leto cre

62
A letter of credit (From Wikipedia) : a document issued mostly by a financial institution which usually provides an irrevocable payment undertaking (it can also be revocable, confirmed, unconfirmed, transferable or others e.g. back to back: revolving but is most commonly irrevocable/confirmed) to a beneficiary against complying documents as stated in the Letter of Credit. Letter of Credit is abbreviated as an LC or L/C, and often is referred to as a documentary credit, abbreviated as DC or D/C, documentary letter of credit, or simply as credit (as in the UCP 500 and UCP 600 ). Once the beneficiary or a presenting bank acting on its behalf, makes a presentation to the issuing bank or confirming bank, if any, within the expiry date of the LC, comprising documents complying with the terms and conditions of the LC, the applicable UCP and international standard banking practice, the issuing bank or confirming bank, if any, is obliged to honour irrespective of any instructions from the applicant to the contrary. In other words, the obligation to honour (usually payment) is shifted from the applicant to the issuing bank or confirming bank, if any. Non-banks can also issue letters of credit however parties must balance potential risks. The LC can also be the source of payment for a transaction, meaning that an exporter will get paid by redeeming the letter of credit. Letters of credit are used nowadays primarily in international trade transactions of significant value, for deals between a supplier in one country and a wholesale customer in another. They are also used in the land development process to ensure that approved public facilities (streets, sidewalks, stormwater ponds, etc.) will be built. The parties to a letter of credit are usually a beneficiary who is to receive the money, the issuing bank of whom the applicant is a client, and the advising bank of whom the beneficiary is a client. Almost all letters of credit are irrevocable, (i.e. cannot be amended or canceled without prior agreement of the beneficiary, the issuing bank and the confirming bank, if any). In executing a transaction, letters of credit incorporate functions common to giros and Traveler's cheques. Typically, the documents a beneficiary has to present in order to avail himself of the credit, are commercial invoice, bill of lading, insurance documents. However, the list and form of documents is open to imagination and negotiation and might contain requirements to present documents issued by a neutral third party evidencing the quality of the goods shipped. Trình tự thực hiện thư tín dụng (TT quốc tế, GS Đinh Xuân Trình) 1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng 2. Căn cứ vào đơn xin mở NH mở sẽ mở 1 L/C thông qua ngân hàng thông báo ở nước xuất khẩu để báo cho người XK biết 3. Khi nhận được bản gốc thư tín dụng ngân hàng thông báo sẽ chuyển ngay cho người xuất khẩu 4. Người XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng 5. Sau khi giao hàng người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình đến NH thông báo để gửi đến NH mở đòi tiền 6. NH mở kiểm tra L/C thấy phù hợp thì trả tiền 7. NH mở L/C đòi tiền người NK và chuyển chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền

Upload: beevant

Post on 18-Jan-2016

18 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Letter of credit

TRANSCRIPT

Page 1: Leto Cre

A letter of credit (From Wikipedia) : a document issued mostly by a financial institution which usually provides an irrevocable payment undertaking (it can also be revocable, confirmed, unconfirmed, transferable or others e.g. back to back: revolving but is most commonly irrevocable/confirmed) to a beneficiary against complying documents as stated in the Letter of Credit. Letter of Credit is abbreviated as an LC or L/C, and often is referred to as a documentary credit, abbreviated as DC or D/C, documentary letter of credit, or simply as credit (as in the UCP 500 and UCP 600). Once the beneficiary or a presenting bank acting on its behalf, makes a presentation to the issuing bank or confirming bank, if any, within the expiry date of the LC, comprising documents complying with the terms and conditions of the LC, the applicable UCP and international standard banking practice, the issuing bank or confirming bank, if any, is obliged to honour irrespective of any instructions from the applicant to the contrary. In other words, the obligation to honour (usually payment) is shifted from the applicant to the issuing bank or confirming bank, if any. Non-banks can also issue letters of credit however parties must balance potential risks.

The LC can also be the source of payment for a transaction, meaning that an exporter will get paid by redeeming the letter of credit. Letters of credit are used nowadays primarily in international trade transactions of significant value, for deals between a supplier in one country and a wholesale customer in another. They are also used in the land development process to ensure that approved public facilities (streets, sidewalks, stormwater ponds, etc.) will be built. The parties to a letter of credit are usually a beneficiary who is to receive the money, the issuing bank of whom the applicant is a client, and the advising bank of whom the beneficiary is a client. Almost all letters of credit are irrevocable, (i.e. cannot be amended or canceled without prior agreement of the beneficiary, the issuing bank and the confirming bank, if any). In executing a transaction, letters of credit incorporate functions common to giros and Traveler's cheques. Typically, the documents a beneficiary has to present in order to avail himself of the credit, are commercial invoice, bill of lading, insurance documents. However, the list and form of documents is open to imagination and negotiation and might contain requirements to present documents issued by a neutral third party evidencing the quality of the goods shipped.

Trình tự thực hiện thư tín dụng (TT quốc tế, GS Đinh Xuân Trình)1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng2. Căn cứ vào đơn xin mở NH mở sẽ mở 1 L/C thông qua ngân hàng thông báo ở nước xuất khẩu để báo cho người XK biết3. Khi nhận được bản gốc thư tín dụng ngân hàng thông báo sẽ chuyển ngay cho người xuất khẩu4. Người XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng5. Sau khi giao hàng người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình đến NH thông báo để gửi đến NH mở đòi tiền6. NH mở kiểm tra L/C thấy phù hợp thì trả tiền7. NH mở L/C đòi tiền người NK và chuyển chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền8. Người NK kiểm tra L/C nếu thấy phù hợp thì trả tiền và nhận chứng từ để đi nhận hàng.  

Để L/C thực sự trở nên hiệu quả Trần Phương MinhThử hình dung nếu doanh nghiệp bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các đối tác nước ngoài mà lại không có các phương thức thanh toán quốc tế, thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh sẽ trở nên không hiệu quả. Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Và thanh toán qua L/C là một trong số đó. Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của công ty nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả cho người được thanh toán (công ty xuất khẩu hàng hoá, công ty cung ứng dịch vụ, hoặc một người nào đó theo chỉ định) một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thức hiện đúng và

Page 2: Leto Cre

đầy đủ những điều khoản trong lá thư đó. Chẳng hạn như, tập đoàn IKEA mua gỗ nguyên liệu từ hãng Manef của để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hợp đồng thương mại, hai bên có thoả thuận điều khoản thanh toán bằng L/C. Để thực hiện việc thanh toán này, một chu trình sau sẽ diễn ra:

(1): Đầu tiên IKEA sẽ đến một ngân hàng tại Thuỵ Điển xin mở L/C (gọi là ngân hàng phát hành L/C). (2): Ngân hàng phát hành L/C sẽ thông báo cho một ngân hàng mà Manef mở tài khoản về kết quả mở L/C và nội dung L/C (gọi là ngân hàng tiếp nhận L/C). (3): Ngân hàng tiếp nhận L/C sẽ tiến hành kiểm tra hình thức của L/C, sau đó chuyển nguyên văn nội dung L/C cho Manef mà không được phép ghi chú hay dịch thuật bất kỳ chi tíêt nào trên L/C. (4): Manef sau khi xem xét nội dung L/C, nếu thấy hoàn toàn phù hợp với những điều khoản của hợp đồng và những nội dung đã thoả thuận với IKEA thì giao hàng cho công ty A. Nếu chưa phù hợp thì hai bên sẽ phải chỉnh sửa. (5): Manef sẽ xuất trình cho Ngân hàng tiếp nhận L/C bộ chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. (6): Ngân hàng tiếp nhận L/C ngay lập tức chuyển bộ chứng tứ trên cho Ngân hàng mở L/C. (7): Sau khi kiểm tra chi tiết tính hợp lệ của bộ chứng từ và thấy Manef đã thực hiện đúng những quy định của L/C thì Ngân hàng mở L/C sẽ chuyển tiền cho Ngân hàng tiếp nhận L/C. (8): Ngân hàng tiếp nhận L/C chuyển tiền vào tài khoản của công ty B, còn Ngân hàng mở L/C thì gửi bộ chứng từ cho công ty A. IKEA và Manef thanh toán chi phí thanh toán qua L/C cho các ngân hàng.

Thông thường, các công ty sẽ sử dụng L/C trong thời kỳ đầu của quan hệ kinh doanh khi các bên chưa hiểu rõ nhau. Thanh toán qua L/C được thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trước, khiếu nại sau”, khi các chứng từ của người bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thư (chứng từ hoàn hảo). Đó chính là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất sau phương thức thanh toán trả trước. L/C thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trong trường hợp gian lận). Khi sử dụng thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 500) của Phòng Thương Mại quốc tế ICC.

Quy định khá chặt chẽ là thế nhưng trên thực tế có không ít trường hợp các công ty tiến hành thanh toán qua L/C gặp phải nhiều bài học khá đau đớn khi tranh chấp xảy ra. Nếu bạn không hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thư tín dụng cùng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những sơ sót dẫn đến việc không nhận được thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh.

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng

Page 3: Leto Cre

của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình vớI nhận định rằng: "theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak - người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện "hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (nguời mua). Việc hiểu điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanh toán hoặc việc cho phép thanh toán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Qua vụ việc trên, chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phương thức thanh toán an toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh được rủi ro, các công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tác cũng như những quy định pháp luật về phương thức thanh toán đang được áp dụng. Sau đây là một số rủi ro thường gặp khi thanh toán qua L/C:

Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ

Page 4: Leto Cre

ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Những rủi ro như vậy là rất đáng tiếc và bạn cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro đáng tiếc này, cụ thể là: - Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng - Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác - Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty)- Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng - Yêu cầu phảI đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu. Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ: Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo”, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rốI bởi những lọai giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũnglà yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. Để tránh những rủi ro này, bạn cần:

- Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nộI dung và hình thức chứng từ, không yêu cầu chung chung. - Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp - Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn)

- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) - Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice) - Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp - Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía mình hoặc đại diện thương mại. - Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)

Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,…

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.

Đây là bài học lớn cho nhiều công ty xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán qua L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro tương tự. Do đó, bạn cần có những biện pháp tránh rủi ro như:

- Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm - Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC). - Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu. - Mua bảo hiểm cho hàng hoá. - Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed… của Incoterm. Nhìn chung, trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty. Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không

Page 5: Leto Cre

thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Bạn cần sớm chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C. Có thế việc mua bán hàng hoá mới diễn ra nhanh gọn và L/C sẽ thực sự trở nên hiệu quả.

(Nguồn: Các ví dụ và bài học kinh nghiệm được lấy từ www.unctad.com và www.uncitral.com).Ðiều kiện mở L/C:Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng- Giấy đăng ký kinh doanh- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:+ Quyết định thành lập Công ty+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởngCách thức mở L/C:* Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C- Ðối với L/C at sight+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)+ Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)+ Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)+ Ðơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết. - Ðối với L/C trả chậm+ Giấy phép nhập khẩu ( nếu có) hoặc quota nhập+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết. + Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)* Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình. - Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác- Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mìnhKý quĩ mở L/C:Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũi ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký quĩ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu* Cách thức ký quĩ:- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:+ Mua ngoại tệ để ký quĩ+ Vay ngoại tệ để ký quĩ.Thanh toán phí mở L/C:Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ:Ví dụ: Tại Vietcombank

Page 6: Leto Cre

Ký qũi Phí mở L/C

100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở

30 - 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở

Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 200 USD)

Miễn ký quĩ 0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 300 USD )

Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu. Giới thiệu chung Là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NHNTVN mở theo yêu cầu của người nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do NHNT cấp)Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 600 - Các qui tắc và thực hành do Phòng thương mại quốc tế phát hành).Là khách hàng mở L/C nhập khẩu của NHNTVN, Quý khách còn có thể yêu cầu NHNTVN tư vấn về những điều khoản thanh toán...tốt nhất phù hợp với thông lệ quốc tế để đạt hiệu quả.Trong hình thức này, thực chất NHNTVN đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu. Vì vậy, NHNT sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: Đề nghị ký quỹ, vay vốn...Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng, NHNT có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc từng địa bàn NHNTVN công bố trong từng thời kỳ cụ thể.Trong nhiều năm qua, việc tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực thanh toán quốc tế đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo các Ngân hàng phục vụ Người xuất khẩu cũng như Người nhập khẩu mở L/C tại NHNT (để biết thêm chi tiết đề nghị Quý khách xem phần Hướng dẫn phía dưới)- Ngoài thanh toán bằng L/C, NHNT còn thực hiện các phương thức thanh toán khác:· Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ)· Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ)· Nhờ thu D/OT (Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác)· Hoặc chuyển tiền đi (đề nghị Quý khách tham khảo phần Chuyển tiền)THƯ TÍN DỤNG KHÔNG THỂ HUỶ NGANG - IRREVOCABLE L/C I - Yêu cầu mở L/C :1 - Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:Giả sử là trong hợp đồng các bên đã đồng ý thanh toán bằng L/C, Quý khách cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu ngân hàng mở.1.1 - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%1.2 - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc NHNT sẽ cung cấp đến Quý khách trong từng thời kỳ.1.3 - L/C phát hành bằng vốn vay của NHNT, Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng để xem xét. 2 - Đơn yêu cầu mở L/C:Sau khi xem xét nguồn vốn, Quý khách căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu NHNT phát hành L/C. Để thuận tiện cho Quý khách NHNT đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế.Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người mua, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người mua vi phạm hợp đồng.Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Khách hàng cần xuất trình tại NHNT các giấy tờ sau:2.1 - Thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu.pdf )2.2 - Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.2.3 - Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu)

