bẢn tin thỦy sẢn - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20...

16
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017) TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1 1. Khai mạc Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017............................................ 1 2. Làm gì để triệt xóa nạn khai thác hải sản kiểu "tận diệt"?................................................... 2 3. Thừa Thiên – Huế: Nông dân khóc ròng khi hàng chục tấn cá nuôi chết bất thường ......... 5 4. Hạ tầng thông tin biển được xây dựng thế nào trong thời gian tới? .................................... 7 5. Tạm giữ hai tàu nước ngoài vi phạm vùng nội thủy Việt Nam ........................................... 8 6. Hải Phòng: Ngư dân nuôi ngao thu tiền tỷ mỗi năm ........................................................... 8 7. DN hải sản quyết liệt khắc phục cảnh báo của EU về IUU ............................................... 14 TIN NÓNG Khai mạc Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017 Hôm nay, ngày 6/10, Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản VN do Bộ NN-PTNT tổ chức được khai mạc tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp Việt Nam, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hội chợ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 06 – 08/10/2017. Đây là Hội chợ chuyên ngành hàng thủy sản đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội nhằm quảng bá hình ảnh , thương hiệu sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ sa ̉ n phẩm ca ́ tra và một số sản phẩm thủy sản khác tại thị trường trong nước nói chung, thị trường phía Bắc nói riêng, hướng tới mở rộng ra thị trường khu vực, quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng thi ̣trươ ̀ ng Trung Quốc . Hội chợ có sự tham gia của hơn 40 DN hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam với quy mô hơn 70 gian hàng. Tại đây, nhiều sản phẩm cá tra và các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng từ cá tra, các sản phẩm tôm, cá ngừ đại dương, hải sản khác sẽ được giới thiệu tới khách tham quan, người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước. Bên cạnh đó, hội chợ còn có gian hàng trưng bày các sản phẩm thủy sản khác như thủy đặc sản nước ngọt, nhuyễn thể, nước mắm, dầu ăn từ cá tra, hàng khô,... các mặt hàng phụ trợ phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản. Hội chợ cũng có các gian hàng để các tỉnh, TP giới thiệu sản phẩm, tiềm năng, thế mạnh phát triển thủy sản của địa phương mình. Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cá tra và các sản phẩm từ cá tra có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu và thu nhập của người tiêu dùng, đặc biệt

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017)

TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1

1. Khai mạc Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017............................................ 1

2. Làm gì để triệt xóa nạn khai thác hải sản kiểu "tận diệt"?................................................... 2

3. Thừa Thiên – Huế: Nông dân khóc ròng khi hàng chục tấn cá nuôi chết bất thường ......... 5

4. Hạ tầng thông tin biển được xây dựng thế nào trong thời gian tới? .................................... 7

5. Tạm giữ hai tàu nước ngoài vi phạm vùng nội thủy Việt Nam ........................................... 8

6. Hải Phòng: Ngư dân nuôi ngao thu tiền tỷ mỗi năm ........................................................... 8

7. DN hải sản quyết liệt khắc phục cảnh báo của EU về IUU ............................................... 14

TIN NÓNG

Khai mạc Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017

Hôm nay, ngày 6/10, Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản VN do Bộ NN-PTNT tổ chức được

khai mạc tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp Việt Nam, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu

Giấy, Hà Nội. Hội chợ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 06 – 08/10/2017.

Đây là Hội chợ chuyên ngành hàng thủy sản đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội nhằm quảng bá hình ảnh,

thương hiệu sản phẩm, xúc tiến tiêu thu san phâm ca tra và một số sản phẩm thủy sản khác tai thị

trường trong nước nói chung, thị trường phía Bắc nói riêng, hướng tới mở rộng ra thị trường khu vực,

quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng thi trương Trung Quôc .

Hội chợ có sự tham gia của hơn 40 DN hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam với quy mô hơn

70 gian hàng. Tại đây, nhiều sản phẩm cá tra và các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng từ cá tra, các sản

phẩm tôm, cá ngừ đại dương, hải sản khác sẽ được giới thiệu tới khách tham quan, người tiêu dùng

trong cũng như ngoài nước.

Bên cạnh đó, hội chợ còn có gian hàng trưng bày các sản phẩm thủy sản khác như thủy đặc sản nước

ngọt, nhuyễn thể, nước mắm, dầu ăn từ cá tra, hàng khô,... các mặt hàng phụ trợ phục vụ ngành nuôi

trồng thủy sản. Hội chợ cũng có các gian hàng để các tỉnh, TP giới thiệu sản phẩm, tiềm năng, thế

mạnh phát triển thủy sản của địa phương mình.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cá tra và các sản phẩm từ cá tra

có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu và thu nhập của người tiêu dùng, đặc biệt

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

2

ở các lứa tuổi từ 25 đến 45. Tuy nhiên, thời gian qua, người tiêu dùng chỉ biết đến các sản phẩm cá tra

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Vì thế, Bộ NN-PTNT đã giao Tổng cục Thủy sản thành lập một nhóm đối tác công tư trong lĩnh vực

thủy sản, trong đó phối hợp với nhiều bên như Hội Cá tra, Hội Nghề cá, VASEP, một số tổ chức phi

chính phủ tổ chức câu lạc bộ kết nối các DN tiêu thụ các sản phẩm cá tra trong nước, gắn với hệ thống

siêu thị, nhà hàng để từng bước đưa cá tra đến với nhiều người dân.

Đặc biệt, Hội chợ còn có khu ẩm thực cá tra trong khuôn viên Triển lãm với gần 300m2. Các đầu bếp

chuyên nghiệp sẽ giới thiệu chất lượng, dinh dưỡng của sản phẩm cá tra với sức khỏe con người, trình

diễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng phía Bắc sẽ lần

đầu được thưởng thức các thực đơn cá tra hấp dẫn, cách thức nấu các món ăn từ cá tra ngay tại hội chợ.

Đại diện Tập đoàn Sao Mai - đơn vị chịu trách nhiệm Khu ẩm thực cá tra cho biết, trong khuôn khổ

“Ngày hội ẩm thực cá tra” khách đến tham quan, mua sắm được dịp thưởng thức những thành quả sáng

tạo của người dân miền Tây sông nước. Nhiều mon ngon tinh tuy tư ca tra như sup bong bong ca , bao

tư ca chiên gion, chả cá thì là chiên, tàu hủ cá chiên, cá fillet chiên sốt cà, cá cuộn hoa hồng sốt chanh

dây, bao tư ca chiên gion… được giới thiệu rộng rãi.

Riêng các món chiên, xào sẽ được sử dụng chính dầu cá Ranee làm từ cá tra dồi dào dưỡng chất tự

nhiên Omega 3,6,9 vitamin A, E và các khoáng vi lượng để chế biến. Mỗi thực đơn là một thông điệp

khẳng định giá trị gia tăng của con cá tỷ đô.

Tại Hội chợ, Tổng cục Thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển

thị trường nông sản phối hợp với VASEP tổ chức hai hội

thảo chuyên đề về sản xuất cá tra và tiêu thụ sản phẩm thủy

sản.

Đó là Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất cá tra bền

vững” và Hội thảo “Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản

nội địa”. Tham gia trình bày là các chuyên gia có nhiều kinh

nghiệm về phát triển sản xuất, chế biến cá tra và phát triển

thị trường thủy sản.

(Nông Nghiệp Việt Nam 6/10, Hưng Giang) đầu trang

Làm gì để triệt xóa nạn khai thác hải sản kiểu "tận diệt"?

Mặc dù Nhà nước đã ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật nghiêm cấm sử dụng các phương

tiện đánh bắt thủy sản kiểu tận diệt, nhưng việc sử dụng các công cụ này tại nhiều địa phương

vẫn trong tình trạng báo động khiến cho nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái biển, sông

hồ bị phá hoại nặng nề. Làm gì để ngăn chặn vấn nạn này vẫn là “câu hỏi khó” đối với ngành

chức năng.

Trăm kiểu vi phạm

Theo báo cáo của ngành Thủy sản, nghề lưới giã cào công suất lớn - hình thức đánh bắt hải sản bằng

cách giăng lưới mành có lỗ rất nhỏ dàn hàng ngang, gom tất cả các loài thủy hải sản, cho đến nay đã có

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

3

mặt hầu hết ở các tỉnh ven biển miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với lợi thế là thời

gian chuyến biển ngắn hơn, tàu di chuyển gần nên tiêu hao nhiên liệu ít, chi phí đánh bắt thấp, trong

khi sản lượng luôn đạt cao hơn các hình thức khai thác khác, thời gian qua, ngư dân các tỉnh miền

Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đã phát triển hàng nghìn phương tiện chuyên làm nghề này,

nhiều nhất là ở Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa…

Trao đổi với báo chí về thực trạng, hệ lụy của nghề lưới giã cào công suất lớn tại vùng biển địa

phương, một lãnh đạo của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, tính từ tháng 3-2017 trở lại đây, Chi

cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã kiểm tra, xử lý hơn 100 tàu giã cào các loại vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực đánh bắt hải sản. Thực tế cho thấy, hậu quả nhãn tiền do các tàu giã cào gây ra trước hết là sự

hủy diệt sinh vật dưới biển. Với cách đánh bắt này, cá, tôm còn non cũng không thoát được, các rạn san

hô ngầm bị tàn phá. Đó là chưa kể đến những hệ lụy về mặt an ninh trật tự trên biển, bởi tính chất đặc

thù của nghề giã cào là phương tiện đánh bắt di chuyển với tốc độ rất lớn nên thường đâm va hay

“quét” phải các loại ngư lưới cụ của các tàu thuyền khác đang hoạt động trên cùng ngư trường.

Phức tạp không kém vùng biển Khánh Hòa, tại các ngư trường thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là tại

ngư trường thuộc huyện Bình Sơn cũng rất “nóng” về tình trạng khai thác hải sản bằng giã cào. Sự

hoành hành của các tàu giã cào công suất lớn làm cho đời sống ngư dân đánh bắt hải sản gần bờ ở địa

phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì môi trường biển bị hủy diệt.

“Những kẻ đánh bắt bằng giã cào thường ngụy trang bằng nhiều hình thức như xóa số đăng ký của tàu

thuyền, trang bị trên thuyền những phương tiện đánh bắt khác để che mắt lực lượng kiểm tra. Ngư dân

chúng tôi thường gọi các tàu giã cào là “hung thần trên biển”, bởi họ không chỉ quét sạch nguồn lợi

thủy sản mà quét luôn cả lưới của các phương tiện cùng hành nghề trên ngư trường…” - Anh Phạm

Văn Thắng, một ngư dân ở xã biển Bình Châu cho hay.

Không chỉ có tình trạng tàu giã cào đánh bắt tràn lan, gây ra hệ lụy xấu về môi trường, môi sinh, việc

đánh bắt bằng các hình thức mang tính hủy diệt cao như xung điện, lồng bát quái, lưới lồng mắt dày,

cào sắt, te xiệp, vó, chụp kết hợp với ánh sáng, thậm chí sử dụng cả hóa chất hay công cụ kích điện có

xuất xứ từ Trung Quốc (có thể phóng ra luồng điện cao áp lên tới 1.500 đến 2.000V, khiến không còn

loài sinh vật nào sống sót) cũng lan tràn ở nhiều địa phương ven biển. Đây là những phương thức đánh

bắt hết sức nguy hại, có sức tàn phá nguồn lợi không thua kém gì sử dụng thuốc nổ.

Đơn cử, tại Bình Định, báo cáo của cơ quan chức năng địa phương cho biết, tại các xã ven biển của

tỉnh hiện có hơn 1.200 hộ gia đình ngư dân đang sử dụng trên 85 nghìn chiếc lưới lồng mắt dày để khai

thác thủ sản khiến trên 40% lượng thủy sản còn non bị đánh bắt theo kiểu hủy diệt. Tại Quảng Ninh,

trong thời gian từ đầu năm 2017 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 526 vụ khai thác

thủy sản trái quy định, gây tác động xấu đến hệ sinh thái và môi trường thực vật thủy sinh, phạt hành

chính hơn 1,3 tỷ đồng...

Cần tăng chế tài xử phạt

Theo các nhà Hải dương học, việc đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt là “hung thủ” chính trực tiếp

hủy diệt tài nguyên sinh thái biển, ngay cả các vi sinh đang sinh sản cũng rất khó tồn tại. Đó là chưa kể

nhiều khi chính những người sử dụng chất nổ, xung điện đã trở thành nạn nhân trực tiếp của những

việc khai thác trái phép. Trên thực tế, ở các địa phương ven biển nước ta đã có hàng trăm người chết và

bị thương do sử dụng chất nổ, xung điện để đánh bắt thủy sản.

Rõ ràng, việc tận diệt nguồn lợi thủy sản bằng các phương tiện “sát thủ biển” đang là nguy cơ “nóng”

trên khắp các vùng biển của cả nước, thế nhưng, việc ngăn chặn các họat động này đang gặp không ít

trở ngại. Đơn cử, đối với hình thức đánh bắt hải sản bằng kích điện - thủ phạm tàn phá môi trường sinh

thái biển và hủy diệt vô số nguồn lợi thủy sản, việc ngăn chặn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

4

Theo ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, khi phát hiện lực

lượng chức năng tuần tra, các đối tượng lập tức vứt dụng cụ kích điện xuống biển để phi tang. Đó là

chưa kể có những trường hợp, khi lực lượng đến kiểm tra nhưng chủ phương tiện không chấp hành xử

phạt mà cố tình chống đối.

