hoav...rất mạnh, đến 17-18%. dòng tiền đổ vào bất động sản rất mạnh, giá...

12
1 hoav BNG CHSChng khoán (ngày 20/12) VN - Index 956,41 0,44% HNX - Index 102,42 0,41% D.JONES CK Mỹ 28.455,09 0,28% STOXX CK C.Âu 3.776,56 1,00% CSI 300 CK TQ 4.017,25 0,25% Vàng (SJC cp nht 08h30 ngày 23/12) SJC Ng.đ/L 41.660 0,07% Quốc tế USD/Oz 1.474,70 0,24% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.159 0,00% EUR/USD 1,1077 0,38% Du WTI USD/th 60,41 1,13% Theo các chuyên gia, sau khi Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam, đương nhiên các tổ chức, DN tại Việt Nam, trong đó có các NH Việt Nam được Moody’s xếp hạng đều bị hạ triển vọng tín nhiệm. Vì các tổ chức này thông thường gắn với trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Khi trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia bị hạ thì các tổ chức này vẫn sẽ bị hạ theo. Còn hệ thống NH vẫn rất ổn, thậm chí năm nay còn có xu hướng tốt lên. Tin ni bt Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm không phải vì Việt Nam thiếu tiền trả nợ Không ngạc nhiên khi Moody’s hạ triển vọng ngân hàng Việt? Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020 Thủ tướng đối thoại với lãnh đạo hơn 1.000 doanh nghiệp Dòng tiền rời đi cao kỷ lục, Trung Quốc lo sợ kịch bản 4 năm trước lặp lại, khi hàng trăm tỷ USD dự trữ "bốc hơi" Thứ Hai, ngày 23/12/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 02-Mar-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 20/12)

VN - Index 956,41 0,44%

HNX - Index 102,42 0,41%

D.JONES CK Mỹ 28.455,09 0,28%

STOXX CK C.Âu 3.776,56 1,00%

CSI 300 CK TQ 4.017,25 0,25%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 23/12)

SJC Ng.đ/L 41.660 0,07%

Quốc tế USD/Oz 1.474,70 0,24%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.159 0,00%

EUR/USD 1,1077 0,38%

Dầu

WTI USD/th 60,41 1,13%

Theo các chuyên gia, sau khi Moody’s hạ

triển vọng tín nhiệm Việt Nam, đương nhiên

các tổ chức, DN tại Việt Nam, trong đó có các

NH Việt Nam được Moody’s xếp hạng đều bị

hạ triển vọng tín nhiệm. Vì các tổ chức này

thông thường gắn với trần xếp hạng tín nhiệm

quốc gia. Khi trần xếp hạng tín nhiệm quốc

gia bị hạ thì các tổ chức này vẫn sẽ bị hạ theo.

Còn hệ thống NH vẫn rất ổn, thậm chí năm

nay còn có xu hướng tốt lên.

Tin nổi bật

Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm không phải vì

Việt Nam thiếu tiền trả nợ

Không ngạc nhiên khi Moody’s hạ triển vọng ngân

hàng Việt?

Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020

Thủ tướng đối thoại với lãnh đạo hơn 1.000 doanh

nghiệp

Dòng tiền rời đi cao kỷ lục, Trung Quốc lo sợ kịch

bản 4 năm trước lặp lại, khi hàng trăm tỷ USD dự

trữ "bốc hơi"

Thứ Hai, ngày 23/12/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Không ngạc nhiên khi Moody’s hạ

triển vọng ngân hàng Việt?

Đó là ý kiến của các chuyên gia khi nhận định về việc tổ chức xếp hạng

tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) thông báo hạ triển vọng

tín nhiệm của 18 ngân hàng tại Việt Nam vào sáng ngày 20/12/2019.

Đánh giá về việc này, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho biết,

việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam là không ngạc

nhiên. Do trước đây, Việt Nam đã có giai đoạn bùng nổ nợ xấu gắn liền

với bất động sản. “Vào năm 2012, trong lúc các ngân hàng vẫn báo cáo

nợ xấu trong khoảng an toàn dưới 3%. Lúc đó, Fitch đã đưa tỷ lệ nợ xấu

1 số ngân hàng có thể lên đến 14% nhưng một số chuyên gia và ngân

hàng trong nước không đồng ý. Tuy nhiên sau đó phải thừa nhận việc

này và buộc thành lập công ty VAMC xử lý nợ xấu.

Đến bây giờ, số nợ xấu của giai đoạn 2010-2012 vẫn chưa xử lý ổn thỏa.

Nhắc lại để thấy rằng giữa báo cáo ngân hàng và thực tế có thể có chênh

lệch, và thường nằm trong giai đoạn đẩy mạnh tín dụng bất động sản.

Quan sát tín dụng bất động sản, từ năm 2013-2015 tương đối tốt, tỷ lệ

tăng trưởng tín dụng khoảng 12%. Đến năm 2016-2018, tín dụng tăng

rất mạnh, đến 17-18%. Dòng tiền đổ vào bất động sản rất mạnh, giá bất

động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc. Đến đầu năm 2019 thì NHNN

siết chặt tín dụng bất động sản, tín dụng chỉ tiêu xuống 12%, các quy

định về cho vay bất động sản đều tăng mức độ quản lý rủi ro để khống

chế tín dụng bất động sản. Có nghĩa là NHNN thừa nhận rằng các năm

gần đây tín dụng bất động sản tăng trưởng quá mạnh, làm gia tăng rủi

ro. Như vậy, với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng công bố vẫn trong hạn

an toàn và việc Moody’s hạ thấp bậc tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam

cho thấy sự chênh lệch. Và độ chênh lệch đó gắn với tăng trưởng tín

dụng mạnh và gắn với bất động sản, sau đó NHNN mới chỉ đạo siết tín

dụng bất động sản. Do đó, việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm hoàn toàn

không ngạc nhiên”.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân

hàng BIDV chia sẻ, sau khi Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam,

đương nhiên các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có các

ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng đều bị hạ triển vọng tín

Tài chính – Ngân hàng

3

nhiệm. Vì các tổ chức này thông thường gắn với trần xếp hạng tín nhiệm

quốc gia. Khi trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia bị hạ thì các tổ chức này

vẫn sẽ bị hạ theo. Còn hệ thống ngân hàng vẫn rất ổn, thậm chí năm

nay còn có xu hướng tốt lên.

Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng

năm 2020

Năm 2020 đang đến gần. Hệ thống các TCTD Việt Nam chỉ còn đúng 1

năm để hoàn thành nhiều yêu cầu, mục tiêu lớn đặt ra trong Đề án “Cơ

cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.

Tại thời điểm này, ngay ở một trường hợp cụ thể, có lộ trình định rõ,

nhưng vẫn chưa thể thực hiện như nêu trong Đề án. Đó là trường hợp

VAMC. Đầu mối từng có vai trò lớn nhất trong gánh vác trên 300.000 tỷ

đồng nợ xấu các TCTD bán sang những năm qua chỉ có vốn điều lệ

2.000 tỷ đồng. Định hướng chuyển sang mua nợ theo giá thị trường, tham

gia xử lý nợ xấu thực chất cho hệ thống, thế nhưng đến nay vẫn chưa

có bất kỳ thông tin nào tăng vốn được công bố.

Mở rộng ra, tương tự, phương án và mục tiêu tăng vốn tại VietinBank và

Agribank cũng không thể thực hiện cho đến nay. Còn lại 1 năm nữa,

phương án bố trí nguồn và tăng vốn vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, đây

là hai trụ cột của hệ thống. Kết quả tích cực nhất trong thực hiện Đề án

đến lúc này là áp dụng Basel II. Đề án đặt mục tiêu có 12-15 ngân hàng

thương mại đạt chuẩn mực này đến 2020, thì đến 2019 đã có 18 thành

viên áp dụng trước hạn. Mục tiêu tiếp theo, đến 2020 có ít nhất từ 1 đến

2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất trong

khu vực châu Á. Kết quả sẽ phải chờ bảng xếp hạng năm tới, còn hiện

Việt Nam có nhóm “Big 4” đạt quy mô tổng tài sản vượt trên 1 triệu tỷ

đồng mỗi thành viên.

Theo Đề án, cao điểm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tập

trung trong năm 2020, với những mục tiêu lớn và cả những sức ép lớn.

Trước hết, như định hướng thời gian qua, năm tới các ngân hàng thương

mại cổ phần còn lại sẽ phải thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng

khoán. Bao trùm và áp lực nhất là mục tiêu đến 2020 toàn hệ thống phải

đưa được nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện

các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%. Tỷ lệ này từng được đề cập

trong năm 2019 vào khoảng 4,8-5%. Mục tiêu trên còn gặp thách thức

đi kèm là yêu cầu phải phân bố số lãi dự thu của các khoản nợ xấu của

TCTD chưa thoái theo quy định ghi nhận đến thời điểm 31/12/2016 theo

quy định của pháp luật.

4

Còn thách thức lớn nhất đề ra tại Đề án, cũng như dồn thực hiện trong

năm 2020 - năm còn lại của lộ trình, là xử lý dứt điểm các ngân hàng

thương mại yếu kém. Điểm nổi bật trong Đề án ngay từ khi ban hành hồi

tháng 7/2017 đã được chú ý là Chính phủ đã nêu cả các biện pháp giải

thể, phá sản theo quy định của pháp luật khi thực hiện tái cơ cấu giai

đoạn này. Đây có thể nói là mục tiêu, yêu cầu được chú ý nhất trong

năm 2020 theo lộ trình của Đề án.

Trong năm 2019, cũng như trước đó, có những thông tin về việc đàm

phán với đối tác nước ngoài, những cuộc tiếp xúc cụ thể…, nhưng đến

nay chưa có hiện thực nào về cú hích lớn tái cơ cấu ở đây. Trong khi đó,

vừa qua đã có trường hợp phải thông báo tìm đối tác có nguồn lực để có

thể có một hướng tháo gỡ nào đó.

Ngân hàng 'ngóng' room tín dụng

mới

Trong bối cảnh dư nợ tín dụng đã tăng kịch hạn mức (room) được cấp

từ đầu năm nay, nhiều ngân hàng sốt ruột “ngóng” thông tin nới room từ

NHNN và cả room tín dụng năm 2020. OCB, VIB, TPBank,

Techcombank... là những ngân hàng sớm cạn room tín dụng trong 3 quý

đầu năm 2019. Trong đó, OCB, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín

dụng cả năm nay lần lượt ở mức 30% và 35%, nhưng chỉ được cấp hơn

phân nửa. Cả năm 2019, NHNN mới chấp thuận tăng hạn mức tăng

trưởng tín dụng cho ACB từ 13% lên 17%, VPBank từ 12% lên 16%,

Techcombank từ 13% lên 17%, MB từ 13% lên 17%. Nhiều ngân hàng

khác đã hoàn tất chuẩn Basel II là Vietcombank, VIB, OCB, TPBank và

MSB, song đến nay chưa có thông tin nới room.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng các tháng cuối năm 2019 của Công

ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BSC) đánh giá, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể sẽ đạt 12-

13%, chủ yếu do nhu cầu tín dụng giảm ở nhiều ngành nghề kinh doanh

đang gặp khó khăn (bất động sản, thép...), nhu cầu tín dụng mảng khách

hàng cá nhân có thể bị ảnh hưởng do nền kinh tế đang giảm tốc. TS.

Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, khả năng tăng

trưởng tín dụng năm 2019 là hơn 13%. Các ngân hàng, nhất là những

ngân hàng sớm cạn room tín dụng, đang chờ năm tài chính 2019 kết

thúc để bắt đầu mở rộng cho vay.

Việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng là phù hợp với chủ trương “nắn”

dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát vốn ngân hàng ở lĩnh

vực bất động sản. Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế

5

của Thủ tướng, việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng là phù hợp với

chủ trương “nắn” dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát vốn

ngân hàng ở lĩnh vực bất động sản.

6

Thủ tướng đối thoại với lãnh đạo

hơn 1.000 doanh nghiệp

Sáng 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với cộng đồng

doanh nghiệp lần thứ ba kể từ đầu nhiệm kỳ. Theo ban tổ chức, sự kiện

năm nay thu hút khoảng 1.600 đại biểu lãnh đạo hơn 1.000 doanh nghiệp

khắp cả nước. Ngoài ra còn có đại diện các hiệp hội ngành nghề, tổ chức

quốc tế. Khoảng 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành cũng sẽ tham dự

buổi đối thoại cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bên lề hội nghị sẽ có

triển lãm trưng bày các thành tựu kinh tế, sản phẩm hàng hóa tiêu biểu

của cộng đồng doanh nghiệp.

Người đứng đầu Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp,

chuyên gia, hiệp hội, tổ chức quốc tế đề xuất các giải pháp để thúc đẩy

lực lượng doanh nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững trong bối cảnh

hội nhập quốc tế. Sau đó, Thủ tướng sẽ cùng một số bộ trưởng, trưởng

ngành đối thoại, trả lời câu hỏi của cộng đồng doanh nghiệp trong việc

đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn và thuận lợi, các chính

sách, chương trình, hành động hỗ trợ phát triển…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được Thủ tướng giao tổ chức hội nghị,

cho biết Chính phủ muốn truyền tải thông điệp: “Thế giới đang thay đổi,

hội nhập mạnh mẽ, thách thức về môi trường, các vấn đề xã hội ngày

một phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cần tăng cường

đoàn kết, liên kết sức mạnh, phát huy lòng tự hào dân tộc để phát triển

lớn mạnh, đồng thời có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc

gia, dân tộc, tạo dựng đất nước độc lập, tự chủ, bền vững và hùng

cường”.

Từ đầu nhiệm kỳ, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng

liên tục. Trung bình giai đoạn 2016-2019, mỗi năm có trên 126.000

doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2019, dự kiến đạt 136.000 doanh

nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Cả

nước đang có khoảng 760.000 doanh nghiệp, tiến sát mục tiêu 1 triệu

vào năm 2020.

Kinh tế Việt Nam

7

Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm

không phải vì Việt Nam thiếu tiền

trả nợ

Việc Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam không phải là vì Việt

Nam thiếu tiền trả nợ mà vì những thủ tục, quy trình, trình tự ở Việt Nam

đối với vấn đề này dường như quá phức tạp, rắc rối và trong nhiều trường

hợp nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực không cần thiết, TS. Ousmane Dione,

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói. “Đây là một hồi chuông cảnh

tỉnh”, TS.Ousmane Dione bình luận như vậy khi trả lời phỏng vấn của

Thời báo Ngân hàng về thông báo của Moody’s. “Moody’s hạ tín nhiệm

của Việt Nam không phải là vì Việt Nam thiếu tiền để trả nợ đúng hạn.

Việc Việt Nam chậm trả nợ lần này nói lên tình trạng thủ tục, quy trình,

trình tự ở Việt Nam quá là phức tạp, rắc rối và trong nhiều trường hợp nó

gây ra ảnh hưởng tiêu cực một cách không cần thiết”. “Có thể gọi đây là

một vết thương mà mình tự gây ra”, ông nói.

“Rõ ràng đây là sự chậm trễ vì thủ tục, vì trình tự. Tôi nghĩ rẳng nó có

thể sửa chữa được bằng một vài cách khác nhau”, ông Ousmane Dione

nói. Thứ nhất, theo ông, quy định, luật pháp của Việt Nam cần phải được

hài hòa, thống nhất với nhau hơn. “Chúng ta thấy là có quá nhiều cơ

quan cùng làm một việc hoặc là có những việc chẳng có cơ quan nào

làm”, ông nói. Thứ hai, làm thế nào để các quy trình, trình tự thủ tục hành

chính được đơn giản hóa hơn và nó hiệu quả hơn. Hiện nay, có quá nhiều

cơ quan phải cùng phê duyệt một khoản thanh toán nào đấy với quá

nhiều quy trình thủ tục làm mất nhiều thời gian dẫn đến tình huống mà

Việt Nam đang gặp phải. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đã mở cổng dịch

vụ công trực tuyến thì cần mở rộng nhiều dịch vụ công trực tuyến hơn

nữa, ví dụ như một người quê ở Quảng Nam, sống ở Hà Nội không cần

phải quay về Quảng Nam để được cấp giấy phép lái xe... Cải thiện được

3 điểm này thì Việt Nam sẽ không gặp phải vấn đề như hiện nay.

8

Dòng tiền rời đi cao kỷ lục, Trung

Quốc lo sợ kịch bản 4 năm trước

lặp lại, khi hàng trăm tỷ USD dự

trữ "bốc hơi"

Bắc Kinh đang đẩy mạnh cuộc chiến ngăn chặn tiền chảy ra khỏi Trung

Quốc vì đất nước này hiện phải đối mặt với những tai ương kinh tế và

căng thẳng chiến tranh thương mại (dù đã giảm bớt nhưng không có

dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn). Theo các nhà phân tích, tiền đã rời khỏi

quốc gia này với một con số kỷ lục vào đầu năm nay thông qua các

kênh trái phép. Vào cuối tuần trước, cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước

(SAFE) đã bắt đầu "mạnh tay" với việc nguồn vốn bị chảy ra nước ngoài.

"Việc kiểm soát dòng tiền chảy ra nước ngoài ngày càng khắt khe hơn",

Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á Thái

Bình Dương tại Ngân hàng Natixis, cho biết.

Nguy cơ dòng vốn bị chảy ra nước ngoài bắt nguồn từ những lo ngại về

nền kinh tế của đất nước này bị tổn thương do nhu cầu trong nước giảm

và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn kéo dài. Ngân hàng nhân dân

Trung Quốc cũng cho phép đồng nhân dân tệ yếu đi, như là một cách

giúp nước này chống lại tác động của thuế quan cao hơn từ Mỹ đối với

hàng xuất khẩu của họ. Tuy nhiên, một đồng tiền yếu hơn làm tăng nguy

cơ mọi người sẽ cố gắng chuyển tiền ra khỏi đất nước, khiến giá trị của

đồng nhân dân tệ có thể còn bị đẩy xuống thấp hơn nữa.

"Trung Quốc cũng đã cố gắng giúp nền kinh tế của mình bằng cách cắt

giảm lãi suất chuẩn, nhưng điều này có thể sẽ làm tăng lượng tiền rời

khỏi Trung Quốc", Herrero, nhà kinh tế của Ngân hàng Natixis, phân

tích. Và dù Trung Quốc và Mỹ gần đây đã đạt được một thỏa thuận

thương mại "giai đoạn 1", điều mà có thể làm dịu căng thẳng giữa hai

nước, nhưng Herrero cho rằng thỏa thuận này không có khả năng giảm

bớt hoàn toàn áp lực đối với Trung Quốc.

Trung Quốc có lý do chính đáng để giữ tiền của họ trong nước. Lần cuối

cùng Trung Quốc bị rút vốn ào ạt là vào năm 2015 và 2016, khi nền

kinh tế bắt đầu giảm tốc và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc bất ngờ

phá giá đồng nhân dân tệ, làm rung chuyển thị trường tài chính toàn

cầu. Trung bình, số tiền rời khỏi Trung Quốc tương đương với 6% GDP

của đất nước trong hai năm đó, theo ước tính của Viện khoa học xã hội

Trung Quốc. Tổng cộng, Trung Quốc đã mất 1,28 nghìn tỷ USD và buộc

Kinh tế Quốc tế

9

phải dùng đến nguồn dự trữ ngoại hối của mình để ngăn chặn đồng tiền

của họ không bị mất giá nhanh hơn nữa. Dự trữ ngoại hối của Trung

Quốc đã giảm hơn 800 tỷ USD trong hai năm đó trước khi phục hồi một

ít trong năm 2017. Kể từ đó, Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát vốn và

khiến cho mọi người gặp khó khăn hơn khi đổi tiền lấy ngoại tệ hoặc

chuyển tiền ra nước ngoài.

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/

https://hnx.vn/vi-vn/hnx.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

https://goldprice.org/vi

http://www.sjc.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGia.jspx?_afrWindowMode=0&_afrLoop=2045785475492

8577&_adf.ctrl-state=1a9g0kizgf_4

Tin Tài chính - NH https://ndh.vn/ngan-hang/ngan-hang-ngong-room-tin-dung-moi-1260491.html

https://vietstock.vn/2019/12/khong-ngac-nhien-khi-moody8217s-ha-trien-vong-ngan-hang-viet-

757-720855.htm

http://cafef.vn/cao-diem-tai-co-cau-ngan-hang-nam-2020-20191223073612076.chn

Tin KT vĩ mô https://ndh.vn/thoi-su/thu-tuong-doi-thoai-voi-lanh-dao-hon-1-000-doanh-nghiep-1260516.html

https://vietnambiz.vn/moodys-ha-trien-vong-tin-nhiem-khong-phai-vi-viet-nam-thieu-tien-tra-no-

20191223073125371.htm

Tin KT Quốc tế http://cafef.vn/dong-tien-roi-di-cao-ky-luc-trung-quoc-lo-so-kich-ban-4-nam-truoc-lap-lai-khi-hang-

tram-ty-usd-du-tru-boc-hoi-20191222230922717.chn

11

Danh mục viết tắt

B K

Ban lãnh đạo BLĐ Khách hàng DN KHDN

Bảo hiểm BH Khách hàng cá nhân KHCN

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Kinh tế KT

Bảo hiểm y tế BHYT Kinh tế xã hội KTXH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Kinh tế vĩ mô KTVM

Bảo hiểm xã hội BHXH Kiểm soát rủi ro KSRR

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Kết quả KQ

BĐS BĐS Khu vực KV

Bình quân BQ Khu công nghiệp KCN

C

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD L

Chỉ số giá tiêu dùng CPI LS LS

Chính sách tiền tệ CSTT Liên NH LNH

Chính sách tín dụng CSTD Lợi nhuận trước thuế LNTT

Chứng khoán/CTCK CK/CTCK Lợi nhuận sau thuế LNST

Công nghệ thông tin CNTT

Công ty cổ phần CTCP M

Cổ phần hóa CPH Mua bán, sáp nhập M&A

Cơ sở hạ tầng CSHT

Cơ quan/Cơ quan quản lý CQ/CQQL N

Cơ quan Nhà nước CQNN Nhà đầu tư NĐT

D Nhà đầu tư nước ngoài NĐTNN

Dịch vụ DV NH NH

DN DN NH liên doanh NHLD

DN nhà nước DNNN NH Nhà nước NHNN

DN tư nhân DNTN NH quốc doanh NHQD

DN vừa và nhỏ DNVVN NH thương mại cổ phần NHTMCP

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NH thương mại Nhà nước NHTM NN

Dự trữ bắt buộc DTBB NH nước ngoài NHNNg

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI NH trung ương NHTW

Đầu tư gián tiếp FII NH chính sách xã hội NHCSXH

Định chế tài chính ĐCTC Ngân sách nhà nước NSNN

G Ngân sách địa phương NSĐP

Giấy chứng nhận GCN Nhập khẩu NK

Giá trị gia tăng GTGT Nợ xấu NX

Giám đốc GĐ Nợ quá hạn NQH

H

Hợp tác xã HTX

12

P V

Phòng giao dịch PGD Vốn điều lệ VĐL

Phó Giám đốc PGĐ Vốn tự có VTC

Vốn chủ sở hữu VCSH

Q Văn bản pháp luật VBPL

Quản lý rủi ro QLRR

Quỹ tín dụng nhân dân QTDND X

Xã hội XH

S Xuất khẩu XK

Sản xuất SX Xuất nhập khẩu XNK

Sản xuất kinh doanh SXKD Xây dựng XD

So với SV Xây dựng cơ bản XDCB

T Quốc gia/Tổ chức

Tài chính - NH TC-NH Việt Nam VN

Tài sản bảo đảm TSBĐ Kho bạc Nhà nước KBNN

TTTD TTTD Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Thanh toán quốc tế TTQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Thanh toán nội địa TTNĐ Tổng cục thống kê GSO (TCTK)

TTCK TTCK Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT

Thị trường mở OMO Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN

Thu nhập cá nhân TNCN Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VERP

Thu nhập DN TNDN Cục dự trữ liên bang Mỹ FED

TCTD TCTD Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Tổng giám đốc TGĐ Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE

Tổng tài sản TTS Liên minh châu Âu EU

Tổng sản phẩm quốc nội GDP NH Thế giới (World Bank) WB

TP Chính phủ TPCP NH Phát triển châu Á ADB

TP DN TPDN NH trung ương châu Âu ECB

NH trung ương Trung Quốc PBOC

NH trung ương Nhật Bản BOJ

NH TTQT BIS

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

Trung Quốc TQ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF