ĐỒng nai – cỬu long - · pdf filenguy sử dụng nguồn nước vùng...

389
Tp San Nghiên Cu Văn Hóa ĐỒNG NAI – CU LONG S8 – Tháng 3, 2008 Trong snày: Nguyn Thanh Liêm, Lâm Văn Bé, Hunh Long Vân, Trn Nguơn Phiêu, Hunh Văn Lang, Trn Văn Đạt, Tôn Tht Trình, Lê Tn Tài, Đạm Thch, Thin Phương, Phan Giang Sang, Thm Sơn Hà, Hoàng Tiếu Ca, Vit Hi, TXuân Thc, Phan Phi Hùng, Trn Công T, Nguyn Thành Long, Trang Chn, Nguyn Hng Hnh, Nguyn Hu Phước, Luân Tâm, Nguyn Hu Ca, Hoàng Châu, Lê Bo Trân : Vương Huê : Phm Đức Thnh : Nguyn Quang Bâng Kthut n loát Qun lý Địa chliên lc: 15355 Brookhurst Street, Suite 215 Westminster, CA 92843 (714) 531-1748 Email : [email protected]; Email : [email protected] Website : www.dongnaicuulong.org Website : www.dongnaicuulong.com Bo trì website : Phan Tn Tài, Bùi Văn Liêm

Upload: vohuong

Post on 12-Feb-2018

237 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa

ĐỒNG NAI – CỬU LONG SỐ 8 – Tháng 3, 2008

Trong số này:

Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Văn Bé, Huỳnh Long Vân, Trần Nguơn Phiêu, Huỳnh Văn Lang, Trần Văn Đạt,

Tôn Thất Trình, Lê Tấn Tài, Đạm Thạch, Thiện Phương, Phan Giang Sang, Thềm Sơn Hà, Hoàng Tiếu Ca, Việt Hải,

Tạ Xuân Thạc, Phan Phi Hùng, Trần Công Tử, Nguyễn Thành Long, Trang Chấn, Nguyễn Hồng Hạnh,

Nguyễn Hữu Phước, Luân Tâm, Nguyễn Hữu Của, Hoàng Châu, Lê Bảo Trân

: Vương Huê : Phạm Đức Thạnh : Nguyễn Quang Bâng

Kỹ thuật Ấn loát Quản lý

Địa chỉ liên lạc: 15355 Brookhurst Street, Suite 215

Westminster, CA 92843 (714) 531-1748

Email : [email protected]; Email : [email protected]

Website : www.dongnaicuulong.org Website : www.dongnaicuulong.com Bảo trì website : Phan Tấn Tài, Bùi Văn Liêm

Page 2: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

M Ụ C L Ụ C

Mở Đầu Nguyễn Thanh Liêm 5 Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long Huỳnh Long Vân 9 Cây Lúa và Nền Văn Minh VN Trần Văn Đạt 83 Bổ Sung bài Cao Su Việt Nam Tôn Thất Trình 117 Chữ Số Hán Việt Nguyễn Hữu Phước 126 Đình Dĩ An Lê Hữu Hiền 144 Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh Lâm Văn Bé 151 Thanh Niên Tiền Phong Thiện Phương 182 Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu Trần Ngươn Phiêu 196 An Giang Trong Tim Tôi Phan Giang Sang 209 Miệt Thứ Cà Mau Phan Phi Hùng 219 Viết về Con Sông Láng Thé Huỳnh Văn Lang 236 Bánh Vá Gò Công Hoàng Tiếu Ca 248 Mắm Món Ăn Khó Quên Việt Hải 251 Nỗi Nhớ Quê Hương Việt Hải 260 Quê Hương Trong Ký Ức Lê Tấn Tài 264 Quê Hương Ngày Trở Lại Nguyễn Hữu Của 276 Cảm xúc Từ Bài Viết Nguyễn Hữu Của 295 Thương Tiếc Lương Minh Đáng Nguyễn Thanh Liêm 304 Viết về Một Sự Ra Đi Nguyễn Hồng Hạnh 306 Phân Ưu - Điếu Văn ĐNCL8 320

ĐNCL8 2

Page 3: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Điểm Sách Nguyễn Thanh Liêm • Cuộc Chiến Cô Đơn của

Phạm Đình Hưng 325

Truyện Ngắn • Chim Di Trú Trang Chấn 335 • Hồi Nẫm Lê Bảo Trân 346 • Giáo Chủ Lu Bu Đạm Thạch 357

Thơ

Lòng Cha Luân Tâm 364 Mẹ Về Luân Tâm 366 Chiếc Cầu Gãy Nhịp (Cần Thơ) Đạm Thạch 368 Vần Lân Hoàng Châu 369 Nhắn Lại Người Thương Dương Quân 374

Sinh Hoạt

Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 375 Cáo lỗi tác giả các bài chưa đăng 381 Các số Đồng Nai - Cửu Long 1-8 382

Mở đầu 3

Page 4: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ĐÍNH CHÁNH

Ông Phan Chí Hiệp, chớ không phải

Tiến sĩ Phan Chí Hiệp

Trong bài viết về chuyến đi Úc Châu, tôi có nói đến

Phở An và chủ tiệm Phở là tiến sĩ Phan Chí Hiệp, một cựu học sinh Petrus Ký. Sau khi đọc bài viết sở chủ Phan Chí Hiệp liền thông báo cho tôi biết là Phan Chí Hiệp không có học vị Tiến sĩ như tôi đã nói trong bài. Tôi thành thật xin lỗi Phan Chí Hiệp và toàn thể độc giả về điểm sai lầm này, và xin nói lại cho rõ là chủ tiệm Phở An Phan Chí Hiệp không phải là Dr. Phan Chí Hiệp như tôi đã ghi lầm. Có thể vì lớn tuổi nên ký ức của tôi đã lầm lẫn. Thật sự vì có một cựu học sinh Petrus Ký đã tốt nghiệp Ph.D. về Chemistry nhưng không đi làm trong các công hay tư sở mà ra mở tiệm ăn rất thành công.

Nguyễn Thanh Liêm Đồng Nai - Cửu Long Số 8

ĐNCL8 4

Page 5: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

M Ở Đ Ầ U Nguyễn Thanh Liêm

ôi viết bài Mở Đầu này lúc tôi đã được 75 tuổi. Đầu óc tôi có thể không còn minh mẫn, bén nhạy như hồi mấy mươi năm về trước, nhưng dù vậy nó cũng đã phải ghi nhận quá

nhiều sự việc và dữ kiện ở trên đời. Ngày xưa, trong lứa tuổi đôi mươi, lứa tuổi của đam mê, bồng bột, hăng say, tích cực, tôi có niềm tin vững chắc nơi con người hay nhân loại nói chung và ở nơi dân tộc Việt Nam nói riêng. Tôi tin rằng con người “tánh bổn thiện”, con người có khuynh hướng tự nhiên luôn hướng về chân thiện mỹ. Tôi tin rằng nhân loại luôn luôn tiến bộ, xã hội loài người mỗi ngày một tốt đẹp hơn, và quê hương tôi cũng sẽ mỗi ngày một tiến bộ tốt đẹp và người dân Việt mỗi ngày một văn minh, tiến bộ hơn để có thể góp công xây dựng hạnh phúc cho cá nhân và gia đình. Tôi tin rằng nước tôi sẽ có những người anh hùng, những nhà lãnh đạo sáng suốt, tài ba, xuất hiện để lèo lái con thuyền quốc gia đưa non sông và dân tộc tôi đến chỗ văn minh, tiến bộ, thịnh vượng như các nước văn minh khác trên thế giới. Tôi tin tưởng và tôi mong mỏi nước tôi sẽ có một lãnh tụ anh minh xuất chúng (như một đấng minh quân thời quân chủ thuở nào) ra đời để đưa nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang, sớm thoát cảnh khổ đau, sợ hãi của những năm loạn ly, nghèo khổ, chết chốc mà tôi đã phải sống qua từ tuổi ấu thơ đền lúc trưởng thành.

T

Nhưng càng lớn tuổi, càng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời, niềm tin của tôi càng hao mòn dần. “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc” theo Không Tử, nhưng cuộc đời của tôi không được như Khổng Tử dạy. Có thể vì tôi không đủ thông minh, đức hạnh như người xưa, và mặt khác có thể vì hoàn cảnh xã hội ngày nay không giống thuở xưa nữa nên thập niên ba mươi của tôi không đưa đến cuộc đời ổn định được, và lúc bước sang thập

Mở đầu 5

Page 6: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

niên bốn mươi tôi bắt đầu cảm thấy nhiều sự thật mà trước kia tôi được các bậc cha anh dạy cho biết là sự thật đã trở thành rất đáng được hoài nghi. Rồi từ tuổi năm mươi trở đi các thần tượng trong tôi dần dần sụp đổ. Cả cái vốn liếng văn hóa xã hội tạo dựng từ các bậc thầy, các bậc đàn anh, các significant others, co rút lại hay eo hẹp dần. Sự thật học được từ sách vở, từ sự tuyên truyền hấp dẫn của các chính trị gia và của một số cơ quan truyền thông càng lúc càng đi vào chổ tối tăm mù mịt. Tất cả trở thành huyền thoại hơn là sự thật. Ngay cả trong lãnh vực khoa học, tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng chân lý là cái gì biến đổi luôn theo gót chân những nhà khoa học và những học giả trong những khám phá mới mẻ của họ. “Tuyệt đối” không còn chỗ đứng trên đà đi tới của thời gian, và của loài người. Thời gian không ngừng lại một phút giây nào, và tính “không trở lại” (irreversible) của nó càng khiến cho tâm hồn tôi thêm bứt rứt, nhức nhối, băn khoăn. Không có gì chắc chắn đúng trong ngày hôm nay có thể được bảo đảm còn chắc chắn đúng trong tương lai. Cũng không có gì bảo đảm là cái đúng ở đây cũng đúng ở chổ khác. Nhiều cái đúng của thế kỷ trước đã không còn đúng trong thế kỷ này. Những cái đúng, những cái tốt ở ngoài kia vĩ tuyến 17 là những cái sai, những cái tệ hại ở bên này vĩ tuyến và ngược lại. Tất cả mọi giá trị đều chỉ có tính cách tương đối mà thôi.

Trong tâm trạng băn khoăn, bứt rứt đó, tôi lại cảm thấy nhớ, nhớ nhung tha thiết, nhớ một cách ray rứt. Tôi thấy đau nhói trong lòng mỗi khi tôi phải nhớ như vậy. Sự nhớ nhung tha thiết đó tự nhiên xảy đến, ngoài ý muốn của tôi. Thật sự tôi có muốn nhớ đâu. Tôi muốn quên đi tất cả cho tâm hồn tôi được nhẹ nhàng, thảnh thơi. Nhưng tôi không quên được. Mỗi đêm lên giường nằm, trước khi ngủ tôi bị thúc đẩy đi vào nỗi nhớ nhung sắt se này. Cũng như mỗi khi vừa thức giấc, trước khi tỉnh hẳn, tôi cũng bị lôi giật về những thuở xa xưa nào với hình bóng của bao nhiêu người thân thương, bao nhiêu cảnh vật quen thuộc thân yêu thuở nào. Ông bà tôi, nội ngoại đều không còn nữa. Ba má tôi cũng không còn. Các cô bác, anh em, bà con cũng chẳng còn ai. Bạn bè, lối xóm thân sơ bây giờ đâu? Ngôi trường lá vách

ĐNCL8 6

Page 7: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cây sơn vôi trắng ở trong làng, con sông Cái Sơn trước nhà, khu vườn cây trái, nào sầu riêng, nào măng cụt, nào bòn bon. nào lôm chôm, cùng với bao nhiêu dừa, cau, chuối bây giờ còn đâu? Thành phố Mỹ Tho, những con đường mùa mưa ướt át với những bông me trăng trắng. Trường Tiểu học tỉnh lỵ, trường Collège Le Myre de Vilers, những thầy cô, những học trò mặc đồ bà ba trắng mang guốc vông… bây giờ ở đâu? Rồi Sài Gòn, trường Petrus Ký, con đường và công trường Cộng Hòa, con đường Thành Thái, con đường Nguyễn Hoàng, công viên Âu Lạc. Bao nhiêu cơ sở, công viên, trường học, bao nhiêu những con đường, những tiệm ăn, những rạp ciné, những sinh hoạt quen thuộc hằng ngày, bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn của đời tôi trong mấy mươi năm làm việc, sinh sống ở đây, bây giờ không còn nữa. Tôi đã rời xa quê hương từ 1975, chưa bao giờ trở lại lần nào. Những điều tôi nhớ đều không còn đối với tôi. Một số là do thời gian chôn vùi nó đi. Còn một số khác là do những người có quyền trong tay xóa bỏ. Trời đất, tự nhiên, dùng bàn tay của thời gian xóa đi bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đời tôi đã đành, con người, đồng loại của tôi, cũng tiếp tay với đất trời, xóa nốt đi phần còn lại. Người ta có biết đâu đó là tất cả cái vốn văn hóa của tôi và của rất nhiều người khác cùng thế hệ, cùng hoàn cảnh tương tự như tôi. Một thức giả thời xưa viết:

“Tích ngã vị sinh thì, Minh minh vô sở tri. Thiên công hốt sinh ngã, Sinh ngã phục hà vi? Vô y sử ngã hàn, Vô phạn sử ngã cơ. Hoàn nhỉ thiên sinh ngã, Hoàn ngã vị sinh thì.”

(Khuyết danh) (Ngày xưa, trước khi tôi bị sinh ra đời, Mịt mù đen tối, tôi nào biết chi đâu. Bỗng nhiên Trời sinh tôi ra trên đời này,

Mở đầu 7

Page 8: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ĐNCL8 8

Trời sinh tôi ra để làm chi? Không quần áo chi cả khiến cho tôi phải lạnh, Không cơm ăn khiến cho tôi phải đói. Tôi xin trả lại cho ông Trời cái việc Trời sinh ra tôi, Và xin Trời hãy trả lại cho tôi cái trạng thái lúc tôi chưa sinh ra đời.)

Trong nỗi buồn luyến tiếc hết sức thiết tha này, tôi muốn nói với Đất Trời và với những người có quyền thế là:

Hãy trả lại tôi Sài Gòn Với con đường Công Lý, Với con đường Tự Do Hãy trả lại tôi trường Petrus Ký Với công trường Cộng Hòa Với hai câu đối:

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt, Tây Âu khoa học yếu minh tâm”

Hãy trả lại tôi trường nữ trung học Gia Long Với trường Trung học Tây Đô Phan Thanh Giản Hãy trả lại tôi nền văn hóa giáo dục nhân bản Có lương tâm, có liêm sĩ, có phẩm chất, có tình người

Hãy trả lại tôi danh xưng Gia Định Bởi vì đây là ngõ vào Lục Tỉnh Nam Kỳ Hãy trả lại tôi những cánh đồng phì nhiêu Đơm đầy bông lúa quí

Hãy trả lại tôi những khu vườn sum sê cây trái Và những con sông dày đặc cá tôm Mà người dân Đồng Nai Cửu Long Đã từng làm chủ và được hưởng hồi bao nhiêu năm trước

Dân Nam Việt thường ăn ngay nói thẳng Họ bảo nhau Sao không đem ông Hồ Chí Minh, ông Lê Hồng Phong, Bà Nguyễn Thị Minh Khai với ông Mao Trạch Đông Với cả ông Lê Duẩn nữa Sao không đem họ về ‘lộng kiếng’ cho xong.

Page 9: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC ÙNG CHÂU THỔ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG: Những thay đổi, tranh chấp và cơ hội

Huỳnh Long Vân B.Pharm, M.Sc, Ph.D.

Cựu Senior Research Scientist Commonwealth Scientific & Industrial

Research Organization CSIRO AUSTRALIA

Tóm lược

ông Mekong là một trong những con sông vĩ đại trên thế giới, tuy nhiên chưa được khai thác đúng mức. Châu thổ đồng bằng sông Mekong là vùng sản xuất nông thủy sản,

đóng góp cho nguồn thực phẩm của khu vực. Nước và đất là hai nguồn tài nguyên chính yếu của khu vực sông Mekong. Với 60 triệu dân sống trong lưu vực, đa số sống dựa vào nguồn thủy sản và lúa gạo, những sản phẩm của dòng nước và nguồn đất của lưu vực sông Mekong. Nguồn thủy sản dồi dào do ngập lụt hằng năm tạo nên, cung ứng từ 40 đến 60% tổng số lượng chất đạm cần thiết cho dinh dưỡng của người dân. Sự khác biệt rỏ rệt giữa mực nước sông Mekong vào mùa mưa và mùa khô, cùng sức chảy của dòng nước, tạo ra nhiều khó khăn cho người dân: mùa mưa ngập lụt và mùa khô thiếu nước, khiến nước biển tràn vào các sông rạch sâu trong nội địa.

S

Ngoài những khó khăn thường xuyên bởi thiên tai, người dân trong vùng còn gánh chịu những mất mát to lớn về nhân vật lực do 60 năm chiến tranh khốc liệt.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 9

Page 10: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Người dân có lợi tức thấp và tổng sản lượng của các quốc gia Việt Nam, Laos, Cambodia, Thailand, Burma cũng không cao. Khai thác dòng nước sông Mekong để cung cấp điện lực và gia tăng đất canh tác cùng khai thác rừng là một số biện pháp để phát triển các quốc gia trong khu vực và nâng cao mức sống của người dân.

Những đập thủy điện xây trên dòng sông chánh và các phụ lưu sẽ:

* cung cấp điện lực cho kỷ nghệ, phát triển xứ sở và * giúp điều hòa lưu lượng của dòng nước sông Mekong, vì

các đập giử nước vào mùa mưa và tháo xả nước từ các bồn chứa vào mùa khô.

Tuy nhiên những chương trình phát triển trên có thể đem đến hậu quả tai hại cho sự sinh tồn của người dân nghèo trong khu vực, vì môi sinh bị hủy hoại và khối lượng thủy sản sẽ suy giảm. Vì đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam, nuôi sống cả dân tộc và xuất khẩu đem lại lợi tức cho xứ sở, nên các giới chức cầm quyền hiện tại và những cơ quan hữu trách như Ủy ban Sông Mekong (gồm các quốc gia nằm trong lưu vực ngọai trừ China) phải có kế họach đảm bảo sự phát triển của lưu vực, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long được bền vững. Một số những tổ chức dưới dạng hợp tác đa phương và song phương đã tài trợ những chương trình nghiên cứu nhằm trước hết tìm hiểu thủy tính của lưu vực sông Mekong và những hậu quả của kế hoạch điều hòa dòng nước.

Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) thường bị chỉ trích bởi các tổ chức không liên hệ với chánh quyền (NGO) với lý do các chương trình phát triển chỉ chú tâm vào xây dưng hạ tầng cơ sở và không quan tâm đến nhu cầu thiết thực và cuộc sống của người dân trong vùng.

Tuy nhiên WB, ADB và NGO có cùng quan điểm là để công trình khai thác dòng nước sông Mekong được thành công, đạt được kết quả mong muốn, trước tiên cần phải thấu hiểu một số

Huỳnh Long Vân 10

Page 11: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

yếu tố như khí hậu, thủy tính, lượng phù sa và chất rắn lắng đọng, lượng thủy sản trong lưu vực cùng ảnh hưởng của các dự án phát triển trên các phương diện xã hội, kinh tế và văn hóa v.v. Châu thổ đồng bằng sông Mekong gồm:

● phần thượng nguồn nằm trong lãnh thổ Cambodia; khu vực này được điều hoà bởi sông Tonle Sap và Biển Hồ.

Nơi đây có những mối quan ngại chánh như:

- ảnh hưởng của sự điều hòa dòng nước thượng nguồn (xây cất hằng loạt đập thủy điện trên sông Mekong ở China, Laos và chuyển dòng nước ở đông bắc Thailand) đến dung tích của Biển Hồ vào mùa mưa, sản xuất lúa gạo và chu kỳ sinh sản, tăng trưởng của các loại cá.

- ảnh hưởng của khai quang phá rừng đến khối lượng cá sinh sản và mức độ lắng đọng chất rắn ở Biền Hồ; những ước lượng gần đây cho thấy mức độ lắng đọng gia tăng gấp 8 lần so với 5000 năm về trước.

- ảnh hưởng của những công trình thủy lợi ở hạ nguồn (Việt Nam) đến dung tích của Biển Hồ và ngành nông ngư nghiệp.

● phần hạ nguồn nằm trong lãnh thổ Việt Nam được gọi trong bài biên khảo là châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp phải những khó khăn gây nên bởi nguồn nước và đất đai:

- nạn ngập lụt hằng năm vào mùa mưa, có nơi như Đồng Tháp Mười ngập lụt sâu hơn 4m.

- hơn 40% diện tích đất vùng châu thổ sông Cửu Long bị ngấm phèn (acid sulphate soils) khiến trồng trọt có năng xuất thấp. Nguồn nước dùng tưới rửa đất phèn, có tính acid, tháo tải xuống kinh rạch hủy diệt thủy sản trong vùng.

- nước biển tràn vào các sông rạch trong mùa khô, hạn chế sản xuất nông nghiệp và nông dân chỉ trồng 1 mùa lúa mỗi năm.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 11

Page 12: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- đất canh tác trở nên ngậm phèn gây nên bởi các đập ngăn nước mặn .

- mất dần các loại rừng tràm dọc theo bờ biền cùng khả năng bảo trì bờ biển và thủy sản.

Đồng bằng sông Mekong (thượng và hạ nguồn) khan hiếm nước về phẩm chất lẫn khối lượng. Tất cả những dự án nhằm điều hòa dòng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để hạn chế lụt lội vào mùa mưa và ngăn nước biển tràn vào các sông rạch vào mùa khô đều có thể tạo nên mâu thuẩn về quyền lợi với quốc gia láng giềng Cambodia và giữa hai tầng lớp nông dân Việt Nam. Khử mặn bán đảo Cà Mau bằng cách xây các đập dọc quốc lộ 1 vùng Bạc Liêu, giúp trồng lúa 2 hay 3 mùa mỗi năm, gia tăng sản xuất lúa gạo, tuy nhiên nguồn nước trong vùng trở nên acid, hủy hoại môi sinh và tiêu diệt nguồn thủy sản, khiến cho cuộc sống người dân quê trở nên khó khăn hơn.

1. Sông Mekong 1.1. Con sông của thay đổi Sông Mekong (Thai: Mother of Waters) có lưu vực lớn đứng

hàng thứ 21, dài thứ 12 trên thế giới. Cũng như sông Amazone, sông Mekong có nhiều loại thủy sản, tuy vĩ đại nhưng chưa được khai thác đúng cách và tận dụng. Nước, đất và sinh vật của lưu vực sông Mekong nuôi sống người dân của sáu quốc gia: China, Burma, Laos, Thailand, Cambodia và Việt Nam, nhờ vào số lượng cá dồi dào, một nguồn chất đạm dinh dưỡng chánh của dân nghèo sống trong lưu vực.

Mưa nắng hai mùa đem lại vừa phúc lợi lẫn khổ cực cho người dân:

* Lụt vào mùa mưa giúp đồng ruộng trở nên phì nhiêu nhưng cũng gây trở ngại lớn lao cho hơn 50% (1.9 Mha) diện tích đất canh tác của vùng đồng bằng sông Mekong. Những trận lụt vào các năm 1961, 1978, 1991, 1996 2000, 2001 và 2002 tàn phá miền tây nam phần Việt Nam và gây tổn thất to lớn về nhân

Huỳnh Long Vân 12

Page 13: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mạng lẫn tài sản (Hình 1); ngoại trừ trận lụt năm 1996, các trận lụt khác đã xảy ra ngoài chu kỳ 1 lần trong 50 năm.

* Ngược lại vào mùa khô, đặc biệt là ở vùng tây nam đồng bằng sông Cửu Long, thiếu nước trầm trọng, khiến nước biển mặn tràn vào các sông rạch, sâu trong nội địa. Nước mặn xâm nhập vào mùa khô, đất phèn, đất mặn, thêm vào đó nạn phá rừng ở thượng nguồn, tất cả tạo nên những bất ổn trong xã hội, gây khó khăn về kinh tế và hạn chế sản xuất lúa gạo, cá tôm v.v.. (Be, 1994; Minh, 1995).

Tuy nhiên chính những khắc nghiệt này của thiên nhiên là yếu tố cần thiết để duy trì nguồn sản xuất to lớn về thủy sản, cung ứng chất đạm dinh dưỡng cho hơn 60 triệu dân cư ngụ trong lưu vực (Roberts, 1993a).

Kể từ thập niên 1930’s những quốc gia nằm trong lưu vực sông Mekong bị tàn phá vì chiến tranh dành độc lập, nội chiến và những xung đột giữa các nước láng giềng. Chiến tranh đã để lại những hậu quả lâu dài về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế; tiêu hủy tài nguyên, nhân vật lực và khả năng phát triển xứ sở. Những tổ chức quốc tế đã và đang tìm cách giúp đở các quốc gia trong vùng tái thiết và phát triển, với nhiều dự án to lớn để thiết kế cơ sở hạ tầng: xây dựng đập thủy điện, đập dẫn thủy để giảm lụt và gia tăng diện tích canh tác, ngỏ hầu cung cấp đủ lương thực cho người dân.

Sông Mekong được xem như là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam Á chưa được khai thác đúng tầm mức. Dưới 5% thủy lượng sông Mekong được sử dụng. Hiện nay China khởi công chương trình xây 9 đập thủy điện trên dòng sông chánh Langcang ở Yunnan và ngoài ra còn có khoảng 50 đập khác xây trên các phụ lưu (Rothert, 1995). Tuy nhiên những dự án này bị chỉ trích và cho đó là một sai lầm căn bản nghiêm trọng (White, 1997) vì những hiểu biết về khí hậu, thủy tính, (Institute of Hydrology, 1982; 1984; 1988a; 1988b) sinh thái học, cùng ảnh hưởng của các công trình trên mặt xã hội, kinh tế, văn

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 13

Page 14: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hóa và những nguyện vọng của người dân bản xứ chưa được quán triệt (Greater Mekong Task Force, 1996).

Lưu vực sông Mekong đang ở trong tình trạng thay đổi nhanh chóng về mọi mặt từ chánh trị, văn hóa, kinh tế đến cách thức sử dụng nguồn nước và đất đai. Những thay đổi này có tiềm năng đem lợi ích đến cho từng quốc gia riêng rẽ, nhưng đồng thời cũng có thể gây bất lợi cho các quốc gia thượng và hạ nguồn và cho cả người dân bản xứ. Điều hòa dòng nước sông Mekong và thay đổi phương cách sử dụng đất đai, có thể gây ra những hậu quả trầm trọng đến sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong (Derasary, 1996).

Hình 1. Lụt năm 2002 ở đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng bị ngập lụt và số tử vong ở các tỉnh và những thiệt hại về vật chất {United Nation Development Plan (UNDP) Project Viet/97/002}.

Khai quang, đốn rừng ở thượng nguồn làm thay đổi lượng mưa lũ và khối nước của dòng sông, khiến vùng đồng bằng sông

Huỳnh Long Vân 14

Page 15: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Mekong bị ngập lụt thường xuyên và trầm trọng hơn (Hirsch & Cheong, 1996). Xây những hồ chứa nước khổng lồ ở các phụ lưu làm gia tăng sức chảy của dòng nước trong mùa khô (Institute of Hydrology, 1988a). Những trận lụt lớn xảy ra thường xuyên trong 40 năm vừa qua, đặc biệt là trong vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, là mối quan tâm của nhiều giới, từ nhà cầm quyền đến những nhóm làm công tác nghiên cứu khoa học. Khí hậu toàn cầu trên đà thay đổi nhanh chóng do hiện tượng “global warming” đưa đến dự đoán, trong tương lai bảo lụt to lớn ngày càng nhiều hơn và trong quang cảnh toàn bộ thì dòng nước sông Mekong sẽ chảy chậm hơn (Lettenmaier, 2000). Điều này khiến nhiều tổ chức trên thế giới kêu gọi tìm biện pháp điều hòa lưu lượng dòng nước sông Mekong.

Tuy nhiên hầu hết các chương trình và những dự án khai thác sông Mekong có mục đích hạn hẹp nhằm đạt được những kết quả dựa vào những cấu trúc cơ bản (White, 1997), điển hình trong những chương trình xây đập giảm lũ lụt, đập dẫn thủy, đập thủy điện và đập ngăn nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng. Những công trình trên, phạm những khiếm khuyết vì không nhận được tính chất phức tạp của thủy thổ vùng đồng bằng sông Mekong, cùng những hậu quả tai hại có thể đem đến bởi những phương cách và dự án nêu trên (White, 1963; Fraser-Darling, 1970; Challinor, 1973; Roberts, 1993b; Suiter, 1993; McCully, 1996; Hirsch & Cheong, 1996).

Bảo đảm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá ”Nguồn Nước và Vùng Đất” của lưu vực sông Mekong, được sử dụng đúng mức, đem lại phúc lợi lâu dài và bền vững cho người dân bản xứ, là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Các chương trình khai thác dòng nước sông Mekong phải dựa trên sự quản lý và chia xẻ đồng đều nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi chủ quyền quốc gia được toàn vẹn và quyền lợi của người dân địa phương được bảo đảm. Thủy tính, sinh thái tính và khí hậu của lưu vực sông Mekong, những yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa của từng quốc gia, lắng nghe và giải quyết khát vọng của

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 15

Page 16: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

quần chúng phải là những yếu tố quan trọng trong các chương trình phát triển, xử dụng và quản lý lưu vực sông Mekong, một khu vực vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á.

Khai thác nguồn nước và vùng đất trồng trọt ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long cũng gặp phải những vấn đề tương tự, tuy nhiên vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có thêm một số vấn đề, do những đặc tính khác biệt về địa chất và lịch sử cấu thành của vùng đất miền tây nam phần Việt Nam.

Mục đích của bài biên khảo này, nhằm trình bày khái quát về một số vấn đề gặp phải ở vùng châu thổ đồng sông Cửu Long, miền quê hương yêu dấu của chúng ta, kiểm điểm những thành công và thất bại của những công trình khai thác dòng nước sông Cửu Long và nhận ra những thiếu sót về kiến thức thủy học, với hy vọng tìm ra một giải pháp bao quát có hệ thống, bảo đảm vùng đất, nguồn nước của miền Tây Nam phần Việt Nam có thể được xử dụng lâu dài và hợp tình hợp lý.

Cũng như dòng nước sông Mekong, các kế hoạch khai thác dòng sông cũng không kém phần long bong với những sắc lệnh và đường hướng thay đổi liên tục.

Bài biên khảo dựa trên một số tạp chí, tài liệu phổ biến và những hiểu biết của nhóm những nhà nghiên cứu khoa học thuộc Australian Centre for International Agricultrural Research (White et al, 1997b).

Vì là một phần của lưu vực sông Mekong nên những thay đổi có tầm vóc to lớn về thủy tính ở thượng nguồn sẽ ảnh hưởng đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, thiết tưởng trước tiên chúng ta thử tìm hiểu về con sông và lưu vực Mekong trước khi đặt trọng tâm vào vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Huỳnh Long Vân 16

Page 17: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

1.2. Địa dư lưu vực sông Mekong Sông Mekong bắt nguồn từ núi Tanghla thuộc vùng bình

nguyên Tibet, 5000 m cao hơn mặt biển và dòng nước xuất phát từ những khối băng tuyết. Dòng sông chảy xuống miền tây nam China, xuyên qua những sườn núi đèo dốc và ghềnh thác nhỏ hẹp, lần lượt đến khu “Tam giác vàng” (vùng biên giới của 3 quốc gia Burma, Laos và Thailand), ở độ cao 500 m trên mặt biển; khu cao nguyên từ miền bắc Laos xuống phía nam tạo thành 900 km biên giới thiên nhiên giữa vùng đông bắc Thailand và Laos; trước khi đổ xuống thác Khone ở nam Laos và sau đó là 120 km thủy trình qua vùng ghền suối, miền đông bắc Cambodia và khu vực Kratie.

Ở Cambodia, sông Mekong hợp dòng với sông Tonle Sap tại Phnom Penh và tạo thành “Bốn Cánh Tay-Quatre Bras” chảy vào miền tây nam phần Việt Nam theo Sông Tiền (Mekong) dài 240 km và Sông Hậu (Bassac) dài 220 km. Sông Tiền và sông Hậu chảy gần như song song với nhau xuyên qua đồng bằng châu thổ miền tây nam phần Việt Nam và sau cùng đổ ra biển Nam Hải bằng nhiều cửa, kết thúc một hành trình 4200 km.

Số cửa sông lớn hay nhỏ đổ ra biển không chính xác nhưng vì số 9 là con số hên (may mắn) của người Việt, Rồng tượng trưng quý phái của hoàng tộc và chính Vua triều Nguyễn đã thâu nhập, khai khẩn vùng đồng bằng, nên sông Mekong được gọi là sông Cửu Long ở Việt Nam (Pantulu, 1986; Suiter, 1993; Hirsch & Cheong, 1996).

Lưu vực sông Mekong bao gồm một diện tích to lớn 795.000 km2 vì thế có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lưu lượng hằng năm của sông Mekong là 475 km3. Tính ra trung bình mỗi năm lưu vực sông Mekong được tưới phủ bởi lớp nước sâu 600 mm. Lưu lượng nước dẫn đến các địa phương trong vùng không đồng đều và được trình bày trong biểu đồ 1.2. Sự khác biệt của lượng

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 17

Page 18: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nước tải đến các địa phương trong lưu vực, do ảnh hưởng của những phụ lưu và lượng mưa khác nhau ở nhiều nơi. Lưu lượng nước không sai biệt ghi nhận giữa Kratie và Phnom Penh do “khả năng thiên nhiên” điều hòa dòng nước sông Mekong của Biển Hồ và sông Tonle Sap. Dưới ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới, lưu lượng nước sông Mekong khi mùa mưa gấp 15 lẩn vào mùa khô. Mức chênh lệch đáng kể này gây nên những khổ cực cho người dân: sống trong lụt lội vào mùa mưa, khan hiếm nước vào mùa khô và nước biển mặn tràn vào sông rạch. Điều này gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và phẩm chất của nguồn nước.

Số lượng chất rắn không hoà tan tương đối thấp (trung bình khoảng 0.2-0.8 kg/m3) so với các sông lớn ở Á châu, trong đó 6-8% là chất hữu cơ (Mekong Secretariat, 1982). Khối lượng chất rắn tải đến các vùng nằm trong lưu vực sông Mekong được liệt kê trong biểu đồ 1.2. và khối lượng chất trầm tích khổng lồ 35Mt/y ở Phnom Penh cho thấy khả nằng tích trử đặc biệt của Biển Hồ.

Bảng tóm lược 1.1. cũng cho thấy tiềm năng to lớn về sản xuất điện lực của những thác nước xây trên sông chánh và các phụ lưu, đặc biệt là ở Laos và tỉnh Yunnan, China. Hiện nay 2 trong số một loạt 9 đập thủy điện được xây cất trên dòng sông Lancang ở China. Burma Cam-

bodia Laos Thai-

land Viet- nam

Yun- nam

Tổng cộng

Diện tích dẫn lưu (103km2)

24 155 202 184 65 165 795

Diện tích lưu vực (%)

2 20 25 23 8 21 100

Lưu lượng hằng năm (%)

2 18 35 18 11 16 100

Huỳnh Long Vân 18

Page 19: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Rừng (%) 47 (toàn xứ)

49-62 47 26 27 _ _

Nhịp độ khai thác rừng (%)

6 (toàn xứ)

3 2 1.5 3.2 (cao

nguyên Trung phần)

_ _

Đất canh tác (103km2)

95.7 29.1 8.9 190 56.9 933 _

Đất tưới trồng (%)

_ 15 20 20 (đông bắc)

40-50 (châu thổ)

_ _

Tiềm năng thủy điện (MW)

300 2200 13200 100 2000 13000 31500

Tiềm năng thủy điện (%)

1 7 42 3 6 41 100

Tiềm năng quý báu và to lớn này thu hút nhiều quốc gia: các cơ quan phát triển Á châu và toàn cầu có chủ trương khuyến khích, cổ võ khai thác dòng sông Mekong, xử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ít tốn kém và an toàn để:

* sản xuất điện lực cung ứng cho nhu cầu kỷ nghệ hoá và đô thị hóa nông thôn như trong trường hợp Yunnan, China và xuất khẩu khối điện lượng dư thừa đem lại lợi tức, điển hình như trường hợp của Laos, một quốc gia đang khan hiếm ngoại tệ.

* dùng vào các công trình dẫn thủy để gia tăng diện tích canh tác.

Tuy nhiên những công trình này gặp sự phản đối và chỉ trích mãnh liệt của quần chúng và các tổ chức NGO. Họ cho rằng ảnh hưởng nguy hại tạo ra bởi các đập thủy điện cho môi trường, hệ sinh thái, kinh tế, xã hội và văn hoá vượt hẳn những lợi ích nêu ra.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 19

Page 20: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Từ nhiều thập niên qua, điều hòa dòng sông Mekong là một đề tài gây nhiều tranh tụng giữa các quốc gia trong khu vực.

Lưu

lượn

g (k

m3 /năm

)

Lượn

g tả

i của

chấ

t trầ

m tí

ch

(t

riệu

tấn/

năm

)

Diện tích các lưu vực (km2). Biểu đồ 1.2. Khối lượng nước, khối lượng chất lắng đọng và diện tích tưới thải của vùng hạ lưu sông Mekong. Lượng nước giảm sút giữa Kratie và Phnom Penh cho thấy khả năng điều hòa dòng nước sông Mekong của hệ thống Biển Hồ và sông Tonlé Sap (Pantulu, 1986; Mekong Secretariat, 1982).

1.3. Hạ lưu sông Mekong Hạ lưu sông Mekong là vùng phía Nam China, kể từ khu

vực Tam Giác Vàng: bao gồm một phần lãnh thổ của Laos, đông bắc Thailand, 86% của Cambodia và 20% diện tích của Việt Nam. Vùng hạ lưu chiếm 77% diện tích của toàn thể lưu vực sông Mekong và 80% lưu lượng nước của sông Mekong.

Huỳnh Long Vân 20

Page 21: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Vùng hạ lưu thuộc khu nhiệt đới ở Á châu, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gió thổi theo hướng tây nam khi mùa mưa, bắt đầu từ giữa tháng ba đến giữa tháng năm và chấm dứt khoảng giữa tháng chín và giữa tháng mười. Gió chuyển sang hướng tây bắc vào mùa khô, kéo dài từ giữa tháng mười đến tháng ba. Mưa thường vào buổi chiều hay vào chập tối làm giảm bớt độ nóng ẩm; ở vùng cao nguyên mưa thay đổi tùy theo địa hình. Tháng tám và tháng chín thường có mưa to và dông bão (Pantulu, 1986; Mekong Secretariat, 1968; 1975). Lượng mưa ở vùng hạ lưu thay đổi, từ trung bình 1000 mm mỗi năm ở vùng đông bắc Thailand, đến 3500 mm ở miền núi đông bắc Laos; ở Laos không có mùa khô rỏ rệt. Trên phần đất còn lại của vùng hạ lưu gần như hoàn toàn không có mưa vào mùa khô. Độ ẩm trung bình từ 50 đến 98% và ánh nắng bức xạ khoảng 1.12 MJ/m2/ngày. Lượng nước bốc hơi hằng năm vào khoảng 1500 mm đến 1800 mm.

Mưa ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sông Mekong, các phụ lưu, nguồn nước, đất đai và sinh vật trong vùng hạ lưu.

Lưu lượng của sông Mekong ở thượng nguồn không thay đổi theo mùa vì lượng nước ở đây bắt nguồn từ những tảng băng tan rả.

1.4. Nguồn cá trong sông Mekong Sông Mekong là một trong những con sông trong hệ thống

sông rạch của thế giới có nguồn sinh thái dồi dào. Hiện có đến 1700 loại cá, tuy nhiên danh sách này chưa được hoàn tất (Bao et al., 2001; MRC, 2002a). Ngoài ra còn có nhiều loại thủy sản khác và côn trùng.

Ngập lụt hằng năm ở vùng đồng bằng đất thấp này tạo ra tính đa dạng của môi trường và các loại cá có được khu vực rộng lớn, dồi dào phù sa để dinh dưỡng và sinh sản.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 21

Page 22: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Vào mùa khô, cá di chuyển đến các lòng sông hay những vực sâu để trú ẩn.

Ngoài ra ngập lụt hằng năm cũng đồng nghĩa với sự thay đổi thường xuyên nơi sinh sống của loài cá (Bao et al., 2001). Ở vùng hạ lưu sông Mekong có 3 hệ thống hoán trú thông thương lẫn nhau của loài cá:

* hệ thống thượng nguồn từ sông Loei trở lên phía bắc (MRC, 2002a),

* hệ thống hoán trú thứ hai khoảng giữa sông Loei và thác Khone, tạo nên bởi vùng đất thấp đông đảo dân cư, nối liền với những phụ lưu lớn của sông Mekong và

* hệ thống hoán trú thứ ba ở hạ nguồn sông Mekong từ thác Khone kéo dài xuống phía Nam: gồm sông Tonle Sap, Biển Hồ và châu thổ đồng bằng sông Mekong (trong đó có châu thổ đồng bằng Cửu Long).

Tính chất phức tạp và thông thương của những hệ thống hoán trú cùng hiện tượng ngập lụt thiết yếu là những lý do tạo nên sự chống đối các dự án điều hòa dòng nước sông Mekong .

Biển Hồ và sông Tonle Sap hợp thành một hệ thống thiên nhiên điều hòa dòng nước ở vùng châu thổ sông Mekong, do đó khai quang gây ra mối quan ngại không nhỏ vì phá rừng bừa bải sẽ gia tăng mức độ lắng đọng của các chất rắn trong Biển Hồ và Sông Tonle Sap.

Bao et al., (2001) nêu lên tính chất quan trọng của môi trường sống và nạn ngập lũ và bản tính tự nhiên của loài cá là thay đổi vùng nước để tăng trưởng, sinh sản và tìm nơi ẩn trú vào mùa khô, do đó mọi thay đổi như chu kỳ ngập lũ hay phẩm chất của dòng nước, làm tắt nghẽn các hệ thống hoán trú, nơi sinh sống hay hủy diệt các nơi trú ẩn vào mùa khô sẽ làm giảm sút trầm trọng khối lượng cá của dòng sông.

Huỳnh Long Vân 22

Page 23: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Do đó tính hoán trú của loài cá là yếu tố quan trọng phải được lưu tâm trong bất cứ kế hoạch quản lý và điều hành các dự án phát triển từng vùng của hạ lưu sông Mekong.

Các quốc gia trong vùng Laos, Thailand, Cambodia và Việt Nam đều nhận thấy sự quan trọng của khối lượng cá đối cuộc sống của người dân, nên đồng thuận trên nguyên tắc: cần phải có một kế hoạch quản lý chung, nhằm đảm bảo những chương trình khai thác dòng nước sông Mekong được thích đáng. Tuy nhiên đối với nhiều giống cá có khả năng hoán trú xuyên-biên như loại cá ngát khổng lồ (Giant fish species), hiện nay gần tuyệt giống, vẫn chưa có một tổ chức đứng ra bảo quản.

Ở nhiều địa phương trong vùng hạ lưu sông Mekong, với truyền thống lâu đời sẵn có người dân trong thôn xóm tự lo liệu việc bảo quản nguồn thủy sản; ở Biển Hồ, luật lệ đánh cá gắn liển với tín ngưỡng dị đoan và điều này phần nào giúp duy trì nguồn cá và bảo đảm được phân chia đồng đều cho người dân (MRC, 2002a).

1.4.1. Đánh bắt cá trên sông Cá là nguồn chất đạm dinh dưỡng chánh của người dân vùng

hạ lưu sông Mekong. Theo con số ước tính, hằng năm khối lượng cá đánh bắt trên 1,6 triệu tấn (Bao et al., 2001; MRC, 2002a) với trị giá tổng cộng trên 1,4 tỷ Mỷ kim, tuy nhiên con số này có thể cao hơn (MRC, 1999).

Trung bình người dân miền núi tiêu thụ 30 kg cá mỗi năm so với 70 kg của người dân vùng Biển Hồ. Vào mùa khô, mắm và cá khô được dùng thay thế cho cá tươi và hầu hết mọi nhà đều dùng nước mắm quanh năm. Số cá đánh bắt được tiêu thụ tại địa phương ở các chợ làng, huyện quận, thành phố và một số được chuyên chở bán trong lưu vực. Số lượng cá xuất khẩu không nhiều nhưng trên đà gia tăng (MRC, 2002a)

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 23

Page 24: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Riêng phần Việt Nam số lượng cá đánh bắt trên sông sút giảm vì đánh bắt quá đáng và White (2002a ) trong chuyến du hành khảo sát vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận thấy dọc theo các kinh rạch, gần như mỗi 50 m có một dạng đánh bắt lớn: đặt chà, đánh lưới, kéo chài, v.v...

1.4.2. Nhu cầu trong tương lai và những mối đe dọa đối với ngành đánh bắt cá trên sông

Theo dự đoán, số lượng cá tiêu thụ trong vùng hạ lưu sông Mekong sẽ tăng 20% trong vòng 10 năm sắp đến. Trong khoảng thời gian ngắn này, nhịp độ đánh bắt cá sẽ tăng thêm, nhưng tiếp theo số lượng đánh bắt sẽ suy giảm đối với những khu vực có loài cá mang tính hoán trú chậm. Để giảm bớt sự suy thoái tất nhiên của loài sinh vật trong lưu vực, mọi cấp cầm quyền từ địa phương đến trung ương và các cơ quan tài trợ cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc khai thác và quản lý dòng nước thuộc hạ lưu sông Mekong.

Những mối đe dọa chánh cho sự đánh bắt cá lâu dài gồm (MRC, 2002a):

* Hủy diệt khu sinh sản và nơi trú ẩn vào mùa khô, gây ra bởi sự thay đổi lưu lượng của dòng sông.

* Những thay đổi về phẩm chất và khối lượng của nguồn nước, đặc biệt ở nơi các loại cá sinh sản và trú ẩn và thời điểm tích trữ, tháo xả nguồn nước từ các hồ chứa của các đập thủy điện.

* Ô nhiễm nguồn nước vì các phân bón hoá học, thuốc trừ sâu rày và các chất phế thải dơ bẩn từ cống rãnh của các đô thị và các khu kỹ nghệ.

* Xây các đập thủy điện, đập nước, chuyển hướng dòng nước hay những công trình phát triển có ảnh hưởng làm ngăn trở sự hoán trú của các loài cá.

* Gia tăng khối lượng lắng đọng do khai phá rừng.

Huỳnh Long Vân 24

Page 25: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

1.4.3. Ngành nuôi thủy sản Ngành nuôi thủy sản ở vùng châu thổ sông Mekong có nhiều

dạng khác nhau gồm sản xuất và bán một số cá mới nở và cá con. Cá con, kể cả cá đánh bắt từ sông rạch được nuôi trong các hồ. Tổng sản lượng hằng năm vào khoảng 260.000 tấn, trị giá khoảng 270.000 triệu Mỷ kim.

Tương đối có một số ít ngư trại lớn ở vùng hạ lưu sông Mekong. Ngoại trừ một số ngư trại quy mô nuôi cá trê, cá ba sa trên sông Hậu và ở vùng đông bắc Thailand có giá trị thương mại, hầu hết những ngư trại khác thuộc lọai nhỏ mang tính gia đình của người dân vùng quê và số ngư trại loại này ngày càng tăng vì lượng cá đánh bắt trên sông giảm sút và đây cũng là nguồn lợi tức và dinh dưỡng phụ trội của nông dân nghèo. Ngoại trừ Cambodia, ao hồ và đồng ruộng là hai nơi thông dụng để nuôi các loại cá của các quốc gia trong lưu vực Mekong (MRC, 2002a).

Châu thổ đồng bằng sông Mekong có 170.000 tấn nước ngọt, với diện tích nuôi cá rộng lớn 330.000 ha, trong đó 80.000 ha vừa dùng để cày cấy và nuôi cá với tổng sản lượng trung bình hằng năm khoảng 370 kg/ha. Hơn 100 ngư trại ấp trứng cá; các loại cá thường được nuôi là cá trê, cá ba sa, cá bông lau, cá chẻm, ... Có khoảng 5000 lòng lưới nuôi cá trên sông vùng đồng bằng Mekong và hầu hết dùng để vựa trử cá mới nở và cá con bắt từ các sông rạch.

Riêng ở Cambodia, lòng lướí và bè là hai ngư cụ dùng nuôi thủy sản, với phần lớn là cá trê và cá chuối. Vùng đông bắc Thailand là nơi nuôi thủy sản lớn hàng thứ nhì của lưu vực. Sản xuất gia tăng nhanh chóng trong vòng 10 năm qua, với khối lượng sản xuất lên đến 65.000 tấn mỗi năm và loại cá rô biển tilapia được nuôi trong bè trên sông Mekong và trong các hồ trữ nước của các đập thủy điện.

Chánh phủ của các quốc gia trong vùng nhận thấy tầm mức quan trọng về kinh tế của ngành nuôi thủy sản, xem đây là một

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 25

Page 26: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

kỹ nghệ có ưu tiên cao, nên đã dành ngân khoản để thiết lập cơ sở hạ tầng, bành trướng kỹ nghệ và nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên những giúp đỡ này chỉ là những cố gắng với chủ tâm vào lợi ích trước mắt, thiếu hẳn tầm nhìn xa và rộng rãi vào những vấn đề khác liên quan mật thiết đến ngành nuôi thủy sản.

Sự phát triển của ngành nuôi thùy sản gây ra một số vấn đề liên quan đến môi sinh:

* sự quân bình giữa thủy sản nội địa và ngọai nhập. * nuôi cấy các loại mồi cho thủy sản. * thu hoạch cá non trên các sông rạch. * nguồn nước ô nhiễm. * truyền nhiễm các bịnh cá (MRC, 2002a).

Trong vòng 10 năm qua khối lượng cá nuôi tăng lên gấp 5 lần và đà phát triển này sẻ đáp ứng được nhu cầu tiệu thụ cá của vùng hạ lưu sông Mekong. Tuy nhiên ngành nuôi cá bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của thị trường.

Ngành nuôi cá và thủy sản ở vùng hạ lưu cần được bành trướng về số trung tâm ươn và ấp trứng cá và phương tiện nuôi dưỡng cá con; các xí nghiệp quốc doanh ấp trứng cá không thành công, trong khi các cơ sở nhỏ của tư nhân hoạt động có phần hứa hẹn và thành công hơn (MRC, 2002a).

1.4.4. Những hạn chế của ngành nuôi thủy sản Những hạn chế của ngành nuôi thủy sản do cơ cấu tổ chức

hơn là kỹ thuật. Khả năng và tài nguyên cần thiết để nghiên cứu và phát triển rất hạn chế. Sự phát triển của ngành nuôi thủy sản mang tính cục bộ và hạn hẹp. Khuyến khích nuôi thủy sản để cung ứng đủ thực phẩm và làm giảm nghèo là điều tiên khởi và phải chú tâm vào khả năng tạo dựng các cơ sở địa phương. Ngành nuôi thủy sản phải được phối hợp với các dự án ngư nghiệp khác và kế hoạch phát triển nông thôn: nuôi thủy sản, đánh bắt cá trên sông rạch, điều hành các bồn nước, hồ nuôi cá

Huỳnh Long Vân 26

Page 27: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

và phẩm chất của nguồn nước. Tất cả cần được xếp chung thành một hệ thống chiến lược. Trong quá khứ những nỗ lực chỉ tập trung vào đường lối phát triển nuôi thủy sản nhưng quên đi nguồn cá thiên nhiên ở sông rạch, điều này có thể dẫn đến sự thất thoát vĩnh viễn nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đánh bắt cá quá đáng trên sông Mekong (MRC, 2002a).

Gần đây những phân tích về tài chánh và những rủi ro trong ngành nuôi thủy sản ở lưu vực sông Mekong cho thấy, nuôi cá bè và nuôi cá trong hồ ở Laos, Cambodia và Việt Nam dù có tính cách thương mại quy mô hay cá thể gia đình, đều có triển vọng làm giảm nghèo (MRC, 2002b). Ngành nuôi thủy sản đem lại nguồn lợi tức tương đương với nông nghiệp, hay các ngành kinh doanh khác như trồng cây ăn quả và cà phê. Rủi ro lỗ lã của ngành nuôi thủy sản cao hơn trồng lúa và đánh cá nhưng tương đương hay thấp hơn những kinh doanh khác.

1.5. Những nét đặc thù về văn hóa, xã hội và kinh tế của lưu vực sông Mekong

Vùng hạ lưu sông Mekong có dân số ước tính khoảng 60 triệu, trong đó 45-50 triệu là nông và ngư dân, sống nhờ nguồn lợi tức sanh ra từ đất đai và dòng nước sông Mekong (MRC, 1999). Lưu vực sông Mekong có nhiều sắc tộc khác nhau; chỉ riêng Cambodia, sắc dân Khmer chiếm đa số tuyệt đối, ở China dân thiểu số vượt quá tổng số người Hán, Laos có 68 sắc dân và về phần dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ngoài người Kinh, còn có những vùng tập trung người Khmer, Chàm và thiểu số người Hoa.

Bảng tóm lượt 1.2. cho thấy hầu hết người dân sống trong lưu vực sông Mekong là nông và ngư dân. Ở vùng hạ lưu, cá là nguồn thực phẩm quan trọng như lúa gạo (Suiter, 1993) và chiếm đến 40-60% số lượng chất đạm cần thiết cho người dân (Pantulu,1986). Trung bình mỗi đầu người Cambodia tiêu thụ 25,4 kg, nhiều hơn so với dân các xứ khác trong vùng, Việt Nam

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 27

Page 28: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

20,8 kg, đông bắc Thailand 11,5 kg và Laos,10,2 kg (University of Michigan, 1976).

Với nền kinh tế chỉ đủ để tồn tại, các quốc gia trong lưu vực sông Mekong thiếu tiềm lực kinh tế để chuẩn bị, theo dõi, thực hiện và điều hành các dự án phát triển vùng lưu vực sông Mekong. Hai dự án phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mekong hiện được các ngân hàng ngoại quốc tài trợ dưới hình thức vay mượn lâu năm là: xây các đập thủy điện và khai thác rừng. Hai chương trình được xem rất quan trọng, vì có thể đem lại lợi tức cho các quốc gia trong vùng và thu được một số ngọai tệ; tuy nhiên cả hai chương trình này đi ngược lại khả năng sống còn của những người dân nghèo trong khu vực (Hirsch & Cheong, 1996). Những cơ quan như NGO làm việc trong vùng đã không ngừng nêu lên điều này. Ảnh hưởng của hai chương trình xây đập thủy điện và khai thác rừng trên năng xuất và tính đa dạng của công nghiệp thủy sản là mối lo ngại lớn của nhiều giới đối với cuộc sống của người dân trong lưu vực Mekong (Roberts, 1993b; 1995). Những chương trình phát triển địa phương, bản xứ cũng gặp phải khó khăn. Đẩy mạnh sản xuất lúa gạo ở vùng đồng bằng Cửu Long, khiến cho người dân phải di chuyển đến sống ở những vùng đất mặn, đất phèn và điều này tạo thêm nhu cầu phòng chống nước mặn xâm nhập vào vùng đất canh tác.

Bảng tóm lược 1.2. Chỉ số kinh tế của các quốc gia nằm trong lưu vực sông Mekong (Hirsch & Cheong, 1996).

Burma Cambo-dia

Laos PDR

Thailand Vietnam Yunnam

GDP (Tỷ

Mỹ kim)

11 2.03 1.46 140.3 17.4 4.51

GDP (đầu

người) (Mỹ kim)

250 206 335 2377 240 465

Huỳnh Long Vân 28

Page 29: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

GDP (Gia tăng

hằng năm) (%)

6.4 4.9 8.0 8.5 8.8 11.8

GDP (nông

nghiệp) (%)

47.1 44.8 57.4 11.1 32.3 21

Chi thu (Tỷ

Mỹ kim)

-0,724 -0,243 -0,205 -9,5 -0,9 _

Mức lạm phát (%)

35 26,1 6,7 5 9,9 21,7

1.6. Những cơ quan quản lý nguồn tài nguyên vùng lưu vực sông Mekong

Bảng 1.3. tóm lược quá trình thành lập những cơ quan và viện quản lý tài nguyên thiên nhiên thuộc lưu vực sông Mekong.

Năm 1957 một Ủy ban điều hợp cho chương trình tổng thể vùng hạ lưu sông Mekong được thiết lập có tên Ủy Ban Mekong. Ủy Ban này được Ủy Ban Kinh tế Liên hiệp Quốc vùng Á Châu và Viễn Đông ECAFE tài trợ và được xem như là một cơ quan xúc tác, khuấy động việc phát triển vùng lưu vực, nhằm nâng cao lợi tức của từng cá nhân trong khu vực. Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, UNDP, là cơ quan tài trợ cho Ủy Ban Mekong ngay từ khi Ủy Ban này được thành lập. Ủy Ban Mekong được đánh giá như kế hoạch Marshall cho vùng Đông Nam Á Châu (Jacobs, 1995). Ủy Ban và các cơ quan kế tiếp có nhiệm vụ đôn đốc việc quản lý nguồn tài nguyên lưu vực Mekong và tháo khoán trợ cấp cho các chương trình đã được phê chuẩn.

Đoàn kỹ sư Công Binh của quân đội Hoa kỳ và Văn phòng khai quang của chánh phủ Hoa Kỳ có nhiều nhiệt tâm, muốn thực hiện những công trình xây dựng quy mô cho sông Mekong và các phụ lưu để giảm bớt nạn ngập lụt hằng năm trên hằng

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 29

Page 30: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

triệu ha đất thấp vùng Mekong; vì theo các chuyên viên nói trên, ngập lụt là một trở ngại lớn cho việc canh tân hóa ngành nông nghiệp của vùng (Gráner Ryder in Suiter, 1993). Giải pháp xây cất những đập chứa nước khổng lồ, với nguồn nước được tháo xả có kiểm soát, được đề nghị, để cung cấp đủ lượng nước dành cho canh tác suốt năm và đem đến lợi tức từ thủy điện. Phúc trình của Cục Công Binh Hoa Kỳ (United Nations, 1958) và Kế hoạch chỉ đạo của lưu vực Mekong (Mekong Secretariat, 1970) là một tổng hợp của những dự án đề ra trước kia, tạo nên căn bản cho các dự án phát triển lưu vực sông Mekong. Tuy nhiên vì Ùy Ban Mekong, một sản phẩm của Cục Công binh Hoa Kỳ, nên chỉ chú ý đến xây dựng hạ tầng cơ sở - đập thủy điện - và không quan tâm đến những phương cách khác không dựa vào kỹ thuật cơ khí, nhưng vẫn hữu dụng cho công trình phát triển lưu vực sông Mekong (White, 1963).

Bảng 1.3. Quá trình thành lập những cơ quan quản lý lưu vực sông Mekong.

Năm Cơ quan phát triển 1957 Thành lập Ủy Ban Mekong

1970 Kế hoạch chỉ đạo

1971 Đập thủy điện Nam Ngum hoàn tất

1975 Cambodia rút ra khỏi Ủy Ban Mekong

1978 Uỷ Ban lâm thời Mekong được thành lập

1978 Duyệt lại kế hoạch chỉ đạo

1992 Ngân hàng phát triển Á Châu phát động sáng kiến “Vùng Mekong Vĩ Đại Hơn”

1994 Hà Nội thỏa thuận hợp tác với “Chương Trình Phát Triển lâu dài bền vững cho vùng lưu vực sông Mekong”

Huỳnh Long Vân 30

Page 31: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

1995 Đề xướng xây đập thủy điện trên dòng sông chánh Ủy Ban sông Mekong (MRC) thành lập

1999 Tổ chức lại Hội Đồng Bộ Trưởng các quốc gia liên hệ

Cambodia, dưới thời Pol Pot, rút lui ra khỏi Ủy Ban Mekong, khiến hoạt động của Ủy Ban bị đình trệ từ 1975. Sau đó vào năm 1978 Việt Nam, Thailand và Laos thành lập Ủy Ban Mekong lâm thời và khởi sư hoạt động vào giữa thập niên 1980’s, sau khi Kế hoạch chỉ đạo được duyệt lại (Interim Mekong Committee, 1988). Vào đầu thập nìên 1990’s có sự bất đồng về quyền phủ quyết của thành viên và điều kiện để Cambodia tái gia nhập Ủy Ban Mekong.

1.6.1. Ủy Ban Sông Mekong Ủy Ban sông Mekong ra đời vào năm 1995 sau những khóa

họp do UNDP bảo trợ, tiếp theo sự thỏa thuận của các quốc gia trong vùng vào ngày 28/11/1994 về bản dự thảo của Thỏa Ước Hợp Tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Bốn quốc gia vùng hạ lưu đều tán thành “thỏa ước Hà Nội”. Thỏa ước này dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, quyền bình đẳng giữa các quốc gia liên hệ và bảo vệ môi sinh để nguồn tài nguyên của sông Mekong được xử dụng một cách hợp lý và trên căn bản chia xẻ nguồn lợi đồng đều. Thỏa ước cho phép các quốc gia tư do di chuyển trên dòng sông Mekong nhằm đẩy mạnh sư hợp tác và phát triển trong khu vực. Quan trọng hơn cả là việc tái gia nhập của Cambodia và loại bỏ quyền phủ quyết của thành viên.

Bốn quốc gia ngoài ra còn đồng ý về một khái niệm chung trong Kế Hoạch Phát Triển Lưu Vực Mekong: nghiên cứu để nhận ra và ưu tiên hóa những dự án. Địa dư, thủy tính, môi trường, khí hậu và quyền hạn cùng quyền lợi của các quốc gia liên hệ được bao gồm trong Kế Hoạch Phát Triển Lưu Vực Mekong.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 31

Page 32: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

1.7. Những chương trình Hợp Tác và Phát triển lưu vực sông Mekong

Một trong những vai trò quan trọng của MRC là hành xử như một cơ quan trung gian giúp phát triển lưu vực sông Mekong. Ba cơ quan quốc tế quan trọng hàng đầu tài trợ và điều hành chương trình phát triển là Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Ngân Hàng Thế Giới và UNDP. Những cơ quan của Liên Hiệp Quốc như UNESCO, UNEP, và ESCAP cũng đóng vai trò quan trọng: liệt kê di sản, cung cấp chuyên viên kỹ thuật để thẩm định và quản lý nguồn tài nguyên. Ngoài ra còn có một số hợp tác song phương từ các quốc gia như Australia, Canada, Denmark, The European Union, Germany, Japan, Sweden, UK, và USA.

Vào thập niên 1990’s có thêm một số cơ quan NGO hoạt động ở vùng châu thổ sông Mekong. Những cơ quan này giúp quần chúng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp người dân hiểu được quyền lợi và khả năng xây dựng của tập thể và giá trị của môi trường. Nhiều cơ quan NGO đã tiến một bước khá xa hơn, chỉ trích những dự án của Ngân hàng Phát Triển Á Châu (Uramoto et al., 1997; Imhof, 1997a), Ngân Hàng Thế Giới (Imhof, 1997b), UNDP (Probe Alert, 1995) và Japan (Lammers, 1997). NGO cho rằng những cơ quan tài trợ quốc tế đã không quan tâm đến cuộc sống của người dân địa phương, khiến họ gánh chịu những hậu quả nguy hại gây nên bởi các chương trình xây đập và phá rừng. Những quốc gia đóng góp cho MRC như Denmark, Sweden và Australia đã thúc dục MRC vận động quần chúng tham gia góp ý cũng như lắng nghe tiếng nói của họ trong việc soạn thảo các kế hoạch phát triển.

2. Châu thổ đồng bằng sông Mekong

2.1. Toàn vùng châu thổ Châu thổ sông Mekong là vùng tam giác chiếm 49.520 km2,

tương đối phì nhiêu, bồi đấp bởi phù sa và sản vật. Châu thổ kéo dài từ Kratie ở phía Nam Cambodia, xuyên qua Phnom Penh và

Huỳnh Long Vân 32

Page 33: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

miền nam Việt Nam, đến bờ biển đông Nam Hải. Châu thổ là vùng đất thấp bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển khoảng 0,5 m đến 3 m, ngoại trừ một phần nhỏ ở miền tây bắc cao hơn 100 m. Việt Nam chiếm 74% tổng số diện tích vùng châu thổ và phần còn lại nằm trong địa phận Cambodia. Châu thổ đồng bằng sông Mekong được thành lập từ hơn hàng chục triệu năm trước, từ thời kỳ Cenozoic thứ 3 đến thời kỳ Pleistocene (Chiem, 1993) và trong khoảng 5 đến 6000 năm trước đây, vùng bán đảo Đông Dương bị chìm dưới mặt nước do sự bành trướng của đại dương và sau đó dần dần được bồi đấp bởi phù sa và chất rắn từ thượng nguồn (The Mekong, 1996). Chiều sâu của lớp đất phù sa thay đổi theo từng vùng; vùng Kratie sâu 30 m và vùng cửa biển có nơi dày đến 300 m. Dân số vùng châu thổ khoảng 16 triệu và 85% là nông dân.

Hệ thống thoát nước và kinh rạch dùng cho nông nghiệp và lưu thông của vùng châu thổ thượng nguồn Cambodia đã có hơn 1000 năm, từ triều đại Angkor (Van Zuylen, 1991) và hệ thống kinh đào giao thông to lớn hơn được hoàn chỉnh hơn 120 năm qua, dưới thời kỳ Pháp đô hộ Đông Dương (Suiter, 1993). Từ 1910 đến 1930 và sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt năm 1975, hệ thống kinh đào dẫn thủy và tháo nước được khai triển quy mô và hiện nay vùng châu thổ có hơn 10.000 km kinh đào, điều này làm thay đổi nhanh chóng thủy tính của vùng châu thổ.

Châu thổ đồng bằng sông Mekong bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Thuốc khai quang, bom đạn, tháo nước để khai khẩn đất phèn, đất mặn đã tiêu hủy những khu đầm lầy và rừng rậm. Khoảng 1.300 km2 rừng tràm và 1.200 km2 rừng đước bị tiêu hủy. Sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, một số rất đông dân chúng từ miền bắc Việt Nam vào định cư ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Suiter, 1993). Biến cải, tháo rửa vùng đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười khiến khoảng 8.000 km2 đất đầm lầy không còn thích ứng cho sản xuất nông và ngư nghiệp.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 33

Page 34: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.2. Châu thổ hạ nguồn hay châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

Cũng như toàn thể châu thổ Mekong, châu thổ đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất tương đối trẻ theo định nghĩa địa chất, được bồi đấp bởi những lớp phù sa và các loại khoáng sản tải xuống từ thượng nguồn. Vùng đất ở Sàigòn có lớp phù sa với độ sâu vài m, 20 m ở Long An, 70 m ở Mỷ Tho, 200 m ở Bạc Liêu và 260 m ở Cà Mau (Thao, 2001). Phù sa bồi đấp và nới rộng vùng duyên hải bán đảo Cà Mau mỗi năm khoảng 150 m, trong khi đó bờ biển Nam Hải ở phía đông bị xoi mòn (Pantulu, 1986).

Vùng từ An Giang đến Kiên Giang có vài ngọn núi thấp và đồi, tạo nên bởi khoáng thạch granite. Đảo Côn Sơn, 100 km ngoài Sóc Trăng về phía đông cũng tạo nên bởi đá granite, trong khi đảo Phú Quốc ở trong vịnh Thailand được cấu tạo bởi loại đá trầm tích và đá vôi.

Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.000 km2 trong đó 24.000 km2 dành cho sản xuất nông và ngư nghiêp và 4.000 km2 rừng. Sản phẩm nông nghiệp của vùng châu thổ chiếm 30% tổng sản lượng quốc gia và châu thổ đổng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam, sản xuất 50% lúa gạo toàn quốc (NEDECO, 1993) góp phần đưa Việt Nam lên quốc gia hàng thứ nhì trên thế giới về sản xuât lúa gạo. Gia tăng sản xuất lúa gạo này là kết quả của chủ trương “Đổi Mới” của nhà cầm quyền Việt Nam năm 1986, cho phép tư nhân buôn bán, canh tác và mở các xí nghiệp tư doanh. Điều này giúp nông dân có thể thuê dài hạn 50 năm đất canh tác.

Tự do canh tác hay là cách mạng xanh về lúa gạo, tuy nhiên dẫn đến việc xử dụng thái quá phân bón, hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu bọ khiến nguồn nước bị ô nhiễm; điều này tạo nên mối nguy hại cho thủy sản (Be, 1994). Công nghiệp thủy sản đặc biêt ở vùng nước lợ góp phần quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam, đem lại ngoại tệ quí báu cho xứ sở. Những quan ngại chánh cho bộ phận này là ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp

Huỳnh Long Vân 34

Page 35: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đến phẩm chất của tôm và bệnh truyền nhiễm gây nên bởi của nước thoát dơ bẩn (Be, 1994).

Trận bão Linda năm 1997, loại bão 100 năm mới có một lần, đã tàn phá gần như toàn thể công nghiệp nuôi thủy sản ở bán đảo Cà Mau; điều này cho thấy vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long cũng dể bị tàn phá bởi bảo tố, bên cạnh lụt lội hằng năm.

Nhà cầm quyền Việt Nam quy định vùng châu thổ là khu vực hàng đầu để gia tăng sản xuất thực phẩm và hàng hóa thông dụng (Suiter, 1993), với mức độ gia tăng từ 6.5% đến 8% mỗi năm (NEDECO, 1993); sản xuât lúa gạo sẽ gia tăng 50% để đến năm 2015 đạt được chỉ tiêu 16 triệu tấn thóc hằng năm.

Để thực hiện những điều trên, nông dân cần những giống lúa tốt, thích hợp với vùng đất, xử dụng nhiều hóa chất và canh tác 2-3 vụ mỗi năm. Yếu tố hạn chế của trồng lúa 2-3 mùa là khan hiếm nước ngọt ở mùa khô và ngập lụt ở mùa mưa (Minh, 1995). Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.000 km2 đất trồng 3 mùa lúa mỗi năm, 10.000 km2 2 mùa và 1300 km2 1 mùa. Tăng gia sản xuất nông nghiệp tạo nên áp lực trực tiếp vào khối lượng và phẩm chất nguồn nước ngọt dùng trong gia đình, và công nghiệp nuôi thủy sản. Hiện nay 80% lượng nước trên mặt (surface water) được dùng cho nông nghiệp và chỉ có 5% dùng trong công việc nhà.

Nguồn nước trên mặt khan hiếm, nhưng nhu cầu ngày càng gia tăng, khiến nguồn nước ngầm được dùng nhiều hơn, nhứt là cho tiêu dùng trong gia đình (Hirsch & Cheong, 1996; Ghassemi & Brennan, 2000).

2.3. Châu thổ thượng nguồn hay châu thổ đồng bằng sông Mekong khu vực Cambodia

Khoảng 2000 km2 của châu thổ thượng nguồn là đất được dẫn thủy, tối thiểu 30.000 km2 bị ngập vào mùa mưa hay là vùng đất đầm lầy. Thủy tính của vùng châu thổ thượng nguồn bị chi phối bởi sông Tonle Sap và Biển Hồ.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 35

Page 36: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Vào thời cao điểm của mùa mưa, nước sông Mekong chảy ngược lên sông Tonle Sap và được tồn trữ ở Biển Hồ (Hình 2.1.) và vào mùa khô dòng nước trên sông Tonle Sap đổi chiều, tháo nước Biển Hồ và chảy xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Biển Hồ được xem như một hệ thống thiên nhiên điều hòa dòng nước chảy xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào mùa mưa Biển Hồ ngập nước và diện tích tăng gấp 4 lần, rộng trên 15.000 km2 và chiều sâu ở nhiều nơi từ 1m đến 9 m với dung tích tối đa 60 km3. (Hình 2.2.).

Ngập lụt vùng rừng và đồng ruộng xung quanh Biển Hồ đem đến cho cá nhiều chất dinh dưỡng và tạo ra vùng ẩn trú thích hợp để sinh sản (Dennis, 1986). Biển Hồ là nguồn tài nguyên khổng lồ của Cambodia và trung tâm sản xuất nông nghiệp. Ngư nghiệp cũng không kém phần quan trọng, tuy nhiên số lượng cá đánh bắt giảm dần trong vòng 50 năm qua, từ 100.000 tấn vào những năm 1940’s nay còn khoảng 30.000 tấn. Ngoài ra sông Tonle Sap cũng là nơi sinh sống của một số loài cá có khả năng hoán trú từ những vùng xa như Yunnan (Hirsch & Cheong, 1996).

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hình 2.1. Lưu lượng (103 m 3/tháng) của sông Mekong ở Phnom Penh (NEDECO, 1993).

Huỳnh Long Vân 36

Page 37: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phá rừng xung quanh Biển Hồ và vùng Quadre Bras bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 và tiếp tục tăng dần. Vào những năm 1960’s diện tích rừng xung quanh Biển Hồ vào khoảng 8.000 km2 và

đến năm 1992 giảm xuống còn 3.000 km2 (Dennis & Woodsworth, 1992). Phá rừng xung quanh Biển Hồ tuy đã bị cấm từ năm 1987, tuy nhiên áp lực khai quang để bán gỗ và gia tăng diện tích nông nghiệp nơi vùng đất phì nhiêu này không giảm bớt. Theo ước tính diện tích rừng của Cambodia chỉ còn khoảng 30-60%. Năm 1992, Cambodia thu hoạch hơn 1,5 triệu m3 gỗ. Số lượng này gấp 7 lần khả năng tồn tại và tái sinh của khu rừng (Economist Intelligence Unit, 1993). Phá rừng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút khối lượng cá ở Cambodia và đồng thời làm gia tăng tốc độ lắng đọng của các chất rắn và khiến Biển Hồ cạn dần.

Theo ước tính, tốc độ lắng đọng chất rắn tăng từ 20 mm/năm ở những năm 1960’s đến 40 mm/năm trong năm 1990 (Suiter, 1993). Tuy nhiên theo Carbonel và Guiscafre (1963) tốc độ lắng đọng chất rắn ở Biển Hồ cao hơn rất nhiều, tăng gấp 8 lần chỉ số trung bình của 5.000 năm về trước. Gia tăng lượng chật rắn lắng đọng ở Biển Hồ dần dần làm giảm dung tích của hồ và khả năng điều hòa dòng nước chảy vào châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Hội đồng Tổng Trưởng của MRC đề nghị xây một đập thủy điện trên dòng sông Tonle Sap, ngay trước cửa vào Biển Hồ và xem đây như một chiến lược làm giảm ngập lụt Biển Hồ vào mùa mưa và khối lượng nước tích trử trong các hồ chứa sẽ được tháo xả vào mùa khô để tưới các vùng đất canh tác, gia tăng tiềm năng sản xuất nông nghiệp và đặc biệt có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên Thủ Tướng Hun Sen cực lực phản kháng và Cambodia tiếp tục chống đối xây cất đập thủy điện trên sông Tonle Sap (Suiter, 1993).

Nếu được xây, đập sẽ làm giảm khối lượng thủy sản, sự sống còn của nông ngư dân xung quanh Biển Hồ và có thể làm trở ngại cho cá từ biển hoán trú lên thượng nguồn Mekong. Ngoài

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 37

Page 38: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ra, nếu đập có thể làm giảm lụt cho vùng xung quanh Biển Hồ trong mùa mưa, nhưng ngược lại, dòng nước sông Mekong, vào mùa mưa, sẽ chảy mạnh hơn xuống phía nam, khiến cho lũ lụt ở châu thổ đồng bằng Cửu Long trầm trọng hơn.

Tháng 2 4 6 8 10 12 2 4 6 Hình 2.2. Dung tích (km3/tháng) của Biển Hồ. Carbonel & Guiscafre (1963).

2.4. Thủy tính và khí hậu vùng châu thổ đồng bằng sông Mekong

Vùng châu thổ đồng bằng sông Mekong có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam và đông bắc. Một cách tổng quát, mùa khô bắt đầu từ tháng chạp đến tháng tư và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình khoảng 28° C. Nhiệt độ trung bình từ 25° C vào tháng 1, tăng đến 28.9° C vào tháng 4. Độ ẩm của khí trời thay đổi từ 74% vào mùa khô đến 83% vào mùa mưa. Hai mùa mưa nắng, khác nhau rỏ rệt, được phản ảnh nơi sự thay đổi dung tích của Biển Hồ.

Huỳnh Long Vân 38

Page 39: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lượng mưa trong châu thổ thay đổi theo từng vùng do ảnh hưởng của hướng gió và địa hình như núi non ở phía bắc (Minh, 1995) (Hình 2.3.). Mùa mưa kéo dài 4 tháng ở miền bắc châu thổ và 7 tháng ở vùng tây nam (Hình 2.4.).

Hình 2.3. Lượng mưa (mm) trên nhiều vùng của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Minh, 1995).

2.4.1. Ngập lụt và hạn hán Sự khác biệt rỏ rệt về lượng mưa giữa hai mùa dẫn đến ngập

lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô ở vùng châu thổ đồng bằng sông Củu Long.

Vào mùa mưa 50% châu thổ bị ngập lụt (1900 km2) với chiều sâu thay đổi theo địa hình của châu thổ, độ chảy của dòng nước thượng nguồn và sông Bassac (Minh, 1995). Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc châu thổ, thường bị ngập sâu hơn 4m và giống lúa xạ được gieo ở khu vực này để sản xuất lúa gạo.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 39

Page 40: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Mùa khô dòng sông Mekong thiếu nước, không đủ để ngăn chặn nước biển tràn vào các dòng sông và một số vùng gần biển đều bị ngấm mặn vào mùa khô như Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Long An, Rạch Giá.

Hình 2.4. Thời lượng (tháng) của mùa mưa trên nhiều vùng của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Minh, 1995).

● 7 tháng từ tháng 5 đến 11, ● 6 tháng từ tháng 6 đến 11, ● 5 tháng từ tháng 6 đến 10, ● 5 tháng từ tháng 7 đền 11, ● 4 tháng từ tháng 8 đến 11.

Hình 2.6. cho ta thấy tầm mức nghiêm trọng của nước biển xâm nhập vùng đống bằng vào mùa khô bắt đầu từ tháng 1, 2, 4 và có nơi kéo dài đến tháng 6 như toàn thể bán đảo Cà Mau; vùng này ngập mặn 6 tháng do nước biển từ phía tây nam China Sea tràn vào.

Hình 2.5 và 2.6 nêu lên hai hình ảnh tương phản của đồng bằng sông Cửu Long: mùa mưa ngập lụt và mùa khô ngập mặn.

Huỳnh Long Vân 40

Page 41: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Hình 2.5. Chiều sâu (m) của nước ngập trên nhiều vùng của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Minh, 1995).

Mùa mưa dài hay ngắn cũng là yếu tố quan trọng cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho trồng lúa 2 và 3 vụ mỗi năm. Mưa thường đến muộn ở các tỉnh Cần Thơ, Vỉnh Long, Trà Vinh và vùng U Minh. Bán đảo Cà Mau luôn gặp hạn giửa tháng 6. Các tỉnh An Giang, Rạch Giá, Đồng Tháp, Long An, Mỷ Tho, Bạc Liêu vừa có hạn ngắn đầu và giữa mùa mưa (Minh, 1995) .

Mưa ít vào đầu mùa và hạn giữa tháng 6 gây bất lợi cho mùa màng, nên MRC đề nghị xây nhiều đập nước ở thượng nguồn vùng Châu Thổ, trên sông Tonlé Sap để cung ứng đủ nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô và những khi hạn hán.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 41

Page 42: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Huỳnh Long Vân 42

Hình 2.6. Nước biển xâm nhập vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long trong mùa khô (Minh, 1995).

● vùng đất không bị ảnh hưởng bởi nước mặn. ○ vùng đất ngập mặn từ 1-4 tháng mỗi năm. ● vùng đất ngập mặn từ 4-6 tháng mỗi năm. ● vùng đất ngập mặn 6 tháng mỗi năm.

Mùa mưa dài hay ngắn cũng là yếu tố quan trọng cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho trồng lúa 2 và 3 vụ mỗi năm. Mưa thường đến muộn ở các tỉnh Cần Thơ, Vỉnh Long, Trà Vinh và vùng U Minh. Bán đảo Cà Mau luôn gặp hạn giửa tháng 6. Các tỉnh An Giang, Rạch Giá, Đồng Tháp, Long An, Mỹ Tho, Bạc Liêu vừa có hạn ngắn đầu và giữa mùa mưa (Minh, 1995) .

Mưa ít vào đầu mùa và hạn giữa tháng 6 gây bất lợi cho mùa màng, nên MRC đề nghị xây nhiều đập nước ở thượng nguồn vùng Châu Thổ, trên sông Tonle Sap để cung ứng đủ nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô và những khi hạn hán.

Page 43: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.4.2. Ảnh hưởng của thủy triều Mực nước sông Cửu Long và kinh rạch trong vùng châu thổ

còn bị ảnh hưởng của nước thủy triều từ phía đông và tây biển Nam Hải. Về phía đông, nước thủy triều lên xuống bất thường sáng và chiều với biên độ thay đổi từ 3m đến 3.5m, cao nhứt vào tháng 12 và thấp nhứt vào tháng 7. Thủy triều có ảnh hưởng đến toàn thể vùng châu thổ từ sông chánh đến kinh rạch. Nông dân dùng sự lên xuống bất thường của thủy triều để tưới rửa đất canh tác và nuôi cá tôm. Tháo rút nước ở đất canh tác sẽ bị gián đọan nếu thủy triều lên cùng lúc với mùa nước ngập. Thủy triều phía tây vùng vịnh Thailand lên xuống mỗi ngày với biên độ từ 0,8m đến 1,2m. Kinh rạch vùng bán đảo Cà Mau bị ảnh hưởng cùng lúc bởi cả hai ngọn thủy triều đông và tây, khiến dòng nước sông Hậu không thể chảy vào vùng Cà Mau (Ghassemi & Brennan, 2000).

Hình 2.7. Hạn hán đầu và giữa mùa mưa trên các vùng của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Minh, 1995). ● Hạn ngắn đầu mùa mưa ● Hạn ngắn giữa mùa mưa. ● Hạn đầu mùa và giữa mùa mưa.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 43

Page 44: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.4.3. Đập ngăn nước mặn

Qua những công trình nghiên cứu của Ủy Ban Mekong (1992a; 1992b; 1993), một mô hình được thiết lập để dự đoán nước biển xâm nhập vùng đồng bằng sông Cửu Long và các đập ngăn nước mặn được đề nghị xây lên nơi cửa các kinh rạch lớn ở Cà Mau và vùng ven biển (NEDECO, 1993). Mùa khô nước sông Mekong không đủ để tưới đồng ruộng vùng đất mặn, nên chủ tâm của kế hoạch là xây đập bao bọc vùng đất, ngăn chặn nước biển xâm nhập và dùng dòng nước sông Hậu để tưới rửa vùng đất, kéo dài thời gian canh tác và trồng lúa được 2 mùa mổi năm. Một loạt 12 đập ngăn nước biển được xây ở các cửa sông chánh và kinh đào nối liền biển phía đông và phía tây của đồng bằng châu thổ, nhằm ngăn chận nước biển xâm nhập bán đảo Cà Mau. Dự án có tên Quan Lộ Phụng Hiệp, khởi công năm 1992 và hoàn tất năm 2001, tổn phí trên 12 tỷ mỷ kim kể cả chi phí nạo vét hơn 250 km kinh rạch phụ. Cửa đập tự động mở khi thủy triều xuống và đóng lại khi thủy triều lên.

White et al., (1996a) dùng kinh nghiệm từ các đập ngăn mặn ở miền đông Australia để khuyến cáo về những hậu quả tai hại cho môi sinh có thể xảy đến cho vùng đất phèn ở châu thổ Cửu Long:

“Đập ngăn nước mặn sẽ ngăn cá di chuyển vào ruộng đồng, nước sông rạch bị acid hóa, hủy diệt tất cả thủy sản nơi các sông rạch bên trong vùng bao bọc bởi các đập ngăn mặn. Nước lợ có tính dinh dưởng dồi dào và thích hợp cho thủy sản hơn nguồn nước ngọt, nên những đập ngăn mặn làm giảm lượng cá trong vùng và ảnh hưởng đến mối an sinh của dân nghèo”.

Chuyến du hành quan sát vùng đất Bạc Liêu Cà Mau của nhóm khảo cứu White et al., (1996b) xác nhận những gì nhóm khoa học gia này đã tiên đoán và khuyến cáo. Hậu quả tại hại của đập ngăn mặn ở vùng gần Sóc Trăng được tóm gọn một cách

Huỳnh Long Vân 44

Page 45: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

xúc tích qua câu nói của một nông dân:” Đập ngăn mặn cho chúng tôi nguồn điện và con đường mòn để đi thay vì lội bùn như trước, nhưng không lúa không cá”. Nước ở các kinh rạch có độ acid pH 3.5 vì không có thủy triều lên xuống để tưới và rửa tháo các cánh đồng.

Tuong et al., (2002), trong dự án định giá ảnh hưởng của những đập ngăn mặn có nhận xét: những nông dân ở vùng đất không ngấm phèn chua ở vùng phía đông hưởng được lợi ích của đập ngăn mặn vì chương trình giúp canh tác được 2 vụ lúa mỗi năm, nhưng người dân vùng phía tây phải bỏ nghề nuôi tôm. Nông dân ở phía đông muốn duy trì, nhưng người dân phía tây muốn phá bỏ các đập để có thể nuôi tôm với nước lợ. Một số người dân phẫn nộ bất chấp luật lệ của nhà cầm quyền, đã một lần giữa đêm, đập phá một đập ngăn mặn ở vùng Bạc Liêu vì cho đó là nguyên nhân gây nên khó khăn thiếu thốn cho gia đình họ.

Nông dân cho rằng đập ngăn mặn khiến cho khối lượng cá trong sông rạch sút giảm; năm 2002 White et al., trong chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của các đập trên môi sinh, dùng kỷ thuật kéo rà lưới (trawling) để đánh bắt cá ở 6 làng vào đầu mùa mưa (tháng 5 và 6) và kết quả thâu được cho thấy, khối lượng cá sút giảm một cách đột ngột ở những vùng nước có tính acid pH<6.

Ngoài ảnh hưởng làm giảm lợi tức và nguồn chất đạm quan trọng cho một số nông dân, các đập ngăn mặn còn gây thay đổi môi sinh do thiếu nguồn thủy triều. Càng nhiều đập ngăn mặn đưa vào xử dụng, thủy tính càng thay đổi nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng sâu sắc về kinh tế và xã hội (Tuong, 2002). Một hậu quả hiển nhiên là tạo nên xung đột, bất hòa giữa hai lớp dân chúng trong xã hội nông thôn: người làm ruộng, kẻ nuôi tôm.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 45

Page 46: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Hình 2.8. Vị trí của 12 đập ngăn nước mặn từ Sóc Trăng đến Cà Mau.

2.5. Phẩm chất nguồn nước sông Cửu Long Phẩm chất của nguồn nước rất quan trọng, không những đối

với sức khỏe và đời sống con người mà còn thiết yếu cho sự sinh sản và sống còn của loài cá thiên nhiên và ngành nuôi thủy sản. Chính vì tầm quan trọng này, nên MRC, 1999 đã thiết lập mạng lưới kiểm tra phẩm chất của dòng nước sông Mekong. Nước sông Mekong hằng năm chuyên chở đến vùng châu thổ khoảng 150 triệu tấn chất trầm tích, hầu hết là những quặng bụi và đất sét (Ghassemi & Brennan, 2000). Theo ước tính hằng năm nguồn nước sông Mekong đem đến cho vùng lưu vực 0.24 tấn chất đạm N và 0.07 tấn chất Phosphorus và những nguyên hóa tố cần thiết cho canh trồng.

Khai thác rừng thái quá, thiếu kế hoạch ở vùng thượng nguồn, gia tăng canh tác nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là hai yếu tố làm thay đổi phẩm chất của nguồn nước. Nguồn nước ở nhiều nơi bị acid hóa, do canh tác ở những vùng đất phèn,bị ô nhiễm bởi một số hóa chất. Lượng vi trùng gây bịnh coliforms do nước cống rảnh cũng có khuynh hướng gia

Huỳnh Long Vân 46

Page 47: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

tăng và là một điều lo ngại không nhỏ khác đối với sức khỏe người dân.

2.6. Nguồn nước ngầm ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn nước ngầm ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đã được xử dụng từ hơn 100 năm qua, nhưng chỉ được kiểm tra và phân tích từ 1975 (Ghassemi & Brennan, 2000).

Hình 2.9. Vị trí của các giếng nước (Ghassemi & Brennan, 2000).

Gia tăng diện tích canh tác và hạn hán khiến nguồn nước trên mặt, không còn đủ để cung ứng cho nhu cầu; thêm vào đó nguồn nước trên mặt nhiều nơi ngẩm mặn, ngấm phèn, bị ô nhiễm bởi hóa chất và chất bả phế thải, nên nguồn nước ngầm được xử dụng ngày càng nhiều hơn. Theo ước tính khoảng 430.000 m3 nước ngầm mỗi ngày được lấy lên từ các giếng để đáp ứng nhu cầu của 4,5 triệu đầu người trên toàn thể 14 triệu dân vùng châu thổ (Ghassemi & Brennan, 2000). Hầu hết các giếng này do UNICEF trợ cấp (Hình 2.9). Ngoài ra nguồn nước ngầm mặn cũng được dùng để nuôi tôm và cá ở Cần Thơ.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 47

Page 48: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có 5 luồng nước ngầm, từ dạng Holocene đến thượng Miocene. Luồng nước thượng Pleistocene qp2-3 ở vùng bắc và nam châu thổ nằm khoảng 50-100 m dưới mặt đất, giữa những lớp cát to và mịn, và chứa khoảng 1000mg/l chất hoà tan. Sâu hơn nửa, là nguồn nước hạ Pleistocene qp1 nằm 50-250 m dưới mặt đất, giữa những lớp đá sỏi, cung cấp 60% số lượng nước ngầm tiêu thụ ở đồng bằng Cửu Long. Hai nguồn nước qp1 và qp2-3 là hai nguồn nước ngầm được tiêu thụ nhiều nhất. Nguồn nước qp2-3 nằm trồi lên mặt đất ở vùng biên giới Cambodia, nơi đây nguồn nước được tích trử và rút lên xử dụng ở Cà Mau.

Những ảnh hưởng của nước lụt trên sự tích trử nguồn nước ngầm và tương quan giữa nguồn nước trên mặt ngấm mặn, ngấm phèn và phẩm chất nguồn nước ngầm chưa được hiểu rỏ. Hình 2.10. Tiết diện theo hướng tây bắc đông nam của vùng đất dọc theo sông Hậu cho thấy năm nguồn nước ngầm cách mặt đất từ 5m đến 500m và theo thứ tự qh Holocene, qp2-3 thượng Pleistocene, qp1 hạ Pleistocene, m4Pliocene, và m3 thượng Miocene (Ghassemi & Brennan, 2000).

Hình 2.11. Tiết diện của luồng nước ngầm qp2-3 với chiều → di chuyển của nguồn nước ngầm xuống vùng phía nam do sự sử dụng nước ngầm rất nhiều ở Cà Mau.

Huỳnh Long Vân 48

Page 49: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.7. Các loại đất của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

Vùng châu thổ Mekong được tạo ra từ 5000 đến 6000 năm trước và đất là yếu tố vô cùng quan trọng cho mùa màng, cây trái, thủy sản, và phẩm chất của nguồn nước.

Vùng châu thổ hạ lưu có 7 loại đất: Đất Diện tích (km2) Tổng số diện tích (%) Phù sa 10.943 28.9 Ngấm phèn 10.543 28.0 Ngấm mặn 8.903 21.4 Ngấm phèn và mặn 6.214 17.0 Phù sa cổ 1.090 2.8 Than bùn 341 0.9 Núi 347 1.0

Bảng 2.1. Các loại và diện tích đất chánh của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Ve & Vo Tong, 1990).

Hình 2.12. Các loại đất có hoá tính khác nhau của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (Minh, 1995).

● Đất phèn acid sulphate ● Đất có thể ngậm phèn. ● Đất mặn vĩnh viễn ○ Đất tương đối mặn

● Đất phù sa (Minh, 1995).

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 49

Page 50: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phù sa bồi đấp dọc theo 2 bờ sông Tiền và sông Hậu. Các loại đất mặn ở vùng dọc theo bờ biển và đất phèn ở các khu đầm lầy, chiếm 45% diện tích của châu thổ và không thích hợp cho canh tác nông nghiệp.

2.8. Đất phèn Đất phèn chứa sulphides của quặng sắt pyrites và pyrates.

Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long là một trong nhiều nơi trên thế giới tích lủy nhiều đất phèn. Loại đất này thường chứa hoảng 20% nước, nên đất dể bị sụp, có thể lún sâu đến 1m khi nước rút (White, 2002a).

2.8.1. Oxid hóa đất phèn Sulphides có trong đất ở các cửa sông, nếu để nằm yên dưới

mặt nước, sẽ không gây nguy hại; tuy nhiên khi tiếp xúc với oxygen do nắng hạn, nước rút, vét lòng sông, đào đất, chất pyrites sẽ bị oxid hóa thành sulphuric acid:

FeS2 + 7/2 O2 + H2O → Fe2+ + 2SO4 - - + 2H+ (1)

Hóa tố Fe II phóng thích từ phương trình (1) tan trong nước, ngấm vào dòng nước kinh rạch, rất xa nơi nguồn pyrites (Tin & Wilander, 1995). Ở trong dòng nước, Fe II lại tiếp tục bị oxid hoá và biến thành chất bột đỏ nâu ferrihydrite, FeOOH và thêm một số lượng acid được phóng thích:

Fe2+ + 1/4O2 + 3/2 H2O → FeOOH + 2H + (2) Chất bột ferrihydrite hủy hoại môi sinh ở các cửa sông, làm

cạn nguồn dưỡng khí của dòng nước. FeS2 +15/4O 2 + 7/2 H2O → Fe(OH)3 + 2SO4 - - + 4H+ (3) Mỗi phẩn tử pyrite bị oxid hóa hoàn toàn, 4 phân tử sulphuric acid được phóng thích và hơn 3 phân tử oxygen tiêu thụ.

Ngoài ra quặng pyrite còn bị oxid hóa từng phần biến thành chất jarosite KFe3(SO4)2(OH)6 màu vàng lợt có nhiều đốm sáng. Chất jarosites bị thủy phân chậm, là một nguồn phóng thích dồi dào acid vào môi trường. Ngoài jarosites còn có những hóa tố

Huỳnh Long Vân 50

Page 51: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

khác như aluminium sinh ra bởi hiện tượng hoán đổi hóa tố. Sự phóng thích acid vào môi trường tuỳ thuộc rất nhiều vào thủy tính, với những phản ứng hóa học khác nhau do nước ngập lụt hay rút cạn (Tin & Wilander, 1995).

2.8.2. Phóng thích kim loại độc Nước có tính acid từ các giếng hay lỗ mội ở vùng đất có

trầm tích sulphides phản ứng với khoáng chất của đất sét và phóng thích silica và ions kim loại độc aluminium, sắt, potassium, sodium và magnesium (Nriagu, 1978):

Thủy phân khoáng chất trong đất sét của nước giếng có tính acid: ↓

(K0.5Na0.36 Ca0.05)(Al1.5Fe3+0.25 Mg0.3)( Al0.45 Si3.46)O10 (OH)2 +

7.41H+ +2.59H2O → 0.5K+ + 0.36 Na+ + 0.05 Ca2+ + 0.3Mg2+ + 0.25 Fe(OH)3 + 1.95 Al3+ + 3.46 H4 SiO4

Ions manganese và một số ít kim loại nặng phóng thích vào môi trường do phản ứng thủy phân (Van Breemen, 1973; Nriagu, 1978; Willett et al., 1992). Nước tháo xả có độ acid pH<1.6 và chứa kim loại Aluminium với nồng độ hơn 100 mg/L đã được phát hiện ở những vùng đất phèn. Ở vùng miền mam châu thổ sông Cửu Long, gần đập ngăn nước mặn Mỷ Phước, đất canh tác có độ acid pH 2.2 và nước thải rửa ở vùng phụ cận có độ acid pH=3.5 (White et al., 2002a). Không riêng đất và nước thải rửa có tính acid, những ions kim loại hòa tan như Al, Fe cũng gây nguy hại cho cây cỏ và thủy sản (Sammut et al., 1995). Ở nhiều nơi trong đồng bằng châu thổ, nước có tính acid loại này được tiêu dùng trong đời sống gia đình hằng ngày. Ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân chưa được tìm hiểu.

2.8.3. Phóng thích acid vào nguồn nước trên mặt Hằng năm ở Australia, lượng acid phóng thích vào các khu

đất thấp ở gần các cửa sông do tháo rửa các vùng đất phèn, theo ước tính khoảng từ 100 kg đến 500 kg sulphuric acid/ha, thêm

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 51

Page 52: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

vào đó là một khối lượng tương đương nước độc chứa chất Al và Fe hoà tan (Sammut et al., 1996; Wilson, 1996; White et al., 1997b; Wilson et al., 1999). Lượng acid và nước có độc tính sinh ra ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long do chương trình gia tăng sản xuất nông nghiệp, có thể tương đương với những con số nêu trên ở Australia (Tuong, 1993; Tuong & Minh, 1995; Minh et al., 1997).

Lượng acid phóng thích nhiều hay ít, liên quan chặt chẻ với khối lượng nước của từng mùa, mực nước cao hay thấp, mức xử dụng, tháo thoát của nguồn nước ngầm và hệ thống sản xuất nông nghiệp, tháo khô vùng đất (White et al., 1993; 1997b; Tuong, 1993). Ở Việt Nam, nước dòng sông Cửu Long được dùng để rửa tháo acid của đất phèn; riêng ở Vùng Đồng Tháp Mười không đủ nước ngọt để trung hòa lượng acid của nước rửa tháo đến mức độ an toàn vô hại (Tuong & Minh, 1995; Minh et al., 1997) và trong chuyến viếng thăm khu Tân Thành, Đồng Tháp Mười, phái đoàn khoa học Australia nhận ra hiện tượng ô nhiễm nguy hiễm nêu trên, khi lái xe, suốt 45 phút, dọc theo hệ thống kinh đào, đã phát hiện nguồn nước nơi đây có độ acid pH=3.5.

Đây là dấu hiệu cho thấy một khối lượng khổng lồ nước có tính acid đã đổ vào kinh rạch vùng Đống Tháp Mười, một hậu quả của gia tăng đất canh tác bất chấp những định luật khoa học.

2.8.4. Ảnh hưởng của acid trên hệ môi sinh ở các cửa sông

Nước tưới rửa thoát ra từ các khu đất phèn làm giảm phẩm chất của nguồn nước trên mặt, nước ngầm và dòng nước hạ nguồn (Willett et al., 1993; Tuong, 1993; Palko & Yli-Halla, 1993 ; Tuong & Minh, 1995; Tin & Wilander, 1995; Wilson, 1996; Sammut et al., 1996; Truong et al., 1996; Minh et al., 1997) với hậu quả làm suy giảm mức thu hoạch của mùa màng (Kittrick et al., 1982; Dent, 1986; Moore & Patrick, 1993), thủy sản và gây bộc phát các chứng bệnh cho cá và thủy sản (Sammut

Huỳnh Long Vân 52

Page 53: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

et al,. 1995). Ngoài ra nước thải có tính acid còn gia tốc độ ăn mòn những công trình xây cất bê tông xi măng, sắt, thép và aluminium (White et al., 1996a). Tương tự như vùng bán đảo Cà Mau, những đập ngăn nước mặn ở Australia biến khu đất và nguồn nước quanh vùng, trở nên acid và những đập này được xem như những bồn chứa acid vào mùa khô và là hàng rào ngăn cản cá sinh sản, dinh dưỡng và hoán trú.

Hình 2.12 cho thấy ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Khu Tứ giác Long Xuyên và Bán Đảo Cà Mau.

Hầu hết những dự án nghiên cứu mang cùng một mục đích: nhằm giảm ảnh hưởng bất lợi của đất phèn để gia tăng thu hoạch. Dùng nước sông Cửu Long để tưới rửa đất phèn sẽ phóng thích một khối lượng khổng lồ acid, độc tố aluminium và sắt vào môi trường (Kham, 1988; Tuong, 1993; Tuong & Minh, 1995; Tin & Wilander, 1995; Truong et al., 1996; Minh et al,., 1997). Tuy nhiên đến nay, những ảnh hưởng của việc tưới rửa đất phèn đối với công nghiệp sản xuất thủy sản chưa được đánh giá. Hình 2.13 giúp hình dung phạm vi lan tràn rộng lớn của nguồn nước có tính acid ở châu thổ sông Cửu Long.

Hình 2.13. Phạm vi lan tràn của nước có tính acid (pH<5) ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long vào đầu mùa mưa (Tháng 5 đến tháng 8) (Ghassemi & Brennan, 2000).

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 53

Page 54: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.8.5. Mối liên quan giữa đất phèn, thủy tính và acid bốc hơi vào không khí

Vào mùa khô, vùng đất phèn chứa những khoáng chất pyrites bị oxid hóa và phóng thích khí SO2. Theo Van Breemen (1993), 30% khí SO2 phóng thích, bốc vào không khí. Gần đây Macdonald et al., (2002) tường trình tìm thấy khí SO2 trong không khí vùng đất phèn và ghi nhận những trận mưa acid trong đồng bằng sông Cửu Long. Sự liên quan giữa thủy tính của đất phèn, hiện tượng oxid hóa vào mùa khô, phóng thích khí SO2 vào không khí, và mưa acid rất cần được nghiên cứu.

2.9. Đất mặn Đất mặn vĩnh viễn nằm dọc theo ven biển Nam Hải và vịnh

Thailand (hình 2.12); đây là những khu rừng đước và rừng tràm. Diện tích của rừng giảm dần và hiện còn khoảng 2.000 km2. Những khu rừng đước rất giá trị vì đây là nơi sinh sản của thủy sản và ngoài ra rừng còn góp phần che chở bờ biển khỏi bị xói mòn. Ở vùng biển phía đông của Australia, theo ước tính các rừng đước giúp sản xuất hải sản trị giá khoảng $US 5.000.00/ha/năm.

Ở vùng đất mặn miền ven biển Nam Hải, hiện được trồng lúa vào mùa mưa và đến mùa khô nông dân nghĩ ra cách làm ăn để gia tăng lợi tức: đem nước mặn vào đồng ruộng để nuôi tôm (Xuan, 1993 & Be, 1994). Nuôi tôm đem lại nguồn lợi tức dồi dào hơn trồng lúa. Phái đoàn Australia viếng thăm vùng Hộ Phòng (White et al.,1997a) nhận thấy người dân ở đây nuôi 2 mùa tôm và trồng 1 mùa lúa mỗi năm và số lợi tức của họ cao gấp 10 lần lợi tức trung bình của đa số người dân Việt Nam. Khi được hỏi về ảnh hưởng của các đập ngăn nước mặn đến công việc làm ăn nuôi tôm, một nông dân ta tỏ ra không gì lo ngại và cho rằng khi ruộng đồng ông ta không còn nước mặn để nuôi tôm thì lúc ấy ông có đủ tiền để nghỉ hưu. Ngành nuôi tôm nước mặn có thể gây ra một bất lợi to lớn là biến đất đồng ruộng trở nên ngấm mặn vĩnh viễn.

Huỳnh Long Vân 54

Page 55: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2.10. Những hạn chế của vùng đất và nguồn nước ● Đất đai và nguồn nước của vùng châu thổ đồng sông Cửu

Long mang một số đặc tính có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với khả năng sản xuất bền vững về nông và ngư nghiệp (NEDECO, 1993; Xuan, 1993; Be, 1994; Minh, 1995; Hirsch & Cheong, 1996):

* ngập lụt vào mùa mưa; nhiều nơi như vùng Đồng Tháp Mười nước ngập sâu hơn 4m.

* đất phèn khiến mùa màng có năng xuất kém và khối nước tưới rửa có tính acid làm nguy hại cho thủy sản.

* nước biển xâm nhập vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long vào mùa khô, giới hạn vụ mùa; vùng ngập mặn trồng lúa chỉ được 1 mùa mỗi năm.

* ảnh hưởng của các đập ngăn mặn với acid phóng thích vào môi trường và tiềm năng sản xuất của đất canh tác và nguồn nước.

* phẩm chất và khối lượng của nguồn nước cần thiết cho gia đình tiêu dùng ở nông thôn.

* khối lượng có sẵn và đủ cùng mối tương quan giữa nước trên mặt và dòng nước ngầm.

* khai phá rừng đước và hậu quả làm giảm tiềm năng duy trì hệ sinh thái vùng ven biển và sản xuất thủy sản.

● Đối với châu thổ thượng nguồn, trên phần đất Cambodia, mối quan tâm đối với đất đai và nguồn nước có phần khác biệt:

* ảnh hưởng của sự điều chỉnh độ chảy của dòng nước thượng nguồn (Laos, Thailand, China) trên canh tác nông nghiệp và mức sinh sản của các loài cá ở Biển Hồ.

* ảnh hưởng của khai thác rừng trên tốc độ lắng đọng của chất rắn và sự sinh sản của thủy sản.

* ảnh hưởng của sự điều chỉnh độ chảy của dòng nước hạ nguồn đến sản xuất nông và ngư nghiệp.

* phẩm chất và khối lượng nước tồn trử có sẵn dành cho tiêu dùng cho các gia đình ở nông thôn.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 55

Page 56: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phản ứng của các cơ quan và tổ chức cao cấp đối các vấn đề nêu trên là dự trù xây cất và thiết kế những công trình quy mô như chuyển dòng nước và xây đập ngăn nước mặn (NEDECO, 1993; Hirsch & Cheong, 1996.). Tuy nhiên những dự án, công trình đặt ra đều có mục tiêu nhỏ hẹp, chỉ nhằm làm giảm ảnh hưởng của đất phèn trên khả năng sản xuất lúa gạo và thiếu một khái niệm tổng thể cùng mối quan tâm đến những khó khăn gây ra cho người dân sinh sống trong vùng, khiến người dân phải tự tìm phương cách để đối phó với những khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh thực tế (Xuan, 1993; Be, 1994).

2.11. Những chương trình phối hợp điều hành và giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp

Những vấn đề nêu trên của nguồn đất và dòng nước liên hệ sâu xa với nhau. Cố gắng giải quyết một vấn đề có thể làm phân tán toàn thể hệ thống môi sinh, xã hội và nguồn tài nguyên nước và đất của vùng đồng bằng sông Cửu Long: thiết lập những đập ngăn nước mặn, có thể đưa đến những hậu quả không lường trước được cho những bộ phận khác và tạo nên những mâu thuẩn về nguồn lợi và chống đối trong xã hội.

Chính vì tính chất phức tạp nêu trên, nên những khó khăn của vùng châu thổ cần được giải quyết trong bối cảnh rộng rải hơn và trong đó mâu thuẩn về quyền lợi giữa các quốc gia trong lưu vực và giữa các từng lớp dân chúng phải nằm trong kế hoạch tổng thể. Đặt để tất cả những vấn đề mang các tính chất khác nhau từ lý học, sinh vật, sinh thái, địa chất, xã hội, kinh tế, văn hóa vào một hệ thống duy nhứt, lúc ban đầu xem như một nhiệm vụ vô cùng khó khăn gây nhiều nản chí cho nhiều giới. Tuy nhiên gần đây có nhiều giải pháp có chiều hướng hứa hẹn và hệ thống đa nhân (Multi-Agent Systems) được xem như có nhiều triển vọng đem lại thành công (Bousquet et al., 1999; Bousquet, 2001).

* MAS dựa vào những kiến thức khoa học về vật lý sinh học để điều hành và quản lý nguồn tài nguyên và những hiểu biết về xã

Huỳnh Long Vân 56

Page 57: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hội, văn hóa và kinh tế để kiểm soát việc xử dụng tài nguyên MAS tái tạo những mô hình để nghiên cứu và tìm hiểu mối tương quan giữa những vấn đề gặp phải trong xã hội và khoa học thiên nhiên và từ đó giải quyết những mâu thuẩn giữa phân phối và xử lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. MAS dựa vào những nhân tố hạ tầng (thành viên có thể là cá nhân, một nhóm người hay dân của một ngôi làng), thu thập những dử kiện, kinh nghiệm tại chỗ, nghiên cứu, đặt ra những giả thuyết, trắc nghiệm, định giá trước khi đưa vào ứng dụng (Barreteau & Bousquet, 2001). MAS được sử dụng trên nhiều quốc gia trong thập niên vừa qua để tìm ra những phương pháp thích ứng cho sự quản lý tài nguyên. Hệ thống này được dùng trong chương trình dẫn thủy gia tăng diện tích canh tác ở Indonesia, Thailand (Becu et al., 2001), ở Senegal (Barreteau & Bousquet, 2000, 2001) và trong chương trình khai thác nguồn nước ngầm ở Tunisie và vùng Thái bình Dương (White et al., 2001; 2002c). Hiện nay MAS được dùng trong công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Quốc Tế Nông Nghiệp CIRAD/IRD để khai thác và xử dụng nguồn nước Sông Hồng ( Việt Nam) và sông Ping (Thailand) (White, 2002 b).

3. Những đáp ứng đối với các vấn đề của vùng đất và nguồn nước châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

3.1. Những dự án hoàn tất của Hội Đồng Kỹ Thuật Mekong

Hội Đồng Kỹ Thuật Mekong thực hiện chương trình quy mô để khai thác và quản lý lưu vực sông Mekong trong đó có kế hoạch dài hạn nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải của vùng đất và dòng nước ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nỗ lực của Hội Đồng nghiên về kiểm tra thủy tính của lưu vực nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển hướng, điều hoà dòng nước ở các cửa sông và xây dựng đập thủy điện, đập dẫn thủy. Ngoài dự án nghiên cứu điều hòa dòng sông còn có một số dự án đã hoàn tất có ý nghĩa cho vùng châu thổ.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 57

Page 58: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

3.1.1. Dự đoán nước mặn xâm nhập Khảo sát hiện tượng nước biển xâm nhập đã có từ 1930’s.

Từ 1935-1942 một hệ thống chằn chịt với những trạm quan trắc được xây lên dọc theo các nhánh sông chánh của sông Mekong và kinh rạch để theo dõi phạm vi của vùng đất bị ngập mặn vào mùa khô và thiết lập một mô hình để tiên đoán ảnh hưởng của sự đổi dòng nước vùng thượng lưu đối với nước biển xâm nhập, cùng định lượng những nguy cơ cho nền nông nghiệp ở châu thổ.

3.1.2. Tính quân bình của dòng nước Nghiên cứu về tính quân bình của dòng nước nhằm duyệt lại

thủy tính của vùng hạ lưu sông Mekong và tìm hiểu ảnh hưởng của sự điều hòa dòng nước thượng nguồn, chuyển dòng vào các vùng canh tác, những thay đổi cách xử dụng nguồn đất đến độ chảy của dòng nước sông Mekong.

Kết quả những nhiên cứu cho thấy: những khai thác dòng sông ở thượng nguồn như xây các đập thủy điện, chuyển dòng nước không có ảnh hưởng đáng kể vào độ chảy của dòng nước hạ nguồn.

Những nghiên cứu của Institute of Hydrology (1988a; 1988b) về dòng chảy ở hạ lưu cho thấy, vào mùa khô lượng nước chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long gia tăng; điều này có thể do sự giảm thiểu lượng nước chảy vào Biển Hồ vì Biển Hồ cạn dần, không chứa được nhiều nước như trước. Ngoài ra những hồ chứa nước có dung tích to lớn cũng góp phần thay đổi độ chảy của dòng nước.

3.1.3. Kiểm tra phẩm chất của dòng nước Năm 1982 Hội Đồng Kỳ Thuật Mekong thành lập những

trung tâm theo dõi và kiểm tra phẩm chất của nguồn nước sông Mekong, tuy nhiên những kết quả đầu tiên cho thấy công tác không đạt được mục đích vì số mẫu nước phân tích không được thu nhặt đúng cách và những phân đo về đặc tính hóa học, sinh

Huỳnh Long Vân 58

Page 59: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

học không thuần nhứt nên gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xác định phẩm chất của nguồn nước; mặc dù những thay đổi về môi sinh cho thấy một cách rỏ rệt dòng nước ngày càng bị ô nhiểm trầm trọng.

Kiểm điểm lại chương trình kiểm tra phẩm chất của nguồn nước, Ongley et al., (1997) cho biết tuy không đạt được những kết quả thiết thực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tin rằng dòng nước phải được tiếp tục theo dỏi kiểm tra vì những mối đe dọa trầm trọng gây ra bởi nạn phát quang và khai thác rừng, xử dụng quá đáng phân bón hóa học. Kiểm tra nước phèn và nước mặn vẫn phải được tiếp tục vì mối tương quan giữa sự sinh tồn của thủy sản và tình trạng ô nhiễm của nguồn nước trên mặt và nước ngầm.

Bản phúc trình còn cho thấy dòng nước ngày càng bị ô nhiễm, vượt quá khả năng ứng phó của từng quốc gia trong lưu vực.

3.1.4. Xử lý đất phèn Mục đích của chương trình xử lý đất phèn là nghiên cứu

phản ứng trên phương diện hóa học của đất phèn, tìm phương thức để biến cải thành đất canh tác, thiết lập kế hoạch để xử lý vùng đất phèn vào những công trình phát triển nông ngư nghiệp cùng soạn thảo những phương cách đáp ứng những hậu quả có thể xảy đến (Ministry of Agriculture and Rural Development, 1995).

Tuy nhiên đề án trên không đáp ứng đúng nhu cầu thực tế: một phương cách phát triển thích hợp với môi sinh .

Ngọai trừ hai chương trình của:

* Tin & Wilander (1995) về sự vận chuyển của nước acid tháo tải vào hệ thống kinh rạch

* và của nhóm Truong et al., (1996) về sự phóng thích acid và độc tố Aluminium trong các điều kiện khác nhau của mùa màng và điều kiện xử lý nguồn đất

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 59

Page 60: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

3.2. Kế hoạch Tổng thể của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long Kế hoạch Tổng thể được thiết lập (NEDECO, 1993) nhằm

đáp lại phúc trình của Hội đồng Mekong về Kế Hoạch Chỉ Đạo (1987). Kế hoạch này được tài trợ bởi Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Ngân Hàng Thế Giới.

Kế họach Tổng thể đặt trọng tâm vào nguồn đất và dòng nước ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và sự phát triển bền vững của các ngành nông, lâm và ngư nghiệp. Nhà cầm quyền Việt Nam là động lực chánh thúc đẩy thành lập kế hoạch tổng thể này.

Kế hoạch Tổng thể thành hình nhằm mục đích:

* phát họa một kế hoạch tổng thể. * giúp củng cố “khả năng kế hoạch hóa đồng bằng sông Cửu

Long”. * tiến hành năm dự án khả thi, nhằm xác định những chương

trình ưu tiên. * quy định tất cả các kế hoạch phát triển phải hội đử điều

kiện: không làm tổn hại môi trường và có thể ứng dụng vào việc phát triển lâu dài bền vững.

Bốn chủ đề được đem ra nghiên cứu: * Môi sinh của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, * Đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long, * Nước mặn xâm nhập và * Xử lý nguồn nước.

Năm dự án khả thi bao gồm: * Khai thác nguồn nước và canh nông, * Ngư nghiệp và nuôi thủy sản, * Lâm nghiệp, * Chuyên chở thủy bộ và * Cung cấp nước uống.

Huỳnh Long Vân 60

Page 61: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chương trình nghiên cứu có tính đột phá, nhằm cải tiến sản xuất nông nghiệp ở vùng châu thổ, gia tăng sản xuất lúa gạo từ 10 triệu tấn (1991) lên 15 triệu tấn (2015).

Vì diện tích đất canh tác chỉ có thể tăng thêm khoảng 8%, nên gia tăng lượng lúa sản xuất phải bắt nguồn từ gia tăng năng xuất của những nông trại hiện có, điều này đồng nghĩa với tăng mùa lúa từ 2 đến 3 vụ mỗi năm (NEDECO, 1993) và chọn lựa những giống lúa có năng xuất cao.

Kế hoạch Tổng thể đề nghị một số dự án thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, giao thông chuyên chở và cung cấp nước uống (NEDECO, 1993). Những tiêu chuẩn ấn định cho dự án thủy lợi là: kỷ thuật khả thi, không gây nguy hại môi sinh, đầu tư có lợi nhuận cao và có liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Cửu Long. Dự án thủy lợi có tầm vóc vừa phải, không táo bạo chỉ nhằm bảo vệ vùng đồng bằng tránh khỏi lụt lội vào đầu mùa mưa và nước mặn xâm nhập vào đầu mùa khô với mục đích sau cùng làm dài thêm thời gian cấy trồng. Những dự án này không làm thay đổi tình trạng ngập lụt ở Biển Hồ Cambodia. Ngoài ra còn có dự án đào một thủy lộ xuyên khu tứ giác Long Xuyên đến vịnh Thailand nhằm giảm ngập lụt vào mùa mưa.

Biện pháp nhằm “tránh ngập lụt hoàn toàn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long” không thể thực hiện được vì nếu tiến hành, tình trạng ngập lụt ở Cambodia sẽ trầm trọng hơn, vùng đất miền Tây Nam phần Việt Nam trở nên kém phì nhiêu, thiếu dinh dưỡng và sinh sản của thủy sản sẽ giảm sút. Chương trình dẫn thủy nhập điền với dự tính xẻ thêm những kinh rạch nhỏ cũng được phát hoạ. Để chận đứng nước mặn xâm nhập, những bao ngạn và đê điều được thiết lập ở các vùng ven biển và những đập ngăn mặn được thiết lập ở đầu kinh rạch và bôm dẫn nước ngọt thượng nguồn vào các vùng hạ lưu ven biển.

Sử dụng đất phèn trong canh tác gặp phải những khó khăn vì:

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 61

Page 62: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* cần đến một khối lượng khổng lồ nước ngọt để trung hòa acid có trong đất vào mùa khô.

* năng xuất thu hoạch thấp và * ảnh hưởng đến phẩm chất của nguồn nước.

Cải biến từ từ đất ngấm phèn là phương cách duy nhất để phục hồi tiềm năng sản xuất của loại đất này. Đất phèn rất thích hợp cho các loại cây tràm vì thế trồng tràm trên khu đất phèn ở khu tứ giác Long Xuyên được xem như một phương pháp thiết thực để tận dụng tài nguyên: vừa sản xuất tràm dùng trong xây cất và than đốt và đồng thời giải quyết được vần đề của đất phèn và nước uống.

Kế hoạch tổng thể cho thấy mức gia tăng thu hoạch của ngành ngư nghiệp sẽ gia tăng nhưng dựa trên khối lượng hải sản và ngành nuôi thủy sản; khối lượng cá nước ngọt không thay đổi. Kế hoạch không đề cập đến ảnh hưởng của các đập ngăn mặn và ảnh hưởng của sự biến đổi phẩm chất của nguồn nước (trở nên acid) trên sự sinh sản của các loài cá.

Điều hòa dòng nước sông Mekong ở thượng nguồn và hạ nguồn (từ Kratie đến Tonle Sap) có thể đem lại lợi ích cho vùng châu thổ sông Cửu Long vì những dự án này không làm thay đổi khối lượng nước gây ngập lụt vào mùa mưa, nhưng có thể làm gia tăng lưu lượng của dòng nước sông Cửu Long vào mùa khô. Kế hoạch tổng thể cho thấy nếu một đập nước được xây trên sông Tonle Sap sẽ là một cơ hội tốt nhứt để điều hòa dòng nước vào mùa khô và tránh được nạn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, do đó thời gian canh tác được gia tăng.

Kế hoạch tổng thể còn cho thấy những chương trình phát triển đề ra đều gây nguy hại ít hay nhiều cho môi sinh (NEDECO 1993) và tạo nên khó khăn cho một số nông dân đặc biệt những người sống sâu bên trong vòng đai đập ngăn mặn, không thể nuôi tôm vì thiếu nước mặn và phải tìm một phương kế khác để sinh sống.

Huỳnh Long Vân 62

Page 63: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

3.3. Đập ngăn nước mặn Hằng loạt đê và đập ngăn nước mặn được thiết lập ở cửa các

kinh rạch từ Sóc Trăng, dọc theo quốc lộ 1, dẫn đến Bạc Liêu, Gia Rai và bán đảo Cà Mau. Dự án mang tên là Khử mặn bán đảo Cà Mau, một đáp ứng cấp bách đối với đề nghị của Kế hoạch Tổng thể cho đồng bằng sông Cửu Long và hiện trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền vào mùa khô. Dự án Khử mặn tương trưng cho một công trình kỹ thuật cơ khí của đồng bằng sông Cửu Long.

Gia tăng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là ưu tiên hàng đầu của nhà cầm quyền trung ương. Nước mặn xâm nhập sâu vào các sông rạch vào mùa khô ảnh hưởng đến khoảng 1.700.000 ha đất ở vùng Cà Mau. Ngấm mặn là trở ngại duy nhất cho gia tăng sản xuất nông nghiệp, hạn chế canh tác và trồng lúa chỉ được 1 mùa mỗi năm. Để vượt qua yếu tố hạn chế này, nhà cầm quyền trung ương đã quyết định thay đổi bộ mặt thủy lợi của bán đảo Cà Mau, thiết kế một số đập ngăn mặn khổng lồ dọc theo quốc lộ 1. Nước ngọt được chuyển vào vùng tây nam từ sông Hậu vào đầu và cuối mùa mưa để làm dài thêm mùa cấy cho vùng phía tây của sông Hậu.

Hiện nay vào mùa khô dòng sông Cửu Long không đủ nước để tiếp tục cung cấp cho kế hoạch này. Điều chỉnh dòng nước ở Tonle Sap có thể sẽ giải quyết được tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Theo quan điểm của nhà cầm quyền, thiết kế những đập ngăn nước mặn và chuyển dòng nước ngọt đến vùng đất thường ngập mặn sẻ giúp tăng vụ mùa canh tác từ 1 lên 2 vụ mỗi năm hay trồng được những loại cây ăn trái. Tuy nhiên điều này đem đến bất lợi cho một số nông dân khác sống dựa vào nghề nuôi tôm nước mặn và có thể gây nên tình trạng bất ổn trong vùng.

Thiết kế những đập ngăn nước mặn, nhà cầm quyền đã giới hạn cơ hội sinh sống của nông dân trong vùng. Nhiều nông dân đã tìm ra phương cách sinh sống ở vùng đất bị ngập nước mặn và

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 63

Page 64: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

kềm chế sự phóng thích chất acid từ những khu đất phèn bằng cách trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm nước mặn vào mùa khô. Đối với nông dân đây là một cách làm ăn rất hấp dẫn vì lợi tức nuôi tôm rất cao so với trồng lúa. Dường như nhà cầm quyền trung ương quyết định dành khu vực nằm bên dưới quốc lộ 1 và phía sau dãy rừng đước ở bán đảo Cà Mau để nuôi tôm nước mặn.Vùng này suốt năm ngấm mặn và làm như thế nhà cầm quyền đã quyết định loại bỏ phương cách làm ăn nuôi tôm- trồng lúa xoay mùa của một số nông dân nghèo địa phương. Tiến hành này đánh dấu sự chuyển hướng từ sự sản xuất có tầm vóc trung bình sang tích cực trong công nghiệp nuôi tôm nước mặn và điều này sẽ đặt một áp lực rất to lớn vào khu rừng đước.

Thiết kế những đập ngăn mặn, một giải pháp hoàn toàn dựa trên công trình kỹ thuật cơ khí, để ngăn chận nước mặn ngấm tràn vào sông rạch, giới chức thẩm quyền đã bỏ qua những vấn đề quan trọng:

* Những kinh rạch nước lợ rất hữu ích. Dân địa phương dựa vào đó để có nguồn chất đạm dinh dưỡng( có thể đến 80%).

* Sự quan trọng của vùng nước lợ đối với ngành ngư nghiệp hạ nguồn gần bờ biển và thượng nguồn chưa được khảo cứu. Ở Australia 65% của các loài cá tập trung ở vùng cửa sông; giới hạn nước biển xâp nhập sâu vào kinh rạch, khiến số lượng thủy sản khá lớn không có nơi để sinh sản.

* Nước lợ có khả năng trung hòa acid rất cao. Khả năng trung hòa acid của nước ngọt chỉ bằng 1/3 của nước biển (Stumm & Morgan, 1996) vì thế phải cần đến một khối lượng nước ngọt khổng lồ để tống xuất acid ra khỏi đất ruộng ngậm phèn. Đây là một hậu quả tai hại, nhứt là vào mùa khô thiếu nước.

* Khối nước ngọt nằm trong khu bao bọc bởi các đập bị ứ đọng và trở nên hồ chứa acid (Sammut et al., 1996). Phái đoàn nghiên cứu khoa học của Australian National University thăm viếng Đống Tháp Mười năm 2000 đã nhận thấy các kinh đào (dài hơn 20 km) nằm trong vòng đai của các đập ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ đều bị acid hóa. Những hồ acid này sẽ gây nên những hậu quả bất lợi cho sản xuất nông và ngư nghiệp.

Huỳnh Long Vân 64

Page 65: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Nước thủy triều lên xuống mỗi ngày, hay thủy triều dâng cao mỗi tháng, được người nông dân dùng để tưới rửa và tháo bỏ chất phèn, làm đầy những trũng, đầm và hồ nuôi tôm. Mực nước cố định của các kinh rạch trong vòng đai ngăn mặn khiến nông dân không thể tháo được nước một cách tự nhiên và phải dùng máy để bôm rút nước.

* Thay đổi cơ chế ngập mặn thiên nhiên có thể có ảnh hưởng đến tính sinh thái đa dạng

của vùng đầm lầy, sự di chuyển của các chất lắn cặn trong sông rạch và vùng rừng tràm ven biển.

* Thay đổi vĩnh viễn cơ chế nước lợ bằng khối nước ngọt có thể làm tăng số lượng muỗi mồng, gia tăng con số bị bệnh sốt rét và bịnh gây nên bởi nguốn nước (Hirsch & Cheong, 1996).

Tất cả những nhóm người ở Việt Nam, được phái đoàn khoa học Australia phỏng vấn đều tỏ ra quan ngạị về sự thiết kế các đập ngăn nước mặn, đặc biệt là ở cấp Tỉnh và Thành Phố, nơi mà giới chức cẩm quyền đóng góp rất ít vào việc phát họa và thiết kế, nhưng phải quản lý cùng gánh chịu những khó khăn do các đập ngăn mặn gây ra.

4. Triển vọng hợp tác của Australia Theo phúc trình chi tiết của Hirsch & Cheong (1996) có hai

thử thách lớn trong việc trợ giúp phát triển đồng băng sông Cửu Long. Trước hết phải đề xuất những chương trình và dự án nhằm hồi phục và khuyến khích bảo vệ môi trường, thứ đến phải bảo đảm tất cả các dự án khác cùng đóng góp vào sự phát triển bền vững của đồng bằng Cửu Long.

Những lãnh vực Australia có thể dự phần và giúp đỡ là: chú tâm vào các địa phương bị ảnh hưởng bởi những kế hoạch phát triển, bảo vệ quyền sở hữu tài nguyên, bảo quản rừng, tính sinh thái đa dạng và nhu cầu nước uống ở nông thôn. Bản phúc trình đề nghị châu thổ đồng bằng sông Cửu Long cần được giúp đỡ vì vùng này không chiếm ưu tiên trong các chương trình tài trợ và có nhiều dân nghèo.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 65

Page 66: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Những bộ phận và địa phương cần được ưu tiên lưu tâm là: vùng ven biển của hai tỉnh Cà Mau và Trà Vinh; cộng đồng ngư dân vùng ven biển; ngành nuôi thủy sản tích cực nhưng có tính cách không bền vững ở Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh và vùng nước ngập ở Đồng Tháp Mười. Đất mặn và phèn cũng là hai vấn đề cần được quan tâm.

4.1. Phản ứng của nông dân

Từ ngày chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương chấm dứt, số người định cư ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đông, tạo nên tình trạng khó khăn trong xã hội. Những áp lực về dân số và nhu cầu gia tăng sản xuất đủ thực phẩm, khiến những vùng đất không thích hợp cho canh tác cũng được dùng ngày càng nhiều hơn. Phản ứng hằng ngày của người dân địa phương để đáp ứng với những bất lợi và khó khăn gặp phải hoàn toàn khác hẳn với những phương cách giải quyết của các cơ quan hữu trách và tài trợ. Những vấn đề gặp phải của nông dân có tính cấp thiết và rất cần một giải pháp tổng thể để giải quyết. Từ khi chánh sách “Đổi Mới” được áp dụng ở Việt Nam, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tự phát họa kế họach đối phó với đất phèn và nước mặn, ngâp lụt và hạn hán. Những phương cách này giúp cho nông dân thu hoạch được lợi tức cao. Nông dân Viêt nam dựa vào dòng nước có sẵn của các kinh đào để gia tăng thu hoạch.

Nông dân sinh sống ở vùng đất phèn nghĩ ra nhiều phương thức để xử dụng nguồn nước, dọn rửa đất canh tác và chọn lựa các loại cây trồng thích hợp với vùng đất phèn và đất mặn (Xuân, 1993; Tuong, 1993). Trồng các loại cây khác hơn cấy lúa đem lại lợi tức nhiều hơn cho nông dân. Ở vùng đất ngậm phèn trầm trọng như Khu Tứ Giác Long Xuyên, phối hợp trồng rừng, khuynh diệp, tràm hay trồng chuối trên các bờ đê, nuôi ông, cá cơm và nuôi cá ở các kinh dẫn nước, đem lại lợi tức cao cho nông dân.

Huỳnh Long Vân 66

Page 67: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ở vùng nước mặn, một dịp may đến với người dân địa phương, khi một anh nông dân vì tai nạn gãy chân, không thể ra đồng ruộng kịp thời để đấp bờ ngăn nước mặn và từ đó nảy sinh ra cách nuôi trồng vô giá “cơ chế nuôi tôm-trồng lúa xoay mùa” (Be, 1994).

Tuy nhiên tất cả phương cách canh tác trên đều gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, vượt quá khả năng giải quyết của nông dân.

4.2. Xử lý và hậu quả của những đập ngăn mặn Nước biển tràn sâu vào nội địa, đất phèn sinh ra acid vào

mùa khô và phóng thích vào hệ thống kinh đào vào mùa mưa là những trở ngại lớn lao cho ngành nông và ngư nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những vấn đề này được nhà cầm quyền Việt Nam và Ủy Ban Mekong đặt vào hàng ưu tiên. Để hạn chế nước biển xâm vào các vùng đất canh tác, những đập ngăn mặn và đê đã được thiết kế ở vùng bán đảo Cà Mau.

Đây chỉ là cơ chế máy móc đơn thuần nhằm ngăn cản nước biển tràn vào ruộng đồng và kéo dài thơi gian trồng lúa ở vùng (5000 km2) phía tây sông Hậu.

Dựa trên những kết quả thâu thập được ở Australia, những giả thuyết sau đây được nêu ra: thiết kế đập ngăn mặn ở vùng Cà Mau sẻ khiến cho dòng nước sông Hậu mất phẩm chất và càng khan hiếm thêm vào mùa khô, gây khó khăn hơn cho canh tác nông nghiệp và sản xuất thủy sản. Hơn thế nữa sự khan hiếm nước vào mùa khô gây ra bởi các đập khiến cho nước biển càng xâm nhập sâu hơn vào nội địa.

Viện nghiên cứu khoa học CSIRO Australia, Sydney University, Australian National University, Institute of Hydrology UK, Viện Đại Học Cần Thơ và một số cơ quan thủy học trong xứ hiện đang hợp tác nghiên cứu ảnh hưởng của các đập ngăn mặn trên thủy tính của sông Cửu Long, phẩm chất của

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 67

Page 68: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nguồn nước và vùng đất, sự phóng thích acid vào không khí cùng năng xuất nông ngư nghiệp, để tìm ra một kế hoạch và hướng đi giúp nguồn tài nguyên được xử dụng hợp lý, một cách đồng đều và tránh được những xung đột do mâu thuẩn quyền lợi.

4.3. Sử dụng nước ngầm vào mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực mà lượng mưa hằng năm vượt trội hẳn số lượng bốc hơi và một khối lượng to lớn nước hằng năm chảy ra ngoài biển (Hình 3), nên trong mùa khô nhiều nơi trong vùng châu thổ, đặc biệt ở vùng tây nam, người dân phải dựa vào nguồn nước thiếu phẩm chất ở các kinh đào để tiêu dùng trong gia đình (ở những nơi đất phèn, nước ngậm acid và thường thường từ lờ lợ đến mặn chứa lượng kim loại độc Aluminium ở nồng độ cao).

Nguồn nước ngầm ngày càng sử dụng nhiều hơn cho công việc trong gia đình. UNICEF đã tài trợ chương trình đào các giếng nước đường kính từ 40 đến 400 mm (Hình 2.9) để lấy nước từ nguồn nước ngầm (Pleistocene aquifiers) nằm sâu dưới mặt đất từ 100 đến 480 m. Hiện nay sử dụng lượng nước ngầm lại cũng bị hạn chế vì nước ngầm được xem như là một nguồn dùng cho kỹ nghệ và tưới trồng vào mùa khô. Ở vùng bán đảo Cà Mau nguồn nước ngầm có thể bị ngấm mặn vì nước biển. Mối tương quan giữa nguồn nước ngầm, nước trên mặt và nước ô nhiễm chưa được nghiên cứu, nên khó có thể biết được mối liên quan giữa phẩm chất của nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm. Nước ngầm có thể trở nên ngấm phèn vì nước ở các giếng chứa chất trầm tích sulphides, sau khi được bơm lên sẽ bị oxid hóa khiến nguồn nước trở nên acid có hại cho sức khỏe con người; điều này đã xảy ra ở India và Bangladesh. Hiện tượng cả làng ở Bắc Việt bị nhiễm độc vì nước giếng có chứa Arsenic cũng là một bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của việc sử dụng những nguồn nước ngầm thiếu kiểm tra đối với sức khỏe con người là một điều đáng quan tâm.

Huỳnh Long Vân 68

Page 69: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Hình 3. Lượng mưa và nước bốc hơi (mm/tháng) của châu thổ đồng bằng sông Mekong (NEDECO, 1993).

Hy vọng trong tương lai, qua những công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Nông Nghiệp của Australia (ACIAR), một phương cách bôm rút nước được tìm ra để nguồn nước ngầm có thể xử dụng an toàn trong đời sồng gia đình và tưới trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kết luận

Hầu hết, trong quá khứ cũng như tương lai, những chương trình của Ủy Ban Mekong nhằm đánh giá tài nguyên để phát họa kế hoạch hạ tầng dùng cho các công trình xây đập thủy điện và chuyển dòng nước. Nhiều đập thủy điện đã được xây và bắt đầu hoạt động ở vùng thượng nguồn sông Mekong (China, Thailand). Ở vùng hạ lưu những công trình tương tự còn trong vòng tranh luận. Chỉ trích ngày càng nhiều hơn về “phương cách tốn kém, áp đặt từ trên” và những ảnh hưởng bất lợi có thể đem đến cho người dân trong vùng. Không kể đến ảnh hưởng nguy hại cho môi sinh, chỉ mỗi một vấn đề tái định cư cho dân chúng sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện, cũng đủ để gát bỏ các dự án xây đập thủy điện.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 69

Page 70: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ngập lụt vào mùa mưa, nước biển tràn vào sông rạch vào mùa khô và nâng cao khả năng thu hoạch ngoại tệ cùng lợi tức của người dân, đã được đề cập đến trong kế hoạch chủ yếu của Uỷ Ban Mekong. Những nghiên cứu chủ yếu của Hội Đồng Tổng Thư Ký, Uỷ Ban Mekong nhằm thiết lập một mô hình nghiên cứu tính chất quân bình của nguồn nước. Mô hình về nước biển xâm thực; xử lý đất phèn, đất mặn là trọng tâm của Kế hoạch Chủ yếu, nhưng Kế hoạch này chỉ dựa trên giải pháp cơ khí để phát triển kinh tế.

Một khía cạnh khác của Kế hoạch Chủ yếu là chương trình “Khử Mặn bán đảo Cà Mau” và việc nhanh chóng xây cất các đập ngăn mặn. Công trình xây cất hiện đã hoàn tất. Dự án nhằm kéo dài thời gian trồng lúa ở vùng phía tây sông Hậu để có 2 mùa lúa mỗi năm. Những hậu quả trên sản xuất thủy sản, dòng nước trở nên acid vào mùa khô, và nước mặn tràn sâu hơn vào các sông rạch dường như không được lưu tâm đến.

Hiện nay sông Cửu Long đã không có đủ nước ngọt để tưới đồng ruộng vào mùa khô, nên việc chuyển dòng nước sông Hậu trong chương trình khử mặn sẽ làm nạn khan hiếm nước trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra còn có nhiều chương trình phát triển khác do các cơ quan hợp tác dưới dạng đa hay song phương, tổ chức không thuộc chánh quyền NGO, nhằm đối phó với những vấn đề khó khăn của châu thổ đồng bằng sông Cửu Long,“Nguồn Nước và Vùng Đất”, nhưng không có tính cách toàn diện.

Tóm lại ngoại trừ những nghiên cứu của Hirsch & Cheong (1996) và những ứng phó của nông dân địa phương, hầu hết những chương trình phát triển của Ủy Ban Mekong dành cho vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long dựa trên kỹ thuật cơ khí đơn thuần để giải quyết những khó khăn của vùng châu thổ. Nhận xét trên đây không mang tính cách phê phán chỉ trích vô trách nhiệm, nhưng nhằm vạch rõ những nhu cầu thiết yếu và đặc biệt của xứ sở và vùng châu thổ.

Huỳnh Long Vân 70

Page 71: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Điều đáng tiếc là một vài giải pháp có vẻ gây nên mâu thuẩn với nhu cầu địa phương, đặc biệt về xã hội, kinh tế, văn hóa của người dân nghèo vùng châu thổ. Đê và đập ngăn nước mặn, một hậu quả của chương trình ngăn nặn của Hội Đồng Thư Ký Mekong, tạo ra mối lo ngại không nhỏ cho sự sinh tồn của người dân địa phương bởi sự giảm thiểu khối lượng cá cần thiết. Thêm vào đó, những hậu quả của đập nước được đề nghị xây trên sông Tonle Sap cũng là mối lo âu lớn của người dân ở châu thổ thượng nguồn Cambodia. Bảo đảm đủ khối lượng nước có phẩm chất tốt dùng trong gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn là một vấn đề ưu tiên cấp bách khác.

Tài liệu tham khảo

Bao, T.Q., Bouakhamvongsa, K., Chan, S., Chhuon, K.C., Phommavong, T., Poulsen, A.F., Rukawoma,P., Suornratana,U., Tien, D.V., Tuan, T.T., Tung, N.T.,Valbo- Jorgensen, J., Viravong, S. and Yoorong, N. (2001): Local knowledge in the Study of River Fish Biology: Experiences from the Mekong. Mekong Development, Series No 1, 22pp, Phnom Penh, July 2001.

Be, Tran Thanh (1994): Sustainability of Rice-Shrimp Farming System in a brackish water area in the Mekong Delta, Viet Nam. MSc thesis. School of Agriculture and Rural Development, University of Western Sydney, Australia.

Barreteau, O. and Bousquet, F. (2000) SHADOC: a Multi-Agent Model to tackle viability of irrigated systems. Annals of Operation Research, 94, 139-162.

Barrateau, O. and Bousquet, F. (2001): “From conceptual model to its artifacts: Building on Experiments using the SHADOC model”. In F. Ghassemi, M. McAleer, L. Oxley, M. Scoccimarro (eds.), Proceedings MODSIM, International Congress on Modelling and Simulation, 10-13 December,

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 71

Page 72: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

2001, Australian National University, Canberra, Australia. Vol 3. Socioeconomic Systems, 1123-1128. Modelling and Simulation Society of Australia and New Zealand, Inc.

Becu, N., Perez, P., Walker, A., and Barretteau, O. (2001): “CatchScape: An integrated multi-agent model for simulating water management at the catchment scale. A northern Thailand case’ study”. In F. Ghassemi, M. McAleer, L. Oxley, M. Scoccimarro (eds.), Proceedings MODSIM, International Congress on Modelling and Simulation 10-13 December, 2001, Australian National University, Canberra, Australia. Vol 3. Socioeconomic Systems, 1141-1146. Modelling and Simulation Society of Australia and New Zealand, Inc.

Bousquet, F. (2001): Multi-agent simulations and ecosystem management. In F. Ghassemi, D. Post, M.Sivapalan, and R.Vertessy (ed), Proceedings MODSIM, International Congress on Modelling and Simulation 10-13 December 2001, Australian National University Canberra, Australia. Vol 1. Natural Systems (Part 1), 43-52. Modelling and Simulation Society of Australia and New Zealand, Inc.

Bousquet, F., Barreteau, O., Le Page, C., Mullon, C., and Weber, J. (1999) : An Environmental modelling approach. The use of multi-agents simulation. In Adv. In Environ. And Ecological Modelling, F.Blasco and A.Well (ed) pp 113-122. Elsevier, Paris.

Carbonel, J.P., and Guiscafre, J. (1963) : Grand Lac du Cambodge. Sedementologie et Hydrologie, 1962-63. Ministère des Affaires Étrangères de la République Francaise pour le compte du Comité du Mékong et du Governemment Royal du Cambodge. Museum National d’Histoire Naturèlle de Paris, Paris, France.

Challinor, D. (ed.) (1973): Some Environmental Considerations for the Mekong Basin Project. Southeast Asia

Huỳnh Long Vân 72

Page 73: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Development Advisory Group / Smithsonian Institute, Washington DC.

Chiem, Nguyen Huu (1993): Geo-Pedological Study of the Mekong Delta . Southeast Asian Studies.Vol.31.No 2, September 1993.

Dent, D. (1986): Acid sulphate soils: a baseline for research and development. ILRI Publ.39. ILRI, Wageningen, Netherlands.

Dennis Jr, J.V. (1986) In: D. Albin, and M. Hood (eds). The Cambodian Agony. M.E. Sharp, Inc., New York, New York, USA.

Dennis Jr, J.V., and Woodsworth, G. (1992): Environment Prorities for Strengthening Capacity for Sustainable Development. A Report to UNDP. Phnom Penh, Cambodia.

Derasary, R. (1996): “Park Mun Dam destroys fishing communities.” World Rivers Review. Vol 11, p1-2.

Fraser-Darling, F. (1970): Wilderness and Plenty. British Broadcasting Corporation, London.

Economist Intelligence Unit (1993): EIU Country Profile 1993/4. Vietnam, Laos and Cambodia. The Economist, London.

Ghassemi, F. and Brennen, D. (2000): An evaluation of the sustainability of farming systems in the brackish water region of the Mekong Delta. Resource Profile Subproject: Summary Report. Australian Centre for International Agricultural Research, May 2000.

Greater Mekong Task force (1996): Strategies for Development of the Greater Mekong Area. Tokyo, Japan.

Hori, H. (1996) The Mekong: The Development and Its Environment effects. Kokon-Shoin Publishing, Japan 1996.

Hirsch, P. and Cheong, G. (1996): Natural Resource Mangement in the Mekong River Basin: Perspectives for

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 73

Page 74: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Australian Development Cooperation. Final overview report to AusAID. The University of Sydney.

Imhof, A. (1997a): ADB dam study headed for disaster. International Rivers Network, Berkeley, California, USA.

Imhof, A. (1997b): World Bank moves forward with Nam Theun 2. International Rivers Network, Bekerley, California, USA.

Institute of Hydrology (1982): Lower Mekong Basin:Water Balance Study. Phase 1 Report. Institute of Hydrology, Wallingford, Oxon, UK.

Institute of Hydrology (1994): Lower Mekong Basin: Water Balance Study. Phase 2 Report. Institute of Hyd rology, Wallingford, Oxon, UK.

Institute of Hydrology (1998a): Lower Mekong Basin: Water Balance Study. Phase 3 Report. Investigation of Dry Season Flows. Institute of Hydrology, Wallingford, Oxon, UK.

Interim Mekong Committee (1998): Perspectives for Mekong Development Revised indicative plan (1987) for the development of land, water and related resources of the lower Mekong Basin. Committe report, Interim Committee for Coordination of Investigations of the Lower Mekong Basin, Bangkok, Thailand.

Jacobs, J. (1995): Mekong Committee history and lessons for river basin development. Geographical J., Vol 161, p.135-148.

Kham, Tran Duc (1988): Water quality reclaimation in the Plain of Reeds in the 80’s. Paper presented at the Workshop of Surface Water Quality in the Lower Mekong Basin. Ho Chi Minh City, 7-13 September, 1988. Mekong Commission, Bangkok, Thailand.

Huỳnh Long Vân 74

Page 75: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Kittrick, J.A., Fanning, D.S. and Hosner, L.R. (1982): Acid sulphate weathering. SSSA Spec. Publ.10. SSSA. Madison, Winscosin.

Lammers, O. (1997): NGOs call for suspension of Japanese aid to the Mekong watershed. Internatioanal Rivers Network, Bekerley, California, USA.

Lettenmaier, D. (2000) Impacts of hydrological variability and change on water resources. Fifth IHP/IAHS Goerge Kovacs Colloquium, Hydrology for the Environment, Life and Policy(HELP). UNESCO, Paris, 2-3 June 2000.

MacDonald. B.C.T., Denmead, O.T., White, I. and Melville, M.D. (2002): Sulphur dioxide emissions from coastal lowland soils. Science (Submitted).

McCully, P. (1996) Silenced Rivers. The Ecology and Politics of Large Dams. Zed Books, London, England.

Mekong River Commission (1999): Annual Report 1999. MRC Phnom Penh, Cambodia.

MRC (2002a) Fisheries in the Lower Mekong: Statues and Perspectives. MRC Technical Paper No 6, May 2002, Mekong River Commission, Phnom Penh, Cambodia.

MRC (2002b): Finacial analysis and risk assessement of selected aquacultural and fishery activities in the Lower Basin. Technical paper No 5, April 2002, Mekong River Commission, Phnom Penh, Cambodia.

Mekong Secretariat (1982): Basinwide water quality studies. Phase 1 Report. Mekong Committee Publication, Bangkok, Thailand.

Mekong Secretariat (1968): Atlas of Physical, Economic and Social Resources of the Lower Mekong Basin. Mekong Committee Publication, Bangkok, Thailand.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 75

Page 76: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Mekong Secretariat (1970): Indicative Basin Plan. Mekong Secretariat, Bangkok, Thailand.

Mekong Secretariat (1975): Summary of Monthly and Yearly Hydro-meteorological data in the Thai part of the Lower Mekong Basin. Mekong Committee Publication. MKG/29, Bangkok, Thailand.

Mekong Secretariat (1992a): Final Report: Salinity Intrusion Forecasting in the Mekong Delta, Stage II. Mekong Secretariat, Bangkok, Thailand.

Mekong Secretariat (1992b): Salinity Intrusion Forecasting in the Mekong Delta,Phase III (Viet Nam ). Mekong Secretariat, Bangkok, Thailand.

Mekong Secretariat (1993): Studies of the Salinity Intrusion Forecasting in the Mekong Delta, 1981-1982. Mekong Secretariat, Bangkok, Thailand.

Minh, Vo Quang (1995): Use of Soil and Agrohydrological Characteristics in Developing Technology Extrapolation Methodology: A Case Study of the Mekong Delta, Viet Nam. M.Sc (Soil Science) Thesis, Department of Soil Science, University of the Philippines Los Banos.

Minh, Le Quang, Tuong, T.P., Van Mensvoort, M.E.F. and Bouma, J. (1997): Contamination of surface water as affected by land use in acid sulphate soils in the Mekong River Delta,Viet Nam. Agric., Ecosys. & Environ., Vol 61, p.19-27.

Ministry of Agriculture and Rural Development (1995): Management of Acid Sulphate Soils Projects. Collected papers presented at the Workshop on Acid Sulphate Soils: Development and Management, Ho Chi Minh City, 18-20 October, 1995 Vols I & II. A report for the Mekong River Commission. Southern Institute of Water Resources Research, Ministry.

Moore Jr., P.A. and Patrick Jr, W.H. (1993): Metal availability and uptake by rice in acid sulphate soils. p. 205-224.

Huỳnh Long Vân 76

Page 77: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

In: D.Dent and M.E. F. van Mensvoort (ed.) Selected papers of the Ho Chi Minh City Symposium on acid sulphate soils. ILRI Publ.53. ILRI, Wagenungen, Netherlands.

Nedeco (1993): Master Plan for the Mekong Delta in Viet Nam. A Perspective for Sustainable Development of Land and Water Resources. A Report to Government of Viet Nam. State Planning Committee, World Bank, Mekong Secretariat, UNDP. Netherlands Engineering Consultants, Arheim, The Netherlands.

Nriagu, J.O.(1978): “Dissolved silica in pore waters of Lake Ontario, Eris and Superior sediments”. Limnol. Oceanogr. Vol 23, p. 53-67.

Ongley, E.D., Wilander, A. and Lyngby, J .E. (1997): Water Quality Monitoring Network Project. Review and Modernisation. Draft Report. Mekong Rover Commission, Bangkok, Thailand.

Osborne, M. (2006): In The Mekong: Turbulence past, uncertain future. Allen & Unwin Publisher 2006.

Palko, J., and Yli-Halla, M. (1993): Assessement and Management of acidity released upon drainage of acid sulphate soils in Finland. p. 414-418. In: D.Dent and M.E.F. van Mensvoort (ed.). Selected papers of the Ho Chi Minh City Symposium on acid sulphate soils. ILRI Publ.53.ILRI, Wageningen, Netherlands.

Pantulu, V.R. (1986): “The Mekong River System”. In: B.R. Davies and K.F. Walker(eds), The Ecology of River Systems. pp 695-719. Dr W. Junk Publishers, Kluwer Academic Publishers Group, Dordrecht, The Netherlands.

Probe Alert (1995): UN body financing the destruction of two major river systems. Probe Alert, Toronto, Canada.

Roberts, T.R. (1993a): “Artisanal fisheries and fish ecology below the great waterfalls of the Mekong River in southern Laos”. Nat. His. Bull. Siam Soc.Vol 41, p.31-62.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 77

Page 78: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Roberts, T.R. (1993b): “Just another damned river? Negative impacts of Pak Mun dam on fishes of the Mekong Basin”. Nat. His. Bull. Siam Soc.Vol 41, p. 105-133.

Roberts, T.R. (1995): Mekong mainstream hydropower dams: run-of-the river or ruin-of-the river? Nat. His. Bull. Siam Soc. Vol 43, p.9-19.

Rothert, S. (1995): Lessons unlearned: Damming the Mekong River. IRN Working Paper No 6. International Rivers Network. Berkeley, California, USA.

Sammut, J., Melville, M.D., Callinan, R.D., and Fraser, G.C. (1995): Estuarine acidification: Impacts on aquatic biota of draining acid sulphate soils. Australian Geographival Studies. Vol 33, p. 89-100.

Sammut, J., White, I. and Melville, M.D. (1996): Acidification of an estuarine tributary in eastern Australia due to drainage of acid sulphate soils. Mar. Freshwater Res. Vol 47, p. 669-684.

Stumm, W., and Morgan, J.J. (1996): Aquatic chemistry. Chemical equilibria and rates in natural waters. 3rd ed. John Wiley & Sons, Inc., New York.

Suiter, L. (1993): The Mekong Currency. Lives and times of a river. International Books, Utrecht, the Netherlands.

Tho, Le Ba (2001): Viet Nam Lanh Tho va Cac Vung Dia Ly (Territory and Regional Geography) Nha xuat ban the gioi, 2001.

Tin, Nguyen Thanh and Wilander, A. (1995): Chemical conditions in acidic waters in the Plain of Reeds, Viet Nam. Water Resources, Vol. 29, p. 1401-1408.

Tuong, To Phuc (1993): An overview of water management on acid sulphate soils. In: D.Dent and M.E.F. van Mensvoort (eds) Selected papers of the Ho Chi Minh City Symposium on acid

Huỳnh Long Vân 78

Page 79: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

sulphate soils. ILRI Publ.53, p. 265- 280. ILRI, Wageningen, Netherlands.

Tuong, To Phuc (2002): Sustainable resource management in coastal lands protected from salinity intrusion. DFID-CRF project-R7467C, 2nd Annual Report (1st April 2001-31st March 2002).

Tuong, To Phuc, and Le Quang Minh (1995): Contamination of surface water as affected by land use types in acis sulphate soils. Collected papers presented at the Workshop on Acid Sulphate Soils: Development and Management, Ho Chi Minh City, 18-20 October, 1995, Vols I&IIA Report for the Mekong River Commission. Southern Institute of Water Resources Research, Ministry.

Truong, To Van, Nguyen, Tat Dac, and Huynh Ngoc Phien (1996) J.Hydrology, Vol 180, p.361-371.

United Nations (1958): Program of Studies and Investigations for Comprehensive Development: Lower Mekong Basin. Report of UN survey mission, TAA/AFE/3, Bangkok, Thailand.

University of Michigan (1976): Fisheries and Integrated Mekong Basin Development. A Report to the Mekong Secretariat, Bangkok, Thailand.

Uramoto, M., Imhof, A. and Nette, A. (1997): The Asian Development Bank: Financing destructive development in the greater Mekong subregion. International Rivers Network, Berkeley, California, USA.

Van Breemen, N., (1993): Soil forming processes in acid sulphate soils. In H. Dost (ed.) Acid sulphate soils. Proc.1st Int. Symp. Acid Sulpahte Soils. ILRI Publ. 18, p. 66-130. ILRI. Wageningen, Netherlands.

Van Breemen, N., (1993) Environmental aspects of acid sulphate soils. In D.Dent and M. van Mensvoort (eds) Selected

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 79

Page 80: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

papers of the Ho Chi Minh City Symposium on Acid Sulphate Soils. Internat.Instit. for Land Reclamation and Improvement. Publ. No 53. Wageningen, Netherlands.

Ve, Nguyen Bao and Anh Vo Tong (1990): Soil Map of the Mekong Delta 1/250,000 scale based on USDA system. University of Can Tho and 60B Project, Can Tho/Ho Chi Minh City, Viet Nam.

White, G. (1963): Contributions of geographical analysis to river basin development. Geographical J., Vol 129, p. 412-431.

White, W.C. (1997): Review of Greater Mekong Task Force Strategies. International Rivers Network, Berkeley, California, USA.

White, I., Macdonald, B. C.T., and Meville, M. D. (2001): Modelling groundwater in soft, sulfidic, coastal sediments. In F. Ghassemi, P. Whetton, R. Little and M. Littleboy (eds.), Proceedings MODSIM, International Congress on Modelling and Simulation 10-13 December, 2001, Australian National University, Canberra, Australia. Vol 2. Natural Systems (Part 2), p. 567-572. Modelling and Simulation Society of Australia and New Zealand, Inc.

White, I. (2002a): Swelling and the hydraulic properties and management of acid sulphate soils. In C. Lin, M.D. Meville and L.A. Sullivan (eds) “Acid sulphate Soils in Australia and China” pp. 38-62. Science Press, Beijing, China.

White, I. (2002b) Water Management in the Mekong Delta. IHP-VI. Technical documents in Hydrology No 61 UNESCO, Paris 2002.

White, I., Falkland, A., Crennan, L., Meteutera, T., Etuati, B., Metai, E., Perez, P., and Dray, A. (2002c) “ Hydrology of and conflicts over shallow groundwater use and management in low coral atolls”. In Low-lying Coastal Areas-Hydrology and Integrated Coastal Management. International

Huỳnh Long Vân 80

Page 81: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Symposium Bremerhaven Germany, 9-12 September 2002. Deutches IHP/OHP-NationalKomittee, Koblenz, Germany.

White, I., Melville, M.D., Wilson, B.P., Price, C.B.,and Willett, I. (1993) Understanding acid sulphate soils in canelands. In: R.Bush(ed.) “Proc. Nat. Conf. on acid sulphate soils, 24-25 June 1993, Coolangatta, QLD”. P.116-129, NSW Agriculture, Wollongbar.

White, I., Melville, M.D., Sammut, J., Van Oploo, P., Wilson, P.B., and Yang, X.(1996a) Acid sulphate soils: Facing the challenges. Earth Foundation Australia monograph 1, Sydney, Australia. 55 pp.

White, I., Melville, M.D., and Sammut, J. ( 1996b) Possible Impacts of Salinewater Intrusion Floodgates in Vietnam’s Lower Mekong Delta. Seminar on Environment and Development in Vietnam, Australian National University Canberra, 7 December 1996. V. Weitzel Editor

http://coombs.anu.edu.au/~vern/envdev/papers/pap07.html

White, I., Melville, M.D., Gibbs, P., and Willett, I. (1997a): Impacts and Management of Salinewater Intrusion Floodgates in Coastal Areas with Acid Sulphate Soils. Trip Report, Vietnam Visit 17-25 May 1997 ACIAR Project Proposal LWR 1/96/204, ACIAR, Canberra.

White, I., Melville, M.D., Wilson,B.P., and Sammut J. (1997b): “Reducing acidic discharges from coastal wetlands in Eastern Australia. Wetlands Ecol. And Manag., Vol 5, p.55-72.

Willett, I.R., Melville, M.D., and White, I. (1993): Acid drainage from potential acid sulphate soils and their impact on estuarine ecosystems. In: D.Dent and M.E.F. Van Mensvoort (eds). Selected papers of the Ho Chi Minh City Symposium on acid sulphate soils. ILRI Publ. 53, p.419-425. ILRI, Wanenginen, Nethrelands.

Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng… 81

Page 82: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Huỳnh Long Vân 82

Wilson, B.P. (1996): Soil and hydrological relations to drainage from sugarcane on acid sulphates soils. PhD Thesis, School of Geography, Univ of NSW, Sydney, NSW, Australia.256 pp.

Wilson, B.P., White, I., and Melville, M.D. (1999): Floodplain hydrology, acid discharge and water quality associated with drained acid sulpahate soil. Marine Freshwater Res.,Vol 50, p. 149-157.

Xuan, Vo Tong (1993) “ Recent advances in integrated landuse on acid sulphate soils. In: D. Dent and M.E.F. van Mensvoort (eds) Selected papers of the Ho Chi Minh City Symposium on acid sulphate soils. ILRI Publ. 53, p. 129-136. ILRI, Wageningen, Netherlands.

Page 83: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ÂY LÚA VÀ

NỀN VĂN MINH VIỆT NAM

Trần Văn Đạt, Ph.D.

1. Dẫn nhập 2. Ngành lúa gạo và văn hóa Việt Nam 3. Sản xuất lúa gạo qua các nền văn hóa

- Giai đoạn hái lượm lúa trong thời kỳ nguyên thủy (cho đến 3000 năm trước),

- Giai đoạn phát triển trồng lúa trong thời Cổ đại (2700-2180),

- Giai đoạn trồng lúa trong thời Bắc thuộc (2179 - 938), - Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời độc lập

(939 - 1884), - Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Pháp

thuộc và cận Cách Mạng Xanh (1885 - 1967), và - Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Cách

Mạng Xanh (1968 đến nay). 4. Kết luận

1. Dẫn Nhập

L úa gạo là lẽ sống của dân tộc trong nhiều thế kỷ, đã và đang gắn liền với sự nền văn hóa và tiến bộ của đất nước. Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã trải qua những giai

đoạn thăng trầm của lịch sử và dân tộc, từ tình trạng tiến hóa liên tục trong thời kỳ nguyên thủy và Cổ Đại đến thời kỳ ngừng đọng, cải tiến chậm chạp trong thời quân chủ phong kiến, tiếp theo những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ tích lũy nhờ vào khoa học kỹ thuật trong thời kỳ thực dân, độc lập và thống nhất xứ sở. Tuy nhiên, sự phát triển thật sự nhanh chóng hơn hết chỉ

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 83

Page 84: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

xảy ra trong thời kỳ đổi mới trong hai thập niên vừa qua. Phần lớn sự tăng gia sản lượng lúa của nước từ bán thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 21 là do sự bành trướng liên tục của diện tích đất trồng, năng suất và số vụ mùa. Vào thời kỳ 1868-1873, diện tích trồng lúa của Việt Nam ước độ 700.000 ha hoặc hơn (Carle, 1927 và Dumont, 1995). Do nhu cầu dân số gia tăng nhanh chóng và mục tiêu xuất khẩu, diện tích này đã tăng lên 2,3 triệu ha trong 1912, gần 5 triệu ha trong 1942 và 7,3 triệu ha trong 2.006. Năng suất bình quân cả nước đã được cải thiện từ 1,2 t/ha trong tiền bán thế kỷ 20 tăng lên 2,0 t/ha vào thập niên 1960s-70s, và gần 5 t/ha vào năm 2006.

Việt Nam đã từng xuất khẩu gạo ít nhứt từ giữa thế kỷ 17 cho đến hết thập niên 1950s, sau đó trở thành xứ nhập khẩu thật sự vào những thập niên 1960s-80s và trở lại địa vị xuất khẩu thật sự kể từ năm 1989, đứng vào hàng thứ hai hoặc ba trong những nước xuất khẩu trên thế giới trong thời gian 1999-2006. Trong năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo. Đời sống của nông dân ở thôn ấp trong cùng thời gian trên đã thay đổi, nhưng vẫn còn cơ cực, nhất là những vùng sản xuất lúa gạo dư thừa. Tình trạng này không những chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn thấy ở đa số các nước trồng lúa ở Á Châu, ngoại trừ trường hợp Nhựt Bổn, Đại Hàn và Đài Loan vì những xứ này có chương trình bao cấp lớn lao cho nông dân họ. Thật vậy, đa số nông dân trồng lúa ở Thái Lan vẫn còn tương đối nghèo mặc dù xứ này dẫn đầu xuất khẩu lúa gạo trên thế giới trong suốt 70 năm qua.

Thành tựu của ngành trồng lúa hôm nay là do sự tiến bộ liên tục, kinh nghiệm quí báu tích tụ qua quá trình phát triển nông nghiệp, chủ yếu là khâu lúa gạo từ thời kỳ nguyên thủy cho đến ngày nay, gồm cả cuộc Cách Mạng Xanh từ cuối thập niên 1960s. Cho nên, những bước tiến hóa của ngành canh tác lúa ở Việt Nam trải qua 6 giai đoạn chính như sau:

• Giai đoạn hái lượm lúa trong thời kỳ nguyên thủy (cho đến 3000 năm trước),

Trần Văn Đạt 84

Page 85: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

• Giai đoạn phát triển trồng lúa trong thời Cổ Đại (thời Hùng Vương và An Dương Vương: cách nay 2700 - 2180),

• Giai đoạn trồng lúa trong thời Bắc thuộc (2179 - 938), • Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời độc lập

(939 - 1884), • Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Pháp

thuộc và cận Cách Mạng Xanh (1885 - 1967), và • Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Cách

Mạng Xanh (1968 đến nay).

2. Ngành Trồng Lúa và Văn Hóa Việt Nam Cây lúa có thể sinh sống và chịu đựng được nhiều điều kiện

môi trường khắc nghiệt. Chẳng hạn, cây lúa có thể sống trong vùng ngập nước nhiều tháng mà đa số các loại cây thực phẩm khác không thể sống được trong cùng điều kiện. Ngoài ra, cây lúa còn có thể sinh tồn và phát triển được trong nước mặn, đất phèn và các loại đất có vấn đề, trên độ cao 2.700 m và dưới mặt biển 3 m; nên thường được dùng làm hoa màu � �tiền phong trong các công tác khai khẩn đất đai.

Nhờ các ưu thế trên, cây lúa đã xuất hiện lâu đời trong nhiều xã hội trên thế giới và gắn liền với đời sống và văn minh của nhiều dân tộc; do đó nền văn minh lúa xuất hiện khắp nơi. Lúa gạo hiện diện trong các lễ hội cổ truyền, tôn giáo, tập tục, văn chương dân tộc, thơ phú, họa phẩm, ca nhạc, và dĩ nhiên trong nhà bếp của mọi gia đình của nước ta. Các loại gạo nếp còn được dùng để chế tạo thành rượu để uống và nấu thành xôi hoặc làm bánh cho nhiều lễ hội cách nay hàng ngàn năm. Các loại gạo thơm rất quý vì hiếm và giá cao, nên chỉ có giới thượng lưu và vua chúa mới có khả năng dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Các giới trung lưu và nghèo khó chỉ dùng gạo thơm trong những dịp đặc biệt như những ngày lễ hội hoặc tiếp đãi khách quí.

Những lễ hội thông thường nhất là các lễ tổ chức khởi đầu mùa lúa hoặc sau khi thu hoạch. Ở Việt Nam, lễ Tịch điền đã được tổ chức từ triều đại Hùng Vương, cách nay độ 2700 năm

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 85

Page 86: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đến Lê Hoàn vào đầu thế kỷ 11, triều Nguyễn vào thế kỷ 19 và đầu 20. Các lễ hội lúa gạo cũng là những dịp để tăng cường sự liên đới trong xã hội nông thôn, gồm có các cuộc thăm viếng gia đình, bạn bè, những trò chơi, thể thao và ngay cả cho giới thanh niên, thanh nữ có cơ hội gặp gỡ và tình tự. Ở Miền Nam, vào mùa cấy, có những cuộc thi đua hò hát ở ngoài đồng ruộng và những tiếng hò nương theo gió vang vội khắp đồng quê.

Ngành sản xuất lúa gạo còn cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người sinh sống ở nông thôn và thành thị cũng như đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia, đời sống kinh tế, xã hội và chính trị trong những nước lấy lúa gạo làm thức ăn căn bản. Thường nhà nước muốn giữ giá lúa gạo luôn ổn định và thấp có lợi cho các giới tiêu thụ đô thị hơn là nâng đỡ nông dân trồng lúa vốn nghèo khó, hầu tránh xáo trộn xã hội có thể xảy ra.

Ngoài ra, lúa gạo còn giữ vai trò thiết yếu trong dinh dưỡng và sức khoẻ của những người ăn cơm hàng ngày. Trong những xứ tiêu thụ gạo, các thức ăn hàng ngày thường có rất ít chất mở, vôi, sắt, riboflavin và ascorbic acid. Do đó, các xứ này thường xuất hiện những chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, như thiếu chất protein làm số tử vong cao; thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con và gây ra bệnh mù mắt; thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu (anaemias) ở trẻ con từ 5-12 tuổi và đàn bà trong thời kỳ sinh sản; thiếu chất iodine gây ra bệnh bướu cổ và một số bệnh khác; và thiếu chất thiamine and riboflavin thường xảy ra ở nơi ăn gạo trắng hơn là ăn gạo hấp (parboiled rice), còn gọi là bệnh thũng (Beriberi) (Juliano, 1993). Do đó, cần đẩy mạnh công tác cải tiến di truyền lúa để cải thiện tình trạng dinh dưỡng con người qua phương pháp lai tạo truyền thống hoặc công nghệ sinh học.

3. Sản Xuất Lúa Gạo Qua Các Nền Văn Hóa 3.1. Giai đoạn hái lượm và trồng lúa trong thời Nguyên thủy

(cho đến 3000 năm trước) (Viện Khảo cổ học, 1998 và 1999; Bùi

Trần Văn Đạt 86

Page 87: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thiết, 2000; Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn, 2000; và Viện Thành tựu Khoa học Xã hội, 1981).

Nền văn minh lúa gạo ở Việt Nam đã xuất hiện lâu đời và phát triển qua các nền văn hóa được các nhà khảo cổ học khám phá. Mặc dù còn quá ít các di chỉ và di vật khảo cổ, nhiều chuyên gia cho rằng Người Vượn (Homo erectus) có mặt ở Việt Nam vào khoảng 250.000 năm trước. Các nhà khảo cổ đã xếp loại các nền văn hóa xảy ra trên đất nước Việt Nam như sau:

● Nền văn hóa Sơn Vi (cách nay 18000-11000 năm): Người văn hóa Sơn Vi đã biết sống với nhau thành từng nhóm trên địa bàn trải dài từ Lào Cai đến Nghệ An và từ Sơn La đến vùng sông Lục Man ở phía đông. Họ săn bắt, hái lượm và sống ở ngoài trời hoặc hang động của các núi đá vôi, với các dụng cụ lao động bằng đá cuội được ghè đẽo ở rìa cạnh để chặt, nạo hay cắt,... Người Sơn Vi có những bước tiến trong kỹ thuật chế tạo những loại rìu lưỡi không còn thô sơ như trước kia nữa (thời kỹ nghệ Ngườm cách nay 30000-23000 năm).

● Nền văn hóa Hòa Bình (cách nay 10000-8000 năm): Nền văn hóa Hòa Bình đã xuất hiện ở nước ta cũng như ở vùng Đông Nam Á, như Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia và Indonesia cách nay từ thiên niên kỷ thứ 10 đến 8. Con người còn sống từng bầy, lấy hang động làm đơn vị cư trú. Có những hình khắc mặt người và thú trên vách đá hang động trong hang Đ � �ồng nội. Với câu ăn lông ở lỗ người ta có thể tưởng tượng đời sống của người thượng cổ còn man dại, phần lớn săn bắt và hái lượm là nền kinh tế chủ yếu của họ. Hàng ngày con người rủ nhau săn bắn hoặc xuống sông suối bắt ốc, cá hoặc hái lượm các loài cây củ đậu để làm thức ăn. Đời sống luôn phải di chuyển để tìm thức ăn vì chưa biết trồng loại cây kinh tế cố định. Vào thời kỳ này, con người đã có ít khái niệm chống chế thiên nhiên và có ít sáng kiến trong công việc chế tạo dụng cụ sản xuất hữu hiệu hơn để có nhiều thức ăn hơn. Cũng giống như nền văn hóa Sơn Vi, công cụ của văn hóa này cũng làm bằng đá cuội để chế các công cụ gỗ tre, nhưng có phần tốt hơn,

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 87

Page 88: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chẳng hạn bàn nghiền to lớn, chày nghiền, mà nhiệm vụ chính có thể là làm tách các hạt lúa với một số lượng nhiều hơn. Các nhà khảo cổ xem các dụng cụ ghè đẽo một mặt, còn giữ nguyên một mặt vỏ đá cuội là đặc điểm của nền văn hóa Hòa Bình. Trong nền văn hóa này chưa có đồ gốm.

Các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết phấn hoa của họ rau đậu trong một số hang động của nền văn hóa này ở Hòa Bình, Hà Tây và Lai Châu cho biết Nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu nẩy sanh trong thời kỳ văn hóa Hòa Bình, nền nông nghiệp trồng rau củ xuất hiện ở cuối thời kỳ văn hóa Hòa Bình và cũng là nền nông nghiệp sơ khai của dân tộc. Đây có lẽ là cu �ộc Cách mạng xanh� đầu tiên của những cư dân trên đất Việt Nam lúc bấy giờ vì từ một cuộc sống hoàn toàn theo thiên nhiên trở nên cuộc sống với hướng đi mới: nghề nông nghiệp. Con người bắt đầu thuần dưỡng các giống loài thiên nhiên.

● Nền văn hóa Bắc Sơn và Quỳnh Văn (cách nay 6000-5000 năm) tiếp theo sau nền văn hóa Hòa Bình, đặc biệt ở các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên và trong nhiều vùng của nền văn hóa Hòa Bình. Con người đã bắt đầu sống ngoài hang động và các mái đá của vùng núi đá vôi. Họ vẫn giữ truyền thống chế tạo công cụ bằng đá cuội như ở các nền văn hóa trước, nhưng họ đã biết mài đá làm những chiếc rìu mài ở lưỡi (Hình 1). Thời kỳ đồ đá mới bắt đầu khoảng 8000 đến 3000 năm trước đưa đến cuộc “cách mạng đá mới” (Bùi Thiết, 2000). Nhờ dụng cụ đá mài, rìu mài họ có thể chặt cây, phá rừng để phát triển nghề nông nghiệp nương rẫy. Trong nền văn hóa này có đồ gốm sơ kỳ xuất hiện. Ngoài ra, cũng còn có nền văn hóa biển Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có đồ gốm sơ kỳở rải rác dọc bờ biển mà hoạt động chủ yếu của cư dân ở đây là đánh cá. Trong thời gian này đã có nhiều bộ lạc bắt đầu định cư ở dọc bờ biển, trên núi rừng, hang động; nhờ đó nền nông nghiệp sơ khai bắt đầu tiến hóa dần để ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi các bộ lạc trồng lúa xuất hiện.

Trần Văn Đạt 88

Page 89: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Người ta không biết được các bộ lạc trồng lúa xuất hiện từ lúc nào, nhưng có thể đoán rằng vào cuối thời đại đá mới, khoảng 6.000-5.000 năm trước đây. Vì bấy giờ chưa có gia súc và dụng cụ nông nghiệp tốt, người dân nguyên thủy phải dùng sức lực con người để khắc phục thiên nhiên. Họ có thể bắt đầu làm lúa rẫy bằng cách dùng lửa đốt cây cỏ làm sạch đất, dùng rìu đá mài để chặt cây, dùng gậy chọc lỗ, gieo hạt, lấp đất và chờ lúa chín hái nhặt; hoặc có thể dùng lưỡi cuốc đá nhọn để sới đất, gieo trồng lúa ở các thung lũng, đầm lầy quanh nơi cư trú. Đây là lúc nền văn minh của cư dân đất Việt cổ sơ đạt đến sự thay đổi mới với các biến chuyển quan trọng trong cơ cấu xã hội và đời sống của con người. Nhờ có nền nông nghiệp trồng lúa, đời sống của con người cũng bắt đầu ổn định hơn và phát triển về mặt xã hội, tổ chức.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các bộ lạc trồng lúa ở khắp nơi từ Bắc chí Nam, đáng chú ý nhất là văn hóa Hạ Long (Quảng Ninh-Hải Phòng) với các di tích văn hóa như rìu, bôn có cán lắp, khoan tách lõi; văn hóa Bàu Tró (Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình), với di tích văn hóa như bàn nghiền, bàn xát rất lớn, chiếc cuốc đá có chuôi lắp vào cán và văn hóa Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai), với rìu vai xuôi, rìu tam giác, cuốc móng trâu, đục, dao đá có hình bán nguyệt gọi là: “dao liềm” hay “dao hái” có thể để gặt lúa. Bộ sưu tập Cầu Sắt mang đặc tính chung của thời đại hậu kỳ đá mới; cho nên cùng với các trung tâm văn hóa khác của nước, khu vực văn hóa của sông Đồng Nai đã làm đa dạng hóa và tô đậm nét văn hóa dân tộc cách nay khoảng 5.000 năm (Hoàng Xuân Chính et al., 1978).

Nhiều di chỉ của nền văn hóa Bắc sơn được tìm thấy, trong đó có một mảnh đá có khắc vẽ lá của một họ Hòa thảo (lá dài với những gân song song) chứng tỏ là lá lúa (Colani, 1930 theo Bùi Huy Đáp, 1980). Di vật nầy cho biết loài lúa đã được người nguyên thủy biết và chú ý đến, ngoài rau đậu và cây củ. Sự quan trọng của cây lúa ngày càng lớn vì cây lúa có thể sinh sống trong những điều kiện phong thổ khó khăn, như núi đồi, nước ngập,

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 89

Page 90: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

khô hạn, nước phèn, nước mặn, v.v. và hạt lúa tương đối dễ dàng bảo quản, nên có thể đáp ứng đòi hỏi kinh tế của dân cư ngày càng đông đảo hơn.

● Nền văn hóa Phùng Nguyên (cách nay 4000-3500 năm): Những khảo cứu phân tích carbon phóng xạ cho thấy nền văn hóa này đã tồn tại đến nửa thiên niên kỷ thứ II trước CN. Nhiều di chỉ tìm được tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội và Hải Phòng. Ở di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phú), các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hạt gạo cháy tròn (Hình 2). Ở di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng), họ còn tìm thấy phấn hoa của một giống lúa nước, có niên đại 3405±50 năm (Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn, 2.000). Các di chỉ này cho biết lúa rẫy và lúa nước đã được trồng khá rộng rãi ở nhiều nơi trong nước với các phương tiện thô sơ như cuốc đá nhọn, rìu đá, gậy, ... như đã thấy vào cuối thời kỳ văn hóa Bắc Sơn.

Vào thời kỳ này, các bộ lạc thường hay di chuyển để tìm đủ thức ăn, nên nghề trồng lúa rẫy có lẽ chiếm vị thế quan trọng hơn trồng lúa nước, như thường thấy ở các dân tộc thiểu số trên miền thượng du Bắc Việt và cao nguyên Trung Phần ngày nay. Tuy nhiên, cũng có những xóm làng định cư lâu dài mà các di chỉ khảo cổ cho biết có nhiều tầng văn hóa chứa nhiều mảnh gốm, những tầng lớp vỏ ốc dày. Các bộ lạc nông nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai đã làm đất với những chiếc cuốc đá mài nhẵn có đuôi và biết dùng các dao liềm hay dao hái đá để gặt lúa.

Trong nền văn hóa này, kỹ thuật làm đồ đá đạt trình độ cao với rìu và bôn hình tứ giác nhỏ, đồ trang sức bằng đá mài nhẵn, với kỹ thuật cưa đá và tiện đá lão luyện, đặc biệt là sự xuất hiện đồ đồng và thuật luyện kim, như ở Gò Bông, đã làm biến chuyển lớn nền nông nghiệp trồng lúa sơ khai và tạo nên các cơ sở vật chất và tinh thần sơ khởi của thời đại Hùng Vương sau này.

3.2. Giai đoạn phát triển trồng lúa trong thời Cổ đại (Hùng Vương - An Dương Vương: 2700 - 2180 năm trước)

Trần Văn Đạt 90

Page 91: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

● Thời đại Hùng Vương (cách nay 2700-2258 năm) khởi sự từ các giai đoạn phát triển từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt, nghĩa là từ thế kỷ thứ VII đến giữa thế kỷ thứ II trước CN, và là thời kỳ chuyển biến quan trọng để hình thành một nền văn minh xưa và một nước cổ sơ của người Việt. Nước Văn Lang của các đời vua Hùng gồm có vùng Bắc bộ, bắc Trung bộ của nước ta và một phần phía nam của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc (Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn, 2000).

Vào thời kỳ này, về phương diện chính trị xứ sở đã có tổ chức tương đối rõ rệt như Lạc vương, Lạc hầu (văn), Lạc tướng (võ), Quan lang (con trai vua), Mỵ nương (con gái vua), Bố chính (quan lại), ở làng mạc có chế độ tù trưởng và trong mỗi gia đình đã có chế độ gia tộc, gia trưởng.

Hàng trăm di chỉ và di vật đã được các nhà khảo cổ tìm thấy, đánh dấu các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn Phùng Nguyên (Phú Thọ) (2500-1500 năm trước CN).

- Giai đoạn Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) (1500-1000 năm trước CN).

- Giai đoạn Gò Mun ở lưu vực sông Hồng và di chỉ Dốc Chùa, xã Tân Hòa, Bình Dương (900-500 năm trước CN - tương đương với thời kỳ ban đầu của họ Hồng Bàng).

- Giai đoạn Đông Sơn (đầu thế kỷ thứ IV trước CN - vài ba thế kỷ sau CN).

Từ buổi đầu tiên của thời vua Hùng Vương cùng lúc với nền văn hóa Gò Mun, người Việt đã khởi đầu sự phát triển nghề nông trồng lúa nước cũng như nghề chăn nuôi, đánh cá, nghề gốm,... Nghề trồng lúa nước dần dần trở nên quan trọng hơn lúa rẫy đối với cư dân Việt lúc bấy giờ vì lúa nước cho năng suất cao, đảm bảo nhiều hơn cho thời kỳ thu hoạch để đáp ứng áp lực dân số ngày càng đông. Tuy nhiên, dụng cụ sản xuất bằng đá vẫn còn chiếm vị thế quan trọng, chứng minh nghề trồng lúa còn thô

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 91

Page 92: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

sơ cũng giống như nền văn minh buổi ban đầu của người Việt trong những tháng ngày mới lập quốc. Nông dân biết trồng lúa cấy theo mực nước sông lên xuống, nhưng lúa gạo chưa là thức ăn căn bản của người Việt. Sự kiện này được thể hiện qua truyền thuyết như sau: “Ban đầu, quốc dân ăn mặc chưa đủû, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm; lấy gạo ngâm làm rượu, lấy cây quang lang,1 cây soa-đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy: đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm; gác cây làm nhà để tránh nạn hổ-lang; cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm; nhà có người chết thì giã gạo để cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp; trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu dê làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới thương thông; lúc bấy giờ chưa có trầu cau nên phải thế.” “Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy làm ruộng”, “phát nương đổ rẫy. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp”. (Lĩnh Nam chích quái, 1960).

Trong ngành trồng lúa nước, dân Việt trồng lúa theo nước lên xuống nhiều năm ở ven sông rạch với phương pháp gieo sạ thẳng có lẽ vào cuối thời kỳ văn hóa Bắc Sơn. Đến thời đại Hùng Vương trong nền văn hóa Đông Sơn, cư dân ở những làng xóm dọc theo sông rạch, theo bờ bể đã biết sử dụng phương pháp cấy lúa để chủ động trồng trọt sau nhiều năm kinh nghiệm với điều kiện thiên nhiên. Phương pháp cấy lúa có thể biết sớm vì có khả năng giúp cho cây lúa có xác suất sinh tồn cao hơn cách gieo thẳng khi mực nước lên xuống, như từng thấy ở kinh nghiệm của lúa sạ (nổi) và lúa cấy một hoặc hai lần trong điều kiện thiên nhiên hiện nay. Vào thời kỳ này, những kinh nghiệm sống đã giúp cho nông dân hoàn hão lề lối canh tác nhằm đảm bảo sản xuất thực phẩm nhiều hơn. Từ cách gieo sạ thẳng nông dân đã

1 Sách Quảng Châu ký viết về cây quang lang: “Cây quang lang to đến bốn, năm người ôm, cao năm, sáu trượng, thẳng tuột không có cành ngang, trong vỏ có bột như bột mỳ, sắc vàng đỏ, mỗi cây cho vài chục hộc bột.” (trong Bùi Thiết, 2000)

Trần Văn Đạt 92

Page 93: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chuyển qua phương pháp làm mạ lúc đầu mùa mưa để cấy vào lúc ruộng ngập nước, chủ yếu giúp cây lúa chịu đựng được mực nước sông lên cao dần trong khí hậu gió mùa. Do đó, người Việt đã biết cấy lúa vào thời mới dựng nước, cách nay ít nhất 3000-2700 năm.

Đến thế kỷ thứ 2 trước CN, trong giai đoạn Đồng Đậu, các dụng cụ bằng đá được thay thế dần với dụng cụ đồng, thau, rồi công cụ sắt. Vào lúc đó, ngành trồng lúa nước đã trở thành chủ yếu của nền nông nghiệp bản xứ. Sử Trung Quốc ghi rằng: “Ngày xưa, Giao Chỉ khi chưa chia thành quận, huyện, ruộng đất có ruộng lạc, ruộng đó theo nước triều lên xuống, dân khẩn ruộng mà ăn nên gọi là dân lạc”. Như thế ruộng lúa này có thể cố định, được đắp đê để ngăn giữ nước trồng lúa. Chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh vào thời Hùng Vương có thể tượng trưng cho công tác đắp đập đê để ngăn ngừa lụt. An Nam chí lược có ghi chép cư dân Văn Lang “tưới ruộng theo nước triều lên xuống”. Hoặc vết tích một đoạn đê cổ ở thành Cổ Loa trước thời Bắc thuộc cho người ta nghĩ rằng người dân tại một số vùng đã bắt đầu biết đắp bờ giữ nước, tháo nước để bảo vệ cây lúa và làm tăng gia sản xuất.

Thời đại Hùng Vương đã trải qua các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng, trống đồng (Hình 3) và cuốc, mai thuổng bằng sắt từ giai đoạn Gò Mun đến giai đoạn Đông Sơn. Cho nên, ngành trồng lúa đã phát triển mạnh khi thay thế công cụ sản xuất như cuốc cày bằng đá với lưỡi cày cuốc bằng đồng do người hoặc trâu bò kéo. Theo Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, cư dân Phùng Nguyên đã biết chăn nuôi vì trong các di chỉ và mộ táng có những xương răng chó, lợn, trâu, bò... Điều này chứng minh rằng người Việt đã biết cày cấy trước thời Bắc thuộc, biết dùng sức kéo của trâu bò để làm ruộng, chứ không phải như đã ghi trong sử Trung Quốc (Hậu Hán Thư và trong Thủy Kinh Chú trong Bùi Thiết, 2000) cũng như các sách sử Việt viết theo tài liệu của Trung Hoa rằng Thái thú Nhậm

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 93

Page 94: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Diên dạy dân Cửu Chân cày bừa. Có thể người Trung Hoa đem các chiếc cày, cuốc bằng sắt vào xứ Giao Chỉ và Cửu Chân vào buổi đầu Bắc thuộc (Phạm Văn Sơn, 1960) giúp cho việc làm đất ruộng mau lẹ và sâu hơn.

Trong giai đoạn hậu thời kỳ đồng thau đến thời đại đồ sắt, người Việt đã nắm vững một số phương pháp canh tác tiến bộ của ngành làm ruộng nước và làm ruộng nương (ở đất cao, đồi, núi), nhằm khai thác đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cả ở Bắc bộ và Trung bộ. Đồng thời cư dân ở Miền Đông Nam bộ cũng biết trồng lúa rẫy ở đất cao và lúa nước ở đất thấp để sinh sống. Hoạt động săn bắt và hái lượm vẫn còn hiện diện, nhưng đã trở thành thứ yếu, chỉ còn thấy ở các vùng đồi núi.

Công Cụ Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nền Văn Hóa Đông Sơn

“Nhóm công cụ sản xuất bằng đồng thau của văn hóa Đông sơn khá phong phú, trong đó rìu chiếm một số lượng quan trọng.

Rìu: Tất cả những chiếc rìu đã tìm được đều có một đặc điểm chung là thuộc rìu có họng, về hình dáng của lưỡi thì rất đa dạng và phức tạp. Nói chung có hai xu hướng: rìu có lưỡi không cân xứng và rìu có lưỡi cân xứng.

Lưỡi cày đồng: Cũng là một trong những di vật tiêu biểu và độc đáo của văn hóa Đông Sơn. Cho tới nay có gần 200 hiện vật được xếp vào nhóm công cụ này. Có thể phân thành 4 kiểu. Kiểu lưỡi cày hình tam giác được phát hiện còn ít, có dáng chắc khoẻ, họng to, mũi nhọn gần giống những lưỡi cày sắt hiện đại. Kiều lưỡi cày hình tim tìm được nhiều nhất. Gần 100 chiếc lưỡi cày để trong trống Cổ loa I thuộc kiểu này. Kiểu lưỡi cày hình cánh bướm hay hình chân vịt có số lượng đứng hàng thứ ha, kích thước nói chung nhỏ bé. Kiểu lưỡi cày có vai ngang hoặc vai nhọn cũng rất ít, kích thước tương tự như lưỡi cày hình bướm.

Những chiếc xẻng chân chính cũng đã phát hiện. Số lượng rất ít và chỉ thấy trong sưu tập đồ đồng Cổ Loa.Có chiếc gần giống như lưỡi xẻng hiện đại. Có chiếc không có phần họng riêng biệt mà liền với lưỡi thành một khối, hai bên rìa lưỡi hơi thắt lại ở phần trên. Họng xẻng có cấu tạo giống như họng lưỡi cày hình tim.

Trần Văn Đạt 94

Page 95: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cuốc đồng: Ngoài những chiếc rìu có vai có thể được sử dụng như những lưỡi cuốc tìm thấy rải rác ở Vinh Quang, Trung Mầu, Phú Lương, đặc biệt chiếc tìm thấy ở Bãi Phủ (Đông Hà, Thanh Hoá) có kích thước lớn, dài 16,5 cm, rộng 11,7 cm trên mặt trang trí hoa văn vòng tròn tiếp tuyến cạnh thẳng và chéo song song nhỏ như hoa văn trên trống, thạp, có thể dành riêng dùng trong các lễ nghi nông nghiệp. Còn có những kiểu khác phổ biến hơn: kiểu cuốc có hình chữ U tùy thep cách lắp cán cũng có thể còn được dùng như mai, có nhiều hơn cả.Kiểu cuốc có vai và phần họng tra cán ăn sâu xuống lưỡi.Kiểu cuốc có họng tra cán, lưỡi gần có hình tam giác. Kiểu cuốc có lỗ tra cán, lưỡi hình cung.

Nhóm thuổng hay mai: trước đây thường được xếp vào nhóm rìu có lưỡi cân xứng. Nói chung nó có phần chắc và khoẻ hơn những lưỡi rìu, phần lưỡi dày thích hợp với công cuộc đào đất hay dầm đất hơn.

Nhóm công cụ thu hoạch: hiện nay mới thấy rõ nhất là lưỡi dao gặt hay còn được gọi là nhíp. Phần lớn chỉ còn lại những mảnh vở, không hoàn chỉnh. Có hai chiếc còn tương đối nguyên dạng có dáng giống như mảnh vỏ chai, một nữa có những gò nổi lên tạo thành một rìa như răng cưa, một nửa để trơn nhưng có hai lỗ buộc dây.” (Viện Khảo cổ học, Tập II, 1999).

Hình 1: Các rìu đá Bắc Sơn (Ảnh: N. K. Quỳnh).

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 95

Page 96: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

H

ình 2: Hạt gạo cháy vào thời kỳ văn hóa

Đông Sơn (2500-3000 năm

trước) (Ảnh:

N. K

. Quỳnh).

Hìn

h 3:

Trố

ng đồn

g Đ

ông

Sơn

(250

0-30

00 năm

trư

ớc) (Ả

nh: N

. K. Q

uỳnh

)

Trần Văn Đạt 96

Page 97: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tóm lại, quá trình trồng lúa ở Việt Nam đã tiến hóa lâu dài, chậm chạp theo trình độ văn minh của dân tộc. Từ thời người Vượn cho đến 10.000 năm trước, thời nguyên thủy, con người chỉ biết săn bắt và hái lượm, chủ yếu là cây có củ và đậu để sinh tồn và hòa đồng với thiên nhiên. Cho đến cuối thời kỳ nền văn hóa Hòa Bình (8000 năm), nền nông nghiệp sơ khai mới xuất hiện và con người bắt đầu hái lượm từng hạt từ những cây lúa hoang sống ở các đầm lầy và biết gỡ vỏ lúa để lấy hạt gạo ăn thêm. Đến thời kỳ văn hóa Bắc Sơn (6000-5000 năm), cư dân trên đất Việt đã thu thập được nhiều kinh nghiệm trồng lúa để làm thế nào thu hoạch thêm nhiều thóc gạo. Họ đã bắt đầu lấy hạt lúa gieo trồng gần nơi cư trú, thường là rẫy nương hoặc thung lũng, đầm lầy. Các Bộ lạc trồng lúa đã xuất hiện trong thời kỳ này, đánh dấu sự thay đổi lớn, ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn minh cư dân Việt, vì nghề trồng lúa đã tạo nên một đời sống ổn định hơn. Sau đó sự xuất hiện các loại kim khí như đồng, thau, sắt, gang và nghề luyện kim đã cung cấp cho nghề nông chủ yếu ngành trồng lúa các phương tiện sản xuất hữu hiệu làm tăng sản phẩm và cải tiến năng suất để bảo đảm lương thực, đặc biệt vào thời đại Hùng Vương và An Dương Vương.

3.3. Giai đoạn trồng lúa trong thời Bắc thuộc (179 trước CN - 938 sau CN)

Ngoài ảnh hưởng tiêu cực của thời Bắc thuộc như chính sách Hán hóa, chế độ hà khắc bóc lột, người Việt đã tiếp thu được nền văn minh lâu đời và kỹ thuật tiến bộ hơn của người Trung Quốc. Cho nên, sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa gạo gia tăng đáng kể, nhưng rồi ngưng trệ do nền văn hóa thiếu khoa học của Hán tộc. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Việt được phong phú, đa dạng hơn trong khi bị bọn độ hộ bốc lột và đàn áp tàn nhẫn.

Trong hơn một ngàn năm đô hộ của Bắc phương, ngoài nền văn hóa Nho giáo đã thắm nhuần vào tận cội rễ của dân tộc, từ vua chúa cho đến hàng thứ dân, nền nông nghiệp, chủ yếu là lúa

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 97

Page 98: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

gạo không nhiều thì ít đã mang màu sắc của xứ thống trị. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin đáng tin cậy để chứng minh những tiến bộ nông nghiệp trong giai đoạn cực kỳ khó khăn và đau khổ này của dân tộc Việt.

Vào đầu thế kỷ thứ I, Việt Nam gồm có 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam với dân số độ 1 triệu người, và theo sách Tiền Hán Thư dân số được ghi nhận như sau (Bùi Thiết, 2000):

- Quận Giao Chỉ có 94.440 hộ với 746.237 khẩu - Quận Cửu Chân có 35.743 hộ với 166.613 khẩu - Quận Nhật Nam có 15.460 hộ với 89.485 khẩu - Tổng cộng có 143.643 hộ với 1.002.335 khẩu

Trước thời kỳ Hán thuộc, người Việt đã dùng sức kéo của con người, trâu bò, sử dụng cuốc rồi cày bằng đá nhọn, đồng, đắp bờ giữ nước, dẫn nước, ... trồng lúa ruộng lạc (ruộng nước), gần như đồng thời tiến bộ phát triển canh tác lúa của người Hán. Ngoài ra, người Việt cổ có nhiều kinh nghiệm trồng lúa đáng chú ý như sau: bắt đầu trồng lúa tẻ (ngoài lúa nếp), trồng lúa nước nhiều hơn lúa nương, chọn mùa gieo hạt, biết cấy lúa, chăm bón ruộng lúa, v.v. Những tiến bộ này đã giúp nông dân làm tăng gia năng suất. Chẳng hạn, lúa ở Cửu Chân vào thế kỷ II trước CN có 156 gốc lúa cho 768 bông lúa, tức mỗi gốc cho đến 5 bông lúa (Bùi Thiết, 2000). Với thông tin trên, số 156 gốc lúa có thể được trồng với khoảng cách của bụi lúa ước độ 40x40 cm và mỗi bông lúa độ 60 hạt; nên năng suất có thể suy đoán độ 0,5 t/ha hoặc hơn.

Từ thế kỷ II trước CN đến đầu thế kỷ I sau CN, nền kinh tế, văn hóa và xã hội của nước vẫn là cơ cấu của nền văn hóa Đông Sơn với nông nghiệp lúa nước cổ truyền ở sơ thời đại sắt, chứng minh sức sống mãnh liệt của nền văn minh nước ta trước xâm lăng Bắc thuộc (Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, 2000). Sự xâm nhập văn hóa và kỹ thuật của Trung Quốc đã một phần nào giúp cho sự mở mang trí tuệ và văn hóa sẵn có của dân Việt thêm đa dạng, và làm cho nền kinh tế của nước bành trướng hơn

Trần Văn Đạt 98

Page 99: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

để phục vụ cho bóc lột và mưu đồ đồng hóa người Việt của kẻ thống trị. Chẳng hạn, sự du nhập các lưỡi cày cuốc sắt để thay thế lưỡi cày cuốc bằng đồng, đem gia súc từ Trung Quốc qua để mở mang chăn nuôi (Phạm Văn Sơn, 1960). Sử dụng phân bắc bón ruộng (Bùi Huy Đáp, 1999).

Cũng nên nhắc rằng vào lúc Hán Cao Tổ qua đời (185 trước CN), nước Tàu gặp cuộc khủng hoảng chính trị, Lã Hậu cướp ngôi của Huệ Đế. Bà bãi bỏ thông sứ với Vũ Vương và còn hạ lệnh cấm vận, không cho người Hán buôn bán đồ vàng, đồ sắt và các dụng cụ canh nông với dân chúng Việt Nam (Phạm Văn Sơn, 1960). Đây là cuộc cấm vận đầu tiên trong lich sử Việt Nam và sự kiện này cho thấy rằng nền nông nghiệp của xứ ta còn kém hơn Tàu, đặc biệt các dụng cụ sản xuất bằng sắt như cuốc, cày sắt. Tuy nhiên, có thể nói rằng trong thời đô hộ của Bắc phương, trình độ trồng lúa của người Việt tiến bộ dần để rồi sau một thời gian không khác biệt nhiều với người Hoa. Hiện nay ở vùng quê của tỉnh Hồ Nam ở Trung quốc vẫn còn thấy những nông cụ mà nhà nông Việt Nam đã dùng như cày, cuốc, bừa, trục, vòng hái, xa quạt lúa, cối xay, cối giã gạo, nia, thúng, sàng, v.v..

3.4. Giai đoạn sản xuất lúa gạo trong thời kỳ độc lập (939 - 1884)

Thời kỳ độc lập đã khởi sự từ năm 939, sau khi Ngô Quyền đã đánh đuổi bọn Nam Hán về nước cho đến năm 1884 sau khi triều đình Huế ký hòa ước Patenôtre với nước Pháp công nhận cuộc bảo hộ của Pháp trên đất Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong gần một ngàn năm độc lập này, với các cuộc xâm lăng thô bạo không ngừng của Bắc phương, nền cai trị của nhà nước được cũng cố, nền văn hóa vẫn còn nhiễm nặng bản chất Nho giáo. Xã hội đã trưởng thành từ thành thị đến thôn quê, với các tập tục dân tộc địa phương, hương uớc của thôn xã và xuất hiện các giai cấp sĩ, nông, công, thương cũng như các giới đại phú và kẻ bần cùng ngày càng rõ rệt.

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 99

Page 100: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Từ lúc khởi đầu của thời kỳ độc lập, trình độ kỹ thuật trồng lúa khá cao do sự hòa hợp của nền văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hán tộc. Đa số các kỹ thuật thời bấy giờ không khác bao nhiêu so với buổi đầu Pháp thuộc. Người Việt đã biết sử dụng cày cuốc bằng sắt, bừa trục, dùng trâu bò kéo, cày sâu cuốc bẩm, chăm sóc bón phân, làm cỏ, đắp đê, dẫn thoát thủy, gặt hái, phơi sấy, bảo quản và biến chế.

Vào thời kỳ độc lập, tất cả các triều đại quân chủ đều chú trọng vào nền kinh tế lấy nông nghiệp làm căn bản. Với mục tiêu thúc đẩy sản xuất lúa trong nước không những nhằm đáp ứng tình trạng gia tăng dân số và còn muốn đạt chỉ tiêu của ngành thu thuế, các nhà nước từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn đến nhà Nguyễn đều quan tâm đến các công tác nông nghiệp chính sau đây:

(i) Khai khẩn đất hoang và đất mới bồi lấp, (ii) Tái trồng đất bỏ hoang do chiến loạn và định cư lưu dân, (iii) Đắp đê đập và (iv) Phát triển công tác dẫn thủy nhập điền.

Do đó, các nhà vua từ Lê, Lý, Trần về sau đã thường xuyên tổ chức lễ Tịch điền hàng năm trước các vụ mùa lúa để khuyến khích dân chúng đẩy mạnh canh tác. Ngoài ra, còn có các lễ hạ điền, lễ thượng điền, lễ cơm mới (vào tháng 10), v.v. Trong suốt thời kỳ độc lập này, nền nông nghiệp, chủ yếu ngành trồng lúa đã được phát triển, nhưng không được đồng đều trong cả nước, vì trồng lúa nước ở các đồng bằng và thung lũng phát triển nhiều với năng suất cao hơn, trong khi lúa rẫy trên các triền đồi núi vẫn còn thực hành theo phương pháp du canh lạc hậu cho đến ngày nay.

Trong ngót gần 1000 độc lập, năng suất ước lượng chỉ có thể tiến bộ từ độ 1 t/ha lúc nước bắt đầu độc lập (938 sau CN) lên 1,2 t/ha vào cuối thời kỳ độc lập, nếu năng suất lúa nước lúc bắt đầu từ thời độc lập được xem ít nhiều tương đương với Trung Quốc trong thời kỳ Bắc thuộc. Năng suất tăng gia phần lớn do

Trần Văn Đạt 100

Page 101: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

các giống được thuần dưỡng hơn, sự phát triển công tác thủy lợi và các kinh nghiệm lâu dài của nông dân. Ngoài ra, sự tăng gia năng suất chậm chạp một phần do bành trướng diện tích đất ruộng khá nhanh do chính sách khẩn hoang lập ấp. Ngành trồng lúa đã trở nên quan trọng của đất nước và là nguồn sống, mạch máu của dân tộc từ lâu rồi.

Các tư liệu liên hệ đến chính sách về ngành trồng lúa của các triều đại quân chủ Việt Nam đã được lịch sử ghi lại như sau (theo Đào Duy Anh, 1938; Phạm Văn Sơn, 1960; Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn, 2000):

Nhà Ngô-Đinh-Lê (939-1009 sau CN): Trong thời kỳ vừa mới độc lập, việc cai trị nước chưa vững chắc, các triều đại chưa quan tâm nhiều đến nông nghiệp, nhưng đã có đất ruộng riêng để vừa tự cấp vừa để làm đất phục vụ việc tế lễ gọi là lễ tịch điền. Năm 987, Lê Hoàn (980-1005) đến cày ruộng Núi Đọi và núi Bàn Hải (Hà Nam) làm nổi bật lên hai hủ vàng và hủ bạc nên gọi là ruộng vàng và ruộng bạc, với mục đích khuyến khích người dân tham gia phát triển trồng lúa trong nước. Năm 1002, Ông ra lệnh phát triển nông nghiệp, khuyên dân chúng cày cấy, sử dụng giống lúa của ruộng tịch điền. Các lãnh chúa trước thời Đinh Tiên Hoàng cho đến các đời vua Tiền Lê là những điền chủ lớn trong nước. Như Lê Lương, một Lãnh chúa ở vùng Ái châu có đất rộng với 3.000 dân cư, thu hoạch lúa chất vào 110 lẫm lúa. Lê Hoàn và các con của Ông cũng là những đại điền chủ. Ruộng của ông ở Hoa Lư có bao nhiêu không rõ, nhưng sứ Tàu Tống Cao (năm 990) cho biết có cả ngàn trâu của vua (Tạ Chí Đại Trường, 1996).

Nhà Lý (1010-1225 sau CN): Vào Triều đại nhà Lý, ruộng đất tư đã xuất hiện do ban cấp, mua bán hoặc thế chấp. Nhà nước cho thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông” còn gọi là chế độ quân điền - cho quân lính thay phiên nhau về quê chăm lo trồng lúa để vừa đở tổn phí nuôi quân vừa đẩy mạnh công tác sản xuất. Triều đình còn cấm giết trâu và áp dụng luật pháp xử phạt rất

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 101

Page 102: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nặng cho những người vi phạm, nhằm giữ phương tiện làm đất ruộng trồng lúa.

Năm 1092, nhà nước ra lệnh tiến hành đo đạc, lập sổ điền bạ để đóng thuế. Việc phân chia ruộng đất làng xã theo định kỳ lần đầu tiên được quy định thành luật lệ là chế độ quân điền. Vào thời Hậu Lê định kỳ là 6 năm và thời Nguyễn là 3 năm (Phan Đại Doãn, 2001). Ngoài ra, các vua nhà tiền Lý cũng chú trọng đến lễ tịch điền hàng năm. Vào mùa Xuân 1038, Lý Thái Tông (1028-1054) đến Bố Hải khẩu làm lễ tịch điền. Khi có các quan can gián nhà vua đi cày ruộng, vua Lý Thái Tông đáp: “Trẫm không cày thì lấy gì mà làm xôi cúng. Lấy gì để xướng xuất thiên hạ.” Vào năm 1056, vua Lý Thánh Tông (1064-1072) ban chiếu khuyến dân làm ruộng. Quan trọng hơn hết là phát triển công tác đắp đê đập để chống lũ lụt. Nhà Lý tiếp tục công tác này cũng như đào vét kinh trong những năm về sau một cách tích cực. Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) thực hiện công tác chấn hưng nông nghiệp, cho xây đắp đê Cơ xá để tránh thủy tai hàng năm. Năm 1072, nhà vua cho đắp đê Như Nguyệt ở sông Cầu để bảo vệ cư dân và thành phố.

Nhà Trần (1226-1400 sau CN): Nền kinh tế dưới đời nhà Trần vẫn là nền kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp. Vào năm 1266, nhà Trần cho thi hành chính sách khẩn hoang, ra lệnh cho các vương hầu tôn tử chiêu mộ các phần tử lưu tán đi khẩn hoang nhằm tăng gia diện tích canh tác. Nhà nước đặt ra các chức Chánh và Phó đồn điền sứ để đẩy mạnh công tác khẩn hoang. Công tác đắp đê và bảo vệ đê diều được tiến triển mạnh hơn. Nhà nước đặt ra chức Hà đê chánh và phó sứ để đôn đốc, bảo vệ và làm rộng thêm ra cho con đê chạy dọc theo sông Hồng Hà. Nếu công tác làm rộng đê lấn đất ruộng của dân, triều đình chiếu theo giá ruộng đất mà bồi thường cho họ. Hàng năm vào tháng giêng khi công tác mùa màng nhẹ đi tất cả nhân dân không phân biệt giàu nghèo, ngay cả học sinh quốc tử giám cùng nhau tu bổ đê đập và đào vét kinh rạch để thoát thủy chống hạn. Đây là hình thức công tác cộng đồng đầu tiên của quốc gia.

Trần Văn Đạt 102

Page 103: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ngoài ra, nhà Trần còn dùng chánh sách “cảo điền hoành” nghĩa là dùng tù nhân trông nom việc cày cấy ruộng công của nhà nước. Mỗi người lo trồng 3 mẫu ruộng và mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc. Những người nô tì của các vương hầu, công chúa, đế cơ phải làm công tác khai khẩn ruộng đất và xây dựng các điền trang. Họ đã đắp đê ngăn nước biển và sau hai ba năm đất mặn thuần thục hơn và trở thành ruộng trồng lúa cho chủ nhân. Đến đời nhà Trần, Việt Nam đã bành trướng đến vùng Thuận Châu và Hóa Châu.

Nhà Hồ (1400-1407 sau CN): Hồ Quý Ly đặt ra chính sách hạn danh điền (1397) để hạn chế ảnh hưởng của công thần nhà Trần với lệnh ban như sau: “Đại vương và trưởng công chúa vô hạn cho đến thứ dân ruộng 10 mẫu. Người nào nhiều ruộng được phép tự ý đem ruộng chuộc tội, bị biếm truất cũng như vậy. Người nào thừa ra thì đem nạp vào của công.” Đây là một hình thức cải cách ruộng đất đầu tiên của nước, với ruộng đất tập trung vào nhà nước. Hồ Quý Ly lại hạ lệnh đo đạc lại để kiểm soát ruộng đất và lập thành điền bạ vì có nhiều ruộng đất có ẩn lậu. Thửa ruộng nào không có người khai sẽ trở thành công điền.

Để đối phó với các thiên tai như lụt lội, hạn hán và giặc giã, Hồ Quý Ly cho lập ở mỗi lộ một kho thóc gọi là kho Thương bình, bằng cách mua lúa lúc giá hạ thấp để bán rẻ cho người nghèo hoặc cứu trợ lúc gặp khó khăn. Ngoài ra, triều đình còn cho đắp đê đặp ở miền bờ biển để có thêm ruộng đất cho dân cày cấy.

Nhà Hậu Lê (1428-1527 sau CN): Nhà Hậu Lê thi hành chính sách “trọng nông”. Nhà nước cho thành lập chế độ quân điền ở các xã để đôn đốc khôi phục lại các ruộng bỏ hoang nhằm tăng gia mức thu nhập thuế tô của nhà nước. Năm 1481, Lê Thánh Tông ra chiếu lập đồn điền để “khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho nước”. Ngoài chức chánh và phó sứ đồn điền, quan hà đê, nhà nước còn đặt ra chức quan “khuyến nông” ở cấp tỉnh và huyện để đôn dốc sản xuất nông nghiệp. Lúc bấy giờ trong nước có 53 ty hà đê và 53 ty khuyến

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 103

Page 104: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nông. Ngoài ra, còn có 42 sở đồn điền để đôn đốc khẩn hoang các miền thượng du, được đặt dưới quyền điều khiển của 13 quan đồn điền (Đào Duy Anh, 1938). Ngoài bảo vệ đê điều, nhà nước còn khuyến khích “tưới ruộng cho dân” và ra lệnh cấm trộm cướp trâu bò để có phương tiện canh tác. Năm 1435, nhà nước ra lệnh cho địa phương: “hễ công dịch gì có hại đến nghề nông thì không được khinh động sức dân”.

Vào thời Hậu Lê, luật Hồng Đức bảo vệ dân quyền và quyền lợi xã hội rất chặt chẽ. Chẳng hạn làm ruộng quá hạn mà không nộp thóc bị đánh đòn 80 gậy. Tái phạm phải nộp thóc gấp đôi. Khi tái phạm lần thứ ba ruộng sẽ bị tịch thu làm công điền. Người ngoài bắt được sự gian lận sẽ được ân thưởng.

Nhà Trịnh - Nguyễn (1533-1785 sau CN): Nhà Mạc dùng chế độ lộc điền, đem công điền và ruộng chùa để cấp cho binh lính hầu thu phục sự ủng hộ của phe quân nhân. Ở Đàng ngoài, ruộng đất chủ yếu thuộc vào thành phần địa chủ, quan lại và cường hào nên còn lại rất ít cho nông dân. Ruộng đất của công thần và quan lại được miễn tô thuế. Năm 1711, Trịnh Cương ra lệnh không cho phép các hào phú thừa lúc dân cư bần khổ phiêu dạt mà kiếm cớ thu mua ruộng một cách bất chính. Đến năm 1740, Trịnh Danh muốn áp dụng chính sách “tỉnh điền” (ruộng đất chia ra làm 9 vùng, những vùng ở giữa thuộc công điền, ở ngoài thuộc tư điền, phỏng theo đời nhà Chu ở Trung Quốc) để quân bình giàu nghèo, chia đều thuế dịch bằng cách công-hữu-hóa ruộng đất trong làng rồi chia cho dân cày trồng trọt để nộp tô, nhưng chính sách này không thể thực hiện được. Về phép tô (thuế điền thổ), cứ mỗi mẫu công điền phải nộp 8 tiền thuế, ruộng hai mùa thì lúa thu hoạch được chia làm ba, quan một phần thóc, nhà nước một phần và dân một phần. Ruộng tư điền xưa không phải chịu thuế đến đầu thế kỷ 18 mới phải nộp: ruộng hai mùa mỗi mẫu phải nộp 3 tiền, còn ruộng một mùa chỉ đóng thuế 2 tiền.

Trái lại, ở Đàng trong, chúa Hiền đặt ra một ty Khuyến Nông để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang và cũng để phân hạng

Trần Văn Đạt 104

Page 105: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ruộng đất đã cày cấy trồng trọt. Để đánh thuế ruộng cho thực tế sau khi gặt vụ chính, các quan đến từng địa phương xem xét mới định hạng ruộng phải nộp thuế. Chúa Nguyễn khuyến khích mọi thành phần khai hoang lập làng ấp. Tất cả ruộng của làng xã đều thuộc ruộng công được chia cho dân canh tác để lấy thuế. Dân có thể khẩn hoang ruộng đất ở ngoài làng để làm ruộng tư gọi là bản bức tư điền. Nhân cuộc chiến tranh Lê-Trịnh, nhà Nguyễn tiến hành mau lẹ khai khẩn đất đai để biến vùng Thuận Quảng thành những khu trù phú, nhằm củng cố thế lực và thu tô nhiều hơn. Từ thế kỷ 16 trở về sau, người dân miền Trung được khuyến khích di cư vào miền Nam lập nhiều xã ấp. Nhà Nguyễn còn khuyến khích quan lại và địa chủ tuyển mộ nô lệ đi khẩn hoang ở miền châu thổ sông Cửu Long. Cho nên công tác xây dựng các vùng trồng trọt ở miền Nam chủ yếu do sức lao động của người Việt, Chàm, Miên và Hoa. Công tác khai phá đất đai làm ruộng phát triển nhanh, nhưng đời sống của lớp nông dân nghèo vẫn còn tiến triển chậm chạp.

Nhà Tây Sơn (1786-1802 sau CN): Sau khi đại thắng nhà Thanh năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu Khuyến nông đề ra những biện pháp tích cực và thực tế để giải quyết hai vấn đề xã hội và kinh tế khó khăn lúc bấy giờ:

1) Làm sao cho ruộng đất sản xuất nhiều; 2) Làm sao cho nhân khẩu gấp rút gia tăng để cho dân số

mau đông đảo.

Đối với vấn đề thứ nhứt, vì nhiều dân lưu vong nên nạn đất đai bị bỏ hoang trở nên trầm trọng. Nhà nước ra lệnh cho những người lưu vong phải trở về quê quán sinh sống và phải lãnh ruộng đất để cày cấy. Những xã nào không thi hành nghiêm chỉnh lệnh của nhà nước sẽ bị trừng phạt nặng. Về thuế khóa, ruộng công và tư điền mỗi loại được chia ra làm 3 hạng để đóng thuế. Sau 4 năm (1793), “mùa màng trở lại phong đăng năm phần mười trong nước trở lại cảnh thái bình.” Những năm bị thiên tai thất mùa, triều định lại ra ân miễn thuế và xá tội cho dân chúng.

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 105

Page 106: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nhà Nguyễn (1802-1884 sau CN): Lễ Tịch điền vẫn còn

tiếp tục tổ chức hàng năm trong các triều đại nhà Nguyễn. Vào triều vua Minh Mạng, lễ Tịch điền được tổ chức long trọng hơn hết và sở Tịch điền được thành lập để lo việc này. Đồng thời nhà Nguyễn cũng chú trọng về thuế điền và phân chia ra làm ba hạng:

- Nhất đẳng điền nộp 20 thăng/mẫu/năm - Nhị đẳng điền nộp 15 thăng/mẫu/năm

- Tam đẳng điền nộp 10 thăng/mẫu/năm Còn loại ruộng mùa phải nộp 10 thăng/mẫu/năm.

Sau khi Gia Long lên ngôi năm 1802, chú trọng ngay đến công cuộc khai hoang và tiếp tục chính sách dinh điền để di dân lập ấp. Gia Long sai các quan trấn ở Gia Định cung cấp lúa gạo cho những dân nghèo đi khẩn hoang hoặc khôi phục các đất phế canh bằng cách quy tập những người lưu vong. Ngoài ra, nhà nước vẫn còn tuyển mộ dân đi khai khẩn đồn điền ở các trấn Gia Định và nam Trung bộ. Nguyễn Công Trứ, Trương Minh Giảng và Nguyễn Tri Phương là những người có công lớn trong chương trình khai hoang qui mô theo hình thức doanh điền hoặc đồn điền.

Nhưng với chủ trương khuyến khích khai hoang của nhà Nguyễn, các quan lại chiếm đoạt nhiều ruộng đất rộng lớn từ nông dân và công điền. Dưới chính sách tư hữu của Nam Bộ, các nông dân nghèo không có đủ khả năng tự khai hoang và canh tác cùng bảo quản nên phải dựa vào tầng lớp phú hộ và trở thành tá điền. Nhiều địa chủ có ruộng đất lớn với “thiên hộ” và “vạn hộ”. Năm 1840, tỉnh Gia Định tâu: “Trong hạt không có nhiều ruộng công, các nhà giàu bao chiếm ruộng tư đến ngàn, trăm mẫu, dân nghèo không được cày bừa”.

Công cuộc khẩn hoang ở ĐBSCL của nhà Nguyễn rất vất vả, gồm sự phối hợp chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa. Cuộc vận dộng lớn này có thể chia ra làm 3 thời kỳ (Sơn Nam, 2000):

Trần Văn Đạt 106

Page 107: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

1) Từ các chúa Nguyễn trước đến thời Gia Long: Khai khẩn các khu đất trù phú ven sông rạch, cù lao, như thành lập các trấn Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Vĩnh Thanh, theo nhu cầu phát triển của Đàng trong, phục quốc và củng cố quốc gia.

2) Từ cuối đời Gia Long đến cuối đời Minh Mạng: Khai khẩn phía hữu sông Hậu Giang nối qua vùng đồi núi Thất Sơn vì nhu cầu xác nhận biên giới Việt Miên. Thành lập An Giang tách ra từ trấn Vĩnh Thanh.

3) Từ đời Thiệu Trị đến Tự Đức: Khai khẩn những điểm chiến lược nhằm đề phòng nội loạn ở Hậu Giang. Chính sách đồn điền được phát triển mạnh.

Với chính sách khai hoang ở ĐBSCL, nhà Nguyễn đã thu hoạch được kết quả rất khả quan. Năm 820, số ruộng và đất nạp thuế trong cả nước là 3.070.000 mẫu. Năm 1840 tăng lên 4.063.802 mẫu. Trong 20 năm, diện tích đất khẩn hoang tăng gia gần 1 triệu mẫu. Tuy nhiên, số ruộng bỏ hoang vẫn còn nhiều đến 395.488 mẫu. Dưới triều nhà Nguyễn, nạn lưu vong là nạn thảm khốc đối với người nông dân vì họ bi bốc lột và đói khát.

3.5. Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Pháp thuộc và cận Cách Mạng Xanh (1885 - 1967)

Những cố gắng để tăng gia sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc ở miền Nam chủ yếu chỉ nhằm phục vụ quyền lợi của người Pháp và các cộng sự viên của họ mà thôi, trong khi đa số quần chúng nông thôn vẫn còn làm việc vất vả và nghèo khó. Ở miền Nam, người Pháp khuyến khích công tác khẩn hoang với các biện pháp giúp đỡ của nhà nước đô hộ, chẳng hạn cho vay với lãi suất nhẹ để khai khẩn, miễn thuế, cấp quyền sở hữu sớm, nhằm tăng gia sản xuất lúa gạo để xuất khẩu. Ở miền Bắc, dân cư đông đảo nhưng đất đai hạn hẹp nên những nổ lực phát triển của vùng này nhằm tránh những cuộc đói kém có thể xảy ra trong tương lai. Trong thời gian này, ngành khảo cứu nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng và các kỹ thuật tân tiến đã được người Pháp đem vào lần đầu tiên ở Việt Nam để

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 107

Page 108: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nâng cao năng suất lúa còn quá thấp của nước, từ 1,2 t/ha vào đầu thế kỷ 20 lên độ 2 t/ha vào đầu thập niên 1960s.

● Cơ cấu xã hội của ngành trồng lúa: Trước thời kỳ thực dân Pháp, xã hội nông thôn của Việt Nam có truyền thống lâu đời và được tổ chức chặt chẽ với những tập tục, hội hè địa phương, đặc biệt nhằm giúp đỡ nhau khi hữu sự. Một số tập tục này còn tồn tại ở nhiều nơi đến ngày nay. Vào thời Pháp thuộc, mỗi xã ở miền Nam có viên Thủ khoản chịu trách nhiệm về ruộng nương và giữ gìn công điền. Trong ngành trồng lúa, nông dân thường có thông lệ giúp đỡ lẫn nhau như cho mượn nhân công trong cấy lúa, làm cỏ và gặt lúa.

Ruộng đất gồm có hai loại: tư điền do nông dân làm chủ, có thể phân chia cho nhau trong gia đình và công điền được dành để giúp đỡ cho thành phần nghèo hoặc tái phân chia để giải quyết một phần dân số gia tăng nhanh, giúp công việc xã hội, văn hóa (đình, miểu, chùa...) và đặc biệt bảo đảm việc thu thuế của xã ấp (Dumont, 1995). Cho nên, tổ chức xã hội nông thôn Việt Nam tương đối ít bất công hơn so với các xứ ở Nam Á như Ấn Độ, nơi các từng lớp xã hội quá cách biệt và ảnh hưởng tôn giáo quá mạnh.

Tuy nhiên, trong thời kỳ thực dân, tình trạng phân chia ruộng đất ngày càng tồi tệ hơn. Ruộng đất được tập trung vào một số người có quyền lực, giàu có hoặc thân cận với người cai trị. Các công điền lần lần bị người có quyền thế chiếm hữu. Riêng người Pháp chiếm những mãnh đất trù phú hoặc các công điền, công thổ. Năm 1890, người Pháp khai thác 11.390 ha trên toàn cõi Đông dương. Đến năm 1939, diện tích này lên đến một triệu hecta, trong đó 610.000 ha ở Nam kỳ (Phạm văn Sơn, 1960).

Giai cấp xã hội ngày càng cách biệt, đặc biệt ở miền Nam. Gần phân nửa diện tích trồng lúa của nước vào tay của một thiểu số người trong khi đại đa số nông dân là tiểu nông có ruộng đất ít hoặc không có ruộng đất. Đa số ruộng đất thường cho mướn bằng lúa hoặc tiền mặt từ 1/3 đến phân nửa giá trị vụ lúa thu

Trần Văn Đạt 108

Page 109: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hoạch bình thường. Ở An Nam, người ta thường chia đều vụ mùa, phân nửa cho chủ điền và phân nửa cho người mướn. Nông dân cũng thường vay tiền để làm mùa, với lãi suất bình quân 3-5% mỗi tháng và có khi lên đến 10% mỗi tháng (King, 1977).

Ngay từ đầu thế kỷ 20, vấn đề sản xuất lúa gạo trong nước đã có hai khuynh hướng rõ rệt. Sản xuất lúa gạo tại Miền Nam nhằm xuất khẩu, trong khi ở Miền Bắc nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của Miền có dân đông đúc nhất xứ. Đồng thời công cuộc khai khẩn đất đai vẫn còn được tiến hành trên toàn quốc.

Trong cuộc kiểm tra vào thập niên 1930s ở miền Bắc, độ 91% nông dân canh tác dưới 1,8 ha, chiếm 37% tổng diện tích ruộng và chỉ 9% nông dân độc chiếm 43% đất ruộng. Số ruộng còn lại 20% là công điền. Số nông dân này không kể 61,5% nông dân không có ruộng đất (Gourou, 1955). Thành phần nông dân có thể được phân ra làm 3 loại: Bần cố nông hay Tiểu nông có dưới 1 mẫu, chỉ canh tác trên 40% diện tích đất ruộng. Thành phần Trung nông (dưới 5 mẫu) và Phú nông (50-100 mẫu) chiếm độ 40% đất ruộng. Dĩ nhiên có những thành phần trung gian giữa các loại này. Những ruộng đất rộng lớn thường ở ngoài biên của đồng bằng sông Hồng, trong tỉnh Vĩnh Yên và nhất là Bắc Giang (Dumont, 1995).

Nạn Đói Năm 1945

Trong giai đoạn này, người ta không thể quên được nạn đói kém trầm trọng xảy ra ở miền Bắc vào năm 1945. Thật vậy, vào thập niên 1940s, miền Bắc đã sản xuất lúa gạo tự túc nhưng vì chiến tranh, chế độ quân phiệt Nhật và thực dân Pháp đã gây ra nạn nhân mãn trầm trọng, làm thiệt hại 2 triệu dân vào năm 1945. Lúc ấy, miền Bắc có thể sản xuất độ 1.760.000 tấn thóc trên 620.000 ha ruộng. Bọn quân phiệt Nhật vừa chiếm Việt Nam xong, đã bắt buộc nông dân trồng cây bố thay vì lúa và bắt đầu thu mua lúa gạo với giá rẽ để phục vụ cho đoàn quân xâm lăng. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng thu mua lúa gạo để tồn trữ chờ lúc lực lượng đồng minh

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 109

Page 110: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

trở lại xâm lăng, nhưng điều này không hề xảy ra. Ngoài ra, người Pháp còn khuyến khích dân miền Nam dùng lúa gạo và nếp để nấu rượu thay thế xăng hoặc dùng lúa thay thế than đá để chạy máy điện vì sự khan hiếm xăng dầu. Cho nên, vào mùa đông 1944, người nông dân miền Bắc bắt đầu thiếu gạo và đi kiếm mua, nhưng không thể mua được để nuôi gia đình. Họ phải bỏ làng ấp đổ xô ra các thành phố để xin ăn, nhưngï vô vọng. Nạn đói bắt đầu từ cuối mùa đông 1944 và kéo dài gần một năm, làm thiệt mạng độ 2 triệu người (Phạm Kim Vinh, 1976).

Tóm lại, thực dân Pháp đã xâm lược nước ta gần một thế kỷ chỉ nhằm bóc lột nhân công rẻ tiền, xuất khẩu tài nguyên gồm cả lúa gạo để trục lợi, nhưng họ cũng đã làm được một số việc đáng kể (Sơn Nam, 2000):

1. Phát triển đào vét kinh để làm dễ dàng sự thông thương, như chuyên chở gạo và các sản phẩm khác về Sài Gòn ít tốn kém hơn. Họ đã thành lập một số tỉnh mới như Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và làm vùng này trở nên vựa lúa quan trọng của đất nước.

2. Khai thác các vùng đất ruộng thấp với lúa sạ, nhờ chọn lựa được các giống lúa chịu đựng mực nước sâu (lúa nổi) vào đầu thế kỷ XX, giúp cho các vùng đất thấp như Long Xuyên, Châu Đốc và Đồng Tháp Mười được canh tác.

3. Lập các đồn điền cao su và cà phê ở miền đông Nam phần và Cao Nguyên Trung Phần.

4. Ngoài ra, họ cũng mang vào Việt Nam sự tiến bộ kỹ thuật, khoa học và văn hóa. Trong lãnh vực nông nghiệp, các kiến thức khoa học, kỹ thuật đã được áp dụng qua khâu khảo cứu, sử dụng chất hóa học nông nghiệp, nông cơ, nông cụ v.v.

Ngành trồng lúa lại tiếp tục cải tiến hơn nữa vào thời đô hộ của Pháp với sự du nhập các phương pháp khoa học và kỹ thuật tân tiến để áp dụng vào nông nghiệp như ngành khảo cứu, tạo giống, chất hóa học nông nghiệp và phương tiện canh tác cơ giới, đã làm tăng năng suất lúa từ 1,2 t/ha lên khoảng 2 t/ha trong vòng gần 100 năm. Sự tiến bộ này tương đối nhanh hơn thời kỳ

Trần Văn Đạt 110

Page 111: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Bắc thuộc và độc lập. Sau đó, sự canh tác lúa của Việt Nam chỉ thực sự tiến bộ nhảy vọt khi cuộc Cách Mạng Xanh xảy ra trong nước.

3.6. Giai đoạn phát triển sản xuất lúa gạo trong thời Cách Mạng Xanh (1968 đến nay)

Cuộc CMX đã xảy ra tại Việt Nam vào gần cuối thập niên 1960s do sự du nhập các giống cao năng của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines. Vào đầu năm 1966, IRRI gởi một số mẩu lúa IR8 cho một số ít quốc gia ở Á châu để trồng thử nghi ệm, chẳng hạn Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia

Vào tháng 5 năm 1966, Trung tâm Thí nghiệm lúa (nay trở thành Viện Cây ăn quả) ở Long Định, tỉnh Tiền Giang thuộc Bộ Nông nghiệp miền Nam đã nhận được 10 kg lúa giống IR8 để trồng thử nghiệm đầu tiên trên 2.000 m2 vào mùa mưa (liên lạc cá nhân với Phạm Thanh Khâm, Cựu Quản Đốc Trung Tâm, 2000). Trong mùa ấy, năng suất của lúa IR8 thu hoạch được 4 t/ha so với năng suất bình quân của lúa cổ truyền 2 t/ha.

Đồng thời, trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc ở Sài Gòn nhận được 1kg giống IR8 để trồng trong một thí nghiệm về ảnh hưởng của quang kỳ tính (photoperiodism) cùng chung với một số giống lúa địa phương tuyển chọn của miền Nam. Kết quả thí nghiệm được báo cáo vào mùa hè 1967 qua một Luận trình mãn khóa (Trần Văn Đạt, 1967). Trong thí nghiệm này, năng suất tiềm năng của giống lúa IR8 được theo dõi và đánh giá cao trong khi so sánh với các giống lúa được tuyển chọn khác.

Nhờ kết qủa khích lệ trên và nhu cầu lúa gạo cấp bách thời bấy giờ, Bộ Nông nghiệp của miền Nam đặt biệt chú ý đến giống lúa IR8 và quyết định phát triển canh tác đại trà trong khi vẫn còn trồng thí nghiệm theo dõi tại Trung tâm thí nghiệm lúa ở Long Định, các Trại thí nghiệm lúa ở miền Trung và miền Nam, Viện Khảo cứu Nông nghiệp và trường Đại học Cần Thơ, qua sự hợp tác với IRRI ở Philippines. Có thể nói Việt Nam là một

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 111

Page 112: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

trong những nước tiên phong trong công cuộc Cách Mạng Xanh gần đây trên thế giới.

Cho nên, trong vụ mùa 1968-69, 23.373 ha lúa IR8 đã được thu hoạch với năng suất bình quân 4t/ha và giống lúa IR8 được đặt tên là Thần Nông 8 (TN8).1 Mùa lúa 1968-69 là thời gian bắt đầu phổ biến mạnh mẽ của chương trình “Tăng gia sản xuất lúa Thần nông” được Sở Lúa Gạo thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện đại qui mô qua mô hình “mini kit” của Philippines: Mỗi nông dân trồng lúa TN (lần đầu tiên) được cung cấp một gói nhỏ (mini kit) gồm lúa giống TN8, phân hóa học và thuốc sát trùng diazinon.

Đến vụ mùa 1973-74, diện tích lúa cải thiện (TN8, TN5, TN20, TN22, TN 73-1 và TN 73-2) chiếm độ 32% hay 890.000 ha với năng suất bình quân 4 t/ha và sản lượng của lúa Thần nông chiếm 53% tổng sản lượng lúa miền Nam. Vào vụ mùa 1974/75, tổng sản lượng lúa gạo miền Nam ước độ trên 7 triệu tấn.

Chương tình Tăng gia Sản xuất lúa Thần nông phát triển mạnh mẽ với sự hưởng ứng nhiệt tình của nông dân qua chương trình cho vay để mua máy bơm nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và hệ thống tưới tiêu ở miền Trung. Dọc theo sông Cửu Long và kinh rạch ở tỉnh An Giang, Châu Đốc và Kiến Phong, nông dân đã biến đổi lúa nổi thành hai vụ lúa cao năng, qua chương trình máy bơm nước. Lúa IR8 phần lớn được phát triển mạnh ở các vùng có nước tưới tiêu vì cây lúa thấp lùn. Vào thời bấy giờ, rất nhiều nông dân ở các vùng này, đặc biệt ở ĐBSCL đã trở nên giàu có mua sắm nhiều máy cày, xe Honda, xây nhà gạch, v.v.. Cho nên, nông dân còn gọi lúa này là “lúa Honda”. Một nông dân trồng một ha lúa trong 2 hoặc 3 vụ mùa

1 Giống lúa IR 8 được đặt tên là Thần Nông bởi Giáo sư Tôn Thất Trình trong năm 1968 khi ông làm Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp ở miền Nam trong lúc phát động chương trình giống lúa mới. Thần Nông là người đầu tiên dạy người dân cách trồng trọt và chăn nuôi vào cuối thiên niên kỹ IV trước CN.

Trần Văn Đạt 112

Page 113: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

có khả năng mua được một chiếc xe Honda để làm phương tiện di chuyển trong làng ấp. Có thể nói rằng chương trình trên đã mang lại kết quả tốt và theo ước lượng của Sở Lúa gạo, miền Nam có thể tự túc lúa gạo vào lúc bấy giờ, nhưng gạo vẫn còn phải nhập khẩu độ 300.000 tấn gạïo (với chất lượng kém) mỗi năm do chương trình viện trợ của Mỹ PL480.

Ở miền Bắc, giống lúa IR8 hay Nông Nghiệp 8 (NN8) có lẽ được du nhập từ miền Nam vào vụ mùa 1968-69 để trồng thử nghiệm và có kết quả tốt ở vụ Đông xuân, tiếp theo chặn đường nhập nội các giống thấp cây từ Trung Quốc như Trân Châu Lùn, Thượng Hải 2 và Thượng Hải 4. Sau đó, NN8 được trồng đại trà vào năm 1989 và CMX cũng khởi đầu từ đó, có lúc chiếm đến 50% diện tích trồng của miền này. Mặc dù giống NN8 có thời gian sinh trưởng đến 180 ngày do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp ở vụ Đông xuân và chất lượng thấp, nhưng năng suất rất cao từ 4 đến 8 t/ha nên được nông dân ưa chuộng. Cho nên, giống NN8 đã chiếm 65% diện tích vụ Đông xuân và 35% vụ mùa (Võ Tòng Xuân, 1995). Giống NN8 còn được trồng đến giữa thập niên 1990s.

Cuộc Cách Mạng Xanh đã giúp nước ta không những tự túc được lúa gạo mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo hạng hai trêân thế giới và giúp cho giới tiêu thụ với giá gạo khá ổn định và thấp. Tuy nhiên, cuộc Cách Mạng này cũng tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực về sinh học (xói mòn di truyền), môi trường (ô nhiễm) và kinh tế xã hội (tạo thêm khoảng cách xã hội).

Tóm lại, cuộc CMX vẫn còn tiếp diễn trong nước và đã mang những thành quả tốt đẹp trong khung cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi để đất nước gồm cả thành thị và nông thôn cùng tiến bộ khi có những chính sách thỏa đáng. Trong khi đó CMX trên thế giới, như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Sri Lanka, các xứ ở châu Mỹ La Tinh, v.v. đã chấm dứt từ giữa thập niên 1990s hoặc sớm hơn. Người ta đang cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng mới, như “cuộc

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 113

Page 114: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cách mạng gen” hay “cuộc cách mạng trắng” và xa hơn nữa “cuộc cách mạng xanh vĩnh viễn” (Evergreen Revolution), với mục tiêu làm tăng sản xuất, nhưng tránh các ảnh hưởng tiêu cực của CMX đã xảy ra, đặc biệt về phương diện môi trường và phúc lợi của người trồng lúa không những cho thế hệ hiện nay mà còn cho cả các thế hệ mai sau.

5. Kết Luận

Rõ ràng cây lúa có sự tương quan chặt chẽ với tiến hóa, lịch sử và đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua nhiều ngàn năm, cây lúa từ hoang dại trở thành cây lúa cao năng sản xuất 8-10 t/ha lúa, trong khi nền văn minh của tộc Việt tiến bộ không ngừng dù còn chậm chạp. Ngành trồng lúa ở nước ta có thể khởi sự khoảng 8000-10000 năm trước trong nền văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á, và sau đó phát triển dần theo thời gian với óc sáng tạo, kinh nghiệm của con người và quá trình thành lập đất nước. Các bộ lạc trồng lúa đã xuất hiện khắp nơi trong nước vào khoảng 5000-6000 năm trước trong nền văn hóa Bắc Sơn, đã mang đến đời sống ổn định cho cư dân đất Việt và tạo nên yếu tố căn bản cho sự tiến bộ và nền văn minh dân tộc sau này. Vào thời Cổ Đại, người Việt đã có một số kinh nghiệm và hiểu biết về ngành trồng lúa, chủ yếu là trồng lúa nước. Thời kỳ này đã tạo nên một nền văn minh cổ Việt, còn gọi là nền văn minh lúa nước, và đã mở đầu một kỷ nguyên mới cho đất nước cũng như sự trưởng thành của dân tộc trong quá trình dựng nước. Tiếp theo là thời kỳ Bắc thuộc rồi độc lập, sự phát triển trồng lúa bị trì trệ vì nền văn hóa Nho giáo thiếu tính chất thực tế và khoa học. Trong thời gian này, sản xuất lúa gạo chỉ bành trướng do các chương trình khai khẩn đất mới và bành trướng lãnh thổ về phương Nam. Sau đó, xứ sở lại rơi vào vòng Pháp thuộc và do tiếp cận với nền văn minh Tây Âu, ngành canh tác lúa đã bắt đầu khởi sắc, thấm nhuần kiến thức tân tiến và thực hành khoa học, đưa đời sống dân tộc đến ngưỡng cửa văn minh hiện đại để chuẩn bị cho đất nước cuộc Cách Mạng Xanh sau này. Tại Việt Nam, cuộc Cách Mạng Xanh vẫn còn tiếp tục đến nay, do ảnh

Trần Văn Đạt 114

Page 115: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hưởng của chiến tranh và các chính sách sai lầm làm trì hoãn cuộc Cách Mạng này cho đến thời kỳ đổi mới thật sự kể từ 1988. Năm 2006, xuất khẩu gạo của nước đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, nhưng nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo khó vì thiếu chính sách nâng đỡ cân xứng của quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Huy Đáp, 1980: Các giống lúa ở Việt Nam. NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội, 563 trang. 2. Bùi Thiết, 2000: Việt Nam thời cổ xưa. NXB Thanh niên, Hà

Nội, 463 trang. 3. Carle, E., 1927: Amélioration des riz de Cochinchine.

Agence Économique de l'Indochine, Paris, France, pp 11. 4. Colani, M., 1930: Quelques stations Hoabinhhiennes,

Bulletin de l'École française de l'Orient extrême (BEFE), XXIX, Hanoi.

5. Dumont, R., 1995: La culture du riz dans le delta du Tonkin. Printing House ở Bangkok, Thailand. pp 592.

6. Đào Duy Anh, 1938: Việt Nam văn hóa sử cương. NXB Xuân Thu, Texas (tái xuất bản 1976), 345 trang.

7. FAO, 2000-2007: FAOSTAT, Rome, Italy (in <http://www.fao.org>).

8. Greenland, D.J., 1997: The sustainability of rice farming. IRRI and CAB International, pp 273.

9. Hoàng Xuân Chính, Nguyễn Khắc Sử và Phan Quang Sơn. 1978. Khai quật địa điểm hậu kỳ đá mới Cầu Sắt (Đồng Nai). Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1977, Viện Khảo cổ học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, nhà máy in Diên hồng, Hà Nội, trang 82-84.

10. Juliano, B.O., 1993: Rice in human nutrition. FAO, Rome, pp 162.

11. King, R., 1977: Land reform - A world survey. G. Bell & Sons LTD, London, pp 446.

12. Lĩnh Nam Chích Quái, 1960: NXB Khai Trí, Sàigòn, 134 Tr.

Cây Lúa Và Nền Văn Minh Việt Nam 115

Page 116: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Trần Văn Đạt 116

13. Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn, 2.000: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884. NXB Sài Gòn, 479 trang.

14. Nguyễn Văn Quỳnh, 2002: Các bức ảnh về khảo cổ. 15. Phạm Kim Vinh, 1976: Japanese presence: short but deadly

interlude. In: Viet Nam, a comprehensive history, PM Interprises Inc, California, p 173-182.

16. Phạm Văn Sơn, 1960: Việt Sử Toàn Thư.Từ Lâm Ấn Quán, Sài Gòn, 738 trang.

17. Phan Đại Doãn, 2001: Làng xã Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế-văn hóa-xã hội. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 366 trang.

18. Sơn Nam, 2000: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam. NXB Xuân thu, California, Mỹ, 330 trang.

19. Tạ Chí Đại Trường, 1996: Những bài dã sử Việt. NXB Thành văn, California, Hoa Kỳ, 431 trang.

20. Trần Văn Đạt, 1967: Ảnh hưởng của quang kỳ tính trên một số giống lúa cải thiện. Luận trình tốt nghiệp Kỹ sư Canh nông tại Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc, Sài Gòn, Việt Nam, 92 trang.

21. Trần Văn Đạt, 2002: Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam - Từ thời nguyên thủy đến hiện đại, NXB Nông nghiệp, Sài Gòn, 315 trang.

22. Trần Văn Đạt, 2005: Sản Xuất Lúa Gạo Thế Giới - Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB Nông nghiệp, Sài Gòn, 502 trang.

23. Trần Văn Hữu, 1927: La riziculture en Cochinchine. Agence Économique de l'Indochine, Paris, pp 31.

24. Viện Khảo Cổ Học, 1999: Khảo cổ học Việt Nam, Tập II: Thời Đại Kim Khí Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 551 trang.

25. Viện Thành Tựu Khoa Học Xã Hội, 1981: Thành tựu Khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội, trang 40-41.

26. Võ Tòng Xuân, 1995: History of Vietnam-IRRI cooperation. Vietnam and IRRI: A Partnership in rice research, IRRI and Ministry of Agriculture and Food Industry, p. 21-29.

Page 117: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

AO SU VIỆT NAM - Bài bổ sung -

“Phát triển cao su tiểu điền mạnh dạn hơn, tốt hơn nữa ở chương trình trồng 1 triệu cao su ở Việt Nam, chống đói, giảm nghèo, hổ trợ chiến lược tăng gia bảo vệ biên cương miền Tây nước nhà, trong lúc biên cương biển Đông bị đe dọa nặng nề.”

GS Tôn Thất Trình

Trồng lúa có thể chống đói, nhưng không giảm được nghèo, dù năng xuất cũng như xuất khẩu ngày nay gấp đôi, gấp ba lúa gạo thời Pháp thuộc.

T rước đây vào các thập niên 1975-90, thiếu gao ăn nên Việt Nam đặt ưu tiên tăng gia sản xuất lúa gao với các giống Thần Nông (IR…, nguồn gốc IRRI - Phi luật Tân)

đặc biệt ở vùng Hậu Giang và giữa thập niên 1990, với các giống lúa lai – hybrid rice (đời F1) nguồn gốc Hồ Nam, Trung Quốc ở đồng bằng Sông Hồng và các đồng bằng nhỏ miền Bắc Trung Bộ. Đã thành công, không những đủ gạo ăn, mà còn xuất khẩu mấy năm sau này, mỗi năm 3-5 triệu tấn gạo, thay vì chỉ xuất khẩu thời vàng son lúa gạo 1934-38, trung bình 1.230.000 tấn một năm. Thế nhưng chống đói thì có, giảm nghèo thì chưa chắc, vì nhiều người đã nêu lên là làm lúa gao hai ba mùa, dù năng xuất trung bình mỗi mùa đã cao hai ba lần hơn truớc đây, vẫn còn làm nông dân chuyên sản xuất lúa gạo nghèo hợn xưa. Vì chưng chánh sách trợ cấp bảo vệ ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo, bắp, v.v…), các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật, Hiệp Hội Âu Châu… đã làm xáo trộn, lệch lạc thị trường “tự do” lúa gạo quốc tế mà Tổ chức Thương mãi Quốc tế - WTO không giải quyết, dung hòa nổi, tranh chấp giữa các quốc gia tiên tiến tiếp tục trợ cấp và quốc gia chậm tiến, đòi bỏ trợ cấp. Ngay cả Trung Quốc,

Cao Su Việt Nam – Bài bổ sung 117

Page 118: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG Số 8

có lúc đã lợi dụng thời cơ, khuyến khích dân Tàu ăn mì thay cơm, nhập khẩu lúa mì Mỹ trợ cấp rẻ rề, thay lúa gạo, để có thể xuất khẩu lúa gạo sản xuất ở miền Nam nước Tàu, bán cao giá ở thị trường quốc tế hơn lúa mì nhiều. Mã Lai Á, nhờ tăng gia nhiều cao su, cọ dừa - dừa dầu, dầu lửa, chế tạo chip – vi xử lý computers… cũng đã đưa chiến lược chỉ làm 70% tự túc lúa gao trong nước mà thôi, lợi hơn cho nông dân và quốc gia, dù rằng Mã Lai Á có thể áp dụng dễ dàng các kỹ thuật, thể thức cải tiến tăng năng xuất, tăng sản xuất lúa gạo.

Chương trình làm 1 triệu ha cao su thiên nhiên ở Việt Nam

Năm 1962, Cộng Hòa miền Nam phát họa chương trình làm 200.000 ha cao su dinh điền ở Tây Nguyên (Cao Nguyên Trung Phần) và miền Đông Nam Phần, 300-500.000 ha cao su tiểu điền – small holdings ở miền Đông Nam Phần và 100-200.000 ha “đồn điền” hay đúng hơn là đại công ty – plantations estates tư bản Pháp, gần phân nửa là trồng lại cao su già cỗi trên 30-40 năm và hối thúc các đồn điền Pháp đầu tư thêm, khai thác đất đai chánh quyền thuộc địa cấp miễn phí (giá tương trưng 1 đồng bạc Đông Dương một ha ) đến hạn phải thu hồi, nếu như không chịu khai thác theo khế ước chuyển nhượng. Chương trình 1 triêu ha này hoàn toàn ngưng trệ hay gia giảm diện tích, mức sản xuất, vì chiến tranh khốc liệt xảy ra, lan rộng khắp mọi miền, từ năm 1964-65 trở đi. Mãi đến năm 1984, theo ông Chủ tịch Tổng Giám đốc Tổng hợp Công ty Cao Su Quốc doanh Việt Nam – General Rubbber Company (GeRuCo), dưới sự thúc dục của Nga Sô Viết, Bộ Nông Nghiệp Việt Nam đề xướng một chương trình làm 1 triệu ha cao su quốc doanh, kể cả cao su ở các tỉnh miền Bắc khí hậu mát lạnh hơn, sau khi Trung Quốc đã tăng gia được dịện tích và năng xuất cao su tập thể ở đảo Hải Nam, đạt năng xuất trung bình là 1.6 tấn mủ khô /ha với các giống mới cao năng, chịu mát lạnh hơn. Vào khoảng 1958-1963, miền Bắc đã trồng được 6000 ha cao su tập thể quốc doanh kiểu Trung Quốc này. Thế nhưng cao su trồng ở miền Bắc, phải 9-10 năm mới cạo mũ được và mỗi năm chỉ khai thác 8-9 tháng, thay vì cạo mũ sau

Tôn Thất Trình 118

Page 119: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

6-7 năm và đến 11 tháng một năm ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năm 1985, chương trình này chỉ đạt diện tích 180.000 ha tổng cộng. Những năm đầu thập niên 1990, diện tích không gia tăng bao nhiêu cả, nhất là sau khi Nga Sô Viết sụp đổ. Năm 1993, gần 10 năm sau, mới trồng được 242.500 ha cao su và mức sản xuất mũ khô toàn quốc cũng chỉ bằng mức sản xuất Miền Nam Việt Nam đã đạt được các năm 1962-63, khoảng 96.900 tấn. Sau năm 1996, khi nhận được 36 triệu đô la Mỹ tiền Ngân Hàng Thế Giới cho vay phát triển diện tích và chế biến sơ khởi mủ, chương trình mới tiến triển mau lẹ hơn. Từ năm 1998 đến năm 2001, xác suất tăng gia diện tích cao su ở Việt Nam trung bình là 12.3 % một năm, cao hơn xác suất Inđônêsia chỉ là 2.7% và Mã Lai Á chỉ có 10.9 % vào thời gian này. Bộ Nông Nghiệp duyệt lại chương trình 1 triệu ha cao su, đặt chỉ tiêu phát triển 500.000 ha, sản xuất 700.000 tấn mủ cao su, vào năm 2005. Ngân Hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Pháp, khởi sự tài trợ làm 60.000 ha cao su ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung. Năm 2002, diện tích cao su Việt Nam là 433.000 ha, 14.000 ha nhiều hơn năm 2001, đưa Việt Nam trở lại hàng thứ tư tính theo diện tích, 5.37 % tổng diện tích cao su thế giới. Tuy còn thua xa diện tích cao su Inđônêxia ( 33.4 % ), Thái Lan (20.1 %) và Mã Lai Á (16 %). Năng xuất trung bình chỉ là 0.76 tấn mủ khô /ha, vì các vườn cao su mới tháp với các tinh dòng – clones (trồng bằng hột mới nên gọi là giống – varieties) cao năng, chưa đến tuổi cạo mũ được. Cho nên sản xuất mủ khô còn thua cả Ấn Độ, Trung Quốc nữa. Năng xuất trung bình ở Ấn Độ. là 1.7- 1,8 tấn / ha và ở Hải Nam là 1.6/ha. Năm 2005, Việt Nam đã trồng được 465.000 ha cao su, xuất khẩu 509.800 tấn cao su đủ lọai. Theo bà Trần thị Thúy Hoa, tổng thư ký Hội Cao su Việt Nam, năm 2006, Việt Nam trồng được chừng 485.000 ha và xuất khẩu 510.000 tấn, tăng 44 % so với năm 2004; 60 % xuất khẩu là do tổ hợp quốc doanh GeRuCo. Trung Quốc chiếm 66 % xuất khẩu cao su Việt Nam, các nước khác là Nam Hàn, Nhật, Đức và Hoa Kỳ. Trị giá xuất khẩu cao su năm 2006 tổng cọng lên đến 1.34 tỉ đô la Mỹ. GeRuCo ước luợng Việt Nam sẽ trồng, năm 2010, khoảng 550.000 ha cao su, sản xuất 700.000 tấn, kể

Cao Su Việt Nam – Bài bổ sung 119

Page 120: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG Số 8

cả diện tích khai thác đầu tư cao su ở Nam Lào và ở Cam Bốt. Tuy mức sản xuất đã tăng gấp 4 lần so với thập niên 1980, nhưng còn thua xa Inđônêxia, đã sản xuất 1.93 triệu tấn năm 2005. GeRuCo cho biết là tổ hợp không còn đất để trồng thêm cao su ở Việt Nam kể từ năm 2005 và diện tích phát triển cao su ở các tỉnh ven biển miền Trung chỉ đến 30.000 ha là cùng. Diện tích cao su ở Tây nguyên khó tranh dành cà phê Robusta Tăng thêm diện tích đến năm 2010-2015, là nhờ tăng gia kể từ năm 2006, diện tích các công tư nhân không thuộc GeRuCo và các tiểu điền cao su tại các tỉnh miền Đông Nam Phần (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), ước lượng thêm 13.000–20.000 ha một năm. Các tỉnh miền Đông Nam bộ còn lợi thế là có thể đạt năng xuất cao trung bình là 1.6-1.8 tấn /ha, tuy rằng cần có hỗ trợ để tháp (ghép) tinh dòng cao năng trên phân nửa số diện tích đã trồng hột sa cạ hay chỉ tháp các tinh dòng xưa cũ, năng xuất thấp.

Giảm nghèo bằng tiểu điền cao su?

Sau thời kỳ “đổi mới” Việt Nam chấp thuận cho thuê đất trong 50 năm (?), nông dân khỏi bắt buộc gia nhập tập thể, “hợp tác xã”, có quyền khai thác, thu hoa lợi trên đất đai mình khai thác… Năm 1999, theo thống kê, tiểu điền cao su đã trồng được 107.468 ha, chia ra 84.000 ha ở miền Đông Nam Bộ, 5.158 ha ở Tây Nguyên, 14.048 ha ở các tỉnh miền Bắc, và 450 ha ở các tỉnh ven biển miền Trung, trên tống số diện tích cao su toàn quốc năm đó là 394.000 ha. Các công ty quốc doanh chiếm 287.743 ha. Năm 2003, tổng diện tích là 440.000 ha. Như đã nói trên, diện tích các công ty quốc doanh hầu như dậm chân tại chỗ, chỉ là 285.382 ha, trong khi tiểu điền cao su tăng mạnh đến 155.000 ha. Mạnh nhất vẫn là ở miền Đông Nam Bộ 104.491ha, Tây Nguyên 20.422 ha và các tỉnh miền Bắc 23.080 ha. Các tỉnh ven biển miền Trung chỉ trồng được 740 ha. Diện tích tiểu điền tiếp tục tăng mạnh, năm 2004 đã lên đến 169.000 ha, trong khi diện tích cao su công ty quốc doanh có phần gia giảm đôi chút, 284.995 ha.

Tôn Thất Trình 120

Page 121: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Theo GeRuCo, kích thước trung bình các tiểu điền miền Đông Nam Bộ là 2.97 ha, Tây Nguyên là 3.21 ha., miền Bắc là 1.47 ha và miền Trung là 1.43 ha. Nếu đạt mức trung bình là 1.2-1.3 t/ha, trung bình một tiểu điền 3 ha sẽ sản xuất 3.6-4 tấn mủ khô. Nếu giá mủ khô giữ được mức 1.500 đô la Mỹ /tấn như các chuyên viên quốc tế tiên đoán vào các năm tới, lợi tức mỗi gia đình tiểu điền cao su sẽ là 5,400-6000 đô la Mỹ một năm, 3-5 lần lợi tức trung bình một tiểu điền lúa gao trồng 2 mùa lúa cao năng năng xuất 5 t/ha một mùa vụ, ở đồng bằng châu thổ sông Củu Long. Đặc biệt hai năm 2006-2007, giá cao su thiên nhiên tăng mạnh ở thương trường quốc tế, chẳng hạn trung bình trên 2.600 đô la /tấn cao su sơ chế Việt Nam (SVR3L, SVR10, SVR20, RSS3, latex cô đặc 60 % …), năm 2006 đã kể trên.

Báo chí trong nước đã nêu cao trường hợp các “tỉ phú” con cháu phu cạo mủ mộ từ miền Bắc thời Pháp thuộc, làm việc 10 giờ một ngày, bị sốt rét rừng hành hạ ở các đồn điền công ty Pháp mới thành lập tại Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Duơng, Bình Phuớc. Nay con cháu phu vô sản, chỉ còn phải làm việc vài giờ một ngày và mỗi tuần vài ngày là đủ cơ hội trở thành tỉ phú, xây nhà gạch giá 600-700 triệu khang trang đầy đủ tiện nghi mới như ti vi LCD, tủ lạnh, cho con học đại học Sài Gòn! Đánh bật hẳn quan niệm là “con phu thì lại làm phu, con thợ cạo mủ thì như cha mình”. Trường hợp tỉ phú Ê Đê “Y Hom Nia”, ký khế ước trả dần tiền vay làm 85 ha cao su (cho cả đại gia đinh ông ta) ở quận Krong Buk, bằng 70% mủ cạo, sau khi cây lớn đủ, với Công ty Cao su Quốc doanh Đắc Lắc, là một hình thức phát triển tiểu điền cao su thích hợp cho Tây Nguyên, đáng phổ cập thêm. Nhân công chiếm 45-50% tổng phí khai thác một vuờn cao su ở công ty quốc doanh. Nhưng phân nửa tổng phí ngoài mục nhân công, cũng có thể giảm bớt, phụ thêm hoa lợi cho các tiểu điền cao su, nếu chánh phủ có một chương trình giúp đỡ các tiểu điền như Mã lai Á, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônexia, v.v.. đã làm từ lâu. Tỉ như thiết lập các vườn gổ tháp (tốt nhất là tháp gỗ xanh, ở các thân gốc hột gieo trong bao nhựa dẻo) tinh dòng cao năng mới phân phát không cho các tiểu điền; huấn luyện họ những kỹ thuật

Cao Su Việt Nam – Bài bổ sung 121

Page 122: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG Số 8

mở miệng cạo, chu trình, cường độ cạo mủ thích hợp theo tinh dòng, khí hậu địa phuơng; tài trợ họ mở rộng hạ tầng cơ sở chuyên chở mũ từ vườn đến nhà máy sơ chế; tài trợ việc trồng lại vườn cao su đã già trên 30-35 năm (cao su có đỉnh cho mủ từ 12 đến 15 năm và già cổi ít mủ, bắt đầu sau 30 năm trồng), tháp tinh dòng cao năng mới (tuy rằng các tinh dòng cũ như PR107, PB86 hay GT1… cũng còn khá cao năng) hay các tinh dòng cao năng hai mục đích, sản xuất cả mũ lẫn sản gỗ tốt, đốn sau 30 năm, trị giá gỗ có khi đến 15-20.000 đô la một ha (150-200 mét khối gỗ), v.v.. Phổ biến các tinh dòng hai mục đích, còn có lợi là giúp chuyễn 5 triệu ha đất rừng hoang hóa chỉ trồng làm gỗ hay làm bột giấy, vì cao su còn tuyễn chọn được nhiều tinh dòng làm bột giấy tốt, qua cao su, mau thu lợi tức cho tiểu điền hơn là chuyên biệt trồng lại rừng chỉ sản xuất gỗ. Trồng xen kẽ được với nhiều lòai hòa màu khác giữa càc hàng cao su còn nhỏ tuổi, tỉ như bắp (ngô), đậu, nhất là sắn (khoai mì), hay các cây ăn trái thích hợp như đu đủ, chuối xiêm (cau quảng, cau trắng…) và cả nhiều loại rau hoa nữa (dưa hấu ở những nơi nào tưới nước được như tại các vườn cà phê Robusta…) càng giúp cho tiểu điền có hoa lợi hàng năm chờ đợi cạo mũ.

Ngoài chương trình tiểu điền, đa lọại các thể thức công ty cao su tư doanh, nên hướng các công ty tư doanh đầu tư thiết lập các thể thức cho vay khóan khế ước như kiểu công ty Đắc Lắc kể trên, khuyến khích các công ty này xây cất nhà máy tân tiến (và không làm ô nhiễm môi sinh như đã thực hiện ở bang Kerala, Ấn Độ…) chế biến mủ cạo thành những sản phẩm sơ khởi xuất khẩu tốt hơn, giá thành rẻ hơn, như đã phân công ở ngành chế biến sơ khởi hột điều (đào lộn hột) – cashew.

“Chung sức với Căm bốt và Lào phát triển cao su ở hai xứ lân bang biên cương nước nhà.”

Quốc doanh GeRuCo không còn đất cấp tập thể khai thác cao su nữa. Nhưng GeRuCo, các công ty quốc doanh chị em liên hệ GeRuCo (22 công ty?) có thể dùng lợi tức phát sinh khi giá cao su lên cao, phát triễn cao su ở hai quốc gia bạn Căm bốt và

Tôn Thất Trình 122

Page 123: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lào. Phát triển cao su ở Căm bốt thời Pháp thuộc theo hình thức các đồn điền tư bản Pháp (công ty Đất đỏ, công ty SIPH, Michelin ở các tỉnh miền Đông), với các công ty Pháp xa lạ với dân Căm Bốt - Công ty Căm Bốt khởi sự trồng cao su năm 1921, Công ty Société de Mimot năm 1926, Camékong, SCKT, SPK năm 1927. Năm 1967 đạt đỉnh diện tích trên 64.000 ha, khai thác trên 39.000 ha và sản xuất 53.700 tấn mủ khô. Đa số diện tích này là các đất đỏ basalt rộng thênh thang, dọc hai bờ sông Mê Kông, thuộc hai tỉnh Kong Pong Cham và Kratíe. Miền Đông Bắc, trên đất cao nguyên đất đỏ basalt đồi núi tỉnh Ratanari vào năm đó, công ty quốc doanh Préah Sihanouk Labansiek chỉ mới khởi sự trồng 2.400 ha cao su, chưa cạo mủ được. Vài đồn diền khác, diện tích cao su eo hẹp, khỏang chừng 777 ha thiết lập ở miền Tây như Préah-Vihear, hay ở các tỉnh Kampot, Kong Pong Thom. Năm 1966, Pháp ước lượng còn đến 337.680 ha có thể trồng cao su tốt; riêng đất đỏ basalt tỉnh Ratanakari diện tích chưa khai thác là 140.000 ha. Tuy Pháp không ghi rỏ, các đồn điền cũ của tư bản Pháp như Chup, Mimot, v.v… đã dùng nhiều nhân viên, nhân công cao mủ nguồn gốc Việt Nam. Công ty Cao su Michelin ước lượng là đã mộ 200.000 phu cao su Việt, mở mang khai thác các đồn điền cao su công ty từ 1921 đến 1945.

Trong khuôn khổ thực thi thỏa hiệp Phát triển Tam gíác Biên cuơng 3 nước Căm Bốt, Lào và Việt Nam, gồm phát triễn các đập thủy điện trên sông Sesan thụộc Cam Bốt và đập lớn Stung Treng, phát triễn cao su, phát triển đường xá, huấn luyện chuyên viên Lào và Căm Bốt ở đại học Tây Nguyên,… được Nhật, Ngân Hàng Quốc tế và Ngân Hàng Á Châu… hứa hẹn tài trợ, 5 công ty của Nhóm Cao Su Việt Nam (Việt Nam Rubber Group) ở miền Đông Nam Bộ đã được chánh phủ Căm Bốt cấp 22.000 ha phát triển cao su và đã trồng được 4.000 ha cao su, cuối năm 2007. Các công ty này dự trù tăng tốc thiết lập vườn cao su, dù cho Cam bốt rất thiếu nhân công lành nghề cao su, thiếu thiết bị, thêm nhiều khó khăn về thể thức tài trợ, đầu tư ngọai quốc. Riêng hai công ty Phú Riềng và Tân Bình đã trồng dược năm 2007, 270 ha cao su trên đất chánh phủ Căm Bốt cấp nhượng,

Cao Su Việt Nam – Bài bổ sung 123

Page 124: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG Số 8

đem lại cho nông dân địa phương nhiều lợi tức chống đói, giảm nghèo. Công ty Tây Ninh Rubber Company-Tayninruco cũng bắt đầu khai phá trồng 10.000 ha cao su. Tổng công ty GeRuCo, năm 2007 đã có lợi tức 562 triệu đô la và lời 250 triệu đô la, đủ sức tự đầu tư, dự trù phát triển 100.000 ha cao su ở Cam Bốt vùng dân Thượng Căm Bốt Khmer Loeu, tỉnh Ratanari, biên giới Kontum và Gia Lai - Pleiku.

May mắn là chương trình trồng cây và cao su tập thể ở Dak Dam, tỉnh Mondulkiri do công ty Trung Quốc Wuzhishan, được Cam Bốt cấp giấy phép cho khai thác 199.999 ha vào tháng 8/ 2004, trồng 20.000 ha bạch đàn – eucalyptus, giá tị, trà, cao su… bị dân chúng địa phương mất đất không bồi thường phản đối mạnh mẽ, tương đương với những phản đối xảy ra khi Thái Lan phát triển cao su, phía hữu ngạn hạ lưu Mêkông, thuộc Thái Lan. Vì Công ty Wuxhishan không có những khế ước thể thức tiểu điền cho dân địa phương.

Về phía Lào Quốc, Thái Lan đã tranh phát triển cao su miền Trung Lào, và Trung Quốc ở các tỉnh Bắc Lào như các tỉnh Phong Sa Ly, Oudomsay, Luang Nam Tha, v.v… Việt Nam đã khôn ngoan phát triển cao su ở các tỉnh miền Nam như Kham Moun, Savannakhet, Saravan (Salawan), Sekong, Champassak và Attapeu. Chẳng hạn, từ tháng 7/2007, nhóm Cao su Việt nam đã đầu tư 30 triệu đô la Mỹ, dự trù khai thác 10.000 ha cao su ở tỉnh Champassak. Công ty Dac Lac Company cũng đầu tư 22 triệu đô la Mỹ, trồng 10.000 ha cao su ở Attapeu, Champassak, Sekong. Công ty Quasa Geruco dự trù trồng từ năm 2007 đến 2010, 4.900 ha cao su ở tỉnh Savanakhet, ở gần các thị trấn Sephon, Mương Phin. Chánh phủ Lào đã cấp giấp phép cho Quang Minh Công ty đầu tư 14 triệu đô la, trồng 3000 ha ở tỉnh Attapeu. Công ty Việt Nam Rubber Joint Stock Company ( tuy 100 % là tư bản Việt ) cũng đã trồng được 8.000 ha, năm 2007, dự trù tăng đến 10.000 ha năm 2008.

Các công ty Việt Nam có lợi thế hơn là các công ty Trung Quốc vì áp dụng kỹ thuật khai thác miền Đông Nam Bô và Tây

Tôn Thất Trình 124

Page 125: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cao Su Việt Nam – Bài bổ sung 125

Nguyên, khí hậu và nhân công thích nghi cho địa phương hơn, mau thu họach hơn, cao năng hơn cao su Hải Nam, Quảng Tây, Vân Nam. Ngoài ra các vùng này còn phát triển được ca cao, hột điều, cà phê, cây ăn trái xứ nóng, chịu đựng khí hậu mát mẽ vùng cao… khí hậu Trung Quốc không làm được Căm Bốt (và Lào) theo lá thư cuối cùng GS Hoàng Xuân Hãn gửi cho tướng Võ Nguyên Giáp là lỗ hổng phát triển chiến lược, Việt Nam không thể lơ là phòng vệ bằng mọi cách, để cho Trung Quốc và Thái Lan (theo chánh sách cố hửu “Đại Thái”) mặc sức tung hoành, bành trướng, mà không nguy cơ mất đất, mất nước.

(Cali, giữa tháng giêng năm 2008)

Page 126: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

HỮ SỐ HÁN VI ỆT TRONG CÁC CON SỐ

Nguyễn Hữu Phước

Trong bài trước chúng tôi trình bày về Những Chữ Số Việt Thuần và Hán Việt Chỉ Số 1. Trong bài nầy chúng tôi viết tiếp về những chữ số chỉ số 2 và số 10.

Chữ Việt Thuần về Số 2, và Số 10

SỐ 2

Chữ Việt thuần sau đây: vài, cặp, hai, và đôi.

Vài = 2

Vài là một chữ chỉ “hai”, nhưng không xác định rõ ràng, không chắc chắn về số lượng như đi xa vài ngày, mua vài đồng thức ăn, v.v.. Ca dao:

Tiếc công đạp tuyết tìm mai, Sương sa cũng chịu, bẻ vài nhánh hoa. Thấy anh hay chữ em hỏi thử vài lời,

Mấy thằng Tây nó giăng dây thép trên trời làm chi?

Cặp = 2

Việt Nam có vài ba chữ cặp, trong đó có một chữ có nghĩa là “hai”. Chữ cặp thường dùng trong việc nói về người và thú vật. Như: cặp vợ chồng đó thật cứng đầu.

Nguyễn Hữu Phước 126

Page 127: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ca dao: Khi vui non nước cũng vui Khi buồn sáo cặp, đờn đôi cũng buồn.

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Quên: Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc,

Sát gần đây, gần nữa, cặp môi nâu.

Cặp = nằm kề vào nhau:

Tàu vừa cặp bến thả neo, Lòng thương em bậu nên theo tới nhà

((Nhưng quên mang theo cặp gà (hai con gà), Lấy gì sính lễ gọi là làm dươn (duyên)).

Cặp = nam nữ đi chung nhau và trở thành nhân tình (English: date), hoặc hai người đi chơi chung nhau như hai người bạn (thành ngữ: “cặp bè cặp bạn”)

Hai = 2

Hai = số 2, sau số một: “Anh Hai, mồng hai, hai lần hai là

bốn”. Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Song song hai mặt một lời kết giao. . . Hai thân còn dở, tiệc hoa chưa về.

Có nhiều câu ca dao dùng những chữ hai ta, hai đứa mình:

Hai ta hái củ một rừng Bứt dây một cội, xin đừng nghe ai.

Đôi = 2

a) Đôi = hai: Đôi đàng, đôi lời, đôi dòng v.v. Ca dao: Từ ngày anh với em xa cách đôi đàng,

Cơm ăn chẳng đặng, bạn vàng có hay. Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời,

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 127

Page 128: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thuở tạo thiên lập địa ông Trời do ai sanh? Sông kia nước chảy đôi dòng, Biết rằng bên đục, bên trong bên nào!

b) Đôi = hai cái gì giống nhau hoặc đối xứng nhau:

đôi đũa, đôi giày, đôi chiếu, đôi liễn, v.v…

Hồ Xuân Hương: Mảnh tình ví xẻ làm đôi được, Mảnh để trong nhà mảnh để ra. Ca dao: Bây giờ kẻ thấp người cao, Như đôi đũa lệch so sao bằng người. Ngó vô nhà thấy đôi liễn đỏ, thấy bốn chữ vàng,

Thạnh suy chưa biết, thấy nàng anh thương ngay. Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp đôi trầm em đeo.

c) Đôi = kết thành (chỉ về con người): Đôi bạn (hai người bạn, chồng vợ); đôi tim cùng nhịp đập (hai người thương nhau) v.v.. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về sự “ước mơ thành đôi” của nam nữ. Sau đây là một vài ví dụ mà thôi: Hát chơi em cũng muốn hát chơi,

Em đây, anh đó, kết đôi nhân tình. Đôi mình mới gặp hôm nay

Cho hun một chút, em Hai đừng phiền. Dẫu cho cha mẹ không thương, Đôi ta trải chiếu ngoài đường lạy vô.

SỐ 10

Năm chữ Việt thuần: bó, mười, mươi, chục, và lố.

Bó = 10

Trong những năm gần đây, nhóm người lớn tuổi của thế hệtỵ nạn đầu tiên ở Hoa Kỳ đã đến tuổi khoảng 60 đến 70. Trong văn nói, họ hay dùng chữ sáu bó hay bảy bó thay vì sáu mươi hay

Nguyễn Hữu Phước 128

Page 129: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

bảy mươi. Ví dụ: “năm nay tôi hơn bảy bó rưỡi rồi, mắt kém nhiều, ít khi lái xe ban đêm.”

Mười = Mươi = Chục = 10

Ba chữ số “mười” “mươi”, “chục” đều chỉ số 10. Nhưng cách dùng những chữ số nầy trong tiếng Việt có khác nhau. Trong việc đếm số, chữ số “mười”, lại ít được sử dụng hơn hai chữ “mươi”, và “chục”.

Chữ mười chỉ dùng cho số “10” cho đến số 19”, kể cả 110, 111, 119 v.v. Nói khác đi, sau “mười chín: (19), chữ mười bị cho ra rìa, không được dùng đến nữa.

Chữ chục và mươi đều có nghĩa mười nhưng chỉ dùng đếm những số tròn mười từ 20 trở lên (30 cho đến 90). Ví dụ: Hai chục/ hai mươi, ba chục/ ba mươ... chín chục / chín mươi, một trăm hai chục/mươi, v.v..

Nhưng chữ chục cũng bị giới hạn ở những con số đủ “mười” hay tròn mười vừa nói, không bao giờ dùng với những con số không tròn mười hay “không đủ chục” (không ai nói “hai chục ba, ba chục ba”, chỉ nói “hai mươi ba, ba mươi ba” hoặc là “hăm ba”, “băm ba” mà thôi).

Chữ mươi, lại được dùng nhiều hơn, vì dùng với tất cả những số không tròn mười. Như: 21 = hai mươi mốt* = hăm mốt (tiếng ríu = nuốt mất âm khi nói); 22 = hai mươi hai = hăm hai, . . . 29 = hai mươi chín = hăm chín; và cứ thế tiếp tục băm mốt cho đến băm chín (39). Kể từ 40 trở lên, dân ta có thể tiếp tục với chữ mươi (bốn mươi, bốn mươi mốt) hay dùng lối nói ríu cũng vẫn hiểu; và theo thói quen, lối nói ríu đã trở thành phổ thông: bốn mốt, bốn hai, bốn chín v.v.

Phan Văn Trị: Đứa dại trót đời già cũng dại Lựa là tuổi mới một đôi mươi. Thành ngữ: Chín phương trời, mười phương phật. Ca dao: Có trăng tình phụ lồng đèn

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 129

Page 130: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ba mươi, mồng một đi tìm lấy trăng. Thông ngôn ký lục bạc chục* không màn Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay.

[(*vào thập niên 1940, lương tháng của ký lục (thư ký) khoảng vài chục đồng)].

Người sao một hẹn thì nên Người sao mười hẹn thì quên cả mười. (Còn rất nhiều câu ca dao có chữ mười.)

Lố = Chục = Mười Hai

Lố = một chục nhưng lại gồm mười hai đơn vị. Như một lố hột gà = mười hai cái hột gà. Lố là một đơn vị dùng trong việc buôn bán sỉ. Trong một lố, 12 là số căn bản .

Nhưng con số nầy thay đổi tùy nơi, tùy loại hàng, và tùy thời gian. Thí dụ ngày xưa (thập niên 1950-75, một “lố dừa xiêm” (dừa dùng nước làm thức uống) có 12 trái, nhưng một “lố dừa khô” lại có 13 trái. Trong cùng thời gian đó “một lố mận hồng đào” và “lố xoài cát” ở tỉnh Mỹ tho lại có 14 trái, trong lúc “một lố vú sữa” ở Vĩnh Long có đến 18 trái.

Xin đừng hỏi tại sao lại có sự chênh lệc lạ lùng vậy vì chúng tôi không có câu trả lời. Chỉ biết đó là đặc điểm trong cách buôn bán của dân địa phương.

(Có người giải thích lý do đây là những món “hàng bông” dễ bị hư thúi, bị bể, mọc mộng dọc đường nên người bán sỉ phải tính “chục có đầu” như thế nào để người bán lẻ sau khi chuyên chở đường xa và bán lại cũng còn đủ “chục mười”).

Nói khác đi, lố là “chục có đầu”: chục mười hai, chục mười ba, chục mười sáu v.v..)

Nguyễn Hữu Phước 130

Page 131: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Những Chữ Số HánViệt

Chỉ Số 2, và 10

SỐ 2 Hán Việt và số 2: Nhị, nhì, lưỡng, và song.

Nhị (二) = Hai

Những chữ đôi sau đây có chữ nhị = hai.

Nhị chí = hai ngày “chí”: Hạ chí và đông chí. Đây là hai ngày trong bốn ngày đặc biệt trong năm.

1) Ngày hạ chí (21 tháng 6, ngày đầu của mùa hè) là ngày mà “độ dài” của ngày (số giờ từ lúc “mặt trời mọc: cho đến lúc “mặt trời lặn”) dài nhất trong năm, ngày nầy được coi là ngày đầu của mùa hè; và

2) Ngày đông chí (21 tháng 12, ngày đầu của mùa đông) là ngày có “độ dài” ngắn nhất trong năm.

Chúng ta còn có hai ngày đặc biệt khác gọi là:

Nhị phân = hai ngày “phân”: ngày xuân phân và ngày thu phân.

1) Ngày xuân phân (21 tháng 3, ngày đầu mùa xuân), có độ dài của ngày bằng với độ dài của đêm.

2) Ngày thu phân (21 hoặc 22 tháng 9, tùy năm, vì cần điều chỉnh cho đúng theo dương lịch; ngày đầu của mùa thu), có độ dài của ngày bằng với độ dài của đêm.

Nhị phẩm = bậc thứ nhì của quan chức ngày xưa; nhị hạng = hạng thứ nhì; nhị huyền cầm = đàn hai dây, ở Miền Nam là đờn kìm; nhị nghi hay lưỡng nghi = trời và đất (thiên địa); nhị

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 131

Page 132: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thừa = hai cỗ xe (chở người tu hành đến chốn giác ngộ). a) Tiểu thừa (Hinayana): Cỗ xe nhỏ (chỉ chở được một người), vì phái Tiểu thừa chủ trương tu hành là để giải thoát lấy mình (tự giác); và b) Đại thừa (Mahayana): Cỗ xe lớn (chở được nhiều người), vì phái Đại thừa chủ trương tu hành là để giải thoát lấy mình và giải thoát người khác nữa (tự giác và giác tha).

Nhị đẳng thân = thân thuộc bậc hai (ông bà/con cháu; anh hay chị/em). Nhị nguyên luận hay lưỡng nguyên luận (兩元論 dualism) = thuyết cho rằng sự vật trong vũ trụ là do hai bản thể âm và dương hợp thành. Thuyết này đối nghịch với vũ trụ quan của nhứt nguyên luận (一元論 monisme). Nhị thập bát tú = hai mươi tám “vì sao” (= tú < tinh tú) trên trời mà người Trung quốc dùng trong ngành bói toán (chiêm tinh). Các vì sao nầy được chia ra 4 chòm: Thanh Long, Huyền Vũ, Bạch hổ, và Châu tước. Nhị thập tứ hiếu = hai mươi bốn gương hiếu thảo của thời xưa, được chép chung thành tập sách mang tên “Nhị Thập Tứ Hiếu”, loại sách luân lý dạy cho trẻ em. Nhị thức phương trình = danh từ “đại số học” (second degree equation), phương trình bậc hai. Nhị thập bát tú đàn = hội các nhà thơ đời Lê, gồm có hai mươi tám người, kể cả vua Lê Thánh Tôn làm “Nguyên soái” (chủ tịch), hội nầy để lại nhiều bài thơ hay, đã đi vào văn học sử VN.

Nhì (二 項) = Thứ (Hạng) Hai

Nhì là tiếng Việt biến thể của chữ Hán Việt “nhị”. Hán Việt là nhị hạng二 項 nhưng chúng ta dùng hạng nhì (chữ hạng, thứ, là chữ HV đã hoàn toàn Việt hóa). Ngoài “hạng nhì” ra chúng ta còn nói về nhì, đứng thứ nhì .

Ngày xửa ngày xưa, VN gọi năm thứ “tư ” bậc tiểu học là “lớp nhì” và năm thứ hai (lớp hai) là “lớp tư” (vì bậc tiểu học gồm có 5 lớp từ thấp đến cao: lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nhì, và lớp nhứt = lớp cao nhứt của bậc tiểu học).

Nguyễn Hữu Phước 132

Page 133: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thành ngữ VN:

Nhứt chín nhì bù = từ ngữ dùng khi đánh bài cào*, chín nút: cao nhứt; bù (mười nút): thấp nhứt; ngụ ý chấp nhận mọi sự thử thách hoặc may rủi cương quyết dấn thân.

[(*Trong việc đánh “bài cào”, mỗi người nhận được ba lá bài, (loại bài “cách tê”) khi chủ cái (tay cái) được chín nút thì “ăn” (thắng) tất cả những tay con (người khác) có ít nút hơn (trừ người có chín nút); và khi cái “bù”, theo qui ước trò chơi bài cào, thì cái thua, phải chun (nộp) tiền cho tất cả mọi người chơi bài (trừ người “bù” như chủ cái. Nhưng có ngoại lệ là ba tây cao hơn chún nút!)]

Nhứt con nhì cháu, thứ sáu người dưng (= con cháu luôn là người gần gũi với mình hơn người không bà con, hay xa lạ). Nhứt gái một con, nhì thuốc ngon nửa điếu = (gái một con = đàn bà đẹp vì sau khi có một con, thân hình hoàn toàn nẩy nở; thuốc ngon nửa điếu = bạn bè nghèo không có thuốc hút, chia nhau nửa điếu > thuốc ngon). Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá: nghề làm (đốn) cây rừng và nghề đánh cá là hai nghề mà ngày xưa dân Việt xem là không có tương lai. Hà Bá, theo truyền thuyết là chủ con sông; người Việt còn dùng hai chữ nầy trong việc nguyền rủa.)

Nhứt phao câu, nhì đầu cánh = [(theo dân nhậu (uống rượu) khi ăn gà,)] phao câu và cánh gà là hai phần ngon nhất. Nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba học trò: chỉ học trò thuộc hạng phá phách, chỉ thua có “quỷ” và “ma” mà thôi. Nhứt sĩ nhì nông = hạng nhất là người có học, hạng nhì là nông dân = hai hạng trong bốn hạng của xã hội ngày xưa, là sĩ, nông, công, thương; hết gạo chạy rong, nhứt nông nhì sĩ = khi hết gạo, khi cần có thực phẩm thì nấc thang xã hội bị đảo ngược hạng thứ. Nhứt vợ nhì trời, thứ ba mới tới...= thành ngữ mỉa mai những người sợ vợ.

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 133

Page 134: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lưỡng (兩) = Hai

Chúng ta có vài chữ lưỡng khác nghĩa nhau, trong đó có chữ lưỡng 兩 = hai= một cặp= một đôi. Sau đây là vài thành ngữ quen thuộc:

Lưỡng đầu thọ địch = cả hai phía đều có quân địch.

Lưỡng hổ tranh hùng (hay tranh đấu) = hai cọp đánh nhau = hai người hoặc hai quốc gia mạnh chống nhau.

Lưỡng long tranh châu = hai con rồng tranh nhau trái châu. Lưỡng long triều nguyệt = hai con rồng chầu mặt trăng. Tấn thối lưỡng nan = không biết lui hay tới vì cách nào cũng gặp khó khăn.

Ngoài ra còn có những chữ đôi, chữ ba, hay chữ bốn, có chữ lưỡng, thường thấy trong một số sách VN:

Lưỡng cực = hai cực của địa cầu (Nam cực và Bắc cực); lưỡng đảng = chế độ chánh trị chấp nhận cho hai đảng tranh cử; lưỡng lự = lo nghĩ hai đàng, phân vân, không biết chọn giải pháp nào; lưỡng toàn = cả hai bên đều toàn vẹn, chu đáo; lưỡng Quảng (địa danh) = tỉnh Quảng đông và Quảng tây (Trung hoa); lưỡng nghi = trời và đất, Kinh Dịch có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi”= trong vũ trụ có thái cực, thái cực sinh ra trời đất.

Lưỡng bản vị = qui chế ngân hàng (của một nước) dùng hai kim khí quí làm “đơn vị” căn bản cho tiền tệ; lưỡng tinh hoa = loài hoa có cả nhị đực lẫn nhị cái; lưỡng viện chế = nhị viện chế = chế độ chánh trị trong đó quốc hội có cả hai viện.

Lưỡng hợp công ty = công ty có hai loại hội viên với qui chế khác trách nhiệm khác nhau; lưỡng thể động vật = đông vật có thể sống trong hai bản thể khác nhau (như loài ếch nhái, vừa sống dưới nước vừa sống trên khô.)

Nguyễn Hữu Phước 134

Page 135: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Song (雙) = Hai

Song có những nghĩa sau:

Song = cửa sổ. Trong truyện Kiều: “Mây Tần khóa kín song the” (song the = màng mỏng che cửa sổ), hoặc: “Song hồ nửa khép cánh mây” (song hồ = cửa sổ hình cong phía trên).

Song = cây hành, màu xanh;

Song = hai, cặp, đôi. Chúng ta có những chữ đi đôi với chữ song (= hai):

Song sa = hai hàng nước mắt rơi xuống. Ca dao: Lụy song sa đưa chàng xuống huyệt Mai táng rồi ly biệt ngàn năm.

Song song = hai cái gì, hai con vật hoặc hai người ngang nhau, cạnh nhau. Trong toán học, hai đường thẳng song song = hai đường không gặp nhau.

Ca dao: Song song hai ngọn gươm trường Chết anh, anh chịu, buông nàng, không buông. Hồ Xuân Hương:

Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song.

Song nhạc = nhạc phụ và nhạc mẫu = cha mẹ vợ. Ca dao: Bậu về qua kính vài lời chúc Song nhạc thọ trường, quế trúc lan phương.

Song ẩm = hai người uống trà (hoặc rượu); song bào = song thai = có thai hai đứa bé một lúc; song sinh = anh (chị) em sinh đôi; song ca (=hai người cùng ca; đơn ca = một người hát; và hợp ca hay hợp xướng = nhiều người cùng ca).

Song đao, song kiếm = trong võ thuật nói tới lối đánh sử dụng một đôi võ khí, mỗi tay một cây đao hay một cây kiếm. Song kiếm còn có tên là thư hùng kiếm = hai cây kiếm gươm mái và gươm trống, là hai cây kiếm thiêng mà trong nhiều tiểu

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 135

Page 136: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thuyết mê tín Tàu thường đề cập tới, như đôi kiếm của Khương Tử Nha hay đôi kiếm của Lữ Đồng Tân, về sau thư và hùng đi vào văn học biểu tượng cho phái nữ và phái nam, tiêu biểu là hai từ ngữ anh thư và anh hùng (thư chỉ “nữ”, và hùng chỉ “nam”).

Song đào = hai trái đào; nghĩa bóng chỉ cặp nhũ hoa của phái nữ; song đăng = hai anh/em (cha/con, vợ/chồng) cùng thi đậu một cấp bằng;

Song đường 雙堂 = thung đường & huyên đường = song thân雙親 = cha mẹ; song cầu = loại vi trùng có dáng tròn, dính nhau từng đôi; song hành = hai người cùng đi; song hành tuyến = hai đường song song.

Song hỉ = hai việc tốt lành. Trong các phòng tiệc cưới, trên vách sân khấu thường có hai chữ hỉ囍 viết cạnh nhau. Đây là lời chúc lành: đám cưới & sanh con = song hỉ; song lập 雙立 (nhà) = hai nhà cất cạnh nhau và có chung một vách ngăn (duplex); song loan = a) kiệu có hai chỗ (ghế) ngồi, b) nhịp đôi liền nhau trong bản đàn, c) nhạc cụ cổ nhạc bằng hai thanh gỗ;

Song mã = loại xe do hai con ngựa kéo, rất thông dụng khi chưa có xe hơi, ngày nay người ta dùng xe nầy ở những trung tâm du lịch, hoặc trong những đám tiệc, đám cưới v.v.; song phi = a) thế võ nhảy lên và đá cả hai chân; b) hai con chim (trống mái) cùng bay cạnh nhau; c) hai vợ chồng thuận thảo với nhau; song phương = hai bên, như “hiệp ước song phương”.

Song thập: ngày mười tháng mười dương lịch = ngày lễ ở Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan), kỷ niệm ngày Trung Hoa lật đổ nhà Thanh, thành lập Cộng hòa dân quốc (10-10-1911). Trong ngày lễ nầy, dân Trung Hoa hải ngoại nếu muốn về dự lễ và thăm Đài loan, sẽ được chánh phủ Đài loan cấp giấy máy bay miễn phí.

Nguyễn Hữu Phước 136

Page 137: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Song thất = ngày mồng bảy tháng bảy. Thời gian ông Ngô Đình Diệm, ngày 7 tháng 7 là ngày lễ kỷ niệm ông chấp chánh ở VN (nhận chức Thủ tướng). Lễ nầy bị bãi bỏ sau ngày 11-11-1963 (ngày ông bị quân đội đảo chánh); song thê = chim trống và mái đậu kề nhau, cũng có nghĩa vợ chồng hay gái trai ở chung nhau.

Song diệp cơ = loại phi cơ có hai từng cánh, một trên một dưới; song hồn mộ = mộ chôn chung cả hai vợ chồng (“hợp táng”); song nhãn kính = kính có hai tròng với độ nhìn khác nhau.

Song tiễn tề xuyên = bắn một lúc hai cây tên, cả hai đều trúng đích; đồng nghĩa với nhất cử lưỡng đắc = làm một hành động mà được hai kết quả tốt (tương đương với “kill to birds with one stone” trong tiếng Anh); song tử diệp hoa = loại hoa mà hột có hai lá; song thất lục bát = thể thơ gồm hai câu bảy chữ (mỗi câu) tiếp theo bằng một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Ví dụ trong truyện Chinh phụ ngâm:

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam toàn mờ mịt thức mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

SỐ 10

Hai chữ số Hán Việt liên hệ sau: Tuần và thập.

Tuần 旬 = 10

Khi nghe chữ “tuần” chúng ta thường nghĩ đến tuần lễ (7 ngày) như chữ “cuối tuần”. Nhưng chữ Hán Việt “tuần” có nhiều nghĩa nếu chúng ta ghi nhận ra những chữ đôi quen thuộc khác.

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 137

Page 138: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tuần 巡 = đi xem xét, như chữ tuần cảnh (police), tuần hành (đi tuần), “tuần dương hạm” (tên một loại chiến hạm cỡ lớn, đi tuần ngoài biển).

Tuần 循 = thuận theo, như “cơ quan tuần hoàn” (hệ thống tim, mạch máu, máu trong cơ thể); “tuần tự nhi tiến” = theo thứ tự mà tiến lên.

Tuần 旬 = 1) Thời gian “mười ngày” = 1/3 của một tháng. Thượng tuần = mồng một đến mồng mười; trung tuần = ngày 11 đến ngày 20, và hạ tuần = ngày 21 đến ngày 30 của tháng.

2) Thời gian mười Năm, chỉ dùng riêng để chỉ tuổi tác con người. Thí dụ “ông ấy vừa mừng lễ sinh nhật lục tuần (60 tuổi) cách đây hai ngày”; hay là “anh ta đã đến tuổi tứ tuần (40 tuổi) rồi mà chưa có việc làm cố định”.

3) Thời gian 7 ngày = tiếng gọi tắt của chữ tuần lễ. Ý niệm tuần lễ được cả thế giới công nhận cho việc đo thời gian (7 ngày) trong đời sống hàng ngày.

4) Lễ tưởng niệm người chết, một thời gian ngắn sau ngày chôn. Cúng (tuần) thất = 7 ngày sau khi chôn, tuần 21 ngày, tuần 49 ngày và tuần 100 ngày.

5) Thời gian không rõ rệt lắm nhưng không dài quá nhiều tuần lễ như tuần trăng mật, tuần trăng khuyết; hoặc khoảng vài năm như “các cô ấy đã đến tuần cập kê (tuổi có thể thành hôn).

Vậy chữ tuần chỉ rõ mười ngày hay mười Năm liên hệ trực tiếp với con số 10.

Thập 十 = 10

Số 10 tiếng Việt là mười, chữ Tàu viết là 十, giọng Hán Việt là thập. Do đó trong tiếng Việt có nhiều chữ đi chung với chữ “thập”. Chữ thập đã được Việt hóa vì đã được dùng nhiều trong văn chương thường, và cả trong văn chương tôn giáo từ nhiều thế kỷ.

Nguyễn Hữu Phước 138

Page 139: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thập bội = mười lần hơn = nhiều hơn rất nhiều, nhiều lắm. Thập can = 10 thiên can: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, và quý. Thập nhị chi = 12 địa chi: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, và hợi. Những tên trong thập can và thập nhị chi được dùng trong lịch Trung hoa và Việt Nam. Năm nào cũng được chỉ định bằng một can và một chi. Thí dụ 2005 = ất dậu, 2006 = bính tuất, v.v. Thập cẩm = mười món = chỉ nhiều món trộn chung nhau = chỉ một loại hàng hay thức ăn gồm nhiều loại thực phẩm; cũng có nghĩa đủ thứ, tạp nhạp. Thập chỉ = mười ngón tay, mười ngón chân. Thập nghĩa = mười điều tốt trong luân lý xã hội ngày xưa: cha hiền, con hiếu, anh lành, em nhịn, chồng nghĩa, vợ trinh, cấp trên thảo lảo (tốt bụng), cấp dưới thuận hòa, vua nhân từ, tôi trung hậu. Thập phân = số dùng hệ thống 10 để chia nhỏ ra = một phần mười (1/10). Một phần trăm (1/100) là thập phân của một phần mười. Thập phần = mười phần = chỉ một việc làm mà kết quả được hoàn toàn như dự định, như ước muốn = thập toàn = thập thành. Thập phương = mười phương: Đông (Đ), Tây (T), Nam (N), Bắc (B), ĐN, TN, ĐB, TB, trên, và dưới = chỉ khắp nơi, mọi hướng. Ví dụ: Khách thập phương viếng chùa vào ngày Phật Đản. Thập toàn = mười phần tròn vẹn.

Thành ngữ “nhân vô thập toàn” = con người không thể nào hoàn toàn về mọi mặt trong hành vi, cử chỉ, hay lời nói của mình. Thập vật = đồ vật đủ loại. Cũng có nghĩa “có nhiều đồ vật lộn xộn, tạp nhạp”.

Hồng thập tự: Tên cơ quan xã hội thiện nguyện nổi danh

trên thế giới. Cơ quan nầy có dấu hiệu “giá tréo thẳng góc đỏ” ((red cross = giống chữ 10 của Tàu 十 (HV: thập) có màu đỏ trên nền cờ trắng)). Do đó dân ta gọi cơ quan nầy là Hồng Thập Tự = Chữ Thập Đỏ. Lúc sơ khởi “chữ thập đỏ” chỉ là dấu hiệu của “cứu thương” mà thôi. Sau nầy, ngoài việc cứu thương và những gì liên quan đến tù binh, Hồng thập tự ở hầu hết các nước còn lo về cứu tế trong các tai họa nhỏ lớn. Đặc biệt là trong sách vở của chúng ta, hồng thập tự là một chữ ba rất là phổ thông.

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 139

Page 140: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thập đạo tướng quân = Quân hàm ngày xưa. Trong sử VN chúng ta có Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, sau làm vua tức vua Lê thái tổ, đời “Tiền Lê”. (Lê thái tổ nhà “Hậu Lê” là Lê Lị, vì tục cử tên, viết là Lê Lợi).

Thập điện (Diêm Vương) = mười đền đài dùng xử án dưới âm phủ nơi Diêm Vương ngự trị (theo sự tin tưởng ngày xưa của người Trung Hoa và người Việt Nam). Thập lục huyền cầm = đờn 16 dây = đờn tranh. Thông thường đờn tranh có 16 dây (cũng có loại 18 dây nhưng ít thông dùng).

Thập tử nhất sinh = mười (phần) chết một (phần) sống, chỉ tình trạng rất hiểm nghèo.

Trong Phật giáo có nhiều điều liên quan đến con số 10 và số 12 và đều dùng chữ “thập” đứng đầu. Chúng ta chỉ kể ra một vài chữ làm ví dụ.

Thập ác = mười điều coi là không tốt [(sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ (lời quá đáng), ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt (= hai lưỡi = nói tráo trở), tham dục, ghét giận, ngu si)].

Thập lực = mười sức mạnh về tinh thần chỉ có những vị tu thành Phật mới có được. Thập niệm = mười điều luôn luôn cần tâm niệm để cho trí óc luôn sáng tỏ. [(Phật, pháp, tăng, giới, bố thí, cõi trời, hơi thở, sự chết, thân thể, và an tịch (niết bàn)].

Thập kết sử = mười điều ràng buộc, có tính cách áp lực trên con người khiến con người dễ làm việc xấu.

Thập thiện nghiệp = mười nghiệp lành: không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hung dữ, không nghĩ tật đố, không nghĩ hiềm khích, không nghĩ si mê, không nghĩ hắc ám.

Thập ba la mật (S: dasaparamita) = mười điều công hạnh toàn thiện mà những bồ tát phải thực hiện mới đi đến bậc “chánh đẳng chánh giác” trong việc tu tập.

Nguyễn Hữu Phước 140

Page 141: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thập nhị nhân duyên = mười hai nguyên nhân và điều kiện = lý thuyết Phật giáo giải thích sự luân hồi hay sự tái sanh của mọi vật trong vũ trụ.

Trong Kitô giáo cũng có một số chữ bắt đầu bằng chữ thập:

Thập giới hay thập đạo = mười điều răn. Theo Công giáo mười điều răn là: Thờ phụng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự, chớ kêu tên Người vô cớ, giữ ngày chủ nhật (làm ngày nghỉ và là ngày thờ phượng), thảo kính cha me, chớ giết người, chớ làm sự dâm dục, chớ lấy của người, chớ làm chứng dối, chớ muốn vợ/ chồng người, chớ tham của người.

Thập giá = Thập tự giá = Thánh giá. (LT: cruc hay cruz, Eng: cross): Một vật (cái giá) gồm có phần ngang và phần đứng thẳng góc nhau.

Đây là dấu hiệu tượng trưng cho Kitô giáo. Khi xưa người La mã dùng hình phạt xử tử bằng cách đóng đinh tay và chân tử tội vào giá. Vì giá nầy có hình dáng giống chữ chỉ số “mười” (十) của Trung Hoa, nên có chữ “thập giá” hay “thập tự giá” ((thập tự = chữ (số) mười)). Theo giáo lý Kitô giáo, Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để cứu chuộc nhân loại, nên tín hữu Kitô Giáo gọi “thập giá” là “Thánh giá”.

Chữ Hán Việt và

Khả Năng Tuyệt Diệu Của Chữ Quốc Ngữ

Sau khi duyệt qua chi tiết về chữ số thuần Việt và chữ số Hán Việt trong việc sử dụng các con số của Việt Nam, chúng ta thấy một lần nữa là chữ Hán Việt có vai trò quan trọng trong sự phong phú hóa ngôn ngữ Việt.

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 141

Page 142: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chữ Hán Việt là những chữ mà do hoàn cảnh lịch sử, ông cha của chúng ta đã sử dụng một giọng đọc đặc biệt, mượn từ Trung Hoa, để đọc chữ Hán theo kiểu riêng của chúng ta.

Với sự sáng chế chữ quốc ngữ, và ghi lại giọng đọc nầy, chúng ta có một kho tàng vô giá mà chúng ta còn có thể tiếp tục khai thác để giúp cho tiếng Việt nói chung phát triển thêm, phong phú thêm.

Còn rất nhiều chữ Hán Việt chúng ta chưa hiểu và chưa sử dụng. Nhưng khi bắt đầu dùng rồi và khi được giới truyền thông công nhận (dùng nhiều), thì những chữ Hán Việt mới nầy đi sâu vào dân chúng một cách nhanh chóng. Trong một thời gian ngắn sau, những chữ gọi là “chữ mới” nầy trở thành những chữ quen thuộc nhờ khả năng đặc biệt của ngôn ngữ Việt: Khả năng Việt hóa những chữ mới. Những chữ Hán Việt như song ca, song hành, song phương, đơn côi, đơn lẻ, đơn độc, hoặc cô đơn, cô liêu, cô miên, cô quạnh, cô tịch v.v. lúc đầu có lẽ là nhưng chữ xa lạ.

Nhưng chắc là một thời gian ngắn sau khi đã được Việt hóa vì sự phong phú của chúng trong việc diễn tả tâm tình, chúng ta không hề nghĩ đến chúng như là những chữ Hán Việt nữa. Chính thế hệ chúng tôi (50 – 70 tuổi), khi dùng đến những chữ đó cũng dùng như những tiếng Việt thuần của ông bà chúng ta để lại.

Cái khả năng Việt hóa những chữ mới là điểm tuyệt diệu của chữ quốc ngữ và ngôn ngữ Việt, và kho tàng Hán Việt là một kho tàng vô giá trong việc phát triển của ngôn ngữ Việt.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Đào Duy Anh (1957): Hán Việt Từ Điển. Nxb Trường Thi, Sài gòn, VN.

Nguyễn Hữu Phước 142

Page 143: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chữ Số Hán Việt Trong Các Con Số 143

2. Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (1970): Việt Nam Tự Điển. Nxb Khai Trí Sài gòn,VN.

3. Lê ngọc Trụ (1993): Tầm nguyên Tự Điển Việt Nam. Nxb Thành phố HCM, Sàigòn, Việt Nam.

4. Minh Hương (năm?): Hoa đồng cỏ nội. Nxb Xuân Thu, California, USA.

5. Phan Tấn Tài (2006). «Ca dao Miền Nam». (email) Bài nầy gom góp một số câu ca dao từ các tác giả sau đây:

(chọn tối thiểu là 10 bài ca dao ở sách của mỗi tác giả). [a] Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, in lần thứ 8, 1977; [b] Lư Nhất Vũ; Lê Giang; Lê Anh Trung: Hò Nam bộ (Vidéo), 1992; [c] Lê Giang: Bộ hành với ca dao. NXB Trẻ, 2004; [d] Ghi lại từ ký ức Phan Tấn Tài & Đổ Thanh Vân; [e] Hà Phương Hoài: Tự điển ca dao (www.vietnam-on-line.com; http://e-cadao.com); [f] www.vietthings.com; [g] Nguyễn Đăng Thục: Tư tưởng Việt Nam, NXB Khai Trí, 1964; [h] Đoàn Thị Thu Vân: Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ (www.thoangsaigon.com); [i] Ghi nhanh trong một buổi tọa đàm tại tư gia Gs Trần Văn Khê, 1973.

6. Những câu ca dao do các “bạn già” (trên sáu mươi tuổi) ghi lại theo trí nhớ và cung cấp cho chúng tôi.

Page 144: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ÌNH DĨ AN Một Đặc Trưng

Văn Hóa Truyền Thống Dân Tộc

Lê Hữu Hiền

LTG: Quận Dĩ An cách Saigon khoảng 20 cây số về hướng đông. Từ năm 1957 trở về trước (thời kỳ mới khai phá, thành lập dưới triều nhà Nguyễn), Dĩ An thuộc Phủ Gia Định (về sau thuộc tỉnh Gia Định). Từ 1957-1975, Dĩ An ra khỏi tỉnh Gia Định, sát nhập vào tỉnh Biên Hòa. Từ 1975 đến nay, Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương. Nhưng dầu ở đâu, Biên Hòa hay Bình Dương, người dân Dĩ An vẫn nhớ, vẫn nghĩ rằng mình là người gốc Gia Định xưa một thời trải dài từ đồng bằng sông Đồng Nai tới đồng bằng sông Cửu Long.

Quận Dĩ An có ba đặc trưng nổi bậc: 1) đặc trưng về văn hóa truyền thống, tiêu biểu là Đình Dĩ An; 2) đặc trưng về công nghiệp, tiêu biểu là Nhà Máy Xe Lửa Dĩ An; 3) đặc trưng về lịch sử, tiêu biểu là di tích lịch sử Núi Châu Thới. Phạm vi của bài nầy xin đề cập tới đặc trưng thứ nhất: Đình Dĩ An, một đặc trưng văn hóa truyền thống dân tộc.

1. Đi tìm một định nghĩa cho cái đình

húng ta thử đi tìm một định nghĩa cho cái đình. Đình là gì, cái đình nói chung, và nói riêng, Đình Dĩ An?

Trước khi Pháp cai trị đất nước ta cách đây khoảng hai thế kỷ, ở những nơi thôn quê hẻo lánh trên cả nước cũng như tại Dĩ An, chưa có một guồng máy hành chánh rõ rệt, cụ thể, phân biệt như ngày nay. Mọi sinh hoạt trong làng lúc đó, đều tập trung ở tại đình. Đình là nơi những vị chức sức, nơi những vị bô lão trong làng hội họp để xử đoán hay quyết định một vấn đề quan trọng nào đó có liên quan tới dân làng. Bàn về thuế khóa, đóng

C

Lê Hữu Hiền 144

Page 145: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thuế, nộp thuế, vì ngân sách trong làng cũng ở đình, bàn về mất mùa, được mùa, về hạn hán hay bão lụt, cách đối phó, phòng chống cũng ở đình. Xử kiện, xử trộm cắp, lừa đảo, đánh nhau cũng ở Đình. Hội họp, cúng tế, vui chơi cũng ở đình. Như vậy, có thể nói, đình vừa là một đơn vị hành chánh, vừa là một đơn vị tư pháp, vừa là một đơn vị kinh tế, nói chung là một văn hóa, một đặc trưng về văn hóa của dân làng ở thôn quê.

2. Thử tìm hiểu lai lịch của Thần Hoàng Dĩ An

Đình đuợc dân làng thành lập và thờ phụng. Thờ ai? Đình có thể thờ một vị tướng lãnh - hầu hết là tướng lãnh dưới thời nhà Nguyễn - có công đối với đất nước, hoặc cũng có thể thờ một vị có công khai phá, mở mang một vùng đất hoang vu nào đó trên bước đường Nam tiến, để cho những người di dân từ miền Trung vào miền Nam khẩn hoang, lập nghiệp. Theo sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, chúa Nguyễn chiêu mộ những người dân “có vật lực” tức là có phương tiện, có tiền bạc, có dụng cụ để khai khẩn ở xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn đưa đi khai hoang. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức cũng chép: Chúa Nguyễn chiêu mộ lưu dân từ Châu Bố Chính trở vô Nam đến lập nghiệp ở khắp nơi.

Lưu dân là những người dân bị tội Lưu, là tội bị đày đi cách xa kinh đô Huế từ 2.000 tới 3.000 dặm, vĩnh viễn không được trở về quê quán (tội Lưu khác với tội Đồ là những người bị bắt giam, bắt làm công việc nặng nhọc từ một tới ba năm trong phạm vi tỉnh nhà, mãn hạn được thả về). Do đó, khi đi đày, vợ con, ông bà, cha mẹ của người bị tội Lưu có thể đi theo. Đi nơi nào tùy quan trên định đoạt, thường là những vùng ma thiêng nước độc. Đúng ra, lưu dân không phải là những người tù tội, họ chỉ phạm tội trốn “thuế sai dư”, tức là thuế thân, là thuế đánh trên đầu người. Nói khác, lưu dân là dân ly tán, bỏ làng, bỏ xóm, bỏ quê hương mà đi làm ăn tha hương. Nơi nào làm ăn được thì họ dừng lại, làm ăn không được nữa thì họ đi nơi khác. Lưu dân là thành

Đình Dĩ An 145

Page 146: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

phần đông đảo nhứt vào khẩn hoang lập nghiệp ở vùng Đồng Nai - Gia Định.

Có trở lại từ nguồn gốc của những lưu dân, ta mới thấu được thành phần lưu dân chính là thành phần khai phá vùng đất Dĩ An, một vùng đất Gia Định xưa.Từ đó, ta có thể đưa ra giả thuyết là vị Thần được thờ tại đình Dĩ An có nhiều phần không phải là một vị tướng lãnh của triều Nguyễn mà có thể là người lưu dân có công lớn, đầu tiên đến vùng đất hoang vu Dĩ An khẩn hoang, và có công qui tụ những lưu dân khác cùng với gia đình họ đến khai phá, lập nghiệp, dần dần lập thành thôn ấp, xóm làng. Người dân địa phương nhớ công ơn người sáng lập, sau khi vị ấy mất, dân làng dâng sớ lên triều đình nhà Nguyễn xin vua phong thần cho người có công sáng lập.

Tại sao chúng ta nói dược như vậy? Là vì hầu hết những vị tướng lãnh, quan chức áp giải lưu dân và tội đồ vào Nam lập nghiệp đều là những quan chức trông coi về thuế khóa và việc khai khẩn ruộng đất thuộc vùng đất Gia Định xưa, Gia Định của năm 1698, lúc đó Gia Định còn gọi là Phủ, Phủ Gia Định - trải dài từ Biên Hòa, Bà Rịa tới phía Tây Nam Sông Saigòn, cho tới Sông Cửu Long, nghĩa là bao gồm cả miền Nam. Trong số những quan chức đó, phải kể Nguyễn Cư Trinh là người có công gầy dựng Gia Định từ đầu, về sau, có Nguyễn Hữu Cảnh làm chức kinh lược vào Nam để sấp xếp việc hành chánh, và còn nhiều quan chức khác theo sau Nguyễn Hữu Cảnh.

Đến thời Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn là lúc Gia Định phồn thịnh và mở mang nhứt. Những vị quan chức nầy sau khi mất đều được triều đình cho xây mộ, xây đền, xây lăng thờ phụng rất trọng thể, xây cất rất qui mô, chẳng hạn như đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù Lao Phố, Biên Hòa; đền Trần Thượng Xuyên ở Tân Uyên, Biên Hòa; lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt (dân chúng quen gọi là Lăng Ông Bà Chiểu) ở Gia Định, v.v.. Trong khi đó hầu hết những đình ở làng, xã đều không có mộ, và do dân làng thự động xây cất, thờ phụng, cúng tế. Đình chỉ có cái Sắc Chỉ (có

Lê Hữu Hiền 146

Page 147: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thể hiểu như cái Quyết Định của vua phong thần cho một vị nào đó) của vua ban, và dân chúng thờ phụng cái Sắc Chỉ đó trong đình.

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng những vị thần thờ ở các đình trong làng, xã thuộc những thôn quê như Dĩ An xưa có nhiều phần không phải là những vị tướng lãnh của triều đình nhà Nguyễn mà là những vị có công, những lưu dân xưa kia đứng ra khai phá vùng đất hoang vu nào đó, và được dân chúng xây cất đình thờ phụng, cúng bái để tỏ lòng biết ơn người sáng lập. Vị thần được nhà vua sắc phong, và dân chúng thờ phụng ợ các ngôi đình của mỗi địa phương được gọi là Thần Hoàng Bổn Cảnh.

Riêng đình Dĩ An, danh tánh của vị Thần Hoàng Bổn Cảnh là gì? tên gì? Theo chỗ chúng tôi tìm hiểu, Thần Hoàng Dĩ An họ Trịnh, tên Chất (lời của một vị có tham dự một phiên họp của Hội Đồng Xã An Bình trước đây bàn về việc cúng Kỳ Yên, có đề cập tới cái Sắc Chỉ phong thần của đình Dĩ An). Tuy nhiên, theo …………, một vị cao niên khác ở Dĩ An cho biết thì Thần Hoàng Dĩ An họ Trịnh, tên Thành (theo thiển ý của chúng tôi, giả thuyết thứ nhứt có nhiều phần đáng tin cậy hơn vì đó là lời của một vị có tham dự phiên họp kể lại. Giả thuyết thứ hai chỉ có tính cách truyền miệng, có thể không được chính xác bằng). Điều hoàn toàn chắc chắn là Thần họ Trịnh. Bằng cớ là họ Trịnh tại Dĩ An đã hiến đất xây dựng đình Dĩ An, và cũng đã tự nhận mình thuộc dòng dõi họ Trịnh của Thần Hoàng Dĩ An. Họ tự nguyện hiến đất xây cất đình, coi như để thờ phụng tổ tiên của dòng họ Trịnh tại Dĩ An.

Về sau, có một vị trong ban Truyền Thống Dĩ An đã mở cái nắp hộp đựng Sắc Chỉ vua phong Thần Hoàng Dĩ An ra xem, thấy cái Sắc Chỉ màu vàng viết bằng chữ Hán màu đỏ, có dấu ấn của vua phong, nhưng không rõ có tìm được người phiên dịch Sắc Chỉ hay không, và sau đó, cũng không thấy tiết lộ gì thêm về lai lịch và thân thế của vị Thần Hoàng họ Trịnh nầy.

Đình Dĩ An 147

Page 148: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

3. Tổ chức và nghi lễ cúng tế đình Dĩ An

Về mặt tổ chức, đình Dĩ An có một ban Trị Sự, đứng đầu là vị Trưởng Ban Trị Sự, kế đến là vị Thủ Bổn (tương tự như thủ quỹ ngày nay) và các Ủy Viên trong đó có một ủy viên trông coi về nghi lễ. Ban Nghi Lễ gồm có Thầy Lễ, các Học Trò Lễ và một ban nhạc. Trước đây, Ban Nghi Lễ nằm trong tổ chức của Ban Trị Sự nhưng về sau, tách ra, trở thành một Ban Lễ Nhạc tư nhân, hoạt động riêng rẽ. Mỗi khi các đình, miễu hoặc đám tang cần có lễ nhạc, họ đến phục vụ và nhận tiền thù lao. Các học trò lễ trong Ban Nghi Lễ mặc y phục cổ truyền (khăn đóng, áo dài màu xanh có dấu hoa vàng). Họ đi đứng, tế lễ theo một cung cách riêng, đặc biệt và trang trọng.

Lễ cúng tế đình Dĩ An tổ chức mỗi năm vào ngày 16 tháng 11 âm lịch, được gọi là lễ Kỳ Yên (đến kỳ hạn mỗi năm; cúng tế một lần để cầu nguyện cho quốc thái dân an; dân làng được bình yên, nói tắt là Kỳ Yên). Cứ ba năm thì cúng Đáo Lệ một lần, Dĩ An có nhiều đình nhưng chỉ riêng đình Dĩ An có tục cúng Đáo Lệ. Lễ cúng Đáo Lệ được tổ chức rất long trọng, linh đình. Ban tổ chức rước gánh hát (thường là Hát Bội) về đình, hát để cúng Thần, rước lễ nhạc cúng tế, và đích thân vị Xã Trưởng (được dân làng coi như con của Thần) thỉnh cái Sắc Chỉ của vua phong, đựng trong một cái hộp bằng gổ, thường ngày để thờ tại Nhà Hội (cũng gọi là Nhà Việc) là nơi Hội Đồng Xã làm việc. Từ Nhà Hội, vị Xã Trưởng thỉnh Sắc, đi bộ về đình, theo sau là các viên chức trong Hội Đồng Xã và dân làng. Vị Xã Trưởng đặt cái Sắc Chỉ lên bàn thờ Thần, và nghi lễ cúng tế bắt đầu. Vị Xã Trưởng đích thân dâng heo quay lên Thần, đầu heo được đặt đối diện với bàn thờ Thần trong khi dân làng dâng heo cúng Thần thì phải đặt ở vị trí ngược lại, nghĩa là đầu heo hướng về phía trước cổng đình. Heo dâng cúng Thần được gọi là Con Gỏi. Khi chấm dứt ba ngày cúng tế tại đình, vị Xã Trưởng lại thỉnh cái Sắc Chỉ trở về thờ tại Nhà Hội. Về sau, khoảng sau năm 1950, Sắc Chỉ phong thần không còn đặt thờ ở Hội Đồng Xã nữa, mà được thỉnh về thờ hẳn trong đình.

Lê Hữu Hiền 148

Page 149: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Trên Nguyên tắc, dân chúng thiết lập ở mỗi xã hoặc mỗi làng một ngôi đình, và mỗi ngôi đình có một Sắc Chỉ của một Thần Hoàng Bổn Cảnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, có khi một xã có tới hai ngôi đình, và cũng có khi có đình không có Sắc Chỉ. Trong tường hợp nầy, để hiểu rõ lai lịch của vị Thần Hoàng của làng mình, xã mình, dân làng cần phải làm đơn gởi ra Văn Khố ở Huế, xin sao lục Sắc Chỉ vua phong của thần làng mình để thờ phụng.

Trong các ngôi đình thuộc huyện Dĩ An, chỉ có đình Dĩ An là đình duy nhứt có cúng Đáo Lệ ba năm một lần, các đình khác chỉ cúng Kỳ Yên mỗi năm. Lễ cúng Đáo Lệ được coi như là một lễ hội lớn nhứt trong làng, và được dân chúng tổ chức một cách trọng thể để tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã dựng nước, giữ nước, hoặc có công khai phá, mở mang vùng đất hoang vu ngày xưa nay trở thành một vùng đất trù phú mà họ đang sinh sống, an cư lạc nghiệp.

4. Sự linh thiêng của Đình Dĩ An, sự sùng bái, lòng tôn kính của dân làng.

Tại vùng Dĩ An có rất nhiều đình: Đình Tân Ninh, Đình Đông Tác thuộc xã Tân Đông Hiệp (hai xã Tân Ninh và Đông Tác hiệp lại thành một), Đình Ngãi Thắng ở Bình Thung, Đình Tân Quí, Đình Tân Minh, Đình Đông Yên, xã Đông Hòa, Đình Bình Đường thuộc xã An Bình, v.v.. Duy có Đình Dĩ An là đình lớn nhứt, và nổi tiếng linh thiêng nhứt. Cứ xem hằng năm, vào dịp cúng Kỳ Yên, nhứt là cúng Đáo Lệ ba năm một lần, dân chúng khắp nơi lũ lượt về cúng đình, từ Saigòn, Chợ Lớn, Thủ Đức, Biên Hòa; ở những vùng xa xôi hơn, thậm chí những người sinh sống ở nước ngoài không về được sũng gởi tiền bạc về cúng đình. Từng mâm heo quay chín vàng, bóng mỡ, từng mâm xôi nếp mới dán giấy hồng đơn đỏ thắm, nhang đèn, hoa quả được tấp nập dâng lên cúng Thần. Dân làng tin tưởng, họ đến cầu xin, và được Thần giúp, Thần ban phước, ban tài lộc, do đó, họ đến

Đình Dĩ An 149

Page 150: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lê Hữu Hiền 150

gần cầu nguyện, cúng bái với tất cả tấm lòng thành, lòng tri ơn sâu sắc.

Ngày lễ Kỳ Yên, Đáo Lệ còn mang một sắc thái khác; bên cạnh niềm tin, lòng tri ơn, trên nét mặt dân làng còn thể hiện niềm vui rộn rã, nổi hân hoan tràn ngập, dân làng nô nức vui chơi. Từ cụ già cho tới em nhỏ, trai gái trong làng dập dìu kéo tới đình cúng bái, xem hát. Hát bội hát suốt ba ngày đêm. Người ta giải trí, vui chơi như một ngày hội lớn.

5. Ý nghĩa của cái đình

Từ những sinh hoạt của dân làng ở tại đình như đã nói trên, qua đó ta thấy được những ý nghĩa sau đây:

a. Đặc trưng của nền văn hóa dân tộc: Đình tiêu biểu một cách rõ rệt cho những sinh hoạt có tính cách văn hóa truyền thống của dân làng ở những vùng thôn quê, nó chứng tỏ một nền văn hóa phong phú lâu đời của dân tộc ta từ ngàn xưa.

b. Công ơn to lớn của ông cha ta đã đổ bao công sức, mồ hôi, nước mắt, thậm chí xương máu từ miền Trung vào Nam khai phá, lập nghiệp, biến một vùng đất hãy còn hoang giả, đầy dẫy những bệnh tật, thú dữ (cọp, sấu, rắn, heo rừng) thành một vùng đất màu mỡ, một miền Nam trù phú như ngày nay.

c. Lòng biết ơn sâu sắc của người dân miền Nam nói chung, của dân ở làng Dĩ An nói riêng, đối với các bậc tiền nhân đã dày công dựng nước, giữ nước, mở mang, khai phá những vùng đất hoang vu trước kia nay trở thành một vùng đất trù phú mà họ đang sinh sống, an cư, lạc nghiệp.

Page 151: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

HƯ MỤC SƠ CHÚ VỀ

NAM KỲ LỤC TỈNH

Lâm Văn Bé

LTS. Đồng Nai Cửu Long xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả giáo sư Lâm Văn Bé và công trình nghiên cứu công phu của ông. Trong bao nhiêu năm tận tụy làm việc giáo sư Lâm Văn Bé đã thiết lập xong một website với vai trò của một thư viện rất đầy đủ trong đó có cả một thư mục cùng những bài viết, những công trình nghiên cứu về vùng đất, văn hóa và người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh. Website này <http://namkyluctinh.org sẽ vô cùng giá trị và rất hữu ích cho những ai muốn biết hay muốn nghiên cứu về khu vực văn hóa quan trọng này. Website này là người bạn đường không thể thiếu của Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long. Bài viết sau đây là một mở đầu tóm lược công trình lớn lao của giáo sư. Công trình lớn lao này còn dài và sẽ được lần lượt đưa vào Tập San Đồng Nai Cửu Long.

gười Việt Nam xa xứ đã hơn ba mươi năm. Người đi xa trở về quê cũ nhìn thoáng qua khung trời xưa với những xúc cảm và nhận định khác nhau, nhưng nước Việt Nam

mãi mãi xa lạ với họ, đất và người. N

Người chưa về hay nhất định không về lại còn xa lạ hơn bởi họ sống mãi với hình ảnh của đất nước trước ngày họ ra đi.

Biết về Việt Nam, và đặc biệt về vùng đất mà trước 1975 có tên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay vắn tắt là Lục Tỉnh và nay chánh quyền Cộng Sản gọi là Nam Bộ, người Việt hải ngoại chỉ trông nhờ vào tài liệu qua sách vở, báo chí, và gần đây các trang mạng.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 151

Page 152: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tài liệu tuy thực sự có phong phú và đa dạng, nhưng lại tản mác trong các nguồn liệu khác nhau và việc tra cứu không phải dễ dàng, nhất là đối với các người không am tường các kỹ thuật khai thác và phổ biến thông tin mới.

Nhằm mục đích giúp độc giả tìm được nhanh chóng một tài liệu phù hợp với một chủ đề liên quan đến vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh trong thư viện hay nhà sách, nhà xuất bản, chúng tôi xin cống hiến quý độc giả một thư mục chọn lọc dựa trên kiến thức của một chuyên viên thư viện đã hành nghề tại đại học và các thư viện công cộng trong gần 30 năm và đã thành lập một bộ sách tiếng Việt quan trọng cho thành phố Montréal.

Nói đến tài liệu về Việt Nam, ngoài những tài liệu của các nhà biên khảo và sáng tác ở hải ngoại, chúng ta không thể nào bỏ qua các tài liệu sản xuất từ Việt Nam bởi những thông tin được cập nhựt hóa phát xuất từ nơi nầy. Dĩ nhiên, khi sử dụng tài liệu của người Cộng Sản viết, ngay cho các tác giả ở miền Nam trước 1975 và tiếp tục viết dưới chế độ Cộng Sản, người đọc phải thận trọng về mức độ trung thực. Những tài liệu mà chúng tôi giới thiệu là những tài liệu chúng tôi có đọc qua toàn phần hay ít nhất bài tóm lược của quyển sách. Chúng tôi đã loại đi những tài liệu, dù gọi là biên khảo, của những tác giả «đỉnh cao trí tuệ» của chế độ hay những tài liệu trông có vẻ thích đáng với chủ đề nhưng chúng tôi không có cơ may đọc được.

Và ngay cho những biên khảo mà chúng tôi giữ lại để giới thiệu trong thư mục, xin độc giả cũng đừng ngạc nhiên khi bắt gặp đó đây những từ ngữ đại loại như «đảng ta, bọn Mỹ Ngụy, Hồ chủ tịch cao cả…» bởi các bạn biết đó là thứ ngôn ngữ thông lệ của chế độ và người cầm bút Cộng Sản.

Thư mục được trình bày dưới hình thức của thư viện học trong các phần tên tác giả, nhan đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản cũng như số trang. Các phần nầy được liên kết nhau bằng những dấu chuẩn hóa cũng như bài viết của các tạp chí được ghi giữa hai dấu móc kép («… » ).

Lâm Văn Bé 152

Page 153: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đối với các tác phẩm đã xuất bản thời Việt Nam Cộng Hòa, và ngay cả sách sáng tác sau 1975 ở trong nước, chúng tôi giới thiệu ấn phẩm được tái bản năm gần nhất nếu chúng tôi biết được, bởi lẽ các sách tái bản đã lâu hay những sách in lại ở hải ngoại có thể khó tìm được trên thị trường vì phần lớn đã tuyệt bản. Phải hiểu rằng ba nhà xuất bản lớn ở hải ngoại là Đại Nam, Xuân Thu, Văn Nghệ, từ lâu không in thêm sách mới và tại một quốc gia có hơn 80 triệu dân mà mỗi lần ấn hành chỉ từ 500 đến 5000 quyển thì việc tìm một quyển sách tiếng Việt hôm nay quả không phải là chuyện dễ.

Với những nhận định trên, thư mục nầy, tuy không đầy đủ, nhưng mong được đóng góp khiêm tốn cho những độc giả người Việt còn có ý muốn đọc sách tiếng Việt để tìm được dễ dàng một tài liệu tiếng Việt.

Montréal, đầu năm 2008 Lâm Văn Bé

Lịch sử

Sách Tổng quan

1- Miền Đông Nam Bộ-lịch sử và phát triển.- Hà Nội: Bán Nguyệt San Xưa và Nay, 2004. – 461 tr. Nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, truyền thống, tín ngưỡng của vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận.

2- Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang miền Nam.- TpHCM: Nxb Trẻ, 2004 .387 tr. (xuất bản lần đầu năm 1970 bởi nhà Đông Phố)

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 153

Page 154: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

3- Lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ.- Hà Nôi: Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2003. – 774 tr. : bản đồ.

Hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa; Chủ trương của Xứ Uỷ Nam Kỳ và công cuộc chuẩn bị; Sự đàn áp của Pháp đối với cuộc khởi nghĩa; Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa.

Tài liệu theo quan niệm của Cộng Sản.

4- Li Tina. Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18. Bản dịch của Nguyễn Nghị.- TpHCM: Nxb Trẻ, 2003. – 247 tr.

Luận án tiến sĩ, nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của nhà Nguyễn trong vùng đất mới về phương diện kinh tế và xã hội.

5- Sơn Nam. Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Bộ, Miền Nam đầu thế kỷ XX : Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân. – TpHCM: Nxb Trẻ, 2003. – 395 tr.

Lịch sử và hoạt động của phong trào Duy Tân, Thiên Địa Hội và Minh Tân. Tình hình miền Nam đầu thế kỷ XX.

6- Huỳnh Lứa. Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ 17, 18,19. - Hanoi: Nhà xb KHXH, 2000. 428tr.

Tiến trình mở mang vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

7- Hứa Hoành. Nam Kỳ Lục Tỉnh. – Houston: Văn Hóa, 1992-1995. - 4 tập.

Bộ ký sự về miền Nam của một tác giả gốc miền Nam ở hải ngoại. Nhiều chuyện kỳ thú liên quan đến lịch sử, phong tục, địa lý và các nhân vật nổi tiếng ở Nam Kỳ.

8- Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên). Địa chí văn hóa Thành phố Hồ chí Minh. Tập 1. Lịch sử.- TPHCM : Nxb HCM, 1998.- 675p.

Những bài quan trọng : * Lê Trung Khá. “Saigon thời tiền sử” (tr.15-121)

Lâm Văn Bé 154

Page 155: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Võ Sĩ Khải. “Đất Gia Định 10 thế kỷ đầu Công nguyên” (tr.123-192)

* Nguyễn Đình Đầu. “Lược sử thành phố Saigon từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm” (tr.193-294)

* Trần Văn Giàu. “Lược sử thành phố Saigon từ khi Pháp xâm chiếm (1859) đến tháng 4-1975” (tr.295-517)

* Bùi Công Đặng. “Vài nét về TP Hồ Chí Minh 20 năm (1975-1995)” (tr. 519-561)

* Nguyễn Quốc Lộc. “Cư dân, địa danh địa bàn TPHCM” (tr.563-629)

Saigon-Gia Định 9- Lê Xuân Diệm at al. Khảo cổ học ở TpHCM.- TpHCM: Nxb

Văn Hóa Saigon, 2007 – 272 tr. (Tủ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định- Saigon- TpHCM).

Ngoài tựa đề trên liên quan đến những khám phá khảo cổ học về thành phố Saigon-Gia Định trong 30 năm qua (1975-2005), Tủ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định-Saigon-TpHCM do nhà xuất bản Văn Hóa Saigon vừa phát hành nhiều tập nghiên cứu về lịch sử của Gia Định - Saigon trong từng giai đoạn như sau.

10- Cao Tự Thanh. Lịch sử Gia Định- Saigon trước 1802.–

TpHCM: Nxb Văn Hóa Saigon, 2007. – 341 tr.(Tủ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định-Saigon-TpHCM)

Nghiên cứu các biến cố, các nhân vật, tiến trình lịch sử về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa từ 1698 đến 1802, đặc biệt nhấn mạnh đến cuộc tranh chấp giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn (1778-1802).

11- Trần Thị Mai. Lịch sử Gia Định- Saigon thời kỳ 1802-1875.-

TpHCM: Nxb Văn Hóa Saigon, 2007.- 334 tr. (Tủ sách 100 câu hỏi….)

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 155

Page 156: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Các biến cố và các nhân vật tại Gia Định-Saigon từ thời Gia Long đến khi người Pháp đặt nền móng cai trị tại Nam Kỳ, nhấn mạnh đến tiến trình thành lập guồng máy cai trị từ trung ương đến địa phương, hệ thống quan lại, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội.

12- Nguyễn Nghị. Lịch sử Gia Định-Saigon thời kỳ 1862-1945 .-

TpHCM: Nxb Văn Hóa Saigon, 2007. - 287 tr. 13- Hà Minh Hồng at al. Lịch sử Gia Định Saigon thời kỳ 1945-

1975. – TpHCM: Nxb Văn Hóa Saigon. 2007. - 286 tr. Ngoài bố cục như trên còn thêm phần thay đổi kinh tế xã hội

từ 1986 đến nay. 14- Từ điển Thành phố Saigon - HCM. – TpHCM: Nxb Trẻ,

2004. -1138 tr. Một công trình khảo cứu công phu với sự cộng tác của các nhà khoa học, biên khảo có uy tín. Nội dung tập trung khuôn định trong khung thời gian 300 năm từ 1698-1998.

Sách gồm 9 phần được sắp xếp theo thứ tự như sau: Sự kiện; Nhân vật; Địa danh; Đường phố; Kinh tế; Văn hóa-xã hội; Báo chí-xuất bản; Tác phẩm; Thành phố - những điểm đáng nhớ.

15- Nguyễn Phan Quang. Góp thêm tư liệu Saigon-Gia Định

1859-1945. – TpHCM: Nxb Trẻ, 1998.- 261 tr. Pháp chiếm Saigon-Gia Định, Nam Kỳ dưới thời Pháp-Nhật,

Tổ chức hành chánh, dân số, Thị trường lúa gạo và kinh tế Nam Kỳ.

16- Phan Thứ Lang. Saigon vang bóng. - Nhà xb Tp HCM, 2001.

- 223tr. Sưu tập các bài viết của tác giả đã đăng trong các báo về địa danh, lịch sử và nhân vật.

17- Lê Nguyễn. Thành cổ Saigon và mấy vấn đề về triều

Nguyễn.- TpHCM: Nxb Trẻ, 1998.- 141 tr.

Lâm Văn Bé 156

Page 157: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chi tiết về thành cổ Saigon dưới thời Gia Long và một số nét sinh hoạt cũng như việc cai trị của người Pháp. Các vấn đề của triều Nguyễn: cơ cấu hành chánh, chánh sách đồn điền, luật Gia Long.

Tạp chí

18- Cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt số chủ đề của chuyên san Dòng Việt số 17, 2005. - 350 tr.

Một số bài quan trọng:

* Trần Gia Phụng. “Đường về Phương Nam” * Nguyễn Đăng Thục. “Nam Tiến VN” * Nguyễn Thế Anh. “Le Nam Tien dans les textes

vietnamiens” * Tạ chí Đại Trường. “Vị trí Đại Việt, Chiêm Thành và

Phù Nam trong lịch sử VN” * Lâm Văn Bé. “Nam Kỳ Lục Tỉnh, đất nước và con

người” * Sơn Nam. “Văn hóa truyền thống Đồng bằng sông

Cửu Long”.

Hồi ký

19- Sơn Nam. Hồi ký Sơn Nam.– TpHCM: Nxb Trẻ, 2005.– 544 tr. Tập hợp 4 tập hồi ký: Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa đô thị - Bình An. Viết từ năm 40 đến những năm gần đây để biết được những biến cố lịch sử, xã hội của miền Nam, những tâm tình, tư tưởng và nhận định của tác giả dưới hai chế độ Việt Minh - Cộng Sản và Việt Nam Cộng Hòa.

20- Vương Hồng Sển. Tạp bút năm Nhâm Thân 1992.– TpHCM, Nxb Trẻ, 2004.– 356 tr. Những câu chuyện đời thường,

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 157

Page 158: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

những tinh hoa thu được từ bao nhiêu năm nghiên cứu sưu tầm được tác giả luận bàn với một văn phong Nam Bộ cổ xưa, một tinh thần «nói có sách, mách có chứng» và giọng văn luôn dí dỏm, độc đáo. Đọc tạp bút của ông để cùng đồng cảm với tinh thần nhân bản của một nhà nghiên cứu, một nghệ sĩ khát vọng tới cái đẹp đến phút cuối của cuộc đời.

21- Philippe Franchini (éd.). Saigon 1925-1945. De la «belle colonie» à l’éclosion révolutionnaire ou la fin des dieux blancs. Paris : Éditions Autrement, 1992.- 261p.

Sáu tác giả cống hiến cho độc giả bức tranh về «Saigon 1925-1945, từ thuộc địa hoa lệ đến biểu hiện cách mạng hay chung cuộc của các vị thần da trắng». P. Franchini viết về Saigon da trắng, lai, nhuộm đỏ; Paul Bernard về những người thực dân; J.L Pretini về Saigon dân cư; Kim Lefèbvre về Nàng da vàng và thực dân da trắng; P.Brocheux về Thượng lưu, tư sản, các con đường của cách mạng và Daniel Heméry về Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh

Địa lý

Sách Tổng quan 22- Trần Văn Tư. Đồng bằng sông Cửu Long trên đường phát

triển: Tiềm năng và lợi thế. - Hanoi : NXB Xã hội chính trị quốc gia, 2007. 254p.

Tổng quan về những ưu thế của ĐBSCL, kết quả những công trình phát triển nông nghiệp thủy lợi tại Thốt Nốt, Cần Thơ; Vai trò của người Khmer trong việc phát triển Nam Bộ.

Lâm Văn Bé 158

Page 159: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

23- Nguyễn Văn Hầu (1922-1995). Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai khẩn miền Hậu Giang. Nửa tháng trong miền Thất Sơn.- TpHCM : NXB Trẻ, 2006.- 595p.

Hai quyển sách được tái bản nhiều lần là tài liệu quý giá để tìm hiểu về công trình của Thoại Ngọc Hầu trong việc đào kinh Vĩnh Tế, khai thác miền Hậu Giang. Quyền Nửa tháng trong miền Thất Sơn mô tả đầy đủ các vùng Châu Đốc, Tân Châu, Thới Sơn, Tri Tôn, Ba Chúc, Cô Tô, Long Xuyên…

24- Nguyễn Bá Hoa. Tây Ninh, quê hương sông Gấm.– Montréal: Tác gìả xb (514-937-7554), 2004. –378 tr.

Biên khảo công phu gồm 10 phần : Địa lý Tây Ninh; Lịch sử Tây Ninh; Di tích lịch sử và danh nhân;Sinh hoạt tôn giáo (nhấn mạnh đến đạo Cao Đài); Thắng cảnh, Văn hóa-nghệ thuật; Lễ hội phong tục tập quán; Huyền thoại và giai thoại; Sự việc trọng đại; Tây Ninh sẽ phát triển thế nào?

25- Phạm Côn Sơn. Non nước VN : sắc màu Nam Bộ.- TpHCM: Nhà xb Phương Đông, 2005.- 451 tr.

Hướng dẩn du lịch, khám phá cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ.

26- Non nước VN. NXB Thông tin, 2004. - 710p. Thông tin mới nhất về 64 tỉnh và thành phố của VN. 27- Sơn Nam. Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang.-

TpHCM: NXB Trẻ, 2004.- 382 tr. Tác phẩm biên khảo đầu tiên của tác giả. 28- Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang Miền Nam. – TpHCM: Nxb

Trẻ, 2004.- 464 t.tr.

29- Nam Bộ xưa và nay. - Nhà xb TPHCM và Tạp chí Xưa & Nay, 2003. - 402 tr. Gồm những nghiên cứu của nhiều tác giả về các địa danh, các nhân vật, sự kiện và truyền thống văn hóa xưa và nay.

30- Lê Bá Thảo. Địa lý đồng bằng sông Cửu Long.- Đồng Tháp: Nxb Tổng Hợp Đồng Tháp, 1986.- 158t Địa lý thiên nhiên, thổ nhưỡng, kinh tế vùng ĐBCL.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 159

Page 160: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

31- Võ Trần Nhã (chủ biên). Lịch sử Đồng Tháp Mười.–

TpHCM: Nxb TpHCM, 1993.- 472 tr.

32- Phan Thanh Nhàn. Rừng U Minh: dấu ấn và cảm thức.– Kiên Giang: Hội Văn Nghệ Kiên Giang, 1993. - 251 tr.

Đất nước và con người vùng U Minh

Saigon-Gia Định 33- Nguyễn Đình Đầu. Địa lý Gia Định - Saigon - TpHCM .-

TpHCM: Nxb Văn Hóa Saigon, 2007.- 225 tr. (Tủ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định-Saigon-TpHCM)

Biên khảo về địa lý thiên nhiên, nhân văn của GĐ-Sg từ thế kỷ XVII đến nay, thêm phần phụ lục về văn hóa, xã hội, hành chánh của 24 quận của TpHCM hiện nay.

34 - Saigon xưa và nay. - TpHCM : Nxb Trẻ, 2007. - 334 tr. Tập hợp nhiều bài viết về Saigon xưa và nay trên nhiều lãnh

vực : lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa…, thí dụ: - Nguyễn Đình Đầu : “Vùng đất tên gọi Saigon” - Sơn Nam. “Truyền thống Saigon – Báo chí Saigon xưa” - Cao xuân Hạo. “Phương ngữ Saigon” - Đinh văn Liên. “Saigon và dân Bình Xuyên” - John White. “Con đường cũ từ cửa Cần Giờ đến cảng

Saigon” - Natasha Pairaudeau. “Kiến trúc Saigon 1954-1975”. 35 - Vương Hồng Sển. Saigon năm xưa.- Đồng Nai: NXB Tổng

hợp Đồng Nai, 2004. - 235p. Tài liệu căn bản về Saigon xưa, được tái bản nhiều lần, gồm

5 phần: Lược sử cuộc Nam Tiến, địa danh Saigon, Saigon dưới triều Nguyễn, Saigon dưới thời Pháp thuộc và Cổ tích quanh Saigon, Chợ-Lớn.

Lâm Văn Bé 160

Page 161: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

36- Sơn Nam. Đất Gia Định, Bến Nghé xưa và người Saigon.- TpHCM: NXB Trẻ, 2004. - 512 tr.

Tìm hiểu toàn diện về đất và người Gia Định- Saigon từ thời thành Gia Định dưới thời Gia Long đến nay. Bộ sách nầy đã đượcNxb Trẻ tái bản trước đây (1992) với 3 tựa riêng biệt: Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa, Người Saigon.

37- Lê Trung Hoa. Từ điển địa danh thành phố Saigon-HCM. –

TpHCM : Nxb Trẻ, 2004.- 422 tr. 4700 địa danh đã xuất hiện từ thế kỷ XVII đến nay, kể cả các

địa danh đã biến mất. Sách do TS Lê Trung Hoa và Nguyễn Đình Tư biên soạn và trong lần tái bản nầy có Nguyễn Đình Đầu và Sơn Nam khảo đính nên mức độ chính xác được tin cậy. (xuất bản năm 1991 bởi Nhà xb KHXH)

38- Huỳnh Ngọc Trảng. Gia Định xưa tư liệu và hình ảnh. –

TpHCM : Nxb TPHCM, 1998. – 174 tr.: hình ảnh. Sưu tập các bản đồ xưa của Saigon-Gia Định, sưu tập tranh

vẽ và hình ảnh về bộ mặt các sinh hoạt của vùng đất nầy trước 1945.

Địa danh 39- Nguyễn Quang Ân. Việt Nam những thay đổi địa danh và địa

giới hành chánh 1945-2002.– Hà Nội: Nxb Thống Kê, 2005. – 1007 tr.

Quá trình phân chia lãnh thổ các đơn vị hành chánh từ đầu thế kỷ XIX đến năm 2002. Những thay đổi địa danh, hành chánh từ sau 1945 được kèm theo những văn kiện pháp lý.

40- Lê Trung Hoa. Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và

tiếng Việt văn học. - Hanoi : Nhà xb KHXH, 2005.- 298tr. Trong phần 1, tác giả tìm hiểu nguồn gốc các địa danh và

trong phần 2 là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học như Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trải, Lục Vân Tiên của

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 161

Page 162: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nguyễn Đình Chiểu, Dictionarium Anamticum,Lusitanum et Latinum của Alexandre de Rhodes, cách viết dấu hỏi, ngã.

41 - Bùi Thiết. 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác nhau.-

NXB Thanh niên, 2004.- 227p. Tự điển 54 dân tộc về phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa,

xã hội, sự phân phối trên VN. 42- Đinh Xuân Vịnh. Sổ tay địa danh VN. - Hà-Nội: NXB Đại

học Quốc Gia Hà Nội, 2002. - 752 tr. Gồm 5 phần xếp theo ABC như tự điển về các địa danh ở

VN. Tài liệu dùng trong giáo trình đào tạo các hướng dẩn viên du lịch của trường đại học.

43- Bùi Đức Tịnh. Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ.–

TPHCM: Nhà XB Văn Nghệ, 1999.- 106tr.

Địa phương chí

44- Cà Mau - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI = Ca Mau-New Imagine in Century XXI. - HàNội: NXB Chính Trị Quốc Gia, 2006.- 645 p (Việt-Anh).

45- Cần Thơ- Thế và lực mới trong thế kỷ XXI= Can Tho-New

Imagine in Century XXI. - Hanội: NXB Chính Trị Quốc Gia, 2006. 550 p (Việt-Anh).

46- BạcLiêu - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI = BacLieu- New

Imagine in Century XXI.Hanoi. - : NXB Chính Trị Quốc gia, 2006, 570 p (Việt –Anh).

Bố cục mỗi quyển gồm 7 phần: đất và người, tổ chức xã hội-chính trị, hành chánh, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, những khó khăn và giải pháp.

Lâm Văn Bé 162

Page 163: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

47- Thạch Phương (chủ biên). Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu =

Descriptive Geography of Vietnam Province of Ba Ria – Vung Tau.- Ha Nội: NXB KHXH, 2005. 1126 p (Việt-Anh).

Năm phần: Lịch sử hình thành địa lý và dân số, lịch sử, kinh tế, chính trị, các biến cố, nhân vật địa phương và thắng cảnh, di tích lịch sử.

48- Huỳnh Minh. Gia Định xưa. – TpCVM: NXB Trẻ, 2002.-

424 tr. 49- Huỳnh Minh. Bạc Liêu xưa. – TpHCM: NXB Trẻ, 2002.-

246 tr. 50- Huỳnh Minh. Gò Công xưa. – TpHCM: NXB Trẻ, 2002.-

242tr. Bộ địa dư chí các tỉnh miền Nam do Huỳnh Minh xuất bản

thời VNCH bởi nhà xuất bản Cánh Bằng trong thập niên 1965-70 đã được tái bản ở VN (nhà xb Văn Hóa Thông Tin năm 2006) và ở hải ngoại nhiều lần. Những ấn phẩm mới có thêm một số thống kê cập nhật hóa.

Bố cục gần như giống nhau : lịch sử thành lập, địa danh và các giai thoại, các nhân vật nổi tiếng trong vùng, tổ chức hành chánh, cơ sở tôn giáo, giáo dục, văn hóa, các ngành nghề. Ngoài ra còn có Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Định Tường, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Địa bạ

Bộ địa bạ NKLT của Nguyễn Đình Đầu

51- Nguyễn Đình Đầu. Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh. Trần Văn Giàu giới thiệu. –TpHCM: Nxb TpHCM, 1991. - 341 tr.

Giới thiệu địa bạ các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Thống kê diện tích các phủ, huyện, tổng, làng dưới triều Nguyễn.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 163

Page 164: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

52- Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn : Hà Tiên, Kiên Giang, Minh Hải. – TpHCM: Nxb TpHCM, 1994.– 343 tr.

53- Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Gia Định, TPHCM, Tây Ninh, Long An – TpHCM: Nxb TPHCM, 1994. – 639 tr.

54- Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn An Giang: An Giang, Cần Thơ, Sốc Trăng, một phần Đồng Tháp. – TpHCM: Nxb TpHCM, 1995.

55- Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn : Vĩnh Long (Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh). TpHCM: Nxb TPHCM, 1994.

Tạp chí

56- Nguyễn Thanh Liêm. «Bà Rịa -Vũng Tàu» trong Đồng Nai-Cửu Long (California) số 2, 2005, tr. 75-83.

«Châu Đốc, Tây Ninh» trong Đồng Nai-Cửu Long số 3, 2005, tr. 50-74.

«Rạch Giá-Hà Tiên» trong Đồng Nai - Cửu Long số 4, 2006, tr.11-39.

«Lịch sử Gia Định» trong Đồng Nai-Cửu Long số 6, 2007, tr.146-156.

57- Trần Nguơn Phiêu. «Cù lao Phố» trong ĐN-CL, sồ 2, 2005, tr. 127-139 «Đồng Tháp Mười» trong ĐN-CL, số 5, 2007, tr.37-48.

58- Nguyễn Vĩnh Thượng. «Cao Lãnh» trong ĐN-CL, số 2, 2005, tr. 90-120

59-Thiện Phương. «Căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười» trong ĐN-CL số 2, 2005, tr. 121-126

Lâm Văn Bé 164

Page 165: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

«Mười tám thôn Vườn Trầu» trong ĐN-CL, sồ 2, 2005, tr. 140-158.

60- Lâm Vĩnh Thế. «Đa Kao: một trung tâm văn hóa» trong Đồng Nai Cửu Long, số 4, 2004, tr.197-220.

«Thủ Đức xưa và nay» trong Đồng Nai-Cửu Long, số 6, 2007, tr.173-189.

61- Nguyễn Văn Nhựt. «TràVinh» trong ĐN-CL, số 6, 2007, tr.190-235.

62- Phạm Đình Hưng. «An Phú xã và con người» trong ĐN-CL số 6, 2007, tr.81-94.

63- Trần Văn Đạt. «Đất Gò Công: một số đặc thù và phát triển kinh tế» trong ĐN-CL, số 5, 2007, tr.49-80.

«Phát triển Đồng Bằng sông Cửu Long» trong ĐN-CL, số 6, 2007, tr.77- 91.

64- Thái công Tụng… «Miền Nam» trong Vietnamologica (Montréal), số 6, 2005, tr.129-171.

Văn học- Văn chương

Sách

65- Hoàng Xuân Việt. Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc Ngữ.- TpHCM: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2007.- 478 tr.

Lịch sử lập cư của dân Việt và đạo Thiên Chúa ở Miền Nam; Lịch sử cuộc phát triển chữ quốc ngữ và văn chương quốc ngữ ở Nam Bộ; Mẫu tự và Đại Nam Quấc Âm tự vị.

66- Võ văn Nhơn. Văn học quốc ngữ ở TpHCM trước 1945.-TpHCM: Văn Hóa Saigon, 2007. – 340 tr.

Lịch sử hình thành và phát triển mảng văn học ở Nam kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến 1945.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 165

Page 166: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

67- Huỳnh Công Tín. Từ điển từ ngữ Nam Bộ. - Hà Nội: Nxb

KHXH, 2007. – 1392 tr. Là công trình tiếp nối theo các nghiên cứu của Huình Tịnh

Của, Lê Ngọc Trụ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Ái, Hoàng Phê, Nguyễn Thạch Giang…về từ ngữ và thành ngữ Nam Bộ.

68- Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài. Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tiểu thuyết VN hiện đại.- TpHCM: Nhà xb Văn Nghệ, 2006.- 351 tr.

Sưu tập các bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước về Hồ Biểu Chánh. Xem thêm trang mạng: hobieuchanh.com

69- Ca Văn Thỉnh, Bào Định Giang. Nguyễn Thông, con người và tác phẩm. tái bản – TpHCM: Nxb Trẻ, 2005.- 352 tr.

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của một nhà văn lớn của Nam Bộ vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những đóng góp của ông về kinh tế và tư tưởng. Tuyển tập một số tác phẩm của ông.

70- Bảo Định Giang. Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. – TpHCM: Nxb Trẻ, 2004.- 424 tr. Tập hợp các bài viết của tác giả từ năm 1978-1989 về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở Nam Bộ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa. Tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp văn học của mỗi tác giả.

71- Bảo Định Giang. Bùi Hữu Nghĩa, con người và tác phẩm.– TpHCM: Nxb Trẻ, 2004. – 272 tr.

Hai phần: Con người và tác phẩm; Thơ và văn tế; Tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên.

72- Nguyễn Văn Hầu. Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ.– TpHCM: Nxb Trẻ, 2004-2005.- 2 tập. Là công trình nghiên cứu nhiều năm của tác giả về sự hình thành và quá trình phát triển của mảng văn học dân gian Nam Bộ qua các đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội…

Lâm Văn Bé 166

Page 167: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

73- Nguyễn Kim Anh (chủ biên). Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.–TpHCM: Nxb Đại Học Quốc Gia TpHCM, 2004.- 520 tr.

Là một trong những công trình nghiên cứu tập thể công phu và đầy đủ nhất về văn học Nam Bộ .

74- Nguyễn Sinh Duy. Trương Vĩnh Ký cuốn sổ Bình Sanh.- Hanôi: Nxb Văn Học, 2004.- 343 tr.

Giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, thái độ chính trị của Trương Vĩnh Ký. Những thơ từ, giao dịch của TVK và một số bài báo tranh luận về hiện tượng TVK.

75- Mai Quốc Liên (chủ biên). Văn học VN thế kỷ XX : văn xuôi đầu thế kỷ. – Hà Nội: Nxb Văn học, 2002. - 1297 tr.

Giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Chánh Sắc, Hồ Biểu Chánh, Đặng Trần Phát, Phú Đức,Lê Hoằng Mưu…

76- Hoài Anh. Chân dung văn học Nam Bộ.- TpHCM: Hội Nhà Văn, 2001.- 435 tr.

Giới thiệu 28 nhà văn quốc ngữ Nam Bộ từ Trương Vĩnh Ký đến Huỳnh Văn Nghệ, là một trong những tập sách tập trung nhiều nhứt chân dung của các nhà văn Nam Bộ từ trước đến giờ.

77- Nguyễn Đình Chiểu và lời bình.– Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn. – Hanoi: Nxb Văn Học, 2005.- 409 tr.

Nghiên cứu các tác phẩm của NĐC như Lục Vân Tiên, Ngư tiều vấn đáp y thuật, các bài văn tế nghĩa sĩ chống Pháp và những bài viết về con người, tư tưởng của NDC.

78- Nguyễn Đình Chiểu : về tác phẩm và tác giả. – Hà Minh Đức giới thiệu. – Hà Nội : Nxb Giáo Dục, 1998.- 698 tr.

Sưu tập những bài nghiên cứu phê bình của hơn 50 nhà biên khảo Việt và Pháp trong 3 phần: Tiểu sử NĐC, Nguyễn Đình Chiểu trong lòng dân tộc, Ý kiến của người nước ngoài về con người và tác phẩm của NĐC. Phần phụ lục và thư mục dồi dào tài liệu tham khảo.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 167

Page 168: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

79- Bằng Giang. Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930. - TpHCM : Nhà xb. Trẻ, 1998.- 435 tr.

Phân tích tác giả và tác phẩm và lý giải tình hình văn học quốc ngữ với những nét đặc thù của nó.

80- Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên). Địa chí văn hóa Thành phố Hồ chí Minh.Tập 2 .Văn học, Báo chí, Giáo dục.- TPHCM; Nhà XB Ho chí Minh, 1998. 868p.

* Huỳnh ngọc Trảng. “Văn học dân gian Gia Định - Saigon” (tr. 9-71)

* Cao Tự Thanh. “Văn học Hán-Nôm ở Gia Định” (tr. 73 207)

* Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung.“Văn học chữ quốc ngữ ở Saigon-Gia Định cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20”

(tr. 265-378). * Ngô Hà. “Lược sử báo chí TPHCM” (tr. 475-567) * Nguyễn Đình Đầu. “Giáo dục ở Saigon-TPHCM 1698-

1998” (tr. 681-837).

81- Đông Hồ-Mộng Tuyết .- Võ Văn Nhơn sưu tầm và biên soạn. – Hà Nội: Nxb Hội Nhà Văn, 1992. –153 tr.

Sưu tập các bài viết về Đông Hồ, Mộng Tuyết.

82- Huỳnh ngọc Trảng. Vè Nam Bộ. NXB Tổng hợp TPHCM, 1998. Xuất xứ, ý nghĩa các bài vè ở Nam Bộ.

83- Trần Trọng Đăng Đàn. Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975. - Hà Nội: Nxb Sự Thật, 1991-120 tr. Quan điểm của một nhà phê bình văn học Cộng Sản về tác giả và tác phẩm thời VNCH.

84- Phong Lê. Văn học VN kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Hà Nội: Nxb KHXH, 1986. – 279 tr. Quan điểm các nhà phê bình văn học Cộng Sản và Viện Khoa Học Xã Hội về các tác giả, tác phẩm, tư tưởng, ngôn ngữ trong thơ văn và sân khấu của thời kỳ 1945-1954 ở miền Nam.

Lâm Văn Bé 168

Page 169: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

85- Nguyễn Văn Sâm. Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp, 1945-1954. Los Alamitos, CA: Nxb Xuân Thu, 1988.- 340 tr. Là luận án cao học đã được xuất bản ở Saigon năm 1972 bởi nhà Lửa Thiêng, Xuân Thu tái bản. «Nghiên cứu nầy là một công trình dồi dào tài liệu và tham khảo, đã được các tác giả tập Địa chí Văn hóa thành phố HCM dùng lại khi trích dẫn các tác phẩm xuất bản vào thời văn học nầy.» (NVKhanh).

86- Nguyễn Quyết Thắng. Tiến trình văn nghệ miền Nam.- TpHCM : Văn Hiến, 1990.- 410 tr.

Khái quát về đặc thù của văn nghệ miền Nam; Mấy tác phẩm và tác giả « tiên hiền »; Giới thiệu 10 tiểu thuyết Nam Bộ từ Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản đến Nguyễn Văn Vĩnh (Vỏ T. Toản, Trịnh H. Đức, Phan Văn Trị, Nguyễn Đ. Chiểu, Nguyễn Quang Diêu); Những thể loại văn nghê chủ yếu (hò, vè, bài chòi, truyện thơ, hát bội, cải lương).

87- Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên). Saigon-Gia Định qua thơ văn xưa.- TpHCM : Nxb TpHCM, 1987.- 427 tr.

Gồm 3 phần: Thơ ca dân gian, thơ văn chữ Hán, thơ văn chữ Nôm, thơ văn chữ Quốc ngữ.

Đề cập đến đất nước và con người Saigon - Gia Định qua những biến cố lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt xã hội từ buổi đầu Pháp thuộc đến 1945.

88- Chu Thiên et al. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900).- in lần 2.- Hà Nội: Nxb Văn Học, 1976.–598 tr.

Những tác phẩm của các tác giả như như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông…

Tạp chí

89- Văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh (Tập 1) chủ đề của chuyên san Dòng Việt (California) số 19, 2006. 354 tr.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 169

Page 170: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Một số bài quan trọng:

* Hải Đường-Chim Hải Yến. “Lược khảo văn chương ở Nam Kỳ (1865-1942)” (đăng lại từ Báo của Hội Khuyến Học Nam Kỳ tháng 11, năm 1942). * Nguyễn Vy Khanh. “Miền Nam khai phóng” (xem trang mạng NKLT). * Võ Lang. “Tìm hiểu Đồ Chiểu qua Lục Vân Tiên” (đăng lại từ Văn hóa Tập San, tập XIII, quyển 2 (tháng 11, 1964). * Huỳnh Khắc Dụng. “Thân thế và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giản (1796-1867)” (đăng lại từ VHTS, tập XXI, số 4, 1972. * Nguyễn Thế Anh. “Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp qua vài tài liệu”. * Đoàn Khoách. “Trương Vĩnh Ký di cảo hay tài liệu thủ bút còn lại của Trương Vĩnh Ký”. * Nguyễn Văn Sâm. «Kiếp Phong Trần» và «Cours d’Annamite parlé» của Trương Vĩnh Ký do NVS giới thiệu và sơ chú. * Thanh Lãng. “Hồ Biểu Chánh (1885-1958)” trích từ: Bảng lược đồ văn học VN, quyển hạ. * Nguyễn Vy Khanh. “Ngôn ngữ của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”.

90- Tập san Khoa Học Xã hội & Nhân Văn của Đại Học Khoa

học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM có nhiều bài biên khảo của các giáo sư liên hệ đến chủ đề như:

* Lê Thị Minh Thu. Collège de My Tho và hệ quả chính sách của Pháp tại VN. Tập san số 34, (2006) bài số 12.

* Nguyễn thị Thu Trang. Con người và văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Tập san số 34 (2006), bài số 2.

* Võ Văn Nhơn. Bước đầu khảo sát tư liệu và đánh giá tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu. Tập san số 31 (2005), bài số 7.

* Nguyễn Văn Hà. Nguyễn Chánh Sắt trong hành trình văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX.Tập san số 30 (2005), bài số 7.

Lâm Văn Bé 170

Page 171: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Trà thị Lam Vân. Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tập san số 26 (2003), bài số 5. * Phan Mạnh Hùng. Tiểu thuyết lịch sử, một khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi chữ quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Tập san số 25 (2003), bài sổ 13. * Phạm Đức Mạnh. Những khám phá cổ học mới ở miền Nam VN. Tập san số 21 (2002), bài số 2. * Nguyễn Duy Bính. Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam Bộ. Tập san số 6(1998), bài 7. * Trần Văn Nam. Ca dao Nam Bộ-Ca dao của vùng đất mới. Tập san số 5 (1998), bài số 13.

Tất cả các bài nầy có thể đọc trên trang mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh : http://namkyluctinh.org

91- Đoàn Lê Giang. «Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến 1945 : thành tựu và triển vọng» trong Nghiên cứu văn học, số 7, năm 2006.

92- Nguyễn Vy Khanh. « Miền Nam đạo lý» trong Tập San Đồng Nai – Cửu Long (ĐNCL) số 1, 2004, tr.97 - 139

Tinh thần đạo lý ở miền Nam qua văn học chữ quốc ngữ từ thời khởi đầu

93- Nguyễn Vy Khanh. «Vài ghi nhận về văn học yêu nước» trong Tập san ĐNCL số 5, 2007, tr.116-170.

Văn học Nam Kỳ Lục tỉnh dưới thời Pháp thuộc đến 1975.

94- Thái Công Tụng. «Các giá trị Phật học trong truyện Lục Vân Tiên» trong ĐNCL số 6, 2007, tr.18-28.

95- Lâm Văn Bé. « Nguyễn Đình Chiểu qua lăng kính của người Pháp và người Cộng Sản » trong ĐNCL, số 6, 2007, tr.29-56.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 171

Page 172: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Văn hóa -Văn minh

96- Xe kéo, xe đạp, xích lô ở VN = Rickshaw, bicycle, pedicab in

VN.- TpHCM: Nxb Thông Tấn, 2007.- 123 tr.: hình ảnh. (Việt, Anh, Pháp)

Tập hợp những hình ảnh và giải thích về diển biến của những phương tiện giao thông của dân gian thời trước.

97- Nguyễn Văn Trung. Lục Châu học. Đã đăng khoảng năm

1990 một vài chương ở trường Đại Học Sư Phạm TpHCM, nay được phổ biến toàn bộ trên 3 trang mạng, trong đó có trang mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh: http://namkyluctinh.org được sắp xếp theo chủ đề tùy theo nội dung của các chương.

Theo tác giả, «đây là công trình tạo thích thú hơn cả cho tác giả vì buộc tác giả gốc người miền Bắc phải duyệt lại những thiên kiến đối với miền Nam…» (Đặc San TH MỹTho, 1998, tr.142).

Lục Châu Học gồm độ 1000 trang đánh máy chia ra 11 chương (trang mạng: http://namkyluctinh.org)

- Chương mở đầu : Một mảng văn học bị bỏ quên bỏ qua. - Chương 1 : Nho học ở vùng đất mới - Chương 2 : Diển tiến truyện văn xuôi Quốc ngữ cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX - Chương 3 : Lịch sử VN nhìn từ miền Nam - Chương 4 : Buổi sơ khởi đạo Thiên Chúa ở miền Nam - Chương 5 : Đạo Cao Đài, đạo của vùng đất mới - Chương 6 : Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam

(Trương Vĩnh Ký) - Chương 7 : Báo chí và văn xuôi và lý luận. - Chương 8 : Sinh hoạt văn học ở vùng đất mới - Chương 9 : Chính sách văn hóa của người Pháp và ảnh

hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam - Chương kết : Những tiền đề và phương pháp luận.

Lâm Văn Bé 172

Page 173: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

98- Lương Ninh. Vương Quốc Phù Nam: lịch sử và văn hóa.- Hanoi: Nhà xb Văn hóa Thông Tin, 2005.- 304tr.

Nam Bộ thời tiền sử và sơ sử, Vương Quốc Phù Nam (thành lập, phát triển, tan rả), sự thành lập Chân Lạp.

99- Nguyễn Đức Thịnh. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở VN. – TpHCM : NXB Trẻ, 2005. 430 tr. Ba phần : Lý thuyết và khuynh hướng nghiên cứu; Phân vùng văn hóa; Đặc trưng mỗi vùng văn hóa Bắc, Trung, Nam.

100- Sơn Nam. Vạch một chân trời – Chim quyên xuống đất. – TpHCM : Nxb Trẻ, 2006. – 524 tr.

101- Sơn Nam. Nói về Miền Nam- Cá tính Miền Nam- Thuần phong mỹ tục.-TpHCM : Nxb Trẻ, 2005.- 406 tr.

102- Sơn Nam. Đồng bằng sông Cửu Long- Nét sinh hoạt xưa- Văn minh miệt vườn. – TpHCM : Nxb Trẻ, 2004.- 424 tr. Tất cà các tác phẩm trên đã được xuất bản và tái bản nhiều lần, hoặc từng tập, hoặc nhập lại hai ba tựa đều nghiên cứu về các sinh hoạt dân gian, truyền thống, các tín ngưỡng phong tục tập quán, các lễ hội, nói chung miền Nam toàn diện qua lịch sử, xã hội, tôn giáo, văn hóa, chính trị, kinh tế…

103- Đại Học Cần Thơ và Hội Văn Nghệ dân gian VN.. Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ. - Hanoi: Nhà xb Khoa Học Xã Hội, 2004.- 531 tr.

104- Vương Liêm. Đồng quê Nam Bộ trong thập niên 40.- TpHCM: Nxb Văn Nghệ, 2004. – 179 tr.

105- Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam. Nam Bộ đất và người. - TpHCM: NxbTrẻ, 2004-2005.- 4 tập. Tập hợp các bài nghiên cứu của nhũng tác giả gốc Nam Bộ hoặc sống lâu ở Nam Bộ viết về nhiều lãnh vực văn hóa,

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 173

Page 174: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

xã hội, lịch sử, tín ngưỡng, tâm tình và tâm tính cũng như nhân vật và sự kiện ở Nam Bộ trong vòng thế kỷ qua.

106- Nguyễn Hữu Hiệu. Tìm hiểu văn hóa tâm linh người Nam

Bộ.-TpHCM;Nxb Trẻ, 2004.- 167 tr. Hai phần: Văn hóa tâm linh của người Nam Bộ không theo tôn giáo; Một số hình thái văn hóa tâm linh phổ biến, nguồn gốc và sự biến thái để cuối cùng định hình như sự thờ phụng, cúng bái.

107- Hồ Bá Thâm. Văn hóa Nam Bộ: vấn đề và phát triển.-

Hanoi: Nhà xb Văn hóa Thông Tin, 2003.- 237p. 3 phần: bản sắc văn hóa Nam Bộ, vấn đề ở đô thị đặc biệt TPHCM, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

108- Võ Sĩ Khải. Văn hóa Đồng bằng Nam Bộ: di tích kiến trúc

cổ.- Hanoi: NXB Khoa học xã hội, 2002.- 426p. Kết quả các cuộc khai quật và nghiên cứu các kiến trúc cổ.

Nhiều hình ảnh và tài tham khảo. 109- Đoàn Thanh Nô. Người Khmer ở Kiên Giang. – Hà Nội:

Nxb Văn hóa dân tộc, 2002. – 193 tr. 110- Lê Xuân Diệm. Văn hóa Óc Eo: những khám phá mới.-

Hanoi: Nhà xb KHXH, 1995.- 472 tr. 111- Nguyễn Cao Luyện. Từ những mái nhà tranh cổ truyền.-

Hà Nội: Nxb Văn Hóa, 1977. - 119 tr.: hình vẽ Nền văn hóa cổ truyền trong kiến trúc của miền Nam thời xưa qua những mái nhà tranh ở ĐBCL và cao nguyên Trung Bộ.

112- Văn hóa Óc eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng Cửu Long.

– An Giang: Sở VHTT An Giang, 1984. – 280tr hình ảnh. Các bài báo cáo và tham luận của các nhà nghiên cứu về vấn đề.

Lâm Văn Bé 174

Page 175: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tạp chí

113- Nguyễn Thanh Liêm. «Xã hội, văn hóa VN trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh» trong Tập san Đồng Nai - Cửu Long (ĐNCL), số 1, 2004, tr.140-153. «Tìm hiểu văn hóa Đồng Nai - Cửu Long» trong Tập san ĐNCL, số 2, 2005, tr. 8-49.

114- Trần Văn Đạt. «Khảo cổ học và nền nông nghiệp cổ miền

Nam» trong Tập san ĐNCL, số 7, 2007, tr.31-51

Tư tưởng - Tín ngưỡng

Sách

115- Phạm Bích Hợp. Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Hòa Hảo). – Hanoi: Nxb Tôn Giáo, 2007. – 406 tr. Quyển sách khá đầy đủ gồm 4 chương nghiên cứu về sự hình thành, phát triển, triết lý, cách thờ cúng, các lãnh tụ và tín đồ. Chương 5 gồm nhiều hình ảnh.

116- Trần Hồng Liên (chủ biên). Nam Bộ dân tộc và tôn giáo.- Hanoi: Nhà xb KHXH, 2005.- 402tr. Nghiên cứu về vấn đề dân tộc học và tôn giáo tại các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ

117- Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.- TpHCM: NXB Văn hóa Thông Tin, 2004.- 419p. Hai phần : những ngày lễ kỷ niệm và các lễ hội truyền thống của người Việt và người thiểu số tại VN.

118- Hồ Tường. Nhà thờ Công giáo ở Thành phố HCM.– TpHCM : Nxb Trẻ, 2007. – 300 tr.: hình ảnh.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 175

Page 176: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Giới thiệu 42 ngôi nhà thờ Công giáo tiêu biểu với các loại kiến trúc khác nhau. Giới thiệu lịch sử họ đạo và các sinh họat của nhà thờ. Phụ lục 206 nhà thờ tại TPHCM.

119- Hồ Tường. Đình ở Thành phố Hồ chí Minh. - TpHCM : NXB Trẻ, 2005.- 312p. 5 phần : Làng và đình thời xưa, cách kiến trúc, tín ngưỡng đình, lễ hộ đặc biệt cúng Kỳ Yên, và văn hóa đình làng.

120- Sơn Nam. Đình miếu & lễ hội dân gian miền Nam.- TpHCM: Nhà xb Trẻ, 2003, 383tr. Bốn phần: Đình miếu và lễ hội dân gian, Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, Nghi thức và lễ bái của người VN, Người Việt có dân tộc tính không ?

121- Trương Ngọc Tường, Võ Ngọc Tường. Những ngôi chùa nổi tiếng ở Thành phố HCM = Famous Buddhist Temples in HCM City.-TpHCM: NXB Trẻ, 2006.-348p (Việt-Anh).

122- Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên. Những ngôi chùa ở Nam Bộ. -TpHCM: Nxb HCM, 1994.-335 tr: hình ảnh. Những nét đặc trưng của 79 chùa tại 15 tỉnh của Nam Bộ.

123- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ.- TPHCM: Nhà XB Trẻ, 1999, 357 tr.

124- Đồng Tân. Lịch sử đạo Cao Đài đại đạo tam kỳ Phổ Độ.- Saigon: Nhà xb Cao Hiên, 1967-1972. 2 tập.

125- Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên). Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 4. Tư tưởng và tín ngưỡng. TPHCM: Nhà XB Hồ chí Minh, 1998, 575p. Các bài quan trọng: * Võ Sĩ Khải. “Tư tưởng và đời sống tinh thần của các cư dân cổ vùng châu thổ sông Cửu Long” (tr. 5-53). * Huỳnh Ngọc Trảng. “Tín ngưỡng dân gian Gia Định-Saigon “(tr.55-107)

Lâm Văn Bé 176

Page 177: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Lý Chánh Trung. “Phong cách đạo đức của người Saigon” (tr.109-144) * Cao Tự Thanh. “Nho giáo ở Gia Định” (tr.145-314) * Trần Hồng Liên. “Phật giáo ở Nam Bộ và Thành Phố” (tr.315-375) * Nguyễn Văn Trung. “Thiên chúa giáo tại Nam Bộ” (tr. 429-474)

Tạp chí

126- Lâm Vĩnh Thế. “Những sắc thái riêng biệt trong tín ngưỡng dân gian Miền Nam” trong Tập san Đồng Nai - Cửu Long (ĐNCL), số 5, 2007, tr.234-252.

127- Việt Thu. “Quan niệm về Đại Đạo của Cao Đài, một nền

tôn giáo bản địa Việt Nam” trong ĐNCL, số 6, 2007, tr. 260-282.

128- Lê Tấn Tài. “Tinh thần Tam giáo đạo Cao Đài trong bối

cảnh toàn cầu hóa” trong ĐNCL, số 7, 2007, tr. 167-209. 129- Lương Minh Đáng. “Phật giáo Hòa Hảo và Đức Huỳnh

Giáo chủ” trong ĐNCL, số 7, 2007, tr.210-220.

Chính trị - Kinh tế

Sách

130- Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở VN, thành tựu, thách thức và giải pháp. – Ha Nội: Bộ Kế Hoạch và đầu tư: 2007.- 382 tr.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 177

Page 178: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

131- Dominique Houghton, Nguyễn Phong. Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế VN. Hanoi: Nhà XB Thống Kê, 2001. 500 tr.

132- Điều tra mức sống hộ gia đình VN 1993, 1998, 2002,2004.- Hanoi: Nhà xuất bản Thống Kê, 2001.

133- Đánh giá nghèo theo vùng: vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Hanoi: Ngân Hàng Thế giới, và Nhóm Hành Động chống đói nghèo, 2004.- 87 tr.

134- Trung tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia. Báo cáo về Phát triển con người quốc gia năm 2001. - Hanoi: Nhà xuất bản Thống Kê, 2004.

135- Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; hiện trạng và giải pháp.- TPHCM: Nhà XB Đại học Quốc Gia TpHCM.- 2001.

Tạp chí

136- Tôn thất Trình. “Khảo luận về công cuộc phát triển vùng Hậu Giang Việt Nam” trong Tập san Đồng Nai - Cửu Long, (ĐNCL), số 4, tháng 7, 2006, tr. 67-92

137- Lâm Văn Bé. «Nghèo đói vùng đồng bằng sông Cửu Long» trong Tập San ĐNCL, số 4, tháng 7, 2006, tr. 93-120.

Âm nhạc- Kịch nghệ- Mỹ thuật

138- Nguyễn Thị Minh Ngọc. Sân khấu cải lương ở TPHCM. TpHCM: NXB Văn Hóa , 2007.- 329 tr. (Tủ sách 100 câu hỏi đáp về GĐ-Sg-TpHCM) Lịch sử hình thành và phát triển sân khấu cải lương và hát bội ở Miền Nam từ đầu thề kỷ XX đến nay.

Lâm Văn Bé 178

Page 179: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

139- Đinh Bằng Phi. Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ. TPHCM: NXB Văn Nghệ, 2006. - 338 tr. Là soạn giả, diễn viên quan trọng của bộ môn hát bội, tác giả ghi lại những diễn biến quan trọng và các sinh hoạt của hát bội.

140- Đào Huy Quyền. Nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ. - Hà Nội: NXB KHXH, 2005.- 330p. Lược sử, mô tả và cách sử dụng các loại nhạc khí, dàn nhạc, và các hình ảnh.

141- Trần Văn Khê. Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống VN. – TpHCM: Nxb Trẻ, 2004.- 471 tr. Nghiên cứu các thể nhạc truyền thống: hát ru, đồng dao, quan họ, diệu lý, vè, hát rong, ca trù, ca Huế, đờn ca tài tử. Phần phụ bản giới thiệu kịch nghệ (hát chèo, hát bội, cải lương), nhạc cung đình, nhạc tôn giáo (nhạc lễ, Phật, Cao đài…)

142- Nguyễn Phương. Ngũ đại gia của sân khấu cải lương. Montréal : Tác giả xb (514-989-9874), 2004.- 258p. Hát bội và các nghệ sĩ hát bội, các soạn giả hát bội và cải lương. Buồn vui đời nghệ sĩ. Montréal: Tác giả xb, 2005. 260 Hồi ký của tác giả với các nghệ sĩ cải lương và hát bội.

143- Vương Hồng Sển. Hồi ký 50 năm mê hát, 50 năm cải lương. – TpHCM: Nxb Trẻ, 2007. – 310 tr. Xuất bản lần đầu tiên năm 1968 bởi nhà Phạm Quang Khai, quyển sách đã được tái bản nhiều lần bởi giá trị của nội dung. Tuy tựa là hồi ký, nhưng tác giả ít nói về mình mà nói về lịch sử cải lương từ lúc mới thành hình qua các giai đoạn đến thời hoàng kim.

144- Đỗ Dũng. Sân khấu cải lương Nam Bộ, 1918-2000.- TpHCM: Nxb Trẻ, 2003.-202 tr.

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 179

Page 180: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sự hình thành và phát triển cải lương Nam Bộ qua các chặng đường từ 1918 đến 2000. Giới thiệu một số hình ảnh soạn giả, đạo diễn, diễn viên, nghệ sĩ.

145- Vũ Ngọc Liễn. Góp nhặt dọc đường. Hanôi: Nxb Sân Khấu, 2001. – 252 tr.

Tập hợp các bài viết của tác giả về hát bội như: Đào Tấn, hát bội Bình Định, hát bội Nam Bộ.

146- Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên). Địa chí văn hóa Thành phố Hồ chí Minh. Tập 3. Nghệ thuật.- TPHCM: Nhà XB Hồ chí Minh, 1998, 638p.

Các nghiên cứu quan trọng : * Huỳnh Ngọc Trảng. Các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định-Saigon (tr. 5-72) * Đỗ Văn Rỡ. Nghệ thuật hát bội ở thành phố từ xưa đến nay (tr.73-149) * Hoàng Như Mai. Kịch nói, Sân khấu cải lương (tr. 153-212) * Huỳnh Hữu Ủy. Mỹ thuật Saigon từ đầu thế kỷ XX đến 1975 (tr. 377-446) * Nguyễn Hữu Thái. Kiến trúc Saigon (tr. 469-517)

147- Đức Nhẫn. Tìm hiểu âm nhạc cải lương. - TpHCM: Nxb TpHCM, 1987. – 239 tr.

148- Hoàng như Mai. Sân khấu cải lương. - Đồng Tháp: Nxb Đồng Tháp, 1986. – 197 tr. Sự hình thành và tiến trình của cải lương. Giới thiệu đặc biệt hai tác phẩm: Nàng Hai Bến Nghé và Hoa Biển.

149- Lưu Nhất Vũ. Tìm hiểu dân ca Nam Bộ. - TpHCM: Nxb TpHCM, 1983. – 513 tr. Nghiên cứu các thể dân ca Nam Bộ : hò Lý, đồng dao, vè. Giá trị và nội dung dân ca Nam Bộ, giao liên giữa dân ca Nam Bộ với Trung Bộ, Chàm Khmer. Những chỉnh lý và cải biên dân ca Nam Bộ.

Lâm Văn Bé 180

Page 181: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh 181

150- Các trang mạng liên quan đến chủ đề Nam Kỳ - Lục Tỉnh:

- Nam Kỳ Lục Tỉnh: http://namkyluctinh.org Các bài biên khảo và sáng tác của các tác giả ngoài nước và trong nước viết về Nam Kỳ lục tỉnh trong các tiết mục: văn hóa, văn học, văn chương, lịch sử, địa lý, tư tưởng-tín ngưỡng, kinh tế-chính trị, xã hội-giáo dục, nghệ thuật,hình ảnh. - Đồng Nai-Cửu Long: http://www.dongnaicuulong.org Các bài viết trong Tập san nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai - Cửu Long và những biên khảo của người chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm. - Hồ biểu Chánh: http://www.hobieuchanh.com Để đọc các bài biên khảo của các tác giả trong và ngoài nước viết về Hồ Biểu Chánh, để đọc và nghe đọc truyện các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. - Bình Nguyên Lộc: http://web163.c2.ibone.ch Các bài biên khảo về Bình Nguyên Lộc, các truyện ngắn và truyện dài của Bình Nguyên Lộc. - Chim Việt Cành Nam: http://chimviet.free.fr Để đọc loạt bài biên khảo của Huỳnh Ái Tông về văn học quốc ngữ và các nhà văn miền Nam; loạt bài của Lê Văn Hảo về các vùng văn hóa của dân tộc VN.

Page 182: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

PHONG TRÀO HANH NIÊN TIỀN PHONG

- Biên Khảo Lịch Sử -

Thiện Phương

hong trào Thanh-Niên Tiền-Phong (TNTP) là một phong-trào thanh-niên quốc-gia ở Nam-Kỳ xảy ra sau khi Nhật đảo chánh Pháp. Phong trào do chính-quyền Nhật chủ

xướng, do đảng “Việt-Nam Quốc-Gia Độc-Lập” của ông Hồ văn Ngà phụ trách thực hiện, do BS. Phạm Ngọc Thạch, tổng thư-ký đảng đứng ra xây dựng và tổ-chức.

P Phong trào được toàn dân Nam-Kỳ không phân biệt giai-cấp

tuổi tác, nam hay nữ hưởng ứng nồng nhiệt.

Ai cũng biết TNTP là một đảng quốc-gia. Nào ai có ngờ rằng BS. Phạm Ngọc Thạch là một cán-bộ cao-cấp của Mặt- Trận Việt-Minh, được Việt-Minh cài vào đảng “Việt-Nam Độc-Lập” để hoạt động. Chân tướng của Phạm Ngọc Thạch chỉ lộ ra ngày 22-08-1945 khi Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Thanh-Niên Tiền Phong gia nhập Mặt-Trận Việt-Minh, ngày 25-08-1945 Phạm Ngọc Thạch là ủy-viên ngoại-giao trong chánh phủ “Cộng-Hòa Dân-Chủ Nam-Kỳ” của Trần văn Giàu và ngày 2-09-1945 Phạm Ngọc Thạch là Bộ-Trưởng Y-Tế của “Chính-Phủ Trung-Ương” của Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

Chắc có lẽ Trần văn Giàu là người đã móc nối Phạm Ngọc Thạch theo Cộng-Sản, cũng không ngờ rằng Phạm Ngọc Thạch là người của Mặt-Trận Việt-Minh.

Lúc bấy giờ nhân dân Saigon và Nam-Bộ mới vỡ lẽ thì việc đã muộn rồi. Việt-Minh đã nắm chánh-quyền Nam-Bộ. Tình hình chánh-trị và quân-sự ở Saigon rất khẩn-trương. Liên-quân Anh, Pháp đã đổ bộ lên Saigon và sắp sửa xâm lăng Việt Nam.

Thiện Phương 182

Page 183: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Người dân Nam Bộ chỉ có một lòng yêu nước mãnh liệt nên không chấp đảng phái chánh trị, đảng nào cũng được, miễn là đảng ấy có khả năng đánh bại quân xâm lăng, giữ lấy nền độc-lập cho V.N. Người dân Nam-Bộ sẳn sàng liên-kết với Mặt-Trận Việt-Minh để đánh quân xâm lược xâm lăng Anh, Pháp.

Phong trào “THANH NIÊN TIỀN PHONG” đã nói lên tinh-thần đại đoàn kết, lòng ái quốc mạnh mẽ, tâm không đố kỵ, không cố chấp, không đảng phái của người dân Nam Bộ.

Nhưng Việt-Minh đâu có nghĩ như vậy. Họ chỉ muốn độc quyền, độc đảng lãnh-đạo cuộc chiến tranh ở Nam-Kỳ, không cho ai xen vào cả. Vì lẽ đó mà Việt-Minh đã tiêu diệt hết tất cả các phe Quốc-Gia kháng-chiến chống xâm-lăng ở Nam-Kỳ vào lúc ấy như “Việt-Nam Độc-Lập Đảng” của Hồ văn Ngà; “Viet-Nam Độc-Lập Vận-Động Hội” của Đức Giáo-Chủ Huỳnh Phú Sổ; “Viet-Nam Ái-Quốc Đảng” của Hòa-Hảo; “Việt-Nam Phục Quốc Hội” của Cao Đài; “Mặt-Trận Quốc-Gia Thống-Nhất”; “Mặt-Trận Quốc-Gia Liên Hiệp”; “Dân Xã Đảng”...

Họ cũng tiêu diệt luôn phe đối lập là NHÓM TRANH ĐẤU hay Cộng-Sản Đệ-Tứ Quốc-Tế (Trotskysts) do Tạ Thu Thâu lãnh đạo. Việt-Minh đã tạo ra nội-chiến tương tàn ngay từ năm 1945. Năm 1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ ở Âu-Châu và Việt-Minh ở Nam-Kỳ đang chuẩn bị làm cuộc khởi nghĩa.

Các Giáo-Sư Petrus Ký và các học-sinh ban Tú-Tài ở trường Petrus Trương Vĩnh Ký cũng bắt đầu hoạt động chính-trị. Họ xin phép ban Giám-Hiệu để thành lập những hội-đoàn học-sinh hoạt-động văn nghệ và thể thao ngoài phạm vi của nhà trường. Từ đó Câu Lạc Bộ Học Sinh (Scola Club) ra đời năm 1939, tổ-chức Trại Hè Suối Lồ-Ồ (1940) và Đoàn Văn Nghệ LPK, tổ chức những buổi trình-diễn Văn-Nghệ ở Nhà Hát Lớn Sài-Gon với những vở kịch lịch-sử, những bản nhạc hùng để khích lệ lòng yêu nước của dân chúng. Sau SCOLA CLUB lại đến HIỆP HỘI THANH NIÊN THỂ-THAO (A.J.S) trong những năm 1941-1943; và “ĐOÀN HÙNG” trong những năm 1943-1945. Chỉ

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 183

Page 184: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

trong những năm cuối cùng nầy (1943-1945) Việt-Minh và Cộng-Sản Nam Bộ mới xâm nhập vào “PHONG TRÀO HỌC SINH YÊU NƯỚC” của trường Petrus Ký để lãnh đạo họ vào con đường Cách-Mạng của Việt-Minh và Cộng-Sản. Sự móc nối nầy xảy ra giữa Dương Đức Hiền và Trịnh Kim Ảnh và giữa Trần văn Giàu với Đỗ Tường Hoàn. (Xin xem chi tiết trong: Thiện-Phương – “Phong Trào Học-Sinh, Sinh-Viên, Thanh-Niên Saigon trước Cách-Mạng Tháng Tám”)

“Phong trào học sinh yêu nước” của trường Petrus Ký có ảnh-hưởng rất lớn đối với Phong-Trào Thanh-Niên Tiền-Phong, vì những người học-sinh xây dựng “Phong Trào Học-Sinh Yêu Nước” của trường Petrus Ký cũng là những người đã xây dựng Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong sau nầy.

I. PHONG TRÀO THANH NIÊN TIỀN PHONG

Ngày 9-03-1945, Nhật đảo chánh Pháp, thả tù chính-trị bị Pháp giam giữ ở Tà-Lài, Ông Yêm, Bà Rá, Khám Lớn, Côn Đảo v...v.. tạo ra một không khí chánh trị mới, thuận lợi cho những hoạt động cách-mạng giành độc-lập phát sinh. Phong Trào Học-Sinh Yêu Nước hoạt động trở lại. Phong Trào Thanh-Niên Tiền-Phong phát sinh ở Saigon. Nhiều đảng chánh-trị và cách-mạng mọc lên như Việt Nam Quốc-Gia Độc-Lập Đảng, Việt Nam Độc-Lập Vận Động Hội; Việt Nam Ái-Quốc Đảng; Việt Nam Phục-Quốc Hội, v.v...

Không-khí chánh-trị ở Saigon và Nam Bộ rất là sôi động. Sau khi nắm lấy chủ quyền ở Việt Nam, Nhật Bản đưa ra chủ thuyết “Đại Đông Á Đại Đồng Cường Thịnh” để làm bình phong che mắt dân chúng. Việt Nam cường thịnh đến độ chỉ mới mấy tháng sau khi theo Nhật có hơn 2 triệu người chết đói ở miền Bắc và miền Trung.

Chính quyền Nhật ở Việt Nam đưa ông Bảo-Đại lên làm quốc-trưởng nước Viêt Nam Độc-lập. Ông Bảo-Đại thành lập chính-phủ Trần trọng Kim, có Nhật nhúng tay vào, để cai-trị

Thiện Phương 184

Page 185: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Việt Nam dưới thời Quân Phiệt Nhật. LS Phan Anh, tổng trưởng Thanh Niên, ban hành luật lệ và việc thành-lập và hoạt-động cho những đoàn thể thanh-niên địa-phương. Từ đó những đoàn thể học-sinh, sinh-viên và thanh-niên ra đời và được chính-phủ bảo vệ.

Ngày 21-03-1945, lãnh-sự Nhật ở Nam-Kỳ là ông Ida làm “Tổng-Ủy-Viên Thanh Niên và Thể Thao” ở Việtnam để phụ trách vấn-đề Thanh Niên Việt Nam. Ông liên lạc với ông Hồ văn Ngà, chủ-tịch “Vietnam Quốc-Gia Độc-Lập Đảng” để nhờ ông Hồ văn Ngà giúp đỡ thành lập một tổ chức thanh-niên yểm trợ chính-quyền Nhật ở Nam-Kỳ. Ông Hồ văn Ngà giao việc nầy cho BS. Phạm Ngọc Thạch phụ trách. BS Phạm Ngọc Thạch lúc ấy là Tổng-Thư-Ký của Đảng Việt Nam Quốc-Gia Độc-Lập.

Sau một thời gian vận động và tổ-chức, tổ-chức thanh-niên mà ông Ida yêu cầu ra đời ngày 1-06-1945 như sau:

PHONG TRÀO THANH-NIÊN TIỀN-PHONG

A- TỔ CHỨC CỦA THANH NIÊN TIỀN PHONG

1- Danh Xưng: “Đoàn Thanh-Niên Tiền-Phong” 2- Thời Gian Thành Lập: Tháng 5-1945. 3- Sáng Lập Viên: BS. Phạm Ngọc Thạch; BS Nguyễn Văn

Thủ; Ô. Huỳnh văn Tiễng. 4- Hội-Đồng Quản-Trị:

- Chủ-tịch: BS Phạm Ngọc Thạch. - Phó-chủ tịch: LS. Thái văn Lung.

- Hội Viên: (20 vị): Kha văn Cân; BS. Hồ vĩnh Ký và vợ Bà BS. Nguyễn thị Sương; GS. Hồ văn Lái (LPK.); Ô. Huỳnh Bá Nhung (LPK.); Ô. Trần bửu Kiếm (LPK.); Ô. Nguyễn Đăng; Ô. Lưu hữu Phước (LPK.); Ô. Lê văn Nhân (LPK); Ô. Nguyễn Việt-Nam; Ô. Võ văn Khải; Ô. Mai văn Bộ (LPK); Ô. Huỳnh văn Tiễng (LPK); KTS. Huỳnh Tấn Phát; Ô. Nguyễn Lưu; B.S Nguyễn văn Thủ; KS, Nguyễn văn Đức; DS. Trần kim Quan; Ô. Hoàng văn Đôn; GS. Lê văn Huân (LPK).

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 185

Page 186: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

5)- Lực Lượng: Đến tháng Tám 1945, Đoàn Thanh Niên Tiền Phong có 1,100,000 đoàn viên trên khắp 21 tỉnh Nam Bộ. Riêng ở Saigon và vùng phụ cận có 200,000 đoàn viên trong số đó có 120,000 đoàn viên trong ban Lao-Động Xí-Nghiệp.

Saigon có 200 trụ sở TNTP trong các công sở chánh quyền trong các công xưởng, xí nghiệp, trường học và trên đường phố

6- Trụ sở: số 14 đường Charner (Nguyễn Huệ) và Sở Thanh Niên và Thể Thao Nam Kỳ.

7- Đoàn Thanh Niên Tiền Phong: a) Đoàn Kỳ: Cờ vàng sao đỏ. b) Đoàn Ca: Bài “Lên Đàng” của Lưu hữu Phước và

Huỳnh văn Tiễng. c- Trang Phục: Quần “Short” màu xanh đậm, áo “sơ mi”

trắng ngắn tay, nón bành vành rộng, giầy Sandale cao su quai tréo, võ trang một con dao găm và một cuộn dây thừng đeo ở thắt lưng, trên áo có phù hiệu dài 3cm, nền vàng viền đỏ có ngôi sao đỏ ở giữa.

d- Chào bằng cách co bàn tay trái để trước ngực, ngón cái và ngón út co lại, 3 ngón còn lại xòe ra tượng trưng cho 3 lời thề trung thành với tổ quốc, với nhân dân, và giữ gìn phẩm chất cao đẹp.

e- Tổ Chức Đoàn TNTP Saigon. 1. Trang trưởng phụ trách thanh niên: Huỳnh văn Tiễng 2. Trang trưởng phụ trách thể thao: BS. Nguyễn văn Thủ 3. Các Ban Chuyên Môn như:

- Tuyên truyền và cổ động: Huỳnh Tấn Phát, Trần bửu Kiêm, Đặng ngọc Tốt, Vương văn Lễ, Lê văn Nhàn.

- Xã Hội: Phạm ngọc Thạch, Nguyễn Việt-Nam,Tạ bá Tòng. - Báo Chí, Phát Thanh: Phan hữu Tùng (Phan Huỳnh Tấn).

Nhật Báo Tiến: Chủ bút Mai văn Bộ. Thư Ký Tòa Soạn: Quách vũ Chương, (Quách Vũ). - Huấn Luyện Quân Sự: LS. Thái văn Lung, Cựu trung úy

quân đội Pháp. Trung tâm huấn luyện là sân tập bắn cảnh sát, vũ khí đạn dược do Ô. Huỳnh văn Phương, giám đốc công an cảnh sát đô thành cung cấp. Ô. Huỳnh văn Phương là chú ruột của Huỳnh tấn Phát.

Thiện Phương 186

Page 187: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Công Nhân Xí Nghiệp: Hoàng đôn Văn, Nguyễn văn Tư (Tu Carre) Huỳnh đình Hai (Hai râu), Nguyễn Lưu, Từ văn Ri, Nguyễn Văn Giỏi (Giỏi Faci).

B- HOẠT ĐỘNG

1-Học Tập Chính Trị: theo phương pháp dây chuyền. Buổi sáng thủ lãnh các ban đi học chánh trị, buổi tối họ đi giảng dạy lại cho các đoàn viên trong ban. Việc huấn luyện chánh trị do Trần văn Giàu và Huỳnh tấn Phát phụ trách tại trụ sở số 78-80 đường Mayer (Hiền Vương) là văn phòng KTS. Huỳnh tấn Phát.

2- Huấn luyện quân sự do LS. Thái văn Lung phụ trách như đã kể trên. Chương trình gồm có tập bắn súng trường và súng lục, ném lựu đạn, gài lựu đạn, tập dùng dao găm đánh cận chiến, học võ nghệ, tập thể dục và thể thao, tập những động tác quân sự cơ bản.

3- Hoạt động xã hội: a- Cứu Tế nạn đói Bắc Việt. Ông Hồ văn Ngà vận động

với ông Ida để quân Nhật cho phép sử dụng mỗi ngày một toa xe lửa chở gạo từ Nam ra Bắc cứu trợ nạn đói năm 1945 ở Bắc Việt. Họ tổ chức thu mua lúa gạo ở miền Tây rồi chở lên Saigon, vận động với các nhà máy xay lúa ở Saigon-Cholon xay ra thành gạo rồi chở ra miền Trung và miền Bắc. Ban công nhân xí nghiệp phụ trách khuân vác và chuyên chở. Đoàn TNTP cũng nhờ chính quyền Nhật và chánh phủ trừng trị những con buôn đầu cơ tích trữ và tăng giá gạo. Ban hoạt động TNTP kêu gọi thanh niên gia nhập ban cứu tế nạn đói

b- Truyền bá Vệ Sinh và Phòng Ngừa Bệnh. c- Hoạt Động Thanh Niên, GS Lê văn Huân đứng ra xin

phép chính quyền Nhật cho phép lập lại “Sở Thanh Niên và Thể Thao Nam Kỳ” của Ducouroy thuở trước và do chính ông Nhân làm giám đốc Sở Thanh Niên và Thể Thao Nam Kỳ là trung tâm sinh hoạt của TNTP.

d- Hoạt Động Văn Nghệ do Ban Văn Nghệ của trường Petrus Ký phụ trách như đã nói ở đoạn trên.

4) Tổ Chức Đại Hội TNTP.

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 187

Page 188: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

a- Đại Hội lần thứ nhứt diễn ra ở Saigon ngày 15-7-1945 tại Vườn Ông Thượng. Đây là lễ tuyên thệ lần thứ nhứt của đoàn viên TNTP ở thủ đô và vùng lân cận.

b- Đại hội lần thứ hai diễn ra ở Cần Thơ ngày 4 & 5-8-1945 là lễ tuyên thệ của đoàn viên TNTP. Ở Cần Thơ và vùng Hậu Giang.

c- Đại Hội lần thứ ba diễn ra ở Saigon ngày 18-8-1945, tại Vườn Ông Thượng là lễ tuyên thệ lần thứ nhì của đoàn viên TNTP ở thủ đô và vùng phụ cận. Trong buổi lễ tuyên thệ nầy có sự hiện diện của ông Ida và các cấp lãnh đạo của Thanh Niên Tiên Phong và Thiếu Nữ Tiền Phong. Không có bóng dáng của Việt-Minh và Cộng Sản Nam Bộ.

II- THANH NIÊN TIỀN PHONG VÀ VIỆT-MINH

Thanh Niên Tiền Phong do BS. Phạm ngọc Thạch và nhóm “Học Sinh Yêu Nước” của trường Petrus Ký xây dựng. Nhưng nào ai có ngờ rằng Phạm ngọc Thạch là cán bộ cao cấp của Việt-Minh và “Học Sinh Yêu Nước” đã bị Dương đức Hiền móc nối theo Việt-Minh từ năm 1944.

Ngày 20-8-1945, Thanh Niên Tiền Phong trình diện Mặt-Trận Việt-Minh tại rạp Nguyễn văn Hảo. Trong buổi lễ ra mắt nầy, dân chúng thấy các ông Huỳnh văn Tiễng, Đăng ngọc Tốt, Nguyễn văn Nguyễn lên diễn đàn giới thiệu Mặt Trận Việt Minh. Dân chúng ngơ ngác không biết Mặt-Trận Việt-Minh là ai? Đường lối chính trị của họ như thế nào? Lực lượng chính-trị và quân-sự của họ bao lớn?

Ngày 21-8-1945, Việt-Minh chính-thức ra mắt dân chúng thủ-đô với những đoàn xe có gắn loa, treo cờ đỏ sao vàng của CSVN và cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng-Sản Quốc-Tế chạy khắp nơi ở Saigon kêu gọi dân chúng tổng khởi nghĩa dành độc lập cho Vietnam, do Mặt-Trận Việt-Minh lãnh-đạo.

a- Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Việt-Minh. Ngày 22 -8-1946, Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Thanh-Niên

Tiền-Phong gia nhập Mặt-Trận Việt-Minh:

Thiện Phương 188

Page 189: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

“Hỡi các bạn Thanh Niên Tiền Phong” trong buổi nhóm ngày thứ Tư 22-8-1945 DL. Ban Trung Ương đã quyết định từ nay trở đi Thanh Niên Tiền Phong đứng trong Mặt Trận Việt Nam Độc-Lập Đồng Minh Hội, tức Việt-Minh, và sẽ tranh đấu trên mặt trận Việt-Minh với ba khẩu hiệu:

- “Việt Nam hoàn toàn độc-lập” - “Chính-Phủ Cộng-Hòa dân-chủ” - “Chính quyền về tay Việt-Minh”

“Vậy tất cả các bạn phải tham dự vào cuộc biểu-tình ngày thứ Bảy 25-8-1945.”

“Hỡi Đồng Bào Hãy ủng hộ triệt để Mặt-Trận Việt-Minh Hãy tham dự vào Mặt-Trận Việt-Minh.”

b- Thanh Niên Tiền Phong tham gia Cách-Mạng Tháng Tám

- Đêm 23 rạng 24-8-1945, Cách Mạng Tháng Tám ở Nam-Bộ bùng nổ ở thủ đô Saigon. Hàng vạn thanh-niên thủ-đô và các vùng lân cận đổ về thủ-đô như nước lũ, tham gia khởi nghĩa theo lời yêu cầu, kêu gọi của Mặt-Trận Việt-Minh và Thanh-Niên Tiền-Phong.

- Sáng ngày 24-8-1945, một rừng người đi biểu tình ủng hộ Mặt-Trận Việt-Minh. Cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ được căng lên khắp nơi. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên các cao-ốc, trên đường phố và trong đoàn người biểu tình. Cuộc biểu-tình kéo dài suốt mấy ngày.

- Tối ngày 24-1945, Ủy-Ban Tổng-Khởi Nghĩa bắt đầu hành động 18 giờ đêm, lực-lượng Thanh-Niên Tiền Phong tập họp ở những trọng điểm đã được chỉ định trước. Đúng 19 giờ đêm, lệnh “Tổng Khởi Nghĩa” được ban hành. Các đội Thanh-Niên Tiền-Phong, Tự-Vệ-Thành và Vệ-Binh-Cộng-Hòa khẩn trương và dũng cảm tiến chiếm các cơ sở Công-An, Cảnh-Sát và Bảo-An. Các đoàn Thanh-Niên Tiên-Phong trong chánh-quyền tiến chiếm các công-sở chính-quyền. Các đoàn Thanh-Niên

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 189

Page 190: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tiền-Phong trong các Ngân-Hàng, trong các xí-nghiệp tiên chiếm các ngân-hàng, các xí-nghiệp, v.v..

Đinh Khâm-Sai Nam-Kỳ cũng bị chiếm trong đêm ấy.

Nói tóm lại, Việt-Minh đã chiếm chánh quyền trong đêm 24-8-1945. Nhưng thật ra đâu có chánh quyền để chiếm. Chủ-quyền Nam-Bộ vẫn còn trong tay của tướng Terauchi. Nhật án binh bất động vì đã đầu hàng quân Đồng-Minh ngày 15-8-1945 mà quân Đồng-Minh còn chưa đến. Chính phủ Trần trọng Kim thì đã tan rã sau khi Nhật đầu hàng. Khâm-sai Nam-Kỳ Nguyễn văn Sâm, Diệp-Ba và phái đoàn từ Huế vào Nam và bị bắt ở Nha-Trang. Phe Quốc-Gia không kịp phản ứng.

III- CHÁNH PHỦ “CỘNG HÒA DÂN CHỦ NAM-BỘ”

Sáng ngày Thứ Bảy 25-8-1945, ở thủ-đô Saigon Chợ-Lớn cờ đỏ sao vàng bay rợp trời trên dinh khâm-sai, trên các cơ sở chính-quyền, trên đài phát thanh, trên các xí-nghiệp công và tư, trên các trường học và các chợ...

Đồng thời Việt-Minh cũng tổ chức một cuộc biểu-tình vĩ-đại ở Saigon, tuyên bố “Việt-Minh nắm chính quyền ở miền Nam” và trình diện chánh-phủ “Cộng-Hòa Dân-Chủ Nam-Bộ” gọi tắt là Ủy-Ban Hành-Chánh Nam-Bộ hay Lâm-Ủy Hành-Chánh. Danh sách Ủy-Ban Hành-Chánh Nam-Bộ được niêm yết trên một cột trụ lớn sơn đỏ dựng ở “BỒN KÈN” trước dinh Đốc-Lý (Tòa Đô-Chính Saigon.) Ủy Banh Hành-Chánh Nam-Bộ gồm có 9 ủy-viên (1 độc-lập, 4 Cộng-Sản Nam-Bộ, 4 Việt-Minh: Ủy viên trưởng:

-Trần Văn Giàu. - Và các ủy-viên: Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn văn Tạo,

Dương Bạch Mai, Nguyễn phi Hoành, Hoàng độn Văn, Huỳnh văn Tiễng, Nguyễn tấn Nhơn, Nguyễn văn Tây.

Không có một ủy-viên nào thuộc lực lượng quốc gia kháng chiến.

Thiện Phương 190

Page 191: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sau đây xin trích bài tường thuật của báo Điện -Tín ngày 27-8-1945:

«...Trong cái biển người tràn ngập, Saigon hôm sáng thứ Bảy 25-8-1945, ngoài một đoàn Mọi, lại có đoàn Cộng-Sản Điện An của Trung Hoa tham dự.

Có nhiều người lấy làm mừng mà thấy cuộc biểu-tình vừa rồi có cả vũ khí tối tân, nhưng một điều đáng mừng hơn là ta được thấy và cho người ngoại-quốc thấy một tấm lòng của dân chúng Việt Nam.

Cuộc đảo quyền hôm ngày 25-8-1945 xảy ra trong vòng trật tự không hao một giọt máu, không tốn một tạc-đạn nào. Chỉ trong một tiếng đồng hồ là chính-quyền ở Nam Bộ đã về tay mặt trận Việt-Minh. Từ phủ khâm-sai đến các ty, các sở công đều bị đạo quân cảm tử của T.N.T.P kéo đến chiếm đóng một lượt: 5 giờ sáng. Nghĩa là từ đó các ty sở lớn nhỏ trong thành phố đều đặt dưới quyền canh giữ của thanh-niên rất nghiêm mật.

Tuy cuộc biểu tình định khởi diễn đúng 10 giờ, mà trời vừa sáng bóng cờ đã phấp phới khắp nẻo đường về đại lộ Norodom.

Trời lần lần sáng. Cả ngàn, cả mấy chục ngàn, cả mấy trăm ngàn, rồi hơn triệu

người. Già, trẻ, thanh niên nam nữ, Trung Hoa, Mọi, công chức thợ thuyền, nông dân, các đảng phái, các tôn-giáo đều tham dự.

Sau khi làm lễ chào cờ tại khán đài ở đại-lộ Norodom (nay là đường Lê-Duẩn) sau nhà thờ Đức Bà, đoàn biểu tình diễn hành từ 10 giờ sáng đến 12 giờ rưỡi trưa mới dứt đuôi.

Đến lối 1 giờ, binh lính, cảnh sát, thanh-niên tụ họp thứ tự trước dinh Đốc-Lý, khí giới đều ra nỏ để hoan nghênh Ủy-Ban Hành-Chánh “Lâm-Thời Nam-Bộ”

Sau bản “Thanh-Niên Hành-Khúc” và bản “Quốc-Tế”, 9 ủy-viên của Ủy-Ban Hành-Chánh Lâm Thời ở trên lầu dinh Đốc-Ký bước ra từ người để ra mắt dân. Xong ủy viên trưởng Trần văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố như sau:

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 191

Page 192: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

“Hỡi Đồng Bào Quốc Dân, “Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử của Nam-Bộ

Việt Nam. Giữa thanh thiên bạch nhựt, chúng tôi, Ủy Ban Lâm-Thời Hành-Chánh, nhân danh toàn thể quốc dân Nam-Bộ, tuyên bố trước mặt hoàn cầu và trước mặt toàn thể quốc dân rằng:

“Chế độ Cộng Hòa Dân Chủ được thành lập tại Nam-Bộ Việt Nam.

“Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận chính phủ Nam-Triều và kiên quyết chống chế độ thực-dân. Không một ngoại bang nào có thể viện một lý-do gì mà bác bỏ quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bảo lâu nay: “Nước Vietnam hoàn toàn Độc Lập”. Thay mặt cho Mặt trận Việt nam Độc-lập đồng minh miền Nam, chúng tôi lãnh trách nhiệm nắm giữ chánh-quyền ở Nam-Bộ để đến ngày triệu tập xong quốc-hội, sẽ giao lại cho đại biểu toàn quốc.

“Trong giai đoạn nầy, trách-nhiệm của chánh-phủ rất nặng nề. Bên ngoài giải quyết vấn đề ngoại giao rất phiền phức. Bên trong phải cở bỏ những gánh nặng do chính phủ cũ để lại và chiến-tranh đè trên vai chúng ta...» (Báo Điện-Tín ngày 25-8-1945)

Trách Nhiệm.

Trong thời gian ngắn ngủi gần 2 tuần lễ từ 25-8-1945 đến 7-9-1945 chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề như:

1- Cảnh giác về sự nổi dậy của Pháp-kiều ở Saigon hiệp lực với quân Pháp đổ bộ lên Saigon để đảo chánh chiếm chánh quyền của chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ. Việc nầy đã xảy ra ngày 2-9-1945 trong cuộc biểu tình mừng lễ độc lập của Viêt Nam.

2- Hóa giải sự chống đối của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt và của dân chúng Nam Bộ MTQGTN và dân chúng Nam Bộ không chống đối Việt-Minh & Cộng Sản Nam Bộ làm cuộc

Thiện Phương 192

Page 193: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cách Mạng Tháng Tám để giành chánh quyền và tranh đấu cho độc lập của Viêt Nam và tổ chức lãnh đạo kháng chiến chống quân Anh Pháp xâm lăng Nam Bộ MTQGTN và dân chúng Nam Bộ chống chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ bởi vì chánh phủ giành độc quyền lãnh đạo chiến tranh chống xâm lăng ở miền Nam trong khi chánh phủ chưa có quân lực, chưa được sự ủng hộ của dân chúng vì tham quyền cố vị. Quốc Gia là việc chung của toàn dân. Kháng Chiến chống xâm lăng là việc chung của toàn dân Nam Bộ. Dân Nam Bộ muốn đoàn kết chống xâm lăng. Nhưng chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ thì không muốn đại đoàn kết. Họ chỉ muốn làm việc riêng tư, bè phái trong khi đất nước đang bị Anh-Pháp xâm lăng.

3- Khẩn cấp tổ chức cuộc kháng chiến chống xâm lăng ở miền Nam: Chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ đã thành lập “Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ” để lo việc nầy. Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ đã huy bộ toàn dân Nam Bộ vào cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở thủ đô và ở Nam Bộ. Việt-Minh và Cộng Sản không có quân lực để làm việc nầy. Đoàn quân Nam Tiến chỉ để bảo vệ các cán bộ cao cấp của Việt-Minh chớ không phải là đoàn quân chống xâm lăng ở thủ đô hay ở miền Đông Nam Bộ Giải Tán Chánh Phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ.

Vì sự chống đối của dân chúng Nam Bộ và Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, Việt-Minh ở Hà Nội đưa Cao Hồng Lĩnh và Hoàng quốc Việt vào Nam để giải quyết vấn đề Việt-Minh ở Nam Bộ.

Việt-Minh mở hội nghị cải tổ chánh phủ ngày 7-9-1945 dưới sự chủ tọa của Hoàng quốc Việt và Cao hồng Lĩnh. Hội nghị quyết định:

1. Giải tán chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ 2. Thành lập “Ủy Ban Nhân Dân Miền Nam” gồm toàn

Đảng viên Việt Minh ở miền Nam và miền Bắc. Không có một đảng viên nào thuộc chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ.

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 193

Page 194: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Không có một đảng viên nào thuộc nhân dân Nam Bộ. Không có một đảng viên nào thuộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt.

Bắt đầu từ ngày 7-9-1945, Mặt Trận Việt Minh toàn quyền và độc quyền lãnh đạo chiến tranh chống quân Anh Pháp ở miền Nam. Việt-Minh sử dụng người theo từng giai đoạn theo chánh sách “Vắt Chanh Bỏ Vỏ”:

1) Sau khi giải tán chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ, Việt-Minh sử dụng Trần văn Giàu, Lý-huê-Vinh và Nguyễn văn Trấn để tiêu diệt tất cả NHÓM TRANH ĐẤU của Tạ thu Thâu và MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT. Sau khi củng cố được quyền lực rồi, Việt-Minh đã đưa Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Dương bạch Mai, Ung văn Khiêm, Phạm ngọc Thạch và một số đảng viên khác ở Nam Bộ đi an trí ở miền Bắc hoặc ở một nước khác, hoặc thủ tiêu họ đi như trường hợp Đức Thầy Huỳnh phú Sổ, Dương bạch Mai hay trung tướng Nguyễn Bình.

2) Sau khi quân Pháp chiếm xong thủ đô Saigon và đang bành trướng chiến tranh ra các tỉnh Nam Bộ thì Việt-Minh mở hội nghị Bình Hòa Nam ở Đồng Tháp Mười ngày 10-12-1945 do Lê Duẩn chủ tọa quyết định:

i. Giải tán Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ. ii. Thành lập Mặt Trận Việt-Minh Nam Kỳ do Hoàng quốc Việt lãnh đạo. iii. Thành lập Bộ Chỉ Huy Tối Cao Miền Nam với 3

thành phần: - Xứ Ủy Nam Kỳ do Lê Duẩn làm bí thư. - Ủy Ban Kháng Chiến Miền Nam do Cao hồng Lĩnh làm chủ tịch. - Ủy Ban Nhân Dân Miền Nam.

Thanh Niên Tiền Phong và Chánh Phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ hoàn toàn bị loại khỏi chánh quyền Việt-Minh ở miền Nam.

Thiện Phương 194

Page 195: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong 195

KẾT LUẬN

1- Thanh Niên Tiền Phong là một phong trào thanh niên trí thức lớn nhứt ở Nam Bộ vào năm 1945, do ông Ida chủ xướng, do Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng thực hiện đã trở thành một công cụ của Việt-Minh lên nắm chính quyền ở Nam Bộ và để rồi sau đó Việt-Minh tiêu diệt tất cả các phe Quốc Gia tranh đấu cho độc lập của Viêt Nam và kháng chiến chống quân xâm lăng Anh-Pháp, tiêu diệt luôn Thanh Niên Tiền Phong và chánh phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nam Bộ của nhóm Cộng Sản Nam Bộ.

2- Thanh Niên Tiền Phong và Cộng-Sản Nam Bộ là một bài học cảnh tỉnh cho người dân Nam Bộ về Việt-Minh và những thủ đoạn của họ để từ một con số không nắm lấy toàn quyền và độc quyền lãnh đạo cuộc chiến tranh ở miền Nam.

Thiện Phương

Norman, OK., Tháng 7-2007

Page 196: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

GUYỄN AN NINH VÀ BÁO TRANH ĐẤU

Trần Ngươn Phiêu

rong hai thập niên 1930-1940, tình hình chánh trị ở miền Nam đã có một thời sôi động mãnh liệt do sự xuất hiện của Nguyễn An Ninh trên diễn đàn công luận. Tốt nghiệp cử nhân Luật năm 1920 sau một thời du học ở Pháp, nơi

mà ông đã được dịp gặp gỡ, học hỏi, tranh luận với những nhân vật ái quốc lưu vong trên đất Pháp như Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành (Nhóm Ngũ Long)..., Nguyễn An Ninh đã nghe theo lời khuyên của Phan Châu Trinh trở về nước tìm cách mở mang dân trí, trực diện tranh đấu chống chánh quyền thực dân thuộc địa. Bài diễn văn “Cao vọng thanh niên” của ông đọc trong đêm 15-10-1923 tại hội Khuyến học SAMIPIC đã có kết quả như một quả bom được phát nổ, mở màn cho một phong trào cách mạng trong lòng dân chúng miền Nam.

T

Hình ảnh một trí thức khoa bảng Nguyễn An Ninh đứng bán báo Chuông Rè (La Cloche Fêlée) của ông ở góc đường Catinat - Lagrandière đã đánh động lương tâm của giới trẻ trí thức miền Nam. Nguyễn An Ninh được giới thanh niên ngưỡng mộ, xem ông là một thần tượng. Những người có tâm huyết yêu nước như Phan Văn Hùm, sau khi tốt nghiệp nghành Công chánh ở Hà Nội, đã trở về Nam sát cánh với Nguyễn An Ninh di chuyển khắp vùng Lục tỉnh để vận động quần chúng. Cả hai nhà cách mạng đều đã phải vào tù sau vụ bị mật thám Cai Nên khiêu khích ở ga xe lửa Bến Lức. Phan Văn Hùm đã nhân vụ nằm Khám Lớn sau vụ “án ga Bến Lức” viết lên tác phẩm “Ngồi Tù Khám Lớn”, vạch trần các đối xử dã man của chế độ lao tù thực dân cho đồng bào thấu rõ. Chánh quyền thực dân đã phải ê mặt cho tịch thâu

Trần Ngươn Phiêu 196

Page 197: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ngay sách vừa xuất bản. Một nhà cách mạng khác là Tạ Thu Thâu trong thời trẻ vẫn đặt hình Nguyễn An Ninh nơi trang trọng nhất ở phòng khách của một căn phố nhỏ ở đường Thốt Nốt (Gia Định) để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Sự xuất hiện của tờ báo La Cloche Fêlée của Nguyễn An Ninh đã mở đầu ở miền Nam, một hình thức mới, công khai trực diện tranh đấu với chánh quyền thực dân thuộc địa. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Báy của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt cũng như phong trào được gọi là “Xô viết Nghệ Tỉnh” của Cộng Sản Đệ Tam bị thảm bại, việc sử dụng bạo lực đấu tranh đã đi vào một giai đoạn thoái trào tưởng chừng như không lối thoát.

Cuộc án xử tử 13 vị anh hùng Yên Báy đã được những người ái quốc Việt Nam ở Pháp dấy lên một phong trào phản đối rầm rộ để đánh động dư luận quần chúng Pháp. Cuộc tổ chức biểu tình xin giảm án tử hình trước dinh Tổng thống Pháp ngày 22-5-1930 đã đưa đến việc Pháp trục xuất về Việt Nam 19 sinh viên đang du học. Chuyến tàu Athos II rời cảng Marseille ngày 24-6-1930 để đưa những người phần tử làm rối an ninh trên đất Pháp đã thật sự đưa những ngọn lửa đấu tranh về mảnh đất miền Nam đang khao khát tự do. Chánh quyền Pháp đã vô tình đưa trả về rừng một đàn mãnh hổ trẻ trung đầy nhiệt huyết. Kể từ đó, trên báo chí miền Nam đã xuất hiện nhiều bài viết phổ biến lý tưởng cách mạng xã hội của những trí thức đã có dịp tiếp xúc với trào lưu văn hóa Âu Mỹ.

Năm 1932, Nguyễn Văn Tạo cùng Nguyễn An Ninh cộng tác ra báo tiếng Việt Trung Lập cùng với Phan Khôi và Bùi Thế Mỹ. Trần Văn Thạch đã được dân chúng biết đến tên nhờ những bài báo chống nhóm Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu và các bài đề cao vai trò công nhân. Đồng thời trên các báo Phụ Nữ Tân Văn hoặc Đồng Nai của Phan Văn Hùm đã bắt đầu có những bài viết của Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Tạo, v.v... Ở miền Nam, sự tranh đấu đối đầu với thực dân bằng hình thức bạo động hoặc báo chí bí mật nay đã chuyển sang

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 197

Page 198: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hình thức trực diện đấu tranh với phương cách vận động quần chúng bằng báo chí công khai.

Ngay sau khi bị cưỡng bức hồi hương về miền Nam, các sinh viên tả phái thân Tạ Thu Thâu đã bắt tay tổ chức nhóm “Tả đối lập”. Nhóm này đã nhen nhúm thành hình ở Pháp dưới danh xưng Đông Dương Tả Phái Cộng Sản với tờ báo Tiền Đạo. Nhóm khởi đầu gồm Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương... là những người tán thành ý kiến của nhóm A. Rosmer trên báo La Vérité ở Pháp, chống đối đường lối của Quốc tế Cộng Sản stalinien. Tờ Tiền Đạo đã viết: “Quốc tế Cộng sản đã nói rất nhiều, nhưng đã làm rất ít, không có một tờ báo nào để cổ xúy chủ trương cộng sản ở các thuộc địa, không xuất bản được một sách nào về các cuộc cách mạng ở các thuộc địa, nhất là ở Đông Dương”.

Tháng Giêng năm 1931, Hồ Hữu Tường từ Pháp về đã liên kết được thêm với nhóm Vùng Hồng của Đào Hưng Long, một thành viên của Đảng Cộng sản miền Tây, vùng Bạc Liêu. Đào Hưng Long theo xu hướng của Ngô Gia Tự nhưng trách đảng đã không chú ý đến giới thợ thuyền. Nhóm này đã sát nhập với nhóm tả phái đối lập từ Pháp về, thường được gọi là nhóm Tháng Mười. Đến tháng Tám năm 1932, một phần đảng Cộng sản Đông Dương ở chi bộ thành phố Sài Gòn dưới sự điều động của Lưu Sanh Hạnh, đã tách riêng khỏi đảng vì tranh chấp nội bộ để đồng ý gia nhập vào nhóm của Tạ Thu Thâu.

Ngày 6-8-1932, đảng Cộng sản ở miền Nam đã bị chánh quyền thực dân ra tay đàn áp phá hủy. Nhóm trốtkít vừa mới phôi thai thành hình cũng bị phá tan khi 12 thành viên phải ra tòa lãnh án ngày 1-5-1933. Trong ba năm sau đó, nhóm Đệ tứ ở miền Nam kể như bị tê liệt.

Rút tỉa các kinh nghiệm về các khó khăn, trở ngại, bị gò bó khi phải hoạt động trong tình huống hoàn toàn bí mật, ý muốn thành hình công khai báo Tranh Đấu đã nảy sinh từ đó. Người có công trong việc này là Nguyễn An Ninh, một nhà cách mạng độc

Trần Ngươn Phiêu 198

Page 199: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

lập, có xu hướng thiên mạc xít nhưng đã chọn thế đứng giữa chủ trương stalinít và trốtkít. Tình thế chính trị thời bấy giờ cho thấy đảng Cộng sản Đông Dương có cơ sở bí mật vững chắc nhất là ở vùng nông thôn nhưng thiếu cán bộ trí thức có tầm vóc. Nhóm trốt kít thì tương đối có cán bộ có bản lĩnh hơn nhưng chưa đặt được các tổ chức chặt chẽ trong giới thợ thuyền và nông thôn. Nếu hai tổ chức trên được phối hợp lại thì mới mong có thể thành hình cuộc tranh đấu công khai với chánh quyền thực dân.

Cuộc bầu cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn ngày 30 tháng Tư và 7 tháng Năm năm 1933 mở màn cho một chuyến tuyến thống nhất của hai cánh tả để đối phó với phe Lập Hiến, phe độc nhất có mặt trong các cuộc bầu cử trong quá khứ. Liên danh Nguyễn Văn Tạo - Trần Văn Thạch đã lần đầu tiên nêu lên các yêu sách giới công nhân về các nhu cầu cơm áo cho lao động mất việc, thành lập nhà giữ trẻ cho công nhân, quyền đình công, 8 giờ làm việc mỗi ngày, phổ thông đầu phiếu, v.v... Cổ động bằng báo Việt ngữ Trung Lập không đủ nên cần phải ra ngay một báo Pháp ngữ vì dễ xuất bản theo các thủ tục dành cho báo Pháp. Tờ La Lutte (Tranh Đấu) số đầu tiên vì thế được phát hành ngày 23 tháng Tư năm 1933, đánh dấu một giai đoạn mới.

Năm 1930, sau cuộc khởi nghĩa Yên Báy bị thất bại, Việt Nam Quốc Dân Đảng hầu như bị thực dân Pháp tiêu diệt hoàn toàn. VNQDĐ chỉ còn vài tờ báo bí mật ở biên giới Trung Hoa. Về sau, VNQDĐ mới gây được ảnh hưởng nhờ tạp chí Phong Hóa (1932-1936) và Ngày Nay (1935) của Nguyễn Tường Tam. Đảng Cộng sản Đông Dương cũng ở vào tình thế bị phá nát sau sự thất bại của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân thẳng tay đàn áp.

Quốc tế Cộng sản đã tìm cách hỗ trợ đảng Cộng sản Đông Dương trong các năm 1931 và 1932 nhưng đã không thành công. Để giúp đảng CSĐD gầy dựng lại tổ chức, tiếp tục hoạt động xây dựng phong trào quần chúng công nhân, Quốc tế Cộng sản đã bí mật chấp thuận đề nghị của đảng Cộng sản Pháp, tán thành chủ trương của Nguyễn An Ninh. Ông Ninh ra phương án kết hợp

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 199

Page 200: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

các anh em trí thức trẻ, đầy nhiệt huyết trong giới cộng sản Đệ Tam như Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn...và trong giới Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Hồ Hữu Tường... để thành lập nhóm Tranh Đấu. Lợi dụng các dễ dãi khi xuất bản báo tiếng Pháp ở Nam Kỳ, nhóm cho ra đời tờ La Lutte, cơ quan tranh đấu để cổ động tranh cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ngày 7-5-1933, nhóm đã đưa được hai người trúng cử và hai năm sau, ngày 12-5-1935 có bốn người đã ngồi vào Hội đồng thành phố. Tuần báo La Lutte chỉ ra được 4 số nhân cuộc vận động bầu cử năm 1933. Việc tái bản của La Lutte đánh số 5, đầu tháng Mười 1934 và phát triển mạnh đến năm 1937 có thể nói là do công trình của Nguyễn An Ninh.

Hồ Hữu Tường đã có viết gần một chương về các vận động của Nguyễn An Ninh (40 Năm Làm Báo) để thành hình nhóm Tranh Đấu. Nguyễn An Ninh đã có các tiếp xúc với phái đoàn của phái bộ cộng sản Pháp Paul Vaillant Couturier (tháng 8 năm 1933) và nhất là Gabriel Péri (tháng 2 năm 1934). Ông Ninh cho biết ý định thành lập nhóm để xuất bản một tờ báo tranh đấu công khai với giới thực dân Pháp. Các thành viên viết bài sẽ không ký tên vì đồng có lập trường chung. Chỉ khi bài viết không được cả ban biên tập đồng ý, lúc đó mới để tên người viết. Cả hai bên Đệ Tam và Đệ Tứ sẽ không tranh luận đả phá nhau về vấn đề lập trường. Nhà cầm quyền thực dân là đối tượng hứng chịu mũi nhọn. Nguyễn An Ninh có đề cập trong buổi hội quan trọng này là có thể có được nguồn tài trợ cho tờ báo nhưng sau này, Hồ Hữu Tường có cho biết là tờ Tranh Đấu chưa hề nhận được tài trợ nào của Quốc tế cộng sản.

Khác với tờ La Cloche Fêlée của Nguyễn An Ninh đã được phát hành không định kỳ, La Lutte là tuần báo được phát hành liên tục và từ ngày 1-11-1936 trở về sau mỗi tuần lại ra được hai số. Từ ngày 14-1-1936 khổ báo tăng gấp đôi và đến tháng 11 năm 1936, số báo in đã tăng gấp đôi hơn trước. Các đơn xin cho phép ra ấn bản bằng tiếng Việt đều được phủ Toàn Quyền từ chối, một lần vào ngày 13-5-1935 và lần thứ hai vào năm 1937.

Trần Ngươn Phiêu 200

Page 201: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tuần báo viết bằng Pháp ngữ, lúc khởi đầu chỉ in được độ 500 số vào năm 1933 nhân dịp vận động tranh cử vào Hội đồng Thành phố tuy chỉ ra được 4 số nhưng đã được giới trí thức ủng hộ nồng nhiệt. Chương trình tranh cử đã được những trí thức, công, tư chức phổ biến lại bằng tiếng Việt. Đặc biệt ông Nguyễn An Ninh là người có tài đem các vấn đề thời sự của báo ra bàn cãi với các đám đông mỗi khi có được dịp. Tháng 10 năm 1934, La Lutte được tục bản trở lại với số in 1000 đến năm 1936, tăng lần lên 2000 trong cuối năm đó và ổn định ở mức 3000 năm 1938.

Thống đốc Nam kỳ là Pagès trong báo cáo chánh trị ngày 29-10-1935 đã viết: “Tuy số in nhỏ nhoi, ngay từ 1935, báo La Lutte được chuyền từ tay người này qua người khác, và khi cần, được giải thích miệng cho từng nhóm nhỏ. Nó trở thành cuốn sổ yêu sách của mọi phần tử bất mãn, tự phát hay bị sách động, gởi tới các cấp công quyền, tổng hợp những yêu cầu trước kia lẻ tẻ và biệt lập. Nó biểu thị dũng khí của lực lượng quần chúng, ý thức về quyền của mình, dám biểu lộ trước quyền lực, và trước làn sóng như thủy triều dâng cao như vậy, chánh quyền cảm thấy hoang mang”.

La Lutte tuần nào cũng có bài phân tích về tình hình chánh trị quốc tế và Pháp. Đó là những bài bình luận được đánh giá hay nhất ở Đông Dương. Ban biên tập La Lutte viết rất thuần nhất nhờ việc thảo luận tập thể. Bài trên nguyên tắc không có ký tên cá nhân. Lê Văn Thu làm Thư ký tòa soạn. Phan Văn Chánh viết các bài trong “Tin Quốc Tế”, Trần Văn Thạch nổi tiếng với mục châm biếm “Những cái đinh nhỏ”. Mục này của Trần Văn Thạch đã giúp cho sự thành công của La Lutte do một phần lớn độc giả Pháp mua báo để đọc mục này; một số người Pháp có khi lại giúp cung cấp đề tài để tác giả viết! Hồ Hữu Tường và Phan Văn Hùm phụ trách trang văn hóa. Các bài chánh trị do Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Tạ Thu Thâu đảm nhiệm. Theo nhân chứng Hồ Hữu Tường, linh hồn của tờ báo là Tạ Thu Thâu phụ trách các bài xã luận. Khi Tạ Thu Thâu sang Xiêm vào tháng 7 năm 1937 thì báo ngưng xuất bản.

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 201

Page 202: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Julien Godart, bộ trưởng thuộc đảng Cấp tiến được Mặt trận Bình Dân gởi sang thăm Đông Dương đã viết: “Tôi phải nói lên ở đây ý kiến của tôi về những nhà báo, những trí thức mà tôi vừa kể. Đó là những thanh niên xuất bản tờ Le Travail ở Hà Nội và tờ La Lutte ở Sài Gòn, và tổ chức bênh vực thợ thuyền. Báo của họ rất hay, tương phản hẳn với báo chí chánh trị Pháp ngữ mà trình độ quá thấp. Đó là những tờ báo chiến đấu, do những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết làm ra, khi họ bình luận về những xác thực đã làm cho người lao động bị thiệt thòi, thì họ không nương tay. Các bản báo cáo chung về kinh tế và xã hội mà họ đã thảo ra và trao cho tôi đều xuất sắc. Chính quyền tìm đủ mọi cách cấm đoán Le Travail và La Lutte, nhưng điều này không thủ tiêu được những sự kiện mà họ phát hiện”.

La Lutte thật ra là một doanh nghiệp rất nghèo nàn. Tòa soạn lúc đầu là một căn phố thuê của Chú Hỏa ở số 25 bis đường Lagrandière, gần Khám Lớn Sài Gòn. Sang tháng Ba năm 1937 mới được dọn sang một căn hộ rộng rãi hơn cũng của Chú Hỏa ở số 95E cùng đường cũ. Trong tòa soạn chỉ có vài máy đánh chữ. Phương tiện “sang” là một xe hơi cũ do Tạ Thu Thâu mua. Tòa soạn trang bị sơ sài thật ra cũng do suy tính phần nào của anh em tòa báo. Năm 1935, khi ban biện tập nhận được giấy đòi thuế và đòi tiền phạt, họ đã nói đùa: “Tòa soạn chúng tôi là sắc sắc, không không. Đầy những thứ hầm bà lằng. Giá trị tổng cộng không đến mấy chục. Nhưng đối với sở thuế thì chẳng có chút giá trị phát mại nào. Xin mời quý ngài! Quý ngài chộp được không khí thì cứ tịch thâu”.

Việc phát hành báo là một việc vô cùng khó khăn vì các ngăn cản của chánh quyền thực dân. Mua một tờ La Lutte nơi công cộng kể như làm một chuyện nguy hiểm có thể bị theo dõi. Chỉ có người Pháp là những người mua báo bày ở các quầy. Các bản khác được phổ biến nhờ các em bán báo cất giấu để bán hoặc các học sinh đi bỏ báo ở nhà hoặc ở các trường vì các biên tập tòa báo phần lớn là giáo sư của các em ở các trường tư. Thu nhập của báo La Lutte vì thế thường không đều đặn. Tài chánh

Trần Ngươn Phiêu 202

Page 203: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chủ yếu dựa trên sự đóng góp mỗi người trong nhóm: “Chúng tôi đứng trụ được hoàn toàn do sự hy sinh tiền bạc của chính chúng tôi và của bạn bè thân tín... Từ khi La Lutte ra đời, cách đây ba năm, các biên tập viên đã bỏ vào quỹ những món tiền lớn, và cố nhiên, không người nào trong chúng tôi nhận tiền thù lao của tờ báo cả”. Việc này đã có thể thực hiện được nhờ ở đồng lương khá cao của trí thức biên tập viên phần đông là giáo sư ở các trường tư thục. Phan Văn Chánh dạy khoa học, Hồ Hữu Tường dạy toán, lương tháng của họ vào khoảng 300 đồng, gấp 10 lần một người làm công trong tiệm buôn. Trần Văn Thạch, giáo sư Pháp văn lãnh 400 đồng. Tạ Thu Thâu được trên 500 mỗi tháng. Ngoài ra, do động cơ yêu nước, báo La Lutte đã nhận được sự tài trợ của các trạng sư, bác sĩ, kỹ sư, địa chủ, doanh nhân, các chủ công ty đã đăng quảng cáo trên báo... Hồ sơ sở mật thám Pháp đã kê khai danh sách nhiều cảm tình viên của tờ báo. La Lutte có thêm được một cơ sở kinh doanh khi thành lập chi nhánh Sài Gòn bán chiếu của công ty dệt chiếu Fabrinat ở Phát Diệm. Người sáng lập công ty là Nguyễn Thế Rục, một người được đào tạo ở trường Phương Đông ở Moskwa từ 1925 đến 1928, bị Pháp bỏ tù năm 1931. Nguyễn Thế Rục là người đã phát hành báo Le Travail ở Hà Nội. Quản lý chi nhánh Fabrinat, đối diện với tòa báo La Lutte là bà Tạ Thu Thâu, tức Nguyễn Thị Ánh, một cựu sinh viên Việt Nam đầu tiên đã thi đậu bằng Tú tài ở Pháp. Ngoài ra trong giới tiểu thương vùng Sài Gòn, Chợ Lớn còn có 51 người đăng quảng cáo trên báo. Theo Hồ Hữu Tường cho biết, La Lutte không tính tiền đăng quảng cáo nhưng khi tờ báo gặp khó khăn tài chánh thì các tiểu thương này sẵn lòng giúp tài trợ ngay.

La Lutte đặt cho mình nhiệm vụ gây ý thức trong giới lao động về quy trình của các tương quan xã hội. Giúp sự giác ngộ để mở rộng nhản quan lịch sử của các tầng lớp nhân dân. La Lutte tự xác định là: một kho tư liệu, một cơ quan giáo dục và định hướng cho phong trào công nhân Việt Nam, một công cụ huấn nghiệp để tìm hiểu thế giới. Lần đầu tiên, La Lutte là tờ báo công khai cung cấp nhiều thông tin về chủ nghĩa Mác và phong

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 203

Page 204: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

trào công nhân quốc tế. Có thể nói La Lutte đã bổ sung cho các báo bí mật như Tạp chí Cộng sản hay Bôn Sơ Vic. Trong số 16, La Lutte đã đăng lại bài về trại tù Lao Bảo của Tạp chí Cộng sản số 7. Việc cộng tác giữa hai phái Đệ Tam và Đệ Tứ trong mặt trận Thống nhất Tranh Đấu xảy ra suông sẽ cho đến năm 1937.

Tuy nhiên, ngày 2 tháng Năm 1935, một tiếng sét nổ ra làm xáo trộn giới cách mạng: Stalin ký với Laval của Pháp “Hiệp ước Hổ tương Pháp - Sô”. Stalin chính thức chấp nhận cho Pháp phát huy lực lượng quân sự để bảo đảm an ninh. Đảng Cộng sản Pháp liền ngoan ngoãn theo chỉ thị Stalin, dập tắt mọi tinh thần chống quân sự và ra mặt ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Đế quốc Pháp, giải tán bộ máy hoạt động bí mật trong quân đội Pháp. Tại Moskova, Quốc tế Cộng sản nhóm Đại hội lần thứ 7 và cũng là lần cuối cùng, từ 25-7 đến 20-8-1935 hủy bỏ các chỉ thị năm 1928 về chánh sách “thời kỳ thứ ba”, chánh sách lật đổ chế độ tư bản toàn thế giới. Để ngăn chặn nguy cơ Hitler, Stalin tìm cách liên minh với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Năm 1938 đảng CS Pháp kêu gọi người An Nam hãy cùng người Pháp bảo vệ cho “nước Pháp đang bị (Nhật bản) đe dọa ở Đông Dương”. Đảng Cộng sản Đông Dương phải điều chỉnh con đường cách mạng của đảng. Ngày 1 tháng 7 năm 1935, tuyên ngôn Đại hội Macao còn viết: “Cách mạng chống đế quốc và cách mạng ruộng đất ở Đông Dương muôn năm!”. Nhưng đến cuối năm 1935, khẩu hiệu phản đế và cách mạng điền địa năm 1930 đã được ĐCSĐĐ thay đổi cho phù hợp với các quyết định cải lương của Đại hội 7 QTCS: ĐCSĐD nối gót theo ĐCS Pháp, hô hào cùng phòng thủ Đông Dương!

Vì đã có sự giao ước giữa hai nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ trong ban biên tập, tờ La Lutte im tiếng không bàn luận đến hiệp ước Laval- Stalin cũng như không phê phán đến chủ trương mới của QTCS. Sự giao ước không chỉ trích nhau về chủ trương của mỗi đảng trong mặt trận thống nhất Tranh Đấu đã khiến vài thành viên như Hồ Hữu Tường cảm thấy “ngứa ngáy không chịu được”. Hồ Hữu Tường đã bí mật thành lập” Chánh đoàn Cộng

Trần Ngươn Phiêu 204

Page 205: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

sản Quốc tế. Phái tán thành Đệ tứ Quốc tế” với Lữ Sanh Hạnh, Ngô Văn Xuyết, Ngô Chỉnh Phến và sinh viên Trịnh Văn Lầu (học trò của Tạ Thu Thâu). Tháng 10 năm 1935, tổ chức này xuất bản tạp chí lý luận Cách Mạng Thường Trực và tờ báo chiến đấu Tiền Đạo để trình bày các quan điểm của Tả Đối lập đối với các vấn đề thời sự quốc tế. Tổ chức này nhắc lại các chủ trương của những người cộng sản đối lập, không chấp nhận vai trò phải ngoan ngoãn phò trợ chánh sách đối ngoại Liên Sô. Nếu có chiến tranh đế quốc, các đảng cộng sản phải biến đổi đế quốc chiến tranh thành nội chiến cách mạng. Đó mới là hành động cách mạng của giai cấp vô sản để bảo vệ Liên Sô.

La Lutte đã nhờ được sự cộng tác của giáo viên, các thanh niên có học ở khắp xứ. Diễn Dàn Bạn Đọc là một mục rất phong phú, chuyên đăng về đời sống công nhân ở các doanh nghiệp lớn, các công sở, các nhà tù, kể cả Côn Đảo và đã thúc đẩy đến nhiều việc điều tra tại chỗ. Các thơ của đọc giả đã trở thành một động lực chánh trị mà La Lutte đã biết cách phát huy. Tòa soạn La Lutte đã trở thành điểm hẹn của những người bị ức hiếp, được nhà báo bênh vực. La Lutte đã phát động được sáng kiến chủ động của quần chúng.

Có thể nói là tờ La Lutte đã mở ra một chu kỳ đấu tranh chính trị công khai mới ở miền Nam Việt Nam. Các báo chí ở Đông Dương từ trước đã bị chánh quyền thực dân gò ép tê liệt trong những khuôn khổ chật hẹp. Sự vận động quần chúng với nội dung phong phú của La Lutte đã chứng tỏ khả năng lôi cuốn của tờ báo trong hoạt động công nhân và nông dân. Chánh quyền thực dân phải thú nhận đã bị tờ La Lutte phá tan cái thế chủ động của họ trước kia.

Nguyễn An Ninh là người có công chủ trương hình thành tái bản báo La Lutte kể từ số 5 tháng Mười năm 1934 với sự kết hợp hai phái Đệ Tam và Đệ Tứ ở miền Nam trong việc đồng thanh góp sức chống đối hữu hiệu với chủ quyền thực dân thuộc địa. Trên thế giới, sự bắt tay hi hữu giữa Đệ Tam và Đệ Tứ này chỉ có xảy ra độc nhất ở miền Nam. Hồ Hữu Tường đã gọi việc này

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 205

Page 206: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

là một “quái thai lịch sử”. Việc hợp tác hữu hiệu và lợi ích này đã phải chấm dứt năm 1937 sau khi Cộng sản Đệ Tam Việt Nam được chỉ thị từ đảng cộng sản Pháp đưa sang. Bức thơ của Gitton 8, phụ trách phân bộ thuộc địa của đảng Cộng sản Pháp gởi cho phái Đệ Tam ở Sài Gòn ngày 19-5-1937 được người thủy thủ chuyển thơ đưa lầm cho Tạ Thu Thu Thâu thay vì cho Nguyễn Văn Tạo. Gitton viết: “Chúng tôi xét rằng không thể nào tiếp tục hợp tác giữa Đảng và những người xu hướng Trotsky, theo các chỉ thị (ở Moscou) chúng tôi đã nhận được để truyền lại các đồng chí, về thái độ đối với những người xu hướng Trotsky ở Đông Dương”. Phe Đệ Tam liền ly khai khỏi tờ La Lutte và tung ra tờ L'Avant Garde (Tiền Phong) ngày 29-5-1937. Kể từ đó, La Lutte hoàn toàn do nhóm Đệ Tứ điều hành. Sau ngày quân Nhật đảo chánh thực dân Pháp ở Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, tờ La Lutte tái bản toàn bằng Việt ngữ và xuất hiện trên các sạp báo Sài Gòn với tên “Tranh Đấu”.

Hồ Chí Minh, thủ hạ làm việc có ăn lương của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản, tuân hành các chỉ thị thượng cấp, cũng đã từ ngoại quốc gởi về thêm “Ba lá thư từ Trung Quốc” ký tên P.C. Line để ngăn chặn loại hợp tác này. Lời lẽ trong các bức thơ với những danh từ thô bỉ, các khẩu hiệu chửi rủa của Staline đối với những người trốt kít trong thơ của Hồ Chí Minh đã làm ngạc nhiên những ai đã biết Hồ Chí Minh dẩu sao cũng là một người có hấp thụ được phần nào văn hóa Khổng Mạnh Đông phương!

Trần Nguơn Phiêu

Đầu Thu 2007, Amarillo, Texas

Trần Ngươn Phiêu 206

Page 207: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tòa soạn báo La Lutte.

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu 207

Page 208: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Trần Ngươn Phiêu 208

Báo La Lutte.

Báo Tranh Đấu.

Page 209: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

N-GIANG TRONG TIM TÔI

Phan Giang Sang

ang lái xe chạy trên đường Tourist Drive vắng vẻ, tự nhiên tôi có cảm giác lòng mình se lại, không phải do sương hay gió lạnh của mùa đông Sydney, mà do cảnh vật nơi đây làm tôi xúc động. Không chạnh lòng sao

được, khi cảnh trí nơi nầy gợi về con đường quen thuộc, nơi mà tôi thường đi lại ngày xưa, giờ đây nó lại như bừng hiện ra trước mắt tôi.

Đ Song song với con lộ là con sông George River, bên kia sông

lưa thưa ánh đèn trong nhà chiếu ra, lung linh trên mặt nước. Ôi nó nên thơ làm sao! Nó đưa tôi về lại con đường Lấp Vò, từ Sa Đéc lên Long Xuyên, nhứt là một ngả khác, đó là đường Vĩnh Long đi Long Xuyên, qua ngả Cần Thơ về đêm.

Ai có đi ngang qua những đoạn đường nầy, trong những ngày gần Tết, đều không khỏi mê say thích thú khi nhìn bên kia sông, rải rác những mái nhà lá, thu mình dưới tàng cây ô môi trụi lá, chỉ có những chùm hoa đỏ thắm khoe sắc dưới ánh nắng xuân ấm áp, không thua gì hoa anh đào. Nó thơ mộng như bức tranh thủy mạc, đơn sơ nghèo nàn của quê hương tôi.

Lúc còn là tấm bé, tôi sống đời sống quê mùa, mộc mạc, chỉ biết rong chơi nào là bắt dế, xúc cá thia thia, thả diều, đá banh mớp ngoài đường, mặc dù mưa hay nắng, thấy mệt là chúng tôi cởi đồ nhảy xuống sông tắm, lặn lội hồn nhiên ngây thơ. Thật là vui thú!

Năm 1945, tôi theo gia đình tản cư về quê, theo chiến lược tiêu thổ kháng chiến, và sau đó đất nước chìm đắm trong cơn

An Giang Trong Tim Tôi 209

Page 210: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

khói lửa. Tối đến là bị giới nghiêm. Tự do bị giới hạn. Chỉ có đêm 20/07/54, khi Hiệp định Genève được ký kết, là không có giới nghiêm, Tây đầm ăn nhậu, nhảy đầm ngoài bãi biển trước Grand Hôtel ở Vũng Tàu, lúc đó tôi đang nghỉ hè sau khi thi xong Brevet và Diplôme.

Cũng từ đó thanh bình ngắn ngủi (1954-1960) trở lại trên quê hương tôi. Tôi có dịp đi đây đi đó, ngao du tỉnh nầy sang tỉnh nọ, nhưng tuyệt nhiên không biết Long Xuyên và Châu Đốc, vì sợ binh tướng 'Hòa Hảo'. Nghe hai tiếng Hòa Hảo, là tôi nổi da gà, cộng thêm tiếng đồn Thất Sơn huyền bí có đạo đâm, đạo bay (1954-57), giết người ghê gớm quá, làm tôi sợ hãi, nên không hề dám bén gót tới đó. Sợ rồi, cũng phải đến An-Giang. Đến rồi, lại đi không đành! Vì người dân ở đây rất mộc mạc hiền lành, dễ thương.

Lúc đầu, tôi tới Long Xuyên hai lần trong chớp nhoáng: lần đám hỏi và lần rước dâu. Không có ngao du sơn thủy, tìm hiểu chi cả, bởi vì tôi vẫn còn sợ An-Giang.

Tháng Mười 1966, nhân theo Trung Đoàn 13 sau đổi lại là 16, Sư đoàn 9 hành quân ở Thất Sơn, Châu Đốc, có dừng quân ở nhà máy nước, ban Quân y chúng tôi đi ăn trưa. Ăn xong tôi đi rảo một vòng, mới biết đây là chợ Long Xuyên. Tôi vội vàng ghé thăm ông bà nhạc, rồi mới đi lên Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng.

An-Giang hào khí Miền Nam là đồng bằng sông Cửu Long, phát nguyên từ Tây Tạng và đổ ra biển Nam Hải bằng chín cửa, thật ra không hẳn là chín. Con số 9 là số hên, là huyền diệu, nó biểu tượng cho hào khí dưng cao lên tột đỉnh, của sự thịnh vượng.

Theo dịch lý, một bên là núi Bà Đen ở Tây Ninh: tay long, một bên là núi Thất Sơn ở Châu Đốc: tay hổ, mà cả hai cũng là giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo. Đây là hai lực lượng chống Cộng mạnh mẽ nhứt Miền Nam.

Phan Giang Sang 210

Page 211: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

An-Giang thơ mộng Núi Thất Sơn

Cũng như sông Cửu Long, Thất Sơn không hẳn có bảy ngọn núi. Nó lạ và đẹp, vì giữa cánh đồng lúa lơ thơ, một vài cây thốt lốt đứng sừng sững, phất phơ tàu lá như đón chào người viễn khách, đàng sau lại lô nhô dẫy núi là đà, ngọn cao ngọn thấp xanh rì... Khi chiều tà, mặt trời từ từ khuất núi, đàn cò trắng lơ lửng bay nhởn nhơ trên không trung như không hề hay biết chiến trận đã xảy ra rất ác liệt nơi đây. Ôi cảnh vật thiên nhiên nên thơ và đẹp đẽ làm sao đó! Nó đẹp y như bức tranh Tàu!

Vườn hoa

Công viên Nguyễn Du nằm sát dòng sông An-Giang và hồ nước có cầu ván bắc qua sân quần vợt, rất là thơ mộng. Vườn hoa tuy nhỏ, nhưng thanh lịch và quyến rũ. Người ta cho nó là vườn Bồ rô Long Xuyên (Bồ rô là tiếng trại và nói tắt của chữ Jardin des Beaux jeux ở Sài Gòn). Đây là nơi nghỉ mát yên vắng, thanh tịnh trong những buổi trưa hè oi bức, mà cũng là điểm hẹn của nam thanh nữ tú, hẹn hò, rủ nhau xuống đò qua cù lao chơi, hái mận, hái xoài, hái vú sữa, vân vân...Bờ sông được cẩn đá xanh ngay hàng thẳng lối. Hàng dừa xanh tươi trĩu nặng trái càng tăng thêm phần nên thơ. Cầu dẫn xuống bến đò lại không có tay vịn, nên nam nữ thân mật dìu nhau xuống, trông rất âu yếm...

Sông An-Giang

Dòng sông An-Giang tiếp nối sông Cửu Long, từ Miên qua Châu Đốc, Long Xuyên xuống Cần Thơ, tiếp nối bằng sông Bassac rồi đổ ra biển Nam Hải.

Xin thử lắng nghe bài ca đặc sắc:

Dòng An-Giang của nhạc sĩ Anh Việt Thu:

“Dòng An Giang sông sâu nước biếc Dòng An Giang cây xanh lá thắm

An Giang Trong Tim Tôi 211

Page 212: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lã lướt về qua Thất Sơn, Châu Đốc dòng sông uốn quanh soi bóng Tiền Giang Cữu Long...

...Đâu những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi.”

Sông Ly Giang mệnh danh là Trung Hoa đệ nhứt phong thủy cảnh, đẹp tuyệt vời với lũy tre, đồi núi vôi tượng hình, y như bức tranh Tàu, mà mình tưởng là các họa sĩ vẽ bịa ra. Tuy nhiên nó có phần ảm đạm u buồn hơn nơi đây, bởi vì nó ở dưới thung lũng. Trái lại sông An-Giang tươi sáng, linh động, do ghe xuồng, ghe máy thương hồ tấp nập. Chính Nguyễn Ánh, trên bước đường lưu vong, đã ngợi khen nó rồi.

Dòng sông quanh co uốn khúc, nước chảy lờ đờ hiền hòa, khi ẩn khi hiện, như cô gái quê đang độ xuân thì, đầy e thẹn núp sau tàng cây mận oằn trái, những cây dừa là đà ngả xuống mé sông. Vào mùa nước lũ, nước cuồn cuộn chảy xiết, nước đục ngầu như cô gái bất thường, nhảy múa tung tăng ngập lụt ruộng vườn, nhưng không quên mang theo lớp phù sa bồi đắp, bón phân vườn ruộng phì nhiêu xanh tươi, nuôi sống dân lành, được ấm no sung túc quanh năm.

An-Giang độc đáo

* Mắm

Châu Đốc có loại mắm ruột ngon đáo để. Cá ăn không hết, nên khi mần cá người ta bỏ ruột, có người thấy tiếc mang về gài mắm, ăn rồi mới thấy rất là ngon.

Mắm thái cá lóc trộn với dưa đu đủ, gừng, tỏi, ớt, ăn cuốn với rau ghém, bún, rau thơm... chao ơi ! Nó ngon tuyệt vời và không làm sao diễn tả và quên cho được. Nếu có thêm bông điên điển nữa, thì nó còn ngon hơn, nhậu đến quắc cần câu luôn.

* Bông điên điển

Bông điên điển là bông loại cây thường trồng ngoài ruộng, bông màu vàng đậm tô thêm vẻ đẹp cho cánh đồng xanh phất

Phan Giang Sang 212

Page 213: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

phơ theo gió, như tà áo màu vàng tung bay của các cô thôn nữ e thẹn ngây thơ... Bông dùng để ăn, thân cây làm củi, rễ dễ mục sẽ là phân bón lúc cày đất.

Bông điên điển mà chiên bánh xèo, xào với tép hay luộc chấm tôm kho tàu, nó ngon đáo để. Nhưng ngon nhứt là bông điên điển nấu canh chua tôm, phải nói là tuyệt vời:

Điên điển đem nấu canh chua, Thêm cặp cá nướng, đến vua cũng thèm.

(Ca dao)

Như vậy quý vị đủ biết là bông điên điển nó ngon tới bực nào.

* Bông bí (rợ)

Bông bí rợ xào, nấu canh hay luộc chấm cá kho khô, ăn rất ngon mà lại đượm mùi đồng quê mộc mạc đầy thâm tình dễ thương:

Chàng ơi theo thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

(Ca dao)

Còn đây, tuy giản dị, đạm bạc nhưng mặn nồng tình lứa đôi nghèo nàn, nhưng đầy chân thật nơi thôn dã:

Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon

(Ca dao)

An-Giang trù phú

Ba phen quạ nói với diều Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

(Ca dao) (Có chỗ lại cho: Chiều chiều, quạ nói với diều...)

Long Xuyên có nhiều cù lao, như cù lao Ông Hổ (huyền

An Giang Trong Tim Tôi 213

Page 214: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thoại kể về chuyện ông cọp tu hành giúp người), hay Mỹ Hòa Hưng (quê của Tôn Đức Thắng), cù lao Ông Chưởng, vân vân... Những người dân nghèo ở đây cũng được sống thoải mái quanh năm. Đến mùa cá dại, chỉ có vài ngày thôi, nếu chịu khó bơi xuồng vớt cá linh, cá rói, cá lòng tong từ sáng tới chiều, cũng có tới mấy giạ cá, đem về làm mắm, rồi gài dưa vô, là có nước mắm, con mắm, mắm dưa gang, mắm dưa đu đủ, để dành ăn quanh năm suốt tháng.

* Tát đìa

Vào dịp Tết, người ta thường tổ chức tát đìa rất vui. Trước khi tát, người ta bỏ loại cây thuốc cá vào đìa, quậy một hồi để cho nước đục, làm cho cá tôm ngộp phải nổi lên mặt nước mà bắt hay vớt. Sau đó, mới tát cạn nước. Cá lóc bắt được, rộng để dành ăn, hoặc xẻ khô, gài mắm, nướng trui, quí nhứt vẫn là cái đùm ruột, có người nhậu cả xị đế.

* Dỡ chà

Không thể nào quên được buổi dỡ chà ở cồn Phó Quế, ngang sân tennis vào buổi chiều chủ nhật năm xưa. Sau khi đánh banh xong, tôi đi đò qua sông xem dỡ chà. Rất đông người đứng bao quanh trên bờ vừa xem, vừa la ó inh ỏi. Dưới sông, ghe xuồng bơi xung quanh kêu gọi nhau eo éo ôm xồm. Thật ra họ đã bắt đầu từ sáng sớm, giăng lưới, dỡ mấy cây chà ra, những người thanh niên trai trẻ lặn xuống túm đáy lại, rồi từ từ siết lưới vào. Thấy cá phóng bay qua lưới, tìm tự do để thoát chết, tôi ham quá, nhảy đại vô trong lưới để bắt cá, nhưng rồi xanh mặt, nhảy lên bờ thiếu điều... không kịp. Không phải gặp rắn hay cá sấu. Quí vị có biết tại sao không?

Ôi cha! Cá lòng tong nó... rỉa! nó rỉa! Dữ quá !!!. Tôm càng, cá lóc, cá he nghệ vân vân... quá nhiều nên người nhà cân bán cho ghe cá để kịp đem xuống chợ Cần Thơ bán lại. Người bà con bên bà xã của tôi, bèn nướng trui tôm, cá lóc, bày tiệc ăn ngon và vui đáo để. Giờ đây không biết làm sao mà có những buổi ăn ấm cúng tươi ngon nầy nữa.

Phan Giang Sang 214

Page 215: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Đồng ruộng

Đồng ruộng thì phì nhiêu, cò bay thẳng cánh. Nơi thì lúa chín vàng nặng trĩu, nơi thì mạ hãy còn xanh non phơn phớt, bởi vì nhà nông không trồng lúa sạ, mà trồng lúa thần nông một năm hai hay ba mùa, nhờ họ biết canh tân nghề nông bằng máy móc. Ngoài ra, họ còn trồng hoa mầu khác, bán qua các tỉnh lân cận hay chở lên Sàigòn.

* Nhà cửa Nhà cửa khang trang, nhưng nó khác hơn quê tôi ở Vĩnh

Long, vì phần nhiều là nhà sàn như ở Brisbane, Queensland, xung quanh là nước hay ruộng. Đi sâu vào miệt vườn, thì phải nói là có đủ loại nhà như nhà lá, nhà ngói, nhà gạch, villa với cây kiểng xưa tuyệt mỹ, vườn tược còn nguyên trinh. Nhà nào cũng có vườn cây ăn trái, trâu bò, máy cày, ghe máy đuôi tôm còn gọi là bo bo.

Xung quanh chợ, phố xá được dựng lên như nấm, tô thêm vẻ mỹ miều và sự phát triển nông nghiệp cho thành phố, còn có tượng đài cô gái ôm bó lúa Thần nông bằng đồng, đã bị phá ngay sau ngày 30/04/75.

So với các tỉnh khác, phải công tâm mà nói, An Giang không có dấu vết của chiến tranh tàn phá, ngay cả vào Tết Mậu Thân 1968. Đây là một tỉnh hoàn toàn 'thanh bình' trong một đất nước bị chiến tranh cốt nhục tương tàn dày xéo.

Đặc biệt nhứt là Long Xuyên có Quân Y Viện lớn, rất khang trang tại đồn 'san đá', nhờ sự khéo léo của Y sĩ Trung tá Trương Ngọc Tích. Trung Tâm Y Tế với Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia cùng Trường Cán sự và Tá Viên Điều Dưỡng, là công lao của bác sĩ Huỳnh Trung Nhì.

Tất cả chuyện vui buồn của tôi, gói ghém trong hai bịnh viện nầy. Chính nơi đây, tôi được các đàn anh và bạn bè thương yêu hướng dẫn như: bác sĩ Nguyễn Nguyên, Nguyễn Thanh Giang,

An Giang Trong Tim Tôi 215

Page 216: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nguyễn Bội Hoàn, Huỳnh Ngọc Phương, Phan Văn Chất, Trần Phước Thọ, Châu văn Tương, Nguyễn Vĩnh Bình, vân vân...

* Kỹ nghệ

Miền Bắc nổi tiếng vớiù lụa Hà Đông, nhưng không ai ngờ rằng tại Châu Đốc, có một nền kỹ nghệ đặc sắc: Đó là lụa Tân Châu. Lụa nầy nhuộm bằng một loại trái cây đặc sản, trái mặc nưa. Nhờ đó mà lụa được mịn, óng ánh mà màu sắc nâu nâu không hề phai. Nó rất được dân địa phương và các vùng lân cận ưa dùng.

* Vía Bà (Châu Đốc)

Hằng năm, đến ngày 23 và 24 tháng Tư, thường có lễ hội vía Bà Chúa Xứ. Trong hai ngày nầy, dân chúng tứ phương cả từ Saigon, miền Trung, miền Bắc, người ta bao xe đò đến Châu đốc dự lễ. Kèn trống vui nhộn, mọi người ăn mặc tươm tất. Riêng giới đồng bóng, hay dân lại cái ăn mặc rất sặc sỡ, đủ kiểu đủ cách, họ múa hát tự nhiên. Có người ngồi kiệu tống ôn, lấy cây lẹm tức cây kim dài 20 cm để may bao chỉ xanh, đâm xuyên má, kéo qua kéo lại mà không rên la và không chảy máu. Những người đứng xem cảm thấy rất rùng rợn, nhưng cũng rất thích thú. Trong miếu đông nghẹt người, chen chân không lọt. Nóng bức và khói hương nghi ngút, mù mịt khó thở, vậy mà người ta cứ ùa vào vái lạy, dưng cúng Bà vì Bà rất linh thiêng: nào là hàng vải, khăn lụa, nào là vàng vòng, nào là tiền bạc. Người ta vay tiền từ Bà và cầu mong Bà giúp cho mần ăn khá, sang năm họ đem tiền hoàn trả lại cho Bà.

* Lễ Đức Thầy

Hằng năm vào ngày 18 tháng Năm Âm lịch, có lễ kỷ niệm ngày thành lập Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo. Bổn đạo khắp nơi qui tựu về Thánh địa dự lễ. Mọi người đi lại nhộn nhịp vui tươi. Kinh giảng được đọc khắp nơi, nhắc nhở lời giáo huấn của Đức Thầy.

Phan Giang Sang 216

Page 217: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đặc biệt ở đây không những múa kỳ lân rất vui nhộn mà lại có múa long mã. Trẻ con ùa nhau chạy theo coi. Đây là con thú mình rồng, đuôi ngựa, có kiếm thư trên lưng (cây gươm và quyển sách). Nó không nhiều màu sắc, nhưng rất uyển chuyển, tượng trưng cho nhân ái, hạnh phúc và thái bình:

'Kỳ lân xuất thế, minh vương ra đời' (Sấm giảng)

Sau Tết Mậu Thân, tôi được đổi về Quân Y Viện Long Xuyên làm việc, sau chuyển qua Trung Tâm Y Tế Long Xuyên. Có dịp rãnh rổi, tôi ngao du đó đây, say mê với cây trái ngon ngọt, ruộng vườn bát ngát xanh tươi. Tôi mê say cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời nầy. Mười mấy năm sống trong thanh bình, an cư lạc nghiệp, nơi đây đã cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm vàng son, không bao giờ quên được.

Người dân chất phác, hiền hòa sống tôn sùng giáo lý 'Hòa Hảo.' Họ không hung bạo với bất cứ ai, nhưng họ chỉ oán hận, không đội trời chung với Cộng Sản vô thần, đã hãm hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ của họ. Họ sống đời sống sung túc, ấm no trong thanh bình, tự do phát huy đạo pháp và tự do đi lại.

Chính vì vậy mà tôi đâm ra thương mến tỉnh An-Giang, thương mái nhà, thương dòng sông, thương người con gái quê tắm gội giặt giụa bên dòng sông, theo con nước lớn ròng:

Cây trên rừng hóa kiểng, Cá dưới biển hóa long, Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong, Anh đi lục tỉnh giáp vòng, Đến đây trời khiến đem lòng thương em.

(Ca dao)

An Giang Trong Tim Tôi 217

Page 218: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phan Giang Sang 218

Công viên Nguyễn Du

Để rồi: Sông Cửu Long chín cửa hai dòng, Người thương anh vô số, nhưng anh chỉ một lòng với em

(Ca dao) Hình ảnh thân thương đó đã bị ngày 30/04/75 cướp mất và kẻ tha

phương nầy cũng tưởng chừng như mất nó luôn. Nay có còn chăng, thì An Giang chỉ còn trong tâm khảm mà thôi.

Bác sĩ Phan Giang Sang

Page 219: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

IỆT THỨ CÀ MAU

Phan Phi Hùng

Em yêu anh nên đành xa xứ Xuôi ghe chèo Miệt Thứ Cà Mau

Sương khuya ướt đọng giàn bầu. Em về Miệt-thứ bỏ sầu cho ai? (Bài ca em về Miệt-thứ)

À MAU nơi có nhiều kỷ-niệm khắc sâu vào lòng tôi nhất, vì là tỉnh đầu tiên tôi chập chững bước vào đời tìm kế sinh nhai với nhiều nỗi lo âu buồn vui trăn trở. Buồn

vì không được học hành đến nơi đến chốn, buồn vì phải chia tay với người thương còn cắp sách đến trường. Vui vì từ nay được giúp đỡ cha mẹ tôi trong lúc khó khăn nghèo túng, được giúp các em tôi tiếp tục học hành.

C Do nghề nghiệp chuyên môn, 5 năm tôi lặn lội khắp cùng Cà

Mau, trong đó có những địa danh rất phổ biến như: U-Minh, Năm-Căn, Trèm-Trẹm, Chắc-Băng, Cạnh-Đền, Câu ca-dao “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền tựa bánh canh”, hoặc câu hát đưa em “Bông bần rụng trắng bờ sông, lấy chồng xa xứ khó mong ngày về.” Đó là hồi xửa hồi xưa, hồi còn nê-địa hoang dã, chớ năm 1957 Cà Mau được khai phá, không còn đáng sợ mà rất dễ thương dễ nhớ. Vì thế tôi mạo muội trang trải ra đây những gì mắt thấy tai nghe và lòng cảm nhận sự việc hơn 45 năm về trước. Nếu bạn đọc nào chưa đến Cà Mau cũng có thể biết qua một góc nhỏ đáng yêu của quê mình. Bạn đọc nào đã có dự phần cũng là dịp để chúng ta gợi nhớ gợi thương để cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm không thể nào quên nơi quê nhà cũ.

Cà Mau cách Bạc Liêu 66 km, là một quận cũ của tỉnh Bạc Liêu lâu đời. Năm 1956 được Chánh Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa

Miệt Thứ Cà Mau 219

Page 220: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nâng lên thành tỉnh An-Xuyên, gồm có 6 Quận: Quản-Long, Thới-Bình, Sông Ông-Đốc, Cái-Nước, Đầm-Dơi và Năm-Căn. Sau chín năm chiến tranh tàn phá cả tinh thần lẫn vật chất, ruộng vườn hầu hết bỏ hoang, dân chúng tản cư ra sống tạm ngoài thành thị, nguồn sống hầu như khô cạn, niềm tin bị hao mòn trong kinh tang tóc đau thương.

Do đó khi trở thành tỉnh, vấn đề kiến-thiết và chỉnh-trang là mục tiêu hàng đầu của chương trình tái thiết nông thôn của Chánh-Phủ. Nhằm hồi cư, phục hưng lại tinh-thần cũng như vật-chất, đem lại niềm tin cho dân chúng trong tinh-thần tự-do dân- chủ.

Địa thế tỉnh An-Xuyên có những đặc điểm khác biệt so với những tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu-Long. Vì là vùng rừng nhiều, đất thấp, ngập lụt quanh năm, chưa mở mang khai phá nhiều. Hệ thống kinh rạch chằn chịt nhau thiên nhiên cũng như nhân tạo, tràn ngập dừa nước, ô-rô, cốc-kèn, choại, lau sậy. Giao thông hầu hết bằng đường thủy. Sông rạch nhiều vô số kể, năm con sông lớn là sông Cái-Lớn, Cái-Bé, Gành-Hào, Bảy-Háp và Sông Ông-Đốc.

Quận Năm-Căn có 2 xã: Năm-Căn và Viên-An, toàn Quận là rừng đước trên 70 ngàn mẫu, có địa vị quan yếu về kinh-tế, là vựa than của Miền Nam. Đó là rừng vàng.

Bạc biển là xóm ngư dân ngoài Vàm Sông Ông-Đốc, thuộc Quân Sông Ông-Đốc. Việc đánh bắt cá biển tàn lụi thời chiến tranh, bây giờ bừng lên phát triển mạnh. Ngư dân mua tàu mới, lưới mới, hoặc lo o bế lại giàn lưới cũ, sửa sang lại ghe máy. Con nước thuận tiện để ra khơi đánh cá từ tháng hai đến tháng tư. Thời gian nầy ghe tàu tấp nập đi về, ngày cũng như đêm khi tàu về, trên cầu tàu, nơi bờ sông đèn măng xông thắp sáng một góc trời. Tiếng máy nổ tiếng cười nói, tiếng la hét vô cùng náo nhiệt. Thỉnh thoảng tàu đánh cá nước ngoài cũng hay mua cá chở qua Singapore, Malaysia, Indonesia hay ghé đổi thuốc thơm Con mèo loại nhỏ 10 điếu không đầu lọc để lấy nước ngọt. Phần

Phan Phi Hùng 220

Page 221: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nhiều dân đánh cá trẻ hút thuốc nầy, người đứng tuổi ghiền Bastos đen hay Cotab do hãng thuốc MIC Saigon sản xuất. Giải trí của họ sau chuyến ra khơi về là đờn ca, cờ bạc, rượu chè.

Xa ngoài cửa Sông Ông Đốc 18 km có hòn Đá Bạc rộng hơn 10 cây số vuông, nằm ngoài khơi Vịnh Thái-Lan, do nhiều hòn đá trắng kết hợp lại, bốn bề sóng bủa ầm ầm ngày đêm giữa trời nước bao la, phong cách thật hùng-vĩ. Theo ngư dân địa phương, đó là nơi trú ẩn an toàn của tàu đánh cá, ghe thương hồ mỗi khi biển động gió lớn nổi sóng to.

Quận 3 có xã: Phong-Lạc, Khánh-Bình-Đông và Khánh-Bình-Tây. Quận đặt tại ngã ba sông Ông-Đốc và Rạch-Ráng, không có phố chợ, nằm trơ trọi như đồn lính, lặng-lẽ, buồn tênh. Bên kia rạch phía bên hông Quận có vài ba quán bán tạp hóa, giải khát, lèo tèo. Quận Trưởng bấy giờ là Trung-úy Bảy, đứng tuổi không mang vợ con theo, dáng người khắc khổ, trang nghiêm, nổi bật là phong thái nhà binh còn lại trên vầng tráng cao. Ít lặn lội trong dân chúng, rảnh rỗi thường hay ra phía sau Văn Phòng nằm đong đưa trên võng suy nghĩ việc nhà, ưu tư việc nước.

Quận Cái-Nước có nhiều xã nhứt như Tân-Hưng, Tân-Hưng-Đông, Tân-Hưng-Tây, Thuận-Hưng, Hưng-Mỹ và Phú-Mỹ. Ruộng lúa không Quận nào bằng, nguồn lợi cá đồng vô cùng phong-phú. Điển hình là khi tôi đến đo đất ruộng của Ông Phủ Đẩu trên 200 mẫu tây tại Ấp Cái Giếng, ruộng trủng sâu hơn các nơi khác, từ nhà nầy qua nhà kế bên cũng phải đi bằng xuồng ba lá mà nhà nào cũng phải có một hai chiếc để làm chân. Có những láng sâu không cấy lúa được mọc toàn điên-điển, điên-điển bông vàng làm dưa chua ăn tuy không ngon bằng dưa bồn bồn. Có câu hát: “Lục bình bông tím, điên-điển bông vàng, điên-điển mọc ở ruộng đồng, lục-bình trôi nổi bình bồng khắp nơi.” Giấy giới thiệu của Xã chúng tôi đến ngụ nhà bác ba Trưởng Ấp, ở lâu mới thấy bác hiền lành, chơn chất, anh Năm con trai bác chưa vợ chơi đàn lục huyền và ca vọng cổ rất hay. Hai anh đặc công đi

Miệt Thứ Cà Mau 221

Page 222: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

với tôi, anh Tường quê ở Bãi-Sàu Sóc-Trăng, anh Xứng ở Thị-xã Cà Mau cả hai cũng biết ca 6 câu nên rất dễ gần gũi thân tình. Ban đêm mấy anh thanh niên trong xóm giăng câu bắt cá, đặt trúm bắt lương, nhiều nhất là cá lóc, cá rô, đôi khi cũng có cá trèn bầu, trèn bầu cỡ hai ba ngón tay, không vảy, đầu ngắn miệng rộng, môi vễnh lên nên dân gian có câu hát “Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng, cá trèn bầu nhiều chuyện méo môi”. Lương nấu canh chua, cập gấp nướng sơ kho mắm, kho khô xã ớt thứ nào ăn cũng ngon cơm. Ruộng sâu không sợ hạn hán lại còn nhiều cá nên ông bà mình thường nói đến cái lợi để truyền dạy cho con cháu “Ruộng sâu trâu cái.” Nghiệm ra thật chí lý. Có đêm họ đồng ý với nhau thăm câu giác đầu tiên gom lại hết, đem đến nhà bác ba Trưởng Ấp tổ chức nấu nướng ăn uống đờn ca. Cá lóc tơ con nào con nấy bằng cổ tay mập ú nút, mớ nấu canh chua trái giác với bắp chuối, mớ nướng trui, vùng nầy nước mắm biển, nước tương, rau cải rất hiếm, nhà nào làm mắm mới có nước mắm đồng do gài mắm nước nổi lên trên màu vàng, thường dùng nêm canh hoặc kho cá chớ ăn sống không quen hơi khó, nên chất chấm lấy muối ớt làm gốc, vừa mặn vừa cay vừa đậm đà tình nghĩa, bắp chuối và cây chuối non là món ăn thông dụng nhất. Gần như nhà nào ở vùng quê miền Nam cũng có trồng cây chuối ít nhiều. Chuối bứng con trồng rất dễ, không cần chăm sóc, đến trổ bắp chuối hồi nào cũng không hay, bắp chuối màu tím lợt, cuống tròn lớn hơn cổ tay dài ra, ngọn bắp chuối từ từ quay xuống đất, bẹ ngoài lần lượt nở ra để lộ những nải chuối tắm mẵn xanh non nằm sắp lớp thật là dễ thương, đến nải chót đèo đẹt một hai trái, bắp chuối trở thành màu nâu thẫm là cắt ăn được. Ngon nhất là bắp chuối hột, lá chuối hột gói bánh cũng ngon hơn những thứ lá chuối khác, trái chuối hột ăn lúc còn non chát với khế chua rau sống, cặp lòng heo chấm mắm nêm sả ớt lai rai rượu đế không còn gì bằng. Khi buồng chuối đã già, đốn luôn cây mẹ xắt trộn cám cho heo ăn, bẹ xé phơi khô làm dây cột, cây nào có nhiều con chặt bớt, chuối con xắt nhuyễn nấu canh chua hoặc trộn với rau râm làm rau ghém chấm mắm kho cũng ngon cơm lắm. Thông dụng nhất là chuối xứ, chuối già, chuối cao hiếm quý. Cây chuối lợi ích như cây dừa, bộ phận nào

Phan Phi Hùng 222

Page 223: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cũng hữu dụng cả. Chuối có đặt điểm trồng sát sau hè càng tốt lại còn được nghe “Gió đưa bụi chuối sau hè...”

Trở lại cuộc vui đồng quê. Khi vào tiệc, lúc đầu tiên còn nói chuyện mùa màng, trời trăng mây gió, chập sau rượu vào là hứng chí đờn ca trổi lên, rượu càng nhiều ca càng mùi mẫn, vọng cổ Bạc Liêu mà!.. Có một anh đứng tuổi ca bản tôi không biết tên gì làm cho tôi bâng khuâng mãi vì bản nầy tôi đã nghe qua hồi chín mười tuổi ở quê nhà. Anh không nói lối nói lung gì cả mà vô trực tiếp rồi xuống xề... “Sương khuya mờ mệt bóng vạc về... Mà người thiếu phụ vẫn còn lặng ngồi bên nhịp cửa song, đưa mắt tầm trông theo bóng vạc mà mạch cảm hoài tự bao giờ đã chảy...” Thường thì ca những bản theo truyện Tàu như Tôn-Tẩn giả điên, Tống Tửu Đơn-Hùng-Tín, nổi bật nhất là Tổng Tửu Đơn-Hùng-Tín vì bản nầy có nhiều người ca: Đơn-Hùng-Tín, Giảo-Kim, La-Thành và Tần-Thúc-Bảo. Tội nghiệp anh đóng vai Đơn-Hùng-Tín uống một hơi ba bốn ly do Giảo-Kim dâng, tuồng dứt anh gục luôn. Vui chơi nhưng không quên thay phiên nhau đi thăm câu, có khi tới gà gáy mới chia tay. Thật ra con người coi rượu là tri-kỷ cũng đáng vì rượu là niềm vui, nỗi buồn, khi trùng- phùng cũng như hồi ly-biệt. Họ nhiệt tình cởi mở, không màu mè, có sao nói vậy thật đáng quý. Khi chúng tôi rời nơi nầy qua Ấp Cái-Cấm kế bên. Cái-Cấm có xóm đạo có nhà thờ lâu đời của dân địa phương. Chiều nào tốt trời là họ chống xuồng qua rủ chúng tôi trở lại chơi cho bằng được.

Khi ra đi tôi cũng mong có ngày trở lại và tôi đã trở lại. Trời nhá nhem tối, nhà ai cũng lên đèn dầu chập chờn khi mờ khi tỏ. Xuồng cập bến vừa bước lên bờ là có Bác Ba, anh Năm chờ sẵn. Bác đon đả: - Các cháu cơm nước gì chưa? Chúng tôi ăn rồi nhưng cố đáp là chưa, để được thưởng thức lại những bữa cơm đồng quê ngon miệng rất gợi nhớ gợi thương do cô Út con gái út của Bác ba nấu. Mở cửa hông, ngọn gió thổi lùa vào bếp làm ngọn lá dừa bùng lên nổ răng rắc, tàn lửa nhỏ tủa ra như pháo bông, tôi lật đật khép cửa lại. Cô Út đã ngồi sẵn trong bếp tự bao giờ, liếc nhìn tôi cười nụ như thể cảm ơn mà không nói, tôi mĩm

Miệt Thứ Cà Mau 223

Page 224: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cười nhìn bếp lửa. Lửa hôm nay cũng vui, ánh lửa mơ hồ huyền hoặc, soi rõ gương mặt cô tươi sáng dịu hiền, với nụ cười hơi thẹn thùng e-ấp, làm cho đôi má ửng hồng, tóc cô búi cao, còn lại tóc mai mềm mại bay lất phất, cô mặc áo bà ba vải đen bó sát vóc mình thon gọn, tầm thước, nồng nàn đầy sức sống. Tôi đến ngồi gần bếp lửa, tay không lạnh nhưng cũng đưa ra hơ. Tôi cảm thấy sao mà thân mật, sao mà gần gũi, ấm áp... Rồi tôi nghe chừng như mùi xà bông Cô Ba mà tôi đã biếu cô khi rời khỏi nơi nầy, có lẽ cô mới gội đầu hồi chiều nên mùi thơm còn phảng phất quanh tóc đen nhánh mượt-mà. Hầu hết mấy bà mấy cô ở thôn quê gội đầu bằng trái bồ-kết đốt cháy nấu lấy nước lóng trong, gội đầu tóc sạch óng ả, có mùi thơm đặc biệt đồng ruộng. Cô đang luộc cá lóc bằng nước hèm nấu rượu để dẻ thịt trộn với chuối cây non xắt mỏng thêm rau râm làm gỏi cho mấy anh đờn ca lai rai. Cô bớt lửa, nhắc nồi cá xuống nói:

- Để hâm lại cá kho cho mấy anh ăn cơm - Mình ên tôi chưa thôi - Vậy sao? Rồi cô nhìn tôi cười - Tôi nói thiệt đó - Không phải vậy, nghe anh nói mình-ên, mắc cười - Tôi muốn bắt chước tiếng mình-ên dễ thương của cô

đó, và tôi cũng muốn nói: Tới đây thì ở lại đây, Chừng... mới nói được chữ chừng, tròn câu sẽ là Chừng nào bén rễ xanh cây hãy về. Bất chợt Bác Ba ngậm điếu thuốc vấn te te xuống bếp lấy lửa mồi, làm tôi sượng nín luôn. Bác bập bập vừa nhả khói vừa đi lên nói:

- Lên làm bậy vài ly cho ấm bụng chú. - Ngồi gần bếp lửa cũng ấm rồi Bác Ba.

Bác cười, tuy nói vậy nhưng tôi thấy ngại nên đứng lên đi theo Bác. Cô Út cười nói với theo

- Bộ anh không ăn cơm sao? - Ăn, nhưng chưa bây giờ - Vậy tôi bắt nồi cháo lên để khuya mấy anh dằn bụng,

chừng nào cháo chín kêu anh.

Phan Phi Hùng 224

Page 225: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tôi quay lại mỉm cười.

Vừa đến bộ ván ba, chứa chín mười người, đờn ca đã ngưng, một anh ngâm: Cầm vàng mà lội qua sông, Vàng rơi không tiếc, tiếc công anh đợi chờ... Anh Tường đặc công nghe vậy lật đật cầm ly rượu lên trình làng và xin lỗi. Uống xong anh trao ly cho anh Bảy ngồi kế bên. Anh Bảy cầm ly nghiêng nghiêng hỏi:

- Xin hỏi nhỏ anh Tường quê ở đâu? - Bãi Sàu, Sóc Trăng. - Vậy mà tôi tưởng anh ở Thủ Thừa.

Mọi người cười rộ, anh Tường lật đật lấy lại ly ngửa cổ trút, lấy tay vỗ đít ly hai ba cái. Theo thông lệ ở đây, uống xong trút ly xuống không còn giọt nào mới được. Họ uống xoay vòng, tùy người uống đầu tiên chộp phải trái gì cũng được. Anh Năm chủ nhà mượn ly rót đầy mời tôi với anh uống một ly giao cảm. Một anh khác nói đó là anh uống riêng với anh Năm, bây giờ tôi xin đại diện anh em uống tình nghĩa với anh một ly. Không thể chối từ, tôi cố gắng... Đúng là: - Rượu nồng xin chớ bỏ qua, - Cùng nhau uống cạn mới là tri-âm. Uống xong tôi vọt lẹ qua bên kia, chui vô mùng anh Năm, hai bác cháu nằm nói chuyện Cải-Cách Điền-Địa, chuyện mùa màng cá mắm một chập, tôi ngủ thiếp đi hồi nào không biết. Lần sau nữa tôi để hai anh đặc-công đi, tôi thoái thác nằm nhà để dằn lòng mình lại vì tôi nghe nó đang chớm bâng-khuâng, đang biến đổi khác lạ, đang muốn vì thương em nên đành xa xứ. Xuồng tách bờ, tôi muốn kêu lại nhưng rồi cố nhủ lòng, đừng không nên. Trời gió nhẹ làm rung rinh lá bần trước ngõ, mùa hè đã đến gợi cho tôi nhớ lại bao kỷ niệm êm đềm hồi còn đi học. Mỗi năm khi sân trường đầy hoa phượng đỏ, ra rả tiếng ve sầu, là báo hiệu mùa chia tay tạm biệt bạn bè, với bao mối tình chớm nở, tình học trò, tình vẫn chưa yêu...

Cá tôm ở vùng nầy sinh sôi nẩy nở vô cùng phong-phú, giăng câu, giăng lưới bắt đâu có hết. Khi lúa trổ đòng đòng rồi ngậm sữa, nước không lên thêm mà rút dần ra sông rạch, cho ruộng khô lúa mau chín. Nước chảy ra những đìa đào sẵn, báo hiệu thời kỳ nước dựt, cá tôm tuôn theo nước, những con chần

Miệt Thứ Cà Mau 225

Page 226: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chừ nước rút nhanh kẹt lại người ta đi bắt gọi là cá cạn, còn cá rút xuống đìa cứ tưởng đã yên thân, không ngờ khi mùa gặt xong, qua Tết chỉ chờ lúc thuận tiện là tát, chở ra chợ bán, làm mắm, xẻ khô để dành. Đó là cá nước.

Chim trời là Sân chim, mà lúc bây giờ chỉ còn có một, nằm cặp theo bờ sông Bảy-Háp thuộc đất ông Huyện Truyện Áp Nhà Thính. Chúng ngang nhiên kéo tới ở, làm ổ trên những cây bần, cây vẹt mắm, ráng, choại dài cả cây số. Ban ngày chúng đi kiếm ăn rải rác khắp cánh đồng, chiều tối kéo về có đàn có lũ, bay lượn rợp trời kêu la dậy đất, nhiều nhất là cò ma, cò ráng, cò trâu, kế đến là diệc mốc, giò đãi, nhan sen... Cứt đái do chúng bài tiết ra năm nầy tháng kia, thành một lớp dầy trên mặt đất không cây cỏ gì sống được. Mùi hôi tanh nồng nặc bốc ra quanh vùng. Khi tôi đo đất ở đây, chú Tuần-Khạo của chủ ruộng bắt chim con mới ra ràng, nghĩa là mới mọc lông cánh chớp chớp tập bay, làm sạch, ướp ngũ-vị-hương, rô-ti nước dừa, mềm thơm ngon, ăn cơm quên thôi, lai rai với rượu đế ly cạn ly đầy cũng hết sẩy. Theo thông lệ địa phương mặc dù là chim trời cá nước, nhưng cá ở ruộng ai thì người đó hưởng; chim ở trên đất ai thì người đó nhờ, cho nên tại sân chim bà con sống quanh vùng muốn bắt ăn thịt, thì họ bơi xuồng cập bờ sông dùng giàn thung bắn chận khi chiều về chúng sà xuống tìm chỗ đậu, không được bắn khi chim đã đậu trên cây.

Cập theo sông, qua khỏi điền Quốc-gia là đến rạch Bà Hính, vào cận Tết, nước sắc lại đặc lừ cá sặc bổi, còn gọi là cá lò-tho, lớn bằng bàn tay, bà con mạnh ai nấy chài bắt. Chài là tấm lưới nhỏ tròn lớn cỡ cái dù của lính nhảy dù, ngoài rìa viền lòi tói chì nhỏ, trên núm có sợi dây dài chắc, người ta đứng trước mũi xuồng, một tay nắm dây chài được xếp kỹ trên tay khác, uống mình dùng sức rải mạnh ra, chài bung tròn úp xuống mặt nước chìm lẹ bao cá lại, bây giờ hai tay kéo lên chài nhốt cá bên trong, vạch bắt xong xếp chài lại rồi cứ tiếp tục, coi vậy mà khó, tôi có tập thử, không thảy nổi ra xa, chài lại không bung tròn có khi còn té xuống nước nữa. Thời gian ở đây chúng tôi ăn cơm toàn với khô sặc bổi nướng, chặt dừa lấy nước làm canh ăn cũng quên

Phan Phi Hùng 226

Page 227: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thôi. Ông già bà cả ở đây rảnh-rỗi thường hay ăn khô bổi nướng uống trà nói chuyện đời.

Xuống xa hơn nữa, phía hữu ngạn là Ấp Cái-keo có mười mấy hai mươi mẫu đất gò. Mấy chục gia đình người Việt gốc Miên sống hòa đồng với người Việt, chuyên trồng hoa mầu phụ như: các thứ rau, đậu, củ, sả, ớt, họ bán khắp vùng, và bỏ mối chở ra chợ xã Huyện bán. Trong cuộc sống tuy thiếu thốn mọi tiện nghi nhưng thật cam lòng yên phận chẳng lo nghĩ gì tới ngày mai. Cũng nơi nầy lần đầu tiên tôi được nếm mùi mắm bồ-hốc kho sả, chấm rau bông súng. Bông súng mọc từng bụi lá tròn nằm sát mặt nước, bông vượt cao lên, cánh trắng có viền vàng, phía trái màu xám nhạt có sọc, bông súng đỏ ít thấy như ở ao hồ thành-thị, cọng bông bằng ngón tay út ngắn dài tùy theo nước sâu cạn, mập ốm tùy theo đất tốt xấu, tước vỏ có màu phớt tím óng ánh, ăn giòn. Mắm bồ-hốc đại khái cũng giống như mắm của ta nhưng không chao, đường và thính, rục rã hơn, nặng mùi hơn. Có điều họ sống gần người Việt nhưng không bắt chước sửa đổi cuộc sống tiến bộ. Nhà cửa thấp lè tè, siêu vẹo, không cao ráo gọn gàng sạch sẽ, bếp núc không ngăn nắp, bầy hầy. Lười nấu ăn nên mọi thứ cá lớn nhỏ bắt được đều nướng trui chấm muối ăn cơm. Chị láng giềng người Việt chỉ cho họ cách nấu canh cải trời với tép mòng họ cũng nêm một chút mắm bồ hốc cho có mùi quen thuộc. Cải trời ở đây mọc trằng đồng, gặp lúc tiết trời điều hòa chúng phát triển rất nhanh, ăn không hết, trổ bông vàng hực. Câu hát ru em: “Gió đưa cây cải về trời, rau râm ở lại chịu lời đắng cay”.

Chúng tôi học một mớ tiếng Miên, nói xí-xô, xí-xào với mấy cô nàng cũng vui: Xi bai - ăn cơm; phất tức - uống nước; cà bây xi sâu - con trâu ăn lúa; ôn ơi tưu na - em ơi đi đâu; tưu lên - đi chơi... Chọc ghẹo tới tấp mấy cô nàng chỉ vui cười chứ không giận. Một số mấy bà mấy cô cùng còn vận sà-rông, mặc áo cánh đen bạc màu trắng phết, giải nắng giầm mưa quanh năm nên nước da họ đen hơn màu áo. Có thể nói rằng họ rất chịu khó nhưng không siêng năng cho lắm, ham vui chơi, thích một ngày

Miệt Thứ Cà Mau 227

Page 228: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hai điệu lâm thôn như ở Sóc Trăng. Họ sống tàng tàng qua ngày, không có lương thực dự trữ như người Việt.

Muỗi kêu như sáo thổi, tôi đã nghe thấy từ ngày đầu xuống đây, khoảng đường từ Giá-Rai xuống Tắc-Vân, thỉnh thoảng có chuồng trâu giăng mùng, ban ngày được vén lên. Sau lội vào đồng ruộng mới biết thêm nông dân thường ăn cơm chiều rất sớm, nếu cần nghỉ ngơi, nói chuyện nhà chuyện cửa, chuyện ngày mai phải làm gì thì mùng ai nấy chui vào để tránh muỗi bay như trấu giải, thỉnh thoảng hỏi nhau ngủ chưa? Vì có khi người nầy còn đang nói mà người kia đã ngủ tự bao giờ.

Đỉa lền tựa bánh canh, khi tôi đo đất ở vùng tương đối cao ở kinh xáng Đội Cường, xã Tân-Hưng làm ruộng còn cày bừa bằng trâu, nên công cấy phải mang theo lon sữa bò đựng vôi ăn trầu và một que quẹt, khi bị đỉa đeo phết vào là chúng lập tức rớt xuống “Dãy đành đạch như đỉa phải vôi” vậy. Để thử xem nhiều ít ra sao, tôi đứng trên bờ ruộng thọc một chân xuống nước quậy sộn sộn hai ba cái là y như rằng chúng sải đến đủ cỡ, nhỏ kêu đỉa mén, lớn gọi đỉa trâu, đĩa trâu lưng móc cời, bụng vàng nâu có hai sọc vàng như dây cương ngựa, chúng quanh quẩn một hồi thấy không có gì, tự động tan hàng trông khiếp quá.

Cũng tại vùng nầy một buổi chiều nắng muộn trời trong, cảnh vật hữu tình. Ông Quận Trưởng và đoàn tùy tùng có cả Ủy-viên Cảnh-sát xã Tân-Hưng đến thăm dân cho biết sự tình. Đại úy Ngô-văn-Chuyện trẻ tuổi đẹp trai có kèm theo bông hoa đồng nội mơn mởn đào tơ, hồi nầy chưa có tham nhũng chỉ có hào-hoa. Đoàn được Ông Hội-đồng Viễn tiếp đãi nồng nhiệt, tôi còn nhớ mãi bữa cơm tươm tất, nhất là món lươn um, lựa lươn lớn vàng, lột da, lấy thịt băm chung với thịt ba rọi, bún tàu, ướp ngũ-vị-hương, dồn trở lại thành con lươn như cũ, khoanh tròn lại với lá nhàu non, nước dừa xiêm. Theo chủ gia cây nhào là dược thảo kỳ diệu, rễ và trái đều có công dụng trị thấp khớp, nhức mình mẩy, hạ máu cao, v.v...

Giáp với tỉnh Kiên-Giang, Chương-Thiện là Quận Thới-Bình, có 4 xã, hai xã Khánh-Lâm và Khánh-An là rừng tràm U

Phan Phi Hùng 228

Page 229: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Minh - Hạ, nguồn lợi có từ cừ tràm, cột kèo cất nhà, mật ong, sáp, những con rạch từ trong vùng nầy chảy ra rạch Cái Tàu nước màu nâu sậm do lá khô mục lâu đời trông như muốn kẹo lại, ruộng lúa ít; hai xã Thới-Bình và Tân-Phú ruộng lúa nhiều, dân ở theo hai bên rạch, nếu là kinh thì được chia cấp theo trăm ngang, ngàn dọc tức 10 mẫu tây. Chung quanh nhà trồng hoa màu phụ, nhiều nhất là mía Thanh-diệu võ nâu, ngọt mềm, mía tây vàng óng ánh ngọt thơm, bó thành bó ra chợ bán, chặt khúc bán xước ăn tại chỗ. Ruộng nước sâu toàn năng mọc, muốn cấy lúa người nông dân phải dùng phản sát gốc, sau mỗi nhát phản kêu cái sột, sủi bọt lên, tay khác cầm cù nèo cào năng đứt sang một bên, cứ thế tiếp tục. Công việc quen tay chớ đàn bà khỏe mấy cũng không phát nổi, chờ vài tuần năng mục bắt đầu cấy, dùng cây nọc nhọn đầu ghim xuống đất cho có lỗ rồi nhét mạ xuống, ngọn mạ phải lé đé nước hoặc cao hơn một chút để chúng đủ thời giờ sống vượt theo. Nước ruộng trong không có đỉa, nhưng bờ lau sậy lại có vắt, chúng nhỏ bằng chưn nhang mà nguy hiểm hơn đỉa nhiều, thời tiết thích hợp nhất là: “Trời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ thương.” (Hồ-Dzếnh).

Khi đó đất ai nấy lo bận tâm càng lau sậy, chúng đeo cắn hút máu rất êm, mới hay. Nếu bỏ áo trong quần về nhà cởi áo ra chúng rớt xuống con nào con nấy no tròn như tép bưởi. Đặc biệt hơn nữa là khi cách xa bốn năm tất chúng có thể phóng qua đeo dính. Đáng sợ hơn đỉa là vậy.

Quận-lỵ Thới-Bình nằm trên bờ sông Trèm-Trẹm nước màu trà nhạt quanh năm, mùa mưa nước ngập tràn bờ lầy lội, đầy rẫy lục bình lá xanh bông tím nổi trôi cùng khắp, phố chợ bằng cây lợp tôn hoặc lá dừa nước, chợ tương đối sung túc hơn các Quận khác, bán đủ thứ thịt heo gà vịt cá, khô, mắm và các thứ rau cải xanh tươi, cũng có cà-phê, hủ tiếu, mì, ngồi ngoài chợ ăn bún nước lèo, hoặc cháo lòng ngon mà rẻ hơn. Nhiều nhất là xe ép nước mía, mỗi ly đều có nặn nữa trái tắc vào, thơm ngọt đậm-đà tình nghĩa.

Miệt Thứ Cà Mau 229

Page 230: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Quận Trưởng là Trung-úy Nguyễn-Mâu, trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết, biết chăm lo đời sống người dân, đem lại niềm tin mà họ đã mất mát trong chiến tranh. Về sau Ông là Trung-tá Giám-Đốc một bộ phận quan trọng trong Tổng Nha Cảnh-Sát Saigon. Người kế nhiệm Ông là Đại-úy Nguyễn-văn-Hai cũng là nhà văn bút hiệu Song Song Văn-Hai. Cuối năm 1960 Ông hy-sinh tại Quận nhà trong công tác qui dân lập Khu-trù-Mật.

Quận Đầm-Dơi có 4 xã: Tân-Duyệt, Tân-An, Tân-Thuận và Tân-Hòa, là Quận có nhiều đất hoang chưa được khai phá, Quận-lỵ sâu trong ngọn rạch Đầm-Dơi, có phố chợ, trường học, bệnh xá y-tế, nhà bảo-sanh. Dân chúng buôn bán cũng như làm ruộng trên đà phát triển, nông dân hồi cư lo sửa sang nhà cửa, chăm sóc lại mảnh vườn, trồng thêm dừa, mới bén lá, chuối vừa trổ bắp non như cuộc đời chớm nở đầy niềm tin hy-vọng. Tân-Duyệt là xã mọc nhiều lát chuối tốt như bàng ở Đồng-Tháp-Mười, dân địa phương sống về nghề dệt chuối vô cùng sắc sảo. Suốt trong thời Nam-Kỳ tự-trị đến thời Đệ I Cộng-Hòa, chiếu được biết đến rộng-rãi khắp nơi, nếu như gia đình nào còn dùng đệm bàng chưa một lần xài chiếu cũng biết đến qua bài ca vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu do nghệ sĩ tài danh Út-Trà-Ôn ca:

“Ghe chiếu Cà Mau cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào... Cửa vườn cô đã khóa kín tự hôm nào... Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước vắng tanh, trong gió lạnh chiều đông bỗng ai dạo lên tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng người một nỗi buồn thê-thảm…”

Nói tới cặp chiếu bông, chúng ta bỗng nhớ đến những câu ca dao trữ tình nên thơ trong sáng liên quan tới chiếu như: Sáng trăng trải chiếu hai hàng, bên anh đọc sách bên nàng quay tơ. Còn trong giai thoại văn chương kể rằng cụ Nguyễn-Trãi một hôm nhàn rỗi tản bộ hóng mát thấy nàng Thị-Lộ gánh chiếu bán kêu lại hỏi rằng:

Phan Phi Hùng 230

Page 231: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

“Ả ở đâu mà bán chiếu gon Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn. Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi Đã có chồng chưa được mấy con.”

Đặt gánh xuống đất, người đẹp tình tứ nhìn Ông quan sang trọng, vừa phe phẩy quạt cho đỡ mệt vừa liếc mắt đưa tình đáp rằng:

“Em ở Tây-hồ bán chiếu gon Con chi Ông hỏi hết hay còn. Xuân thu nay độ trăng tròn lẽ Chồng còn chưa có có chi con.”

Cuộc tình duyên nầy là định mệnh oan nghiệt đã khiến cho một bậc khai quốc công thần chết thảm khốc, tru di tam tộc. Thời Đệ I Cộng Hòa công nghiệp miền Nam phát triển mạnh, chiếu nylon rẻ đẹp bền lần hồi chiếm lĩnh thị-trường, nên chiếu lát bị mai một. Nhưng bà con nông dân vẫn nhớ manh chiếu nghĩa tình, mùa nóng nực nằm vẫn thấy mát hơn vì nó rút mồ hôi.

Quận Trưởng là Đại-úy Lê-Phú-Nhung, anh của Đốc-sự Lê-phú-Nhạn có thời làm Phó Tỉnh Trưởng Hành-Chánh Tây-Ninh. Ông có tài về quân-sự lẫn Hành-chánh, hết lòng chăm lo đời sống nhân dân. Trong một lần công tác ở Ấp Tân-Đức, đoàn Ông bị rơi vào ổ phục kích tử thương, đồng bào trong Quận cũng như Quân Cán Chánh trong tỉnh vô cùng thương tiếc.

Trên đường Bạc Liêu - Cà Mau qua khỏi Hộ-Phòng đến Tắc-Vân, Tắc-Vân là Quận lỵ Châu-Thành còn có tên là Quản-Long là cửa ngõ vào thị xã Cà Mau, phố chợ còn mới, nhiều vựa cá dọc theo bờ kinh xáng ghe tàu lúc nào cũng tấp nập sung-túc. Quận có 4 xã: Tân-Xuyên, Hòa-Thành, Định-Thành và Tân-Lộc. Xã Tân-Lộc nằm trên ngã ba kinh Tắc-Thủ, rạch Ô-Rô và rạch Đầu-Sấu, là xã duy nhứt có đường xe ra tỉnh-lỵ, nhưng cũng hư hao như đường đi quận Cái-Nước chưa được tu sửa. Quận Châu-thành không có gì đặc biệt.

Miệt Thứ Cà Mau 231

Page 232: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tỉnh-lỵ Cà-Mau đặt tại ngã ba sông Gành-Hào và kinh xáng đi Phụng-Hiệp, chợ nằm trên bờ kinh cách sông Gành-Hào chừng 500m cũng là khu phố chánh dọc theo đường Gia-Long từ cầu quay đến sông Gành-Hào rồi bẻ góc cặp theo sông đến kinh 16 qua khỏi xóm Lò-Nhang là hết. Chỉ có khuôn viên trường Tiểu-học cổ xưa là rộng rãi, khang trang, bên trong trồng một số cây cồng nhưng không tốt lắm. Sau tỉnh lấy sân vận động trước Tòa Hành-Chánh cặp theo nhà máy đèn, kinh 16, khu phố cũ qua Ty Công An, xây cất trường Trung-học Nguyễn-Hiền-Năng.

Phương tiện duy nhứt của người dân tộc các quận ra tỉnh lỵ buôn bán làm ăn giao dịch, tiếp xúc với Chánh quyền là tàu đò Chiếc nào cũng vậy, với hai hàng băng dài hai bên cho khách hàng ngồi, chính giữa chất hàng hóa cả trên mui nữa. Bến tàu tấp nập lên người xuống suốt ngày, tiếng còi tàu vang dậy, thúc dục nhắc nhở khách hàng của mình. Khu buôn bán làm ăn tấp nập nhất là bến xe hàng, phía bên kia bờ kinh ngang chợ, từ xế chiều đến nửa đêm, bến tàu rộn rịp kẻ khiêng người vác lên xuống hàng hóa đủ loại: heo, gà, vịt, cá đồng, cá biển, mắm, tôm, cua từ các quận trở về. Đèn điện không đủ sáng phải thắp thêm đèn khí đá, măng-xông sáng rực cả góc trời. Hầu hết xe hàng chạy về thành phố Saigon ban đêm tránh kẹt bắc, ban đêm trời mát giảm mứt hao hụt do đường xa mất cả ngày.

Nhằm mở rộng tỉnh-lỵ, khu Hành-Chánh và các Ty Sở chuyên môn được dời qua phía bên kia kinh xáng, từ Bạc Liêu xuống qua khỏi nhà thờ, khu đất này rộng rãi, trống trải chỉ có cò hoang ngập nước. Tỉnh Trưởng là Thiếu-tá Trần-Thanh-Bền, chức vụ sau cùng của Ông là Đại-tá Tổng Giám-Đốc Cảnh-Sát Quốc-Gia. Công việc quan trọng hàng đầu của tỉnh lúc bấy giờ là lo xây dựng lại đời sống dân chúng vùng nông-thôn, tu sửa, cất thêm trường học, mở trạm y-tế, nhà bảo-sanh. Chánh quyền tuyển chọn thêm sáu bảy trăm, giảng-tập-viên, y-tá, nữ hộ-sinh. Họ đến từ các tỉnh lân cận như: Bạc-liêu, Ba-Xuyên, Phong-Dinh, Vĩnh-Long, Long-An, và Trúc-Giang. Đó là tổng hợp những bông hoa khắp nơi, muôn màu, muôn vẻ, đa dạng phong-phú, tô điểm cho tỉnh mới thêm phần rực-rỡ, tươi mát đáng yêu.

Phan Phi Hùng 232

Page 233: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Một buổi sớm mai nắng lên, trời hồng hồng sáng trong trong, người dân địa phương tại phố chợ lặng ngắm những tà áo dài đủ màu, đủ loại hoa và cả màu trắng dáng dấp học sinh, bó sát những thân hình thon-thả mềm mại theo đường cong của cơ thể, lộ nét tha-thướt, dịu-dàng, kín đáo, sang trọng. Khi gió sông Gành-Hào thổi nhẹ làm bay tà áo, gió cũng làm bay bay mái tóc trông thật duyên dáng đậm-đà. Họ cũng thấy được rằng phố chợ có sự thay đổi, nhộn-nhịp hẳn lên, sinh-động rộn vui tiếng cười, giọng nói. Áo dài truyền thống cũng tràn ngập nhà hàng Đông-Viên lớn nhất ở đây lúc bây giờ. Ngoài cà-phê, hủ-tiếu, mì, xíu-mại bánh mì còn có bánh tầm bì xíu-mại lạ ngon rẻ, ai ai cũng muốn thử món điểm tâm đặc biệt địa phương, còn nếu ngồi ngoài chợ thưởng thức bún nước lèo, cháo lòng có $2 một tô, giá sinh hoạt tại thị xã năm 1957, cà-phê 1,50$, hủ-tiếu 4,00$, ăn cơm tháng 500,00$. Lương Giảng-tập-viên, y-tá, nữ hộ-sinh trên 1.700$. Tôi biết cô giáo Lang từ Mỹ Tho xuống đem theo đứa em trai học lớp nhì, cô giáo Công dạy trường quận Cái-Nước với hai con nhỏ sống trong nhà lá đơn sơ cũng no ấm, an lành hạnh-phúc.

Nông dân làm ruộng theo thời trời lợi đất, theo kinh-nghiệm lưu truyền của ông bà. Sau vụ mùa, lúa được phơi khô quạt sạch, để riêng phần lúa giống cho vụ tới, một phần để gia đình đủ ăn trọn năm; số dư để riêng khi cần bán, đổi chác. Ngoài cây lúa con cá, chăn nuôi không trồng được hoa màu phụ trợ như ở miền đồng bằng sông Cửu-Long. Đất thấp ngập nước, đắp được nền nhà cao ráo lên năm ba liếp quanh nhà trồng ít chuối ít dừa là quý rồi. Về dân tình, nói chung những cụ già dễ tánh hiền từ, những anh chị trẻ cần cù chơn chất, nhiệt tình cởi mở, hiếu khách, có sao nói vậy, một hai bữa cơm không nhằm nhò, miễn có gì ăn nấy. Ban đêm đốt đèn dầu, thường thì ngủ sớm, đi ngủ ngồi lên ván hoặc giường hai lòng bàn chân chà vào nhau hoặc vỗ phành phạch cho rớt đất rồi đánh một giấc cho tới sáng. Sáng ngủ dậy không cần đánh răng, chỉ súc miệng sùng sục mấy cái, có khi thọc ngón tay trỏ vào chà tới chà lui là xong, ăn cơm sớm

Miệt Thứ Cà Mau 233

Page 234: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ra đồng. Họ sống tuy còn nghèo nhưng thanh-thản, đầy niềm tin hy-vọng ở ngày mai tươi sáng.

Đặc sản có mật ong tràm, tôm khô, tôm lụi, khô cá khoai, cua gạch. Tôm lụi là tôm thẻ xỏ liền nhau bằng cọng lá dừa chừng mười đến mười hai con cùng một cỡ, xâu tôm khô trong bóng rất nhẹ, nướng bằng rượu đế bỏ chút xíu muối bọt ngon hơn nướng lửa than. Cua gạch là cua biển nhằm lúc tối trời, gạch vàng đỏ ửng đội vung mu chắc cứng, dân miền trên thường nói chắc như cua gạch Cà Mau. Những khi trời sáng trăng cua không có gạch lại ốm nhưng ăn vẫn ngon. Cua chỉ có nhà hàng mới rang muối, rang me chớ trong quê thông thường chỉ luộc hay hấp chín rồi làm dĩa muối tiêu chanh là xong, nhâm nhi với rượu tây rượu ta gì cũng tới chỉ cả. Ngoài ra xin nói thêm một chút về cá bóng kèo. Cá bóng kèo thích hợp với môi trường sình lầy, nước lợ, như Bạc Liêu, Cà Mau, các vùng sông Tiền sông Hậu nước ngọt quanh năm nên không có. Cá kèo nhiều vô số kể vào mùa mưa, chúng lội từng đàn đen nước, chật đến nỗi chúng phải lội đứng nhóc mỏ lên, bắt làm khô vô bao bố tời chở đi bán khắp nơi trong nước, giá rẻ bình dân. Đi xem hát cải-lương ngồi mấy hàng ghế sau cùng hoặc đứng gọi là hạng cá kèo. Mấy món ăn hấp dẫn của cá kèo là nấu canh chua trái giác, trái bứa, trái bần chua gì cũng được; kho mẵn. Cách làm cũng dễ nếu ở dưới ghe người ta bỏ vào rổ lớn úp rổ nhỏ lên thọc xuống nước xốc một hồi đem lên nấu, còn ở trên bờ cho vô thau bỏ thêm chút muối đậy lại, nước mặn cá dãy dụa lung tung nhớt tuôn ra, nếu làm sạch quá cá sẽ cứng mùi vị lại không ngon. Ông già bà cả ở đây nói rằng ăn cá bóng kèo nên ăn luôn cái mật tuy có đắng nhưng có vị thuốc khu-phong, giúp trị phong thấp ngứa-ngáy.

Bên nầy mỗi khi thấy gói cá bóng kèo đông lạnh tôi chợt nhớ về Miệt-thứ Cà Mau mịt mùng xa cách với nỗi lòng man-mát không vui.

Bước vào đời với lứa tuổi đôi mươi, lẻ-loi, đơn-độc, nhiều mặc cảm. Thế nhưng suốt 5 năm làm công-tác Cải-Cách Điền-

Phan Phi Hùng 234

Page 235: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Miệt Thứ Cà Mau 235

Địa, lội khắp đó đây nhờ tình thương nồng thắm của đồng bào ban cho với những niềm vui ấm áp. Chính nơi đây đã dạy cho tôi nhiều bài học yêu thương và tình người, cho tôi nhiều kỷ-niệm không thể nào quên. Có gần gũi chung đụng với người dân nông thôn mới rõ cách cư xử của họ, mới thấu hiểu cá tánh và tâm hồn của dân-tộc Việt-Nam, mới thấy được sự thật đáng thương đáng mến, nhất là tình thương giữa người với người thấm nhuần trong tôi và lớn dần theo tuổi tác. Tôi luôn nhắc nhở mình sống đơn sơ, giản dị thương người như thể thương thân như bài học hồi còn cắp sách tới trường. Tôi tin tưởng và tiếp tục bước trên con đường tốt đẹp ở tương-lai.

Cũng như mọi người khi ra đi mang theo biết bao nhiêu là kỷ-niệm buồn vui thân thiết, từng mảnh ruộng vuôn vườn, từng con rạch có tên mộc mạc như rạch Rau-Dừa xã Tân-Hưng, hoang dã như rạch Đầu-Sấu xã Tân-Lộc, với chiếc xuồng ba lá, với mâm cơm cá đồng, mắm kho, rau bông súng trắng, dưa chua bông điên-điển vàng. Ối! Có biết bao nhiêu điều để nhớ, để thương, nhớ thương đến quặng thắt cả ruột gan. Có người nói: Trong tất cả mọi khổ đau, cái nào thời gian cũng có thể làm nguôi ngoai, trừ một cái không nguôi được, đó là nỗi khổ đau phải xa quê hương.

Phan Phi Hùng

Calgary, Canada

Page 236: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

IẾT VẾ

CON SÔNG LÁNG THÉ, TỈNH TRÀ VINH

Huỳnh Văn Lang

(Nói về dòng họ gia đình mình, nhiều khi chủ quan hay phóng đại những cái tốt và giảm bớt hay bỏ qua cái xấu, đó là cái lẽ tất nhiên của con cháu. Nhưng đó cũng không phải là cái hay khi câu chuyện gia đình có mang ít nhiều tính chất lịch sử.. Vì lẽ đó mà người viết những trang sau đây cố gắng khách quan hết sức. Lý do phải viết câu chuyện nầy là để giữ lại một sự kiện địa lý và lịch sử mà thời thế đã thay đổi một cách đại qui mô, mà đại gia đình họ Huỳnh chúng tôi liên lụy một cách sâu đậm. Ngoài ra người viết muốn ghi lại cho hậu thế một chứng tích cụ thể mà thời gian sẽ bôi tẩy không một chút nhân nhượng, vì những “đỉnh cao trì tuệ loài người” nhiều lúc lại hoàn toàn đồng nghĩa với vực sâu đần độn, tha hồ sai lầm để rồi sửa sai, sửa sai để rồi sai lầm để rồi sửa sai, để rồi sai lầm nữa, để rồi sửa sai nữa... Có người ác ý cho là sai lầm hữu ý, vì là hữu ý tạo dựng những cơ hội để tha hồ và thay phiên nhau “rút ruột”, tham nhũng, chỉ mỗi một những địa danh cũng tha hồ sửa đi sửa lại, như trong 30 năm qua, người viết về V.N. ba lần là ba lần thấy quê hương nhỏ bé của mình thay tên đổi họ. Phải chăng người dân V.N. hay dân tộc mình là một con chuột lắc để cho Đảng, đúng hơn là tay “phù thủy” mác-xít tha hồ thí nghiệm.?)

ặc nhuận vừa lên thay đã bị con rể là Nặc hinh giết chết để cướp ngôi, con Nặc nhuận là Nặc tôn trốn sang Hà tiên và nhờ chánh quyền nhà Nguyễn đem quân sang

đánh Nặc hinh giành lại quyền làm vua. Khi lên ngôi, để trả ơn Việt nam, Nặc tôn đã dâng cho chúa Nguyễn phần đất còn lại nằm giữa miền Đông và miền Tây Nam phần, tức là vùng đất Tầm-phong-long ở giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm các tỉnh

«Năm 1759, Quốc vương Chân lạp là Nặc nguyên mất,

N Huỳnh Văn Lang 236

Page 237: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Châu đốc, Long xuyên, Sadec, Vĩnh long và Trà vinh ngày nay.» (tr. 25, Chuyện đường rừng, HVL 1999)

Nhìn trên bản đồ Việt nam, chúng ta thấy tỉnh nhà Trà vinh của mình là một tỉnh địa đầu nhỏ bé nằm trên một địa thế hết sức đặc biệt là ba bề bao vây bằng ba mặt nước bao la là hai con sông lớn nhất Việt nam là sông Tiền, sông Hậu và biển Đông, còn một bề đất liền giáp với tỉnh Vĩnh long. Có thể cách ngày nay không lâu, 8 chín ngàn năm gì đó, cả vùng đất Tầm-phong-long nầy chỉ là một hòn đảo, nếu không nói là một cồn cát nhỏ mà sông Mékong lần lần cấu tạo ra, đúng như là một đứa con đẻ của mình.

Nói một cách hết sức sơ lược, đất Tầm-phong-long nói chung và tỉnh Trà vinh nói riêng hình thành làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, dòng sông Mékong bắt nguồn từ Tây tạng dài dài từ hơn 4,000 kilomét đem phù sa về vun đấp chung quanh hòn đảo đó để hình thành một đồng bằng cùng một lúc vẫn còn riếp tục ôm ấp bao bộc nó như hai tay của một người mẹ. Giai đoạn hai, sông Mékong khai thông nó bằng một hệ thống tưới nước chằng chịt những sông rạch lớn nhỏ để lọc rửa chất phèn, độc hại cho thảo mộc và giữ lại những chất phân phì nhiêu cho cây cỏ. Ba yếu tố cần thiết cho sự sinh sống nẩy nở của cây cỏ thảo mộc là ánh sáng mặt trời, nước và đất. Sự sung mãn của thảo mộc cỏ cây đều do phẩm chất và nhứt là sự dung hợp điều hòa của 3 yếu tố đó.. Mặt trời thì sẳn có, ít bị ảnh hường của con người, nhưng nước và đất và sự dung hợp của 3 yếu tố luôn luôn ở dưới sự chi phối của con người. Nói như trên để thấy vai trò của thiên nhiên và của con người trong sự cấu tạo ra môi trường định đoạt lấy sự phát triển cũng như sự sinh tồn của cộng đồng dân tộc nào sinh sống trong môi trường đó.

Ở đây người viết thâu hẹp câu chuyện nầy riêng cho tỉnh Trà vinh. Tuy nhiên những mô tả, những nhận xét cũng như những kết luận, trong chừng mực nào đó, có thể xử dụng được cho các tỉnh khác miền đồng bằng sông Cửu long nam phần V.N. Tuy nhiên phải nói ngay là bài viết nầy không phải là một bài nghiên

Viết về Con Sông Láng Thé 237

Page 238: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cứu lịch sử hay chánh trị địa lý. Nhưng chỉ là một chuyện kể theo những cảm nghĩ và nhận xét nông cạn của người viết mà thôi…

Tỉnh Trà vinh của mình, có thể xác nhận như là một điểm chấm dứt cuối cùng (point final) của cuộc Nam tiến hơn hai ngàn năm lịch sử của Đại việt từ thời đại các vua Hùng, tức là từ thế kỷ thứ 7 trước CN. Cuộc Nam tiến vĩ đại nầy bắt đầu khi vua Hùng từ đất Phong châu cầm quân đi về Nam chinh phục bộ Việt thường (ở Hà tịnh, Quảng bình Quảng trị ngày nay) để hoàn thành một nuớc Văn lang gồm 15 bộ.

Cái điểm chấm dứt cuối cùng nầy, tức là tỉnh Trà vinh của chúng ta có một hình thức địa lý đặc biệt do thiên nhiên, đúng là con sông Cửu long cấu tạo ra, không phải hoàn toàn là một đồng bằng luôn luôn ẩm thấp phù hợp cho thảo điền hay lúa nuớc hay hoàn toàn là một đồi cao ráo chỉ phù hợp cho sơn điền hay ruộng rẩy. Song thật sự là một sự phối ngẫu cuả hai khuông mẫu địa lý khác nhau đó.

Đúng 2 ngàn năm trước đây một dân tộc gốc người Nam Á, có văn hóa Ấn độ đã đổ bộ lên vùng đất Tầm-phong-long mà Trà vinh là địa đầu, để lập nghiệp và lần lần lập nuớc, mà sử Trung hoa gọi là nước Phù nam, thế kỷ thứ I, đến thế kỷ thứ VII (hải cảng Óc-eo ở gần núi Ba-thê, Rạch giá, kinh đô ở trong tỉnh Tà keo, Kampuchea). Kế nghiệp nuớc Phù nam là Chân lạp, cùng một chủng tộc và một văn hóa. Chân lạp chia ra làm hai xứ, Lục Chân lạp của Chánh vương ở phía Bắc, thủ đô ở Oudong, Thủy Chân lạp của Phó vương ở phía Nam, thủ đô ở Trà vinh. Vốn dân tộc Kampuchea hay Khmer theo đạo Phật Tiểu thừa và rất sùng bái Đạo, cho nên lập nghiệp ở đâu là xây chùa ở đó, không phải chỉ để thờ phượng mà thôi, mà chùa chiền còn là trung tâm giáo dục văn hóa và y tế xã hội. Cho nên có thể khẳn định một cách dứt khoát là ở đâu có chùa chiền là ở đó có tập trung dân cư và ngược lại ở đâu có dân cư là ở đó có chùa chiền. Mà theo di tích hiển nhiên, trong cả nuớc Kampuchea, một thời là Đế quốc Khmer (từ thế kỷ thứ IX đến thề kỷ thứ XIII, chiếm cứ địa bàn

Huỳnh Văn Lang 238

Page 239: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

rộng lớn từ hạ Lào, Thái lan đến Bình thuận hiện giờ) không có một vùng đất nào tập trung nhiều chùa chiền Phật giáo bằng tỉnh Trà vinh, không thua gì Angkor và Oudong là hai thủ đô của đế quốc Khmer xưa.

Người Phù Nam và sau đó người Khmer đến khai hoang lập ấp lập làng trên vùng đất Tầm- phong-long nói chung và Trà vinh nói riêng luôn luôn chọn những vùng đất cao ráo gọi là giồng đất cát, để rồi hình thành một thứ văn hóa gọi là văn hóa miệt giồng.

Sau người Khmer, người Trung hoa lần lượt đã đến và chuyên về thương nghiệp hay mua bán, nên lập nghiệp và sinh sống theo những tập trung dân số của người Khmer, như là chợ buá, thị thành… họ không có tham vọng chiếm hữu đất đai rộng lớn như người Việt sau đó. Họ chỉ có tham vọng làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ, một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Đến đời của ngưới viết, thế kỷ 20 thì họ chỉ đi đến các làng các xã để mua, nhưng chưa ở lại mở cửa tiệm hay kho hàng.

Sau hết, người Việt nam ào ạt đã đến, ngoài mục đích hành chánh, họ còn có mục đích kinh tế nữa, đó là nông nghiệp, ruộng vừơn. Nhưng người Việt, hoàn toàn khác với người Khmer, họ không chọn những giồng đất cao ráo, mà lại chọn những vùng đất hai bên con sông cái rạch, lầy lội ẫm thấp... nhưng lại rất phù hợp cho lúa nuớc và vườn tược, cũng là cận kề hệ thống giao thông của họ là ghe thuyền. Và họ đã hình thành văn hóa miệt vườn.

Hai dân tộc đã chọn hai mẫu địa lỳ khác nhau, cho nên không có vấn đề chen lấn giành giựt không gian với nhau một khi dân số gia tăng. Sự lựa chọn địa lý đó đã tránh sự mâu thuẫn xã hội cho hai dân tộc, nhưng lại chia ra hai giai cấp giàu nghèo càng ngày càng rõ nét. Tuy hai văn hóa khác nhau mà không có xung đột nhau vì biết dung hợp nhau. Vốn văn hóa Phật giáo Tiểu thừa không gây cạnh tranh, dạy hạn chế thụ hưởng và an phận, ngoài ra còn hạn chế cả sự phát triển dân số, tỷ lệ gia tăng

Viết về Con Sông Láng Thé 239

Page 240: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

luôn luôn rất thấp hơn người Việt. Trong thế kỷ 19, 20, gia đình V.N. 10, 12 người con là sự thường (gia đình của người viết là 13), người viết sống trong lòng cộng đồng người Khmer không thấy một gia đình Khmer nào 7, 8 người con cả.

Hai mẫu địa lý khác nhau nói trên đã định đoạt ra hai kỷ thuật canh tác khác nhau: người Khmer cày khô, dùng bò hay ngựa, đang khi người Việt cày nuớc dùng trâu. Tuy nhiên với sự giao lưu văn hóa hài hòa giữa hai dân tộc, lần lần với thời gian kỷ thuật canh tác cũng trộn lẫn nhau, vì môi trường là đất đai cũng lần lần gần gũi nhau hơn, như gia đình chúng tôi đã thâu nhận nhiều người Khmer làm tá điền tá thổ cho ruộng nước, cùng một lúc khai khẩn thêm những đất giồng khô ráo cho nhửng di dân người Việt từ miền Đông xuống.

Hai mẫu địa lý nói trên do tay của con người đã sinh ra hai hình thức phát triên thảo mộc rất khác nhau. Ngoài lúa gạo, tháo mộc là cây cối hoa quả phát triển khác nhau. Ở những giồng đất cát pha trộn ít nhiều phù sa, chỉ có những cây ăn trái hoa quả phù hợp là mít, xoài, trứng cá, mãng cầu ta, thanh long... cây là tre trúc, nhứt là tầm vong, sao, dái ngựa, thốt nốt, cau... điệp đỏ và mai vàng. Đang khi đó thì theo hai bên sông rạch của người Việt là bần, dừa nuớc, ô rô cốc kèn...trên bờ sông là ngoài những cây ăn trái của giồng cát còn có dừa, cam quít, mận, dâu và lần lần cò thêm măng cụt, xoài riêng, lôm chôm, bòn bon, mít tố nữ, xoài hòn... một địa thế, một phong cảnh hoàn toàn đa dạng và phong phú hơn đất giồng nhiều. Nhờ đó mà cộng đồng người Việt giàu có hơn. Đó là chưa nói đến vai trò văn hóa dân tộc đã đóng một vai trò phát triển hết sức độc đáo, nếu không nói là văn minh hơn. Nói như trên để thấy rằng hệ thống sông rạch đã giúp cho dân tộc V.N. phát triển kinh tế hơn dân tộc Khmer, nói một cách khác văn hóa sông rạch cũng gọi là văn hóa miệt vườn của người Việt đã vuợt khỏi văn hóa giồng cát của người Khmer, nếu chỉ giới hạn trên phương diện văn minh văn hóa vật chất.

Cho nên yếu tố căn bản của sự phân biệt và vượt bực nói trên là hệ thống sông rạch của vùng đất Tầm-phong-long nói chung

Huỳnh Văn Lang 240

Page 241: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

và tỉnh hạt Trà vinh nói riêng. Mà trong hệ thống sông rạch nầy, con sông Láng thé, với những rạch lớn rạch nhỏ của nó đã đóng một vài trò quan trọng vào bực nhứt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh hạt Trà vinh, không riêng gì cho mỗi một cộng đồng người Việt, mà là cho cả 3 cộng đồng Miên,Việt và Hoa, để hình thành một cộng đồng đồng nhứt đa dạng đa diện, phần nhiều người Việt, cũng như người Hoa, người Miên đều biết nói ít nhiều hai thứ tiếng khác, nói chi là ăn, mặc, lễ lạc, vui chơi.

Vì những lẽ nói trên mà viết về con sông Láng thé là một công tác tìm hiểu về quá trình phát triển tỉnh Trà vinh. Trước khi người Việt di cư đến (cuối thế kỷ thứ 18 và nhứt là đầu thế kỷ 19) con sông Láng thé chỉ là con sông bìa lề của miệt giồng, nhưng từ khi người Việt đến con sông Láng thé lần lần biến thành căn bàn và tiên phong môi trường văn hóa miệt vườn để bắt tay và làm bạn đời với văn hóa miệt giồng của người Khmer. Gọi là căn bản vì quan trọng hơn các thành tố khác, gọi là tiên phong vì trên đó và trước đó đã có văn hóa miệt vườn của tỉnh Vĩnh long, đại diện là hai con sông Man thít và sông Long hồ.

Khi viết về vai trò của con sông Láng thé nói trên thì không thể nào bỏ qua vai trò của dòng họ Huỳnh của chúng tôi được. Có quá cuờng điệu không?

Sông Tiền, đến Vĩnh long và Trà vinh thì mang tên là sông Cổ chiên. (Có thể tên nầy là do từ Cochin, của thương nhân Bồ đào nha giữa thế kỷ 15 đã đến đây và lấy tên Cochin, một thành phố nhỏ trên đất liền của Ấn độ, chong mặt ra hòn đảo Gua thuộc địa của họ. Để phân biệt thì họ thêm từ China, để rồi địa danh nầy – Cochinchina - bao hàm cả vùng đất Nam bộ, gọi là Nam kỳ lục tỉnh sau đó). Hạ lưu sông Tiền không rộng lớn bằng sông Hậu, nhưng lượng nước lại nhiều hơn, tức là khỏe mạnh hơn. Vừa qua khỏi địa phận tỉnh Vĩnh long, thì sông Cổ chiên từ trên xuống đã đẻ cho tỉnh Trà vinh 3 con sông Rạch bàng, Láng thé và Bãi vàng, mà sông Láng thé là đứa con khỏe mạnh nhứt. Tất cả đều theo hướng Đông Tây. Cùng một lúc sông Hậu cũng

Viết về Con Sông Láng Thé 241

Page 242: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đẻ cho tỉnh Trà vinh theo hướng Tây Đông ba đứa con nhỏ èo ọt, từ trên xuống là sông Cầu kè, sông Cầu quang và sông Trà cú. Đúng là mẹ nào con nấy.

Về mặt lịch sử, con sông Làng thé nầy đã đuợc “tuyên dương” hai lần, lần đầu là năm 1782-83, vua Gia long lúc còn là Nguyễn Ánh, sau khi thất trận thủy chiến ở Cần giờ, theo đề nghị của Lê văn Duyệt trốn tránh quân binh Tây sơn của Nguyễn Huệ đã chạy về đây nhờ người Khmer đùm bộc và đưa qua Thổ châu và Phú quốc. (Xem lại bài của người viết “Vua Gia long đã chạy về Trà vinh”, Đặc san Ái hữu Trà vinh, số 4, 2004).

Lần thứ hai là khi cử nhân Bùi hữu Nghĩa, thời vua Tự Đức (1874-1883) khoảng năm 1850 đổi về làm Tri huyện Trà vinh, thuộc tỉnh Vĩnh long, duới quyền Tồng đốc Trương văn Uyển và Bố chánh Truyện. Và vì câu chuyện người Hoa kiều chiếm đoạt thủy lợi sông Láng thé mà vua Gia long đã dành cho người Khmer thừa hưởng khỏi thuế từ 70 năm truớc. Tri huyện Nghĩa đã đứng ra bênh vực người Khmer, đưa đến chổ tranh chấp có đổ máu giữa hai phe, để rồi tri huyện Nghĩa phải bị Tổng đốc Uyển buộc tội gây loạn và lãnh án tử hình. May nhờ người vợ, bà Tồn, người Biên hoà kịp chạy ra tận Huế, can thiệp với vua Tự đức, đuợc đổi ra án tội đồ, đày đi trấn thủ tiền đồn Châu đốc.(Xem lại bài “Bùi hữu Nghĩa” của người viết, trên Đặc san Ái hữu Trà vinh, số 6, 2006.)

Đọc lại hai bài nói trên, người viết muốn phiêu lưu trả lời một câu hỏi còn tồn đọng lại: Nguyễn Ánh chạy vào sông Láng thé, đổ bộ lên Trà vinh, mà đúng là ở đâu? Theo sự tìm hiểu của người viết thì có thể là Ba si hiện giờ. Không có một tài liệu nào nói là Basi. Tuy nhiên có hai sự kiện mà người viết dựa theo đó để phỏng đoán là Basi. Thứ nhứt: Basi nằm sát trên hữu ngạn sông Láng thé, ăn thông ra sông Cổ chiên, là giang cảng duy nhứt của một công đồng rộng lớn người Khmer, là thủ đô của Thuỷ Chân lạp, chiếm cứ một địa bàn rộng lớn gần bằng cả tỉnh Trà vinh hiện giờ, nghĩa là từ Basi Base, lên đến Bình phú, Huyền hội, Tân an, qua Cầu kè, Trà cú, Cầu quang, Cầu ngang...

Huỳnh Văn Lang 242

Page 243: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cứ xem sự tập trung chùa chiền, cả trăm cái nhiều khi san sát nhau trong chu vi nói trên thì biết ngay đây là một châu thành to lớn, nhân số đông đúc không đâu bằng. Lưu ý là di tích chùa Khmer có từ Vĩnh long Vũng liêm, nhưng tập trung nhiều nhứt phải kể là chỉ có ở Trà vinh và ở vùng đất bao gồm những địa điểm địa danh Khmer kể trên.

Cho nên nếu Basi là một giang cảng quan trọng của một châu thành quan trọng thì chắc chắn sự giao thông phải dể dàng cho sự xuất nhập cảnh, dể dàng cho sự tiếp nhận đây hơn địa điểm nào khác. Cũng nên lưu ý là từ vàm sông vào bên hữu ngạn sông Láng thé hiện còn đầy dẫy di tích kiến trúc, thị tứ xưa (làng Long đức, Phương thạnh, Bình phú), đang khi đó thì bên tả ngạn sông Láng thé lại hoàn toàn vắng bóng, di tích chùa chiền hay kiến trúc gì khác, thời đó (thế kỷ thứ 18) chắc chắn là chỉ có những khu rừng già bạt ngàn, từ hạ lưu, ít ra là đến trung lưu là Càng long, Tân an. Người viết có thể hình dung là bên tả ngạn, từ vàm sông Láng thé chạy về hướng Bắc đến vàm sông Rạch bàng-sông Mai túc là cả một vùng hoang dại, lúc vua Gia long chạy về Trà vinh chưa có người đến lập làng lập ấp. (Có một tài liệu của cha Antôn Án đăng trên Đặc san Ái hữu Trà vinh, số 5, năm 2005, ghi nhận là họ đạo Bải xan hiện ở trên Ấp Thượng và Ấp Trung làng Đại phước đã được thành lập từ năm 1750. Theo người viết thì năm tháng nầy hoàn toàn sai, sai cả một thế kỷ, có thể là trong thập niên 1850 hơn, là những năm Tự đức bắt đạo Gia tô, thánh Philippe Minh và trùm Lựu cũng tử đạo trong khoảng thời gian nầy. Ngoài ra đất Tầm-phong-long chỉ đuợc trao tặng các chúa Nguyễn năm 1759 mà thôi, nghĩa là Bải xan chưa là đất của V.N., thì làm gì có người Việt nào dám chạy vào đó đuợc).

Lý lẽ thứ hai là Basi, ngoài tính cách giang cảng, còn là trung tâm ngư nghiệp, vì chính vùng Basi Base, Long đức, Bình phú, Đại phúc, Phương thạnh bên hữu ngạn, và Đại phươc, Dừa đỏ, Nhị long bên tả ngân, nằm trên một ngả năm của 4 con sông Láng thè, Láng thé nhỏ, sông Rạch dừa và sông Dừa đỏ. Cho nên nói về thủy lợi thì chính đây là trung tâm sản xuất thủy lợi mà

Viết về Con Sông Láng Thé 243

Page 244: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

vua Gia long đã hứa cho người Khmer đặc quyền khai thác và thừa hưởng, gọi là trả ơn đùm bộc vua trên con đuờng tẫu quốc.

Trên đây là vài nét văn hóa và lịch sử chánh trị của sông Láng thé đã qua. Qua đầu thế kỷ 21 nầy, thì con sông Láng thé không còn là trở ngại giao thông đường bộ nữa, vì đã có những cây cầu lớn bắt ngan, cùng một lúc duới cầu người ta đã đấp những con đê có nhiều óng cống to lớn và vững vàng, có nắp sáng chiều mở ra đóng lại tuỳ theo nuớc lớn hay nuớc ròng. Đó mới là vấn đề kinh tế và môi truờng...

Nói đến kinh tế hay nông nghiệp thì phải nói đến gia đình họ Huỳnh của chúng tôi. Người viết khiêm nhường kể lại một câu chuyện lịch sử có thật, không chút huyền thoại hay cường điệu, đang khi nhiều người còn sinh tiên, tức là những chứng nhân lịch sử đáng tin được.

Vốn sau khi lên ngôi, năm 1802), vua Gia long có hai sách lược quan trọng nhứt là thiết lập thái bình từ Bắc vào Nam bằng mọi gíá, thứ đến là phát triển nông nghiệp đại qui mô, là khai hoang lập ấp, đó là sách lược quân điền, tay súng tay cày từ lúc còn đánh nhau với nhà Tây sơn. Ở đây chỉ quan tâm đến sách luợc nông nghiệp, đi đôi với chương trình thủy lợi. Vốn trong gần 1 thế kỷ, sau Trịnh Nguyễn phân tranh, đến chiến tranh giữa hai nhà Nguyễn (Nguyễn Gia miêu và Nguyễn Tây sơn), toàn cả nuớc Đại việt phải phung phí không biết bao nhiêu là sinh mạng sinh lực để vào chiến tranh, đang khi đó thì đất đai không khai phá thêm mà còn bị bỏ hoang bạt ngàn. Hậu quả tất nhiên là người dân đói kém, tha hương cầu thực hơn là định cư có nơi cò chỗ. Mà con số những người nầy, nhứt là ở miền Trung phải kể hằng một 2 triệu, trên tổng số nhân dân chưa đến 9 triệu. Cho nên cần phải bắt dân cày bừa không bỏ đất hoang cùng một lúc khai hoang lập ấp mới. Chưa bao lâu thì vua băng hà. Công việc còn đang dang dở.

Vua Minh mạng lên nối ngôi cha (1820) đã tiếp tục sách lược nông nghiệp của vua cha mà còn nổ lực năng động hơn, bằng sách lược đồn điền, nghĩa là ngoài những quân điền dinh

Huỳnh Văn Lang 244

Page 245: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

điền, còn thành lập thêm những đồn điền, có nghĩa là cùng một lúc có tổ chức phát triển nông nghiệp cùng đi đôi với tổ chức hành chánh và an ninh, có quan chức đứng ra điều khiển.

Đứng trong khuôn khổ sách lược nầy, tử Gia định có một tiểu quan đang hành sự tại tam ty (hành chánh, tư pháp và quân binh), không rõ vì lý do gì lại từ quan, cùng đoàn thê tử tự nguyện đi lập đồn điền tại tả ngạn hạ lưu sông Láng thé, tên ông là Huỳnh văn Viễn, tức là ông sơ của người viết. Đó là vào khoảng những năm 1820-21. Người viết không rõ đầu tiên đoàn người di dân nầy lớn nhỏ thế nào, chỉ biết một điều là gia đình ông đổ bộ lên đất liền, trên một vùng đất nầy hoàn toàn còn hoang dại, thú rừng nhứt là voi và heo rừng từng đàng mấy trăm con một đêm có thể tàn phá cả trăm mẫu đất vừa gieo giải. Ngoài ra chất đất còn quá chua, đâu đâu cũng là phèn xuống cả tất. Cho nên ngoài việc khai phá, ông còn phải đào một con kinh để vừa khai thông vừa lọc nước cho lúa và cây trái có thể mộc đuợc và nẩy nở. Con kinh nầy chỉ dài 4 năm kilomét, chạy qua cả 4 ấp Long hòa, Trà đư, Trà gút, Trà gật. Vai trò của nó rất hiệu quả cho cả một vùng ruộng vườn rộng lớn không dưới 20 ngàn mẫu tây. Và vai trò khai thông và lọc nước của con kinh nầy, từ đó đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn công dụng và cần thiết. Bằng chứng là đầu năm 2006 ngưởi viết có bơi xuồng vào tận đầu con kinh Ông Viễn nầy để thăm gia đình chú ba Sĩ, cũng là cháu 5 đời như người viết thì thấy ruộng nuớc chung quanh nhà vẫn còn đầy phèn chua, cần phải đuợc tiếp tục lọc thêm nữa.Tức là một dòng nuớc chảy, như con kinh là một phương tiện thiết yếu.

Nói đến con kinh nầy thì thật là một chuyện đau lòng. Vốn ông sơ tôi đã ra đi từ năm 1880, sau khi đã thành lập một làng xã rộng lớn, tức là làng Đại phước, gồm cã muời ấp: ấp Thượng, ấp Trung, ấp Hạ, ấp Rẩy cụt, ấp Trại luận, ấp Long hoà, ấp Trà đư, ấp Trà gút, ấp Trà gật, ấp Rạch dừa. Công trình của ông để lại là một con kinh, mang tên cuả ông, đó là kinh Ông Viễn. Khi ông chết thì dân làng đã lập đình thờ tiền hiền cho ông ở ấp Long hoà. Rất tiếc là sau tháng 8, 1945, ủy ban nhân dân VM đã quyết

Viết về Con Sông Láng Thé 245

Page 246: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

định đổi đình thờ thành ra một truờng tiểu học, trong đó phải có một môn quan trọng vào bậc nhứt là chủ thuyết mác-xít, một môn mà nhà văn CS Trần chiến có viết “học hành của con trẻ, bé tí đã oằn lưng dưới những kiến thức trời bể. Đến đổi không còn tuổi thơ…”

Còn kinh Ông Viễn thì đuợc đổi ra tên kinh Viễn, bỏ chữ Ông đi. Rất tiếc hơn nữa là qua năm 2006, về thăm bà con ở làng Đại phước, người viết phải chứng kiến công tác xóa bỏ hoàn toàn tên tuổi và cả vai trò khai thông và lọc nuớc của nó. Vốn khi phát triển hạ tầng cơ sở là hệ thống đuờng sá trong vùng, chánh quyền “đỉnh cao trì tuệ loài người” đã chia cắt con kinh nầy ra nhiều khúc, bằng những con đuờng lớn nhỏ, biến thành những ao tù nuớc động, rất tiện lợi cho cá tôm và muỗi mồng, nhưng lại rất tai hại cho ruộng lúa và vuờn tược. Phèn và nuớc mặn từ biển Đông càng ngày đưa sâu và ở lâu vào đất liền là hai yếu tố về lâu sẽ giết chết kinh tế miệt vuờn mà con sông Láng thé cùng con kinh Ông Viễn đã có công xây dựng gần 2 thế kỷ qua. Nếu sự đần độn của “đỉnh cao trì tuệ loài người” xảy ra cho làng Đại phứớc mà xảy ra trong toàn tỉnh Trà vinh thì tai hại phải thế nào nữa, thử hỏi? (Địa danh kinh Viển gần như hoàn toàn bị xoá bỏ, ngoại trừ còn những chữ tắt KV25., KV26... ghi trên những bàn nhỏ 20 cm vuông đóng trên các cột điện cao áp theo một con đuờng làng Đại phước.)

Tiếp tục công trình khai hoang lập làng lập ấp của ông Sơ, ông cố tôi là Huỳnh văn Khoẻ và anh em ông nội tôi là Huỳnh kim Thinh đã lập ra hai làng Long thạnh và Long thuận, sau nầy đã sáp nhập lại thành ra làng Nhị long, để nối tiếp theo làng Đại phuớc đến trung lưu sông Láng thé, (khoảng sông nầy có tên là sông Dừa đỏ, một chi ngánh của sông Láng thé). Làng Nhị long gồm cả 8 ấp: Dửa đỏ 1, Dừa đỏ 2, Dừa đỏ 3, Rạch mát, Rạch rô 1, Rạch rô 2, Rạch rô 3 và sau hết là ấp Long thuận. Ông sơ tôi đã đổ bộ lên ở hạ lưu sông Láng thé năm 1820-21, và đúng 100 năm sau (1922) chính tôi là cháu 5 đời đã sinh ra tại thượng nguồn sông Láng thé, tức là ấp Long thuận ngày nay.

Huỳnh Văn Lang 246

Page 247: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Viết về Con Sông Láng Thé 247

Trên đây chỉ là một trường hợp nhỏ bé sửa chữa môi truờng, nếu đần độn thì sẽ thành ra phá hoại môi truờng. Nếu sự đần độn nầy đã xảy ra cho cả tỉnh Trà vinh và cả miền Nam nữa thì hậu quả sẽ tai hại vô cùng cho toàn thể nông nghiệp cả nước. Ai là người trách nhiệm về hậu quả đó? Tất nhiên là “đỉnh cao trí tuệ loài người” là Đảng chớ còn ai vô đó nữa?

Bộ mặt phồn vinh phát triển các đô thị, nhứt là các khu du lịch có thể che giấu đuợc cái tình trạng suy đồi của nông thôn, của đồng quê hay như là một con đĩ me tây môi son má phấn dày đặc mùi nuớc hoa rẽ tiền, nhưng đang mắc bệnh AIDS hay tiêm la thời kỳ thứ mấy?

Vái Trời vái Phật lạy Chúa lạy Bà cho những ý kiến, những nhận xét bi quan của con trên đây đều hoàn toàn sai bét! Có như vậy mới là vạn hạnh cho bà con ruột thịt và dân tộc V.N. của con! Huỳnh văn Lang

New Canaan, Ct. 06840, 15-11-07

NB: Câu chuyện trên đây phải cần cả một quyển sách dài mới đủ, người viết phải cô đọng (condensed) hết sức trong năm ba trang để tưởng niệm đến ông sơ Huỳnh văn Viễn, cùng một lúc kêu gọi bà con ruột thịt, bên nội và bên ngoại, bên nội là những người còn mang họ Huỳnh, bên ngoại là những bà con có người bà, người mẹ, người vợ mang họ Huỳnh mà đi làm dâu những họ khác, kêu gọi mọi người cố gắng đi về phó hội Đại gia đình họ Huỳnh trong trung tuần tháng 7, năm 2008, tại Nam Cali. Cám ơn!

Page 248: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ÁNH VÁ GÒ CÔNG

Hoàng Tiếu Ca

heo lịch sử thì nghề làm bánh vá rất nổi tiếng tại Chợ Giồng thuộc Gò Công Tây.Qua bao năm lời truyền tụng trong dân gian, nghề này xuất hiện cùng lúc với quá

trình khai hoang lập ấp của người Việt ở vùng đất này vào thế kỷ XVII.

T Vậy làm bánh vá ra sao? Nguyên liệu để làm bánh bao gồm

thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm rơm, nấm mèo, cải Bắc thảo, bột gạo, bột đậu nành, óc heo, dầu thực vật hoặc mỡ heo. Để bánh được ngon, giòn, xốp; người ta trộn chung bột gạo với bột đậu nành theo tỷ lệ 1:1 và óc heo, rồi đem ủ khoảng 2 – 3 giờ, sau đó mới đem chiên. Khi làm bánh, người ta cho dầu thực vật hoặc mỡ nước vào chão, đun lên cho thật sôi. Kế tiếp, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào vá; và nhúng vá ấy vào chão; đến khi chiếc bánh có màu vàng sậm là vừa chín tới, mang ra ăn nóng kèm với rau thơm, nước mắm tỏi ớt và bún.

Theo bài viết "Bánh vá: món ngon Gò Công" của Giáo sư Trần Văn Chi thì nguồn gốc tên bánh thường bị hiểu làm do cách phát âm của người miền Nam. Vậy thì bánh vá hay lá bánh giá? Ông viết:

"Nói bánh vá là vì bánh dùng cái VÁ để chiên; còn nói là bánh giá là vì bánh có dùng GIÁ trộn chung trong nhưn bánh. Trong cuốn Ðại Tự Ðiển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Hà Nội cũng như cuốn Việt Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản không thấy có chữ bánh vá hay bánh giá.

Bánh vá là món ăn đặc biệt chỉ có ở Gò Công, miền Nam, các nhà văn, nhà báo trong nước nhứt là sau năm 1975, đa số gốc miền Bắc, nghe người ở đây phát âm giọng Nam “bánh DÁ”

Hoàng Tiếu Ca 248

Page 249: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

(người miền Nam không phận biệt âm V với GI, D) tưởng là giá, rồi cho là “bánh GIÁ.”

Trong Nam người ta thường lấy hình tượng bên ngoài, để đặt tên bánh như: Bánh đúc, bánh bò, bánh bèo (nhỏ và trẹt như bèo), bánh bông lan, da lợn, bánh khuôn, bánh rế (hình cái rế dùng lót xoong nồi đất ngày xưa), bánh dừa (gói bằng lá dừa), bánh vòng, bánh ít, ít trần (ếch), bánh phồng,.. kể cả trường hợp bánh VÁ (khuôn bánh là cái VÁ).

Như vậy để trả lời cho các bạn Gò Công, và cho những ai từng ăn hoặc nghe đến tên loại bánh này, là bánh VÁ (không phải là bánh GIÁ)".

Tóm lại, bánh vá Chợ Giồng không chỉ là món ăn bình dân, nó còn được hiện diện trang trọng trong các bữa tiệc truyền thống như cúng giỗ, họp bạn, cưới hỏi, dịp lễ lạc,... tại xứ Gò Công. Nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh thường nhắc đến món ăn đặc trưng này này trong các quyển tiểu thuyết của ông. Tức món bánh vá ngon đến độ nhà văn mang nó vào văn học để bánh vá được nhớ đời.

Bánh Tằm Ngang Dừa

Món đặc sản bánh tằm Ngang Dừa, mang tên từ cái thị trấn Ngang Dừa nhỏ bé thuộc vùng đất Bạc Liêu, nơi nông thôn ruộng vườn được thiên thiên ưu đãi vì sự kiện đất đai trù phú cò bay thẳng cánh.

Làm bánh tằm Ngang Dừa ra sao?

Xin thưa rằng rất công phu trong diễn trình biến chế. Để có được những cọng bánh tằm trắng phau không dính vào nhau đòi hỏi kinh nghiệm tay nghề. Đầu tiên phải chọn loại gạo tẻ loại, xong ngâm vài đêm rồi mới xay, pha nước muối loãng cùng với bột, cho vào một cái hũ, ngâm tiếp hai đêm rồi mới đánh bột đều

Bánh Vá Gò Công 249

Page 250: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Hoàng Tiếu Ca 250

liền tay, rồi lăn tròn độ ki'ch thước quả cam, cho vào khuôn ép như ép bún. Quan trọng nhất để có được bánh tằm Ngang Dừa ngon đậm đà sẽ tùy thuộc vào cách pha "hồ bột gạo", chính giai đoạn này sẽ cho cái hương vị bánh tằm đặc thù, nên không ai dạy cho nhau, mà chỉ thói quen kinh nghiệm lâu năm, nếu hồ bột cứng quá thì bánh dễ bị ốc trâu, bở hay gãy, bánh không dẻo và không được dai, và nếu hồ bột mềm thì bánh hay dính, không đẹp... Bánh tằm Ngang Dừa tuy trông đơn giản nhưng rất khó khi bắt tay vào làm, bởi vì cách pha bột và nguyên liệu, chính là gạo tẻ loại ngon. Những cọng bánh tằm đó được nhiều người ưa thích, biết đến phải chăng vì bí quyết độc đáo của đất Ngang Dừa.

Bánh tằm Ngang Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi xung quanh bên một gánh hàng tùy theo sở thích khẩu vị của bạn mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển Bạc Liêu, dù bánh mặn hay ngọt. Tôi thích bánh mặn thì có thể chọn bì hoặc xíu mại, hoặc cả hai, cho bánh tằm lên một nửa dĩa, một góc phủ bì, dưa leo bằm nhỏ xắt sợi trộn với rau sống cùng giá sống và viên xíu mại nằm kế bên. Chan lên mặt bánh nước sốt cà chua, rắc một ít tiêu bột. Thêm muỗng nước mắm pha tỏi ớt chan lên mặt bánh, dùng đũa trộn đều. Bạn thích bánh ngọt ư ? Bánh có đậu xanh tán nhuyễn, nước cốt dừa và thêm nước đường vàng caramel. Bánh tằm Ngang Dừa trở thành một món ăn địa phương xuất từ Bạc Liêu. Rồi sau này hầu như đã đón nhận món bánh tầm là của chung. Tại hải ngoại món bánh tầm như tại California và Texas.

Page 251: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ẮM, MÓN ĂN KHÓ QUÊN

Việt Hải

gày còn nhỏ tôi đọc tác phẩm "Rừng Mắm" của nhà văn Bình Nguyên Lộc mà tôi cứ ngỡ ông muốn ít nhiều nói về những món mắm miền Nam ê hề. Nhưng thật sự

không phải vậy. Truyện nói về cây mắm mọc lên hằng hà sa số. Nó tạo ra sự i'ch nối tiếp về sau qua câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu như sau:

N“Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra

hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được.”

Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:

- “Ông với lại tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồị Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Đời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng... Ông nội vui vẻ quá, vì ông bỗng sực nhớ lại những câu hò của thế hệ người tiên phuông đi khai thác đất hoang ở miền Nam, mà ngày nay thế hệ tràm không hát nữa. Ông cất giọng khàn khàn lên: Hò... ơ... Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai Nước sông trong sao cứ chảy hoài, Thương người xa xứ lạc loài đến đây.” (Bình Nguyên Lộc)

Mắm, Món Ăn Khó Quên 251

Page 252: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tuy vậy, bài văn có nhắc đến món ba khía và bồn bồn. Bồn bồn ở miệt Cà Mau rất nhiều, người ta dùng làm dưa, gọi là dưa bồn bồn. Còn ba khía và còng được làm mắm. Trong tinh thần văn chương ẩm thực về các món mắm, những đặc thù của vùng đất miền Nam, bài viết sẽ lạm bàn về mắm, và dỉ nhiên trong tầm hồn yêu mắm.

Theo nhà văn Sơn Nam thì ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá rô đồng, cá trê vàng ở miệt rừng U Minh, Cà Mau, mắm Thái Châu Ðốc, tôm chua Gò Công... Ta có thể kê khai những thổ sản đặc sắc của miền Nam như Mắm còng, mắm tôm chà, ba khía, ... Hãy nói về ba khía đi nhé.

Ba khía. Ba khía là loại sinh vật sống ở bến bãi, sông rạch trong rừng

ngập mặn, hình dạng giống con cua; lớn hơn con còng, trên cái yếm màu nâu sẫm của nó có ba cái khía, tức 3 gạch nên người ta cho nó cái tên cúng cơm là ba khía.

Từ miệt Sóc Trăng về Bạc Liêu xuống tận mũi Cà Mau, men theo những cánh rừng mắm đen mọc giáp biển là những vùng có lắm ba khía. Từ tháng tám trở đi, lúc mùa màng đã xong, người quê lại rủ nhau chèo ghe đi bắt ba khía. Người bắt ba khía phải canh theo con nước, lúc nước lớn, ba khía bám đầy thân cây mắm, như Bình Nguyên Lộc đã đề cập ở trên. Vào khoảng tháng mười là mùa ba khía sinh sản nhiều vô số kể. Đi bắt ba khía rất vui vì phải đi ban đêm, bởi vào tối khuya ba khía di chuyển chậm chạp, mình thò tay là chộp dính ngay vài chú thiếm ba khía. Mỗi bận đi bắt như vậy ghe trở về với những khạp đầy ba khía. Người biết rành về còng và ba khía thì tháng năm hàng năm thì ba khía cái có trứng đeo đầy sau yếm, các thiếm ba khía mập mạp, đô con va chắc thịt.

Ba khía mang về đem ngâm nước, rửa thật sạch đất bùn. Sau đó mới gỡ bỏ mai, bẻ đôi thân ba khía, cả càng, gọng cũng bẻ rời, đem trộn tất cả vào gia vị như tỏi, ớt, đường, chanh

Việt Hải 252

Page 253: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hoặc dùng khóm bằm nhuyễn, xong ngâm hổn hợp một buổi cho ba khía thật thấm. Khi vị ba khía được đầy đủ độ mặn, chua, ngọt thì ba khía sẽ ngon và dịu khi ta thưởng thức. Cách ăn ba khía là tách yếm làm đôi rồi bẻ nhỏ ngoe, càng ba khía ra để chiêm ngưỡng gạch son, rưới lên cơm phần nước đã có trong yếm trộn chung. Vắt thêm ít chanh tươi trước khi ăn, mà ăn ba khía phải ăn với cơm nguội mới đúng điệu đồng quê, và đừng quên nhai thêm vài trái ớt hiểm, vài tép tỏi, vài lát gừng sống vừa nhai cho âm ấm bụng - huhu... để mắt nhòa lệ vì nồng độ cay cay dâng tràn bờ mi quyện vào mùi thơm nhớ đời ba khía.

Mắm còng.

Bàn về món mắm còng, theo Giáo sư Trần Văn Chi viết trong bài "Hương vị Miền Nam: Mắm Còng", đất rẫy là đất vào mùa khô bị ngập mặn bởi nước biển tràn vào, chỉ làm ruộng hay trồng trọt được vào mùa mưa, như vùng ven biển Gò Công, Bến Tre. Con còng ở Gò Công kêu là “còng quều”, thuộc loại cua, rạm, ba khía, cua đồng... Còng nhỏ hơn cua biển, cỡ ngón tay cái người lớn, có màu tìm sậm...

Còng ở Gò Công thì nhiều vô kể. Trời bắt đầu “mưa già” một chút thì còng không biết ở đâu xuất hiện ở ruộng rẫy nhiều vô số, thấy phát sợ... Nhiều người Gò Công nghe nói tới mắm còng là phải chảy nước miếng! Và cũng không ít dân Gò Công chưa ăn món mắm còng, hoặc chưa biết, chưa nghe tên món mắm còng, dầu đó là món ngon độc đáo, đã nổi tiếng là “món ngon tiến cung, với tên gọi gắn liền với địa danh Gò Công. Con còng lột đem làm mắm gọi là mắm còng, chỉ có ở Gò Công và Bến Tre và đã từ lâu món nầy được lưu truyền trong dân chúng, được liệt kê vào bản món ngon quý hiếm từ thời bà Từ Dũ.

Cứ vào mùa Tết Ðoan Ngọ thì con còng bắt đầu bỏ lớp vỏ cứng, lột xác thành con còng lột. Mỗi năm chỉ có một lần, vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch, còng lột rộ, người địa phương gọi là ngày hội còng lột.

Mắm, Món Ăn Khó Quên 253

Page 254: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Còng sau khi được rửa đi rửa lại bằng nước sạch; phải chích bỏ yếm, bỏ miệng và mắt, lấy cho hết “bọng cứt”... nghĩa là các chất dơ trong bụng còng, thì con mắm mới ngọt, nước mắm mới trong. Nhớ phải cho còng “uống rượu”, nghĩa là ngâm với rượu đế, khử mùi tanh.

Vớt còng ra, để cho ráo rồi nhẹ tay, mẹ tôi sắp từng con còng vào hũ thật đầy và gài chặt bằng lớp lá vông và mấy que ổi.... Mắm cuối cùng được chan bằng nước mắm ngon nấu với đường, để nguội. Trời Tháng Năm nắng gắt, phơi độ trên mươi ngày là hũ mắm bắt đầu nghe mùi thơm, có thể ăn được rồi...

Mở nắp hũ nghe mùi thơm độc đáo không thể tả, nhìn lớp bọt li ti nổi trên mặt, màu nước mắm trong veo, màu con mắm còng tím sậm... bạn sẽ biết được hũ mắm ngon cỡ nào. Trúc hũ mắm ra thau, trộn thêm phu gia như tỏi, ớt, đường và khóm bằm nhuyễn. Khóm là chất xúc tác giúp cho gia vị thấm vào con mắm và làm cho mắm còng mặn mà dịu và ngon như ý. Nhớ mắm trộn xong gia vị phải để “cách nhựt”, ngày hôm sau, mắm mới thấm, và ăn mới ngon.

Theo Giáo sư Xuân Tước kể về Đặc Sản Quê nhà, ông đề cập về món mắm còng như sau:

Người ở vùng sông Cửu Long thường hát:

"Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa."

Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Ở các vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, người ta thường làm rẫy, trồng nhiều loại rau cải, thơm khóm, và cũng là vùng sinh sống lý tưởng cho các loại còng...

Mắm Còng món ăn thượng hảo hạng của xứ Gò Công. Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Xứ Gò Công rất nổi danh vì đây là vùng quê cha của đại thần nhà Nguyễn là ông Phạm Đăng Hưng. Nhà họ Phạm gã con

Việt Hải 254

Page 255: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

gái cho vua Thiệu Trị về sau này là Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Nhưng đáng giá nhất là còng đỏ. Loại còng này thân đỏ, chân và càng cũng màu đỏ ửng xanh. Chúng lớn bằng chừng chân cái của chúng ta và là nguồn sản xuất mắm còng, một loại mắm đặc sản của các vùng biển và rất hiếm có. Không phải nơi nào cũng có thể làm mắm còng. Hai nơi quan trọng là vùng biển Gò Công và Bến Tre, nhưng Gò Công có nhiều còng đỏ hơn Bến Tre.

Không phải mùa nào cũng có thể làm mắm còng. Thấy còng nằm đỏ bãi sông, nhưng không ai bắt còng chắc mà làm mắm, chỉ bắt còng lột mà thôi. Và mỗi năm còng chỉ lột có một lần vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đến ngày này, người dân Gò Công đi bắt còng lột. Mà là những trũng nước nhỏ để còng vùi mình xuống đó mà lột. Người ta quậy nước muối sẵn, rồi chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có còng là ghé lại, bắt một con còng mềm nằm dưới. Còng lột được bỏ vào nước muối có pha đường để ngâm. Khi còng đã thấm mặn thì người ta đem phơi nắng. Thường có hai cách để làm mắm còng:

- Còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc dọn ra ăn thì trộn còng với chanh, khóm, đường, tỏi, ớt.

- Còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, trụng với nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, khóm, đường, tỏi ớt.

Từ miền quê Gò Công, Bến Tre đến các vùng chợ, mắm còng được mọi người ái mộ. Ở đâu muốn ăn mắm còng cho ngon, cũng phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống, như: húng cây, húng lũi, tía tô, kinh giới, dấp cá, quế, gừng và ớt. Mắm còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Ở vùng quê hay các vùng chợ thuộc miền Nam Việt Nam, mắm

Mắm, Món Ăn Khó Quên 255

Page 256: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

còng còn có hương vị đậm đà của quê hương. Màu bún trắng, mắm còng màu thâm, tía tô màu tím, rau húng màu xanh.. trộn với một chút mắm còng thơm phức, người ta thưởng thức được hương vị đậm đà của quê hương.

Mắm tôm chà.

Nghề làm mắm tôm chà xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Lúc sinh thời, bà hoàng Từ Dũ cùng gia đình đã chế biến và giới thiệu món này cho triều đình nhà Nguyễn. Bà Từ Dũ nhủ danh Phạm Thị Hằng - con gái của Quốc sử quán Tổng tài Phạm Đăng Hưng được tiến cung năm 1824 và sau đó đã trở thành đức Thái hậu Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức. Do hương vị đặc trưng từ Gò Công của Hòang thái hậu mà được triều đình Huế thường dùng để tiếp đãi khách trong các buổi yến tiệc, những dịp lễ lạc. Món mắm tôm chà đã chào đời vào khoảng 200 năm. Mắm tôm chà khi biến chế người ta dùng tôm đất hay tôm bạc thẻ ở sông, hay có thể thế bằng tôm sú (tôm vùng biển) miễn còn tươi, nếu còn sống càng tốt, cho vào thau ngâm với rượu đế khử mùi tanh chừng 5, 7 phút. Sau đó vớt ra để ráo rồi bỏ vào máy xay thật nhuyễn, sau đó đem chà trên ray có lỗ thật nhỏ để chắc lấy nước, phần vỏ và thịt được bỏ đi. Nước tinh chất của tôm được đệm thêm vào đường, muối, ớt bột, tỏi rồi đem phơi ít nhất một tuần dưới ánh nắng để cho sản phẩm đặc kẹo lại mới dùng được. Thông thường thì cứ ba ký tôm mới làm ra được 1 ký mắm tôm chà mịn màng thơm dịu.

Mắm tôm chà có thể dùng nguyên chất hoặc có thể pha thêm tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, chanh tùy khẩu vị và được dùng với bún, thịt luộc, rau sống, khế, dưa leo, chuối chát, xoài sống thái lát. Khi ăn quệt thịt, soài lát vào hổn hợp mắm tôm cùng bún và rau.

Trong Thú ăn chơi Tản Đà tiên sinh đã viết: "Tôi có qua chơi vùng nhà quê Long Xuyên, cùng ăn bữa cơm nhà một ông Chánh tổng, nhiều thứ mắm thiệt ngon". Do vậy, xin kể ra vài loại mắm đặc trưng nữa:

Việt Hải 256

Page 257: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

* Mắm cá linh.

Cá linh còn có thể làm mắm. Cá làm sạch, cho vào hũ ướp muối, ba ngày sau dùng vỉ tre gài chặt xuống. Một tháng sau, vớt ra trộn thính vào rồi cho vào hũ gài chặt như trước. Một tháng sau, lại vớt ra cho đường vào , rồi đổ vào hũ gài chặt lại. Thêm một tháng nữa là mắm có thể dùng được.

Mắm cá linh có thể ăn vơi bún hoặc cơm, hay làm mắm kho với cá, tôm, thịt ba rọi thái mỏng và cà tím.

* Mắm cá trèn.

Mắm cá trèn được xem ngon hơn mắm cá linh. Mắm cá trèn ăn vơi bún, thịt ba rọi luộc và rau sống.

* Mắm thái.

Mắm thái được làm bởi cá lóc loại to, thịt nhiều được thái filet. Cá được ngâm muối. Mắm ngon thông thường là mắm có mùi thơm dịu, thịt ửng hồng không cứng quá cũng không mềm nhũng. Trung bình mất khoảng 6 tháng đến 1 năm. Sau đó mắm được chao đường, chọn đường thốt nốt thắng cho có chỉ rồi thêm gia vị là lúc màu sắc, hương vị được định độ ngon của con mắm. Dùng mắm lóc filet bỏ da, tách xương, thái thành sợi, màu thính phải tươi, hạt thính nhuyễn, đường thắng kẹo sệt có màu vàng đỏ. Đu đủ trộn với mắm phải là đu đủ mới, còn xanh, bỏ vỏ và hột, bào thành sợi mỏng, muối mặn để khoảng 10 ngày cho hết mùi, xả sạch. Tỷ lệ thịt và đu đủ 50/50, sao cho sợi mắm không bị nhão, có vị bùi của mắm, vị ngọt, dòn của đu đủ.

* Mắm ruột.

Mắm ruột là mắm được làm từ ruột cá lóc. Cá được chọn để chế biến món mắm phải là loại cá lóc to, ngon nhất là loại cá lóc có trứng mang sắc vàng ươm. Cá được làm sạch phần bao tử và ruột non của cá. Sau khi làm sạch ruột cá xong, ruột cá được rửa sạch, ngâm nước muối. Cách pha nước muối cũng là một kỹ

Mắm, Món Ăn Khó Quên 257

Page 258: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

thuật, vì sau khi pha độ 2 – 3 ngày, ruột cá phải thấm mặn đến tận bên trong để mắm mới không bị hư. Sau đó vớt ruột cá ra để cho thật ráo nước và đem trộn với thính, rồi cho vào hủ ém thật chặt. Kế đến chế nước mắm nhỉ lên trên mặt, phải là nước mắm nhỉ mới cho hương thơm đậm đà. Người ta thường ướp ruột cá và nước mắm trong vòng một tháng, sau đó đem chao với đường thốt nốt được thắng vàng, đến khi nguội thì hương vị của món mắm ruột tỏa ra rất thơm. Để có hủ mắm thật ngon, trung bình phải mất 4 tháng. Nguyên liệu dùng để ăn kèm là xà lách, húng cay, khế, chuối chát, ớt sừng trâu, đu đủ và củ riềng thái sợi nhỏ, thịt ba rọi luột thái mỏng, bánh tráng, bún và sau cùng là một chén nước mắm chua chua ngọt ngọt thật cay. Mắm ruột cũng như mắm lóc thái ăn với bún, hoặc cuốn bánh tráng tùy sở thích.

* Mắm xé. Mắm xé ngon nhất là mắm cá sặt, mắm cá lóc... Ngày xưa

khi tôi được dịp ghé thăm các tỉnh miền tây, bà conn hay ba`nn bè mời ăn món bình dân nhưng độc dáo này. Bên cạnh dĩa mắm xé có đĩa rau sống, dưa mleo, xoài bằm, dứa, mít non, khế, chuối lát cắt lát... đừng quên ớt hiểm thật cay vị giác. Khi ăn vào hổn hợp của vị chua, chát, ngọt, cay thấm vào làm dịu mắm cá.

* Mắm kho. Mắm cá sặc hoặc mắm lóc được nấu tan trong nước dậy mùi

sả băm, tỏi phi vàng. Nồi nước lèo được thêm vào thịt heo hay heo quay, cá bông lau hay cá catfish, tôm, mực, cà tím,... Vị cá mắm thấm ngấm vào cá, tôm, mực và thịt. Mắm kho ngon nhờ rau ghém như rau sống, rau đắng, bắp chuối, ngó sen, rau muống chẻ, giá, bông súng, bông so đũa, bông điên điển, soài sống, ... Mắm kho ăn với cơm hoặc bún.

* Lẩu mắm.

Lẩu mắm như món mắm kho nêu trên về cách làm. Nước lèo được đặt trên nồi lẩu để giữ độ sôi sục liên tục. Thịt, cá, tôm,

Việt Hải 258

Page 259: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Mắm, Món Ăn Khó Quên 259

mực là đồ để thực khách nhúng vào nước lèo. Lẩu mắm cần nhiều rau như các loại ở quê nhà: đọt nhút, rau dừa, bông so đũa, bông súng, bông điên điển, bắp chuối,... và đậu rồng, đậu bắp, chuối chát, khế, soài chua. Món này nên ăn với bún, hoặc cuốn bánh tráng.

* Mắm ruốc

Mắm ruốc là mắm làm từ con ruốc, một loại con tép riu, màu đỏ nâu, đặc mịn, thơm mùi mắm, mắm ruốc có nhiều ở miền trung hay Vũng Tàu. Tuy mắm ruốc trông giống mắm tôm, nhưng màu sắc và mùi vị không giống mắm tôm. Mắm ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm nước, chanh, đường tỏi ớt khi làm nước chấm và có thể dùng làm gia vị xào hay nấu, như mắm ruốc xào thịt ba rọi với sả ớt.

oOo

Trong suốt bài này, mắm được trình bày như món ăn truyền thống đặc sắc của người miền Nam. Vì các loại mắm được trích dẫn hay bàn luận xuất phát từ miền đồng bằng sông Cửu Long. Thức ăn hay ẩm thực là một khía cạnh của văn hóa. Như vậy mắm là một di sản văn hóa dân tộc vậy, nó phản ảnh từ nơi xuất phát rồi lan đi khắp năm châu, cuốn theo làn sóng và cuộc sống lưu lạc của người Việt Nam ly hương ngày nay. Thật vậy, mắm là di sản quê hương.

Việt Hải

Los Angeles

Page 260: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

NỖI NHỚ UÊ HƯƠNG

Việt Hải

ọi người chúng ta khi sinh ra, rồi khi lớn lên chứa chất những hoài niệm về một góc trời quê hương trong trí nhớ, và quê hương lá cái nôi sưởi ấm con tim,

quê hương ru ta mỗi khi buồn vì lưu vong, xa xứ, hay quê hương ru ta về những kỷ niệm xa xưa. Tôi nhìn những đám lục bình trôi trên sông Mississippi mà chạnh nhớ sông Vàm Cỏ Đông hay Cửu Long giang, tim tôi xao xuyến. Rồi khi viếng cao nguyên Napa có con đường rợp bóng mát do những cây sồi (oak) mà tàn cây to chụm vào nhau, đi giữa mùa hè mà không thấy ánh nắng dẫn vào thành phố Oakvillle của miệt Bắc Cali, như dạo nào tôi đi xuyên qua con đường tre em đi ở Trảng Bàng, hai hàng tre dọc hai bên đường che phủ rợp trời, che kín ánh nắng cho bóng mát tuyệt đối để hồn thơ trong tôi dâng trào:

M

"Tôi đi giữa lòng quê hương Nắng Cali như bóng mát Trảng Bàng"

Đó là quê hương mang theo, như những hành trang theo tôi, có lẽ đến hết cuộc đời, ôi quê hương nuôi ta từng ngày, ta mơ quê hương như yêu người tình. Một lần tôi thăm vườn trà ở Đài Trung (bên Đài Loan) tối ngủ trong nông trại mà cơn mưa rào tạc qua, nghe tiếng mưa rơi trên mái tôn lộp bộp, lộp bộp, lòng tôi xao xuyến như ngày về Tây Ninh thuở nhỏ trọ ở nhà bà con, sao mưa rơi trên mái tôn ở các nơi tạo ra một thanh âm thật giống nhau như thế. Hay khi tôi ghé thành phố Carmel trên Bắc Cali với Ngọc Linh, người bạn cũ của 40 năm rồi gặp lại đứng trên mỏm đá nhô ra biển cả xa xăm, gió biển mát rượi tâm hồn, tôi ngước lên trời có đám hải âu gọi đàn, dưới chân là những con sóng trắng xóa vỗ vào ghềng đá rì rào, khung cảnh Carmel mang

Việt Hải 260

Page 261: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

tôi về ghềng đá Bãi Dâu của Vũng Tàu. Ngày của thuở nhỏ ao ước được sang du học ở trời Tây. Ngày nay tôi nhìn về bên kia biển Thái Bình có quê hương tôi, tôi mơ một ngày trở lại quê hương bừng sống trong sinh khí tự do, nhân bản, không trù dập, không bắt bớ vô lý, khi người dân tôi quá tội nghiệp, còn khao khát quyền làm người. Nhớ về quê hương với những nỗi vui mang theo, cũng như những nỗi buồn của hiện tại.

Tôi đọc bài thơ Q u ê H ư ơ n g N ỗ i N h ớ của thi sĩ Hà Ly Mạc mà chạnh lòng:

Ðêm qua trong mộng tôi cười, Sáng nay thức dậy lại ngồi rưng rưng.

Lạ lùng chưa, lệ ứa dòng, Giọt thương tôi nuốt, giọt hồng tuôn ra.

Ðất người xót nỗi quê cha, O hay ! Trời cũng nhạt nhòa như tôi.

Lâm râm từng hạt mưa rơi, Hàng cây đứng lặng trên đồi ngẩn ngơ.

Niềm thương nỗi nhớ đong đưa, Tình quê hương đó, bao giờ mới nguôi.

Việt Nam ơi ! Núi, sông, trời, Lũy tre, đồng ruộng, đâu rồi nước non ?

Phải chi thấy lại mảnh vườn, Dang tay ôm lấy cộì nguồn mà hôn.

Mấy mươi năm, một nỗi buồn, Lê thân viễn xứ, héo mòn ruột gan.

Tình thâm đôi ngả quan san, Ngoài vời vợi nhớ, trong vàng vọt trông.

Xa núm ruột, quặn thắt lòng, Mồ cha, mả mẹ, lạc vòng tay ôm. Trời chiều rủ bóng hoàng hôn,

Quê hương nỗi nhớ, giọt buồn mang mang ...

(Trong tập Quê Hương Nỗi Nhớ 2002)

Nỗi Nhớ Quê Hương 261

Page 262: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Quê hương là tiếng nói thương yêu, cho tâm hồn ta gần gũi như tình tự từ da thịt, như hơi thở từ nuối tiếc chia ly. Tôi có người bạn gốc Nha Trang, trên bàn thờ nhà anh có tảng đá mang từ quê nhà sang, anh khắc chữ Việt Nam, anh lý luận rằng niềm tin khi chúng thờ phượng ai là do sự thiêng liêng. Nếu quê hương Việt Nam thiêng liêng thì tại sao chúng ta không thờ (?). Tương tự khi quốc gia Do Thái được các xứ Tây phương cho thành lập lại tại Trung Đông. Người Do Thái từ khắp nơi lủ lượt đổ về gây dựng lại quê hương mới. Có những người về đến quê hương mà họ dã khóc ròng, có người cúi xuống hôn lên mặt đất như lời chào mừng và tạ ơn quê hương.

Trong bài viết "Nước Non Ngàn dặm … trở về?" của tác giả Thâm Vấn, bà đã viết như sau: "với những người xa tổ quốc mà phải đợi tới những lời kêu gọi thống thiết từ đồng bào của mình ở quê nhà mới sực nhớ rằng mình vẫn còn có một quê nhà để trở về, thì quả thật, sự về ấy, chỉ là trở lại. Một cuộc trở về kiểu của ông Hạ Trí Chương bên Tàu, tác giả mấy câu thơ nổi tiếng và đã được nhiều người (Việt) nhắc đến để so sánh sự ra đi và trở về của người Việt tha hương. Bài thơ tên là Hồi Hương Ngẫu Thứ (Ngẫu Nhiên Khi Về Quê), được Hải Đà dịch như sau:

“Quê nhà xa cách tháng năm, Bạn bè thưa thớt biệt tăm phương trời Mặt hồ gương trước ngõ soi Gió xuân chắc chẳng đổi đời sóng xưa.”

(Hải Đà)

Ông Hạ Trí Chương giã nhà ra đi tìm công danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong bước công danh hoạn lộ của mình, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa. Sự ra đi của ông Hạ Trí Chương là một cuộc ra đi lập thân. 50 năm xa quê của ông là 50 năm ông lao vào cuộc giành giựt những hư ảo đời người. Ông chỉ trở về

Việt Hải 262

Page 263: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nỗi Nhớ Quê Hương 263

lại quê hương sau khi đã chán chê mọi thăng trầm cuộc đời vốn nhẹ tênh như lá mùa thu.

Đem sự trở lại của ông Hạ Trí Chương mà so sánh với sự trở về của anh bạn tôi đang đứng giữa đường phố quê hương một ngày cuối năm thì cũng tội nghiệp cho anh quá. Hơn hai mươi năm nay từ ngày anh bỏ tất cả bước chân xuống chiếc thuyền mong manh lênh đênh giữa biển cả ra đi tìm tự do, và trên hết, mang một hoài bão làm chút gì để đổi thay vận mệnh của đất nước, cũng là hơn hai mươi năm anh canh cánh bên lòng những trăn trở cho mảnh đất nghèo quê nhà anh để lại sau lưng. “Không về được, chưa về được, đâu phải chỉ là những khó khăn của đời thường, đâu phải chỉ là những mải mê với cuộc sống dễ chịu xứ người."

Tôi muốn kết luận bài viết của Thấm Vân có thơ của Hạ Trí Chương và của thi sĩ Hải Đà Vương Ngọc Long. Vì "Không về được, chưa về được, đâu phải chỉ là những khó khăn của đời thường, đâu phải chỉ là những mải mê với cuộc sống dễ chịu xứ người.". Quê Hương trong nỗi nhớ chỉ là Nỗi nhớ của quê hương mang theo trong tâm tưởng. Cái trân quý suốt đời: Quê hương trong tâm tưởng.

Việt Hải

Xuân Mậu Tí 2008

Page 264: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

UÊ HƯƠNG TRONG KÝ ỨC

Lê Tấn Tài

ống nhiều năm tại Úc Châu, nhưng năm nào gần đến Tết, tôi cũng lưu luyến nhớ về Tây Ninh, quê cũ, vùng đất tôi đã sống thời thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Tôi đã lớn lên

trên miền đất quê mùa, ruộng rẩy, trong thời gian đầu đời, khi tôi vừa bập bẹ biết gọi tiếng má, tiếng ba. Cả khung trời kỷ niệm của vùng quê ngoại, quê nội đã in sâu trong ký ức của tôi. Thuở thơ ấu, tôi chưa biết viết để ghi lại cảm nghĩ của mình. Bây giờ, những hình ảnh yêu dấu của quê hương được tôi ghi trên giấy, lại là hình ảnh trong ký ức, mà có lẽ ngày nay đã thay đổi nhiều. Lúc tôi còn niên thiếu và đang sống trên quê hương, tôi bận rộn trong công việc hằng ngày, nên không có dịp viết lại cảm nghĩ của mình. Tôi thương nhớ quê hương, nhưng chỉ có thể viết vội những gì còn lưu lại trong ký ức mà thôi.

S

Lúc lên khoảng năm, sáu tuổi, má tôi thường đưa tôi về thăm quê ngoại tại Bến Cầu, làng Long Thuận, là một trong 5 làng trù phú vùng Gò Dầu, gọi là Ngủ Long, gồm các làng Long An, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Thuận.

Theo lời kể của cậu tư Á, bên ngoại tôi vốn là hậu duệ của ông Trương Công Định. Khi bị quân Pháp truy nả gắt, ông và con trai là Trương Huệ lui tàn quân về vùng đất “ngủ long” nầy để ẩn thân, lập chiến khu để bảo toàn lực lượng. Vùng đất nầy rất trù phú, phì nhiêu, ruộng có năng suất cao, thuận tiện để tàn quân của ông Trương Công Định trú quân, làm ruộng để tích trử lương thực, mà địa thế của “ngủ long” lại hiểm trở, xa quốc lộ. Đất “ngủ long” ngăn cách với quốc lộ bằng con sông Vàm Cỏ Đông rộng lớn, và nhứt là giáp với biên giới Cao Miên, nên nếu quân

Lê Tấn Tài 264

Page 265: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Pháp truy đuổi gắt quá thì có thể vượt biên giới sang Cao Miên tá túc. Để che dấu tông tích, ngoại tôi đổi họ Trương sang họ Trần. Má và các cậu, dì, do dó, đều mang họ Trần, cho đến thời dì Tám, dì Út thì mới đổi lại họ Trương. Cậu tư nói, để tránh sự dòm ngó của nhà cầm quyền Pháp và chỉ điểm thời bấy giờ, thậm chí, mồ mả của bên ngoại chôn tại Gò Đưng, Rừng Dầu, Ngả Tắt cũng không viết tên bằng chữ quốc ngữ trên mộ bia, mà khắc tên bằng chữ nho. Cũng xin nói thêm, vùng đất “ngủ long” cũng là chiến khu đầu tiên của Cao Đài Liên Minh của Tướng Trình Minh Thế.

Khoảng thời gian đó, phương tiện giao thông còn khó khăn. Từ nhà tôi ở Trường Đua, tôi cùng má đi bộ. Tôi chạy lúc thúc theo má trên đường nhựa qua Gò Kén, làng Long Thành Nam, Trạm Nghỉ, rồi đến Bến Kéo. Có khi tôi chạy một lúc lâu, mệt, đuối sức, không đi nổi đoạn đường dài thì má cho tôi ngồi vào thúng, má gánh đi. May mắn lắm thì được quá giang xe ngựa của chú tám Lung, thích lắm. Từ Bến Kéo, hai má con đi đò, chèo bằng tay trên sông Vàm Cỏ Đông, từ Bến Kéo về Bến Cầu. Sau nầy, khoảng 1950-1953, có đò máy của ông Năm, là thân phụ của cố Trung Tướng Trình Minh Thế, đưa khách từ chợ Cẩm Giang qua Bến Cầu. Chợ Cẩm Giang nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Trên đoạn sông nầy có rất nhiều lục bình nở hoa màu tím xinh xắn, tô điểm cho vẻ đẹp của dòng sông lớn của Tây Ninh. Tôi theo má về thăm quê ngoại trong các dịp giỗ, Tết, hoặc vào mùa mưa, khoảng từ tháng tám đến tháng mười, mưa nhiều, má về Bến Cầu để mua cá từ các bạn hàng thu mua từ các miệng sa. Vùng Bến Cầu, Mộc Bài, đồng ruộng mênh mông, bao la, có rất nhiều cá. Mùa mưa lớn, nước nổi, cá bị cuốn trôi theo dòng nước chảy siết. Cá chạy vào miệng sa, là những tấm thanh tre như vạc giường, dùng để chận, hứng dòng nước chảy cuốn theo rất nhiều cá. Số lượng cá thâu hoạch mỗi ngày rất nhiều. Bạn hàng thu mua cá, rồi bán sĩ lại cho má tôi. Má chuyển về bán lẽ ở chợ cá Tây Ninh. Tôi được dịp theo má về thăm quê ngoại trong các lần như thế, tôi thích lắm. Tại chợ Bến Cầu, má mua các trái cây rừng làm quà cho tôi. Có khi má mua trái trường, khi khác, má

Quê Hương Trong Ký Ức 265

Page 266: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mua trái gùi, hoặc chùm đuông. Trái trường lớn bằng trái nhản, khi chín có vị ngọt ngọt, chua chua, vỏ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ lợt, lớp thịt mỏng bao quanh cái hột giống như trái nhản. Trái trường dỉ nhiên rẻ hơn nhản, vì cây trường mọc hoang trong rừng thưa, không ai trồng cây trường trong vườn xung quanh nhà như cây nhản. Riêng trái gùi thì rất ngon. Gùi cũng có vị ngọt ngọt, chua chua như trái trường, nhưng hấp dẫn hơn trái trường nhiều. Khi chín, trái gùi rất thơm, vỏ mềm, có nhiều múi giống như trái bứa, hoặc trái măng cục. Gùi là một loại dây leo, quấn xung quanh các cây cổ thụ như dây mây. Trái chùm đuông, khi chín, vỏ và ruột bên trong đều có màu đen, hoặc đỏ sậm, trái mọc thành từng chùm, có khi lên đến trên mười trái trong một chùm. Chùm đuông chín có vị ngọt đậm đà hơn hẳn trái trâm, nhưng khi ăn, lưỡi sẽ đỏ lè. Các loại trái cây rừng bây giờ không còn thấy bày bán ở chợ như ngày xưa nữa. Có lẽ, rừng đã bị tàn phá nhiều, nên các trái cây nầy không còn nữa. Tiếc thật.

Mỗi lần theo má về thăm quê ngoại, tôi rất thích và vui. Các kỷ niệm thời thơ ấu nầy luôn in sâu trong lòng tôi. Hai má con đi bộ trên một đoạn đường nhựa dài, đi qua các địa danh tuy quê mùa, nhưng đáng yêu, như Gò Kén, Bến Kéo, Cẩm Giang, Bến Cầu, Bàu Gỏ, Bàu Đưng, Ngả Tắt… Lúc đó, tại Bến Kéo còn có Tổng Hành Dinh của Quân Đội Cao Đài. Quân Đội Cao Đài đặt dưới quyền của trung tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương. Rải rác dọc theo hai bên sông Vàm Cỏ Đông, từ làng Hiệp Ninh, Long Thành, đến làng Long Thuận đều có đồn bót của Quân Đội Cao Đài giữ an ninh cho vùng Thánh Địa Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. Các cậu tôi, như cậu tư Á, cậu sáu Nào, rể của dì ba là anh năm Giúp, đều gia nhập Quân Đội Cao Đài. Tôi không rõ những người lính đạo lãnh lương bao nhiêu, nhưng có lẽ rất khiêm nhường, đa số ăn chay trường, thực phẩm thường do gia đình chu cấp, nhưng họ đã can trường giữ an ninh cho vùng Thánh Địa.

Đến khi tới tuổi đi học, ba ghi tên cho tôi học lớp đồng ấu tại trường làng Thái Hiệp Thạnh, gần chợ Mít Một. Xóm Trường

Lê Tấn Tài 266

Page 267: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đua lúc đó chưa có trường học. Thời gian nầy, trường làng chỉ có các lớp đồng ấu, lớp tư, lớp ba. Nếu học trò muốn học tiếp lên cao, thì phải xin chuyển về trường tỉnh tại tỉnh lỵ Tây Ninh để học lớp nhì, lớp nhứt. Học trò lên lớp nhì thì bắt đầu học tiếng Pháp. Năm tôi học vở lòng ở lớp đồng ấu, ba tôi thường nói đùa là cho tôi đi học “phá ngu”. Tôi học lớp đồng ấu với thầy Kim. Nhà thầy Kim tại Giếng Mạch. Cùng dạy tại trường làng Thái Hiệp Thạnh có các thầy Mà, thầy Hoặc. Thầy Mà có nhà gạch khang trang tại chợ Mít Một. Thầy khá giả, nhà có xe hơi, nhiều ruộng đất, nhưng thầy lại là người “đào hoa, bay bướm”, nên cuối đời khá long đong. Thầy Hoặc có nhà tại xóm Trường Đua, đối diện với Phạm Nghiệp. Thầy Hoặc có người con trai lớn, anh Hoàng, cùng lứa tuổi với tôi, nên có lúc chúng tôi học chung lớp. Tôi học “phá ngu” với thầy Kim được vài tháng thì ba xin chuyển tôi về học trường đạo tại Trường Đua. Đây là một ngôi trường nhỏ, chỉ có hai lớp đồng ấu, trai gái học chung. Trường nằm phía bên cạnh nhà thầy Hoặc, đối diện với Phạm Nghiệp, do Hội Thánh xây dựng. Trường rất nghèo, mái tranh, vách đất, nhưng rất chan chứa tình nghĩa. Trường là một chi nhánh của trường mẹ Đạo Đức Học Đường ở Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Trong khoảng 1949-1951, khi Hội thánh trùng tu Phạm Nghiệp thì cũng mở một chi nhánh của Đạo Đức Học Đường tại Trường Đua để có chỗ cho con em nhà đạo đi học mà khỏi phải đi bộ vào học ở Đạo Đức Học Đường. Đoạn đường từ Trường Đua đến Đạo Đức Học Đường dài khoảng 5–6 cây số, mà đa số con em nhà đạo đều nghèo, nên các em đi học đều phải đi bộ. Rất ít nhà có xe đạp. Nhờ Hội Thánh mở trường tại Trường Đua, nên tôi đi học gần nhà. Mỗi buổi sáng, tôi đi học rất vui vẻ, vì không phải đi bộ xa. Hồi đó, học trò đi bộ chân trần, không mang dép, guốc gì cả, mà đi trên đường nhựa, buổi trưa trời nóng, da chân như bị phỏng vì mặt đường nhựa rất nóng. Má cho một cắc bạc để tôi mua quà sáng. Tôi ghé tiệm anh hai Chon mua bánh men, có khi mua bánh “con heo” cất vào túi áo trên. Gọi là “bánh con heo”, vì nó có hình dạng như con heo nhỏ, một loại bánh ngọt như biscuit. Má mua cho một cập bàng, lớn bằng khổ giấy A3 ngày nay, gấp đôi lại làm thành hai ngăn nhỏ, trong đó để một tập

Quê Hương Trong Ký Ức 267

Page 268: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

gạch hàng đôi, một bảng đá có treo tòn teng miếng vải nhỏ để lau bảng, vài cục phấn trắng, một bình mực tím, một cây viết chấm. Trên tấm bảng đá có kẻ hai hàng ngang, cách nhau độ 5, 6 phân, để tôi tập viết các chữ cái giữa hai hàng đó. Lúc mới bắt đầu tập viết, thầy viết các chữ cái trên bảng đen lớn. Sau đó, học trò chúng tôi mới nhìn theo, tập viết lại trên bảng đá bằng phấn trắng. Khi thầy nhịp roi mây trên bảng đen, thì tất cả học trò giơ bảng đá lên cao cho thầy xem. Nếu thầy xem đúng thì để bảng xuống, bôi đi và viết tiếp chữ khác. Tuy vậy, cũng có chữ khó viết, như các chữ có dấu Ư, Ơ thì thầy phải xuống tận chỗ, cầm tay để dạy viết cho đúng. Sau đó, khi học trò viết đã quen tay thì thầy cho tập đồ bằng viết mực trên quyển vở có gạch hàng đôi. Má mua cho bình mực tím và cây viết chấm “ngòi lá tre”. Cũng có khi học trò chơi giởn, vô ý làm đổ mực lên tập vở, thầy bắt chụm năm đầu ngón tay lại, thầy lấy roi mây gỏ lên đó, đau thấu xương, nhưng không dám khóc, và rán lần sau, không dám làm đổ mực lên tập nữa. Nhờ vậy mà học trò cố gắng tập viết để có một tuồng chữ ngay ngắn, đẹp. Bạn học trong lớp đồng ấu của tôi đa số là con em nhà đạo xóm Trường Đua. Tuy nhiên, cũng có một số là con em của các gia đình miền Trung và lục tỉnh chạy về lánh nạn ở Tây Ninh làm công quả tại lò gạch của Ban Tạo Tác. Thời gian 1949-1953, Hội Thánh đang tiến hành xây dựng Tòa Thánh, Hộ Pháp Đường, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung… và các cơ sở đạo trong Nội Ô, nên Hội Thánh cho lập nhiều lò gạch ven sông Vàm Cỏ Đông để cung cấp gạch, ngói cho các công trình xây dựng cơ sở đạo. Các cơ sở nầy được xây dựng do nhiều gia đình tín đồ hiến thân làm công quả. Má và các chị tôi thì đi ra ruộng phía sau chùa Gò Kén để nhổ lá hẹ và gánh vào Tòa Thánh, hiến cho Trai Đường, để các tín đồ làm công quả ăn với cơm, chấm lá hẹ với nước muối có màu đỏ sậm của cơm cháy, mà tín đồ Cao Đài thường gọi đùa là “nước tương Đại Đạo”.

Tôi theo học lớp đồng ấu tại trường đạo ở Trường Đua được một thời gian. Thầy dạy tập viết, đánh vần xuôi, vần ngược, rồi thầy dạy bài “học thuộc lòng”, còn gọi là “ám đọc”. Trong một

Lê Tấn Tài 268

Page 269: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

dịp lễ lớn của đạo, thầy hướng dẫn một số học sinh khá vào Đạo Đức Học Đường trong Nội Ô để tham dự lễ, và cũng để thi đua đọc bài “học thuộc lòng”. Thầy dạy bài “Bông sen” và bắt học trò học thuộc lòng, đọc trôi chảy, không vấp váp thì thầy cho tham dự vào toán thi đua cùng các học trò khác ở Đạo Đức Học Đường. Tôi không nhớ tên thầy, nhưng bài “ám đọc” thì còn nhớ, như sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng, Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Thầy cho học trò học thuộc lòng và cắt nghĩa cho học trò biết ý nghĩa của bài. Bông sen, ví như người quân tử. Dầu phải sống trong bùn hôi tanh, nhưng lòng vẫn giữ trong sạch, không bị ảnh hưởng của ngoại cảnh làm hoen ố thanh danh của mình.

Những cảm giác của buổi đầu đời cắp sách đến trường, học “phá ngu”, với tôi, thật là êm đềm và thích thú. Sau nầy, lên trung học, tôi học bài giảng văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Tôi thật sự thích thú và cảm phục tác giả đã diễn tả được tình cảm của người học trò nhỏ, lần đầu tiên cắp sách đến trường. Tình cảm trong sáng, gần gủi và thân quen đó vẫn lâng lâng trong lòng mỗi khi tôi đọc lại đoản văn:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi

Quê Hương Trong Ký Ức 269

Page 270: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nầy tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Nhân dịp soạn lại các sách vở cũ khi về thăm Việt Nam năm 2006, tình cờ tôi tìm thấy một quyển sách cũ, đã vàng ố, mất cả bìa. Các trang sách đã ngả sang màu vàng sậm. Ở trang đầu, còn bút tích của anh tôi, ghi như sau: “Mua ngày 17 tháng 10 năm 1954 tại nhà sách Lê Phan, Sài Gòn” và chữ ký tên của anh. Quyển “Le livre de mon ami” của Anatole France, một tác giả cổ điển rất nổi tiếng của Pháp. Quyển tự truyện nầy của Anatole France rất được học trò ưa thích thủa trước. Giọng văn của ông nhẹ nhàng, trong sáng, thi vị và đượm vẻ lãng mạn, thích hợp với lứa tuổi học trò. Sách do nhà xuất bản Hachette in tại nhà in Brodard & Taupin, Pháp Quốc năm 1950. Đoạn văn mà tôi rất ưa thích và đã học thuộc lòng, xin phép ghi lại để cùng các bạn quay về, hồi tưởng lại khoảng thời gian của thập niên 1950. Trích từ trang 121 đến trang 122:

“Les humanités.

Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers diners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxemburg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanche épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au college en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le vois; car ce petit bonhomme est une ombre; c’est l’ombre du moi que j’etais il y a vingt-cinq ans. Vraiment, il m’interesse, ce petit: quand il existait, je ne me souciais guère de lui; mais, maintenant qu’il n’est plus, je l’aime bien. Il valait mieux, en somme, que les autres moi que j’ai eus

Lê Tấn Tài 270

Page 271: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

après avoir perdu celui-là. Il etait bien étourdi; mais il n’etait pas méchant et je dois lui rendre cette justice qu’il ne m’a pas laissé un seul mauvais souvenir; c’est un innocent que j’ai perdu: il est bien naturel que je le regrette; il est bien naturel que je le voie en pensée et que mon esprit s’amuse à raminer son souvenir.

Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en class. Il avait le coeur un peu serré: c’etait la rentrée.”

Ở trang 125, có in bức tranh một cậu bé đang mang trên vai cập đi học, xéo xéo phía trước mặt cậu là một bức tượng đứng trên bệ cao, im lìm, thấp thoáng qua một cây cổ thụ cao mà cành lá xác xơ, hình ảnh của mùa thu tại công viên Luxemburg.

Đoản văn của Thanh Tịnh và của Anatole France, mà mỗi khi có dịp đọc lại, lòng tôi bồi hồi, lâng lâng một cảm hoài về các kỷ niệm xưa của ngày còn bé, vừa đặt bước chân đầu tiên đến trường học. Cái cảm giác nhẹ nhàng, kỳ thú, cũng không kém bối rối, lo âu nhưng cũng rộn ràng sung sướng, vì được đến trường học để trau giồi đức dục, trí dục. “Tiên học lễ, hậu học văn”, câu châm ngôn thầy thường căn dặn học trò. Hình ảnh mà tôi mơ ước nhứt, là sau nầy sẽ trở thành thầy giáo, như các thầy đã dạy tôi trong lúc học vở lòng. Thầy là thần tượng mà tôi mơ ước: Quần áo thầy sang trọng, ủi ngay ngắn, thẳng nếp, tóc thầy hớt tỉa đẹp đẻ, chải láng bóng, thầy nói chuyện lưu loát, cao siêu, văn hoa, hơn hẳn người bình dân nói năng bình dị, đôi khi bậm trợn. Trong lớp học, thầy khoan khoái phì phà thuốc lá, loại thuốc thơm, hiệu Cotab. Thầy ung dung nhả khói. Trước khi hút thuốc, thầy còn cầu kỳ tẩm điếu thuốc với dầu nhị thiên đường. Khói thuốc quyện trong không khí, tỏa mùi thơm sang trọng, so với khói thuốc rê có mùi khen khét của ba hút ở nhà. Thuở đó, không ai quan tâm đến việc “cấm hút thuốc” trong trường học, văn phòng, hay nhà ở như hiện nay. Ai cũng “tự do, thoải mái” hút thuốc. Ai khá giả thì hút thuốc thơm, ai quê mùa, chân lấm tay bùn, thì hút thuốc rê, thuốc vấn.

Quê Hương Trong Ký Ức 271

Page 272: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sau khi tôi học hết lớp đồng ấu, ba xin cho tôi vào học lớp tư ở trường tiểu học tỉnh lỵ Tây Ninh. Tôi ở trọ nhà cô sáu Rảnh. Nhà cô sáu ở cùng con đường với nhà của bác sĩ Hà Văn Sua, gần trường học. Tôi học lớp tư với thầy Non, em của bác năm Phòng. Thầy Phòng dạy lớp nhứt. Tôi gọi thầy Phòng, thầy Non bằng bác, vì là anh em họ với ba. Nhà của thầy Phòng, thầy Non cũng ở gần trường, chỉ đi bộ ít phút thì tới. Cách nhà thầy Phòng ít căn là nhà của thầy Cẩm, dạy lớp nhì. Năm sau, tôi học lớp ba với thầy Khánh. Nhà của thầy Khánh ở gần ngả ba chợ cũ. Thầy Khánh thường kể chuyện ngày xưa, thầy làm việc ở đồn điền cao su, sống xa gia đình, rất buồn và nghèo khổ, để khuyên học trò cố gắng học, sau nầy có đời sống khá hơn, suớng hơn buổi thiếu thời của thầy. Lớp nhì tôi học với thầy Đồng, một thầy giáo trẻ, nhưng thầy đánh học trò cũng nỗi tiếng. Nhắc đến thầy, dù với tấm lòng quí trọng và biết ơn, nhưng tôi vẫn còn nhớ, ngọn roi mây của thầy quất vào đít đau thấy mấy ông trời. Đúng là câu: “Thương cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”. Bọn trẻ con chúng tôi lúc đó không bao giờ dám quên lãng việc học bài. Hình ảnh ngọn roi mây của thầy vẫn thường xuyên nhắc học trò phải trả bài mỗi ngày. Nếu không thuộc bài, thế nào cũng có dấu roi mây trên mông đít.

Đến giữa năm lớp nhì thì tôi phải tạm nghỉ học, vì trận bão lụt năm Thìn (1952) rất lớn tại Tây Ninh. Cả vùng đồng ruộng của Tây Ninh chìm trong biển nước. Lúa bị úng nước trên một tháng, nên chết rụi. Mùa màng mất trắng. Trâu bò bị dịch bệnh. Đồng cỏ bị ngập lụt, không có cỏ cho trâu bò ăn. Đàn trâu trên mười con của ba chết quá nửa. Ba nói, gia đình mình bây giờ sa sút lắm. Gia đình hết khả năng cho con tiếp tục đi học. Lúa chết. Trâu chết. Tài sản của nhà nông chỉ trông nhờ vào hoa lợi của lúa, mà lúc bấy giờ ruộng lúa đều chìm trong biển nước. Tôi đành tạm nghỉ học, ở nhà để tiếp tay, phụ với ba việc đồng áng. Mỗi ngày, tôi lùa mấy con trâu ốm tong teo vào tận vùng rừng thưa gần cầu Năm Vồ, dưới chân núi Bà để cho nó ăn và tránh lụt.

Lê Tấn Tài 272

Page 273: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sau hơn một tháng lụt lội, nước bắt đầu rút. Tôi lùa đàn trâu trở về cho ăn cỏ ở Gò Trôm, cách Gò Kén con sông nhỏ. Gò Kén là nơi có ngôi chùa Từ Lâm rất khang trang, cổ kính và nổi tiếng tại tỉnh Tây Ninh, còn được gọi là chùa Gò Kén, là nơi khai Đạo Cao Đài, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày rằm tháng mười năm Bính Dần, nhằm ngày 19 tháng 11 năm 1926 dương lịch. Một hôm, tôi đang ngất ngưỡng ngồi trên lưng con trâu Cheo, nhưng con trâu Voi thì ưa gây sự với trâu ở bầy khác, nên nó chém lộn, làm cho con trâu Cheo hốt hoảng, quăng tôi xuống đất bất thình lình. Tôi bị té từ lưng con trâu Cheo, gảy khủy tay mặt, đau điếng. Tôi ôm cánh tay bị gảy, lùa đàn trâu về nhà sớm hơn thưòng lệ. Ba chở tôi vào một tiệm thuốc Bắc ở chợ Tây Ninh để bó thuốc. Tôi treo cánh tay gảy phía trước ngực hơn mấy tháng mới lành.

Niên học 1955-1956, ba cho học lại lớp nhì tại trường Lê Văn Trung, rồi học tiếp liên với thầy Lê Văn Vang. Trong năm tôi học lớp nhì thì có một biến cố lớn trong vùng Thánh Địa: Tướng Trình Minh Thế tử trận khi đánh dẹp Bình Xuyên tại cầu Tân Thuận. Đám tang của Tướng Trình Minh Thế di chuyển trên quốc lộ 22, đi ngang phía trước nhà tôi. Tín đồ Cao Đài ai ai cũng rơi lệ, thương tiếc cho một tướng anh dũng của quân đội Cao Đài. Tất cả những nhà dọc trên quốc lộ có đám tang đi ngang qua đều đặt bàn hương án để tỏ lòng thương mến, kính trọng. Tướng Trình Minh Thế được an táng trọng thể dưới chân núi Bà, nơi đã từng là chiến khu của Cao Đài Liên Minh. Mộ của ông được xây dựng uy nghi, tráng lệ, cạnh đường đi từ chân núi lên chùa Bà và chùa Hang. Tướng Trình Minh Thế được truy thăng Trung Tướng và tên được dùng đặt tên đường nơi ông tử trận. Đối với học trò trường Lê Văn Trung lúc đó, do ảnh hưởng của sự thơ ngây và tin những huyển hoặc trong truyện phong thần của tàu, chúng tôi rất ngưỡng mộ người anh lớn, Tướng Trình Minh Thế, nên vẫn tin tưởng không thể nào ông chết được, mà có lẽ giả chết, hoặc tàng hình ở đâu đó, rồi sẽ sống lại.

Quê Hương Trong Ký Ức 273

Page 274: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Anh Vương Văn Ký, một người vốn xuất thân từ vùng đất “Ngũ Long”, có làm bài thơ vịnh Tướng Trình Minh Thế như sau:

“Xuất thân dân giả đất Tây Ninh, Thời cuộc đẩy đưa tướng họ Trình, Chống Cộng thù Tây nuôi chí khí, Nương dân tựa Đạo dưỡng quân binh. Càn khôn sinh lộ lòng chưa thấu, Bát Quái trận đồ thế chẳng minh! Tân Thuận sương mai còn phảng phất, Bóng hình tướng trẻ đất Tây Ninh.

* * *

Bóng hình tướng trẻ đất Tây Ninh, Chuối Nước, Rừng Nhum luyện chiến binh. Núi Phụng, núi Heo hùng cứ điểm, Long Hoa, Tòa Thánh vững an ninh. Rừng sâu cọp dữ từng vang tiếng, Phố thị binh oai khiến bỏ mình. Nghĩa sĩ rã rời, Thầy lánh nạn Ngũ Long hờn …vận nước điêu linh!”

Sau những cố gắng, chăm chỉ, với sự dạy dổ và rèn luyện

đầy kinh nghiệm của thầy Lê Văn Vang, tôi thi đậu vào lớp đệ thất trường trung học công lập Tây Ninh niên khóa 1957-1958. Trường trung học công lập Tây Ninh mới thành lập được hai năm. Lớp đệ thất của chúng tôi là lớp thứ ba. Trường lúc đó mới có một dãy lầu hai tầng, được xây cất trên miếng đất nguyên là nghĩa địa, cạnh ngả ba Cửa Đồn. Trường do thầy Nguyễn Văn Mạnh làm hiệu trưởng, thường được gọi một cách thân tình là ông đốc Mạnh, là em (hay anh?) của ông đốc Minh, hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh lỵ Tây Ninh.

Quãng thời thơ ấu trên vùng đất thân thương Tây Ninh đã ghi đậm vào ký ức của tôi. Giờ đây, viết lại những dòng hồi ký nầy, tôi xin thành kính ghi nhớ công sanh thành, dưỡng dục của

Lê Tấn Tài 274

Page 275: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Quê Hương Trong Ký Ức 275

song thân, công giáo hóa, diều dắt về đạo đức, về tâm linh của các ngài Chức Sắc trong Hội Thánh Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, công trình dạy dỗ khó nhọc của các vị thầy khả kính và tình thương yêu vô vàn của các đồng hương Tây Ninh. Tôi xin ghi lại nơi đây với lòng chân thành tri ân tất cả quí vị. Trân trọng.

Sydney, Úc Đại Lợi, đầu mùa Xuân năm 2007 (Tháng 10 âm lịch, năm Đinh Hợi)

Hồi ký của Lê Tấn Tài

Page 276: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

UÊ HƯƠNG, NGÀY TRỞ LẠI

Nguyễn Hữu Của

in cô em gái út đang trong tình trạng bệnh nặng tại Việt Nam có thể không qua khỏi lưỡi hái tử thần làm cho vợ chồng tôi hết sức bối rối. Quyết định về hay không về làm

cho chúng tôi ray rức suốt cả đêm. T

Cô em gái Út từ khi còn thơ ấu mồ côi cha, xem nhà tôi như người Mẹ thứ hai trong gia đình, đến khi lớn lên có gia đình, có một đứa con trai,chồng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt phục vụ tại sư đoàn 5 bộ binh, cuối cùng thuyên chuyển về sư đoàn 18 bộ binh. Nhưng thật không may chồng cô em bị bức tử sau một đêm bị tra tấn dã man trong xà lim - conex - của trại tù K3 Suổi Máu ngay trong năm đầu tiên vào trại tập trung cải tạo.

Vết thương lòng chưa nguôi ngoai thì đứa con trai duy nhứt bị sốt xuất huyết lìa đời sau đó ít lâu. Còn lại một thân một mình cô em về sống với gia đình tôi để sớm hôm vơi đi phần nào nổi cô đơn bất hạnh. Từ khi có dì Út về ở chung, nhà tôi yên tâm tảo tần vất vả để kiếm miếng ăn cho các con. Trong những lúc Mẹ vắng nhà hai con tôi được dì săn sóc chu đáo, sớm hôm thay chị lo cho các cháu miếng ăn giấc ngủ, thời gian nầy tôi còn đang “dong rủi” trong các “Trại Tù Cải Tạo” từ rừng sâu nước độc đến các cao nguyên đèo heo hút gió.

Chính vì những thâm tình nầy mà vợ chồng tôi thật khó nghĩ. Không về được để chứng kiến giây phút cuối đời cô đơn tẻ lạnh, tiễn đưa cô em về nơi an nghỉ cuối cùng thì lòng ray rức. Mà về thì biết bao truân chuyên kể cả hiểm nguy đang chờ đón.

Kinh nghiệm cho biết có rất nhiều người gặp rắc rối khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất và phải lên phi cơ trở

Nguyễn Hữu Của 276

Page 277: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

lại Hoa Kỳ sau vài giờ “làm việc” với cán bộ an ninh của Chánh quyền Cộng Sản. Thời gian nầy chưa xảy ra tình trạng “gởi” súng ống đạn dược vào hành lý của người hải ngoại về thăm quê hương nên tôi chưa biết lo lắng về vấn đề nầy.

Sau một đêm bàn bạc suy hơn tính thiệt, cuối cùng chúng tôi quyết định về.

Thủ tục xin Visa nhập cảnh được hãng du lịch tiến hành nhanh chóng. Một kế hoạch được đề ra, hành lý của hai vợ chồng để trong hai Vali riêng biệt, tiền bạc giấy tờ mỗi người “hồn ai nấy giữ” để trường hợp đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất gặp phải bất trắc “được” mời vào phòng riêng “làm việc” thì tôi sẵn sàng trở lại Hoa Kỳ, nhà tôi vẩn tiếp tục chuyến đi để lo cho cô em trong giây phút cuối đời .

Ngày đi lại đến, chiếc phi cơ của hãng hàng không Eva rời khỏi phi trường Los Angeles vào lúc nửa đêm mang theo gần 300 hành khách mà đa số là dân “da vàng tóc đen”. Phi cơ bắt đầu cất cánh rời phi đạo cũng là lúc hầu hết hành khách mệt mỏi dựa đầu vào ghế tìm vào giấc ngủ.

Tôi và nhà tôi mỗi người một tâm trạng. Thỉnh thoảng nhà tôi thở dài lo lắng nghỉ đến số phận cô em Út đang từng phút chóng chỏi với tử thần trên giường bệnh, thỉnh thoảng lại xây qua hỏi tôi cách thức làm đám tang nếu chẳng may cô em qua đời. Hai dòng lệ long lanh trong ánh mắt tạo cho tôi cảm giác bùi ngùi thương cảm. Riêng tôi thì đầu óc đang bận rộn suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể có khi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất nên cũng không bận tâm lắm về việc mà nhà tôi đang lo lắng.

Miên man suy nghĩ rồi ngủ thiếp đi, đến khi người Chiêu Đãi Viên mang thức ăn sáng tôi chợt tỉnh giấc. Ăn sáng xong lại miên man suy nghĩ cho phút giây sắp tới không biết lành dữ ra sao. Lại suy nghĩ rồi lại thiếp đi trong giấc ngủ muộn màng ...

Tiếng cô chiêu đãi viên người Trung Hoa vang trên loa phóng thanh, tiếp theo là giọng nói trong trẻo của cô chiêu đãi viên người Việt Nam:

Quê Hương Ngày Trở Lại 277

Page 278: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Quý khách đang bay trên không phận Việt Nam, trong chốc lát quý vị sẽ đến phi trường Tân Sơn Nhất… Thành phố.... ... Chào mừng quý khách đến Việt Nam ... kính chúc quý khách ....

Tôi tỉnh ngủ, tim đập rộn ràng, đầu óc miên mang suy nghỉ. Tôi sắp đặt chân lên mảnh đất quê hương thân yêu sau thời

gian dài xa cách... Nơi tôi đã sống, học hành, chiến đấu... tù đày... gông cùm..tra tấn... và ra đi dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt của kẻ tha hương.

Dù biết rằng sẽ có một ngày trở lại, nhưng tim tôi không khỏi rạo rực... nôn nóng của người đi xa trở về ,được nhìn thấy lại quê hương...Giống như ngày còn bé mỗi khi đi đâu mong mau về để gặp lại mẹ ...

Phi cơ nhẹ nhàng nghiêng đôi cánh, thấp dần, thấp dần, tiếng cô chiêu đãi viên:

- Quý khách vui lòng cài dây an toàn....

Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa nhỏ. Thành phố Sài gòn của năm nào hiện ra trước mắt với nhà cửa chi chít ngang dọc. Những tòa nhà cao tầng mới xây sừng sững giửa trung tâm thành phố... Chung quanh là những ngôi nhà thấp san sát liền nhau... Sài gòn của năm xưa... Sài Gòn của mối tình đầu nóng bỏng tuổi học trò đầy thơ mộng... Sài gòn của những buổi hẹn hò tình tự lãng mạn trong các rạp chiếu bóng Rex, Vĩnh Lợi, Lê Lợi, Eden ..... Sài Gòn của những tháng năm miệt mài trên ghế giàng đường Duy Tân.... bơ phờ sau những ngày thi cử... Sài Gòn của những ngày yêu cuồng, sống vội trước khi trở về lại vùng địa đầu giới tuyến mịt mùng khói lửa của tang thương chết chóc... Sài Gòn của những ngày cuối tháng tư ngơ ngác, hối hả, bùi ngùi dắt dìu nhau trong cảnh hoảng loạn, giữa tiếng bôm đạn rền vang cùng khắp... Sài Gòn của những xác người âm thầm, tức tưởi gục ngã trong giờ thứ 25 của cuộc chiến đầy oan nghiệt... Sài Gòn của những chuyến tàu đầy ắp người với những gương mặt bơ phờ, mệt mỏi, ngơ ngác, kinh hãi, chậm chạp rời bến, để lại phía sau một vùng trời mịt mù khói lửa... với hàng đống quân trang

Nguyễn Hữu Của 278

Page 279: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

quân dụng rải rác trên khắp đường phố cùng với những gương mặt hằn lên nét uất nghẹn của những con người mà trước đó không lâu vẩn kiên cường ghì chặt tay súng, bất đắc dĩ phải chấp nhận bỏ cuộc khi đất nước bị bức tử.

Bao nhiêu kỷ niệm của một thời đã qua như sống dậy mãnh liệt, thôi thúc cho nổi rạo rực đang bùng lên trong tâm hồn của kẻ đi xa trở về... tạm quên nổi âu lo.

Tiếng bánh xe phi cơ chạm đất. Thân phi cơ rung chuyển. Phi cơ chậm dần ... chậm dần.

Nhìn ra khung cửa sổ, những nhà chứa phi cơ đồ sộ - hangar- từng chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử trong tiếng gầm thét vang rền của bao nhiêu loại phi cơ trước lúc xung trận, giờ đây rêu mốc phủ đầy, cây cối, cỏ tranh um tùm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Xuống phi cơ chúng tôi cùng xuôi theo dòng người đến nhận hành lý. Sau khi nhận hành lý chúng tôi theo những người đi trước đến cổng để làm thủ tục nhập cảnh.

Đứng nối đuôi vào một hàng dài hành khách vừa mới xuống phi cơ để chờ đến lượt mình. Hàng người đứng dài chờ đợi, ai cũng có vẻ nôn nóng.

Nhà tôi quay nhìn tôi nhắc nhở chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Tôi mỉm cười trả lời:

- Sẵn sàng... Vừa lúc đó một giọng nói nhỏ từ phía sau vang lên bên tai

tôi. Tôi quay lại, một người đàn bà trung niên dễ nhìn, người tầm thước, mỉm cười nhìn tôi hỏi:

- Ông có chuẩn bị “thủ tục” đầy đủ chưa? Tôi cười xã giao đáp: - Xong rồi ... Người đàn bà có vẻ không tin. Đưa mắt nhìn vào bàn tay tôi

đang cầm Passport với mấy tờ giấy sắp gọn gàng bên trong, rồi khẽ đưa cuốn Passport của bà cùng các giấy tờ ra trước mặt tôi, chúng tôi cùng nhìn, bà nói tiếp:

Quê Hương Ngày Trở Lại 279

Page 280: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Đây này ..

Tôi nhìn thấy một tờ giấy “quen thuộc” màu xanh xanh được xếp gọn bên trong. Nhà tôi hiểu ý đưa tay vào túi xách lấy ra hai tờ giấy cũng màu xanh xanh có in hình Tổng Thống Abraham Lincoln, bảo tôi đưa hai Passport rồi kín đáo đặt vào bên trong mỗi cuốn một tờ... rồi quay nhìn người đàn bà mỉm cười như thầm cám ơn ...

Phía trước nơi bàn khám hành lý hải quan. Valy một hành khách vừa xuống cùng chuyến bay với tôi đang được mở tung ra các vật dụng được đặt ra ngoài trên nền gạch, người nhân viên hải quan cúi xuống cẩn thận quan sát từng món đồ, thỉnh thoảng cầm một hộp gì đó đưa lên cao xem, rồi lại đặt trở lại chỗ cũ.

Mọi người chờ đợi đều có vẻ nôn nóng nhưng tất cả im lặng, hầu hết có vẻ bơ phờ sau chuyến bay dài.

Một vài người nhón gót đưa mắt nhìn ra cổng như để tìm thân nhân đang chờ đợi bên ngoài... Từng phút giây chờ đợi nặng nề trôi qua, tim tôi đập mạnh ,buồn vui, trộn lẫn với lo âu.

Đến lượt chúng tôi đến trước bàn hải quan. Tôi đưa mắt nhìn người nhân viên ngồi phía sau chiếc bàn được thiết trí cao ngang với tầm mắt, mỉm cười trao xấp giấy tờ.

Người nhân viên mở ra xem rồi nhìn hai chúng tôi bằng cặp mắt đầy “thiện cảm”, mỉm cười, một nụ cười khá “duyên dáng” vui vẻ nói :

- “Chúc hai bác về thăm gia đình vui vẻ ...” sau khi nghiêng xấp giấy tờ cho tờ “giấy xanh” rơi vào học bàn.

Chúng tôi mỉm cười cám ơn, người nhân viên trao giấy tờ lại cho tôi nói nhỏ:

- “Hai bác xong rồi.” Chúng tôi nhanh nhẹn đẩy hành lý đi thật nhanh ra cổng.

Vậy là thoát nạn.

Trước cổng phi trường là một rừng người đang chờ đón thân nhân từ các nơi trên thế giới về thăm gia đình.

Nguyễn Hữu Của 280

Page 281: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tiếng nói chuyện, tiếng gọi nhau ơi ới, một vài người cầm tấm bảng bằng giấy cứng với tên họ thân nhân giơ cao lên để mong thân nhân dễ trông thấy mà khỏi phải mất công tìm kiếm.

Vì không muốn làm phiền thân nhân phải bỏ công ăn việc làm để đưa đón, chúng tôi chỉ báo cho một người cháu duy nhứt với lời dặn dò gọi một chiếc Taxi đến đón là đủ.

Nhưng ....khi chúng tôi vừa bước ra giữa hai hàng người lao xao thì nghe tiếng gọi ơi ơí. Một người vồn vã chạy đến ...rồi hai người ... ba người ... bốn người.. năm... rồi sáu ... rồi bảy... rồi tám ... Tất cả quấn quýt, rối rít thăm hỏi chào mừng... làm chúng tôi lúng túng không biết phải trả lời ai, nhà tôi xúc động.. mắt đỏ hoe...

Các người cháu gái đến ôm lấy nhà tôi, các người cháu trai thì vây quanh lấy tôi kẻ nắm tay, người choàng vai hỏi han rối rít … thật cảm động,

Rời phi trương Tân Sơn Nhất chúng tôi về ngay bệnh viện thăm cô em út đồng thời bàn thảo một số phương thức điều trị, thuốc men mà trước đây người nhà không ai dám quyết định vì e ngại không có tiền trả chi phí bệnh viện. Khi cô em nhập bệnh viện thì bệnh viện hỏi ngay là có thân nhân ở Mỹ không? nghĩa là có đủ tiền để trả chi phí bệnh viện không? Rất may chỉ trong ba ngày sau với phương thức điều trị mới cùng với thuốc men đầy đủ cô em bắt đầu hồi phục dần. Sau mấy ngày bận rộn, mệt nhoài vì lo cho cô em, vợ chồng đứa cháu gái đưa xe đến đón chúng tôi đi chơi xa. Không đắn đo chúng tôi vui vẻ nhận lời. Hơn nửa những việc cần lo cho cô em thì chúng tôi đã lo rồi và tình trạng sức khỏe cũng đã khả quan, không còn những giây phút hiểm nghèo nữa.

Chuyến đi đầu tiên là chuyến về miền Tây. Đã từ lâu tôi vẩn ao ước được về thăm lại xứ sở cá đầy sông, lúa đầy đồng, cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi, được có dịp đi thăm qua tất cả các tỉnh miền Tây trù phú, vựa lúa của miền Nam. Ngày trước trọng những chuyến công tác tôi cũng có

Quê Hương Ngày Trở Lại 281

Page 282: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

dịp về Miền Tây nhưng không đi nhiều, đến đâu cũng chỉ thấy ... áo trận ... giày sô... vai ba lô kè kè .... mà thôi.

Xe phom phom trên quốc l, cũng vẩn con đường nhỏ hẹp ngày xưa, vừa đủ cho hai chiếc xe đò lớn chạy ngược chiều. Trải qua hơn 30 năm đất nước thay ngôi đổi chủ, số người, số xe cộ tăng lên gấp nhiều lần,thế mà quốc lộ thì vẩn “trơ gan cùng tuế nguyệt” không chút đổi thay. Có chăng chỉ là những đoạn đường vào gần thành phố hay thị trấn mới được mở rộng khang trang, với cây xanh tươi mát trông khá đẹp mắt.

Giao thông là một nỗi kinh hoàng không bút mực nào tả lại được trên suốt đoạn đường quốc lộ miền Tây. Sinh mạng của người ngồi trên xe như “chỉ mành treo chuông”. Mặt đường chỉ vừa hai chiếc xe chạy ngược chiều, thế mà tốc độ xe chạy đến chóng mặt.

Xe hàng, xe khách thi nhau chạy lấn đường chạy sang phía ngược chiều để qua mặt nhau, rồi một chiếc xe khác ngược chiều cũng qua mặt giành đường giống như vậy. Chỉ trong gang tấc hoặc một sơ suất nhỏ, hai xe tông vào nhau chắc chắn thương vong là điều không tránh khỏi.

Các xe gắn máy thì chạy không cần biết đến luật lệ lưu thông, xuyên qua, lạng lại trước đầu xe như muốn đùa giỡn, thách thức với tử thần. Người đi bộ băng ngang quốc lộ vẩn “ung dung tự tại” như người đang đi dạo mát. Không cần biết là có xe đang chạy tới với tốc độ nhanh.

Cảnh trí hai bên đường cũng không thay đổi nhiều, những chiếc ghe thuyền vẩn xuôi ngược tấp nập trên những kênh rạch thẳng tắp chạy dọc theo quốc lộ. Những ngôi nhà ngói cũ kỹ của ngày xưa vẩn hiện diện nhiều dọc theo quốc lộ. Thỉnh thoảng một vài nhà lầu hai ba tầng được xây dựng với màu sắc lòe loẹt, lối kiến trúc cũng gần giống nhau.

Nhiều cơ sở kinh doanh hoặc các trụ sở hành chánh địa phương được xây dựng dọc theo quốc lộ trông thật bề thế giữa vùng đồng không mong quạnh, xa các khu dân cư, Đặc biệt các

Nguyễn Hữu Của 282

Page 283: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

quán ăn, quán nhậu mọc lên như nấm, lớn có nhỏ có ... quán thì nhiều mà khách thì ... không thấy bao nhiêu.

Địa điểm đến đầu tiên là quận Tri Tôn thuộc tỉnh Long Xuyên, An Giang, một quận lỵ nhỏ nằm gần biên giới Cao Miên. Tuy là một quận hẻo lánh sát biên giới Việt Miên nhưng dân cư cũng đông đúc, sinh hoạt khá nhộn nhịp có đầy đủ các gian hàng bán xe gắn máy, gian hàng bán vật dụng điện tử, tiệm ăn, quán cà phê nhạc, quán bia ôm, quán Karaokê.... Sau khi nghỉ ngơi, đi một vòng thăm sinh hoạt của quận Tri Tôn xe thẳng đường đưa chúng tôi đến thăm khu Du Lịch Tức Dụp. Tức Dụp là một địa điểm du lịch nằm sát ngay biên giới Việt Miên. Chỉ cách khoảng 1 dặm đường chim bay, nơi đây có nhiều núi đá lộ thiên hiểm trở.

Sở dĩ Chánh quyền địa phương biến Tức Dụp thành một nơi du lịch vì trước 75 nơi đây đã từng xảy ra nhiều trận giao tranh thư hùng, giữa các đơn vị thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và và Việt Cộng. Dấu vết bôm đạn cày xới trên những núi đá nhấp nhô và những hang sâu tận trong lòng đất vẫn còn hiện rỏ.

Chúng tôi được một người dân địa phương hướng dẫn đi vào các hang núi đá, các ngõ ngách ngoằn ngoèo sâu trong lòng đất. Quả thật là một khu trú ẩn thiên nhiên quá kiên cố. Trong lòng núi đá sâu, có nhiều khoảng trống có thể chứa hàng vài trăm người mà bom đạn dội bên trên vẩn không gây thiệt hại gì.

Càng đi sâu vào trong lòng núi đá không khí ẩm từ đá bốc ra tạo cảm giác lành lạnh đến rợn người. Rải rác có một vài ngôi mộ đắp sơ sài. Bên trên vách đá cũng như dọc theo lối mòn còn nhiều vết tích kỷ niệm của cả hai phía. Huy hiệu đầu Cọp của binh chủng Biệt Động Quân vẫn còn in đậm nét trên tường. Lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn nguyên màu sơn trên một phiến đá to lớn có bề mặt cỡ bằng bộ ván gõ, huy hiệu của Lực Lượng Đặc Biệt, huy hiệu của Binh chủng Nhảy Dù, huy hiệu sọ người với hai ống xương gác tréo của Mike Force Biệt kích Mỹ vẫn còn hiện diện rõ nét trên các phiến đá.

Quê Hương Ngày Trở Lại 283

Page 284: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Rời Khu Du Lịch Tức Dụp chúng tôi định vượt biên giới sang Cam Bốt vào thăm thành phố Pnomh Peng, Nam Vang, nhưng ngại gặp những thủ tục rườm rà khi qua biên giới Việt Miên nên bỏ ý định và đến thăm một thị trấn cách Tri Tôn khoảng 20 km: thị trấn Ba Chúc.

Ba Chúc là một thị trấn nhỏ, nghèo nàn, nổi tiếng với cuộc tàn sát hơn ba ngàn dân lành Việt Nam do bọn Khmer Đỏ của Pon Pốt, Iêng Sary vượt biên giới Miên Việt thực hiện vào cuối năm 1976. Xe chạy vào giữa thị trấn Ba Chúc, một không khí ảm đạm, chết chóc bao trùm lấy thị trấn. Ngay chính giữa thị trấn, một đài tưởng niệm rộng lớn khoảng hơn nửa mẫu đất được dựng lên khá kiên cố, bề thế với một tòa tháp cao hơn 8 mét. Chung quanh được thiết trí bằng kính dầy chia làm nhiều ngăn. Bên trong chứa hơn ba ngàn hai trăm (3200) chiếc sọ người được đặt trong từng ô vuông. Phân loại ra từng hạng tuồi từ trẻ sơ sinh đến cụ già 80, 90 tuổi.. Vết tích của cuộc tàn sát vô cùng dã man của quân Khmer Đỏ Pôn Pốt, Iêng Sary vào năm 1976 nhằm mục đích giết sạch, đốt sạch ngôi làng nhỏ bé nằm sát biên giới nầy. Những cảnh giết chóc, hãm hiếp thật tàn nhẫn, thật dã man của bọn Khmer đỏ đầy thú tính diễn ra hằng ngày trong suốt hơn một tháng được ghi lại bằng những hình ảnh thật rùng rợn. Chúng tôi vào xem những ngôi nhà cũng như ngôi Chùa đầu làng nơi chứng kiến bao cái chết tức tưởi vô cùng dã man của người dân vô tội, trong tay không một tấc sắt. Nhiều vết máu lưu lại trên tường ngôi chùa được dân địa phương sơn đi sơn lại nhiều lần. Nhưng khi nước sơn khô thì những vết máu lại hiện ra như củ, như muốn lưu lại vết tích đau thương của những oan hồn uổng tử. Những người dân hiếm hoi còn sống sót lại sau trận thảm sát đả rùng mình kể lại cảnh đập đầu, phanh thây người, hãm hiếp rồi dùng thanh tre thọc sâu vào cửa mình thật vô cùng dã man, tàn bạo của bọn Khmer Đỏ. Chúng tôi đến quan sát từng chiếc sọ người đặt trong lòng kính. Hơn ba ngàn hai trăm (3200) chiếc sọ người nầy được góp

Nguyễn Hữu Của 284

Page 285: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

nhặt rải rác khắp nơi, từ trong ra đến ngoài vùng thị trấn Ba Chúc, sau đó chuyên viên của Hoa Kỳ đến giúp tẩy trùng bằng hóa chất để các xương sọ không bị thời gian làm phân hủy trước khi cho vào lồng kính trưng bày. Chung quanh Đài Tưởng Niệm khói nhang nghi ngút với một vài dĩa nhỏ đựng trái cây, với vài nắm cơm vắt chắc là của những người dân trong thị trấn đến cúng vái hàng ngày. Tôi tìm gặp và tiếp chuyện với một trong số rất ít người may mắn còn sống sót sau trận thảm sát, ông Châu Tấn Phát một người được may mắn sống sót ngậm ngùi kể lại:

- “Thật vô cùng tàn nhẫn và dã man, bọn Khmer Đỏ đã giết dân Việt Nam làng Ba Chúc không một chút xót thương. Dù là đàn bà bụng mang dạ chửa. dù là trẻ sơ sinh hay ông già, bà già 80, 90 tuổi, tất cả đều là đối tượng để bọn chúng chém giết. Đa số những người chết ở đây đều do bọn chúng đập đầu bằng chày đâm tiêu, bằng cây tầm vong, số còn lại bị bắn. Tôi may mắn thoát chết nhờ tôi đưa mấy đứa con chạy thoát lên ngọn núi đá cao chun trốn trong hang đá cả tháng trời, chịu đói chịu khát... Đói thì mò ra kiếm lá rừng ăn… khát thì ban đêm mò xuống suối cạn lấy nước... vợ tôi và con gái tôi chạy không kịp chun dưới bồ lúa trốn... may mà chúng không phát hiện được...” Chúng tôi vào thăm ngôi Chùa Bửu Vạn ngay đầu cổng vào thị trấn. Ngôi Chùa đã chứng kiến biết bao cái chết thảm khốc từ ngoài cho đến bên trong Chùa.

Nhiều người tin tưởng Chùa là nơi chốn linh thiêng nên cùng chạy vào núp trốn, mong được sự che chở của Đức Phật Từ Bi. Nhưng tất cả đã lầm, bọn khát máu vẩn giết sạch không thương tiếc. Nhiều vết máu văng tung tóe còn đậm nét trên vách tường loang lỗ. Dấu máu của những bàn tay kéo dài từ trên xuống, chứng tỏ nạn nhân đau đớn ngã quỵ, nhưng trước khi nhắm mắt lìa đời vẩn cố bám víu vào tấm vách vô tri vô giác. Tôi gặp được Ông Từ giữ Chùa may mắn còn sống sót. Ông xúc động kể lại:

- “Tôi may mắn cùng với vài người thoát ra cửa sau chạy lên núi khi bọn Khmer đỏ đến. Chúng tôi băng rừng chạy mấy tiếng đồng hồ giữa đêm tối, để tìm núp vào những khe đá. Đến cả tuần sau khi bọn chúng rút đi tôi mới dám trở về thăm Chùa... Hỡi ơi

Quê Hương Ngày Trở Lại 285

Page 286: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

... một cảnh tượng vô cùng rùng rợn... người chết nằm co quắp khắp nơi trong Chùa. Từ dưới bàn Phật, trong kẹt tủ, dưới các bộ ván, sau những gốc cột, trong nhà tắm, trong cầu tiêu, phía sau hè nhà, trong vườn cây, bên bụi tre, trong bụi chuối, dọc theo lối đi chỗ nào cũng có xác người ngã gục máu chảy linh láng... nhìn thấy muốn chóng mặt... Sau đó tôi cùng với vài người may mắn còn sống sót đi thu nhặt các xác chết chôn cất vào những ngôi mộ tập thể phía ngoài làng... Tính ra số người chết trong chùa và chung quanh Chùa có đến hơn 200 người... Từ đó đến nay thỉnh thoảng giữa khuya thanh vắng có tiếng rên rỉ của những oan hồn uổng tử... Chùa chúng tôi đã cúng vong nhiều lắm… nhưng vẫn chưa hết được những tiếng rên rỉ ghê rợn thỉnh thoảng vang lên giửa khuya...”

Tôi hỏi ông từ: - Thế ông có sợ không?

Ông từ cười khẽ, nhìn tôi với đôi mắt thật hiền nói: - Lúc đầu tôi thấy cũng sợ nhưng riết rồi cũng quen đi. Bây

giờ tôi không sợ nữa cứ để cho những oan hồn uổng tử khóc than rên rỉ, mình cứ cúng vong cho đến khi nào hết thì thôi... Hơn nữa mình cũng đâu có gì sợ, mình đâu có hại gì họ đâu, mình là bạn với họ mà họ đâu có phá phách mình... chỉ rên rỉ vậy thôi ...”

Nói đến đây ông kéo vạt áo lên lau hai giọt nước mắt đang đọng trên khóe mắt, tôn trọng nổi xúc động chúng tôi xin phép từ giã ông từ giữ Chùa không quên tặng lại chút ít để ông mua nhang đèn cúng.

Tiếp tục lên đường tâm trí tôi quay cuồng với những nỗi thắc mắc “Bộ Đội Nhân Dân” của Việt Cộng ở đâu, làm gì mà lại để cho bọn Khmer Đỏ tự tung tục tác vượt biên giới giết hại dân lành một cách quá dã man trong một thời gian dài đến hàng tháng. Phải chăng chánh quyền Cộng Sản quá coi thường mạng sống của người dân hay quá bất lực hèn yếu không ngăn chặn được những thủ đoạn dã man của bọn Khmer Đỏ? Một đạo quân ô hợp mà trước 1975 luôn khiếp sợ mỗi khi phải đối diện với các đơn vị thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Hữu Của 286

Page 287: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Rời thị trấn đau buồn Ba Chúc, chúng tôi thẳng hướng về thăm thị xã Hà Tiên thăm Thạch Động, Chùa Hang, hòn Phụ Tử, thăm biển Hà Tiên, rồi xuyên qua một vài thành phố của Kiên Giang Rạch giá, Cần Thơ, Vĩnh Long qua phà Cần Thơ ghé thăm Mỹ Tho, thị xã Long An rồi thẳng đường về lại Sài Gòn.

Về lại Sài Gòn điều làm cho tôi chú ý trước tiên là các quán nhâu.

Nói đến nhậu, quả thật người dân Việt Nam nhậu chẳng thua ai. Bất cứ nơi nào, bất cứ giờ nào, không cần biết ngày nghỉ hay ngày làm việc, cũng không cần biết đồ nhấm ngon tới mức nào... bia cứ dô..dô đều đều, hết chai nầy đến chai khác, hết “két” nầy đến “két” khác.

Mỗi buổi chiều sau giờ làm việc thì hầu như quán nhậu nào cũng đông nghẹt dân nhậu.Từ các quán sang trọng có phòng máy lạnh đến các quán bình dân bên lề đường, bàn ghế thấp lè tè.

Nếu ở Hoa Kỳ hết giờ làm việc ai ai cũng mong cho đừng kẹt xe để được về nhà sớm “hủ hỉ” với vợ với con, thì ở Việt Nam đa số mong cho hết giờ làm để được “họp mặt” nhau tại quán để... ăn nhậu. Không cần biết vợ con đang mỏi cổ chờ đợi ở nhà. Mà đồ nhấm có phải ngon lành gì đâu, ngoại trừ những quán nhậu sang trọng thức nhấm ngon, đắt tiền, tiêu chuẩn vệ sinh cao, còn lại những quán nhậu bình dân thì thức ăn chẳng ra gì, đôi khi người còn được... nhậu chung với... ruồi.

Có những quán nhậu gần những đống rác to tướng mặc cho ruồi các cỡ “tự do oanh kích” vào các dĩa đồ nhậu. Mà dân nhậïu thì chẳng cần màng tới vì bận lo thi nhau “dô..dô” cho mau hết “két” bia để còn gọi “kết” bia khác.

Gần đây hãng bia Tiger tung ra phần thưởng 4 chiếc xe SUV Toyota Four Runner, dấu hiệu trúng thưởng nằm trong các nắp ve chai. Thế là dân nhậu thi nhau mở nắp tìm giải thưởng, không cần biết là có uống hết bia hay không ...báo hại hãng bia Tiger thi nhau ... hốt bạc ... tội nghiệp cho những con “nai tơ” làm vật tế thần, móc hầu bao chi trả lia lịa... mặc cho ở nhà vợ đói cơm...con khát sữa ... nợ nần đòi tứ tung.

Quê Hương Ngày Trở Lại 287

Page 288: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nếu chịu khó ngồi làm con tính, chúng ta sẽ thừa biết rằng đây chính là đầu mối của những vụ tham nhũng, móc ngoặt, mánh mung, gian lận ... làm băng hoại xã hội vốn như con bệnh trầm kha khó có thuốc chữa.

Sau quán nhậu lại đến Quán Cà phê. Quán cà-phê mọc lên khắp các nơi, từ gốc đường, chòm cây

trước sân nhà, bên hông nhà, lớn có nhỏ có, rộng có hẹp có, từ vài chục bàn đến một vài bàn lèo tèo cũng có. Ban đêm thì đèn đóm đủ màu sắc, mờ mờ ảo ảo trông thật hấp dẫn, thật lãng mạn.

Đa số khách đến đều đi từng cặp, trẻ có, sồn sồn có... già già cũng có, tóc đen cũng có tóc muối tiêu cũng không thiếu. Đa số khách đến đây không phải để thưởng thức cà phê mà chỉ mượn địa diểm để tình tự, âu yếm.

Nhiều cặp từ khi “an tọa” trong quán cho đến khi đứng lên rời quán cứ ôm nhau “xà nẹo” bất chấp những người chung quanh cũng như không cần biết ly cà phê đã nguội ngắt tự bao giờ.

Nếu khách đi một mình, sau khi an tọa sẽ có ngay một cô chiêu đãi trẻ đẹp đến ngồi bên cạnh, phục vụ đầy đủ mọi yêu cầu, nếu khách “boa” sộp thì được cô chiêu đãi phục vụ... “tới bến” luôn.

Rời các quán nhậu chúng tôi đến khu phố “Tây Ba Lô”. Đã từ lâu tôi có nghe nói về “Phố Tây Ba Lô” nhưng chưa có

dịp thấy tận mắt, tôi vẩn luôn ao ước được một lần đến thăm.

Trên khu vực gần giao lộ Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Sài Gòn bên hông nhà ga xe lửa cũ, nếu có dịp đi ngang qua chắc chắn chúng ta ngạc nhiên không ít, vì giữa thành phố lớn của Việt Nam, Sài Gòn, có rất đông người Âu Châu đến từ các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Bỉ, Ý, v.v.., Họ quây quần sống và sinh hoạt tự nhiên “như người Sài Gòn”. Cũng ngồi bên những gánh ràng rong ăn uống, nói cười đùa giỡn thật tự nhiên thoải mái. Có những người đi đi lại lại trông thật nhàn nhã.

Đa số những “chàng Tây Ba Lô” nầy đều rất trẻ, đến từ khắp nơi trên thế giới bằng một phương thức du lịch ít tốn kém, gọn gàng.

Nguyễn Hữu Của 288

Page 289: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đây là hình thức du lịch rất phổ biến của nam nữ thanh niên Tây Phương đa số là sinh viên. Họ thường đi từng nhóm, hành lý và đồ dùng cần thiết cá nhân chỉ gói gọn trong một chiếc túi đeo lưng, giống như chiếc “ba lô” của quân đội khi đi hành quân.

Đi đến đâu họ tìm những người cùng sở thích, tụ họp lại sinh hoạt vui chơi, du lịch. Hầu hết đều sống thật đơn giản với những nhu cầu cá nhân tối thiểu. Cùng hội nhập vào sinh hoạt và đời sống của người dân địa phương, cùng ăn thức ăn của người địa phương, ngủ ở những phòng trọ thật rẻ tiền mà họ gọi là Hostels, loại nhà ngủ được trang bị thật đơn giản, hoặc ở những nơi công cộng, giống như những người Homeless ở Hoa Kỳ. Họ cũng có thể làm bất cứ việc gì trong vài ngày để kiếm thêm chút đỉnh tiền đủ chi dùng cho cho các nhu cầu căn bản trong đời sống cho chuyến du lịch dài ngày.

Thực tế, đa số những “chàng Tây Ba Lô” nầy không phải xuất thân từ giới nghèo hèn, vô nghề nghiệp, mà họ là những người trí thức, những sinh viên, những giáo sư chuyên nghiên cứu về xã hội, hoặc những người ham thích cuộc sống phiêu lưu, ham thích du lịch, ham thích tìm hiểu, muốn sống gần gũi với các môi trường xã hội, không phân biệt da trắng, da đen hay da vàng. Họ sống rất vui tươi hồn nhiên, hòa mình với người bản xứ, bất chấp những trở ngại về ngôn ngữ, không bận tâm lo âu đến vật chất.

Khu phố Tây Ba Lô của Sài Gòn được hình thành khá lâu và ngày càng thu hút nhiều “ông Tây” sồn sồn, họ đến, trú ngụ và ra đi hoàn toàn phù hợp với luật pháp của xứ sở địa phương. Tuy nhiên nếu có gì rắc rối hay trở ngại Tòa Đại Sứ hoặc Lãnh Sự của nước họ sẵn sàng can thiệp.

Song song với sự phát triển của khu phố “Tây Ba Lô”, Trong những năm gần đây “đạo quân chị em ta” bắt đầu bành trướng, nhanh chóng hội nhập vào sinh hoạt của Phố Tây Ba Lô nhằm cung ứng những nhu cầu sinh lý cần thiết cho những chú “Tây con”. Cách đó không xa các phòng dành để “đi khách” giá bình dân, cho thuê mướn tùy theo nhu cầu. Mướn giờ, mướn buổi,

Quê Hương Ngày Trở Lại 289

Page 290: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mướn ngày hoặc mướn đêm thủ tục thuê mướn thật đơn giản, hầu như rộn rịp khách ra vào suốt ngày.

Hàng ngày trước khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn, các nàng “kiều nữ” lượn qua lượn lại khu phố nầy thật tấp nập, liếc mắt đưa tình. Quần áo thật “đơn giản” chỉ cần che một vài chỗ cần che trên thân thể thôi, đủ màu sắc trông thật tươi vui, bắt mắt chủ yếu gợi sự chú ý của các “các chàng Tây con”. Giá cả thì lại rất “hời” chỉ khoảng từ 10 cho đến 15 đô la cho mỗi “dù”… Nhiều cô có chút ít học thức nói tiếng Mỹ khá trôi chảy, tuy nhiên một số đông rất “tiết kiệm”lời nói mà chỉ dùng tay ra dấu hiệu. Mỗi khi ngã giá xong, “chàng” và “nàng” cặp tay nhau giống như đi dạo phố để cùng vào phòng trọ. Sinh hoạt của khu “phố Tây Ba Lô” hầu như liên tục suốt ngày đêm. Nghỉ ngơi vài ngày săn sóc cho cô em Út, thăm bà con bạn bè chúng tôi lại được mời đi một chuyến miền Trung. Chúng tôi không dám từ chối vì thấy “hợp ý” quá. Hơn nửa, sau khi về thăm Miền Tây chúng tôi cũng ao ước có dịp “về Miền Trung” một chuyến. Ngày trước mỗi khi nói đến Phan Thiết chúng ta liên tưởng đến nước mắm nhỉ, một loại nước mắm mà hương vị đậm đà, chỉ cần ngửi qua thôi cũng làm say đắm người sành điệu. Giờ đây lại có một khu du lịch khá thơ mộng nằm dọc bờ biển theo tiêu chuẩn quốc tế ... chỉ nhận trả bằng đôla mà thôi...

Đoạn đường Sài Gòn đến Khu Du Lịch Mũi Né khoảng hơn 4 giờ đường xuyên qua các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy.

Bốn giờ ngồi trên xe cũng là bốn giờ thần kinh làm việc tột độ, căng thẳng với những chuyến xe tốc hành xuôi ngược, chạy bất kể luật lệ giao thông, tốc độ bạt mạng như đùa giỡn với tử thần. Quốc lộ 1 với các căn cứ hỏa lực 1, 2, 3, 4, 5... dọc từ Long Khánh đến Bình Tuy ngày xưa thật quen thuộc với tôi. Máu và mồ hôi của bạn bè, đồng đội và của chính tôi đã đổ nhiều trên suốt đoạn đường quốc lộ nầy, trong những cuộc hành quân

Nguyễn Hữu Của 290

Page 291: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

xuyên suốt vùng Rừng Lá. Giờ đây dọc theo hai bên đường hoàn toàn xa lạ. Tôi nhắm mắt lại vài giây, thả hồn về quá khứ tưởng niệm đến các đồng đội của tôi đã gục ngã tại đây hơn 30 năm về trước, trong những trận hành quân, đụng độ thật khốc liệt.

Qua khỏi Bình Tuy hai bên đường là những rẫy Thanh Long bạt ngàn, trái nặng trĩu màu đỏ tươi trông thật hấp dẫn. Đến thị xã Phan Thiết dừng lại một tiệm hủ tíu khá ngon gần đầu chợ. Vừa bước vào tiệm một tấm ảnh to tướng treo trên tường tạo ngay sự chú ý của khách, đó là hình ảnh của cơn bão lụt năm 1997 vừa qua. Trận bào đã gây thiệt hại nặng nề cho cư dân cũng như dân chài Phan Thiết. Tấm ảnh ghi lại mực nước dâng cao gần hết cánh cửa sắt của tiệm ăn ngay tại trung tâm thành phố.

Tại đây chúng tôi còn được thưởng thức món chả cá chiên nóng thật hấp dẩn. Sau khi ăn trưa chúng tôi thẳng đường đến thăm Tháp Chàm, người địa phương gọi là Chăm. Khu Tháp Chàm được trùng tu khá khang trang và bảo vệ cẩn thận như một di tích lịch sử.

Nhìn Tháp Chàm tôi ngậm ngùi nhớ lại thời vàng son của một dân tộc khá hùng mạnh ngày xưa giờ đây chỉ còn lại là một dân tộc thiểu số rất ít người.

Rời Tháp Chàm, xe từ từ lăn bánh đưa chúng tôi đến thăm Lầu Ông Hoàng, nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử sống những chuỗi ngày dằn vặt vì cơn bệnh hủi quái ác.

Tôi lại ngậm ngùi nhớ đến người thi sĩ tài năng thiên phú nhưng cũng đầy bất hạnh, mang lấy cơn bệnh quái ác, hành hạ thể xác cho đến cuối cuộc đời, Tự xa lánh trần tục tìm về ngôi pháo đài cũ trông ra biển sống ẩn dật, được thi vị hóa thành “Lầu Ông Hoàng”.

Rời Lầu Ông Hoàng chúng tôi trực chỉ Khu Du Lịch Mũi Né “Mũi Né Resort”.

Khu nghỉ mát Mũi Né nằm dọc theo bờ biển khá thơ mộng với thảm cỏ xanh mướt ,cây kiểng xanh tươi được săn sóc cẩn thận. Những ngôi nhà trong khu nghỉ mát được kiến trúc theo lối

Quê Hương Ngày Trở Lại 291

Page 292: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đông phương miền quê thôn dã Việt Nam. Mỗi ngôi nhà được phân chia thành 4 phòng, nhìn ra 4 hướng. Trước sân trồng những bụi trúc tượng trưng cho làng quê Việt Nam, Ngay trước sân để một lu nước với chiếc gáo múc nước có cán dài, giống như ở nhà quê ngày trước để cho khách lỡ đường dùng đỡ. Tượng trưng cho tinh thần tương thân tương ái chất phác mộc mạc của người dân quê Việt Nam.

Tại khu nghỉ mát Mũi Né, mỗi đêm sau khi dùng cơm tối xong, chúng tôi đến quán Cà Phê “Rừng” một quán có lối thiết trí thật hoang dã đúng với tên gọi của nó, với tiếng suối reo rốc rách chảy qua một hệ thống những ống tre lồ ô, được sắp xếp thật tinh vi, khéo léo và tài tình, quán nằm trên một triền đồi khá thơ mộng để thưởng thức nhạc.

Quán có hai điễm tương phản nhau thật tức cười. Quán do người Chàm (Chăm) làm chủ. Người phục vụ là người dân tộc Chăm, mặc y phục cổ truyền Chăm. Ban nhạc với các nhạc cụ, đờn, trống, kèn, chập choả, mỏ, ống tiêu đều là của dân tộc Chăm, nhạc công, ca sĩ cũng là người Chăm, nhưng thức ăn thức uống và cung cách phục vụ thì hoàn toàn ... Âu Châu Pháp, Mỹ với các thức ăn đặc biệt beefsteak, ...hamburger, hot dog, spaghetti... Có khá đông khách ngoại quốc đến ăn tối tại đây. Các ca sĩ cũng như người phục vụ của dân tộc Chàm thật hiền lành, chất phác, dễ thương, nói tiếng Việt trôi chảy tuy cũng còn lờ lợ. Điểm đặc biệt các cô gái Chăm nước da bánh mật ngăm ngăm, mặn mòi, trông thật duyên dáng ... dễ thương.

Các ca sĩ người Chàm ca nhạc Việt khá hấp dẫn, những bài hát trước thời 75. Tôi đề nghị ca bài Hận Đồ Bàn, người ca sĩ mỉm nụ cười kín đáo, kề tai tôi thân mật nói nhỏ:

- Con biết ca bài nầy. Con cũng thích lắm ... nhưng người ta cấm ... Con mà ca bài nầy người ta phạt con ... không cho con hát nửa là không có tiền mua gạo nuôi vợ con đó... Bác đề nghị bài khác đi ...

Rời quán Rừng chúng tôi ra bờ biển hứng gió. Bờ biển về đêm trông thật đẹp, những ánh đèn nhấp nháy ngoài khơi thoạt trông như một thành phố. Hàng trăm ghe câu

Nguyễn Hữu Của 292

Page 293: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mực, câu tôm nằm rải rác tạo thành một thành phố nổi với ánh đèn nhấp nhô trên mặt biển .

Sau ba ngày nghỉ ngơi dưỡng sức chúng tôi lấy chuyến bay trở về lại Hoa Kỳ với tâm trạng buồn vui lẫn lộn.

Vui vì thấy đất nước quê hương có những đổi thay, có phát triển, tuy không đồng đều và còn quá chậm so với thời gian 33 năm qua.

Vui vì thấy cuộc sống người dân tương đối được “dễ thở” cởi mở hơn so với những năm trước khi tôi ra đi. Bớt đi phần nào vẻ rụt rè lo sợ của của thân phận lạc loài bị phân biệt đối xử...

Nhưng buồn vì cảm thấy lạc lõng quá. Làm “Người Xa Lạ” trên chính mảnh đất quê hương thân yêu của mình ... Buồn vì nhìn thấy thực trạng cuộc sống xã hội còn nhiều băng hoại, tệ nạn tham nhũng, lam quyền, hà hiếp bốc lột dân lành, sống bất chấp luật pháp vẫn là cơn bệnh trầm kha khó có thuốc chữa.

Những năm đầu sau khi quê hương bị bức tử, chánh quyền Cộng Sản thường đổ vấy những tệ nạn xã hội là “tàn dư của Mỹ Ngụy”, đến bây giờ sau hơn ba mươi ba năm “bức tử” Việt Nam Cộng Hòa, tệ nạn ngày càng gia tăng đến mức độ chóng mặt, phải chăng là do Mỹ Ngụy? hay chính là do sự hèn yếu bất lực, vô tài của nhà cầm quyền.

Một phần ba thế kỷ trôi qua chánh quyền Cộng Sản đã làm được gì cho sự ấm no hạnh phúc, an toàn xã hội cho hơn 85 triệu đồng bào. Có chăng chỉ là đặc quyền, đặc lợi của một thiểu số lãnh đạo cùng với gia đình.

Ba mươi ba năm đất nước thay ngôi đổi chủ. Ba mươi ba năm quê hương bị dày xéo bởi bọn ngoại xâm phương Bắc cùng với những dối trá, lọc lừa hận thù giai cấp của những con người cuống tín, giáo điều đã đến lúc phải cáo chung.

Quê Hương Ngày Trở Lại 293

Page 294: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nguyễn Hữu Của 294

Những ngọn lửa đấu tranh âm ỉ từ hơn ba mươi ba năm qua đã và đang bùng cháy mãnh liệt từ trong nước ra đến hải ngoại.

Những người con của Mẹ Việt Nam từ già đến trẻ thuộc mọi thế hệ đã có đủ bình tỉnh, can đảm, khôn ngoan, sáng suốt, cùng đoàn kết sát cánh dấn thân vào cuộc đấu tranh giành lại quyền sống và quyền làm người cho hơn 85 triệu đồng bào trong nước, chắc chắn ngày trở về sẽ không còn xa.

“Quê Hương Ngày Trở Lại” sẽ không còn là một giấc mơ viễn tưởng mà chính là một thực tế hiện hữu được tính từng ngày. Bút ký của Nguyễn Hữu Của

Page 295: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ẢM XÚC TỪ BÀI VIẾT

« NGÀY NHỚ ƠN CHA MẸ » của Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN THANH LIÊM

Nguyễn Hữu Của

ách đây không lâu tôi có nhận được Thư Mời của Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation đến tham dự “Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ”,

phía trên góc trái thư mời, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Sáng Lập ghi chú thêm “Mời anh chị đến tham dự hôm đó để cùng chung vui”. Sự ưu ái của Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã tạo trong tôi cảm xúc sâu đậm cũng như trân trọng về ngày Lễ nầy.

C Thực ra chúng tôi vẫn thường xuyên đến tham dự

những Buổi Lễ của Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation tổ chức tại Little Saigon mà chúng tôi có cơ duyên biết đến từ nhiều năm qua. Trong đó có ba ngày Lễ chính là Ngày Tri Ân Chiến Sĩ Trận Vong, Ngày Tri Ân Thầy Cô còn gọi là Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, và Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ còn gọi là Ngày Báo Hiếu Phụ Mẫu. Sau đó vài ngày tôi đọc được bài viết “Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ” của tác giả Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Văn Hóa ĐỒNG NAI - CỬU LONG số 7.

Đọc xong bài viết tôi thẫn thờ im lặng trong khoảnh khắc, hướng lòng mình về với quá khứ xa xôi mà tôi vẫn còn ghi đậm nét trong ký ức như mới xảy ra ngày hôm qua, rồi nghỉ về một bổn phận thiêng liêng vô cùng cao quý mà mỗi người con dành cho các đấng bậc sinh thành dù trong

Cảm Xúc Từ Bài Viết… 295

Page 296: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hoàn cảnh nào. Nhứt là khi các vị đang từng bước đi vào buổi “hoàng hôn” của cuộc đời, cần nhiều tình yêu thương và sự kiên nhẫn giúp đỡ của con cái.

Bất giác tôi nhớ lại ...

Ba tôi ra đi về cõi vĩnh hằng vào một buổi sáng cách đây vừa đúng ba mươi bảy năm, Má tôi ra đi cũng vừa tròn 15 năm. Mỗi người ra đi trong một hoàn cảnh khác nhau tạo trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Ba tôi mất năm 1970 lúc đó bốn anh em trai tôi mỗi người phục vụ tại một nơi xa nhau.

Tôi trong quân đội đang phục vụ tại một đơn vị tác chiến tại Cao Nguyên vùng II đèo heo hút gió. Anh Hai tôi làm việc tại một đơn vị hành chánh tại Quận Phú Giáo Bình Dương, em kế tôi phục vụ tại Ty Cảnh Sát Bình Dương, em Út tôi đang trong một đơn vị tác chiến tại Long Khánh. Ngày được tin ba tôi lâm bệnh nặng anh em tôi ai cũng nôn nóng muốn về thăm. Anh tôi và hai em tôi lần lượt về bên cạnh Ba tôi đang trong tình trạng hôn mê.

Riêng tôi, tôi không có chút hi vọng gì về gặp ba tôi trong những giây phút cuối đời, vì đang cùng đơn vị hành quân không có người thay thế...Tôi trải qua những phút giây bồn chồn lo lắng, ruột nóng như hơ trên lửa. Tâm hồn lúc nào cũng hướng về Ba tôi, người cha thân yêu hiền từ, nhân hậu đang từng giây, từng phút chống chỏi với tử thần.

Nhưng cơ may lại đến, đang dung ruổi trên đường hành quân tôi nhận được lệnh khẩn cấp về trình diện đơn vị để theo học khóa phi công Trực Thăng loại UH 1B. Tôi vội vã lên đường, được nghỉ một tuần phép trước khi nhập khóa. Rời đơn vị tôi cố gắng xin với Cố Vấn Mỹ can thiệp để có được phương tiện về nhà trong thời gian nhanh nhất...

Nguyễn Hữu Của 296

Page 297: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Về đến nhà ba tôi đang hôn mê trên giường bệnh, từ mấy ngày qua ... Khoảng một buổi sau khi tôi về đến nhà vào lúc 9 giờ sáng ngày 30 tháng 12 năm 1970 bỗng nhiên ba tôi chuyển mình. Má tôi thấy vậy gọi các con đến chung quanh giường, má tôi nói nhỏ vừa đủ nghe:

- Ba các con sắp đi rồi, các con ở chung quanh giường đừng đi đâu.

Nói xong bà nhìn vào tôi: - Mấy ngày nay ba con còn “nuối” con đó.

Từ phút đó bốn anh em tôi cùng với Má tôi, con dâu các cháu nội đứng bên giường im lặng hồi họp chờ đợi. Má tôi bảo người nhà đóng các cửa ra vào, mở tất cả đèn trong nhà, đốt mấy ngọn đèn cầy trên bàn thờ.

Không khí yên lặng bao trùm lấy gian phòng cùng với những ngọn đèn cầy lung linh tạo một khung cảnh thật trang nghiêm, căng thẳng., mọi người hiện diện đều mang vẻ mặt ưu tư, im lặng nhìn nhau như đang chờ đón sự kiện trong đại đến với gia đình.

Thời gian chậm chạm trôi qua trong yên lặng, những ngọn nến lung linh trên bàn thờ tạo thêm vẻ huyền ào..Mọi người hiện diện chăm chú nhìn vào gương mặt ba tôi như để chờ đợi...

Năm phút trôi qua, rồi mười phút trôi qua, ba tôi chuyển mình nhẹ, từ từ nhấc nhẹ cánh tay lên, từ mấy ngày nay cánh tay và cả thân hình ba tôi bất động. Cánh tay vừa giơ nhẹ lên, cùng lúc đôi môi mấp máy, đôi mắt từ từ mở ra nhìn những người đứng chung quanh, nhìn vào Má tôi rồi nhìn bốn anh em tôi.

Má tôi bảo: - Các con nắm tay Ba đi. Anh em tôi làm theo lời và khồng ai bảo ai cùng cúi

xuống gần hơn, vì lúc đó đôi môi ba tôi đang mấp máy

Cảm Xúc Từ Bài Viết… 297

Page 298: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

muốn nói điều gì. Khi bốn anh em tôi nắm lấy tay ba tôi, Ba tôi nói thều thào vừa đủ nghe:

- Các con ở lại thương nhau và lo cho Má các con ... Nói xong cánh tay ba tôi buông xuôi, mắt từ từ nhắm

lại, thở ra một hơi nhẹ nhàng rồi ngưng. Má tôi nghẹn ngào nói qua dòng nước mắt:

- Ba mấy con đi rồi. Ba tôi mất năm 1970.

Năm năm sau đất nước bị bức tử anh em tôi bị cuốn trôi theo dòng xoáy của định mệnh khi đất nước bị bức tử.

Anh tôi rời quê hương năm 1975, tôi vào tù cải tạo cho đến năm 1985, Em Út tôi vượt biên để một cháu trai 4 tuổi vĩnh viễn nằm lại trên biển đông, chỉ còn người em kế tôi ở kề cận bên Má tôi.

Năm 1985 sau khi tù cải tạo trở về cuộc sống khó khăn tôi chưa làm gì được cho Má tôi thì tôi và gia đình lên đường đi định cư tai Hoa Kỳ theo diện H.O. Má tôi cùng có chung danh sách lên đường nhưng nhất quyết ở lại không đi, bà viện lý do:

- Má đã già rồi sống nay chết mai Má muốn ở lại nếu chết được nằm cạnh Ba con.

Vợ chồng tôi và hai con đành gạt lệ chia tay lên đường để Má tôi ở lại với người em kế.

Ngày lên đường tôi có linh cảm sẽ không còn cơ hội gặp lại Má tôi nên vợ chồng tôi và hai con quỳ lạy “Tế Sống” Má tôi trước khi ra đi. Má tôi ôm hai cháu nội vào lòng khóc nức nở, vợ chồng tôi cũng khóc, những bạn bè bà con đến đưa tiễn cũng mủi lòng khóc theo vì nghỉ rằng chia tay là vĩnh viễn, không bao giờ còn gặp lại được.

Khi tôi và gia đình sang Hoa Kỳ được hai năm, Má tôi âm thầm ra đi về cõi vĩnh hằng. Trước giờ lâm chung trong giây phút hồi sinh ngắn ngủi bà nhìn từng người đến thăm

Nguyễn Hữu Của 298

Page 299: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đang đứng chung quanh gọi tên từng đứa con đang ở nơi xa, nhứt là anh Hai tôi vì từ khi di tản năm 75 đến ngày Má tôi mất, năm 1992, 17 năm chưa một lần được nhìn mặt Mẹ cho đến khi Mẹ nhắm mắt lìa đời.

Má tôi ra đi trong sự cô đơn trống vắng. Nơi suối vàng chắc Má tôi cũng cảm thông cho sự vắng mặt của những đứa con đang ở nơi xa, vì vận nước oan khiên không có mặt trong phút giây thiêng liêng tiễn đưa người về cõi vĩnh hằng.

Trong khi Ba tôi ra đi trong vòng tay ấm áp đầy tình thương yêu của các đứa con, của đại gia đình thì Má tôi lặng lẽ ra đi trong sự cô đơn tẻ lạnh, đôi mắt vĩnh viễn khép lại mà lòng còn vấn vương hướng về với các con nơi phương trời xa xôi dịu vợi.

Viết đến đây nước mắt tôi nhạt nhòa, tôi cố nén xúc động nhưng sao nước mắt cứ mãi tuôn trào, tôi khóc vì đã không chu toàn được bổn phận làm con đới với người Mẹ đã mang nặng đẻ đau, vì vận nước.

Tôi khóc vì hình dung cảnh cô đơn vắng lặng mà Má tôi đã âm thầm chịu đựng cho đến ngày nhắm mắt vĩnh viễn ra đi ...

Nỗi ưu tư của con cái đối với đấng sinh thành lúc tuổi xế chiều, khi sức khỏe yếu kém là “Niềm Đau Chung” luôn ray rức trong tâm hồn những ngườøi con còn mang nặng trên vai chữ “Hiếu”, nhứt là khi gặp phải một hoàn cảnh khó khăn không chu toàn được trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ.

Trong xã hội văn minh, vật chất hiện đại, con người luôn bị cuốn hút theo dòng xoáy của thời gian, để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu cơm, áo, gạo tiền, đôi khi cũng lơ là, thiếu sót bổn phận thậm chí còn có những lời nói hay hành động vô tình làm phật lòng cha mẹ.

Cảm Xúc Từ Bài Viết… 299

Page 300: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thực tế bên cạnh những người con hiếu thảo luôn băn khoăn trước việc chu toàn bổn phận đối với cha mẹ, không thiếu những người con bất hiếu, sống ích kỷ, phó mặc cha mẹ trải qua những ngày sống khó khăn do ảnh hưởng của tuổi già.

Cách đây không lâu tại thành phố lân cận của Little Saigon, một câu chuyện nghe qua cũng khá đau lòng. Một người con thuộc thành phần trí thức bảo lãnh người cha già 74 tuổi sang định cư tại Hoa Kỳ.

Khi cha sang, người con không cho cha ngồi ăn cơm chung viện cớ để bảo đảm vệ sinh. Không cho các cháu nội đến gần Ông Nội sợ bị lây bệnh. Thực tế người cha không có bệnh gì cả, mà chỉ có bệnh già hom hem vì bao năm sống trong cảnh tù đày và khi được trở về thì sống cảnh gà trống nuôi con khi người Mẹ chẳng may qua đời sớm.

Người cha cố nhẫn nhục chịu đựng trước sự đối xử ác độc đầy khinh miệt của đứa con. Sáu tháng sau ông vĩnh viễn ra đi sau khi uống hết gần 10 viên thuốc ngủ. Tim tôi nhói đau để cảm thông với nỗi bất hạnh của người cha.

Một mẩu chuyện khác cũng xảy ra nơi một thành phố ngoại ô Los Angeles, một người Mẹ già yếu bệnh hoạn đã bị “ai đó” “vất bỏ” trước cổng một ngôi Chùa, sáng ra các Ni sư tìm thấy đưa vào Chùa săn sóc nhưng bà cụ yếu quá vì phải trải qua một đêm đói lạnh. Bà cụ trút hơi thở cuối cùng sau đó vài giờ trong vòng tay yêu thương của ... các Ni Sư ...

Lúc còn nhỏ tôi thường nghe ba má tôi nhắc đến câu “Nước mắt chảy xuôi”. Với tuổi đời “ăn chưa no lo chưa tới” tôi chưa có một khái niệm gì về ý nghĩa của câu nói nầy. Đến khi có gia đình riêng, có con cái phải nuôi dạy rồi các cháu nội ngoại cần được chăm sóc, lúc đó tôi ngẫm lại câu nói, quả thật không sai. Sư hi sinh của cha mẹ dành cho

Nguyễn Hữu Của 300

Page 301: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

con cái xuất phát từ tình yêu đơn phương, không tính toán. Cho đi mà không mong chờ được trả lại.

Sự hi sinh được tiếp nối từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Từ ông bà đến cha mẹ, rồi từ cha mẹ đến con cái, thể hiện cho một tình yêu thương ruột thịt bao la của các bậc sinh thành, chỉ mong con cái được thành danh khi bước chân vào đời. Càng bay cao càng tốt, càng bay xa càng hay. Vì thế sự chăm sóc, giữ tròn chữ hiếu của con cái là những nghĩa cử tự nguyện cũng được xuất phát từ tình yêu thương dành cho cha mẹ.

Tác giả Nguyễn Thanh Liêm đưa độc giả về với một quãng thời gian mà ông đã trải qua: “... Tôi nhớ ba tôi mất hồi năm 1990, má tôi mất hồi năm 1996. Trong 6 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến lúc má tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi phải lo lắng cho má tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Tôi phải đi làm hằng ngày, má tôi thì yếu lắm, lại bị lẩn và không còn nghe rõ. Mỗi sáng tôi phải lo cho bà cụ ăn uống, thuốc men xong tôi mới đi làm. Trước khi rời nhà tôi phải rút hết mấy cái núm mở điện trên lò điện để bà cụ đừng có mở lò được. Mỗi trưa tôi phải chạy nhanh về nhà, xem cho bà cụ ăn, uống thuốc rồi mới trở vào làm việc. Mỗi chiều tôi thường chở bà cụ đi mấy vòng trong thành phố để bà cụ vui trước khi ăn tối...”

Động cơ nào giúp cho tác giả lo lắng chu đáo cho Mẹ già bệnh hoạn trong tuổi xế chiều? Phải chăng xuất phát từ một tình yêu thuần túy, tình yêu ruột thịt đối vối đấng bậc sinh thành, một bổn phận thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Trong cuộc sống xã hội hiện tại, vì ảnh hưởng nếp sống phóng khoáng của xã hội Âu Mỹ, cũng có thể vì phải quay cuồng vơí cuộc sống, chạy đua với thời gian, con cái đôi lúc xao lãng bổn phận, phó mặc cha mẹ già yếu cho xã hội.

Cảm Xúc Từ Bài Viết… 301

Page 302: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thực tế Xã hội không thiếu những Nursing Home, những Eldely Care Center có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho người nhiều tuổi. Tuy nhiên không gì có thể thay thế được tình cảm yêu thương ruột thịt của người thân nhứt là của con cái.

Còn gì hạnh phúc hơn khi cha mẹ già được sống kề cận bên các con dù là những phút giây ngắn ngủi.

Tác giả Nguyễn Thanh Liêm trích dẫn lời của Cha Mẹ già gởi cho con như một lời nhắn nhủ tha thiết khi cảm nhận được thân phận lạc lõng, tuổi đời vào lúc xế chiều: (Đoạn nầy được viết bằng Pháp ngữ nhưng người viết chỉ xin trích phần dịch sang Việt ngữ)

« Ngày mà con thấy cha đã quá già nua, con hãy kiên nhẫn với cha, con hãy ráng mà hiểu cha. Nếu cha có ăn uống nhểu nhão, dơ bẩn, nếu cha có khó khăn trong việc mặc quần áo, con hãy kiên nhẫn. Con hãy nhớ lại... Khi hai chân khốn khổ của cha không cho phép cha di chuyển được như xưa, con hãy giúp cha, cũng như cha đã từng nắm tay con để dìu con bước đi những bước đầu đời. Nếu có lúc bao nhiêu giờ phút mà cha đã trải qua đã dạy dỗ con khi con còn nhỏ nào đó mà cha không còn nhớ được hay không còn theo dõi được một cuộc đối thoại, con hãy để cho cha có thời giờ cần thiết để nhớ lại. Mà nếu như cha không nhớ được con cũng đừng sốt ruột, điều quan trọng là cha được ở bên con, được nói chuyện với con… Và ngày nào đó, nếu cha nói với con cha không còn muốn sống, cha muốn chết thì con cũng đừng giận, vì một ngày nào đó đến lượt con, con cũng sẻ hiểu.Con hãy ráng hiểu rằng đến một tuổi nào đó, người ta không còn thật sự sống nửa. Người ta chỉ tồn tại thế thôi. Con hãy giúp cha đi, hãy giúp cha chấm dứt cuộc đời nầy với tình yêu thương và kiên nhẫn. Chỉ còn một

Nguyễn Hữu Của 302

Page 303: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cảm Xúc Từ Bài Viết… 303

cách cám ơn con, đó là nụ cười và rất nhiều yêu thương con ... »

Đọc xong đoạn văn nầy ai mà không cảm thấy bùi ngùi, xúc động khi nghỉ về thân phận của mình? Nghĩ về đoạn đường mà mình đang hoặc sẽ đi qua?

Riêng tôi bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào. Tôi lại khóc, khóc cho thân phận của một đời người đến một lúc nào đó đành phải bó tay bất lực trước hoàn cảnh và bất lực với cả chính bản thân mình, cả với sinh hoạt đơn giản nhất của con người để phục vụ cho cuộc sống riêng tư hàng ngày.

Những ai may mắn còn Cha còn Mẹ sống trên cõi đời, xin hãy làm những gì trong khả năng và điều kiện cho phép để mang niềm vui đến cho cha mẹ.

Đừng tiếc rẻ những phút giây gần gũi cha mẹ già yếu. Đừng bỏ lỡ những cơ hội quan tâm lo lắng dù là nhỏ bé ít oi đề an ủi cha mẹ già.

Thời gian qua đi sẽ không còn trở lại. Còn chăng chỉ là những nuối tiếc, ân hận. Khi bình tâm nghĩ lại thì tất cả đã muộn màng.

Nguyễn Hữu Của

Page 304: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

HƯƠNG TIẾC LƯƠNG MINH ĐÁNG

Nguyễn Thanh Liêm

nh Đáng ơi! Thviễ

Anh nh

ật vô cùng đau đớn khi đột ngột nghe tin anh vĩnh n lìa bỏ cõi trần. ỏ hơn tôi tám tuổi, vì đâu anh vội sớm ra đi?

Tôi với anh không là bà con ruột thịt nhưng mình vẫn xem nhau như người thân trong gia đình. Tuổi tác tuy có phần cách biệt nhưng tính ra mình vẫn cùng thế hệ với nhau.

A Anh sanh ra bên kia Cái Bè, tôi bên nầy Hàm Long, mình chỉ

cách nhau một con sông, nhưng cũng cùng là dân Tiền Giang hết cả.

Tôi trước, anh sau, mình đều là cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu, dù trước 1975, mình chưa hề gặp nhau bao giờ.

Thời cuộc đẩy đưa, mình trở thành người tỵ nạn trên đất Mỹ. Số Trời khiến xui, mình gặp nhau ở San José, trong những ngày anh sáng lập ngành Nhân Diện, trị bệnh giúp đời. Cùng quê hương, đồng cảnh ngộ, cùng ý hướng giúp đời, mình trở thành bạn với nhau.

Khi anh mở lớp Nhân Điện ở Missouri anh kêu tôi qua học. Anh đài thọ tất cả, tôi đi dự khóa học chẳng tốn chút nào. Thuyết lý Nhân Điện của anh được nhiều người sùng bái. Công cuộc trị bệnh giúp đời của anh được phổ biến khắp năm châu. Tên tuổi của anh được nhiều người trên thế giới biết.

Trên đường đời, dù muôn trùng xa cách, anh không bao giờ quên quê hương xứ sở, đất nước, dân tộc, tổ tiên. Đền thờ Tổ Tiên do anh lập ra trên đất Úc là một kỳ công đáng kể. Về phương diện Tín Ngưỡng anh là người mạnh dạn trở về cùng dân tộc, cổ võ phụng thờ Tổ Tiên Ông Bà hơn là du nhập một tôn giáo từ phương xa đến. Đối với quê hương, dân tộc, nhất là đối

Nguyễn Thanh Liêm 304

Page 305: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thương Tiếc Lương Minh Đáng 305

với cộng đồng người Việt Úc Châu lúc nào giúp được là anh sẵn sàng giúp đỡ, yểm trợ hết lòng. Tôi cũng đồng quan điểm với anh, cũng hết lòng vì giống nòi, vì văn hóa quê cha đất tổ. Anh biết tôi nghèo, anh hết sức giúp đỡ tôi trong những hoạt động bất vụ lợi cho quê hương. Tiền Giang Hậu Giang, rồi Đồng Nai Cửu Long, và cả Lê Văn Duyệt Foundation, lúc nào anh em cũng thấy có anh bên cạnh, hay sau lưng, đóng góp tư tưởng, bài vở, và tài chánh. Anh đóng góp rất nhiều cho

cộng đồng người Việt tị nạn, anh yểm trợ mạnh cho các hội cựu học sinh ở Úc. Đối với nhân loại anh cũng góp phần không nhỏ trong viễn tượng giúp đời. Danh thơm, tiếng tốt của anh được nhiều người biết đến và luôn luôn ghi nhớ.

Di ảnh của Giáo sư Tiến SĩLương Minh Đáng

Riêng đối với Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long và Lê Văn Duyệt Foundation, và nhất là đối với cá nhân Nguyễn Thanh Liêm, sự đột ngột ra đi của anh là một mất mát vô cùng to lớn. Anh chị em còn lại sẽ cùng tôi, tiếc thương anh vô vàn. Anh em và riêng tôi sẽ còn nhớ anh mãi mãi.

Nguyện cầu vong linh anh sớm tiêu diêu miền cực lạc. Và nguyện cầu vong linh anh linh thiêng phù hộ cho những

người còn ở lại có đủ năng lực và phương tiện tiếp tục con đường phụng sự dân tộc, quê hương.

Anh Đáng ơi! Từ nay mình chẳng bao giờ còn được gặp nhau nữa. Thôi! Xin gởi anh lạy nầy để tiễn anh vào cõi vĩnh hằng.

Bạn anh,

Nguyễn Thanh Liêm

Page 306: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

IẾT VỀ MỘT SỰ RA ĐI

Nguyễn Hồng Hạnh

in thưa, tôi không phải là một Trung Tâm Trưởng Nhân Điện, không phải là người chữa bệnh hay trong Nhân Điện, không là đại diện cho một Hội Đoàn Đoàn Thể

nào trong cộng Đồng… Đây cũng không phải là một bài Điếu Văn mà tôi có đủ vinh dự đọc lên trong đám tang của Thầy Lương Minh Đáng…

X Đây là một bài viết mà tôi cảm thấy viết ra là một điều thật

sự cần thiết cho quá trình grief and loss của tôi sau sự ra đi quá đột ngột của Thầy. Tôi đã ngồi hàng giờ để viết ra những dòng này, viết để chia sẻ và viết cho lòng mình được nhẹ nhàng hơn…

…Melbourne, Buổi chiều nắng nhạt của một ngày cuối tháng Tám, Năm 2007.

Tôi lái xe dọc theo con đường quê gập ghềnh dẫn vào Đền Thờ Tổ Tiên Nhân Loại, con đường này, cách đây một tuần, linh cửu của Thầy Lương Minh Đáng đã vĩnh viễn rời khỏi nơi đây. Trước mắt tôi vẫn là hình ảnh cổ xe ngựa có hai con ngựa màu đen, cao lớn, lọc cọc mang xác Thầy đến nghĩa trang Necropolis Springvale. Tiếp theo đó là một đoàn xe khoảng mấy mươi chiếc, mà mọi người đã đến tiễn đưa thân xác Thầy đến nơi hoả táng.

Tôi cũng như tất cả các học viên Nhân Điện của Thầy trên khắp thế giới, hay như một số đông thân hữu trong cộng đồng, hay những người đã có cơ duyên được gặp và được tiếp xúc với Thầy… cảm thấy bị hụt hẫng, mất mát và vô cùng bất ngờ trước sự ra đi quá đột ngột của Thầy. Tôi ngừng xe lại, nhìn bâng quơ

Nguyễn Hồng Hạnh 306

Page 307: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ra cánh đồng có mấy con trừu đang gặm cỏ, nghe tâm mình trống vắng, có dòng nước mắt nóng hổi lăn dài trên má…và tôi chợt nghe trong lòng mình đang có một nỗi đau, y như nỗi đau mà cách đây 5 năm, tôi đã mất đi người cha thân yêu của mình...

Thầy Lương Minh Đáng đã ra một cách rất nhẹ nhàng, trong vô vàn tiếc thương của rất nhiều người, vào đêm Chủ Nhật ngày 12 Tháng 8 Năm 2007 tại tư gia, hưởng thọ 65 tuổi. Trước khi mất, Thầy không có triệu chứng bệnh tim và chứng bệnh nào khác. Thân xác Thầy Lương Minh Đáng đã được tẩn liệm, và đám tang Thầy đã được long trọng tổ chức tại Đền Thờ Tổ Tiên Nhân Loại tại Keysborough, Victoria, Australia từ ngày 13/08 đến ngày 18/08/2007.

Đêm đó, là lần đầu tiên tôi bước chân vào nhà Thầy, mà tôi không nghe thấy tiếng nói, và không thấy bóng dáng linh hoạt của Thầy đi qua đi lại. Điện thoại nhà tôi reo lúc 11 giờ rưỡi đêm, đang ngủ, tôi nửa tỉnh nửa mê khi nghe lời thông báo của gia đình: “Thầy bị heart attack, Thầy đã đi rồi, Hạnh chạy lên liền đi!!!” Tôi không tin, hỏi gặng lại người chị trong điện thoại: “Thầy đi đâu?”… Gần mười hai giờ đêm, chúng tôi phóng xe đến nhà Thầy, chạy bất kể đèn xanh đèn đỏ...

Đến nơi, tôi không tin vào mắt mình, trước mắt tôi là ánh đèn quay chớp liên hồi sáng chói của mấy chiếc xe ambulance đang đậu ngay trước nhà Thầy …Tôi choáng váng, tôi chạy lên phòng, tôi thấy Thầy nằm bất động trên giường, như đang ngủ say. Những người nhân viên Cứu Thương vẫn còn đang vây quanh giường Thầy, họ lắc đầu bất lực... Một người lại gần nói với chị Thủy tôi: “We are sorry. We couldn’t save him for you!” Chị tôi khóc. Xung quanh là những người thân trong gia đình Thầy, đang đứng như chết lặng… Như một phản xạ tự nhiên, tôi quỳ sụp xuống đất, lạy xác Thầy ba lạy…

Sự việc xảy ra nhanh quá, tôi tưởng như mình đang sống trong một giấc mơ… Chúng tôi quanh quẩn thức đến sáng, lên phòng nhìn xác Thầy, ngậm ngùi, rồi đi qua đi lại… Tôi chạy

Viết về Một Sự Ra Đi 307

Page 308: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

qua phòng thấy Kiến vẫn nhùi đầu ngủ say không hay biết gì trên cái bunk bed của nó. Vào đầu hôm, nghe chị Thủy nói trước khi bị đau ngực và khó thở, Thầy đã rót cho Kiến một ly sửa tươi, kêu nó uống và Thầy đã lần cuối cùng, dỗ cho nó ngủ. Tôi và chị Thảo xót xa ... không biết sẽ tìm cách nói với Kiến như thế nào khi sáng mai nó thức dậy, chạy qua phòng kiếm Ba như thường lệ. Đối với một đứa bé 8 tuổi như Kiến, hay đối với bất cứ một người con nào – trai gái, lớn nhỏ, hoàn cảnh ra sao không biết… dường như không có cách nào hoàn hảo nhất để mang đến cho họ một tin buồn như thế này!

… Là đứa em Út của chị Thủy, thế nhưng tôi vẫn cứ quen gọi Thầy, tôi cảm thấy như thất kính và không biết mình có đủ phước lành hay không khi được gọi Thầy bằng Anh. Khi nào thấy chúng tôi lên nhà, Thầy luôn miệng hỏi thăm hai đứa nhóc của tôi, khi thì truyền điện cho chúng khỏe, khi thì kêu ăn, kêu uống. Trước khi ngồi vào bàn ăn, Thầy sắp xếp chỗ cho chúng tôi, đứa này ngồi chỗ này, đứa kia có con nhỏ ngồi chỗ kia…

Ở nơi nào có mặt Thầy, nơi đó rộn rã tiếng cười, và tràn ngập một luồng sinh khí ấm áp lạ thường. Thầy đi qua đi lại, hỏi thăm người này người kia… Khi thì đem theo mấy quyển sách, mấy tờ lịch lăng xăng đi tặng người quen, khi thì đem theo chai nước tỏi, đem theo mấy cái bánh bao còn nóng xuống cho Má tôi vào sáng sớm… Điện thoại di động của Thầy reo liên tục - điện thoại từ các Trung Tâm Trưởng, những người Học Viên ở xa nhờ Thầy truyền điện lúc bệnh hoạn, điện thoại từ các chùa, các nhà thờ ở Việt Nam kêu gọi Thầy giúp tài chánh để xây cất các công trình, điện thoại từ các tổ chức từ thiện trong cộng đồng nhờ Thầy đóng góp để họ có điều kiện tiếp tục các công tác giúp người…

Điện thoại reo ngay trong những bửa ăn sáng, trưa, chiều. Điện thoại reo nghe nói ngay cả lúc một hai giờ sáng… Thầy bắt lên: “Ai đó? Có gì nói đi, Thầy nghe …” hay là: “Yên tâm đi. Để thầy truyền điện cho…” Có một lần, một học trò ở Việt Nam gọi qua, nhưng khi nghe tiếng Thầy trả lời: “A lô..” vì có lẽ dòng

Nguyễn Hồng Hạnh 308

Page 309: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

điện của Thầy mạnh quá, chị sợ nên ấp a ấp úng, một hồi lâu, mới dám lên tiếng. “Dạ con nè Thầy.” Thầy hỏi gặng lại: “Con là ai?”

…Tháng 10 Năm 2002, sau khi chôn cất Ba ở Việt Nam xong, bốn chị em chúng tôi quay trở về Úc. Tôi còn nhớ tất rõ sáng hôm ấy, chúng tôi soạn lại tất cả quần áo của Ba tôi, bỏ vào những bịt ni-lông thật lớn để đi cho Hội Từ Thiện. Nhìn đồ vật của Ba còn nguyên vẹn trong phòng y như ngày Ba còn sống, mùi mồ hôi trong áo quần của Ba còn vương vấn đâu đây, chúng tôi đã khóc nức nở như những đứa trẻ thơ …

Cảm giác của những đứa con vừa mất đi một người cha thân yêu y như cái nhà mà mất đi trụ cột, như con rắn bị mất đi cái đầu… Mặc dù chúng tôi đã trưởng thành và đều đã có gia đình riêng… Tôi còn nhớ, ngay lúc đó, Thầy bước vào phòng Ba tôi, vỗ vai từng đứa chúng tôi và nói: “Mấy đứa yên tâm đi, Ba đi rồi, từ nay có anh Hai sẽ lo lắng cho mấy đứa…” Quả thật từ đó, mọi việc nhỏ lớn trong gia đình, chúng tôi đều hỏi ý kiến Thầy, như ngày xưa cái gì trong nhà, chúng tôi cũng hỏi ý Ba. Thầy đã đóng vai người Cha, người Thầy và người Anh Cả trong gia đình chúng tôi từ bao năm nay....

Ngày 13 Tháng 8... Ngoài sân đền thờ, trong ánh nắng nhạt và gió hiu hiu lạnh của những ngày cuối đông, bên hai bức tượng của Đức Mẹ Maria và Phật Bà Quan Âm, ba lá cờ: cờ Úc, cờ Nhân Điện và cờ Thổ Dân đã được hạ thấp xuống, rũ rượi, ảm đạm… đánh dấu một tin thật buồn cho ngành Nhân Điện nói riêng và sự mất mát trong lòng của vô số người… nói chung.

Ba anh em người Việt nam tuổi ngoài bốn mươi vừa bay từ Hoà Lan, cùng nhau quỳ lạy Thầy, rồi đứng tần ngần bên quan tài của Thầy và oà khóc thành tiếng. Từ phi trường, một người thanh niên trẻ đã bay mấy mươi tiếng từ Houston, Texas, chạy ùa vào bàn thờ của Thầy khóc nức nở, anh khóc như chưa bao giờ được khóc trong cuộc đời… Một người đạo Hồi và một số người khác đến từ khắp nơi trên thế giới lần lượt đến quỳ bên bàn thờ của Thầy, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ.

Viết về Một Sự Ra Đi 309

Page 310: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Một người đàn bà Thái Lan, cũng vừa đến, đứng nhìn xác Thầy, mắt đỏ hoe, miệng lẩm nhẫm: “Have I seen the right thing? Have I seen the right thing?” Một số học trò nghe tin Thầy ra đi nhưng vì không lo được visa, hoặc không có cơ hội bay qua, để có mặt trong đám tang của Thầy, đã vô cùng ngậm ngùi đau xót. Vài chục vòng hoa, đến từ khắp nơi trên thế giới, lần lược được xếp dọc hai bên hành lang của đền thờ.

Một người đến từ Việt Nam tâm sự: “Hồi xưa đến giờ, được Thầy dạy dỗ, nhưng chưa bao giờ tôi có dịp nói lời cám ơn Thầy, vì tôi không bao giờ dám lên trước lớp học phát biểu… Không ngờ Thầy lại ra đi sớm như vậy, tôi ân hận quá…” Các em sinh viên Việt Nam, thay phiên nhau đứng ngoài hành lang để khiêng và xắp đặt những tràng hoa phúng điếu.

Trong nhà bếp các bà, các cô, mỗi người một tay để phụ đồ ăn thức uống. Trên phòng khách, những người đàn ông Việt Nam, từ xưa mang tiếng cứng rắn, nay lại tự do khóc và cảm thấy mình vô cùng yếu đuối, hụt hẩng trước sự ra đi của Thầy. Ai nấy mắt đỏ hoe… Thỉnh thoãng những người Tây Phương ôm chầm lấy nhau, khóc ngất trên bờ vai của nhau, họ như đang trải qua một sự mất mát vô cùng to lớn… Họ quây quần bên nhau, ngồi thiền định bên quan tài của Thầy, có đi ăn uống ở đâu, rồi họ cũng trở lại đền thờ, suốt một tuần lễ trong đám tang Thầy....

Một buổi chiều thứ hai trong đám tang, ngoài giờ thăm viếng, nhân lúc mọi người không có mặt ở đó… Tôi lên đứng tần ngần ngay bậc cửa, ngắm nhìn chị Thủy tôi đang đứng một mình cạnh bàn thờ, dáng chị gầy trong cái áo khoác màu đen dài qua khỏi đầu gối, chân đất, đầu chít khăn tang trắng… Hai bàn tay chị nắm chặt lại vào nhau, có vẻ thật cứng rắn nhưng cũng không dấu được sự yếu mềm, nét mặt chị buồn và mắt chị nhìn xa xăm ra cổng… Chắc chị không để ý tôi đang đứng ở đó. Tôi chợt nhớ lại câu nói mà chị tôi đã nói với Betty vào đêm Thầy mất: “My life has never been so perfect. Lately, it gets too perfect, I started to worry!” và đúng như linh tính, biến cố lại xảy ra trong cuộc đời của chị. Với những gì mà chị đã trải qua và sắp sửa đi qua,

Nguyễn Hồng Hạnh 310

Page 311: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hơn bao giờ hết, tôi hiểu được câu nói này của chị… Bất chợt, chị đưa mắt nhìn tôi và thấy tôi đang khóc… Hai chị em nhìn nhau thật lâu, giây phút ấy đối với tôi sao nhiệm mầu quá!! Tôi vẫn đứng tựa cửa, thương chị mà cảm thấy bất lực trước nỗi mất mát và những biến chuyển trong cuộc đời mà chị tôi phải đi qua. Có lẽ “Nước bao giờ cũng chảy từ trên xuống dưới” và chúng tôi - mấy đứa em của chị, loay hoay… không biết phải giúp cho chị bằng cách nào trong lúc này! Tôi về, gửi cho chị dòng tin nhắn: “My love for you beyond love of ordinary sisters”. Chị thường nói với chúng tôi: “Ơn Trên luôn cho chị học những bài học khó hơn bài học của mấy đứa!” Không hiểu tại sao, nhưng một điều “bất di bất dịch” mà tôi biết, là tấm lòng của chị thật bao la… Từ lúc 7 tuổi, chị tôi đã biết lo cho ba má, lo cho các em, lo cho bà cố và lo cho mọi người…!

… Buổi sáng Ngày 18 Tháng 8, một buổi sáng có lẽ tôi không bao giờ quên được trong cuộc đời, y như buổi sáng cách đây 5 năm, chúng tôi đã tiễn đưa linh cửu của Ba tôi về nơi an nghỉ. Trong cái se lạnh của Melbourne những ngày cuối đông, mọi người đã có mặt lúc 7 giờ sáng để chuẩn bị đưa xác Thầy đi hỏa táng. Tất cả mọi người trong đồng phục màu đen vô cùng trang trọng, họ đứng chật cả sân… từ trong ra ngoài. Những người bình thường đến từ mọi nơi, những người đã từng được Thầy giúp đỡ - giúp đỡ trị bệnh trong lúc “Thập Tử Nhất Sanh”, hay được giúp đỡ về tài chánh trong lúc ngặt nghèo, khốn khó… Những người một ngày trong đời, họ đã một lần gọi Thầy bằng tiếng “Thầy” thân yêu… Những người đã làm học trò của Thầy mười mấy năm qua… Những người đại diện cho nhiều tổ chức Từ Thiện, đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong cộng đồng...

Đủ mọi thành phần trong xã hội: Các Bác Cao Niên, Luật Sư, Bác sĩ, Tiến Sĩ, Kỹ sư, Người làm Thương mại, Công nhân, Sinh Viên, Học Sinh... Sáng hôm đó, lần đầu tiên, tôi đã chứng kiến một vị lãnh đạo cộng đồng đọc Điếu Văn cho Thầy, và ông đã khóc thành tiếng. Tôi luôn ngưỡng mộ tài lãnh đạo, tâm đức của vị này, và những việc làm mà ông đã đóng góp cho cộng

Viết về Một Sự Ra Đi 311

Page 312: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đồng từ xưa đến nay. Tôi đã từng nghe nhiều bài nói chuyện của ông trước công chúng, nhưng chưa bao giờ tôi thấy ông khóc trước mặt mọi người như thế. Bài Điếu Văn rất thật thà của ông, nói về cái chất phát của Thầy Lương Minh Đáng, đã làm cho mọi người không kềm được nước mắt: Phải chăng những gì đến từ TÂM sẽ đi thẳng vào TÂM?

Một người thanh niên trẻ người Việt Nam nói với tôi trong tiếng Anh vì anh qua Mỹ từ nhỏ: “Master has changed my life. My life used to be in a fast lane, filled with night clubbing, car racing, fighting… Then I attended the Master’s class. I was I felt he was talking about my own life. At that time, I think I was the youngest one in the class. Curiously, I went around and asked a lot of people: “What are you here for?” and I had all the answers. It was very interesting and since, I have found a purpose in life. I wasn’t there to cure a disease because I wasn’t sick. I was there for spiritual lessons.” Anh chạy lăng xăng giúp nhà bếp khiêng đồ ăn, làm vệ sinh… anh đã có mặt trong gia đình Nhân Điện, hòa mình vào trong một đại gia đình, người già có, trẻ có, đủ mọi thành phần, đủ mọi trình độ, đủ mọi tôn giáo, đủ mọi sắc dân… và bất cứ ở đâu người khác cần, anh đều có mặt. Anh nói với tôi anh chưa trị bệnh được cho ai, nhưng theo tôi anh đã tự làm lại cuộc đời, anh đã tìm lại được chính anh, và gia đình anh – cha mẹ, vợ và con cái anh, đã tìm lại đứa con trai, chồng và cha của mình… từ khi anh có duyên lành gặp được Thầy Lương Minh Đáng!

Còn rất nhiều câu chuyện và rất nhiều hoàn cảnh như thế… Mỗi khi tôi được tiếp xúc với những người học viên của Thầy, là mỗi lần tôi học được ở họ thật nhiều bài học bổ ích. Mỗi người, mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh… vô cùng ly kỳ… mà trong đó Thầy đã hoán chuyển và thay đổi được cuộc đời họ trở nên một cách vô cùng tốt đẹp. Một anh tuổi ngoài bốn mươi, đứng lặng người bên bực cửa, mắt cũng đỏ hoe, ngậm ngùi nói với tôi rằng: “Ơn Thầy đã cứu mạng song thân của tôi, không có từ ngữ nào diển tả được công ơn đó”. Chỉ đơn giản như thế và anh đã theo Thầy học Nhân Điện từ mấy năm nay. Được tin Thầy mất anh vô

Nguyễn Hồng Hạnh 312

Page 313: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cùng đau buồn và cũng đã bay từ Mỹ qua Úc để được quanh quẩn… có mặt trong đám tang của Thầy…

Một số người có can đảm kể lại kinh nghiệm của họ trước lớp học cho mọi người cùng nghe. Nhưng đa số học trò của Thầy không dám đưa tay lên phát biểu, ngay cả lời cám ơn Thầy cũng không dám… Sợ Thầy la, vì Thầy không thích ai nói cám ơn. Thầy nói: “Thôi khỏi cám ơn. Thương Thầy thì về mà ráng thực hành thực hiện những điều Thầy dạy giúp ích cho mọi người…” Một điều, tôi ước gì 10 năm về trước, tôi biết bỏ qua cái Chấp, cái Ngã, cái phán xét bên ngoài để mở lòng ra, và tiếp cận với cuộc sống một cách hửu hiệu hơn.

Gần đây, tôi đã học được nhiều điều vô cùng quý giá, từ những người học trò của Thầy. Họ đã bỏ công bỏ thì giờ ra làm việc đóng góp trong gia đình Nhân Điện không biết mệt mõi, những đóng góp trong lặng thầm, không tính toán, không cần ai biết đến… Một tiếng đồng hồ đối với tôi vô cùng quý giá, không dám bỏ ra, có lẻ vì tôi làm cho bản thân tôi…Nhưng đối với họ, làm việc vì người khác, họ đã bỏ thời gian cả tháng, mấy tháng trời, gia hạn visa để ở lại…để làm việc, để chia xẻ…vì lợi ích chung của mọi người.

Một buổi sáng, xuống tinh thần và feel lost quá, tôi chạy qua Đền Thờ thắp cho Thầy nén nhang. Anh Thuần - một người Việt Nam đến từ Châu Âu, người đã quanh quẩn chăm sóc trông nom Đền thờ mấy năm. Trong lúc nói chuyện, tình cờ anh đã cho tôi nhiều bài học bổ ích: “Thầy đã dạy Nhân Điện là đem tình thương, đem ánh sánh đến cho mọi người, mọi loài, ở nơi nào mình đến.” Vì tôi nói tôi feel lost quá, lại cảm thấy mình vô dụng, chẳng giúp ích gì được cho mọi người. Anh nói: “Sống hết mình, đem tình thương ra đối xử với mọi người…Ở nhà với con, đem hết tình thương ra lo cho nó. Đi đến đâu cũng làm cho người khác vui, đem lại sự vui tươi, hạnh phúc và bình an cho người khác… Đó là làm Nhân Điện, đâu phải làm việc gì lớn cho gia đình Nhân Điện mới là làm Nhân Điện đâu!!!” Anh nói tiếp: “Tôi cũng đã từng xuống tinh thần nhưng mổi lần như vậy, Thầy

Viết về Một Sự Ra Đi 313

Page 314: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

và các Đấng luôn chỉ dạy cho tôi biết mình phải làm sao…Thầy không có mất, Thầy đang giúp cho chúng ta, hơn bao giờ hết!”

Thấy mắt tôi vẫn còn ngân ngấn nước, anh chỉ tay và kêu tôi ra ngồi ngay hình trái tim - giữa tượng Đức Mẹ và Phật Bà Quan Âm ngoài sân, cầu nguyện và nhận năng lượng bình an của hai bà Mẹ, rồi tự nhiên mình sẽ biết mình phải làm gì!!!

Anh chất phát, hiền từ và vui tính. Tôi nhớ một lần, Thầy, chị Thủy và một vài người nữa ghé nhà tôi dùng bữa. Mổi lần Thầy đến nhà, tôi “luýnh qua luýnh quýnh” mặc dù tất cả đã chuẩn bị xong chu đáo. Sau bữa ăn, Thầy hỏi tôi có tăm xỉa răng không? Tôi lật đật chạy đi tìm, lục lọi trong các ngăn tủ, trên đầu tủ lạnh, trong bếp… mà không có… vì nhà tôi không có dùng tăm xỉa răng!!! Thấy tôi quýnh lên, anh kêu tôi chờ chút, tôi hỏi anh làm gì vậy? Anh loay hoay lục lọi trong các túi áo, trong và ngoài… rồi cẩn thận đem ra đưa cho tôi một bọc tăm xỉa răng! Mọi người trong bàn ăn cười phá lên, anh nói: “Tăm này từ Việt Nam nhập qua …!”

Thấy anh bận rộn nhưng lúc nào tôi hỏi anh Có cần giúp gì không? Anh đều cười nói: “Mới vừa làm xong!!” Vì chắc anh biết tôi cũng chẳng giỏi giang gì nên nói vậy cho xong!!! Anh nói: “Cuộc đời tôi ba lần thoát chết, các Đấng cứu vớt, bây giờ sống là để phục vụ cho mọi người chứ không sống cho mình nữa!” Anh trả lời: “Mọi việc đã có Các Đấng sắp xếp cho tôi!” khi tôi hỏi anh khi nào thì anh về nước, hay có dự tính nào khác không?

Hiện tại, tôi biết anh vui khi quanh quẩn chăm sóc cho Đền Thờ, vui khi được ngồi trên chiếc xe… chạy lạch ạch cắt cỏ quanh sân, chăm sóc cây kiểng, hay huấn luyện cho mấy con trừu biết xếp hàng đi thành hàng một… và mỗi ngày được dâng lên bàn thờ của Thầy những bửa cơm, ly trà, hoặc ly cà phê vào sáng sớm…

Những cuộc đời thật đơn giản mà tôi đã gặp… luôn cho đi, luôn cống hiến và lo cho người khác trong lặng thầm…Thế mà

Nguyễn Hồng Hạnh 314

Page 315: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

họ đã tìm được hạnh phúc thật sự - một thứ hạnh phúc mà ngoài kia, mọi người đang chen lấn nhau đi tìm, nhưng ít ai tìm thấy! Đó là riêng về con đường Đời, về đường Đạo…họ đã hoán chuyển và giúp được rất nhiều người có duyên lành mà tôi cảm thấy mình chưa đủ căn cơ, trình độ… để viết ra đây! Còn rất nhiều những con người và những cuộc đời như thế…

Sự ra đi của Thầy nhắc nhở lại cho tôi bài học của sự Vô Thường. Là một Phật Tử, nhưng vì “cơm áo gạo tiền”, tôi cứ quên bài học này, cho tới khi được Ơn Trên nhắc nhở. Tôi quên rằng sự Vô Thường sẽ cướp mất đi những gì mình yêu quý trên đời, mà không hề báo trước - những thứ mà mình nghĩ sẽ tồn tại vĩnh cữu, không bao giờ mất… Sáng nay tôi chở “Cui”- đứa con gái ba tuổi ghé nhà Má, chở Má tôi qua chùa Hoa Nghiêm làm Lễ Vu Lan. Ngồi ăn tô Bún Bò Huế chay với Má với Con… Ba thế hệ… thật đơn giản bên chiếc bàn khập khiểng chân… ngoài sân chùa với ánh nắng mùa xuân ấm áp… Nhìn nét mặt nhăn nhăn của Má và miệng cười nhe răng thật vô tư của con, lòng tôi chợt cảm thấy hạnh phúc lạ thường...!

Vu Lan năm nào tôi cũng cài bông hồng trên áo, nhưng năm nay tôi mới thật sự cảm nhận hết ý nghĩa của nó… Tôi chợt thấm thía giây phút hiện tại là tôi được cài trên ngực mình bông hồng màu đỏ - màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc còn có Mẹ trên đời. Để cho tôi một phút nào, được quên đi cái Đen cái Trắng, cái Đúng cái Sai, cái lỗi lầm của người khác, để muôn đời, giữa tôi và mọi người, khoảng cách và sự phán xét sẽ thu nhỏ lại, mà chỉ có tình thương và sự thông cảm, xớt chia…

Như một lời Tạ Ơn đến Linh Hồn của Thầy Lương Minh Đáng - nếu có thể phần nào - Công ơn Thầy đã khai mở Tâm của tôi, cho tôi sống, biết trao đi tình thương, và được tiếp nhận tình thương một cách vô điều kiện. Cha mẹ cho tôi cuộc sống, nhưng qua Thầy, Trời Phật và các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, đã dạy cho tôi biết sống cuộc sống có ý nghĩa, và nhờ Hồng Ân của Phật-Pháp-Tăng, tôi đã tiếp cận cuộc sống bằng cái Tâm của mình.

Viết về Một Sự Ra Đi 315

Page 316: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Qua các lời giảng thật bình thường của Thầy, tôi học được cái Có trong cái Không, cái Tốt trong cái Xấu, cái Cao trong cái Thấp, trên đời này không có Đen và Trắng khi thoáng nhìn nhận một sự việc. Tôi được học rằng mọi việc đều do Ơn Trên sắp xếp, vì sức người thật nhỏ bé và đáng thương!!! Tôi cảm nhận được rằng tôi không là một thành phần cô độc, mà là một phần tử cỏn con trong vũ trụ muôn màu muôn sắc - vũ trụ của bao la của Khoa học, và vũ trụ huyền bí của Tâm Linh.

Tôi học Nhân Điện, nhưng tôi chưa từng là một người có thể trị bệnh trước mặt cho người khác, vì tôi nghĩ mình không có khiếu, và cũng không đủ tự tin. Lúc đầu tôi vào lớp học, chỉ vì muốn đi theo chị tôi cho biết... Tôi là một học trò phải nói là chậm tiến, mất cả mấy năm trời, chẳng có thấm thía gì. Dần dần về sau, có những cơ duyên, tuy tôi chưa trực tiếp chữa bệnh được cho ai, nhưng càng ngày tôi cảm thấy cách nhìn của tôi đối với đời, với người, với cuộc sống xung quanh tôi… thay đổi! Khi làm việc, tôi luôn cầu nguyện Thượng Thiên cho tôi biết đem cái Tâm của mình ra, làm việc hết lòng để mang lợi ích cho những người, mà tôi đang giúp…

Những lúc rảnh rỗi, tôi thiền định và truyền điện đến cho Mẹ tôi, cho người thân trong gia đình, bạn bè, những người lạ, người quen bị bệnh đau, những người gặp những hoàn cảnh khốn khó mà tôi đã gặp … nguồn năng lượng có tình thương vô biên. Như lời nguyện cầu cho mọi người, mọi loài, cho thế giới được an bình, được ấm no hạnh phúc...

Nói về Thầy cho con cháu tôi ư? Tôi sẽ nói rất ngắn gọn rằng: Như bất cứ một nhà hoạt động về Tâm Linh nào, Thầy đã có nhiều người thương, kẻ ghét... Nhưng đối với riêng tôi, điều tôi nhớ nhất là CON NGƯỜI của Thầy thật sự genuine, luôn cho đi và luôn sống vì người khác. Thầy có một LINH HỒN cao cả, đã giúp được vô số người có duyên lành trên khắp thế giới. CUỘC ĐỜI Thầy, như bao nhiêu cuộc đời người bình thường, cũng có nhiều sóng gió, nhiều đổi thay và thử thách… xuất thân từ sự nghèo nàn và Thầy luôn luôn hãnh diện về điều

Nguyễn Hồng Hạnh 316

Page 317: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

đó. Cũng như Thầy luôn hãnh diện về quê hương Cái Bè Miền Nam Nước Việt Nam, nơi có người dân hiền lành chất phát. Thầy hãnh diện về đất nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đầy tình người của mình…

Trong bài giảng của Thầy, đâu đây vẫn loáng thoáng hình ảnh quê hương, kỷ niệm tuổi thơ nghịch ngợm, lớn lên trong sự cực khổ hay thởu hàn vi chưa ai biết đến… Thầy kể lại kỷ niệm lúc còn nhỏ, nhà nghèo, không có tiền uống thuốc. Thầy đã được Thầy Trụ Trì của một ngôi chùa ở quê chữa khỏi bệnh bằng cách đeo cho Thầy một “cái niệt”…! Kỷ niệm hồi Thầy còn nhỏ, nghịch ngợm… đã rủ bạn bè đi ăn cắp chuối người ta cúng ngoài bàn thiên. Hay, lúc lớn lên trong chiến tranh Việt Nam, Thầy đã từng giặc quần áo bằng nước tro và ăn cơm với nước muối. Vậy mà những người Thông Dịch đã dịch ra mười sáu thứ tiếng, không sót một câu, để cho người nước ngoài nghe… Nhiều lần Thầy kể xong rồi mới sực nhớ ra và nói: “Nói kiểu này làm sao thằng Vũ và Minh Hiệp dịch được cho tụi nó nghe không biết…!”

Cũng như Thầy đã từng hát vọng cổ “Lan và Điệp” và từng kể về những phong tục tập quán Việt Nam… đa hình đa dạng, muôn màu muôn sắc… cho học trò nước ngoài nghe… Nghe để học hỏi về Văn Hóa về Truyền Thống và Cội nguồn của con người Việt Nam… Mỗi lần Thầy kể chuyện tếu lâm xong, học trò Việt Nam được cười trước vì được hiểu trước, các học trò người nước ngoài các nhóm lần lượt cười sau vì những người Thông Dịch cần vài phút để dịch ra ngôn ngữ của họ.

Tôi còn nhớ sau lần Thầy trở về từ Bỉ, một buổi chiều sau đó, chúng tôi xúm lại nấu ăn và luôn tiện để gặp Thầy sau thời gian Thầy bị họ tạm giữ. Chiều hôm đó, tôi còn nhớ Thầy ra mở cửa, nét mặt tươi cười: “Mới đi nhuộm tóc lại hồi sáng!” Tôi thấy Thầy ốm hẳn đi, chúng tôi hỏi Thầy hoàn cảnh ở trong đó ra sao? Thầy cười nói: “Sướng lắm, mỗi ngày nó đem bơ, bánh mì, đường, cà phê lại… Ăn đâu có hết !!!” Trong bữa ăn, Thầy vui vẻ kể lại cho chúng tôi nghe Thầy đã nói tiếng Anh với tụi Bỉ

Viết về Một Sự Ra Đi 317

Page 318: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

mỗi khi không có chị Thủy ở đó. Thầy đã dùng động từ “to quơ” để diễn tả mà tụi nó nghe “thông suốt hết, nhưng mà nó không hiểu thôi!” Thầy diễn tả lại những ngày tháng đó… lúc họ mới quyết định tạm giữ Thầy, từng ngày tiếp theo và cảm giác của Thầy khi được trả lại tự do. Nhớ lại cảnh tượng mỗi lần Thầy vô lớp học, cả mấy ngàn người đứng dậy chào, một số học trò sắp hàng dọc theo lối đi để được Thầy vuốt đầu - chào theo kiểu Thái Lan! Hình dung ra cảnh tượng Thầy bị nạn… Hai hình ảnh tương phản quá! Tôi ngồi nghe, lòng nao nao, vừa mừng Thầy vừa thoát được nạn tai, vừa cảm phục tinh thần lạc quan, tính positive của Thầy… trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào…!

Một thời gian sau khi bị nạn, trong một lớp học, Thầy đã khóc… Tôi còn nhớ lúc đó giọng Thầy bị chợt lạc hẳn đi, khi Thầy bắt đầu nói lời cám ơn đến những người học trò của Thầy, những người đã có ý đóng góp tiền lại để đóng tiền cho Thầy được tại ngoại. Những người đã một lòng trung thành với Thầy, lo lắng, hỏi han và tìm mọi cách giúp Thầy ngay trong lúc Thầy bị nạn…Nghe nói có một người học trò ở Việt Nam, khi nghe tin đã gom góp gửi qua cho Thầy được một ngàn đô Mỹ... Hình như Thầy đã không nhận nhưng Thầy vô cùng xúc động về điều đó..!

Thế mà lúc có khả năng, Thầy đã phân phối đi khắp nơi… Khi thì giúp tài chánh cho các Bác Sĩ mổ mắt giúp bà con nghèo tìm được ánh sáng, lúc thì đóng góp để xây Tượng Đài Chiến Sĩ để mọi người có phương tiện tưởng nhớ đến những người chiến sĩ đã hy sinh, xây dựng Đền Thờ Quốc Tổ để mọi người và con cháu đời sau biết đường biết lối mà quay về nguồn, xây chùa và tu sửa nhà thờ để mọi người có phương tiện quay về con đường tâm linh… xây những cây cầu ở miền quê Việt Nam để cho bà con khỏi phải lắc lẽo đi qua những cây cầu khỉ… hay giúp Hội Đoàn này, Đoàn thể kia làm từ thiện… nhiều vô số kể… Một điều những nơi đã được Thầy giúp, đa số mọi người đều nhớ về Thầy không vì số tiền to lớn mà Thầy đã đóng góp mà vì câu nói: “Của cho không bằng cách cho”… Vì lòng nhiệt tình, sự sốt sắng, tình thương và lòng quan tâm thật sự của Thầy đối với

Nguyễn Hồng Hạnh 318

Page 319: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Viết về Một Sự Ra Đi 319

những người làm công tác xã hội, công tác từ thiện, đối với lý tưởng chung vì tha nhân!

Hình ảnh cuối cùng tôi nhớ về Thầy, là lúc Thầy đứng trước lớp học 1541 học viên (trực tiếp và qua video conference) trong buổi kết thúc khóa học lớp 20 năm 2007. Như thường lệ, Thầy hát tặng học viên những bài hát quê hương và tình yêu Việt Nam. Sau nhiều ngày dạy học và sau khi hát 6, 7 bài hát liên tiếp không ngừng nghĩ, Thầy chợt quên lời của một bài hát sau cùng. Thầy hát đi hát lại 1 lần… 2 lần… “Ủa tự nhiên quên, sao kỳ vậy ta?” Thầy vẫn vui vẻ, hát lần thứ ba… thứ tư… vẫn không nhớ… nhưng chưa chịu thua! Rồi Thầy hát lại lần thứ năm… chợt sực nhớ và Thầy đã hát hết bài trong tiếng vổ tay, thán phục sự yêu thương của mọi người.

Theo tôi, thì đây là một kỷ niệm tiêu biểu về con người bình thường của Thầy, mà ít có nhà chính trị nào giữ được sự bình dị và nét bình tĩnh này, trước một đám đông như thế.Trước mặt bao nhiêu người, nhân vật quan trọng đến đâu, Thầy vẫn be the way he is, real genuine, không màu mè, giả tạo…Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Thầy nói, cười...! Ngày hôm sau, có tiệc liên hoan với Thầy ở nhà hàng Kingswhale ở Springvale, tôi không đến vì hai nhóc còn nhỏ, mỗi lần đi phải chuẩn bị các thứ lỉnh kỉnh, nên tôi nghĩ: “Hôm nay không gặp Thầy, sẽ còn được ăn với Thầy vào dịp khác!” Nhưng lần kế tiếp, tôi đã gặp Thầy, đó là đêm Chủ Nhật 12 tháng 8 năm 2007, đêm Thầy đã ra đi!.

… Lời cuối, tôi xin cúi đầu lạy tạ Vong Linh của Thầy Lương Minh Đáng. Xin cúi đầu lạy tạ Thượng Thiên đã cho tôi có đủ duyên lành để học hỏi và tiến hóa, để hôm nay, tôi trở thành con người biết sống bằng trái tim của mình… như ngày hôm nay. Melbourne, 25 August 2007

Nguyễn Hồng Hạnh.

Page 320: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

PHÂN ƯU

Được tin buồn

Cụ Bà HUỲNH KIÊM ANH Pháp Danh Diệu Tài

Cựu Giáo Viên trường Tiểu Học Chí Hòa, Hòa Hưng Cựu Đại Biểu Giáo Chức

Toàn Quốc Việt Nam Cộng Hòa Thân mẫu của Luật sư Đỗ Hiếu Liêm, cựu Hội trưởng

Hội đồng hương Mỹ Tho, Vừa tạ thế tại thành phố Westminster,

California, Hoa Kỳ

Hưởng thọ 80 tuổi. Chúng tôi

Nguyễn Thanh Liêm • Hội Lăng Ông/ Lê Văn Duyệt Foundation

Châu Văn Để • Tổng Hội Quốc Gia Hành Chánh Trần Tiến Trác • Hội Thân Hữu Cà Mau

Nguyễn Ánh Dương • Hội đồng hương Gia Định Lưu Vĩnh Khương • Hội đồng hương Vĩnh Long

Xin thành kính phân ưu cùng Luật sư Đỗ Hiếu Liêm và gia đình

Và xin cầu nguyện cho vong linh Cụ Bà Sớm tiêu diêu Miền Cực Lạc

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

ĐNCL8 320

Page 321: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cụ Bà HUỲNH KIÊM ANH,

Pháp danh Diệu Tài, Cựu Giáo Viên trường Tiểu Học Chí Hòa, Hòa Hưng,

Cựu Đại Biểu Giáo Chức Toàn Quốc Việt Nam Cộng Hòa,

Thân mẫu của Luật sư Đỗ Hiếu Liêm, cựu Hội trưởng Hội Đồng hương Mỹ Tho,

Lúc sinh tiền đã từng đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng, phát triển giáo dục, y tế và xã hội Miền Nam Việt Nam.

Bà đã từng được ban thưởng Văn Hóa Giáo Dục bội tinh, Y Tế bội tinh và Xã Hội bội tinh của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Bà từ trần ngày 10 tháng Giêng, năm 2008 tại Westminster, California.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa, Giáo Dục

và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa Đương kim Hội trưởng Hội Lăng Ông /

Lê Văn Duyệt Foundation, Cùng toàn thể anh chị em trong Hội Lăng Ông /

Lê Văn Duyệt Foundation Và Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long

Vô cùng thương tiếc trước sự vĩnh viễn ra đi của Cụ Bà Huỳnh Kiêm Anh, và xin nguyện cầu linh hồn cụ thanh thản, tiêu diêu Miền Cực Lạc.

Phân Ưu - Điếu Văn 321

Page 322: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

I Ế U V Ă N trong Tang Lễ

Nhà Giáo HUỲNH KIÊM ANH 19-01-2008

Kính thưa quý vị trưởng thượng, Kính thưa quý quan khách, Thưa anh chị em và các cháu trong gia đình người quá cố.

Hôm nay chúng ta tụ tập nơi đây để tiễn đưa bà Huỳnh Kiêm Anh, một người rất đặc biệt, về cõi vĩnh hằng. Bà là người rất đặc biệt vì đã ý thức được và đã hoàn thành một cách tốt đẹp sứ mạng cao cả của con người mà ít có người làm được ở trên đời này.

Sanh ra trong một gia đình nề nếp mà ông cha là một nhà giáo có tiếng ở xứ Gò Công, vùng đất đã từng cung cấp nhiều bậc mẫu nghi cho triều đình nhà Nguyễn, bà Kiêm Anh lớn lên trong vòng lễ nghi đạo đức của nền luân lý Á Đông. Là một người thông minh, có học thức và có nhan sắc bà sớm thành hôn với một người có rất nhiều triển vọng làm nên sự nghiệp lớn lao trong tương lai. Không ngờ chỉ chưa đầy nửa chừng xuân thì người chông bị đau, phải chịu cảnh bán thân bất toại. Mới 28 tuổi bà phải vừa nuôi chồng, vừa đi làm nuôi con ăn học, hy sinh cả cuộc đời còn lại của mình cho gia đình. Theo gót cha, bà trở thành nhà giáo đi dạy học sinh sống.

Nhưng bà không phải là một nhà giáo chỉ làm bổn phận nhà giáo như bao nhiêu nhà giáo khác. Trong khoảng thời gian 1971-75 khi tôi ở địa vị Phụ Tá Đặc Biệt ngang hàng Thứ Trưởng, đặc trách Trung Tiểu Học thì bà là đại biểu giáo chức toàn quốc. thường hay lên họp trên Bộ Giáo Dục. Ngoài việc dạy học bà còn giúp cho trường nơi bà phục vụ trong nhiều vấn đề. Bà vận

ĐNCL8 322

Page 323: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

động xin thêm nhiều phòng học mới, nhiều phương tiện cho trường. Bà vận động xin nhiều thuốc men, đồ ăn bổ dưỡng cho học sinh, học bổng cho học sinh nghèo, phần thưởng tốt đẹp cho trường. Bà bênh vực mạnh mẽ quyền lợi giáo chức, và đóng vai rất khéo trong vai trò gạch nối giữa cơ quan trung ương Bộ Giáo Dục và các giáo chức ở địa phương. Bà hết sức tận tụy với công việc, làm con thoi giữa nhà trường với các Bộ Giáo Dục, Bộ Y Tế và Bộ Xã Hội. Sự tích cực làm việc của bà đã mang lại cho bà phần thưởng tinh thần quý giá của cả ba Bộ nói trên. Bà đã lần lượt được trao tặng: Y Tế bội tinh, Xã Hội bội tinh và Văn Hóa Giáo Dục bội tinh.

Cùng lúc với các công việc tích cực ở nhà trường, ở ngoài xã hội, bà còn phải làm tròn thiên chức của người hiền mẫu trong gia đình. Mới nửa chừng xuân phải sống đời cô đơn, một mình lo cho con cho chồng. Làm người không thể không đớn đau. Có lúc bà phải tự than:

“Tủi phận lỡ sanh gái má hồng Mười hai bến nước đục hay trong Trong nhờ đục chịu cam đành phận Xuất giá tùng phu trọn với chồng.”

Và rồi:

“Có những buổi chiều vàng bóng xế Sương phủ mờ lành lạnh gió heo may Ta chạnh thấy lòng hiu quạnh quá Lệ rơi mờ vì cám cảnh cô đơn. Nửa chừng xuân đã cam chịu lạnh lùng Ta thiếu mất một tình yêu tha thiết Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt Kéo ta về bổn phận một mẹ hiền Ráng gìn lòng chống chỏi mọi gian lao Quyết chiến thắng cả xa hoa dục vọng Con trẻ dại một bầy chiu chít Mong nhờ ta nuôi nấng dạy nên người

Phân Ưu - Điếu Văn 323

Page 324: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ĐNCL8 324

Đòi ở ta một tình yêu tha thiết Người mẹ hiền cần có đức hy sinh.”

Và với đức hy sinh bà đã hoàn thành sứ mạng cao cả của bậc mẹ hiền.

Khi con cái đã lớn, đã thành công, trong tuổi già bà vẫn tiếp tục làm việc thiện, tiếp tục giúp đỡ người nghèo khổ. Có dư bao nhiêu tiền bà đem đến chùa, cho trẻ mồ côi, cho người tàn tật. Bà đã tạo dựng cho con cho cháu một loại vốn liếng văn hóa xã hội mà người xưa thường gọi là Phước Đức. Bà đã để lại cho con cháu bà một cái vốn Phước Đức thật lớn lao quý giá.

So với thời gian vô tận của vũ trụ, cuộc đời 80 năm quả thật chẳng có nghĩa gì. So với mấy ngàn năm lịch sử nước nhà, cuộc đời 80 mươi năm cũng chẳng là bao, nhưng so với hằng bao nhiêu triệu người từng sống trên cõi đời này thì cuộc đời ngắn ngủi của bà Kiêm Anh là một đóng góp rất nhiều cho hạnh phúc nhân loại, cho xã hội Việt Nam. Bà không sống cho cá nhân bà. Bà sống nhiều cho đồng nghiệp, cho những người thiếu thốn, nghèo khổ, cho những học sinh non dại, cho những trẻ mồ côi, và rất nhiều cho con cháu trong gia đình. Bà đã làm tròn sứ mạng nhà giáo, bổn phận người vợ, và thiên chức người mẹ hiền.

Tiễn đưa bà hôm nay, chúng ta vô cùng luyến tiếc nhưng cũng rất hãnh diện được vinh danh một con người đặc biệt, một tâm hồn vị tha, một mẫu người ý thức được sứ mạng cao cả của con người và hoàn thành sứ mạng cao cả đó một cách tốt đẹp.

Chúng ta hãy cùng nguyện cầu cho vong linh bà sớm thảnh thơi, tiêu diêu Miền Cực Lạc.

Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D.

Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa

Page 325: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

PHẠM ĐÌNH HƯNG: UỘC CHIẾN CÔ ĐƠN

(THE LONE FIGHTER) HỒI KÝ CHÁNH TRỊ

Nguyễn Thanh Liêm

ựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng vừa hoàn tất tập hồi ký chánh trị của ông khi ông tròn 72 tuổi. Tập hồi ký dài gần 200 trang giấy khổ 8.5 x 11 đánh máy, viết rất công phu,

có nhan đề đặc biệt: CUỘC CHIẾN CÔ ĐƠN. C

Trừ phần Dẫn Nhập và phần Kết Luận, sách gồm có 7 chương, mỗi chương là một giai đoạn của cuộc đời ông, khởi sự từ lúc đi học, sang cuộc đời đi làm, rồi ở tù cộng sản, bị quản chế, đến lúc tìm tự do, định cư trên nước Mỹ, và sau cùng là cuộc đời về chiều hiện nay. Tuy nhan đề Cuộc Chiến Cô Đơn, theo ý tác giả, chỉ nhắm vào cuộc chiến chống tham nhũng của ông lúc ông phục vụ tại Giám Sát Viện Việt Nam Cộng Hòa, nhưng thật sự nếu đọc kỹ thì cả bảy chương đều cho thấy sự chiến đấu không ngừng của cá nhân ông trong mọi lãnh vực chánh trị cũng như xã hội đúng như nhan đề của tập hồi ký.

Trong xã hội thanh bình ngày xưa, cuộc đời của Kẻ Sĩ, (tức người có học theo Nho giáo), thường chỉ gồm có ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là lúc còn đi học, hay thời kỳ học hỏi và chờ đợi thời cơ, còn gọi là “lúc vị ngộ” tức là lúc chưa gặp thời; giai đoạn thứ hai là giai đoạn gặp thời ra làm quan, phụng sự cho quốc gia và triều đình, đây là “hội rồng mây” theo kiểu nói của Nguyễn Công Trứ và các Nho gia; và giai đoạn thứ ba là giai đoạn về hưu hưởng nhàn, tức là lúc Kẻ Sĩ “đi tìm ông Hoàng Thạch”. Cuộc đời ba giai đoạn giản dị đó đã được Nguyễn Công Trứ vẽ ra trong bài hát nói Kẻ Sĩ rất nổi tiếng của ông. Nhưng

Điểm Sách 325

Page 326: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

cuộc đời ba giai đoạn giản dị đó không còn áp dụng được đối với những kẽ sĩ, (hay người trí thức, người có học), ở thế hệ Phạm Đình Hưng. Cuộc đời của người trí thức ở thời đại nhiễu nhương của hơn phân nửa sau của thế kỷ XX ở Việt Nam phức tạp, éo le, ngang trái hơn cuộc đời của Kẻ Sĩ thời trước rất nhiều. Dĩ nhiên nó cũng bắt đầu bằng giai đoạn đi học lúc thiếu thời. Nhưng việc học của ông Phạm Đình Hưng không suông sẻ dễ dàng như việc học hành thi cử của các nhà nho xưa, ngược lại nó bị nhiều trở ngại vì thời cuộc, vì ly loạn của những năm 1945-46. Ngay trong tuổi học trò ông đã phải chứng kiến những cuộc nổi dậy của các phong trào Thanh Niên Tiền Phong, rồi Việt Minh, với tất cả những bất ổn trong xã hội do tình hình kháng chiến chống Pháp ở nhà quê cũng như ở đô thành Sài Gòn và.các thành thị khác hồi lúc đó.

Nhưng rồi ông cũng sang được giai đoạn thứ hai là giai đoạn đi làm. Khởi sự với công việc của một thơ ký hành chánh, ông chịu khó học thêm thi lấy bằng Tú Tài, để vào trường Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp ở đây ông chuyển sang làm tham chánh văn phòng Phủ Tổng Thống thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Sau cuộc chỉnh lý 30-1-1964 của Đại Tướng Nguyễn Khánh, ông được quyết định của Bộ Tư Pháp bổ nhiệm vào ngạch Thẩm Phán, trở thành Thẩm phán xử án và Dự Thẩm phòng 6 Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn. Ông sang ngành Tư pháp từ đó. Nhưng khi ông Trần Minh Tiết làm Tổng Trưởng Nội Vụ, ông lại sang làm Chánh Văn Phòng cho ông Trần Minh Tiết ở Bộ này một thời gian. Năm 1966 ông ra ứng cử và đắc cử Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến. Ông sang phục vụ trong ngành Lập Pháp với chức vụ Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến. Trong thời gian Quốc Hội Lập Hiến được lưu nhiệm, ông giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp và Định Chế. Năm 1968 khi thành lập Giám Sát viện, ông là một trong 18 vị Giám sát nhiệm kỳ I (1968-1972). Giai đoạn hai của cuộc đời ông tức giai đoạn làm việc phụng sự quốc gia của ông bao gồm công việc làm của đủ hết các ngành Hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp, và trải qua hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhưng Kẻ Sĩ giữa thế kỷ XX không sang giai đoạn ba để

Nguyễn Thanh Liêm 326

Page 327: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

về hưu như nhà nho thế kỷ trước. Giai đoạn ba của họ bây giờ là vào nhà tù cộng sản, chịu đựng tất cả những tủi nhục, những khốn khổ cùng cực của cảnh ngục tù và tiếp theo sau đó là những ngày bị kềm kẹp dưới chế độ quản chế không cho con người có quyền được sống của chế độ cộng sản toàn trị, độc tài, phi nhân bản. Họ phải tìm hết cách, bằng bao nhiêu mạo hiểm để cố vượt biên, trốn khỏi cảnh ngục tù ghê gớm của cộng sản, tìm tự do trên đất Mỹ hay bất cứ nước tự do nào khác trên thế giới. May mắn cho ông là ông được đến bờ tự do của nước Mỹ. Ở đây ông lại phải vất vả thích nghi vào đời sống mới, phải học lại, làm việc lại để nuôi sống cá nhân và gia đình. Cả quá trình học hỏi, làm việc ở xã hội cũ kể như vứt bỏ hết, để bắt đầu lại tất cả khi tuổi đời đã hơn 40. Phải làm lại cuộc đời ở một môi trường sinh sống khác lạ với xã hội mình thành ra giai đoạn về hưu của người trí thức phải đến trễ hơn và trong hoàn cảnh không mấy gì thoải mái, không xứng đáng với sự chăm chỉ làm việc trong thời gian dài của cuộc đời họ. Cũng có những người may mắn hơn. Đó là những người không phải bị đi tù cộng sản. Nhưng họ cũng không tránh khỏi cảnh vất vả thích nghi vào xã hội mới.

Tất cả các giai đoạn trên được ông Phạm Đình Hưng ghi lại một cách thật trung thực, với đầy đủ chi tiết, sắp xếp một cách mạch lạc, rất lớp lang thứ tự. Mỗi chương được phân ra thành nhiều đoạn, và mỗi chương, mỗi đoạn đều có một tiểu tự của nó. Tiểu tự của Chương Một là “Bình Minh của cuộc đời” đến Chương Bảy tiểu tự trở thành “Hoàng Hôn của cuộc đời tôi”. Tiểu tự của Chương Hai là “Vào Đời phục vụ quốc gia và dân tôc Việt Nam”. Có 6 đoạn trong chương này: Đoạn Một, Phục vụ trong ngành Hành chánh; Đoạn Hai, Phục vụ trong ngành Tư pháp; Đoạn Ba, Chánh văn phòng bộ Nội vụ; Đoạn Bốn, Phục vụ trong ngành Lập pháp; Đoạn Năm, Trở về phục vụ ngành Tư pháp; Đoạn Sáu, Giám Sát viện Việt Nam Cộng Hòa. Các chương khác cũng gồm nhiều đoạn với những tiểu tự khác nhau như vậy. Ở đoạn cuối của mỗi chương, trừ chương Một và Hai, thường có thêm một đoạn nói về tình hình Việt Nam và thế giới. Nhìn vào mục lục này người đọc có thể thấy được bộ óc phân

Điểm Sách 327

Page 328: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

tích tỉ mỉ, sắp xếp rất thứ tự của một nhà hành chánh lão luyện hơn là bộ óc đầy tưởng tượng nặng nề tình cảm của một văn nhân nghệ sĩ. Tuy đây là một quyển hồi ký nhưng khi nhìn qua ta có cảm tưởng như mình đang cầm trong tay một quyển sách giáo khoa bậc đại học hơn là một quyển tự truyện viết với kỹ thuật tiểu thuyết mà một số tác giả thường kể về đời mình.

Đi vào chi tiết của quyển hồi ký, người đọc sẽ thấy ngay tinh thần khoa học của tác giả. Ông ghi nhận, suy luận, hồi ức và ghi lại bằng lý trí sáng suốt, không để bị tình cảm chen vào, che lấp sự nhận định vô tư. Ông không thiên vi, bóp méo hay che dấu sự thật để đề cao cá nhân, hạ thấp người khác, bênh vực hay tuyên truyền cho một chủ thuyết nào. Con số, sự việc được ghi lại rõ ràng, chính xác chớ không mơ hồ, ngụy tạo, suy luận chính chắn, logic, khoa học chớ không quanh co, ngụy biện. Ngay trong Phần Dẫn Nhập, với cái tiểu tựa QUÊ TÔI, tác giả đã có cả một chương địa chí về An Phú Xã thật đầy đủ chi tiết, từ địa lý đến lịch sử, bao gồm cả tình trạng kinh tế, xã hội, giáo dục, của ngôi làng này. Người đọc không thể không thích thú khi biết qua những dữ kiện phong phú và chính xác về vùng đất và con người An Phú Xã do tác giả cung ứng. Từ con số đến sự kiện tất cả đều rõ ràng, xác thực, rất có giá trị khoa học. Rồi từ vùng đất đó gia đình ông đã định cư, sinh sống ra sao, ông được sinh ra và lớn lên trong nền nếp giáo dục như thế nào, cả một bối cảnh đôc đáo làm nền cho cuộc đời của một nhân vật khá đặc biệt sau này.

Tinh thần khoa học của tác giả thể hiện rõ ràng hơn trong việc ghi lại những sự kiện lịch sử liên hệ tới cuộc đời ông, đúng như ông đã nói trong phần mở đầu rằng: “tôi đã viết quyển Hồi ký… một cách trung thực để lưu lại cho con cháu tôi và hậu thế một tài liệu lịch sử về hai cuộc chiến tranh thảm khốc đã kéo dài ba mươi năm tại Việt Nam trong thế kỷ 20.” Ông đã từng đi học ở những trường nào, vào những năm nào, học với ai, đậu những bằng cấp gì? Ông bắt đầu đi làm lúc nào, ở đâu với chức vụ gì? Ông đã phục vụ trong những ngành nào, với chức vụ gì, vào những năm nào, trưởng cơ quan là ai? Có những sự việc gì xảy ra trong gia đình và ngoài xã hội cùng lúc với những chức vụ

Nguyễn Thanh Liêm 328

Page 329: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ông đảm nhận? Khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, khi Cộng sản Bắc Việt chiếm trọn Miền Nam, ông đã phải đi vào các trại tù nào, ở đâu, trong thời gian nào? Những kẻ nào cai quản các trại tù, cách đối xử của chúng ra sao? Ra khỏi tù ông bị quản chế như thế nào, trong bao lâu? Ông phải sống thế nào? Gia đình khổ sở làm sao? Trong thời gian đó việc gì xảy ra cho Việt Nam, cho Trung Quốc và cho Mỹ? Tất cả được ghi lại đầy đủ, chính xác, không phải chỉ bằng ký ức không thôi mà còn được phụ chứng bằng nhiều tài liệu tham khảo khác. Việc viết hồi ký của ông gần với công trình của nhà viết sử hơn là việc sáng tác của một nhà văn, và tác phẩm của ông có giá trị của một công trình biên soạn khoa học hơn là một áng văn chương với giá trị nghệ thuật.

Nhớ lại chuyện xưa, suy tư về dĩ vãng là một sự kiện tâm lý thông thường mà ít ai không trải qua hay không biết đến, nhất là khi người ta bắt đầu đi vào tuổi lão niên. Càng về già càng nhớ nhiều về bưổi thiếu thời hay thuở xa xưa nào đó của mình, và khi nhớ thì không khỏi ít nhiều luyến tiếc dĩ vãng đó, bởi trong sâu kín của tâm hồn, dĩ vãng nhớ lại ít nhiều sẽ trở nên tốt đẹp, vàng son hơn dĩ vãng thật. Mặt khác, mỗi người có cuộc đời riêng tư của mình, và cuộc đời riêng tư đó có những nét độc đáo của nó, không giống bất cứ cuộc đời riêng tư nào khác, chỉ một mình mình biết, chỉ một mình mình vừa là chủ thể vừa là chứng nhân của sự việc. Và vì vậy mà tự nhiên người ta thấy có nhu cầu cần phải nói ra cho người khác biết. Phần đông ai cũng thích kể lại phần nào đó rất đặc biệt cuộc đời mình cho bạn bè, cho con cháu, hay người mới quen biết nghe. Nếu là người trí thức, biết phản tĩnh, người có địa vị đáng kể trong xã hội, có một dĩ vãng đặc biệt có nhiều liên hệ tới những biến chuyển quan trọng của lịch sử thì không phải chỉ nhớ, chỉ luyến tiếc suông, mà còn thấy có nhu cầu ghi lại, viết ra để làm giàu thêm kinh nghiệm sống của mình hay lưu lại kinh nghiệm sống đó cho đời sau. Có những áng văn chương tuyệt tác của những tác giả viết về cuộc đời mình như một quyển tiểu thuyết , hay những quyển tự truyện làm say mê người đọc bởi những chi tiết đặc biệt ly kỳ của nó. Có

Điểm Sách 329

Page 330: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

những hồi ký rất có giá trị về lịch sử hay các khoa học khác về xã hội, ghi lại những tiến trình tâm lý của tác giả trong những hoạt động xã hội chính trị của mình hay những sự kiện lịch sử quan trọng mà tác giả từng là chứng nhân hay người tham dự. Hồi ký chánh trị Cuộc Chiến Cô Đơn của Phạm Đình Hưng nằm trong loại sau cùng này.

Trên thực tế, không ai có thể nhìn thấy được một trăm phần trăm sự thật ở trên đời này, và sự thật ghi lại ở đây chỉ là sự thật do tác giả nhìn thấy và nhận biết mà thôi. Nhất là trong việc hồi ức, một số điều mình nhớ lại hôm nay không đúng hẳn sự việc đã xảy ra hồi nhiều năm trước. Có những chi tiết lu mờ, có những phần quên của sự việc. Trong một số trường hợp nào đó nhớ lại là sáng tạo lại hơn là làm sống lại nguyên vẹn một quá khứ. Có những chứng nhân của cùng một sự việc xảy ra hồi nhiều năm trước ngày nay khi kể lại cho thấy mỗi người có một hình ảnh nhớ lại khác nhau chớ ít khi giống nhau hoàn toàn. Vả chăng ngay trong lúc ghi nhận sự việc mỗi người tùy chổ đứng của mình có thể cũng đã có cái nhìn khác nhau về sự việc. Điều đáng nói ở đây là tác giả đã làm việc một cách khoa học, đã chịu khó tham khảo nhiều tài liệu, có thể đã kiểm chứng lại với nhiều người đồng thời, đồng cảnh ngộ, để sự kiện hồi ức trở nên chắc chắn, không thể sai lầm. Ông không chỉ nhớ suông mà còn tìm cách đối chiếu, kiểm chứng rộng rãi điều mình nhớ với nhiều nguồn tài liệu khác như các sách của Henry Kissinger, Larrry Berman, Nguyễn Tiến Hưng, hay Stephane Courtois, và các báo chí Mỹ (xem phần Thư Tịch của tác giả). Tính trung thực của quyển hồi ký này có được là nhờ ở lối làm việc khoa học này của tác giả.

Viết hồi ký cho có giá trị lịch sử thì không thể chỉ ghi lại thuở vàng son, không thể chỉ nhớ toàn những cái tốt đẹp, những phút huy hoàng. Viết cho đúng sự thật thì không tránh được việc ít nhiều “vạch lá tìm sâu” hay lật tấm thảm lên để xem những rác rến đã nằm kín ở dưới đó, hay có thể khơi lại những vết thương mà thời gian đã làm lành. Có ai nhớ lại chuyện xưa mà không

Nguyễn Thanh Liêm 330

Page 331: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

tìm thấy ít nhiều những cái dở, cái xấu, cái sai lầm trong đó. Những cái dở, cái xấu, cái sai lầm của người khác, cũng như của chính mình nếu mình ngay thật. Và người khác đây không phải chỉ những kẻ thù hay những người xa lạ nào mà có thể là những người bạn, những cọng sự viên, những người cùng chiến tuyến với mình. Viết hồi ký đúng không tránh khỏi việc vi phạm tính cách riêng tư của người khác và của chính mình nữa. Tội lỗi của một cọng sự viên, sai lầm của một người đồng hành, cái dở của người lãnh tụ, cái hèn của kẻ ngồi cao, v.v.. và v.v.. tất cả những cái xấu đó đều có thể là sự thật (trong đầu óc của người viết) và phải được phơi bày trong một hồi ký nếu người viết muốn thật sự làm đúng vai trò viết hồi ký. Phạm Đình Hưng đã đóng vai trò đó. Ông đã nói rõ 5 cái lỗi lầm quan trọng của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sau ngày ông Diệm bị lật đổ, thẳng thắn phê bình sự can thiệp quân sự và xâm phạm chủ quyền của nước đồng minh của Hoa Kỳ, chỉ trích việc làm của một số nhân vật quân sự như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, nhất là việc đe dọa tánh mạng hoặc hốt đi an trí các dân biểu Quốc Hội Lập Hiến. Ông kể rõ việc ông điều tra vụ ma túy, cần sa và tham nhũng lúc làm Giám Sát và bị bọn tham nhũng tìm cách bôi nhọ danh dự và hảm hại gia đình ông ra sao, với những cá nhân nào nhúng tay vào nội vụ. Ông nói lên sự lộng quyền của một ông Phụ Tá Phủ Tổng Thống cũng như sự chi phối của ông này đối với Giám Sát viện. Gần đây nhất là ông kể rõ cái kết thúc “thảm hại” của vụ Trần Trường, mà ông cho là “sự đổ vỡ trong hàng ngũ người Việt quốc gia vì mãnh lực của đồng tiền”, một sự khủng hoảng làm mất niềm tin của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Câu hỏi là tội gì ông phải làm như vậy? Tại sao không im lặng, làm thinh, quên đi mọi việc cho yên thân? Tại sao không để yên dưới tấm thảm, tại sao phải giở tấm thảm lên để nhìn những rác rến người ta đã dấu nhiều năm ở dưới đó? Tại sao phải khơi lại những vết thương mà thời gian đã giúp làm cho lành rồi? Câu trả lời ở đây có thể là khi viết hồi ký người viết xem họ là chứng nhân của thời đại, và với tư cách đó họ muốn làm chứng trước một tòa án lịch sử tưởng tượng

Điểm Sách 331

Page 332: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

(imagined) những gì họ thấy để tòa án phân xử. Trong sâu kín của tâm hồn họ cũng muốn nhân đó giúp cho hậu thế nhìn thấy những sai lầm để tránh hay để sửa chửa. Muốn tốt đẹp hơn phải sửa đổi những cái dỡ, cái xấu, cái sai. Muốn thấy cái sai, cái dở, phải nhìn sự thật dấu kín dưới tấm thảm. Nói như Anne Roiphe thì “không có hồ sơ (hồ sơ theo những cố gắng thật đúng của chúng ta) thì chúng ta không thay đổi. Không có hy vọng thay đổi thì điều kiện làm người không thể chịu được. Vậy nên Anne Roiphe bảo: “Với sự thật, tội lỗi hiện ra, và mỗi người chúng ta có bổn phận phải giở tấm thảm lên.” (Roiphe, Anne; Pitfall of Memoir Writing, Forward Newspaper, March 30, 2001). Dù sao thì so với nhiều người viết hồi ký khác, Phạm Đình Hưng cũng rất hiền hòa, nhã nhặn, lịch sự trong việc phê bình, chỉ trích một số sự việc và nhân vật trong chế độ cũ.

Ông cũng rất hiền hòa, rất trí thức khi kể lại những việc làm ghê tởm, ác độc, tàn bạo, phi nhân của Cộng Sản Bắc Việt sau khi xâm chiếm Miền Nam. Những cướp bốc trắng trợn, những phương pháp độc ác để hành hạ quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù cộng sản, những kiểm soát, kềm kẹp dùng trong hệ thống quản chế của chánh quyền công an đối với những người thuộc chế độ cũ đều được ông ghi lại đầy đủ trong hồi ký. Từ trại này sang trại khác, từ hình phạt này đến hình phạt khác, bao nhiêu nỗi khổ nhục của người tù đều được ông ghi lại rất đầy đủ với sự phân tích tỉ mỉ của ông. Tuy ông thú nhận rằng ông có tủi nhục, có uất hận, nhưng lời lẽ của ông vẫn rất trí thức, vẫn lịch sự, bình tĩnh chứ không có tính cách chửi bới thô lổ, cộc cằn. Thí dụ như đoạn văn sau đây của ông khi nói về sự độc ác của cộng sản:

«Ngoài việc cắt đứt sự thông tin liên lạc giữa tù cải tạo và gia đình, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn âm mưu thâm độc phá nát gia đình họ để gây khủng hoảng tinh thần cho kẻ thù đã chiến bại và đầu hàng. Thật vậy, lời tuyên bố ác độc sau đây của Nguyễn Hộ, cựu Chủ tịch Tổng công đoàn thành phố Hồ Chí Minh, đã phản ánh trung thực ý đồ thật sự của đảng cộng sản Việt Nam đối với kẻ chiến bại Miền Nam: “Chúng nó (tù binh và

Nguyễn Thanh Liêm 332

Page 333: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

tù chính trị) ta tù đày, nhà chúng nó ta chiếm ở, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm tôi tớ”. Nói cách khác, đảng cộng sản Việt Nam đã xem tất cả quân, cán, chánh miền Nam, vợ con và tài sản của họ như chiến lợi phẩm… Bị cai tù công khai lăng nhục, tôi rất uất hận vì tên công an cộng sản Bắc Việt đã xem tôi không phải là con người, đồng bào, đồng chủng của y. Phẫn uất đã đưa tới vùng dậy. Tinh thần tranh đấu của tôi đã hồi sinh. Tôi đã tự nhủ sẽ có ngày rửa mối hận này.»

Quan trọng hơn cả là tinh thần nhân bản và tư cách đạo đức của tác giả. Ít nhiều thắm nhuần luân lý nho giáo trong gia đình từ thuở nhỏ, lại hấp thụ nền học vấn khoa học cởi mở của Tây phương, ông rất có ý thức về lý thuyết nhân bản, về triết lý nhân vị, về tinh thần dân chủ, tôn trọng tư do, nhân quyền của con người trong nền văn minh tân tiến trên thế giới. Xuất thân từ trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký chắc ông không thể không chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng của trường này thể hiện qua hai câu đối trước cổng trường:

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt, Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Do đó mà trong tác phẩm của ông, ở đâu có cơ hội là ông có nêu cao tinh thần nhân bản, tức là tinh thần chấp nhận, đề cao giá trị của con người, chú trọng vào sự tự do, vào quyền sinh sống và tạo dựng hạnh phúc của mỗi người ngay trong đời sống hiện tại trên thế gian này. Mọi hành vi chà đạp lên giá trị của con người, mọi phủ nhận quyền làm người, mọi kềm hảm hay tước đoạt quyền tự do của con người, mọi chính sách và biện pháp chính trị và xã hội phản dân chủ, bất cứ đến từ chủ thuyết hay chính quyền nào cũng đều phải bị vạch trần và kết tội. Kồi ký của ông được viết ra trong tinh thần đó. Và vì là người rất đạo đức cho nên lúc nào ông cũng giữ tâm bình thản, không để cho những đam mê hay cảm xúc chi phối, do đó mà lời lẽ của ông, dù trong khi nói là phẩn uất, cũng giữ được thái độ rộng rãi, tha thứ, rất lịch sự, và rất hiền hòa. Những từ ngữ “thằng”, “bọn”,

Điểm Sách 333

Page 334: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Nguyễn Thanh Liêm 334

“lũ”, những tiếng mắng chửi “côn đồ”, “rừng rú”, “khốn nạn”, những danh từ thô lổ, cọc cằn, hầu như là không có trong ngôn ngữ của ông. Ngữ vựng của ông là ngữ vựng khoa học, chính xác, lời nói của ông khiêm tốn lịch sự của người trí thức nhân bản.

Hồi ký chánh trị của Phạm Đình Hưng chứa đựng nhiều chi tiết phản ảnh trung thực cuộc đời và kinh nghiệm sống phong phú của ông từ việc học hành thi cử đến khi đi làm phụng sự quốc gia dưới hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa, trải qua cảnh ở tù và bị quản chế trong chánh quyền cộng sản, đi chui trở thành tỵ nạn cộng sản, định cư trên đất Mỹ, làm lại cuộc đời ở đây. Đây là một tập tài liệu lịch sử phong phú, viết với tinh thần và phương pháp khoa học, trong tinh thần nhân bản, đạo đức, rất đáng được giữ địa vị quan trọng trong tủ sách của người Việt Nam cho thế hệ mai sau.

Page 335: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Truyện ngắn

HIM DI TRÚ

Trang Chấn

ồi sau đó họ không nghe tăm hơi gì về Bảy Xị nữa. Vắng chú, ai cũng cảm thấy như vừa được mổ vứt đi một khối u, từng chập quậy lên cơn đau nhức chạy rần khắp đầu thiếu điều tét não. Bảy Xị nhức đầu trầm kha,

nhưng thiên hạ thì bị tét não thật.

R- Nè! Nè! Tư Nổ. Thằng nầy đâu có trộm trâu cướp ruộng

của mầy hồi nào đâu. Vậy mà tại sao mầy cứ xúi sắp nhỏ lén lội xuống cái xẽo bên hông nhà tao hết đốn trộm lá tới chặt mấy quầy dừa nước chưa kịp dầy cơm, hả mậy?

- Dạ! Đâu có chú Bảy. Tụi nhóc ở xóm trên kéo xuống đây phá làng phá xóm đó chú Bảy ơi! Không tin chú bước qua nhà tui coi. Không có phơi một tàu lá nào hết, thiệt mà!

Chị Tư bước ra sân kéo chồng vô nhà, rút cây lồ ô chỏi tấm phên đóng sầm cửa lại, miệng léo nhéo:

- Tui nói với ông rồi. Hơi sức đâu mà đi phần trần với ông già không biết điều này, sáng say chiều xỉn . Hứ..ứ..ứ.. Già lựu đạn.

Bảy Xị, tay cặp chai rượu đế cạn đáy bên hông, chân đá chữ chi bước hươu bước nai, kéo chiếc khăn rằn quấn trên đầu chùi miệng gọn hơ, đâm hơi lè nhè lãng xẹt:

Hiu hiu gió thổi đầu non, Mấy thằng uống rượu... mấy thằng uống rượu là con Ngọc

Hoàng.

Thấy chưa? Hơi đâu mà đi cãi cọ với Bảy Xị làm chi cho mích lòng. Chú la hét vài câu rồi xề qua chuyện tào lao thiên tướng như chiếc áo vá quàng, không đâu khớp vào đâu hết trơn

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 335

Page 336: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hết trọi. Bởi vậy Tư Nổ là người nhiều chuyện nhứt xóm mà tối ngày miệng còn cứ chàn chạt dặn vợ:

- Tôi nói với bà hoài. Cứ đẩy đưa xuôi chèo mát mái với chú Bảy là yên chuyện. Hở hở bà cứ ong óng với chú là đâm ra mích lòng. Phổi chú là phổi bò. La lối hung hăng chớ không bao giờ để bụng. Quay qua quay lại đi chưa được nửa bước là quên liền. Đó, đó! Thấy chưa?

- Xí..í..í...Quên liền. Quên liền. Phải rồi. Con Thảo qua nhà mình mượn đồ có khi nào trả liền đâu. Từ cái nia phơi gạo mốc cho tới cái bình nhựa đựng nước lóng phèn để uống. Nó qua đây cái miệng ngọt sớt tha về nhà mai đem trả lại liền. Bây giờ có giỏi thì ông qua đó rinh về đi. Quên liền. Đúng là cha nào con nấy mà. Biểu tôi câm miệng sao được?

Bảy Xị ngồi chèm bẹp trên gò đất men vệ đường chổng đít chai rượu kê lên môi lắc lắc. Bọn con nít bu quanh vỗ tay cổ võ:

-Vô..vô..Vô nữa đi ông Bảy. Mà hết rồi ông Bảy ơi. Đưa chai đây để tụi con chạy xuống quán chú Tửng mua chịu thêm ba xị nữa nghe ông Bảy?

Bảy Xị mình trần ưỡn bụng tóp rọp lòi trơ xương sườn, vỗ bèm bẹp:

- Đó. Nó đó. Tụi con thấy chưa?

Là lúc tụi nhỏ chen nhau châu đầu lại trước bụng chú để nhìn đầu đạn lựt giựt theo hơi thở gò lên nổi cộm bò đi bò lại dưới da. Người thật, đạn thật. Còn sống sờ sờ trước mắt. Lại điều khiển nó chạy tới rồi lùi lại, nổi vòng lên rồi lặn sâu vào bụng mất tiêu luôn. Cái bụng ói ra đầu viên đạn lồ lộ dưới lớp da thật mỏng như con đĩa sắp bò ra ngoài rồi đùng một cái, con đĩa lẹ làng bò trở ngược vô trong. Bụng nuốt lại đầu đạn. Da kéo phẳng hạ màn trình diễn. Ngộ ghê! Bọn trẻ vỗ tay cười văng nước miếng, trơ răng đóng phèn vàng khè. Mấy đứa nhóc ở truồng đứng áng mặt tiền chụm hai tay phía trước để tỏ ra lễ độ. Vậy mà khi chú vạch tóc cho tụi nó sờ sờ lên chỗ vết thẹo lồi nằm vắt phía sau đầu như con sâu rọm, tụi nhỏ cứ quên, buông tay ra giành nhau vuốt vuốt.

- Ủa! Tụi bây ơi! Sao ông Bảy làm nó nhúc nhích được nè!

Trang Chấn 336

Page 337: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Cái gì cồm cộm vậy ông Bảy? - Miểng bom đó, tụi con. - Còn đau hong, ông Bảy? - Bên ngoài thì nhột. Bên trong mới đau, thật tình… là đau.

Đau lắm chớ. Đau bên trong mà. Làm sao tụi con thấy được? Thằng Thiện xách chai không chạy u về thở hổn hển: - Chú Tửng không chịu đong rượu thêm nữa nè, ông Bảy ơi!

Bảy Xị vụt bước ra khỏi cơn say, mặt mày ráo hoảnh, vấn lại chiếc khăn rằn đứng lên đi xâm xâm về hướng tiệm hàng xén của chú Tửng. Bọn con nít rần rần kéo theo phía sau đuôi hò hét yễm trợ.

Tới quán, Bảy Xị đứng phơi rún ển bụng chận cửa, tay chống nạnh, tay chỉ thẳng vào mặy chú Tửng:

- Nè! Nè! Chệc Tửng. Thằng nầy đâu có trộm trâu cướp ruộng của mầy hồi nào đâu. Vậy mà tại sao mầy không đong rượu cho tao?