Điển hình là vụ việc xảy ra vào thời gian cuối tháng 5-2017, trong lúc lực lượng chức năng địa phương

tiến hành xử lý một chiếc ghe đang sử dụng phương tiện xung điện để đánh bắt cá trên đầm Trà Ổ

(thuộc huyện Phù Mỹ) thì bị một nhóm gồm 14 đối tượng đến bao vây, tấn công làm 2 cán bộ bị

thương…

Tang vật là công cụ

kích điện có xuất xứ từ Trung Quốc do lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh thu giữ. Ảnh: Phan Mạnh

Đứng trước sự lộng hành của các đối tượng có hành vi tận diệt nguồn lợi thủy sản, vừa qua, nhiều địa

phương đã “mạnh tay” trong việc xử lý, chẳng hạn, như tỉnh Quảng Ninh khẳng định sẽ kiên quyết xử

lý tình trạng khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt. Đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật

hình sự, cơ quan Công an sẽ vào cuộc một cách rốt ráo. Trên thực tế, động thái này đã được đại đa số

ngư dân đồng tình, ủng hộ, nhưng để có giải pháp ngăn chặn triệt để nghề khai thác hải sản bằng các

hình thức tận diệt là rất khó khăn, vì đa số những người hành nghề đều thuộc diện nghèo.

Ngoài ra, không kể những trường hợp đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, phải bị xử lý hình sự,

nhưng vụ việc còn lại, bắt phạt hay tịch thu ngư cụ thì dễ nếu phát hiện được, nhưng rồi cuộc sống của

người vi phạm sẽ ra sao? Ngay cả trường hợp kiên quyết bắt, xử phạt cũng chẳng “ăn thua” vì với mức

xử phạt còn thấp như hiện nay, người dân sẵn sàng nộp phạt rồi tiếp tục đánh bắt.

Trước tình hình phức tạp nêu trên, thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tuyên

truyền, giáo dục, giúp đỡ ngư dân nghèo vốn liếng, tạo công ăn việc làm để giúp họ từ bỏ những

phương tiện đánh bắt trái phép, việc quản lý chặt chẽ các nguồn cung cấp thuốc nổ, phương tiện xung

điện, giã cào cùng các phương tiện đánh bắt thủy sản kiểu tận diệt khác và xử lý nghiêm minh những

kẻ buôn bán trái phép phải được xem là biện pháp quyết định để chấm dứt việc đánh bắt thủy sản bằng

các phương tiện hủy diệt. Ngoài ra, tăng mức xử phạt cũng là điều đáng quan tâm, vì theo những người

làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mức quy định xử phạt hiện nay là quá nhẹ, không đủ để răn đe

những kẻ vi phạm. (Biên Phòng 5/10, Phan Mạnh) đầu trang

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

5

Thừa Thiên – Huế: Nông dân khóc ròng khi hàng chục tấn cá nuôi chết bất thường

Cá lồng được người dân Thủy Tân (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế) thả nuôi trên

sông Đại Giang bỗng dưng chết hàng loạt khiến người nuôi cá điêu đứng.

Chiều 5-10, ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên- Huế)

cho biết, qua kiểm tra, đã có gần 40 tấn cá lồng của người dân địa phương thả nuôi trên sông Đại Giang

(xã Thủy Tân) bị chết, gây thiệt hại kinh tế nặng nề.

Tình trạng cá lồng trên sông Đại Giang bị chết bắt đầu diễn ra rải rác từ giữa tháng 9 và đến những

ngày đầu tháng 10 thì số lượng cá chết tăng đột biến.

Cá nuôi trên sông Đại Giang chết hàng loạt, người dân phải vớt đưa đi tiêu hủy.

Qua thống kê, có 330 lồng cá của 48 hộ dân ở khu vực thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân bị chết, gây thiệt

hại 1,034 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 30 tấn cá thịt bị chết chủ yếu với các loài cá trắm cỏ, mè hoa, trọng

lượng từ 0,5 đến 1,25kg và số còn lại là các loại cá giống.

Một số hộ gia đình thả nuôi cá thịt suốt 9 tháng qua và chuẩn bị thu hoạch nhưng nay bị chết 100%,

gây thiệt hại nặng nề. Bà Nguyễn Thị Thúy (ở thôn Hòa Phong) có 3 lồng cá nuôi trên sông Đại Giang

bị chết buồn bã nói: "Những ngày đầu cá chết chỉ số lượng ít nên vợ chồng tui vớt đem tiêu hủy. Tuy

nhiên mấy hôm sau thì cá chết nhiều hơn, có lồng chết đến 90% mà tôi nghĩ do nguồn nước bị ô nhiễm.

Cá chết nhiều quá, không kịp bán thu lại vốn nuôi nên giờ gia đình không biết tính sao nữa!".

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

6

Một chiếc ghe của người dân Thủy Tân chứa đầy cá chết vừa được vớt lên từ lồng nuôi trên sông Đại

Giang.

Theo người dân địa phương, đến nay, tình trạng cá chết vẫn đang xảy ra khiến người nuôi cá trên sông

Đại Giang hết sức lo lắng.

Trước tình trạng cá nuôi trên sông Đại Giang chết bất thường, Chi cục Thủy sản và Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cắt cử cán bộ về lấy mẫu nước, mẫu cá chết để xét nghiệm, kiểm

tra.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

7

Mật độ lồng nuôi, cá nuôi trong lồng trên sông Đại Giang quá dày là một trong số các nguyên nhân dẫn

đến tình trạng cá chết.

Qua đó kết luận nồng độ oxy trong môi trường nước thấp, lượng bèo lục bình trên sông Đại Giang quá

dày; mật độ lồng nuôi và cá nuôi trong lồng quá cao; nền đáy không làm vệ sinh thường xuyên dẫn đến

tồn đọng khí độc khiến cá chết hàng loạt.

Hiện UBND xã Thủy Tân đã đề xuất UBND thị xã Hương Thủy có biện pháp hỗ trợ cho người dân và

vận động người dân thu gom số cá chết đưa đi tiêu hủy để tránh ô nhiễm môi trường. Đồng thời thực

hiện các biện pháp cứu số cá nuôi còn lại. (Công An Nhân Dân 5/10, Anh Khoa) đầu trang

Hạ tầng thông tin biển được xây dựng thế nào trong thời gian tới?

Đến nay chúng ta đã đàu tư hệ thống các khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền hoạt động nghề

cá, cơ sở đóng sửa tàu thuyền, khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa.

Hiện có hơn 702 cơ sở đóng sửa tàu thuyền và hàng năm có thể đóng mới 4.000 chiếc và sửa chữa

8.000 chiếc dọc ven biển. Nhưng số cơ sở khả năng đóng mới và lắp đặt máy cho các loại tàu có công

suất trên 600 CV rất ít, năng lực đóng mới vỏ sắt còn hạn chế, chỉ tập trung vào Xí nghiệp cơ khí Hạ

Long, Nhà Bè, Vật Cách.

Hiện có 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi quy mô lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản

xuất và nhiều loại lưới phải nhập khẩu. Có 120 nhà máy sản xuất nước đá, khả năng cung cấp nước đá

2.875 tấn/ngày, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước đá của các tàu và các nhà máy chế biến.

Hiện chỉ có 81 chợ cá, có 564 cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản thủ công, quy mô nhỏ ở các địa

phương ven biển, hiện cũng đã đầu tư và đưa vào hoạt động 3 trung tâm quốc gia giống hải sản (Bắc,

Trung, Nam) và 3 trung tâm giống hải sản cấp 1 (Ninh Thuận, Bạc Liêu, Kiên Giang) và 6 khu sản xuất

giống hải sản tập trung (Ninh Phước, Ninh Vân, Ngọc Hiển, Hiệp Thành, Phú Quốc, Thăng Bình), có

2.464 trại tôm sú, 316 trại tôm he chân trắng, 528 trại giống nhuyễn thể và 28 trại sản xuất giống cá

biển.

Hệ thống hạ tầng thông tin tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển: Đến nay các vùng biển, ven biển và các

đảo trọng yếu cơ bản đã được phủ sóng mạng thông tin duyên hải, mạng thông tin di động mặt đất,

thông tin liên lạc phục vụ biển ssaor, mạng thông tin vệ tinh và phủ sóng đài phát thanh. Đối với hệ

thống mạng thông tin duyên hải đã được đầu tư gồm 1 trung tâm xử lý thông tin hàng hải, 29 đài thông

tin duyên hải đặt từ Móng Cái đến Hà Tiên và một số đảo.

Hệ thống mạng thông tin di động mặt đất đã được phủ sóng khắp các đảo và vùng ven biển, bao gồm

các trạm BTS 2G, 3G cũng như hệ thống cáp quang và tuyến viba. Mạng thông tin vệ tinh đều được

đầu tư gồm hệ thống thông tin cố định vệ tinh VSAT và hệ thống thông tin di động vệ tinh toàn cầu có

thể phủ sóng cho tất cả những vùng xa, biên giới, hải đảo và cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ cấp

cứu, an toàn hàng hải, trợ giúp điều hành bay, thăm dò dầu khí và đánh bắt hải sản.

Chúng ta còn quản lý, khai thác đài thu và xử lý tín hiệu cấp cứu qua hệ thống vệ tinh cho toàn bộ vùng

biển Việt Nam, vùng biển quốc tế, cung cấp dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh vùng biển, đảo xa thông

qua các trạm VSAT.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

8

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam tham gia đầu tư 5 tuyến cáp quang biển quốc tế và 2 tuyến cáp quang biển

trong nước nhằm đảm bảo thông tin liên lạc trên biển, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ Việt nam. Năm

2010, đài tiếng nói Việt Nam cũng đã triển khai dự án “phủ sóng biển Đông”.

Về hệ thống cung cấp điện và nước sạch trên các đảo cho đến nay đã có đảo Vân Đốn, Cát Hải, Phú

Quý, Phú Quốc, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn…được sử dụng điện lưới quốc gia, một số đảo sử dụng nguồn

điện mặt trời và phong điện. Mặc dù chúng ta đã đầu tư nhiều công trình cung cấp nước ngọt cho sinh

hoạt trên các đảo đông người, đang xây dựng hồ nước Đông Dương trên huyện đảo Phú Quốc nhưng

hiện trên các tuyến đảo xa nguồn nước ngọt vẫn bị động và chủ yếu từ nước mưa hoặc được cung cấp

từ đất liền ra.

Về hạ tầng y tế biển: Đến nay đã thành lập một số viện, trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, ứng

dụng liên quan đến y học biển như: Viện Y học Hải Dương, viện Y Học biển, trung tâm y học biển.

Đồng thời xây dựng, cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đã đầu tư 7/12 huyện đảo.

Bên cạnh đó, đầu tư thiết bị buồng cao áp để phát triển y học dưới nước và áp suất cao. Qua đó đã có

đóng góp lớn cho việc nâng cao sức khỏe người dân, ngư dân, thủy thủ và các chiến sĩ tham gia hoạt

động trên biển. (Infonet 6/10, Hoàng Thanh) đầu trang

Tạm giữ hai tàu nước ngoài vi phạm vùng nội thủy Việt Nam

Hai tàu cá nước ngoài vi phạm vùng nội thủy Việt Nam đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để xử

lý.

Ngày 6.10, thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cho biết, lúc 15h30 ngày 4.10, tại khu vực

biển cách đảo Cồn Cỏ khoảng 2 hải lý, cơ quan chức năng đã phát hiện hai tàu nước ngoài đang neo

đậu, cập mạn, có dấu hiệu vi phạm vùng nội thủy Việt Nam.

Cụ thể, cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện tàu CHARLOTTE (15 thuyền viên) chở hơn 9.000 tấn

dầu DO và tàu PACIFIC OCEAN (16 thuyền viên) của Singapore đang neo đậu và cập mạn với nhau.

Khi phát hiện vụ việc, cơ quan Nghiệp vụ pháp luật Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã lập biên bản

vi phạm hành chính, và tạm giữ phương tiện để tiếp tục điều tra. (Lao Động 6/10, Hưng Thơ)

Hải Phòng: Ngư dân nuôi ngao thu tiền tỷ mỗi năm

Những năm gần đây, nghề nuôi ngao phát triển mạnh ở vùng ven biển, cửa sông khu vực huyện

Cát Hải, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng). Nghề này đang trở nên "hot" khi ngư dân

dân thu nhập cả tỷ đồng mỗi vụ. Cũng chính vì thế, nhiều ngư dân đã "đổi đời" khi đầu tư vào

con ngao.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

9

Nuôi ngao đang trở thành nghề "hot" khi cho thu nhập cao - Ảnh TN

Nghề nuôi ngao phát triển mạnh ở các vùng cửa biển của Hải Phòng. Bà con nuôi ngao cho biết, nuôi

ngao cho năng suất cao nếu thời tiết thuận lợi và vùng biển có nguồn thức ăn dồi dào - Ảnh TN

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

10

Ở các vùng biển Đồ Sơn, Cát Hải, Tiên Lãng... của Hải Phòng dễ dàng bắt gặp những chòi canh của

người nuôi ngao. Con ngao sinh sống chủ yếu nhờ phù du, thực vật và quá trình lên xuống của thủy

triều, không tốn nhiều công chăm sóc - Ảnh TN

Nuôi ngao cho năng suất cao, có thể thu về tiền tỷ mỗi vụ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thời

tiết, thủy triều và môi trường sống. Những bãi ngao nuôi đúng mật độ, quy trình kỹ thuật, thời tiết

thuận lợi chỉ 7 -9 tháng là cho thu hoạch. Ngao nuôi tại các bãi này khá to, phổng đều, dễ bán dễ mua.

Còn những bãi ngao bình thường phải từ 10 -12 tháng mới cho thu hoạch - Ảnh TN

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

11

Ngao được mua giống chủ yếu ở Nghệ An, Thanh Hóa... sau đó thả xuống vùng biển đã được “cắm

chốt” và kiểm tra thường xuyên đề phòng dịch bệnh, theo dõi quá trình phát triển. Đến lúc thu hoạch,

ngao được sàng lọc để vứt bỏ những con đã chết... Ảnh TN

Trước khi bán buôn cho thương lái, ngao được phân loại to nhỏ và kiểm tra kỹ lưỡng thêm một lần nữa.

Các công đoạn làm hoàn toàn thủ công. Ngao được bán buôn với giá chỉ từ 8 - 12 nghìn đồng/kg,

nhưng khi ra thị trường giá ngao dao động từ 15-20 nghìn đồng/kg - Ảnh TN

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

12

Một chủ đầm cho biết, nếu thắng lợi thì vụ ngao có thể cho thu nhập hàng tỷ đồng, lãi gấp 3-4 lần số

tiền đầu tư ban đầu- Ảnh TN

Tuy nhiên, rủi ro của nghề nuôi ngao cũng khá lớn. Những tháng đầu năm, nhiều hộ nuôi ngao lâm vào

cảnh trắng tay vì mật độ nuôi cao và những tàu hút cát trái phép hoạt động lấn chiếm bãi ngao khiến

ngao chết hàng loạt. Bên cạnh đó, chủ đầm cũng phải đầu tư rất nhiều nhân công cho việc chăm sóc,

thu hoạch ngao - Ảnh TN

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

13

Sau khi sàng lọc, vẫn còn rất nhiều ngao sống lẫn vào đống ngao chết, nhiều người đã tranh thủ nhặt

nhạnh bán lại cho người tiêu dùng

Và “hôi” ngao ngay dưới bến phà - Ảnh TN

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

14

Hoạt động nuôi ngao nhà nước không thu được bất kỳ khoản thuế phí nào mà còn phải giải quyết ô

nhiễm môi trường, mỹ quan đô thị do việc đổ vỏ ngao bừa bãi ngay dưới các bến tàu, bến phà. - Ảnh

TN (Lao Động 6/10, Tiến Nguyễn) đầu trang

DN hải sản quyết liệt khắc phục cảnh báo của EU về IUU

Đã qua thời hạn 30/9/2017 song EU chưa có thông báo chính thức về việc có áp dụng thẻ vàng đối với

hải sản xuất khẩu của Việt Nam hay không theo cảnh báo trước đó của tổ chức này. Các cơ quan quản

lý và doanh nghiệp hải sản vẫn đang quyết liệt khắc phục các cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU).

Các DN thủy sản cam kết sử dụng nguyên liệu đánh bắt hợp pháp. Ảnh: Thu Hòa.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

15

Cảnh báo áp dụng thẻ vàng

Sau đợt đánh giá từ ngày 15 đến 19/5/2017 tại Việt Nam, Đoàn Công tác của Tổng vụ các vấn đề Biển

và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-MARE) đã đưa ra 5 khuyến nghị, nếu Việt Nam không khắc

phục tốt và đầy đủ trước ngày 30/9/2017 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không

theo quy định liên quan (IUU) thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(VASEP), việc nhận thẻ vàng của EU có thể gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới việc XK

hải sản sang EU, và sau đó sẽ sớm ảnh hưởng đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.

Trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng hải sản của Việt Nam hàng năm với 1,9 – 2,2 tỷ USD, EU và

Mỹ, mỗi thị trường chiếm 16-17% với giá trị khoảng 350 – 400 triệu USD/năm.

Đối với XK hải sản của một quốc gia, có thể xảy ra ít nhất 5 hệ lụy nếu như bị nhận thẻ vàng của EU:

XK hải sản sang EU sẽ giảm do khi một nước bị nhận thẻ vàng, các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại

việc bị phạt theo quy định IUU của Ủy ban châu Âu (EC) nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các

quốc gia đang bị thẻ vàng (không hợp tác); Tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí

và website chính thức của EU. Điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương

hiệu của ngành hải sản nước đó. Các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm

ngặt hơn dành cho nước bị EU giơ thẻ vàng, ví dụ như Mỹ đang chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát

thủy sản NK nhằm chống lại nạn khai thác IUU từ 1/1/2018.

Điều ảnh hưởng lớn nhất là trong thời gian bị thẻ vàng, 100% container hàng hải sản XK từ nước bị thẻ

vàng sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác sẽ mất thời gian dài, thậm chí 3-4

tuần/container, và riêng phí kiểm tra “nguồn gốc” là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu

giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Nhưng rủi ro nhất là tỷ lệ lớn các container hàng

sẽ bị từ chối, trả lại, tổn thất nặng nề. Tổn thất cho việc XK hải sang sang EU khi bị thẻ vàng, tính

trung bình có thể lên đến 10.000 euro/container.

Hơn nữa, sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nước bị cảnh báo sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu

6 tháng không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với bị

cấm XK các mặt hàng hải sản khai thác sang EU.

Quyết liệt tái cơ cấu

Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay đã quá thời hạn

30/9/2017, EU chưa có thông báo chính thức có áp dụng thẻ vàng đối với hải sản xuất khẩu của Việt

Nam hay không. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể EU đã hoãn việc xem xét áp

dụng thẻ vàng đối với Việt Nam đến 31/12/2017 như theo đề nghị của Bộ này và Vasep. Với những hệ

lụy rất lớn nếu để xảy ra việc giơ thẻ vàng của EU với một quốc gia XK hải sản, vấn đề đặt ra đối với

ngành thủy sản phải quyết liệt hơn nữa trong chống khai thác bất hợp pháp, đồng thời coi đây là cơ hội

để tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng có trách nhiệm và bền vững hơn.

Ông Vũ Văn Tám cho rằng, các nội dung khuyến nghị của EU về chống khai thác IUU đã được đưa

vào Luật Thủy sản sửa đổi. Trong Luật Thủy sản sửa đổi lần này có chương trình điều tra nguồn lợi

thủy sản 5 năm/1 lần, có quy định IUU, thành lập bộ phận kiểm ngư tại 28 tỉnh, thành ven biển… Từ

đó, xây dựng lộ trình đóng tàu như thế nào, có lộ trình giảm những tàu cá đánh bắt ảnh hưởng đến

nguồn lợi, cấm khai thác theo mùa, theo khu vực và theo đối tượng. Luật Thủy sản sẽ được Quốc hội

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdfdiễn khoảng 20 món ăn được chế biến từ cá tra. Khách tham quan và người tiêu dùng

16

thông qua trong kỳ họp vào tháng 10 tới, trong khi chờ Luật Thủy sản có hiệu lực, mới đây Thủ tướng

Chính phủ có Công điện 732 về việc ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam

khai thác trái phép hải sản trên vùng biển nước ngoài, trong đó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị có liên

quan thực hiện cấp bách một số nội dung cụ thể.

Theo VASEP, hiện 52 DN thủy hải sản đã ký cam kết cùng hành động trong chương trình chống khai

thác IUU. Theo đó, các DN cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp

pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp;

Kiên quyết không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khai thác không có giấy phép,

không có nhật ký và không báo cáo theo quy định, khai thác bằng ngư cụ bị cấm; Nói không với những

loài hải sản quý hiếm, những sản phẩm đánh bắt có kích cỡ nhỏ hơn quy định… Nếu Việt Nam vẫn

phải nhận thẻ vàng của EU, thì chúng ta phải tiếp tục nỗ lực để không bị chuyển sang thẻ đỏ và nhanh

chóng được xóa thẻ vàng, trở lại thẻ xanh.

5 khuyến nghị của EU đối với Việt Nam:

1. Khung pháp lý và thực thi.

2. Quản lý đội tàu và năng lực khai thác.

3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát.

4. Hệ thống chứng nhận thủy sản khai thác và truy xuất nguồn

gốc.

5. Các vấn đề liên quan đến “Tàu xanh” (Blue boats).

(Hải Quan 5/10, Lê Thu) đầu trang./.