lý thuyết tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách...

20
Lý thuyết Tài chính tiền tệ Nhóm 2 Đề tài nhóm : Xác định vai trò của thị trường tài chính trong ổn định kinh tế vĩ mô 2013 User HOME 1/1/2013

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ Nhóm 2 Đề tài nhóm : Xác định vai trò của thị trường tài chính trong ổn định kinh tế vĩ mô

2013

User HOME

1/1/2013

Page 2: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

1 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

THỊ

TRƯỜNG

TÀI

CHÍNH

2012

Nếu muốn biết giá trị của tiền bạc, hãy ra ngoài và thử vay một ít.

If you would know the value of money, go and try to borrow some.

Benjamin Franklin

Page 3: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

2 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Sơ đồ tư duy về thị trường tài chính

Page 4: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

3 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Mục lục

Lời mở đầu………………………………………………………………………………………………………... 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH……………………………………………………… 7

1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………………... 7

2. Tiền đề ra đời của thị trường tài chính……………………………………………………………………... 8

PHẦN 2: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ……………………………………………………………10

A. THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH ……………………………………………………………11

1. Thị trường tiền tệ ……………………………………………………………………………………….12

1.1 Tín phiếu kho bạc ………………………………………………………………………………...12

1.2 Giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng ( CD ) ……………………………………………………...15

1.3 Thương phiếu ……………………………………………………………………………………..16

1.4 Hợp đồng mua lại …………………………………………………………………………………19

2. Thị trường vốn …………………………………………………………………………………………..19

2.1 Trái phiếu ………………………………………………………………………………………….20

2.2 Vay thế chấp ……………………………………………………………………………………….25

2.3 Vay thương mại tiêu dùng …………………………………………………………………………27

3. Kết luận về thị trường này ……………………………………………………………………………….28

Page 5: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

4 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

B. Thị trường chứng khoán…………………………………………………………………………………….. 30

I. Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán. ………………………………………………….30

1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………...30

2. Đặc điểm ……………………………………………………………………………………………30

II. Vai trò của thị trường chứng khoán ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam ……………………..31

1. Tác động tích cực của thị trường chứng khoán …………………………………………………….31

2. Tác động tiêu cực …………………………………………………………………………………..31

3. Ảnh hưởng của TTCK năm 2012………………………………………………………………….. 35

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán ……………………………………………………40

IV. Nguyên nhân và giải pháp cho thị trường chứng khoán ………………………………………………41

1. Nguyên nhân ……………………………………………………………………………………….41

2. Giải pháp …………………………………………………………………………………………...42

V. Kết luận về thị trường này …………………………………………………………………………….43

C. Thị trường ngoại hối …………………………………………………………………………………………44

I. Tổng quan về thị trường ngoại hối …………………………………………………………………….45

1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………...45

2. Hàng hóa chính trên thị trường ngoại hối …………………………………………………………..46

Page 6: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

5 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

3. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối ………………………………………………………51

4. Các đặc điểm cơ bản của thị trường ngoại hối ……………………………………………………..52

5. Các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối …………………………………………………….53

II. Tỷ giá hối đoái …………………………………………………………………………………………54

1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………...54

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ………………………………………………………...55

3. Sự tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến kinh tế vĩ mô…………………...58

III. Thị trường ngoại hối 2012 …………………………………………………………………………….63

IV. Một số giải pháp phát triển thị trường ngoại hối ………………………………………………………64

1. Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu ……………………………………………………64

2. Hoàn thiện và phát triển thị trường lien ngân hàng ………………………………………………...64

3. Nâng cao vai trò NHTW ……………………………………………………………………………66

V. Kết luận về thị trường ngoại hối ……………………………………………………………………….67

PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG …………………………………………………………………………………...68

Page 7: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

6 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

LỜI NÓI ĐẦU

T hị trường tài chính - một thị trường đang trên đà hình thành là nơi diễn ra các hoạt động luân chuyển, đầu tư các nguồn

lực xã hội, cung ứng các nguồn vốn cho hoạt động kinh tế. Điều này đã góp phần làm thay đổi sâu sắc, từ những thói quen tiêu

dùng, tiết kiệm tiền nhãn rỗi trong tiêu dùng đến những bước phát triển vĩ mô đánh dấu sự hoàn thiện của nền kinh tế thị trường.

Nó góp một phần đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo thế và lực mới cho dân tộc ta bước vào thế kỷ

XXI.