Page 7: Leto Cre

2.4 - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Công Thương hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng, NHNT sẽ qu/định việc phát hành L/C.* Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên khách hàng cần gửi cho NHNT những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay.II - Kiểm tra nội dung L/CSau khi NHNT phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Quý khách nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của Quý khách để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Quý khách, đồng thời thông báo cho NHNT ngay những sai lệch nếu có.III - Sửa đổi L/CNếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C , đề nghị Quý khách xuất trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu .pdf ) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).IV - Nhận và kiểm tra chứng từQuý khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở NHNT. Sau khi nhận chứng từ Quý khách cần kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày làm việc Quý khách cần thông báo gấp cho NHNT để khiếu nại ngân hàng nước ngoài.NHNT giao chứng từ khi Quý khách chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có).V - Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C. NHNTVN thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để Quý khách có thể nhận hàng theo L/C.Điều kiện để NHNT phát hành Thư bảo lãnh - Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc:Quý Khách cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho NHNT khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp Quý khách cần xuất trình những giấy tờ sau:1 - Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu .pdf ) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.2 - Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành Uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu .pdf ) kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là NHNT kèm 01 bản sao hoá đơn.3 - Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn (theo mẫu .pdf ) kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.VI - Thanh toán L/C:NHNT sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Quý khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.VII - Hủy bỏ L/C Nếu Quý khách có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý NHNT không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp:1 - Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NHNT.2 - Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa được sự chấp thuận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan. VIII - Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người Nhập khẩu/Người mở L/C.1. Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.2. Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.3. Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng

Page 8: Leto Cre

4. Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.5. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với NHNT để phối hợp xử lý.6. Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng:Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không...Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ :+ Người yêu cầu mở thư tín dụng+ Người hưởng lợi+ Ngân hàng mở thư tín dụng+ Ngân hàng thông báo+ Ngân hàng trả tiền (nếu có)+ Ngân hàng xác nhận (nếu có)Số tiền của thư tín dụng:Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụngLà thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đóThời hạn trả tiền của thư tín dụng: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết.Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.Thời hạn giao hàng:Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng.Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,... cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.

Page 9: Leto Cre

Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mạiThông thường một bộ chứng từ gồm có:\ Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)\ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)\ Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)\ Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)\ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)\ Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)\ Danh sách đóng gói (packing list)\ Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)+Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từSự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụngÐây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau:Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán.

THANH TOÁN  TRỰC TIẾP (chuyển tiền)Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ không cần thiết phải mở L/C. Ðối với các dự án JBIC tài trợ thì hình thức này gọi là hình thức rút vốn chuyển tiền và chỉ áp dụng đối với các đơn rút vốn bằng Ðồng Việt Nam.1.1 Ðể rút vốn thanh toán trực tiếp từng lần Ban Quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại):Ðơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu quy định và công văn đề nghị rút vốn; Hoá đơn/yêu cầu thanh toán của nhà thầu; Phiếu giá thanh toán đã được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận . Trường hợp thanh toán tạm ứng phải có phiếu giá thanh toán tạm ứng được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận. Trong những trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổ sung. 1.2 Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ. Ðối với các dự án do WB và ADB tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn và gửi nhà tài trợ.Nhà tài trợ xem xét đơn xin rút vốn nếu chấp nhận sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu. Ðối với dự án JBIC việc chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu sẽ thông qua ngân hàng phục vụ.2. Quy trình rút vốn theo thủ tục Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết: 2.1 Thủ tục thư cam kết là hình thức theo đề nghị của bên vay, nhà tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm bảo trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C).Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C và thanh toán phần ngoại tệ trong các hợp đồng của các dự án JBIC.Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) các tài liệu sau:

Page 10: Leto Cre

- Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam kết kèm Ðơn xin rút vốn và các sao kê theo mẫu quy định (Ðối với dự án của JBIC không yêu cầu nộp Ðơn xin rút vốn và các sao kê). Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào công văn đề nghị và quy định trong hợp đồng, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) xem xét có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban Quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Căn cứ vào ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính, trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L/C và thông báo cho nhà tài trợ đề nghị phát hành thư cam kết (trường hợp dự án JBIC) hoặc cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài trợ ( trường hợp dự án của WB, ADB).Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị hoặc đơn xin rút vốn, nếu chấp nhận sẽ phát hành Thư cam kết.2.2 Thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết (áp dụng đối với một số dự án tài trợ song phương): Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) các tài liệu sau: - Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C .Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ.3. Quy trình rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố: Thanh toán Hoàn vốn là hình thức nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục xây dựng cơ bản.Thanh toán hồi tố là hình thức nhà tài trợ tài trợ cho những khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn tự có trước khi hiệp định vay có hiệu lực. Hình thức này chỉ áp dụng khi được nhà tài trợ thoả thuận đồng ý từ khi chuẩn bị dự án và được đưa vào nội dung của hiệp định vay.Ðể rút vốn theo hình thức hoàn vốn (hoặc hồi tố), Ban quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại):3.1 Rút vốn và thanh toán theo phương thức Tài khoản đặc biệt đối với vốn vay JBIC: a. Mở Tài khoản đặc biệt và rút vốn lần đầu:Theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mở Tài khoản đặc biệt bằng tiền Yên, và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) làm chủ tài khoản. Trong nước, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở các tài khoản chuyên dùng đối ứng với Tài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) là chủ tài khoản để theo dõi và hạch toán số tiền đã rút và số tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũng như việc trả nợ sau này. Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) ký Ðơn đề nghị rút vốn lần đầu gửi nhà tài trợ với giá trị theo quy định tại hiệp định, nhưng tối đa không quá 50% giá trị hiệp định. Kỳ rút vốn đầu tiên không cần chứng từ kèm theo. b. Thanh toán từ Tài khoản đặc biệt:Ðối với phần chi bằng Ðồng Việt Nam: Chủ đầu tư/BQLDA tập hợp chứng từ gửi Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện hành. Sau khi có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi, Chủ đầu tư/BQLDA lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) gồm: Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu có xác nhận của Chủ đầu tư, bảng tổng hợp các khoản rút vốn (Accumulated payment claimed and paid), hoá đơn, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi. Trường hợp thanh toán ứng trước thì cần có thêm Bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng được Chủ đầu tư chấp nhận cấp. Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền có công văn đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển tiền thanh toán theo đề nghị của Chủ đầu tư. Trong vòng 3 ngày sau khi nhận được công văn đề nghị, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện chuyển tiền, sau đó gửi Bộ Tài chính các Giấy báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng để Bộ Tài chính làm thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.

Page 11: Leto Cre

Ðối với phần chi bằng ngoại tệ để thanh toán cho các L/C nhập khẩu: Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tự động trích Tài khoản đặc biệt để thanh toán cho các L/C nhập khẩu theo đúng quy định về phương thức thanh toán bằng L/C. Sau khi thanh toán, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sao bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo xác nhận đã thanh toán gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) để làm thủ tục rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt. c. Rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt:Bộ Tài chính tập hợp chứng từ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kèm theo bản sao Giấy đề nghị thanh toán đối với các khoản chi bằng Ðồng Việt nam, hoặc bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo giấy xác nhận đã thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và gửi Ðơn rút vốn bổ sung cho JBIC.Nếu giá trị khoản rút vốn đầu tiên bằng 50% giá trị hiệp định, các lần rút vốn bổ sung sau đó sẽ chỉ được rút 50% giá trị đề nghị. Nếu giá trị khoản rút vốn lần đầu ít hợn 50% giá trị hiệp định, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) được rút 100% giá trị đề nghị đến khi tổng giá trị vốn đã rút bằng 50% giá trị hiệp định. Sau đó các lần rút vốn bổ sung tiếp theo sẽ chỉ được bổ sung bằng 50% giá trị đề nghị rút vốn để đảm bảo khi giải ngân 100% giá trị hiệp định thì nhà tài trợ cùng tập hợp được đầy đủ chứng từ rút vốn.Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng.Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing)- Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán- Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp ( nếu có) - Ngày mở L/C : là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không.2. Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank)Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không.3. Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền ( negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận ( confirming bank)4. Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of...)5. Tên và địa chỉ người mở L/C6. Số tiền của L/C ( amount)Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không.7. Loại L/C ( form of documentary credit) Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C)Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận8. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C- Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C.Hiện nay tại các công ty xuất nhập khẩu tại Tp Hồ Chí Minh, thời gian lập bộ chứng từ trung bình khoảng 3-4 ngày.Thời gian lưu giữ chứng từ tại Vietcombank HCM là 2 ngày. Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam:

Page 12: Leto Cre

+ đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3-4 ngày; + đi Châu Âu: Italia, Ðức, Bỉ... mất 5-7 ngày.Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ VIệt Nam: + đến các nước châu á hết 5-7 ngày; + đến các nước Châu âu hết 10-15 ngày- Ðịa điểm hết hiệu lực : thường là tại nước người bán9. Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau:* Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than ... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001* Trong vòng : shipment must be effected during....* Khoảng: shipment must be about...'* Ngày cụ thể: shipment must be effected on....Trong trường hợp hợp đồng quy định thời gian giao hàng bằng cách nào thì L/C phải quy định bằng cách ấy căn cứ vào hợp đồng ,người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C theo đúng như vậy không?10. Cách giao hàngCó nhiều cách giao hàng khác nhau mà người nậâp khẩu có thể cụ thể hoá trong L/C như- giao hàng một lần: partial shipment not allowed- Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định; partial shipment allowed:+ during October 2000: 100 MTS+ during November 2000: 100 MTS- Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến: Total 1000MTS, each shipment minimum 50 MTS to maximum 100 MTS the interverning period between 20 to 10- Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau: Shipment is equal monthly in September, October, November and December 2000 for total 4000 MTS11. Cách vận tải- Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi transshipment permitted; không cho phép ghi : transhipment not allowed- Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn : transhipment at....port with through Bill of Lading acceptableNgười xuất khẩu không thể chấp nhận L/C quy định việc chuyển tải một cách cứng nhắc khiến cho người xuất khẩu gặp khó khăn hoặc không thể thuê phương tiện vận tải phù hợp.12. Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods)Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hiện hay không?13. Các chứng từ thanh toán ( documents for payment)Khi nhận L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh:- Số loại chứng từ phải xuất trình- Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại ( thông thường lập 3 bản)- Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại- Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ- Quy định cách thức trả tiềnTrong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định bằng cách đó. 1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoáBiện pháp:- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Page 13: Leto Cre

- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu2. Rủi ro do th/toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từBiện pháp:- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice)- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy địnhBiện pháp:- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu- Mua bảo hiểm cho hàng hoá- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed... Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong ~ :1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được th/toán.Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đó:- Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng- Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả.2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thườngTheo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận. Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.3. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo.4. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu

Page 14: Leto Cre

Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn. - Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu- Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền. - Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng 100% trị giá hoá đơn.- Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at...days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn.- Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và địa chỉ của người ký phát ( drawer), người trả tiền ( drawee). Theo UCP- 600, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.- Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không?- Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo

Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu+ Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan+ Hối phiếu chưa ký hậu+ Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hoá đơn+ Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C+ Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xácHoá đơn- Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?- Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại...) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?- Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? ( Lưu ý theo UCP-500, nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable- Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?- Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không...- Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không?Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương :- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác- Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác- Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L- Không có chữ ký theo quy định của L/CVận tải đơn- Kiểm tra số bản chính được xuất trình

Page 15: Leto Cre

- Kiểm tra loại vận đơn:Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn đường thuỷ, vận đơn đa phương thức...Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra xem loại vận đơn có phù hợp không?- Kiểm tra tính xác thực của vận đơn:Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở ( hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan tư cách pháplý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.- Kiểm tra mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy.-Kiểm tra mục người nhận hàng: đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.Trong thực tế, có hai cách phổ biến quy định mục Người nhận hàng như sau:Made out to order blank endorsed ( B/L được lập theo lệnh người gửi hàng và ký hậu để trắng). Mục Người nhận hàng trên B/L phải ghi to order và người gửi hàng sẽ ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L Made out to order of Vietcombank Hochiminh City Branch. Mục người gửi hàng trên B/L phải nêu To the order of Vietcombank Hochiminh CIty Branch và người gửi hàng khôngký hậu. Nếu mục này không ghi chính xác tên ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tp Hồ Chí Minh thì vận đơn cũng không được chấp nhận.- Kiểm tra mục thông báo ( Notify): ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người làm đơn xin mở L/C.- Kiểm tra tên cảng xếp hàng ( port of loading) &cảng dỡ hàng ( port of discharge) có phù hợp với quy định L/C ?- Kiểm tra điều kiện chuyển tải:Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải ( transhipment prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu việc chuyển tải xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng một vận đơn.-Kiểm tra nội dung hàng hoá được nêu trên B/L có phù hợp với quy định trong L/C và các chứng từ khác ?Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá. đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội dung L/C và Packing List.- Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L) hoặc v ận đơn nhận hàng để xếp ( received for shipment B/L)- loại vận đơn này không được ngân hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu.- Kiểm tra mục cước phí: có phù hợp với quy định của L/C ?Do ở nước ta, hàng hoá nhập khẩu chủ yếu theo điều kiện giao hàng CIF và CFR nên hầu hết các L/C quy định cước phí trả trước freight prepaid. Nếu vận tải đơn nêu cước phí phải thu freight to collect thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận chứng từ này.- Cần lưu ý các sửa đổi bổ sung trên B/L phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hoá đơn, hợp đồng ...- Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có hợp lệ ?Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)-Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác- Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C - Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn...Chứng từ bảo hiểm ( insurance policy/ insurance certificate)

Page 16: Leto Cre

- Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: chứng thư bảo hiểm ( Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)- Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C- Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không?- Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểmTrong thực tế các L/C đều quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C- Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không? đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu ( người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng ( blank endorsed) tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ vận tải-Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo UCP 600 chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.- Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác. Theo  UCP-600, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.- Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?- Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thườn phải phù hợp với quy định của L/C.- Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? ( đối với trường hợp L/C quy định phải ghi rõ)- Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không?Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro ( all risks), rủi ro chiến tranh ( war risk), rủi ro đình công ( strike risk)... Kiểm tra phần này, thanh toán viên căn cứ theo UCP-600Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm:- Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C- Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác- Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu- Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác- Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lêm tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm- Không nêu số lượng bản chính được phát hành- Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm- Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/CPhiếu đóng gói (packing list)- Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị bao gói có phù hợp với quy định của L/C hay không?- Ðiều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không-Các thông tin khác không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các chứng từ khác.Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói:- Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C- Thông tin về các bên lliên quan không đầy đủ và chính xác- Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng Các chứng từ khác:Ngoài các chứng từ kể trên, thanh toán viên cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ sau theo nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận hun trùng/ Giấychứng nhận kiểm dịch thực vật .. phải được lập hoặc có xác nhận ngày tiến hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch là trước ngày giao hàng- Hoá đơn bưu điện gửi chứng từ ( Courier receipt) ngày nhận chứng từ phải nằm trong thời hạn của L/C, kèm theo xác nhận của người nhận chuyển bộ chứng từ- Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng phải được lập theo quy định của L/C

Page 17: Leto Cre

- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C- Các điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo phải phù hợp với quy định của L/C

RemittanceThanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.

Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)- ngân hàng trả tiền(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởngNhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá(2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền(5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền(6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu(7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩuNhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua ciệc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn.Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.

Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu (2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết(4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán . Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh toán D/A người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P người nhập khẩu phải thanh toán ngay cho người xuất khẩu(5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền.(7) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền

Page 18: Leto Cre

Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.Xuất khẩu: Đừng tưởng ''có L/C là có tiền''! Đối với các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm thì việc lựa chọn phương thức thanh toán và chuẩn bị các bộ chứng từ cần thiết để đòi tiền hàng xuất khẩu là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc thực hiện đơn hàng xuất khẩu và đòi tiền thanh toán ở nước ngoài hay xảy ra những trục trặc trong khâu thanh toán. Trong các giao dịch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam đi các nước, phương thức thanh toán phổ biến nhất và được các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưa chuộng nhất hiện nay là thanh toán theo tín dụng chứng từ (gọi tắt là thanh toán L/C -Letter of Credit). Các thông lệ và tập quán liên quan đến L/C được quy định chi tiết trong các bộ quy tắc UCP 500 của Phòng Thương mại quốc tế.Về bản chất L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng phát hành, do vậy, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể an tâm về khả năng thanh toán của người mua hàng, nhất là gần đây, hàng Việt Nam xuất đi các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông hay xuất hàng cho các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc, Đài Loan... thì khả năng thanh toán của người mua là điều mà doanh nghiệp Việt Nam nào cũng lo ngại.Tuy nhiên bản thân L/C không phải là công cụ thanh toán an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp xuất khẩu như nhiều người thường lầm tưởng, "có L/C là có tiền". Chính việc đòi tiền theo L/C cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không để ý. Các rủi ro này xuất phát từ bản chất cam kết thanh toán có điều kiện của L/C.L/C đưa ra rất nhiều điều kiện ràng buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để đòi được tiền theo L/C. Thực tế thời gian qua tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp do không để ý nên thường sai sót trong việc đáp ứng các điều kiện này. Các sai sót này hoàn toàn có khả năng là ngân hàng sẽ từ chối thanh toán L/C (thông thường thì lý do thực sự để từ chối thanh toán là những biến động thị trường và người mua viện dẫn những sai sót chỉ là cái cớ mà thôi). Khi xuất khẩu hàng hoá thanh toán bằng L/C, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm:Khả năng trễ hạn giao hàng so với quy định của L/C: đây là khả năng thường xảy ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quản. Do vậy, khi nhận được thông báo L/C từ ngân hàng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ thời hạn giao hàng có kịp để doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hoá hay không. Nếu không kịp, yêu cầu người mua tu chỉnh lùi hạn giao hàng cho kịp. Nếu không, hàng hoá đang sản xuất dở dang mới xin tu chỉnh thì sẽ rất bị động. Đã có trường hợp một doanh nghiệp gia công giày xuất khẩu nổi tiếng tại thành phố không được người mua gia hạn giao hàng, phải ôm toàn bộ lô hàng mà không biết bán cho ai, dẫn đến kiệt quệ về tài chính. Hoặc các doanh nghiệp ngành may khi hạn giao hàng quá gấp, phải chịu vận chuyển hàng hoá bằng máy bay thì  tiền cước vận chuyển đã làm doanh nghiệp từ lời thành lỗ nặng.Cơ cấu hàng hoá không giống với cơ cấu hàng được quy định trong L/C: do trong L/C quy định cơ cấu mặt hàng rất chi tiết, đến khi thu mua hàng hoá không đủ cơ cấu như L/C quy định. Điều này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ hải sản, do không chủ động được cơ cấu nguồn nguyên liệu phù hợp với cơ cấu đặt hàng của người mua. Trong trường hợp này, khi nhận được L/C nên yêu cầu người mua quy định sự linh hoạt về mặt khối lượng + - 5% hoặc 10% để dễ xoay xở.Trị giá L/C không nên quy định một số tiền chính xác: phải có sự chênh lệch (+ hoặc -) 5% hoặc 10% về trị giá, nếu L/C quy định số tiền chính xác thì việc chuẩn bị một lô hàng xuất khẩu đúng như trị giá L/C sẽ rất khó khăn và sẽ dẫn đến sự không phù hợp.Giao hàng từng phần nếu không được phép thì phải hết sức lưu ý vì hàng hoá xuất khẩu phải tập trung cho đủ số lượng và trị giá mới giao được, điều này có thể dẫn đến ứ đọng vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường phải đi vay tiền chịu lãi suất để kinh doanh. Tốt nhất là nên quy định giao hàng từng phần để dễ chủ động trong việc xuất hàng.Hạn hiệu lực L/C: đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tiết kiệm chi phí quản lý, nhân viên thường phải kiêm nhiệm 2 - 3 công việc thì việc chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu thường kéo dài rất

Page 19: Leto Cre

lâu. Thông thường L/C chỉ cho phép khoảng 2 - 3 tuần để hoàn chỉnh bộ chứng từ đòi tiền và xuất trình cho ngân hàng.Ngoài ra còn rất nhiều các điểm sai sót tuy nhỏ nhặt khác nhưng hoàn toàn có thể dẫn đến những tranh chấp thiệt hại đến quyền lợi của phía doanh nghiệp xuất khẩu. Tốt nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhờ bộ phận thanh toán quốc tế của các ngân hàng tư vấn khi chuẩn bị các bộ chứng từ đòi tiền sao cho chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế.

(Nguồn: TGTM)Letter of credit (L/C): A financial document issued by an issuing bank at the request of a buyer (applicant) to a seller (beneficiary), which guarantees payment to the seller if the terms and conditions specified in the L/C are fulfilled. It usually contains a brief description of the goods, the documents required, shipping date and an expiry date after which payment will no longer be made.Issuing bank: A bank which opens a letter of credit, thereby assuming the obligation to pay the beneficiary or the correspondent bank if the documents presented are in accordance with the terms of the letters of credit.Confirming bank: This is frequently the same institution as the Advising bank. The confirming bank will add its commitment to that of the issuing bank to pay the beneficiary of a Letter of credit, provided that all the documents are in order.Advising bank: Also known as the notifying bank. This is the bank operating in the exporter's country which handles letter of credit on behalf of the foreign bank, by notifying the exporter that the credit has been opened in his favour and informing him of the terms and conditions of the letter of credit. It does not necessarily have responsibility for payment.

There are different types of L/C, according to the level of security they grant the beneficiary (seller/exporter). (1) Irrevocable Letter of Credit This can neither be modified nor cancelled without the agreement of all the parties concerned. The payment by the issuing bank is guaranteed provided that the beneficiary (seller/exporter) satisfies all the terms and conditions of the L/C.A payment technique whereby the issuing bank's engagement is extended to third parties who negotiate or purchase the beneficiary's draft/documents presented under the documentary credit. This assures anyone who is authorized to negotiate the draft/documents that they will be duly honoured by the issuing bank, provided the terms and conditions of the documentary credit are fulfilled. A bank which effectively negotiates the draft/documents buys them from the beneficiary, thereby becoming a holder in due course.Irrevocable Straight Letter of Credit/Documentary Credit: A payment technique implying that the obligation of the issuing bank is extended only to the beneficiary in honouring the draft/documents and usually expires at the counter of the issuing bank. This kind of Documentary Credit carries no commitment or obligation by the issuing bank towards any person other than the named beneficiary.(2) Revocable Letter of Credit: This may be modified or cancelled by the issuing bank at any time and without notice to the beneficiary. However, payments or drafts negotiated within the terms of the credit before receipt of the revocation or amendment notice from the issuing bank remain validly binding for all parties. Negotiability is restricted to the advising bank and confirmation is usually not available. The revocable letter of credit gives maximum flexibility to the buyer but involves risks for the seller.(3) Confirmed Irrevocable Letter of Credit: A L/C in which the responsibility of another bank (the confirming bank, which is usually the same as the advising bank) has been added to that of the issuing bank, upon authorization or request of the latter. The confirmation represents a definite undertaking by the confirming bank, which obligates itself in the same manner as the issuing bank. It is used to back up the credit standing of the issuing bank and to mitigate risk by replacing a foreign bank risk with a domestic bank risk.

Page 20: Leto Cre

(4) Irrevocable Unconfirmed Letter of Credit: A L/C which has been advised through an advising bank, acting as an agent of the issuing bank, without however assuming any responsibility towards the beneficiary except for taking reasonable care to check the apparent authenticity of the documentary credit which it advises.(5) Revolving Letter of Credit: A type of L/C issued only once and through which the money made available to the seller, after being drawn within a stated period of time, will again become available in the future, usually under the same terms and without another L/C being issued. This type of credit is used in connection with regular and ongoing purchases from a foreign supplier. Revolving L/Cs may be revocable or irrevocable, and the revolving element may be linked to time and/or value.(6) Documentary Letter of Credit: A L/C where the issuing bank stipulates that certain documents should accompany the draft. These documents assure the applicant (buyer/importer) that the merchandise has been shipped, is in good condition and that title to the goods has been transferred to the importer.(7) Negotiable Letter of Credit: A L/C issued in such form that it allows any bank to negotiate the documents.See also Irrevocable Negotiation Letter of Credit, Irrevocable Straight Letter of Credit, Back-to-Back letter of credit, Red Clause credit, Green Clause credit, Standby Letter of Credit. Letter of Credit -Traveller’s (circular): A L/C issued on behalf of a customer who plans to travel extensively. The customer pays for the L/C when it is issued and can request payments from the correspondent banks indicated by the issuing bank, during a specified period of time. The correspondent banks will honour the drafts up to the amount of credit. Each bank which honours a draft endorses the L/C with the date the payment was made, the bank's name, the amount drawn against the L/C and the charges to the issuing bank's account. Leverage: A US term to indicate the degree to which a business is funded by loans rather than by shareholders' equity (i.e. the indebtedness of a firm compared to its equity structure). This is equivalent to gearing in UK terms. Leveraged buy-out (LBO): The take-over/acquisition of a company, financed largely by debt (i.e. loans and bonds) rather than equity. The loans extended and the bonds issued to finance the take-over are usually secured against the assets and cash flow of the target company (i.e. being bought). Due to the large amount of debt relative to equity in the newly bought company, its bonds are typically junk bonds.  Leveraged lease: A Lease arrangement whereby the lessor borrows a large proportion of the funds needed to purchase an asset and then grants the lender a Lien on such asset, together with pledging the lease payments to secure the borrowing. Liabilities: A company’s obligations towards its creditors, suppliers, customers etc., as distinguished from those to its owners, partners or shareholders. Liabilities consist of borrowed funds and must be paid in the short-, medium- or long-term. Short-term debts, bank loans and overdrafts are often known as current liabilities. With reference to banks, their liabilities are made up of deposits, bonds and bills. Opposite: Assets.Liability on bills of exchange: A liability created by the signature on the bill of Exchange .Lien: A legal term indicating the right or claim of a creditor against the property of a debtor in connection with secured debt financing. The creditor is entitled to hold such property until the debt is paid or some other obligation is fulfilled. 

Page 21: Leto Cre

Interbank Offered Rate (IBOR): Also known as the interbank rate, this is the interest rate applied on short term loans between banks and which serves as a reference rate for other types of loans, including buyer credit or supplier credit. The interest rate terms are calculated daily and determined according to the length of and currency of the loan. A number of financial centres offer an IBOR, including London (LIBOR), Paris (PIBOR), Singapore (SIBOR), Zurich (ZIBOR), etc. The US Federal Funds Rate is also an example of an interbank rate.Buyer's credit: A financial arrangement by which a bank, financial institution or export credit agency in the country of the exporter extends a loan, either directly to the foreign buyer of the exported goods, or indirectly through a bank in the buyer's country acting on his behalf. The credit is thus meant to enable the buyer/importer to make payments due to the supplier/exporter under the contract. It is typically a medium-to long-term loan. Suppliers' credit: A financing arrangement under which an exporter extends credit to a foreign importer to finance his purchase. Usually the importer pays a portion of the contract value in cash and issues a Promissory note or accepts a draft as evidence of his obligation to pay the balance over a period of time. The exporter thus accepts a deferred payment from the importer, and may be able to obtain cash payment by discounting or selling the draft or promissory notes created with his bank.

CHEQUE muốn có hiệu lực 1. Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc. 2. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc. 3. Ngân hàng trả tiền.4. Tài khoản của người trả tiền.5. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.6. Tên và địa chỉ người trả tiền.7. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có).8. Chữ ký của người phát hành séc.tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý. Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và vừa ghi bằng chứ khớp đúng nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.

Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.

2 - Những người liên quan đến séc:Người phát hành séc để trả nợ gọi là người phát hành séc.Ngân hàng thanh toán là người trả tiền. Người nhận tiền là người hưởng lợi tờ séc. Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

3 - Các loại séc:Có thể chia thành các loại sau: séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh.

Page 22: Leto Cre

căn cứ vào góc độ khác có thể chia ra : séc gạch chéo, séc gạch chéo thường, séc gạch chéo đặc biệt, séc chuyển khoản, séc du lịch, séc xác nhận.

A bill of exchange : a written order by the drawer to the drawee to pay money to the payee. The most common type of bill of exchange is the cheque, which is defined as a bill of exchange drawn on a banker and payable on demand. Bills of exchange are used primarily in international trade, and are written orders by one person to his bank to pay the bearer a specific sum on a specific date sometime in the future.

Các thành phần liên quan: Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, ...).Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người h¬ởng lợi là các ngân hàng kinh doanh đối ngoại được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. 

Đặc điểm của hối phiếu: Tính trừu tượng của hối phiếu:Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào, ...Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu:Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến, hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu. 

Hình thức của hối phiếu:Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Ngôn ngữ tạp lập hối phiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh.Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ.Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhung chỉ có một bản được thanh toán. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ. 

Chấp nhận hối phiếu (Acceptance):Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Rõ ràng là, một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có sự tin cậy trong thanh toán.Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền, để người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong hai trường hợp: 

Page 23: Leto Cre

Trường hợp thứ nhất: nếu hai bên không có qui định gì khác thì ULB qui định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu. Trường hợp thứ hai: nếu hai bên qui định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó. VD: thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20 ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá 20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau).Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước, gó dưới bên trái của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ “chấp nhận” (Accepted) viết kế bên chữ ký của người trả tiền. Ngoài công thức chấp nhận đó, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự để thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”.Những sự chấp nhận của người trả tiền được thực hiện trên tờ hối phiếu bằng những chữ mơ hồ, tối nghĩa khiến cho hối phiếu mất tính chất luật định của nó sẽ vô giá trị.Cũng không loại trừ khả năng, người trả tiền ký chấp nhận vào mặt sau của tờ hối phiếu. Để phân biệt giữa ký chấp nhận và ký hậu chuyển nhượng, người trả tiền dứt khoát phải tôn trọng đúng công thức ký chấp nhận nêu trên. Trong thanh toán quốc tế, người ta đã loại trừ sự chấp nhận bằng văn thư riêng biệt hoặc chấp nhận gộp nhiều hối phiếu bằng một văn thư chung. Điều này ULB coi là vô hiệu.Ngày tháng ký chấp nhận không phải là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Song trong thực tiễn sử dụng hối phiếu, người ta thấy có loại hối phiếu đòi hỏi ký chấp nhận có ghi ngày tháng, có loại không cần ghi ngày tháng. Đối với phiếu trả tiền ngay X ngày, người nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ thanh toán thì phải ký chấp nhận vào loại hối phiếu trả ngay này. Trong trường hợp này, ghi ngày tháng ký chấp nhận là không cần thiết. Đối với hối phiếu có kỳ hạn mà việc qui định kỳ hạn trả tiển rõ rệt, ví dụ hối phiếu ghi “X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ ... của hối phiếu này” hoặc ghi “Đến ngày ... trả cho bản thứ ... của hối phiếu này...” thì việc ghi ngày tháng ký chấp nhận cũng không cần thiết. Song, đối với hối phiếu có kỳ hạn được xác định trong tương lai “X ngày kể từ ngày nhìn thấy bản thứ ... của hối phiếu này...” thì ngày tháng ký chấp nhận là ngày nhìn thấy hối phiếu, là mốc thời gian tính ra kỳ hạn của hối phiếu.Tuy nhiên người trả tiền vẫn có quyền từ chối không chấp nhận thanh toán hối phiếu, nếu như sự từ chối đó là hợp lý với lý do chíng đáng, chẳng hạn như: hàng hoá thực nhận không đúng với hợp đồng đã ký kết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc bộ chứng từ bất hợp lý không phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã quy định. 

Ký hậu hối phiếu (Endorsement): thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.

 Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký chuyển chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng (Endorsee). Hành vi ký hậu có những ý nghĩa pháp lý như:Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được qui định trong mặt sau của tờ hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là ng¬ời ký hậu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó, mà người được chuyển nhượng nhiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu đó. Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi hối phiếu đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển

Page 24: Leto Cre

nhượng nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó. Ký hậu được ghi ở mặt sau của tờ hối phiếu dưới các hình thức ký hậu sau:_ Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ. Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông (bà)...” nếu là ký hậu theo lệnh hoặc “chi trả cho ông (bà)...” nếu là ký hậu hạn chế, ... _ Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà) X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X. Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế._ Ký hậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Chỉ trả cho ông (bà) X” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông (bà) X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông (bà) X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa._ Ký hậu miễm truy đòi (Without recourse endorsement): là việc ký hậu mà người ký hậu ghi câu “Miễn truy đòi người ký hậu” với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví dụ: “Trả tiền theo lệnh ông (bà) X, miễm truy đòi” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông (bà) X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “Miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “Miễn truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế._ Ký hậu bảo lưu (Conditioanl endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.

* Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee): sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là các ngân hàng.Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi là bảo lãnh bí mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh.Nếu trên hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ghi “theo thư tín dụng số... mở ngày ...gửi ngân hàng mở tín dụng ...”, thì đó cũng là một hình thức bảo lãnh hối phiếu.* Kháng nghị (Protest): Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.Trên thực tế người ta thường làm như sau: VD: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là những người

Page 25: Leto Cre

được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ. 

Chiết khấu hối phiếu (Discount): Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu.Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu. 

Các loại hối phiếu: _ Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm ba loại:Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường là từ 5 đến 7 ngày: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó thì từ 5 đến 7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó.Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ ngày quy định cụ thể._ Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu làm hai loạiHối phiếu trơn: loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không có kèm theo chứng từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, ... hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy.Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại:Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)).Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A))._ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm hai loại:Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không kèm theo điều khoản “theo lệnh”. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo luật định.Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối phiếu. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế._ Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do ng¬ời xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng lao vụ lẫn nhau.Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu

Trả tiền sau thì có nhiều cách thỏa thuận:-Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày nhận hối phiếu thì sẽ ghi là “X ngày sau khi nhìn thấy …” (At 90 days after sight …)-Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày khi giao hàng thì sẽ ghi là “X ngày sau khi ký vận đơn …” (At … days after bill of ladingdate).-Nếu phải trả sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, thì ghi “X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu” (At 90 days after bill of exchange date)

Lưu ý phải lưu ý ngày hết hạn của hối phiếu còn trong hiệu lực của L/C

Page 26: Leto Cre

-To the order :Là trả tiền theo lệnh của ai-TO:Là gửi đến người bị ký phát-Drawer là người ký phát tức người phát hành sec này, trong một số hối phiếu, nó được ghi là :Authorized signature

Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange). 2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...)5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At ... sight of first (second) Bill of Exchange).+ Trả tiền sau: - Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định. 8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu... mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý. Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó.Kỳ phiếu : một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Nội dung kỳ phiếu:- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện- Thời hạn trả tiền- Ðịa điểm trả tiền- Tên họ người thụ hưởng- Ðịa điểm, ngày ký phát hối phiếu- Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu

Understanding and Using Letters of Credit ( Source: http://www.crfonline.org/)Letters of credit accomplish their purpose by substituting the credit of the bank for that of the customer, for the purpose of facilitating trade. There are basically two types: commercial and standby. The commercial letter of credit is the primary payment mechanism for a transaction, whereas the standby letter of credit is a secondary payment mechanism.

Commercial Letter of CreditCommercial letters of credit have been used for centuries to facilitate payment in international

Page 27: Leto Cre

trade. Their use will continue to increase as the global economy evolves.

Letters of credit used in international transactions are governed by the International Chamber of Commerce Uniform Customs and Practice for Documentary Credits. The general provisions and definitions of the International Chamber of Commerce are binding on all parties. Domestic collections in the United States are governed by the Uniform Commercial Code.

A commercial letter of credit is a contractual agreement between a bank, known as the issuing bank, on behalf of one of its customers, authorizing another bank, known as the advising or confirming bank, to make payment to the beneficiary. The issuing bank, on the request of its customer, opens the letter of credit. The issuing bank makes a commitment to honor drawings made under the credit. The beneficiary is normally the provider of goods and/or services. Essentially, the issuing bank replaces the bank's customer as the payee.

Elements of a Letter of Credit

* A payment undertaking given by a bank (issuing bank)* On behalf of a buyer (applicant)* To pay a seller (beneficiary) for a given amount of money* On presentation of specified documents representing the supply of goods* Within specified time limits* Documents must conform to terms and conditions set out in the letter of credit* Documents to be presented at a specified place

BeneficiaryThe beneficiary is entitled to payment as long as he can provide the documentary evidence required by the letter of credit. The letter of credit is a distinct and separate transaction from the contract on which it is based. All parties deal in documents and not in goods. The issuing bank is not liable for performance of the underlying contract between the customer and beneficiary. The issuing bank's obligation to the buyer, is to examine all documents to insure that they meet all the terms and conditions of the credit. Upon requesting demand for payment the beneficiary warrants that all conditions of the agreement have been complied with. If the beneficiary (seller) conforms to the letter of credit, the seller must be paid by the bank.

Issuing BankThe issuing bank's liability to pay and to be reimbursed from its customer becomes absolute upon the completion of the terms and conditions of the letter of credit. Under the provisions of the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, the bank is given a reasonable amount of time after receipt of the documents to honor the draft.

The issuing banks' role is to provide a guarantee to the seller that if compliant documents are presented, the bank will pay the seller the amount due and to examine the documents, and only pay if these documents comply with the terms and conditions set out in the letter of credit.

Typically the documents requested will include a commercial invoice, a transport document such as a bill of lading or airway bill and an insurance document; but there are many others. Letters of credit deal in documents, not goods.

Advising BankAn advising bank, usually a foreign correspondent bank of the issuing bank will advise the beneficiary. Generally, the beneficiary would want to use a local bank to insure that the letter of credit is valid. In addition, the advising bank would be responsible for sending the documents to the issuing bank. The advising bank has no other obligation under the letter of credit. If the issuing bank does not pay the beneficiary, the advising bank is not obligated to pay.

Page 28: Leto Cre

Confirming BankThe correspondent bank may confirm the letter of credit for the beneficiary. At the request of the issuing bank, the correspondent obligates itself to insure payment under the letter of credit. The confirming bank would not confirm the credit until it evaluated the country and bank where the letter of credit originates. The confirming bank is usually the advising bank.

Letter of Credit CharacteristicsNegotiabilityLetters of credit are usually negotiable. The issuing bank is obligated to pay not only the beneficiary, but also any bank nominated by the beneficiary. Negotiable instruments are passed freely from one party to another almost in the same way as money. To be negotiable, the letter of credit must include an unconditional promise to pay, on demand or at a definite time. The nominated bank becomes a holder in due course. As a holder in due course, the holder takes the letter of credit for value, in good faith, without notice of any claims against it. A holder in due course is treated favorably under the UCC.

The transaction is considered a straight negotiation if the issuing bank's payment obligation extends only to the beneficiary of the credit. If a letter of credit is a straight negotiation it is referenced on its face by "we engage with you" or "available with ourselves". Under these conditions the promise does not pass to a purchaser of the draft as a holder in due course.

RevocabilityLetters of credit may be either revocable or irrevocable. A revocable letter of credit may be revoked or modified for any reason, at any time by the issuing bank without notification. A revocable letter of credit cannot be confirmed. If a correspondent bank is engaged in a transaction that involves a revocable letter of credit, it serves as the advising bank.

Once the documents have been presented and meet the terms and conditions in the letter of credit, and the draft is honored, the letter of credit cannot be revoked. The revocable letter of credit is not a commonly used instrument. It is generally used to provide guidelines for shipment. If a letter of credit is revocable it would be referenced on its face.

The irrevocable letter of credit may not be revoked or amended without the agreement of the issuing bank, the confirming bank, and the beneficiary. An irrevocable letter of credit from the issuing bank insures the beneficiary that if the required documents are presented and the terms and conditions are complied with, payment will be made. If a letter of credit is irrevocable it is referenced on its face.

Transfer and AssignmentThe beneficiary has the right to transfer or assign the right to draw, under a credit only when the credit states that it is transferable or assignable. Credits governed by the Uniform Commercial Code (Domestic) maybe transferred an unlimited number of times. Under the Uniform Customs Practice for Documentary Credits (International) the credit may be transferred only once. However, even if the credit specifies that it is nontransferable or nonassignable, the beneficiary may transfer their rights prior to performance of conditions of the credit.

Sight and Time DraftsAll letters of credit require the beneficiary to present a draft and specified documents in order to receive payment. A draft is a written order by which the party creating it, orders another party to pay money to a third party. A draft is also called a bill of exchange.

There are two types of drafts: sight and time. A sight draft is payable as soon as it is presented for payment. The bank is allowed a reasonable time to review the documents before making payment.

Page 29: Leto Cre

A time draft is not payable until the lapse of a particular time period stated on the draft. The bank is required to accept the draft as soon as the documents comply with credit terms. The issuing bank has a reasonable time to examine those documents. The issuing bank is obligated to accept drafts and pay them at maturity.

Standby Letter of CreditThe standby letter of credit serves a different function than the commercial letter of credit. The commercial letter of credit is the primary payment mechanism for a transaction. The standby letter of credit serves as a secondary payment mechanism. A bank will issue a standby letter of credit on behalf of a customer to provide assurances of his ability to perform under the terms of a contract between the beneficiary. The parties involved with the transaction do not expect that the letter of credit will ever be drawn upon.

The standby letter of credit assures the beneficiary of the performance of the customer's obligation. The beneficiary is able to draw under the credit by presenting a draft, copies of invoices, with evidence that the customer has not performed its obligation. The bank is obligated to make payment if the documents presented comply with the terms of the letter of credit.

Standby letters of credit are issued by banks to stand behind monetary obligations, to insure the refund of advance payment, to support performance and bid obligations, and to insure the completion of a sales contract. The credit has an expiration date.

The standby letter of credit is often used to guarantee performance or to strengthen the credit worthiness of a customer. In the above example, the letter of credit is issued by the bank and held by the supplier. The customer is provided open account terms. If payments are made in accordance with the suppliers' terms, the letter of credit would not be drawn on. The seller pursues the customer for payment directly. If the customer is unable to pay, the seller presents a draft and copies of invoices to the bank for payment.

The domestic standby letter of credit is governed by the Uniform Commercial Code. Under these provisions, the bank is given until the close of the third banking day after receipt of the documents to honor the draft.

Procedures for Using the ToolThe following procedures include a flow of events that follow the decision to use a Commercial Letter of Credit. Procedures required to execute a Standby Letter of Credit are less rigorous. The standby credit is a domestic transaction. It does not require a correspondent bank (advising or confirming). The documentation requirements are also less tedious.

Step-by-step process:* Buyer and seller agree to conduct business. The seller wants a letter of credit to guarantee payment.* Buyer applies to his bank for a letter of credit in favor of the seller.* Buyer's bank approves the credit risk of the buyer, issues and forwards the credit to its correspondent bank (advising or confirming). The correspondent bank is usually located in the same geographical location as the seller (beneficiary).* Advising bank will authenticate the credit and forward the original credit to the seller (beneficiary).* Seller (beneficiary) ships the goods, then verifies and develops the documentary requirements to support the letter of credit. Documentary requirements may vary greatly depending on the perceived risk involved in dealing with a particular company.* Seller presents the required documents to the advising or confirming bank to be processed for payment.* Advising or confirming bank examines the documents for compliance with the terms and

Page 30: Leto Cre

conditions of the letter of credit.* If the documents are correct, the advising or confirming bank will claim the funds by:o Debiting the account of the issuing bank.o Waiting until the issuing bank remits, after receiving the documents.o Reimburse on another bank as required in the credit.* Advising or confirming bank will forward the documents to the issuing bank.* Issuing bank will examine the documents for compliance. If they are in order, the issuing bank will debit the buyer's account.* Issuing bank then forwards the documents to the buyer.

Standard Forms of DocumentationWhen making payment for product on behalf of its customer, the issuing bank must verify that all documents and drafts conform precisely to the terms and conditions of the letter of credit. Although the credit can require an array of documents, the most common documents that must accompany the draft include:

Commercial Invoice : The billing for the goods and services. It includes a description of merchandise, price, FOB origin, and name and address of buyer and seller. The buyer and seller information must correspond exactly to the description in the letter of credit. Unless the letter of credit specifically states otherwise, a generic description of the merchandise is usually acceptable in the other accompanying documents.

(Ocean) Bill of Lading : A document evidencing the receipt of goods for shipment and issued by a freight carrier engaged in the business of forwarding or transporting goods. The documents evidence control of goods. They also serve as a receipt for the merchandise shipped and as evidence of the carrier's obligation to transport the goods to their proper destination.

Warranty of Title : given by a seller to a buyer of goods that states that the title being conveyed is good and that the transfer is rightful. This is a method of certifying clear title to product transfer. It is generally issued to the purchaser and issuing bank expressing an agreement to indemnify and hold both parties harmless.

Letter of Indemnity : Specifically indemnifies the purchaser against a certain stated circumstance. Indemnification is generally used to guaranty that shipping documents will be provided in good order when available.

Common Defects in DocumentationAbout half of all drawings presented contain discrepancies. A discrepancy is an irregularity in the documents that causes them to be in non-compliance to the letter of credit. Requirements set forth in the letter of credit cannot be waived or altered by the issuing bank without the express consent of the customer. The beneficiary should prepare and examine all documents carefully before presentation to the paying bank to avoid any delay in receipt of payment. Commonly found discrepancies between the letter of credit and supporting documents include:

* Letter of Credit has expired prior to presentation of draft.* Bill of Lading evidences delivery prior to or after the date range stated in the credit.* Stale dated documents.* Changes included in the invoice not authorized in the credit.* Inconsistent description of goods.* Insurance document errors.* Invoice amount not equal to draft amount.* Ports of loading and destination not as specified in the credit.* Description of merchandise is not as stated in credit.* A document required by the credit is not presented.* Documents are inconsistent as to general information such as volume, quality, etc.

Page 31: Leto Cre

* Names of documents not exact as described in the credit. Beneficiary information must be exact.* Invoice or statement is not signed as stipulated in the letter of credit.

When a discrepancy is detected by the negotiating bank, a correction to the document may be allowed if it can be done quickly while remaining in the control of the bank. If time is not a factor, the exporter should request that the negotiating bank return the documents for corrections.

If there is not enough time to make corrections, the exporter should request that the negotiating bank send the documents to the issuing bank on an approval basis or notify the issuing bank by wire, outline the discrepancies, and request authority to pay. Payment cannot be made until all parties have agreed to jointly waive the discrepancy.

Tips for Exporters* Communicate with your customers in detail before they apply for letters of credit.* Consider whether a confirmed letter of credit is needed.* Ask for a copy of the application to be fax to you, so you can check for terms or conditions that may cause you problems in compliance.* Upon first advice of the letter of credit, check that all its terms and conditions can be complied with within the prescribed time limits.* Many presentations of documents run into problems with time-limits. You must be aware of at least three time constraints - the expiration date of the credit, the latest shipping date and the maximum time allowed between dispatch and presentation.* If the letter of credit calls for documents supplied by third parties, make reasonable allowance for the time this may take to complete.* After dispatch of the goods, check all the documents both against the terms of the credit and against each other for internal consistency.

SummaryThe use of the letters of credit as a tool to reduce risk has grown substantially over the past decade. Letters of credit accomplish their purpose by substituting the credit of the bank for that of the customer, for the purpose of facilitating trade.

The credit professional should be familiar with two types of letters of credit: commercial and standby. Commercial letters of credit are used primarily to facilitate foreign trade. The commercial letter of credit is the primary payment mechanism for a transaction.

The standby letter of credit serves a different function. The standby letter of credit serves as a secondary payment mechanism. The bank will issue the credit on behalf of a customer to provide assurances of his ability to perform under the terms of a contract.

Upon receipt of the letter of credit, the credit professional should review all items carefully to insure that what is expected of the seller is fully understood and that he can comply with all the terms and conditions. When compliance is in question, the buyer should be requested to amend the credit.L/C is commonly used to reduce credit risk to sellers in both domestic and international sales arrangements. By having a bank issue a letter of credit, in essence, one is substituting the bank's credit worthiness for that of the customer.

TypesThere are two basic forms of letters of credit: Standby and Documentary. Documentary letters of credit can be either Revocable or Irrevocable, although the first is extremely rare. Irrevocable letters of credit can be Confirmed or Not Confirmed. Each type of credit has advantages and disadvantages for the buyer and for the seller, which this information will review below. Charges for each type will also vary. However, the more the banks assume risk by guaranteeing payment, the more they will charge for providing the service.

Page 32: Leto Cre

Documentary Revocable Letter of CreditRevocable credits may be modified or even canceled by the buyer without notice to the seller. Therefore, they are generally unacceptable to the seller.

Documentary Irrevocable Letter of CreditThis is the most common form of credit used in international trade. Irrevocable credits may not be modified or canceled by the buyer. The buyer's issuing bank must follow through with payment to the seller so long as the seller complies with the conditions listed in the letter of credit. Changes in the credit must be approved by both the buyer and the seller. If the documentary letter of credit does not mention whether it is revocable or irrevocable, it automatically defaults to irrevocable. See Credit Administration, Sample Procedure for Administration of a Documentary Irrevocable Letters of Credit for a systematic procedure for establishing an irrevocable letter of credit.

2 forms of irrevocable credits:Unconfirmed credit (the irrevocable credit not confirmed by the advising bank)In an unconfirmed credit, the buyer's bank issuing the credit is the only party responsible for payment to the seller. The seller's advising bank pays only after receiving payment from the issuing bank. The seller's advising bank merely acts on behalf of the issuing bank and, therefore, incurs no risk.

Confirmed credit (the irrevocable confirmed credit)In a confirmed credit, the advising bank adds its guarantee to pay the seller to that of the buyer's issuing bank. Once the advising bank reviews and confirms that all documentary requirements are met, it will pay the seller. The advising bank will then look to the issuing bank for payment. Confirmed Irrevocable letters of credit are used when trading in a high-risk area where war or social, political, or financial instability are real threats. Also common when the seller is unfamiliar with the bank issuing the letter of credit or when the seller needs to use the confirmed letter of credit to obtain financing its bank to fill the order. A confirmed credit is more expensive because the bank has added liability.

Standby Letter of CreditThis credit is a payment or performance guarantee used primarily in the United States. They are often called non-performing letters of credit because they are only used as a backup should the buyer fail to pay as agreed. Thus, a stand-by letter of credit allows the customer to establish a rapport with the seller by showing that it can fulfill its payment commitments. Standby letters of credit are used, for example, to guarantee repayment of loans, to ensure fulfillment of a contract, and to secure payment for goods delivered by third parties. The beneficiary to a standby letter of credit can cash it on demand. Stand-by letters of credit are generally less complicated and involve far less documentation requirements than irrevocable letters of credit. See Credit Administration, Sample Procedure for Administration of a Standby Letter of Credit for a systematic procedure for establishing a standby letter of credit.

Special Letters of CreditThe following is a brief description of some special letters of credit.

* Back-to-Back Letter of CreditThis is a new letter of credit opened based on an already existing, nontransferable credit used as collateral. Traders often use back-to-back arrangements to pay the ultimate supplier. A trader receives a letter of credit from the buyer and then opens another letter of credit in favor of the supplier. The first letter of credit serves as collateral for the second credit.

* Deferred Payment (Usance) Letter of CreditIn Deferred Payment Letters of Credit, the buyer accepts the documents related to the letter of credit and agrees to pay the issuing bank after a fixed period. This credit gives the buyer a grace

Page 33: Leto Cre

period for payment.

Red Clause Letter of CreditRed Clause Letters of Credit provide the seller with cash prior to shipment to finance production of the goods. The buyer's issuing bank may advance some or all of the funds. The buyer, in essence, extends financing to the seller and incurs the risk for all advanced credits.

Revolving Letter of CreditWith a Revolving Letter of Credit, the issuing bank restores the credit to its original amount once it has been used or drawn down. Usually, these arrangements limit the number of times the buyer may draw down its line over a predetermined period.

Transferable Letter of CreditThis type of credit allows the seller to transfer all or part of the proceeds of the original letter of credit to a second beneficiary, usually the ultimate supplier of the goods. The letter of credit must clearly state that it is transferable for its to be considered as such. This is a common financing tactic for middlemen and is common in East Asia.

Assignment of ProceedsThe beneficiary of a letter of credit may assign all or part of the proceeds under a credit to a third party (the assignee). However, unlike a transferred credit, the beneficiary maintains sole rights to the credit and is solely responsible for complying with its terms and conditions. For the assignee, an assignment only means that the paying bank, once it receives notice of the assignment, undertakes to follow the assignment instructions, if and when payment is made. The assignee is dependent upon the beneficiary for compliance, and thus this arrangement is riskier than a transferred credit. Before agreeing to an assignment of proceeds arrangement, the assignee should carefully review the original letter of credit.

Common Problems with Letters of CreditMost problems result from the seller's inability to fulfill obligations stated in the letter of credit. The seller may find these terms difficult or impossible to fulfill and, either tries to fulfill them and fails, or asks the buyer to amend to the letter of credit. As most letters of credit are irrevocable, amendments may at times be difficult since both the buyer and the seller must agree.

Sellers may have one or more of the following problems:

    * The shipment schedule cannot be met;    * The stipulations concerning freight costs are unacceptable;    * The price becomes too low due to exchange rates fluctuations;    * The quantity of product ordered is not the expected amount;    * The description of product is either insufficient or too detailed; and,    * The stipulated documents are difficult or impossible to obtain.

Even when sellers accept the terms of a letter of credit, problems often arise late in the process. When this occurs, the buyer's and seller's banks will try to negotiate any differences. In some cases, the seller can correct the documents and present them within the time specified in the letter of credit. If the documents cannot be corrected, the advising bank will ask the issuing bank to accept the documents despite the discrepancies found. It is important to note that, if the documents are not in accord with the specifications of the letter of credit, the buyer's issuing bank is no longer obligated to pay.

Basic Procedures for Establishing a Letter of CreditThe letter of credit process has been standardized by a set of rules published by the International Chamber of Commerce (ICC). These rules are called the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (UCP) and are contained in ICC Publication No. 600. The following is the

Page 34: Leto Cre

basic set of steps used in a letter of credit transaction. Specific letter of credit transactions follow somewhat different procedures.

1. After the buyer and seller agree on the terms of a sale, the buyer arranges for his bank to open a letter of credit in favor of the seller. Note: The buyer will need to have a line of credit established at the bank or provide cash collateral for the amount of the letter of credit.2. The buyer's issuing bank prepares the letter of credit, including all of the buyer's instructions to the seller concerning shipment and required documentation.3. The buyer's bank sends the letter of credit to the seller's advising bank.4. The seller's advising bank forwards the letter of credit to the seller.5. The seller carefully reviews all conditions stipulated in the letter of credit. If the seller cannot comply with any of the provisions, it will ask the buyer to amend the letter of credit.6. After final terms are agreed upon, the seller ships the goods to the appropriate port or location.7. After shipping the goods, the seller obtains the required documents. Please note that the seller may have to obtain some documents prior to shipment.8. The seller presents the documents to its advising bank along with a draft for payment.9. The seller's advising bank reviews the documents. If they are in order, it will forward them to the buyer's issuing bank. If a confirmed letter of credit, the advising bank will pay the seller (cash or a bankers' acceptance).10. Once the buyer's issuing bank receives and reviews the documents, it either (1) pays if there are no discrepancies; or (2) forwards the documents to the buyer if there are discrepancies for its review and approval.

Opening a Letter of Credit

Level of DetailThe wording in a letter of credit should be simple, but specific. The more detailed an L/C is, the more likely the seller will reject it as too difficult to fulfill. At the same time, the buyer will wish to define in detail what its is paying for.

Type of CreditLetters of credit used in trade are usually either irrevocable unconfirmed credits or irrevocable confirmed credits. In choosing which type to open both the seller and the buyer should consider the generally accepted payment processes in each country, the value and demand for the goods, and the reputation of the buyer and seller.

DocumentsIn specifying required documents, it is very important to include those required for customs and those reflecting the agreement reached between the buyer and the seller. Required documents usually include the bill of lading, a commercial and/or consular invoice, the bill of exchange, the certificate of origin, and the insurance document. Other documents required may be an inspection certificate, copies of a cable sent to the buyer with shipping information, a confirmation from the shipping company of the state of its ship, and a confirmation from the forwarder that the goods are accompanied by a certificate of origin. Prices should be stated in the currency of the letter of credit and documents should in the same language as the letter of credit.

The Letter of Credit Application1. BeneficiaryThe seller should provide to the buyer its full corporate name and correct address. A simple mistake here may translate to inconsistent or improper documentation at the other end.2. AmountThe seller should state the actual amount of the letter of credit. One can request a maximum amount when there is doubt as to the actual count or quantity of the goods. Another option is to use words like "approximate", "circa", or "about" to indicate an acceptable 10 % plus or minus from the stated amount. For consistency, if you use this wording you will need to use it also in

Page 35: Leto Cre

connection with the quantity.3. ValidityThe seller will need time to ship and to prepare all the necessary documents. Therefore, the seller should ensure that the validity and period for document presentation after the shipment of the goods is long enough.4. Seller's BankThe seller should list its advising bank as well as a reimbursing bank if applicable. The reimbursing bank is the local bank appointed by the issuing bank as the disbursing bank.5. Type of Payment AvailabilityThe buyer and seller may agree to use sight drafts, time drafts, or some sort of deferred payment mechanism.6. Desired DocumentsThe buyer specifies the necessary documents. Buyers can list, for example, a bill of lading, a commercial invoice, a certificate of origin, certificates of analysis, etc. The seller must agree to all documentary requirements or suggest an amendment to the letter of credit.7. Notify AddressThis is the address to notify upon the imminent arrival of goods at the port or airport of destination. A notification listing damaged goods is also sent to this address, if applicable.8. Description of GoodsThe seller should provide a short and precise description of the goods as well as the quantity involved. Note the comments in step #2 above concerning approximate amounts.9. Confirmation OrderWith international arrangements, the seller may wish to confirm the letter of credit with a bank in its country.

Amendment of a Letter of CreditFor the seller to change the terms noted on an irrevocable letter of credit, it must request an amendment from the buyer. The amendment process is as follows:

   1. The seller requests a modification or amendment of questionable terms in the letter of credit;   2. If the buyer and issuing bank agree to the changes, the issuing bank will change the letter of credit;   3. The buyer's issuing bank notifies the seller's advising bank of the amendment; and   4. The seller's advising bank notifies the seller of the amendment. Tips for Buyers and Sellers

Seller1. Before signing a sales contract, the seller should make inquiries about the buyer's creditworthiness and business practices. The seller's bank will generally assist in this investigation.2. In many cases, the issuing bank will specify the advising and/or confirming bank. These designations are usually based on the issuing bank's established correspondent relationships. The seller should ensure that the advising/confirming bank is a financially sound institution.3. The seller should confirm the good standing of the buyer's issuing bank if the letter of credit is unconfirmed.4. For confirmed letters of credit, the seller's advising bank should be willing to confirm the letter of credit issued by the buyer's bank. If the advising bank refuses to do so, the seller should request another issuing bank as the current bank may be or is in the process of becoming insolvent.5. The seller should carefully review the letter of credit to ensure its conditions can be met. All documents must conform to the terms of the letter of credit. The seller must comply with every detail of the letter of credit specifications; otherwise the security given by the credit is lost.6. The seller should ensure that the letter of credit is irrevocable.7. If amendments are necessary, the seller should contact the buyer immediately so that the buyer can instruct the issuing bank to make the necessary changes quickly. The seller should keep the letter of credit's expiration date in mind throughout the amendment process.

Page 36: Leto Cre

8. The seller should confirm with the insurance company that it can provide the coverage specified in the letter of credit and that insurance charges listed in the letter of credit are correct. Typical insurance coverage is for CIF (cost, insurance and freight) often the value of the goods plus about 10 percent.9. The seller must ensure that the goods match the description in the letter of credit and the invoice description.10. The seller should be familiar with foreign exchange limitations in the buyer's country that could hinder payment procedures.

Buyer1. When choosing the type of letter of credit, the buyer should consider the standard payment methods in the seller's country.2. The buyer should keep the details of the purchase short and concise.3. The buyer should be prepared to amend or re-negotiate terms of the letter of credit with the seller. This is a common procedure in international trade. With irrevocable letters of credit, the most common type, all parties must agree to amend the document.4. The buyer can reduce the foreign exchange risk by buying forward currency contracts.5. The buyer should use a bank experienced in foreign trade as its issuing bank.6. The validation time stated on the letter of credit should give the seller ample time to produce the goods or to pull them out of stock.7. A letter of credit is not fail-safe. Banks are only responsible for the documents exchanged and not the goods shipped. Documents in conformity with the letter of credit specifications cannot be rejected on grounds that the goods were not delivered as specified in the contract. The goods shipped may not in fact be the goods ordered and paid for.8. Purchase contracts and other agreements pertaining to the sale between the buyer and seller are not the concern of the issuing bank. Only the letter of credit terms are binding on the bank.9. Documents specified in the letter of credit should include those the buyer requires for customs clearance. 

THủ TụC XUấT NHậP KHẩUBill of lading (also referred to as a BOL or B/L) is a document issued by a carrier, e.g. a ship's master or by a company's shipping department, acknowledging that specified goods have been received on board as cargo for conveyance to a named place for delivery to the consignee who is usually identified. A through bill of lading involves the use of at least two different modes of transport from road, rail, air, and sea. The term derives from the noun "bill", a schedule of costs for services supplied or to be supplied, and from the verb "to lade" which means to load a cargo onto a ship or other form of transport. Short statement of principle : evidence of the contract of carriage of goods and it serves a number of purposes:it is evidence that a valid contract of carriage, or a chartering contract, exist, and it may incorporate the full terms of the contract between the consignor and the carrier by reference (i.e. the short form simply refers to the main contract as an existing document, whereas the long form of a bill of lading issued by the carrier sets out all the terms of the contract of carriage);it is a receipt signed by the carrier confirming whether goods matching the contract description have been received in good condition (a bill will be described as clean if the goods have been received on board in apparent good condition and stowed ready for transport); andit is also a document of transfer, and a negotiable instrument, i.e. it governs all the legal aspects of physical carriage, and, like a cheque or other negotiable instrument, it may be endorsed affecting ownership of the goods actually being carried. This matches everyday experience in that the contract a person might make with a commercial carrier like FedEx for mostly airway parcels, is separate from any contract for the sale of the goods to be carried, however it binds the carrier to its terms, irrespectively of who the actual holder of the B/L, and owner of the goods, may be at a specific moment.Straight bill of lading states that the goods are consigned to a specified person and it is not negotiable free from existing equities, i.e. any endorsee acquires no better rights than those held by the endorsor. So, for example, if the carrier or another holds a lien over the goods as security

Page 37: Leto Cre

for unpaid debts, the endorsee is bound by the lien although, if the endorsor wrongfully failed to disclose the charge, the endorsee will have a right to claim damages for failing to transfer an unencumbered title. Also known as a non-negotiable bill of lading.Order bill of lading uses express words to make the bill negotiable, e.g. it states that delivery is to be made to the further order of the consignee using words such as "delivery to A Ltd. or to order or assigns". Consequently, it can be endorsed by A Ltd. or the right to take delivery can be transferred by physical delivery of the bill accompanied by adequate evidence of A Ltd.'s intention to transfer.Also known as a negotiable bill of lading. Bearer bill of lading

Surrender bill of ladingUnder a term import documentary credit the bank releases the documents on receipt from the negotiating bank but the importer does not pay the bank until the maturity of the draft under the relative credit. This direct liability is called Surrender Bill of Lading (SBL), i.e. when we hand over the bill of lading we surrender title to the goods and our power of sale over the goods.

Air waybill (AWB) or air consignment note refers to a receipt issued by an international courier company for goods and an evidence of the contract of carriage, but it is not a document of title to the goods. Hence, the AWB is non-negotiable.

The AWB has a tracking number which can be used to check the status of delivery, and current position of the shipment. The number consists of a three letter identifier issued by IATA and a 8 digit number. The last number being a check digit. The first 7 digits can be divided by 7 using Long division and the remainder will be the last digit. The first three copies are classified as originals. The first copy is retained by the issuing carrier or their appointed agent. The 2nd copy by the receiving carrier or their appointed agent. The 3rd copy is used as Proof Of Delivery (POD).

The goods in the air consignment are consigned directly to the party (the consignee) named in the letter of credit (L/C). Unless the goods are consigned to a third party like the issuing bank, the importer can obtain the goods from the carrier at destination without paying the issuing bank or the consignor. Therefore, unless a cash payment has been received by the exporter or the buyer's integrity is unquestionable, consigning goods directly to the importer is risky.

For air consignment to certain destinations, it is possible to arrange payment on a COD (cash on delivery) basis and consign the goods directly to the importer. The goods are released to the importer only after the importer makes the payment and complies with the instructions in the AWB.

In air freight, the exporter (the consignor) often engages a freight forwarder or consolidator to handle the forwarding of goods. The consignor provides a Shipper's Letter of Instructions which authorizes the forwarding agent to sign certain documents (e.g. the AWB) on behalf of the consignor.

The AWB must indicate that the goods have been accepted for carriage, and it must be signed or authenticated by the carrier or the named agent for or on behalf of the carrier. The signature or authentication of the carrier must be identified as carrier, and in the case of agent signing or authenticating, the name and the capacity of the carrier on whose behalf the agent signs or authenticates must be indicated.

International AWBs that contain consolidated cargo are called master air waybills (MAWB). MAWBs have additional papers called house air waybills (HAWB). Each HAWB contains information of each individual shipment (consignee, contents, etc.) within the consolidation. International AWBs that is not consolidated (only one shipment in one bill) are called simple AWBs.

Page 38: Leto Cre

Proforma Invoices : an invoice provided by a supplier in advance of providing the goods or service. Suppliers will do this if for some reason they are not prepared to extend normal credit terms to the University. Finance strongly advise department to consider very carefully the risks of trading with companies in this way, as if the goods are never forthcoming it is unlikely the University will be able to recover the money and departments will bear that cost. However, in exceptional instances we do allow payments on proforma invoices, but before proceeding in this way departments are required to consider the following alternatives:

Is it possible to arrange credit terms with the supplier? Is it possible to use another supplier? Is it possible to arrange for a cheque to be handed over on delivery of the goods? Is it possible to pay only a deposit up front, and the rest on normal credit terms, or on

delivery? If after consideration of these options, the department still wish to proceed along this route and pay on a proforma invoice, a Proforma Invoice Form must be completed and must accompany the invoice. EXPORT-IMPORT PROCEDURE1        Seller and Buyer conclude a sales contract, with method of payment usually by letter of credit (documentary credit).2    Buyer applies to his issuing bank, usually in Buyer's country, for letter of credit in favor of Seller (beneficiary).3    Issuing bank requests another bank, usually a correspondent bank in Seller's country, to advise, and usually to confirm, the credit.4    Advising bank, usually in Seller's country, forwards letter of credit to Seller informing about the terms and conditions of credit.5    If credit terms and conditions conform to sales contract, Seller prepares goods and documentation, and arranges delivery of goods to carrier.6    Seller presents documents evidencing the shipment and draft (bill of exchange) to paying, accepting or negotiating bank named in the credit (the advising bank usually), or any bank willing to negotiate under the terms of credit.7    Bank examines the documents and draft for compliance with credit terms. If complied with, bank will pay, accept or negotiate.8    Bank, if other than the issuing bank, sends the documents and draft to the issuing bank.9    Bank examines the documents and draft for compliance with credit terms. If complied with, Seller's draft is honored.10    Documents release to Buyer after payment, or on other terms agreed between the bank and Buyer.11    Buyer surrenders bill of lading to carrier (in case of ocean freight) in exchange for the goods or the delivery order.

Shipping documentation_ Numerous documents are required for shipping. The primary documents are listed below with links to samples. Exporters should seriously consider having a freight forwarder handle the formidable amount of documentation that exporting requires, as forwarders are specialists in this process._ Documentation must be precise because slight discrepancies or omissions may prevent merchandise from being exported, result in nonpayment, or even result in the seizure of the shipment by customs. Collection documents are subject to precise time limits and may not be honored by a bank if time has expired._ Most documentation is routine for freight forwarders and customs brokers, but the exporter is ultimately responsible for the accuracy of its contents.

A Certificate of Origin : a document used in international trade. It traditionally states from what country the shipped goods originate, but "originate" in a CO does not mean the country the goods are shipped from, but the country where there goods are actually made. This raises a definition

Page 39: Leto Cre

problem in cases where less than 100% of the raw materials and processes and added value are not all from one country. An often used practice is that if more than 50% of the sales price of the goods originate from one country, that country is acceptable as the country of origin (then the "national content" is more than 50%). In various international agreements, other percentages of national content are acceptable.

Commercial invoice indicates the quantity and description of the goods, the loading port and destination port, the mode of transportation, the country of origin, the price per unit and total cost of the goods. The commercial invoice is provided by exporter.

DEBIT CARD : a plastic card which provides an alternative payment method to cash when making purchases. Its functionality is more similar to writing a cheque as the funds are withdrawn directly from either the bank account (often referred to as a cheque card), or from the remaining balance on the card. In some cases, the cards are designed exclusively for use on the Internet, and so there is no physical card.[1][2]

The use of debit cards has become wide-spread in many countries and has overtaken the cheque, and in some instances cash transactions by volume. Like credit cards, debit cards are used widely for telephone and Internet purchases. This may cause inconvenient delays at peak shopping times (e.g., the last shopping day before Christmas), caused when the volume of transactions overloads the bank networks.In some countries the debit card is multipurpose, acting as the ATM card for withdrawing cash and as a cheque guarantee card. Merchants can also offer "cashback"/"cashout" facilities to customers, where a customer can withdraw cash along with their purchase.Credit or Debit?For consumers, the difference between a "debit card" and a "credit card" is that the debit card deducts the balance from a deposit account, like a checking account, whereas the credit card allows the consumer to spend money they might not actually have (but promise to pay later to the card-issuing bank).In some countries: When a merchant asks "credit or debit?" the answer determines whether they will use a merchant account affiliated with one or more traditional credit card associations (Visa, MasterCard, Discover, American Express, etc.) or an interbank network typically used for debit and ATM cards, like PLUS, Cirrus (interbank network), or Maestro.In other countries: When a merchant asks "credit or debit?" the answer determines whether the transaction will be handled as a credit transaction or as a debit transaction. In the former case, the merchant is more likely than in the latter case to have to pay a fee defined by fixed percentage to the merchant's bank. In both cases, the merchant may have to pay a fixed amount to the bank. In either case, the transaction will go through a major credit/debit network (such as Visa, MasterCard, Visa Electron or Maestro). In either case, the transaction may be conducted in either online or offline mode, although the card issuing bank may choose to block transactions made in offline mode. This is always the case with Visa Electron transactions, usually the case with Maestro transactions and rarely the case with Visa or MasterCard transactions.In yet other countries: A merchant will only ask for "credit or debit?" if the card is a combined credit+debit card. If the payee chooses "credit", the credit balance will be debited the amount of the purchase; if the payee chooses "debit", the bank account balance will be debited the amount of the purchase.This may be confusing because "debit cards" which are linked directly to a checking account are sometimes dual-purpose, so that they can be used seamlessly in place of a credit card, and can be charged by merchants using the traditional credit networks. There are also "pre-paid credit cards" which act like a debit card but can only be charged using the traditional "credit" networks. The card itself does not necessarily indicate whether it is connected to an existing pile of money, or merely represents a promise to pay later.In some countries: The "debit" networks typically require that purchases be made in person and that a PIN be supplied. The "credit" networks allow cards to be charged with only a signature, and/or picture ID.

Page 40: Leto Cre

In other countries: Identification typically requires the entering of a PIN or signing a piece of paper. This is regardless of whether the card network in use mostly is used for credit or dedit transactions. In the event of an offline transaction (regardless of whether the offline transaction is a credit transaction or a debit transaction), identification using a PIN is impossible, so only signatures on pieces of paper work.In some countries: Consumer protections also vary, depending on the network used. Visa and MasterCard, for instance, prohibit minimum and maximum purchase sizes, surcharges, and arbitrary security procedures on the part of merchants. Merchants are usually charged higher transaction fees for credit transactions, since debit network transactions are less likely to be fraudulent. This may lead them to "steer" customers to debit transactions. Consumers disputing charges may find it easier to do so with a credit card, since the money will not immediately leave their control. Fraudulent charges on a debit card can also cause problems with a checking account because the money is withdrawn immediately and may thus result in an overdraft or bounced checks. In some cases debit card-issuing banks will promptly refund any disputed charges until the matter can be settled, & in some jurisdictions the consumer liability for unauthorized charges is the same for both debit and credit cards.In other countries: In India, the consumer protection is the same regardless of the network used. Some banks set minimum and maximum purchase sizes, mostly for online-only cards. However, this has nothing to do with the card networks, but rather with the bank's judgement of the person's age and credit records. Any fees that the customers have to pay to the bank are the same regardless of whether the transaction is conducted as a credit or as a debit transaction, so there is no advantage for the customers to choose one transaction mode over another. Shops may add surcharges to the price of the goods or services in accordance with laws allowing them to do so. Banks consider the purchases as having been made at the moment when the card was swiped, regardless of when the purchase settlement was made. Regardless of which transaction type was used, the purchase may result in an overdraft because the money is considered to have left the account at the moment of the card swiping.A debit card is an ATM card with a VISA or Mastercard logo on it. [VISA calls them "Checkcards" and Mastercard calls them "Mastermoney" cards.] The difference? Debit cards are riskier than password protected (PIN-only) old-fashioned ATM cards because debit card can be used with a PIN OR can also be used with only a signature, without a secret PIN or password, just like a credit card, over the phone or in a store.Debit Cards : Much greater liability risk than credit cards: -- Legally, your ultimate liability for fraudulent use of a credit card is generally only $50. And, when a credit card is fraudulently used, you are also only disputing whether you owe the bank money. -- Unlike a credit card, if your debit card is used fraudulently, the thief robs your checking account. Potentially, all your money is drained out of your checking account. It could take the bank 10 days or more to investigate and refund your money. In the meantime--you could bounce checks to your landlord, credit card company, or mortgage company.-- Worse, unlike a credit card, under the law, your debit card liability could be as much as $500, if you notify the bank more than 48 hours after you learn of the problem or even up to all the money in your checking account plus your maximum overdraft line of credit if you fail to notify the bank within 60 days (See Fed excerpt below). Under pressure from the state PIRGs, banks claim to have voluntarily limited debit card liability to $50. PIRG has received complaints from consumers whose banks have not honored the well-publicized alleged voluntary $50 limit. Even the Federal Reserve recognizes the difference in liability rules. What about Loss or Theft? It’s important to be aware of the potential risk in using an EFT (Electronic Fund Transfer) card, which differs from the risk on a credit card. On lost or stolen credit cards, your loss is limited to $50 per card (see Lost or Stolen Credit Cards). On an EFT card, your liability for an unauthorized withdrawal can vary: Your loss is limited to $50 if you notify the financial institution within two business days after learning of loss or theft of your card or code. But you could lose as much as $500 if you do not tell the card issuer within two business days after learning of loss or theft.

Page 41: Leto Cre

If you do not report an unauthorized transfer that appears on your statement within 60 days after the statement is mailed to you, you risk unlimited loss on transfers made after the 60-day period. That means you could lose all the money in your account plus your maximum overdraft line of credit, if any. (end of Fed excerpt.)Even worse, you are fighting to recover your own money back into your own checking account. It is true that some banks may eventually honor the voluntary $50 limit, but consumers face horrific problems because while the bank is conducting its internal investigation, consumers are dealing with other checks that may bounce, and consumers face enormous hassles explaining what happened to the bounced checks they wrote to their other creditors, since the fraudster drained their account. In 2001, the chief national bank regulator, the Office of the Comptroller of the Currency, which regulates all banks with national in their name, warned banks that the burden of proof in a reinvestigation is on the bank to show that a transaction was authorized (in other words, the bank isn't supposed to presume the consumer is guilty, but innoncent, when the consumer claims fraud). Excerpt:...The OCC is concerned that some banks may be rejecting claims of unauthorized transactions solely because the customer's Automated Teller Machine (ATM) card or debit card and personal identification number (PIN) were used in the transaction, and the customer supplied no information indicating that the card or PIN was misappropriated. These facts alone may be insufficient to establish that a transaction was authorized because fraudulent means may have been used to obtain the customer's account number, card, or PIN. For instance, the customer may have been a victim of "shoulder surfing," a practice used by criminals to obtain account or card numbers or PINs by observing customer transactions. Therefore, banks cannot assume that they have satisfied their duty to investigate simply by concluding that the customer's debit card and PIN were used in the transaction at issue.... OCC, 7 Sept 2001-- Debit cards may offer some convenience. But debit cards have more risks than PIN-based ATM cards. Since the risk of credit card fraud on the Internet is so high, we urge consumers to ONLY use credit cards on the Internet-- never use debit cards. In addition to this greater legal liability protection with a credit card, you have greater legal protection if goods are defective or don't arrive, under the Fair Credit Billing Act, which applies to credit cards.-- Debit cards make banks a lot of money. When you use the card like a credit card (with a signature, but not with a PIN), banks take a hefty fee from the merchant. When you use it with a PIN, like an ATM card, more and more banks are charging you a transaction fee (called a POS fee) of $0.25-$1. Other banks are charging a monthly card rental fee (even if you do not use it at all) of $1-2/month. That adds up to $12-24/year, plus transaction fees. Of course, banks are hitting you with a POs fee in hopes you use the card with a signature-- so they can make more money from the merchant.-- "Blocking " is also a problem with debit cards. Some firms (hotels, gas stations and rent-a-car companies) routinely block a card in advance for the estimated cost of a transaction that may not be completed for several days. It isn't a problem for most credit card customers, unless they are near their account limits. But if you buy ten dollars worth of gas with your debit card, you may not know that the station may routinely block all transactions for $50-75, then doesn't "un-block" as you drive away -- it waits until that evening, or worse, every few days to conduct a "batch" transaction. If you are close to your checking account limit -- much more common than being close to a credit card limit -- you could end up bouncing checks or be refused transactions by other merchants due to faulty blocks. Most banks do a poor job of informing consumers that they may bounce transactions due to overdrafts created by blocks. Of course, virtually no gas station explains their blocking policy, which presumes everyone drives an RV or tractor trailer truck, and is filling it up.-- Finally, most banks don't ask for consumer consent. When ATM cards expire, they replace them with risky debit cards. And, we are unaware of any bank that adequately explains the risks of debit cards.WHAT CAN CONSUMERS DO TO LOWER DEBIT CARD RISK?(1) If you don't want a debit card, demand a plain old ATM card.(2) If you do want the convenience of a debit card, lower the risks:

Page 42: Leto Cre

-- Never use a risky debit card on the Internet. Only use a credit card for Internet transactions. In addition to greater legal liability protection with a credit card, you have greater legal protection if goods are defective or don't arrive.-- Use a debit card only with merchants you trust. It is also a good idea never to let it leave your sight-- it's one thing to watch a clerk "swipe" it right in front of you at the cash register and hand it back to you. It's another story when you hand it off to a potentially unscrupulous waiter or waitress who could have an illegal card "skimmer" (the size of a pack of cards) in their pocket and copy your information after they walk away with it.-- Just as you wouldn't use it on the Internet, don't use it to call info-mercial 800#s off the television. If you have a dispute over double-billing or products that don't arrive from a sleazy info-merchant, remember-- you'll be fighting to get your own money back, and that could take ten days or more of arguing with your bank.(3) Complain to Congress! Urge Congress to enact legislation to change the Electronic Funds Transfer Act law so that debit card liability is legally the same as credit card liability. Not surprisingly, the banks oppose it. No matter what card you use, you should be equally protected.(4) Send comments of any complaints about unfair treatment by your bank of your debit card dispute to [email protected] you buy goods or get cash with a debit card the money is taken from your bank account right away. With a credit card you get a monthly a bill. If you don't repay the amount owed in full on a credit card, or if you take out cash, the charges are very high.

How debit cards workDebit cards are linked directly to your bank account. You can use them to buy goods or withdraw cash and the amount is taken from your account right away.You can also use debit cards to get 'cashback' from certain shops (you buy goods and also ask for money back from the cashier). The total amount is deducted from your account right away.When using a cash machine or paying for goods with a debit card you'll need to enter your PIN (personal identity number). When buying goods you usually enter it into an electronic hand held device, but in some cases you may have to sign.Most bank accounts offer debit cards. Most debit cards double up as 'cheque guarantee cards', guaranteeing that your cheque will be honoured by your bank up to a stated amount.What happens if there's not enough money in your account?This will depend on the type of debit card you have:

if you have a ‘Solo’ or ‘Electron’ debit card the balance in your account is checked before each transaction – if there’s not enough money you won’t be able pay or withdraw cash with the debit card without prior agreement

if you have ‘Switch’, ‘Visa’ or ‘Delta’ card your account balance won’t necessarily be checked and the payment may still go through

If you go overdrawn the charges you’ll pay will depend on whether or not you have an authorised overdraft arrangement with your bank. If you do, you’ll pay the agreed amount of interest at the end of each month. This is usually much lower than interest charged on credit cards.If you don’t have an overdraft agreement, or you exceed the agreed limit, your bank may allow the payment to go through but you’ll usually pay much higher fees than if you had an agreed overdraft.Using a debt card over the phone or internetDebit cards can be used to make payments by phone or over the internet. In this case you'll need to provide certain details that are printed on your card. Find out more and view an example debit card on the FSA website.

How credit cards workCredit cards allow you to 'buy goods now and pay later' - called 'buying on credit'. They aren't linked to your bank account. Like debit cards, they can be used to buy goods in shops over the telephone and internet, with the same details being required. You can also get a 'cash advance' by drawing money at bank cash machines.

Page 43: Leto Cre

Your bank may offer you a credit card, or you can apply for one to any institution offering one. The credit card provider will normally run checks to see if you've had problems repaying debts before offering you one (called a 'credit check').The risks of using a credit cardThink carefully before using a credit card. If you don't repay your bill in full by the date shown you're charged interest on the whole amount of the bill for that month. The rates of interest - indicated by the APR (annual percentage rate) - can be very high indeed.If you take cash out with a credit card you're charged daily interest from the moment you take out the cash until the credit card bill is paid in full. This is an expensive way of borrowing money.Some credit cards also charge you an annual fee simply for having the card.A credit card is a form of borrowing. You can apply for one from a bank, building society and certain high street stores. If they accept your application, they (your card issuer) will set you a credit limit (the amount you can borrow). You can use your credit card to buy goods and services and you'll get a statement each month showing how much you've spent. You have to pay back at least the minimum amount shown on the statement each month. The card issuer will charge you interest each month on any money you still owe (the outstanding balance). A credit card gives you the freedom to buy things now and pay later - but usually at a cost.

Things to watch out forThe late payment trapYour statement will show that you must make a payment by a certain date each month. If you miss it, you may be fined a late payment charge. If you're behind with your payments, this could also show up on your credit history, which another potential lender might also see. An easy remedy: ask for a direct debit form from your card issuer. You can then choose to pay off the full balance every month, or the minimum payment, automatically from your bank account. The minimum payment trapIt's easy to slip into a pattern of paying just the minimum payment each month. But it means, of course, that interest is building up, month after month, on every pound you owe. If you can't pay the balance off, at least try to pay a bigger amount each month. The cash trapDon't confuse credit cards with debit cards when you're at a cash machine. If you use a credit card to withdraw cash, you'll normally be charged an extra fee every time. Some credit card companies also offer credit card cheques but bear in mind that they charge interest from the moment they're used. The store card trapMany leading shops and stores have their own credit cards. They offer benefits such as extra discounts for cardholders only, and preview days for sale goods ahead of the general public. However, many store cards carry very high interest rates if you don't pay them off immediately - in some cases, double the cost of ordinary credit cards. Be careful to check their APR rate before taking out another card. Other ways to borrowCredit cards have their advantages, but they're not always the right choice. If you can't pay for what you're buying and need the help of some extra funds, consider a bank overdraft or a personal loan - see Loans for more information. Top tips

1. Set up a direct debit to make sure your minimum payment is made each month. 2. Ask yourself whether credit cards are the best solution - a loan might be cheaper. 3. Don't use credit cards for cash unless you have to. 4. Don't sign up for a store card without checking its interest rate (the APR).

Different bank accounts offer different features - such as cheque books, cash cards, overdrafts etc. See the table below to compare the different types of account.

  Basic bank account Current account Savings account Commo

n This will:

receive money;This will:

receive money;This will:

give you interest on

Page 44: Leto Cre

Different bank accounts offer different features - such as cheque books, cash cards, overdrafts etc. See the table below to compare the different types of account.

  Basic bank account Current account Savings account

features

pay bills; give you a cash card; let you set up direct

debits; and act as a stepping

stone to a current account.

However, this won't usually allow you to go overdrawn by more than £10, if at all.

It might offer: a debit card and

payment by standing order; and

a linked savings account to help you budget. This means you can keep some of your money in your savings account until you need to transfer it over to pay a bill.

pay bills; give you a cash card; give you a debit card; allow you to set up

direct debits and standing orders;

give you a cheque book and guarantee card; and

allow you to have an overdraft.

It might offer: interest on your money; special services - e.g.

sending money abroad or cashing foreign cheques. But there will often be a charge for these services.

your money; and be deposit-based: for

every £1 you save you will usually get at least £1 back (short of a bank or building society collapse).

It's right for you if…

You want to make sure you don't go overdrawn.

You might not get through the bank's credit check to open a current account.

You want more than a basic bank account can offer you.

You want to set money aside for a purchase or expense that you know will come up fairly soon (like a holiday or a deposit on a house), and you may need to get at the money quickly.

Where can I get

one?

Different types of basic bank account is a table of the banks and building societies which offer this type of account and what they call them.

You can also find this table inside our free Basic bank accounts printed guide. You can download or order it online from Publications

Any high-street bank. Some building societies. Certain banks don't

have branches - you deal with them by post, telephone or internet.

All banks and building societies offer different types of savings accounts.

Compare savings accounts on our savings tables.

What to look for

Cash machines - how many can you use free of charge?

Branches - do you need one near where you live or work? (Some basic bank

Cash machines - how many can you use free of charge?

Branches - do you need one near where you live or work?

Post Office® - do you

Type of account - the Types of savings products section will help you understand what type of account is going to suit your needs

Page 45: Leto Cre

Different bank accounts offer different features - such as cheque books, cash cards, overdrafts etc. See the table below to compare the different types of account.

  Basic bank account Current account Savings account accounts allow you to withdraw cash only from a cash machine or Post Office® branch, so do check this.)

Post Office® - do you need an account that allows you to pay in or check your balance at a Post Office® branch? Check whether your bank offers this service.

Paying bills - does the account enable you to pay your bills easily? All accounts offer direct debits.

Some also offer standing orders and a debit card.

need an account that offers access at a Post Office® branch? Check whether your bank offers this service.

Overdrafts - some banks charge fees, on top of interest. Consider the charges that will apply to your account.

Telephone/online banking - does the account allow you to bank over the telephone or internet?

Minimum investment - how much money do you have to put in to open the account?

Access to your money - can you take your money out straight away, or do you have to give notice?

Interest - how much interest will you earn on your money, and how often will you receive it?

These accounts are deposit-based. This means you'll usually get back what you have put in, unless your bank or building society collapses. But if this happens, there is a scheme which may pay compensation to customers, up to a set limit. Visit the Financial Services Compensation Scheme (FSCS) website for more information.

Running your account1. Paying money in

You can take cash and cheques made payable to you to your local branch, and complete a paying-in form.

You can pay in cheques made payable to you, by post. Your account can receive automated transfers, such as your salary, paid straight into your

account by your employer. This is known as payment by BACS and your employer will need your bank details to do this, including your sort code and your account number. You’ll find these on your bank statement, cheque book or card.

Keep your bank details safe and protect yourself against fraud. Find out more in the Stay safe section of this site.

2. Paying money out Get cash out from a cash machine, at the supermarket and other shops (known as

cashback), or at your branch. There is a limit to how much you can get each time. Pay for goods using your debit card or by cheque. Pay bills by direct debit, standing order, cheque, telephone or online banking.

In the UK, we now use 'chip and PIN' for the vast majority of our transactions. Chip and PIN means your cards are better protected from fraud. For more information, visit the Chip and PIN website - see Related links. Make sure you keep track of how much money is left in your account, because if you go overdrawn you may be charged. 3. Keeping track of your money

Check statements from your bank and report anything wrong. Check receipts or mini-statements from cash machines and report anything wrong.

Page 46: Leto Cre

Fill in cheque book stubs to keep track of what cheques you have written and who you've written them to.

Keep paying-in stubs until the money has arrived in your account. Keep track of where your money is going and keep your bank statements in a safe place. You may need them for tax purposes. It's a good idea to shred any personal data once you no longer need to keep it - this helps protect you against identity fraud.Stay safeGetting the right financial product can be complicated, and unfortunately there are some unscrupulous people who will take advantage of this to try to part you from your money. However, there’s plenty you can do to protect yourself from dodgy salesmen, bad deals and outright fraud. You can help protect yourself by:

knowing the right questions to ask when you're buying financial services or seeking advice; knowing the warning signs to look out for if anything is wrong; and being familiar with how criminals operate scams and swindles so you don't get caught out

by one.

Main ways to save or invest your money

If you've money to spare, you can save and/or invest it. With saving you put your money aside without risk, usually with the chance to earn interest. With investing, there's potential for your money to grow more, but the returns aren't guaranteed. Investing is generally more suitable for the longer term.

Savings products

Banks and building societies savings accounts

With savings accounts you'll always get back at least the money you paid in plus interest at the rate advertised. There's a wide range of accounts to choose from, with key differences being how quickly you can get at your money, the minimum amount required to keep the account open and the type and rate of interest rate paid.

Cash ISA (Individual Savings Accounts)

Most banks and building societies also offer tax-free savings and investment accounts called ISAs. The Cash ISA (one type of ISA)  generally contains only cash, so there's no risk to your money. For the tax year 2008-2009 you can save up to £3,600 in a Cash ISA if you're a UK resident aged 16 or over. Read more about ISAs in the section on investment products below.

National Savings and Investments

National Savings and Investments (NS&I) are savings and investment products backed by the government. As a result, any money you invest is totally secure.  NS&I offers tax-free products (including premium bonds); products offering guaranteed returns; monthly income products; children's savings products - and more.

Credit unions

Credit unions are mutual financial organisations which are owned and run by their members for their members who can save with them. Once you've established a record as a reliable saver they will also lend you money but only what they know you can afford to repay. Members have a common bond, such as living in the same area, a common workplace, membership of a housing association or similar.

Page 47: Leto Cre

Investment products

Shares

When you buy shares you buy a stake in a company.  If the company does well the value of the shares may rise and you may be able to sell them at a profit. You may also get a share of the profits through income payments called dividends. If the company doesn't do well, you may not get any dividends and the value of the shares could fall or, in some cases, cease to have any value at all.

Pooled or collective investments

Pooled or collective investments are where small contributions from lots of people make up a single investment fund. They include:

Authorised Unit Trusts Open Ended Investment companies (OEICs) Investment Trusts Exchange Trade Funds Unit linked life assurance ISAs (see next section)

Individual Savings Accounts (ISAs)

An ISA offers tax-free returns. It can be made up of cash, and/or longer term investments like stocks and shares or insurance. You don't pay tax on the interest or dividends (investment income) from an ISA, apart from the 10 per cent tax credit which is deducted from dividend payments before you get them. You also don't pay Capital Gains Tax on gains (profits) from investments in an ISA.

There are limits to how much you can pay into an ISA each tax year.

Bonds

Bonds are loans to a company, a local authority or the government. They pay a set amount of interest and are traded on the stock market, so their value can rise or fall.