- Dạ. Tui đâu dám, thưa Chú Bảy. Chai chú vừa uống hết là đủ bảy xị trong ngày rồi. Cô Thảo dặn tui dừng lại ở mức đó thôi. Đừng đong lố.

- Nó là con tao. Mầy nghe lời ai? Tao đem thế chấp cái sổ lãnh tiền thương binh liệt sĩ hằng tháng cho mầy rồi mà. Tính lại đi. Có thiếu, có giựt nợ của mầy xu nào không?

- Chú Bảy à! Không nói dấu gì chú. Hôm qua cô Thảo lên đây mua thêm mấy con khô cá chạch và chai nước mắm đồng, tui có ngồi tính lại trước mặt cổ. Lố nhiều rồi mà tui vẫn bán. Chú Bảy chớ có ai xa lạ đâu. Chút đỉnh mà. Chú Bảy lấy lại cái sổ này đi. Tui đâu có muốn giữ nó làm gì?

- Bộ mày tính chấm dứt vai trò lịch sử của cái sổ này luôn hở mậy?

- Trời đất quỉ thần ơi! Tui chỉ lo bán hàng chạp phô kiếm sống qua ngày thôi. Tui đâu có bán lịch sử. Cái lịch sử gì đó đâu mà chấm dứt nó, chú Bảy ? Tui còn nặng ơn với chú lắm mà.

Chú Tửng xách chiếc ghế đẩu ra hiên nhà, tay quẹt quẹt lau bụi trên mặt ghế, cười dã lã:

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 337

Page 338: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Chú ngồi chơi. Chờ một chút để tui đi đong thêm rượu cho chú nhen.

Nói chuyện với mấy thằng cù lần, dốt đặt cán mai này một hồi nghe thật bực mình, Bảy Xị lẩm bẩm mình ên. Chú đặt đít xuống cái ghế nhựa màu đỏ mặt mỏng dính như lá hẹ, mắp mắp điếu thuốc rê thổi khói vào khoảng không trước mặt, thấy đời mình mỏng dần, mỏng dần ra, trong phút chốc tan biến vào hư vô chừa lại cái thân tàn ma dại đã hết thời và không còn xài vào đâu nữa được. Thật hết xài. Dụng nhân như dụng mộc. Đã từng là gỗ nhóm một, đùng một cái lãnh thẹo biến thành gỗ tạp. Có nước chẽ ra làm củi cũng không ai thèm.

Ngẫm nghĩ con mẹ Sáu Liên nói đúng. Con nhỏ bí thơ chi bộ tuổi còn non choẹt, đáng con mình, ỷ từ ngoài Bắc vượt Trường Sơn vào tới đây mà còn sống sót nên cứ lên giọng dạy đời. Đồng chí bôi tro trét trấu lên hình tượng cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Biết bao nhiêu người mình mẩy còn mang đầy thương tích mà người ta vẫn sống mẫu mực cho nhân dân noi gương, thán phục. Còn đồng chí rượu chè be bét, dở điên dở khùng, mất tư cách, chạy theo lối sống sa đoạ tiểu tư sản, càng ngày càng xa rời giai cấp, mất hết quan điểm lập trường. Làm bản kiểm điểm nhiều lần và bị phê bình từ rút kinh nghiệm sâu sắc cho tới cảnh cáo mà vẫn không chừa. Hôm nay…

Mặt Bảy Xị nóng rát như bị xát ớt hiểm. Miểng bom lún sâu thêm, nghe y chang, cứ lún sâu thêm vào não thốc cơn đau nhức nhối trào lửa lên hai mắt. Chú vụt đứng lên bất thần sấn tới tán vào mặt Sáu Liên một bạt tay sấm sét. Rồi sau đó bị khai trừ ra khỏi Đảng. Ghét cái miệng Sáu Liên còn lải nhải thêm mấy câu văn chương ba xu, trật chìa, nghe thật chướng tai. Đã dốt mà còn hay nói chữ. “Từ nay chấm dứt vai trò lịch sử của đồng chí Bảy Xị”.

Chú Bảy cập nách chai rượu đứng lên nghe bên hông mát lên rười rượi. Chợt nhớ ra điều gì còn để bụng ắm ức, chú kê miệng bỏ nhỏ vào tai Chú Tửng:

- Tao mới là thằng tân trang lịch sử lại đem đi bán nè. Còn mầy, mầy làm cái khỉ mốc gì có được nó đâu mà bán?

Trang Chấn 338

Page 339: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chú Tửng cười cười, gật gật để Bảy Xị đi phứt cho khuất mắt chớ thật ra không nhập tâm nỗi mấy cái từ chết bầm này. Chẳng biết chú đang khen hay chửi mình nữa.

Mà kể ra ơn Bảy Xị còn cao hơn đống rơm sau hè nhiều. Hồi từ trong bưng trở về tiếp quản quê mình, Bảy Xị ở tuổi bốn mươi mà trông hom hem giống như bộ xương vừa khai quật lên được từ một ngôi mộ cổ. Bộ xương còm cỏi biết đi. Bộ xương có tuổi đời chạy ngược ra sau mấy kiếp người. Mặt mày tái mét như tàu lá dừa. Chân mang dép râu, hông xề xệ cái túi sắc cốt nhìn thật lạ mắt và quí hiếm. Nhờ mấy người trong xóm chưng hửng vọt miệng: A.. chú Bảy, anh Bảy, thằng Bảy còn sống, về kìa… mà kéo Bảy Xị hồi sinh trở lại với mọi người trong làng.

Hôm kéo đội đi đánh tư sản, Bảy Xị đến lập biên bản hốt mớ vải, quần áo may sẳn và mớ hàng chạp phô ở tiệm chú Tửng. Xông vào buồng ngủ lục soát, Bảy Xị moi ra cái hộp thiếc nhỏ bằng bắp chuối cau có bấm ổ khoá cỡ ngón chân cái bên ngoài. Lúc Bảy Xị cầm cái hộp thiếc lắc nghe rột rẹt, mặt mày chú Tửng tái mét như con gà nòi vừa bị thua độ. Bảy Xị khều khều ra dấu cho chú ấn sâu vào cái lỗ thoát nước ăn thông ra ống cống sau hè trước khi bọn sai nha ập vào.

Cho nên lúc Bảy Xị làm đám cưới với cô Hai Vị, một mình chú Tửng đứng ra lo hết. Chín Liên phê bình Bảy Xị mất quan điểm lập trường nên không tới dự tiệc cưới. Ai đời cán bộ cách mạng mà đi lấy người yêu của tên sĩ quan nguỵ đang bị học tập cải tạo mút mùa lệ thủy. Con nhỏ đáng tuổi con mình, còn đang ôm cặp ra tỉnh học chưa xong lớp Đệ Nhị. Nhà thuộc thành phần tư sản mại bản, bán máy “Kô- le” Mỹ sặc mùi phản động. Nhảy vào đó bao che để khỏi bị đánh tư sản. Thật không thể chấp nhận được. Vậy mà còn để nó dựa hơi làm giấy bão lãnh cho người tình. Bởi vậy bây giờ nó vượt biên theo người yêu bỏ con lại nên càng hận đời, tối ngày uống rượu như hủ chìm. Đáng kiếp.

Mỗi lần Bảy Xị đi ngang nhà Sáu Liên bầy chó cũng ghét lây theo chủ, tuông ra đường bao ví, sủa điếc con rái.

- Nè! Nè! Sáu Liên. Thằng này đâu có trộm trâu cướp ruộng của mầy hồi nào đâu. Sao mầy cứ xua chó ra rượt tao hoài vậy? Lần nữa là tao cầy tơ ráo trọi à nhen.

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 339

Page 340: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sáu Liên bước ra ngoài phun nước miếng kêu chó vô nhà, kéo cửa sắt lại rít nghe ren rét thiếu điều xoáy lủng sọ Bảy Xị. Còn đau. Vẫn còn đau thấu bên trong. Đúng là không ai thấy được.

Sáu Liên đi họp trên tỉnh về, triệu tập cả xóm đến đình làng phổ biến chỉ thị quan trọng:

- Bà con đã thấy hết, biết hết. Cấp trên lúc nào cũng đi sâu đi sát với dân, thương lo cho dân. Suốt năm qua, tỉnh đã phái nhiều nhiều đoàn kỷ sư, tiến sĩ canh nông về đây đâu phải ngồi chơi xơi nước. Họ xăng quần lội ruộng lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm ngày đêm nghiên cứu. Họ là những nhà khoa học có học vị và đầy trí tuệ mà còn phải đành chịu thua trước nạn dịch vàng lùn, lùn xoắn lá này huống hồ chi mấy người cứ lo trộn vài loại thuốc xịt rầy vào nhau và vái ông Tà cho hết dịch bịnh. Toàn đi làm chuyện tào lao thiên tướng thiếu khoa học. Cho nên lần nầy trên chủ trương phải làm đồng bộ, phải làm triệt để, không được xé lẻ nữa. Vùng nào bị nhiễm, tuyệt đối không được xuống giống. Chỗ nào lỡ gieo xạ rồi thì phải mau mau huỷ bỏ. Phải quán triệt chủ trương hai “một”: một cây, một con. Phải phá ruộng trồng cỏ ngoại và nuôi bò sữa giống ngoại. Mục đích của chúng ta là căng khẩu hiệu quyết tâm thực hiện được chỉ tiêu. Một mẫu đất phải cho huê lợi 150 triệu đồng mỗi năm.

Dân chúng bắt đầu nhốn nháo lên. Trời trời! Hồi nào tới giờ ở miệt nầy chỉ nuôi trâu mần ruộng thôi chớ từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ có ai thấy được con bò ngoại ra sao đâu? Chỉ nuôi vài con bò ta cộ lúa thôi. Còn cái giống bò ngoại phải nuôi nó như thế nào để có sữa đây? Mà có sữa rồi làm sao vắt? Vắt ra đem bán cho ai? Tiền đâu mua nỗi con bò giống đây?

Thấy mất trật tự, Sáu Liên đập bàn rầm rầm, giải thích: - Nước ta đã vào cái “vờ-kép tê-ô” rồi ( WTO) nên phải làm

ăn lớn mới cạnh tranh với nước ngoài được. Phải nhìn xa hiểu rộng một chút đi, bà con. Nhà nước sẽ cho vay tiền với lãi suất thấp. Cán bộ trí thức sẽ hướng dẫn cách nuôi bò, trồng cỏ. Công ty nước ngoài sẽ bao tiêu sản phẩm. Sướng chưa? Còn đòi hỏi gì nữa đây?

Trang Chấn 340

Page 341: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tan buổi họp ai nấy đều hoang mang lo sợ. Tư Nổ làm cò mồi đi bỏ nhỏ vài người có uy tín trong làng. Nói với bà con đừng lo. Muốn vay tiền bao nhiêu cũng được mà. Làm đơn xong rồi tui sẽ rỉ tai với chị Sáu một tiếng. Phết phẩy nhẹ thôi nhưng được liền. Nếu không biết điều thì cứ ngồi đó gở ghẻ mà chờ sung rụng.

Rồi thiếu kinh nghiệm, bò giống vắt không ra sữa, bao tiêu sản phẩm giống như hô hào trồng mía cách đây ba năm có thấy con ma nào vào mua đâu, mía chạy chè phải đốn bỏ lỗ hộc gạch, lúc đó tiền đâu mà trả lại ngân hàng nè Trời! Dễ ợt. Muốn trả chậm hay xét xoá nợ thì lại phải biết điều với chị Sáu Liên nữa thôi. Chỉ đứng ra giải trình với ngân hàng nhà nước cái rụp là xong ngay. Người ta biết luật. Tui hỏi bà con đi kiện tụng mà mướn luật sư thì có phải trả tiền không? Ở nước ngoài cũng vậy thôi.

Ai cũng biết Tư Nổ sống nhờ mồm mép nhiều hơn là nhờ vào tay nghề sửa xe gắn máy. Miệng đi hai hàng. Tay vuốt người này bợ người kia, không hề để phật ý ai hết. Miễn sao có mớ tiền còm chạy vào túi là khoẻ re. Đi họp lúc nào cũng ngồi trên vỗ tay làm cò mồi cho mọi người vỗ theo. Chủ toạ chưa nói hết câu là gật đầu lia lịa đồng ý trước. Nhiều khi vỗ tay nổ hết cỡ thợ mộc, nhìn xuống thấy mọi người im rơ, Tư Nổ nghiến răng tức cành hông, mặt sượng cu đơ.

Thấy Sáu Liên vừa lảo đảo đẩy chiếc xe tay ga ngoài ngõ, Tư Nổ lật đật chạy ra đỡ tay:

- Dạ thưa chị để em. Nó hư sao vậy chị? Sáu Liên thở hổn hển lập bập mệt té khói: - Có biết đâu nào. Đang chạy nó dỡ chứng lẹt khẹt rồi tắt

máy luôn. - Xăng. Xăng. Dạo nầy xăng nhập bị pha trộn chất gì đó làm

xe gắn máy tanh bành quá trời. Tư Nổ dựng xe lui cui mở máy. Sáu Liên xề lại hỏi nhỏ: - Sao? Còn mối nào nữa không? Em phải khéo léo giữ mồm

giữ miệng dùm chị đấy nhé. Có gì là đi tù cả đám chớ không phải chuyện chơi đâu. Bạc tỷ mà em. Cũng nhờ có tay trong nên

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 341

Page 342: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chị gom gom đẩy vô thị trường chứng khoán trúng mấy vố đậm lắm. Nhưng hay ở chỗ là mình biết dừng lại để chống mắt xem mấy người ham ăn nhảy lầu tự tử. Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc mà em.

Mới đi học thêm lớp Bổ Túc Văn Hoá là đã xổ Nho. Không biết câu này nên gật hay nên lắc đây? Thôi kệ. Cười một cái là huề cả làng.

- Chị yên chí. Nhiều người còn ngại vì chưa có kinh nghiệm nuôi bò sữa nên không dám bỏ ruộng chị à.

- Đây là chủ trương của trên. Trước sau gì họ cũng phải làm thôi. Tìm chừng ba, bốn mối nữa là chị khoá sổ cũng vừa rồi. Rồi để coi mấy người đi sau chạy vạy ngách nào cho biết.

Tư Nổ ngẫm nghĩ muốn vét thêm vài vố nữa cũng khó ăn lắm chớ không phải chơi. Nhứt là dòm bộ mặt hầm hầm đầy hù doạ của Bảy Xị thấy mà ghét. Tư Nổ lảng sang chuyện khác:

- Kỳ nầy anh Sáu đi đâu mà lâu về dữ vậy chị Sáu? - Đi ra Hà Nội họp. Chừng nào em thấy chiếc xe hơi màu

xanh dương bò vào lộ làng là anh ấy về đó. Đổi xe rồi. Xe Mẹc cáu cạnh vừa mới khui thùng đó em.

Và một hôm có chiếc xe hơi mới bò vào lộ làng thiệt, láng cón như bôi mở, nhưng nó dẫn theo hai chiếc xe lớn hơn chở đầy công an mặc đồng phục chạy theo sau. Té ra đoàn xe nầy xuống xét nhà Sáu Liên và bắt chị giải về tỉnh điều tra về vụ lem nhem tiền vay nuôi bò sữa của dân.

Tư Nổ đứng nhìn đoàn xe quay trở ra, tim thiếu điều nhảy tót ra ngoài. Dù sao mình chỉ là loại cá lòng tong. Thứ đồ tép riêu mà. Họ hút thứ nguyên chất cho phê rồi thảy bả cho mình hưởng chút sái. Nhằm nhò gì. Lúc trở vô nhà, Tư Nổ nghĩ ra cách trấn an vợ, phủi chân cái bẹp ngồi lên mép bộ ván ngựa vói tay rót bình trà chưa kịp uống mà đã xuất mồ hôi hạn ướt áo chèm nhẹp.

- Nghe nói Hội Cựu Chiến Binh bên chú lên tiếng chống tiêu cực dữ lắm, phải không chú Bảy?

Tư Nổ sáp lại ngồi xề bên võng hỏi dò Bảy Xị. Chú không nhìn Tư Nổ, dán mắt lên kèo nhà, chân chỏi đất hất nhẹ chiếc võng đón gió:

Trang Chấn 342

Page 343: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Lần này Sáu Liên chết chắc. Tao thề trong tháng nầy mà Sáu Liên trở về thì tao sẽ bỏ xứ ra đi. Ra toà ngồi tù mọt gông. Mấy thằng trung gian môi giới đôi khi cũng bị đem ra làm vật tế thần. Đôi khi phải ngồi gở lịch lâu hơn. Mầy thì chỉ có đủ tư cách tân trang xe gắn máy thôi. Đi tân trang lịch sử là trật chìa mẹ hết rồi. Tao mới vừa nhận được giấy mời lên tỉnh để tân trang lịch sử nè.

Tư Nổ về thức trắng mấy đêm liền, mắt thâm quầng, trỏm lơ. Nghe tiếng xe hơi chạy ngang đường làng là ngồi bật dậy nhìn dáo dác, nét mặt thất thần.

Một tuần trôi qua như sống quá nửa đời người. Mà sao thấy Bảy Xị đi về mặt mày cũng buồn xo. Lại uống rượu say bí tỉ.

Và buổi sáng hôm đó, chiếc xe hơi màu xanh bóng lộn thắng trước cổng nhà Tư Nổ. Làm vật tế thần. Bảy Xị nói trúng phóc rồi. Chắc chú được mời lên tỉnh tân trang lịch sử gì đó nhưng sợ nhứt là tân trang tiểu sử của Sáu Liên là chết chùm cả đám.

Tư Nổ dụi mắt tưởng mình nhìn lầm. Sáu Liên đánh đằng xa đi xà bơi vào nhà, miệng đai đải gọi Tư Nổ:

- Sao? Ở nhà có nghe động tĩnh gì không? Chị thôi giữ chức vụ chủ tịch Huyện nầy rồi. Chị vừa được trên đề bạt lên tỉnh làm trưởng ban chống tham nhũng. Vậy mà trong làng cũng có người độc mồm độc miệng trù ẻo chị. Nghe thật bực mình.

Tư Nổ mừng nhảy dựng: - Trời ơi! chị Sáu được trở về. Thật ra chỉ có Bảy Xị trù ẻo

chị đi tù thôi. Mà nghe nói cô Vị mới gởi tiền về. Con Thảo nói với vợ em là Ba nó định bán nhà bỏ xứ ra đi.

Sáu Liên kéo áo Tư Nổ sát lại, phụ nhỉ: - Em dọ xem ổng muốn bán bao nhiêu, trả giá chút đỉnh rồi

chị sẽ đặt cọc liền. Trên đã có kế hoạch mở rộng con đường nầy thành xa lộ liên tỉnh. Đất sẽ lên vô giá. Nhớ giữ kín chuyện này nhé. Xong việc, chị sẽ thưởng em mà.

Tư Nổ lắc đầu tiếc hùi hụi: - Mèng đéc ơi! Phải chi chị về sớm một chút. Bảy Xị làm

giấy tờ bán lại cho chú Tửng rẻ rề.

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 343

Page 344: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sáu Liên tối sầm mặt, quay mông bước lẹ ra xe. Tài xế mở cửa tác quác mà vẫn sớn sát đụng đầu lên mui đau điếng.

Bảy Xị ngồi quay mặt nhìn vào vách lá uống rượu một mình, lẩm bẩm:

- Lại có màn tân trang tiểu sử và đánh bóng lịch sử nữa đây. Có công bắn rớt máy bay Mỹ. Dũng sĩ diệt Mỹ. Gia đình có truyền thống cách mạng từ hồi chống Pháp. Cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Vẫn giữ nguyên vai trò lịch sử vì cách mạng đang cần, cần hơn mấy thằng cán bộ bị thoái hoá sáng say chiều xỉn như mình.

Bảy Xị ôm bụng cười ngất, rướn người gở mấy cái tàn đuôi thuốc rê dán dọc theo vách lá vấn lại hút.

“ Đầu đội thúng tro, Đít đo cây cột.”

Có câu đố ra hoài mà mấy người vào nhà ngồi nhậu chung không ai biết giải. Mấy lần nghe phong phanh Tư Nổ nói sau lưng tức trào máu. Bảy Xị bất mãn chửi đời. Tất cả đầu óc quan quyền đều là thứ đồ rác rưỏi, dốt nát. Tối ngày chỉ lo kiếm cột dựa hơi. Mà nói như vậy là dám ám chỉ trong đó có mình lắm nhen.

Con Thảo đứng lớ ngớ không biết ba nó muốn nói ai, bèn trở ra sau hè quơ mấy tàu lá bị sâu ăn lổ chổ phơi vừa ráo nắng đem vào bếp nhúm lửa nấu buổi cơm chiều. Khói thốc lên mắt cay xè mà sao nghe ra mùi thơm thân quen đọng lại từ tuổi thơ đầy khổ nhọc. Mùi thơm của những củ khoai lang lùi tro cháy khét, của mấy con khô trở lửa nướng vội, của siêu cỏ thuốc và lá sả làm nồi xông cho Ba lúc cơn đau đầu tá hoả giữa khuya. Tất cả thật nồng nàn mà bếp ga của các nhà trong xóm không sao có được. Hay là mình tự an ủi cho cảnh bần cùng? Không mà. Thực lòng không phải như vậy đâu mà. Phải không Ba? Ba cưu mang con từ những ngày cơ cực như thế nầy. Con sẽ ở lại với Ba suốt đời. Hén Ba?

Trang Chấn 344

Page 345: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Truyện Ngắn: Chim Di Trú 345

Michigan, ngày 8 tháng 12 năm 20… Anh thương , Em biết anh đau buồn lắm. Sự nghiệp của đời anh không còn

gì khi anh lấy em. Như anh biết, Ba Mẹ em không thể sống nổi nếu của cải bị

mất trắng và bị đày đi vùng kinh tế mới. Anh mãi là ân nhân của gia đình em. Anh đã từng tha tội cho nhiều người có nợ máu với cách mạng, nhưng với em, em không dám mở miệng để van xin anh điều đó. Thảo là hòn máu bỏ rơi của em. Có người mẹ nào nỡ lòng làm chuyện đó rồi đổ thừa cho hoàn cảnh không, hở anh?

Chồng em đã chịu bão lãnh nó qua đây học hành và cho em được sống bên con để em không còn phải ray rứt nữa. Em chỉ còn trông chờ vào sự quyết định của anh.

Anh ơi! Khó khăn lắm em mới hé môi nói ra được điều này, không phải là với chồng em, mà chính là với anh, bởi vì em đã hất hủi anh và phản bội lại tình anh.

Có thể như bao nhiêu người khác, anh bao dung khi lịch sử phản bội lý tưởng đem lại bánh mì và bông hồng phân phát cho tất cả mọi người của anh, nhưng anh sẽ không bao giờ chấp nhận sự phản bội của tình em đối với anh, vì khi anh sa cơ, em là điểm tựa cuối cùng của anh, cũng như lúc em sa cơ anh đã từng là như thế đối với em.

Em hình dung rất rõ anh phải sống và sẽ sống ra sao khi một người nữa bỏ anh ra đi.

Em không cầm được nước mắt khi viết thư này cho anh. Em không xứng đáng là người để anh tha tội đâu, phải vậy không anh? Em phải làm sao bây giờ, hở anh?

Đã một thời em là của anh,

Vị

Trang Chấn

Page 346: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chuyện Tết

ỒI NẪM ... Lê Bảo Trân

ồi nẫm... là lối nói thu gọn của bốn tiếng “ngày ấy năm nào” mà các cụ già miền Nam thường dùng để mở đầu trước khi kể một câu chuyện thuộc về dĩ vãng nhưng

không xa lắm. “Hồi nẫm” rất tổng quát, không nói rõ năm tháng ngày giờ, chỉ mơ hồ quãng thời gian nào đó trong quá khứ. Chẳng hạn những điều trông thấy khi nhỏ hay nghe ông bà thuật lại lúc sanh tiền...

H Ví dụ: Hồi nẫm, khi bà còn nhỏ... Hồi nẫm, lúc ông cố còn

sống... Hồi nẫm, nơi nầy còn là rừng hoang đầy rắn rít hùm beo, v.v..

“Hồi nẫm”... Nghe xa mà gần, nghe gần mà xa là nét đặc thù của ngôn ngữ miền Nam vậy.

Giờ đây tuổi đã xế chiều, bắt chước các bậc tiền bối tôi cũng kể chuyện năm xưa, cũng bắt đầu bằng hai tiếng:

“Hồi nẫm”!...

... Má tôi ngước mắt nhìn trời rồi nói vọng vào nhà dặn chị người làm:

- Nỡ à...bữa nay nắng tốt, xúc hai thúng nếp đem ra sân phơi. Nhớ chia hai đệm cho khỏi lộn nếp hột dài hột tròn nghen.

Tôi thắc mắc hỏi: - Cùng là nếp sao phải phân biệt vậy má. - Nếp hột dài dành nấu xôi, nếp hột tròn thì gói bánh tét, xay

bột bánh ít và quết bánh phồng.

Má tôi vòng qua vựa thóc, rút con dao dâu cán dài thật bén đi ra vườn.Tôi nắm tay chú Lộc quản gia, chạy theo sau lưng.

Lê Bảo Trân 346

Page 347: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Má dừng lại trước bụi chuối hột chọn những tàu lá to xanh mướt chỉ cho chú Lộc rọc về gói bánh tét bánh ít…

Còn hơn tháng nữa mới Tết mà ba má tôi đã bận rộn suốt ngày. Hết chỉ bảo người làm đánh bóng lư đồng, tủ thờ, ván gõ, đến chuẩn bị trang trí nhà cửa, mâm cỗ cúng ông bà cùng tiệc tùng thết đãi bà con họ hàng từ xa đến trong ba ngày Tết.

Ngoài ngõ nghe có tiếng rao:

- Chiếu... hông...

Ba tôi dừng tay, nóii:

- Mình cần bốn bộ chiếu bông cho bốn bộ ván gõ và sáu đôi chiếu cỗ để dọn mâm cúng và đãi khách đó bà.

Má tôi nheo mắt:

-Chiếu năm ngoái còn xài được mà?

-Cũ hết rồi. Năm nay trúng mùa phải thay chiếu mới cho coi được. Đừng để người ta quở!

Má tôi bảo chú Lực:

-Mau chưn chạy theo kêu lái chiếu.

Chú lực phóng ra cổng, gọi to:

-Chiếu... chiếu...

Anh lái chiếu dạ một tiếng và hối hả đến. Anh đặt bó chiếu nặng nề đang đội trên đầu xuống bộ ván gõ, ân cần mời:

-Chiếu Long Xuyên vừa đẹp vừa bền, lát nhuyễn màu tươi. Ông bà mua giùm con vài đôi ăn Tết.

Ba tôi cẩn thận chọn mấy đôi vừa ý, trải thử. Má tôi trầm trồ: -Chiếu dệt thiệt khéo, hình màu rất đẹp. Mua sáu bộ nghen

ông? -Chi nhiều vậy?

-Con phơi bánh phồng nữa!

Truyện Ngắn: Hồi Nẫm 347

Page 348: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Ờ, chọn luôn chiếu cỗ cho đủ bộ.

Bán được mối to anh lái chiếu mừng rỡ rối rít cám ơn, đoạn bó số chiều còn lại đội lên đầu tiếp tục lên đường đi bán nốt. Bước chân có phần nhẹ nhàng hơn vì số chiếu đã vơi và túi tiền cũng nặng.Tiếng rao mỗi lúc một xa dần:

- Chiếu...hông....

Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè.

Tết đến thì hân hoan, nhưng nghĩ tới phải phụ giúp người lớn chuẩn bị Tết là tôi chẳng vui chút nào. Ai ai cũng có nhiệm vụ. Tôi nhỏ nhứt nhà nên được giao phần việc nhẹ nhàng nhứt là “lựa gạo lộn nếp”. Nếp được đổ ra mâm đồng trải mỏng, lựa từng hột gạo để riêng. Hột nếp màu trắng đục, hột gạo trong hơn rất dễ nhận. Công việc dễ dàng nhưng tôi không thích vì rất nhàm chán. Hai ngày nghỉ học, phải chúi mũi vào công việc đàn bà ấy, nên không vui.

Tôi hỏi sao phải lựa riêng thì má tôi giải thích:

- Nếp lộn gạo bánh bị sượng ăn hổng ngon!

Đoạn khuyến khích:

- Làm giỏi, Tết ba má lì xì tiền và bốn phong pháo tiểu.

Là con út, rất được cưng chiều nên ba tôi ngầm giúi cho con Sum cháu nội bà Mười Cứng bên hàng xóm hai đồng xu đỏ mướn nó thay tôi. Được ba chống lưng, tôi mừng rỡ chạy bay ra đồng coi bọn chăn trâu thả diều, chơi u bắt mọi. Má tôi biết nhưng lờ đi không nói vì nể ba và sợ tôi “lừng”.

Hôm nay ngày quết bánh phồng. Có hơn mười chị vợ tá điền thân tín tình nguyện đến giúp. Má tôi nấu trã nếp thiệt to trút vào cối đạp lớn. Sở dĩ gọi “cối đạp” vì chày quết không dùng tay mà dùng chân đạp. Chày giống con ngựa gỗ có trục ngang dính vào giàn trò. Một người lực lưỡng đạp lên lưng, chày bật cao, nhấc

Lê Bảo Trân 348

Page 349: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chưn thì chày rơi xuống phát âm thanh “thì thụp”. Tiếp tục như thế cho đến khi nếp biến thành bột nhão. Thỉnh thoảng “mỏ chày” kẹt bột rút không lên, các bà phải bôi dầu dừa trơn cho khỏi kẹt.

Sau khi cối nếp thành bột nhão, các bà bèn “bắt” từng cục bằng nắm tay đặt lên tấm lá chuối rồi dùng ống tre thoa đầu cán mỏng và đem phơi nắng trên chiếu mới thành bánh phồng.

Nhằm ngày nắng tốt thì xế chiều là bánh “dốt”, vừa ráo, còn dẻo không khô không ướt. Tôi rất thích bóc ăn lén, nhứt là bánh phồng mì, cuộn tròn nhai vừa ngọt vừa dai, thơm ngon đã miệng vô cùng.

Bánh phồng có ba loại: bánh phồng nếp, bánh phồng khoai và bánh phồng mì. Bánh phồng nếp ngoài nước đường không pha trộn món nào khác, nướng bằng lửa rơm cháy cao ngọn, kẹp giữa hai cái kẹp tre cán dài như chiếc quạt nan. Trở qua lại vài lần là bánh “chuồi” to như cái sề, bẻ từng miếng ăn giòn ngon đáo để. Bánh phồng khoai và phồng mì thì nướng lửa than, nhai giòn rôm rốp!

Từ rằm tháng chạp trở đi là bắt đầu trông thấy Tết. Tết thể hiện khắp nơi, từ không gian, thời gian đến tâm hồn người dân quê mộc mạc. Trong gió thoảng cũng có mùi Tết. Trong ngôn từ đàm thoại cũng có chất Tết. Người ta dùng Tết để đánh móc thời gian. Ai cũng nói “hai mươi Tết” chớ không dùng “hai mươi tháng chạp”.

Mọi người đều lo Tết. Giàu tính theo giàu, nghèo lo theo nghèo. Gì gì cũng phải “coi được”. Ngày tư ngày Tết để người ta “quở” làm tủi vong linh ông bà!

Trẻ con nao nức mong Tết để được đốt pháo, nhận lì xì, mặc đồ mới, chơi bầu cua, ăn mứt dừa, coi hát bội... Các cô gái đang xuân thì mặc áo đẹp làm dáng với người yêu. Chị tôi mở rương lấy mấy bộ đồ đẹp ra hong nắng. Chiếc áo lụa hồng có thêu mấy con bướm đậu cành lan, chiếc khăn đội đầu màu hột gà, chiếc quần mỹ a đen nhánh, đôi giày cườm thêu kim tuyến mua ở Saigon cả làng chưa ai có... lòng lâng lâng nghĩ đến ngày vui.

Truyện Ngắn: Hồi Nẫm 349

Page 350: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Con gà trống điều đậu trên vựa lúa cất tiếng gáy ó o....

Tôi giật mình mở mắt. Sực nhớ hôm nay hăm ba Tết ngày đưa ông Táo về trời nên vội vàng nhảy xuống giường chạy ra sân múc nước mưa rửa mặt. Nhìn xuống bếp thấy mọi người lăn xăn, mùi chè thơm phưng phức, tôi sà đến định bốc một vắt xôi, nhưng mà tôi trừng mắt:

- Khoan đă, chưa cúng, không được hỗn.

Tôi tiu nghỉu đứng nhìn. Má tôi lần lượt đơm xôi múc chè dọn ra bàn, lấy lon sữa bò xúc đầy gạo để cắm nhang, đốt hai cây đèn cầy đỏ rồi lên nhà trên mặc áo dài mới trở xuống thắp hương rót trà kính cẩn chấp tay lâm râm khấn vẻ mặt rất thành kính. Xong, má bảo tôi:

- Lên mời ba con xuống cúng.

Ba tôi đang ngồi đọc báo Xuân, ngước mắt nói vọng xuống bếp:

- Bà cúng được rồi, tui đang kẹt.

Má tôi càu nhàu:

- Ông nói lạ lùng. Đưa ông Táo mà hổng có gia chủ thì thánh thần nào chứng?

Ba tôi cười khà:

- Ủa, tui là gia chủ sao? Lâu nay mọi quyết định trong nhà đều do bà mà.

Mọi người che miệng cười rúc rích. Má tôi lừ mắt:

- Nói hổng sợ bọn nhỏ cười.

Ba tôi lững thững xuống bếp nhìn mâm chè xôi cười tủm tỉm:

- Tui còn thèm nói chi ông Táo. Má tôi cằn nhằn:

- Hổng nể nang thần thánh gì hết. Chọc giận ổng về trời tâu xấu với Ngọc hoàng là mệt đó.

Lê Bảo Trân 350

Page 351: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Vậy là ông Táo ăn hối lộ rồi? Phải ăn ngon mới tâu tốt! Hèn chi nhà giàu thì giàu thêm, nghèo thì suốt đời sặc máu.

Má tôi chấp tay xá lia lịa: - Một năm một lần, ông làm ơn nhịn một chút ông à.

Cúng xong, tôi tò mò hỏi ba: - Sao phải cúng dưới bếp mà hổng dọn lên nhà trên vậy ba?

Ba tôi cạn chung rượu nếp rồi đáp: - Vì ông Táo là vua bếp. Ông bà từ xưa vốn tin tưởng nhà

nào cũng có thần bếp ghi chép từng hành động và tư cách của gia chủ để cuối năm về trời tâu lại. Ngọc Hoàng sẽ đựa vào báo cáo ấy để thưởng phật. Do đó, gia chủ nào cũng muốn trời thương nên hối lộ ông bà táo.

- Ủa, ông Táo cũng có vợ sao ba?

Ba tôi cười rung râu mép: - Có chớ. Hổng thấy má con cúng ba chén chè à? - Tại sao ba chén mà không phải hai hoặc bốn? - Vì hai ông Táo lấy chung một bà.

Rồi rung đùi cười tì tì: - Thời buổi trai thiếu gái thừa mà hai ổng làm vậy ba hoàn

toàn không đồng ý. - Nhưng sao hai ổng chịu?

Ba tôi cười khà: -Mấy cha nội đó cả đời nằm trong bếp, lem luốt đen thui,

con gái nào thèm. Hổng xài chung thì kiếm đâu ra cô khác?

Má tôi chợt giựt mình kêu lên: - Chút xíu nữa quên mất! Cũng tại ông. - Gì đó? Sao dính líu tới rui? - Ông cứ trêu ghẹo thần thánh, mãi giận ông mà quên đốt “có

bay ngựa chạy”.

Đoạn mở tủ thờ lấy xấp giấy màu xanh đỏ cắt hình “ngựa chạy cò bay” trao cho tôi:

Truyện Ngắn: Hồi Nẫm 351

Page 352: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

- Đây là ngựa chim của ông Táo. Con mang đốt chung với giấy tiền vàng bạc cho ông bả làm chưn và lộ phí đi đường.

Ba tôi tếu: - Thời đại văn minh sao hổng mua phi cơ cho ổng đi mau?

Mấy con ngổng con vịt nầy bay biết chừng nào mới tới trời?

Má tôi năn nỉ: Tội nghiệp tui mà ông. Một năm một lần ráng nhịn chút đi

mà...

Tôi lấy cái trả đất cho “cò bay ngựa chạy” và giấy tiền vàng bạc vào rồi châm quẹt đốt. Nhìn ánh lửa bập bùng, tôi cảm thấy lòng ấm lại, mường tượng như thần linh đang chứng kiến lòng thành.

Hăm bốn Tết! Ngày quét mộ ông bà! Hằng năm cứ đến ngày nầy là con cháu xa gần tề tựu về để “quét mộ” tổ tiên. Có lần tôi tò mò hỏi ba:

- Ba à, tại sao mình gọi là “quét mộ”? Ở trường thầy giáo dạy là “tảo mộ” mà!

Ba tôi từ tốn giải thích: “Tảo mộ” là nói theo văn chương sách vở, còn dân quê mình mộc mạc nên nôm na nên gọi là “quét mộ”. Người Nam chân chất thật thà, thấy sao nói vậy. Cầm chổi quét mộ cho sạch thì gọi là quét mộ. Ngoài ra, tảo mộ là tục lệ của người Tàu vào tháng Ba âm lịch vào tiết Thanh Minh. Trong Kiều có câu: “Thanh minh trong tiết tháng ba. Lễ là Tảo mộ hội là Đạp thanh” Hằng năm đến ngày nầy thì các chùa Minh, tức Minh hương, cúng rất lớn, các nghĩa địa Quảng Đông Phước Kiến người Tàu tấp nập người, khói hương nghi ngút.

Hai cha con vừa đi vừa trò chuyện chẳng mấy chốc đã đến nghĩa trang gia đình. Ba tôi đến trước ngôi mộ lớn xây đá hoa cương bia khắc chi chít chữ Nho. Ba nói:

- Đây là mộ ông nội con.

Lê Bảo Trân 352

Page 353: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ba tôi thắp ba nén nhang thơm, rót ba chung rựơu đế, má tôi bày hai đĩa mứt gừng và thèo lèo, têm mấy lá trầu cay rồi kính cẩn cùng ba tôi chấp tay lâm râm khấn.Tôi dành phần đốt giấy tiền vàng bacï và dây pháo điển. Con cháu bắt đầu nhổ cỏ hoang, cọ rửa mộ bia, cắm hoa, thắp nhang, cúng rượu...

Mùi hương trầm thoang thoảng, mùi khói cỏ thơm thơm. Cây bông giấy bên cạnh mộ ông nội năm nào cũng trổ hoa đỏ rực. Loài cưởng sáo và tu hú kêu hát vang lừng trên ngọn sầu đông tạo thành nét đặc thù của một năm hồ hết. Làn gió Tết thoáng qua, lá tre già xào xạc, tôi mơ hồ như hồn thiêng ông bà đang phảng phất đâu đây.

Ngày cuối năm thật ngắn, màn đêm xuống vội vàng. Vừa xế bóng đã sập tối. Gà xao xác lên chuồng. Chim sẻ từng đàn kêu ríu rít trong bờ tre đầu ngõ. Vài cánh cò uể oải in bóng nền trời xanh còn thoi thóp ráng chiều. “Lạc hà dữ cô vụ tề phi Thu thủy cộng tráng thiên nhất sắc”

Lũ mục đồng đuổi trâu về chuồng. Tiếng chuông thu không từ ngôi chùa Tổ cuối làng văng vẳng ngân nga trong sương lạnh nghe cô đơn rời rã trầm buồn! Vài cánh dơi chập choạng chao mình.

- Gà bán ....hông!

Má tôi nói: - Lái gà năm nay đi trễ quá. Đã hai lăm Tết còn mua, biết

chừng nào mới bán hết.

Có tiếng người trong xóm gọi: - Lái gà. - Dạ!

Tôi nhìn ra thấy một người đàn ông lực lưỡng gánh hai cái bội lớn thoăn thoắt đi qua cổng. Chập sau là tiếng gà bị lôi cổ từ chuồng ra kêu oang oác lẫn tiếng chó sủa đưa đường.

Suốt ngày đi quét mộ nên đêm về mệt mỏi ngủ vùi mãi đến khi có tiếng người lao xao ngoài bờ ao tôi mới giật mình thức

Truyện Ngắn: Hồi Nẫm 353

Page 354: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

giấc. Nắng le lói lách que kẻ vách vẽ lên nền nhà những vạch sáng lung linh. Tôi nhỏm dậy dụi mắt ngó ra sân. Mặt trời đã lên được hai sào, vắt vẻo ngọn tre. Gió Tết hiu hiu mát rười rượi. Con chim chì vôi chuyền trọng bụi trúc hát líu lo.

Chợt nghe tiếng heo kêu eng éc lẩn tiếng người lao xao cười nói ngoài ao.Tôi hiếu kỳ phóng ra xem cho biết. Trước mắt tôi, một con heo lứa vá quàng đang bị trói gô đè ngửa trên phảng dưới gốc mít. Chú Năm Huyết cầm con dao nhọn dâm ngập vào yết hầu, máu phun có vòi. Con vật đau đớn trợn trừng giãy giụa hộc lên từng hồi, thoạt đầu rất mạnh rồi yếu dần sau cùng lặng lẽ buông xuôi.

Ông Bảy Hổ khen tấm tắc: -Thằng Năm thọc huyết khéo quá, hổng đứt cuống họng,

máu thiệt sạch.

Tôi ngẩn ngơ nhìn con vật đáng thương. Trã nước cạo heo sôi sùng sục, Sáu Lộc lấy chiếc gáo dừa lớn cán trúc dài, múc nước sôi xối khắp mình heo rồi cùng hai Cừ, sáu Cứng cạo lông. Chẳng mấy chốc con heo đã sạch, trắng bạch nằm tênh hênh. Một đường dao rọc thiệt ngọt từ ngực xuống bụng, tách con heo làm đôi, bày bộ đồ lòng tươi và đỏ.

Ba tôi dặn: - Bây ra bộ lòng cho mấy bà làm món nhậu lai rai trước vài

xị nghen.

Mấy bà nội trợ thật tài tình. Vừa đúng ngọ đã có lòng khìa, dồi huyết. Ngoài ra còn trả cháo lòng thơm phưng phức ngun ngút khói.

Chiều ba mươi “cúng tất” rước ông bà. Ba tôi mặc áo dài kính cẩn thắp hương khấn trước bàn thờ gia tiên, nét mặt vô cùng thành kính. Mùi hương trầm thoang thoảng, mùi hoa huệ thơm thơm, ánh mắt đăm chiêu nhớ thời vang bóng.

Đêm tối mênh mông... pháo nhà ai đì đẹt nổ.

Lê Bảo Trân 354

Page 355: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tôi nôn nao nhìn đồng hồ. Còn năm phút nữa đến giao thừa. Ba má tôi mặc áo dài ngồi ăn mứt uống trà trên bộ tràng kỷ cẩn ốc xa cừ ở giữa nhà. Má tôi căn dặn:

- Đừng ai lớn tiếng, lắng tai nghe năm nay con gì ra đời.

Tôi hỏi: - Con gì ra đời là sao hả má? - Nghĩa là đúng giao thừa, con vật nào lên tiếng trước là biểu

hiệu cho suốt năm. Ví dụ con gà con vịt kêu thì năm đó bình yên trúng mùa. Chim heo chim cú ục kêu thì có nhiều tai biến như bệnh dịch hoành hành, cướp trộm lung tung.

- Còn heo kêu thì sao?

Ba tôi cười khà: - Thì ăn no ngủ kỷ nằm dài.

Má tôi tiếp: - Để ý nghe năm nay nhà ông Hội Đồng hay ông Tổng ai đốt

pháo lâu hơn.

Ba tôi trề môi: - Hơn thua tiếng pháo làm gì? Chỉ tổ làm giàu cho chệt và

điếc tai hàng xóm.

Chiếc đồng hồ quả lắc treo tường gõ 12 tiếng ngân nga. Nhà thờ Chúa giựt chuông, đình Thần thần đánh ba hồi chiêng trống.

Tôi hồi hộp nói:

- Tới giao thừa rồi.

Ngoài chuồng trâu, con gà trống điều cất tiếng gáy ó o. Tôi mừng rỡ reo lên:

- Ba ơi, gà trống ra đời, năm nay nhà mình hên lắm đó. - Ờ, đúng vậy.

Ba má tôi kính cẩn lễ trước bàn thờ gia tiên. Pháo khắp nơi nổ rộ. Ba tôi đặt ba cây pháo tre lớn, tượng trưng Phước Lộc Thọ, trước thềm nhà rồi dùng “rọi” đốt từng cây một. Ba cây đều nổ thật to. Năm nay ngoài pháo tiểu tôi còn được đốt pháo thăng

Truyện Ngắn: Hồi Nẫm 355

Page 356: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Lê Bảo Trân 356

thiên, có đuôi tre, bay vụt lên không vạch một đường ánh sáng dài trong màn đêm thăm thẳm.

Má vui vẻ nói: - Ba con bói pháo rồi bây giờ tới má bói dưa.

Con Mỹ người làm mang ba trái dưa đã được chọn sẵn đặt lên bàn. Má tôi cầm con dao dài bổ đôi từng trái. Trái nào ruột cũng đỏ tươi. Má tôi sung sướng hả hê cười:

- Năm nay nhà mình hên lắm. Pháo nổ giòn, dưa đỏû ruột, chắc chắn sẽ phát đạt.

Chị tôi ra sân đốt rơm nướng bánh phồng. Bánh nở chuồi bằng cái mâm. Mọi người nhà không phân biệt xúm xít ngồi ăn vui vẻ chuyện trò.

Dù thức khuya nhưng sáng mồng một ai nấy đều dậy sớm. Cúng kiến xong mặt trời đã lên khỏi ngọn tre. Ba má tôi ngồi ghế giữa cho con cháu mừng tuổi. Tôi nôn nao vì sẽ được lì xì.

Trống đình giục giã báo hiệu xuất hát bắt đầu. Các cô gái nôn nao:

- Năm nay làng mướn gánh Bầu Hà có kép Út Chơi đóng vai Lữ Bố đẹp trai hết nói.

Đường làng tập nập người đi, trai gái trẻ già đều mặc đồ mới, quang cảnh Tết hiện ra rõ rệt.

Pháo đì đẹt nổ. Vài cậu trai làng tinh nghịch ném pháo vào đám đông, các cô gái sợ hãi nép vào vào nhau la chí chóe...

Ngày vui xưa giờ đã qua rồi...

Lê Bảo Trân

Page 357: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Truyện ngắn

IÁO CHỦ LU BU

Đạm Thạch

T ôi hân hạnh được quen vơí “giáo chủ” trong trại tù cải tạo. Giáo chủ là giáo sư Anh văn của một trường trung học lớn bực nhứt Tây đô. Gương mặt bảnh trai là điểm đặc

biệt đáng chú ý với những ai mới lần đầu diện kiến “ngài”. Và vì vậy ai cũng có thể bỏ qua cái tướng đi hơi chúi về đàng trước như sắp chực ngã và đôi mắt hay nhìn xuống đất như lượm bạc cắc của ngài. Tôi mon men đến làm quen khi ấy ngài đang đánh bóng chiếc lược làm bằng cọc cắm lều. Ngài mải mê với công việc nên không buồn ngước lên nhìn, trong khi tôi đứng cúi xuống thấy hai cái vú đang lắc lia theo nhịp tay của ngài. Dĩ nhiên lúc đó ngài đang ở trần và chỉ bận có cái quần xà lỏn bằng bao cát chắc là cũng chính tay ngài may lấy. Cái cách làm quen ngậm họng của tôi khi đối tượng không thèm đếm xỉa đã khiến cho tôi nhiều bận đi chờn vờn trước mặt rồi lại lủi thủi trở về. Để rồi, sau đó, chính ngài lại lên tiếng làm quen với tôi. Đó là cái ngày tôi được người nhà gởi cho hai cây vợt và một lố banh bong. Tôi đang đứng lớ ngớ ở hội trường để kiếm mối rủ nhau chơi. Tôi mới tập đánh nên ít người chịu khó lượm banh nên khó bắt mối. Lúc đó, ngài thấy tôi nên đâm tội nghiệp bèn tự nhiên xấn tới cầm cây vợt xoay qua xoay lại như xác định hai mặt cao su coi có đúng tiêu chuẩn quốc tế qui định không. Thấy nét mặt ngài như có chút gì thất vọng, rồi bỗng ngài thảy trái banh về phía tôi như một kẻ điệu nghệ nhường cho tôi giao banh trước. Tôi khẽ nghiêng mình đón nhận trái banh mà miệng vẫn ngậm cứng trong khi ý thức thì xui tôi nói: cám ơn ngài chịu khó cầm vợt với em. Hân hạnh. Hân hạnh. Tôi vừa đưa banh qua không ngờ ngài thuận tay trêu như trời giáng làm tôi lật bật chạy lùi ra xa để đón banh. Trái banh không như ý ngài lại bay bổng lên trần nhà. Trong khi tôi cố ngước nhìn lên coi trái banh văng cao tới

Giáo Chủ Lu Bu 357

Page 358: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

miệt nào thì ngài lại chắt lưỡi như tiếc hùi hụi cho cây vợt không biết hãng nào sản xuất mà tệ đến thế! Trái banh văng thật xa, tôi chạy lượm hụt hơi rồi chưa kịp trở về bàn liền thảy trái banh qua cho ngài đón lấy như sợ phải giao banh trước vốn là lòng khiêm nhượng của ngài. Ngài lẹ làng cầm trái banh và xoay tròn trong lòng bàn tay rồi ngài lại chắt lưỡi một lần nữa nói như nguyền rủa: lại cái hãng chết tiệt nào sản xuất banh méo bán cho người ta! Tui mà nhà nước tui sẽ đóng cửa dẹp tiệm cái hãng sản xuất vô trách nhiệm này. Nói rồi ngài liệng trái banh xuống dưới ao sát hội trường, ngài tỏ ý tiếc là không thể tiếp tục giao đấu với tôi vì ngài bận đi ngoài không thể chần chờ được nữa! Khi ngài quay lưng đi khuất, thì tôi chạy đến bờ ao vói tay vớt banh lên. Tôi ngắm nghía trái banh mà biết chắc rằng hãng sản xuất chẳng lỗi gì trong việc này cả mà do ngài trêu mạnh tay làm trái banh tức đến móp méo.

Kế tiếp những ngày sau đó, như xác định tôi là người đúng đối tượng lượm banh tiếp ngài nên chủ động rủ tôi ra hội trường vắng vẻ để hai người giao đấu lúc mà mọi người tù đi lao động về chỉ muốn nằm vật ra nghỉ ngơi. Dù mệt muốn đứt hơi vốn ham tập dượt mà chủ yếu được làm quen tiếp xúc để mong được ngài dạy thêm phương pháp học Anh ngữ nên tôi sẵn sàng xách vợt lên hội trường. Và cũng như những lần trước, ngài vẫn tỏ ra khiêm nhượng nhường cho tôi cái hân hạnh giao banh trước. Như rút kinh nghiệm lần nào ngài cũng tỏ ra quan tâm đến chất lượng mặt vợt với độ nẩy banh và cuối cùng ngài cho banh vào giữa hai lòng bàn tay lăn tròn để cố tìm ra khuyết điểm của hãng sản xuất, may mà hãng chưa đến ngày dẹp tiệm. Tôi cũng rút kinh nghiệm nên chỉ giao banh ngắn gần sát lưới để ngài chỉ kịp chồm vói đỡ banh lên là tôi lẹ làng rờ-que cho ngài trói tay. Như chẳng chịu thua, ngài ưởn mình và rờ que trả lại. Nhưng trái banh đi qua quá ép-phê nên ngài bị hụt nên chiếc vợt sút ra khỏi tay ngài chạy lếch trên mặt bàn. Ngài kịp nói “sorry” rồi trỏ về hướng trái banh ngầm bảo tôi chạy đến nhặt. Lần nầy ngài không lấy cớ đi ra ngoài vì chịu hết nổi mà nói đi lao động về mệt quá cần phải nghỉ dưởng sức. Trước khi trại có lịnh di chuyển đi nơi

Đạm Thạch 358

Page 359: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

khác, tôi có dịp tiếp ngài một lần nữa. Lần nầy là lỗi ở tôi. Tôi làm cho ngài giận. Thưa quí vị độc giả, ngài có thói quen mỗi khi giao banh ngài cúi mình xuống phía trước, hai tay như giấu dưới gầm bàn như sợ tôi ăn cắp ngón nghề của ngài. Và như cố làm cho banh giao qua thật ép-phê, gương mặt ngài như cũng gò theo trái banh, lưỡi ngài thò ra uốn cong một bên mép. Lúc ấy, không biết đầu óc tôi nghĩ gì mà buông ra câu nói chọc tức ngài một cách vô lễ độ: “Định nhát ma tôi hả?!” Không ngờ câu nhận xét ấy như đâm trúng tim đen ngài hầm hầm cầm chiếc vợt đi xăm xăm qua đứng trước mặt tôi dá dá như muốn ăn thua đủ với tôi. Ngài nghiến răng nói như rít lên: Nhát hả? Nhát Hả?! Tôi đứng chết trân, người như xìu xuống. Ngài quay lưng bỏ đi một mạch về phòng. Từ đó, ngài không thèm nói chuyện với tôi cho đến ngày rời trại.

Đến trại tù Xuyên Mộc, trời xui đất khiến tôi lại được xếp cùng đội nên được ở chung một phòng với ngài. Ngài ở tầng trên, tôi nằm tầng dưới. Quan hệ vẫn còn dè dặt. Vì mới chuyển trại nên ai cũng thủ sẳn một mớ thức ăn mang theo ăn dè xẻn đợi đến kỳ thăm nuôi.

Sáng tập họp trước sân trại chờ quản giáo hướng dẫn ra bãi lao động. Trưa về, chiều trở ra lao động tiếp. Kết thúc một ngày lao động trước khi bị lùa vào trại tù, tù nhân được ra suối tắm. Đây là cảnh tượng bình đẳng và tự do nhứt giữa người tù với nhau, mọi người ai cũng ở truồng dòng dõng để giữ cho bộ quần áo khô mai đi lao động tiếp. Người già cũng như người trẻ cứ tô hô trước mặt quản giáo đang ghìm súng sợ tù nhân lợi dụng trốn trại. Âu đó cũng là dịp tôi nhìn thấy được cái của giáo chủ chẳng khác gì của tôi, cũng xanh chành tái mét, lủng la lủng lẳn giữa cái phần da thịt chưa chịu bắt nắng. Lúc đó, ngài cố tránh mắt tôi đang ngó chết trân thì ngài càng thêm bối rối hai chân lọng cọng khi xỏ vào ống quần. Tôi chẳng những ngó thấy của ngài mà còn nhìn thấy tận mặt cái của cụ Hồ Hữu Tường. Trời ơi! Hồi nào tới giờ nghe tiếng cụ lẫy lừng, yêu mến “Con thằn lằn chọn nghiệp” của cụ thì chỉ dám ước ao diện kiến cụ một lần như từng ao ước được tiếp xúc với Nhất Linh của Đoạn Tuyệt. Nếu nhà văn quyết

Giáo Chủ Lu Bu 359

Page 360: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

định để lịch sử xét và niềm mơ ước của tôi đã không thành, thì giờ đây, với con người từng vào tù ra khám, từng khua chuông gỏ mỏ khi làm dân biểu quốc hội, tôi chẳng những gần gũi, chuyện trò mà còn thấy cả cái bí mật của một người đàn ông tên tuổi. Và hỡi ơi! Nó cũng xụi lơ cán cuốc không còn gì khí khái của kẻ sĩ nữa!

Phải chăng, trên đời nầy, khi người ta biết được cái bí mật của nhau, thì người ta dễ trở nên thân thiện với nhau. Giống như hai người tình yêu nhau, gần gũi với nhau, biết rõ đường đi lối về, thì dầu có vì cớ gì mà đành phải xa nhau thì người ta cũng vẫn còn trân trọng chuyện bí mật của nhau như sợ nói ra sẽ tự xóa bỏ nhân cách của mình. Có lẽ vì vậy, nhất là trong hoàn cảnh tù đày, giáo chủ và tôi cũng dễ thông cảm với nhau.

Đó là những lúc cái đói hành xác. Chén sắn khô luộc ăn với muối mỗi buổi sáng cũng đã nhợn đến cần cổ. Trưa, chiều sau khi lao động cật lực về, nuốt vội chén cơm cho có chừng, húp chén canh lỏng bỏng những nước để đêm nằm nghe bụng dạ sôi lột ột mới cảm thấy thấm thía cảnh tù tội của nhau. Và đến khi ấy, lần đầu tiên, giáo chủ không còn ngần ngại hỏi mượn tôi chút ít tiền để ra căn tin mua vài món ăn giậm.

Dầu bị khóa cửa nhốt cả trăm mạng vào buồng sau mỗi buổi chiều lao động rã rời về, trước khi có được năm bảy phút trần truồng dưới suối, cho đến lúc lên bờ, sắp hàng vào trại, cũng chỉ được chừng mười lăm phút tự do nấu nướng để kịp bưng vào buồng khóa cửa lại, cũng là những giây phút tự do mong muốn. Cảnh sinh hoạt nấu nướng ngoài trời diễn ra náo nhiệt lạ thường. Nào nhúm lò, chẻ củi, nấu cơm, hay sang hơn có chút kho mặn với con cua, con chuột bắt được ngoài trại, hoặc ngắt vội nắm rau dại luột làm canh đã là bửa ăn thịnh soạn của người tù. Những lúc ấy, giáo chủ tỏ ra bình tĩnh hơn ai hết, ngài mặc bộ đồ còn ướt, chạy tới chạy lui mà mồi chưa được lửa. Ngài vốn là thầy giáo, không quen cảnh làm chụp giựt. Hồi còn ở ngoài, ngài chỉ biết lo soạn bài rồi đi dạy học, mọi việc bếp núc đã có vợ thầy lo, thầy chẳng lo chi hết trơn. Bây giờ ở tù, tuy chưa đầy năm năm, xưa, ngài bị động viên đi vào trường sĩ quan trừ bị

Đạm Thạch 360

Page 361: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thủ Đức, rồi ngài được biệt phái về dạy lại. Thế mà cách mạng vào họ liệt ngài vào tội CIA biệt phái thuộc thành phần nguy hiểm, cần được giáo dục dài lâu. Nói bình tĩnh vì thấy ngài đi tới đi lui mà nồi cơm chưa sôi, lửa củi ướt mem không bắt nổi ngọn trong khi ai cũng cảm thấy như hết giờ kẻng sắp sửa thúc vào buồng. Đến giờ phút ấy, mạnh ai nấy tất tả rinh nồi cơm, canh, dụi lẹ cho bếp tắt đểä kịp sắp hàng chạy vào buồng. Ngài cũng vội chạy theo, hai tay thong thả, sợi dây giày còn lòng thòng suýt làm ngài té. Vào buồng. Đây là giờ phút tự do quí báu của người tù.. Bữa cơm được dọn ra. Dầu đó là bữa cơm mạt rệp nhứt. Trong khi mọi người đang tưởng tượng mình đang gắp thức ăn hồi xưa đưa vào mồm thì thấy ngài đang chắp tay sau đít đi tới đi lui, thỉnh thoảng dừng lại bên cửa sổ nhìn ra. Người không để ý tưởng ngài ăn xong. Người thì thắc mắc lo lắng cho ngài đi lao động về ai cũng mệt và đói phải ăn để mà sống, còn ngài không chịu ăn uống thì làm sao sống nổi.

Nhưng riêng ngài, ngài biết mình lật đật đến độ quên bưng nồi cơm chạy vào buồng. Đến khi nghe tiếng khóa cửa, ngài định chạy ra thì không kịp nữa rồi. Sau lần quên đó, ngài âm thầm rút ra kinh nghiệm là mỗi lần đi ra bãi lao động, ngài cẩn thận viết vào mảnh giấy nhỏ để nhắc mình những món mang theo. Ngài ghi: hôm nay bận quần cụt, áo trây di khoát ngoài sợ chiều lạnh, mang theo lon guy gô nước, một phần tư đường táng vợ mới thăm nuôi. Coi còn gì nữa? Không, Ý mà còn quên, nhớ moi trộm củ khoai để chiều có lỡ quên đem nồi cơm vô cũng có củ khoai nhai tóp tép với mọi người. Vậy là ngài yên trí đi lao động. Riêng tôi, tôi mấy lần lượn qua lượn lại trước mặt ngài sau cái kỳ thăm nuôi vừa rồi. Không thấy ngài nói năng gì tới số tiền đã lâu rồi ngài mượn. Chắc là ngài tưởng tôi được gia đình tiếp tế hàng kỳ, nên chắc tôi chưa cần nên không thấy tôi trực tiếp hỏi đến. Trong miếng giấy nhỏ, thầy chợt nhớ và ghi thêm vô và còn cẩn thận gạch đít dưới câu mớí thêm vô phía sau mặt giấy: nhớ kiếm lại cái quần dài bỏ quên hôm qua ngoài bãi hay bờ suối!

“Hôm nay lao động đội đạt chất lượng tốt” Cán bộ quản giáo tập họp biểu dương và cho phép anh em nghỉ ngơi sớm, tắm tại

Giáo Chủ Lu Bu 361

Page 362: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

chỗ, chờ nghe tiếng kẻng sắp hàng về vô thẳng trại mà không cần xuống suối tắm như mọi hôm. Trước khi chuẩn bị về trại, ai nấy tự mình kiểm soát đồ đạt còn gì bỏ sót như dụng cụ lao động, áo quần, vật dụng trang bị cá nhân, rau cỏ hái cải thiện cất giấu kín đáo, v.v… Riêng giáo chủ lúc đó, mò hết túi nầy đến túi kia mà vẫn chưa tìm ra mảnh giấy ghi những món đồ mang theo. Lính qua lính quýnh, rồi ngài cảm thấy chắc đủ rồi, nên yên trí bước vào hàng, miệng huýt gió thảnh thơi. Đoàn tù vừa bước chừng mười bước thì ngài lẹ làng tách ra khỏi hàng, với tay cầm lấy cái quần đang mắc trên cành cây. Như người vừa có công khám phá ra đầu tiên, ngài hân hoan tri hô lên cho mọi người nghe thấy để ai mất chạy lại nói cám ơn rối rít trước khi xin ngài cho lại. Sau hai lần hô to, không thấy ai nhúc nhích, ngài đưa mắt như hỏi người nầy người nọ coi có phải chiếc quần họ bỏ quên không? Thấy ai cũng lại lắc đầu. Cuối cùng ngài đưa lên cao cho tất cả mọi người nhìn thấy nhận diện. Đến chừng đó ngài mới chợt nhận ra chữ của ngài viết tên ngài ở túi quần. Ngài chợt à lên một tiếng: A, cái quần của tôi! Mọi người ồ lên một tiếng cười quí hiếm sau một buổi chiều lao động té khói.

Sau nhiều năm ngầm theo dỏi xem ngài có thật được CIA gài vô phá hoại như cái danh từ mà ngài khai trong những lần kiểm điểm là giáo sư biệt phái. Cuối cùng họ không phát hiện điều gì chứng tỏ ngài có âm mưu hay hành động chống phá cách mạng nên họ buộc lòng cấp giấy ra trại cho ngài. Ngài mừng húm đến đỗi không một lời từ biệt anh em cùng cảnh ngộ. Ngài trở về quê. Ngôi trường mà thầy dạy trước đây giờ đã thay tên đổi họ. Và họ không cần thứ chữ nghĩa mà đế quốc đã tiêm nhiểm trong ngài.

Không biết làm nghề ngổng gì để giúp vợ, ngài bèn che cây dù trước cửa nhà bán vài thứ lặt vặt như bánh kẹo, củi, nước mắm... Học trò cũ đi ngang thấy mũi lòng rủ nhau ghé mua giúp, và cha mẹ chúng cũng không quên công lao của thầy nên đồn nhau tới mua khiến ngài vui vui trong sự bận rộn. Cũng từ đó, ngài bắt được đường dây vượt biên. Người anh bà con bằng lòng cho ngài mượn số vàng để đóng cho chủ tàu. Và họ hẹn ngài

Đạm Thạch 362

Page 363: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Giáo Chủ Lu Bu 363

ngày xuống cá nhỏ ra cá lớn. Vì số vàng chỉ đủ cho một người nên ngài để vợ con ở lại nếu có bề gì bất trắc xảy ra còn có người ở ngoài chạy lo. Trước khi đi ngài như có linh tính không hay nên sai vợ ngài cầm số tiền hai ngàn đồng đã mượn của tôi khi còn trong trại với lời cám ơn và xin lỗi. Lúc đó tôi cũng được tha về sau ngài chừng vài tháng, nên thật sự số tiền ấy không cần thiết nữa. Tuy nhiên tôi cũng nhận để ngài đỡ ái náy. Giá như ngài trả cho tôi lúc còn trong tù thì cái giá trị hai ngàn có thể mua vài gói mì và những thứ lặt vặt khác thì hay biết mấy. Nhưng thôi, ngài còn nhớ món nợ là mừng rồi.

Ngày hẹn đã đến. Người hướng dẫn đã làm hiệu để ngài chuẩn bị lên đường. Ngài hôn vợ, hôn con như chưa từng hôn. Chủ tàu như cố ý ra quân vào những ngày cận tết lúc mà ai nấy bận rộn không ai để ý, nhứt là cán bộ bộ đội biên phòng cũng phải náo nức về quê ăn tết. Và trong lúc gấp rút thu dọn cho thật lẹ cái sạp hàng thì chính tay ngài làm đổ chai nước mắm, ngã lây cây đèn dầu và tiếp theo là các dây pháo thi nhau nổ vang rền, lúc đó ngài đứng chết trân không còn biết quyết định mang thứ gì vào nhà.

May mà vợ con ngài kịp đẩy ngài đi trong sự hối thúc của người hướng dẫn. May mà chữ nghĩa Anh văn thì ngài biết mình không thể nào quên như một thứ vốn liếng duy nhứt để ngài dùng làm phương tiện sinh nhai nơi xứ người. Và đây cũng là lần chót ngài giao lại chức giáo chủ lu bu cho những người tù còn lại.

Đạm Thạch

Page 364: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thơ

ÒNG CHA Kính dâng thân phụ,

Luân Tâm

còn dấu chân bùn giữ hồn quê nắng thương ôm bóng gọi con về theo Ba bắt ốc mò cua ruộng tắm nước ao bèo đâu dám chê...

***

hông như Mẹ quá ngọt ngào Ba yêu con đến Trời cao động lòng Dìu con lội khắp ruộng đồng Mò cua bắt ốc tắm sông cày bừa Vỡ lòng thương dạy tối trưa

K“Con Gà Con Chó” đời xưa cũng… người! Giáo Khoa Thư Quốc Văn cười Gửi thơm hồn trẻ rạng ngời mắt Ba Minh Tâm Cổ Học Tinh Hoa Luận bàn nhân nghĩa thiết tha kiệm cần Lên tỉnh học sợ tủi thân Vỗ về an ủi: cuối tuần thần tiên Đón con về vui Mẹ hiền Hoa mừng chim hót Ba quên dãi dầu Phố xa người lạ con đau Mắt vàng như nghệ trước sau hãi hùng Ruột gan đau đớn vẫy vùng Hồn non vía dại điên khùng xốn xang Ruộng vườn bỏ mặc cỏ hoang Cõng con chạy chữa thuốc thang Tây Tàu Mơ màng còn tưởng chiêm bao Gọi con âu yếm nghẹn ngào khóc than

Các Tác Giả 364

Page 365: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tay sương gió mắt thiên đàng Lòng quê hồn đất vái van dỗ dành Sớm cá cháo chiều gan canh Thuốc viên thuốc nước trưa xanh tối vàng Nuôi con, gà trống dịu dàng Ba như bắp nướng lửa than quê nghèo Bến Tre bụi cỏ đi theo Khói xe rác chợ bọt bèo bơ vơ Con vừa lành bệnh nhởn nhơ Vội về cuốc đất be bờ bồi mương Trọn đời dãi nắng dầm sương Đắng cay cam chịu đoạn trường cháo rau Như hoa me đất vàng sao Thương Ba con cố học mau thành tài Ngờ đâu địch hoạ thiên tai Cùng đường nước mất nhà bay kinh hoàng Gạt tù cải tạo xương tan Mẹ đau bỏ xác suối vàng tìm con Da mồi tóc bạc héo hon Kéo lê uất hận mõi mòn đợi mong Con về chưa kịp ấm lòng Dầu khô bấc lụn Ba không cần gì Âm thầm thanh thản ra đi Bờ dừa bụi chuối luống mì héo khô Chó thương chủ chết giữ mồ Hàng mai chiếu thủy khăn sô trắng bờ Bông giấy tím rụng xác xơ Mây buồn xỏa bóng thẩn thờ xe tang Sàigòn khóc Mỹ Tho than Con đò Rạch Miễu bàng hoàng tiễn Ba Đường làng đau xót Tường Đa Ba về với Mẹ quê nhà vẫn hơn Cho chim hạt lúa cọng rơm Cho người ơn đất hạt cơm nghĩa tình Cho con trọn Đạo Đức Kinh Mẹ Ba Tiên Phật hiển linh dẫn đường

Thơ 365

Page 366: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cháu con ngày nhớ đêm thương Sau hè rau đắng cuối vườn rau sam Hiếu tâm thơm mãi khói nhang Sao lòng con vẫn nát tan từng giờ…

MD 06/08/07 Luân Tâm

Ẹ VỀ

“Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ Năm canh chầy thức đủ năm canh” (1)

Luân Tâm

á may bắt muỗi dỗ dành Mẹ đi? Thôi! Hết mộng lành hương xưa Dấu chân bùn nhớ lễ chùa

Áo nâu vai vá bốn mùa về đâu Thương bóng Mẹ rụng bóng cầu

V Cau buồn đứt đọt vườn trầu chết khô Mẹ đi? Trời! Không thể ngờ Không con ôm Mẹ trước giờ lâm chung Để thương. Để khóc. Để hôn Để lay. Để gọi. Xin cùng Mẹ đi Thân tù oan ức sinh ly Mỏi mòn giết Mẹ còn chi để dành Rừng đêm mộng dữ vờn quanh: Ôm con buồn Mẹ lạnh xanh con quỳ Lẽ nào? Trời! Chẳng còn chi… Đất bằng sóng dâỵ biệt ly máu vàng

Các Tác Giả 366

Page 367: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Mưa dầu nắng lửa hoang mang Hổn xiêu phách lạc lang thang không nhà Mềm xương hết thịt khô da Tay rêu chân cỏ thân ma chết rồi Sáu năm tù tội mồ côi Cạn dòng huyết lệ núi đồi đảo điên Tàn hơi kiệt sức ngã nghiêng Nóng lòng gặp Mẹ, khùng điên chạy về Kinh hoàng cháy ruộng vở đê Trùn than dế khóc não nề ổ rơm Đất thiêng ôm Mẹ tủi hờn Trời long đất lở… con: đờn đứt dây! Hồ tan giấy rã diều… mây… Trôi sông lạc chợ ăn mày hát rong Như cò con rụng hết lông Như xác bướm lạnh rã trong đường hầm Như gà con chết tím bầm Chơi vơi núi kéo cửa âm bóng mờ Cuống cuồng ôm bức ảnh thờ! Tưởng không còn lệ đâu ngờ như mưa! Hương phèn hương đất hương dừa Mồ hôi quen thuộc áo xưa Mẹ về Bàng hoàng nửa tỉnh nửa mê Ầu… Ơ… Mẹ hát vỗ về..hôn con! Mẹ về! Mẹ thật! Mẹ còn! Tiếng gà đứt ruột… trăng non đội mồ…

MD 08/27/07 tức ngày rằm (15) tháng 7 năm Đinh Hợi Luân Tâm

(1) Ca Dao

Thơ 367

Page 368: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thơ

HIẾC CẦU GẪY NHỊP CẦN THƠ

Đạm Thạch

ần Thơ bây giờ không thể níu chân tôi Như thuở đi thi cần ăn chè đậu Phải xuống bến Ninh kiều ăn gói xôi lấy hên Của cô gái ở ngả ba đèn ba ngọn.

C Cần Thơ bây giờ không thể níu chân tôi Như thuở học trò đi thi ở trọ Trưa thập thò nhìn áo ai phơi Cái dáng nhỏ in hoài trong trí nhớ. Cần Thơ bây giờ không thể níu chân tôi Như thuở giận mình thi đậu em thì rớt Không muốn học lên bỏ em ở lại Mà phải ra đi khi em thôi học lấy chồng. Cần Thơ bây giờ đâu cần tôi trở lại Một kẻ lưu vong biệt xứ bảy lăm Một kẻ trở về cái đầu còn nghi ngại Một kẻ ôm hoài hy vọng xa xăm. Cần Thơ bây giờ như cây cầu sụp đổ Tổn thương đâu thể đo lường Cầu đứt nhịp chiếc phà còn hụt hẩng Huống gì tôi

Giận mà thương.

Các Tác Giả 368

Page 369: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Thơ

ẦN LÂN

Kính tặng Giáo Sư Nguyễn Thị Hồng Cúc, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm và TT..., TĐ

Hoàng Châu

ần lân hay là nói bắt quàng, có vần có điệu, ý nầy nối tiếp ý kia, câu nầy sang câu khác không bao giờ ngừng. Người ta chỉ ngưng khi nào kết câu theo ý tứ dẫn dụ của

mình, theo triết lý hay ngụ ý mà mình mong muốn. Người đối đáp cũng vậy, cũng nói quàng xiêng vần lân trả lại và cũng kết câu theo ý của họ.

V Nói vần lân hay bắt quàng là lối nói mộc mạc thông dụng

của Miền Nam Việt Nam. Ta hãy nghe một bài ca dao sau đây:

T ập tầm vông Chị lấy chồng, Em ở giá Chị ăn cá, Em mút xương Chị nằm giường, Em nằm đất Chị húp mật, Em liếm ve Chị ăn chè, Em liếm bát Chị coi hát, Em vỗ tay Chị ăn mày, Em xách bị Chị làm đĩ, Em xỏ tiền Chị đi thuyền, Em đi bộ Chị kéo gỗ, Em lợp nhà Chị trồng cà, Em trồng bí Chị tuổi Tý, Em tuổi Thân Chị tuổi Dần, Em tuổi Mẹo Chị ăn kẹo, Em mắc răng Em nhăn răng, Cho chị gở!...

Thơ 369

Page 370: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đó là ca dao vần lân, nói lên cái ẩn dụ về tình chị em. Cái gì có lợi, cái gì hơn thì chị dành lấy, Em luôn chịu thiệt thòi. Nhưng khi “ngộ bất cập” thì chị cũng thương Em lắm chớ!

Ăn vóc học hay Ăn ngay ở thật Mọi tật mọi lành Chỉ mành treo chuông Ba vuông bảy tròn Vật còn người mất Ngọn rau tấc đất Ngọt mật chết ruồi

Ếch ngồi đáy giếng Làm biếng hư thân Lời thật mất lòng Của chồng công vợ

Dùi đánh đục, Đục đánh xăng Ách giữa đàng, Mang vào cổ

Ăn bữa giỗ, Lỗ bữa cày Đặng buồn nầy, Khuây buồn nọ

Ăn thì có, Ó thì không Của một đồng, Công một lượng Công thời thưởng, Tội thì trừng Đặng không mừng, Mất chẳng lo Ăn chưa no, Lo chưa tới Ăn cơm mới, Nói chuyện cũ Cha mẹ CÚ, Đẻ con TIÊN Cha mẹ HIỀN, Sanh con DỮ

Đoạn ca dao nầy nói lên cái nghịch lý của cuộc đời. Thay vì phải là

«Cha mẹ CÚ, Đẻ con TIÊN, Cha mẹ HIỀN sanh con THẢO»

Ốp lá khoai, mười hai chong chóng Đứa bận áo trắng, đứa bận áo đen

Các Tác Giả 370

Page 371: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đứa xách lồng đèn, đứa cầm ống thụt Thụt ra thụt vô, thụt nhằm bụi chuối Thúi ình, Chình ngủ!

Châu kỳ nhịp điệu điều hòa của luật tạo hóa. Mười hai chong chóng tượng trưng cho 12 tháng. Đứa bận áo trắng là ngày, đứa bận áo đen là đêm. Đứa xách lồng đèn, đứa cầm ống thụt là lò tạo hóa vận hành đấp đổi qua ngày đêm, tháng năm, nguơn kỷ.

Nhưng năm còn có năm nhuần, tháng còn có tháng thiếu, vũ trụ còn có hiện tượng nhựt thực nguyệt thực.Cho nên đôi khi sai thời trái tiết phải “thúi ình”; xóa bài làm lại, như chình ngủ để hóa kiếp. Con chình như loài lươn lịch, khi lớn quá thì thun lại, mọc lỗ tai, và mọc chưn, biến thành con chồn đèn. Cũng như nòng nọc biến thành cóc nhái, lăng quăng thành con muỗi, con tằm làm kén thành nhộng, háo bư ớm

Cái ẩn dụ của bài ca dao trên là khi sai nhịp điệu thời tiết, luật âm dương cần điều chỉnh lại, như con chình hóa thân. Chị em ta như hoa dâm bụp Bậu lỡ thời như cục đất khô Cục đất khô người ta còn chuộng Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy Bậu lỡ thời như giấy trôi sông Giấy trôi sông người ta còn vớt Bậu lỡ thời như ớt chín cây Ớt chín cây người ta còn hái Bậu lỡ thời như nhái lột da Nhái lột da người ta còn xáo Bậu lỡ thời như áo vắt vai Áo vắt vai người ta còn bận Bậu lỡ thời như rận cắn trâu Rận cắn trâu người ta còn bắt Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên Giặc Hà Tiên người ta còn đánh

Thơ 371

Page 372: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Bậu lỡ thời như cánh chim bay Cánh chim bay người ta còn bắn Bậu lỡ thời như rắn trong hang Rắn trong hang người ta còn đào Bậu lỡ thời như sào chóng ghe Sào chóng ghe người ta còn đẩy Bậu lỡ thời như rẩy cháy lan Rẫy cháy lan người ta còn chữa Bậu lỡ thời biết chữa vào đâu?!

Mệnh đề “Bậu lỡ thời” có thể thay đổi bằng bất cứ nhóm từ ngữ nào cho hợp nghĩa hợp tình cũng được. Thí dụ: Chị em ta như hoa dâm bụp Chị em mình như cục cứt khô!

Hoặc

Bọn người ta như hoa dâm bụp Bạn hết thời như cục đất khô!

Cách nói vần lân bắt quàng bao lâu cũng được, miễn là lái cái kết cuộc cho có nghĩa và suông câu.

Chặt cây dừa, chừa cây mộng Cây tầm phọng, cây mía lau Cây nào cao, cây nào thấp Đá vấp cu hòn con chạy Con còn thơ dại Mẹ dạy con khôn Mồng tơi chín đỏ Con thỏ cụt đuôi Con ruồi có cánh Đòn gánh có mấu Con sấu có tai Con nai có gạc Thịt nạc chẳng có xương!

Các Tác Giả 372

Page 373: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Cái ẩn ý của bài ca dao nầy chỉ có nghĩa là người mẹ muốn dạy con rằng “thịt nạc chẳng có xương” mà phải nói vòng vo quanh quẩn cho con trẻ chú ý.

Trẻ con ngày xưa tụ năm tụ bảy chơi trò chơi trốn kiếm “chặt cây dừa”, đọc tới “đá vấp cu hòn con chạy” thì túa ra chạy trốn. Giờ nghĩ lại, những đứa bạn cùng trang lứa thuở ấy, đã cùng chạy trốn vui chơi thời thanh bình, nhưng rồi lại tai trời ách nước xui nên, khiến chạy lạc với nhau hết rồi. Tôi cũng chạy lạc mà chạy thật xa, lìa cửa lìa nhà, bỏ quê bỏ quán, bỏ xã bỏ làng, lạc mồ lạc mả tổ tiên. Tôi đã chạy xa nửa vòng trái đất, và những đứa bạn tôi, đứa thì hy sanh giữa hai lằn đạn, đứa thì chết chìm ngoài biển khơi, đứa thì chết mõi mòn trong vùng kinh tế mới hay rũ thây trong tù vì đòn trả thù của Cộng Sản!

Ba mươi mấy năm trời, mỗi khi nghe những bậc trưởng lão nói một thành ngữ quê hương hay nhắc lại những chuyện xưa là lòng tôi bùi ngùi xao xuyến, không biết diễn tả làm sao. Mỗi khi nghe trẻ thơ vô tình nhắc lại một câu ca dao ngạn ngữ bằng tiếng Việt thì lòng tôi sung sướng hân hoan, mắt rạng ngời niềm cảm xúc.

Vần lân là điệu thất truyền, tôi cố gầy dựng lại qua những vần thơ mộc mạc bắt quàng hò mí, nói lái vòng vo, nhưng không suông sẻ mà gút mắc nghẹn ngào! Điệu vần lân của tôi bây giờ chỉ là điệu Thầy Pháp cầu hồn, điệu Lỗ Bang hô thăng hô giáng đã thụt lùi vào quá vãng xa xưa.

Hoàng Châu

Thơ 373

Page 374: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Các Tác Giả 374

Thơ

HẮN LẠI NGƯỜI THƯƠNG

Dương Quân

ậu về điểm lại má hồng Rẽ đường ngôi lệch, thắt vòng lưng thon Qua đi ngàn dặm nước non B

Cánh chim ai biết mất còn. Bậu ơi!

Quê hương- nhớ đứng, nhớ ngồi Nhớ con đò nhỏ, nhớ người sang sông

Đồng Nai nước chảy xuôi dòng Qua đành mãn kiếp lưu vong xứ người

Có ai thương bậu, ngỏ lời Bậu ưng đi! - kẻo cuộc đời tàn phai

Chừng nào mây trắng còn bay Qua còn nhớ bậu những ngày...xa xưa.

Page 375: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Sinh Hoạt

GÀY TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO HAY NGÀY NHỚ ƠN THẦY

DO HỘI LĂNG ÔNG/ LÊ VĂN DUYỆT FOUNDATION TỔ CHỨC

Ngày 16 Tháng 12 Năm 2007 Tại Nhà Hàng Emerald Bay, Santa Ana, CA

ội Lăng Ông tức Lê Văn Duyệt Foundation đã tổ chức Lễ Tôn Sư Trọng Đạo hay Ngày Nhớ Ơn Thầy thật trang trọng tại Emerald Bay Restaurant hồi trưa Chủ Nhựt 16-

12-2007. Có hơn 250 quan khách tham dự trong đó phần đông là các giáo sư và cựu học sinh các trường ở Miền Nam tự do trước 1975.

H Trong phần mở đầu, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu hiệu

trưởng Petrus Ký và cựu Thứ Trưởng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, thay mặt ban tổ chức, chào mừng quan khách và trân trọng cám ơn nhiều vị giáo sư thanh tra, hiệu trưởng, các vị hội trưởng hội đồng hương, các anh em cựu học sinh các trường cùng các cơ quan truyền thông báo chí tham dự buổi lễ.

Người ta thấy có sự hiện diện của giáo sư Phan Ngô, giáo sư lão thành của Petrus Ký, giáo sư Đào Khánh Thọ cựu Trưởng Khu Học Chánh Vùng IV, giáo sư Nguyễn Quang Minh cựu Chánh Sở Học Chánh Gia Định, giáo sư Thái Doãn Ngà cựu Chánh Sở Học Chánh Quảng Nam – Đà Nẵng, giáo sư Huỳnh Trung Nghĩa cựu Chánh sở Học chánh Bạc Liêu, các cựu hiệu trưởng các trường Trung Học lớn như Petrus Ký (giáo sư Liêm), Chu Văn An (giáo sư Dương Minh Kính), Tống Phước Hiệp (giáo sư Võ Thị Ngọc Dung), Thủ Khoa Nghĩa (giáo sư Nguyễn Văn Ngàn), Chưởng Binh Lễ (giáo sư Nguyễn Thành Long), Phan Châu Trinh (giáo sư Thái Doãn Ngà), Nguyễn Trãi (giáo sư Nguyễn Quang Minh), Mạc Đỉnh Chi (giáo sư Lý Di), Châu Văn

Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 375

Page 376: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tiếp (giáo sư Nguyễn Ánh Dương), Phan Thanh Giản (giáo sư Nguyễn Trung Quân), trung học Bac Liêu (giáo sư Huỳnh Trung Nghĩa), kỷ sư Nguyễn Mai Tổng Thơ Ký hội Liên Trường, dược sĩ Vũ Văn Tùng, chủ tịch hội Dược Sĩ Việt Mỹ cùng phu nhân là dược sĩ Tuyết Yên, ông Trần Quan An hội trưởng Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, các vị hội trưởng các hội đồng hương Gia Định, Bình Dương, Bạc Liêu, quý ông cựu thẩm phán Phạm Đình Hưng, Đặng Đình Long, các cựu học sinh các trường Les Lauriers, Tân Thịnh, Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An, v.v… Phía các cơ quan truyền thông, có sự hiện diện của đốc sự Đỗ Tiến Đức, chủ nhiệm tờ Thời Luận, ký giả Anh Thành của Viễn Đông và Nguyên Huy của Người Việt và KBC Hải Ngoại, đài truyền hình LA 18.

Trong bài diễn văn khai mạc, giáo sư Liêm nói: «Xã hội nào muốn tiến bộ cũng phải nhờ đến giáo dục. Quan trọng nhất trong giáo dục là nhà giáo, là thầy cô.

Người Việt Nam có truyền thống lâu dài hiếu học và tôn sư trọng đạo. Trong xã hội xưa địa vị của ông thầy được đặt trên cả cha mẹ, chỉ ở dưới nhà vua. Quan niệm “quân, sư, phụ” tuy ngày nay không còn nói đến nhưng địa vị của nhà giáo vẫn được đề cao.

Quốc tế có Ngày Nhà Giáo để vinh danh những người dạy học. Unesco ấn định ngày Nhà Giáo là ngày 5 tháng 10. Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia có tổ chức Ngày Nhà Giáo, mỗi nước tự chọn lấy ngày thích hợp cho xứ mình. Ấn Độ chọn ngày 5 tháng 9, ngày sinh nhựt của giáo sư Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan, vị Tổng Thống thứ nhì của Ấn Đô làm ngày Teachers' Day. Trung Quốc lấy ngày Đản sinh của Đức Khổng Tử (ngày 27 tháng 8) làm ngày Nhà Giáo. Hoa Kỳ lấy ngày Thứ Ba của tuần lễ đầu của tháng 5 làm ngày Teachers' Day. Thật ra thì họ lấy cả tuần lễ này nhưng không xem Teachers' Day là ngày lễ nghỉ chính thức của quốc gia. Ở Việt Nam thì chính quyền cộng sản chọn ngày 20 tháng 11 làm Ngày Nhà Giáo.

ĐNCL8 376

Page 377: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Trong ngày này thường có huấn từ có diễn văn từ phía chính quyền. Phía phụ huynh học sinh và học sinh thì có thiệp chúc mừng hay cám ơn, có những bó hoa, có những bữa tiệc hay những món quà gởi tặng thầy cô. Trong tình trạng văn hóa/giáo dục suy đồi / tụt hậu ngày nay ở Việt Nam, ngày Nhà Giáo đưa đến tệ trạng phong bì, đồ tặng quí giá làm thành của hối lộ cho thầy cô để con mình được hạng cao, được săn sóc kỹ hơn những bạn khác cùng lớp.

Ở Miền Nam trước 1975, không chánh thức có Ngày Giáo Chức. Nhưng tình thầy trò còn rất tốt đẹp. Học trò kính trọng thầy, thương mến thầy và thầy cô thương mến học trò, dạy dỗ với lương tâm chức nghiệp. Không phải chỉ dạy dỗ, giúp mở mang kiến thức mà còn phải làm tấm gương tốt cho học sinh. Với đồng lương khiêm nhượng, nhà giáo vẫn phải ăn mặc đứng đắn, ăn nói, đi đứng đạo mạo, đạo đức. Giữ đúng vai trò của nhà mô phạm, tức cái khuôn mẫu cho học sinh noi theo.

Trường sư phạm nào cũng có treo khẩu hiệu “Lương Sư Hưng Quốc”, tức ông thầy tốt, có kiến thức sâu rộng, có khả năng dạy dỗ, có đạo đức, làm hết lương tâm chức nghiệp, là người làm cho quốc gia hưng thịnh, vì đào tạo được những người giỏi và đức hạnh cho quốc gia.

Tổ chức Ngày Nhớ Ơn Thầy, (Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, Ngày Giáo Chức, Ngày Sư Phạm), Lê Văn Duyệt Foundation muôn duy trì truyền thống tốt đẹp của ông thầy của nhà giáo, đúng nghĩa nhà giáo, của tình thầy trò với lòng tôn trọng, kính nể và lòng thương mến đối với Thầy Cô.»

Tiếp theo phần mở đầu của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là phần nói chuyện của giáo sư Trần Đức Tường về tư cách của ông thầy, về lối dạy đời, đạo đức của người xưa. Giáo sư Tường tốt nghiệp khóa 6, Đại học Sư phạm Sài Gòn, từng là giáo sư trường trung học Thoại Ngọc Hầu An Giang và sau đó trung học Long An. Bằng giọng hùng hồn, hấp dẫn giáo sư Tường đã thu

Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 377

Page 378: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

hút khán giả trong suốt 15 phút thuyết trình của ông. Sau phần nói chuyện của giáo sư Tường là phần phát biểu cảm tưởng của các cựu học sinh trường Les Lauriers và trường Tân Thịnh. Đại diện cho anh chị em cựu học sinh hai trường trung học tư thục nổi tiếng này là cô Bùi Ngọc Nga. Với những lời lẽ rất súc tích và chứa đầy tình cảm, cô Bùi Ngọc Nga đã nhắc lại nhiều kỷ niệm học hành với các thầy cô cũ như thầy Liêm, thầy Giai, thầy Phan Ngô, v.v… Như để đáp lại lời phát biểu của cô Bùi Ngọc Nga, giáo sư thầy cũ Nguyễn Thanh Liêm cám ơn và kêu gọi các giáo sư, cựu học sinh các trường hãy cùng chung sức tổ chức Ngày Nhớ Ơn Thầy hay Ngày Giáo Chức của người Việt ở hải ngoại để duy trì truyền thống tình thầy trò tốt đẹp của dân tộc Việt. Tiếp theo là phần văn nghệ và buổi ăn trưa thanh đạm. Buổi lễ chấm dứt lúc 2 giờ 30 chiều.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm phát biểu

trong Ngày Tôn Sư Trọng Đạo,

16/12/2007 tại nhà hàng Emerald Bay,

Santa Ana, California

ĐNCL8 378

Page 379: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Một góc ảnh của Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, 16/12/2007. Phu nhân của cố Giáo sư Phạm Văn Thuật.

Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 379

Page 380: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

ĐNCL8 380

Giáo sư Phan Ngô (đứng giữa).

Giáo sư Trần Đức Tường.

Page 381: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phụ Bản 381

CÁO LỖI Tập San Đồng Nai - Cửu Long xin thành thật cảm

ơn các tác giả đã gởi bài đăng, tuy nhiên vì số trang vượt quá số dự tính, những bài sau đây sẽ được đăng trong Đồng Nai - Cửu Long Số 9 thay vì Số 8.

- Bình Xuyên của tác giả Thiện Phương

- Ai Việt Minh? Ai Cộng Sản? của tác giả Thiện Phương

- Thân Thế và Sự Nghiệp Nguyễn Trung Trực của tác giả Nguyễn Thành Long

- Đại Cương Về Quần Đảo Hoàng Sa của tác giả Thềm Sơn Hà

- Sau 32 năm… của tác giả Phó Thường Dân

- Ca Dao Miền Nam của tác giả Lê Văn Đặng

- Phiếm về Ca Dao Tục Ngữ của tác giả Phan Giang Sang

- Tìm hiểu Về Nguồn Gốc Cải Lương của tác giả Trần Quang Hải

- Cõi Tử Sinh của tác giả Nguyễn Hữu Của

- Universal Energy của cố tác giả Lương Minh Đáng

Tập San Đồng Nai - Cửu Long xin thành thật cáo lỗi về sự bất tiện ngoài ý muốn.

Tập San Đồng Nai - Cửu Long

Page 382: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

CÁC SỐ ĐỒNG NAI - CỬU LONG 1-8 Từ tháng 12 năm 2004 đến nay Lê Văn Duyệt Foundation đã

ấn hành được 8 số Đồng Nai - Cửu Long. Nội dung của các số gồm những bài như sau:

Số 1: Tháng 11 năm 2004. Nội dung gồm có:

Những biến đổi trong văn hóa Việt Nam Nguyễn Thanh Liêm Sự hình thành Miền Nam VN: Có phải tổ tiên ta đã cướp đất Chân Lạp khôn

Lưu Vĩnh Khương

Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn Chưởng Tả Quận Công Lê Văn Duyệt

Nguyễn Thanh Liêm

Lăng Ông Bà Chiểu Người Dân Đồng Nai Miền Nam Đạo Lý Nguyễn Vy Khanh Xã Hội Miền Nam trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Nguyễn Thanh Liêm

Tâm Hồn Tài Tử Nguyễn Thanh Liêm Một số từ Việt gốc Pháp thông dụng Nguyễn Hữu Phước Tết thầy ở một làng quê Miền Nam Nguyễn Kiến Thiết Ngày Xưa Lê Bảo Trân Nam Kỳ Lục Tỉnh Lâm Văn Bé

Số 2: Tháng 7 năm 2005. Nội dung gồm có:

Tìm hiểu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Nguyễn Thanh Liêm Công chúa Ngọc Vạn Huỳnh Văn Lang Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thanh Liêm Nam Chân Hội Quán Nguyễn Văn Nhựt Cao Lãnh, quê hương tôi Nguyễn Vĩnh Thượng Đồng Tháp Mười Thiện Phương Cù Lao Phố Trần nguơn Phiêu Mười Tám Thôn Vườn Trầu Thiện Phương Đường về nhà chồng Nguyễn Phu Nhơn Tinh thần Lê Văn Duyệt Nguyễn Thanh Liêm

ĐNCL8 382

Page 383: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Bình Nguyên Lộc Nguyễn Vy Khanh Bình Nguyên Lộc Nguyễn Ngu Í Rừng Mấm Bình Nguyên Lộc Nối Gót Sương Nguyệt Anh Nguyễn Thanh Liêm Mùa Xuân giảng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Kiến Thiết

Một số từ biến âm trong tiếng Việt miền Nam

Nguyễn Viết Sơn

Đồng Nai Cửu Long : Những câu ca dao Nguyễn Hữu Phước Ca dao miền Nam Phan Tấn Tài Sự hình thành miền Nam Lưu Vĩnh Khương Nhạc cổ truyền Việt Nam Trần Quang Hải

Số 3: Tháng 1 năm 2006. Nội dung gồm có:

Đồng Nai Cửu Long và Đông Nam Á Nguyễn Thanh Liêm Ba Tri Giồng Giá quê tôi Lê Bảo Trân Thù Đồ đồng qui Hoàng Châu Châu Đốc Nguyễn Thanh Liêm Tây Ninh Nguyễn Thanh Liêm Lăng Đức Tả Quân Nguyễn Lý Tưởng Phạm Ngọc Điền: Tả Quân Đô Thống Phủ

Việt Hải

Petrus Ký Nguyễn Thanh Liêm Vai trò người Minh Hương trong cuộc mở đất miền Nam

Lưu Vĩnh Khương

Tiếng Việt gốc Tàu Nguyễn Hữu Phước Ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh Nguyễn Vy Khanh Văn Hóa sống thực Thiện Phương Sĩ khí miền Nam Thiện Phương Bàn về cái nghèo Thái Công Tụng Dạ cổ hoài lang Vương Thư Sinh Sơ lược báo chí Việt Hải Nguyễn Huỳnh Đức Trương Văn Mùi

Phụ Bản 383

Page 384: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Ca Dao Miền Nam Phan Tấn Tài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu Văn Tế Lục Tỉnh Tử Sĩ Dân Nguyễn Đình Chiểu Cổ Gia Định Phong Cảnh Vịnh P.J.B.Trương Vĩnh Ký Kim Gia Định Phong Cảnh Vịnh P.J.B.Trương Vĩnh Ký

Số 4: Tháng 7 năm 2006. Nội dung gồm có:

Linh hồn dân tộc hiểu với ý nghĩa văn hóa

Nguyễn Thanh Liêm

Rạch Giá - Hà Tiên Nguyễn Thanh Liêm Đại cương về quần đảo Hoàng Sa Thểm Sơn Hà Khảo luận về công cuộc phát triển vùng Hậu Giang

Tôn Thất Trình

Nghèo đói vùng đồng bằng sông Cửu Long

Lâm Văn Bé

An Phú Xã Thiện Phương Gác cu Thiện Phương Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Thanh Liêm Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh Lưu Vĩnh Khương Chữ Việt gốc Kampuchia Nguyễn Hữu Phước Đa Kao một trung tâm văn hóa Lâm Vĩnh Thế Tâm sự bài ca vọng cổ Lê Quốc Lược sử cải lương trong văn học nghệ thuật

Thái Quốc Nam

Nghệ thuật sân khấu cải lương Nguyễn Phương Soạn giả Viễn Châu Nguyễn Phương Chút hào quang đã mất Trang Thế Hy Đạo lý và thời thế trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Thành Long

Mắm rươi Nguyễn Văn Nhựt Ca dao miền Nam Phan Tấn Tài

Số 5: Tháng 1 năm 2007. Nội dung gồm:

ĐNCL8 384

Page 385: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Đồng Tháp Mười Trần Nguơn Phiêu Đất Gò Công Trần Văn Đạt Nhớ Về Sóc Trăng Trịnh Quang Chiếu Vài Ghi Nhận về Văn Học Yêu Nước Nguyễn Vy Khanh Chữ Việt Gốc Ấn Độ Nguyễn Hữu Phước Phong Trào Duy Tân ở Nam Kỳ Lưu Vĩnh Khương Hội Kín Nguyễn An Ninh Thiện Phương Tín Ngưỡng Dân Gian Miền Nam Lâm Vĩnh Thế Tôn Giáo Tính và Đời Sống Tôn Giáo Việt Thu Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo Nguyễn Thanh Liêm Điểm sách: Đã Hơn 30 Năm Rồi của Huỳnh Văn Lang, Quyển Phan Văn Hùm của Trần Nguơn Phiêu

Nguyễn Thanh Liêm

Thơ: Ngọc Sương, Luân Tâm, Đạm Thạch, Dương Quân

Truyện Ngắn: Lê Bảo Trân, Đạm Thạch, Bửu Thoại

Ý Kiến Bạn Đọc: Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông Nhận Xét về bài Căn Cứ Kháng Chiến Đồng Tháp Mười

Số 6: Tháng 5 năm 2007. Nội dung gồm:

Chuyến đi Úc 27/3 – 7/4, 2007 Nguyễn Thanh Liêm Các giá trị Phật Học trong truyện Lục Vân Tiên

Thái Công Tụng

Nguyễn Đình Chiểu qua lăng kính của người Pháp và người CS

Lâm Văn Bé

Vụ án tham nhũng lớn nhất nước dưới thời vua Minh Mạng (1820)

Nguyễn Lý Tưởng

Vài ý kiến về phát triển đồng bằng sông Cửu Long

Trần Văn Đạt

Nhân lực và trí tuệ Việt Nam ở hải ngoại

Trần Văn Đạt

Phụ Bản 385

Page 386: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Chữ Việt gốc Trung Đông & Âu châu Nguyễn Hữu Phước Thân thế & sự nghiệp Phan Thanh Giản

Nguyễn Thanh Liêm

Vị Tổng Thống dân cử cuối cùng của VNCH: Ông Trần Văn Hương

Nguyễn Thanh Liêm

Lịch sử Gia Định Nguyễn Thanh Liêm Gia Định, đất nước và con người Judge Võ Duy Khiết Đồng Nai, cái nôi của Phật Giáo miền Nam Việt Nam

Huỳnh Văn Luận

Thủ Đức: Xưa và Nay Lâm Vĩnh Thế Trà Vinh Nguyễn Văn Nhựt Một số suy nghĩ về “Lễ hội bánh tét” Việt Thu Lệ Kỳ Yên đình Điều Hòa một sắc thái văn hóa Việt Nam

Võ Thiện Hiếu

Biến cố ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Nguyễn Thành Long

Quan niệm về Đại Đạo của Cao Đài một nền tôn giáo bản địa VN

Việt Thu

Đọc Tháng Tư, 1975 của Đỗ Tiến Đức Nguyễn Thanh Liêm Tám Hổ Nguyễn Thanh Liêm Tường Lam với tập truyện “Đêm Lạc Đạo”

Nguyễn Thanh Liêm

Truyện ngắn và thơ Ngồi lại trên cầu Tường Lam Chiếc cầu bắc cho tổng thống qua Đạm Thạch Ngoại tôi Lâm Vĩnh Thế Hoàng hôn trong tim Huy Lữ Ai lên núi Điện Hoàng Châu Bài thơ Đồng Tháp Hoàng Châu Cỏ khô Luân Tâm Lòng Chị Luân Tâm Đây, Đầu Sấu Hoài Sơn Nhớ Trái Quê Nam Trịnh Quang Chiếu Nhớ bài vọng cổ Bạc Liêu Trịnh Quang Chiếu Ca Dao miền Nam Phan Tấn Tài

ĐNCL8 386

Page 387: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Tin tức ĐNCL6 Các số Đồng Nai-Cửu Long 1-6 ĐNCL6

Số 7: Tháng 9 năm 2007. Nội dung gồm:

Mở Đầu Nguyễn Thanh Liêm Đồng Nai - Cửu Long: Địa lý, con người và những cơ hội làm nên lịch sử

Lê Quế Lâm

Dẫn Nhập Huỳnh Văn Lang Khảo Cổ Học và nền nông nghiệp cổ miền Nam

Trần Văn Đạt

Khoán Ước của Minh Hương Xã Lâm Vĩnh Thế Tiếng Việt thuần và Hán Việt trong con số VN

Nguyễn Hữu Phước

Cúc mọc bờ sông hay cách một bờ sông?

Nguyễn Bửu Thoại

Chim Phượng Đậu Cành Nam Nguyễn Văn Nhựt Võ Tánh Nguyễn Văn Nhựt Khổng Giáo Nguyễn Thanh Liêm Lão Giáo Nguyễn Thanh Liêm Phật Giáo Nguyễn Thanh Liêm Tinh Thần Tam Giáo Đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa

Lê Tấn Tài

Phật Giáo Hòa Hảo và Đức Huỳnh Giáo Chủ

Lương Minh Đáng

Lễ Hội Trung Thu Cao Đài, một nét kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc

Việt Thu

Điểm Sách Nguyễn Thanh Liêm • Đọc Chung Một Niềm Đau của Nguyễn Hữu Của

• Hồi Ký Võ Long Triều • Lời Tựa Thơ Cho Con, Quyển VIII, của Giáo Già

• Thánh Địa Quê Tôi của Huỳnh Kim

Phụ Bản 387

Page 388: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Truyện ngắn Chân Dung Một Linh Mục Lê Tấn Lộc Chiếc Giường Tre Bông Tường Lam Chiều Hè Xóm Nhỏ Vĩnh Nhơn Con Ma Lừa Phỉnh Đạm Thạch Phũ Phàng Nguyễn Hữu Của Một lần toan tính Lê Tấn Lộc

Thơ Bởi Em Đạm Thạch Còn Thương Rau Đắng Ngọc Sương Long Xuyên đất lành sáu năm nương náu

Ngọc Sương

Tình Sông Vàm Cỏ Huy Lữ Nhớ Gò Công Trịnh Quang Chiếu Tình Quê Trịnh Quang Chiếu Quê Tôi Hoài Sơn Ca Dao Miền Nam Phan Tấn Tài

Sinh hoạt Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ Nguyễn Thanh Liêm Tạ Ơn Anh Nguyễn Lộc Thọ Phân Ưu ĐNCL7 Các số Đông Nai-Cửu Long 1-7 ĐNCL7

Số 8: Tháng 3 năm 2008. Nội dung gồm:

Mở đầu Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng sông Cửu Long

Huỳnh Long Vân

Cây Lúa và Nền Văn Minh Việt Nam Trần Văn Đạt

Bổ Sung bài Cao Su Việt Nam Tôn Thất Trình Chữ Số Hán Việt Nguyễn Hữu Phước Đình Dĩ An Lê Hữu Hiền Thư Mục Sơ Chú về Nam Kỳ Lục Tỉnh Lâm Văn Bé Thanh Niên Tiền Phong Thiện Phương

ĐNCL8 388

Page 389: ĐỒNG NAI – CỬU LONG - · PDF fileNguy Sử Dụng Nguồn Nước Vùng Châu Thổ Đồng Bằng Sông Cửu LongWARNING✕Site might be dangerousWe suggest you choose another

ĐỒNG NAI - CỬU LONG SỐ 8

Phụ Bản 389

Nguyễn An Ninh và Báo Tranh Đấu Trần Nguơn Phiêu An Giang Trong Tim Tôi Phan Giang Sang Miệt Thứ Cà Mau Phan Phi Hùng Sông Láng Thé Huỳnh Văn Lang Bánh Vá Gò Công Hoàng Tiếu Ca Mắm Món Ăn Khó Quên Việt Hải Nỗi Nhớ Quê Hương Việt Hải Quê Hương Trong Ký Ức Lê Tấn Tài Quê Hương Ngày Trở Lại Nguyễn Hữu Của Cảm Xúc Từ Bài Viết Nguyễn Hữu Của Thương Tiếc Lương Minh Đáng Nguyễn Thanh Liêm Viết về Một Sự Ra Đi Nguyễn Hồng Hạnh Phân Ưu - Điếu Văn ĐNCL8

Điểm Sách: Nguyễn Thanh Liêm Cuộc Chiến Cô Đơn của Phạm Đình Hưng

Truyện Ngắn: Chim Di Trú Trang Chấn Hồi Nẩm Lê Bảo Trân Giáo Chủ Lu Bu Đạm Thạch

Thơ: Lòng Cha Luân Tâm Mẹ Về Luân Tâm Chiếc Cầu Gãy Nhịp (Cần Thơ) Đạm Thạch Vần Lân Hoàng Châu Nhắn lại người thương Dương Quân

Sinh Hoạt: Ngày Tôn Sư Trọng Đạo ĐNCL8

Phụ Bản: Cáo lỗi tác giả các bài chưa đăng ĐNCL8 Các số Đồng Nai - Cửu Long 1-8 ĐNCL8