Tuy vậy, sau 16 năm đổi mới, thị trường tài chính còn là một vấn đề khá mới mẻ khi mà phát triển và hoàn thiện thị trường

tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban đầu còn nhỏ bé, manh mún,

chưa thực sự tạo được động lực cho phát triển. Chúng ta không chỉ tụt hậu so với sự phát triển hàng trăm năm của thị trường tài

chính thế giới mà còn so với cả sự phát triển của khu vực.

Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 97 xảy ra còn để lại nhiều hậu quả nặng nề buộc chúng ta

phải nhận thấy rằng vấn đề phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính càng trở nên quan trọng hơn, cấp thiết hơn cho việc xây

dựng một thị trường tài chính lành mạnh, ổn định, năng động .

Sau khủng hoảng năm 2008, nay nước ta cũng như các nền kinh tế trên toàn thế giới lại đứng trước một cơn đại suy thoái mới. Thị

trường tài chính dường như là nơi thu hút tất cả mọi sự chú ý của giới truyền thông, các nhà đầu tư, cũng như đại bộ phận dân

chúng. Ai cũng hiểu, nó quan trọng, tuy nhiên Thị trường tài chính có vai trò như thế nào trong ổn định kinh tế vĩ mô thời kì này

lại là một câu hỏi khó trả lời . Và chúng tôi, các thành viên của nhóm 2 hy vọng, những tài liệu mà nhóm cung cấp sẽ phần nào

giải đáp được thắc mắc của mọi người.

Page 8: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

7 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1. Tiền đề ra đời và tồn tại của thị trường tài chính.

Tài chính, thị trường tài chính (TTTC) chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà những hiện tượng

kinh tế xã hội khách quan xuất hiện, tồn tại.

Như vậy, phạm trù TTTC cần được đánh giá xem xét như là một vấn đề kinh tế xã hội khách quan, nó có tính kinh tế và lịch

sử.

Cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu phát triển bước đầu hình

thành nên một nền kinh tế hàng hoá giản đơn. Tiền tệ cũng xuất hiện như một đòi hỏi khách quan để có thể trao đổi, mua bán hàng

hoá.

Chủ nghĩa tư bản trải qua quá trình hình thành và phát triển đã đưa kinh tế hàng hoá lên thành kinh tế thị trường, đưa ra

những tiền đề cần thiết để nảy sinh, hình thành TTTC. Như vậy sự phát triển của kinh tế thị trường sự tham gia của tiền tệ vào

hoạt động kinh tế, sự tích lũy tập trung tư bản... là những tiền tệ quan trọng hình thành TTTC.

Các nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện TTTC, từ việc in ấn, phát hành đều lưu

thông, huy động tiền tệ và các nguồn lực sản xuất quốc gia đến việc phân bổ các nguồn lực tài chính ra toàn xã hội và còn vượt

qua khỏi phạm vi quốc gia hình thành nên TTTC quốc tế.

Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho sự phát triển của TTTC và ngược lại, đến lượt mình, TTTC đã làm cho nền kinh tế

xã hội phát triển ở bước cao hơn.

Ngày nay, trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá các nền kinh tế, TTTC đã mở rộng ra phạm vi toàn thế giới và đang ngày

càng đóng góp và nền kinh tế thế giới. Chính xu thế toàn cầu hoá đã hội nhập các TTTC lại với nhau biến các TTTC nhỏ bé độc

lập thành những TTTC khổng lồ, hoạt động phụ thuộc lẫn nhau và tạo động lực cho nhau cùng phát triển.

Page 9: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

8 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Việt Nam chúng ta cần đánh giá đúng bản chất ra đời, tồn tại của TTTC từ đó mà dựa trên các quy luật khách quan để xây

dựng một TTTC hợp lý, từng bước phát triển, hội nhập vào quốc tế, khu vực.

2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của TTTC.

TTTC là nơi diễn ra các hoạt động luân chuyển vốn trực tiếp từ các tổ chức cá nhân có vốn sang các tổ chức cá nhân cần vốn

đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội hàng ngày.

Mọi nền kinh tế đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành và phát triển vào có thể được huy động từ nhiều nguồn nhà nước,

ngân hàng... và cuối cùng là qua trung gian TTTC - một công cụ hết sức quan trọng của nền kinh tế thị trường về phương diện

cung cấp và luân chuyển vốn.

