xã. hiện nay, 92% số dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó có 65% số dân được sử dụng và tiếp cận nguồn nước sạch từ các hệ thống nước đã được đầu tư và hỗ trợ kinh phí lắp đặt thủy kế đến tận nhà.

Hoạt động địa phương

phú yên: nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm bvmt của toàn dân

ubnd tỉnh đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác quản lý nhà nước về bvmt, nhằm nâng cao hiệu lực

quản lý nhà nước và trách nhiệm bvmt của toàn dân.Theo đó, sở tn&mt được giao nhiệm vụ chủ trì,

phối hợp với phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra, rà soát, bổ sung các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bvmt; đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhanh chóng tiến hành các biện pháp khắc phục; tăng cường vai trò của cơ quan chuyên môn và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về bvmt.

đà nẵng: hơn 200 thanh niên, sinh viên dọn rác tại bán đảo sơn trà

vừa qua, ban quản lý bán đảo sơn trà phối hợp với Câu lạc bộ yêu thiên nhiên và môi trường tp. đà nẵng

(green viet) cùng hơn 200 đoàn viên thanh niên, sinh viên ra quân dọn vệ sinh môi trường, nhằm truyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, du khách tham quan tại bán đảo sơn trà.

sơn trà được ví như là “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu, chặn gió bão cho tp. đà nẵng, đồng thời là địa chỉ du lịch sinh thái lý tưởng. đây là khu rừng già duy nhất ở việt nam nằm trong lòng thành phố, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm và những rạn san hô.

Kon tuM: nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành về bvmt

ubnd tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm

việc triển khai quyết định số 1788/qđ-ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.

để công tác bvmt đạt được kết quả cao, năm 2014, ubnd tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra sau báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát liên ngành, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở chậm tiến độ xử lý theo quy định tại nghị định số 179/2013/nđ-Cp của Chính phủ. đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và các cơ sở; Thực hiện công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

bạC Liêu: ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết số 35/nq-Cp của Chính phủ

ubnd tỉnh bạc liêu đã ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết số 35/nq-

Cp của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bvmt.

Theo đó, mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là phấn đấu 100% chất thải nguy hại, 100% chất thải rắn sinh hoạt và 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; 100% kCn có hệ thống xử lý nước thải tập trung…

để thực hiện kế hoạch, tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: tăng cường công tác bvmt tại các kCn, CCn; nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bvmt trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề và khu, cụm dân cư tập trung; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu; ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm loài; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bvmt của các cơ quan, ban, ngành.

luật pháp & Chính sáCh

Page 24: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

22 Số 3/2014

trao đổi & diễn đàn

học tập và Làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường pgS. tS. hà huy thông

theo Chủ tịch hồ Chí minh, đoàn kết là sức mạnh vô địch, là cơ sở nền tảng, là điều kiện

tất yếu để đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công. người cho rằng, phải đoàn kết tốt thì mới có đủ lực lượng tiến hành cách mạng, đoàn kết càng chặt chẽ thì sức mạnh càng nâng cao, đoàn kết càng rộng rãi thì thắng lợi càng vĩ đại.

Chủ tịch hồ Chí minh xác định, sức mạnh đoàn kết không chỉ chiến thắng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, mà còn chiến thắng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, trong sự nghiệp phòng chống thiên tai, bvmt. trong thời kỳ mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và nhiệm vụ bvmt nói riêng, đã đặt ra những yêu cầu mới về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Chính vì thế, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ Chí minh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong nhiệm vụ bvmt hiện nay là vô cùng hệ trọng và cấp thiết. để vận dụng sáng tạo tư tưởng của người, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả nhiệm vụ bvmt, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu:

Một là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phòng, chống thiên tai, BVMT.

trong những năm qua, trước những tác động của bđkh, biểu hiện là thiên tai bão lụt liên tục xảy

ra, đã tàn phá môi trường rất nghiêm trọng, gây tổn thất về tính mạng, tài sản của nhân dân. như vậy, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bvmt rất nặng nề, quyết liệt, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực của nhân dân cả nước.

Chính vì thế, chúng ta phải vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ Chí minh nhằm huy động sức mạnh to lớn của mọi lực lượng, của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó phát huy vai trò, trách nhiệm của

ban chỉ huy phòng chống bão lụt và ủy ban tìm kiếm cứu nạn các cấp; phát huy sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị, của chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bvmt; phát huy sức mạnh đoàn kết quân dân, lực lượng vũ trang, nhất là bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân, cảnh sát biển, trong giúp dân, cứu hộ, cứu nạn bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; phát huy tinh thần cố kết cộng đồng, sẵn lòng chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của các cộng

V Phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” được tiến hành rộng rãi trên cả nước

Page 25: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

23Số 3/2014

đồng dân cư; đẩy mạnh và phát huy các phong trào, cuộc vận động “nối vòng tay lớn”, xây dựng các quỹ ủng hộ đồng bào bị bão lụt.

Hai là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ trồng rừng và bảo vệ rừng.

rừng là tài nguyên vô giá của quốc gia, nó không chỉ mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn, mà còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bvmt sinh thái, góp phần phát triển bền vững đất nước. hiện nay, trồng rừng và bảo vệ rừng đang là vấn đề nổi cộm, là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của đảng và nhân dân ta. trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của rừng, đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược là: “đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%”4. để đạt được mục tiêu, đảng ta đã đề ra những chủ trương, giải pháp chiến lược về trồng rừng và bảo vệ rừng: “phát triển lâm nghiệp bền vững. quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp với các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng… khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng; lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng… Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng;

tăng cường diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên”5.

bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “tết trồng cây” mà Chủ tịch hồ Chí minh đã phát động; triển khai tốt các dự án trồng rừng theo kế hoạch của nhà nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục đồng bào vùng cao để họ có ý thức bảo vệ rừng, không phá rừng làm nương rẫy, không săn bắn những động vật hoang dã quý hiếm. phát huy cao độ trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, bộ đội biên phòng, chính quyền và nhân dân địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng.

Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ BVMT tại các cộng đồng dân cư.

nhiệm vụ bvmt diễn ra hàng ngày, hàng giờ, ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi mặt của đời sống xã hội. đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của mọi người ở các cộng đồng dân cư.

Có thể nói, tất cả các phong trào như “sạch làng, đẹp phố”, “nói không với động vật hoang dã”, “không dùng túi ni lông”… phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân ở các cộng đồng dân cư thì mới đạt được thắng lợi.

để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bvmt ở các cộng đồng dân cư, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của ủy ban mặt trận tổ quốc các xã, phường, nhất là vai trò, trách nhiệm của ban công tác mặt trận, các chi hội đoàn thể của các thôn, bản, tổ dân phố trong vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia bvmt. đặc biệt, đề cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vai trò quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở về công tác bvmt, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển sản xuất sạch, tiêu dùng sạch, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bvmt, nhằm nhanh chóng xây dựng những làng, bản, tổ dân phố xanh - sạch - đẹp.

tư tưởng hồ Chí minh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân bao gồm nhiều nội dung sâu sắc, có giá trị bền vững, có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung cũng như nhiệm vụ bvmt nói riêng. trong tình hình hiện nay, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng của người vào nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ bvmt, là vấn đề vô cùng hệ trọng và cấp thiết đối với toàn đảng, toàn dân tan

nâng CAo ý thứC giữ gìn Vệ Sinh nơi Công Cộng

ngày 4/3/2014, tại trường tiểu học xã nhân mỹ, huyện lý

nhân (tỉnh hà nam), ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh hà nam đã tổ chức khai mạc cuộc thi “nhà tiêu công cộng sạch, đẹp năm 2014”.

đối tượng tham gia là các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế của 6 xã: nhân mỹ, xuân khê (huyện lý nhân), trung lương (huyện bình lục), mộc bắc (huyện duy tiên), nguyễn úy và văn xá

(huyện kim bảng). Cuộc thi sẽ diễn ra đến hết ngày 12/3/2014, kinh phí do ngân hàng Thế giới tài trợ. ngoài các tiêu chí sạch, đẹp, tiện lợi, cuộc

thi còn chú trọng phương thức duy trì, bảo vệ lâu dài công trình vệ sinh. từ đó, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đối với các đơn vị, giáo viên và học sinh, cán bộ y tế và nhân dân.

trong thời gian tới, đối tượng tham gia cuộc thi sẽ được mở rộng đến các cơ quan như bệnh viện, công sở, góp phần duy trì và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, hạn chế dịch bệnh phát sinh. pV

trao đổi & diễn đàn

Page 26: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

24 Số 3/2014

trao đổi & diễn đàn

Cần thiết xây dựng và công nhận danh hiệu bảo vệ môi trường tại Khu đô thị, Khu dân cưtRương Văn đạt; phạM ngọC bÁChVụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Bộ TN&MT

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nước ta đã xuất hiện và phát triển

các khu đô thị, khu dân cư “xanh - sạch - đẹp”; khu dân cư tự quản về bvmt hoặc các mô hình, phong trào, Câu lạc bộ bvmt.

Có được kết quả đó là do công tác chỉ đạo của cấp ủy đảng, Chính quyền và sự thống nhất xây dựng, thực hiện các quy định, quy chế, thể chế, hương ước về bvmt của cộng đồng. Theo đó, bvmt xanh - sạch - đẹp hoặc phát triển mô hình tự quản bvmt là nhiệm vụ thường trực của mỗi người dân tại các địa phương.

khu đô thị, khu dân cư xanh - sạch - đẹp, khu dân cư tự quản bvmt được thực hiện thông qua các hoạt động như: xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước về bvmt; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh hoặc gây ô nhiễm môi trường; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bvmt của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tham gia trồng và bảo vệ cây xanh; thực hiện đúng quy định về thu gom rác thải; xả nước thải tập trung; người dân trực tiếp tham gia phong trào vệ sinh công cộng; cải thiện môi trường theo hướng thân thiện môi trường; đặc biệt lên án đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường…

hiện nay, nước ta có hàng nghìn khu đô thị, khu dân cư đủ điều kiện đạt danh hiệu xanh - sạch - đẹp, mô hình tự quản, Câu lạc bộ bvmt nhưng chưa được cấp có thẩm quyền công nhận và khen thưởng bởi chưa có các tiêu chí quy định và hướng dẫn cụ thể mà chủ yếu hình thành,

tồn tại và phát triển do nhu cầu cần thiết về bvmt, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chính người dân ở địa phương cơ sở. Theo ghi nhận, trong quá trình xây dựng phấn đấu khu đô thị, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa hoặc phong trào xây dựng nông thôn mới đã lồng ghép tiêu chí bvmt xanh - sạch - đẹp.

nghị quyết số 41-tW/nq ngày 15/11/2004 của bộ Chính trị nêu rõ: “Công nhận, chứng nhận về bvmt; chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bvmt và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư”. bên cạnh đó, trong khoản 2 và 3, điều 106, Chương xi luật bvmt năm 2005 xác định: nhà nước có các giải thưởng, hình thức khen thưởng về bvmt cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bvmt; thực hiện tốt bvmt là căn cứ để xem xét công nhận, phong tặng các danh

hiệu thi đua”. tuy nhiên, công nhận khu đô thị, khu dân cư đủ điều kiện xanh - sạch - đẹp, tự quản bvmt chưa được cơ quan thẩm quyền thực hiện. điều này ảnh hưởng đến hiệu quả bvmt tại các cấp địa phương; chưa động viên khuyến khích tập thể, cá nhân cấp địa phương tham gia bvmt.

bvmt hiệu quả xuất phát từ khu đô thị, khu dân cư, xóm làng và từng gia đình. vì vậy, dự án luật bvmt (sửa đổi) hiện nay cần được xem xét, nghiên cứu một cách khoa học việc xây dựng các tiêu chí, trình tự, thủ tục về việc công nhận danh hiệu bvmt tại các khu đô thị, khu dân cư; đặc biệt là giao cấp thẩm quyền công nhận khu đô thị, khu dân cư đạt danh hiệu “xanh - sạch - đẹp”, mô hình tự quản bvmt. đây là điều kiện để phát triển phong trào bvmt tại mỗi địa phương cơ sở; người dân trực tiếp tham gia các hoạt động bvmtn

V Cần xem xét, công nhận Khu đô thị, Khu dân cư đạt danh hiệu “Xanh - Sạch - Đẹp” trong Dự án Luật BVMT (sửa đổi)

Page 27: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

25Số 3/2014

Công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị cho Việt NampgS.tS. Lê tRìnhChủ tịch Hội Đánh giá Tác động Môi trường Việt Nam

Thực trạng đánh giá tác động môi trường/đánh giá môi trường chiến lược (đtM/đMC) ở các nước đông bắc Á

đtm và đmC ra đời và phát triển sớm nhất tại mỹ (đtm từ năm 1969, đmC từ thập kỷ 80, thế kỷ xx) sau đó là Canađa, tây Âu, đông Âu, đông á, đông nam á. tại 3 nước đông bắc á (nhật bản, trung quốc, hàn quốc), đtm quy định bắt buộc cách đây 24 - 35 năm và đmC chỉ mới quy định bắt buộc cách đây 10 -15 năm.

tại nhật bản, đtm được giới thiệu từ năm 1972, tuy nhiên đến năm 1984, Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện đtm cho các dự án và luật về “đánh giá tác động môi trường” được ban hành tháng 6/1997 (hàn quốc vào năm 1993, trung quốc vào năm 2003, trong khi ở việt nam đtm vẫn chỉ là 1 chương trong luật bvmt sửa đổi). nhật bản quy định 13 loại hình dự án cần lập đtm: đường bộ, chỉnh trị sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổ chức chuyên dụng.

đtm được thực hiện rất thận trọng trong khâu nghiên cứu lập báo cáo và khâu thẩm định: 1 báo cáo đtm cần trung bình 3 năm từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định (việt nam thường chỉ mất 6 tháng - 2 năm đối với dự án quy mô lớn cấp bộ tn&mt thẩm

định và chỉ 3 - 9 tháng đối với dự án nhỏ do các sở tn&mt thẩm định). Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại nhật bản hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội. tuy nhiên, sự kéo dài quá trình đtm gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý môi trường do vậy đã có một số đề xuất “hợp lý hóa/đơn giản hóa quy trình đtm” với một số loại hình dự án đặc thù.

tại trung quốc, bộ bvmt đã ban hành luật đtm từ năm 2003 và mỗi năm có 30.000 dự án lập đtm và đmC (thực chất là đtm cho quy hoạch) được thực hiện cho các quy hoạch phát triển vùng kinh tế, địa phương, ngành, lĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển… đánh giá về chất lượng của hệ thống đtm/đmC của trung quốc, tác giả từ hòa và vương huy Chí, trung tâm nghiên cứu đmC - đại học nam khai (Thiên tân) cho rằng, hiện nay đmC chỉ mang tính hiệu quả tương đối, còn thiếu tính định lượng. để đmC có giá trị dự báo cao hơn cần phải xác định và xây dựng các chỉ thị để đánh giá; tìm các phương pháp định lượng, đồng thời đo lường được tác động và diễn biến môi trường do thực hiện quy hoạch.

tại hàn quốc, cơ sở pháp lý về đtm/đmC rất rõ ràng, với các phương pháp, quy trình được xây dựng hoàn chỉnh. do vậy, đtm/đmC đang là công cụ tốt cho định hướng “tăng trưởng xanh” với tham vọng đến năm 2020, hàn quốc trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế xanh.

trong khi các quy định về đmC giữa các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu và mỹ không có nhiều khác biệt thì các quy định về đtm/đmC giữa các quốc gia châu á là không giống nhau. nguyên nhân chính là do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị, nền tảng văn hóa của các nước châu á. để hoạt động đmC/đtm có sự liên thông giữa các nước châu á cần tiến tới hài hòa các quy định, cách tiếp cận, quy trình và phương pháp đmC/đtm. tuy nhiên việc này cần có sự đồng thuận giữa các quốc gia trong châu lục.

Các nghiên cứu cụ thể về đtM và đMC

đtm/đmC không chỉ là báo cáo phục vụ một dự án đầu tư hoặc một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (C/q/k) cụ thể mà còn là các công trình nghiên cứu khoa học. ở mỹ, châu Âu, nhật bản, hàn quốc, mỗi năm đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu chi tiết về các khía cạnh tác động đến tài nguyên, chất lượng môi trường. kết quả các nghiên cứu có tính khoa học là cơ sở để dự báo, đánh giá sự thay đổi các thành phần môi trường chịu tác động.

Xem xét ĐMC về phát triển thành phố sinh thái - châu thổ ở Pusan theo hướng phát triển khôn khéo: Chính quyền tỉnh pusan lập quy hoạch phát triển thành phố tại cửa sông với dự định ban đầu là xây đê ngăn vịnh biển. từ phân tích về tác động môi trường do gia tăng ô nhiễm vịnh biển, suy giảm hệ sinh thái nước, nghiên cứu đmC đã đề nghị bỏ phương án xây đê lấn biển mà thay vào đó là vẫn mở

trao đổi & diễn đàn

Page 28: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

26 Số 3/2014

trao đổi & diễn đàn

cửa vịnh, đồng thời phát triển các khu công nghệ cao ít ô nhiễm, lập hệ thống giao thông “xanh”, phát triển các công viên ven biển. đây là hướng tăng trưởng khôn khéo nên đã được chính quyền pusan chấp nhận.

Hợp lý hóa quy trình ĐTM đối với loại hình dự án tháo dỡ nhà máy điện: nhật bản đang phải đối mặt với các nguồn ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện lạc hậu. để xây dựng các nhà máy điện mới có tải lượng ô nhiễm thấp cần phải dỡ bỏ các nhà máy cũ, công tác dỡ bỏ này cũng đòi hỏi phải có báo cáo đtm, với quy trình lập và thẩm định 1 báo cáo đtm cần 3 năm. nếu vậy, công tác tháo dỡ nhà máy cũ và xây dựng nhà máy mới sẽ bị chậm trễ kéo theo là tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường kéo dài. để giải quyết vấn đề này, bộ môi trường nhật bản đã cho phép xây dựng quy trình đơn giản hóa (hợp lý hóa) với các nội dung: rút ngắn thời gian và rút gọn nội dung khảo sát môi trường, tận dụng tối đa số liệu/thông tin quan trắc môi trường đối với nhà máy đã được thực hiện trong thời gian vận hành; rút ngắn thời gian xem xét, thẩm định báo cáo đtm. với sự cải tiến này (chỉ áp dụng đối với loại hình dự án tháo dỡ nhà máy điện) thời gian lập và thẩm định báo cáo đtm chỉ còn 1-1,5 năm. tuy nhiên cho đến nay chỉ vài dự án được thực hiện theo quy trình giản lược.

Một số khuyến nghị về đtM/đMC ở Việt nam

trong tầm nhìn đến năm 2020 - 2025, việt nam nên có “luật đtm” (bao gồm cả đmC). trong đtm, đmC việc dự báo và đánh giá mức độ tác động là quan trọng nhất. đây cũng là nội dung cần hàm lượng kiến thức cao nhất, vì chỉ có dự báo đúng (hoặc gần đúng) thì mới khoanh vùng tác động, đề xuất biện pháp giảm thiểu, quan trắc, quản lý môi trường. vì vậy mong muốn luật bvmt (sửa đổi) và các nghị định, Thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về đtm/đmC tập trung vào nội dung dự báo tác động, không chỉ tác động đến môi trường vật lý (đất, nước, không khí), tác động do chất thải mà còn tác động sinh thái và xã hội.

trong đtm, các biện pháp giảm thiểu, nhất là giảm thiểu ô nhiễm cần nêu các phương pháp, kỹ thuật “chuẩn” đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn kỹ thuật, nhất là với các dự án có nguồn ô nhiễm lớn. tuy nhiên, trong đtm chỉ cần mô tả nguyên lý của phương pháp giảm thiểu tác động kèm các sơ đồ là đủ, chưa cần đến thiết kế. Cần lưu ý các biện pháp bvmt sinh học (các hệ sinh thái, vùng đất ngập nước, rừng, đa dạng sinh học) và giảm thiểu tác động xã hội.

trong đtm cần phải lập kế hoạch quản lý môi trường (Emp) nêu rõ các loại hình tác động trong

từng giai đoạn và các biện pháp giảm thiểu tương ứng, tổ chức thực hiện, giám sát. trên cơ sở Emp, trước khi triển khai xây dựng, chủ dự án (hoặc nhà thầu xây dựng) phải lập “kế hoạch quản lý môi trường tại công trường (sEmp)”. đến lúc này sEmp mới phải nêu chi tiết từng biện pháp, từng thiết bị xử lý, tính toán cụ thể khối lượng chất thải, xác định và thiết kế các khu đổ thải, lập kế hoạch an toàn, kế hoạch vệ sinh môi trường khu lán trại, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, kế hoạch xử lý xói lở, kế hoạch bảo vệ sức khỏe, kế hoạch trồng rừng đền bù (nếu cần), kế hoạch bảo quản phát lộ khảo cổ ở mức chi tiết. nên bổ sung yêu cầu về lập sEmp.

Cần quy định bắt buộc về “giám sát hậu thẩm định” đối với các đtm. đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. đồng thời, phải quy định về “giám sát sự tuân thủ yêu cầu bvmt trong quá trình thực hiện dự án”. Công tác này không chỉ là giám sát chất thải và quan trắc môi trường trong quy định về cấu trúc và nội dung báo cáo đtm hiện hành mà là giám sát, đánh giá việc thực hiện của chủ dự án/nhà thầu xây dựng đối với từng biện pháp trong Emp đã được thẩm định. Công tác giám sát sự tuân thủ này do tư vấn độc lập thực hiệnn

từ ngày 7 - 9/11/2013, hội nghị ba bên nhật bản - hàn quốc - trung quốc lần thứ 2 về đtm/đmC đã được tổ chức tại đại học kinh tế Chiba - nhật bản, với chủ đề “đtm là cách thức của xã hội bền vững”. hội nghị quy tụ gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia về đtm/đmC của 3 quốc gia đông bắc á. tại hội nghị, nhiều nghiên cứu mới về đtm/đmC đã được nêu trong 50 báo cáo, có giá trị khoa học và thực tiễn cao trong công tác quản lý môi trường.

V Chủ tịch Hội ĐTM Việt Nam Lê Trình (ảnh 1, bên phải) và GS. Sachihiko Harashina, nguyên Chủ tịch Hội Đánh giá tác động Quốc tế (IAIA) tại Hội nghị ba bên Nhật Bản - Hàn Quốc - Trung Quốc

Page 29: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

27Số 3/2014

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại vịnh Nha TrangđàM hải VânBan Quản Lý vịnh Nha Trang

vịnh nha trang có diện tích khoảng 507 km² với 19 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong

những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi có hầu hết các hệ sinh thái (hst) điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. đó là hst đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hst cửa sông, biển đảo và bãi cát ven bờ. đặc biệt, vịnh nha trang có hst biển rất đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. hiện nay đã phát hiện được trên 222 loài cá và trên 350 loài san hô tạo rạn (chiếm 40% san hô tạo rạn trên thế giới). với đặc tính đa dạng sinh học (đdsh) cao, môi trường ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế, vịnh nha trang đã được chọn làm mô hình mẫu cho công tác bảo tồn đdsh biển đầu tiên ở việt nam.

với các điều kiện khí hậu ôn hòa, nhiệt độ ấm quanh năm, cửa vịnh rộng, tiếp giáp với đại dương, vịnh nha trang phù hợp cho việc phát triển, nuôi trồng thủy sản biển. đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển. hiện nay, lượng lồng bè trên vịnh là trên 367 bè, với hơn 9.347 ô lồng nuôi tập trung tại các điểm hòn miếu, vũng ngán, bích đầm, đầm báy, hòn một… Theo các đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là nghề chính của hơn 80% số hộ gia đình ở vịnh nha trang và gần đây, hoạt động này có xu hướng phát triển mạnh. tuy nhiên, phần lớn người dân trong và trên độ tuổi lao động ở các khóm đảo đều sống tách biệt, trình độ hiểu biết thấp, thiếu tiếp cận với các thông tin cần thiết; kinh tế của mỗi hộ gia đình đều phụ thuộc vào đàn

ông và mùa vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản… đây là những nguyên nhân chính cản trở các hộ dân xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế bền vững. hơn nữa, tình hình nuôi kém hiệu quả cùng với dịch bệnh xảy ra hàng năm dẫn đến công suất nuôi chỉ đạt khoảng 50% ô lồng hiện có. tình trạng đánh bắt quá mức dẫn đến sự suy giảm và cạn kiệt một số nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng tràn lan và không theo quy hoạch. Thức ăn thừa, chất thải sinh hoạt… đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan. vì vậy, chủ trương của ubnd tỉnh nha trang là hạn chế hoạt động nuôi trồng thủy sản trên vịnh.

để vịnh nha trang xứng đáng với tầm vóc là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới. trước mắt ban quản lý (bql) vịnh nha trang đề xuất một số giải pháp sau:

xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp và thống nhất tn&mt biển, trong đó quy định rõ quyền

và nghĩa vụ của mọi phương tiện, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tn&mt biển vịnh nha trang; áp dụng các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm; tăng cường, bổ sung một số chức năng và các thẩm quyền liên quan để bql thực thi trong quá trình kiểm soát vịnh; xây dựng hệ thống quản lý tàu thuyền cụ thể về đăng kiểm, phạm vi hoạt động, an toàn vệ sinh, giao thông, kích thước thủy sản được phép khai thác… đồng thời, ubnd tỉnh cần xem xét, phê duyệt kế hoạch quản lý, quy chế phối hợp giữa bql với các cơ quan/đơn vị liên quan; điều chỉnh và bổ sung quy chế tạm thời quản lý kbt biển và ban hành chính thức; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động bvmt biển.

tiếp tục triển khai công tác nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư sống ven biển, trên đảo cũng như tăng cường các hoạt động cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo; xây dựng thêm các

V Vịnh Nha Trang - Mô hình mẫu cho công tác bảo tồn ĐDSH

(Xem tiếp trang 39)

giải pháp & Công nghệ xanh

Page 30: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

28 Số 3/2014

giải pháp & Công nghệ xanh

Giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ti tan ở Bình Thuận

Dư Văn toÁnTổng cục Biển và Hải đảo Việt NamTheo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tính đến tháng 1/2013, tổng trữ lượng quặng titan của Bình Thuận là 599 triệu tấn. Trữ lượng quặng này phân bố chủ yếu trong tầng cát đỏ và cát xám trên diện tích khoảng 782 km2 (chiếm10% diện tích tỉnh), phân bổ chủ yếu ở các cồn cát, bãi cát ven theo 192 km đường bờ biển của tỉnh.

những bất Cập tRong Công tÁC quản Lý Và KhAi thÁC titAn ở bình thuận

toàn tỉnh bình Thuận hiện có 17 dự án khai thác mỏ titan đã quy hoạch dự kiến cấp phép khai thác, trong đó 8 dự án đã thăm dò xong. tuy nhiên thời gian gần đây, việc khai thác quặng ti tan trên diện rộng đã hủy hoại cảnh quan và địa hình tự nhiên; làm gia tăng hiện tượng cát bay; gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. quá trình khai thác và chế biến sâu quặng titan đã thải ra nhiều hóa chất độc hại ra môi trường, làm tích tụ và phát tán chất phóng xạ (dù chỉ ở mức độ ít nguy

hiểm); làm hoang mạc hóa toàn bộ phần cát sau khi tuyển sạch khoáng vật nặng cùng với vi sinh, mùn, chất hữu cơ…

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đất cồn cát ven biển bình Thuận chiếm một diện tích khá lớn (khoảng 16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nằm dọc theo bờ biển, kéo dài từ ranh giới ninh Thuận đến bà rịa - vũng tàu), có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày, nghèo mùn, giữ nước kém. vào mùa khô (bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), gió mùa đông bắc thổi mạnh thường xuyên, kéo theo cát, bụi bay trong không trung và trên bề mặt đất từ biển vào bên trong đất liền, do

thiếu hệ thống rừng vành đai chắn gió nên việc di chuyển dễ dàng của cát đã tràn lấp lên những khu vực canh tác, các khu dân cư tập trung sinh sống hoặc tạo nên những cồn cát mới... ảnh hưởng nhiều nhất tại các thôn hồng Thanh, hồng Thịnh, hồng trung thuộc xã hồng phong, thôn hồng lâm, hồng Chính, hồng Thắng xã hòa Thắng - huyện bắc bình. nếu khai thác titan với quy mô lớn, diện rộng và khả năng sẽ xuống rất sâu dưới mực nước biển (thân quặng titan ở bình Thuận có nơi đến độ sâu 200 m) thì việc khai thác sẽ rất khó khăn, gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, sinh thái, an sinh xã hội đối với cộng

V Khai thác quặng ti tan trên diện rộng đã hủy hoại cảnh quan và địa hình tự nhiên

Page 31: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

29Số 3/2014

đồng cư dân ven biển, rất cần có nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tổng thể, toàn diện.

Thời gian gần đây, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng titan tại bình Thuận đã có một số diễn biến phức tạp. tình trạng vi phạm quy định về bvmt trong khai thác quặng còn khá phổ biến. hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại ở địa phương.

Theo báo cáo của đoàn kiểm tra bộ tn&mt ngày 23/12/2010, 5 Công ty khai thác ti tan (đô Thành, đường lâm, dương anh, sao mai, hưng Thịnh phát) trên địa bàn hai xã hòa Thắng, hồng phong (huyện bắc bình) đã lập bản đồ hiện trạng khai thác chưa đúng quy định, khai thác không có thiết kế mỏ, chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước. Thực tế, các công ty này đã không dùng nước ngọt để tuyển quặng như quy định, mà bơm thẳng nước biển lên để tuyển rồi xả vào môi trường đất. Theo tổng cục địa chất và khoáng sản, với diện tích hơn 100 ha ven biển hiện có 5 đơn vị khai thác đều sử dụng nước biển để tuyển quặng, mỗi ngày từ 3.000 đến 4.000 m3/mỏ. nước biển từ trên các gò cao dễ dàng thấm vào đất, cát đã xóa sổ toàn bộ các giếng nước ngọt mà người dân đã sử dụng, phá hủy toàn bộ đất nông nghiệp quanh khu vực khai thác.

mặc dù, tỉnh bình Thuận đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhưng vẫn còn nhiều vi phạm, cụ thể: tháng 5/2012, các cơ quan chức năng đã phát hiện 22 vụ, thu giữ trên 4.000 tấn titan và nhiều phương tiện khai thác. đặc biệt, ngày 18/11/2013 vụ việc quá trình khai thác quặng tin tan đã gây sự cố vỡ bờ moong tại mỏ titan suối nhum của Công ty Cp đầu tư khoáng sản và thương mại bình Thuận gây nên bức xúc lớn trong dư luận về công tác quản lý bvmt. Theo báo cáo của sở tn&mt

tỉnh bình Thuận, lượng bùn thải trong hố moong rộng khoảng 1ha chảy dọc đường nội bộ mỏ, phá vỡ khoảng 100m tường rào hai bên cổng chính tràn ra biển. sự cố môi trường này cho thấy, những tác động tiêu cực của các dự án khai thác titan gây ra cho môi trường.

đề xuất CÁC giải phÁp bVMt tRong KhAi thÁC titAn

để tăng cường bvmt trong hoạt động khai thác khoáng sản titan ở bình Thuận, xin đề xuất một số giải pháp quản lý như sau:

Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và việc giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bvmt; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. đồng thời, có chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Cùng với việc phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng và cải tạo, phục hồi môi trường, nên điều chỉnh quy định phí bvmt có tính đến mức độ ô nhiễm môi trường như hệ số bóc đất đá trong khai thác lộ thiên, tỷ lệ thu hồi tinh quặng từ quặng nguyên khai, thành phần chất gây ô nhiễm trong quặng.

quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ theo giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường; minh bạch các quy định về cấp phép khai thác khoáng sản (cách tính/thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đấu thầu/chuyển nhượng quyền thăm dò/khai thác

khoáng sản…); phân cấp, phân vùng, phân quyền quản lý, tránh chồng chéo.

bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; Cần có nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo thực tế...

tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường...

đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các chỉ tiêu chất lượng môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục hồi. mặt khác, phải có ý kiến tham vấn cộng đồng về phương án cải tạo, phục hồi.

trường hợp đã được duyệt dự án, trước khi bắt đầu khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải lập, trình đề án cải tạo, phục hồi môi trường. Các đối tượng được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ với số tiền bằng tổng kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi, nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác có hiệu quả.

ngoài ra, phải công khai các thông tin liên quan đến cộng đồng; cơ chế tham gia và giám sát của cộng đồng về việc thực hiện phục hồi môi trường trong quá trình khai thác mỏ. Có thể thiết lập đường dây nóng, hay trang web để người dân thông báo về ô nhễm môi trường do khai thác khoáng sản gây ran

giải pháp & Công nghệ xanh

Page 32: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

30 Số 3/2014

giải pháp & Công nghệ xanh

từ hóa chất PCB và cách phòng chống

Được sản xuất từ những năm 30, Polyclo Biphenil (PCB) là một loại hóa chất tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp với nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên ngày nay, khoa học đã chứng minh tác hại của PCB lên sức khỏe con người và môi trường. Chính phủ Việt Nam đã cam kết dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào 2028.

pCb: Công Lớn, tội Cũng Lớn

được “tôn vinh” như một loại phụ gia lý tưởng trong công nghiệp vì đặc tính cách nhiệt và cách điện tốt, trong những năm 30, pCb được ứng dụng rộng rãi cho rất nhiều thiết bị và vật liệu. để tăng tuổi thọ máy biến áp, tụ điện và máy cắt, pCb được đưa vào thành phần của dầu cách điện, cách nhiệt; trong các ngành công nghiệp, pCb được sử dụng làm phụ gia của dầu bôi trơn, dầu thủy lực, chất chống cháy, chất làm dẻo, chất chống thấm và các ứng dụng khác. Có thể nói, pCb là niềm tự hào của ngành công

nghiệp toàn cầu cho đến khi bị phát hiện là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa môi trường tại nhật, mỹ, và nhiều nước trên thế giới. trong đó, những nạn nhân phơi nhiễm pCb bị ung thư, ảnh hưởng thần kinh, dị tật thai nhi hoặc gặp phải các vấn đề sinh sản khác… sau 40 năm sử dụng, pCb đã bị cấm sản xuất, tiến đến kiểm soát chặt chẽ và tiêu hủy.

độ độc tương đương của một số đồng phẳng của pCb chỉ kém 10 lần loại dioxin có tính độc cao nhất. Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung Thư (iarC) đã xếp pCb vào nhóm 2a, là nhóm hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư

và hiện nay cơ quan này đang xem xét chuyển pCb lên nhóm 1 - nhóm các chất gây ung thư.

nguy Cơ phơi nhiễM pCb

trong quá trình sử dụng, vận chuyển và tiêu hủy không đúng quy định hoặc phát sinh sự cố ngoài ý muốn, pCb có thể rò rỉ vào môi trường, hấp phụ vào đất và trầm tích, tồn tại hàng tháng đến hàng năm. Thông qua chu trình tuần hoàn không khí, nước và theo chuỗi thức ăn, pCb có thể di chuyển rất xa nơi phát thải. pCb đã được tìm thấy trong mô mỡ của động vật, đặc biệt là động

V Khi tiếp xúc với các thiết bị, vật liệu có khả năng nhiễm PCB, người lao động cần sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp

NhữNg rủi ro

Page 33: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

31Số 3/2014

vật có vú, cá lớn và cả con người sống ở bắc cực, nơi không có các hoạt động công nghiệp.

Con đường xâm nhập chính của pCb vào cơ thể con người là qua ăn uống thực phẩm có pCb, hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc truyền từ mẹ sang con.trong công nghiệp, người lao động tại các cơ sở có sử dụng thiết bị, vật liệu có pCb sẽ có nguy cơ phơi nhiễm pCb cao khi không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp trong quá trình làm việc. trong cộng đồng, con đường phơi nhiễm pCb chủ yếu của con người là qua ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm pCb, đặc biệt là thịt, cá, gia cầm, trứng và sản phẩm từ sữa. nhiễm độc pCb có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch, phát sinh các khối u, ung thư, các bệnh ngoài da. pCb có thể được tích tụ trong cơ thể con người trong một thời gian dài và chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

trong các thủy vực, loài sống đáy là loài tiêu hóa và tích tụ pCb từ trầm tích trước tiên. sau đó pCb tiếp tục tích tụ với nồng độ cao hơn trong các sinh vật bậc cao hơn của chuỗi thức ăn. Theo một nghiên cứu của mỹ thực hiện từ 1986 đến 1989, nồng độ pCb trung bình trong các loài sống đáy khoảng 1,9 phần triệu đơn vị (ppm), tuy nhiên, trong các loài cá sông nồng độ pCb ở mức 20 ppm (cao gấp 10 lần). tại michigan (mỹ), người không ăn cá có nồng độ pCb khoảng 7 phần tỉ đơn vị (µg/kg) trong cơ thể trong khi người ăn cá thường xuyên (khoảng 3kg/tháng) có mức 366 µg/kg pCb (gấp trên 50 lần). những đối tượng dễ bị phơi nhiễm pCb nhất qua đường tiêu hóa là các hộ gia đình sử dụng

các không rõ nguồn gốc; các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm có tiếp xúc với dầu công nghiệp; người dân sống xung quanh khu tập kết, xử lý chất thải nguy hại có pCb. những đối tượng này cần đặc biệt lưu ý để phòng chống lây nhiễm pCb.

biện phÁp phòng Chống phơi nhiễM pCb

Theo bà lê Thị ngọc quỳnh, phó trưởng ban khoa học, Công nghệ và môi trường, tập đoàn điện lực việt nam, khi chưa biết nguồn gốc và thành phần pCb trong các thiết bị, vật liệu và chất thải, người lao động cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm pCb như với các đối tượng có pCb, đó là khi tiếp xúc với dầu trong thời gian dài và ở diện rộng, cần sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, mũ, găng tay, ủng... khi tiếp xúc với các chất thải nguy hại. trong quá trình lấy mẫu, bảo dưỡng, tháo dỡ thiết bị, vật liệu người lao động cần chú ý không

được để dầu tiếp xúc với da, mắt, miệng và băng bó các vết thương hở nếu có.

trong cộng đồng, để phòng tránh phơi nhiễm pCb, người dân cần hạn chế ăn cá, trứng, sữa, gia cầm, thịt mỡ không rõ nguồn gốc; Thận trọng khi tiếp xúc các loại vật liệu cũ như: Chấn lưu điện tử, bóng đèn huỳnh quang, giấy than không cácbon, sơn chống cháy, giấy hắc ín; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp, và hạ nguồn sông, tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải.

việc phát hiện và điều trị phơi nhiễm pCb rất tốn kém. do đó, mỗi cá nhân cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tiếp xúc với các thiết bị, vật liệu có khả năng nhiễm pCb, nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình.

p. Linh

V Để phòng tránh phơi nhiễm PCB, người dân không nên ăn cá, trứng, thịt không rõ nguồn gốc

giải pháp & Công nghệ xanh

Page 34: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

32 Số 3/2014

giải pháp & Công nghệ xanh

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường làng nghề mộc

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có nhiều làng nghề mộc truyền thống được hình thành từ rất lâu đời. Nghề mộc đã tạo công việc ổn định và đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất thủ công, thô sơ nên nghề mộc đã thải một lượng lớn rác, bụi, hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Để cải thiện môi trường làng nghề mộc, năm 2013, Trung tâm tư vấn Phát triển Nông thôn Sông Hồng đã triển khai Dự án Nâng cao năng lực quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng (Vĩnh Phúc). Dự án đã mang lại hiệu quả cao trong công tác BVMT làng nghề. Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi Bà Vũ Thị Lợi - Giám đốc Trung tâm Sông Hồng về vấn đề này.

9Xin bà cho biết, thực trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?

bà Vũ Thị Lợi: trên địa bàn tỉnh hiện có 3 làng nghề mộc sản xuất tập trung với quy mô lớn đó là làng nghề thị trấn Thanh lãng, thị trấn Yên lạc, xã an tường, với số hộ dân làm

nghề mộc chiếm từ 60 - 80%. tuy nhiên, chưa có làng nghề nào được quy hoạch thành cụm làng nghề sản xuất tập trung mà vẫn đang sản xuất xen lẫn khu dân cư. trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ, khoan, phay, bào, chà...đã phát tán ra môi trường làng

nghề rất lớn. bên cạnh đó, làng nghề đã sử dụng sơn trong quá trình sản xuất đồ gỗ, với nhiều thành phần hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. nhiều hộ còn sử dụng hóa chất ngâm, tẩm gỗ, sau khi ngâm xong, nước thải không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường, đe dọa nguồn nước

V   Người lao động tại các làng nghề mộc tiếp xúc với bụi gỗ, bụi sơn hàng ngày 

Page 35: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

33Số 3/2014

ngầm của làng nghề. một số hộ gia đình còn tận dụng lòng đường, vỉa hè, khu công cộng làm nơi sản xuất làm ảnh hưởng đến cảnh quan làng nghề. ô nhiễm tiếng ồn cũng là một bài toán khó đối với làng nghề, bởi sản xuất đồ mộc hiện nay hầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc, nhất là máy đục tự động phát ra tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng đến thính giác của người dân.9Được biết, Trung tâm đã triển khai Dự án “Nâng cao năng lực quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng - Vĩnh Phúc”. Xin bà cho biết, một số kết quả đạt được của Dự án?

bà Vũ Thị Lợi: dự án được triển khai trong năm 2013, với sự tài trợ của tổ chức nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ (grEt). mục tiêu của dự án nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sản xuất và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường làng nghề mộc. dự án đã hỗ trợ xây dựng quy chế, cam kết bvmt cho 5 Chi hội nghề mộc (thuộc 5 tổ dân phố:

đầu làng, hồng hồ, Yên Thần, đồng lý, đoàn kết) thuộc thị trấn Thanh lãng, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc. bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ 10 hộ gia đình xây dựng 2 lò xử lý bụi và 8 lò xử lý bụi sơn, với cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, hiệu quả xử lý bụi sơn cao, có thể xử lý (70 - 80% lượng bụi gỗ, bụi sơn thải ra). Chi phí cho một lò xử lý bụi gỗ có kích thước lớn (bụi máy tupi, máy phay công nghiệp, máy bào…) là 5 - 7 triệu đồng và chi phí cho một lò xử lý bụi sơn đa năng, có thể xử lý bụi gỗ có kích thước nhỏ (bụi trà) và bụi sơn là 7 - 10 triệu đồng, phù hợp với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình tại các địa phương làm nghề mộc hiện nay.

ngoài ra, dự án còn tổ chức hội nghị đối thoại với chính quyền địa phương để cùng bàn thảo và đưa ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề mộc.9Từ hiệu quả của Dự án, bà có đề xuất gì để cải thiện môi trường làng nghề mộc?

bà Vũ Thị Lợi: để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề mộc, chính quyền địa phương tại

các làng nghề cần sớm xây dựng quy ước, cam kết bvmt… đồng thời, tuyên truyền, vận động, kiểm tra giám sát việc thực hiện của người dân; kết hợp các biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm và khen thưởng các trường hợp thực hiện tốt quy định đề ra để khuyến khích động viên người dân.

từ ưu điểm của 2 loại lò xử lý bụi và bụi sơn được dự án hỗ trợ, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần vận động, khuyến khích các hộ làm nghề áp dụng rộng rãi biện pháp xử lý này nhằm hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng tới môi trường.

ngoài ra, nhà nước cần có kế hoạch di dời các hộ làm nghề mộc vào cụm làng nghề sản xuất tập trung; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm soát, xử lý môi trường, nhất là công tác chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, các phương thức sản xuất sạch hơn, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp, giúp người dân làng nghề mộc giảm thiểu chất thải, khí thải ra môi trường.9 Xin cảm ơn bà! tRần LoAn (Thực hiện)

V Mô hình lò xử lý bụi, sơn có hiệu quả cao

giải pháp & Công nghệ xanh

Page 36: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

34 Số 3/2014

môi trường & doanh nghiệp

panasonic việt nam:

Cam kết giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường

Tập đoàn Panasonic có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn là trở thành “Hãng công nghệ sáng tạo xanh” hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Tại Việt Nam, Panasonic là một trong các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục và môi trường vì sự phát triển bền vững. Từ năm 2008, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động BVMT nhằm góp phần gìn giữ môi trường Xanh, Sạch, Đẹp. Tạp chí Môi trường đã phỏng vấn ông Eiji Fukumori - Tổng Giám đốc Công ty Panasonic Việt Nam về các hoạt động BVMT của Công ty.

9Xin ông cho biết, Panasonic Việt Nam đã triển khai các hoạt động BVMT như thế nào trong thời gian qua?

ông Eiji Fukumori: ngay từ khi thành lập, triết lý kinh doanh cơ bản của tập đoàn là đóng góp cho sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động hài hòa với môi trường toàn cầu. từ quan điểm đó, “ý tưởng sinh thái” và các hoạt động sinh thái được coi là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động của Công ty. tại việt nam, panasonic việt nam đã triển khai các hoạt động sinh thái như: trồng cây tại trường thCs nguyễn Công trứ (năm 2008); Chương trình “ngày hội sinh thái” tại trường tiểu học quốc tế (vip) hà nội (năm 2009); phối hợp cùng alpha books xuất bản cuốn “sách xanh” (năm 2010) và tổ chức “ngày hội Thanh thiếu niên với môi trường” tại hải phòng; Tham gia Chương

trình “hà nội - ngày chủ nhật không túi ni lông” (năm 2011); trồng cây tại vườn quốc gia ba vì (năm 2012) và tỉnh Thái bình trong Chương trình tết trồng cây (năm 2014). ngân sách cho Chương trình tết trồng cây này được trích từ Chiến dịch “Chúng tôi yêu việt nam” của panasonic được thực hiện năm 2013, có nghĩa là khi khách hàng mua bất kỳ một sản phẩm tivi, tủ lạnh hay máy giặt panasonic thì đã đóng góp 10.000 đồng vào quỹ trồng cây.

ngoài ra, Công ty còn tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức bvmt cho thế hệ trẻ thông qua các chương trình: giáo dục môi trường toàn cầu; nhật ký xanh; qua ống kính trẻ thơ; giáo dục môi trường toàn cầu và bảo vệ di sản văn hóa thế giới (unEsCo)... ba năm (2004 - 2006) liên tiếp, panasonic được nhận giải thưởng rồng vàng

do bộ kế hoạch và đầu tư trao tặng. năm 2010, hai bộ phim thuộc chương trình “qua ống kính trẻ thơ” do panasonic việt nam tài trợ thực hiện đã được giải thưởng cao tại liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ tư do bộ tn&mt tổ chức.9Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường cao. Vậy, Công ty đã có giải pháp gì để hạn chế vấn đề này?

ông Eiji Fukumori: ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động panasonic đã áp dụng mô hình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng môi trường (iso 14001). tất cả các nhà máy của panasonic tại việt nam đều được xây dựng và đầu tư theo tiêu chí “nhà máy xanh” nhằm tiết kiệm tối đa năng lượng, 100% các nhà máy đều đạt chứng chỉ iso 14001 và thành lập bộ phận quản lý môi trường để triển khai các kế hoạch bvmt.

V Ông Eiji Fukumori - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Page 37: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

35Số 3/2014

Các nhà máy của panasonic việt nam đã áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng. với việc thực hiện mô hình quản lý năng lượng theo Chiến lược quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng, năm 2010, Công ty đã giảm được 2,43 tấn Co2 từ hoạt động sử dụng gas và 47,58 tấn Co2 từ hoạt động sử dụng điện… và đạt được giải nhất doanh nghiệp công nghiệp quản lý năng lượng hiệu quả trong Cuộc thi “quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà 2012”.

đồng thời, thông qua việc thúc đẩy các hoạt động tái chế trong các nhà máy, năm 2012, Công ty đã tái sử dụng được 302 tấn nhựa thải/năm. ngoài ra, Công ty thực hiện việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định rohs - quy định hàm lượng cho phép của một số chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử có hiệu lực từ ngày 1/12/2012 đối với tất cả các

sản phẩm của panasonic. việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải của ngành công nghiệp điện tử tại việt nam hiện nay . 9Ông có thể cho biết, chính sách BVMT của Công ty trong thời gian tới để BVMT vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam?

ông Eiji Fukumori: với mục tiêu trở thành “hãng công nghệ sáng tạo xanh” hàng đầu trong ngành điện tử vào năm 2018. panasonic việt nam sẽ gắn kết nội dung môi trường trong từng hoạt động kinh doanh, cam kết giảm thiểu các tác động môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật về bvmt, đồng thời tích cực thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường cho cộng đồng. để thực hiện mục tiêu này, trong năm nay, Công ty panasonic việt nam đã lên kế hoạch đưa nhà máy tại khu công nghiệp Thăng long trở thành “nhà máy xanh” và

thực hiện các hoạt động cải tiến sản xuất, quy trình quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường. đồng thời, panasonic tiếp tục phát động các phong trào nhằm nâng cao ý thức bvmt của cộng đồng và nhân viên làm việc trong Công ty. Chương trình “ngày hội panasonic chung tay với môi trường” và lễ công bố “nhà máy xanh” là những hoạt động nổi bật của panasonic tại việt nam trong năm 2014.

ngoài ra, Công ty đã đề ra một số nhiệm vụ bvmt như: sử dụng hiệu quả tài nguyên (điện, giấy, gas) để giảm thiểu các tác động lên môi trường; áp dụng các biện pháp trong quản lý và xử lý rác thải, nâng cao ý thức bvmt của cộng đồng và nhân viên làm việc trong Công ty; Cam kết tuân thủ các quy định bvmt vì sự phát triển bền vững của việt nam.9Xin cảm ơn ông! Châu LoAn (Thực hiện)

V Chương trình giáo dục môi trường toàn cầu của Công ty đã nâng cao ý thức BVMT cho thế hệ trẻ

môi trường & doanh nghiệp

Page 38: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

36 Số 3/2014

môi trường & doanh nghiệp

Thúc đẩy hoạt động “xanh” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

theo báo cáo của phòng Thương mại Công nghiệp việt nam (vCCi), tính đến

nay, cả nước có 543.963 doanh nghiệp, trong đó có gần 97% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (smEs). không chỉ đóng góp hơn 40% vào gdp cả nước, smEs còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho phần lớn lao động chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. tuy nhiên, trong những năm gần đây, phần lớn các smEs chưa quan tâm đầu tư cho công tác bvmt. hầu hết, các doanh nghiệp smEs vẫn sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

để nâng cao năng lực cạnh tranh và nhận thức cho các smEs về bvmt, từ tháng 11/2012 - 12/ 2013, viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với viện môi trường stôckhôm Thụy điển và hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam triển khai dự án kế hoạch hành động xanh cho các smEs. dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các smEs trong việc lập và thực hiện kế hoạch xanh; tổ chức các chương trình hành động xanh; hình thành mạng lưới smEs ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên và bvmt hướng tới kinh tế xanh và phát triển bền vững.

dự án đã tập huấn cho 300 smEs tham gia các hoạt động xanh tại các tỉnh, thành phố trên cả nước (tp. hồ Chí minh, hà nội, Thanh hóa, quảng ninh, hải phòng, hưng Yên, đà nẵng, Cần Thơ, đắc lắc, bình dương, đồng nai, vũng tàu), trên các lĩnh vực xây dựng, nông sản, khoáng sản và khai thác mỏ, hóa chất, dược phẩm, nhựa, dịch vụ, ngân hàng, viễn thông, dệt may, da

giầy, tái chế chất thải. tại khóa tập huấn, các chuyên gia của dự án đã cung cấp các công cụ cần thiết như: kiểm toán chất thải, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán năng lượng, sản xuất sạch hơn và hạch toán môi trường, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về cách thức tiếp cận sản xuất xanh và kinh tế xanh phục vụ cho lập kế hoạch hành động xanh. Thông qua các hoạt động xanh, các doanh nghiệp không chỉ tạo thêm giá trị từ các sản phẩm và dịch vụ mà còn gia tăng lượng khách hàng khi thâm nhập vào các thị trường mới. ngoài ra, các hoạt động này còn giúp giảm chi phí sản xuất, sử dụng nguyên liệu hiệu quả, giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất, đồng thời giảm các tác động ô nhiễm vào môi trường như giảm lượng chất thải hay có thể tái chế chất thải.

sau khi lập kế hoạch xanh, các doanh nghiệp cần tổ chức các Chương trình hành động xanh thông qua các phong trào như khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm xanh, bền vững. Có thể xem xét khía cạnh môi trường vào công

tác thiết kế và phát triển sản phẩm nhằm cải thiện chất lượng qua toàn bộ vòng đời của sản phẩm. ví dụ: Có thể sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường để thiết kế sản phẩm và áp dụng phương pháp sản xuất phù hợp để sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế hay hủy bỏ.

đồng thời, doanh nghiệp cần có một chính sách tiếp thị bền vững các sản phẩm xanh để có được những thị trường mới. ngày nay, phần lớn các khách hàng ưa chuộng các sản phẩm xanh bởi các sản phẩm này đảm bảo về chất lượng và tăng cường về sức khỏe.

Cuối cùng, việc kết nối mạng lưới, chia sẻ thông tin trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng, qua cách thức này các doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp an toàn hơn trong kinh doanh, giảm thiểu được những rủi ro và thiệt hại; xây dựng và mở rộng thị trường của doanh nghiệp với quốc tế. đồng thời, tìm ra những kinh nghiệm tốt nhất từ việc quản lý môi trường có hiệu quả của các doanh nghiệp trong mạng lưới… xuân tRưỜng

V Các doanh nghiệp SMEs cần sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường để thiết kế sản phẩm xanh

Page 39: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

37Số 3/2014

AjinoMoto Việt nAM nhận danh hiệu “doanh nghiệp kinh tế xanh 2013”

là một trong số những doanh nghiệp được vinh danh trao tặng danh hiệu “doanh nghiệp kinh

tế xanh 2013”, Công ty ajinomoto việt nam đã có những hoạt động tích cực trong công tác bvmt như xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến bằng công nghệ vi sinh của nhật bản; áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001:2004; áp dụng chính sách không phát thải, không sự cố môi trường, tái sử dụng 100% chất thải, tiết kiệm năng lượng; áp dụng các chương trình giảm thiểu nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí… giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

bên cạnh đó, hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động môi trường ý nghĩa “ngày cùng nhau làm sạch trái đất”, “ngày hội thu gom đồ cũ” và Chương trình “hành động vì môi trường” nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, giảm thiểu rác thải và góp sức bvmt.

bAyER khởi động Chương trình “trò chuyện về môi trường”

vừa qua, bayer việt nam phối hợp với tổ chức live & learn tổ chức

Chương trình “trò truyện về môi trường” cho hơn 200 học sinh trường tiểu học Thái bình trung và Thái trị (huyện vĩnh hưng, tỉnh long an).

đây là hoạt động nằm trong dự án sách thiếu nhi “trái đất bị làm sao thế?” do bayer việt nam phối hợp với First news thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi việt nam về thực trạng biến đổi khí hậu, từ đó khuyến khích các em có những hành động thiết thực, góp phần bảo vệ trái đất - “mái nhà chung”. Các kiến thức khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu được truyền tải sinh động, dễ hiểu thông qua vở diễn hài hước, ý nghĩa được phát triển dựa trên nội dung chính của sách “trái đất bị làm sao thế?”. Cùng với kịch và đố vui, các em học sinh còn được các tình nguyện viên hướng dẫn làm những thí nghiệm khoa học đơn giản để hiểu rõ hơn tác động của biến đổi khí hậu lên trái đất. Các thí nghiệm kích thích sự tò mò của các em về các hiện tượng tự nhiên xung quanh, cũng như các chủ đề về khoa học.

V Các em học sinh tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu qua một thí nghiệm minh họa

Khu Công nghiệp thạnh phú: ưu tiên các ngành nghề “xanh”

khu công nghiệp (kCn) Thạnh phú (xã Thạnh phú, huyện vĩnh Cửu, tỉnh đồng nai) với diện

tích hơn 177 ha, có vị trí nằm gần các trục đường giao thông đường bộ, đường hàng không nên tạo được sự thuận lợi cho các nhà đầu tư trong vận chuyển lưu thông hàng hóa.

trong thời gian tới, kCn Thạnh phú sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng nhà xưởng để phục vụ các nhà đầu tư. tuy nhiên, các ngành nghề đầu tư ưu tiên thu hút tại kCn là các ngành nghề sử dụng công nghệ cao, ít nước thải, ít ô nhiễm môi trường nhằm xây dựng một kCn xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường. mặc dù vậy, trong quá trình mở rộng cũng như hoàn thiện các công trình hạ tầng phục vụ nhà đầu tư, kCn Thạnh phú gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tình hình thu hút đầu tư.

môi trường & doanh nghiệp

Page 40: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

38 Số 3/2014

phát triển bền vững

Bảo vệ rừng nhờ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

thực hiện nghị định số 99/2010/nđ-Cp ngày 24/9/2010 của Chính

phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (dvmtr), tỉnh quảng nam đã ký hợp đồng giao khoán cho người dân bảo vệ rừng. mặc dù mới triển khai gần 2 năm nhưng việc quản lý, bảo vệ rừng đem lại hiệu quả tích cực.

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thí điểm tại ma Cooi, huyện đông giang và kết quả là những cánh rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, kinh tế của chủ rừng được nâng cao. từ đó, tỉnh đã triển khai rộng rãi Chính sách chi trả dvmtr ra nhiều địa phương trên địa bàn, thông qua 7 đề án bảo vệ rừng theo lưu vực được quỹ bảo vệ và phát triển rừng quảng nam xây dựng.

Theo đó, 7 đề án chi trả dvmtr đã được ubnd tỉnh phê duyệt tại các lưu vực thủy điện: phú ninh; sông Côn 2; an điềm i - an điềm 2; sông tranh 2 - trà linh 3 - tà vi; đắc mi 4; a vương - Za hung; khe diên. tổng diện tích tự nhiên cả 7 lưu vực là 316.000 ha, trong đó diện tích có rừng là 181.172 ha (gồm các lưu vực thủy điện phú ninh: 6.047 ha; sông Côn 2: 12.285,68 ha; an điềm i - an điềm 2: 14.512,77 ha; sông tranh 2 - trà linh 3 - tà vi: 55.107,29 ha; đắc mi 4: 47.219,10 ha; a vương - Za hung: 40.274 ha; khe diên: 5.726,68 ha) được chi trả dvmtr và giao khoán cho 19.000 hộ dân và nhóm hộ. ngoài ra, tại lưu vực thủy điện sông bung (chưa lập đề án), được sự tài trợ của ngân hàng phát triển châu á (adb) đã xác định diện tích rừng được chi trả dvmtr 25.588 ha.

trong năm 2013, tổng diện tích rừng được chi trả dvmtr trên địa bàn tỉnh đã xác định được là

206.760,58 ha. toàn bộ diện tích trên đều thuộc các ban quản lý rừng: a vương, sông tranh, phú ninh, đắc mi, sông kôn; khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh; khu bảo tồn loài sao la; vườn quốc gia bạch mã và các hạt kiểm lâm: nông sơn, đại lộc, nam trà my và nam giang tổ chức thực hiện việc chi trả.

đặc biệt, Chính sách chi trả dvmtr góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; giúp người dân hưởng lợi từ rừng mà không xâm hại đến rừng; tái đầu tư lại rừng để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu như bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân; hấp thụ và lưu trữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng và phát triển rừng bền vững.

để đạt được kết quả trên, quỹ bảo vệ và phát triển rừng quảng nam đã tổ chức hội nghị triển khai Chính sách chi trả dvmtr tại 9 huyện: núi Thành, phú ninh, nam trà my, bắc trà my, phước sơn, nông sơn, đại lộc, đông giang và tây giang; phối hợp với các ban quản lý rừng phòng hộ a vương, sông tranh, đắc mi xây dựng 30 bảng tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt Chính sách chi trả dvmtr. đồng thời, quỹ đã phát 56.200 tờ rơi, 2.115 panô, áp phích và 1.000 cuốn sổ tay cho các xã, thôn, bản, hộ dân trong lưu vực thủy điện nhằm tuyên truyền Chính sách chi trả dvmtr và các công tác bảo vệ rừng; phối hợp với đài truyền hình, báo quảng nam, quỹ bảo vệ và phát triển rừng việt nam đưa tin định kỳ hàng tháng về các hoạt động triển khai Chính sách chi trả dvmtr.

V Người dân xã Trà Linh, huyện Nam Trà My được hướng dẫn kỹ thuật trồng sâm

Page 41: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

39Số 3/2014

nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng nhận rừng để tận thu cây, quỹ bảo vệ và phát triển rừng quảng nam đã “buộc” trách nhiệm bằng cách, trước khi ký hợp đồng với người dân, đề nghị ký cam kết rõ ràng. sau 1 năm, tổ công tác của quỹ sẽ đánh giá kết quả khu rừng các nhóm hộ quản lý. nếu giữ tốt thì mới thực hiện việc chi trả; ngược lại để xảy ra mất rừng, chủ rừng phải chịu phạt cắt tiền hoặc xử lý theo pháp luật.

tuy nhiên, trong quá trình triển khai chi trả dvmtr, quảng nam còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Chi trả dvmtr

còn chậm do chưa lập được hồ sơ giao khoán rừng theo quy định để làm cơ sở chi trả; đơn giá chi trả dvmtr bình quân giữa các lưu vực trên địa bàn tỉnh chênh lệch khá lớn (năm 2013: tại lưu vực thủy điện a vương - Za hung, đơn giá chi trả là 312.000 đồng/ha; tại lưu vực thủy điện sông bung chỉ có 60.000 đồng/ha) làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý điều hành; thời tiết những tháng đầu năm 2013 khô hạn nên không đủ lượng nước cho các nhà máy thủy điện hoạt động làm ảnh hưởng đến kế

hoạch thu, chi và các hoạt động điều hành.

để công tác bảo vệ rừng có hiệu quả, trong thời gian tới, quỹ bảo vệ và phát triển rừng quảng nam tiếp tục tuyên truyền về Chính sách chi trả dvmtr; xây dựng đề cương - dự toán đề án chi trả dvmtr tại sông bung và các lưu vực thủy điện nhỏ: trà my 1, 2; sông Cùng và đại đồng. đặc biệt, quỹ đang nghiên cứu những khu vực có thổ nhưỡng phù hợp đưa vào một số loài lâm sản phụ như mây, song, tre lấy măng cho người dân trồng để cải thiện kinh tế.

đứC Anh

tRiển LãM ảnh Và hiện Vật “tôi Sống xAnh”

triển lãm ảnh và hiện vật “tôi sống xanh” vừa diễn ra tại đà nẵng do

hội liên hiệp phụ nữ tp. đà nẵng tổ chức. triển lãm đã giới thiệu những mô hình, sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các bức ảnh người thật việc thật, nhằm kích thích sự khám phá, tìm hiểu của đông đảo hội viên phụ nữ, từ đó nâng cao nhận thức và giúp thay đổi hành vi trong việc đưa Chương trình “sống xanh” vào thực tế cuộc sống. qua đó góp phần xây dựng tp. đà nẵng phát triển bền vững về môi trường.

Chương trình sống xanh được hội liên hiệp phụ nữ tp. đà nẵng phối hợp với trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị triển khai thực hiện từ năm 2010. đến nay, Chương trình được nhân rộng tại 7 quận, huyện với 88 câu lạc bộ và hơn 600 nhóm sống xanh với gần 8.600 thành viên. mô hình này đã giúp các thành viên tham gia sống xanh nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực như tiết kiệm điện nước, trồng cây xanh, rau an toàn tại nhà, sử dụng giỏ đi chợ để hạn chế túi ni lông, phân loại rác tại nguồn, ủ phân hữu cơ… pV

công trình phúc lợi xã hội và mở rộng các mô hình việc làm tăng thu nhập cho người dân...

tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác quản lý và bvmt biển và hải đảo; đề xuất tăng phí đối với các phương tiện hoạt động trong vịnh, tăng phí vào kbt biển nhằm xây dựng nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ; Thúc đẩy quan hệ, hợp tác song phương, đa phương để nâng cao năng lực quản lý và tranh thủ các nguồn kinh phí viện trợ.

Có thể nói, hiện nay công tác quản lý, bvmt và đdsh không chỉ là mối quan tâm riêng ở phạm vi vịnh nha trang, từng quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại. môi trường và đdsh có sự gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tác động của bđkh đến phát triển bền vững của toàn cầu. hệ thống các kbt nói chung và kbt biển vịnh nha trang nói riêng đã và đang phát huy tác dụng trong

việc bvmt và đdsh. để công tác quản lý, bảo tồn tốt hơn, ngoài việc phải có kế hoạch phát triển thích hợp, các nhà quản lý cần có những hiểu biết hơn về môi trường và đdsh, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực, từ đó có những quyết định và chính sách phù hợp, kịp thời.

mục tiêu của bql vịnh nha trang không chỉ dừng lại ở việc bvmt và đdsh mà còn hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý cho hệ thống các kbt khác. để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng trong, ngoài nước. hy vọng với những nỗ lực của bql và cộng đồng dân cư, trong tương lai không xa kbt biển vịnh nha trang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của du khách trong và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phươngn

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường...(Tiếp theo trang 27)

phát triển bền vững

Page 42: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

40 Số 3/2014

phát triển bền vững

Cần thúc đẩy thời trang sinh thái tại Việt Nam

ngành công nghiệp thời trang được xem là một trong những ngành hàng

đầu ảnh hưởng đến môi trường và có tác động mạnh mẽ đến biển đổi khí hậu. quy trình sản xuất sản phẩm thời trang trải qua nhiều công đoạn, mà mỗi công đoạn sản xuất đều có ảnh hưởng đến môi trường. đặc biệt quá trình sản xuất vải sử dụng rất nhiều các loại hóa chất độc hại và sử dụng khối lượng lớn nước gây cạn kiệt nguồn nước, nghiêm trọng hơn, chất thải từ các nhà máy dệt may còn phá hủy hệ sinh thái của môi trường.

xuất phát từ thực tế trên, pgs.ts hoàng Thị lĩnh, nguyên phó Chủ nhiệm khoa dệt may và Thời trang trường đại học bách khoa hà nội đã tìm ra ý tưởng nhuộm vải từ các nguyên liệu tự nhiên như rau, củ, quả và lá cây. mặc dù được dân gian áp dụng từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên phương pháp này được phát triển thành công nghệ và ứng dụng trên các mẫu thiết kế thiết kế thời trang. là chuyên gia trong lĩnh vực hóa nhuộm, con đường đến với nghiên cứu của pgs.ts hoàng Thị lĩnh bắt đầu từ năm 1996 khi bà được một số tổ chức phi Chính phủ mời tham gia vào dự án giúp dân tộc thiểu số nâng cao độ bền màu của thổ cẩm. hai năm sau, pgs.ts hoàng Thị lĩnh xin đăng ký đề tài khai thác sử dụng các chất nhuộm màu tự nhiên để nhuộm vải bông, lanh và tơ tằm. trong phòng thí nghiệm, pgs.ts hoàng Thị lĩnh đã sử dụng lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây xà cừ... để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm. ban đầu, bà làm

bằng phương pháp thủ công là nấu lá lên để lấy dung dịch màu trong lá rồi nhúng vải vào nhuộm. trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng lên màu, đều màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau.

Theo thời gian, pgs.ts hoàng Thị lĩnh đã phát triển ý tưởng về công nghệ, vừa tách dịch màu, vừa nhuộm vải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn. nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy nhuộm để chiết dung dịch màu. sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường. ưu điểm của các sản phẩm dệt nhuộm bằng chất màu tự nhiên (từ lá bàng, củ nâu, lá xà cừ, lá chè) là có màu sắc gần gũi với thiên nhiên, độ bền màu của sản phẩm đảm bảo tốt (đạt cấp 4-5/5), mùi thơm dễ chịu, đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái

như không azo, không formaldehyt (là các chất gây ung thư và dị ứng da) theo tiêu chuẩn oekotex 100. đặc biệt, sản xuất với mức 2 tấn/năm sẽ giảm lượng nước thải độc hại ra môi trường, sông ngòi tương đương 600m3/năm. ngoài ra, bã thải của công nghệ được dùng thay thế phân bón hóa học, giúp người nông dân giảm chi phí đầu vào cho nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp do sử dụng phân hóa học.

pgs.ts hoàng Thị lĩnh đã dành 10 năm nghiên cứu công nghệ nhuộm truyền thống và nâng cấp thành công nghệ nhuộm công nghiệp, có thể sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp. nghiên cứu của bà đã được Công ty dệt nhuộm trung Thư ứng dụng cho các sản phẩm may mặc với thương hiệu Ecomia, Ecol… pgs.ts hoàng Thị lĩnh chia sẻ: hiện tại, nhu cầu sử dụng vải tự nhiên và thời trang

V PGS, TS. Hoàng Thị Lĩnh hy vọng những bộ trang phục nhuộm từ lá cây sẽ được sử dụng trong cuộc sống

Page 43: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

41Số 3/2014

sinh thái đang tăng cao trên toàn thế giới. khi chúng tôi sản xuất được vải hoàn toàn từ tự nhiên (cả chất vải và thuốc nhuộm) và xây dựng được thương hiệu cho vải sinh thái sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu. những sản phẩm này được khách hàng yêu thích vì có đặc điểm như mềm, mỏng và độ bền màu cao. Chất nhuộm tự nhiên thường có tính ổn định cao và duy trì độ bền đẹp trong một thời gian dài. ngày càng có nhiều khách hàng từ nhật bản và châu Âu đặt những sản phẩm này từ việt nam nhưng hiện nay, chúng tôi không có đủ để cung cấp. điều trăn trở duy nhất của tôi là việt nam cần phát triển hình thức nhuộm này trên quy mô công nghiệp.

nAM Việt

phÁt động Chiến DịCh ChấM Dứt Sử Dụng Sừng tê giÁC

bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với tổ chức cứu trợ

hoang dã (Wildaid), quỹ hoang dã châu phi đã phát động chiến dịch chấm dứt sử dụng sừng tê giác. với thông điệp “không có người mua - không có kẻ giết”, chương trình nhằm nâng cao ý thức về nạn săn bắn tê giác và kêu gọi người dân việt nam không tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ sừng tê giác.

trong thời gian qua, tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã đã làm giảm lợi ích kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến an ninh xã hội và môi trường. tình trạng buôn bán động vật hoang dã góp phần tạo doanh thu bất hợp pháp, gây bất ổn an ninh quốc gia và nguy cơ xuất hiện, lây lan các bệnh truyền nhiễm mới. những

hành vi sát hại các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bao gồm cả những mẫu vật của loài có nguồn gốc nước ngoài như sừng tê giác đã tác động xấu tới hình ảnh của việt nam trong việc thực thi các Công ước quốc tế.

Theo thống kê năm 1970, trên

thế giới có khoảng 75.000 cá thể tê giác, đến năm 2012 chỉ còn 28.000, năm 2013 là năm nạn săn bắn tê giác lấy sừng tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết (chỉ tính riêng tại nam phi). trong khi đó tính từ đầu năm 2014 đến ngày 20/2 đã có 145 con tê giác bị săn bắn trộm tại nam phi.

V Loài tê giác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do tình trạng trộm sừng

Mô hình tập thể DụC LàM SạCh nướC hồ

mới đây, hà nội đã đặt thí điểm các máy tập thể dục tại hồ

ngọc khánh và Thanh nhàn giúp làm sạch nước hồ và rèn luyện sức khỏe.

do được đặt ở vị trí đẹp, thoáng, đặc biệt có thể giúp cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, nên thiết bị tập thể dục luôn thu hút rất đông người đến tập. phần lớn những người lớn tuổi có nhu cầu sử dụng, tuy nhiên, những thanh thiếu niên đi bộ qua đây cũng hứng thú với mô hình này. Thời gian đầu giờ sáng và

cuối giờ chiều, số lượng người sử dụng máy tập khá đông. vào giờ cao điểm, thậm chí nhiều người phải xếp hàng để chờ… đến lượt.

để mô hình phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa, cần sự chung tay đóng góp của cộng đồng, nhằm phát triển và nhân rộng mô hình ra các hồ khác trên địa bàn. hy vọng, trong tương lai, mô hình này sẽ có mặt ở tất cả các hồ khác trên địa bàn tp, góp phần tạo nên bộ mặt Thủ đô xanh - sạch - đẹp và bền vững.

V Người dân hào hứng với mô hình tập thể dục kết hợp làm sạch nước hồ

phát triển bền vững

Page 44: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

42 Số 3/2014

nhìn ra thế giới

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải ThS. nguyễn thị ngọC Ánh, Cn. Lưu thị hương, tS. nguyễn hải yến Viện Khoa học quản lý môi trường, Tổng cục Môi trường

ô nhiễm môi trường không khí là một trong những nguyên nhân

chủ yếu làm suy thoái chất lượng môi trường trên thế giới cũng như tại việt nam. Các nguồn ô nhiễm không khí rất đa dạng, có thể kể đến các hoạt động từ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, sinh hoạt của người dân... trên thế giới đã có một số nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm (ksôn) môi trường không khí phù hợp với điều kiện của từng khu vực, quốc gia thông qua những văn bản luật và chính sách rõ ràng, cụ thể, điển hình tại các nước phát triển như anh, mỹ, hàn quốc…

1. Kinh nghiệM CủA Một Số nướC

là một nước có nền kinh tế phát triển lâu đời và thuộc khối liên minh Châu Âu (Eu) nên việc ksôn không khí ở anh luôn được Chính phủ đặt mối quan tâm hàng đầu. Chính phủ và chính quyền phân cấp đã lồng ghép nội dung môi trường trong các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Chính sách ksôn không khí thể hiện chi tiết, rõ ràng trong Chiến lược quốc gia về không khí lần đầu tiên vào năm 1997, trong đó quy định rõ nồng độ cho một số chất độc hại gồm benzen, 1,3-butadien, carbon monoxide, chì, nitơ dioxide, bụi, sulfur dioxide, nồng độ ozone mặt đất, và polyaromatic hydrocarbon (pah).

luật môi trường năm 1995 của anh đã yêu cầu chính quyền các địa phương đánh giá chất lượng không khí trong khu vực. nếu cơ sở nào vượt quá hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường thì sẽ phải ngừng hoạt động và thực hiện kế hoạch hành động nhằm làm giảm hàm lượng chất gây ô nhiễm. đây là một chính sách tích cực được cộng đồng anh hưởng ứng và đem lại kết quả cao trong quản lý chất lượng không khí. ngoài ra, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích chính quyền địa phương cùng với các nước láng giềng cải thiện chất lượng không khí trong khu vực, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp các sáng kiến và công nghệ giảm phát thải khí nhà kính.

mỹ là một nước hình thành hệ thống chính sách pháp luật về ksôn từ rất sớm. từ những năm 1940, Chính phủ liên bang đã thực hiện ksôn không khí và phổ biến thông tin rộng rãi đến cộng đồng về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. năm 1947, bang California đã thông qua pháp luật về ô nhiễm không khí đầu tiên. ban đầu, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thông qua và thực thi pháp luật. sau đó, các luật về kson không khí dần hoàn chỉnh và vào năm 1970 đã thành lập Cơ quan bvmt mỹ (Epa). sự hình thành của Epa đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc gia về

ksôn không khí. sau đó, quốc hội mỹ đã

thông qua sửa đổi luật không khí sạch (Caa) vào năm 1970, năm 1977 và năm 1990. Caa năm 1990 đã đánh dấu một sự thay đổi tổng thể với các mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe con người và phúc lợi công cộng: giảm khả năng gây hại đối với con người và ảnh hưởng đối với hệ sinh thái; hạn chế nguồn rủi ro từ việc tiếp xúc với haps, còn được gọi là chất độc không khí; bảo vệ và cải thiện môi trường trong khu vực hoang dã và công viên quốc gia; giảm lượng khí thải của các loài gây ra mưa axit, đặc biệt là so2 và no2; hạn chế việc sử dụng các hóa chất có khả năng làm suy giảm các lớp o3 tầng bình lưu.

Epa cũng đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng môi trường quốc gia đối với không khí, trong đó có 6 chất gây ô nhiễm không khí thông thường, được gọi là tiêu chuẩn chất gây ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong tiêu chí đó là: carbon monoxide (Co), nitơ đioxit (no2), sulfur dioxide (so2), chì (pb), bụi (pm), và ozone (o3)... tiêu chuẩn được quy định bằng cách thiết lập nồng độ không khí xung quanh và thời gian để đạt được các tiêu chuẩn này.

tại hàn quốc, nền tảng cho chính sách bảo vệ không khí là luật bảo vệ không khí sạch, luật kiểm soát tiếng ồn và độ rung, luật Cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị và luật ngăn ngừa mùi hôi. Thủ đô se-un

Page 45: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

43Số 3/2014

của hàn quốc là nơi tập trung đông dân số và các phương tiện giao thông nên mức độ ô nhiễm không khí cao. năm 2013, bộ môi trường hàn quốc đã ban hành luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí đô thị tại se-un. trên cơ sở đó, các giải pháp đặc biệt cải thiện chất lượng không khí đô thị trong giai đoạn từ 2005 - 2014 được thực thi: tập trung ưu tiên các khu vực bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng trong đô thị; đưa ra hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực và tổng lượng phát thải của từng khu vực. đối với những khu vực thải ra lượng lớn no2, so2 và bụi phải đưa ra hạn ngạch tổng lượng thải cho phép trong mỗi năm. khi vượt quá hạn ngạch cho phép doanh nghiệp sẽ phải trả phí. Các nguyên tắc quản lý khí thải cũng được mở rộng trong lĩnh vực giao thông, người bán xe mô tô được yêu cầu phải cung cấp các phương tiện có động cơ phát thải thấp.

2. bài họC Kinh nghiệM Cho Việt nAM

trong thời gian qua, việt nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc quản lý môi trường không khí như luật bvmt năm 2005, quyết định số 328/2005/qđ-ttg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ksôn môi trường đến năm 2010, bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ...

từ kinh nghiệm của các nước, có thể thấy rõ vai trò quản lý nhà nước của các bộ/ ngành/địa phương là rất quan trọng, đặc biệt là hệ thống pháp luật luôn được nhấn mạnh và đề cao. tùy vào đặc trưng ô nhiễm của từng quốc gia và theo từng thời kỳ phát triển, các văn bản chính sách cần được chỉnh sửa, ban hành phù hợp. Có quốc gia ban hành luật về kiểm soát không khí theo từng nguồn thải như giao thông, công nghiệp,

xây dựng... nhưng nhìn chung kinh nghiệm thực tế cho thấy với những biện pháp cứng rắn, xử phạt nghiêm minh mới có thể ngăn chặn và hạn chế tình trạng ô nhiễm.

Các quốc gia đã xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường không khí, trong đó có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng giai đoạn, kết hợp với các biện pháp như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở, kiểm soát các phương tiện phát thải, đưa ra hạn ngạch phát thải đối với các loại khí... bên cạnh đó, cần phải công khai minh bạch các chính sách mới được sửa đổi, bổ sung để phù hợp tình hình thực tiễn. Các chính sách cần thiết có sự tham gia của cộng đồng và trao quyền để cộng đồng giám sát. việt nam cũng cần đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế trong ksôn không khín

V Kiểm soát môi trường không khí luôn được Chính phủ Anh quan tâm hàng đầu

nhìn ra thế giới

Page 46: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

44 Số 3/2014

nhìn ra thế giới

diễn đàn khu vực châu á - Thái bình dương về giảm

thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3r) lần thứ v với chủ đề “đối tác và hợp tác nhiều tầng làm cơ sở thúc đẩy 3r ở châu á và Thái bình dương” được tổ chức tại inđônêxia từ ngày 25 - 27/3/2014. Tham dự diễn đàn có đại diện của 33 nước trong khu vực châu á - Thái bình dương và nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chất thải. đoàn việt nam do Thứ trưởng bộ tn&mt bùi Cách tuyến làm trưởng đoàn tham dự diễn đàn.

mục tiêu của diễn đàn nhằm thảo luận, chia sẻ các hình thức đối tác, hợp tác/liên kết để thúc đẩy thực hiện 3r,

đặc biệt là thực hiện tuyên bố hà nội về 3r đã được thông qua vào tháng 3/2013.

diễn đàn được chia thành 8 phiên toàn thể và 5 nhóm thảo luận bàn tròn, cụ thể: phiên 1: Thực hiện tuyên bố hà nội về 3r (2013 - 2023) ở châu á - Thái bình dương; phiên 2: hợp tác và đối tác song phương giữa các quốc gia về thúc đẩy thực hiện 3r; phiên 3: hợp tác giữa các thành phố/đô thị thông qua hợp tác bắc - nam nhằm thúc đẩy 3r ở cấp địa phương; phiên 4a/4b: hợp tác 3 bên (Chính phủ - Cơ quan nghiên cứu - khối tư nhân), nhằm phát triển các mô hình hiệu quả về 3r và quản lý chất thải; phiên 5: báo cáo kết quả thảo luận tại 5 nhóm bàn tròn; phiên 6: Các giải pháp để

nâng cấp việc thực hiện tuyên bố hà nội về 3r ở các quốc đảo nhỏ (sids); phiên 7: liên minh khí hậu và không khí sạch - sáng kiến chất thải đô thị (CCaC - msWi), cơ sở cho sự hợp tác thúc đẩy 3r - sự hài hòa với diễn đàn khu vực châu á - Thái bình dương về 3r; phiên 8: Thảo luận thông qua tuyên bố surabaya về 3r.

Các đại biểu tham dự diễn đàn đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, mô hình và rút ra bài học cần thiết để xây dựng các quan hệ đối tác/hợp tác nhiều tầng làm cơ sở cho việc thúc đẩy 3r trong khu vực.

diễn đàn cũng đã nhất trí chọn manđivơ là nước chủ nhà tổ chức diễn đàn lần vi vào năm 2015.

pV

Diễn đàn châu Á -Thái Bình Dương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải lần thứ V

Page 47: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

45Số 3/2014

Nguồn phát sinh, lưu lượng, thành phần nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh và đề xuất công nghệ xử lýtRần thị Mỹ Diệu, Lê Minh tRưỜnghà Vĩnh phướC, nguyễn tRung Việt Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Văn Lang

kết quả khảo sát biến thiên lưu lượng và thành phần nước thải phát sinh từ các

cơ sở khám chữa bệnh khác nhau cho thấy, nước thải bệnh viện chứa thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ với Cod tổng cộng dao động trong khoảng 100-200 mg/l, các giá trị Cod < 100 mg/l hoặc Cod > 500 mg/l thỉnh thoảng cũng xuất hiện. Thành phần Cod hòa tan (sCod) dao động trong khoảng 48-150 mg/l, các giá trị sCod > 400 mg/l có tần suất xuất hiện thấp. bên cạnh đó, nước thải bệnh viện thường chứa hàm lượng ammonia cao, dao động trong khoảng 5,1-30,0 mg n-nh3/l, trong đó giá trị 10,1-20,0 mg n-nh4

+/l có tần suất xuất hiện lớn nhất. dựa trên thành phần nước thải, bài viết cũng đề xuất một số công nghệ hứa hẹn xử lý nước thải (xlnt) đạt tiêu chuẩn xả thải vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố.

i. giới thiệu Chunghiện nay, trên địa bàn tp. hCm

có 185 bệnh viện, hơn 400 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa và

gần 12.000 phòng khám tư nhân đang hoạt động. Theo thống kê của sở tn&mt tp. hCm: “Bình quân mỗi ngày các bệnh viện ở TP. HCM thải khoảng 17.000 - 20.000 m3 nước thải, phần lớn trong số này không được xử lý, trực tiếp đi từ bệnh viện ra hệ thống cống chung của thành phố. Nước thải bệnh viện bao gồm nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của bệnh nhân, nhân viên y tế,... nước thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh... đây là nguy cơ ô nhiễm, lây lan bệnh tật rất lớn cho cộng đồng”. đa số các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các trung tâm y tế chưa có trạm xlnt. một số bệnh viện đã đầu tư xây dựng trạm xlnt vẫn chưa bảo đảm nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận. bên cạnh các nguyên nhân về vận hành không hợp lý, công nghệ chưa thích hợp, việc nâng công suất khám chữa bệnh đã làm lượng nước thải phát sinh vượt xa nhưng công suất thiết kế ban đầu của hệ thống đã dẫn đến tình trạng quá tải và xử lý không hiệu quả. một số cơ sở y tế có quy mô nhỏ, với lưu lượng nước thải

phát sinh khoảng 3 - 5 m3/ngày, đêm, diện tích đất hạn chế, vẫn chưa tìm được giải pháp hợp lý để xlnt phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở mình.

dựa trên kết quả khảo sát thực tế, xác định nguồn phát sinh, biến thiên lưu lượng và thành phần nước thải của một số cơ sở khám chữa bệnh, bài viết đã chỉ ra những thành phần ô nhiễm chính từ loại nước thải này và đề xuất một số công nghệ xlnt đạt tiêu chuẩn xả thải vào hệ thống cống thoát nước chung của thành phố.

ii. nguồn phÁt Sinh Và Lưu LưỢng

tùy theo các khu chức năng trong bệnh viện, nước thải sẽ phát sinh từ hoạt động của các khu này với lưu lượng khác nhau. tuy nhiên, ở hầu hết các bệnh viện, nguồn nước thải phát sinh chính là từ hệ thống nhà vệ sinh phục vụ người bệnh và người (thăm) nuôi bệnh nhân. lượng nước thải từ các phòng xét nghiệm, siêu âm, cấp cứu… chỉ chiếm khoảng 12 - 15% tổng lượng nước thải của bệnh viện.

nghiên cứu điển hình tại bệnh viện phụ sản trên địa bàn tp. hCm

Results of a survey on flow-rate variations and characteristics of hospital wastewater from different hospital/healthcare centers show that major pollutants in this kind of wastewater is organic matter with total COD in the range of 100-200 mg/L. COD values < 100 mg/L or COD > 500 mg/L also

appear sometimes. Soluble COD (sCOD) is in the range of 50-150 mg/L. The value of sCOD > 400 mg/L has a low frequency of occurrence. Besides, hospital wastewater often contains high concentrations of ammonia, ranging from 5.1 to 30.0 mg N-NH4

+/L, of which the values from 10.1 to 20.0 mg N-NH4+/L

are most frequently found. Based on the composition of this type of wastewater, the article suggests some treatment processes which promise to treat the wastewater to meet the Vietnamese standards to discharge to the existing sewer systems of the city.

nghiên Cứu

Page 48: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

46 Số 3/2014

V Hình 1. Biến thiên lưu lượng nước thải phát sinh từ bệnh viện phụ sản khảo sát theo các giờ khác nhau trong ngày

kết quả khảo sát tại bệnh viện một bệnh viện đa khoa với 150 giường bệnh cho thấy lưu lượng nước thải phát sinh ở mức 120 m3/ngày, đêm và lưu lượng cực đại cũng thường rơi vào các giờ cuối buổi sáng và đầu giờ chiều. kết quả khảo sát trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định dung tích tối ưu đối với bể điều hòa trong trạm xlnt của bệnh viện. điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh viện có diện tích nhỏ.

cho thấy, với 110 giường bệnh và 20 khoa/phòng, lưu lượng nước thải phát sinh trung bình mỗi ngày ở mức 160 m3/ngày, đêm; trong đó trên 85% là nước thải từ hệ thống nhà vệ sinh, chỉ khoảng 13% (tương

ứng với khoảng 20,4 m3/ngày, đêm) nước thải phát sinh từ các phòng cấp cứu, xét nghiệm, siêu âm… kết quả khảo sát biến thiên lưu lượng nước thải theo các giờ khác nhau trong ngày đối với bệnh viện này cho thấy

các giờ phát sinh nước thải nhiều nhất thường vào cuối buổi sáng (từ 9:30 -12:30) và đầu giờ chiều (13:30 - 14:30) (hình 1). Các giờ còn lại có lưu lượng xấp xỉ lưu lượng trung bình giờ trong ngày.

iii. thành phần nướC thải

Thành phần nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dạng hòa tan và không tan (sCod và pCod), cặn lơ lửng (ss), ammonia (n-nh3) và vi sinh vật (chủ yếu là Ecoli và Coliform). đặc trưng của thành phần nước thải từ cơ sở khám chữa bệnh được đúc kết từ kết quả khảo sát thực tế tại bệnh viện phụ sản, bệnh viện đa khoa và phòng khám

nha khoa đang hoạt động tại tp. hCm.

kết quả khảo sát thành phần nước thải phát sinh từ bệnh viện phụ sản nghiên cứu theo các giờ khác nhau trong ngày và theo các ngày khác nhau trong tháng trình bày tóm tắt trong bảng 1 cho thấy, chất hữu cơ (tính theo Cod) và nitơ ammonia là các thành phần cần được xử lý. trong đó, Cod tổng cộng dao động trong khoảng 65 mg/l < Cod < 800 mg/l, tuy

nhiên giá trị Cod trong khoảng 100 - 200 mg/l có tần suất xuất hiện lớn nhất (trong tập số liệu khảo sát) và thỉnh thoảng mới xuất hiện Cod > 500 mg/l (hình 2). Cod do các chất hòa tan gây ra (sCod) có khoảng dao động hẹp hơn (48 mg/l < sCod < 700 mg/l). đồ thị hình 2 cho thấy, giá trị sCod trong khoảng 48 - 150 mg/l có tần suất xuất hiện lớn nhất và thỉnh thoảng mới sCod trong nước thải của bệnh viện này mới có giá trị > 400 mg/l.

Bảng 1. Thành phần nước thải phát sinh từ bệnh viện phụ sản khảo sát, mẫu lấy tại song chắn rác của trạm XLNT hiện hữu

Ngày khảo sát pH SS (mg/l) COD (mg/l) sCOD (mg/l) N-NH4+

(mg/l)

02/7/2013 6,90-9,09 24-148 144-760 96-680 8,69-12,4103/7/2013 7,50-9,40 < 10-448 128-600 128-560 6,15-21,5409/7/2013 - < 10-88 256-416 224-368 -10/7/2013 - < 10-88 256-416 224-368 -27/9/2013 7,27-7,58 - 128-256 96-176 16,00-22,1028/9/2013 7,40-7,65 - 112-176 96-144 18,10-28,901/10/2013 7,44-7,69 24-60 96-192 48-144 17,70-25,202/10/2013 7,40-7,59 23-43 80-192 64-160 12,30-18,103/10/2013 7,40-7,60 19-54 64-352 48-144 16,70-23,504/10/2013 7,33-7,61 14-34 64-176 48-128 12,60-19,405/10/2013 7,59-7,61 13-29 64-160 64-112 13,00-20,40

nghiên Cứu

Page 49: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

47Số 3/2014

V Hình 2. Tần suất phân bố giá trị COD và sCOD trong nước thải của bệnh viện phụ sản khảo sát

kết quả khảo sát n-org trong nước thải theo các giờ khác nhau trong ngày cho thấy nồng độ n-org chỉ dao động trong khoảng 3,6 - 8,7 mg n/l, trong đó thường tập trung vào khoảng 6,2 - 8,7 mg n-org/l.

kết quả khảo sát thành phần nước thải từ một phòng khám nha khoa theo từng giờ trong ngày và theo các ngày khác nhau trong tuần cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể so với thành phần nước thải đã khảo sát tại bệnh viện phụ sản. biến thiên thành phần nước thải của phòng khám nha khoa được trình bày tóm tắt trong bảng 2. Các số liệu khảo sát khác đối với hai bệnh viện đa khoa trình bày trong bảng 3 một lần nữa khẳng định mức độ ô nhiễm đối với nước thải của các bệnh viện hiện hữu.

V Hình 3. Tần suất phân bố giá trị pCOD và SS trong nước thải của bệnh viện phụ sản

V Hình 4.Tần suất phân bố giá trị N-NH4+ trong nước thải của

bệnh viện phụ sản

Cod do các thành phần không tan gây ra dao động trong khoảng 16 mg/l < pCod < 120 mg/l. trong đó, thông thường pCod chỉ trong khoảng 31 - 40 mg/l (giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất) và thỉnh thoảng mới xuất hiện pCod > 70 mg/l (hình 3).

nồng độ cặn lơ lửng có trong nước thải không cao, thường chỉ trong khoảng 10 - < 50 mg/l, thỉnh thoảng mới xuất hiện ss > 100 mg/l (hình 3). do đó có thể xử lý nước thải bệnh viện bằng quá trình bùn hoạt tính hiếu khí mà không cần lắng để tách cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải.

nitơ trong nước thải tồn tại chủ yếu dưới dạng n-nh4+. nồng độ n-nh4

+ trong nước thải dao động trong khoảng 5,1-30,0 mg n-nh3/l, trong đó giá trị 10,1-20,0 mg n-nh4

+/l có tần suất xuất hiện lớn nhất (hình 4).

nghiên Cứu

Page 50: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

48 Số 3/2014

Bảng 2. Thành phần nước thải phát sinh từ phòng khám nha khoa khảo sát, mẫu lấy tại bể điều hòa của trạm XLNT hiện hữu

Ngày khảo sát pH SS (mg/l) COD (mg/l) sCOD (mg/l) N-NH4+

(mg/l)21/3/2013 7,45-7,49 144-176 144-176 96-144 27,32-34,7622/3/2013 7,34-7,65 24-276 128-176 96-128 16,49-34,7623/3/2013 7,33-7,47 < 10 - 44 144-240 112-176 20,55-27,3224/3/2013 7,57-7,58 30-276 208-240 160-176 30,02-34,0025/3/2013 7,50-7,91 44-100 96-192 64-96 25,59-42,5326/3/2013 7,40-7,77 < 10 -68 80-128 64-96 27,32-46,9427/3/2013 7,27-7,64 20 - 96 96-144 64-128 22,58-32,05

Bảng 3. Thành phần nước thải phát sinh từ hai bệnh viện đa khoa khác nhauThông số Đơn vi Bệnh viện Đa Khoa 1* Bệnh viện Đa khoa 2**

pH - 6,96 - 7,90 7,50SS mg/L 59 - 91 210COD mg/L 256 - 706 345BOD mg/L 148 - 366 250N-NH4

+ mg/L 51,2 - 62,6 20,0Ptổng mg/L 4,68 - 7,60 7,0Sunfua (theo H2S) mg/l 0,7 -Dầu và mỡ động thực vật mg/L 12 8Tổng Coliforms MPN/100 ml 11 x 107 7 x 108

*Số liệu khảo sát năm 2012, ** Số liệu khảo sát năm 2010.

iV. đề xuất Công nghệ xử Lý nướC thải bệnh Viện

Thành phần nước thải bệnh viện trình bày trên cho thấy để đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép (qCvn 28:2010/btnmt), công nghệ xử lý phải có khả năng xử lý chất hữu cơ (tính theo Cod và sCod), cặn lơ lửng, và n-nh4

+. trong đó, tỷ lệ Cod/tkn xấp xỉ 9 - 13 nên thích hợp để thực hiện quá trình oxy hóa

chất hữu cơ và nitrate hóa trong cùng một bể. do đó, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện được đề xuất như trình bày trong hình 5. trong đó, phương án 1 có thể áp dụng hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng dạng lở lửng hoặc dính bám. trong trường hợp sử dụng hệ thống với vi sinh vật tăng trưởng dạng dính bám, không cần thiết tuần hoàn bùn từ bể lắng đợt 2

về bể thổi khí, thay vào đó là dòng tuần hoàn nước thải. trong một số trường hợp, để bảo đảm xử lý triệt để thành phần chất không tan trong nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận có thể cần bố trí thêm bể lọc áp lực ở cuối hệ thống (phương án 2). hai phương án 1 và 2 sử dụng công nghệ cổ điển, sẽ phù hợp với những bệnh viện có diện tích đất đủ để xây dựng công trình.

V Phương án 1

nghiên Cứu

Page 51: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

49Số 3/2014

phương án 3 sử dụng công nghệ kết hợp giữa quá trình xử lý sinh học (bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng dạng lơ lửng) kết hợp với quá trình lọc màng (membrane). hai quá trình này được thực hiện trong cùng một bể nhờ đó giảm được số lượng công trình cần đầu tư, đồng thời giảm diện tích cần thiết do không cần lắp đặt bể lắng đợt 2. Thêm vào đó, quá trình tách pha (bùn và nước thải) bằng màng lọc cho hiệu quả cao hơn nhiều nên nước thải sau xử lý thường có chất lượng tốt hơn, đặc biệt nồng độ cặn còn lại

trong nước thải sau xử lý không đáng kể và do đó không cần lắp đặt bể lọc áp lực. tuy nhiên, cũng cần lưu ý, rằng phương án công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư cao và chi phí vận hành lớn do tiêu tốn điện năng trong quá trình bơm và rửa màng online.

V. Kết Luận nước thải bệnh viện chứa thành

phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ với Cod tổng cộng dao động trong khoảng 100 - 200 mg/l, các giá trị Cod < 100 mg/l hoặc Cod > 500 mg/l thỉnh thoảng cũng xuất

hiện. Thành phần Cod hòa tan (sCod) dao động trong khoảng 48 - 150 mg/l, các giá trị sCod > 400 mg/l có tần suất xuất hiện thấp. bên cạnh đó, nước thải bệnh viện thường chứa hàm lượng ammonia cao, dao động trong khoảng 5,1 - 30,0 mg n-nh3/l, trong đó giá trị 10,1 - 20,0 mg n-nh4

+/l có tần suất xuất hiện lớn nhất. ba phương án công nghệ đề xuất hứa hẹn xử lý được các thành phần ô nhiễm có trong nước thải bệnh viện, đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào hệ thống cống thoát nước hiện hữu của thành phốn

V Phương án 2

V Phương án 3

V Hình 5. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

nghiên Cứu

Page 52: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

50 Số 3/2014

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tảo được sử dụng rộng rãi trên thế giới có

tác dụng nâng cao sức khỏe con người bởi tảo có hàm lượng protein cao, có đầy đủ các axit amin không thay thế, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Chlorophyll có hàm lượng cao trong tảo lục [6,8,9]. Tảo suối Cao Bằng là một loại tảo lục có thành phần loài thuộc hai chi Cladophora và Chaetomorpha, ngành Chlorophyta. Người dân Cao bằng dùng tảo này làm thực phẩm. Qua nghiên cứu thành phần hóa học của tảo cho thấy, giá trị dinh dưỡng cao của loài tảo lục Cao Bằng.

i. Mở đầuviệt nam là một nước nhiệt đới,

nóng ẩm thích hợp với việc sinh trưởng và phát triển của tảo nước ngọt và tảo biển, do vậy ở việt nam có nhiều loài tảo được phân bố ở khắp nơi. Theo nghiên cứu thống kê, riêng nguồn lợi về tảo biển, việt nam hiện có 638 loài rong biển đã được định tên trên tổng số 1.000 loài có mặt tại vùng biển việt nam, có 229 loài thuộc tảo đỏ, 123 loài tảo nâu, 145 loài tảo lục và 76 loài tảo lam, trong đó 31,7% tổng số loài nêu trên thuộc vùng khí hậu ôn đới và

40% nhiệt đới. đa số được dùng làm thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc [6].

Các loài tảo sinh sống trong môi trường nước ngọt, trên đất liền, trong lòng sông, lòng suối chưa được nghiên cứu nhiều, các loài tảo này chỉ được một số người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm làm thức ăn cho người và gia súc, gần như chưa thấy được dùng làm thuốc một cách rộng rãi.

tảo được xem như nguồn hợp chất tự nhiên tuyệt vời và mới lạ với các chất có hoạt tính sinh học có thể được bào chế thành các sản phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm thực phẩm chức năng từ tảo hiện nay đã có mặt trên thị trường việt nam.

Cao bằng nói riêng và các tỉnh miền núi phía bắc nói chung có nhiều tài nguyên sinh vật, đa dạng về loài và nguồn gen. tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật, trong đó có tảo lục làm thuốc, cũng như làm thực phẩm rất độc đáo, có truyền thống, mang bản sắc dân tộc.

xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của loài tảo lục ăn được tại Cao bằng.

ii. phương phÁp nghiên Cứu

1. phương pháp định loại tảo - Các mẫu được thu ngoài tự

nhiên, bảo quản trong dung dịch cồn 5 - 6% hoặc phơi khô.

- mẫu vật được phân tích dưới kính hiển vi quang học leica dmrE có gắn trắc vi thị kính và máy chụp ảnh hiển vi tự động với độ phóng đại từ 50 - 400 lần.

- Theo khóa phân loại đến chi của hook et. al. [9] mẫu tảo thu được tại các suối ở Cao bằng được xác định theo thứ tự ngành, bộ, họ, giống, chi và loài.

2. phương pháp xác định thành phần hóa học của tảo

2.1. Nguyên liệutảo được rửa sạch, loại tạp; cắt

thành từng đoạn ngắn, phơi sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60oC.

2.2. Dung môi, hóa chấtCác hóa chất, dung môi dùng

trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết.

2.3. Thiết bị, dụng cụ- máy phân tích acid amin

shimadzu 10avp, autosampler- nhật; máy phân tích iCp/ms - agilent technology, model: 7700; bộ cất kjeldahl, đức.

Nghiên cứu thành phần hóa học của tảo suối tại Cao BằngtS. Lại Minh hiền, tS. nguyễn hoành CôiTrung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh họcThS. nguyễn Duy ChíTrung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội

nghiên Cứu

Food supplements originating from algae have been widely used to increase human health, as algae have high protein, important acid amino and vitamin. In particular, algae have high concentration of Chlorophyll. Stream algae in Cao Bang belong to Cladophora and

Chaetomorpha of Chlorophyta group. People in Cao Bang use the algae as daily food. This study shows that stream algae in Cao bang has high nutritional values.

Page 53: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

51Số 3/2014

2.4. Phương pháp định lượng Nitơ toàn phần

a. Xác định độ ẩm của mẫu tảođộ ẩm của mẫu tảo (x%) được

tính theo công thức:

b. Định lượng Nitơ toàn phần: Tiến hành theo Dược Điển Việt Nam IV [2]

tính kết quả: hàm lượng nitơ toàn phần trong mẫu thử tính theo công thức:

2.5. Định tính, định lượng các acid amin bằng phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [1,3,4,5]

hplC là phương pháp hiện đại dùng để phân tích các thuốc đa thành phần nhờ khả năng phân tách các chất với hiệu năng cao của cột và dung môi động, khả năng phát hiện các chất với độ nhạy rất cao.

a. Xây dựng phương pháp định tính, định lượng các acid amin bằng HPLC

khảo sát điều kiện sắc ký; dung dịch chuẩn acid amin gốc; điều kiện tạo dẫn chất; lựa chọn điều kiện sắc ký: detector huỳnh quang bước sóng kích thích 348 nm, bước sóng phát xạ 450 nm và detector uv ở 338nm.

b. Khảo sát quy trình thủy phân tảo bằng nhiệt độ:

c. Thẩm định phương pháp định tính, định lượng các acid amin: Thẩm định tính tương thích của hệ thống và tính chọn lọc; Thẩm định độ tuyến tính; Thẩm định độ lặp lại.

tính hệ số F theo công thức:

trong đó: si: diện tích pic của từng acid amin; mcân: khối lượng cân của mẫu tảo (mg).

(4) Thẩm định độ đúng.d. Định tính các acid amin

thiết yếu

so sánh sắc ký đồ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử, định tính xác định các acid amin, so sánh trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

e. Định lượng các amin thiết yếutính hàm lượng các acid amin

dựa vào diện tích pic của chuẩn và thử, nồng độ của chuẩn. từ đó tính hàm lượng acid amin trong mẫu tảo khô theo công thức:

trong đó: tổng hl% các acid amin là tổng

hàm lượng các acid amin định lượng được trong mẫu tảo khi chưa xác định độ ẩm (%).

đ là độ ẩm của mẫu tảo (%).2.6. Phân tích các nguyên tố vi

lượng có trong mẫu tảo a. Quy trình xử lý mẫu tảo.b. Phương pháp phân tích: quang

phổ khối plasma cảm ứng (iCp/ms)c. Thiết bị: máy phân tích iCp/

ms - agilent technology, model: 7700.

d. Điều kiện phân tích và thẩm định phương pháp ICP/MS

* Chọn đồng vị phân tích:khi phân tích, máy chỉ thu tín

hiệu của các đồng vị đã chọn theo nguyên tắc phân giải khối bằng bộ phân chia tứ cực.

2.7. Định lượng Glucid (Bằng phương pháp chuẩn độ theo Dược điển Việt Nam IV)

hàm lượng % glucid trong mẫu thử được tính theo công thức:

trong đó: vtr, vTh là thể tích dung dịch na2s2o3 0,1n (Cđ) dùng cho mẫu trắng và mẫu thử (ml).

k là hệ số hiệu chỉnh của dung dịch na2s2o3 0,1n (Cđ)

F là hệ số tương đương (0,009008g/ml)

mcân là khối lượng cân của mẫu tảo đem định lượng (g)

đ là độ ẩm của mẫu tảo đem định lượng được xác định trong

phần nêu trên.2.8. Định lượng lipid (Theo Dược

điển Việt Nam IV)xác định hàm lượng % lipid có

trong mẫu thử theo công thức:

trong đó: mcân: là khối lượng mẫu đem

chiết rút lipid (g)m1: khối lượng gói mẫu trước khi

chiết rút lipid (kể cả khối lượng giấy lọc).

m2: khối lượng gói mẫu đã được sấy khô tuyệt đối sau khi chiết rút lipid.

đ là độ ẩm của mẫu tảo đem định lượng đã được xác định.

2.9. Định tính các loại vitamin (Theo Dược điển Việt Nam IV)

a. định tính vitamin a và db. định tính vitamin Ec. định tính vitamin C, b1, b2,

b6, pp.2.10. Định tính Chlorophyll

(Theo Dược điển Việt Nam IV )2.11. Xử lý kết quả bằng phần

mềm Microsoft Excel

iii. Kết quả Và thảo Luận1. xác định tên khoa họckết quả định loại cho thấy, mẫu

tảo thu được tại Cao bằng gồm 3 loài, trong đó 2 loài là Cladophora fracta kütz. và Cladophora glomerata (l.) kütz. thuộc chi Cladophora kützing và 1 loài Chaetomorpha sinensis gardner. thuộc chi Chaetomorpha kützing. Cả 3 loài này này đều thuộc họ Cladophoraceae, bộ Cladophorales, lớp Cladophorophyceae, ngành tảo lục Chlorophyta.

hlaa thiết yếu

tổng hl% các acid amin x 100

(100 - đÂ)

x% =(vtr - vTh) x k x F x 4 x 100 x 100

mcân x (100 - đÂ)

x% =(m1 - m2) x 100 x 100

mcân x (100 - đÂ)

simcân

F = .100

V Hình. Tảo lục Cao Bằng (Nguồn TT Bảo tồn ĐDSH)

hl (%) =(b - a) x knaoh x 0,00028 x 100

mthử x (1- % ẩm)

x% =(m1 - m2) x 100

m1 - m0

nghiên Cứu

Page 54: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

52 Số 3/2014

xác định hàm lượng nitơ toàn phầnBảng 1. Kết quả xác định hàm lượng Nitơ toàn phần của

mẫu tảo

STT KL tảo (g) VNaOH cho mẫu trắng (ml)

VNaOH cho mẫu thử (ml)

% Nitơ toàn phần

1 0,1060 30,0 9,95 6,11

2 0,1030 30,0 11,60 5,78

3 0,1089 30,0 11,00 5,64

4 0,1067 30,0 11,70 5,55

5 0,1085 30,0 10,60 5,78

6 0,1005 30,0 10,70 6,21

HL trung bình (%) 5,85

RSD% 4,47

kết quả cho thấy, hàm lượng nitơ toàn phần trong mẫu tảo khoảng 5,84% , tương tương ứng với 36,6% đạm (hệ số 6,25), với độ lệch chuẩn tương đối giữa các lần thử nghiệm khoảng 4,5% < 5% cho thấy phương pháp có độ lặp lại tốt, kết quả thu được là đáng tin cậy.

hàm lượng nitơ toàn phần được xác định trong mẫu tảo lục Cao bằng hiện nay cao hơn hàm lượng nitơ toàn phần trong mẫu tảo lục Cao bằng trước đây được công bố vào năm 1974 (36,6% so với 27%). Có sự khác biệt này có thể là do thành phần loài tảo hiện nay chủ yếu là chi Cladophora khác với thành phần loài các loài trước đây chủ yếu là chi Chaetomorpha.

3. định tính và định lượng các acid amin bằng phương pháp hpLC

3.1. Kết quả định tính các acid amin trong mẫu tảo

Bảng 2. Các acid amin có trong mẫu tảo lục Cao Bằng

STT Tên acid amin Thời gian lưu (phút) STT Tên acid amin Thời gian lưu (phút)

1 Acid Glutamic 1,52 8 Valin 12,24

2 Serin 3,54 9 Lysin 12,89

3 Threonin 5,04 10 Methionin 13,15

4 Histidin 6,14 11 Isoleucin 14,68

5 Alanin 7,16 12 Phenylalanin 15,27

6 Arginin 7,99 13 Leucin 15,58

7 Tyrosin 11,15 14 Prolin 19,22

3.2. Kết quả định lượng các acid amin trong mẫu tảoBảng 3. Hàm lượng các acid amin có trong mẫu tảo lục Cao Bằng

TT Acid aminHàm lượng trong tảo (%)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 TB RSD

1 Threonin 2,16 2,04 2,08 2,06 2,12 2,07 2,09 2,17

2 Histidin 6,01 5,87 5,57 5,94 5,46 5,49 5,72 4,28

3 Valin 1,85 1,94 1,85 2,01 2,03 1,91 1,93 4,12

4 Lysin 2,46 2,53 2,46 2,56 2,38 2,37 2,46 3,08

5 Methionin 0,29 0,25 0,23 0,24 0,26 0,26 0,26 7,97

6 Isoleucin 1,58 1,59 1,59 1,67 1,71 1,67 1,64 3,37

7 Phenylalanin 1,55 1,69 1,63 1,75 1,67 1,70 1,67 4,28

8 Leucin 2,62 2,83 2,75 2,94 2,76 2,79 2,78 3,77

Tổng 18,54ghi chú: mẫu tảo sử dụng để phân tích tích có độ ẩm là 13,47%như vậy hàm lượng (%) của các acid amin thiết yếu trong mẫu tảo khô sẽ là:hl aa thiết yếu = 18,54 / (1- 0,1347) = 21,43 %đối với tảo lục Cao bằng, mặc dù mới chỉ định tính 14 loại acid amin, nhưng có tới 8 loại acid amin không thay

thế. trong khi đó các kết quả nghiên cứu loài Chlorella khác trên thế giới cho biết chúng có đến 18 trong số 22 acid amin được biết đến và cũng có 8 acid amin thiết yếu. với các kết quả đạt được cho thấy giá trị dinh dưỡng cao của loài tảo lục Cao bằng.

nghiên Cứu

Page 55: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

53Số 3/2014

iV. Kết Luận Và Kiến nghị1. Kết luậntảo lục ăn được tại Cao bằng có

hình sợi dài có kích thước từ 60 cm đến hơn 200 cm, phân bố hầu hết các song nhỏ và suối của tỉnh Cao bằng, được phân loại thành 2 chi Cladophora kützing và chi Chaetomorpha kützing. Chi Cladophora kützing có 2 loài Cladophora fracta kütz., Cladophora glomerata (l.) kütz và chi Chaetomorpha kützing có 1 loài Chaetomorpha sinensis gardner., trong đó chủ yếu là loài Cladophora glomerata

(l.) kütz. Cả 3 loài này này đều thuộc họ Cladophoraceae, bộ Cladophorales, lớp Cladophorophyceae, ngành tảo lục Chlorophyta.

Các chất dinh dưỡng của tảo lục Cao bằng rất giàu, trong đó đạm tổng số chiếm từ 36% đến gần 40%, gluxit chiếm 13,74% và lipid chiếm 5,68% trọng lượng khô. trong tảo có chứa 14 axit amin, trong đó có 8 loại axit amin không thay thế. về khoáng chất có 11 nguyên tố cần cho cơ thể con người, các kim loại nặng có hàm lượng dưới mức cho phép của thực

phẩm chức năng. trong tảo có mặt các vitamin nhóm b, a, d, E, C và Chlorophyll. kết quả đạt được cho thấy, giá trị dinh dưỡng cao của loài tảo lục Cao bằng.

2. Kiến nghịđây là kết quả bước đầu trong

việc phân tích các thành phần dinh dưỡng chủ yếu của tảo, vì vậy cần nghiên cứu tiếp định lượng Chlorophyll, các vitamin và các hoạt chất khác có trong tảo lục; nghiên cứu động thái tích lũy hoạt chất có trong tảo theo thời gian sinh trưởngn

4. Kết quả nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng

Bảng 4. Kết quả khảo sát mẫu tảo (n = 5)STT Tên nguyên tố Đơn vị tính Hàm lượng

1 Cr mg/kg 16,28

2 Mn mg/kg 1156,89

3 Fe mg/kg 1616,03

4 Co mg/kg 0,96

5 Ni mg/kg 5,14

6 Cu mg/kg 4.82

7 Zn mg/kg 36,20

8 As mg/kg 6,81

9 Se mg/kg 3,22

10 Cd mg/kg 0,58

11 Pb mg/kg 2,44

12 Hg mg/kg -ghi chú: (-) - không phát hiện thấy.kết quả phân tích đã chỉ ra trong mẫu tảo

lục Cao bằng có 11 nguyên tố vi lượng trong 12 nguyên tố được phân tích, trong đó có 8 nguyên tố vi lượng thiết yếu: Cr, mn, Fe, Co, ni, Zn, se, Cu, đặc biệt mn và Fe có hàm lượng rất cao (1156,89 mg/kg, 1616,03mg/kg tương ứng).

5. Kết quả định lượng glucidkết quả cho thấy, trong mẫu tảo khô chứa 13,74% glucid

tính theo glucose, được tiến hành trên 05 mẫu cho độ lặp lại tốt (rsd% = 0,62).

6. định lượng lipidkết quả cho thấy trong mẫu tảo khô chứa 5,68% lipid

tính trên 05 mẫu thử cho độ lặp lại tốt (rsd% = 1,36).trong sản phẩm thực phẩm chức năng Chlorella royal

của nhật, hàm lượng chất béo (lipid) có trong thành phẩm từ 8-15 %, trong tảo spirulina là khoảng 20% [39, 54].

hàm lượng chất béo trong tảo lục Cao bằng gần tương đương với chất béo trong sản phẩm này.

7. định tính các vitaminqua khảo sát định tính các vitamin có trong tảo bằng

phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, đã xác định được sự có mặt của các loại vitamin a, d, C, E, vitamin nhóm b và pp.

8. định tính ChlorophyllChlorophyll có mặt chủ yếu trong các loại thực vật màu

xanh lục (thường gọi là diệp lục tố) có tác dụng cho sức khỏe con người , đặc biệt trong tảo Chlorella có hàm lượng Chlorophyll cao nhất trong các loại thực vật quang hợp [6,8]. trong tảo lục Cao bằng cũng đã phát hiện được Chlorophyll.

TàI LIệu THaM KHảo1. Bộ môn văn Hóa phân tích (2004), Kiểm nghiệm thuốc, Trường đại học Dược Hà Nội.2. Bộ Y tế (2009), Dược điểm Việt Nam IV, NXB Y học.3. Bộ Y tế, Trần Tử An (2005), Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 84 - 111.4. Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2007), bảo đảm chất lượng thuốc và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc, tr. 230 - 251.5. Nguyễn Minh Đức (2006), Sắc ký lỏng hiệu năng cao và một số ứng dụng vào nghiên cứu kiểm nghiệm dược phẩm, dược liệu và hợp chất

tự nhiên, NXB Y học.6. Đặng Đình Kim (2012), “Thực phẩm chức năng từ tảo”, Báo cáo khoa học, tr. 5 - 15.7. Đặng Hanh Khôi, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Hoành Côi & CS (1974), “Nghiên cứu một loại tảo ăn được ở Cao Bằng”, Tạp chí Dược

học số 5, tr. 8 - 12.8. Vai trò của Cholorophyll. Rong biển dược liệu Việt Nam, trang 52, 80.9. C. Van Den Hoek (1963), Rivision of the European species of Cladophara, Printed in the Netherland.10. Sloan, A.E. (2002). The top ten functional food trends: the next generation. Food Technol 56: 32 - 56.

nghiên Cứu

Page 56: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

54 Số 3/2014

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bằng chỉ số chất lượng nước - WQI

nguyễn tRung ngọCTrung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninhhoàng thị thu hươngViện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội

Đánh giá diễn biến chất lượng nước (CLN) bằng chỉ số CLN (WQI) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và bước đầu được ứng dụng tại các lưu vực sông ở Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện trên lưu vực sông Cầm, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2011 - 2012 cho phép tính toán chỉ số CLN WQI dựa trên 10 thông số chất lượng. Phương pháp WQI tổng quát cũng được áp dụng trên số liệu quan trắc 2006 - 2012 nhằm đánh giá diễn biến chất lượng sông. Kết quả nghiên cho thấy, nước sông Cầm đang có dấu hiệu gia tăng mức độ ô nhiễm, đặc biệt là từ những năm 2011 - 2012 do các cơ sở sản xuất công nghiệp xả thải vào sông. WQI là công cụ phù hợp phục vụ cho quản lý nhà nước trong tận dụng tối đa các số liệu quan trắc theo thời gian nhằm đánh giá diễn biến CLN sông và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.

Although assessment of freshwater quality using water quality

index (WQI) has been widely used in the world, it has been recently applied in the river basins in Vietnam. Research on the Cam River Basin, Quang Ninh province during 2011-2012 allows water quality index calculated based on 10 quality parameters. General WQI method is also applied on 2006-2012 monitoring data to assess changes in quality of the river. The results show that the river Cam has signs of increasing levels of pollution, especially from 2011 to 2012 due to industrial wastewater discharge into the river. WQI proved to be a suitable tool for managing the monitoring data over time to assess changes in water quality of rivers and for licensing discharge of wastewater into water sources.

i. Mở đầutrên địa bàn huyện đông triều,

tỉnh quảng ninh sông Cầm có giá trị lớn đối với việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, bảo tồn đời sống sinh vật, phát triển giao thông thủy và điều hòa nước về mùa mưa. sông Cầm còn có hệ sinh thái đa dạng, trong đó có loài giun nhiều tơ (rươi), cáy và cá ngần là các loài đặc hữu và có giá trị dinh dưỡng và mang lại nguồn lợi thủy sản khá cao trong vùng. Thời gian gần đây, Cln sông có chiều hướng suy giảm và được coi là nguyên nhân của việc giảm sút nguồn lợi thủy sản. từ năm 2012, một số dự án, cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành và đi vào hoạt động dọc hai bên bờ sông Cầm hiện bắt đầu xả nước thải vào nguồn nước sông Cầm và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến Cln sông.

sông Cầm nằm trong chương trình quan trắc thường xuyên của tỉnh quảng ninh từ nhiều năm qua [1]. tuy nhiên việc đánh giá Cln sông Cầm theo phuơng pháp truyền

thống thông qua việc quan trắc Cln và so sánh với quy chuẩn việt nam (qCvn) đối với nước mặt đang được áp dụng chưa thể hiện được rõ nét các diễn biến Cln theo thời gian, cũng như theo không gian.

phương pháp đánh giá Cln thông qua chỉ số Cln Wqi cho phép tổng hợp các thông số Cln sông thành một chỉ số duy nhất để đánh giá diễn biến Cln sông [2,3,4]. nghiên cứu ứng dụng phương pháp Wqi để đánh giá sự thay đổi theo thời gian của Cln sông Cầm, trên cơ sở đó có thể đưa ra các chính sách quản lý phù hợp để bảo vệ chất lượng thủy vực.

ii. đối tưỢng Và phương phÁp nghiên Cứu

2.1. địa điểm và đối tượng nghiên cứu

nghiên cứu được thực hiện trên lưu vực sông Cầm, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh. đây là một trong bốn sông lớn nhất của tỉnh quảng ninh gồm sông diễn vọng,

nghiên Cứu

Page 57: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

55Số 3/2014

sông tiên Yên, sông ka long và sông Cầm. trong đó sông Cầm nằm giữa huyện đông triều, tỉnh quảng ninh và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện (hình 1). Các điểm nghiên cứu (8 điểm) được bố trí từ phía thượng nguồn (sC1) xuống hạ nguồn (sC8) phản ánh tình trạng và ảnh hưởng tại các vị trí khác nhau của dòng sông.

V Hình 1. Lưu vực sông Cầm trên địa bàn huyện Đông Triều

2.2. phương pháp nghiên cứu2.2.1. Thu thập, xử lý và phân

tích mẫuđể đánh giá diễn biến Cln sông

Cầm trong nhiều năm, nghiên cứu đã tham khảo kết quả quan trắc môi trường thường xuyên trên sông Cầm của tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến 2010 với tần suất quan trắc: 1 lần/1 năm (tháng 5-6) với các thông số: nhiệt độ, ph, do, bod5, Cod, n-nh4. [1]

trong hai năm (2011 - 2012), nghiên cứu đã thực hiện quan trắc trên lưu vực sông Cầm với sự mở rộng về tần suất quan trắc (3 tháng/1

lần) và các thông số quan trắc: nhiệt độ, ph, do, độ đục, tss, bod5, Cod, p-po4, Coliform.

Các mẫu nước sông được lấy mẫu, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn vilas của trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, tỉnh quảng ninh (vilas 396). Các mẫu nước được lấy và bảo quản theo các tiêu chuẩn tCvn 5992, 5993, 5994, 5996:1995 (tương ứng với iso 5667-2,3,4,6: 1991). Các chỉ tiêu được phân tích theo tiêu chuẩn quy định tại phòng thí nghiệm đã được cấp chứng nhận vilas cho các thông số cần xác định.

2.2.2. Phương pháp tính toán chỉ số WQI

Chỉ số Cln Wqi là một công cụ toán học được sử dụng để tập hợp một số lượng lớn dữ liệu, thông tin về Cln thành một số duy nhất [5]. Wqi cung cấp thông tin đơn giản, dễ hiểu và có tính tổng quát cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước quyết định về chất lượng và khả năng sử dụng của một thủy vực nào đó. phương pháp tính toán chỉ số Cln Wqi được thực hiện theo hướng dẫn của tổng cục môi trường (vEa) tại quyết định số 879/qđ-tCmt.

trong đó:Wqia: giá trị Wqi đã tính toán với 5 thông số bod5, Cod, n - nh4, p - po4, tổng Coliform.Wqib: giá trị Wqi tính toán đối với 2 thông số tss, độ đục.Wqic: giá trị Wqi tính toán với thông số tổng Coliform.Wqiph: giá trị Wqi tính toán với thông số ph.quy trình tính toán các Wqi thành phần được hướng dẫn cụ thể trong [6]. giá trị Wqi sau khi tính toán sẽ được

làm tròn thành số nguyên. do các đợt quan trắc 2006 - 2010 không có đủ các thông số cần thiết để tính toán Wqi theo phương pháp

của vEa, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính toán Wqi tổng quát (kannel) đối với các kết quả quan trắc nhằm đánh giá được diễn biến Cln sông theo thời gian từ 2006 - 2012.

nghiên Cứu

Page 58: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

56 Số 3/2014

trong đó:n là tổng số các tham số sử dụng trong tính toánCi là giá trị của tham số i (chỉ số phụ) sau khi chuẩn hoá (bảng 1): Các chỉ số phụ thực hiện bằng cách chuyển đổi

từng tham số theo tỷ lệ từ 0 đến 100 dựa trên đường cong chỉ số phụ xác định bằng thực nghiệm kết hợp với các mô hình toán học áp dụng trong hóa học [7].

pi là trọng số tương ứng cho mỗi một thông số được đánh giá dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường sinh thái. tầm quan trọng của các thông số hóa học này đến đời sống thủy sinh được đánh giá bằng trọng số (bảng 1). giá trị trọng số này có khoảng từ 1-4 [8].

bảng 1. Các chuẩn số biến đổi và trọng số sử dụng trong tính toán Wqi [8]

Thông số Đơn vi (Pi)Ci

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

pH - 1 7 7-8 7-8.5 7-9 6.5-7 6-9.5 5-10 4-11 3-12 2-13 1-14TSS mg/l 4 <20 <40 <60 <80 <100 <120 <160 <240 <320 <400 >400DO mg/l 4 >=7.5 >7 >6.5 >6 >5 >4 >3...5 >3 >2 >=1 <1

PO4P ugP/l 1 <25 <50 <100 <200 <300 <500 <750 <1000 <1500 <=2000 >2000NH4N mgN/l 3 <0.01 <0..05 <0.1 <0.2 <0.3 <0.4 <0.5 <0.75 <1 <=1.25 >1.25BOD5 mg/l 3 <0.5 <2 <3 <4 <5 <6 <8 <10 <12 <=15 >15COD mg/l 3 <5 <10 <20 <30 <40 <50 <60 <80 <100 <=150 >150

Coliform MPN/100ml 3 <50 <500 <103 <2.103 <3.103 <4.103 <5.103 <7.103 <10.103 <14.103 >14.103

Độ đục NTU 2 <5 <10 <15 <20 <25 <30 <40 <60 <80 <=100 >100

Chất lượng thủy vực được đánh giá theo hệ thống phân loại Cln trong khoảng 0 - 25 là chất lượng rất kém, 26 - 50 (kém), 51 - 75 (trung bình), 76 - 90 (tốt) và 91 - 100 (rất tốt) và được đánh giá phù hợp để phục vụ các mục đích sử dụng nước khác nhau [7].

iii. Kết quả Và thảo Luận3.1. Giá trị tính toán WQI trong 2 năm (2011 - 2012)kết quả tính toán Wqi theo phương pháp của vEa được biểu diễn trên hình 2.

V Hình 2. Biểu đồ CLN sông Cầm dựa trên tính toán WQI theo phương pháp VEA (rất tốt với WQI>90, tốt với WQI=76-90, trung bình với WQI=50-75)

kết quả quan trắc hai năm (2011 - 2012) cho thấy, nhìn chung Cln sông Cầm là tốt, tuy nhiên đến năm 2012 có dấu hiệu suy giảm mạnh. sự suy giảm này cũng phản ánh đúng thực trạng từ đầu năm 2012, một số cơ sở sản xuất công nghiệp ven sông Cầm đã bắt đầu đi vào hoạt động và thải nước thải vào lưu vực

sông. ảnh hưởng chủ yếu đến Cln là suy giảm do và gia tăng giá trị các thông số như tss, bod, Cod, nh4

+-n. tuy giá trị các thông số này vẫn nằm trong khoảng cho phép của qCvn08-2008 (loại b), nhưng sự suy giảm đồng loạt của tất cả các thông số đã làm giảm đáng kể giá trị của chỉ số Wqi tại các điểm quan

trắc. kết quả cho thấy, chỉ số Cln tổng hợp Wqi cho phép đánh giá tổng quát hơn diễn biến và xu thế thay đổi Cln.

việc tính toán chỉ số Wqi theo phương pháp tổng quát của kannel cho thấy có sự khác biệt khi tính tóan chỉ số Wqi theo 2 phương pháp (hình 3)

nghiên Cứu

Page 59: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

57Số 3/2014

V Hình 3. So sánh giá trị WQI cho CLN sông Cầm tính toán theo 2 phương pháp của VEA và phương pháp tổng quát (Kannel)

sự khác biệt này là do các giá trị chuẩn hóa của Wqi thành phần đối với phương pháp tổng quát kannel có phần nghiêm ngặt hơn so với phương pháp của vEa, đặc biệt với các chỉ tiêu bod5, do, ph và Coliform. phương pháp tổng quát đánh gía chỉ số phụ của các chỉ tiêu này đều thấp hơn chỉ số phụ theo phương pháp của vEa. xem xét ví dụ với bod, theo phương pháp kannel, khoảng đánh giá chỉ số phụ với bod là 0 - 15mg/l, theo đó chỉ số phụ Wqi (theo bod) = 0 nếu bod5>15mg/l. trong khi đó, phương pháp tính tóan của vEa có khoảng đánh giá chỉ số phụ với bod là 0 - 50mg/l. như vậy với cùng giá trị Cln, phương pháp tổng quát kannel cho chỉ số Wqi phụ thấp hơn so với phương pháp

tính toán của vEa. bên cạnh đó chỉ số phụ theo phương pháp tổng quát không tính cho từng điểm cụ thể mà được quy về giá trị thấp hơn tròn chục gần nhất. khoảng đánh giá chỉ số phụ theo phương pháp tổng quát kannel xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của Cln đến đời sống thủy sinh, trong khi phương pháp vEa đưa ra khoảng đánh giá chỉ số phụ trên cơ sở qCvn về Cln mặt. do đó đánh giá theo phương pháp tổng quát kannel nghiêm ngặt hơn nhiều so với phương pháp của vEa dẫn đến chỉ số Wqi tính theo phương pháp tổng quát luôn thấp hơn khi tính theo phương pháp của vEa. mặt khác đánh giá mức độ tương quan giữa giá trị Wqi và các thông số Cln cho thấy các thông số đóng vai trò quan trọng

hơn trong tính toán giá trị Wqi là po4-p (r=--0,89), nh4-n (r=-0,87), do (r=0,76), Cod (r=0,62). đây là các thông số thường xuyên có mặt trong các chương trình quan trắc chất lượng thủy vực và cũng được dùng để tính toán Wqi tổng quát.

3.2. Diễn biến CLN sông Cầm giai đoạn 2006 - 2012

do các kết quả quan trắc Cln sông Cầm giai đoạn 2006 - 2010 không đủ thông số tính toán Wqi theo phương pháp của vEa,vì vậy tính toán theo phương pháp của kannel được áp dụng với toàn bộ số liệu để đánh giá diễn biến. đối với các kết quả năm 2011 - 2012, lựa chọn số liệu quan trắc vào đợt 2 (tháng 6) để tính toán. kết quả tổng hợp được trình bày trên biểu đồ hình 4.

V Hình 4. Diễn biến CLN sông Cầm từ 2006 - 2012 dựa trên WQI (Chất lương tốt với WQI=76-90, chất lượng trung bình với WQI=50-75)

nghiên Cứu

Page 60: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã

58 Số 3/2014

kết quả tính toán nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm rõ rệt Cln sông Cầm trong vòng 6 năm qua. trong thời gian từ 2006 đến 2011, tuy chất lượng nước nhìn chung vẫn ở mức tốt, tất các chỉ tiêu quan trắc như bod5, Cod, nh4-n, po4-p, tss, độ đục đều đạt tiêu chuẩn a2 - qCvn 08:2008/btnmt về Cln mặt. tuy nhiên kết quả tính toán Wqi thể hiện rõ rệt sự suy giảm chất lượng theo từng năm. đến năm 2012, Cln sông Cầm đã rơi xuống mức trung bình do các tác động từ hoạt động khai thác và sản xuất công nghiệp dọc theo dòng sông cho thấy tác động rõ rệt của hoạt động công nghiệp đến chất lượng thủy vực.

3.3. Thảo luận chungkết quả nghiên cứu cho thấy

không có sự thay đổi Cln sông Cầm dọc theo chiều dòng chảy. do các điểm quan trắc được lựa chọn đều là những điểm ở gần các nguồn ô nhiễm với mục đích đánh giá tác động của hoạt động sản xuất đến Cln sông. tuy nhiên việc thiếu hụt điểm nền làm cho việc kết luận về nguyên nhân suy giảm chất lượng chưa đủ thuyết phục. trong chương trình quan trắc tiếp theo kiến nghị bổ sung thêm điểm nền, có chất lượng tốt và không chịu bất kỳ tác động ô nhiễm nào.

so với các năm từ 2006 - 2009, thì năm 2010, 2011 và 2012 Cln sông Cầm có xu thế suy giảm mạnh. bắt đầu từ năm 2010 một số nhà máy bắt đầu được thi công và đi vào hoạt động từ năm 2012 tại hai bên bờ sông Cầm. trong thời gian tới, sau khi hàng loạt các cơ sở công nghiệp hai bên bờ sông đi vào hoạt động, nguy cơ ô nhiễm nước sông sẽ ngày càng gia tăng, các cơ quan quản lý cần có giải pháp cụ thể ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm và phá hủy hệ sinh thái dòng sông.

Chỉ số Cln Wqi là công cụ đánh giá rất có hiệu quả. tuy nhiên công cụ này cần phải được xây dựng có tính linh hoạt để đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương. phương pháp tính toán hiện tại ban hành theo quyết định số 879/qđ-tCmt đã bao gồm được cả 10 thông số quan trọng thể hiện đặc tính chất lượng các thủy vực nước ngọt và có tính tổng quát. tuy nhiên phương pháp này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong khi áp dụng thực tế do yêu cầu phải có đủ 10 thông số khi tính toán. đối với các trạm quan trắc địa phương không tiến hành đầy đủ cả 10 thông số hoặc các đợt quan trắc do lý do khách quan không thực hiện đủ thì không thể tính toán được giá trị. trong những trường hợp đó, cần cân nhắc áp dụng phương pháp tổng

quát trong quá trình tính toán để có thể có những đánh giá kịp thời. ngoài ra, cần có nghiên cứu cụ thể hơn để có thể đưa ra các ngưỡng đánh giá chỉ số phụ phù hợp hơn với điều kiện thủy vực ở việt nam.

iV. Kết Luậnđánh giá diễn biến Cln thông

qua chỉ số Cln tại sông Cầm thể hiện rõ được diễn biến Cln theo thời gian. kết quả cho thấy, Cln sông Cầm đã có sự suy giảm rõ rệt trong những năm gần đây do tác động của hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực.

phương pháp đánh giá diễn biến Cln thông qua chỉ số Cln thể hiện ưu điểm vượt trội so với phương pháp so sánh với qCvn về môi trường hiện hành.tuy nhiên cần có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với điều kiện ở việt nam cũng như thuận lợi cho việc áp dụng tại các địa phương.

phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nước thông qua Wqi có thể được triển khai rộng rãi trong việc đánh giá diễn biến chất lượng các lưu vực nước ngọt và sử dụng kết quả làm công cụ quản lý, hoạch định chính sách bvmt và phổ biến thông tin đến cộng đồng tại mỗi địa phương là việc làm cần thiết và hiệu quản

TàI LIệu THaM KHảo1. Sở TN&MT Quảng Ninh (2011) Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 5 năm từ 2006 - 2010.2. Hoàng Thu Hương, Đỗ Kiều Tú, Đặng Kim Chi (2010), Áp dụng chỉ số hóa học nhằm đánh giá CLN trong mối liên hệ với đặc

tính sinh thái thủy vực. Tạp chí Hóa học 48: 268-272.3. Tôn Thất Lãng và cộng tác viên (2008), Nghiên cứu chỉ số CLN để đánh giá và phân vùng CLN sông Hậu, đề tài nghiên cứu

khoa học cấp cơ sở.4. Lê Trình (2008), Nghiên cứu phân vùng CLN theo các chỉ số CLN WQI và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông,

kênh rạch ở vùng TP. Hồ Chí Minh.5. Stambuk-Giljanovic, N. (1999). Water quality evaluation by index in Dalmatia. Water Research, 33(16): 3423-3440.6. Tổng Cục môi trường. Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số CLN ban hành kèm Quyết định số 879/QĐ-TCMT 1/7/2011.7. Pesce, S.F. & Wunderlin, D.A. (2000). Use of water quality indices to verify the impact of Cordoba city (Argentina) on Suquýa

river. Water Research, 34(11): 2915-2926.8. Kannel, P.R., Lee, S., Lee, Y.S., Kanel, S.R. and Khan, S.P. (2007). Application of water quality indices and dissolved oxygen as

indicators for river water classification and urban impact assessment. Environmental Monitoring and Assessment, 132: 93-110.

nghiên Cứu

Page 61: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 62: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 63: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 64: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 65: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 66: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 67: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã
Page 68: Liên hợp quốc Lần đầu tiên kỷ niệm ngày động vật hoang dã