Nếu như trên thị trường hàng hoá, đối tượng mua bán là các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì trên TTTC, đó là vốn, một

loại hàng hoá đặc biệt. Người bán dư thừa tiền đem nhượng đi với tư cách là vốn - hàng hoá nhằm thu một khoản tiền lãi nhất định

đáp ứng được vốn cho người mua để phát triển mở rộng kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Thực chất của mua, bán trên TTTC là

mua bán quyền sử dụng vốn.

Giá cả trên TTTC chính là lợi tức tiền cho vay hay lợi tức cổ phần và giá cả này nhiều khi không được xác định trước (như

lợi tức cổ phần) và đem lại sự hấp dẫn cũng như rủi ro là rất cao.

Như vậy, TTTC là một thực thể trừu tượng gắn liền với việc phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính với các loại hàng hoá

đặc biệt, đó là vốn, quyền sử dụng vốn. Các công cụ chủ yếu trên TTTC là các loại chứng khoán có giá đưa lưu hành qua lại trong

các hoạt động tài chính.

Thị trường tài chính có một số vai trò chủ yếu sau:

+ TTTC đóng vai trò to lớn trong việc thu hút các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội. Vốn là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, là một trong ba yếu tố đầu vào

quan trọng nhất của sản xuất (lao động, kỹ thuật), thiếu vốn lại là trở ngại chính kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là

Page 10: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

9 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

giai đoạn CNH, HĐH. Nền kinh tế phát triển nhanh đòi hỏi phỉa sử dụng tối đa các nguồn lực tài chính. Thông qua cơ chế hoạt

động của TTTC đã thu hút tất cả những nguồn vốn nhỏ bé, phân tán rải rác thành những nguồn lực to lớn tài trợ kịp thời cho nhu

cầu phát triển kinh tế.

+ TTTC đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả vốn tài chính, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho việc luân chuyển vốn từ

lĩnh vực kém hiệu quả sang lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Sử dụng vốn - hàng hoá luộn phải trả một giá nhất định, điều đó buộc người sử dụng vốn phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng

đồng vốn đảm bảo phương án kinh doanh tối ưu, đưa ra các biện pháp từ đa giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và trả lãi của

vốn. Mặt khác, do sự tự do lựa chọn hình thức đầu tư, sự dễ dàng mua đi bán lại giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế được linh

hoạt hơn.

+ TTTC đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, điều hoà các hoạt động kinh tế xã

hội, thực hiện giám sát điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.

Thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, các hệ thống giám sát của nhà nước có thể theo dõi sát sao các

hoạt động không chỉ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà cả sản xuất kinh doanh.

Chính phủ có thể điều tiết lượng cung - cầu tiền tệ đảm bảo bình ổn hoạt động của nền kinh tế, bù đắp thâm hụt kích cầu tiêu

dùng. Mặt khác, nhà nước có thể thông qua chính sách lãi suất hướng hoặc hạn chế vào một số lĩnh vực sản xuất, ưu tiên các

ngành hướng về xuất khẩu, mũi nhọn v.v...

+ TTTC tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

Do việc hình thành và phát triển TTTC quốc gia hàng năm ngoài xu thế quốc tế hoá. TTTC tạo điều kiện cho nền kinh tế

quốc dân hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, giúp các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn mua cổ phiếu trực tiếp trên thị trường, góp vốn

liên doanh đầu tư sản xuất... Thông qua hệ thống luật hoàn chỉnh và tính chất "mở cửa" có thể cho phép nới lỏng, thu hẹp hoạt

động đầu tư nước ngoài. Điều đó đảm bảo tính hợp lý cho phát triển kinh tế đối ngoại.

Page 11: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

10 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Như vậy, TTTC đóng một vai trò hết sức to lớn trong phát triển kinh tế xã hội vai trò đó chỉ được phát huy khi nó được hình

thành trong một điều kiện thích hợp và hoạt động trong một cơ chế linh hoạt, lành mạnh. Tuy vậy, bản thân nền KTTT cũng như

TTTC đều có những khuyết tật của nó đòi hỏi phải nắm vững cơ chế vận hành của TTTC, có những biện pháp hữu hiệu giám sát

và thúc đẩy hoạt động của nó.

PHẦN 2: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Trên lý thuyết, thị trường tài chính được phân chia thành:

- Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần : phân chia theo tiêu chí hình thức huy động vốn.

- Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: phân chia dựa trên thời gian phát hành các giấy tờ có giá.

- Thị trường tiền tệ và thị trường vốn: phân chia theo kỳ hạn thanh toán các công cụ tài chính.

Tuy nhiên, thị trường tài chính theo nghĩa hiểu của chúng tôi đó là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán tất cả các loại

giấy tờ có giá theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, việc phân chia thị trường tài chính theo tiêu chí đặc điểm các loại giấy tờ

có giá được giao dịch trên thị trường sẽ giúp mọi người hiểu rõ ràng hơn về các giấy tờ có giá cũng như tác động của việc mua

bán các loại giấy tờ đó đến thị trường tài chính và nền kinh tế.

Thị trường tài chính được phân chia thành 3 thị trường nhỏ :

1. Thị trường chứng khoán

2. Thị trường ngoại hối

3. Thị trường giao dịch các giấy tờ có giá khác

Page 12: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

11 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

A. THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

1. Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn (short-term debt securities) có thời gian luân chuyển vốn

không quá 1 năm.Vấn đề mà mọi chủ thể cho vay trên thị trường này quan tâm ở các chứng khoán giao dịch là vấn đề thanh

khoản, tính an toàn và có thể rút ngay khi cần. Có thể kể tới các công cụ như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kì phiếu ngân hàng,

chứng chỉ tiết kiệm, khế ước giao hàng, quỹ dự phòng,…

1.1 Tín phiếu kho bạc

- KN: Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn do Bộ Tài chính phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà

nước .

- Kì hạn:Có các loại kỳ hạn: 91 ngày, 182 ngày, 273 ngày và 364 ngày.

- Phát hành:Tín phiếu kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình thức đấu thầu lãi suất. Việc tổ chức

và giám sát thị trường thứ cấp (mua bán lại tín phiếu sau khi đấu thầu) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện.Ngoài khối

lượng tín phiếu Kho bạc được phát hành qua Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính còn được tiếp tục phát hành một khối lượng nhất

định tín phiếu Kho bạc để bán lẻ trực tiếp cho dân chúng.

Page 13: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

12 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

- Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu: Tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn,

phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà đầu tư (lợi tức tính đến ngày đáo hạn).

Giá bán tín phiếu:

Trong đó G: giá bán tín phiếu

MG: mệnh giá tín phiếu

: lãi suất trúng thầu

: kì hạn tín phiếu

-Lợi tức chiết khấu (%)= * * 100%

Page 14: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

13 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

- Tình hình huy động vốn qua tín phiếu.

Bảng 1:

- Tổng khối lượng giao dịch tín phiếu trên thị trường chủ yếu phụ thuộc vào 2 chủ thể là chính phủ và NHTM:

+ Tín phiếu kho Bạc là loại công cụ có tính thanh khoản cao nhất trong tất cả các loại công cụ bởi vì chúng được mua bán

rộng rãi và hầu như không có khả năng vỡ nợ.Nhờ đặc tính này, tín phiếu kho Bạc cũng trở thành công cụ quan trọng nhất trong

chính sách tiền tệ của chính phủ.

NHNN có thể phát hành tín phiếu để thu hút tiền về, giảm lượng tiền trên thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

nhằm chống lạm phát hay ngược lại, NHNN mua vào tín phiếu để tăng lượng cung tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích

thích tăng trưởng khi nguy cơ lạm phát cao không còn hoặc ít nhất là đã giảm.

Năm 2012, với việc bơm hút nhịp nhàng trên thị trường mở đã giúp cho các NHTM ổn định thanh khoản, đồng thời ổn định lạp

phát: vào ngày 5/11, NHNN đã bơm qua OMO 341 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày. Cùng với việc bơm vốn, NHNN hút

về 522 tỷ đồng, đưa mức hút ròng đạt 181 tỷ đồng. Trong khi cuối tuần trước (ngày 2/11), NHNN đã bơm ra thị trường mở tới

2008 2009 2010 2011 2012

Huy động

tín phiếu( tỷ

đồng)

20.730 10.714 8.350 6.000 30.000

Page 15: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

14 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

5.396 tỷ đồng, lớn nhất kể từ ngày 22/8/2012.Ngày 7 /11,trên thị trường OMO, NHNN bơm ra 322 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm.

Đồng thời, NHNN cũng hút về 204 tỷ đồng, đưa mức bơm ròng vốn trong ngày đạt 118 tỷ đồng.

Có thể lí giải việc NHNN hút tiền trong nghiệp vụ thị trường mở thông qua tín phiếu là cách làm cần thiết, vừa tạo thanh khoản

cho NHTM, làm dịch chuyển nguồn vốn từ NHTM thừa vốn đến các NH đang kém thanh khoản mà không làm tăng lượng tiền lưu

thông, làm giảm áp lực lạm phát.

Năm 2012, với nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành nhất là việc 24/8/2012, tín phiếu chính thức được giao

dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tạo bước ngoặt trên thị trường này, tăng tính thanh khoản cho tín phiếu, giúp cho

công cụ này hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn ngắn hạn bù đắp kịp thời cho ngân sách nhà nước.

+ NHTM : đây vừa là chủ thể hưởng nhiều lợi ích trong qua trình lưu thông nguồn vốn qua tín phiếu kho bạc, đồng thời

cũng là chủ thể quyết định đến quá trình lưu thông đó khi là đối tượng nắm giữ chủ yếu tín phiếu.

Năm 2012, khi nhiều NH ‘dư thừa vốn’ do tín dụng tăng trưởng thấp(<10%) thì các NHTM đã tích cực mua tín phiếu trên thị

trường mở như một cách kinh doanh an toàn. Dự báo năm 2013, lượng tín phiếu giao dịch sẽ đạt 30000 tỉ đồng do nhu cầu từ các

NHTM không giảm.

Page 16: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

15 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

1.2 Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng

- KN:Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) là một công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi. Người gửi được thanh toán lãi hàng

năm theo một tỉ lệ nhất định và khi đến kì hạn thanh toán thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu.

- Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ

sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi

tiền. Khác với gửi tiết kiệm người gửi có thể gửi vào bất kì thời gian nào trong năm, chứng chỉ tiền gửi chỉ được NHTM phát hành

theo từng đợt khi có nhu cầu về vốn, lúc này nó sẽ có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm thông thường cùng kì hạn. Mặt khác,

chứng chỉ tiền gửi cũng là một giấy tờ ghi nợ, nó có thể được đem đi cầm cố tại NH khi khách hàng có nhu cầu về vốn mà chưa

tới ngày đáo hạn.

VD:

Chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng BIDV phát hành đợt I/2009 có lãi suất với các chứng chỉ kì hạn 1 năm là 8.2-8.6% trong

khi lãi suất tiền gửi có kì hạn tương đương là 7.8-8.4%

- Với các NHTM:Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm thông thường (tối thiểu 1 năm) kèm thêm

khả năng “thanh toán trước hạn” vì thế thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch

sử dụng nguồn vốn bởi sự ổn định của số tiền thu được do phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Page 17: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

16 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

- Với người gửi tiền: chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các khoản tiết kiệm thông thường, nó cũng có thể

được cầm cố để vay số vốn mới khi chưa đến hạn thanh toán nhưng nó cũng có nhược điểm là CD có hình phạt nếu bạn muốn rút

tièn trước hạn( với nhiều ngân hàng là 10% tài sản gốc hoặc có ngân hàng không chấp nhận rút trước hạn).

Với các công dụng như trên, các NHTM đang đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi với nhiều loại kì hạn, nhiều mệnh giá ở cả

tiền đồng và ngoại tệ, nhiều hình thức lãi suất, nhiều ưu đãi khi tham gia chương trình.

1.3 Kỳ phiếu thương mại (Thương phiếu)

Trong thực tế, do có sự khác biệt về chu kỳ sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp, nên việc thừa vốn ở doanh nghiệp

này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu. Trong điều kiện thành phẩm của doanh

nghiệpthừa vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu được thực hiện trong một thời

hạn nhất định thì cả hai đều có lợi. Đó chính là quan hệ tín dụng thương mại. Vì vậy, thương phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua

bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

- KN: Thương phiếu là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty lớn pháthành để vay vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:

· Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở

một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.

Page 18: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

17 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

· Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm

nhất định cho người thụ hưởng.

- Tính chất của thương phiếu:

· Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền

phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền.

· tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn

việc trả tiền.

· tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp kí hậu, nó có thể

chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại

phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu.

-Hiện nay thị trường thương phiếu Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ liên

quan đến thương phiếu cũng được mở rộng tại các NHTM.

+Thanh toán quốc tế sử dụng thương phiếu vì luật thương mại của các nước có nhiều điểm khác nhau nên việc vận chuyển

hàng có thể diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc thanh toán cho việc đó. Lúc ấy, thương phiếu đóng vai trò như một

công cụ ghi nợ, giúp người bán có thể đòi lại người mua dễ dàng hơn. Một đặc điểm khác của thương phiếu là người bán có thể

yêu cầu người mua cung cấp lại lệnh phiếu trong trường hợp bị hư hỏng hay mất mát vì vậy tính an toàn của nó được tăng lên

đáng kể so với việc ghi sổ thông thường.

Page 19: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

18 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

+Tuy nhiên, do thời gian thanh toán có thể kéo dài đến vài tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lưu thông nguồn vốn của

doanh nghiệp nên thương phiếu lúc này đóng vai trò như một tài sản để cầm cố, vay thế chấp từ NH hay các tổ chứ tài chính tương

tự. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan trong NH như: Kí hậu (người được hưởng thương phiếu kí vào sau mặt thương phiếu xác

định chuyển nhượng quyền lợi cho người thứ 3), thư tín dụng L/C ( là hình thức bảo lãnh, mà các NH , đặc biệt là các ngân hàng

lớn thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời hạn), chiết khấu thương phiếu ( hình thức các

NHTM mua lại thương phiếu chưa đáo hạn với mức giá thấp hơn giá trị, với hình thức này NH có thể truy thu tất cả các chủ thể

xuất hiện trên tờ thương phiếu nên đây là nghiệp vụ tín dụng an toàn, mang lại nguồn thu không nhỏ cho NH)

-Mua bán thương phiếu nói chung hay nghiệp vụ cấp tín dụng bằng CKTP nói riêng mang lại nhiều lợi ích trong tiến trình mở

hiện nay. Thứ nhất, nó là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế vì khi cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ

đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ ngân hàng thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương

ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát. Hơn nữa,cũng cần chú ý rằng hàng hoá mua chịu của doanh nghiệp chủ

yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho nên, cấp tín dụng bằng hình thức CKTP tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia

tăng hàng hoá cho nền kinh tế.

Page 20: Lý thuyết Tài chính tiền tệ - tinhgiac.com · tài chính là một tất yếu khách quan cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những hình thành ban

Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013

19 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

1.4 Hợp đồng mua lại

- KN:Hợp đồng mua lại cho phép người đi vay sử dụng một số chứng khoán tài chính như vật thế chấp cho 1 khoản vay tiền

mặt với 1 mức lãi suất nhất định.

-Trong hợp đồng mua lại hầu hết các loại chứng khoán đều có thể dùng làm vật thế chấp chẳng hạn như tín phiếu kho bạc, trái

phiếu chính phủ và trái phiếu công ty, cổ phiếu (là những khoản vay không có thế chấp).Người đi vay sẽ bán cho người cho vay

những giấy tờ có giá này, và người bán sẽ thực sự mua lại quyền sở hữu hợp pháp của số chứng khoán đó sau khi kết thúc hợp

đồng.Tuy nhiên, quyền sở hữu khi chuyển trực tiếp từ người bán đến người mua (nhà đầu tư),thì Cu-pon (khoản tiền thanh toán

định kỳ trả cho người chủ sở hữu của chứng khoán) vẫn được trả trực tiếp cho người bán.

-Có 3 loại thời gian đáo hạn của hợp đồng mua lại : qua đêm, theo định kỳ và đáo hạn mở (không ghi ngày đáo hạn)

- Hợp đồng mua lại là một nguồn vốn quan trọng đối với các NHTM trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản nhất thời, và

người cho vay quan trọng nhất ở thị trường này là các công ty lớn, có nguồn vốn dồi dào.

2. Thị trường vốn

Công cụ thị trường vốn là công cụ nợ với kỳ hạn thanh toán trên 1năm. Chúng có dao động giá rộng hơn nhiều so với công cụ

thị trường tiền tệ. Với người cho vay đây được coi là những đầu tư thực sự có rủi ro nhưng mức sinh lời cao hơn vì chứng khoán

dài hạn thường đem lại lợi tức lớn. Với người đi vay thì các công cụ trên thị trường vốn là kênh huy động vốn quan trọng không

thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay.